suy niem

120
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN B Lời Chúa: Gr 17,5-8; 1Cr 15,12.16-20; Lc 6,17.20-26 MỤC LỤC 1. Giúp đỡ................................2 2. Nghèo vì Nước Trời - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt ........................................... 4 3. Hạnh phúc đích thật - Achille Degeest. .7 4. Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc 9 5. Ai là người hạnh phúc.................12 6. Thế giới của các mối phúc - McCarthy. .16 7. Con đường dẫn tới hạnh phúc...........21 8. Chú giải của William Barclay..........24 9. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin.....26 10. Chú giải của Noel Quesson............29 11. Con người mới - R. Gutzwiller........36 12. Chú giải của Fiches Dominicales......39 13. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt....................................... 46 14. Phúc cho anh em......................48 15. Phúc cho anh em là những người nghèo. 51 16. Tinh thần của Chúa...................53 17. Phúc hoạ.............................55 18. Chứng nhân...........................58 19. Đức tin..............................61 20. Hạnh phúc............................64 21. Người giàu cũng khổ..................68 22. Những mối phúc và những mối hoạ đích thực - JKN....................................... 70 1

Upload: cong-ty-trang-suc-em-va-toi

Post on 22-Jun-2015

156 views

Category:

Education


6 download

DESCRIPTION

http://tinvui.info/

TRANSCRIPT

Page 1: Suy niem

CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN BLời Chúa: Gr 17,5-8; 1Cr 15,12.16-20; Lc 6,17.20-26

MỤC LỤC1. Giúp đỡ..........................................................................22. Nghèo vì Nước Trời - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt..............43. Hạnh phúc đích thật - Achille Degeest...........................74. Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc................95. Ai là người hạnh phúc..................................................126. Thế giới của các mối phúc - McCarthy........................167. Con đường dẫn tới hạnh phúc.....................................218. Chú giải của William Barclay.......................................249. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin...........................2610. Chú giải của Noel Quesson.......................................2911. Con người mới - R. Gutzwiller...................................3612. Chú giải của Fiches Dominicales...............................3913. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.....4614. Phúc cho anh em.......................................................4815. Phúc cho anh em là những người nghèo..................5116. Tinh thần của Chúa....................................................5317. Phúc hoạ....................................................................5518. Chứng nhân...............................................................5819. Đức tin.......................................................................6120. Hạnh phúc.................................................................6421. Người giàu cũng khổ.................................................6822. Những mối phúc và những mối hoạ đích thực - JKN.7023. Phúc cho người nghèo khó........................................75

1

Page 2: Suy niem

1. Giúp đỡ

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 2.11.1994 có đăng bài viết về cô Vương Ngọc Sương, một người tàn tật, phải ngồi xe lăn mà còn mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo. Và hơn thế nữa, còn sử dụng căn nhà bé nhỏ của mình để chăm sóc một số bệnh nhân tàn tật giống như cô.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1985, trong một tai nạn cô bị chấn thương cột sống, khiến cho đôi chân mất dần cảm giác. Chồng cô kiên nhẫn thăm nuôi cô được sáu tháng rồi biệt tăm, để lại cho người vợ tàn tật hai đứa con nhỏ. Giữa cảnh túng quẫn, cô được một người mẹ nuôi bên Pháp giúp đỡ. Điều đáng thán phục đó là cô đã vận dụng số tiền nhận được để phục vụ những người tàn tật và trẻ em nghèo túng.Có một ông bố mà những đứa con đã được cô nhận nuôi, sau khi đến thăm cô đã phải bật khóc và nói:

- Tôi còn nguyên vẹn như thế này mà đã hư hỏng, trong khi chị tật nguyền lại phải lãnh hết việc nuôi dạy các con tôi.

Và từ đó ông cố gắng chừa bỏ tật nghiện rượu là nguyên nhân gây nên những đổ vỡ trong gia đình ông. Chính mẹ nuôi của cô ở Pháp cũng viết thư và cho biết:

- Mấy người Pháp đến Việt Nam thăm cô nay trở về cũng tỏ ra là những người sốt sắng sống đạo khác hẳn trước. Riêng phần mình, cô đã không ngần ngại thú nhận: trước kia cô đã từng dửng dưng với những khổ đau của người khác và đã từng làm mất lòng Chúa. Chính nhờ sự tàn tật mà cô được hoán cải. Cô vui vẻ đón nhận mọi điều Chúa cho xảy ra nơi thân xác cô cũng như nơi môi trường cô đang sống.

2

Page 3: Suy niem

Từ mẩu chuyện trên chúng ta nhận thấy: việc làm của cô là một phản ảnh trung thực cho lời giảng và việc làm của Chúa. Thực vậy Thiên Chúa đã chiếu cố đến hoàn cảnh của từng người. Ngài không chỉ loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, mà còn là hiện thân của Tin Mừng đó. Bởi lẽ, vì yêu thương, Ngài đã xuống thế làm người, trở nên anh em với hết mọi người. Do đó, không một đau khổ nào chúng ta phải chịu mà không đụng tới lòng thương xót và chương trình cứu nhân độ thế do chính Ngài thực hiện. Ngài đã nghiệm thấy cái đói của một bà goá. Ngài đã chữa lành mọi kẻ phong cùi, bất luận họ là người Syria hay là người Do Thái. Vì thế mới có sự kiện đoàn lũ dân chúng từ khắp nơi, tuốn đến nghe Ngài giảng và để Ngài chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.

Đồng thời Ngài cũng muốn chúng ta biểu lộ lòng thương xót với anh em bằng những hành động cụ thể, bởi vì khi chúng ta giúp đỡ anh em là chúng ta giúp đỡ cho Chúa. Nhờ đó mà chúng ta trở nên con cái của Chúa Cha, Đấng ngự ở trên trời:

- Các con hãy có lòng nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ.

Bởi đó, hãy giúp đỡ những người chung quanh, nhất là những kẻ bất hạnh và nghèo khổ, để nhờ đó chúng ta sẽ được nếm thử niềm hạnh phúc dạt dào như lời Ngài đã phán:

- Phúc cho những ai có lòng thương xót vì họ sẽ được xót thương.

3

Page 4: Suy niem

2. Nghèo vì Nước Trời - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Bầu khí ngày Tết vẫn chưa tan, nhất là tại miền Bắc giàu truyền thống lễ hội. Ta vẫn còn nghe những lời chúc thịnh vượng, khang ninh cho năm mới. Đầu năm mới, các nước trên thế giới đều phấn đấu để kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho toàn dân. Thế nhưng Lời Chúa hôm nay lại nói: “Hỡi anh em là những kẻ nghèo khó, anh em thật có phúc, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”. Phải chăng Chúa Giêsu phản lại tiến bộ, muốn nhân loại tụt hậu?

Để thấu hiểu Lời Chúa, ta cần ghi nhận mấy điểm sau đây:Trước hết ở đây Chúa Giêsu không nói về kinh tế, nhưng nói về hạnh phúc, nhưng vật chất tự nó chưa phải là hạnh phúc. Câu chuyện về công nương Diana là một minh hoạ rõ nét.

Mùa hè năm 1997, cả thế giới xôn xao về cái chết của công nương Diana. Công nương Diana là một phụ nữ xinh đẹp. Từ khi kết hôn với thái tử Charles, con của nữ hoàng nước Anh, công nương trở thành người có danh vọng và đồng thời cũng có nhiều tiền của vào bậc nhất trên thế giới. Có lẽ ai cũng nghĩ rằng một phụ nữ đẹp đẽ, giàu sang, phú quý như thế phải là người hạnh phúc nhất trên đời. Nhưng không đúng như thế. Công nương rất đau khổ vì cảnh gia đình thiếu tình yêu thương chân thực. Thái tử Charles vẫn lén lút quan hệ với người tình cũ. Đau khổ mà chẳng thể nói ra, vì cả gia đình bên chồng muốn giữ uy tín cho hoàng gia. Chán nản với đời sống gia đình, công nương đã tìm vui bên người bạn trai mới. Trong một chuyến đi chơi ở Paris, cả hai bị thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi. Có nhiều người cho rằng chính hoàng gia Anh đã gây ra tai nạn. Không ai nghĩ

4

Page 5: Suy niem

rằng cuộc đời công nương có hạnh phúc, dù bà có tất cả: sắc đẹp, tiền của, danh vọng.Thứ đến, Chúa không lên án vật chất, nhưng chỉ lên án thái độ sử dụng vật chất. Vật chất do Chúa dựng nên để phục vụ con người. Chúa dựng nên và Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng con người đã làm sai chương trình của Chúa. Thay vì sử dụng vật chất như phương tiện, người ta đã biến nó thành mục đích. Thay vì sử dụng vật chất phục vụ đồng loại, người ta đã sử dụng đồng loại để phục vụ vật chất. Đó là những thái độ bị Chúa lên án. Những thái độ ấy biến vật chất thành chướng ngại ngăn cản ta đạt đến hạnh phúc Nước Trời.

Sau cùng, Chúa không khuyến khích cảnh nghèo, càng không khuyến khích những người vì lười biếng mà trở nên nghèo. Chúa chỉ khuyến khích những người vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo.

Những người vì Nước Trời mà tự nguyện trở nên nghèo là những người hiểu biết giá trị thực sự của tiền bạc. Biết rõ tiền bạc chỉ là phương tiện nên họ dùng tiền bạc mà không dính bén, có tiền mà không nô lệ cho đồng tiền, nhất là biết dùng tiền vào những việc hữu ích cho đồng loại. Vì tha nhân, vì Nước Trời mà tự nguyện sống nghèo.

Những người tự nguyện sống nghèo như thế không làm cho xã hội tụt hậu, trái lại giúp phát triển xã hội, đưa nhân loại tiến lên. Không chỉ tiến lên về văn minh vật chất mà còn tiến về nền văn minh tình thương.

Những người tự nguyện sống nghèo như thế giúp nâng cao nhân phẩm con người, đem niềm vui cho người sầu khổ,

5

Page 6: Suy niem

gieo niềm hy vọng cho những người bị bỏ quên, đem tình thương đến cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.Những người tự nguyện sống nghèo như thế không phải là những người lười biếng, hèn nhát, uỷ mị, bạc nhược. Trái lại đó là thái độ của những tâm hồn dũng mạnh, luôn phấn đấu với chính mình để nâng tâm hồn mình và nâng cả thế giới lên.

Tự nguyện sống nghèo như thế là một mối phúc cho thế giới, cho nhân loại. Thế giới sẽ tốt đẹp biết bao nếu có nhiều người tự nguyện như thế.

Sau đám tang của công nương Diana 1 tuần lễ, thế giới lại xôn xao về một đám tang khác: đám tang của mẹ Tesexa Cancutta. Khác hẳn với công nương Diana, mẹ Tesexa là một nữ tu già nua, sống một đời sống nghèo. Trong phòng của mẹ chỉ có một chiếc ghế và một chậu thau đựng nước. Người ta cho mẹ nhiều tiền, nhưng mẹ tự nguyện sống nghèo, dành hết tiền của để giúp những người nghèo, những trẻ mồ côi, tàn tật. Khi Đức Giáo hoàng sang thăm Ấn Độ, thấy mẹ đi lại công tác nhiều, tặng mẹ một xe hơi sang trọng. Nhưng khi Đức Giáo hoàng về, mẹ đã bán xe lấy tiền giúp người nghèo. Có 40 nguyên thủ quốc gia đến tham dự đám tang của mẹ. Và Ấn Độ, một nước không ưa gì đạo Công giáo, đã cử hành quốc tang cho mẹ. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn mẹ trong khi các vị nguyên thủ quốc gia quyền uy đứng cúi đầu kính cẩn trước thi hài vị nữ tu già nua, nghèo khó. Mẹ đã thực hành Lời Chúa: “Phúc cho anh em là người nghèo khó, vì Nước Trời thuộc về anh em”.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

6

Page 7: Suy niem

1. Bạn có kinh nghiệm vui buồn gì về tiền bạc? Vì tranh chấp tiền bạc mà mất tình nghĩa? Nhờ biết nhường nhịn về tiền bạc mà thêm bạn hữu?

2. Lời Chúa hôm nay có chúc phúc và chúc dữ. Bạn thuộc diện nào? Được chúc phúc hay bị chúc dữ?

3. So sánh cuộc đời của công nương Diana và cuộc đời của mẹ Tesexa, bạn rút ra được quyết định nào cho đời bạn?

4. Tiền bạc và hạnh phúc. Bạn thấy chúng có liên hệ gì với nhau?

3. Hạnh phúc đích thật - Achille Degeest

Bài giảng của Chúa về tám mối phúc thật, từ xưa đến nay là đề tài cho không biết bao nhiêu thiên chú giải. Chúng ta lắng nghe cha De Gradmaison: “Người ta rất dè dặt thận trọng khi bàn đến những điều kỳ diệu ấy. Phải có được sự tế nhị thiêng liêng của một Phanxicô thành Assisi, mà cuộc đời và tinh thần nói đúng ra là một bản chú giải tuyệt tác nhất về bài giảng trên núi. Ai là người ít nhất chẳng thấy rằng những lời giảng dạy về hạnh phúc thật bắt nguồn từ sự lựa chọn phải có giữa phục vụ Thiên Chúa và phục vụ thế gian, những lời khuyên ấy cho ta nhìn suốt tới đỉnh cao nhất con đường từ bỏ và phó thác trong niềm hiếu thảo, con đường ấy kết thúc cách hoàn toàn kín đáo ở điều mãi mãi cần thiết cho mọi người: Thiên Chúa phải được phục vụ trước hết”.

Một khía cạnh khác được bản văn gợi lên: Nhãn quan Thiên Chúa khác nhãn quan chúng ta khi xét về nhân loại. Sự kính nể của thế gian dành cho ai? Ai là người được lưu danh trong lịch sử? Thiên Chúa nhớ rõ tên tuổi kẻ nghèo hèn, kẻ

7

Page 8: Suy niem

bé mọn nhất, kẻ túng thiếu, kẻ bị khinh miệt. Với những kẻ ấy, Thiên Chúa dành cho lòng từ ái của Người, ban cho họ hạnh phúc vĩnh cửu. Tại sao thế? Bởi vì bước đường lữ thứ của họ dưới thế này không vương mắc chướng ngại tiền của và kiêu ngạo.

1) Phải chăng có một sự mâu thuẫn giữa những thực tại khắc nghiệt của đời sống và tình yêu của Thiên Chúa bao phủ kẻ nghèo? Phải chăng Thiên Chúa cần áp đặt công lý trên trái đất? Đó là một câu hỏi đặt sai. Thật vậy, căn bản của hạnh phúc nói đến trong Phúc Âm không ở một tầm mức thuần tuý xã hội. Phúc Âm không phải là không biết đến cơ cấu xã hội, nhưng nếu muốn thay đổi chúng thì Phúc Âm không chỉ đề xướng một cuộc đấu tranh trực tiếp mà chỉ hô hào đem sức sinh động vào trong những cơ cấu ấy. Thiên Chúa là Đấng công chính vô cùng nên Người không thể nào sử dụng sự tranh chấp giữa loài người như một phương tiện thực thi công lý.

Người ta sẽ không hiểu được, không dùng được Phúc Âm nếu không chấp nhận rằng sự thành toàn chung cục của công lý và hạnh phúc chỉ hiện thực trong Nước của Cha. Tất nhiên, tất cả chúng ta phải phấn đấu cho công lý, nhưng với những phương tiện của Phúc Âm và phải vượt quá những viễn ảnh thuần tuý thế gian, bởi vì tính chất cứu cánh của Phúc Âm nâng cao chúng ta khỏi tầm mức thế gian.

2) Bằng cách nào phân biệt tiên tri thật với tiên tri giả? Tiên tri thật thường bị phỉ báng, bị gạt ra ngoài, bị bách hại vì liên hệ sinh động với Đức Kitô. Trái lại tiên tri giả thường được kính trọng, gặt hái nhiều thành

8

Page 9: Suy niem

công, được khen ngợi về khéo xử thế, vì có những ý tưởng thật “hấp dẫn”, vì học thức cao, đôi khi vì giàu sang. Thế giới chúng ta rất xứng đáng tiêu biểu cho thế giới khắp mọi thời đại. Tiên tri thật ngày nay quy hướng mọi sự về Đức Kitô. Một triết thuyết khá thiển cận muốn coi thời đại hiện nay là thời tiền lịch sử. Lịch sử thì theo như người ta nói hứa hẹn “những ngày mai tưng bừng ca hát”. Nhưng chính Đức Kitô sống ngày xưa, bây giờ và trong tương lai, giúp chúng ta ổn định hiện tại, sống thời buổi hiện tại bằng cách đem đến cho hiện tại một giá trị và ý nghĩa của nó. Bởi vậy, chúng ta hãy cố gắng đem vào thế giới hiện tại một nền công lý và một niềm thương yêu phát xuất từ một lịch sử thần thánh và sẽ thành toàn khi nào tới tận cùng lịch sử thần thánh ấy. Những ngôn sứ đích thật duy nhất là những ai quyết tâm rao giảng: Đức Kitô là nguồn mạch và thành toàn của mọi công lý, mọi tình thương.

4. Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc

(Suy niệm của Charles E. Miller)Có 150 Thánh Vịnh trong Thánh Kinh, một trong những Thánh Vịnh đó là hình thức chúng ta thưa đáp sau bài đọc đầu tiên vào mỗi Chúa Nhật. Thánh Vịnh dành cho ngày hôm nay là Thánh Vịnh đầu tiên, Thánh Vịnh ấy được đặt trong 149 bài đọc, bắt đầu cho 149 bài Thánh Vịnh kia. Lời thứ nhất của bài Thánh Vịnh đầu tiên này là”hạnh phúc”.

Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc. Một từ khác chỉ về sự hạnh phúc trong Thánh Kinh là ”chúc phúc”. Chúng

9

Page 10: Suy niem

ta được hạnh phúc khi chúng ta được Thiên Chúa chúc phúc. Thánh Vịnh tuyên bố rằng để được chúc phúc là được giống như cây trồng bên suối nước trong, được sinh hoa quả bốn mùa và lá của nó không bao giờ tàn úa, hình ảnh này đề nghị một sức mạnh to lớn và sự sống mãnh liệt.

Chúng ta sẽ được hạnh phúc với sức mạnh và sự sống của Thiên Chúa nếu chúng ta theo đường lối mà Chúa đã chỉ định cho chúng ta, tiên tri Giêrêmia đã giúp chúng ta hiểu con đường này là: “Phúc cho những người tin tưởng vào Chúa, những ai hy vọng vào Ngài”. Chúa tiết lộ hình ảnh đó trong Thánh Vịnh đầu tiên khi nói về một người tin tưởng vào Chúa và những người hy vọng vào Ngài thì giống như cây trồng bên suối nước trong.

Chúng ta biết rằng nước thì cần thiết cho sự sống. Sau cơn mưa xuân đầu mùa những cây cỏ thì xanh tươi mơn mởn sự sống. Nhưng trong nắng hạn vào mùa hè mọi vật lớn lên đều trở nên vàng úa và trơ trọi, không có gì ngạc nhiên khi bí tích phép rửa đã dùng biểu hiệu nước trong phép rửa tội mà chúng ta lãnh nhận đầu tiên trong sự sống của Thiên Chúa, đặc ân của ân sủng thần linh, là bắt đầu thông dự vào hạnh phúc của Người.

Nếu không có một sự tuôn trào nước sự sống đời đời của Thiên Chúa thì đời sống của chúng ta có thể trở nên vàng úa và trơ trọi. Không có ân sủng Thiên Chúa chúng ta có thể trở thành không hạnh phúc. Nguồn mạch chính yếu ân sủng tươi mát của Thiên Chúa là Thánh Lễ. Trong suốt lúc cử hành Thánh Lễ, chúng ta nghe lời của Chúa tuyên bố trong Thánh Kinh và trong bài giảng. Lời Chúa đã nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Thứ hai là chính Thánh Thể, Thánh Thể nuôi dưỡng đời sống của Thiên Chúa bên trong chúng ta.

10

Page 11: Suy niem

Không có gì có thể thay thế được Lời Chúa và Thánh Thể. Chúng ta đã được nuôi dưỡng vào mỗi ngày Chúa Nhật bởi Lời và Bí tích. Chúng đi cùng với nhau. Lời làm phong phú đức tin của chúng ta còn Thánh Thể ban cho chúng ta sức mạnh như chúng ta cần để sống và thực hiện đức tin của chúng ta.

Chúng ta tin rằng chúng ta biết hạnh phúc là gì, nhưng thực tại của nó thì khác hẳn. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng hoàn cảnh của chúng ta thì xa vời với điều mang lại hạnh phúc nhưng Thiên Chúa đã có những cách khác để nhìn xem sự vật. Đó là lý do vì sao Thiên Chúa đã cho chúng ta những mối phúc và chúng là những nghịch lý. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng đối nghịch với những gì mà những mối phúc đó nói là sự thật nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó. Phúc cho những kẻ đói ăn, phúc cho những kẻ khóc lóc”.

Chúng ta có thể hạnh phúc khi chúng ta nghèo khổ, khi sự nghèo khổ làm cho chúng ta quay đầu về với Thiên Chúa và tin tưởng vào Người. Chúng ta có thể được hạnh phúc khi chúng ta đói khát nếu chúng ta cho phép sự đói khát của chúng ta làm cho chúng ta khao khát Thiên Chúa và ao ước Người tràn đầy sự trống rỗng nơi trái tim chứ không chỉ nơi bao tử của mình. Chúng ta có thể được hạnh phúc khi chúng ta khóc lóc, nếu những đau thương của chúng ta đặt trọng tâm vào sự thất bại và sẵn sàng làm theo ý muốn của Thiên Chúa trong mọi sự.

Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc. Hãy yêu mến Thiên Chúa và theo con đường sự sống của Ngài là con đường duy nhất để được hạnh phúc, một hạnh phúc thật.

11

Page 12: Suy niem

5. Ai là người hạnh phúc

Con người khát vọng hạnh phúc và bằng mọi cách đạt tới hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tuỳ thuộc những yếu tố nào? Mọi người không đồng ý kiến với nhau. Trong một cuộc thăm dò ở Pháp, 90% người được hỏi ý kiến cho rằng yếu tố cấu tạo nên hạnh phúc là: sức khoẻ, 80% cho là tình yêu, 75% cho là tự do, 60% cho là công lý, 63% cho là việc làm và 52% cho là tiền của. Vì thế, con người tự hỏi: đâu là hạnh phúc thật và đâu là con đường chắc chắn nhất, ngắn nhất để đạt tới hạnh phúc?

Là Kitô hữu, chúng ta tìm kiếm thứ hạnh phúc nào? Và phải làm gì để đạt tới hạnh phúc thật? Câu trả lời tìm thấy trong phụng vụ Chúa Nhật hôm nay là: “Phúc thay người đặt niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh” (Bđ. 1), dù sống hay chết vẫn một niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh (Bđ. 2) thì chắc chắn “Nước Trời sẽ là của họ” (Bài Tin Mừng).

Theo quan niệm của Cựu Ước được diễn tả qua bài đọc 1 (Gr 17,5-8) thì người biết đặt niềm tin vào Thiên Chúa là người hạnh phúc. Ngôn sứ Giêrêmia đã quả quyết: Hạnh phúc thật chỉ có thể phát xuất từ niềm tín thác vào Chúa mà thôi. Giêrêmia đã dùng những hình ảnh cây trái để quảng diễn ý tưởng ấy: Ai dựa vào mình thì tự khép lại trong sự mong manh của mình, và sẽ khô héo như bụi cây trong sa mạc; còn ai trung thành hướng về Chúa, sẽ đâm rễ tận nguồn mạch sự sống và trở thành cây xanh tốt, đầy hoa trái.Hoặc theo quan niệm của Thánh Phaolô ở bài đọc 2 (1Cr 15,12.16-20) thì ai sống gắn bó đời mình với Chúa Kitô chết và sống lại là người hạnh phúc. Vì dù sống, dù chết, người ấy vẫn thuộc về Chúa và nhờ đó luôn được hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh.

12

Page 13: Suy niem

Còn đối với Chúa Giêsu, qua Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Ngài công bố bốn mối phúc là: nghèo khó, đói khát, khóc lóc và bị ngược đãi. Đối lại với bốn mối phúc là bốn mối hoạ: giàu có, no nê, vui cười và được ca tụng. Đói và khóc là hậu quả và biểu hiện cụ thể nhất của cái nghèo. Bụng đói vì không có gì ăn. Tâm hồn đau khổ vì không có ai để an ủi, chỉ còn biết lấy tiếng khóc để làm vơi nỗi khổ của mình. Còn người giàu thì bụng no. họ khổ thì họ lại có trăm ngàn thứ để đánh đổi, để lấp đầy. Hai hình ảnh tương phản: người nghèo đói và khóc lóc, người giàu có no và vui cười.

Hình ảnh người phú hộ và ông Lagiarô nghèo đói đã minh hoạ điều này: người phú hộ mặc lụa là gấm vóc, ngày nào cũng yến tiệc linh đình. Còn Lagiarô nghèo đói, ngồi chờ bố thí ngoài cổng, không ai ngó ngàng, không ai bênh vực, những con chó đến liếm vết mụn nhọt trên người Lagiarô là tột đỉnh nỗi khổ của ông. Cuối cùng, lúc chết, chúng ta mới thấy hạnh phúc thật ở đâu và ai là người hạnh phúc, ai là người vô phúc?

Người đời thường đặt hạnh phúc vào trong những cái có: có tiền của, có vợ đẹp, có con khôn, có địa vị, có nhà cửa, có bạn bè sang trọng phú quý… Nhưng để có được những cái đó, nhiều khi chúng ta làm cho nhiều người khác mất đi cái họ đang có, hay là bớt cái có của người khác đi, và do đó, gây tranh chấp, hận thù, và kết quả là mình khổ và người khác càng khổ hơn. Ai cũng khao khát hạnh phúc cho mình và vì hạnh phúc của mình, nên nhiều khi cố ý hay vô tình gây đau khổ, làm mất hạnh phúc của kẻ khác. Điều đó cũng giống như khi chúng ta tìm cách kéo hết phần chăn đắp về mình, thì chỉ mình ta được ấm, nhưng người bên cạnh tất nhiên sẽ bị lạnh. Trong một bàn ăn mà ta chỉ nghĩ đến mình, thì thế nào cũng có người bị thiệt, bởi đó mà cha ông ta dạy:

13

Page 14: Suy niem

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Trong một cơ quan, xí nghiệp, nếu những người lãnh đạo chỉ lo cho lợi lộc cá nhân, thì tất nhiên những người khác phải chịu thiệt thòi. Trong một nước, nếu những người cầm quyền chỉ lo vun quén cho bản thân, cho gia đình và bạn bè mình, thì toàn thể nhân dân khó có thể được ấm no hạnh phúc.

Trong một lá thư cám ơn và tâm tình đầu xuân, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nói đến hiện trạng đời sống xã hội của đất nước chúng ta: “Nhờ công cuộc đổi mới, nền kinh tế của nước nhà đang trên đà phát triển mạnh: nhiều người ăn nên làm ra, thậm chí trở thành triệu phú, tỷ phú; hàng tiêu dùng có chất lượng cao tràn ngập thị trường… lúa gạo chẳng những đủ ăn mà còn thừa để xuất cảng vào hàng thứ ba thế giới. Nhưng những thành tựu đáng phấn khởi đó không che mắt được chúng ta trước những mặt trái phũ phàng của nền kinh tế thị trường: đồng tiền trở thành thước đo của mọi giá trị, hưởng thụ vật chất trở thành lý tưởng của cuộc sống, và kết quả là khoảng cách giữa một thiểu số giàu có và đại bộ phận nghèo túng ngày càng lớn…”.

Thưa anh chị em, tinh thần nghèo khó mà Chúa Giêsu công bố hôm nay trong bản Hiến Chương Nước Trời phải được hiểu theo nghĩa một sự nghèo khó vì Nước Trời, một sự quên mình vì lợi ích chung, vì hạnh phúc của mọi người. Chúa Giêsu không chủ trương nghèo khó để mà nghèo khó, nghĩa là Ngài không coi nghèo khó là một giá trị, một lý tưởng. Ngài không bao giờ tán đồng cuộc sống khốn khổ trong những căn nhà tồi tàn ở các khu nhà ổ chuột nơi các thành phố ngày nay cũng như nơi các đô thị thời đại của ngài. Tinh thần nghèo khó mà Chúa Giêsu muốn nói là tinh thần không cậy dựa vào tiền của, quyền lực, mà chỉ biết đặt

14

Page 15: Suy niem

trọn niềm tin cậy vào Chúa. Phúc cho anh em là những người nhận thức rằng không thể tìm hạnh phúc bằng cách cậy dựa vào của cải vật chất, mà bằng cách đặt trọn niềm tín thác vào Chúa. Đó chính là tinh thần nghèo khó ấy, chúng ta mới cân lường được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có tinh thần nghèo khó ấy, chúng ta mới thấy cảnh nghèo khổ của anh em. Có tinh thần nghèo khó ấy, chúng ta mới dễ cảm thông và chia sẻ cho tha nhân.

Chân lý của Lời Chúa và thực tế cũng dạy chúng ta rằng hạnh phúc chỉ đến với chúng ta khi mỗi người đừng sống vì mình và cho mình, mà phải sống vì tha nhân và cho tha nhân. Phải biết hy sinh những lợi ích riêng nhỏ bé để mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể: gia đình có hoà thuận an vui thì mỗi người trong gia đình mới được hạnh phúc; xã hội có an ninh trật tự và thịnh vượng thì mỗi gia đình mới thực sự được bảo đảm về công ăn việc làm và được ấm no hạnh phúc. Cũng vậy, thế giới có hoà bình thì các dân tộc mới có thể phát triển và đạt tới sự thịnh vượng bền lâu.

Mỗi người hãy quên mình đi, quên lợi ích riêng tư, không tìm cách để có thêm, có nhiều, bằng cách bóc lột kẻ khác hay bớt phần kẻ khác. Hãy sống hiền hoà với mọi người, sẵn sàng chịu đau khổ vì tha nhân, luôn luôn biết xót thương người, luôn luôn có lòng trong sạch và ngay thẳng, sống hoà thuận với mọi người và làm cho mọi người được hoà thuận với nhau, sẵn sàng chịu hy sinh vì chính đạo, vì Nước Trời. Mỗi người phải là niềm vui, là hạnh phúc cho kẻ khác, bởi vì hạnh phúc thực sự của chúng ta là chính con người, cũng như đau khổ của chúng ta cũng chính là con người. Hạnh phúc hệ tại ở một cuộc sống hoà hợp giữa ta và người khác, và sự hoà hợp đó đòi hỏi ta phải tôn trọng nhân vị và quyền

15

Page 16: Suy niem

lợi của người khác, chấp nhận và yêu thương người khác như chính bản thân.

Chúng ta hãy thiết tha cầu xin cho mọi Kitô hữu biết noi gương Chúa Kitô sống hoà mình với mọi người, biết lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của chính mình để tạo nên hạnh phúc đích thực cho bản thân và cho mọi người.

6. Thế giới của các mối phúc - McCarthy

Suy Niệm 1. SỰ TỈNH THỨC TÂM LINHĐức Kitô đã đặt con người đối diện với một chọn lựa căn bản: sống theo những giá trị của thế gian (theo đuổi tiền bạc, lạc thú, sự nổi danh, quyền lực, địa vị) hoặc sống theo những giá trị của Nước Trời (sự nghèo khó tâm linh, sự trong sạch của tâm hồn, khả năng bày tỏ lòng thương xót, chịu đựng đau khổ vì công lý…).

Trong cuốn truyện The Forst Circle, Salzhenisyn kể lại câu chuyện của một nhà ngoại giao tên Innokenty. Trong suốt thời kỳ Staline cầm quyền, Innokenty và vợ ông, Dottie, sống một cuộc sống được ưu đãi. Ở mỗi nhiệm sở ông được gởi đến, một căn nhà đầy đủ những đồ dùng hoang phí đang chờ đợi họ. Và họ xum xoe thoả mãn. Họ có mọi thứ họ muốn, và vào một thời kỳ mà Thế Chiến II tàn phá khắp nơi. Nhưng không có một tiếng thở dài lo âu nào của thế giới làm động lòng họ.

Tuy nhiên, trong năm thứ sáu của cuộc hôn nhân của họ, Innokenty bắt đầu có cảm giác bất ổn về mọi vật chất. Cảm

16

Page 17: Suy niem

giác ấy làm ông bối rối và lo sợ. Ông có tất cả nhưng ông thiếu một điều gì đó. Cả người vợ yêu quý Dottie cũng trở thành một người xa lạ với ông. Cách sống xu thời làm ông lúng túng. Ở đâu, người ta cũng giống nhau và ở đâu, người ta cũng nhảy cẫng lên và nâng ly chúc tụng người Stalin mà trong thâm tâm họ sợ hãi và khinh miệt.

Một ngày kia, ông bắt đầu xem kỹ những bức thư và sách vở mà người mẹ quá cố của ông để lại. Khi đọc những bức thư ấy, ông đã khám phá ra một bảng giá trị hoàn toàn trái ngược với những giá trị của tầng lớp xã hội trong đó có ông.Những giá trị của mẹ ông bắt đầu làm ông thức tỉnh. Trong các bức thư của bà, bà nói về những điều như lòng thương xót, chân lý, lòng nhân hậu, v.v… Và rồi ông đọc đến một đoạn thư lạ lùng này: “Điều quý giá nhất trong thế giới này là luôn ý thức rằng mình không được dự phần vào sự bất công”.

Bỗng nhiên, ông khám phá điều mà đời sống ông còn thiếu. Và trong nhiều ngày đêm, ông đã tiếp tục ngồi đó để hít thở những giá trị của thế giới mẹ ông như một người hít thở không khí trong lành. Ông khám phá một phương thế mới để nhìn và phán đoán đời sống. Cho tới lúc đó, triết lý sống của ông là chúng ta chỉ sống có một lần. Đem chính mình để phục vụ người khác là hoàn toàn điên rồ. Giờ đây, ông hiểu rõ một sự thật khác: chúng ta chỉ có một lương tâm và nếu lương tâm trở nên què quặt thì đời sống coi như đánh mất không gì bù đắp lại.

Bà mẹ ông có một bác sĩ đứng tuổi là người điều trị căn bệnh cho bà trước khi bà mất. Một ngày kia, ông này sắp lên đường sang Pari nơi đó ông định trao cho Phương Tây một số bí mật về y khoa bởi vì ông cho rằng thế giới có quyền

17

Page 18: Suy niem

biết những bí mật ấy. Nhưng một cái bẫy đã được giăng ra để bắt ông bác sĩ. Innokenty biết được điều đó. Ông tìm cách gọi điện cho ông bác sĩ. Nhưng cuộc gọi ấy đã bị theo dõi và Innokenty bị bắt.

Innokenty đã biết giàu sang như thế nào. Khi bạn giàu có tiếng tăm, bạn là một thành viên của một nhóm được kính trọng, và thật sự bạn không bao giờ bị đàn áp. Một cuộc gọi điện thoại là một quyết định. Nhưng giờ đây ông đánh mất việc làm, địa vị, sức khoẻ, và mất cả vợ mình, ông khám phá sự nghèo khó có ý nghĩa gì. Nghèo khó là không có bạn bè và không có sự an toàn.

Tuy nhiên Innokenty đã tìm được một kho tàng và ông biết điều đó. Ông có kinh nghiệm về sự thức tỉnh tâm linh. Và như Kahlil Gibran đã nói: “Sự tỉnh thức tâm linh là điều quan trọng nhất trong đời sống; nó là mục đích duy nhất của bản thân chúng ta”.

Có bao nhiêu Kitô hữu có thể nói được rằng mình sống theo những giá trị các mối Phúc thật? Trong những sự việc tác động trực tiếp đến với chúng ta –việc làm, xe cộ, tiện nghi, nhà ở, tương lai của con cái- chúng ta không sống như mọi người đó sao? Ngày nay các môn đệ của Đức Giêsu thường sống trong tiện nghi sang trọng trong khi nhiều người còn sống trong cảnh khốn cùng.

Của cải và tiện nghi sau cùng rồi cũng để chúng ta lại trong sự trống vắng của tinh thần. Chỉ khi sống bằng những giá trị của Tin Mừng, khát vọng sâu xa nhất của chúng ta mới được thoả mãn. Để hiểu biết các mối Phúc Thật, chúng ta cần một sự thức tỉnh tâm linh.

18

Page 19: Suy niem

Suy Niệm 2. NGHÈO KHÓ NHƯNG LẠI GIÀU CÓ TRONG ĐỨC TIN VÀ PHÓ THÁC.Ở trung tâm của Bài đọc hôm nay là chủ đề về sự tín thác vào Thiên Chúa. Bài đọc 1 đối chiếu số phận của những người tin tưởng vào Thiên Chúa. Những người tin tưởng và con người như cây gai cằn cỗi trong sa mạc; trong khi những người tin tưởng vào Thiên Chúa giống như cây sai trái trồng gần dòng sông nhiều nước.

Tín thác vào Thiên Chúa là trông cậy nơi Người vốn là suối nguồn sức sống. Những người tín thác vào Thiên Chúa là những người nghèo được Thiên Chúa chúc phúc trong các mối Phúc thật (Tin Mừng).

Khi Đức Giêsu nói: “Phúc cho những người nghèo khó”, Người đã không chúc phúc cho sự đói khát và khốn cùng. Đói khát và khốn cùng là điều xấu. Điều được chúc phúc là lòng trông cậy, tín nhiệm Thiên Chúa. Những người đặt tín nhiệm của họ vào Thiên Chúa sẽ không bị thất vọng. Chỉ Thiên Chúa mới có thể lấp đầy sự trống rỗng của chúng ta; chỉ Thiên Chúa mới có thể thoả mãn khát vọng của tâm hồn chúng ta. Nhưng thường chúng ta chạy đến Thiên Chúa sau cùng, thay vì chạy đến Thiên Chúa trước tiên.

Thánh Giacôbê nói rằng những người nghèo khó đối với thế gian này sẽ được Thiên Chúa làm cho giàu có trong đức tin (2,1-5). Bất cứ ai thực thi tác vụ trong đôi ba năm đều có thể xác nhận chân lý ấy.

Những người giàu có xu hướng dựa vào của cải họ có. Đối với họ, chính thế gian này mới quan trọng. Thiên Chúa không ít thì nhiều cũng thừa thãi, và đời sau thì xa vời và mơ hồ. Trái lại, những người nghèo có xu hướng tự nhiên quay

19

Page 20: Suy niem

về với Thiên Chúa. Đối với họ, mọi nguy cơ và khó khăn của đời sống làm cho Thiên Chúa và đời sau gần gũi và hiện thực.

Sự nghèo khó ấy tự nó không phải là điều tốt. Nhưng khi đời sống trở nên khó khăn hơn và luôn bị đe doạ, nó cũng trở nên phong phú hơn bởi lẽ khi chúng ta càng ít mong đợi thì những điều tốt lành của đời sống càng trở thành những ân huệ bất ngờ mà chúng ta đón nhận với lòng biết ơn. Đó là lý do Đức Giêsu nói; “Phúc cho những kẻ nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.

Một ngày kia một người nghèo đi dọc theo một con đường, tình cờ ông gặp một người ăn mày đến xin ông bố thí. Xấu hổ vì không có gì để bố thí, người nghèo đáp: “Tiếc thật, nhưng tôi cũng nghèo như anh thôi”.Khi nghe nói điều đó, người ăn mày nói: “Cám ơn bạn, vì món quà của bạn”.Không hiểu người ăn mày muốn nói điều gì, người nghèo hỏi: “Tại sao ông cám ơn tôi? Tôi có cho ông cái gì đâu”.“Ồ có chứ”, người ăn mày đáp: “Ông cho tôi sự lương thiện của ông, sự nghèo khó của ông và lòng tín thác của ông”.Thiên Chúa không nghèo, nhưng chúng ta nghèo. Thế mà chúng ta có cái để cho Thiên Chúa. Chúng ta có thể cho Người sự lương thiện, nghèo khó và lòng tín thác của chúng ta.

20

Page 21: Suy niem

7. Con đường dẫn tới hạnh phúc

Có thể vì quen thuộc quá nên chúng ta không nhận ra tính chất cách mạng của những lời giảng dạy này. Đó là một loạt những trái bom, mỗi câu là một lời thách thức. Các lời đó có tác dụng như điện lực, nó không phải chỉ là những ngôi sao im lặng, nhưng là những tia sáng chớp loè theo sau bằng những tiếng sấm bỡ ngỡ và kinh ngạc! Đúng ra đây là những tiêu chuẩn thông thường bị đảo ngược. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc, và những người Chúa Giêsu coi là vô phúc thì thế gian lại coi là có phúc. Thử tưởng tượng rằng gặp một người nghèo túng mà lại bảo họ rằng: bạn có phúc quá! Và gặp một người giàu có lại bảo họ rằng: khổ cho bạn quá! Nói như thế chẳng khác nào tuyên bố rằng giá trị của trần gian đã cáo chung, chẳng còn gì nữa.

Vậy đâu là chìa khoá của việc đó, chìa khoá năm trong câu 24. tại đây Chúa Giêsu phán: “Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có vì các ngươi đã được phần thưởng của mình rồi!” Chúa Giêsu dùng từ “được” ở đây là chữ thường dùng khi nhận đủ số tiền trả cho một món hàng. Chúa Giêsu có ý nói rằng: “Nếu các ngươi đặt cả tâm hồn và nghị lực để tìm kiếm điều thế gian yêu chuộng, các ngươi sẽ được những điều đó, nhưng đó là tất cả những gì các ngươi sẽ được. Theo cách nói mạnh mẽ ngày nay thì quả các bạn đã thành đạt rồi đó.

Câu chuyện ông nhà giàu với Ladarô nghèo khó minh hoạ ý tưởng này. Bước sang ngưỡng cửa đời sau, bị đau khổ, nhà phú hộ xin được giúp đỡ thì nhận được câu trả lời của cụ tổ Áp-ra-ham: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi!” Phần phước ấy là: “Có một ông

21

Page 22: Suy niem

nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.” (Lc16,25.19). Chỉ lưu tâm đến trần gian này, đầu tư tất cả vào đó, thì thật phải lẽ phần phúc cũng sẽ chấm dứt tại đây. Câu chuyện này cũng được hoạ lại qua câu chuyện phú nông “Người giàu kia trúng mùa, thu hoạch hoa lợi dư dật, kho lúa quá đầy, không còn chỗ chứa thêm, ông phải suy tính mãi. Cuối cùng ông quyết định: “Được rồi, ta sẽ phá nhà kho cũ, xây kho mới lớn hơn, như thế sẽ có đủ chỗ chứa tất cả của cải, hoa lợi. Xong xuôi, ta sẽ tự nhủ: của cải này có thể tiêu dùng trong hàng chục năm. Thôi, ta hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi!” Nhưng Thiên Chúa bảo: “Ngươi thật dại dột! Tối nay ngươi qua đời, của cải dành dụm đó để cho ai?”

Và Chúa Giêsu kết luận: “Người nào lo làm giàu dưới trần gian nhưng nghèo nàn trên Nước Trời cũng dại dột như thế.”Nhưng trên một phương diện khác, nếu các bạn dùng hết tâm hồn và nghị lực để sống trung thành với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu, các bạn sẽ gặp đủ thứ rầy rà, rắc rối. Đối với các tiêu chuẩn trần gian thì bạn vô phúc, nhưng thành quả của bạn đang đến, và khi nó đến, bạn sẽ có được vui mừng đời đời. “Nếu thế ghen ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó, nhưng vì anh em không thuộc về thế gian nên thế gian ghét anh em! Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” (Ga 15,18-20) “Nếu ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,27).

Tại đây chúng ta phải đối diện với một sự lựa chọn đời đời, đó là một sự lựa chọn quyết liệt và liên tục mãi cho đến khi

22

Page 23: Suy niem

chấm dứt cuộc đời. Chúng ta muốn chọn con đường dễ dãi, con đường đưa đến thú vui và lợi lộc ngay trước mắt? Hay chúng ta chọn con đường khó khăn, chỉ thấy đơn đau trước mắt? Chúng ta có bám víu lấy lạc thú và lợi lộc hiện tại? Hay chúng ta muốn dấn thân và hy sinh những điều đó vì những của quý báu hơn? Chúng ta chú tâm vào những phần thưởng của thế gian này hay chú tâm vào Chúa Cứu Thế. Nếu chúng ta chấp nhận đường lối của thế gian thì phải lìa bỏ những giá trị của Chúa Cứu Thế, ngược lại nếu chọn Chúa Giêsu thì bạn không thể không khước từ giá trị của trần gian.

Chúa Giêsu biết chắc chắn con đường nào dẫn tới hạnh phúc. Có người đã nhận xét: “Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ ba điều: HoÏ sẽ hoàn toàn không khiếp sợ, hạnh phúc cách vô lý và luôn luôn gặp khó khăn.” Chính Chúa Giêsu dạy rằng sự vui thoả thiên thượng sẽ thường bù gấp bội cho những đau khổ trần gian. Thánh Phaolô cũng nói: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr 4,17). Lời thách thức của các phúc lành ấy là: chúng ta muốn hạnh phúc theo đường lối của Thiên Chúa hay đường lối của thế gian? Và chắc chắn chọn gì được nấy!

23

Page 24: Suy niem

8. Chú giải của William Barclay

CHẤM DỨT MỌI GIÁ TRỊ TRẦN GIAN (6,20-26)Bài giảng nơi hoang địa trong Luca và Bài giảng trên núi ở Matthêu 5-7 rất giống nhau. Cả hai cùng bắt đầu một loạt các mối phúc. Tuy có những khác biệt giữa hai bản văn của Luca và Matthêu, nhưng điều rõ ràng là: đó là một loạt những trái bom. Có thể chúng ta đã quen thuộc đến nỗi không nhận ra nó có tính cách mạng. Nó thật không giống những luật mà triết gia hay nhà thông thái có thể đặt ra. Mỗi câu là một lời thách thức.

Deissmann đã nói: “các lời đó có tác dụng như điện lực, nó không phải là những ngôi sao im lặng, nhưng là những tia chớp sáng loè theo sau bằng những tiếng sấm của bỡ ngỡ và kinh ngạc! Đúng ra, đây là những tiêu chuẩn thông thường đã bị đảo ngược. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc, và những người mà Chúa Giêsu gọi là vô phúc, thì thế gian lại coi là có phúc. Thử tưởng tượng một người nào đó bảo rằng “phúc cho kẻ nghèo và khốn cho ai giàu có”. Nói như thế chẳng khác nào tuyên bố rằng giá trị của trần gian đã cáo chung, chẳng còn gì nữa.

Vậy đâu là chìa khoá? Chìa khoá nằm trong câu 24. Tại đây Chúa Giêsu phán: “khốn cho các ngươi là người giàu có, vì đã được sự yên ủi rồi”. Chúa Giêsu dùng từ “được” ở đây thường dùng khi nhận trọn số tiến trả cho một món hàng. Chúa Giêsu có ý nói rằng: “Nếu các ngươi đặt cả tâm hồn và nghị lực để tìm kiếm những điều thế gian yêu chuộng, các ngươi sẽ được những điều đó, nhưng đó là tất cả những gì các ngươi sẽ được”. Theo cách nói mạnh mẽ ngày nay thì “quả các bạn đã thành đạt rồi đó”. Nhưng trên một phương

24

Page 25: Suy niem

diện khác, nếu các bạn dùng hết tâm hồn và nghị lực để sống trung thành với Chúa và thành thực với Chúa, các bạn sẽ gặp đủ mọi thứ rầy rà, rắc rối. Đối với các tiêu chuẩn trần gian thì bạn vô phúc, nhưng tiền công của các bạn đang đến, và khi nó đến, bạn sẽ có được vui mừng đời đời.

Tại đây chúng ta phải đối diện với lựa chọn đời đời, đó là một lựa chọn từ lúc nhỏ tuổi và liên tục mãi cho đến khi chấm dứt cuộc đời. Các bạn muốn chọn con đường dễ dài, con đường đưa tới thú vui và lợi lộc ngay trước mắt? Hay các bạn sẽ chọn con đường đưa tới khó khăn, chỉ đem đến khổ nhọc, và đôi khi chỉ thấy đau đớn trước mắt? Bạn có bám víu lấy lạc thú và lợi lộc hiện tại? Hay bạn muốn dấn thân và hy sinh những điều đó vì những của quý báu hơn? Bạn có chú tâm vào những phần thưởng của thế gian này chăng, hay chú tâm vào Chúa Giêsu Kitô? Nếu bạn chấp nhận đường lối của thế gian thì bạn lìa bỏ những giá trị của Chúa Cứu Thế, ngược lại nếu chọn Chúa Cứu Thế thì bạn không thể không khước từ những giá trị của trần gian.

Chúa Giêsu biết chắc chắn con đường nào mang lại hạnh phúc, F.R.Maltby đã nói: “Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ ba điều: họ sẽ hoàn toàn không khiếp sợ, hạnh phúc cách vô lý và luôn luôn gặp khó khăn”. Chesterton là người luôn luôn phải khổ sở vì các nguyên tắc của chính mình, đã nói “tôi thích dìm mình trong nước nóng, nước nóng làm cho bạn sạch sẽ”. Chính giáo lý của Chúa Giêsu dạy niềm vui trên trời là phần thưởng, bù gấp bội cho đau khổ trần gian. Phaolô cũng nói “vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta đem cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên” (2Cr 4,17). Lời thách thức của các mối phúc là “bạn muốn hạnh phúc theo đường lối thế gian hay theo đường lối Chúa?”.

25

Page 26: Suy niem

9. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin

Để dễ đọc, tôi trình bày riêng rẽ bản văn nổi tiếng này vì nó là phần mở đầu của Bài giảng trên cánh đồng. Một sự kiện đáng chú ý: Luca đặt hai nhóm người và hai mẫu tình huống tương phản một cách có hệ thống “các mối phúc” và “các mối hoạ”. Tôi dùng từ “hoạ” bởi vì ở đây không phải là lời nguyền rủa mà là những lời thở than ái ngại; Chúa Giêsu than tiếc cho những kẻ lao mình vào thảm hoạ: “Khốn cho các người?”. Ngài đối lập họ với những người được Chúa ưu đãi, những mối hoạ là những mối phúc bị đảo ngược:

Phúc cho những kẻ nghèo

Phúc cho những kẻ bây giờđang đóiPhúc cho những kẻ bây giờđang khóc lócPhúc cho anh em, khi người ta xoá tên anh em như đồ xấu xa

Nhưng khốn cho các người, những kẻ giàuKhốn cho các người bây giờ đang no nêKhốn cho các người bây giờđang vui cườiKhốn cho các người được được mọi người ca tụng

Cũng thế, đối lập nhau:

Nước Thiên Chúa đến và sự an ủi hiện tạiSự no thoả tương lai và cái đói tương laiSự vui cười tương lai và sự xấu hổ tương laiPhần thưởng trên trời và [tương lai vô vọng]

Ba cặp hoạ-phúc đầu tiên được cấu thành một cách đối xứng và những kẻ nghèo khổ, đói khát và khóc than ám chỉ cùng những con người như nhau; những kẻ giàu có, no nê và vui cười cũng vậy. Sáu từ thực tiễn chỉ hai loại người

26

Page 27: Suy niem

trong xã hội. Cặp thứ tư cũng là cặp cuối cùng có một cấu trúc hoàn toàn khác; nó được khai triển thành ba phần. Trước hết là thử thách phải chịu trong tương lai, một cách như ở các mối phúc trước đó: bị oán ghét, khai trừ khỏi hội đường và sỉ vả (c.22). Rồi lời mời gọi hãy hân hoan vui mừng. Điều này không phải là trong tương lai nhưng bắt đầu đồng thời với sự bách hại; được đảm bảo phần thưởng cuối cùng –ơn cứu độ và sự sống- gây ra niềm vui cánh chung, cuối cùng ngay giữa lúc bị thử thách (c. 23a-b). Sau hết, các người bị bách hại được đồng hoá với các ngôn sứ thời Cựu Ước. Sự kiện đáng lưu ý: nếu người giàu đối lập với người nghèo, thì không phải những người bách hại đối lại với những người bị bách hại, mà là những kẻ được ca tụng; họ được đồng hoá với các ngôn sứ giả.

Bản song đôi của Luca công bố một sự đảo ngược cánh chung, cuối cùng, của các trạng huống hiện thời; thực ra thời kỳ sau hết đã bắt đầu rồi. Trong câu 21, bây giờ và tương lai đối kháng nhau rõ ràng. Ngược lại trong mối phúc thứ nhất điều kiện của việc đảo ngược đã được thực hiện: “Nước Thiên Chúa là của anh em!”. Cũng giống như vậy ở mối phúc cuối cùng. Một sự đảo ngược như vậy giữa các tình huống là một đề tài được Luca ưa thích; chúng ta đã gặp cấu trúc này trong kinh Magnificat (1,51-53) và chúng ta sẽ còn gặp trong một bản văn khác cũng riêng của Luca: dụ ngôn người nghèo Ladarô (16,19-31).

Ở đây trên môi miệng Đức Giêsu thành Nagiaret, từ ngữ những kẻ nghèo phải được ưu tiên hiểu theo nghĩa kinh tế và xã hội; nó chỉ những người không được bảo vệ và không quyền lợi, bị khinh dể và là những kẻ chỉ trông chờ được cứu độ nơi một mình Thiên Chúa. Chính Ngài tự lãnh bổn phận bênh vực quyền lợi của họ và vì vậy, Ngài phải đến

27

Page 28: Suy niem

nắm quyền bình (“xin cho triều đại Cha mau đến!” 11,2). Thái độ giải phóng của Chúa Giêsu đã là dấu chỉ hữu hiệu rằng Thiên Chúa ra tay hành động; nơi Chúa Giêsu và nơi công trình của Thiên Chúa, “triều đại” của Người. Vì vậy dường như Luca không thoải mái hơn chúng ta trước những mối phúc của Chúa! Nếu vấn đề của cải được nêu rõ trong Luca và Công vụ, chính vì giữa lòng Giáo Hội vào thời Luca có những người túng thiếu và những người giàu có. Như vậy đâu là tính thời sự của Tin Mừng? Luca hiểu thế nào điều mà Chúa Giêsu đã nói về người nghèo?

Nếu người ta tách rời những mối phúc và hoạ khỏi tác phẩm của Luca, người ta sẽ sai lầm lớn trong công việc diễn giải. Trong trường hợp đó, sự đối kháng rõ rệt và được lặp đi lặp lại giữa bây giờ và thời tương lai sẽ đề xuất việc đảo lộn các giá trị về sau này; người nghèo sẽ được khuyến khích tự an ủi về sự khốn khó hiện tại khi nghĩ đến một tương lai huy hoàng… Và trong lúc đó, người giàu có thể tiếp tục chè chén say sưa mà không sợ người nghèo Ladarô tìm cách lật đổ cái hiện tại (x. 16,17-31). Như vậy, Luca sẽ chuốc lấy lời chỉ trích của Karl Marx liên quan đến tôn giáo, thuốc phiện ru ngủ nhân dân!

Các mối phúc ấy đòi hỏi phải được đọc dưới ánh sáng của phần còn lại của Luca và Công vụ. Nếu Luca có thể nhắc lại các mối phúc chính vì ông tô vẽ Giáo Hội lý tưởng như cộng đoàn nơi mà “không một tín hữu nào coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự là của chung… Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, bởi vì người ta phân phát một phần tiền bạc để làm của chung cho mỗi anh em tuỳ theo nhu cầu” (Cv 4,32-35). Những bản văn sẽ cho chúng ta thấy việc chia sẻ với người nghèo –tuy khiêm tốn hơn- phải được thực hành ngay ngày hôm nay, trong cộng

28

Page 29: Suy niem

đoàn Giáo Hội. Nếu không cộng đoàn sẽ không có khả năng để loan báo các mối phúc và biểu lộ thực tại của ơn cứu độ đã bắt đầu.

10. Chú giải của Noel Quesson

Ngày hôm nay chúng ta suy niệm về “các mối phúc thật theo thánh Luca”: Chúng ta biết nhiều hơn về các mối phúc thật của thánh Matthêu, vẫn được hát trong ngày lễ Các Thánh. Nhung vì chúng ta có một Lời Chúa được truyền lại bởi hai truyền thống khác nhau, chúng ta hãy thử lắng nghe bản văn hoàn toàn đặc biệt của Luca. Ở đấy, có một thứ liệu quả của kỹ thuật âm thanh lập thể bởi hai cái loa khác nhau.

Các mối phúc thật theo Thánh Matthêu (5,1):Bài giảng trên Núi…Bao gồm chín "mối phúc thật...”Nhấn mạnh đến sự “nghèo khó tâm linh”, sự đói khát công lý sự đau khổ nội tâm...

Các mối phúc thật của Thánh Luca (6,20):Bài giảng ở chỗ đất bằng.Bao gồm "bốn" mối phúc thật và bốn mối hoạ.Nói về những người nghèo đói thật, bụng đói thật sự và khóc chảy nước mắt.

Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa - lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn

29

Page 30: Suy niem

Như Môsê (Xh 19,21), Đức Giêsu xuống từ một ngọn núi nơi Người đã gặp Thiên Chúa. Vâng, trước khi nói với chúng ta điều Người sẽ nói, Đức Giêsu đã "qua một đêm cầu nguyện Thiên Chúa” (Lc 6,12). Thiên Chúa không nhìn sự vật như chúng ta. Đức Giêsu đã dùng cái nhìn của Thiên Chúa trong Thiên Chúa... trong một sự cầu nguyện kéo dài! Đối với chúng ta, hạnh phúc là một vấn đề của may mắn, sức khoẻ, tiền bạc, sự thành công. Chúng ta sắp nghe từ miệng của Đức Giêsu rằng, đối với Thiên Chúa, hạnh phúc là một vấn đề chọn lựa: Người ta quyết định mình được hạnh phúc! Phúc cho những người khốn khổ, Đức Giêsu sẽ nói như thế. Bạn có thể hạnh phúc, dù nghèo, dù đói, dù bị lăng nhục. Nghịch lý chăng: ảo tưởng phi thực chăng? Chúng ta hãy lắng nghe Đức Giêsu.

Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó”Ở đây trong tiếng Hy Lạp có từ: “makarioi" dịch từ một tiếng Do Thái thường gặp trong Kinh Thánh, đó là từ đầu tiên của Thánh Vịnh đầu tiên "asheri"... Đó là một từ ở số nhiều muốn diễn tả một niềm vui tràn đầy, mà ông Chouraqui vốn nhạy cảm với ngôn ngữ của mình, đã dịch bằng chữ "hoan hỉ"!Khi loan báo niềm hạnh phúc, hoan hỉ cho những người khốn khó ở trần gian này, Đức Giêsu đáp lại sự chờ đợi lớn lao của họ.

Những người có mặt ngày hôm đó, trước mặt Người quả thật là những người' "làm nghề mọn”, những "người bệnh tật" những người nghèo bị các thần ô uế “quấy nhiễu” (Lc 6,18). Sinh vật kỳ quặc! Con người đó không bao giờ thoả mãn với những khoái cảm xác thịt, cũng không bao giờ chịu được những đau khổ thân xác! Tại sao con vật ấy, khác với

30

Page 31: Suy niem

những sinh vật khác, biết mình giới hạn, tương đối và hữu hạn... vẫn giữ trong lòng mình khát vọng vô cùng về tuyệt đối? Tại sao lại muốn được hạnh phúc? Tại sao có khát vọng thánh thiêng ấy?

Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó... Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói... Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang khóc...Matthêu đã tâm linh hoá khi diễn tả: "phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó!"Còn Luca thì nói về những người nghèo thật sự, đói khát thật sự, đau khổ thực sự trong thân xác. Trạng ngữ “bây giờ" mà Luca xác định rất có ý nghĩa. Luca gợi ý rằng sẽ có một sự đảo lộn tình thế: anh em bây giờ đang khóc, anh em sẽ cười!

Người ta sẽ còn bàn cãi lâu dài để biết đích xác Đức Giêsu đã nói điều gì... và để biết trong hai bản văn của: Matthêu và của Luca bản văn nào là chính thức hơn. Thật ra, tại sao Đức Giêsu đã không nói cả hai điều đó... ngày hôm đó... hay trong nhiều lần khác?

Nếu người ta đọc toàn bộ Tin Mừng, thì dẫu sao chính cách giải thích của Luca xem ra gần với tư tưởng sâu xa của Đức Kitô hơn.. Đức Giêsu là Đấng "Mêsia của người nghèo". Chính Người đã sống khó nghèo; nhiều lần Người đã cho thấy Người thích hướng về phía nào". Dĩ nhiên, Người đã hiệp thông trong thân xác và trong cảm thức con người với điều kiện khắc nghiệt của những ai thiếu thốn. Khi chia sẻ thân phận của họ từ lúc nằm trong máng cỏ cho đến lúc bị đóng đinh, "không có một viên đá để kê đầu!”, Người đã cảm thấy một trái tim huynh đệ đang đập vì họ. Là Đấng Mêsia của người nghèo bị Do Thái giáo của giới trí thức

31

Page 32: Suy niem

Giêrusalem khinh bỉ, Đức Giêsu đã đau khổ như những "người phận nhỏ" và "cùng với họ" bị những "người có của" lăng nhục, khinh khi. Oâi! sự khinh miệt đáng sợ ấy thường là vô thức đối với sự nghèo khó. Từ phía những kẻ no nê và cười ngạo nghễ. Vậy Đức Giêsu hứa hẹn gì với những người nghèo ấy?

Nước Thiên Chúa là của anh em... Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng... anh em sẽ được vui cười.Vậy thì, những kẻ khốn khổ có thể được "hạnh phúc" như thế nào?Bởi vì, Đức Giêsu đã nói: "Nước Thiên Chúa là của họ". Sự khẳng định này là truyền thống, trong toàn bộ Kinh Thánh. Tương tự như thế, Giêrêmia (17,5-8) trong bài đọc mà chúng ta nghe hôm nay nói với chúng ta cùng một chân lý: "Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa... Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân ".

Nguy cơ to lớn của sự giàu sang chính là tạo ra sự thoả thích hoang tưởng. Người nào tự mãn với của cải trần thế dần dà sẽ nghĩ rằng mình có thể bỏ qua Thiên Chúa...Trái lại, người nghèo vốn không: có chỗ nương tựa nơi con người, vì thế được mời gọi hướng về Thiên Chúa. Chính sự giàu có đặt người giàu vào sự nguy hiểm, khi cất đi khối người ấy mọi "sự đói khát Thiên Chúa", người ấy bị giam hãm trong "căn phòng đóng kín" của những hạnh phúc nhỏ bé phàm tục của mình. Bất hạnh của những người giàu chính là họ đặt cuộc quá thấp và quên rằng chỉ Thiên Chúa mới có thể lấp đầy khát vọng hạnh phúc vô cùng trong mỗi con người. Ngườí giàu có tự mãn bị tiền bạc của mình đánh lừa. Đức Giêsu sẽ nói về "tiền bạc, đánh. lừa" (Lc 16,9).

32

Page 33: Suy niem

Chúng ta sẽ nói gì về một người' đánh cá ba con ngựa, lại dứt khoát đặt cuộc cho một con ngựa chắc chắn không bao giờ vượt qua mức đến? Vả lại, điều chắc chắn là trương mục trong ngân hàng sẽ không vượt qua "mức" vĩnh cửu. Sự giàu sang hứa hẹn hạnh phúc là một "điều dối trá". Hạnh phúc duy nhất, chung cuộc quyết định, tuyệt đối, chính là Tình Yêu, chính là Thiên Chúa! Đó là Nước Thiên Chúa.

Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa.Vậy thì, ai là nhân vật chủ chốt? Con Người... mà người nghèo sẽ có thể thiết lập tương quan? Thiên Chúa táo bạo biết bao trong Đức Giêu Nadarét ấy, trong người nghèo ấy vốn còn là một bí ẩn.

Câu này, cũng như nhiều câu khác trong Tin Mừng, cho thấy rằng nghèo khó hoặc khốn khổ không đủ đề có được "hạnh phúc của Thiên Chúa". 'Trái lại, cũng có khi sự đau khổ làm người ta chai cứng và chống lại Thiên Chúa. Giữa cơn thử thách, để đạt đến hành phúc mà: Đức Giêsu đã hứa, phải hiểu biết là đón nhận thử thách ấy trong chính ánh sáng của Đức Giêsu, Còn Người sư hiệp thông với Đức Giêsu là suối nguồn của mềm hân hoan. Lạy Chúa, xin hãy biến đổi những "thử thách" của con thành sự hân hoan" với Chúa.

Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.Đức Giêu không giải thích vấn đề sự ác, Đức Giêsu không biện minh cho sự đau khổ. Trong toàn bộ Tin Mừng, Người luôn chiến đấu chống lại đau khổ, Người chữa lành, an ủi, tha thứ. Nhưng ở đây, Người khẳng định, với sự bình thản

33

Page 34: Suy niem

và mạnh mẽ rằng đau khổ có thể trở thành nơi xuất hiện một niềm vui mầu nhiệm. Một sự "nhảy múa vui mừng". Ai có tai để nghe phải hiểu. Vả lại, chúng ta hãy nhận ra sự tinh tế của tư tưởng ấy: Niềm vui được hứa chỉ khai mở trọn vẹn trong nước Trời... tuy nhiên nó đã được bắt đầu từ cái ngày người ta đau khổ.'Đức Tin là một sự tham dự trước vào Thiên Đàng, vào đời sống vĩnh cửu.

Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi!Khác với Matthêu, Luca đặt vào trong miệng của Đức Giêsu bốn câu hoàn toàn đối lại...bốn mối phúc thật. Ở trên là đôi khi người ta gọi là các mối hoạ. Tuy nhiên người ta khó mà tưởng tượng các mối hoạ trong lòng của Đấng đã đến, để cứu chữa chứ không phải để chuộc tội. Trong bản văn tiếng Hy Lạp, không có các mối hoạ (Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có!")... cũng không có sự lên án (Hỡi những kẻ giàu có? Một bất hạnh sẽ đến với các người!")... nhưng chỉ là một thứ xác nhận một lời than thở: "A, giàu có khốn khổ biết bao!" Từ ngữ mà chúng ta dịch là khốn cho... "' không phải là một tính từ nhưng là một từ thán diễn tả sự đau xót: than ôi! các ngươi là những người giàu có!" 'Vâng, Đức Giêsu trong một tiếng kêu đau đớn, than thở cho những kẻ giàu có: Tai hại cho họ biết bao nếu họ nhắm mắt trước những giá trị chân chính, những giá trị "vượt qua lằn mức"! Đáng buồn biết bao khi một Người đặt niềm tin của mình vào cái nay còn mai mất!

Hãy coi chừng! Hãy coi chừng! Lời cảnh báo ấy không phải chỉ dành cho những người khác. Tôi là kẻ giàu có ấy thường xuyên có nguy cơ quên đi điều chủ yếu.

34

Page 35: Suy niem

Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói! Khốn cho các người, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than!Đức Giêsu thật sự loan báo một sự lật ngược tình thế: Hình ảnh trong bản văn Hy Lạp còn mạnh hơn nhiều: ôi khốn khổ cho các người là những kẻ no nê! Than ôi! các ngươi là những kẻ no căng bụng!

Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.Từ tưởng của Đức Giêsu, cũng như mọi tư tưởng Kinh Thánh và Do Thái là một tư tưởng tuyệt đối, bằng song luận: "hoặc là... hoặc là..." Qua các phản đề đối chiếu này. Có một sự đối lập không thể thoả hiệp được giữa Nước Thiên Chúa và tiền bạc. Người ta không thể cùng lúc phục vụ Thiên Chúa và Mam-mon! (Lc 16,13). Đức Maria đã hát trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat): "Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng”.

Chúng ta có tiếp tục để mình bị ảo ảnh đánh lừa không? Chúng ta hãy bước theo Đức Giêsu. "Người vốn giàu sang phú quý, như đã tự ý trở nên nghèo khó" (2 Cr 8,9). Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Đấng Nghèo Khó, Vinh quang đời đời của Thiên Chúa trong Ngài.

35

Page 36: Suy niem

11. Con người mới - R. Gutzwiller

Tinh thần mới, nội tâm quan trọng hơn là chức bậc, phẩm trật và hơn cả hình thức tổ chức bề ngoài. Tinh thần ấy được phác hoạ trong bài giảng trên núi, Thánh Luca viết cho những người ngoại giáo, không phải cho những người Do thái. Chính vì thế, những gì có tính cách đặc biệt Do thái đều bị bỏ đi và tất cả bài giảng chỉ bằng một phần ba bài giảng của Thánh Mathêu.

Công cuộc canh tân mà Chúa Giêsu đem đến đang bắt đầu nơi Ngài và nhờ Ngài, bây giờ đây, Ngài thấy nó trở nên sung mãn hoàn toàn: chính lúc con người chết, là đi vào cuộc sống mới, đối với toàn thể nhân loại, đó là ngày cùng tận được đi vào trời mới đất mới. Suốt trong sứ điệp của vị Thiên Chúa rao giảng, cái nhìn vẫn cố định trên cái viễn tượng tối cao đó: bài giảng trên núi chỉ có thể hiểu theo nghĩa này.

DIỄN TỪ.Đối lại bốn lời chúc dữ là bốn lời chúc lành.‘Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, khốn cho các ngươi những kẻ giàu có…’. Đối với Chúa Kitô, đây không phải là diễn từ mang tính chất xã hội, một cách phân phối của cải, một cuộc cách mạng kinh tế, nhưng là một quan điểm về sự đảo lộn có tính cách quyết định, của cuộc cách mạng chân thật và sâu sắc nhất, của sự đảo lộn tuyệt đối trong đó những kẻ trước hết sẽ nên sau hết và những kẻ sau hết sẽ nên trước hết.

Lúc đó sẽ xảy ra là những ai đang sống nghèo khổ trong thế giới hiện thời sẽ được gìn giữ để khỏi sa vào lưới thế gian, họ đã luôn nhắm vào vũ trụ tương lai, vào nước Thiên Chúa.

36

Page 37: Suy niem

Người nghèo khó không bị của cải trần gian đè lấp: vì thế họ hy vọng với lòng trông cậy những ngày tươi sáng hơn. Người giàu trái lại coi thế này như là nơi vĩnh cửu. Họ tìm thấy ở đó những thoả mãn những điều họ ao ước. ‘Ở đó, ‘một ngày kia’, đó là những viễn tượng họ không nghĩ đến, và cũng chẳng nghĩ đến nữa: đó là cái họ sợ hãi và trốn chạy.

Nhưng dầu sao, nước Thiên Chúa vẫn sẽ đến, cũng vậy khốn cho ai ít ao ước nó, mà lại muốn xa tránh nó.

‘Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát… Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ’. Người đói khát là người cảm thấy có nhu cầu. Họ chờ mong với lòng ao ước điều ngày hôm nay họ không có được. Còn kẻ no nê, thoả mãn với chính mình lại muốn làm cho giây phút hiện tại này thành vĩnh cửu và từ chối sự vĩnh cửu thực sự. Họ đáng cái mà người ta ca thán khi giờ nước Thiên Chúa đến: đó là lời chúc dữ chứ không phải là lời chúc phúc.

‘Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc… khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười’. Ở đây nữa, từ ngữ, ‘bây giờ’ ‘hiện giờ’ là chính yếu. Những kẻ khóc lóc là những người thấy thất vọng với cái thế gian này. Họ chỉ thấy những sự khó chịu, đau khổ. Do đó họ hướng về tương lai, hy vọng có cái gì khác lạ và mới mẻ mà Chúa Kitô mang đến.

Trái lại những kẻ cười nói, vui thú trong những sung sướng dưới thế này, họ hài lòng với tính chất hời hợt của thế gian này, không muốn tin rằng thế gian này là cái chóng qua. Đến lúc thay đổi, vui cười của họ sẽ biến thành than khóc; ngay từ bây giờ họ đã bị nguyền rủa.

37

Page 38: Suy niem

‘Phúc cho các ngươi nếu vì Con Người mà thiên hạ oán ghét, trục xuất và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương… Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi’.

Hai nhóm đó tạo thành một tương phản thật kêu và ít thấy có hoà đồng hỗ tương. Những kẻ nghèo khó, đói khát, những kẻ khóc lóc, bị đuổi bắt, bị những người no nê, giàu có, vui cười… ghét ghen và khinh dể. Nhưng có Chúa Kitô ở bên họ, Ngài là Đấng giảng lời quyền năng được dân chúng ca tụng, và Ngài sẽ lên tiếng khen họ.

Đó là một thái độ lạ lùng. Đối với Ngài, biến đổi thế gian này chưa đủ. Ngài còn mang đến một cái gì hoàn toàn khác hẳn, tuyệt đối mới mẻ: đó là nước Thiên Chúa.

Như thế, sứ điệp Ngài giảng không phải là chuyện cải biến thế giới hiện thời, một sự cao thượng hoá con người, kéo dài luân lý nhân loại. Và như vậy có thể giải thích được sức mạnh và quyền năng chưa hề nghe nói về vị giảng thuyết và về giáo huấn của Ngài.

Kẻ nghe lời Ngài sống bằng tương lai và xây tất cả hy vọng của mình trên sự đổi thay bao la đã được Chúa khai mở và một ngày kia sẽ đạt được tầm mức sung mãn.

38

Page 39: Suy niem

12. Chú giải của Fiches Dominicales

TÌM ĐÂU RA HẠNH PHÚC THẬT?LÒNG NGƯỜI CHỈ TOẠI NGUYỆN KHI BƯỚC THEO ĐỨC GIÊSU

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI1. Đường dẫn đến hạnh phúc thậtChỉ có Mátthêu và Luca tường thuật lại các mối phúc. Tuy hai ông có lẽ cùng truy cứu chung một nguồn, nhưng mỗi người lại khai thác dữ liệu một cách độc đáo, khiến cho hai bản viết, bên cạnh những nét tương đồng rõ rệt, vẫn có những dị biệt tỏ tường về nội dung và con số các mối phúc cũng như về cấu trúc, thể văn và ý hướng.

- Nội dung các mối phúc theo thánh Luca rất khác với nội dung Bài giảng trên Núi của thánh Mátthêu.

Đức Giêsu lên núi, nơi “ Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa", trước khi chọn lấy mười hai ông trong số các môn đệ, mà người gọi họ là "tông đồ" nghĩa là kẻ được sai đi. Giờ đây Người đóng vai một Môsê mới, “xuống núi", mang theo sứ điệp của Thiên Chúa và "dừng lại ở một chỗ đất bằng”, đối diện với "đông đảo môn đệ của Người" là đoàn lũ "dân chúng”, tiêu biểu cho những con người đến từ "khắp miền Giuđê, Giêrusalem" lẫn lộn với những người từ những miền dân ngoại thuộc "miền duyên hải Tyrô là Siđôn". Những lời Người sắp tuyên bố là các mối phúc, được dành cho hết mọi người, vì chỉ có mình Người mới có thể thoả mãn được khát vọng hạnh phúc của con người. Cộng đoàn các môn đệ của Người, một khi đã lãnh hội và sống các mối phúc ấy sẽ phải làm chứng về các mối phúc ấy cho mọi người.

- Con số các mối phúc trong Matthêu là chín. Còn trong Luca chỉ có bốn. Điểm khác biệt nữa là: Luca cho

39

Page 40: Suy niem

thêm vào bốn "mối hoạ” đặt rất song hành với bốn "mối phúc"; đây không phải là những lời nguyền rủa, mà chỉ là những lời thiết tha kêu gọi những "người bất hạnh" ăn năn hối cải khi họ lỡ bước lao mình vào con đường sa đoạ.

Sau cùng, thể văn và ý hướng của các mối phúc này đều rất khác nhau. Thánh Matthêu trình bày các mối phúc ấy ở ngôi thứ ba số nhiều và nhắm những thái độ nội tâm: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó...." Còn Luca lại diễn tả ở ngôi thứ hai số nhiều và chỉ ra những loại người trong xã hội, mà "bây giờ" đang thực sự phải nghèo khổ, phải đói, phải khóc bị nguyền rủa hay bị ngược đãi: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó... Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói..." Nếu mối phúc thứ hai hay thứ ba loan báo một sự đảo ngược hoàn cảnh hoàn toàn thì tuyệt nhiên không phải có ý khuyến khích đương sự chịu đựng, luồn cúi vì hy vọng ở thế giới bên kia. Mối phúc thứ nhất và cuối cùng nói ở thì hiện tại: "Nước Thiên Chúa là của anh em", "vì này đây, phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao"; những mối phúc ấy tỏ cho biết rằng triều đại cứu thế đang được khai mở trong con người Đức Giêsu.

R. Meynet viết: "Nước Thiên Chúa, không phải đợi tới ngày tận thế, Nước ấy đang ở đây ngay hôm nay cho ai biết chọn lựa nước ấy... Cũng giống như Nước Chúa, thiên đàng (trời) không phải đợi mai sau mới có, thiên đàng là đây, ngay bây giờ, chứ không phải tìm kiếm ở nơi đâu khác; thiên đàng thuộc về một trật tự khác, trật tự của Thiên Chúa chứ không phải của loài người" ("L'evangile se lon saint Luc. Phân tích tu từ", Cerf, trg 79).

2. Theo chân Đức Giêsu:

40

Page 41: Suy niem

"Các mối phúc-mối hoạ" là mạc khải có tính tiên tri thúc giục ta hoán cải những quan niệm phàm trần của ta về hạnh phúc, nghèo đói và than khóc, theo ánh sáng của mầu nhiệm được tỏ ra ở đây: mầu nhiệm về Thiên Chúa muốn tỏ mình cho người ta chiêm ngưỡng Người trong mầu nhiệm Đức Giêsu, nơi Người mầu nhiệm về con người được soi sáng.- Ở đây, người ta khám phá ra mầu nhiệm về Thiên Chúa đầy lòng xót thương những kẻ nghèo khổ. Ph. Bossuyt và J. Radermakers còn giải thích: Thực vậy, những người này, được tuyên bố là "người hạnh phúc", bởi vì Thiên Chúa quan tâm tới họ. Vì người quan tâm tới họ, không phải vì họ có công trạng gì, nhưng vì chính hoàn cảnh của họ: nghèo khổ, phải đói, phải khóc, bị ngược đãi… Đây chính là mầu nhiệm khơi nguồn cho hiến chương Nước Trời vậy (Sđd, trg 241)- Ở đây chúng ta cũng được đưa vào chính trung tâm mầu niệm Đức Giêsu mà ngay từ bài giảng khai mạc ở hội đường Nadarét Người đã hé mở cho thấy trước số phận Con người sẽ phải chịu: số phận một người bị hiểu lầm, bị chối bỏ.

Hai tác giả trên tiếp tục: "Vì vậy, chân lý của Thiên Chúa về các mối phúc, không tỏ ra tách biệt với số phận của con người. Hơn nữa chân lý ấy còn có một nền tảng vững chắc là tin vào lòng trung tín của Thiên Chúa như vẫn được biểu lộ ra trong con người Đức Giêsu. Những kẻ nghèo khổ, đói khát, khóc than là những người có phúc, bởi lẽ, trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã hành động quyết liệt để bênh vực họ, khi con Người sống lại từ trong kẻ chết. Người là đang thực hiện niềm hy vọng của họ" (Sđd, trg 242).

- Sau cùng, người ta thấy vén lên ở đây mầu nhiệm về con người, một sinh vật có một trang sử để sống, được kêu gọi

41

Page 42: Suy niem

để tự do lựa chọn, được mời gọi sống theo khuôn mẫu của Chúa được bày tỏ ra nơi Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Tóm lại là dám nối gót theo chân Đức Giêsu chết và phục sinh.

BÀI ĐỌC THÊM.1. “Đức Giêsu đã làm đảo lộn quan niệm về hạnh phúc cách khác thường”Chẳng có gì là ngạc nhiên, khi thấy Đức Giêsu, Lời Thiên Chúa hoá thân, tự giới thiệu và khẳng định mình là “đường, sự thật là sự sống". Ngay cả trước khi được gọi là Kitô hữu, những ai đã đặt lòng tin cậy nơi Đức Giêsu đều được gọi là "Người môn đệ của Đường". Người là con đường tốt, là sự chọn lựa đúng cho ta, là đầu tư ngắn hạn và dài hạn rất tốt, vì thế mà thánh Phaolô mới nói rõ: "Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô, chỉ để mưu ích cho cuộc sống này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người".

Thực ra khi tuyên bố về các mối phúc, Đức Giêsu đã đảo ngược bậc thang truyền thống về các giá trị là đặc biệt làm đảo lộn cả quan niệm về hạnh phúc. Vậy mà thánh Luca vẫn không do dự giới thiệu các mối phúc ấy với các tín hữu ở thế kỷ đầu vốn đã phải gian nan vì bị ngờ vực, khinh bỉ và bách hại. Không chỉ coi đây là một lời hứa hay là quy tắc sống, phải chăng Luca còn muốn phác hoạ chân dung những con người bé mọn kia, họ đã nhờ Đức Kitô mà thay đổi hẳn ý nghĩa cuộc đời của họ? Kìa, những con người ấy cảm thấy hạnh phúc ngay trong những hoàn cảnh mà ta cho là không có mảy may khả năng nào để mà hạnh phúc và vui sướng được. Vậy mà đó lại là kinh nghiệm và chứng từ của những người nam cũng như nữ chịu để cho Thần Khí tác

42

Page 43: Suy niem

động và hướng dẫn, đặt niềm tin tưởng vào Người và đi theo con Đường của Người.2. “Nguồn đích thực của tự do và hạnh phúc”Có những người đặt tất cả hy vọng và dùng hết sức lực của mình để đạt cho được tự do và hạnh phúc bao lâu còn sống ở đời này: họ chẳng hy vọng gì ở thế giới bên kia.Người khác đã có được niềm tin chắc chắn rằng cuộc sống trần gian chỉ là điểm xuất phát, là một chuyến đi hay là một cuộc tập nghề và cuộc sống ấy sẽ được viên mãn ở thế giới bên kia, sau khi chết. Vì thế không nhất thiết phải khinh chê những vui sướng phàm trần. Họ coi những vui sướng trần gian kia vừa mong manh vừa giới hạn nên chỉ là hình ảnh mờ nhạt tượng trưng cho cái được hứa cho con người. Hầu hết các tôn giáo đều ấp ủ niềm xác tín này.

Ngay từ Cựu ước, Thiên Chúa đã được khẳng định là cội nguồn hạnh phúc đích thực và duy nhất: người công chính là kẻ "bước đi với Chúa". Trong quan niệm cổ xưa của Kinh Thánh, hạnh phúc ấy được thực hiện ngay ở đời này khi Thiên Chúa ban ân huệ cho ngươi trung tín như được sống lâu, đông con nhiều cháu, khoẻ mạnh, giàu có... Thế nhưng vẫn có những người công chính phải khốn khổ, bị khinh chê, bị bách hại: những người đó, Thiên Chúa hứa cho họ một sự đền bù mà bản chất thế nào thì còn bị che khuất.

Chính nhờ giáo huấn của Đức Kitô mà ta được biết rõ bản chất của hạnh phúc Thiên Chúa hứa ban cho con người, hạnh phúc của một tình yêu trọn vẹn, tuyệt đối, hoàn hảo: đó cũng chính là tình yêu hiệp nhất của Ba Ngôi trong tương quan với nhau.

Thư thứ nhất của thánh Gioan tông đồ, như bị chi phối hoàn toàn bởi một thứ tiếng lòng thổn thức "Thiên Chúa là tình

43

Page 44: Suy niem

Yêu", thường diễn tả và quảng diễn lời mời gọi này của Thiên Chúa gởi đến cho con người: "Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa là Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống tình yêu cốt ở điều này không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta. Thiên Chúa đã ban sự sống đời đời, và sự sống này ở trong Con của Người".

Vậy con đường mà Người con ấy là Đức Giêsu Kitô đề nghị cho con người để đạt được sự sống và tình yêu sung mãn (sự sống và tình yêu luôn liên kết với nhau) được diễn tả đặc biệt trong đoạn Phúc âm nổi tiếng thường được biết dưới cái tên là Bài Giảng Trên Núi hay đúng hơn, là bài giảng về Các Mối Phúc Thật (phúc ở đây là hạnh phúc thật).

Thực ra, người ta có thể hiểu các mối phúc mà các Phúc âm Mátthêu (5,3-11) và Luca (6,20tt) trình bày, là phần dẫn nhập vào luân lý Kitô giáo, một nền luân lý chủ trương hạnh phúc là vì Thiên Chúa muốn cho con người được hạnh phúc, ngoài ra các mối phúc vừa đưa ra một lời hứa, vừa là con đường đưa đến hạnh phúc.

Lời hứa ban hạnh phúc bắt đầu được thực hiện ngay từ hôm nay, vì rằng thứ hạnh phúc Chúa ban cho con người đây, tiên vàn không phải là kết quả ở sức riêng của con người, nhưng là sự cởi mở đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, ân huệ mà Chúa ban cho hết thảy mỗi người là được hiệp thông sự sống với Người. Sống luân lý theo Kitô giáo là đáp lại ân sủng của Chúa một cách tự do tự nguyện.

44

Page 45: Suy niem

Con đường hạnh phúc là một lược đồ gợi ra những thái độ nội tâm phải sống (tâm hồn nghèo khó, dợn sơ, tin tưởng), những cách xứ sự đối với tha nhân (lòng thương xót, ý muốn hoà bình), những hoàn cảnh khó khăn phải đối phó (những thử thách về tâm hồn và vật chất, những sự bắt bớ). Tất cả những điều này đều hoà hợp chặt chẽ trong bản thân Đức Giêsu, Đấng được coi như thực hiện trọn vẹn nơi mình khát vọng hạnh phúc. Chính Người đã muốn sống cách hoàn hảo tinh thần của Mối Phúc trong cuộc sống của mình và đến cả trong cái chết của Người nữa.

Nếu như các mối phúc dẫn nhập vào một luân lý chủ trương hạnh phúc, thì không phải vì luân lý ấy có những lời khuyên thực hành rõ rệt, hoặc đòi hỏi phải tự mình cố gắng mới được nhưng luân lý ấy chỉ muốn đưa ra cho người ta một ân huệ nhưng không của Thiên Chúa, ân huệ được hiệp thông trong sự sống và hoan lạc với Người. Ân huệ này, người ta sẽ bắt đầu tiếp nhận bằng cách ngày qua ngày sống hai giới luật về tình yêu của Chúa là yêu Chúa và yêu người. Giống như con đường hạnh phúc mà Đức Giêsu đã khởi sự và đi trước vậy.

Với người tín hữu, hãy hành động như Thiên Chúa, luôn sáng tạo và có sáng kiến như Người, biết hiến thân như Đức Kitô, đó là suối nguồn đích thực của tự do và hạnh phúc.

45

Page 46: Suy niem

13. Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

1. Ở đây Chúa Giêsu khích lệ và an ủi các người nghèo khó. Trong suốt lịch sử của mình, Israel đã từng kinh nghiệm rằng Thiên Chúa luôn quan tâm đến kẻ nghèo hèn, người bị áp bức nếu họ trông cậy nơi Ngài. Trong thời nô lệ (ở Ai cập và lưu đày ở Babilone, Israel đã gặp nghèo đói và bị kềm kẹp, Thiên Chúa đã lưu tâm đến dân Ngài: “Chúa an ủi dân Ngài và xót thương những người cùng khốn” (Is 49,13). Thiên Chúa hướng lòng về những người nghèo đói, khổ sở lầm than “Lạy Chúa, xin hãy nghiêng tai về bên con, xin nhậm lời con; vì con nghèo nàn khổ sở” (Tv 86,1). Thiên Chúa cũng hành động tương tự như thế trong thời gian cứu độ mà Chúa Giêsu loan báo. Tin mừng được rao giảng cho người nghèo (4,8). Do đó, người nghèo thật hạnh phúc vì họ là những người đầu tiên được Chúa Cha quan phòng săn sóc và được phúc âm Chúa Kitô hướng dẫn dưỡng nuôi.

2. Tình trạng sung sướng hạnh phúc Chúa Giêsu công bố không phải là khổ sở, thiếu ăn, đói khát, dốt nát, chậm tiến, ăn mày. Trái lại, Chúa Giêsu xem các cảnh huống đó như là những cảnh huống làm con người thoái hoá, do đó phải sớm gạt bỏ: đến ngày phán xét chung thẩm, chúng ta sẽ bị phán xét theo cách thế chúng ta đã làm hầu xoa dịu các nỗi thống khổ của nhân loại (x.Mt 25), phù hợp với các giáo huấn và gương sáng của giáo hội qua mọi thời đại. Được xem là hạnh phúc, tình trạng của người dù nghèo nhưng luôn tín thác vào bàn tay quan phòng của Chúa Cha (dĩ nhiên là họ hết sức cố gắng làm việc), tình trạng của người luôn ý thức mình là con Thiên Chúa. Tóm lại, điều làm người ta dễ dàng đón nhận Nước trời, chính là sự tự do của người nghèo khó: chịu đựng các cảnh thăng trầm, bấp bênh đầy va chạm của

46

Page 47: Suy niem

cuộc sống mai ngày mới có thể thoả mãn mọi thiếu thốn và khát vọng hạnh phúc của họ.

3. Những người bị bắt bớ vì đạo (theo dõi, giam tù, chèn ép, thiếu thốn mọi sự) và những người nhờ quan phòng tìm được tự do thường làm chứng rằng trong đời sống họ không có lúc nào cảm thấy được an ủi, bình thản và vui sướng cho bằng những lúc họ bị khốn khổ cùng cực. Có biết bao vị tử đạo đã vui hát khi bị giết. Hạnh phúc của người bị bách hại không phải là một hạnh phúc “bánh vẽ”. Ngay từ đời này, Thiên Chúa đã ban hạnh phúc cho những ai sẵn sàng chấp nhận mọi đau khổ vì Ngài.

4. Không nên phàn nàn những người có tiếng tốt là thanh liêm ngay thật, thích vụ tha nhân. Nhưng những kẻ mà Chúa Giêsu chúc dữ đó là những kẻ giàu sang được người ta nịnh bợ, tâng bốc chỉ vì họ giàu sang, quyền thế, nhiều áp lực... Họ giống các tiên tri giả, chỉ biết nói lời đường mật, nịnh hót, trấn an dân Do thái, trong lúc đang theo đuổi các ngẫu thần (x. Is 30,9tt; Giêr 23,17tt)

5. Ngay cả môn đệ, tín hữu, những người sống trong giáo hội cũng phải nghe lời chúc phúc và chúc dữ đó như thể được áp dụng cho chính mình. Phải tự vấn xem mình có sợ vì bị chúc dữ hay không. Phải luôn luôn lượng giá đúng các lời tuyên bố ngắn ngủi của Chúa Giêsu. Những lời tuyên bố đảo ngược mọi giá trị, đánh đổ mọi pháo đài con người xây lên cho mình, đó là hoàng hôn, là lời cáo chung của mọi thần tượng ta tin hằng tin tưởng. Các lời chúc phúc và chúc dữ mở cửa nước Thiên Chúa, một nước trong đó ta sẽ được mọi thứ mà của cải đời này không thể cung cấp nhưng chỉ Thiên Chúa mới có thể ban tặng khi Ngài bắt đầu thống trị.

47

Page 48: Suy niem

14. Phúc cho anh em

Suy NiệmCái chết của công nương Diana làm hàng triệu người xúc động. Người ta thương bà không chỉ vì bà xinh đẹp, nhân từ, mà còn vì bà chưa được hưởng chút hạnh phúc mới hé nụ.Hạnh phúc là niềm khao khát của mọi người.

Con người sinh ra là để được sống hạnh phúc.Cả đời người là cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Thiên Chúa cũng bận tâm đến hạnh phúc con người. Những gì Ngài làm: sáng tạo, nhập thể, cứu chuộc, thánh hoá... đều nhằm đem lại hạnh phúc đời này và đời sau. Hạnh phúc của Thiên Chúa như gắn liền với hạnh phúc con người. Thiên Chúa vui khi thấy con người hạnh phúc.

Chẳng có gì dễ hiểu như hai từ hạnh phúc. Nhưng định nghĩa hạnh phúc lại là điều không dễ. Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc, và nơi mỗi người, quan niệm này cũng biến đổi theo thời gian. Thường ta hay chạy theo những cái bóng của hạnh phúc, để rồi vỡ mộng, nhưng nhờ đó ta dần dần hiểu hơn thế nào là hạnh phúc đích thật.

Hạnh phúc không nằm nơi của cải, kiến thức, quyền uy. Hạnh phúc không do chiếm được những gì mình muốn, nhưng do trao hiến điều quý nhất của mình. Hạnh phúc là mãn nguyện với những gì mình được ban. Hạnh phúc là niềm vui nhẹ nhàng, là bình an sâu lắng. Hạnh phúc là sự ổn thoả giữa tôi với Chúa, giữa tôi với anh em, giữa tôi với chính tôi...

Sống ở đời, con người thấy mình không hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc bao giờ cũng được trộn với mồ hôi, nước mắt.

48

Page 49: Suy niem

Nhưng có hạnh phúc thật nào lại không mua bằng khổ đau? Chỉ ai biết yêu thực sự, mới cảm thấy hạnh phúc. Chúng ta cần nhiều thời gian mới hiểu được các mối phúc.

Những điều ta coi là bất hạnh, Đức Giêsu bảo là hạnh phúc.Nghèo, đói, khóc than, bị oán ghét, khai trừ, xỉ vả: những điều đó tự chúng chẳng có giá trị gì. Nhưng nếu ta nghèo vì thanh liêm, đói vì ngay thẳng, khóc vì đại nghĩa, bị ghét vì nói thật, bị xỉ vả vì Chúa, thì ta thật là người có phúc.

Hạnh phúc ngay trong hiện tại, nơi một lương tâm thanh thản.Ta thấy mình giàu lên khi chịu nghèo, no thoả khi đói khát, vui tươi khi rơi lệ, và nhảy mừng khi bị bách hại. Có bao Kitô hữu đã sống các mối phúc thật trong đời mình. Họ cảm nghiệm được cái nghịch lý dễ thương của Lời Chúa. Không phải chỉ có bốn hay tám mối phúc trong Tin Mừng. Phúc cho ai nghe và giữ Lời Chúa, phúc cho ai không thấy mà tin... Đức Giêsu có thể kéo dài các mối phúc đến vô tận, để các mối phúc đi vào mọi ngõ ngách của đời thường.

Chính chúng ta cũng có thể viết những mối phúc mới, nhờ dựa vào những niềm vui Chúa ban cho ta mỗi ngày. Chính chúng ta phải cộng tác với Chúa để các mối phúc được thành tựu ngay ở đời này, nhờ biết chia sẻ cho người đói, đem niềm vui cho kẻ khổ đau.

Gợi Ý Chia Sẻ Theo ý bạn, thế nào là con người hạnh phúc? Bạn có

gặp ai được hạnh phúc trọn vẹn ở đời này không? Vẫn có nhiều người coi tiền bạc đem lại tất cả, kể cả

hạnh phúc, vì thế họ dùng mọi thủ đoạn để làm giàu.

49

Page 50: Suy niem

Bạn nghĩ tiền bạc có vai trò nào trong việc xây dựng hạnh phúc?

Cầu NguyệnLạy Chúa Giêsu, các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười, nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa. Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân. Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.

Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng. Nụ cười ấy hoà với niềm vui của người được lành bệnh.

Lạy Chúa Giêsu, có những niềm vui Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay, có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.

Xin dạy chúng con biết tươi cười, cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con

Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống, dù không phải tất cả đều là màu hồng. Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản, nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.

Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc, vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.

50

Page 51: Suy niem

15. Phúc cho anh em là những người nghèo

Suy NiệmMột học sinh nghèo trả lại chiếc bóp lượm được. Một giáo viên kiên trì theo đuổi nghề giáo. Một cán bộ về hưu trong cảnh thanh bạch. Một bạn nữ bỏ chỗ làm có thu nhập cao... Một nhân viên từ chối những đồng tiền hối lộ.

Giữa cuộc sống khó khăn, vẫn có bao người không bị mê hoặc bởi bạc tiền. Họ chọn sống trong cảnh nghèo, lam lũ hơn, nhưng vui hơn và thanh thản hơn.

Vẫn có bao người nếm được mối phúc của Tin Mừng: "Phúc cho anh em là những người nghèo khó, vì Nước Trời là của anh em."

Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt. Đức Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với lối đánh giá khác, làm chúng ta ngỡ ngàng. Ngài cho các môn đệ của Ngài biết rằng: họ là những người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Ngài. Nước Trời đã thuộc về họ từ đây, và hạnh phúc sẽ trọn vẹn trong ngày sau hết.

Đức Giêsu đã sống những mối phúc trước chúng ta.Ngài là một người thợ thủ công nghèo, Ngài biết đến sự giày vò của cơn đói, Ngài đã từng nhỏ lệ trước thành Giêrusalem, và đã chịu mọi khổ hình cho đến chết. Nhưng Đức Giêsu là con người hạnh phúc, vì biết mình luôn sống cho Cha và con người.

Chúng ta cần có kinh nghiệm của Đức Giêsu: Nghèo của cải mà thật giàu Nước Thiên Chúa.

51

Page 52: Suy niem

Đức Giêsu chúc phúc cho những môn đệ nghèo của Ngài, nhưng Ngài không ca ngợi sự bần cùng, lạc hậu. Cả cuộc đời Ngài là một hành vi cúi xuống để nâng dậy những ai nghèo sức khoẻ, nghèo niềm vui. Hôm nay Ngài muốn chúng ta đến với khu lao động, với lớp học tình thương, xoá đi cái nghèo tri thức, nghèo những ước mơ cao cả.

Sự no đủ và niềm vui phải bắt đầu từ đời này. Ước gì chúng ta sống như Đức Kitô, tự nguyện trở nên nghèo hơn để làm giàu cho người khác (2Cr 8,9).

Gợi Ý Chia Sẻ Theo ý bạn, ai là những người nghèo được Chúa

chúc phúc? Một người giàu có thể có tinh thần nghèo khó không?

Thế giới hôm nay cho chúng ta nhiều tiện nghi và phương tiện giải trí. Bạn có thấy mình bị cuốn hút không? Làm sao để khỏi rơi vào chủ nghĩa hưởng thụ?

Cầu nguyệnLạy Chúa, xin cho con nhìn thấy những người nghèo ở quanh con, ở trong gia đình con, đang cần đến con. Bất cứ ai cần đến con đều là người nghèo, xin cho con thấy Chúa trong họ. Dần dần con hiểu rằng cả người giàu cũng nghèo, nghèo vì cần thấy đời họ có ý nghĩa. Dần dần con chấp nhận rằng cả bản thân mình cũng nghèo và cần đến người khác.Lắm khi con cần một nụ cười, một ánh mắt, một lời thăm hỏi đỡ nâng.

Cám ơn Chúa vì đã dựng nên chúng con ai cũng nghèo về một mặt nào đó, ai cũng cần đến người khác. Như thế là

52

Page 53: Suy niem

chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho nhau thêm giàu có. Cám ơn Chúa vì Chúa cũng nghèo, vì Chúa rất cần đến chúng con để hoàn thành công trình cứu độ. Xin cho con khiêm tốn nhận mình nghèo để nhận lãnh, can đảm nhận mình giàu để hiến trao. Amen.

16. Tinh thần của Chúa

Ngày kia, các nhà truyền giáo đến hỏi ý kiến ông Gandhi xem phải làm gì để những người theo Ấn Độ giáo có thể chấp nhận bài giảng trên núi của Chúa Giêsu về tám mối phúc thật. Ông Gandhi đã trả lời:

- Các ông hãy suy nghĩ về bí quyết của những bông hồng. Mọi người đều yêu thích chúng, bởi vì ngoài vẻ đẹp và màu sắc tươi thắm, chúng còn toả lan một mùi hương thoang thoảng và tuyệt vời. Vậy các ông cũng hãy toả ngát hương thơm.

Lời thách đố ông Gandhi đặt ra cho các nhà truyền giáo, cũng là lời thách đố Chúa Giêsu muốn đặt ra cho tất cả các môn đệ của Ngài, cũng như cho tất cả những người muốn tin theo Ngài, khi Ngài tuyên bố những tư tưởng mới, làm đảo lộn trật tự và quan niệm của mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc:

- Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó…Phúc cho các ngươi là những kẻ đói khát…Phúc cho các ngươi là những kẻ khóc lóc…Phúc cho các ngươi là những kẻ bị thế gian ghét bỏ…

Trong cuộc sống hiện nay, thiên hạ thường ca tụng và chọn làm thần tượng của mình những người giàu sang và quyền thế. Họ có thể là những chính trị gia đầy quyền lực, đã thành

53

Page 54: Suy niem

công trong việc điều hành đất nước. Họ có thể là những tay tỷ phú đã thành công trong việc buôn bán. Họ có thể là những nữ tài tử, những ca sĩ đã thành công trong lãnh vực nghệ thuật và đã bước lên đài danh vọng. Họ có thể là những lực sĩ, những cầu thủ, những vận động viên nhà nghề đã thành công trong phạm vi thể thao và đã từng đoạt được những chiếc huy chương vàng tại các giải quốc tế…Tất cả những người này đều hãnh diện và thoả mãn về những thành tích cũng như về những gì đã đưa họ tới đỉnh vinh quang.

Tuy nhiên, có một người đã lên tiếng, đã đi ngược lại với những thành công rực rỡ của họ. Người đó chính là Đức Kitô khi Ngài công bố bài giảng trên núi về tám mối phúc thật mà chúng ta vốn gọi đó là bản hiến chương Nước Trời.So sánh những gì Chúng truyền dạy với những gì thế gian theo đuổi hay nói cách khác, so sánh tinh thần của Chúa với tinh thần của thế gian chúng ta thấy chúng hoàn toàn khác biệt nhau như lửa và nước, như ánh sáng và bóng tối…để rồi cuối cùng đã dẫn tới những hậu quả cũng hoàn toàn khác biệt: một bên là hạnh phúc đời đời còn một bên là khổ đau luôn mãi trong cuộc sống bên kia.

Để trở thành người môn đệ của Chúa, chúng ta phải bước đi trên con đường Ngài đã chỉ cho. Để được thừa hưởng niềm hạnh phúc vĩnh cửu, chúng ta phải tuân giữ những điều Chúa đã truyền dạy. Vì thế, điều quan trọng đối với chúng ta trong lúc này là phải làm thế nào để biến những lời chúc phúc của Chúa trở thành sự thật.

Đúng thế, trước lời thách đố của ông Gandhi, các nhà truyền giáo đã làm xuất phát tại Ấn Độ một phong trào dấn thân để phục vụ. Và đối tường được phục vụ là những trẻ em mồ

54

Page 55: Suy niem

côi, những người bị xã hội ruồng bỏ, những người mắc phải những chứng bệnh nan y và truyền nhiễm, những người đang trong cơn hấp hối… Tất cả đều được chăm sóc, nuôi dưỡng và nhất là được trọng kính và yêu thương bởi những bàn tay dịu dàng, chẳng hạn như của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái, do Mẹ Têrêsa sáng lập, người mà vừa mới được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước vào sáng Chúa nhật ngày 19 tháng 10 năm 2003.

Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng với những hội đoàn khác và những người thiện chí đang cố gắng xoa dịu những nỗi khổ đau của người dân Ấn Độ, cũng như đấu tranh cho quyền lợi của trẻ em, phụ nữ và những kẻ thấp cổ bé miệng.

Hãy cố gắng toả ngát hương thơm qua những hành động bác ái và yêu thương, để nhờ đó góp phần vào việc làm cho những lời chúc phúc của Chúa được trở nên sự thật ngay trong cuộc sống hôm nay.

17. Phúc hoạ

Đoạn Tin Mừng là phần mở đầu một bài giảng rất quan trọng của Chúa Giêsu, bài giảng đầu tiên, bài giảng khai mạc chương trình truyền giảng của Chúa. Chúng ta thấy bốn lần Chúa nói “Phúc cho” và bốn lần Chúa nói “Khốn cho”, nên thường được gọi là bốn mối phúc và bốn mối hoạ, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.

55

Page 56: Suy niem

Chúng ta thấy ba mối phúc đầu và ba mối hoạ đầu đi với nhau, nghĩa là nghèo, đói và khóc lóc là bộ ba không thể tách rời. Đối lại, giàu, no và cười là bộ ba ngược lại. Bởi vì đói và khóc là hậu quả của nghèo, là biểu hiệu cụ thể nhất của cái nghèo. Trái lại, no và cười là biểu hiệu của sự giàu có. Chúng ta thấy hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản rõ rệt: người nghèo, đói và khóc – người giàu, no và cười. Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ. Ngược lại, mối hoạ thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới kinh sư, Pharisêu. Họ giống như những ngôn sứ giả trong lịch sử dân Chúa.

Qui chiếu lại như thế chúng ta thấy đoạn Tin Mừng này chỉ nêu lên hai đối tượng của phúc và hai đối tượng của hoạ: người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa, đó là đối tượng của phúc. Người giàu và người được thế gian ca tụng, đó là đối tượng của hoạ. Giàu và nghèo, đó là những đề tài lớn, muốn hiểu được nội dung của phúc và hoạ, về người giàu và người nghèo, chúng ta phải tìm hiểu thật nhiều và thật sâu sát, ở đây chỉ xin gợi ý một vài điều thôi.

Giàu và nghèo, phúc ở đâu và hoạ ở đâu? Trước hết, chúng ta phải xác định cho rõ ràng: đừng hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau, và ngược lại, nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau. Nếu như vậy thì chúng ta không được giàu có, không nên giàu có, vì giàu có là một điều xấu, làm chúng ta không được hạnh phúc đời sau. Trái lại, chúng ta hãy chịu nghèo ở đời này, hãy sẵn sàng chịu khổ, để đời sau được hạnh phúc. Không phải như vậy, chúng ta phải hiểu rằng: giàu có cũng là một cái phúc, nếu đó là thành quả do chúng ta cố gắng

56

Page 57: Suy niem

chuyên cần mà xây dựng được, tức là do công sức lao động mà chúng ta đã tạo được một cách chân chính. Đối lại, nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là cái phúc cả. Cái phúc của người nghèo không phải là chính sự nghèo, nhưng là tinh thần của họ. Họ có một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.

Như vậy, cái hoạ của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa, là Đấng đã ban cho họ được giàu có. Hoặc cái hoạ cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải nước trời. Cũng thế, cái hoạ của người nghèo là nghèo tiền, nghèo của nhưng không nghèo dục vọng, không nghèo tham sân si, thì đó lại là thứ giàu có giả hiệu… họ không được gì ở đời này mà cũng chẳng được gì ở đời sau.

Cũng thế, nếu chúng ta may mắn có tiền có của, giàu có hơn người, chúng ta phải biết sử dụng cho nên cái giàu của mình. Phải biết cảm tạ Chúa, phải biết chia sẻ cho người túng thiếu, phải biết đóng góp vào những việc chung, tức là giàu của và cũng giàu lòng nữa, chứ đừng giàu của mà nghèo lòng, đó là nguy cơ mất hạnh phúc nước trời. Ngược lại, nếu chúng ta nghèo khó, chúng ta cũng phải biết lợi dụng kiếp nghèo để leo về trời. Đừng vì nghèo mà ghen tương, đố kỵ, tham lam. Và dù nghèo cũng không bao giờ lỗi đức công bằng… đó là cơ may giúp chúng ta đạt hạnh phúc nước trời.Chúng ta hãy nhớ: Phúc hay hoạ cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình. Câu

57

Page 58: Suy niem

chuyện sau đây minh hoạ để chúng ta hiểu thêm điều đó. Linh mục Hattinggơ, một hôm đi dạo trên một cánh đồng, ngài gặp một em bé đi học. Ngài vừa đi với em vừa đặt nhiều câu hỏi để xem em có biết gì về giáo lý không. Ngài hỏi: “Những người giàu có được vào nước trời không?”. Em bé trả lời: “Được, nếu họ biết giúp đỡ những người nghèo”. Ngài lại hỏi: “Vậy những người nghèo có được vào nước trời không?”. Em bé trả lời: “Được, nếu họ biết nhẫn nại chịu đựng”. Cha Hattinggơ thích nhắc lại những câu trả lời của em bé ấy, và ngài thêm rằng: “Những lời đó chứa đựng một triết lý, triết lý của Tin Mừng Phúc âm”.

Chúng ta hãy nhớ: đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người: người giàu thì đi theo con đường của mình, người nghèo cũng đi theo con đường của mình. Cả hai cùng phải đi, cùng phải biết dùng cái giàu, cái nghèo của mình để đạt được hạnh phúc nước trời. Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều hiểu rõ lời Chúa dạy để rồi dù giàu hay nghèo tất cả chúng ta cùng gặp nhau trong nước trời.

18. Chứng nhân

Phúc âm Chúa nhật VI Mùa thường năm C nhắc lại cho chúng ta nội dung giáo lý của Chúa Giêsu là giáo huấn trường tồn trong Giáo Hội.

Chúa Giêsu bấy giờ ở trên núi xuống, Người vừa qua một đêm cầu nguyện với Thiên Chúa Cha, đến sáng ngày Ngài đã gọi mười hai môn đệ lại và đặt họ làm tông đồ. Bấy giờ Người xuống khỏi núi, không những có đoàn mười hai và

58

Page 59: Suy niem

nhiều môn đệ khác đi theo mà còn có rất đông dân chúng đang đứng chờ ở một chỗ đất rộng. Họ từ khắp nơi kéo đến như muốn được chia sẻ những gì mà Chúa Giêsu đã ban cho các tông đồ của Người khi ở trên núi.

Quả vậy, thánh Matthêu nói rằng, Chúa Giêsu đã giảng dạy về “Tám mối phúc thật” khi Ngài ở trên núi, và bài giảng đó được mệnh danh là bài giảng trên núi, kê khai tám điều phúc hứa cho những người nghe Lời Chúa nên được gọi là bài giảng “Tám mối phúc thật”.

Ở đây, nơi Phúc âm thánh Luca thì chúng ta chỉ thấy có bốn điều phúc và thấy Chúa Giêsu đã tuyên bố những điều này ở một nơi đất bằng và rộng. Chắc chắn không phải Luca đã xén bớt bài giảng của Chúa Giêsu khiến “Tám mối phúc thật” chỉ còn có bốn. Chúng ta phải nói rằng, cả thánh Luca và thánh Matthêu đều đã ghi lại toàn bộ bài giảng của Chúa qua trung gian một bản văn đã có trước các ngài. Bản văn này ghi bốn điều phúc cho kẻ nghèo khổ: kẻ nghèo, kẻ khổ, kẻ đói và kẻ bắt bớ vì đạo. Matthêu và Luca cũng chép lại cả bốn nhưng cả hai đều quảng diễn thêm. Matthêu thì phân bốn thành tám, còn Luca thì nhân hai với bốn, tức là dùng thêm hình thức tiêu cực để củng cố cho hình thức tích cực, nghĩa là sau khi nói đến bốn điều phúc, thánh sử Luca nói đến bốn điều vô phúc cho những kẻ mâu thuẫn với bốn hạng người được phúc ở trên. Bốn điều phúc được dành cho bốn hạng người: nghèo, đói, khóc lóc và bị ghét bỏ, bốn điều vô phúc thì lại đe doạ những kẻ: giàu, no, cười cợt và được tâng bốc.

Thánh sử Luca tỏ ra trung thực với truyền thống của các tiên tri trong Cựu ước, vì các ngài luôn luôn loan báo những kẻ nghèo khó sẽ được rao giảng Tin Mừng. Nay Chúa Giêsu

59

Page 60: Suy niem

mang Tin Mừng đến, những người có phúc nhận lãnh chính là những thành phần khó nghèo trong xã hội. Chính Người cũng đã sinh ra giữa đám người này, họ là những người đầu tiên được loan báo ơn cứu độ khi sứ thần hiện ra với các mục tử trong đêm Giáng sinh. Nhiều lần Chúa khẳng định Tin Mừng và của cải không thể đi với nhau, vì nhất thiết hoặc sẽ mê của mà bỏ Chúa, hoặc ngược lại người ta sẽ đi theo Chúa mà bỏ hết mọi sự.

Có thể nói ba mối phúc đầu làm thành một bộ và chủ yếu nhắm tới hạng người khổ sở trong xã hội mà Kinh Thánh gọi chung là những người nghèøùo khó. Họ sẽ được rao giảng Tin Mừng ở đời này và sẽ được bù lại ở đời sau. Nhưng khi lãnh nhận Tin Mừng họ phải cẩn thận, nếu họ bị ghét bỏ bởi danh Chúa thì họ có phúc vì họ sẽ giống các tiên tri thật, còn nếu họ được khen lao thì họ sẽ như các tiên tri giả. Người ta không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của một trật được, thế nên phúc cho người nghèo khó vì Nước Thiên Chúa là của họ.

Đời sống Kitô hiện nay của chúng ta đang thể hiện những lời thánh Luca đã viết và đã được sự khôn ngoan của các tiên tri ngày xưa báo trước. Về mặt xã hội, chúng ta là những thành phần khó nghèo và đang phải phấn đấu nhiều, nhưng hiện nay nhờ vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Phục sinh không những chúng ta được an ủi vì đang được ở trong Nước Trời. Nhưng hơn nữa chúng ta còn nắm giữ niềm tin về hạnh phúc bất diệt sau này khi những kẻ chết trong Chúa Kitô sẽ sống lại cho sự sống muôn đời. Đó là nền tảng của đức tin chúng ta, đó là nền tảng của những “Mối phúc thật” mà chúng ta tuân giữ trong cuộc sống hằng ngày.

60

Page 61: Suy niem

19. Đức tin

Phụng vụ lời Chúa hôm nay mở đầu với đoạn sách ngôn sứ Giêrêmia, công bố án phạt những kẻ gắn chặt đời mình vào quyền lực vật chất để rồi lòng dạ xa rời Thiên Chúa. Song song đó là lời cầu chúc cho những ai ký thác mọi ước vọng của mình nơi Người. Đó là dòng văn tiêu biểu của đạo lý ngôn sứ thời Cựu ước vốn nêu bật ý niệm về đức công chính của Thiên Chúa, Đấng thật nghiêm minh, công thưởng, tội trừ.

Trong bối cảnh dân tộc Israel thời các ngôn sứ là một nước nhỏ yếu thế, non trẻ so với bao cường quốc xung quanh, luôn là món mồi bị giành giựt, xâu xé về mặt chính trị lẫn tôn giáo thì nguy cơ đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất do cha ông truyền lại để ngả theo thói tục ngoại giáo không ngừng là một ám ảnh. Lời kêu gọi của các ngôn sứ do Thiên Chúa sai đến phải mang một âm sắc mạnh mẽ quyết liệt nhằm khuyến thiện và răn ác.

Mặt khác, do quan niệm thực tiễn và thiên về vật chất đối với thế giới bên kia, đời sau, cách nào hơn kém là phần nối tiếp của cõi dương gian này, nên thưởng phạt cũng thi hành rất cụ thể, rất nhãn tiền. Người lành được hưởng một cuộc đời sung túc, trường tồn, trong khi kẻ ác phải đoạ đày tiêu diệt. Phải nhất thiết cầm cương nảy mực trên nhân loại, như vậy thì Thiên Chúa mới làm sáng tỏ thánh đức và uy quyền của Người.

Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca muốn giới thiệu Đức Giêsu như một ngôn sứ chính hệ nối tiếp dòng đạo lý các ngôn sứ tiền bối cựu trào, bởi đó nội dung giảng dạy của Người tất yếu bao gồm chúc lành và khuyến cáo. Một dị

61

Page 62: Suy niem

đồng đầy ngụ ý với đoạn văn song hành thường gọi là “Tám mối phúc thật” trong Tin Mừng thánh Matthêu, đó là sự vắng mặt của những lời quở trách.

Một lần nữa, nguy cơ do môi trường ngoại giáo nơi tác giả Luca nhắm tới vẫn đe doạ cộng đoàn Kitô hữu non trẻ mỏng manh. Tuy nhiên, đạo lý về đức công chính của Thiên Chúa đã được thay thế bằng đạo lý Thiên Chúa là tình thương trong sứ điệp Tin Mừng của Đức Giêsu. Thánh đức của Thiên Chúa từ nay sẽ rạng ngời trước thế gian, không ở án phạt nghiêm khắc mà chính là nơi lòng khoan dung tha thứ của Người, biểu hiện rõ nét, kiểm nghiệm được qua con người của Đức Giêsu, Đấng được sai đến để cứu vớt, để chữa lành và tha thứ.

Aùn xử nếu nói theo ngôn ngữ của Tin Mừng thánh Gioan chính là do thái độ bất tín, cố chấp của con người từ chối sứ điệp tình thương Thiên Chúa. Trong thư gửi giáo đoàn Côrintô cũng là giáo đoàn non trẻ giữa một thế giới chịu ảnh hưởng sâu đậm mạnh mẽ của triết lý và phong hoá ngoại giáo, thiên về duy lý và duy vật, thánh Phaolô kêu gọi Kitô hữu bám chặt vào cốt lõi đức tin của mình nơi huyền nhiệm Đức Kitô Phục sinh.

Hẳn nhiên, đây không chỉ thuần là một tín điều lý thuyết phải bảo vệ bằng luận cứ hàn lâm uyên bác, song nhất là phải minh chứng nơi nếp sống cụ thể của mỗi người, nơi từng mảng đời của những người tuyên xưng Chúa của mình đã Phục sinh, có nghĩa là huyền nhiệm Phục sinh Đức Kitô cách nào đó cũng cần tỏ hiện, tái diễn nơi sự Phục sinh những giá trị tốt đẹp. Hình ảnh thuần hậu nguyên bản buổi đầu sáng tạo, nơi con người đã được thánh tẩy với cái chết

62

Page 63: Suy niem

của Đức Kitô và đã được cùng sống lại với Người trong đời sống mới của Thánh Thần.

Thất bại không thể tuyên xưng niềm tin Đức Kitô Phục sinh do cuộc sống vẫn còn nô lệ cho tội lỗi và tà thần là nỗi nhục nhã của Kitô hữu, vì tự bêu rêu mình như kẻ lừa dối. Thất bại không làm sáng tỏ được thánh đức của Thiên Chúa nhân từ yêu thương do hành vi tâm tưởng còn u ám, ác ý, hận thù là nỗi đau đớn của Kitô hữu, vì tự trói cột mình vào quyền lực tử thần. Thất bại không sống trọn vẹn phẩm giá con cái ánh sáng, chân lý và tự do, quá quỵ luỵ vào vật chất, danh lợi, là gông ách nặng nề của Kitô hữu, vì tự thúc thủ dưới bạo quyền của Satan. Thất bại trong nếp sống mới của Tin Mừng, đó cũng là thất bại trong tư cách thừa kế lời chúc phúc của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi người tín hữu Kitô hãy giữ vững niềm tin của mình vào Chúa Kitô, đó là đức tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh tin kính.

63

Page 64: Suy niem

20. Hạnh phúc

Giữa lúc mọi nơi trong xã hội đang đẩy mạnh chương trình “Xoá đói giảm nghèo”, đồng thời báo chí không ngớt ca ngợi những tấm lòng của những nhà hảo tâm, giàu có đã rộng tay giúp đỡ cho những người khổ đau bệnh tật, nghèo khó bất hạnh. Thế mà Tin Mừng lại đưa ra một điều dường như nghịch lý: “Phúc cho kẻ đói khát, phúc cho kẻ nghèo khổ,… và khốn cho kẻ giàu có, no đủ…”. Vậy, phải chăng những người nghèo là người hạnh phúc, còn những người giàu có sẽ là người bất hạnh? Thế thì, vấn đề được đặt ra ở đây là: ai mới thật là người hạnh phúc, và phải sống thế nào để được hạnh phúc?

Những cơ nguy của người giàu có.Với những lời có vẻ như lời nguyền rủa: khốn cho các ngươi là những người giàu có, no đủ… Chúng ta cần hiểu, đây là một lối văn thường gặp trong Cựu ước, các lời này không phải là những lời nguyền rủa hay lên án nhưng là những lời có ý ngăn đe thương hại.

Tại sao Chúa Giêsu lại ngăn đe thương hại những người giàu có, no đủ?Ai cũng đi tìm hạnh phúc, đó là vấn đề cơ bản của cuộc sống con người. Thế nhưng, bi kịch của con người mọi thời khi cho rằng càng có nhiều tiền của, tiện nghi, quyền lực, danh vọng thì càng được hạnh phúc. Đây cũng là bi kịch của xã hội thời Chúa Giêsu, và cũng là bi kịch cho thời đại chúng ta.Thật vậy, trong xã hội tiêu thụ ngày nay, nghệ thuật quảng cáo đạt đến mức thặng thừa đã đẩy người tiêu thụ từ trẻ em cho đến người lớn đến với những nhu cầu vật chất giả tạo. Người ta thi nhau mua sắm, càng mua càng thấy thiếu, càng

64

Page 65: Suy niem

sắm càng thấy chưa đủ. Người ta trở thành nô lệ cho nhu cầu tiêu dùng của mình, nô lệ cho tiện nghi máy móc, hưởng thụ. Thử hỏi như thế thì làm sao mà có được sự tự do và hạnh phúc thật?

Cũng trong xã hội tiêu thụ này, có không ít người xem sự giàu có, thành đạt, nổi tiếng, là cứu cánh duy nhất của cuộc đời, đến nỗi họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả đạo đức luân lý, để đạt cho kỳ được điều họ muốn. Biết bao người đã ngã gục trước đồng tiền, tiền của kiếm được cách bất chính thì cũng được sử dụng một cách bất hảo, đem đổ vào các cuộc vui chơi sa đoạ trác táng… Họ phè phỡn ăn chơi, no nê, vui thú, trong khi có biết bao người vì họ mà phải tán gia bại sản. Và bên cạnh họ, còn biết bao người đói khổ, chỉ cần một lần tiêu xài của họ cũng có thể nuôi sống biết bao người trong nhiều tháng.

Bởi đó, Chúa Giêsu đã ngăn đe những người giàu có khi họ lấy của cải vật chất làm cứu cánh thay vì chỉ là phương tiện sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Họ chỉ cậy dựa vào quyền lực trần thế như lời ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc 1 đã cảnh báo: “Khốn cho kẻ tin tưởng vào người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ xa Chúa”.

Những cơ may của người nghèo khó.Đối với những người nghèo khó, đói khát, thái độ của Chúa Giêsu đối với họ như thế nào? Phải chăng Chúa Giêsu đã rao giảng một điều nghịch lý khi cho đói, nghèo… là phúc?Khi tuyên bố: phúc cho kẻ nghèo khó, đói khát, khóc lóc, bị bách hại… Chúa Giêsu không giảng dạy một điều nghịch lý, và Ngài cũng không chủ trương bần cùng hoá thế giới này. Khi tuyên bố: phúc cho kẻ nghèo khó, đói khát, khóc lóc, bị

65

Page 66: Suy niem

bách hại; Chúa Giêsu đã xác định cho con người một bậc thang giá trị đích thực trong cuộc sống.

Chính mối phúc cuối cùng cho thấy chìa khoá của câu trả lời: nghèo đói, khóc lóc, bị ganh ghét, xỉ vả vì Con Người, và cũng câu này cho biết chính các ngôn sứ cũng từng bị đối xử như thế. Vậy, có thể hiểu những người nghèo đói, khóc lóc được Thiên Chúa chúc phúc ở đây chính là những người mà tiên tri Giêrêmia đã loan báo: “Phúc thay cho những người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ”.

Bởi đó, những người nghèo khó mà Tin Mừng nhắc đến hôm nay không chỉ thuần tuý là những người thiếu cơm ăn áo mặc, nhưng là những người nghèo theo nghĩa biết tín thác cuộc đời mình trong tay Thiên Chúa, biết cậy dựa vào Chúa, lấy Chúa làm cứu cánh của cuộc đời mình. Như thế, họ sẽ trở thành những người có Thiên Chúa làm gia nghiệp, và họ sẽ là những người hạnh phúc thực sự, cho dẫu họ có là người nghèo đích thực.

Những cơ hội cho con người hôm nay.Trong cuộc sống thực tại hôm nay, mỗi người đều phải vất vả với việc làm ra của cải để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng lời Chúa hôm nay, đòi hỏi mỗi người làm sao một đàng vừa chu toàn trách nhiệm với gia đình, nhưng đàng khác vẫn sống niềm cậy trông vào Thiên Chúa.

Khi sống trọn vẹn niềm cậy trông vào Thiên Chúa, khi càng lệ thuộc vào Ngài, chúng ta càng cảm thấy tự do đối với của cải, vật chất nơi thế trần này. Khi đó, dù phải vất vả với cuộc sống, chúng ta sẽ sẵn sàng quan tâm đến những người chung quanh, nhất là những người nghèo thật sự, những

66

Page 67: Suy niem

người nghèo vật chất, nghèo tinh thần, nghèo học vấn… nhằm chia sẻ, những gì có thể được cho những người anh chị em cùng con một Cha trên trời.

Trong những năm qua, chúng ta thường nghe nói đến mẹ Têrêxa Calcutta, một người chỉ biết sống cho người khác: Khi còn tại thế, mẹ không thiếu tiền của, nhưng mẹ vẫn sống như một “người nghèo khó của Thiên Chúa”. Với chiếc xe hơi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tặng ở Bombay, mẹ đã bán để lấy tiền xây dựng một trung tâm lớn cho bệnh nhân phong. Với số tiền nhận từ giải Hoà Bình Gioan XXIII của Vatican, mẹ đã thiết lập một trung tâm phục hồi chức năng cho người cùi. Với số tiền nhận từ giải Nobel Hoà Bình mẹ đã xây nhà cho những người nghèo.

Mẹ Têrêxa đã tận hiến cuộc đời mình cho những người nghèo và tất cả những gì của mẹ đều thuộc về những người nghèo đói,khổ đau, vì mẹ luôn gắn kết cuộc đời mình với Đức Kitô, tín thác cuộc đời mẹ trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Mẹ đã lấy Thiên Chúa làm cứu cánh và cùng đích của cuộc đời mẹ.

Tóm lại, cho dù là người giàu sang hay người đói khổ, vẫn có thể trở thành “người nghèo của Thiên Chúa”, thành “người không vật sở hữu”, cho đi tất cả vì yêu mến và tín thác cuộc đời mình cho Thiên Chúa, lấy Chúa làm niềm cậy trông là niềm hạnh phúc. Xin cho mỗi chúng ta cho dẫu có là người nghèo khó, vất vả, khổ đau hay là người giàu có, biết lấy Chúa là niềm cậy trông, là niềm hạnh phúc.

67

Page 68: Suy niem

21. Người giàu cũng khổ

Trong những ngôi nhà của người giàu, chúng ta nhận thấy thiếu một điều, thiếu sự sống và tiếng cười. Chúng ta không bao giờ thấy con trẻ chơi đùa trên bãi cỏ. Một bầu khí u buồn dường như bao quanh chúng và đó chính là sự sầu muộn của giàu có.

Một cặp vợ chồng giàu sống trong một ngôi nhà lộng lẫy. Họ có một bà giúp việc. Buổi sáng bà nấu một bữa ăn nhẹ. Buổi trưa một bữa ăn ngon và buổi tối một bữa ăn thịnh soạn cho cặp vợ chồng và những người khách lui tới. Nhiều năm trôi qua, cặp vợ chồng già đi. Vì thế, họ không tiếp đãi ai. Bữa ăn của họ gồm có trứng chiên, bánh mì và nước trà pha lạt. Họ im lặng ngồi ăn, hiếm khi nhìn nhau. Vào tối thứ bảy, bà giúp việc mời ít người bạn vào một căn phòng dưới tầng hầm. Ở đó, họ dùng một bữa cơm đạm bạc, uống một chút rượu, mở nhạc, nhảy múa và nói những câu chuyện vui đùa. Một tối nọ, đang khi những tiếng cười vang lên, thì cánh cửa mở ra. Đó là cặp vợ chồng chủ nhà. Họ nói với bà giúp việc: chúng tôi không muốn quấy rầy các bà, nhưng chỉ muốn nhìn các bà vui đùa mà thôi…Người giàu cũng khổ vì không có niềm vui, không có hạnh phúc.

Câu chuyện trên cho chúng ta một hiểu biết thấu đáo về các mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã nói. Dưới mắt thế gian, người giàu dường như được Thiên Chúa chúc lành, trong khi người nghèo dường như bị chúc dữ. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nói về sự nghèo khó kỳ lạ của những người sống trong sự giàu sang của thế gian và sự giàu sang kỳ lạ của những người tin tưởng vào Thiên Chúa. Người giàu có xu hướng cậy dựa vào của cải. Đối với họ, chính thế giới này mới quan trọng, còn Thiên Chúa không ít thì nhiều cũng

68

Page 69: Suy niem

thừa thãi và thế giới khác thì xa xôi và mơ hồ. Trái lại, người nghèo quay về Thiên Chúa một cách tự nhiên. Như một bà cụ nghèo đã nói với một linh mục: Có một Thiên Chúa để cậy trông, há chẳng phải là một điều cao cả đó sao.

Điều đó không có nghĩa là nghèo khó là một điều tốt. Khi Chúa Giêsu nói: Phúc cho người nghèo khó và đói khát, Ngài không ban lời chúc lành cho cái nghèo xơ xác và đói lả vì đây là những điều xấu. Tuy nhiên, đối với người nghèo những nguy cơ của đời sống làm cho cái chết đến gần hơn, thì đời sau cũng đến gần hơn. Đó là lý do trong câu nói của Chúa Giêsu: Phúc cho những kẻ nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của họ.

Sự nghèo khó được chúc lành là sự nghèo khó của những người đặt tin tưởng vào Thiên Chúa hơn là vào của cải vật chất. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thoả mãn những khát vọng của tâm hồn con người.

69

Page 70: Suy niem

22. Những mối phúc và những mối hoạ đích thực - JKN

Câu hỏi gợi ý:1. Bạn có thấy những mối phúc và hoạ đích thực bài Tin

Mừng này có liên hệ đến luật nhân quả không? Bạn hiểu thế nào về luật nhân quả?

2. Nếu chỉ có đời sống trần gian này là duy nhất, thì bài Tin Mừng trên có còn đúng không? Nếu còn có đời sống vĩnh cửu nữa thì sao?

Suy tư gợi ý:1. Luật nhân quả trong vũ trụ, trong cuộc đời trần gianBài Tin Mừng hôm nay nói lên tương quan nhân quả mang tính tất yếu giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai, hay giữa thời trước và thời sau. Tương quan đó diễn tiến theo những định luật cố định đã được Thiên Chúa thiết lập trong vũ trụ. Những định luật đó có thể tóm lại trong những mệnh đề sau đây: Có gieo mới có gặt; Gieo nhân nào gặt quả nấy; Gieo ít thì gặt ít, gieo nhiều thì gặt nhiều; Từ lúc gieo đến lúc gặt đòi hỏi phải có thời gian, và phải vất vả bỏ công sức ra.

2. Giải thích luật nhân quả- Có gieo mới có gặt: Không sự việc nào xảy ra trong cuộc đời mà không có nguyên nhân. Thấy một cây rợp bóng mát bên vệ đường, không ai nghĩ rằng tự nhiên nó mọc lên, mà nghĩ rằng phải có người trồng nó. Hay ít ra là có một con chim nào đó đã gieo hạt ở đấy… Hạnh phúc hay đau khổ ta được hưởng hay phải chịu đều có nguyên nhân do chính ta - đôi khi do ai đó - tạo ra trước đó. Và những gì ta đang có hoặc đang làm đều là nguyên nhân phát sinh hiệu quả trong tương lai. Sách Giảng Viên viết: «Kẻ không gieo chẳng bao giờ gặt» (Gv 11,4).

70

Page 71: Suy niem

- Gieo nhân nào gặt quả nấy: Nhìn cây cam, ta chắc chắn nó phải mọc lên từ hạt cam, không thể từ một hạt khác được. Nghĩa là thấy nhân thì biết quả, và nhìn quả thì biết nhân: «Cứ xem người ta sinh ra quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt» (Mt 7,16-18). Cũng vậy, hành động tốt ắt phải đem lại hạnh phúc, và hành động xấu ắt phải dẫn đến đau khổ. Sự tương ứng này đạo Phật gọi là «nghiệp báo». Thánh Kinh viết: «Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy» (Gl 6,7); «Gieo gió thì phải gặt bão» (Hs 8,7; x. G 4,8); - «Gieo ít thì gặt ít, gieo nhiều thì gặt nhiều» (2Cr 9,6): Nhân và quả không chỉ tương ứng về chất, mà còn về lượng nữa. Gieo một hạt thì chỉ được một cây, gieo trăm hạt thì được cả trăm cây.- Từ lúc gieo đến lúc gặt đòi hỏi phải có thời gian: Thời gian là một yếu tố quan trọng để hạt phát triển thành cây, và để cây ra trái. Thời gian đó lâu hay mau tuỳ từng loại cây. Cây ngô chỉ cần trồng 3 tháng là ra trái, nhưng cây sầu riêng thì phải mất 7 đến 10 năm. Không thể thúc cây mọc nhanh hơn hay giục hoa kết trái sớm hơn. Kết quả của việc lành nhiều khi phải 5, 10 năm sau mới hưởng được. Cũng như hậu quả của một hành động xấu phải 3, 4 năm hay cả chục năm sau mới thấy được. Do đó, nhiều khi phải chờ đợi kết quả, hoặc đừng tưởng sẽ tránh được hậu quả. Rất nhiều trường hợp hành động ở đời này, nhưng đến đời sau mới sinh kết quả hay hậu quả.- … và phải vất vả bỏ công sức ra: Để cây lúa mọc lên và sinh ra hạt lúa, người nông dân phải cày bừa, gieo hạt, làm cỏ, dẫn nước, trừ sâu, bón phân, rồi gặt, đập lúa và xay lúa. Bao công lao và mồ hôi phải đổ ra: «Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần» (Ca dao).

71

Page 72: Suy niem

Nhưng công lao và mồ hôi ấy nếu chính đáng sẽ đổi thành vui mừng và hạnh phúc: «Gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui mừng» (Tv 126,5-6).Ai cũng sợ khổ và muốn được hạnh phúc. Nhưng người khôn thì tránh được khổ và tạo được hạnh phúc, còn người dại tuy muốn tránh khổ nhưng vẫn vướng đau khổ và không tìm thấy hạnh phúc. Vì «người khôn sợ nhân, người dại sợ quả». Muốn tránh khổ thì phải tránh từ nhân. Cứ tạo nhân khổ thì khi quả khổ đến làm sao tránh được? Muốn được phúc thì phải tạo phúc từ nhân. Nếu tạo nhân phúc thì dù chẳng mong cầu, quả phúc vẫn đến.

3. Luật nhân quả với các mối phúc thật và các mối hoạ thậtChúng ta dễ hiểu đoạn Tin Mừng hôm nay khi đối chiếu nó với luật nhân quả và niềm tin vào đời sống vĩnh cửu sau cuộc sống ngắn ngủi này. Minh hoạ sau đây cũng giúp ta hiểu đoạn Tin Mừng trên sâu xa hơn.Trên thế giới, có rất nhiều người đang phải sống trong những chế độ độc tài, thiếu nhân quyền và tự do cần thiết. Họ cảm thấy khó sống nên quyết tâm đi tị nạn, nghĩa là di chuyển với bất cứ giá nào đến những vùng đất tự do để cuộc sống thoải mái hơn. Những người có ý định đi tị nạn này có hai cách suy nghĩ và hai cách sống khi còn ở vùng đất cũ mà họ muốn rời bỏ:

Cách 1: Từ khi có ý định đi tị nạn, họ coi cuộc sống của họ tại vùng đất họ đang sống như cuộc sống tạm bợ, và coi cuộc sống họ sẽ sống tại vùng đất tự do mới là cuộc sống đích thực và lâu dài của họ. Vì thế, nhiều người đến tuổi lập gia đình đã không dấn thân vào tình yêu để không bị cản trở cho việc dời đổi chỗ ở. Nhiều người bị thiếu thốn nghèo khổ nhưng đã từ chối những chỗ làm có lương bổng rất lớn để

72

Page 73: Suy niem

khỏi bị ràng buộc vào hợp đồng khi cần phải ra đi. Nhiều người rất giàu có, thay vì mua sắm nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ sang trọng như những người giàu có khác, thì lại chấp nhận sống nghèo khổ để có thể dành tiền hầu có thể sử dụng trong cuộc sống mới. Tóm lại, tại vùng đất cũ, họ sống một cách đơn sơ, khó nghèo, làm những nghề tạm bợ để «lấy ngắn nuôi dài», tạm ngưng tiến hành tất cả những chuyện quan trọng trong cuộc đời. Tất cả đều để chuẩn bị cho cuộc sống sau này tại vùng đất tự do.

Cách 2: Mặc dù có ý định đi tị nạn, nhưng những người theo cách này chẳng chuẩn bị gì cho cuộc sống sắp tới. Khi còn sống tại vùng đất mà họ sẽ rời bỏ, họ sống như thể họ sẽ sống ở đấy vĩnh viễn. Vì thế, họ mua sắm nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ như bao người không có ý định tị nạn. Họ tiếp tục tính toán những chuyện lâu dài như dấn thân vào tình yêu hôn nhân, hợp đồng làm ăn lâu dài với nhiều người, v.v… Đến khi được phép ra đi, họ không kịp bán ruộng vườn, nhà cửa, xe cộ, nên phải bỏ lại tất cả. Tình yêu hôn nhân của họ đang tiến hành bỗng dở dang: đi thì đành phải chia tay với người yêu và thành kẻ bội tình, mà muốn chung tình thì phải bỏ ý định đi tị nạn… Các hợp đồng lâu dài bỗng nhiên bị cắt ngang và phải bồi thường (nếu không trả trước khi ra đi thì khi qua vùng đất mới cũng phải trả)… Vì thế, khi đến vùng đất tự do, họ không còn gì, mà nợ nần thì chồng chất.

Giữa hai cách ấy, cách nào khôn ngoan hơn? Khi còn ở vùng đất cũ, những người theo cách 1 phải sống thiếu thốn, khó khăn, đang khi những người theo cách 2 thì sống rất đầy đủ, ung dung. Nhưng khi sang đến vùng đất mới thì ngược lại, người theo cách 1 có một tương lai tươi sáng, còn người theo cách 2 có một tương lai đen tối. Vậy thì sự

73

Page 74: Suy niem

khó khăn thiếu thốn của những người theo cách 1 ở vùng đất cũ là hoạ hay là phúc? Và sự đầy đủ, ung dung của những người theo cách 2 ở vùng đất cũ là phúc hay là hoạ?

Cuộc đời ta đang sống tại trần gian - mà theo Thánh Kinh thì thủ lãnh của nó là ma quỉ (x. Ga 12,31; 14,30; 16,11; Ep 2,2) - đầy những bất trắc, đau khổ và đầy hạn chế… có khác gì cuộc sống khó khăn dưới một chế độ độc tài. Nhưng cũng theo Thánh Kinh, chúng ta còn có một cuộc sống khác lâu dài hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn rất nhiều ở bên kia cõi chết; đó là đời sau hay cuộc sống vĩnh cửu. Cuộc sống cơ cực đời này kéo dài nhiều lắm khoảng 100 năm, còn cuộc sống hạnh phúc kia kéo dài vô tận. Người Kitô hữu tuy sống ở trần gian, tuy tích cực xây dựng cuộc sống ở trần gian, nhưng tâm hồn luôn ngưỡng vọng về cuộc sống hạnh phúc đời sau. Có hai cách sống ở đời này, tương tự như cách 1 và 2 trong minh hoạ trên.

Mỗi người chúng ta đang sống theo cách nào? Những gì bất lợi cho cuộc sống đời sau, dù nó có đem lại lợi lộc vô vàn ở đời này, cũng là những mối hoạ. Còn những gì thuận lợi cho cuộc sống đời sau, dù có đem lại nhiều bất lợi cho cuộc sống đời này, cũng là những mối phúc. Đặt vấn đề như thế, chúng ta sẽ dễ hiểu được đâu là những mối phúc đích thực, đâu là những mối hoạ đích thực khi ở trần gian này. Nhờ đó ta mới hiểu được những câu nói có vẻ như nghịch lý của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng trên.

CẦU NGUYỆNLạy Cha, con biết luật nhân quả là gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Nếu con gieo nhân thuộc trần gian, con sẽ gặt được những gì thuộc trần gian. Nếu con gieo nhân thuộc vĩnh cửu, con sẽ gặt được những gì thuộc vĩnh cửu. Khi còn ở trần

74

Page 75: Suy niem

gian, nếu con chỉ gieo nhân thuộc trần gian, thì khi bước sang đời sống vĩnh cửu, con hoàn toàn trắng tay. Nếu ở đời này, con gieo nhân cho đời sau, thì đời sau con sẽ giàu có, nhưng đời này con phải chấp nhận cuộc sống chỉ tạm đủ với những gì tình thương quan phòng của Cha ban cho con. Xin cho con nhận ra đâu là cách gieo nhân khôn ngoan nhất, đem lại lợi ích cho con nhất.

23. Phúc cho người nghèo khó

Một bé gái đi học ngày đầu tiên. Khi nó trở về nhà và bố nó hỏi rằng, "Hôm nay con học được những gì?" Đứa bé trả lời, "Con làm những gì mà những đứa khác làm." "Thế con làm cái gì?" bố nó hỏi lại. "Thì chúng nó khóc nhè, khóc nhiều lắm!" Tôi cho rằng nếu chúng ta làm những gì mà nhiều người khác làm, thì chúng ta sẽ là những con người đang khóc. Chúng ta thường thấy rằng những gì đang xảy ra trên thế giới và trong cuộc sống cá nhân của mỗi người đi ngược lại với những gì Thiên Chúa đã thể hiện nơi Chúa Giêsu. Chúng ta phải là đoàn người của niềm vui và hy vọng. Đó là một điều vĩ đại mà chúng ta cần phải tụ tập và lắng nghe lời Chúa lập đi lập lại để giúp chúng ta có thể đứng vững sau những công việc vất vả đã lôi chúng ta xuống. Đây là chân lý của Phúc Âm: Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô vàn.

Tuy nhiên đó chỉ mới có một nửa của câu chuyện vĩ đại. Giây phút mà các bạn nghe Tin Mừng, lắng nghe với tất cả tâm tình, các bạn sẽ tự hỏi mình, "Tôi cần phải làm gì để đáp lại lời mời gọi đó? Tôi có thể làm gì để thực hiện những điều đó trong cuộc sống của tôi? Làm sao để cho những lời đó trở thành của tôi?"

75

Page 76: Suy niem

Bài Giảng Trên Núi, từ đầu cho đến cuối, là những lời chỉ dẫn. Chính Chúa Giêsu đã cho rằng các bạn đã nghe Tin Mừng của Ngài và các bạn muốn đáp lại. Bài giảng trên núi bắt đầu bằng những mối phúc, "Phúc cho ai..." Chữ Phúc tiếng Anh là "Blessed", có nghĩa là "đầy đủ", "hoàn hảo", "trọn vẹn." Một người mà được chúc phúc thì có nghĩa là cuộc sống của họ bình an hạnh phúc. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu muốn đề cập đến trong các mối phúc. Thật là tốt lành khi bạn được chúc phúc. Bạn sẽ trọn vẹn và đầy đủ biết bao nếu bạn đáp lại những điều mà Ngài dạy dỗ chúng ta.

Đọc các mối phúc trong Bài Giảng Trên Núi thì giống như là chúng ta mở một thùng quà có nhiều cái ngạc nhiên. Cái ngạc nhiên đầu tiên chính là khi Chúa Giêsu nói rằng phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó. Khi đề cập đến sự khó nghèo thì đó là một vấn đề, bởi vì chúng ta thường làm tất cả những gì có thể để tránh nghèo khó. Chúng ta không ai muốn nghèo cả. Như một người đã từng nói, "Suốt cuộc đời của tôi, nghèo có, giàu có, nhưng tôi nói thiệt, giàu thì tốt hơn." Ở trong tận thâm sâu chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy. Vấn đề được đặt cho chúng ta đó là trong tiếng Hy lạp, tiếng mà Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả sự khó nghèo không phải là chữ nói đến sự thiếu thốn, nhưng mà có nghĩa là nghèo cùng cực. Và chúng ta phải đương đầu với một vấn đề. Bài giảng trên núi bắt đầu bằng cái mối phúc khó nghèo. Khi chúng ta so sánh bản văn của Thánh Luca hôm nay với bản văn của Thánh Matthêu, thì vấn đề khó nghèo được rõ nghĩa hơn. Chúa Giêsu có ý muốn nói với chúng ta rằng khi dùng của cải, chúng ta không được cậy dựa vào chúng, nhưng phải biết rằng chúng từ Thiên Chúa mà đến. Và "Phúc cho ai" nhận biết rằng họ thật khó nghèo khi họ không có Chúa ở trong lòng; khi họ nhận ra sự trống vắng trong nội tâm và biết cậy trông vào Chúa.

76

Page 77: Suy niem

Có lẽ nhiều lần chúng ta đã nghe những lời nói trên, thế nhưng đã có bao lần chúng ta để ý và đem ra thực hành trong cuộc sống. Đó là một sự mâu thuẫn nếu chúng ta bắt đầu suy nghĩ về nó. Chúng ta những người biết hãnh diện về cái ý tưởng 'tự mình làm nên mình' và 'tự lập'. Khi Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta cần phải khó nghèo, sự thất vọng và sự trống vắng trong con người của chúng ta nói với chúng ta rằng, "Không, tôi không thể nào làm như vậy được. Tôi đã không được nuôi lớn bằng kiểu cách như vậy. Tôi đã không được qui định như thế." Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong hai câu thơ sau đây: "Tôi là chủ vận mạng của tôi. Tôi là thủ lĩnh linh hồn của tôi (William B. Henley). "Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ." Một người nói, "Tôi quá đầy đủ", đó là kiêu ngạo. Người kia nói, "Tôi hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa", và đó là cái phúc. Đây là một thách đố cho chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng nếu chúng ta muốn nên hoàn thiện thì phải biết từ bỏ tất cả con người của mình và phó thác cuộc đời mình cho Ngài. Sự viên mãn của cuộc sống được bắt đầu khi chúng ta nói với Chúa, "Lạy Chúa, con đã đến chỗ cùng cực." Thật là phúc cho ai biết sống khó nghèo trong tâm hồn. Đó là cái chìa khoá, mối phúc thứ nhất, trong Bài Giảng Trên Núi. Nếu các bạn không biết đón nhận mối phúc thứ nhất này, thì các bạn sẽ không có thể nào hiểu nổi những mối phúc khác.

Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đã ban bố cho chúng ta chương trình của đời sống Kitô hữu. Chương trình này được dựa trên tiền đề là chúng ta phải biết cậy trông phó thác cho Chúa, không phải chỉ là cuộc sống Ngài đã ban cho chúng ta, nhưng còn là tất cả những lời chỉ dẫn mà chúng ta cần phải thi hành. Đó là một điều dễ nói, nhưng khó chấp nhận. Bản tính tự nhiên của con người thì khó mà chấp

77

Page 78: Suy niem

nhận cái chương trình sống mà phải phó thác cho Đấng Toàn Năng. Chúng ta không thể nào thi hành được những việc này nếu chúng ta không có tình yêu của Chúa ở trong tâm hồn.

Tuy nhiên, đó không phải là một sự đòi hỏi của đức tin mù quáng và vâng lời trọn hảo. Đó là tại sao mà Phúc Âm là Tin Mừng. Thiên Chúa mạc khải Ngài qua Chúa Giêsu Kitô, không phải là một con người với một cái gậy lớn, nhưng là một người với một trái tim lớn. Thiên Chúa không chỉ kêu mời chúng ta tin tưởng vào Ngài và cậy dựa vào Ngài và chấm hết. Ngài còn muốn chúng ta tin tưởng Ngài và cậy trông Ngài bởi vì Ngài yêu thương chúng ta, Ngài biết điều gì tốt cho chúng ta.

78