tỨ thƯ Ả -...

20

Upload: others

Post on 06-Oct-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu
Page 2: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

TỨ THƯ BÌNH GIẢILÝ MINH TUẤN Biên soạn

NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu đính

Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi.

KHXB số 888-2010/CXB/45-139/TGQĐXB số 864/QĐ-TG

In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam

Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.

Page 3: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

LÝ MINH TUẤN

dịch và bình giải

NGUYỄN MINH TIẾN

hiệu đính và giới thiệu

TỨ THƯBÌNH GIẢI

LUẬN NGỮ - MẠNH TỬ - ĐẠI HỌC - TRUNG DUNG

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

四書評解四書評解

Page 4: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

5

LỜI GIỚI THIỆU

Từ khoảng cuối thế kỷ 19, sau hàng nghìn năm ngự trị trong nền văn hoá Á Đông, Nho giáo đã hầu như suy sụp

hoàn toàn trước sự tấn công ồ ạt của nền văn minh phương Tây. Nhà thơ Tú Xương, một trong số những “ông tú, ông nghè” hiếm hoi còn sót lại trong xã hội thời ấy đã phải ai oán kêu lên:

Cái học nhà Nho đã hỏng rồi,

Mười người đi học chín người thôi!

Một nền học thuật dù cao siêu đến đâu mà không còn ai theo đuổi thì tự nó đã tỏ rõ dấu hiệu diệt vong, bởi ý nghĩa của một nền học thuật là gì nếu không phải là mang đến cho người học những giá trị đích thực của nó? Khi người ta đã từ chối không theo học thì mọi giá trị cao siêu ắt sẽ không còn điều kiện để phát huy được nữa. Nhìn thấu ý nghĩa đó, cụ Trần Trọng Kim đã viết trong lời tựa sách Nho giáo như sau:

“... ... thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới, không ai nghĩ đến cái nhà cổ ấy nữa...”

“Cái nhà cổ” mà cụ Trần nhắc đến ở đây chính là căn nhà Nho giáo mà cụ đang ra công “giữ lấy di tích” vì e rằng sẽ đến lúc nó triệt tiêu hoàn toàn trong lòng người. Dù vậy, bộ sách Nho giáo mà cụ Trần đã dày công biên soạn, được xuất bản vào khoảng đầu những năm 1930, dường như ngày nay cũng chẳng còn mấy ai tìm đọc!

Và đã gần một thế kỷ đã qua đi kể từ khi những đại biểu cuối cùng của Nho giáo chấp nhận buông xuôi trong cuộc giằng co “cũ - mới”, bởi những nhu cầu thực tiễn của một xã hội văn minh hiện đại không ngừng phát triển hầu như không thể được đáp ứng trong khuôn khổ của những gì mà Nho giáo mang đến cho người học.

Page 5: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

6

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

Thế nhưng, nền văn minh hiện đại cũng không phải là cây đũa thần mang đến cho nhân loại tất cả. Với một khuynh hướng đã, đang và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị vật chất, nền văn minh hiện đại đã không lưu tâm nhiều đến những giá trị tinh thần trong cuộc sống, và đây chính là lý do khiến cho nhiều người sớm nhận ra rằng không ít những giá trị tinh túy của Nho giáo giờ đây lại trở thành cái mà con người cần đến để tạo sự quân bình trong cuộc sống hiện đại. Hơn thế nữa, xét cho cùng thì những giá trị ấy thật ra là chưa từng mất đi mà vẫn được âm thầm truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác qua sự giáo dục dựa trên nền tảng gia đình và luân lý đạo đức xã hội Việt Nam, vốn có phần đóng góp rất lớn của Nho giáo từ nhiều thế kỷ qua.

Và như vậy, khi quay nhìn lại cội nguồn phát xuất của nhiều lý tưởng cao đẹp trong đời sống như lòng nhân ái, đức khoan dung, tinh thần vị tha, cũng như những đức tính căn bản mà ai ai cũng cần đến và trân trọng như nhân nghĩa, hiếu đễ, thành tín... hẳn chúng ta không khỏi lấy làm ngạc nhiên khi thấy rằng trí tuệ của người xưa đã vô cùng sâu sắc khi nhận ra được những giá trị và ý nghĩa thực sự của đời sống vốn không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất, mà quan trọng hơn lại chính là sự hàm dưỡng một tâm hồn cao đẹp. Hơn thế nữa, chúng ta sẽ càng ngạc nhiên hơn khi nghe người xưa mô tả về những đức tính cần có của một nhà lãnh đạo để có thể được xem là thực lòng lo cho dân cho nước. Những chuẩn mực lý tưởng này nếu chỉ được áp dụng một phần nào thôi, chắc chắn cũng sẽ xoá bỏ được rất nhiều những tệ nạn mà xã hội văn minh hiện đại của chúng ta đang đối mặt.

Tất cả những giá trị tinh túy đó của Nho giáo được gói gọn trong một bộ sách được người xưa trân trọng và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng là nền tảng học thuật của Nho gia từ những điều cơ bản nhất cho đến những gì uyên áo nhất. Bộ sách này gồm 4 quyển sách quý được gọi chung là Tứ thư. Đó là các sách: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung. Quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay chính là được biên soạn từ bộ Tứ thư, đặc biệt bao gồm cả nguyên bản Hán văn, bản Việt dịch cũng như các phần chú thích và bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn.

Page 6: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

7

LỜI GIỚI THIỆU

Ông Lý Minh Tuấn không phải là người đầu tiên dịch và bình chú bộ sách Tứ thư. Trước đây đã từng có các học giả nổi tiếng như Đoàn Trung Còn, Nguyễn Hiến Lê... cũng đã làm công việc này. Tuy nhiên, khi nhận lời đọc lại bản thảo bộ Tứ thư bình giải này trước khi in, tôi đã nhận ra ngay là cách làm của soạn giả hoàn toàn không giống như những người đi trước. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ sách này, ông Lý Minh Tuấn đã có được sự am hiểu nhất định về phương thức truyền đạt những tư tưởng, triết lý của người xưa đến với những độc giả của thời hiện đại. Đây chính là lý do tạo nên sự khác biệt của sách này. Thay vì lặp lại những gì người đi trước đã nói, soạn giả đặc biệt đã cố gắng vận dụng những kiến thức gần gũi nhất mà người đọc hiện có để giảng giải về những hàm ý trong lời dạy của cổ nhân. Hơn thế nữa, ông cũng nêu ra và so sánh những mối quan hệ giữa Nho giáo với nhiều hệ thống tư tưởng triết học và tôn giáo, đặc biệt là Công giáo. Thông qua đó, người đọc có thể dễ dàng hơn trong sự tiếp thu những tư tưởng sâu xa của bộ sách này.

Cách làm này của soạn giả tất nhiên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nếu xét từ góc độ nghiên cứu học thuật, phương thức này có thể không thực sự khách quan và chuẩn xác, bởi nó phụ thuộc vào những nhận thức cũng như luận giải chủ quan của người viết. Yếu tố chủ quan càng bộc lộ rõ hơn khi người viết cố sử dụng những luận cứ trong một hệ thống tư tưởng này để giải thích hay nhận xét về một ý tưởng nào đó vốn thuộc về một hệ thống tư tưởng khác. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ giáo dục thì lại khác, bởi nền tảng chung của các hệ thống tư tưởng, tôn giáo mà soạn giả sử dụng ở đây đều là hướng đến việc giáo dục, rèn luyện con người trở nên tốt đẹp, hướng thiện. Dựa trên điểm tương đồng đó, việc so sánh các tư tưởng có liên quan nhằm mục đích giáo dục là một ý tưởng hợp lý, vì hiệu quả của một phương thức giáo dục chính là mức độ tiếp thu, nhận hiểu của người học. Và nếu xét riêng từ yếu tố này thì sách Tứ thư bình giải rất có thể sẽ mang đến cho người đọc một cách tiếp cận mới dễ dàng hơn với kho tàng tư tưởng Nho giáo. Hơn nữa, xét cho cùng thì sách này ra đời không phải như một công trình nghiên cứu khoa học, mà là sự hệ thống hoá các bài giảng trong thực tế của soạn giả từ nhiều năm qua. Vì thế, mục đích chính của nó là cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về tư tưởng Nho giáo, nhằm khơi dậy những giá trị đạo đức, tinh thần tốt đẹp đã phần nào bị lãng quên qua thời gian

Page 7: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

8

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

cũng như đã ít nhiều bị che mờ đi bởi nhịp sống bon chen hối hả của xã hội văn minh vật chất trong hiện tại. Với mục đích như thế, tôi tin là soạn giả đã hoàn toàn hợp lý khi chọn phương thức bình giải như trong sách này.

Thật ra, các sách Đại học và Trung dung với lời bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn đã được xuất bản trước đây như những tác phẩm riêng lẻ với tựa đề Đại học thuyết minh (NXB Văn hoá thông tin, 2004) và Trung dung thuyết minh (NXB Văn hoá thông tin, 2002). Trong lần xuất bản này, các sách Luận ngữ và Mạnh tử đã được hoàn tất và sắp xếp in chung trọn bộ với nội dung và hình thức đã được chỉnh sửa nhất quán. Ngoài ra, bản in lần này cũng được bổ sung đầy đủ phần Hán văn, rất thuận tiện cho những ai muốn đối chiếu so sánh hoặc nghiên cứu sâu hơn. Cuối sách có thêm phần tra khảo từ vựng, được sắp xếp theo chương mục cũng như theo vần ABC để tiện việc tra khảo cho người đọc.

Về trật tự sắp xếp trong sách này, chúng tôi cũng không dựa theo thói quen truyền thống, mà chú ý nhiều hơn đến sự thuận tiện cho người đọc để có thể tiếp nhận các nội dung theo một trình tự hợp lý. Sách Luận ngữ được trình bày trước nhất vì sách này tập trung những lời dạy thể hiện tư tưởng của Khổng tử một cách rõ nét và đầy đủ nhất. Hầu hết các tác phẩm của Nho gia đời sau đều trích lại lời của Khổng tử từ đây. Tiếp theo là sách Mạnh tử, ghi lại những lời của Mạnh tử, có thể xem là nhân vật thứ hai trong Nho giáo, sau Khổng tử. Sách Mạnh tử giúp người đọc hiểu rõ hơn và sâu rộng hơn những tư tưởng ban đầu của Khổng tử, đồng thời cũng tiếp cận được với không ít những tư tưởng do chính Mạnh tử phát triển dựa trên nền tảng những điều Khổng tử đã nêu ra trước đó. Hai quyển Đại học và Trung dung được xếp sau cùng vì mức độ sâu xa uyên áo của chúng, hầu như chỉ có thể tiếp cận sau khi người đọc đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. Mặc dù vậy, xét chung thì cả bốn quyển sách này vẫn là một tổng thể thống nhất, bổ sung cho nhau để thể hiện được toàn bộ hệ tư tưởng của Nho giáo một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất; trong đó có cả những nền tảng cơ bản nhất của việc đối nhân xử thế, cho đến những ý nghĩa sâu xa, siêu việt và uyên áo nhất mà tư tưởng người xưa đã từng đạt đến.

Page 8: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

9

LỜI GIỚI THIỆU

Là một bậc thầy thuộc thế hệ đi trước, nay đã bước sang độ tuổi cổ lai hy, soạn giả Lý Minh Tuấn đã biên soạn công trình này với tấm lòng yêu người thương đời rất đáng trân trọng của một nhà giáo dục đã nhiều năm đứng trên bục giảng. Tôi rất vui khi được hân hạnh giới thiệu với quý độc giả bộ sách này và hy vọng nó sẽ góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống, bởi xét cho cùng thì dù trong bất cứ thời đại nào, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc sống con người vẫn luôn là những giá trị đạo đức và tinh thần tốt đẹp chứ không phải là theo đuổi sự hưởng thụ vật chất. Và với ý nghĩa này thì việc khơi dậy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống Nho giáo hẳn sẽ mang lại những tác động tích cực nhất định trong việc giúp cho mỗi người chúng ta hướng đến một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.

Trân trọng,

NGUYỄN MINH TIẾN

Page 9: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

10

Page 10: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

11

LUẬN NGỮ

CHƯƠNG I: HỌC NHI

學而 第一Học nhi đệ nhất

1.

子曰:學而時習之,不亦說乎?有朋自遠方來,不亦樂乎?人不知而不慍,不亦君子乎?Tử viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri, nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ?”

Dịch nghĩa:

Đức Khổng tử nói: “Học rồi mà tùy thời ôn tập, lại chẳng đẹp lòng sao? Có bạn bè từ phương xa đến, lại chẳng vui thích sao? Người ta không biết đến mình, mà mình không giận hờn, chẳng phải là bậc quân tử đó sao?”

BÌNH GIẢI:

Chữ “học” trong tinh thần Đức Khổng tử ở câu nói này và cũng là chung cho toàn bộ tư tưởng sách Luận ngữ không nhằm chỉ cái học chuyên môn về một nghề nghiệp hay một kỹ thuật nào, mà là học đạo lý để trở thành bậc quân tử. Quân tử là người hiểu biết đạo lý làm người và cố gắng cư xử theo đạo lý ấy.

Theo đạo Nho, quân tử là mẫu người lý tưởng ở cấp độ thứ ba, sau bậc hiền và bậc thánh. Bậc hiền là người quân tử thành tựu được đức nhân. Bậc hiền thêm đức thành nữa là trở thành bậc thánh.

Đạo của người quân tử là đạo nhất quán, bao gồm cả nhân đạo, thiên đạo và thánh đạo. Đạo này cũng có tên khác là đạo Trung dung, được bàn kỹ trong sách Trung dung.

Nhân đạo là đạo lý chi phối cõi nhân sinh, xã hội con người.

Thiên đạo là qui luật chi phối vũ trụ, vạn vật thiên nhiên.

Page 11: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

12

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

Thánh đạo là đạo lý siêu phàm giúp con người kết hợp với đạo trời (phối thiên).

Trong cõi nhân sinh, đạo lý gần gũi con người nhất là hiếu thảo với cha mẹ, đễ kính với anh chị, các bậc trưởng thượng, rồi tới yêu thương mọi người. Vì thế, chữ học ở đây phải được hiểu là học làm con người đích thực.

Đức Khổng tử nói về sự học rằng: 弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親仁。行有餘力,則以學文。- Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.” ([Là phận] con em vào thì có hiếu [với cha mẹ], ra thì thuận thảo [với bậc trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân từ. Thi hành những điều đó còn thừa sức thì hãy học văn.” (Luận ngữ, Học nhi, 6).

Cái đạo nhất quán ấy, một chiều ăn thông với cõi nhân sinh, chiều kia xuyên suốt tới đạo trời, cao siêu có thể khiến con người nên thánh, nên hiền.

Chỉ cần được nghe về đạo ấy thôi cũng đã thích thú lắm rồi! Đức Khổng tử có lần tâm sự rằng: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ! -朝聞道,夕死可矣!” (Sớm được nghe đạo, chiều chết cũng được.)

Chính vì người quân tử học theo đạo ấy, nên những lúc rảnh rang ôn tập lại và thực hành, thấy mình tăng tiến trong đạo, lại chẳng thấy đẹp lòng lắm sao?

Mình đã vui trong việc học, nay lại được bạn bè cùng quan điểm, cùng với mình đồng thanh đồng khí (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu), từ xa đến thăm để cùng nhau bàn hỏi về lẽ đạo nhiệm mầu, lại chẳng vui thích lắm sao?

Học ở đây là học làm người quân tử, mà người quân tử ắt cầu đạo chứ không cầu danh. Vì vậy, dù người ta không biết đến tiếng tăm của mình, tài năng không có cơ hội thi triển, thì người học đạo cũng không cảm thấy buồn giận, luôn thanh thản an nhiên; điều ấy chẳng phải là xứng đáng nhân cách của bậc quân tử đó sao?

Mở đầu chương Học nhi, cũng là mở đầu sách Luận ngữ, người soạn sách đã trưng dẫn một câu nói đặc biệt của Đức Khổng tử về sự học, đủ biết rằng đạo lý trong sách này chẳng phải tầm thường!

Page 12: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

13

LUẬN NGỮ

2.

有子曰:其為人也孝弟,而好犯上者,鮮矣,不好犯上,而好作亂者,未之有也。君子務本,本立而道生,孝弟也者,其為仁之本與?

Hữu Tử viết: “Kỳ vi nhân dã, hiếu đễ nhi hiếu phạm thượng giả, tiển hỹ. Bất hiếu phạm thượng, nhi hiếu tác loạn giả, vị chi hữu dã. Quân tử vụ bản; bản lập nhi đạo sinh. Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư?”

Dịch nghĩa:

Thầy Hữu tử nói: “Làm người có nết hiếu đễ mà lại ưa thích xúc phạm đến bậc trên, ít có vậy. Không ưa thích xúc phạm đến bậc trên mà lại thích làm loạn, điều đó chưa hề có. Người quân tử chuyên chú vào gốc; gốc lập thì đạo sinh. Nết hiếu đễ phải chăng là gốc của đức nhân?”

BÌNH GIẢI:

Nết hiếu đễ là đức hạnh khởi đầu của con người sống trong gia đình. Nết hiếu là lòng tôn kính và làm vui lòng cha mẹ. Nết đễ là sự thuận thảo, nhường nhịn đối với anh chị. Trong gia đình, cha mẹ, anh chị là bậc trên. Ngoài xã hội, nhà cầm quyền giữ địa vị trị an đất nước là bậc trên. Một người có nết hiếu đễ hẳn là không xúc phạm đến cha mẹ, anh chị mình. Người ấy đã không xúc phạm đến bậc trên trong gia đình thì hiếm khi có ý muốn xúc phạm đến bậc trên ở ngoài xã hội. Đã không có ý muốn xúc phạm đến bậc trên hẳn là người ấy không bao giờ gây ra những sự náo loạn, trong nhà cũng như ngoài xã hội. Như thế, sự ổn định trong gia đình có liên hệ mật thiết với sự trị an của đất nước. Đó là lẽ nhất quán hợp lý, xuyên suốt trong ngoài.

Vì vậy, người quân tử ở vai trò trị nước hay giáo dục phải chuyên chú vào cái gốc; đó là duy trì nết hiếu đễ cho con người từ những bài học đầu đời. Hiếu đễ được thành lập và đề cao thì bao nhiêu đức hạnh khác sẽ phát sinh từ đấy. Mọi đức hạnh của con người được đạo Nho qui chiếu về đức nhân. Thành tựu đức nhân mới là con người đích thực (仁者人也。Nhân giả, nhân dã.). Cho nên nết hiếu đễ phải được coi là gốc của đức nhân.

Thầy Hữu tử, tức là ông Hữu Nhược, một cao đệ của Đức Khổng tử, thường chú trọng vào nết hiếu đễ, đã nhận ra điểm quan trọng này. Nhưng thầy vốn là một người khiêm nhường nên đã nói ra ý kiến trên với lời lẽ dè dặt.

Page 13: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

14

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

3.

子曰:巧言令色,鮮矣仁。Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân.”

Dịch nghĩa:

Đức Khổng tử nói: “Nói năng dối trá, [trau chuốt] nhan sắc, [người như thế] ít có đức nhân vậy.”

BÌNH GIẢI:

Ngôn ngữ từ miệng lưỡi phát ra là ngọn ở bên ngoài; tâm địa là gốc ở bên trong. Người ta không thể thấy được tâm địa, nhưng xét ngôn ngữ của một người, nếu tinh ý, người ta có thể biết được tâm địa người ấy. Ngôn ngữ xảo trá là biểu hiện của một tâm địa kém thành thật. Người dùng lời nói khéo cốt để che đậy ý đồ xấu của mình; nhất là khi lời nói dối trá được vận dụng để thuyết phục hay biện bạch. Những tay du thuyết nổi danh thời Chiến Quốc như Tô Tần, Trương Nghi, thời Tam Quốc như Bàng Thống, Hám Trạch... là những ví dụ điển hình, vì họ chẳng bao giờ thành tâm thành ý cả, mà chỉ cố thuyết phục đối phương theo hướng để có lợi cho họ. Đó là điểm thứ nhất có thể dùng để đánh giá về sự thiếu kém của đức nhân.

Điểm thứ hai là chú trọng trau chuốt nhan sắc đẹp đẽ. Nhan sắc đẹp đẽ là điều ai cũng ưa thích, mến mộ, nhưng đó phải là cái đẹp tự nhiên, không cố ý trau chuốt. Nếu người chỉ biết chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài, chỉ biết trau chuốt hình dung, dáng vẻ, thì thực chất trong nội tâm không thể có sự tu dưỡng cao quý. Sự chú trọng quá nhiều đến vẻ ngoài như thế dĩ nhiên không phù hợp với tiêu chuẩn của đức nhân.

Theo quan điểm của Đức Khổng tử, đỉnh cao của đức nhân nằm trong ý nghĩa câu nói mà Ngài dạy cho Nhan Hồi: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân. - 克己復禮為仁。” (Chinh phục lấy mình, tuân theo thiên lý là nhân.) Chinh phục lấy mình là không chạy theo ngoại vật, hình sắc dáng vẻ bên ngoài; tuân theo thiên lý là sống trong đạo trời, chân chất thật thà không làm hại đến tha nhân.

Đức Khổng tử lại nói về đức nhân với Tử Trương: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hỹ; viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ.” (Có thể làm năm điều trong thiên hạ là nhân vậy; đó là: cung kính, khoan hoà, trung tín, chăm chỉ, sáng suốt.” (Luận Ngữ: Dương hoá). Vì thế, Ngài cũng nói: “Cương, nghị, mộc, nột, cận nhân.” (Cương trực, nghiêm trang, chất phác, trì độn, là gần với đức

Page 14: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

15

LUẬN NGỮ

Nhân.) (Luận ngữ: Tử Lộ). Từ đó, có thể suy ra người có nhân thì thành tựu, ôn hoà, khiêm nhượng, nhẫn nhục; người bất nhân thì khéo léo, giảo hoạt, giả dối, tàn nhẫn... Do đó, Đức Khổng tử mới nhận thấy trong những người nói năng xảo trá, lại thêm ưa thích trau chuốt cho nhan sắc thêm đẹp, thật ít người có đức nhân.

Để chứng thực nhận xét này, chúng ta hãy đọc lại cổ sử Trung Hoa. Những người phụ nữ nổi tiếng đẹp như: Muội Hỉ (đời nhà Hạ), Đát Kỷ (đời nhà Thương), Bao Tự (đời nhà Chu); rồi đến Tây Thi, Trịnh Đán, Hạ Cơ (thời Xuân Thu, Chiến Quốc), Dương Quý Phi (đời nhà Đường) v.v... đều có nhan sắc khuynh quốc, khuynh thành, nhưng cũng đều là những người xảo ngôn, dối trá, đã dùng lời nói mà làm hại không biết bao nhiêu người. Những người nam nổi tiếng đẹp trai như Công Tôn Át (thời Xuân Thu) thì có tính ghen ghét tỵ hiềm, Tống Ngọc (nước Sở), Tràng Khanh (đời nhà Hán) thì nổi tiếng trăng hoa... đều là những kẻ luôn chú trọng quá đáng đến vẻ đẹp bên ngoài. Những con người ấy, cả nữ lẫn nam, hẳn không phải là những người dồi dào đức nhân rồi.

Câu nói trên của Đức Khổng tử thật đáng cho người học đạo lưu ý!

4.

曾子曰:吾日三省吾身,為人謀而不忠乎?與朋友交而不信乎?傳不習乎?Tăng Tử viết: “Ngô, nhật tam tỉnh ngô thân: vị nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyền, bất tập hồ?”

Dịch nghĩa:

Thầy Tăng Tử nói: “Tôi, mỗi ngày tự xét mình ba điều: mưu việc cho người có hết lòng chăng? Cùng bạn bè giao thiệp, có giữ niềm tin chăng? Được truyền dạy, có ôn tập chăng?”

BÌNH GIẢI:

Thầy Tăng Tử có tên là Tăng Sâm; cha là Tăng Tích (Tăng Điểm), cũng là môn đệ Đức Khổng tử. Ông là nhân vật thứ hai, đứng sau Nhan Hồi trong hàng đệ tử ưu tú nhất của Đức Khổng tử. Sau khi Nhan Hồi mất, Tăng Sâm được coi như người môn đệ kế thừa chính thống của Khổng môn. Ông kém Đức Khổng tử 46 tuổi, là môn đệ nhỏ tuổi nhất nhưng lại là người tỏ ra cẩn trọng, trung tín, đốc thực và hiểu đạo lý sâu xa nhất. Về sau, ông là thầy dạy của cháu nội Đức Khổng tử là Khổng Cấp (Tử Tư), tác giả cuốn Trung Dung.

Page 15: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

16

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

Trong Khổng môn ở các thế hệ sau, Tăng Tử được tôn là Tông Thánh (vị thánh nối dòng Nho giáo) và Tử Tư được tôn là Thuật Thánh (vị thánh truyền thuật trung thực tư tưởng uyên áo của Nho giáo).

Qua câu nói trên, thầy Tăng Tử cho biết ông lưu ý như thế nào đến hành vi và tâm tính của mình. Nhận hợp tác với người trong công việc thì phải hết lòng. Giao thiệp với bạn bè phải giữ niềm tin, tức là không dối trá hay hứa hẹn hão. Nhận được lời truyền dạy của thầy thì thường xuyên ôn tập, thực hành.

5.

子曰:道千乘之國,敬事而信,節用而愛人,使民以時。Tử viết: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.”

Dịch nghĩa:

Đức Khổng tử nói: “Cai trị nước một ngàn cỗ xe, phải thận trọng trong công việc mà giữ niềm tin, tiêu dùng tiết kiệm mà yêu thương mọi người, sai khiến dân chúng phải tùy thời.”

BÌNH GIẢI:

Chữ “đạo” ở đây đóng vai một động tự, có nghĩa là hướng dẫn, chỉ đường hay cai trị. Nước một ngàn cỗ xe (thiên thặng chi quốc) là một nước tầm cỡ trung bình vào thời đó, có khoảng một ngàn cỗ xe trận. Nước Lỗ, quê hương Đức Khổng tử là một nước như thế. Nước lớn có khoảng một vạn cỗ xe trận (vạn thặng chi quốc) là như nước Tề, nước Sở... Nước nhỏ có khoảng một trăm cỗ xe trận (bách thặng chi quốc) là như các nước Trần, Sái, Ngu, Quắc v.v...

Vào đầu thời Xuân Thu (thế kỷ 8 trước Công nguyên), Trung Hoa gồm có trên 100 nước lớn nhỏ. Vì chinh chiến diễn ra liên miên trong mấy trăm năm, nên người ta quen dùng số lượng xe trận để chỉ một nước lớn, vừa hay nhỏ.

Để cai trị một nước trung bình, không có quá nhiều công việc, không có tham vọng xâm lược, bá chủ như một nước lớn, Đức Khổng tử cho rằng cần chú ý tới năm điều sau đây:

1. Thận trọng trong công việc (kính sự): việc gì cần làm thì phải suy tính cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng, không được sơ sót, cẩu thả để tránh thất bại và hao tốn.

Page 16: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

17

LUẬN NGỮ

2. Giữ niềm tin (tín): cần phải thành khẩn, trung thực với dân, không được lừa dối thì dân chúng mới rắp tâm thuận theo và sẵn sàng hy sinh khi cần.

3. Tiêu dùng tiết kiệm (tiết dụng): nước không có tài nguyên phong phú thì phải chi tiêu tiết kiệm, không được lãng phí công quỹ để làm gương cho dân.

4. Yêu thương mọi người (ái nhân): nhà cầm quyền phải yêu thương dân chúng như con, nghĩa là sẵn sàng phục vụ dân, đừng bóc lột, đàn áp, xem thường dân.

5. Sai khiến dân tùy thời (sử dân dĩ thời): Nếu cần động viên dân chúng làm công tác thủy lợi hay xây thành, đắp lũy... phải xét tới thời buổi thích hợp. Phải biết tránh những lúc dân bận việc cày bừa, gieo trồng thu hoạch. Sai khiến dân đúng việc (việc công chính cần thiết) và đúng thời (thời giờ rảnh rang) thì dân không oán.

Với một nước trung bình, nếu biết cai trị như thế, nhà cầm quyền và dân chúng một lòng, đất nước ổn định, kinh tế và quốc phòng tương đối vững vàng thì không lo gì nạn xâm lăng, vì các nước láng giềng đều nể trọng và muốn kết thân.

Những lời chỉ dạy của Đức Khổng tử ở đây thuộc về đạo lược, tức là sách lược chỉ đạo ở thượng tầng, vượt trên cả chính lược và chiến lược.

6.

子曰:弟子入則孝,出則弟,謹而信,汎愛眾而親仁。行有餘力,則以學文。Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.”

Dịch nghĩa:

Đức Khổng tử nói: “[Là phận] con em, vào thì hiếu thảo [với cha mẹ], ra thì thuận thảo [với bậc trưởng thượng], cẩn thận mà giữ niềm tin, rộng yêu mọi người mà gần gũi người nhân đức. Thi hành những điều đó còn thừa sức, thì hãy học văn.”

BÌNH GIẢI:

Câu này thể hiện rõ chủ trương “tiên học lễ, hậu học văn” (học lễ trước, học văn sau) của Khổng môn. Đạo Khổng chia sự học làm hai phần: học lễ và học văn.

Page 17: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

18

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

Học lễ để trở nên con người đích thực.

Học văn để lập sự nghiệp mưu sinh.

Học lễ là học về đạo đức. Con em phải học để biết hiếu thảo với cha mẹ ở trong nhà, tức là kính yêu dòng sống từ Trời truyền đến cho mình. Ra ngoài xã hội, con em phải biết thuận thảo, kính nhường các bậc trưởng thượng. Hành động thì phải cẩn thận và thành thực để giữ niềm tin. Phải rộng yêu mọi người, không phân biệt, kỳ thị một ai, bởi vì con người là một sinh vật cao nhất trong thiên nhiên, ai cũng có một sứ mệnh linh thiêng trường cửu như mình; tuy nhiên cần gần gũi người nhân đức để được tiếp thu những điều khôn ngoan thiện hảo.

Học văn là học về các môn học phổ thông. Vào thời Đức Khổng tử ở Trung Hoa, các môn học phổ thông bao gồm lục nghệ: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số.

- Lễ: nghi lễ- Nhạc: âm nhạc- Xạ: bắn cung- Ngự: cưỡi ngựa- Thư: đọc sách- Số: toán pháp

7.

子夏曰:賢賢易色,事父母能竭其力,事君能致其身,與朋友交,言而有信,雖曰未學,吾必謂之學矣。Tử Hạ viết: “Hiền hiền dịch sắc, sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực, sự quân năng trí kỳ thân, dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín, tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hỹ.”

Dịch nghĩa:

Thầy Tử Hạ nói: “Bắt chước người hiền đổi lòng hiếu sắc, hết sức thờ cha mẹ, liều thân thờ vua, cùng với bạn bè giao thiệp thì nói năng thật thà, tuy nói là chưa học, tôi ắt cho rằng đã học rồi.”

BÌNH GIẢI:

Thầy Tử Hạ có tên là Bốc Thương, một cao đệ của Đức Khổng tử. Ông này theo đúng chủ trương của Khổng môn, đề cao cái học về đạo đức, coi nhẹ cái học phổ thông về các khoa chuyên môn.

Page 18: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

19

LUẬN NGỮ

Đối với người thường, ai cũng có lòng hiếu sắc. Để cho lòng hiếu sắc hoàn toàn làm chủ tâm tư thì còn lòng dạ nào nghĩ đến việc gì khác. Chỉ có bậc hiền nhân mới biết khắc phục lòng hiếu sắc để có thể phục vụ tha nhân. Đó là một trình độ đạo đức cao. Có đạo đức cao mới có thể phụng thờ cha mẹ đến nơi đến chốn, mới có thể đem thân phò vua giúp nước lập nên công trạng ở đời. Ngoài ra, giao thiệp với bạn bè lại giữ được niềm thành tín, lời nói đi đôi với việc làm.

Một người như thế, nếu nói là chưa học, không ai có thể tin được. Có thể người ấy chưa học về một ngành chuyên môn nào trong các khoa học phổ thông; nhưng về đạo đức, quả là người ấy đã học nhiều rồi. Thầy của người ấy là những bậc hiền nhân trong xã hội.

8.

子曰:君子不重則不威,學則不固。主忠信,無友不如己者,過則勿憚改。Tử viết: “Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố; chủ trung tín, vô hữu bất như kỷ giả; quá tắc vật đạn cải.”

Dịch nghĩa:

Đức Khổng tử nói:“Người quân tử không trang trọng thì không có uy, sự học sẽ không vững vàng; nhắm vào sự trung tín, không kết bạn với kẻ chẳng giống như mình; có lỗi lầm thì đừng ngại sửa đổi.”

BÌNH GIẢI:

Trang trọng đích thực không phải là bộ tịch giả tạo qua y phục và cung cách dáng vẻ bên ngoài. Trang trọng là dáng vẻ thể hiện của một con người sống theo lễ. Lễ chi phối mọi sinh hoạt của người đó, bao gồm cả các động tác đi, đứng, nằm, ngồi, cách ăn uống, nói cười... Lễ là sự tụ hội những điều tốt đẹp tự nhiên hợp với đạo trời. Văn Ngôn viết: “Gia hội túc dĩ hợp lễ.” (Gom góp mọi điều tốt đẹp đủ để cho hợp với lễ.” (Kinh Dịch: Quẻ Kiền).

Nói một cách cụ thể, Lễ là những khuôn phép, mẫu mực cần thiết tạo thành các thuần phong mỹ tục để tiết chế, điều hoà tình cảm, cử chỉ, hành vi của con người. Người nào sống theo lễ thì tự nhiên thân thể sẽ toát ra một dáng vẻ trang trọng khiến người nhìn thấy phải kính nể, quí mến, do đó mà có uy nghi. Con người đã sống theo lễ ắt là có lòng tự trọng, tức là không tự hạ thấp giá trị của mình, không tỏ ra hèn kém, bạc nhược.

Page 19: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

20

TỨ THƯ BÌNH GIẢI

Như thế, trong sự trang trọng do lễ tạo nên có bao hàm cả sự tự trọng. Sự trang trọng và sự tự trọng do lễ có một nguồn cội sâu xa là niềm tin vào đạo trời và sống trong đạo trời. Do đó sự trang trọng tạo nên uy nghi một cách tự nhiên, không cần phải làm bộ, làm dáng một cách giả dối, kệch cỡm.

Học làm quân tử mà không trang trọng thì không có uy đã đành; ngoài ra, không trang trọng tức là sinh hoạt không đặt căn bản trên lễ, không có nguồn cội ở đạo trời thì sự học vấn sẽ thiếu cơ sở vững vàng. Thiếu cơ sở vững vàng tức là thiếu chân lý chủ đạo, sự học chỉ là thu gom những mớ kiến thức bồng bềnh, tạp loạn, nhất thời, đúng ít, sai nhiều...

Người quân tử muốn tiến lên bậc hiền thánh còn phải chú ý tới ba điều nữa:

Trung tín là sống trong tâm địa thành thật để duy trì niềm tin, không tự dối mình hay gạt người.

Đối với những kẻ chẳng giống như mình, tức là những kẻ giả dối, không sống theo lễ, người quân tử không thể kết bạn. Kết bạn với họ chẳng học được điều gì hay mà còn bị thiệt hại. Chỉ có thể giao thiệp qua loa với họ để giữ hoà khí mà thôi.

Người quân tử cần phải sẵn sàng sửa đổi lỗi lầm của mình. Ai cũng có lỗi, không nhiều thì ít. Nhận ra lỗi lầm và sửa đổi ngay là điều đáng khen của người quân tử.

9.

曾子曰:慎終,追遠,民德歸厚矣。Tăng Tử viết: “Thận chung, truy viễn, dân đức qui hậu hỹ.”

Dịch nghĩa:

Thầy Tăng Tử nói:“Cẩn thận trong việc cuối, nhắc nhớ đến người xa, đạo đức của dân trở nên dày dặn vậy.”

BÌNH GIẢI:

Việc cuối ở đây chỉ việc mãn phần của cha mẹ. Nhắc nhớ đến người xa chỉ sự kính nhớ tổ tiên qua đời đã lâu. Qua câu nói trên, thầy Tăng Tử đã có một cái nhìn xa đến mối liên hệ giữa việc gia đình và việc đất nước. Việc an táng cha mẹ và kính nhớ tổ tiên là việc gia đình. Việc đạo đức của dân là việc đất nước. Muốn cho đất nước được thịnh trị, thái bình thì phải làm sao cho đạo

Page 20: TỨ THƯ Ả - ZingNews.vnimgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/khoa-hoc-xa-hoi/triet-hoc/extract... · TỨ THƯ BÌNH GIẢI LÝ MINH TUẤN Biên soạn NGUYỄN MINH TIẾN Hiệu

21

LUẬN NGỮ

đức của dân được dày dặn. Thế mà muốn cho đạo đức của dân được dày dặn thì phải khiến cho dân chú trọng đến đạo hiếu. Đạo hiếu có liên hệ tới chính trị là như thế.

Đạo hiếu là sự tôn trọng nguồn sống từ Trời truyền đến mình qua trung gian của tổ tiên và cha mẹ. Tôn trọng nguồn sống là nền tảng của đạo đức; vì vậy đạo hiếu là gốc các đức hạnh.

Đạo hiếu có nhiều chi tiết, sẽ được dần dần bàn tới trong bộ Luận ngữ này. Tuy nhiên đối với việc cha mẹ mãn phần thì hiếu là tổ chức tang lễ cho cha mẹ chu đáo, cẩn thận. Ngoài ra, hiếu còn vươn xa tới tổ tiên; phải có những nghi lễ tế tự để tưởng nhớ. Dĩ nhiên, các nghi lễ không nên tổ chức quá to tát, tốn kém, nặng về hình thức khoe khoang, nhưng cần trang trọng để bày tỏ tấm lòng thành kính nhớ thương của con cháu đối với cha mẹ, tổ tiên.

Thấy nhà cầm quyền giữ đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ắt dân chúng cũng bắt chước mà chú trọng vào việc đạo đức. Đạo đức của dân được dày dặn thì đất nước sẽ ổn định, thái bình.

10.

子禽問於子貢曰:夫子至於是邦也,必聞其政。求

之與?抑與之與?子貢曰:夫子溫,良,恭,儉,讓以得之。夫子之

求之也,其諸異乎人之求之與!Tử Cầm vấn ư Tử Cống viết: “Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kỳ chính.

Cầu chi dư? Ức dữ chi dư?”

Tử-Cống viết: “Phu tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu tử

chi cầu chi dã, kỳ chư dị hồ nhân chi cầu chi dư?”

Dịch nghĩa:

Thầy Tử Cầm hỏi thầy Tử Cống: “Thầy ta đến nước nào, ắt nghe việc chính trị nước ấy. Thầy cầu nghe đó sao? Hay thầy được cho nghe đó sao?”

Thầy Tử Cống nói: “Thầy ta thì ôn hoà, lương thiện, cung kính, kiệm ước, khiêm nhượng, nhờ đó mà được mời nghe. Cách cầu nghe của thầy ta, chẳng phải khác với cách cầu nghe của người khác đó sao?”