tai lieu thi moi truong

48
Luật môi trường Điều 1. Khái niệm chung về luật môi trường 1. Khái niệm môi trường: MT l to n b n i chung nh ng i u ki n t nhi n v x h i, trong à à ó đề ê à ã đó con ng i hay m t sinh v t t n t i, ph t tri n trong m i quan h v i con ng i hay sinh v t y. ườ á ườ ấ” 2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường . T nh ph bi n to n c u c a v n mi í ế à đề ô tr ng th hi n c c kh a c nh sau: ườ á í a. nh h ng c a nh ng t c h i m con ng i g y ra cho m i tr ng kh ng ch gi i h n trong ưở á à ườ â ô ườ ô ph m vi v ng, qu c gia m c n nh h ng n c c n c, c c khu v c l n c n. ù à ò ưở đế á ướ á â b. Vi c t n ph m i tr ng nh h ng n m i x h i b t ch p c c u ch nh tr kinh t à á ô ườ ưở đế ã ơ í ế ở đó nh th n o. Kh ng c b t c qu c gia n o c lo i tr kh i s tr th c a thi n nhi n, d u ư ế à ô ó à đượ ù ê ê đó l qu c gia gi u hay ngh o. à à è c. S xu t hi n c a c c nh ch ph p l qu c t li n quan n m i tr ng th hi n r t nh á đị ế á ý ế ê đế ô ườ õ í ch t to n c u c a v n m i tr ng nh t l nh ng th p k cu i c a th k 20 c nh d u à đề ô ườ à ế đượ đá b i b ng s ra i h ng lo t c a c c t ch c qu c t v c c i u u c qu c t v m i tr ng. đờ à á ế à á đề ế ô ườ d. V n b o v m i tr ng tr th nh m t trong c c y u t c a ch nh s ch ph t tri n kinh đề ô ườ đã à á ế í á á t v x h i c a m i qu c gia. i u ki n v b o v m i tr ng l m t trong nh ng i u kho n ế à ã Đề ê ô ườ à đề c a c c h p ng li n doanh, u t n c ngo i k k t thu c nhi u qu c gia kh c nhau. á đồ ê đầ ư ướ à ý ế á 3. Tầm quan trọng của môi trường: M i tr ng l kh ng gian s ng c a con ng i v c c lo i sinh v t. ô ườ à ô ườ à á à M i tr ng l n i cung c p t i nguy n c n thi t cho cu c s ng v ho t ng s n xu t c a con ô ườ à ơ à ê ế à độ ng i. ườ M i tr ng l n i ch a ng c c ch t ph th i do con ng i t o ra trong cu c s ng v ho t ng ô ườ à ơ đự á ế ườ à độ s n xu t c a m nh. ì M i tr ng l n i gi m nh c c t c ng c h i c a thi n nhi n t i con ng i v sinh v t tr n ô ườ à ơ á á độ ó ê ê ườ à ê tr i t. á đấ M i tr ng l n i l u tr v cung c p th ng tin cho con ng i. ô ườ à ơ ư à ô ườ 4. Thực trang môi trường hiện nay: T nh tr ng suy ki t ngu n t i nguy n thi n nhi n. ì à ê ê ê nhi m m i tr ng v suy tho i m i tr ng ng y c ng tr m tr ng Ô ô ườ à á ô ườ à à S c m i tr ng ng y c ng gia t ng c v c ng v t n su t ô ườ à à ă ườ độ à Điều 2. Môi trường và phát triển bền vững: 1. Khái niệm phát triển bền vững: a. Theo tuy n b Rio 1992: l c ch th c th a m n nhu c u c a th h hi n t i nh ng ko l m ê à á ã ế ư à a.h ng n kh n ng th a m n nhu c u c a th h t ng lai. L m t ti n tr nh i h i s ti n ưở đế ă ã ươ à ế ì đò ế tri n c a c 3 l nh v c: KT, XH, MT: KT( em l i l i ch k.t ), XH( Ko x m h i l i ch c ng ĩ đ í ế â í ô c ng, b nh n x h i), MT( ph t tri n tr n c s duy tr v c i thi n MT) ì ã á ê ơ ì à b. Theo Đ3 luật BVMT: Ph t tri n b n v ng l ph t tri n p ng c nhu c u c a hi n t i m á à á đá đượ à kh ng l m t n h i n kh n ng p ng nhu c u c a c c th h t ng lai tr n c s kt ô à đế ă đá đó á ế ươ ê ơ ế h p ch t ch , h i ho gi a t ng tr ng kinh t , b o m ti n b x h i v b o v m i tr ng. à à ă ưở ế đả ế ã à ô ườ 2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. a. Ph t tri n b n v ng l ph m tr c h nh th nh do nhu c u c a vi c b o v m i tr ng. á à ù đượ ì à ô ườ Th c ch t c a vi c ph t tri n b n v ng l s k t h p gi a ph t tri n v i vi c duy tr m i tr ng á à ế á ì ô ườ hay n i c ch kh c l y u t c b n c a vi c ph t tri n b n v ng l quy n ph t tri n v s cn ó á á à ế ơ á à á à thi t ph i ch m s c m i tr ng. C th kh ng nh l m i li n k t kh ng th t ch r i gi a ế ă ó ô ườ ó đị đó à ê ế ô á ph t tri n v b o v m i tr ng. á à ô ườ b. Ph t tri n b n v ng c th hi u d i g c m i tr ng. Tr n th gi i, ph t tri n b n v ng c á ó ướ ó độ ô ườ ê ế á ó th c ti p c n d i nhi u kh a c nh kh c nhau nh x h i, ho ch nh ch nh s ch v c ng ế đượ ế ướ í á ư ã đị í á à ũ c c ch hi u ch thu n t y d i g c m i tr ng. ó á ú ướ ó độ ô ườ 3. Vi t Nam, c quan i m th ng nh t v ph t tri n b n v ng l : ph t tri n p ng c ó để á à á đá đượ nhu c u c a th h hi n t i m kh ng l m t n h i n kh n ng p ng nhu c u c a c c ế à ô à đế ă đá đó á th h t ng lai tr n c s k t h p ch t ch , h i h a gi a t ng tr ng kinh t , m b o ti n b ế ươ ê ơ ế à ò ă ưở ế đả ế x h i v b o v m i tr ng (kho n 4 lu t b o v m i tr ng n m 2005) . ã à ô ườ ô ườ ă 4. T m l i: Tuy c s kh c nhau v c ch ti p c n song v c b n c c ti u ch c a ph t tri n ó ó á á ế ơ á ê í á b n v ng c a ra t ng i th ng nh t. l : s ph t tr ng kinh t , s b o v m i tr ng đượ đư ươ đố Đó à á ườ ế ô ườ v s th a m n c c y u c u cu c s ng c a con ng i à ã á ê ườ Điều 3. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật. 1.Quy t nh ch nh s ch v c c c quan quy t nh ch nh s ch. ế đị í á à á ơ ế đị í á a. Quy t nh ch nh s ch l b c quan tr ng trong ph t tri n b n v ng. Kh n ng k t h p gi a ế đị í á à ướ á ă ế ph t tri n v b o v m i tr ng ph thu c r t l n v o vi c ban h nh c c ch nh s ch ng n. á à ô ườ à à á í á đú đắ b. G n li n v i vi c ra ch nh s ch l v tr v th m quy n c a c quan ban h nh ch nh s ch v í á à í à ơ à í á à quy t nh. Vi c x c nh ng v tr , t o ra c s ki m so t v ki m ch l n nhau gi a c c ế đị á đị đú í đượ á à ế á h c quan quy n l c nh n c c ng l y u t nh ch quan tr ng c a vi c ph t tri n b n ơ à ướ ũ à ế đị ế á v ng. 2. Ban h nh ph p lu t v th c thi ph p lu t.Ph p lu t l c ng c quan tr ng m b o ph t à á à á á à ô để đả á tri n b n v ng. Ph p lu t v i t c ch l h th ng c c quy ph m i u ch nh h nh vi x s ca á ư á à á đề à con ng i s c t c d ng r t l n trong vi c b o v m i tr ng v ph t tri n b n v ng. ườ ó á ô ườ à á 1

Upload: huele

Post on 20-Dec-2015

224 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

hay

TRANSCRIPT

Luật môi trường

Điều 1. Khái niệm chung về luật môi trường1. Khái niệm môi trường: “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau:a. Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. b. Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. c. Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bằng sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc tế về môi trường.d. Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong những điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau.

3. Tầm quan trọng của môi trường:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 4. Thực trang môi trường hiện nay:Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Ô nhiêm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọngSự cố môi trường ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suấtĐiều 2. Môi trường và phát triển bền vững:1. Khái niệm phát triển bền vững:a. Theo tuyên bố Rio 1992: là cách thức thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng ko làm a.hưởngđến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thể hệ tương lai. Là một tiến trình đòi hỏi sự tiến triển của cả 3 lĩnh vực: KT, XH, MT: KT( đem lại lợi ích k.tế), XH( Ko xâm hại lợi ích công cộng, bình ổn xã hội), MT( phát triển trên cơ sở duy trì và cải thiện MT)b. Theo Đ3 luật BVMT: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững.a. Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Thực chất của việc phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triền với việc duy trì môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của việc phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Có thể khẳng định đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường.b. Phát triển bền vững có thể hiểu dưới góc độ môi trường. Trên thế giới, phát triển bền vững có thế được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, hoạch định chính sách và cũng có cách hiểu chỉ thuần túy dưới góc độ môi trường.3. Ở Việt Nam, có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (khoản 4 luật bảo vệ môi trường năm 2005) .4. Tóm lại: Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận song về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền vững được đưa ra tương đối thống nhất. Đó là: sự phát trường kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống của con người

Điều 3. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật.1.Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách. a. Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn.b. Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững. 2. Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật.Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.3. Giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững.

1

4. Hợp tác quốc tế. Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu.

Phân biệt Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trườngStt Tiêu chí Luật Bảo vệ Môi trường Luật Môi trường

1 Hình thứcMột đạo luật (VBPL) do QH ban hành theo trình tự, thủ tục luật định

Một lĩnh vực pháp luật

2 Nội dung

Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong:- Lĩnh vực bảo vệ MT- Lĩnh vực hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường

3 Phạm viVăn bản nguồn của Luật Môi trường Phạm vi rộng hơn Luật BVMT vì

quy định 2 nhóm qh XH

MỤC IIBảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật.

Điều 4. Khái niệm bảo vệ môi trường.Theo quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường thì Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiêm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

Điều 5. Các biện pháp bảo vệ môi trường1. Biện pháp tổ chức chính trị: Biện pháp chính trị được thực hiện thông qua những hoạt động chính trị nhằm tác động vào đường lối, chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, nhận thức về môi trường của một tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng, củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị. Biện pháp này thể hiện thông qua hoạt động:+ Ngoại giao; + Tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc là tiêu biểu nhất, tổ chức nhiều Hội nghị thượng đỉnh về môi trường (6/1972 ở Stockholm, 6/1992 ở Rio De Janeiro); + Chính sách quốc gia thông qua hoạt động của các đảng phái chính trị (Việt Nam: Đảng CSVN, các nước: đảng xanh, đi xe đạp trên đường phố Amtesdam, biểu tình đình chỉ các dự án tái chế, … ).+ Ngoài ra: hành vi chính trị của các chình khách, các hoạt động chính trị của người dân.2. Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam:a. Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về bảo vệ môi trường và lãnh đạo nhà nước thực hiện.b. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trườngc. Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường. Cách thức thực hiện này khác với các nước khác là nhà nước không thành lập đảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chế hóa về pháp luật3. Ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm: a. Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình. b. Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách pháp luật.4. Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiên là không cao. Bp BVMT được đưa ra còn phụ thuộc vào tôn chỉ mục đích của Đảng. Điều 6. Biện pháp kinh tế.Sử dụng biện pháp này là sử dụng đến đòn bẩy kinh tế, thực chất đó là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Bảo vệ môi trường mâu thuẫn gay gắt với lợi ích kinh tế, để bảo vệ môi trường, hai nhóm giải pháp được đưa ra, cụ thể là:Nhóm giải pháp mang tính chất khuyến khích lợi ích kinh tế cho các chủ thể theo hướng tác động có lợi cho môi trường.Nhóm giải pháp mang tính chất trừng phạt đối với hành vi tác động có hại cho môi trường 3. Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp: a. Hộ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực.

b. Ưu đãi về đất đaic. Miên phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực. Áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường.d. Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường đ. Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩme. Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi trường.

4. Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.5. thực hiện thông qua các hoạt động:- Mang tính quyền lực nhà nước

2

- Mang tính tự nguyệnĐiều 7. Nhóm biện pháp kinh tế - tài chính ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm các công cụ cơ bản sau: 1/ Quy định đặt cọc – hoàn trả, ký quỹ bảo vệ môi trường; 2/ Quỹ môi trường; 3/ Phí bảo vệ môi trường; 4/ Thuế. Trong đó, việc sử dụng công cụ thuế để bảo vệ môi trường là cách thức có nhiều ưu điểm để bảo vệ môi trường và tăng thu cho ngân sách nhà nước, cụ thể:1. Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ, nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại đến môi trường. 2. Xét trên khía cạnh kinh tế, thuế đánh vào các nguồn thu nhập từ lao động, vốn và tiết kiệm thường gây các ảnh hưởng tiêu cực hơn cho xã hội so với thuế bảo vệ môi trường. Tăng thuế đánh vào thu nhập (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp) thường là một trong những nguyên nhân làm giảm động lực làm việc, giảm tiết kiệm, đầu tư. Nhưng thuế bảo vệ môi trường không gây gây tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, hơn nữa về lâu dài còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu từ các loại thuế khác đối với thu nhập từ lao động và vốn. Việc chuyển đổi đối tượng của các loại thuế: từ việc đánh vào “những cái tốt” của nền kinh tế (như lao động và vốn) sang “những cái xấu” (như ô nhiễm môi trường) sẽ phát huy được khía cạnh sinh thái học của thuế. 3. Vì vậy, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế của nhiều nước trên thế giới, nội dung về bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng để đưa vào quy định trong các sắc thuế. Đặc biệt, hiện nay tại các nước phát triển đang thực hiện cuộc cải cách “thuế xanh”. 4. Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các khoản phí bảo vệ môi trường đang trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, trong hệ thống thuế của nước ta chưa có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường mà mới chỉ có các quy định ưu đãi, miên giảm trong một số sắc thuế hiện hành nhằm bảo vệ môi trường, như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Điều 8. Biện pháp khoa học công nghệBiện pháp khoa học - công nghệ là một giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ô nhiêm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế.+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước chảy…+ Sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường như công nghệ vi sinh.+ Sử dụng vật liệu mới ít gây ô nhiêm môi trường như cac- tôn, gốm cao cấp, chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại. + Tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Điều 9. Biện pháp giáo dục.Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp vào nhận thức làm thay đổi hành vi của người dân, nâng cao ý thức người dân về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Biện pháp này thông qua việc đưa vào chương trình đào tạo từ bậc tiểu học môn học về môi trường, cổ động, tuyên truyền lối sống văn minh, việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, những cuộc vận động làm sạch đường phố, bãi biển, …

2.Các hình thức: a. Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học.b. Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo dục cộng đồng.c. Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lê xanh, phong trào thành phố xanh, sạch, đẹp.d. Tổ chức các diên đàn và các cuộc điều tra xã hội3. Đánh giá:a. Ưu: biện pháp gốc rê của mọi ván đề, xuất phát từ con người và vì con người. Phù hợp với đk VN, rẻ, dê thực hiện.b. Nhược: thời gian dài, kết quả ko thể thấy ngay đc.

Điều 10. Biện pháp pháp lý.Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các biện pháp nói trên.+ Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Pháp luật quy định các chế tài buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.+ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.Ơ đây cân phai chứng minh biện pháp pháp ly là biện pháp bao đam thưc hiện các biện pháp BVMT khác.Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống bằng việc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật. Biện pháp tuyên truyền- giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sự cưỡng chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật.Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật.Biện pháp KH-CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp dụng các tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không được gây ô nhiêm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do pháp luật quy định.=> Do đó, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.2. Bao gồm:a. Quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường.

3

b. Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.c. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.d. Ban hành các tieu chuẩn môi trường.đ. Giải quyết các tranh chấp liên quan đén việc bảo vệ môi trường.

MỤC IIILuật bảo vệ môi trường.

Điều 11. Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các qui phạm pháp luật, các nguyên tăc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người2. Luật môi trường khác các luật khác ở mục đích điều chỉnh là bảo vệ môi trường.3. Luật môi trường đan xen với luật hành chính, dân sự…chứ không độc lập tuyệt đối.Điều 12. Di sản văn hoá phi vật thể ko là đối tượng bảo vệ của luật môi trường vi theo luật bvmt 2014 môi trường có nghĩa hẹp hơn bao gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo. Yếu tố vật chất nhân tạo khác điều kiện xã hội. Xã hội bao gồm cả các yếu tố tinh thần như nhã nhạc cung đình còn yếu tố vật chất nhận tạo chỉ bao gồm các công trình vật chất.Điều 13. Phân định luật môi trường là luật bảo vệ môi trường:1. Hình thức:a. LMT là một lĩnh vực pháp luật chứa đựng những quy phạm để giải quyết những vấn đề cụ thể.b. LBVMT là một đạo luật do quốc hội ban hành theo trình tự luật định.2. Nội dung:a. Lmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lí, khai thác môi trường và trong việc bảo vệ môi trường.b. Lbvmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ môi trường. 3. Phạm vi:a. Lmt có phạm vi rộng hơn.b. Lbvmt có thể xem là một văn bản nguồn chính yêu của Lmt.3. Nguồn của Lmt bao gồm nhiều văn bản, Lbvmt là một trong những nguồn của Lmt. Điều 14. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường: Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành.Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô, đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên.1. Cơ sở, xuất phát từ tầm quan trọng của quyền con người được sống trong một môi trường trong lãnh và xuất phát từ thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm. Xuất phát từ những cam kết quốc gia và xu hướng chung trên thế giới.2. Nguyên tắc này đươc ghi nhận trong tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio- De Janeiro. Và chi phối việc xây dựng chính sách pháp luật của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia ký 2 tuyêt bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi qui phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người trong đó có điều kiện môi trường làm ưu tiên số một. Điều 43 HPVN3. Hệ quả pháp lí: Hệ qua thứ 1, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. NN khuyến khích mọi hđ BVMT , phát triển, sd năng lượng mới, năng lượng tái tạo.Hệ qua 2, Tổ chức cá nhân gây ô nhiêm môi trường, làm suy kiệt TNTN và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục bồi thường thiệt hại.Hệ qua thứ 3, Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50, Hiến pháp 1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin…Điều 15 . Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất.1. Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau vì vậy trong việc bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất và điều này được coi là một nguyên tắc của luật môi trường Sư thống nhất của MTĐược thể hiện ở 2 khía cạnh:Khía cạnh thứ 1, Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Bởi vì, thiệt hại về môi trường không chỉ giới hạn trong một quốc gia.Khía cạnh thứ 2, Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vựcYêu câuYêu câu thứ 1, Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải

4

đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.Yêu câu thứ 2, Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ.2. Thể hiện:a. Các chính sách và các qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Các quy phạm cụ thể phải nhằm giải quyết 3 mục tiêu chính: Đảm bảo chất lg MT- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm TNTN, hạn chế tới mức tối đa việc s.dụng tntn ko thể tái tạo đc - Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ sạch, Cn ít chất thải để giải quyết tận gốc v.đề ô nhiêm MT.b. Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều chỉnh thống nhất trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Trong đó thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp. Thẩm quyền chuyên môn: Bộ TNMT và các bộ chuyên ngành, sở TNMT, phòng TNMT, cán bộ TNMT.c. Các tiêu chuẩn môi trường, các qui trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ quan trọng của quản lý môi trường cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạp vi cả nước, d. Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân.Điều 16. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững.Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được nêu tại Hội nghị của LHQ về MT và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brazin) năm 1992 với 179 nước tham gia đã thông qua 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.Mười năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophannesburg (Nam Phi) năm 2002 về Phát triển bền vững với 166 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố Jophannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hiểu một cách khái quát là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”.Khoản 4 điều 3 luật MT: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu hiện tại phải chú ý trữ lượng hiện có để dành cho tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT.Mục tiêu:Phát triển có hiệu quả về kinh tếPhát triển hài hòa các mặt xã hội, nâng cao mức sống trình độ sống của các tầng lớp dân cưCải thiện môi trường, đảm bảo phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.Cơ sở xác lậpCơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của môi trường và phát triểnCơ sở thứ 2, Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT: muốn phát triển phải bảo vệ môi trường và ngược lại.Yêu câu của nguyên tắcYêu câu thứ 1, Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 4 của tuyên bố Rio De Janeiro).Yêu câu thứ 2, Họat động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực khai thác tài nguyên và xả thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Yêu câu thứ 3, Trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất (khả năng tự phân hủy các chất thải vào môi trường).Điều 17. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa.Nguyên tăc 15 trong Tuyên bố Rio: Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia, ở chỗ nào có nguy cơ tác hại nghiêm trọng hay không thể sửa được, thì không thể nêu lý do là thiếu sự chắc chắn khoa học hoàn toàn để trì hoãn áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự thoái hoá môi trường.1. Luật môi trường coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hạnh cho môi trường. Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. MT khác với các hiện tượng XH khác ở chổ khả năng phục hồi hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác. 2. Cơ sở, lí do ra đời của nguyên tắc này xuất phát từ hiệu quả của phòng ngừa so với khắc phục:Chi phí của việc khắc phục lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của phòng người so với phòng ngừa, Thậm chí nhiều t/h không thể khắc phục được.Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT.Phân biệt nguyên tắc phòng ngừa với nguyên tắc thận trọng:1. Nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc phái sinh của nguyên tắc phòng ngừa.2. Giống nhau. Thận trọng và phòng ngừa đều có thể áp dụng đối với những rủi ro con người đã lường trước được, đưa ra được các biện pháp hạn chế.3. Khác nhau:

5

a. Rủi ro trong nguyên tắc phòng ngừa đã được chứng minh về khoa học và thực tiên.b. Rủi ro trong nguyên tắc thận trọng chưa được chứng minh về khoa học và thực tiên, chỉ mới xảy ra vài lần, chỉ áp dụng trong những lĩnh vực quan trọng chính yếu.Yêu câu của nguyên tắcYêu câu thứ 1, Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MTYêu câu thứ 2, Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.Điều 18: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiềnCơ sở xác lậpCoi MT là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng môi trường)Sử dụng ưu điểm của công cụ tài chính trong việc bảo vệ môi trường.

Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiêm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luậtMục đíchMục đích thứ 1, Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khích những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ.Mục đích thứ 2, Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT. (điều này cũng có nghĩa là Ai gây ô nhiêm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ô nhiêm ít trả tiền ít, ai không gây ô nhiêm thì không trả tiền)Mục đích thứ 3, Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT (thu ngân sách).Yêu cầu của nguyên tắcYêu câu thứ 1, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiêm phải tương xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu tới MT (ngang giá)Yêu câu thứ 2, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiêm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.(vì nếu không thì không có tác dụng gì để có thể hạn chế, răn đe hành vi gây ô nhiêm MT tiếp tục xảy ra).Các hình thức tra tiền theo nguyên tắcHình thức thứ 1, Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên): tiền phải trả cho việc khai thác TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản, …hoặc một công ty mua quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó.Hình thức thứ 2, Thuế MT (Điều 112 LBVMT): tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trườngHình thức thứ 3, Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: Nộp phí BVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP…Hình thức thứ 4 , Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…)Hình thức thứ 5, Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng ( tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…)Hình thức thứ 6, Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114, LBVMT)Phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiêm phải trả tiền và hành vi gây ô nhiêm bị xử phạt hành chính.1. Nguyên tắc người gây ô nhiêm phải trả tiền:Hành vi còn trong giới hạn cho phép của pháp luậtPhải có hậu quả là gây tác động xấu đến môi trường2.Hành vi gây ô nhiêm bị xử phạt hành chínhHành vi đã vi phạm pháp luậtHành vi dù gây tác động xấu hay không vẫn phải chịu phạt

CHƯƠNG IIPHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

MỤC I

Điều 19. Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái. 1. Nguyên nhân:a. Môi trường bị ô nhiêm thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiêm, chất độc hại, làm nhiêm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiêm bẩn môi trườngb. Môi trường bị suy thoái trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thnàh phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên.2. Cấp độ thể hiện a. Môi trường bị ô nhiêm: thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiêm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiênb. Môi trường bị suy thoái: thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiêm môi trường. Suy thoái môi trường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên.3. Các biện pháp phòng ngừa a. Môi trường bị ô nhiêm: ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiêmb. Môi trường bị suy thoái: ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường.

6

4. Biện pháp khắc phụca. Môi trường bị ô nhiêm: biện pháp chính là làm sạch môi trường.b. Môi trường bị suy thoái: khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trườngĐiều 20. Sự cố môi trường1. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiêm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng 2. Nguyên nhân: a.do yếu tố thiên nhiên: cháy rừng do sét đánh, đất NN bị ngập mặn do sóng thần gây ra…b. Do con người gây ra 2. Các loại sự cố môi trường a. bão, lũ lụt hạn hán….b. hỏa hoạn, cháy rừng. .c. sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản…d. sự cố trong lò phản ứng hạt nhân…3. Các loại sư cố môi trường: Sự cố xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn di sóng thần gây ra...thường mang tính chất nghiêm trọng và ko dẫn đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân nào. Sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lý nhất định.

Điều 21. Những nét tương đồng và khác biệt giữa tiêu chuẩn MT quốc gia và tiêu chuẩn MT quốc tế:1. Đều là công cụ hướng dẫn để quản lý, BVMT2. Có sự khác nhau:a. Về phạm vi áp dụng, thì tiêu chuẩn Mt quốc gia áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quôc gia. Còn ISO thì áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, ko phụ thuộc có cam kết t/h hay ko.b. Về tính bắt buộc, tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc thực hiện còn iso ko bb, áp dụng tự nguyện.c. về chủ thể ban hành tiêu chuẩn quốc gia là bộ TNMT ban hành và qđịnh lộ trình AD, chủ thể ban hành iso là tổ chức quốc tế ISO.d. Về hình thức thể hiện của tiêu chuẩn quốc gia là các thông số, còn của iso là các quy phạm hướng dẫn về BVMTe. Về nội dung, của tiêu chuẩn quốc gia là các quy định về đảm bảo chất lg Mt, và của iso là các hướng dẫn quản lý MT tại DN, nhãn sinh tháig. Về trách nhiệm pháp lý trong tiêu chuẩn quốc gia phải chịu TN: HC, DS. HS, còn tiêu chuẩn iso ko phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu vi phạm thu hồi chứng chỉ

Điều 29. quản lý chất thải: Tiêu chí XĐ chất thải:a. Là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí. Chưa đủ vì còn dạng khc như bức xạ ion hóa (phóng xạ), dạng sóng âm (tiếng ồn).b. Bị loại bỏ, có 2 cách loại bỏ: chủ động và bị động.c. Nguồn gốc: Từ sx, sh, tiêu dùng, hoạt động khác. Chú ý:a. là trên cây rụng ko là chất thải vì LMT ko điều chỉnh TN chỉ đ/c qhxh trg q.trình BVMT.b. Chất thải khác chất gây ô nhiêm: Nếu xét theo nội dung thì chất gây ô nhiêm có nội dung hẹp hơn chất thải, chất thải có thể là chất gây ôn nhiêm hoặc là chất ko gây ô nhiểm. Còn nếu xết theo nguồn gốc thì chất gây ô nhiêm rộng hơn, ví dụ chất gây ô nhiêm hình thành ko chỉ từ hoạt động của con người mà còn cả hoạt động tự nhiên.

Điều 30. Chất thải nguy hại: Tiêu chí XĐ:a. Là chất thải.b. Mang đặc tính nguy hại.Điều 31. Phế liệu:Tiêu chí xđ:a. Là vật chất, chủ yếu ở dạng rắn.b. Bị thải bỏ từ các hoạt động sx tiêu dùng,c. Đc thu hồi để làm nguyên liệu sx.Phaùp luaät Vieät nam caám xuaát nhaäp khaåu chaát thaûi vaø pheá lieäu Sai do luaät chæ caám chaát thaûiCaùc hoä gia ñình ñeàu tham gia vaøo xöû lyù chaát thaûi nguy haïi Sai Caùc doanh nghieäp phaûi thu hoài xöû lyù caùc saûn phaåm heát haïn söû duïng Sai do Ñieàu 67 veà thu hoài xöû lyù caùc saûn phaåm bò thaûi boû chæ qui ñònh 1 soá loaïi saûn phaåm nhaát ñònh. Điều 32. quản lý chất thải: bao gồm các hoạt động thu gom lưu dữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng cá ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra

CHƯƠNG IVĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

Điều 42. Lý do hình thành chế định ĐTM:

7

1. Cơ sở lý luận:a. Các dự án đặc biệt là các chiến lược (CL) , quy hoạch (QH) , kế hoạch (KH) do có pvi tác động rộng lớn nên nếu ko xem xét cụ thể thì tác động và diện ảnh hưởng rất lớn.b. Khi đã phát sinh ảnh hưởng thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh sẽ rất khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí khắc phục hậu quả của những Q'Đ sai lầm. Đối với dự án phát triển sẽ phải đình chỉ, di chuyển hoặc thay đổi công nghệ. Đv các CL, QH, KH còn khó khăn hơn rất nhiều.c. Mức độ ảnh hưởng của các CL, QH, KH khi triển khai có ý nghĩa khác với các dự án cụ thể, tác động của nó là gián tiếp, chỉ khi các dự án cụ thể được triển khai mới ảnh hưởng đến môi trường. Dự án cụ thể tác động trực tiếp.2. Cơ sở thực tiên:a. Mặc dù chế định Đánh giá MT đã được quy định trong LBVMT 93 song các cơ quan có trách nhiệm lập CL, QH, KH trên thực tế đã ko tiến hành, ko trình báo cáo mà chỉ trình hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ko trình BTNMT phê duyệt. Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt là các chiến lược ptriển ngành.b. Thẩm quyền thẩm định các CL, QH, KH là Vụ thẩm định thuộc BTNMT, có quyền hành thấp lại phải thẩm định các dự án chiến lược ptriển ngành nên ko hiệu quả.Điều 43. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá MT1- Đối với nhà nước:a. Giúp NN trên cơ sở phương pháp phòng ngừa đã kiểm soát được quá trình ptriển của các dự án từ khi chưa được triển khai. b. Sau khi dự án hoàn thành giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở có vi phạm những gì họ đã cam kết ko.2- Lợi ích xã hội: Đối với người dân, đánh giá MT giúp chất lượng MT được kiểm soát ngay từ đầu, hạn chế tác động tiêu cực đến MT, giữ cho MT trong lành, đb chất lượng sống, MT sống.3- Đv chủ dự án:a. các dự án sau khi được xem xét tác động MT và tuân thủ pháp luật sẽ tránh được rủi ro và ko bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự, ng lao động tránh được nguy cơ mất việc làm, giúp chủ đầu tư đbảo tính đầu tư an toàn.b. Cùng với qtr đề ra giải pháp bvmt, các chủ dự án có thể thu được lợi ích như: hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên vật liệu cao hơn, lượng chất thải thấp hơn - > lợi ích KT. Đv dự án áp dụng giải pháp sản xuất sạch sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.thẩm định.Điều 46. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá MT. Pháp luật đưa ra các quy định nhằm đbảo quyền được tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đánh giá MT, từ khâu lập báo cáo đến khâu kiểm tra, giám sát sau thẩm định:1- Trong giao đoạn lập báo cáo ĐTM, một trong những nội dung cơ bản phải có trong báo cáo là ý kiến của UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến ko tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc ko tán thành đối với các giải pháp bvmt.2- Trong quá trình thẩm định báo cáo, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ MT đến cơ quan tổ chức HĐTĐ và cơ quan phê duyệt dự án; HĐồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.3- Nội dung của Quyết định phê duyệt ĐTM phải được báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án, các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ MT phải được niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát.4- Vai trò của cộng đồng địa phương cũng được thể chế hoá trong các văn bản quy định về dân chủ cấp cơ sở.Điều 49. Phân biệt GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông là oto và GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở sản xuất, k.doanh dịch vụ:1. GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông là oto đc quy định tại khoản 3 điều 41. Còn GCN đạt tiêu chuẩn môi trường đối với cơ sở sản xuất kd đc quy định tại khoản 3 đ 66.2. Đối tượng đc cấp của oto là chủ sở hữu oto, của cơ sở sx kinh doanh là Chủ cơ sở sx, kd dvu đạt tiêu chuẩn MT.3. CHủ thể cấp của oto là Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Còn chủ thể cấp của cơ sở sxkd là Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường4. Mục đích của việc cấp cho oto là Đảm bảo điều kiện bắt buộc về lưu hành xe oto, kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải độc hại thải vào không khí xung quanh từ các phương tiện giao thông, thông qua đó ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiêm nguồn ko khí.5. Mục đích của cấp GCN cho cơ sở sxkd là Ghi nhận việc thực hiện đúng pháp luật của một cơ sở sx, kdoanh về xả thải môi trường. Ngăn chặn hậu quả về môi trường do sản xuất gây ra6. Điều kiện cấp GCN cho oto là xe cơ giới đã được kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn và quy định hiện hành, đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ trong nước và đường bộ của các nước phù hợp với Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Còn điều kiện cấp GCN cho cơ sở sxkd là Tổ chức cá nhân sx, kd dv thực hiện tốt việc quản lý chất thải.

CHƯƠNG V

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNLoại TNTN Rừng Thủy sản Nước Khoáng sảnChế độ sở hữu Sở hữu toàn dân

Do NN đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lýLoại TNTN TNTN hữu hạn

Có thể phục hồiTNTN hữu hạnCó thể phục hồi

TNTN hữu hạnCó thể phục hồi

TNTN hữu hạnK thể phục hồi

Cơ quan quản lý Bộ NN & PT NT Bộ NN & PT NT Bộ TNMT Bộ TNMT

8

Tổng cục lâm nghiệp Tổng cục thủy sản Cục quản lý TN nc Tông cục đía chất và khoáng sản VN

Điều 50: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừngVề nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quan ly và

định đoạt đối với rừng tư nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng san xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tư nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; canh quan, môi trường rừng (khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).* Phạm vi sở hữu:Nhà nước sở hữu đối với các loại rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ thể khác. Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cấu thành rừng – sở hữu mang tính tuyệt đối.Tuy nhiên, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng có quyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Cụ thể, chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng). Quyền sở hữu của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng chỉ mang tính tương đối (chủ rừng không sở hữu đối với đất rừng, động vật rừng hoang dã,...)Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừngQuyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 59, 60 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Chủ rừng có những quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được khai thác, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; quyền chuyển quyền sử dụng rừng (đối với một số chủ thể nhất định), nộp thuế tài nguyên,...Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 61 đến Điều 78 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): phụ thuộc vào việc chủ rừng đó có quyền sở hữu hay quyền sử dụng đối với rừng; đối với các chủ thể có quyền sử dụng rừng thì quyền và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau giữa chủ thể được giao rừng hay cho thuê rừng. Quyền và nghĩa vụ này cũng khác nhau giữa các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.Diều 51 : Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản

+ Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.

+ Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.

- Cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản: Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).

Điều 52 : Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nướcTheo quy định của Luật Tài nguyên nước thì Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (khoản 1 Điều 1 Luật Tài nguyên nước). Quyền sở hữu đối với tài nguyên nước chỉ gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý).Điều 53: Chế độ sở hữu đối với tài nguyên khoáng sảnCũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều 1, Luật Khoáng sản quy định: “Tài nguyên khoáng san trong phạm vi đất liền, hai đao, nội thủy, lãnh hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu tòan dân, do nhà nước thống nhất quan ly”.Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Pháp luật Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới không công nhận khoáng sản thuộc sở hữu tư nhân, ngay cả khi nguồn khoáng sản đó thuộc vùng đất tư nhân đang có quyền sử dụng đất.Tuy nhiên, pháp luật công nhận quyền chuyển nhượng và để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản. Khi tiến hành các họat động khoáng sản, các chủ đầu tư có sự đầu tư vốn nhất định cho hoạt động của mình. Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến

hành hoạt động trên, các chủ thể có quyền chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế quyền tiếp tục hoạt động khoáng sản. Lưu ý, đây chỉ là quyền hoạt động khoáng sản.

STT Di tích lịch sử - văn hóa Danh lam thắng cảnh1 Nguồn gốc hình thành

Do con người tạo ra Cảnh quan thiên nhiên hoặc do con người kết hợp với thiên nhiên tạo ra

2 Giá trị đối với cuộc sống con ngườiLịch sử, văn hóa, khoa học Lịch sử, thẩm mỹ, khoa học

9

STT Di tích lịch sử - văn hóa Danh lam thắng cảnh1 Công trình xây dựng, địa điểm

gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.

2 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.

Khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

3 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng kháng chiến.

4 Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ

5 Quẩn thế các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

Điều 54: Chế độ sở hữu (Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001).Các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa: Các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có thể thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu chung cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật. Mặc dù có thể tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là di sản văn hóa Việt Nam và là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đều cần được bảo vệ và phát huy giá trị nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu và của cộng đồng.Hình thức sở hữu Nhà nướcMọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam.Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ. Các hình thức sở hữu khác đối với di tíchĐối với những di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý, có thể do cơ quan nhà nước thực hiện (Ban quản lý di tích) hoặc có sự kết hợp giữa sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (không thành lập ban quản lý) với sự quản lý của cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo. Những di tích như đình, đền, chùa (chùa Tây phương, chùa Thầy, …) đều do cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ. Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có thể sở hữu tư nhân hoặc nhà nước. Giám đốc Sở Văn hóa – thông tin có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia trong phạm vi địa phương (Điều 23 Nghị định 92/2002 ngày 11/11/2002). Sở hữu tư nhân đối với di tích như nhà thờ họ, ngôi nhà cổ trong khu phố cổ (phố cổ Hội An) phải theo quy chế đặc biệt, nghĩa là có đề án sửa chữa, xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cho phép, không được bán cho người khác ở địa phương khác mà ưu tiên bán cho Nhà nước. Do di sản văn hóa vật thể là loại tài sản đặc biệt nên chủ sở hữu không chỉ có quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự mà còn có những quyền và nghĩa vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật di sản văn hóa.

MỤC IIIXử lý VPPL về các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Điều 55: Thanh tra, kiểm traPhân biệt thanh tra nhà nước về môi trường và kiểm tra nhà nước về môi trường. Hoạt động thanh tra đã bao hàm kiểm tra, nhưng khác với kiểm tra, khi thanh tra thì đoàn thanh tra và thanh tra viên cũng có quyền xử lý trong thẩm quyền của mình nếu phát hiện sai phạm trong khi cơ quan kiểm tra thì không. Đối với cơ quan kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm chỉ báo với cơ quan có thẩm quyền để có hướng xử lý.

10

CHƯƠNG 6TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

Điều 81. Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiêm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiêm môi trường gây nên.Điều 82. Nhận diện 5 dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường1- Đặc trưng 1: Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi ích tư thường gắn chặt với nhau (đây là nét đặc trưng cơ bản nhất) .a. Lợi ích công: là chất lượng môi trường sống đối với tất cả mọi người (chất lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật…b. Lợi ích tư: là tài sản, tính mạng, sức khỏe do chất lượng môi trường đem lạiHai loại lợi ích này luôn đi liền với nhau hay cồn được gọi là khách thể kép.2- Đặc trưng 2: Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các công đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc giaTranh chấp môi trường có thể nảy sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người ngoài nước, quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển… Chính sự đa dạng về chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiển soát, khó dung hòa và dê chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia, đặc biệt là quốc gia láng giềng (ví dụ: sự cố tràn dầu) 3 - Đặc trưng 3: Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng với nhau Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người, và ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường. 4 - Đặc trưng 4: Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường. Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động…quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi là những quyền và lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các bên còn yêu cầu loại trừ trước khả năng xâm hại môi trường. Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Giai đoạn này mặc dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. 5 - Đặc trưng 5: Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định Hậu quả do hành vi gây hại đối với môi trường thường rất nghiêm trọng, đa dạng và biến đổi nhiều cấp độ khác nhau, gồm: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài; thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về sinh thái; thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại đối với một quốc gia, thiệt hại trên phạm vi quốc tế…

Điều 9 3. Xác định được đối tượng tranh chấp, nội dung tranh chấp trong môi trường1 - Đối tượng tranh chấp: + Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau; + Giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiêm, suy thoái, bồi thường thiệt haiij về môi trường. 2 - Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: + Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; + Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiêm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiêm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.

Điều 94. Nêu 3 dạng tranh chấp môi trườngCăn cứ và định nghĩa tranh chấp môi trường, chúng ta có thể nhận diện 3 dạng tranh chấp môi trường phổ biến sau:1- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.2- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiên môi trường gây nên. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.3- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của các chủ thể khác.

Điều 95. Xác định 5 yêu cầu đặt ra đối với giải quyết tranh chấp môi trườngVới các đặc trưng cơ bản của tranh chấp môi trường, việc giải quyết tranh chấp môi trường đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau:1- Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã hội.

11

Yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp là phải làm sao để có thể dung hòa được cả hai loại lợi ích, vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức, song đồng thời cũng bảo vệ được các lwoij ích của cộng đồng, lwoij ích của xã hội, lợi ích của số đông.2- Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.3- Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường. Do tính chất không thể sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng pahir được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả.4- Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt hại xảy gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt kinh tế, xã hội đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định và sự kết luận của các nhà chuyên môn.5- Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinhTranh chấp môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội nên ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là rất lớn vì vậy các tranh chấp này phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời để góp phần bảo đảm trật tự xã hội.

Điều 96.Cơ chế giải quyết môi trường có thể định nghĩa là một hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội.

Điều 97. Các yếu tố cấu thành cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường1. Các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo;2. Hệ thống pháp luật thực định là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp3. Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người để thực thi pháp luật…Mỗi yếu tố có nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp, song giữa chúng luôn có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, tạo thành thể thống nhất, có khả năng điều chỉnh hiệu quả các xung đột.

Điều 98. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trườngTrong cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường, các nguyên tắc cơ bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp. Những nguyên tắc đó là:1. Nguyên tắc công quyền can thiệpGiải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước, vì vậy trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ, hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp.Tuy nhiên, để tránh tình trạng tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, coi bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng là trách nhiệm của chỉ nhà nước thì yêu cầu đặt ra là cần phải làm rõ mức độ can thiệp của công quyền trong lĩnh vực này, coi sự can thiệp của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp môi trường.2. Nguyên tắc phòng ngừaNguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn: dự án xây dựng nhà máy hóa chất, các công trình thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công trình xử lý chất thải, đường giao thông…Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Đây được xem là một công cụ vừa mang tính pháp lý vừa mang tín kỹ thuật để giải quyết tranh chấp.3. Nguyên tắc phối hợp, hợp tácNguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Họ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy có hủy hoại môi trường, nhằm hướng tới hát triển bền vững.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giáNội dung của nguyên tắc này là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiêm. “Cái giá” đó là:a- Phải áp dụng các biên pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường;b- Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các nạn nhân (nếu có) . Với nội dụng này, nguyên tắc người gây ô nhiêm phải trả giá đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về người và của do làm ô nhiêm môi trường gây nên.5. Nguyên tắc tham vấn chuyên giaĐể xác định một cách có căn cứ khao học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia.

Điều 99. phương thức giải quyết tranh chấp môi trường1. Thương lượnga. Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường được xem là hình thức quan trọng nhất, đây là cơ hội tốt để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất vụ việc, giảm chi phí về thời gian, sức lực và tài chính đến mức thấp nhấtb. Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm thường diên ra giữa các chủ thể đại diện, tùy thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể sau:

12

+ Đại diện cho lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên…Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thượng lượng, hòa giải không đi đến kết quả.+ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích: Người đại diện trong trường hợp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia (chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật, các luật gia…) , các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố…, thay mặt cho những nhóm người cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường.+ Đối với bên gây hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế.2. Hòa giảia- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình.b- Trong hòa giải tranh chấp môi trường, trung gian hòa giải thường là cá tổ chức chia thành nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi chính phủ, các luật gia…c- So với thương lượng, hòa giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định.3. Gỉai quyết các tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyềnTrong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Điều 100. Xác định được 2 loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường1. Thiệt hại do ô nhiêm, suy thoái môi trường bao gồm:- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Điều 101. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện:a- Đây là bước đầu tiên, quan trọng và là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của việc tranh chấp.b- Việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu kiện được tiến hành bằng các biện pháp gồm:

+ Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiêm, phân tích các đặc tính của yếu tố môi trường;+ Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát o nhiêm trong khu vực;+ Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiêm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiêm;+ Chứng minh mối quan hệ giữa hành vi gây ô nhiêm với thiệt hại vật chất, đối chiếu kết quả với Hệ thống tiêu chuẩn môi

trường Việt Nam, từ đó có kết luận đương sự khiếu kiện đúng hay sai sự thật.c- Kiểm tra, xác minh được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc liên ngành. Thành phần đoàn thanh tra gồm:

+ Thanh tra chuyên ngành về môi trường;+ Đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi môi trường bị ô nhiêm, nơi có nguồn gây ô nhiêm;

+ Đại diện các cơ quan chuyên môn;+ Đại diện bên bị hại;+ Đại diện bên gây thiệt hại;

d- Trên cơ sở các kết luận, các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hành chính với đối tượng gây ô nhiêm; mặt khác, giúp bên bị hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.a- Đây là nét riêng của quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp môi trường do thiệt hại gây nên có giá rị lớn nên bị hại thường không thể đưa ra các số liệu chứng minh nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.b- Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng phổ biến.3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung đột.a- Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tham gia với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây ô nhiêm; vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý.b- Tổ chức giải quyết tranh chấp dưới dạng cuộc họp hoặc hội nghị.c- Phương pháp giải quyết tranh chấp: mềm dẻo, thận trọng hiệu quả nhằm mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư xung quanh để bảo vệ môi trường chung.d- Một số phương án bồi thường thiệt hại:

+ Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.+ BTTH trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bì đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế.+ BTTH trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại.+ BTTH trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân.+ BTTH bằng việc đầu tư vào các công trình phúc lợi, công cộng cho cộng đồng dân cư.

4- Các trường hợp đặc biệt:+ Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu thì cơ quan quản lý môi trường địa phương sẽ là

người đại diện cho bên bị hại thực hiện: lập hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên.

13

+ Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật VN, đồng thời xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.

3. Tranh chấp giữa VN với các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.

Điều 102. Phân biệt trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm suy thoái với trach nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường.1. Bản chất của khắc phục là khôi phục lại tình trạng môi trường. Còn bản chất của bồi thường là bù đắp những tổn hại do ô nhiêm môi trường.2. Cách thức thực hiện khôi phục là bằng hành vi cụ thể, còn cách thức thực hiện bồi thường là bằng lợi ích vật chất.3. Chủ thể thực hiện việc khôi phục là những người gây ra hoặc không gây ra thiệt hại, còn chủ thể thực hiện b.thường phải là người gây ra thiệt hại.4. Trách nhiệm pháp lí của việc khắc phục là trách nhiệm hành chính, nghĩa vụ pháp lí. Còn trách nhiệm của việc bồi thường là trách nhiệm dân sự.

14

CHƯƠNG VIITHỰC THI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

MỤC 1Tổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường:

Điều 103: Luật QT về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.Điều 104: Đặc điểmChủ thể của Luật Quốc tế về môi trường: chính là quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế (các tổ chức liên chính phủ), xem môi trường như lĩnh vực của công pháp quốc tếKhách thể của Luật Quốc tế về môi trường (đối tượng bảo vệ của Luật Quốc tế về môi trường):Luật Quốc tế về MT bảo vệ những yếu tố về môi trường thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Luật Quốc tế về môi trường bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia .Điều 105: Quá trình phát triểnTrước 1972, vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều, không có nhiều điều ước quốc tế.Từ 1972 đến nay, nhận thấy được tính thống nhất của môi trường ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, do đó nhiều điều ước quốc tế được ký kết.Điều 105: Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia theo luật quốc tế về môi trường.

1. Nghĩa vụNghĩa vụ không gây hại: được hiểu là quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền, nếu những hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ich môi trường của quốc gia khác. Nghĩa vụ không gây hại còn có một ý nghĩa nữa là nếu không là thành viên công ước quốc tế nào thì không phát sinh nghĩa vụ đối với công ước đó. Nghĩa vụ hợp tác: hợp tác để thực hiện những Điều ước quốc tế hoặc hợp tác trong việc trao đổi thông tin (thông tin và đánh giá tác động, thông tin về ảnh hưởng môi trường).Nghĩa vụ thông tin.

2. Trách nhiệmTrách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm gây ra. Trách nhiệm này không quan tâm có hay không có hành vi, là thành viên hay không, mà dựa vào kết quả xảy ra cho môi trường.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra. Điều 106: Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển Luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới.Châu Âu và Bắc Mỹ ký kết Công ước Geneve về kiểm soát ô nhiêm không khí tầm xa năm 1979, tuy nhiên Công ước có hai điểm hạn chế, đó là:Công ước không đưa ra lộ trình cụ thể, nên khó thực hiện trong thực tế.Công ước chỉ tác động đến các quốc gia châu Âu => không có phạm vi rộng đến quốc tế. Luật quốc tế về bao vệ tâng ozon.Khái niệm về tầng ozon và các chất làm suy giảm tầng ozonKhái niệm tầng ozonKhí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O 3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Khí ozon (O3) ở tầng đối lưu thì rất độc hại cho con người. Ngược lại, khí ozon ở tầng bình lưu, độ cao từ 12 đến 50 km, khí quyển chứa ozon hình thành một tầng bảo vệ xung quanh trái đất, thì rất có lợi, vì vậy con người giữ gìn nó như một yếu tố bảo vệ môi trường.Tầm quan trọng của tầng ozonTầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các ảnh hưởng có hại của các tia bức xạ mặt trời, giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái.Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miên dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Suy thoái tầng ozon góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất, thay đổi chế độ khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, sự suy thoái tầng ozon cũng tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học của chúng, làm tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới miên dịch.Thực trạng tầng ozonTháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch

15

freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon.Tầng ozon đã bị suy yếu trong vòng 50 năm qua, rõ rệt nhất là các đô thị lớn. Tầng ozon ở khu vực cực cận cực Bắc (Bắc Mỹ, Canada, châu Âu, Liên Xô cũ) đã bị mỏng tới 40% khiến cho mùa xuân đến sớm, mùa đông đến muộn. Ở Nam cực, tầng ozon giảm 50% tạo nên các lỗ hổng rộng hơn 20 triệu km2.1

Nguyên nhân suy giảm tầng ozonNguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, phân bón hóa học, máy bay, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã thải vào khí quyển các chất như CFC, CH 4, N2O, NO có khả năng hóa hợp với ozon; ngoài ra còn do các nguồn khí tự nhiên khác từ núi lửa, sấm chớp.Chất gây suy giảm ozon là chất CFC (freons), ODS (ozon destroy subtain) gồm những hợp chất có chứa clorin và những hợp chất thuộc nhóm Bromin (trong hóa chất trừ sâu và tẩy rửa)Các chất ODS và cơ chế phá hủy tầng ozon của chúng: Các chất ODS là các chất thuộc nhóm chloruo (CFC) và nhóm bromide (chất tẩy rửa).Xác định hướng tác động để bảo vệ tầng ozon: loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển.Ngày 22/3/1985, các quốc gia đã cùng nhau ký kết một văn bản thỏa thuận về trách nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của tầng ozon, đó là Công ước Vienna.Nội dung của luật quốc tế về bảo vệ tầng ozon (Công ước VIENNA 1985 và Nghị định thư MONTREAL 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozon).Khái niệm: Xác định nghĩa vụ của quốc gia là cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS. Thực hiện nghĩa vụ này phải tính đến lộ trình vì không phải một thời gian ngắn có thể loại bỏ ngay được các chất ODS, nên cắt giảm từ từ rồi đi đến loại bỏ hoàn toàn.Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODSHệ số phá hủy tầng Ozone: căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon của từng chất ODS, nghĩa là những chất nào có mức độ nguy hiểm hơn – có hệ số phá hủy tầng ozon cắt giảm trước. Hệ số phá hủy tầng ozon tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm của các chất phá hủy tầng ozon.Tuy nhiên, không phai chất nào nguy hiểm là cắt giam và loại bỏ ngay mà phai tiếp tục xem xét căn cứ thứ 2, đó là nhu câu sử dụng và kha năng thay thế của từng chất.Nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất vì những chất nếu nhu cầu sử dụng nhiều nhưng chưa tìm được chất thay thế thì sẽ cắt giảm sau..Trình độ phát triển và mức tiêu thụ của các quốc gia thành viên cá biệt hóa thời hạn cắt giảm và loại bỏ các chất gây nguy

hiểm đối với tầng ozon.+ Nhóm quốc gia phát triển+ Nhóm quốc gia đang và chậm phát triển được trì hoãn 10 năm việc chậm thực hiện công ước Vienna (hết năm 2006).Cơ chế bảo đảm thực hiệnVề mặt tài chính: thế giới có “Quỹ đa phương” (do các nước phát triển đóng góp) và khuyến khích giúp đỡ song phương để cắt giảm và loại bỏ chất ODS, cung cấp cho các nước đang phát triển sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính. Về mặt công nghệ: tìm ra những chất thay thế (đối với những nước phát triển) và chuyển giao cho những nước đang phát triển và chậm phát triển (không phải trả tiền).Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổiBiến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.Xu hướng khí hậu biến đổi và hậu quả của nó.Biểu hiện của xu hướng khí hậu biến đổi và dự báo diên biến của xu hướng này trong tương laiBiến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El Nino), tới lưu lượng, đặc biệt là tầng suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn, bên cạnh đó, còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh vào mùa hè.Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.Các nhà khoa học khác dự báo năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000 năm qua. Mực nước biển sẽ tăng khoảng 70-100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc mất đất của hàng triệu người dân sống ở vùng đất thấp, quan trọng hơn nữa là có thể mất đi cả một nền văn hóa.Hậu quả của xu hướng khí hậu biến đổi

1 Các vấn đề môi trường toàn cầu, Tạp chí Môi trường & Sức khỏe, số 2-2008, tr.16,17.

16

Độ trơ của hệ thống khí hậu tức là sự thay đổi của khí hậu xảy ra từ từ và khi thay đổi khó đạt lại trạng thái ban đầu. Do đó, thậm chí khi nồng độ các chất gây ra hiệu ứng nhà kính đã được ổn định thỉ sự ấm lên của trái đất vẫn tiếp tục xảy ra trong vài thập kỷ và mực nước vẫn tiếp tục tăng lên trong hàng thế kỷ sau.Nguyên nhân của xu hướng khí hậu biến đổi.Khái niệm về hiệu ứng nhà kínhKết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diên ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.Các chất khí nhà kínhLà những chất gây nên hiệu ứng nhà kính và làm cho trái đất nóng lên như CO2, CH4, N2O, hơi nước, … (những chất từ 3 nguyên tử kết hợp với nhau trở lên). Chất CFC: Chlorofluorocarbons gây hiện tượng nhà kính và là ODS nhưng không được cắt giảm trong Nghị định thư Kyoto vì đã được quy định việc cắt giảm trong Nghị định thư Montreal.Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác, cụ thể là do phá rừng, hoạt động công, nông, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm tăng nồng độ các loại khí CO 2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước.Hướng tác động để chống lại xu hướng khí hậu biến đổiTăng kha năng hấp thụ khí nhà kính của trái đất:Bảo vệ những cánh rừng, thay đổi phương thức sản xuất để CH4 phát tán ít đi.Cắt giam lượng khí nhà kính phát thai vào bâu khí quyển: Cắt giảm không đơn giản vì cắt giảm CO2 phải cắt giảm dầu hỏa, than đá, …. Những tập đoàn sản xuất máy bay, xe hơi phản đối rất dữ dội. Quá trình phát triển của luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổiNhững canh báo về khoa học

Nghị quyết 45/53 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1988Hội nghị LAHAYE 1989Hội nghị La Haye đã được tổ chức nhằm mục đích thông qua lần cuối Nghị định thư Kyoto, mở đường cho việc phê chuẩn và có hiệu lực trong năm 2002. Tuy nhiên, cuộc gặp đã thất bại nặng nề.Công ước khung về khí hậu biến đổi 1992Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeiro, Brazin đã ký Công ước Khung về Biến đổi khí hậu. Công ước này “là cam kết của các quốc gia nhằm vạch ra khuôn khổ cho các hoạt động kiểm soát và cắt giam phát thai khí nhà kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để ngăn chặn các tác động nguy hiểm của nó tới hệ thống khí hậu”. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.Công ước nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển phải đi đầu trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó có tính đến đặc thù và hoàn cảnh của các nước đang phát triển.Công ước quy định vấn đề nguyên tắc, không quy định nghĩa vụ và lộ trình để thực hiện. Vì vậy, hiện tượng hiệu ứng nhà kính không giảm, mà còn gia tăng 1,5 lần. Nghị định thư KYOTO 1997 về cắt giam khí nhà kínhNghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế liên quan tới Công ước khung của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 16/2/2005, đến nay có gần 200 quốc gia đã phê chuẩn.Nội dung chính là thiết lập mức giảm khí nhà kính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp và cộng đồng chung Châu Âu. Mức giảm bắt buộc này là trung bình 5% của mức phát thải năm 1990 trong giai đoạn từ 2008 đến 2012.Khác biệt cơ bản giữa Nghị định thư và Công ước là trong khi giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước công nghiệp là sự khuyến khích trong Công ước, thì trong Nghị định thư đó là điều bắt buộc.Nhận thấy các nước phát triển là nhóm nước có mức thải khí nhà kính chủ yếu vào khí quyển sau hơn 150 năm sản xuất công nghiệp, Nghị định thư đặt ra nhiều trách nhiệm hơn lên các nước phát triển theo tiêu chí “trách nhiệm chung nhưng mức độ khác nhau”.Các nguyên tắc thực hiện Nghị định thư được thông qua tại Hội nghị các bên COP 7 tại Marrakesh năm 2001 và được gọi là “Hiệp ước Marrakesh”.Theo Hiệp ước, các quốc gia phải đạt được mục tiêu của mình trước tiên là ở phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng đưa ra những phương thức nhằm hỗ trợ các nước này trong việc thực hiện mục tiêu bắt buộc thông qua 3 cơ chế thị trường. Ba cơ chế đó là:Thương mại phát thải – “thị trường cacbon”Cơ chế phát triển sạch (CDM)Triển khai đồng thực hiện (JI)Các cơ chế này khuyến khích đầu tư xanh và giúp các nước tham gia thực hiện được trách nhiệm của mình với chi phí hiệu quả nhất. Việc Mỹ rút khỏi Nghị định thư KYOTO và vấn đề tiếp tưc thưc hiện Nghị định thư KYOTO mà không có sư tham gia của MỹTháng 7/2001, các quốc gia tổ chức Hội nghị tại Bonn, Đức bàn về việc tiếp tục thực hiện Nghị định thư mà không có sự tham gia của Mỹ và đã có 2 sự nhượng bộ:

17

Kéo dài thời hạn cắt giảm khí nhà kính đối với các quốc gia của Công ước khung đã phê chuẩn Nghị định thư.Cho phép các quốc gia công nghiệp được dùng lượng khí nhà kính mà các cánh rừng tự nhiên của mình hấp thụ để trừ vào chỉ tiêu cắt giảm. Đối với quốc gia phát triển phải sử dụng rừng trồng sau năm 1990.Vấn đề cắt giam khí nhà kính sau năm 2012Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu chính thức khai mạc tại Nairobi, Kenya để thảo luận về tương lai sau Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực năm 2012. Hội nghị tiếp tục bàn bạc 2 vấn đề lớn: mức cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012 sẽ là bao nhiêu và liệu các nước đang phát triển lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có buộc phải cắt giảm hay không. Tiến trình thảo luận về các hành động toàn cầu chống thay đổi khí hậu sau năm 2012 bắt đầu từ tháng 5/2006. Liên minh châu Âu và Nhật Bản muốn các mục tiêu trung hạn chặt chẽ. Anh vừa đề xuất EU chấp nhận một mục tiêu trung hạn giảm 30% lượng khí thải nhà kính tới năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ và Australia, vẫn phản đối kịch liệt mọi cuộc đàm phán về mục tiêu.Tổ chức khí tượng thế giới cho biết lượng khí CO2 đã tăng 0,5% trong năm 2005 và sẽ không bắt đầu giảm trừ khi có một cam kết mạnh mẽ hơn Nghị định thư Kyoto. Điều chỉnh Cơ chế phát triển sạch (CDM) - một trong hai kế hoạch của Nghị định thư Kyoto - để các nước châu Phi có thể tiếp cận nhiều hơn với CDM. Một chương trình 5 năm cũng sẽ được soạn thảo để giúp các nước nghèo thích ứng với sự thay đổi khí hậu thông qua một quỹ. Kinh phí của quỹ này sẽ được lấy từ tiền thu được của CDM.Nội dung của luật quốc tế vế khí hậu biến đổi (Công ước khung 1992 về khí hậu biến đổi và Nghị định thư KYOTO về cắt giảm khí nhà kính).Các loại khí nhà kính phải cắt giảm và vấn đề quy đổi chúng (Phụ lục A của NĐT KYOTO)Những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí Carbon dioxide (CO2) và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác là Methane (CH4 ), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), Sulphur hexafluoride (SF6).Hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các quốc gia công nghiệp (Phụ lục B của NĐT KYOTO)Xác định được chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính cho các quốc gia công nghiệp, cụ thể từ 2008 đến 2012, các quốc gia công nghiệp (Phụ lục B của NĐT KYOTO) sẽ phải cắt giảm 50% tổng lượng khí nhà kính phát thải so với mức phát thải năm 1990.Các quốc gia được chia làm hai nhóm: Nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; Nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM)).Phương thức thực hiện việc cắt giảm khí nhà kínhSử dụng khí nhà kính do rừng và việc thay đổi phương thức sử dụng đất hấp thu được cộng vào chỉ tiêu phát thảiCắt giảm thực tế: là việc các quốc gia thực hiện những biện pháp cần thiết để giảm bớt một cách thực tế lượng khí nhà kính mà mình phát thải vào bầu khí quyển (6 loại chất phải cắt giảm; CO2 hệ số 1, CH4 hệ số 0,6, … tất cả được đưa về CO2 quy đổi) để cắt giảm lượng khí thải ở một quốc gia có thể di chuyển sang quốc gia khác thải (Nghị định thư cho phép việc này) hoặc đấu thầu, ví dụ như một doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua quyền thải CO2 quy đổi. Mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính: do Mỹ đưa ra nhưng các quốc gia khác phản đối quyết liệt vì chỉ là sự dịch chuyển sự phát thải và không giảm trên quy mô toàn cầu nhưng Mỹ lại nói có sự dịch chuyển về kinh tế, tận dụng chỉ tiêu những quốc gia thừa chỉ tiêu.Cơ chế phát triển sạch (The Clean Development Mechanism – CDM) và sự tham gia của các quốc gia đang phát triển: chỉ áp dụng cho các quốc gia đang phát triển. Cơ chế kiểm tra, gíám sát việc cắt giảm khí nhà kínhĐiều kiện có hiệu lực của Nghị định thư KyotoHiệp định Kyoto có hiệu lực khi có ít nhất 55 quốc gia của công ước khung phê chuẩn trong đó các bên thuộc phụ lục B đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto phải có lượng khí phát thải bằng ít nhất 55% tổng lượng khí phát thải của các quốc gia này (Phụ lục B).Như vậy, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực khi đạt được điều kiện cần là có ít nhất 55 bên, điều kiện đủ là số lượng khí thải ít nhất bằng 55% lượng khí thải quốc gia thuộc phụ lục B.Điều 106: Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển

Biển chiếm 71% bề mặt của trái đất, được bao phủ bởi nước và 90% sinh quyển là đại dương. Cùng với sự phát triển hướng ra biển của nhân loại, biển đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng của nạn ô nhiêm.

Nguồn ô nhiêm môi trường biển mà con người nhận thức sớm nhất là ô nhiêm từ tàu. Ngay sau chiến tranh TG lấn thứ 1, Mỹ, Hội quốc liên đã bắt đầu có những hoạt động nhằm tìm kiếm một thỏa thuận quốc tế về đấu tranh chống ô nhiêm dầu.

Năm 1921, Hội nghị quốc tế về chống ô nhiêm biển diên ra tại London (Anh) và có mặt của các nghiệp đoàn dầu lửa, các chủ tàu và các địa phương có cảng. Ô nhiêm biển do đổ, thải dầu và các vụ tràn dầu từ các hoạt động giao thông và khai thác biển.

Ngoài ô nhiêm biển do dầu, con người cũng quan tâm đến ô nhiêm biển do nhận chìm các chất thải, đặc biệt là các chất phóng xa hoặc các chất độc hại. Luật quốc tế về chống ô nhiễm biển Kiểm soát ô nhiêm từ đất liền.Kiểm soát ô nhiêm biển từ không khíKiểm soát ô nhiêm biển từ tàu thuyền

18

Kiểm soát ô nhiêm biển từ sự nhận chìmKiểm soát ô nhiêm biển từ những hoạt động có liên quan đến đáy biểnLuật quốc tế về bao vệ tài nguyên biểnTài nguyên sinh họcTài nguyên phi sinh họcTrong đó có hai nội dung cơ bản được đề cập xuyên suốt để kiểm soát môi trường biển là:Việc hạn chế các chất thải gây ô nhiêm;Việc hạn chế ô nhiêm biển do dầu.Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giớiNhận thấy rằng: di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa. 

(Ðã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Ðại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972) 

Ðại Hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc họp tại Paris ngày 17-10 đến 21-11-1972, kỳ họp thứ 17. Nhận thấy rằng: di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa. Xét rằng: việc bảo vệ di sản đó ở các cấp quốc gia thường không được hoàn chỉnh vì việc bảo vệ đó đòi hỏi rất nhiều phương tiện và nước có tài sản phải bảo tồn đó trên lãnh thổ của mình thì lại không có đủ các nguồn lực kinh tế, khoa học và ký thuật. Nhắc nhở rằng: Văn bản thành lập Tổ chức có dự kiến việc giúp đỡ duy trì, xúc tiến và phổ biến kiến thức bằng cách chăm lo tới việc bảo tồn và bảo vệ di sản của thế giới và bằng cách khuyến nghị với các dân tộc có liên quan những Công ước quốc tế nhằm mục đích đó. Xét rằng: các Công ước, khuyến nghị và quyết định tế hiện có đối với cá tài sản văn hoá và tự nhiên chứng minh tầm quan trọng, đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, của việc bảo tồn các tài sản độc nhất và không thể thay thế được, mặc dù chúng thuộc về dân tộc nào. Xét rằng: một số tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên có một ý nghĩa đặc biệt cần thiết phải bảo tồn như là một yếu tố của di sản thế giới của toàn thể nhân loại. Xét rằng: trước những mối nguy hiểm to lớn và trầm trọng mối đe doạ chúng, toàn thể cộng đồng quốc tế phải tham gia vào việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, bằng cách viện trợ tập thể mà không phải là thay thế công việc của nước hữu quan để hoàn thành một cách có hiệu quả. Xét rằng: muốn như vậy phải cần thiết có những điều khoản Công ước mới đặt ra một hệ thống có hiệu lực để cùng nhau bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, hệ thống này phải được tổ chức một cách thường xuyên và theo cách phương pháp khoa học và hiện đại.Sau khi quyết định tại kỳ họp thứ mười sáu rằng vấn đề này sẽ là đề tài của một Công ước quốc tế.Thông qua bản Công ước này vào ngày 16-11-1972.

 I. Ðịnh nghĩa Di sản văn hoá và tự nhiên

Ðiều 1.Theo Công ước này, Di sản văn hoá là:Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Ðiều 2:Theo Công ước này, Di sản tự nhiên là:Các di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ hoặc khoa học.Các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học bảo tồn.

19

Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên. Ðiều3:Mỗi quốc gia tham gia Công ước này cần phải xác định và phân định những tài nguyên khác nhau nằm trên lãnh thổ của mình tương ứng VỚI CÁC ?IỀU1 VÀ 2 Ở TRÊN.

 II. Sự bảo vệ của quốc gia và quốc tế đối với di sản văn hoá và tự nhiên

Ðiều4:Mối một quốc gia tham gia Công ước này công nhận rằng trách nhiệm bảo đảm của việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho các thế hệ tương lai di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong Ðiều1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình, là trách nhiệm trước tiên của mình. Quốc gia này phải nỗ lực hành động tối đa cho mục đích trên bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có, thì bằng cả sự viện trợ và hợp tác quốc tế mà nó có thể có được hưởng nhất là về mặt tài chính, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Ðiều5:Ðể bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước, các nước tham gia vào Công ước này sẽ cố gắng hết sức mình để thực hiện các công tác sau đây:

a. Ðề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hoá và tự nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hoá chung;

b. Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một hoặc một vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện các nhiệm vụ được giao;

c. Phát triển các công trình nghiên cứu và tìm tòi khoa học - kỹ thuật và cải tiến các phương pháp can thiệp cho phép một quốc gia ứng phó với những tai hoạ đang đe doạ di sản văn hoá hay tự nhiên của nó.

d. áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học - kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử dụng di sản đó;

e. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

 Ðiều6:

1. Với tinh thần hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia có di sản văn hoá và tự nhiên theo Ðiều1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình và không làm thiệt hại đến các quyền lợi cụ thể dự kiến trong luật pháp quốc gia về di sản đó, các nước tham gia Công ước này thừa nhận rằng đó là một di sản của thế giới mà toàn thể cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ.

2. Các quốc gia tham gia Công ước xin nguyện góp sức một cách tương xứng và căn cứ vào các điều khoản của bản Công ước này, vào việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong các phần 2 và 4 của Ðiều11 nếu quốc gia có di sản nằm trên lãnh thổ của nó, yêu cầu.

3. Mỗi nước tham gia Công ước xin nguyện kiên quyết không dùng bất cứ biện pháp nào có thể phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong các Ðiều1 và 2, nằm trên lãnh thổ của các nước khác tham gia Công ước này.

 Ðiều7:Trong Công ước này, cần phải hiểu sự bảo vệ quốc tế đối với di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới là việc thành lập một hệ thống hợp tác và viện trợ quốc tế nhằm hỗ trợ các nước tham gia Công ước trong các nỗ lực để bảo tồn và xác định di sản đó.

 III. uỷ ban liên chính phủ về sự bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới

Ðiều8:1. Bên cạnh Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá được thành lập một ủy ban liên chính phủ về việc

bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, được gọi là "ủy ban ban di sản thế giới". ủy ban này bao gồm 15 nước tham gia Công ước, được các nước tham gia Công ước họp thành Ðại hội đồng trong các kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thế giới Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá lựa chọn. Số lượng các nước thành viên của ủy ban sẽ tăng lên 21 kể từ kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể sau khi Công ước này có hiệu lực đối với ít nhất 40 quốc gia.

2. Việc bầu các thành viên của ủy ban đó cần phải bảo đảm một thành phần đại biểu công bằng của các vùng khác nhau về các nền văn hoá khác nhau trên thế giới.

3. Tham gia vào các kỳ họp của ủy ban, với tư cách đại biểu tư vấn, còn có một đại biểu của trung tâm quốc tế về bảo tồn và phục chế các tài sản văn hoá (trung tâm Roma), một đại biểu của Hội đồng quốc tế các di tích và thắng cảnh (ICOMOS) và một đại biểu của Liên đoàn quốc tế và bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN), và nếu các nước tham gia Công ước họp toàn thể vào các kỳ họp thường kỳ có Hội nghị toàn thể của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá yêu cầu, thì còn có thể có các đại biểu của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác cùng có những mục đích tương tự.

 

20

Ðiều9:1. Các quốc gia thành viên của ủy ban ban di sản thế giới thực hiện nhiệm kỳ của mình từ khi kết thúc kỳ họp thường kỳ

của Hội nghị toàn thể tại đó họ đã được bầu cho đến khi kết thúc kỳ họp thường kỳ thứ ba sau đó.2. Tuy nhiên nhiệm kỳ của 1/3 số thành viên được bầu tại cuộc bầu thứ nhất sẽ kết thúc vào cuối kỳ họp thường kỳ lần

thứ nhất của Hội nghị toàn thể tiếp theo sau kỳ họp tại đó họ đã được bầu và nhiệm kỳ của 1/3 đại biểu thứ hai được bầu cùng lúc đó sẽ kết thúc vào cuối kỳ họp thường kỳ thứ hai của Hội nghị toàn thể tiếp theo sau kỳ họp tại đó họ đã được bầu. Tên của các thành viên sẽ do ông Chủ tịch Hội nghị toàn thể rút thăm sau lần bầu thứ nhất.

3. Các nước thành viên ủy ban lựa chọn những người có khả năng về lĩnh vực di sản văn hoá hoặc di sản tự nhiên để đại diện cho mình.

 Ðiều10:

1. ủy ban di sản thế giới thông qua nội quy của mình.2. Bất kỳ lúc nào, ủy ban này cũng có thể mời các tổ chức công hoặc tư cũng như các tư nhân đến tham dự các cuộc họp

của ủy ban để tham khảo ý kiến của họ về những vấn đề riêng.3. ủy ban có thể thành lập các cơ quan tư vấn mà nó cho là cần thiết cho việc thực thi nhiệm vụ của nó.

 Ðiều11:

1. Mỗi một nước tham gia vào Công ước này đề đạt cho ủy ban di sản thế giới, trong phạm vi có thể, một bản kiểm kê các tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mình và có thể ghi vào danh sách dự kiến ở phần 2 của Ðiều này. Bản kiểm kê đó, chưa thể xem là đầy đủ, phải bao gồm tư liệu về địa điểm của các tài sản nói tới và về tầm quan trọng của chúng.

2. Trên cơ sở những bản kiểm kê tài sản mà các quốc gia đề đạt, khi họ thi hành phần 1 ở trên, ủy ban sẽ soạn thảo, chỉnh lý và phổ biến dưới cái tên "danh sách di sản thế giới" một danh sách các di sản văn hoá và di sản tự nhiên như chúng được định nghĩa ở các Ðiều1 và 2 của Công ước này, được ủy ban xem như có một giá trị quốc tế đặc biệt áp dụng theo những tiêu chuẩn mà ủy ban đề ra. Một danh sách được chỉnh lý kịp thời sẽ được phổ biến ít nhất hai năm một lần.

3. Việc ghi một tài sản vào danh sách di sản thế giới chỉ có thể làm với sự đồng ý của quốc gia hữu quan. Việc ghi một tài sản nằm trên lãnh thổ đang còn là mục tiêu tranh chấp chủ quyền hoặc còn là mục tiêu chế định pháp luật của nhiều quốc gia; không hề là việc công nhận quyền lợi của các bên trong sự tranh chấp.

4. ủy ban sẽ soạn thảo, chỉnh lý và phổ biến, mỗi khi hoàn cảnh bắt buộc, một bản danh sách mang tên "danh sách di sản thế giới có nguy cơ" trong đó ghi các tài sản nằm trong danh sách di sản thế giới hiện cần phải tôn tạo nhiều và đã có đơn xin viện trợ, theo đúng những điều khoản của Công ước này. Danh sách đó còn bao gồm một dự tính chi phí. Chỉ được ghi trong danh sách này những nguy cơ lớn và rõ ràng đe doạ, ví dụ như nguy cơ tiêu vong do bị xuống cấp nhanh, do những đề án công trình lớn của Nhà nước hoặc tự nhân, phát triển nhanh chóng về đô thị hoá và du lịch, phá hoại do những thay đổi sử dụng đất hoặc sở hữu đất, những hư hỏng do một nguyên nhân không rõ, bỏ hoan phế vì những nguyên nhân nào đó, tranh chấp có vũ khí vừa mới xảy ra hoặc đe doạ xảy ra, thiên tai và thảm hoạ, hoả hoạn lớn, động đất, sụt lở, núi lửa phun, thay đổi mực nước, lụt, sóng thần. ủy ban có thể, bất kỳ lúc nào, trong trường hợp cấp bách, ghi thêm vào danh sách di sản thế giới bị nguy cơ và phổ biến ngay phần ghi mới đó.

5. ủy ban xác định những tiêu chuẩn mà dựa vào đó một tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên có thể được ghi vào danh sách này hay danh sách kia theo các phần 2 và 4 của Ðiều này.

6. Trước khi từ chối một đơn xin ghi vào một trong hai danh sách ở các phần 2 và 4 của Ðiều này, ủy ban tham khảo ý kiến của quốc gia Công ước, mà trên lãnh thổ của nước này hiện có các di sản văn hoá đó.

7. ủy ban, với sự đồng ý của các quốc gia có liên quan, phối hợp và khuyến khích các công cuộc nghiên cứu và tìm tòi cần thiết cho việc thành lập các danh sách nêu ở các phần 2 và 4 của Ðiều này.

 Ðiều12:Một tài sản văn hoá và tự nhiên nào không được ghi vào một trong hai danh sách nêu ở các phần 2 và 4 của Ðiều 11 không hề có nghĩa là nó không có một giá trị quốc tế đặc biệt đối với các mục đích khác với mục đích của việc ghi tên vào các danh sách đó. Ðiều13:

1. ủy ban di sản thế giới nhận và nghiên cứu các đơn xin viện trợ quốc tế của các nước tham gia Công ước, về các tài sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mình được ghi hoặc cần được ghi vào các danh sách ở các phần 2 và 4 của Ðiều 11. Các đơn đó có thể là để xin bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo hoặc hồi sinh các tài sản đó.

2. Các đơn xin viện trợ quốc tế theo phần 1 của Ðiều này cũng có thể là để xác định các tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên nói rõ ở các Ðiều 1 và 2, khi mà các cuộc nghiên cứu sơ bộ đã cho phép khẳng định rằng cần phải tiếp tục.

3. ủy ban sẽ quyết định trả lời các đơn đó và trong trường hợp chấp nhận thì sẽ xác định tính chất và tầm quan trọng của sự viện trợ của ủy ban và cho phép thay mặt ủy ban mà ký kết những điều khoản cần thiết với chính phủ hữu quan.

4. ủy ban quy định một trật tự ưu tiên cho các việc can thiệp của mình. ủy ban làm như vậy là có tính đến tầm quan trọng của các tài sản phải bảo tồn cho di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, đến sự cần thiết cung cấp viện trợ quốc tế cho những tài sản tiêu biểu nhất của tự nhiên hoặc của tài năng, lịch sử của các dân tộc trên thế giới và tính đến chất cấp bách của các công trình phải tiến hành, đến mức độ nguồn lực của các quốc gia mà trên lãnh thổ của họ có các tài sản đang bị đe doạ và nhất là tính đến mức độ mà các quốc gia đó có thể bảo đảm được việc bảo tồn các tài sản bằng các phương tiện của chính mình.

21

5. ủy ban sẽ thành lập, chỉnh lý và phổ biến một danh sách những tài sản đã được sự viện trợ quốc tế.6. ủy ban quyết định việc sử dụng các nguồn lực của công quỹ được thành lập theo Ðiều 15 của Công ước này, ủy ban sẽ

tìm mọi cách tăng các nguồn lực đó và sẽ áp dụng nhiều biện pháp có ích nhằm mục đích đó.7. ủy ban hợp tác với các tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có những mục tiêu tương tự

như các mục tiêu của Công ước này. Ðể thực hiện các chương trình và tiến hành các đề án của mình, ủy ban có thể kêu gọi các tổ chức đó, nhất là Trung tâm nghiên cứu quốc tế về bảo tồn tài sản văn hoá (Trung tâm Roma), Hội đồng quốc tế về di tích và thắng cảnh (ICOMOS) và Liên đoàn quốc tế bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN) cũng như các tổ chức công hoặc tư khác và các tư nhân.

8. Những quyết định của ủy ban được biểu quyết theo đa số hai phần ba số thành viên hiện tại và có quyền bỏ phiếu. Số đại biểu hợp lệ là đa số thành viên của ủy ban.

 Ðiều 14:

1. ủy ban di sản thế giới được một Ban thư ký giúp việc do Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc đề cử.

2. Ông Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc chuẩn bị tài liệu cho ủy ban, chương trình nghị sự của các cuộc họp của ủy ban và bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết của ủy ban bằng cách tận dụng những dịch vụ của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và bảo tồn và phục chế tài sản văn hoá (Trung tâm Roma), của Hội đồng quốc tế về di tích và thắng cảnh (ICOMOS) và liên đoàn quốc tế bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN) trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năng của các tổ chức đó.

  

IV. quỹ bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên thế giới1. Ðã được thành lập một quỹ cho việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên thế giới có giá trị quốc tế đặc biệt gọi là "Quỹ

di sản thế giới".2. Quỹ được tạo thành bằng quỹ ký nộp căn cứ vào điều lệ tài chính của Tổ chức Liên Hợp Quốc, về giáo dục, khoa học

và văn hoá.3. Các nguồn của quỹ bao gồm:a. Những đóng góp bắt buộc và những đóng góp tự nguyện của các quốc gia tham gia Công ước này.b. Các khoản góp quà tặng hoặc di sản có thể là của:

i. các quốc gia khác.ii. Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá và các tổ chức khác của hệ thống Liên Hợp Quốc

nhất là chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên chính phủ khác.iii. Các tổ chức công hoặc tư hay các tư nhân.

a. Mọi món lãi về các khoản tài chính của quỹ.b. Kết quả các khoản quyên góp và thu của các cuộc biểu diên giúp quỹ.c. Tất cả các nguồn lực khác do nội quy của U sẽ được soạn thảo, cho phép.1. Những đóng góp vào quỹ và các hình thức viện trợ khác cung cấp cho ủy ban chỉ được dùng vào các mục đích do ủy

ban xác định, ủy ban có thể nhận những đóng góp chỉ dành riêng cho một chương trình nào đó hoặc cho một đề án riêng, với điều kiện là việc tiến hành chương trình đó hoặc thực hiện đề án đó đã được ủy ban quyết định. Các đóng góp cho quỹ không được kèm theo một điều kiện chính trị nào.

 Ðiều16:

1. Không làm hại cho bất kỳ sự đóng góp tự nguyện bổ sung nào, các quốc gia thành viên của Công ước nguyện đóng góp đều hoà, hai năm một lần vào quỹ di sản thế giới những khoản đóng mà số tiền được tính theo một tỷ lệ chung áp dụng cho tất cả các nước và sẽ do Ðại hội đồng các nước tham gia Công ước quyết định, các Hội đồng này được nhóm họp tại các kỳ họp của Hội nghị toàn thể tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá. Quyết định đó của Ðại hội đồng đòi hỏi đa số phiếu của các nước thành viên có mặt và có quyền bầu cử đã không tuyên bố như trong phần 2 của Ðiều này. Tuy nhiên, sự đóng góp bắt buộc của các quốc gia tham gia Công ước không thể quá 1% sự đóng góp của họ và quỹ bình thường của tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá.

2. Tuy nhiên một quốc gia nêu ở Ðiều 31 hoặc 32 của Công ước này có thể tuyên bố khi nộp các văn bản chuẩn y, chấp nhận hoặc gia nhập, rằng nước đó sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản của phần 1 Ðiều này.

3. Một quốc gia tham gia Công ước này nếu đã từng tuyên bố như trong phần 2 của Ðiều này, bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui lời tuyên bố đó chỉ cần sự ghi nhận băng văn bản của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá. Tuy nhiên, sự rút lui lời tuyên bố sẽ chỉ có tác dụng đối với sự đóng góp bắt buộc của nước đó từ thời điển của Ðại hội đồng tiếp theo của các nước thành viên.

4. Ðể cho ủy ban có thể dự kiến được các công tác của mình một cách có hiệu quả, các nước tham gia Công ước này đã từng tuyên bố như theo phần 2 của Ðiều này phải nộp các khoản đóng góp của họ một cách đều hoà, ít nhất hai năm một lần và các khoản đóng góp đó cũng không thể thấp hơn những đóng góp mà họ phải nộp nếu họ bị ràng buộc bởi những điều khoản của phần 1 Ðiều này.

5. Bất kỳ nước nào tham gia Công ước mà chậm trê trong việc nộp khoản đóng góp bắt buộc hay tự nguyện của mình trong những năm hiện tại hoặc năm vừa qua, thì không có quyền ứng cử vào ủy ban di sản thế giới, điều khoản này không áp dụng khi bầu cử lần thứ nhất. Nhiệm kỳ của một nước tham gia Công ước như vậy sẽ kết thúc vào lúc bắt đầu cuộc bầu cử vào dự kiến ở Ðiều 8, phần 1 của Công ước này.

 

22

Ðiều17:Các quốc gia tham gia Công ước này sẽ xem xét hay tạo thuận lợi cho việc thành lập các hội quốc gia công hay tư có mục đích khuyến khích những sự hào phóng có lợi cho việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên được định nghĩa trong các Ðiều 1 và 2 của Công ước này. Ðiều18:Các quốc gia tham gia Công ước này sẽ hỗ trợ các chiến dịch quốc tế quyên góp được tổ chức để ủng hộ quỹ di sản thế giới dưới sự bảo trợ của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá. Các quốc gia này sẽ tạo thuận lợi cho các cuộc lạc quyên của các tổ chức nêu tên trong phần 3, Ðiều 15 nhằm mục đích đó.

 V. Các điều kiện và thể thức của viện trợ quốc tế

Ðiều19:Bất kỳ nước nào tham gia Công ước này đều có quyền xin viện trợ quốc tế có lợi cho các tài sản của di sản văn hoá hoặc tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt nằm trên lãnh thổ của mình. Nước đó phải kèm theo vào đơn xin của mình những yếu tố thông tin và những tài liệu nêu ra trong Ðiều 21 mà nước đó hiện có và ủy ban cần có để ra quyết định. Ðiều20:Với những hạn chế của các điều khoản của phần 2 Ðiều 13, của đoạn c Ðiều 22 và của Ðiều 23, sự viện trợ quốc tế dự kiến bởi Công ước này chỉ có thể cấp cho những tài sản của di sản văn hoá và tự nhiên mà ủy ban di sản thế giới đã hoặc đang quyết định ghi vào một trong hai bản danh sách thuộc phần 2 và 4 của Ðiều 11. Ðiều 21:

1. ủy ban di sản thế giới xác định thể thức xem xét các đơn xin viện trợ quốc tế mà nó phải cấp và nêu rõ những yếu tố cần phải ghi rõ trong tờ đơn, đơn nào cần phải miêu tả công việc dự định làm, các công trình cần thiết, ước tính chi phí, tính cấp thiết của chúng và những lý do tại sao các nguồn lực của quốc gia thỉnh cầu lại không trang trải được toàn bộ chi phí. Các đơn xin,

1. mỗi lần đều phải dựa vào ý kiến của các chuyên viên.2. Vì có những công trình phải tiến hành không chậm trê, các đơn có cơ sở là thiên tai và thảm hoạ phải được ủy ban cấp

tốc và ưu tiên xét trước, như vậy ủy ban cần phải có một quỹ dự trữ để sử dụng trong những biến cố như vậy.3. Trước khi quyết định ủy ban tiến hành nghiên cứu và tham khảo các ý kiến nếu xét thấy cần thiết.

 Ðiều22:Viện trợ mà ủy ban di sản thế giới cấp có thể thuộc các dạng như sau:

a. Các nghiên cứu về các vấn đề mỹ thuật, khoa học và kỹ thuật đặt ra bởi việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hoá và tự nhiên, như đã được định nghĩa tại các phần 2 và 4 của Ðiều 11 Công ước này.

b. Cung cấp chuyên viên, kỹ thuật viên và nhân công chuyên nghiệp để đảm bảo việc thực hiện tốt đề án được chuẩn y.c. Ðào tạo chuyên gia mọi trình độ trong lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phục hồi di sản văn hoá và tự

nhiên.d. Cung cấp trang thiết bị mà quốc gia hữu quan không có hoặc không thể mua được.e. Cho vay lãi suất thấp hoặc sau một thời gian dài mới phải hoàn trả.f. Trong những trường hợp ngoại lệ và có lý do đặc biệt, cấp những viện trợ không hoàn lại.

 Ðiều23:ủy ban di sản thế giới cũng có thể cấp viện trợ quốc tế để đào tạo chuyên gia mọi trình độ về lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hoá và tự nhiên cho các trong tâm quốc gia và vùng. Ðiều24:Một viện trợ quốc tế rất quan trọng chỉ cần có thể được cấp sau khi đã nghiên cứu về mặt khoa học, kinh tế và kỹ thuật. Việc nghiên cứu đó cần phải vận dụng các kỹ thuật tiến bộ nhất của việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hoá và tự nhiên và phù hợp với mục tiêu của Công ước này. Việc nghiên cứu cũng phải tìm ra được các cách sử dụng hợp lý các nguồn lực có sẵn trong quốc gia hữu quan. Ðiều 25:Việc tài trợ các công trình cần thiết, về nguyên tắc chỉ thuộc một phần vào cộng đồng quốc tế. Việc tham gia của quốc gia được hưởng viện trợ quốc tế phải là phần chủ yếu những nguồn lực dùng cho mỗi chương trình hoặc đề án, trừ khi quốc gia đó không thể có được. Ðiều26:ủy ban di sản thế giới và nước được hưởng viện trợ quốc tế sẽ xác định trong hiệp định mà họ ký kết những điều kiện theo đó một chương trình hay một đề án được cấp viện trợ quốc tế căn cứ vào Công ước này. Nước được nhận viện trợ quốc tế phải tiếp tục bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo các tài sản đã được bảo tồn đó, theo đúng những điều kiện NÊU RA TRONG HIỆP ÐỊNH.

 VI. các chương trình giáo dục

Ðiều27:

23

1. Các nước tham gia Công ước này cố gắng bằng mọi cách thích hợp, nhất là bằng các chương trình giáo dục và thông tin để làm cho nhân dân nước họ củng cố lòng tôn trọng và gắn bó đối với di sản văn hoá và tự nhiên như đã định nghĩa tại các Ðiều 1 và 2 của Công ước.

2. Họ xin nguyện thông tin rộng rãi cho công chúng biết về những mối đe doạ đang đè nặng lên di sản đó và về những hoạt động được tiến hành để vận dụng Công ước này.

 Ðiều28:Các quốc gia tham gia Công ước nhận được viện trợ quốc tế theo này thì họ sẽ thi hành những biện pháp cần thiết để làm cho mọi người hiểu biết tầm quan trọng của những tài sản đã được bảo tồn và vai trò CỦA VIỆN TRỢ ÐÓ.

 VII. Báo cáo

Ðiều29:1. Các nước tham gia Công ước phải nêu trong các báo cáo trình bày trước Hội nghị toàn thể Tổ chức giáo dục, khoa

học và văn hoá của Liên Hợp Quốc vào thời điểm và dưới hình thức do tổ chức quy định về những điều luật, quy định và về các biện pháp mà các nước đó sẽ áp dụng để thi hành Công ước, cũng như về kinh nghiệm mà họ đã thu được trong lĩnh vực này.

2. Các báo cáo đó sẽ được gửi cho ủy ban di sản thế giới.3. ủy ban sẽ trình bày một bản báo cáo tại mỗi kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo

dục, khoa học và văn hoá. 

 VIII. các điều khoản cuối cùng

Ðiều30:Công ước này được lập bằng tiếng Anh, ảrập, Tây Ban Nha, Pháp và Nga, cả năm bản đều có giá trị pháp lý ngang nhau. Ðiều31:

1. Công ước này sẽ được đưa ra để được sự chuẩn y hoặc chấp nhận của các quốc gia thành viên của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá, căn cứ vào các thể thức Hiến pháp của từng nước.

2. Các văn kiện chuẩn y hoặc chấp nhận sẽ được nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá.

 Ðiều 32:

1. Công ước này được mở ra cho sự tham gia của bất kỳ nước nào chưa phải là thành viên của Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá được Hội nghị toàn thể của tổ chức mời tham gia.

2. Việc tham gia được tiến hành bằng cách nộp đơn xin tham gia cho ông Tổng giám đốc của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc.

 Ðiều 33:Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày nộp văn kiện chuẩn ý, chấp thuận hoặc tham gia thứ hai mươi, chỉ riêng đối với những quốc gia đã nộp các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia vào thời điểm đó hoặc trước đó. Nó sẽ có hiệu lực với một nước khác, ba tháng sau khi nước đó nộp văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia của mình. Ðiều 34:Những điều khoản dưới đây áp dụng cho các quốc gia tham gia Công ước này nhưng lại có hệ thống Hiến pháp liên bang hoặc không thống nhất:

a. Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của quyền lập pháp liên bang hay Trung ương, thì các nghĩa vụ của chính phủ liên bang hay Trung ương cũng sẽ giống như nghĩa vụ của các quốc gia thành viên mà không phải là những quốc gia nằm trong một liên bang.

b. Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của mỗi một bang, nước, tỉnh hoặc tổng mà không phụ thuộc vào hệ thống Hiến pháp của liên bang có nhiệm vụ đề ra các biện pháp lập pháp, thì chính phủ liên bang sẽ chuyển các điều khoản này, với ý kiến tán thành, cho các cơ quan có thẩm quyền của các bang, nước, tỉnh hoặc xã.

 Ðiều35:

1. Mỗi một quốc gia tham gia Công ước này sẽ có quyền từ bỏ Công ước.2. Việc từ bỏ sẽ được báo bằng một văn bản giấy trắng, mực đen nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc

về giáo dục, khoa học và văn hoá.3. Việc từ bỏ sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi nhận được văn bản từ bỏ. Nó không hề làm thay đổi gì những nghĩa vụ tài

chính mà quốc gia xin từ bỏ phải đảm nhiệm cho tới thời điểm mà sự rút lui có giá trị. Ðiều36:Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá sẽ thông báo cho các nước thành viên của Tổ chức, các nước không thành viên nêu trong Ðiều32 cũng như cho Liên Hợp Quốc về việc nộp tất cả các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia nêu trong các Ðiều31 và 32 cũng như những việc từ bỏ dự kiến trong Ðiều35.

24

 Ðiều37:

1. Công ước này có thể được Hội nghị toàn thể Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá chỉnh lý lại. Nhưng việc chỉnh lý chỉ ràng buộc các quốc gia sẽ trở thành thành viên của Công ước chỉnh lý.

2. Trong trường hợp Hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới có chỉnh lý toàn bộ hay từng phần Công ước hiện tại mà Công ước mới không quy định khác thì Công ước hiện tại thôi không đưa ra để chuẩn y, chấp thuận hay tham gia kể từ thời điểm có hiệu lực của Công ước mới bổ sung, chỉnh lý.

 Ðiều 38:Căn cứ vào Ðiều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước này sẽ được vào số tại ban thư ký Liên Hợp Quốc theo yêu cầu của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá. Làm tại Paris ngày 23-11-1972, thành hai bản chính thức có chữ ký của ông Chủ tịch Hội nghị toàn thể họp kỳ thứ 17 và chữ ký của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá và các bản sao y bản chính sẽ được gửi cho tất cả các quốc gia nêu trong Ðiều 31 và 32 cũng như cho Liên Hợp Quốc.Văn bản trên đây là văn bản chính thức của Công ước đã được Hội nghị toàn thể Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá thông qua tại kỳ họp thứ 17 họp tại Paris và tuyên bố bế mạc ngày 21-11-1972.Ðể nhận thực việc này, ngày 23-11-1972 đã có chữ ký của ông Chủ tịch Hội nghị toàn thể.

25

Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thai nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng

CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚCÝ thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua

biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường. Thấy rõ sự đe doạ ngày càng tăng đối với sức khoẻ con người và môi trường do tính chất phức tạp của các chất thải,

việc sản xuất ra nhiều phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và việc vận chuyển chúng qua các biên giới.Cùng thấy rõ cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi nguy hiểm của các phế thải này là giảm

việc sản sinh ra chúng tới mức tối đa, cả về mặt số lượng cũng như mức độ độc hại nguy hiểm.Tin tưởng rằng các quốc gia sẽ có những biện pháp cần thiết để làm cho việc quản lý các phế thải độc hại và các loại

phế thải khác, bao gồm việc vận chuyển và tiêu huỷ chúng, phải phù hợp với việc vảo vệ sức khoẻ con người và môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ các phế thải đó ở đâu.

Ghi nhận rằng các quốc gia phải giám sát để bảo đảm rằng những người sản xuất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm các loại phế thải khác một cách phù hợp với việc bảo vệ môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ chúng ở đâu.

Thừa nhận hoàn toàn rằng mọi quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu huỷ các phế thải độc hại và các loại phế thải khác của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.

Cũng thừa nhân sự ủng hộ ngày càng tăng đối với việc cấm vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ các phế thải đó trên lãnh thổ nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Tin tưởng rằng các phế thải nguy hiểm và các loại phế thải khác, trong khuôn khổ phù hợp với việc quản lý hệ sinh thái hợp lý và hiệu quả, phải được tiêu huỷ ngay trong quốc gia đã sản sinh ra chúng.

Cũng ý thức được rằng việc vận chuyển các phế thải từ quốc gia sản sinh ra chúng tới bất kỳ quốc gia nào khác, chỉ được phép khi việc vận chuyển đó được thực hiện trong điều kiện bảo đảm không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho sức khoẻ con người và môi trường, phù hợp với các điều khoảng của Công ước này.

Thấy rằng việc gia tăng kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác sẽ khuyến khích việc quản lý hợp lý về mặt sinh thái đối với các phế thải này và khuyến khích việc giảm khối lượng vận chuyển tương ứng.

Tin tưởng rằng các quốc gia phải có những biện pháp để bảo đảm việc trao đổi thuận lợi các thông tin và một sự kiểm soát thực tế việc vận chuyển đi hoặc đến các quốc gia khác các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.

Ghi nhận rằng đã có một số hiệp định quốc tế và khu vực về vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường mỗi khi có hàng hoá nguy hiểm quá cảnh các nước.

Tinh tới Tuyên bố của Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường (Stockhomlm - 1972), đường lối chỉ đạo và các nguyên tắc Cairo về việc quản lý hợp lý sinh thái đối với các phế thải nguy hiểm, do Hội đồng quản trị Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE) thông qua trong Quyết định 14/30 ngày 17 - 6 - 1987, các khuyến nghị của Uỷ ban chuyên gia của Liên Hợp Quốc về vận chuyển các hàng hoá nguy hiểm (được xây dựng năm 1957 và xem xét lại 2 năm một lần), các khuyến nghị, tuyên bố, văn kiện và thể lệ thích hợp đã được thông qua trong khuôn khổ hệ thống Liên Hợp Quốc cũng như các công việc và các nghiên cứu do các tổ chức quốc tế và khu vực tiến hành.

Ý thức được tinh thần, nguyên tắc, mục đích và chức năng của Hiến chương thế giới về bảo vệ thiên nhiên do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tại phiên họp lần thứ 37 (1982) như là thước đo đạo đức về bảo vệ con người và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.

Khẳng định rằng các quốc gia phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế liên quan đến bảo vệ sức khoẻ con người cũng như bảo vệ và gìn giữ môi trường và phải chịu trách nhiệm về mặt này trước pháp luật quốc tế.

Thừa nhận rằng trong trường hợp vi phạm nội dung cơ bản các điều khoản của Công ước này hoặc của các Nghị định thư liên quan, thì những điều khoản thích hợp của luật pháp quốc tế sẽ được áp dụng.

Ý thức được tằng cần phải tiếp tục phát minh và ứng dụng những kỹ thuật ít gây ô nhiêm và thích hợp với hệ sinh thái, các biện pháp xử lý lại và các hệ thống thích hợp về bảo dưỡng và quản lý, nhằm giảm đến mức tối đa việc sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.

Cũng ý thức được thực tế là Cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm tới sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và sự cần thiết phải giảm tới mức tối thiểu, trong điều kiện có thể, việc vận chuyển này.

Lo lắng về việc vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.Cũng cần chiếu cố tới thực tế là các nước đang phát triển có khả năng rất hạn chế để quản lý các phế thải nguy hiểm

và các phế thải khác.Thừa nhận rằng cần thiết thúc đẩy việc chuyển giao, nhất là sang các nước đang phát triển, những kỹ thuật nhằm bảo

đảm sự quản lý thích hợp những phế thải nguy hiểm và các phế thải khác được sản sinh ngay trong các nước đó, theo tinh thần của những đường lối chỉ đạo Cairo và Quyết định 14/16 của Hội đồng quản trị Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE) và việc thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Cũng thừa nhận rằng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải được chuyên chở phù hợp với các điều khoản của các Công ước và Khuyến nghị quốc tế hiện hành.

Cũng tin tường rằng: Việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác chỉ được phép khi việc vận chuyển và tiêu huỷ cuối cùng các phế thải này được thừa nhận là hợp lý về mặt sinh thái.

Kiên quyết, bằng việc kiểm soát chặt chẽ, bảo vệ sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường chống những hậu quả độc hại mà nguồn gốc là do việc sản sinh và quản lý các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.

Thoả thuận những điều sau đây:

26

Ðiều 1. Phạm vi áp dụng của công ước1. Chiểu theo Công ước này những phế thải sau đây, là đối tượng của vận chuyển qua biên giới, được coi là "phế thải

nguy hiểm".a. Các phế thải thuộc một trong những loại ghi trong phụ bản I, trừ khi các phế thải này không có 1 tính chất gì ghi

trong phụ bản III, vàb. Các phế thải không thuộc các phế thải quy định trong các điều khoản trong tiết mục a, nhưng lại được xác định hoặc

được coi là nguy hiểm bởi luật pháp của nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh.1. Chiểu theo Công ước này, những phế thải thuộc một trong các loại ghi ở phụ bản II và là đối tượng của việc vận

chuyển qua biên giới sẽ được coi là các phế thải khác.2. Các phế thải, vì lý do phóng xạ, sẽ phải tuân thủ những hệ thống kiểm soát quốc tế khác, bao gồm cả những văn

kiện quốc tế áp dụng riêng biệt cho các vật liệu phóng xạ, thì không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này.3. Các phế thải sản sinh từ việc khai thác bình thường của một con tàu và việc vất bỏ phế thải đó là đối tượng của một

văn kiện quốc tế khác thì không thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này.Ðiều 2. Các định nghĩa1. Chiểu theo Công ước này, cần hiểu: "Phế thải" là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ

hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia.2. "Quản lý" là việc thu thập, vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc

giám sát các địa điểm tiêu huỷ.3. "Vận chuyển qua biên giới" là mọi vận chuyển các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác từ một vùng thuộc

thẩm quyền của một quốc gia và đến một vùng của một quốc gia, hoặc quá cảnh qua vùng này hoặc một vùng không thuộc quốc gia nào, hoặc quá cảnh qua vùng này, miên sao có 2 quốc gia liên quan trong việc vận chuyển này.

4. "Tiêu huỷ" là mọi hoạt động nêu trong phụ bản IV của Công ước này.5. "Ðịa điểm hoặc cơ sở được chấp thuận" là một địa điểm hoặc một cơ sở mà ở đó việc tiêu huỷ các phế thải nguy

hiểm và các phế thải khác được tiến hành thế theo giấy phép hoặc giấy phép khai thác do các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có các cơ sở hoặc địa điểm cấp.

6. "Cơ quan có thẩm quyền" là cơ quan quyền lực chính được một bên tham gia chỉ định để tiếp nhận, trọng phạm vi địa lý được xác định trước, những thông báo về việc vận chuyển qua biên giới những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác cũng như nhận tất cả những thông tin liên quan đến việc vận chuyển, và thể hiện lập trường đối với thông báo như quy định tại Ðiều 6.

7. "Thông tin viên" là cơ quan của một bên tham gia Công ước như nêu ở Ðiều 5 và có trách nhiệm nhận và thông báo những tin tức theo quy định trong Ðiều 13 và 16.

8. "Quản lý hợp lý về sinh thái các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác" là mọi biện pháp thực tế cho phép bảo đảm rằng những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được quản lý một cách sao cho bảo đảm được việc việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường chống tác hại của các phế thải này.

9. "Vòng thuộc thẩm quyền quốc gia của một nhà nước" là tất cả vùng đất, biển, trời trong đó một nhà nước thực hiện, phù hợp với luật pháp quốc tế việc quản lý hành chính hoặc thể chế trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ con người hoặc môi trường.

10. "Quốc gia xuất khẩu" là tất cả các Bên tham gia mà từ đó dự kiến xuất phát hoặc xuất phát điểm của một sự vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.

11. "Quốc gia nhập khẩu" là tất cả các Bên tham gia mà việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác đến đó để tiêu huỷ hoặc tập kết ở đó trước khi tiêu huỷ trong vùng không thuộc thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào.

12. "Quốc gia quá cảnh" là tất cả các quốc gia, ngoài quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu, mà qua đó việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiện hoặc đang được thực hiện.

13. "Các quốc gia liên quan" là tất cả các Bên là quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu hay quá cảnh, bất kể đó là các Bên tham gia Công ước hay không.

14. "Pháp nhân" là tất cả pháp nhân cụ thể hay tinh thần.15. "Người xuất khẩu" là tất cả mọi pháp nhân chịu sự xử lý pháp luật của quốc gia xuất khẩu và họ tiến hành xuất

khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.16. "Người nhập khẩu" là tất cả mọi pháp nhân chịu sự xử lý pháp luật của quốc gia nhập khẩu và họ tiến hành nhập

khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.17. "Người vận chuyển" là tất cả mọi pháp nhân vận chuyển các phế thải nguy hiểm hoặc phế thải khác.18. "Người sản xuất" là tất cả mọi pháp nhân mà hoạt động của họ sản sinh ra phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải

khác hoặc nếu một pháp nhân không đăng ký, thì người sản xuất là người sở hữu các phế thải này hoặc họ kiểm soát các phế thải này.

19. "Người tiêu huỷ" là tất cả các pháp nhân và thực hiện việc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.20. "Tổ chức nhất thể hóa chính trị hay kinh tế" là tất cả các tổ chức được các quốc gia có chủ quyền lập ra để các

nước là thành viên có thẩm quyền chuyển đổi trong sự liên quan của các vấn đề ảnh hưởng bởi Công ước này và nó sẽ uỷ quyền đầy đủ theo các thủ tục trong phạm vi mỗi nước để ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt chính thức thừa nhận hoặc tham gia nó.

21. "Vận chuyển trái phép" là mọi việc vận chuyển các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác như quy định ở Ðiều 9.

Ðiều 3. Ðịnh nghĩa quốc gia có phế thải nguy hiểm

27

1. Mỗi bên tham gia Công ước thông báo cho Ban thư ký Công ước trong thời hạn 6 tháng sau khi trở thành một Bên tham gia Công ước, các phế thải ngoài các phế thải đã ghi trong phụ bản I và II được coi hoặc được xác định là nguy hiểm bởi luật pháp quốc gia, cũng như tất cả mọi điều khoản liên quan đến thủ tục về vận chuyển qua biên giới áp dụng cho các phế thải này.

2. Mỗi Bên tham gia sau đó báo cho Ban thư ký mọi sự thay đổi quan trọng đối với những chi tiết mà họ đã thông báo thể theo đoạn 1 trên đây.

3. Ban thư ký thông báo ngay lập tức cho các Bên tham gia những thông tin mà họ nhận được thể theo đoạn 1 và 2 trên đây.

4. Các Bên tham gia phải chuyển cho người xuất khẩu của họ những thông tin đã được thông báo bởi Ban thư ký thể theo đoạn 3 trên đây.

Ðiều 4. Nghĩa vụ chung1. …a. Các Bên tham gia thực hiện quyền của họ cấm việc nhập các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác cho việc

tiêu huỷ, phải thông báo cho các Bên tham gia khác quyết định của họ theo đúng Ðiều 13.b. Các Bên tham gia cấm hoặc không cho phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác vào các Bên

tham gia Công ước cấm nhập những phế thải đó, một khi việc cấm nhập đó đã được thông báo phù hợp với các quy định ở tiểu đoạn (a) trên đây.

c. Các Bên tham gia cấm hoặc không cho phép xuất khẩu những phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu quốc gia nhập khẩu có văn bản từ chất riêng biệt của họ đối với việc nhập khẩu các phế thải này, trong trường hợp quốc gia nhập khẩu không cấm nhập khẩu các loại phế thải này.

1. Mỗi Bên tham gia cần có quy định thích hợp để:a. Theo dõi để việc sản sinh ra các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác ở trong nước phải được giảm đến mức tối

thiểu, có tính đến việc xem xét cụ thể về xã hội, kỹ thuật và kinh tế.b. Bảo đảm xây dựng các cơ sở thích hợp cho việc tiêu huỷ, các cơ sở này trong khuông khổ có thể được, phải được

đặt ở bên trong lãnh thổ của nước đó, nhằm để quản lý hợp lý hệ sinh thái đối với các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác bất kể các phế thải đó được tiêu huỷ ở đâu.

c. Theo dõi để các pháp nhân chịu trách nhiệm quản lý các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác ở trong nước, phải thực hiện những biện pháp cần thiết để đề phòng ô nhiêm do việc quản lý này gây ra và nếu xảy ra ô nhiêm, thì giảm tới mức tối thiểu hậu quả đối với sức khoẻ con người và môi trường.

d. Theo dõi để cho việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải giảm tới mức tối thiểu, phù hợp với việc quản lý các phế thải kể trên có hiệu quả và hợp lý với hệ sinh thái và việc vận chuyển đó phải được tiến hành một cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường chống lại hậu quả độc hại do việc vận chuyển gây ra.

e. Cấm xuất các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác tới các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia cùng thuộc tổ chức nhất thể hoá chính trị hay kinh tế cũng là những Bên tham gia Công ước nhất là những nước đang phát triển, những nước mà luật lệ đã xâm nhập hoặc Bên tham gia đó có lý do để tin rằng các phế thải đang đề cập trên đây không được quản lý hợp lý về sinh thái như các tiêu chuẩn mà các Bên tham gia sẽ thông qua trong phiên họp đầu tiên.

f. Ðòi hỏi rằng các chi tiết liên quan đến việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải đương thông báo cho các quốc gia liên quan, phù hợp với phụ bản V.A. để các quốc gia này có thể đánh giá hậu quả đối với sức khoẻ con người và môi trường của việc vận chuyển được dự định.

g. Ngăn chặn việc nhập khẩu các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nếu Bên tham gia đó có lý do để tin rằng các phế thải đang đề cập đó không được quản lý theo các biện pháp thích hợp về mặt sinh thái.

h. Hợp tác với các Bên tham gia khác và các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc thông quan Ban thư ký, trong các hoạt động liên quan đến việc phổ biến các tin tức về vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác nhằm tăng cường sự quản lý thích hợp về mặt sinh thái các phế thải trên và ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp.

1. Các Bên tham gia cho rằng việc vận chuyển bất hợp pháp các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác là hành vi phạm tội hình sự.

2. Mỗi Bên tham gia phải có những biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác cần thiết để trực thực hiện và làm cho các biện pháp khác cần thiết để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái Công ước.

3. Các Bên tham gia không cho phép xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác sang quốc gia không phải là liên quan tham gia Công ước hoặc nhập những phế thải ấy từ một quốc gia không phải là Bên tham gia Công ước.

4. Các Bên tham gia thoả thuận cấm xuất các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác nhằm mục đích tiêu huỷ chúng ở trong vùng nằm phía nam vĩ tuyến thứ 60 Nam bán cầu, dù những phế thải này có là đối tượng của việc chuyên chở qua biên giới hay không.

5. Ngoài ra, mỗi Bên tham gia:a. Cấm tất cả các pháp nhân thẩm quyền quốc gia của mình chuyên chở hoặc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các

phế thải khác nếu chở không được phép hoặc không đủ tư cách làm các công việc đó.b. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là đối tượng của việc chuyên chở phải được đóng gói, dán

nhãn hiệu và vận chuyển phù hợp với những thể lệ và tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận và thừa nhận rộng rãi về lĩnh vực đóng gói, dán nhãn hiệu và vận chuyển và phải chiếu cố tới những thực tế được quốc tế chấp nhận về vấn đề này.

c. Ðòi rằng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác phải được kèm theo các giấy tờ di chuyển đi từ nơi gốc đến nơi tiêu huỷ.

28

1. Mõi Bên tham gia đòi rằng các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được dự kiến xuất khẩu phải được quản lý theo các phương pháp thích hợp về sinh thái tại quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ nơi nào khác. Tại phiên họp đầu tiên, các Bên tham gia sẽ ấn định các nguyên tắc chỉ đạo kỹ thuật để quản lý hợp lý về sinh thái chiếu theo Công ước này.

2. Các Bên tham gia ấn định những biện pháp hữu hiệu để cho việc vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác chỉ được phép khi:

a. Nếu quốc gia xuất khẩu không có phương tiện kỹ thuật và các cơ sở cần thiết hoặc địa điểm tiêu huỷ thích đáng để tiêu huỷ các phế thải nêu trên theo các biện pháp hợp lý về sinh thái và có hiệu quả; hoặc

b. Nếu các phế thải nêu trên thuộc loại nguyên liệu thô, cần thiết cho công nghiệp tái chế hoặc thuộc loại vật liệu cần thu hồi của quốc gia nhập khẩu.

c. Nếu việc vận chuyển qua biên giới kể trên phù hợp với các tiêu chuẩn do các Bên tham gia ấn định mà các tiêu chuẩn này không mâu thuẫn với mục tiêu Công ước này.

1. Nghĩa vụ, chiểu theo Công ước này, của những quốc gia sản sinh ra phế thải nguy hiểm và các phế thải khác là họ phải xử lý các phế thải này hợp lý với hệ sinh thái chứ không được chuyển nghĩa vụ này cho quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh.

2. Không có điều nào trong Công ước này ngăn cản được một Bên tham gia, đặt những điều kiện bổ sung phù hợp với các điều khoản của Công ước này và phù hợp với thể lệ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ tốt hơn sức khoẻ của con người và môi trường.

3. Không một điều khoản nào trong Công ước này được vi phạm dù dưới bất cứ hình thức nào, chủ quyền quốc gia về hải phận phù hợp với luật pháp quốc tế, tới quyền tự chủ và luật pháp mà các quốc gia đó thực hiện trong vùng kinh tế đặc quyền và trên thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, tới việc hoạt động của các tàu thuyền và máy bay của tất cả các quốc gia và việc tự do đi lại thể theo luật pháp quốc tế.

4. Các Bên tham gia cam kết xem xét định kỳ những khả năng giảm khối lượng hoặc khả năng gây ô nhiêm của các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Ðiều 5. Chỉ định các cơ quan có thẩm quyền và thông tin viênÐể tạo điều kiện dê dàng cho việc thực hiện Công ước này, các Bên tham gia:1. Chỉ định hoặc thành lập hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền và một thông tin viên. Một cơ quan có thẩm quyền được

chỉ định để nhận những thông báo trong trường hợp đó là quốc gia quá cảnh.2. Thông báo cho Ban thư ký, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực, những cơ quan mà các Bên tham

gia chỉ định là cơ quan có thẩm quyền hoặc là thông tin viên.3. Thông báo cho Ban thư ký mọi sự thay đổi liên quan đến việc chỉ định theo đoạn 2 trên đây, trong thời bạ một tháng

kể từ ngày quyết định sự thay đổi đó.Ðiều 6. Vận chuyển qua biên giới giữa các Bên tham gia1. Quốc gia xuất khẩu thông báo bằng văn bản qua cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu, cho cơ quan có

thẩm quyền của các quốc gia liên quan đến vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác hoặc đòi hỏi người sản sinh hoặc xuất khẩu phế thải phải làm như vậy. Nhưng thông báo đó chứa đựng những khai báo tin tức theo quy định tại phụ lục V.A. bằng ngôn ngữ mà nước nhập khẩu chấp nhận được. Mỗi quốc gia liên quan phải được nhận một thông báo.

2. Quốc gia nhập khẩu thông báo lại bằng văn bản đã nhận được thông báo cho người thông báo khẳng định sự đồng ý cho việc chuyên chở với sự bảo lưu hoặc không bảo lưu, hoặc từ chối cho phép vận chuyển hoặc yêu cầu thêm những thông tin. Một bản sao sự trả lời cuối cùng của quốc gia nhập khẩu được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia là các Bên tham gia liên quan.

3. Quốc gia xuất khẩu không cho phép người sản sinh ra phế thải hoặc người xuất khẩu phế thải tiến hành vận chuyển qua biên giới trước khi nhận được sự xác nhận bằng văn bản là:

a. Người thông báo đã nhận được sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia nhập khẩu và rằngb. Người thông báo đã nhận được từ quốc gia nhập khẩu sự xác nhận có hợp đồng giữa người xuất khẩu và người tiêu

huỷ, xác định rõ việc quốc gia đúng đắn về mặt môi trường các chất thải.1. Mỗi quốc gia quá cảnh là thành viên, nhanh chóng thông báo cho người thông báo việc nhận được thông báo, sau

đó trong phạm vi 60 ngày trả lời người thông báo bằng văn bản đồng ý cho chuyên chở với việc bảo lưu hoặc không bảo lưu, từ chối cho phép vận chuyển hoặc yêu cầu thêm thông tin. Quốc gia xuất khẩu sẽ không cho phép việc vận chuyển qua biên giới được bắt đầu cho tới khi họ nhận được sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia quá cảnh. Tuy nhiên, bất cứ một lúc nào, nếu một Bên tham gia quyết định không yêu cầu sự đồng ý trước bằng văn bản, cho việc vận chuyển quá cảnh qua biên giới các chất thải độc hại hoặc các chất khác, hoặc giảm nhẹ những yêu cầu về vấn đề này, ngay lập tức thông báo cho các Bên tham gia khác về quyết định của họ theo Ðiều 13. Trong trường hợp sau nếu quốc gia xuất khẩu không nhận được sự trả lời rong vòng 60 quốc gia quá cảnh, quốc gia xuất khẩu có thể cho phép xuất khẩu được tiến hành qua quốc gia quá cảnh.

2. Trong trường hợp việc vận chuyển qua biên giới các chất thải mà được xác định hoặc được xem xét như là các chất thải nguy hiểm:

a. Ðối với quốc gia xuất khẩu, các yêu cầu tại mục 9 của Ðiều này áp dụng đối với người nhập khẩu hoặc người tiêu huỷ và quốc gia nhập khẩu sẽ áp dụng một sự sửa đổi thích đáng và chi tiết đối với người xuất khẩu và quốc gia xuất khẩu.

b. Ðối với quốc gia nhập khẩu, hoặc quá cảnh là thành viên của Công ước, các yêu cầu của mục 1, 3, 4 và 6 của Ðiều này được áp dụng đối với người xuất khẩu và quốc gia xuất khẩu được áp dụng sự sửa đổi phù hợp với người nhập khẩu.

c. Ðối với tất cả các quốc gia quá cảnh là những Bên tham gia, thì các điều khoản của đoạn 4 trên đây được áp dụng cho các nước này.

1. Quốc gia xuất khẩu có thể, với sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia liên quan, cho phép người sản sinh ra phế thải hoặc người xuất khẩu phế thải được sử dụng thủ tục thông báo chung nếu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác có

29

cùng đặc tính vật lý và hoá học được thường xuyên gửi đến cho cùng 1 người tiêu huỷ qua cùng một trạm hải quan nhập của quốc gia nhập khẩu, và trong trường hợp quá cảnh, qua cùng các trạm hải quan nhập và xuất của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia quá cảnh.

2. Các quốc gia có liên quan có thể đính kèm văn bản trả lời đồng ý vào thủ tục thông báo chung như quy định ở đoạn 6 trên đây về những chi tiết cụ thể như số lượng chính xác của các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc danh sách các loại phế thải.

3. Việc thông báo chung và việc đồng ý bằng văn bản thể theo đoạn 6 và 7 có thể áp dụng cho việc gửi nhiều lần các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác trong thời hạn tối đa là 12 tháng.

4. Các Bên tham gia đòi hỏi tất cả các pháp nhân nhận vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác rằng họ phải ký nhận vận chuyển, giao hàng hoặc đưa hàng đến người thân. Các Bên tham gia cũng đòi hỏi người tiêu huỷ phế thải phải báo cho người xuất khẩu phế thải và nước xuất khẩu rằng họ đã nhận được các phế thải đó, và trong thời gian thích hợp, báo việc hoàn thành công việc tiêu huỷ theo các thủ tục nêu trong thông báo. Nếu quốc gia xuất khẩu không nhận được thông tin này thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia này hoặc người xuất khẩu phải báo cho quốc gia nhập khẩu về việc chưa nhận được thông tin đó.

5. Thông báo và trả lời chiểu theo Ðiều này phải được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham gia liên quan hoặc cho cơ quan Chính phủ có thẩm quyền trong trường hợp quốc gia này không phải là một Bên tham gia Công ước.

6. Các quốc gia nhập khẩu hoặc quá cảnh là các Bên tham gia Công ước có thể đòi hỏi, như là điều kiện nhập khẩu, rằng mọi sự vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác phải được bảo hiểm, bảo trợ hoặc các bảo đảm khác.

Ðiều 7. Vận chuyển qua biên giới từ một quốc gia tham gia công ước qua lãnh thổ các quốc gia không tham  gia công ước

Các điều khoản của đoạn 1 của Ðiều 6 của Công ước này được áp dụng linh hoạt cho việc vận chuyển qua biên giới những phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác từ một quốc gia tham gia công ước sang một hoặc nhiều quốc gia không tham gia công ước.

Ðiều 8. Nghĩa vụ tái nhập khẩuMột khi việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác đã được các quốc gia liên quan

đồng ý, theo các điều khoản của Công ước này mà không được thực hiện đúng hạn theo hợp đồng, nếu các điều khoản khác không thể áp dụng để tiêu huỷ các phế thải theo các phương pháp hợp lý về sinh thái trong thời hạn 90 ngày kể từ khi quốc gia liên quan thông báo cho quốc gia xuất khẩu và Ban thư ký, hoặc trong bất cứ thời hạn nào do các quốc gia liên quan thoả thuận, thì nước xuất khẩu phải theo dõi đến khi người xuất khẩu phải đưa các phế thải này trở về quốc gia xuất khẩu. Ðể thực hiện việc này, quốc gia xuất khẩu và tất cả các Bên tham gia mà việc chuyên chở, quá cảnh không được chống lại việc đưa các phế thải về nước xuất khẩu, không được gây khó khăn hoặc ngăn cản.

Ðiều 9. Vận chuyển bất hợp pháp1. Chiểu theo các điều khoản của Công ước này, được coi là vận chuyển bất hợp pháp mọi hoạt động di chuyển qua

biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, thì:a. Tiến hành mà không thông báo cho các quốc gia liên quan theo quy định của Công ước; hoặcb. Tiến hành với sự đồng ý của các quốc gia liên quan do việc khai man, khai không đúng hoặc dối trá; hoặcc. Ðược tiến hành không phù hợp với giấy tờ; hoặcd. Ðưa đến việc tiêu huỷ cố ý (chẳng hạn như đổ xuống một nơi nào đó) các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải

khác, không tuân thủ các điều khoản của Công ước này và các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế.1. Trong trường hợp việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được coi là sự vận

chuyển bất hợp pháp do ý đồ của người xuất khẩu hoặc người sản sinh ra phế thải, quốc gia xuất khẩu phải giám sát đến các phế thải đó:

a. Phải được người xuất khẩu hoặc người sản sinh ra phế thải hoặc chính quốc gia xuất khẩu mang trở về nước mình; hoặc nếu việc đó không thể thực hiện, thì:

b. Phải được tiêu huỷ bằng cách khác phù hợp với các điều khoản của Công ước này, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nước xuất khẩu được thông báo về việc vận chuyển trái phép hoặc trong bất cứ thời hạn nào khác do các quốc gia liên quan thoả thuận. Ðể nhằm mục đích này, các Bên liên quan không được chống lại việc đưa trở về nước xuất khẩu các phế thải này, không ngăn cản hoặc không gây khó khăn.

1. Một khi việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được coi là chuyên chở bất hợp pháp do ý đồ của người nhập khẩu,  người tiêu huỷ, quốc gia nhập khẩu phải giám sát để các phế thải, nếu có thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi việc vận chuyển trái phép đã được lưu ý cho nước nhập khẩu hoặc trong bất cứ thời hạn nào do các quốc gia liên quan thoả thuận. Ðể nhằm mục đích này, các Bên liên quan phải hợp tác, tuỳ theo yêu cầu, để tiêu huỷ các phế thải này theo phương pháp phù hợp với sinh thái.

2. Trong trường hợp không xác định được trách nhiệm về việc vận chuyển bất hợp pháp cho người xuất khẩu hoặc người sản sinh ra phế thải, cho người nhập khẩu hoặc người tiêu huỷ phế thải, các Bên liên quan và các Bên khác, nếu có thể, phối hợp giám sát để bảo đảm rằng các phế thải nguy hiểm phải được tiêu huỷ một cách nhanh nhất theo các bảo đảm phù hợp với sinh thái tại quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu hoặc bất cứ nơi nào có thể.

3. Mỗi Bên tham gia thông báo quy luật quốc gia thích hợp để cấm hoặc trấn áp nghiêm ngặt việc vận chuyển bất hợp pháp. Các Bên tham gia hợp tác để đạt đến các mục đích nêu trong Ðiều này.

Ðiều 10. Hợp tác quốc tế1. Các Bên tham gia hợp tác với nhau để tăng cường và bảo đảm việc quản lý phù hợp với sinh thái các phế thải nguy

hiểm và các phế thải khác.

30

2. Nhằm mục đích này, các Bên tham gia:a. Thông báo yêu cầu, trên cơ sở song phương hoặc đa phương, những thông tin nhằm khuyến khích việc quản lý hợp

lý về sinh thái các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, bao gồm cả việc làm hài hoà các tiêu chuẩn và thực tiên ký thuật nhằm quản lý tốt các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.

b. Hợp tác để theo dõi tác động của việc quản lý phế thải đối với sức khoẻ con người và môi trường.c. Hợp tác, nếu không trái với các điều khoản của các đạo luật, thể lệ và chính sách quốc gia, xây dựng và ứng dụng

những ký thuật mới hợp lý về sinh thái, sản sinh ít phế thải và cải tiến những kỹ thuật hiện có, trong điều kiện có thể chấm dứt việc sản sinh phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và xây dựng những biện pháp có hiệu quả hơn để bảo đảm việc quản lý một cách phù hợp với sinh thái, nhất là nghiên cứu các hậu quả kinh tế - xã hội và môi trường trong việc thông qua các cải tiến hoặc hoàn thiện kỹ thuật.

d. Hợp tác tích cực, nếu không trái với các quy định của luật pháp, thể lệ và chính sách quốc gia của mình trong việc chuyển giao kỹ thuật liên quan tới việc quản lý hợp lý với sinh thái bằng cách sản sinh ra các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác cũng như các hệ thống tổ chức của việc quản lý này. Các Bên tham gia cũng hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương tiện kỹ thuật của mình, nhất là các nước cần một sự giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực này và có nếu yêu cầu.

e. Hợp tác dể xây dựng các phương hướng chỉ đạo kỹ thuật hoặc xây dựng các luật lệ chung thích hợp.1. Các Bên tham gia sẽ sử dụng các biện pháp thích hợp để hợp tác giúp đỡ các nước đang phát triển thực hiện các

điều khoản trong các tiểu mục a, b, c và d của đoạn 2 trong Ðiều 4.2. Chiếu cố tới các yêu cầu cần thiết qua các nước đang phát triển, việc hợp tác giữa các Bên và các tổ chức quốc tế có

thẩm quyền sẽ được khuyến khích nhằm động viên sự nhạy cảm của công chúng, thúc đẩy việc tăng cường quản lý hợp lý các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và chọn lựa những kỹ thuật ít ô nhiêm.

Ðiều 11. Các hiệp định song phương, đa phương và khu vực1. Mặc dù có các điều khoảng của Ðiều 4, đoạn 5 của Công ước này, các Bên tham gia có thể ký kết các Hiệp định

hoặc thoả thuận song phương, đa phương hoặc khu vực liên quan đến việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác được quy định trong Công ước này. Các Hiệp định hoặc thoả thuận này phải nêu rõ các điều khoản quy định việc quản lý không được kém hợp lý về sinh thái hơn so với các quy định trong Công ước này, đặc biệt có chiếu cố tới quyền lợi của các nước đang phát triển.

2. Các Bên tham gia thông báo cho Ban thư ký mọi Hiệp định hoặc thoả thuận song phương, đa phương hoặc khu vực ghi ở đoạn 1 trên đây cũng như các Hiệp định và thoả thuận mà các Bên tham gia đã ký kết trước khi công ước này có hiệu lực nhằm để kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác được thực hiện giữa các Bên đã ký các Hiệp định và thoả thuận nêu trên. Các điều khoản của Công ước này không có tác động tới việc vận chuyển qua biên giới phù hợp với các quy định trong các Hiệp định đó với điều kiện là việc vận chuyển này phải phù hợp với việc quản lý hợp lý về sinh thái các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác như quy định trong Công ước này.

Điều 12. Tham khảo về các vấn đề trách nhiệmCác Bên tham gia hợp tác vận nhằm thông qua càng sớm càng tốt một Nghị định thư thiết lập các thủ tục thích hợp về

trách nhiệm và bồi thường thiệt hại do việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác gây ra.Ðiều 13. Thông báo tin tức1. Mỗi khi biết được tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải

khác hoặc trong quá trình tiêu huỷ chúng mà có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và môi trường của các quốc gia khác, các Bên tham gia phải bảo đảm rằng những tin tức đó phải được thông báo ngay lập tức.

2. Các Bên tham gia sẽ thông báo qua Ban thư ký:a. Những thay đổi liên quan đến việc chỉ định các cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin viên phù hợp với Ðiều 5.b. Những thay đổi trong việc các quốc gia định nghĩa về các phế thải nguy hiểm phù hợp với Ðiều 3;Và có thể ngay khi:c. những quyết định của cán Bên tham gia không cho phép toàn bộ hay từng phần việc nhập khẩu các phế thải nguy

hiểm hoặc các phế thải khác để tiêu huỷ trong khu vực thuộc chủ quyền quốc gia của họ.d. Những quyết định nhằm hạn chế hoặc cấm xuất khẩu các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác.e. Tất cả các tin tức khác được yêu cầu phù hợp với đoạn 4 của Ðiều này.1. Các Bên tham gia thể theo luật pháp và thể lệ quốc gia, chuyển cho Hội nghị các Bên tham gia tổ chức theo Ðiều

15, qua Ban thư ký và trước khi kết thúc năm dân sự, một báo cáo của năm trước về các thông tin sau:a. Các cơ quan có thẩm quyền và các thông tin viên cho các Bên tham gia chỉ định, phù hợp với Ðiều 5;b. Các tin tức về việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác mà các Bên tham gia đã

thực hiện, và đặc biệt:Số lượng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác đã xuất khẩu, chủng loại, đặc tính và nơi đưa đến nước quá cảnh

và biện pháp tiêu huỷ đã được sử dụng đối với các phế thải đó.Số lượng các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác đã nhập khẩu, chủng loại, nguồn gốc và biện pháp tiêu huỷ đã

được sử dụng.Việc tiêu huỷ các phế thải đó như đã được quy định.Những cố gắng để giảm khối lượng các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải là đối tượng của việc vận chuyển qua

biên giới.a. Những thông tin về các biện pháp mà các Bên tham gia đã thông qua để thực hiện Công ước này.b. Các thông tin về các số liệu thống kê mà các Bên tham gia đã hệ thống hoá liên quan đến tác động của việc sản

sinh, vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác đối với sức khoẻ con người và môi trường.

31

c. Các thông tin về các Hiệp định và thoả thuận song phương, đa phương và khu vực đã được ký kết theo Ðiều 12 của Công ước này.

d. Các thông tin về tai nạn trong quá trình vận chuyển qua biên giới và việc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm các phế thải khác và các biện pháp để đối phó.

e. Các thông tin về các biện pháp khác để tiêu huỷ các phế thải trong khu vực thuộc thẩm quyền quốc gia của các Bên tham gia.

f. Các thông tin về các biện pháp để xây dựng các kỹ thuật nhằm giảm hoặc loại trừ việc sản sinh ra các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.

g. Tất cả các thông tin khác về các vấn đề mà Hội nghị các Bên tham gia cho là cần thiết.1. Các Bên tham gia thể theo luật pháp và thể lệ quốc gia, bảo đảm rằng một bản sao thông báo về vận chuyển phế thải

nguy hiểm hoặc các phế thải khác hoặc về việc tỏ thái độ liên quan tới các phế thải được gửi cho Ban thư ký, một khi một Bên tham gia bị ảnh hưởng của việc vận chuyển đó yêu cầu.

Ðiều 14. Vấn đề tài chính1. Các Bên tham gia thoả thuận thành lập, tuỳ theo yêu cầu đặc biệt của các khu vực, tiểu khu vực khác nhau, những

trung tâm khu vực hoặc tiểu khu vực về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để quản lý phế thải nguy hiểm, các phế thải khác và giảm việc sản sinh phế thải. Các Bên tham gia quyết định thành lập các cơ chế thích hợp về tài trợ tự nguyện.

2. Các Bên tham gia dự định thành lập một quỹ thường xuyên (có thể tái sinh) để giúp đỡ một cách tạm thời nhằm đối phó với tình hình khẩn cấp để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các tai nạn trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác gây ra.

Ðiều 15. Hội nghị các Bên tham gia1. Hội nghị các Bên tham gia đã được quy định phiên đầu tiên của Hội nghị các Bên tham gia sẽ được Tổng thư ký

soạn thảo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc triệu tập muộn nhất là một năm kể từ khi Công ước có hiệu lực. Tiếp đó, các phiên họp thường kỳ sẽ được triệu tập theo định kỳ do Hội nghị các Bên tham gia quyết định tại phiên họp đầu tiên.

2. Các phiên họp bất thường có thể được triệu tập bất kỳ khi nào nếu Hội nghị thấy cần thiết, hoặc theo yêu cầu cấp thiết của một Bên tham gia và phải được sự ủng hộ ít nhất của 1/3 các Bên tham gia trong vòng sáu tháng khi Ban thư ký thông báo yêu cầu trên.

3. Hội nghị các Bên tham gia sẽ xác định và thông qua bằng nhất trí nội quy của mình và nội quy của tất cả các cơ quan trực thuộc mà Hội nghị thành lập cũng như quy chế tài chính, ấn định sự đóng góp tài chính của các Bên tham gia thể theo Công ước này.

4. Tại phiên họp đầu tiên, các Bên tham gia đã xem xét tất cả các biện pháp bổ sung cần thiết để giúp các Bên tham gia hoàn thành trách nhiệm về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong khuôn khổ Công ước này.

5. Hội nghị các Bên tham gia thường xuyên xem xét việc thực hiện Công ước này và ngoài ra:a. Khuyến khích việc làm hài hoà các chính sách, chiến lược và biện pháp cần thiết để giảm tới mức tối thiểu thiệt hại

gây ra cho sức khoẻ con người và môi trường bởi các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác.b. Xem xét và thong qua, nếu thích hợp, các điều bổ sung cho Công ước này và các phụ bản, đặc biệt phải tính tới các

thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế và sinh thái sẵn có.c. Xem xét và đưa ra những biện pháp cần thiết khác để tiếp tục theo đuổi việc thực hiện các mục tiêu của Công ước

này xuất phát từ các bài học rút ra từ việc thực hiện Công ước này cũng như việc thực hiện các Hiệp định và thoả thuận được dự kiến ở Ðiều 11.

d. Xem xét và thông qua các Nghị định thư nếu cần.e. Thành lập các cơ quan trực thuộc cần thiết cho việc thực hiện Công ước.1. Tổ chức Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn cũng như mọi quốc gia không tham gia Công ước này, có thể

tham dự các phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia với tư cách quan sát viên. Mọi cơ quan hoặc tổ chức quốc gia, hoặc quốc tế, Chính phủ hoặc phi Chính phủ, có chức năng trong lĩnh vực liên quan đến các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác đã thông báo ý muốn tham dự với tư cách quan sát viên phải được bổ sung vào nội quy do Hội nghị các Bên tham gia thông qua.

2. Ba năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, và sau do ít nhất 6 năm, Hội nghị các Bên tham gia tiến hành đánh giá tính hiệu quả của mình và, nếu Hội nghị thấy cần thiết xem xét thông qua việc cấm hoàn toàn hoặc từng phần việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác dưới ánh sáng của các thông tin khoa học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế mới nhất.

Ðiều 16. Ban thư ký1. Chức năng của Ban thư ký là:a. Tổ chức các cuộc họp theo quy định tại Ðiều 15 và 17 bảo đảm việc phục vụ các cuộc họp.b. Xây dựng và chuyển các báo cáo dựa trên các thông tin nhận được theo Ðiều 3, 4, 5, 6, 11 và 13, cũng như dựa trên

các thông tin thu được trong cuộc hội họp của các cơ quan trực thuộc được thành lập theo Ðiều 15 và nếu có thể dựa trên các thông tin do các tổ chức liên Chính phủ hoặc phi Chính phủ cung cấp.

c. Xây dựng các báo cáo về hoạt động của mình do Công ước quy định và trình cho Hội nghị các Bên tham gia.d. Bảo đảm sự phối hợp cần thiết với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và đặc biệt là ký các thoả thuận hành chính và

hợp đồng cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.e. Liên hệ với các thông tin viên và các cơ quan chức trách có thẩm quyền do các Bên tham gia chỉ định theo Ðiều 5

của Công ước này.f. Thu thập thông tin về các cơ sở và địa điểm của các quốc gia phục vụ việc tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm và các

phế thải khác và phổ biến các thông tin đó cho các Bên tham gia Công ước.g. Nhận các thông tin từ các Bên tham gia và thông báo cho các Bên tham gia những thông tin về:

32

Nguồn giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo;Khả năng kỹ thuật và khoa học hiện có;Các nguồn cố vấn và dịch vụ chuyên gia;Các nguồn vốn hiện có để nhằm giúp đỡ các Bên tham gia theo yêu cầu của họ trong các lĩnh vực.Quản lý hành chính hệ thống thông báo theo quy định của Công ước;Quản lý các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác;Các kỹ thuật thích hợp về sinh thái liên quan đến các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác như các kỹ thuật ít ô

nhiêm và không sản sinh ra phế thải;Ðánh giá các phương tiện và địa điểm tiêu huỷ;Giám sát các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác;Can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.a. Theo yêu cầu của các Bên tham gia, thông báo cho họ những tin tức về tư vấn hoặc văn phòng nghiên cứu có khả

năng kỹ thuật cần thiết có thể giúp cho họ xem xét thông báo của việc vận chuyển qua biên giới, kiểm tra việc vận chuyển phế thải nguy hiểm và phế thải khác có phù hợp với thông báo không hoặc các cơ sở được đề nghị để tiêu huỷ phế thải nguy hiểm và các phế thải khác có thích hợp về sinh thái không. Tất cả việc kiểm tra này không thuộc trách nhiệm của Ban thư ký.

b. Theo yêu cầu của các Bên tham gia, giúp đõ họ phát hiện các trường hợp vận chuyển trái phép và thông báo ngay lập tức cho các Bên tham gia mọi tin tức mà Ban thư ký nhận được về việc vận chuyển trải phép.

c. Hợp tác với các Bên tham gia, với các tổ chức và cơ quan quốc tế liên quan và có thẩm quyền để cung cấp chuyên gia và phương tiện vật chất cần thiết để giúp các quốc gia trong trường hợp khẩn cấp.

a. Hoàn thành chức năng khác trong khuôn khổ của Công ước này mà Hội nghị các Bên tham gia giao cho.1. Chức năng Ban thư ký tạm thời do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đảm nhiệm cho đến khi kết thức

phiên họp đầu tiên của Hội nghị các Bên tham gia chiểu theo Ðiều 15.2. Tại phiên họp đầu tiên, Hội nghị các Bên tham gia sẽ chỉ định Ban thư ký trong số các tổ chức quốc tế có thểm

quyền hiện có, được đề nghị bảo đảm chức năng của Ban thư ký theo quy định của Công ước này. Tại phiên họp này, Hội nghị các Bên tham gia cũng sẽ đánh giá phương cách bà Ban thư ký lâm thời sẽ phải hoàn thành chức năng được giao phó, đặc biệt thể theo đoạn 1 của Ðiều này, và Hội nghị sẽ quyết định có còn thích hợp để thực hiện Công ước.

Ðiều 17. Bổ sung công ước1. Tất cả các Bên tham gia có thể đề nghị bổ sung vào Công ước này và tất cả các Bên tham gia Nghị định thư có thể

bổ sung vào Nghị định thư này. Các bổ sung này phải thực sự chiếu cố tới các kết quả xem xét về khoa học và kỹ thuật thích hợp.

2. Các điểm bổ sung vào Công ước này phải được thông qua trong các phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia. Những điểm bổ sung vào Nghị định thư phải được thông qua trong các phiên họp của các Bên tham gia Nghị định thư Văn bản của các điểm bổ sung vào Công ước này hoặc các Nghị định thư, trừ trường hợp quy định khác của các Nghị định thư đã nêu, phải được Ban thư ký thông báo cho các Bên tham gia ít nhất 6 tháng trước cuộc họp thông qua các bổ sung ấy được tổ chức. Ban thư ký cũng thông báo những điểm bổ sung này cho các Bên tham gia Công ước này để họ biết.

3. Các Bên tham gia không từ bỏ bất cứ cố gắng nào để đạt tới sự thoả thuận bằng nhất trí về tất các điểm bổ sung vào Công ước này. Nếu sau mọi cố gắng mà không đạt được sự nhất trí và không đi đến thoả thuận thì điểm bổ sung này phải đưa ra bỏ phiếu thông qua với đa số 3/4 các Bên tham gia có mặt tại Hội nghị và có tham gia bỏ phiếu và sau đó người lưu chiểu phải chuyển cho các Bên tham gia để phê chuẩn, thông qua xác nhận chính thức hoặc chấp nhận.

4. Thủ tục ở đoạn 3 trên đây được áp dụng cho việc thông qua các điểm bổ sung vào các Nghị định thư, và cần đa số 2/3 các Bên tham gia Nghị định thư có mặt tại Hội nghị và tham gia bỏ phiếu.

5. Các văn kiện phê chuẩn, thông qua, xác nhận chính thức, hoặc chấp nhận các điểm bổ sung sẽ được lưu chiểu bên cạnh người lưu chiểu. Các điểm bổ sung được thông qua thể theo các đoạn 3, 4 trên đây sẽ có hiệu lực giữa các Bên tham gia đã chấp nhận sau 90 ngày kể từ khi người lưu chiểu nhận được Văn kiện phê chuẩn, thông qua xác nhận chính thức hoặc chấp nhận các điểm bổ sung.

6. Thể theo Ðiều này, nhóm từ "các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu" phải được hiểu là các Bên tham gia có mặt và đã bỏ phiếu thuận hoặc chống.

Điều 18. Thông qua và bổ sung các phụ bản1. Các phụ bản của Công ước này hoặc của các Nghị định thư liên quan là bộ phận không thể tách rời của Công ước

hoặc Nghị định thư đã nêu và trường hợp có quy định khác, mọi sự tham chiếu tới Công ước này hay tới các Nghị định thư đã nêu là tham chiếu các phụ bản nêu trên phải hạn chế trong các vấn để khoa học, kỹ thuật và hành chính.

2. Trừ khi có quy định khác trong các Nghị định thư đối với các phụ bản, việc đề nghị thông qua và có hiệu lực các phụ bản bổ sung vào Công ước hoặc Nghị định thư liên quan phải do các thủ tục sau chỉ đạo:

a. Các phụ bản của Công ước này và các Nghị định thư phải được đề nghị và thông qua thể theo thủ tục nêu ở các đoạn 2, 3 và 4 của Ðiều 17.

b. Tất cả các Bên tham gia không có điều kiện chấp nhận một phụ bản bổ sung vào Công ước này, hoặc vào một trong số những Nghị định thư mà họ là một Bên tham gia phải thông báo bằng văn bản cho người lưu chiểu trong vòng 6 tháng kể từ khi người lưu chiểu thông báo ngay cho các Bên tham gia có thể bất cứ lúc nào chấp nhận một phụ bản mà họ đã tuyên bố phản đối và phụ bản này sẽ có hiệu lực với Các phế thải khác này.

a. Hết thời hạn 6 tháng kể từ khi người lưu chiểu thông báo, phụ bản có hiệu lực với tất cả các Bên tham gia Công ước hoặc Nghị định thư liên quan nếu các Bên tham gia này không có thông báo thể theo tiểu mục thư trên đây.

1. Việc đề nghị, thông qua và có hiệu lực của các điều bổ sung vào phụ bản của Công ước này hoặc các Nghị định thư liên quan phải qua các thủ tục như việc đề nghị, thông qua và có hiệu lực của các phụ bản của Công ước hoặc các Nghị định

33

thư liên quan. Các phụ bản và các điều bổ sung vào phụ bản phải chiếu cố đến các kết quả xem xét khoa học và kỹ huật thích hợp.

2. Nếu một phụ bản bổ sung hoặc một điều bổ sung vào các phụ bản đưa đến việc cần phải có những bổ sung vào công ước thì phụ bản bổ sung hoặc phụ bản sửa đổi chỉ có hiệu lực khi chính điều bổ sung vào Công ước hoặc Nghị định thư liên quan có hiệu lực.

Ðiều 19. Việc kiểm traTất cả các Bên tham gia khi có lý do để tin rằng một Bên tham gia khác hành động hoặc đã hành động vi phạm nghĩa

vụ do các điều khoản của Công ước quy định thì có thể báo cho Ban thư ký và trong trường hợp này báo đồng thời và ngay lập tức trực tiếp hoặc qua Ban thư ký, Bên tham gia là đối tượng của việc khuyến cáo. Mọi thông tin thích hợp phái được Ban thư ký chuyển tới các Bên tham gia.

Ðiều 20. Giải quyết tranh chấp1. Nếu có sự tranh chấp giữa các Bên tham gia về việc giải thích thực hiện hoặc tôn trọng Công ước này hoặc các

Nghị định thư liên quan thì các Bên cố gắng giải quyết bằng con đường thương lượng hoặc bằng mọi biện pháp hoà bình khác do họ tự chọn.

2. Nếu các Biên liên quan không thể giải quyết được sự tranh chấp bằng các biện pháp nêu ở đoạn 1 trên đây, thì sự tranh chấp đó, nếu các Bên chấp nhận như vậy sẽ phải đưa ra toà án quốc tế hoặc cơ quan trọng tài trong các điều kiện được quy định trong phụ bản VI về cơ quan trọng tài thì họ phải có trách nhiệm tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các tranh chấp theo các biện pháp nêu ở đoạn 1.

3. Trong khi phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc xác nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập nó và mọi thời gian sau đó tất cả các quốc gia hoặc các tổ chức nhất thể hoá về chính trị hoặc kinh tế, có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận như là nghĩa vụ bắt buộc không cần thể thức và sự thoả thuận đặc biệt đối với tất cả các Bên tham gia chấp nhận cùng nghĩa vụ ấy, việc đưa sự tranh chấp:

a. Ra toà án quốc tế, và hoặc :b. Ra cơ quan trọng tài phù hợp với các thủ tục nêu trong phụ bản VI.Việc tuyên bố này phải được thông báo bằng văn bản cho Ban thư ký. Ban thư ký sẽ thông báo lại cho các Bên tham

gia.Ðiều 21. Ký kếtCông ước này sẽ được tổ chức cho các quốc gia, Namibia do Hội đồng các dân tộc Namibia đại diện và các tổ chức

nhất thể hoá chính trị và kinh tế ký ở Basel ngày 23 - 3 - 1989 tại Bộ Ngoại giao Thuỵ Sĩ ở Berne từ ngày 23 - 3 đến 30 - 6 - 1989 và ở trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York từ ngày 1 - 7-  1989 đến 22 - 3 - 1990.

Ðiều 22. Phê chuẩn, chấp thuận, xác nhận chính thức hoặc thông qua1. Công ước này phải được các quốc gia và Namibia do Hội đồng dân tộc Namibia đại diện, phê chuẩn, chấp thuận

hoặc thông qua cũng như phải được các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế xác nhận chính thức hoặc thông qua. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận chính thức hoặc thông qua phải được người lưu chiểu cất giữ.

2. Tất cả các tổ chức nêu ở đoạn 1 trên đây trở thành Bên tham gia Công ước và mặc dù không có quốc gia nào của tổ chức đó là 1 Bên tham gia cũng phải thực hiện tất cả nghĩa vụ ghi trong Công ước. Khi một hoặc nhiều quốc gia thành viên của một trong số các tổ chức này là các Bên tham gia Công ước, tổ chức đó và thành viện của tổ chức đó thoả thuận về trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Công ước. Trong những trường hợp như vậy, tổ chức đó và các thành viên của nó không thể cùng lúc hưởng quyền lợi ghi trong Công ước.

3. Trong các văn kiện xác nhận chính thức hoặc thông qua của họ, các tổ chức nêu trong đoạn 1 trên đây, cần chỉ rõ phạm vi quyền hạn trong các lĩnh vực do Công ước quy định. Các Tổ chức này cũng thông báo mọi sự thay đổi quan trọng về phạm vi quyền hạn cho người lưu chiểu và người lưu chiểu sẽ thông báo cho các Bên tham gia Công ước.

Ðiều 23. Gia nhập1. Tất cả các quốc gia, Namibia do Hội đổng dân tộc Namibia đại diện, các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế

đều được gia nhập Công ước này kể từ ngày ký kết không còn được tổ chức nữa. Các văn kiện gia nhập phải được cất giữ bên cạnh người lưu chiểu.

2. Trong các văn kiện gia nhập các tổ chức được nêu ở đoạn 1 trên đây phải chỉ rõ phạm vi quyền hạn trong các lĩnh vực nêu trong Công ước. Các tổ chức này cũng thông báo cho người lưu chiểu mọi sự thay đổi quan trọng thuộc phạm vi quyền hạn của họ.

3. Các điều khoản của đoạn 2 Ðiều 22 được thực hiện cho các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế gia nhập Công ước.

Ðiều 24. Quyền bỏ phiếu1. Ngoại trừ các điều khoản của đoạn 2 dưới đây, mỗi Bên tham gia Công ước được quyền 1 phiếu.2. Các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế, thể theo các đoạn 3 Điều 22 và đoạn 2 Ðiều 23, để thực hiện quyền

bỏ phiếu trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của họ, được có số lượng phiếu tương đương với số lượng các quốc gia thành viên là các Bên tham gia Công ước hoặc các Nghị định thư thích hợp. Các tổ chức này không thực hiện quyền bỏ phiếu nếu các quốc gia thành viên của nó tham gia bỏ phiếu và ngược lại.

Ðiều 25. Hiệu lực 11. Công ước này có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày lưu chuyển văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, xác nhận chính thức,

thông qua hoặc gia nhập thứ 20.2. Ðối với mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế phê chuẩn. chấp nhận, thông qua hoặc xác

nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập nó sau ngày lưu chiểu văn kiện thứ 20 về phê chuẩn, chấp nhận thông qua, xác nhận chính thức hoặc gia nhập, Công ước sẽ có hiệu lực 90 ngày sau khi quốc gia đó hoặc tổ chức đó nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua, xác nhận chính thức hoặc gia nhập.

34

3. Thể theo các đoạn 1 và 2 trên đây, không một văn kiện nào do các tổ chức nhất thể hoá chính trị hoặc kinh tế nộp lưu chiểu lại được coi và văn kiện bổ sung cho các văn kiện mà các quốc gia thành viên của tổ chức này đã nộp lưu chiểu.

Ðiều 26.1. Không được bảo lưu hoặc bãi bỏ nào được thực hiện đối với Công ước này.2. Ðoạn 1 của Ðiều này không ngăn cản một quốc gia hoặc một tổ chức nhất thể hoá kinh tế hoặc chính trị trong khi

ký, phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua hoặc xác nhận chính thức Công ước này hoặc gia nhập được tuyên bố hoặc trình bày, dù tên gọi thế nào, sẽ làm hài hoà luật pháp và thể lệ của mình với các điều khoản của Công ước này, với các điều kiện là những tuyên bố hoặc trình bày này không nhằm huỷ bỏ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của các điều khoản của Công ước áp dụng với quốc gia đó.

Ðiều 27. Từ bỏ công ước1. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với 1 Bên tham gia, Bên tham gia này bất cứ lúc nào

cũng có thể từ bỏ việc tham gia Công ước bằng cách thông báo bắng văn bản cho người lưu chiểu.2. Việc từ bỏ tham gia Công ước sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày người lưu chiểu nhận được thông báo hoặc bất

cứ ngày nào sau đó đã được nêu trong thông báo.Ðiều 28. Người lưu chiểuTổng thư ký Liên Hợp Quốc là người lưu chiểu công ước này và các nghị định thư liên quan.Ðiều 29. Các văn bản bằng tiếng Anh, Ả Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nga của Công ước này đều có giá trị

như nhau.Ðể làm tin, những người có tên dưới đây là đại diện có đầy đủ uỷ quyền ký Công ước này. 

PHỤ LỤC 1CÁC LOẠI PHẾ THẢI PHẢI KIỂM SOÁT

Nguồn phế thảiY1 Phế thải y tế từ bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá.Y2 Phế thải từ sản xuất và pha chết các sản phẩm dượcY3 Phế thải từ thuốc và sản phẩm dượcY4 Phế thải từ việc sản xuất, pha chế và sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật thiocidet và sản phẩm thuốc chữa bệnh

cho cây trồng phytopharamaceutiqueY5 Phế thải từ việc sản xuất, pha chế và sử dụng các loại thuốc để bảo vệ gỗY6 Phế thải từ việc sản xuất, pha chế và sử dụng các chất dung môi hữu cơY7 Phế thải rắn từ việc xử lý bằng độ nóng hoặc bằng độ lạnh.Y8 Phế thải dầu mỏ không dùng được vào dự tính ban đầu.Y9 Hoá hợp hoặc pha trộn dầu nước hoặc hydrocarbure/nước.Y10 Tính chất hoặc các sản phẩm chứa đựng, hoặc nhiêm các chất diphényles, Polyclorés (PCB), terphényles

polyclorés (PCT) hoặc diphénylés polybromés (PBB).Y11 Phế thải có mùi hắc từ sự lọc, sự chưng cất hoặc từ các hoạt động, phân tích thành phần khác bằng hơi nóng.Y12 Phế thải từ việc sản xuất, pha chế và sử dụng mực, chất keo, các sắc tố, sơn, sơn mài hoặc vecni.Y13 Phế thải từ việc sản xuất, pha chế và sử dụng nhựa thông, các loại nhựa cây, keo dán, hồ dán, chất dính.Y14 phế thải từ các chất hoá học không xác định được, và hoặc mới sinh sản từ các hoạt động nghiên cứu, phát triển

hoặc giảng dạy mà người ta chưa rõ tác hại đối với con người và/ hoặc đối với môi trường.Y15 Phế thải có tính chất dê nổ không chịu sự kiểm soát của các luật lệ khác.Y16 Phế thải từ sản xuất, pha chế và sử dụng các sản phẩm và vật liệu về nhiếp ảnh.Y17 Phế thải từ việc xử lý bề mặt kim loại và vật liệu nhựa.Y18 Phế thải còn lại sau khi thực hiện công việc tiêu huỷ các phế thải công nghiệp.Phế thải có chứa 1 trong các thành phần sauY19 Kim loại carbonyles.Y20 Béryllium, có thành phần Béryllium.Y21 có thành phần Chrom sáu giá trị (Cr.6)Y22 Có thành phần đồngY23 Có thành phần thiếcY24 Arcénic, có thành phần ArcénicY25 Sélénium, có thành phền SéléniumY26 Cadmium, có thành phần CadmiumY27 Antimoine, có thành phền AntimoineY28 Tellure, có thành phần TellureY29 Thuỷ ngân, có thành phần thuỷ ngânY30 Thallium, có thành phần ThlliumY31 Plomb, có thành phần PlombY32 Có thành phần vô cơ, fluor, trừ fluor de alciumY33 Muối vô cơY34 Dung dịch a-xít hoặc a-xit dưới thể rắnY35 Dung dịch kiềm hoặc kiềm dưới thể rắnY36 Chất Amiante hoặc kiềm dưới thể rắnY36 Chất Amiante (bột hoặc dây)

35

Y37 Có thành phần phốt pho hữu cơY38 Muối hữu cơY39 Phénols, có thành phần phénols hoặc gồm Chlorophémols.Y40 Ethen (£-te)Y41 Dung môi hữu cơ halogèneY42 Dung môi hữu cơ mà không phải là dung môi halogène.Y43 tất cả sản phẩm thuộc họ Dibenzofurannes polycloré.Y44 Tất cả sản phẩm thuộc họ Dibenzofurannes polycloré.Y45 Có thành phần halogène hữu cơ ngoài những chất đã được nêu trong phụ lục này (chẳng hạn các chất Y39, Y41,

Y42, Y43, Y44). 

PHỤ LỤC 2CHỦNG LOẠI PHẾ THẢI YÊU CẦU SỰ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Y46 Phế thải nội trợ gom lạiY47 Phế thải còn lại sau khi đốt các phế thải nội trợ. 

PHỤ LỤC 3DANH SÁCH CÁC ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM

Loại ONU(1)/Mã số/Tính chất1 /Hệ thống/Vật liệu dê nổMột vật liệu hoặc một phế thải nổ là một loại vật liệu (hoặc hỗn hợp vật liệu) rắn hoặc lỏng, bản thân nó có thể do tác

động hoá học, tạo ra các loại khí ga mà ở một nhiệt độ nhất định, áp suất nhất định và độ nhanh nhất định gây ra thiệt hại cho môi trường.

-------------1. Cách xếp số thứ tư này tương ứng với hệ thống xếp loại nguy hiểm đã được thông qua trong các khuyến nghị của

Liên Hợp Quốc về vận chuyển các hàng hoá nguy hiểm (ST/SG/AC 10/1/Rev 5 Nation Unies, New York, 1988).3/H3/ Vật liệu dê cháyChất lòng dê cháy là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa các chất rắn có thể tan hoặc không tan (sơn,

vécni, sơn mài... chẳng hạn, tuy nhiên phải không tính các vật liệu hoặc các phế thải đã được xếp loại o nơi khác vì tính nguy hiểm), các chất đó có thể tạo ra các loại hơi nước dê cháy ở nhiệt độ không quá 60,5oC ở trong nồi hơi kín hoặc 65,5oC ở trong nồi hơi hở. (Bởi vì các kết quả của nhiều thử nghiệm trong nồi hơi hở và nồi hơi kín không nhất thiết hoàn toàn giống nhau và các kết quả của nhiều thử nghiệm được tiến hành cùng phương pháp, thường xuyên khác nhau, vì vậy các quốc gia không dùng các con số trên đây làm cơ sở là để hiếu cố tới sự khác nhau đó, là phù hợp với tinh thần của định nghĩa này).

4.1/H4.1/ Vật liệu rắn dê cháyCác vật liệu rắn hoặc phế thải của vật liệu rắn dê cháy là các vật liệu rắn ngoài những vật liệu đã được xếp vào loại vật

liệu dê nổ và bốc cháy dê dàng hoặc gây ra cháy do bị cọ sát trong quá trình vận chuyển.4.1/H4.2/ Vật liệu có thể bốc cháy bất thình lình.Vật liệu hoặc phế thải có thể tự nóng lên bất thình lình trong điều kiện vận chuyển bình thường hoặc tự nóng lên do

tiếp xúc với không khí và lúc đó có thể tự nó bốc cháy.4.3/H4.3/ Vật liệu hoặc phế thải khi tiếp xúc với nước thì tạo ra khí cháy. Vật liệu hoặc phế thải, do phản ứng với

nước có khả năng cháy bất thình lình hoặc tạo ra khí cháy với số lượng nguy hiểm.5.1/H5.1/ Vật liệu là nguyên liệu đốt cháy.Vật liệu hoặc phế thải, không phải lú nào cũng là nguyên liệu đốt cháy, nhưng nói chung khi tiếp xúc với Oxy có thể

gây ra hoặc tạo thuận lợi cho việc đốt cháy các vật liệu khác.5.2/H5.2/ Peroxyde hữu cơChất hữu cơ hoặc phế thải có kết cấu hai -O-O- là những chất không ổn định về nhiệt độ, có thể bị phân huỷ tạo nhiệt

nhanh.6.1/H6.1/ Ðộc tốc (cấp tính).Vật liệu hoặc phế thải có thể gây tử vong, thiệt hại trầm trọng hoặc huỷ hoại sức khoẻ con người.6.2/H6.2/ Vật liệu gây bệnhVật liệu hoặc phế thải chứa các vi sinh vật sống hoặc độc tố của nó mà người ta biết hoặc có lý do để tin rằng nó gây

bệnh cho gia súc hoặc cho con người.8/H8/ Vật liệu ăn mòn.Vật liệu hoặc phế thải, bằng phản ứng hoá học có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vật sống àm nó tiếp xúc hoặc

trong những trường hợp dò rĩ, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí phá huỷ các hàng hoá khác được vận chuyển hoặc các phương tiện vận chuyển và còn có thể chứ đựng các nguy hiểm khác.

9/H10/ Vật liệu giải phóng các khi độc, khi tiếp xúc với không khí ở mặt nước.Vật liệu phế thải, do tiếp xúc với không khi hoặc nước, có khả năng sinh sản ra khí độc với số lượng nguy hiểm.9/H11/ Chất độc 9tác hại khác hoặc kinh niên).Vật liệu hoặc phế thải có thể gây tác hại khác nhau hoặc kinh niên, hoặc gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc

ngấm vào da.9/H12/ Vật liệu gây độc hại cho hệ sinh thái.Vật liệu hoặc phế thải, nếu bị vứt bừa bãi, sẽ gây ra hoặc có nguy cơ gây ra tác động hại trước mắt hoặc sau này đối

với môi trường.

36

9/H13/ Vật liệu sau khi tiêu huỷ có khả năng tạo ra, bằng bất cứ cách nào, một tính chất khác, chẳng hạn như một loại sản phẩm dùng để tẩy rửa và có một trong những đặc tính nêu trên.

Thí nghiệmNhững nguy hiểm mà một số loại chất thải có thể gây ra thì chưa được biết rõ lắm; không có thí nghiệm đánh giá mức

độ của các nguy hiểm đó. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng là cần thiết nhằm xây dựng biện pháp để đặc tính hoá những nguy hiểm mà các loại phế thải này có thể gây ra đối với con người và môi trường. Những thí nghiệm theo tiêu chuẩn hoá đã được hệ thống lại đối với các tính chất và vật liệu nguyên chất.

Nhiều nước cũng đã được xây dựng các trung tâm thí nghiệm quốc gia mà người ta có thể áp dụng đối với các vật liệu cần tiêu huỷ theo biện pháp ghi trong phụ lục III của Công ước để quyết định xem các vật liệu này có một trong những đặc tính nào đó đã nêu trong công ước này. 

PHỤ LỤC 4CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ

A. CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ KHÔNG XUẤT PHÁT TỪ KHẢ NĂNG CÓ THỂ THU NHẶT LẠI ĐỂ TÁI CHẾ ĐỂ SỬ DỤNG LẠI, DÙNG LẠI TRỰC TIẾP HOẶC DÙNG LẠI DƯỚI DẠNG KHÁC NHAU.

Phần A này hệ thống lại tất cả các công việc tiêu huỷ phế thải theo thông lệ.D1 Ðồ phế thải ở trên hoặc trong lòng đất (chẳng hạn như đồ tự nhiên)D2 Xử lý nơi đất liền (chẳng hạn đồ phế thải lòng hoặc bùn tự tiêu huỷ trong đất).D3 Chôn sâu (chẳng hạn như các phế thải có thể được bơm vào các giếng, lỗ hổng của địa tầng...)D4 Ðổ xuống các chỗ (chẳng hạn đổ cá phế thải lỏng hoặc dạng bùn xuống các giếng, hồ ao, thung lũng).D5 Ðổ phế thải có sự quản lý đặc biệt (chẳng hạn cho vào các thùng không thấm nước, đậy kín và để thùng nọ riêng

với thùng kia và cách môi trường bên ngoài...)D6 Ðổ xuống nơi có nước (không phải nhấn chìm xuống biển).D7 Nhấn chìm xuống biển (kể cả việc chôn xuống lòng biển)D8 Xử lý bằng sinh học không theo quy định trong phụ bản này đưa đến những thành phần hoặc hợp chất sẽ được tiêu

huỷ theo một trong những biện pháp nêu ở mục A này.D9 Xử lý bằng phương pháp lý hoá theo quy định trong phụ bản này, đưa đến các thành phần hoặc hợp chất sẽ được

tiêu huỷ theo một trong những biện pháp nêu ở mục A này (chẳng hạn như làm hơi, phơi khô, đốt thành than, trung tính hoá, làm đông đặc...)

D10 Ðốt trên đất liềnD11 Ðốt trên biểnD12 Cất giữ vĩnh viên (chẳng hạn đặt các container phế thải trong một lòng mỏ)D13 Tập hợp lại trước khi tiêu huỷ theo một trong các phương pháp nêu tại điểm A.D14 Xử lý lại trước khi tiêu huỷ theo một trong các phương pháp nên tại phần A.D15 Tàng trữ lại trước khi tiêu huỷ theo một trong các biện pháp nêu tại phần A.B. CÔNG VIỆC TIÊU HUỶ XUẤT PHÁT TỪ KHẢ NĂNG CÓ THỂ THU NHẶT LẠI, TÁI CHẾ, SỬ DỤNG LẠI,

SỬ DỤNG LẠI TRỰC TIẾP HOẶC SỬ DỤNG LẠI DƯỚI CÁC DẠNG KHÁC NHAU.Phần B này hệ thống tất cả các công việc tiêu huỷ liên quan đến các vật liệu được coi hoặc được xác định về mặt luật

pháp là những phế thải nguy hiểm và các loại vật liệu không thuộc một trong những loại được tiêu huỷ được nêu trong mục A.R1 Sử dụng như là chất đốt (không phải là đốt trực tiếp) hoặc bằng các phương tiện khác để sản xuất năng lượng.R2 Thu hồi hoặc làm tái sinh các chất dung môi (solvants)R3 Trái tế hoặc thu hồi các chất hữu cơ chưa được dùng làm chất dung môi.R4 Tái chế hoặc thu hồi các loại kim loại hoặc thành phần kim loại.R5 Tái chế hoặc thu hổi các vật liệu vô cơ.R6 Làm tái sinh a-xít hoặc chất kiềm (ba zơ)R7 Thu hồi các sản phẩm dùng để phá huỷ các chất gây ô nhiêm.R8 Thu hồi các sản phẩm từ các chất xúc tác.R10 Rải xuống đất để phục vụ cho nông nghiệp và sinh thái.R11 Sử dụng các vật liệu thừa thu được từ một trong các công việc từ R1 đến R10.R12 Trao đổi các phế thải để xử lý theo một trong các loại công việc từ R1 đến R11.R13 dự trữ các vật liệu để xử lý theo một trong những các loại công việc nêu trong phần B. 

PHỤ LỤC 5ANHỮNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP KHI THÔNG BÁO

1 Lý do xuất khẩu phế thải.2. Người xuất khẩu phế thải (1)3. Người (hoặc những người sản xuất phế thải và noi sản sinh(1)4 Người tiêu huỷ các phế thải và nơi tiêu huỷ phế thải(1)5. Người (hoặc những người) chuyên chở phế thải hoặc những người cụ thể (khi đã biết)(1)6 Nước xuất khẩu phế thải7. Nước quá cảnh được dự kiếnCơ quan có thểm quyền (2)8. Nước nhập khẩu phế thải phảiCơ quan có thẩm quyền (2)9. Thông báo chung hoặc thông báo duy nhất.

37

10. Ngày dự kiến chuyển giao, thời hạn của việc xuất khẩu phế thải và đường đi dự kiến, (nhất là những cửa cửa nguy hiểm và cửa khẩu xuất) (3)

11 Phương tiện vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không, đường nội thủ...)12. Những thông tin về bảo hiểm. (4)13 Tên gọi và mô tả vật chất phế thải, bao gồm cả số H và số ONU, cấu tạo phế thải (5) và những thông tin về tất cả

cơ cấu đặc biệt liên quan đến điều hành, nhất là những biện pháp khẩn cấp trong trường hợp bị tai nạn.14. Loại dụng cụ chứa đựng (không đóng gói, đựng trong thùng gỗ hoặc đừng trong thùng sắt đậy kín).15 Khối lượng ước tính về trọng lượng và khối lượng. (6)16 Quá trình đưa đến phế thải.(7)17 Ðối với các phế thải nêu ở phụ bản I, việc xếp loại ở phụ bản III, đặc tính nguy hiểm, số H, loại của ONU>18 Thể thức tiêu huỷ theo phụ bản IV.19 Tuyên bố (lời khai) của người sản xuất hoặc người xuất khẩu xác nhận sự chính xác của các thông tin.20 Những thông tin (gồm mô tả thiết bị) do người tiêu huỷ phế thải thông báo cho người xuất khẩu hoặc cho người sản

xuất phế thải và dựa trên thông báo đó người tiêu huỷ phế thải có đầy đủ cơ sở để cho rằng không có lý do gì để tin rằng phế thải không được quản lý theo phương pháp thích hợp với sinh thái phù hợp với luật pháp và quy định của nước nhập khẩu.

21 Tin tức liên quan đến hợp đồng ký kết giữa người xuất khẩu và người tiêu huỷ.Ghi nhớ(1): Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax, cũng như Tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax của người cần liên

hệ.(2): Tên, địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax.(3): Trong trường hợp thông báo chung cho nhiều lần chuyển giao, chỉ rõ ngày tháng vận chuyển, hoặc nếu chưa biết

ngày vận chuyển thì thông báo nhịp độ vận chuyển.(4): Thông báo về các điều kiện liên quan đến bảo hiểm và về cách thức mà người xuất khẩu, người vận chuyển và

người tiêu huỷ phế thải phải hoàn thành.(5): Nói rõ thực chất và việc tập trung các thành phần nguy hiểm về mặt độc hại và các nguy hiểm khác cho việc xử lý

cũng như việc tiêu huỷ.(6): Trong trường hợp thông báo chung cho nhiều lần chuyển giao, chỉ rõ số lượng tổng cộng cho mỗi lần.(7): Trong khuôn khổ mà những thông tin này cần thiết cho việc đánh giá sự nguy hiểm và xác định giá trị của việc

thực hiện tiêu huỷ. 

PHỤ LỤC 5BNHỮNG THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP TRONG GIẤY TỜ VẬN CHUYỂN

1. Người xuất khẩu phế thải (1)2. Người sản xuất phế thải và nơi sản xuất (1)3. Người tiêu huỷ phế thải và nơi tiêu huỷ (1)4. Người vận chuyển phế thải hoặc cơ quan vận chuyển (1)5. Chủ đề thông báo chung hay thông báo riêng biệt.6. Ngày xuất phát việc chuyên chở phế thải và ngày ký nhận phế thải (do những người có trách nhiệm)7. Phương tiện vận tải (đường bộ, đường sắt, đường nội thuỷ, đường biển, đường không) gồm của nước xuất khẩu,

nước quá cảnh, nước nhập khẩu cũng như các cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh nếu biết trước.8. Mô tả chung về phế thải (tình trạng vật chất, tên gọi chính xác và loại gửi đi dưới ký hiệu ONU, số ONU, số Y và

số H nếu có).9. Thông tin về các điều khoản đặc biệt liên quan tới việc xử lý, bao gồm cả biện pháp can thiệp khi xảy ra tai nạn.10. Thể loại và số lượng kiện, gói.11. Số lượng về trọng lượng cũng như về khối lượng.12. Tuyên bố của người sản xuất hoặc người xuất khẩu xác nhận độ chính xác của các thông tin.13. Tuyên bố của người sản xuất hoặc người xuất khẩu xác nhận không có sự phản đối của các cơ quan có thầm quyền

của các quốc gia liên quan là Bên tham gia Công ước.14. Xác nhận của người tiêu huỷ về việc đã tiếp nhận vào cơ sở tiêu huỷ đã được chỉ định và chỉ rõ biện pháp tiêu huỷ

và người dự kiến tiêu huỷ.Ghi chúCác tin tức cần cung cấp về giấy tờ vận chuyển, trong điều kiện có thể, phải được tập hợp trong cùng văn bản với các

thông tin do thể lệ vận chuyển đòi hỏi. Trong trường hợp không thể có được những thông tin do thể lệ vận chuyển đòi hỏi. Giấy tợ vận chuyển sẽ bao hàm những chỉ thị về người có đủ tư cách cung cấp thông tin và điền vào mẫu các tờ khai.

(1) Tên và địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, telex, fax cũng như tên, địa chỉ, và số điện thoại, telex, fax của người cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 PHỤ LỤC 6TRỌNG TÀI

Ðiều 1. Ngoại trừ những quy định trái với thoả thuận ghi trong Ðiều 20 của Công ước này, thủ tục về trọng tài được thực hiện theo các điều khoản ghi trong các điều từ 2 đến 10 dưới đây.

Ðiều 2. Bên khởi tố thông báo cho Ban thư ký rằng các Bên tham gia đã thoả thuận đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài phù hợp với đoạn hai hoặc đoạn ba của Ðiều 20 của Công ước, bằng cách chỉ rõ rằng các điều khoản của Công ước mà việc

38

giải thích và áp dụng đã bị vi phạm. Ban thư ký thông báo những thông tin đó đúng như họ đã nhận được cho các Bên tham gia.

Ðiều 3. Toà án trọng tài gồm 3 thành viên. Mỗi Bên tham gia có tranh chấp cử một trọng tài và 2 trọng tài đã được chỉ định, thoả thuận với nhau cử một trọng tài thứ 3 và người này giữ chức chủ tịch của toà án. Người trọng tài thứ 3 không được là công dân một rong các Bên tham gia Công ước, cũng không sống thường trực trên lãnh thổ của một trong các Bên tham gia, cũng không phải là người đã phục vụ (làm việc) cho một trong những Bên tham gia, cũng không giữ chức vụ gì trong vụ tranh chấp này.

Ðiều 4.1. Nếu trong thời hạn 2 thánh kể từ khi chỉ định được người trọng tài thứ 2, mà Chủ tịch toà án chưa được chỉ định, thì

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành chỉ định Chủ tịch toà án theo yêu cầu của một trong các Bên tham gia cũng trong thời hạn là 2 tháng.

2. Nếu trong thời hạn 2 tháng sau khi nhận được yêu cầu, một trong các Bên tham gia có tranh chấp không cử trọng tài, Bên tham gia kia có thể yêu cầu Tổng thư ký ;1 chỉ định Chủ tịch cơ quan trọng tài trong thời hạn hai tháng. Ngay khi được cử làm Chủ tịch, Chủ tịch toà án trọng tài yêu ầu Bên tham gia chưa cử trọng tài phải tiến hành cử trọng tài trong vòng hai tháng. Quá thời hạn trên, Chủ tịch toà án trọng tài yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ định người trọng tài nói trên trong thời hạn 2 tháng.

Ðiều 5. Toà án tuyên án phù hợp luật pháp quốc tế và các điều khoản của Công ước này.Mọi toà án được thành lập theo các điều khoản của phụ bản này từ xây dựng thể lệ riêng cho họ.Ðiều 6. Các quyết định của toà án trọng tài về mặt thủ tục cũng như về mặt nội dung phải được thông qua bằng đa số

tổng thành viên của nó.Toà án có thể sùng mọi biện pháp thích hợp để xây dựng sự việc. Toà án theo yêu cầu của một trong các Bên tham gia,

có thể khuyến nghị những biện pháp bảo vệ cần thiết.Các Bên tham gia trong vụ tranh chấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc tiến hành vụ án.Sự vắng mặt hoặc không có đại diện của một Bên tham gia không cản trở quá trình tiến hành xử án.Ðiều 7. Toà án có thể biết và quyết định về những yêu cầu làm giảm tác động trực tiếp liên quan đến đối tượng của sự

tranh chấp.Ðiều 8. Ngoại trừ việc toà án quyết định khác do điều kiện đặc biệt của sự việc, các chỉ tiêu cho toà án, gồm cả tiền

thù lao cho các thành viên của mình sẽ chia đều cho các Bên tham gia trong vụ tranh chấp. Toà án sẽ thanh toán tất cả các chi tiêu và sẽ cung cấp 1 quyết toán cuối cùng cho các Bên tham gia.

Ðiều 9. Về đối tượng của vụ tranh chấp, tất cả các Bên tham gia nếu thấy quyết định của toà án ảnh hưởng tới quyền lợi về mặt pháp lý thì có thể có can thiệp về thủ tục, với sự đồng ý của toà án.

Ðiều 10.1. Toà án phải tuyên án trong thời hạn 5 tháng kể từ ngày nó được thành lập, trừ khi toà án thấy cần thiết phải kéo dài

thời hạn này một thời gian không được quá 5 tháng nữa.2. Tuyên án của toà án trọng tài là phải có căn cứ. án đó là vĩnh viên và bắt buộc đối với mọi Bên tham gia tranh chấp.3. Mọi tranh chấp có thể nảy sinh giữa các Bên tham gia về việc giải thích và thực hiện bản án đều có thể được một

trong hai Bên tham gia đệ trình toà án trọng tài đã thông qua bản án đó hoặc nếu không thể đưa ra toà án đó được thì đưa ra một toà án khác được lập ra để giải quyết việc này theo thủ tục như đã thành lập toà án đầu tiên.

39

CÔNG ƯỚC VỀ CÁC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC TẾ ĐẶC BIỆT NHƯ LÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA LOÀI CHIM NƯỚC RAMSAR, 2-2-1971

Các bên tham gia.Thừa nhận sư phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường;Coi chức năng sinh thái cơ ban của các vùng đất ngập như là nơi để điều hoà các chế độ nước và như là nơi cư trú cho một hệ động và thưc vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước;Tin chắc rằng các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giai trí, mà sư tổn thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi;Mong muốn ngăn chặn sư lấn chiếm gia tăng và sư tổn thất các vùng đất ngập nước hiện tại và trong tương lai;Thừa nhận rằng trong quá trình di trú theo mùa, loài chim nước có thể vượt qua các biên giới quốc gia và do đó chúng phai được coi như là một nguồn tài nguyên quốc tế;Tin tưởng rằng việc bao vệ các vùng đất ngập nước và hệ động vật và thưc vật của chúng có thể được bao đam bằng cách gắn kết các chính sách dài hạn quốc gia với hành động phối hợp quốc tế;Đã thoả thuận như sau: Điều 11. Vì mục đích của Công ước này, đất ngập nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp.2. Vì mục đích của Công ước này, chim nước là những loài chim mà về mặt sinh thái phụ thuộc và các vùng đất ngập nước. Điều 21. Mỗi bên tham gia sẽ chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, sau đây gọi tắt là "Danh mục", được lưu giữ tại văn phòng thiết lập theo Điều 8. Ranh giới mỗi vùng đất ngập nước phải được mô tả chính xác và đồng thời được khoanh định trên bản đồ và ranh giới đó có thể sát nhập cả các vùng ven sông và ven biển kề cận với vùng đất ngập nước, và các đảo hoặc các vùng.....2. Ở nơi nà mà một Bên tham gia vì lợi ích quốc gia cấp thiết của mình mà xoá bỏ hoặc hạn chế bớt ranh giới vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục thì Bên đó phải đền bù tối đa mọi tổn thất về tài nguyên đất ngập nước và nhất là phải tạo lập các khu dự trữ thiên nhiên bổ sung cho loài chim nước và để giữ được, ở tại vùng đó nay ở nơi khác, một tỷ lệ thoả đáng của nơi cư trú ban đầu.3. Các bên tham gia sẽ khuyến khích việc nghiên cứu và trao đổi số liệu và các ấn phẩm về các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng.4. Các Bên tham gia, thông qua việc quản lý, sẽ cố gắng làm tăng trưởng số lượng chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp.5. Các Bên tham gia sẽ đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đất ngập nước. Điều 5Các Bên tham gia sẽ bàn bạc lẫn nhau về việc thực hiện trách nhiệm nêu trong Công ước, đặc biệt trong trường hợp có một vùng đất ngập nằm trải trên lãnh thổ của hơn một Bên tham gia hoặc ở những nơi mà các Bên tham gia có chung một hệ thống nước. Đồng thời các Bên tham gia sẽ nỗ lực phối hợp và ủng hộ các chính sách hiện tại, tương lai và các quy chế về bảo vệ các vùng đất ngập nước và hệ động, thực vật của chúng. Điều 6 (1)1. Các Bên tham gia, khi cần thiết, sẽ triệu tập các Hội nghị về bảo vệ các vùng đất ngập nước và chìm nước.2. Các Hội nghị này sẽ mang tính chất tư vấn và sẽ có thẩm quyền về các vấn đề sau:a. Thảo luận về việc thực hiện Công ước này;b. Thảo luận về những bổ sung và những thay đổi trong Danh mục;c. Xem xét các thông tin liên quan đến những biến đổi về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;d. Đưa ra các khuyến nghị chung hoặc khuyến nghị cụ thể đối với các Bên tham gia về việc bảo vệ, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng;e. Yêu cầu các cơ quan quốc tế liên quan chuẩn bị các báo cáo và số liệu thống kê về những vấn đề có tính quốc tế quan trọng ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước.3. Các Bên tham gia sẽ bảo đảm rằng những người chịu trách nhiệm quản lý các vùng đất ngập nước ở mọi cấp sẽ được thông báo và xem xét đến các khuyến nghị của những Hội nghị ấy về việc bảo vệ, quản lý và sử(1) Các điều này đã được Hội nghị các Bên tham gia sửa đổi ngày 28 tháng 5 năm 1987; những sửa đổi này chưa có hiệu lực xem tài liệu kèm theo).dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng. Điều 7(1)1. Đại diện của các Bên tham gia tại những Hội nghị như vậy phải là những người là chuyên gia về đất ngập nước hoặc chim nước có kiến thức và kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, quản lý hành lý hành chính hoặc các lĩnh vực thích hợp khác.

40

2. Mỗi Bên thâm gia có đại diện tại Hội nghị sẽ có một phiếu bầu, các kiến nghị được thông qua bằng một đa số thông thường miên là không ít hơn một nửa số phiếu các Bên tham gia bầu. Điều 81. Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên sẽ thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng thường trực theo quy định của Công ước này cho tới khi có một tổ chức hoặc một chính phủ khác được một đa số bằng hai phần ba tấc cả các Bên tham gia Công ước chỉ định thay thế.2. Nhiệm vụ của văn phòng thường trực bao gồm:a. Giúp đỡ trong việc triệu tập và tổ chức các Hội nghị như quy định trong Điều 6;b. Bảo quản Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thu nhận những thông tin(1) Các điều này đã được Hội nghị các Bên tham gia sửa đổi ngày 28 tháng 5 năm 1987; những sửa đổi này chưa có hiệu lực (xem tài liệu kèm theo).Từ các Bên tham gia về bất kỳ những bổ sung, mở rộng, xoá bỏ hoặc hạn chế liên quan đến các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 5 của Điều 2;a. Thu nhận thông tin từ các Bên tham gia về bất kỳ những biến đổi nào về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;b. Thông báo về bất kỳ những thay đổi nào trong Danh mục, hoặc bất kỳ những biến đổi nào về đặc tính của các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục, cho các Bên tham gia biết và thu xếp để đưa ra thảo luận các vấn đề này tại Hội nghị tiếp;c. Thông báo cho các Bên tham gia có liên quan biết về khuyến nghị của các Hội nghị có liên quan đến những thay đổi trong Danh mục hoặc những biến đổi về đặc tính của các vùng đất đá đưa vào Danh mục. Điều 91. Công ước này sẽ được bỏ ngỏ không hạn định cho việc ký kết;2. Bất cứ thành viên nào của Liên Hợp Quốc hoặc của một trong các cơ quan chuyên môn hoặc của cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế hoặc một Bên tham gia nào của quy chế Toà án quốc tế cũng có thể trở thành một Bên tham gia của Công ước này, bằng cách:a. Ký phê chuẩn không bảo lưu;b. Ký phê chuẩn, nhưng phê chuẩn gửi sau;c. Gia nhập.3. Việc phê chuẩn hoặc gia nhập sẽ có hiệu lực bằng cách nộp một văn kiện phê chuẩn, hoặc văn kiện gia nhập cho Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc ( sau đây gọi là "Cơ quan lưu chiểu "). Điều 101. Công ước này sẽ có hiệu lực sau bốn tháng kể từ khi đã có bảy quốc gia trở thành Bên tham gia của Công ước này thể theo điểm 2 của Điều 9.2. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi Bên tham gia sau bốn tháng kể từ ngày Bên tham gia này ký phê chuẩn không bảo lưu hoặc kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập. Điều 10b1. Công ước này có thể được sửa đổi tại cuộc họp của các Bên tham gia được triệu tập nhằm mục đích đó chiểu theo Điều này.2. Những đề nghị về sửa đổi có thể được đưa ra bởi bất cứ Bên tham gia nào.3. Nội dung đề nghị sửa đổi và lý do sửa đổi sẽ được chuyển tới cơ quan hoặc chính phủ thực hiện nhiệm vụ của văn phòng thường trực của Công ước (sau đây được gọi là Văn phòng") và sẽ được Văn phòng chuyển ngay tới tất cả các Bên tham gia. Mọi bình luận của các Bên tham gia về nội dung sửa đổi sẽ được chuyển tới Văn phòng trong vòng ba tháng kể từ ngày mà những sửa đổi ấy được Văn phòng chuyển tới các Bên tham gia. Văn phòng sẽ ngay sau ngày cuối cùng của hạn giao nộp các bình luận chuyển ngay cho các Bên tham gia tất cả các bình luận đã nhận được tới ngày đó.4. Cuộc họp các Bên tham gia để xem xét sự sửa đổi đã được chuyển tới như nêu trong điểm 3 sẽ được triệu tập do Văn phòng khi có văn bản yêu cầu của một phần ba các Bên tham gia Văn phòng sẽ tham khảo ý kiến của các Bên tham gia về thời gian và địa điểm cuộc họp.5. Các sửa đổi sẽ được thông qua bởi một đa số bằng hai phần ba tổng số các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu.6. Sự sửa đổi được thông qua sẽ có hiệu lực đối với những Bên tham gia đã chấp nhận sửa đổi đó vào ngày đầu tiên sau bốn tháng kể từ ngày mà hai phần ba các Bên tham gia đã nộp cho cơ quan Lưu chiểu văn kiện chấp nhận. Đối với mỗi Bên tham gia nộp văn kiện chấp nhận sau ngày mà hai phần ba các Bên tham gia đã nộp văn kiện chấp nhận, sự sửa đổi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên sau bốn tháng kể từ ngày Bên tham gia đó nộp văn kiện chấp nhận. Điều 111. Công ước này sẽ có hiệu lực cho mọi thời gian không hạn định.2. Bất cứ Bên tham gia nào cũng có thể tuyên bố bãi miên Công ước này sau một thời gian là năm năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với Bên tham gia đó bằng cách gửi văn bản thông báo về việc bãi miên này cho cơ quan Lưu chiểu. Việc tuyên bố bãi miên sẽ có hiệu lực sau bốn tháng kể từ ngày cơ quan Lưu chiểu nhận được văn bản thông báo này. Điều 12

41

1. Cơ quan Lưu chiểu sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký kết và gia nhập Công ước này, càng sớm càng tốt, biết về:a. Các bên đã ký Công ước này;b. Các bên đã nộp văn kiện phê chuẩn Công ước này;c. Các bên đã nộp văn kiện gia nhập Công ước này;d. Ngày bắt đầu có hiệu lực của Công ước này;e. Các thông báo về việc bãi miên Công ước này.2. Khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực, cơ quan Lưu chiểu sẽ đăng ký Công ước này với Ban Thư ký Liên Hợp Quốc thể theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.Để làm bằng chứng, những người ký dưới đây, được uỷ quyền một cách chính đáng, đã ký kết Công ước này.Công ước này được làm tại Ramsar ngày mồng 2 tháng 2 năm 1971 với một bản gốc duy nhất bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức và Nga; tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau(1) và sẽ được lưu chiểu tại cơ quan Lưu chiểu; cơ quan Lưu chiểu sẽ gửi các bản sao trung thực tới tất cả các Bên tham gia.(1) Theo Định ước cuối cùng của Hội nghị ký kết Nghị định thư, cơ quan Lưu chiểu đã soạn thảo cho Hội nghị lần thứ hai các Bên tham gia các bản Công ước bằng các tiếng ảrập, Trung Quốc và Tây Ban Nha, có tham khảo ý kiến của các chính phủ có liên quan và với sự sự giúp của Văn Phòng.Các Điều 6 và 7 của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước, được sửa đổi do Hội nghị các Bên tham gia ngày 28-5-1987 Điều 61. Có thể thiết lập Hội nghị các Bên tham gia để đánh giá tổng quan và đẩy mạnh việc thực hiện Công ước này. Theo điểm 1 của Điều 8, Văn phòng sẽ triệu tập các cuộc họp thường lệ của Hội nghị các Bên tham gia trong khoảng thời gian không quá ba năm, trừ khi Hội nghị có những quyết định khác, và triệu tập các cuộc họp bất thường theo văn bản yêu cầu của ít nhất một phần ba các Bên tham gia. Mỗi cuộc họp thường lệ của Hội nghị các Bên tham gia sẽ xác định thời gian và địa điểm của cuộc họp thường lệ tiếp theo.2. Hội nghị các Bên tham gia sẽ có thẩm quyền:a. Thảo luận về việc thực hiện Công ước này;b. Thảo luận về những bổ sung và những thay đổi trong Danh mục;c. Xem xét các thông tin liên quan đến những biến đổi về đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục như quy định tại điểm 2 của Điều 3;d. Đưa ra các khuyến nghị chung hoặc khuyến nghị cụ thể đối với các Bên tham gia về việc bảo vệ, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng;d. Yêu cầu các cơ quan quốc tế liên quan chuẩn bị các báo cáo và số liệu thống kê về những vấn đề có tính quốc tế quan trọng ảnh hưởng đến các vùng đất ngập nước;e. Thông qua các khuyến nghị hoặc quyết nghị khác nhằm đẩy mạnh việc hoạt động của Công ước này.2. Các Bên tham gia sẽ bảo đảm rằng những người chịu trách nhiệm quản lý các vùng đất ngập nước ở mọi cấp sẽ được thông báo và xem xét đến các khuyến nghị của những Hội nghị ấy về việc bảo vệ, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng.3. Hội nghị các Bên tham gia sẽ thông qua nội quy của mỗi cuộc họp của mình.4. Hội nghị của Bên tham gia sẽ thiết lập và xem xét các quy chế về tài chính của Công ước này. 5. Tại mỗi cuộc họp thường lệ, Hội nghị sẽ thông qua ngân sách cho giai đoạn tài chính tiếp theo bởi một đa số bằng hai phần ba tổng số các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu.6. Mỗi Bên tham gia sẽ đóng góp cho ngân sách này theo mức đóng góp được các Bên tham gia có mặt và nhất trí thông qua tại cuộc họp của Hội nghị thường lệ các Bên tham gia.Điều 71. Đại diện của các Bên tham gia tại những Hội nghị như vậy phải là những người là chuyên gia về đất ngập nước hoặc chim nước có kiến thức và kinh nghiện về nghiên cứu khoa học, quản lý hành chính hoặc các lĩnh vực thích hợp khác.2. Mỗi Bên tham gia có đại diện tại Hội nghị sẽ có một phiếu bầu, các khuyến nghị, quyết nghị và quyết định được thông qua bởi một đa số thông thường của các Bên tham gia có mặt và bỏ phiếu, trừ khi có quy định khác trong Công ước này.

42