tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

56
BÀI GIẢNG TUẦN LỄ CÔNG DÂN SINH VIÊN 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.1. MỤC ĐÍCH Nhằm giới thiệu cho sinh viên về đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) và những văn bản, thông tư quy định khi học môn giáo dục quốc phòng-an ninh và một số quy định trong luật nghĩa vụ quân sự và pháp lệnh dự bị động viên góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.2. YÊU CẦU Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tham gia đào tạo sĩ quan dự bị khi tốt nghiệp và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo. 2. THỜI GIAN: 1 tiết 3. NỘI DUNG: - Giới thiệu về môn học giáo dục quốc phòng - an ninh - Giới thiệu các văn bản quy định về môn học giáo dục quốc phòng- an ninh - Giới thiệu vệ luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dự bị động viên 4. ĐỊA ĐIỂM: Giảng đường 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Một số văn bản về Quốc phòng - an ninh - Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị. - Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 8/Khóa IX; Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam. 1

Upload: lybao

Post on 01-Feb-2017

216 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

BÀI GIẢNG TUẦN LỄ CÔNG DÂN SINH VIÊN

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. MỤC ĐÍCH

Nhằm giới thiệu cho sinh viên về đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) và những văn bản, thông tư quy định khi học môn giáo dục quốc phòng-an ninh và một số quy định trong luật nghĩa vụ quân sự và pháp lệnh dự bị động viên góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.2. YÊU CẦU

Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tham gia đào tạo sĩ quan dự bị khi tốt nghiệp và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

2. THỜI GIAN: 1 tiết

3. NỘI DUNG:

- Giới thiệu về môn học giáo dục quốc phòng - an ninh- Giới thiệu các văn bản quy định về môn học giáo dục quốc phòng- an ninh- Giới thiệu vệ luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dự bị động viên

4. ĐỊA ĐIỂM: Giảng đường5. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Một số văn bản về Quốc phòng - an ninh

- Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị.- Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 8/Khóa IX; Nghị quyết Đại

hội X Đảng Cộng sản Việt Nam.- Luật Quốc phòng, 2005 ; Luật Giáo dục 2005 ; Luật An ninh quốc gia, 2004.

Luật NVQS, Pháp lênh DBĐV, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh 2013.- Nghị định 219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là CP).- Các văn bản quy định hiện hành về giáo dục quốc phòng - an ninh cho học

sinh, sinh viên - Nghị định 26/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị

Quân đội nhân dân Việt Nam- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự số 43/2005/QH11

được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam- Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh và

1

Page 2: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

công văn số 6353/BGDĐT-GDQP ngày 26 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện chương trình GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng.

- Theo thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP - AN.

- Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

- Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

NỘI DUNG

GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

Là môn học được Luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu ”hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Môn học GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng ban hành theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp học dưới, bảo đảm liên thông, logic ; mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm ba phần chính:

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng (3 TC)Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh (2 TC).Học phần III: QSC và chiến thuật, kĩ thuật BS tiểu liên AK (CKC) (3TC). Thông báo số 210/MDC - ĐTĐH ngày 16/05/2013 của Hiệu Trưởng về

việc thay đổi chương trình học Giáo dục quốc phòng - an ninh

- Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo chương trình mới với khối khối lượng kiến thức 08 tin chỉ, được áp dụng thống nhất cho trình độ đào tạo đại học, cao đẳng từ năm học 2013 – 2014 như sau:

Đường lối quân sự của Đảng: 3 tin chỉ Mã môn học: 4300111

Công tác quốc phòng - an ninh: 2 tín chỉ Mã môn học: 4300112

Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK: 3 tín chỉMã môn học: 4300211

(Văn bản kèm theo)2

Page 3: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

GIỚI THIỆU CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao

đẳng, loại hình đào tạo chính quy.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Số: 31/2012/TT- BGDĐT

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2012

THÔNG TƯBan hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh

 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng,Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục quốc phòng -

an ninh.Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 10 năm 2012 và

thay thế Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ

3

Page 4: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Đã kýBùi Văn Ga

4

Page 5: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CHƯƠNG TRÌNHGiáo dục quốc phòng - an ninh

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐTngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

______________________________ I. Quy định chung

1. Đối tượng áp dụngChương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không

chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy.

2. Mục tiêu đào tạoa) Mục tiêu chung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc

phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Mục tiêu cụ thể:- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.

- Về kỹ năng: Thuần thục trong thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK (CKC).

- Về thái độ: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu CNXH; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.

3. Số lượng học phần, tín chỉChương trình bao gồm 3 học phần, thời lượng 8 tín chỉ.Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng, 3 tín chỉ; học phần 2: Công tác quốc

phòng, an ninh, 2 tín chỉ; học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC), 3 tín chỉ.

4. Đánh giá kết quả học tậpThực hiện theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học

Giáo dục quốc phòng - an ninh. Theo thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. II. Nội dung chương trình

1. Đường lối quân sự của Đảng 3TC

5

Page 6: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

a) Mục tiêu:Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức đúng về nguồn gốc, bản chất chiến tranh; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Giúp sinh viên bước đầu tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.

b) Yêu cầu:- Nắm vững đường lối quân sự của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn

dân và an ninh nhân dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;

- Xác lập phương pháp luận trong nghiên cứu các học phần, môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

c) Điều kiện tiên quyết: Bố trí sau khi học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. d) Mô tả tóm tắt nội dung: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh;

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; Nghệ thuật quân sự Việt Nam.

2. Công tác quốc phòng, an ninh 2TCa) Mục tiêu:Giúp sinh viên nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối

với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đấu tranh, phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam để giữ gìn an ninh chính trị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam XHCN.

Trang bị cho sinh viên kiến thức về chiến tranh công nghệ cao; kiến thức về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, biển đảo Việt Nam.

b) Yêu cầu:- Xây dựng niềm tin chiến thắng trong phòng chống chiến lược "diễn biến hòa

bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

6

Page 7: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

- Nắm vững các nội dung công tác quốc phòng, an ninh; vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn.

c) Điều kiện tiên quyết: không.d) Mô tả tóm tắt nội dung: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực

thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.3. Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) 3TC

a) Mục tiêu:Trang bị cho sinh viên kiến thức chung về quân sự phổ thông, những kỹ năng

quân sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Hiểu biết và sử dụng được một số loại phương tiện, vũ khí thông thường; có kiến thức về chiến thuật bộ binh; biết cách phòng, tránh vũ khí hủy diệt lớn và thành thạo kỹ thuật băng bó, chuyển thương.

b) Yêu cầu:- Hiểu biết một số kỹ năng cơ bản của người chiến sĩ bộ binh trong huấn luyện

và chiến đấu; biết vận dụng các kỹ năng quân sự trong hoạt động dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự và hoạt động thể thao quốc phòng.

- Nắm vững và thành thạo kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).c) Điều kiện tiên quyết: không.d) Mô tả tóm tắt nội dung:Đội ngũ đơn vị và ba môn quân sự phối hợp; Sử dụng bản đồ địa hình quân sự;

Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh; Thuốc nổ; Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh; Từng người trong chiến đấu tiến công và phòng ngự; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).III. Hướng dẫn thực hiện chương trình

1. Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy thuộc các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên; các học viện, trường quân đội có đào tạo hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào Chương trình này các trường xây dựng đề cương chi tiết môn học, bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành; phù hợp với quy trình, tiến trình đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo theo học chế, tín chỉ hay niên chế, học phần.

7

Page 8: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

2. Thời gian quy định trong Chương trình không bao gồm thời gian kiểm tra, thi và tham quan. Các trường bố trí thời gian kiểm tra, thi, tham quan ngoài thời gian quy định trong Chương trình, theo quy chế đào tạo hiện hành. Bài giảng Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh được xác định là bài nhập môn Giáo dục quốc phòng - an ninh.

3. Do đặc thù hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên: giáo dục tập trung trong từng đợt, khóa học; học tập gắn liền với rèn luyện, vì vậy phải thực hiện hình thức đào tạo theo niên chế. Với các trường đại học, cao đẳng chưa đủ điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lựa chọn hình thức đào tạo thích hợp.

4. Các trường có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải, đại học y ... bố trí thêm một học phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những kiến thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự...

5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện theo quy định trong Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, hiện hành. Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của các trường.

6. Giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải được tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường không có điều kiện tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên hoặc liên kết với các học viện, nhà trường quân đội.

7. Trong khóa học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí sinh viên đi tham quan ít nhất một lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

KT.BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Đã kýBùi Văn Ga

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

8

Page 9: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

--------------------Số: 40/2012/TT-BGDĐT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2012THÔNG TƯ

Ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh

---------------------------

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng - an ninh;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Văn Ga

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM9

Page 10: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

-------------------------Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------QUY ĐỊNH

Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tậpmôn học Giáo dục quốc phòng - an ninh

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

---------------------------

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Văn bản này quy định về tổ chức dạy, học; đánh giá kết quả học tập và cấp

chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh (sau đây viết tắt là GDQP-AN). 2. Văn bản này áp dụng đối với giáo viên, giảng viên GDQP-AN; sinh viên các

đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là trường cao đẳng, đại học); học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học trung học phổ thông; trung tâm GDQP-AN và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vị trí, mục tiêu môn học1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học chính khóa, bắt buộc đối với học

sinh các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên các trường cao đẳng, đại học; là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

2. Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 3. Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình 1. Chương trình GDQP-AN thể hiện mục tiêu GDQP-AN; quy định chuẩn kiến

thức, kỹ năng, phạm vi, thời gian và cấu trúc nội dung môn học của các cấp học và trình độ đào tạo; bao gồm:

10

Page 11: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

a) Chương trình GDQP-AN cấp trung học phổ thông; b) Chương trình GDQP-AN trình độ trung cấp chuyên nghiệp; c) Chương trình GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng. 2. Sách giáo khoa GDQP-AN thuộc hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ

thông, sử dụng cho học sinh cấp trung học phổ thông; gồm có: GDQP-AN 10, GDQP-AN 11, GDQP-AN 12. Sách giáo viên GDQP-AN quy định nội dung, thời gian và phương pháp giảng dạy từng bài trong sách giáo khoa GDQP-AN, sử dụng cho giáo viên GDQP-AN cấp trung học phổ thông.

3. Giáo trình GDQP-AN thuộc giáo trình sử dụng chung trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, gồm có:

a) Giáo trình GDQP-AN trung cấp chuyên nghiệp; b) Giáo trình GDQP-AN đại học, cao đẳng.Điều 4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học GDQP-AN do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định trong Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP-AN các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông). Các trường khi tổ chức học thực hành kỹ năng quân sự phải có thao trường tổng hợp.

2. Các trường có trung tâm GDQP-AN hoặc khoa, bộ môn giáo dục quốc phòng, tùy theo quy mô thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN để xây dựng phòng học chuyên dùng và thao trường tổng hợp. Các trường không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, thực hiện theo Quy định về liên kết GDQP-AN của các cơ sở giáo dục đại học hiện hành.

3. Vũ khí bắn tập và trang thiết bị kèm theo phải thực hiện chế độ quản lý, bảo quản hàng ngày theo quy định quản lý vũ khí hiện hành; khi di chuyển phải đăng ký với cơ quan công an sở tại.

Chương IIQUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC

Điều 5. Nguyên tắc, yêu cầu dạy, học 1. Dạy, học GDQP-AN phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn,

giữa dạy học lý thuyết với dạy học thực hành, phù hợp với quy chế tổ chức đào tạo của từng trình độ; dạy kỹ năng chuyên môn phải gắn liền với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể; giáo dục tại trường, tại trung tâm GDQP-AN phải gắn kết với giáo dục thực tế tại các đơn vị quân đội, quân binh chủng và bảo tàng lịch sử.

11

Page 12: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

2. Giáo viên, giảng viên dạy học đúng chuyên ngành được đào tạo; thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi giảng dạy tại giảng đường hoặc thực hành trên thao trường phải mang mặc trang phục theo quy định; giáo viên, giảng viên sĩ quan biệt phái mang mặc theo Điều lệnh Quân đội.

3. Học sinh, sinh viên khi học tập phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo hướng dẫn của giáo viên, giảng viên; khi thực hành các kỹ năng quân sự phải mang mặc trang phục theo quy định; tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang bị.

Điều 6. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn học1. Đối tượng được miễn học môn GDQP-AN:a) Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp học viện,

trường sĩ quan quân đội, công an;b) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài;c) Học sinh, sinh viên đào tạo văn bằng 2, trình độ trung cấp chuyên nghiệp,

đại học, cao đẳng. 2. Đối tượng được miễn học và miễn thi các học phần:Học sinh, sinh viên chuyển trường, sinh viên đào tạo liên thông hoặc hoàn

thiện trình độ cao hơn được miễn học và thi các học phần đã học. 3. Đối tượng được miễn học và miễn thi thực hành kỹ năng quân sự:a) Học sinh, sinh viên là tu sĩ thuộc các tôn giáo; b) Học sinh, sinh viên có thương tật, khuyết tật bẩm sinh, bị bệnh mãn tính làm

hạn chế chức năng vận động, có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên;

c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có giấy xuất ngũ do đơn vị quân đội có thẩm quyền cấp.

4. Đối tượng được tạm hoãn học:a) Học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài hoặc đang học tập tại

các trường của nước ngoài, trường liên doanh, liên kết với nước ngoài tại Việt Nam;b) Học sinh, sinh viên bị ốm đau, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn;c) Học sinh, sinh viên là phụ nữ đang mang thai và thời gian nghỉ thai sản theo

quy định hiện hành;Hiệu trưởng các trường xem xét tạm hoãn cho các đối tượng quy định tại điểm

b, c khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các trường bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình môn học.

Điều 7. Quản lý môn học và tổ chức dạy, học1. Sở giáo dục và đào tạo quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định

của pháp luật về GDQP-AN cho học sinh các trường trung học phổ thông, trường phổ

12

Page 13: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

thông có nhiều cấp học có cấp học trung học phổ thông và trường trung cấp chuyên nghiệp tại địa phương.

2. Trường trung cấp chuyên nghiệp tổ chức bộ môn hoặc bộ môn ghép phải có biên chế giáo viên để quản lý và tổ chức dạy, học GDQP-AN. Những trường chưa tổ chức bộ môn, cử cán bộ quản lý chương trình GDQP-AN để tổ chức liên kết đào tạo.

3. Trường cao đẳng, đại học hoặc trường quân sự có trung tâm GDQP-AN, tổ chức quản lý và thực hiện toàn diện môn học GDQP-AN cho sinh viên. Các trường cao đẳng, đại học không có trung tâm GDQP-AN, tổ chức khoa, bộ môn và thực hiện theo quy định về liên kết GDQP-AN của các cơ sở giáo dục đại học hiện hành.

Điều 10. Tổ chức dạy, học1. Tổ chức dạy học GDQP-AN:a) Trường trung học phổ thông tổ chức dạy, học GDQP-AN theo phân phối

chương trình. b) Trường trung cấp chuyên nghiệp tổ chức dạy, học theo kế hoạch đào tạo

chung của từng trường hoặc dạy học tập trung trong một thời gian phù hợp do nhà trường tự chủ hoặc liên kết giảng dạy với các trường khác.

c) Các trường cao đẳng, đại học tổ chức dạy, học theo kế hoạch đào tạo của trường, bảo đảm sinh viên hoàn thành chương trình GDQP-AN trước khi tốt nghiệp. Các trung tâm GDQP-AN tổ chức dạy, học toàn bộ chương trình trong một thời gian liên tục theo kế hoạch đào tạo của trung tâm; kết hợp giữa dạy, học với rèn luyện ngoại khoá.

2. Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy, học và quy định của từng trường; lớp học thực hành không quá 40 học sinh, sinh viên.

Chương IIIĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP CHỨNG CHỈ GDQP-AN

Điều 11. Đánh giá kết quả học tập1. Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN đối với học sinh cấp trung học phổ

thông, thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hiện hành.

2. Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN đối với học sinh trình độ trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.

3. Đánh giá kết quả học tập GDQP-AN cho sinh viên trình độ cao đẳng, đại học theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy hiện hành, đồng thời thực hiện quy định tại Điều 12, 13, 14 của Văn bản này.

13

Page 14: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

Điều 12. Điểm kết thúc học phần, môn học 1. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần theo quy định; mỗi lần

kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt nghe giảng lý thuyết trên lớp và thực hành tại thao trường sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình.

2. Đối với hình thức đào tạo theo niên chế:a) Điểm tổng hợp đánh giá học phần tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm

kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi kết thúc học phần. Trong đó điểm thi kết thúc học phần phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần. Điểm học phần phải đạt từ 5 trở lên và làm tròn đến một chữ số thập phân.

b) Kết quả học tập môn học GDQP-AN là điểm trung bình cộng của điểm các học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân.

3. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ:a) Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học

phần sau khi nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

b) Kết quả học tập môn học GDQP-AN là điểm trung bình chung tổng các điểm học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân; không tính kết quả học tập môn học GDQP-AN theo điểm chữ.

Điều 13. Điều kiện cấp chứng chỉ 1. Chứng chỉ GDQP-AN cấp cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập môn

học GDQP-AN. Sinh viên được cấp chứng chỉ GDQP-AN khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chứng chỉ GDQP-AN là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp cao đẳng, đại học.

2. Không cấp chứng chỉ cho sinh viên là đối tượng được miễn học toàn bộ chương trình GDQP-AN.

3. Sinh viên chưa đủ điều kiện được cấp chứng chỉ GDQP-AN (trừ trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự) các trường bố trí ngay học kỳ phụ tiếp sau đó và thông báo cho sinh viên biết thời gian học tập để hoàn thành chương trình theo quy định.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Bùi Văn Ga

14

Page 15: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤTKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Số:........../ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội ngày 03 tháng 01 năm 2012

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

- Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh và công văn số 6353/BGDĐT-GDQP ngày 26 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện chương trình GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng.

- Theo thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP - AN. - Căn cứ Quy chế Đào tạo đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và Quy định tổ chức dạy, học.

TRƯỞNG KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG YÊU CẦUĐỐI VỚI GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ

1- Tiến hành biên chế, xếp vị trí ngồi, kiểm tra quân số, kiểm tra thẻ sinh viên theo quy định của Nhà trường. Ghi chép đầy đủ các thông tin vào danh sách điểm danh của lớp như: lớp, nhóm học (lớp chuyên ngành) tên cán bộ lớp cùng số điện thoại, môn học, thời gian, địa điểm, phòng học...

2- Phổ biến quy chế, quy định khi học môn giáo dục quốc phòng, thông báo cách báo và xem điểm, cách giải đáp thắc mắc của sinh viên theo địa chỉ hộp thư điện tử của Khoa.

3- Sau mỗi buổi học phải thông báo tình hình học tập của lớp cho cán bộ quản lý để giải quyết các vấn đề có liên quan đến học tập (Số vắng, chậm, nghỉ, chấp hành kỷ luật...).

4- Cán bộ quản lý các Bộ môm, điểm dạy cùng với chỉ huy Khoa căn cứ vào kết quả và quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên để xét và lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện dự thi và không đủ điều kiện thi cho mỗi học phần.

5- Buổi cuối cùng của từng học phần giáo viên có trách nhiệm thông báo danh sách được thi, không được thi và thời gian, địa điểm thi kết thúc học phần.

15

Page 16: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

ĐỐI VỚI SINH VIÊN* Đăng ký học GDQP

- Nhµ Trêng më líp GDQP thêng vµo ®Çu kú vµ cuèi kú (4 đợt trong một năm học) và 1 học kỳ hè.

- Sinh viên theo dõi lịch của Phòng Đào tạo đăng ký học online ®óng tªn m«n häc, m· m«n häc, nhóm học (chú ý tránh nhầm lẫn giữa lớp học GDQP - AN với tên môn học). Khi cã lÞch häc sinh viªn ph¶i ghi nhí thêi gian häc, m«n häc, nhãm häc, phßng häc.

- Quá trình đăng ký môn học GDQP bị trùng lịch hoặc nhầm môn thì sinh viên phải làm thủ tục hủy môn học hoặc thay đổi môn học theo quy định của Nhà trường (Phòng Đào tạo, Cố vấn học tập của Khoa chuyên môn).

- Sinh viªn muèn hái th«ng tin vÒ ®iÓm cña m×nh ph¶i nhí ®îc líp häc, nhãm häc, gi¶ng ®êng, thêi gian häc tõng m«n tr¸nh thÊt l¹c ®iÓm.

- C¸c líp trëng (nhãm trëng) líp chuyªn ngµnh th× kú 7 víi Khãa häc 4 n¨m; kú 9 víi khãa häc 5 n¨m; Kú 5 víi khèi Cao ®¼ng lªn VP Khoa nhËn b¶ng ®iÓm tæng hîp cho líp. Kú cuèi khãa VP Khoa sÏ tæng hîp kÕt qu¶ häc tËp vµ göi Phßng §µo t¹o in chøng chØ GDQP. Mäi sinh viªn viªn ph¶i hoµn thµnh khèi lîng m«n häc theo quy ®Þnh míi ®îc nhËn chøng chØ GDQP. Nh÷ng sinh viªn cßn nî m«n GDQP, sau khi tr¶ nî xong sÏ nhËn b¶ng ®iÓm GDQP ®Ó nhËn b»ng tèt nghiÖp cßn chøng chØ GDQP nhËn sau

Yªu cÇu mäi sinh viªn ph¶i thùc hiÖn ®óng nh÷ng quy ®Þnh trªn, nÕu kh«ng thùc hiÖn ®óng dÉn ®Õn thÊt l¹c ®iÓm th× sinh viªn ph¶i hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm.

* Khi học GDQP

1. Sinh viên phải đeo “thẻ sinh viên”. Khi đi học mọi sinh viên phải mang mặc đúng quy định của nhà trường. Khi học GDQP -AN mặc áo màu bộ đội (hoặc áo sinh viên tình nguyện), quần sẫm màu, đi giầy (Không đi giầy cao gót) khi học thực hành ngoài bãi tập phải đội mũ cứng. Trường hợp không thực hiện đúng giáo viên không cho học.

2. Các lớp trưởng (nhóm trưởng), lớp phó (nhóm phó), có trách nhiệm phổ biến, phân công trực nhật, lấy học cụ huấn luyện, quản lý quân số, vật chất và đôn đốc lớp thực

16

Page 17: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

hiện nghiêm túc lịch học tập. (Nếu làm tốt, cán bộ lớp sẽ được cộng thêm điểm thưởng vào kết quả học tập, không hoàn thành nhiệm vụ bị kỷ luật).

3. Học Giáo dục quốc phòng - an ninh, sinh viên bắt buộc phải có giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh tập 1, 2 (mượn hoặc mua tại thư viện của Nhà trường). Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi lên lớp học. Việc học theo tín chỉ 1giờ lên lớp bằng 2 giờ ôn luyện ở nhà. Trong giờ học, sinh viên phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật học tập; không nói chuyện, làm việc riêng, ngủ gật, ăn vặt. Cấm sinh viên sử dụng điện thoại và các phương tiện nghe nhìn trong giờ học và khi thi; khi ra vào lớp sinh viên phải xin phép và đúng giờ. Khi nghỉ học, sinh viên phải có đơn xin phép gửi giáo viên. Nếu vi phạm, tùy từng mức độ mà giáo viên xử lý kỷ luật.

4. Thời gian học tập: 10 tiết ( sáng 5 tiết, chiều 5 tiết) theo quy định của Phòng Đào tạo trường đại học Mỏ - Địa chất . Những sinh viên đến muộn 10 phút (đầu buổi học) và vào chậm 5 phút (sau giờ giải lao) không cho vào học và tính là buổi vắng mặt không có lý do.

Khi học thực hành ở bãi, các lớp luân phiên mang học cụ, vũ khí. Thời gian nhận vũ khí: đến trước thời gian học 15 phút. Địa điểm giao nhận do giáo viên quy định.

5. Khi được giao nhiệm vụ mang học cụ, vũ khí ra thao trường, các lớp trưởng, nhóm trưởng và cá nhân sinh viên phải nhận đủ, quản lý chặt chẽ. Không để rơi, va đập làm hỏng vũ khí. Nếu xảy ra mất, hỏng vũ khí, trang bị thì sinh viên và lớp đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Phải chấp hành nghiêm quy tắc sử dụng súng quân dụng. Không được nghịch súng, tháo súng, dương lê, không được chĩa, ngắm súng vào người khác. Trên bãi tập không có lệnh không được tự động mang súng, trang bị ra khỏi bãi tập. Không được mang súng đạn, trang bị khác vào khu vực bãi tập. Không được gửi hoặc cho người khác mượn vũ khí trang bị dẫn đến gây mất an toàn.

6. Trong buổi học, sinh viên tự động bỏ giờ hoặc vi phạm nội quy thao trường thì tùy từng trường hợp cụ thể mà thi hành kỷ luật từ khiển trách đến đình chỉ môn học.

TỔ CHỨC THI, KIỂM TRA

1. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần; Học phần có từ 2 đến 3 đơn vị học trình kiểm tra ít nhất một lần mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ được dự thi kết thúc học phần lần thứ nhất. Mỗi sinh viên

17

Page 18: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình. Những sinh viên không đủ điều kiện thi phải đăng ký học lại vào đợt khác.

2. Khi thi hết học phần, trên tờ giấy thi, sinh viên phải ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên, Ngày sinh, Mã sinh viên, lớp chuyên ngành, nhóm học (lớp) Giáo dục quốc phòng. Sinh viên vi phạm quy chế thi như: Sử dụng tài liệu, quay cóp trao đổi bài, sử dụng các phương tiện nghe nhìn...sẽ phải nhận điểm không (0) và được thi lại vào lần thi kế tiếp.

Trường hợp thị hộ hoặc nhờ người thị hộ sẽ bị lập biên bản và giao trả phòng Đào tạo đại học để xử lý theo quy định của Nhà trường.

Chú ý: - Khi häc xong tõng m«n häc th× sau kho¶ng 01 tuÇn ®Õn 10

ngµy, líp trëng (nhãm trëng) lªn v¨n phßng Khoa P710 – Nhµ C12 tÇng ®Ó nhËn b¶ng ®iÓm cøng, sau ®ît häc kho¶ng 02 tuÇn c¸c b¹n sinh viªn cã thÓ tham kh¶o kÕt qu¶ häc tËp trªn ®Þa chØ sau: http//nde.humg.edu.vn/gdqp.

- Những sinh viên được miễn học GDQP trường hợp có chứng chỉ GDQP bậc tương đương thì phải có đơn, photo chứng chỉ (phải có bản gốc để đối chiếu) hoặc photo công chứng; đồng thời phải có bảng điểm thành phần môn học GDQP - AN đóng dấu cơ sở đào tạo.

- Sinh viên chuyển lớp, chuyển ngành đào tạo, tăng ca đều phải nộp Quyết định lên văn phòng khoa GDQP phòng 710 Nhà C12 tầng.

Sinh viªn có thắc mắc hoặc cần trao đổi thông tin với Khoa GDQP liªn hÖ theo ®Þa chØ mail: [email protected]

TRƯỞNG KHOA

(Đã ký)

Đại tá NGUYỄN VĂN QUẢNG

18

Page 19: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

QUỐC HỘI--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Luật số: 30/2013/QH13 Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2013 

LUẬTGIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.

Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh.Điều 4. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninhGiáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Điều 7. Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninhCông dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Chương IIGIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 11. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.

19

Page 20: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.Điều 12. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa.2. Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.3. Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Chương IIIBỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Chương IVPHỔ BIẾN KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO TOÀN DÂN

Chương VGIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIÁO

DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHĐiều 23. Giáo viên, giảng viên1. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái.2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành.

Chương VI

20

Page 21: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

KINH PHÍ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHChương VII

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Chương VIIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Hiệu lực thi hànhLuật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.Điều 47. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhChính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.   CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Đã kýNguyễn Sinh Hùng

21

Page 22: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

GIỚI THIỆU CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NVQS

I. TỔNG QUAN1. Luật NVQS được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua sửa đổi,

bổ sung ngày 14/6/2005; có 11 Chương, 71 Điều. 2. Luật NVQS qui định:- Quyền, nghĩa vụ của công dân (Từ Điều 1-11).- Việc phục vụ tại ngũ của HSQ,BS (Từ Điều 12-16).- Việc chuẩn bị cho công dân nhập ngũ (Từ Điều 17-20).- Việc nhập ngũ và xuất ngũ (Từ Điều 21-25).- Cơ cấu, tổ chức Hội đồng NVQS các cấp (Từ Điều 26-28).- Việc miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ (Từ Điều 29-31).- Việc giải quyết cho HSQ,BS xuất ngũ (Từ Điều 32-36).- Việc phục vụ của HSQ,BS dự bị (Từ Điều 37-44).- Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp (Từ Điều 45-48)- Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp (Từ Điều 49-57).- Việc đăng ký NVQS (Từ Điều 58-62).- Việc nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên, hoặc động viên cục bộ, xuất ngũ

theo lệnh phục viên (Từ Điều 63-68).- Việc xử lý các vi phạm Luật NVQS (Điều 69).PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN NVQS1. Phạm vi- Công dân nam Quốc tịch Việt Nam không phân biệt dân tộc, thành phần xã

hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Công dân nữ quốc tịch Việt Nam có CMKT cần cho Quân đội, trong thời bình phải đăng ký NVQS và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.

2. Đối tượng phục vụ tại ngũ- Công dân nam từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.- Công dân nữ giới từ đủ 18 đến 22 tuổi (Theo Chỉ thị số 101/CT-BQP ngày

20/12/2010 về việc tuyển chọn công dân nữ vào phục vụ trong Quân đội); công dân nữ vì có những đặc điểm riêng về thể chất và sinh hoạt, nên khó hoạt động trong Quân đội chính qui; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ “phụ nữ được gọi nhập ngũ và đảm đương công tác thích hợp”. Như vậy, phụ nữ không bắt buộc phải phục vụ tại ngũ.

3. Đối tượng phục vụ trong ngạch dự bị- Công dân nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi.- Công dân nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi có CMKT cần cho Quân đội.

22

Page 23: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

a) Dự bị hạng 1 Quân nhân dự bị hạng 1 gồm HSQ-BS đã phục vụ tại ngũ đủ hạn định hoặc

trên hạn định; HSQ-BS xuất ngũ trước thời hạn, nhưng đã phục vụ tại ngũ từ 6 tháng trở lên; HSQ-BS đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng 2 đã qua huấn luyện tập trung đủ 6 tháng trở lên.

a) Dự bị hạng 2Quân nhân dự bị hạng 2 gồm HSQ, BS xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã

phục vụ tại ngũ dưới 6 tháng; công dân chưa qua phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi đến hết 45 tuổi; công dân nữ từ 18 đến hết 40 tuổi đã đăng ký NVQS có CMTK cần cho quân đội.

4. Đối tượng không được làm NVQS- Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước quyền

phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.- Người đang bị giam giữ.5. Đối tượng được miễn làm NVQS- Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh mãn tính khác theo

danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qui định (Điều 30 Luật NVQS).

6. Đối tượng, chức danh được miễn gọi nhập ngũ thời chiến Miễn gọi nhập ngũ thời chiến là miễn gọi nhập ngũ vào phục vụ tại ngũ trong

Quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong chiến tranh.a) Đối tượngChỉ tập trung 3 nhóm đối tượng liên quan trực tiếp các nhóm chức danh

còn lại tự nghiên cứu tài liệu tại Thông tư số 184 của Bộ Quốc phòng.- Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong các cơ quan Nhà nước.- Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong các tổ chức Đảng.- Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong ngành GDĐT.* Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong các cơ quan Nhà nước- Chủ tịch UBND cấp xã; Chỉ huy trưởng Ban CHQS, trưởng Công an các xã

biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được chính phủ xác định đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực UBND, Chủ tịch HĐND cấp huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực UBND, HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trưởng các phòng cấp huyện: Tài chính-Kế hoạch, nội vụ, LĐ-TBXH, GDĐT, Nông nghiệp PTNT, Giám đốc BHXH.

- Chánh Thanh tra cấp tỉnh, cấp bộ; Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.

- Giám đốc các sở và các chức vụ tương đương thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh; Giám đốc BHXH cấp tỉnh.

- Vụ trưởng các vụ trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức vụ tương đương thuộc cơ quan Trung ương và các bộ, ngành.

- Chỉ huy trưởng Ban CHQS các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.23

Page 24: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước.

- Công dân trực tiếp vẽ, in, đúc tiền.- Chi Cục trưởng Hải quan; trạm trưởng các trạm: Kiểm dịch y tế, kiểm dịch

động vật, thực vật đang làm nhiệm vụ ở cửa khẩu quốc tế.- Công dân đang công tác trong ngành cơ yếu.* Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong các tổ chức Đảng- Bí thư Đảng ủy cấp xã; Bí thư, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cấp huyện,

cấp tỉnh.- Trưởng Ban Tổ chức cấp huyện, Trưởng các Ban Xây dựng Đảng cấp tỉnh,

Vụ trưởng, Trưởng Ban của các ban xây dựng Đảng ở Trung ương.- Bí thư Đảng ủy Khối dân chính Đảng, Đảng ủy Khối doanh nghiệp cấp tỉnh;

Bí thư Đảng ủy các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương.

- Chỉ huy trưởng Ban CHQS cơ quan Trung ương Đảng.* Công dân được miễn gọi nhập ngũ trong ngành GDĐT- Giám đốc, Phó Giám đốc Thường trực, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

Thường trực các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở công lập; Hiệu trưởng trường tiểu học và trường mầm non công lập.

- Trưởng khoa các học viện, trường đại học công lập.- Công dân có học hàm giáo sư, phó giáo sư, trình độ tiến sỹ, danh hiệu nhà giáo

ưu tú, nhà giáo nhân dân, giảng viên cao cấp, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên trong tất cả các học viện, nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo công lập.

- Giáo viên đang công tác ở địa bàn các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng dân tộc ít người được Chính phủ xác định đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội.

- Giáo viên, giảng viên các học viện, nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo công lập được miễn gọi nhập ngũ với số lượng tối thiểu đủ để giảng dạy theo số lượng học sinh, sinh viên hiện có của cơ sở đó trong thời chiến.

- Học sinh đạt giải Ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế được miễn gọi nhập ngũ đến khi hết học đại học.

7. Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ thời bình (Nghiên cứu Điều 29 Luật NVQS)

8. Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ thời bình (Nghiên cứu Điều 29 Luật NVQS)

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CÁC CẤP (Nghiên cứu Điều 24, điều 25)

UBND các cấp thành lập Hội đồng NVQS ở cấp mình để giúp UBND tổ chức thực hiện công tác NVQS ở địa phương.

1. Hội đồng NVQS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm:

- Chủ tịch là Chủ tịch UBND.- Phó chủ tịch là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cùng cấp.

24

Page 25: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

- Các Ủy viên gồm các ngành (Công an, Tư pháp, Kế hoạch đầu tư, Lao động TBXH, Y tế, Giáo dục, Văn hóa thông tin, Tài chính và đại diện Ủy ban mặt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân).

2. Hội đồng NVQS xã, phường, thị trấn- Chủ tịch là Chủ tịch UBND.- Phó chủ tịch là Chỉ huy trưởng Ban CHQS cùng cấp.- Các Ủy viên gồm các ngành (Công an, Tư pháp, Y tế, Tài chính, và đại diện

Ủy ban mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định).

V. ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ1. Nội dung đăng ký- Đăng ký NVQS lần đầu.- Đăng ký bổ sung nam công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ.- Đăng ký công dân trong diện làm NVQS được miễn gọi nhập ngũ thời chiến.- Đăng ký nữ có CMKT cần cho Quân đội.- Đăng ký quân nhân dự bị.- Đăng ký di chuyển.- Đăng ký vắng mặt.- Đưa ra khỏi diện đăng ký (Xóa đăng ký).2. Phạm vi, đối tượng đăng kýa) Phạm vi: Công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú đang làm việc, học tập,

công tác trên địa bàn quản lý.b) Đối tượng:- Công dân nam đủ 17 tuổi trong năm.- Công dân nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi chưa được đăng ký NVQS.- Công dân nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân

đội chưa được đăng ký NVQS.3. Phương pháp đăng ký- Việc đăng ký quân nhân dự bị, công dân sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại

nơi công dân cư trú, theo 2 cấp (Cấp xã và cấp huyện). Đăng ký ở cấp xã do Ban CHQS xã thực hiện; đang ký ở cấp huyện do Ban CHQS huyện thực hiện (Điều 58 Luật NVQS).

- Trong 10 ngày đầu tháng 01 hàng năm Ban CHQS cấp huyện chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức báo cáo danh sách nam công dân đủ 17 tuổi trong năm và công dân thuộc diện đăng ký NVQS chưa được đăng ký NVQS lần đầu với Ban CHQS cấp huyện.

- Ban CHQS cấp huyện viết lệnh và thông báo lệnh gọi đăng ký NVQS cho công dân biết trước từ 5 -7 ngày về thời gian, địa điểm đăng ký.

- Tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp huyện, công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm và công dân chưa được đăng ký NVQS lần đầu phải đến Ban CHQS cấp xã (nơi cư trú) xuất trình chứng minh nhân dân, bìa hộ khẩu, giấy khai sinh để đăng ký lần đầu vào sổ đăng ký công dân trong độ tuổi SSNN

25

Page 26: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

(Kê khai lý lịch, sức khỏe về thể lực, cận thị, viễn thị). Sau khi đã kê khai lý lịch, sức khoẻ xong, cấp giấy chứng nhận đăng ký NVQS cho công dân, so sánh, kiểm tra, đối chiếu sổ sách quản lý giữa cấp huyện với cấp xã.

- Đối với các cơ quan, tổ chức, nhà trường rà soát các đối tượng nam công dân từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội từ đủ 18 đến hết 40 tuổi chưa được đăng ký NVQS lần đầu; tiến hành đăng ký NVQS tại cơ quan tổ chức; sau đó báo cáo với Ban CHQS cấp huyện.

- Ban CHQS cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng (Công an, Tư pháp) thường xuyên duy trì tốt việc đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vắng mặt, đăng ký miễn gọi công dân nhập ngũ thời chiến, đưa ra khỏi diện đăng ký.

VI. VIỆC GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ 1. Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ 1 đến 2 lần (Đợt 1,

đợt 2); thời gian gọi nhập ngũ, số lượng công dân nhập ngũ hàng năm do Chính phủ quyết định (Điều 21).

2. Việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng, đúng thời gian, đủ chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn qui định.

4. Theo quyết định của UBND, chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được giao cho công dân trước 15 ngày tính đến ngày giao quân.

5. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ (Điều 22 Luật NVQS).

6. UBND cấp xã, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội... có trách nhiệm tổ chức tiễn đưa và bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định.

7. Chính quyền nhân dân các cấp, trong phạm vy nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân.

VII. VIỆC NHẬP NGŨ THEO LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN HOẶC LỆNH ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ, VIỆC XUẤT NGŨ THEO LỆNH PHỤC VIÊN

(Nghiên cứu Điều 63 – 67 Luật NVQS)VIII. VIỆC PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP(Nghiên cứu Điều 45 – 48 Luật NVQS)IX. VIỆC GIẢI QUYẾT QUÂN NHÂN XUẤT NGŨ(Nghiên cứu Điều 32 – 34 Luật NVQS)X. QNDB TẬP TRUNG HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA SSĐV (Nghiên cứu Điều 50 – 57 Luật NVQS)XI. VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM

26

Page 27: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

Thông tư liên tich sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

BỘ QUỐC PHÒNGBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

``````````````````Số: 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

````````````````````````Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCHSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số

175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện

một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

thời bình đối với công dân nam  trong độ tuổi gọi nhập ngũ

 Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (sau đây viết tắt là Thông tư số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT

1. Bổ sung Điểm đ vào Khoản 1 Điều 2 như sau:“đ) Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm

c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ

27

Page 28: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ”.

2. Điểm a Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:“a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này;”3. Bổ sung Điểm e vào Khoản 3 Điều 2 như sau:“e) Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển

sang học khóa đào tạo của trường khác”.4. Điểm e Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:“e) Tiếp nhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại

ngũ có Giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự”.

5. Khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:“6. Trách nhiệm của công dân:a) Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo Giấy chứng nhận

đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp;

b) Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự”.

Điều 2. Điều khoản thi hành1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; giám đốc các đại học vùng, đại học quốc

gia, học viện, hiệu trưởng các trường, viện trưởng viện nghiên cứu, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỨ TRƯỞNG

(đã ký) 

Bùi Văn Ga

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNGTHỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ

28

Page 29: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 175 VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 13 CỦA BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ GIÁO DỤC-

ĐÀO TẠO

I. TINH THẦN CỦA 2 THÔNG TƯ 175, 131. Qui định đối tượng nam công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ thuộc và không

thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.2. Hướng dẫn phương pháp thực hiện đăng ký NVQS; qui định trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức đối với công dân trúng tuyển nhập học vào các Học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

II. PHẠM VỊ ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP của Chính

phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.

2. Đối tượng áp dụng là nam học sinh, sinh viên, học viên đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương (Gọi tắt là công dân) trong độ tuổi gọi nhập ngũ (Từ 18 đến hết 25 tuổi); các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc xem xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

3. Qui định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự (NVQS).

III. ĐỐI TƯỢNG TẠM HOÃN GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ Theo Điều 29 Luật NVQS qui định (Điều 3 Nghị định số 38, Điều 2 Thông

tư 175)1. Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng

khám sức khỏe.2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không

còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.3. Công dân nam có anh, chị, em, ruột là hạ sỹ quan, binh sỹ (HSQ,BS) đang

phục vụ tại ngũ và học viện là HSQ,BS đang học tập tại các trường trong Quân đội, trường ngoài Quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.

4. Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này.

5. Công dân đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

6. Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính qui tập trung, bao gồm:

- Trường trung học phổ thông (THPT), trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học.

29

Page 30: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

- Trường trung học chuyên nghiệp (THCN), trung cấp nghề, cao đẳng nghề (Trường nghề).

- Các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).- Các học viện, viện nghiên cứu (HV) có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ,

tiến sỹ và tương đương.- Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt

Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.- Học viên đang học tập tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên

cấp trung học cơ sở (THCS) hoặc THPT, tại các cơ sở giáo dục.- Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời hạn đào tạo 12 tháng

trở lên.7. Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.

---------------------------------------------------------------Một số điểm lưu ý:- Công dân học tập tại các trường chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong

một khóa đào tạo tập trung đầu tiên; trường hợp tiếp tục học ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ (Khoản 2, Điều 2 Thông tư 175).

- Thời gian một khóa học đào tạo tập trung tính từ ngày nhà trường qui định có mặt nhập học (Ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khóa học.

- Một khóa học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục, không gián đoạn (Khoản 2, Điều 2 Thông tư 175).

- Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ qui định trên phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ (Khoản 4, Điều 2 Thông tư 175).

- Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn gọi nhập ngũ (Khoản 4, Điều 2 Thông tư 175).

- Trong cùng một thời điểm công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các HV, các trường ĐH, CĐ, THCN, trường nghề thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; không thuộc đối tượng xét tạm hoãn gọi nhập ngũ (Điểm đ, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 175).

-----------------------------------------------------IV. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN TẠM HOÃN GỌI CÔNG

DÂN NHẬP NGŨ (Khoản 3, Điều 2 Thông tư 175)1. Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài qui định tại trên.2. Đang học nhưng bị buộc thôi học.3. Tự bỏ học hoặc ngừng học tập từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính

đáng.4. Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học.5. Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.

30

Page 31: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ DI CHUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ.

- Di chuyển NVQS là thực hiện đối với công dân di chuyển nơi cư trú từ địa phương này sang địa phương khác.

- Xác nhận đăng ký vắng mặt thực hiện đối với công dân đến trường nhập học và công dân được phép đi công tác vắng mặt tại địa phương, cơ quan, tổ chức trong một thời hạn nhất định.

1. Trách nhiệm của công dân (Theo Điều 24, Điều 25 NĐ số 83 và Khoản 6 Điều 3 Thông tư 175)

- Công dân trước khi di chuyển nơi cư trú từ xã này sang xã khác trong phạm vi huyện phải đến Ban CHQS cấp xã, nơi đang cư trú xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú để xóa tên trong sổ đăng ký NVQS.

- Công dân trước khi di chuyển nơi cư trú từ huyện này sang huyện khác phải đến Ban CHQS cấp xã và Ban CHQS cấp huyện nơi đang cư trú xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú và xin giấy giới thiệu di chuyển đăng ký NVQS.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú mới, công dân phải đến Ban CHQS cấp xã xuất trình giấy tờ về sự thay đổi nơi cư trú và giấy chứng nhận đăng ký NVQS để đăng ký vào sổ đăng ký NVQS.

- Công dân khi được gọi vào các nhà trường nhập học phải đến Ban CHQS cấp xã xuất trình giấy báo nhập học, giấy chứng nhận đăng ký NVQS để xin giấy xác nhận đăng ký vắng mặt NVQS nộp cho nhà trường.

- Trường hợp công dân chưa được đăng ký NVQS, hoặc bị mất giấy giấy chứng nhận đăng ký NVQS phải làm đơn có xác nhận của UBND cấp xã, báo cáo Ban CHQS cấp huyện để được đăng ký NVQS và cấp giấy chứng nhận đăng ký NVQS, hoặc cấp giấy chứng nhận NVQS lần 2.

2. Trách nhiệm của Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng các tường ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề (Khoản 1, Điều 3 Thông tư 175)

- Kiểm tra, tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký NVQS và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt NVQS của công dân đến trường nhập học; cập nhật vào sổ đăng ký của nhà trường (Nơi đăng ký, ngày đăng ký NVQS của từng công dân).

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày khai giảng khóa học nhà trường phải thông báo và chuyển giao giấy chứng nhận NVQS, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt NVQS của công dân cho Ban CHQS cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để quản lý theo qui định.

- Trước 60 ngày sinh viên tốt nghiệp ra trường, nhà trường phải thông báo về Ban CHQS cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở danh sách, số lượng sinh viên chuẩn bị ra trường để Ban CHQS cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký NVQS về Ban CHQS cấp huyện nơi sinh viên cư trú, hoặc làm việc.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên của nhà trường được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên, nhà trường phải cử đại diện đến Ban CHQS cấp huyện (Nơi Nhà trường

31

Page 32: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

đặt trụ sở) để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân. Nếu thời hạn từ 3 tháng đến dưới một năm nhà trường cử đại diện đến Ban CHQS cấp huyện để đăng ký tạm vắng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công dân trở về nước, nhà trường cử đại diện đến Ban CHQS cấp huyện để đăng ký lại (hết tạm vắng NVQS).

- Không tiếp nhận công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ đến trường nhập học mà không có giấy đăng ký NVQS do Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp huyện cấp và giấy xác nhận đăng ký tạm vắng NVQS do Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, cơ quan tổ chức cấp.

- Tiếp nhận vào học đối với công dân đã hoàn thành NVQS tại ngũ có giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo qui định tại khảo 4 của Luật NVQS.

Để thực hiện tốt những nội dung trên nhà trường cần phải qui định cụ thể trong giấy báo nhập học của công dân đến trường nhập học phải có 2 loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký NVQS do Chỉ huy trưởng ban CHQS cấp huyện cấp và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt NVQS do Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, cơ quan, tổ chức cấp.

3. Trách nhiệm của Ban CHQS cấp xã, cơ quan tổ chức (Khoản 2, Điều 3, Thông tư 175)

- Kiểm tra, giấy báo nhập học; cấp giấy xác nhận đăng ký tạm vắng NVQS cho công dân đến trường nhập học.

- Báo cáo Ban CHQS cấp huyện những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ để Hội đồng NVQS huyện xem xét được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

4. Trách nhiệm của Ban CHQS cấp huyện nơi công dân cư trú trước khi đến trường nhập học (Khoản 3, Điều 32 Thông tư 175)

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký NVQS cho công dân trước khi đến trường nhập học.- Tiếp nhận, quản lý, đăng ký NVQS cho công dân khi đã học xong tại các

trường về lại nơi cư trú và số công dân bị buộc thôi học, bỏ học, ngừng học tập không có lý do chính đáng (Do Ban CHQS cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở) thông báo chuyển giao.

5. Trách nhiệm của Ban CHQS cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở (Khoản 4, Điều 3, Thông tư 175)

- Tiếp nhận, quản lý các công dân thuộc diện phải đăng ký NVQS đang học tập tại các nhà trường trên địa bàn quản lý.

- Thông báo và chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký NVQS của công dân hết hạn học tập tại các nhà trường đối với hệ đào tạo chính qui tập trung, bị buộc thội học, bỏ học, ngừng học tập không có lý do chính đáng (Do nhà trường thông báo đến).

- Đăng ký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký NVQS của công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ được các cơ quan, tổ chức, nhà trường trên địa bàn quản lý cử đi công tác nước ngoài.

- Thực hiện chế độ đăng ký NVQS hàng năm cho công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại các trường theo qui định.

- Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, nhà trường trên địa bàn quản lý chấp hành thực hiện chế độ đăng ký NVQS đối với công dân trong độ

32

Page 33: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

tuổi làm NVQS và PTKT thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.

6. Trách nhiệm của Ban CHQS cấp huyện nơi công dân đến làm việc sau khi ra trường (Khoản 5, Điều 3, Thông tư 175)

- Kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký NVQS của công dân đến địa phương làm việc.

- Trường hợp công dân có địa chỉ thường xuyên cư trú khác nơi làm việc thì ban CHQS cấp huyện nơi công dân cư trú kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký NVQS của công dân.

7. Trách nhiệm của đơn vị Quân đội đối với công dân nhập ngũ có giấy báo trúng tuyển vào học tại các trường (Khoản 7, Điều 3, Thông tư số 175).

Đơn vị cấp Trung đoàn (Tương đương) có trách nhiệm thông báo cho nhà trường (Nơi phát hành giấy báo nhập học) để bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành NVQS tại ngũ theo qui định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục-Đào tạo căn cứ

chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện của các tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật.

2. Các quân khu, Bộ CHQS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn Ban CHQS cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Chủ tịch UBND các cấp, giám đốc các học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, THCN, trường nghề chịu trách nhiện thực hiện Thông tư này.

---------------------------------------------------------------------------

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

BẮT ĐẦU TỪ NĂM HỌC 2013 - 2014, KHI ĐẾN TRƯỜNG NHẬP HỌC

Nam sinh viên khóa mới hệ đại học, cao đẳng, cao đẳng liên thông lên đại học chính quy của Trường Đại học Mỏ - Địa chất phải nộp các loại giấy tờ sau:

- GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ VẮNG MẶT do Ban chỉ huy quân sự xã (phường, thị trấn) nơi cư trú cấp.

- Đối với nam sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, phải nộp GIẤY GIỚI THIỆU DI CHUYỂN QUÂN DỰ BI do Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã) cấp và bản photocopy công chứng QUYẾT ĐỊNH XUẤT NGŨ

- Đối với những nam sinh viên còn thiếu GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ VĂNG MẶT (hoặc GIẤY GIỚI THIỆU DI CHUYỂN QUÂN DỰ BI và bản photocopy công chứng QUYẾT ĐỊNH XUẤT NGŨ) thì trong thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Nhà trường làm thủ tục nhập học phải nộp đủ giấy tờ trên cho Khoa Giáo

33

Page 34: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

dục quốc phòng của Nhà trường (Phòng 7.10) để Nhà trường quản lý và bàn giao cho Ban chỉ huy quân sự huyện Từ Liêm.

Sau thời hạn trên những nam sinh viên nào không nộp đủ các giấy tờ theo quy định, Nhà trường sẽ xử lý theo Luật Nghĩa vụ quân sự và Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2011 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sinh viên đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

* Từ năm học 2013-2014, Nhà trường tiếp nhận và quản lý, đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự cho nam sinh viên nhập học hệ cao đẳng liên thông lên đại học.

KHI BỊ BUỘC THÔI HỌC, NGỪNG HỌC, CHUYỂN TRƯỜNG Nam sinh viên hệ chính quy phải đến Khoa Giáo dục quốc phòng (Phòng

7.10) để làm thủ tục di chuyển nghĩa vụ quân sự (hoặc di chuyển quân dự bị) về nơi cư trú.

ĐỐI VỚI NAM SINH VIÊN TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG

Cuối tháng 4 hàng năm, Nhà trường sẽ lập danh sách trích ngang nam sinh viên hệ chính quy dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm báo cáo Ban chỉ huy quân sự huyện Từ Liêm để làm thủ tục thông báo di chuyển nghĩa vụ quân sự (hoặc di chuyển quân dự bị) về Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã) nơi nam sinh viên cư trú.

* Nam sinh viên tốt nghiệp ra trường không phải đến Khoa Giáo dục quốc phòng để làm thủ tục di chuyển nghĩa vụ quân sự (hoặc di chuyển quân dự bị) về nơi cư trú như trước đây.

34

Page 35: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

TUYỂN CHỌN NAM SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐI ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ TẠO NGUỒN DỰ BỊ CHO QUÂN ĐỘI

- Pháp lệnh về lực lượng DBĐV được Chủ tịch nước công bố ngày 9 tháng 9 năm 1996;

- Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về sỹ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam;

Quy định như sau:Điều 5.

1. Những đối tượng sau đây thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:A) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan

dự bị hạng 1;B) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.2. Những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, có đủ tiêu chuẩn về

chính trí phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. 

 Điều 7.  Việc đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện tại các trường trong quân đội. Thời gian đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng đến 6 tháng. Căn cứ vào đối tượng, yêu cầu đào tạo đối với từng loại sĩ quan dự bị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về thời gian, nội dung, chương trình đào tạo.

 Điều 8.1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn các Bộ, tỉnh việc tuyển chọn những người đủ tiêu

chuẩn đi đào tạo sĩ quan dự bị.2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị

xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) tổ chức tuyển chọn người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo đúng chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn và lập hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc gọi đào tạo sĩ quan dự bi.

3. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về gọi đào tạo sĩ quan dự bị việc gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị được thực hiện như sau:

A) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên cư trú tại địa phương;

B) Hiệu trưởng các trường đại học triển khai thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gọi từng sinh viên khi tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị.

C) Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ.

35

Page 36: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

 Điều 9.1. Những người được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị có trách nhiệm thực hiện

các quy đinh về tuyển chọn và chấp hành lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.2. Các cơ quan, tổ chức có người được gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị có trách

nhiệm cung cấp hồ sơ' bố trí thời gian, bảo đảm quyền lợi cho người đi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định của pháp luật.

Điều 38.1. Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 và cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà

nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày như học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên (sau đây gọi là Nghị định 39/CP).

2. Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được đài thọ chế độ ăn hàng ngày, được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt như với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, hưởng phụ cấp tiêu vặt hàng tháng cấp Thượng sĩ; nếu bị thương, ốm đau hoặc từ trần thì được hưởng chế độ, chính sách như quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 39/CP và các văn bản pháp luật có liên quan; sinh viên khi tốt nghiệp đại học được tham gia thi tuyển công chức khi có giấy báo dự thi và bảo lưu kết quả trong thời gian đào tạo.

3. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, được áp dụng chế độ ăn hàng ngày như họe viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; được hưởng khoản phụ cấp phục vụ trên hạn định (nếu có) ngoài phụ cấp cơ bản theo quy định hiện hành của mỗi cấp.

 Điều 39.1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị

quy định tại Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999; được hưởng một tháng lương theo cấp bậc quân hàm, được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả khi thi tuyển công chức như đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ.

2. Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị ngoài các quyền lợi được hưởng quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng chế độ, ehính sách đối với hạ sĩ quan xuất ngũ.

Điều 40.1. Sĩ quan dự bi giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bi động viên hàng quý được

hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị quy định tại Điều 25 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996.

36

Page 37: Tài liệu phổ biến tuần công dân sinh viên 2014

2. Sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vi dự bị động viên nhưng không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp sĩ quan dự bị bằng hệ số 0,3 so với lương tối thiểu.

3. Sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bi nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bằng hệ số 0,2 so với lương tối thiểu.

Điều 42.1. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, được mang cấp bậc quân hàm đã có, được

bổ nhiệm chức vụ theo nhu cầu biên chế và được hưởng mọi quyền lợi như sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.

2. Sĩ quan dự bị hết hạn phục vụ tại ngũ, nếu không chuyển sang ngạch tại ngũ thì được giải quyết chế độ chính sách như sĩ quan tại ngũ khi thôi phục vụ tại ngũ.

---------------------------------------------------------------------------

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

TUYỂN CHỌN NAM SINH VIÊN ĐI ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊCuối tháng 3 hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho Nhà

trường tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc một số chuyên ngành mà Quân đội có nhu cầu để gửi đi đào tạo sĩ quan dự bị bổ sung nguồn dự bị động viên cho Quân đội.

Từ năm 2004 đến nay, nhà trường đã tuyển chọn và gửi 230 nam sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị tại các Trường Quân sự của quân đội (Năm 2004: 25; năm 2005: 35; năm 2006: 20; năm 2009: 30; năm 2010: 30; năm 2011: 25; năm 2012: 20; năm 2013 đã tuyển chọn và gửi 45 nam sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị tại Trường Quân sự Quân khu 1).

37