syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/uploads/files/chuyennganh_hoa_cnsh_xn... · web viewchuẩn...

56
TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Tuyển dụng vị trí: Trình độ Cử nhân Hóa, Kỹ sư Công nghệ sinh học làm xét nghiệm hóa thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh I. TÀI LIỆU 1. Thực hành và quản lý phòng xét nghiệm, Đào tạo cán bộ phụ trách xét nghiệm, xét nghiệm viên của hệ Y tế dự phòng, Chương trình đào tạo cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 2. Thực hành và quản lý phòng xét nghiệm, Đào tạo cán bộ phụ trách xét nghiệm, xét nghiệm viên của hệ Y tế dự phòng, Chương trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012 3. Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn- TCVN ISO/IEC 17025: 2007, Tiêu chuẩn Quốc gia, 2007. 4. Kỹ thuật xét nghiệm hóa lý nước, Chương trình đào tạo cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 5. Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Hóa học cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 6. Kỹ thuật xét nghiệm hóa lý nước, Chương trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 7. Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Hóa học nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012. 8. Sổ tay hướng dẫn thực hiện các tiêu chí quản lý chất lượng xét nghiệm, Hội đồng Quản ký chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 9. TCVN 6177:1996- Chất lượng nước - Xác định Sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenaltrolin,Tiêu chuẩn Quốc gia, 2011. 1

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHKIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Tuyển dụng vị trí: Trình độ Cử nhân Hóa, Kỹ sư Công nghệ sinh học làm xét nghiệm hóa thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

I. TÀI LIỆU1. Thực hành và quản lý phòng xét nghiệm, Đào tạo cán bộ phụ trách xét

nghiệm, xét nghiệm viên của hệ Y tế dự phòng, Chương trình đào tạo cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.

2. Thực hành và quản lý phòng xét nghiệm, Đào tạo cán bộ phụ trách xét nghiệm, xét nghiệm viên của hệ Y tế dự phòng, Chương trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012

3. Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn- TCVN ISO/IEC 17025: 2007, Tiêu chuẩn Quốc gia, 2007.

4. Kỹ thuật xét nghiệm hóa lý nước, Chương trình đào tạo cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.

5. Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Hóa học cơ bản, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.

6. Kỹ thuật xét nghiệm hóa lý nước, Chương trình đào tạo nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.

7. Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Hóa học nâng cao, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2012.

8. Sổ tay hướng dẫn thực hiện các tiêu chí quản lý chất lượng xét nghiệm, Hội đồng Quản ký chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

9. TCVN 6177:1996- Chất lượng nước - Xác định Sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenaltrolin,Tiêu chuẩn Quốc gia, 2011.

10. Kiểm nghiệm chất lượng và thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm (tài liệu hướng dẫn cho cán bộ kiểm nghiệm và thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, 1991.

11. TCVN 6178:1996- Chất lượng nước- Xác định Nitrit- Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử, Tiêu chuẩn Quốc gia, 2011.

II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁNCâu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày:- Các nguyên tắc chung trong kiểm soát môi trường phòng xét nghiệm

Hóa- lý? - Nhận biết về mức độ nguy hại có thể phát sinh trong quá trình làm việc

ở phòng xét nghiệm?

1

Page 2: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1 Các nguyên tắc chung trong kiểm soát môi trường phòng xét nghiệm Hóa- lý

1.1

Thay thế:- Thay thế hóa chất.- Thay đổi công đoạn.- Thay đổi kỹ thuật/quy trình.

7

1.2

Cách ly:- Cách ly các công đoạn phát sinh các yếu tố độc hại.- Cách ly kho tàng, chất thải.- Cách ly người lao động:+ Dùng phương tiện bảo hộ lao động thích hợp.+ Không đi dép, giày hở mũi, mặc đồ ngắn trong phòng xét nghiệm có dùng các hóa chất độc hại.

10

1.3 Thông khí: Là hệ thống mang khí sạch từ bên ngoài vào đồng thời đưa khí ô nhiễm từ trong phòng đi. 6

1.4

Vệ sinh nơi làm việc: - Sàn nơi làm việc không dính hóa chất, không đánh rơi, đổ hóa chất lên sàn xét nghiệm.- Lối đi của phòng xét nghiệm phải sạch sẽ, không có vật cản…- Nơi đặt vòi nước an toàn, chỗ rửa mắt khi xảy ra sự cố bắn hoá chất vào mắt, chỗ đặt bình cứu hoả, cầu dao điện… dễ nhìn thấy, ngăn nắp.

6

1.5

Tổ chức nơi làm việc hợp lý: - Nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện. Không bị ảnh hưởng lẫn nhau.- Phương tiện cấp cứu cần luôn sẵn sàng ở gần, dễ nhìn thấy.

5

1.6

Thực hành thao tác chuẩn: - Dùng thiết bị đúng mục đích được thiết kế.- Hút mẫu bằng pipet không được hút bằng miệng. - Phải cảnh tỉnh trước các điều kiện và các hành động không an toàn, chú ý để điều chỉnh càng sớm càng tốt.- Loại bỏ các hoá chất đã biến màu hoặc quá hạn.

5

1.7

Thực hành vệ sinh: - Không mang đồ ăn thức uống, thuốc vào khu vực sử dụng hóa chất. - Rửa tay thường xuyên và luôn rửa tay trước khi ra khỏi phòng, trước khi ăn uống, dùng mỹ phẩm.- Tháo bỏ quần áo trang thiết bị bảo vệ cá nhân trước khi rời phòng xét nghiệm. Không mặc quần áo phòng xét nghiêm, các trang bị bảo vệ cá nhân ra khỏi phòng xét nghiệm, vào thang máy, đi ăn trưa, vào nhà vệ sinh… không đi găng tay phòng xét nghiệm khi đánh máy.

5

2

Page 3: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

1.8

Giám sát điều kiện lao động và sức khỏe:- Theo dõi môi trường lao động.- Kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến điều kiện lao động.- Tuân thủ việc khám tuyển, khám định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp.

4

2 Nhận biết về mức độ nguy hại có thể phát sinh trong quá trình làm việc ở phòng xét nghiệm

2.1

Trước khi bắt đầu một quy trình kỹ thuật, người thao tác phải biết rõ các nguy cơ của quy trình, nguy cơ từng khâu có thể ảnh hưởng đến người làm xét nghiệm hoặc đối với môi trường xung quanh. Do vậy, cần tham khảo và tìm hiểu tác hại cũng như nguyên tắc an toàn trước khi dùng một hóa chất.

7

2.2 Mọi người làm việc trong phòng xét nghiệm liên quan đến hóa chất đều phải biết các quy tắc và trình tự công việc cần làm. 3

2.3 Xác định các tác hại và các biện pháp an toàn thích hợp trước khi bắt đầu một quy trình mới. 3

2.4 Phát hiện các điều kiện và hành vi không an toàn. 4Tổng cộng 65

Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy trình bày: Các nội dung thực hành thao tác chuẩn và thực hành vệ sinh trong phòng xét nghiệm?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Nội dung thực hành trong thao tác chuẩn phòng xét nghiệm

1.1 Chỉ dùng thiết bị theo đúng mục đích được thiết kế 7,01.2 Chỉ dùng thiết bị cứu hỏa khi đã được học cách dùng. 6,0

1.3Các thiết bị dùng cho các phản ứng độc hại phải được đặt cẩn thận, an toàn để cho phép không dịch chuyển thiết bị cho đến khi phản ứng được hoàn tất.

7,0

1.4 Hút mẫu bằng pipet không được hút bằng miệng. 4,0

1.5 Các lọ hóa chất sau khi mở để lấy hóa chất ra phải đóng ngay lại. 6,0

1.6 Tuân thủ đúng các trình tự thao tác ở nơi làm việc. 2,0

1.7 Phải cảnh tỉnh trước các điều kiện và hành động không an toàn, chú ý để điều chỉnh càng sớm càng tốt. 3,0

1.8 Coi tất cả các hóa chất không có nhãn là độc hại cho tới khi nó được nhận dạng hoặc đưa đi tiêu hủy. 3,0

1.9 Loại bỏ các hoát chất đã biến màu hoặc quá hạn 2,02 Nội dung thực hành vệ sinh phòng xét nghiệm

2.1 Không ăn, uống, hút thuốc hoặc dùng mỹ phẩm trong phòng xét nghiệm hay những nơi lưu trữ các hóa chất hoặc các tác nhân

7,0

3

Page 4: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

độc hại.

2.2 Không mang đồ ăn, thức uống, thuốc vào khu vực sử dụng hóa chất. 2,0

2.3 Không bao giờ uống bằng dụng cụ thủy tinh phòng xét nghiệm vì có thể bị nhiễm hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 5,0

2.4 Rửa tay thường xuyên, đúng cách và luôn rửa tay trước khi ra khỏi phòng xét nghiệm. 4,0

2.5

Tháo bỏ quần áo, trang thiết bị bảo vệ cá nhân trước khi rời xét nghiệm. Không mặc quần áo và trang thiết bị bảo vệ cá nhân ra khỏi phòng xét nghiệm, vào thang máy, đi ăn trưa, vào nhà vệ sinh... không đi găng tay phòng xét nghiệm khi đánh máy.

7,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy trình bày: Yêu cầu chung về công tác vệ sinh của phòng xét nghiệm?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1Sàn phòng xét nghiệm không được dính hóa chất, không để các dụng cụ, vật liệu lộn xộn, không được đánh rơi, đổ hóa chất lên sàn phòng xét nghiệm.

6,0

2 Luôn giữ cho bàn ghế, thiết bị hút hóa chất, sàn, đường đi sạch và gọn. Không để các hóa chất không dùng. 5,0

3 Lối đi phòng xét nghiệm phải sạch, không có vật cản. 4,0

4Nơi đặt vòi nước an toàn, chỗ rửa mắt khi xảy ra sự cố bắn hóa chất vào mắt, chỗ đặt bình cứu hỏa, cầu dao điện… phải dễ nhìn, ngăn nắp.

6,0

5 Đường dẫn/xi phông nước bồn, nước sàn luôn phải đầy nước để tránh khí từ cống thoát bay vào phòng xét nghiệm. 5,0

6 Bàn ghế thiết bị thường dùng cần sắp xếp an toàn, tránh tạo góc cạnh, nếu có thể:

6.1 Sau khi xong một xét nghiệm hoặc cuối ngày phải vệ sinh nơi làm việc. 6,0

6.2 Mặt bàn ghế và vật liệu phủ bàn, ghế phải giữ sạch sẽ. 5,0

6.3 Loại trừ nguy cơ trượt, vướng, ngã do rơi vãi, tràn hóa chất trong phòng. 6,0

6.4 Các dụng cụ sắc nhọn cần phải có vỏ bao hoặc cất đi khi không sử dụng đến. 6,0

6.5 Quần áo phải được treo ở chỗ quy định thích hợp, không để trên máy móc, thiết bị hay trên ghế. 5,0

6.6 Không để các thùng, lọ hóa chất trên sàn phòng xét nghiệm 5,0

4

Page 5: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

6.7Không để quá nhiều hộp cát tông, hộp đựng thiết bị, hộp xốp… dưới gầm bàn ghế, trên giá hoặc trên nóc tủ trong phòng xét nghiệm để giảm bớt nguy cơ cháy có thể xảy ra.

6,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy trình bày: Những lợi ích khi các phòng xét nghiệm tham gia chương trình ngoại kiểm tra trong kiểm nghiệm hóa- lý?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1 Tìm nguyên nhân gây sai số và đề xuất biện pháp khắc phục cho những phòng xét nghiệm có kết quả xét nghiệm chưa đạt yêu cầu. 5,0

2 Làm cơ sở khoa học cho việc công nhận đạt chất lượng quy định và chuẩn hóa các phòng xét nghiệm. 5,0

3So sánh chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm khác nhau trong một thành phố, một khu vực, một nước hay nhiều nước khác nhau.

6,0

4 Kiểm tra độ xác thực của các phương pháp trong một phòng xét nghiệm. 4,0

5 Tự đánh giá năng lực và chất lượng phòng xét nghiệm. 4,0

6 Tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện xét nghiệm 4,0

7 So sánh các phương pháp, quy trình của các phòng xét nghiệm với nhau. 4,0

8 Quyết định lựa chọn phương pháp đúng và chính xác. 4,0

9 Giúp cho nhân viên, nhà quản lý và người sử dụng dịch vụ của phòng xét nghiệm tự tin hơn. 5,0

10 So sánh năng lực của người điều hành, của nhân viên bộ phận. 4,0

11 Khuyến khích sử dụng phương pháp chuẩn, máy móc, thuốc thử có chất lượng tốt. 5,0

12 Khuyến khích nội kiểm tra thường xuyên hơn. 4,0

13Đối chiếu so sánh kết quả xét nghiệm của mỗi phòng xét nghiệm với kết quả của phòng xét nghiệm tham chiếu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.

6,0

14 Làm cơ sở khoa học và pháp lý cho việc công nhận đạt chất lượng quy định. 5,0

Tổng cộng 65

5

Page 6: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy trình bày: Các yêu cầu cụ thể về liên kết chuẩn đo lường theo TCVN ISO/IEC 17025: 2007?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Hiệu chuẩn

1.1

Đối với các phòng hiệu chuẩn, phòng thử nghiệm phải xây dựng và thực hiện chương trình hiệu chuẩn thiết bị để đảm bảo các phép hiệu chuẩn và các phép đo do phòng thử nghiệm thực hiện được liên kết tới hệ đơn vị quốc tế (SI).

8,0

1.2

Phòng hiệu chuẩn thiết lập tính liên kết chuẩn của các chuẩn đo lường và phương tiện đo của họ tới SI bằng một chuỗi hiệu chuẩn hoặc so sánh không đứt đoạn, nối chuẩn hoặc phương tiện đo đó với chuẩn đầu tương ứng của các đơn vị SI.Việc nối với các đơn vị SI có thể đạt được bằng cách quy về các chuẩn đo lường quốc gia. Chuẩn đo lường quốc gia có thể là chuẩn đầu, chuẩn này là sự thể hiện chính xác nhất các đơn vị SI dựa trên các hằng số vật lý cơ bản. Chuẩn quốc gia cũng có thể là chuẩn thứ được các Viện đo lường quốc gia khác hiệu chuẩn. Khi phòng thử nghiệm sử dụng các dịch vụ hiệu chuẩn từ bên ngoài, tính liên kết chuẩn của phép đo phải được đảm bảo bằng việc sử dụng các dịch vụ hiệu chuẩn chỉ từ các phòng thử nghiệm có năng lực, khả năng đo và đảm bảo tính liên kết chuẩn. Giấy chứng nhận hiệu chuẩn do các phòng thử nghiệm cấp phải ghi kết quả đo gồm cả độ không đảm bảo đo và/hoặc công bố phù hợp với một qui định về đo lường đã xác định.

20

1.3

Có một vài phép hiệu chuẩn hiện tại phòng thử nghiệm không thể thực hiện hoàn toàn theo các đơn vị SI. Trong trường hợp đó, việc hiệu chuẩn phải chứng minh mức độ tin cậy trong phép đo bằng việc thiết lập tính liên kết chuẩn đến các chuẩn đo lường thích hợp như:

9,0

Sử dụng các mẫu chuẩn được chứng nhận do người cung ứng có năng lực cung cấp để có được tính chất vật lý hoặc hóa học tin cậy của vật liệu.

5,0

Sử dụng phương pháp đã qui định và/hoặc các chuẩn thỏa thuận được miêu tả rõ ràng và được tất cả các bên liên quan chấp nhận.

5,0

2 Thử nghiệm2.1 Đối với các phòng thử nghiệm áp dụng các yêu cầu đưa ra cho

các thiết bị đo lường và thử nghiệm có sử dụng đối với các chức năng đo, trừ khi chứng minh được rằng việc hiệu chuẩn có tác động không đáng kể vào độ không đảm bảo đo tổng hợp của kết quả thử nghiệm.

9,0

6

Page 7: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung ĐiểmKhi phát sinh tình huống này, phòng thử nghiệm phải đảm bảo rằng thiết bị sử dụng có thể cung cấp độ không đảm bảo đo cần thiết.

2.2

Khi tính liên kết chuẩn của phép đo đến các đơn vị SI là không thể và/hoặc không thích hợp thì các yêu cầu tương tự về tính liên kết chuẩn, ví dụ đối với mẫu chuẩn được chứng nhận, các phương pháp, và/hoặc các chuẩn thỏa thuận cũng được yêu cầu như đối với các phòng hiệu chuẩn.

9,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 6: Anh (chị) hãy trình bày: Nguyên tắc xác định một số chỉ tiêu xét nghiệm nước thông dụng theo QCVN 01: 2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1Nguyên tắc đo pH bằng phương pháp điện thế: Sử dụng điện cực thủy tinh xác định pH của nước bằng cách đo hiệu điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách màng thủy tinh và dung dịch.

10

2

Nguyên tắc xác định độ đục: Dựa trên sự so sánh của cường độ phân tán ánh sáng bởi một chất lơ lửng trong điều kiện xác định và cường độ phân tán ánh sáng của mẫu ở cùng điều kiện. Cường độ phân tán ánh sáng càng cao thì độ đục càng cao. Chất chuẩn là polyme focmazin.

8,0

3

Nguyên tắc xác định độ cứng toàn phần: Tại pH = 10 ± 0,2 ion Ca2+, Mg2+ tạo phức với chỉ thị màu eriocrom T đen có màu đỏ rượu. EDTA tạo phức bền hơn với Ca2+ và Mg2+ nên chiếm Ca2+

và Mg2+của phức trên.Khi phản ứng kết thúc, màu dung dịch chuyển từ màu đỏ rượu sang màu xanh lơ.

8,0

4

Nguyên tắc xác định chỉ số Pecmanganat: Trong môi trường axit, các chất hữu cơ bị oxy hóa bởi KMnO4. Lượng oxy tiêu thụ tương ứng với lượng KMnO4 phản ứng và được xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược, dùng axit oxalic.

6,0

5

Nguyên tắc xác định hàm lượng Sắt: Ở pH = 2-3,5 sắt ở dạng khử Fe2+ tác dụng với 1,10-phenantrolin tạo thành phức màu đỏ cam tuân theo định luật Lambe-Beer. Độ màu của phức tỉ lệ thuận với nồng độ sắt đã phản ứng.

6,0

6 Nguyên tắc xác định hàm lượng Sunphat: Ion sunphat kết tủa với BaCl2 trong môi trường axit axetic thành các tinh thể BaSO4 có kích cỡ đồng nhất.Các tinh thể này sẽ hấp thụ ánh sáng và từ đó xác định nồng độ

6,0

7

Page 8: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmion Sunphat trong nước.

7

Nguyên tắc xác định hàm lượng amoni: Amoni trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Nessler tạo thành phức có màu vàng hay nâu sẫm phụ thuộc vào hàm lượng amoni có trong nước.

6,0

8

Nguyên tắc xác định hàm lượng nitrit: Ở pH 2-2,5 nitrit tác dụng với axit sunfanilic và α-naphtylanmin cho màu hồng. Cường độ màu tỉ lệ với hàm lượng nitrit trong nước. Đo ở bước sóng 520nm.

5,0

9

Nguyên tắc xác định hàm lượng nitrat: Ion NO3- tác dụng với

phenol disunfonic cho axit nitrophenoldisunfonic. Axit này khi phản ứng với amoniac cho màu vàng. Cường độ màu tỉ lệ với hàm lượng nitrat trong dung dịch. Đo ở bước sóng 410 hoặc 415nm.

5,0

10

Nguyên tắc xác định hàm lượng clorua: Clorua trong nước phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo tủa AgCl màu trắng. Khi ion Cl-

phản ứng hết thì một giọt thừa dung dịch AgNO3 sẽ phản ứng với cromat cho màu vàng nâu để phát hiện điểm tương tương.

5,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 7: Anh (chị) hãy trình bày: Thường quy xác định hàm lượng clorua trong nước (phương pháp, cách tính kết quả)?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Phương pháp

1.1

Nguyên tắc xác định hàm lượng clorua: Clorua trong nước phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo tủa AgCl màu trắng. Khi ion Cl-

phản ứng hết thì một giọt thừa dung dịch AgNO3 sẽ phản ứng với cromat cho màu vàng nâu để phát hiện điểm tương đương.

5

1.2

Dụng cụ - thiết bị:- Pipet loại 1ml, 2ml; Bình định mức 25ml, 1000ml; Cốc thủy tinh 100ml; Bình tam giác 125ml.- Máy đo pH.

5

1.3

Hóa chất:- Dung dịch kali cromat 10%.- Dung dịch bạc chuẩn 0,1N: Hòa tan 16,987 g AgNO3 (đã sấy khô ở 1050C và để nguội) vào nước cất. Thêm nước cất vừa đủ 1 lít.- Dung dịch NaOH 0,1N.- Dung dịch axit sunfurix 0,1N.- Dung dịch peroxit H2O2 30%.

10

1.4 Tiến hành:- Mẫu nước đục cần để lắng hay ly tâm lấy phần nước trong để

10

8

Page 9: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmđịnh lượng. - Mẫu có màu dùng than hoạt tính khử màu: Dùng 2g than hoạt cho 150 ml mẫu. Khuấy đều, để yên khoảng 10 phút rồi lọc (nên bỏ 25 ml dịch lọc đầu tiên).Bước 1:Trong bình tam giác dung tích 125 ml, lấy chính xác 25 ml mẫu nước hay lượng ít hơn (nếu nồng độ clorua cao) pha loãng thành 25 ml.

5

Bước 2:Nếu mẫu có pH từ 7-10 thì không cần chỉnh, mẫu có độ pH ngoài giới hạn trên thì phải điều chỉnh bằng dung dịch NaOH 0,1N hay H2SO4 0,1N.

5

Bước 3:Dung dịch đã điều chỉnh pH cho thêm 2 giọt chỉ thị kali cromat. Chuẩn độ với dung dịch chuẩn AgNO3 0,1N tới khi xuất hiện màu vàng nâu. Ghi số ml dung dịch chuẩn hết.

5

2 Tính kết quả

2.1

mg Cl-/lít = x 1000Trong đó: n: Số ml dung dịch chuẩn AgNO3 0,1N đã dùng.0,1: Độ chuẩn của dung dịch AgNO3.

V: Dung dịch mẫu nước .

10

2.2

Nhận định kết quả:- Giới hạn clorua của mẫu nước thường là 250 mg/l.- Các vùng ven biển có thể có nồng độ clorua cao hơn tới 500 mg/l.

10

Tổng cộng 65

Câu hỏi 8: Anh (chị) hãy trình bày:- Phân loại các phương pháp phân tích thể tích?- Phân loại các phương pháp phân tích dụng cụ?- Ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích dụng cụ?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Phân loại các phương pháp phân tích thể tích

1.1Phương pháp trung hòa: Phương pháp này dựa trên phản ứng giữa các axit và bazơ để định lượng trực tiếp hoặc gián tiếp các axit, bazơ và muối.

5,0

1.2 Phương pháp oxi hóa khử: Phương pháp này dựa trên phản ứng 5,0

9

Page 10: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

oxi hóa-khử và thường được dùng trực tiếp các nguyên tố chuyển tiếp và một số chất hữu cơ, ngoài ra còn có thể xác định một số ion vô cơ.

1.3 Phương pháp kết tủa: Phương pháp này chủ yếu dùng để định lượng các ion tạo được các hợp chất khó tan. 4,0

1.4

Phương pháp phức chất: Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo thành các phức chất giữa chất cần phân tích và chất thử. Phương pháp được dùng để định lượng hầu hết các cation và một số anion. Thuốc thử được sử dụng phổ biến là nhóm thuốc thử complexon.

5,0

2 Phân loại các phương pháp phân tích dụng cụ

2.1

Các phương pháp phân tích quang học:- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử.- Phương pháp huỳnh quang phân tử và nguyên tử. - Phương pháp quang phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử.- Phương pháp đo chỉ số khúc xạ.- Phương pháp đo góc quay cực.

5,0

2.2

Các phương pháp phân tích điện hóa:- Phương pháp điện trọng lượng.- Phương pháp đo thế, đo pH, chuẩn độ đo thế. - Phương pháp đo độ dẫn điện.- Phương pháp cực phổ, đo Ampe.- Phương pháp đo cu lông.

5,0

2.3 Các phương pháp phân chia hay các phương pháp tách: chiết, sắc ký, điện di, thẩm thấu, thẩm tích, chưng cất, kết tủa. 3,0

2.4 Ngoài ra, còn có các phương pháp vật lý khác như phương pháp phân tích nhiệt, phân tích phóng xạ, khối phổ, cộng từ hạt nhân. 3,0

3 Ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích dụng cụ

3.1

Ưu điểm của phương pháp phân tích dụng cụĐộ nhạy cao hơn các phương pháp phân tích hóa học thông thường. Các phương pháp phân tích dụng cụ có thể ứng dụng một cách hiệu quả để phân tích các tạp chất, các vết như thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh…

6,0

Tính chọn lọc, đặc hiệu cao. Trong nhiều trường hợp có thể xác định trực tiếp chất cần phân tích trong hỗn hợp, không cần qua nhiều công đoạn chiết, tách phức tạp và dễ gây ra sai số.

6,0

Nhanh và có thể tự động hóa: Mẫu có thể phân tích trong vài phút, thậm chí vài giây. Các thiết bị ngày càng được cải tiến theo hướng tự động hóa nên thực hiện dễ dàng, thuận tiện và ít sai số.

6,0

3.2

Nhược điểm của phương pháp phân tích dụng cụChi phí: Ngày nay nhiều hệ thống máy phân tích rất đắt tiền có thể lên tới hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng, có loại máy đòi hỏi nước và dung môi hóa chất có độ tinh khiết cao và đắt tiền.

6,0

Đòi kỹ thuật cao cấp: Thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao, đòi hỏi 6,0

10

Page 11: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

người sử dụng được đào tạo tốt, trong thời gian tương đối dài.Tổng cộng 65

Câu hỏi 9: Anh (chị) hãy trình bày:- Nguyên tắc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu nước?- Một số điểm cần chú ý khi phân tích mẫu nước?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Nguyên tắc lấy mẫu nước

1.1 Mẫu nước lấy phải đại diện cho toàn bộ nước ở địa điểm nghiên cứu. 4,0

1.2 Thể tích của mẫu cần phải đủ để phân tích các thành phần cần thiết bằng các phương pháp đã được lựa chọn trước. 5,0

1.3Việc lấy và bảo quản mẫu nước cần được thực hiện để không làm thay đổi hàm lượng của các cấu tử cần xác định hoặc các tính chất của nước.

6,0

2 Bảo quản và vận chuyển mẫu nước

2.1

Bảo quản mẫu nước là xử lý nước bằng các cách thích hợp để cố định các tính chất của nó. Cố định hàm lượng của các hợp phần sao cho kết quả phân tích sau này đúng như hàm lượng của các cấu tử lúc lấy mẫu.

6,0

2.2

Các hóa chất thường được sử dụng để xử lý nước là các axit (HCl, HNO3, H2SO4), kiềm (NaOH)…Sử dụng với loại hóa chất nào, với lượng là bao nhiêu tùy thuộc vào chỉ tiêu phân tích và lượng mẫu cần lấy.

6,0

2.3

- Tuy nhiên một số chỉ tiêu cần được phân tích càng sớm càng tốt như pH, các khí hòa tan O2, CO2, Cl2... cần được xác định ngay tại chỗ vì chúng bị biến đổi rất nhanh trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

6,0

2.4 Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng xét nghiệm càng ngắn càng tốt. 4,0

2.5 Mẫu phải giữ ở chỗ tối tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào và nhiệt độ thấp. 4,0

2.6

Khi vận chuyển mẫu phải bọc chai, chèn lót giữa các chai bằng giấy mềm, đặt chai vào trong hộp gỗ, túi da hoặc hộp bảo quản mẫu chuyên dùng sao cho an toàn tránh đổ vỡ trong khi vận chuyển.

6,0

2.7 Các điều kiện bảo quản và thời hạn lưu mẫu để phân tích các chất cụ thể theo quy định của từng chỉ tiêu. 3,0

3 Một số điểm cần chú ý khi phân tích nước

3.1 Phải lấy và bảo quản mẫu nước đúng quy cách và tuân theo một cách nghiêm ngặt các quy tắc lấy mẫu. 4,0

11

Page 12: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

3.2

Phải chọn phương pháp phân tích thích hợp. Với một hợp phần, một chỉ tiêu có thể có nhiều phương pháp xác định. Việc chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện phòng xét nghiệm, lượng mẫu và hàm lượng của các nguyên tố cần xác định.

6,0

3.3Phải sử dụng đúng quy cách các dụng cụ và hóa chất. Điều này cần đặc biệt lưu ý khi phân tích các hợp phần hay chỉ tiêu với hàm lượng vết.

5,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 10: Anh (chị) hãy trình bày: Yêu cầu kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu và đựng mẫu

1.1

Dụng cụ lấy mẫu:- Dụng cụ phải làm bằng inox, thép không gỉ hoặc thủy tinh được bọc riêng lẻ bằng giấy bản hoặc giấy thiếc và được sấy tiệt trùng.- Dụng cụ có thể là hộp, túi vô trùng bằng nhựa (dùng 1 lần)

6,0

1.2Dụng cụ đựng mẫu phải bảo đảm:- Có nắp đậy kín, tránh rò rỉ ra ngoài.- Vô trùng.

4,0

1.3

Dụng cụ bảo quản mẫu:- Có thể là hộp xốp, bình cách nhiệt trong phải có đá.- Phải có nắp đậy chặt tránh ô nhiễm thêm vi khuẩn và biến đổi theo thời gian.

4,0

1.4 Dụng cụ khác: Cồn 700 hoặc 900, bút viết kính, nhãn không thấm nước, áo choàng y tế, găng tay. 4,0

2 Kỹ thuật lấy mẫu

2.1

Mẫu thực phẩm:- Lượng mẫu lấy tối thiểu:100-150g hoặc 100-150ml. Nếu mẫu thừa ít hơn quy định, lấy toàn bộ lượng còn lại. Trộn đều trước khi lấy.- Mỗi loại thức ăn được lấy và đựng riêng.- Ghi rõ tên thực phẩm.

6,0

2.2

Mẫu bệnh phẩm:- Để bệnh nhân nôn trực tiếp vào dụng cụ đựng mẫu vô trùng hoặc dùng thìa lấy chất nôn cho vào dụng cụ đựng mẫu.- Lấy một lượng bệnh phẩm từ 100-150ml(g).

5,0

2.3 Mẫu khác:- Nước sử dụng, hóa chất, chất tẩy rửa, khử độc… có khả năng lẫn vào thực phẩm.- Thực phẩm lưu trong gia đình người mắc bệnh và thực phẩm

7,0

12

Page 13: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

nghi ngờ khác gồm cả nguyên liệu.- Bệnh phẩm từ người chế biến nghi ngờ có nhiễm trùng ngoài da, viêm đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.

3 Bảo quản vận chuyển mẫu

3.1Mẫu thực phẩm, bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển phải được bảo quản lạnh trong hộp xốp, bình cách nhiệt có đá. Riêng đối với thực phẩm, đồ hộp không cần bảo quản lạnh.

4,0

3.2- Khi lấy mẫu, phải làm báo cáo theo quy định. Mẫu sau khi lấy

phải được chuyển về ngay phòng xét nghiệm và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp theo quy định.

4,0

4 Yêu cầu đối với phòng xét nghiệm

4.1

Ở phòng xét nghiệm, mẫu thực phẩm, bệnh phẩm phải được tiếp tục bảo quản ngay ở điều kiện nhiệt độ thích hợp đối với từng loại mẫu:- Thực phẩm bảo quản đông lạnh phải được giữ nhiệt độ dưới-50C.- Thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến sẵn phải được giữ nhiệt độ 0- 50C.- Bệnh phẩm bảo quản ở nhiệt độ 0- 50C.

8,0

4.2 Tất cả các mẫu thực phẩm, bệnh phẩm phải được xét nghiệm ngay trong vòng 24 giờ. 4,0

4.3 Nếu quá năng lực xét nghiệm thì phòng xét nghiệm phải gửi ngay mẫu đến đến phòng xét nghiệm tuyến trên. 4,0

4.4Phòng xét nghiệm phải gửi kết quả phân tích tới cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước về Y tế địa phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm theo mẫu quy định.

5,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 11: Anh (chị) hãy trình bày: Các thông số vật lý cảm quan thông dụng và các chỉ tiêu hóa học (hoặc các hợp phấn hoá học) để phân tích mẫu nước thiên nhiên?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Các thông số vật lý cảm quan

1.1

Nhiệt độ: Phụ thuộc vào thời tiết, thời gian, địa điểm và nhiệt độ của đất tiếp xúc với nước. Nhiệt độ thường được đo bằng nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân. Nhiệt độ của nước cần xác định ngay sau khi lấy mẫu và thường chỉ thị theo độ C (0C).

5,0

1.2

Mùi vị: Phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, thành phần của các khí và một số chất hòa tan như H2S, Fe2+… Mùi vị được đánh giá bằng cảm quan theo thang điểm 5 quy ước như: không mùi (0), mùi rất nhẹ (1), mùi nhẹ (2), có mùi (3), có mùi rõ (4), và mùi mạnh (5).

5,0

13

Page 14: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

1.3Độ đục: Thường do các chất lơ lửng như bùn cát gây nên. Độ đục được xác định bằng phương pháp so màu theo thang màu hay bằng máy đo độ đục và được biểu thị bằng mg/l hoặc NTU.

4,0

1.4

Màu sắc: Có thể do nhiều tạp chất nhưng chủ yếu là do muối sắt (III) gây ra. Màu sắc của nước được xác định bằng phương pháp so màu theo thang mẫu Coban hay đo trên máy so màu trong vùng khả kiến.

5,0

1.5

Độ dẫn điện: Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện. Tại một nhiệt độ xác định, độ dẫn điện riêng phụ thuộc vào các cation và anion trong nước. Độ dẫn điện riêng được xác định bằng máy đo độ dẫn điện (mS/m).

5,0

2 Các chỉ tiêu hóa học (hoặc các hợp phần hoá học) và phương pháp để phân tích mẫu nước thiên nhiên

2.1 Hàm lượng các chất tan tổng số (TDS): Xác định bằng phương pháp trọng lượng hay phương pháp đo bằng độ dẫn (mg/l). 4,0

2.2 Hàm lượng các chất rắn lơ lửng (SS): Xác định bằng phương pháp trọng lượng hay phương pháp so màu (mg/l). 3,0

2.3 Cặn còn lại sau nung: Xác định bằng phương pháp trọng lượng (mg/l). 3,0

2.4

Độ oxy hóa (theo KMnO4): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ so màu và thường sử dụng phương pháp axit. Khi hàm lượng các chất hữu cơ trong nước có nguồn gốc động vật là chủ yếu thì sử dụng phương pháp kiềm.

6,0

2.5 Độ pH: Xác định bằng phương pháp so màu theo thang mẫu hay dùng máy đo pH điện cực thủy tinh hay điện cực platin. 3,0

2.6 Độ axit, độ kiềm: Xác định theo phương pháp chuẩn độ so màu (mg CaCO3/l).

3,0

2.7 Độ cứng: Xác định theo phương pháp chuẩn độ so màu (mg CaCO3/l hay độ Đức). 3,0

2.8

Hàm lượng các ion vô cơ đa lượng: - Phương pháp chuẩn độ so màu (xác định Ca2+, Mg2+

…)- Phương pháp trắc quang (xác định Fe2+, Fe3+, Al3+, Mn2+, Cl-, SO4

2-, NO3-, NO2

-, PO43-

…).- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (xác định Fe2+, Fe3+, Al3+, Mn2+, Na+…).- Phương pháp sắc ký ion (xác định Ca2+, Mg2+, Cl-, SO4

2- , NO3-,

NO2-, PO4

3-…).

8,0

2.9

Hàm lượng các ion kim loại nặng: Cu2+, Hg2+, Pb2+, Zn2+, Cd2+, As(III), As(V)… Các ion này được xác định chủ yếu bằng các phương pháp như:- Phương pháp trắc quang.- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.- Phương pháp cực phổ.

6,0

14

Page 15: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm2.10 Hàm lượng một số chất khác như: H2S, Phenol, Flo, SiO2. 2,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 12: Anh (chị) hãy trình bày: Một số khái niệm thông dụng trong phân tích hóa học?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

Nồng độ thể tích: Nồng độ thể tích của một chất lỏng là tỷ số thể tích của chất lỏng đó và thể tích của dung môi lớn (thường là nước). Ví dụ: Dung dịch HCl 1: 4 là dung dịch gồm 1 thể tích HCl đặc và 4 thể tích nước.

9,0

2

Nồng độ phần trăm khối lượng: Nồng độ phần trăm khối lượng của một chất trong dung dịch là số gam chất đó tan trong 100g dung dịch. Ví dụ: dung dịch NaOH 25% là dung dịch chứa 25g NaOH và 75g nước.

9,0

3

Nồng độ mol: Nồng độ mol của một chất là số mol của chất đó tan trong 1 lít dung dịch. Nồng độ này kí hiệu bằng chữ M hoặc mol/l. Ví dụ: Dung dịch NaOH 0,1M tức là dung dịch chứa 0,1mol NaOH trong 1 lít dung dịch.

9,0

4

Nồng độ đương lượng: Nồng độ đương lượng của một chất là số mol đương lượng của chất đó trong một lít dung dịch hoặc số milimol của chất đó trong 1 ml dung dịch. Nồng độ này kí hiệu bằng chữ N. Ví dụ: Dung dịch NaOH 0,1N là dung dịch chứa 0,1 mol đương lượng NaOH trong 1 lít của nó.

9,0

5Độ chuẩn: Là số gam, (hoặc miligam) chất tan trong 1 ml dung dịch. Nếu a là số gam chất tan trong V ml dung dịch, thì độ chuẩn (T) được tính theo công thức: T= a/V.

9,0

6

Độ chuẩn theo chất định phân tích: Là số gam chất cần phân tích (ion, phân tử, hoặc nguyên tử) phản ứng đúng với 1 ml dung dịch chuẩn và được kí hiệu là TR/X trong đó R là thuốc thử, X là chất định phân tích.

10

7

Nồng độ (hoặc hàm lượng) phần triệu và phần tỷ: Đối với các dung dịch rất loãng hoặc các hàm lượng rất nhỏ người ta thường dùng khái niệm này.Nồng độ phần triệu thường ký hiệu là ppm: Là số micro gam chất tan trong một gam, hoặc 1 micro gam chất tan trong 1 gam dung dịch.Đối với các dung dịch loãng hơn, người ta dùng khái niệm phần tỷ ký hiệu ppb: Là số micro gam chất tan trong một kilô gam, hoặc 1 micro gam chất tan trong 1 kilô gam dung dịch.

10

Tổng cộng 65

15

Page 16: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Câu hỏi 13: Anh (chị) hãy trình bày:- Những kỹ thuật dùng để xác định tính năng sử dụng một phương pháp? - Các thông tin cần thiết về hồ sơ của mỗi hạng mục thiết bị và phần mềm

trong phòng thí nghiệm?Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1 Kỹ thuật dùng để xác định tính năng sử dụng một phương pháp phải là một hoặc một tập hợp các kỹ thuật sau

1.1 Hiệu chuẩn bằng cách sử dụng chuẩn chính hoặc mẫu chuẩn. 5,01.2 So sánh kết quả đạt được với các phương pháp khác. 5,01.3 So sánh liên phòng thí nghiệm. 5,01.4 Đánh giá có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. 5,0

1.5Đánh giá độ không đảm bảo của kết quả dựa vào hiểu biết khoa học về nguyên tắc lý thuyết của phương pháp và kinh nghiệm thực tế.

6,0

2 Các thông tin cần thiết về hồ sơ của mỗi hạng mục thiết bị và phần mềm trong phòng thí nghiệm. Hồ sơ bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

2.1 Việc nhận biết hạng mục thiết bị và phần mềm của thiết bị đó. 5,02.2 Tên của nhà sản xuất, số sêri hoặc sự phân định rõ ràng khác. 5,02.3 Việc kiểm tra thiết bị phù hợp với quy định kỹ thuật. 5,02.4 Vị trí hiện tại của thiết bị, khi thích hợp. 3,0

2.5 Hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu có) hoặc viện dẫn nơi có thể tìm được tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. 6,0

2.6Ngày, kết quả và bản sao của biên bản hoặc giấy chứng nhận của tất cả các lần hiệu chuẩn và hiệu chỉnh, chuẩn mực chấp nhận, ngày tháng hiệu chuẩn lần tới.

6,0

2.7 Kế hoạch bảo trì nếu thích hợp và việc bảo trì đã thực hiện theo kế hoạch. 5,0

2.8 Mọi hư hỏng, sự cố, sửa chữa, thay đổi đối với thiết bị. 4,0Tổng cộng 65

Câu hỏi 14: Anh (chị) hãy trình bày: Những thông tin cơ bản về báo cáo thử nghiệm theo quy định báo cáo kết quả của TCVN ISO/IEC 17025: 2007?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1 Những thông tin cơ bản về báo cáo thử nghiệm phải tuân thủ

1.1 Tiêu đề, ví dụ “báo cáo thử nghiệm”. 2,01.2 Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí nơi tiến hành thử 5,0

16

Page 17: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

nghiệm nếu khác với địa chỉ phòng thử nghiệm.

1.3

Số mã hiệu thống nhất của báo cáo thử nghiệm và trên mỗi trang phải có mã hiệu để đảm bảo rằng trang đó được thừa nhận như là một phần của báo cáo thử nghiệm và xác định rõ ràng phần kết thúc của báo cáo thử nghiệm.

6,0

1.4 Tên và địa chỉ của khách hàng. 2,01.5 Nêu phương pháp sử dụng. 2,01.6 Miêu tả tình trạng và xác định rõ ràng mẫu đã thử nghiệm. 2,0

1.7Ngày nhận mẫu thử, trong trường hợp điều đó là quan trọng đối với hiệu lực áp dụng cũng như ngày tháng thực hiện thử nghiệm.

3,0

1.8Viện dẫn đến kế hoạch và các thủ tục lấy mẫu mà phòng thử nghiệm hoặc các tổ chức khác đã sử dụng nếu có liên quan đến hiệu lực hoặc ứng dụng của các kết quả.

4,0

1.9 Các kết quả thử nghiệm cùng với các đơn vị đo lường, nếu thích hợp. 2,0

1.10 Tên, chức vụ, chữ ký hoặc nhận dạng tương đương của người có thẩm quyền cấp báo cáo thử nghiệm. 2,0

1.11 Khi thích hợp, công bố về hiệu lực của các kết quả chỉ liên quan đến các mẫu đã thử nghiệm. 2,0

2 Những thông tin bổ sung cần thiết để diễn giải các kết quả thử nghiệm

2.1Các sai khác từ việc thêm hoặc bớt đi so với phương pháp thử nghiệm và thông tin về điều kiện thử nghiệm cụ thể, như điều kiện môi trường.

5,0

2.2 Khi thích hợp, công bố sự phù hợp/không phù hợp so với các yêu cầu và/hoặc các quy định. 2,0

2.3

Khi thích hợp, công bố độ không đảm bảo đo đã được ước lượng: thông tin về độ không đảm bảo đo là cần thiết trong các báo cáo thử nghiệm khi có liên quan đến hiệu lực hoặc ứng dụng của kết quả thử nghiệm, khi khách hàng yêu cầu hoặc hoặc khi độ không đảm bảo đo ảnh hưởng tới sự phù hợp với một giới hạn của quy định.

6,0

2.4 Các nhận xét và giải thích nếu thấy cần thiết hay được yêu cầu. 2,0

2.5 Thông tin bổ sung mà các phương pháp cụ thể, khách hàng hoặc các nhóm khách hàng có thể yêu cầu. 2,0

3Những thông tin bổ sung cần thiết để diễn giải các kết quả thử nghiệm, báo cáo thử nghiệm có bao gồm cả kết quả lấy mẫu

3.1 Ngày lấy mẫu. 1

3.2Xác định rõ ràng về vật chất, vật liệu hoặc sản phẩm được lấy mẫu (bao gồm: tên của nhà sản xuất, kiểu loại, kí hiệu và số seri nếu thích hợp).

4,0

3.3 Vị trí lấy mẫu, bao gồm các biểu đồ, bản đồ hoặc ảnh. 2,0

17

Page 18: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

3.4 Viện dẫn tới kế hoạch và thủ tục đã sử dụng để lấy mẫu. 2,0

3.5 Các chi tiết của điều kiện môi trường trong quá trình lấy mẫu có thể ảnh hưởng tới việc diễn giải kết quả thử nghiệm. 3,0

3.6Mọi tiêu chuẩn hoặc quy định khác về phương pháp hoặc thủ tục lấy mẫu và các sai khác thêm vào hoặc bớt đi so với quy định liên quan.

4,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 15: Anh (chị) hãy trình bày: Các nguyên tắc cơ bản trong bố trí, quản lý thiết bị phòng xét nghiệm?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Sắp xếp trang thiết bị trong phòng xét nghiệm

1.1

Việc sắp xếp các trang thiết bị trong phòng xét nghiệm phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ sai sót, dễ làm vệ sinh và bảo dưỡng có hiệu quả, nhằm tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi và bẩn, tránh những tác động bất lợi đối với kết quả xét nghiệm.

7,0

1.2 Nhóm thiết bị đo, phân tích: nên bố trí xa các thiết bị tạo độ rung, phát sinh nguồn nhiệt, gây ẩm, nhiễu điện từ… 3,0

1.3

Nhóm thiết bị phát sinh nguồn nhiệt như các loại tủ sấy, tủ lạnh, nồi hấp, tiệt trùng. Nên bố trí tập trung tại các phòng chuẩn bị dụng cụ nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của chúng đến các thiết bị khác.

5,0

1.4Nhóm thiết bị quang học và điện tử nên bố trí tại nơi khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao làm ảnh hưởng chính xác của thiết bị.

3,0

2 An toàn sử dụng và vận hành trang thiết bị xét nghiệm

2.1

Để an toàn khi sử dụng và vận hành trang thiết bị xét nghiệm., việc lắp đặt các trang thiết bị xét nghiêm phải hạn chế được tối đa nguy cơ sai sót. Sau mỗi lần sử dụng trang thiết bị hoặc dụng cụ, cần phải khử trùng hoặc làm vệ sinh sạch sẽ mới tiến hành thực hiện các xét nghiệm khác.

6,0

2.2

Bố trí trang thiết bị theo nguyên tắc một chiều, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đồng thời tránh được các tác động trong quá trình nhân viên phòng xét nghiệm phải di chuyển nhiều.

6,0

2.3Phải có bản hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, trong đó nêu rõ các thao tác cơ bản. Bản hướng dẫn này phải đặt gần trang thiết bị để người sử dụng tiện tham khảo.

5,0

2.4Các trang thiết bị phân tích tự động và phần mềm phải cho kết quả chính xác như yêu cầu và đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thử nghiệm.

5,0

2.5 Các trang thiết bị phải được hiệu chuẩn trước khi sử dụng và hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai số. 3,0

18

Page 19: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

2.6 Mỗi thiết bị phải có một sổ ghi chép gọi là sổ lý lịch máy và nhật ký vận hành. 3,0

2.7

Lý lịch máy gồm: + Tên thiết bị.+ Tên nhà sản xuất, Loại thiết bị, số lô sản xuất hoặc mã số khác.+ Kết quả thẩm định xác nhận thiết bị đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật.+ Các hướng dẫn của nhà sản xuất, ngày, kết quả, bản sao các báo cáo và chứng nhận hiệu chỉnh, giới hạn cho phép và ngày hiệu chỉnh kế tiếp, các công việc bảo trì và kế hoạch bảo trì.+ Các báo cáo về hư hỏng, ngừng hoạt động, thay đổi hoặc sữa chữa.+ Mục đích sử dụng, tình trạng hoạt động, thời gian hoạt động của thiết bị sau mỗi lần sử dụng.

8,0

2.8

Nhật kí vận hành gồm: + Tên người sử dụng, ngày giờ sử dụng thiết bị. + Mục đích sử dụng, tình trạng hoạt động, thời gian hoạt động của thiết bị sau mỗi lần sử dụng.

4,0

2.9

Các thiết bị có dấu hiệu hoạt động quá tải, vận hành không đúng cách, cho kết quả không đáng tin cậy, hỏng hóc hoặc không đạt tiêu chuẩn phải dán nhãn rõ ràng, không đưa vào sử dụng, chờ kiểm tra lại và kết quả hiệu chuẩn đạt yêu cầu mới được phép sử dụng.

7,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 16: Anh (chị) hãy trình bày:- Yêu cầu chung dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu ?- Yêu cầu dụng cụ và vật chứa các đơn vị mẫu để phân tích hoá học ? - Yêu cầu dụng cụ và vật chứa các đơn vị mẫu để kiểm tra vi sinh vật ?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Yêu cầu chung dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu

1.1Vật liệu của vật chứa tiếp xúc trực tiếp các đơn vị mẫu phải không thấm nước, không thấm mỡ, không hoà tan và không hấp thụ.

5,0

1.2 Các vật chứa phải có dung tích và hình dạng phù hợp với cỡ của các đơn vị cần lấy. 4,0

1.3

Các vật chứa phải được đóng kín, trường hợp chai lọ thì được đóng kín bằng nút cao su hoặc nút bằng chất dẻo hoặc được đậy bằng nút bần mới, hoặc được đậy bằng nắp vặn bằng kim loại hoặc chất dẻo.

7,0

1.4 Các nút đậy phải bọc bằng lớp vật liệu trơ trước khi đậy vào vật 3,0

19

Page 20: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmchứa mẫu.

1.5 Nắp vặn phải có lớp lót kín làm bằng vật liệu trơ. 2,0

1.6 Các vật liệu và dụng cụ không được ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Có thể cần giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng và/hoặc oxi. 4,0

2. Yêu cầu dụng cụ và vật chứa các đơn vị mẫu để phân tích hoá học

2.1 Dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu phải khô, sạch không ảnh hưởng đến thành phần hoá học của sản phẩm. 5,0

2.2 Dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu phải khô, sạch thôi mùi hoặc vị đến sản phẩm. 5,0

3 Yêu cầu dụng cụ và vật chứa các đơn vị mẫu kiểm tra vi sinh vật

3.1

Dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu để kiểm tra vi sinh vật và các mục đích khác nhau (sinh vật học, huyết thanh học, ký sinh trùng…) phải sạch, vô trùng và không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của sản phẩm.

8,0

3.2

Nếu khử trùng dụng cụ lấy mẫu và các vật chứa đơn vị mẫu theo một trong các phương pháp sau:Khử trùng ướt ở nhiệt độ không thấp hơn 1210C, trong thời gian không ít hơn 20 phút. 5,0

Khử trùng khô ở nhiệt độ không thấp hơn 1700C, trong thời gian không ít hơn 1h. 5,0

Cho phép tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ sôi trong vòng 1h. 4,0Ngâm trong Etanol 96% (V/V) và cho cháy hết Etanol. 4,0Đốt bằng ngọn lửa hydrocacbon sao cho tất cả bề mặt làm việc tiếp xúc với ngọn lửa. 4,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 17: Anh (chị) hãy trình bày: Biện pháp phòng ngừa để tránh các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong kiểm soát chất lượng xét nghiệm?

Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1Khái niệm hành động phòng ngừa

7,0Hành động phòng ngừa: Là quá trình chủ động nhận biết trước các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra từ đó có cơ hội cải tiến.

2 Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong kiểm soát chất lượng xét nghiệm.

2.1

An toàn phòng xét nghiệm: Chất thải nguy hiểm sinh học; bảo quản hoá chất/thuốc thử; xử lý tràn đổ hóa chất/thuốc thử hoặc mầm bệnh lây nhiễm; tai nạn phơi nhiễm do kim tiêm; cháy, nổ…

7,0

20

Page 21: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

2.2 Cơ sở vật chất: Khu vực làm việc, sàn tường, trần, cửa đi, cửa sổ, bàn làm việc, điện, nước, vật tư… 5,0

2.3 Nhân sự phòng xét nghiệm: Nhân viên xét nghiệm, nhân viên hành chính. 5,0

2.4 Phương pháp và thiết bị xét nghiệm. 2,0

3Để tránh những nguy cơ tiềm ẩn, phòng xét nghiệm cần xây dựng các hành động phòng ngừa với nhiều hình thức khác nhau.

3.1 Ban hành các quy định, nội quy của phòng xét nghiệm. 4,0

3.2 Xây dựng và chuẩn hoá các hoạt động thành quy trình thao tác chuẩn (SOP). 5,0

3.3 Tuân thủ các quy định về cơ sở vật chất do cơ quan có thẩm quyền quy định. 5,0

3.4Đảm bảo nhân sự đủ số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn phù hợp, đào tạo/cập nhật liên tục kiến thức về đảm bảo chất lượng xét nghiệm và kiến thức chuyên môn.

7,0

3.5 Lựa chọn và chuẩn hóa phương pháp/thiết bị xét nghiệm. 3,03.6 Bảo dưỡng, bảo trì, hiệu chuẩn định kỳ thiết bị xét nghiệm. 4,0

3.7 Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng (bệnh nhân, bác sĩ, phòng xét nghiệm bạn...) 5,0

4Kế hoạch phòng ngừa

6,0Phòng xét nghiệm cần thực hiện và theo dõi kế hoạch phòng ngừa đã được ban hành để đánh giá hiệu quả của hành động phòng ngừa từ đó tiếp tục cải tiến.

Tổng cộng 65

Câu hỏi 18: Anh (chị) hãy trình bày: Xác định Sắt trong nước và nước thải bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenaltrolin?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Nguyên tắc

1.1

Thêm dung dịch 1,10-phenaltrolin vào lượng mẫu và đo độ hấp thu của phức chất màu da cam-đỏ ở bước sóng bằng 510 nm.Nếu xác định lượng sắt tổng hoặc tổng sắt hòa tan, thêm hydroxyl-amoni clorua để khử sắt (II) đến sắt (III). Nếu có sắt không tan, oxit sắt hoặc phức chất sắt, cần phải xử lý sơ bộ để hòa tan các chất đó.

8,0

1.2

Phức chất sắt (II)- 1,10-phenaltrolin bền trong khoảng pH từ 2,5 đến 9 và màu sắc tỷ lệ với hàm lượng Fe (II). Quan hệ giữa nồng độ sắt và độ hấp thu là tuyến tính với nồng độ sắt nhỏ hơn 5,0mg/l. Độ hấp thu cao nhất khi đo ở λ = 510 nm [hệ số hấp thu phân tử 11 x 103l/(mol.cm)].

8,0

21

Page 22: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm2 Thiết bị

Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm bình thường; Phổ kế, lăng kính hoặc loại vỉ grating, phù hợp với đo quang ở bước sóng λ = 510 nm; Cuvet với chiều dài quang học nhỏ nhất là 10 mm và phù hợp với độ hấp thu dự kiến của dung dịch thử; màng lọc kích thước lỗ trung bình 0,45µm; Bình oxy, dung dịch 100 ml.

8,0

3 Hoá chất3.1 Axit sunfuric ρ = 1,84 g/ml. 2,03.2 Dung dịch axit sunfuric c(1/2H2SO4)= 4,5 mol/l. 2,03.3 Axit nitric đậm đặc ρ = 1,40 g/ml. 2,03.4 Dung dịch Axit clohidric HCl ρ= 1,12 g/ml c(HCl)= 7,7 mol/l. 2,03.5 Dung dịch đệm axetat. 2,03.6 Hydroxyl- amoni clorua, dung dịch 100 g/l. 2,03.7 Dung dịch 1,10-phenaltrolin 0,5%. 2,03.8 Kali peroxodisulfat (K2S2O8) dung dịch 40 g/l. 2,03.9 Sắt, dung dịch gốc chứa 0,10 g sắt trong 1 lít 2,03.10

Sắt, dung dịch chuẩn I chứa 20 mg sắt trong 1 lít 2,0

3.11

Sắt, dung dịch chuẩn II chứa 1 mg sắt trong 1 lít 2,0

4 Tiến hành

4.1Lấy 50,0 ml mẫu đã axit hóaNếu có mặt sắt không tan, oxit sắt, phức chất sắt thì chuyển mẫu sang bình đun thể tích 100 ml và tiến hành xử lý sơ bộ như sau

3,0

4.2

Oxy hóa: thêm 5ml dung dịch kali peroxodisulfat và đun sôi nhẹ trong 40 min, đảm bảo thể tích không cạn quá 20 ml. Làm nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 50 ml và thêm nước tới vạch.Nếu dung dịch đục sau khi oxy hóa trước khi pha loãng, cần lọc ngay qua màng lọc vào bình định mức. Tráng giấy lọc với một ít nước, cho dịch rửa vào dịch lọc và thêm nước đến vạch.

4,0

4.3 Khử thành sắt (II): chuyển dung dịch sang bình nón 100ml, thêm 1 ml hydroxyl- amoni clorua và trộn kỹ. Thêm 3 ml dung dịch đệm axetat và chỉnh pH 3,5 đến 5,5 tốt nhất là 4,5.

3,0

4.4 Sự tạo thành chất hấp thu: thêm 2 ml dung dịch 1,10-phenaltrolin vào dung dịch 4.2 và để ở chỗ tối trong khoảng 15 min. 2,0

4.5 Đo quang: đo độ hấp thu của dung dịch 4.3 sử dụng phổ kế với 510 nm dùng nước trong cuvet so sánh. 2,0

5 Biểu thị kết quảNồng độ sắt của mẫu, biểu thị bằng miligam trên lít được tính theo công thức:

f(A1-A0)Trong đó:

5,0

22

Page 23: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmf là độ dốc của đường cong tương ứng.A1 là độ hấp thu của dung dịch đo.A0 là độ hấp thu của dung dịch thử mẫu trắng.

Tổng cộng 65

Câu hỏi 19: Anh (chị) hãy trình bày: - Các yêu cầu sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân?- Mục đích sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Các yêu cầu sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân

1.1

Trang bị cá nhân, bao gồm trang bị bảo hộ cho mắt, mặt, tai, đầu, và đặc biệt quần áo bảo hộ, thiết bị bảo vệ hô hấp, và mặt nạ cần được cung cấp, sử dụng, duy trì hay bảo dưỡng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7,0

1.2Khi làm việc trong phòng xét nghiệm, việc tiếp xúc với tác nhân nguy hiểm có thể khó tránh khỏi. Vì vậy, bất cứ nhân viên nào cũng phải được bảo vệ để chống lại các nguy hiểm đó.

7,0

1.3Cần lựa chọn các trang bị bảo hộ cá nhân tuỳ theo các tác nhân vật lý, hoá chất, hoặc chất độc hại mà nhân viên phòng xét nghiệm phải tiếp xúc.

6

1.4

Trong các yếu tố cần phải được xem xét để lựa chọn trang bị bảo hộ cá nhân, quan trọng nhất là sự an toàn của cá nhân và mức độ bảo vệ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm, chi phí, tính tương thích với các thiết bị, sự phù hợp, và hiệu suất.

7,0

1.5Việc bảo vệ chỉ có hiệu quả khi trang bị bảo hộ cá nhân có sẵn cho bất cứ tình huống khẩn cấp nào có thể phát sinh trong phòng xét nghiệm.

6

2 Mục đích sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân

2.1

Bảo vệ người làm việc trong phòng xét nghiệm khi tiếp xúc với các nguy hiểm từ các tác nhân sinh học, hoá học, yếu tố vật lý…Đây là những yếu tố có thể gây tổn thương từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể hay ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

8,0

2.2 Ngăn ngừa các mối nguy hiểm (sinh học, độc chất…) cho người tiếp xúc với người làm việc trong phòng xét nghiệm. 8,0

2.3 Ngăn ngừa tối đa các nguy cơ ảnh hưởng tới mắt, miệng, da khi làm việc với các hoá chất và tác nhân vật lý độc hại. 8,0

2.4Giảm thiểu sự lây truyền tác nhân gây bệnh giữa người với người và người với động vật trong khu vực phòng xét nghiệm hoặc trong cộng đồng.

8,0

Tổng cộng: 65

23

Page 24: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Câu hỏi 20: Anh (chị) hãy trình bày: Quản lý mẫu thử nghiệm và hiệu chuẩn theo TCVN ISO/IEC 17025: 2007?

Đáp án:TT Nội dung Điểm

1

Phòng thử nghiệm phải có những thủ tục về vận chuyển, tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bảo vệ, lưu trữ và/hoặc thanh lý các mẫu thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn bao gồm mọi qui định cần thiết để bảo vệ tính toàn vẹn của mẫu thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn và để bảo vệ quyền lợi của phòng thử nghiệm và khách hàng.

13

2

Phòng thử nghiệm phải có một hệ thống mã hóa mẫu thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn. Việc mã hóa mẫu phải được duy trì tại phòng thử nghiệm trong suốt thời gian mẫu tồn tại ở phòng thử nghiệm. Hệ thống mã hóa mẫu phải được thiết kế và hoạt động sao cho có thể đảm bảo mẫu không thể nhầm lẫn trên thực tế hoặc khi được viện dẫn đến hồ sơ hoặc các tài liệu khác. Hệ thống mã hóa này phải cho phép việc sắp xếp thành các nhóm mẫu nhỏ hơn hoặc cho phép việc chuyển các mẫu đến hoặc từ phòng thử nghiệm đi nếu phù hợp.

16

3

Phòng thử nghiệm phải ghi vào hồ sơ khi nhận mẫu thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn khi thấy có bất cứ khác biệt hoặc có sai lệch so với các điều kiện đã qui định hoặc trong các phương pháp thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn. Khi có bất cứ nghi ngờ nào về sự phù hợp của mẫu thử nghiệm và hoặc hiệu chuẩn hoặc khi có một mẫu không phù hợp với sự miêu tả đã cung cấp, cũng như phép thử hoặc hiệu chuẩn được yêu cầu không được qui định chi tiết. thì phòng thử nghiệm phải trao đổi ý kiến với khách hàng về hướng dẫn bổ sung trước khi tiến hành cũng như phải ghi lại cuộc trao đổi ý kiến này.

18

4

Phòng thử nghiệm phải có thủ tục và phương tiện phù hợp để tránh hư hỏng, mất mát hoặc tổn hại đến mẫu thử nghiệm/hiệu chuẩn trong khi lưu giữ, quản lý và chuẩn bị. Phòng thử nghiệm phải áp dụng hướng dẫn về quản lý mẫu được cung cấp cùng mẫu. Khi mẫu phải lưu giữ trong các điều kiện môi trường qui định thì các điều kiện đó phải được duy trì, kiểm soát và ghi chép lại. Phòng thử nghiệm phải lưu giữ cẩn thận mẫu thử nghiệm/hiệu chuẩn hoặc các phần của mẫu, phòng thử nghiệm phải có qui định về lưu giữ và tính an toàn để bảo vệ tình trạng và tính nguyên vẹn của mẫu và các phần mẫu liên quan.

18

Tổng cộng 65

24

Page 25: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Câu hỏi 21: Anh (chị) hãy trình bày: - Các yêu cầu về điều kiện cơ sở và môi trường phòng xét nghiệm?- Các yêu cầu về quản lý thiết bị của phòng xét nghiệm? Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1 Các yêu cầu về điều kiện cơ sở và môi trường phòng xét nghiệm

1.1Để đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống, cơ sở y tế hoặc phòng xét nghiệm phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế phù hợp.

6,0

1.2

Cơ sở y tế/phòng xét nghiệm phải có đủ điều kiện phòng ốc và diện tích thích hợp để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, đúng quy trình, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn cho nhân viên và bệnh nhân.

8,0

1.3 Phòng xét nghiệm có quy định các khu vực lưu trữ, bảo quản mẫu, bệnh phẩm, tài liệu, thiết bị, hoá chất… 4,0

1.4Phòng xét nghiệm cần được thiết kế tạo hiệu quả cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Có môi trường tối ưu cho nhân viên làm việc và giảm thiểu mắc bệnh nghề nghiệp hoặc chấn thương.

7,0

1.5Khu vực làm việc phải sạch sẽ, ngăn nắp, có quy định nơi lưu trữ và thải bỏ chất thải sinh hoạt và chất thải y tế đúng quy định hiện hành.

5,0

1.6 Phòng xét nghiệm cần có nội quy chặt chẽ để hạn chế sự ra vào của người ngoài, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm. 4,0

2 Các yêu cầu về quản lý thiết bị của phòng xét nghiệm

2.1

Điều kiện trang thiết bị của phòng xét nghiệm có vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng hoạt động xét nghiệm, do vậy phòng xét nghiệm phải thực hiện tốt công tác quản lý thiết bị, từ khâu lựa chọn đặt hàng mua sắm thiết bị đến khâu quản lý sử dụng, bảo dưỡng, hiệu chỉnh, thay thế và thanh lý đều cần tuân thủ quy trình và quy định của quốc tế, quốc gia.

8,0

2.2 Phòng xét nghiệm cần được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, phù hợp để thực hiện tốt các dịch vụ. 5,0

2.3 Phòng xét nghiệm có kế hoạch giám sát, kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ các thiết bị, hoá chất và hệ thống phân tích. 5,0

2.4

Phòng xét nghiệm phải có người chuyên quản lý và vận hành sử dụng máy; Cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, bảo trì và hiệu chỉnh thiết bị và lưu trữ ở nơi quy định để tham khảo.

7,0

2.5Phòng xét nghiệm cần có quy trình bảo quản các thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu xét nghiệm và hệ thống phân tích để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

6,0

Tổng cộng 65

25

Page 26: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

Câu hỏi 22: Anh (chị) hãy trình bày: - An toàn hoá chất, sinh phẩm phòng xét nghiệm?- Bảo quản hoá chất sinh phẩm phòng xét nghiệm? Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 An toàn hoá chất, sinh phẩm phòng xét nghiệm.

1.1Nhân viên phải có kiến thức cần thiết về độc tính của những loại hoá chất, đường phơi nhiễm và những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi thao tác và bảo quản.

7,0

1.2

Dữ liệu an toàn nguyên vật liệu hay thông tin về các hoá chất nguy hiểm đều được nhà sản xuất hoặc từ nhà cung cấp đưa ra. Các phòng xét nghiệm có sử dụng những hoá chất nguy hiểm cần tìm hiểu những thông tin này.

8,0

2 Bảo quản hoá chất, sinh phẩm phòng xét nghiệm

2.1 Lập và thường xuyên cập nhật danh mục hoá chất sử dụng và bảo quản trong phòng xét nghiệm. 6,0

2.2

Tất cả các hoá chất tự pha dùng trong phòng xét nghiệm phải được đựng trong lọ có nắp đậy, có nhãn đầy đủ thông tin như: tên phòng xét nghiệm; tên cơ quan; tên hoá chất; nồng độ; người pha; ngày pha; nhiệt độ bảo quản; hạn sử dụng.

8,0

2.3Với những lọ đựng sinh phẩm hoá chất có kích thước nhỏ có thể ghi nhãn trực tiếp lên lọ nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin trên.

7,0

2.4 Với những hoá chất tạo peroxide ghi hai thời gian (nhận và mở hoá chất). 5,0

2.5

Vị trí để hoá chất:Hoá chất bảo quản nhiệt độ thường lưu trữ tại các tủ dưới gầm bàn xét nghiệm. 5,0

Hoá chất bảo quản ở 4-80C lưu trữ trong tủ lạnh y tế. 4,0Hoá chất bảo quản ở lạnh sâu lưu trữ trong tủ lạnh -800C. 4,0Phân khu để hoá chất của từng nhóm nghiên cứu, loại hoá chất và có chú thích cần thiết trước khu vực bảo quản hoá chất đó. 5,0

2.6 Định kỳ kiểm tra hoá chất để loại bỏ những hoá chất đã hết hạn, hoá chất không còn sử dụng trong phòng xét nghiệm. 6,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 23: Anh (chị) hãy trình bày: Xác định độ cứng toàn phần bằng chuẩn độ EDTA?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Giới thiệu chung

1.1 Độ cứng của nước gây ra do sự có mặt của ion Ca2+ và Mg2+ là chủ yếu, ngoài ra còn do các ion đa hoá trị khác. 3,0

26

Page 27: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

1.2 Độ cứng có 2 loại, cứng cacbonat và cứng không cacbonat và liên quan chặt chẽ tới độ kiềm của nước. 3,0

1.3 Tiêu chuẩn cho phép dùng cho nước ăn uống là 300mg/l. 2,02 Phương pháp

2.1

Nguyên tắc:Tại pH = 10 ± 0,2; ion Ca2+ và Mg2 tạo phức với chỉ thị màu eriocrom T đen có màu đỏ rượu. 6,0

EDTA tạo phức bền hơn với Ca2+ và Mg2 nên chiếm Ca2+ và Mg2

của phức trên. 5,0

Khi phản ứng kết thúc, màu dung dịch chuyển từ màu đỏ rượu sang màu xanh lơ. 5,0

2.2 Dụng cụ: Pipet loại 5ml; buret; bình định mức 25 ml, 200 ml, 1000ml; cốc thuỷ tinh; bình tam giác. 6,0

2.3Hoá chất:Dung dịch chuẩn EDTA 0,1 N; 0,02N. 4,0Dung dịch canxi chuẩn 1 ml = 1mg CaCO3. 4,0Dung dịch đệm pH = 10. 4,0

2.4

Tiến hành:Lấy 25 ml mẫu nước (nếu độ cứng cao thì đong lượng mẫu ít hơn rồi pha loãng thành 25 ml). 7,0

Thêm 2 ml dung dịch đệm, 2-3 giọt dung dịch chỉ thị lắc đều. chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02N. 7,0

Tại điểm kết thúc màu chuyển hẳn từ đỏ rượu sang xanh lơ. 5,02.5 Tính kết quả: Theo CaCO3 = V x 1000/ml mẫu (mg/l) 4,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 24: Anh (chị) hãy trình bày: - An toàn về điện trong phòng xét nghiệm?- Các nguyên tắc bảo vệ phóng xạ ion trong phòng xét nghiệm? Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 An toàn về điện trong phòng xét nghiệm

1.1 Tất cả thiết bị điện và hệ thống đường dây điện cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn điện quốc gia. 5,0

1.2 Việc kiểm tra và khảo sát thường xuyên tất cả các thiết bị điện, kể cả hệ thống nối đất là rất cần thiết. 5,0

1.3 Hệ thống điện cho phòng xét nghiệm cần lưu ý một số điểm sau:- Nguồn cấp điện cho phòng xét nghiệm cần ổn định. Nên có máy phát điện dự phòng hoặc bộ lưu điện tuỳ loại thiết bị được sử dụng và kỹ thuật được tiến hành trong phòng xét nghiệm.

7,0

- Hệ thống dây, ổ cắm phải đảm bảo chất lượng, có đường tiếp 7,0

27

Page 28: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmđất (ổ cắm dùng cho phích cắm 3 chân) không quá tải đối với tất cả các thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm.- Đường dây điện, ổ cắm phải cao hơn nền phòng xét nghiệm khoảng 40 cm, không gần nơi ẩm ướt như chỗ rửa dụng cụ, rửa tay…

6,0

- Mỗi phòng xét nghiệm cần có cầu dao, cầu chì hay aptomat để có thể cắt điện riêng cho từng phòng. 4,0

2 Các nguyên tắc bảo vệ khỏi phóng xạ ion trong phòng xét nghiệm

2.1 Để hạn chế các tác hại của phóng xạ ion thì việc sử dụng đồng vị phóng xạ nên được kiểm soát và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia. 7,0

2.2 Bảo vệ phóng xạ cần thực hiện 4 nguyên tắc sau- Hạn chế tối đa thời gian bị phơi nhiễm. 3,0- Giữ khoảng cách tối đa với nguồn phóng xạ. 3,0- Che chắn nguồn phóng xạ. 3,0- Thay thế việc sử dụng kỹ thuật radionuclide bằng non- radiometric. 3,0

2.3 Khu vực làm việc nên đặt trong phòng nhỏ sát phòng xét nghiệm chính hoặc trong một khu vực riêng biệt trong phòng xét nghiệm. 6,0

2.4 Các biển báo thể hiện biểu tượng quốc tế về nguy hiểm phóng xạ nên gắn ở cửa vào khu vực phóng xạ. 6,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 25: Anh (chị) hãy trình bày: - Nguy cơ của chất thải y tế?- Xử lý chất thải y tế?Đáp án:

TT Nội dung Điểm1 Nguy cơ của chất thải y tế

1.1

Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn: Chất thải y tế là môi trường có khả năng chứa đựng tất cả các loại vi sinh vật như: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.Đặc biệt, những vi sinh vật có sức đề kháng cao với môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Các vi khuẩn có nguy cơ lây nhiễm cao như: Vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn liên quan tới nhiễm trùng bệnh viện và virus như: virus đường ruột, virus viêm gan, HIV…

10,0

1.2Nguy cơ của các vật sắc nhọn: Các vật sắc nhọn không những có nguy cơ gây thương tích cho những người phơi nhiễm mà qua đó còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm.

6,0

1.3. Nguy cơ của các chất thải hóa học và dược phẩm: Các chất thải 6,0

28

Page 29: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmhóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người do các tính chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến di truyền.

1.4Nguy cơ của chất thải phóng xạ: Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người do có khả năng gây ảnh hưởng đến đặc tính di truyền.

6,0

1.5

Đối tượng có nguy cơ: Đối tượng có nguy cơ đối với chất thải y tế bao gồm tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại. Đó là các bác sĩ, y tá điều dưỡng, hộ lý, y công, bệnh nhân, nhân viên thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải; cộng đồng dân cư (đặc biệt là những người chuyên thu nhặt phế thải)

9,0

1.6

Các đường gây tác hại của chất thải y tế lên sức khỏe cộng đồng.Tiếp xúc trực tiếp từ chất thải với người tiếp xúc. 4,0Tiếp xúc qua các tác nhân trung gian: ruồi, muỗi, thức ăn, nước uống... 4,0

Lan truyền trong không khí. 4,0Ô nhiễm nguồn nước và môi trường lân cận. 4,0

2 Xử lý chất thải y tế2.1 Thu gom. 4,02.2 Vận chuyển và lưu giữ chất thải. 4,02.3 Xử lý chất thải. 4,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 26: Anh (chị) hãy trình bày: Xác định chỉ số Pecmanganat? Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1

Nguyên tắcTrong môi trường axit, các chất hữu cơ bị oxy hóa bởi KMnO4.Lượng oxy tiêu thụ tương ứng với lượng KMnO4 phản ứng và được xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược, dùng axit oxalic.

8,0

2

Dụng cụ - thiết bị Pipet loại 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml; buret loại 10ml, 25ml; bình định mức 25 ml, 1000ml; cốc thuỷ tinh 100 ml; bình tam giác 125 ml, 250 ml; bếp điện.

6,0

3 Hoá chất3.1 Axit H2SO4 đậm đặc 3,03.2 Dung dịch chuẩn KMnO4 0,1N 3,03.3 Dung dịch chuẩn KMnO4 0,02N 3,03.4 Dung dịch axit oxalic 0,1N 3,03.5 Dung dịch axit oxalic 0,02N 3,0

29

Page 30: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

4

Tiến hành.Trước khi tiến hành kiểm nghiệm mẫu, cần kiểm tra lại độ chuẩn của dung dịch KMnO4 0,02N bằng dung dịch axit oxalic 0,02N 5,0

Thực hiện trong môi trường axit: Trong bình dung tích 250 ml, lấy chính xác 50 ml mẫu nước hay một lượng ít hơn pha loãng với nước cất thành 50 ml (nếu nước bẩn). Axit hóa bằng 2 ml axit H2SO4 đậm đặc hay 5 ml H2SO4 1:3. Thêm 10 ml dung dịch chuẩn KMnO4 0,02N. Đun sôi, duy trì dung dịch sôi trong 10 phút. Lấy bình ra, thêm tức khắc 10 ml dung dịch axit oxalic 0,02N. Chuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Ghi số ml dung dịch KMnO4 0,02N đã chuẩn hết là (n) ml. Song song thực hiện một mẫu trắng với nước cất, ghi kết quả ml dung dịch KMnO4 0,02N (n1)

12,0

Thực hiện trong môi trường kiềm: Phân biệt chất hữu cơ động vật. Lấy chính xác 100 ml mẫu nước, thêm 10 ml NaHCO3 12%, thêm 10 ml dung dịch KMnO4 0,02N.Đun sôi, duy trì dung dịch sôi trong 10 phút. Thêm 5 ml dung dịch axit H2SO4 1:3 và 10 ml dung dịch axit oxalic 0,02N.Chuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Song song thực hiện một mẫu trắng với nước cất

12,0

5

Tính kết quả:

mg O2/l= (n-n1) x 0,02 x 8 x 1000 Trong đó: V

n: Số ml KMnO4 0,02N để chuẩn độ mẫu kiểm nghiệmn1 : Số ml KMnO4 0,02N để chuẩn độ mẫu trắng8: Số mg oxy do 1ml dung dịch KMnO4 giải phóng raV: Số ml mẫu kiểm nghiệm

7,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 27: Anh (chị) hãy trình bày: - Các bằng cấp chuyên môn mà nhân viên phòng xét nghiệm cần có?- Trách nhiệm của nhân viên quản lý chất lượng phòng xét nghiệm?Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1 Các bằng cấp chuyên môn mà nhân viên phòng xét nghiệm cần có

30

Page 31: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

1.1 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm phải có chứng chỉ hành nghề. 4,0

1.2 Đối tượng khác: thực hiện theo sự phân công phù hợp với chuyên môn kỹ thuật đã được đào tạo. 4,0

1.3 Nhân viên cần phải được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc. 4,0

1.4 Nhân viên chưa có kinh nghiệm phải làm việc dưới sự giám sát của những nhân viên có kinh nghiệm. 4,0

1.5

Phòng xét nghiệm cần lưu hồ sơ gồm:Bằng cấp hay chứng chỉ đào tạo chuyên môn. 2,0Chứng chỉ hành nghề (nếu có). 2,0Bản mô tả công việc. 2,0Bản đánh giá năng lực nhân viên (nếu có). 2,0Bằng khen hoặc giấy khen đạt được của nhân viên (nếu có). 2,0

2 Nhân viên quản lý chất lượng có trách nhiệm

2.1 Tổng hợp, tham mưu cho trưởng phòng xét nghiệm trong triển khai các nội dung về quản lý chất lượng xét nghiệm. 5,0

2.2Xây dựng kế hoạch và nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của phòng, trình lãnh đạo phòng xét nghiệm xem xét để trình lên lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.

6,0

2.3

Tổ chức thực hiện chương trình nội kiểm tra và tham gia chương trình ngoại kiểm tra để theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng công tác xét nghiệm và phát hiện, đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm quản lý những trường hợp sai sót, có nguy cơ sai sót trong các quy trình xét nghiệm.

7,0

2.4 Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động phòng xét nghiệm. 5,0

2.5 Phối hợp và hỗ trợ các khoa hoặc phòng liên quan khác trong việc triển khai quản lý chất lượng xét nghiệm. 5,0

2.6

Tổng kết, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý và năm về hoạt động và kết quả quản lý chất lượng xét nghiệm với trưởng phòng xét nghiệm, trưởng phòng (hoặc tổ trưởng) quản lý chất lượng bệnh viện và lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6,0

2.7Là đầu mối tham mưu để thực hiện các công việc liên quan với các tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

5,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 28: Anh (chị) hãy trình bày: Trách nhiệm của người phụ trách phòng xét nghiệm hóa chất?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Đào tạo nhân viên phòng xét nghiệm

31

Page 32: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm

1.1 Đào tạo nhân viên để nhận biết được tác hại của hóa chất, biết các quy tắc và quy trình, thủ tục của công việc đang làm. 5,0

1.2 Xác định các tác hại và các biện pháp an toàn thích hợp trước khi bắt đầu một quy trình mới. 5,0

2 Tổ chức nơi làm việc

2.1Phân công trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các cán bộ, nhân viên. Mọi nơi làm việc phải có người chịu trách nhiệm về an toàn hóa chất.

5,0

2.2

Thường xuyên kiểm tra nơi làm việc để phát hiện các điều kiện và các thao tác không an toàn khi thực hiện kỹ thuật. Chú ý đến những điều kiện và thao tác sai để có thể điều chỉnh càng sớm càng tốt.

5,0

2,3 Kiểm tra việc dán nhãn tất cả các vật dụng chứa hóa chất, ống dẫn, lò phản ứng, các bình. 5,0

2.4 Kiểm tra việc xây dựng và bảo quản bảng danh mục hóa chất chính xác hiện có theo nhận dạng, nơi để, chất lượng, số lượng 5,0

2.5 Hoàn thiện việc thu thập, sử dụng, và làm sẵn các phiếu an toàn vật liệu cho từng loại hóa chất. 5,0

2.6 Có biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ và những vị trí bất thường. 5,0

2.7 Để số điện thoại khẩn cấp gần nơi đặt điện thoại của phòng xét nghiệm hoặc gần của ra vào. 5,0

2.8 Bố trí thiết bị báo động, đường thoát hiểm hợp lý khi có sự cố. 5,0

3 Xây dựng và thực hiện chương trình dự phòng đối với tất cả các hoạt động liên quan đến hóa chất

3.1 Mua, nhận hóa chất, thiết bị liên quan đến hóa chất đúng yêu cầu kỹ thuật. 4,0

3.2 Đảm bảo an toàn trong sử dụng hóa chất. 4,03.3 Bảo vệ môi trường, xử lý chất thải liên quan đến hóa chất. 4,0

3.4 Có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp khi xảy ra sự cố hóa chất. 3,0

Tổng cộng 65

Câu hỏi 29: Anh (chị) hãy trình bày: - Những điều cần lưu ý khi làm việc với các axit và bazơ mạnh?- Những điều cần lưu ý khi làm việc với chất độc?Đáp án:

TT Nội dung Điểm

1 Những điều cần lưu ý khi làm việc với các axit và bazơ mạnh

1.1 Tránh không để đổ ra ngoài, đề phòng bắn vào mắt, tay chân 4,0

32

Page 33: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmquần áo.

1.2 Bao giờ cũng phải đổ axit hay bazơ vào nước khi pha loãng (không được đổ nước vào axit và bazơ). 4,0

1.3 Sang chai phải dùng phễu (khi rót chú ý quay nhãn lên phía trên còn chai kia để trên bàn tuyệt đối không cầm tay). 4,0

1.4 Không hút axit hay bazơ bằng pipet không có bầu an toàn. 3,01.5 Không hút bằng pipet khi còn ít axit hay bazơ trong chai. 3,0

1.6 Nên dùng các loại pipet an toàn như pipet bơm hút (xơ ranh), pipet có bầu cao su… 3,0

1.7 Khi đun sôi, phải cho đá bọt, mảnh thủy tinh hoặc bi thủy tinh…để điều hòa, tránh để bắn hay trào ra ngoài. 3,0

1.8

Trường hợp axit đặc bị đổ ra ngoài, cho nhiều nước để làm loãng, dội kỹ hoặc lau khô, sau đó phải giặt sạch dẻ lau (nếu dùng dẻ lau ngay, dẻ sẽ bị mục và nếu không giặt ngay dẻ, người khác cầm vào sẽ bị bỏng).

6,0

1.9Trường hợp bị đổ ra chân tay, dội ngay với rất nhiều nước lạnh, rồi bôi lên chỗ bỏng dung dịch natri bicacbonat 1% trong trường hợp bị bỏng axit, và dung dịch axit axetic 1% nếu bị bỏng bazơ.

5,0

1.10Trường hợp bị bắn vào mắt, dội mạnh với rất nhiều nước lạnh hoặc dung dịch NaCl 1% (người bị tai nạn để nằm thẳng trên bàn), đậy bằng bông sạch và đưa ngay đến bệnh viện.

5,0

1.11

Trường hợp bị uống phải vào miệng hoặc dạ dày:Nếu là axit, súc miệng và uống nước thật lạnh có magiê oxit. 2,0Nếu là bazơ, súc miệng và uống nước thật lạnh có 1% axit axetic. 2,0

Trong cả hai trường hợp đều không được cho uống chất làm nôn. 2,0

2 Những điều cần lưu ý khi làm việc với chất độc

2.1

Chất độc chia làm 2 loại:Loại A gồm các chất độc gây chết người và các chất độc gây nghiện. Nhãn các chai đựng chất độc này nền trắng viền đen, viết chữ đen.

3,0

Loại B gồm các chất độc nguy hiểm, nhãn các chai đựng chất độc này nền trắng viền đỏ. 3,0

2.2

Chất độc các loại đều phải để trong tủ hóa chất riêng biệt, chìa khóa do trưởng phòng giữ. Trưởng phòng phải có trách nhiệm theo dõi khi đưa một chất độc ra cân cho đến khi thu hồi về. Chất độc sau khi cân, phải pha chế ngay, đựng vào lọ, để vào chỗ riêng và dán nhãn nền trắng có gạch đen phía dưới nếu thuộc loại A, và nền trắng gạch đỏ, nếu thuộc loại B.

6,0

2.3 Hút chất độc phải hết sức thận trọng. 3,02.4 Trường hợp bị ngộ độc, làm nôn thật mạnh, thật nhanh, hoặc

cho uống nhiều sữa, lòng trắng trứng (trường hợp kim loại 4,0

33

Page 34: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểmnặng).

Tổng cộng 65

Câu hỏi 30: Anh (chị) hãy trình bày: Xác định nitrit trong nước sinh hoạt theo phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử?

Đáp án:TT Nội dung Điểm1 Nguyên tắc

Phản ứng của nitrit trong mẫu thử với thuốc thử 4-aminobenzen sufonamid với sự có mặt của axit octhophosphoric ở pH bằng 1,9 để tạo muối diazo, mà muối này sẽ tạo thuốc nhuộm màu hồng với N-(1naphtyl)-1,2 diamonietan dihydroclorua (được thêm vào bằng thuốc thử 4-aminobenzen sufonamid. Đo độ hấp thu ở 540 nm).

8,0

2 Dụng cụ - thiết bịCác thiết bị thí nghiệm thông thường và quang phổ kế thích hợp cho việc đo ở bước sóng 540 nm, cùng với các cuvet có chiều dài đường quang trong khoảng từ 10 nm đến 50 nm.

6,0

3 Hoá chất3.1 Axit octhophosphoric, dung dịch 15 mol/l. 3,03.2 Axit octhophosphoric, dung dịch 1,5mol/l. 3,03.3 Thuốc thử màu. 3,03.4 Nitrit dung dịch chuẩn, ρN=100 mg/l. 3,03.5 Nitrit dung dịch chuẩn, ρN=1,00 mg/l. 3,04 Tiến hành

4.1 Phần mẫu thửThể tích phần mẫu thử lớn nhất là 40 ml. Lượng mẫu này thích hợp cho việc xác định nồng độ nitrit tới ρN=0,25 mg/l. Phần mẫu thử nhỏ hơn có thể được sử dụng để xác định nitrit có nồng độ cao hơn.Nếu mẫu thí nghiệm có chứa các chất lơ lửng, thì phải để lắng hoặc phải lọc qua bông thủy tinh trước khi lấy phần mẫu để thử.

5,0

4.2 Xác địnhDùng pipet chuyển phần mẫu thử được lấy vào bình định mức dung tích 50 ml, và nếu cần thiết, pha loãng với nước tới 40 ± 2ml.Dùng pipet thêm 1,0ml thuốc thử màu. Lắc đều và pha loãng với nước tới vạch. Lắc và để yên. Độ pH ở trong giai đoạn này phải đạt 1,9 ± 0,1.Ít nhất 20 min sau khi thêm thuốc thử, đo độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng có độ hấp thu lớn nhất, ở khoảng 540 nm, trong cuvet có chiều dài đường quang thích hợp, sử dụng nước làm dung dịch đối chiếu.

7,0

34

Page 35: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_Hoa_CNSH_XN... · Web viewChuẩn độ axit oxalic dư bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng

TT Nội dung Điểm4.3 Điều chỉnh màu

Nếu màu của mẫu thử là màu có thể làm nhiễu việc đo độ hấp thu, xử lý mẫu đúp như mô tả ở 4.2, nhưng thay thuốc thử màu bằng 1 ml dung dịch axit octhophosphoric 1,5 mol/l.

12,0

4.4Thử mẫu trắng.Tiến hành thử mẫu trắng như mô tả ở 4.2 nhưng thay phần mẫu thử bằng 40 ± 2 ml nước.

5,0

5 Tính kết quảĐộ hấp thu được điều chỉnh, Ar của dung dịch được tính theo công thức:

Ar = As - Ab

Hoặc, nếu việc hiệu chỉnh màu đã được thực hiện, tính theo công thức:

Ar = As - Ab - Ac

Trong đó:As: là độ hấp thu đo được của dung dịch thử.Ab : là độ hấp thu của dung dịch thử trắng.Ac: là độ hấp thu của dung dịch được chuẩn bị để hiệu chuẩn.

7,0

Tổng cộng 65

35