tai lieutonghop.com --phan-tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_phat_trien_nha_dbscl

103
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Sự cần thiết nghiên cứu Chương 1 GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của ng ười dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp, các hộ kinh doanh… kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị truờng không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doan h của một số đơn vị bị ngưng trệ hoặc phá sản trong khi một số đ ơn vị khác làm ăn rất có thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa hiệu quả sử dụng số tiền dôi ra đó. Với chức năng trung gian tài chính, các N gân hàng thương mại nói chung đã làm tốt vai trò của mình là cầu nối gắn kết các chủ thể trong x ã hội, góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục. Và một trong những Ngân hàng thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, công ty, các hộ kinh doanh, đồng thời mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp, đó l à Ngân hàng phát triển nhà chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều.

Upload: hoasenhongbn

Post on 14-Aug-2015

13 views

Category:

Business


0 download

TRANSCRIPT

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1.Sự cần thiết nghiên cứu

Chương 1

GIỚI THIỆU

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại góp phần thúc đẩy

kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của ng ười dân được nâng cao.

Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất,

khu công nghiệp, các hộ kinh doanh… kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh

mẽ. Song trên thị truờng không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn tiền để đáp ứng

cho nhu cầu đó dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doan h của một số đơn vị bị

ngưng trệ hoặc phá sản trong khi một số đ ơn vị khác làm ăn rất có thành công

nhưng lại không biết phát huy tối đa hiệu quả sử dụng số tiền dôi ra đó. Với chức

năng trung gian tài chính, các N gân hàng thương mại nói chung đã làm tốt vai trò

của mình là cầu nối gắn kết các chủ thể trong x ã hội, góp phần phân bố hợp lý

các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền

kinh tế nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt động liên

tục. Và một trong những Ngân hàng thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của

Ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, công ty, các hộ kinh doanh, đồng thời

mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp, đó l à Ngân hàng phát triển nhà chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều.

Sở dĩ, Ngân hàng này có được cơ sở vững chắc như vậy đó là nhờ sự hoạt

động hữu hiệu của tất cả các chi nhánh, cụ thể l à quá trình phấn đấu không

ngừng của tập thể cán bộ l ãnh đạo, công nhân viên trong toàn ngành cả về

chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, trong đó có phòng giao dịch Ninh Kiều.

Tuy từ khi thành lập đến nay Ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng Ngân

hàng phát triển nhà chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều luôn khẳng

định uy tín và chất lượng phục vụ của mình đối với khách hàng. Điển hình là lợi

nhuận của Ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định. Để thấy rõ hơn tình hình hoạt

động kinh doanh cũng như những nhân tố nào tác động trực tiếp, gián tiếp ảnh

hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích

hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh CầnThơ – phòng giao dịch Ninh Kiều” làm luận văn, từ đó đưa ra một

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

số giải pháp nhằm giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,

đồng thời phát huy được thế mạnh sẵn có của mình trong tương lai.

1.1.2.Căn cứ khoa học và thực tiễn

Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong Ngân h àng

ngày nay là cực kì quan trọng, đó là công cụ hỗ trợ đắc lực và là cơ sở khoa học

cho việc lập ra các kế hoạch hành động trong tương lai. Vì vậy phân tích hiệu

kinh doanh phải được dựa trên những thông tin và dữ liệu chính xác từ quá tr ình

kinh doanh trong Ngân hàng, nó ph ải được phân tích và trình bày đúng, đầy đủ,

trung thực tình hình hoạt động của Ngân hàng, trên cơ sở tính toán chính xác

bằng việc áp dụng các công cụ phân tích kinh tế, từ đó đ ưa ra những ý kiến đánh

giá trung thực, khách quan tình hình hiện tại trong ngân hàng. Phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân

hàng. Việc phân tích này trước hết giúp Ngân hàng đánh giá đúng thực trạng

kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Giúp các nhà lãnh đạo

có những thông tin cần thiết để có những sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt

được những mục tiêu đã đề ra. Phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được

phát hiện, giúp Ngân hàng nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh v à những hạn chế

còn tồn tại. Phòng ngừa được rủi ro của thị trường, là căn cứ giúp cho nhà quản

trị hoạch định chiến lược phát triển Ngân hàng trong tương lai.

- Bên cạnh đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nh ư là bảng luận chứng

kinh tế về tình hình kinh doanh của Ngân hàng khi công bố kết quả kinh doanh

ra bên ngoài. Do đó, phân tích hi ệu quả hoạt động kinh doanh hữu dụng cho

Ngân hàng được nhiều đối tượng quan tâm: nhà đầu tư, các đơn vị sản xuất kinh

doanh, khách hàng… trong đó quan tâm nhất của các đối tượng trên là nhà đầu

tư; bởi kinh tế ngày càng biến động đòi hỏi họ phải cập nhật thường xuyên tình

hình tài chính, môi trường hoạt động của các đối tác có liên quan, các đối thủ

cạnh tranh; phải có được nguồn tài trợ chắc chắn để có thể an tâm đầu t ư, sản

xuất kinh doanh… Mặt khác, thông tin về hiệu quả hoạt động kinh doanh rất

quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của họ, nếu vì

một chút sơ suất sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán hay bỏ lỡ thời c ơ

cạnh tranh sinh lời. Cho nên, để có thông tin cung cấp cho các đối t ượng trên một

cách có hệ thống, chính xác, đáng tin cậy th ì đòi hỏi phải được nghiên cứu phân

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi

nhánh Cần Thơ -phòng Ninh Kiều một cách đầy đủ và khoa học.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là tập trung phân tích, đánh giá kết quả hoạt động

của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần thơ – phòng giao dịch Ninh

Kiều, phân tích các nhân tố ảnh h ưởng đến kết quả hoạt động của ngân h àng phát

triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều, trên cơ sở

đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng trong tiến

trình hội nhập

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm

2005, 2006, 2007. Thông qua b ảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng.

- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, với mong muốn Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều có đủ sức cạnh tranh trong điều

kiện kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Hiệu quả kinh doanh của Ngân h àng qua các năm như thế nào?

- Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí?

- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố n ào làm ảnh hưởng tích

cực hay tiêu cực đến lợi nhuận?

1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Không gian

- Quá trình phân tích được thực hiện tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều, số 60 - 62 Phan Đình Phùng, quận

Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

- Các số liệu và thông tin liên quan đến Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều được thu thập từ nhiều phòng ban

khác nhau trong Ngân hàng. S ố liệu cụ thể và kết quả hoạt động kinh doanh đ

ược thu thập từ phòng kế toán – Ngân quỹ; các thông tin liên quan đến hoạt

động tín dụng được thu thập từ phòng nghiệp vụ kinh doanh; các số liệu về sự

hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều được thu thập từ bộ phận hành

chính – Nhân sự.

1.4.2. Thời gian

- Thời gian thực hiện luận văn từ ng ày 11/2/2008 đến ngày 9/5/2008.

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh

Kiều chỉ mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2003, các số liệu hoạt động từ giữa

năm 2003 đến năm 2004 là chưa đủ thể hiện thực trạng hoạt động tại Ngân h àng.

Từ năm 2005, các mặt hoạt động tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh CầnThơ – phòng giao dịch Ninh Kiều dần dần được bổ sung và hoàn

thiện. Do đó, thời gian nghiên cứu được chọn để thực hiện đề tài là từ năm 2005

đến năm 2007.

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

- Phân tích một số vấn đề cơ bản của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều như: quá trình hình thành và phát

triển, kết quả hoạt động kinh doanh của đ ơn vị từ năm 2005 đến năm 2007 để

phân tích, đánh giá chính xác và đúng đắn về hoạt động của Ngân hàng.

1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, Cơ quan thực tập em đã tìm

được một số bài viết có nội dung tương tự như sau:

1. Luận văn “Phân tích hoạt động kinh doanh v à xây dựng chiến lược kinh doanh

tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ”. Sinh viên thực hiện

Lâm Kim Quế Lan Lớp Tài chính 02 khóa 26, Khoa K inh Tế Quản Trị Kinh

Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ .GVHD: Th.s Thái Văn Đại.

* Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2001, 2002, 2003).

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

- Phân tích phần Tài sản,phân tích phần nguồn vốn, phân tích kết quả hoạt động

kinh doanh.

- Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động kinh doanh

* Xây dựng chiến lược kinh doanh.

+ Mục tiêu chung.

+ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ.

+ Đưa ra chiến lược kinh doanh.

* Một số giải pháp thực hiện chiến l ược kinh doanh

Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân h àng nhằm

phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận cao v à hạn chế

tối thiểu các rủi ro phát sinh trong hoạt động quản lý kinh doanh tiền tệ. Đồng

thời qua đó giúp ta biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Nhằm đưa

ra chiến lược kinh doanh cho thật phù hợp.

Dựa vào phương pháp của bài viết trên, em đã đúc kết một số biện pháp

để hoàn thiện đề tài đang nghiên cứu. Nhìn chung hướng đi của đề tài em cùng

gần như vậy nhưng chỉ tập chung chủ yếu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh v à

các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả.

2. Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty gi ày Cần Thơ – SVTH: Nguyễn

Ngọc Điệp – Ngoại thương K27 – GVHD: Hứa Thanh Xuân.

+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa

+ Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu

+ Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ ở công ty

– Phân tích tình hình thực hiện chi phí

– Phân tích tình hình lợi nhuận, mối quan hệ C – V – P ở Công ty

– Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh.

Do điều kiện thực tế khách quan n ên việc tìm kiếm những tài liệu phân tích

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng nói chung rất khó, đa phần là

những đề tài phân tích về tình hình tín dụng, tình hình huy động vốn..Chính vì

vậy em chon đề tài này để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 6 SVTH: Đoàn Văn

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

2.1. Phương pháp luận

2.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của N gân hàng

thương mại

2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian kinh doanh quy ền

sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn liền với sự thăng trầm của

nền kinh tế.

Ở nước ta, pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam cho rằng: “Ngân h àng

thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên

là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó

để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu v à làm phương tiện thanh toán”.

2.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính.

- Ngân hàng thương mại là thủ quỹ của các doanh nghiệp.

- Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ.

2.1.1.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại.

Theo Nghị định số 49/2000/NĐ – CP ngày 12/9/2000 của chính phủ về tổ

chức và hoạt động của Ngân hàng thường mại, Ngân hàng thương mại là ngân

hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh

khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận.

* Các hoạt động chính:

- Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân

và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức: Tiền gửi khôg kỳ hạn, có kỳ hạn

và các loại tiền gửi khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có

giá để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong v à ngoài nước khi được

Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam v à nước

ngoài.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 7 SVTH: Đoàn Văn

- Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhâ n dưới hình thức cho vay, chiết

khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các

hình thức khác theo quy định.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán

trong nước, dịch vụ thu hộ, chi hộ, th anh toán quốc tế…được tổ chức hệ thống

thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước.

2.1.2. Những vấn đề liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng.

2.1.2.1. Khái niệm

Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội

đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao

gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh tr ình độ sử dụng các nguồn nhân t

ài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của x ã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí

thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt x ã hội đạt được

từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa

quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh l à quá trình

nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại

ngân h àng, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm

năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở ngân hàng.

2.1.2.2. Sự cần thiết trong phân tích hoạt động kinh doanh

- Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để cũng cố,

phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý.

- Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn l ực của

donh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Kết quả của phân tích là cơ sở để ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.

- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất

định trong kinh doanh.

2.1.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân h àng thương mại.

a. Thu nhập

- Thu từ hoạt động tín dụng: Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi

- Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 8 SVTH: Đoàn Văn

Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập,

để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân h àng, đồng thời

có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.

b. Chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá tr ình kinh

doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ ho àn thành hoặc một kết

quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, th ương

mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt đ ược mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là

doanh thu và lợi nhuận.

- Chi trả lãi tiền vay, tiền gửi

- Chi về dịch vụ

- Chi về tài sản, Chi quản lý, Chi khác

c. Lợi nhuận

Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp nói chung; nó l à khoản chênh lệch giữa tổng thu

nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt

động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Lợi nhuận = (Tổng thu nhập – Tổng chi phí)

Áp dụng phương pháp chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế

liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận ta có các công thức sau:

1) Ln = Qn ( Pn – Zn – Cn )

Với

2007)

Ln Lợi nhuận trước thuế (n = 05, 06, 07 tức năm 2005, 2006,

Qn

Pn

Zn

Cn

Dư nợ bình quân

Lãi suất cho vay bình quân (lãi suất đầu ra)

Lãi suất huy động bình quân (lãi suất đầu vào)

Chi phí hoạt động bình quân (ngoài chi phí huy động)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 9 SVTH: Đoàn Văn

2) Lãi cho vay (Lãi đầu ra)

Lãi suất cho vay ngắn hạn = Thu nhập cho vay ngắn hạn Dư nợ BQ ngắn hạn

Thu nhập cho vay dài hạnLãi suất cho vay dài hạn =

Dư nợ BQ dài hạn

3) Lãi huy động (Lãi đầu vào)

Lãi suất huy động ngắn hạn =Chi phí huy động ngắn hạn

Vốn huy động ngắn hạn

Lãi suất huy động dài hạn =Chi phí huy động dài hạn

Vốn huy động dài hạn

4) Chi phí hoạt động bình quân (Cn): bao gồm chi phí quản lý& chi phí tác

nghiệp

Cn =Tổng chi phí – Chi phí huy động

Dư nợ bình quân

2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận

– Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA)

Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của N gân hàng trong việc tạo ra thu

nhập (TN) từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nh à phân tích xác định

hiệu quả kinh doanh của một đồng t ài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh

doanh của Ngân hàng tốt, Ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, Ngân hàng có sự

biến động linh hoạt giữa các hạng mục tr ên tài sản trước những biến động của

nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành

với lợi nhuận. Vì vậy việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra

nguyên nhân thành công hoặc thất bại của Ngân hàng.

Thu nhập Doanh thuChi phí Doanh thu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

Ta biết: ROA được tính theo công thức sau

ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Hệ số sử dụng t ài sản

Doanh thu = – x

Tổng tài sản

=Lợi nhuận ròng

x Doanh thu Doanh thu

Tổng tài sản

Gọi Rn ROA năm thứ n (n = 2005, 2006, 2007)

an Tỷ suất lợi nhuận

bn Hệ số sử dụng tài sản

– Mức lợi nhuận biên tế (Tỷ suất Lợi nhuận ròng trên doanh thu)

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu

quả quản lý thu nhập của Ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ Ngân hàng

đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí v à tăng thu nhập của

Ngân hàng.

– Hệ số thu nhập lãi= (Thu lãi – Chi lãi)/ Tài sản sinh lời.

Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận

ròng và mức lãi ròng biên tế. Mức lãi ròng được nhà quản lý Ngân hàng theo dõi

chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán khả năng sinh lãi của Ngân hàng

Tỷ số này cho biết Ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập ròng

khi đầu tư một đồng vốn vào các đối tượng sinh lời từ lãi suất.

– Hệ số sử dụng tài sản (Tổng thu nhập/Tổng tài sản)

Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng. Nếu chỉ số cao

chứng tỏ Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tạo

nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng thương mại.

– Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản

Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại tiền lãi, tức ngoại trừ tiền tại quỹ

và thiết bị máy móc – không thuộc tài sản sinh lời. Tỷ số này cho thấy cứ một

đồng tài sản sẽ mang lại cho Ngân hàng bao nhiêu đồng có khả năng sinh lãi.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

2.1.3.2. Chỉ tiêu để đánh giá về rủi ro.

* Khái niệm: Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường,

hầu như hoạt động nào của Ngân hàng thương mại đều có thể rủi ro. Rủi ro

thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Do vậy, nhận thức rõ rủi ro và đề ra những

biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủi ro luôn l à vấn đề cấp

bách của mỗi Ngân hàng.

* Phân loại: Có nhiều loại rủi ro khác nhau như Rủi ro tín dụng, Rủi ro

ngoại hối, Rủi ro tỷ giá, Rủi ro l ãi suất, Rủi ro thanh khoản …

– Rủi ro tín dụng: là Rủi ro do một hoặc một nhóm khách h àng không thực

hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác, Rủi ro

tín dụng là Rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không l ường trước được do

nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho

Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến

hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất.

Thông thường ở các nước nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho Ngân

hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng

mang lại thường chiếm từ 70 – 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng.

– Rủi ro lãi suất: Là Rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài

sản sinh lời làm giảm giá trị tài sản (Thomas P. Fitch) hay là rủi ro có liên quan

đến sự thay đổi trong thu nhập t ài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay

đổi của lãi suất.

– Hệ số thanh khoản: Là Rủi ro khi Ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản

ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nh u cầu của người gửi hoặc người vay

tiền, liên quan đến khả năng Ngân hàng bán lại chứng khoán mà không bị ảnh

hưởng bởi sự biến động nghiêm trọng của giá cả hay nói cách khác l à rủi ro làm

cho Ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu không đ ược giải quyết kịp thời.

Do hạn chế về số liệu, phạm vi kinh doanh của ngân h àng nên đề tài chỉ

tập trung vào phân tích 3 loại rủi ro sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

* Chỉ tiêu về rủi ro

– Rủi ro về lãi suất

Rủi ro tỷ lệ lãi suất = Tài sản nhạy cảm với l ãi suất Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi

suất sẽ thay đổi trong một khoản thời gian nhất định khi l ãi suất thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) l à các khoản nợ

mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi l ãi suất thay

đổi.

Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu

tư ngắn hạn, các khoản tín dụng th ương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài sản

cố định và các khoản tín dụng khác mà Ngân hàng nhận được trên từng loại tài

sản cụ thể này.

Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay

ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác…trên từng loại nợ phải trả cụ

thể.

– Rủi ro về tín dụng

Rủi ro tín dụng = Nợ xấu

Tổng dư nợ

* Định nghĩa: Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn m à khách hàng

không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Nợ xấu

bao gồm các khoản nhóm nợ: Nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Nợ xấu là biểu hiện rõ của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu

cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân h àng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng

cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh n ợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để

hạn chế nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân h àng đồng nghĩa với việc nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân h àng.

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và thu được

vào một thời điểm nhất định.

– Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản = Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn Tổng nguồn vốn huy động

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo t ài chính tại chi nhánh qua ba năm

2005, 2006, 2007.

Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh

Bảng cân đối kế toán.

Thu thâp các thông tin từ việc tham khảo tài liệu, sách, báo, tạp chí chuyên

ngành.

2.2.2. Phương pháp phân tích s ố liệu

- Phương pháp so sánh

a. Định nghĩa: Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các

công đoạn của phân tích kinh doanh. Đây l à phương pháp xem xét một chỉ tiêu

phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.

b. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so

sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn

gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể l à:

- Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ ti êu.

- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá t ình hình

thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và

là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

c. Điều kiện so sánh được

Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian v à không gian

● Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch

toán phải đảm bảo thống nhất trên 3 mặt sau:

+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế

+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán

+ Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị đo lường

● Về mặt không gian: các chỉ ti êu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều

kiện kinh doanh tương tự như nhau.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

d. Kỹ thuật so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với

kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế

hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích

so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện

bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói l ên

được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các

hiện tượng kinh tế.

– Phương pháp thay thế liên hoàn: xác định chính xác mức độ ảnh h ưởng của các

nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng cần phân tích) bằng cách cố định

các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

- Để thấy bật lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bài viết đã áp dụng phương

pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

đối tượng cần phân tích là lợi nhuận và ROA. Quá trình thực hiện phương pháp

thay thế liên hoàn gồm bốn bước sau:

* Bước 1 : Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ

phân tích so với kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Đối tượng phân tích được xác định là

∆Q = Q1 – Q0

* Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với ch ỉ tiêu phân tích và

sắp xếp các nhân tố theo tr ình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố: a, b, c, d, đều có mối quan hệ tích số với chỉ ti êu

Q và nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố d phản ảnh về chất,

chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:

Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

* Bước 3 : Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích v ào kỳ gốc theo trình

tự đã sắp xếp ở bước 2.

Lần 1: a1 x b0 x c0 x d0

Lần 2: a1 x b1 x c0 x d0

Lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

Lần 4: a1 x b1 x c1 x d1 (thế lần cuối cùng chính là các nhân

tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc)

* Bước 4 : Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối t ượng phân

tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với ( trừ) kết quả thay thế lần

trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố

được xác định bằng đối tượng phân tích ∆Q

Xác định mức ảnh hưởng:

Ảnh hưởng bởi nhân tố a:

∆a = a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố b:

∆b = a1 x b1 x c0 x d0 – a1 x b0 x c0 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố c:

∆c = a1 x b1 x c1 x d0 – a1 x b1 x c0 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố d:

∆d = a1 x b1 x c1 x d1 – a1 x b1 x c1 x d0

Tổng cộng các nhân tố:

∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a 1 x b1 x c1 x d1 – a0 x b0 x c0 x d0

Tuy nhiên, do Lợi nhuận có công thức phức tạp h ơn, nên để đơn giản hơn

trong việc theo dõi sự tăng giảm của các nhân tố, b ài viết sẽ áp dụng phương

pháp chênh lệch trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưỏng đến lợi

nhuận.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

– Phương pháp chênh lệch: là một phương pháp đặc biệt của phương pháp

thay thế liên hoàn, nên phương pháp chênh l ệch tôn trọng đầy đủ nội dung

tuần tự tính toán tuân theo các b ước của phương pháp thay thế liên hoàn.

Chúng chỉ khác ở chỗ là xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn – chỉ

việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch sẽ có kết quả.

Xác định mức ảnh hưởng theo phương pháp chênh lệch:

Ảnh hưởng bởi nhân tố a:

∆a = (a1– a0) x b0 x c0 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố b:

∆b = (b1 – b0) x a1 x c0 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố c:

∆c = (c1 – c0) x a1 x b1 x d0

Ảnh hưởng bởi nhân tố d:

∆d = (d1 – d0) x a1 x b1 x c1

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

Chương 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG

CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN TH Ơ – PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ –

phòng giao dịch Ninh Kiều

3.1.1. Khái quát tình hình cơ bản của NHPTN – ĐBSCL Chi nhánh Cần

Thơ.

- Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là Ngân hàng thương

mại Nhà nước được thành lập theo quyết định số 769/TTG ng ày 18/09/1997 của

Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch là: MeKong Housing Bank (MHB).

Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chính thức khai tr ương

hoạt động từ ngày 08//4/1998 là một Ngân hàng đa năng với vốn điều lệ 700 tỷ

đồng, mục tiêu chủ là huy động vốn và cho vay hỗ trợ nhân dân vùng Đồng Bằng

Sông Cửu Long xây dựng và phát triển nhà ở, góp phần thúc đẩy chương trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Trong quá trình phát tri ển và mở rộng mạng lưới hoạt động, vào ngày

21/9/1999 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 359/CV:

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng

Sông Cửu Long chi nhánh cấp II – Thành Phố Cần Thơ vào ngày 26/02/2004

Tổng giám đốc Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ký quyết

định số 10/2004QĐ – NHN về việc đổi tên Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL

chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều. Trụ sở Chi nhánh Ninh Kiều

đặt tại số 60- 62 Phan Đình Phùng Thành Phố Cần Thơ.

- Ngân hàng Phát Triển Nhà Đông Bằng Sông Cửu Long là Ngân hàng thương

mại Nhà nước được xếp hạng đặc biệt, phạm vi hoạt động giao dịch của Ngân

hàng luôn được mở rộng trãi khắp các vùng kinh tế của cả nước.

- Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long l à Ngân hàng thương

mại đa năng, chuyên sâu vào lĩnh vực nhà đất. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng

Bằng Sông Cửu Long đã và đang thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một Ngân

hàng chuyên nghiệp và hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu vốn hợp lệ v à các dịch vụ

Ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

P. KẾ TOÁNNGÂN QUỸ

BỘ PHẬNHÀNH CHÍNH

P. NGHIỆP VỤKINH DOANH

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

3.2.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Phát Triển Nhà

ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều

- Nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu bằng Việt Nam đồng v à ngoại tệ

của các cá nhân và tổ chức kinh tế - tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo

qui định của nhà nước.

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung v à dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại

tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh

doanh thương mại…Ngân hàng chú trọng nhất là cho vay cơ sở hạ tầng, mua nhà

ở. Với uy tín ngày càng cao, Ngân hàng Phát Tri ển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu

Long Chi nhánh Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều là đơn vị duy nhất trên

địa bàn được Ngân hàng thế giới chọn là đối tác thực hiện dự án “Nâng cấp đô

thị”.

- Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi nhánh Cần Th ơ –

phòng giao dịch Ninh Kiều thực hiện tư vấn miễn phí các loại hồ sơ, thủ tục liên

quan đến bất động sản về giá cả, quy hoạch, hợp thức hóa, chuyển quyền nh à đất.

3.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận

3.2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL

CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 1 SVTH: Đoàn Văn

Tổng số cán bộ nhân viên gồm có 25 người.

Trong đó:

- Ban giám đốc: 03 người (01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc).

- Phòng kế toán – Ngân quỹ: 13 người (01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng).

- Phòng kinh doanh: 07 người (01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng).

- Bộ phận hành chính: 02 người.

3.2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

* Giám đốc:

- Có trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt đông theo chức năng, nhiệm vụ

và phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện đúng công việc phạm vi m à cấp trên

giao.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận v à nhận thông tin phản hồi từ

các phòng ban.

- Thực hiện việc ký duyệt các hoạt động tín dụng.

- Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc thành lập các chính

sách, đề ra chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh, các vấn đề li ên quan đến

chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen th ưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ ở

đơn vị.

* Phó giám đốc:

- Có nhiệm vụ hỗ trợ cùng Giám đốc trong các nhiệm vụ.

- Giám sát tình hình hoạt động của phòng trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện

đúng quy chế đã đề ra.

- Thường xuyên theo dõi công tác tổ chức hành chính, tình hình hoạt động vốn,

công tác tổ chức tín dụng.

* Phòng nghiệp vụ kinh doanh.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động.

- Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các ph ương án kinh doanh liên

doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong v à ngoài nước.

- Tìm kiếm khách hàng mới và giữ quan hệ với khách hàng theo chiến lược

khách hàng của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

- Thẩm định các phương án, dự án vay vốn theo quy đinh tín dụng trong phạm

vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân h àng Phát Triển Nhà Đồng Bằng

Sông Cửu Long và Giám đốc chi nhánh. Hướng dẫn khách hàng lập thủ tục vay

vốn theo thể lệ tín dụng hiện h ành, trình Giám đốc phê duyệt theo dõi, đôn đốc,

xử lý để thu hồi các khoản vay.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán ngoại hối v à kinh doanh ngoại tệ theo các

quyết định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Phát Triển Nhà

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ giao dịch nh à đất.

- Kết hợp với phòng kế toán – Ngân quỹ thực hiện công tác thông tin ph òng

ngừa rủi ro.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Thực hiện các công tác khác do Giám đốc chi nhánh giao.

* Phòng kế toán – Ngân quỹ.

- Thực hiện công tác hoạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động

kinh doanh tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo hoạt

động kinh tế - tài chính theo pháp lệnh kế toán – thống kê và theo chế độ báo cáo

do tổng Giám đốc quy định.

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận v à

chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả tiền

kiều hối…

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong v à ngoài nước

thông qua hệ thống Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngân

hàng Nhà Nước, các Ngân hàng khác hệ thống. Tổ chức việc thu, chi tiền mặt,

bảo quản toàn tiền bạc, tài sản của Ngân hàng và của khách hàng theo quy định

của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghiệp vụ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước

theo quy định về nghiệp vụ tài chính của hệ thống.

- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng kinh doanh

chuyển sang theo chế độ quy định.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu theo quy định của

Nhà Nước.

- Chấp hành theo chế độ quyết toán tài chính hàng năm.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao

* Bộ phận hành chánh

- Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực

hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác khen th ưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực công tác xây dựng c ơ bản, mua sắm trang thiết

bị và công cụ lao động.

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị theo quy định lập báo cáo về công tác

cán bộ, tiền lương.

3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL

chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều

3.2.5.1. Thuận lợi

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có những thuận lợi như sau:

- Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả vùng Đồng Bằng

Sông Cửu Long, hiện nay có rất nhiều công tr ình trọng điểm như: Xây dựng cầu

Cần Thơ, khu công nghiệp Hưng Phú, khu công nghiêp Trà Nóc, các khu dân cư

mới trong nội ô thành phố Cần Thơ, nhất là Cần Thơ vừa trở thành thành phố

trực thuộc trung ương thì sự phát triển về cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, mà việc

phát triển nhà ở và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là đối tượng khách hàng lớn

của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ –

phòng giao dịch Ninh Kiều.

- Uy tín của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông qua việc

doanh số huy động ngày càng gia tăng, các dịch vụ ngày càng mở rộng.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng là những cán bộ trẻ, có năng lực và

nhiệt huyết với nghề, được bồi dưỡng đào tạo hàng năm.

- Được sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên kịp thời hỗ trợ và định hướng phát

triển.

3.2.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên Ngân hàng cũng gặp không ít những khó

khăn gây ảnh hưởng không tốt đối với sự hoạt đông của Ngân h àng.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

- Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có nhiều Ngân hàng hoạt động với

nhiều sản phẩm dịch vụ cả các Ngân h àng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần

đã gây nên sự cạnh tranh khá gay gắt.

- Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm b ưu điện đã

gây khó khăn trong việc huy đông vốn.

- Lãi suất luôn thay đổi do có sự cạnh tranh giữa các Ngân h àng với nhau.

3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều hoạt động qua ba năm đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ, và

giảm được những rủi ro đáng kể. Đó l à nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban L ãnh

đạo, tâm huyết phấn đấu cao độ của to àn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng

trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ tr ương, chính sách, các phương hư ớng

nhằm thực hiện tốt các mục ti êu đã đề ra, để đáp ứng nhu cầu về vốn vay cho

nhân dân, đồng thời nó giúp cho chi nhánh hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi

nhuận đáng kể cho Ngân hàng.

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2005 - 2007).

ĐVT: Tri ệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 20072006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh thu 7.285 9.949 13.584 2.664 36,57 3.635 36,54

Tổng chi phí 6.113 8.004 10.032 1.891 30,93 2.028 25,34

LN trước thuế 1.172 1.945 3.552 773 65,96 1.607 82,62

(Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt đông kinh doanh của Ngân

hàng qua ba năm có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cụ thể như sau: Năm

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

2005 lợi nhuận đạt 1.172 triêu đồng, năm 2006 lợi nhuận đat 1.945 triệu đồng

tăng 773 triệu đồng tương đương 65,96%, nguyên nhân tăng là do vi ệc mở rộng

doanh số cho vay đối với cá nhân, tổ chức kinh tế tr ên toàn địa bàn Thành Phố

Cần Thơ, nên thu nhập của Ngân hàng tăng lên 2.664 triệu đồng tương đương

36,57% so với năm 2005. Do Ngân hàng mới đi vào hoạt động cuối năm 2003

nên chi phí của Ngân hàng rất cao so với năm 2005 Chi phí tăng l ên 1.891 triệu

đồng tương đương 30,93%. Năm 2007 l ợi nhuận tiếp tục tăng lên đạt 3.552 triệu

đồng tăng 1.607 triệu đồng, tương ứng 82,62% so với năm 2006, do Ngân hàng

đã đi vào hoạt động ổn định nên chi phí tăng nhưng ít hơn so v ới năm trước đạt

25,34% so với năm 2006, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Điều n ày chứng tỏ

ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận.

Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân h àng ta thấy

Ngân hàng kinh doanh rất có hiệu quả. Sở dĩ, đạt được kết quả như vậy là do ban

giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã nổ lực hết mình trong

quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu mà Ngân hàng cấp trên

đề ra, tạo nên chỗ đứng vững chắc và tạo được lòng tin, uy tín đối với khách

hàng

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

Chương 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG

GIAO DỊCH NINH KIỀU

4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

4.4.1 Thu nhập

Bảng 2: PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền %

1. Thu nhập từ lãi 7.267 9.924 13.548 2.657 36,56 3.624 36,52

Thu lãi ngắn hạn 4.069 5.739 7.772 1.670 41,04 2.033 35,42

Thu lãi trung hạn 3.198 4.185 5.776 987 30,86 1.591 38,02

2. Thu phí DV 13 16 22 3 23,08 6 37,50

3. TN HĐ kinh

doanh ngoại hối 5 9 14 4 80,00 5 55,56

Tổng thu 7.285 9.949 13.584 2.664 36,57 3.635 36,54

(Nguồn: phòng kế toán – Ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều)

Qua bảng 2 thấy tổng thu nhập của ngân hàng luôn tăng trong những

năm qua. Năm 2005 đạt 7285 triệu đồng, sang năm 2006 khoản thu nhập này là

9.949 triệu đồng tăng 2.664 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 36,57% so với năm

2005. Đến năm 2007 tổng thu nhập tiếp tục tăng l ên đạt 13.584 triệu đồng, so với

năm 2006 thu nhập tăng 3.635 triệu đồng với mức độ tăng trưởng là 36,54%.

Khoản thu này tăng lên là nhờ hàng năm chi nhánh luôn mở rộng tín

dụng cho vay và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Nguồn thu của chi nhánh chủ

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

yếu: thu từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoạ i hối và các khoản thu

khác.

4.2.1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Định hướng phát triển tại MHB Chi nhánh Ninh Kiều l à tăng trưởng tín

dụng phù hợp với kế hoạch và nằm trong tầm kiểm soát. Giảm d ư nợ đối với

khách hàng yếu kém, đáp ứng vốn cho các dự án tốt, rõ ràng, các khoản nợ hiện

hành phải được thu nợ đúng tiến độ mới có nguồn giải ngân mới.

Từ bảng số liệu trên bảng 2 cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng qua 3

năm 2005 – 2007 cụ thể như sau: Năm 2005 là 7.267 tri ệu đồng, năm 2006 là

9.924 triệu đồng, tăng lên 2.657 triệu đồng, tức tăng 36,35% so với năm 2005.

Năm 2007 đạt 13.548 triệu đồng, tăng l ên 3.624 triệu đồng, tức tăng 36,52% so

với năm 2006. Thu nhập hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

thu nhâp của chi nhánh từ 99,75% t rở lên. Điều này chứng tỏ rằng thu nhập từ

hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng

giao dịch Ninh Kiều. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của thời đại th ì cần

phải tăng các khoản thu về dịch vụ, bởi v ì thu về dịch vụ ổn định và ít rủi ro hơn

so với thu lãi từ hoạt động tín dụng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân h àng.

- Thu lãi cho vay ngắn hạn tại MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều bao gồm các khoản thu: thu l ãi cho vay cầm cố sổ tiết kiệm có thời

hạn; thu lãi cho vay dịch vụ cầm đồ; thu lãi cho vay ngắn hạn đối với doanh

nghiệp; thu lãi cho vay mua, xây dựng sữa chữa nhà; thu lãi cho vay mục đích

kinh doanh và thu lãi cho vay tiêu dùng khác, trong đó thu lãi cho vay cầm cố sổ

tiết kiệm có kỳ hạn; thu lãi cho vay dịch vụ cầm đồ; thu lãi cho vay ngắn hạn

doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn.

- Thu lãi cho vay trung hạn tại MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều bao gồm các khoản: thu l ãi cho vay trung hạn đối với doanh nghiệp;

thu lãi cho vay mua nhà; xây dựng, sữa chữa nhà; thu lãi cho vay mua đất; thu lãi

cho vay tiêu dùng; thu lãi cho vay m ục đích kinh doanh trung hạn; v à thu lãi

vay tín chấp đối với các đơn vị, cơ quan, đoàn thể. Trong đó cho vay mua, xây

dựng, sữa chữa nhà; cho vay mua đất và cho vay mục đích kinh doanh chiếm tỷ

trọng lớn.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

Từ số liệu trên bảng 2 cho thấy nguồn thu l ãi ngắn hạn qua 3 năm 2005

- 2007. Năm 2005 là 4.069 tri ệu đồng, năm 2006 là 5.739 triệu đồng, tăng

1.670 triệu đồng, tức tăng 41,04% so với năm 2006. Năm 2007 đạt 7.772 tri ệu

đồng, tăng 2.033 triệu đồng, tức tăng 35,42% so với năm 2006.

Nguồn thu từ lãi vay trung hạn, năm 2005 là 3.198 triệu đồng đến năm

2006 đat được 4.185 triệu đồng, tăng 987 triệu đồng tức tăng 30,86% so với năm

2005. Đến năm 2007 đạt được 5.776 triệu đồng tăng 1.591 triệu đồng, tức tăng

38,02% so với năm 2006. Tuy nhiên , nếu xét về mặt cơ cấu giữa thu lãi cho vay

ngắn hạn trên thu nhập từ hoạt động tín dụng th ì thu lãi cho vay ngắn hạn luôn

chiếm tỷ trọng cao hơn thu lãi cho vay trung hạn. Tuy nhiên, năm 2007 cơ cấu

này có thay đổi theo chiều hướng tăng dần các khoản thu l ãi cho vay trung hạn

và điều này cho thấy MHB Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều cần

chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư cho vay đối với các dự án dài hơn.

Sở dĩ thu nhập của Ngân hàng tăng lên đáng kể như vậy là do Ngân hàng

luôn củng cố và tạo điều kiện cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách h àng, thực

hiện các phương thức thanh toán ngày càng nhanh chóng nên thu hút khách hàng

đến giao dịch ngày càng nhiều, làm cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

4.2.2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Theo xu hướng hội nhập thì đây là lĩnh vực mà ngân hàng đặc biệt quan

tâm nhằm mở rộng thị phần so với ngân h àng thương mại khác bằng việc triển

khai ứng dụng các sản phẩm mới.

Tuy nhiên, tại MHB Chi nhánh Cần Thơ - phòng giao dịch Ninh Kiều thì

thu nhập từ hoạt động dịch vụ l à không cao, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong

tổng thu nhập. Năm 2005 thu nhập từ hoạt động dịch vụ l à 13 triệu đồng, chiếm

0,17% trên tổng thu nhập và năm 2006 thu nhập từ hoạt động dịch vụ là 16 triệu

đồng, tăng 3 triệu so với năm 2005 v à chiếm tỷ trọng 0,16% trên tổng thu nhập.

Còn năm 2007 thu nhập dịch vụ là 22 triệu đồng tăng 6 triệu đồng so với năm

2007 và chiếm tỷ trọng 0,16% so với tổng thu nhập. Tỷ trọng thu nhập d ịch vụ

của năm 2006, 2007 có chiều h ướng giảm so với năm 2005. Nguy ên nhân của

việc giảm sút này ngoài sự cạnh tranh giữa các ngân h àng trên địa bàn còn có

các nguyên nhân sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

- MHB Chi nhánh Ninh Kiều chỉ mới đi vào hoạt động giữa năm 2003 nên

lượng khách hàng còn chưa đông.

- Các mặt hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định

hướng theo nhu cầu khách hàng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các hoạt

động thanh toán chuyển tiền li ên ngân hàng, thanh toán chuy ển khoản không

dùng tiền mặt …còn hạn chế vì MHB Chi nhánh Ninh Kiều chỉ là Chi nhánh cấp

II, các hoạt động còn phụ thuộc vào chi nhánh cấp I, tức phụ thuộc vào MHB Chi

nhánh Cần Thơ.

4.2.3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại hối tạ i MHB Chi nhánh Cần Thơ

phòng giao dịch Ninh Kiều là đơn điệu, ngoại tệ (chủ yếu là USD), được mua từ

khách vãng lai, khách du l ịch và khách nước ngoài với giá mua được niêm yết

căn cứ vào thông báo giá hàng ngày của phòng nghiệp vụ kinh doanh. Ngoại tệ

mua vào chỉ được phép bán lại trong hệ thống cho MHB Chi nhánh Cần Th ơ.

Khó khăn trong hoạt động này là giá cả ngoại tệ thường xuyên biến động, tăng

giảm bất thường. Với mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán thường chỉ vào 5

– 10 triệu đồng, nên hoạt động kinh doanh ngoại hối tuy có phát triển nhưng thu

nhập thật sự chưa cao. Năm 2005 là 5 tri ệu đồng, chiếm 0,07% tr ên tổng thu

nhập, năm 2006 là 9 triệu đồng tăng 4 triêu đồng, tức tăng 80% so với năm 2005

và chiếm tỷ trọng 0,09% trên tổng thu nhập. Năm 2007 đạt 14 triệu đồng tăng 5

triệu đồng, tức tăng 55,56% so với năm 2006 v à chiếm tỷ trọng 0,10% trên tổng

thu nhập.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

4.3. Phân tích tình hình chi phí

Bảng 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ (CP)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm Chênh lệch

2005 2006 20072006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền %

1. CP huy động vốn 5.008 6.794 8.842 1.786 35,66 2.048 30,14

Trả lãi tiền gửi 470 527 603 57 12,12 76 14,42

Trả lãi điều chuyển

vốn nội bộ4.538 6.267 8.239

1.72938,10 1.972 31,47

2. CP dịch vụ 5 10 12 5 100 2 20

3. CP hoạt động khác 1.100 1.200 1.178 100 9,09 (22) (1,83)

Tổng chi 6.113 8.004 10.032 1.891 30,93 2.028 25,34

(nguồn: Phòng Kế toán - ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều)

Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên

đáng kể. Qua bảng 5 cho thấy tổng chi phí qua ba năm (200 5 - 2007) đều tăng.

Cụ thể năm 2005 tổng chi phí là 6.133 triệu đồng , đến năm 2006 thì tổng chi phí

tăng lên đến 8.004 triệu đồng, tăng l ên 1.891 triệu đồng, tức tăng 30,93% so với

năm 2005. Và đến năm 2007, tổng chi phí lại tiếp tục tăng l ên 10.032 triệu đồng,

tăng lên 2.028 triệu đồng, tương ứng với 25,34% so với năm 2006.

Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí tăng như: Trả lãi

tiền gửi và trả lãi điều chuyển vốn nội bộ, chi phí dịch vụ v à các khoản chi phí

hoạt động khác.

4.3.1. hi phí huy động vốn:

Chi phí về công tác huy động vốn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn

trong tổng chi phí tại MHB chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch Ninh Kiều qua

3 năm 2005 – 2007 là trên 80% trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do ngân hàng

mới thành lập cuối năm 2003 lãi suất tương đối thấp nhưng để có thể cạnh tranh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 2 SVTH: Đoàn Văn

với các ngân hàng khác trên thị trường, vào năm 2005 ngân hàng tăng l ãi suất để

thu hút vốn huy động của người dân và doanh nghiệp, và có chiều hướng phát

triển mạnh năm 2006, nhưng đến năm 2007 do Việt Nam gia nhập v ào WTO (tổ

chức thương mại thế giới), ngân hàng muốn tạo thế mạnh trên thị trường nên

tăng lãi suất huy động khá cao, để đáp ứn g nguồn vốn cho các doanh nghiệp

đồng thời mang lại hiệu quả cho ngân h àng.

● Trả lãi tiền gửi:

Năm 2005, trả lãi tiền gửi là 470 triệu đồng; năm 2006 là 527 triệu đồng,

tăng 57 triệu đồng, tương đương với 12,12% so với năm 2005; đến năm 2007 lại

tiếp tục tăng là 603 triệu đồng, tức tăng 76 triệu đồng, t ương ứng với 14,42% so

với năm 2006. Vậy chi phí trả l ãi tiền gửi tại Ngân hàng MHB chi nhánh Cần

Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều tăng cao qua các năm. Điều n ày cũng dễ hiểu

bởi từ khi Thành phố Cần Thơ được nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc

Trung Ương, tốc độ phát triển của thành phố đã không ngừng tăng lên, tiến độ

xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp tăng nhanh, nên nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây

dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Công tác huy động rất khó khăn, nhiều ngân h àng

cùng tham gia huy động vốn với nhiều mức lãi suất và hình thức huy động khác

nhau. Trên địa bàn, tiềm lực về vốn nhàn rỗi trong dân cư không lớn, không có

các công ty mạnh, trong khi giá nhà đất tăng đột biến và liên tục đã thu hút phần

lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào lĩnh vực đầu tư địa ốc.

Chí phí trả lãi tiền gửi tăng cao hàng năm như vậy là do công tác huy

động vốn tại MHB chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch Ninh Kiều được thực

hiện gần như xuyên suốt với đầy đủ loại hình huy động như: tiền gửi thanh toán,

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có th ưởng, tiết kiệm dành cho người cao tuổi, phát

hành kỳ phiếu, trái phiếu… nhằm thu hút l ượng tiền đồng nhàn rỗi trong dân cư

cũng như của các tổ chức kinh tế.

● Trả lãi điều chuyển vốn nội bộ:

Mặc dù MHB chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều đã rất nỗ

lực trong công tác huy động vốn, cụ thể l à luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu

huy động, song nguồn vốn cần thiết đầu tư cho nền kinh tế địa phương rất lớn,

vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng. V ì vậy mà ngân

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

hàng thường xuyên nhận vốn điều hòa từ MHB chi nhánh Thành phố Cần Thơ để

đầu tư hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn n ày là nguồn lực chủ yếu cho hoạt động

của ngân hàng. Năm 2005 trả lãi điều chuyển vốn nội bộ là 4.538 triệu đồng, đến

năm 2006 thì chi phí này là 6.267 triệu đồng, tăng lên 1.729 triệu đồng, tương

ứng với 38,10% so với năm 2005 v à đến năm 2007 chi phí tăng l ên khá cao đến

8.239 triệu đồng, tăng lên 1.972 triệu đồng và tương đối là 31,47% so với năm

2006.

Vậy ta thấy chi phí huy động vốn tăng theo từng năm nh ưng nếu xét về

tốc độ chi phí tăng của năm n ày so với năm trước thì năm 2007 lại có xu hướng

giảm hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do chi phí trả lãi điều chuyển vốn

nội bộ của năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 6,63%. Điều này chứng tỏ

rằng, công tác huy động vốn của Ngân h àng tốt hơn nên mới thu hút được lượng

tiền nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế khá cao nên mới tạo ra chi phí trả

lãi tiền gửi tăng cao hàng năm là 12,12% (2006), 14,42% (2007).

4.3.2. hi phí hoạt động dịch vụ:

Dựa vào bảng số liệu 3 ta thấy chi phí dịch vụ của ngân h àng tăng, giảm

không đều qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2005 dịch vụ của ngân hàng

chưa thật tốt, để có thể cạnh tranh với ngân h àng khác vao năm 2006 ngân hàng

tăng cường về hoạt động dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán,

dịch vụ bảo lãnh nhằm làm cho dịch vụ ngày càng hiện đại hơn trong tương lai

nên đã làm cho chi phí tăng cao. Riêng đối với năm 2007 dịch vụ này tương đối

ổn định nên chi phí có phần giảm xuống rõ rệt.

4.3.3. hi phí hoạt động khác:

Nguyên nhân năm 2006 chi phí hoạt động khác của NH tăng so với năm

2005 về tuyệt đối lẫn tương đối là do chi cho khoản mục khác tương đối lớn như

chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang phục giao dịch, chi mua sắm công cụ lao động,

chi bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, chi văn phòng phẩm, chi thuê nhà, chi

xăng dầu, chi công tác phí, chi tuy ên truyền, quảng cáo, tiếp thị, chi điện nước,

vệ sinh cơ quan, chi hội nghị….

Đến năm 2007 chi phí hoạt động n ày lại giảm xuống so với năm 2006.

Nguyên nhân là do ngân hàng đ ã kiểm soát tốt chi phí của mình và có cái nhìn

sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

doanh của mình và những điều kiện khách quan nhằm giảm đến mức tối thiểu

những khoản chi không cần thiết. Có nh ư vậy, mới góp phần làm tăng lợi nhuận

của ngân hàng ngày càng cao hơn

4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận

Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (2005 - 2007)ĐVT: Tri ệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2005 2006 20072006/2005 2007/2006

Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh thu 7.285 9.949 13.584 2.664 36,57 3.635 36,54

Tổng chi phí 6.113 8.004 10.032 1.891 30,93 2.028 25,34

LN trước thuế 1.172 1.945 3.552 773 65,96 1.607 82,62

Thuế thu nhập 328 544 995 216 65,85 451 82,90

LN ròng 844 1.401 2.557 557 65,99 1.156 82,51

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều)

Dựa vào bảng 4 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng đã thay đổi theo chiều

hướng tăng lên. Năm 2005 lợi nhuận là 1.172 triệu đồng đến năm 2006 lợi nhuận

đạt 1.945 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 65,96% (tức tăng 773 triệu đồng) so

với năm 2005. Không dừng lại kết quả đó, năm 2007 lợi nhuận phát triển lên đến

3.552 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 82,62% (tức tăng 1.607 triệu đồng) so

với năm 2006.

Để đạt được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những chiến lược

kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị tr ường cũng

như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những

biện pháp khắc phục trong việc quản lý các kh oản mục chi phí, không ngừng hạ

thấp các khoản mục chi phí bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ l ãi suất cho vay để

tăng thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên đã cố gắng nắm bắt thời cơ để mở

rộng phạm vi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân h àng

trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không thể

không nói đến lợi nhuận - bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng

thương mại đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình, đã kinh doanh thì phải có

lợi nhuận, còn lợi nhuận nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn

chiến lược của các nhà quản trị, lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều

yếu tố khác như điều kiện thực tế, chi phí phát sinh ,…Và sự thay đổi đó có tác

động bất lợi hay thuận lợi, tăng giảm nh ư thế nào đến các ngân hàng, cụ thể là

MHB chi nhánh Ninh Kiều sẽ được trình bày bằng phương pháp thay thế liên

hoàn theo trình tự sau:

Căn cứ nguồn thông tin thu thập tại ngân h àng, ta lần lượt phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua từng năm nh ư sau:

Bảng 5: CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Các nhân tố ảnh hưởng

Năm Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C (%) L (Triệu đồng)

2005 50.253 5,002 0,47 2,2 1.172

2006 62.340 5,478 0,48 1,9 1.945

2007 84.758 6,141 0,51 1,4 3.552

(Nguồn: phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Ninh Kiều)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2006/2005

1. Xác định đối tượng phân tích.

∆ L = L06 – L05 = 1.945 - 1.172= 773 (triệu đồng)

Dựa vào bảng 5 ta thấy Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2006 so

với năm 2005 tăng 773 triệu đồng. Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi

4 nhân tố: Dư nợ bình quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ bình quân

Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2006 và 2005 ta thấy

∆Q = (Q06 – Q05)(P05 – Z05 – C5)

=(62.340 – 50.253)(0,05 – 0,0047 – 0,022)

= 12.087 x 0,0233 = 281,6 (triệu đồng)

Vậy: Do dư nợ bình quân năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12.087 triệu

đồng làm Lợi nhuận ngân hàng tăng 281,6 triệu đồng.

2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Lãi đầu ra

∆P = Q06 (P06 – P05) = 62.340 (0,055 – 0,05)

= 62.340 x 0,005 = 311,7 (triệu đồng)

Vậy: Do Lãi đầu ra năm 2006 tăng 0,5% so với năm 2005 làm lợi nhuận ngân

hàng tăng 311,7 triệu đồng.

2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào

∆Z = Q06 (Z06 – Z05) = 62.340 (0,0048 – 0,0047)

= 62.340 x 0,0001 = 6,23 (triệu đồng)

Vậy: Do lãi đầu vào năm 2006 tăng 0,01% so với năm 2005 làm lợi nhuận

ngân hàng giảm 6,23 triệu đồng.

2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động b ình quân

∆C = Q06 (C06 – C05) = 62.340 (0,019 – 0,022)

= 62.340 x (-0,003) = - 187,02 (triệu đồng)

Vậy: Do khoản chi tác nghiệp, chi cho cán bộ tín dụng, chi quản l ý… của

năm 2006 giảm 0,3% so với năm 2005 làm Lợi nhuận ngân hàng tăng 187,02

triệu đồng.

3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:

+ Dư nợ bình quân: 281,6 triệu đồng

+ Lãi đầu ra: 311,7 triệu đồng

+ Chi phí hoạt động bình quân: 187,02 triệu đồng

* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận

+ Lãi đầu vào 6,23 tri ệu đồng

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

773 triệu đồng

(281,6 + 311,7 + 187,02) – 6,23 = 773 triệu đồng đúng bằng đối tượng phân

tích (lợi nhuận)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007/2006

1. Xác định đối tượng phân tích

∆ L = L07 – L06 = 3.552 – 1.945 = 1.607 (triệu đồng)

Vậy: Lợi nhuận thực tế của Ngân hàng ở năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.607

triệu đồng.

Mức lợi nhuận tăng này là do ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Dư nợ bình

quân, Lãi đầu ra, Lãi đầu vào, chi phí hoạt động bình quân

2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố dư nợ cho vay bình quân

Áp dụng phương pháp chênh lệch giữa dư nợ bình quân 2007 và 2006 ta thấy

∆Q = (Q07 – Q06)(P06 – Z06 – C06)

= (84.758 – 62.340) (0,055 – 0,0048 – 0,019)

= 22.418 x 0,0312 = 699,4 (tri ệu đồng)

Vậy: Do dư nợ bìng quân năm 2007 tăng 22.418 triệu đồng so với 2006 làm

lợi nhuận NH tăng 699,4 triệu đồng.

2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu ra

∆P = Q07 (P07 – P06) = 84.758 (0,061 – 0,055)

= 84.758 * 0,006 = 508,6 (triệu đồng)

Vậy: Do lãi đầu ra năm 2007 tăng 0 ,6% so với 2006 làm lợi nhuận ngân hàng

tăng 508,6 triệu đồng.

2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố lãi đầu vào

∆Z = Q07 (Z07 – Z06) = 84.758 (0,0051 – 0,0048)

= 84.758 * 0,0003 = 25,43 (triệu đồng)

Vậy: Do lãi đầu vào năm 2007 tăng 0,03% so v ới 2006 làm lợi nhuận ngân

hàng giảm 25,43 triệu đồng.

2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí hoạt động b ình quân

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

∆C = Q07 (C07 – C06) = 84.758 (0,014 – 0,019)

= 84.758 * (-0,005) = - 423,8 (triệu đồng)

Vậy: Do khoản chi tác nghiệp, chi cho cán bộ tín dụng … năm 2007 giảm

0,5% so với 2006 làm lợi nhuận ngân hàng tăng 423,8 triệu đồng.

3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:

+ Dư nợ bình quân: 699 triệu đồng

+ Lãi đầu ra: 508,6 triệu đồng

+ Chi phí hoạt động bình quân: 423,8 triệu đồng

* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận

+ Lãi đầu vào: 25,43 đồng triệu

1.607 triệu đồng

699 + 508,6 + 423,8 – 25,43 = 1.607 triệu đồng = Đối tượng phân tích (lợi

nhuận)

Nhận xét:

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 3 năm

2005, 2006, 2007 ta thấy lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước là do giá trị của

dư nợ bình quân, lãi đầu ra, lãi đầu vào tăng và chi phí hoạt động bình quân

giảm. Nhân tố làm cho lợi nhuận tăng khá mạnh là dư nợ bình quân tăng cao và

chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng giảm cũng khá cao.

Tuy nhiên năm 2007, lợi nhuận tăng nhiều hơn (1.607 triệu đồng) so với

năm 2006 chỉ tăng 773 triệu đồng. Nguyên nhân: năm 2007, khoản phải trả cho

chi phí hoạt động bình quân giảm 423,8 triệu đồng trong khi năm 2006 th ì chi

phí này chỉ giảm có 187,2 triệu đồng. Điều n ày đã giúp cho lợi nhuận năm 2007

tăng 1.607 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó nhân tố ảnh hưởng đến mức

tăng lợi nhuận này là nhân tố dư nợ bình quân. Bởi dư nợ bình quân năm 2006 so

với năm 2005 chỉ tăng 281,6 triệu đồng, nh ưng đến năm 2007 thì nó lại tăng lên

đến 699 triệu đồng so với năm 2006.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

4.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

4.5.1 Các chỉ số đo lường lợi nhuận

Bảng 6: CÁC TỶ SỐ ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN

CHỈ TIÊUĐƠN VỊ

TÍNH

NĂM

2005 2006 2007

1. Tổng thu nhập Triệu đồng 7.285 9.949 13.584

2. Tổng chi phí Triệu đồng 6.113 8.004 10.032

3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 1.172 1.945 3.552

4. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 844 1.401 2.557

5. Thu nhập lãi suất Triệu đồng 7.267 9.924 13.548

6. Chi phí lãi suất Triệu đồng 5.008 6.794 8.842

7. Chênh lệch thu chi lãi suất Triệu đồng 2.259 3.130 4.706

8. Tài sản sinh lời Triệu đồng 57.683 66.997 102.520

9. Tổng tài sản Triệu đồng 59.725 72.004 103.828

10. Hệ số thu nhập lãi (6/7) % 3,92 4,67 4,60

11. Hệ số doanh lời (3/1) % 16,09 19,44 26,33

12. Hệ số sử dụng tài sản (1/8) % 12,19 13,80 13,12

13.Tài sản sinh lời/tổng tài sản % 96,58 93,04 98,74

14.Lợi nhuận ròng/tổng tài sản

(ROA)% 1,41 1.95 2,46

(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh

Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều)

- Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA).

Dựa trên bảng 6 ta thấy ROA tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 l à

1,41%, năm 2006 là 1,95%, năm 2007 là 2,46%. Tính đến năm 2007, Chỉ số này

đã vượt kế hoạch chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân h àng tốt, ngân hàng có

cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tr ên tài sản

truớc những biến động của nền kinh tế.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

Nguyên nhân tăng là do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận r òng và

tổng tài sản. Tốc độ tăng của lợi nhuận ròng qua 2 mốc thời gian (2006/2005 l à

65,99%) và (2007/2006 là 82,51%) đ ều tăng nhanh hơn gấp nhiều lần so với tốc

độ tăng của Tài Sản với thời gian tương ứng là 20,56% và 44,20%.

Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số lợi nhuận

ròng trên tổng tài sản, ta lần lượt phân tích chúng theo từng mốc thời gian sau:

ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận v à Hệ số sử dụng

tài sản.

Bảng 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN ROA

Các nhân tố ảnh hưởng

Năma (tỷ suất lợi nhuận)

(%)b (Hệ số sử dụng tài sản)

(lần)ROA (%)

2005 11,59 0,12 1,412006 14,08 0,14 1,952007 18,82 0,13 2,46(Phòng kế toán ngân quỹ)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2006/2005

1 Xác định đối tượng phân tích ∆ R = R06 – R05

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

ROA được xác định: Rn = an x bn

+ Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2006 (R06)

R06 = a06 x b06 = 14,08 x 0,14 = 1,95%

+ Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) năm 2005 (R05)

R05 = a05 x b05 = 11,59 x 0,12 = 1,41 %

Đối tượng phân tích:

∆R = R06 – R05 = 1,95% – 1,41% = 0,54 %

Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,8 % là do

ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.

2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuận

∆a = a06b05 – a05b05

= 14,08 x 0,12 – 11,59 x 0,12 = 2,49 x 0,12 = 0,26 %

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận tăng 2,49% làm ROA ngân hàng tăng 0,26%.

2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng t ài sản:

∆b = a06b06 – a06b05

= 14,08 x 0,14 – 14,08 x 0,12 = 14,08 x 0,02 = 0,28 %

Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2006 tăng 0,02 lần so với 2005, làm ROA

của ngân hàng tăng 0,28%.

3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Nhân tố làm tăng ROA:

+ Hệ số sử dụng tài sản: 0,26 %

+ Tỷ suất lợi nhuận: 0,28 %

0,54 %

0,26 + 0,28 = 0,54% = Đối tượng phân tích (ROA)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2007/2006

1 Xác định đối tượng phân tích ∆ R = R07 – R06

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

ROA được xác định: Rn = an x bn

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2007 (R07)

R07 = a07 x b07 = 18,82 x 0,13 = 2,46%

+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2006 (R06 )

R06 = a06 x b06 = 14,08 x 0,14 = 1,95%

Đối tượng phân tích:

∆R = R07 – R06 = 2,46 – 1,95 = 0,51 %

Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,51% là

do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản

2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Sự tăng trưởng của ROA này do ảnh hưởng bởi các nhân tố (yếu tố) sau

2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố Tỷ suất lợi nhuậ n

∆a = a07b06 – a06b06

= 18,82 x 0,14 - 14,08 x 0,14 = 4,74 x 0,14 = 0,69 %

Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 4,47% làm cho lợi nhuân

ròng trên tổng tài sản tăng 0,63%.

2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố Hệ số sử dụng t ài sản

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 3 SVTH: Đoàn Văn

∆b = a07b07 – a07b06

= 18,82 x 0,13 – 18,82 x 0,14 = 18,82 x (-0,01) = - 0,18%

Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2007 giảm 0,01 lần so với 2006, làm ROA

của ngân hàng giảm 0,18%.

3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

* Nhân tố làm tăng ROA:

+ Tỷ suất lợi nhuận: 0,69 %

* Nhân tố làm giảm ROA:

+ Hệ số sử dụng tài sản: 0,18 %

0,51 %

0,69– 0,18 = 0,51% = Đối tượng phân tích (ROA)

Nhận xét: Qua kết quả so sánh mức độ ảnh h ưởng của các nhân tố đến ROA

theo từng năm ta thấy, nhân tố tác động thuận lợi đến ROA là tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận này luôn tăng, chứng tỏ hoạt động của ngân hàng năm sau hiệu

quả hơn năm trước. Như vậy hoạt động của ngân hàng đã được khẳng định là tốt

và cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

Bên cạnh đó, ta thấy yếu tố làm giảm nhẹ tốc độ tăng của ROA là hệ số sử

dụng tài sản (giảm 0,18%). Nguyên nhân là do tổng thu nhập và tổng tài sản

2007 đều tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng của năm 200 6.

Tuy ROA tăng qua 3 năm nhưng v ẫn còn < 1, cho thấy ứng với 1 đồng tài

sản đem đầu tư thì vẫn thu được lợi nhuận, nhưng lợi nhuận này còn bị tác động

bởi chi phí khá lớn nên giá trị của ROA chưa cao

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Hệ số doanh lời)

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu như thế nào năm

sau so với năm trước.

Nhìn vào bảng 8 cho thấy qua ba năm tỷ số này tăng lên. Năm 2005 là

16,09%. Năm 2006 tăng lên 19,44%, tức tăng 3,35% so với năm 2005 do tốc độ

tăng của thu nhập cao hơn so với việc chi lãi và chi dịch vụ từ 2 nguồn tương

ứng. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh từ 1 đồng doanh thu có xu hướng

gia tăng. Sang năm 2007 tỷ số này tiếp tục tăng mạnh đạt 26,33%, tức tăng

6,89%. Nguyên nhân như vậy là do ngân hàng đi vào hoạt động ổn định nên các

khoản chi phí giảm nhẹ, mà doanh thu lại tăng tiếp tục. Với kết quả đạt được như

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

vậy là do ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo v à thích ứng

với biến động của thị trường, đồng thời có những biện pháp tích cực trong việc

giảm chi phí ở mức hợp lý, gia tăng thu nhập từ các khoản đầu t ư cho vay để

tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi

nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ có được 16,09 đồng lợi nhuận ở năm 2005;

19,44 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và 26,33 đồng lợi nhuận ở năm 2007. Tỷ số

này tăng nhanh đều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động luôn mang lại hiệu quả

năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những

biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập nh ư áp dụng chính sách lãi suất linh

hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống.

- Hệ số thu lãi (Chênh lệch thu chi lãi suất/ Tổng tài sản sinh lời)

Hệ số thu lãi là chỉ tiêu đo lường việc tạo ra lợi nhuận dựa tr ên khả năng

quản lý tài sản. Theo kết quả tính toán qua ba năm ta thấy tốc độ tăng của năm

2006 tăng mạnh hơn so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 thì tốc độ tăng có

phần bị giảm xuống. Nguyên nhân năm 2006 tăng mạnh hơn năm 2005 là do lúc

này thu lãi cao hơn việc chi lãi suất, bên cạnh đó tốc độ tài sản sinh lời không

tăng cao. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận khá cao. Nh ưng đến năm

2007 hệ số thu lãi có chiều hướng giảm xuống. nguyên nhân năm 2007 Việt Nam

gia nhập vào WTO (tổ chức thương mại thế giới) ngân hàng muốn tạo thế đứng

cho mình nên tăng lãi suất huy động để đáp ứng nguồn vốn cho doanh nghiệp

nên đã làm cho thu nhập có phần bị hạn chế.tăng, trong khi đó t ài sản sinh lời có

chiều hướng tăng vì vậy hệ số thu lãi giảm xuống so với năm 2006.

- Hệ số sử dụng tài sản (Tổng thu nhập/ Tổng tài sản)

Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vào việc tạo ra lợi

nhuận.

Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng qua ba năm (2005 –

2007) có chiều hướng gia tăng. Nhưng tốc độ năm 2007 có xu hướng tăng châm

hơn so với tốc độ tăng của năm 2006. Nguy ên nhân là do năm 2005 mới đi vào

hoạt động tương đối ổn thu nhập của ngân hàng cũng chưa cao, đến năm 2006

ngân hàng bắt đầu hoạt động có hiệu quả, hệ số sử dụng t ài sản là 13,80% tăng

1,61% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 hệ số này tương đối ổn định giảm

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

hơn so với năm 2006. Nguyên nhân là do vi ệc tăng thu nhập tăng chậm h ơn so

với việc tăng tổng tài sản, do đó nó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Điều này chứng tỏ ngân hàng phân bổ nguồn vồn chưa thật hợp lý vào

năm 2007 làm cho lợi nhuận hơi giảm xuống.

- Tài sản có sinh lời trên tổng tài sản

Qua bảng 6 trên ta thấy, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản tăng

giảm không đều qua 3 năm (200 5 – 2007). Năm 2006 giảm so với năm 2005

nguyên nhân chính là do trong năm 2006 ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi

nhánh Ninh Kiều thu hồi lại các khoản cho vay những khách h àng mà có độ rủi

ro tương đối cao. Nên nó ảnh hưởng đến tài sản sinh lời trên tổng tài sản.

Tuy có giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng chỉ số tài sản có sinh lời trên tổng

tài sản đã tăng nhanh trở lại vào năm 2007, Nguyên nhân là do ngân hàng phát

triển nhà ĐBSCL chi nhánh Ninh Ki ều muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh tr ên thị

trường so với các Ngân hàng khác trên địa bàn nên tăng cường việc cho vay đến

từng khách hàng điều này chứng tỏ khả năng sinh lời từ 1 đồng tài sản của Ngân

hàng là rất cao, hoạt động kinh doanh của Ngân h àng rất hiệu quả, tinh thần trách

nhiệm của cán bộ nhân viên không ngừng được nâng lên.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

4.5.2 Chỉ tiêu về rủi ro

Bảng 8: CHỈ TIÊU VỀ RỦI RO

CHỈ TIÊUĐƠN VỊ

TÍNH2005 2006 2007

1. Tiền gửi của TCKT, dân cư,

TCTDTriệu đồng 4.817 7.368 18.764

2. Tài sản thanh khoản Triệu đồng 734 580 520

3. Nợ xấu Triệu đồng 320 480 968

4. Tổng dư nợ Triệu đồng 57.683 66.997 102.520

5. Tài sản nhạy cảm với lãi suất Triệu đồng 34.469 34.322 45.643

6. Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Triệu đồng 4.830 8.181 20.568

Rủi ro tín dụng(3/4) % 0,55 0,71 0,94

Rủi ro lãi suất(5/6) Lần 7,14 4,19 2,22

Hệ số thanh khoản(2/1) % 15,23 7,87 2,77

(Nguồn: Phòng kinh kế toán – ngân quỹ ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi

nhánh Ninh Kiều)

- Rủi ro tín dụng

Chỉ số này cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này càng

thấp điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Qua bảng 8 cho thấy tỷ lệ rủi ro này ngày càng tăng lên qua các năm.

Năm 2005 rủi ro tín dụng là 0,55%, và đến năm 2006 tỷ số này là 0,71%, tăng

0,16% so với năm 2005 và năm 2007 tỷ số này là 0,94%, tăng 0,23% so với năm

2006. Nhìn chung, tuy tỷ số này tăng qua ba năm nhưng nó ch ỉ tăng rất thấp

(dưới 1%) và vẫn nằm trong mức rủi ro ngân hàng chấp nhận được. Điều đó

chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh có hiệu quả. Nợ quá hạn qua ba năm

luôn thấp hơn so với tổng dư nợ, để làm được vấn đề đó là nhờ vào sự nổ lực

của tập thể cán bộ trong công tác thu hồi nợ cũn g như ban lãnh đạo đã giao

nhiệm vụ đến từng cán bộ tín dụng về các khoản thu nợ quá hạn cuối mỗi kỳ/

mỗi tháng, đến khi kết thúc ni ên độ sẽ tiến hành tổng kết lại nhằm khen thưởng

cá nhân nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, với mục đích hạn chế rủi ro đến

mức thấp nhất.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

Hay nói khác hơn là do phần lớn các khoản cho vay l à ngắn hạn, nên

việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được

rủi ro, bởi cho vay với kỳ hạn trả nợ d ài sẽ có biến động nhiều do hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều yếu tố: cạnh tranh, thị tr ường,

giá cả…; nhưng nếu vì lý do đó mà ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn thì sẽ mất

đi phần thu nhập không nhỏ từ hoạt động cho vay trung v à dài hạn bởi lãi suất

cho hoạt động này cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.

- Rủi ro lãi suất

Loại rủi ro này ảnh hưởng đến kết quả lãi lỗ của ngân hàng. Tỷ số này tốt

nhất bằng 1.

Kết quả tính toán qua ba năm cho thấy tỷ số n ày điều lớn hơn 1, điều này

chứng tỏ quy mô nguồn vốn nhạy cảm l ãi suất tăng chậm hơn so với tài sản nhạy

cảm lãi suất do tốc độ tăng trưởng tín dụng chủ yếu của chi nhánh l à tín dụng

ngắn hạn, do vậy quy mô tài sản nhạy cảm tăng nhanh, mà lợi nhuận của chi

nhánh chịu ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường do có sự cạnh tranh gay gắt về mặt

lãi suất tại từng điểm làm cho tỷ số này lớn hơn 1. Do lãi suất thị trường tăng sẽ

làm cho thu nhập ngân hàng tăng điều đó chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu

quả.

Như chúng ta đã thấy, lãi suất trên thị trường hiện nay thay đổi rõ rệt. Các

ngân đều đồng loạt tăng lãi suất huy động lên rất đáng kể để huy động lượng tiền

nhàn rỗi trong dân cư, doanh nghiêp, tổ chức kinh tế. Nguyên nhân tăng lãi suất

là do ngân hàng cần lượng tiền để cho vay đối với các tổ chức kinh tế có khả

năng mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận ngân hàng rất cao, đồng thời tạo ra sự cạnh

tranh gay gắt đối với các ngân hàng trong cùng một hệ thống. Do đó chúng ta cần

phải linh hoạt trong mọi tình huống thay đổi của thị trường để ngân hàng hoạt

động tốt hơn.

- Hệ số thanh khoản

Khả năng thanh khoản của ngân h àng là tình trạng tiền mặt sẵn sàn để chi

trả cho nhu cầu rút đột xuất trong các hoạt động. Hệ số thanh khoản đ ược hiểu là

rủi ro ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết kịp thời

thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Qua tính toán ta thấy rằng chỉ ti êu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

này qua ba năm đạt từ 2,77% – 15,23%. Kết quả này có nghĩa là trong bản thân

chi nhánh ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản khi phá t sinh hu cầu tiền mặt.

Tuy nhiên vì đứng trên tốc độ của một Chi nhánh Ninh kiều nh ìn nhận ta thấy

rằng chi nhánh luôn đảm bảo khả năng thanh khoản trong hoạt động của m ình

bởi vì chi nhánh được sự hỗ trợ của Chi nhánh Cần Th ơ, nên chỉ tiêu dự trữ bắt

buộc chi nhánh chỉ mang tính chất tham khảo, tỷ lệ dự trữ khả năng thanh toán

luôn đảm bảo khả năng tuyệt đối để không xảy ra tr ường hợp mất khả năng chi

Tóm lại: Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ta thấy chi nhánh

hoạt động tương đối tốt, lợi nhuận tăng trưởng. Tuy rằng tốc độ tăng qua các năm

không đồng đều do nguyên nhân khách quan của tình hình kinh tế đã ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cho n ên, trong tương lai chi nhánh c

ần quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí nhất l à chi phí ngoài lãi suất, để có thể

tăng khả năng cạnh tranh, cần có chính sách tiết kiệm trong các khoản chi nh

ư: Chi phí tiếp khách, hội nghị…, có chính sách đ ưa ra các chỉ tiêu cho các

phòng ban trong việc sử dụng chi phí hoạt động một cách hợp lý v à có kế

hoạch khen thưởng khi họ thực hiện tốt các chỉ ti êu đưa ra mà vẫn đảm bảo

công việc thực hiện có hiệu quả, để đạt được như vậy chúng ta cần phải mở rộng

cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, tư nhân, cá thể.

Bên cạnh đó, cần phải cần phải cân đối giữa nguồn vốn huy động v à sử

dụng vốn để có thể cân bằng giữa lợi nhuận v à rủi ro trong lĩnh vực hoạt động

kinh doanh tiền tệ vốn rất nhạy cảm với những biến động của môi tr ường bên

ngoài.

Mặt khác, cần phải đa dạng hóa các loại h ình sản phẩm dịch vụ mới thu

hút khách hàng với các tiện ích tối ưu nhằm gia tăng lợi nhuận.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH

5.1. Mặt mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh

5.1.1. Điểm mạnh

- Điểm mạnh được đánh giá trước tiên của MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng

giao dịch Ninh Kiều đó là thừa hưởng lợi thế về thương hiệu Ngân hàng. Sau 8

năm đi vào hoạt động, đến năm 2007, MHB đ ã trở thành Ngân hàng có tổng tài

sản lớn thứ 7 tại Việt nam, tăng 56 lần so với ng ày đầu thành lập. Theo kết quả

kiểm toán quốc tế quốc tế, MHB hiện l à Ngân hàng an toàn hàng đầu của Việt

Nam với tỷ lệ an toàn vốn xắp xỉ 13% (theo tiêu chuẩn quốc tế là 8%), tốc độ

tăng trưởng trung bình là 60% -70%/năm, được sự hổ trợ phát triển của Ngân

hàng thế giới và tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế Thụy Sĩ.

Ngân hàng phát Triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều còn có thế mạnh về nghiệp vụ huy động vốn. Nguồn vốn huy động

được từ tiền nhàn rỗi trong dân cư, cũng như tiền gửi thanh toán của các tổ chức

kinh tế tăng dần qua các năm. Ngo ài ra, Ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ

nhiều mặt từ MHB Chi nhánh Cần Th ơ, nhất là vốn điều chuyển, nguồn vốn này

giúp ích rất nhiều cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Như đã phân tích ở

trên thì trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh thì vốn điều chuyển từ MHB Chi

nhánh Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn v à nhờ có nguồn

vốn này mà Ngân hàng đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu tín dụng của

tất cả các thành phần kinh tế và dân cư.

Cũng như nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay cũng đang l à thế

mạnh của Ngân hàng. Ngân hàng có lợi thế là từ khi thành lập đến nay đã có

được những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh ổn định v à hiệu quả.

Dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm. Trong c ơ cấu tín dụng, cho vay ngắn hạn

chiếm tỷ trọng cao, bên cạnh đó, Ngân hàng đã và đang đầu tư sang những dự án

lớn, mở rộng đối tượng phục vụ đến tất cả các th ành phần kinh tế, đó là một

hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

Ngoài ra, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến lãi suất huy động và cho vay,

Ngân hàng luôn tham khảo khung lãi suất trên địa bàn, dự báo khả năng cung cầu

về vốn, tham mưu cho Ban Lãnh đạo MHB Chi nhánh Cần Thơ để có những

quyết định phù hợp với khung lãi suất của thị trường. Qua đó cho thấy năng lực

quản lý của Ban Lãnh đạo MHB Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh

Kiều cộng với sự nhiệt tình, năng nỗ của tất cả cán bộ công nhân vi ên Ngân

hàng, là một lợi thế giúp ngân hàng Phát triển vững vàng trong điều kiện cạnh

tranh ngày càng quyết liệt.

Qua những cố gắng trên, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất

định, đặc biệt là kết quả kinh doanh qua các năm đều đạt lợi nhuận v à có chiều

hướng tăng dần, cho thấy khả năng t ài chính ổn định, tạo điều kiện cho việc phát

triển Ngân hàng trong tương lai.

4.1.2. Điểm yếu

Bên cạnh tồn tại những điểm mạnh vẫn tồn tại điểm yếu của Ngân h àng,

bởi vì vốn huy động được phần lớn là vốn ngắn hạn, trong khi đó, nhu cầu về

vốn trung và dài hạn rất lớn. Những sản phẩm huy động vốn hiện có chưa thật sự

hấp dẫn và khuyến khích khách hàng gửi tiền dài hạn. Giống như dịch vụ tiền

gửi, dịch vụ tín dụng chỉ bao gồm các sản phẩm truyền thống, Ngân h àng chỉ chú

trọng cho vay khách hàng mà chưa mở rộng sang các hình thức đầu tư mới, sản

phẩm dịch vụ của Ngân hàng tuy có phát triển nhưng chưa được phong phú, còn

đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng nên

chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng thu nhập như đã phân tích ở phần trên.

Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng hiện đại thì khoản thu nhập dịch vụ

của Ngân hàng phải chiếm trên 50% tổng thu nhập. Do vậy, Ngân hàng cần khai

thác thêm nguồn thu này để giảm thiểu rủi ro tín dụng v à góp phần tăng thêm thu

nhập cho ngân hàng như thị trường thẻ, thanh toán quốc tế, kinh doan h ngoại hối

và thị trường chứng khoán là thị trường rất đáng quan tâm để thu phí dịch vụ.

Ngoài ra Ngân hàng vẫn còn một số điểm qua tâm như:

- Trụ sở MHB Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều tuy nằm ở vị

trí thuận lợi ngay trung tâm Thành Phố Cần Thơ, song bề ngoài ngân hàng chưa

thật sự gây sự chú ý để thu hút khách h àng, bên trong cơ sở vật chất kỹ thuật,

công nghệ, trang thiết bị còn rất lạc hậu. Hệ thống thông tin ch ưa phát triển đồng

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

bộ, mức độ tự động hóa thấp, ch ưa thật sự xứng đáng tầm vốc của một Ngân

hàng hiện đại.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng tuy có trình độ, có nhiệt huyết

với sự phát triển của Ngân hàng. Song nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự thì

bộ máy tổ chức nhân sự của Ngân h àng vẫn còn nhiều bất cập, Ngân hàng vẫn

còn thiếu nhiều cán bộ, đặc biệt l à cán bộ tín dụng, nên chưa thể đáp ứng được

nhu cầu phát triển ngân hàng, đây là một yếu tố quan trọng cản trở năng lực cạnh

tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đ ộng kinh doanh

5.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực t ài chính của ngân hàng

Để nâng cao năng lực tài chính của mình, MHB Chi nhánh Cần Thơ –

pòng giao dịch Ninh Kiều nên đa dạng hóa hình thức huy đông vốn, điều chỉnh

lãi suất trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra ngân hàng cần có cơ cấu đầu tư trong

điều kiện mới theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung v à dài hạn, phát triển

cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế.

Qua phân tích ta thấy, năm 2005 tổng nguồn vốn l à 59.725 triệu đồng,

năm 2006 tổng nguồn vốn là 72.004 triệu đồng, đến năm 2007 nguồn vốn tiếp

tục tăng lên đạt 103.828 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động tăng dần qua 3

năm và có chiều hướng tiếp tục tăng thêm qua năm kế tiếp. Mặc dù vậy, nguồn

vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân

hàng. Do đó, ngân hàng ngoài vi ệc cần phát huy giải pháp huy động vốn hữu

hiệu đã có thì cần đặc biệt chú trọng đến loại h ình tiền gửi tiết kiệm dài hạn vì sự

yên tâm về thời hạn khi sử dụng đồng vốn để cho vay. Qua thực tế hoạt động tại

ngân hàng cho thấy tiềm năng của các loại vốn d ài hạn là rất lớn, nó có trong tất

cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Th ành Phố Cần Thơ

đang đà đo thị hóa, các dự án nâng cấp đô thị luôn mở rộng, một số tầng lớp dân

cư vốn trước đây là nông dân chân lấm tay bùn nay bổng chốc trở thành tỷ phú.

Nguồn vốn này có thể huy động được bằng các mức lãi suất thỏa thuận theo cân

đối nhu cầu vốn của ngân hàng và nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các giải

pháp huy động vốn hữu hiệu sẽ là yếu tố tất yếu quan trọng để thu hút khách

hàng, giúp gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng và làm giảm gánh nặng

cho vay của nguồn vốn điều chuyển.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

Từ bảng số liệu 2 cho ta thấy nguồn thu từ l ãi cho vay của MHB Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều qua ba năm 2005 – 2007 đều tăng.

Tuy nhiên nếu xét về mặt cơ cấu giữa thu lãi cho vay ngắn hạn trên thu nhập từ

hoạt động tín dụng và thu lãi cho vay trung hạn trên thu nhập từ hoạt động tín

dụng, thì thu lãi cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu lãi cho vay

trung hạn và có chiều hướng phát triển hơn. Điều này cho thấy MHB Chi nhánh

Cần Thơ – phòng gioa dịch Ninh Kiều nên có chính sách phù hợp để thay đổi cơ

cấu đầu tư trong điều kiện mới theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài

hạn, phát triển cho vay ti êu dùng đối với cá nhân trong nền kinh tế. Đặc biệt cần

chú trọng đến những dự án cần nhiều vốn vay ngân h àng, đó là các dự án khu

dân cư và các khu đô thị mới.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, thành phố Cần Thơ luôn được

sự quan tâm rất lớn của Đảng v à Nhà nước trong vấn đề nhà ở của người dân,

nên đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ về vấn đề cho vay phát triển nh à ở,

nhằm ổn định đời sống nhân dân. Do đó ngân h àng cũng cần đặc biệt quan tâm

đến thành phần kinh tế này, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách h àng

truyền thống, tích cực tiếp cận những khách h àng mới có triển vọng phát triển

trong tương lai. Bên cạnh đó, ngân hàng nên không ngừng theo dõi các dự án xây

dựng nhà ở, các cụm tuyến dân cư đã được nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng, kết hợp với việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó hướng dẫn tạo

điều kiện thuận lợi cho khách h àng có nhu cầu vay vốn xây dựng nhà ở. Đây

cũng là điều phù hợp vì MHB Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều

là ngân hàng chuyên cho vay về lĩnh vực đầu tư, xây dựng nhà ở.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống và nhu cầu thỏa mãn của

người dân ngày càng cao. Vì vậy, việc phát triển cho vay ti êu dùng đối với các cá

nhân trong nền kinh tế cũng là mục tiêu mà MHB Chi nhánh Cần Thơ – phòng

giao dịch Ninh Kiều chú trọng.

Tóm lại, để đẩy mạnh tín dụng, cần tạo đ ược quy trình cung cấp linh hoạt

sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng, có thể cho ra

điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thỏa thuận giữa hai bên. MHB Chi

Nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều nên tăng cường hơn nữa việc đa

dạng hóa đối tượng và khách hàng cho vay, đây cũng là biện pháp nhằm phân tán

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 4 SVTH: Đoàn Văn

rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có những biện pháp khuyến

khích bằng lợi ích vật chất, điều kiện thăng tiến cho những cán bộ có công thu

hút khách hàng mới đến với ngân hàng, có chính sách ưu đãi đối với ngân hàng

lớn.

5.2.2. Giải pháp về tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân h àng và hệ

thống thanh toán

Ngân hàng phát Triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao

dịch Ninh Kiều cần xem xét tăng mức vốn đầu t ư để trang bị kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến có công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân

hàng. Vì trong thời gian qua, mặc dù công nghệ ngân hàng tuy được chú trọng

nhưng theo đánh giá chung v ẫn còn yếu kém và lạc hậu. Hiện nay, nhiều ngân

hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động trực tuyến,

tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với

ngân hàng.

Trong cơ cấu thu nhập hiện nay tại MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng

giao dịch Ninh Kiều thì khoản thu dịch vụ của ngân hàng mặc dù có tăng trong

thời gian qua nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Do đó,

thông qua việc hiện đại hóa công nghệ, ngân h àng nên có chính sách khai thác

công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm v à nhóm sản phẩm

dựa trên công nghệ cao nhằm nâng Cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm dịch

vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm cho khách h àng. Đồng thời việc

phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán v à hạn chế

bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, cụ thể là:

- Kết hợp với MHB Chi nhánh Cần Th ơ triển khai thêm đến các khu vực

trọng điểm như siêu thị, trường học, bến xe, bến tàu, khu dân cư…các máy rút

tiền tự động (ATM), tăng cường vận động người dân tham gia sử dụng các tiện

ích của ngân hàng. Số lượng thẻ phát hành càng nhiều thì lượng tiền gửi trong

thẻ càng tăng. Đây chính là nguồn vốn huy động giá rẻ mà ngân hàng có thể

tranh thủ được.

- Vị trí đặt trụ sở ngân hàng rất thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh

doanh ngoại hối, do nàm ngay trung tâm Thành Phố Cần Thơ, rất gần với các

khu có nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, dân cư đông đảo. Hơn nữa, trong

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

những nam gần đây, số lượng Việt Kiều và ngoại kiều vãng lai đến Thành Phố

Cần Thơ rất nhiều, đây là môi trường rất tốt cho việc kinh doanh ngoại hối, MHB

Chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều nên tranh thủ mở rộng hoạt

động kinh doanh ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ mạnh mua v ào, kết hợp

với MHB Chi nhánh Cần Thơ, ngân hàng ngoại thương Cần Thơ để tìm đầu ra

cho ngoại tệ.

- Hoạt động Marketing tại MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều cũng cần được chú trọng, ngân hàng nên xem xét lại việc quãng cáo

thương hiệu thông qua việc chỉnh trang lại trụ sở ngân h àng, bởi vì bộ mặt ngân

hàng hiện đại sẽ góp phần làm tăng thêm uy tín của ngân hàng trên thị trường

tiền tệ nói chung cũng như trong quan hệ giao dịch với khách hàng nói riêng.

5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngủ nhân viên ngân hàng

- Nhìn chung, đội ngủ cán bộ nhân viên ngân hàng đều là những người có

năng lực và trình độ nghiệp vụ tuy nhiên để chuẩn bị cho chương trình cổ phần

hóa MHB và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, MHB chi nhánh Cần Th ơ –

phòng giao dịch Ninh Kiều cũng cần chú trọng cập kiến thức đ ào tạo nhằm nâng

cao năng lực, trình độ kỹ năng nghiệp vụ, đặc biệt l à kỹ năng tin học và ngoại

ngữ cho tất cả cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu về phát triển dịch vụ

mới của ngân hàng.

- Bộ máy tổ chức – nhân sự của ngân hàng cũng là việc mà MHB Chi

nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều cần đáng quan tâm. Cụ thể, ngân

hàng chưa có cán bộ kiểm soát nội bộ để thực hiện c hức năng kiểm tra, giám sát,

kiểm toán nội bộ các mặt hoạt động của đ ơn vị. Đồng thời ngân hàng cũng cần

tăng thêm số lượng cán bộ tín dụng để có thể đảm bảo cho việc mở rộng địa b àn

và quy mô hoạt động, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển ngân h àng. Đây là

một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân h àng

trong quá trình hội nhập.

Tóm lại, Cần Thơ là một Thành Phố đang phát triển, nhu cầu vốn cho quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng lớn, đòi hỏi ngân hàng phải phát

triển đủ mạnh để thực hiện tốt vay tr ò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Mặt khác,

ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng với nhiều nghiệp

vụ, đòi hỏi chuyên môn hóa cao, lại rất nhạy cảm với các biến động về nền kinh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

tế, chính trị, xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho

đội ngũ cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng các cầu

phát triển kinh doanh hiện nay, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển ngân

hàng trong tương lai.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Qua ba năm hoạt động từ năm 2005-2007, dư nợ tại MHB Chi nhánh Cần

Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều tăng đều, tuy không cao nh ưng qua đó cũng

cho thấy ngân hàng đang làm tốt việc mở rộng hoạt động kinh doanh của m ình.

Cụ thể năm cho khách hàng vay là 57.683 triệu đồng, đến năm 2006 cho khách

hàng vay là 66.997 triệu đồng, tăng 9.314 triệu đồng, tức tăng 16,15% so với

năm 2005, nhưng đến năm 2007 cho vay khách h àng tăng lên cao đạt 102.520

triệu đồng, tăng 35.523 triệu đồng , tức tăng 53,02% so với năm 2006.Các khoản

thu nhập từ lãi năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau: năm 2005 thu nhập từ

lãi là 7.267 triệu đồng, năm 2006 thu nhập từ l ãi là 9.910 triệu đồng, tăng 2.643

triệu đồng, tức tăng 36,37% so với năm 2005, đến nă m 2007 thu nhập từ lãi

13.582 triệu đồng, tăng 3.672 triệu đồng, tức tăng 37,05% so với năm 2006.

Chứng tỏ công tác thu nợ của ngân h àng đang thực hiện tốt. Việc dư nợ của ngân

hàng tăng dần qua các năm đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng vốn cho

các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các tầng lớp dân c ư, đồng thời nhờ đó tác động

tích cực đến việc khai thác các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của địa ph ương. Bên

cạnh đó, công tác thu nợ được làm tốt đã góp phần tạo nhiều vòng quay tín dụng,

mang về thêm nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn một cách tổng quát, hoạt động của MHB Chi nhánh Cần Th ơ –

phòng giao dịch Ninh Kiều đã và đang đi đúng hướng, việc làm cần là tiếp tục

phát huy những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc phục những

yếu kém còn tồn tại, để đảm bảo hoạt động của ngân h àng có được sự phát triển

lành mạnh và bền vững.

6.2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu, phân tích đề tài của mình, qua xem xét các

mặt hoạt động thực tế diễn ra tại MHB Chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch

Ninh Kiều, em xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

* Kiến nghị đối với UBND Thành Phố Cần Thơ

Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ, trên cơ sở

đó tạo môi trường thuận lợi giúp cho Ngân hàng phát triển nhà nói riêng và cả hệ

thống nói chung. Đề nghị UBND Thành Phố quan tâm hơn trong việc mở rộng

trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư,

xây dựng các khu kinh tế tập trung, các khu dân cư cao cấp, xây dựng những dự

án khả thi giúp Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL có chiều hướng hoạt động ngày

càng hiệu quả hơn.

Đề nghị UBND Thành Phố chỉ đạo các cấp và các ngành mà đặc biệt là

ngành Toà án, kiểm soát cơ quan thi hành án giúp đỡ Ngân hàng xử lý nợ quá

hạn, giải quyết nhanh các t ài sản đảm bảo tiền vay là bất động sản thực hiện

nghiêm việc thi hành án đối với các bản án có hiệu lực phát m ãi và chuyển đổi sở

hữu được tài sản thế chấp giúp cho Ngân hàng thu hồi được vốn.

* Kiến nghị đối với Hội sở chính.

Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều

kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ

dụng cụ, bảo quản…

Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa cán bộ nhân viên đào tạo, nâng cao

trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường,

điều kiện kinh doanh trong thời đại mới, góp phần nâng số l ượng cán bộ có trình

độ cao trên địa bàn.

Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao

dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của MHB

Nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác hệ thống (Xây dựng hệ

thống liên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh t ình trạng

thẻ của ngân hàng nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của NH

đó tức 1 thẻ có thể sử dụng được nhiều máy ATM của bất kỳ ngân hàng nào.

Kiều.

* Kiến nghị đối với MHB chi nhánh Cần Th ơ – phòng giao dịch Ninh

- Về công tác tuyên truyền, quảng cáo: Ngân hàng cần chỉnh trang lại trụ

sở làm việc cho phù hợp với ngân hàng hiện đại, mở rộng tuyên truyền, quảng

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL…

GVHD: ThS. Thái Văn 5 SVTH: Đoàn Văn

cáo để mọi tổ chức, mọi người dân hiểu biết vế ngân hàng thông qua các kênh

truyền hình, điều này rất cần thiết sẽ giúp cho ngân h àng quảng bá thương hiệu

và mở rộng giao dịch hơn nữa

- Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi

diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi v à có lợi

cho ngân hàng, để từ đó báo cáo ngay với cấp tr ên đưa ra hướng giải quyết tốt

nhất.

- Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ quy tụ những khách hàng lớn và

quan trọng, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Qua hội nghị có thể tập

hợp được ý kiến của khách hàng để đưa các sản phẩm của ngân hàng đến gần

khách hàng hơn.

- Tình hình nhân sự: trước mắt ngân hàng nên bổ sung cán bộ kiểm soát

nội bộ để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ các mặt hoạt

động của đơn vị. Đồng thời ngân hàng cũng cần tuyển thêm nhân viên để tăng

cường số lượng cán bộ tín dụng, đảm bảo cho việc mở rộng địa b àn hoạt động,

nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng

góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân h àng trong quá trình hội nhập.