tỔ chỨc phÒng thỦ vÀ hoẠt ĐỘng bẢo vỆ vÙng biỂ Ền … · ĐẠi hỌc huẾ...

225
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC -------------- Lê Tiến Công TCHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BO VVÙNG BIỂN MIN TRUNG DƯỚI TRIU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885 Chuyên ngành: Lịch sVit Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SNgười hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS. Đỗ Bang 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng

Upload: others

Post on 04-Jul-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--------------

Lê Tiến Công

TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG

BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đỗ Bang

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng

Page 2: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

HUẾ, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Huế, ngày 07 tháng 03 năm 2015

Tác giả

Lê Tiến Công

Page 3: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc

gia (NAFOSTED). Luận án là một trong những sản phẩn đào tạo của đề tài khoa

học “Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ

1802-1885”, mã số: IV4-2011.10 (02/2012/IV/HĐ-KHXH). Với lòng biết ơn sâu

sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ NAFOSTED, PGS.TS. Đỗ Bang - chủ nhiệm

đề tài đồng thời là cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn

thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng - cán bộ đồng hướng

dẫn tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hoa, người đã động viên và giới

thiệu tôi làm hồ sơ Nghiên cứu sinh.

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Đức Cường, PGS.TS. Nguyễn

Minh Tường, PGS.TS. Bùi Thị Tân, TS. Huỳnh Công Bá, TS. Thái Quang Trung,

TS. Phan Tiến Dũng, TS. Phan Thanh Hải, TS. Ngô Đức Lập… đã có nhiều góp

ý cho các nội dung luận án.

Tôi chân thành cảm ơn ThS. Trần Văn Quyến, CN. Ngô Đức Chí, ThS. Võ

Vinh Quang, NNC. Tống Quốc Hưng… Những người cung cấp nhiều tư liệu cần

thiết, đặc biệt là việc dịch và trích yếu nội dung các văn bản Hán Nôm. Luận án

này được hoàn thành nhờ rất nhiều vào những tư liệu quý giá đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô và đồng nghiệp tại

trường Đại học Phan Châu Trinh (Hội An) đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian

cũng như động viên tôi hoàn thành luận án.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và dành tặng luận án này cho gia

đình và người thân, những người luôn lo lắng và dõi theo bước đi của tôi. Đó

cũng là động lực lớn nhất giúp tôi luôn cố gắng trong cuộc sống và học tập.

Huế, tháng 03 năm 2015

Tác giả

Lê Tiến Công

Page 4: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DÙNG TRONG LUẬN ÁN

BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué

(Những người bạn Cố đô Huế)

Châu bản Châu bản triều Nguyễn

ĐHKH Đại học Khoa học

ĐHTH Đại học Tổng hợp

ĐHSP Đại học Sư phạm

GS. Giáo sư

Hội điển Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

HN Hà Nội

NCLS Nghiên cứu Lịch sử

Nxb. Nhà xuất bản

KHXH Khoa học xã hội

PL. Phụ lục

Quân thuỷ Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm

Tg. Tác giả

Thực lục Đại Nam thực lục chính biên

Ths. Thạc sĩ

Toát yếu Quốc triều chính biên toát yếu

Toàn thư Đại Việt sử ký toàn thư

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Tr. Trang

TS. Tiến sĩ

Page 5: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa ................................................................................................................. 0

Lời cam đoan .................................................................................................................. 0

Lời cảm ơn ..................................................................................................................... 0

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .......................................................................... 0

Mục lục ........................................................................................................................... 0

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 13

5. Nguồn tư liệu nghiên cứu ........................................................................................ 13

6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 14

7. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 15

8. Bố cục của luận án .................................................................................................. 16

Chương 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI

ĐOẠN 1802 – 1885 .................................................................................................... 17

1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG .................................. 17

1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TẠI

MIỀN TRUNG TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN ............................................................... 20

1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển ................................................................................... 20

1.2.2. Quản lý và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trước

triều Nguyễn ................................................................................................................. 23

1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-

1885 .............................................................................................................................. 28

1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC PHÒNG - AN NINH

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN ............................................................................................. 32

* Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 39

Page 6: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

Chương 2: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU

NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 ............................................................................ 40

2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG ........ 40

2.1.1. Các công trình phòng thủ vùng biển tại Kinh sư: .............................................. 40

2.1.1.1. Các công trình phòng thủ vùng biển tại cửa biển Thuận An .......................... 40

2.1.1.2. Các công trình phòng thủ phía nam Kinh sư .................................................. 47

2.1.2. Các công trình phòng thủ ở cửa biển Đà Nẵng .................................................. 51

2.1.2.1. Các tấn biển Đà Nẵng, Cu Đê ........................................................................ 52

2.1.2.2. Các thành, pháo đài, bảo ................................................................................ 53

2.1.3. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh khác ............................................ 58

2.1.3.1. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả trực .................................... 58

2.1.3.2. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu trực ................................ .61

2.1.3.3. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả kỳ ...................................... 63

2.1.3.4. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu kỳ .................................... 69

2.2. TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN THỦY QUÂN ........................................................ 73

2.2.1. Tổ chức thủy quân .............................................................................................. 73

2.2.2. Huấn luyện thủy quân ........................................................................................ 78

2.3. THUYỀN CHIẾN, VŨ KHÍ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC ................................ 80

2.3.1. Thuyền chiến của thủy quân .............................................................................. 80

2.3.2. Vũ khí của thủy quân ......................................................................................... 86

2.3.3. Thông tin liên lạc trong bảo vệ vùng biển ......................................................... 89

2.3.3.1. Đài hỏa phong, ngựa trạm, vọng lâu, kỳ lâu .................................................. 89

2.3.3.2. Hiệu cờ, hiệu súng và kính thiên lý ................................................................. 91

* Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 96

Chương 3: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN

MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885 .......................... 98

3.1. HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN VÀ THỰC THI CHỦ

QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA ..................................... 98

3.1.1. Tuần tra, kiểm soát vùng biển ............................................................................ 98

3.1.2. Tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa . 103

3.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƯỚP BIỂN ................................................. 110

Page 7: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

3.2.1. Vài nét về nguồn gốc cướp biển tại vùng biển miền Trung ............................. 110

3.2.2. Hoạt động phòng chống cướp biển ................................................................. 111

3.2.3. Hiệu quả và hạn chế của hoạt động phòng, chống cướp biển .......................... 116

3.3. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN .................................................................... 121

3.3.1. Cứu hộ thuyền công sai .................................................................................... 122

3.3.2. Cứu hộ thuyền buôn, thuyền đánh cá nước ngoài ............................................ 124

3.4. CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN ............................................. 129

3.4.1. Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với thực dân phương Tây trước năm

1858 ............................................................................................................................ 129

3.4.2. Chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền (1858 – 1883) ....................................... 136

3.4.2.1. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại chiến trường Đà Nẵng ............ 137

3.4.2.2. Tăng cường phòng thủ tại các cửa biển miền Trung (1858 – 1883) ............ 146

3.4.2.3. Thuận An thất thủ .......................................................................................... 150

* Tiểu kết chương 3: ................................................................................................. 153

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 155

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN .................................................................................... 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 160

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 172

Page 8: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vùng biển Việt Nam dài rộng, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với kinh kế xã

hội và an ninh quốc phòng. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, vùng biển

và hải đảo được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đó là, kết hợp chặt chẽ quốc

phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, nhằm bảo

đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong

đó có vùng biển và hải đảo [68], [69].

Từ trong lịch sử, các triều đại quân chủ Việt Nam luôn coi trọng vị trí chiến

lược của biển đảo. Vào đầu thế kỷ XIX, để đối phó với âm mưu xâm lược từ bên

ngoài, triều Nguyễn vừa phải quan tâm bảo vệ biên giới trên đất liền, vừa phải quan

tâm đến công tác phòng thủ quốc gia từ phía biển. Hệ thống thành đồn pháo đài, tấn

sở ven biển được xây dựng nhằm mục đích đó. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn quan tâm

phát triển thủy quân, trang bị thuyền chiến, vũ khí theo hướng thủy quân biển. Kết

hợp quân triều đình với quân địa phương, dân binh, dân phu trong hoạt động thực

thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các hoạt động khác như tuần tra,

kiểm soát vùng biển, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn… được thực hiện thường

xuyên thể hiện ý chí bảo vệ biển của triều đại này.

Mặc dù triều Nguyễn không thành công trong công cuộc chống ngoại xâm vào

nửa sau thế kỷ XIX nhưng những nỗ lực trong bảo vệ đất nước mà triều đại này đã

làm vẫn là bài học kinh nghiệm quý cho hậu thế trong xây dựng và bảo vệ vùng

biển, bảo vệ đất nước. Đặc biệt, nó còn có ý nghĩa lớn hơn trong giai đoạn hiện nay,

khi Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn dần trên Biển Đông, không

phải từ các nước xa lạ mà chính từ nước láng giềng. Điển hình nhất là từ đầu tháng

5.2014, Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 981 cùng nhiều tàu, máy bay hộ tống

vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của

Việt Nam theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Vùng biển luôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ

quốc. Bảo vệ vững chắc và xây dựng vùng biển đảo giàu mạnh, kết hợp chặt chẽ

Page 9: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

2

quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ góp

phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Nghiên cứu truyền thống quốc phòng, an ninh nói chung, bảo vệ biển nói riêng dưới

triều Nguyễn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lịch sử và từ đó rút ra

những bài học kinh nghiệm trong truyền thống giữ nước. Chính vì những lý do trên,

việc nghiên cứu việc tổ chức và hoạt động bảo vệ quốc gia trên biển, trực tiếp là hệ

thống phòng thủ vùng biển dưới triều Nguyễn có ý nghĩa thời sự, khoa học và thực

tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Qua quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại miền Trung, tác giả đặc biệt

quan tâm đến vấn đề bảo vệ biển dưới thời Nguyễn và đã nghiên cứu, bảo vệ thành

công luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài vào năm 2006. Từ đó đến nay tác giả tiếp

tục có những nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo quốc

gia và quốc tế về chủ đề biển đảo. Với mong muốn mở rộng và nghiên cứu đầy đủ

hơn về công cuộc bảo vệ vùng biển dưới triều Nguyễn, được sự khuyến khích của

cán bộ hướng dẫn, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức phòng thủ và hoạt

động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885” để làm

luận án tiến sĩ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước

2.1.1. Giai đoạn trước 1975

Thư tịch cổ của Việt Nam sớm đề cập đến vùng biển Việt Nam tuy nhiên việc

nghiên cứu về vùng biển Việt Nam thì phải đến những năm đầu thế kỷ XX, với một

số bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan trong tạp chí Những người bạn cố đô

Huế. Ở tạp chí này, một số bài viết giới thiệu các tư liệu liên quan đến quá trình

xâm nhập của phương Tây vào Việt Nam. Đáng chú ý là các bài viết của L. Cadière,

H. Cosserat, R. Morinneau… và đặc biệt là bản dịch các bài về Những ghi chú về

thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam của một tác giả khuyết danh do Lê Thanh Cảnh

dịch (từ chữ Hán sang tiếng Pháp), công bố trên 5 số trên tạp chí từ năm 1928 đến

1837 [19]-[23],...

Giai đoạn từ 1945-1975, có những nghiên cứu đáng chú ý như tác phẩm Les

archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens

Page 10: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

3

d'histoire et de ge'ographie của Võ Long Tê năm 1974. Năm 1975, nhóm nghiên

cứu Sử Địa (Sài Gòn) công bố số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa. (Đầu

năm 2015 đặc khảo này đã được tái bản với nhan đề “Đặc khảo về Hoàng Sa -

Trường Sa, biển Đông và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” do

Nguyễn Nhã chủ biên). Đặc khảo này có nhiều bài viết giá trị của các tác giả Hoàng

Xuân Hãn, Sơn Hồng Đức, Trần Thế Đức, Nguyễn Nhã, Lam Giang, Lãng Hồ…

cung cấp nhiều tư liệu và luận cứ khoa học khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa được

người Việt xác lập chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước.

2.1.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay

Sau 1975, việc nghiên cứu chú trọng nhiều về chủ quyền của Việt Nam tại

Hoàng Sa, Trường Sa, lịch sử thủy quân và lịch sử chống ngoại xâm. Năm 1979 có

tác phẩm Hoàng Sa - quần đảo Việt Nam của Văn Trọng. Quần đảo Hoàng Sa và

quần đảo Trường Sa, bộ phận lãnh thổ Việt Nam, NXB Sự thật, 1981. Năm 1982

Bộ Ngoại giao Việt Nam ấn hành cuốn Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường

Sa: Lãnh thổ Việt Nam. Điểm nổi bật của các công trình này là công bố những tài

liệu về Hoàng Sa – một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Năm 1983, các

tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng có tác phẩm Quân thủy

trong lịch sử chống ngoại xâm với rất nhiều đóng góp về lĩnh vực thủy quân trong

lịch sử dân tộc, tuy vậy cuốn sách này chỉ nghiên cứu đến thời Tây Sơn [191]. Năm

1988, tác giả Vũ Phi Hoàng có cuốn Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- lãnh

thổ Việt Nam (NXB Quân đội Nhân dân) [87]. Ra đời ngay sau thời điểm sự kiện

Gạc Ma bị Trung Quốc đánh chiếm có sách Huyện đảo Trường Sa của NXB Tổng

hợp Phú Khánh, 1988 [91]. Cũng trong năm 1988, Nguyễn Q. Thắng có cuốn

Hoàng Sa, Trường Sa (nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1988, năm 2002 được bổ

sung và tái bản với tên “Hoàng Sa, Trường Sa – lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công

pháp quốc tế”) [182]. Năm 1995, Lưu Văn Lợi có công trình Cuộc tranh chấp Việt

Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (NXB Công an Nhân dân) [104].

Nhìn chung những công trình trên vừa cung cấp tư liệu, vừa phân tích tính pháp lý

về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 1995,

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia mã số BĐHĐ 01 về lịch sử chủ quyền của

Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nguyễn Quang Ngọc làm chủ

Page 11: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

4

nhiệm được thực hiện thành công với nhiều đóng góp trong tiến trình nghiên cứu về

Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt ở góc độ bản đồ, tài liệu thư tịch cổ trong nước và tư

liệu phương Tây. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được xuất bản năm 2002 [118].

Năm 2003, Nguyễn Nhã bảo vệ luận án Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam

tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với những bằng chứng chứng minh quá trình

chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục của các Nhà nước quân chủ Việt

Nam qua các thời kỳ lịch sử tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [124]. Đầu

năm 2008 các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng

Minh Thu, Vũ Quang Việt có tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tổng

hợp các bài viết và tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa –

Trường Sa [125].

Gần đây khi vấn đề chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông nổi lên, việc nghiên

cứu về Hoàng Sa, Trường Sa được đặc biệt quan tâm. Đến nay có khá nhiều công

trình viết về Biển Đông và hải đảo cũng như phòng thủ biển ở Việt Nam trong lịch

sử. Tiêu biểu có một số đề tài: Đề tài cấp Bộ Hệ thống công trình phòng thủ miền

Trung dưới triều Nguyễn (1802-1885) do tác giả Đỗ Bang làm chủ nhiệm, đã xuất

bản năm 2011 [7]. Ở công trình này tác giả nghiên cứu về hệ thống phòng thủ cả

vùng núi và vùng biển miền Trung. Đề tài khoa học cấp thành phố Font tư liệu về

chủ quyền của Việt Nam với huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng do Trần Đức

Anh Sơn làm chủ nhiệm (2011) đã hệ thống các tư liệu thành văn, tư liệu cổ, bản

đồ… các công trình, bài viết trong và ngoài nước liên quan đến Hoàng Sa và biển

đảo Việt Nam [163]. Sau công trình nghiên cứu về Font tư liệu nói trên, Trần Đức

Anh Sơn tiếp tục nghiên cứu và công bố nhiều bài viết về chủ quyền của Việt Nam

trên quần đảo Hoàng Sa trong đó đáng chú ý là những bài viết liên quan đến những

bản đồ cổ. Tháng 9.2014, Trần Đức Anh Sơn công bố 3 cuốn sách về Hoàng Sa –

Trường Sa và tàu thuyền thời Nguyễn gồm: Tàu thuyền và ngành đóng thuyền ở

Việt Nam thời Nguyễn [164], Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo

Hoàng Sa [165], Hoàng Sa - Trường Sa, tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế

[166]. Các công trình trên có đóng góp đáng kể trong tiến trình nghiên cứu về biển

đảo Việt Nam nói chung đặc biệt ở mảng tư liệu và bản đồ cổ.

Page 12: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

5

Từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế

chủ trì thực hiện đề tài khoa học “Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam

dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802-1885”. Đề tài do Đỗ Bang làm chủ nhiệm, mã số

IV4-2011.10 (02/2012/IV/HĐ-KHXH) thuộc Quỹ Phát triển khoa học và Công

nghệ Quốc gia (Nafosted). Ở đề tài trên chúng tôi thực hiện các nội dung: “Hệ

thống các công trình phòng thủ ở các cửa biển miền Trung dưới triều Nguyễn”,

“Chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền biển đảo”, “Cứu hộ, cứu nạn”. Bên cạnh đó,

chúng tôi nghiên cứu các phần chống cướp biển (phần miền Trung), vẽ bản đồ, vận

tải biển, kiểm soát tàu thuyền.

Những năm gần đây có nhiều cuốn sách liên quan đến Biển Đông nói chung

được xuất bản như Đinh Kim Phúc, Hoàng Sa – Trường Sa, luận cứ và sự kiện

[129]. Nguyễn Văn Kim (chủ biên), Người Việt với biển [96]. Trần Công Trục, Dấu

ấn Việt trên Biển Đông [187]. Vũ Hữu San, Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa,

Trường Sa [160]. Nguyễn Đình Đầu, Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và

Hoàng Sa, Trường Sa [74]. Nguyễn Ngọc Trường, Về vấn đề Biển Đông [188].

Điểm nổi bật của các công trình trên là tiếp tục công bố những tài liệu, bản đồ và

phân tích cơ sở pháp lý của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Trong đó, cuốn Người Việt với biển là tập hợp những nghiên cứu về biển trong lịch

sử, văn hóa, giao thương của người Việt ở trong nước và với bên ngoài. Năm 2013,

Ủy ban Biên giới Quốc gia đã tuyển chọn và in Tuyển tập các Châu bản triều

Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa [13]. Tuyển tập đã công bố các bản gốc Châu bản triều Nguyễn từ năm Minh

Mạng 11 (1830) đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Các Châu bản được phiên dịch

sang các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, ngoài bản gốc là chữ Hán… đã cung cấp những

tư liệu quý, góp phần khẳng định quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại

hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 5 năm 2014, Viện nghiên cứu Hán Nôm

xuất bản sách Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần

đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông [190]. Đây

là cuốn sách công bố nhiều tư liệu Hán Nôm gồm các sách địa chí, bản đồ cổ, văn

bản hành chính, sách chính sử nhà Nguyễn.... có ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa

và vùng biển Việt Nam trong lịch sử. Tuy nhiên, một số ý kiến đã góp ý cho thấy

Page 13: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

6

công trình trên đã có những sai sót trong dịch thuật, hạn chế trong việc làm văn bản

học và nhầm lẫn trong việc đưa vào một số bản đồ không phản ánh đúng quần đảo

Hoàng Sa – Trường Sa mà thực chất là những dải cát ven biển miền Trung làm

giảm giá trị khoa học của công trình [192]. Cũng trong tháng 5.2014, sách Triều

Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc thế kỷ XIX do Đỗ Bang chủ biên

được xuất bản là cuốn sách có liên quan trực tiếp đến đề tài [9]. Cuốn sách cung cấp

cho người đọc cái nhìn khách quan về Triều Nguyễn – với tư cách là triều đại quản

lý lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, trong đó nhấn mạnh đến thành tựu khai thác và quản

lý Hoàng Sa. Cũng trong cuốn sách này, chúng tôi thực hiện phần “Hệ thống phòng

thủ cảng biển miền Trung trong cuộc kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều

Nguyễn (1858-1883)”.

Trong thời gian qua, một số các cuộc tọa đàm, hội nghị khoa học quốc gia và

quốc tế liên quan đến Biển Đông được tổ chức. Đó là các hội thảo quốc gia: Luận

cứ khoa học về lịch sử, địa lý và pháp lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra tại Hà Nội năm 1996. Năm 2009, tại TPHCM có

tọa đàm Biển Đông và hải đảo Việt Nam. Cũng trong năm 2009, tại Hà Nội có hội

thảo quốc tế Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực. Tháng 11

năm 2011, Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Ngoại giao đồng phối hợp tổ chức Hội

thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì

an ninh và phát triển ở khu vực tại Hà Nội. Tháng 12.2012, tại Đà Nẵng có hội thảo

quốc gia: Hợp tác Biển Đông – lịch sử và triển vọng. Tháng 11.2013, tại Hà Nội

tiếp tục tổ chức hội thảo Biển Đông lần thứ 5 có cùng chủ đề với hội thảo năm 2009

là Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và phát triển trong khu vực. Tháng 12.2013, hội

Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo Triều Nguyễn với công cuộc

bảo vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX (đã xuất bản [9]). Tháng 6.2014, hội thảo

khoa học quốc tế Hoàng Sa – Trường Sa: sự thật lịch sử được tổ chức tại Đà

Nẵng... Tại các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc gia, quốc tế nói trên đã có nhiều tham

luận, bài viết về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,

nhiều tư liệu lịch sử, các bản đồ giá trị được công bố…

Gần đây chủ đề Biển Đông trở thành mối quan tâm của nhiều người, từ giới

chính trị, quân sự đến những người nghiên cứu. Vì vậy việc nghiên cứu và công bố

Page 14: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

7

tài liệu lịch sử về vùng biển Việt Nam rất được quan tâm. Nhiều bài báo và tư liệu

được công bố, các đề tài khoa học được triển khai đã đem đến nhiều thông tin quý

giá về một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí

đã đăng tải các bài viết liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa,

Trường Sa. Đáng chú ý như: Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội số 3.

1998, công bố những nghiên cứu về Hoàng Sa – Trường Sa từ kết quả của đề tài cấp

nhà nước. Tạp chí Nghiên cứu & Phát Triển (Sở KHCN Thừa Thiên Huế) cho đăng

chuyên san về Biển Đông (số 4 (75) 2009) và gần đây là chuyên đề sử liệu về Thiên

Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (số 2 (109), 2014) [168].

Trong những năm qua tạp chí này đã công bố nhiều các bài viết liên quan đến Biển

Đông của các tác giả như Phạm Hoàng Quân [131]-[137], Nguyễn Duy Chính [55],

[56]… Tháng 7 năm 2014, tạp chí Xưa & Nay đã ra số đặc khảo về Hoàng Sa…

công bố các bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín. Các tạp chí như Nghiên cứu

Lịch sử, Lịch sử Quân sự, Xưa & Nay, Nghiên cứu Đông Nam Á, Huế xưa & nay,

… trong những năm qua đã đăng nhiều bài viết liên quan đến Hoàng Sa – Trường

Sa và các nội dung liên quan đến đến đề tài của các tác giả Phan Huy Lê, Vũ Minh

Giang, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Kim,

Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, Trần Đức Anh Sơn, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn

Thanh Lợi, Hoàng Anh Tuấn, Lê Thị Toán…

Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu về biển đảo nói chung, Hoàng Sa,

Trường Sa nói riêng còn có một số luận án, luận văn nghiên cứu về công tác phòng

thủ và hoạt động chống ngoại xâm dưới triều Nguyễn, tiêu biểu như luận văn của

Lưu Anh Rô về Đà Nẵng trong buổi đầu chống xâm lược Pháp (1858-1860) chủ

yếu nói về quá trình tổ chức bố phòng và cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp –

Tây Ban Nha trong những năm 1858-1860 [158]. Luận án của Lưu Trang với đề tài

Phố cảng Đà Nẵng từ năm 1802 đến năm 1860, đã dành một phần nghiên cứu về

cuộc kháng chiến của quan quân và nhân dân tại Đà Nẵng trong buổi đầu đánh Pháp

[185]. Về công tác tổ chức phòng thủ tại Kinh đô và bờ biển, đáng lưu ý có luận văn

của Lê Thị Toán về Hệ thống phòng thủ Kinh đô Huế của triều Nguyễn, 1802-1885

[175]. Luận văn Tổ chức và hoạt động phòng thủ vùng biển miền Trung dưới triều

Nguyễn, thời kì 1802-1858 của Lê Tiến Công [35]. Về tổ chức lực lượng phòng thủ

Page 15: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

8

vùng biển có luận văn Thủy quân thời Nguyễn của Bùi Gia Khánh [97]. Luận văn

Chính sách an ninh – phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX của

Đinh Thị Hải Đường [80]. Ở luận văn này, tác giả Đinh Thị Hải Đường tập trung

vào chính sách an ninh - phòng thủ biển của vua Nguyễn trong giai đoạn đầu và

phạm vi nghiên cứu được mở rộng ra cả nước…

Nhìn chung từ 1975 đến nay, các nghiên cứu trong nước về lịch sử quân sự nói

chung, và công tác bảo vệ đất nước dưới triều Nguyễn nói riêng được quan tâm khá

nhiều với nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nhận diện về những nỗ lực xây dựng

và bảo vệ đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó có nhà Nguyễn.

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Những ghi chép, nghiên cứu rời rạc có liên quan tới vùng biển Việt Nam trước

năm 1945 trước tiên phải kể đến những người nước ngoài qua lại trên vùng Biển

Đông và tới buôn bán tại Việt Nam. Các ghi chép, báo cáo, nhật ký của các giáo sĩ,

thương nhân, quân nhân của các nước khác đến nước ta trước đây như: Xứ Đàng

Trong của C. Borri [11], Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (1695) [161], Một

chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của John Barrow [10]... Nhìn chung,

các tài liệu trên đã đề cập tới vùng biển miền Trung với nhiều góc độ khác nhau

như: địa lí - địa hình, kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động quân sự, ngoại giao…

Cuốn sách đầu tiên đề cập đến việc thực dân phương Tây xâm lược Việt Nam

là công trình của Lé Opold Pallo được in tại Pháp năm 1864 với nhan đề “Lịch sử

cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861 [126]. Tác giả Lé Opold Pallo cũng là người

trực tiếp tham chiến nên đã cung cấp nhiều tư liệu thực tế về cuộc chiến tại miền

Trung và Nam kỳ. Tuy vậy, cuốn sách không tránh khỏi những cái nhìn thiên lệch

của những kẻ xâm lược.

Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả người Việt ở nước ngoài như Từ

Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Nguyễn Duy Chính, các công trình dịch thuật của

Ngô Bắc về các tư liệu của người nước ngoài có liên quan đến lịch sử thăm dò và

xâm chiếm Việt Nam.

Liên quan đến quá trình ứng phó của các vua đầu triều Nguyễn đối với âm

mưu xâm lược của phương Tây phải kể đến các luận án tiến sĩ của Trương Bá Cần

bảo vệ năm 1963, Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại

Page 16: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

9

Nam Kỳ [24]. Luận án của Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc

địa của Pháp tại Việt Nam 1857-1914 [184]. Luận án của Y. Tsuboi (Nhật Bản),

Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa [178]… Các luận án này đều được

bảo vệ tại Pháp, đã dịch và xuất bản, tái bản nhiều lần tại Việt Nam và được giới

nghiên cứu đánh giá cao. Điều đặc biệt là các công trình trên đều đã khai thác, biên

soạn công phu từ những tài liệu gốc của người Pháp lưu giữ lại văn khố bộ Ngoại

giao, bộ Hải quân và Thuộc địa hay các thư viện lớn của Pháp. Các học giả phương

Tây phải kể đến Marwyn S. Samyels, Tranh chấp Biển Đông. Monique Chemillier-

Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [26]. Braice M.

Claget, Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vựa bãi

ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông [27]. Philippe Devillers, Nước Pháp

và người An Nam, bạn hay thù? [64]…

Nếu như các học giả phương Tây có những nghiên cứu khách quan về lịch sử

chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì các học giả Trung

Quốc lại ngụy biện trong các công trình của họ. Tiêu biểu trong các nghiên cứu của

Trung Quốc về tư liệu cổ có liên quan đến Biển Đông là cuốn sách của Hàn Chấn

Hoa cùng các cộng sự có tựa đề Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên. Cuốn

sách này tác giả trình bày tư liệu theo trình tự các triều đại Trung Quốc: Hán, Tam

Quốc, Nam Bắc triều, Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Tuy nhiên nghiên

cứu của họ bị các nhà nghiên cứu Việt Nam bác bỏ trong một loạt các công trình,

tiêu biểu như của Hồ Bạch Thảo có công trình Phản biện lập luận của nhà nghiên

cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập

trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên. Tác giả Hồ Bạch Thảo

đã phê phán Hàn Chấn Hoa rằng “Ông mượn các địa danh có sẵn trong lịch sử như

Trướng Hải, Tiêu Thạch, Cửu Nhũ Loa Châu để gán cho đảo Hoàng Sa; hoặc Vạn

Lý Trường Sa để gán cho quần đảo Trường Sa” [169]. Tác giả Phạm Hoàng Quân

có chuyên khảo chi tiết về Những ghi chép liên quan đến biển Đông Việt Nam trong

chính sử Trung Quốc. Ở công trình trên, Phạm Hoàng Quân đã trích dịch 25 bộ

chính sử Trung Quốc để chứng minh trong suốt hơn 2000 năm quân chủ, Trung

Quốc chưa bao giờ quản lý đất đai và hành chính tới những đảo xa hơn huyện Nhai

của Hải Nam ngày nay. Họ chỉ quan niệm về vùng biển Đông Việt Nam như một

Page 17: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

10

vùng nằm ngoài sự cai quản của đế chế, là hải đạo chung trong con đường hàng hải

giao thương quốc tế [131] – [136].

Bên cạnh các công trình, bài viết thì trong những năm qua, trên thế giới có rất

nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông đã được tổ chức tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nga,

Úc, Nhật, Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar như... Tháng 4.2012, tại Nga đã tổ chức

Hội thảo khoa học quốc tế Những vấn đề thực tiễn của an ninh khu vực Đông Á và

an ninh Biển Đông. Tháng 10.2012, hội thảo quốc tế về Thực trạng vấn đề chủ

quyền Biển Đông và giải pháp do Đại học Chosun và Đại học Quốc gia Hà Nội phối

hợp tổ chức đã diễn ra tại Đại học Chosun, Gwangju, Hàn Quốc. Tháng 3.2013, Hội

Châu Á - trụ sở tại New York - phối hợp với trường Chính sách công Lý Quang

Diệu của Singapore đồng tổ chức tại Mỹ hội thảo về Tranh chấp ở Biển Đông.

Tháng 9.2013, Hội thảo quốc tế Biển Đông: thành tựu, thách thức và hướng tương

lai tổ chức tại Campuchia. Tháng 11.2013, Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra

tại Đại học New South Wales, Australia. Tháng 2.2014, Hội thảo quốc tế về Biển

Đông và biển Hoa Đông tổ chức tại Đại học Công nghiệp Kyoto, Nhật Bản. Tháng

4.2014, Hội thảo Thách thức an ninh hàng hải đối với ASEAN và triển vọng giải

quyết tranh chấp Biển Đông được tổ chức tại Myanmar… Nhìn chung, chủ đề hội

thảo đã nói lên tính chất thời sự của những tranh chấp trên Biển Đông. Bên cạnh đó,

vấn đề Biển Đông không còn là mối quan tâm trong khu vực mà còn là mối quan

tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều đại biểu quốc tế,

trong đó có nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tham dự với nhiều tham luận khoa học

về lịch sử chủ quyền của quốc gia trên vùng Biển Đông.

Như vậy cho đến nay nghiên cứu về lịch sử biển đảo Việt Nam nói chung và

những nội dung liên quan đến đề tài nói riêng đã có khá nhiều công trình. Các công

trình đã đề cập đến nhiều lĩnh vực liên quan đến đề tài, có thể chỉ ra một số đặc

điểm của các nghiên cứu trên như sau:

- Các công trình nghiên cứu trong những năm qua tập trung khai thác và công

bố nhiều tư liệu, bản đồ cổ (trong nước và các bài báo, bản đổ nước ngoài) liên quan

đến quá trình khai thác, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển, trong đó

nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Các công trình, bài viết chủ yếu khai thác các bản đồ, thư tịch, tư liệu dưới thời

Page 18: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

11

chúa Nguyễn, Triều Nguyễn như các sách Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tục biên,

Hội điển, Thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, Lịch triều hiến

chương loại chí, Việt sử cương giám khảo lược… đặc biệt là Châu bản triều

Nguyễn… Bên cạnh đó các tư liệu Hán Nôm ở các địa phương, các tư liệu, bản đồ

phương Tây và cũng được khai thác khá nhiều.

- Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu;

nhiều đề tài, hội nghị hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế được tổ chức nhằm tiếp

tục làm sáng tỏ chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển và hải đảo. Các cuộc hội

thảo là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam trình bày về những chứng cứ lịch sử

khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được

ghi rõ trong chính sử, sách điển chế, sách địa lý, trong Châu bản triều Nguyễn là

văn bản Nhà nước dưới triều Nguyễn.

- Các nghiên cứu tập trung nhiều về lịch sử xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa-

Trường Sa. Bên cạnh đó một số công trình đề cập đến hoạt động khai thác kinh tế

biển, lịch sử tàu, thuyền chiến, lịch sử chống ngoại xâm…

Như vậy nghiên cứu về Biển Đông mà đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam

trên Biển Đông là chủ đề không mới, đến nay đã có nhiều nghiên cứu ở các mức độ

khác nhau. Những nghiên cứu trên đã đánh dấu những thành tựu đáng kể trong tiến

trình nghiên cứu và các tư liệu về chủ đề biển đảo. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để

tác giả tiếp thu và kế thừa (đặc biệt ở mặt tư liệu) khi thực hiện đề tài này. Tuy vậy

các nghiên cứu trên tập trung nhiều về vấn đề lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền

của Việt Nam trên Biển Đông, trong khi những nghiên cứu về vấn đề bảo vệ vùng

biển chưa được quan tâm đúng mức như: hệ thống phòng thủ, công tác tuần tra,

kiểm soát vùng biển, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn, vận tải công,… đều là

những hoạt động quan trọng thường xuyên, liên tục trong suốt giai đoạn độc lập của

nhà Nguyễn.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển từ kết quả nghiên cứu luận văn thạc sĩ bảo vệ

năm 2006 cùng các nghiên cứu có hệ thống của mình [34] - [49], chúng tôi mở rộng

về thời gian nghiên cứu đến năm 1885, hệ thống và cập nhật những tư liệu, kết quả

nghiên cứu mới nhất để thực hiện luận án tiến sĩ. Quá trình nghiên cứu luận án cũng

là quá trình tác giả tham gia thực hiện đề tài khoa học mã số IV4-2011.10

Page 19: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

12

(02/2012/IV/HĐ-KHXH). Tác giả là người tham gia viết các phần liên quan trực

tiếp đến hệ thống phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung. Luận án

cũng là sản phẩn đào tạo thuộc đề tài khoa học nói trên. Điểm mới trong luận án là

chúng tôi bổ sung nhiều tư liệu điền dã là các văn bản Hán Nôm, bằng sắc thủy

quân, các văn bia, đặc biệt là các Châu bản triều Nguyễn chưa từng được công bố

để nghiên cứu nhằm bổ sung, góp phần nghiên cứu về lịch sử bảo vệ biển đảo dưới

triều Nguyễn.

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài có những mục tiêu sau:

- Nghiên cứu đầy đủ, khách quan và hệ thống về công cuộc tổ chức, những

hoạt động và hiệu quả bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn.

- Nghiên cứu về việc tổ chức và các hoạt động bảo vệ vùng biển, bao gồm cả

cửa biển, mặt biển và hải đảo miền Trung của triều Nguyễn nhằm thấy được một

cách cụ thể và khái quát về công cuộc bảo vệ vùng biển cũng là bảo vệ quốc gia

đương thời. Từ đó, luận án đánh giá những thành công và những hạn chế của triều

Nguyễn trong công cuộc phòng thủ và bảo vệ vùng biển cũng như những kinh

nghiệm lịch sử góp phần làm cơ sở tham khảo cho công cuộc xây dựng và bảo vệ

đất nước ngày nay.

- Nghiên cứu về bảo vệ chủ quyền vùng biển cũng là nghiên cứu một phần

quan trọng của lịch sử quân sự Việt Nam. Bối cảnh lịch sử xưa nay có khác nhau

nhưng những thách thức trong công cuộc bảo vệ đất nước là không hề thay đổi,

thậm chí còn phức tạp hơn rất nhiều và bài học mất nước vẫn còn nguyên giá trị.

Bởi vậy, nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong

bối cảnh hiện nay.

Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Phân tích vị trí chiến lược của biển đảo miền Trung trong tầm nhìn an ninh-

phòng thủ biển dưới triều Nguyễn. Nêu và phân tích các chính sách của triều

Nguyễn trong việc thực hiện các biện pháp phòng thủ và bảo vệ vùng biển.

- Nghiên cứu, đánh giá hệ thống phòng thủ vùng biển miền Trung trong mối

tương quan với nhiệm vụ phòng thủ đất nước dưới triều Nguyễn. Nghiên cứu về

cách thức tổ chức, huấn luyện và trang bị của thủy quân, lực lượng chủ yếu trong

Page 20: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

13

việc bảo vệ vùng biển, những ưu điểm và hạn chế của thủy quân triều Nguyễn trong

mối tương quan với nhiệm vụ bảo vệ biển, bảo vệ đất nước.

- Nghiên cứu các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển, bao gồm

các hoạt động: tuần tra kiểm soát vùng biển, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn, chống

ngoại xâm. Phân tích những thành công và hạn chế của các hoạt động trên, tìm ra

nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những thành công và hạn chế đó.

- Chú trọng nghiên cứu về việc tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền của Việt

Nam trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa dưới triều Nguyễn, nhằm thấy được tính

liên tục và quyết tâm khẳng định chủ quyền của các vua triều Nguyễn trên hai quần

đảo này.

- Làm rõ đặc điểm, vai trò của hoạt động phòng thủ, bảo vệ vùng biển đối với

an ninh, phòng thủ quốc gia nói chung dưới triều Nguyễn làm cơ sở tham khảo cho

công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng biển ngày nay.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng của đề tài là nghiên cứu toàn bộ công cuộc tổ chức phòng thủ và

những hoạt động bảo vệ vùng biển ở miền Trung Việt Nam dưới triều Nguyễn,

được thể hiện bằng những chủ trương, cơ chế tổ chức cũng như những hoạt động cụ

thể, sinh động đương thời. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài có cơ sở đánh giá tính hiệu

quả và những mặt hạn chế của các hoạt động này.

Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian vùng biển các tỉnh miền Trung Việt

Nam đương thời (tương đương với các tỉnh Thanh Hóa tới Bình Thuận ngày nay),

bao gồm tất cả vùng biển, bờ biển, cửa biển, hải đảo, chú trọng đến hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời gian nghiên cứu trong đề tài từ năm 1802 đến năm 1885. Đây là giai đoạn

từ khi triều Nguyễn thành lập đến sự kiện Kinh đô thất thủ, đất nước rơi vào tay thực

dân Pháp. Đây cũng là giai đoạn mà việc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng

biển được thể hiện liên tục và có hệ thống dưới sự chủ trì của nhà Nguyễn độc lập.

5. NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong

đó, nguồn tư liệu quan trọng nhất là các tư liệu gốc liên quan trực tiếp đến triều

Nguyễn như Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,

Page 21: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

14

Minh Mạng chính yếu, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí…

Đặc biệt nguồn tư liệu quan trọng được chúng tôi khai thác là Châu bản triều

Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn là tập hợp các văn bản hành chính của triều

Nguyễn, bao gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm,

truyền, sai, phó, khiển... được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu

son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh

tế, văn hóa, xã hội. Đây là những tư liệu gốc, có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu.

Ngày 14.5.2014, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư

liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương điều đó càng

khẳng định giá trị nguồn tư liệu này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu của các

tác giả đi trước gồm các nhóm tài liệu như: các báo cáo kết quả công trình nghiên

cứu khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học được

công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các tham luận hội thảo quốc gia và quốc tế.

Nguồn tài liệu quan trọng khác là các tư liệu điền dã của tác giả tại miền Trung.

Đó là các văn bản Hán Nôm gồm các sắc, bằng, chế, báo cáo của thủy quân; các văn

bia, tài liệu địa chí địa phương. Bên cạnh đó, tác giả xác định vị trí, đo vẽ một số di

tích còn lại trên thực tế nhằm bổ sung và củng cố các luận chứng trong luận án.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và

phương pháp lôgic để nghiên cứu. Trên thực tế đề tài thuộc chuyên môn Lịch sử

Việt Nam trung đại, lại nghiên cứu về những hoạt động quân sự, quốc phòng nên để

thực hiện đề tài, chúng tôi áp dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tiếp cận cụ

thể là phương pháp Khảo cổ học, điền dã, phương pháp bản đồ. Các phương pháp

so sánh, đối chiếu tư liệu, phương pháp thống kê cũng được áp dụng.

Phương pháp điền dã: thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu

điền dã, thực địa tại vùng biển các tình miền Trung, các di tích liên quan đến hệ

thống phòng thủ dưới triều Nguyễn để có cái nhìn thực tế, so sánh với các nguồn tư

liệu thành văn. Tác giả gặp gỡ, trao đổi với người dân địa phương, thực hành đo đạc

các di tích trên thực tế nhằm góp phần xác định vị trí, kích thước, mục đích, công

năng và hiện trạng các di tích.

Page 22: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

15

Phương pháp thống kê, so sánh: tác giả tiến hành thống kê, so sánh các số liệu

liên quan đến đề tài như: số liệu về hệ thống các công trình phòng thủ, định ngạch

các hạng thuyền cho các tỉnh miền Trung dưới triều Nguyễn, số thuyền bọc đồng

được đóng dưới triều Nguyễn, tàu thuyền gặp nạn, công tác cứu hộ; thống kê, so

sánh về lực lượng thủy quân… Phương pháp thống kê đã cung cấp những số liệu để

so sánh và phân tích, làm rõ các luận điểm trong đề tài.

Phương pháp bản đồ: quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu các bản

đồ cổ trong và ngoài nước có liên quan đến vùng biển Việt Nam. Tác giả phân tích,

so sánh thông tin từ các bản đồ, đối chứng với các tư liệu thành văn và diện mạo

thực tế để đưa ra đánh giá cụ thể trong luận án.

Trong xử lý, trích dẫn tư liệu, tác giả chủ yếu sử dụng tư liệu gốc có độ tin cậy

cao. Tác giả tiến hành sưu tầm các tư liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt chú trọng

đến tài liệu gốc như Châu bản triều Nguyễn, các tài liệu Hán Nôm sưu tầm được.

Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu thông tin từ các nguồn tài liệu thư tịch như Đại

Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên

toát yếu, Đại Nam nhất thống chí,… đây là những công trình được biên soạn dưới

triều Nguyễn và được tổ chức dịch thuật bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín. Tuy

nhiên có nhiều lý do khách quan, tác giả không thể tiếp cận tư liệu gốc mà phải trích

dẫn lại, trong những trường hợp như vậy, tác giả đều ghi rõ nguồn.

7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Luận án là kết quả của một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống của tác giả,

được hoàn thiện và bổ sung bằng các tư liệu mới phát hiện. Đó là các tư liệu điền

dã, bao gồm các văn bia, văn bản Hán Nôm như: sắc phong, bằng, chế, báo cáo…

liên quan đến thủy binh triều Nguyễn. Bên cạnh tư liệu điền dã, tác giả đã khai thác

các bản gốc tư liệu Châu bản triều Nguyễn liên quan đến đề tài. Nhiều tài liệu Châu

bản triều Nguyễn sử dụng trong luận án chưa được công bố. Đóng góp của luận án

là cung cấp những tư liệu mới, có hệ thống, khách quan liên quan đến chủ đề bảo vệ

đất nước và vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn.

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và toàn diện công cuộc tổ

chức và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn. Trên cơ sở

những tư liệu đáng tin cậy, tác giả đã nghiên cứu và làm rõ những nỗ lực bảo vệ chủ

Page 23: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

16

quyền, an ninh vùng biển của nhà Nguyễn. Việc thiết lập hệ thống phòng thủ vùng

biển và các hoạt động phòng thủ tại đây hoàn toàn nằm trong ý thức về chủ quyền

dân tộc của nhà Nguyễn khi phải đối phó và đối đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới

đến từ phía biển với trang bị kỹ thuật và phương tiện vượt trội. Đối với các hoạt

động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển, đặc biệt là trên hai quần đảo Hoàng

Sa - Trường Sa, triều Nguyễn đã tiếp tục quản lý và thực thi chủ quyền thường

xuyên, liên tục. Các vua đầu triều Nguyễn có công lao rất lớn đối với lịch sử thực

thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Luận án cũng nghiên cứu

cách thức quản lý, thực thi chủ quyền, thể hiện ở các hoạt động tuần tra kiểm soát,

chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn, chống ngoại xâm của triều Nguyễn. Đây là những

hoạt động thường xuyên nhằm khẳng định chủ quyền và giữ yên vùng biển. Những

hạn chế trong bảo vệ vùng biển miền Trung vừa mang yếu tố chủ quan của vua tôi nhà

Nguyễn vừa là hạn chế chung mang tính thời đại lúc bấy giờ. Từ những thành công và

hạn chế trong công cuộc bảo vệ vùng biển dưới triều Nguyễn, tác giả rút ra một số bài

học có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

8. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận

án được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở tác động đến việc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng

biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885

Chương 2: Tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai

đoạn 1802-1885

Chương 3: Hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền vùng biển miền Trung

dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885.

Page 24: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

17

Chương 1

CƠ SỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ

VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885

1.1. VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG

Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam

là một phần Biển Đông với bờ biển dài 3.260km, khoảng l00km2 thì có l km bờ

biển; biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với

diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km

2/330.000km

2). Vùng

biển miền Trung có vị trí quan trọng trong tổng thể biển đảo Việt Nam, trong đó có

2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành

phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Vùng biển Việt Nam nói

chung, miền Trung nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình

Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu

quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển. Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến

lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền

độc lập dân tộc, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc

của nhân dân.

Quốc phòng, an ninh: biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông

sang Tây, từ Bắc xuống Nam vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên

vùng biển đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch

ở Đông Nam Á. Biển đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát

triển; trường tồn của đất nước.

Đảo và quần đảo: vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:

Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo. Bắc Trung bộ trên 40 đảo. Còn lại ở vùng

biển nam Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta

chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:

+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời

Page 25: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

18

nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng

kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần

đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú

Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...

+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triên kinh tế-xã hội. Đó là

các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

+ Các đảo gần bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ đề

bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện

đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), huyện

đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo

Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...

+ Quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà

Nẵng) là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường

được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo, đá, bãi cạn, bãi

ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.

Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi quần đảo

được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây.

Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng

Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải

lý. Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là

đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển

các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.

Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc

thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới,

nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6

đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, có cây cối, chim và

rùa biển sinh sống.

Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết

mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có

Page 26: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

19

tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh

tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên

biển và trên không trong khu vực phía bắc Biển Đông.

+ Quần đảo Trường Sa: Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người

Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha

(Nam Sa). Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là

khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và các

Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết)

270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6o 2’ vĩ B, 111o28’ vĩ B, từ kinh độ 112 o Đ, 115 o

Đ1.4 trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng

diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2. Về số

lượng đảo, theo thống kê của Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển, thuộc Ban Biên giới

Chính phủ) năm 1988, gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục

địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ

Chính). Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ Quân sự Bộ Tổng tham

mưu (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra

làm các cụm chính kể từ bắc xuống nam: cụm Song Tử, Thị Tứ, Loai Ta, Nam Yết

hay Ti Gia, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên.

Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đảo ở miền Trung

được đánh giá là án ngữ nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế

giới và khu vực, năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên

thế giới liên quan đến Biển Đông bao gồm các con đường từ Tây Âu, bắc Mỹ qua

Địa Trung Hải, kênh đào Xuy- ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân,

con đường hàng hải bắc Thái Bình Dương từ tây bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam

Á, con đường từ Đông Á đến Úc và Niu Di Lân, và từ Đông đến Trung Đông. Nền

kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo...

phụ thuộc vào các tuyến hàng hải này.

Với vị trí quan trọng của nó, từ trong lịch sử, vùng biển Việt Nam nói chung,

miền Trung nói riêng đã được cha ông chú ý khai thác và bảo vệ, thực thi chủ quyền

lãnh thổ như là một phần máu thịt của quốc gia Đại Việt.

Page 27: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

20

1.2. TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN BIỂN

ĐẢO TẠI MIỀN TRUNG TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN

1.2.1. Truyền thống bảo vệ biển

Trước khi miền Trung về với Đại Việt thì đây là địa bàn được làm chủ bởi

người Chămpa, một dân tộc có truyền thống hướng biển và làm chủ mặt biển.

Người Chămpa rất giỏi nghề đi biển, điều đó được khẳng định như một tất yếu. Kỹ

thuật đóng thuyền đi biển của người Chămpa đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Họ có

tiếng hung bạo trên biển, làm chủ mặt biển và bố trí lực lượng dự phòng tại các cửa

biển. Theo Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, năm 1044, thuyền chiến nhà Lý khi tới

cửa Tư Dung thì "nghe tin Chiêm Thành đem quân và voi bày trận ở bên nam sông

Ngũ Bồ" [102: 308]. Muộn hơn, năm 1069, Lý Thường Kiệt tiên phong đem 5 vạn

quân đi đường thủy vào đánh Champa, "đến cửa Nhật Lệ [cửa Động Hải] thuyền

quân bị thủy quân Chiêm Thành chặn đánh... Cửa Nhật Lệ rộng, sâu, chiến thuyền

lớn vào được, thủy quân Chiêm Thành tập trung ở đó để bảo vệ lãnh thổ, sau này

thủy quân Việt vào đánh Chiêm Thành cũng ghé ở đó" [98: 44-45]. Như thế cũng

cho thấy sự phòng thủ của Chămpa là ở cửa biển lớn, sẵn sàng bảo vệ và nghênh

chiến với thuyền chiến Đại Việt. Vào giai đoạn sau thì sự phòng thủ của Chămpa

trở nên suy giảm, đến nỗi thời Trần Anh Tông, có lần Đoàn Nhữ Hài đi sứ đến Trà

Bàn, đến cửa biển Ti Ni (tức cửa Thị Nại) của Chămpa là nơi thương thuyền các nơi

tụ tập đông, tuyên bố việc cấm buôn bán rồi đem bảng yết thị treo lên. Với lực

lượng yếu dần, quân Chămpa thường quấy phá, cướp bóc nhân dân ven biển Đại

Việt nhưng không có khả năng ở lại mà thường rút lui.

Vào giai đoạn đất nước chia cắt, tình hình chiến tranh trong các thế kỉ XVI-

XVII, cùng với nhu cầu bảo vệ, thực thi chủ quyền vùng biển trước sự xâm nhập

của thực dân phương Tây đã thúc đẩy quân thủy phát triển mạnh theo hai hướng:

tăng cường trang bị và khả năng chiến đấu; mở rộng phạm vi hoạt động trên biển

[191: 421]. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của phương Đông, hoạt động bảo vệ biển

thời kỳ này lại không thể hiện rõ nét và chưa chuyên nghiệp. Các tác giả Quân thủy

nhận xét: "mặc dù có hoạt động trên biển, nhưng cho đến trước thế kỷ XVII, vùng

biển phương Đông này không mấy khi đặt ra nhu cầu giành giật hay bảo vệ quyền

lợi trên biển một cách bức bách và thường xuyên như Địa Trung Hải đương thời.

Page 28: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

21

Không có những bộ phận lớn thường trực trên biển là nét chung của lực lượng vũ

trang phương Đông cho đến tận thời cận đại" [191: 423]. Theo tác giả Trần Quốc

Vượng, thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng là thời kỳ “phục hưng của các cảng

thị miền Trung”, và đây cũng là bước đột phá đặc biệt, chính vì vậy việc phòng thủ

cũng phải gắn liền. Tấm bản đồ Giáp Ngọ niên bình Nam đồ cho biết cảng thị và

đồn phòng thủ Đàng Trong rất nhiều [14]. Theo A. de Rhoded, thời kỳ này có

khoảng 200 thuyền, tập trung ở ba nơi chính: một là bến con sông lớn (sông Gianh)

68 chiếc, hai là Kẻ Chiêm, ba là ở biên giới nước Chàm (Chămpa) vùng Khánh Hoà

ngày nay [174: 45].

Chúa Nguyễn bố trí lực lượng thủy quân trên ba vùng chiến lược nhằm chống

sự đe dọa từ phương Bắc (quân Trịnh), phương Nam (Chămpa) và một lực lượng

bảo vệ cửa biển "Kẻ Chiêm", đại diện cho mặt kinh tế, thương mại và là vùng "yết

hầu" của chúa. Cristoforo Borri cho biết người Đàng Trong rất thành thạo trong

nghệ thuật sử dụng các đại bác và thủy chiến: “họ biết nạp đạn và bắn giỏi hơn cả

người Âu Châu. Họ tự huấn luyện để đảm bảo khả năng bằng các cuộc thực tập liên

tục và các cuộc bắn bia, họ khá thành công vì thế họ kiêu ngạo về chuyện đó và tự

tán tụng giá trị của mình; khi các tàu Âu Châu đến hải cảng của họ, các thủy binh

của nhà vua liền thách đố các xạ thủ của chúng ta, những người này biết rằng không

thể so sánh với họ nên tránh cuộc thách thức chừng nào họ tránh được” [12: 401].

Ông cho biết thêm, người Đàng Trong “có hơn 100 chiến thuyền. Và như thế họ trở

nên mạnh trên mặt biển” [12: 402].

Về huấn luyện thủy quân, sử nhà Nguyễn cho biết, tháng 7.1642, “một hôm

chúa ngự thuyền đi chơi cửa Eo [Thuận An ngày nay], thấy thủy quân không được

chỉnh tề, bèn ra lệnh ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang làm trường

thao diễn thủy quân... Từ đấy trở đi thủy quân đều tinh luyện" [149: 55]. Các chúa

Nguyễn cho xây dựng những căn cứ hải quân, tác giả Huỳnh Lý cho biết: "Tôi đã

xem một bản đồ tình báo của một hạm trưởng Pháp gửi lên Bộ trưởng bộ Hải quân,

vẽ năm 1757, vẽ vùng bờ biển từ Huế và cửa Thuận, vào đến Hội An và Thanh

Chiêm, trong đó vẽ cả sông Hương, sông Cổ Cò từ vịnh Đà Nẵng vào Hội An và

sông Thu Bồn cho đến Thanh Chiêm. Chúng ta biết rằng Thanh Chiêm là trại Thủy

Quân, cũng là nơi ta thu thuế các tàu buôn. Trong bản đồ ấy chúng có vẽ cả thuyền

Page 29: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

22

chiến của ta, nhìn ngang, nhìn dọc và nhìn từ đằng lái- Mỗi be thuyền có 25 tay

chèo, và chúng bảo dài độ 45m, rộng 4,5m, có hai đại bác nhẹ” [106: 106].

Dưới thời chúa Nguyễn, tài liệu ghi nhận những chiến công trong việc bảo vệ

vùng biển đảo, chống lại sự đe dọa của các thế lực bên ngoài. Tài liệu cho thấy các

chúa Nguyễn sẵn sàng bảo vệ vùng biển của mình như năm 1559, tàu Tây Ban Nha

đã bị lực lượng phòng hải của chúa cảnh cáo: "mờ sáng ngày 3.9.1559, quân Tây

Ban Nha thấy cả một rừng lưỡi giáo tua tủa quanh các núi trọc nơi đậu thuyền, đồng

thời có nhiều chiếc thuyền mang chất cháy đi hàng ba nhằm thẳng tàu Tây Ban Nha

tiến tới; cùng lúc đó, pháo từ các đồn lũy trên bờ phát hỏa. Cảm thấy bị phục kích

và tiến công, hạm thuyền Tây Ban Nha vội bỏ chạy và nhờ trận gió tây, quân Tây

Ban Nha mới thoát nạn" [93: 89]. Năm 1585, một sự nhầm lẫn nhưng cũng đáng lưu

ý về sức mạnh thủy quân. Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Năm Ất Dậu (1585),

bấy giờ có tướng giặc nước Tây dương hiệu là Hiển Quý đi 5 chiếc thuyền lớn đến

đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa sai hoàng tử thứ 6 lĩnh hơn 10 chiếc

thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh tan 2 chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy...

từ đó giặc biển im hơi" [149: 32]. Sự kiện này, tác giả Nguyễn Thế Anh vẫn cho

rằng đó là hải tặc: "sự thật là hải tặc người Nhật, Shirahama Kenki, sẽ còn được

nhắc đến 16 năm sau trong một lá thư chúa Nguyễn Hoàng gửi năm 1601 cho

Ieyasu" [1]. Sau này sự việc được xác định là "đánh nhầm" vào thuyền của một

thương gia Nhật Bản. Bên cạnh hai cuộc đụng độ trên còn có hai cuộc đối đầu khác

diễn ra tại vùng biển Đàng Trong mà phần thắng thuộc về thủy quân chúa Nguyễn.

Một cuộc diễn ra giữa quân chúa Nguyễn với tàu chiến Hà Lan vào giữa thế kỷ

XVII và một cuộc đụng độ khác diễn ra vào đầu thế kỷ XVIII với việc quân chúa

Nguyễn đã đẩy lui quân Anh muốn xâm chiếm Côn Đảo [40], [42].

Dưới thời Tây Sơn, tuy thời gian tồn tại không dài nhưng triều đại này rất chú

trọng tăng cường thủy quân theo hướng quân thủy biển. Theo các tác giả Quân thủy,

để làm được điều đó Tây Sơn đã tập trung vào bốn việc chính: 1. Tăng cường hệ

thống bố phòng các cửa biển và hải cảng; 2. Đóng thêm thuyền chiến lớn và các biện

pháp nhằm tăng sức chiến đấu của thuyền chiến; 3. Sử dụng “cướp biển”; 4. Khai

thác kỹ thuật quân sự phương Tây. Tây Sơn đã nhiều lần ban chiếu chiêu dụ lực

lượng tàu ô, kêu gọi họ sớm đầu hàng sẽ “mở lòng bao dung, tùy tài cất dụng”. Tác

Page 30: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

23

giả Nguyễn Quang Ngọc trong một bài viết đã cho rằng đó là một chính sách quan

trọng và có hiệu quả của vương triều này: “Qui thuận những người Trung Quốc xiêu

dạt sống gửi trên mặt biển và sử dụng họ tham gia vào công việc giữ gìn Biển Đông

là một chính sách quan trọng và có hiệu quả cao của vương triều Tây Sơn” [117].

Như vậy mặc dù có sự quan tâm khác nhau nhưng các triều đại quân chủ Việt

Nam luôn chú ý đến phòng thủ ở các cửa biển, vùng biển chiến lược. Bên cạnh hệ

thống phòng thủ là việc thường xuyên trang bị thuyền chiến, vũ khí. Và dĩ nhiên họ

sẵn sàng thực thi chủ quyền khi cần thiết.

1.2.2. Quản lý và khai thác nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa – Trường

Sa trước triều Nguyễn

Trong các bản đồ, thư tịch cổ của nước ta đều có những ghi chép khẳng định

hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc phần lãnh thổ do các triều đại phong

kiến Việt Nam quản lý, khai thác. Đây là hai quần đảo nằm xa bờ, không phải là dải

cát ven biển miền Trung kéo dài từ cửa Nhật Lệ (Quang Bình) tới Tư Dung (Thừa

Thiên Huế) thường được gọi là “Đại Trường Sa”, “Tiểu Trường Sa”. Tác giả Phan

Huy Lê đã nhấn mạnh rằng, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa hai quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa với dải cát Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa: “Đại Trường Sa

đã xuất hiện từ thời Lý để chỉ dải cồn cát ven biển từ cửa Nhật Lệ (Đồng Hới,

Quảng Bình) đến cửa Tư Dung (Tư Hiền, Thừa Thiên Huế). Sau khi cửa Eo bị vỡ thì

dải cồn cát từ Cửa Việt (Quảng Trị) đến cửa Tư Dung gọi là Tiểu Trường Sa” [101: 7].

Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Nguyễn Nhã cho rằng: “Bãi Cát (Kát)

Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa gốc từ chữ Hán, đều đồng nghĩa

(Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường = Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; bãi là

chỗ đất nổi lên ở ven hay giữa sông, biển; cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay

biển. Danh xưng từ chữ nôm "Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian, được

dân gian đặt tên sớm. Tên gọi từ chữ Hán “Hoàng Sa” được giới nho sĩ dịch và viết

ra về sau. Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel vào đầu

thế kỷ XVI, khi ấy người phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía nam mà sau này

gọi là Trường Sa; trên bản đồ thường ghi “I de Pracell” như bản đồ Bartholomen

Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồVan Langren (1595)…

Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải.

Page 31: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

24

Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và

chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người phương Tây mới bắt đầu

phân biệt quần đảo Paracel ở phía bắc với quần đảo ở phía nam mà sau này đến thập

niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly chỉ chung cho quần đảo

Trường Sa [124: 1].

Đồng thời với quá trình Nam tiến của dân tộc, các chúa Nguyễn đã tiếp tục

quản lý các quần đảo ngoài khơi. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn được

người Việt khai thác và quản lý từ rất sớm và được coi như một nhóm các đảo ngoài

khơi. Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư được Đỗ Bá Công Đạo vẽ năm Chính

Hòa thứ 7 (1686) có ghi chép về việc quản lý và khai thác của chúa Nguyễn trên

quần đảo Hoàng Sa. Ở tập bản đồ này, phần phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi ở

phía biển có vẽ “Bãi Cát Vàng” và có lời chú giải nói rõ việc họ Nguyễn quản lý và

khai thác “Bãi Cát Vàng”: “…Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài

độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa

Vinh. Mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ra

đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều bị chết

đói cả. Hàng hóa đều vứt bỏ ở đó. Mỗi năm vào tháng cuối Đông, họ Nguyễn đưa

18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa, của cải, phần nhiều được vàng bạc, tiền tệ,

súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đó thì một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến

đó thì nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mỗi…” [168].

Trong Đại Nam thực lục tiền biên, ghi về thời điểm năm 1711, lần đầu tiên nói

đến địa danh Trường Sa. Sách chép: “mùa hạ tháng 4, sai đo bãi cát Trường Sa

(Trường Sa hải chử) dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu” [149: 126]. Địa danh Trường Sa

tiếp tục được nói đến trong sách này vào năm 1754, cho biết Hoàng Sa “tục gọi là

Vạn Lý Trường Sa” [149: 164].

Trong các ghi chép của các nhà hàng hải phương Tây luôn xem các quần đảo

giữa Biển Đông có quan hệ hữu cơ với vùng bờ biển Đàng Trong do chúa Nguyễn

quản lý. Tác giả Nguyễn Quang Ngọc cho rằng: “Các nhà hàng hải phương Tây đã

có nhiều ghi chép và vẽ bản đồ xác định vùng quần đảo giữa Biển Đông là Baixos

de Chapar (Bãi đá ngầm Chămpa) hay Pulo Capaa (Đảo của Chămpa) và đoạn bờ

biển tương đương với khu vực từ cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam) đến cửa biển

Page 32: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

25

Sa Kỳ (Quảng Ngãi) được gọi là Costa da Pracel (Bờ biển Hoàng Sa). Bước sang

thế kỷ XVII, số lượng tàu thuyền của người phương Tây đi đến vùng biển này

thường xuyên hơn và nhận thức của họ về các quần đảo giữa Biển Đông cũng

phong phú và chính xác hơn. Nhiều tư liệu chép đến các vụ đắm tàu ở Paracel được

người Đàng Trong ra tận nơi cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về Quảng Nam. Chính

quyền Đàng Trong đã dành cho mình quyền giải quyết hậu quả và xử lý các hàng

hoá tiền bạc trên các tàu bị đắm ở Hoàng Sa. Chính vì thế mà vào năm 1701, các

giáo sĩ người Pháp trên tàu Amphitrite khẳng định: "Paracel là một quần đảo thuộc

về vương quốc An Nam" [119].

Trong sách Hải ngoại kỷ sự của nhà sư Thích Đại Sán, người Trung Quốc sang

Đàng Trong năm 1695 có 3 đoạn miêu tả về Vạn Lý Trường Sa, trong đó có viết:

“Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm

vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào” [161]. Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng

Quân cho rằng đoạn văn trên không nên dịch là “thuyền đánh cá” mà nên dùng

“thuyền lớn” (điếu xá) sẽ hợp hơn với bối cảnh đoạn văn [137: 80].

Những tư liệu được chép trước thế kỷ XIX hầu hết có những nội dung tương tự

như trên. Đó là đều có miêu tả về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa giữa Biển

Đông do các chúa Nguyễn quản lý. Bên cạch đó các tài liệu cũng cho biết về cũng

như cơ cấu, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa lúc bấy giờ. Trong các ghi

chép về Hoàng Sa, Trường Sa trước triều Nguyễn thì sách Phủ biên tạp lục của Lê

Quý Đôn viết vào năm 1776 có thể xem là đầy đủ nhất. Sách này chép: "Phủ Quảng

Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré...; phía

ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của

tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày 3 đêm thì mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải....

Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt

phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5

chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim

bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu, như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn

bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là

kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì

Page 33: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

26

về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem

bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về...

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn

Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy

sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc

Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi,

hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản...

Hoàng Sa chính gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp

thuyền đánh cá Bắc Quốc, hỏi nhau ở trong biển. Tôi đã từng thấy một đạo công

văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hoá nói

rằng: năm Kiền Long thứ 18 có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh đội Cát Liềm huyện

Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa

tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây

thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán.

Nguyễn Phúc Chu (Nguyễn Phúc Khoát?) sai cai bạ Thuận Hoá là Thức Lượng hầu

làm thư trả lời" [75: 116-120]. Khảo tả của Lê Quý Đôn có thể xem là một ghi chép

hoàn chỉnh về vị trí, đặc điểm của các quần đảo mà ông chép là đảo Đại Trường Sa,

Vạn Lý Trường Sa từng được đội Hoàng Sa của chúa Nguyễn hàng năm đều tới

quản lý, khai thác.

Sách Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789) [66], bộ chính sử biên soạn thời Lê -

Trịnh, hay về sau là Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí trong đó

những ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa cũng có nội dung tương tự ghi chép của Lê

Quý Đôn. Trong đó sách Đại Nam thực lục tiền biên chép về một sự việc đội Hoàng

Sa ra đảo chẳng may gặp nạn, dạt vào hải phận Quỳnh Châu của nhà Thanh và được

cứu giúp: “Năm 1754, mùa Thu, tháng 7, dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền

ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh. Tổng đốc

Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa sai viết thư [cám ơn]” [149: 164].

Qua sự việc trên cho thấy việc đội Hoàng Sa ra đảo không có sự tranh chấp

nào. Cũng nhân việc này, sách nói rõ thêm về quần đảo Hoàng Sa cũng như công

tác khai thác, quản lý của đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời chúa Nguyễn (Quốc sơ) như

sau: “Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130

Page 34: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

27

bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết

mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn Lý Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản

vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70

người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba

đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải,

mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi

thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội

Hoàng Sa kiêm quản)” [149: 164].

Các thư tịch cổ của Việt Nam luôn xếp Hoàng Sa – Trường Sa vào phần hình

thể, cương vực vùng biển. Bên cạnh đó nhiều văn bản hiện còn lưu trữ trong dân

gian ở phường An Vĩnh tại Cù Lao Ré, nay thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng

Ngãi (do Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân phát hiện) cũng bổ sung thêm tư

liệu về việc quản lý và khai thác tại Hoàng Sa. Đó là đơn của ông Hà Liễu, cai hợp

phường Cù Lao Ré, xã An Vĩnh, xin chính quyền Tây Sơn cho phép chấn chỉnh đội

Hoàng Sa tiếp tục hoạt động. Tờ chỉ thị ngày 14 tháng 2 Thái Đức năm thứ 9 (1786)

của quan Thái phó Tổng Lý Quân Binh Dân Chư Vụ Thượng Tướng Công đốc suất

công việc của đội Hoàng Sa... Đơn của phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh ngày 15

tháng Giêng năm 1776, lưu tại nhà thờ họ Võ thôn Tây xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn,

tỉnh Quảng Ngãi nói rõ đội Hoàng Sa đã có lịch sử lâu đời và bên cạnh chức năng

thu lượm hoá vật, hải vật còn có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ an toàn vùng biển đảo:

"Nguyên xã chúng tôi từ xưa đã có hai đội Hoàng Sa và Quế Hương... Bây giờ

chúng tôi lập hai đội Hoàng Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch, được bao

nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt

các vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu dâng nạp. Nếu như có tờ

truyền báo xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm.

Xong việc rồi chúng tôi lại xin tờ sai ra tìm báu vật cùng thuế quan đem phụng

nạp..." [119].

Có thể nói việc quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước thế

kỷ XIX đã được ghi chép trong các thư tịch trong và ngoài nước. Các tư liệu đều

khẳng định từ đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã quản lý và khai thác tại đây. Đây là

công việc do nhà nước quản lý và đội Hoàng Sa, Bắc Hải thực thi nhiệm vụ. Hàng

Page 35: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

28

năm vào lúc thuận gió, từ tháng 3 đến tháng 8 họ lại ra biển để làm nhiệm vụ của

Nhà nước giao phó. Họ đã xác định được tại đây có hơn 130 bãi cát và hải trình đi

tới các hòn đảo như thế nào. Bên cạnh đó, họ tổ chức thu lượm hóa vật, sản vật đem

về phủ Phú Xuân giao nộp. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, được duy trì dưới

thời Tây Sơn và được kế tục, nâng cao hơn dưới triều Nguyễn.

1.3. BỐI CẢNH CẢNH LỊCH SỬ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN

1802-1885

Vào đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn được thành lập, khôi phục và củng cố chế

độ quân chủ tập quyền trong bối cảnh thế giới đang có bước chuyển biến mạnh mẽ.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mạnh của khoa học kỹ

thuật, trong đó có kỹ thuật quân sự. Đây là thời đại của các nước tư bản phương Tây

ráo riết tranh giành thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Nhiều nước phương Đông

lần lượt bị thôn tính, điều đó đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của các quốc gia

phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Với vị trí nằm bên bờ Biển Đông, từ rất sớm các thế lực phương Tây trong quá

trình tìm kiếm thị trường, thuộc địa đã rất mong muốn có được mảnh đất màu mỡ

này. Cuộc chiến tranh giành thị trường và thuộc địa ở phương Đông giai đoạn đầu

thuộc về người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha đã chiếm Goa năm 1510,

Malacca (1511), dòm ngó Trung Quốc (1514), Philippin (1521). Sau người Bồ Đào

Nha là Hà Lan, Anh. Năm 1702, người Anh từng xâm chiếm Côn Đảo nhưng đã bị

thủy quân chúa Nguyễn dùng kế đẩy lui một năm sau đó [42].

Nhìn chung, từ những cuộc thăm dò thị trường, mở thương điếm đến việc tìm

cách áp đặt thuộc địa ở phương Đông đã trở thành con đường quen thuộc của tư bản

phương Tây tại phương Đông. Trong cuộc đua này, tư bản Pháp tuy tới muộn nhưng

lại thành công trong cuộc xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Người Pháp tới Việt Nam muộn hơn. Cơ hội để người Pháp tìm cách xâm

chiếm Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn khi

Nguyễn Ánh giao con trai của mình là Hoàng Tử Cảnh cho giám mục Pigneau de

Behaine (Adran - Bá Đa Lộc) làm con tin qua Pháp cầu viện. Trong một bức thư của

Bá Đa Lộc viết ngày 20.3.1785, đã cho thấy rõ âm mưu của người Pháp trong

thương vụ chính trị này: “nếu sau này cha cậu (chỉ Nguyễn Ánh) đi với phía người

Page 36: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

29

Ăng Lê hay phía người Hoa Lang để nhờ họ giúp ông ta phục quốc thì quý cha sẽ

cảm thấy là cái việc mà chúng ta có thể làm cho cậu con trai của ông ta ít ra cũng sẽ

hữu ích vô cùng” [88: 389]. Tham vọng của Bá Đa Lộc đã được thể hiện như thế.

Tuy nhiên rất may là mọi việc không xuôi chèo mát mái, những điều khoản từ Hiệp

ước với Pháp không được thực thi, những ràng buộc không có điều kiện thực hiện

nhưng dù sao, người Pháp vẫn có cớ lui tới, ít nhất là sâu hơn những người phương

Tây đương thời.

Sự chi viện của Pháp không bao giờ được thực hiện nhưng với sự nỗ lực của

Bá Đa Lộc và những kẻ phiêu lưu, Nguyễn Ánh vẫn nhận được một số giúp đỡ nhất

định. Trong quân đội của Nguyễn Ánh từ khi còn ở Gia Định đã sử dụng những

thuyền chiến, chiến thuật và cả chỉ huy là người phương Tây. Các cuộc hành quân

của ông, cũng được đánh giá là theo binh pháp kiểu phương Tây. Chính Nguyễn

Ánh – Gia Long và các vua kế nghiệp hiểu rõ hơn ai hết ý đồ của các nước phương

Tây lúc bấy giờ để đưa ra những biện pháp ứng phó.

Trong quan hệ với Pháp, triều Nguyễn vốn đã có chút “duyên nợ” từ trước nên

khi thành công vua Gia Long cũng không dễ từ chối quan hệ với họ. Gia Long đã tiếp

tục sử dụng một số người Pháp cho làm quan trong triều đình như một sự đền ơn. Tuy

nhiên, sang đến thời Minh Mạng thì sứ mạng của những vị quan này không còn, họ

đã về nước trong sự thất bại bởi không thể là cầu nối giữa Pháp và Việt Nam.

Trong quan hệ với người Anh, năm 1804 phái đoàn Anh đã tới Việt Nam

muốn thiết lập quan hệ, “dâng biểu xin thông thương” nhưng Gia Long đã từ chối:

“Tiên vương kinh dinh việc nước không để người Hạ lẫn người Di, đó thực là cái ý

đề phòng từ lúc việc còn nhỏ. Người Hồng Mao [chỉ người Anh] gian giảo, trí trá,

không phải nòi giống ta, lòng họ khác hẳn, không cho ở lại, ban cho ưu hậu mà

khiến về…”. Sau đó họ đã hai ba lần dâng thư nhưng vua Gia Long vẫn kiên quyết

không cho [149: 603]. Dưới thời Minh Mạng, người Anh tiếp tục tới xin thông

thương nhưng vẫn không thu được kết quả.

Hoa Kỳ cũng từng muốn đặt quan hệ với Việt Nam. Năm 1820, John White đến

Gia Định. Năm 1832, Edmond Roberts đến Việt Nam trình quốc thư nhưng Minh

Mạng không tiếp. Không nản chí, năm 1836, Edmond Roberts mang theo quốc thư

trở lại nhưng vẫn không thành. Tuy nhiên, càng về sau, trước tình hình thế giới có

Page 37: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

30

nhiều biến đổi, nhất là bài học của các nước xung quanh kể cả Ấn Độ, Trung Quốc đã

làm cho các vua Nguyễn thấy bất ổn. Đến cuối thời Minh Mạng, ông đã nhiều lần cử

các phái đoàn công tác ra bên ngoài vừa để mua hàng hóa nhưng chủ yếu là nắm tình

hình thế giới. Phái đoàn của Minh Mạng cử đi từng tới Pháp, Anh nhưng không được

đón tiếp và không thu được kết quả nào bởi tình hình đã khó khăn hơn.

Nhìn chung âm mưu xâm lược của các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp vào

Việt Nam là cả một quá trình, qua nhiều thời gian. Bước vào thế kỷ XIX, thủ đoạn

của chúng càng nham hiểm và mạnh mẽ hơn, điển hình là các cuộc mang tàu chiến

tới đòi thi hành Hiệp ước, đòi tự do tôn giáo và mở cửa thông thương. Những va

chạm của thuyền chiến phương Tây với quân đội nhà Nguyễn tại các cửa biển miền

Trung những năm giữa thế kỷ XIX cho biết điều đó. Thực tế, họ chưa thực hiện ý

đồ xâm lược do một số lý do nội tại chứ không hẳn e sợ sức mạnh phòng ngự của

quân đội nhà Nguyễn.

Đứng trước tình hình thế giới nhiều chuyển biến mạnh mẽ thì ở trong nước,

Triều Nguyễn vẫn xây dựng và điều hành đất nước theo lối bảo thủ. Hệ tư tưởng

Nho giáo đã chi phối cách nhìn và cách thực hành của vua tôi nhà Nguyễn khi tự

xem mình là nhất thiên hạ. Triều Nguyễn cũng thực thi chính sách cấm đạo, giết

đạo một cách không phân biệt. Tuy vẫn để các thương thuyền phương Tây lui tới

buôn bán nhưng không giao thương chính thức, nhất là với các nước phương Tây là

chủ trương nhất quán của triều Nguyễn.

Chúng tôi phát hiện trong Châu bản triều Nguyễn điều đặc biệt là tư tưởng hạn

chế giao thiệp với Pháp đã được định sẵn từ hồi Nguyễn Ánh còn ở Gia Định,

Hoàng Tử Cảnh (Anh Duệ Hoàng thái tử) còn sống. Chính Hoàng Tử Cảnh từng có

hồi đáp người Pháp rằng: “Các vị đã từng nhận chức quan nước ta, đã được thiết đặt

nhiều chức vụ quan trọng, cho thông thương buôn bán, hậu đãi rất nhiều. Nay, ngoài

vùng biển ta có bọn hải tặc lộng hành, các vị xin được đi dẹp loạn, điều đó là tốt.

Việc buôn bán, trao đổi thông thương qua lại thì không vấn đề gì, song việc thiết lập

phố xá lâu dài thì không thể đồng ý. Bởi, nước ta đã có điều lệ rằng: người ngoại

quốc không được thiết đặt phố xá, cư ngụ lâu dài ở trong nước ta. Đấy là qui tắc của

vương triều, thống nhất rõ ràng trước nay, từ triều quan cho đến dân dã đều phải

tuân thủ. Bởi thế, quan lại ở địa phương không được phép tự tiện đồng ý cho người

Page 38: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

31

các nước thiết lập phố xá cư trú lâu dài trên đất của vùng đó. Thứ nữa, việc qúi quốc

buôn bán nhiều vật hạng là điều tốt nhưng trong đó có Nha phiến – một trong những

vật hạng thuộc quốc cấm của nước ta – cùng các loại trân châu, dị thảo, điều đó là

sai với qui định. Vậy, đề nghị các vị không được phép buôn bán những loại này trên

lãnh thổ nước ta. Người trong nước có truyền thống lấy nông nghiệp làm nghề

chính yếu, làm ruộng nương và trồng dâu nuôi tằm đã trở thành phương kế sinh

nhai bao đời nay. Vậy nên, việc thu mua vật hạng, thiết lập phố thương, làm đảo lộn

cuộc sống của dân cư nước ta đấy là điều nên tránh” [53: tập 112, tờ 86]. Hồi đáp

của Hoàng Tử Cảnh cho thấy sự cứng rắn trong tư tưởng của ông đối với người

Pháp, làm đảo ngược những suy nghĩ của giới nghiên cứu vẫn thường coi ông là

người có tư tưởng thân Pháp. Tư tưởng hạn chế giao thương đó vẫn tiếp tục duy trì

về sau, khi thuyền Tây đến xin thông thương thì vua Nguyễn vừa tự cao, vừa lo sợ

họ có ý khác nên tìm lý do thoái thác: “Tiên vương kinh dinh việc nước không để

người Hạ lẫn người Di, đó thực là cái ý đề phòng từ lúc việc còn nhỏ” [149: 603].

Các vua Nguyễn đã luôn coi phương Tây có những đe dọa tiềm tàng đối với an

ninh và rối loạn tư tưởng thống trị là Nho giáo. Kinh tế trong nước vẫn là nền nông

nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn. Phong trào đấu tranh nông dân diễn ra

liên tục, ngày càng lan rộng đã làm suy giảm sức mạnh của chính quyền và của cả

dân tộc. Trong bối cảnh đó, mặc dù triều Nguyễn nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn

buộc phải thực thi một số chính sách về quốc phòng, an ninh nói chung, phòng thủ

biển nói riêng nhưng nhìn chung không đủ để vươn tới tầm khoa học kỹ thuật của

thời đại.

Vào giai đoạn sau, nhất là từ cuối thời Thiệu Trị, khi sự thăm dò và đụng độ

của thực dân phương Tây với tại các cửa biển miền Trung đã ngày một tăng. Nguy

cơ của một cuộc chiến xâm lược đã rõ thì quan hệ của triều Nguyễn với phương Tây

trở nên căng thẳng. Vua Nguyễn cũng thấy được sự cần thiết phải tăng cường hơn

nữa việc bố phòng cửa biển và tăng cường tuần tra, thể hiện ý chí sẵn sàng nhưng

vẫn chỉ dừng lại ở cách phòng thủ truyền thống mà không có những giải pháp mang

tính đột phá, thể hiện sự lúng túng trong cách ứng phó với phương Tây.

Sang thời Tự Đức, cuộc chiến bảo vệ đất nước mới thực sự bắt đầu. Tháng 9

năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào cảng Đà Nẵng, nơi hệ thống

Page 39: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

32

phòng thủ vùng biển được xem là mạnh nhất nhưng chúng không mất quá nhiều

thời gian để làm chủ thế trận. Chúng chỉ thực sự khó khăn khi cố tiến sâu vào bên

trong cũng như tìm một lối đi đến Huế không trở thành hiện thực. Cầm chân được

liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Đà Nẵng sau 18 tháng kiên trì kháng chiến là

thành công lớn của vua tôi nhà Nguyễn.

Kể từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công xâm lược tại Đà Nẵng năm

1858 đến khi Pháp chiếm được Kinh đô Huế năm 1885 là một quá trình kéo dài 27

năm. Trong khoảng thời gian này có lúc hòa hoãn, lúc căng thẳng. Trong lúc mục

tiêu xâm lược của kẻ thù là không đổi thì phía triều đình Huế các về sau càng có sự

phân hóa rõ rệt trong tư tưởng đánh Pháp. Sự phân hóa tư tưởng nên chiến hay hòa

thể hiện sự lúng túng trong ứng phó với quân xâm lược trong khi trên chiến trường

quân Pháp hoàn toàn chiếm ưu thế. Triều đình Huế từng bước nhân nhượng rồi đi

đến ký các hiệp ước đầu hàng rồi cuối cùng dâng toàn bộ đất nước cho Pháp.

Nhìn chung sau khi tái lập, triều Nguyễn đã khôi phục chế độ quân chủ trong

bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi. Các vua đầu triều nguyễn từ Gia

Long tới Tự Đức đều có tinh thần dân tộc trong ý thức về chủ quyền, lãnh thổ,

không chỉ trên đất liền mà chú trọng cả về biển đảo, ý thức được tầm quan trọng của

công tác phòng thủ, bảo vệ đất nước. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn sự bùng nổ các

mẫu thuẫn xã hội và các cuộc khởi nghĩa nông dân lan rộng đã làm sức mạnh của

dân tộc suy giảm trong bối cảnh phải tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược

phương Tây.

1.4. BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG TRONG TẦM NHÌN QUỐC PHÒNG -

AN NINH DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Cương vực lãnh thổ Việt Nam có một quá trình mở rộng qua hàng trăm năm

Nam tiến, trong đó quá trình lâu dài và bền bỉ nhất chủ yếu diễn ra tại các tỉnh miền

Trung. Miền Trung vừa có đất đứng chân, vừa có biển cả trải rộng. Các tỉnh miền

Trung bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa tới Bình Thuận ngày nay nhưng vùng Thanh

- Nghệ - Tĩnh không thuộc quá trình Nam tiến mà là đất cũ của Đại Việt. Vùng đất

tương đương các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị được sát nhập vào Đại Việt thời Lý.

Sang thời Trần, lãnh thổ được mở rộng tới đèo Hải Vân. Đầu thời Hồ, có khi lãnh

thổ được mở rộng tới Quảng Ngãi, tuy thế, sau thất bại của cuộc kháng chiến chống

Page 40: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

33

quân Minh xâm lược, vùng đất này nhanh chóng bị quân Chămpa giành lại. Thời

Hậu Lê, lãnh thổ được mở rộng tới đèo Cù Mông, có ý kiến cho rằng đội quân của

Lê Thánh Tông thậm chí đã tới núi Đá Bia, Phú Yên ngày nay. Sang thời chúa

Nguyễn, do áp lực cuộc chiến tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài nên công cuộc tiến

về phương Nam được đẩy mạnh hơn lúc nào hết, lãnh thổ phía Nam của dân tộc

cũng vì thế mà được mở rộng, trong đó có các tỉnh miền Trung còn lại như Phú

Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

Qua quá trình cải cách hành chính, các tỉnh miền Trung nhiều lần được tách,

nhập, thay đổi tên gọi. Mãi đến cuộc cải cách hành chính lớn dưới thời vua Minh

Mạng, tên gọi các tỉnh mới được ổn định như ngày nay. Do đặc điểm lịch sử, các

tỉnh miền Trung được ví như chiếc “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước. Đây là vùng

đất có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi vô số các con sông chảy từ Tây sang Đông

tạo nên nhiều cửa biển, vừa là cánh cửa thông thương ra bên ngoài vừa là chỗ hiểm

yếu để tổ chức hệ thống phòng bị đất nước chống lại các cuộc tấn công từ bên

ngoài. Bên cạnh đó, miền Trung có vùng biển dài và rộng nhất đất nước, có nhiều

đảo và quần đảo chiến lược mà càng đi sâu khám phá các chính quyền phong kiến

Việt Nam càng đánh giá cao vai trò của biển đảo cũng như ý thức rõ ràng về vùng

lãnh thổ rộng lớn và đầy tiềm năng này.

Với vai trò quan trọng, có tính địa chính trị, chiến lược, miền Trung không chỉ

giúp các chúa Nguyễn “vạn đại dung thân” mà còn là cơ sở quan trọng để mở mang

đất đai, là bàn đạp giúp các triều đại phong kiến tiến dần từng bước xuống phía

Nam và cả Nam Bộ. Với vai trò quan trọng đó, ngay sau khi hoàn thành công cuộc

thống nhất, Gia Long đã lựa chọn chốn đóng đô tại đây, ông lấy Phú Xuân làm

trung tâm để xây dựng đất nước. Gia Long từng khẳng định vị trí này là đắc địa:

“Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam - miền Bắc,

đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền

sâu hiểm; đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngăn” [141: 13]. Vua Minh

Mạng cùng đồng quan điểm đó khi đánh giá rất cao vị thế hiểm yếu của Phú Xuân.

Trong một buổi thiết triều, vua dụ các thị thần về thế nước, khẳng định Phú Xuân là

đất tốt nhất của đế vương, muôn đời không đổi: “lấy hình thế nước ta mà nói, Gia

Định thì dòng sông quanh co, Bắc Thành thì đồng nội bằng phẳng, đều không có

Page 41: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

34

chỗ hiểm yếu đáng cậy được. Bình Định địa thế hơi mạnh nhưng lại chật hẹp;

Quảng Nam non nước cũng tốt, nhưng lại lệch xiêu; cả đến Quảng Bình, Thanh Hoa

đều không phải là chỗ đóng Kinh đô được. Tóm lại không đâu bằng Phú Xuân, đất

cát cao sáng, núi sông yên lặng; đường thuỷ thì có Thuận An, Tư Dung là nơi hiểm

yếu, đường bộ thì có Quảng Bình, Hải Vân, ngăn che, sông lớn quanh quất ở đằng

trước, đèo cao giữ ở bên hữu, rồng lượn hổ ngồi, thế khoẻ hình mạnh. Đó là trời đất

đặt ra để làm chỗ cho Liệt thánh ta đóng đô mà để lại cho con cháu đến ức muôn

năm mãi mãi. Hoặc có kẻ nói Kinh sư đất nhiều đá sỏi người ta thường xem là nơi

củi quế gạo châu. Nhưng giáp biển dựa núi, các thứ cá các thứ gỗ, dùng không thể

hết, vốn các trấn không so sánh được; huống chi đô thành ở đấy, thấm nhuần đức

trạch đã lâu. Trẫm lại tha thuế giảm thuế cho Kinh kỳ trước nhất, đời sống của dân

há chẳng thừa thãi hay sao? Đó thực là nơi Kinh đô tốt nhất của đế vương, muôn

đời không thể đổi được vậy" [151: 759]. Có thể nói trong con mắt vua Nguyễn, Phú

Xuân – Huế hội đủ các yếu tố về địa chính trị - quân sự để định đô. Với phát biểu

ngắn gọn trên cho thấy vị thế chiến lược của vùng Kinh đô, là nơi hội tụ yếu tố của

núi rừng và biển đảo mà các tỉnh khác không thể so sánh. Về khía cạnh địa lý, Phú

Xuân là trung tâm của đất nước thống nhất, rộng lớn nhất. Về quân sự, có núi, có

biển, có cửa sông sâu hiểm hỗ trợ. Xa hơn về phía bắc có Hoành Sơn che chắn, nhìn

xuống phía nam có núi Hải Vân sẵn sàng chặn ngăn quân thù. Việc định đô là đã đạt

cùng lúc cả các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Từ việc định đô nói trên đã quyết định đến yếu tố chia đặt hành chính, quân sự

của triều Nguyễn. Ban đầu, vua Nguyễn đã đặt các đơn vị hành chính là dinh. Kinh

đô là chính dinh (Quảng Đức) trong Ngũ Quảng. Vùng phụ cận gồm Quảng Bình,

Quảng Trị ở phía bắc và Quảng Nam, Quảng Ngãi ở phía nam. Về sau, năm 1808,

Gia Long lại đổi Dinh thành Trấn. Dưới thời Minh Mạng, với cuộc cải cách nổi

tiếng của mình, các tỉnh miền Trung được vua Minh Mạng chia đặt lại theo trật tự

ưu tiên chặt chẽ hơn. Kinh đô đứng giữa, vùng bảo vệ trực tiếp cho Kinh đô là các

tỉnh Tả trực (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Hữu trực (Quảng Trị, Quảng Bình). Xa

hơn là các tỉnh Tả kỳ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận) và Hữu kỳ

(gồm Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa). Như thế yếu tố quân sự - an ninh đã được

Page 42: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

35

thể hiện rõ ở mức độ viễn – cận của các tỉnh. Công việc còn lại là tổ chức bố phòng

trước nhu cầu bảo vệ và thách thức từ bên ngoài.

Nếu đất là chỗ đứng chân truyền thống của cha ông thì biển là chỗ đất nối dài,

có vị thế đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mới, khi phương Tây thăm dò ngày

càng ráo riết qua đường biển. Phương Tây là một thách thức phi truyền thống đến từ

phía biển với thuyền chiến và đại bác, khác hẳn mối đe dọa biên giới trước đó đến

từ đất liền. Cái nhìn chiến lược “phòng thủ từ xa” của các vua Nguyễn về miền

Trung thể hiện rõ tầm quan trọng của vùng đất này bởi ở đây không chỉ có đất liền

mà còn có vùng biển đảo vô cùng quan trọng. Từ những lý do về an ninh - quốc

phòng khiến các cửa biển được xem là quan trọng, xung yếu của vùng biển miền

Trung được các vua Nguyễn chú tâm phòng thủ. Vua tôi dưới thời Minh Mạng xác

định rằng: “Địa lý nước ta, lấy biển làm dải áo, lấy núi làm vạt áo, địa thế trọng yếu

và hiểm trở” [152: 204]. Vua Thiệu Trị cũng dụ rằng: “Cương giới về hải phận của

bản triều rộng, dài, những chỗ xung yếu ở nơi ven biển đều đặt pháo đài để nghiêm

việc phòng giữ” [154: 170].

Việc dụng biển làm một trong những chỗ dựa trong an ninh quốc phòng có thể

xem là tư duy rất mới của triều Nguyễn. Các vua đầu triều Nguyễn đương thời đều

thân hành xem xét các cửa biển, đặc biệt là cửa Thuận An và Đà Nẵng và có những

đánh giá rất cao về vị thế chiến lược của các cửa biển này bởi nó là cửa ngõ của

Kinh đô, là “nơi thiết yếu ở vùng bể, ở ngay kế nách Kinh đô” [65: 265]. Năm

1830, Minh Mạng xem pháo đài Trấn Hải và đánh giá: “thật là thành bằng đồng và

hào chứa nước sôi của Kinh sư vậy" [65: 240-241]. Minh Mạng từng có lời dụ bảo

bộ Binh về việc quan tâm phòng bị Kinh đô từ vùng biển: "Trị nước phải biết lo xa.

Trẫm từ khi thân chính đến nay lo sách lược xây dựng Nhà nước lâu dài, sửa đắp

trường thành ở Quảng Bình, xây cửa hùng quan ở Hải Vân; những nơi xung yếu dọc

biển như Thuận An, Tư Dung, chỗ nào cũng lập pháo đài; nhân chỗ hiểm trở của

núi sông để mạnh thêm sự bảo vệ đất nước" [150: 758]. Tư tưởng đó được tiếp tục

được truyền dẫn cho các vua kế nghiệp là Thiệu Trị, Tự Đức luôn quan tâm đến bảo

vệ vùng biển.

Riêng đối với Đà Nẵng “là chỗ địa đầu quan yếu” nên rất được triều Nguyễn

quan tâm và đây cũng là cửa biển duy nhất dùng đón các tàu phương Tây. Vua

Page 43: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

36

Minh Mạng từng nhấn mạnh vị thế quân sự của Đà Nẵng: “Nay trẫm chế tạo tàu

đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại ven biển, làm xưởng chứa sẵn đấy, để lúc có

việc dùng đến. Vả lại chỗ yếu lại không đâu bằng vụng Trà Sơn. Tàu ngoại quốc

đến chỉ có thể đỗ ở đấy, mà chướng khí rất dữ, giếng độc hơn 10 cái. Trước có tàu

Tây dương tránh gió đến đấy, cuối cùng bị nước độc làm hại, do đấy mà nói rằng

người ngoại quốc dù có muốn dòm ngó cũng không sao làm được. Hơn nữa do đó ta

lại giữ được chỗ hiểm để có thể vận dụng tàu thuyền kia mà" [150: 760]. Khi Pháp

xin vào neo đậu tại đây, vua Nguyễn khẳng định cửa biển Ngũ Hành Sơn là địa

phận cấm, phàm quan dân nếu không có việc gì hệ trọng thì không được phép đến

đó du ngoạn, huống gì là người ngoại quốc. Nên, căn cứ theo pháp luật, quan địa

phương bác bỏ việc cho phép bọn ngoại quốc đỗ thuyền ở cửa Ngũ Hành Sơn. Năm

1840, khi cử Nguyễn Tri Phương vào giữ chức Tuần phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi

vua Minh Mạng nói về việc phòng giữ cửa biển là để “bọn giặc dù muốn dòm nom

cũng không thể thừa được sơ hở của ta. Đó là kế hoạch lớn, ràng rịt cửa tổ ngay từ

lúc chưa mưa, để giữ vững bờ cõi của mình” [65: 275]. Ngày 04 tháng 03 năm

Thiệu Trị thứ 7 (1847), sau sự kiện tàu Pháp tới gây sự tại Đà Nẵng, vua Thiệu Trị

đã có thánh dụ khẳng định vị thế quan yếu tại đây: “đất Đà Nẵng có vị thế đặc biệt

quan trọng, lại thống lĩnh toàn hạt, có sông rộng, núi cao lớn, hùng vĩ, biển cả mênh

mông, nay cử Tổng đốc Bố chính Lãnh binh là Hữu Quân Đô thống phủ Đô thống

Tân Lộc hầu Mai Công Ngôn trấn giữ, để khống chế tình hình” [53: tập 112].

Xa hơn nữa về phía nam là cửa Thi Nại [Thị Nại], thuộc tỉnh Bình Định, một

trong những cửa quan trọng cũng được quan tâm. Vua Nguyễn cũng đánh giá cao

cửa biển này: “cửa bể Thi Nại nước sâu, núi cao, thuyền bè đi lại nhiều khi có đậu ở

đấy, cũng là nơi xung yếu, nên công việc phòng bị tất phải chỉnh đốn” [114: 670].

Đánh giá là thế nhưng, xét về mức độ ưu tiên thì cửa Thi Nại không thể sánh với

Thuận An và Đà Nẵng trong công cuộc phòng bị bởi đến thời Minh Mạng mới xây

dựng các công trình phòng thủ tại đây.

Như thế, ngoài Kinh đô thì cửa biển miền Trung được đánh giá đặc biệt quan

trọng trong phòng thủ là Thuận An và Đà Nẵng, đó là những chỗ hiểm yếu, một là

cửa ngõ Kinh đô, một là vụng cảng có lợi thế quân sự, không quá gần và cũng

không quá xa Kinh đô. Đó cũng là lý do nhà Nguyễn tập trung xây dựng hệ thống

Page 44: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

37

các công trình phòng thủ gồm thành, đồn, pháo đài và các công trình phụ trợ cùng

lực lượng bố phòng hùng hậu với nhiều quân lính, thuyền chiến tại đây. Đó là

những giải pháp cụ thể từ ý thức phòng thủ, là “đạo giữ nước”: “Lúc yên đừng quên

lúc nguy" [149: 811], “việc binh có thể 100 năm không dùng đến, nhưng không thể

một ngày không phòng bị” [114: 406].

Đối với các đảo và quần đảo chiến lược các vua Nguyễn đã có chính sách đặc

biệt thể hiện cái nhìn đúng đắn. Đó là các hoạt động kế tiếp truyền thống của cha

ông, được tạo lập từ thời các chúa Nguyễn, qua thời Tây Sơn và được tiếp tục vào

thời Nguyễn. Đảo và quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với đất

nước, đặc biệt, tại các tỉnh miền Trung, có nhiều đảo gần bờ và quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa có vị trí rất quan trọng, án ngữ trên con đường hàng hải quốc tế. Ngay từ

đầu triều Nguyễn, liên tiếp trong các năm 1803, 1813, 1815, 1816, vua Gia Long

đều lệnh cho đội Hoàng Sa đo vẽ, thăm dò đường biển, hải đảo. Mỗi khi sai đội

Hoàng Sa làm nhiệm vụ thì trong đó có nhiệm vụ quan trọng “thăm dò đường biển”

và vẽ bản đồ. Dưới thời vua Minh Mạng, cũng là thời thịnh trị của nhà Nguyễn, ông

rất quan tâm đến hải cương vùng biển. Liên tiếp trong các năm từ 1834 đến 1838,

Minh Mạng nhiều lần sai phái thủy quân, biền binh và nhân dân các tỉnh Quảng

Ngãi, Bình Định nhân mùa thuận gió liền ra biển để thăm dò, đo vẽ bản đồ, cắm

mốc, trồng cây để dễ nhận biết các đảo. Năm 1835, vua cho dựng đền thờ thần tại

đây. Vào thời Thiệu Trị việc vãng thám vẫn được tiếp tục, nhưng vào giai đoạn sau,

từ năm 1845, vì "công vụ bận rộn" nên việc vãng thám luôn phải đình hoãn. Triều

Nguyễn đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của quần đảo chiến lược Hoàng Sa,

Trường Sa nên đã kế thừa và nâng tầm quản lý lên tầm quốc gia. Hàng năm nhà

Nguyễn đều cử thủy binh, dân binh, dân phu tới để thực thi nhiệm vụ tại đây, thể

hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo quan trọng này.

Đảm bảo an ninh trên biển là nhiệm vụ thường xuyên của thủy quân. Dưới

triều Nguyễn mối đe dọa an ninh thường xuyên là cướp biển. Tuần tra kiểm soát,

đảm bảo an ninh biển đồng nghĩa với việc thực thi chủ quyền và bảo vệ vận tải

công, bảo vệ thuyền buôn, thuyền đánh cá. Chính sách đảm bảo an ninh trên biển

được thực thiện thường xuyên, xuyên suốt và có thể nói triều Nguyễn đã có nhiều

nỗ lực trong việc giữ yên vùng biển. Hàng năm vào mùa vận tải, từ tháng 3 đến

Page 45: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

38

tháng 7 âm lịch, thủy quân ở Kinh được phái đi theo hai đoàn Nam, Bắc để tuần

tiễu, tập trung nhiều ở các vùng có hải tặc đe dọa để bảo vệ vận tải và hàng hải.

Thủy vệ các tỉnh có hải phận cũng ra biển theo địa phận của mình tuần tra. Điều đó

đã trở thành thông lệ. Bên cạnh đó, thuyền vận tải không chỉ làm nhiệm vụ trực tiếp

mà cao hơn, như ý nghĩa sâu xa được vua Minh Mạng khẳng định là nhân đó làm

quen đường biển, phòng vệ lâu dài. “Trẫm sở dĩ để ý đến việc thuyền là muốn cho

quan tỉnh của ta tập quen đường thuỷ để phòng về lâu dài, không phải chỉ chuyên về

việc vận lương hằng năm mà thôi” [153: 509]. Hay Tự Đức cùng các đình thần

khẳng định: “Các thuyền vận tải đường biển, một là để làm việc chuyên chở, một là

để diễn tập việc binh, vẫn theo như cũ cho được tiện cả hai việc” [155: 266].

Để thông hiểu vùng biển và nắm rõ hải giới, triều Nguyễn thường xuyên tổ

chức thăm dò, đo vẽ cửa biển, đường biển. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của các

cửa biển, do quan Tấn thủ, Thủ ngự chỉ huy, mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa

Đông thì dâng bản đồ lên triều đình. Tài liệu từ Thực lục cho biết từ đầu triều

Nguyễn, Gia Long đã rất quan tâm đến công việc quan trọng này. Tháng 6. 1817,

Gia Long sai làm sách Duyên hải lục, 143 cửa biển trong nước từ Quảng Yên

tới Hà Tiên mực nước khi triều lên triều xuống sâu nông thế nào, dặm đường xa

gần bao nhiêu đều được chép rõ [152: 951]. Dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu

Trị, Tự Đức, công việc thăm dò, do vẽ bản đồ đường biển được tiếp tục, trong đó

được chú trọng nhiều hơn ở thời Minh Mạng. Việc khẳng định cương giới, quản lý

lãnh thổ đảm bảo chủ quyền của đất nước được khẳng định rõ trong lời chuẩn tâu

năm Minh Mạng thứ 8 (1827): “tư cho 2 tỉnh Quảng (Quảng Yên của Việt Nam và

Quảng Đông- Trung Quốc) nghiêm cấm hộ đánh cá ven biển phàm ra biển bắt cá,

không được vượt quá biên giới”. Những trường hợp vì ham lợi mà chần chừa không

rút lui thì kiên quyết đuổi ra khỏi hải cương [113: 466, 470]. Như vậy việc tổ chức

đo vẽ bản đồ đường biển rất được các vua đầu triều Nguyễn quan tâm, nhất là dưới

thời Minh Mạng. Tấm bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ thời Minh Mạng cho

biết diện mạo khá hoàn chỉnh của cương vực, lãnh thổ Việt Nam. Các cửa sông, cửa

biển, tấn sở được ghi chép đầy đủ điều đó cho thấy kết quả làm việc nghiêm túc qua

nhiều năm. Điều đặc biệt là trong bản đồ trên đã phân biệt rõ quần đảo Hoàng Sa và

Vạn Lý Trường Sa trên Biển Đông [PL 14]. Trong điều kiện hạn chế về kỹ thuật lúc

Page 46: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

39

bấy giờ, việc xây dựng được Đại Nam nhất thống toàn đồ có thể xem là một thành

công lớn, góp phần vào việc quản lý cương giới lãnh thổ quốc gia. Để tổng hợp

những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đi biển được đúc rút từ những năm trước,

tháng 12 năm 1839, vua Minh Mạng còn dụ bộ Công làm sách Hải trình tập nghiệm

chia làm 4 mục: 1 là phong vũ tổng chiêm, 2 là hành thuyền tỵ kỵ, 3 là tạo thuyền tỵ

kỵ, 4 là vãng sự tập nghiệm. Đây là cẩm nang cho những người đi biển. Hải trình

tập nghiệm cùng với các bản đồ phận biển, cửa biển được sao lục được chia giao

cho các Thuỷ sư trong Kinh và tỉnh ngoài mỗi nơi một bản để học tập, ứng dụng

[153: 84-85, 381, 429-432].

* Tiểu kết chương 1

Cơ sở cho việc triều nguyễn tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung có sự

kết thừa từ truyền thống hướng biển từ các triều đại trước đặc biệt là việc quản lý,

khai thác tại Hoàng Sa, Trường Sa. Vào đầu thế kỷ XIX, trước âm mưu xâm lược từ

tư bản phương Tây, triều Nguyễn đã phải thực thi nhiều chính sách vừa đối phó với

thế lực bên ngoài và xây dựng đất nước bên trong. Các vua từ Gia Long tới Tự Đức

đều phải chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển kinh tế xã hội lại

phải đặc biệt quan tâm đến an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước. Nghiên cứu về cái

nhìn hướng biển của các vua Nguyễn, chúng tôi nhận thấy quan điểm về biển của

các vua đầu triều Nguyễn không chỉ thể hiện sâu sắc qua những phát biểu trong các

buổi nghị sự, những chỉ dụ mà còn được thể hiện qua những đánh giá xác thực về

tầm quan trọng của biển cả. Cái nhìn về an ninh quốc phòng vùng biển miền Trung

còn được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống phòng thủ, phát triển thủy quân hay

tổ chức thực thi chủ quyền trên vùng biển đảo... Tất cả những điều đó là cơ sở để

vua Nguyễn thực thi một số biện pháp trong tổ chức phòng thủ vùng biển miền

Trung, vừa bảo vệ vùng biển, vừa trực tiếp bảo vệ cho Kinh đô của mình.

Page 47: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

40

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1885

Ý thức về mối đe dọa từ bên ngoài, các vua đầu triều Nguyễn đã thực thi các

biện pháp phòng thủ vùng biển mà trực tiếp là hệ thống các công trình phòng thủ hải

cảng quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cửa Thuận An và Đà Nẵng. Bên

cạnh đó, để tổ chức phòng thủ hiệu quả, triều Nguyễn đã từng bước xây dựng và hoàn

thiện thủy quân – lực lượng chủ yếu trong công tác bảo vệ biển. Xây dựng hệ thống

phòng thủ ven biển và xây dựng, trang bị thủy quân để vừa ứng trực, vừa tuần tra mặt

biển là những nội dung chính trong việc tổ chức phòng thủ vùng biển miền Trung.

2.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG

Ngoài hai cửa biển được quan tâm xây dựng nhiều công trình phòng thủ với

lực lượng mạnh là Thuận An và Đà Nẵng (thuộc Quảng Nam) thì ở các tỉnh ven

biển khác đều có tổ chức phòng thủ với mức độ khác nhau. Theo sự sắp xếp của nhà

Nguyễn, mức độ ưu tiên trong bố phòng được sắp xếp như sau: Kinh sư (phủ Thừa

Thiên), Tả trực (Quảng Nam, Quảng Ngãi), Hữu trực (Quảng Trị, Quảng Bình), Tả

kỳ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận) và Hữu kỳ (Hà Tĩnh, Nghệ An,

Thanh Hóa). Để tiện theo dõi, dưới đây tác giả sẽ trình bày lần lượt theo sự sắp xếp

dưới triều Nguyễn, riêng hệ thống phòng thủ tại cửa biển Đà Nẵng (thuộc Quảng

Nam lúc bấy giờ) có vị trí đặc biệt nên chúng tôi xếp riêng.

2.1.1. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển tại Kinh sư

2.1.1.1. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển tại Thuận An

Thừa Thiên là đất đóng đô của triều Nguyễn, có nhiều cửa biển quan trọng,

trong đó Thuận An là “cửa ngõ” từ phía biển. Nguyên cửa Thuận An xuất hiện dưới

thời nhà Hồ với tên gọi là cửa Eo. Trong Ô Châu cận lục giữa thế kỷ XVI, chép là

Nhuyến Hải. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư vẽ vào cuối thế kỷ XVII ghi là Yêu

Hải Môn. Tập bản đồ Giáp Ngọ niên bình Nam đồ do Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774-

1775 ghi là cửa Noãn Hải và Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục chép là Nại Hải.

Năm 1813, Gia Long cho đổi thành Thuận An. Cửa Thuận An nằm giữa giáp Hạ

của làng Thái Dương Hạ và làng Hòa Duân. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết,

Page 48: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

41

cửa Thuận An "ở phía Đông huyện Hương Trà, cửa lạch rộng 63 trượng, thủy triều

lên sâu 8 thước 5 tấc (1 trượng = 4m, 1 thước = 40cm). Thủy triều xuống sâu 7

thước, trước gọi là cửa Noãn, lại gọi là cửa Eo, năm Gia Long thứ 13 cho tên hiện

nay" [141: 174]. Một tấm bia mang tên Thuận An tấn ký được khắc, dựng tại cửa

Thuận An đề ngày 29.6.1872, có ghi những nội dung liên quan đến lịch sử và quá

trình bố phòng cửa biển quan trọng này [70].

Sở dĩ Thuận An được xây dựng hệ thống bố phòng chu đáo bởi đây cửa biển

của Kinh đô Huế, chỉ cách trung tâm đầu não của nhà Nguyễn chừng 13km nên có

thể xem là yếu tố liên hệ trực tiếp đến an ninh của chính quyền và của quốc gia. Bên

cạnh cửa Thuận An, nhà Nguyễn còn xây dựng hệ thống phòng thủ ở các cửa biển

khác để bổ trợ. Khi xác định đặt Kinh đô tại Phú Xuân, vua Gia Long đã khẳng định

“Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền nam miền bắc, đất

đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền

sâu hiểm; đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngăn” [141: 13]. Có thể nói

dưới con mắt của các vua Nguyễn, Phú Xuân – Huế hội đủ các yếu tố về địa chính

trị - quân sự để định đô. Chính vì thế, suốt một dải bờ biển từ cửa Thuận An trở về

Nam tới núi Hải Vân, nhà Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn

nhằm bảo vệ trực tiếp cho Kinh đô.

Các cửa biển phủ Thừa Thiên quan trọng nhất là Thuận An được Gia Long xác

định đây là cửa biển “trọng yếu của hải cương”. Chính nơi đây, năm 1801, đoàn

quân của Nguyễn Ánh sau khi đánh vào cửa Tư Hiền đã chuyển hướng tấn công

quân Tây Sơn từ cửa biển này, mở đường tiến thẳng lên Phú Xuân. Các vua Nguyễn

là những người hiểu hơn ai hết việc phải phòng bị cửa biển Kinh đô, điều đó không

chỉ thể hiện qua các lời dụ mà còn được thể hiện rõ bằng hệ thống bố phòng, càng

về sau càng được tăng cường mạnh hơn.

+ Tấn Thuận An

Tấn Thuận An là nơi chỉ huy các công việc phòng thủ tại Thuận An. Tấn ở phía

đông huyện Hương Trà, đầu đời Gia Long lập thủ sở, đặt một chức thủ ngự và một

chức tấn thủ, có 3 đội lính lệ đi tuần phòng ngoài biển và hộ tống thuyền quan ra vào.

Năm Minh Mạng thứ 15, dựng vọng lâu ở tấn sở, cấp cho thiên lý kính để xem tàu

thuyền ngoài biển; năm thứ 17, đúc cửu đỉnh, khắc tượng vào Nghị Đỉnh” [141: 156].

Page 49: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

42

Một tấm bia có tên Thuận An tấn ký được chính vua Tự Đức viết ngày 29.6.1872,

dựng tại Thuận An, như một sự khẳng định dứt khoát về sự phòng thủ tại cửa biển

quan trọng này. Chính vua Tự Đức cho biết buổi đầu Thuận An chưa được quan

tâm đúng mức nên bố trí quân số ít, từ thời Minh Mạng và đặc biệt, sau khi Pháp

tấn công thăm dò Đà Nẵng năm 1847, Thiệu Trị muốn xây dựng thêm ở đồi cát Hòa

Duân nhưng chưa kịp làm. Sau khi Pháp chính thức tấn công Đà Nẵng (1858), triều

đình cho rằng “Thuận An là cửa ngõ của Kinh sư nên không thể bỏ trống được, bèn

sai quan có năng lực chuyên lo trọng trách, cứ dựa theo địa thế mà thi hành cho

thích ứng, đắp lũy đất liền nhau từ ngoài bờ biển cho đến sông, gần xa tương ứng,

phía trái cửa biển là Tả lũy, Hữu lũy gọi là Phương đồn, ấy là chỗ làm vây cánh cho

Trấn Hải thành vậy. Trên thành đắp thêm tầng thấp, phía ngoài đào hào sâu khuất

khúc hình chữ phẩm. Ở các nơi khác đều phỏng theo đồn này. Phía bên phải cửa

biển là đồn Hòa Duân, đây là đồn lớn, lại đắp thêm ba lũy nhỏ gọi là Phong, Nhật

và Nguyệt làm thế bảo vệ đồn...” [70: 282]

Ngoài các thành, đồn, ở cửa biển nhà Nguyễn còn cho đặt Thảo long, Thiết

long, Mộc sách để ngăn giữ. Thảo long là ngăn sông bằng bờ cỏ, Thiết long là ngăn

bằng xích sắt và Mộc sách là ngăn sông bằng việc đóng các cọc, cừ bằng gỗ (chú

giải của Phan Đăng). Cho đến thời điểm dựng bia Thuận An tấn ký, Thảo long và

Thiết long đã hư hỏng. Đồn lũy tại đây cũng đã giản lược, kể cả lầu quan hải, “vậy

nên phải đặt thêm súng lớn đến năm sáu trăm khẩu, lính tinh nhuệ đồn trú dọc theo

bờ đến hơn mấy ngàn người, ủy cho quan tham biện lo việc tuần phòng và huấn

luyện binh lính, sai các quan chánh phó sứ chỉ huy binh lính lo tuần tra quan sát mặt

biển, giữ gìn cả lãnh thổ, lãnh hải, đặt súng lớn, luôn đề phòng mọi tình huống và

ngày thường phải tăng cường tập luyện” [70: 283].

+ Thành Trấn Hải

Tháng 3.1813, Gia Long cho xây đài Trấn Hải, sai Nguyễn Đức Xuyên trông

coi công việc: “Vua thấy là nơi trọng yếu của hải cương (bờ cõi phía biển), bèn xây

đài ở bên cạnh. Lại thấy bờ biển ở trước đài nước biển ngày vỗ xói vào, gần tới

chân đài, bèn sai đóng cọc xây kè để chống sóng biển.” [149: 859]. Năm 1834, vì

mức độ quan yếu của nó, vua Minh Mạng cho đổi tên đài Trấn Hải làm thành Trấn

Hải bởi đây “là nơi biển được trấn giữ mạnh mẽ, không bì như pháo đài khác, vậy

Page 50: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

43

cho gọi là thành" [114: 660]. Trong các bản đồ người Pháp thường gọi là đồn Bắc

hoặc pháo đài Bắc (Fort du Nord), phân biệt với pháo đài Nam hay đồn Nam, tức

pháo đài Hòa Duân.

Công tác xây dựng thành Trấn Hải được thực hiện thường xuyên dưới thời các

vua Nguyễn bởi nơi đây với đặc thù cửa biển, thường xuyên hứng chịu nhiều gió bão,

sóng biển làm hư hại. Như năm 1820, trước thực trạng thường xuyên bị sóng biển

làm xói mòn, đe dọa đài Trấn Hải vua Minh Mạng dụ bảo Lê Chất nghiên cứu làm

sao cho được vững chắc, Lê Chất xin cắm nhiều cây bằng gỗ, trong đổ gạch, đá. Về

sau đất cát bồi dần ở bên ngoài, vua Minh Mạng dụ rằng: “có để giữ lại thời pháo đài

được vững bền, đó là lòng trời mà không phải sức người làm nổi” [145: 227].

Năm 1830, Minh Mạng tiếp tục cho tu bổ, xây lại cửa pháo đài và gia cố thêm

trước mặt thành. Thống chế thần sách Tả dinh là Đỗ Quý được chỉ định trông coi

công việc, nhân đó, vua Minh Mạng dụ bảo bộ Công rằng: “sửa lại pháo đài này

công trình trọng đại phí tổn rất nhiều, bản Bộ nên truyền chỉ của trẫm cho những

người giám tu và chuyên biện đều nên thật lòng cố sức, cần được chắc chắn và bền

chặt, để một lần vất vả mà để lại được lâu dài trấn lâu chỗ bờ bể”. Rồi vua sai

chuyển vận súng đạn và thuốc súng trú tại pháo đài” [145: 241]. Cùng năm ấy Minh

Mạng đến Thuận An, xem pháo đài Trấn Hải và đánh giá rất cao việc phòng giữ cửa

biển xung yếu này: "mấy năm nay cửa bể này mỗi ngày một sâu, hai bờ cát bồi lên

ôm lấy bên tả bên hữu, lại có pháo đài để phòng giữ, phía ngoài thời có thuyền tàu

hàng nghìn cũng không làm gì được, thật là thành bằng đồng và hào chứa nước sôi

của Kinh sư vậy" [145: 240-241].

Sách Đại Nam nhất thống chí chép khá rõ về thành Trấn Hải: “chu vi 71

trượng 2 thước, cao 15 thước; đài chu vi 17 trượng 2 thước; cao 11 thước; hào rộng

1 trượng, sâu 6 thước; 1 cửa: trên thành có 99 sở ụ súng. Gọi là Trấn Hải đài. Sau

thấy trước mặt đài, nước biển ngày xói vào gần tới đường ngoài quách, bèn đóng cừ

xây đá để ngăn sóng, lại trồng hơn 4.000 cây dừa ở bờ biển. Cát bờ thường bị sóng

đánh lở; năm Minh Mạng thứ 1 và thứ 12, tu bổ và xây thêm kè đá, bờ nước thì

đóng cừ, xếp đá kiên cố hơn trước. Năm thứ 15, đổi gọi là Trấn Hải thành (xem xét

tình hình ngoài biển), bên hữu thành dựng hành cung kiểu lầu đôi. Động cát xung

quanh trồng hơn 9000 cây dừa; lại ở bãi sò ở đối ngạn cũng trồng hơn 300 cây dừa,

Page 51: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

44

thành ra hai bên bờ đông tây lá cây dừa phủ rợp, trông rất xanh tươi. Năm thứ 17,

xa giá đến đây thao diễn thủy sư… Năm thứ 20, kè đá lại lở, có ý kiến bàn dời đi

nơi khác, vua dụ rằng: “Phàm tránh nước như tránh giặc, nếu ta lùi một bước, thì nó

lại tiến một bước, chung qui không phải là việc tốt”. Bèn sai gia công trùng tu. Năm

thứ 21, chế một cái đèn lồng lớn, quanh thân đèn 7,8 thước, đêm đến treo trên

thành, sáng như mặt trời, để cho thuyền biển nhận biết tấn sở” [141: 167-168]. Vua

Thiệu Trị vẫn thường xuống Thuận An xem duyệt thủy quân. Trong Thần kinh nhị

thập cảnh – tập thơ của vua Thiệu Trị có bài Thuận hải qui phàm nói về cảm hứng

khi xem tập trận tại đây: “Thành Trấn Hải ở Thuận An lớp lớp trường thành…

Thuyền quân diễn trận nối đuôi giống cá đàn, trở về như tên bắn. Chiến hạm tuần

dương đối đầu như thoi đưa, rẽ sóng tựa le bay”.

Các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm tới vị trí trọng yếu này, hàng năm vua

thường ra cửa Thuận An xem đài Trấn Hải. Tháng 11.1813, Gia Long định ra 10

điều lệ án thủ Trấn Hải đài rất rõ ràng, nghiêm khắc trong phòng bị như chia phái

quan quân, biền binh luân phiên canh giữ tại Trấn Hải theo 2 thời điểm khác nhau

với quân số khác nhau trong năm. Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7 có 310 người.

Từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 3 năm sau quân số ít hơn, chỉ đóng giữ 105 người

(điều 2). Nếu khi ngoài khơi có báo động, không có lệnh truyền báo mà đi chạy ở

ngoài quách thì đánh 100 trượng; thiện tiện đến cửa đài thì trị tội theo quân pháp

(điều 4). Súng đạn ở trong đài thường phải kiểm soát luôn (điều 5). Tấn thủ Thuận

An có tin báo về việc ngoài biển [về người Tây dương], hoặc thấy hiệu lửa ở đài

hỏa hiệu Quy Sơn cửa biển Tư Dung, tức thì một mặt sắp quân phòng bị, một mặt

phái người chạy tâu (điều 8). Đầu bến đò Thái Dương phải sức bắt thuyền dân sở tại

ứng trực cho tiện quan quân đi lại (điều 9) [149: 870].

Năm 1914, R. Morineau khảo sát thực địa đã mô tả thành Trấn Hải khá chi tiết

được công bố trên tạp chí BAVH, theo đó pháo đài gồm: “một pháo đài trong bằng

đất và cát, và một lô cốt giữa bằng gạch. Chiếc ngoài có một luỹ thành hình chữ

nhật bằng cát đắp đất và một hào nay chỉ còn phía bắc. Lũy này có 4 đồn ải bằng đất

có góc hướng đông bắc, đông nam và tây nam. Lũy thành có 4 cổng vào mỗi cái ở

mỗi mặt... Lũy thành ngoài hình chữ nhật ở các mặt đông và tây là 163m và 198m

các mặt bắc và nam. Phía trong thành ấy, phía bắc có hai kho thuốc súng xây dưới

Page 52: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

45

hầm của các góc, và gần sau kho người ta có xây một cái bể đựng nước uống cho cả

đồn. Về phía góc đông nam là pháo đài trong (Trấn Hải thành) hình rất tròn. Pháo

đài này còn giữ nguyên vẹn, hoàn toàn bằng gạch, có bao quanh một hào vuông,

chiều rộng khoảng 6-8m. Bên ngoài là tường gạch thẳng đứng dày độ 0,7m và ngoài

có đắp bờ cát dày đến 5,6m. Tường ấy chu vi đo được 292m. R. Morineau dẫn lời

Picard Destelan (người chỉ huy trận đánh Thuận An năm 1883) cho biết: “Hai bên

cửa biển là hai pháo đài trong đó người An Nam tập trung tất cả các phương tiện

phòng thủ của họ. Trong 10 năm họ làm việc không biết mệt mỏi và đã thành công

trong việc bố trí một số lớn khẩu đại bác thành các giàn pháo, số súng ấy đều có cỡ

khá lớn và trọng lượng đáng kể... Sự phòng thủ này đã chịu đựng một cách kiên

cường ba ngày pháo kích, và nếu xạ thủ điều khiển mấy giàn pháo khéo léo hơn nữa

thì chúng tôi cũng bị khá nặng. Những người ấy không thiếu gan dạ". Theo R.

Morineau, tất cả những miêu tả trên đã “xác minh lòng tin tưởng mà lính An Nam

đặt vào các đồn và các vị trí phòng thủ khác” [109: 235-237].

+ Pháo đài Hòa Duân

Hòa Duân là căn cứ phòng thủ quan trọng bên cạnh thành Trấn Hải - một biểu

tượng tự hào của vua quan nhà Nguyễn. Nằm ở vị trí đối diện, phối hợp với Trấn

Hải trong việc phòng thủ cửa Thuận An. Căn cứ này được xây muộn hơn, sau vụ

gây hấn của quân Pháp tại Đà Nẵng năm 1847, vua Thiệu Trị mới cho xây dựng

pháo đài này. Trong bài viết của R. Morineau năm 1914, ông gọi đây là pháo đài Hà

Nhuận, một pháo đài mà người An Nam cho là đáng sợ nhất về phía nam. Theo

miêu tả của R. Morineau, pháo đài này hướng đông bắc – tây bắc, có các giao thông

hào ở phía ngoài, lũy thành có đồn bốt, trang bị phòng thủ xem như là quan trọng

nhất của Thuận An để vừa giữ vừa chỉ huy tại đây. Cũng theo miêu tả của R.

Morineau: “Trước pháo đài này người An Nam còn làm công sự có đường ngầm

lớn bằng cát, đắp đất sét có dạng vòng bán nguyệt. Các giao thông hào đó cách xa

pháo đài bằng một hào sâu mà bề rộng trên miệng 20m và trừ hai bờ cao tương ứng

với hai đồn ải ở góc tây bắc và đông bắc ở đó bắc cầu dã chiến có thể phá hủy ngay

trong trường hợp các giao thông hào và bờ cao bị tấn công chiếm giữ. Các giao

thông hào phía ngoài dài đến 240m và không ước lượng được chiều rộng vì đã hư

hỏng. Các bờ đều bố trí các khẩu đội đại bác cỡ lớn đặt cố định trong các khối bê

Page 53: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

46

tông gạch dùng loại vữa hồ đặc biệt nên các khối đó đổ thì cả mảng vào trong hào.

Sau các giao thông hào là pháo đài, hình khối chữ nhật có đồn ải ở các góc. Các mặt

tây bắc đông nam đều 174m dài, 132m chiều ngang. Bố trí chắc chắn hơn ở phía

mặt chính. Phía nhìn ra biển và ra eo cao và rộng hơn. Phía đáy bằng cát, phía trên

đắp đất sét, phía phá thì tường thấp hơn, bằng cát. Ở giữa lũy thành có dấu vết của 2

kho thuốc súng đặt ở giữa các đồn đông bắc và tây bắc. Giữa trung tâm pháo đài có

nhiều hố chứa nước ngọt” [109: 242-243].

+ Pháo đài Cồn Sơn, Hạp Châu

Các công trình phòng thủ cửa Thuận An, ngoài Trấn Hải thành, pháo đài Hòa

Duân còn có pháo đài Côn Sơn (Cồn Sơn) ở tây bắc làng Trưng Hà, hay Eo, pháo

đài Hạp Châu (làng Thai Dương Hạ). Theo khảo sát của R. Morineau, đồn Cồn Sơn

nằm hướng bắc, đông bắc. “Pháo đài này hình vuông, không có đồn, phía đông bắc

và đông nam dài 75m, hai mặt kia chỉ 63m. Các giao thông hào bằng cát. Phía trong

lũy thành còn dấu vết của một kho thuốc súng phía dưới mặt đông bắc và bể chứa

nước ngọt” [109: 243].

Pháo đài Hạp Châu còn có tên là pháo đài Hàng Dừa trong bản đồ của Lagrée

(bởi nơi đây trồng nhiều dừa để chắn sóng và lấy bóng mát). Pháo đài Hạp Châu

bốn góc có đồn, hình vuông, phía đông và phía tây dài 162m, phía bắc, nam dài

152m. Các mặt đông và bắc có một bức tường hơi nghiêng về trong, xây bằng đá

hộc, đá xây đền đài có lỗ và đem bằng thuyền từ Quảng Ngãi ra. Ba đồn nằm trong

lũy thành có chiều cao không quá 3,5m. Phía trong lũy thành là giao thông hào

chiều rộng trên miệng ít nhất là 4m. Mặt đất phía trong được đắp cao dần lên cho

nên các tường phía trong thấp đi nhưng lại chắc chắn hơn. Các thành phía nam và

phía tây ít cao mà chỉ ghép bằng đá Ngọc Hồ. Phía dưới các lũy thành có hai kho

thuốc súng. Ở giữa pháo đài có một hồ nước [109: 244].

Pháo đài Cồn Sơn và Hạp Châu được trang bị hỏa lực để bắn chéo cửa biển.

Theo R. Morineau, “các sĩ quan An Nam chắc chắn tính rằng chỉ có một kẻ thù quá

mạo hiểm mới đột nhập thình lình Eo nhưng không sao tránh được sự can thiệp kịp

thời của các pháo đài và các khẩu đội cửa phía bắc và nam. Và hơn nữa, họ lợi dụng

giải cát bồi lên khi nước hạ nằm đối diện với Eo và đúng tầm súng để hỏa lực phát

huy tốt tác dụng” [109: 243].

Page 54: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

47

Triều đình Huế không chỉ tập trung xung quanh cửa Thuận An mà còn được tổ

chức trên toàn tuyến Tam Giang - Sông Hương. Đây là tuyến phòng thủ được cho

xây dựng, tu sửa từ năm 1858-1880, tức là từ khi quân Pháp tấn công vào Đà Nẵng.

Đó là hệ thống bao gồm các đồn lũy, đập chắn. Theo ghi chép từ bia Thuận An tấn

ký thì từ cửa Thuận An đi dọc lên sông Hương có “Trấn Lãng đến Cáp Châu, rồi

đến Lộ Châu, Quy Lai, Thuận Hòa, Thủy Tú, Triều Sơn cứ trên chỗ đất rộng ở cồn

nổi của những nơi này mà đắp lũy rồi lấy tên chỗ đất ấy đặt tên lũy” [70: 282]. Do

các vị trí này lùi sâu hơn về phía trong, ngoài giới hạn phạm vi khảo sát của đề tài

nên chúng tôi không đề cập [7], [172]. Hiện nay ngoài di tích thành Trấn Hải còn

tồn tại ở cửa Thuận An, các di tích phòng thủ khác đều không còn dấu tích.

2.1.1.2. Các công trình phòng thủ vùng biển phía nam Kinh sư

+ Tấn Tư Hiền

Theo Đại Nam nhất thống chí, cửa Tư Hiền từ đời Lý là cửa Ô Long, đời Trần

đổi là Tư Dung, thời Mạc đổi là Tư Khách, đời Lê lại gọi là Tư Dung; lại có tên nữa

là cửa Ông và tên nữa là cửa Biện, năm Thiệu Trị thứ 1 đổi tên Tư Hiền. Cửa Tư

Hiền “ở phía đông bắc huyện Phú Lộc, cửa biển rộng 8 trượng, thuỷ triều lên sâu 3

thước, thủy triều xuống sâu 2 thước, nước nông, thuyền lớn không thể đi qua. Trước

kia có đặt Thủ sở đóng quân tuần phòng ngoài biển” [141: 175-176].

Cửa Tư Hiền có vai trò quan trọng. Nguyễn Ánh lúc mới 13 tuổi theo chúa

Nguyễn Phúc Thuần chạy khỏi Phú Xuân cũng theo cửa biển này và khi quay lại

tiến đánh Tây Sơn cũng tiến vào từ cửa biển này cho nên vua Minh Mạng cho rằng:

“cái cơ thịnh suy trước sau na ná giống nhau, tựa hồ có số mệnh định sẵn. Nay vô

cố nông cạn, có lẽ ý trời giúp ngầm bản triều, muốn cho cơ nghiệp muôn đời bền

vững, không để cho người ngoài nhòm ngó, cho nên chuyển biến như thế chăng”.

Minh Mạng còn lấy tích Lê Thánh Tông trước đây đi đánh Chiêm Thành qua cửa

Tư Dung, than nói: “núi sông hùng tráng thay, đời sau tất có anh hùng chiếm giữ”.

Về sau, Thái tổ ta gây dựng cơ nghiệp ở Nam, Anh Tông đóng đô ở Phú Xuân,

đúng như lời ấy” [141: 175-176]. Như thế qua cái nhìn của Minh Mạng cho thấy

cửa Tư Hiền rất quan trọng, trực tiếp liên hệ tới việc thành lập vương triều và mong

ước thịnh vượng.

+ Tấn Cảnh Dương, Chu Mãi, Hải Vân

Page 55: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

48

Bên cạnh các vị trí chiến lược nói trên, vùng phía nam Kinh sư còn có các tấn

biển khác là Cảnh Dương, Chu Mãi, Hải Vân. Sách Đại Nam nhất thống chí có

chép về các tấn này như sau: “Tấn Cảnh Dương ở phía đông bắc huyện Phú Lộc,

cửa biển rộng 12 trượng 1 thước 3 tấc, thủy triều lên sâu 7 thước 5 tấc, thủy triều

xuống sâu 3 thước 5 tấc, nước nông, không thông được thuyền lớn. Tấn Chu Mãi ở

phía đông bắc huyện Phú Lộc, cửa lạch rộng 8 trượng 5 thước, thuỷ triều lên sâu 1

thước ba tấc, thủy triều xuống sâu 7 tấc, nước nông, thông được thuyền lớn. Tấn

Hải Vân ở phía đông nam huyện Phú Lộc, cửa biển rộng 27 trượng, thủy triều lên

sâu 6 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu 4 thước 5 tấc, phía nam là chân núi Hải Vân,

phía bắc là bãi cát An Cư, có đặt thủ sở, xét hỏi hành khách và tuần phòng ngoài

biển” [141: 177]. Ba tấn Cảnh Dương, Chu Mãi và Hải Vân ban đầu thuộc một thủ

ngự Hải Vân cai quản, đến năm Minh Mạng thứ 7 (1826) ở tấn Chu Mãi đặt một

viên thủ ngự và 1 viên hiệp thủ kiêm giữ việc tấn Cảnh Dương. Năm 1836, 2 tấn

Chu Mãi, Cảnh Dương được tăng từ 9 người lên đến 50 dân thuộc lệ mỗi tấn.

+ Hải Vân Quan

Núi Hải Vân giữ vị trí hiểm yếu phía nam Kinh đô là nơi giáp ranh giữa Thừa

Thiên và Quảng Nam. Hiển Tông từng đề thơ ví hình thế như đường vào đất Thục.

Với địa hình vô cùng hiểm trở, nơi đây án ngữ con đường độc đạo bắc nam. Từ núi

Hải Vân có thể quan sát hết cảng biển Đà Nẵng, nó vừa là lá chắn, vừa là điểm quan

sát, vì thế Hải Vân trở thành một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong an ninh –

quốc phòng. Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng Hải Vân Quan, năm 1831,

ông tiếp tục cho xây Hải Sơn Quan. [145: 234, 243]. Đây là cứ điểm phòng thủ trong

hệ thống phòng thủ từ xa đối với Kinh đô nhưng trực tiếp hơn đối với Đà Nẵng.

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết về Hải Vân Quan như sau: “Ở phía đông

nam huyện Phú Lộc và trên đèo núi Hải Vân, phía trước phía sau đều xây một cửa.

Trên cửa phía trước đề ba chữ “Hải Vân Quan”, trên cửa phía sau đề sáu chữ “Thiên

hạ đệ nhất hùng quan”. Cửa trước cao dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc; cửa

sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc; cửa tò vò đều cao 10 thước 8

tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau.

Dựng từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826); đầu đặt 1 viên phòng thủ úy đóng lâu; biền

binh thì cứ 15 ngày đổi; lại cấp cho thiên lý kính để trông ngoài biển, phàm thuyền

Page 56: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

49

nước ngoài vào cửa biển Đà Nẵng thì phải báo trước cho cửa quan này” [141: 168-169].

Hải Vân Quan với nhiệm vụ quan sát các cửa biển từ trên cao, chủ yếu là cửa biển Đà

Nẵng để kịp thời báo về kinh đô những thông tin nhanh và chính xác nhất: “phòng

khi trông nom các thuyền ngoài biển, nếu có công việc quan trọng khẩn cấp đều phải

thông báo ngay; đặc biệt lưu ý đến các tàu thuyền lớn ra vào cửa biển” [114: 661].

Năm 1835, một nho sinh người Đài Loan là Thái Đình Lan trên đường đi thi

về đã bị gió bão dạt vào bờ biển Quảng Ngãi, sau được đưa về bằng đường bộ, trên

đường đi ông có qua núi Hải Vân. Điều bất ngờ trong ghi chép của Thái Đình Lan

là ông đi qua cửa có tên là “Hải Sơn Quan” chứ không phải là Hải Vân Quan. Ông

viết: “Ngồi nghỉ dưới gốc cây cổ thụ, ngước lên thấy bức tường đá dựng đứng có

tấm biển gỗ gai tím dày khoảng một thước đề chữ lớn “Hải Sơn Quan”. Ở đây đặt

một viên đồn thủ và mấy chục tên lính cứng mạnh, khí giới súng ống bày la liệt

đúng là con chim cũng không bay qua nổi” [139].

Tại sao có tấm biển đề “Hải Sơn Quan” mà không phải là “Hải Vân Quan” như

những gì chúng ta thường biết về đèo ải này? Thực ra núi Hải Vân là tên của 3 ngọn

núi được sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức chép: “phía tây núi là Bà Sơn,

phía bắc là Hải Sơn, ba ngọn núi liên tiếp xen nhau, trên cao vót đến tầng mây, dưới

chạy giăng đến bờ biển, gần như đứng trong biển”. Sách cũng cho biết rằng thời

Minh Mạng cho đặt ở đây 3 quan ải, một trên đỉnh Hải Sơn và hai cái trên Hải Vân,

có cho “xây đá làm bậc để tiện đường đi lại” [141: 131-132]. Sách Đại Nam nhất

thống chí ngoài chép về cửa Hải Vân còn chép thêm về cửa Hải Sơn như sau: “ở phía

bắc Hải Vân Quan, có một cửa cao 1 trượng, 1 thước 6 tấc, rộng 8 thước 1 tấc, tả hữu

lũy đá tiếp nhau, rộng 17 thước linh, xây năm Minh Mệnh thứ 16 (1835)” [141: 169].

Như thế, Hải Vân Quan không phải là lối đi duy nhất khi qua dãy núi này. Tất

nhiên tất cả các lối đi đều được bố phòng cẩn mật, nói như Thái Đình Lan là “đến

con chim cũng không qua nổi”. Ngoài lối đi mà ngày nay chúng ta có thể hình dung

được qua di tích Hải Vân Quan thì còn hai cửa quan khác, trong đó có Hải Sơn

Quan và một cửa nữa. Vị trí của nó ở đâu thì đến nay vẫn chưa xác định được.

Quá trình nghiên cứu chúng tôi tiếp cận một tài liệu địa chí địa phương là Hòa

Vang huyện chí (Huyện chí Hòa Vang) bổ sung tư liệu về các con đường đi qua Hải

Vân. Huyện chí Hòa Vang đề soạn ngày rằm tháng 9 năm Ất Tỵ (1905), niên hiệu

Page 57: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

50

Thành Thái. Tác giả di thảo là Trần Hy Tăng. Cháu ngoại là Đỗ Thúc Trầm sao lại,

tú tài Trần Nhật Tỉnh chú giải và tăng bổ. Ngay ở phần viết về núi Hải Vân, tú tài

Trần Nhật Tỉnh đã bổ khuyết về các con đường đi qua Hải Vân, có thể bổ sung vào

việc xác định các con đường qua dãy núi này: “Ở phía tây núi Hải Vân, còn có một

con đường khác. Phía nam bắt đầu từ xã Liên Chiểu mà đi lên, trong con đường có

nhiều cụm đá lớn chồng chất, đứng thẳng như hình trạng con người. Người đi phải

bám vào đá vịn vào cây mà lên, đến giữa đỉnh Ba Tiêu hác, tục gọi là Hốc Chuối,

rồi theo khe mà đi xuống phía bắc trên những tảng đá bàn lớn, từng bước từng bước

rất nhanh. Phía bắc giáp phủ Thừa Thiên. Nơi giáp tiếp là phía tây sông Hoàng

Giang. Nơi đây, hồi năm Tự Đức thứ 12, thị vệ Cẩm đã đi xuyên qua con đường

này. Ngoài ra còn có một con đường khác, bắt đầu từ phía Bắc núi Trường Định, lên

đến một nơi chót cao, hình giống yên ngựa. Từ đó đi xuống phía Đông vài trăm

trượng đến Hốc Chuối là nơi tuyệt đẹp. Mùa Đông năm Tự Đức thứ 12, Bố chính sứ

tỉnh Quảng Nam là Thân Văn Tiếp vâng lệnh vua đi khám xét con đường ấy, đã đến

nơi đây và bảo với người ta rằng: vịn vào cây đá để đi khắp, đâu có phải nơi này!

Thoạt có năm người trai tráng có sức khỏe thần kỳ, ngăn không cho ông ta xuống

khỏi nơi này” [170]. Như thế Hải Vân không phải là “độc đạo” mà có tới “3 quan

ải” trong đó có Hải Vân Quan và Hải Sơn quan (không gần nhau vì nếu gần nhau thì

Thái Đình Lan đã nhìn thấy được). Trong dân gian còn có các lối đi khác được xác

định trong Hòa Vang huyện chí như đã trích dẫn ở trên.

Về việc phân công trú phòng ở Hải Vân Quan, năm 1826, Minh Mạng ban chỉ:

“trước đây phái biền binh hai đội: đội đệ tứ Hữu sai, đội đệ nhị Dực tiệp, cắt phiên

từng ban canh giữ. Nay cho đến 1 tháng 9 bắt đầu, mỗi tháng 1 ban, mỗi ban chỉ

phái một nửa đội binh cắt phiên canh thay đổi, để san sẻ sự khó nhọc. Về sau Minh

Mạng lại ban chỉ: cho phái binh đinh các đội Tiểu sai, Kim sang (sau là viện Vũ bị)

thượng tứ đến đóng giữ tấn ở Hải Vân Quan, cho 10 ngày làm 1 ban, mỗi ban 2 tên

lần lượt thay đổi canh phòng. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), lại ban chỉ, bổ sung,

"cho phái thêm 1 tên nhà trạm, đều cứ 10 ngày 1 lần thay đổi, thường xuyên đóng

giữ trên cửa quan để hội đồng với binh ấy trông coi. Nhưng năm sau 1829, lại ban

chỉ, chuẩn cho các vệ ở thị nội, thần sách, các bảo, các quân, do các cai quản theo

thứ tự phái lấy viên suất đội và 50 tên biền binh đến đóng giữ Hải Vân Quan, mỗi

Page 58: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

51

tháng thay phiên 1 lần. Tự Đức năm đầu (1848) chuẩn: “Nay đã đặt thêm đại bác,

thì bắt thêm 10 tên lính các hạng, và 20 tên pháo thủ doanh thần cơ, cùng 50 tên

phái trước, do thành thủ úy cửa quan ấy chia phòng thủ, chiếu lệ thay đổi”. Trên

thực tế, việc trú phòng tại Hải Vân Quan không nhất thiết như những qui định ấy

bởi cũng có sự thay đổi tùy theo yêu cầu công việc, song do vị trí đặc biệt nên Hải

Vân Quan rất được quan tâm với lực lượng thường trực tương đối lớn mà thời gian

thay ban cũng thường xuyên hơn vì nơi đây "khí núi hơi nặng" [114: 660-661]. Sau

khi Pháp chính thức tấn công Đà Nẵng, lực lượng tại núi Hải Vân được tăng cường

lên đến 350 quân.

Tóm lại, dưới thời Nguyễn, Nhà nước đã đã rất chú ý bảo vệ cửa biển vùng

Kinh sư, đặc biệt là cửa biển Thuận An với công trình quân sự kiên cố là thành Trấn

Hải, thường xuyên được bổ sung, tăng cường lực lượng và vũ khí, có nhiệm vụ

phòng giữ, kiểm soát tàu thuyền ra vào. Bên cạnh đó là tấn biển Tư Hiền, Chu Mãi,

Cảnh Dương, Hải Vân ngoài nhiệm vụ phòng giữ tại chỗ còn là “tai mắt” của triều

đình với nhiệm vụ bảo vệ nói chung. Đáng lưu ý là cửa ải Hải Vân do nằm vào vị trí

đặc biệt nên được xếp và sự quản lý trực tiếp của Kinh sư, là một cứ điểm vừa

phòng thủ và có nhiệm vụ kiểm soát vùng biển (chủ yếu là Đà Nẵng) từ trên cao.

Với một hệ thống phòng thủ liên hoàn ở các cửa biển cho thấy nhà Nguyễn đã thể

hiện ý thức bảo vệ vùng biển.

2.1.2. Hệ thống các công trình phòng thủ ở cửa biển Đà Nẵng

Đà Nẵng là nơi được bố phòng mạnh nhất trong hệ thống các cảng biển dưới

triều Nguyễn bởi nơi đây có vị trí rất đặc biệt cả về kinh tế, quân sự. Người xưa gọi

địa danh Đà Nẵng ngày nay là Đà Áo. Từ thế kỷ XVI, trong các bản đồ cổ ghi là Đà

Nẵng Môn, các tài liệu phương Tây thường ghi là Turon, Tuarane [158: 9-10] … Có

nhiều yếu tố để ca tụng về giá trị đặc biệt của hải cảng này, nhưng có thể nói gọn về

những yếu tố tạo nên vị trí quan trọng của Đà Nẵng là: tránh được bão tố, có thể vào

nội địa qua sông Hàn. Là tâm điểm của các chuyến hàng hải, nghỉ ngơi khi qua đại

dương. Là vị trí chiến lược được xác định là "yết hầu Thuận Quảng". Nhà Nguyễn

nhận ra điều đó, bởi Đà Nẵng không quá gần và không quá xa, vừa đủ để liên lạc

với Kinh đô và Kinh đô cũng dễ kiểm soát hoạt động tàu thuyền cũng như ngoại

giao không chính thức đối với phương Tây. Trên hết, Đà Nẵng vừa có vị trí quan

Page 59: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

52

trọng trong tự bản thân nó và gần Kinh đô nên sự quan tâm bố phòng của Nhà nước

được ưu tiên với mức độ đặc biệt.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về hình thế đặc biệt của Đà Nẵng với cảng

biển an toàn: “phía đông là núi Trà Sơn, phía bắc là núi Hải Vân; phía tây là tấn Cu

Đê, dài rộng 29 dặm linh; phía đông nam là vũng Trà Sơn, là vụng biển lớn, vừa rộng

vừa sâu có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo

về sóng gió, tàu thuyền đi lại gặp lúc chưa tiện gió phần nhiều đỗ ở đây” [142: 368].

Đó là biển, còn núi thì có Hải Vân và Sơn Trà thực sự là chỗ hiểm yếu cho phòng thủ.

Núi Sơn Trà “phía đông liền biển, phía đông nam có một hòn núi tiếp liền trông xa

như hình sư tử, tục gọi là hòn Nghê. Phía tây có hòn Mỏ Diều, có pháo đài phòng hải

ở đây, phía bắc là núi Cổ Ngựa, đối nhau với hòn Ngự Hải đứng sững ở giữa biển.

Phía tây cửa biển là vũng Trà Sơn, là chỗ trú ẩn cho tàu thuyền” [142: 346].

Đà Nẵng là cửa biển quan trọng, nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc củng cố

phòng thủ (thời Minh Mạng cho đúc vào Dụ Đỉnh). Đó là một quá trình xây dựng

lâu dài từ thời vua Gia Long đến Tự Đức với nhiều sức người sức của, thường

xuyên tăng cường quân đội và vũ khí bố phòng mới tạo nên hệ thống phòng thủ

“liên hoàn” ở cửa biển này. Các điểm phòng thủ tại cửa biển Đà Nẵng phải kể đến

thành Điện Hải, thành An Hải, đài phong hỏa, pháo đài Định Hải, pháo đài Phòng

Hải, bốn bảo Trấn Dương, tấn Đà Nẵng và Tấn Cu Đê.

2.1.2.1. Các tấn biển Đà Nẵng, Cu Đê

+ Tấn Đà Nẵng: Tấn biển Đà Nẵng là trung tâm chỉ huy công tác phòng thủ tại

cửa biển này. Còn có tên là cửa Hàn, Đại Nam nhất thống chí cho biết tấn Đà Nẵng

“ở địa giới 2 huyện Diên Phước và Hoà Vang, là chỗ 2 dòng sông Cẩm Lệ và Vĩnh

Điện chảy ra biển. Đầu đời Gia Long đặt 1 viên thủ ngự, 1 viên hiệp thủ và 17

người thủ binh, năm Minh Mạng thứ 9 (1828) cấp cho ngựa trạm; năm 15 (1834)

đặt vọng lâu ở tấn sở, cấp cho kính thiên lý để xem xét ngoài biển” [141: 373].

+ Tấn Cu Đê: Tấn Cu Đê nay là cửa sông Cu Đê. Xét trong bối cảnh phòng thủ

chung thì nó nằm trong cụm phòng thủ cửa biển Đà Nẵng, kéo sang chân đèo Hải

Vân, tức một góc vịnh Sơn Trà. Tấn Cu Đê nằm trên con đường Huế - Đà Nẵng nên

là một chốt quan trọng trong việc xét hỏi người qua lại. Đại Nam nhất thống chí cho

biết tấn Cu Đê “ở cách huyện Hoà Vang 27 dặm về phía bắc, tức chỗ cửa sông Cu

Page 60: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

53

Đê. Cửa lạch rộng 25 trượng, thủy triều lên sâu 4 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu

3 thước. Đầu đời Gia Long đặt 1 viên thủ ngự và thủ dân để tuần phòng ngoài biển,

xét hỏi những người đi lại. Năm 1851 bỏ thủ ngự tại đây” [141: 372]. Theo khảo sát

của chúng tôi, vị trí đặt tấn sở nằm ở bờ hữu cửa Cu Đê ngày nay bởi chỉ có nằm ở bờ

hữu thì từ Hải Vân Quan mới quan sát được những diễn diễn biến tại cửa tấn này.

2.1.2.2. Các thành, pháo đài, bảo

+ Thành Điện Hải và An Hải

Xét về vị trí và qui mô phòng thủ tại Đà Nẵng, hai thành Điện Hải và An Hải

là những điểm phòng thủ quan trọng bậc nhất tại cửa biển này. Đây cũng là hai pháo

đài được nhắc đến nhiều nhất trong các hoạt động bố phòng và chính nó là mục tiêu

khai hỏa của tàu chiến phương Tây. Hai pháo đài án ngữ 2 bên lối vào nội địa, một

phải một trái gần đối xứng nhau. Thành Điện Hải xưa, nay là chỗ đặt trụ sở mới của

Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đây còn lưu lại các đoạn thành với góc cạnh tương đối

nguyên vẹn.

Bắt đầu từ tháng 2 năm 1813, vua Gia Long cho xây đài Điện Hải và đồn An

Hải ở cửa Đà Nẵng, giao cho Nguyễn Văn Thành trông coi, lưu 500 quân phòng giữ

[65: 114]. Đến các đời vua sau, việc xây dựng, sửa chữa, di chuyển và xây mới vẫn

được tiếp tục. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết thành Điện Hải ở phía tả tấn

Đà Nẵng, chu vi 139 trượng, cao 1 trượng 2 thước, hào sâu 7 thước, mở 3 cửa, dựng

1 pháo đài và 30 sở pháo đài. Năm Gia Long thứ 12 (1813) đắp đài ở tấn Đà Nẵng

hơi gần bãi biển; năm Minh Mạng thứ 4 (1823) dời đến chỗ hiện nay và xây bằng

gạch, năm thứ 15 (1834) đổi làm thành; năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) xây lại [ ].

Huyện chí Hòa vang cho biết thêm, “năm Tự Đức thứ 11, quân Pháp đổ bộ vào Đà

Nẵng, chiếm thành Điện Hải. Năm Tự Đức thứ 13 nâng bờ thành cao thêm một

thước có đặt lỗ châu mai, sau khi quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng” [170].

Thành An Hải, ở phía hữu tấn Đà Nẵng, chu vi 41 trượng 2 thước, cao 1

trượng 1 thước, hào sâu 1 trượng, mở 2 cửa, dựng 2 kỳ đài và 22 sở pháo đài. Năm

Gia Long thứ 12 đắp bằng đất, gọi là bảo An Hải, năm Minh Mạng thứ 11 xây bằng

gạch, năm thứ 15 đổi làm thành [141: 370]. Trong hai thành thì Điện Hải có vị trí

quan trọng và được đầu tư bố phòng cao hơn thành An Hải.

Page 61: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

54

Đánh giá cao cửa biển Đà Nẵng, năm 1829, vua Minh Mạng bảo bộ Binh:

“pháo đài Trấn Hải ở Kinh sư, pháo đài Điện Hải ở tỉnh Quảng Nam đều là chỗ

xung yếu, nên dù lúc vô sự, việc canh phòng cũng không thể bỏ qua. Bộ ấy nên

truyền bảo quan binh trú phòng ở hai pháo đài ấy hết thảy súng đạn, khí giới, quân

nhu lúc nào cũng dự bị đầy đủ để phòng lúc bất ngờ” [145: 237]. Năm sau, Minh

Mạng lại cho xây tiếp pháo đài An Hải, Thống chế Đoàn Văn Tường “đem lính ở

Bắc thành và tỉnh Thanh, tỉnh Nghệ cùng Kinh sư cả thảy hơn 3000 người để làm

công tác kể trên” [145: 240]. Năm 1840 Minh Mạng cho trang bị thêm hai cỗ súng

đồng "xung tiêu" (bắn cao đến trời xanh), 100 quả chấn địa lôi, đem đến pháo đài

Phòng Hải ở cửa bể Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam" [145: 276]. Khi cử Nguyễn Tri

Phương vào giữ chức tuần phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, vua dụ: "Ngươi có chức

trách về địa phương ấy nên thân hành xem kỹ hai đồn An Hải, Điện Hải và pháo đài

Phòng Hải, mà đem tâm tu chỉnh, thời bọn giặc dù muốn dòm nom cũng không thể

thừa được sơ hở của ta. Đó là kế hoạch lớn, ràng rịt cửa tổ ngay từ lúc chưa mưa, để

giữ vững bờ cõi của mình" [145: 275].

Thành Điện Hải và An Hải đều do một kỹ sư người Pháp tên là Olivier

Puymanel thiết kế theo kiểu thành Vauban. Trong tư liệu nước ngoài gọi là pháo đài

tây và pháo đài đông. Sau vụ tàu Pháp gây sự tại Đà Nẵng năm 1857, để hỗ trợ cho

2 thành này, nhà Nguyễn cho đắp lũy cát, trồng nhiều gai góc ngăn giữ từ An Hải

đến núi Sơn Trà, từ Điện Hải đến cửa Thanh Khê. Tháng Giêng 1857, với sự kiện

hai chiếc tàu đậu tại cửa Hàn rồi chạy đi, Đào Trí tâu: “Xin chia phái biền binh để

lại cho đủ số phòng giữ, còn bao nhiêu đều triệt về cho nghỉ”. Vua Tự Đức đồng ý,

chỉ để hai ban lính Long Võ và Hùng Nhuệ ở lại phòng bị. Ông cho rằng: “cửa Hàn

là chỗ cửa biển hệ trọng, bây giờ tàu Pháp chạy đi rồi, mà những việc làm cho vững

về sau phải nên tính trước. Bèn khiến bọn Đào Trí hội với quan tỉnh kê khoản tâu

lên, hậu chỉ thi hành. Bọn Đào Trí đem các sự nghi dâng sớ tâu: 1. Đặt đồn Trấn

Dương ở chóp núi, để 20 khẩu súng đại bác; 2. Xin từ thành An Hải tới núi Sơn

Chà, từ thành Điện Hải đến cửa Thanh Khê đều đắp lũy cát, trồng gai gốc ngăn giữ;

3. Xin triệt bãi đồn nhứt đồn nhì” [65: 378]. Đề nghị triệt bãi đồn nhứt, đồn nhì

không được chấp nhận.

Page 62: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

55

+ Đài Phong Hỏa: Sách Đại Nam nhất thống chí phần chép về núi Hải Vân đã

xác định một ngọn núi nổi vọt lên giữa biển, là mốc giới phía bắc của cửa Đà Nẵng.

Vua Minh Mạng cho đặt tên là đảo Ngự Hải [141: 346-347]. Ngự Hải còn gọi là

hòn Sơn Trà Nhỏ - đối diện với núi Sơn Trà, chính là một cứ điểm phòng thủ phía

bắc cửa biển. Tại đây, năm Minh Mạng thứ 21 (1840), cho xây đài Phong Hỏa, có

nhiệm vụ đốt lửa báo hiệu mỗi khi có biến.

+ Pháo đài Định Hải: Theo Đại Nam nhất thống chí, pháp đài này xây năm

Minh Mạng thứ 4 (1823), ở phía tả tấn Đà Nẵng, thuộc núi Định Hải huyện Hoà

Vang, chu vi 25 trượng 3 thước linh, cao 5 thước 8 tấc, mở 1 cửa, dựng 1 kỳ đài và

7 sở pháo đài. Theo miêu tả như trên là “phía tả tấn Đà Nẵng”, tuy nhiên trên thực

tế rất cách xa nhau. Tấn Đà Nẵng thuộc bán đảo Sơn Trà còn pháo đài Định Hải

nằm trên núi Định Hải (còn gọi là hòn Hành) phía nam Hải Vân, nói cách khác là

bên này và bên kia vịnh Đà Nẵng. Huyện chí Hòa Vang cho biết năm Tự Đức thứ

11 triệt bỏ pháo đài này.

+ Pháo đài Phòng Hải: xây dựng năm Minh Mạng thứ 21 (1840), ở phía đông

bắc tấn Đà Nẵng, trên ngọn núi Diên Chủy thuộc xã Mân Quan huyện Diên Phước,

dài rộng 9 thước, cao 6 thước 3 tấc, mở 1 cửa, dựng 1 kỳ đài và 19 sở pháo đài

[141: 371]. Pháo đài Phòng Hải do Nguyễn Công Trứ đề xuất xây dựng nhằm phối

hợp, hỗ trợ pháo đài Định Hải [145: 275]. Trong lời nghị chuẩn việc xây pháo đài

cho biết: “đặt thêm pháo đài Phòng Hải, là để ngăn ngừa những thuyền đến từ ngoài

biển, mà cùng với thuyền lớn đậu, chiếu ứng lẫn nhau; vậy phái 50 biền binh đến

đóng giữ đài ấy” [114: 665]. Hai đài Phòng Hải và Định Hải làm nhiệm vụ quan sát,

biền binh hai đài Định Hải, Phòng Hải ngày nào cũng thường đem kính thiên lý trèo

lên cao quan sát cửa biển: “Nếu ngoài biển xa có thuyền ngoại quốc đến, hễ thấy 1,2

thuyền thì treo cờ gấm màu trắng, màu đỏ làm hiệu. Nếu 3, 4 chiếc thuyền thì phải

làm hiệu để hô, ứng” [114: 665].

+ Bốn bảo Trấn Dương:

Bốn bảo Trấn Dương ở phía hữu tấn Đà Nẵng. Bảo thứ nhất ở hòn Diên Chủy

(Mỏ Diều), chu vi 23 trượng, cao 4 thước; bảo thứ hai ở hòn Cô, chu vi 41 trượng,

cao 4 thước 3 tấc; hai bảo thứ 3 và thứ 4 ở phía tây chân núi Sơn Trà, chu vi 8

trượng, cao 2 thước 7 tấc. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1841) đắp 7 bảo, đúc đại bác chia

Page 63: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

56

đặt ở các bảo, gọi là 7 bảo Trấn Dương; năm Tự Đức thứ 3 triệt bỏ 3 bảo [141:

371]. Một số tài liệu ghi là “trấn dương thất bảo” tuy nhiên nó chỉ tồn tại trên thực

tế từ 1847 đến 1850 nên trong Đại Nam nhất thống chí vẫn chép là “tứ bảo” chứ

không phải là “thất bảo”. Huyện chí Hòa Vang cho biết đến năm Tự Đức thứ 10

(1857) cũng triệt bỏ luôn 4 bảo này.

Một số thông tin ở trên có sự chưa thống nhất, đó là có thể Đại Nam nhất

thống chí đã chép nhầm năm xây dựng thêm các bảo và năm triệt bỏ nó. Hội điển

chép năm xây dựng thêm các bảo là 1847 và chúng tôi cũng tìm thấy thông tin chi

tiết hơn trong bài viết được Lê Thanh Cảnh dịch từ một bài viết chữ Hán của tác giả

khuyết danh, công bố trên tạp chí BAVH, cho biết: “vào tháng tư âm lịch cùng năm

đó (14.5 đến 12.6.1847) bảy đồn lũy được xây dựng trên đất Quảng Nam, trên núi

Sơn Chà để chế ngự lối vào vụng Hàn. Mặc dầu đã có nhiều đồn lũy phòng ngự,

nhà vua vẫn còn cảm thấy nỗi chưa yên tâm rất lớn” [20: 357]. Về năm triệt bỏ, có

thể là năm Tự Đức thứ 3 hay thứ 10 còn là câu hỏi. Trong thực tế, năm Tự Đức thứ

3 (1850) có hàng loạt có các quyết sách thay đổi, tách nhập các tấn sở vùng biển.

Như trong lời tâu của Đào Trí về việc bố phòng lại cửa biển Đà Nẵng sau vụ pháp

gây hấn năm 1856, ông có đề xuất xây dựng đồn lũy trên các đỉnh núi để đồng thời

không bị lộ và khó bị tổn thương. Thậm chí ông còn đề xuất triệt phá Đồn Nhất và

Đồn Nhì nhưng sau khi Tôn Thất Cáp vào khảo sát lại, đề xuất nên giữ nguyên và

được chấp nhận [148: 411].

Việc bố trí lực lượng ở các thành, đồn bảo ở Đà Nẵng, sách Hội điển cho biết

quân số đóng ở đây thuộc biên chế của bộ binh và Thủy sư Kinh kỳ cử tới. Ban đầu

chủ yếu là bộ binh nhưng về sau, năm 1836 chia đóng với tỷ lệ 2 phần bộ binh, một

phần thủy binh: “Lệ quân đóng trường kỳ hai thành Điện [Hải], An [Hải] từ trước

đến nay chuyên lấy bộ binh đóng dài hạn, thấy chưa được chu đáo. Nay cho từ giờ

về sau, phàm đến kỳ chia ban, thì 2 vệ Tả, Hữu thủy ở tỉnh cũng cho cùng với bộ

binh 1 loạt chia làm 3 ban. Về quân lính phái đi đóng lâu dài ở 2 thành ấy và chia

giữ pháo đài Định Hải, nên liệu đem phái 3 phần bộ binh, 1 phần thủy binh cho đủ

số 1 vệ 500 tên, mỗi tháng 1 lần thay phiên” [114: 664].

Công việc phòng thủ của quan quân coi giữ cửa biển Đà Nẵng được thể hiện rõ

trong chỉ dụ năm Minh Mạng thứ 11 (1830). Đó là “cứ tất cả những nơi đáng phải

Page 64: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

57

phòng thủ như một dãy bờ biển bến sông trong vùng Trà Sơn gần đài, cùng thuyền

công vận tải đường biển đi về dừng đậu ở phận biển Đà Nẵng, đều phải gia tâm chia

phái tuần phòng; cho đến hạng thuyền lớn bọc đồng thường đậu ở tấn ấy cũng phải

cùng với biền binh ở thuyền coi giữ giúp nhau, để đề phòng sự bất ngờ” [114: 663].

Về quân số thủy quân cụ thể, căn cứ vào nghị chuẩn năm 1836, cho biết tại

Điện Hải có 300 quân, An Hải 200 quân. Biền binh thì lấy người địa phương chia

phái canh giữ: “từ tháng 10 đến tháng 3 là mùa các thuyền biển đi lại thì toàn số

binh vệ ấy phải lưu ban sung vào sai phái. Từ tháng 4 đến tháng 9, thuyền biển ít đi

lại, việc do thám hơi rỗi thì lại theo lệ cũ chia ban” [114: 663-664].

Về sau, một số tấn không quan trọng đều bỏ, Cu Đê là một thí dụ, năm Tự Đức

năm thứ 4 (1851) chuẩn: “tấn Câu Đê cửa biển nông hẹp, ngoài biển đã có tấn Đà

Nẵng, theo hạt tuần thám thì tấn ấy nên bỏ bớt đi, mà số dân lệ thuộc bao nhiêu thì

giao về ghi sổ đinh ở làng chịu sai dịch; viên tấn thủ thì rút đi” [114: 666]. Cần lưu

ý rằng, những điểm được miêu tả trên đều là những cứ điểm lớn, bên cạnh đó còn

có các điểm phòng thủ nhỏ, chủ yếu là giao cho dân trong vùng phụ giữ và thường

lùi sâu hơn về nội thị. Những điểm phòng thủ này phát huy tác dụng rất lớn trong

cuộc kháng chiến chống xâm lược những năm 1858-1860. Với lát cắt thời gian vào

thời Tự Đức, tác giả Lưu Anh Rô qua khảo sát thực tế khái quát công cuộc phòng

thủ ở Đà Nẵng theo một hướng khác. Đó là khảo tả hệ thống đồn bảo từ bắc Hải

Vân đến nam Cẩm Lệ rồi vòng sang bán đảo Sơn Trà cho thấy đây thực sự là một

hệ thống phòng thủ dày đặc: “phía bắc vào có Hỏa Phong, Hải Vân Quan, Chân

Sảng, Định Hải, tấn Cu Đê, Cẩm Khê. Trên núi Sơn Trà và các đảo phụ cận như đảo

Cô, Mỏ Diều thì có Trấn Dương thất bảo, pháo đài Phòng Hải. Vào sâu chút nữa thì

có tấn Đà Nẵng, thành An Hải, đồn Nại Hiên, Hóa Khuê, Mỹ Thị. Đối diện An Hải

là thành Điện Hải và các đồn Hải Châu, Hóa Khuê, Phước Ninh, Thạc Gián, Liên

Trì, Cẩm Lệ” [158: 31-46].

Tóm lại do ở vào một vị trí đặc biệt, lại được chọn làm cửa ngõ duy nhất đón

tiếp các tàu buôn phương Tây nên Đà Nẵng đương nhiên được chú ý xây dựng một

hệ thống phòng thủ vững chắc nhằm đối phó với âm mưu xâm lược, chính hệ thống

phòng thủ đã nói lên điều đó. Các vua Nguyễn vẫn thường xuyên lưu ý đề phòng

những chiếc tàu có quốc tịch phương Tây: “cửa biển Đà Nẵng nếu thấy có thuyền

Page 65: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

58

Tây dương hay qua mặt biển, mà hoặc đi vào vũng Trà Sơn (Trà Sơn, Sơn Chà đều

chỉ Sơn Trà, Đà Nẵng –tg) lạm cắm neo thì viên lãnh binh và tấn thủ chuyên coi hai

thành ấy, lập tức phải xem xét hình dạng thuyền ấy là thuyền binh hay thuyền buôn.

Một mặt đem qua tình hình chạy ngựa tâu trước, một mặt phái người đến xét hỏi.

Như quả là thuyền binh, không có sự trạng quan ngại gì thì chỉ đưa tàu theo lệ tối

khẩn thôi [114, 664]. Cho đến năm 1839, đánh giá về sự bố phòng ở Đà Nẵng Minh

Mạng đã có vẻ bằng lòng: “tấn Đà Nẵng là nơi quan trọng ở miền bờ biển, nguyên

đặt hai thành An Hải, Điện Hải, việc phòng bị đủ nghiêm” [114: 665].

2.1.3. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh khác

2.1.3.1. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả trực

- Tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam, như đã trình bày ngoài cửa biển quan trọng bậc nhất là Đà

Nẵng được bố phòng chu đáo, còn có các tấn biển khác là Đại Chiêm và Đại Áp.

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết tấn Đại Chiêm (tức Cửa Đại, Hội An

ngày nay), “cách huyện Diên Phước 25 dặm về phía đông, bờ tả thuộc xã Phúc

Trạch huyện Hòa Vang, bờ hữu thuộc xã An Lương huyện Lễ Dương, là chỗ sông

chợ củi ra biển. Cửa lạch rộng 160 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều

xuống sâu 4 thước 5 tấc, là chỗ tụ họp thuyền ghe nam bắc. Đầu đời Gia Long đặt

một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ với 42 thủ binh” [142].

Cửa Đại – Hội An vốn là hải khẩu quan trọng dưới thời Chămpa và đặc biệt

nổi lên dưới thời chúa Nguyễn, nơi đón nhiều tàu thuyền nước ngoài tới buôn bán,

vì thế, công tác tuần tra, kiểm soát rất quan trọng. Dưới thời chúa Nguyễn, không

chỉ ở Cửa Đại mà ở Cù Lao Chàm, một cụm đảo án ngữ Cửa Đại, Nhà nước đã giao

cho nhân dân trong vùng thực hiện công tác tuần phòng. Khi thực hiện đề tài, chúng

tôi đã tiếp cận được một tư liệu liên quan đến công tác tuần phòng của nhân dân tại

làng Tân Hiệp cho biết: “Làng chỉ có 3 tờ phê của ba đời Chính Hòa, Vĩnh Thịnh,

Cảnh Hưng. Trong ba tờ ấy, cũng giống giống với nhau là bắt dân ở trên hòn Cù

Lao Chàm này phải tuần phòng đêm ngày lưu ý đến các thương thuyền ngoại quốc

đến đó" [45]. Tư liệu trên tuy ngắn nhưng rất quý về công tác tuần phòng tại của

biển của Hội An, Quảng Nam, nơi có nhiều thương thuyền ngoại quốc thường

xuyên lui tới nên phải "ngày đêm tuần phòng". Điều đặc biệt nữa là có sự giống

Page 66: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

59

nhau của cả ba tờ phê, nghĩa là có sự xuyên suốt từ các niên hiệu Chính Hòa, Vĩnh

Vĩnh Thịnh và Cảnh Hưng, tức khoảng trên 100 năm, từ 1680 đến năm 1786 đều

chăm lo đến công tác quan trọng này. Dưới thời Nguyễn, tại Cù Lao Chàm, triều

đình cho đặt đài phong hỏa phục vụ công tác thông tin và tuần phòng mặt biển. Một

Châu bản ngày 8.2 năm Minh Mạng thứ 7 (1826) ghi nhận đơn của dân trên đảo Cù

Lao Chàm xin được miễn thuế và binh dao vì đã cùng lúc canh giữ đài phong hỏa và

tuần tra tại vùng biển Cù Lao Chàm... Vua phê: “chuẩn y lời tâu xin” [58: 369-370].

Quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện tấm bia “Đại phước nghĩa trủng” tại

Hội An khắc năm 1874, hiện dựng cách bãi tắm Cửa Đại khoảng 500m. Nội dung

cho thấy tấm bia này được đặt trên địa phận của “bản tấn”, tức Tấn Đại Chiêm, qua

đó có thể khẳng định vị trí đặt tấn này ở bờ tả, thuộc phường Cẩm An, Hội An ngày

nay [PL 16].

Tấn Đại Áp: “ở cách huyện Hà Đông 62 dặm về phía đông, lại có tên là cửa

biển Hòa Hiệp, là chỗ hai dòng sông Bến Ván và Tam Kỳ ra biển, cửa lạch rộng

hơn 40 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước 5 tấc. Đầu

đời Gia Long đặt một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ với thủ binh để tuần phòng

ngoài biển. Lại có cửa biển Tiểu Áp cách cửa biển Đại Áp chừng 7 dặm, khoảng đời

Minh Mạng bị cát lấp nên thủ sở hợp vào với thủ sở Đại Áp” [142: 372-374]. Cửa

biển Đại Áp nay là cảng Kỳ Hà, Quảng Nam.

Việc bố trí lực lượng ở Quảng Nam, ngoài Đà Nẵng, Hội điển cho biết: Tấn Đại

Chiêm: tấn thủ 1 viên, thư lại 1 viên, thuộc lệ 17 tên. Xứ cù lao Đại Chiêm: thuộc lệ

36 tên. Tấn Đại Áp: tấn thủ 1 viên, thư lại 1 viên, thuộc lệ 25 viên... Gia Long năm

thứ 5 (1806) định về số dân lệ ở tấn “Đại Chiêm 30 tên và cù lao Đại Chiêm 4 tên đều

theo địa phận tấn mà phòng thủ” [114: 662].

- Tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều đảo và quần đảo quan trọng nên rất được Nhà

nước quan tâm bố phòng. Việc thăm dò, đưa dân đinh ra đảo đánh cá, sinh sống,

khai thác và khẳng định chủ quyền, đặt đồn canh phòng đã có từ thời các chúa

Nguyễn và được tiếp tục sau đó. Đại Nam nhất thống chí chép về các tấn biển tỉnh

Quảng Ngãi có nói đến tấn Thái Cần, Sa Kỳ, Đại Cổ Lũy, Mỹ Ý, Sa Huỳnh và Lý

Sơn. Riêng tấn Lý Sơn trên một hòn đảo nhỏ chiếm một vị trí đặc biệt hơn: “ở giữa

Page 67: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

60

biển, thuộc hải phận huyện Bình Sơn, đối ngạn với tấn Sa Kỳ, có đặt đồn sở để

phòng ngự giặc biển” [142: 434].

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu do Nguyễn Thanh Tùng cùng đồng sự

thực hiện, cho biết cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo Lý Sơn vào khoảng

cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của

huyện Bình Sơn di cư ra đảo. Có 7 vị tiền hiền đã đến khai phá vùng phía tây để lập

nên xã Lý Vĩnh mà trước đây thời Nguyễn gọi là phường An Vĩnh. 8 vị tiền hiền

khác đã đến khai phá vùng đất rộng lớn phì nhiêu ở thềm phía nam núi Thái Lới lập

nên xã Lý Hải mà trước đây thời Nguyễn gọi là phường An Hải. Trong buổi đầu ấy,

người Việt trong công cuộc khai phá lập làng gặp không ít khó khăn về thời tiết khí

hậu và nạn giặc Tàu Ô. Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống

chọi kiên cường với giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: đó là miếu

Nàng Roi, chùa Hang. Đến thời Gia Long (1808), đặt Cù Lao Ré là tổng Lý Sơn,

gồm hai xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc phủ Bình Sơn [180]. Sách Đại Nam nhất

thống chí chép về Cù Lao Ré như sau: “ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm

về phía đông; xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân

hai phường An Vĩnh và An Hải ở tại đấy. Phía đông đảo có động, có chùa mấy gian,

có giường đá, kỉ đá, hai bên hữu động có giếng, nước trong ngọt, xung quanh cây

cối tốt tươi, khi có giặc biển thì dân phường ẩn núp ở đấy” [141].

Trong các tấn của tỉnh Quảng Ngãi chỉ có Sa Kỳ và Đại Cổ Lũy là lớn và có đặt

thủ ngự, hiệp thủ và phụ lũy trông coi. Các tấn Mỹ Ý, Sa Huỳnh tuy có đặt thủ sở

nhưng tàu thuyền không vào được. Đại Nam nhất thống chí chép về các tấn như sau:

+ Tấn Sa Kỳ: “cách huyện Bình Sơn 37 dặm về phía đông nam. Cửa biển rộng

145 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 3 thước, có đặt thủ sở.

Cửa biển nước sâu, ở giữa có gềnh đá nhô lên mặt nước, đứng xa trông như hình

người đứng câu… Phía nam gềnh cửa biển rộng, tàu thuyền có thể đi lại. Phía bắc

gềnh cửa biển hẹp, tàu thuyền lớn không thể vào được. Phía nam có vụng An Vĩnh,

bên ngoài có trấn sơn” [142: 432-433].

+ Tấn Đại Cổ Lũy: “cách huyện Chương Nghĩa 17 dặm về phía đông bắc, cửa

biển rộng 234 trượng, thủy triều lên sâu 14 thước, thủy triều xuống sâu 10 thước,

phía nam là cửa biển lớn, nước sâu, cạn tàu thuyền ra vào đều do đấy; phía bắc là

Page 68: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

61

cửa biển nhỏ, tàu thuyền không thông. Có đặt thủ ngự và hiệp thủ, lại lấy dân phụ

lũy sung việc trú phòng” [142: 433].

+ Tấn Mỹ Ý: “cách huyện Mộ Đức 45 dặm về phía đông, cửa biển rộng 8

trượng, thủy triều lên sâu 4 thước có đặt thủ sở. Cửa biển hẹp và cạn, tàu thuyền

không thể đỗ được” [142: 433]..

+ Tấn Sa Huỳnh: “cách huyện Mộ Đức 45 dặm về phía đông nam, cửa biển

rộng 45 dặm, thủy triều lên sâu 8 thước, thủy triều xuống sâu 5 thước, có đặt thủ sở.

Cửa biển hẹp và cạn, tàu thuyền không thể đỗ được” [142: 433].

Các cửa biển Quảng Ngãi đều là những vị trí quan trọng trong tỉnh, nhà

Nguyễn có đặt thủ sở trông coi và “lấy dân phụ lũy sung vào việc trú phòng” tại

đây. Bên cạnh đó, các hoạt động tuần phòng được dân địa phương tích cực tham gia

như năm 1834, quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng Lý Sơn và vũng Thuyền, vũng Quất

đều nên lập đồn canh, dân ở đảo Lý Sơn, tình nguyện tự đóng lấy thuyền mà lãnh

khí giới của nhà vua để gặp việc đi tuần tiễu.

Việc chia đặt lực lượng canh giữ được bố trí: hai tấn Mỹ Ý, Sa Huỳnh mỗi tấn

thủ 1 viên, thừa biện 1 viên, thuộc lệ 8 tên. Xứ Lý Sơn (Cù Lao Ré) phòng thủ úy 1

viên, thừa biện 1 viên. Năm Gia Long thứ 5 (1806) định: 4 tấn Mỹ Ý, Thái Cần, Sa

Kỳ, Đại Cổ Lũy mỗi tấn thuộc lệ 10 tên. Năm 1850, vua Tự Đức chuẩn: 6 tấn Thái

Cần, Sa Kỳ, Đại Cổ Lũy, Mĩ Ý, Sa Huỳnh, Lý Sơn thuộc hạt tỉnh, nguyên lệ đều đặt

1 viên phòng thủ úy, hoặc tấn thủ, đều phải phòng thủ như cũ [114: 666-669]. Tỉnh

Quảng Ngãi ngoài các cửa biển còn có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kế tục

truyền thống khai thác và bảo vệ từ thời chúa Nguyễn, đến triều Nguyễn công tác

này vẫn tiếp tục được quan tâm ở mức cao hơn [142: 422-423]. [Xem mục 3.1.2]

2.1.3.2. Các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu trực

- Tỉnh Quảng Trị

Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về tấn Lùng Luật và Việt An nhưng

thuộc phần Kinh sư (phủ Thừa Thiên) có đặt thủ sở, tuy rằng hai tấn này đều thuộc

đất Quảng Trị ngày nay. Tấn Việt An: “ở phía đông bắc huyện Đăng Xương (nay là

Triệu Phong), trước gọi là An Việt, năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đổi tên hiện

nay, cửa lạch rộng 51 trượng, thủy triều lên sâu 1 trượng, 5 thước, thủy triều xuống

sâu 1 trượng 1 thước, ngoài cửa có một dải cát ngầm dài hơn 20 dặm, lại có 7 gềnh

Page 69: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

62

đá… Hồi đầu bản triều, Hy Tông còn làm hoàng tử, từng đánh giặc biển tên là Hiển

Quý ở cửa Việt, tức là cửa này” [141: 178]. Tấn Tùng Luật: ở phía đông huyện

Minh Linh, cửa lạch rộng 18 trượng linh, thủy triều lên sâu 5 thước, thủy triều

xuống sâu 3 thước 5 tấc, ngoài cửa có một dải cát ngầm dài 70 trượng. Tấn thủ đặt ở

sông Tùng Luật [141: 178].

Sách Hội điển xếp hai tấn trên vào tỉnh Quảng Trị: tấn Tùng Luật (ở cửa Tùng

ngày nay), tấn thủ 1 viên, lệ dân 10 viên. Tấn Việt Yên/An (ở cửa Việt ngày nay):

Tấn thủ 1 viên, lệ dân 17 viên. Năm Gia Long thứ nhất (1802), định: “cửa biển

Tùng Luật đặt 1 viên cai đội, đôn đốc quân dân phòng thủ. Cửa biển Việt Yên cũng

đặt cai đội đôn đốc quân dân phòng thủ như lệ cửa biển Tùng Luật. Sau đều đổi làm

tấn, nhưng bắt lấy dân làng ở gần quanh 21 tên sung làm lệ dân ở tấn Tùng Luật và

17 tên sung làm lệ dân ở tấn Việt Yên. Minh Mạng năm 17 (1836) chuẩn: tấn Việt,

nguyên lệ dân có 17 tên, nay trích bắt dân đinh gần quanh đấy, hợp cùng dân lệ

thuộc cũ cho đủ 50 tên” [114: 669].

- Tỉnh Quảng Bình

Sách Đại Nam nhất thống chí tỉnh Quảng Bình có chép về các tấn biển Tuần

Quảng, Nhật Lệ, Linh Giang, Ròn, An Náu, Lý Hoà. Sách Hội Điển có nhắc tới tấn

Tiến Giang, phải chăng là tên khác của Linh Giang. Trong các tấn nói trên cũng chỉ

tấn Tuần Quảng, Nhật Lệ, Linh Giang, Ròn có tấn thủ, được ghi chép tương đối kỹ

so với các tấn khác. Tấn An Náu và tấn Lý Hòa ở địa phận huyện Bố Trạch cửa tấn

vừa hẹp vừa nông, thuyền lớn không đi lại được nên không đặt tấn thủ.

+ “Tấn Tuần Quảng: ở huyện Minh Chính, tên cũ là Tuần Ầm, hồi đầu niên

hiệu Gia Long đặt chức quản thủ, năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) đổi tên hiện nay,

lại đổi quản thủ làm thủ ngự.

+ Tấn Nhật Lệ: (nay là cửa biển Nhật Lệ, Đồng Hới) ở huyện Phong Lộc, cửa

tấn rộng 75 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước, có

nhiều đá rạng, tấn thủ đặt ở địa phận thôn Động Hải. Hồi đầu bản triều đặt xích sắt

chặn ngang cửa biển để ngừa quân Trịnh.

+ Tấn Linh Giang: Tấn Linh Giang ở giới hạn hai huyện Bố Trạch và Bình

Chính. Cửa tấn rộng 60 trượng, thủy triều lên sâu 7 thước, thủy triều xuống sâu 5

thước, có nhiều đá rạng, trước là cửa biển Bố Chính, khoảng năm Minh Mạng đổi

Page 70: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

63

tên hiện nay; tấn thủ đặt ở địa phận huyện Bố Trạch. Linh Giang xưa nay là cửa

sông Gianh, phân chia phía bắc là huyện Bố Trạch và phía nam là huyện Quảng

Trạch, Quảng Bình.

+ Tấn Ròn: ở huyện Bình Chính, cửa tấn rộng 20 trượng, thủy triều lên sâu 5

thước, thủy triều xuống sâu 3 thước, có nhiều đá rạng, thuyền bè đi lại khó khăn, lại

có tên là cửa biển Di Luân, tấn thủ đặt ở địa phận huyện Bình Chính. Vị trí tấn Ròn

nay thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình.

+ Tấn An Náu, Lý Hòa: Tấn An Náu và Lý Hòa ở địa phận huyện Bố Trạch, cửa

tấn vừa hẹp vừa nông, thuyền lớn không đi lại được nên không đặt tấn thủ” [142: 51-52]

Về phân công bố phòng, Minh Mạng năm thứ 9 (1828) cho rằng 3 tấn Nhật Lệ,

Tiến Giang, Linh Giang từ trước không có thuộc lệ vì thế đến đây lấy dân xã gần

quanh ở đấy, người nào thông thạo nghề thủy thủ thì cho sung làm thuộc lệ các tấn:

2 tấn Nhật Lệ, Linh Giang đều 20 người; tấn Tiến Giang 10 người [114, tr 670].

Các tấn còn lại (Ròn, An Náu, Lý Hoà) chỉ ghi sơ lược bởi trên thực tế nó không có

nhiều công dụng, về sau đều không đặt hay bãi bỏ chức tấn thủ, ngay 3 tấn được

xem là quan trọng thì việc cắt đặt lực lượng trông coi vẫn là dân phòng thuộc lệ.

2.1.3.3. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Tả kỳ

- Tỉnh Bình Định

Trong các tỉnh có cửa biển ngoài Thuận An của Thừa Thiên và Đà Nẵng của

Quảng Nam thì Bình Định phần nào được quan tâm nhiều, đặc biệt là cửa biển Thị

Nại, nơi từng là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa Nguyễn Ánh với quân Tây Sơn.

Trong phần “xét” về tích xưa tại cửa biển này, các nhà chép sử triều Nguyễn viết về

những chiến công của quân Nguyễn Ánh tại cửa biển này đầy tự hào, như là một

yếu tố quyết định lớn lao giữa quân Nguyễn Ánh với Tây Sơn. Sau này, nói về vị

thế quan trọng của cửa biển này, Minh Mạng ban dụ: “cửa biển Thi Nại, nước sâu,

núi cao, thuyền bè đi lại nhiều khi có đậu ở đấy, cũng là nơi xung yếu, nên công

việc phòng bị tất phải chỉnh đốn” [114: 670].

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết tấn Thi Nại [Thị Nại] “ở phía đông

huyện Tuy Phước, rộng 197 trượng, thủy triều lên sâu 4 trượng 7 thước, thủy triều

xuống sâu 4 trượng 4 thước. Thủ sở ở địa phận thôn Bình Chính, có bảo đất, chu vi

48 trượng 4 thước, cao 6 thước, mở 1 cửa. Về phía đông cửa biển, có pháo đài Hổ

Page 71: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

64

Ky (tức Hổ Cơ- tg), chu vi 27 trượng, mở 1 cửa, có 1 kỳ đài và 12 lỗ súng, dựng từ

năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) đến năm Tự Đức thứ 18 (1865) sửa lại. Ở mặt sau pháo

đài Hổ Ky đắp lũy trên gò Vũng Tàu dài 3 trượng, 4 lỗ súng. Lũy trên gò Kình Để dài

3 trượng, 5 lỗ súng; phía trong bảo có nhà kho bằng ngói. Chứa 3 vạn hộc lúa để

phòng chở đi nơi khác, kho này dựng từ năm Minh Mạng thứ 17 (1936)” [143: 40-41].

Sách Minh Mệnh chính yếu cho biết, năm Minh Mạng thứ 21 (1840), “đắp

pháo đài cửa bể Thi Nại ở địa hạt Hổ Cơ thuộc tỉnh Bình Định mà đặt tên là pháo

đài Hổ Cơ. Đặt mấy chục cỗ súng đại bác. Lại ở bãi cát bờ sông bên kia đặt đồn Thi

Nại, sai quan tỉnh cho lính đến phòng thủ” [145: 275]. Ở đây dường như có sự nhầm

lẫn về thời điểm xây pháo đài Hổ Cơ bởi Đại Nam nhất thống chí chép là năm Minh

Mạng thứ 7 (1826). Với một cửa biển quan trọng như Thi Nại, có lẽ thời điểm xây

pháo đài không thể trễ đến năm 1840 mới cho xây dựng. Sách Hội điển cho biết tại

đây có bố trí 10 cỗ đại bác cùng 1 suất đội, 30 biền binh coi giữ.

Căn cứ vào lời tâu xin của quan tỉnh Bình Định, Phú Yên thì đồn Thi Nại được

đắp bằng đất, mé ngoài cũng được đắp đất vòng quanh, trong đồn có làm 1 ngôi nhà

cho quan ở và hai ngôi nhà cho lính thủy và lính vệ. Đồn Thi Nại và pháo đài Hổ

Cơ là 2 điểm phòng thủ nhưng đều trực thuộc 1 bộ chỉ huy gồm 1 suất đội và 30

biền binh [145: 2776].

Ngoài tấn Thi Nại, pháo đài Hổ Cơ còn có các tấn Kim Bồng, An Dụ, Đề Di.

Tấn Kim Bồng ở phía đông bắc huyện Bồng Sơn, (rộng 11 trượng), thủ sở ở địa

phận thôn Tứ Chính. Tấn An Dụ ở phía đông huyện (rộng 18 trượng), thủ sở đặt ở

thôn Thịnh Xuân. Tấn Đề Di ở phía đông huyện Phù Cát (rộng 11 trượng), phía tây

có đầm Nước Ngọt, thuyền buôn thường đỗ ở đây. Nhìn chung những tấn vì cửa

vào hẹp, cạn nên không mấy quan trọng trong tư duy quốc phòng. Về biên chế: các

cửa biển An Dụ được biên chế thừa biện và thuộc lệ đều 1 viên, Đề Di tấn thủ 1

viên, thuộc lệ 1 tên; cửa biển Thi Nại và pháo đài Thi Nại thừa biện 1 viên, suất đội

trú phòng 1 viên, biền binh 30 tên. Các cửa biển không quan trọng về sau đều cho

bỏ bớt tấn thủ, việc canh phòng được giao cho cửa biển quan trọng hơn gần đó. Như

Tự Đức năm thứ 3 (1850), chuẩn: cửa biển tấn Kim Bồng nông hẹp, cùng tấn An

Dụ cách nhau chỉ hơn 10 dặm, thì việc tuần phòng do viên tấn An Dụ làm kiêm cả.

Còn viên tấn Kim Bồng thì rút về đợi bổ [114: 671].

Page 72: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

65

- Tỉnh Phú Yên

Sách Đại Nam nhất thống chí, phần chép tấn biển Phú Yên nói đến các tấn Cù

Mông, Vũng Lấm, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn, Đà Nông.

+ “Tấn Cù Mông: ở thôn Vĩnh Cửu phía bắc huyện Đồng Xuân; cửa tấn rộng

95 trượng, thủy triều lên sâu 4 trượng 5 thước; thủy triều xuống sâu 4 trượng, đầu

đời Gia Long có tấn thủ, nay bỏ.

+ Tấn Vũng Lấm: ở hai thôn Phú Vĩnh và Tân Định, phía bắc huyện Đồng

Xuân, cửa tấn rộng 380 trượng, thủy triều lên sâu 1 trượng 5 thước, thủy triều

xuống sâu 1 trượng, đầu đời Gia Long đặt tấn thủ, nay bỏ, hợp vào tấn Xuân Đài.

+ Tấn Xuân Đài: ở thôn Tiên Châu, phía đông huyện Đồng Xuân. Trước gọi là

Bà Đài, năm Minh Mạng thứ nhất đổi tên hiện nay. Cửa tấn rộng 2 trượng (?), thủy

triều lên sâu 1 trượng 2 thước, thủy triều xuống sâu 8 thước, có tấn thủ.

+ Tấn Phú Sơn: ở thôn Thịnh Lễ, phía đông huyện Đồng Xuân, tên cũ là cửa

biển Mái Nhà, trong biển có hòn Mái Nhà nên gọi tên thế. Đời Minh Mệnh đổi tên

hiện nay. Cửa tấn rộng 48 trượng, thủy triều lên sâu 4 thước, thủy triều xuống sâu 2

thước 2 tấc, trước có tấn thủ, nay bỏ.

+ Tấn Đà Diễn: ở thôn Đông Tác, phía đông huyện Tuy Hòa, tên cũ là Đà

Lãng, sau đổi tên hiện nay; rộng 40 trượng, thủy triều lên sâu 5 thước 5 tấc, thủy

triều xuống sâu 7 thước 8 tấc (chắc chép nhầm), có thủ sở.

+ Tấn Đà Nông (Nùng): ở thôn Phú Lạc, phía đông nam huyện Tuy Hòa, rộng

12 trượng 8 thước, thủy triều lên sâu 4 thước 8 tấc, thủy triều xuống sâu 3 thước 5

tấc, trước có tấn thủ, nay bỏ” [143: 76-77].

Về tổ chức nhân sự bố phòng các cửa tấn, năm Tự Đức thứ 3 (1850) chuẩn:

“Hai tấn Cù Mông và Đà Nông (Nùng) cũng vẫn đặt y như cũ. Duy lệ phu tấn Đà

Nông không có định lệ, nay cứ bắt lấy 10 tên dân phu ở thôn Đa Ngư gần đấy để

sung bổ vào. Lại tấn Vũng Lấm hợp với tấn Xuân Đài làm 1, viên tòng bát phẩm

thừa biện ở tấn ấy trước, nay đổi bổ đi tấn Xuân Đài. Lại liệu bắt 20 tên dân thôn

Tiên Chu và 10 tên dân thôn Tân Thịnh sung bổ làm lệ phu. Còn như hai tấn Phú

Sơn, Đà Diễn đều là nơi trống không, thì bỏ bớt đi” [114: 673]. Thực tế sách Hội

điển chỉ lưu ý đến tấn Xuân Đài với biên chế thừa biện 1 viên, thuộc lệ 30 tên, Đà

Page 73: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

66

Nông thừa biện 1 viên, thuộc lệ 10 tên. Nhìn chung các tấn sở vùng Phú Yên do vị

trí của nó, càng về sau việc cai quản thường là kiêm quản, bỏ bớt thủ ngự.

- Tỉnh Khánh Hòa

Khác với các tỉnh khác, Khánh Hòa có các cửa biển rất rộng và sâu, lại có

nhiều đảo nhỏ trước cửa biển nên rất quan yếu. Đại Nam nhất thống chí chép về các

tấn Nha Phu, cửa lớn và cửa bé Cù Huân, Cam Linh, Vân Phong lớn và Vân Phong

nhỏ đều đặt thủ sở, cắt đặt thủ ngự, hiệp thủ để tuần phòng ngoài biển và hộ vệ tàu

thuyền ra vào cửa lạch.

+ “Tấn Nha Phu: cách huyện Phước Điền 41 dặm về phía đông, cửa lạch rộng

1800 trượng, sâu 50 trượng, phía tả là mỏm Điệp Thạch, phía hữu là mỏm Tiên

Hạc, thủ sở đóng ở thôn Hà An, đặt một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ để tuần

phòng ngoài biển và hộ vệ tàu thuyền ra vào cửa lạch.

+ Tấn cửa lớn Cù Huân: ở cách huyện Vĩnh Xương 19 dặm về phía đông; cửa

lạch rộng 1.009 trượng, thủy triều lên sâu 8 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu 7

thước, phía bắc lạch có một tòa núi đá, phía nam có bãi trường sa, phía đông có các

đảo gọi là hòn Đỏ và hòn Ô; đặt một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ.

+ Tấn cửa bé Cù Huân: ở cách huyện Vĩnh Xương 29 dặm về phía đông bắc,

cửa lạch rộng 190 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước;

ngoài cửa có hòn Lam Nguyên, hòn Tầm, hòn Ba La, hòn Lớn, hòn Môn, các đảo

bao quanh, tàu thuyền tụ tập, gió bắc thì tàu đỗ ở phía nam núi, gió tây nam thì đỗ ở

phía bắc núi đều được yên ổn.

+ Tấn Cam Linh (Cam Ranh): ở cách huyện 88 dặm về phía đông nam, cửa

lạch rộng 400 thước, sâu 50 thước, phía tả có hòn Lang, phía hữu có mỏm Dừa, có

thủ sở đặt một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ; phía ngoài có hòn tranh, chu vi 19

dặm, có dân cư.

+ Tấn Vân Phong lớn: ở cách huyện Quảng Phúc 2 dặm về phía đông bắc; cửa

lạch rộng 1100 trượng, sâu 12 trượng, đặt một viên thủ ngự và 1 viên hiệp thủ.

+ Tấn Vân Phong nhỏ: ở cách huyện 25 dặm về phía đông bắc, cửa lạch rộng

514 trượng, sâu 3 trượng” [145: 110-111].

Năm 1836, vua Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Ninh Hải tại Nha Trang.

[145: 109]. Cao Xuân Dục trong Quốc triều sử toát yếu cho biết: tháng 12.1836,

Page 74: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

67

“xây pháo đài Ninh Hải ở tỉnh Khánh Hoà. Bởi vì tỉnh ấy biển rộng lại nhiều cù lao,

có một đám núi ở vũng Nha Trang đàng trước có đầm sâu, tàu đậu đông, quan tỉnh

xin xây đài ở đỉnh núi ấy, đặt súng đại bác, phái quân canh giữ kiêm 3 phía đông

nam bắc, khiến bộ Công đưa thức mà làm” [65: 264].

- Tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có nhiều cửa biển nhưng đều tương đối nhỏ hẹp và cạn, Đại Nam

nhất thống chí chép về các tấn biển tại tỉnh Bình Thuận gồm:

+ “Tấn Ma Văn: ở phía đông nam huyện Yên Phước rộng 35 trượng, thủy triều

lên sâu 1 trượng 5 thước, thủy triều xuống sâu 1 trượng, có thủ sở.

+ Tấn Phan Rang: ở phía nam huyện, rộng 5 trượng, thủy triều lên sâu 4 thước,

thủy triều xuống sâu 1 thước, phía đông và phía bắc có thủ sở. Vị trí tấn Phan Rang

xưa nay thuộc tỉnh Ninh Thuận.

+ Tấn Cà Ná: ở phía đông huyện Tuy Phong, rộng 9 trượng, thủy triều lên sâu 1

trượng, thủy triều xuống sâu 5 thước, có tên là vũng Cà Ná trên có đầm Chó đổ ra cửa

tấn, có thủ sở. Cà Ná xưa nay thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

+ Tấn Vũng Dâm: ở phía đông nam huyện, rộng 9 trượng, thủy triều lên sâu 7

thước, thủy triều xuống sâu 5 thước 5 tấc.

+ Tấn Long Vĩnh: ở phía đông nam huyện, rộng 1 trượng 5 thước, thủy triều

lên cao 4 thước, thủy triều xuống sâu 2 thước.

+ Tấn Phan Rí: ở phía nam huyện Hòa Đa, trước rộng 5 trượng, năm Tự Đức

thứ 5 (1852) lụt vỡ bãi cát, nay rộng 75 trượng, thủy triều lên sâu 7 trượng, thủy

triều xuống sâu 3 trượng, hai bờ dân cư trù mật, người ta gọi là đất cá mắm, có thủ

sở ở bờ phía bắc. Cửa Phan Rí nay thuộc thị trấn Phan Rí, cửa Tuy Phong, Bình

Thuận.

+ Tấn Phố Hài: ở phía đông huyện Tuy Lý, rộng 60 trượng 5 thước, thủy triều

lên sâu 5 thước, thủy triều xuống sâu 3 thước. Trước đặt quản đạo Phố Hài ở đấy,

nay bỏ đặt thủ sở; đặt một thủ ngự, một hiệp thủ (các tấn có thủ sở đều như thế).

Phố Hài nay thuộc phường Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận.

+ Tấn Phan Thiết: ở phía nam huyện, rộng 21 trượng, thủy triều lên sâu 1

trượng, thủy triều xuống sâu 7 thước. Ngoài biển Hòn Lao (Cô dữ); phía tây tấn là lị

Page 75: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

68

sở đạo Phan Thiết cũ, nay bỏ đặt thủ sở. (Tấn Phan Thiết nay thuộc Phường Đức

Thắng, Phan Thiết, Bình Thuận.

+ Tấn Ma Li: ở phía tây huyện, phía bắc cửa biển có cửa Cạn, lại có đầm tên là

đầm Ma Li, có thuế; trước đặt trạm và thủ sở, nay bỏ, chỉ đặt xích hậu mà thôi.

+ Tấn La Di: ở phía tây huyện, rộng 20 trượng, thủy triều lên sâu 1 trượng,

thủy triều xuống sâu 5 thước. Phía đông cửa tấn cách 3 dặm có đảo Bà. Vị trí Tấn

La Di nay thuộc phường Phước Lộc, thị xã LaGi, Bình Thuận.

+ Tấn Phù Mi: ở phía tây huyện, có hai cửa trên và dưới” [143: 145-147].

Sách Hội điển chép về phân công bố phòng ở các cửa biển Bình Thuận như

sau: “Tấn Ma Văn, cảng phu (dân phu coi cửa biển) 9 tên. Tấn Phan Rang tấn thủ 1

viên, cảng phu 6 tên. Tấn Long Vĩnh tấn thủ 1 viên, cảng phu 5 tên. Vịnh La Hàn

cảng phu 7 tên. Tấn Tiến tấn thủ 1 viên, cảng phu 19 tên. Vịnh Vị Nê; cảng phu 8

tên. Tấn Phan Thiết tấn thủ 1 viên, cảng phu 16 tên. Tấn Ma Li: tấn thủ 1 viên, cảng

phu 9 tên. Ngoài ra, như ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí ở trên cho biết các

tấn: Cà Ná, Vũng Dâm, Phan Rí, Phố Hài, La Di đều có đặt thủ sở và cắt đặt thủ

ngự, hiệp thủ trông coi. Năm Gia Long thứ 5 (1806) chuẩn định: dân phụ lũy ở các

tấn hạt trấn Bình Thuận: tấn Phan Rang 15 tên, Ma Văn 2 tên, 3 tấn Long Vĩnh, Ma

Li, La Hàn đều 10 tên, tấn Phan Lý 30 tên, vịnh Vị Nê 28 tên, tấn Phan Thiết 20 tên,

đều đặt tấn thủ cai quản tuần phòng” [114: 674]. Đến tháng 2.1821, vua Minh Mạng

"sai Bình Hoà mộ người lập hai đội thuộc lệ, mỗi đội 50 người chia ra đóng ở thủ

Bình Nguyên và các cửa biển Cam Ranh, Hòn Khói" [150: 118]. Và cũng như

những tỉnh khác, những tấn giữ vị trí không quan trọng thì lưc lượng phòng thủ ít,

thậm chí như tấn Phan Thiết về sau cũng bãi bỏ thủ sở.

2.1.3.4. Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển các tỉnh Hữu kỳ

- Tỉnh Hà Tĩnh

Sách Đại Nam nhất thống chí tỉnh Hà Tĩnh chỉ nói đến tấn cửa Nhượng, tấn

Cửa Khẩu có đặt tấn thủ. Tuy nhiên hai tấn biển này vẫn được chép vào tỉnh Nghệ

An. Có thể do quá trình tách, nhập Nghệ An – Hà Tĩnh dưới thời Minh Mạng đến

Tự Đức nên có tình trạng đó. Bên cạnh cửa Khẩu, cửa Nhượng có tên ở cả hai tỉnh thì

người ta còn xếp tấn cửa Sót (thuộc Can Lộc), Cương Giản (Nghi Xuân) vào Nghệ An.

Page 76: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

69

+ Tấn Cửa Nhượng: ở xã Nhượng Bạn, rộng 24 trượng, thủy triều lên sâu 24

thước, thủy triều xuống sâu 3 thước, xưa gọi là cửa biển Kỳ La. Cửa Nhượng nay

thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

+ Tấn Cửa Khẩu: ở thôn Hải Khẩu, huyện Kỳ Anh, rộng 40 trượng, thủy triều

lên sâu 9 thước, thủy triều xuống sâu 7 thước, có tấn thủ [142: 101-102]. Cửa Khẩu

nay thuộc xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.

+ Tấn cửa Sót: (trước là cửa Nam Giới) ở cách huyện Can Lộc 30 dặm về phía

đông, là chỗ phân chia địa giới với huyện Thạch Hà. Cửa biển rộng 37 trượng, thủy

triều lên sâu 8 thước, thủy triều xuống sâu 5 thước. Tấn thủ ở xã Kim Đôi. Cửa Sót

nay thuộc xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

+ Tấn Cương Giản: cách huyện Nghi Xuân 18 dặm về phía đông nam, là chỗ

phân chia địa giới với huyện Can Lộc, do nước các khe ở phía bắc núi Hồng Lĩnh tụ

hội, mực nước rất nông, thủy triều xuống có thể lội qua được [142: 181]. Cửa Cương

Giản, địa phương gọi là Cương Gián, nay thuộc xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân.

Sách Hội điển không chép về việc bố trí lực lượng tuần phòng bờ biển của Hà

Tĩnh một cách cụ thể nhưng lại có nói đến tấn Hà Tân ?, tấn Luật có đặt thủ ngự;

Tấn Nhượng, tấn Khẩu, Hà Tân đều do dân làng sở tại tuần phòng [114: 675].

- Tỉnh Nghệ An

Tấn biển tỉnh Nghệ An được chép trong sách Đại Nam nhất thống chí có tấn

cửa Hội, cửa Xá, cửa Cờn (Cần), cửa Vạn, cửa Quèn, cửa Thơi như sau:

+ “Tấn cửa Hội: trước còn có tên là Đơn Hay, lại gọi là Đơn Nhai. Cách huyện

Chân Lộc 27 dặm về phía đông nam, là chỗ phân địa giới với huyện Nghi Xuân;

cửa biển rộng 35 trượng, thủy triều lên sâu 7 thước 3 tấc, thủy triều xuống sâu 5

thước 3 tấc; cách bờ biển mấy dặm có hòn Song Ngư, ở ngoài có hòn Quỳnh Nhai,

cửa biển có cát ngầm quanh co, thuyền buôn ra vào rất khó. Tấn thủ đặt ở xã Lộc

Châu, có chức thủ ngự, hiệp thủ và 30 tấn binh.

+ Tấn cửa Xá: cách huyện Chân Lộc 13 dặm về phía đông bắc, là chỗ phân địa

giới với huyện Hưng Nguyên, cửa biển rộng 30 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước 5

tấc, thủy triều xuống sâu 2 thước 5 tấc, trước có binh đóng giữ, năm Tự Đức thứ 3

bỏ và giao cho dân sở tại tuần phòng. (Mấy tấn dưới đây cũng thế).

Page 77: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

70

+ Tấn cửa Hiền: cách huyện Hưng Nguyên 35 dặm về phía đông bắc, là chỗ

phân địa giới với huyện Long Thành.

+ Tấn cửa Cờn (còn có tên là cửa Cần): cách huyện Quỳnh Lưu 30 dặm về

phía đông bắc. Cửa biển rộng 10 trượng, thủy triều lên sâu 7 thước, thủy triều

xuống sâu 3 thước.

+ Tấn cửa Vạn: cách huyện Đông Thành 4 dặm về phía đông, cửa biển rộng 20

trượng, thủy triều lên sâu 6 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu 2 thước 5 tấc.

+ Tấn cửa Quèn: (một số tài liệu phiên âm là cửa Quyền), cách huyện Quỳnh

Lưu 10 dặm về phía đông. Cửa biển rộng 37 trượng, thủy triều lên sâu 9 thước, thủy

triều xuống sâu 5 thước. Có hòn Rồng đứng sững ở giữa.

+ Tấn cửa Thơi: Tại Trung Giáp huyện Quỳnh Lưu, sông Giát chảy vào đấy.

Trong các tấn trên, đáng lưu ý là tấn cửa Hội có đặt thủ ngự, hiệp thủ và 30 tấn

binh, các tấn còn lại ban đầu có đặt thủ sở nhưng về sau, đến năm Tự Đức thứ 3

(1850) đều giao cho dân sở tại tuần phòng [142: 178-182]. Sách Hội điển cũng cho

biết việc bố trí ở tấn Hội gồm phòng thủ úy 1 viên, thừa biện thư lại 1 viên; các tấn

còn lại đều do dân làng sở tại tuần giữ. Về sau các tấn không quan trọng cũng tùy

nghi mà bỏ bớt” [114: 176].

- Tỉnh Thanh Hóa

Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về các tấn biển Chính Đại, Bạch Câu, Y

Bích, Hội Triều, Hàn, Bạng, trong đó tấn Bạch Câu và tấn Bạng đến năm Tự Đức

thứ 3 (1850) thì bãi bỏ thủ ngự.

+ Tấn Chính Đại (trước gọi là cửa biển Thần Phù): cách huyện Tống Sơn 18

dặm về phía đông.

+ Tấn Bạch Câu: cách huyện Nga Sơn 5 dặm về phía đông nam, cửa tấn rộng

33 trượng, thủy triều lên sâu 7 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu 7 thước 5 tấc. Tự

Đức năm thứ 3 (1850) bỏ tấn thủ.

+ Tấn Y Bích (trước gọi là cửa biển Linh Trường): cách huyện Hậu Lộc 20

dặm về phía đông bắc, cửa tấn rộng 37 thước, thủy triều lên sâu 8 thước, thủy triều

xuống sâu 3 thước, có mấy ngọn núi Linh Trường chắn ở cửa tấn.

+ Tấn Hội Triều: phía đông là địa phận xã Hội Triều thuộc huyện Hoằng Hóa;

phía tây là địa phận xã Lương Niêm huyện Quảng Xương, cửa tấn rộng 400 trượng

Page 78: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

71

5 thước, thủy triều lên sâu 7 thước 5 tấc, thủy triều xuống sâu 3 thước 5 tấc, có đặt

tấn thủ canh phòng.

+ Tấn Hàn: phía bắc thuộc địa phận xã Cự Nham huyện Quảng Xương, phía

nam thuộc địa phận xã Hải Châu huyện Ngọc Sơn, cửa tấn rộng 100 trượng, thủy

triều lên sâu 9 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước; từ đời Lê trở về trước gọi là

biển Ngọc Giáp, lại gọi là cửa Ghép, sau đổi tên hiện nay.

+ Tấn Bạng: lại có tên là cửa biển Duy Xuyên, ở cách huyện Ngọc Sơn 10 dặm

về phía đông, cửa tấn rộng 42 trượng, thủy triều lên sâu 9 thước, thủy triều xuống

sâu 4 thước, bờ bên tả có núi đứng như tường, bờ bên hữu là bãi cát; năm Tự Đức

thứ 3 bỏ tấn thủ.

Ngoài các tấn trên, năm 1828, Minh Mạng cho xây bảo Biện Sơn và pháo đài

Tĩnh Hải tại cửa Bạng, đây là căn cứ phòng thủ quan trọng.

+ Bảo Biện Sơn: cách huyện Ngọc Sơn 25 dặm về phía đông nam, ngoài cửa

Bạng, chu vi 58 trượng 8 thước 8 tấc, cao 8 thước 2 tấc, có một kỳ đài, một nhà

quân, 12 khẩu đại bác, một kho thuốc súng, đặt từ đầu đời Gia Long.

+ Pháo đài Tĩnh Hải: ở tấn Biện Sơn (trên hòn Biện Sơn), chu vi 11 trượng 8

thước, cao 5 thước 5 tấc, có 1 kỳ đài, một nhà quân, và 4 khẩu đại bác, xây dựng từ

năm Minh Mạng thứ 9 (1828) [142: 273-275].

Về phân công bố phòng: hai pháo đài Biện Sơn, Tĩnh Hải: thành thủ úy 1 viên,

trú binh 50 tên. Năm Gia Long nguyên niên (1802) qui định: “các cửa biển trấn

Thanh Hóa, đều đặt làm tấn thủ, đều bắt quanh vùng phụ giữ. Tấn Chính Đại thì cho

dân ở trong Chính Đại làm phụ lũy (ở phụ vào chung quanh thành lũy). Minh Mạng

năm thứ 10 (1829) chuẩn: pháo đài Biện Sơn, phái lấy một viên suất đội, 100 biền

binh, một pháo thủ; pháo đài Tĩnh Hải, phái lấy 1 viên suất đội, 20 biền binh và 1

pháo thủ, đến đóng giữ các đài ấy. Tuy nhiên, 10 năm sau (1839) chuẩn hai pháo

đài Biện Sơn, Tĩnh Hải nguyên phái 100 biền binh đóng giữ. Nay gặp khi yên ổn ít

việc, nhưng liệu lưu lại 50 tên” [114: 677].

Tóm lại, từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải đảo miền

Trung nên suốt một dải miền Trung từ bắc chí nam nhà Nguyễn đều cho đặt các cơ

sở phòng thủ vùng biển, các tấn biển trong đó ưu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An,

Đà Nẵng và cụm phòng thủ Hải Vân và các tỉnh duyên hải “không đâu không lập

Page 79: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

72

pháo đài” [PL 1]. Các pháo đài phòng hải được xây dựng ở những cửa biển quan

trọng của các tỉnh như bảo Biện Sơn, pháo đài Tĩnh Hải ở Thanh Hóa, pháo đài Hổ

Cơ ở Bình Định, Thành Hải ở Khánh Hoà... Các cửa biển nhỏ thì giao cho dân trong

vùng phụ giữ (thường gọi là phụ lũy), tùy theo mức độ quan trọng của cửa biển mà

tăng cường hay thoái triệt lực lượng tại tấn sở. Việc phòng thủ vùng biển ở các địa

phương hầu hết Nhà nước đều giao quyền chủ động cho địa phương, trong đó Nhà

nước giữ vai trò chỉ đạo.

Hệ thống các công trình phòng thủ vùng biển nói trên được xây dựng vào thời

bình, về sau, với cuộc kháng chiến chống xâm lược, hệ thống này được tiếp tục tăng

cường theo hướng chú trọng các cửa biển quan trọng. Một chỉ dụ của vua Tự Đức

vào ngày 10.9 năm Tự Đức thứ 12 cho biết chủ trương này: “Trẫm ra lệnh cho tất cả

ai sinh sống nơi ven biển phải xây thành đắp lũy phòng thủ, canh phòng nghiêm

ngặt, chuẩn bị dùng vũ lực mà đánh tan ý đồ của bọn man rợ xâm phạm vào lãnh

thổ của Trẫm” [126: 301], [xem thêm mục: 3.4.2.2]. Một điều đáng lưu ý là, mỗi

khi Đà Nẵng hữu sự thì các vua Nguyễn (Thiệu Trị và Tự Đức) đều tỏ ra vô cùng lo

lắng và tăng cường bố phòng cửa Thuận An. Vua Tự Đức ý thức rất rõ về phòng bị

nhưng ông cũng đủ tỉnh táo để nhận thấy đó chỉ là một trong muôn việc phải làm ở

cửa biển bởi không chỉ phòng bị không là đủ. Nhưng đó là điều không thể không

làm mà là sự kế tục lời truyền dạy của các vị vua trước về phòng bị mặt biển.

Nhìn chung dưới triều Nguyễn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ phía biển,

Nhà nước đã cho xây dựng tại các cảng biển miền Trung một hệ thống các công

trình phòng thủ ven biển. Tùy theo mức độ quan trọng để bố trí lực lượng tại các

cửa biển. Năm 1868, Nguyễn Tri Phương thay mặt các đại đại thần trình bày về kế

sách phòng bị vùng biển. Phân tích những mặt lợi hại của các cửa biển và âm mưu

có thể bị đánh phá nên tất cả điều phải phòng bị chu đáo, trong đó quan trọng nhất

là cửa biển Thuận An, Đà Nẵng. Một bản tâu của Nguyễn Tri Phương vào tháng 7

năm Tự Đức thứ 20 (1867) cho biết ý thức phòng thủ của danh tướng này, đó cũng

là một trong những đại diện cho tư tưởng phòng bị lúc bấy giờ: “Xét thấy cửa biển

ở Kinh đô là nơi xung yếu nhất mà Bình Thuận trở về phía nam là vùng đất liền với

Thi Nại của Bình Định và Đà Nẵng của Quảng Nam, là cửa biển sâu rộng. Lại là

vùng đất quan trọng của Tả Kỳ, Kỳ Phụ. Nam Định, Hải Dương trở về phía bắc vốn

Page 80: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

73

là vùng giàu có người đông, là cửa tấn cũng sâu rộng. Nếu bọn chúng có ý đồ xấu

thì chúng sẽ gây hấn ở các nơi đó mà Quảng Nam, Đà Nẵng lại gần với Kinh đô thì

phải phòng bị. Kinh đô là nhất, thứ đến là Quảng Nam” [51: tập 164: 210].

Cho đến nay, những di tích đáng kể của hệ thống phòng thủ cửa biển là di tích

Thành Trấn Hải tại phía nam thị trấn Thuận An, trên đường Trấn Hải Thành. Trong

sách Đại Nam nhất thống chí chép thành Trấn Hải nằm ở phía bắc cửa Thuận An,

tuy nhiên do trận lụt lớn vào năm 1904, cửa Thuận An bị bồi lấp nên hiện nay di

tích này nằm ở phía nam cửa biển. Di tích phòng thủ xa về phía nam Kinh đô hiện

nay còn có cụm di tích Hải Vân Quan (trên đèo Hải Vân) là có thể xác định được.

Cũng qua khảo sát tại Hải Vân Quan, chúng tôi xác định vị trí đặt cửa ải này không

phải là chỗ “hiểm yếu” nhất mà là chỗ dễ quan sát xuống cửa biển Đà Nẵng nhất.

Chính vì phải lựa chọn xây dựng điểm dễ quan sát cửa biển nên nhà Nguyễn buộc

phải cho đắp một con lũy cao, dài hơn 100m, chắn ngang lối đi Huế - Đà Nẵng để

buộc mọi người phải đi qua một lối đi duy nhất là qua cửa quan này [PL 17]. Tại Đà

Nẵng, di tích phòng thủ hiện nay còn lại là thành Điện Hải, nay là cơ sở mới của

Bảo tàng Đà Nẵng. Hiện nay hầu hết các căn cứ bố phòng ở các cửa biển miền

Trung đã mất dấu tích nên rất khó xác định được vị trí của nó đương thời.

2.3. TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN THỦY QUÂN

2.3.1. Tổ chức thủy quân

Thủy quân là lực lượng chủ yếu trong công tác tổ chức phòng thủ vùng biển

dưới triều Nguyễn. Quân đội mà đặc biệt là thủy quân thời Nguyễn có cái nền từ

cuộc chiến kéo dài với Tây Sơn. Chính cuộc chiến này mà thủy quân được quan

tâm, thuyền chiến được tăng cường và được huấn luyện theo phương pháp phương

Tây, do các sĩ quan Pháp trực tiếp huấn luyện. Bởi thế những ai đương thời tiếp xúc

với quân đội nhà Nguyễn đều có những đánh giá rất cao lực lượng này. Sau khi

thành lập triều Nguyễn, Gia Long đã ý thức về việc xây dựng một quân đội mạnh,

trong đó chú trọng thủy quân. Để xây dựng và bảo vệ quốc gia thống nhất, công

việc đầu tiên của triều Nguyễn là tập trung xây dựng lực lượng quân đội và củng cố

quốc phòng. Về sau, Minh Mạng cũng có đánh giá xác đáng: "quân là nanh vuốt của

nước" [150: 136] hay, "việc binh có thể 100 năm không dùng đến nhưng không thể

một ngày không phòng bị được" [114: 406], chính vì thế việc võ bị rất được quan

Page 81: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

74

tâm. Người sáng nghiệp nhà Nguyễn là Gia Long đã có thời gian bôn ba, tiếp xúc và

thấy rõ sức mạnh của kỹ thuật phương Tây nên đã cố gắng học hỏi, vận dụng và đã

chiếm ưu thế trong cuộc chiến với Tây Sơn. Sau khi bắt tay vào xây dựng đất nước,

tư tưởng canh tân quân sự đã được thực hiện, có thể xem là tân tiến hơn hẳn các

nước phương Đông đương thời. Gia Long từng ghi nhận công lao to lớn của J.B.

Chaigneau (có tên Việt là Nguyễn Văn Thắng), một người Pháp trong hệ thống

quan chức của mình là đã đã đóng góp vào sự nghiệp của ông những công lao to

lớn, không sao kể xiết, mà ông có nghĩa vụ phải biết đến và đền bù. Sau đó J.B.

Chaigneau được phong tước Khâm sai thuộc nội chưởng cơ sung chức chỉ huy

thuyền Long Phi. Một thuyền trưởng người nước ngoài là Rey, đến Phú Xuân năm

1819 để bán vũ khí cho Gia Long đã có những nhận xét đầy thiện cảm về công tác

sắm sửa vũ khí, xây dựng thành lũy và có tư duy quân sự ảnh hưởng phương Tây:

“Được trui rèn trong môi trường chiến đấu nên ông thủ đắc được thông tin về nhiều

vấn đề mà những vương hầu của phương Đông không thể có được”. “Chỉ trong hai

năm Kinh đô đã hoàn toàn tân tạo và biến thành một pháo đài kiên cố. Nhà vua đã

ra lệnh dịch những tài liệu quân sự bằng tiếng Pháp tốt nhất để đem dùng, xây thành

theo kiểu Vauban tại Việt Nam và kiến trúc một thành trì tiêu chuẩn nhất tại phương

Đông. Thành William ở Calcutta, luỹ George ở Madras tuy do người Anh xây lên

nhưng không sao sánh được” [56]. Đánh giá trên của Rey cho thấy những điều mới

mẻ trong cách bố phòng và tư duy quân sự của Gia Long.

Thủy quân triều Nguyễn là một bộ phận quan trọng trong quân đội gồm bộ

binh, tượng binh, thủy binh. Thủy quân thời Nguyễn gồm bộ phận đóng ở Kinh đô

và các tỉnh. Thủy quân đóng ở Kinh đô gọi là Thủy sư kinh kỳ. Vào đầu thời Gia

Long, thủy quân có 5 doanh, gồm các doanh Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu

thủy, Hậu thủy. Đứng đầu mỗi doanh là Thủy doanh Thống chế, năm 1835, Minh

Mạng đổi thành Đô thống. Biên chế dưới doanh là các chi, dưới chi là các đội,

thường gọi là các thuyền. Trong đó mức chia đặt về số lượng có khác nhau, đông

nhất là doanh Nội thủy. Cụ thể như sau: Doanh Nội thủy, gồm 3 chi: Tiền (có 5 đội,

đặt tên mỗi đội theo số thứ tự từ Nhất đến Ngũ), chi Trung, chi Hậu (Mỗi chi 10

đội, từ Nhất đến Thập). Doanh Tiền thủy, gồm 3 chi, mỗi chi 6 đội. Các doanh Tả

thủy, Hữu thủy, Hậu thủy đều có 3 chi, mỗi chi 3 đội [114: 134], [PL 10].

Page 82: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

75

Thủy quân ở các tỉnh đến năm 1827 dưới thời Minh Mạng cho đổi là vệ. Các vệ

thủy quân chịu sự chỉ huy trực tiếp của Đề đốc hoặc Lãnh binh (tỉnh lớn); Lãnh binh

hoặc Phó lãnh binh (tỉnh nhỏ). Tổ chức cao nhất của thủy quân các tỉnh là vệ. Chỉ huy

mỗi vệ là Vệ úy, Phó vệ úy. Mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có Suất đội 1 người, Đội

trưởng, Ngoại ủy đội trưởng đều 2 người [114: 67-68]...

Về số lượng thủy quân, tài liệu của Maybon cho biết, năm 1820 quân đội nhà

Nguyễn có 160.000 người, có thể tăng gấp đôi trong thời chiến, trong đó có khoảng

30.000 thủy binh [130: 25]. Ở điểm này dường như Maybon đã sử dụng tài liệu của

thuyền trưởng – nhà buôn Ray khi tới Phú Xuân đã ghi nhận được. Cần nói thêm,

rằng Ray đã cho biết “một bộ phận lớn của quân đội được trang bị và chỉ huy theo

kiểu Tây phương. Thế nhưng cách thức của Gia Long có nhiều điều đáng cho một

khu vực khác của thế giới bắt chước” [54].

Năm 1836, vua Minh Mạng chia đặt lại Thủy sư Kinh kỳ. Từ 5 doanh thời Gia

Long chuyển làm 3 doanh là trung, tả, hữu. Mỗi doanh 5 vệ, mỗi vệ hơn 500 người

(vệ cao nhất là 533 người, ít nhất là 502 người) đều lấy từ các tỉnh Thừa Thiên,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị. Trung doanh 2.596

người, Tả doanh 2.565 người, Hữu doanh 2.553 người [152: 951-952]. Như thế

Thủy sư Kinh kỳ có tổng cộng 7714 người nhưng quân số này không chỉ đóng ở

Kinh đô mà có chia phái đi trấn giữ ở các cửa biển quan trọng.

Ở các tỉnh, tùy theo vị trí mà quân số và biên chế có khác nhau. Các tỉnh

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Trị, Quảng Bình đều chỉ có 1

vệ, số quân của mỗi vệ đều khoảng 500 người. Các tỉnh khác như Quảng Nam, Bình

Thuận, Thanh Hóa đều có 2 vệ, riêng Nghệ An có đến 4 vệ. Biên chế ở mỗi vệ gồm

10 đội, mỗi đội 50 người, như thế có khoảng 500 quân thủy ở các tỉnh nhỏ, 1000

quân ở các tỉnh vừa và nhiều nhất là Nghệ An. Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng quân số

tại cửa biển Đà Nẵng là quân chính qui của triều đình được chia đóng luân phiên

thay đổi tại đây: “Biền binh 5 vệ ban trực quân thần sách, hàng năm theo thứ tự phái

đi đóng giữ 2 đài Điện Hải, An Hải”, “Hàng năm phái lấy một vệ Kinh binh đi đến

hai thành ấy theo quan lãnh binh chia phái đóng giữ các nơi” [114: 663-664]. Ngay

từ năm 1803, Gia Long đã đặt các cơ thủy quân chia đi đồn trú các tỉnh. Cơ Trung Tiệp

đóng tại Nghệ An, Trung Dực tại Thanh Hóa, 5 đội Thuận thủy ở Bình Thuận [114: 134]

Page 83: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

76

Trong luận văn thạc sĩ về Thủy quân triều Nguyễn, tác giả Bùi Gia Khánh cho

rằng: “cho đến 1838, lực lượng thủy quân ở các tỉnh được chia đặt xong về cơ bản.

Tính đến năm 1838 với cách phiên chế lực lượng như trên, ta có thể biết được tổng

số thủy quân ở các tỉnh là vào khoảng 16.500. Con số này có tính tương đối. Bởi vì

ở một số vệ có thể có nhiều hơn hoặc ít hơn vài chục người. Nhưng những trường

hợp như thế là ít và sai số cũng không lớn. Tuy nhiên, đến thời Tự Đức, số lính có

giảm đi ít nhiều” [97: 32].

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tiếp cận các tài liệu chữ Hán hiện lưu

giữ ở địa phương chưa từng được công bố, bổ sung vào việc nghiên cứu về lực

lượng thủy quân dưới triều Nguyễn.

Tư liệu đầu tiên là 9 bằng, sắc của quan tuần phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi,

thủy vệ cấp cho cùng một người có tên là Lê Văn Quý người xã An Thạnh, tổng An

Thạnh hạ, huyện Lễ Dương. Dưới thời Tự Đức có 6 sắc bằng trong các năm 1868,

1873, 1876, 1879, 1880 (2 cái) và 1881. Ông Lê Văn Quý giữ chức đội trưởng đội

4, thuộc vệ Tả thủy quân. Qua các bằng, sắc đều cho thấy ông Lê Văn Quý là người

“thân thể khỏe mạnh, rành rõi thủy trình và việc thuyền bè”. Trong công việc, ông

là người cần mẫn, thông minh nên được đề cử tham gia các hoạt động của thủy binh

với nhiệm vụ quyền biện Suất đội (1876) và Ngũ trưởng Chánh đội trưởng Suất đội,

thống suất binh biện trong đội nghe theo quan Quản viên phân phái công vụ (1880).

Theo một văn bản ngày 28.12 năm Tự Đức thứ 33 (1880) của Chánh vệ cấp bằng

cho ông làm Quản giải, phụ trách công việc vận chuyển hàng để nạp về Kinh và ra

Nam Định chở hàng theo lệnh sai phái. Ông Lê Văn Quý thậm chí còn tham gia

trong thủy quân dưới thời Thành Thái bởi căn cứ vào một tờ sắc của tỉnh Quảng

Ngãi ngày 13.12 Thành Thái năm thứ 8 (1896) ông vẫn còn được giao chức cai đội

tinh binh Suất đội [PL 9].

Bên cạnh sắc bằng cho ông Lê Văn Quý, chúng tôi có tiếp cận một số tài liệu

chữ Hán tại Hội An về các sắc, chiếu cho lính làm công việc thư lại trong thủy quân

của Nhà nước. Gồm 2 chiếu thời Minh Mạng và 1 cái đầu thời Tự Đức (năm 1849)

là chiếu và sắc cho một người có tên là Nguyễn Văn Tảo ở xã Thanh Hà, tổng Phú

Triêm Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn làm thư lại trong thủy quân. Như thế

ông Nguyễn Văn Tảo và ông Lê Văn Quý là người làm việc khá lâu. Ông Nguyễn

Page 84: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

77

Văn Tảo làm việc trải qua các đời từ Minh Mạng đến Tự Đức và có kinh nghiệm về

ghi chép, lưu giữ giấy tờ trong thủy quân. Ông Lê Văn Quý làm việc từ năm 1868

(có thể sớm hơn) và đến 1896 vẫn còn tại chức. Như thế việc chọn quân rất chặt

chẽ, chọn người biết việc và cho làm việc lâu dài trong quân [PL 5], [PL 6], [PL 7].

Chúng tôi cũng tiếp cận tại nhà thờ họ Phạm Văn ở Trung Phường, xã Duy

Hải, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) hai bức chế bằng lụa, được làm ngày 1 tháng

10 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) phong tặng bố và mẹ ông Phạm Văn Cục, người

giữ chức chưởng vệ thứ nhất, kiêm quản các vệ thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5 ở Hữu

doanh, thuộc Thủy sư Kinh kỳ [PL 11].

Chúng tôi cũng tìm thấy trong văn bia chùa Hải Tạng (tại Cù Lao Chàm, Tân

Hiệp, Hội An) được khắc ngày 11 tháng 3 năm Tự Đức thứ nhất (1848) cho biết,

trong số những người góp tiền để tu sửa chùa Hải Tạng có nhiều người là quan chức

thủy quân, gồm họ tên, chức vụ rất đầy đủ như sau: Quảng Nam Thủy quân lãnh

binh quan Tôn Thất Sự, 2. Quảng Nam Tả cơ chánh quan Tôn Thất Hòa, 3. Quảng

Nam Tả thủy vệ phó vệ úy Trần Đăng, 4. Quảng Nam Trung cơ chính quản cơ

Nguyễn Tài, 5. Quảng Nam Tả thủy vệ hiệp quản Nguyễn Thư, 6. Quảng Nam hữu

thủy vệ phó vệ úy Nguyễn Tình, 7. Kinh phái Định Tường thuyền viên, 8. Tuần

dương châu ô thuyền, 9. Đại Chiêm trấn thủ thủ ngự Nguyễn Dưỡng, 10. Đại Chiêm

tấn tấn thủ Nguyễn Giáp... [PL 15]. Qua bản kê trên cho thấy từ các quan chức cao

cấp nhất của thủy quân tại Quảng Nam đến các thuyền viên thuyền tuần dương,

thuyền Kinh phái, thủ ngự, tấn thủ đều có đóng góp cho trùng tu chùa. Đây vừa là

nơi thực hành Phật giáo vừa là chốn tâm linh cho những ngư dân và thủy binh phải

thường xuyên ra biển. Ngoài ra, danh sách trùng tu chùa còn có đầy đủ các chức sắc

và nhân dân tại Cù Lao Chàm, chứng tỏ sự đồng tình ủng hộ rất lớn của cộng đồng

nơi đây.

Gần đây ở Việt Nam phát hiện ra rất nhiều các tư liệu trong dân gian về các

dòng họ có truyền thống bám biển, giữ biển được Nhà nước trọng dụng vào việc

công thêm một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của người dân địa phương. Đó

là tờ lệnh phát hiện tại nhà thờ dòng họ Đặng ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn tỉnh

Quảng Ngãi đề ngày 15.4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) có nội dung chọn người

có tài năng, dân phu có kinh nghiệm đi thám sát vùng biển Hoàng Sa. Tộc Lê ở xã

Page 85: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

78

Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) hiện còn lưu giữ một số hiện vật, tài

liệu có nội dung liên quan đến điều động lính thủy binh làm nhiệm vụ giữ gìn biển

đảo trong hải phận từ Bình Thuận đến Khánh Hòa.

Tại Tân Hiệp, (Cù Lao Chàm), Hội An cũng có 3 tờ sai dưới thời Chính Hòa,

Vĩnh Thịnh, Cảnh Hưng thể hiện nơi đây công tác tuần phòng trên biển được giao

cho nhân dân, 3 tờ phê có nội dung giống nhau: “bắt dân trên hòn Cù Lao Chàm

phải tuần phòng đêm ngày, lưu ý đến các thương thuyền ngoại quốc đến đó” [45:

104-106]. Dưới triều Nguyễn, công tác tuần tra, canh giữ tại địa phương vẫn do

người sở tại tiến hành. Một Châu bản ngày 8.2 năm Minh Mạng thứ 7 (1826) ghi

nhận đơn của dân trên đảo Cù Lao Chàm xin được miễn thuế và binh dao vì đã cùng

lúc canh giữ đài phong hỏa và tuần tra tại vùng biển Cù Lao Chàm. [58: 369-370].

Những tư liệu phát hiện tại địa phương đã bổ sung những tư liệu quý vào chính

sử triều Nguyễn về công tác bảo vệ biển và tính cộng đồng giữ biển dưới triều đại

này. Thủy quân cũng là những người được tuyển chọn từ các địa phương, đặc biệt là

những vùng cửa sông, ven biển. Những tư liệu chúng tôi phát hiện đều có chung đặc

điểm này bởi đây là những vùng có truyền thống đi biển, bám biển.

2.2.2. Huấn luyện thủy quân

Công tác huấn luyện của thủy quân dưới thời Nguyễn chủ yếu là các cuộc diễn

tập tại các cửa biển. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng kết hợp giữa việc diễn tập với

công tác tuần tra hay vận tải. Nói như vua Minh Mạng, khi đưa thủy quân ra biển là

một việc mà có 3 điều lợi. Vừa giúp vận tải, tuần tra – thao diễn, vừa quen đường

biển. Tài liệu Châu bản triều Nguyễn, Thực lục, điển hình như dưới thời Tự Đức

cho biết, hầu hết tháng nào vua cũng thân hành ra cửa biển xem thao diễn thủy

quân, có tháng đi tới 2 lần cũng có thể xem là nhiều.

Gia Long đã rất quan tâm tới thủy binh, hàng năm cứ tháng Giêng lại tiến hành

thao diễn phép chèo thuyền. Trong những ngày lễ này, vua mặc áo trận, đeo gươm

và ban phát hiệu lệnh [149: 541]. Thời Minh Mạng, thủy quân tiếp tục được chú

trọng, dụ năm 1825, cho biết: "nay thủy quân ở Kinh, hiện đã đặt thêm nhiều, mà

các địa phương ven biển cũng đều có thủy quân... Tất cả phải diễn tập cho tinh thạo,

phòng khi dùng đến” [114: 395]. Đầu thời Nguyễn đã chuẩn định các cơ đội thủy sư

thao diễn thuyền hải đạo bao gồm các cơ: Tả thủy, Tiền thủy, Hậu thủy, Hữu thủy,

Page 86: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

79

Tả dực, Hữu dực, Tiền dực; các đội Tả thủy, Hữu thủy, Tiền thủy, Tả bính, Tiền

bính, Hậu bính, Bố phường, doanh Hữu thủy. Có 12 đội nội thủy thao diễn, quả là

một lực lượng hùng hậu: “Lại rước vua ra cửa biển Noãn Hải duyệt quân Diệu thủy

thao diễn thuyền chiến ở các cửa biển Tư Hiền, Đại Chiêm" [114: 393-394]. Về sau,

Gia Long chọn ngày 1 tháng 5 thao diễn thuyền quân hải đạo [114: 399]. Tháng 10

năm Tự Đức thứ 6 (1853), sau lời nghị bàn của bộ Binh, vua Tự Đức chuẩn y cứ

“10 ngày 1 lần tập luyện; sau 3 năm, xét duyệt định ra thưởng phạt, để phòng khi

dùng đến” [155: 287].

Việc thao diễn của các loại thuyền được sách Hội điển ghi chép kỹ ở quyển

157, và lưu ý rằng thuyền bọc đồng ở Sơn Trà cũng thao diễn: "mỗi tháng hai lần

hoặc một lần ra biển thao diễn, cần được thông thạo" [114: 404]. Bên cạnh việc thao

diễn, phía hạ lưu sông Hương, nhà Nguyễn cho lập trường bia Thanh Phước cao

hơn 30 thước, rộng hơn 130 thước “để cho quân thủy đi lại nhằm bắn, lấy sự trúng

vào đích hay không để định thưởng phạt" [114: 377]. Trường bia này tiếp tục được

duy trì mãi về sau, trong một khảo cứu của R. Morinneau cho thấy đến những năm

đầu thế kỷ XX vẫn còn dấu tích tại đây.

Trên biển, vua Nguyễn cho thao diễn cách bắn đại bác vào mô hình thuyền giả

định. Đó là kết 1 cái bè nổi ở ngoài biển, bốn bên bè đều bỏ neo, xích, để gió khỏi

làm trôi rồi cho thuyền lớn, thuyền bọc đồng đậu cách xa khoảng 50 trượng (khoảng

200m) “khi có lệnh tức thì đem súng đại bác áo đỏ, nhằm vào bè nổi bắn liền 3 phát.

Thuyền chở nối sau, lần lượt bắn ra" [114: 385]. Nhìn chung đó là cách diễn tập theo

mô hình tĩnh, chủ động tạo đích bắn phá trong các cuộc tập luyện. Cho mãi tới năm

1867, vua Tự Đức vẫn sai đóng bè nổi, dựng bia, “đợi khi vua đi tuần chơi xem tập

trận, cho pháo binh bắn thử, để cho biết sức súng và diễn tập quân lính, để phòng có

việc" [155: 1055].

Về chiến thuật, hiện nay chúng ta không tìm thấy những tài liệu riêng biệt nói

về chiến thuật dụng binh, trong đó về thủy binh và cách bố trí thuyền chiến mỗi lúc

xung trận mặc dù từ khi Nguyễn Ánh còn ở Gia Định, thủy quân của ông đã biết sử

dụng “chiến thuật hàng hải”. J. Barrow từng ghi nhận: “ông đưa vào quân đội một

hệ thống các chiến thuật hàng hải và cho những sĩ quan hải quân học cách sử dụng

các tín hiệu" [10: 49]. Rất tiếc là ngày nay chúng ta không tìm thấy những tư liệu

Page 87: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

80

nói về chiến thuật của thủy quân nhà Nguyễn. Có chăng những chiến thuật này chỉ

có thể được tìm thấy khi miêu tả trong công tác tiễu trừ cướp biển nhưng không hệ

thống. Như thế không có nghĩa là không có chiến thuật dụng binh dưới triều

Nguyễn bởi ngay từ đầu, Gia Long chính là người du nhập tư tưởng quân sự từ bên

ngoài, ông sử dụng cố vấn quân sự châu Âu, ông cho dịch các sách về binh pháp

châu Âu, sử dụng thuyền chiến và trưởng tàu là người Pháp. Chiến thuật khi huấn

luyện, chúng ta cũng chỉ thấy thủy quân nhắm bắn vào các mục tiêu cố định hay ví

như khi đi tuần tra, đánh nhau với giặc biển “nếu là hơi xa, thì phải dùng đại bác,

chỉ định vào mái chèo, bánh lái của thuyền giặc mà bắn tan, gần thì dùng câu liêm

giật đứt giây buộc lái, làm cho thuyền đổ nghiêng không chạy được, thì tự khắc bị ta

bắt được…” [114: 427]. Dù có thể đồng tình với hiệu quả tưởng tượng đó thì đây

vẫn không phải là chiến thuật mà là “mánh” đánh mà thôi.

Như vậy với sự đánh giá đúng, thức thời về việc cần phải xây dựng một lực

lượng phòng thủ mạnh, nghiêng về thủy- hải quân. Nhà Nguyễn đã chú trọng tổ

chức, xây dựng lực lượng phòng thủ vùng biển, ngoài lực lượng thủy quân chính

quy tại Kinh kỳ còn có quân địa phương và đặc biệt là lực lượng dân binh được huy

động vào công tác tuần phòng thường xuyên.

2.3. THUYỀN CHIẾN, VŨ KHÍ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

2.3.1. Thuyền chiến của thủy quân

Thuyền chiến là phương tiện quan trọng bậc nhất đối với thủy quân cũng như

mong ước làm chủ vùng biển. Điều đặc biệt là triều Nguyễn đã ý thức rất rõ về việc

phải trang bị thuyền chiến tân tiến nhất lúc bấy giờ. Thậm chí, John Barrow, một

người nước ngoài đến Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII, lúc Nguyễn Ánh

còn ở Gia Định cho biết ý thức trang bị thuyền chiến đã có từ lúc bấy giờ: “Trong

khoảng hai năm đó, nhà vua đã cho đóng ít nhất 300 pháo thuyền lớn hoặc loại

thuyền dùng chèo, năm thuyền có cột buồm và một chiến hạm đúng theo kiểu các

tàu châu Âu” [10: 49]. Tác giả Nguyễn Văn Đăng cho rằng: “Nhờ phần lớn vào các

đội binh thuyền hành quân bằng đường biển theo gió mùa (còn gọi là "giặc mùa") mà

Nguyễn Ánh đã giành thắng lợi trong các trận đánh lớn ở Thị Nại, Phú Xuân với Tây

Sơn. Đó là cơ sở quan trọng để Nguyễn Ánh thiết lập nên vương triều Nguyễn” [72: 22].

Page 88: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

81

Sách Thực lục cho biết: tháng 9 năm Gia Long thứ 3 (1804) “đóng thuyền Tây

dương hạng nhỏ và thuyền hải đạo hạng nhỏ” [149: 616]. Tháng 2 năm Gia Long

thứ 6 (1807), vua Gia Long từng nói với Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Đức Xuyên

rằng: “Trong nước tuy đã yên ổn nhưng không thể quên được việc chiến tranh.

Quân ta rất giỏi thủy chiến mà số thuyền ghe hiện không có mấy, nên đóng sẵn

trước để phòng khi dùng đến”. Bèn sai Gia Định lấy gỗ nộp về Kinh, hạ lệnh cho

các quân theo mẫu thức mà đóng [149: 690]. Tháng 7 năm Minh Mạng thứ 9

(1828), vua dụ thị thần “nay trẫm chế tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại

ven biển, làm xưởng chứa sẵn đấy, để lúc có việc dùng đến" [150: 759].

Thuyền chiến dưới triều Nguyễn có nhiều loại, nhưng đáng chú ý và chiếm số

lượng lớn là thuyền bọc đồng. Theo ghi nhận trong sách Hội điển được chúng tôi

thống kê cho thấy, trong các năm từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đến năm Tự Đức

thứ 4 (1852), có 43 lần đóng thuyền bọc đồng nhiều dây. Trong đó, thuyền đồng

được đóng nhiều nhất dưới thời Minh Mạng (29 chiếc). Thời Thiệu Trị tuy không

dài nhưng cho đóng 10 chiếc, trong đó có những chiếc rất lớn với chiều dài lên tới

8, 9 trượng. Chỉ riêng năm 1844-1845, ông cho đóng 3 chiếc thuyền lớn là Thái

Loan, Bảo Long, Ngọc Phụng. Vua Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) cũng từng dụ rằng

“số thuyền đồng hiện nay hơi nhiều” nên phải làm con dấu và xếp hạng để sai phái.

Thiệu Trị năm thứ 7 (1847) có dụ rằng “thuyền bọc đồng nhiều dây rất quan hệ đến

việc dùng binh” [115: 227]. Với việc đóng mới thuyền Thái Loan, Bảo Long, Ngọc

Phụng, vua Thiệu Trị cho kết hợp với những cái trước đó rồi xếp hạng như sau: Bảo

Long, Thái Loan, Kim Ưng, Linh Phụng, Phấn Bằng là hạng lớn. (Dưới thời Minh

Mạng có các thuyền Thanh Loan, Linh Phụng, Thụy Long, Phấn Bằng, Kim Ưng).

Phi Vụ, Vân Điêu, Thân Giao, Tiên Ly, Thọ Hạc là hạng nhất. Tĩnh Dương, Bình

Dương, Điềm Dương là hạng nhì. Thanh Hải, Tĩnh Hải, Bình Hải, Định Hải, An

Hải là hạng ba. Thời Tự Đức, các năm năm 1849 đến 1852 cho đóng thêm 3 thuyền

hiệu Dương là Tĩnh Dương, Điện Dương, Bình Dương [PL 3]. Điều này cũng dễ

hiểu vì thuyền bọc đồng được đóng theo hạng ngạch, thường thì khi có bị khuyết vị

trí nào sẽ đóng thêm vào vị trí đó cho đủ quân số cần dùng chứ không phải triều đại

sau ít quan tâm việc đóng thuyền bọc đồng.

Page 89: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

82

Cũng cần lưu ý rằng thuyền bọc đồng không chỉ được đóng ở Kinh đô mà còn

được đóng ở các tỉnh sẵn có vật liệu tốt để đóng thuyền. Tài liệu cho biết dưới thời

Thiệu Trị, chỉ trong năm 1843, vua đã sai Quảng Bình đóng thuyền Định Hải

(thuyền hạng ba), Nghệ An đóng thuyền Điền Dương (thuyền hạng nhì), Thanh Hóa

đóng thuyền Thọ Hạc (thuyền hạng nhất). Vua cắt cử người từ Kinh về các địa

phương theo dõi, làm xong thì đưa về Kinh nộp.

Do đặc điểm cần triển khai nhanh, phối hợp chiến đấu khi cần thiết nên thuyền

công hay thuyền tuần dương thời Nguyễn đều mang nặng yếu tố quân thuyền. Một

người Anh, ký tên H.P, đến Phú Xuân những năm 1819, cho biết nhà Nguyễn có tới

2530 chiến thuyền các loại và có thể huy động thêm thuyền chài và thuyền buôn đi

lại trên biển [130: 24]. Thuyền thủy quân cũng thường dùng để tham gia vận tải

công như tháng 3-1810, lấy hơn 100 chiếc binh thuyền của thủy quân để chở sản vật

ở Thanh Nghệ và Bắc thành [149: 784]. Đấy chỉ là một số dẫn chứng, có thể tìm

được rất nhiều thông tin tương tự, như việc đóng thuyền, chẳng hạn tháng 6.1804,

“đóng 20 thuyền hải đạo, sai Nghệ An chọn 200 người thợ đóng thuyền sung làm

công việc ấy” [149: 603]. Tháng 3.1805, lại tiếp tục đóng thuyền Hải đạo, "sai các

đội thợ rừng Quảng Trị đi lấy gỗ để nộp, thưởng 1000 quan tiền, 1000 phương gạo.

Tháng 2.1807, sai đóng thêm hơn trăm chiếc thuyền chiến sai.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tiếp cận một tài liệu là báo cáo của

một vệ thủy quân triều Nguyễn vào năm Tự Đức thứ 33 (1881) về số tàu thuyền hiện

thuộc quản lý của vệ Nhị, Tả doanh, thuộc Thủy sư Kinh kỳ. Qua báo cáo này cho

biết trong vệ hiện quản lý sắc thuyền 7 chiếc. Có thuyền được đóng tại Kinh đô từ

thời Minh Mạng, sớm nhất là năm Minh Mạng thứ 5 (1824) rồi tu bổ, sửa chữa qua

thời Minh Mạng, Thiệu Trị tới Tự Đức chứng tỏ tuổi thọ thuyền khá cao. Các loại

thuyền mà vệ này đang quản lý gồm thuyền Kim Long (2 chiếc), thuyền sông (1

chiếc), thuyền Lý thiện sam bản (1 chiếc), thuyền Tân [Bồng?] (1 chiếc). Nhiều nhất

là thuyền dẫn đĩnh (6 chiếc) với các kích cỡ có khác nhau, đây là những thuyền nhỏ

mà dài, dùng trong tuần tra và dẫn đường. Báo cáo cũng cho biết thời điểm đó vệ đã

bị mất 3 chiếc thuyền tuần tra, và 1 chiếc thuyền Ô. Gồm 2 cái chìm tại vùng biển Hà

Tĩnh, Thanh Hóa, một thuyền tuần tra hư hỏng phải sửa chữa tại Nghệ An. Chiếc

thuyền Ô bị chìm tại Quảng Bình. Báo cáo cũng đề nghị cho sơn trát lại, thậm chí

Page 90: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

83

tháo ván để bảo quản thuyền cũng như bổ sung vào số thuyền còn thiếu để dùng trong

quân. Đến đây chúng ta có thể hình dung được số thuyền và sắc thuyền của mỗi vệ

Thủy quân, đặc điểm, kích thước, tính năng, hiện trạng của các thuyền và việc quản

lý chặt chẽ của Nhà nước cũng như quân đội về trang thiết bị. [PL 8]

Bên cạnh thuyền bọc đồng là thuyền máy hơi nước. So với các loại thuyền

truyền thống thì thuyền máy hơi nước là đột phá của sức mạnh trên biển. Đáng ngạc

nhiên là tư tưởng du nhập thuyền máy hơi nước vào lực lượng thủy quân có rất sớm,

từ hồi Gia Long. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trong một dịch phẩm về

chuyến du hành của nhà buôn Ray tới Việt Nam năm 1819, cho rằng “Ngay từ đầu

thế kỷ XIX, triều đình Việt Nam đã quan tâm đến việc học hỏi và canh tân một số

kỹ thuật, đáng kể nhất – như tác giả đề cập – là việc vua Gia Long muốn được giới

thiệu loại tàu chạy bằng hơi nước. Tuy khái niệm về máy hơi nước đã được người

Âu Châu nhắc đến từ giữa thế kỷ XVIII nhưng tàu không dùng buồm chỉ mới được

đưa vào ứng dụng năm 1783 và những tàu hơi nước đường biển chỉ mới được thí

nghiệm tại Âu Châu, Mỹ Châu khoảng 1807 đến 1816. Nếu như thế, kiến thức về

khoa học của vua Gia Long phải nói là rất sớm khi ngay khoảng 1819 ông đã muốn

du nhập và mua một chiếc tàu tân kỳ này. Trong thời nội chiến, chính nhà vua (khi

còn là chúa Nguyễn Ánh) đã tháo rời một chiếc tàu mà cha Bá Đa Lộc mua của

Pháp để làm mẫu đóng nhiều chiến thuyền khác, góp phần đáng kể vào việc đánh

bại thuỷ quân Tây Sơn” [54]. Vua Nguyễn từng cho rằng “bản quốc mua các loại

thuyền lớn bằng đồng chát và thuyền hơi nước, việc mua sắm ấy giao cho Thủy sư

Kinh kỳ để từ đó nghiên cứu chế tạo thêm” [53: tập 112].

Với ưu thế vượt trội của thuyền máy hơi nước nên dưới thời Minh Mạng đã

mua loại tàu này và thậm chí ông còn cho đóng mới một cái to hơn trên cơ sở bộ

máy của nó. Bản tấu của bộ Công ngày 20.7 năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cho

biết: "nay mới mua về một chiếc tàu chạy bằng hơi, chạy rất mau, không kể gió

nước ngược xuôi, không cần người chèo đều đi được cả, mà chạy rất mau. Phụng

sắc: sẽ y thức làm cái tàu cho lớn, đem bộ máy ấy lắp vào. Phải giữ gìn máy cẩn

thận đừng để cho bụi vào bẩn, rỉ. Vậy xin đặt các viên, binh coi ngó và tháo ra để

trên xưởng kẻo mưa lụt sắp đến hư hỏng. Nếu người chuyên trách việc ấy bất cẩn sẽ

bị trị tội nặng" [54: tập 72, tờ 56]. Tuy có những khó khăn trong việc đóng tàu hơi

Page 91: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

84

nước nhưng dưới thời Minh Mạng đã cho đóng được 3 chiếc tàu hơi nước là Yên

Phi, Vân Phi, Vụ Phi. Thiệu Trị đổi tên tàu Vân Phi thành tàu Huy Phi và cho mua

một thuyền máy hơi nước mới rất lớn là Điện Phi, dài 9 trượng 5 thước 7 tấc, rộng 1

trượng 5 thước 1 tấc, sâu 6 thước. So với những tàu đồng như Thái Loan, Bảo Long,

Ngọc Phụng thì kích thước của Điện Phi cũng tương đương nhưng xét về kỹ thuật

thì nó vượt trội và đây là tàu hơi nước lớn nhất mà triều Nguyễn có được. Châu bản

ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) cho biết việc nhà Nguyễn cho đóng

tàu, chế tạo các vật hạng giống với tàu phương Tây: “Nay nhận được tờ tư của quan

thuỷ sư trình bày việc đóng 1 chiếc thuyền chiến Tập kích, nay hiện đã dần xong, về

các vật hạng mang theo thuyền gồm cờ, mũ quần áo, khăn đai... tư xin chuyển sức

cho các nha lệnh cho thợ lĩnh vật liệu may làm để cấp phát cho đủ mang theo dùng.

Bộ thần vâng xét lần này đóng chiếc thuyền đó là theo quy cách sơ lược giống tàu

của Tây. Các vật hạng mang theo thuyền gồm cờ, quần áo, mũ, khăn đai xin chiếu

theo độ dài rộng của Tây mà làm. Việc liên quan đến các vật hạng, xin tâu trình đầy

đủ tuân theo thực hiện. Châu điểm” [52: tập 51, tờ 176].

Về việc đóng tàu chiến kiểu phương Tây thời Minh Mạng, tác giả Nguyễn Văn

Đăng đã có bài khảo cứu khá chi tiết, tác giả cho rằng việc việc đóng tàu thành công

đã mở ra khả năng đóng đồng loạt, tuy nhiên các vua tiếp theo là Thiệu Trị, Tự Đức

“không đủ kiên trì và quyết tâm theo đuổi việc tổ chức, triển khai đóng thuyền máy

trên qui mô lớn. Như vậy, dù Minh Mạng có công quan tâm tiếp thu những yếu tố kỹ

thuật đóng thuyền phương Tây nhưng các vị vua kế tục ông đã không phát huy thu

được kinh nghiệm đó” [71]. Dưới thời Tự Đức trong khoảng thời gian hơn 10 năm

hòa bình, Tự Đức không cho đóng thêm. Cho đến khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha

nổ súng tấn công vào Đà Nẵng thì nhà Nguyễn mải đối phó và không đóng thêm tàu

hơi nước nào. Cần lưu ý rằng trong Hiệp ước với Pháp, phía nhà Nguyễn được Pháp

trao tặng món quà nặng tính khoa trương là 5 chiếc thuyền máy, nhưng đây đã là giai

đoạn chiến tranh và có sự ràng buộc nên yếu tố trang bị tàu chiến của chính kẻ thù

trao tặng hẳn làm cho người ta phải suy nghĩ về tính chất của nó. Trên thực tế việc

đóng tàu vẫn được tiến hành tuy không nhiều. Châu bản ngày 26.9 năm Tự Đức 4

(1851), cho biết: “các quan chức phụ trách thủy quân trình về việc cho chạy thử một

loại thuyền vận chuyển đường biển kiểu mới, tốc độ nhanh hơn các loại cũ” [85: 45].

Page 92: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

85

Các tác giả Quân thủy khi nghiên cứu về tàu chiến phương Tây, lại có đánh giá

rất khác: “Từ thế kỷ XVIII, đặc biệt là thế kỷ XIX, một số thuyền chiến nhiều tầng

pháo kiểu châu Âu lác đác xuất hiện trong hải quân nhà Nguyễn (Việt Nam) và nhà

Thanh (Trung Quốc)... song đó chỉ là những thuyền tương đương với thuyền loại

nhỏ của châu Âu” [191: 132]. Về việc huấn luyện theo phương pháp mới với sự có

mặt của các sĩ quan phương Tây cũng vậy, nó nằm trong đặc điểm chung của các

nước phương Đông, “vẫn rất khác so với phương Tây đương thời, mặc dầu từ thế kỉ

XVIII, nhiều nước phương Đông đã mua tàu, đóng tàu, thậm chí nhờ các thuyền

trưởng, sĩ quan phương Tây giúp trong cả tổ chức, biên chế” [191: 29].

Ngoài tàu chiến do Nhà nước đóng hàng năm để trang bị cho thủy quân thì các

địa phương cũng được khuyến khích đóng các thuyền nhanh nhẹ, có thể huy động

vào việc quân khi cần. Châu bản ngày 5.11 năm Tự Đức 18 (1865) cho biết việc

triều đình cho nghiên cứu các kiểu loại thuyền, khuyến khích chiêu mộ dân các xã

ven biển đóng thuyền. Vua Tự Đức từng có lời phê rằng phải lưu ý đến những ưu

điểm là thuyền phải được nhanh, nhẹ, chắc chắn, tiến lui đều tiện và có thể làm

thuyền chiến thì nghiên cứu để lấy đó làm chuẩn cho các địa phương: “Thần Trần

Như Sơn phúc trình: Tháng 2 năm nay, thần đem việc đến Bắc Kỳ đôn đốc vận

chuyển, và khuyến khích chiêu mộ dân các xã ven biển đóng thuyền, để làm tập tâu

trình lên. Vâng Châu phê: Thuyền kiểu nào nhanh, nhẹ, chắc chắn, tiến lùi đều

thuận tiện, có thể dùng làm thuyền chiến thì ghi nhớ về phúc trình lên. Thần đã lần

lượt hộ tống đoàn thuyền, khảo sát thủy thủ chủ các thuyền ấy và hỏi chủ thuyền

vận tải Nam Bắc họ đều nói đi tốt. Còn như thuyền đi nhanh nhẹ, tuỳ theo chiều gió,

tiến lùi không nhường thuyền phỉ, thì chưa thấy có thuyền nào như thuyền kiểu

dáng Nam Kỳ. Châu phê: Kiểu dáng như thế nào? Hỏi Thuỷ sư bộ Công mà chế

tạo” [53: tập 157, tờ 199].

Châu bản ngày 25.7 năm Tự Đức 23 (1870), viện Cơ mật tấu trình về việc

tham khảo sách về đóng thuyền chiến, trang bị vũ khí phòng thủ vùng biển. Theo

đó, viện này đã nghiên cứu sách và các bản phiếu trình của sứ thần (có lẽ là nhà

Thanh - tg), rồi đối chiếu với sách Hải quốc đồ chí xem có nói như vậy không. Sách

tuy trình bày về việc nước Thanh nhưng có thể chọn lựa những điều có thể áp dụng

cho thực tiễn Việt Nam: “Chúng thần kính duyệt các khoản ghi trong sách, trong đó

Page 93: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

86

có khoản có thể chọn lựa được, hoặc tạm thời làm theo, hoặc thế và lực không kham

nổi. Có chỗ khả thi với thuyền buồm, nhưng không khả thi với thuyền hoả chiến.

Xét các điều ghi trong tờ phiếu của sứ thần cung cấp cho thuỷ quân, ở ta nghĩ cũng

chưa thuận tiện. Châu phê: Người người, việc việc, đều vì nước mà lưu tâm” [53:

tập 220, tờ 40].

Với số lượng thuyền khá lớn, nhiều chủng loại và chức năng tương ứng, triều

Nguyễn đã lấy đó làm căn cứ để phân loại. Căn cứ vào sách Hội điển, chúng tôi

thống các loại thuyền liên quan đến phòng thủ, tuần tra, vận tải.. trên biển được định

ngạch phân chia cho các tỉnh miền Trung gồm: thuyền bọc đồng, thuyền vận chuyển

đường biển, thuyền tuần biển, thuyền vượt biển lớn, vừa và nhỏ. Bên cạnh đó có các

loại như thuyền sai, thuyền nhẹ, thuyền ván, thuyền nan, thuyền Tàu, thuyền Tàu ô,

thuyền sơn đen, thuyền sơn đỏ, thuyền đầu nhỏ, thuyền con, thuyền xuồng, thuyền

xuồng kiểu mới…[PL 2]. Trong các loại thuyền trên, thuyền bọc đồng gồm 29 chiếc

do Kinh sư quản lý. Kinh sư cũng là nơi tập trung nhiều thuyền nhất, gồm 206

thuyền các loại, sau đó là Quảng Nam với 43 thuyền, Nghệ An 29 thuyền… trong

tổng số 387 chiếc cho toàn các tỉnh miền Trung. Căn cứ vào ngạch thuyền chia cho

các tỉnh cũng có thể cho thấy mức độ ưu tiên cho các cửa biển quan trọng. Ngoài ra,

hầu hết các tỉnh đều được định ngạch thuyền vận tải đường biển và thuyền tuần biển

cho thấy chức năng tuần biển kết hợp với vận tải công có quan hệ mật thiết với nhau

và tất cả các tỉnh miền Trung đều phải thực hiện.

2.3.2. Vũ khí của thủy quân

Ngoài phương tiện tàu chiến thì vũ khí là thứ không thể thiếu nhằm chuẩn bị

cho các cuộc giao tranh trên biển. Dưới triều Nguyễn, vũ khí được trang bị cho các

tàu chiến gồm những gì, công dụng và sức mạnh công phá như thế nào là điều rất

đáng được quan tâm. Nhiều tài liệu cho thấy, thứ vũ khí được trang bị cho các thành

đồn tại các cửa biển quan trọng nhất vẫn là súng thần công. Các thuyền quân và

công vụ cũng được trang bị thứ vũ khí này.

Nguồn cung cấp vũ khí cho thủy quân là công xưởng Nhà nước và đặt mua từ

thuyền buôn nước ngoài. Số lượng súng đạn được sản xuất tại công xưởng chủ yếu

là súng thần công. Dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng đúc được 2.468 cỗ.

Đến thời Tự Đức, tháng 6 năm Tự Đức thứ 12 (1859), vua "sai cả đốc công ở Vũ

Page 94: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

87

khố đúc súng sắt máy Phật Lan [nước Pháp] (đúc 50 cây, cách thức súng 1 ổ đạn 9

viên)" [155: 618]. Thậm chí các địa phương cũng có thể đúc được súng như năm

1872, vua Tự Đức còn "khiến Nghệ An đúc súng thần công 500 khẩu, súng điểu

thương 2.000 khẩu" [148: 495]. Về nguồn vũ khí mua của nước ngoài, chủ yếu là

đặt mua của phương Tây thông qua các tàu buôn. Trong qui định về thương mại,

vua Nguyễn khuyến khích các tàu tới bán vũ khí. Cuối thời Gia Long, khi Ray tới

Phú Xuân bán vũ khí, chỉ riêng súng đã bán được hơn 10 ngàn chiếc, điều đó cho

thấy nhu cầu vũ khí là rất lớn. Bên cạnh đó, nhân các chuyến công tác nước ngoài,

các sứ thần nhà Nguyễn cũng tranh thủ mua vũ khí nhằm bổ sung vào kho vũ khí

của quân đội nói chung rồi nhân đó mô phỏng cách thức để đúc các loại súng Chấn

hải, Xung tiêu.

Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), vua thống nhất đặt, đổi tên các loại súng:

“súng nhỏ cũ đổi tên làm súng Quá sơn; súng hồ đổi làm súng Xung tiêu. Hạng

súng bằng đồng, gang cũ, mà đường kính lòng súng rộng 5 tấc trở lên thì đặt tên là

Tướng quân. Hạng súng gang mới đúc, đổi làm súng gang Hồng y. Còn hạng súng

gang cũ, mà đường kính lòng súng rộng từ 2 tấc 9 phân trở xuống, và hạng súng

đông cũ mà đường kính lòng súng rộng từ 1 tấc 9 phân trở xuống, thì vẫn theo cũ

biên ghi làm hạng súng bằng gang” [116: 435].

Các loại vũ khí, nhất là súng thần công được chia đặt, phân phát trong phòng

thủ cửa biển, tùy theo mức độ và thời điểm mà đặt nhiều hay ít, trong đó đặc biệt

quan tâm tới Thuận An và Đà Nẵng. Bên cạnh đó các thuyền đi tuần tra, công vụ

nước ngoài đều có mang theo súng. Vũ khí trên các pháo đài thường được nhắm vào

các vị trí phòng thủ để cho bắn thử để biết được sức mạnh cũng như hiệu quả tại

chỗ. Châu bản ngày 17 tháng 11 năm Minh Mạng 21 (1840) cho biết việc bắn thử

pháo mới cấp phát tại Đà Nẵng. Đó là hai cỗ súng Xung tiêu mới được cấp phát

được đặt vào vị trí phòng thủ và cho bắn 3 phát xem thử sức mạnh của các cỗ súng

này: “Thần Tôn Thất Tường kính tâu: Chúng thần đã lên đường, tới nơi đặt pháo, và

đem thêm 2 cỗ pháo mới phát, đặt vào nơi thuyền bè ra vào ở phương Bắc, và đã

bắn thử. Toàn bộ số phát bắn vào nơi nào, sức pháo bắn xa bao nhiêu thước, tấc,

kính cẩn kê khai như sau. Kê khai. Châu phê: Được” [51: tập 85, tờ 90].

Page 95: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

88

Đối với các thuyền quân kiêm vận tải trong nước đều có mang theo vũ khí để

tự vệ, đặc biệt là chống bọn cướp biển như năm Minh Mạng 20 (1839) qui định các

thuyền đều có mang súng, bố trí ở đầu và hai bên tả hữu: “thuyền Hải Vận, ở đầu

thuyền chia đặt 1 cỗ súng gang Hồng y; 2 bên tả, hữu, dùng xen lẫn 6 cỗ súng các

hạng như: Vũ công, Phách sơn, Thành công, Quá sơn. Mỗi chiếc thuyền Điện Hải,

thì 2 bên tả, hữu, hoặc dùng xen vào 4 cỗ súng các hạng như Vũ công, Phách sơn,

Thành công, Quá sơn; mỗi cỗ 50 hòm đạn. Nhưng chọn lấy cỗ súng gang Hồng y do

ngoại dương đúc ra để chính vào đầu thuyền” [116: 448]. Đối với các thuyền sai

phái đi các địa phương trong nước vận chuyển vật hạng thì: “Cho chiểu theo cỗ

súng mang theo 50 cái đạn lan can, và 50 hòn đạn nhồi gang. Như phái đi ngoại

quốc và ra biển do thám, lại đều tăng gấp đôi. Còn như các hạng đạn liên châu, ống

phun lửa và đinh cầu lửa, cũng cho chiếu lệ trước mang đi, để phòng khi lâm kỳ cần

bắn, khoản này ghi làm lệ” [116: 449]. Đối với thuyền đi công cán nước ngoài cũng

mang theo vũ khí để phòng bị, ví dụ trong một bản dụ năm Minh Mạng thứ 17

(1836) cho biết: “2 thuyền Thụy Long, Bình Phượng, đều cho đặt đại bác 6 cỗ, và

súng Quá sơn, Chấn hải đều 10 cỗ; 2 thuyền Vân Điêu, Thanh Loan, đều cho đặt đại

bác 4 cỗ, súng Chấn hải, Quá sơn đều 6 cỗ, và đủ cả đạn hạng liên châu, lan can

kèm theo các súng, để chuẩn bị diễn tập đường thủy. Về sau có thuyền các hiệu phái

đi ngoại dương làm việc công, cho đều chiếu hạng theo lệ mà làm” [116: 448]. Trên

thực tế cũng tùy theo mức độ quan trọng và xa gần của chuyến đi mà số lượng vũ

khí có khi có thay đổi nhưng không nhiều. Về vũ khí trên các thuyền chiến, căn cứ

vào một bản kê ngày 22.10 năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) cho thấy các thuyền bọc

đồng đại hạng là Vân Điêu, Bình Dương, Định Dương đều có bố trí súng đại bác

khá nhiều (Vân Điêu 50 khẩu, Bình Dương 32 khẩu, Định Dương 44 khẩu), mỗi

khẩu được cấp 100 phát đạn. “Các sắc biền binh thủy thủ kể trên đều là am thục

đường biển, bắn súng tinh luyện cả rồi” [52: tập 19, tờ 133-136].

Bên cạnh được trang bị nhiều vũ khí, quân đội triều Nguyễn cũng sáng tạo một

số loại vũ khí mới phục vụ phòng thủ vùng biển, như ngày 24.10.1857, bộ Binh báo

cáo về việc chế tạo “pháo xa” kiểu Tây phương để trang bị cho các thuyền tuần tiễu

ngoài biển. Châu bản cho biết, “Ngày 8.11.1857, bộ Binh báo cáo về việc chế thử

Page 96: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

89

thành công và bắt đầu đưa vào sử dụng một số vũ khí mới: Hỏa chiến chúc, Hỏa đầu

chúc, Phi hoa, Chấn thuyền lôi [85: 53].

Bên cạnh các loại súng, dưới triều Minh Mạng còn chế ra ống phun lửa. Công

dụng của ống phun lửa là “dùng để phòng ngự, đánh đồn giặc, phóng xuống thuyền

giặc, so với ống phun, ống này tốt hơn nhiều” [155: 636]. Cấu tạo của ống phun lửa,

theo miêu tả của một người nước ngoài là Edward Brown thì đây là “một thứ ống

tre nhỏ, đường kính chừng 6 phân rưỡi, và cái bề dài được độ một thước, bên trong

nòng thì chứa đầy thuốc súng. Những nòng tre này được buộc vào những chiếc cột

gỗ dài chừng hai thước. Để dùng vũ khí đó, người ta làm như sau: đốt thuốc súng và

dí đầu súng vào tàu địch khi địch tấn công hay định trèo qua thuyền mình. Làm như

thế thì thuyền địch sẽ bị cháy và phải thối lui” [89: 132-133]. Ống phun lửa chủ yếu

cấp cho các thuyền vận tải: “hàng năm các chiếc tàu thuyền, mỗi khi đến kỳ lĩnh tải

vật liệu công, thì chiếu cấp phát cho mỗi chiếc 4 ống phun lửa, để bảo vệ vận tải

đường biển; xong việc thì nộp lại. Khoản này ghi làm lệ" [116: 452].

Như vậy quân thủy đã được trang bị nhiều loại thuyền chiến, đặc biệt là thuyền

đồng và thuyền máy hơi nước. Ngoài nhiều kiểu loại thuyền chiến mới, đa dụng còn

có thuyền của các địa phương cũng được huy động vào việc bảo vệ biển. Quân đội

được trang bị nhiều vũ khí và sáng tạo thêm các vũ khí nhằm phục vụ công tác

phòng thủ. Với những dẫn liệu trên cho thấy triều Nguyễn rất quan tâm đến việc tổ

chức, trang bị lực lượng thủy quân nhằm bảo vệ vùng biển dài rộng của mình.

2.3.3. Thông tin liên lạc trong bảo vệ vùng biển

Một vấn đề rất quan trọng trong bảo vệ vùng biển là làm thế nào để nắm được

thông tin về các sự việc từ vùng biển và các cửa biển một cách nhanh nhất để có thể

đưa ra các cách thức ứng phó kịp thời. Dưới triều Nguyễn, trong điều kiện hạn chế

về phương tiện kỹ thuật, vua tôi nhà Nguyễn đã thực hiện một số cách thức liên lạc

khá đặc biệt. Dưới đây, chúng tôi đề cập đến một số cách thức đã từng được thực thi

dưới thời Nguyễn, chủ yếu dưới thời Gia Long, Minh Mạng.

2.3.3.1. Đài phong hỏa, ngựa trạm, vọng lâu, kỳ lâu

- Đài phong hỏa, ngựa trạm

Đài phong hỏa hay phong đài là đài được xây cao tại các vị trí dễ quan sát của

cửa biển, khi có giặc thì đốt lửa để làm hiệu. Bước đầu phương tiện thông tin liên

Page 97: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

90

lạc ở các cửa biển được sử dụng bởi các đài phong hỏa [Hỏa Phong đài]. Tại các

cửa biển Tư Dung, Chu Mãi của Kinh đô, Phong Hỏa, pháo đài Định Hải tại Đà

Nẵng và trên đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đều có đài phong hỏa. Tuy nhiên đến

năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua thấy không tiện lợi bằng việc chạy ngựa trạm,

nên cho triệt các đài này và giao việc phòng giữ cho các địa phương tích cực đi

tuần, gặp giặc thì cấp báo. Tài liệu cho biết: “trước đây ở cửa bể Tư Dung và cửa bể

Chu Mãi thuộc tỉnh Thừa Thiên, cửa bể Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam đều có đài

hoả phong. Nay vua ngự đến cửa bể Tư Dung dụ bảo rằng: “những bến ở vùng bể

nếu gặp nhiều chỗ tuần phòng gặp việc khẩn cấp thời cho ngựa trạm chạy đi nhanh

như bay khó gì không đến ngay được. Như thế với đài hoả phong lại không hơn hay

sao?”. Mới sai triệt hết đài phong hỏa mà sai Binh bộ bàn định chương trình 6 cửa

bể từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Quảng Trị đều do quan địa phương sai binh thuyền

đi lại tuần tiễu chỗ hải phận của tỉnh mình, có tin gì thời báo ngay để nghiêm việc

phòng giữ ngoài bể” [145: 259].

- Vọng lâu, kỳ lâu

Tuy thay đổi đài phong hỏa bằng chạy ngựa trạm nhưng việc “cấp báo” vẫn

không tránh khỏi chậm trễ nên chỉ một năm sau, Minh Mạng cho đặt “vọng lâu” và

“kỳ lâu”. Vọng lâu, kỳ lâu là những lầu trông xa và kết hợp với hiệu cờ để dễ nhận

biết. Vọng lâu và kỳ lâu ban đầu chủ yếu tập trung cho việc thông tin liên lạc tại cửa

biển Thuận An tới Kinh đô bởi đây là cửa biển quan trọng, “thiết yếu ở vùng biển,

ngay sát nách Kinh đô”. Vua Minh Mạng dụ bộ Binh và Bộ Công phải nghiên cứu

tình hình tùy chỗ thuận lợi mà đặt các vọng lâu, may cờ hiệu để nhận biết: “nếu thấy

lầu ở bên dưới báo cờ hiệu sắc gì thời trên lầu kéo ngay cờ hiệu cũng theo màu sắc

ấy, để tin tức được nhanh chóng”. Thực thi lời dụ của Minh Mạng, một dải từ Kinh

thành tới cửa Thuận An được thiết lập tất cả 10 vọng lâu, gồm: cửa chính đông và

phía trái kinh thành làm một vọng lâu, và Đông Trí, Phổ Trì, Thạch Căn, Phù An,

Dương Lỗ, Thuận Lan, Tràng Châu, Cáp Châu, Trấn Hải, “gọi là đệ nhất vọng lâu

cho đến đệ thập, kỳ lâu (lầu cắm cờ) cắt lính để trông xa mà cấp cho cờ hiệu, thẻ bài

để ghi nhận, nếu cứ chuyển cáo về chậm hay nhầm, thời tuỳ việc nặng nhẹ mà trị

tội”. Minh Mạng rất đắc chí với ý tưởng thiết lập vọng lâu của mình, và cho biết đó

cũng là ý của vua Gia Long chưa kịp triển khai: “dù ngựa chạy theo đường trạm và

Page 98: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

91

văn thư gửi theo đường bưu cục ở đường thuỷ, cũng không nhanh chóng được như

thế”. Tuy nhiên, về sau lấy cớ việc báo tin bằng lầu cắm cờ không bằng báo tin

bằng cửa bể truyền đi lại nhanh chóng hơn, nên lại bỏ các lầu cắm cờ [145: 265].

Như thế, việc thông tin gặp những khó khăn nhất định so với nhu cầu phải

nhanh chóng và chính xác của công việc, việc cung cấp tin tức từ cửa biển là quan

trọng và cần thiết nên rất được được quan tâm. Vua Minh Mạng vừa cho thay các

đài phong hỏa bằng chạy ngựa trạm và bưu cục thì năm sau lại thay bằng lầu cắm

cờ nhưng ngay trong năm ấy hiệu quả không cao nên lại loại bỏ. Trên một trục từ

Thuận An về Huế phải làm tới 10 lầu cắm cờ với số người túc trực không nhỏ mà

hiệu quả không cao thì việc triệt tiêu nhanh chóng cũng là điều dễ hiểu.

2.3.3.2. Hiệu cờ, hiệu súng và kính Thiên lý

- Hiệu cờ, hiệu súng

Hiệu cờ, hiệu súng dùng để nhận biết ở khoảng cách có thể nghe, nhìn được.

Sách Hội điển, phần Binh chế chép rõ về hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đèn ở đài trên đồn

biển khá rõ, như năm Gia Long thứ 12 (1813) chuẩn định đài Trấn Hải ở cửa biển

Thuận An khi trông thấy lửa cháy ở đài đốt lửa [phong hỏa] trên núi Thái Lĩnh

thuộc cửa biển Tư Hiền thì viên Án thủ một mặt sai kéo cờ hiệu, một mặt phái 2

người nội hầu tiểu sai về tâu, cho ghi làm lệ. Năm Gia Long thứ 18 (1819), lại

chuẩn định: “từ nay về sau khi thuyền công sắp sửa vào cửa biển Thuận An, nếu gặp

sóng gió không tiện vào bến, thì đài Trấn Hải dự trước kéo cờ đỏ và bắn hai phát

súng, khiến cho thuyền ấy nghe biết. Tuỳ tiện đi thẳng” [114: 587]. “Ở thành An Hải

trông thấy trước treo cờ lên thì pháo đài Phòng Hải cũng theo hiệu cờ của An Hải mà

đem cờ ấy treo lên để trả lời và ngược lại. An Hải hoặc pháo đài Phòng Hải treo cờ

hiệu lên, trừ cờ vàng ngày thường treo thì không kể, còn như cờ đỏ, cờ gấm hồng

trắng, cờ gấm lam trắng, thì Hải Vân Quan lập tức làm tờ tâu chạy nhanh đệ lên, Điện

Hải cũng lập tức báo ngay đến tỉnh để dự bị trước khi có việc” [153: 759-760].

Việc treo cờ là thể diện quốc gia, có khi cũng chỉ là "cho oai" với người Tây

nhìn vào như năm 1823, Minh Mạng ban chỉ: “Phàm khi trông thấy tàu thuyền của

các thành dinh trấn đi vận tải của công, cùng là tàu thuyền của Tây dương hoặc đi

qua ngoài biển, hoặc đậu ở bến sông đều nên treo cờ để trông vào cho oai. Điều này

cho làm lệ vĩnh viễn” [114: 587].

Page 99: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

92

Những thuyền công ra vào cửa biển thì lệ "treo cờ, bắn súng" chào mừng rất

cụ thể, tuỳ mức độ mà bắn chừng mực, có khi vừa treo cờ vừa bắn súng có khi chỉ

treo cờ mà thôi. Đối với tàu thuyền nước ngoài, năm Minh Mạng thứ 11 (1830) qui

định tàu thuyền nước ngoài tới đậu ngoài cửa biển, vào các ngày thả neo và nhổ neo

thì đều cho bắn 3 phát súng và không treo cờ cho dù thuyền kia có bắn nhiều hay ít

[114: 589]. Việc qui định bắn súng cũng có sự phân biệt, thay đổi. Đến năm Minh

Mạng thứ 13 (1832) ban chỉ: "đài Điện Hải, An Hải ở cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng

Nam hiện nay phàm thuyền lớn đến hải phận cửa biển bắn 3 phát súng. Nếu khi có

nhiều chiếc thuyền lớn cùng vào cửa biển, tiếng súng dù nhiều, 2 đài ấy cũng chỉ

đều bắn 3 phát súng mà thôi. Điều này ghi làm mệnh lệnh mãi mãi" [114: 589]. Đối

với một đoàn thuyền, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) qui định chỉ bắn súng khi

chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng vào cửa biển. Phân biệt việc bắn súng lớn hay

súng nhỏ tùy vào hạng thuyền như khi vào cửa Thuận An thì nhân viên phòng thủ

cửa biển cần phải xem xét kỹ lưỡng. Tuy vậy, trên thực tế có khi quan coi cửa biển

vẫn nhầm lẫn, như năm 1835, thuyền buôn Tây dương đến cửa biển Đà Nẵng, họ

bắn súng chào mừng chỉ là súng trường nhưng hai thành An Hải và Điện Hải lại đã

dùng tiếng súng áo đỏ bắn đáp lại. Viên chuyên quản hai thành bị phạt một tháng

lương. Nhân đó vua qui định “từ nay về sau các thuyền nước ngoài tới hải phận ấy,

nếu không bắn súng lớn thì chỉ dùng súng điểu thương bắn để chào mừng” [114:

590]. Đối với thuyền công nước ngoài tới cửa Đà Nẵng, năm 1835, Minh Mạng qui

định: “nếu treo cờ bắn súng thì trên thành chỉ bắn 3 tiếng. Thuyền buôn có bắn 7

hay 9 tiếng thì cũng chỉ bắn 3 tiếng, nếu họ bắn 3 tiếng thì trên thành không cần bắn

đáp trả” [114: 591]. Điều đặc biệt là chưa phân biệt ban ngày, ban đêm nên có khi

không tiện cho việc bắn súng. Cho tới sự cố năm 1839, ở cửa biển Đà Nẵng bắn

súng vào ban đêm làm "tiểu dân không biết gì, hoặc có kẻ kinh ngạc", từ đấy qui

định không bắn súng vào ban đêm. Nhưng, trên các đài biển: “duy ban đêm lệ trước

chưa có ký hiệu, e ban đêm lái thuyền không ghi nhận vào đâu được, hoặc đến nỗi

lầm lẫn. Vậy cho bộ sai thợ lĩnh vật hạng làm một cái đèn lồng lớn, chu vi cốt được

trên dưới 7, 8 thước, trong bọc giấy trắng, ngoài bọc vải the, khi thắp đèn lên trông

xa như một cái quàng đỏ lớn... trừ đêm nào mưa, gió, các thuyền vào cửa biển

không tiện, thì không cần thắp đèn treo lên, còn những đêm trời tạnh thì đèn lồng ấy

Page 100: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

93

treo lên cột cờ, thắp đèn suốt đêm, khiến cho các thuyền ngoài biển được nhận làm

chuẩn đích của cửa biển” [114: 595].

Nhằm phục vụ cho việc nhận diện các tàu phương Tây được chính xác, năm

1836 cho phát ra bản vẽ hiệu cờ các nước ngoài chia cho cửa biển Thuận An, Đà

Nẵng và Hải Vân mỗi nơi đều 1 bức. Do viên quan ở cửa biển và cửa ải nhận giữ.

“Nếu có thuyền nước ngoài đến đậu ở cửa biển, thì lập tức đối chiếu hiệu cờ ở trong

bản vẽ, xem là hiệu cờ của nước nào, rồi kể rõ vào trong tờ tâu, lại vẽ riêng hình cờ

cử thuyền ấy vào một miếng giấy nộp lên bộ đề phòng khi chiếu nghiệm" [114:

591]. Phổ biến nhất trong truyền tin nhận dạng các loại thuyền nước ngoài là dùng

các hiệu cờ. Điều này được qui định rất cụ thể trong bản dụ năm 1837. Khi nhận

thấy các thuyền nước ngoài khác nhau thì treo các hiệu cờ khác nhau để phân biệt.

Phổ biến là các hiệu cờ “đinh” và “mậu” như như thuyền binh của các nước phương

Tây đến thả neo ở ngoài biển, thì dùng cờ hiệu "đinh tam". Thuyền nước ngoài gặp

nạn gió thả neo ở ngoài biển thì dùng cờ hiệu "đinh ngũ". Thuyền giặc nước Thanh

lãng vãng qua lại ở ngoài biển thì dùng cờ hiệu "mậu tứ". Thấy thuyền giặc phương

Tây lãng vãng qua lại ở ngoài biển thì dùng cờ hiệu "mậu ngũ",... thấy rất nhiều

thuyền binh, hoặc có chiếc phất cờ, đánh trống, bắn súng, như có tình hình hung ác,

thì dùng cờ hiệu "mậu thất"..., thấy có nhiều thuyền binh kiểu lạ, không phải là

thuyền công, thuyền vận tải, thuyền buôn của triều đình ta thì dùng cờ hiệu "mậu

bát".... Các thuyền đến rồi chạy đi hoặc ở ngoài xa, chưa phân biệt được thì đều

dùng cờ hiệu "mậu cửu"... [114: 594].

Chỉ riêng cửa biển Đà Nẵng là nơi thường có tàu phương Tây qua lại nhiều

nên năm 1840 nghị chuẩn: “Phàm bất kỳ trông thấy thuyền nhiều dây ở ngoài biển,

còn chưa phân biệt được rõ ràng là của ta hay của nước ngoài, nếu thấy 1,2 chiếc thì

treo cờ đỏ, 3,4 chiếc trở lên thì treo cờ gấm trắng đỏ. Đến khi nhận biết là thuyền

công nước ta thì lại treo cờ vàng, nếu là thuyền nước ngoài thì lại treo cờ gấm trắng

lam" [114: 595-596]. Tuy nhiên việc dùng cờ hiệu không phải bao giờ cũng có hiệu

quả, như bản dụ năm 1838: “cửa biển Thuận An là nơi bờ biển then chốt xứ Kinh

kỳ, từ trước tới nay công việc thông báo, lệ do các viên tấn thủ, thủ ngự báo bằng

giấy tờ. Trước đây dùng thuyền và người truyền đưa, hoặc khi hơi có chậm trễ, đã

chuẩn y lời bộ Binh bàn, đặt ra các ở lầu cờ (đặt năm 1837) để truyền báo cho nhau

Page 101: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

94

là muốn được nhanh chóng. Nhưng hiệu cờ do các lần ấy báo ra, về sự nhanh chóng

so với cửa biển Thuận An báo bằng giấy tờ cũng không hơn là mấy, mà số biền

binh dùng để coi giữ lại tốn rất nhiều người. Hơn nữa nhìn xem màu cờ thường

thường sai lầm, đến nỗi phải ghi nhận trở đi trở lại, rất là phiền phức, lại không

bằng cửa biển Thuận An một mặt chạy báo còn hơn. Vậy các sở "lầu cờ" đã đặt ra,

cho lập tức đình bãi. Phàm tất cả các công việc cần phải thông báo ở cửa biển Thuận

An, cho do viên quan ở cửa biển ấy chiếu theo lệ cũ mà làm" [114: 595-596].

Một hoạt động thường xuyên khác là khi tuần tra trên biển, chủ yếu tuần tiễu

giặc biển cũng buộc phải treo cờ. Khi tuần tra, để phân biệt tàu công hay bọn cướp

biển, Minh Mạng năm thứ 9 (1828) qui định: "nếu trong biển thấy có tàu thuyền từ

xa, họ lập tức đem cờ vàng treo lên, thuyền lớn thì treo ở cột cờ đuôi thuyền, thuyền

nhỏ thì treo ở trên cây cột buồm để nhận rõ quốc hiệu của thuỷ quân. Nếu không có

cờ, tức là thuyền của giặc” [114: 425-426]. Khi phát hiện thuyền giặc, "ban ngày thì

bắn 3 phát đại bác, ban đêm cũng bắn 3 phát đại bác và bắn 5 chiếc pháo thăng

thiên làm hiệu. Phàm xa gần nghe thấy thì lập tức khẩn cấp tiếp viện” [114: 432].

- Kính Thiên lý

Bên cạnh dùng cờ hiệu, súng hiệu nhà Nguyễn còn áp dụng phổ biến kính Thiên

lý để quan sát mặt biển và đánh giá rất cao hiệu qủa của nó. Sách Hội điển cho biết

nhiều thông tin về kính Thiên lý được sử dụng rộng rãi để quan sát phục vụ trong quân

đội. Hầu hết các tỉnh đều được cấp kính Thiên lý. Các đồn biển, thuyền tuần biển,

thuyền công đi ra nước ngoài, đều được cấp kính và cử người thông thạo đi theo phục

vụ đắc lực cho việc nhìn ngắm rõ ràng. Bởi "vùng biển mênh mông, chỉ có kính Thiên

lý có thể trông xa được, vậy cho trích ra 3 chiếc, giao cho một tên thị vệ, do đường

trạm chạy từ Nghệ An trở ra Bắc, chuyển tới các thuyền binh ấy chia cấp, để phòng khi

nhìn xem tình hình giặc biển, khi việc xong lại đem về nộp" [114: 425-426].

Bắt đầu từ việc nhìn sai của cửa Thuận An năm 1825, thuyền công trở về cửa

Thuận An lại nhìn nhầm, báo cáo là "có thuyền Tây dương tới đậu, trên treo cờ đỏ",

Minh Mạng lấy làm tức giận, "thật là càn rỡ quá lắm", ông ban chỉ: từ nay về sau

cần đem kính Thiên lý nhìn rõ, tuỳ việc báo về kỹ lưỡng, nếu còn sai lầm, ắt theo

mức nặng mà trị tội, nếu quan hệ đến quân cơ, đến nỗi bị sai lầm, thì lập tức chiếu

theo quân pháp mà nghiêm trị, dứt khoát khó khoan dung”[114: 596].

Page 102: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

95

Tiếp đó là liên tục các chỉ dụ về việc sử dụng kính Thiên lý ở các nơi quan yếu

như Hải Vân Quan, Đà Nẵng, Thuận An bởi đây là những nơi rất quan trọng đối với

việc quan sát vùng biển. “Cửa ải Hải Vân có đặt đồn phòng thủ là để trông các

thuyền ở ngoài biển. Từ nay về sau, người phái đến thay ban, cho do viên cai quản

nhận lấy người nhìn ngắm kính Thiên lý thông thạo đi thay ban phòng thủ” [114:

597]. Cửa biển Đà Nẵng “đường biển mông mênh, sương mù mờ mịt, về màu

thuyền, kiểu buồm đối với người nhìn ngắm, cũng có khi không khỏi sức mắt có thể

thấy được, đã có ban cấp 1 ống kính Thiên lý. Gặp khi nhìn ngắm, thăm dò, phải

lưu tâm nhận định, mười phần chính xác, cho khỏi đến khi tâu báo mơ hồ” [114:

597]. Cửa biển Thuận An “là nơi quan trọng của xứ Kinh kỳ. Viên quan giữ thành

và giữ cửa biển, cần phải nhìn ra cửa biển thông thạo, để biết rõ tình trạng” [114:

597]. Các thuyền đến mùa thuận gió đi tuần tiễu mặt biển đều có mang theo kính

Thiên lý để hỗ trợ. Một số Châu bản dưới thời Tự Đức cho thấy, trong các dụng cụ

hỗ trợ mang theo đi tuần tiễu đều có kính Thiên lý: “Chiếu lãnh các hạng thương,

pháo, đạn dược, hoả khí quân dụng cùng với kính Thiên lý, nhất nhất mọi thứ đều

đầy đủ chỉnh tề” [53: tập 11, tờ 103]. “Nay theo bẩm về: Pháo, đạn dược, tiền,

lương của thuyền ấy cùng 1 kính Thiên lý mang theo tất cả đều đã tề chỉnh. Thuyền

ấy hiện đã nhổ neo, dời bến đợi thuận gió ra khơi” [53: tập 21, tờ167].

Tóm lại để đảm bảo nắm bắt nhanh chóng tình hình trên biển, cửa biển về

Kinh đô được nhanh chóng, nhà Nguyễn đã cho thực thi nhiều biện pháp như xây

dựng các đài phong hỏa, chạy ngựa trạm hay các vọng lâu, kỳ lâu. Tùy theo tình

hình hiệu quả cụ thể mà triển khai ứng dụng hay thoái triệt chỉ sau một thời gian

ngắn. Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ thông tin là các hiệu cờ, hiệu súng được qui

định thống nhất đối với các trường hợp cụ thể. Hỗ trợ cho việc nhận biết, nhà

Nguyễn đã cho sử dụng phổ biến kính Thiên lý, được ca ngợi là hỗ trợ đắc lực tại

các cửa biển, nhất là mỗi khi đi tuần tiễu đều phải sử dụng đến. Như vậy, phương

tiện thông tin lúc bấy giờ chủ yếu là là “nghe – nhìn” để nhận biết các dấu hiệu thay

đổi từ cửa biển. Đó là những sáng kiến quan trọng trong điều kiện kỹ thuật lúc bấy

giờ đáp ứng được một phần công tác thông tin trong bảo vệ biển. Trên thực thế, khi

nghiên cứu các tài liệu từ Châu bản triều Nguyễn cho thấy nhiều báo cáo bằng văn

bản của các quan tấn thủ gửi về triều đình về tất cả các diễn biến diễn ra tại cửa

Page 103: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

96

biển, điều đó cho thấy các báo cáo chính thức và quan trọng nhất là báo cáo chạy

trạm và đó chính là phương tiện hữu hiệu nhất trong công tác thông tin lúc bấy giờ.

Từ đầu thời Gia Long đã có qui định “chạy hỏa tốc” mỗi khi thấy có tình hình khác

lạ trên biển. Cũng cần lưu ý thêm rằng hệ thống các đồn biển ngoài nhiệm vụ đóng

giữ cửa biển còn có nhiệm vụ thông tin bằng việc treo cờ hay chạy trạm. Bên cạnh

đó là hệ thống thuyền buôn và thuyền đánh cá của các địa phương cũng tham gia

tích cực vào việc thông báo tin tức trên biển. Chính họ đóng góp một phần không

nhỏ trong việc bảo vệ, bởi "bất cứ lúc nào nhà vua cũng có thể huy động thêm

thuyền buôn và thuyền chài đi lại chi chít ngoài ven biển" [130: 24]. Chính nó là cơ

sở để những thông tin trên biển được chuyển về nhanh chóng chứ không phải chỉ

bằng con đường chính qui.

* Tiểu kết chương 2

Công tác phòng thủ vùng biển dưới triều Nguyễn chủ yếu là việc xây dựng hệ

thống các công trình phòng thủ tại các hải cảng quan trọng, trong đó đặc biệt chú ý

đến Thuận An và Đà Nẵng. Xét trong bối cảnh lịch sử và đặc điểm chiến lược của

các cửa biển miền Trung thì việc lựa chọn xây dựng cứ điểm phòng thủ tập trung

vào Thuận An và Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp. Vừa trực tiếp bảo vệ Kinh đô, bảo

vệ cửa biển quan trọng vừa tránh phải dàn trải lực lượng. Các công trình nơi đây

được xây dựng qua nhiều năm, thể hiện quyết tâm phòng thủ của triều Nguyễn. Tuy

nhiên trên thực tế, các thành đồn không đủ lớn, dù được bố trí tập trung tại cửa biển

nhưng có hạn chế là phối hợp không hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc

kháng chiến chống xâm lược tại cửa biển Đà Nẵng và Thuận An [xem mục 3.4].

Lực lượng chủ yếu thực hiện công cuộc phòng thủ vùng biển là thủy quân.

Nhà Nguyễn đã rất chú trọng xây dựng lực lượng phòng thủ vùng biển. Ngoài lực

lượng thủy quân được biên chế còn có quân địa phương. Nhiều kiểu loại thuyền

chiến mới, tiêu biểu là thuyền bọc đồng, thuyền máy hơi nước - đây là những

thuyền chiến đa dụng vừa làm công tác tuần tra, diễn tập vừa tham gia vận tải. Bên

cạnh đó còn có thuyền của các địa phương, thuyền đánh cá cũng được huy động khi

cần thiết nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ vùng biển. Tuy nhiên, xét về chất lượng,

độ cơ động, chủ động tham chiến thì thủy quân triều Nguyễn còn gặp nhiều hạn chế.

Đó là hạn chế mang tính thời đại, dù có cố gắng thì những chiến thuyền của thủy

Page 104: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

97

quân triều Nguyễn chỉ có thể giành ưu thế trước cướp biển nhưng không thể so sánh

với thuyền máy phương Tây. Tuy triều Nguyễn có mua và áp dụng đóng tàu chiến

kiểu phương Tây nhưng nhìn chung không không được khuyến khích phát triển.

Những điều trên có thể xem là những hạn chế của triều Nguyễn trước nhiệm vụ bảo

vệ độc lập.

Page 105: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

98

Chương 3

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN

VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

GIAI ĐOẠN 1802-1885

Với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tại các cảng biển vùng duyên hải cùng

việc tổ chức lực lượng thủy quân đông đảo, các vua đầu triều Nguyễn có điều kiện

để tổ chức các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền tại vùng biển miền Trung.

Đó là các hoạt động tuần tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục thể hiện quyền làm

chủ của mình trên vùng biển dài rộng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc quản lý và

khai thác tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một số hoạt động khác là phòng ngừa,

chống ngoại xâm, chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn cũng được thực hiện. Đó là

những hoạt động chủ yếu của triều Nguyễn nhằm thực thi và bảo vệ chủ quyền trên

vùng biển miền Trung.

3.1. HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN VÀ THỰC

THI CHỦ QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

3.1.1. Tuần tra, kiểm soát vùng biển

Tuần tra, kiểm soát là hoạt động quan trọng trong bảo vệ và thực thi chủ quyền

vùng biển. Mục đích của tuần tra mặt biển được vua Minh Mạng chỉ rõ là là một

việc mà có đến ba điều lợi: “đi tuần phòng ven bể, một là để thao luyện cách lái

thuyền cho quen thiện dòng nước, một là để tập đánh dưới nước, biết rõ đường bể,

khiến cho bọn giặc bể nghe tin không giám gây sự. Thế có phải là một việc mà được

ba điều lợi không” [144: 310]. Một trong những cái lợi trực tiếp mà Minh Mạng

không đề cập đến trong bản dụ trên là bảo vệ vận tải biển, vốn được sử dụng rất

nhiều trong việc vận chuyển sản vật và vật liệu ở các địa phương về Kinh đô. Trên

thực tế, hoạt động tuần tra được thực hiện thường xuyên nhưng chú trọng nhiều

nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 7, có khi bắt đầu từ tháng 4 và kéo đến tháng 8.

Đó là những tháng thuận lợi cho việc vận tải đưởng thủy và đây cũng chính là thời

điểm có nhiều cướp biển. Như cách hiểu thông thường, các thuyền tuần tra còn có

nhiệm vụ hộ tống thuyền vận tải. Vua Tự Đức từng quở trách bộ Binh về việc phân

chia tàu hộ tống không đảm bảo với châu phê “Nghĩ xét thế nào mà không hợp lý?

Page 106: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

99

Hà Tĩnh thì không cho đi hộ tống, Nghệ An thì vận tải trở về lại sai đi hộ tống, đều

không đáng việc” [53: tập 282, tờ 66].

Công tác tuần tra được tiến hành theo chu kỳ nhất định, tùy thuộc vào thời

gian có nhiều thuyền buôn và thuyền công sai đi lại nhiều hay ít. Binh thuyền phái

đi cũng luân phiên thay đổi 3 tháng một lần bởi “phái đi lâu ngày, có phần nhọc

mệt, nay chuẩn cho các viên quản vệ đang tại ngũ ở nguyên mà quản suất, còn các

viên quản suất dư dả cho đến quân lính, cứ 3 tháng phải chiếu số thay đổi, để cho kẻ

làm người nghỉ được đồng đều” [85: 310]. Tháng 8.1810, vua Gia Long định lại 4

điều về việc vận tải biển, trong đó có nói: “việc vận tải cứ mỗi năm một lần, thượng

tuần tháng Tư thì ra biển. Quan sở tại trước ngày ra khơi, tư ngay cho các trấn thủ

các địa phương, ngày đêm đi tuần ở biển; thuyền chở đi qua, có cần giúp đỡ gì, tức

thì chiếu cố và khám làm chứng, đem việc tâu lên" [149: 795]. Tuy nhiên cũng tùy theo

từng điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành sớm hoặc muộn hơn có khi tháng Giêng,

tháng Hai đã phải tiến hành tuần thám. Đặc biệt ở các vùng biển có nhiều hải tặc thì

không kể mùa nào bởi tấn thủ sở tại vốn có trách nhiệm tuần phòng...

Việc tuần tra, kiểm soát vùng biển nói chung được giao cho đội quân chính

qui, song ở các địa phương thường được giao quyền chủ động. Để làm điều đó, Nhà

nước phân ngạch các thuyền tuần tra cho tất cả các tỉnh miền Trung [PL 2]. Các tỉnh

lấy dân địa phương (dân ngoại tịch) rồi lập thành các đội tuần tra, như tháng 7.1803,

“lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập đội

Hoàng Sa. Sai thuộc nội Cai cơ Võ Văn Đức quản giữ ba đạo Cần Giờ, Vũng Tàu

và Đồng Tranh”. Võ Văn Đức tâu rằng: “Cần Giờ trước có quân ba đội Bình Hải,

gần đây trốn đi gần hết. Xin hạ lệnh cho Cai đội Tiền thủy là Bùi Văn Hạnh mộ dân

ngoại tịch lập làm đội Bình Hải cho lệ theo để sai khiến”. Vua y cho [149: 566].

Bản dụ thời Minh Mạng qui định “các tỉnh có hải phận, đều đóng hai, ba chiếc

thuyền nhanh nhẹ, và sai nhân dân các đảo sửa chữa thuyền đánh cá, liệu cấp khí

giới để đi tuần thám” [114: 427]. Năm 1838, vua Minh Mạng chuẩn cho các trấn từ

Thuận An trở vào nam, lấy dân tráng 36 xã thôn, chia làm 6 thành, trích lấy 1 thành,

192 người đặt làm 4 đội cùng với 3 đội cũ gọi là vệ Phong Hải (trước đặt gọi là vệ

Tuần Hải) đặt 1 viên quản vệ chuyên coi biền binh vệ ấy. Hàng năm cứ ngày 15.1

thì ra biển do thám [114: 661].

Page 107: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

100

Quân địa phương đóng vai trò quan trọng, là "tai mắt" của triều đình trong việc

nắm bắt thông tin, tuần thám trên biển. Điều này có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng từ

các tư liệu trong chính sử nhà Nguyễn như Thực lục và Hội điển và đặc biệt là Châu

bản triều Nguyễn. Ví dụ, bản tấu bộ Binh ngày 30.2 năm Minh Mạng 19 (1938) về

việc phái thuyền đi tuần tiễu vùng biển nam, bắc. Theo đó, về phía nam có thuyền

Thanh Hải, hai chiếc Tuần Hải, hai Ô thuyền; 2 viên quản vệ 6 Suất đội, biền binh

hơn 270 người. Về phía bắc có thuyền Định Hải, Tuần Hải, hai Ô thuyền, 1 viên

quản vệ phối hợp với các loại biền binh thuỷ bộ là hơn 220 người [51; tập 65, tờ

291]. Các Châu bản ngày 20.7 năm Thiệu Trị 1 (1841), ngày 8.7 năm Thiệu Trị 7

(1847), đều có nội dung cho rút binh thuyền tuần dương khi mùa vận tải đã xong,

vùng biển đã yên: “Nay thời tiết đã vào thu mà vùng biển của các địa phương đều đã

yên. Vậy truyền dụ cho binh thuyền do Kinh phái, ở phía Nam là Hiệp quản Vũ

Khoa lập tức đem binh thuyền rút về Kinh. Ở phía Bắc là bọn Quản vệ Trần Quang

Cương chờ tới hạ tuần tháng này, sau khi việc vận tải đã xong thì đem binh thuyền

rút về. Châu điểm”. [52: tập 9, tờ 62; tập 48, tờ 172].

Thuyền ở Kinh phái và thuyền ở các tỉnh phái đi thường là phía nam đến

Quảng Ngãi, Bình Thuận, phía bắc có khi tới tận Quảng Yên (Quảng Ninh ngày

nay), nhưng thường là tới Nam Định. Ở các tỉnh thì công tác tuần tra đều do thủy

quân ở các vệ thực hiện. Có báo cáo thường xuyên cho triều đình về thời gian đi,

thuyền hiệu, số quân và dân binh, biền binh thực hiện. Tấu của Đề đốc Kinh thành

Lương Văn Liễu ngày 15.1 năm Minh Mạng 19 (1838), cho rằng nay khí trời ấm áp,

đường biển thuận tiện thời kỳ thương thuyền qua lại buôn bán nên phái binh thuyền

tuần tiễu để vùng biển được yên ổn: “Nay xin phái Giám thành vệ Phó vệ uý

Trương Đình Bành quản lĩnh nhuệ binh 10 tên cùng biền binh đến Thuận An 30 tên

gồm 60 tên, chia ra tại cửa tấn, phái hai thuyền đầy đủ khí giới đi các cửa biển trong

hạt tuần tiễu, nếu gặp thuyền phỉ lập tức truy nã bắt lập án nghiêm trị để yên mặt

biển. Châu phê: Được” [51: tập 62, tờ 67]. Tấu của bộ Binh ngày 12.5 năm Thiệu

Trị 2 (1842), xin phái cử thêm 2 thuyền tuần biển số 1, số 2 cùng với 2 chiếc ô

thuyền, cử thêm 2 Suất đội phối hợp vào các loại thuyền phân chia đến các tỉnh,

phía nam từ Thừa Thiên tới Bình Thuận phía bắc tới Quảng Yên tuần tra qua lại,

giữ yên vùng biển. Châu phê: Đã xem [52: tập 117, tờ 52].

Page 108: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

101

Một số Châu bản sau đây cho thấy việc tuần tra là công việc quan trọng của

tấn sở các tỉnh. Như bản tấu trình của bộ Binh ngày 3.2 năm Tự Đức 22 (1869) giải

thích việc phân chia tuần tiễu phía bắc nhưng không có Quảng Bình. Bộ này giải

thích, Quảng Bình theo lệ hàng năm có phái 3 chiếc tuần thuyền căn cứ hạt phận

tuần tiễu nên không cần thuyền của Kinh phái thêm. Châu điểm. [53: tập 184, tờ

216]. Tấu của trấn thần Thanh Hóa Hồ Văn Trương ngày 6.3 năm Minh Mạng 11

(1830) cho biết các xứ Biện Sơn, Mê Sơn, Ni Sơn và các cửa tấn thuộc trấn hạt đều

là vùng biển quan trọng trước mắt đến kỳ chính vận chuyển đường biển nên việc

đầu tiên là đề phòng cho nghiêm ngặt. Trấn này đã đem 104 binh lính thủy bộ đi

trên 3 chiếc thuyền Lê, thuyền mỗi chiếc đặt 3 khẩu pháo quá sơn, gồm 9 khẩu đạn

dược, nghi trượng đầy đủ... ngày mồng 4 tháng này từ bờ biển ở trấn dời bến ra biển

phân chia đi tuần tiễu. Châu phê: "Được" [51: tập 41, tờ 43]. Tại tấn Đại Chiêm

(Quảng Nam) cũng thường xuyên tuần tiễu cướp biển: “Thần bộ xét thấy hải phận

đảo Chàm (Cù Lao Chàm) thường có phỉ đến quấy nhiễu nên tiễu trừ để vùng biển

này được yên. Lệnh cho tàu Thuận tiệp trở về ngay địa hạt này để tiễu phỉ” [53: tập

235, tờ 284].

Thuyền tuần biển với nhiều loại, như các loại chuyên dụng của Nhà nước hay

thuyền của địa phương, thậm chí có khi dùng thuyền đánh cá nên công hiệu thấp,

năm 1838, vua cho làm thuyền khỏa đồng (bọc đồng) để đi tuần. Các tỉnh dọc theo

bờ bể thời làm theo hình dáng thuyền “đại dịch”, mỗi tỉnh 2 chiếc mà tỉnh nào mặt

bể rộng mông mênh thời làm ba bốn chiếc đều gọi là thuyền “tuần dương”. Tấu của

bộ Hộ ngày 21 tháng 6 năm Tự Đức 32 cho thấy tàu máy hơi nước Lợi Đạt có vai

trò quan trọng trong tuần tiễu và hộ dẫn lúc bấy giờ [53: tập 318, tờ 87].

Bên cạnh công tác tuần tra thì một hoạt động quan trọng khác là kiểm soát tàu

thuyền qua lại trên biển, đặc biệt là các cửa biển. Đây cũng là hoạt động quan trọng,

thường xuyên dưới triều Nguyễn. Các tấn biển ngoài công tác phòng thủ còn có

nhiệm vụ quan trọng khác là kiếm soát các tàu thuyền qua lại tại cửa tấn. Xem xét

tình hình cụ thể rồi thường xuyên làm tờ tâu báo về Kinh đô. Thuyền công, thuyền

tư, thuyền trong nước và thuyền nước ngoài đều phải quan tâm kiểm soát không

ngoài mục đích an ninh và kinh tế. Các cơ quan có liên quan như ty Hành nhân, Tào

chính và nha Thương bạc ngoài việc chuyên môn còn có chức năng “quản chế ngoại

Page 109: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

102

thương”. Tháng 12.1835, Minh Mạng sai “cấp đồ nhung phục cho quan Quảng

Thủy để dùng mặc khi có sai phái và xét hỏi các tàu buôn ngoại quốc” [65: 256]. Việc

quy định tàu phương Tây chỉ được đến buôn bán ở Đà Nẵng, không được lập cơ sở

buôn bán trên đất liền cũng không ngoài mục đích là để dễ bề kiểm soát vùng biển.

Ngoài Đà Nẵng là nơi đón tiếp tàu phương Tây, để đề phòng tàu phương Tây

có thể đến cửa biển khác khó đối phó, tháng 5.1835, Minh Mạng truyền dụ cho các

tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định phàm

các thuyền của Tây dương đến đỗ ở tấn phận nào thì tấn thủ đem người đến tại chỗ

xét hỏi lý do đến và xem xét hình dáng, màu sơn, cờ hiệu, số người ở trong thuyền

nhiều hay ít, thuyền đó là thuyền buôn hay thuyền chiến: “Nhất nhất ghi rõ, lập tức

báo tỉnh. Nếu thuyền buôn thì theo lệ thường mà làm (tức bảo đến Đà Nẵng- Tg);

nếu là tàu chiến thì một mặt phi tấu, một mặt sai phái binh thuyền canh phòng

nghiêm ngặt ở tấn phận và phi tư cho tỉnh láng giềng phòng bị. Thuyền ấy đi ngày

nào, hoặc vẫn đóng lại làm việc gì, cũng cho phép tiếp tục tâu lên để biết rõ tình

trạng” [152: 770].

Đề phòng kiểm soát, ngăn chặn sự gian trá, trà trộn, năm Minh Mạng thứ 11

(1830), qui định tàu nước ngoài đến buôn ở các địa phương, phải có hàng hóa mới

cho vào cảng, không cho nói ỷ vào việc đưa thuyền không đến đón khách để ngăn

tình tệ gian trá. Minh Mạng cũng qui định chặt chẽ việc kiểm soát tàu thuyền

phương Tây như khi đến đậu phải xét hỏi trong tàu có bao nhiêu người, “đăng ký rõ

ràng, mới cho lên bờ, mua bán với các cửa hàng chợ búa gần đó, nhưng phải

nghiêm việc phòng bị, không cho ở tản mát nhà dân, mua bán xong rồi lại điểm đủ

số người, buộc ra biển không cho một người ở lại” [152: 838]. Bản tấu của trấn

Quảng Ngãi ngày 9.5 năm Minh Mạng 10 (1829) cho biết sau khi nhận được lệnh

của bộ Binh lập tức phái thuộc viên tại trấn phân ra 3 chiếc thuyền của hạt ra khơi

tuần tiễu: “Lại sức cho khắp các trấn thủ thuộc hạt, theo địa hạt vùng biển của từng

nơi mà tuần tra xem xét, đã bắt được 3 chiếc thuyền lạ nhà Thanh, lập tức sai thuộc

viên kiểm tra chất vấn. Vua châu phê. Cho phép tức tốc tiến hành tra hỏi rõ ràng tâu

trình đầy đủ” [51: tập 34, tờ 5]. Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), qui định chi tiết hơn về

kiểm soát tàu thuyền nước ngoài đến cảng biển Việt Nam (cụ thể chỉ được vào Đà

Nẵng) trước tiên phải kéo cờ để tiện ghi nhận. Khi thuyền vào thì phải tới gạn hỏi rõ

Page 110: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

103

ràng. Nếu lấy củi thì chỉ được lấy ở Sơn Trà, lấy nước ở chợ Hàn, không được vào

làng xóm, một vài ngày là phải nhổ neo, sợ sinh việc. Muốn lên bờ đi chợ, mua thức

ăn thì không được đi quá 10 người và không được mang binh khí. Có hàng hóa

muốn bán thì phải kê khai đầy đủ. Đặc biệt là không được ở lại trong dân. “Nếu ai trái

lệnh thì lập tức bắt giữ, chiểu theo luật "kẻ nước ngoài vào cõi" mà xử tội chém đầu.

Còn người cho ở thì cũng xét tội như kẻ phạm pháp” [114: 418, 419].

Trong giai đoạn chiến tranh với Pháp, khi vua Tự Đức còn tại thế, đại thần

Thương bạc là Nguyễn Văn Tường từng gửi thư cho thống đốc Nam kỳ F.

Thomson, dẫn điều khoản trong hiệp ước để thông báo “cấm bất cứ tàu nào của

Pháp vào cảng Thuận An vì lý do giao hảo Việt – Pháp đang gián đoạn” [2: 56].

Nhìn chung những qui định về việc kiểm soát tại vùng biển, cửa biển là hoạt động

thường xuyên và được nhà Nguyên rất quan tâm thực hiện trong đó lưu ý kiểm soát các

thuyền phương Tây bởi vua Nguyễn đã ý thức rất rõ nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

3.1.2. Tổ chức bảo vệ và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa –

Trường Sa

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo quan trọng đã được các chúa Nguyễn

và Tây Sơn quản lý và khai thác từ các thế kỷ trước. Sau khi thành lập, triều

Nguyễn đã tiếp tục truyền thống của các triều đại trước trong việc quản lý hai quần

đảo qua trọng này.

Một năm sau khi lên ngôi, tháng 7.1803, Gia Long đã lấy cai cơ Võ Văn Phú

làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa. Tháng 2

năm Gia Long 14 (1815), Gia Long sai đội Hoàng Sa, đứng đầu là Phạm Quang

Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển. Tháng 2 năm sau (1816) Gia Long tiếp

tục sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa [149: 566, 589, 922].

Một tài liệu từ nước ngoài trong tập san Châu Á Hội, xuất bản tại Luân Đôn

năm 1849 đánh giá rất cao tầm nhìn chiến lược của vua Gia Long về biển đảo khi

cho rằng quần đảo Hoàng Sa tuy rất buồn tẻ, nghèo nàn nhưng vua Gia Long đã

long trọng cắm cờ tại đây để thể hiện sự chiếm hữu của mình, thậm chí ông còn cho

lập trại quân để thu thuế tại đây: “Pracel hoặc Paracels (Cồn Vàng). Tuy rằng cái

thứ quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những cồn lớn nó hứa hẹn nhiều bất

tiện hơn lợi, vua Gia Long đã nghĩ tăng lãnh thổ bằng cách chiếm thêm cái đất

Page 111: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

104

buồn bã này. Năm 1816, ông đã tới long trọng cắm cờ ông và chính thức giữ chủ

quyền các hòn đá này, mà hình như không một ai tranh giành với ông”. “Đây chúng

tôi đáng lẽ không kể đến quần đảo Cát Vàng nó ở gần bờ biển An Nam 15 đến 20

dặm và lan giữa các vĩ tuyến 15 và 17 độ bắc, và các kinh tuyến 111 và 113 độ

đông, nếu vua xứ Cochin-China đã không đòi quần đảo ấy là của mình, với nhiều

đảo và ghềnh rất nguy hiểm cho người hàng hải. Không biết vì san hô hay vì lẽ

khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần; nhưng rõ ràng nhận thấy rằng các đảo ấy càng

năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở vĩnh viễn, thế mà chỉ mấy năm

trước sóng đã vỗ mạnh đập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài

ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời,

những thuyền phần lớn từ Hải Nam tới, đã hằng năm đến thăm các bãi nổi này và

tiến hành cuộc viễn du xa xa đến tận bờ đảo Borneo. Tuy rằng hằng năm hơn phần

mười bị đắm, nhưng cá đánh được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt

thòi, mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang

lại nếu một ngạch thuế đã đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân

nhỏ ở chỗ này mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả, và để bảo trợ người đánh

cá bản quốc. Vậy nên, một cuộc giao dịch lớn được dần dà gây nên và có cơ bành

trướng nhờ sự có rất nhiều cá tới trên các bãi này đẻ trứng. Một vài đảo có cây cối

cằn cỗi, nhưng thiếu nước ngọt; và những thủy thủ nào quên mang theo nước trữ

đầy đủ, thường bị lâm vào cơn khốn đốn lớn” [84: 11-12].

Thời Minh Mạng tiếp tục công việc khai thác, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa,

coi đây là hải cương quan trọng hiểm yếu về phía biển. Trong bản đồ Đại Nam nhất

thống toàn đồ được vẽ vào thời Minh Mạng đã phân định rõ hai quần đảo Hoàng Sa

và Vạn Lý Trường Sa, thể hiện là hai quần đảo riêng biệt nằm ngoài khơi bờ biển

miền Trung [PL 14]. Tuy phân định rõ Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông

nhưng trong quan niệm của triều Nguyễn vẫn coi hai quần đảo này là xứ Hoàng Sa

gồm nhiều đảo xa bờ, là cương giới hiểm yếu của quốc gia. Theo tác giả Phan Huy

Lê, căn cứ “Châu bản ngày 21 tháng 6 năm Minh Mạng 19 (1838) phản ánh một

quan niệm coi cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay là “xứ Hoàng Sa” và

phân biệt làm 4 sở, trong đó có 3 sở ở phía bắc, đã khảo sát được 25 đảo và một sở

nằm cách khá xa ở phía nam vì gió Nam thổi mạnh nên chưa khảo sát được, phải

Page 112: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

105

đợi đến năm sau. Theo miêu tả của Châu bản, có thể xác định 3 sở phía bắc là quần

đảo Hoàng Sa và một sở cách xa về phía nam là quần đảo Trường Sa” [100: 9, 10].

Nhìn chung dưới triều Minh Mạng có nhiều hoạt động trong việc đẩy mạnh

quản lý, khai thác trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các thư tịch dưới triều

Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,… đặc biệt là Châu bản

triều Nguyễn đều ghi nhận những hoạt động cộng vụ trên quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa dưới triều Minh Mạng. Ví như Châu bản ngày 27.6 năm Minh Mạng thứ

11 (1830) cho biết thủ ngự, thủy quân tại Đà Nẵng đã cứu tàu Pháp gặp nạn tại phía

tây Hoàng Sa [13: 55, 63]. Châu bản ngày 22.11 năm Minh Mạng thứ 14 (1833)

cho biết dân phu Phạm Văn Sênh vâng mệnh triều đình đi công vụ ở Hoàng Sa cùng

19 thuyền viên khác khi trở về được ban thưởng nhưng Phạm Văn Sênh khai báo sai

số người (thừa 1 người). Tuy thế vì số tiền quá ít, lại chưa lĩnh nên xin tha tội [13:

87-89]. Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng dụ bộ Công: “Trong hải phận Quảng

Ngãi, có một giải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được

nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường [mắc cạn] bị hại! Nay nên dự bị thuyền

mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối.

Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn

mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời” [151: 743]. Mùa Xuân năm Minh Mạng thứ

15 (1834), vua sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20

người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ [152: 120-

121]. Mùa Hạ năm Minh Mạng thứ 16 (1835), dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa

thuộc Quảng Ngãi. Công việc này do Cai đội Thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem

lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thực hiện

trong hơn 10 ngày. Vật liệu được chở ra từ đất liền. Điều đặc biệt là ngôi miếu mới

xây cách ngôi miếu cũ 7 trượng, chứng tỏ từ trước, người Việt cũng đã xây miếu tại

đây [152: 764].

Địa thế của Hoàng Sa rất hiểm, là chỗ thường gây tai nạn cho tàu thuyền tuy

nhiên với cái nhìn đúng đắn về một phần lãnh thổ quan trọng của hải cương nên dù

khó khăn đến đâu hàng năm vua Minh Mạng đều sai thủy quân và dân binh ra đảo

để thể hiện sự chiếm hữu của mình. Ngoài việc xây miếu, trồng cây, năm 1836, vua

Minh Mạng tiến thêm một bước quan trọng là cho cắm mốc thể hiện quyền làm chủ.

Page 113: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

106

Bản tấu của bộ Công năm Minh Mạng thứ 17 (1836) cho biết: “Cương giới mặt

biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình

thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm, nên phái người đi

dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ

tuần tháng Giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp 1 chiếc

thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng Hai thì đến Quảng Ngãi, bắt 2 tỉnh Quảng Ngãi,

Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa. Không cứ

là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài,

chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông

hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải

tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại, xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi,

nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được bao

nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương

hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng

bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về, dâng trình”. Vua y lời tâu. Sai Suất đội

Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài

gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt

bài khắc những chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính thân, Thuỷ quân Chánh đội

trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây

lưu dấu để ghi nhớ” [152: 868]. Thông tin trên được trích dẫn từ sách Đại Nam thực

lục, chính sử biên niên của nhà Nguyễn. Và cũng thật may mắn, ngày nay chúng ta

còn tìm được bản gốc Châu bản triều Nguyễn thể hiện nội dung này qua Châu bản

đề ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) với châu phê của vua Minh

Mạng “Mỗi cọc dài 4 đến 5 thước, dày 1 tấc. Thuyền nào đến chỗ nào lập tức dựng

cọc làm mốc” [13: 126, 127].

Một trong những công việc quan trọng của các đoàn công vụ khi tới Hoàng Sa

là thăm dò để thông hiểu đường biển và vẽ bản đồ. Có lẽ cũng vì cần những người

am nhiểu vùng biển này nên trong các đoàn ra Hoàng Sa - Trường Sa, lực lượng

quan trọng bao giờ cũng là dân binh và Nhà nước thường thuê thuyền của người dân

tại Quảng Ngãi, Bình Định. Sau những chuyến đi thành công họ được khen thưởng

và miễn các hạng thuế. Châu bản ngày 11.7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) Bộ Hộ

Page 114: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

107

[tâu]: “Sách tâu của tỉnh Quảng Ngãi trình bày việc vâng mệnh chi tiền gạo thuê

dân phu đến xứ Hoàng Sa thực hiện công vụ, xin cho được quyết toán. Việc này bộ

thần xin trong 5 ngày để kê cứu, rồi tấu trình lại” [13: 137]. Châu bản ngày 19.7

năm Minh Mạng thứ 19 (1838) bản tấu của Bố chính Quảng Ngãi, trình tấu việc xin

miễn trừ các hạng thuế cho 2 thuyền dân đã được Nhà nước thuê đi Hoàng Sa [13:

183]. Châu bản ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19 (1838), là bản tấu

của bộ Công, trình tấu việc cử người ra khảo sát và vẽ bản đồ toàn bộ xứ Hoàng Sa,

đi vào hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 sẽ trở về. Bộ Công đã truyền dụ đến 2

tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định để chuẩn bị nhân sự. Tuy vậy do năm này tình hình

thời tiết không thuận lợi, gió Đông liên tục thổi không tiện cho việc ra khơi nên căn

cứ vào sự thực tấu trình đầy đủ [13: 161]. Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau, căn cứ vào

Châu bản ngày 6.4 (nhuận) năm Minh Mạng thứ 19 (1838), bản tấu của bộ Công

cho biết thuyền đã đi Hoàng Sa ổn thỏa: “Nay tiếp nhận tờ tư của Quảng Ngãi trình

bày rằng vâng mệnh đi xem xét 4 chiếc thuyền đi Hoàng Sa. Giờ Mão ngày 3 tháng

này [thuyền] đã nhổ neo ra khơi tại tấn Sa Kỳ. Tấn này hiện đã hộ tống thuyền qua

biển ổn thỏa” [13: 167].

Về công tác vẽ bản đồ tại Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta thấy đây không phải

là công việc làm một lần đã xong. Hàng năm các đoàn có nhiệm vụ khảo sát, đo vẽ

và tiến xa hơn năm trước. Vì thế, tất cả các đoàn đi về đều có dâng bản đồ và nhật

ký hành trình, một số Châu bản thể hiện điều đó như Châu bản ngày 21.6 năm

Minh Mạng thứ 19 (1838), bản tấu của bộ Công về việc tiếp nhận các viên chức đi

công cán Hoàng Sa trở về là các viên Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ Lê Trọng Bá. Những

người này trình bày về chuyến đi đã đến được 25 đảo thuộc 3 vùng, trong đó hàng

năm [các đoàn] lần lượt đến được 12 hòn đảo, chưa từng đến được hòn đảo thứ 13.

Còn một vùng ở phía nam, nơi này cách nơi kia khá xa, gió Nam lại thổi mạnh

không tiện tới nên xin năm sau đến đó. Đoàn này vẽ được 4 bản đồ, có 3 bức vẽ

riêng từng vùng, một bức vẽ chung, cùng một bản nhật ký cũng chưa được tu sửa

hoàn chỉnh. Chuyến đi này họ cũng đã thu được 1 súng đại bác bọc đồng, các loại

đá san hô đỏ, các loại chim, rùa biển [13: 175]. Hiệu quả của các đoàn công vụ đều

có hình thức thưởng phạt tương ứng như tháng 7 năm Minh Mạng thứ 19 (1838),

“Viên ngoại lang Công bộ Đỗ Mậu Thưởng vâng lệnh phái đi công cán Hoàng Sa

Page 115: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

108

về, đem bản đồ dâng lên, vua cho là trải qua nhiều nơi, xem đo tường tất so với phái

viên mọi lần thì hơi hơn. Đỗ Mậu Thưởng và các người đi cùng đều được gia

thưởng áo quần và tiền [153: 355]. Hai Châu bản ngày 13.7 năm Minh Mạng thứ 16

(1835) trình tấu Cai đội Phạm Văn Nguyên nhưng trở về quá hạn, bản đồ vẽ không

rõ ràng, tuy thế sau khi điều tra cho thấy họ đã tận lực và không có tư tệ nên tha

phạt [13: 106, 112]. Trái với trường hợp Phạm Văn Nguyên, những trường hợp sau

do vẽ bản đồ không được chu đáo đều bị trách phạt. Châu bản ngày 13.7 năm Minh

Mạng thứ 18 (1837) cho biết các viên Thủy sư Phạm Văn Biện do Kinh (triều đình

Huế) sai phái, viên dẫn đường Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, lái thuyền Lưu Đức

Trực do tỉnh sai phái đi Hoàng Sa trở về quá hạn, đã có chỉ trách phạt, đánh đòn.

Các viên quản suất, dẫn đường được sai phái đi Hoàng Sa thực hiện công vụ, khi trở

về không mang theo bản đồ bị trách phạt [13: 142, 153].

Dưới thời Thiệu Trị, việc vãng thám Hoàng Sa vẫn được tiếp tục, sách Thực

lục ghi nhận tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), “Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán

được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng. Người

cùng phái đi nêu ra để hặc. Hoán phải tội lưu đến hết bậc” [154: 749] Từ đấy liên

tiếp trong các năm từ 1846, 1847 và cả chuẩn bị cho năm 1848 vua Thiệu Trị đều có

châu phê “đình hoãn”. Châu bản ngày 28 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), bản

tấu của bộ Công trình bày việc đã đình hoãn việc đi thám sát Hoàng Sa năm 1846,

1847, nay sắp đến kỳ khảo sát đầu năm, “điều cần thiết là phải chuẩn bị đầy đủ

trước. Nhưng xét thời gian này việc công quá bận rộn, xin dừng việc đi khảo sát đầu

Xuân năm nay, đợi năm sau phúc trình lại”. Châu phê: dừng lại [13: 199].

Quá trình thăm dò, khai thác Hoàng Sa, Trường Sa nhiều năm liền mới có thể

thông hiểu và vẽ bản đồ cũng như hải trình tới hai quần đảo này. Từ việc đo vẽ hàng

năm tới việc vẽ được tấm bản đồ hoàn chỉnh của đất nước như Đại Nam nhất thống

toàn đồ thời Minh Mạng có thể xem là những thí dụ điển hình cho những đóng góp

lớn lao từ ý thức về lãnh thổ và quá trình thực thi chủ quyền trên vùng biển dài rộng

của các vua Nguyễn [PL 14].

Nếu Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được chính những người Việt vẽ

vào cuối thời Minh Mạng thì điều đặc biệt là từ năm 1827, một bản đồ thế giới có

vẽ về vùng biển Việt Nam bản tại Bỉ đã được xuất bản và tồn tại đến ngày nay góp

Page 116: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

109

thêm một tài liệu vô giá khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ của vương quốc An Nan

lúc bấy giờ. Tập bản đồ thế giới (Atlas Du Universel) [PL 12] do Phillipe

Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ biên soạn có các bản đồ về

Việt Nam, gồm 3 bản đồ Tonquin (Bắc Hà), Camboge et An Nam (Cao Miên và An

Nam) và Partie De La Cochinchine (Bộ phận thuộc Nam Hà). Nghiên cứu tập bản

đồ này, tác giả Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, đây là một trong số ít bản đồ vẽ một

cách tuyệt đối chính xác vị trí, đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn

nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa: “Bản đồ đặt trong khu vực

Cochinchine (Đàng Trong, mà người phương Tây lúc đó dùng để chỉ khu vực Miền

Trung Việt Nam) là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của đế chế An Nam, đã

minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở

Hoàng Sa ít nhất vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khi bộ bản đồ được xây dựng

và xuất bản. Đặt trong mối quan hệ với bản đồ của các quốc gia trong khu vực, so

sánh với các nguồn tư liệu, bản đồ, thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc và

phương Tây khác xuất hiện trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, thì chắc chắn nó

có giá trị kiểm chứng làm tăng thêm giá trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở

Hoàng Sa và Trường Sa của chính bản đồ này và toàn hệ thống bản đồ, tư liệu

chúng ta tập hợp được” [120]. Trong tham luận tại Hội thảo quốc tế tại Đà Nẵng

(tháng 6.2014), Trần Đức Anh Sơn cho biết đã sưu tầm được hơn 140 bản đồ

phương Tây vẽ và xuất bản trong các thế kỷ XVI-XIX có vẽ và ghi chú các địa danh

Paracel/paracels/pracel/parcel islands (quần đảo Hoàng Sa) và các quần đảo khác

trên biển Đông. Không những thế, tác giả còn cho biết đã sưu tầm hơn 130 bản đồ

do các nước phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI-XX ghi nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ

đến cực nam đảo Hải Nam [166].

Tóm lại, dưới triều Nguyễn việc quản lý và khai thác tại hai quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đây là hoạt động nối tiếp

truyền thống từ các triều đại trước. Dưới triều Minh Mạng đã phân biệt rõ hai quần

đảo quan trọng này. Điều đặc biệt là dưới triều Nguyễn đã tích hợp hoạt động của

Nhà nước với địa phương, của thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý và khai

thác tại quần đảo này. Hàng năm cứ tháng 3 đến tháng 6, Nhà nước lại cử các đoàn

công vụ tại Hoàng Sa. Công việc chủ yếu là đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ, khai thác

Page 117: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

110

sản vật, cứu hộ… thành phần ra đảo là thủy quân và dân phu do các tỉnh Quảng

Ngãi, Bình Định, ví như Châu bản ngày 13 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837)

cho thấy thành phần 1 lần đi khảo sát gồm 22 binh đinh, 20 viên Thủy sư, 2 viên

Giám thành và 31 dân phu [13: 153]. Những thông tin về quá trình khai thác tại

Hoàng Sa, Trường Sa nói trên có sự ghi nhận trong các bản đồ của người nước

ngoài. Ở trong nước, thể hiện rõ nhất trong sách Đại Nam thực lục chính biên và từ

tài liệu Châu bản, đây là là văn bản hành chính đặc biệt của Nguyễn chứng minh

quá trình chiếm hữu liên tục tại quần đảo quan trọng này của triều Nguyễn mà

không có bất kỳ một sự tranh chấp nào đối với các thế lực bên ngoài.

3.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CƯỚP BIỂN

3.2.1. Vài nét về nguồn gốc cướp biển tại vùng biển miền Trung

Cướp biển hay hải tặc là mối đe dọa thường trực trên vùng biển Việt Nam dưới

triều Nguyễn. Cướp biển có nguồn gốc, xuất thân khá phức tạp là một trong những

lý do làm cho công tác phòng chống gặp rất nhiều khó khăn. Chúng có thể xuất thân

từ ngư dân, cũng có thể là các thuyền buôn, cũng có thể là các tay giang hồ và cũng

có thể là những nhóm phản kháng bị đánh đuổi. Khi chúng chạy ra biển thì có thể

biến thành hải tặc, bị đuổi ráo riết, có thể vào bờ và thành những tên cướp cạn…

chính vì thế, cướp biển hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp, tạo thành mạng

lưới nhưng cũng có thể có kiểu cướp biển mùa vụ. Bên cạnh đó, về quốc tịch, chúng

có thể là người trong nước nhưng chiếm phần lớn là người nước ngoài hoạt động

trên vùng biển Việt Nam. Chính vì ranh giới mong manh giữa hợp pháp và bất hợp

pháp trong từng thời điểm nên nhà Nguyễn mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng không dễ

đối phó. Sử nhà Nguyễn gọi chúng là “hải tặc”, “giặc biển”, “giặc Tàu Ô”, “Thanh

phỉ”... thường được ghi nhận ở phía bắc còn ở phía nam có giặc Chà Và thường

cướp bóc ở Tây Nam bộ, Nam Trung bộ.

Dưới triều Nguyễn ở bờ biển miền Trung ghi nhận nhiều cướp biển nhưng là

từ phương bắc xuống. Cướp biển nhiều nhất là vùng Quảng Yên (Quảng Ninh), Hải

Dương chúng trà trộn vào thuyền buôn, thuyền đánh cá với nhân khẩu hàng ngàn

người nên khó phát hiện. Những thuyền này đã tràn xuống phía nam mà quấy nhiễu.

Dọc các tỉnh miền Trung, cướp biển hoạt động nhiều nhất ở vùng biển Quảng Bình

tới Thanh Hóa. Phía nam chủ yếu là giặc Chà Và (gọi chung hải tặc có nguồn gốc từ

Page 118: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

111

Ấn Độ, Mã Lai, Indonesia) thường cướp phá vùng biển phía Nam Trung bộ, Tây

Nam bộ, trong đó có một số lần tấn công vùng Bình Thuận, Phú Yên. Cá biệt, năm

1871 chúng còn quấy phá cả vùng Cát Bà.

Cướp biển trên vùng biển Việt Nam có nguồn gốc khác nhau nhưng tất cả đều

gây nên nỗi kinh hoàng cho tàu thuyền qua lại trên biển. Bất luận là thuyền công,

thuyền tư đều có thể bị chúng cướp phá, bởi vậy phòng chống cướp biển là mối

quan tâm lớn của nhà Nguyễn. Đó không chỉ là trừ mối họa trước mắt mà còn là

việc thực thi chủ quyền vùng biển, đảm bảo cho thuyền bè qua lại trên vùng biển

được an toàn.

3.2.2. Hoạt động phòng chống cướp biển

Từ đầu thời Gia Long việc chống cướp biển đã đặc biệt được quan tâm. Gia

Long năm thứ 2 (1803), ban chỉ truyền cho đồn phòng thủ ở cửa biển Đà Nẵng khi

thấy có cướp biển qua lại ở ngoài biển thì “một mặt chạy tin hỏa tốc báo cho quan

công đường chuyển, tâu, một mặt chạy tin hỏa tốc báo cho các đồn phân thủ ở ven

biển vào miền trong, phía nam đến thành Bình Định. Lại một mặt chạy tin hỏa tốc

báo cho các đồn phân thủ ở ven biển ra miền ngoài, phía bắc đến sứ Bắc thành, để

tiện sức cho tàu thuyền công, tư phòng bị" [114: 424].

Bọn cướp biển chủ yếu là chặn cướp thuyền công vận tải, thuyền buôn và

thuyền đánh cá của ngư dân. Thời gian hoạt động của thuyền vận tải, thuyền buôn

cũng chính là thời điểm thuận lợi cho cướp biển ra tay cướp hại. Để bảo vệ thuyền

công trên biển, Gia Long năm thứ 5 (1806), qui định, mỗi khi có thuyền vận tải ra

biển thì phải đề phòng, ngăn chặn cướp biển từ trước. Trước khi thuyền vận tải Bắc

thành xuất phát thì trước đó, các trấn Nghệ An, Thanh Hóa đã làm công tác tuần tra.

“Hễ thấy thuyền sai của Bắc thành, bảo vệ đưa đoàn thuyền đã đến Biện Sơn thì lập

tức báo cho Cai đội đội Tiểu sai ngồi ở thuyền Thanh Nghệ, tiếp tục bảo vệ đoàn

thuyền về Kinh... trên đường biển, nếu gặp giặc biển, thì các thuyền binh đi bảo vệ,

lập tức nên góp sức đề phòng đánh dẹp. Nếu ai thụt lùi thì đã có quân pháp" [114:

424]. Công tác chống cướp biển và bảo vệ vận tải công được phân chia theo từng

chặng. Từ Bắc thành tới Thanh - Nghệ một chặng, từ Thanh Nghệ về Kinh đô là

chặng còn lại.

Page 119: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

112

Thời Gia Long thường xuyên phải đối phó với cướp biển nổi lên ở các địa

phương, như: tháng 12.1804, Quảng Bình có nạn cướp biển, dinh thần phát binh

thuyền dò bắt. Tháng 12.1805, giặc cướp ở ngoài biển Nghệ An, lính tuần dương

đánh đuổi chạy, bắt được 18 người. Tháng 7.1807, Gia Long hạ lệnh cho các dinh

cơ đội thuyền từ Quảng Bình vào nam đến Bình Thuận chia ban ứng trực, người

trực ban được cấp lương tháng. Tháng 3.1817, hạ lệnh cho tấn thủ ven biển các địa

phương, phàm có thuyền vận tải đi qua phần biển và thuyền giặc lảng vảng thì cho

làm tập tâu đệ lên ngay, đừng chờ báo dinh trấn chuyển tâu để đến nỗi chậm trễ

[149: 620, 649, 705, 945].

Thời Minh Mạng, cướp biển tiếp tục quấy phá vùng biển, cướp hại thuyền

công, vua Minh Mạng thể hiện quyết tâm rất cao nhằm loại triệt “hồn ma lũ chuột”

này. Vua dụ bộ Binh: “trước kia vùng Thanh Hóa và Nam Định bọn giặc bể thường

có vài ba chiếc thuyền đón các thuyền buôn mà cướp bóc, sau đều bị quan quân vây

bắt, địa phương được yên ninh, nay tỉnh Quảng Nam lại có tin báo này, liệu những

hồn ma lũ chuột không thể để lâu, cần bắt giết ngay, tức thì sai quan vệ úy là

Nguyễn Đức Trường quản lĩnh binh thuyền ra bể dò thám, vây bắt; lại khiến các

quan từ Quảng Trị trở ra bắc, từ Quảng Nam trở vào nam, đều theo địa phận thuộc

hạt, sai quân đi tuần tiễu, nếu gặp thuyền buôn người tàu có hình dạng khác thường, mà

trong thuyền chứa đồ binh khí, súng đạn, tình bính nghi ngờ, bắt mà trị tội [149: 121-

122]. Vua cũng sai cấp phát kính thiên lý để có thể trông xa, phát hiện cướp biển.

Công tác tuần phòng chống cướp biển được thực hiện thường xuyên, phát hiện

giặc biển thì phải tận lực đuổi bắt. Vua qui định các địa phương có bờ biển từ

Quảng Bình trở ra bắc, vốn là nơi có nhiều giặc biển đón cướp thuyền công được

phái đi Bắc thành. Các địa phương này, hàng năm từ tháng 3 đến tháng 7 phải tổ

chức phái thuyền binh trong hạt tới những nơi ở các đảo mà thuyền cướp biển có

thể đậu được, kiểm soát an ninh: “Nếu thấy thuyền “dị dạng”, tình trạng đáng ngờ

thì lập tức bắt giải” [149: 425-426]. Không chỉ ở phía bắc, mà dưới thời Minh Mạng

cũng ghi nhận cướp biển ở phía nam là “giặc Chà Và”. Như năm 1833, có đến hơn

20 thuyền cướp biển Chà Và cướp bóc ở vùng biển Khánh Hòa. Tổng đốc Phú Yên,

Khánh Hòa hợp binh với Quảng Ngãi cùng tuần tiễu, đuổi đánh. Đến tháng 7.1836,

giặc Chà Và lại cướp bóc ở Phú Yên, binh thuyền đuổi đánh, bắt được 8 tên [152:

Page 120: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

113

982-983]. Minh Mạng cử các hạng thuyền lớn cùng số lượng lính khá đông để tuần

tra, đánh đuổi hải tặc. Như năm 1839, vua cùng lúc cử lính ở Kinh và bốn cơ quân

thủy, bộ, quản, vệ hơn 500 người, đi 10 chiếc thuyền Thanh Hải, Định Hải, Tuần

Hải, ô thuyền chia làm hai đạo để tuần tiễu cướp biển [145: 271]. Cần lưu ý rằng

đây là những thuyền hạng lớn tham gia tuần tiễu thể hiện quyết tâm chống cướp

biển của vua Minh Mạng.

Bản tấu ngày 23.4 nhuận năm Minh Mạng 11 (1830), Trấn Quảng Bình cho

biết việc tuần thuyền phỉ ở vùng biển tỉnh này: “Ngày 15 tháng này, bỗng có 2

thuyền phỉ đến cướp tại vùng biển Ông Dữ thuộc hạt đó. Nay truyền phái Long Vũ

Tả vệ phó vệ uý Nguyễn Đức Trường 90 biền binh, cùng súng đầy đủ, ngay hôm đó

ra khơi đến các vùng biển phía bắc Quảng Bình, và tất cả nơi thuyền phỉ có thể lui

tới, gắng công lùng bắt. Theo quan thủ ngự Lệ Thuỷ thuộc hạt đó là Nguyễn Văn

Vân báo rằng: Giờ Sửu nhìn thấy Long Vũ Tả vệ Phó vệ uý Nguyễn Đức Trường đem

thuỷ bộ biền binh hiện đã đến tuần tiễu vùng biển trong hạt” [51: tập 42, tờ 104].

Thời Tự Đức, cướp biển tiếp tục hoành hành. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ

tính riêng dưới thời Tự Đức, số thuyền công gặp nạn gió và cướp biển có đến 447

lần cho thấy hậu quả của cướp biển không hề nhỏ [PL 4]. Châu bản cho biết cướp

biển rất nhiều, một số ví dự như: ngày 18.4.1849, Tổng đốc Quảng Nam, Quảng

Ngãi Nguyễn Lương Nhàn báo cáo về việc bọn cướp biển nhà Thanh chặn cướp

thuyền buôn ở cửa sông Đại Áp. Ngày 28.4.1849, Tuần phủ Thuận Khánh Nguyễn

Đăng Uẩn trình việc một chiếc thuyền buôn bị bọn cướp biển Trung Quốc cướp ở

hải phận tấn Đà Thủy. Xin cho thuyền tuần tiễu thường xuyên. Ngày 4.2.1851, bộ

Binh báo cáo về tình hình bọn cướp biển Trung Quốc chận cướp thuyền buôn ở tấn

Vân Phong, Cam Linh tỉnh Khánh Hoà. Ngày 3.3.1851, bộ Binh trình báo cáo của

Phan Huy Vịnh ở Quảng Ngãi về tình hình bọn phỉ Trung Quốc qua lại hải phận

vùng này, chặn cướp các thuyền buôn, làm cản trở đường giao thông hàng hải giữa

hai miền Nam- Bắc. Đã cho thuyền tuần tiễu ra sức trừ nhưng vẫn chưa hoàn toàn

tiêu diệt được bọn chúng. Thậm chí có khi giặc biển táo tợn đồng loạt nổ súng vào

cửa biển, quấy rối vùng biển, mang vũ khí đổ bộ lên bờ.... như ngày 26.4.1851, bộ

Binh báo cáo về việc 10 chiếc tàu của Thanh phỉ nổ súng bắn vào cửa biển Cần Trà

Page 121: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

114

(?). Ngày 18.7.1857, Bố chánh sứ Khánh Hoà Tôn Thất Dương báo cáo về việc

ngày 19.4 bọn cướp biển Trung Quốc lẻn vào bắn phá tàu buôn bị thuyền tuần tiễu

của cửa biển Cam Ranh đuổi đánh. Sau một trận giao tranh, bọn cướp yếu thế phải

bỏ chạy về phía đông [85: 25, 33, 35, 39, 52].

Dưới thời Tự Đức, việc tuần tiễu cướp biển được thực hiện thường xuyên.

Châu bản thời Tự Đức cho biết liên tục hai ngày 3 và 4 tháng 5.1851, bộ Binh báo

cáo về việc tiễu trừ Thanh phỉ sang cướp bóc thuyền buôn của ta trong hải phận tỉnh

Quảng Ngãi. Ngày 6.5.1851, báo cáo tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ nổ súng

quấy rối ở vùng biển thuộc cửa biển Thị Nại. Ngày 7.5.1851, bộ Binh lại báo cáo về

việc tiễu trừ thuyền của bọn Thanh phỉ sang cướp bóc thuyền buôn, mang vũ khí đổ

bộ lên bờ thuộc cửa biển Sa Huỳnh. Ngày 8.5.1851, báo cáo về việc tiễu trừ thuyền

của bọn Thanh phỉ xâm nhập hải phận thuộc cửa biển Hoàng Sa, Quảng Ngãi, cướp

thuyền buôn và đổ bộ lên bờ… [85: 40-41]. Việc phòng chống cướp biển ít nhiều có

hiệu quả như các bản tâu và trong một số chỉ dụ trên có nhắc đến. Châu bản cũng

nói đến điều đó, như ngày 24.4.1838, tỉnh Quảng Nam lại tâu về việc: “ghe buôn

Nguyễn Văn Nhơn bị hải tặc người Thanh cướp tại hải phận Quảng Ngãi, ghe buôn

Nguyễn Văn Triêm bị cướp tại hải phận Quảng Nam. "May có ghe tuần dương nên

khỏi bị mất tất cả" [54: tập 70, tờ 85]. Những “tin vui” như thế không nhiều mà

thuyền vận tải vẫn phải ra khơi làm nhiệm vụ trong mối đe dọa thường trực. Châu

bản ngày 22.2 năm Tự Đức 30 (1877), Bộ Binh cho biết các tỉnh Nghệ An, Quảng

Bình đều có báo cáo về việc có thuyền cướp biển chặn đường vận tải. Tuy đó là

điều đáng trách khi không làm tròn bổn phận nhưng đang vào mùa vận tải, “xin do

bộ thần dục gấp thuyền Lợi Dụng đến Quảng Bình, Hà Tĩnh ra sức đánh dẹp hết

bọn phỉ cản trở đường đi. Châu điểm.” [53: tập 279, tờ 103].

Số lần xuất hiện của cướp biển tại vùng biển miền Trung trong giai đoạn có

chiến tranh với thực dân Pháp ngày một nhiều. Thông tin “giặc biển” có thể tìm

thấy ở một số ví dụ sau: Tháng 4.1859, giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở dương

phận Cù Huân (Khánh Hòa) rồi lên bờ đốt nhà cướp của. Tháng 5.1859, giặc biển

cướp bóc các cửa biển Xuân Đài, Đà Diễn (Phú Yên), Thị Nại, Kim Bồng (Bình

Định) lại đốt phá đồn trại quấy rối nhân dân. Thuyền giặc biển (9 chiếc) cướp

Page 122: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

115

thuyền buôn ở phận biển Phan Thiết (Bình Thuận). Tháng 3.1864, giặc biển cướp

thuyền buôn ở cửa biển Đại Chiêm, Quảng Nam. Tháng 4.1864, thuyền đi tuần của

Hà Tĩnh 2 chiếc cùng với thuyền giặc (7 chiếc) đánh nhau ở cửa biển Kỳ Anh,

thuyền tuần tra bị thua, chết 94 quân. Tháng 4.1864, giặc ở một nước đốt cướp các

thuyền tải, thuyền buôn ở địa phận các cửa biển Quảng Nam, trong 8 ngày đến 5

lần. Tháng 9.1864 giặc thường lén lút nổi lên 4 đồn cửa biển thuộc đạo Phú Yên

(Cù Mông, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn); và 4 đồn cửa biển thuộc tỉnh Quảng

Ngãi: Thi Nại, Đề Di, Kim Bồng, An Dụ. Tháng 11.1864, tỉnh Thanh Hoá nhiều lần

thấy thuyền giặc 3 - 4 chiếc, hoặc 5 - 6 chiếc hoặc hơn 50 chiếc, nhởn nhơ ngoài

biển. Tháng 2.1865, giặc biển tràn vào ngoài khơi núi Nê Sơn, quấy nhiễu Biện Sơn

tỉnh Thanh Hoá. Tháng 2.1865, thuyền giặc cướp đốt cửa Quèn (Nghệ An). Tháng

3.1865 thuyền của giặc biển đốt, cướp các xã An Lộc, Thành Công, Lãnh Thuỷ ở

cửa biển Thuận An. Tháng 3.1865, giặc biển cướp bóc ấp An Cư ở cửa biển Hải

Vân. Tháng 4.1865, giặc biển cướp bóc đồn Tư Hiền. Tháng 4.1865, giặc biển cướp

bóc đồn Bạng và đồn núi Biện ở Thanh Hoá. Tháng 5.1865, giặc biển vào 2 cửa

biển Càn Hải, Thai Hội thuộc Nghệ An cướp bóc, đốt phá nhà dân đến 217 hộ, bị

thương bị chết 4 người. Tháng 3.1866, thuyền giặc cướp bóc ở địa phận ngoài biển

thuộc Thanh Hoá. Tháng 2.1867, giặc biển đóng ở phận biển tỉnh Quảng Trị quấy

nhiễu và đi lại ở các cửa biển Chu Mãi, Tư Hiền, Cảnh Dương. Tháng 6.1867,

thuyền giặc biển 22 chiếc vào cửa Sa Kỳ lên trên cạn hơn 300 tên. Tháng 10.1869,

giặc biển tụ họp ở mỏm Thuỷ Vân (thuộc Biên Hoà) và cửa biển Ma Ly (thuộc Bình

Thuận) cướp bóc thuyền buôn. Tháng 4.1872, bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh

Quảng Nam. Tháng 3.1873, thuyền giặc biển đậu ở cửa Càn, tỉnh Nghệ An, lên trên

cạn quấy nhiễu cướp bóc. Sáu chiếc thuyền của giặc biển bỏ neo đậu ở Hòn La,

vụng Từ (thuộc tỉnh Quảng Bình) rồi chạy đi. Tháng 3.1873, thuyền giặc biển bắn

nhau với thuyền đi tuần ở phận biển Thừa Thiên. Tháng Giêng 1874, thuyền giặc

biển đốt cướp nhà dân ở cửa Quyền, Nghệ An. Tháng 2.1874, giặc biển vào cửa

biển Thừa Phúc (thuộc phủ Thừa Thiên) đốt nhà cướp của rồi đi. Tháng 7.1882,

thuyền giặc biển đậu ở cửa biển tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 7.1882, thuyền giặc biển đến

cướp giết dân ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh... [155], [156]. Như thế có

Page 123: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

116

thể thấy cướp biển hoạt động rất nhiều trên vùng biển miền Trung, hầu hết năm nào

cũng có cướp biển vào cướp phá.

3.2.3. Hiệu quả và hạn chế của hoạt động phòng, chống cướp biển

Cướp biển nhiều là điều không còn phải tìm thêm bằng chứng, bên cạnh đó

cũng có nhiều bằng chứng về nỗ lực của nhà Nguyễn trong công tác phòng trừ.

Công tác tuần tra thường xuyên đem đến hiệu quả không nhỏ trong việc giữ yên mặt

biển. Hầu hết những lần đụng độ với cướp biển thì phần thắng vẫn thuộc về thủy

quân nhà Nguyễn. Ví như tháng 4.1859, “Giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở dương

phận Cù Huân (thuộc tỉnh Khánh Hòa) rồi lên bờ đốt nhà cướp của. Phó lãnh binh

là Lê Nghị đốc thúc quân đến bắn, Lãnh binh là Nguyễn Diệm đem lính tỉnh tiếp

đến, chia đường cùng đánh bọn giặc biển phải lui (đâm và bắn chết đều 3 đứa, lại

bắn trúng thuyền giặc) cứu hộ được thuyền buôn (29 chiếc thuyền, dân thôn không

thiệt hại gì” [155: 607]. Tháng 4.1872, “bọn giặc quấy nhiễu hải phận tỉnh Quảng

Nam. Thuyền binh đi tuần tiễu cứu hộ được một chiếc thuyền buôn, thuyền của đồn

cửa biển Đại Chiêm cứu hộ được 2 chiếc thuyền buôn chở hàng và 1 chiếc thuyền

chở dầu, than đều vào được cửa biển, giặc không thể đuổi được. Các thuyền đi cứu

ấy đều được thưởng” [155: 1327].

Bên cạnh đó, thuyền Pháp cũng một số lần góp sức truy bắt cướp biển như

tháng 10.1869, cướp biển tụ họp ở cửa biển Ma Ly (thuộc Bình Thuận) cướp bóc

thuyền buôn, “Vua sai quan tỉnh Bình Thuận đưa thư cho tướng Pháp phái thuyền

binh đi đánh bắt” [155: 1206]. Tháng 7.1874, giặc biển ở Hải Yên được quan nước

Pháp đánh giúp, rút lui dần, gián hoặc còn gọi nhau tụ họp. Tháng 6.1877, “tướng

nước Pháp phái tàu thuỷ Bô Liêm đi tuần bắt giặc ở biển, việc ấy tâu lên, vua sai bộ

Binh phải tư cho các cửa biển từ Đà Nẵng trở ra Bắc đều phải tuần thám ở ngoài

biển, hễ thấy tàu ấy thì báo chỉ cho nơi có giặc, hợp sức đánh bắt, nếu có vào cửa

biển nào, chiểu lệ khoản đốn cho đắc thể. Tuy thế, vua Tự Đức vẫn muốn lực lượng

của các địa phương phải tự sức đánh dẹp” [156]. Thực tế, thuyền máy vẫn là hữu

dụng nhất trong việc lùng bắt giặc biển, ví như tháng 2.1881. Thuyền máy Lợi

Dụng đánh phá giặc biển ở địa phận ngoài khơi (cửa An Dụ, tỉnh Bình Định), (bắn

chết 9 đứa, lấy được 2 chiếc thuyền, súng và khí giới rất nhiều) [156: 53, 244, 461].

Page 124: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

117

Tài liệu Châu bản cũng ghi nhận sự hữu dụng của tàu máy hơi nước trong việc

tiễu trừ cướp biển như: Châu bản ngày 10.6 năm Tự Đức 20 (1867), viện Cơ mật và

Thương bạc cùng tâu về việc có thể phối hợp sử dụng tàu Pháp vào việc tuần tiễu

trên biển: “phần biển nước ta từ nam đến bắc 2 nước hiệp lực trừ hết bọn phỉ biển.

Nay các điều do quan thuyền do Tây phái đã xin cũng không thể cự tuyệt. Châu

điểm.” [53: tập 164, tờ 145]. Căn cứ bản tấu của bộ Binh ngày 2 tháng 10 năm Tự

Đức 25 (1872) cho biết, tại Hà Tĩnh, một tàu thuỷ của Tây đánh nhau với 2 chiếc

thuyền của cướp biển tại vùng biển của huyện Kỳ Anh. “Đạo đó đã phái các viên

Quản suất đóng tại đồn An Áo đem binh dân phòng chặn trên bờ và bẩm gấp quan

đạo đó bàn bạc sức cho Huyện viên huyện Kỳ Anh cùng chặn giữ” [53: tập 249, tờ

10]. Hiệu quả của cuộc phối hợp chặn đánh giặc biển này là thuyền cướp biển bị

đánh chìm 1 chiếc. Bọn cướp biển nhảy lên bờ bị dân giết chết 8 tên, bắt sống 2 tên.

Nhìn chung, dưới thời Tự Đức, cùng với những biến động xã hội và đặc biệt là

bận đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp nên cướp biển nổi lên rất nhiều.

Đọc tư liệu từ Đại Nam thực lục cho thấy rất nhiều lần cướp biển “làm mưa làm

gió” tại các cửa biển và phận biển Việt Nam.

Bên cạnh những thành công nhất định trong chống cướp biển cũng có không ít

những hạn chế và hệ quả là rất nhiều các quan thủ ngự các tấn sở, thậm chí cả quan

đầu tỉnh bị kỷ luật nặng: Châu bản ngày 24.4 năm Minh Mạng 19 (1838), tấu của

Quảng Ngãi về việc kỷ luật lại viên yếu kém trong việc xử lý bọn cướp biển [51, tập

70, tờ 194]. Dụ ngày 21.3 năm Thiệu Trị 1 (1841), giáng cấp quan chức tại Thanh

Hóa vì để xảy ra tình trạng cướp biển. Bản dụ khẳng định việc tuần biển đã có

chương trình đầy đủ, những ngày này các tỉnh hạt ven biển đều có phái binh thuyền

ra khơi tuần tiễu nên từ đó đến nay đều được yên ổn. “Nay vùng biển của tỉnh đó có

xảy ra vụ cướp như vậy mà tấn thủ sở tại và binh lính tuần biển còn mông muội

không hay biết, tuần tra truy bắt như vậy thật là bất lực” [52: tập 8, tờ 52]. Các quan

Tổng đốc, Án sát, thủy sư, thủ ngự đều bị giáng cấp lưu nhiệm. Châu bản ngày 16.4

năm Thiệu Trị 1 (1841), cho biết việc kỷ luật quan chức tại Nghệ An, Hà Tĩnh vì để

thuyền vận tải bị cướp trên phận biển của mình, “Tổng đốc cũng khó chối tội”.

Châu bản ngày 12.4 năm Thiệu trị 7 (1845), kỷ luật quan chức để phỉ cướp thuyền

buôn chạy thoát ở Bình Thuận: “Thủ ngự tấn Phan Thiết, tấn Long Vĩnh đều giáng

Page 125: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

118

4 cấp. Nguyên phái tuần biển là Hoàng Văn Hương thuộc đội 2 vệ Hữu thủy truyền

giáng trước 2 cấp và đều cho lưu nhiệm chờ xem hiệu quả sau này. Đội trưởng đội 6

vệ Tả thủy Nguyễn Văn Tố truyền đánh 80 gậy để tỏ rõ sự răn trừng. Thự Tuần phủ

Nguyễn Đăng Uẩn bị truyền chỉ khiển trách” [52: tập 43, tờ 89]…

Tại sao cướp biển khó đánh dẹp đến vậy? Đó là câu hỏi mà vua quan nhà

Nguyễn đã phải mất rất nhiều công sức vẫn không có lời giải đáp thỏa đáng và điều

đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải trả giá hàng ngày trên biển. Thống kê hàng năm,

chỉ riêng dưới triều Tự Đức, số thuyền công sai phái thường bị gió, bão và cướp biển

khá lớn 851/11984 thuyền công được phái đi. Trong đó, thuyền bị gió và cướp là 447

chiếc. Một thực tế là, thuyền cướp biển không chỉ hoạt động đơn lẻ mà nhiều khi có

tổ chức và có số lượng lớn, vũ khí nhiều, trong khi thuyền công thì vũ khí kém hơn,

thuyền đánh cá lại càng hạn chế. (Thuyền đánh cá không cấm mang câu liêm, dao

găm, quả đấm bằng đá, dùi gỗ mà thôi. Các thứ khác đều bị kiểm soát). Ngay cả

thuyền tuần tiễu, có khi cũng yếu thế trước giặc biển. Ví dụ, tháng 2. 1865, giặc biển

tràn vào tỉnh Thanh Hoá với nhiều khí giới, chúng làm loạn tại Nê Sơn 30 chiếc và

Biện Sơn 21 chiếc. Quan địa phương phải xin phái thêm thuyền đồng 2 - 3 chiếc, để

họp lại đánh dẹp. Vua bèn phái 2 chiếc thuyền đồng là Thần giao (nguyên đi tuần từ

Quảng Trị, Quảng Bình đến Quảng Nam) và Tĩnh dương (nguyên đi tuần từ Hà Tĩnh

đến Nam Định), cùng 3 chiếc thuyền đi tuần, đến ngay để hội họp đánh dẹp. Thế rồi

thuyền Thần giao bị đắm, Quản cơ Nguyễn Trì và hơn 100 binh đinh bị chết đuối [155:

904]. Cái giá phải trả là quá lớn. Hay sự kiện tháng 6.1867, thuyền giặc vào cửa biển

Sa Kỳ tới 22 chiếc và có đến 300 tên tràn lên bờ trong khi quân lính tại đây chỉ có 150

người. Tuy nhiên, lùng bắt đã khó, có khi bắt được hơn trăm tên cũng chỉ giải về giao

cho “cố quốc” (nước Thanh) xử lý và đề xuất phối hợp tuần tiễu. [53: tập 112].

Nhìn chung vũ khí chống cướp biển khá ít và thô sơ. Ngoài thuyền tuần dương

của nhà nước được trang bị vũ khí thì thuyền buôn chỉ được mang vũ khí tự vệ. Hồi

ký của Edward Brown cho biết thông tin này: "chỉ thuyền bè của chính quyền mới

được quyền mang võ khí, và tuy trên biển có rất nhiều giặc Tàu Ô nhưng thuyền

buôn không hề được sử dụng một thứ võ khí nào, dù chỉ là để tự vệ”. Thứ "vũ khí"

có trên thuyền buôn được ông mô tả, thực chất là ống phun lửa: “nó là một thứ ống

tre nhỏ, đường kính chừng 6 phân rưỡi và bề dài được độ một thước, bên trong nòng

Page 126: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

119

thì chứa đầy thuốc súng. Những nòng tre này được buộc vào những chiếc cột gỗ dài

chừng hai thước. Để dùng võ khí đó, người ta làm như sau: "đốt thuốc súng và dí

đầu súng vào tàu địch khi địch tấn công hay địch trèo qua thuyền mình. Làm như

thế thì thuyền địch dễ bị cháy và phải thối lui. Súng này có thể có công hiệu đối với

một địch quân không võ trang, nhưng đối với bất cứ người nào có súng thật thì nó

chẳng còn công hiệu được gì nữa" [89: 133].

Như thế vũ khí của thuyền buôn và thuyền đánh cá nhằm chống lại cướp biển

còn quá khiêm tốn. Hãy thử so sánh với trang bị vũ khí và tổ chức của bọn cướp

biển, được mô tả như sau: “Thuyền của chúng được thiết kế và đóng đặc biệt.

Thuyền chúng không chạy bằng máy, có ba cột buồm lớn hình cánh dơi và khoảng

50 người chèo. Thuyền làm bằng gỗ có đóng đai sắt, vừa để đánh cá mà cũng là

thuyền trận. Thuyền được trang bị súng đại bác, thủy thủ sử dụng dao, mã tấu, câu

liêm, móc sắt... Thuyền có 3 tầng: tầng trên hết bằng phẳng có trí súng đại bác, là

nơi giao chiến khi xáp trận và cũng là nơi kéo cá lên khi đi đánh cá. Tầng giữa là

nơi người ở, hai bên mạn thuyền có chừa lỗ cao hơn mặt nước, các mái chèo được

đưa ra ngoài dùng để chèo thuyền đi. Tầng cuối để lương thực, nuôi súc vật, chứa

nước uống, kho súng đạn... tương tự như thuyền trận đế quốc La Mã. Trong thuyền

có thiết kế nhiều ô con bằng gỗ kiên cố để không cho nước tràn vào làm chìm

thuyền khi thuyền bị bắn thủng hay có sự cố tương tự như tàu chở dầu ngày nay.

Trong tình trạng đó tàu vẫn chạy như thường và có thể hàn gắn vết thủng trong một

thời gian ngắn. Một chiếc Tàu Ô cỡ lớn có thể chở một thủy thủ đoàn vài trăm

người, có đủ lương thực nước uống nuôi sống họ trong vài tháng trên biển mà

không cần ghé bờ tiếp tế. Giặc Tàu Ô là mối đe doạ lớn về an ninh Việt Nam trong

vùng biển. Chúng chia thành nhiều nhóm ẩn trú trong vịnh Hạ Long, Quảng Yên về

sau tiến vào vùng bờ biển phía nam, nhất là vào thời kỳ Tự Đức. Giặc Tàu Ô khi ẩn

khi hiện, lại thêm thiện chiến, vũ khí đầy đủ, hiện đại nên thủy quân Việt Nam

không thể dẹp yên được... tình trạng này kéo dài đến khi Pháp cai trị Việt Nam"

[89: 133]. Patrick J. Honey, cũng cho biết: "Nhà nước Việt Nam thời ấy rất có cảm

tình và ưa chuộng đối với Anh, vì những chiến hạm Anh thường hay đánh đuổi

những giặc bể hoành hành dọc theo duyên hải Việt Nam" [89: 142]. Tuy nhiên ý

kiến này có thể còn phải kiểm chứng thêm bởi trên thực tế không có tài liệu phía nhà

Page 127: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

120

Nguyễn nào đứng về điều đó. Về sau, khi thuyền Pháp xuất hiện nhiều trên vùng biển

Việt Nam, sử nhà Nguyễn có ghi nhận một số lần tàu binh Pháp đã bắn phá tàu cướp

biển và có thể nói, ưu thế của tàu binh Pháp vượt trội so với tàu cướp biển.

Như đã nói ở phần đầu, thành phần cướp biển khá phức tạp cũng là một

nguyên nhân làm cho công tác phòng chống gặp nhiều trở ngại. Thuyền buôn cũng

có thể là cướp biển khi có cơ hội và chúng cũng có thể tham gia buôn lậu, và đều

được xếp vào hạng tội phạm. Chính nhờ lý lịch mong manh đó nên mặc nhiên

chúng có đất sống. Trong lịch sử chống hải tặc, cũng có lần ghi nhận một vụ án diễn

ra từ năm 1874, tại Quảng Ngãi, đến tháng 3. 1877 sau khi xét kỹ mới biết đó là

việc giết nhầm thuyền buôn nước Thanh. Chính họ bị hải tặc đuổi mới chạy tới,

không ngờ lại bị giết nhầm. Thậm chí đến lời nghị bàn vẫn còn lúng túng, khó phân

biệt: “Cứ theo nguyên đơn kêu, thì nhất định là người đi buôn, cứ theo lời khai thì

nhất định là giặc, mà các chứng phức tạp thì là người đi buôn hay là giặc, còn có

một chút đáng ngờ, duy có cầu công giết bậy, thực là thảm độc” [156: 231].

Cướp biển hoành hành trên biển, theo tác giả Yoshiharu Tsuboi, không chỉ là

cướp biển người Thanh rất táo tợn mà còn có cả người Việt. Thậm chí có phụ nữ và

trẻ con. Tư liệu về lá thư của giám mục Retord được Yoshiharu Tsuboi trích dẫn cho

biết: "sau các sứ thần, tới lượt bọn phỉ và hải tặc, chúng đã và đang gây rất nhiều tai

họa ở đây. Năm ngoái (1849), toàn vùng duyên hải Đàng Ngoài và Đàng Trong bị

bọn giặc ấy cướp phá; chúng đi từng đoàn từ 50 đến 60 chiếc ghe, trong đó có những

ghe nhỏ của phụ nữ, trẻ con để chở những vật đã cướp được và những ghe lớn, được

vũ trang đầy đủ, có đông người để đánh nhau và tiếp tục cướp bóc nữa" [178: 168].

Căn cứ vào một Châu bản, lời “châu phê’ của vua Tự Đức đã cho thấy tình trạng

chống cướp biển lúc bấy giờ: “Theo lời tâu, lần này 1 chiếc thuyền phỉ nước Thanh

dám đến phần biển tấn Đại Áp hạt ấy chặn đón thuyền buôn cướp của làm bị thương

người như thế, các tấn thủ sở tại và các thuyền chiến đó tỉnh phái tuần tra vùng biển, lại

tuần phòng sơ suất quả là đáng tội” [53: tập 12, tờ 43]. Vua Tự Đức cũng từng quở

trách việc chống hải tặc phải ở chỗ nói nhiều: “Phàm sự việc giải quyết không phải ở

chỗ nói nhiều, chỉ cần cố gắng làm và thưởng phạt” [53: tập 170, tờ 217].

Nhìn chung, nhà Nguyễn đã cố gắng và có nhiều biện pháp phòng chống cướp

biển. Nạn cướp biển phần nào được giải quyết song ở một mức độ nào đó vẫn chưa

Page 128: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

121

thể triệt để, thậm chí nhiều khi bất lực và cướp biển vẫn là mối đe doạ lớn về an

ninh trong vùng biển.

3.4. CÔNG TÁC CỨU HỘ, CỨU NẠN

Dưới thời Nguyễn, Nhà nước đã có nhiều hoạt động cứu hộ cứu nạn trên vùng

biển do mình quản lý. Rất nhiều thuyền công sai, thuyền nước ngoài, thuyền binh,

thuyền buôn gặp nạn trên vùng biển miền Trung bởi việc đi biển gặp muôn vàn rủi

ro không thể lường trước được. Có rất nhiều dẫn liệu về công tác quan trọng này.

Sách Thực lục ghi chép khá nhiều việc cứu hộ, cứu nạn. Hội điển có chép một số

trường hợp cứu hộ điển hình và đặc biệt trong Châu bản triều Nguyễn chúng tôi

nhận thấy có rất nhiều Châu bản nói về công tác cứu hộ các tàu thuyền gặp nạn tại

các cửa biển và vùng biển do nhà Nguyễn quản lý. Tựu trung không phân biệt là

thuyền công hay thuyền tư, thuyền trong nước hay thuyền nước ngoài đều được

quan tâm ứng cứu kịp thời. Tùy vào các trường hợp cụ thể, có thể có những chuẩn

cấp đặc biệt cho các thuyền công sai của nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Việt

Nam. Nhìn chung, đây là một trong những hoạt động nhân đạo thường xuyên và

hiệu quả tại các cửa biển.

Ngay từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đã có qui định về công tác cứu hộ tại

vùng biển. Dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều tiếp tục thực hiện

công tác quan trọng này. Các thuyền buôn bị gió bão trôi dạt, vỡ thuyền, mất hàng

hóa... thì quan sở tại ở các cửa biển chiếu theo lệ ứng cứu. Điều đó được qui định từ

triều Gia Long, đó là chiếu theo nhân khẩu trong thuyền, cấp lương gạo mỗi người

một phương để sinh sống, đợi khi thuận gió thì cho theo thuyền buôn về nước. Đầu

thời Minh Mạng đặt lệ cứu hộ cứu nạn: vua “khiến các cửa biển dự chứa tiền gạo để

cấp cho kẻ bị nạn gió bão, nhưng phải xét kẻ bị nạn đó đi việc công hay việc tư mà

tùy cấp nhiều ít; nếu đi việc công, thời từ đội trưởng trở lên gia cấp tiền gạo gấp

hai” [65: 143-144]. Minh Mạng giải thích rõ hơn: “Đường biển gian nan hiểm

nghèo, sóng gió nổi lên không lường được. Gần đây các quan quân và nhân dân,

hoặc đi công tác hoặc đi buôn bán, mạo muội vào chỗ hiểm nghèo, nơi hiểm sâu

đều là sự bất đắc dĩ. Hoặc ngẫu nhiên gặp nạn sóng gió, còn sống thì không nơi

nương tựa, mà chết thì ai là người chôn cất. Trẫm rất lấy làm thương xót, nên truyền

cho các quan địa phương giữ các cửa bể phải dự trữ tiền gạo phòng khi có người

Page 129: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

122

gặp nạn sóng gió, thì chiếu công tư phân hạng mà cấp phát” [143: 232]. Thiệu Trị,

Tự Đức cũng theo tình hình thực tế để thay đổi cho tiện lợi, phù hợp.

3.4.1. Cứu hộ thuyền công sai

Chức năng của tấn biển, ngoài công tác chuyên môn của một cửa tấn như kiểm

soát tàu thuyền, tuần tra cửa biển còn có chức năng quan trọng, thường xuyên hơn

là theo dõi thuyền công sai của Nhà nước vào nghỉ đậu, sửa chữa. Các tấn biển cũng

tổ chức cứu hộ những thuyền công gặp nạn khi đi qua vùng biển thuộc hạt mình

quản lý. Nghiên cứu các báo cáo của các cửa tấn gửi về Kinh đô cho thấy, nếu là

thuyền từ Kinh đi Bắc thành thường ghé đậu tại Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa.

Ví như tháng 7.1809, có 65 thuyền vận tải Bắc thành gặp gió ở ngoài phần biển

Nghệ An, thủ ngự cửa Luật Hải (cửa Sót) lấy thuyền đánh cá của dân đưa dẫn vào

cửa biển [149: 760]. Ở các tỉnh phía nam tàu thuyền qua lại thường ghé tại Đà

Nẵng, là cảng lớn, kín gió, phù hợp cho công tác hỗ trợ. Thuyền công sai của nhà

Nguyễn thường chuyên chở sản vật địa phương, được tổ chức thành các đoàn đến hàng

chục chiếc [58: 874].

Theo thống kê của chúng tôi từ chỉ riêng dưới thời Tự Đức, có 11.984 lần phái

thuyền công đi làm nhiệm vụ với 851 lần thuyền gặp nạn (7.1%). Năm 1855, phái

nhiều thuyền nhất, có đến 650 thuyền công được phái đi. Năm ít nhất là năm 1862,

chỉ 59 chiếc. Thống kê về tỷ lệ gặp nạn hàng năm, cho thấy cao nhất là 27.54%, với

69 thuyền phái đi thì đến 19 chiếc gặp nạn. Năm 1867 là năm có thuyền gặp nạn

nhiều nhất, có đến 52 chiếc gặp gió bão làm hư hỏng. Năm 1852 có đến 60 thuyền

công tử nạn trên biển. Với 7.1% thuyền gặp nạn cho thấy tỷ lệ rủi ro khá cao đối với

các thuyền công sai [PL 4]. Thậm chí việc cứu nạn không phải bao giờ cũng như ý,

có khi ngay những thủy thủ cũng lợi dụng việc sóng to gió lớn để ăn cắp của công.

Châu bản ngày 3.9 năm Minh Mạng thứ 7 (1826) cho biết về việc xét xử vụ ăn cắp

tiền công trên thuyền ở dinh Quảng Bình. Chủ thuyền là Lê Thành và thủy thủ đã ăn

cắp tiền Nhà nước rồi giả vờ nói là sóng to gió lớn làm trôi mất. Bộ Hình giao cho

dinh Quảng Bình xét kỹ [58: 818].

Đối với thuyền công sai nước ngoài gặp nạn cũng rất được Nhà nước quan tâm

cứu giúp. Thuyền công sai được ứng cứu nhiều nhất là các thuyền công sai của nhà

Thanh. Một số thuyền của các nước Đông Nam Á như Xiêm, Mã Lai và cả thuyền

Page 130: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

123

phương Tây. Đối với tàu công sai phương Tây tài liệu chỉ ghi nhận duy nhất một lần

cứu thuyền Bồ Đào Nha từ Ma Cao chạy đến đảo Cù Lao “có việc công” gặp gió

dạt vào phận biển Quảng Ngãi vào năm 1887, hầu hết tàu phương Tây gặp nạn trên

phận biển Việt Nam đều là tàu buôn.

Các thuyền công sai của của nhà Thanh nhiều lần gặp nạn tại vùng biển miền

Trung, tất cả đều được cứu giúp và có ghi chép đầy đủ trong các tài liệu của triều

Nguyễn. Những ghi chép đều tương đối giống nhau về hình thức, đó là những

thuyền ấy từ tỉnh nào tới vì việc gì, gặp nạn tại đâu hay dạt vào cửa biển, phận biển

của tỉnh nào, được các cửa biển xử lý cứu hộ theo định lệ và báo cáo triều đình Huế.

Ví dụ, tháng Giêng năm Gia Long thứ 7 (1808), thuyền bị nạn của sai dịch nước

Thanh là Diệp Phương, Hoàng Phúc đậu ở cửa biển Sa Kỳ, dinh thần Quảng Ngãi

đem việc tâu lên, vua sai cấp cho bạc lụa quần áo rồi sai đưa theo đường bộ về

nước. Tháng 2.1810, thuyền của Thiên tổng tỉnh Phúc Kiến là Tiêu Nguyên Hầu bị

nạn dạt vào cửa biển Cam Ranh ở Bình Hoà, hơn một tháng trấn thần đem việc tâu

lên. Vua khiển trách rằng: "sao chậm thế ?". Sai cho Tiêu Nguyên Hầu tiền 30 quan,

lụa 4 tấm, vải 5 tấm, gạo 6 phương...”. Điều này được giải thích ngay trong lời dụ

của Gia Long: "Thuyền nước ngoài bị nạn, việc giúp đỡ đã có lệ định. Duy Tiêu

Nguyên Hầu là người công sai của nước Thanh, cho nên đặc biệt thưởng cấp thêm

để tỏ ưu đãi. Các ngươi nên đem ý ấy bảo cho biết". Rồi sai gọi về Kinh, lại cho

thêm 100 quan và cho đưa đi đường bộ về nước" [149: 717, 782]. Tháng 12 năm Tự

Đức thứ 30 (1877), Hiệp trấn trấn Long Môn nhà Thanh là Ngô Địch Văn bị gió dạt

vào phận cửa biển tỉnh Quảng Bình, vua sai quan tỉnh liệu cấp bạc lạng và tiền, gạo

phái người đưa về [156: 271]...

Nhìn chung những ghi chép tương tự như trên là khá nhiều trong các sử liệu

nhà Nguyễn. Thường thì sử chỉ chép là “thuyền công sai”, nghĩa là thuyền được

Nhà nước cử đi thực thi một nhiệm vụ nào đó trong hoặc ngoài vùng biển của mình

nhưng vì gió bão mà trôi dạt sang phận biển Việt Nam. Cũng có khi thuyền tuần

dương gặp nạn, như sự kiện vào tháng Giêng năm 1833, một chiếc thuyền quân tuần

dương Quảng Đông bị gió vào vũng Đà Nẵng, quan tỉnh tâu lên, vua Minh Mạng

ban rằng: “đó là thuyền công sai, không phải như thuyền buôn bị nạn”. Vua Minh

Mạng sai cấp cho 300 tiền, 300 phương gạo, phái quan qua hỏi thăm và hậu đãi trâu

Page 131: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

124

rượu; thuyền có hư hỏng thì giúp cho, lại đem súng điểu thương, trường thương

kiểu có máy tàu mỗi thứ 40 khẩu và thuốc đạn qua tuyên cấp cho [65: 199]. Tương

tự, tháng 7 năm 1860, một chiếc thuyền công sai của nhà Thanh do Hoàng Đình

Quang ra biển đi tuần bắt giặc cũng đã bị gió dạt vào đồn Kim Bồng, Bình Định,

được hỗ trợ sửa chữa thuyền [155: 664].

Các đoàn thuyền của nước Xiêm triều cống nhà Thanh đi qua phận biển Việt

Nam và cũng chịu những rủi ro từ gió bão. Tài liệu triều Nguyễn ghi chép một số

lần cứu hộ các tàu Xiêm gặp bão gió khi đi triều cống nhà Thanh như vào tháng

5.1815, thuyền của sứ thần Xiêm La sang nước Thanh nộp thuế cống, gặp bão vào

đậu ở phận biển Bình Định. Tháng 6.1817, “thuyền sứ nước Xiêm sang nước

Thanh, gặp gió đậu vào Đà Nẵng. Rồi thuyền ấy lại bị cháy mất hết cả. Việc tâu lên.

Vua nói rằng: "thuyền sứ giả bị cháy cũng như thuyền buôn bị nạn". Sai dinh thần

Quảng Nam cấp gạo lương hơn 200 phương” [149: 900, 951]. Bên cạnh thuyền Xiêm

gặp nạn khi đi triều cống, dưới thời Nguyễn còn ghi nhận một lần vào năm 1872, cứu

giúp thuyền của một tiểu quốc, phụ thuộc Lưu Cầu gặp nạn, trôi dạt vào biển La Hãn,

Bình Thuận. Sai Khi được cấp tiền gạo, sửa cột buồm vua còn đặc cách phái Trần Hy

Tăng cùng với Nguyễn Văn Thuý, Hồ Văn Long đi tàu Tiệp hoả đưa đến tỉnh Quảng

Đông, tuỳ tiện chuyển đến tỉnh Phúc Kiến, đợi đáp tàu về nước [155: 1345].

3.4.2. Cứu hộ thuyền buôn, thuyền đánh cá nước ngoài

Vào đầu thế kỷ XIX, thị trường phương Đông vẫn tiếp tục thu hút những

thuyền buôn phương Tây tìm tới trao đổi hàng hóa. Những thuyền viễn dương từ

phương Tây mặc dù được trang bị tốt, thủy thủ có kinh nghiệm đi biển nhưng không

tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc trên đường. Nhiều thương thuyền phương Tây đã

gặp phải bão gió, đá ngầm hoặc thậm chí là hải tặc trên vùng biển khiến không ít

thuyền nhân bỏ mạng. Những người may mắn được thuyền tuần dương Việt Nam

ứng cứu kịp thời đều hết lòng ghi ơn.

Theo tài liệu từ Thực lục, trong giai đoạn trước năm 1883, thuyền phương Tây

gặp nạn và được cứu giúp trên vùng biển tại Việt Nam thường bị nạn tại vùng biển

các tỉnh Nam Trung bộ. Tàu Anh một lần gặp nạn tại Hoàng Sa năm 1836 cùng ba

lần dạt vào cửa biển vào năm 1862 tại Bình Định, và năm 1872 tại Khánh Hòa, 1

lần dạt vào phận biển Quảng Ngãi năm 1879. Tàu Pháp một lần bị nạn tại Hoàng Sa

Page 132: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

125

năm 1830 và một lần mắc cạn tại phận biển Nghệ An năm 1862, chết đuối rất nhiều.

Ngoài ra còn có một số lần tài liệu chỉ ghi là tàu Tây dương gặp nạn, được cấp tiền

gạo, thuốc và hỗ trợ về nước. Châu bản ngày 9.7 năm Minh Mạng thứ 7 (1826),

trấn Bình Thuận tâu: “giờ Tuất ngày 2 tháng này thấy thị vệ Nguyễn Văn Tình và

thông ngôn Nguyễn Văn Mẫn đem chỉ đến nói, nay có một chiếc tàu buôn bọc đồng

của nước Anh Cát Lợi bị chìm ở hải phận Bình Thuận do đâm phải đáy cạn. Ngày

4, thần Đoàn Viết Nguyên kính vâng ý chỉ đem một tháng tiền, lương thực ra cấp

phát cho người tàu ấy. Bọn họ kính nhận đều rất cảm động. Thần lại bảo Nguyễn

Văn Mẫn nói với họ rằng đợt này sóng gió chưa tiện hãy đợi khi thuận lợi hơn sẽ lo

liệu đến các đồ vật. Ngày 21 tháng này, 4 người bọn họ cưỡi ngựa đến trấn, xin đem

các hàng hóa còn sót lại trên tàu ra chợ bán để chi dùng. Ngày mồng 7, thần là Đoàn

Viết Nguyên cùng Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Văn Mẫn trở về tấn sở, nhưng vẫn

lưu viên thông ngôn lại đó cùng viên thủ ngự để tiện cho dân địa phương tới mua

bán các hàng hóa và đồ vật còn lại trên tàu. Châu phê: biết cho. Sẽ có chỉ riêng”

[58: 731-732]. Bản tấu của thủ ngự Đà Nẵng ngày 27.6 năm Minh Mạng thứ 11

(1830), cho biết một tàu buôn Pháp gặp nạn tại phía tây Hoàng Sa, được cứu giúp

như sau: “thuyền buôn của tài phú Pháp Ê Đoa, thuyền trưởng Đê Ô Chi Ly, phái

viên Lê Quang Quỳnh cùng thủy thủ đoàn, ngày 20 rời cảng Đà Nẵng đi Lữ Tống

buôn bán. Giờ Dần ngày 27, Ê Đoa và 11 thủy thủ đi trên chiếc tam bản lớn cập

cảng nói rằng: canh 2 đêm 21 ở phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng) thuyền đụng đá

ngầm bị ngập nước. Thuyền trưởng và phái viên còn đi sau. Cảng đã phái thuyền

đem theo nước uống đi cứu hộ, giờ Ngọ đã gặp và đưa họ về cảng” [79: 190]. Sáu

năm sau, tháng 12 năm Minh Mạng 17 (1836), một thuyền buôn của Anh cũng gặp

nạn trên vùng biển Hoàng Sa và được cứu giúp. Việc cứu nạn thường xuyên nhưng

trong những trường hợp đặc biệt vua Minh Mạng đã đối xử rất chu đáo bởi coi họ

đến từ phương Tây xa xôi, không thông thạo đường biển như người nhà Thanh nên

cần được quan tâm hơn như như cấp phát tiền gạo, thuốc chữ bệnh, thậm chí cử cả

phái bộ đưa người bị nạn về. Với sự gia ân đặc biệt này, “bọn họ đều quỳ dài, khấu

đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói:

“Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hoá, đổi

Page 133: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

126

được tục man di. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải

đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước” [152: 1059-1060]

Khác với tàu buôn phương Tây gặp nạn không nhiều, thuyền buôn người

Thanh là những người gặp nạn nhiều nhất trên vùng biển Việt Nam và họ luôn được

cứu giúp theo lệ. Tàu thuyền hư hỏng nhẹ thì được sửa chữa, cho bán hàng hóa, sản

vật miễn thuế, cấp lương gạo, hỗ trợ bằng đường bộ trở về hoặc gửi theo các tàu

buôn khác về nước. Theo thống kê của chúng tôi, trước năm 1883 có nhiều lần cứu

hộ tàu buôn và tàu đánh cá của nhà Thanh như năm 1856, cấp cho thuyền buôn

người Phúc Kiến nước Thanh bị nạn gió dạt vào ở Bình Thuận, 1 thuyền người

Quảng Đông dạt vào Phú Yên sai nhân tiện đi đáp về nước. Tháng 11.1857, thuyền

đánh cá của người nước Thanh bị nạn gió bão dạt đến đỗ ở phần cửa biển Hà Tĩnh.

Quan tỉnh cấp cho lương ăn, quần áo rồi chuyển giao về tỉnh Quảng Yên để về

nước. Năm 1858 cấp đỡ cho các thuyền buôn bị nạn gió bão gồm 2 chiếc thuyền

của người Triều Châu, 1 chiếc dạt vào phần biển Nghệ An, 1 chiếc dạt vào phần

biển Quảng Nam. Năm 1859 giúp đỡ cho thuyền buôn nước Thanh bị nạn gió (1

chiếc thuyền người Phúc Kiến dạt vào phận biển Thừa Thiên; 1 chiếc thuyền người

Quảng Đông dạt vào phận biển Quảng Nam). Giúp đỡ cho thuyền buôn người

người Phúc Kiến dạt vào phận biển Quảng Trị [155]. Năm 1866, cấp tiền gạo cho

thuyền bị nạn bão của nước Thanh gồm thuyền đi qua hạt Bình Thuận, bị bão, cứu

sống được 407 người. Tháng 6.1876, cấp cho thuyền đánh cá người nước Thanh bị

nạn bão dạt vào Cồn Cỏ, Quảng Trị. Tháng 6.1877, thuyền buôn nước Thanh gặp

cướp, trôi dạt vào phận cửa biển tỉnh Quảng Ngãi, vua sai quan tỉnh chẩn cấp cho.

Tháng 3.1882, hậu cấp cho thuyền Hải Nam 518 người đi đến nước Xiêm làm thuê

vì bị bão dạt vào phận biển tỉnh Quảng Bình, quan tỉnh chiểu lệ nạn bão cấp cho.

Nay cấp thêm cho mỗi người 3 quan tiền, cho đưa đến cửa biển Đà Nẵng đi thuyền

về nước. Tháng Giêng 1883, giúp đỡ cho thuyền buôn Phúc Kiến bị nạn gió bão dạt

vào Phú Yên [156: 181, 244, 563, 554] …

Nhiều tư liệu Châu bản cũng cho biết về các lần cứu hộ, hỗ trợ thuyền buôn

người thanh như: Tờ Châu bản ngày 2.11 năm Minh Mạng thứ 3 (1822), trấn Thanh

Hoa tấu rằng: “tháng 9 có một chiếc thuyền chở 5 người Trung Hoa bị gió tạt vào

cửa biển Y Bích, trấn thần đã sức khám xét thấy là thuyền đánh cá, đã tạm cấp tiền

Page 134: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

127

gạo và giữ lại chờ lệnh. Qua đêm 27.10, Thủ ngự Nguyễn Văn Vận và Hiệp thủ Lê

Văn Khanh sơ suất nên số người Trung Hoa nói trên đã chạy thuyền đi thẳng. Trấn

thần đã tống giam Nguyễn Văn Vận và Lê Văn Khanh tại trấn. Kính tâu đợi chỉ.

Châu phê: Do sơ suất, Thủ ngự Nguyễn Văn Vận đánh 80 trượng, Lại mục Lê Văn

Khanh đánh 60 trượng” [59: 511-512]. Tờ Châu bản ngày 15.3 năm Minh Mạng

thứ 1 (1820), trấn Nghệ An tấu: “nay có tàu Thanh Tước số 4 chở hàng hóa từ Bắc

thành vào Kinh bị bão chìm tại cửa Hội trấn Nghệ An. Trấn thành lập tức đến nơi

đốc suất mò được tiền và hàng hóa, còn thiếu bao nhiêu cứ số nhân viên trong tàu

chiếu lệ cấp chuẩn cấp tiền lương. Châu phê: Trấn này xử lý rất hay. Sẽ có chỉ sau”

[59: 442]. Tờ Châu bản ngày 15.11 năm Minh Mạng thứ 4 (1823), tấu của Doanh

Quảng Nam: “Ngày 12 tháng này thấy một chiếc thuyền đánh cá của người Thanh

dạt vào cảng. Chúng thần đã cử người tới thuyền để kiểm nghiệm, chỉ thấy trong

thuyền có 13 dây câu cá, 13 phao ngô đồng và hơn 1000 con cá hồng muối. Bọn họ

xin thả neo ở cảng bán số cá hồng ấy để sinh sống đợi thuận gió sẽ trở về. Vì vậy

xin dâng biểu tâu trình. Châu phê: Đã biết” [59: 887]. Tờ Châu bản ngày 23.12 năm

Minh Mệnh thứ 4 (1823), tấu của Trấn Nghệ An cho biết ngày 12 tháng ấy có một

chiếc thuyền nhỏ vào đậu ở cửa biển. Khám trên thuyền thấy có 3 người Đường

(Trung Quốc) và một người phụ nữ. Họ khai rằng họ sống bằng nghề đánh cá, có

một chiếc thuyền nhỏ, hàng ngày sáng đi tối về. Ngày 7 tháng ấy, bọn y đi trên

chiếc thuyền ấy ra khơi đánh cá thì gặp sóng to gió lớn, bọn y phải trôi dạt theo con

thuyền, đến ngày 12 thì dạt vào cửa Quyền và may được toàn tính mệnh. Bọn y còn

viết đơn trình rằng nay đang mùa đông không tiện trở về xin ban cấp lương tiền để

sinh sống, đợi thuận gió sẽ trở về. Châu phê: Đã biết” [59: 907].

Ngoài thuyền công sai được đối đãi tốt thì vua Nguyễn cũng đặc biệt coi trọng

những văn sĩ, như trường hợp của Thái Đình Lan là một thí dụ điển hình. Năm

1835, Thái Đình Lan, một nho sinh người Thanh trên đường đi thi về, đáp thuyền

buôn từ Phúc Kiến đi Đài Loan, chẳng may gặp gió trôi dạt vào Lai Cần, thuộc bờ

biển Quảng Ngãi. Mãi 4 tháng sau ông mới trở về nước. Thái Đình Lan bị dạt vào

bờ biển Quảng Ngãi ngày 13.10.1835, đến ngày 5.11 thì có “châu phê” của Minh

Mạng: "người này xuất thân hàng văn sĩ, không may gặp bão lớn lâm nạn, tiền đi

đường đã cạn, thật đáng thương. Lệnh cho tỉnh, ngoài việc cấp phát tiền gạo, còn

Page 135: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

128

gia ân ban cho 50 quan tiền, 20 phương gạo để bày tỏ ý thương xót nạn sinh thiên

triều. Còn phát cho những người trong thuyền theo số mỗi người mỗi tháng cấp cho

một phương gạo". Sau khi có "châu phê" của Minh Mạng, Thái Đình Lan được đối

đãi tử tế, còn có ý giữ lại khi ông muốn về nước nhưng cuối cùng cũng "bịn rịn gạt

lệ chia tay". Nhà nghiên cứu Đới Khả Lai (Trung Quốc), cho biết: "trước và sau khi

Thái Đình Lan phiêu dạt vào Việt Nam, còn nhiều văn nhân, thương nhân, binh sĩ,

quan viên và họ hàng của họ cũng bị phiêu dạt, triều Nguyễn đều sắp đặt ổn thỏa.

Thương nhân được đưa gửi về bằng đường bộ, còn quan viên, văn nhân và binh sĩ

được hộ tống bằng đường biển về phía bắc. Những hiện tượng này có thể nói là một

biểu hiện của chính sách hữu hảo đối với Trung Quốc của triều Nguyễn" [99].

Ngoài thuyền buôn nước Thanh chiếm số lượng nhiều nhất, tại vùng biển Việt

Nam còn có 3 lần cứu giúp thuyền buôn nước Xiêm. Một lần vào tháng 8.1809,

thuyền buôn của người Xiêm gặp gió bão dạt vào bến Đà Nẵng, cấp cho 200

phương gạo [149: 761]. Vào tháng 3.1810, thuyền buôn nước Xiêm La gặp gió dạt

vào cửa Đại Chiêm, sai dinh thần Quảng Nam theo số hơn 400 người trong thuyền

cấp cho 10 ngày lương ăn, rồi cho về [149: 783]. Ngày 28.5.1849, Tuần phủ Bình

Thuận – Khánh Hoà Nguyễn Đăng Uẩn báo cáo về việc có một người dân nước Đô

Ba (?) sinh sống ở xứ Yêm Kha (đất Xiêm La) đi thuyền độc một về thăm quê vợ ở

xứ Toà Ni, giữa đường gặp nạn, phiêu bạt vào hải phận thôn Vĩnh Hảo, tổng Phú

Quý, huyện Tuy Phong nước ta [85: 27].

Như đã nói ở trên, việc giúp đỡ các thuyền nước ngoài gặp nạn rất được quan

tâm. Bản thân những người Việt cũng được những thuyền nước ngoài giúp đỡ khi bị

nạn trên biển, một số trường hợp được ghi chép lại… Như tháng 3.1808, một

thuyền của người Anh đã có công cứu giúp hơn 500 thuyền nhân nhà Thanh gặp

nạn trên biển, thuyền đến đậu tại Đà Nẵng, “dinh thần Quảng Nam tâu lên, vua sai

cấp thuyền gạo cho tuyền buôn bị nạn rồi sai đưa theo đường bộ trở về nước Thanh,

thưởng cho thuyền trưởng người Anh 300 phương gạo” [149: 723]. Tháng 12.1857,

chiếc thuyền buôn của người Tây dương bị bão dạt vào cửa biển Đại Áp, tỉnh

Quảng Nam. “Trong thuyền có 8 người nước Thanh xin ở lại phố Hội An, đợi

thuyền của người Thanh đến thì đáp nhờ. Còn 8 người Tây dương thì xin đi Gia

Định đáp thuyền của người nước Thanh về Hạ Châu. Đều chuẩn cho tuỳ tiện, nhưng

sai cấp cho tiền lộ phí hằng ngày, các tỉnh luân chuyển nhau đưa đi và cấp cho áo

Page 136: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

129

quần” [155: 552]. Năm 1875, một thuyền dân bị nạn bão ở Bình Thuận dạt đến

Hương Cảng được gửi theo tàu Anh về nước. Tháng 3.1880, thuyền nước Anh đưa

giúp thuyền buôn Quảng Ngãi bị gió dạt vào Côn Lôn. Vua sai viết thư giao

Nguyễn Thành Ý gửi cảm ơn (kèn quà tặng) lãnh sự nước Anh [156: 101, 412].

Có thể nói hoạt động cứu hộ cứu nạn những chiếc tàu không gặp may gặp nạn

trên hải phận Việt Nam đương thời có phần chu đáo. Trong con mắt của những

người ngoại quốc được giúp đỡ lúc đó đều tỏ lòng mến phục sự quan tâm của người

dân và chính quyền. Edward Brown, một thủy thủ Anh bị gió dạt vào mũi Varella

(Đại Lãnh) nhưng không may bị hải tặc tấn công, bắt giữ. Ông trốn thoát, lạc vào

Hòn Khói, nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhân dân. Trong hồi ký của mình,

Brown luôn ca ngợi lòng tốt của người Việt Nam: "Ông lấy làm hổ thẹn mà nghĩ

rằng nếu như một thủy thủ người Việt chẳng may bị đắm tàu gần bờ biển Anh quốc

thì chắc chắn là người đó không được giúp đỡ và ưu ái như người Việt Nam đã giúp

đỡ và ưu ái ông" [89: 132]. Tháng 12.1836 sau khi cứu tàu Anh bị đắm ở Hoàng Sa,

“bọn họ đều qùy dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét

mặt” [152: 1051]. Tháng 9.1845, “nước Anh Cát Lợi khiến sứ qua tạ ân (bởi vì năm

ngoái tàu nước Anh gặp gió bão, trôi vào cửa biển Bình Thuận, nước mình sai quân

đưa về, cho nên bây giờ qua tạ ơn). Ngài ban chiếu thơ đáp lại rất tử tế” [65: 336].

Ngoài việc chuẩn cấp lệ cứu nạn, nhà Nguyễn còn có chính sách đối với người

đi biển, vì việc công nếu chẳng may bị chết trên biển thì đều chiếu cấp tiền "hậu tuất

nạn gió" [114: 583-585]. Các đồn biển ngoài nhiệm vụ giám sát, phòng thủ còn làm

nhiệm vụ cứu nạn thuyền công giặp gió, tìm kiếm tàu thuyền, người gặp nạn [114:

585]. Rõ ràng cứu hộ cứu nạn là hoạt động có nhiều đóng góp, hỗ trợ rất nhiều cho

tàu thuyền gặp nạn. Nhà Nguyễn đã làm rất tốt hoạt động nhân đạo này.

3.4. CHỐNG NGOẠI XÂM, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN

3.4.1. Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với thực dân phương Tây

trước năm 1858

Cho đến trước khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược

Việt Nam vào năm 1858 thì trước đó đã có nhiều cuộc thăm dò và đụng độ của bọn

thực dân với quân đội nhà Nguyễn tại cửa biển miền Trung. Việt Nam nằm trong sự

nhòm ngó của phương Tây từ rất sớm. Ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên, ý định

đánh chiếm và nô dịch đã nảy sinh trong đầu óc của chúng. Không khó để tìm ra

Page 137: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

130

những dẫn liệu về điều đó. Nhà Nguyễn cũng nhận ra điều đó với thái độ tích cực,

tài liệu "Dương sự thuỷ mạc" cho biết đánh giá của họ: "Bến Đà Nẵng rộng, tàu Tây

dễ đậu, lại có núi bao bọc, không có sóng gió nên dễ neo tàu, người Tây bấy lâu nay

họ thường đậu tàu lại, không kể phép tắc triều đình. Hơn nữa Đà Nẵng gần đường

quốc lộ (tức đường Thiên lý), gần làng mạc, gần Kinh thành, Đà Nẵng là then chốt

của nước ta, cho nên người Tây muốn chiếm lấy" [158: 29]. Nhà Nguyễn đã lựa

chọn cửa biển Đà Nẵng trong giao tiếp với phương Tây và xây dựng nơi đây thành

một cứ điểm vững chắc nhất là không phải ngẫu nhiên mà là có cơ sở thực tế về

chiến lược quốc phòng. Sau Chiến tranh Nha phiến với sự thất bại của Trung Hoa,

Pháp cũng muốn tìm một căn cứ ở Viễn Đông. Bộ trưởng Pháp Guizot chỉ thị: "Nhà

vua quyết định từ nay một đoàn hải quân sẽ đậu lại ở giữa vùng biển Trung Hoa và

Nhật Bản với sứ mệnh che chở và bảo vệ, nếu cần, những quyền lợi chính trị và

thương mại của chúng ta. Nhưng nước Pháp chưa có một điểm tựa nào trong vùng

biển này để tàu thuyền đóng thường trực, nơi đây có thể tiếp tế lương thực, sửa

chữa rò thủng, đưa lên bộ những kẻ đau yếu, vậy nên phải xin với thuộc địa Bồ Đào

Nha ở Ma Cao hoặc hải quân công xưởng ở Lugon (Philippine) một điểm tựa, một

điểm trú ẩn, một điểm tiếp tế. Đây là sự thể không thể chấp nhận được. Thật không

thích đáng với nước Pháp phải vắng mặt trong phần thế giới rộng lớn nhường ấy mà

các nước Âu Tây khác đã có cơ ngơi tại đây" [107: 95].

Không cần phải nói đến mục đích, âm mưu của Pháp thêm nữa. Đến đây là

phần phải giải quyết của Pháp, bởi so với các nước khác dù sao họ cũng đã chậm

chân hơn. Thật dễ hiểu với những ngôn từ rằng Pháp đang cần "một điểm tựa, một

điểm trú ẩn, một điểm tiếp tế" và "thích đáng" với vị trí của Pháp. Không ngoài mục

đích của thứ ngôn ngữ: "sứ mệnh che chở và bảo vệ" quyền lợi chính trị và thương

mại, chính xác là thực dân. Vậy nên sự can thiệp của chúng vào Việt Nam ngày

càng mạnh. Việc theo dõi rồi đụng độ kiểu "nắn gân" quân đội nhà Nguyễn liên tục

diễn ra. Cuối tháng 12.1817, một chiến hạm Pháp mang tên Cybèle trang bị 52 đại

bác đến Đà Nẵng, thuyền trưởng De Kerganriou viết thư báo tin cho Chaigneau và

Vannier ở Huế. Vannier liền đến Đà Nẵng còn Chaigneau không đi được vì bị đau

chân. De Kerganriou không được tiếp kiến nhà vua, lý do là không có thư uỷ nhiệm

của vua Pháp. Không nản lòng, ngày 16-1-1818, De Kerganriou lại xin tiếp kiến nhà

Page 138: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

131

vua nhưng vẫn không có kết quả đành quay trở về. Trên đường về, De Kerganriou

vẽ bản đồ nhiều vị trí dọc bờ biển Việt Nam và kiểm tra lại các bản đồ của Dayot vẽ

trước kia” [130: 95].

Tháng 11-1830, tàu binh Pháp tới cửa Đà Nẵng muốn thông hiếu nhưng không

thành công. Tuy thế họ vẫn tự tiện lên núi Tam Thai (Ngũ Hành Sơn) quan sát. Sau

khi tàu chạy đi, vua Minh Mạng cách chức cả thành thủ và thủ ngự ở đài An Hải,

Điện Hải [65: 191]. Theo Taboulet, hành động của người Anh ở Trung Hoa làm

Minh Mạng thực sự lo lắng. “Nhà vua muốn biết rõ hơn mục đích của những chiến

hạm Pháp xuất hiện ở cửa biển Tourane ngày một nhiều” [130: 36]. Vì thế Minh

Mạng đã liên tiếp cử các đoàn công vụ ra nước ngoài nghe ngóng tình hình. Giáo sĩ

Pháp F. Régerau viết: "ngày 28.2.1840, một thuyền của vua Annam thả neo ở

Penang. Chiếc tàu này đi Calcutta để xem người Anh chuẩn bị chiến tranh như thế

nào. Một chiếc tàu cũng của vua Minh Mạng đi Batavia để xem người Hà Lan có động

binh không. Bởi vì căn cứ theo nhiều báo cáo nhận được, vua Minh Mệnh không thể

ngủ yên giấc. Một chiếc tàu đi London và Pháp" [107: 107-108]. Tuy nhiên, mục đích

cao nhất là cải thiện quan hệ với Anh và Pháp thì không thực hiện được.

Điều đáng lưu ý là lúc này không chỉ trong triều đình nhà Nguyễn biết được

âm mưu của người Pháp mà kể cả dân chúng cũng đã thấu hiểu điều này. E. Brown,

một người Anh bị gió dạt vào bờ biển Việt Nam đã cho biết trong hồi ký của mình

rằng nhiều lần người Việt báo cho ông ta biết rằng may mà ông là người Anh chứ

nếu là người Pháp thì thế nào cũng bị đối xử ngược đãi: “Xem thế thì đủ hiểu là

người Việt cũng thừa rõ những ý định không hay của người Pháp đối với nước họ

và hầu hết đều có vẻ như chắc chắn là không mấy lâu nữa là Pháp sẽ tấn công” [89:

141]. Trong cuộc hội kiến với quan đầu tỉnh Khánh Hoà, E. Brown cho rằng: "Pháp

đã yêu sách lấy vịnh Toarane và đảo Coulo Cham (Cù Lao Chàm), và nếu không

được như ý chắc chắn Pháp sẽ đánh" [89: 141].

Năm 1845, xảy ra một cuộc đụng độ tại Đà Nẵng giữa một tàu Hoa Kỳ và

quân nhà Nguyễn. Tàu Constitution, còn gọi là Old Ironsides với thuyền trưởng là

John Percival tới Đà Nẵng ban đầu với một dụng ý muốn đặt mối giao hảo nhưng

khi biết tin triều đình nhà Nguyễn đang giam cầm giám mục Pháp Lefèbvre, viên

thuyền trưởng đã dùng vũ lực, bắt tất cả các quan lại nhà Nguyễn đang giao thiệp

Page 139: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

132

với y xuống tàu làm con tin để đổi lấy sự tự do cho Lefèbvre. Vua Thiệu Trị không

nhượng bộ. John Percival sau vài tuần khiêu khích đã phải thả “con tin” và nhổ neo

[195: 54]. Giám mục Lefèbvre sau đó cũng được trả tự do bởi vua Thiệu Trị cũng

nhìn thấy sự nguy hiểm nếu tiếp tục giam cầm ông ta. Sự kiện này, J. Chesneaux

cho rằng: "danh dự" dùng võ lực để can thiệp lần đầu tiên vào xứ Việt Nam thuộc

một đơn vị thuỷ quân Hoa Kỳ: “Vào năm 1845, một tư lệnh hạm đội Huê Kỳ - mà

lịch sử không ghi tên - ghé trước Đà Nẵng đổ bộ để bắt buộc phóng thích một vị

giám mục Pháp bị giam cầm, bắt tất cả quan lại và chiếm tất cả chiến thuyền đậu tại

hải cảng. Nhưng các con tin đều kháng cự, và viên tư lệnh Huê Kỳ không biết xử trí

cách nào, cuối cùng phải thả họ ra rồi lên đường ra biển cả” [128: 63].

Cốt lõi của câu chuyện trên là có một cuộc tấn công can thiệp liên quan đến

giáo sĩ đang bị triều Nguyễn giam cầm. Thực ra sự kiện trên chỉ là sự manh động

của tên thuyền trưởng mà thôi. Phía chính quyền Hoa Kỳ chưa hề phát lệnh tấn

công. Tổng thống Hoa Kỳ sau đó đã gửi thư xin lỗi triều đình nhà Nguyễn, điều này

được thể hiện trong Châu bản ngày ngày 24-1 năm Tự Đức thứ 3 (1850) cho biết

Tổng thống Hoa Kỳ đã gửi thư xin lỗi cho hành động đó: “Quyền Án sát sứ Quảng

Nam Ngô Bá Hy, Lãnh binh Giáp Văn Tân báo cáo có một chiếc thuyền quân sự

của nước Ma Ly Căn, cập cảng Đà Nẵng, dâng thư xin lỗi việc một viên thuyền

trưởng của họ 4 năm trước đã đến nước ta, lên bờ, làm bị thương đến chết người của

ta. Và yêu cầu thông thương buôn bán giữa hai nước” [85: 30]. Người đã xin lỗi

triều đình Huế vì hành động của John Percival là Tổng thống Zachary Taylor (1849-

1850). Sách Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn có nói

đến sự kiện này nhưng lại không hề nói đến sự đụng độ năm 1845.

Trong sự kiện năm 1845 tại của biển Đà Nẵng, đáng chú ý là có sự hỗ trợ của

giáo dân muốn thông tin qua lại với tàu Pháp. Điều đó được thể hiện qua Châu bản

ngày 29.4 năm Thiệu Trị 5 (1845), Bộ Hộ tâu trình về việc một chiếc tàu Pháp tới

tấn Đà Nẵng đội tuần tra đã bắt được một người mang thư giao cho thuyền Pháp:

“Lần này thuyền chiến của Phú Lãng Sa đến đậu lại tấn Đà Nẵng. Tỉnh ấy đã phái

binh lính đi tuần phòng trong đó có bắt được thủ phạm đem thư giao cho bọn dương

di ấy, đã giải về tỉnh tra hỏi. Dám xin trình bày và đem nguyên tư dâng trình. Châu

phê: Mọi việc nhất nhất đều phải tâu lên [52: tập 30, tờ 358].

Page 140: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

133

Cuộc đụng độ tiếp theo diễn ra vào tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) cũng

tại cửa biển Đà Nẵng. Sách Đại Nam thực lục chép: "có hai chiếc thuyền quân của

nước Phật Lan Tây đậu ở cửa biển Đà Nẵng, có 5-6 người đạo trưởng công nhiên

đeo chữ "thập", đi lại ở nơi cửa biển. Quan dinh tỉnh Quảng Nam xét ra, chúng đến

đó có ý kiêu ngạo, đem việc phi tấu lên. Vua sai tả Tham tri bộ Lễ Lý Văn Phức đi

đến ngay... khi Phức đã đến cửa biển, bọn Tây dương định ngày cùng hội với nhau,

đến ngày, đầu mục Tây dương là Lạp Biệt Nhĩ đem vài mươi tên đồ đảng, đeo

gươm, đeo súng, đến thẳng ngay công quán; ngăn lại không được. Chúng đưa ra

một thư của chúng bằng chữ Hán, lời lẽ phần nhiều ngông càn. Phức không chịu

tiếp nhận, đầu mục Tây dương quát to để dọa nạt, đặt lá thư lên trên ghế rồi đi. Phức

và Đình Tân bàn với nhau rằng: "nhận lấy thư là có tội, mà đốt thư đi cũng có tội,

không gì bằng cho chạy trạm về đệ tâu lên". Phức cũng về Kinh để đợi tội... khi

Phức đã đi [khỏi cửa biển], bọn Tây dương lại càng rông càn, ngày thường lên bờ,

đi lại chỗ làng xóm. Những người nước ta vẫn theo tả đạo, phần nhiều đi lại nom

dòm, thông tin tức kín. Những thuyền quân đi tuần biển bị chúng bắt giữ lại ở cửa

biển. Có 5 chiếc thuyền bọc đồng ở Kinh phái đi nam (Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh

Phượng, Thọ Hạc, Vân Bằng) chưa ra biển, còn đậu lại ở vũng Trà Sơn cùng đối

diện với thuyền Tây dương cũng bị chúng sấn đến cướp lấy buồm thuyền và dây

buộc thuyền. Những người trông coi các hiệu thuyền là Thự phó vệ uý Lê Văn

Pháp, suất đội Nguyễn Tri, Nguyễn Quyến, Nguyễn Hy, Lê Tần đều bỏ neo giữ

chặt, báo đến Kinh" [128: 63].

Sự kiện trên, sau này được viện Cơ mật điều tra lại để báo cáo cho vua Tự

Đức, cho biết trong cuộc trao đổi giữa đại diện triều đình Huế là Lý Văn Phức với

người Pháp, ngày 6 tháng 2, Lý Văn Phức đã có những ứng đáp thể hiện rõ chính

sách nhất quán đối với tàu thuyền phương Tây, trực tiếp là người Pháp. Về việc

người nước ngoài xin lui tới Kinh sư, Lý Văn Phức trả lời rằng: “Theo lệ định của

Bản quốc, trước tiên dâng thư lên quan địa phương, quan ở đó chuyển đạt thư lên

cấp trên, nếu chưa được sự đồng thuận thì chưa cho lui tới”. Người Pháp lại đặt vấn

đề thiết lập phố xá ở tấn Đà Nẵng, việc đó giải quyết thế nào, Lý Văn Phức cho

rằng: “Làng xóm ở đây vốn chuyên nghiệp nông tang, nếu lập phố xá buôn bán thì

Page 141: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

134

không phù hợp. Huống chi, thương thuyền quí quốc bất ngờ đến đây thương mại,

bổn quốc không cấm đoán, song không nhất thiết phải lập phố xá…” [53: tập 112].

Lý Văn Phức và Nguyễn Đình Tân cho biết khá chi tiết sự kiện Pháp bắn phá

tại Đà Nẵng năm 1847: “Bọn thuyền binh Phú Lãng Sa đã vào địa phận tấn vịnh Đà

Nẵng vào ngày mồng 6 tháng trước, nay ta lãnh chỉ đến cửa tấn này, triệu quan Hội

đồng cai tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Đình Tân vào trù biện công việc. Hoàng

thượng phê rằng: quan ở tấn cùng ngoại quốc gặp nhau để trao đổi, đàm luận ứng

đáp các việc. Nguyễn Đình Tân khai rằng: ngày 01 tháng 2 năm nay, có tiếp đón

nguyên thự Quảng Nam Lãnh binh Nguyễn Đức Tập, được báo cáo là có đội binh

thuyền của Phú Lãng Sa đã đến hải cảng Trà Sơn, bề tôi bèn tức tốc phái người đến

hỏi chuyện. Ngày mồng 4, tiếp Lang trung Hộ bộ Phan Bá Sản cùng thông ngôn

Nguyễn Hữu Quang đến cửa tấn hỏi chuyện và thông dịch. Ngày 07, có 1 chiếc

thuyền lớn ngoại quốc vào, bèn tiếp tục được Tả tham tri bộ Lễ là Lý Văn Phức

cùng Thị vệ họp để trù tính các khoản. Đến tối mồng 7 về sau, các đầu mục ngoại

quốc dùng thuyền Pháp dội vào Đà Nẵng ở khắc 4. Thánh chỉ chuẩn cho Lý Văn

Phức cùng bọn Phan Bá Sản và quân binh tiến hành các đối sách đối phó với quân

địch. Hoàng thượng cho các quần thần tăng cường những đội quân tinh nhuệ, tức

tốc đến cửa tấn hội cùng quan binh để tăng cường phòng thủ. Hoàng thượng chuẩn

cho Khâm phái Đại thần Mai Công Ngôn thống quản quân, điều hành và thiết luật

quân, điều động quân binh cùng chiến thuyền để tích cực phòng ngự” [53: tập 112].

Chi tiết trên cho thấy phía Pháp đã chủ động ở lần gây sự thứ hai. Quân Pháp tỏ ra

ngông càn còn quan quân nhà Nguyễn thì lúng túng, thậm chí những thuyền bọc

đồng hạng lớn nhất của nhà Nguyễn đậu tại đây cũng cũng bị cướp. Có tài liệu còn

cho là bị bắn chìm “chỉ trong chưa đầy vài khắc” [155: 715]. Phía triều đình chỉ lo

tổ chức phòng bị lại sau khi đã bị tấn công.

Đến 10 năm sau, tháng 8 năm 1856, tàu Pháp lại gây sự tại Đà Nẵng. Vẫn

chiêu bài cũ là đòi đệ quốc thư xin buôn bán. Tuy nhiên lần này trước tiên chúng tới

thẳng cửa Thuận An, khi không được đón tiếp, chúng ném hết lên bờ rồi dong buồm

vào Đà Nẵng với thái độ ngang ngạnh: “đưa thơ xong rồi, chạy tới đây chờ quan

chánh, phó sứ đến thương thuyết; nếu không chịu hoà thời về rủ nước Xích Mao

qua, chắc sanh việc không tốt”. Vua Tự Đức rất tức giận, phái binh tuần phòng. Tại

Page 142: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

135

Đà Nẵng, theo người Pháp, họ cho rằng mình đang bị đe dọa nên đã nổ súng trước.

Kết quả là tàu Pháp đã kịp bắn phá các đài bảo ở Đà Nẵng trong sự bất lực của đội

quân nơi đây. Vua Tự Đức liền ra dụ: “cửa Hàn có việc, ta đã chuẩn cho quan tỉnh

Quảng Nam đòi nhóm biền binh tùy cơ chống cự. Chỉ có ải Hải Vân là nơi thông

với cửa Hàn, phải sai lính qua đó cho mau canh giữ” [65: 408]. Tiếp đó, Tự Đức sai

Nguyễn Duy phối hợp với Đào Trí trù nghĩ việc ngăn giữ ngoài biển [65: 408].

Ngay sau sự kiện tàu Pháp bắn phá các đài bảo ở Đà Nẵng, lại có tàu ba cột buồm

tiếp tới “cùng chiếc tàu trước hạ neo đậu một nơi”. Vua Tự Đức chuẩn “phải thêm

lính tuyển phong hiệp đồng toán quân trước, đóng giữ cho tráng thanh thế”. Được

vài ngày, chiếc tàu máy ra cửa chạy qua phía Đông” [65: 408]. Tháng 11 năm 1856,

“quan Trấn dương đại thần tâu: “hai chiếc tàu Tây tới khi trước đó, một chiếc thường

đậu giữa vũng, một chiếc thời lui tới không lường; chúng tôi đã sai người tới hỏi, thời họ

thường kiếm điều nói rằng: “tới hỏi thăm quan chánh, phó sứ”. Ngài sai khiến phòng bị

cho nghiêm” [65: 409].

Tháng Giêng năm 1857, tàu Pháp lại đến “xin phái quan giao hội hoà hảo”. Tự

Đức giao cho Đào Trí phải “hết lòng lo liệu sao cho nhằm sự cơ” [65: 410]. Châu

bản cho biết, ngày 3.1.1857, “bộ Binh báo cáo việc tàu Pháp đến Đà Nẵng và yêu

cầu được đưa lên Kinh, nói chuyện với một quan chức nhất phẩm. Bộ Binh đề nghị

các quan ở Đà Nẵng mặc triều phục đón tiếp và thương thuyết với họ. Nếu Pháp tự

tiện cho tàu đến Thuận An thì sẽ tuỳ cơ xử trí”. Tiếp đó, ngày 6.1.1857, bộ Binh

báo cáo về việc sẵn sàng nổ súng nếu tàu Pháp từ Đà Nẵng tự tiện kéo đến Thuận

An [85: 48]. Như thế cũng cho thấy sự sẵn sàng và quyết tâm bảo vệ của quân đội

nhà Nguyễn. Họ cũng đã bắt được một kẻ nội gián như báo cáo của bộ Hình ngày

2.4.1857, “Hồ Đình Hỷ, một viên quan tam phẩm tại Nội vụ phủ, can tội theo đạo

Thiên chúa, gửi con trai đến Hạ Châu học đạo, liên lạc với Tây dương vào lúc tàu chiến

Pháp bắn phá Đà Nẵng” [85: 49].

Như thế, triều đình Huế không nhượng bộ nhưng rõ ràng là bị động trong tất

cả các cuộc đụng độ và lãnh hậu quả nặng nề. Sự báo động về nguy cơ bị tấn công

đã rõ. Nhà Nguyễn ý thức được điều này, một báo cáo của nhà Nguyễn nói rõ: "bọn

mọi rợ Âu Châu rất cương quyết và rất bền gan; những sự nghiệp mà họ không

hoàn thành được thì họ giao cho con cháu họ hoàn tất; những chương trình mà họ

Page 143: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

136

không có thì giờ thực hiện, thì họ giao cho kẻ hậu sanh thực hiện. Họ không bỏ qua

một mưu lược nào cả. Và không thối chí bất cứ sự khó khăn nào. Đó là điều khiến

ta đáng lo ngại hơn hết. Các người mọi rợ ấy tìm đến tất cả các quốc gia mà không

sợ sự mệt nhọc nào. Họ mua chuộc các dân tộc không sợ sự tốn kém nào" [118: 63].

Sau sự kiện tàu Tây gây hấn ở Đà Nẵng và Thuận An, triều đình Tự Đức đã

phải tăng cường phòng thủ ở hai cửa biển này. Tháng Giêng năm 1857, “quan phủ

Thừa Thiên tâu xin đắp hai bờ luỹ vòng câu ở cửa Thuận An, bên bãi cát, phía nam

và phía bắc để giúp việc phòng giữ, ngài nghe theo” [65: 378]. Ngày 18.7.1857, ba

bộ Hộ, Binh, Công đệ trình tập hồ sơ “phòng thủ hải cảng” của Đào Trí xin xây hai pháo

đài ở cửa biển Đà Nẵng, củng cố đồn luỹ để chống quân pháp xâm phạm hải cảng [85: 52].

Ngoài những cuộc đụng độ kể trên còn có những cuộc thâm nhập của người

phương Tây vào các cửa biển khác. Châu bản cho biết, ngày 29.8.1857, “bộ Binh

trình báo cáo của tỉnh thần Quảng Bình Tạ Hữu Khuê về việc: vào giờ Thân ngày

20 tháng trước có hai chiếc thuyền của Tây dương từ phía nam đi tới hải phận Sơ

Tiêu Trang, khoảng 30 người đổ bộ lên bờ, vào cuớp trâu bò lợn gà của dân trong

làng và tìm người theo đạo Thiên chúa” [85: 52]. Qua việc này cho thấy sự việc có

vẻ nghiêm trọng nhưng báo cáo lại rất muộn, không có một chi tiết nào nói tới sự đề

kháng, thể hiện sự bất lực nhất định trước sự xâm nhập táo tợn của người phương Tây.

Những cuộc đụng độ đầu tiên ấy tuy có phần manh động, chưa phải là chính

thức nhưng lại cho thấy sự yếu kém và thiếu chủ động của hoạt động phòng thủ tại

những cửa biển được bố phòng mạnh nhất, Đà Nẵng và Thuận An. Tóm lại, khi

những thuyền chiến phương Tây tiến về phương Đông, nhà Nguyễn có lý do để đề

phòng âm mưu xâm lược. Đó là những kinh nghiệm từ những thế kỷ trước, việc

phải đối phó thường xuyên với sự xâm lấn lãnh thổ của Tây dương, biết số phận của

hai nước lớn Trung Hoa và Ấn Độ cũng như một số nước khác, làm cho những suy

luận ấy có cơ sở để củng cố. Mấu chốt là nhà Nguyễn sợ làm di hại đến nền độc lập

nước nhà.

3.4.2. Chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền (1858 – 1883)

Sau những nỗ lực xâm nhập bằng con đường ngoại giao, đòi thi hành hiệp ước

không có kết quả, nỗ lực thiết lập quan hệ thương mại cũng nhận được sự khước từ

kiên quyết của nhà Nguyễn, người Pháp phải tính đến một phương án mới. Cho đến

Page 144: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

137

giữa thế kỷ XIX, bằng mọi cách Pháp phải thâm nhập, không "thuyết phục" được

thì dùng vũ lực đó là điều không tránh khỏi. Tác giả Cao Huy Thuần có lý khi cho

rằng những thăm dò có mục tiêu cụ thể, nhắm đúng vào vị trí chiến lược cụ thể:

“không phải là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần, cũng không phải là cuộc

chiếm đóng tạm thời một hay nhiều địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam; rõ ràng đây là

một cuộc viễn chinh thuộc địa, vì nó nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn

ở góc này của Viễn Đông" [184: 53]. Ông muốn nói đến việc Pháp nổ súng xâm

lược Việt Nam năm 1858.

3.4.2.1. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha thất bại tại chiến trường Đà Nẵng

Cái gì đến cũng đến, sau khi giải quyết xong tại Trung Quốc bằng Hiệp ước

Thiên Tân, hội đủ quân với Tây Ban Nha, ngày 31.8.1858, liên quân Pháp – Tây

Ban Nha với 14 tàu chiến, 3.000 quân, dưới sự chỉ huy của Regault de Genouilly

tiến vào cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban

Nha tấn công vào hệ thống phòng thủ tại đây. Chỉ trong khoảng 30 phút khai hỏa,

các thành An Hải, Điện Hải và đồn bảo trên Sơn Trà đều bị vô hiệu hóa. Trong ngày

đầu liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã đổ bộ Sơn Trà, vô hiệu hóa các đồn bảo,

chiếm thành An Hải, ngày hôm sau chúng chiếm nốt thành Điện Hải.

Thế áp đảo và thuận lợi quá mức, người Pháp cho rằng, cứ cái đà đó thì việc

tiến đến Huế chỉ mất vài ba tuần, trong khi quân Nguyễn thì đang náo loạn. Tuy

nhiên Regault de Genouilly vừa không hiểu nội tình, địa thế ngoài Đà Nẵng (vốn có

nhiều tàu Pháp đã từng lui tới), cũng như chưa tin vào lời của các giáo sĩ nên ông có

lý do để không mạo hiểm. Cũng có thể, theo một số tài liệu thì Regault de

Genouilly không nhận thêm chỉ thị phải xâm chiếm thuộc địa như ý chỉ ban đầu của

hoàng đế Pháp: “Lúc đó ai nấy đều thấy, phải ép người An Nam ăn ở theo đạo

thường tình mà thôi, chớ không phải đặng lấy nước. Đức hoàng đế Napoleon III

không có lòng muốn chiếm cứ khách địa chút nào, trừ ra một bến tàu mà thôi” [162:

231-235]. Lúc đó, Regault de Genouilly dù sao cũng là tướng ngoài trận địa, lại

được bộ trưởng ngoại giao Walewski chỉ thị cho toàn quyền quyết định nên có thể

đi xa hơn nếu xét thấy có lợi thế.

Sách Thực lục chép về việc Pháp – Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng như sau:

“Chiến thuyền của Tây dương vào cửa biển Đà Nẵng (thuộc tỉnh Quảng Nam) bắn

Page 145: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

138

phá các pháo đài các đồn bảo. Việc ấy đến tai vua, vua sai Tổng đốc Nam - Ngãi là

Trần Hoằng gọi biền binh mãn ban của tỉnh ấy để phòng sai phái. Lại sai quyền

Chưởng dinh Hổ oai là Đào Trí đi nhanh đến cùng với Án sát là Lê Văn Phổ để giữ

thành, Bố chính là Thân Văn Nhiếp, hội đồng với Trần Hoằng đánh dẹp và chống giữ”

[155: 567].

Vua Tự Đức sai Lê Đình Lý làm Tổng thống cùng tướng lĩnh và đem 2.000

quân Cấm binh đi chống giữ. Nhân đó vua dụ: “Cửa biển ấy từ Hải Vân đến Câu Đê

một dải đều là đường quan báo, phải phòng thủ nghiêm thêm, để tiện thông hành.

Người quản đốc lính đạo trước, đạo sau đến ngay đấy, tuỳ nghi đóng đồn, liệu đất

đặt chỗ canh phòng, cùng bọn Đào Trí cùng chống đỡ với nhau, chớ để cho quân

của Tây dương lên bờ, để xứng đáng chức trách đã uỷ cho. Trần Hoằng, Nguyễn

Tài (thự Lãnh binh) không biết phòng bị trước khi có việc, sau lại không biết đốc

sức đánh giặc, chuẩn đều cách chức bắt đi trước quân gắng sức làm việc. Bọn Văn

Nhiếp, Văn Phổ đều giáng 4 cấp lưu dụng” [155: 567].

Khí thế đánh giặc buổi đầu của vua quan nhà Nguyễn rất sôi nổi, đại quân nhà

Nguyễn do Lê Đình Lý đóng tại Hoà Vang (Thực lục chép là Hòa Vinh) được tăng

cường 4 thớt voi chiến. Đào Trí đóng quân tại xã Thị An. Tiếp đó, vua cho Đào Trí

lấy chức Chưởng vệ quyền lĩnh Tổng đốc Nam - Ngãi. Hồng lô tự khanh tham biện

việc Nội các là Nguyễn Duy xin đi quân thứ Quảng Nam, vua cho đi, sai làm Tán lý

quân vụ. Thân Văn Nhiếp được giao việc vận tải quân nhu. Vua lại sai Ngự sử là

Nguyễn Sỹ Long đi đến Quảng Nam, đốc sức dân phu xay gạo, tải lương đến quân

thứ. Tự Đức chuẩn định quân pháp: “Quan quân ở quân thứ Quảng Nam, ai ra trận

chém, bắt hoặc bắn chết được giặc, cùng là người chết trận, bị thương, thì lệ thưởng

mức cấp tiền tuất đều hậu đãi. Nếu ai nhút nhát rút lui, không cứ là tướng hay quân

lính, đều lập tức chém đầu cho mọi người biết răn” [155: 567].

Ở chiến trường Đà Nẵng, Lê Đình Lý chia phái lính và voi đóng đồn ở các sở

Chân Sảng, Câu Đê, Nam Ổ, Cẩm Lệ, Hoá Khuê, Kiều Xưởng và cho lính phòng

chặn các chỗ yếu hại ở Cẩm Sa cùng cửa biển Đại Chiêm (Hội An ngày nay). Lê

Đình Lý xin thêm quân (lúc đó lính ở quân thứ 500), vua Tự Đức lại phái Vệ uý là

Nguyễn Biểu đem 200 lính Vũ lâm và rút hơn 400 lính các vệ từ Hải Vân Quan đem

Page 146: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

139

đến thêm. Lấy 350 lính dinh Kỳ võ giữ Hải Vân Quan, đem 900 lính lưu ban tỉnh

Bình Định đến quân thứ để dự bị sai phái.

Vua Tự Đức rất sốt ruột, ngày đêm trông ngóng tin tức từ Đà Nẵng: “vua rất

suốt ruột, đã dụ nhiều lần, hoặc sai chọn đất đóng đồn, hoặc sai xem cơ hội mà

quyết chiến, hoặc sai đêm đến đánh úp, hoặc trách các tướng là lần lữa và chỉ bảo

phương lược, có đến vài bốn lần. Đến bấy giờ tin thắng trận còn chậm. Vua cho đấy

là bởi viên Tổng thống điều độ sai phương pháp, tướng sĩ chưa hết sức đánh mới

đến nỗi thế. Bèn sai Trung quân là Đoàn Thọ, đem tờ dụ đến nơi bảo rõ cái ý yên ủi

khích lệ các tướng sĩ và phép đặt đồn luỹ. Lại xét kỹ hình thế đồn luỹ thế của địch,

tình của quân, có điều gì chưa đúng, thì bàn bạc để chỉnh đốn lại; xét từ quản vệ trở

xuống, các tình trạng giỏi giang hay hèn kém, dũng cảm hay nhút nhát, tâu lên để

thưởng phạt. Lại truyền bảo cho tỉnh thần phải trong thì phòng giữ hết sức trấn tĩnh

nhân dân, trù tính vận tải lương cho quân, để xứng đáng với uỷ nhiệm được thành

công. Lại xét lòng người, đốc việc phòng hộ. Các công việc ấy làm xong, trong 3

hay 5 ngày về tâu lại. Rồi thì Đình Lý lại thừa hành chậm trễ và không đem ngay

hiện tình mật tâu lên. Vua lại cho là sợ hãi nhút nhát, ẩn giấu che chở, quở trách rất

ngặt” [155: 570].

Quân Pháp tấn công vào Mỹ Thị, phá đồn Thổ Sơn. Tại trận này, Lê Đình Lý

bị thương nặng, vua cho nghỉ về quê điều trị (rồi mất sau đó), vua lại phái Chu Phúc

Minh tạm thay thế. Quan quân làm sọt tre, đổ đất lấp sông Vĩnh Điện để nước chảy

về cửa Đại Chiêm nhằm làm cạn dòng chảy ra Đà Nẵng, khiếm thuyền sam bản của

Pháp không vào được nhân đó phòng bị trên bộ. Tấm bản đồ chiến trận lúc bấy giờ

cho thấy hệ thống các rào cản này và thuyền chiến của thủy quân nhà Nguyễn cũng

được lùi sâu vào bên trong [PL 22]. Tiếp theo, vua cử lão tướng Nguyễn Tri

Phương từ Gia Định tới Đà Nẵng làm Tổng thống quân thứ Quảng Nam, Chu Phúc

Minh đổi làm Đề đốc quân vụ.

Đầu tháng 10, thuyền Pháp đi vào sông Hàn và sông Nại Hiên bị Đào Trí và

Nguyễn Duy chia quân phục kích đánh thắng. Cũng trong tháng 10, tám chiếc

thuyền Tây dương tiếp tục tiến vào sông Nại Hiên, Nguyễn Tri Phương cùng quan

quân chia phái bắn phá được thuyền giặc, có cái bị gãy rách buồm, cái vỡ nước vào.

Đây là những chiến thắng đầu tiên của quân thứ tại đây. Tuy thế, sang tháng 11,

Page 147: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

140

quân Tây dương bất ngờ đánh vào Hóa Khuê, Nại Hiên làm hiệp quản là Nguyễn

Triều, Nguyễn Ân chết trận, quan quân đến ứng cứu không kịp, quân sĩ chết 30

người, bị thương 65 người. Nguyễn Tri Phương phái lính đến sửa lại đồn. Chia đặt

lầu canh đồn gác để tiếp ứng cho được nhanh chóng. Đào Trí đem quân sang sông

đóng ở xã Mỹ Thị; Chu Phúc Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy mỗi ngày chia

nhau đi các đồn, gặp (quân Tây dương 300 - 400 tên) ở quãng giữa 2 đồn Nại Hiên,

Hoá Khuê, liền bắn vào, quân giặc phải lui. Tuy thế, liên quân Tây dương chia toán

(ước 700 tên) đột nhiên lại đánh lớn vào đồn Hóa Khuê, Thạc Giản, Nguyễn Duy

xuýt nữa bị giặc bắt được. Nguyễn Tri Phương khi ấy bận đi khám đồn Chân Sảng

vắng. Đào Trí, Chu Phúc Minh cũng không kịp đến cứu viện.

Tình thế Đà Nẵng giữa quân Tây dương và quân triều Nguyễn dưới sự chỉ huy

của Nguyễn Tri Phương trở nên thế giằng co. Quân Tây dương chỉ dựa thế mạnh ở

tàu thuyền còn phía quân Nguyễn, khả năng tấn công không lợi nên sau khi Nguyễn

Tri Phương nghiên cứu thế cuộc, dâng lên phương lược “lấy thủ làm lợi”: “Giặc lấy

chiến làm lợi, ta lấy thủ làm lợi. Xin lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn luỹ, để dần

dần tiến đến gần giặc” [155: 584]. Vua Tự Đức cho rằng, giữ thế thủ như thế có “6

điều hại”, bèn dụ bảo: “Phải tuỳ việc khuyên răn, nhiều cách thi thố, các đạo đề

phòng, không để lo về sau, bấy giờ mới chuyên ý tiến sát đến, lần lượt dẹp yên, mới

có thể thành công lớn” [155: 584]. Tháng 12, quân Nguyễn Tri Phương có những

chiến công đầu tiên từ phương pháp phục kích, đẩy lui các cuộc hành quân của địch.

Một trận đẩy lui 200 tên chia 2 đạo đến đánh ở quãng giữa Thạc Giản, Nại Hiên.

Một trận quân Tây dương chừng 400 tên từ thành An Hải chia ba mũi tấn công cũng

bị phục binh của Nguyễn Tri Phương ở các đồn bắn ra, buộc chúng phải lui.

Nguyễn Tri Phương lại cho đắp luỹ từ bãi biển đến các xã Phúc Ninh, Thạc Giản,

bên ngoài luỹ đào hố chữ phẩm cắm chông, che cỏ, cát lên trên, chia quân đặt phục

binh, sát đến thành Điện Hải. Quân của Tây dương bị mắc vào thế trận của Nguyễn

Tri Phương khi chia quân tiến đánh đã bị phục binh trỗi lên đánh, quân của Tây

dương sa xuống hố, quan binh giữ luỹ bắn ra, quân của Tây dương phải lui. Nhìn

chung, Nguyễn Tri Phương đã lấy lại được thế ổn định ở Đà Nẵng nhưng tình thế

chung cũng không mấy khả quan, quân Pháp không tiến thêm nhưng quân Nguyễn

Tri Phương cũng chỉ phòng bị. Tự Đức hội các đại thần hỏi việc việc đánh Tây

Page 148: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

141

dương, đại thần Trương Đăng Quế cho rằng chỗ quan yếu nên phái quan quân

phòng thủ, còn chỗ không quan yếu lắm cũng nên thời thường đi lại trông coi.

Sang đầu năm 1859, diễn ra trận đánh lớn diễn ra tại bãi biển khi thuyền quân

của Tây dương vào bãi biển bị bắn chìm được 3 chiếc thuyền tuy nhiên ngay hôm

sau, chúng chia quân tiến đánh, phá vỡ đồn Hạ, vậy đánh 3 đồn khiến Hiệp quản là

Nguyễn Tình Lương, Lê Văn Khiêm cố sức đánh bị chết trận. Chu Phúc Minh chạy

vào đại đồn Phúc Ninh cố giữ. Nguyễn Duy cùng Phan Gia Vĩnh (Phó quản cơ sung

Phó vệ úy) đến cứu, đánh giết quân của Tây dương phải lui, quan quân cũng nhiều

người bị thương và chết.

Không chỉ lo nghĩ cho cửa biển Đà Nẵng, vua Tự Đức còn nghĩ đến các cửa

biển khác như Cần Giờ, Thuận An cũng cần phải được quan tâm. Vua cho rằng bờ

biển Cần Giờ cũng là nơi quan yếu, không nên cho là Tây dương không đến mà sơ

phòng. Cửa biển Thuận An là cửa ngõ của Kinh thành, đã sai Trần Tiễn Thành,

Nguyễn Như Thăng sửa đắp thành đất các đồn [155: 587]. Ngay trong những ngày

đầu có chiến tranh, vua Tự Đức rất muốn nắm rõ tình hình, sức mạnh quân sự của

thế lực Pháp nên đã bằng nhiều cách muốn nắm được thông tin đó. Vua thường sai

cử các đoàn thuyền ra ra bên ngoài buôn bán nhưng kỳ thực là muốn dò la tin tức

[85]. Trong Châu bản triều Nguyễn, có những tư liệu cho biết rõ điều đó. Như bản

tấu sau đây là một thí dụ: “Đại thần Viện Cơ mật tấu: Gần đây tiếp công văn của

Tuần phủ Nguyễn tỉnh Định Tường có hỏi thuyền bọn buôn nhà Thanh. Bọn ấy

được nghe tin tỉnh Quảng Đông có trên dưới 20 chiếc thuyền chạy hơi nước. Bọn

Tây đang làm nhiều chiến thuyền nhỏ, ở tầng dưới có thiết kế bơi chèo, khoảng 2,3

chục cái mỗi thuyền có đặt pháo cỡ lớn, nhỏ không biết cụ thể bao nhiêu, để làm trò

gì. Vâng châu phê trong đó có khoản: bọn giặc Tây ngông cuồng quá lắm lại nghe

chúng chế tạo nhiều thuyền nhỏ, quả không phải là hư truyền như thế tham tâm của

chúng không biết chán và hẳn là dòm ngó ta. Cần thông tư cho các địa phương có

hải phận, bằng nhiều cách phòng bị nghiêm ngặt, đặt biện pháp như thế nào cho có

hiệu quả. Giả dụ phòng chống như thế nào để thuyền nhỏ của chúng không vào

được chứ không riêng chú trọng phòng thuyền chiến lớn của chúng mà thôi. Châu

phê: Khẩn sức cho các địa phương” [53: tập 104, tờ 173]. Như thế cho thấy triều

Page 149: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

142

Nguyễn cũng rất quan tâm đến tình hình của đối phương và tìm cách bố phòng thêm

ở các cửa biển khác.

Trong tình thế giằng co tại Đà Nẵng, địch không thể tiến lại ngày đêm bị quân

nhà Nguyễn bủa vây, cộng với khí hậu khắc nghiệt, bệnh tật hành hạ, buộc chúng

phải suy nghĩ chuyển hướng tấn công mới và chúng chọn Nam kỳ. Thực ra, ngay từ

những ngày đầu Regault de Genouilly đã tự thấy thực tế rất khó khăn, không như

những gì ông được mô tả trước đó. Trong các thư ông viết về cho bộ trưởng, cho

thấy tất cả: “chính phủ đã bị lừa dối về một xứ có thể dễ chiếm”. “Người ta nói đến

sự thiếu vắng đội quân vũ trang: thực ra đạo quân chính quy rất đông đảo, và đội

quân dân là gồm tất cả những người tráng kiện trong nhân dân”. “Đường tới ngoại

vi thủ đô nằm trong bóng tối”. “Không thể nghĩ đến việc tấn công Huế bằng đường

bộ, xuất phát từ Tourane”. “Huế mới chính là cái nút của vấn đề. Tôi không thể

chấp nhận trách nhiệm của công cuộc này, nếu không có những lực lượng mà tôi

vừa nêu ra…”. “Vì tôi tin chắc vào thắng lợi của cuộc hành quân vào Sài Gòn, nên

tôi sắp đi vào thành phố này” [64: 92-94].

Đánh giá về sự chuyển hướng vào Nam kỳ trong thời điểm đó, trong cuốn Đại

Nam quốc lược sử, tác giả người Pháp là Alfred Schreiner cũng thừa nhận: “chúng

ta ở tại cửa Hàn kể đã năm tháng rồi, mà không được sự gì, có một điều là thấy tài

vật, binh gia thỏn mon lần lần mà thôi, xét về võ công, suy tâm lực quân sĩ, thời

thấy phải tìm nơi khác mà đánh” [162: 237]. Rõ ràng thế cuộc cửa Hàn hoàn toàn

không có lợi cho họ, cần phải tìm phương cách khác.

Tháng 2.1859, Regault de Genouilly chỉ để lại một số để đóng giữ do đại tá hải

quân Faucon chỉ huy, còn lại tiến vào Gia Định, mở thế cuộc mới ở Nam kỳ. Quân

số cụ thể lúc này tại Đà Nẵng là bao nhiêu, không có con số cụ thể, Alfred

Schreiner căn cứ vào một tờ báo năm 1904 cho biết: “để một toán binh thú ở lại cửa

Hàn, có hỏa lực nhiều và đồn lũy chắc chắn lắm, còn người (tức Regault de

Genouilly) dẫn đạo chiến thuyền với 2176 quân, trong đó có lĩnh thủ bị, pháo thủ và

binh bộ thuộc thủy, mà chạy ngay vào giữa sông Sài Gòn… Ban sơ, đạo binh đi

đánh kể đặng 2300 binh, vậy thời để lại cửa Hàn không quá 124 người. Thật cũng

có một phần tàu trong đạo chiến thuyền ở đó, có khi người ta cũng có lập một hai

đội compagnie An Nam nữa” [162: 238]. Thực hư con số cụ thể thực sự không rõ

Page 150: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

143

bao nhiêu, thậm ngay trận đánh sau đó, Thực lục cho biết quân Tây dương huy động

đến 600 người? Nhưng đây thực sự là cơ hội cơ hội phản công cho Nguyễn Tri

Phương. Tuy nhiên điều đó đã không trở thành hiện thực, Nguyễn Tri Phương chỉ tổ

chức lại thành lũy, tiến sát quân địch và ngày đêm tổ chức quấy nhiễu, không tổ

chức trận đánh quyết định nên để mất cơ hội hiếm có.

Trong khi vừa tiến đánh Gia Định thì tháng 3.1859, Pháp với số quân ít ỏi vẫn

tấn công tại Đà Nẵng. Theo miêu tả của Thực lục thì quân Pháp chủ yếu dùng chiến

thuật đánh bọc hậu làm quân nhà Nguyễn rất khó khăn mới có thể chống trả được.

“Quân của Tây dương (ước 600) đến đánh Thạch Than. Phó vệ úy là Phan Gia Vĩnh

đem quân nghĩa dõng chống cự lại. Quân của Tây dương quay lại bắn mặt sau trận.

Lại vây sát thượng đồn Hải Châu và vây cả hạ đồn. Nguyễn Tri Phương được tin

báo, phái Nguyễn Song Thanh đem 300 quân chiến tâm đến tiếp ứng, do Đào Trí

làm đốc chiến. Tôn Thất Hàn (Đề đốc), Nguyễn Hiên (Đốc binh) đóng ở Thạc Gián

để phòng giữ. Quân của Tây dương tiến lui 3 lần, Hiệp quản là bọn Nguyễn Doãn (ở

thượng đồn), Nguyễn Viết Thành (ở hạ đồn) cố sức đánh, giặc phải thua. Tri

Phương cho là việc này làm cho lòng người hơi hăng hái một chút, đem việc tâu

lên. Vua ban khen” [155: 602]. Ngay sau đó, quân Pháp lại tiến đánh đồn Thạch

Than và chịu thua sau 3 ngày bị quân nhà Nguyễn chống trả quyết liệt. Sau trận này,

quân Pháp không còn tổ chức tấn công vào nội địa mà chỉ cố cầm giữ. Vua tôi nhà

Nguyễn cũng thấy được điều đó, nhưng rất do dự sợ chúng “sinh kế khác” nên chi

chọn kế cố giữ: “Tháng trước, quân ta tiếp tục đắp đồn lũy đã gần đến sào huyệt của

giặc; chặn đánh luôn mấy ngày, chúng bị thua thiệt. Lại thấy quân ta ngày càng tiến

sát lại, chúng bèn lên bộ đánh rất hăng, lại đem thêm tàu máy hơi nước hạng rất to

đến. Vua cho là: Đấy là chúng muốn ngăn trở đường ta tiến sát, để rộng địa bộ của

chúng và tiện kế cầu hòa. Bèn xuống tờ dụ chỉ bảo các cơ nghi đánh giữ, để đợi có

cơ hội tiện lợi. Tháng ấy, chúng cũng chỉ đối lũy mà giữ (thành Điện Hải) tuyệt

không lấn áp gì. Vua lại nghĩ chúng hiểm giảo, hoặc giả lại sinh kế khác. Lại dụ bảo

lấy phương kế cố giữ cho bền vững, cũng dụ cho đem tình thế của giặc và quân cơ

của ta tâu trả lời” [155: 606].

Tháng 5.1859, các mật tâu về phương kế đánh giặc đã cho thấy sự chia rẽ

trong tư tưởng đánh giặc lúc bấy giờ, tựu trung nói đến việc tiến đánh hay cầm cự.

Đáng chú ý có một số đại thần viện Cơ mật là Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản,

Page 151: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

144

Lưu Lượng cho rằng: “giặc lấy thuyền liền dùng súng nhậy làm nghề giỏi, ở ngoài

biển rộng sóng gió, thế ta cũng khó tranh đua được với họ. Về kế sách hiện thời,

cũng nên lấy thế thủ làm việc chính, giữ cho vững rồi sau mới có thể nói chuyện

đánh hay chuyện hòa được”. Tô Trân, Phạm Hữu Nghi, Trần Văn Vy, Lê Hiếu Hữu,

Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sĩ Tuấn thì chuyên nói việc đánh và giữ: “Quảng Nam số

thuyền của Tây dương hiện đang có ít, chúng đã vào sâu trong lòng sông, còn có cơ

đánh úp được. Xin do quân thứ Quảng Nam phòng bị rất nghiêm, đợi chúng vào sâu

trong đất liền, ta đánh chúng ở trên bộ để thu công toàn thắng. Quân thứ Gia Định,

kịp nên hợp với tỉnh thần các tỉnh, họp sức tiến đánh, cốt cho tàu của Tây dương

hẹn ngày đốt phá. Thế quân ở Gia Định đã thắng, thì ở Đà Nẵng cũng có thể lần

lượt dẹp tan được. Nếu hòa với nó thì các việc: bỏ điều cấm, cho thông thương,

dựng nhà thờ đạo, lập phố bán hàng, trăm cách gian giảo đều bởi trong một chữ

“hoà” mà ra cả, các tệ hại không thể nói xiết được)”. Tham tri Bùi Quỹ xin nhà vua

bỏ hết lời bàn khác đi mà hãy tự quyết” [155: 610-611].

Nhìn chung thế trận tại Đà Nẵng, trong lúc quân Pháp ít nhưng quân nhà

Nguyễn lại không có ý chí tấn công quyết định, chủ yếu giữ thế phòng thủ hoặc

phản công khi bị tấn công. Mà muốn tấn công cũng không thu được kết quả, ví như

tháng 4 năm 1859, quân của Tây dương chiếm giữ thành Điện Hải, Nguyễn Hiên

đem quân đêm đến đánh úp, nhưng không đánh được. Đến tháng 8, quan quân thua

to tại mặt trận Đà Nẵng: “Quân của Tây dương giết người đốt nhà bừa bãi (Biền

binh chết 52 tên, bị thương 103 tên, nhà của dân bị đốt mất 97 nhà, chết 10 người,

bị thương 2 người). Bọn Nguyễn Tri Phương dâng sớ xin nhận tội. Vua sai Phan

Thanh Giản, Lê Chỉ Tín đem cờ bài, mang theo bộ viện thị vệ mỗi bên 1 viên, cùng

400 lính ở Kinh đi đến ngay quân thứ Quảng Nam, họp tướng sĩ lại, tuyên đọc Chỉ

dụ, chém bọn Văn Đa 3 tên ở trong quân cho mọi người biết. Tri Phương, Thế Hiển

và Hiên đều cách chức lưu dụng” [155: 629-630].

Ứng xử của vua Tự Đức trong cuộc chiến với Pháp lúc này là khá sốt ruột, ông

thậm chí muốn biết rõ về cách xử trí của Thiệu Trị khi tàu Pháp đến gây hấn ở Đà

Nẵng năm 1847 để làm kinh nghiệm ứng xử cho mình [85: 77-78]. Châu bản cho

biết ít nhất 2 lần viện Cơ mật trình bày báo cáo dài đến 70 trang về những ứng xử của

Thiệu Trị cho Tự Đức thấu hiểu một cách cặn kẽ. Châu bản ngày 18.8 năm Tự Đức

12 (1859) cho biết: “Chúng thần Cơ mật viện phúc trình: Hôm trước thần đã nói rõ

Page 152: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

145

nguyên nhân thuyền chiến người Tây dương vào bến Đà Nẵng năm Thiệu Trị thứ 7,

làm phiếu tờ trình lên, vâng được Châu phê: Những yêu cầu của bọn Dương di đã lần

lượt phụng sắc chỉ hoặc xử trí ra sao phần nhiều chưa được rõ, nên cứ sự thực làm

phiến tiếp tục tiến trình lên. Chúng thần đã tra cứu tường tận thêm, chọn lấy điểm

chính đem nhập vào bản phúc trình trước dâng lên. Châu điểm. [53: tập 112]. Ở báo

cáo này, viện Cơ mật đã trình bày nhiều nội dung liên quan đến những ứng xử của

vua Nguyễn đối với tàu thuyền phương Tây, chủ yếu là thuyền buôn đã nhiều lần đến

xin đặt quan hệ buôn bán, thậm chí phạm lãnh thổ nhưng Nhà nước đã hết sức mềm

mỏng. Báo cáo cũng cho biết chi tiết việc thuyền Pháp gây sự tại Đà Nẵng năm 1847.

Tháng 10.1859, Nguyễn Tri Phương tâu nói về thế cuộc Đà Nẵng rất khó tiến

đánh, chỉ cậy phòng giữ làm kế giằng dai. Trong lúc quân Pháp vừa có vũ khí mạnh,

chiếm thế thượng phong cả trên bộ và thủy chiến, lại liều chết thì quân mình nhút

nhát trước kẻ thù. Toàn quân chỉ có 3.200 quân, rải ra các đồn, giữ còn khó chưa

nói đến đánh. Vậy nên “nhân các đồn lũy hiện tại, đặt phục binh để đánh, giữ cho

kỹ để đợi, làm kế giằng dai”. Vua quở trách mà rằng: “chiến hay hòa, hay giữ 3 kế

ấy, kế nào có thể làm cho giặc phải lui, cho được xếp đặt mà làm, chớ bảo là triều

đình không có người giỏi, tự ngồi để đợi chết” [155: 636].

Tháng 11.1859, quân của Tây dương chuyển hướng tấn công về phía nam Hải

Vân, bắn phá pháo đài Định Hải, chiếm giữ đồn Chân Sảng, khống chế đường từ

Huế vào Đà Nẵng, đường qua Hải Vân bị nghẽn. Vua Tự Đức sai Thống chế

Nguyễn Trọng Thao sung chức Đề đốc quân vụ mang 300 lính Tuyển phong đi

chống đánh. Nguyễn Tri Phương cũng nhanh chóng cho sửa đắp đồn lũy chia quân

đến đóng các đồn tại đây. Đến tháng 12, vua Tự Đức lại sai khám địa thế Quan Nam

đặt đồn canh phòng, sai Nguyễn Hiên, Trần Đình Túc đóng ở 2 đồn Câu Đê, Hóa Ổ

đánh để mở đường cái quan đồn Chân Sảng ải Hải Vân [155: 638,640].

Trước tình thế không thể tiến lên, đến tháng Giêng 1860 quân Pháp đã bắt đầu

tính chuyện rời Đà Nẵng. Thuyền quân kéo đi nhưng vẫn còn mấy toán đóng ở 2 xứ

Chân Sảng, Đà Nẵng. Tháng 2.1860, chúng đốt các đồn sở Chân Sảng, Định Hải,

rút lui về giữ Sơn Trà, An Hải, Điện Hải [155: 646,651]. Quân Pháp rút lui tới đâu,

quân Nguyễn tiến giữ lại tới đó, đến tháng 3.1860 chúng đốt phá Sơn Trà, An Hải,

Điện Hải, đem hết cả thuyền quân kéo đi. Kết thúc chiến trận Đà Nẵng. Như thế, từ

1.9.1858 đến tháng 3.1860, sau 18 tháng tấn công vào Đà Nẵng liên quân Pháp chỉ

Page 153: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

146

có thể đánh chiếm các thành đồn mà không thể tiến sâu vào nội địa cũng như kế

hoạch đánh chiếm Đà Nẵng để mở đường ra Huế đã thất bại. Sau khi kẻ thù rút đi,

vua “dụ sai quan quân thứ Quảng Nam tính kỹ để phòng bị; và các địa phương có

bờ biển canh phòng, phải phòng giữ cho nghiêm” [155: 652].

3.4.2.2. Tăng cường phòng thủ tại các cửa biển miền Trung (1858-1883)

Ngay sau biến cố Đà Nẵng năm 1858, bên cạnh việc phái quân sĩ tập trung tại

chiến trường Đà Nẵng thì các cửa biển khác cũng tiếp tục được tăng cường phòng

bị, trong đó đặc biệt quan tâm đến Thuận An. Ngay từ tháng 10 năm 1858, “vua ra

lệnh cho các tỉnh nam bắc đặt pháo đài, đồn canh ở các chỗ quan yếu chia đặt súng

và khí giới để thời thường phòng bị kiểm soát” [155: 679].

Tại vùng biển Nghệ An, Thanh Hóa khí thế cũng sẵn sàng. Theo Châu bản

ngày 27 tháng 9 năm Tự Đức 11 (1858), bản tấu của bộ Binh cho biết việc bố trí

thuyền binh chặn đánh thuyền Tây ở vùng biển Nghệ An, Thanh Hóa: “Bộ Binh tâu:

Ngày 24 tháng này nhận được tập tâu của Tổng đốc Hải Yên Nguyễn Quốc Cẩm

trình rằng: Tỉnh Nam Định gửi tư văn đến cho biết tỉnh nhận được tư văn của Thanh

Hoá nói là có 1 tàu của Tây từ phía Nam tới vào thả neo ở vịnh An của Nghệ An, sau

lại đến tấn Biện Sơn tỉnh Thanh bắn vào đồn luỹ. Tỉnh đã điều thuyền chiến đóng ở

ngoài khơi để ngăn chặn, vậy gửi tư mong được xem xét. Nay xét lời trình trong tập tâu

bộ thần, xin cung nghĩ phụng chỉ: Nguyễn Quốc Cẩm của tỉnh này có trách nhiệm giữ

đất, nên triển khai công việc thế nào để tuỳ cơ phòng giữ cốt sao dẹp xong lũ phỉ và

trong vùng được yên ổn cho xứng với sự uỷ nhiệm. Châu điểm” [53: tập 96, tờ 63].

Tháng 9 năm Tự Đức thứ 12 (1860), Tự Đức có “chỉ dụ tối thượng” đến toàn

thể nhân dân, thể hiện rõ quyết tâm đánh Pháp. Sau khi chỉ rõ “lòng lang dạ thú”

của kẻ thù: “Trẫm đã thấy rõ các điều này, vì thế Trẫm ra lệnh cho tất cả ai sinh

sống nơi ven biển phải xây thành đắp lũy phòng thủ, canh phòng nghiêm ngặt,

chuẩn bị dùng vũ lực mà đánh tan ý đồ của bọn man rợ xâm phạm vào lãnh thổ của

Trẫm”. Chỉ dụ viết tiếp: “cho nên Trẫm vẫn nỗ lực kêu gọi tìm phương tiện đánh

đuổi chúng, phá tan âm mưu gian trá của chúng… Ngay bây giờ, Trẫm ra lệnh cho

tất cả những ai, ở bất cứ nơi nào có đường đổ ra cửa biển hay nằm ở vị trí phòng thủ

phải nỗ lực cảnh giác để không có gì phải hối tiếc” [126: 301 - 302]. Qua chỉ dụ

trên có thể thấy quyết tâm tìm mọi phương cách đánh đuổi giặc Pháp xâm lược của

vua Tự Đức.

Page 154: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

147

Tại Hà Tĩnh, tuy không có nhiều cửa biển lớn nhưng công tác bố phòng cũng

được quan tâm, bản tâu của bộ Binh ngày 23.2 năm Tự Đức 20 (1867) cho biết về

việc phòng bị vùng biển tỉnh này. Khâm phái Lê Hữu Thường, Tôn Thất Tích đạo Hà

Tĩnh trình bày các việc khám đạc việc phòng giữ ở vùng biển Hà Tĩnh và một bức

bản đồ đều mang dâng trình lên. Bộ Binh tham mưu cho rằng các khoản đã từng được

quan Khâm phái và các quan tỉnh đó khám đạc cũng là căn cứ theo hình khí mà tuỳ

nghi giải quyết nên chuẩn y: “Duy khoản dựng đồn ở xứ An Áo cũng giống ý kiến

với bộ Công. Phụng chỉ: Việc dựng đồn nên đặt trong số chọn đổi một khẩu đại bác

oanh sơn ngõ hầu hợp được sự tính toán. Ngoài ra y tấu.” [53: tập 160, tờ 97].

Tại Thuận An, vua sai lấy xích sắt chắn ngang cửa biển, đắp lũy đất ở Qui Lai,

Thuận Hóa và đắp thêm ở Cáp Châu, Cồn Sơn, Hòa Duân. Cho đặt súng đồng “đại

tướng quân” tại các bảo (Trấn Hải Thành 2 súng vô địch đại tướng quân và 1 súng

trấn uy đại tướng quân; ở lũy đất Cáp Châu một cỗ súng trấn uy đại tướng quân).

Tới tháng 2.1859, cho đắp 3 lũy đất ở các đồn Hy Du, Lộ Châu, Hải Trình. Về sau,

các đồn này tiếp tục được tu bổ, đắp thêm lũy hay cọc gỗ. Tháng 2.1859, đặt súng

lớn bằng đồng và đạn chấn địa lôi ở các đồn bảo tại cửa biển Thuận An, đóng thêm

quân để phòng thủ. Phái Chưởng vệ Thủy sư là Mai Viết đem 500 lính ở bảo đến

đồn Thanh Phúc luyện tập đánh trận thủy bộ. Nguyễn Như Thăng, Trần Tiễn Thành

được giao coi quản nhiệm vụ này [155: 601].

Vẫn chưa yên tâm về thành, đồn và vũ khí tại Thuận An, tháng 2.1859, Hội

đồng Cơ mật tham mưu vua Tự Đức phải thực hành bắn thử. Dự đoán thuyền địch

vào cửa biển qua vị trí nào, cho bắn thử rồi giữ vị trí ngắm phòng khi nguy cấp thì

dùng đến: “Sức cho lính pháo thủ, ngắm đo đích, ngắm súng dựng lên làm đích,

diễn tập bắn đạn thật vào đấy, cốt cho phải trúng. Bấy giờ đem súng ấy chiểu theo

đích ngắm súng để nguyên như cũ, để phòng lâm thời bắn súng ấy” [155: 600].

Tháng 4.1859, thời điểm quân Pháp - Tây Ban Nha đã tấn công thắng lợi ở Gia

Định (từ tháng 2), vua Tự Đức rất lo lắng cho Thuận An, ông cho rằng tại Quảng

Nam “đồn lũy hào hố mười phần vững chắc, quân của Tây dương còn dám đánh

phá. Cửa biển Thuận An thế hiểm không bằng Quảng Nam, chỉ trông cậy vào súng

lớn. Bởi thế, vua sai Tôn Thất Thường vốn am hiểu trận mạc đến Thuận An bàn

tính phòng bị. Từ đó ông cho rằng cần tăng cường pháo ở pháo đài Hòa Duân để

Page 155: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

148

bắn chéo lối vào nội địa. Ngoài ra còn đào ngòi, hố, cắm chông, mở nhiều lỗ châu

mai, hoặc đặt cấp để tiện việc phục bắn. “Liệu mà xếp đặt, dẫu lính Tây dương nghìn

vạn người kéo đến, cũng không thể nào đến gần được, mới là ổn thỏa” [155: 605].

Sau khi quân Pháp rút khỏi Đà Nẵng, tháng 4.1860, Tự Đức triệu các đại thần

bàn tính việc phòng giữ cửa biển quan trọng này, trong đó có một ý tưởng táo bạo là

ngăn lấp vịnh biển để tàu thuyền Pháp không vào được. Sau khi cân nhắc lợi hại

cảm thấy đó là một công việc khó khăn, mất nhiều sức người sức của cũng không

dễ đạt mục đích, nói như Phan Thanh Giản, đó là việc rất khó nhọc trọng đại, phải

vài ba năm mới có thể xong được. Cuối cùng đại thần Trương Đăng Quế cùng các

quan quân thứ lại xin đình việc lấp vụng biển, chuyên việc nhân chỗ hiểm yếu mà

phòng bị. Vua theo lời bàn ấy và cho tập trung vào Thuận An [155: 655].

Nhìn chung từ sau khi liên quân Tây dương tấn công tại cửa biển Đà Nẵng,

vua Tự Đức rất lo lắng, ngoài việc cắt cử tướng tài tới trận địa, ông cũng lo lắng cho

các cửa biển còn lại, trong đó đặc biệt lưu ý đến cửa biển Thuận An, cửa ngõ của

Kinh đô. Ông cử những đại thần đương thời trông coi công việc quan trọng này và

hàng tháng thường xuống Thuận An, Tư Hiền xem tập trận và bố phòng. Mỗi lần đi

đến 5-6 ngày, có tháng đi đến 2 lần.

Châu bản ngày 15.4 năm Tự Đức 12 (1859), các đại thần Trương Đăng Quế,

Phan Than Giản, Lưu Lượng viện Cơ mật truyền mật dụ của vua Tự Đức cho biết từ

khi có chiến sự với giặc Tây, triều đình đã nhiều lần hạ dụ cho các địa phương ven

biển phải canh giữ vùng biển chống giặc Tây: “Lần này bọn giặc Tây vào gây sự ở

vùng biển Đà Nẵng, Trẫm đã nhiều lần hạ dụ bảo các địa phương phải phòng ngự

nghiêm cẩn. Tháng trước đây lại mới truyền dụ hai tỉnh Nam Định, Hải Dương tuân

theo lời chỉ dụ trù biện: Trong đề phòng ngoài chống giữ, cốt làm sao cho làng xóm

được yên tĩnh. Quân tinh sĩ dũng phàm các đồn luỹ ở ven biển ngăn giặc cần thật

kiên cố, không được một mảy may lơi lỏng. Bọn giặc Tây ở hạt ấy vốn gây lòng oán

hờn trong dân, phải gắng sức bảo vệ địa phương, nếu không được như vậy tất sẽ trị

tội nặng. Châu điểm”. [53: tập 107, tờ 58].

Bản tấu của tướng Nguyễn Tri Phương tháng 7 năm Tự Đức 20 (1867), căn cứ

vào tình hình cụ thể của các cửa biển để tăng cường phòng bị. Bá quan văn võ trong

triều cũng cho rằng cần phải thiết lập riêng chức Đề đốc, Bang biện chuyên đốc

Page 156: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

149

thúc việc phòng bị ở vùng biển với tinh thần ngày ngày suy nghĩ làm sao đánh phải

thắng, giữ phải vững. Kinh đô được ưu tiên thứ nhất, thứ đến là Quảng Nam: “Xét

thấy cửa biển ở Kinh đô là nơi xung yếu nhất mà Bình Thuận trở về phía nam là

vùng đất liền với Thi Nại của Bình Định và Đà Nẵng của Quảng Nam, là cửa biển

sâu rộng. Lại là vùng đất quan trọng của Tả Kỳ, Kỳ Phụ. Nam Định, Hải Dương trở

về phía bắc vốn là vùng giàu có người đông, là cửa tấn cũng sâu rộng. Nếu bọn

chúng có ý đồ xấu thì chúng sẽ gây hấn ở các nơi đó mà Quảng Nam, Đà Nẵng lại

gần với Kinh đô thì phải phòng bị. Kinh đô là nhất, thứ đến là Quảng Nam. Xét theo

số biền binh hiện có, chọn lấy số lính khỏe trong số lính đó quản lĩnh để tùy thời

huấn luyện và binh khí là để lính dùng khi cần thiết nên truyền cho thường xuyên

diễn tập để cho lính tráng kỹ thuật tinh thông để đủ sai phái khi cần đến. Châu phê:

Nói mà không lượng không phải là tấu đối” [53: tập 164, tờ 110].

Châu bản ngày 21.1 năm Tự Đức 27, Bản tấu của bộ Công cho biết việc chuẩn

bị các hạng súng pháo, khí giới rào gỗ, thiết long, mộc long và các biền binh trú giữ

đồn lũy phòng vệ miền biển và cửa Thuận An: “Ngày 13 lại được Châu phê: Các

loại thuyền phòng vệ tuần tiễu trên sông biển đã cho về sửa chữa và đợi sai phái.

Đem các hòm đá thả xuống để lấp các chỗ nông 2 bên cảng Lộ Châu. Đến mùa hè

nước nông dần sẽ dùng sức đắp thêm đất xây thành đê thật kiên cố. Bộ thần bàn bạc

trình bày cho các viên sứ thần phòng tiễu vùng biển là Trần Tiễn Thành đợi ngày

khác cùng đến khám xét kỹ càng, xem nơi nào ở cảng ấy có thể lấp được thành đê

sẽ hết lòng liệu tính. Rào gỗ ở cảng ấy xin nên dỡ về và các hòm gỗ nguyên đặt

chìm cũng xin xét phái các viên thủy sư, quản vệ và bọn biền binh đem ô thuyền,

thuyền sông... đến vớt lên để tránh lâu ngày bị mục. Còn các rào gỗ xin tuân theo

lời phê bảo vẫn giữ lại để phòng bị. Châu điểm” [53: tập 258, tờ 50].

Trong khi cuộc chiến với thực dân Pháp có nhiều bất lợi, mất 3 tỉnh rồi 6 tỉnh

Nam kỳ, tiến đến Pháp lại quẫy nhiễu miền Bắc, đánh thành Hà Nội, Nam Định làm

Tự Đức vô cùng lo lắng, mật tư cho các tỉnh từ Quảng Nam trở vào nam đến Bình

Thuận, Quảng Trị trở ra bắc đến Ninh Bình biết, đều biết để bụng đề phòng [156:

518]. Tại các cửa biển Kinh sư, đặc biệt từ đầu năm 1883, công tác phòng thủ được

đặc biệt đẩy mạnh khi nhà Nguyễn nhận thấy áp lực từ thuyền chiến Pháp qua lại nơi

đây. Từ tháng 2. 1883, trước tình thế căng thẳng, quân Pháp kéo qua đông, vua cho

Page 157: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

150

phái thêm 500 biền binh đóng thêm ở các đồn Lộ Châu, Triều Sơn. [156: 560]. Tháng

3, đặt thêm súng đại bác 20 cỗ, quá sơn 30 cỗ ở đồn trước đồn sau Lộ Châu [156:

611]. Nhìn chung vua tôi nhà Nguyễn đã ý thức rất rõ nguy cơ quân Pháp sẽ tấn công

và chăm lo công tác phòng bị tại cửa biển Thuận An, cửa ngõ Kinh đô.

3.4.2.3. Thuận An thất thủ

Những ràng buộc của các bản hiệp ước Pháp – Việt không làm cho triều đình

Tự Đức quên đi nhiệm vụ quốc gia. Theo A. Delvaux, “từ tháng 5.1880, triều đình

Huế quyết định chống lại nước Pháp trong trường hợp bị tấn công, quyết định đó

phần lớn do công trình của ông Tôn Thất Thuyết, là đại thần đảm nhận trọng trách

bố trí phòng thủ” [60: 41]. Tuy thế, cũng trong thời gian này, quân Pháp thăm dò

ráo riết cửa Tư Hiền, Thuận An, chúng cho thuyền ván xuống đo cửa biển, phía

triều Nguyễn không có hành động kiên quyết vì sợ gây hiềm khích.

Tháng 7 năm 1883, Pháp mang 6 tàu chiến từ Bắc kỳ chạy đến Đà Nẵng, quan

viện Cơ mật cho rằng đây là cơ hội để tiến đánh quân Pháp ở Bắc kỳ, song quân

Pháp không phải ngẫu nhiên kéo đến đóng tại Đà Nẵng, nơi 12 năm trước chúng đã

phải rút lui sau 18 tiến đánh không thành. Tự Đức lúc này có lý do để lo cho Thuận

An nên đã đốc xuất sai Chưởng vệ là Nguyễn Văn Sỹ mang cờ lệnh, ngự bài binh

sự giao cho Tôn Thất Thuyết được tùy nghi làm việc với lời nhắn nếu giảng hoà

được, cũng nên tòng quyền làm kế hoãn binh.

Nỗi lo của Tự Đức đã trở thành hiện thực, ngay khi hội đủ quân tại Đà Nẵng,

thực dân Pháp đã tiến đánh Thuận An với 8 tàu chiến chúng mang chiến thư tới

Thuận An dưới sự chỉ huy của Thủy sư Đô đốc Courbet. Cũng như lần trước đánh

Đà Nẵng, chúng chủ động khai hỏa vào các thành, đồn tại cửa Thuận An khi quan

quân tại đây chưa kịp phản ứng. Chúng mất 3 ngày bắt phá liên tục mới hạ được hệ

thống phòng thủ dày đặc tại đây. Picard Destelan một chỉ huy trận đánh chiếm tại

Thuận An cho biết: “Hai bên eo biển là 2 pháo đài trong đó người An Nam tập

trung tất cả các phương tiện phòng thủ. Trong 10 năm họ làm việc không biết mệt

mỏi để bố trí hỏa lực một số lớn đại bác có cỡ khá lớn và rất nặng. Các cách phỏng

thủ đó có thể là rất mạnh và ít nhất cũng có tác dụng chống giặc Trung Hoa. Các nơi

ấy đã chịu đựng anh dũng ba ngày pháo kích và nếu những người xạ thủ ấy mà khéo

léo hơn nữa thì chúng tôi cũng bị khá nặng đấy. Những người ấy không thiếu gan

Page 158: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

151

dạ. Đối diện bãi tắm của vua trên bãi cát có một khẩu đội bốn đại bác nhiều cỡ, tổ

chức vụng về đặt trên cát lún đã làm thán phục cả hạm đội Pháp. Dưới làn mưa đại

bác trong ba ngày, khẩu đội ấy vẫn bắn trả tất cả các điểm pháo trên hạm đội, khẩu

đội này ngắm từ cao và xa mà nã đúng, không cần đến lần thứ 2, chiếc “Vipère” đậu

đối diện và còn chuyển bắn cả chiếc “Bayord” thiết giáp hạm. Những pháo thủ đều

hy sinh dũng cảm bên khẩu đội. Ngày thứ 3 khi đổ bộ, khẩu đội bị tấn công bất

thình lình: các thủy thủ vừa bò để tiến, lợi dụng địa hình của bờ đất lồi lõm ở đoạn

đó và đã đánh bọc hậu, các pháo thủ bị tiêu diệt bên khẩu đội. Họ đã ngã xuống trên

cát, các khẩu đại bác tuyệt vời ấy...” [109: 236-237].

Sách Thực lục chép về việc Thuận An thất thủ tuy ngắn gọn nhưng cho thấy

khí thế của quan quân không phải là yếu hèn như miêu tả của quân Pháp: “Nước

Pháp phái đem tàu binh (8 chiếc) đánh lấy thành Trấn Hải cửa biển Thuận An. (Từ

ngày 15 đến ngày 18, đánh bắn suốt ngày), quan giữ cửa biển là Lê Sỹ (Hữu quân),

Lê Chuẩn (Thống chế), Lâm Hoành (Tham tri), Nguyễn Trung (Chưởng vệ) đều

chết trận” [156: 589]. Trong chiến trận Thuận An, Trần Thúc Nhẫn, Phạm Như

Xương được cử đến thương thuyết nhưng gặp tàu Pháp đánh bắn luôn mấy ngày

không ra cửa biển được (đến lúc thành Trấn Hải không giữ được Trần Thúc Nhẫn tự

nhảy xuống biển chết). “Quan giữ cửa biển là Lê Sỹ đều chia quân đóng giữ các

đồn, chống giữ được 2 ngày, phái viên nước Pháp bèn chia quân xuống thuyền gỗ

sam theo đường sau Thai Dương đánh úp. Đạo quân Trương Văn Đễ thua chạy,

quân Pháp thừa thế tiến đánh, đại bác từ tàu bắn vào, Lê Sỹ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành,

Nguyễn Trung đều bị bại, quân chạy tan, thành bèn mất” [156: 589].

Ngày 21.8.1883, quân Pháp chiếm và làm chủ Thuận An. Hôm sau, phái đoàn

An Nam xuống Thuận An thương thảo nhưng Harmand cho biết ông chỉ ký hiệp

ước tại Huế và chấp nhận đình chiến với các điều khoản có lợi về quân sự. Đó là

phía An Nam phải vô hiệu hóa 12 pháo đài trên đường từ Thuận An tới Huế. Phá

hủy các kho đạn, 2 đập chắn...; trả lại cho Pháp 2 chiếc tàu Pháp trong số các tàu đã

cho vua Tự Đức theo hiệp ước năm 1874. Ngay khi các điều trên được chấp nhận

phần nào, phái đoàn Pháp mới lên Huế, mở lại cuộc thương lượng tại nhà phái bộ

vốn được đóng cửa trước đó do căng thẳng giữa đôi bên. Kết quả của cuộc thương

lượng là hiệp ước Harmand ra đời trong đó đáng chú là số phận của các pháo đài ở

Page 159: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

152

Thuận An vốn là công sức, tâm huyết của vua quan nhà Nguyễn, biểu tượng của

lòng tự tôn, sức mạnh phòng thủ phải giao lại cho Pháp quản lý.

Tới năm 1885, khi tướng De Courcy vào Huế thì không còn sự kháng cự nào

nữa từ triều đình Huế. Thậm chí, chính quyền còn phải phái thuyền xuống Thuận

An để chở chúng lên chỉ với mục đích kiểm soát được số binh lính tới. Chúng ta có

thể tìm thấy thông tin này trong bài viết của Claude Anttoine Poupard, ghi lại những

kỷ niệm của chính mình từng tham chiến việc chiếm Huế năm 1885: “từ cửa Thuận

An chúng tôi lên Huế trên những chiếc thuyền tam bản mà chính quyền An Nam đã

phái tới, mà mỗi vị trưởng thuyền đều đã nhận lệnh đếm chúng tôi, với mục đích là

khi chúng tôi đến nơi, thì ông Thượng thư bộ Binh Thuyết biết được một cách trọn

vẹn quân số của chúng tôi" [127: 286].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong cuộc kháng chiến chống

ngoại xâm, trong đó một phần quan trọng đến từ vũ khí của kẻ thù. Sự thua thiệt về

vũ khí cũng như tinh thần khiến cho quân Nguyễn tại Đà Nẵng không những không

chống cự nổi những đòn phủ đầu mà còn “chạy tan tác” như báo cáo của bộ Binh

ngày 27.11 năm Tự Đức thứ 11 (1858) là một thực tế không thể phủ nhận [85: 59].

Một Châu bản khác là một báo cáo của viện Cơ mật về nguyên nhân thất bại của

quân triều đình tại Quảng Nam và Gia Định cũng được gói gọn với lý do “giặc có

vũ khí mạnh hơn” [85: 67-68]. Ngay các đại thần viện Cơ mật là Trương Đăng Quế,

Phan Thanh Giản, Lưu Lượng cũng từng nhận định “Giặc lấy thuyền liền dùng súng

nhậy làm nghề giỏi, ở ngoài biển rộng sóng gió, thế ta cũng khó tranh đua được với

họ” [155: 110,111]. Còn Nguyễn Tri Phương, danh tướng lẫy lừng nhất đương thời

thì thừa nhận: “Quân của Tây dương dưới nước trên bộ dựa nhau, ta khó chống chọi

với họ, việc thủy chiến làm không được tiện. Vả lại quân của Tây dương súng nhỏ

súng lớn đã giỏi, chúng lại liều chết. Quân ta nhút nhát bỡ ngỡ, đánh trên bộ, cũng

không địch nổi nó [155: 636]. Một người khác là Nguyễn Bá Nghi, tuy muốn nói

đến sức mạnh của Pháp để chủ yếu nói đến chữ hòa, nhưng trong lời tâu của ông,

hẳn không phải không có lý khi cho rằng đã tai nghe mắt thấy “mới tin là thật” về

sức mạnh của quân Pháp và thế yếu của quân triều đình: “Tôi vẫn nghe người nhà

binh nói: người Tây dương tàu thì chở đi như bay, súng thì bắn suốt được thành đá

vài nhận, bắn xa hơn 10 dặm. Có được vài thứ binh khí ấy, muốn đánh khó lòng

đánh được họ, muốn giữ cũng khó lòng giữ được họ. Nhưng lòng tôi vẫn chưa tin.

Page 160: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

153

Mùa xuân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), thuyền Tây dương đến Đà Nẵng bắn phá 5

chiếc thuyền bọc đồng lớn của ta mà không đầy vài khắc. Lúc ấy tôi quyền Bố

chính Quảng Nam, chính mắt đã trông thấy, mới tin là thật. Từ 3 - 4 năm nay, lính

ta không phải là không dũng cảm, súng ta không phải là không mạnh, thành lũy của

ta không phải là không bền, thế mà không đánh được Tây dương là vì thuyền súng

của họ rất tốt, đạn súng bắn đi xa mà mạnh đấy thôi. Nhưng các quan ở quân thứ,

không biết tính sức mình sức giặc, miễn cưỡng đánh mãi, đến nỗi nay lại có việc

thất bại ấy... Vả lại, bờ biển của nước ta dài suốt, mà từ lúc đánh nhau với họ đến

nay, những lính thủy thuyền quân, vì tránh cái nghề sở trường của họ đã bỏ đấy

không dùng, thế là binh lực của ta đã giảm đi một nửa, chỉ cậy có súng lớn và thành

lũy làm kế đánh giữ, mà việc đánh giữ lại khó làm lắm" [155: 715] .

Như vậy, mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc tổ chức bố phòng, kháng

chiến, huy động nhiều sức lực cho cuộc chiến chống ngoại xâm, quan quân nhà

Nguyễn và nhân dân đã chống đỡ được cuộc tấn công vào Đà Nẵng, khiến chúng phải

rút lui sau 18 tháng không thu được kết quả, tuy thế, nỗ lực cuối cùng đã bị khuất phục

bằng thuyền lớn và đại bác. Thuận An thất thủ - cánh cửa Kinh đô đã được kẻ thù phá

bỏ, dọn đường đến Huế với những hiệp ước, để rồi kết thúc bằng một nỗ lực cuối cùng

của phe chủ chiến mà kết quả không như mong đợi, lịch sử dân tộc sang giai đoạn mới.

* Tiểu kết chương 3

Triều Nguyễn đã rất quan tâm đến các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền

trên vùng biển miền Trung. Các hoạt động chủ yếu là tuần tra kiểm suát vùng biển

và hải đảo. Hoạt động tuần tra kiểm soát có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động

phòng chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ vận tải công. Đó là sự kết hợp

vừa bảo vệ trật tự trị an vừa hỗ trợ hoạt động khai thác kinh tế biển nhà nước. Các

hoạt động này được tổ chức thường xuyên dưới triều Nguyễn. Tuy còn những hạn

chế nhất định nhưng các hoạt động trên đã trực tiếp giữ yên vùng biển, thể hiện

quyền làm chủ thực sự của triều Nguyễn tại vùng biển miền Trung, trong đó có

quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Triều Nguyễn đã tích hợp hoạt động của Nhà nước

với địa phương, của thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý và khai thác tại quần

đảo này. Những thông tin về quá trình khai thác tại Hoàng Sa dưới triều Nguyễn

đều được thể hiện trong Châu bản và chính sử triều Nguyễn cũng như sự ghi nhận

của người nước ngoài thể hiện trong các ghi chép và trong bản đồ thế giới lúc bấy

Page 161: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

154

giờ cho thấy sự chiếm hữu thực sự hòa bình và liên tục dưới triều Nguyễn. So với

các triều đại quân chủ khác, triều Nguyễn cũng là triều đại thực thi mạnh mẽ nhất

chủ quyền của quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Các hoạt động bảo vệ và thực thi chủ quyền trên vùng biển miền Trung được

thể hiện xuyên suốt từ triều Gia Long đến Tự Đức, được thể hiện rõ nhất trong giai

đoạn trước năm 1858. Từ năm 1858, do phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược

của thực dân phương Tây nên các hoạt động thực thi chủ quyền trên biển có những

hạn chế, công tác tuần tra gặp nhiều khó khăn và cướp biển nổi lên khắp nơi trực

tiếp đe dọa an ninh trên biển.

Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hệ thống phòng thủ vùng biển

không phát huy được tác dụng trước sức công phá của thuyền chiến và đại bác

phương Tây. Lực lượng thủy quân cũng không thể hiện được vai trò chủ đạo trong

cuộc kháng chiến chống xâm lược khiến đất nước rơi vào tay thực dân Pháp và đó

là bài học lớn phải trả giá bằng sự mất độc lập của cả dân tộc.

Page 162: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

155

KẾT LUẬN

Sau khi thành lập triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long đã chọn

Phú Xuân để đóng đô, lợi dụng địa thế hiểm yếu của núi sông, cửa biển miền Trung

để xây dựng hệ thống phòng thủ. Đây là nơi hội tụ của các yếu tố phòng thủ tự

nhiên, có các cửa biển chiến lược có thể trông cậy để xây dựng lực lượng phòng thủ

chống lại kẻ thù, đặc biệt là sự đe dọa từ các tàu chiến phương Tây. Các vua triều

Nguyễn cũng rất quan tâm tới các đảo chiến lược, trong con mắt của các vua

Nguyễn, vị thế của biển, đảo được đánh giá rất cao, thể hiện cái nhìn hướng biển

đúng đắn. Đó là cơ sở để các vua Nguyễn tổ chức và tiến hành các hoạt động bảo vệ

vùng biển.

1. Từ việc đánh giá cao vị thế quan trọng của vùng biển và hải đảo nên các

tỉnh miền Trung, nhà Nguyễn đều cho đặt các cơ sở phòng thủ vùng biển, trong đó

ưu tiên đặc biệt cho cửa Thuận An, Đà Nẵng. Các tỉnh duyên hải “không đâu không

lập pháo đài”. Trong thời bình cũng như trong thời chiến, tùy vào bối cảnh cụ thể

nhưng luôn quan tâm tới công tác bố phòng. Việc phòng thủ vùng biển ở các địa

phương hầu hết Nhà nước đều giao quyền chủ động tác chiến cho địa phương, trong

đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo. Các cửa biển nhỏ thì giao cho dân trong vùng phụ

giữ, tùy theo mức độ quan trọng của cửa biển mà tăng cường hay thoái triệt lực

lượng tại tấn sở. Việc tổ chức phòng thủ đất nước, trong đó chú trọng vùng biển và

các cửa biển chiến lược bằng hệ thống thành đồn, tấn sở là lựa chọn đúng đắn của

các vua triều Nguyễn. Hệ thống này vừa phòng thủ vùng biển vừa trực tiếp bảo vệ

Kinh đô.

2. Trong tổ chức lực lượng và hoạt động bảo vệ vùng biển, bên cạnh phát triển

lực lượng thủy quân ở kinh đô và các địa phương, triều Nguyễn cũng đặc biệt quan

tâm đến phương tiện chiến đấu đặc trưng là thuyền chiến, vũ khí các loại cùng hệ

thống thông tin liên lạc. Ngoài nhiều kiểu loại thuyền chiến mới, tiêu biểu là thuyền

bọc đồng, thuyền máy hơi nước - đây là những thuyền chiến đa dụng vừa làm công

tác tuần tra, diễn tập vừa tham gia vận tải. Bên cạnh đó còn có thuyền của các địa

phương, thuyền đánh cá cũng được huy động khi cần thiết. Bên cạnh lực lượng

chính của nhà nước, triều Nguyễn đã dựa rất nhiều vào lực lượng địa phương đặc

Page 163: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

156

biệt là ngư dân. Đây có thể xem là thành công của triều Nguyễn. Chính lực lượng

địa phương và các ngư dân là chủ nhân thực sự của vùng biển. Họ khai thác, đánh

bắt cá trên biển hàng ngày, rất thông thạo đường biển và là “tai mắt” của Nhà nước

trong việc nắm bắt thông tin trên biển. Tuy nhiên tổ chức lực lượng và vũ khí của

lực lượng chuyên trách này không đủ mạnh, điều đó được thể hiện rõ nhất trong các

cuộc đụng độ với tàu chiến phương Tây.

3. Triều Nguyễn đã nhìn nhận và đánh giá cao vùng biển và hải đảo chiến

lược. Coi vùng biển và hải đảo là phần lãnh thổ đặc biệt quan trọng trong an ninh

quốc phòng và kinh tế xã hội từ đó thực thi đồng loạt nhiều chính sách bảo vệ biển.

Nối tiếp truyền thống của các triều đại trước, triều Nguyễn đã tiếp tục quản lý và

khai thác tại Hoàng Sa – Trường Sa. Đặc biệt dưới triều Nguyễn đã tích hợp hoạt

động của Nhà nước với địa phương, của thủy quân, dân binh và dân phu để quản lý

và khai thác tại hai quần đảo này. Lịch sử khai thác và thực thi chủ quyền của Việt

Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với tư cách Nhà nước muộn nhất

là từ đầu thế kỷ XVII và được phát triển liên tục vào các thế kỷ tiếp theo. Được

nâng tầm quản lý từ thấp đến cao, càng về sau càng chặt chẽ. Các nhật ký hành

trình, bản đồ của người phương Tây vẽ đều khẳng định Paracel (Hoàng Sa) và

Pratley (Trường Sa) là thuộc sự quản lý của vương quốc An Nam. So với các triều

đại quân chủ khác, triều Nguyễn là triều đại thực thi mạnh mẽ nhất chủ quyền của

quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

4. Dưới triều Nguyễn các hoạt động chủ yếu trong việc bảo vệ và thực thi chủ

quyền vùng biển là thường xuyên tuần tra kiểm soát, chống cướp biển, cứu hộ cứu

nạn và chống ngoại xâm - bảo vệ chủ quyền. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại

xâm tại các cửa biển miền Trung, phải ghi nhận những nỗ lực của vua quan nhà

Nguyễn, nhất là thời kỳ đầu tại chiến trường Đà Nẵng. Điều đáng lưu ý nhất là hệ

thống phòng thủ vùng biển, lực lượng thủy quân cùng tàu chiến của triều Nguyễn

không phát huy được tác dụng như mong muốn trong cuộc kháng chiến. Triều

Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng hệ thống phòng thủ và lực lượng thủy

quân nhưng không thể chống lại một kẻ thù mới với phương tiện kỹ thuật vượt trội,

chiến thuật tấn công vừa mạnh về quân sự vừa khôn khéo về ngoại giao đã dần làm

Page 164: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

157

khuất phục vua tôi nhà Nguyễn. Thất bại đó cũng là bài học lớn cho thế hệ sau trong

việc trang bị vũ khí, tổ chức lực lượng và chiến lược phòng bị đất nước từ phía biển.

Các hoạt động tuần tra kiểm soát, phòng chống cướp biển và cứu hộ cứu nạn

trên biển là những hoạt động thường xuyên, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ

sung làm tăng hiệu quả quản lý vùng biển dưới triều Nguyễn. Đó đều là các hoạt

động nhằm bảo vệ trật tự trị an và hoạt động kinh tế, trực tiếp là hỗ trợ vận tải công

và thuyền buôn, thuyền đánh cá. Triều Nguyễn đã thực thi kết hợp chính sách bảo

vệ và khai thác vùng biển trong nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt gắn kết giữa

nhiệm vụ tuần tra vì an ninh quốc phòng, chống cướp biển với hoạt động hỗ trợ vận

tải công, cứu hộ cứu nạn. Nhiều chính sách hỗ trợ, động viên ngư dân tham gia các

hoạt động của nhà nước, trong đó có hoạt động tuần thám tại quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa. Đó là sự kết hợp nhiệm vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển đảo.

Nhìn chung triều Nguyễn đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động trên nhằm thể hiện

chủ quyền quốc gia, giữ yên vùng biển và chống lại các mối đe dọa thường xuyên

từ các thế lực bên ngoài. Với những hạn chế về phương tiện và lực lượng, việc quản

lý một vùng biển dài rộng, thường xuyên có gió bão là những nguyên nhân chủ yếu

làm hạn chế công tác thực thi chủ quyền trên biển. Bên cạnh đó, về sau do phải tập

trung cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên công tác tuần tra, kiểm soát an

ninh vùng biển cũng gặp nhiều hạn chế.

5. Qua việc nghiên cứu phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều

Nguyễn cho thấy ảnh hưởng của sức mạnh trên biển và hệ thống phòng thủ có ý

nghĩa rất lớn đối với chủ quyền dân tộc. Đó cũng là một trong những yếu tố quyết

định đối với một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của một quốc gia có bờ biển dài

rộng và quan trọng như Việt Nam. Thiên nhiên đã ban cho đất nước ta điều kiện tự

nhiên thuận lợi, vùng biển dài rộng, nhiều đảo và quần đảo chiến lược có vị trí địa

lý đặc biệt, án ngữ đồng thời có thể kiểm soát được đường giao thông trên biển

Đông chính là những giá trị quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và

an ninh biển đảo. Trong bối cảnh ngày nay, tăng cường hệ thống phòng thủ và sẵn

sàng chiến đấu là cực kỳ cần thiết. Việt Nam cần có chiến lược huy động sức mạnh

tổng hợp của toàn dân tộc nhằm khai thác, làm chủ và bảo vệ được vùng biển của mình.

Page 165: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

158

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

1. Lê Tiến Công (2006), “Thông tin liên lạc trong việc bảo vệ biển dưới thời Gia

Long, Minh Mạng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (366), tháng 10. ISSN

08667497.

2. Lê Tiến Công (2007), “Vị thế của biển trong cái nhìn của các vua Nguyễn”,

Xưa & Nay, (275,276). ISSN 868-331X.

3. Lê Tiến Công (2008), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn sơ”, tham

luận tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội.

4. Lê Tiến Công (2012), “Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với phương Tây

tại Đà Nẵng trước năm 1858”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Xứ Quảng, số 1.

5. Lê Tiến Công (2012), “Ví trí chiến lược Nam Trung bộ trong cái nhìn an ninh

biển đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 10. ISSN 1859-2163.

6. Lê Tiến Công (2012), “Những người Việt lưu lạc trong cuộc chiến với Hà Lan

năm 1644”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, 12. ISSN 1859-2163.

7. Lê Tiến Công (2012) “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung dưới triều

Nguyễn”, Hội thảo khoa học Biển Đông - hợp tác và phát triển, Học viện chính

trị Quốc gia, Khu vực III, Đà Nẵng.

8. Lê Tiến Công (2013), “Biến cố trên Côn Đảo đầu thế kỷ XIII”, Tạp chí Huế

Xưa & Nay, số 2/ 2013. ISSN 1859-2163.

9. Lê Tiến Công (2013), “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung đầu triều

Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 1 (99). ISSN. 1859-0152.

10. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn Sơ”, Tạp

chí Khoa học, Đại học Huế, số 6. ISSN 1859-1388.

11. Lê Tiến Công (2013), “Tìm thấy tư liệu quý về công tác tuần tra vùng biển tại

Cù Lao Chàm- Tân Hiệp, Hội An”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 119. ISSN

1859-2163.

12. Lê Tiến Công (2013), “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc

kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn (1858-1883)”, Hội thảo khoa

Page 166: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

159

học Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX do Hội

KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

13. Lê Tiến Công (2014), “Việc bố phòng tại các cửa biển miền Trung trong cuộc

kháng chiến chống ngoại xâm (1858-1883)”, Tạp chí Xưa & Nay, số 448, tháng

6. ISSN 868-331X

14. Lê Tiến Công (2014), “Về công tác vẽ bản đồ, thăm dò đường biển và vận tải

công trên biển dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & phát triển, số 3

(110). ISSN. 1859-0152.

15. Lê Tiến Công (2014), “Triều Nguyễn với công tác cứu hộ, cứu nạn tại vùng

biển miền Trung”. Tạp chí KHXH&NV, sở KHCN Nghệ An, số tháng 7.

Page 167: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

160

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (2003), “Điểm sách: Đóng góp vào lịch sử lãnh thổ các chúa

Nguyễn tại miền Nam Việt Nam”, Nghiên cứu Huế, (5): 363 - 365.

2. Việt Anh (2014), “Tư liệu Hán Nôm Việt Nam trong văn khố hải ngoại (Aix-

en provence, Pháp)”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (123): 53-61.

3. Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, NXB TH -

Hội KHLS Việt Nam.

4. Đỗ Bang (2003), “Những chiến công chống ngoại xâm vùng biển thời các

chúa Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (57): 66 - 68.

5. Đỗ Bang (2010), “Hệ thống công trình phòng thủ Đà Nẵng (1802-1885)”, Tạp

chí Lịch sử quân sự, số 217 (1/2010): 39-44.

6. Đỗ Bang (2010),“Hệ thống các công trình phòng thủ cửa biển Thuận An và hạ

lưu sông Hương dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 100.

7. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, NXB

Văn hóa Thông tin, HN.

8. Đỗ Bang (2012), "Khai thác kinh tế và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng

Sa- Trường Sa dưới triều Nguyễn", Huế Xưa & Nay, số 114: 6-18.

9. Đỗ Bang chủ biên (2014), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ

quốc thế kỷ XIX, NXB Đà Nẵng.

10. John Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793),

Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Thế Giới.

11. C. Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên

và Nguyễn Nghị dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

12. C. Borri (1931), “Bản tường trình về xứ Đàng Trong”, (L. Cadière viết lời

tựa), bản dịch năm 2003, BAVH, Tập 18: 330 - 552.

13. Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới Quốc gia (2013), Tuyển tập các Châu bản

triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, NXB Tri Thức.

14. David Bulbeck, Li Tana (2006), “Giáp Ngọ niên bình nam đồ”, Anh Vân dịch,

Tạp chí Huế Xưa & Nay, (76): 34 – 45

15. L. Cadière (1915), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: linh mục De Rhodes",

BAVH, tập 2, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế.

16. L. Cadière (1920), "Một pho sử mới về xứ An - Nam", BAVH, Tập 7, Bửu Ý

bản dịch năm 2001, NXB TH, Huế: 222- 289.

Page 168: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

161

17. L. Cadière (1926), "Những người Pháp phục vụ vua Gia Long: Thư tín liên lạc

của họ", BAVH, Tập 13 bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 465 - 568.

18. L. Cadière (1929), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: mục sư De Choisy",

BAVH, Tập 16, bản dịch năm 2003, NXB TH, Huế: 239 - 277.

19. Lê Thanh Cảnh (1928), "Những ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An

Nam", BAVH, Tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 352 - 384.

20. Lê Thanh Cảnh (1928), "Những ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam",

(tiếp theo), BAVH, Tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 497 - 514.

21. Lê Thanh Cảnh (1929), "Ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam",

BAVH, Tập 16, bản dịch năm 2003, NXB TH, Huế: 44-122.

22. Lê Thanh Cảnh (1932), "Ghi chú về thiết lập nền bảo hộ Pháp ở An Nam",

BAVH, Tập 19, bản dịch năm 2006, NXB TH, Huế: 312 - 349.

23. Lê Thanh Cảnh (1937), "Những ghi chú lịch sử về việc đặt nền bảo hộ Pháp ở An

Nam", BAVH, Tập 24, bản dịch năm 2010, NXB TH, Huế: 581 - 603.

24. Trương Bá Cần, (2011), Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố

cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874), NXB Thế Giới.

25. Nguyễn Khắc Cần, Phạm Viết Thực (2001), Việt Nam - Cuộc chiến 1858 -

1975, NXB Văn hoá Dân tộc.

26. Monique Chemillier – Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa, bản dịch, NXB CTQG.

27. Braice M. Claget (1996), Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung

Quốc ở khu vựa bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, bản

dịch, NXB CTQG

28. H. Cosserat (1919), "Những người Âu đã thấy Huế xưa: Dutreuil de Rhins",

BAVH, Tập 6B, bản dịch năm 1998, NXB TH, Huế: 328 - 345.

29. H. Cosserat (1917), "Những người Pháp phục vụ vua Gia Long", BAVH, tập

4, bản dịch năm 1998, NXB TH, Huế: 167- 211.

30. H. Cosserat (1921), "Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân", BAVH, Tập 8, bản dịch

năm 2001, NXB TH, Huế: 104 - 133.

31. H. Cosserat (1920), “Đường cái quan từ Tourane ra Huế”, BAVH, Tập 7, bản

dịch năm 2001, NXB TH, Huế: 5- 176.

32. H. Cosserat (1927), "Bức ảnh đầu tiên của một vị trí địa hình xứ Nam Hà -

Đồn lũy Nom Nay, BAVH, Tập 14, Hà Xuân Liêm dịch năm 2004, NXB TH,

Huế: 292 - 301.

33. H. Cosserat (1926), "Phái bộ quân sự Pháp năm 1885 tại Trung Kỳ", BAVH,

Tập 13, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 89 - 111.

Page 169: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

162

34. Lê Tiến Công (2006), “Thông tin liên lạc trong việc bảo vệ biển dưới thời Gia

Long, Minh Mạng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (366), tháng 10.

35. Lê Tiến Công (2006), Tổ chức và hoạt động phòng thủ vùng biển các tỉnh

miền Trung dưới triều Nguyễn: thời kỳ 1802 - 1858, Luận văn thạc sĩ khoa học

Lịch sử, ĐHKH Huế.

36. Lê Tiến Công (2007), “Vị thế của biển trong cái nhìn của các vua Nguyễn”,

Xưa & Nay, (275,276).

37. Lê Tiến Công (2008), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn sơ”, tham

luận tại hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, HN.

38. Lê Tiến Công (2012), “Những cuộc đụng độ của nhà Nguyễn với phương Tây

tại Đà Nẵng trước năm 1858”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Xứ Quảng, số 1.

39. Lê Tiến Công (2012), “Ví trí chiến lược Nam Trung bộ trong cái nhìn an ninh

biển đầu triều Nguyễn”, Tạp chí Huế Xưa & Nay,số 10.

40. Lê Tiến Công (2012), “Những người Việt lưu lạc trong cuộc chiến với Hà Lan

năm 1644”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, 12.

41. Lê Tiến Công (2012) “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung dưới triều

Nguyễn”, Hội thảo khoa học Biển Đông - hợp tác và phát triển, Học viện

chính trị Quốc gia, Khu vực III, Đà Nẵng.

42. Lê Tiến Công (2013), “Biến cố trên Côn Đảo đầu thế kỷ XIII”, Tạp chí Huế

Xưa & Nay, số 2/ 2013.

43. Lê Tiến Công (2013), “Tổ chức phòng thủ vùng biển Miền Trung đầu triều

Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 1 (99).

44. Lê Tiến Công (2013), “Tuần tra, kiểm soát vùng biển thời Nguyễn Sơ”, Tạp

chí Khoa học, Đại học Huế, số 6.

45. Lê Tiến Công (2013), “Tìm thấy tư liệu quý về công tác tuần tra vùng biển tại

Cù Lao Chàm- Tân Hiệp, Hội An”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 119.

46. Lê Tiến Công (2013), “Hệ thống phòng thủ cảng biển miền Trung trong cuộc

kháng chiến chóng ngoại xâm dưới triều Nguyễn (1858-1883)”, Hội thảo khoa

học Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốc vào thế kỷ XIX, Hội

KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

47. Lê Tiến Công (2014), “Việc bố phòng tại các cửa biển miền Trung trong cuộc

kháng chiến chống ngoại xâm (1858-1883)”, Tạp chí Xưa & Nay, số 448.

48. Lê Tiến Công (2014), “Về công tác vẽ bản đồ, thăm dò đường biển và vận tải

công trên biển dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu & phát triển, số 3

(110): 96-102.

Page 170: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

163

49. Lê Tiến Công (2014), “Triều Nguyễn với công tác cứu hộ, cứu nạn tại vùng

biển miền Trung”. Tạp chí KHXH&NV, sở KHCN Nghệ An, số tháng 7.

50. Châu bản triều Nguyễn, triều Gia Long, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, HN.

51. Châu bản triều Nguyễn, triều Minh Mạng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, HN.

52. Châu bản triều Nguyễn, triều Thiệu Trị, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, HN.

53. Châu bản triều Nguyễn, triều Tự Đức, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, HN.

54. Châu bản Triều Nguyễn (mục lục), Bản thảo viết tay, Triều Minh Mạng, Thiệu

Trị, Tự Đức (đến năm 1857), 122 tập, Tư liệu đề tài khoa học cấp Nhà nước

KX - ĐL: 94 - 16.

55. Nguyễn Duy Chính (2002), “Bùi Viện và cuộc cải cách hải quân thời

Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (38,39): 105 - 119.

56. Nguyễn Duy Chính (dịch và giới thiệu), Cuộc hành trình từ Pháp đến Việt

Nam. http://www.gio-o.com/NguyenDuyChinhTuPhapDenVN.html

57. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Dư địa chí, nhân

vật chí, quan chức chí, Viện Sử học phiên dịch và chú giải.

58. Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập

2 (năm 1825-1826). NXB VHTT.

59. Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước (2010), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập

1 (đến năm 1824). NXB VHTT.

60. Adolphe Delvaux (1916), "Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên",

BAVH, tập 3, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế: 29-89.

61. Adolphe Delvaux (1920), "Pháp đánh chiếm Huế", BAVH, Tập 7 bản dịch năm

2001, NXB TH, Huế: 338 - 375.

62. Adolphe Delvaux (1926), "Sứ bộ Phan Thanh Giản năm 1863, theo các tư liệu

Pháp", BAVH, Tập 13, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 112 - 131.

63. Adolphe Delvaux (1928), "Sứ bộ vua Minh Mạng gửi sang gặp vua Louis Philippe

(1839-1841)", BAVH, tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH, Huế: 458 - 497.

64. Philippe Devillers, (2006), Người Pháp và người An Nam bạn hay thù?, Ngô

Văn Quỹ dịch, NXB Tổng hợp Tp HCM.

65. Cao Xuân Dục tuyển tập (2002), Tập 1, Quốc triều sử toát yếu, Hoàng Văn

Lâu dịch, NXB Văn Học, HN.

66. Đại Việt sử ký tục biên (2012), Ngô Thế Long, Nguyễn Kim Hưng dịch và

khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính, NXB Hồng Bàng

67. Lê Đản (2012), Nam Hà tiệp lục, Trần Đại Vinh dịch, tạp chí Nghiên cứu và

Phát triển xuất bản.

Page 171: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

164

68. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, HN.

69. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, HN.

70. Phan Đăng (2010), “Thuận An tấn ký của vua Tự Đức”, Nghiên cứu Huế, tập

7. tr. 278-284.

71. Nguyễn Văn Đăng (2002), “Hải Vân sơn trong sử sách triều Nguyễn”, Tuyển

tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô

Huế và Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển xuất bản: 50 - 57.

72. Nguyễn Văn Đăng (2003), “Vài nét về ngành đóng thuyền theo kiểu phương

Tây triều Minh Mạng”, Huế Xưa & Nay, (56): 58 - 63.

73. Nguyễn Văn Đăng (2004), “Ngành đóng thuyền ở Huế thời Nguyễn (1802 -

1884)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 6 (337): 22 - 35.

74. Nguyễn Đình Đầu (2014), Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng

Sa, Trường Sa, NXB ĐHQG TPHCM.

75. Lê Quý Đôn toàn tập (1977), Tập I, Phủ biên tạp lục, Bản dịch, NXB KHXH, HN.

76. Ngô Thời Đôn (2002), "Trấn nhân tiền liệt biểu và sự lược thuật về những

người phò tá các chúa Nguyễn, vua Nguyễn", Tuyển tập những bài nghiên cứu

về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Tạp chí Nghiên cứu

và Phát triển xuất bản: 579 - 585.

77. Sơn Hồng Đức (1975), “Thử khảo sát quần đảo Hoàng Sa”, Sử Địa, (29): 181 - 202.

78. Trần Thế Đức và các tác giả (1975), “Thư mục chú giải về Hoàng Sa”, Sử Địa, (29).

79. Hải Đường (2002), “Địa danh Hoàng Sa trong châu bản triều Nguyễn”, Những

vấn đề lịch sử của triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay và

Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản: 190 - 191.

80. Đinh Thị Hải Đường (2012), Chính sách an ninh – phòng thủ biển của nhà

Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, luận văn thạc sĩ lịch sử, ĐH KHXH&NV HN.

81. Lam Giang (1975), “Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa đông hải”, Sử

Địa, (29): 41 - 53.

82. Vũ Minh Giang (2014), “Căn cứ khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Xưa & Nay, số 449: 25-32.

83. Nguyễn Sĩ Hải (1962), Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ (1802

- 1847), Luận án Luật khoa Tiến sĩ đệ trình tại Đại học Sài Gòn.

84. Hoàng Xuân Hãn (1975), “Quần đảo Hoàng Sa”, Sử Địa, (29): 7 - 18.

Page 172: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

165

85. Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển chọn và dịch (2005),

Châu bản triều Tự Đức (1848 - 1883), Trung tâm nghiên cứu Quốc học, NXB

Văn Học, HN.

86. Thuận Hóa (2002), "Những cuộc đối đầu giữa nhà Nguyễn và người Hà Lan",

Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay

và Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản: 243 - 248.

87. Vũ Phi Hoàng (1988), Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- lãnh thổ Việt

Nam, NXB Quân đội Nhân dân.

88. Nguyễn Minh Hoàng (dịch) (2013), Thư của các giáo sĩ thừa sai, NXB Văn học.

89. Patrick J. Honey (2001), "Việt Nam vào thế kỷ XIX qua hồi ký của Edward

Brown và Trương Vĩnh Ký", Trương Ngọc Phú giới thiệu và chú giải, Nghiên

cứu Huế (2): 130 - 149.

90. Lãng Hồ (1975), “Hoàng Sa và Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam”, Sử Địa,

(29): 54 - 114.

91. Huyện đảo Trường Sa (1988), NXB Tổng hợp Phú Khánh

92. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), "Một số tư liệu phương Tây mới phát hiện về chủ

quyền lãnh thổ của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa", Huế

Xưa & Nay, số 114: 19-22.

93. Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (2000), Đô thị Việt Nam dưới

triều Nguyễn, NXB TH, Huế.

94. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam

từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội KHLS Việt Nam và Trung tâm UNESCO

Bảo tồn và Phát triển Văn hóa dân tộc Việt Nam xuất bản.

95. Thái Văn Kiểm (1975), “Những sử liệu Tây phương minh chứng chủ quyền

của Việt Nam”, Sử Địa, (29): 32 - 40.

96. Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2011), Người Việt với biển, NXB Thế giới.

97. Bùi Gia Khánh (2010), Thủy quân triều Nguyễn, thời kì 1802-1885, Luận văn

thạc sĩ, ĐHKH Huế.

98. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, NXB Văn Học, HN.

99. Đới Khả Lai (2001), “Hoa kiều và người Hoa ở Việt Nam trong Hải Nam tạp

trước của Thái Đình Lan”, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất, NXB

Thế Giới, Tập 5: 315 - 333.

100. Phan Huy Lê (2014), “Châu bản triều Nguyễn – những chứng cứ lịch sử- pháp

lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa – Trường Sa”, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 7 (459): 3-12.

Page 173: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

166

101. Phan Huy Lê (2014), “Cần phân biệt rạch ròi giữa Đại Trường Sa, tiểu Trường

Sa với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, Xưa & Nay, số 451. tr. 7 -10.

102. Ngô Sĩ Liên và các sử gia (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Văn

hóa Thông tin, HN.

103. Ngô Sĩ Liên và các sử gia (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Văn

hóa Thông tin, HN.

104. Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, NXB Công an Nhân dân

105. Nguyễn Thanh Lợi (2008), “Ghe bầu miền Trung”, Tạp Chí Nghiên Cứu và

Phát triển, số 2 (67): 37 - 49.

106. Huỳnh Lý (1998), “Hội đua thuyền ở Quảng Nam và truyền thống thủy quân

của nước ta”, Văn hóa Hội An, NXB Đà Nẵng: 102 - 106.

107. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Việt Nam thời Nguyễn, NXB Văn hoá

Thông tin, HN.

108. Nguyễn Việt Long (2013), Hoàng Sa- Trường Sa, các sự kiện, tư liệu lịch sử-

pháp lý chính (tập 1), NXB Trẻ.

109. R. Morinneau (1914), "Di tích lịch sử vùng dưới Bao Vinh: đồn và pháo đào",

BAVH, tập 1, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế: 135-249.

110. R. Morinneau (1914), "Di tích lịch sử vùng trên Bao Vinh: Trường bia Thanh

Phước", BAVH, tập 1, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế: 88- 91.

111. R. Morinneau (1914), "Những di tích lịch sử vùng hạ lưu Bao Vinh", BAVH,

tập 2, bản dịch năm 1997, NXB TH, Huế: 293-299.

112. Đỗ Văn Ninh (1993), “Quân đội nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,

(6): 45 - 53.

113. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, in

lần thứ 2, Tập 4, NXB TH, Huế

114. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, in

lần thứ 2, Tập 5, NXB TH, Huế.

115. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, in

lần thứ 2, Tập 7, NXB TH, Huế.

116. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, in

lần thứ 2, Tập 8, NXB TH, Huế.

117. Nguyễn Quang Ngọc (1999), “Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông: một hoạt động

nổi bật của vương triều Tây Sơn”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1, tr 15 – 18.

118. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2002), Tư liệu về hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa của Việt Nam, NXB ĐHQG HN.

Page 174: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

167

119. Nguyễn Quang Ngọc (2011), “Hoàng sa, Trường Sa: những trang sử được viết

bằng máu”, Bản tin Đại học Quốc gia HN, số 245, tháng 7: 30-36

120. Nguyễn Quang Ngọc (2014), “Bộ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen và

vấn đề chủ quyền trên quần đảo giữa biển Đông”, Hội thảo quốc tế: Hoàng Sa

– trường sa, sự thật lịch sử, Đà Nẵng.

121. Hãn Nguyên (1975), “Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam

trên quần đảo Hoàng sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ”, Sử Địa, (29): 115 - 150.

122. Nguyễn Nhã (1975), “Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của hội truyền giáo

Ba Lê”, Sử Địa, (29): 258 - 273.

123. Nguyễn Nhã (1975), “Thử đặt vấn đề Hoàng Sa”, Sử Địa (29): 3 - 6 và 351.

124. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học KHXH & Nhân

văn, Tp HCM.

125. Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang

Việt (2008), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TPHCM, NXB Trẻ,

126. Lé Opold Pallo (1864), Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861, Hoang

Phong dịch, 2008, Nxb Phương Đông.

127. CL.Ant. Poupard (1939), "Việt đánh chiếm Huế: đội quân cảnh sát", BAVH,

Tập 26, bản dịch năm 2012, NXB TH, Huế: 381-398.

128. Nguyễn Hữu Châu Phan (2010), "Bối cảnh lịch sử Việt Nam khi người Pháp

đến", Nghiên cứu Huế, sô 2.

129. Đinh Kim Phúc (2012), Hoàng Sa - Trường sa, luận cứ và sự kiện, NXB Thời Đại.

130. Nguyễn Phan Quang (2002), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1884), NXB

TPHCM.

131. Phạm Hoàng Quân (2009), “Khảo sát các địa danh trên biển trong Đại thanh

vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, (4):

145-159.

132. Phạm Hoàng Quân (2011), "Những ghi chép liên quan đến biển Đông trong

phương chí Trung Hoa", Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 3 (86): 56-80.

133. Phạm Hoàng Quân (2011), "Những ghi chép liên quan đến biển Đông trong

phương chí Trung Hoa" (tiếp theo), Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 5

(88): 58-74.

134. Phạm Hoàng Quân (2011), "Những ghi chép liên quan đến biển Đông trong

phương chí Trung Hoa", (tiếp theo), Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 4

(87): 46-68.

Page 175: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

168

135. Phạm Hoàng Quân (2011), "Những ghi chép liên quan đến biển Đông trong

chính sử Trung Quốc", Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 1 (84): 44-88.

136. Phạm Hoàng Quân (2011), "Những ghi chép về vùng biển Quảng Đông (Trung

Hoa) và biển Đông (Việt Nam) trong Đại Thanh thực lục đối chiếu với Đại

Nam thực lục", Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 2 (85): 49-74.

137. Phạm Hoàng Quân (2012), "Về địa danh Vạn Lý Trường Sa trong tác phẩm

Hải ngoại kỷ sự", Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 6 (95): 74-85.

138. Trần Thị Mai (2007), Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á, NXb Đại học

Quốc gia Tp HCM.

139. Trần Ích Nguyên (2009), Thái Đình Lan và tác phẩm Hải Nam tạp trứ, NXB

Lao Động, Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản.

140. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, NXB TH, Huế.

141. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 2, NXB TH, Huế.

142. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, NXB TH, Huế.

143. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 1, NXB TH, Huế.

144. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 2, NXB TH, Huế.

145. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 3, NXB TH, Huế.

146. Quốc sử quán triều Nguyễn (1995), Đại Nam liệt truyện tiền biên, NXB

KHXH, HN.

147. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục,

Viện Sử học dịch, NXB Giáo Dục, HN.

148. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu, NXB TH, Huế.

149. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

150. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 2, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

151. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 3, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

152. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 4, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

153. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 5, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

154. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 6, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

155. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 7, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

Page 176: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

169

156. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập 8, Bản dịch của

Viện Sử học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo Dục, HN.

157. Trần Văn Quyến (2012), "Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử", Kỷ yếu

Hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa, Nha Trang: 476-510.

158. Lưu Anh Rô (2005), Đà Nẵng buổi đầu đánh Pháp (1858 - 1860), NXB Đà Nẵng.

159. A. Sallet (1928), "Chiến dịch Pháp - Tây Ban Nha ở vùng Trung Trung Kỳ

chiếm Tuorane năm1858-1859", BAVH, Tập 15, bản dịch năm 2004, NXB TH,

Huế: 341- 351.

160. Vũ Hữu San (2013), Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Trẻ.

161. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, bản dịch, Đại học Huế.

162. Alfred Schreiner, (1905), Đại Nam quốc lược sử, Nguyễn Văn Nhàn dịch, Sài Gòn.

163. Trần Đức Anh Sơn (2011), Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với

huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng, Báo cáo đề tài khoa học cấp thành

phố, Đà Nẵng.

164. Trần Đức Anh Sơn (2014), Tàu thuyền và ngành đóng thuyền ở Việt Nam thời

Nguyễn NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM.

165. Trần Đức Anh Sơn (chủ biên) (2014), Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối

với quần đảo Hoàng Sa, NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM

166. Trần Đức Anh Sơn (chủ biên) (2014), Hoàng Sa- Trường Sa, tư liệu và quan

điểm của học giả quốc tế, NXB Hội Nhà văn.

167. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII -

XVIII, Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ, Tp. HCM.

168. Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2 (2014), Chuyên đề sử liệu Việt Nam:

Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Trần Đại Vinh,

Trần Viết Ngạc dịch và khảo chú.

169. Hồ Bạch Thảo (2010), “Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa

về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Ðông được đề cập trong tác phẩm

Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên”, Tạp chí Thời đại mới, Số 20.

170. Trần Hy Tăng, Huyện chí Hòa Vang, Nguyễn Đình Thảng dịch, bản đánh máy

171. Trần Thuận (2012), "Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai

thác nguồn lợi biển đảo trên biển đông", tham luận tại hội thảo Hợp tác biển

đông: lịch sử và triển vọng, Đà Nẵng.

172. Nguyễn Quang Trung Tiến (2000), “Qúa trình thiết lập hệ thống phòng thủ cửa

biển Thuận An”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (5): 42 - 54.

Page 177: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

170

173. Tố Am Nguyễn Toại (2002), "Quan thuyền thời Nguyễn đi ra ngoại dương",

Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích

Cố đô Huế và Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển xuất bản: 121 - 125.

174. Tố Am Nguyễn Toại (2002), "Thủy quân ngày xưa", Tuyển tập những bài

nghiên cứu về triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Tạp chí

Nghiên cứu và Phát triển xuất bản: 44 - 49.

175. Lê Thị Toán (2003), Hệ thống phòng thủ Kinh đô Huế của triều Nguyễn

(1802-1885), Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, ĐHKH Huế.

176. Lê Thị Toán (2007), “Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ từ xa”, Tạp chí Nghiên

cứu Lịch sử , 370, 371.

177. Lê Thị Toán (2008), “Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ trung tâm”, Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, 381.

178. Yoshiharu Tsuboi (2011), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa

1847-1885, Nguyễn Đình Đầu dịch, NXB Tri Thức.

179. Hoàng Anh Tuấn, 2008, "Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển

Đông thời cổ trung đại", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9, 10: 3-16.

180. Nguyễn Thanh Tùng (chủ nhiệm), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa

vật thể và phi vật thể ở huyện đảo Lý Sơn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

tỉnh, bản đánh máy, không đề năm xuất bản.

181. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng,

NXB KHXH, HN.

182. Nguyễn Q. Thắng, (2008), Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ

công pháp quốc tế, NXB Tri Thức.

183. Nguyễn Thông (1984), Việt sử cương giám khảo lược, trích trong: Nguyễn

Thông: con người và tác phẩm, NXB TPHCM.

184. Cao Huy Thuần (2003), Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại

Việt Nam (1857 - 1914), Nguyên Thuận dịch, NXB Tôn Giáo.

185. Lưu Trang (2005), Phố cảng Đà Nẵng từ 1802 - 1860, NXB Đà Nẵng.

186. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002), "Vua Gia Long và ngành đóng thuyền tại Nam

bộ", Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, tạp chí Xưa &

Nay và Trung tâm bảo tồn Di tich Cố đô Huế xuất bản: 311 - 319.

187. Trần Công Trục (2012), Dấu ấn Việt trên Biển Đông, NXB Thông tin và

truyền thông

188. Nguyễn Ngọc Trường (2014), Về vấn đề Biển Đông, NXB Chính trị quốc gia.

Page 178: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

171

189. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội KHLS Việt Nam (2008), Chúa Nguyễn

và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI-XIX, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học, NXB Thế Giới.

190. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2014), Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của

Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của

Việt Nam ở Biển Đông, NXB KHXH.

191. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thủy trong

lịch sử chống ngoại xâm, NXB Quân đội Nhân dân, HN.

192. Trần Đại Vinh (2014), “Góp ý bổ cứu cho công trình Một số tư liệu Hán Nôm

về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các

vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số

110-111: 116-128.

193. Trần Quốc Vượng (1998) “Về một nền văn hóa cảng thị miền Trung”, Việt

Nam - Cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc, HN.

194. Trần Quốc Vượng (1998), “Khu phố cổ Hội An”, Tạp chí Văn hóa Hội An,

NXB Đà Nẵng: 3 - 12.

195. Nguyễn Đắc Xuân (2003), “Về chiếc tàu Constitution của Mỹ đến Đà Nẵng

năm 1847”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, (56): 54 - 57.

Page 179: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

172

PHẦN PHỤ LỤC

Page 180: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

173

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang

PL 1: Bảng thống kê các hải tấn miền Trung dưới triều Nguyễn .................................. I

PL 2: Định ngạch các hạng thuyền cho các tỉnh miền Trung dưới triều Nguyễn ........ III

PL 3: Thống kê thuyền bọc đồng dưới triều Nguyễn .................................................... V

PL 4: Thống kê thuyền công gặp nạn dưới triều Nguyễn ............................................ IX

PL 5: Một tờ chiếu của thủy quân năm Minh Mạng thứ 5 (1824) ................................ X

PL 6: Một tờ chiếu của thủy quân năm Minh Mạng thứ 8 (1827) ............................... XI

PL 7: Tờ sắc của thủy quân năm Tự Đức thứ 2 (1849) ............................................. XII

PL 8: Một báo cáo về số thuyền chiến của thủy quân năm Tự Đức thứ 33 (1881) .. XIII

PL 9: Một số tư liệu thủy quân triều Nguyễn phát hiện tại Quảng Nam .................. XVI

PL 10: Một số ấn triện thủy quân triều Nguyễn ...................................................... XVII

PL 11: Chế cho cha mẹ quan thủy quân Phạm Văn Cục, Quảng Nam .................. XVIII

PL 12: Bản đồ Partie de la cochinchine trong tập 2 bộ atlas universel của Philippe

Vandermaelen, xuất bản năm 1827 ........................................................................... XIX

PL 13: An Nam đại quốc họa đồ ............................................................................... XX

PL 14: Đại Nam nhất thống toàn đồ ........................................................................ XXI

PL 15: Bia chùa Hải Tạng (Tân Hiệp, Hội An) ....................................................... XXII

PL 16: Bia Đại phước nghĩa trủng (Cửa Đại, Hội An) .......................................... XXIII

PL 17: Di tích Hải Vân Quan ................................................................................. XXIV

PL 18: Một đoạn thành Trấn Hải (Thuận An) ........................................................ XXV

PL 19: Thuyền chiến thời Nguyễn ......................................................................... XXVI

PL 20: Thuyền buồm dùng đi Hoàng Sa ............................................................... XXVI

PL 21: Thuyền buồm vận tải (thời cổ của đảo Lý Sơn) ......................................... XXVI

PL 22: Bản đồ chiến sự tại Đà Nẵng năm 1858-1859 .......................................... XXVII

PL 21: Một số trang Châu bản triều Nguyễn liên quan đến hoạt động bảo vệ vùng

biển Miền Trung dưới triều Nguyễn ................................................................... XXVIII

Page 181: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

I

PL 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC HẢI TẤN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1

TT Tỉnh Cửa tấn Pháo đài Bố phòng Ghi chú

1 Thanh Hóa Chính Đại, Bạch Câu,

Y Bích, Hội Triều,

Hàn, Bạng

Biện Sơn

Tĩnh Hải

-Bảo Biện Sơn: một kỳ đài, một nhà quân, 12 khẩu đại

bác, một kho thuốc súng (đầu đời Gia Long).

- Pháo đài Tĩnh Hải: 1 kỳ đài, một nhà quân, và 4 khẩu

đại bác, (Minh Mạng thứ 9 (1828).

Hai pháo đài Biện Sơn, Tĩnh Hải: thành thủ úy 1 viên,

trú binh 50 tên. Lúc cao nhất có 100 biền binh đóng

giữ.

Các cửa biển đều đặt

tấn thủ, bắt dân quanh

vùng phụ giữ. Chính

Đại thì cho dân làm

phụ lũy. Tấn Bạch Câu

và tấn Bang đến năm

1850 bãi bỏ thủ ngự

2 Nghệ An Tấn cửa Hội, cửa Xá,

cửa Hiền, cửa Cờn

(Cần), cửa Vạn, cửa

Quèn, cửa Thơi

Tấn cửa Hội có đặt thủ ngự, hiệp thủ và 30 tấn binh,

các tấn còn lại ban đầu có đặt thủ sở nhưng về sau, đến

thời Tự Đức đều giao cho dân sở tại tuần phòng.

Về sau các tấn không

quan trọng cũng tùy

nghi bỏ bớt

3 Hà Tĩnh Tấn cửa Nhượng, cửa

Khẩu, cửa Sót, Cương

Giản

Hội điển nói đến tấn Hà Tân, tấn Luật có đặt thủ ngự;

Tấn Nhượng, tấn Khẩu, Hà Tân đều do dân làng sở tại

tuần phòng.

Hai tấn biển này vẫn

được chép vào tỉnh

Nghệ An

4 Quảng Bình Tuần Quảng, Nhật Lệ,

Linh Giang, Ròn, An

Náu, Lý Hoà.

Nhật Lệ, Linh Giang có tấn thủ. Các tấn khác không

có. Năm 1828, ba tấn Nhật Lệ, Tiến Giang, Linh Giang

sung thuộc lệ.

5 Quảng Trị Tùng Luật, Việt An Tùng Luật: tấn thủ 1 viên, lệ dân 10 viên. Tấn Việt

Yên/An: Tấn thủ 1 viên, lệ dân 17 viên. Năm 1836 nâng

lên 50 người.

Sách Đại Nam nhất

thống chí có chép 2 tấn

này thuộc phần Kinh sư

6 Thừa Thiên Tấn Thuận An, Tư

Hiền, Cảnh Dương,

Chu Mãi, Hải Vân

Trấn Hải

Đây là cửa ngõ vào Kinh đô nên được bố tròng rất cẩn

mật, quân số đông và có sự thay đổi theo từng thời kỳ, tập

trung ở thành Trấn Hải

7 Quảng Nam Cu Đê, tấn Đà Nẵng,

Đại Chiêm, Đại Áp

Điện Hải

An Hải.

Định Hải,

Mức độ phòng thủ tại cửa biển được miêu tả dày đặc

trong các sách sử với sự cẩm mật nhất lúc bấy giờ, đặc

biệt là thành Điện Hải và thành An Hải cùng hệ thống

1 Nguồn: Tác giả thống kê từ sách Đại Nam nhất thống chí và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.

Page 182: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

II

Phòng Hải phòng thủ liên hoàn tại của biển này

8 Quảng Ngãi Thái Cần, Sa Kỳ, Đại

Cổ Lũy, Mỹ Ý, Sa

Huỳnh, Lý Sơn

Thái Cần, Sa Kỳ, Đại Cổ Lũy, Mỹ Ý, Sa Huỳnh có thủ

ngự và dân phụ lũy. Tấn Lý Sơn có đặt đồn phòng thủ

9 Bình Định Kim Bồng, An Dụ, Đề

Di.

Hổ Cơ Pháo đài Hổ Cơ có đặt mấy chục cỗ súng đại bác.

Đồn Thi Nại có lính bố phòng

10 Phú Yên Tấn Cù Mông, Vũng

Lấm, Xuân Đài, Phú

Sơn, Đà Diễn, Đà

Nông (Nùng).

Tấn Xuân Đài: thừa biện 1 viên, thuộc lệ 30, Đà Nông

thừa biện 1 viên, thuộc lệ 10.

Càng về sau việc cai

quản thường là kiêm

quản, bỏ bớt thủ ngự.

11 Khánh Hòa Nha Phu, cửa lớn và

cửa bé Cù Huân, Cam

Linh, Vân Phong lớn

và Vân Phong nhỏ

Ninh Hải Các tấn đều đặt thủ sở, cắt đặt thủ ngự, hiệp thủ. Ninh

Hải đặt súng đại bác, phái quân canh giữ

12 Bình Thuận Tấn Ma Văn, Phan

Rang, Cà Ná, Vũng

Dâm, Long Vĩnh,

Phan Rí, Phố Hài,

Phan Thiết, Ma Li, La

Di, Phù Mi.

Các tấn đều đặt thủ sở và cắt đặt thủ ngự, hiệp thủ

trông coi. Bắt dân trong vùng làm phụ lũ.

Page 183: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

III

PL 2: ĐỊNH NGẠCH CÁC HẠNG THUYỀN CHO CÁC TỈNH MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 2

TT

Tên thuyền

Định ngạch số lượng các hạng thuyền các tỉnh miền Trung

Tổng Kinh

Phủ

Thừa

Thiên

Quảng

Nam

Quảng

Ngãi

Bình

Định

Phú

Yên

Khánh

Hòa

Bình

Thuận

Quảng

Trị

Quảng

Bình

Tĩnh

Nghệ

An

Thanh

Hóa

1 Bọc đồng các

hạng

29 29

2 Thuyền vận

chuyển đường

sông

3 3

3 Thuyền sai 9 7 2 18

4 Thuyền nhẹ 6 3 2 2 2 3 2 20

5 Thuyền ván 3 3

6 Thuyền Nam 6 6

7 Thuyền Nan nhẹ 4 4

8 Thuyền Tàu 1 1

9 Vận chuyển

đường biển

10 7 4 7 4 4 6 2 2 6 52

10 Thuyền tuần biển 3 2 2 2 2 3 2 2 1 19

11 Thuyền vượt

biển lớn

25 3 5 8 41

12 Thuyền vượt

biển vừa

15 15

13 Thuyền vượt

biển nhỏ

10 5 15

14 Thuyền tàu Ô 9 3 2 3 2 3 2 4 1 29

15 Thuyền sơn đỏ 6 5 5 3 1 3 23

2 Nguồn: Thống kê từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

Page 184: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

IV

16 Thuyền sơn đen 14 10 24

17 Thuyền đầu nhỏ 2 2

18 Thuyền con 19 19

19 Thuyền xuồng 11 11

20 Thuyền xuồng

kiểu mới

6 6

21 Các hạng thuyền

con

34 34

22 Thuyền lồng

(rồng?)

2 2

23 Thuyền nhẹ 11 3 11

Tổng 206 22 43 6 14 11 8 14 7 13 7 29 10 387

Page 185: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

V

PL 3: THỐNG KÊ THUYỀN BỌC ĐỒNG ĐÓNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885)3

TT Năm Tên hiệu Số đo4 số

lượng

Ghi chú

dài rộng sâu

1 1823 Thụy Long 7 trượng 7 thước 5

tấc

2 trượng 4 thước 1 trượng 5 thước 5

phân

1 Năm Thiệu Trị thứ 3 cho

tháo ván để sửa chữa, dài 9

trượng 9 thước, rộng 2

trượng 3 thước, sâu 1 trượng

7 thước 1 tấc

2 1824 An Hải 5 trượng 5 thước 4

tấc 4 phân

1 trượng 4 thước 3

tấc

9 thước 7 tấc 4

phân

1

3 - Định Dương 5 trượng 7 thước 7

tấc

1 trượng 3 thước 7

tấc 5 phân

9 thước 6 tấc 1 Năm 1829 đổi thành Định

Hải, năm 1834 đổi là Kim

Ưng, năm 1840 đổi thành Phi

Vụ

4 - Tĩnh Dương 5 trượng 3 thước 1 trượng 2 thước 9

tấc

9 thước 9 tấc 1 Năm 1829 đổi thành Tĩnh

Hải

5 - An Dương 5 trượng 1 thước 4

tấc

1 trượng 3 thước 6

tấc

1 trượng 1 Năm 1829 đổi thành An Hải,

sau gọi là thuyền nhỏ

6 - Bình Dương 6 trượng 1 thước 5

tấc 9 phân

1 trượng 5 thước 7

tấc 5 phân

1 trượng 9 tấc 3

phân

1

7 - Thanh Hải 4 trượng 3 thước 6

tấc 3 phân

1 trượng 2 tấc 3

phân

6 thước 1 Năm 1829 đổi thành Tuần

Hải

8 1825 Uy Phụng 3 trượng 8 tấc 2 trượng 1 thước 1 trượng 7 thước 1

tấc

1 1833 đổi thành Linh Phụng

9 - Phấn Bằng 8 trượng 4 thước 3

tấc

2 trượng 4 tấc 5

phân

1 trượng 7 thước 1

tấc

1 Năm Thiệu Trị thứ 2 thì sửa

chữa, tháo ra đóng lại, thay

ván gỗ

3 Nguồn: Thống kê từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

4 Đơn vị đo độ dài cổ: Một trượng bằng 4m. Một thước bằng 0,4m. Một tấc bằng 4cm. Một phân bằng 4mm.

Page 186: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

VI

10 - Thanh Dương 6 trượng 6 thước 9

tấc 4 phân

1 trượng 5 thước 9

tấc

1 trượng 2 thước 7

tấc 2 phân

11 - Điện Dương 6 trượng 2 thước 1

tấc

1 trượng 5 thước

6 tấc

1 trượng 2 thước 3

tấc

Năm 1828, đổi thành Tĩnh

Dương

12 1826 thuyền ván

sam bọc đồng

2,5 trượng 5 thước, 9 tấc 2 thước, 8 tấc 2

13 1828 An Dương 6 trượng, 5 thước 5

tấc

1 trượng 8 thước 1 trượng 2 thước 5

tấc

Mua của Pháp.

Năm 1834 đổi tên là Kim

Ưng rồi Thanh Loan, năm

1839 đổi làm Thanh Dương

14 1829 Thanh Hải 5 trượng 4 thước 5

tấc

1 trương 5 thước 7

tấc 2 phân

9 thước 7 tấc 5

phân

1 Thanh Hải cũ năm Năm

Minh Mạng thứ 10 đổi thành

Tuần Hải

15 - Bình Hải 5 trượng 4 thước 6

tấc

1 trượng 3 thước 4

tấc 5 phân

16 - Tuần Hải số 2 4 trượng 5 thước 1 trượng 1 thước 5

tấc

7 thước 1 tấc 8

phân

1 Thuyền nhỏ bọc đồng. Xà

ngăn 11 thước 3 tấc

17 - Tuần Hải số 3 4 trượng 5 thước 1

tấc

1 trượng 1 thước 5

tấc

7 thước 5 phân 1 Thuyền nhỏ bọc đồng

18 - Uy Phụng

(Linh Phụng)

4 trượng 5 thước 2 trượng 1 thước 3

tấc

1 trượng 7 thước 1

19 1834 Vân Điêu 7 trượng 2 thước 1 trượng 8 thước 1 trượng 5 thước 3

tấc

1

20 - An Dương 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 3

tấc

1 trượng 1 thước 1

tấc

1

21 - Định Dương 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 8

tấc

1 trượng 1 thước 1

tấc

1

22 1837 Tuần Hải 5 trượng 1 trượng 3 thước 8 thước 8 tấc 2 Trong các thuyền chữ Hải thì

sau có lấy 1 thuyền gọi là

tuần hải số 6, các thuyền còn

Page 187: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

VII

lại chia ban nhất và ban nhị,

sau lại đổi Tuần Hải số 6

thành Tuần Hải số 3

- Phật Thứu 7 trượng 2 thước 1 trượng 8 thước 1 trượng 5 thước 1 Sau đổi là Trường Hạt

23 - Thần Giao 7 trượng 2 thước 1 trượng 8 thước 1 trượng 5 thước Cùng kích cỡ với Phật Thứu,

Tiên Ly.

Và 3 thuyền này được xếp

vào nhóm Thanh Loan, Kim

Ưng, Vân Điêu

24 - Tiên Ly 7 trượng 2 thước 1 trượng 8 thước 1 trượng 5 thước 1

25 1838 Tuần dương

bọc đồng

4 trượng 4 thước 1

tấc

1 trượng 4 tấc 7 thước 2 tấc 1 Đây là loại thuyền hạng

trung nhằm tăng hiệu quả

tuần thám

26 - Thuyền phòng

dương

4 trượng 4 thước 1

tấc

1 trượng 4 tấc 7 thước 2 tấc 1

27 1839 Thanh Loan

(mới)

9 trượng 5 thước 1 trượng 1 thước 2

tấc

1 trượng 7 thước 1

tấc

1 Thanh Loan, Linh Phụng,

Thụy Long, Phấn Bằng là 4

thuyền lớn. Sau có thêm

tuyền Kim Ưng, rất lớn, tạo

thành 5 cái lớn nhất

28 - Định Hải 5 trượng 6 tấc 1 trượng 4 thước 1 trượng 1 Đóng thêm để đủ ngạch

29 1840 Kim Ưng

(mới)

9 trượng 7 thước 2

tấc

2 trượng 2 thước 5

tấc

1 trượng 7 thước 1

tấc

1 Thuyền Kim Ưng cũ đổi

thành Phi Vụ.

30 1843 Định Hải 5 trượng 6 thước 2

tấc

1 trượng 4 thước 1 trượng 1 Quảng Bình đóng, bù vào

thuyền Thanh Hải còn thiếu

31 - Điền Dương 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 3

tấc

1 trượng 1 thước 1

tấc 9 phân

1 Tỉnh Nghệ An đóng, nộp về

Kinh

32 - Thọ Hạc 7 trượng 2 thước 1 trượng 8 thước 1 trượng 5 thước 1 Thanh Hóa đóng, nộp về

kinh

33 1844 Thái Loan 9 trượng 9 thước 2 trượng 3 thước 1 trượng 7 thước 1 1

Page 188: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

VIII

tấc

34 1845 Bảo Long 1 Giống như Thái Loan

35 - Ngọc Phụng 1 Giống Bảo Long

36 1846 Thụy Hồng 8 trượng 5 thước 1

tấc

2 trượng 1 thước 1 trượng 5 thước 1 Nghệ An đóng theo lệnh

37 - Tường Nhạn 8 trượng 5 thước 2

tấc 5 phân

2 trượng 1 thước 2

tấc

1 trượng 5 phân 1 Thanh Hóa đóng theo lệnh

38 1847 Bằng Đoàn 8 trượng 1 thước 2 trượng 3 thước 1 trượng 5 thước 6

tấc

1

39 - Diêu Phi 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 3

tấc

1 trượng 1 thước 1

tấc

1

40 - Chuẩn Kích 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 3

tấc

1 trượng 1 thước 1

tấc

1 Kích thước giống Diêu Phi

41 1849 Tĩnh Dương 6 trượng 7 thước 1 trượng 5 thước 5

tấc

1 trượng 4 tấc 1

42 - Điện Dương 6 trượng 2 thước 1

tấc

1 trượng 5 thước

6 tấc

1 trượng 2 thước 3

tấc

1 Theo kích cỡ năm Minh

Mạng thứ 6 (1825)

43 1852 Bình Dương 6 trượng 1 thước 5

tấc 9 phân

1 trượng 5 thước 7

tấc 5 phân

1 trượng 9 tấc 3

phân

1 Đóng bù, theo kích thước

năm Minh Mạng thứ 5

(1824)

Page 189: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

IX

PL 4: THỐNG KÊ THUYỀN CÔNG GẶP NẠN DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC5

TT

Năm

Thuyền

phái đi

Thuyền gặp nạn

TT

Năm

Thuyền gặp nạn

Gió bão Gió

bão,

cướp

Tỷ lệ

Thuyền

phái đi

Gió

bão

Gió

bão,

cướp

Tỷ lệ

1 Mậu Thân 1848 330 25 7.58 19 Bính Dần 1866 304 14 4.61

2 Kỷ Dậu 1849 476 24 5.04 20 Đinh Mão 1867 362 52 14.36

3 Canh Tuấn 1850 370 11 2.97 21 MậuThìn 1868 226 51 22.57

4 Tân Hợi 1851 540 34 6.3 22 Kỷ Tỵ 1869 249 9 3.61

5 Nhâm Tý 1852 612 45 7.35 23 Canh Ngọ 1870 224 25 11.16

6 Quý Sửu 1853 613 46 7.5 24 Tân Mùi 1871 224 25 11.16

7 Giáp Dần 1854 493 15 3.04 25 Nhâm Thân 1872 416 40 9.62

8 Ất Mão 1855 650 17 2.62 26 Quý Dậu 1873 324 20 6.17

9 BínhThìn 1856 418 11 2.63 27 Giáp Tuất 1874 273 9 3.3

10 Đinh Tỵ 1857 330 36 10.91 28 Ất Hợi 1875 403 9 2.23

11 Mậu Ngọ 1858 444 12 2.7 29 Bính Tý 1876 458 22 4.8

12 Kỷ Mùi 1859 298 25 8.39 30 Đinh Sửu 1877 345 30 8.7

13 Canh Thân 1860 317 17 5.36 31 Mậu Dần 1878 150 10 6.67

14 Tân Dậu 1861 583 50 8.58 32 Kỷ Mão 1879 237 15 6.33

15 Nhâm Tuấn 1862 59 3 5.08 33 Canh Thìn 1880 156 10 6.41

16 Quý Hợi 1863 290 45 15.52 34 Tân Tỵ 1881 276 36 13.04

17 Giáp Tý 1864 213 11 5.16 35 Nhâm Ngọ 1882 156 11 7.05

18 Ất Sửu 1865 96 17 17.71 36 Quý Mùi 1883 69 19 27.54

Tổng 11.984 404 447 7.1

5 Nguồn: thống kê từ Đại Nam thực lục, tập 7, 8, 9. Dưới thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị không có thống kê hàng năm.

Page 190: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

X

PL 5. MỘT TỜ CHIẾU THỦY QUÂN NĂM MINH MẠNG THỨ 5 (1824)6

1. NGUYÊN VĂN 2. PHIÊN ÂM:

Chiếu Thủy quân trung thủy cơ tứ đội vị nhập lưu thư lại

Nguyễn Văn Tảo, quán Điện Bàn phủ Diên Phước Huyện Phú Triêm

Hạ tổng Thanh Hà xã phục sự hữu nhật, thư toán sảo thông, tư kinh

chưởng lĩnh đại viên tấu thỉnh chuẩn thực thụ nội quân, y kỳ tứ đội,

tòng cửu phẩm thư lại tảo khiết, nam tòng cai đội, phụng thủ nội đội

bạ tịch. Công vụ nhược sở sự phất cần hữu quốc pháp tại.

Khâm tai!

Minh Mệnh ngũ niên, thập nhất nguyệt, nhị thập cữu nhật

(Ấn trên: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành

Ấn dưới: Quốc gia tín bảo).

3. DỊCH NGHĨ A:

Chiếu [cho] Nguyễn Văn Tảo [là] thư lại chưa nhập lưu (biên

chế), đội 4, doanh thủy trung thuộc thủy quân

Quê quán: xã Thanh Hà, tổng Phú Triêm Hạ, huyện Diên

Phước, phủ Điện Bàn.

Đã có thời gian làm việc [thư lại] tính toán nhanh nhẹn. Nay

qua viên Chưởng lĩnh tấu xin cho được vào chính thức và giữ

nguyên [chức] thư lại tòng cửu phẩm ở đội 4.

Con trai Tảo là cai đội phục vụ giấy tờ trong đội.

Nếu làm việc không siêng năng đã có quốc pháp

Kính đấy (lệnh này)

Ngày 29 tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 5 (1824).

(Ấn trên: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành

Ấn dưới: Quốc gia tín bảo).

6 Ngô Đức Chí, cử nhân Hán Nôm phiên âm và dịch nghĩa.

Page 191: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XI

PL 6: MỘT TỜ CHIẾU THỦY QUÂN NĂM MINH MẠNG THỨ 8 (1827)7

1. NGUYÊN VĂN 2. PHIÊN ÂM

Chiếu thủy quân trung thủy cơ tứ đội tòng cữu phẩm thư lại

Nguyễn Văn Tảo. Tiền kinh hữu chỉ cải vi Trung thủy vệ, tư cai

quản viên, tấu thỉnh cải thụ chuẩn cải vi y quân trung thủy vệ tứ đội

tòng cữu phẩm thư lại tảo khiết nam tòng suất đội viên phụng thủ

nội đội bạ tịch.

Công vụ nhược sở sự phất cần hữu quốc pháp tại

Khâm tai!

(Ấn trên: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành

Ấn dưới: Quốc gia tín bảo).

3. DỊCH NGHĨA:

Chiếu cho Nguyễn Văn Tảo [là] thư lại tòng cửu phẩm [thuộc]

đội 4, doanh Trung thủy [thuộc] thủy quân. Trước đây đã từng có chỉ

đổi làm ở vệ thuộc doanh Thủy trung, viên cai quản tấu xin đổi,

chuẩn cho đổi làm như vậy: thư lại tòng cửu phẩm đội 4, vệ thuộc

doanh Trung, Thủy Quân. Con trai [của] Tảo cũng là người trong

đội, làm việc giữ gấy tờ trong đội.

Công việc nếu không siêng năng [đã có] quốc pháp [trị]

Kính đó (lệnh này)

Ngày 8, tháng 5, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827)

(Ấn trên: Thủ tín thiên hạ văn võ quyền hành

Ấn dưới: Quốc gia tín bảo).

7 Ngô Đức Chí, cử nhân Hán Nôm phiên âm và dịch nghĩa.

Page 192: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XII

PL 7: 1 TỜ SẮC THỦY QUÂN NĂM TỰ ĐỨC THỨ 2 (1849)8

1. NGUYÊN VĂN 2. PHIÊN ÂM:

Sắc Kinh Kỳ Thủy Sư Trung doanh nhị vệ thí sai, tòng Bát phẩm thư

lại Nguyễn Văn Tảo, tư kỳ mãn kinh cai tổng quản viên thanh thỉnh cụ đề

chuẩn nhỉ bổ thụ Y vệ tòng Bát phẩm thư lại nhưng điển ti nội vệ sách

tịch tòng cai quản viên, phụng hành công vụ, nhược sở sự phất cần hữu

quốc pháp tại.

Khâm tai!

Tự Đức nhị niên, nhuận tứ nguyệt thập lục nhật.

(ấn: sắc mệnh chi bảo).

3. DỊCH NGHĨA:

Sắc [cho] Nguyễn Văn Tảo [là] Thư lại tòng Bát phẩm Thí sai

[thuộc]vệ thứ 2, doanh Trung, Kinh Kỳ Thủy Sư9, nay đúng kỳ kết thúc

[nhiệm vụ] viên cai tổng quản, xin cho được bổ chức Y vệ tòng bát phẩm

thư lại, giữ sách vỡ trong vệ cùng viên cai quản.

Thi hành công vụ nếu công việc không đúng có quốc pháp [trị tội]

Kính đấy! (lệnh này)

Ngày 16 tháng 4 nhuận năm thứ 2 đời Tự Đức (1849)

(ấn: Sắc mệnh chi bảo).

8 Ngô Đức Chí, cử nhân Hán Nôm phiên âm và dịch nghĩa.

9 Minh Mệnh năm thứ 17 (1836) đặt 3 doanh, Trung, Tả, Hữu. Mỗi doanh 5 vệ mỗi vệ 10 đội.

Page 193: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XIII

PL 8: MỘT BÁO CÁO VỀ SỐ THUYỀN CHIẾN CỦA THỦY QUÂN NĂM TỰ ĐỨC THỨ 33 (1881)10

1. NGUYÊN VĂN

10

Ngô Đức Chí, cử nhân Hán Nôm phiên âm và dịch nghĩa.

Page 194: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XIV

2. PHIÊN ÂM 3. DỊCH NGHĨA:

Kinh kỳ Thủy sư Tả doanh Nhị vệ Phó Quản cơ sung Hiệp

quản Trần Hữu Diệu, Nguyễn Văn □ □ □ □ trình vi thừa khai sự, tư

cứ nội vệ bản phân điển hộ các □ thuyền sưu sổ can nhất nhất □

khâm kê lệt □ nạp bằng biện, tư thừa khai:

- Nội vệ hiện tại phụng thủ các sắc thuyền sưu cai thất sưu

(Minh Mạng ngũ niên hưng tạo tại kinh thập tứ, nhị thập, tịnh Thiệu

Trị tam, Tự Đức tứ thập , thập thất, nhị thập tam nhị thập cửu đẳng

niên quân tu bổ, tư thỉnh hành dầu thuyền)

Kim Long nhị thuyền, nhất sưu trường lục trượng nhất xích

ngũ thốn, hoành cửu xích ngũ thốn ngũ phân, thâm tam xích bát

thốn, trạo trụ tứ thập lục [trụ?] (Tự Đức tam thập nhất niên cửu

nguyệt nhật cải tạo tại Kinh, tư thỉnh hành dầu…

Giang chu thuyền nhất sưu trường tứ trượng nhất xích, hoành

lục xích tam thốn, thâm nhị xích tam thốn, trạo trụ nhị thập bát trụ.

(Tự Đức tham thập nhất niên cửu nguyệt nhật cải tạo tại Kinh, tư

thỉnh hành dầu…

Dẫn đĩnh thuyền nhất sưu trường ngũ trượng nhị xích nhị thốn

hoành ngũ xích tứ thốn, thâm nhất xích thất thốn ngũ phân, trạo trụ

tam thập trụ. (Tự Đức nhị thập thất niên cải tạo tại Kinh, tam thập

nhất niên tu bổ tư thỉnh hành dầu…)

Dẫn đĩnh tứ thuyền, nhất sưu trường ngũ trượng nhị xích nhị

thốn, hoành ngũ xích tứ thốn, thâm nhất xích nhất thốn ngũ phân,

[trạo trụ] □ thập trụ. (Tự Đức tam thập niên cải tạo tại Kinh, tư thỉnh

hành dầu …

Đĩnh thuyền nhất sưu trường ngũ trượng nhất xích, hoành ngũ

xích thất thốn, thâm nhất xích bát thốn, trạo trụ tam thập □ (Tự Đức

Kinh kỳ thủy sư, Tả doanh, Nhị vệ, Phó Quản cơ xung Hiệp

quản Trần Hữu Diệu, Nguyễn Văn □ □ □ □ trình về việc thừa khai.

Nay căn cứ vào trong Vệ vốn biên chế các chiếc thuyền, số lượng

bao nhiêu đều kính kê, nạp bằng, nay thừa khai:

- Hiện tại trong vệ phụng giữ các sắc thuyền, tính bảy chiếc

(Minh Mạng năm thứ: 5, 20, 14 hưng tạo tại Kinh thành, cùng với

Thiệu Trị năm thứ 3, Tự Đức các năm: 29, 23, 17, 40 (chắc chép

nhầm năm vì thời điểm báo cáo là năm Tự Đức thứ 33) đều tu bổ,

nay xin sơn thuyền)

Kim Long có hai thuyền, một chiếc dài 6 trượng 1 xích 5 thốn,

rộng 9 xích 5 thốn 5 phân, sâu 3 xích 8 thốn, chèo trụ 46 cái. (Tự

Đức ngày… tháng 9 năm thứ 31 cải tạo tại Kinh, nay xin làm….

Thuyền sông một chiếc dài 4 trượng 1 xích, rộng 6 xích 3 thốn,

sâu 2 xích 3 thốn chèo trụ 28 cái. (Tự Đức ngày … tháng 9 năm thứ

31 cải tạo tại Kinh, nay….

Thuyền dẫn đĩnh12

một chiếc, dài 5 trượng 2 xích 2 thốn,

rộng rộng 5 xích 4 thốn, sâu 1 xích 7 thốn 5 phân, chèo trụ 30 cái.

(Tự Đức năm thứ 27 cải tạo tại Kinh, năm thứ 31 tu bổ, nay….

Bốn thuyền dẫn đĩnh, một thuyền dài 5 trượng 2 xích 2 thốn,

rộng 5 xích 4 thốn, sâu 1 xích 1 thốn 5 phân, chèo trụ □ □ cái . ( Tự

Đức năm thứ 30 cải tạo tại Kinh, Nay xin làm….

Một chiếc thuyền đĩnh dài 5 trượng 1 xích, rộng 5 xích 7 thốn,

sâu 1 xích 8 thốn, chèo trụ 3 □ cái. (Tự Đức năm thứ 7 cải tạo tại

Kinh, các năm 22, 26, 30 đều có tu bổ, nay xin làm….

Lý thiện sam bản một chiếc dài 3 trượng 6 xích 7 thốn, rộng

9 xích 8 thốn 5 phân, sâu 2 xích 1 thốn 5 phân (Tự Đức năm thứ 21

12

Loại thuyền nhỏ mà dài, được dùng trong việc trinh sát, dẫn đường.

Page 195: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XV

thập thất niên cải tạo tại kinh, nhị thập nhị, nhị thập lục, tam thập

đẳng niên quân tu bổ tư thỉnh hành dầu …)

Tân [Bồng?]11

nhấ sưu trường tam trượng ngũ xích, hoành ngũ

xích ngũ thốn, thâm nhất xích bát thốn, trạo trụ thập tam trụ.

- Thất sự tuần thuyền tam sưu

Nhất sưu, Tự Đức nhị thập tam niên trấn tạo tại kinh, nhị thập

lục niên tu bổ, nguyên nội Doanh Ngũ vệ nhị thập bát niên thập

nguyệt nhật chuyển giao □ phụng thủ, tam thập niên Bắc Kỳ lĩnh tải

nhân phong thẩm thất kỳ diệp vị thanh, do Hà Tĩnh tỉnh.

Nhất sưu:

Tự Đức nhị thập ngũ niên hưng tạo tại Bình Định tỉnh, nhị thập

lục niên ngũ nguyệt nhật □ nhị thập bát niên tam nguyệt nhật phái

vãng Bắc Kỳ lĩnh □ trấn tạo do tại [Nghệ?] An tỉnh.

Nhất sưu:

Tự Đức nhị thập tứ niên hưng tạo tại Thanh Hóa tỉnh, nhị thập

ngũ niên lục nguyệt nhật [tường giao?] thị nguyệt nhật nguyên □ □ □

cai thuyền sử vãng Bắc Kỳ lãnh □, lưu tại cai □, tam thập niên thập

nguyệt nhật sử hồi tái giao thổ nguyệt nhật tu bổ, tam thập nhị niên

bổ biện bản niên phái vãng Nam Định tỉnh lãnh tải đồ đáo Thanh

Hóa tỉnh nhân kỳ diệp vị thanh, do Thanh Hóa tỉnh.

- thẩm thất ô thuyền nhất sưu thượng vị xung trấn

Tự Đức nhị thập niên hưng tạo tại Khánh Hòa tỉnh, đệ giao nhị

thập ngũ niên tam nguyệt nhật phái vãng Nam Định tỉnh lãnh tải đồ

đáo Quảng Bình tỉnh nhân phong thẩm thất.

- giải bản chuẩn cử chu sư nhất sưu thượng lai xung trấn. Thiệu

Trị lục niên trấn tạo tại kinh, Tự Đức nhị thập bát niên tứ nguyệt

phụng chỉ giải bản.

Tự Đức tam thập tam niên cửu nguyệt thập nhật

hưng tạo tại Kinh, các năm 24, 28 và 31 đều có tu bổ, nay xin làm….

Tân [Bồng?] một thuyền dài 3 trượng 5 xích, rộng 5 xích 5

thốn, sâu 1 xích 8 thốn, chèo trụ 13 cái.

- Thuyền tuần tra mất 3 chiếc:

Một chiếc làm bổ sung năm Tự Đức thứ 23 tại Kinh, năm thứ

26 tu bổ nguyên nạp Ngũ vệ trong Doanh, ngày tháng 10 năm thứ 28

chuyển giao □ □ phụng giữ. Lãnh tải ở Bắc Kỳ vì gió nên bị đắm

mất ở tỉnh Hà Tĩnh.

Một chiếc làm năm Tự Đức thứ 25 tại tỉnh Bình Định, tháng 5

năm thứ 26 □□, tháng 3 năm thứ 28 phái đi Bắc Kỳ lãnh □ □, sửa

chữa tại tỉnh [Nghệ?] An.

Một chiếc hưng tạo năm Tự Đức thứ 24 tại tỉnh Thanh Hóa,

ngày … tháng 6 năm thứ 25, năm ấy sai đi Bắc Kỳ ở lại đó, ngày…

tháng 10 năm thứ 30 quay về giao tu bổ ngày… tháng 10, năm thứ

32 sửa xong, năm này phái đi Nam Định tải đồ ra Thanh Hóa □ □ □ ,

[bị chìm mất ở Thanh Hóa]

Chìm mất một chiếc ô thuyền, chưa bổ sung.

Tự Đức năm thứ 20 hưng tạo tại tỉnh Khánh Hòa đến tháng 3

năm thứ 25 phái đi tỉnh Nam Định chở đồ đến tỉnh Quảng Bình bị

gió chìm mất.

- Tháo ván thuyền, chuẩn lấy thuyền quân một chiếc sung

vào chổ thiếu ở trên, Thiệu Trị năm thứ 6 làm thêm tại Kinh, tháng 4

năm Tự Đức thứ 28 phụng theo chỉ tháo thuyền.

Ngày 10 tháng 9 năm Tự Đức thứ 33 (1881)

11

Có lẽ là địa danh

Page 196: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XVI

PL 9: MỘT SỐ TƯ LIỆU THỦY QUÂN TRIỀU NGUYỄN PHÁT HIỆN TẠI QUẢNG NAM13

13

Ảnh, tư liệu: Tống Quốc Hưng

Page 197: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XVII

PL 10: MỘT SỐ ẤN TRIỆN THỦY QUÂN TRIỀU NGUYỄN

Trung quân chi ấn, Gia

Long nguyên niên thất

nguyệt nhị thập ngũ nhật.

(Ấn của Trung quân,

[đóng] ngày 25 tháng 7

năm Gia Long thứ nhất -

1802)

Hữu quân chi ấn, Gia

Long thập nhị niên thất

nguyệt sơ tam nhật.

(Ấn của Hữu quân,

[đóng] ngày 3 tháng 7

năm Gia Long thứ 12 –

1813)

Hậu quân chi ấn,

Minh Mệnh nguyên

niên tam nguyệt sơ nhị

nhật. (Ấn của Hậu

quân, [đóng] ngày 2

tháng 3 năm Minh

Mệnh thứ nhất - 1820)

Thủy quân chi ấn,

Minh Mạng nguyên

niên thất nguyệt sơ nhị

nhật. (Ấn của Thủy

quân, [đóng] ngày 2

tháng 7 năm Minh Mạng

thứ nhất – 1820)

Kinh kỳ Thủy sư chi

ấn, Thiệu Trị tứ niên tứ

nguyệt thập lục nhật.

(ấn của Thủy sư Kinh

kỳ, [đóng] ngày 16

tháng 4 năm Thiệu Trị

thứ 4 – 1844)

Binh bộ chi ấn, Tự Đức

nguyên niên, thập nhất

nguyệt sơ thập nhật. (Ấn

của bộ Binh, [đóng] ngày

10 tháng 11 năm Tự Đức

thứ nhất – 1848)

Page 198: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XVIII

PL 11: HAI BỨC CHẾ (CHO CHA, MẸ) VÀ BIA MỘ QUAN THỦY QUÂN PHẠM VĂN CỤC, QUẢNG NAM

Page 199: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XIX

PL 12: BẢN ĐỒ PARTIE DE LA COCHINCHINE TRONG TẬP 2 BỘ ATLAS UNIVERSEL

CỦA PHILIPPE VANDERMAELEN, XUẤT BẢN NĂM 1827

Page 200: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XX

PL 13: AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ

DO GIÁM MỤC TABERD SOẠN VẼ VÀ XUẤT BẢN NĂM 1838

Page 201: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXI

PL 14: ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ (thời Minh Mạng)

Page 202: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXII

PL 15: BIA CHÙA HẢI TẠNG (TÂN HIỆP, HỘI AN)

Page 203: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXIII

PL 16: BIA “ĐẠI PHƯỚC NGHĨA TRỦNG”,

HIỆN ĐẶT TẠI ĐỊA PHẬN PHƯỜNG CẨM AN, TP HỘI AN

(H.1) (H.2) (H.3)

H1. Bản tấn bản xã đồng chí thạch - bản tấn (Đại Chiêm tấn khẩu), bản xã cùng [khắc] ghi

vào đá.

H2. Đại phước nghĩa trủng

H3. Tự Đức nhị thập thất niên thập nhất nguyệt cát đán (ngày tốt tháng 11 năm Tự Đức thứ

27 (1874)

Page 204: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXIV

PL 17: DI TÍCH HẢI VÂN QUAN

Page 205: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXV

PL 18: MỘT ĐOẠN THÀNH TRẤN HẢI (THUẬN AN)

PL 19: THUYỀN CHIẾN THỜI NGUYỄN

Page 206: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXVI

PL 20: Thuyền buồm dùng đi Hoàng Sa14

PL 21: Thuyền buồm vận tải (thời cổ của đảo Lý Sơn)15

14

Nguồn: Nguyễn Nhã (2002), Qúa trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tp HCM, Tr. 272. 15

Nguồn: Nguyễn Nhã (2002), Qúa trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tp HCM, Tr. 273.

Page 207: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXVII

PL 22: BẢN ĐỒ CHIẾN SỰ TẠI ĐÀ NẴNG NĂM 1858-1859

Page 208: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXVIII

PL 23 : MỘT SỐ TRANG CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT

ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN16

16

Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia I

Page 209: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXIX

Page 210: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXX

Page 211: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXI

Page 212: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXII

Page 213: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXIII

Page 214: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXIV

Page 215: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXV

Page 216: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXVI

Page 217: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXVII

Page 218: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXVIII

Page 219: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XXXIX

Page 220: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XL

Page 221: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XLI

Page 222: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XLII

Page 223: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XLIII

Page 224: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XLIV

Page 225: TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÙNG BIỂ ỀN … · ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Lê Tiến Công TỔ CHỨC PHÒNG THỦ VÀ HOẠT

XLV