sỰ tiẾn hoÁ cỦa hỆ thẦn kinh

16
SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH Có 6 giai đoạn cấu trúc hệ thần kinh đánh dấu các giai đoạn khác nhau của giới động vật: Dạng thần kinh Chưa có hệ thần kinh Dạng phân tán Dạng dây thần kinh Dạng hạch thần kinh phân đốt Dạng hạch thần kinh không phân đốt Dạng thần kinh hình ống

Upload: kimco-nguyen

Post on 27-Jun-2015

535 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

hix trao đổi!

TRANSCRIPT

Page 1: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

Có 6 giai đoạn cấu trúc hệ thần kinh đánh dấu các giai đoạn khác nhau của giới động vật:

Dạng thần kinh

Chưa có hệ thần kinh

Dạng phân tán

Dạng dây thần kinh

Dạng hạch thần kinh phân đốt

Dạng hạch thần kinh không phân đốt

Dạng thần kinh hình ống

Page 2: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

Như vậy, từ giun đốt hệ thần kinh phân hoá thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên có đủ các nơron cảm giác, nơron liên hợp và nơron vận động liên kết lại với nhau nhờ các Xinap cho nên xung động thần kinh chỉ truyền theo một hướng mà thôi. Điều này cho phép trung ương đóng vai trò của một cơ chế phối hợp. Nó chọn một số xung động đi đến và trruyền chúng đến các giác quan bằng cách ức chế hay kìm hãm các xung động khác.

Page 3: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Văn Thuận, Giáo trình Giải Phẫu So Sánh Động Vật,Đại học Huế.

2. http://ajourneyroundmyskull.blogspot.com/2009_05_03_archive.html

3.www.anselm.edu/homepage/jpitocch...not.ht

Page 4: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

1. CHƯA CÓ HỆ THẦN KINH

1.1. Đại diện: Động vật nguyên sinh.

1.2. Đặc điểm:

- Các động vật đơn bào không có hệ thần kinh bởi vì cơ thể chúng được cấu tạo từ một tế bào. Tuy nhiên, một số nguyên sinh động vật có các bào quan chuyên tiếp nhận cảm giác như các nhỡn điểm (stigmata), các sợi co rút... và những cơ quan hiệu ứng như, tiêm mao

- Ví dụ: amíp, trùng tiêm mao.

Page 5: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

2. DẠNG PHÂN TÁN

- Dạng phân tán là kiểu thần kinh mạng lưới đặc trưng của Ruột khoang và Sán tiêm mao không ruột.

2.1. Ruột khoang.

Các động vật thuộc ngành Ruột khoang như thủy tức và sứa là những động vật đa bào và ở chúng đã xuất hiện dạng đơn giản nhất của hệ thần kinh là lưới thần kinh (nerve net).

- Thuỷ tức

- Sứa

2.2. Sán tiêm mao không ruột ( dạng thấp):

Hệ thần kinh vẫn ở mức độ phân tán

Page 6: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

3. DẠNG DÂY THẦN KINH

- Dạng dây thần kinh đặc trưng cho Ruột khoang cao, đa số Giun dẹp, Giun tròn, Song kinh và Da gai.

3.1. Giun dẹp.

Hệ thần kinh tập trung thành não phía trước với nhiều đôi dây thần kinh chạy dọc thường có hai dây bên phát triển hơn.

- Sán tiêm mao (dạng cao): đã tập trung thần kinh có hạch não ở đầu và hai đám rối.

- Sán lá: liên hệ với đời sống kí sinh nên hệ thần kinh đơn giản hoá. Chúng có một đôi hạch não nằm trên hầu và thường từ đó phát ra ba đôi dây thần kinh.

Page 7: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

Sán dây: gồm một đôi hạch não và 10 – 12 dây thần kinh chạy dọc cơ thể.

Page 8: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

3.2. Giun tròn.

Hệ thần kinh gồm vòng thần kinh hầu bao quanh phần trước thực quản, từ đó phát ra 6 dây ngắn hướng về phía trước, 6 dây dài hướng về phía sau.

Page 9: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

3.3.Da gai.

Cấu tạo chủ yếu là mạng thần kinh miệng bao quanh hầu hay thực quản, từ đó có các dây thần kinh phóng xạ, từ các dây thần kinh này có các nhánh đi tới các nội quan.

Page 10: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

3.4. Song kinh: Có 2 đôi dây dọc theo cơ thể , giữa các dây có cầu nối ngang.

Page 11: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

4. DẠNG HẠCH THẦN KINH PHÂN ĐỐT

- Dạng hạch thần kinh phân đốt đặc trưng cho Thân mềm trừ Song kinh.

Đặc điểm:

- Thường có 5 đôi hạch thần kinh là hạch não, hạch chi, hạch phủ tạng, hạch bên và hạch thành. Giữa các hạch cùng tên có cầu nối ngang, các hạch khác tên có cầu nối dọc.

- Thân mềm vẫn có mạng lưới thần kinh phân tán dưới da.

Page 12: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

5. DẠNG HẠCH THẦN KINH KHÔNG PHÂN ĐỐT

Dạng hạch thần kinh không phân đốt đặc trưng cho Giun đốt và Chân khớp.

5.1. Giun đốt.- Não có thể phân biệt 3 phần. Phần trước điều khiển

xúc biện, phần giữa điều khiển angten và mắt, phần sau điều khiển hố khứu giác.

- Trên phần trước của não ở giun nhiều tơ di động thường phát triển thể cuống, là trung tâm phối hợp hoạt động quan trọng. Ở giun nhiều tơ định cư thể cuống tiêu giảm, từ phần sau của não có dây thần kinh đến hầu và thực quản.

Page 13: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh ở Giun đất

Page 14: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

5.2. Chân khớp.

Hệ thần kinh có hạch não và các hạch thân, mạng lưới thần kinh dưới da hoàn toàn tiêu giảm, hạch não phát triển và phức tạp hơn tạo thành não bộ.

Não bộ gồm não trước, não giữa và não sau

Chuỗi thần kinh bụng có cấu tạo chuỗi hạch, mỗi đôi hạch ứng với một đốt và phát đi 3 đôi dây thần kinh

Page 15: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

- Ở thủy tức mạng lưới này gồm các tế bào thần kinh nguyên thủy chạy khắp cơ thể, nối các thụ quan trong các lớp biểu mô đến các xúc tu ở đáy của các tế bào cơ-biểu mô (epitheliomuscular cell). Khi bị kích thích bởi tế bào thần kinh chúng sẽ co rút làm cho cơ thể và các xúc tu ngắn lại.

Hệ lưới thần kinh ở Thủy tức

Lưới thần kinh

Page 16: SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ THẦN KINH

- Ở sứa có hai loại thụ quan đặc biệt là nhỡn điểm (ocelli) dùng để nhận cảm ánh sáng và túi thăng bằng (statocyst) giúp cho sứa duy trì cân bằng của cơ thể. Giống như thủy tức, sứa cũng có một lưới thần kinh.

Hệ lưới thần kinh ở Sứa