spap bản tin sông phố tháng 7.2014

25
Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 1 Trong bn tin tháng 7BẢN TIN SÔNG PHỐ May – July, 2014 Gii thiu mô hình Slượng trcan thip Phn hi ca phhuynh Tp hun chuyên môn DÁN PHI CHÍNH PH Htrgia đình khó khăn Tp hun phhuynh Tp hun giáo viên mm non HOẠT ĐỘNG NI BT Hi tho khoa hc Chào mng ngày Quc tế thiếu nhi 1-6 Kết ni các tchc CSO Giao lưu với lp VB II và nhà tài tr Gii thiu dch v Đội ngũ chuyên gia Thông tin cn biết GÓC CHUYÊN MÔN Du hiu nhn biết chng tk Trhai tuổi làm được nhng gì

Upload: tranthithanhnhi

Post on 25-Jun-2015

198 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 1

Trong bản tin tháng 7…

BẢN TIN SÔNG PHỐ May – July, 2014

Giới thiệu mô hình

Số lượng trẻ can thiệp

Phản hồi của phụ huynh

Tập huấn chuyên môn

DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ Hỗ trợ gia đình khó khăn

Tập huấn phụ huynh

Tập huấn giáo viên mầm non

HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT Hội thảo khoa học

Chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6

Kết nối các tổ chức CSO

Giao lưu với lớp VB II và nhà tài trợ

Giới thiệu dịch vụ

Đội ngũ chuyên gia

Thông tin cần biết

GÓC CHUYÊN MÔN

Dấu hiệu nhận biết chứng tự kỷ

Trẻ hai tuổi làm được những gì

Page 2: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 2

CƠ SỞ TỰ KỶ

1. GI ỚI THIỆU CƠ SỞ

Xuất phát từ thực tiễn trẻ tự kỷ ngày càng được phát hiện nhiều, nhu cầu được

can thiệp rất lớn nhưng không có trường hay trung tâm chuyên biệt đảm bảo chất

lượng, Cơ sở đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ (trực thuộc Trung tâm Tâm lý học

ứng dụng Sông Phố) đã được thành lập vào năm 2011. Bên cạnh khoa Nhi tại bệnh

viện Tâm thần TW2 chỉ có chức năng điều trị, Cơ sở tự kỷ phát triển theo định

hướng mô hình đánh giá và can thiệp sớm cho trẻ, tái hòa nhập cộng đồng.

1. Mục tiêu:

- Trực tiếp đánh giá, xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ chuyên biệt (Rối loạn

phát triển lan tỏa, khuyết tật trí tuệ, một số rối loạn tâm thần nhi khác như ADHD,

rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc,…)

- Xây dựng các chương trình giáo dục phòng ngừa cho trẻ và gia đình.

- Hỗ trợ gia đình trẻ chuyên biệt.

2. Hình thức can thiệp:

- Bán trú:

+ Thời gian đón trẻ vào lúc 6h45’ và trả trẻ vào lúc 16h15’ từ thứ Hai đến thứ Sáu

hàng tuần.

+ Trẻ được can thiệp bởi các chuyên viên giáo dục đặc biệt cả ngày tại cơ sở với

thời gian can thiệp cá nhân 4h/ngày, can thiệp nhóm 1h/ngày.

+ Mỗi tháng trẻ sẽ được tham gia các hoạt động dã ngoại, vui chơi ngoài trời.

- Theo giờ/buổi: Trẻ được đánh giá và can thiệp theo giờ/ngày tại cơ sở, được hẹn

lịch làm việc.

- Ngoài giờ: Gia đình thỏa thuận về thời gian can thiệp (sau giờ hành chính) và số

ngày học với chuyên viên, sau đó đăng ký cho nhân viên hành chính để xác nhận

Page 3: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 3

lịch. Hình thức này phù hợp với những trẻ chậm phát triển nhẹ hoặc gia đình muốn

cải thiện chức năng trẻ khiếm khuyết song song với học mầm non bình thường.

3. Hoạt động khác:

- Câu lạc bộ phụ huynh sinh hoạt định kỳ hàng tháng do phụ huynh tự tổ chức và

chọn chủ đề. Nội dung chuyên môn sẽ được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng dạy trẻ cho phụ huynh. Lớp học do

SPAP chịu trách nhiệm nội dung, mời chuyên gia báo cáo.

2. S Ố LƢỢNG TRẺ CAN THIỆP

(Biểu đồ về tổng số lượng trẻ trong bốn tháng năm 2014)

Tính đến tháng 7 năm 2014, tổng số lượng trẻ được can thiệp tại SPAP là 52

trẻ trong đó có 7 trẻ đi học hòa nhập mầm non bình thường. Đây thực sự là một kết

quả đáng khích lệ đối với những gia đình có trẻ đang can thiệp tại cơ sở.

Để giúp trẻ hòa nhập tốt hơn, SPAP cùng phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo

tỉnh Đồng Nai, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Đồng Nai đang thúc đẩy hoàn

thiện đề án thành lập Trung tâm giáo dục hoà nhập trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ. Sau

khi trẻ được can thiệp và đủ điều kiện, SPAP sẽ chuyển các bé đi học trong trung

tâm này.

0

2

4

6

8

10

12

14

Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

CTS 1

CTS 2

Hòa nhập

Ngoài giờ

Page 4: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 4

3. PHẢN HỒI CỦA PHỤ HUYNH

(Biểu đồ về phản hồi của phụ huynh về chất lượng dịch vụ)

Dựa trên bảng lượng giá chất lượng dịch vụ do bộ phận Chăm sóc khách hàng

khảo sát trên 52 phụ huynh có bé học từ ba tháng trở lên, SPAP nhận được những

phản hồi như sau:

- Nhìn chung, phụ huynh chưa hài lòng về cơ sở vật chất, ví dụ như sân chơi

cho trẻ, đồ chơi ở phòng Tâm – vận động và phòng chờ. Ban quản lý ghi nhận

đóng góp và sẽ khắc phục dần trong thời gian tới.

- Tất cả phụ huynh đều cho rằng trẻ có tiến bộ sau thời gian can thiệp tại SPAP,

đặc biệt ở những trẻ có hành vi lăng xăng, không có ngôn ngữ hoặc có hành vi tự

hủy hoại bản thân. Trẻ đã biết ngồi yên trên ghế trong 5p, cầm đồ chơi bỏ gọn gàng

trong rổ và đặt lên kệ. Trẻ cũng biết thưa bố mẹ mỗi khi đưa đón bằng những câu

đơn giản như “Con đi học”, biết trả lời khi hỏi tên tuổi. Đặc biệt, các hành vi gây

hấn như đập tay, cắn cũng giảm dần sau thời gian can thiệp.

- Hầu hết phụ huynh đều hài lòng về thái độ của đội ngũ chuyên viên. Trong

mỗi giờ đón – trả trẻ, phụ huynh đều kịp thời nhận được tình hình học của trẻ trong

lớp. Bố mẹ cũng có thể liên lạc với chuyên viên thông qua sổ liên lạc những lưu ý

về đặc điểm cá nhân, sở thích của trẻ. Mọi khó khăn, thắc mắc của phụ huynh liên

quan đến chương trình can thiệp, việc kết hợp dùng thuốc, áp dụng những hoạt

Cơ sở vật chất

Rất hài lòng

Hài lòng

Khá hài lòng

Chưa hài lòng

Tiến bộ của trẻ

Rất tiến bộ

Tiến bộ

Khá tiến bộ

Chưa tiến bộ

Thái độ chuyên viên

Rất tốt

Tốt

Khá tốt

Cần điều chỉnh

Tổng quát chung

Rất hài lòng

Hài lòng

Khá hài lòng

Chưa hài lòng

Page 5: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 5

động chơi với trẻ tại nhà đều được bộ phận chuyên môn giải đáp tận tình, chu đáo.

Một số ít phụ huynh mới có lưu ý về tình trạng trẻ mới nhập học thường hay khóc.

Tuy đây là một biểu hiện bình thường, các cô cần giải thích rõ hơn để phụ huynh

yên tâm.

- Phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ của SPAP. Với thương hiệu là một

cơ sở đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ đầu tiên và hàng đầu tại Đồng Nai, SPAP

đang từng bước khắc phục khó khăn để mang cơ hội đến những trẻ đặc biệt này.

4. TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN

Khóa tập huấn chuyên môn “Mô hình Can thiệp sớm Denver và Dạy kỹ

năng giao tiếp xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” được tổ chức từ 1/6 –

6/6/2014 tại hội trường Đại học Đồng Nai. Báo cáo viên Ths Nguyễn Thị Nha

Trang (Thạc sĩ Can thiệp sớm từ Hoa Kỳ) về giảng dạy. Khóa tập huấn gồm có hơn

30 học viên, đến từ Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh & Đà Nẵng.

Phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết và thực hành đã giúp học viên được trau

dồi thêm kiến thức và kỹ năng trong việc can thiệp trẻ. Kết thúc khóa tập huấn, học

viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học do Giám đốc SPAP kí.

Page 6: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 6

Cảm nhận của học viên tham gia lớp

Thế là một tuần học đã

kết thúc. Đây là một

trong những khóa học

đã để lại cho tôi nhiều

ấn tượng và những kỷ

niệm đáng nhớ.

Trong khóa học tôi đã

được học về cách làm

bảng kiểm, cách làm

mục tiêu dài hạn và

mục tiêu ngắn hạn, dạy

kỹ năng giao tiếp xã

hội cho trẻ, các kỹ

thuật tương tác với

trẻ…. Trong đó đáng

nhớ nhất là kỹ năng

“theo sự dẫn dắt của

trẻ”. Đây là một kỹ

năng nền tảng. Có

nghĩa là trẻ thích gì

mình cho trẻ chơi cái

đó, trẻ chơi kiểu gì

mình chơi với trẻ kiểu

đó, con muốn làm gì

mình làm theo. Tuy

nhiên “theo sự dẫn dắt

của trẻ” nhưng cũng

cần chú ý hiểu sở

trường sở thích của

con, đồ vật mà con

muốn chơi, nhạy cảm

với đặc điểm của con.

“Theo sự dẫn dắt của

trẻ” không có nghĩa là

làm tất cả mọi thứ trẻ

muốn, là chiều theo tất

cả những sở thích của

trẻ, mà chúng ta chỉ

nương theo mặt tích

cực. Nhưng làm được

điều này không phải là

dễ dàng, chúng ta lúc

nào cũng quan sát trẻ,

hiểu trẻ và linh hoạt

trong mọi tình huống.

Để “theo sự dẫn dắt

của trẻ” cho bé chọn

hoạt động, cung cấp

cho trẻ đồ chơi cho trẻ

sự lựa chọn. Khi trẻ

chọn hoạt động trẻ sẽ

thích chơi với đồ chơi

đó hơn là đồ chơi mình

lựa chọn. Nên cho trẻ

nhiều đồ chơi cho trẻ

lựa chọn. Nhiều lúc

không biết trẻ thích cái

gì, nếu trẻ thích gì trẻ

sẽ nhìn vào đồ chơi,

cho con chọn hoạt

động để tạo sự hứng

thú của con. Sau khi

trẻ chọn xong đồ chơi

hãy để cho trẻ chơi với

đồ chơi đó, mình đóng

vai trò người cùng

chơi. Con chơi kiểu gì

mình sẽ chơi cùng với

con. Trẻ có cách chơi

riêng của trẻ, nều phá

vỡ thói quen chơi của

con làm cho trẻ có

phản ứng tiêu cực, bỏ

đi chỗ khác, khóc, la

hét… Chúng ta nương

theo sở thích của trẻ để

làm cho trẻ thấy được

tôn trọng và hợp tác tốt

hơn.

Xin cảm SPAP đã tạo

điều kiện cho tôi có

được cơ hội học hỏi.

Tôi tin trên bước

đường đi của mình

không hề đơn độc.

(Bài cảm nhận của học viên Nguyễn Thị Mai)

Page 7: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 7

DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ

Tổ chức Hỗ trợ Người

tàn tật Việt Nam

(VNAH) là một tổ

chức quốc tế phi chính

phủ, hoạt động với sứ

mệnh giúp đỡ những

người khuyết tật nói

chung và trẻ em nói

riêng có một cuộc sống

phong phú, đầy đủ và

toàn vẹn. Thông qua sự

hợp tác chặt chẽ với

Chính phủ Việt Nam

và dưới sự tài trợ của

Cơ quan Phát triển

Quốc tế Hoa Kỳ tại

Việt Nam (USAID),

VHAH tài trợ các dự

án chuyên về giáo dục

và y tế cho các đơn vị

và cá nhân hỗ trợ đối

tượng yếu thế này.

Tổ chức VNAH đã tài

trợ cho Trung tâm Tâm

lý học ứng dụng Sông

Phố thông qua gói dự

án “Chƣơng trình

Toàn diện và Tích

hợp Trợ giúp Ngƣời

khuyết tật” trong một

năm với số tiền gần

300 triệu đồng. Dự án

bao gồm các hoạt động

hỗ trợ học phí cho 10

trẻ có hoàn cảnh khó

khăn, hoàn thiện phòng

Tâm vận động và tập

huấn phụ huynh và

giáo viên mầm non.

Hình ảnh các bé được can thiệp Tâm – vận động

Page 8: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 8

Nằm trong gói tài trợ của VNAH theo dự án “Chƣơng trình Toàn diện và

Tích hợp Trợ giúp Ngƣời khuyết tật”, SPAP tổ chức khóa tập huấn dành cho

phụ huynh “Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ” dành cho phụ huynh vào

2 đợt. Đợt một đã kết thúc vào ngày 20/7/2014 với số lượng tham gia gần 30 phụ

huynh. Đợt hai sẽ diễn ra trong bốn ngày Chủ nhật liên tiếp vào giữa tháng 8 đến

giữa tháng 9 năm 2014.

Buổi tập huấn đợt 1:

Page 9: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 9

Nội dung buổi tập huấn đợt 2:

THỜI GIAN NỘI DUNG

8h – 11h’

(24/8/2014)

Tổng quan về rối loạn

phổ tự kỷ

13h30 – 14h30’

(24/8/2014)

Mô hình phối hợp giữa

nhà trường và gia đình

trong can thiệp trẻ có rối

loạn phổ tự kỷ

8h – 16h30’

(31/8/2014)

8h – 11h30’

(7/9/2014)

Sử dụng TEACCH trong

can thiệp trẻ tự kỷ

13h30 – 16h30’

(7/9/2014)

8h – 16h30’

(14/9/2014)

Phát triển kỹ năng giao

tiếp cho trẻ tự kỷ qua

chương trình “Hơn cả lời

nói”

Thông báo tập huấn giáo viên mầm non

“Nhận diện, đánh giá và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ”

Mục đích:

- Cung cấp cho giáo viên mầm non những hiểu biết về nhận biết sớm các dấu hiệu

rối loạn phổ tự kỷ, một số kỹ thuật đánh giá nhanh trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và

cung cấp cho các giáo viên mầm non các kỹ năng giúp trẻ hòa nhập tốt trong môi

trường nhà trường.

- Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng trẻ mắc hội chứng tự

kỷ.

Thời gian:

8h – 16h30 vào các ngày

- 6/8 & 7/8/2014 tại huyện Vĩnh Cửu

- 16/8/2014 tại TP.Biên Hòa

Địa điểm:

- Huyện Vĩnh Cửu: Hội trường,

Phòng Giáo dục – đào tạo huyện

- TP.Biên Hòa: Hội trường ĐH Đồng

Nai.

Page 10: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 10

THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

BẠN GẶP CÓ VẤN ĐỀ

- Rối nhiễu tâm lý: Trầm

cảm, lo âu, stress,…

-Hôn nhân gia đình: Bạo

hành, các mối quan hệ,

ngoại tình, ly thân, ly

hôn, tình dục,…

- Các mối quan hệ xã

hội: Tình bạn, tình

yêu,…

- Khó khăn tâm lý trong

học đƣờng: Áp lực học

tập; khó tập trung học

tập, bắt nạt,…

- Khó khăn tâm lý ở Trẻ

em và thanh thiếu niên:

Khủng hoảng lứa tuổi,

tâm sinh lý tuổi dậy

thì,…

- Cơ quan, doanh

nghiệp: Stress trong

công việc, xung đột,…

Nếu bạn và ngƣời thân có các biểu hiện trên, hãy

đến với chúng tôi

THAM VẤN – TRỊ LIỆU TÂM LÝ

* Đội ngũ chuyên gia:

+ Ths Lê Minh Công: Phó Trƣởng khoa Tâm lý

học ĐH KHXH&NV Tp.HCM

+ Ths Trƣơng Văn Lợi - Phó trƣởng khoa Tâm lý

lâm sàng - BV Tâm thần TW2

+ Bác sỹ chuyên khoa I Lê Văn Kiên - BV Tâm

thần TW2

+ Bác sỹ Nguyễn Văn Đƣờng – Viện Giám định

Tâm thần trung ƣơng.

* Địa điểm: O – 67 đƣờng Đồng Khởi, P.Tam Hòa,

Biên Hòa, Đồng Nai.

* Thời gian: Tất cả các ngày trong tuần.

* Liên hệ:

- Số điện thoại: (061) 6 293 662 0917.211.204

- Email: [email protected]

HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU

1. HỘI THẢO KHOA HỌC “NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI

PHẠM PHÁP LUẬT – THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP”

Sáng ngày 11/5/2014, tại trường Giáo dưỡng số 4, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo

dục Đồng Nai phối hợp với trường Giáo dưỡng số 4 tổ chức Hội thảo khoa học

“Người chưa thành niên vi phạm pháp luật – thực trạng và giải pháp”. Đại biểu

tham gia gồm có Trung tướng, TS Nguyễn Văn Ninh – Phó Tổng cục trưởng Tổng

Page 11: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 11

cục VIII, Bộ Công an và gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia tâm lý,

các cơ quan quản lý trên phạm vi cả nước đã về dự.

Trong 10 năm trở lại

đây, Trường giáo dưỡng

số 4 đã tiếp nhận hơn

6.500 học sinh từ các

tỉnh miền Đông Nam bộ

và TP.HCM. Hiện nay,

học sinh vào trường có

tính chất, mức độ các

hành vi vi phạm pháp

luật ngày càng phức tạp.

Trong đó, số học sinh vi

phạm pháp luật là trộm

cắp và gây rối trật tự

công cộng chiếm tỷ lệ

cao nhất (hơn 60%).

Riêng địa bàn Đồng

Nai, tổng số các loại tội

danh liên quan đến

người chưa thành niên

gần 3.500 vụ với hơn

4.500 đối tượng.

SPAP đã tham gia hỗ trợ biên tập kỷ yếu khoa học, điều phối phiên thảo

luận và công tác hậu cần của hội thảo.

Page 12: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 12

2. CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1-6

Nhân ngày Quốc tế

Thiếu nhi 1 – 6, SPAP

tổ chức buổi dã ngoại

ngoài trời cho phụ

huynh và trẻ tại khu du

lịch Bửu Long.

Hoạt động ngoài trời

đóng một vai trò quan

trọng trong điều trị tích

hợp giác quan cho trẻ

tự kỷ nhằm cải thiện

chức năng não xử lý

thông tin giác quan.

Bên cạnh đó, chơi

ngoài trời được dùng

để hỗ trợ phát triển các

kỹ năng xã hội và giao

tiếp – một trong những

điều khiếm khuyết ở

trẻ tự kỷ. Hoạt động

này cũng là một cách

thức tăng cường giao

lưu, thấu hiểu giữa nhà

trường và phụ huynh

trong việc can thiệp

trẻ, hòa nhập cộng

đồng.

Nội dung chương trình

gồm có các tiết mục

văn nghệ do chính các

em thể hiện, như tiết

mục múa bài Tự hỏi

của lớp Can thiệp sớm

2, bài Ba ngọn nến

lung linh của lớp Hòa

nhập. Phụ huynh cùng

tham gia các trò chơi

“Đổ nước vào bình”,

“Thử tài của bé”, là

những trò chơi đòi hỏi

sự kết hợp khéo léo

giữa bố mẹ và trẻ khi

phải di chuyển bình dĩa

nước. Mặc dù trẻ tự kỷ

thường gặp khó khăn

trong việc tương tác

với người khác, nhưng

thông qua trò chơi

bằng các nhiệm vụ cụ

thể, trẻ sẽ dần học

được các quy tắc để có

thể giao tiếp và ứng xử

phù hợp. Khép lại

chương trình là trò

chơi tập thể với sự

tham gia của toàn bộ

mọi người.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và

nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công

ước về quyền trẻ em – Văn kiện pháp lý

Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các

quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có

quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ

đặc biệt.

Ngày Quốc tế thiếu nhi là một sự kiện/ngày

lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào ngày

1- 6 hằng năm. Đây là dịp thế giới đấu tranh

chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ

nhi đồng và là ngày đoàn kết thiếu nhi quốc

tế.

Page 13: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 13

Page 14: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 14

3. HỘI THẢO “SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG TRƯỜNG HỌC”

(Hình ảnh Ban tổ chức hội thảo khoa học “Sức khỏe tâm thần trong trường học”)

Quỹ Tài năng trẻ Tâm

lý – Giáo dục học (trực

thuộc Hội Khoa học

Tâm lý – Giáo dục

Việt Nam) tổ chức hội

thảo khoa học quốc gia

với chủ đề “Sức khỏe

tâm thần trong trường

học” vào tháng 7 –

8/6/2014 tại hội trường

Đại học Đồng Nai.

Trong buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Thọ

(Trưởng khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH

Văn Hiến) cho rằng công tác chăm sóc sức khỏe tâm

thần trong nhà trường hiện nay hết sức rời rạc và yếu

kém. Đã có nhiều nghiên cứu thăm dò về thực trạng

sức khỏe tâm thần học trò và mô hình chăm sóc

nhưng hầu như chưa vận dụng vào thực tế. Vẫn còn

quan niệm sức khỏe tâm thần trong trường học, sợ

ảnh hưởng đến thời gian của nhiệm vụ giáo dục.

(Nguồn vietbao.vn)

Cùng với các đơn vị tài trợ

khác, SPAP đã hỗ trợ công

tác hậu cần và nội dung học

thuật của hội thảo.

Page 15: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 15

3. GIAO LƢU VỚI CÁC TỔ CHỨC CSO

Buổi hội thảo do Irish Aid và LIN tổ chức tại văn phòng LIN vào ngày

1/7/2014, với sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức phi lợi nhuận tại TP.HCM.

Nội dung chính của buổi hội thảo này là tìm hiểu và chia sẻ về những điểm

mạnh, điểm yếu cũng như nhu cầu hiện nay của các tổ chức phi lợi nhuận, từ đó

Irish Aid có thể tìm ra cách thức tốt nhất để hỗ trợ.

Là đối tác nhóm một của LIN, đại diện SPAP đã tham gia hội thảo chia sẻ về

những thách thức mà NPO thường gặp phải như khó khăn tài chính, đội ngũ

nhân sự giàu kinh nghiệm, cạnh tranh trên thị trường. SPAP mong các tổ chức

NPO cùng liên kết mạnh hơn nữa tạo thành một mạng lưới hỗ trợ trên con

đường tạo ra các giá trị cộng đồng.

Trung tâm Hỗ trợ

Phát triển Cộng đồng

(LIN) là một tổ chức

phi chính phủ và phi

lợi nhuận độc lập của

Việt Nam theo quyết

định số 741/QD-LHH

dưới sự quản lý của

Liên hiệp các Hội

Khoa học và Kỹ thuật

Việt Nam.

LIN cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ cho tổ chức

NPO địa phương, tình

nguyện viên chuyên

môn và nhà tài trợ.

(Nguồn LINCenter)

Page 16: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 16

4. GIAO LƢU VỚI NHÀ TÀI TRỢ

(Một số hình ảnh của buổi giao lưu)

Qua sự giới

thiệu của Sở

Giáo dục –

Đào tạo tỉnh

ĐN, tổ chức

VNAH đã đến

tìm hiểu và tài

trợ cho SPAP

qua gói dự án

“Chƣơng

trình toàn

diện và tích

hợp trợ giúp

ngƣời khuyết

tật”.

Để tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của tổ chức nhận tài trợ cũng như giới thiệu

mô hình can thiệp trẻ đến các đơn vị khác, vào lúc 13h30, 10/6/2014, đối

tác của VNAH – tổ chức DAI đến tham quan và tìm hiểu thêm về SPAP.

Đại diện của DAI, ông Mark Rasmuson đã cùng làm việc với PGĐ SPAP

và nhân viên kỹ thuật của dự án. Khi đến tham quan cơ sở, ông Mark

Rasmuson rất hoan nghênh những thành tựu mà SPAP đã đạt được trong

thời gian qua.

Page 17: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 17

5. GIAO LƢU VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC LỚP VB II

Vào 8h00, 16/7/2014, lớp Văn bằng II chuyên khoa Giáo dục đặc biệt

của Đại học Sư phạm TP.HCM đã có buổi giao lưu với trẻ đang can

thiệp tại SPAP. Mục đích của lớp học là giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng

đồng với học viên tham gia là gần 35 giáo viên tiểu học đến từ các

huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thầy cô giúp trẻ nhận biết màu sắc của đồ vật.

Cô Nguyễn Thị Thanh Bình - nguyên Trưởng khoa

Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm TP.HCM trao đổi

cùng PGĐ SPAP.

Thầy cô tương tác với trẻ trong phòng Tâm – vận

động.

Ths Lê Minh Công – PGĐ SPAP trả lời câu hỏi

của thầy cô trong buổi giao lưu.

Page 18: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 18

góC chuyên môn

1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM TỰ KỶ

1. Định nghĩa tự kỷ

- Là Rối loạn phát triển lan tỏa, xuất hiện sớm ở trẻ thơ, biểu hiện suy giảm nổi bật,

kéo dài trong 3 lĩnh vực:

+ Mối tương tác xã hội,

+ Sự lệch lạc trong giao tiếp và

+ Những hành vi, hứng thú theo một mô hình hạn chế hoặc rập khuôn.

- Thường khởi phát trước 3 tuổi.

- Khoảng 70% trẻ rối loạn tự kỷ có chức năng tâm thần ở mức độ chậm phát triển.

2. Đặc điểm lâm sàng

- Tuổi khởi phát:

+ Hầu hết là trước 3 tuổi.

+ Cha mẹ bắt đầu quan tâm, lo lắng đến trẻ điển hình là vào 12 – 18 tháng tuổi khi

thấy ngôn ngữ trẻ không phát triển.

+ Đa số cha mẹ lo lắng rằng con mình bị điếc.

+ Khoảng 20 – 25% trường hợp, cha mẹ cho biết trẻ đã phát triển một số ngôn ngữ

và sau đó giữ ở mức độ đó hoặc mất đi.

- Suy giảm chất lượng trong tương tác xã hội:

+ Ở trẻ nhỏ phát triển bình thường, trẻ có hứng thú đặc biệt với môi trường xã hội

và tương tác xã hội. Khuynh hướng này là nền tảng quan trọng cho sự phát triển

các kỹ năng khác.

+ Đối với trẻ tự kỷ, khuôn mặt con người không hoặc ít gây hứng thú với chúng.

Page 19: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 19

+ Trẻ có khó khăn trong mối tương tác xã hội, thí dụ, không tham gia các trò chơi

bình thường của tuổi trẻ thơ, sự bắt chước khó khăn, thiếu các kỹ thuật chơi thông

thường.

- Suy giảm chất lượng trong giao tiếp ngôn ngữ miệng và phi ngôn ngữ miệng, và

trò chơi:

+ Có tới 50% trẻ rối loạn tự kỷ không biết nói.

+ Chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ.

+ Không biết phát ra những âm thanh hoặc bi ba bi bô.

+ Trẻ nhỏ tự kỷ có thể nắm tay cha mẹ để đạt được đối tượng mà nó muốn, nhưng

nó không biết dùng giao tiếp mắt để đạt đối tượng. Điều này có nghĩa là trẻ sử

dụng tay thay vì sử dụng con người để đạt được đối tượng.

+ Trẻ tự kỷ khác với trẻ RL ngôn ngữ (câm): Không có động cơ thúc đẩy, không

có cố gắng để giao tiếp qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ của chúng đặc biệt khác thường:

Trẻ có thể nhại lại những gì chúng đã nghe.

Trẻ kém linh hoạt, không nhận thức được sự thay đổi vai (ngôi) người nói

nên lẽ ra phải thay đổi đại từ nhân xưng, trẻ lại không làm được. Điều này dẫn đến

sự đảo lộn đại từ, thí dụ, tự xưng mình là “nó”.

Lời nói của trẻ không có sự tương hỗ lẫn nhau. Thí dụ, trẻ đưa ra lời nói mà

không có ý nghĩa giao tiếp.

+ Trẻ không lĩnh hội được ý định của người nói chuyện với mình. Thí dụ, lời nói

đùa, hài hước, châm biếm có thể khiến trẻ lung túng, rối loạn. Trẻ chỉ hiểu quá

mức về nghĩa đen, không hiểu nghĩa ẩn dụ, bóng bẩy.

+ Thường ngữ điệu của giọng nói đơn điệu, đều đều, buồn tẻ giống như người

máy.

+ Sự yếu kém trong các trò chơi thể hiện trẻ không có khả năng tham gia các kiểu

chơi tượng trưng, tưởng tượng.

Page 20: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 20

+ Với đồ chơi, trẻ thường thăm dò khía cạnh không phải là chức năng của đồ vật.

Thí dụ, nếm hoặc ngửi đồ vật, xoay tròn bánh xe…

- Hoạt động và hứng thú hạn chế rõ rệt:

+ Trẻ rối loạn tự kỷ thường khó chịu đựng nổi sự thay đổi những thói quen thường

ngày.

+ Trẻ tỏ ra hứng thú với hành động lặp đi lặp lại như thu lượm những sợi dây, nhớ

những con số, nhắc đi nhắc lại những từ, những câu nhất định.

+ Trẻ có khuynh hướng gắn bó với một số đồ vật cứng hơn là vật mềm. Trẻ thích

một loại đồ vật nào đó về hình thức hơn là sự đặc biệt hoặc tầm quan trọng của đồ

vật và luôn giữ chúng bên mình.

+ Trẻ có các vận động kỳ dị, rập khuôn như đi trên đầu ngón chân, búng búng

ngón tay, quay quay người…một cách thích thú, dễ chịu.

+ Trẻ rất thích những đồ vật xoay tròn, thí dụ, xem rất lâu cái quạt trần đang quay.

- Những đặc điểm kết hợp:

+ Về nhận thức:

Trước đây Kanner cho rằng, trẻ RL tự kỷ có tiềm năng nhận thức tốt. Ngày

nay cho rằng khoảng 75% – 80% trẻ tự kỷ có chậm phát triển tâm thần, trong đó

30% nhẹ đến trung bình, 45% nặng đến rất nặng.

Trẻ có thiếu sót đáng kể trong các lập luận trừu tượng, những thông tin khái

niệm miệng, các kỹ năng tổng hợp thành một hệ thống. “Không có khả năng hình

dung ra cái cây từ những cái lá”.

Trong khi đó, trẻ có khả năng học vẹt, nhận thức được từng phần riêng lẻ, cụ

thể mà không đòi hỏi phải suy luận tổng thể.

Trẻ tự kỷ không có khả năng suy luận, nhận ra ý nghĩ và động cơ của người

khác, do vậy không có khả năng dự đoán hành vi của họ để điều chỉnh cho phù

hợp.

Chính điều này khiến trẻ thiếu sự nhân nhượng lẫn nhau trong giao tiếp xã

hội.

Page 21: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 21

Một đặc điểm khá đặc biệt là trẻ RLTK có khả năng đặc biệt ở một số lĩnh

vực riêng lẻ. Thí dụ: Có thể đọc những chữ và những con số phức tạp, tuy hiểu biết

ý nghĩa về chúng rất kém; có thể học thuộc lòng các danh sách hoặc các thông tin

không quan trọng; có thể tính toán lịch ngày tháng; có thể phát triển kỹ năng không

gian – thị giác như vẽ, hoặc phát triển các kỹ năng âm nhạc như phân biệt độ cao,

thấp, chơi các mẩu nhạc sau khi chỉ nghe một lần. Đó là sự thiếu cân đối trong học

vấn.

+ Về hành vi vận động:

Vận động bất thường đặc trưng của trẻ tự kỷ là những vận động rập khuôn

như đập đập tay, đung đưa thân thể, vặn vẹo ngón tay, vẫy vẫy trước mắt.

Lặp lại động tác của người khác và các vận động kỳ quặc, thiếu mục đích

khác.

Những rối loạn vận động này thường ở 3 – 4 tuổi, ít gặp ở tuổi lớn hơn và vị

thành niên.

+ Những đáp ứng không bình thường với những kích thích cảm giác:

Trẻ em RLTK có đặc trưng ở cả hai khía cạnh là tăng nhạy cảm và giảm

nhạy cảm với kích thích cảm giác.

Trẻ có thể rất nhạy cảm với tiếng động, thí dụ, bịt tai lại khi nghe tiếng máy

hút bụi hoặc tiếng chó sủa.

Những trẻ khác lại không nghe (như phớt lờ) với tiếng động lớn, nhưng lại

bị lôi cuốn bởi tiếng tích tắc yếu ớt của đồng hồ đeo tay hoặc âm thanh vò nhàu tờ

giấy.

Một số trẻ có thể sợ ánh sáng chói, nhưng số khác lại thích thú với kích thích

ánh sáng như thích nhìn đối tượng tiến lên và lùi lại trước mắt chúng.

Có trẻ tăng nhạy cảm với cảm giác xúc giác như rất thích sờ vào những thớ

vải mịn, nhưng có trẻ lại giảm nhạy cảm với cảm giác xúc giác như không biết đau.

Có khi trẻ không hề khóc trước chấn thương khá nặng.

+ Những rối loạn giấc ngủ và ăn uống:

Page 22: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 22

Những rối loạn về giấc ngủ và ăn uống có thể gây phiền toái lớn cho gia

đình trong suốt thời thơ ấu của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường vận động nhiều trong khi ngủ và thường thức giấc đêm

trong thời gian dài.

Rối loạn ăn uống liên quan đến việc trẻ ghét một số thức ăn nhất định do vẻ

nhìn bề ngoài, màu sắc hoặc mùi vị thức ăn.

Trẻ thường khăng khăng chỉ ăn một số ít loại thức ăn nhất định và từ chối ăn

món mới lạ.

+ Rối loạn cảm xúc:

Điều phổ biến ở trẻ tự kỷ là khó chuyển đổi cảm xúc và biểu lộ cảm xúc

không phù hợp với tình huống xã hội.

Một số trẻ biểu hiện thay đổi khí sắc một cách đột ngột và cười, khóc, hoặc

cười một mình không có lý do rõ ràng.

Trẻ lớn hơn có thể biểu hiện lo âu hoặc trầm cảm.

+ Hành vi tự gây tổn thương và công kích người khác:

Cắn bàn tay hay cổ tay mình đến chảy máu và thành chai sẹo.

Tự véo da, kéo tai, đấm ngực hoặc tự đánh mình.

Đặc biệt ở trẻ kèm chậm PTTT, trẻ tự đập đầu.

Trẻ thường biểu hiện tính khí giận dữ, đặc biệt khi phản ứng với những điều

yêu cầu trẻ phải tuân theo, thay đổi thói quen hoặc các sự kiện chúng không mong

đợi khác.

Do thiếu nhận thức, không có khả năng giao tiếp hoặc hoàn toàn thất vọng

có thể thúc đẩy cơn công kích bột phát.

Những trẻ nhẹ hơn có thể biểu hiện hành vi chống đối xã hội.

+ Rối loạn co giật: Động kinh xảy ra trong khoảng 10% – 35% trẻ rối loạn tự kỷ.

Cơn co giật có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở tuổi thơ ấu sớm

và tuổi vị thành niên. Cơn khởi phát liên quan đến tình trạng bệnh xấu hơn.

Page 23: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 23

+ Những đặc điểm cơ thể: Trẻ tự kỷ có tỷ lệ cao hơn về dị tật tai.

TRẺ HAI TUỔI LÀM ĐƢỢC NHỮNG GÌ

* Hầu hết các trẻ 2 tuổi có thể đạt đƣợc các mốc phát triển sau:

- Xã hội/Cảm xúc:

• Bắt chước người khác, đặc biệt là người lớn và các trẻ lớn hơn

• Hào hứng khi chơi với trẻ khác

• Trẻ ngày càng độc lập hơn

• Có các hành vi thách thức (trẻ cố tình làm những việc mà người khác đã yêu cầu

trẻ không làm)

• Chủ yếu chơi độc lập bên cạnh các trẻ khác, nhưng đã bắt đầu chơi cùng nhau,

chẳng hạn như chơi đuổi bắt

- Ngôn ngữ/Giao tiếp:

• Chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh khi được nhắc tới

• Biết tên những người thân và các bộ phận của cơ thể

• Nói được câu từ 2 đến 4 tuổi

• Làm theo được những yêu cầu đơn giản

• Có thể nhắc lại những từ mà trẻ nghe được

• Chỉ được các đồ vật trong sách

- Nhận thức (học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề):

• Tìm được các đồ vật dấu dưới hai ba lớp phủ

• Bắt đầu phân loại hình dạng và màu sắc

• Hoàn thành được các câu hoặc bài hát trong các quyển sách quen thuộc

• Chơi trò chơi giả bộ đơn giản

• Chơi chồng cao được ít nhất 4 khối

• Có thể thuận một tay hơn tay còn lại

• Làm theo những yêu cầu có hai bước, chẳng hạn như “Con cầm giày lên và xếp

giày vào tủ”

• Gọi tên được các vật trong sách hình, ví dụ như con chó, con mèo hoặc con chim

- Vận động/phát triển thể chất:

• Đứng nhón chân

• Đá bóng

• Bắt đầu có thể chạy

• Có thể trèo lên và trèo xuống các đồ nội thất trong nhà mà không cần trợ giúp

Page 24: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 24

• Đi lên xuống cầu thang có vịn tay

• Ném bóng qua vai (kiểu ném bóng đưa tay ngược về sau lấy đà và tung cao qua

vai; không phải kiểu ném bóng hạ tay xuống phía trước lấy đà và hất bóng lên)

• Bắt chước vẽ đường thẳng và đường tròn

KHI TRẺ ĐƢỢC 2 TUỔI MÀ BẠN THẤY TRẺ CÓ CÁC DẤU HIỆU SAU,

NÊN LIÊN LẠC VỚI BÁC SỸ:

• Không nói được cụm 2 từ (ví dụ, “uống sữa”)

• Không biết sử dụng các đồ vật thường dùng như bàn chải đánh răng, điện thoại,

thìa dĩa

• Không bắt chước lời nói hoặc hành động

• Không làm theo được các yêu cầu đơn giản

• Đi không vững

• Mất kỹ năng trẻ từng học được

(Nguồn: Tài liệu "Learn the signs. Act early" của CDC. Dịch: Autism Early

Identification-Phát Hiện Sớm Tự Kỷ)

Page 25: Spap bản tin sông phố tháng 7.2014

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố O – 67 đường Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, ĐN / (061) 6 293 662 – 0917 211 204 [email protected] / www.songphopsy.org Page 25

Bản tin Nhịp cầu Sông Phố tháng 7/2014 được phát hành định kỳ

2 tháng/số. Mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn.

Nếu đơn vị nào muốn đăng tin về tổ chức của mình, Anh/Chị vui

lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0917.211.204 hoặc

email về địa chỉ [email protected]

Chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi!