tailieuthamkhaobvtv phan nam nhom4

24
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BVTV ĐỀ TÀI: NẤM BEAUVERIA BASSIANA VÀ NẤM ENTOMOPATHOGENIC (EPF) KHÁC TRONG QUẢN LÝ CÔN TRÙNG GÂY HẠI GVHD: PGS.TS.Phan Phước Hiền Nhóm báo cáo: 4 1. Võ Văn Nhân 2. Nguyễn Hoài Nam 3. Phạm Thanh Vân 4. Lê Mậu Hoàng

Upload: huy-pham

Post on 06-Aug-2015

198 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BVTV

ĐỀ TÀI: NẤM BEAUVERIA BASSIANA VÀ NẤM

ENTOMOPATHOGENIC (EPF) KHÁC TRONG QUẢN LÝ CÔN

TRÙNG GÂY HẠI

GVHD: PGS.TS.Phan Phước Hiền

Nhóm báo cáo: 4

1. Võ Văn Nhân

2. Nguyễn Hoài Nam

3. Phạm Thanh Vân

4. Lê Mậu Hoàng

TPHCM – 11/2012

Page 2: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

M c L cụ ụ

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................4

1. Đặt vấn đề.................................................................................................................4

2. Mục tiêu....................................................................................................................4

3. Phương pháp............................................................................................................4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG.................................................................................................4

1. Một số loài nấm có khả năng gây bệnh côn trùng hại cây trồng............................4

2. Một số đặc điểm cơ bản của chi nấm Beauveria và Metarhizium..........................5

A. Metarhizium (nấm lục cương)................................................................................5

B. Chi Beauveria (nấm bạch cương)...........................................................................6

3. Đặc điểm của nấm Beauveria bassiana (Bb)............................................................6

3.1 Đặc điểm hình thái...............................................................................................6

3.2 Độc tố của nấm Beauveria.......................................................................................6

3.3 Cơ chế tác động lên cơ thể côn trùng......................................................................6

4. Ứng dụng một số nấm entomopathogenic (EPF) trong quản lí côn trùng gây hại..8

4.1 Tổng quan EPF.........................................................................................................9

4.2 Ứng dụng...................................................................................................................9

5. Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ nấm...................................................10

5.1 Phương pháp lên men chìm...................................................................................10

5.2 Phương pháp lên men xốp.................................................................................10

5.3 Các giai đoạn trong quy trình sản xuất nấm.......................................................11

5.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu ( hay môi trường lên men).........................................11

5.3.2 Phân lập giống nấm thuần..............................................................................12

5.3.3 Các môi trường nhân giống.......................................................12_Toc340525039

5.4 Các thông số cần chú ý trong quá trình sản xuất................................................13

5.5 Thành phẩm............................................................................................................14

6. Một số chế phẩm thuốc trừ sâu chứa beauveria bassiana.......................................14

6.1 Thuốc trừ sâu Muskardin......................................................................................14

6.2 Chế phẩm Biovip....................................................................................................15

Page 3: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

6.3 Thuốc trừ sâu sinh học AT vi sinh........................................................................15

Kết luận.............................................................................................................................15

Tài liệu tham khảo

Page 4: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

- Như đã được giới thiệu ở bài báo cáo trước thì thuốc trừ sâu sinh học được sản

xuất từ bốn nguồn chính là: vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và virus. Được sự phân

công và hướng dẫn của thầy Phan Phước Hiền nên hôm nay nhóm xin được

trình bày về đề tài: “Nấm Beauveria bassiana và nấm Entomopathogenic (EPF)

khác trong quản lý côn trùng gây hại”.

2. Mục tiêu

- Giới thiệu sơ lược về nấm Beauveria bassiana và nấm Entomopathogenic

(EPF).

- Giới thiệu quy trình sản xuất 2 loại nấm trên

- Một số chế phẩm phổ biến

3. Phương pháp

- Thảo luận nhóm

- Tìm hiểu tài liệu trên mạng.

- Tìm đọc các tại liệu liên quan trên thư viện, tài liệu của GVHD.

Page 5: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

1. Một số loài nấm có khả năng gây bệnh côn trùng hại cây trồng

- Có khoảng 200 loài có thể kí sinh gây bệnh lên côn trùng tập trung chủ yếu ở ngành

nấm thật Mycobionta, ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes (Fungi

imperfecti).

- Dựa theo đặc điểm hình thái, lớp nấm bất toàn được chia làm 4 bộ:

+ Bộ nấm túi giả

+Bộ nấm đĩa giá

+Bộ nấm bất thụ

+Bộ nấm bông

- Họ nấm bông Moniliaceae có rất nhiều loài kí sinh và gây bệnh cho côn trùng tập trung

chủ yếu ở một số chi:

+ Chi Beauveria

+ Chi Nomuraea

+ Chi Metarhizium

+ Chi Paecilomyces

+ Chi Hirsutella

+ Chi Verticilium

2. Một số đặc điểm cơ bản của chi nấm Beauveria và Metarhizium

A. Metarhizium (nấm lục cương)

- Gồm có hai loài chính:

+ M.anisopliae

+ M.flavoviride

- Đặc điểm hình thái: Có sợi nấm và bào tử, lúc đầu màu trắng sau đó chuyển

sang màu xanh.

- Cuốn sinh bào tử ngắn, bào tử trần, dạng hình oval, hình trứng, cổ chai hoặc

hình trụ.

- Kích thước bào tử khoảng 3.5-4 m

- Độc tố:

Page 6: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

+ Ngoại độc tố có tên là Destruxin A: C29H47O7N5, B: C30H51O7N5, C hoặc D.

+ Các ngoại độc tố đó là sản phẩm thứ cấp, vòng peptit.

- Cơ chế gây bệnh của nấm M.anisopliae lên côn trùng:

Khi bào tử nấm lục cương bám trên bề mặt côn trùng trong khoảng 24h thì bào

tử sẽ nảy mầm tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn trùng, sau đó tiếp tục phân

nhánh tạo nên một mạng sợi nấm chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng, cũng

giống như nấm Beauveria Bassiana. Nấm Metarhizium anisopliae (Ma) đã tiết

ra các độc tố Destruxin A,B và chính các độc tố trên đã gây chết côn trùng.

B. Chi Beauveria (nấm bạch cương)

Gồm 3 loài chính có khả năng tiêu diệt côn trùng:

+ Beauveria bassiana

+ Beauveria tenella

+ Beauveria brongniartii

3. Đặc điểm của nấm Beauveria bassiana (Bb)

3.1 Đặc điểm hình thái

- Nấm Bb sinh ra những bào tử trần đơn bào, không màu, hình cầu hoặc hình

trứng, đường kính từ 1-4 m, sợi nấm có đường nằm ngang từ 3-5 m phát triển

mạnh trên môi trường nhân tạo hoặc trên cơ thể côn trùng.

- Chúng mang nhiều giá sinh bào tử, phồng to ở dưới với kích thước 3-5 x 3-6 m.

- Các giá bào tử trần thường tạo thành các nhánh ở phần ngọn hoặc trực tiếp tạo

thành các nhánh của giá, phần ngọn của bào tử có dạng cuống hẹp hình zích zắc

không đều.

3.2 Độc tố của nấm Beauveria

- Là Boverixin, vòng Depxipeptit có điểm sôi 93-940 C

- Công thức nguyên là C45H57O9N3. Nếu nuôi cấy trong 1 lít môi trường các nhà

khoa học tách được 1,5-3,8 gam độc tố Boverixin.

3.3 Cơ chế tác động lên cơ thể côn trùng

Trong tự nhiên, khi bào tử nấm Bb rơi vào cơ thể côn trùng, gặp điều kiện

thời tiết thích hợp, chỉ sau 12-24h thì bào tử nấm nảy mầm, chúng hình thành sợi

Page 7: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

đâm xuyên qua lớp vỏ kitin sau đó phát triển bên trong cơ thể của côn trùng, côn

trùng phải huy động các tế bào bạch huyết để chống đỡ, nhưng nấm Beauveria đã

tiết ra độc tố Boverixin có chứa proteaza và một số chất khác phá hủy ngay cả tế

bào bạch huyết làm cho sâu chết, sợi nấm mọc rất nhiều trong cơ thể sâu và sau đó

chui ra ngoài, tạo 1 lớp bào tử phủ trên cơ thể sâu.

Nấm Metarhizium anisopliae gây hại cho bọ rầy, bọ xít và nhiều loài sâu

hại. Khi bào tử nấm rơi trên cơ thể côn trùng sẽ nảy mầm và mọc vào trong cơ thể

côn trùng. Metarhizium có thể giải phóng các bào tử (conidia) ngay cả trong điều

kiện độ ẩm thấp (≤50%). Ngoài ra, Metarhizium anisopliae có thể có được dinh

dưỡng từ lipid trên lớp da ngoài này của côn trùng. Các loại nấm còn sản xuất ra

các chất chuyển hóa thứ cấp, như destruxins là ngoại độc tố. Nấm phát triển bên

trong cơ thể côn trùng và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng. Sau khi thâm nhập vào,

chúng phát triển nhanh chóng bên trong làm côn trùng chết. Các côn trùng nhiễm

nấm tiếp xúc với côn trùng khác sẽ làm cho những côn trùng này bị nhiễm

Metarhizium anisopliae. Khi côn trùng chết, nấm xuất hiện. Lúc đầu hình thành

một lớp trắng ở những chỗ nối giữa các đốt trên cơ thể côn trùng. Nếu là nấm

M.anisoplae, chúng sẽ chuyển thành màu xanh lục đậm. Bào tử xuất hiện từ ký chủ

đã chết lại lây lan sang ký chủ mới nhờ gió hoặc nước. Không chỉ phá hủy chức

năng sinh lý của côn trùng, độc tố của nấm còn làm đình chỉ sự dinh dưỡng của

côn trùng, gây hiện tượng tê liệt, phá hủy quá trình hô hấp, chèn ép cơ học sự tuần

hoàn máu do các thể sợi nấm phát triển và sinh sản trong xoang thân côn trùng.

Theo số liệu của Sekhrina T.A (1960), khi cho nhộng hay con cái ở bộ cánh

cứng nhiễm nấm thì thấy độ mắn đẻ của côn trùng giảm đáng kể. Các con cái ở bộ

Chelonia khi xử lý Boverin (chế phẩm sinh khối nấm Beauveria bassiana), số

lượng trứng giảm hơn đối chứng 41,3% trong điều kiện phòng thí nghiệm. Theo

Gamper N.M.etal (1986), qua nghiên cứu, nhiều tác giả ở các nước đều thấy rằng

trứng ở giai đoạn non của sự phát triển bào thai sẽ mẫn cảm cao hơn nấm. Nấm

cũng ảnh hưởng lên giai đoạn ấu trùng của côn trùng. Thông báo của Prasertphon

S. (1997) đã cho thấy độc tố được tạo thành ở một số nấm Entomophthora:

Page 8: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

E.apculata, E.cornata khi tiêm vào xoang cơ thể nhộng Galleria mellonella làm

chúng bị ức chế quá trình biến thái và chết. Nấm cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ

oxy của côn trùng. Bệnh lý của côn trùng bị nhiễm cũng giống như ở các động vật

có xương sống, một trong những dấu hiệu chủ yếu của bệnh là sự biến đổi hô hấp.

Công trình nghiên cứu của Sussman A. (1992) cho biết nhộng bị nhiễm nấm chỉ ít

lâu sau sự hấp thụ oxy của chúng đã tăng lên 7 lần. Đã có giả thiết cho rằng côn

trùng bị chết do các khí quản và lỗ thở bị phá hủy trực tiếp hay bằng cách phá hủy

hệ thần kinh.

Về bệnh lý mô học, sự tấn công của nấm gây bệnh vào thân chủ có thể là

được thực hiện bằng sự xâm nhập trực tiếp qua vỏ, qua thành ống tiêu hóa, qua lỗ

thở hay chỗ bị tổn thương ở vỏ cuticun. Các nấm diệt sâu xâm nhập vào cơ thể côn

trùng qua toàn bộ vỏ cuticun ngoài (exocuticun). Sự xâm nhập này được thực hiện

bằng lực cơ học, khi tiến sâu vào lớp cuticun trong (endocuticun) là nhờ vai trò chủ

yếu của hoạt động enzym do nấm sản sinh ra. Ngoài việc tiết enzym, các nấm còn

tiết ra độc tố trực tiếp vào huyết tương trong quá trình sinh sản của nó.

Trong quá tình phát triển nấm Bạch cương tiết ra một độc tố, chính độc tố

này làm cho côn trùng bị chết. Khi bào tử nấm gặp phải cơ thể côn trùng, chúng sẽ

nảy mầm mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin và phát triển trong cơ thể làm tiêu

hao các tế bào bạch huyết và cuối cùng làm côn trùng bị chết, trên cơ thể phủ kín

lớp phấn trắng. Khi chết cơ thể côn trùng cứng lại, các bào tử tiếp tục phát tán

trong không khí. Nấm Lục cương, sau khi rơi trên bề mặt cơ thể côn trùng trong 24

giờ nấm sẽ mọc sợi đâm xuyên qua vỏ côn trùng, phát triển thành các nhánh chằng

chịt trong cơ thể, trong quá trình phát triển chúng tiết ra các độc tố làm cho côn

trùng chết. Sau khi chết côn trùng có lớp màu xanh trên bề mặt cơ thể

Page 9: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

4. Ứng dụng một số nấm entomopathogenic (EPF) trong quản lí côn trùng gây

hại

- Các chủng nấm của EPF: Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae,

Nomuraea rileyi, Paecilomyces spp., Lecanicillium,…

- EPF thuộc về ba ngành: Ascomycota (các lớp :Laboulbeniales và Pyrenomycetes)

Deuteromycota (class Hyphomycetes), và Zygomycota (lớp nấm tiến hợp), chia

thành 12 lớp.

4.1 Tổng quan EPF

- Hai giống, Aschersonia và Tetranacrium, của lớp Coelomycetes là tác nhân gây

bệnh quan trọng trên ruồi trắng và côn trùng khác.

- Lớp Hyphomycetes bao gồm hơn 40 giống entomopathogenic tạo ra trên thế giới.

Nó bao gồm Verticillium lecanii, loại có thể hình thành bào tử.

- Sản xuất Viviparous trẻ có thể phân lập trên rệp đã bị nhiễm bệnh.

- Culicinomyces clavisporus và Tolyplocadium cylindrosporum lây nhiễm ấu trùng

muỗi os.

Page 10: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

4.2 Ứng dụng

- Nấm entomopathogenic có thể phát triển bằng bào tử hoặc sợi nấm.

- Việc sử dụng nấm entomopathogens thay thế cho thuốc trừ sâu hoặc ứng dụng

kết hợp thuốc trừ sâu với entomopathogens nấm có thể sẽ rất hữu ích cho việc

quản lý khả năng kháng thuốc trừ sâu.

- Chúng sinh enzym thủy phân ngoại bào chất, chất nhầy kết dính, thâm nhập

vào dịch hại, lây lan của sợi nấm và sinh chất độc hại.

- Đã nghiên cứu tổng hợp phân lập 36 Bb, với sự hiện diện của 9 enzyme ngoại

bào tham gia vào việc phá hủy lớp chitin, phân tử protein và polysaccharides.

Page 11: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

5. Công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ nấm

5.1 Phương pháp lên men chìm.

Sơ đồ công nghệ

Nguyên liệu Nguyên liệu

Khử trùng Khử trùng

Làm nguội Làm nguội

Cấy giống cấp 1

Lắc trên máy lắc Giống cấp 2

Thu sinh khối

Cấy vào môi trường lên men xốp

(Ly tâm, sấy..)

Thành phầm

(dạng bột hoặc lỏng)

Hình 1: Quy trình sản xuất nấm bằng phương pháp lên men chìm. (Phạm Thị Thùy, 1994)

Page 12: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

5.2 Phương pháp lên men xốp.

Sơ đồ công nghệ:

Ống giống thuần

Môi trường nhân giống cấp 1

Môi trường nhân giống cấp 2

Rải ra nia để hình thành bào tử trần ( 2 ngày)

Thu sinh khối, sấy 40 – 450C trong 6 – 8h

Hỗn hợp phụ gia để tạo chế phẩm nấm.

Kiểm tra chất lượng bào tử nấm

Thử hoạt lực trên sâu Đóng gói, bảo quản và sử dụng

Hình 2: Quy trình sản xuất nấm Ma theo phương pháp lên men bề mặt.

- Môi trường nhân giống cấp 1 khử trùng 0.8 at trong 30 phút.

- Môi trường cấp 2 và môi trường lên men xốp phải khử trùng ở 1 at trong 30 phút.

5.3 Các giai đoạn trong quy trình sản xuất nấm.

5.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu ( hay môi trường lên men)

- Môi trường bao gồm: bột cám gạo – bột ngô – bột đậu tương – trấu ( hoặc bã

mía..) theo tỉ lệ 5:3:1:1.

- Nguyên liệu trước khi vào lên men cùng với nấm thuần chủng phải qua sơ chế,

loại bỏ tạp chất, qua thanh trùng nhằm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật

không có lợi trong công nghệ.

Page 13: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

- Thanh trùng là quá trình gia nhiệt đến 60-90°C, nhằm tiêu diệt những vi sinh vật

gây hại như vi khuẩn, virut, nấm men, nấm mốc. Đơn vị PU thể hiện hiệu quả của

quá trình thanh trùng trong một khoảng thời gian xác định.

- Quá trình thanh trùng giúp làm giảm lượng vi sinh vật trong các sản phẩm.  Một

trong những phương pháp thanh trùng phổ biến là sử dụng hầm thanh trùng có

trang bị các ống phun. Và cần thiết phải xác định được thời gian và nhiệt độ tối

thiểu để quá trình thanh trùng vừa có hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật, vừa không tạo

ra các mùi vị không mong muốn cho sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được năng

lượng sử dụng.

- Đơn vị thanh trùng (PU) là đơn vị được dùng để đánh giá hiệu quả của một quá

trình thanh trùng một sản phẩm giữ ở điều kiện nhiệt độ 60°C trong thời gian 1

phút. Khi nhiệt độ đạt đến 60°C trong 1 phút thì giá trị PU là 1 đơn vị.

5.3.2 Phân lập giống nấm thuần.

- Sản xuất nấm Metarhizium flavoviride phải chọn giống chủng là Metarhizium

flavoviride được phân lập trên cào cào, châu chấu.

- Sản xuất nấm Metarhizium anisopliae phải chọn giống chủng là Metarhizium

anisopliae được phân lập trên rầy nâu hoặc là trên bọ hại cây dừa.

- Hoặc có thể phân lập Beauveria bassina phân lập từ sâu róm thông.

- Các loại nấm này phân lập trên côn trùng sau khi chúng đã chết.

Môi trường phân lập.

- Mẫu xác côn trùng bị chết hòa nước theo phương pháp pha loãng, gieo cấy trên

môi trường thạch petri, nuôi 5 – 7 ngày ở nhiệt độ từ 28 - 300C.

- Muốn hạn chế vi khuẩn không có lợi ta bổ sung vào môi trường phân lập một

số chất như sau:

+ NaCNS: 0.24 – 0.4M/l

+ Họ tetracyclin: 2 -5mg/l

+ Neonicin, polymycin, bacytracin: 50mg/l

Page 14: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

5.3.3 Các môi trường nhân giống.

5.3.3.1 Môi trường nhân giống cấp 1

Môi trường Sabouraud

- Agar 20g

- Pepton 10g

- Glucoza 40g

- MgSO4.7H2O 0.5g

- KH2PO4 1g

- H2O 1000ml

- pH 6

5.3.3.2 Môi trường nhân giống cấp 2.

Môi trường Sabouraud Dextroza Agar Cao nấm men (đối với lên men chìm)

- Cao nấm men 10g

- Pepton 15g

- Sacaroza 10g

- Agar 20g

- H2O 1000ml

- pH 6.5

5.4 Các thông số cần chú ý trong quá trình sản xuất.

- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 - 300C, nếu nhiệt độ quá cao hay

quá thấp thì bào tử sẽ bị chết hoặc không sinh bào tử.

- Ẩm độ: trong phạm vi 80 – 90%

- Môi trường nuôi cấy: phải bổ sung thêm chất kitin và glucose để hình thành số

lượng bào tử lớn.

- Kitin trong môi trường giúp cho chuẩn nấm sinh kitinaza được tốt hơn, giúp cho

nấm xuyên qua lớp biểu bì sâu, giúp cho nấm phát triền cũng như hình thành bào

tử đính.

Page 15: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

- Ngoài yếu tố nguồn C và N cần chú ý tới các nguyên tố khoáng như Co, Zn, cùng

với vitamin.

- pH: pH tối thích nằm trong khoảng 5,5 đến 6.5.

- Thông khí: do quá trình là lên men hiếu khí nên cần phải tạo ra độ thông thoáng

cần thiết, để môi trường có độ xốp, thông khí tốt người ta thưởng bổ sung trấu vào.

5.5 Thành phẩm.

- Sản phẩm sau quá trình lên men được hoàn thành ở dạng lỏng, dạng bột mịn hoặc

mảnh, hạt. Sản phẩm dạng bào tử là tốt nhất, dễ sử dụng.

- Số lượng bào tử đạt từ 5 tỷ bào tử/1g chế phẩm.

- Hàm ẩm trong sản phẩm phải đảm bảo từ 7 – 10%.

- Độ pH : 6

- Thời gian bảo quản: 12 tháng

- Hiệu quả diệt sâu: 70 – 90% sau 15 ngày thử nghiệm.

- Cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- khi sử dụng chế phẩm ở dạng bột phải tiến hành pha loãng để mật độ tế bào vào

khoảng 107-108/ml rồi phun vào đất hoặc trực tiếp lên cây.

6. Một số chế phẩm thuốc trừ sâu chứa beauveria bassiana

6.1 Thuốc trừ sâu Muskardin

- Muskardin chế phẩm mới của CPC. Sản phẩm Muskardin là thuốc trừ sâu sinh

học, thành phần chính là nấm Beauveria Bassiana (nấm trắng), được chế biến dưới

dạng bột thấm nước.

- Muskardin có phổ tác động rất rộng trên nhiều loại côn trùng như : Sâu tơ, Sâu

xanh trên rau màu; sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu trên lúa; sâu đục thân hại

bắp; Bọ xít muỗi, Bọ cánh tơ, rầy xanh trên cây Chè.

Page 16: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

6.2 Chế phẩm Biovip

- Viện Lúa ĐBSCL đã nghiên cứu thành công 2 chế phẩm Ometar và Biovip, 2 chế

phẩm này có hiệu quả cao trong phòng trừ một số sâu hại cây trồng như: rầy nâu,

rầy xanh, bọ xít hại lúa, rầy xanh và rầy mềm hại cây bông vải. Ometar còn có hiệu

quả rất cao khi dùng để trừ bọ cánh cứng hại dừa.

- Chế phẩm sinh học Ometar và Biovip được sản xuất từ 2 chủng: nấm xanh,

Metarhizium anisopliae được phân lập từ con bọ xít hôi hại lúa và nấm trắng,

Beauveria bassiana được phân lập từ con rầy nâu hại lúa.

6.3 Thuốc trừ sâu sinh học AT vi sinh

- Chế phẩm AT trừ sâu sinh học dạng lỏng có thành phần Metarhizium anisipoliae,

Beauveria bassiana và Isaria sp

- Hiệu lực phòng trừ đối với các loại sâu đục quả 16ong, sâu sừng ở ngô, sâu đục

quả, bọ nhảy trên lá, sâu đục quả đậu, nhộng hóa bướm, sâu bướm già, sâu ở củ

cải, sâu khoang, sâu cắt lá, rệp vừng, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục lá, bọ xít trên lá,

bọ chích hút, rầy phấn trắng…

Page 17: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4

Kết luận

- Thuốc trừ sâu vi sinh từ nấm hiện nay đã và đang được áp dụng rộng rãi để diệt

trừ các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng. Trong đó nấm bạch cương và nấm

lục cương là 2 loại nấm phổ biến đang được các nhà nghiên cứu cũng như các

công ty cho ra nhiều sản phẩm mới để có thể diệt trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng.

- Việc sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh từ nấm góp phẩn giảm thiểu ô nhiểm môi

trường, hạ chi phí, không gây hại cho người sử dụng.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật – PGS.TS Phạm Thị Thùy.

2. Lương Đức Phẩm, Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, Nhà

xuất bản giáo dục Việt Nam.

3. Beauveria bassiana and other entomopathogenic fungi in the

management of insect pests -

G.G.Khachatourians, E.P.Valencia1 and G.S.Miranpuri2

4. http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/4195966

5. http://www.tstcantho.com.vn/?mod=article&id=23&section_id=21

6. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/26027_Su-dung-Ometar-phat-

trien-nong-nghiep-ben-vung.aspx

Page 18: Tailieuthamkhaobvtv Phan Nam Nhom4