sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/all.09-2017.pdf ·...

68
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 1 S thnh thin v bt kh phân ly, tnh yêu v hnh phc ca gia đnh, s quan tâm gio dc con ci luôn luôn l bn tâm ca M Gio Hi, nht l trong hon cnh x hi hôm nay, khi đi sng gia đnh đang b cc khuynh hưng phng tng ca x hi đe da. V chng không cn bn tâm đn hnh phc ca nhau m ch tm cch ch k hưng th, do đ, con ci không cn đưc xem l mt hng ân, tri li ch l mt gnh nng lm mt t do. Ngy nay, hôn nhân truyn thng không cn đưc trân qy, ngưi ta ch mun tha mn dc vng m thôi, nên hnh thc hôn nhân truyn thng ch đưc xem l mt rng buc phi l. Gio Hi luôn xc tn s thnh thiêng ca b tch hôn phi, đng thi cng thc trch nhim ln lao v vô cng kh khăn ca đi sng gia đnh trong hon cnh hin ti, do đ, Gio Hi khuyn khch gii tr hy chun b tht xng đng cho vic lnh nhn b tch hôn phi, cng như mi gi nhng ngưi đ lnh nhn b tch hôn phi hy c gng sng thnh thin, trung tn ơn gi v chng, đ qua cuc sng yêu thương, gip đ nhn nhc ln nhau, ngưi v, ngưi chng tr nên nhân chng tnh yêu ca Cha Kitô đi vi Gio Hi. thc đưc nhng kh khăn, cm d m cc gia đnh đang phi đi đu, Gio Đon mi gi mi ngưi trong thng 9 ny, cu nguyn đc bit cho cc gia đnh, xin Cha gip cc bc v chng, cc bc cha m bit sng tht can đm, thnh thin ơn gi ca mnh trong mi hon cnh, đ tr nên gương mu cho con ci v l nhân chng ca mu nhim tnh yêu ca Đc Kitô đi vi Hi Thnh. PVLC

Upload: buiduong

Post on 31-Jan-2018

229 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 1

Sư thanh thiên va bât kha phân ly, tinh yêu

va hanh phuc cua gia đinh, sư quan tâm giao duc

con cai luôn luôn la bân tâm cua Me Giao Hôi,

nhât la trong hoan canh xa hôi hôm nay, khi đơi

sông gia đinh đang bi cac khuynh hương phong

tung cua xa hôi đe doa. Vơ chông không con bân tâm đên hanh phuc cua

nhau ma chi tim cach ich ky hương thu, do đo, con cai không con đươc

xem la môt hông ân, trai lai chi la môt ganh năng lam mât tư do.

Ngay nay, hôn nhân truyên thông không con đươc trân quy, ngươi

ta chi muôn thoa man duc vong ma thôi, nên hinh thưc hôn nhân truyên

thông chi đươc xem la môt rang buôc phi ly. Giao Hôi luôn xac tin sư

thanh thiêng cua bi tich hôn phôi, đông thơi cung y thưc trach nhiêm lơn

lao va vô cung kho khăn cua đơi sông gia đinh trong hoan canh hiên tai,

do đo, Giao Hôi khuyên khich giơi tre hay chuân bi thât xưng đang cho

viêc lanh nhân bi tich hôn phôi, cung như mơi goi nhưng ngươi đa lanh

nhân bi tich hôn phôi hay cô găng sông thanh thiên, trung tin ơn goi vơ

chông, đê qua cuôc sông yêu thương, giup đơ nhin nhuc lân nhau, ngươi

vơ, ngươi chông trơ nên nhân chưng tinh yêu cua Chua Kitô đôi vơi Giao

Hôi.

Y thưc đươc nhưng kho khăn, cam dô ma cac gia đinh đang phai đôi

đâu, Giao Đoan mơi goi moi ngươi trong thang 9 nay, câu nguyên đăc

biêt cho cac gia đinh, xin Chua giup cac bâc vơ chông, cac bâc cha me

biêt sông thât can đam, thanh thiên ơn goi cua minh trong moi hoan canh,

đê trơ nên gương mâu cho con cai va la nhân chưng cua mâu nhiêm tinh

yêu cua Đưc Kitô đôi vơi Hôi Thanh.

PVLC

Page 2: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

03-09-2017

BÀI ĐỌC I: Gr 20, 7-9

Vì Lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ nhục

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Giêrêmia.

Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ.

Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng. Suốt ngày con đã nên trò cười cho

thiên hạ, để họ nhạo báng con. Mỗi lần nói năng là con phải la lớn, phải

kêu lên: “Bạo tàn! Phá hủy!” Vì Lời Đức Chúa màcon đây bị sỉ nhục và chế

giễu suốt ngày. Có lần con tự nhủ: ”Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng

chẳng nhân danh Người mà nói nữa”. Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa

bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn,

nhưng làm sao nén được!

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 62

Đáp: Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, linh hồn con đã khao khát

Chúa.

Xướng: Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con

tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi

trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.

Xướng: Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy uy

lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng

lưỡi này xin ca ngợi tán dương.

Xướng: Suốt đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn

danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã

khúc hoan ca.

Page 3: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 3

Xướng: Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài, con hớn

hở reo vui. Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó, giơ tay quyền lực, Ngài

che chở phù trì.

BÀI ĐỌC II: Rm 12, 1-2

Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh

em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng

Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh

em cũng đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em

bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái

gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Xin Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, soi

trí mở lòng cho chúng ta thấy rõ, đâu là niềm hy vọng, mà ơn Người kêu

gọi đem lại cho chúng ta. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 16, 21-27

Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Đức Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi

Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh

sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy. Ông Phêrô liền kéo

riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để

Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô:

Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không

phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

Page 4: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ

chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống

mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng

sống ấy. Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì

nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? Vì Con

Người sẽ hiện đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên sứ

của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

03-09-2017

ĐƯỜNG ĐI CỦA NGÔN SỨ

1. Vì Lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ

nhục và chế giễu suốt ngày

Theo tiếng Híp-ri, ngôn sứ có nghĩa là

“người được gọi, người loan báo”. Trong

lịch sử Cứu độ, Thiên Chúa đã tuyển

chọn các ngôn sứ như những người của

Chúa để truyền lại lời Ngài cho dân

Thánh. Khi dân đi sai đường lối Thiên

Chúa, các ngôn sứ nhắc nhở họ trở về

cùng Ngài. Khi dân cố chấp trong sai lầm,

các ngôn sứ tiên báo các tai họa sẽ đến

để họ ăn năn sám hối. Khi dân thất vọng

buông xuôi, ngôn sứ kêu gọi họ luôn tin

tưởng vào Thiên Chúa. Khi dân mệt mỏi

vì mong chờ Đấng cứu thế, ngôn sứ loan

báo ngày Đấng Thiên Sai sẽ đến thực

hiện ơn cứu độ.

Giê-rê-mi-a là vị ngôn sứ vào thời kỳ

xứ Giu-đa sắp bị diệt vong, dân Thánh có

đời sống đạo đức sa sút, ngoại bang hùng

mạnh lại đang đe dọa từ bên ngoài. Ông

được Chúa gọi và chọn đi loan báo cho

dân biết phải canh tân đời sống, hướng

về Chúa và kêu cầu Ngài cứu giúp, nếu

không muốn bị hủy diệt. Giê-rê-mi-a thật

sự không muốn làm ngôn sứ vì ông biết

giới hạn của mình, hơn nữa vì nội dung

sứ điệp loan báo chẳng dễ “lọt lỗ tai”

chút nào nên ông sẽ bị cười nhạo, chế

giễu, thậm chí bị sỉ nhục, nhạo báng và

trở nên trò cười cho thiên hạ. Quả thật,

ông đã chịu đau khổ, bị người ta căm

ghét, có lần bị đánh đòn, lần khác bị cột

vào trong bao, lần khác nữa thì bị xô vào

đống phân. Ông cảm thấy mệt mỏi với sứ

mạng của mình, đến nỗi có lần tự nhủ:

“Tôi sẽ không nghĩ đên Ngươi, cung

chẳng nhân danh Ngươi mà nói nưa”.

Page 5: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 5

Tuy nhiên Lời Chúa vẫn cứ thôi thúc ông,

như ngọn lửa âm ỉ bên trong tâm hồn.

Ông đã tin tưởng vào quyền năng và sức

mạnh của Thiên Chúa nên đã can đảm và

trung thành với sứ mạng ngôn sứ của

mình.

Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, tất cả

chúng ta đều được tham dự vào sứ mạng

Ngôn sứ, nghĩa là được mời gọi để loan

báo lời Chúa cho mọi người, như ngôn

sứ Giê-rê-mi-a nói riêng và như các ngôn

sứ trong Cựu Ước nói chung. Không rao

giảng Lời Chúa trong nhà thờ, nhà

nguyện như các linh mục, giám mục,

nhưng mọi Ki-tô hữu rao giảng bằng

chính cuộc đời, bằng gương sáng đức tin

của mình. Khi mọi người xung quanh

sống giả dối, lừa lọc, bạo lực…miễn sao

có lợi cho mình, khi mọi người dễ dàng

ăn ở với nhau như vợ chồng dù chưa kết

hôn, thay vợ đổi chồng như thay quần áo,

giết chết sự sống từ trong bào thai…thì

người có niềm tin nơi Thiên Chúa được

mời gọi và được sai đi giữa lòng đời để

sống và làm chứng cho nền văn minh sự

sống của Tin Mừng, là chân thành, trung

thực, yêu thương, tha thứ, chung thủy,

quý trọng sự sống…Đây chính là cách

thực thi sứ vụ ngôn sứ cách thiết thực

nhất của anh chị em giáo dân trong Giáo

hội. Khi dám sống như thế, chúng ta

cũng can đảm lội ngược dòng đời. Có thể

chúng ta sẽ bị chê cười, bị chế

giễu…khiến chúng ta đau khổ và chịu

thiệt thòi. Tuy nhiên, ước gì mỗi người

chúng ta cũng nói được như ngôn sứ Giê-

rê-mi-a: “Lay Đưc Chua, Ngai đa quyên

ru con, va con đa đê cho Ngài quyên ru.

Ngài manh hơn con, va Ngai đa thăng”.

2. Hiến dâng mình làm của lễ sống

động, thánh thiện và đẹp lòng

Thiên Chúa

Bài đọc hai trong Thánh Lễ hôm nay,

Thánh Phao-lô mời gọi tín hữu Rô-ma:

“Anh em hay hiên thân mình làm cua Lễ

sông đông, thánh thiên va đep lòng Thiên

Chua”

Chức vụ thứ hai Ki-tô hữu đón nhận khi

lãnh bí tích Rửa tội là chức Tư tế. Nói

đến Tư tế thì ta thường nghĩ ngay đến

Thiên chức linh mục. Điều này đúng,

như chưa đủ. Các linh mục, giám mục là

những người có chức Thánh là Tư tế

phẩm trật (hoặc Tư tế thừa tác). Còn tất

cả những ai đã lãnh bí tích Rửa tội thì đều

có chức Tư tế phổ quát. Thánh Phao-lô

cho những Tư tế phổ quát một chìa khóa

để thực thi chức Tư tế của mình là: “hiên

thân mình làm cua Lễ”

Nhiều người cảm thấy chán hoặc vô

nghĩa khi tham dự Thánh Lễ, bởi có một

nghi thức cứ lập đi lập lại. Nhiều linh

mục cũng muốn hát hò, nhảy múa, muốn

“quẩy” trong Thánh Lễ với những cử chỉ

không xứng hợp…Ta cảm thấy Thánh Lễ

như một nghi thức bó buộc, buồn chán,

bởi ta không đặt tất cả cuộc sống của

mình nơi Thánh Lễ, hay nói như Thánh

Phao-lô, ta chưa “hiên thân mình làm

cua Lễ”. “Hiên thân mình làm cua Lễ”

là kết hợp nên một với Chúa thật sự trong

từng giây phút sống, qua từng biến cố

xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu mỗi lần

tham dự Thánh Lễ, ta đặt cả mọi tâm tình,

Page 6: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

dâng lên Chúa tất cả vui buồn, sướng khổ,

lo âu, hy vọng,…cùng với lễ vật đẹp lòng

Thiên Chúa là bánh và rượu sẽ được

truyền phép để trở nên Mình Máu Chúa

Ki-tô, chắc chắn mỗi Thánh Lễ sẽ là một

của Lễ sống động, thánh thiện và đẹp

lòng Thiên Chúa.

3. Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ

chính mình, vác thập giá mình mà

theo

Sau khi đặt câu hỏi “Anh em noi Thây

la ai?” để kiểm tra sự hiểu biết của các

ông, và cũng là để tỏ cho các môn đệ biết

căn tính thần linh của mình, Đức Giê-su

đã hé lộ cuộc thương khó, tử nạn và phục

sinh của Ngài cho các ông. Phê-rô can

ngăn Chúa thì liền bị Chúa khiển trách

“Sa-tan, lui lai đằng sau Thây! Anh can

lôi Thây, vi tư tương cua anh không phai

la tư tương cua Thiên Chúa, mà là cua

loai ngươi.”

Chức vụ thứ ba Ki-tô hữu đón nhận khi

lãnh bí tích Rửa tội là chức Vương đế.

Thánh Phê-rô đã nói: “Con anh em, anh

em là giông noi đươc tuyên chon, là hàng

Tư Tê vương gia, là dân thánh, dân riêng

cua Thiên Chua, đê loan truyên nhưng kỳ

công cua Ngươi, Đâng đa goi anh em ra

khoi miên u tôi, vao nơi đây ánh sáng

diêu huyên” (1Pr 2:9). Nói theo kiểu dân

dã, thì nhờ hiệu quả của bí tích Rửa tội

mà chúng ta được trở nên dòng dõi hoàng

tộc, là con cái của Vua Trời. Đi theo

Chúa Ki-tô, trở nên con cái Thiên Chúa

nhưng có lúc như ông Phê-rô, chúng ta

cũng muốn Chúa làm theo ý mình. Còn

Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, Ngài chỉ

có một tâm nguyện duy nhất là thực thi

Thánh ý Chúa Cha, cho dù có phải chịu

nhiều đau khổ và chịu chết trên thập giá.

Đức Giê-su là Vua cả vũ trụ, nhưng Ngài

không là Vua để cai trị người khác bằng

quyền lực và giàu sang. Ngài hiến dâng

mạng sống mình để làm giá cứu chuộc

muôn người. Bằng con đường thập giá,

Ngài đã để cho vinh quang Thiên Chúa

được thể hiện nơi sự vâng phục tuyệt đối

của Ngài, để cho Vương quốc Thiên

Chúa là Vương Quốc của yêu thương,

công bình, an vui và thánh thiện chiến

thắng bất công, đau khổ, hận thù, tội lỗi,

chết chóc… Khi sống theo gương Chúa

Giê-su, chúng ta để cho Thiên Chúa làm

chủ, để cho Ngài hành động nơi mình.

Chúng ta có thể nhạy bén nhận ra và

cương quyết dứt khoát với những tư

tưởng và cách sống không thuộc về

Thiên Chúa và nhờ đó, ta cũng tìm và

nhận ra đâu là điều tốt, điều đẹp lòng

Chúa để thực thi Thánh ý của Ngài. Lúc

ấy, chức vụ Vương đế được thể hiện rõ

nét nhất nơi chúng ta.

Chuyện ngôn sứ Giê-rê-mi-a nơi bài

đọc một, lời khuyên của Thánh Phao-lô

ở bài đọc hai và lời mời gọi của Chúa

Giê-su nơi bài Tin Mừng hôm nay là một

cơ hội để tôi và anh chị em tái khám phá

ba chức vụ đã lãnh nhận khi chịu phép

Rửa. Ước gì chúng ta luôn xác tín và

sống xứng đáng với chức vụ của mình.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD.

Page 7: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 7

1. Câu cho cac gia đinh trong vung chiên tranh --- Nguyện xin Thiên

Chúa thương ban cho các gia đình: đang phải sống trong các vùng chiến,

các gia đình nạn nhân vô tội, các gian đình đáng thương, các gia đình đã

bị tước mất một vài thành viên, các gia đình đang trong tình trạng thống

khổ - khó khăn, có được sự an ủi và cuộc sống an lành, được quyền hưởng

sự công bằng hạnh phúc mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại. ---

Chúng con cầu xin Chúa.

ĐÁP: XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

2. Câu cho cac gia đinh đươc trơ nên Thánh Cung --- Thiên Chúa là tình

yêu là sự sống - khấn xin Ngài thương ban mỗi một gia đình chúng con

biết sống thánh thiện, hầu có thể thật sự trở nên Thánh Cung của tình yêu

và sự sống, hầu có thể xây dựng một Hội Thánh tại gia --- là ngôi nhà

thờ phượng, là mái ấm tình yêu, là môi trường giáo dục và là men muối

cho xã hội. --- Chúng con cầu xin Chúa

3. Câu xin Thiên Chúa thánh hóa môi môt gia đinh --- Kính lạy Thiên

Chúa, nguồn mạch tình yêu, xin Ngài thánh hóa mỗi một gia đình chúng

con, để chúng con thật sự biết: sống thể hiện tình yêu Phúc Âm, sống

khôn ngoan, sống hiền lành, và sống tốt lành noi gương Gia Đình Thánh

Gia để mở rộng Nước Chúa ở trần gian này. --- Chúng con cầu xin Chúa

4. Câu cho các bâc cha me trong gia đinh --- Nguyện xin Thiên Chúa

ban cho các bậc làm cha làm mẹ, biết ý thức giáo dục con cái thay mặt

Thiên Chúa qua: cách sống, lời khuyên răn, sửa dạy. Biết dành thời gian

đối thoại, biết tạo nên mối quan hệ tình cảm tốt, biết tin tưởng và tôn

trọng phẩm giá của con cái, biết làm gương sáng, hầu có thể giúp con cái

thật sự có được một đời sống đức tin của người Kitô hữu. --- Chúng con

cầu xin Chúa

Page 8: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

10-09-2017

BÀI ĐỌC I: Ed 33, 7-9

Nếu ngươi không nói để cảnh cáo đứa gian ác, thì máu nó, ta sẽ đòi

ngươi.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Êdêkien.

Đức Chúa phán như sau: “Phần ngươi, hởi con người, Ta đã đặt ngươi

làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán

ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi

tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh

cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội

của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã

báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không

trở lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được

mạng sống mình”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: TV 94

Đáp: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: các

ngươi chớ cứng lòng.

Xướng: Hãy đến đây ta reo hò mừng Chúa, tung hô Người là núi đá

độ trì ta, vào trước Thánh Nhan dâng lời cảm tạ, cùng tung hô theo điệu

hát cung đàn.

Xướng: Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục, qùy trước tôn nhan Chúa

là Đấng dựng nên ta. Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân

Page 9: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 9

Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.

Xướng: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa. Người phán:

“Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mêriba, như ngày ở Massa trong sa mạc,

nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách ta, dù đã thấy

những việc ta làm.

BÀI ĐỌC II: Rm 13, 8-10

Yêu thương là chu toàn lề luật

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Thưa anh em, anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân

tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn lề luật. Thật thế, các điều răn như:

Ngưoi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm

cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong

lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương

thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được

hòa giải với Người, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 18, 15-20

Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Nếu người anh em của

anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi.

Page 10: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu

nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công

việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không

nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe,

thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em ràng buộc những điều gì, trên

trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì,

trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp

lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì

ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

10-09-2017

SỬA LỖI NHAU THEO TINH THẦN KI-TÔ GIÁO

Kính thưa cộng đoàn, đối với bậc

làm cha mẹ, giáo dục, dạy dỗ, sửa lỗi cho

con cái là chuyện hết sức bình thường và

dễ hiểu. Cũng vậy, nếu chúng ta là người

đạo tạo, giáo viên, những người có trách

nhiệm trong giáo xứ, cộng đoàn, đoàn thể,

v.v... thì việc góp ý, chỉnh đốn, sửa lỗi

cho anh chị em là việc phải làm, gắn liền

chặt chẽ với trách nhiệm và nghĩa vụ của

người đặc trách.

Tuy nhiên, Lời Chúa hôm nay cho

chúng ta thấy rõ ràng từ bài đọc I trích

trong Sách Ngôn Sứ Ê-zê-ki-en, bài đọc

II từ thư Thánh Phao-lô gửi cho giáo

đoàn Rô-ma và bài Tin Mừng theo Thánh

Mát-thêu: một tinh thần, một linh đạo,

một thái độ cũng như động thái của việc

sửa dạy, góp ý, răn bảo anh chị em thế

nào. Phải chăng, chúng ta cứ dùng quyền

để răn đe, sửa đổi anh chị em như những

ông chủ, những người có chức tước,

những đấng vị vọng hay kể cả chính

Page 11: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 11

quyền xã hội? Phải chăng, chúng ta góp

ý, sửa dạy anh chị em với thái độ ‘lên mặt

dạy đời’ hay với cương vị là một người

đúng đắn, tốt lành trước kẻ mắc lỗi, cần

phải được răn dạy nghiêm khắc? Phải

chăng, chúng ta cứ sửa lỗi anh chị em

một cách cứng nhắc, nguyên tắc?

Trước hết, chúng ta nên suy gẫm lời

của Thánh Phao-lô nhắc nhở mỗi người

trong chúng ta rằng: “anh chị em chớ

mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau.

Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật”

(Rm 13, 8). Giúp anh chị em nhận ra lỗi

lầm, rồi góp ý, sửa dạy tiên vàn phải dựa

trên lòng bác ái, yêu thương, tương thân

tương ái thật tâm. Nhưng, chúng ta có lẽ

xem hành vi thiếu yêu mến, hỗ trợ, giúp

đỡ anh chị em trong cuộc sống, nhất là

trong đời sống đức tin là chuyện hết sức

bình thường. Vì vậy, làm sao lại là một

cái nợ được! Nợ tiền, nợ bạc, chứ nếu

không yêu thương anh chị em và cũng

không làm hại ai thì sao gọi là nợ! Tuy

nhiên, Thánh Phao-lô muốn nhấn mạnh:

khi chúng ta không biết tương thân tương

ái, giúp đỡ anh chị em thăng tiến trong

đời sống đạo đức, cũng như sửa lỗi cho

nhau với cả lòng thành, tình huynh đệ,

bao dung, vị tha thì khi ấy chúng ta đang

mắc nợ anh chị em chúng ta, và hơn nữa

chúng ta chưa sống tuân giữ điều răn yêu

thương “ngươi hãy yêu mến kẻ khác như

chính mình. Đã yêu thương thì không

làm hại người khác. Vậy yêu thương là

chu toàn cả lề luật.” (x. Rm 13, 9-10) Do

đó, đây chính là nền tảng của việc sửa lỗi,

răn bảo, giúp đỡ anh chị em trong việc

nên trọn lành hơn.

Thế nhưng, lòng bác ái chân thành

này phải được thể hiện như thế nào qua

việc góp ý, sửa lỗi anh chị em trong đời

sống hằng ngày, trong cộng đoàn tu trì,

trong việc phục vụ chung, trong gia đình,

trong mối tương quan, trong giáo xứ, và

trong xã hội? Nền tảng bác ái này phải

được thể hiện một cách chân thực và

chân thành qua tình liên đới huynh đệ,

cảm thông, bao dung và có lòng vị tha;

không nên có thái độ cứng nhắc, khắc

khe, đe doạ hay dùng quyền bính, chức

vụ để bắt buộc, ép uổng, ‘chụp mũ’, kết

tội anh chị em! Và dĩ nhiên, chúng ta

phải có thái độ cảm thông vì không ai

trong chúng ta không mắc lỗi, sai lầm ít

nhất dù chỉ một lần! Chính thái độ này

giúp chúng ta biết đặt mình vào hoàn

cảnh của người khác để suy nghĩ, nhìn

nhận, đánh giá; và chỉ như vậy, chúng ta

mới giúp anh chị em mình nhận thấy lỗi

lầm, sửa mình với tư thế của người

huynh đệ thấu hiểu, thông cảm, vị tha,

chứ chẳng phải như một chủ phiên toà,

thẩm phán ra phán quyết kết tội, hay một

người chẳng hề mắc lỗi đang sửa dạy kẻ

Page 12: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

sai lầm! Với ý nghĩa này, đây không chỉ

là thái độ đúng đắn khi tương trợ, giúp

nhau hoàn thiện, mà là một ơn gọi, một

sứ mệnh mà Thiên Chúa kêu mời mỗi

người chúng ta như Ngài đã mời gọi và

sai tiên tri Ê-zê-ki-en trong bài đọc I,

“vậy khi nghe lời miệng Ta nói, ngươi

hãy loan báo cho chúng thay Ta. Nếu

ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ

đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ

chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta

đòi máu nó bởi tay ngươi...” (x. Ez 33, 7-

8) Đã là sứ vụ thì gắn liền với đặc sủng

và trách nghiệm, nghĩa vụ. Thế nhưng,

trong thực tế, nhất là đối với bậc làm cha

mẹ, những người đào tạo, v.v...thường

than phiền, có lúc buồn sầu, và buông tay

vì ‘mình nói hoài, dạy hoài mà nó không

chịu nghe’ hoặc ‘nó nghe nhưng chẳng

làm theo lời mình sửa dạy’, v.v...Chuyện

người được sửa dạy lắng nghe, thực hiện,

sửa mình, thay đổi hay không đó chưa

quan trọng bằng việc mình làm hết tâm,

nỗ lực hết sức, tìm mọi cách hữu hiệu, tốt

nhất để giúp đỡ, tương trợ người khác

sửa sai như lời Thiên Chúa phán cùng

ngôn sứ Ê-zê-ki-en: “Còn khi ngươi loan

báo cho kẻ gian ác bỏ đường lối nó, nếu

nó không chịu bỏ đường lối nó, thì nó sẽ

chết trong sự gian ác của nó, nhưng

ngươi cứu được mạng sống ngươi.” (Ez

33, 9)

Trách nhiệm sửa lỗi anh chị em, giúp

đỡ nhau nhận ra lỗi lầm để hoàn thiện

phải dựa trên lòng bác ái, tình huynh đệ,

bao dung, cảm thông, nỗ lực, sáng tạo và

linh hoạt trong việc tương thân tương ái

anh chị em. Mặc khác, chúng ta cần tinh

tế, nhạy cảm, cương trực, cẩn trọng

không ‘nhảy bước’, ‘đốt giai đoạn’, hay

‘hoán đổi hoặc thay đổi trình tự’ như lời

Chúa dạy trong bài Phúc Âm “Nếu anh

chị em ngươi trót phạm tội, hãy đi sửa

dạy nó, riêng ngươi và nó thôi...nếu nó

không nghe lời ngươi, hãy đem theo một

hoặc hai người nữa (chẳng phải để áp đảo

hay đồng minh của ta!), để mọi việc được

giải quyết nhờ hai hoặc ba nhân chứng

(nhân chứng thực sự, và là người biết rõ

chuyện)...nếu nó không nghe họ, hãy

trình bày với cộng đoàn (với người đại

diện cộng đoàn: cha xứ, trưởng cộng

đoàn, trưởng hội đoàn và tiếp theo cho

mọi thành viên của cộng đoàn được biết

sự việc)” (x. Mt 18, 15-17). Trong thực

tế, chúng ta thường bỏ qua bước thứ nhất,

vì có lẽ mình không muốn đối diện với

vấn đề, đối mặt với việc giúp anh chị em

sửa lỗi, mà chúng ta lại ‘nhảy’ qua bước

kế tiếp, nói cho người khác biết. Và

thường chúng ta chỉ nói với những người

ta hợp gu, những người thân tình hay

quen biết, hoặc ta thích; những người này

chưa chắc biết sự việc rõ ràng hoặc

những người này không phải là nhân

Page 13: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 13

chứng đúng nghĩa! Và nếu như vậy, thì

việc sửa lỗi anh chị em lại trở nên cuộc

nói ‘xấu’, ‘thêm gia vị vào sự việc’ cho

người không liên quan biết, hoặc chúng

ta thường kết luận vội, thay vì giúp anh

chị em nhận ra điều sai để hoán cải, thay

đổi; và mình vô tình kết án và ‘tường

trình vội vã’ cho người đại diện cộng

đoàn và mọi người trong cộng đoàn! Đây

là những xu hướng cần tránh của người

mang danh Ki-tô hữu (người thuộc về

Chúa Ki-tô, người tin nhận và sống nỗ

lực trở nên giống người anh Cả Giê-su

Ki-tô) Và thiết nghĩ, việc sửa lỗi cho

nhau trên tinh thần bác ái, huynh đệ, chan

hoà, tinh tế này cần được đặt trong đời

sống cầu nguyện thâm sâu, và nhất là

đồng lòng cùng chí hướng, hiệp nhất với

nhau. Có lẽ vì vậy mà ngay sau giáo huấn

về vấn đề sửa sai cho anh chị em, Chúa

Giê-su dạy phải cầu nguyện với cùng

một niềm tin, một ý chỉ khi sống chung

với nhau trong gia đình, cộng đoàn, hội

họp lại với nhau nhân danh Chúa chứ

không vì danh tiếng của cá nhân, hay vì

một mục đích nào khác ngoài tín thác,

thờ lạy Thiên Chúa, “nếu hai người trong

các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin

bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự

trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu

có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh

Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy.”

(Mt 18, 19-20). Đối chiếu với Lời Chúa,

chúng ta mới thấy vì sao cứ mỗi khi tụ

họp lại chúng ta lại tranh cãi, nhốn nháo,

kể tội, ‘buông dưa gan, bán chuyện’,

‘tám chuyện vô bổ’, v.v...nhất là khi đụng

chạm đến tư lợi, tiền bạc, tiếng tăm, địa

vị trong nhóm, trong cộng đoàn, trong

giáo xứ thì y rằng: Chúa chưa hiện diện

ở giữa chúng ta! Chẳng phải Chúa không

muốn cư ngụ, ở lại với chúng ta, ở giữa

chúng ta, mà là vì thái độ, mục đích và

tâm hồn của mỗi người, của đoàn thể, của

giáo xứ chưa đồng tâm nhất trí, chưa

thực sự sống hiệp nhất, yêu thương, chưa

thi hành sứ mạng sửa lỗi cho nhau với

tình bác ái, đệ huynh như Chúa đã dạy và

hằng ước mong.

Lay Chua, đoan con đên đây

Khâu đâu ta lôi, đên thay muôn phân

Phân đơi, phân nơ tương thân

Chân thành yêu mên, ăn năn hằng ngày.

Sửa day – sư mênh khó thay,

Hêt tình nhân lây, thẳng ngay tâm hôn. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 14: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

17-09-2017

BÀI ĐỌC I: Hc 27, 30-28, 7

Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn

sẽ được tha.

Lời Chúa trong sách Huấn Ca.

Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó, kẻ tội lỗi có

biệt tài. Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa, tội lỗi nó, người

xem xét từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn,

tội lỗi bạn sẽ được tha. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại

xin Đức Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại

dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai

sẽ xin tha tội cho nó? Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ

mình sẽ phải hao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điều răn. Hãy

nhớ đến các điều răn mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giao ước của

Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 102

Đáp: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình

thương.

Xướng: Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, toàn thân tôi, hãy chúc tụng

Thánh Danh. Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá quên mọi ân huệ của

Người.

Xướng: Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các

bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng

ân nghĩa với lượng hải hà.

Xướng: Chúa là Đấng chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi

mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Page 15: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 15

Xướng: Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ

người cũng trổi cao. Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm,

Chúa cũng ném thật xa ta.

BÀI ĐỌC II: Rm 14, 7-9

Dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa Kitô.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Thưa anh em, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như

không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có

chết cũng là chết cho Chúa. Vậy dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về

Chúa; vì Đức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng

như kẻ chết.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới,

là anh em hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương anh em. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 18, 21-35

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Ngài, nếu

anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải

đến bảy lần không? Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng

là đến bảy mươi lần bảy”.

Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi

các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người

ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả,

nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y, cùng tất cả tài sản mà trả nợ. Bấy giờ,

tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại

Page 16: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương

cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp

một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ

mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van

xin: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y

không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự

việc xảy ra như vậy, các đồn bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn

chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy

tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì

đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã

thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành

hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.

Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế,

nếu mỗi người trorng anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

17-09-2017

Sống Vị Tha

Anh chị em thân mến,

Qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần vừa qua, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách

thế để nhìn ra những lầm lỗi của mình và của anh em. Nhờ đó, chúng ta có thể sửa chữa

những lầm lỗi ấy trong tinh thần bác ái yêu thương, để mỗi người trở nên hoàn thiện

hơn.

Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng, mỗi người nên biết cánh đối diện và đối thoại với

người phạm sai lầm và làm tổn hại đến mình. Cách tốt nhất mà Ngài khuyên chúng ta

là hãy đối diện trực tiếp với người ấy để giải quyết vấn đề trong tinh thần thẳng thắn và

bác ái.

Chính trong tinh thần bác ái, chúng ta có thể giải quyết được khó khăn, xóa tan

những hiểu lầm để cùng nhau chung sống hạnh phúc và bình an. Chính vì thế. Chúng

Page 17: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 17

ta mới cần đến những người có thiện tâm để cùng với mình giải quyết vấn đề trước khi

quá muộn, trước khi nghĩ đến việc không nhìn mặt nhau. Chuyện loại trừ nhau là giải

pháp cuối cùng trong cuộc sống. Chẳng vì thế mà ông bà ta đã đúc kết rằng: “Ở đời tất

cả đều vô nghĩa, còn lại thiên thu một chút tình” đó sao?

Tôi tin rằng Chúa Giêsu còn muốn mỗi người chúng ta tiến xa hơn nữa trong hành

trình đức tin và trong đời sống đạo của mình. Chúa muốn chúng ta không chỉ tìm ra lỗi

lầm và sửa lỗi lầm của anh chị em; Ngài muốn chúng ta tha thứ những lỗi lầm của anh

em mình. Ngài hằng mong chúng ta sống yêu thương nhau vì chúng ta đều là anh em

với nhau và cùng là con một Cha trên trời.

Và vì thế, qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy Thánh Phê Rô cách tha

thứ, tha thứ vô điều kiện và không giới hạn đối với những lỗi lầm của anh em mình.

Tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy.

Tinh thần vị tha và giáo huấn của Chúa Giêsu là thế, nhưng biết bao lần chúng ta

chỉ muốn dùng “luật Mô-sê” – thứ luật “mắt đền mắt, răng đền răng” để đối xử với

những người xung quanh. Chúng ta luôn âm thầm hay công khai lên án anh em mình

vì những lỗi lầm. Tệ hại hơn, chúng ta thường có ác cảm và giữ mãi thành kiến với

những ai lỡ phạm lỗi; chúng ta có xu hướng “giam cầm” họ trong những định kiến của

mình chứ không bỏ qua và tha thứ cho họ. Như thế vô tình chúng ta tự chuốc sự tức

giận hay muộn phiền cho chính bản thân mình.

Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta sống thảnh thơi và tận hưởng cuộc sống

hiện tại trong yêu thương, bình an và bác ai. Vì thế tinh thần tha thứ và tình huynh đệ

luôn được Chúa Giêsu thực hiện trong lúc Ngài sống và đi rao giảng với các Tông Đồ.

Ngài nhiều lần nhắc nhở các Tông Đồ và toàn thể Giáo Hội hãy sống yêu thương - “Cứ

dấu này người ta nhận biết các con là môn đệ của Thầy: các con hãy yêu thương nhau.”

bổn phận của mỗi người chúng ta là hãy tìm cách để tâm hồn mình được đong đầy

tình thương yêu của Chúa. Hãy xin Chúa cho mình biết sống vị tha đối với anh chị em

của mình và đối với những người xung quanh. Ai cũng có lầm lỡ. Ai cũng mắc lỗi lầm.

Ai cũng muốn được người khác cảm thông và tha thứ khi mình lầm lỗi. Nhưng ít có

người nhớ là mình cũng phải sống vị tha để người khác cùng được vơi đi buồn phiền

và sống hạnh phúc.

Chúng ta cùng nhau xin Chúa cho chúng ta luôn có lòng vị tha. Sống bác ai yêu

thương trong cuộc sống này. Xin Thiên Chúa chúng lành và gìn giữ mỗi người chúng

ta trong tình thương của Ngài!

Lm. Joachim Đình Hoài

Page 18: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

24-09-2017

BÀI ĐỌC I: Is 55, 6-9

Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Isaia.

Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề

bên. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương, hãy bỏ tư

tưởng mình đang có mà trở về với Đức Chúa, và Người sẽ xót thương, về với

Thiên Chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.

Thật vậy, tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường

lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, sấm ngôn của Đức Chúa. Trời

cao hơn đât chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi,

và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 144

Đáp: Chúa gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Người.

Xướng: Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh

muôn thưở muôn đời. Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng. Người cao cả

khôn dò khôn thấu.

Xướng: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình

thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa

đã dựng nên.

Xướng: Chúa công minh trong mọi đường lối Chúa, đầy yêu thương trong

mọi việc Người làm. Chúa gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành

tâm cầu khẩn Người.

Page 19: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 19

BÀI ĐỌC II: Pl 1, 20c-24.27a

Đối với tôi, sống là Đức Kitô.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philiphê.

Thưa anh em, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác

tôi, dù tôi sống hay tôi chết. Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối

lợi. Nếu sống ở đời này mà công việc của tôi được sinh hoa kết quả, thì tôi

không biết phải chọn đàng nào. Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi

là ra đi để được ở với Đức Kitô, điều này tốt hơn bội phần, nhưng ở lại đời này

thì cần thiết hơn, vì anh em.

Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của

Đức Kitô.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con, để chúng con lắng

nghe lời của Con Chúa. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 20, 1-16a

Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời giống

như chuyện chủ nhà kia, vừa tảng sáng đã đi ra mướn thợ vào làm việc trong

vườn nho của mình. Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền,

ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có

những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các

anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Họ

liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chin, ông lại trở ra và làm y như vậy.

Page 20: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó,

ông nói với họ: “Sao các anh đứng đứng đây suốt ngày, không làm gì hết?” Họ

đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào

vườn nho!” Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại

mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người

vào làm trước nhất”. Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại,

và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm

trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được

mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn chủ nhà: “Mấy người sau

chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là

những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”.

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công

với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần

của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được

bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là

của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”

Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng

đầu sẽ phải xuống hàng chót”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

24-09-2017

Bài đọc I: Kẻ có tội thường sợ Thiên Chúa trừng phạt nên lẫn trốn Ngài. Mà càng

lẫn trốn Thiên Chúa thì con người càng lún sâu trong tội lỗi của mình. Qua lời ngôn sứ Isaia,

Thiên Chúa mời gọi tội nhân hãy an tâm trở về với Ngài. Ngài không nghĩ đến trừng phạt

mà chỉ nghĩ đến yêu thương. Ngài không bắt tội mà chỉ muốn thứ tha. Điều đó làm cho mỗi

người chúng ta càng an tâm hơn những khi lỗi lầm.

Qua bài đọc I cho ta một chút suy tư về cuộc đời của mình. Trong cuộc sống của tôi,

những khi lỗi lầm, bội phản, tôi đã trở về với Chúa như thế nào? Và bằng cách nào? Trở về

Page 21: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 21

với Chúa vì SỢ hay trở về vì YÊU??

Mỗi người hãy đặt mình trước Chúa để xét mình xem sao?

Bài đọc II: Đây là bức thư Phaolô viết trong tù. Trong thời gian bị cầm tù, tín hữu

Philípphê đã thường xuyên thăm viếng, trợ giúp và còn gởi người đến chăm sóc cho Phaolô.

Trong đọan thư này, Phaolô nghĩ đến hai tình huống:

-Một là ông sẽ được trả tự do: khi đó ông sẽ tiếp tục rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu

Kitô, và Ngài sẽ được vẻ vang.

-Hai là ông bị xử tử: cái chết của ông vì Tin Mừng cũng sẽ làm vẻ vang Đức Kitô.

Vì thế, Phaolô kết luận: “Du tôi sông hay tôi chêt, Đưc Kitô cung sẽ đươc ve vang nơi

tôi”.

Tin Mừng:

Mỗi người đều được mời gọi làm công cho ông chủ, dù sớm hay dù muộn, cũng đều

được trả lương giống nhau. Nhưng những người vào làm công sớm phàn nàn (C.8-12). Câu

trả lời của ông chủ cho thấy, ông trả lương cho thợ không căn cứ vào công trạng của họ,

nhưng căn cứ vào lòng độ lượng của ông (C.13-15). Cũng vậy, Thiên Chúa không bất công

khi vì lòng nhân hậu, Ngài chấp nhận cho những người tội lỗi được vào vương quốc của

Ngài. Thiên Chúa đã quyết định biểu lộ lòng từ ái của Ngài đối với kẻ tội lỗi (trong đó có

tôi, có ông bà và anh chị em...). Đó là lý do tại sao Đức Giêsu, Đấng được Thiên Chúa sai

đến đã quan tâm đến những người này.

Như vậy, dụ ngôn này nhắm đến tất cả những ai có cùng phản ứng, có cùng não trạng

như nhóm thợ vào làm vườn nho từ sáng sớm.

Dụ ngôn này phản ảnh hai cách suy nghĩ:

1-Cach suy nghĩ cua ngươi lam vươn nho là cách suy nghĩ công bằng: đó là làm ít

hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều. Đây cũng là suy nghĩ của chúng ta.

2-Cach suy nghĩ cua ông chu vươn nho: vẫn trả đủ lương cho người làm nhiều giờ,

nhưng vì lòng tốt nên cũng trả cho người thợ làm giờ cuối cùng đủ một đồng. Đây là cách

suy nghĩ của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là người cha yêu thương con cái. Ngài không xem con cái đã làm được

gì? đáng được bao nhiêu? Ngài chỉ nghĩ con cái cần được chăm sóc như thế nào? Ban cho

con cái điều gì là tốt nhất mà thôi.

Xem ra đòi hỏi công bình là điều hợp lý. Nhưng xét theo thực tế, chúng ta không chịu

nỗi, nếu Chúa cứ theo công bình mà đối xử với chúng ta, đúng như lời Thánh vịnh 129: “Ôi

lay Chúa, nêu như Ngai châp tôi, nao co ai đưng vưng đươc chăng?”. Cho nên, xét cho

cùng chúng ta cần đến lòng thương xót của Chúa hơn là đến đức công bình của Ngài. Đối

xử công bình là đối xử bằng lý, còn đối xử với lòng thương xót thì đối xử theo tình.

Thật là buồn cười, loài người bất chính thì thích đối xử bằng lý, còn Thiên Chúa là

Page 22: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Đấng công chính thì lại thích đối xử bằng tình.

** điểm sâu sắc của dụ ngôn người thợ làm vườn nho:

Não trạng của những người làm nhiều giờ là óc tính toán: làm gì cũng để tính công,

công càng nhiều thì phải được hưởng càng nhiểu. Đây là não trạng của đa số chúng ta.

Chúng ta tính toán mình đã giữ đạo bao nhiêu năm, đọc kinh, dự lễ bao nhiêu lần, làm việc

lành phúc đức bao nhiêu năm.... với não trạng ấy, chúng ta chăm chăm nhìn đến những việc

mình đã làm và cứ bo bo nhìn vào sổ thu của cuộc đời mình.

Chúng ta nghĩ rằng khi đến cuối đời (hết ngày làm việc) trình cuốn sổ thu đó cho Chúa

thì chắc chắn Ngài sẽ mở kho tàng ơn cứu độ và thanh toán sòng phẳng cho chúng ta.

Nhưng chúng ta không nghĩ rằng, được yêu thương và được cứu độ không phải do công

trạng của mình mà là do lòng thương xót của Chúa. Và trong não trạng ấy ta là ai? Thiên

Chúa là ai? Liên hệ giữa Thiên Chúa và ta là gì??? ta chỉ là người làm công mà thôi.

Thật sự, nếu chúng ta sống đạo theo não trạng này thì thật là nặng nề và vô tình vô

nghĩa.

**Gợi ý suy nghĩ:

1-Thiên Chúa yêu thương chúng ta theo hoàn cảnh của mỗi người. Người thì hoàn

cảnh này (được gọi vào vườn nho từ sáng sớm); người thì hoàn cảnh khác (được gọi vào

vườn nho đã gần hết ngày), nhưng người nào cũng được Thiên Chúa thương và ban cho

ơn cứu độ (được vào vườn nho, được lãnh một đồng).

2- Tâm trạng thoải mái và hạnh phúc nhất là cảm nhận được tình thương của Thiên

Chúa và đáp lại tình thương bằng cách tận tâm làm việc, không tính toán lâu hay mau, sớm

hay muộn, nhiều hay ít, chịu khổ cực nhiều hay ít. Chúng ta cần phải thay đổi não trạng

sống đạo của mình, không phải bằng tính toán mà bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu.

3-“Nêu tôi cân lòng nhân từ cua Chua đôi vơi tôi, thì tai sao tôi lai khinh thương lòng

nhân từ cua Chua đôi vơi ngươi khac?”

4-“Nêu tôi cân lòng kiên nhân cua Chua đê tôi có thơi gian làm lai cuôc đơi sau khi

lâm lôi, thì tai sao tôi lai khinh thương lòng kiên nhân cua Chua đôi vơi ngươi khac?”

5-“Nêu tôi cân lòng quang đai cua Chua đôi vơi sa ngã cua tôi, thì tai sao tôi lai khinh

thương lòng quang đai cua Chua đôi vơi ngươi khac?” (Linh Mục Nguyễn Tầm Thường-

Nước mắt và hạnh phúc)

Đây là những điều rất nguy hiểm, chính nó đã gây ra biết bao nhiêu đổ vỡ, xa cách và

nó cũng được bao bọc bằng những lý do hết sức tinh vi.

Lạy Chúa, xin mở rộng trí óc và con tim chúng con, để chúng con suy nghĩ và hành

động giống Chúa hơn. Vì tư tưởng con nông cạn, đường lối con hẹp hòi và con tim con chật

chội. Xin giúp con đừng bực bội vì lòng tốt của Chúa đối với người khác. Amen.

Gabriel Dương Văn Quốc Tiến.

Page 23: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 23

Anh chi em rât thân mên,

Đại Hội Năm Thánh Mẫu tại Osaka ngày 14 tháng 8 đã được tổ chức và

kết thúc trong niềm vui hiệp nhất, và bình an. Năm nay, tuy không có nhiều

người tham dự, nhưng đây vẫn là cơ hội diễn tả ao ước hiệp nhất, và nói lên

lòng yêu mến biết ơn đối với Mẹ Maria của mọi người trong Giáo Đoàn, đặc

biệt của LCĐ Miền Tây.

Hơn bao giờ hết, hình ảnh của người Việt Nam chúng ta đang bị xấu đi

trong con mắt người Nhật vì một số hành vi xấu của một nhóm nhỏ người

Việt đó đây trên toàn nước Nhật, do đó, với tư cách là người Việt Nam công

giáo, chúng ta phải sống thật công chính theo lương tâm và đức tin công giáo,

để làm chứng tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa và để truyền đạt đức

tin, lòng tốt của truyền thống Việt Nam chúng ta.

Tôi cũng xin anh chị em hiệp ý tạ ơn Chúa vì đã thương chúc lành cho

những ngày trại hè thiếu nhi, nhờ đó trại hè đã được diễn ra một cách hết sức

tốt đẹp. Có 57 thiếu nhi tham dự trại hè. Tuy các em không quen biết nhau,

ở các cộng đoàn khác nhau, nhưng các em đã sống với nhau hết sức hòa

thuận, nhường nhịn, biết quan tâm và lo lằng cho nhau. Ngoài những giờ

sinh hoạt, thánh lễ, cầu nguyện, các em còn được đi bơi, và học biết phục vụ

bằng các công tác vệ sinh nhà ngủ, phòng tắm, dọn chén bát chuẩn bị các

bữa ăn. Các em đã biết diễn tả tình thương gia đình, chủ đề của trại hè năm

nay, bằng những vở kịch ngắn hết sức đơn sơ nhưng chân tình. Xin qúy vị

phụ huynh tiếp tục hướng dẫn các em, để các em trở nên những con người

hữu ích cho xã hội và Giáo Hội trong tương lai.

Trong một xã hội mà, vì công ăn việc làm, vì đời sống kinh tế khó khăn

Page 24: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

và vì khuynh hướng ích ky hưởng thụ, người ta không còn mấy bận tâm cho

đời sống gia đình, con cái. Có những người con đã được sinh ra, nhưng đã

không được chăm sóc một cách chu đáo. Đã có những em bé đã được nuôi

nấng trong sự sung túc vật chất, được cha mẹ cho đi học, nhưng về mặt tinh

thần, đức tin, đã không được cha mẹ quan tâm hướng dẫn, do đó, xã hội ngày

càng buồn tẻ, Giáo Hội ngày càng giảm sút về nhân số cũng như sinh hoạt.

Trong mối quan tâm đó, trong tháng 9 này, Giáo Đoàn mời gọi mọi người

cầu nguyện cho các gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt, cho các gia đình

trong giáo đoàn chúng ta, xin cho các gia đình, nhờ noi theo gương mẫu của

Thánh Gia, luôn trở nên một giáo hội nhỏ, ở đó, con cái chúng ta được nuôi

lớn bằng tình thương, lòng đạo đức trong tinh thần văn minh và văn hóa Việt

Nam. Xin cho gia đình chúng ta, trong hoàn cảnh xã hội vật chất, ích ky hiện

nay, luôn là dấu chỉ của lòng thương xót Chúa, trở nên nhân chứng của tình

yêu Chúa Giêsu dành cho Hội Thánh, nhờ đó, con cái của chúng ta cũng sẽ

được chuẩn bị đầy đủ, thánh thiện cho ơn gọi vợ chồng trong tương lai.

Trong mục đích giúp giới trẻ sống đức tin, cũng như để nâng đỡ anh chị

em trẻ trong một bối cảnh xã hội hoàn toàn xa lạ với cuộc sống ở quê nhà,

vào ngày 16 tháng 9, giới trẻ vùng Kanto sẽ tổ chức Đại Hội Giới Trẻ tại nhà

dòng Salesio, Chofu, Tokyo. Tuy chỉ có một ngày ngắn ngũi, với những

phương tiện giới hạn, nhưng chúng ta tin rằng Chúa sẽ thực hiện những việc

tốt đẹp qua những cố gắng và thiện chí của chúng ta. Tôi xin mới giọi các

bạn trẻ cố gắng sắp xếp thời gian, để có thể tham dự ngày hội này. Tôi cầu

xin Chúa thương chúc lành cho anh chị em giới trẻ và cầu chúc đại hội sẽ

mang lại nhiều lợi ích cho các anh chị em tham dự.

Đặc biệt vào ngày 23 tháng 9 này, hai thầy phó tế Gioan Baotixita Phan

Đức Định và Giuse Nguyễn Thanh Nhã, thuộc Dòng Chúa Giêsu (Dòng Tên),

sẽ được truyền chức linh mục tại nhà thờ Thánh Ignatio, Yotsuya, Tokyo.

Một lần nữa, Thiên Chúa bày tỏ mối quan tâm đầy thương yêu của người

Cha dành cho đoàn chiên bé nhỏ Việt Nam chúng ta và cho Giáo Hội qua

việc chọn lựa giữa chúng ta những linh mục của Ngài. Chúng ta hiệp ý tạ ơn

Page 25: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 25

Chúa và cầu nguyện cho hai tân linh mục, xin Chúa ban cho hai tân linh mục

tràn đầy ơn lành, bình an và tình yêu đối với Chúa cũng như đối với Giáo

Hội, để hai tân linh mục luôn quảng đại phục vụ dân Chúa trong sự khiêm

tốn và niềm vui, mang lại cho dân Chúa sự nâng đỡ và nhất là làm cho dân

Chúa thấy được sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong cuộc sống khó

khăn hàng ngày của họ.

Từ ngày 06 đến ngày 11 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng

thăm mục vụ quốc gia Colombia, đây là một quốc gia bé nhỏ, nghèo, thuộc

Nam My, và đây cũng là một quốc gia mà người dân phải chịu nhiều đau

khổ vì sự cạnh tranh, bạo lực của các nhóm tài phiệt buôn bán ma túy và sản

xuất ma túy, không phải trong nước mà thôi, mà là thị trường xuất cảng ma

túy lớn nhất thế giới. Trong chuyến viếng thăm mục vụ này, chắc chắn Đức

Thánh Cha sẽ gặp phải nhiều chống đối từ phía các nhóm tài phiệt, đồng thời

cũng có những nguy hiểm chờ đợi Ngài nơi vùng đất xa xôi này. Chúng ta

hiệp ý cầu nguyện cho chuyến viếng thăm hòa bình của vị đại diện Chúa

Kitô trên thế gian, xin cho sự hiện diện của ngài mang lại nhiều nâng đỡ, an

ủi cho những người nghèo, những người bị bóc lột, và nhất là xin Chúa, qua

sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ban cho quốc gia Colombia sự hòa bình

và phát triển, cho người dân có một cuộc sống bình an, xứng đáng phẩm giá

mà Chúa tạo dựng.

Kính chúc qúy cha, qúy tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em mọi ơn lành

hồn xác và sự yêu thương che chở của Mẹ Maria. Tôi luôn nhớ đến anh chị

em trong các thánh lễ và trong lời cầu nguyện. Xin anh chị em cũng cầu

nguyện cho tôi. Hẹn gặp lại anh chị em trong các thánh lễ tiếng Việt.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Page 26: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 08/2017, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng đại để

chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và của qúy vị ân nhân

sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhóm Gia Trưởng Kobe 8.000 yen

Vườn Rau Tình Thương Himeji 5.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 7.000 yen

Vườn Rau Nhân Ái 15.000 yen

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo bán chè 49.000 yen

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo bán rau, bắp trái 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Fujisawa 10.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

AC Thuyết-Mai (Fujisawa) 5.000 yen

AC Khánh-Nhiễu bán rau (Yamato) 5.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

Bà Nguyễn thị Mơ (Mizonoguchi, Kawasaki) 10.000 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

Một vị ân nhân 5.000 yen

AC Sơn-Thu (Yamato) 10.000 yen

AC Kim (Fujisawa) 10.000 yen

Bà Nguyễn thị Mầu (Saitama) 2.000 yen

Quốc Nam (Isesaki, Gunma-Ken) 5.000 yen

Bác Diện (Chiba-Ken) 3.000 yen

Trung Cương (Fujisawa) 5.000 yen

AC Phú-Cảnh (Kawagoe, Saitama) 3.000 yen

AC Minh-Huong (Isesaki, Gunma) 10.000 yen

Bà Hà thị Kinh (Himeji) 5.000 yen

Page 27: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 27

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 10.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 5.000 yen

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

AC Hòa-Thanh (Himeji) 10.000 yen

Chị Ngọc Anh (Himeji) 1.000 yen

Tổng kết tháng này 269.000 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/08/2017) 66.753.849 yen

Đã gởi về Việt Nam 85 đợt 66.275.500 yen

Tiền còn lại 478.349 yen

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em nghèo

hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2017-2018 của qúy vị ân nhân sau đây:

- AC Điệp (Kawaguchi) giúp mười em: 100.000 yen

- AC Tiến (Atsugi) giúp một em: 10.000 yen

- Chị Ngân (Hamamatsu) giúp một em: 10.000 yen

- Một vị ân nhân ở Yao, Osaka giúp ba em: 30.000 yen

- Mai Thi (Yokohama) giúp một em; 10.000 yen

- AC Kỳ-Trang (Yokohama) giúp một em: 10.000 yen

- AC Chính-Quế (Uc) giúp hai em: 20.000 yen

- Thảo Hồng (Uc) giúp một em: 10.000 yen

- Thảo Huyền (Uc) giúp sáu em: 10.000 yen

- Tuyết Mai (Yokohama) giúp sáu em: 60.000 yen

- Dì Năm (Atsugi, Kanagawa-Ken) giúp một em: 10.000 yen

- AC Nhã-Vân Anh (Kamata) giúp hai em: 20.000 yen

- AC Liên-Đông (Fujisawa) giúp một em

- Anh Nguyễn Văn Tân (Fujisawa) giúp hai em: 20.000 yen

- Một vị ân nhân giúp một em: 10.000 yen

- AC Vinh-Vân (Kawagoe, Saitama) giúp năm em: 50.000 yen

- AC Qúy-Lâm (Kawagoe, Saitama) giúp năm em: 50.000 yen

- AC Quỳnh-Vy (Kawagoe, Saitama) giúp một em: 10.000 yen

Page 28: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

- CĐ Kawagoe, Saitama giúp hai em: 20.000 yen

- AC Tín-Phượng (Kawagoe, Saitama) giúp một em: 10.000 yen

- AC Phú-Cảnh (Kawagoe, Saitama) giúp một em: 10.000 yen

- AC Dũng-Anh (Kawagoe, Saitama) giúp một em: 10.000 yen

- Cô Nguyệt (Kawagoe, Saitama) giúp một em: 10.000 yen

- N Bình Phương (Kawagoe, Saitama) giúp hai em: 20.000 yen

- Thiên Kim (Kawagoe, Saitama) giúp hai em: 20.000 yen

- AC Thanh-Phương (Kawaguchi, Saitama) giúp hai em: 20.000 yen

- AC Khôi-Loan (Houston, USA) giúp hai em: 20.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành thật

biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả qúy vị ân nhân đã quảng đại chia

sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em. Đây cũng là một hình thức

giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ quốc Việt Nam.

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công tác

bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho qúy vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

TIN CĐ/CG KARIYA, NAGOYA

Hoà chung trong niềm hân hoan mừng kính Lễ Thánh Nữ Têrêsa Hài

Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh, Quan Thầy các Xứ Truyền Giáo cũng là Quan Thầy

của CĐ/CG Kariya nhỏ bé của chúng con. Tạ Ơn Chúa đã luôn che chở và giữ gìn

Cộng Đoàn chúng con đã được bước vào năm thứ 5 năm mừng Lễ Quan Thầy.

Cộng Đoàn chúng con sẽ tổ chức mừng Lễ với chương trình như sau :

THỜI GIAN : Chúa Nhật , ngày 1 tháng 10 năm 2016

12g30-13g00: Lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải

13g00-13g30: Dâng Hoa và Rước Kiệu

13g30-14:30: Thánh Lễ

14g40: Tiệc mừng và Giao Lưu

ĐỊA ĐIỂM : Nhà thờ Giáo Xứ Kariya

448-0842 愛知県刈谷市東陽町 4-37 Tel 0566-21-6529 Mọi thông tin liên lạc:

Chị Thanh Thảo: 080-3610-9757.

Cộng Đoàn chúng con xin thông báo và xin trân trọng kính mời Quý Cha,

Quý Tu Sĩ nam nữ cùng toàn thể Quý Ông Bà , Anh Chị Em xa gần đến cùng hiệp

dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và mừng Lễ Quan Thầy với Cộng Đoàn chúng con.

Xin trân trọng kính mời.

CĐ/CG Kariya - Nagoya.

Page 29: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 29

TIN C/ĐCG TAKATORI, KOBE

Thông Báo Chương Trình Trung Thu

Chương trình Trung thu cho các em thiếu nhi được tổ chức vào ngày Chú Nhật

1 tháng 10 năm 2017, tại khuôn vien nhà thờ Takatori, Kobe.

Thời gian : 16g00 đến 19g 30 .

Do anh chị Gia1o Lý Viên và Sr Thuy phụ trách. Xin quý phụ huynh khuyến

khích con em tích cực tham gia chương Trung thu, nhằm giúp các em hiểu biết thêm

về nét đẹp truyền thống văn hoá Việt Nam của ngày tết Trung thu.

CHƯƠNG TRINH THĂNG TIÊN HÔN NHÂN GIA ĐINH NHẬT BAN

THƯ MƠI

Qua Tông Huấn về “ NIEM VUI TÌNH YEU” hay “ TÌNH YEU TRONG GIA

ĐÌNH” là kết qủa của hai Thượng Hội Đồng về Gia Đình của ĐTC Phanxico kêu

gọi học hỏi vào năm 2014 và 2015.

Nhân đây, vào ngày 23~25 tháng 6/ 2017 vừa qua, Chương Trình Thăng Tiến

Hôn Nhân Gia Đình (CTTTHNGĐ) lấy ý : “ NIEM VUI YEU THƯƠNG ” làm

CHỦ ĐE cho Đại Hội Mừng 30 Năm Thành Lập CT.

Với Tinh Thần này và Ý Chí muốn thực hành 10 Quyết Nghị trong ĐH.

Qua đây, chúng con xin lãnh ý từ Cha Sáng Lập, Cha Tổng Linh Nguyền.

Nay kính gởi Thư Mời đến Qúy Cha, Qúy Tu Sy, Qúy BĐH các CĐ, Qúy Ông

Bà, Anh Chị và tất cả Qúy Thành Viên của CTTTHNGĐ/Nhật Bản.

Xin kính mời đến tham dự 2 ngày “TĨNH TÂM GIA ĐINH” mồng 7 và

8/10/2017, tại Gx Cha Linh nguyền Mai Tâm. 88 Ninimiya Machi, Naka-Gun,

Ninomiya-shu, Kanagawa-ken 259-0123. TEL : 0463-71-0300.

Với chương Trình tổng quát như sau:

A. Ngày THỨ BẨY (Mồng 7/10/2017)

1. 9 giờ 30 : Đón tiếp: ghi danh, chuẩn bị phòng ốc…

2. 10 giờ:00-11 giờ : Lời chào mừng và tuyên bố Khai Mạc 2 ngày Tĩnh Tâm

bằng Thánh Lễ Hòa Giải (Chủ Tế: Cha Giám nguyền Trần Văn Bỉnh)

3. 11 giờ:00-11 giờ 10 : Giải Lao

4. 11 giờ 10-11 giờ:50: Gợi ý Chia sẻ cảm nghiệm:Tất cả là HồngÂn

5. 12giờ 00-14 giờ 00: Ăn trưa. Nghỉ Ngơi thinh lặng

6. 14 giờ 00- 15 giờ 00: Diễn Giải ( 30’) Hội Thảo( 30’)

Đề tài: Tâm lý Nam Nữ và sự Khác Biệt hỗ tương với nhau thế nào ? (ghi thức

Suy Tôn: Mt:17, 24-26) (Cha Giám nguyền Trần Văn Bỉnh)

Page 30: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

7. 15 giờ 10-16 giờ: Chầu Thánh Thể. Giờ đền tạ : Lòng Chúa Thương Xót

( Cha Linh nguyền Mai Tâm)

8. 16 giờ-16 giờ 20: Giải Lao

9. 16 giờ 20-17 giờ 00: Chia sẻ Cảm Nghiệm:Áp dụng sự Khác Biệt vào việc

Lắng Nghe và Cảm Thông ( Ac Kiên-Tâm)

10. 17 giờ-18 giờ: Diễn Giải: Đoàn Sủng, Đặc Sủng là gì? “ Đoàn thể Công

Giáo Tiến Hành” sự ích lợi và trách nhiệm: ý nghĩa Hồn Tông Đồ song Đôi và Cầu

Nguyện “ Trong Mọi Việc”…( Cha Linh nguyền Nguyễn Cao Trí)

11. 18 giờ 30-20 giờ: Cơm Tối.

12. 20 giờ-21 giờ: Phút Hồi Tâm : Cảm Tạ - Ngợi Khen và Xin Ơn… Hát

Thánh Vịnh (Cha LN Mai Tâm)

Nghỉ đêm.

B. Ngày CHỦ NHẬT (Mồng 8/10/2017)

1.8 giờ 00- 8 giờ 30: Kinh sáng

2. 8 giờ 30-9 giờ 30: Ăn Sáng

3. 9 giờ 30-10 giờ 30: Triển khai 10 Nghị Quyết của CTTTHNGĐ trong ĐH

Orange đề ra (ngày 25/6/2017) Áp dụng vào10 Điều Tâm Niệm(Chỉ Nam trg. 13)

(Ac Kiên-Tâm)

4. 10 giờ 30-11 giờ 30: Hội thảo về: những Thuận Lợi, Khó Khăn và Biện Pháp

Khắc phục … trong các Sinh Hoạt, các dịp Tổ chức và liên đới

5. Giải Lao và chuẩn bị Cơm trưa.

6. 12 giờ 00- 14 giờ 00: Cơm Trưa và dọn dẹp …

7. 14 giờ 00-15 giờ: cùng thảo luận Dự Kiến Lịch Sinh Họat 2018.

( các Sinh Hoạt LG. SHSN. Qũy Niên Liễm, Đại Hội La Vang ( 23~25 /2/2018)

Tháng 9 Năm 2018 mở 1 Khóa Căn Bản và 1 Khóa Linh Thao Song Nguyền, Trại

Hè, Lễ Bổn Mạng v. v. …)

8. 15 giờ-16 giờ: Tâm tình trao đổi, góp ý …

9. 16 giờ-17 giờ:Thánh Lễ Bế Mạc “Sai Đi” : Quyết tâm phục vụ Tông đồ

Song đôi trong “Niềm Vui Yêu Thương” (Cha TLN Nguyễn Hữu Hiến) 9.

Chụp hình lưu niệm. Văn nghệ tự do… Chia tay

GHI CHÚ: Hội phí một người 2.000 yen.Mang theo Kinh Thánh và Chỉ Nam.

Mang theo 1 tấm chăn mỏng, đồ dùng cá nhân…

TM/Cha Tổng Linh Nguyền P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Song nguyền Kiên & Tâm

KÍNH MỜI

Page 31: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 31

TRANG GIÁO LÝ--- Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – Lên Trời --- Chúng ta thường hay nói: “lên Trời”, “ về Trời”, “Chúa gọi về Trời”,

“ở trên Trời” (v.v.). Vậy thì, đối với Đạo Công Giáo, “Trời” có ý nghĩa như thế

nào”?

Đối với Đạo Công Giáo, “Trời” có nghĩa là: “Nước Trời”, là thuật ngữ miêu tả

quyền bính của Thiên Chúa, còn được gọi là Thiên Đàng. Là: ①nơi Thiên

Chúa ngự trị, ②nơi dành riêng cho Các Thánh và những người được Thiên

Chúa ân thưởng (- hưởng hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa).

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời --- là tín điều

Có những Vị Thánh, sau khi chết, thân xác không bị thối rả. Đây là sự việc

khoa học không thể chứng minh được, nhưng vì chúng ta nhìn thấy được tận

mắt cho nên chúng ta tin. Còn việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, chúng ta không

thấy, cho nên, đó là điều khó tin đối với chúng ta. Khó tin, nhưng buộc phải tin.

Vì đó là tín điều. Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời còn được gọi là Đức Mẹ Mông

Triệu.

Liên quan đến Đức Mẹ, chúng ta còn có tín điều: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên

Tội, Đức Mẹ Đồng Trinh Trọn Đời.

Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời nói lên điều gì?

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời nói lên sự việc: ①Đức Mẹ Maria được hưởng ơn

cứu độ của Chúa Giêsu, và sự việc này được ②thể hiện trước sự Phục Sinh

của các tín hữu khác, là ③một đặc ân được hưởng vinh quang của Thiên

Chúa cả hồn lẫn xác, là ④ân huệ được dự phần Phục Sinh của ơn Cứu Độ

(độc nhất vô nhị).

Lễ Mừng Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được kính nhớ vào ngày 15/8. Có từ năm 1950,

do Đức Giáo Hoàng Pio XII công ban. Tất nhiên, Trước năm 1950, Giáo Hội

Tây Phương đã mừng kính ngày này từ thế kỷ VIII, với ngày lễ “Mẹ Lên Trời”.

Và trước đó nữa, Giáo Hội Đông Phương, từ thế kỷ thứ VI đã có ngày Lễ mừng

“Mẹ Yên Giấc”.

※Như đã trình bày ở phần trên, biến cố Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một “thể hiện trước” sự Phục Sinh của các Kitô hữu. Nhưng, “sống lại” không có nghĩa là được cùng với các Thánh chung hưởng vinh quang của Thiên Chúa trong Nước Trời. Vì sao? Vì có thể phải chịu trừng phạt đời đời nơi hỏa ngục. Do đó, cuộc sống hiện tại ở trần gian này là cơ hội để cho chúng ta lựa chọn và quyết định trạng thái sau phục sinh của mội một cá nhân ta.

Page 32: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

DÒNG ANH EM HÈN MỌN VIỆN TU Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu là Hội dòng trực thuộc Giáo

hoàng được thành lập bởi Thánh Phanxicô Assisi (1182~1226)

năm 1209.

Thánh Phanxicô – hình ảnh Đức Kitô

Phanxicô chào đời năm 1182 tại thành phố Assisi, miền Trung nước Ý. Cha ngài là ông

Bênađônê, một thương gia giàu có chuyên xuất nhập cảng hàng vải vóc tơ lụa. Mẹ là bà

Pica, quê ở Provence nước Pháp, là một phụ nữ hiền từ và đạo đức.

Từ nhỏ Phanxicô đã được bạn bè mến mộ và ngài có mơ ước trở thành một hiệp sĩ.

Tuy vậy, qua sự thất bại trong cuộc chiến với Perugia, qua thời gian bệnh tật, … và nhờ ơn

Chúa tâm hồn và cách sống ngài đã dần thay đổi.

Từ giấc mơ ở Spôlêtô ngài đã nhận ra và đáp lại lời mời gọi “phục vụ Chúa là chủ đích

thực”; qua sự tiếp xúc và ôm hôn người phong cùi, ngài đã đã nhận ra hương vị ngọt ngào

của sự cảm thông; và đặc biệt qua lời mời gọi “Phanxicô, con hãy xây lại nhà Ta đang đổ

nát" của Chúa Giêsu từ cây thánh giá tại nhà thờ San Damiano, ngài đã từ bỏ mọi sự của

cải trần gian, một lòng đáp lại lời mời gọi của Chúa trước hết qua việc tu sửa nhà thờ và

sống tinh thần Phúc âm.

Hành động của Phanxicô đã bị rất nhiều người khinh bỉ và phản đối, và bị chính người

cha ruột kiện cáo. Và năm 1206 ngài thuộc trọn về Chúa qua biến cố trả lại toàn bộ y phục

cho người cha trước mặt Đức giám mục.

Và rồi năm 1208, trong thánh lễ tại nhà thờ Portiuncula, Phanxicô nghe đoạn Phúc Âm

Thánh Matthêu (Mt 10: 7-14): "Dọc dường hãy rao giảng. Ðừng sắm vàng bạc, hay tiền

đồng để giắt lưng. Ði đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm

gậy." ngài đã reo lên: "Chính đây là điều tôi mong ước, tìm kiếm và nóng lòng thực hiện".

Được cảm hóa bởi cách sống của Phanxicô nhiều người đã tìm đến với ngài. Năm 1209,

cùng với 11 anh em Phanxicô đã đến Rôma, được Đức Giáo hoàng Innocentio III chấp thuận

bằng miệng Luật dòng và giao cho anh em nhiệm vụ rao giảng về sự thống hối. Họ trở thành

12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định. Sau đó họ được gọi

với tên “người nghèo khổ”, và không lâu sau họ được gọi là “Anh em Hèn mọn”. “Anh em”

và “Hèn mọn” trở thành đặc tính và là tâm niệm sống của anh em Phan sinh. Cụ thể: 1/Sống

theo Phúc Âm, 2/Sống đời Đền tội, 3/Sống tinh thần Hèn mọn-Nghèo khó, 4/Sống tinh thần

Anh em, 5/Luôn Vâng phục Giáo hội và Đức Giáo hoàng, 6/Rao giảng Tin Mừng, 7/Lao

động để đảm bảo cuộc sống, …

800 năm hình thành và phát triển…

Năm 1209 Dòng được thành lập bởi Thánh Phanxicô và 11 anh em. 10 năm sau, cuộc

GIỚI THIỆU DÒNG TU

Page 33: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 33

hội ngộ tại Portiuncula năm 1219 đã quy tụ hơn 5000 anh em. Con

số anh em không ngừng tăng lên và lan rộng trên khắp năm châu.

Cùng với việc phát triển về số lượng và lan rộng đến các vùng văn

hóa khác nhau, cũng như sự thay đổi của thời cuộc, trong hội dòng

cũng đã xuất hiện nhiều tư tưởng, cách giải thích và cách sống khác

nhau.

Trong hội dòng hình thành nên những nhóm, và những nhóm

này “thật khác nhau trong lối sống và trong thái độ của họ đối với

Luật Dòng, đến nỗi họ không tìm ra chỗ trong một xã hội hợp nhất.” Bởi vậy, năm 1517 với

trọng sắc "Ite Vos" của Đức Giáo Hoàng Lêô X đã chính thức đưa Dòng Anh em Hèn mọn

đến chỗ chia cắt thành hai gia đình riêng rẽ; Anh em Hèn mọn Tuân thủ(Observant

Franciscan) và Anh em Hèn mọn Viện tu(Conventual Franciscans). Và năm 1228, với sự

chấp thuận của Đức Giáo hoàng Clemente VII nhánh Anh em Hèn mọn Capuchin (tách ra

từ Anh em Hèn mọn Tuân thủ) được hình thành.

Trãi qua nhiều thời đại, với bao biến cố hợp ly-ly hợp, Dòng Anh em Hèn Mọn

Phanxicô hiện nay có 3 nhánh: Anh em Hèn mọn Phanxicô(Order of Friars Minor), Anh em

Hèn mọn Phanxicô Viện tu(Order of Friars Minor Conventual) và Anh em Hèn mọn

Phanxicô Capuchin(Order of Friars Minor Capuchin).

Anh em Hèn mọn Phanxicô Viện tu(Order of Friars Minor Conventual)

Bản bộ nằm ở Roma; coi sóc mục vụ Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô cùng

với Tu viện Thánh(Sacro Convento), Vương cung Thánh đường Thánh Antôn thành Padova,

… hiện diện và hoạt động nơi hơn 60 quốc gia khắp năm châu.

Dòng Anh em Hèn mọn Phanxicô Viện tu tại Nhật Bản

Thánh Maksymilian Maria Kolbe(1894~1941) là người sáng lập dòng Anh em Hèn

mọn Phanxicô Viện tu tại Nhật Bản. Kolbe sinh ra ở BaLan, trong thời gian học ở Roma

ngài đã lập nên hội Hiệp sĩ Đức Mẹ(1917). Sau khi được truyền chức linh mục, với nhiệt

huyết truyền giáo ngài đến Nagasaki, Nhật Bản ngày 24 tháng 4 năm 1930. Sau một tháng

có mặt ngài đã cho xuất bản tạp chí “Hiệp sĩ Đức Mẹ”, ngài ở lại Nhật cho đến năm 1936.

Trở về làm bề trên Tu viên ở BaLan, rồi bị Đức quốc xã bắt và trong trại giam Auschwitz

ngài đã chết thay cho một tử tù năm 1941. Hiện tại thành viên tỉnh dòng Nhật gồm các linh

mục và tu sĩ hoặc động mục vụ trong các lĩnh vực: Mục vụ giáo xứ, trường học(mẫu giáo

đến Trung học Phổ thông), xuất bản, viện dưỡng lão, …

Dòng Anh em Hèn mọn Phanxicô Viện tu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Anh em Hèn mọn Phanxicô Viện tu chỉ xuất hiện khoảng hơn 10 năm

nay, lúc đầu thuộc chuẩn tỉnh dòng Uc châu nhưng nay thuộc tỉnh dòng Califonia, My.

Ngoài các cha phụ trách đến từ My và Úc, số thành viên cộng đoàn ở Việt Nam có khoảng

30 người. Lớp những anh em đầu tiên nay đã có 4 linh mục và 3 phó tế. Ngoài nhà chính ở

Thủ Đức, còn có nhà thỉnh sinh ở Củ Chi và một trung tâm phục vụ người phong cùi ở Thái

Bình.

Với lời mời gọi và sự hướng dẫn của Thiên Chúa, hơn 800 năm trước thánh Phanxicô

Page 34: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

đã đáp lại và mở ra một con đường mới của Đời sống Phúc Âm. Trãi qua chặng đường lịch

sử với bao biến cố thăng trầm, hiện nay hàng vạn Anh em Phan sinh – dù mang nhiều yếu

đuối và khuyết điểm của bản thân, vẫn đang hang say tiếp bước, trở nên những “khí cụ Bình

An” như mong ước của Đức Kitô trong môi trường và bổn phận của mình.

Anh chị em, cách riêng các bạn trẻ rất thân mến! Nào ta cùng tiếp bước theo chân thánh

Phanxicô, hãy để Thiên Chúa được hoạt động nơi chúng ta, hãy đón lấy Bình An đích thực

từ Đức Kitô Phục Sinh và trở nên nhân chứng Bình An anh chị em nhé.

Cùng với toàn thể muôn loài muôn vật, nào ta cùng chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa

về tất cả. Amen.

TAN MẠN VIỆC LÀM THÁNH TRONG GIÁO HỘI

Chúa nói: “Các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”(x.Lv20,26).

Trong Giáo Hội, có các thánh Tông Đồ, các thánh Tử Đạo, các thánh Đồng Trinh; các thánh Hiển

Tu, các thánh Mục Tử, các thánh Tiến Sĩ,…

Các thánh Tông Đồ, gồm 12 vị Tông Đồ và thánh Phao-lô.

Các thánh Tử Đạo.

Không phải ai bị giết, bị chặt đầu, cắt cổ là thánh tử đạo, nhưng là những người thánh thiện chết vì

đạo, chết vì Chúa, chết vì người khác, thì được phong là thánh Tử Đạo.

Các thánh Đồng Trinh.

Không phải những cô còn trinh nào cũng là thánh, nhưng là những người nữ thánh thiện mà còn

đồng trinh thì được phong là các thánh Đồng Trinh.

Các thánh Hiển tu.

Không phải ai đi tu cũng đều là thánh, mà là những người nên thánh trong đời tu thì được phong là

các thánh Hiển Tu.

Các thánh Mục Tử.

Không phải Ai chịu chức là Giáo Hoàng, là Giám Mục; là Linh Mục là thánh mà là những ai nên

thánh trong việc phuc vụ và hướng dẫn các linh hồn mới được phong là các thánh Mục Tử.

Các thánh Tiến sĩ.

Không phải ai có bằng tiến sĩ đều là thánh. Nhưng là những ai nên thánh trong việc học hỏi, suy

gẫm, sống Lời Chúa và chia sẻ Lời Chúa cho người khác thì được phong là Tiến Sĩ của Hội Thánh.

Vậy dù là Nam hay Nữ; dù sống đời thánh hiến hay bậc hôn nhân, chúng ta đều được mời gọi nên

thánh. Ta nên thánh trong ơn gọi và sứ mạng của mình. Ta nên thánh qua việc sống Lời Chúa; qua

việc làm những việc tốt đẹp theo Lời Chúa dạy. Ta sẽ làm thánh:

Nếu ta chết vì Chúa, vì đạo và vì người khác ta sẽ là thánh Tử Đạo.

Nếu ta đi tu sẽ là thánh Hiển Tu.

Nếu ta là Trinh nữ thì sẽ là thánh nữ Đồng Trinh.

Nếu ta là Linh Mục ta sẽ là thánh Mục Tử.

Nếu ta Suy Gẫm, suy niệm Lời Chúa; có những suy tư thiết thực cho đời sống đức tin, ta sẽ là Tiến

Sĩ của Hội Thánh.

Nếu ta sống trong bậc hôn nhân thì ta sẽ là các thánh Nam và thánh Nữ của Chúa.

(Lm. Bosco Dương Trung Tín)

Page 35: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 35

ĐẠI HỘI THÁNH MẪU 14 tháng 8

Liên Cộng Đoàn Công Giáo Miền Tây

Những ngày hè nóng bức cứ tiếp diễn và trong những ngày đầu của tháng 8 các công ti,

trường học tại đất nước Nhật Bản đang trong thời gian nghỉ hè hay nghỉ lễ Obon. Nhưng

đối với người Công Giáo trên toàn thế giới đặc biệt là người công giáo Việt Nam đang sinh

sống tại vùng Kansai, là những người con xa quê hương, xa đất nước, sống dưới tà áo yêu

thương, che chở của Mẹ Maria nên dù bận rộn đến đâu đi chăng nữa thì hằng năm luôn nhớ

đến ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Về Trời là Bổn Mạng chung của những ngưòi Công Giáo

Việt Nam tại Liên Cộng Đoàn Công Giáo Miền Tây. Và lòng náo nức trở về bên Mẹ.

Sáng ngày14 tháng 8 để kịp giờ khai mạc Đại hội như thời gian trong lịch trình chúng tôi

đã cùng với các Cô Chú trong ban đại diện của chương trình đã đến nhà thờ chính tòa

Tamatsukuri vào trước 8 giờ sáng. Nhưng có biết bao nhiêu người đã đến từ rất sớm để

chuẩn bị cho Đại Hội. Vào đúng 8 giờ như trong lịch trình của Đại Hội mọi người đã có

mặt vào nhà thờ, Công Đoàn đã dâng trọn ngày Đại Hội cho Mẹ Maria với lời nguyện cầu

chân thành của đoàn con cái Chúa. Tiếp theo đó Cộng đoàn đã đón tiếp Đức Tổng Giám

Mục của giáo phận Osaka Tomas Aquino Maeda Manyo trong lời ca tiếng hát hân hoan.

Đức Tổng Giám Mục bằng trái tim của vị chủ chăn nhân hiền đã khai mạc Đại Hội Thánh

Mẫu bằng những cảm nhận của mình về Việt Nam. Ngài đã từng tới Việt Nam 3 lần, lần

gần đây nhất là vào tháng 3 năm nay. Khi tới Việt Nam được đến thăm các Giáo Xứ, Ngài

rất cảm mến vì đức tin của giáo dân. Và hiện nay người Việt Nam đến Nhật Bản đang tăng

lên một cách nhanh chóng. Họ đến Nhật vì công việc, vì học tập Ngài rất hiểu và thông cảm

cho những khó khăn của họ về ngôn ngữ, phong tục. Nhưng dù là người Việt Nam hay là

người Nhật Bản hay thuộc bất cứ quốc gia nào đi chăng nữa thì đối với Ngài, những người

con đang sống trong lòng giáo hội Nhật Bản, Ngài đều xem như con cái. Ngài cũng rất vui

mừng vì hiện nay những người trẻ đến từ Việt Nam dù bận rộn vì công việc, học tập cũng

không quên đến với Chúa, đến với Giáo Hội, họ vẫn luôn giữ vững đức tin mạnh mẽ. Và

nhờ vào đức tin, những con người đến từ Việt Nam đã gửi tới Giáo Hội Nhật Bản một luồng

sống mới năng động hơn. Ngài cũng mong từ nay về sau mọi người sẽ đoàn kết với nhau

cùng xây dựng một xã hội tràn ngập yêu thương và hòa bình.

Trong đại hội lần này Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân Giám Mục Phụ tá Tổng giáo phận

thành phố Hồ chí Minh Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng vì nhiều lí do không thể tới tham

dự Đại Hội như dự định nhưng Ngài đã gửi tới cộng đoàn bức thư động viên, Ngài rất cảm

kích những anh chị em người Việt Nam dù sống xa quê hương, gặp nhiều khó khăn trong

cuộc sống nhưng vẫn luôn giữ vững đức tin, tin tưởng vào Chúa.

Page 36: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Theo như chương trình đã đề ra vào buổi sáng cộng đoàn đã được học tập về các đề tài:

Đề tài đầu tiên Hiện trạng người tị nạn, di trú tại Nhật do cô Bisukarudo Atsuko đang làm

việc tại văn phòng Sinapis tại Giáo Phận Osaka trình bày. Đề tài thứ hai Những Kinh nghiêm

Phục Vụ Người Tị Nạn, Di Trú do Soeur Lang dòng Nữ Tử Bác Ái hiện phục vụ tại Giáo

Phận Saitama trình bày. Và đề tài thứ ba: giáo Hội và Di Dân do Linh Mục Dominico

Nguyễn Quốc Thuần thuộc tổng Giáo Phận Osaka trình bày.

Qua các đề tài được học tập đã cho tôi thấy được hiện nay mỗi năm tỉ lệ thực tập sinh

nước ngoài đang tăng lên rất nhanh, trong đó từ năm 2016 cho đến năm nay 2017 tỉ lệ người

Việt Nam qua Nhật tăng lên một cách vụt tăng với một tỉ lệ không nhỏ là 36,1%. Những

thực tập sinh nước ngoài này đến Nhật nhưng phải làm việc trong môi trường công việc cực

khổ mà người trẻ của Nhật không làm, nhưng lại chỉ được trả lương với giá rẻ. Những du

học sinh đến Nhật với mục đích chính là học tập nhưng vì không có đủ tiền để trang trả tiền

học, tiền nhà nên đã dành hết thời gian để đi làm thêm.

Không chỉ về phần lao động hiện trạng tội phạm mang quốc tịch Việt Nam cũng đang tăng

lên. Phía các công ti của Nhật đã xảy ra tình trạng không tôn trọng nhân quyền liên quan

đến tiền đặt cọc, tiền vi phạm hợp đồng, làm ngoài giờ, lừa qua trung gian, quấy rối tình

dục.

Cũng có những việc liên quan đến làm giấy tờ, làm visa nhưng vì không biết rỏ tiếng Nhật

nên gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp cho những người nước ngoài đang sống ở Nhật là thực

tập sinh, du học sinh, những người kết hôn quốc tế nhưng gặp khó khăn mà không thể tự

giải quyết được thì đã có rất nhiều trung tâm mục vụ được thành lập, họ là những linh mục,

tu sĩ, giáo dân người Nhật Bản và tất cả những người có trái tim nhân hậu khác. Những

trung tâm giúp đỡ người tị nạn, di trú đã giúp đỡ được rất nhiều người. Như trung tâm hành

động công giáo Osaka (Sinapis), dù là bất cứ ai, thuộc bất cứ quốc tịch nào nếu gặp khó

khăn thì họ luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Những khó khăn mà hiện nay những di dân đang phải trải qua đó không chỉ bây giờ nhưng

trong lịch sử Giáo Hội cũng đã trải qua và đang tiếp tục vì Giáo Hội là một cuộc lữ hành.

Như chính Đức Giesu con Thiên Chúa, Ngài cũng đã cùng với Mẹ Maria và Thánh cả Giuse

sống một cuộc sống lữ hành như chúng ta, hơn ai hết Ngài thấu hiểu nổi đau khổ của con

cái Ngài và không lúc nào Ngài bỏ rơi chúng ta,Ngài luôn đồng hành cùng con cái trên mọi

bước đường gian nan. Không những thế Ngài còn ban tặng thế gian Người Mẹ Hiền Nhân

Hậu là Đức Maria, người Mẹ luôn dang rộng vòng tay che chở con cái trên đường lữ thứ

trần gian. Như Mẹ đã dành trọn trái tim ôm ấp con của Mẹ là Đức Giesu trốn chạy qua Ai

cập khi xưa. Vì thế là những người con, chúng ta hãy dâng trọn lên Mẹ đời sống, những khó

khăn, vất vả, tin tưởng vào tình yêu tuyệt đối của Mẹ dành cho chúng ta thì dù gặp bất cứ

khó khăn nào đi nữa thì tất cả nhờ ơn Chúa và Mẹ Maria tất cả sẽ vượt qua. Đặc biệt trong

ý định an bài của Thiên Chúa chúng ta sẽ trưởng thành hơn về đời sống đức tin để làm

Page 37: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 37

chứng cho tình yêu của Chúa giữa trần gian.

Tiếp sau giờ học tập có giờ nghỉ giải lao, là thời gian mọi người cùng quây quần bên nhau

vừa ăn cơm trưa vừa chia sẻ với nhau về những niềm vui, nổi buồn trong cuộc sống, cùng

động viên nhau đi lên.

Từ giờ trưa trở đi, tất cả mọi người lại tập trung vào nhà thờ để đươc nghe các Cha trả lời

về những thắc mắc liên quan đến cuộc sống hay những thắc mắc về giáo lí Kinh Thánh.

Bằng những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc của mình Cha Cao Sơn Thân đã giải đáp

các thắc mắc của giáo dân với sự hiền lành của người mục tử dành cho con cái.

Đặc biệt sau khi được Cha Nguyễn Hữu Hiến hướng dẫn xét mình và xưng tội thị mọi

người thì mọi người lắng đọng tâm hồn bằng tâm tình tri ân, cảm tạ cùng nhau tham dự

Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Osaka Tomas Aquino Maeda Manyo là

chủ tế cùng với khoảng 11 Linh Mục đồng tế cử hành Thánh Lễ Mẹ Maria Hồn Xác Về

Trời. Trong thời gian linh thiêng đó tất cả mọi người cùng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ

Maria lời ca vang từ trong trái tim, lời ca vang của muôn vàn cảm tạ và dâng hiến.

Đức Tổng Giám Mục Maeda Manyo cũng rất vui mừng, Ngài đã đồng hành cùng đoàn

con cái Ngài suốt ngày đại hội và bài giảng trong Thánh lễ Ngài đã tặng cho mọi người

một bài thơ đã được Chú Nguyễn Huy dịch sang tiếng Việt như sau:

Maria, Mẹ Việt nam hồn xác lên trời.

Mang chính nghĩa và mùa hè hòa bình phi bạo lực

(Phi bạo lực, phi vũ trang, phi hạt nhân, phi chiến tranh)

Ve sầu kêu, nghe như tiếng mưa rơi, ôi chiến tranh là cái chết

Đừng bao giờ lập lại lỗi lầm đã giáng xuống hiroshima

Tượng Mẹ gánh trên vai Nagasaki thay cho vũ khí

Chiến tranh qua rồi, Giáo Đường “ Phố Thượng” (Urakami)

cất thập tự cho con.

Thánh lễ cũng như đại hội Thánh Mẫu đã kết thúc nhưng những hồng ân được đón nhận

trong ngày hôm nay sẽ là hành trang cho những ngày sắp tới. Dù có gặp vất vả hay chán

chường thì Giáo Hội luôn đồng hành cùng với mỗi người qua lời nguyện cầu, hay qua những

mục vụ trong trong cuộc sống. Chỉ cần mỗi người phải tự mở tấm lòng mình ra để đón nhận

với thái độ khiêm tốn, tâm hồn của người con nhỏ bé.

Và Đại Hội đã kết thúc tốt đẹp như vậy là nhờ vào sự che chở, bao bọc của Mẹ Maria.

Cùng với nhiệt huyết của các Linh mục, những người luôn âm thầm làm việc vì Giáo Hội

cách chung và vì Cộng đoàn Việt Nam tại miền Tây Nhật Bản cách riêng.

Sr Mai Duyên

Thuộc Hội Nữ Tu Truyền Giáo Thánh Giuse tại Osaka

ghi

Page 38: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CỘNG ĐOÀN – GIA ĐINH

Chiều tháng 7 trên đất nước Nhật

không khí thật oi ả. Tôi đi dạo dưới những

tán lá cây mát rượi, làn gió nhẹ mang theo

không khí trong lành của rừng khe khẽ

trườn qua từng ngọn thông đung đưa nhịp

nhàng. Tôi nhẩm lời một bài hát “ ...Trời

đất bao la dành hết cho ta đâu có tình cờ,

nào ai có biết ...” Tôi mới chỉ là một người

đang tìm hiểu ơn gọi trong một đan viện.

Tôi yêu mến đời sống cầu nguyện, thích

những giây phút thinh lặng trước Thánh

Thể Chúa. Thinh lặng giữa trời đất để cảm

nghiệm tình yêu Chúa ban cho tôi, một kiếp

người tội lỗi. Mới đến Nhật được 8 tháng,

tôi đang dần trải nghiệm và làm quen với

cuộc sống của đan viện. Đang từ một cuộc

sống xô bồ, náo nhiệt, ồn ào, với những trải

nghiệm về cơm áo, gạo tiền, và cả những

màu sắc thăng trầm của cuộc sống. Bỏ mọi

thứ nhộn nhịp cuốn hút con người ấy, tôi

bước vào cuộc sống tĩnh lặng trong đan

viện, làm quen với cuộc sống cộng đoàn.

Trong suy nghĩ của tôi mọi sự còn đơn giản

và nhẹ nhàng lắm. Làn gió mát hòa quyện

trong không gian tĩnh mịch của buổi chiều

nhẹ nhè lướt qua, khiến cho tôi nhớ gia

đình man mác, nhớ những gì đã qua. Nhớ

môi trường làm việc, nhớ bạn bè, nhớ

những buổi sáng thứ 7 cùng bạn bè tán gẫu

bên ly cà phê trên đất Tây nguyên, nhớ

những ngày chúa nhật sinh hoạt Thiếu Nhi

Thánh Thể. Tôi là một công chức nhà nước,

tham gia mọi sinh hoạt của thanh niên, có

khi tham gia huấn luyện trong các trại sinh

hoạt hè của thanh thiếu nhi đạo, đời. Cuộc

sống làm việc của tôi xoay vòng theo các

hoạt động của cơ quan, của giáo xứ, ngoài

buổi sáng thứ 7. Cuộc sống cách đây 8

tháng của tôi là thế, bây giờ tôi đang đứng

ở trong không gian của đan viện, không

gian tĩnh lặng, chỉ nghe tiếng gió thổi trên

những ngọn thông rì rào, tiếng cành tre va

chạm lóc cóc như một khúc giao hưởng

chiều hè. Tôi nghĩ có khi nào cuộc sống

hiện tại là làn gió mát, nhưng nếu cứ đi cứ

đi tôi sẽ dần gặp hơi nóng của mặt trời đỏ

rực đằng kia. Không, theo Chúa tôi phải để

tâm tôi tĩnh và trí tôi an hòa như khúc giao

hưởng đất trời tạo nên kia. Trước khi đến

đây, tôi đã được nghe, được đọc nhiều về

đời sống cộng đoàn. Tôi suy nghĩ về đời

sống cộng đoàn. Tôi nhớ lần đầu thưa với

cha xứ ở quê tôi, khi tôi mới được 15 tuổi

rằng tôi muốn đi tu. Cha nhìn tôi và nói:

“con biết không, đi tu rất tốt, nhưng con

còn nhỏ lắm, chưa thể sống tốt đời sống

cộng đoàn được. Nó rất khó con ạ, không

dễ sống đâu.” Lúc đó, tôi cũng không để ý

điều cha nói lắm, vì tôi nghĩ cha già rồi nên

lo xa đó mà. Với tôi lúc đó và bây giờ gấp

đôi số tuổi rồi, nhưng tôi vẫn nghĩ cộng

đoàn như một gia đình thiêng liêng cho

Page 39: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 39

những ai bỏ gia đình, anh chị em dấn thân

trong đời tận hiến. Ngay từ khởi đầu chuẩn

bị cho việc rao giảng Tin Mừng, Chúa Giê

su đã huấn luyện các Tông đồ. Để chuẩn bị

cho các ông, Người đã dạy họ có một nếp

sống, và sống cộng đoàn, sống với Chúa (x.

Mt 10, 1-4). Hình ảnh kiểu mẫu cho đời

sống cộng đoàn các tín hữu sau này. Trước

khi xa lìa các môn đệ trong bữa Tiệc ly,

Chúa cũng chối lại cho các môn đệ một

điều: “anh em hãy yêu thương nhau, như

Thầy đã yêu thương anh em.” Như thế tôi

nghĩ đời sống cộng đoàn còn hơn một gia

đình. Bởi lẽ, gia đình mỗi người chỉ sống

một thời gian thôi, còn cả cuộc đời còn lại

là sống với cộng đoàn, với người cùng lý

tưởng. Ngoài đời người ta có câu “bán anh

em xa mua láng giềng gần,” còn gì cao quý

hơn là bỏ mọi sự, kể cả gia đình, người thân

yêu để đến sống chung, thực thi một ý

hướng. Khi đó “chín bỏ làm mười”, đồng

lòng, hợp ý vì Đấng ai cũng gọi là Cha trên

trời. Tôi thiết nghĩ cuộc sống lữ hành,

chóng qua dưới trần gian này, không cần là

người sống đời sống cộng đoàn dòng tu, mà

cũng có thể cùng nhau chung sức bước vào

quê hương đích thực trên trời. Tôi nhớ khi

tôi còn đi làm, ở môi trường công sở, tuy

tôi là một người xa lạ đến công tác lâu dài

ở địa phương, nhưng tình người, tình bạn

bè giúp tôi vượt qua cảnh xa nhà, vượt qua

những khó khăn khi mới lập nghiệp. Thực

sự như một gia đình. Ngoài tám tiếng làm

việc chung, vào những sinh hoạt vui chơi,

không lúc nào chúng tôi không có nhau. Cơ

quan của tôi có 13 người nữ, cả già lẫn trẻ,

nhưng khi bất kỳ ai có chuyện gì thì họ đều

có thể bỏ cả việc nhà mà trợ giúp. Những

lúc tôi không có chỗ ở, không có cơm ăn,

không có phương tiện đi lại, họ sẵn sàng

tạo điều kiện cho tôi. Với đường công danh,

địa vị những người bạn của tôi họ cũng

không vì thế mà mất đi tự trọng của mình.

Có chăng là số rất ít. Đời sống bên ngoài

xã hội là thế, họ không có niềm tin, nhưng

sống thẳng thắn chân thành ở một môi

trường làm việc tạo nên một gia đình lớn

nơi công sở. Như vậy, tôi nghĩ với những

người cùng chung niềm tin còn làm được

những điều hơn thế nữa. Khi có hai tiếng

“chị” “em” xưng hô trong cộng đoàn cũng

rất ý nghĩa rồi; có với nhau tình yêu thương

“chị ngã em nâng”. Tôi xúc động khi được

cùng ngồi chung một bàn, ở chung một nhà,

cùng một lý tưởng với những người tôi

chưa từng quen biết, chưa từng gặp mặt,

cũng không phải họ hàng máu mủ. Bởi thế,

cộng đoàn trong tôi luôn thân thương như

một gia đình. Ở cộng đoàn đâu có chuyện

o bế người này, người kia để làm lớn; hay

cố gắng làm gì để tỏ rằng mình có năng lực

để được để ý...Những tư tưởng ấy, ở bên

ngoài xã hội có những kẻ thích thành “Sao”,

muốn dùng mọi phương cách để tiến thân.

Tôi nghĩ những kẻ ấy trí óc không có mà

mưu mô tính kế lại không ít! Khi bước vào

mùa chay đầu tiên trong đan viện, tôi được

trải nghiệm một tuần tĩnh tâm của cộng

đoàn. Chúng tôi được một cha khách đến

giúp giảng tĩnh tâm. Với tâm tình đơn sơ,

Page 40: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

tận tụy của người mục tử, cha đã giúp tôi

có thêm vững tin để nói rằng cộng đoàn

luôn là một gia đình. Khi chưa đến cộng

đoàn, chúng tôi là những người cùng niềm

tin nhưng chưa biết nhau, mỗi người ở một

nơi khác biệt; nhưng khi đến cộng đoàn

Đan viện, chúng tôi được sống chung, mỗi

ngày được ăn và uống Mình Máu Thánh

Chúa, thì tôi dần dần được biến đổi trở nên

cùng nhóm máu với Chúa, được Chúa

thanh tẩy trở nên giống như Chúa. Chúng

tôi không còn là: tôi nhóm máu A, chị

nhóm máu B, hay chị kia nhóm máu

O...nữa mà chúng tôi có chung một nhóm

máu. Mọi thứ riêng bây giờ là chung, là

một trong tình yêu Chúa. Tình chị em trong

cộng đoàn, không có sự lựa chọn người

hợp ý để sống, nhưng là ơn đặc biệt Chúa

ban; là “hữu duyên thiên ý năng tương

ngộ”. Cha cũng chia sẻ thêm rằng người

Nhật trước khi kết hôn, người ta có để ý

đến nhóm máu, xem có hợp nhau không để

đời sống gia đình hòa hợp hơn. Ở cộng

đoàn chúng tôi còn hơn thế nữa, được

chính Máu Thánh Chúa biến đổi, chính

Bửu Huyết Thánh Chúa kết nối trở nên một

trong Chúa, giống Chúa cả về nhóm máu.

Trước kia mỗi người một tính, một ý,

nhưng ở cộng đoàn không còn tính tôi nó

thế, không còn tôi thích thế nữa và mọi ý

riêng khác mà là ý Chúa thôi. Cộng đoàn

nơi mỗi người đến đã được Chúa hứa

“chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ anh em, cha mẹ

hay con cái vì nước Thiên Chúa mà lại

không được gấp bội ở đời này và sự sống

vĩnh cửu đời sau” (x. Lc 18, 29-30). Quả

thật đã được rất nhiều so với những gì tôi

đã có.

Mặt trời khuất sau hàng thông bao

quanh đan viện, bóng tối dần chiếm hữu

thay cho ánh sáng ban ngày theo quy luật

tự nhiên. Tôi thấy ớn lạnh vì một làn gió

mang theo hơi ẩm của rừng ngang qua. Giật

mình vì tiếng chuông chuẩn bị giờ kinh

chiều đã điểm. Tôi tạ ơn Chúa vì được

đứng trước sự bao la hùng vĩ của vũ trụ mà

Chúa đã tặng ban cho tôi và nhân loại. Ước

mong sao đời sống cộng đoàn mãi là niềm

vui cho những người sống đời thánh hiến,

đặc biệt trong các đan viện. Ước chi lời bài

hát “đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức

Chúa trời, đâu có lòng bác ái, thì Chúa chúc

lành không ngơi...đâu ý hợp tâm đầu ở đó

chứa chan niềm vui...” luôn lắng đọng và ở

lại với mỗi người, để đời sống cộng đoàn

là gia đình cho những tâm hồn khao khát

đời sống thánh hiến, sống trong tình Chúa

và tình người luôn dạt dào mến yêu nhau.

Đây chỉ là những dòng suy tư còn non

nớt của con, một người mới chân ướt chân

ráo vào đời sống cộng đoàn. Con xin được

sự góp ý, hướng dẫn của các bậc thầy trong

đời sống cộng đoàn, của quí Soeur, quí

Thầy, quý Cha. Để mỗi ngày sống là niềm

vui của con trong Đan viện nhỏ bé này

. Maria Lâm Thanh

Page 41: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 41

TAN MẠN VỀ “CUỘC CHIÊN ĐẤU NỘI TÂM”

Lm. Bosco Dương Trung Tín

“Điều tôi muốn, tôi lại không làm; điều

tôi ghét tôi lại làm” (Rm7,15);

Và “Sự thiện tôi muốn tôi lại không làm

nhưng điều ác tôi không muốn tôi lại

làm”(Rm7,19).

Cuộc chiến này thường được gọi là

“Cuộc chiến nội tâm”, vì nó diễn ra trong

tâm hồn của con người, hay còn gọi là cuộc

chiến Xác – Hồn. Có nhà Triết Học thời

xưa nói: “Thân xác là tù ngục của linh hồn”.

Người ta cho rằng Xác và Hồn như là hai

thù địch không đội trời chung. Thế mà nó

lại ở ngay trong một con người. Điều đó

làm cho người khổ sở, giằng co, không biết

làm sao bây giờ.

Người ta còn nói: Con người có ba kẻ

thù là Thế gian, Xác thịt và Ma quỉ. Thế

gian và ma quỉ thì ta có thể hiểu; còn xác

thịt, tại sao lại là kẻ thù của ta. Có thật nó

là kẻ thù của ta không?

Xác thịt đó chính là xương là thịt của

ta; là cơ thể của ta. Con người có hai phần

là xác và hồn. Phần xác là cơ thể bao gồm

các giác quan như mắt, mũi, tay, chân;

miệng lưỡi và tim gan phèo phổi,…Phần

hồn là sự sống của thể xác, ở trong thể xác.

Khi hồn lìa xác thì xác thành xác chết,

không nhúc nhích, không ngọ ngoạy gì hết.

Hồn có các quang năng là suy nghĩ, yêu và

điều khiển.

Nếu ta có nhìn gì, có nói gì, có ăn gì, có

uống gì, có làm gì hay đi đâu là do quang

năng của linh hồn ta quyết định. Mắt chỉ là

một giác quan nhìn được nhưng không tự

nó muốn nhìn gì thì nhìn; Miệng cũng vậy,

không thể tự nó muốn ăn gì; muốn uống gì,

muốn nói gì thì nói. Tay cũng không tự nó

muốn làm gì thì làm; chân cũng không tự

nó muôn đi đâu thì đi. Đó là các giác quan

mà linh hồn ta có thể điều khiển được. Còn

các nội tạng như tim gan, phèo phổi, bao tử

thì tự chúng vận hành dù ta muốn hay

không. Ta mà nín thở, nghĩa là không muốn

thở thì ta chết ngay thôi.

Như vậy xét về cơ thể học, thì các giác

quan, các nội tạng, các cơ bắp, máu thịt là

xác thịt của ta, nó không là kẻ thù, không

là đối thủ của ta nhưng là bạn hay là đầy tớ

của ta mà thôi. Ta sai đâu chúng đánh đó.

Khi nó đói, thì nó đòi ăn nhưng ta cho nó

ăn gì thì nó ăn đó. Khát thì ta cho uống,

uống bao nhiều thì do ta quyết định; vv…

Page 42: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Vậy thì cái gì là kẻ thù của ta đây ?

Thánh Phao-lô có nói: “Nguyện xin

Thiên Chúa là nguồn bình an thánh hóa

toàn diện con người anh em, để thân xác,

tâm hồn và thần trí anh em được gìn giữ

vẹn toàn, không gì đáng trách trong ngày

Đức Giê-su Ky-tô, Chúa chúng ta quang

lâm”(x.Tx 5,23). Dựa vào câu này mà các

tín hữu Tin lành cho rằng con người có ba

phần là Thần trí, Tâm hồn và Thân xác.

Người Công Giáo thì tin con người có hai

phần là Thân Xác và Linh Hồn. “Con người

được ban cho một linh hồn bất tử”(GLCG

1703) và “Nhờ có linh hồn với các khả

năng tinh thần là ý chí và lý trí, con người

được thừa hưởng sự tự do”(GLCG 1705).

Thần trí là ý chí và lý trí thuộc về tinh thần,

thuộc về linh hồn. Chính THẦN TRÍ này

là điều gây rắc rối, gây cản trở cho con

người đây.

Trong tiếng Nhật thì phân biệt rất rõ.

Thân xác là (体)KA-RA-ĐA; linh hồn

là (魂)TA-MA-SHI-I; thần trí là (霊)

RE-I. Thần trí: Thần: thuộc về tinh thần;

Trí : là ý chí và lý trí; biết suy nghĩ, biết

phán đoán và quyết định. Cái TRÍ này có

thể theo thân xác hay theo linh hồn. Theo

thân xác thì gọi là “Tính xác thịt”; theo linh

hồn thì gọi là “theo ý Chúa”. Do có hai sự

chọn lựa này mà sinh ra cuộc chiến nội

tâm; mới xảy ra cuộc chiến trong con người

của ta.

Theo tính xác thịt thì ta muốn dễ dãi;

ham danh ham lợi; kiêu căng, ngạo mạn;

lười biếng khi không muốn làm; ghen tị khi

nhìn người khác; muốn thỏa mãn khi muốn

ăn cho đã; muốn ngoi lên khi nói cho sướng

miệng, dù là nói hành, nói xấu; noi dai, nói

dại; thích của ngọt khi nghe những lời giả

dối, nịnh bợ.

Theo ý Chúa thì phải chịu thương chịu

khó; kiên trì, sốc vác; khiêm nhường, hạ

mình. Sẵn sàng sắn tay áo lên để làm mọi

việc dù to hay nhỏ; dù khó hay vất vả. Vui

khi thấy người khác thành công và hạnh

phúc; ăn uống, ngủ nghỉ có giờ, có giấc và

điệu độ. Vươn lên từ đôi bàn tay và khối óc

của mình; có nói thì nói ít, nói đủ, nói đúng

và nói thật. Thích ăn mặn, biết ngậm đắng

nuốt cay; biết nằm gai nếm mật; ngay thẳng,

thật thà.

Theo câu của thánh Phao-lô thì “Điều tôi

muốn” là điều thuộc về ý Chúa, thuộc về

tinh thần, thuộc về hồn, đó là điều bẩm sinh.

Bẩm sinh ai cũng muốn làm điều tốt, điều

thiện hết. Thế nhưng tôi lại không làm, vì

làm được điều đó thì không dễ.

“Điều tôi ghét” là điều thuộc về xác thịt,

vì ai cũng ghét thói phàm ăn tục uống; ai

cũng ghét thói kiêu căng ngạo mạn; ai cũng

Page 43: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 43

ghét nói nhiều, nói dai; nói hành nói xấu; ai

cũng ghét kẻ nịnh bợ ton hót. Thế nhưng

những điều đó lại rất dễ làm, không cần cố

gắng học hỏi hay luyện tập gì; cho nên “tôi

lại làm”. Chính vì thế mà trong ta có sự

giằng co, ta phải làm gì đây?

Trước hết, ta đã rõ, thân xác ta không

có liên quan gì đến chuyện đó, nó không là

kẻ thù mà là bạn rất thân yêu của ta, nên ta

phải giữ gìn cho nó phát triển và khỏe nạnh.

Vì “linh hồn mạnh trong một thân xác khỏe

mạnh” mà.

Sau là ta phải làm với cái TRÍ và cái CHÍ

của ta. Ta phải học hỏi cho biết đâu là thiện

đâu là ác; đâu là điều tốt, đâu là điều xấu;

đâu là trái, đâu là phải; đâu là chân lý, đâu

là “cùn lý”; đâu là ý Chúa, đâu là tính xác

thịt, ý của thế gian, mưu kế của ma quỉ. Thứ

đến ta phải biện phân chọn cái nào và làm

cái nào cho tốt lành. Tốt cho mình và lành

cho người khác. Để chọn và thực hành cho

chính xác, ta cần phải theo Lời Chúa. Vì

Lời Chúa dạy cho ta biết ý Chúa; dạy ta

những điều thiện điều tốt; dạy ta chân lý,

dạy ta lẽ phải.

Có thế cả xác và hồn ta đều theo ý Chúa,

hướng ta về trời và ta sẽ được vào Nước

Trời. Nếu có và chắc chắn là có, không

nhiều thì ít những giằng co, nhưng chúng

sẽ không quyết liệt và xâu xé. Càng luyện

tập bao nhiêu thì ta sẽ hướng về linh hồn,

hướng về Chúa, hướng về trời bấy nhiêu.

Không tập ta sẽ bị tính xác thịt khống chế;

bị thế gian chi phối và bị ma quỉ cám dỗ, ta

sẽ hướng về đất, hướng về người đời và ta

sẽ vào hỏa ngục.

Vậy ta đừng theo thói Nhị Nguyên, chia

con người ta làm hai, rồi đặt ma quỉ ngang

hàng với Thiên Chúa. Không. Chỉ có một

Thiên Chúa làm chủ tất cả; chỉ có một con

người duy nhất, hợp nhất là linh hồn ta và

thân xác ta. Thân xác của ta cùng chính là

ta; linh hồn của ta cũng chính là ta, chứ

không phải là ai khác. Ta hãy hoàn thiện

con người của ta; hãy hoàn thành cuộc đời

của ta trên trần gian này, để mai sau cả xác

lẫn hồn ta được vào thiên đàng. Làm sao

cho ta không có cuộc chiến nội tâm, nhưng

chỉ có một cuộc tiến bước nhịp nhàng cả

xác lẫn hồn. Xác và hồn như hai bánh xe,

chuyên chở con người và cuộc đời ta, dưới

sự điều khiển của Thần Trí ta, nó sẽ chạy

bon bon về thiên đàng. Nếu một trong hai

bánh bị hư hay cả hai bánh đều xì lốp thì ta

sẽ rơi xuống……hỏa ngục.

Ta hãy trở nên người tài xế tài ba biết

luật, hiểu luật; can đảm và khéo léo để lái

con người và cuộc đời của ta về tới đích, về

tới bến bình an.

Page 44: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

12 câu châm ngôn thâm thúy của người Nhật.

Là một quốc đảo với nếp sống hiện đại bậc nhất hành tinh, nhưng người dân Nhật Bản

vẫn giữ gìn tốt những bản sắc văn hóa cùng nhiều triết lý cổ xưa. Những câu châm ngôn

sau đây tuy đơn giản nhưng lại ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc và đầy trí tuệ.

1. Nếu một vấn đề có thể giải quyết, thì chẳng cần phải lo lắng. Nếu vấn đề không thể

giải quyết, có lo cũng vô ích. Lo lắng không chỉ làm bạn tốn thời gian mà còn ảnh hưởng

đến sức khỏe. Nhiều người dù biết vậy nhưng vẫn không thoát được thói quen lo này. Tốt

hơn hết khi gặp khó nạn, hãy nghĩ cách giải quyết và mau chóng thực hiện nó.

2. Nhanh nghĩa là từ từ và liên tục.

Người Nhật luôn đề cao tính kiên nhẫn, với họ đây là con đường ngắn nhất để đi đến

thành công. Người vội vã, thường rất dễ bỏ cuộc bởi áp lực mà họ tự tạo ra cho mình quá

lớn. Ngược lại, người từ tốn lại là những người sâu sắc. Bạn có thể chưa giỏi khi bắt đầu

một công việc, nhưng hãy cải thiện nó “từ từ và liên tục”.

3. Bên cạnh những vĩ nhân luôn có sự giúp đỡ của những người bình dị.

Vì con người không thể tách rời xã hôi, một tập thể vững mạnh sẽ cho ra nhiều cá nhân

xuất sắc. Một đất nước phồn thịnh sẽ sản sinh nhiều nhân tài.

4. Tình nghĩa vợ chồng giống như bàn tay và đôi mắt

Khi tay đau, mắt sẽ khóc; và khi mắt đẫm lệ, tay sẽ nhẹ nhàng lau nước mắt.

5. Mặt trời không biết người đúng kẻ sai. Nó tỏa sáng và mang lại sự ấm áp cho tất cả.

Nếu ai đó phạm phải lỗi lầm với bạn. Hãy cứ đối đãi bao dung, dùng sự bao dung của

bạn để sưởi ấm cho những lỗi lầm mà họ mắc phải. Giống như mặt trời.

6. Ếch ngồi đáy giếng nào đâu biết biển cả mênh mông?

Vì vậy dù đã trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, người dân Nhật vẫn không ngừng

học tập và nghiên cứu.

7. Buồn bã giống như một chiếc váy bị rách, nên chỉ cất ở nhà.

Váy rách có thể thay váy mới, tâm trạng buồn cần phải tự mình phấn chấn lên.

8. Làm tất cả những gì bạn có thể và để phần còn lại cho số phận.

Người Nhật tin rằng mỗi người đều có 1 số phận, con người không quản được số phận,

cách tốt nhất để sống tốt là làm hết khả năng của mình. Làm tất cả những gì bạn có thể và

Page 45: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 45

để phần còn lại cho số phận.

9. Bạn sẽ không vấp ngã nếu cứ nằm lỳ trên giường. Chỉ những người không dám bước đi

mới không bao giờ vấp ngã. Trên thực tế, những người thành công đã phải trải qua va vấp

rất nhiều. Dù không hề dễ chịu nhưng đó lại chính là những bài học vô giá, mà họ không

tìm được ở đâu khác. Đừng để nỗi sợ hãi, do dự kìm hãm đôi chân bạn tiến về phía trước.

10. Luôn nhường đường cho người ngốc và người điên.

Tranh luận với nhưng người này chỉ làm bạn tốn thời gian, trừ phi bạn là bác sĩ tâm lý.

11. Giỏi leo trèo như khỉ, vẫn có lúc ngã từ trên cây.

Ngay cả những người tuyệt vời nhất vẫn có lúc phạm sai lầm. Vì vậy đừng sợ mắc lỗi

nếu còn làm chưa tốt, cũng đừng quá tự hào khi bạn đã giỏi giang.

12. Nếu phụ nữ muốn gì, núi cao biển lặn cũng không cản được họ.

Ai cũng có năng lực của riêng mình, sức mạnh là nằm ở ý chí không phân biệt nam nữ.

ĐIỀU CỐT YÊU

Trao ban, chia san cả đời

Đừng vì khen tặng, gọi mời mất ‘tâm’.

Yêu thương, tha thứ âm thầm,

Đừng ham lợi tức, trầm ngâm dặm trường.

Một ‘tin’, hai ‘tín’ soi đường

Dẫn về chính lộ, kiên cường không lay.

Đơn sơ, giản dị thì hay,

Ngây ngô, ngớ ngẩn chẳng may mắn gì!

Lắng nghe người khác nghĩ suy,

Góp công, góp sức, ngại chi người đời!

Chân thành lên tiếng, góp lời

Dựng xây thế giới, rạng ngời bình an.

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 46: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

CÂU CHUYỆN HẠNH PHUC

"Hạnh phúc chỉ có được từ khả năng tạo dựng hạnh phúc, khả năng này đồng nghĩa với khả năng

vượt qua các bế tắc, các trở ngại khó khăn của chính mình trong cuộc sống".

1. Thìa muối.

Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, và những khó khăn đó giống như thìa muối này,

nhưng mỗi người lại hoà tan nó theo một cách khác nhau.

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi

khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế việc học tập cũng chẳng hứng thú gì

hơn.

Một lần khi chàng ta than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng

nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử.

- Cốc nước mặn chát thầy ạ - Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước. Bây giờ con

hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc

một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, và những khó khăn đó giống như thìa

muối này, nhưng mỗi người lại hoà tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng

mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với

những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng

chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cả.

2. Cơn bão.

Vị vua nọ đang đi công du trên một chiếc tàu thì gặp cơn bão. Gió to, sóng dữ gầm thét như muốn

quật đổ những cột buồm và nuốt chửng con tàu. Một người trong đoàn tùy tùng nhà vua trước đây

chưa từng ra biển nên vô cùng hoảng sợ. Anh ta khóc thét lên trong nỗi sợ hãi và mỗi lúc một to hơn.

Không ai trên tàu có thể trấn an anh ta được.

Trong cơn giận dữ nhà vua thét lên:

- Có ai ở đây có thể làm cho tên hèn nhát kia câm miệng lại được không?

Ngài hỏi đến lần thứ ba, vẫn không một ai trong đám cận thần lên tiếng. Cuối cùng có một người

bước ra, ông ta là một thuyền viên trên tàu.

- Thưa bệ hạ, tôi nghĩ là tôi có thể khiến cho anh ta im lặng nếu tôi được tòan quyền làm điều đó.

Một thoáng do dự, nhưng vì nóng lòng muốn biết cách của người thuyền viên đó nên nhà vua ra lệnh:

- Làm ngay đi! Ta cho phép nhà ngươi.

Người thuyền viên liền ra lệnh những người lính ném anh ta xuống biển. Rơi xuống biển lạnh giá

đầy sóng lớn, anh ta gào lên khiếp sợ và vùng vẫy trong hoảng loạn, cố tìm mọi cách ngoi lên mặt

nước. Ít giây sau, người thuyền viên cho kéo anh ta lên. Khi bám được thành tàu, dù mệt rũ rượi và

nét mặt lộ rõ vẻ kinh hoàng, nhưng anh ta đã hoàn toàn im lặng.

Quá ngạc nhiên và ấn tượng về những gì vừa diễn ra, nhà vua bèn hỏi người thuyền viên tai sao

anh ta có thể biết trước được như vậy. Người thuyền viên đáp:

- Chúng ta không bao giờ nhận ra những điều bình dị mà quý giá đang có trong mọi tình huống,

cho đến khi chúng ta rơi vào một tình trạng thực sự tồi tệ hơn.

Sưu tầm.

Page 47: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 47

NHƯNG CẠM BÂY CỦA DU HỌC SINH TẠI NHẬT

Những cạm bẫy của du học Nhật Bản, với những cám

dỗ, nguy cơ luôn rình rập. Sau những năm tháng làm tư vấn

du học các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Newzealand,

Canada, Thụy Điển, My, … Thanh Giang có rất nhiều cảm

xúc về cuộc sống của du học sinh đang sống, học tập tại

nước ngoài. Đặc biệt đó là về cuộc sống của du học sinh

Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc. Hằng ngày, Thanh

Giang thường xuyên trao đổi và chia sẻ với các em du học

sinh để hiểu hơn được cuộc sống thực tế của các em. Qua

đó, Thanh Giang cũng mong muốn thay các em nói lên

những nỗi nhọc nhằn, những khó khăn, những cạm bẫy mà

các em hàng ngày vẫn phải đối mặt trên bước đường xa xứ.

Đây cũng là bài viết để các em, cũng như các bậc phụ huynh

đang muốn tìm hiểu để cho con em mình đi du học Nhật Bản tự túc tham khảo, để chuẩn bị cho mình

những hành trang cần thiết trước khi đi du học. Thanh Giang vẫn thường dạy học sinh của mình:

“Chúng ta không sống đủ lâu để tạo ra những sai lầm, mà hãy học bài học từ những sai lầm của người

khác”

Đồng thời, qua bài viết này. Thanh Giang cũng mong muốn các bậc phụ huynh đã và đang có con

em theo học tại Nhật Bản, hiểu rõ hơn về cuộc sống của các em để cùng cảm thông, chia sẻ động viên

với các các em. Những cạm bẫy của du học Nhật Bản đầu tiên Thanh Giang muốn nhắc tới đó là:

- LÀM THÊM QUÁ NHIỀU

Vì sao thanh Giang gọi đây là cạm bẫy? Bởi vì đa số các em du học sinh, đều mới tốt nghiệp cấp

ba. Sinh ra và lớn lên tại các làng quê nghèo, các em biết rằng mức thu nhập bình quân ở một làng

quê là rất thấp. Trong suốt 18 năm trời ăn học, các em đều sống phụ thuộc vào cha mẹ và chưa biết

kiếm tiền là gì. Chứng kiến cảnh cha mẹ phải vất vả như thế nào để kiếm được 100 - 200.000 đồng/một

ngày. Khi sang tới Nhật Bản, tiền công làm thêm tính theo giờ, trung bình từ 800 - 1200 yên tương

đương với 160 - 240.000 vnđ/giờ. Chỉ cần so sánh rất đơn giản, các em nhận ra rằng 1 giờ lao động

tại Nhật Bản bằng tiền công của cha mẹ làm việc quần quật ở nhà cả một ngày trời vất vả với công

việc nặng nhọc. Chính điều đó, đã thôi thúc các em lao đi làm thêm để mong kiếm được nhiều tiền,

để gửi về phụ giúp gia đình và trả nợ khoản vay đi du học. cũng như trang trải những chi phí sinh hoạt

đắt đỏ tại Nhật Bản. Thêm nữa, học sinh đi du học Nhật Bản, đại đa số xuất thân từ những gia đình

nghèo khó. Khi nghe theo những lời giới thiệu là vừa đi học vừa làm thêm, có thể kiếm được nhiều

tiền hơn so với đi lao động. Do vậy, nhiều gia đình đã quyết tâm vay mượn với số tiền rất lớn, để cho

con đi du học Nhật Bản với mong muốn chính đáng: Vừa có bằng cấp vừa có nhiều tiền và sau này

sẽ xin việc vào làm tại các công ty Nhật Bản. Để cuộc đời của con mình không nhọc nhằn như cuộc

đời của chính mình. Nhưng thực tế, đâu có phải như vậy. Một ngày du học sinh thường bắt đầu từ 9h

sáng lên lớp học đến 12h30 - 1h chiều nếu học ca sáng. Còn học ca chiều từ 12h30 - 5h chiều. Sau

thời gian đến lớp, các em lại tất bật đi làm thêm vào buổi tối cho đến tận sáng hôm sau. Nhiều em đi

làm về khuya, không còn tàu nữa. Đành phải ngủ lại ở nhà ga để chờ tàu vào sáng hôm sau trở về nhà

và lại tiếp tục đi học. Để kiếm được một khoản tiền đủ trang trải chi phí thì các em phải đi làm thêm

rất nhiều, dù cho trời mưa bão bùng, tuyết rơi phủ kín đầu. Các em vẫn phải lặng lẽ bước đi,... Nhiều

lúc vừa đi các em vừa khóc, vì quá tủi thân với cuộc sống vất vả nơi xứ người. Mà nước mắt nhạt

nhòa hòa với những hạt mưa lăn dài trên gò má gày gò của các em. Có rất nhiều em, vì áp lực nợ nần

từ quê nhà nên các em phải làm hơn 3 ba việc /1 tháng. Một ngày với 4h làm việc học tập ở trên lớp

Page 48: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

và 6 - 8h làm việc ở các xưởng. Thực sự các em đã kiệt sức. Thời gian đến lớp thực chất chỉ là thời

gian để điểm danh và ngủ bù vì đi làm quá nhiều vậy thử hỏi thời gian đâu để các em học tập? Nếu

không điểm danh thì điểm chuyên cần dưới 90% thì cơ hội xin Visa cho năm tiếp theo gặp rất nhiều

khó khăn. Thời gian vừa qua, rất nhiều du học sinh phải về nước hoặc bỏ trốn vì không thể gia hạn

visa vì đi làm thêm quá nhiểu. Khi các em còn ở nhà thì mọi việc đều đã có cha mẹ lo, các em chỉ

việc ăn và đi học. Còn khi sang tới Nhật Bản rồi, thì mọi việc đều tới tay các em. Từ các bữa cơm ăn

vội, tiền điện, tiền nước, tiền tiêu dùng sinh hoạt, tiền rác,… các em đều phải tính toán. Thứ hỏi các

bạn các bạn ở tuổi 18, thì các bạn đã thực sự giỏi trong việc chi tiêu và lo toan việc hằng ngày chưa?

Đọc tới đây, tôi tin bạn sẽ hiểu và thương các em nhiều hơn. Các em chỉ như những cánh chim non

nớt mới rời xa tổ, mà đã phải đối mặt với cơm áo gạo tiền. Đối với học sinh nước ngoài, đây là một

việc rất bình thường. Bởi vì sao Thanh Giang nói bình thường? Là vì các em được đào tạo trong những

môi trường, mà ở đó người ta dậy cho các em cách sống tự lập từ bé. Nhưng ở Việt Nam chúng ta thì

sao? Các em được gia đình: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Được gia đình bao bọc chở

che bằng tình yêu thương và chưa được học những bài học tồn tại, tự làm được mọi việc để phát triển,

học hỏi trong bất cứ môi trường nào. Từ lớp 1 đến lớp 12, các em học quá nhiều về lý thuyết mà chưa

bao giờ được học một bài học sinh tồn đúng nghĩa. Hằng ngày, Thanh Giang vào facebook đọc được

nhiều chia sẻ của các em du học sinh và tâm sự cùng các em. Thanh Giang thấy thương các em, bởi

vì các em ấy chưa được chuẩn bị những hành trang cần thiết trước khi đi du học, trong đầu các em

vẫn còn những mơ mộng hão huyền về một đất nước tươi đẹp. Vẫn mang trong đầu những ý nghĩa

kiếm được nhiều tiền bằng hình thức đi du học. Cho nên các em lao đi làm mà quên rằng sứ mệnh đi

du học của mình là học tập. Thanh Giang thấy bản thân mình chưa thể sẻ chia được nhiều tới các bạn

trẻ ý nghĩa và mục đích thực sự của việc đi du học Nhật Bản. Những điều mà các em cần phải chuẩn

bị cho một bước ngoặc lớn cuộc đời qua con đường du học Nhật Bản. Nhiều lúc Thanh Giang luôn tự

hỏi rằng thế thực tế các em đang đi du học, hay đi làm kiếm tiền bằng công việc tay chân đây? Câu

hỏi trên có vẻ là ngớ ngẩn đúng không các bạn? Vì trong cụm từ "Du học Nhật Bản" đã có câu trả lời

rồi mà sao lại còn hỏi như vậy? Nhưng đọc xong đoạn trên chắc các bạn cũng sẽ có câu hỏi giống như

Thanh Giang đúng không?

Các bạn cùng đọc bài: Du Học Nhật Bản Định Hướng Một Con Đường để tham khảo và hiểu được

mục đích và sứ mệnh du học là gì nhé! Hãy trả lại cụm từ "Du Học" theo đúng nghĩa của nó. Hãy xây

dưng môt tương lai vưng chăc bằng con đương hoc tâp thưc sư, chư đừng đi ban tuổi thanh xuân, bán

sưc khoe khi nghe rằng du hoc Nhât Ban la sương lăm, kiêm đươc nhiêu tiên lăm từ viêc làm thêm và

bằng moi gia vay mươn đê đi bằng đươc các em nhé!

http://duhoc.thanhgiang.com.vn/du-hoc-nhat-ban-dinh-huong-m…

- CÁM DỖ VỀ TÌNH CAM

Khi sang tới Nhật Bản, các em sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ và cảm thấy cô đơn.

Nơi đô thành chỉ một mình trơ trọi

Giữa biển người sao vẫn thấy cô đơn

Giọt lệ đầy vơi, ta có nén tủi hờn

Nụ cười gượng tìm nguồn vui chốc lát

Xung quang có nhiều du học sinh Việt Nam cùng học. Nhưng nhiều khi, chính những người Việt

lại phải đề phòng lẫn nhau và không thể đặt niềm tin được vào nhau. Bởi vì, người Việt lại lừa người

Việt rất nhiều và đến nỗi người Nhật phải cảnh báo cho người Người Việt, hãy cẩn thận chính bạn bè

đồng hương của mình. Sống xa gia đình, các em không còn được sự giáo dục quản lý chia sẻ và tâm

sự của cha mẹ thường xuyên. Các em sống với một cuộc sống tự do có thể làm những điều mà mình

thích. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Các em rất dễ dàng sống với bản năng của mình. Nhiều bạn

Page 49: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 49

trẻ vì quá cô đơn, nên đã làm quen với các bạn khác giới và về ở với nhau như vợ chồng. “Xung quanh

mình bạn bè cũng như vậy. Tại sao ta lại phải cô đơn?” Từ suy nghĩ dẫn tới hành động. Các bạn đến

với nhau, yêu nhau và sống với nhau như những cặp vợ chồng và cái kết của những cuộc tình này là

việc mang thai ngoài ý muốn của các bạn trẻ.

Thanh Giang tin rằng các bậc phụ huynh đọc tới đoạn này thì cũng hiểu được sự thiệt thòi thuộc về

phần ai đúng không? Thanh Giang đọc được rất nhiều những lời tâm sự chia sẻ của các bạn. Sau một

thời gian chung sống với nhau bạn nữ mang bầu, phải về nước để sinh con hoặc phải nghỉ học để sinh

con. Thực sự mới có 18, 19 tuổi đã làm mẹ ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, thì đó là một điều rất bất

lợi đối với tương lai lâu dài của các em. Thanh Giang không nói đại đa số đều như vậy. Nó chỉ là một

số ít, nhưng nếu như chúng ta định hướng trước cho các em con đường đi, con đường các em sẽ tới

có những vấp ngã, những cạm bẫy mà các em phải vượt qua. Thanh Giang tin rằng, những chuyện

như vậy sẽ hạn chế đi được phần nào. Rất nhiều lần, Thanh Giang muốn viết lên những nỗi lòng tâm

sự của các em, dẫu biết rằng những lời chia sẻ này. Sẽ làm cho nhiều bậc phụ huynh có con cái đang

du học tại Nhật Bản hoang mang lo lắng. Nhưng Thanh Giang vẫn phải viết, để muốn nhắn nhủ rằng

các em còn quá trẻ, còn quá nhiều điều phải học, cần những sự động viên chia sẻ từ bố mẹ và rất dễ

bị gục ngã trước những cám dỗ của cuộc đời. Cha mẹ hãy hiểu và cảm thông, Thanh Giang chỉ ghi

nhận các em lớn về mặt thể xác, còn về tinh thần thì thực sự các em vẫn còn là những đứa trẻ. Có

nhiều em tâm sự với Thanh Giang rằng. Nhận được điện thoại của bố mẹ hỏi: Con thế nào? Thì dù

khó khăn đến mấy các em vẫn nói: Cuộc sống của con rất tốt, vì không muốn cha mẹ ở nhà phải lo

lắng cho các em. Ở nhà thì cha mẹ cứ đinh ninh là con mình sống tốt. Vậy làm thế nào để biết được

cuộc sống thực của các em ấy? Thanh Giang có một lời khuyên là các bậc phụ huynh nên liên lạc với

bạn bè của bạn đang học cùng trường, để khi có việc cần, có những điều mà con không dám nói với

gia đình thì bạn bè của con sẽ giúp các anh chị.

Cuộc Sống Tha Hương

Nơi con làm việc là cánh đồng tuyết trắng.

Những ngày nắng, cũng âm mấy độ C.

Đi làm, 4 đôi tất vẫn thấy tê

Cố gắng lao động, tiết kiệm gửi tiền về trả nợ.

Nhưng lương con bên này thấp quá.

Mùa đông thì thực lĩnh có 10 lá.

Trừ hết rồi gửi về được 7 man.

Đến bao giờ, mới hết được gian nan?

Đến bao giờ, bố mẹ mới hết nợ?

Bố mẹ ơi! Có hôm con rất sợ.

Đi làm về, đầu nó cứ quay quay.

Lên giường, là con có thể ngủ ngay.

Nhưng con vẫn kịp nhớ về bố mẹ!

Lúc mệt mỏi, thấy giọng mẹ khe khẽ.

“Cố lên con trai, mẹ luôn đợi con về!”

Tự dặn lòng mình, con xin thề.

Sẽ nói dối. “Không bao giờ kêu khổ”.

Để hàng đêm, cho bố khỏi suy nghĩ.

Con sang đây, là do bất đắc dĩ.

Chắc gì đã khổ bằng bố mẹ đợi mong con.

Page 50: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Thôi, thời gian con cũng chẳng còn.

5 rưỡi rồi, con phải làm cơm hộp.

Để anh em đi làm, ăn cho ấm bụng.

Bố mẹ ở nhà, chớ có lo con.

Bây giờ con đã ăn khoẻ lắm.

Chào bố mẹ, chào em yêu đằm thắm.

Thêm một ngày nữa con lại đi làm.....

Tác giả: Hoàng Hữu Nghị

- CÁC TỆ NẠN:

Ở Nhật Bản có một số ít các bạn trẻ rủ nhau dùng ma túy đá. Có nhiều học sinh đã xa vào và phải

về nước vì không thể tiếp tục học tập. Nạn cờ bạc, lô đề cũng vậy, nhiều học sinh rủ nhau đánh bạc

thâu đêm quên việc phải lên lớp. Hiện nay, bên Nhật Bản đang rộ lên việc bán hàng đa cấp các sản

phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và có khá nhiều các cuộc tranh cãi và nhục mạ lẫn nhau. Các em

cần suy nghĩ và thật tỉnh táo để không bị cuốn vào cơn bão này nhé! Thậm chí, nhiều bạn gái trẻ sang

nhật không chịu được cuộc sống vất vả, khi được nghe những lời dụ dỗ, mời chào là việc nhẹ, tiền

nhiều nên đã tham gia vào các đường dây bán dâm tại các thành phố lớn. Thực sự du học sinh Việt

Nam hiện nay ở Nhật Bản như là một xã hội Việt Nam thu nhỏ tại Nhật Bản. Các em ơi, Thanh Giang

biết con đường để các em sang tới Nhật Bản. Các em đã phải trải qua một quá trình rất gian nan. Vì

thế, cac em đừng đê mình xa vào nhưng tê nan như vây nhé! Hãy biêt nói không và tránh xa nhưng

cám dô đo vi tương lai cua chinh cac em va gia đinh các em. Hãy thât tinh táo nhé các em.

LỪA MUA ĐIỆN THOẠI ĐỂ LẤY THÔNG TIN

Nhiều bạn trẻ khi mới sang Nhật Bản, mong muốn có được ngay một chiếc điện thoại để liên lạc

với gia đình. Nhiều em vì nhẹ dạ cả tin đã gửi thông tin của mình cho một người lạ đi đăng ký điện

thoại. Vì mới sang, thấy các em không có nhiều năng lực tiếng Nhật, do vậy không hiểu được việc

đăng ký điện thoại và giao dịch bằng tiếng Nhật với nhân viên. Nên nhiều bạn đã lấy thông tin của

các em đăng ký nhiều máy và nhiều số thuê bao. Ở bên Nhật Bản, việc trả tiền điện thoại là qua thẻ

ngân hàng, nhiều em bị sốc nặng khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, lên tới con số

hằng trăm nghìn yên. Nhiều em vì không có tiền để trả nên phải về nước để trốn nợ. Ngoài tiền điện

thoại, các em rất dễ bị lừa tiền tìm nhà. Chân ướt chân ráo sang, các em rất dễ bị những kẻ xấu lợi

dụng trong việc thuê nhà với chi phí cao và bị móc túi hàng tháng.

TRỘM CẮP, TRỐN VÉ TÀU,...

Với người Nhật Bản, việc ăn trộm là một việc vô cùng nhục nhã. Cho nên tại các siêu thị hầu như

không có nhân viên trông đồ. Vì vậy, việc lấy đồ tại siêu thị quá dễ dàng mà lại không phải vất vả,

nên nhiều em đã ngả lòng khi nghe những bạn xấu dụ dỗ đi ăn trộm. Để rồi khi công an bắt được thì

các em bị điều tra và cho về nước. Khi đã phạm pháp tại Nhật Bản, đồng nghĩa các em sẽ mãi mãi

không bao giờ quay lại được nữa. Ở một số làng quê tại Nhật, vào buổi sáng họ mang hàng cần bán

đặt trên kệ và đề giá tiền với hộp đựng tiền. Sau đó họ đi làm, tối về họ lấy hộp đựng tiền và không

hề mất một món hàng nào cả với số tiền tương ứng với số hàng mà người mua đã lấy. Đó chính là cái

văn minh, mà các em nên học hỏi đúng không? Việc đi tàu điện cũng vậy, nhiều bạn thường hay đi

tàu không chịu mua và hay trốn vé. Các em không được làm điều đó nhé! Đừng vì vài đồng mà mất

đi danh dự của mình. Các bạn tham khảo bài chia sẻ sau của một bạn du học sinh về cái nhìn của

người Nhật đối với người Việt Nam.

http://duhoc.thanhgiang.com.vn/bai-chia-se-cap-la-van-hoa-c…

Page 51: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 51

BỎ HỌC TRỐN RA NGOÀI ĐỂ ĐI LÀM

Bạn nào hay lang thang trên những diễn đàn của du học sinh Nhật Bản.( Các bạn có thể tham gia

vào diễn đàn sau:"Cộng Đồng Du Học Việt Nhật"

Link: https://www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban ) Các bạn hay bắt gặp cụm từ tuyển

"bộ đội" hay "đi bộ đội" để chỉ việc du học sinh đã bỏ học và đang sống bất hợp pháp tại Nhật Bản.

Các bạn đều biết, ở Nhật Bản không phải như Hàn Quốc là các công ty vẫn tiếp nhận những người

lao động bất hợp pháp đã hết hạn visa. Do vậy, khi trốn ra ngoài. Các em không thể xin được việc làm

thêm tại các xưởng. Lý do bỏ học rất nhiều như: Đi làm thêm quá nhiều, học không được, nghe bạn

dụ dỗ,... để rồi các em bỏ ra ngoài và tự dồn mình vào bước đường cùng. Ai cũng biết cái điểm đến

ấy chính là phải đi ăn trộm tại các siêu thị, để có tiền trang trải chi phí và gửi tiền về nhà giúp gia đình

trả món nợ vay ngân hàng. Nếu không sẽ đẩy cả nhà ra đường. Từ năm 2014 tới nay. Cảnh sát Nhật

đã bắt 740 du học sinh Việt Nam nâng ty lệ du học sinh Việt Nam phạm tội trộm cắp lên vị trí số 1 so

với du học sinh các nước đang theo học tại Nhật Bản như: Trung Quốc, Nepal, Philipin, Hàn Quốc,...

BUÔN BÁN ĐỒ LẤY TRỘM

Đi làm thêm quá nhiều và mệt mỏi. Nhiều bạn đã không chịu được áp lực nên đã chuyển hướng

làm kinh doanh online. Như nhiều người vẫn hỏi, tại sao về Việt Nam mua những món hàng còn rẻ

hơn mua ở siêu thị Nhật Bản? Đã có rất nhiều bài báo viết về tình trạng buôn bán đồ lấy trộm tại các

cửa hàng và siêu thị. Cũng chính vì mức lợi nhuận cao, nên nhiều em đã chấp nhận lấy hàng từ những

bạn chuyên đi lấy đồ trong siêu thị để mang về bán lại kiếm lợi nhuận cao. Khi những người ăn trộm

đồ bị bắt, công an Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra cả những ai tiêu thụ mặt hàng lấy trộm, khi đó họ sẽ

bắt cả những người tiếp tay buôn bán mặt hàng đó.

Các em nhớ rằng mạng xã hội là con dao hai lưỡi, các em nên biết cảnh sát Nhật họ sẽ theo dõi trang

facebook của các em. Nhiều giáo viên ở các trường Nhật vẫn hay email cảnh báo với Thanh Giang

nên nhắc nhở học sinh không nên buôn bán hoặc giao du với những thành phần không tốt. Vì, các

thầy cô là bạn bè của các em trên facebook nên sẽ biết mọi tương tác của các em nhé!

Hay lưu y, đừng bán re tương lai cua mình nhé các em.

CÁM DỖ VẬT CHẤT

Chỉ qua một vài năm trở lại đây, thế giới chứng kiến ra mắt biết bao sản phẩn và công nghệ mới.

Ví dụ như điện thoại thông minh Iphone, hằng năm liên tục update lên các phiên bản mới. Nhiều bạn,

vì muốn sở hữu những chiếc điện thoại đắt tiền và luôn là mới nhất nên đã phải đi làm thêm rất nhiều

để có được những chiếc điện thoại trả góp với lời mời chào là máy được cho không. Nhưng thật ra

đây là điện thoại trả góp, hàng tháng các em phải trả thông qua thẻ ngân hàng. Chúng ta nghiễm nhiên

trở thành người phải mang nợ. Thay vì đó, các em nên tìm cho mình chiếc điện thoại mà chi phí là tối

ưu nhất các em nhé!

Thanh Giang nhớ câu thơ rất hay của nhà thơ Chế Lan Viên:

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!

Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!

Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày

Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi

Lòng ta thành con rối

Cho cuộc đời giật dây

Page 52: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Các em hãy khuyên nhau, nên chi tiêu và mua săm nhưng thư đô dùng phù hơp vơi minh. Đừng

quá lãng phí vào nhưng mon đô xa xi va đăt tiên các em nhé!

ĐÁNH NHAU

Trong lớp học tiếng và nơi làm việc, các em sẽ được tiếp xúc với các bạn đến từ nước khác, các

nền văn hóa khác nhau. Vấn đề xung đột về văn hóa rất dễ xảy ra. Do vậy, khi các em có xích mích

với các bạn nước khác, các em cần giữ bình tĩnh và nên tránh. Nếu các em vi phạm đánh nhau là sẽ

bị đuổi về nước, dù đó là đúng hay sai. Thời gian vừa qua, có nhiều vụ người Việt chém nhau, đánh

nhau, gây lộn. Cho nên các em cần chú ý điều này để không phải về nước khi thời hạn visa vẫn còn.

Gần đây nhất có trường hợp Du học sinh Việt Nam bị đánh tới tử vong tại Tokyo và truyền thông

Nhật có đưa tin. Do vậy, các bạn cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Đừng để những điều đáng tiếc

và thương tâm xảy ra nhé!

XIN VISA TỊ NẠN

Nhiều em vì có một số lý do, không gia hạn tiếp được visa. Được bạn bè giới thiệu chuyển sang

Visa tị nạn để đi làm thêm. Nhưng theo quy định luật pháp của Nhật Bản, thì trong thời gian xin visa

tị nạn người xin visa không được phép đi làm thêm. Nếu vi phạm điều này mà bị công an bắt được,

sẽ bị buộc vì nước ngay lập tức. Trong trường hợp nếu đây là một đường dây mà họ phát hiện chuyên

chạy visa tị nạn, thì họ sẽ bắt lại để điều tra. Luật pháp ở Nhật rất nghiêm khắc do vậy khi đã phạm

pháp thì không thể xin được các em nhé!

NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

Nhiều bạn đi làm thêm quá nhiều, có những bạn một ngày chỉ ngủ được 1-2 hai tiếng. Có những

bạn làm thông qua 3-4 ngày không ngủ. Bù lại, các bạn lại không chịu ăn uống hoặc có ăn uống thì

chỉ là ăn tạm bợ, để kịp thời gian đi làm. Để có được một bữa cơm canh như khi còn ở nhà, có lẽ đó

là một điều khá là xa sỉ đối với những bạn đi làm nhiều. Đến khi cơ thể quá kiệt sức, các em đã ra đi

mãi mãi khi tuổi đời còn quá trẻ. Nhiều em đi làm về mệt, vào nhà tắm rồi ra đắp chăn đi ngủ. Sáng

hôm sau bạn bè gọi dậy đi học, thì em đã chìm vào giấc ngủ mãi mãi ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

Do vậy, các em đừng quá lao vào việc kiếm tiền. Vẫn biết rằng, trên vai các em còn quá nhiều áp lực

và tiền bạc. Nhưng chẳng lẽ các em lại đánh đổi cả một cuộc đời để lấy lại sự khổ đau cho cha mẹ

cho gia đình cho bạn bè và cho xã hội? Thanh Giang nhớ một câu mà đức Phật đã dạy: Cuộc đời này,

nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước đại dương

Con đã thấy muôn nẻo đường sinh tử

Dòng nước mắt của chúng sinh tuôn đổ

Còn nhiều hơn nước biển cả mênh mông

Còn nhiều hơn trăm con suối, nghìn con song

Nỗi đau khổ là vô cùng không kể

Người ra đi thì nhẹ như lông hồng, nhưng người ở lại thì đau khổ biết dường nào. Các em cần

phải biết yêu thương và quý trọng chính bản thân của mình. Vì nếu không, Thanh Giang tin rằng các

em cũng không thể yêu thương được cha mẹ của mình. Các em có thành công, có sự nghiệp vững

vàng. Khi đó mới thực sự là báo hiếu cho cha mẹ. Thanh Giang vẫn dạy học sinh của mình rằng: Các

bạn đừng nghĩ mang nhiều tiền về cho cha mẹ, mà cha mẹ đã vui đâu nhé. Cái mà cha mẹ hy sinh cả

cuộc đời và dành cho các bạn. Đó chính là mong muốn các bạn thành công, các bạn là một người tốt,

một người có ích cho chính cuộc đời của các bạn và cho xã hội. Các bạn chưa làm cha, làm mẹ cho

nên các bạn chưa hiểu được cái cảm xúc, khi mà cha mẹ được mọi người ghi nhận là nhà đó có đứa

con học giỏi, chăm chỉ, thành đạt. Điều đó hạnh phúc hơn gấp trăm, vạn lần những đồng tiền mà các

em đưa cho cha mẹ. Vậy, các em biết là mình sẽ phải làm gì rồi đúng không? Cuộc đời này vô cùng

Page 53: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 53

khắc nghiệt và nó sẽ không bao giờ có chữ giá như. Vì thế, hãy nghe Thanh Giang biết quý trọng sức

khỏe, biết sắp xếp thời gian công việc học tập và làm thêm một cách hợp lý. Các em ơi, trên quê

hương Việt Nam mình, còn nhiều cảnh đời bất hạnh và khổ đau lắm các em à. Có những đứa em mồ

côi cả cha lẫn mẹ, có những đứa em không được đi học mà phải đi ăn xin để lấy tiền nuôi mẹ ốm ở

nhà, những đứa em ở miền núi không có đủ lấy chiếc áo ấm để mặc qua mùa đông giá rét, có những

đứa em ở miền nước lũ ngồi khóc bên đống sách vở đã bị nước lũ làm ướt hết. Các em hãy suy nghĩ

lại, hãy thức tỉnh lại đi nhé. Cuốn sống này còn nhiều điều tươi đẹp và còn nhiều điều để các em phải

làm. Đừng đi làm thêm quá nhiều, hãy chú ý tới sức khỏe các em nhé! Mong rằng nhiều phụ huynh

đừng áp lực tiền bạc cho các em. Nhiều khi chỉ một câu nói vô tình như: Con người ta đi cũng như

mày, vậy mà hàng tháng nó gửi về cho bố mẹ nó mấy chục triệu, nó gửi về cho bố mẹ chiếc điện thoại

này điện thoại nọ. Vậy mà mày sang đấy làm cái gì? Hay suốt ngày chỉ biết chơi bời không chịu đi

làm. Nhiều khi chỉ những câu nói bâng quơ ấy, chính điều đó đã đẩy các em ngã vào vòng đời khắc

nghiệt. Nhiều khi những câu nói vô tình thôi, đã làm mất đi tài sản quý giá nhất cuộc đời của những

người làm cha, làm mẹ đó là đứa con của mình. Chúng còn quá non nớt, quá ngây thơ. Hãy cho các

con sống với chính cuộc đời của con. Hãy cho chúng những khát khao, hoài bão. Vì khi nhắm mắt

xuôi tay, ai cũng như ai: “Sinh ra không mang gì tới thế giới này và khi ra đi cũng chẳng mang theo

được gì cả”. Cái mà chúng ta để lại được cho đời, đó chính là những đứa con. Nó chính là sản phẩm,

là giá trị chúng ta để lại cho cuộc đời. Vậy, các anh chị hãy đồng hành cùng Thanh Giang nhé. Hãy

luôn luôn chia sẻ, cổ vũ, động viên, định hướng cho các em đi được những con đường mà các em đã

lựa chọn, anh chị em chúng ta chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn viên, biết lường trước và chỉ ra

cho các em, những vướng mắc, trở ngại, vấp ngã,…sẽ gặp phải và là một người bạn đồng hành luôn

lắng nghe tâm sự của các em. Thanh Giang lang thang trên mạng vô tình bắt gặp một bức ảnh mô tả

về du học sinh tại Nhật khi chịu quá nhiều áp lực. Có lẽ hình ảnh này lột tả được nỗi khó khăn và cực

khổ của du học sinh như thế nào.

Thanh Giang viết bài này, chỉ nói lên được một vài điều mà các em rất dễ vấp phải, nhằm giúp

các em cần chuẩn bị một hành trang thật tốt trước khi lên đường. Qua bài viết này, cũng mong rằng

các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn cuộc sống thực tế của các em nơi phồn hoa đô thị. Qua đó để cảm

thông và động viên các em hãy luôn sống theo mục đích, sứ mệnh của bản thân mình là học tập. Chỉ

có con đường “học tập”, là con đường nhanh nhất để đi tới thành công và để xây dựng một cuộc đời

mới với những tương lai tươi sáng hơn. Vậy lời khuyên nào cho các em chuẩn bị trước khi đi du học

Nhật Bản? Thanh giang khuyên các em hãy học tiếng Nhật thật tốt trước khi sang, rèn luyện một sức

khỏe thật tốt, đi bộ thật nhiều thật nhiều, rèn luyện những thói quen, tác phong của người Nhật.

Ngoài học tiếng, các em cần học cách sống trong cộng đồng. Học cách sẻ chia, cho đi những thứ mình

có, học cách là một người con viết báo hiếu với cha mẹ, học cách làm người sống có ích cho bản thân

gia đình và cho xã hội,.... Nếu các bạn vẫn còn những băn khoăn và những khó khăn những câu hỏi

chưa có câu trả lời thì hãy cùng tâm sự với Thanh Giang

Những bạn đã trải qua cuộc sống du học sinh và có những trải nghiệm đắng cay rồi thì hãy tâm sự với

Thanh Giang nhé. Thanh Giang muốn được lắng nghe các bạn và sẽ sẻ chia điều đó đó tới các em

khóa sau. Để các em ấy có một hành trang thật tốt trước khi lên đường. Thanh Giang xin gửi lời chúc

tới các em, tới toàn thể các bậc phụ huynh có con em đang sống và học tập tại Nhật Bản sức khỏe,

thành công và chiến thắng trên mọi bước đường học tập tại xứ sở hoa anh đào. Thanh Giang mong

rằng, bài này sẽ tới được những ai đang có ý định du học Nhật Bản thì cần phải xác định mục tiêu thật

nghiêm túc:

Đi du hoc Nhât Ban tư túc vơi muc đich duy nhât la đê hoc chư không phai chi đê kiêm tiên.

Thanh Giang

Page 54: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

GIAM CHẤT BÉO

Nhà thơ Thụy Khanh tới thăm vợ chồng nhà văn Nhật Hoàng. Vừa mới thấy Thụy Khánh thì ông

Nhật Hoàng chào hỏi với mấy câu rất thân mật, vô tư là "hồi này nom chị có vẻ bệ vệ quá nhỉ" .Họ ăn

uống, vui chơi hết ngày rồi chia tay... Về nhà, Thụy Khanh cứ vẩn vưong suy nghĩ mãi về chữ "bệ vệ"

mà nhà văn dùng khi welcome mình...Bà tự hỏi, chẳng lẽ bây giờ mình quá mập rồi chăng? Chắc là

tại mấy ngày Lễ Tết vừa qua ăn quá nhiều thịt thà, bánh ngọt... Tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều

chất béo hiện nay là mối quan tâm lớn đối với bà con mình vì họ đã ý thức đựoc rằng ăn như vậy sẽ

đưa tới bệnh tim mạch. Nhưng làm sao để giảm chất béo? Giảm chất béo nào? Giảm tới mức nào?

Xin mách bà con mấy mẹo sau đây:

Trước hết phải hiểu rõ chất béo là gì? Chất béo từ đâu mà có? Có bao nhiêu loại chất béo?

Rồi cũng nên nhớ rằng chất béo rất cần thiết cho cơ thể vì chúng có nhiều vai trò quan trọng trong

như là chuyên chở các vitamin tan trong dầu mỡ, cung cấp năng lựong, cấu tạo thành tế bào, sản xuất

một số hormone, bao che cho các bộ phận nội tạng sinh tử như tim, thận, bảo vệ cơ thể với sức lạnh

bằng những lớp mỡ dưới da...Không có chất béo con ngừơi không sống đựoc. Chất béo không xấu

nếu tiêu thụ vừa đủ. Chúng chỉ xấu nếu ta tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu.

Thế nào là nhiều?

Các nhà dinh dưỡng đều khuyên là chỉ nên dùng không quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày, tức

là khoảng 600 calories/ngày. Trong tổng số này chỉ 10% là chất béo no. Cụ thể là không quá 30gr/ngày

trong đó 4 gram do chất béo đa không no. Trên thực tế thì nhiều người tiêu thụ vượt quá số lượng này

với các loại thực phẩm như lòng heo, tim cật động vật hoặc phở gà lại thêm vài quả trứng non cộng

thêm một thìa nước béo vàng ngậy.

Thế nào là chất béo no hoặc không no?

Chất béo đựoc cấu tạo bởi các nguyên tử carbon và hydrogen. Chất béo no (saturated fat) là chất

béo có đầy đủ các nguyên tử hydrogen cho nên rất khó phân hóa trong cơ thể. Loại này có nhiều trong

thịt bò, gà, heo, lòng đỏ trứng, sữa, tôm cua sò hến, thực phẩm đã chế biến. Cũng có trong vài loại

dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ, dầu cocoa. Chất béo no thường có dưới dạng đặc. Dầu dừa có tới

92% là chất béo no.

Còn chất béo không no(Unsaturated Fat):

Đó là các chất béo thiếu một vài nguyên tử hydrogen trong cấu trúc. Có trong dầu thực vật, dễ dàng

bị phân tách trong cơ thể và ở dạng lỏng trong không khí. Có hai loại:

- Chất béo đơn không no: thiếu một cặp nguyên tử hydrogen, như dầu olive, đậu phụng, vừng,

canola.

- Chất béo đa không no thiếu từ 2 nguyên tử Hydrogen trở lên như dầu bắp, hướng dương, đậu

nành, bông gòn.

Chất béo vô hình là gì?

Đó là chất béo trong thực phẩm chế biến như bánh ngọt, bánh bích quy trong đó nhà sản xuất đã

cho thêm nhiều loại chất béo để tăng hương vị khiến cho món ăn hấp dẫn ngon hơn mà cũng bắt mắt

quyến dũ hơn. Đôi khi họ còn xịt một lớp dầu dừa trên bánh để bánh ròn hơn khi ăn và ngoại hình

bóng bảy

mời chào.

Page 55: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 55

Chè ba mầu đẩu bánh lọc mà thêm vài thìa dầu dừa vào chắc chắn là ngon miệng hơn nhưng ngày

nào cũng ăn thì cũng hơi bị tăng rủi ro bệnh tật cho trái tim yêu dấu đấy.

Làm sao để cắt giảm chất béo trong thức ăn?

- Loại bỏ hết mỡ trong thịt như da gà vịt, vân mỡ của miếng thịt bò, thịt heo.

- Dùng các loại sữa đã giảm chất béo xuống tới 2% hoặc không có chất béo. Với trẻ em, cần

uống sữa nguyên chất cho tới 2 tuổi để các cháu có đầu đủ chất béo cho sự tăng trưởng.

- Giảm tiêu thụ thịt bò, heo, gà vịt, đừng uống sữa nguyên dạng.

- Với thịt các loại, nên hấp, luộc nhiều hơn là chiên rán

- Nấu thịt, để nguội cho chất béo đông lại rồi vớt bỏ.

- Nhớ đọc nhãn hiệu hiệu thực phẩm trong đó có ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, thay vì ăn 1 quả trứng thì ăn 2 lòng trắng trứng.

- Còn cholesterol là gì?

Cholesterol là một dạng chất béo lưu hành trong dòng máu. Cholesterol có tự nhiên trong một vài

loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật nhưng đa số (90%) cholesterol là do gan và vài

mô bào khác trong cơ thể sản xuất từ các chất béo bão hòa (no) mà ta tiêu thụ.

Mặc dù là thành phần tự nhiên trong máu, nhưng khi quá cao, cholesterol sẽ gây ra một số rủi ro

cho sức khỏe. Những lý do đưa tới cao cholesterol là chế độ dinh dữong sai, lạm dụng rựou bia hoặc

bệnh bẩm sinh. Khi ta tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa hơn lả nhu cầu thì lựơng cholesterol sẽ gia tăng.

Chúng tràn ngập mạch máu khiến cho thành động mạch trở nên dày, cứng và bệnh cao huyết áp sẽ

xảy ra. Lâu ngày, thành động mạch trở nên yếu, lồi ra mỏng đi và tới một lúc nào đó sẽ rách vỡ, đưa

tới cơn suy tim hoặc tai biến động mạch não.

Có 3 loại cholesterol:

a. Cholesterol ty trọng thấp LDL và cholesterol ty trọng rất thấp VLDL. Cả hai đều có khuynh hướng

là bám dính vào thành động mạch khiến cho sự lưu thông của máu bị rối loạn và từ đó là rủi ro đưa

tới bệnh tim.

b. Cholesterol ty trọng cao HDL được coi như tốt vì chúng có thể quét bỏ các chất béo khác kết dính

ở thành động mạch.

Làm cách nào để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt?.

Thay đổi tập quán ăn uống có thể giúp ta hạ mức độ cholestertol xấu và nâng cao cholesterol tốt.

a. Tăng tiêu thụ rau, trái cây dù là tươi, đông lạnh hoặc trong hộp.

b. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hòa tan trong nước như rau, cám yến mạch (oat bran)

c. Tăng tiêu thụ các loại cá vì cá có nhiều chất béo omega-3 có thể hạ cholesterol xấu, tăng

cholesterol tốt.

d. Dùng dấu thực vật nhiều hơn là mỡ động vật.

e. Uống một ly nhỏ rựou vang đỏ mỗi ngày cũng giảm kết tụ cholesterol trên thành động mạch.

Ngoài rủi ro bệnh tim mạch, tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây ra ung thư không? Đây là vấn

đề đang được các nhà khoa học nghiên cứu và chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên

cứu cho hay, một chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo có thể gây ra ung thư vú và ung thư ruột già-trực

tràng.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Page 56: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

HÀNH TRANG CUỘC ĐỜI

Một người hấp-hối chết, nhìn thấy Chúa ưu-ái trao cho chiếc va-li,

Chúa nói : Đến giờ con ra đi rồi !

Ngạc nhiên người này hỏi : Bây giờ sao ? Sớm quá, con còn nhiều việc

chưa làm !

Chúa nói : Rất tiếc vì tới giờ con ra đi thôi !

Người này hỏi : Có gì trong va-li hở Chúa ?

Chúa đáp : Hành trang của con đó .

Sở hữu của con, y phục, tiền-bạc ?

Chúa đáp : Các vật đó không phải của con, chúng thuôc về trái đất !

Vậy có phải ký ức của con ?

Chúa đáp : Không phải của con, của thời gian !

Phải chăng tài năng của con ?

Chúa nói : Không phải của con, của hoàn cảnh

Có phải bạn bè hay gia đình con ?

Chúa nói : Rất tiếc cũng không phải của con, chỉ là tiến trình cuộc đời

Phải chăng vợ con của con ?

Chúa nói: Không phải của con, mà là tâm tư con

Có phải là thân xác của con ?

Chúa nói : Cũng không phải của con, nó là cát bụi !

Phải chăng tâm linh con ?

Chúa nói : Không, của ta !

Phập phồng người chết nhận chiếc va-li Chúa trao,

Liền mở ra xem, bên trong không có gì cả, trống rổng !

Bàng hoàng người chết nói không có cái gì là cúa tôi cả !

Chúa nói : Đúng thế, tất cả thời gian con sống là của riêng con

Đời sống là thời gian đó của riêng mình !

Bởi thế, nên tận hưởng thời gian đó, khi mình có !

Đừng để những gì mình có qua đi

Sống đi, vui sống đời mình

Đừng bỏ qua nguồn vui khi có, vì chính đó là sở hữu của mình !

Tất cả mọi thứ mình có hiện tại là của riêng mình, và bạn không thể mang theo được gì cả khi ra đi !!!

Nếu Biết Thế!

Nếu biết thế xin đừng ham cố

Bởi không ai mang được xuống mồ

Một mai khi về cõi hư vô

Của trần gian dù là vô số

Nếu biết thế màng chi danh lợi

Lợi danh như bọt biển phù vân

Có gì tồn tại mãi cõi trần

Mà mê muội dốc lòng đeo đuổi

Nếu biết thế xin dừng nghiệp chướng

Hãy biết đủ làm kẻ thiện lương

Nếu dư hãy đầu tư thiên đường

Để một mai còn được an hưởng

Page 57: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 57

ĐỪNG QUÊN NHƯNG NGƯỜI NGHÈO

Sự Ô Nhục Của Nghèo Khó

Thời gian nói cho chúng ta về sự nghèo khó lớn lao trên khắp thế giới, và đây là một điều ô nhục. Nghèo

khó trên thế giới là một sự ô nhục. Trong một thế giới ở đó có sự phong phú như vậy, nhiều nguồn cung cấp thực

phẩm cho mọi người, thì không hiểu nổi tại sao lại có quá nhiều trẻ em phải đói khát, quá nhiều trẻ em thiếu giáo

dục, quá nhiều người nghèo! Nghèo đói ngày nay là một tiếng kêu cứu. Chúng ta tất cả phải nghĩ phải chăng chúng

ta có thể trở thành một người nghèo nhỏ bé. Đây là điều mà mọi người chúng ta phải làm. Làm sao tôi có thể trở

nên một người nghèo nhỏ bé, để giống Chúa Giêsu hơn, Ngài là vị Thầy nghèo nàn.

Một Giáo Hội Nghèo Và Cho Người Nghèo

Một số người muốn biết tại sao Giám Mục Rôma lại muốn được gọi là Phansicô. Một số nghĩ đến Phansicô

Xavie, Phansicô de Sales, và ngay cả Phansicô Assisi. Cha sẽ kể cho các con nghe câu truyện này. Trong mật nghị

bầu giáo hoàng, cha ngồi kế bên Tổng Giám Mục Hưu Trí của São Paolo, và cũng là Tổng Trưởng Hưu Trí của

Thánh Bộ Giáo sy, Hồng Y Claudio Hummes, một người bạn tốt, một người bạn tốt! Khi mọi việc xem ra như

căng thẳng, ngài đã khích lệ cha. Và khi số phiếu bầu đạt tới 2/3, một tràng pháo tay như thường lệ, bởi vì giáo

hoàng mới đã được chọn. Ngài đã ôm hôn cha, và nói: “Đừng quên những người nghèo!” Và những lời ấy đã đến

với cha: nghèo, nghèo. Rồi ngay sau đó khi nghĩ về người nghèo, cha đã nghĩ đến Phansicô Assisi. Rồi cha đã nghĩ

đến tất cả các cuộc chiến tranh, khi những lá phiếu tiếp tục được đếm. Phansicô cũng là con người của hòa bình.

Và đó là lý do tại sao tên này đã đi vào trái tim cha: Phansicô Assisi. Đối với cha, ngài là con người của nghèo

khó, con người của hòa bình, con người yêu thương và bảo vệ thế giới. Ngày nay chúng ta không có những mối

liên hệ tốt với các tạo vật phải không? Ngài là người cho chúng ta tinh thần hòa bình, người nghèo này… Cha

mong muốn Giáo Hội trở nên một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo biết bao!

Tiền Để Phục Vụ, Không Để Điều Khiển

Tiền bạc phải để phục vụ, không để điều khiển! Giáo hoàng yêu thương mọi người, giầu cũng như nghèo,

nhưng giáo hoàng có bổn phận nhân danh Đức Kitô, nhắc nhở người giầu giúp đỡ người nghèo, tôn trọng họ, nâng

đỡ họ. Giáo hoàng kháng cáo về mối liên đới lãnh đạm và cho sự quay trở lại nền đạo đức đặt trọng tâm vào con

người trong thế giới tài chính và tiền bạc.

Chạm Đến Thân Thể Đức Kitô

Khi cha thường xuyên đi ngồi tòa tại giáo phận cũ của mình, giáo dân đã đến với cha, và cha luôn luôn hỏi

họ: “Con có làm phúc bố thí không?” “Thưa cha có!” “Tốt lắm”. Và cha lại hỏi họ thêm hai câu nữa: “Cho cha

biết, khi làm phúc bố thí cho ai, con có nhìn vào đôi mắt của người đó không?” “Dạ không biết. Con chưa bao giờ

nghĩ về điều ấy”. Còn câu thứ hai: “Và khi con bố thí cho ai, con có đưa vào bàn tay của người mà con bố thí, hay

con thảy đồng tiền cho họ?” Đây là một vấn đề: Thân thể Đức Kitô, đụng chạm đến thân thể của Đức Kitô, mang

lấy cho mình nỗi đau ấy của người nghèo. Đối với Kitô hữu chúng ta, nghèo đói không phải là phạm trù của xã

hội, triết lý, hoặc văn hóa. Không. Nó thuộc thần học. Cha phải nói đó là phạm trù đầu tiên, bởi vì Thiên Chúa của

chúng ta, Con của Thiên Chúa đã hạ mình, trở thành người nghèo để bước đi trên con đường với chúng ta.

Đây là sự nghèo khó của chúng ta: sự khó nghèo của thân thể Đức Kitô, sự khó nghèo mà đã đem Con Thiên

Chúa đến với chúng ta qua việc nhập thể của Người. Một Giáo Hội nghèo cho người nghèo bắt đầu bằng cách

vươn ra tới thân thể của Đức Kitô. Nếu chúng ta vươn tới thân thể của Đức Kitô, chúng ta bắt đầu hiểu một số vấn

đề, hiểu được nghèo là gì, sự nghèo khó của Chúa, thực sự là gì, và điều này không dễ.

Nghèo Đòi Hỏi Chúng Ta Phải Có Hy Vọng

Ai ăn cướp hy vọng của các con? Tinh thần thế gian, giầu sang, tinh thần của phù hoa, ngạo mạn, kiêu căng.

Tất cả những thứ này ăn cắp niềm hy vọng khỏi các con. Ở đâu tôi tìm được hy vọng? Trong Giêsu khó nghèo,

Page 58: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Giêsu đấng đã khiến mình trở nên nghèo vì chúng ta… Nghèo khó đòi hỏi rằng chúng ta gieo hy vọng. Nó cũng

đòi tôi phải có một niềm hy vọng lớn lao hơn.

Không thể nói về nghèo khó, về sự nghèo khó trìu tượng. Điều đó không tồn tại! Nghèo là thân thể của Giêsu

nghèo trong đứa trẻ đang đói, trong người bệnh, trong những cấu trúc bất công xã hội. Hãy ra đi, nhìn ở kia nơi

thân hình của Chúa Giêsu, nhưng đừng để mình bị tước đoạt mất hy vọng bằng giầu sang, bằng tinh thần của giầu

sang, mà cuối cùng mang các con trở nên không có gì trong đời sống! Lời khuyên của cha là, tuổi trẻ phải nhắm

tới những lý tưởng cao. Nhưng ở đâu tôi tìm được hy vọng? Trong thân xác của Chúa Giêsu đau khổ, và trong sự

nghèo khó đúng nghĩa. Cả hai nối kết với nhau.

Khủng Hoảng Thật

Ngay bây giờ, khủng hoảng lan tràn khắp thế giới. Và khủng hoảng không phải là một điều xấu. Thật vậy,

tuy khủng hoảng có gây cho chúng ta đau khổ nhưng chúng ta - trước và hơn bất cứ điều gì khác, tất cả những

người trẻ chúng con - phải hiểu để cắt nghĩa khủng hoảng như thế nào. Khủng hoảng này mang ý nghĩa gì? Tôi

phải làm gì để giúp nhau vượt qua khủng hoảng này? Khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua lúc này là khủng

hoảng liên quan đến con người. Người ta nói: Nó là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng công ăn việc làm. Đúng

vậy, điều đó đúng. Nhưng tại sao? Khó khăn của công việc này, khó khăn về kinh tế kia là hậu quả sự khó khăn

lớn lao của con người. Cái gì trong khủng hoảng có giá trị đối với con người, và chúng ta phải bênh vực con

người…

Ngày nay con người không mấy giá trị, nó là những đồng xu, tiền bạc mới được coi trọng. Và Chúa Giêsu,

Thiên Chúa đã ban cho thế giới, toàn thể tạo vật, cho con người, những người đàn ông, những phụ nữ để họ gìn

giữ nó. Ngài không ban cho thế giới tiền bạc. Nó là một khủng hoảng. Con người trong khủng hoảng vì ngày nay

- lắng nghe cách cẩn thận, nó là điều đúng - con người là nô lệ! Chúng ta phải giải thoát mình khỏi những cấu trúc

kinh tế và xã hội mà nó đang làm chúng ta trở thành nô lệ. Đó là nhiệm vụ của chúng con.

Tội Thờ Ơ

Ngày nay trên thế giới không còn ai cảm thấy có trách nhiệm. Chúng ta đã để mất cảm giác trách nhiệm đối

với anh chị em mình. Chúng ta đã rơi vào sự giả đối của các tư tế và Levite những người mà Chúa Giêsu đã diễn

tả trong dụ ngôn người Samaritan Hiền Hậu: Chúng ta nhìn thấy người anh em mình nửa sống nửa chết bên vệ

đường, và có lẽ chúng ta nói với mình, “Một linh hồn tội nghiệp…!” và tiếp tục đi.Nó không phải là trách nhiệm

của chúng ta, và với cách này chúng ta cảm thấy được an tâm, được bảo đảm. Văn hóa nhàn hạ, nó khiến chúng ta

chỉ nghĩ đến mình, làm cho chúng ta vô cảm trước những tiếng khóc than của người khác, làm cho chúng ta sống

trong những mong manh như những bọt xà bông mà mặc dù yêu thích nhưng không chắc chắn. Chúng đem lại

một hình ảnh chóng qua và trống rỗng, mà chúng là kết quả trong sự vô cảm đối với người khác. Ngoài ra, nó có

thể dẫn tới sự toàn cầu hóa tính thờ ơ. Trong thế giới được toàn cầu hóa này, chúng ta bị rơi vào sự thờ ơ toàn cầu

hóa. Chúng ta trở nên quen thuộc với nỗi đau của những người khác: nó không ảnh hưởng gì đến tôi, nó không

làm tôi quan tâm, nó không phải là việc của tôi!

Có Ai Khóc Trong Thế Giới Hôm Nay Của Chúng Ta Không?

Chúng ta đang ở trong một xã hội mà ở đó đã quên không biết khóc, không biết diễn tả cảm xúc - “đau khổ

với” người khác: sự toàn cầu hóa thờ ơ đã lấy đi khỏi chúng ta khả năng để khóc! Trong Tin Mừng chúng ta đã

nghe tiếng khóc, tiếng tham van, và tiếng rên rỉ thảm thương: “Rachel khóc con bà… vì chúng không còn nữa”

(Matthêu 2:18). Lưỡi gươm chết chóc của Hêrôđê để bảo vệ cho sự an toàn của ông, của sự mong manh như chiếc

bong bóng xà bông của ông. Và nó tiếp tục như thế… Chúng ta hãy xin Chúa gỡ bỏ phần của Hêrôđê mà nó tiềm

ẩn trong trái tim chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ơn biết khóc trước sự vô cảm của chúng ta, để khóc trước sự vô

nhân đạo của thế giới chúng ta, của trái tim của chúng ta, và của tất cả những ai nặc danh làm cho những điều kiện

của xã hội và kinh tế mà nó mở lối cho những điều kiện bi thương như vậy. “Có ai khóc không?” Ngày nay, có ai

khóc trong thế giới của chúng ta không?

(Còn tiếp)

Page 59: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 59

ĐỪNG ĐỌC SỐ TỬ VI CỦA BẠN,

NHƯNG HÃY NHIN VÀO CHUA GIÊSU

Khi cảm thấy cấp thiết phải kiểm tra lá số tử vi của mình, bạn hãy

chuyển ánh mắt vào Chúa Giêsu. Đây là lời khuyên nhủ của Đức Giáo

Hoàng Phanxicô khi ngài đảm bảo rằng một ánh mắt hướng về Chúa “sẽ

giúp ích cho chúng ta tốt hơn nhiều” so với ông thầy bói. Đức Giáo Hoàng

nói điều này trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những người quy tụ

tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày Chúa nhật gần cuối cùng của năm

phụng vụ.

Các bài đọc phụng vụ của mùa thường niên này tập trung vào thời kỳ

cánh chung, như bài Tin mừng trong chương 13 của thánh sử Mác-cô.

Mặc dù có những “yếu tố khải huyền” trong bài đọc, nhưng Đức Thánh Cha đã giải thích rằng

“những đoạn này không phải là phần thiết yếu của sứ điệp.” “Điểm cốt lõi xung quanh chúng là

lời của Chúa Giêsu xoay quanh chính Người, mầu nhiệm con người của Người, và cái chết và sự

phục sinh của Người, và ngày Người lại đến trong thời cánh chung. Mục tiêu tối hậu của chúng ta

là lần gặp gỡ với Chúa Phục Sinh.” Đức Giáo Hoàng đề nghị rằng, chúng ta thường thấy một thực

tế là: “Sẽ có một ngày mà tôi đối diện với Thiên Chúa”. Ngài nói rằng điều quan trọng không phải

là biết khi nào hoặc làm thế nào thời cánh chung sẽ đến, nhưng tốt hơn là “chính chúng ta hãy

chuẩn bị sẵn sàng.” Bài học từ cây vả mà Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta trong Tin Mừng hôm

nay, dạy chúng ta phải “nhìn về những ngày hiện tại của chúng ta với một viễn cảnh của niềm hy

vọng.” Hy vọng là một nhân đức thật khó khăn để sống. Đức Thánh Cha ý thức khi đề cập đến

nó như là “những nhân đức nhỏ nhất, nhưng lại mạnh nhất”. Nhưng “hy vọng của chúng ra có diện

mạo của Đấng Kitô Phục Sinh đầy quyền uy và vinh quang lớn lao”. Và điều này sẽ thể hiện tình

yêu của Người vốn chịu đóng đinh và hiển dung trong sự Phục sinh.”

ĐIỂM THEN CHỐT: Đức Thánh Cha nói rằng chiến thắng của Chúa Giêsu vào thời cánh chung

“sẽ là vinh thắng của thập giá.” Và ngài nói chỉ có một sức mạnh chiến thắng: “Hy sinh chính

mình vì tình yêu của tha nhân, trong việc noi gương Chúa Kitô”. Điều này “là điểm mấu then chốt

giữa muôn vàn biến động của thế giới.” Chúa Giêsu chính là “điểm đến của cuộc lữ hành trên

dương thế của chúng ta”, nhưng Người cũng là “sự hiện diện liên lỉ trong cuộc sống của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng tiếp tục nói rằng “Chúa đang ở bên cạnh chúng ta; Người cùng đi với chúng ta;

Người yêu thương chúng ta vô ngần.” “Người muốn hướng dẫn các môn đệ trong mọi thời đại ra

khỏi sự hiếu kỳ về ngày tháng, dự đoán, xem tử vi, và hãy chú tâm vào ngày hôm nay của lịch sử.”

Trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng hỏi: có bao nhiêu người trong chúng ta đọc lá số tử vi của

mình mỗi ngày? Đức Thánh Cha nói rằng “Khi chúng con cảm thấy thích đọc tử vi của mình, thì

hãy nhìn vào Chúa Giêsu đang ở với chúng ta là ai. Đó quả là tốt hơn và sẽ giúp ích cho chúng ta

nhiều hơn.” “Chúa nhắc chúng ta là mọi thứ rồi cũng qua đi. Chỉ Lời Người mới là ánh sáng soi

dẫn vững chắc cho hành trình của chúng ta. Người luôn tha thứ cho chúng ta vì Người ở bên cạnh

chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn vào Người và Người biến đổi trái tim của chúng ta. Xin Mẹ Maria

giúp chúng ta tín thác vào Chúa Giêsu vốn là nền tảng vững chắc cho cuộc sống chúng ta, và hãy

kiên tâm với niềm vui trong tình yêu của Người.”

Chuyển ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

Page 60: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

AO TƯỞNG VÊ CHÍNH MÌNH

Mỗi cuộc sống đều có những dự phóng, và chúng ta cũng cần

tự hoạch định những kế hoạch cho tương lai. Đó là cách thể hiện

của người thực tế, như thế, dễ dẫn đến thành công. Trái lại, có

những người sống xa rời thực tế. Có thể nói, ảo tưởng về chính

mình là một thứ bệnh tâm lý mà chúng ta cần chẩn đoán từ những

dấu hiệu khảo sát được, và đưa ra một “đồ án” theo dõi bệnh tình

và chữa trị kịp thời.

- AO TƯỞNG VỀ THẦN TƯỢNG: đây là điều chúng ta dễ

nhận ra khi thấy ai đó muốn là bản sao của người khác. Ngay từ nhỏ, những đứa bé được

coi những bộ phim hoạt hình hay siêu nhân, chúng liền đi tìm mua những mặt nạ ấy để đeo

vào không phải để che dấu sự thật hay làm điều gì bậy bạ đâu, nhưng chúng muốn trở thành

những thần tượng lý tưởng đó và đóng vai đó càng giống càng tốt: chúng múa nhảy quay

cuồng như thể thế giới chỉ có mình ta. Đối với những người lớn hơn, trưởng thành về mặt

thể chất, họ lại chạy theo mốt này mẫu nọ từ những diễn viên, ca sĩ…Vô tình họ đánh mất

đi nét độc đáo của bản thân. Hay chồng thì làm công nhân phải tằn tiện chắt chiu từng đồng,

vợ lại đi siêu thì mua đồ hạng sang. Bước ra khỏi siêu thị họ nghển mặt lên như thể tôi là

một người sành điệu, bước đến chiếc taxi và ngồi vào xe ví thể dân có tiền. Họ ảo tưởng mà

nghĩ rằng những sự ấy làm tăng giá trị bản thân. Khi ấy chúng ta thử hỏi: Điều gì làm cho

tôi thực sự là chính mình ?

- AO TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH: đây là một trong những căn bệnh thời đại mà các nhà

chuyên môn đánh giá là rất nguy hiểm. Có một chút nhan sắc trời cho, họ có nhiều bạn trai

theo đuổi, dần dà trở nên chảnh chẹ đến mức khinh thường người khác. Chưa hết, họ còn

chụp hình tự sướng rồi tung lên mạng xã hội để “câu like”. Những lời khen ấy ví như “chất

xúc tác” làm cho phản ứng hóa học của thứ “bom tấn” nổ tung. Đôi khi chỉ vì quá tự tin vào

chút sắc đẹp và năng lực nào đó, họ tạo một bộ ảnh thật nóng bỏng để tự phong mình là hot

girl hay hot boy. Rồi nghiễm nhiên bước vào showbiz như một tên “hai lúa” đổi đời. Nếu

họ có thật lực để thực sự khẳng định mình nhờ những cơ hội đó thì còn chấp nhận được.

Hoặc lố bịch hơn ! Nền văn hóa bây giờ, người ta tạo danh tiếng và thương hiệu của mình

cho nhiều người biết đến bằng những vụ tai tiếng. Tai tiếng sẽ hóa thành nổi tiếng sau một

đêm thức trắng vì phải đối diện với dư luận.

- AO TƯỞNG “không đủ”: đây là căn bệnh xuất phát từ những người có khuynh hướng

cầu toàn. Họ không bao giờ chấp nhận những gì mình đang có, họ muốn nhiều hơn rồi lao

đầu vào việc kiếm tiền không biết mệt mỏi. Nếu như họ nỗ lực trong những năng lực bản

thân thì đây là người có chí tiến thủ. Nhưng vì họ tự cho mình là tài giỏi, và ước muốn

những gì vượt quá tầm tay. Như thế, họ đã ảo tưởng về chính mình, và căn bệnh trầm cảm

đến với họ một cách tự nhiên, thế rồi họ tiếp tục lao đầu vào công việc để lắp đi những

khoảng trống vô nghĩa trong cuộc đời. Cuối cùng, họ mất hết những tương quan giúp họ

lớn lên và trưởng thành để có thể nói: tôi là chính mình.

- AO TƯỞNG VỀ QUYỀN SỞ HƯU: Họ tự nhủ: “Tôi sở hữu vì thế, tôi hiện hữu”. Với

xác quyết ấy, tôi càng sở hữu nhiều thứ thì sự hiện hữu của tôi càng phong phú. Thật ra, họ

đã đánh đồng giá trị của một nhân vị với những gì người đó sở hữu. Đâu phải vì tôi có nhiều

Page 61: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 61

của cải vật chất mà tôi là tôi hơn ? Hay đâu phải vì tôi làm được công kia việc nọ hữu ích

cho đời cách nào đó mà tôi là tôi hơn ? Biết đâu vì một chút tiếng khen người đời hoặc mua

chuộc danh dự mà làm những điều tôi không muốn ! Có thể tôi mất tự do và đánh mất mình

trong những việc như thế. Điều mình tưởng là tốt đẹp và hữu ích, hóa ra lại là cái cầm tù

chính mình bao lâu. Những cái tôi đang sở hữu, cái “có”, chưa chắc đã giúp tôi sống là mình

hơn đâu !

- AO TƯỞNG MINH LUÔN “ ĐUNG ”: Eckhart Tolle đã khẳng định: chẳng có gì củng

cố cho cái tôi của bạn hơn việc cho rằng bạn luôn luôn đúng. Cho rằng mình luôn luôn đúng

là tự đồng nhất mình với một quan điểm, một cách suy tư ở trong bạn. Chúng ta thấy rằng

bằng cách chứng minh người khác sai lầm, nghĩa là tự cho mình đúng, hay than phiền những

sai lầm của người khác đồng nghĩa với việc xác thực mình vô tội. Đôi khi họ phải cạn lời

để chứng minh hoặc bào chữa cho quan điểm của mình một cách lố bịch và trắng trợn vì họ

nghĩ rằng ai chống lại quan điểm của tôi là tấn công chính tôi, đụng chạm đến cái tôi dễ bị

tổn thương này. Xét cho cùng, những quan niệm mà họ cho rằng đúng đi nữa cũng chẳng

giúp họ mở ra với tha nhân và thực tại đời sống mà còn bị coi là một kẻ cầm tù sự thật. Và

như thế, họ giam hãm chính mình, tắt một lời: họ không thể là mình.

- AO TƯỞNG TOÀN NĂNG: họ tự cho mình là người có đầu óc bách khoa, thông thiên

kinh vạn quyển; hiển nhiên họ trở thành vị cứu tinh giải đáp cho mọi vấn đề và sẵn sàng

giúp đỡ bất cứ ai tìm đến với họ. Nhưng việc người thì sáng mà việc mình thì quáng. Họ

quay quắt trong tình trạng bế tắc của bản thân mà cách họ đưa ra hướng giải quyết là quên

đi nhu cầu của bản thân để tìm cách đáp ứng mọi nhu cầu tha nhân. Thực ra, đây là một

hình thức chạy trốn thực tại. Trong khi đó, họ được người đời khen là siêng năng và nhiệt

tình phục vụ công ích. Điều này càng làm cho họ trở nên ảo tưởng rằng mình hữu ích và có

giá trị. Cuối cùng, họ mất tự do để thực hiện những dự phóng của mình. Nói cách khác, họ

đánh mất chính mình trong việc mình làm.

- AO TƯỞNG MINH LÀ TRUNG TÂM VŨ TRỤ: người có khuynh hướng này thường

thích đi tiên phong và tự coi mình là chuẩn mực: “Hãy coi tôi làm và hãy làm theo”. Vì

mang tâm thức đó, họ thích áp đặt lệnh truyền lên người khác và tỉ mỉ hướng dẫn từng bước

từng bước một như thể cầm tay em nhỏ mà chỉ vẽ. Từ đó, họ không còn cho người khác

không gian để sáng tạo trong mọi việc, thế nên, việc đã hoàn thành mà những người hợp

tác lại không cảm thấy thỏa đáng vì những yêu sách của họ. Thế giới của họ là khuôn đúc

và luật lệ nên họ cũng thao túng người khác bằng thái độ của kẻ học nhiều hiểu rộng. Tắt

một lời, họ ảo tưởng mình là “cái rốn” của vũ trụ.

- AO TƯỞNG VỀ ĐẠO ĐỨC: Trong hành trình tâm linh, họ cũng nhận được ơn an ủi

thiêng liêng cách nào đó. Thế nhưng, họ tưởng mình đã đạo đức trổi vượt mà không cần

đến người khác hướng dẫn. Họ thích nghĩ ra những kiểu sống đạo đức khác người (lập dị)

như thể mình trở thành tu luật cho chính mình. Với tính cách chú trọng hình thức, họ lại

càng bám víu vào những hoạt động bên ngoài mà quên trau dồi đời sống nội tâm. Họ thích

tỏ ra đạo mạo và cung kính với những gì được coi là thiêng liêng một cách quá đáng. Họ tự

tạo cho mình một hào quang với sự an toàn giả tạo. Có ai đến với họ, họ sẵn sàng giúp đỡ

và thích nói năng và khuyên bảo như những bậc lão thành lâu năm kinh nghiệm trong hành

trình tâm linh. Họ không còn xa Nước Thiên Chúa nữa đâu!

(nguồn: Công giáo Infor)

Page 62: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

BÁO CÁO CÁC QUY CỦA GIÁO ĐOÀN

QUY GIUP ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ

Giáo Xứ Takatori-Kobe 5.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 2.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 3.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 1.000 yen

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân 3.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Bác Diện (Chiba-Ken) 3.000 yen

AC Phú-Cảnh (Kawagoe, Saitama) 3.000 yen

Tổng kết tháng này 23.000 yen

Tiền còn lại 76.000 yen

QUY GIUP TRẺ EM BỊ NHIÊM HIV-AIDS TẠI VN

Vườn Rau Tình Thương Himeji 1.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Một vị ân nhân 5.000 yen

Bác Diện (Chiba-Ken) 2.000 yen

Quốc Nam (Isesaki-Gunma-Ken) 5.000 yen

AC Phú-Cảnh (Kawagoe, Saitama) 2.000 yen

QUY GIÚP THỰC HIỆN TỜ PVLC

Giáo Xứ Takatori (Kobe) 20.000 yen

CĐ/CG Tokyo 20.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 15.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 10.000 yen

CĐ/CG Yamato 20.000 yen

CĐ/CG Isesaki-Gunma 10.000 yen

CĐ/CG Kawagoe 7.000 yen

CĐ/CG Nagoya 5.000 yen

Page 63: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 63

CĐ/CG Karasuyama 3.000 yen

CĐ/CG Mizonoguchi 5.000 yen

CĐ/CG Himeji 15.000 yen

CĐ/CG Yao-Osaka (tháng 7-12/2017) 20.000 yen

CĐ/CG Kawaguchi 20.000 yen

CĐ/CG Hiroshima 14.000 yen

Bà con Công Giáo Vùng Kamata 4.000 yen

Bà con Công Giáo vùng Omori 2.000 yen

Bà con Công Giáo Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki 5.000 yen

AC Trung-Phương (Tokyo) 5.000 yen

AC Phú-Cảnh (Kawagoe, Saitama) 2.000 yen

Giáo Xứ Yamatokoriyama, Nara-Ken 3.000 yen

Giáo Xứ Fujidera, Osaka 10.000 yen

Giáo Xứ Asaka, Saitama-Ken 10.000 yen

Giáo Xứ Hanakawa, Hokkaido 5.000 yen

Giáo Xứ Nishi-Chiba, Chiba-Ken 5.000 yen

Bác Diện (Chiba-Ken) 2.000 yen

Đỗ Quang Hà (Tokyo) 2.000 yen

Anh Phạm Hữu Đức (Isesaki-Gunma) 2.000 yen

QUY GIÁO ĐOÀN

CD/CG Kawaguchi 10.000 yen

Antôn TRẦN QUANG TRUNG

Sinh ngày: 07/05/1987

Con Ông: Gioan Baotixita Trần Trọng Quyền

Và Bà: Maria Trần thị Vóc

Hiện trú tại Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Matta PHAM THỊ MINH PHƯƠNG

Sinh ngày: 01/01/1992

Con Ông: Phạm Văn Chiến

Và Bà: Lê thị Hợi

Hiện trú tại Tokyo, Nhật Bản.

Page 64: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

64 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Maria NGUYÊN THỊ PHƯƠNG THAO

Sinh Ngày: 10/05/1994

Con ông: Nguyễn Quang Chung

Và Bà: Hoàng thị Hương

Hiện trú tại Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

QUACH TRUNG TIẾN

sinh ngày: 04/08/1994

Con Ông: Quách Văn Duyên

Và Bà: Đào thị Hải Yến

Hiện trú tại Tokyo, Nhật Bản

Antôn MAI XUÂN LÔC

sinh ngày: 02/09/1995

Con Ông: Anton Mai Xuân Xử

Và Bà: Matta Hoàng thị Cầu

Hiện trú tại Oyama-Shi, Tochigi-Ken, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với:

Annê BUI THỊ THAO NGUYÊN

Sinh Ngày: 16/03/1996

Con ông: Philiphe Bùi Minh Đạo

Và Bà: Lucia Nguyễn thị Thùy Đức

Hiện trú tại Oyama, Tochigi-Ken, Nhật

Bản

Micae TRẦN VĂN ĐỊNH

sinh ngày: 10/02/1996

Con Ông: Micae Trần Văn Thái

Và Bà: Maria Nguyễn thị Lệ

Hiện trú tại Arai, Nakano-Ku, Tokyo, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với:

Maria TRẦN THỊ HUYÊN

Sinh Ngày: 28/10/1996

Con ông: Trần Xuân Hải

Và Bà: Đậu thị Oanh

Hiện trú tại Arai, Nakano-Ku, Tokyo, Nhật

Bản

Phaolô NGUYÊN NHẬT TRƯỜNG

Sinh ngày: 15/11/1989

Con Ông: Gioan Baotixita Nguyễn Văn

Dũng

Và Bà: Anna Lê thị Thanh Thủy

Hiện trú tại Adachi-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Anna PHAM THUY NGA

Sinh ngày: 31/07/1991

Con Ông: Phạm Văn Chiến (chết)

Và Bà: Nguyễn thị Hoa

Hiện trú tại Adachi-Ku, Tokyo, Nhật Bản.

Phêrô NGUYÊN VĂN QUANG

Sinh ngày: 02/10/1991

Con Ông: Gioan Nguyễn Văn Châu

Và Bà: Anê Võ thị Đường

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Anna NGUYÊN THỊ ANH NGUYÊT

Sinh ngày: 16/10/1982

Con Ông: Nguyễn Văn Dinh

Và Bà: Anna Nguyễn thị Ngát

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken,

Nhật Bản.

Page 65: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 65

Phêrô HOANG THANG TUNG

Sinh ngày: 28/07/1993

Con Ông: Phêrô Hoàng Văn Tin

Và Bà: Anna Trần thị Hải Yến

Hiện trú tại Namamugi, Yokohama, N. Bản

Muốn kết hôn với:

PHAM THỊ MAI

Sinh ngày: 02/12/1993

Con Ông: Phạm Tiến Ngoạt

Và Bà: Cao Kim Hạnh

Hiện trú tại Namamugi, Yokohama, Nhật

Bản.

Maria BUI THỊ HƯƠNG

Sinh ngày: 14/04/1989

Con Ông: Bùi Văn Dự

Và Bà: Dương thị Thụ

Hiện trú tại Funabashi, Chiba-Ken, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với:

DƯƠNG XUÂN THƯƠNG

Sinh ngày: 01/10/1989

Con Ông: Dương Quang Huề

Và Bà: Nguyễn thị Điềm

Hiện trú tại Funabashi, Chiba-Ken, Nhật

Bản.

Phanxicô NGUYÊN NGOC LÂN

Sinh ngày: 07/10/1991

Con Ông: Nguyễn Ngọc Long

Và Bà: Maria Nguyễn Bích Thu

Hiện trú tại Ikebukuro, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria NGUYÊN THỊ NGOC ANH

Sinh ngày: 23/11/1991

Con ông: Nguyễn Đức Cộng

Và Bà: Nguyễn Thị Hà

Hiện trú tại Ikebukuro-Ku, Tokyo, Nhật

Bản

Anh Phêrô Khoa NGUYÊN VĂN QUÔC

Sinh ngày: 15/03/1990

Con Ông: Phêrô Nguyễn Văn Thành

Và Bà: Maria Nguyễn thị Lộc

Hiện trú tại Kita-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Cô Maria PHAM THỊ VÂN

Sinh ngày: 25/12/1992

Con Ông: Antôn Phạm Xuân Khấn

Và Bà: Anna Phan thị Huệ

Hiện trú tại Kita-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Giacôbê ĐỖ ANH TUẤN

Sinh ngày :26/3/1991

Con Ông: Giacôbê Đỗ Trọng Hòa

Và Bà: Têrêsa Trần Thị Vẻ

Hiện trú tại: Setagaya-Ku, Tokyo, Nhật

Bản.

Muốn kết hôn với:

HONGO KEI

Sinh ngày: 04/11/1991

Con Ông: Tanuma Kiichi

Và Bà: Tanuma Saori

Hiện trú tại: Kawasaki-Ku, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản.

Ai biết các đôi hôn phối này có điều gì ngăn trở theo Giáo Luật, buộc phải trình cho Giáo Quyền.

Page 66: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

66 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

PHÂN ƯU

Được tin buồn: Ông Cố Maria Phêrô NGUYÊN VĂN TIÊN,

Thân sinh của sơ An và sơ Danh, Dòng Kín Trappist Nasu,

Tochigi-Ken, đã được Chúa gọi về với Ngài vào lúc 06g30 (giờ Việt

Nam) chiều ngày 11 tháng 8 tại Vinh, Việt Nam hưởng thọ 75 tuổi.

Xin thành kính phân ưu với hai sơ An và Danh cùng toàn thể tang quyến.

Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, sớm đưa linh hồn

Maria Phêrô về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Gia Đinh Linh Muc Tu Sĩ Viêt Nam tai Nhât

PHÂN ƯU

Được tin buồn: Ông Cố Gioan BaotixitaLÊ NGỌC THANH,

Thân sinh của chị Trang (Yokohama), của qúy sơ Oanh, Dòng

Đức Mẹ Vô Nhiễm Tokyo, sơ Thảo, Dòng Kín Trappist Nasu,

Tochigi-Ken và cũng là ông ngoại của sơ Phương Hằng, Dòng Đức Mẹ Vô

Nhiễm, đã được Chúa gọi về với Ngài vào lúc 18g40 (giờ Việt Nam) ngày 15

tháng 8 tại Sai Gòn, Việt Nam hưởng thọ 88 tuổi.

Xin thành kính phân ưu với anh chị Kỳ-Trang, quý sơ Oanh, Thảo và Hằng

cùng toàn thể tang quyến.

Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, sớm đưa linh hồn

Gioan Baotixita về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Liên CĐ Đưc Me La Vang

Công Đoan Công Giao Tokyo

Công Đoan Công Giao Fujisawa

Công Đoan Công Giao Yamato

Nhom Chia Se Lơi Chua Tokyo

Gia Đinh Linh Muc Tu Sĩ Viêt Nam tai Nhât

Page 67: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017 67

Lm Giuse Ngô Quang Định Koganei Catholic Church 1-2-20Sakura-Cho,Koganei-Shi Tokyo 184-0005, Tel. 042-384.5793; Email: [email protected] Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến Meguro Catholic Church 4-6-22Kamiosaki Shinagawa-Ku,Tokyo 141-0021 Tel. 03-5435.8416; Fax.03-3491.6527; Pocket Tel: 090-1656-2693; Email: [email protected] Lm Đaminh Cao Sơn Thân SJ Savier House 1-8-25 Shinohara-Kitamachi, Nada-ku, Kobe-Shi 657-0068. Tel. 078-801.0616; mobile: 090-3849.7087; Email: [email protected] Lm Phêrô Hoàng Minh Mẫn SVD Gotanjou Catholic Church 27 Futase-Cho, Nakamura-Ku Nagoya-Shi, Aichi-Ken 453- Tel. 052-412.3456; Pocket tel. 090-6573-1666; Email: [email protected] Lm Gabriel Dương Văn Quốc Tiến Koshuku Catholic Church 992 Koshuku machi,Naze, Amami-Shi, Kagoshima-Ken, 894-0046 Tel/Fax 0997-54-8134, cell. 090-6864.8421; Email: [email protected] Lm Gioankim Nguyễn Xuân Tiến SC Goi Catholi Church 2430 Goi, Ichihara-Shi, Chiba-Ken 290-0081 Tel.043-621.3830; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected] Lm Phaolô Phạm Minh Anh Aira Catholic Church 2668 Hagashimochida, Aira-Shi, Kagoshima-Ken 899-5421 Tel. 099-566.3256; Mobile: 090-9560.1705; Email: [email protected] Lm Đaminh Lưu Vĩnh Cửu 160-1 Nakamitani, Kinokawa-shi, Wakayama-ken. 649-6434. Tel/fax:0736-60-8712,mobile:080-1436-7430. Lm Bosco Dương Trung Tín Awase Catholic Church 1-5-1 Tobaru; Okinawa-Shi 904-2164 Tel. 098-937.3598 hoặc: 090-6864.3244; Email: [email protected]

Lm Giuse Đoàn Tận Hiến, SDB Beppu Catholic Church 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Tel. 0977-22.1772. Email: [email protected] Lm Micae Nguyễn Minh Lập SDB Email: [email protected] Lm Gioankim Phan Đình Hoài Koza Catholic Church 1-4-1 Kamara, Okinawa-Shi 904-0005 Tel. 098-937.7064; cell. 080-3966.4430, Email: [email protected] Lm Micae Nguyễn Xuân Vinh Catholic Shuri Church 4-60 Shurisakiyama-Cho, Naha-Shi, Okinawa-Ken 903-0814 Tel. 098-884.4787, Mobile: 080-3963.1979; Email: [email protected] Lm Gioan Đàm Xuân Lộ Maryknoll Kai 6-2 Kioi-Cho, Chiyoda-Ku; Tokyo 102-0094 Tel. 03-3261.7283 – Cell. 070-2157.1059; Email: [email protected] Lm Peter Chanel Phạm Văn Chế Catholic Gushikawa Church 58 Kiyabu, Uruma Shi, Okinawa, Japan 904-2225 Tel: 098-974-3643; Email: [email protected] Lm Giuse Bùi Đức Dũng Nago Catholic Church 2-1-20 Onishi, Nago-Shi, Okinawa-Ken 905-0018 Tel. 0980-52.2241; mobile: 080-3995.1909, Email: [email protected] Lm Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến Kainan Catholic Church 1-13-10 Higawa; Naha-Shi, Okinawa-Ken 900-0022 Tel. 098-832-3037; Mobile: 090-9652.1309; Email: [email protected] Lm Bernard Phạm Hữu Quang pss Japan Catholic Seminary 1-1-1 Matsuyama, Jonan-Ku, Fukuoka-Ken 814-0131 Tel. 092-8632-801; Email: [email protected]

ĐỊA CHI CÁC LINH MỤC VIỆT NAM TẠI NHẬT

Page 68: sống gia đình đang bị các khuynh hướng phóngvietcatholicjp.net/pvlc/All.09-2017.pdf · Ngày nay, hôn nhân truyền thống không còn được trân qúy, ... thống

68 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 399 Thaùng 09 Naêm 2017

Lm Giuse Nguyễn Hồng Tâm Daikuma Catholic Church 21-1 Daikuma Machi, Naze Amami-Shi, Kagoshima-Ken 894-0009 Tel. 0997-54-3216; Cell. 090-5923.9339; Email: [email protected] Lm Phaolô Hà Minh Tú Saginomiya Catholic Church 27-181 Ose-Cho, Higashi-Ku, Hamamatsu-Shi 431-3113 Tel. 053-434-5087; mobile: 080-6628.1976; Email: [email protected] Lm Gioankim Nguyễn Quốc Định cell: 090-8746.1944; Email: [email protected]; Lm Emmanuel Trần Văn Bỉnh OFMConv Nigawa Catholic Church 4-2-11 Danjo-Cho Nishinomiya-Shi, Hyogo-Ken 663-8006 Tel.0798-51-0176; Fax. 0798-51.9863; cell. 080-3399.6467; Email: [email protected] Lm AntônVũ Khánh Tường SVD Tajimi Catholic Church 38 Midorigaoka, Tajimi-Shi, Gifu-Ken 507-0021 Tel: 0572-22.1583; Mobile: 090-4262-4345; Email: [email protected] Lm Phanxicô Xavie Trần Văn Hoài OFMConv Sacro Convento di S. Francesco in Assisi Piazza San Francesco, 2-06081 Assisi Perugia, Italia; Email: [email protected] Lm Gioan Baotixita Mai Tâm Ninomiya Catholic Church 88 Ninomiya Machi, Naka-Gun, Ninomiya-Shi, Kanagawa-Ken 259-0123 Tel. 0463-71.0300; Fax: 0463-71.2939; Cell.080-4275.5293; Email: [email protected] Lm Gioan Nguyễn Quang Thuần Tamano Catholic Church 4-15-7 Tai, Tamano-Shi, Okayama-Ken 706-0001 Tel. 0863-32.3530; mobile: 090-4109.9005; Email: [email protected] Lm Phêrô Trần Đức Điềm SVD Nishimachi Catholic Church 9-34 Otonashimachi, Nagasaki-Shi 852-8044 Tel. 0958-44.5755; mobile: 080-4849.5408; Email: [email protected] Lm Phanxicô Xavie Từ Đăng Phúc SVD Kichijoji Catholic Church 1-7-8 Gotenyama, Musashino-Shi, Tokyo 180-0005 Tel. 0422-44.0181; Email: [email protected] Lm Antôn Bùi Duy Thủy SDB Yokkaichi Salesio Shigan In 1-8-26 Oiwake, Yokkaichi-Shi. Mie-Ken 510-0882 Tel. 059-345.5609. mobile: 090-9171.1193; Email: [email protected]

Lm Đaminh Nguyễn Quốc Thuần Fuse Catholic Church 1-10-10 Eiwa Higashi-Osaka Osaka 577-0809 Tel.080-2459.5381. Email: [email protected] Lm Giuse Trương Đình Hải Aioi Catholic Church 17-1 Sakaemachi Aioi-Shi, Hyogo-Ken 678-0008 Tel. 0791-22.0087 Email: [email protected] Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quốc Toản Takasaki Catholic Church 16 Takamatsu-Cho, Takasaki-Shi, Gunma-Ken 370-0829 Tel: 0273-22.6243; Email : [email protected] Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thuận Kamifukuoka Catholic Church 1-11-23 Kamifukuoka, Kamifukuoka-Shi, Saitama-Ken 356-0004 Tel : 049-261.3629; Email: asukathuan@yahoo,co.jp Lm Savio Hoàng Ngọc Linh sdb Beppu Catholic Church 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Tel. 0977-22.1772; Mobile: 080-3998.1976; Email: [email protected] Lm Đaminh Nguyễn Cao Trí 4-5-12 Komaba Meguro-Ku, Tokyo 153-0041 Tel. 03-3467.1871; Email: [email protected] Lm Phêrô Phạm Hoàng Trinh Nobeoka Catholic Church 4-3 Sugisaki machi, Nobeoka shi, Miyazaki ken 882-0825 Tel: 0982-32-6501. Mobile: 090-6594-9899 Email: [email protected] Lm Phêrô Hoàng Đức Lợi Okayama Catholic Church 6-27 Tenjin-Cho; Okayama-Shi, Okayama-Ken 700- Tel.086-222.4093; Mobile: 090-9969.2478; Email: [email protected] Lm Giuse Ngô Văn Thành Sakuramachi Catholic Church 1-8-9 Sakuramachi; Takamatsu-Shi, Kagawa-Ken 760-0074 Tel. 0878-317.455; mobile: 090-9693.9592. Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Sinh Sắc

Shukugawa Catholic Church

5-40 Kasumicho, Nishinomiya-Shi; Hyogo-Ken 662-0052,

Tel. 0798-22.1649; mobile: 090-7108.5632; Email: [email protected]