tÒa mÔi trƯỜng -...

15
1 TÒA MÔI TRƯỜNG – CƠ CHẾ MỚI CHO NHỮNG VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Ths. Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng phòng Tòa án nhân dân tối cao Cùng với kinh tế và xã hội, môi trường được coi là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Vì vậy, bảo vệ môi trường vấn đề có ý nghĩa quan trọng, có tính chất sống còn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế giới. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và thế giới cũng kéo theo nhiều vấn đề mới phức tạp, đòi hỏi phải xử lý tốt để phát triển bền vững, trong đó có vấn đề quan trọng là môi trường. Việc phát triển kinh tế - xã hội đi kèm với nó là việc gia tăng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ quả là số lượng và tính chất rác thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt phát sinh mạnh. Con người ngày càng thải vào môi trường nhiều những thứ không cần cho sự sống, kết quả là làm cho không khí, nguồn nước, nguồn đất bị ô nhiễm, xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, sự phá hủy nghiêm trọng của tầng ozone đang báo động. Mối hiểm họa của ô nhiễm môi trường sống đối với con người từng ngày, từng giờ hiển diện rõ hơn. Nhiều con sông đã bị bức tử, nhiều thành phố không khí bị ô nhiễm nặng nề, gây nguy hại cho sức khỏe của con người, cho hệ sinh thái của tự nhiên. Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả của ô nhiễm môi trường sống đối với con người nhưng minh chứng rõ ràng nhất là số nạn nhân bị các chứng bệnh ung thư ngày càng gia tăng. 1 Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy các hoạt động vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức, tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, thủ đoạn, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng. Các vi phạm về môi trường đã, đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tài sản, quyền lợi của người dân. Hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; có thể kể ra một số vụ điển hình mà các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã nêu, như vụ Công ty VEDAN Việt Nam ở Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty Miwon ở Vĩnh Phúc, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty giấy Việt Trì ở Vĩnh Phúc... xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các 1 Kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) ghi nhận 37 “làng ung thư” trên cả nước. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư tại một số tỉnh, thành phố lớn gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ cho thấy, ước tính mỗi năm nước ta có từ 130.000 - 160.000 trường hợp mắc mới và khoảng 85.000 - 115.000 trường hợp tử vong do bệnh này.

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

1

TÒA MÔI TRƯỜNG – CƠ CHẾ MỚI CHO NHỮNG VỤ VIỆC LIÊN QUAN

ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng phòng

Tòa án nhân dân tối cao

Cùng với kinh tế và xã hội, môi trường được coi là một trong ba trụ cột của

phát triển bền vững. Vì vậy, bảo vệ môi trường vấn đề có ý nghĩa quan trọng, có

tính chất sống còn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế

giới. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế, xã

hội của đất nước, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh, toàn diện và

vững chắc hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và thế giới cũng kéo theo

nhiều vấn đề mới phức tạp, đòi hỏi phải xử lý tốt để phát triển bền vững, trong đó

có vấn đề quan trọng là môi trường.

Việc phát triển kinh tế - xã hội đi kèm với nó là việc gia tăng khai thác, sử

dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ quả là số lượng và tính chất rác thải

công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt phát sinh mạnh. Con người ngày càng thải

vào môi trường nhiều những thứ không cần cho sự sống, kết quả là làm cho không

khí, nguồn nước, nguồn đất bị ô nhiễm, xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng như

hiệu ứng nhà kính, sự phá hủy nghiêm trọng của tầng ozone đang báo động. Mối

hiểm họa của ô nhiễm môi trường sống đối với con người từng ngày, từng giờ hiển

diện rõ hơn. Nhiều con sông đã bị bức tử, nhiều thành phố không khí bị ô nhiễm

nặng nề, gây nguy hại cho sức khỏe của con người, cho hệ sinh thái của tự nhiên.

Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả của ô nhiễm môi trường sống đối

với con người nhưng minh chứng rõ ràng nhất là số nạn nhân bị các chứng bệnh

ung thư ngày càng gia tăng.1

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy các hoạt động vi phạm pháp luật về

môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức, tính chất ngày càng

nghiêm trọng và phức tạp, thủ đoạn, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, đa dạng.

Các vi phạm về môi trường đã, đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh

tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tài sản, quyền lợi của người dân.

Hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội;

có thể kể ra một số vụ điển hình mà các phương tiện thông tin đại chúng trong thời

gian qua đã nêu, như vụ Công ty VEDAN Việt Nam ở Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty

Miwon ở Vĩnh Phúc, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty giấy Việt Trì ở Vĩnh

Phúc... xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các

1 Kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi

trường (2012) ghi nhận 37 “làng ung thư” trên cả nước. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư tại một số tỉnh, thành phố lớn gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ cho thấy,

ước tính mỗi năm nước ta có từ 130.000 - 160.000 trường hợp mắc mới và khoảng 85.000 - 115.000

trường hợp tử vong do bệnh này.

Page 2: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

2

dòng sông và cộng đồng dân cư sống xung quanh các nhà máy; vụ Công ty

Huyndai Vinashin (Khánh Hoà) thải ra hàng trăm nghìn tấn hạt xỉ đồng (hạt NIX)

và các loại chất thải độc hại khác hay các vụ xử lý chất thải y tế nguy hại của các

bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy,

Bệnh viện Chấn thương và Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh…

Bảo vệ môi trường là một trong những cách để giải quyết các tranh chấp liên

quan đến môi trường. Giải quyết các tranh chấp môi trường và công tác xét xử các

vụ án liên quan đến vấn đề môi trường cũng dần hướng tới sự chuyên môn hóa,

chuyên nghiệp hóa, nhiệm vụ của Tòa án sẽ càng rõ ràng hơn. Hiện nay, công tác

xét xử của Tòa án đối với các vụ án liên quan đến môi trường vẫn còn vấp phải rất

nhiều vấn đề cần giải quyết. Vấn đề đặt ra là với tư cách là chủ thể thực hiện quyền

tư pháp đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, Tòa án có vai trò như thế nào trong

phòng, chống các vi phạm môi trường.

Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp với xu thế phát triển

chung của thế giới; thực hiện sự phân công của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung

ương, Tòa án nhân dân tối cao đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập

Tòa môi trường ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích một số vấn

đề liên quan đến việc thành lập Tòa môi trường như: sự cần thiết phải thành lập;

thẩm quyền xét xử của Tòa môi trường; lựa chọn mô hình Tòa môi trường; những

đặc trưng của Tòa môi trường; tính khả thi và những vấn đề cần cân nhắc khi thành

lập Tòa môi trường.

1. Sự cần thiết của việc thành lập Tòa môi trường

Trong thời gian qua, vấn đề thành lập Tòa môi trường ở Việt Nam cũng đã

được quan tâm nghiên cứu. Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu, xây dựng đề

án thành lập Tòa môi trường. Quá trình nghiên cứu cho thấy, đến thời điểm hiện

nay việc thành lập Tòa chuyên trách này trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân

là cần thiết, cấp bách, xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, việc thành lập Tòa môi trường là bước đi cụ thể nhằm triển khai

có hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước về

bảo vệ môi trường.

Đây cũng là phương thức để thực hiện quy định tại Điều 63 của Hiến pháp

năm 2013 là: “1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu

quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh

học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; 2. Nhà nước

khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng

mới, năng lượng tái tạo; 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt

tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có

trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

Page 3: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

3

Thứ hai, việc thành lập Tòa môi trường xuất phát từ tính đặc thù của các

tranh chấp về môi trường

Tranh chấp môi trường được hiểu là những xung đột giữa cá nhân, tổ chức,

các nhóm có quyền lợi liên quan đến môi trường. Tranh chấp chỉ diễn ra trong

phạm vi hẹp, trong khi môi trường luôn mang tính toàn cầu, không có giới hạn về

không gian, khoảng cách... Bởi vậy, tranh chấp môi trường còn được diễn ra đối

với các chủ thể là các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, ... đại diện cho

các nhóm có quyền và lợi ích đối lập nhau. Ở Việt Nam, tranh chấp về môi trường

có đặc trưng như:

+ Tranh chấp về môi trường thường được coi là dạng tranh chấp dân sự. Tuy

trong Bộ luật hình sự có quy định các tội phạm về môi trường nhưng vẫn chưa cá

thể hoá được tội phạm, dẫn tới tranh chấp này chỉ mang nặng về tranh chấp dân sự;

+ Tranh chấp về môi trường càng ngày càng phổ biến nhưng việc giải quyết

chưa được triệt để và trong nhiều trường hợp được giải quyết bằng con đường

ngoài luật pháp như hình thức người dân tổ chức ngăn cản, chặn xe trở rác và các

phương tiện gây ô nhiễm môi trường...;

+ Việc giải quyết tranh chấp chỉ diễn ra chủ yếu do thương lượng, vai trò của

Toà án rất mờ nhạt. Toà án ở Việt Nam do thiếu cơ chế để thực hiện và chưa có nhiều

kinh nghiệm về xét xử vụ kiện môi trường cũng như việc thực thi quyền tư pháp về

môi trường đôi khi có những cản trở nhất định như kinh nghiêm, trình độ liên quan

đến xét xử có yếu tố liên quan đến các công ước mà Việt Nam tham gia và phê chuẩn

như vấn đề về hạn ngạch CO2, quyền phát thải, xác định mức độ thiệt hại...

+ Việc xác nhận nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại là vấn đề rất khó. Mức

độ thiệt hại, lỗi, đối tượng chịu sự tác động... Theo quan điểm của một số chuyên gia

thì việc xác định nguyên nhân là có thể, còn mức độ lỗi, mức độ thiệt hại trong nhiều

trường hợp là không thể, trừ khi có sự thừa nhận của chủ thể gây ô nhiễm;

+ Khung chế tài xử lý hiện nay mang nặng hành chính như buộc di dời, khôi

phục-phục hồi, đóng cửa, phạt tiền,... mà ít mang tính kinh tế bởi các cơ chế kinh tế

ràng buộc như không cho lưu hành nếu không đạt tiêu chuẩn môi trường, quy chế

Tem xanh, rào cản kỹ thuật như ISO 14001, Kaizen; quy định bắt buộc kiểm toán

môi trường khi sản xuất hàng hoá, ...;

Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định cụ thể về

giải quyết tranh chấp môi trường. Vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

chưa hình thành rõ ràng và Tòa án cũng chưa thực sự tham gia quá trình giải quyết

tranh chấp môi trường. Do đòi hỏi của thực tế đời sống, hoạt động giải quyết tranh

chấp đã được áp dụng ở một số địa phương. Hiện tại, Luật bảo vệ môi trường năm

2005 cũng đã có các quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính

hữu ích của môi trường, theo đó “Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi

thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên quan đến

Page 4: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

4

bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại”. Quy định này được cho là sự hỗ trợ

tích cực cho việc thực hiện các quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi

trường gây nên. Tuy nhiên, chúng ta đang dùng cơ chế hành chính để giải quyết

tranh chấp môi trường là chủ yếu nên hiệu quả mang lại là chưa cao. Chúng ta còn

thiếu năng lực trong xác định thiệt hại do ô nhiễm. Vì vậy phương thức tốt nhất

trên thực tế vẫn là tự thỏa thuận (thương lượng, hòa giải). Tuy nhiên, do chưa có

quy định rõ ràng về phương thức thương lượng và chính sách khuyến khích áp

dụng phương thức này. Cơ chế đảm bảo kết quả của phương thức thương lượng

chưa được đảm bảo dẫn đến kết quả các bên không hào hứng tham gia thương

lượng. Mô hình và khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp tại Tòa án hiện chưa

được xây dựng.

Do đặc điểm của vụ án về môi trường là có tính kỹ thuật và tính chuyên môn

cao, xử lý khó khăn khiến cho nên nếu việc xử lý các vụ án về môi trường với số

lượng ngày càng gia tăng như hiện nay mà chỉ dựa vào cơ quan bảo vệ môi trường

còn tồn tại khá nhiều hạn chế, không thể thực thi có hiệu quả các quy định pháp

luật bảo vệ môi trường, cản trở vai trò của các biện pháp pháp lý trong việc bảo vệ

môi trường. Do vậy, ngoài việc phải từng bước tăng cường thực thi pháp luật môi

trường, cần phải thành lập cơ quan xét xử mới - Tòa môi trường tại Tòa án nhân

dân các cấp, phát huy vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc thực thi

pháp luật môi trường và bảo vệ môi trường.

+ Về chủ thể trong tranh chấp về môi trường

Chủ thể trong tranh chấp về môi trường là các bên tham gia tranh chấp. Khi

họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình bị xâm hại.

Đặc thù về mặt chủ thể của tranh chấp môi trường chính là phạm vi chủ thể và tính

khó xác định một cách nhanh chóng, cụ thể, chính xác các bên tham gia tranh chấp.

Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức,

cá nhân, cộng đồng dân cư và các quốc gia. Tranh chấp quốc tế về môi trường có

thể xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia, chủ yếu là tranh chấp khu vực giữa các quốc

gia láng giềng trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường quốc tế như

nguồn nước chung, động vật hoang dã, quý hiếm hoặc tranh chấp về hậu quả gây

nên bởi sự cố ô nhiễm môi trường diễn ra ở diện rộng tại một quốc gia. Nhưng ảnh

hưởng đến nhiều quốc gia khác. Tranh chấp môi trường thường liên quan tới rất

nhiều chủ thể bởi nó có thể diễn ra ở tầm hẹp trên phạm vi một địa bàn cụ thể hoặc

trên phạm vi khu vực, vùng hay cả nước. Chính vì vậy các chủ thể thường không

được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp. Có

nhiều trường hợp khác nhau, trong một số trường hợp có thể xác định do bên bị hại

nhưng không thể xác định được bên cụ thể gây hại. Điều này cũng đặt ra một thách

thức đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường, bởi vì muốn các tranh chấp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết triệt để, đảm bảo quyền lợi các

bên thì cần xác định đúng các chủ thể. Hơn nữa nó còn liên quan đến việc xác định

tư cách pháp lý để thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện.

Page 5: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

5

Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung năm

2011 không cho phép khởi kiện tập thể. Quy định này gây ra khó khăn, tốn kém

cho người đi kiện cũng như cả tòa án. Ví dụ như trong vụ Vedan, nếu toàn bộ 6.973

hộ nông dân bị thiệt hại đồng loạt khởi kiện đòi Vedan bồi thường thì sẽ có 6.973

đơn kiện và cũng từng đó vụ buộc tòa phải xem xét, giải quyết. Với việc xem xét

từng đó hồ sơ, tòa phải mất nhiều năm, vi phạm thời hạn giải quyết mà Bộ luật Tố

tụng dân sự quy định.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về môi trường cho thấy, việc xác định

chủ thể khởi kiện (nguyên đơn) là điểm yếu trong hoạt động của cơ quan xét xử về

môi trường. Trong pháp luật tố tụng hiện nay thì tư cách nguyên đơn được giới hạn

là “các bên liên quan trực tiếp”, tuy nhiên những tổn hại về môi trường có những

đặc điểm riêng như tính quần thể, tính lưu động, tính lũy kế, tính toàn diện, tính

tiềm ẩn, tính không cụ thể của đối tượng bị hại…., rất nhiều hành vi gây ô nhiễm

môi trường và phá hoại nguồn tài nguyên lại không hướng trực tiếp vào một người

cụ thể, nạn nhân của ô nhiễm giới hạn ở sự tự nhận thức, khả năng và nguồn luật

pháp, thêm vào đó có một số người bị hại vì những lý do như mất kiên nhẫn, không

biết đòi hỏi quyền lợi, không muốn đòi hỏi quyền lợi… dẫn tới việc rất nhiều hành

vi xâm hại môi trường không thể ngăn chặn thông qua kênh pháp lý. Thậm chí

ngay cả khi các cơ quan chính phủ có liên quan bảo vệ môi trường không hành

động, hành động trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường tiềm ẩn và phá hoại nguồn

tài nguyên cũng không có cách nào để cứu trợ thông qua con đường tư pháp. Do

vậy, hệ thống tố tụng vì lợi ích công cộng môi trường cần được thiết lập và hoàn

thiện, trong đó cần phải được giải quyết đầu tiên là vấn đề chủ thể khởi kiện

(nguyên đơn), cụ thể ai là người đại diện nộp đơn khởi kiện vì lợi ích công cộng.

Cơ quan kiểm tra, đoàn thể bảo vệ môi trường hay công dân có thể là nguyên đơn.

Hiện nay, các cuộc nghiên cứu thảo luận cho vấn đề tố tụng liên quan đến lợi ích

công cộng đã đi vào hoạt động thực tế, do tính chất công hữu đặc trưng của vấn đề

môi trường và tài nguyên môi trường, Viện kiểm sát đại diện cho Nhà nước thực

hiện quyền khiếu nại trên cơ sở đầy đủ hơn.

+ Về thành phần Hội đồng xét xử của Tòa án trong xét xử các vụ án về môi trường

Trong phiên tòa xét xử các vụ án về môi trường, ngoài Thẩm phán vẫn cần

có các chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, khoa học môi

trường, bảo vệ môi trường hoặc đánh giá môi trường, đánh giá đất đai, kiến trúc,

xây dựng, khảo sát đo lường, quản lý nguồn tài nguyên… có kiến thức chuyên

ngành, kinh nghiệm và tư cách phù hợp để có thể thực hiện được sự kết hợp giữa

luật pháp và khoa học môi trường, có hiệu quả trong việc bổ sung kiến thức khoa

học về môi trường còn thiếu của Thẩm phán, để tạo cơ sở cho việc giải quyết hợp lí

các vụ án.

Page 6: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

6

Ở Úc, xét xử vụ án của Tòa án môi trường và đất đai là do các cán bộ tư

pháp và cán bộ kỹ thuật chuyên môn phụ trách. Ở Trung Quốc, khi thành lập cơ

quan xét xử là cùng kết hợp với “Hội thẩm nhân dân”. Điều này giúp cho Tòa án

tiếp nhận được các chuyên gia về môi trường để hỗ trợ pháp lý. Tuy nhiên, có sự

phân công công việc nhất định giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là chuyên

gia. Điều quan trọng là sự hợp tác, về phương diện vận dụng luật pháp do Thẩm

phán xét xử, Thẩm phán có thể vận dụng quy phạm pháp luật môi trường để đưa ra

phán quyết. Nhưng đề cập tới phương diện kỹ thuật thì do các chuyên gia đưa ra

quyết định, quyết định này được coi là căn cứ để Thẩm phán tiến hành xét xử vụ

án. Đối với quyết định được các chuyên gia đưa ra không có tính thuyết phục, nếu

liên quan tới khía cạnh pháp lý có thể cho đương sự cơ hội kháng cáo nhất định,

cuối cùng Thẩm phán đưa ra giải quyết. Nếu không liên quan đến khía cạnh pháp

lý, có thể lập hội đồng chuyên gia kỹ thuật ra quyết định hoặc là để cho hội đồng

chuyên gia kỹ thuật của Tòa án cấp trên ra quyết định, quyết định của Hội đồng kỹ

thuật Tòa án cấp trên là quyết định cuối cùng. Đương nhiên, trong trường hợp tính

chất kỹ thuật và tính vận dụng pháp luật không thể tách rời hoàn toàn nên thống

nhất giao cho Thẩm phán giải quyết, Thẩm phán có thể yêu cầu Ủy viên chuyên gia

hỗ trợ để có thể giải quyết tranh chấp tốt hơn.

Tòa môi trường được thiết lập trong hệ thống Tòa án nhân dân chính là do

tính chất đặc thù, tính chuyên ngành hoặc là tính khu vực nhất định khá cao của các

vụ án môi trường, cần lựa chọn khu vực phù hợp, trình tự đặc thù, cử Thẩm phán

chủ trì xét xử vụ án môi trường có kỹ năng chuyên ngành liên quan để nâng cao

hiệu quả tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức liên quan

đến bảo vệ môi trường cho các Thẩm phán của các địa phương trong cả nước

không thể thực hiện được ngay. Nhưng tùy vào các hoạt động cụ thể có thể học hỏi

kinh nghiệm công việc của các Thẩm phán xét xử chuyên môn ở các lĩnh vực khác.

Tất nhiên là các quy định chứng cứ và tiêu chuẩn bồi thường thiệt hại trong vụ án

môi trường cần được nhanh chóng làm rõ. Điều này góp phần làm giảm bớt khó

khăn cho Thẩm phán trong xét xử vụ án môi trường, nâng cao tính thống nhất của

pháp luật môi trường.

- Thứ ba, việc thành lập Tòa môi trường xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của

thực tiễn giải quyết các tranh chấp về môi trường

Hiện nay, các tranh chấp về môi trường có thể được giải quyết bằng nhiều

con đường khác nhau như hành chính, dân sự, kinh tế, hình sự. Điều này khiến các

vi phạm về môi trường nhiều nhưng không được giải quyết triệt để, mới chỉ dừng

lại ở xử lý hành chính.2 Trong những năm qua, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

2 Trong 06 tháng đầu năm 2012, thông qua các nghiệp vụ tổ chức đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, lực lượng

cảnh sát đã phát hiện ra 4780 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2011,

chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố 94 vụ/163 đối tượng, xử lý hành chính 3500 vụ, xử phạt 52.87 tỷ đồng. Mặc

dù số vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất nhiều nhưng số lượng vụ án được đưa ra Tòa xét xử rất thấp. Qua

số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy: Năm 2010, Tòa án đã thụ lý 172 vụ án/389 bị cáo, trong đó đã

Page 7: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

7

bảo vệ môi trường xảy ra phổ biến và nghiêm trọng nhất. Vì lợi nhuận, giảm chi

phí sản xuất, nhiều danh nghiệp sản xuất đã cố ý trực tiếp xả thải ra môi trường

không qua xử lý, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sống, cho sản xuất của

nông dân, ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài đến sức khỏe của nhân dân.3

+ Mặc dù số hành vi vi phạm về môi trường đã được phát hiện nhiều nhưng

bị truy cứu trách nhiệm hình sự rất hạn chế.4 Nguyên nhân của thực trạng này là do

việc xử lý vi phạm về môi trường thiếu nhất quán, chưa nghiêm minh xuất phát từ

quan điểm của các địa phương, bộ, ngành chưa thống nhất. Nhiều địa phương ưu

tiên phát triển kinh tế, thu hút đầu tư dẫn đến bỏ qua yếu tố môi trường bền vững.

Các khiếu nại, tranh chấp về môi trường mỗi năm một tăng nhiều, nhưng

biện pháp hỗ trợ tư pháp cho các tranh chấp môi trường không đáp ứng theo kịp, số

lượng các vụ án về môi trường không cho thấy một sự gia tăng tương ứng, vẫn còn

nhiều tội phạm môi trường không bị truy cứu theo pháp luật, quyền và lợi ích hợp

pháp của các nạn nhân do ô nhiễm môi trường thiếu sự bảo vệ hiệu quả. Các vụ án

có liên quan đến tranh chấp môi trường đều được xét xử ở các Tòa thông thường

mà các vụ án này có rất nhiều nạn nhân, liên quan đến nhiều địa phương. Thẩm

phán thiếu kiến thức về môi trường, người bị hại thiếu kiến thức có liên quan nên

không có cách nào để đưa ra chứng cứ chứng minh…, nên việc xét xử gặp rất nhiều

khó khăn. Do vậy, Tòa án cần thực hiện xét xử riêng đối với các vụ án môi trường.

Thống nhất quan điểm xét xử của các vụ án tranh chấp về môi trường, việc này

giúp cho việc tháo gỡ khó khăn trong tố tụng bởi các nguyên nhân như nạn nhân có

liên quan nhiều, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao về môi trường, nạn nhân không

có cách nào để chứng minh…., nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội,

đôn đốc các đơn vị hữu quan chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, mở rộng tương

xét xử 123 vụ án/208 bị cáo; Năm 2011, Tòa án đã thụ lý 285 vụ án/505 bị cáo, trong đó đã xét xử: 251 vụ án/424 bị cáo; Năm 2013, Tòa án đã thụ lý 339 vụ án/688 bị cáo, trong đó đã xét xử: 294 vụ án/580 bị cáo, trong đõ đã xét xử

251 vụ án/424 bị cáo; Năm 2014, Tòa án đã thụ lý 246 vụ án/395 bị cáo, trong đó đã xét xử: 148 vụ án/308 bị cáo.

Qua số liệu thống kê về kết quả công tác xét xử đối với các tội phạm về môi trường cho thấy: số các vụ án về các tội

phạm về môi trường được đưa ra xét xử chủ yếu tập trung vào hai tội danh: tội huỷ hoại rừng và tội vi phạm các quy

định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. 3 Đầu năm 2014, các cơ quan chức năng đã phát hiện 07 khu vực chôn lấp hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng

của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa), khai quật khoảng 949 tấn chất thải và đất nhiễm hóa chất bảo

vệ thực vật được chôn một cách sơ sài, làm ô nhiễm một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

của người dân địa phương;

Trong thời gian 14 năm Công ty sản xuất bột ngọt Vedan đã có 10 vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường,

trong đó có hành vi xả thải hàng chục ngàn m3 nước thải không qua xử lý vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần đối với các nhà máy sản xuất của công ty ra sông Thị Vải, gây thiệt hại cho nông dân hàng nhiều trăm tỷ đồng về

nuôi trồng thủy sản, chưa kể thiệt hại về sức khỏe chưa thể xác định được… 4 Trong 4 năm, lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện và xử lý 11.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường,

chuyển cơ quan điều tra khởi tố 200 vụ. Còn theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao thì kể từ năm 2000

đến tháng 6 năm 2008, ngành Toà án nhân dân đã xét xử 17 vụ với 24 bị cáo về tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều

183), 6 vụ với 8 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), 22 vụ với 43 bị cáo về tội huỷ

hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188), 343 vụ với 599 bị cáo về tội huỷ hoại rừng (Điều 189), 393 vụ với 642 bị cáo về

tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190); ngoài ra ngành Toà án cũng đã thụ lý 1

vụ án với 2 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); ngành Toà án chưa xét

xử vụ án nào về tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182), tội gây ô nhiễm đất (Điều 184), tội nhập khẩu công nghệ,

máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185).

Page 8: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

8

trợ tư pháp đối với tranh chấp môi trường. Thành lập cơ quan xét xử về môi trường

là động lực quan trọng cơ bản giải quyết thiếu sót hiệu lực quản lý hành chính, có

thể giải quyết hạn chế của các biện pháp bảo vệ môi trường. Tòa môi trường có

thẩm quyền liên khu vực, quy mô xét xử thống nhất, cơ chế hoạt động công khai và

minh bạch, đều đặc biệt có lợi cho việc xử phạt tội phạm hủy hoại môi trường và

giải quyết các vụ án liên quan đến môi trường.

+ Do tính chất phức tạp của các tranh chấp về môi trường, tính không chắc

chắn và liên quan đến mọi mặt của vấn đề môi trường, việc thiếu đội ngũ Thẩm

phán có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình xét xử khiến cho Tòa án

gặp phải khó khăn lớn về mặt kiến thức chuyên ngành và kỹ thuật trong giải

quyết vụ án về môi trường. Do vậy, hậu quả phát sinh chính là sự kéo dài của

các vụ kiện tụng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân không được đảm bảo.

“Một vụ kiện về môi trường một khi đã xảy ra thì thường phải vài năm, và

không nhất định có kết quả, ngay cả khi có kết quả thì đa phần người bị hại cũng

không thỏa mãn.” Thẩm phán phải giải quyết vụ án môi trường căn cứ vào ý

kiến của các chuyên gia đối với vụ án, thường là chú ý tới cái này thì bỏ qua cái

khác. Vì vậy nếu tranh chấp môi trường được coi là vô cùng phức tạp thì giải

pháp tốt nhất chính là thành lập Tòa môi trường mà gồm có cả các chuyên gia về

môi trường ở trong đó.

+ Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cũng cho thấy thực trạng vi phạm

pháp luật nghiêm trọng của các pháp nhân trong các lĩnh vực liên quan đến môi

trường, các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng xử lý nghiêm khắc trong

khuôn khổ phạm vi mà pháp luật hiện hành quy định; góp phần vào phòng ngừa và

đấu tranh với các vi phạm pháp luật của các pháp nhân có hoạt động liên quan đến

môi trường. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm của pháp nhân cũng còn nhiều bất cập,

hạn chế như: nhiều hành vi vi phạm nguy hiểm, phổ biến trong lĩnh vực môi trường

chưa được quy định là tội phạm, trong khi đó mức xử phạt hành chính đối với tổ

chức vi phạm còn quá thấp... nên tác dụng phòng ngừa của việc xử lý rất hạn chế;

việc xử lý vi phạm của các pháp nhân như hiện nay là thiếu triệt để. Thông thường,

việc xử lý hình sự một số cá nhân lãnh đạo, đại diện pháp nhân loại trừ xử phạt

hành chính pháp nhân; và ngược lại, việc xử phạt hành chính pháp nhân lại thường

loại trừ trách nhiệm của cá nhân; biện pháp xử phạt hành chính không bao giờ

tương xứng với hành vi vi phạm và những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra5. Do

thiếu thủ tục tố tụng tư pháp chặt chẽ, khách quan, độc lập; thiếu cơ quan chuyên

trách và do thời hạn giải quyết ngắn, các cơ quan có thẩm quyền xử lý rất khó khăn

trong việc xác định, chứng minh vi phạm; pháp nhân vi phạm cũng khó khăn trong

5 Thiệt hại do sự cố tràn dầu của tàu Neptune Aries (Singapore) ngày 03-10-1994 tại cảng Cát Lái gây

thiệt hại ước tính 20.000.000 USD, nhưng tòa án chỉ buộc công ty sở hữu tàu bồi thường hơn 3 tỷ đồng (khoảng 2 triệu USD) và xử phạt hành chính không quá 70 triệu đồng. Rõ ràng, trong nhiều trường hợp,

việc áp dụng thủ tục tố tụng hình sự để xử lý vi phạm là hợp lý nhất để xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu

quả vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của xã hội, của người bị thiệt hại.

Page 9: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

9

việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như không nhận được sự trợ giúp của

người bào chữa, quyền tố tụng rất hạn chế...;

Theo quy định của pháp luật, đồng thời với biện pháp xử lý hành chính, các

pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế

việc bồi thường thiệt hại trong các vụ án về môi trường hầu như ít khi được thực

hiện vì các lý do: Thứ nhất, người bị thiệt hại không đủ khả năng về nhận thức

cũng như nguồn lực để chứng minh theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để

khởi kiện yêu cầu pháp nhân bồi thường thiệt hại; Thứ hai, trong nhiều trường hợp,

số tiền tạm ứng án phí dân sự vượt quá khả năng của người khởi kiện; Thứ ba, đa

số các trường hợp thiệt hại do pháp nhân gây ra cho rất nhiều người; và không phải

cá nhân nào cũng muốn hoặc đủ khả năng khởi kiện, làm cho việc giải quyết vụ án

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thiếu hiệu quả, thiếu triệt để, thiếu toàn diện và

kéo dài...6.

+ Trong các vụ việc liên quan đến môi trường, việc thi hành án cũng có

nhiều bất cập, khó khăn. Quyết định xử phạt hành chính, buộc khắc phục hậu quả...

rất khó được thi hành trên thực tế với tính cưỡng chế thấp so với việc thi hành bản

án, quyết định tư pháp của Tòa án.

- Thứ tư, việc thành lập Tòa môi trường là biểu hiện của sự chuyên nghiệp

hóa trong xét xử các vụ án có liên quan đến môi trường

Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, Thẩm phán thiếu chuyên môn, kiến thức,

kỹ năng chuyên ngành về xét xử vụ án liên quan đến môi trường nên chất lượng,

hiệu quả giải quyết các vụ án có liên quan đến môi trường chưa cao. Với những vấn

đề mang tính chất dài hạn và khó khăn như những vụ án môi trường thì đòi hỏi

Thẩm phán cần phải có tính chuyên nghiệp cao và có kiến thức, kỹ năng về môi

trường. Xét xử vụ án môi trường không chỉ yêu cầu Thẩm phán phải có kiến thức

chuyên môn vững, đồng thời cũng phải chú ý đến những người tham gia tố tụng

cũng phải chuyên nghiệp hóa để tạo ra nguồn cảm hứng, thúc đẩy quan trọng đối

với sự hình thành và phát triển của Tòa môi trường.

Thông qua chuyên môn hóa việc xét xử, thực hiện vận dụng pháp luật một

cách thống nhất là xu hướng của cải cách Tòa án ở Việt Nam hiện nay. Cùng với sự

phân công lao động xã hội, đặc biệt là sự phát triển của phân công lao động có trình

độ cao trong điều kiện kinh tế thị trường, thể chế pháp lý sẽ thay đổi theo xu hướng

sự chuyên môn hóa của luật pháp.

Từ ngày thành lập (13-9-1945) đến sau ngày 24-01-1946, ở Việt Nam chỉ có

ba loại Toà án: Toà án Quân sự, Toà án đặc biệt, Toà án thường, nhưng đến nay hệ

6 Trong vụ Vedan, nông dân Cần Giờ được hỗ trợ án phí nên khởi kiện vụ án dân sự; trong khi nông dân Đồng Nai vì không chứng minh được và khó khăn trong việc nộp án phí cho nên chỉ yêu cầu Vedan hỗ trợ

một số tiền nhất định; Vụ Công ty Nicotex Thành Thái, nhân dân của 05 xã bị ô nhiễm không được bồi

thường vì không có căn cứ khởi kiện đòi bồi thường...

Page 10: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

10

thống Tòa án của Việt Nam đã có thêm nhiều Tòa chuyên trách khác như: Tòa hành

chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

được Quốc hội thông qua ngày 24-11-2014, hệ thống Tòa án ở Việt Nam sẽ có

thêm hai tòa chuyên trách là Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành

chính. Tất cả những điều này cho thấy, cùng với sự tiến triển của xã hội, việc thành

lập Tòa chuyên trách xét xử các vụ án liên quan đến môi trường là một xu hướng

tất yếu. Mục đích chính là thực hiện tập trung thẩm quyền của vụ án, thông qua

phương thức “vụ án loại nào thì xét xử loại đó”, đồng thời đảm bảo tối đa hóa việc

vận dụng pháp luật một cách thống nhất, ở một mức độ nhất định tiết kiệm nguồn

lực tư pháp, nâng cao hiệu quả xét xử, thực hiện chuyên môn hóa và chuyên nghiệp

hóa Thẩm phán.

- Thứ năm, việc thành lập Tòa môi trường là bước đi cụ thể để thực hiện các

cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường đã được ghi nhận trong các

văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với mô hình tổ chức Tòa án

của nhiều nước trên thế giới.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, các quốc gia trên thế giới

như Úc, Nam Phi, Mỹ (một số tiểu bang), Bangladesh, Kuwait, Thụy Điển, New

Zealand… đều đã thành lập Tòa môi trường chuyên giải quyết vụ án về ô nhiễm

môi trường. Chẳng hạn như Thụy Điển, sau khi cho ra đời bộ luật môi trường đầu

tiên, ngay lập tức nước này cho thành lập Tòa môi trường để nhanh chóng xử phạt

hành vi phạm tội phá hoại môi trường một cách có hiệu quả. Do vậy có thể dễ dàng

thấy được, thông qua các biện pháp tư pháp để bảo vệ môi trường là một xu hướng

của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, trong những năm gần đây Nam Phi, Pakistan

cũng bắt đầu thành lập Tòa môi trường.

Ở Trung Quốc, Tòa án nhân dân và cơ quan bảo vệ môi trường đã kết hợp

công tác bằng những phương thức khác nhau, đã hình thành các hình thức Tòa môi

trường khác nhau, ví dụ như năm 2004, để giải quyết có hiệu quả tranh chấp về môi

trường, khu Sa Hà Khẩu thành phố Đại Liên đã thành lập Tòa án lưu động bảo vệ

môi trường, chủ yếu nhằm vào vấn đề thực hiện luật hành chính môi trường, đã

cung cấp cho Trung Quốc những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc thành lập

Tòa môi trường. Năm 2007, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Quý Dương

thành lập Tòa án xét xử bảo vệ môi trường, đồng thời thành lập phòng bảo vệ môi

trường Tòa án nhân dân thành phố Thanh Trấn, chuyên xét xử vụ án vi phạm luật

môi trường.

2. Về thẩm quyền xét xử của Tòa môi trường

Việc xác định thẩm quyền của Tòa môi trường là rất cần thiết, bảo đảm cho

Tòa án hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra. Phạm vi xét xử của Tòa môi

trường phụ thuộc thẩm quyền của cơ quan xét xử là Tòa án. Thẩm quyền xét xử của

Page 11: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

11

Tòa môi trường chắc chắn sẽ có rất nhiều, chẳng hạn như thẩm quyền lãnh thổ,

thẩm quyền các cấp, thẩm quyền hạng mục công việc….

Tham khảo pháp luật các nước cho thấy: Trung Quốc đã thành lập tòa môi

trường và phạm vi thụ án của nó rất hạn chế. Năm 2004 khu Sa Hà Khẩu thành phố

Đại Liên tỉnh Liêu Ninh chính thức thành lập Tòa án lưu động bảo vệ môi trường,

thành phố Cẩm Châu tỉnh Hà Bắc thành lập Tòa án bảo vệ môi trường chuyên

trách, năm 2006 huyện ChiPing tỉnh Sơn Đông cũng thành lập Tòa án lưu động bảo

vệ môi trường. Tuy nhiên, hầu hết những Tòa môi trường này chỉ có vai trò trợ

giúp thực thi pháp luật môi trường chứ không xét xử vụ án. Năm 2008 quận Jianye

Nam Kinh cũng thành lập “Tòa án lưu động bảo vệ môi trường”, Tòa này xét xử vụ

án môi trường chỉ vào thứ ba hàng tuần, phụ trách xét xử và thẩm quyền thực thi

các vụ án hành chính trong quận, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, tư vấn,

tuyên truyền để mọi người nắm được quy định của pháp luật, tham gia giải quyết,

tổ chức điều phối các tranh chấp hành chính về bảo vệ môi trường. Tòa môi trường

ở Vô Tích có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật các vụ án (sơ thẩm, phúc thẩm)

trong vùng liên quan đến bồi thường tổn thất, vi phạm xử lý nước thải, bảo vệ rừng,

đất và nước. Tòa có trách nhiệm kiến nghị cải cách tư pháp về bảo vệ môi trường

đối với các phòng ban liên quan và các doanh nghiệp đồng thời làm tốt công tác

tuyên truyền pháp luật có liên quan. Phạm vi xét xử của Tòa môi trường Tòa án

nhân dân thành phố Quý Dương đó là các vụ án (sơ thẩm, phúc thẩm) dân sự, hành

chính, hình sự và các vụ án liên quan đến thực thi pháp luật mà có liên quan đến

bảo tồn nguồn nước, những tố tụng về lợi ích công công môi trường, đền bù thiệt

hại, vi phạm xử lý nước thải bảo vệ rừng, đất và nước thuộc thẩm quyền quản lý

của thành phố Quý Dương; thẩm quyền của Tòa căn cứ theo quyết định bằng văn

bản của Tòa án cấp tỉnh; các vụ án sơ thẩm dân sự hành chính vi phạm quản lý, bảo

vệ môi trường nguồn nước thuộc phạm vi ngoài thẩm quyền quản lý của thành phố

Quý Dương thì xét xử theo pháp luật. Vì vậy phạm vi thụ án của Tòa án thành phố

Quý Dương cũng mang tính chất chuyên biệt.

Tòa án môi trường hoặc Tòa môi trường ở nước ngoài có phạm vi thẩm quyền

lớn hơn. Ở New Zealand, khi thực hiện xét xử dân sự Tòa môi trường và Thẩm phán

có quyền hạn tương tự như các tòa án của khu vực. Một Tòa án có quyền hạn lớn của

nước Kuwait, trong tháng 10 năm 2000 bắt đầu xét xử vụ án hủy hoại môi trường

trong nước, Tòa án này xét xử vụ án vi phạm pháp luật môi trường liên quan đến sự

cố tràn dầu, gây ô nhiễm công nghiệp 200 km bờ biển của đất nước. Phạm vi xét xử

của Tòa môi trường và đất đai Australia bao gồm 7 loại: liên quan đến khiếu nại quy

hoạch môi trường; khiếu nại chính quyền địa phương và các tính chất không thống

nhất khác; liên quan đến giám định và bồi thường cưỡng bức trưng dụng đất đai; liên

quan đến việc thực hiện quy hoạch và bảo vệ môi trường, chấp hành dân sự, thẩm tra

kiện tụng về các quy định hành chính, thực hiện pháp luật liên quan, lệnh cưỡng chế;

thẩm quyền đối với vụ án hình sự môi trường nhẹ; Vụ án khiếu nại hình sự mà Tòa

Page 12: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

12

án địa phương đã kết án; bao gồm nguyên đơn (cáo), kiểm sát trưởng hoặc bất kỳ

người nào khác đưa ra khiếu nại với người phụ trách công tố đối với kết án và phán

quyết đã đưa ra của thẩm phán địa phương.

Để phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn, xu thế hội nhập và tiến trình cải

cách tư pháp ở Việt Nam; thích ứng với sự đa dạng của tranh chấp môi trường hiện

nay, phát huy vai trò của Tòa môi trường trong việc giải quyết các tranh chấp, chúng

tôi cho rằng, Tòa môi trường ở Việt Nam có thẩm quyền xét xử các loại việc như:

- Các vụ án hình sự có liên quan đến môi trường;

- Các vụ án liên quan đến tranh chấp về môi trường;

- Các khiếu kiện hành chính liên quan đến môi trường;

- Các khiếu kiện liên quan đến quy hoạch môi trường và đánh giá các giá trị

bảo tồn;

- Các vụ án về tranh chấp liên quan đến đánh giá tác động môi trường;

- Các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính bảo vệ môi trường và có

liên quan đến quy hoạch môi trường;

- Ra các quyết định về thi hành án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến

bảo vệ môi trường và quy hoạch môi trường;

- Các vụ án khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.

3. Về lựa chọn mô hình Tòa môi trường

Để lựa chọn mô hình Tòa môi trường cần nghiên cứu hai vấn đề như sau:

- Thứ nhất, Việt Nam nên thành lập tòa môi trường chuyên trách hay là thiết

lập một hệ thống Tòa môi trường riêng (Tòa chuyên biệt). Tại New South Wales

(Úc), Tòa môi trường và đất (Land and Environment Court) thành lập vào năm

1980 là Tòa án chuyên trách duy nhất giải quyết các tranh chấp bảo vệ môi trường

và đất đai. Cấp độ của Tòa môi trường và đất tương đương với Tòa án tối cao New

South Wales. Trong hệ thống tòa án ở New Zealand, Tòa môi trường là một tòa án

đặc biệt chuyên về các vấn đề môi trường, cấp độ tương đương với tòa án khu vực.

- Thứ hai, nếu lựa chọn thành lập Tòa môi trường (là Tòa chuyên trách nằm

trong hệ thống Tòa án nhân dân) thì thành lập ở cấp nào, tòa án phân mấy cấp.

Tham khảo pháp luật Trung Quốc cho thấy, Toà án môi trường hiện tại của Trung

Quốc được thành lập ở hai cấp là Tòa án sơ cấp và tòa án trung cấp. Hiện nay, đang

nghiên cứu để thành lập ở Tòa án cấp cao.

- Về việc thành lập Tòa môi trường ở cấp nào, có ý kiến cho rằng nên thành

lập thống nhất trong hệ thống Tòa án toàn quốc; cũng có ý kiến cho rằng nên có sự

phân biệt địa bàn khu vực. Đối với những nơi kinh tế kém phát triển, không có

nhiều khu công nghiệp và số lượng các vụ vi phạm pháp luật về môi trường ít thì có

Page 13: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

13

thể không thành lập Tòa môi trường, còn những khu vực, địa bàn có số lượng vi

phạm môi trường nhiều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể xem xét

thành lập Tòa môi trường.

Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần lựa chọn mô hình Tòa

môi trường theo hướng là Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Tòa môi trường chỉ được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng không phải

được thành lập tràn lan tại tất cả các tỉnh mà căn cứ vào số lượng các loại vụ việc

mà Tòa án phải giải quyết ở từng khu vực, đội ngũ Thẩm phán, công chức để thành

lập Tòa môi trường. Việc không thành lập Tòa môi trường tại cấp huyện và ở một

số Tòa án cấp tỉnh bởi những lý do sau:

+ Thứ nhất, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường là sự nghèo khó.

Ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế giữa các khu vực chênh lệch lớn, việc phát sinh

vấn đề môi trường cũng có đặc tính khu vực hóa rõ ràng. Có những tỉnh có thể mỗi

năm phát sinh một lượng lớn các tranh chấp môi trường, và cũng có những nơi điều

kiện kinh tế và truyền thống văn hóa dân tộc hạn chế, có thể trong một thời gian dài

phát sinh rất ít các khiếu kiện tranh chấp liên quan đến môi trường. Như vậy xem

xét từ góc độ tiết kiệm chi phí, và theo “nguyên tắc tạo thuận lợi cho các bên đương

sự tố tụng”, nên thành lập Tòa môi trường ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án

cấp cao, không dẫn đến tình cảnh các bên đương sự phải mất các chi phí khác, tạo

điều kiện cho việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự.

+ Thứ hai, thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, Tòa án các cấp có biểu hiện

không độc lập trong xét xử, đặc biệt là tại các tòa án cấp huyện. Trong quá trình xét

xử vụ án, các Thẩm phán phải chịu nhiều áp lực và sự can thiệp của cấp ủy và

chính quyền địa phương nên đã ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án và công bằng

trong xét xử. Chính quyền địa phương càng dễ lấy cớ “cần phát triển kinh tế địa

phương” gây áp lực đối với Tòa án, dẫn đến kết quả là việc điều tra, xét xử, thi

hành án rất khó khăn. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, chất lượng thẩm phán cao,

đồng thời chịu sức ép từ cấp Ủy và chính quyền địa phương ít hơn nên có thể thực

hiện xét xử công bằng, độc lập.

- Thứ ba, nhìn từ hệ thống tổ chức nội bộ Tòa án, phạm vi chức trách và

nhiệm vụ chủ yếu của Tòa án các cấp khác nhau thì khác nhau, thành lập Tòa môi

trường tại Tòa án nhân dân cao cấp có thể giải quyết nguồn án ở một mức độ nhất

định, tiết kiệm chi phí tư pháp, nhưng tất sẽ tăng gánh nặng cho Tòa án cấp trên,

làm suy yếu chức năng chỉ đạo, giám sát của Tòa án cấp trên, kết quả cho việc xử

lý giải quyết vụ án kịp thời.

4. Những đặc trưng của Tòa môi trường

- Cơ quan xét xử về môi trường được chuyên nghiệp hóa đảm bảo tổ chức cơ

bản trừng phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường, có thể giải quyết vấn đề vướng

mắc của các vụ khiếu kiện về ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay.

Page 14: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

14

- Việc thành lập Tòa môi trường là Tòa chuyên trách giúp cho các Thẩm

phán có đủ tinh thần và thời gian nghiên cứu luật môi trường từ đó có thể đưa ra

những phán quyết đúng đắn với những vụ án tố tụng về môi trường khác nhau”.

- Thành lập Tòa môi trường tạo điều kiện cho việc truy cứu trách nhiệm đối

với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường (đặc biệt là vi phạm về môi trường

của pháp nhân), khiến cho một số vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng được giải quyết kịp

thời chuyên nghiệp hóa và người bị hại nhận được sự bồi thường thỏa đáng.

- Thành lập Tòa môi trường có thể thúc đẩy việc tăng cường và tối ưu hóa

chất lượng giải quyết các tranh chấp về môi trường, tính phổ biến, tính thống nhất

và tính quyền lực của tư pháp sẽ có tác dụng thúc đẩy quan trọng đối với việc giải

quyết vấn đề môi trường và triển khai công tác bảo vệ môi trường.

5. Cơ sở pháp lý và một số vấn đề cần cân nhắc khi thành lập

- Về cơ sở pháp lý

Về mặt khuôn khổ pháp lý, Tòa án ở Việt Nam đã được quy định tại Điều

102 Hiến pháp năm 2013: “1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; 2. Tòa án nhân dân gồm

Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; 3. Tòa án nhân dân có

nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân”; điểm b khoản 1 các điều 30, 38 và khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức

Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định: Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc

hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao. Như vậy, Tòa môi trường là một loại Tòa án xét xử mới phát sinh

theo tình hình phát triển và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Chỉ cần điều

kiện chín muồi, Ủy ban thường vụ Quốc hội từng bước thông qua lập pháp thành

lập Tòa môi trường không phải là việc vô cùng khó khăn.

- Những vấn đề cần cân nhắc khi thành lập

Thành lập Tòa môi trường có thể thúc đẩy việc phát triển từng bước tiến

trình cải cách tư pháp ở Việt Nam. Tòa môi trường muốn phát huy hiệu quả như

mong đợi, còn cần phải có sự hỗ trợ của môi trường pháp lý và thể chế pháp lý.

+ Về cơ sở vật chất

Tòa môi trường không phải là một hệ thống Tòa án với những trụ sở hoàn

toàn mới mà là những Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện

hành. Do đó, sẽ không nhất thiết phải xây dựng ngay một hệ thống trụ sở để các

Tòa môi trường hoạt động; tuy nhiên, cũng cần có sự chuẩn bị kinh phí cho công

tác đào tạo, đào tạo lại, công tác chuẩn bị để tuyền dụng, bổ nhiệm và sắp xếp lại

nhân lực….

+ Về công tác đào tạo

Page 15: TÒA MÔI TRƯỜNG - nature.org.vnnature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/11/27112014_HTJiff_Toamoitruong.pdf · Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả

15

Hiện nay, Tòa án chưa có đội ngũ những người làm công tác chuyên trách để

giải quyết các vụ án có liên quan đến môi trường. Bởi vậy, để có thể triển khai thành

lập Tòa môi trường cần triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ Thẩm phán,

cán bộ Tòa án các kiến thức, kỹ năng cần thiết về kiến thức môi trường.

Như vậy, thành lập Tòa môi trường là để khắc phục những trở ngại trước mắt

của công tác bảo vệ môi trường, giải quyết tranh chấp môi trường, nâng cao hiệu

quả quản lý môi trường, tăng cường truy cứu trách nhiệm sự cố môi trường, thúc

đẩy cải cách vấn đề môi trường là rất cần thiết và cấp bách. Đây cũng là biện pháp

thông dụng mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Cho nên, trong thời gian tới,

Việt Nam cũng cần tích cực đổi mới, phát huy vai trò quan trọng của Tòa án trong

công tác bảo vệ môi trường.