t? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái...

19
1 Tđim 1062 Chuyn mt trn Chuyn lên tham chiến mt trn 1062, Thường Đức, Qung Nam tôi không mun k, vì chng biết chi nhiu, và kli thì cũng bun, sánh vi cái bun tht tình. Nay viết nhăng viết cui vài điu giúp cho anh em chút để gi rng ta cũng nhiu chuy n lm thôi. Vtrn 1062 năm 1974 đó, 2 đại úy dù Tín (truyn tin sư đoàn) và Nguyn Hu Viên (chhuy hu cca Tiu đoàn 3 ca tôi) đã ktrên mng nhiu ri. Có điu hai ông này không dtrn mà mt ông nghe qua đài truyn tin, góp nht, ghi chép ra thành câu chuyn; còn mt ông nghe kli ri góp li cho có vta rành, nhưng tht ra sut thi gian my tháng din ra tin trn, ri chính trn 1062 ông ngi căn cLong Bình thôi. Sau này tôi làm đại đội phó cho đại úy Viên nên tôi có thtm gi là biết. Ông Viên vn vào lính dù vi cp bc binh nhì, sau đó tiến dn lên, cui cùng là hc khóa sĩ quan đặc bit trthành mt đích thân như chúng tôi, trong khi người cùng vào lính và vđơn vvi ông ta, sau làm trung đội phó cho tôi chmi là trung sĩ nht. Gn đây, em út ca Tiu đoàn Con Cù Ln (3 dù) chúng tôi gi đin thoi cho ông Viên để hi vài thc mc thuđó, thì ông ta (M) cúp máy ngay lp tc vì biết không thba chuyn trong ni bđược. Có mt chi tiết, ngay ccp bc ca tiu đoàn trưởng mình mà cũng nói sai thì mi người nên biết là không nên tin nhiu: trung tá Võ Thanh Đồng mà trong bài viết li nói là thiếu tá. Ông Đồng khi vào trn 1062 đã mang cp bc trung tá cnăm ri. Dài dòng như vy để xin anh em hiu cho rng tôi biết rt ít, và chnói nhng gì tôi đã tri nơi máu la này. Và đây cũng coi như là phn viết tiếp theo ca bài Bên ngoài 1062 và lúc này tôi đã mang mt mùa xuân trên ve áo ri. Sdĩ Tiu đoàn 3 có tên là Con Cù Ln là huy hiu mang trên cu vai trái. Đó là hình mt con rng Tây phương phun la (hình lưỡi đao ngược) vi cái dù nbung trên nn xanh. Lính gia đình nhà tôi không biết đó là con rng, thy lnên gi là con cù ln. y là bn tôi nói được chai khác ngoài đơn vgi vy là có chuyn ngay. Cũng tin đây xin nhc vi anh em rng trên các trang web thường ghi chi tiết sai, chtrong ni bgia đình 3 mi biết, mi thy trt chcòn bên ngoài thì ctưởng hđúng. Đó là khi gia đình 3 tham chiến 1062 thì TĐT là trung tá Võ Thanh Đồng (khóa 7 ThĐức, quê Cn Đước, Long An). Sau trn này xung đồng bng thì thiếu tá Lã Qúy Trang thay vào đầu tháng 12-1974 làm xếp. Tôi tăng cường hành quân cùng chuyến bay vi ông trang, và cũng vì vy sau này cmi ln nhu là đích thân than th, trách yêu: Sĩ quan đầu tiên ca tiu đoàn tao gp là thng Văn, vy mà nó hng chu chào tao! Hng chu chào mà không pht được vì gp trên

Upload: others

Post on 28-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

1

Tử điểm 1062 Chuyện ở mặt trận

Chuyện lên tham chiến ở mặt trận 1062, Thường Đức, Quảng Nam tôi không muốn kể, vì chẳng biết chi nhiều, và kể lại thì cũng buồn, sánh với cái buồn thất tình. Nay viết nhăng viết cuội vài điều giúp cho anh em chút để gọi rằng ta cũng nhiều chuyện lắm thôi. Về trận 1062 năm 1974 đó, 2 đại úy dù Tín (truyền tin sư đoàn) và Nguyễn Hữu Viên (chỉ huy hậu cứ của Tiểu đoàn 3 của tôi) đã kể trên mạng nhiều rồi. Có điều hai ông này không dự trận mà một ông nghe qua đài truyền tin, góp nhặt, ghi chép ra thành câu chuyện; còn một ông nghe kể lại rồi góp lời cho có vẻ ta rành, nhưng thật ra suốt thời gian mấy tháng diễn ra tiền trận, rồi chính trận 1062 ông ngồi ở căn cứ Long Bình thôi. Sau này tôi làm đại đội phó cho đại úy Viên nên tôi có thể tạm gọi là biết. Ông Viên vốn vào lính dù với cấp bậc binh nhì, sau đó tiến dần lên, cuối cùng là học khóa sĩ quan đặc biệt trở thành một đích thân như chúng tôi, trong khi người cùng vào lính và về đơn vị với ông ta, sau làm trung đội phó cho tôi chỉ mới là trung sĩ nhất. Gần đây, em út của Tiểu đoàn Con Cù Lần (3 dù) chúng tôi gọi điện thoại cho ông Viên để hỏi vài thắc mắc thuở đó, thì ông ta (ở Mỹ) cúp máy ngay lập tức vì biết không thể bịa chuyện trong nội bộ được. Có một chi tiết, ngay cả cấp bậc của tiểu đoàn trưởng mình mà cũng nói sai thì mọi người nên biết là không nên tin nhiều: trung tá Võ Thanh Đồng mà trong bài viết lại nói là thiếu tá. Ông Đồng khi vào trận 1062 đã mang cấp bậc trung tá cả năm rồi. Dài dòng như vậy để xin anh em hiểu cho rằng tôi biết rất ít, và chỉ nói những gì tôi đã trải ở nơi máu lửa này. Và đây cũng coi như là phần viết tiếp theo của bài Bên ngoài 1062

và lúc này tôi đã mang một mùa xuân trên ve áo rồi.

Sở dĩ Tiểu đoàn 3 có tên là Con Cù Lần là ở huy hiệu

mang trên cầu vai trái. Đó là hình một con rồng Tây phương phun lửa (hình lưỡi đao ngược) với cái dù nở bung trên nền xanh. Lính gia đình nhà tôi không biết đó là con rồng, thấy lạ nên gọi là con cù lần. Ấy là bọn tôi nói được chớ ai khác ngoài đơn vị gọi vậy là có chuyện ngay. Cũng tiện đây xin nhắc với anh em rằng trên các trang web thường ghi chi tiết sai, chỉ trong nội bộ gia đình 3 mới biết, mới thấy trật chớ còn bên ngoài thì cứ tưởng họ đúng. Đó

là khi gia đình 3 tham chiến ở 1062 thì TĐT là trung tá Võ Thanh Đồng (khóa 7 Thủ Đức, quê Cần Đước, Long An). Sau trận này xuống đồng bằng thì thiếu tá Lã Qúy Trang thay vào đầu tháng 12-1974 làm xếp. Tôi tăng cường hành quân cùng chuyến bay với ông trang, và cũng vì vậy sau này cứ mỗi lần nhậu là đích thân than thở, trách yêu: Sĩ quan đầu tiên của tiểu đoàn tao gặp là thằng Văn, vậy mà nó hổng chịu chào tao! Hổng chịu chào mà không phạt được vì gặp trên

Page 2: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

2

máy bay! Anh Trang được mọi thuộc cấp tôn là Thần Tửu và nói: TĐT nhậu thì ngon lành hơn đánh bài!

Trung đội của tôi có nhiệm vụ là giữ an ninh cho đường vào 1062, phía rìa núi, thuộc quận Đại Lộc, Quảng Nam mà huyện lỵ là Ái Nghĩa vào ban ngày. Còn chiều thì vào nằm phòng thủ chung với pháo đội của Tiểu đoàn 2 Pháo dù. Pháo đội này do đại úy Thảo phụ trách, và huynh trưởng Ngọc Thuận 24 Đồng môn Khăn tím của mình ở đó. Nhưng tiếc là thời gian ở đó thì Thuận đi phép nên không gặp mặt được. Sư đoàn cấp cho trung đội một chiếc GMC, sáng ra lộ ngoài phơi nắng chiều bò vào chân núi ngủ với bạn. Vì là trung đội đa năng nên đồ đạc, máy móc gì cũng thuộc loại lạc-xoong hết. Ở với pháo đội, ở giữa lòng chảo, chung quanh núi bao bọc thì PRC25 của tôi coi như bất khả dụng, có gì bên pháo binh họ thông báo cho tôi. Phải tới khi ra điểm ngoài gần quốc lộ thì máy của tôi mới xài được. Ở đây cũng xin mở ngoặc nói về cái gọi là đơn vị đa

năng của nhảy dù.

Quân đa năng là một khái niệm, ưu tư của tướng Lưỡng, tư lệnh nhảy dù vào thời điểm Kiên trì chúng ta về góp mặt vào sư đoàn này. Với mối ưu tư, băn khoăn rằng “Chỉ có nhảy dù mới cứu được nhảy dù!”. Mà phải, chỉ quân ta mới cứu được quân ta nhanh nhất vì không cần phải qua hệ thống quân giai, quân đoàn, quân đội chi hết, nó là dân trong nhà nên điều động nhanh nhất và hiệu quả nhất, khỏi mang ơn, mất danh thế. Tướng Lưỡng tốt nghiệp khóa 4 Nam Định như hầu hết các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa ngày ấy. Và năm 1972 vào An Lộc, ông chỉ mới đại tá. Sau đó lẽ dĩ nhiên là thăng cấp tướng, được tổng thống Thiệu phong làm một trong những quân nhân xuất sắc của quân đội, dẫn đầu các chiến sĩ xuất sắc của quân đội sang Đài Loan theo lời mời. Chuyện huấn luyện đa năng được giao cho lữ đoàn, nghĩa là một quân trường nhỏ tại vùng hành quân. Lữ đoàn 2 dù thì huấn luyện tại căn cứ Hòa Mỹ (Phong Điền, Thừa Thiên), Lữ đoàn 3 thì ở bãi cát gần phá Tam Giang, còn Lữ đoàn 1 thì tôi không rành. Mỗi khóa phải có một thiếu úy trung đội trưởng còn ngẫn tò te như tôi mới về đơn vì thì, nếu đi học, được làm trung đội phó. Còn sĩ quan huấn luyện thì do các quan nhỏ từ các đơn vị thống thuộc của lữ đoàn về dạy, có cả sỉ quan công binh, viễn thám, trinh sát… nghĩa là bá nạp. Khi Kiên trì về thì khóa 1 đa năng cũng vừa xong và tay trung đội phó của lớp đa năng này là Phụng, khóa 3/72. Vì tự ái ganh đua trong đơn vị mà trung đội của Phụng học tới hạng chót trong 3 trung đội nên mấy xếp không thích. Sau đó, tới tôi, khóa 4/72 nhập lớp trong khi gia đình Con Cù Lần mình về Sài Gòn vui chơ 15 ngày, coi tức không chớ? Ở đây tôi gặp Kiên trì Ngô Văn Sơn ở gia đình 2 cũng “được” làm đa năng. Lần này phe của Sơn hạng bét, đám tôi hạng nhất. Thế là khốn khổ từ khi đi học được hạng nhất này đấy. Nhưng mà nói qua thì cũng nói lại, vì qua đa năng không được về Sài Gòn dưỡng quân 15 ngày nên tôi thoát được trận sông Bồ, ở 2 làng Cổ Bi – Hiền Sĩ, quận Hương Trà (hai làng đối diện nhau bên bờ sông.

Page 3: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

3

Đa năng được thành lập thoạt đầu chỉ có một trung đội, thuộc tiểu đoàn chỉ huy, nghĩa là nằm vòng ngoài của BCH ăn chơi. Mỗi khóa đa năng được cử đi từ các luân phiên từ các đại đội, lính tráng và HSQ cũng vậy. Khi vào Đà Nẵng chuẩn bị tham chiến ở 1062 thì ở mỗi tiểu đoàn dù đã có 1 đại đội đa năng mang tên tiểu đoàn mình. Lực lượng đa năng chỉ ở vòng ngoài, coi như con tư sinh nên đồ đạc, trang bị đều… hết biết! Đa năng được thành lập và tồn tại mà chính phủ và quân đội VNCH không phải tốn xu nào vì nó lãnh lương ở đơn vị gốc. Cái hay là sau này, đầu năm 1975 khi sư đoàn thành lập thêm 6 tiểu đoàn nữa (12, 14, 15, 16, 17, 18) thì tận dụng gần như hết lực lượng đa năng này. Lẽ ra tôi qua 15, nhưng sau 2 giờ ban lệnh thì thế tay Vân khóa 4/71 (tôi, Văn) đi. Vậy là tôi ở lại gia đình 3 Con Cù Lần. Khi lên cao điểm 1062 thì tôi ở trong Đa năng 3 chớ không phải 32, chỗ lãnh lương.

Hôm đó, sau khi lên xe rời pháo đội một đoạn, chừng 5, 7 cái yên ngựa chi đó thì bên Trinh sát 3 dù có một đích thân cùng một lính mang máy đứng trên đỉnh đồi chờ sẵn rồi. Sĩ quan này giơ tay chặn xe tôi lại, nhìn ra đó là Hùng, cũng dân 472 của mình. Nó nói: “Ê Văn, tao được lệnh chặn xe mày lại để truyền lệnh!”. “OK, mà lệnh gì vậy?”. “Tao quên rồi!”. Trời đất ơi, chặn xe báo lệnh mà nói quên thì hết biết. Rồi hai thằng đôi câu nữa rồi cuối cùng đồng ý tôi ra ngoài gọi để hỏi có lệnh gì vậy.

Ra đến điểm đóng thường ngày ở chân núi gần tỉnh lộ nối Hòa Vang với Đại Lộc, tôi mở máy hỏi về lệnh cho tôi. Khi biết tôi đã ra đến ngoài rồi thì giới thẩm quyền bảo lỡ rồi, ở đó đi rồi mở máy chờ lệnh. Đến quá trưa lệnh bảo chúng tôi di chuyển bằng xe đến Cầu Chìm (gần Ái Nghĩa, bên bờ sông Vu Gia). Cầu Chìm nằm trên quốc lộ 14, nhà cửa dọc hai bên đường, một bên là sông Vu Gia, bên kia là khoảng ruộng rộng, giáp với chân núi. Từ ở bìa xóm nhà, nếu có ống nhòm cũng có thể thấy quân dù di chuyển phía sát chân núi (con đường do công binh mở để vào trận). Vì thế các Viẹt Cồ thường giả dạng thường dân ngồi tựa thạch bàn câu cá để báo cáo tình hình và bắn pháo các quân xa của chúng tôi, nếu đông xe.

Tới rìa quận lỵ Ái Nghĩa xe rẽ vào QL14 vào Cầu Chìm. Được một quãng, thì tài xế (của bên Quân vận biệt phái) hỏi tôi: “Sao kỳ quá vậy ông? Mấy thằng bạn tôi tấp xe bên lề cứ vẫy tay ra hiệu gì kìa? Lạ quá!”. Tôi cũng chẳng biết vì trên máy truyền tin cũng chẳng có thông báo gì. Chừng một hai phút sau thì vút tới, B40 bắn vào xe chúng tôi khi tới giữa khoảng trống giữa các nhà ven đường. Rồi đì đùng thêm vài trái nữa. Tài xế la lên, hỏi tôi: “Tính sao đây thiếu úy?”. Tôi bảo theo binh thư thì đây là phục kích, nhấn hết ga cho qua hết đoạn trống này đi”. Xe tăng ga lao vút đi, thoát được thêm 2, 3 trái bắn ngang hông nữa. Vừa chớm tới dãy nhà xóm kế tiếp tôi hét to: “Thắng!”. 10 bánh xe rít lên, lết dài một đoạn và dựng lại ngay căn nhà bìa trước khi lết vào chỗ trống. May quá xá quà xa!

Page 4: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

4

Bốc máy lên, nói tình hình thì được lệnh xuống xe cấp tốc tiến về cánh đồng trống phản công, đó cũng là đường trở về nơi ở đêm của tôi. Ba lô lên vai, súng cầm tay sẵn sàng nhả đạn chúng tôi bắt đầu lội ruộng. Phía đối diện, từ phía chân núi, 5, 7 chiếc M113 cũng tiến ra tảo thanh Vịt Cồ. Phe ta gặp nhau vui vẻ, chào nhau chí chóe nhưng nhiệm vụ ai nấy làm.

Bước chân vào con đường đất đỏ vòng qua mũi đất, chỗ huynh trưởng Thuận đóng quân triền núi thì thấy con suối sát nơi trung đội tôi dựng lều nghỉ hàng đêm bị pháo tan tành, đất văng tung tóe cả lên. Nhưng pháo đội đưa súng ở sát vách núi nên không bị thiệt hại gì. Hú vía! Nếu việc xảy ra vào ban đêm hay trời tối thì thằng tui dám là cố trung úy rồi. Bên pháo đội chuyển lệnh cho tôi sáng mai vào 1062.

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm nấu cơm, ăn uống xong xuôi là từ giã pháo binh leo núi vào 1062. Đường leo núi không xa gì mấy, cỡ chừng hơn… chục cây số thôi, nhưng mà phải trèo lên lên trèo lên Trường sơn. Đi một lúc thì dẹp bản đồ vì tới mép rồi, nhưng bên pháo binh bạn đã nhắn nhủ cứ đi, chỗ đó là của phe ta. Phải nói thêm chút đỉnh, trước khi hết đường, phải leo núi chỗ đó gọi là Echo (Ê-cô hay gì đó mà tiếng Anh đó: Alfa, Bravo… huynh nào còn nhớ chỉnh giùm), phải qua một đoạn ẹo sát núi, rộng, chỗ mà sau này khi tôi về dưỡng thương ở Sài Gòn thì Vịt Cồ chơi nặng chúng tôi, khi 3 gia đình dù chụm một chỗ nhận tiếp tế lương thực.

Phải nói là leo núi tới trưa qua mấy chục mấy yên ngựa cũng chưa thấy bóng dáng quân nhà đạu. Cứ mỗi chặng nghỉ, anh em hỏi Chừng nào tới đích

thân1? Tôi mạnh dạn trả lời “Cứ qua hết yên ngựa này rồi chừng 7 yên ngựa nữa

thì tới (vì hết bản đồ). Nhưng, đi hoài đi mãi, năm bảy lần nói chắc nịch qua hết yên ngựa này sẽ tới nhưng mà trời nắng, mà điểm đến chẳng thấy đâu! Sau cùng, khoảng gần 4 giờ chiều thì thấy loáng thoáng phía trước một chốt của quân ta. Rồi bọn tôi cũng đến được 32 (đại đội gốc của tôi). Vì ở 32 hầu hết lính và hạ sĩ quan đều biết tôi nên họ mừng rỡ khi thấy mình ló dạng ở đầu núi. Như đã nói, đường không xa như đi từ 6 giờ sáng mới đến rìa mặt trận nên thấy nhau là mừng khôn xiết. Chuyện này, hồi cùng anh em đi Đà Nẵng, có Đỗ Hoàn Việt hướng dẫn, khi đứng ở nền Chi khu Thường Đức cũ, nhìn về dãy núi có cao điểm 1062, già Thoan hỏi tôi: “Lên đó từ đâu và đi bằng gì?”. Tôi chỉ phía xa, hướng đông rồi nói: “Đi bộ!”. Thoan ngạc nhiên hỏi “Sao không đi máy bay?”. “Phòng không tứ phía, đi trực thăng dễ chết lắm”. Phải nói rằng nay ngắm dãy núi dài không dứt của rặng Trường Sơn tôi thấy oải lắm. Nhưng mà hồi đó mới hai mấy tuổi…

Đại đội trưởng của tôi, trung úy Đinh Quốc Tuấn (khóa 1/69) bố trí cho tôi chỗ đóng quân. Chỗ tôi ở là rừng rậm, cây cao ngút ngàn, có những con chim

1 Đích thân: Bên dù gọi sĩ quan từ chuẩn úy lên đến tướng 4 sao của mình đều là đích thân, cũng như các đơn vị bộ binh khác gọi cấp trên là thẩm quyền vậy.

Page 5: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

5

đẹp, lạ, có con đuôi thật dài như con trỉ, đậu tít trên các cành cao phía xa. Lúc ấy trời bắt đầu bão hay sao ấy mà mưa rả rít trong rừng, lạnh và ẩm ướt. Tháng 10 rồi. Sợ rắn rít, vì mưa lạnh chui vào giày nên trong lều giày trận của chúng tôi đều lật ngược lên cả. Lều tôi gồm 3 người, Tôi cùng Nguyên mang máy và Hà Văn Banh phụ máy. Hai người này ở với tôi lâu nhất trong các lính mang máy. Cả hai đều cùng đầu quân ở Vũng Tàu. Cha của Nguyên là hạ sĩ quan trong trường Thiếu Sinh Quân, còn Banh dù là người Mường, ở chung với vợ chồng người cô ruột mà ông ta là thị trưởng Vũng Tàu. Lúc ở sông Bồ (thuộc Hương Trà, Thừa Thiên) tôi đang nắm trung đội 1 của 32, tay mang máy tôi được gọi về đại đội nên nhân đó tôi chọn một băng truyền tin mới cho mình. Đó là lúc có tân binh nhập đội. Trong số này có Dũng, người Bắc, công giáo ở khu Đắc Lộ, gần ngã tư Bảy Hiền. Nó hết sức lanh lợi, một tay “luật gia” chuyên cố vấn luật pháp cho mọi người về chuyện tù tội, bởi ngay từ năm 12 tuổi đến khi vào lính nó đã nhiều lần là tù thiếu niên rồi. Nó tuyên bố rằng: Ngoại trừ cha mẹ nó “phải” thương nó vì lỡ sinh nó ra, chớ còn chòm xóm, mọi người đều ghét nó hết, kể cả ông cha xứ ở nhà thờ. Được cái là thằng Dũng này có một trí nhớ khó tìm, cái gì liên quan đế con số là nó nhớ hết. Nó đã chứng tỏ bản lĩnh về việc này khi ngồi đọc cho tôi nghe số quân của những tên tăng cường hành quân cùng với hắn. Số là tôi có sổ tay trung đội trưởng, nó cũng như là một quân bạ tóm tắt của binh sĩ thuộc quyền, kể cả trang thiết bị được cấp phát. Và chuyện điều chỉnh sổ tay này là bình thường, thường xuyên. Nó đọc vanh vách số quân và số súng, không sai vào đâu hết. Lúc đó thì Nguyên phụ máy và Banh là liên lạc viên. Sát Tết năm 1974 thằng Dũng đã cố vấn luật pháp cho tay trung sĩ mang máy cho đại đội trưởng về tội sát nhân. Nó trả lời rất rành mạch, phân tích rõ ràng tình huống tội trạng, dù nhiều người nhưng ở cùng thời điểm, cùng một hiện trường thì chỉ một tội. Còn giết người ở 2 chỗ khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau thì mỗi lần là một tội. Kết quả, tay trung sĩ này tự tử chết sau khi ném nhiều quả lựu đạn vào chỗ các sĩ quan đại đội (trừ tôi, vì ở xa nhất) tụ hội nhưng không ai xây xát, sứt mẻ gì, bởi số các quan ta chưa chết nên hắn quên khi bật chốt an toàn mà các lựu đạn hắn ném ra còn an toàn phụ mấy sợi dây thun nữa. Ấy thế mà tôi phải xót ruột mà đưa Dũng của tôi về trung đội 4, trung đội chỉ huy của đại đội 32.

Số là tánh nhiều chuyện nên trong lần nào đó, ngồi uống trà tán láo với xếp Tuấn, tôi bảo: Tôi có thằng mang máy hết ý, trí nhớ khó tìm… Và thao thao bất tuyệt về nó. Quan trên thấy có lý, gọi nó về, vậy là lính Nguyên được đôn lên mang máy cho tôi sau nhiều tháng ở cùng tôi, dĩ nhiên là Banh là phụ tá truyền tin. Và rồi một ngày nọ, bác Tuấn nhà tôi cũng phải chia tay với thằng Dũng này. Số là, ở trung đội 4, dễ đi chơi, hắn bị tay hạ sĩ rủ rê bỏ nơi đóng quân đi Huế du dương. Chuyện đó không có gì đáng nói nếu không có việc đáng tiếc xảy ra vì từ trung đội trưởng, tiểu đội trưởng đến lính trơn nhiều người, và nhiều lần ban ngày “tranh thủ” ra Huế lắc đò, nhìn mấy nữ sinh Đồng Khánh tan trường? Lần đó hai tên nhậu say lẽ ra thì lặng lẽ đón xe đò về núi thì chúng lại

Page 6: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

6

buồn tình vào một quán Tàu cướp. Mà xỉn quá nên tay chủ bụng phệ một mình cũng xô ngã được cả hai tên, thế là tiêu! Ông Tuấn than: Tiếc quá, nó giỏi mà mất uổng quá!

Phần quân số còn lại về cùng đợt với thằng Dũng, khoảng gần tiểu đội theo tôi gian khổ qua Đa năng ở Thừa Thiên, Non Nước rồi lên quần thảo với địch quân ở 1062, cho tới khi tôi bị thương rời mặt trận chưa mất một quân nào.

Trở lại chuyện lên núi sát mặt trận 1062, trong rừng cổ thụ. Trời mưa gió liên miên, ướt át quá đỗi. Một buổi sáng chừng độ 7 giờ, mưa ngớt, tôi định bước ra khỏi lều thì Banh đứng ngoài nói: “Tôi cấm ông ra khỏi lều!”. Ái chà chà, mày dám ra lệnh cho đích thân không được ra, ngon quá hà. Tôi không nghe, dợm chui ra thì nó nói tiếp cũng như vậy. Bực quá tôi mắng nó “Mày điên sao mà cấm tao?”. Nó nói: “Tôi cấm ông vì con rắn lục đang ở cửa lều!”. Nó chỉ, tôi mới thấy. Con rắn cũng khá bám vào cành cây, cũng màu xanh lá nằm co ro giữa cái lạnh chưa dứt. Tôi tốc phía sau lều ra và nói: “Vậy mà mày không làm gì nó hết vậy”. Lúc này chàng Banh mới lấy dao triệt con rắn xanh lè đó.

Cũng mấy ngày này, lãnh tiếp tế thực phẩm, có được mấy thùng mỡ trừu, loại 20kg đựng trong thùng thiếc như thùng dầu hỏa con gà thường thấy cùng với cá khô ngon. Mà không phải ai cũng có phần, từ tôi trở về trước khi nhập gia đình 3 này mới có. Nhưng lúc ấy đâu ai tạnh nị gì chuyện người có người không vì quá nhiều, 3 thùng cho cả trung đội hơn 30 người. Anh em vác lên mà không thể trả về, nếu như trước đó ở dưới đồng bằng thì phải biết, đem đi bán còn ích lợi hơn. Còn trên này đi đánh nhau còn phải vác nặng nữa thì chịu chết. Hàng đưa vào bằng máy bay qua các đường thông thủy, né hết sức hỏa lực phòng không của địch quân thì không cách chi trả về. Khui một thùng ra để đó, anh em nào muốn xài thì cứ việc. Mà trời giá căm, mỡ thì nhiều, múc một miếng ra chiên khô, như chiên dầu cháo quảy vậy vì dư dã. Chiên hoài, khô không vàng mà mỗi lần nhóm lửa với củi ướt là cả một kỳ công. Ghét quá, tôi bảo anh em đổ mẹ hết mỡ ra rồi chiên. Vậy mà chảo ít mỡ, cá chiên vàng rụm, ngon lành. Một hai ngày như vậy, vẫn còn có ăn, có nước uống để rồi mấy ngày sau phải biết thế nào là đói, là khát. Cái đói khát mà hồi ở dưới Gò Cà (thuộc Hòa Vang), thiếu tá Toán, TĐP gia đình 8 đã trách móc tôi về chuyện đó rồi.

Rồi thì trời cũng dứt mưa bão, nắng lên. Nắng lên nghĩa là cuộc chiến đấu sinh tử lại bắt đầu. Tôi nhận được lệnh nhập vào Đa năng trở lại, do đại úy Ngụy Văn Đàng chỉ huy và qua chỗ 33 tạm trú. Đại đội 33 lúc này do đại úy Cúc chỉ huy, ông từ 34 chuyển sang thay thế chỗ đại úy On tân thăng vừa bị trọng thương trước đó mấy tháng chờ giải ngũ. Còn 34 được trung úy Võ Thiện Thư, khóa 25 Võ bị chỉ huy. Ông Cúc trước ở bên trinh sát, rất hiền nhưng có nhiều kinh nghiệm. Còn đại úy Đàng trước đây ở lực lượng đặc biệt, do bất mãn vì không được giao căn cứ cho mình chỉ huy từ đơn vị Mỹ bàn giao (mà người nhận là một viên trung úy xa lạ nào đó) khiến ông này tức giận vì từ lâu đã ở và xây dựng vị trí này. Thế là ông bán tất, tất cả từ cây gỗ làm hầm, đủ thứ, cái gì

Page 7: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

7

bán được thì làm sạch. Ra tòa, bị phạt mà không cho giải ngũ, đẩy qua dù với tiền bồi thường là cả triệu đồng, mỗi tháng trừ 5 ngàn tiền lương. Ông Đàng nói: Trừ đến 20 năm cũng chưa hết, chẳng lo. Ông này chơi bóng chuyền rất hay, chơi một mình, một tay chấp phía bên kia lưới nhiều người cũng thắng và có rất nhiều em gái hậu phương qua việc tìm bạn bốn phương trên báo dù ông đã có vợ, con (nhiều con của ông là sinh đôi, sinh ba, còn độc tử chỉ có một).

Khi Ban 3 tiểu đoàn giao cho tôi một bản đồ vẽ tay, tỷ lệ 1/20.000, nhìn không quen tôi thốt lên “Vầy sao gọi pháo?”. Câu trả lời là “Ối, ông lo gì vậy. Chỉ cần hét lên trong máy Mục tiêu! là cả pháo, cối 2 bên đổ lên đầu ông ngay, khỏi cần đọc tọa độ”! Từ lúc này, chúng tôi được phát áo giáp, nhưng lính tráng có người mặc, đứa không vì sợ nặng. Và khi dẫn quân qua chỗ viên đá to nơi thiếu tá Vân, tiểu đoàn phó ngồi quan sát trận mạc, ông ngoắc lại dặn dò: “Văn, mày bảo em út, con cái xài dè xẻn lựu đạn nha, khó tiếp tế lắm”. Sau trận chiến, anh Vân có nói rằng bên trực thăng nó chở tiếp tế vào, nhưng không chịu đáp, không chịu thả hàng vì “gió quá”, phải đưa mấy thùng ration C nó mới làm. Rồi tôi gặp chuẩn úy Cơ (khóa 9/72) ngồi bên đường thở không nổi vì bị thương, nhưng không được di tản vì không thấy rõ vết thương. Sau thì Cơ ngạt thở sắp chết mới được trực thăng chở thẳng ra Duy Tân để giải phẩu, hút máu đọng gần hết phổi mới xong. Vết thương quá nhỏ, chỉ là một mảnh kim loại xuyên thủng qua phần thịt bả vai và vào phổi rồi nằm đó chơi, mà ở trạm cứu thương tại mặt trận giữa rừng già, dù có bác sĩ, nhưng không máy chụp quan tuyến X thì cũng đoán không ra. Cơ dặn tôi: “Mày vào nói với ông Thư để ý đến cái mõm đá dưới chốt của tao, tụi nó ở đấy đông, dễ tấn công lắm”. Tôi gật đầu.

Phòng tuyến của 33 cao hơn 1062 vài chục mét. Cây rừng cổ thụ cháy, bật gốc chết làm cảnh hoang tàn, chết chóc, ảm đạm. Khom lưng cúi đầu giữa các chiến hào để vào hầm được chỉ định cho tôi, vừa ngồi một chút xíu thì thằng Vĩnh, bạn học của tôi từ thời đệ nhất cấp, là tiền sát viên của 2 pháo gọi “Chúc mừng gia nhập nơi để chết!”. Và một buổi gần chiều, có 2 phi tuần A37 oanh tạc một ngọn đồi thấp phía xa. Tôi núp sau một rễ cây rừng to tướng còn sót lại trên thành hào trước hầm mình để quan sát, theo dõi. Anh em thấy vậy mới kéo áo tôi, nói: “Đích thân, chỗ này thiếu úy Thanh bị bắn bay đầu đó”. Tôi bảo: “Đang oanh tạc thế kia đố thằng nào dám động cối hay đại bác không giật đâu, không sao đâu”. Quả vậy, suốt thời gian các máy bay quần thảo ném bom, phía địch im lặng không dám lên tiếng hó hé.

Rồi thì Đa năng cũng được lịnh rời đi vào thay thế cho 33. Đường đến đại đội 34 không xa, nhưng là độc đạo, đi trên yên ngựa nên chỉ tiến hàng 1, từ trung đội. Tôi đứng trên núi thấy dáng đại úy Đàng lom khom cùng người mang máy xuống rồi khuất hẳn trong giao thông hào của 34. Tới trung đội tôi vào. Chưa qua hết yên ngựa thì pháo nổ ầm ầm chung quanh, bụi bay mù mịt. Nằm ép sát xuống cái mà trước đây gọi là giao thông hào khỏi đầu người, giờ chỉ cao cỡ mương nước. Pháo cũng khá lâu, cỡ nửa tiếng có hơn (hay ngắn hơn, không biết nữa), không tiến được, lùi cũng không chỉ nằm chịu trận. Lúc đó tự nhiên

Page 8: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

8

mình trở thành triết gia bất từ, ước phải chi thành con chuột nhỏ, biết đào chui xuống đất mà trốn. Nhưng mình là người chớ đâu phải chuột nên hy vọng cái ba lô trên lưng và áo giáp cũng che đở được chút nào hay chút đó. Vậy mà hai ngọn núi bên trái phải, cao hơn, Vịt cồ nhìn thấy chúng tôi di chuyển đang nằm dài phơi lưng giữa khoảng trống thì 12 ly 7 nã xuống liên tu bất tận, khóa đuôi, khóa đầu. Trung úy Tường (người Huế, khóa 6/69) đại đội trưởng 31 mắng xa xả khi tôi trả lời là chưa đến: “Có chút xíu vầy mà mày cũng không làm được nữa sao hả, Văn Minh?”. Nhưng tôi đâu biết đã bước chân được vào giao thông hào của 34 lúc bắt đầu bị pháo rồi, đâu có biết.

Nằm chịu trận giữa mưa pháo, đạn bay liên hồi thấy đá núi trở thành bụi

cám, cây rừng ngã đổ, cháy tan hoang cảm thấy thương cho chính thân mình.

Page 9: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

9

Và giữa lúc ầm ầm đạn bay pháo nổ đó, có mấy tay lính chạy ngược lại, qua tôi. Có một binh nhì, thuộc 34 qua Đa năng, mặc áo giáp nhưng phần ngực trái nhuộm đỏ máu, còn mang lủng lẳng đầu đạn 12 ly 7 ở áo giáp. Tôi bốc vào nhưng vội buông ra vì đầu đạn nóng hổi, phỏng cả mấy đầu ngón tay. Nó nói qua hơi thở gấp “Hai đại đội trưởng chết hết rồi, cả ông pháo binh với mấy người mang máy nữa!”. Vậy là xong, các đích thân Đàng, Thư và Thành tiền sát viên (khóa 3/72) đã ra đi. Nó chứng kiến kể tiếp “Khi ông Đàng cùng Thành vào gặp trung úy Thư giữa mưa pháo thì đứng thẳng hỏi “Đâu? Đâu? Tụi nó ở chỗ nào?” Ông Thư kéo Đàng thụp xuống: Đại úy thấp xuống, nó bắn chết giờ. Dứt lời thì một viên không giật từ phía đồi đối diện bay đến và cả 6 ta theo mây khói”. Ông Thư dân Đà Nẵng, tôi biết được chôn ở trên một ngọn đồi gần Hòa Cầm. Lần đi Đà Nẵng, có Đỗ Hoàn Việt hướng dẫn trên xe, tôi hỏi nơi này thì bạn mình trả lời chút nữa đi qua tao chĩ, có điều bây giờ khác xưa rồi. Một phần đồi đã bị san phẳng, nên không nhìn được nghĩa trang ở trên cao. Và, đám phục vụ tiếp tế của TĐ3 ở Non Nước phải lo việc an táng đích thân của mình theo lễ nghi quân cách. Vâng, chỉ một phát đạn thôi, 6 chiến sĩ ra đi. Tôi chỉ biết hét lớn với tên này “Thôi, mày ra sau về 33 để quân y lo, còn ở đây tao chẳng giúp gì mày được”.

Vậy là cho tới lúc này, sĩ quan của gia đình 3 đã tử trận và bị loại ra ngoài vòng chiến đấu khá nhiều rồi. Đại đội 31 có thiếu úy Phan Trần Thắng (khóa 3/72) mất một chân, 1 chuẩn úy… 32 mất chuẩn úy Tính (6/72), thiếu úy Đông (khóa 2/72), Minh Dương (6 hay 7/72 chi đó) bị thương ở chân rất nặng và cả chuẩn úy “muôn năm” Ngô Bé cũng bị loại khỏi vòng chiến. Tay Bé này vốn là không quân, qua Mỹ học trực thăng (thiếu tá Vân qua Mỹ học Bộ binh cao cấp đã gặp hắn), đã có bằng nhưng chưa mãn khóa. Chàng ta đã có ý từ trước liên lạc với nông dân bên Canada cần người lái trực thăng nông nghiệp giá bèo. Chàng ta nói, khi đến thị trấn sát biên giới thì vẫn không có gì khác lạ xảy ra. Nhưng khi bước đến đường biên chừng non 100m thì tứ phía còi hụ, đèn xanh đỏ sáng rực lên. FBI và cảnh sát đón đầu, chặn đuôi. Kết quả bị tống về Việt Nam trong vòng 24 giờ, đến Tân Sơn Nhứt có xe quân cảnh đón tiếp long trọng đưa vào quân lao. Sau hạn tù chàng Bé “được” về dù và làm “cố vấn”2 cho tôi ở trung đội 1. 33 có thiếu úy Thanh (mập, khóa 2/72) tử trận, thiếu úy Nguyễn Thanh Vân (4/71) bị thương trên đầu… 34 thì gần như toàn bộ sĩ quan, không tử trận thì cũng bị thương rất nặng, nằm ở bệnh viện hết rồi, trừ Nguyễn Khoa

2 Cố vấn trung đội ở nhảy dù: Sĩ quan mới ra lò hay từ nơi khách chuyển đến phải theo học nghề, học lề thói của ở trung đội trưởng. Thường là cố vấn cho sĩ quan, nhưng đôi lúc lại là hạ sĩ quan. Một thời gian sau cứng cáp mới được bổ nhiệm làm trung đội trưởng chính thức. Hồi mới về đại đội, tôi cũng phải qua giai đoạn này. Có điều, làm cố vấn sướng nhất là tiêu chuẩn sĩ quan nhưng chả có một trách nhiệm gì hết, có gì trung đội trưởng chịu trách nhiệm bởi “mới về biết gì mà phạt nó”.

Page 10: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

10

Phúc (người Huế, SQĐB năm 70 mới lên trung úy đang đi học khóa đại đội trưởng ở trường Bộ binh nên an bình. 30, đại đội chỉ huy thì thiếu úy Bắc cũng phải tải thương bằng trực thăng ra bệnh viện dã chiến rồi. Còn hạ sĩ quan và binh lính thì khỏi nói, hao, hao rất nhiều. Thời gian sau, khi về Sài Gòn nghỉ dưỡng thương, tái khám anh em gia đình Con Cù Lần chúng tôi, tất cả, hội ngộ nhau thiệt là đông, vui trong ngậm ngùi khi nhắc đến những người đã hy sinh. Và rồi khi nghỉ xong, hơn tháng sau ra đơn vị tập họp lại gần nhau ở căn cứ Hòa Mỹ (Thừa Thiên, gần quận Phong Điền) vào những ngày Noël 1974 thì, ôi thôi, đìu hiu vắng vẻ người cũ dù được bổ sung tân binh tới 2 lần! Quan cũng tiêu mà lính cũng xong.

Rồi pháo cũng dứt, trung đội tôi cũng vào trong vị trí của 34 lúc trước, tất cả còn lành lặn, chưa suy suyển em nào. Giờ đây ở Đa năng chỉ còn thiếu úy Hữu (khóa năm 1970, 34) đại đội phó, cùng tôi với Hoàng 31 (khóa 6/72) ở 1062 thôi. Tôi đi dọc giao thông hào xem xét. Các hầm trú còn đó, nhưng khi vào nhìn lên trên thì thấy trời mây xanh đẹp đang bay trên cao. Gặp chuẩn úy Hoàng, đang ngồi trong một hầm, nóc cũng trơ trụi. Tôi nói: “Tao nghĩ là mày nên ở ngoài giao thông hào, vì đánh cận chiến, nó quăng lựu đạn thì mình còn nhảy qua lại được, còn trong đây thì tiêu”. Nó tỏ ý không nghe và có vẻ giận nữa. Thôi thì hồn ai nấy giữ. Nước uống đem theo cũng vừa hết, từ sáng giờ vẫn chưa ăn gì.

Chiều, hoàng hôn hàng hải. Trên núi trời tối chậm hơn ở đồng bằng. Đợt tấn công của địch quân bắt đầu. Lúc này tôi mới thấm thía lời dặn của ông phó Vân đại ý là “dè xẻn lựu đạn”. Ở 1062 miễn dùng súng trường và cả đại liên (mà mỗi trung đội của chúng tôi có đến 2-3 cây) vì hầm hố, vì đủ thứ liên quan khác nên thứ vũ khí này hầu như bất khả dụng, chỉ chơi được lựu đạn và M79. May sao, mỗi trung đội chúng tôi có tới 6 khẩu M79 theo bảo vệ cho thằng M60, còn lựu đạn thì cũng kha khá. Ngay chính tôi là đích thân, chỉ huy cũng tòn ten 3 trái trước ngực cho mình với hơn 1 cấp số đạn (140 viên), vì phải thủ chớ tới nước đó ai tiếp ngay cho mình, đâu phải là xi nê mình xem trong rạp chiếu bóng đâu. Sau trận pháo tới tấp là địch quân tràn đến tấn công. Thấy chuẩn úy Hoàng chân có máu lướt qua trước mặt tôi. Cho tới giờ tôi vẫn không biết là nó tự làm mình bị thương hay do nó tự làm, chuyện đó để bác sĩ quân y quyết định.

Họ tấn công dày đặc, hết tốp này đến tốp khác. Tiếng thằng Vĩnh vang lên trong combiné hỏi tình hình. Nó phải thay Thành đã hy sinh để điều pháo cho Đa năng còi cọc này. Tôi mừng quá, vội vàng bảo nó “Mày phải nấu phở dội ngay trên chính đầu tao, tao mới ra được, còn không…”. Nó im lặng vô tuyến luôn. Lúc đó và mấy ngày sau tôi giận nó vô cùng. Bạn bè gì nhờ pháo tắm gội mà câm luôn. Nhưng sau đó, nằm ở bệnh viện dã chiến ở Non Nước tôi chợt nhớ, nếu làm đúng thì chẳng ai khen thưởng, mà lỡ phe ta có bề gì thì nó toi mạng ngay với tòa án binh. Mà nếu bắn như vậy phải cà kê xin phép rất lâu khi

Page 11: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

11

đó có thể tôi đã là cố trung úy rồi. Thôi mặc, hên xui, bạn bè thoát ra được ai thì mừng cho người ấy.

Thấy thấp thoáng trước mặt, trong tầm ném lựu đạn có vài nón cối nhấp nhô, tôi rút chốt lựu đạn, ném về hướng đó. Lựu đạn của tôi nổ nhưng chẳng biết có ép phê gì không nhưng ngay lập tức tôi được lại quả liền. Bốn lựu đạn rơi sát cạnh tôi nổ uỳnh oàng, nhưng thằng tui nhở áo giáp và nón sắt cùng mô đất nhỏ che nên vẫn còn mạnh khỏe. Rồi tôi chợt nghe tiếng vật nặng, chậm hơn mấy trái trước vừa nổ vài giây, rớt ngay trên đỉnh nón sắt mình một tiếng cạch, văng lên rồi nổ. Tôi nghe trên đỉnh đầu mình như có ai lấy đinh chọc vào, nhói một chút rồi thôi. Đó là trái thứ năm chúng trả lễ tôi và cũng là tiếng nổ cuối cùng của đợt tấn công này.

Chung quanh chợt im lặng hoàn toàn, cái thứ không gian kỳ cục sau hững tiếng nổ vang trời. Ánh sáng vẫn còn nhưng yếu ớt lắm rồi. Khát nước, đói nữa. Trong dây ba chạc, thay vì để băng đạn (phần lớn tôi để trong ba lô trên lưng) tôi thế vào trong một túi là 2 hộp thịt ba lát. Trong lúc tạm ngưng tiếng súng này thì cũng nên tranh thủ mà ăn, mà uống. Nước trong bi đông đã hết (hầu như không còn con suối nào ở trên vùng tử địa này vì đạn pháo, bom rơi đã san phẳng tất cả. Nước là thứ nhu yếu phẩm cần yếu nhưng hết sức quý, hiếm. Khui lon thịt nhỏ ra, uống chút xíu nước muối bên trong, bốc một lát thịt ra nhai. Ăn và nuốt chưa hết lát thịt tôi chợt nghe nhồn nhột bên má phải. Thứ gì vậy cà? Giơ tay quẹt lên má, thứ gì nhớp nháp, sền sệt dính vào tay, rất nhiều. Đưa tay ra trước mặt không thấy rõ là gì vì lúc này chỉ còn chút nắng tán le lói phía sau rặng Trường Sơn trước mặt. Đưa lại gần sát mắt mình, thật gần, gần như chạm mắt mới thấy nó giống tiết canh. Máu! Vậy là ta xong đời rồi sao?

Đây là lần đầu tiên, trước khi đi tôi nhét cái khăn lông lau mặt vào các dây trên nóc nón nhựa. Lấy khăn ra thì nó như được nhúng nhớt xe! Lúc đó tôi thấy trong lòng hết sức thanh thản. Ngừng ăn, buông bỏ hộp thịt đang ăn dở xuống, nhìn trời. Rút trong người ra cái băng cá nhân, tự buộc trên đầu, tim thình thịch. Tôi vẫn hết sức tỉnh táo, vẫn nhận biết rõ mọi thứ chung quanh mình, vẫn nhớ là mình đang ở trên cái điểm 1062 chết tiệt này. Mọi thứ dĩ vãng như đoạn phim chiếu cực nhanh với tốc độ phi thuyền Mỹ bay lên mặt trăng diễn ra trước mắt, từ hình ảnh cha mẹ, ông bà, hình mình lúc còn ở truồng tắm mưa, đến đánh đáo, đổ xí ngầu cạnh sân trường tiểu học. Rồi đến cảnh làm tân khóa sinh ở đại đội 21 Khăn tím, rồi nhảy dù, rồi trèo đèo, lội sông ở Thừa Thiên… không thiếu một thứ gì. Khi đó, chợt nhớ đến ai đó đã nói, nhìn thấy quá khứ một một trước mắt mà quá tỉnh táo thì sắp sửa… Ôi, quả thật quá sợ, mới 24 tuổi Tây mà. Rồi chợt thấy thiếu úy Hữu đang dẫn thằng Nguyên của tôi với chiếc PRC25 trên lưng, tiếp đến là Banh, tôi hỏi: “Lui hả?”. Hữu ra dấu im lặng rồi chỉ về hướng dốc cao, chỗ đại đội 33 mà lúc sáng Đa năng chúng tôi vừa rời đi.

Khỏi phải nói, tôi lặn theo liền. Ở tuyến ngoài nên tôi men qua giao thông hào qua mặt họ cái rụp, nhanh chưa từng thấy. Lên dốc cao con được độc đạo

Page 12: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

12

trở về mà mình vẫn thấy sung sức quá xá. Nhưng lù lù trước mặt là một bức tường bao cát cao hơn đầu người chắn ngang trước mặt. Thấy nhá nhem dáng mũi đại liên chĩa thẳng xuống ngay con đường mà mình đang chạy về. Một tiếng quát “Ai, đúng lại” làm tôi khựng bước. Nhìn thấy dáng cái nón sắt thân thương ló trên chồng bao cát, tôi yên tâm, giơ hai tay lên, nói lớn: “Tôi, thiếu úy Văn đây”. Từ bên trong có một giọng Huế quen thuộc vọng ra. Đây là viên trung sĩ của đại đội 32, (chợt quên tên rồi vì già cả lú lẫn) nhóm truyền tin của đại đội trưởng. Anh ta hỏi lại: “Ông nói lại đi”. Tôi đáp: “Nói gì?”. “Gì cũng được”. Tôi nói vài câu thì nghe lời thật là hạnh phúc từ sau bức tường bao cát: “Đích thân Văn đó, kéo ổng vào”. Ở 32 cũng khá lâu nên hạ sĩ quan trong gia đình 3 Con Cù Lần cũng biết tôi nhiều, rất nhiều. Chưa vào hết người tôi nói tiếp: “Còn ông Hữu với thằng Nguyên, thằng Banh đang về…”. Nhìn lại tay giữ cây đại liên thì ra là tân binh, mà tôi lưu lạc với Đa năng ở Non Nước mấy tháng nên hắn không biết thầy là đúng rồi.

Qua khỏi mấy bao cát, vừa đứng dậy thì thấy Đinh Quốc Tuấn trước mặt. Ông Tuấn nhìn tôi, nói: “Chà, trên đầu à? Anh kiếm chỗ nghỉ đi, chút nữa chùng nào tản thương thì đi”. Tôi gật đầu kiếm một hầm trống để nghỉ. Lúc đó tôi mới biết là lúc sáng khi pháo giết các ông Đàng, Thư và Thành thì 32 lên thay vị trí của 33.

Không biết có phải tại mất quá nhiều máu quá không mà quá buồn ngủ, không đói nữa. Lội quanh quanh chút xíu, hầm nào cũng đông vui, tôi tìm được một cái hầm không người chui vào. Chợp mắt được một chút thì nghe tiếng pháo đội ì ầm, kể cả tiếng kếu rất ấm của loại delay xuyên ầm “ì-ụt-ình” nhè nhẹ. Quay qua sang bên thì thấy có người, rờ hắn thì nghe lạnh tanh. Ấy, tử sĩ rồi, hèn chi chả thấy ai vào trú ngụ chỗ này cả. Kệ nó, mệt quá, ngủ thôi.

Trước khi rời 33 xuống 1062, tôi tháo cái Seiko 5 của mình để vào túi trên, phía trong áo giáp, vì nghĩ nếu mình bị thương ngất đi chút xíu, có tay nào táy máy lục lọi thì mất của, nên còn nguyên. Độ đâu khoảng 10 giờ đêm thì nghe thấy thiếu úy Hữu được lệnh dẫn trung đội của tôi (vẫn còn nguyên) tấn công trở lại 1062. Rồi lành lặn trở về rồi lại tấn công lần nữa. Lần này vào lúc khoảng 1 giờ đêm, anh Hữu bị thương nặng, vết thương ở mắt, la quá trời. Cấp tốc tải thương. Tôi nghe mọi người tìm tôi để cùng tải thương nhưng tôi không trả lời vì buồn ngủ, vả lại cũng nghĩ rằng trước sau gì sáng họ cũng đưa mình đi mà, lo gì. Ấy, cái sai lầm của tôi ở chỗ ấy. Lỗi tại ta mọi đàng mà!

Sáng sớm hôm sau, thức dậy ra khỏi chỗ trú dêm gặp ngay Đinh Quốc Ruấn. Anh hỏi tôi: “Anh ở đâu mà hồi khuya kiếm ảnh đi tản thương cùng với thiếu úy Hữu, mà kiếm anh không ra! Thôi giờ anh về trạm cứu thương của tiểu đoàn đi”.

Một mình tôi theo con đường xuôi ngược về BCH tiểu đoàn. Ở trận này, lần đầu tiên quân dù dùng tới lực lượng lao công đào binh. Sau này nghe lính tôi, ở tiền trạm 32 nói: “Khi xe đến quân lao Đà Nẵng, chưa gọi tên gì hết thì họ

Page 13: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

13

leo lên đầy xe rồi, vì đi với dù thì chắc cú. Nhưng rắc rối và chết người là cũng chỗ đó. Chuẩn úy Xuồng, đại đội 34, thân hình cao to, lực lưỡng, nặng khoảng hơn 70kg đến 80. Xuồng mang giày Mỹ vừa vặn ở số 11W (tui mang 5W). Bị thương, giao cho lao công đào binh cáng về trạm cứu thương vào xế chiều. Ở tiểu đoàn chờ mãi mà không thấy Xuồng đâu, phát hoảng, nhưng trời tối, biết làm thế nào được. Sáng sớm hôm sau, phái một toán của ĐĐ 30 (ĐĐ chỉ huy) túa đi tìm. Đi xuôi rồi đi ngược, tìm hoài cũng không thấy chuẩn úy Xuồng đâu cả. Mấy tiếng đồng hồ sau, tay trung sĩ phụ trách ra lệnh không tìm trên đường xuống nữa mà tìm hai bên cách nhiều thước. Kết cuộc thấy Xuồng nằm chết cứng ở sau một tảng đá, giữa một bụi rậm um tùm. Nó nặng quá nên tụi nó làm biếng, ném vào chỗ khuất rồi đi ngủ cho khỏe thân. Gia đình 3 giận lắm nhưng biết phạt ai vì họ là lao công đào binh mà.

Trên đường xuống, tôi gặp viên trung úy của tiểu đoàn 9 dù đang từ phía thấp hơn đi lên cùng với một toán lao công đào binh. Viên sĩ quan này cũng vác mấy chiếc chiếu, gặp tôi, sĩ quan duy nhất đang ở trên đường này phân bua: “Anh nghĩ coi, mấy lao công đào binh này tưởng mình là ông cố nội. Nó bắt tôi vác chiếu cho họ thì mới chịu khiêng đạn lên. Cái này phải báo lại sư đoàn, trả lại hết cho quân lao Đà Nẵng là xong”. Nói vậy để cho anh biết bên dù đối xử với chiến hữu như thế nào, dù còn đang thụ án ở quân lao. Và chưa hết trận 1062 thì đám lao công đào bình này được trở về nơi sung sướng cũ: quân lao Đà Nẵng.

Tới PC tiểu đoàn, tôi vào trình diện Ban 3 và được hướng dẫn ra trạm cứu thương chờ. Ngồi trong túp lều một lúc thì thấy lãng vãng một tay dù, quân phục chỉnh tề, đầu đội nón sắt, tuổi tác chưa quá 30, cứ qua qua lại lại nhìn vào rồi lạng ra. Một chút nghe tay này than thở giọng Bắc: “Ủa sao tiểu đoàn nói có một thiếu úy bị thương, mà sao không thấy đâu hết vậy cà?”. Tôi bèn nói: “Tôi đây, bác sĩ”. Anh ta bước vào, trên cầu vai là phù hiệu của tiểu đoàn quân y dù (chỉ có dù với TQLC mới có bác sĩ quân y ở mỗi tiểu đoàn, còn các đơn vị khác là sĩ quan trợ y), hỏi: “Anh sĩ quan tiểu đoàn 3 mà sao tôi không biết mặt anh”. “Tôi cũng vậy. Tôi cứ tưởng gặp bác sĩ Đính chớ. Mà bác sĩ không biết tôi vì tôi lang thang bên ngoài đơn vị nhiều hơn”. Bác sĩ này mới ra trường (hơn tháng sau tắm suối cùng nhau, tôi mới biết là tên Vượng) khám cho tôi. Xem xét vết thương, nặn ra chùng 5 – 6 miểng nhỏ trên đỉnh sọ tôi. Đau thấy mẹ mà hổng dám la. Rồi lời qua tiếng lại Vượng đồng ý cho tôi đi nằm ở quân y viện của dù ở Non Nước, vì ông này tức cái lệnh của ông tướng: Sĩ quan không được di tản, phải trị thương tại mặt trận. Vượng nói, đại ý quyền khám bệnh, xem xét vết thương là ở bác sĩ, ổng cản mà sĩ quan chết thì tội của ai, tôi cho anh rời khỏi đây đố ổng dám cản! Xui cho tôi, dù được phiếu tản thương nhưng đùng cái một trận bão đến. Thế là kẹt.

Lúc kẹt ở tiểu đoàn, thì thiếu úy Tuấn Ban 2 (khóa 1/72), biệt danh là Tuấn nhảy đầm thấy tôi, đến hỏi thăm. Câu đầu nghe thiệt chí tình chí nghĩa: “Mày bị thương thấy trong mình thế nào, có nguy hiểm đến tính mạng không?”. “Cũng

Page 14: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

14

không đến đổi, chắc rồi cũng khỏe thôi”. Tuấn chấp tay vấn vái: “Con cầu Chúa, cầu Trời Phật cho ông Văn mau mạnh khỏe, lành bệnh nhanh”. Nghe mà mát ruột, nhưng tôi chợt hỏi sao vậy thì nhận ngay câu trả lời rằng: “Mày khôn biết gì hết trơn, thằng Nhị (khóa 26 Võ bị, em của vợ bé xếp Đồng) nó chết, lỗi ở nó. Vậy mà tiểu đoàn trưởng bắt đại đội trưởng mỗi người 2 ngàn, trung đội trưởng 1 ngàn phúng điếu nó. Mà bây giờ phe ta chết quá mạng, điệu này tháng này không lương rồi!”. Em vợ mình bảo góp tiền, thì mấy sĩ quan kia cũng phải được vậy. Chưa lãnh lương nên chưa biết, nhưng có trừ. Có điều, khi các đích thân ngã gục ở 1062 này nhiều quá, việc này bãi bỏ.

Bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng dưới một tán rừng rậm, ẩm ướt. Đối phương không nắm đích xác tọa độ, nên ở đây tôi mới biết thế nào là hỏa tiển tầm nhiệt AT3 của Liên Xô. Một buổi chiều, trên cao bỗng vang lên các tiếng tút tút kỷ lạ. Bên dưới, anh em 30 vội vàng tản ra, dập tắt hết mọi thứ có thể phát ra nhiệt và nói to: AT3! Trời đang còn dư âm bão nên lạnh. AT3 không tìm được chỗ nào nóng nên cứ vòng vòng tìm đường phóng xuống. Một chút sau, một tay lính chạy nhanh xuống suối, tay cầm pháo sáng. Hắn rút chốt và ném mạnh về một phía. Một tiếng nổ lớn vang lên, tất cả bình yên vô sự.

Phải chớ mấy ngày sau bão mới tan, trực thăng vào được mới bắt đầu tiếp tế, tải thương trở lại. Và cũng lúc mưa bão này phe nào cũng rụt đầu rút cổ không đánh đấm chi cả. Mang phiếu tải thương trên cổ tôi ra bãi đáp trực thăng. Đoạn đường cũng khá xa, nhưng như ở trường Bộ Binh (bên dù thì y chang vậy) SVSQ không thích đi xe chỉ thích đi bộ… thì bên này chỉ cần thay cụm SVSQ thành Nhảy dù là xong. Vậy nên mấy chuẩn úy từ trường mẹ về nhận nhiệm vụ thấy không có gì ngỡ ngàng, xa lạ cả.

Con đường này là con đường vui vẻ. Phía đưa thương binh ra bãi để lên máy bay về quân y viện ở Đà Nẵng vui, còn phía ngược lại anh em cũng vui khi nhận những món hàng ít ỏi mang ké theo trực thăng. Trên đường ra đó, chợt có tiếng gọi “Anh Văn”, một binh nhì ở đây dám gọi đích thân là anh thì thật là hết biết. Nghe nó nói tiếp “…thằng… về chung với em, nó ở 34, chết rồi”. Ở 34 chết là không lạ, nhưng nghe nói vậy thì chắc nó… quen tôi sao đó. Về nhà mới biết hai thằng đó ở xóm trong, tôi xóm giữa, khi viên phát hướng viên tìm nhà tử sĩ để trao tiền tử tuất không ra, gặp tôi đang ngồi chỏng cẳng uống cà phê giữa xóm hỏi, mới hay thằng em mình toi mạng ở trên 1062.

Vì qua mấy ngày bão, thương binh dồn dập nên từ trưa tới chiều bãi đáp trực thăng nhộn nhịp. Có hai bãi đáp, cách nhau cũng chừng trăm thước trên một khu thấp hơn 1062, được rừng núi vây quanh che kín tránh tai mắt đề lô Việt cồ gọi pháo. Ra và vào, trực thăng phải bay thấp theo đường thông thủy để khỏi bị lãnh đạn. Ở bãi, có những poncho gói xác nằm sắp lớp, trong đó cúa thiếu úy Đông 32 của tôi (khóa 2/72, người Bắc, gia đình ở Vũng Tàu). Thông thường thì sĩ quan ưu tiên di tản, nhưng chỉ có mình tôi là đích thân nên cũng nhường. Vậy mà gần như họ quên tôi, cả chục chuyến lên xuống ở cả hai bãi,

Page 15: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

15

nhiều nhất là họ đáp xuống bãi bên kia và vì vậy nên tôi vẫn chưa lên được máy bay. Nóng ruột tôi đền bên tay trung sĩ nhất của 30 giữ máy, lấy ống liên hợp hỏi trực thăng. Phi công trả lời qua bên kia đi, họ đón. Tôi qua phía kia, trời phụ lòng tôi, bốn chuyến liền máy bay đáp xuống phía bãi tôi vừa bỏ. Lại tức tốc trở về vì đã 4 giờ chiều, gần dứt tải thương. Cũng vừa kịp lúc, lên chuyến trực thăng cuối tải thương cuối cùng trong ngày.

Nằm viện và rong chơi

Trực thăng phải bay khá lâu, đâu khoảng chừng 20 – 30 phút thì phải, từ trong núi ra để về đến bãi đáp của quân y dã chiến dù trong phi trường Nước Mặn (Non Nước). Trời vừa dứt mưa bão nên khí trời còn lạnh, ngồi trên trực thăng gần cánh cửa mở rộng, tôi phông phanh chỉ cái áo trận đầy máu, càng lạnh hơn. Khi bay qua khu vực Cẩm Lệ nhìn xuống thì vùng này ngập nước trắng xóa, chỉ thấy cái vai cầu sắt cầu vồng đen đen nhô lên.

Các thương binh được đưa vào một hangar nơi tiếp nhận và đánh giá thương tích bước đầu của các bác sĩ. Đầu tiên là được một ly sữa nóng uống cho khỏe. Theo nguyên tắc thì khi di tản sĩ quan ưu tiên nhưng về đến đây thì thương tích nặng sẽ được chăm sóc trước. Tôi có phần không đến nỗi so với số đông khác nên lên dãy ghế cao kế bên cô nữ quân nhân dù đang nấu nước pha sữa đánh hóng, trò chuyện chờ đến lượt bác sĩ khám thương cho mình. Cô này mang cấp bậc hạ sĩ, tên Nở. Có quân nhân đi qua bên ngoài nói to: “Bán cho tôi ký cải”. Cô ta ngạc nhiên nói: “Ủa, ai mà biết tôi vậy cà”. Rồi cô nói mẹ cô bán cải ở Cầu Ông Lãnh nên có lúc ra phụ mẹ ở chợ. Cô nhìn tôi cầm ly sữa trên tay và nói tiếp “Thiếu úy cứ uống hết ly đi, tôi pha cái khác, còn tới mấy hộp nữa lận, tôi biết ở trỏng chả ai ăn uống được gì đâu. Ông uống để lại sức”. Lúc ấy thiếu tá tiểu đoàn phó quân y ra quan sát, nhìn quanh quẩn thấy tôi là thương binh sĩ quan duy nhất đợt này với cục băng to tướng trên đầu. Viên bác sĩ này là người nổi tiếng sau này ở Sài Gòn: Trần Đông A. Ông ta bước lên hỏi: “Bộ thiếu úy không đội nón sắt sao?”. Tôi chào và bực tức trả lời: “Thưa thiếu tá, xin lỗi việc này. Thiếu tá muốn biết tôi có đội nón sắt hay không gọi Tiểu đoàn 3 gởi ra cho bác sĩ xem. Và nếu tôi không đội nón sắt thì giờ này thiếu tá không hỏi tôi câu đó được đâu, chắc đang được gói poncho nằm trên kia kìa”. Ông ta có phần bẽ mặt, lặng thinh quay gót về văn phòng.

Khi nhập viện vào buổi chiều nên không có phần cơm, thay vào đó thì nhận được một hộp sữa đặc và 2 cái trứng gà. Các phòng của bệnh dã chiến này đều nằm trong hangar máy bay, hai đầu đóng kín, có cửa sổ, cửa ra vào đều bằng gỗ thông thùng đạn. Phòng sĩ quan cũng vậy, ở phía bìa, có dãy bàn ăn ở trong luôn, khỏi mất công đi đâu xa. Nhận một cái giường, giờ ăn chiều đã xong nên tôi không ké được gì. Các sĩ quan khác nói mày khỏi khui sữa, cứ lấy cái khui rồi của anh em mà uống, còn trứng gà thì bỏ vào sữa nóng quậy tan đi là xong. Nhìn sang cạnh là chuẩn úy Nguyễn Minh Dương gọi là Dương trắng để phân biệt với Bạch Dương bên 31 là Dương đen, khóa đàn em của mình, cũng

Page 16: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

16

chung 32 của tôi, chỉ chiếc áo phía trên còn ở dưới thì truồng, chí mang cái khố nhỏ. Chân bên trái nó bị một vết thương nặng, to, kéo dài từ bắp chuối lên đến gần mông nên không mặc quần được. Xem y bạ để ở ngoài cửa phòng thì tôi với nó đều được đánh dấu guerre, chỉ có một bệnh nhân với dấu malade thôi. Một chút sau thì thấy thiếu úy Phan Trung Phương (khóa 3/72), trước chỉ huy trung đội 2 ở 32, đi ngang qua cửa sổ. Tôi gọi, nó mừng quá bước vào. Nó nói, tao với thằng Dõng (cả 2 đều bị hay được về làm ở Phòng 2 sư đoàn) thấy báo cáo mày đã bị thương, chờ hoài không thấy mày ra. Nó phải đi nhà thờ, hẹn tối ghé. Tối đó chúng tôi ra tiền trạm rủ binh nhất Dũng theo, cùng ra khu gia binh ăn uống. Khu này bán đủ thứ món ăn, món nhậu nhưng không có điện, chỉ có ánh sáng từ những ngọn đèn dầu. Những người bán đây đều là gia đình binh sĩ cơ hữu của căn cứ. Tôi đưa bộ quần áo cho một chị để nhờ giặt (y như hồi ở trường Bộ binh vậy). Lúc nhận lại bộ đồ sạch thì tôi thấy chị ta để riêng. Thấy chủ nhân bộ quân phục này nhận chị nói: Trời ơi, bộ đồ của ông máu ơi là máu, làm lây qua mấy bộ khác, phải chà bàn chải mấy bận mới được, cực quá xá luôn. Mai mốt vậy nữa nhớ dặn tôi giặt riêng. Tôi cười “Một lần là thấy chết rồi, dễ gì có lần thứ hai”. Tôi đưa thêm tiền, chị chẳng lấy. Cái áo tôi trước khi đưa giặt thì khô cứng như bì giấy carton ở lưng vậy.

Mỗi buổi sáng bác sĩ đến thăm bệnh. Phụ trách lô sĩ quan là một trung úy bác sĩ, ông này luôn cầm điếu thuốc trên tay nhưng không bao giờ hút. Sau lưng ông ta là tay thượng sĩ già y tá trưởng và mấy cô y sinh dân sự đến thực tập. Trước giờ bác sĩ đến thì trong phòng thương binh trò chuyện rôm rả, nhưng thấy dáng ông ta ngoài xa thì lại im lặng như tờ, mọi người như sắp chết đến nơi. Và khi bác sĩ khám thương, kê đơn thuốc xong ra khuất thì thương binh nhà ta lại trỗi dậy ồn ào. Các cô y sinh rửa vết thương, băng bó cho mọi người. Riêng thằng Dương thì tính nghịch ngợm mà cũng có phần dê nữa nên khi cô y sinh lau rữa vết thương. Hắn ở truồng nên cứ đưa cái giống đực đến sát người cô bé. Cô bé liên tục né, làm việc hết sức khó khăn. Chợt bác sĩ thấy. Ông ta bảo cô y sinh né qua rồi cẩn thận xem xét vết thương lần nữa, bảo: Nó thúi rồi, anh nghe mùi hôn? Rồi bảo thượng sĩ già lau rửa nhưng đột ngột đổi ý: Thôi để tôi làm chớ để người cấp bậc nhỏ hơn anh rửa thì anh phật ý. Thế là viên bác sĩ tự tay lau rửa vết thương, chả xát cho bật máu tươi ra với hết cả xấp băng, bông. Xong việc, bác sĩ nói với Dương: Đó, sạch rồi, anh thấy nhẹ người chưa, hết nhức rồi phải không? Trước đó, thằng Dương cắn răng, nhăn mặt, oằn oại không dám la, giờ nằm thở trả lời bác sĩ bằng mấy cái gật. Ở đây tôi được bác sĩ nặn ra chừng 5 mảnh sắt nhỏ từ vết thương trên đầu nữa. Và hầu hết các thuốc uống bọn tôi đem ném đi hết, trừ thuốc chích thì phải chịu vì y tá tời giờ là tự động làm theo toa. Tôi còn ăn bánh tét nhiều nếp nữa mong cho vết thương loét ra để được nằm lâu, ra ngoài khó thọ. Nhưng tiếc thay, có lẽ trên đầu da sát sọ lại thêm thuốc chích đầy đủ, nên dù không uống thuốc nó cứ từ từ khô lại. Vậy mà lúc về tới Đỗ Vinh ở Sài Gòn, bác sĩ còn nặn ra 3 mảnh nữa. Hổng biết đó là mảnh lựu đạn hay nói sắt nữa.

Page 17: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

17

Đến bữa ăn thì có người dọn sẵn, không phải do các y tá. Họ tuyển từ những lính thương hay bệnh đã lành, ham chơi vào giúp công việc bày và dọn cho sĩ quan. Khi làm vậy thì được lưu lại bệnh viện, không phải về đơn vị liền. Nằm viện thì ăn không phải trả tiền, trừ lương, nghĩa là ba mươi sáu đồng năm cắc cộng gạo mỗi ngày thương binh sẽ lãnh đủ trong suốt thời gian nằm bệnh viện. Có điều hồi đó thương binh sao ăn mạnh quá, phần ăn ngon, trời se lạnh nữa nên không đủ. Có lần trung úy Thọ bảo: Văn ơi, chưa đủ, biết ăn thêm ở đâu? Tôi mách nước: Tôi cũng vậy. Rồi chỉ vào tên sốt rét đang lên cơn mê man: “Mình chia phần của nó”. “Sao được”. “Ông hổng thấy sao, cứ gần đến bữa ăn là nó lên cơn, dọn bàn xong xuôi lúc lâu nó mới dậy được, xuống khu gia binh ăn. Mình không ăn họ cũng dẹp”. Thế là hai tên vui vẻ chia phần là vừa đủ, quyết không để lãng phí của nhà thương. Nói vậy chớ khăn lau miệng chúng tôi lấy từ những băng trắng tinh, đã khử trùng cẩn thận, còn để dành trong túi nữa. Mấy y tá quân nhân thấy, biết nhưng không nói gì. Rồi tôi òn ỉ, ca bài ca con cá, than thở việc nhà vì… lâu quá không được về, lúc người nhà mất (bà cố ngoại tôi) cũng không! Dù có lệnh của ông tướng, sĩ quan phải trị thương ngoài mặt trận, không về Đỗ Vinh nhưng ngài tư lệnh đâu phải là bác sĩ nên cuối cùng tôi cũng được về Sài Gòn sau gần tuần lễ nằm ở Non Nước.

Đầu tháng 11-1974, buổi sáng. Các thương binh còn ngồi được ra xe Dogde với chữ thập đỏ bên hông đang chờ, tới mấy chục chiếc lận. Rồi trên trời xuất hiện 4 chiếc máy bay C130 đang hạ cao độ lượn qua để xuống phi trường Đà Nẵng. Ngồi gần cửa sau xe, qua khung kính tôi thấy có một chiếc chỉ có hay động cơ hoạt động. Đoàn xe hú còi ra khỏi doanh trại, qua cầu De Lattre (De Tassigni) tên Việt là Trịnh Minh Thế, nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi chiếc cầu duy nhất thời đó nối vùng Non Nước qua sông Hàn với Đà Nẵng hướng về phi trường. Theo lời bác sĩ thì hôm sau mới là chuyến nằm, dành cho các thương binh không ngồi được. Lên mày bay, ngồi vào các ghế dây nhựa 4 hàng bên trong. Máy bay cất cánh, còn thấp chưa bình phi được, tôi thấy rõ 5 ngọn Ngũ Hành bên dưới thì một tiếng động to vang lên. Ối trời, bị thương không đến đỗi nào mà giờ này chết vì rơi máy bay thì… Tay hạ sĩ cơ phi trong khoang lại cửa hông máy bay quan sát rồi nói mấy lời qua bộ đàm với phi công rồi về trở về ngồi an nhiên như không có gì xảy ra. Có lẽ là cửa máy bay đóng chưa sát nên khi có tốc độ nhanh nên gió ép cửa vào gây nên tiếng động lớn.

Về tới bệnh xá Đỗ Vinh của Sư đoàn dù thì đã quá trưa lâu rồi. Lần lượt các bác sĩ thăm, khám cho mấy trăm thương binh (cùng về trên 4 chiếc C130 mà). Đến lượt tôi thì đã gần chiều. Bác sĩ nặn ra thêm ba miếng nữa rồi đưa tôi qua chụp phim cả cái đầu tôi. Vậy mà xem phim cũng thấy còn một mảnh, tròn cỡ đầu kim gút nằm giữa da và xương sọ. Bác sĩ bảo không cần mỗ lấy ra, uống thuốc là đủ rồi viết giấy xuất viện, điều trị ngoại trú 7 ngày tái khám. Bốn lần như vậy, lãnh 2 kỳ lương, vui chơi hết biết ở Sài thành, từ thăm các nàng ở các xóm Gò Vấp, Hạnh Thông… cho đến lang thang mấy rạp xi nê, la cà quán nhậu, tối đến vào các cái gọi là cours de dance. Cuối cùng hết tiền, kể cả tiền để

Page 18: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

18

dành gởi về nhà khi truy lãnh từ lương trung sĩ lên chuẩn úy, ở thêm mấy ngày nữa để coi cho bằng được phim Bố già 2 ở rạp Nguyễn Văn Hảo rồi thằng tôi mới chịu về nằm trong phòng sĩ quan độc thân của tiểu đoàn chờ chuyến bay tăng cường hành quân. Đi vì hết tiền, đi vì thằng nhỏ của mình chiến đấu quá ác liệt nên bị trầy sướt, nghĩa là cũng bị thương. Và đi vì Xuống non nhớ suối hoa

rừng, Lên non nhớ kẻ lưng chừng phố mây. Tập thơ Động hoa vàng này tôi biết là nhờ lúc nằm giường bệnh ở Non Nước, tay thiếu úy ngâm thơ và diễn tả cực kỳ hấp dẫn. Về Sài Gòn tôi mua và đã đọc. Hắn khoái nhất là hai câu đầu Rằng

xưa có gã từ quan, Lên non tìm động hoa vàng ngủ say. Nhưng nó quên rằng đám mình lên non là để đánh nhau, chết chóc đủ bề chớ đâu để ngủ say quên đời, quên tình, quên việc đâu.

Chuyện ngoài lề

Trước khi vào Đà Nẵng, Quảng Nam tham chiến 1062, chúng tôi chỉ được biết loáng thoáng về mưu đồ chiến lược của địch quân chớ còn không rành lắm. Nghe nói rằng 3 sư đoàn Bắc Việt (hồi đó gọi là Công trường) sẽ cố diệt chúng tôi, toàn là những cái tên quen thuộc, ở ngoài Quảng Trị, Thừa Thiên còn đụng độ mà. Nhưng cũng chẳng quan tâm. Chúng ta là quân nhân làm theo lệnh, thi hành trước – khiếu nại sau nên không biết và cũng chẳng cần biết mấy chuyện đó làm gì cho mệt. Vậy mà về sau này, tôi có quen một anh bạn, trạc tuổi tôi, tuổi con Mèo, khi nghe tôi nói rằng tụi tôi đụng với 3 sư đoàn miền Bắc. Anh ta cười, đó là mấy anh nghe vậy chớ 5 sư đoàn lận. Anh ta là công binh xe tăng (chuyên đào hố cho T54 núp), họ định dùng xe tăng sau khi diệt chi khu Thường Đức sẽ xông lên giao chiến ở 1062. Nhưng địa hình núi đá dốc đứng tăng không lên được nên họ ở dưới chân núi vui chơi, ngắm cảnh cho hết cuộc chiến.

Chuyện thứ hai là vào năm 1993, khi vợ tôi mang bầu gần ngày sanh thằng út, tôi đang làm nghề chụp hình. Trời mưa gió hôm đó cũng to. Có người đến đặt chụp mấy tấm ảnh cho đứa bé đầy tháng hay thôi nôi chi đó, tôi quên rồi. Đến nơi thì đứa bé đang ngủ. Muốn chụp hình thì phải đợi em bé dậy, chớ ảnh mà nhắm mắt thì không xong. Mấy tay bà con chủ nhà, tuổi tác cỡ hơn mình vài niên, mời trà trong khi chờ đợi. Chợt một người hỏi thăm: “Vậy trước anh có đi lính Cộng hòa không?” Tôi gật đầu. Người đó hỏi tiếp: “Vậy anh đi lính gì”. “Nhảy dù!”. Người hỏi bừng tỉnh: “Vậy có đánh ở 1062 không?”. “Có! Và không biết sao tôi ra được nữa”. Người đó bật dậy ôm chầm lấy tôi, rơm rớm nước mắt: “Tôi là đối phương của anh. Chúng ta chỉ là những quân cờ, đổ máu trong núi cao rừng thẳm. Thôi, mừng chúng ta còn sống”. Rồi anh ta còn mời tôi nếu rảnh ghé cho biết nhà anh ta ở chợ Tân Sơn Nhất.

Chuyện thứ ba là nghe nói. Lúc đầu vào 1062, trên đường đi gần tới thì một trung đội dù bị chốt chận của địch quân cầm chân. Trung đội trưởng dẫn quân đánh hoài không thủng. Tướng Lưởng xuống kêu trình diện: “Có một đại đội Việt cộng mà anh làm cũng không xong. Sao vậy?” rồi chỉ thị phải dẹp gấp,

Page 19: T? di?m 1062...không mu n k , vì ch ng bi t chi nhi u, và k l i thì c ũng bu n, sánh v i cái bu n th t tình. Nay vi t nh ăng vi t cu i vài i u giúp cho anh em chút g˘i

19

nếu không thì biết tay. Số là xưa giờ luật bất thành văn của dù là luôn đối đầu với lực lượng địch trên một cấp, nên trung đội mà đấu với đại đội là chuyện thường. Tay này, cũng khóa 72, tức quá leo núi trở về trung đội, vừa đi vừa chửi. Tập họp quân lại, thuật câu nói của ông tướng, chàng bố trí quân tấn công. Rồi tay này lột nón sắt, lôi trong ba lô ra cái bê rê đỏ đội lên, cầm dao dài đi rừng vung lên chạy đầu tấn công. Bị bất ngờ, địch quân bỏ chạy, quân ta thông được chiến lộ. Chuyện không có gì để nói nếu sau đó bên quân nhảy toán trinh sát không báo là đơn vị địch quân đó tới tiểu đoàn lận! Ông tướng làm thinh. Chuyện này hổng biết có thật hay là tuyên truyện vậy, tôi không biết, vì lúc đó tôi còn quần quật tìm du kích ở các làng Hòa Lân, Hòa Phụng, Hòa Hải của Non Nước, Ngũ Hành Sơn.

Chuyện thứ tư. Nói là cả sư đoàn dù tham chiến ở 1062, nhưng thực ra chỉ có các gia đình 1, 8, 9 và 3 của tôi thay phiên nhau quần thảo ở đó thôi, còn 2 và 6 ở lưng chừng gió mây phía dưới. Và khỏe nhất là Lữ đoàn 2 với 5, 7, 11 làm trừ bị ở khu vực mấy đèo Phước Tượng, Phú Gia bên kia Hải Vân quan thôi. Dù gia đình 9 nhiều lần lên 1062 hơn Con Cù Lần nhưng thiệt hại nặng nhất là chúng tôi. Gần nữa sĩ quan cấp úy tử trận, không tính mấy tay bị thương nên khi trở ra hành quân tôi phải qua đại đội 34 vì kể cả mình luôn chỉ có 2, một xếp một phó mà thôi.

Chuyện tham chiến ở 1062 của tôi chỉ có vậy.