tỪ lÚa sang tÔm - crd-su.hcmussh.edu.vncrd-su.hcmussh.edu.vn/resources/docs/subdomain/crd-su/tu...

12
SysTools PDF Split & Merge ~1~ NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ KHAI THÁC VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG TÔM TỪ LÚA NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Upload: others

Post on 28-Oct-2019

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

~1~

NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN

HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI ROVÀ KHAI THÁC VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂNVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

SANG TÔMTỪ LÚA

Quyển sách Từ lúa sang tôm: hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyển sách không thể thiếu cho những ai quan tâm đến nông dân và nông nghiệp Việt Nam nói riêng và việc phát triển kinh tế tại những quốc gia đang phát triển nói chung.

LƯƠNG VĂN HYGS.TS. Đại học Toronto, Canada

SANG TÔMTỪ LÚA

TỪ LÚA SANG TÔM

NHÀ XUẤT BẢNĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

NG

Ô TH

Ị PHƯ

ƠN

G LA

N

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIATHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

9 LỜIGIỚITHIỆU

11 LỜITỰA

13 MỞĐẦU

33 CHƯƠNG1 Quátrìnhchuyểndịchtừtrồnglúasangnuôitôm

vàtổngquanvềcộngđồngnôngdânchuyểndịchtừtrồnglúasangnuôitômởđồngbằngsôngCửuLong.

69 CHƯƠNG2 Rủirovàvốnxãhội:Kháiniệmvàcácquanđiểm

lýthuyết.

103 CHƯƠNG3 Hànhvigiảmthiểurủirotronghoạtđộngkinhtế

củanôngdânnuôitômvùngđồngbằngsôngCửuLong.

197 CHƯƠNG4 Quanhệxãhộivàvốnxãhộitronghoạtđộngkinh

tế của cộng đồng nông dân nuôi tômvùng đồngbằngsôngCửuLong.

283 KẾTLUẬN

293 TÀILIỆUTHAMKHẢO

313 PHỤLỤC

MỤC LỤC

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1.1: Dân số, diện tích đất đai và tỷ lệ hộ nuôi tôm ở hai địa bàn nghiên cứu

2. Bảng 1.2: Số hộ đã từng/ có nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát

3. Bảng 1.3: Các hình thức nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát

4. Bảng 1.4: Số thế hệ trong hộ ở hai cộng đồng khảo sát

5. Bảng 1.5: Số nhân khẩu hộ gia đình ở hai cộng đồng khảo sát

6. Bảng 1.6: Việc làm chính trong 12 tháng qua ở hai cộng đồng khảo sát

7. Bảng 1.7: Diện tích vuông tôm hộ gia đình sở hữu và đang sử dụng ở hai cộng đồng khảo sát

8. Bảng 1.8: Diện tích vuông tôm thấp nhất và cao nhất các hộ gia đình sở hữu và đang sử dụng

10. Bảng 3.1: So sánh hiệu suất lúa và tôm/ 1 năm tại thời điểm chuyển dịch ở hai địa bàn nghiên cứu

12. Bảng 3.2: Chi phí và lợi nhuận bình quân từ nuôi tôm nếu có thu hoạch của các hình thức nuôi tôm trên 1 ha/ 1 năm tại địa bàn khảo sát vào năm 2009

13. Bảng 3.3: Đánh giá về đời sống kinh tế của các hộ nuôi tôm kể từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm ở hai cộng đồng

14. Bảng 4.1: Số lượng thành viên các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại hai địa bàn nghiên cứu.

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

1. Hình 1.1: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam và vùng ĐBSCL.

2. Hình 1.2: Địa điểm nghiên cứu.

3. Hình 1.3: Diện tích và số hộ nuôi tôm ở xã Tân Chánh qua các năm.

5. Hình 2.1: Mạng lưới thị trường tiêu thụ tôm ở địa bàn khảo sát.

6. Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn nhân của dòng họ Nguyễn ấp Đình, Tân Chánh.

7. Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn nhân của dòng họ Nguyễn ấp Thị Tường, Cà Mau.

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

~9~

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách Từ lúa sang tôm: hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Tiến sĩ Ngô Thị Phương Lan là một công trình khoa học quan trọng trong nhân học kinh tế và kinh tế phát triển về Việt Nam. Quyển sách này bắt nguồn từ luận án tiến sĩ của TS. Ngô Thị Phương Lan được bảo vệ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, một luận án với cách tiếp cận của nhân học và dân tộc học về hành vi và phát triển kinh tế. Quyển sách và luận án dựa vào dữ liệu thực địa dài ngày của chính tác giả tại hai cộng đồng phát triển mạnh nghề nuôi tôm, một cộng đồng ở vùng Hậu Giang và một ở vùng Tiền Giang của đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp hài hòa phân tích định tính và định lượng, luận án và quyển sách của TS. Ngô Thị Phương Lan làm rõ chiến lược phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của mạng lưới xã hội hay vốn xã hội trong chiến lược này.

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

~10~

Khi bảo vệ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ của TS. Ngô Thị Phương Lan được tất cả thành viên hội đồng đánh giá là xuất sắc. Không những thế, tôi có thể khẳng định luận án tiến sĩ này đạt chuẩn học thuật của những đại học đẳng cấp hàng đầu của thế giới. Quyển sách Từ lúa sang tôm: hành vi giảm thiểu rủi ro và khai thác vốn xã hội của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyển sách không thể thiếu cho những ai quan tâm đến nông dân và nông nghiệp Việt Nam nói riêng và việc phát triển kinh tế tại những quốc gia đang phát triển nói chung.

LƯƠNG VĂN HYGS.TS. Đại học Toronto, Canada

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

~11~

LỜI TỰA

Công trình này là kết quả nghiên cứu cho luận án của tác giả. Để có được kết quả nghiên cứu này, tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp, những trao đổi hết sức quý báu và nhiệt tình của GS.TS. Lương Văn Hy (Đại học Toronto, Canada), PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp, và sự tài trợ tài chính một phần của Ford Foundation, sự quan tâm và giúp đỡ của Ban lãnh đạo Khoa Nhân học, quý thầy cô và các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia các đợt khảo sát, đặc biệt là sự giúp đỡ của GS.TS. Ngô Văn Lệ trong suốt quá trình nghiên cứu và xuất bản. Đồng thời, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới các nhà khoa học ở các cơ quan nghiên cứu khác đã đọc và đóng góp cho công trình nhiều ý kiến quý báu. Công trình không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ hiệu quả và nhiệt tình của quý vị lãnh đạo và nhân dân địa phương, nơi chúng tôi tiến hành cuộc nghiên cứu.

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng là lời cảm ơn dành cho gia đình của tôi, đã cảm thông, chia sẻ, đồng hành với tôi trên những nẻo đường điền dã và trong suốt quá trình hoàn thành công trình.

SysT

ools

PD

F Sp

lit &

Mer

ge

~12~

Chắc chắn còn nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà quyển sách này chưa đề cập được hết. Mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả. Mọi đóng góp xin gửi về cho tác giả theo địa chỉ:

NGÔ THỊ PHƯƠNG LANTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, thành phố Hồ Chí MinhEmail: [email protected].

Xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014

Tác giả