tĂng cƯỜng nĂng lỰc cÁc thiẾt chẾ thỰc thi phÁp

129
TĂNG CƯỜNG NĂNG LC CÁC THIT CHTHC THI PHÁP LUT BO VQUYN LI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIT NAM VÀ KINH NGHIM CA ĐỨC Hà Ni, 26/3/2015

Upload: hahanh

Post on 01-Feb-2017

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC

Hà Nội, 26/3/2015

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức

Thời gian: 26/03/2014, 8h00 -17h00

Địa điểm: Đại học Luật Hà Nội, Phòng A.402

Thành phần tham dự: Chuyên gia pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của CHLB Đức,

Viện FES Hà Nội, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia về bảo vệ người tiêu

dùng của Việt Nam.

08h00 – 08h45 Đón tiếp đại biểu

08h45 – 09h00 Khai mạc - Đại diện Ban giám hiệu Trường Đại học

Luật Hà Nội

- Đại diện viện FES Hà Nội

- Trung tâm Pháp luật Đức

Thời gian Diễn giả Tham luận

9h00 – 10h00 GS. Juergen Kessler –

Đại học Kỹ thuật và Kinh

tế Berlin

Tổng quan pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

và thực trạng năng lực các thiết chế bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng của Cộng hòa liên

bang Đức.

10h00 – 10h05 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

10h05 – 10h25 Giải lao

10h25 – 11h05 Ths. Hoàng Minh Chiến –

Giám đốc Trung tâm PL

CT và bảo vệ NTD –

Trường Đại học Luật

Hà Nội

Thực trạng pháp luật Việt Nam về các thiết

chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

11h05- 11h10 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

11h:10 – 11h30 Thảo luận

11h30 – 13h00 Nghỉ ăn trưa

13h00 – 13h30 Ths. Ngô Vĩnh Bạch Dương

– Viện Khoa học xã hội

Tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế

thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

của các thiết chế đó.

13h30 – 13h35 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

13h35 – 14h05 TS Nguyễn Thị Vân Anh –

Trường Đại học Luật Hà

Nội

Đánh giá thực trạng năng lực của các tổ chức

xã hội trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

14h05 – 14h10 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

14h10 – 14h40 Ths. Nguyễn Văn Thành

– Nguyên phó phòng bảo

vệ NTD, Cục quản lý

cạnh tranh

Đánh giá thực trạng năng lực của hệ thống cơ

quan quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

14h40 – 14h45 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

14h45 – 15h00 Giải lao

15h00 – 15h30 TS Vũ Thị Lan Anh -

Trường Đại học Luật

Hà Nội

Đánh giá thực trạng năng lực của hệ thống tòa

án trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam.

15h30 – 15h35 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

15h35 – 16h05 GS. Juergen Kessler - Đại

học Kỹ thuật và Kinh tế

Berlin

Kinh nghiệm tăng cường năng lực của các

thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Đức.

16h05 – 16h10 Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo

16h10 – 16h45 Thảo luận

16h45 – 17h00 Bế mạc - Đại diện ban tổ chức

- Trung tâm pháp luật cạnh tranh và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng

MỤC LỤC

Chuyên đề 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC

TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA

CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC ............................................................................................... 1

GS. Juergen Erich Kessler

Chuyên đề 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ................................................... 5

ThS. Hoàng Minh Chiến, ThS. Nguyễn Ngọc Quyên, ThS. Phạm Phương Thảo

Chuyên đề 3: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐÓ ..................................................... 31

Ngô Vĩnh Bạch Dương

Chuyên đề 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG THỰC

THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ................ 48

PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Chuyên đề 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 62

ThS. Nguyễn Văn Thành

Chuyên đề 6: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN

TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .................... 93

TS. Vũ Thị Lan Anh, Ths. Trần Quỳnh Anh

HIỆP HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG, CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC.................... 105

1

Chuyên đề 1

TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC

GS. Juergen Erich Kessler

Trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin

1. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

Trong luật pháp Đức không có một “Luật Bảo vệ người tiêu dùng” riêng

chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu dùng. Các quy phạm pháp

luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng

nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ. Thường thường có sự giao thoa giữa

mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng với các mục tiêu khác. Lý do là chỉ trong

những mối quan hệ xã hội nhất định thì người tiêu dùng mới được xem là

“người tiêu dùng”. Cũng những người nhất định có thể phải chịu cùng một mối

đe dọa cả trong một mối liên quan khác, chẳng hạn như với tư cách là người lao

động. Một quy định về cách thức sử dụng bảo quản một hóa chất vì thế có thể

nhằm mục đích bảo đảm an toàn lao động cũng như bảo vệ người tiêu dùng và

cũng có thể cả mục đích bảo vệ môi trường. Không thể phân định rạch ròi một

lĩnh vực luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, danh mục liệt kê các quy

định về bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật của Đức dưới đây không phải đã

bao gồm tất cả và trong pháp luật công đặc biệt bao gồm cả những quy phạm

vừa phục vụ những mục tiêu khác nữa.

- Trong Bộ luật Dân sự có các chế định về thực hiện lao vụ không có đặt

hàng (Điều 241a), các quy định về những nguyên tắc trong các hợp đồng với

người tiêu dùng và các hình thức bán hàng đặc biệt (các điều 312 đến 312k), các

chế định về quyền hủy bỏ trong các hợp đồng với người tiêu dùng (các điều 355

đến 361), các quy định về mua hàng tiêu dùng (các điều 474 đến 479), về các

hợp đồng chia sẻ thời gian ở, các hợp đồng về các sản phẩm kỳ nghỉ dài hạn, các

hợp đồng môi giới và các hợp đồng hệ thống trao đổi (các điều 481 đến 487), về

các hợp đồng cho vay tiêu dùng (các điều 491 đến 505), cũng như các chế định

2

về hỗ trợ tài chính giữa một doanh nhân và một người tiêu dùng (các điều 506

đến 509) và về các hợp đồng cung ứng trả góp (Điều 510), cũng như các quy

định về bản chất bắt buộc và áp dụng đối với những người khởi sự doanh nghiệp

(các điều 511 đến 512), các chế định về việc môi giới các hợp đồng cho vay tiều

dùng (các điều 655a đên 655e), về các cam kết giải thưởng (Điều 661a), về ngày

ghi giá trị và tính khả dụng của khoản tiền (Điều 675t). Thậm chí các quy định

về tiền thuê chỗ ở (các điều 549 đến 577a) cũng được tính vào pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng theo nghĩa rộng. Nhiều quy định khác trong pháp luật dân sự

không quy được một cách rõ ràng vào lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, bởi vì

những quy định đó nhằm cân bằng những đối ngược lợi ích mang tính đặc trưng

giữa các bên hợp đồng và như vậy không chỉ là những quy phạm bảo vệ có lợi

cho người tiêu dùng, mà bảo vệ các đối tác hợp đồng nói chung. Trong số các

quy định như vậy chẳng hạn có các quy định về Các điều kiện kinh doanh chung

(các điều 305 đến 310).

- Nhiều quy định về thể thức cũng mang động cơ bảo vệ người tiêu dùng,

ví dụ như bắt buộc phải để công chứng viên lập văn bằng hợp đồng mua bán đất

(Điều 311b Khoản 1 Bộ luật Dân sự. Qua đó sẽ đảm bảo được sự tư vấn chuyên

môn thông qua công chứng viên lập văn bằng đối với những hợp đồng được ký

kết với những khoản giá trị lớn và với ý định mua tài sản mang tính chất lâu dài.

Bên cạnh đó còn có những quy định về thể thức có thể quy rõ ràng vào pháp luật

bảo vệ người tiêu dùng, chẳng hạn như hình thức văn bản đối với các hợp đồng

chia sẻ thời gian ở và các hợp đồng cho vay tiêu dùng cũng như hình thức văn

bản đối với các động tác giải thích trước cho người tiêu dùng về quyền hủy bỏ

đối với những loại hợp đồng nhất định (hợp đồng cho vay tiêu dùng, hợp đồng

chia sẻ thời gian ở) cũng như những phương thức bán hàng nhất định (bán hàng

trước cửa nhà, hợp đồng tiêu thụ từ xa).

- Nhiều quy định trong pháp luật công nằm rải rác ở nhiều luật khác nhau,

có mục đích bảo vệ người tiêu dùng (thường là liên quan đến sức khỏe). Những

luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất và người buôn bán hàng hóa

phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định liên quan đến nguyên liệu, các

3

loại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia hoặc cũng liên quan đến

công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức, quy phạm quan

trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực phẩm, các sản

phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế tục luật này

là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật này, một

loạt các nghị định với những quy định rất chi tiết đã được ban hành, ví dụ như

Nghị định về Mỹ phẩm. Một số luật quan trọng khác từ lĩnh vực này ví dụ như

là Luật Vệ sinh thực phẩm thịt (nay đã bỏ) và Luật Dược phẩm.

- Kể từ khi Luật Phá sản có hiệu lực vào đầu năm 1999, có thể có việc giải

tỏa nghĩa vụ thanh toán (Miễn khoản nợ còn lại theo các điều từ 286 Luật Phá

sản) theo quyết định của tòa án đối với người tiêu dùng vỡ nợ sau khi kết thúc

một thủ tục phá sản đối với người tiêu dùng kéo dài ít nhất 6 năm.

- Pháp luật cạnh tranh (được điều chỉnh trước hết là trong Luật chống cạnh

tranh không lành mạnh), trước đây chỉ nhằm bảo vệ các đối thủ cạnh trạnh với

nhau và chỉ gián tiếp đề cập đến lợi ích người tiêu dùng, theo tình hình pháp lý

hiện hành cũng đã có nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng (ghi rõ trong Điều 1 của

luật này).

2. Các hoạt động

Trong những năm vừa qua, nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng trong công

chúng đã tăng lên nhiều. Những vụ tai tiếng về thực phẩm, các đồ gia dụng nguy

hiểm, việc giảm điều tiết các độc quyền nhà nước trước đây (như bưu chính,

điện thoại, đường sắt) cũng như các thông đồng hạn chế cạnh tranh theo lĩnh vực

(ví dụ điện lực), những hình thức hợp đồng mới (như các hợp đồng thuê bao

điện thoại di động) là những thách thức mới đối với người tiêu dùng. Các cơ

quan hoạch định chính sách và lập pháp của EU, Liên bang và các bang ngày

càng chú trọng đến chủ đề này. Trong quá trình xảy ra những vụ tai tiếng về

thực phẩm, chẳng hạn Bộ Lương thực thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp

Liên bang năm 2001 được đổi tên thành Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Lương

thực thực phẩm và Nông nghiệp Liên bang. Trong những năm vừa rồi đặc biệt

là cả các hành vi kinh doanh phần nào không nghiêm chỉnh của các doanh

4

nghiệp viễn thông trở thành một chủ đề trọng tâm trong lĩnh vực bảo vệ người

tiêu dùng.

Tại Berlin từ năm 2002, một sở của Bang trong tên gọi có khái niệm bảo vệ

người tiêu dùng. Khoảng 200 tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động ở thành

phố này được tập hợp trong một mạng lưới bảo vệ người tiêu dùng và được giới

thiệu trong một cuốn sách chỉ dẫn cho người tiêu dùng, một kiểu Những trang

vàng trên internet. Một Đêm dài để bảo vệ người tiêu dùng, một sự kiện được

hàng nghìn người tham dự, đã đánh dấu sự khởi đầu. Kể từ đó, sở của bang phụ

trách việc bảo vệ người tiêu dùng tổ chức đều đặn các chợ cho người tiêu dùng

nhân Ngày quốc tế người tiêu dùng, lần đầu tiên đã tổ chức khắp nước Đức

những ngày bảo vệ người tiêu dùng thanh thiếu niên và các hội nghị người cao

tuổi, đưa các tổ chức người tiêu dùng vào đóng ở các khu dân cư có tỷ lệ thất

nghiệp cao và tỷ lệ người có nguồn gốc nhập cư cao và với Lễ hội người tiêu

dùng Berlin giới thiệu một cái nhìn tổng quan tất cả những dịch vụ tư vấn và hỗ

trợ cho người tiêu dùng dưới dạng lễ hội đường phố ở đường Kurfürstendamm,

khu tập trung mua sắm của Berlin.

Về mặt khoa học, bảo vệ người tiêu dùng đến nay đã thành một bộ môn ở

các trường đại học khác nhau. Bộ môn giảng dạy này (kết hợp với môn luật

ngân hàng và luật thị trường vốn) lần đầu tiên được lập vào năm 2008 tại Đại

học Hamburg. Năm 2010, Đại học Bayreuth đã cho thành hình một bộ môn

giảng dạy về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, do Bộ Lương thực thực phẩm,

Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang tài trợ. Tại Đại học Tổng hợp

Humboldt Berlin, từ năm 2010 có một chức danh giáo sư trẻ về luật dân sự và

luật tư châu Âu với sự chú ý đặc biệt đến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và

pháp luật về cạnh tranh.

5

Chuyên đề 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

ThS. Hoàng Minh Chiến

ThS. Nguyễn Ngọc Quyên

ThS. Phạm Phương Thảo

Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Khái quát quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về các thiết chế

thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) và các

văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thiết

chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quan trọng nhất hiện đang tồn tại ở Việt

Nam, bao gồm:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1.

- Các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng (chủ yếu bao gồm Hội tiêu

chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở

các tỉnh)

- Hệ thống tòa án.

1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.1.1 Bộ Công Thương

Điều 47 khoản 1 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) quy định:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như

các bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc

ngành công thương (Bộ Công Thương, các Sở Công thương và các cơ quan

quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện) đóng vai trò

có tính nòng cốt. 1 Bao gồm các cơ quan sau: Cục quản lí cạnh tranh (Bộ công thương); Cục quản lí thị trường (Bộ công thương); Các chi cục, đội quản lí thị trường ở các địa phương; Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ y tế); Cục khám chữa bệnh; Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Bộ khoa học và công nghệ); Các chi cục tiêu chuẩn đo lường và chất lượng ở các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp.

6

Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ

Công Thương được Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trao cho các nhiệm

vụ, bao gồm:

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội,

tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định

tại Điều 19 của Luật này.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.2

Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ

Công thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều

kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao

dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai

tỉnh trở lên.

Ngoài quy định kể trên, tại Điều 22 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(2010) có quy định Bộ Công Thương cũng là cơ quan tiếp nhận việc báo cáo kết

quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu

hàng hóa trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành

trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên. 2 Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

7

Bộ Công thương được Chính phủ giao trách nhiệm như vậy trong công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bởi vì Bộ Công thương có những nhiệm vụ,

quyền hạn khác liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Cụ thể, theo Điều 64 Luật an

toàn thực phẩm (17/6/2010), Bộ Công Thương cũng là đơn vị được giao nhiệm

vụ quan trọng liên quan tới công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Cục

quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cục Quản lý Cạnh tranh là đơn vị có tư cách pháp nhân, được thành lập

trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) từ

năm 2004. Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 và Quyết định số

848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh thì Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng và Phòng kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung chính

là đơn vị trực tiếp phụ trách về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh

có những nhiệm vụ và quyền hạn, bao gồm:

a. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng

dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng;

c. Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những

quy định không phù hợp với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

d. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các

chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hưởng dẫn

các Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;

đ. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng và đề xuất Cục trưởng xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý

vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

8

e. Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ

người tiêu dùng;

g. Đề xuất Cục trưởng giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của

pháp luật.

h. Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong

trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;

i. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

và theo sự phân công của Cục trưởng.

Mặc dù được thành lập chưa lâu, tuy nhiên những thành quả mà Cục quản lý

cạnh tranh, cụ thể là Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Phòng kiểm soát

hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đạt được rất đáng ghi nhận:

(i). Với tư cách là đơn vị được giao chủ trì xây dựng các văn bản hướng

dẫn thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLCT đã chắp bút

soạn thảo các văn bản như: Nghị định số 99/2011/NĐ –CP quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Nghị định số 19/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này hiện đã được thay thế bởi Nghị

định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng; Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành

danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều

kiện giao dịch chung. Việc ban hành các văn bản này không chỉ giúp đưa các

quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống mà còn

tạo hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng tại Việt Nam.

(ii). Để triển khai các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách có hiệu quả, cũng như thiết lập một

Trung tâm hỗ trợ người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa

phương, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, Cục QLCT đã xây dựng Trung tâm

9

hỗ trợ người tiêu dùng qua điện thoại (Call - Center) cũng như xây dựng website

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (http://bvntd.vca.gov.vn).

(iii). Về vấn đề đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.

Cho đến năm 2012, sau một (01) năm triển khai thực hiện quy định mới

của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, mới chỉ có 80 hồ sơ đăng ký

hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại các Sở Công

Thương. Địa phương tiếp nhận nhiều hồ sơ nhất là Đăklăk, Đăk Nông (6 bộ) còn

lại các Sở Công Thương ở địa phương khác mới chỉ tiếp nhận 1-3 bộ hồ sơ,

thậm chí có Sở Công Thương còn chưa tiếp nhận được hồ sơ nào như: Lâm

Đông, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Nguyên3. Cũng theo Báo

cáo năm 2013 của Cục quản lý cạnh tranh thì trong năm 2013, Cục quản lý cạnh

tranh đã tiếp nhận và xử lý 78 bộ hồ sơ đăng kí hợp đồng theo mẫu và điều kiện

giao dịch chung. Đối với mỗi bộ hồ sơ đăng kí, Cục đều tiếp nhận và xử lý theo

đúng quy định pháp luật, trong đó tập trung loại bỏ các nội dung vi phạm quyền

lợi người tiêu dùng trong các hồ sơ đăng kí với Cục.

Về Quy trình đăng kí, Cục cũng đã trình lãnh đạo Bộ Công thương ký và

ban hành Thông tư số 10/2013/TT – BCT ngày 30/05/2013 về ban hành mẫu

đơn đăng kí hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

(iv). Trong công tác thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD.

Chỉ riêng năm 2011, thông qua phản ánh của người tiêu dùng, các cơ quan,

tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng Cục QLCT đã can thiệp, giải

quyết nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong đó có những

vụ việc có tác động lớn đến xã hội như: vụ thu hồi xe ô tô của Công ty Toyota

Việt Nam, vụ thu hồi xe máy Honda Lead của Công ty Honda Việt Nam, vụ thu

hồi sản phẩm máy sấy tóc hiệu Philips,...Các hoạt động này nhận được sự hưởng

ứng, khích lệ của người tiêu dùng và xã hội.

Bên cạnh Cục quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý Thị trường là cơ quan trực

thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ

3 Hội thảo“Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” tổ chức ngày 18/7/2012 tại Hà Nội

10

Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm

soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương

mại ở thị trường trong nước, từ đó góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh cho

người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày

6/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, Cục

Quản lý thị trường có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt hoặc ban hành dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự

thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, kiểm

soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương

mại ở thị trường trong nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ

trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, chiến lược phát triển,

chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về

công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm

pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; chính sách, chế

độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,

đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường

trong nước sau khi được phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp

vụ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp

luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; các văn bản cá biệt,

văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình vi

phạm trong hoạt động thương mại, chất lượng hàng công nghiệp của tổ chức, cá

nhân kinh doanh; hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của

11

lực lượng quản lý thị trường cả nước. Theo dõi, dự báo đề xuất giải pháp phòng

ngừa và đấu tranh ngăn chặn.

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh

chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành

chính theo quy định của pháp luật

- Làm nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng

giả, gian lận thương mại.

Khác với Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường là cơ quan được

thành lập sớm hơn và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương,

với đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo (gần 6.000 cán bộ). Các hoạt động của

Cục quản lý thị trường rất đa dạng và phong phú, như kiểm tra xử lý hàng giả,

hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng trốn thuế… nhằm tạo dựng một thị

trường lành mạnh, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.

Ngoài Bộ Công thương, khi đánh giá các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta cũng phải kể đến những cơ quan quản lý

ngành khác, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng như Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn…. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu các

tác giả không tỉm hiểu sâu các quy định pháp luật về hệ thống những cơ quan

này mà chỉ tập trung phân tích vị trí, chức năng nhiệm quyền hạn của những cơ

quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.

1.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp

Theo quy định tại Điều 47 khoản 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(2010), Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010),

trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban

nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại địa phương.

12

- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã

hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại

địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng ở địa phương. Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa

phương bao gồm:

a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy

định của pháp luật có liên quan;

b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết

định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;

c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ

người tiêu dùng thực hiện;

d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp

giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;

đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng hoạt động;

e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

13

h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm

quyền cấp trên;

i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định

của pháp luật;

k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.4

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng (2010), cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp

tỉnh cũng là cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật

của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân cấp huyện quyết định đơn vị

giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Như vậy, khác với Ủy ban nhân cấp tỉnh, Ủy

ban nhân cấp huyện được tự mình chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của địa

phương mình. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rất cụ thể trách nhiệm của

đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng:

a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo

quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và các quy

định của pháp luật có liên quan;

b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các

chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi

mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;

4 Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

14

d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện

các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa,

sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung

tâm thương mại;

đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có

thẩm quyền cấp trên;

g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.5

Đối với nhiệm vụ thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, theo quy định tại Điều 25 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(2010), trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại

đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng

thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản

đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện

nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ

cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá

nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc giải quyết yêu cầu này của người tiêu

dùng hoặc của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 26 Luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng (2010), bao gồm:

- Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên

giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập

thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện

có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi 5 Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

15

người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung

sau đây: a) Nội dung vi phạm; b) Biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc

ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh

doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; hoặc buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra

khỏi hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung); c) Thời hạn thực hiện biện

pháp khắc phục hậu quả; d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường

hợp vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu có.

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả như trên, tổ chức, cá nhân kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách công khai tổ chức,

cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2011/NĐ –CP, Ủy ban nhân

dân cấp xã, trong phạm vi địa bàn mình quản lý, cũng có trách nhiệm trong

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân

cấp xã, bao gồm:

1. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh

doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã

được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh

doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm

thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ,

trung tâm thương mại.

2. Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc

lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã

ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại,

quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong

việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương

mại trên địa bàn.

16

4. Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo

quy định của pháp luật.

5. Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại

ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt

động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.

1.2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Về mặt pháp lý, vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo

vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày

2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng (1999), sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số

55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999).

Để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn

xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) khuyến khích mọi tổ chức

xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ

quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham gia vào công

tác bảo vệ người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định rõ các tổ

chức xã hội nói chung và hội bảo vệ NTD nói riêng sẽ thực hiện các hoạt động

để giúp NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu (2010), tổ chức xã hội tham

gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:

a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích

công cộng;

c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ;

d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất

lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu

dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin,

17

cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm

pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế

hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều

29 Luật này;

g) Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

Có thể nói, quy định tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng là một trong những quy định

mang tính đột phá của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010). Việc tổ

chức xã hội có quyền đứng ra tự khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng đã giải

quyết được những vướng mắc trong thực tiễn đối với những vụ việc vi phạm

làm ảnh hưởng đến số đông người tiêu dùng như vụ việc nước tương có chứa

chất gây ung thư 3MCPD, vụ việc sữa nhiễm melanine… Bởi theo pháp luật

hiện hành, Việt Nam chưa có quy định về “khởi kiện tập thể”. Tại Điều 162 Bộ

luật Tố tụng dân sự (2004) sửa đổi bổ sung năm 2011, về quyền khởi kiện vụ án

dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng,

lợi ích nhà nước, chỉ quy định “ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền

hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích

công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Tuy nhiên, để

có thể tự mình đứng ra khởi kiện, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, bao gồm:

1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng hoặc vì

lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng.

3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã

hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.

4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.6

6 Điều 24 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

18

Ngoài việc phải đảm bảo quyền lợi của những người tiêu dùng có liên quan

đến vụ án, tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, Luật cũng yêu cầu tổ chức

xã hội tham gia khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải chịu các chi phí

phát sinh trong quá trình khởi kiện.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng quy định tổ chức xã

hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được hưởng hỗ trợ kinh

phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ

quan nhà nước giao, bao gồm các nhiệm vụ:

(i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người

tiêu dùng.

(ii) Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

(iii) Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.

(iv) Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh

nhu cầu của người tiêu dùng.7

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh là các chủ thể có thẩm quyền quyết định trong việc giao nhiệm vụ cho các

tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một trong những nhiệm vụ chính của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng đó là hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng, trở

thành cầu nối giúp giải quyết những khó khăn vướng mắc giữa người tiêu dùng và

tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, có thể thấy việc quy định

cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền thành

lập các tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh

doanh là hoàn toàn hợp lý.8 Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định chi tiết trách

nhiệm, quyền hạn của các tổ chức hòa giải này.

Có thể nói, những quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan

trọng cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng.

7 Điều 27 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP 8 Điều 31 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

19

Trong những năm qua, ở nước ta tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

được biết đến trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Hội Khoa học

và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việt Nam (gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tên

giao dịch: Vinastas). Bên cạnh đó, các Hội bảo vệ quyền lợi NTD các tỉnh cũng

có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ quyền lợi NTD. Tính đến nay, cả

nước có 48 tỉnh có Hội bảo vệ quyền lợi NTD, góp phần giải quyết được khoảng

3000 vụ khiếu nại/năm, tỷ lệ thành công lên đến 80 – 82%. Riêng một số hội

ở Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang, tỷ lệ giải quyết thành công là trên 90%. Đặc

biệt , 07 Hội bao gồm Hội bảo vệ quyền lợi NTD Bình Dương, Tiền Giang,

Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đak Lak, Cà Mau và Bến Tre đã được công nhận là hội

đặc thù, được cấp kinh phí thường xuyên để hoạt động. Trong năm 2013, 02 Hội

mới được thành lập là Hội bảo vệ quyền lợi NTD Lai Châu và Bắc Kạn; 01 Hội

chuyển đổi mô hình quản lý trực thuộc Sở Công Thương là Hội bảo vệ quyền lợi

NTD Phú Yên. Đặc biệt, Hội tiêu chuẩn và BVQLNTD Việt Nam (Vinastas) là

Hội hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động tích cực trong công tác

BVQLNTD. Bên cạnh đó, mặc dù nhận thức rõ vai trò của các tổ chức xã hội

tham gia và hoạt động BVQLNTD nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu

dùng nói riêng rất quan trọng, nhưng cho đến thời điểm này, việc triển khai các

quy định pháp luật nói trên còn nhiều lúng túng và các tổ chức BVQLNTD vẫn

phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

1.3. Hệ thống tòa án

Theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002), hệ thống tòa án

của Việt Nam được tổ chức thành các cấp, bao gồm Tòa án nhân dân huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án nhân dân tình thành phố trực thuộc

trung ương và Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, chỉ có tòa án nhân dân từ cấp

tỉnh trở lên mới chia thành các tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tòa dân sự,

Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Các vụ án về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng không có tòa án chuyên trách riêng để xử lý mà được xếp vào loại vụ

kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật

20

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật dân sự và các văn bản có liên

quan đã quy định. Trình tự, thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật tố tụng dân sự (2004) đã quy định.

Việc xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể từ Điều 33

đến Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự (2004) sửa đổi bổ sung năm 2011.

Cụ thể, người tiêu dùng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có

quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi xâm phạm ra trước tòa án để đòi bồi

thường. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quyền khởi kiện nếu

được người tiêu dùng ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định

tại Điều 4 và Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự (2004). Trong quá trình giải quyết

vụ kiện, người tiêu dùng và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước tòa

án (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự) có quyền thỏa thuận, hòa giải với nhau về

việc giải quyết vụ kiện (Điều 5 và Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự). Cả hai bên

đương sự, khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện, người tiêu dùng,

người bị kiện phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình.

tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng

dân sự có quy định (Điều 6, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự). Việc xét xử cũng

phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, như: tòa án xét xử tập thể, công

khai, thực hiện chế độ hai cấp xét xử…

Như vậy, tòa án với vai trò là cơ quan tư pháp, có vị trí quan trọng trong hệ

thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Vì vậy, để thúc

đẩy và tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan này, Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng (2010) đã có một số quy định quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện của mình để bảo vệ quyền

và lợi ích chính đáng của họ, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010),

trong một số trường hợp nhất định, người tiêu dùng là cá nhân có thể tiến hành

khởi kiện theo thủ tục đơn giản để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình.

Để khởi kiện theo thủ tục đơn giản cần thỏa mãn ba điều kiện sau:

21

- Nguyên đơn là cá nhân người tiêu dùng và bị đơn là tổ chức, cá nhân trực

tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nguyên đơn;

- Vụ án đơn giản có chứng cứ rõ ràng;

- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã chuyển một phần gánh nặng

chứng minh từ phía người tiêu dùng (nguyên đơn) sang phía tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (bị đơn) so với các vụ kiện dân sự thông thường.

Theo Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra

thiệt hại (đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh

hang hóa, dịch vụ).

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng đã miễn nghĩa vụ tạm

ứng án phí của người tiêu dùng khi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 43). Tuy nhiên, cần lưu ý, việc

miễn tạm ứng án phí không đồng nghĩa với việc miễn án phí. Trường hợp người

tiêu dùng thua kiện, họ vẫn phải chịu án phí như quy định trong pháp luật về án

phí, lệ phí tòa án.

Khi đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của Chính phủ, Luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng trao cho tổ chức xã hội tham gia

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của

người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích công cộng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng được quyền khởi kiện dưới một trong hai hình thức:

khởi kiện theo sự ủy quyền của người tiêu dùng hoặc khởi kiện không cần ủy

quyền của người tiêu dùng nhằm bảo vệ lợi ích công cộng (Điều 28 khoản 1b).

Theo quy định tại Điều 44 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), khi tổ

chức xã hội nói trên tiến hành khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, tổ chức này phải tiến hành thông báo về hoạt động này để giúp các tổ

chức, cá nhân có liên quan (nhất là người tiêu dùng) được biết. Cụ thể, Điều 44

khoản 1 Luật này quy định “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc

22

khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh

hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ.”. Các nội dung thông báo này bao gồm: a) Tổ chức xã hội tham gia bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện; b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ bị kiện; c) Nội dung khởi kiện; d) Thủ tục và thời hạn đăng ký tham

gia vụ án. tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở tòa án thông tin về việc

thụ lý vụ án trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định

của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 45 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) quy định: “Bản án,

quyết định của tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng do tổ chức xã hội khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở tòa án

và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng bằng hình thức

thích hợp”.

Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vì

lợi ích công cộng được thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án (Điều 46

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

2. Một số điểm hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2.1 Các quy định pháp luật về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng

(i) Có sự chồng chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền của các cơ quan quản lý

nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt

Nam được tổ chức theo mô hình phi tập trung. Bên cạnh ưu điểm của mô hình

này là tạo ra được khả năng huy động lực lượng đông đảo để thực hiện mục tiêu

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nhược điểm lớn nhất của mô hình phi tập

trung lại tạo ra sự chồng chéo về thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong

việc thực hiện nhiệm vụ chung nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(2010) thì “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản

23

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước”. Điều

68 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007) quy định: “Bộ Khoa học và

Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà

nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Điều 61 Luật an toàn thực phẩm

(2010) quy định “Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý

nhà nước về an toàn thực phẩm.”… Như vậy, chúng ta cũng có thể hình dung,

trong thực tế, khả năng các cơ quan tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng sẽ bị mâu thuẫn, chồng chéo đến mức nào. Vì thế, không phải ngẫu

nhiên khi Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương đã từng phản ánh rằng:

“Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị

trường, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng đã có hàng chục cơ quan khác nhau”.

(ii) Không có sự phân công cụ thể, thống nhất trách nhiệm thực hiện công

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan quản lý các cấp.

Ở cấp Trung Ương, Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương là cơ quan

quản lý chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đơn vị

này phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác, như: quản lý cạnh tranh và phòng

vệ thương mại… Vì vậy, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giao

cho Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong Cục, với cơ sở vật chất và

nhân lực rất hạn chế.

Ở cấp địa phương, Sở Công thương là đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo phản

ánh tại rất nhiều đại phương, mặc dù được giao nhiệm vụ như vậy, nhưng hầu

như chưa Sở Công thương nào có chuyên viên chuyên trách về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Các chuyên viên của Sở cũng chưa được tập huấn các kĩ năng

chuyên môn cần thiết để thực thi nhiệm vụ trong công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Đặc biệt, theo quy định pháp luật hiện hành thì Ủy ban nhân

cấp huyện tự quyết định đơn vị giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Vì vậy, việc

giao chức năng quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng cho các đơn vị

chuyên môn tại mỗi địa phương có nhiều điểm khác nhau. Có nơi giao cho Chi

24

cục Quản lý thị trường, có nơi lại giao cho Phòng quản lý Thương mại, Phòng

Kinh tế đối ngoại hoặc Phòng Pháp chế… Vì thế, các hoạt động quản lý nhà

nước về BVQLNTD chưa được triển khai một cách đồng bộ thường xuyên và

nghiêm túc.

(iii) Chưa thấy được những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực

hiện các quy đinh pháp luật trên thực tế.

Mặc dù mới có hiệu lực thi hành được mấy năm, tuy nhiên những nhiệm vụ

đề ra trong công tác thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất phức tạp,

đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian, công sức cũng như tài chính. Nhìn vào hệ

thống quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng

ta có thể thấy rõ mong muốn của các nhà làm luật đó là có thể mở rộng hệ thống

cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng từ trung ương tới địa

phương. Tuy nhiên, chính những quy định pháp luật đó lại không phù hợp với

cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng mà chúng ta đang có. Sau mấy năm nhìn lại, hoạt

động triển khai thực thi luật của các cơ quản quản lý nhà nước còn nhiều bất cập

hạn chế, hầu hết các hoạt động mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc tổ chức hội

nghị, hội thảo mà chưa có những hoạt động cụ thể mang tính thiết thực. Mạng

lưới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng ở cấp tỉnh còn thưa

thớt, không đồng bộ giữa các địa phương chưa nói gì tới các cơ quan quản lý

nhà nước cấp huyện, hay thậm chí là cấp xã.

2.2 Các quy định pháp luật về tổ chức xã hội

(i) Các quy đinh pháp luật về chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước đối

với hoạt động của Hội còn chưa thực sự thống nhất và rõ ràng

Các tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ người tiêu dùng không được quy định

là hội đặc thù. Theo Quyết định số 68/2010/QD-Ttg ngày 1/11/2010 của Thủ

tướng Chính phủ về Hội có tính chất đặc thù thì Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người

tiêu dùng Việt Nam chưa được xếp vào loại hội có tính chất đặc thù, do Hội mới

chỉ đáp ứng 1 tiêu chí của Hội đặc thù là: hoạt động vì mục tiêu xã hội nhân đạo,

còn 2 tiêu chí khác là: thành viên của Hội là những người chịu nhiều khó khăn

thiệt thòi cần xã hội, nhà nước quan tâm, giúp đỡ và được nhà nước hỗ trợ về

25

kinh phí trước ngày Nghị định 45/2010/NĐ-CP có hiệu lực. Theo quy chế này,

Hội gặp khó khăn lớn về nguồn tài chính để hoạt động bởi phải tự trang trải chi

phí hoạt động, trong khi Hội bảo vệ NTD không thu phí hoạt động của hội viên

và các nguồn thu khác không lớn. Tuy nhiên, hiện nay có một số địa phương đã

công nhận Hội bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương mình là hội đặc thù, chủ

yếu là các Hội phía nam, nơi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được

thực hiện rất nghiêm túc.

Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật quy định khi được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tổ chức xã hội sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí9

nhưng những nhiệm vụ này lại được quy định khá chung chung, không có cơ

chế rõ ràng để triển khai thực hiện trên thực tế. Quy định như vậy sẽ dễ dẫn đến

tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật, thiếu tính thống nhất, đồng bộ

giữa các địa phương. Địa phương có thể trích một phần ngân sách cho hoạt động

của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để thực hiện những nhiệm vụ do cơ

quan Nhà nước giao, hoặc có thể không trích tùy thuộc vào ý chí chủ quan của

chủ thể có thẩm quyền.

(ii) Quy định pháp luật cho phép tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện vì lợi ích

công cộng khó áp dụng trên thực tế – không thể hiện được vai trò của Hội

Theo quy định pháp luật, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

vì lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Luật không hề giải thích thế nào là “lợi ích

công cộng”. Khi nào vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cho là xâm

phạm tới lợi ích công cộng. Chúng ta có thể hiểu lợi ích công cộng là lợi ích của

tập thể, lợi ích của nhiều người hay lợi ích chung của toàn xã hội? Làm thế nào

để chứng minh đó là lợi ích chung, chứ không phải lợi ích của một nhóm chủ thể

có quyền và nghĩa vụ liên quan? Vẫn biết việc giải thích pháp luật quá chi tiết

đôi khi sẽ làm khó cho các cơ quan thực thi, nhưng nếu quy định chung chung

như vậy thì việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó

9 Điều 30 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

26

việc yêu cầu tổ chức xã hội chịu mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình

khởi kiện sẽ khiến tổ chức xã hội không có khả năng để thực hiện tốt vai trò của

mình, bởi những khó khăn trong vấn đề tài chính như đã trình bày ở trên. Ngoài

ra, theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP khi tổ chức xã hội

thực hiện việc khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức xã

hội liên quan có quyền và nghĩa vụ phối hợp với các tổ chức xã hội đã khởi kiện

để thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin và các hoạt động khác liên quan đến

quá trình tố tụng. Đây cũng là quy định duy nhất về cơ chế phối hợp giữa tổ

chức xã hội với các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quyên

hạn chủa mình.

2.3 Các quy định pháp luật về thiết chế tòa án trong bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

Thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi

NTD (2010) với các quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

Có thể nói, tòa án là một trong những thiết chế quan trọng giúp bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng. Bởi tòa án là hệ thống cơ quan tư pháp được hình

thành từ trung ương tới địa phương, có khả năng giải quyết với số lượng lớn các

vụ tranh chấp liên quan tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, một trong những hạn

chế lớn nhất khiến người tiêu dùng không muốn lựa chọn phương thức giải

quyết tranh chấp bằng con đường tòa án đó là do tính phức tạp và thời gian kéo

dài của phương thức này. Chính vì vậy, để tăng cường hơn nữa năng lực của

thiết chế tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo vệ

quyền lợi NTD (2010) đã có bước đột phá trong quy định về “thủ tục đơn giản”

áp dụng đối với một số vụ tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi

đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể, Luật bảo vệ quyền lợi NTD (2010)

quy định về loại vụ việc được giải quyết theo thủ tục đơn giản (khoản 2 Điều

42) để giải quyết những vụ việc đơn giản về bảo vệ người tiêu dùng. Trong khi

đó, lại có sự vênh nhau trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự với Luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Cùng là một thủ tục nhằm giải quyết

những vụ việc đơn giản, giá trị tranh chấp không lớn… nhưng Luật bảo vệ

27

quyền lợi NTD (2010) gọi là “thủ tục đơn giản”, trong khi pháp luật tố tụng dân

sự coi đây là một trong những loại vụ việc được giải quyết theo “thủ tục rút

gọn”. Và đến thời điểm này, Toà án nhân dân tối cao cũng chưa có bất kỳ hướng

dẫn cụ thể nào về trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Tình hình

càng trở nên phức tạp hơn, khi Tòa án nhân dân tối cao vẫn luôn bảo vệ quan

điểm của mình và cho rằng với trình độ lập pháp và chấp pháp như hiện nay,

Việt Nam chưa thể áp dụng “thủ tục rút gọn” để giải quyết các tranh chấp giữa

các bên. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011

cũng không có bổ sung bất kỳ quy định gì về “thủ tục rút gọn” hay “thủ tục đơn

giản” trong tố tụng dân sự. Bởi vậy, thủ tục đơn giản áp dụng đối với một số vụ

tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi đáp ứng những điều kiện

nhất định được quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi NTD (2010) cũng chỉ tồn tại

trên giấy.

3. Giải pháp khắc phục những hạn chế của pháp luật Việt Nam về các

thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở những quy định của pháp luật cùng những phân tích, đánh giá

hạn chế của pháp luật Việt Nam về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm hoàn thiện

pháp luật về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại

Việt Nam:

Thứ nhất, Cần quy định rõ trong các văn bản luật về nhiệm vụ quyền hạn

và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ người

tiêu dùng. Không quy định một cách chung chung, ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ,

sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan nào cũng có trách nhiệm nhưng không hiểu trách

nhiệm của mình đến đâu. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa

các cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng để tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền của các

cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng cấp huyện.

28

Cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn và cách

thức tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn đó, góp phần thực thi luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thống nhất. Tránh tình trạng, Luật thì quy

định rõ quyền khiếu nại của người tiêu dùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện

nhưng người tiêu dùng lại không biết khiếu nại tới phòng, ban nào của Ủy ban

nhân dân cấp huyện để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, hay tình trạng các

phòng, ban đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, không giải quyết yêu cầu chính đáng

của người tiêu dùng, hoặc mỗi địa phương lại có cách thức giải quyết khác nhau.

Việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng

cần được áp dụng thống nhất đối với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cấp tỉnh.

Theo quy định pháp luật, Sở Công thương là đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh thực hiện chức năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sở Công thương

phải triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc, và cần phải

có những chuyên viên chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Đương nhiên, để thực hiện được những nhiệm vụ này, vai trò của Cục quản lý

cạnh tranh mà cụ thể là Ban bảo vệ người tiêu dùng - Cục quản lý cạnh tranh là

rất lớn. Cơ quan này phải đóng vai trò chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính

sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách nhất quán đối với các địa

phương. Vì vậy, để đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cho cơ quan quản lý nhà

nước về bảo vệ người tiêu dùng, chúng ta nên tập trung đầu tư vào cho các cơ

quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng, mà không nên đầu tư dàn

trải. Trước mắt, có thể cơ cấu lại Ban bảo vệ người tiêu dùng thành một cơ quan

độc lập, trực thuộc Bộ Công thương, từ đó có thể nâng cao vai trò và vị thế của

cơ quan này. Nếu tất cả những quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán mới có thể tạo thành

một hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vững chắc từ Trung

ương tới địa phương.

Thứ ba, đối với các quy định pháp luật về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

Trước tiên, cần quy định lại một cách cụ thể và rõ ràng theo hướng các tổ

chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng là các hội đặc thù. Việc quy định như vậy

29

là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng có

thể giải quyết khó khăn trong vấn đề tài chính, duy trì hoạt động và phát triển

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ tư, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới chỉ

quy định chung về vai trò của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Vì vậy, rất nhiều các tổ chức xã hội (như các hiệp hội ngành

nghề, hay các tổ chức chính trị xã hội) chưa ý thức được về vai trò hay khả năng

của mình trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, việc tuyên

truyền phổ biến pháp luật cũng như khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia

vào công tác bảo vệ người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần

nâng cao sự hợp tác giữa các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các tổ

chức chính trị xã hội của Việt Nam để mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ năm, cần phải có sự giải thích rõ ràng thế nào là “lợi ích công cộng” và

trường hợp nào tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự

mình khởi kiện vì lợi ích công cộng. Đồng thời cần phải bổ sung những quy

định pháp luật tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức này khi tham gia khởi kiện vì lợi ích

người tiêu dùng. Chẳng hạn như quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ, tài

liệu liên quan, quyền yêu cầu hợp tác từ phía các cơ quan chức năng trong các

trường hợp cần thiết.

Thứ sáu, vai trò lớn nhất của tổ chức xã hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng đó là bên thứ ba, đứng ra làm trung gian hòa giải cho các tranh

chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật

chỉ cho phép các tổ chức xã hội có đủ điều kiện mới được phép thành lập tổ

chức hòa giải các tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hòa giải

viên phải đáp ứng được các điều kiện nhất định về trình độ, kinh nghiệm… Quy

định như vậy là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên lại chưa có cơ chế triển khai thực

hiện trên thực tế. Cụ thể, cơ quan nào sẽ có khả năng chứng nhận các hòa giải

viên có đủ tư cách tham gia hòa giải trong các tranh chấp về bảo vệ người tiêu

dùng? Nếu các bên hòa giải thành thì cơ chế thực thi quyết định hòa giải thành

30

đó như thế nào? Những vấn đề này cần được quy định trong văn bản luật hay

trong Điều lệ hoạt động của các Tổ chức xã hội.

Thứ bảy, đó là vấn đề về khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010)

đã quy định về thủ tục đơn giản đối với một số tranh chấp về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng, nhưng pháp luật tố tụng dân sự lại chưa có quy định gì để có

thể thực hiện những quy định pháp luật này. Vì vậy, cần phải bổ sung trong

pháp luật tố tụng dân sự các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo

thủ tục rút gọn, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vụ án đơn giản về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, cần bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn cho các thẩm phán

liên quan đến kĩ năng giải quyết các vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Từ đó mới có thể tăng cường năng lực của cơ quan tư pháp trong vai trò thiết

chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được các cơ quan quản lý

nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng quan tâm trong thời

gian gần đây, một phần vì hiện nay số lượng các vụ việc xâm hại đến lợi ích của

người tiêu dùng tăng cao, phần nữa là do nhận thức của người dân về pháp luật

cũng đã được cải thiện nhiều. Để đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng

cần đến các thiết chế thực thi pháp luật, có thực thi quy định của luật tốt mới xử

lý được những thương nhân vi phạm, tăng cường ý thức tôn trọng pháp luật cho

thương nhân cũng như người tiêu dùng. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng muốn phát huy hết vai trò phải dựa vào quy định của

pháp luật để biết được nhiệm vụ, quyền hạn của mình tới đâu trong công tác bảo

vệ người tiêu dùng. Do đó, việc đánh giá các quy định pháp luật về thiết chế

thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc làm hết sức cần thiết và

quan trọng để có thể phát hiện những điểm tốt cũng như những điểm còn hạn

chế, kịp thời có giải pháp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật nhằm tạo hành

lang pháp lý cũng như tăng cường khả năng thực thi luật trên thực tế.

31

Chuyên đề 3

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐÓ

Ngô Vĩnh Bạch Dương

Viện Nhà nước và pháp luật

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ cần thiết để điều chỉnh thực tế

thị trường và để tạo ra cũng như duy trì sự tương tác lành mạnh giữa người tiêu

dùng và các doanh nghiệp. Sự tồn tại của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đảm

bảo thị trường hoạt động một cách công bằng. Các nhà hoạch định chính sách

thiết kế các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp chính

đáng phát tài hơn bằng cách tạo ra những khó khăn hoặc trừng phạt những kẻ

lừa đảo và những doanh nghiệp làm ăn bất chính. Pháp luật bảo vệ người tiêu

dùng cũng đáp ứng các mục tiêu xã hội khác, chẳng hạn như bảo vệ người tiêu

dùng từ các sản phẩm rủi ro, nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại và áp đặt chi phí

đối với cộng đồng.

Tuy nhiên không phải tất cả các quy định đều hiệu quả trong việc thực

hiện các mục tiêu và định hướng tác động, luôn tồn tại các quy định được thiết

kế kém, thừa hoặc mâu thuẫn, hoặc chưa phù đối với hoạt động kinh doanh,

người tiêu dùng và nền kinh tế. Thực thi hiệu quả các quy định hiện hành cũng

có thể có nghĩa là bớt đi nhu cầu của việc ban hành thêm các quy định mới.

Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật có thể giải quyết một số những vướng

mắc, bất cập thông qua việc thực thi hiệu quả và năng động quy định hiện hành

chứ không phải lúc nào cũng là việc ban hành những quy định bổ sung. Thực

thi, vì vậy, là trọng tâm cho sự thành công của quy định, và việc thực hiện các

mục tiêu của bất kỳ chương trình quản lý nào.

Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, lẽ hiển nhiên không tự thân đi vào cuộc

sống, nó phải được thực thi thông qua một hệ thống các thiết chế nhất định.

Trong việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vấn đề năng

32

lực của các thiết chế thực thi luôn là một nội dung trọng tâm. Từ góc độ xây

dựng pháp luật, chúng ta đều thừa nhận việc nhập khẩu luật (legal transplant)

những đạo luật tốt của các quốc gia tiên tiến có thể không thành công là do nó

không được nội địa hoá hay không được làm phù hợp với điều kiện sở tại. Từ

góc độ thể chế (tức pháp luật ở trạng thái thực thi), đó là vấn đề của năng lực

người chơi trong một cuộc chơi có luật chơi hoàn hảo.

Thông thường, hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

bao gồm các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền

có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, đó là các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp và tổ chức xã

hội mà trong đó các hội bảo vệ người tiêu dùng là trọng tâm. Mỗi loại thiết chế

có những đặc thù, không chỉ ở chức năng, thẩm quyền mà còn là phương thức

thực thi pháp luật. Nếu cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ là hướng dẫn, điều

hành và xử lý vi phạm, cơ quan tư pháp xét xử, giải quyết tranh chấp thì các tổ

chức xã hội chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và hòa giải các tranh chấp

các xung đột liên quan đến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Các tổ chức xã hội

bảo vệ người tiêu dùng, thực tế chỉ là chủ thể có tính chất hỗ trợ cho việc thực thi

pháp luật bảo vệ người tiêu dùng bởi chúng không được quyền quyết định những

quyền và nghĩa vụ cụ thể của người tiêu dùng và các bên liên quan.

1. Khái niệm năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

Năng lực (capacity) là khả năng các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội có thể

thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình – đây là cách hiểu phổ biến

nhất của các chương trình phát triển năng lực trên thế giới10. Khái niệm năng lực

này khá tương đồng với khái niệm năng lực hành vi trong luật học, nó diễn tả

khả năng thực tế thực hiện được các hành vi của chủ thể. Đặt vấn đề nghiên cứu

năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật có nghĩa là xác định chúng có thể

thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định hay không.

Thông qua việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, các thiết chế này, góp

phần ổn định trật tự xã hội, tạo lập thói quen tôn trọng pháp luật của các chủ thể

có liên quan.

10 Perspectives Note: Enabling Environment for Capacity Development, OECD 2011, trang 2

33

Từ nhận thức chung nói trên, có thể nhận định một cách vắn tắt năng lực

của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dung là khả năng thực thi

những chức năng,nhiệm vụ mà pháp luật bảo vệ người tiêu dùng quy định cũng

như những kỳ vọng của xã hội đối các thiết chế đó.

Đánh giá hay xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật là việc

xác định năng lực hiện tại của nó trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu hoạt

động, chức năng, nhiệm vụ của chúng có phù hợp hay không. Đánh giá năng lực

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ chỉ ra được cách thức sử dụng và tăng

cường khả năng sẵn có của thiết chế để phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực

hơn là việc bắt đầu áp dụng một mô hình mới hoàn toàn. Việc đánh giá năng lực

là một cuộc thẩm định những khả năng hiện có của thiết chế trong việc thực

hiện các chức năng chính và đạt tới những kết quả mong đợi. Do đó, đánh giá

năng lực luôn phải liên kêt tiềm năng với hiệu suất công việc. Trong mọi quá

trình cải cách, đánh giá năng lực là một phần không thể thiếu. Nó có thể được

thực hiện từ bên ngoài bởi một tổ chức đánh giá độc lập hoặc từ bên trong với tư

cách là thực hành một tiêu chuẩn quản lý (tự đánh giá). Nó có thể là một sự kiện

nhất thời hoặc có thể là một hoạt động có tính thường xuyên trong quá trình

quản lý hoặc trong việc lập kế hoạch tổng thể hoạt động của thiết chế đó.

2. Các tiêu chí xác định năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng

Vấn đề đặt ra đối với mọi hoạt động đánh giá là chúng sẽ dựa trên nhưng

thang bảng chỉ số nào. Xác định một tổ chức có thể đáp ứng được các đòi hỏi

của pháp luật và kỳ vọng của xã hội sẽ thường được tiếp cận dưới các góc độ:

tiềm năng và kết quả thực hiện. Xác định thiết chế có tiềm năng hay không

nói lên tính sẵn sang của nó đối với nhiệm vụ còn việc xác định thiết chế đó

có hiệu quả hay không thì lại phản ánh kết quả hoạt động của chúng khi thực

thi nhiệm vụ.

Thông lệ về phát triển và đánh giá năng lực của UNDP và các tổ chức quốc

tế cho thấy việc xây dựng các chỉ số xác định năng lực phải được sử dụng để đo

lường hai hình thức khả năng và hiện thực của một quá trình. Chỉ số năng lực,

34

do đó, cũng có tính chất và mục đích kép – có thể sử dụng chúng để đánh giá

hiện trạng năng lực và kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của thiết chế.

Không thể nói là một tổ chức rất mạnh khi họ có đầy đủ các điều kiện vật chất,

nhân sự chất lượng khi kết quả công việc của họ quá kém. Khi xảy ra tình huống

như vậy, người làm chính sách cần nhìn nhận, tìm hiểu một yếu tố nào đó bên

ngoài các điều kiện vật chất, nhân sự đã gây ra hoặc là điều kiện để phát sinh kết

quả hoạt động kém, và đó cũng phải là một bộ phận của năng lực.

Thông thường, năng lực của một thiết chế thường được xác định trên 3

nhóm chỉ số chính: Những chỉ số năng lực thể chế (institutional capacity

indicators); Những chỉ số năng lực tạo lập môi trường thuận lợi (Enabling

Environment Capacity Indicators); Những chỉ số kết quả thực hiện (Result

Indicators)11. Các chỉ số này nhằm xác định thiết chế có năng lực hay không chứ

không phải nhằm đánh giá hoạt động nâng cao năng lực thiết chế có đạt kết quả

hay không12.

2.1. Nhóm chỉ số năng lực thể chế

Năng lực thể chế (institutional capacity) làm một khái niệm tương đối mở,

được xác định khá mơ hồ. Theo cách hiểu phổ biến nhất là được hiểu là khả

năng của các cơ quan hoàn thành chức năng theo pháp luật của mình13. Đây là

đại lượng bao gồm các yếu tố những chức năng, nhiệm vụ mà thiết chế đó nên

có thẩm quyền để thực hiện, đồng thời nó bao gồm cả những điều kiện nhân lực,

tài nguyên vật lực và một cấu trúc bộ máy thích hợp để đạt được mục đích của

nó14. Nói chung, tương đối khó khăn để xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất

của năng lực thể chế. Có thể một tổ chức được xây dựng hoàn hảo theo những

mô hình hiện đại của thế giới nhưng không thể vận hành hiệu quả bởi những yếu

tố pháp luật và thẩm quyền. Ngược lại, cũng có thể một hệ thống pháp luật được

thiết kế tốt nhưng các thiết chế thực thi không thể được thực hiện tốt nhiệm vụ

11 Xin xem them: UNDP “Measuring Capacities: An Illustrative Catalogue to Benchmarks and Indicators”, Capacity Development Group 2005, trang 6, 23 và tiếp theo. 12 Xin xem thêm: UNDP: Measuring Capacity, 2010 là cuốn sách nhằm hướng dẫn các nhà tư vấn đánh gia những kết quả tác động của những dự án nâng cao năng lực. 13 Xem them: Nguyễn Sĩ Dũng: Năng lực thể chế, Người đại biểu nhân dân, tháng 1/2006 14 M.R. Bhagavan and I. Virgin, "Generic Aspects of Institutional Capacity, Development in Developing

Countries", Stockholm Environment Institute, Norway 2004, trang 3.

35

của mình, đôi khi chỉ vì thiếu kinh phí hoạt động. Chính vì vậy, việc đánh giá

năng lực thể chế thường được dựa theo các tiêu chí, không chỉ là các chỉ tiêu về

cơ sở vật chất hay thẩm quyền mạnh, mà còn phải tính đến số lượng, chất lượng

nhân sự, quy trình kiểm soát công việc và năng lực chuyên môn của từng nhân

viên cũng như cả tổ chức. Tuy có những đặc thù nhưng các nhóm chỉ số này có

thể áp dụng chung cho cả cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp và các tổ chức xã

hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

2.1.1. Các chỉ số pháp lý và hậu cần

Trước hết, các thiết chế phải có một khuôn khổ pháp lý về tổ chức, chính

sách, quy tắc và quy trình cho tham chiếu phù hợp cho các hoạt động. Một lẽ

hiển nhiên là, tổ chức không thể hoạt động nếu nó không tồn tại hợp pháp. Cũng

tương tự như vậy, các hoạt động của chúng phải được ghi nhận hoặc thừa nhận

trong luật.

Thứ hai, bản thân cơ cấu tổ chức của mỗi thiết chế có thể đáp ứng nhu cầu

về kiểm soát và hiệu quả của hoạt động của mình. Tại mỗi thiết chế, quy trình

kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng và có nhân sự, bộ phận thực hiện việc

kiểm tra, giám sát nội bộ đối với những hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng.

Thứ ba, thiết chế phải có sẵn cơ sở vật chất và trang thiết bị thích hợp để

hỗ trợ hoạt động. Trường hợp không thể sở hữu các thiết bị, thiết chế phải có thể

tiếp cận với nhu cầu hậu cần và truyền thông (ô tô, điện thoại, telex, fax, vv.)

một cách thuận lợi.

2.1.2. Chỉ số nhân sự

Được coi là có năng lực thể chế nếu thiết chế có đội ngũ nhân viên đầy đủ

trong tất cả các vị trí chủ chốt. Không những vậy, chúng phải có chế độ thù lao

đầy đủ và công bằng đối với nhân viên của mình, có thể có những biện pháp

khen thưởng, kỷ luật về vật chất để khuyến khích các hoạt động hướng tới mục

tiêu của đơn vị.

Nhân sự mạnh cũng có nghĩa là thiết chế có tỷ lệ luân chuyển nhân viên

thấp. Một mặt, điều này thể hiện tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các nhân

36

viên, đồng thời nó cũng thể hiện nhân viên có thể hoàn thành công việc mà

không cần hoặc không bị điều chuyển.

Bảo đảm tính bền vững trong công tác nhân sự, các thiết chế phải tạo cơ

hội cho nhân viên phát triển chuyên môn và đào tạo trong công việc. Công tác

đào tạo có thể do đơn vị tự tổ chức, tự đào tạo hoặc gửi nhân viên đến cơ sở đào

tạo để nâng cao nghiệp vụ, các kỹ năng thực hành công việc. Cũng được coi là có

chế độ đào tạo tốt nếu đơn vị hỗ trợ kinh phí và thời gian để nhân viên có thể

tham gia các khóa đào tạo, đồng thời kiểm soát chất lượng của việc đi đào tạo ấy.

Nhân viên phải chịu trách nhiệm để hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn

thực hiện rõ ràng. Tại mỗi cơ quan, bảng mô tả công việc được xác định minh

bạch đối với từng vị trí công tác. Đây là thao tác hết sức quan trọng để bảo đảm

sự công bằng trong thực hiện và rành mạch trong việc xác định trách nhiệm. Nó

khắc phục được tình trạng người làm nhiều, người làm ít và lẩn tránh trách

nhiệm cá nhân khi kết quả hoạt động của tổ chức không được như mong muốn.

Kết quả công việc của các nhân viên phải được đánh giá định kỳ cả về số lượng

cũng như chất lượng theo các nhiệm vụ nêu trong mô tả công việc.

Trong quá trình lập kế hoạch công tác của đơn vị, nhu cầu về nhân viên

phải được phân tích cả về cá yêu cầu chất lượng cũng như số lượng và là một bộ

phận của kế hoạch hoạt động.

Để bảo đảm chất lượng nhân viên và tính độc lập của đơn vị trong việc

thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, nhân viên không được kiêm nhiệm tại

các doanh nghiệp hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ các doanh nghiệp.

2.1.3. Chỉ số tài chính

Tài chính cho hoạt động của tổ chức luôn là một yếu tố quan trọng nhất

trong việc đánh giá năng lực của tổ chức đó. Bên cạnh việc họ có đủ kinh phí

hoạt động, tổ chức phải có sự độc lập nhất định đối với ngân sách nhà nước, các

nhà tài trợ và đặc biệt là các doanh nghiệp. Điều này là đương nhiên bởi lẽ một

khi tài chính bị phụ thuộc, họ có thể bị gây sức ép bởi các bên hữu quan và kết

quả thực thi là không độc lập, không khách quan và có thể một mặt vi phạm

pháp luật và mặt khác, gây tổn hại đến người tiêu dùng và trật tự xã hội.

37

Trước tiên, tổ chức phải có thể tiếp cận với các nguồn tài chính phù hợp

với việc lập kế hoạch ngân sách (bao gồm cả tín dụng, nếu phù hợp). Đây là

điểm khá nhạy cảm vì đa số các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu

dùng đều thiếu kinh phí hoạt động, kể cả trong trường hợp được tạo điều kiện để

vay kinh phí thì họ vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn thanh toán các khoản vay

đó. Một điều dễ thấy là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất

và phân phối hàng tiêu dùng quy mô lớn thường có khuynh hướng tài trợ cho

các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động bảo vệ người tiêu dùng mà thì

hành pháp luật là trọng tâm, đặc biệt là các trào lưu có liên quan đến phát triển

bền vững đang dần lớn mạnh như thương mại công bằng (fair trade), trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility -CSR) hay tạo

lập giá trị chung (creating shared value – CSV). Nếu nhận kinh phí trực tiếp từ

các doanh nghiệp đó, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

thường bị ảnh hưởng và có thể sẽ là lực lượng bênh vực trực tiếp các doanh

nghiệp và bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngoài nguồn

ngân sách được cấp bởi nhà nước, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người

tiêu dùng ngoài khu vực nhà nước - tức các hội bảo vệ người tiêu dùng luôn phải

có một chính sách gây quỹ hoạt động một cách hợp lý. Việc nhận tài trợ từ

doanh nghiệp, tổ chức khác chỉ nên dừng lại ở việc “bán sản phẩm” của mình

như quảng cáo trên trang thông tin, tạp chí, báo, bản tin điện tử của mình. Bài

học từ Stiftung Warentest của nước Đức từ 1964 đến nay là một ví dụ điển hình,

tuy có thể vẫn nhận một lượng tài chính nhỏ từ chính phủ liên bang, SW vẫn có

những nguồn thu ổn định từ việc bán các tạp chí và các dịch vụ khác trên website

của họ và có thể coi đó là khuôn mẫu về tự chủ tài chính. Ngoài ra nguồn gây quỹ

khác có thể là tiền thắng kiện trong các vụ việc bảo vệ người tiêu dùng được trích

lại hoặc tiền tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận.

Tài chính mạnh không thuần túy là việc có nhiều tiền, thiết chế thực thi

pháp luật bảo vệ người tiêu dùng phải kiểm soát được ngân sách riêng của mình.

Những định mức chi tiêu, nguyên tắc chi tiêu tài chính phải được xác định một

cách rạch ròi cùng một hệ thống kế toán minh bạch. Các hoạt động chi tiêu của

38

tổ chức phải được thể hiện rõ ràng trong các chứng từ và ghi chép, lưu trữ, hạch

toán theo chuẩn mực và quy trình kế toán được xác định trước.

Chỉ số tài chính phải đáp ứng tính bền vững, theo đó, tổ chức phải có dự

kiến về nhu cầu nguồn lực tương lai của mình và các phương án gây quỹ khả thi.

Tất cả những điều này cũng phải được nêu rõ trong kế hoạch hoạt động.

Quản lý tài chính hiệu quả là một tiêu chí quan trọng trong chỉ số về tài

chính của thiết chế bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài việc tuân thủ quy trình kế

toán đã được xác định, hiệu quả sử dụng tài chính phải được đặt lên hàng đầu

trong chi tiêu cho hoạt động của mình. Hiệu quả trong sử dụng nguồn tài chính

là việc sử dụng ít nhất nguồn tài chính của thiết chế nhưng thực hiện được nhiều

công việc hơn, chất lượng tốt hơn và đúng pháp luật.

Ngân sách của thiết chế được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch và

giám sát nhằm đưa ra các kế hoạch chi tiêu nhưng cũng phải thuận tiện cho việc

theo dõi, giám sát chi tiêu.

2.2. Nhóm chỉ số năng lực tạo môi trường thuận lợi

Môi trường thuận lợi (Enabling Environment) được nhìn nhận từ nhiều

góc độ:

- Đó là nơi làm việc thuận tiện nhưng đầy trách nhiệm và hiệu quả đối với

nhân viên của cơ quan, tổ chức. Sự thuận lợi không chỉ là về cơ sở vật chất như

phương tiện làm việc của nhân viên, bài trí văn phòng hợp lý hay có trang thiết

bị dành riêng cho nhân viên là người khuyết tật (ví dụ: xe lăn, lối đi cho xe lăn)

mà còn là các quy định mình bạch về lề thói làm việc, phân công, phối hợp và

quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận, giữa nhân viên và lãnh đạo tạo cho nhân

viên và các bộ phận có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình vào hoạt động

chung của cơ quan, tổ chức. Từ góc độ này, có thể thấy môi trường thuận lợi là

một phần của năng lực thể chế đã trình bày ở trên;

- Đó là một đối tượng dễ tiếp cận đối với truyền thông và các hoạt động

giám sát xã hội. Trong một xã hội hiện đại, tự do thông tin và bảo đảm quyền

tiếp cận thông tin luôn được đề cao và bảo đảm thực thi. Đó là điều kiện để

người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực thể xã hội

nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các thiết chế đó;

39

- Đó là nơi mà người dân sử dụng dịch vụ công một cách thuận lợi và rẻ

tiền. Sự thuận lợi đối với người dân hết sức đa dạng, từ quy trình một cửa, nơi

công bố thủ tục hành chính, nơi chờ kết quả thích hợp cho đến thái độ tôn trọng,

tính trách nhiệm, khẩn trương của cán bộ tiếp dân, thời gian chờ đợi ngắn, lệ phí

thủ tục vừa phải…

Một thiết chế được coi là hiệu quả thì luôn phải tạo ra một môi trường

thuận lợi (creating an enabling environment) đối với người sử dụng dịch vụ

công, người giám sát dịch vụ công và chính những nhân viên góp phần tạo ra

dịch vụ công đó. Thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cũng rất cần thiết

phải có những môi trường thuận lợi được tạo ra bởi các thiết chế thực thi lĩnh

vực pháp luật này. Môi trường thuận lợi, tùy thuộc vào tính chất của từng loại

thiết chế mà có những đặc thù.

2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Đặc trưng của các cơ quan quản lý nhà nước là chế độ thủ trưởng. Vì vậy,

tạo môi trường thuận lợi trong các cơ quan này là phải có sự tôn trọng tính độc

lập và chuyên nghiệp của các công chức từ lãnh đạo cơ quan. Điều này cho phép

các công chức sẽ tham mưu "thẳng thắn và không sợ hãi" cho lãnh đạo về các

hoạt động, vấn đề của đơn vị. Sự tôn trọng và tạo điều kiện cho nhân viên có thể

xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, cũng có thể xuất phát từ các quy định

nội bộ về quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ. Trong mọi trường hợp,

quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ chặt chẽ và minh bạch là một bảo

đảm để duy trì môi trường thuận lợi đối với các công chức thuộc cơ quan trước

những thay đổi về lãnh đạo.

Môi trường thuận lợi sẽ bao gồm một sự hiểu biết rõ ràng giữa cả hai bên,

các lãnh đạo không can thiệp vào các hoạt động hàng ngày của các phòng ban

mà họ có trách nhiệm quản lý. Tuy vậy, là người quản lý, lãnh đạo phải chịu

trách nhiệm về tham nhũng và hoạt động không phù hợp của cấp dưới đối với

người tiêu dùng và các đối tượng khác, do đó, một cơ chế kiểm soát hoạt động

nội bộ của cơ quan phải được thiết lập mà bản mô tả công việc và báo cáo của

từng vị trí công tác là điều kiện bắt buộc. Ngược lại, quy định nội bộ cũng phải

40

có cơ chế khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người khiếu nại tố cáo cho nhân viên đối

với những sai trái của lãnh đạo.

Nếu cơ quan có cán bộ, công chức là người khuyết tật hoặc thuộc nhóm dễ

bị tổn thương thì phải có cơ chế hỗ trợ họ hòa nhập và hoàn thành công việc;

xoay vòng thường xuyên của nhân viên bị khuyết tật để thỉnh thoảng thay đổi

cho phù hợp với chức năng và phục hồi chức năng của họ.

Môi trường thuận lợi còn là sự thuận lợi, thoải mái của người dân khi đến

làm thủ tục hành chính. Cơ quan phải liên tục nỗ lực để sắp xếp bộ máy hành

chính để làm cho nó cởi mở hơn, hiệu quả và thân thiện hơn đối với người dân;

Quy đinh, nội quy về tiếp dân hoặc những cam kết tương tự phải được công bố

và niêm yết công khai tại trụ sở để xác lập các nghĩa vụ của cơ quan và quyền

của người dân. Đáng lưu ý là việc niêm yết các nội quy và đặc biệt là hướng dẫn

các thủ tục hành chính phải được treo, dán ở vị trí mà mọi người có thể quan sát

thuận lợi, ngay cả trong những trường hợp có đông người đến làm thủ tục. Cần

tránh việc dán cả tập văn bản pháp luật với kích thước như văn bản thông

thường vì nó sẽ bị che khuất và khó tra cứu, dễ bị rách, hỏng nếu có nhiều người

cùng muốn đọc. Nội quy cần trình bày thành các bảng lớn và treo lên cao; các

thủ tục hành chính cần được thể hiện bằng sơ đồ hướng dẫn và treo cao tại bộ

phận tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu thủ tục hành chính.

Người dân có thể dễ dàng phát hiện ra danh tính của những công chức đang

giải quyết công việc. Các biển tên công chức thực hiện thủ tục hành chính cần

được đeo trên người hoặc treo công khai trong sơ đồ hướng dẫn thủ tục hoặc cửa

phòng, bàn làm việc.

Các công chức có nghĩa vụ phải đưa ra lý do cho quyết định, hành vi của

mình trong các thủ tục hành chính. Các tiêu chí quyết định hành chính phải được

công bố công khai.

Các bộ phận tiếp dân phải tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người

dân theo định kỳ. Việc xử lý các phiếu hỏi, thư từ góp ý phải được thực hiện

một cách công khai, nghiêm túc.

Các cơ quan truyền thông có thể tiếp cận các thông tin hoạt động của cơ

quan thực hiện thủ tục hành chính.

41

2.2.2. Đối với các cơ quan tư pháp

Một hệ thống tư pháp được coi là có năng lực, là nó phải độc lập. Tư pháp

phải có quyền xét xử tính hợp pháp của các quyết định hành pháp và các phán

quyết của tư pháp phải được ngành hành pháp tôn trọng và tổ chức thi hành.

Ngoài những tiêu chí của hệ thống tòa án hiện đại, theo hướng dẫn về nâng cao

năng lực của UNDP, được coi là có năng lực tạo môi trường thuận lợi là15:

- Tiếp cận tòa án đơn giản với những thủ tục pháp lý không phức tạp với

lệ phí phải chăng. Đối với các vụ án tranh chấp giữa thương nhân và người

tiêu dùng, khi khởi kiện, người tiêu dùng là nguyên đơn không phải nộp tạm

ứng án phí.

- Thủ tục xét xử đơn giản, nhanh: Nhìn chung, luật tố tụng hiện đại đang có

khuynh hướng giản lược theo hướng giảm bớt những khó khăn, phức tạp đối với

người tham gia tố tụng. Trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, khuynh hướng

này được thực hiện triệt để hơn. Tố tụng nhiều nước cho phép áp dụng thủ tục

xét xử đơn giản với thành phần hội đồng xét xử và thời gian tiến hành tố tụng

được rút gọn. Ở Việt Nam, điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

có quy định tòa án sẽ áp dụng thủ tục đơn giản đối với những trường hợp cá

nhân người tiêu dùng khởi kiện đối với những tranh chấp có giá ngạch thấp hơn

100 triệu đồng. Tuy vậy Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 chưa có quy định

cụ thể để cho phép tòa án thụ lý và xét xử theo thủ tục này.

- Phán quyết được thi hành một cách nghiêm túc: Thật ra đây là một yêu

cầu chung đối với mọi nền tư pháp và mọi lĩnh vực pháp luật. Tuy thế, để tạo ra

một sự tin tưởng, thoái mái cho người dân nói chung và người tiêu dùng nói

riêng trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, việc thi hành

phán quyết của tòa án một các nghiêm túc luôn được coi là một chỉ số quan

trọng để tạo lập một môi trường thuận lợi và đánh giá năng lực thực thi pháp

luật bảo vệ người tiêu dùng.

- Người tham gia tố tụng được bảo vệ, đây là một quy định chung của tố

tụng dân sự. Người tiêu dùng và cả doanh nghiệp bị kiện tham gia tố tụng được

15 Xin xem them: UNDP “Measuring Capacities: An Illustrative Catalogue to Benchmarks and Indicators”, Capacity Development Group 2005, tài liệu đã dẫn, trang 16

42

bảo đảm không phải chịu bất kỳ sức ép nào từ phía bên kia để thực hiện các

quyền và nghĩa vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra tòa án còn có nghĩa vụ phải bảo

đảm cho những người tham gia tố tụng được giảm bớt các sức ép từ truyền

thông và công luận bằng việc một mặt vẫn công khai việc xét xử nhưng vẫn bảo

đảm họ được cách ly ở mức độ phù hợp, không bị làm phiền bởi báo chí hoặc bị

tấn công, làm phiền từ những người khác.

- Tòa án phải cung cấp bản án nhanh ngay sau khi tuyên, có hệ thống hồ sơ

tòa án đáng tin cậy, các bản án được công khai, dễ tiếp cận và tra cứu;

- Người dân có thể khiếu nại về hành vi sai trái của cán bộ tư pháp ngoài

những kháng cáo chính thức trong quy trình tố tụng

2.2.3. Đối với các tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước và các doanh

nghiệp. Đây là tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền lên chính

sách, hoạt động, việc tuyển nhân sự và tài chính của tổ chức xã hội. Một tổ chức

xã hội được xem là độc lập khi mọi khía cạnh từ bổ nhiệm lãnh đạo, trụ sở, tài

chính, hoạt động… đều có sự độc lập và tự chủ với cơ quan Nhà nước. Tuy vậy,

do tính chất hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong hoạt động thực thi pháp luật bảo

vệ người tiêu dùng, các tổ chức xã hội vẫn có thể nhận những sự hỗ trợ kinh phí

cho những hoạt động có liên quan và được giao bởi các cơ quan nhà nước. Đây

cũng là trường hợp của Việt Nam16.

- Có quy trình tiếp nhận yêu cầu của người tiêu dùng một cách minh bạch;

- Các hoạt động tư vấn, đào tạo cho người tiêu dùng không tính phí hoặc

thu lệ phí thấp; Các hoạt động cung cấp thông tin pháp luật phải miễn phí. Tổ

chức không được từ chối nghĩa vụ cung cấp thông tin pháp luật vì đây là một

hoạt động hỗ trợ thi hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã được nhà nước hỗ

trợ kinh phí.

- Tổ chức xã hội được hoạt theo nguyên tắc minh bạch và dân chủ và trách

nhiệm giải trình bởi đây là những tổ chức tự nguyện được thành lập trên cơ sở

phi lợi nhuận và để thực hiện các mục tiêu xã hội. Một hội được đánh giá cao 16 Điều 30 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

43

khi các hội viên có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động bầu cử lãnh

đạo hội, biểu quyết các quyết định quan trọng trong điều hành hội. Lãnh đạo hội

có uy tín với tất cả các thành viên và các hành động của hội vì lợi ích chung của

toàn thể hội viên - tức người tiêu dùng.

2.3. Nhóm chỉ số kết quả thực hiện

Chỉ số kết quả thực hiện (performance result indicators) hay còn đươc gọi

là chỉ số chuyên môn (thematic indicators) cho phép đánh giá thực tế các thiết

chế hoạt động trên thực tế trên cơ sở so sánh với những mục tiêu đề ra. Đối với

hoạt động thực thi pháp luật, việc đặt ra những chỉ tiêu bằng con số cụ thể là

không khả thi bởi lẽ chúng hoàn toàn phụ thuộc vào số vụ việc phát sinh trong

kỳ đánh giá. Phổ biến nhất là dựa trên tỷ lệ số vụ việc, nhiệm vụ được giải quyết

trên tổng số vụ việc, nhiệm vụ phát sinh trong kỳ đánh giá. Ngoài ra, mức độ hài

lòng của người thụ hưởng dịch vụ công cũng được xem xét là một chỉ số định

tính quan trọng.

2.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Số lượng các quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên

về thi hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã ban hành trên số lượng được

giao về lĩnh vực đó? Đây nhiệm vụ thường xuyên và tối thiểu mà các cơ quan

nhà nước phải làm. Do đó, đối với hoạt động này chỉ có thể là đạt hoặc không

đạt chỉ tiêu.

- Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm

quyền xử lý được phát hiện. Chỉ số này có thể biểu hiện bằng số vụ, cũng có thể

trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Đáng lưu ý là số lượng dùng để so sánh

phải là những vụ việc được phát hiện chứ không phải số lượng các vụ việc được

thụ lý. Đây là nguyên tắc cần được quán triệt để tránh tình trạng giảm số vụ thụ

lý nhằm nâng cao thành tích.

Nói chung, không có một tỷ lệ chuẩn để xác định chung cho tất cả các cơ

quan quản lý nhà nước trong xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tỷ

lệ lý tưởng, tất nhiên sẽ là 100%, tuy nhiên do tính chất của các vụ việc là không

giống nhau và không thể đòi hỏi năng lực của các cơ quan và công chức là giống

44

nhau, cho nên, tùy thuộc thời điểm và tùy thuộc vào kết quả điều tra cơ sở (base

line study) tổng thể, cơ quan đánh giá có thể xác định một tỷ lệ thích hợp theo

hướng đạt mức trung bình cả nước và đồng thời không thấp hơn thành tích của

kỳ đánh giá trước. Chẳng hạn, qua điều tra cơ sở, ngành quản lý thị trường cả

nước đã xử lý trung bình 70% tổng số vụ được phát hiện thì việc đặt chỉ tiêu

đánh giá đối với lực lượng quản lý thị trường tại tỉnh A là ít nhất phải đạt 70%,

nếu trong điều tra cơ sở, tỉnh này đã đạt 75% thì con số để lập kế hoạch đánh giá

và đánh giá phải là lớn hơn hoặc bằng 75%.

- Một chỉ số quan trọng thể hiện tác động xã hội của hoạt động của các cơ

quan quản lý là nâng cao ý thức pháp luật cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Biểu hiện rõ nhất của việc nâng cao ý thức pháp luật này là làm cho số vụ vi

phạm bị phát hiện được giảm xuống. Khi đánh giá, cơ quan đánh giá có thể xác

định chất lượng thực thi pháp luật thông qua sự biến thiên số lượng vi phạm

giữa các kỳ đánh giá.

- Mức độ hài lòng của người dân. Đây là chỉ số thể hiện thái độ cảm nhận

của người tiêu dùng đối với hoạt động của cơ quan, công chức. Các bảng hỏi

được thiết kế phù hợp để phỏng vấn người đã tham gia thủ tục, người không

tham gia thủ tục về hoạt động của cơ quan. Các tham số quan trọng cần cho việc

thiết kế bảng hỏi là: thủ tục nhận khiếu nại, đơn tố cáo có đơn giản hay phức

tạp; thời gian thực hiện thủ tục nhanh hay chậm; người tiêu dùng có phải mất

phí tổn chính thức và không chính thức (ví dụ: bồi dưỡng, phong bì cho công

chức thi hành thủ tục) hay không; kết quả xử lý có thỏa mãn người tiêu dùng?

Mức độ hài lòng có thể chia làm nhiều cấp độ: không hài lòng, hài lòng và rất

hài lòng.

2.3.2. Đối với cơ quan tư pháp

Các cơ quan tư pháp không có nhiệm vụ phải ban hành các văn bản hoặc

thực hiện các hoạt động nhằm hướng dẫn thực hiện pháp luật, chúng chỉ xét thực

hiện việc xét xử khi có đơn kiện từ người tiêu dùng hoặc các hiệp hội. Việc xác

định kết quả thực hiện cũng chỉ được dựa trên số vụ thụ lý chứ không phải là số

lượng vi phạm hoặc tranh chấp.

45

- Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm

quyền xử lý được thụ lý. Chỉ tiêu lập kế hoạch nên dựa theo kết quả đạt được

của kỳ đánh giá trước và không thấp hơn nó.

- Số lượng các vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị để xét lại ở cấp tố tụng cao

hơn trên tổng số vụ đã xét xử. Tỷ lệ này có phản ánh một phần chất lượng của

bản án, quyết định của tòa án, đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của

người dân đối với việc tiến hành tố tụng và ra phán quyết của tòa án.

- Số lượng các bản án quyết định được thi hành trên tổng số bản án, quyết

định có hiệu lực pháp luật. Chỉ số này cũng cho thấy chất lượng xét xử vì án xử

đúng mới thi hành thuận lợi được. Ngoài ra, nó cũng phản ánh chất lượng công

tác thi hành án.

- Sự biến thiên trong số lượng đơn kiện cũng phản ánh một phần của thực

trạng thực thi pháp luật. Nó cho thấy các tranh chấp là tăng, hay giảm và nếu

giảm thì cũng có nghĩa là hoạt động thực thi của tất cả cả thiết chế, trong đó có

cơ quan tư pháp, đang trở nên tốt hơn.

- Mức độ hài lòng của người dân: Nhìn chung, các bảng hỏi đối với người

tham gia tố tụng được khuyến khích áp dụng nhưng không bắt buộc vì số lượng

người tham gia tố tụng thường ít hơn nhiều so với người tham gia thủ tục hành

chính tại cơ quan quản lý. Mặt khác, mức độ hài lòng của người dân cũng đã

được thể hiện trong việc kháng cáo các bản án, quyết định của tòa án. Để toàn

diện hơn, cơ quan đánh giá có thể lấy chỉ tiêu số khiếu nại ngoài tố tụng đối với

các ứng xử, hành vi tiêu cực của cán bộ tòa án trong khi tiến hành hoặc tham gia

tố tụng; cũng có thể kết hợp với số lượng những dư luận, đánh giá xấu về tòa án

cụ thể trên các phương tiện truyền thông chính thức để xác định mức độ hài lòng

của người dân đối với hoạt động của tòa án.

2.3.3. Đối với tổ chức xã hội

Khác các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò tuyên truyền,

vận động việc tuân thủ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Trong trường hợp có

tranh chấp, họ có thể tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng và thực hiện vai

trò hòa giải; khi được ủy quyền hoặc trong những trường hợp được pháp luật

46

quy định, tổ chức xã hội có thể thay mặt người tiêu dùng kiện vụ việc ra tòa án

và tham gia tố tụng với tư cách đại diện của nguyên đơn.

- Tỷ lệ số lượng hoạt động tuyên truyền so sánh với hoạt động của kỳ đánh

giá trước

- Tỷ lệ hòa giải thành trên tổng số đơn khiếu nại của người tiêu dùng

- Tỷ lệ thắng kiện đối với các vụ tổ chức xã hội khởi kiện phản ánh chất

lượng tham gia tố tụng của tổ chức.

- Khả năng gây quỹ hoạt động cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong

hoạt động của tổ chức xã hội. Tuy có thể không phải là các hoạt động liên quan

thực thi pháp luật nhưng nó lại phản ánh trình độ quản trị và chiến lược phát

triển tổ chức, tổ chức trở nên độc lập về tài chính, trước hết là với các cơ quan

nhà nước, và góp phần làm cho hoạt động chính của mình được bảo đảm về kinh

phí, bảo đảm thù lao xứng đáng cho nhân viên. Các hoạt động vận động tài trợ,

cung cấp dịch vụ có thể thực hiện theo các cách thức như tổ chức sự kiện,

nghiên cứu thị trường, các nghiên cứu hoặc tư vấn, đào tạo khác cho doanh

nghiệp hoặc người dân có quan tâm.

- Đánh giá chỉ số mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi tham gia các hoạt

động của tổ chức xã hội nên được coi là bắt buộc trong hoạt động của tổ chức.

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định năng lực các thiết chế

thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng

Năng lực là một đại lượng động và đa chiều. Năng lực có thể cải thiện,

nhưng nó cũng có thể giảm sút và dù thế nào đi nữa, nó không bao giờ đứng yên

và, do đó, khó nắm bắt. Yêu cầu của việc xác định hay đánh giá năng lực của

các thiết chế luôn đòi hỏi tính chính xác và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

của tổ chức đó. Tính chính xác của hoạt động đánh giá, tuy vậy, lại phụ thuộc

vào nhiều các yếu tố khác nhau. Về cơ bản, việc xác định năng lực của các thiết

chế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

- Sự khác biệt trong điều kiện hoạt động của các thiết chế và những đặc thù

của các ngành

- Dữ liệu điều tra cơ sở cần được chính xác và mới nhất,

47

- Các chỉ số dùng để đánh giá được xây dựng một cách khoa học

Các cơ quan, tổ chức tại các địa bàn khác nhau và những đặc thù của các

ngành khác nhau làm cho một công cụ đánh giá có thể rất chính xác với địa bàn,

ngành này nhưng lại khó đo đạc, xác định năng lực thực sự của các cơ quan

thuộc địa bàn, ngành khác. Ví dụ, khi xác định tỉ lệ luân chuyển nhân viên, rõ

ràng đặc thù của tư pháp làm cho nó ổn định hơn rất nhiều các ngành khác.

Cũng tương tự như vậy, độc lập về tổ chức và tài chính là bắt buộc đối với

tổ chức xã hội nhưng không thể đòi hỏi điều đó tại các cơ quan nhà nước.

Khi các thiết chế cùng hệ thống nhưng hoạt động tại các địa phương khác

nhau, trong rất nhiều trường hợp, kết quả xác định năng lực phản ánh không

chính xác thực tế các cơ quan đó. Chẳng hạn: tại địa bàn cửa khẩu, cơ quan quản

lý thị trường và kiểm dịch phải tiến hành kiểm tra nhiều loại hàng tiêu dùng với

số lượng lớn hơn tại các địa phương khác, hiện tượng quá tải rất dễ xảy ra và vì

thế tỷ lệ vụ việc được xử lý trên tổng số vụ được phát hiện nhiều khi là rất thấp.

Ngược lại tại những vùng ít giao dịch, tỷ lệ này lại có thể rất cao, thậm chí là

100% nhưng số lượng chỉ là một vài vụ lẻ tẻ.

Phục vụ cho việc xây dựng các chỉ số, dữ liệu cơ sở (baseline data) là hết

sức quan trọng bởi nó cho phép chỉ ra hiện trạng tổ chức, nhân sự, hiện trạng

thực thi để có thể đặt ra các định mức, cấp độ trung bình làm giá trị đối chiếu,

những điển hình thành công để có thể nhân rộng. Điều tra cơ sở cũng cho phép

đánh giá sơ bộ năng lực của các thiết chế. Đáng lưu ý là, đánh giá năng lực

nhằm tìm kiếm những giải pháp để nâng cao năng lực và hướng tới chất lượng

thực thi pháp luật được cải thiện chứ không phải đánh giá chỉ để xếp hạng hay

thuần túy nhận thức thực trạng. Dữ liệu cơ sở không chính xác, quá cũ sẽ không

cho phép đặt ra những hướng tác động đúng đắn để cải thiện tình hình. Hoạt

động đánh giá năng lực phụ thuộc vào việc tạo lập công cụ đánh giá - tức các bộ

chỉ số. Không có bộ chỉ số phù hợp để đánh giá cũng tương tự như việc đo chiều

dài mà không có thước. Dựa vào kết quả điều tra cơ sở, người đánh giá sử dụng

khung lý thuyết để tạo ra bộ chỉ số cho từng ngành nghề, lĩnh vực và loại hình

thiết chế cho các kỳ đánh giá tiếp theo.

48

Chuyên đề 4

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Người tiêu dùng (NTD), một chủ thể yếu thế trên thị trường, có thể củng cố

vai trò, vị thế của mình trong mối quan hệ với các chủ thể trên thị trường bằng

cách lập ra các tổ chức xã hội (các hội, đoàn thể) để bảo vệ quyền lợi của mình,

bởi kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một trong những phương pháp làm tăng sức

mạnh của các chủ thể “ yếu thế” trong xã hội chính là tăng cường sự liên kết

giữa các chủ thể này vì mục tiêu chung.

Do đó, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bên cạnh vai trò chủ đạo của

Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), sự

tham gia của các tổ chức xã hội (Hội bảo vệ NTD và các tổ chức xã hội khác)

vào hoạt động này là cần thiết và rất quan trọng để xã hội hóa việc BVQLNTD.

1. Thực trạng các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội

bảo vệ người tiêu dùng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về mặt pháp lý, ở Việt Nam, vai trò của các hội bảo vệ NTD trong việc bảo

vệ NTD đã được ghi nhận từ khá lâu (quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP

ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định

số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ thay cho Nghị định số

69/2001/NĐ-CP).

Hiện nay, để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng là trách

nhiệm của toàn xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội

thông qua ngày 17/11/2010 (có hiệu lực từ 01/07/2011) khuyến khích mọi tổ

chức xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội khác như

Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham

gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng. Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã

49

xác định rõ các tổ chức xã hội nói chung và hội bảo vệ NTD nói riêng được

tham gia bảo vệ quyền lợi của NTD, được tự mình thực hiện các hoạt động giúp

NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động sau:

- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu; có thẩm quyền thành

lập, giải thể tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân

kinh doanh

- Đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ;

- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế

hoạch và biện pháp về bảo vệ NTD;

- Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng

- Thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao để bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng

Hai điểm mới đáng lưu ý của Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 trong

việc xác định trách nhiệm của Hội bảo vệ NTD đồng thời là quyền của Hội

BVNTD. Đó là

- Hội có quyền đồng thời có trách nhiệm đại diện người tiêu dùng khởi kiện

hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.

- Khi thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ

NTD do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (tuyên truyền, phổ biến giáo dục

về quyền và nghĩa vụ của NTD; hướng dẫn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho

NTD; tư vấn, hỗ trợ cho NTD; thực hiện các nghiên cứu khảo sát, tập hợp ý

kiến, phản ánh nhu cầu của NTD), hội bảo vệ NTD được nhà nước hỗ trợ kinh

phí theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên cho thấy, theo Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 và

các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì vai trò, địa vị pháp lý của Tổ chức

xã hội tham gia bảo vệ NTD nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng đã được

xác định rất rõ và được nâng lên nhiều so với các quy định trước đây. Điều đó

50

đã tạo một vị thế nhất định, tạo điều kiện cho các hội bảo vệ NTD thực hiện

được sứ mệnh cao cả là bảo vệ quyền lợi NTD của mình.

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động bảo vệ NTD của các tổ chức xã hội chủ

yếu do các Hội bảo vệ NTD thực hiện. Các tổ chức xã hội khác hầu như chưa

tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD.

2. Thực trạng năng lực của Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc thực

thi pháp luật bảo vệ NTD

2.1. Thực trạng hoạt động của Hội bảo vệ người tiêu dùng

Hiện nay, tổ chức của hội bảo vệ NTD ở Việt Nam gồm nhiều cấp. Ở

Trung ương có Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ

NTD Việt Nam (VINASTAS) hoạt động trong phạm vi cả nước (được gọi là

Hội trung ương). Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nếu có điều kiện

thì thành lập hội bảo vệ NTD tỉnh (còn được gọi là Hội địa phương). Một số

tỉnh, công tác phát triển hội đã được triển khai đến cấp huyện, xã như Tiền

Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh... Các hội bảo vệ NTD tỉnh nếu tự nguyện có đơn

xin gia nhập VINASTAS thì trở thành hội thành viên của VINASTAS. Các hội

thành viên hoạt động độc lập theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội

trung ương và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội trung ương.

Tính đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 49 Hội bảo vệ NTD (trong đó có 1 Hội

Trung ương và 48 Hội địa phương ở các tỉnh)17. Hội bảo vệ NTD các cấp đều có

chung bản chất là một tổ chức xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà

nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của NTD và các doanh nghiệp sản xuất chân

chính góp phần xây dựng kinh tế, đất nước phát triển bền vững. Hội bảo vệ NTD

được thành lập trên cơ sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam và thành

viên tham gia Hội không phải nộp hội phí.

Trong hơn ba năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD, các hội bảo vệ

NTD đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ người

tiêu dùng. Những thành tựu đó được thể hiện trong 3 mặt hoạt động sau:

Thứ nhất, các hội bảo vệ người tiêu dùng đã có những đóng góp sau trong

hoạt động phản biện xã hội.

17 Báo cáo kết quả ba năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương .

51

- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tham gia ý kiến

tích cực vào việc xây dựng các văn bản luật có liên quan đến bảo vệ NTD như

Luật thương mại 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn

2006, Luật điện lực 2006, Luật khiếu nại và tố cáo 2008, Luật bảo vệ sức khoẻ

nhân dân, Luật chất lượng hàng hoá 2007, Luật an toàn thực phẩm 2010, Nghị

định quy định chi tiết thi hành Luật an toàn thực phẩm (2011), Luật phòng

chống tác hại của thuốc lá năm 2011, Luật quảng cáo (2012), Luật giá (2012)18.

Đặc biệt Hội VINASTAS đã có một thành viên tham gia vào tổ biên tập, xây

dựng dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD. Sau khi Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng có hiệu lực, VINASTAS cũng tham gia xây dựng, góp ý kiến cho việc

ban hành các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn thi hành Luật này như: Nghị

định 99/2011/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 19/2012/ND-CP quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD; Quyết định

02/2012/QD-TTg về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải

đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

- VINASTAS đã cử người tham gia vào Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt

Nam (CODEX Việt Nam), vào các ban kỹ thuật trong việc soạn thảo các tiêu

chuẩn nhà nước có liên quan đến người tiêu dùng cũng như tham gia nhiều ý

kiến trong việc định giá các sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng như giá điện,

xăng dầu, giá sữa...

- Sau ba năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Hội VINASTAS đã phát

huy vai trò của mình trong việc thực hiện một số hoạt động phản biện xã hội về

hàng hoá dịch vụ trên thị trường như: Thực hiện đề tài: “Đánh giá tồn dư các

hóa chất độc hại trong thịt lợn siêu nạc”, Tổ chức Hội thảo “ Sử dụng chất tạo

nạc và an toàn thực phẩm” tại Hà Nội ngày 13/4/2012, cùng Tạp chí Thực phẩm

và Sức khỏe thực hiện chương trình khảo sát “Sản phẩm, dịch vụ tin cậy vì

người tiêu dùng” nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

18 Báo cáo tham luận của Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch VINASTAS tại Hội thảo “Nhìn lại một năm thực hiện luật bảo vệ người tiêu dùng” do VINASTAS tổ chức tại Hà Nội ngày 27/7/2012.

52

dùng hàng Việt Nam theo chủ trương của Bộ Chính trị. VINASTAS và một số

hội bảo vệ NTD địa phương điển hình là Hội Kiên Giang, Hội bảo vệ NTD

Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu

dùng T.P Hồ Chí Minh đã tham gia tích cực vào việc phát hiện sai phạm của

thương nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD trong việc sử dụng chất độc

hại để sản xuất bún, bán canh, bánh hỏi hay phát hiện chất tạo nạc trong thịt lợn,

phản ánh thương nhân không tuân thủ nghĩa vụ bảo hành cho NTD…19

Như vậy, trong ba năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD các hội bảo vệ

NTD ở Việt Nam đặc biệt là VINASTAS đã thực hiện một số hoạt động thể

hiện vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD trong công tác phản biện

xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng rất nhiều thương nhân có hành vi xâm

phạm quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực như

báo chí phản ảnh thì những việc đã làm được của các hội bảo vệ người tiêu

dùng vẫn còn quá ít.

Thứ hai, trong thời gian qua các hội bảo vệ NTD đã thực hiện nhiều hoạt

động để thực hiện công tác giáo dục người tiêu dùng. VINASTAS và các Hội

bảo vệ người tiêu dùng địa phương đã tham gia tuyên truyền, giáo dục về kiến

thức tiêu dùng và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nhằm cung cấp các thông

tin, hướng dẫn, giáo dục người tiêu dùng về tiêu dùng, trang bị cho người tiêu

dùng những hiểu biết về quyền và trách nhiệm cũng như vai trò, vị trí của họ

trong xã hội để họ có ý thức và có khả năng tự bảo vệ mình trong mọi tình

huống. Để làm được việc này, bên cạnh việc sử dụng các cơ quan thông tin đại

chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet...Hội có Báo người

tiêu dùng ra mỗi tuần 1 số (tiền thân là Tạp chí Người tiêu dùng ra mỗi tháng 2

kỳ) phổ biến các thông tin liên quan đến bảo vệ NTD và đưa chúng lên mạng

website của Hội (nguoitieudung.com.vn). Ngoài ra, thành viên Ban chấp hành

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã viết bài cho các báo, tham gia diễn

đàn trực tuyến tư vấn pháp luật, trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các cơ quan

thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Các Hội

19 Xem báo điện tử Người Tiêu dùng của VINASTAS trên trang Web…

53

địa phương như Hội Tiền Giang, Hội Bình Dương, Hội Phú Thọ tích cực phát

hành các đĩa CD tuyên truyền pháp luật bảo vệ NTD, xây dựng các phóng sự,

viết bài cho các báo, trả lời phỏng vấn báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh,

thành phố.

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam cũng trực tiếp tổ chức nhiều hội

thảo, hội nghị tập huấn cho các Hội ở các địa phương (trung bình mỗi năm

khoảng 4-5 hội thảo) để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động bảo vệ người tiêu

dùng, tổ chức và vận hành các văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, phát

triển các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương, giải quyết vấn đề tài

chính của Hội, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD . Trong 3 năm thực thi Luật

bảo vệ quyền lợi NTD, VINASTAS đã tổ chức gần 20 Hội thảo với nhiều chủ

đề khác nhau để giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ tình hình tiêu dùng một

số mặt hàng cũng như giúp NTD nhận biết được một số vấn đề liên quan trực

tiếp đến quyền lợi của mình như: Cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với

bảo vệ NTD; hội thảo về thị trường giấy, về thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em;

về hiểm họa trasfat, về sản phẩm tiết kiệm điện, về chất lượng hóa mỹ phẩm và

sức khỏe NTD, về dịch vụ hậu mãi, về sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực

phẩm, về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em, về rau an toàn…

Đặc biệt, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã thành lập một số

Câu lạc bộ như: câu lạc bộ Chất lượng được thành lập từ năm 1995, câu lạc bộ

Người tiêu dùng nữ được thành lập năm 1998, Câu lạc bộ Chống hàng giả và

gian lận thương mại được thành lập năm 2000 và năm 2011 câu lạc bộ doanh

nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng được thành lập, nhằm giáo dục các doanh

nghiệp trong việc quản lý chất lượng, hướng các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh vì lợi ích người tiêu dùng để tăng cường năng lực, động viên và lôi kéo

họ vào các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như thông tin và giáo dục về

tiêu dùng cho lực lượng phụ nữ là người trực tiếp thực hiện hoạt động tiêu dùng

hàng ngày.

Tuy nhiên, số lượng thành viên của câu lạc bộ này chưa nhiều, hoạt động

chưa thường xuyên nên việc cung cấp thông tin, tuyên truyền của VINASTAS

54

cũng mới chỉ tiến hành trên phạm vi không rộng và kết quả đạt được còn rất

khiêm tốn. Mặt khác, đến nay các Hội địa phương hầu như chưa tổ chức các câu

lạc bộ để thực hiện chức năng giáo dục về tiêu dùng.

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ NTD,

VINASTAS và một số Hội địa phương đã thông qua hoạt động đưa một số

thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về những vi phạm pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã góp phần

giáo dục NTD phải cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch với thương nhân để

bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy trong công tác giáo dục NTD, hội bảo vệ NTD đã thực hiện được

một số hoạt động giúp nâng cao nhận thức của NTD trong việc tự bảo vệ mình

nhưng nhìn chung NTD ở Việt Nam chưa được hội bảo vệ NTD giáo dục về tiêu

dùng một cách đầy đủ, bài bản, thường xuyên và trên phạm vi rộng.

Thứ ba, từ khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực, việc tư vấn, hỗ trợ

giải quyết khiếu nại cuả NTD có nhiều thuận lợi hơn. Những quy định của Luật

đặc biệt là những quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối

với NTD là cơ sở để việc tư vấn, hòa giải dễ dàng hơn, tạo điều kiện để Hội

bênh vực NTD hữu hiệu hơn20. Năm 2012, VINASTAS cùng các Hội địa

phương tiếp nhận 961 khiếu nại của NTD và đã giải quyết thành công với tỷ lệ

83%. Năm 2013, 2014, số vụ khiếu nại đến các Hội bảo vệ NTD tăng lên, mỗi

năm trung bình tiếp nhận 3000 vụ, tỷ lệ giải quyết thành công từ 80-82%21.

Từ các số liệu trên cho thấy, năng lực giải quyết khiếu nại của các tổ chức

đã được NTD biết đến và tin tưởng nhưng số vụ giải quyết khiếu nại chưa được

nhiều và chủ yếu vẫn tập trung ở những tỉnh thàn phố lớn.

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động của các Hội bảo vệ NTD, bên cạnh

những thành tựu đạt được, hoạt động của Hội bảo vệ NTD còn bộc lộ một số

hạn chế

20 Phan Thị Việt Thu, Báo cáo tham luận “Thực tiễn và kết quả hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD sau hai năm luật BVQLNTD có hiệu lực” tại Hội Thảo “Hai năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày …7 năm 2013. 21 Báo cáo 3 năm thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD của Bộ Công thương

55

Thứ nhất, hoạt động của các Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng còn mang tính hình thức, chưa được tiến hành thường

xuyên. Hiện nay, hoạt động của VINASTAS và các hội bảo vệ NTD địa phương

chưa thật sự có hiệu quả, chưa xứng với vai trò của nó trong xã hội nói chung và

lĩnh vực bảo vệ NTD nói riêng. Hội bảo vệ NTD được vận hành như một trong

những “kênh” được cơ quan nhà nước lập ra để tiếp nhận và chuyển đi các khiếu

nại của NTD đang bức xúc chứ không phải là nơi NTD phát ra tiếng nói tập thể

và chính thức của mình. Công tác giáo dục NTD được tiến hành không có hệ

thống và chỉ tập trung vào một số ít NTD, chưa nhiều NTD được biết đến các

chương trình, các cuộc hội thảo mà các Hội bảo vệ NTD tổ chức.

Theo Luật bảo vệ NTD, Hội được khởi kiện hoặc đại diện người tiêu dùng

khởi kiện vì lợi ích công cộng nhưng đã hơn 3 năm thực thi Luật này, Hội chưa

khởi kiện một vụ việc nào để bảo vệ quyền lợi cho NTD, dù rất nhiều vụ xâm

phạm quyền lợi đã bị phanh phui. Thay vì việc chủ động giải quyết vấn đề từ cơ

sở, Hội lại thụ động chờ đợi NTD đến khiếu nại mới tham gia vào. Bởi vậy,

hoạt động của Hội vẫn còn mang tính hình thức, chưa góp phần xử lý vi phạm

và bảo vệ hiệu quả quyền lợi NTD.

Đối với nhiều tỉnh có Hội bảo vệ NTD 22thì hoạt động của Hội chủ yếu là ở

khu vực thị xã, tỉnh lỵ mà chưa phân bố rộng khắp đến các địa bàn hành chính

cấp huyện, xã hay vùng sâu, vùng xa- những nơi người dân có trình độ thấp, là

đối tượng của các hành vi gian lận tiêu dùng.

Hơn nữa, nhiều hội địa phương được thành lập nhưng không hoạt động

thường xuyên trong tất cả các mặt hoạt động nhất là công tác tuyên truyền phổ

biến pháp luật hoặc đưa ra những cảnh báo để bảo vệ quyền lợi NTD. Thậm

chí, có những Hội bảo vệ quyền lợi NTD chỉ tồn tại về mặt hình thức và hầu như

không có hoạt động nào nổi bật. Số lượng Hội bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động

không hiệu quả còn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số 49 Hội bảo vệ NTD đã

thành lập.

22 Ngoại trừ một số tỉnh như Tiền Giang, Kiên Giang, Hà Tĩnh, đã thiết lập mạng lưới Hội bảo vệ NTD đến cấp huyện, xã.

56

Thứ hai, chưa thiết lập được mối quan hệ mật thiết giữa các hội bảo vệ

người tiêu dùng với nhau cũng như với các tổ chức khác có liên quan trong công

tác bảo vệ người tiêu dùng

Trong việc thực hiện công tác bảo vệ NTD các hội bảo vệ người tiêu không

những phải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần phối hợp

với các hội địa phương với nhau nhằm trao đổi thông tin, kiến thức, hỗ trợ nhau

về chuyên môn, nghiệp vụ , đặc biệt với những vụ kiện cần sự phối hợp như lên

tiếng phản đối, cảnh báo hàng hóa dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây ảnh

hưởng đến sức khỏe NTD và ảnh hưởng đến môi trường.

Tuy vậy, trong thực tế mối quan hệ giữa Hội bảo vệ NTD với các tổ chức

trong nước không chặt chẽ, ngoài việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền

lợi NTD, thì chưa có những chương trình hành động thống nhất. VINASTAS,

với tư cách là tổ chức hoạt động trên phạm vi cả nước, được coi như là “Hội

Trung ương” nhưng không có sự chỉ đạo về phương hướng hoạt động cũng như

các hỗ trợ khác cho Hội địa phương. Các hoạt động của Hội địa phương vì vậy

nhìn chung vẫn mang nhiều yếu tố tự phát và thiếu tính tổ chức, hoạt động manh

mún, không có hiệu quả.

Sự tham gia của các Hội vào các tổ chức quốc tế cũng còn rất hạn chế, chỉ

có VINASTAS đã tham gia vào quốc tế NTD, ( Tổ chức Tín thác và Đoàn kết vì

NTD (CUTS) , các Hội ở địa phương do hạn chế về khả năng ngoại ngữ nên khó

tham gia và tận dụng sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của các tổ chức quốc

tế này.

Thứ ba, chưa thể hiện được vai trò, vị trí của Hội trong công tác bảo vệ

người tiêu dùng

Như trên đã trình bày, VINATAS và một số hội bảo vệ người tiêu dùng địa

phương đã đạt được một số thành tựu thể hiện vai trò, vị trí của mình trong công

tác bảo vệ NTD. Tuy nhiên, trước thực trạng rất nhiều thương nhân có hành vi

xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của NTD thì những việc đã làm được

của các hội bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn là quá ít. Thực tế, một số vụ tổ

chức, cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật gây thiệt hại không nhỏ tới quyền

57

lợi người tiêu dùng đã được báo chí và dư luận đề cập đến rất nhiều nhưng các

Hội bảo vệ NTD lại không vào cuộc. Ví dụ, vụ gian lận kinh doanh xăng dầu

trong tính cước taxi đã làm nóng dư luận trong một thời gian vì sự phổ biến

cũng như thiệt hại không nhỏ cho NTD và toàn xã hội. Với vai trò của mình,

VINASTAS hoàn toàn có quyền nêu ý kiến bằng văn bản đề nghị với Thủ tướng

Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan phải tăng cường việc kiểm tra, nhất là kiểm

tra đột xuất, để việc ngăn chặn gian lận có hiệu quả. Nhưng Hội bảo vệ NTD

đã không đứng ra khởi kiện vụ gian lận để bảo vệ NTD như đúng vai trò và

tên gọi của Hội. Vụ việc nước uống Lavie bị nghi nhiễm chất bẩn, các cán bộ

nhân viên của tổ chức CRS/VN đã nhờ VINASTAS đứng ra bảo vệ. Mặc dù

VINASTAS cũng đã gặp gỡ đại diện của LaVie để tìm hiểu vấn đề. Nhưng

trước sự im lặng của LaVie, VINASTAS cũng không có động thái khác để góp

phần xử lý vụ việc.

2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bảo vệ người tiêu

dùng của Hội bảo vệ người tiêu dùng

Thứ nhất, thiếu nguồn nhân lực và kinh phí để thực hiện các hoạt động

của hội

Ở Hội Trung ương (VINASTAS) đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế khiến

công việc luôn trong tình trạng quá tải. Nhân sự chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm

hoặc hưu trí, vì vậy, dù có nhiệt tình và tâm huyết đến đâu thì cũng khó bảo vệ

NTD một cách hiệu quả. Ở các địa phương, tình trạng cán bộ kiêm nhiệm (thậm

chí một số nơi không có cán bộ chuyên trách), cán bộ thiếu kinh nghiệm (về cả

xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD

cũng như kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể) còn phổ biến.

Xuất phát từ nguyên nhân này, nhìn chung hoạt động của các Hội bảo vệ

người tiêu dùng không được tiến hành một cách thường xuyên, NTD vì vậy

không hăng hái, mạnh dạn gửi các khiếu nại hoặc liên hệ công việc đến các Hội.

Thứ hai, thiếu sự quan tâm của các cơ quan nhà nước về các mặt sau:

- Về kinh phí hoạt động: Theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, các tổ

chức xã hội được hỗ trợ kinh phí khi thay mặt Nhà nước thực hiện các công việc

58

được giao. Nhưng đến nay, ngoài một số tỉnh như Bình Dương, Kiên Giang,

Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đak Lak, Cà Mau, Bến Tre thì rất nhiều

Hội bảo vệ NTD vẫn chưa nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ cơ quan nhà

nước của tỉnh 23. Việc thiếu nguồn hỗ trợ kinh phí đã làm hạn chế rất nhiều hiệu

quả của hoạt động bảo vệ NTD.

- Về cơ sở vật chất, kĩ thuật: Cơ sở vật chất của Hội còn yếu kém, các văn

phòng khiếu nại thường được đặt ở các địa điểm không thuận tiện. Rất ít phòng

thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại để đánh giá, kiểm nghiệm chất

lượng hàng hóa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc biệt khi có tranh chấp với

tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan hữu quan trong công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba, nhận thức của NTD cũng như ý thức của doanh nghiệp trong việc

bảo vệ quyền lợi của NTD còn yếu

Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng về việc bảo vệ quyền lợi của

mình vẫn còn khá mơ hồ. Không chỉ ở nông thôn, miền núi mà ngay cả ở thành

phố nhiều người tiêu dùng chưa hiểu quyền của mình là gì cũng như trách nhiệm

để tự bảo vệ mình như thế nào. Đa số NTD Việt Nam không biết đầy đủ về 8

quyền cơ bản của họ, rất ít người biết đến sự tồn tại của các hội bảo vệ người

tiêu dùng.

Mặt khác, rất ít người tiêu dùng biết đến sự tồn tại của Văn phòng khiếu nại

và nhận thức của họ về việc nhờ bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho mình còn rất

kém. Một số NTD còn cho rằng Hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chưa

hiệu quả nên không tin tưởng lắm vào khả năng giải quyết khiếu nại ở các văn

phòng tư vấn khiếu nại của Hội. Chỉ có một số ít NTD khiếu nại trưc tiếp đến

người bán hàng, người cung ứng dịch vụ, hoặc tìm đến sự can thiệp của cơ quan

chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, còn đại đa số bỏ qua, chấp nhận

thiệt thòi. NTD có những thói quen không có lợi cho công tác bảo vệ NTD như

mua bán không yêu cầu người bán hàng hóa xuất hóa đơn hoặc lưu trữ hóa đơn. 23 Năm 2011, UBND tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho tỉnh Hội 200 triệu đồng và 350 triệu đồng cho 7 huyện Hội; UBND tỉnh Kiên Giang hỗ trợ cho tỉnh Hội 130 triệu đồng, mỗi huyện Hội 25 triệu đồng; đồng thời hỗ trợ cho mỗi xã có hoạt động bảo vệ người tiêu dùng 5 triệu đồng

59

Một trong nguyên nhân dẫn đến những vi phạm của các doanh nghiệp đối

với người tiêu dùng trong thời gian qua là các doanh nghiệp chưa tự giác và

chưa có thói quen chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ NTD. Khi

người tiêu dùng khiếu nại đến doanh nghiệp về hàng hóa, dịch vụ do doanh

nghiệp cung ứng, doanh nghiệp chưa hiểu trách nhiệm của mình đối với người

tiêu dùng nên đã không giải quyết kịp thời, thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho

người tiêu dùng.

Mặt khác, trong thực tiễn cho thấy do nhận thức chưa đầy đủ về trách

nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp ngại thừa nhận

sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái và ngại tham gia công tác đấu tranh

chống hàng giả, hàng nhái, ngại lên tiếng vì sợ việc tiết lộ thông tin về tình trạng

đó sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của mình.

Thứ tư, các quy định của pháp luật liên quan đến Hội bảo vệ NTD còn

nhiều bất cập

Kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và

khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ

người tiêu dùng cho thấy các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại

một số hạn chế.

- Với tính chất đa ngành và phạm vi điều chỉnh rất rộng, Luật bảo vệ quyền

lợi NTD hiện nay vẫn còn khá sơ sài và chưa làm rõ được nhiều khái niệm quan

trọng, ví dụ như: khái niệm “người tiêu dùng”, khái niệm “điều khoản bất bình

đẳng” vốn rất phổ biến trong thực tiễn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở các

nước, khái niệm “lợi ích công cộng”…Điều này gây không ít những cản trở

trong việc tuyên truyền cũng như thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các hội bảo

vệ người tiêu dùng.

- Hình thức xử lý vi pháp pháp luật bảo vệ người tiêu dùng còn quá nhẹ

chưa đủ sức răn đe, trừng phạt kẻ vi phạm. Theo Nghị định 185/2013/ND-CP

của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản

xuất, mua bán hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng cũng như mức xử phạt được

quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan thì tổ chức, cá nhân kinh

60

doanh có hành vi vi phạm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị

phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng). Điều này dẫn đến

trong thực tế, nhiều thương nhân bị phạt rồi vẫn tiếp tục vi phạm vì lợi nhuận họ

thu được lớn hơn rất nhiều so với mức phạt họ bị xử lý.

- Bảo vệ NTD là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề

khác nhau. Các hội bảo vệ người tiêu dùng cần sự phối hợp giúp đỡ của các cơ

quan nhà nước để hoạt động có hiệu quả, nhưng đến nay pháp luật vẫn chưa quy

định một cách cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với các hội bảo

vệ người tiêu dùng, để tổ chức xã hội này có thể phát huy được vai trò của mình.

- Các quy định của pháp luật hiện hành chưa tính đến yếu tố đặc thù của

các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên chưa có những quy định phù

hợp, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cũng như nguồn nhân lực cho các hoạt động

của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tư cách là một “tổ chức xã hội

đặc biệt”.

- Thẩm quyền của Hội trong việc bảo vệ NTD rất hạn hẹp. Hội bảo vệ NTD

không có thẩm quyền xử lý vi phạm, mà sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại của

NTD, Hội chỉ có tiếng nói mang tính chất đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết

mà chưa có quyền đề nghị đình chỉ bán các sản phẩm hoặc đình chỉ hoạt động

của các cơ sở kinh doanh.

Ngoài ra, Luật không quy định rõ Hội có thẩm quyền vận động NTD tẩy

chay hàng hóa của thương nhân khi thương nhân vi phạm pháp luật bảo vệ NTD

đặc biệt vi phạm pháp luật môi trường.

Kết luận: Theo pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam, các tổ chức xã

hội nói chung và hội bảo vệ NTD nói riêng có vai trò và trách nhiệm rất quan

trọng trong công tác bảo vệ NTD. Từ khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD được thực

thi, hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi NTD đã được đẩy mạnh hơn trước và đã

đạt được một số thành tựu trong việc giải quyết khiếu nại của NTD, trong việc

giáo dục NTD cũng như trong việc phát hiện sai phạm của tổ chức, cá nhân kinh

doanh. Tuy nhiên, hiện nay các hội bảo vệ NTD thật sự chưa thực hiện tốt vai

trò là tổ chức xã hội đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng trong phạm vi

61

cả nước và từng địa phương, chưa thực hiện được chức năng hàng đầu của hội

bảo vệ NTD là cung cấp thông tin trung thực, khách quan cho NTD về hàng hóa,

dịch vụ đồng thời tiến hành các hoạt động vận động chính sách có lợi cho NTD.

Để Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam thực sự trở thành một thiết chế quan trọng, có

hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi NTD thì Chính phủ cần phải hoàn thiện

chính sách bảo vệ quyền lợi NTD (trong đó có các quy định pháp luật), các hội

bảo vệ NTD cần đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chủ động và tích

cực hơn và bản thân NTD cũng phải có trách nhiệm hơn đối với bản thân mình

và cộng đồng NTD.

62

Chuyên đề 5

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Văn Thành

Nguyên Phó ban BVNTD – Cục Quản lý cạnh tranh

Khác với các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nội

hàm rất rộng do liên quan đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy,

nếu hiểu vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng theo nghĩa rộng

thì có rất nhiều cơ quan quản lý khác nhau chịu trách nhiệm trong công tác

này tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan. Tuy

nhiên, nếu hiểu theo nghĩa hẹp (có nghĩa là nhà nước quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho một cơ quan cụ thể hoặc là

cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động quản lý nhà nước

trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu) thì Bộ Công Thương và UBND

các cấp được quy định là cơ quan thực hiện nhiệm vụ này.

Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho thấy, trong thời

gian vừa qua, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ

lực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

góp phần không nhỏ vào sự thành công của các hoạt động bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,

hoạt động của cơ quan này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, xuất phát

từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Để có một cái nhìn tổng

thể, khách quan về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công

Thương và UBND cấp tỉnh, thành phố, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu

thực trạng năng lực và giải pháp tăng cường năng lực của hai cơ quan này

trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hết

sức cần thiết.

63

1. Thực trạng năng lực hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng của Bộ Công thương

1.1 Vai trò của Bộ Công Thương trong hệ thống các thiết chế thực thi

pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam

Như đã nói ở trên, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước

Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng. Điều này đã được quy định rất rõ trong các văn bản quy phạn pháp luật,

cụ thể:

Thứ nhất, Khoản 2, Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy

định: “Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

Thứ hai, Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27

tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định: “Bộ Công Thương là

cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương”

Thứ ba, Khoản 21, Điều 2 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ

ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Bộ Công Thương cũng quy định nhiệm vụ của Bộ Công Thương

trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, Bộ Công Thương được xác định là cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống các thiết chế bảo vệ người

tiêu dùng tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ Công Thương được quy định thực hiện

các nhiệm vụ bao gồm:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội,

tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy

định tại Điều 19 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

64

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, có thể nói rằng, Bộ Công Thương có vai trò hết sức quan trọng

trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy

nhiên, từ thực tiễn hoạt động của Bộ Công Thương có thể thấy rằng, bên cạnh

những kết quả đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng (hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) vẫn còn bộc lộ những

tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

1.2. Một số kết quả đạt được trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công thương

1.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành từ năm 1989

và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/ND-CP quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng. Mặc dù đây được coi là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng,

là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho khung pháp lý về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng từ thực tiễn cho thấy các văn bản này

rất ít được áp dụng trên thực tế. Kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Bộ Khoa học và Công nghệ năm

2004, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai hoạt động xây dựng các

văn bản pháp lý quan trọng như Nghị định số 55/2008/NĐ – CP quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng (thay thế Nghị định số 69/2001/ND-CP) và đặc biệt là Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11

năm 2010. Đây được coi là bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản

65

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng ra đời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh

vực này. Để các quy định của Luật đi vào cuộc sống thì việc kịp thời ban

hành các văn bản hướng dẫn thi hành là một yêu cầu cấp thiết. Xác định được

điều này, ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai

các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn, trình Chính phủ và Thủ tướng

Chính phủ ký ban hành đảm bảo đúng tiến độ và trình tự thủ tục theo Luật

ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành các văn bản sau:

a) Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm

2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15

tháng 12 năm 2011).

b) Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm

2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012).

c) Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13

tháng 01 năm 2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Quyết định này

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012).

Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi tiếp nhận công tác quản lý

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã chủ trì

xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luât tơng đối hoàn chỉnh.

1.2.2 Về hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật và

nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Để các quy định đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến các

quy định đó đến với các đối tượng chịu sự tác động là vô cùng quan trọng.

Khác với các lĩnh vực khác, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác động

đến hầu hết các chủ thể trong xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng

đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng,

66

tổ chức xã hội…Chính vì vậy, để các đối tượng này hiểu rõ các quy định của

Luật cũng như để đảm bảo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt

được hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa cả về hình thức lẫn

nội dung tuyên truyền. Nhận thức rõ điều này, Bộ Công Thương đã phối hợp

với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình

thức và đối tượng khác nhau như: Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, lớp tập

huấn cho các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương trên cả nước; phối

hợp với các Sở Công Thương, các Hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương

phổ biến các quy định của Luật và văn bản hướng dẫn đối với các doanh

nghiệp, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phương tiện thông

tin đại chúng thực hiện các phóng sự, đăng tải các bài viết, phỏng vấn đề

người dân hiểu các quy định của Luật. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng

phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và phát hành miễn

phí các ấn phẩm tuyên truyền.

1.2.3. Về hoạt động tiếp nhận và giải quyết các phản ánh của người tiêu

dùng được chú trọng và đạt hiệu quả cao

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

người tiêu dùng tại địa phương cũng như các tổ chức xã hội luôn chú trọng

công tác tiếp nhận, giải quyết các phản ánh của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,

Bộ Công Thương cũng phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tổ

chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng giải quyết tranh chấp của người tiêu

dùng. Nhờ đó, hoạt động tiếp nhận và giải quyết phản ánh của người tiêu

dùng không ngừng được cải thiện. Theo số liệu báo cáo, năm 2014 có hơn

415 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỉ lệ giải quyết thành công

là 87%; gần 2000 vụ khiếu nại đến hội bảo vệ NTD các địa phương và

khoảng 1000 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh. Mặc dù số lượng các

vụ việc còn rất hạn chế nhưng có thể nói rằng bước đầu người tiêu dùng đã ý

thức được việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đặt niềm tin vào các

thiết chế bảo vệ người tiêu dùng.

67

Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi phản ánh các

vụ việc vi phạm trên thực tế, Bộ Công Thương đã xây dựng và vận hành

thành công Hệ thống tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng bằng điện thoại

(Call Center) với đầu số 1800 6838 (ý nghĩa là viết tắt của từ người tiêu dùng

Việt) tư vấn miễn phí cho người tiêu dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho

người tiêu dùng phản ánh khiếu nại của mình. Với sự ra đời của hệ thống này,

người tiêu dùng, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng

có thể nhanh chóng phán ánh các thông tin, vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi

của người tiêu dùng trên thực tế. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm

quyền sẽ kịp thời giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Không

những thế, các thông tin, phản ánh của người tiêu dùng sẽ được phân loại,

tổng hợp theo các tiêu chí khác nhau. Trên cơ sở các số liệu tổng hợp này,

không chỉ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà

các cơ quan quản lý nhà nước khác cũng có thêm kênh thông tin để nắm bắt

được những đòi hỏi của thực tiễn và từ đó ban hành các chính sách phù hợp.

Đây là kinh nghiệm của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đặc biệt là

tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...

Bên cạnh hệ thống Call Center, Bộ Công Thương phối hợp với dự án Hỗ

trợ thương mại đa biên Việt Nam – EU (Muntrap 3) xây dựng và vận hành

trang thông tin điện tử riêng về bảo vệ người tiêu dùng tại địa chỉ

http://bvntd.vca.gov.vn/SitePages/Home.aspx. Ngoài chức năng là nơi tuyên

truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phản ánh những hoạt động bảo

vệ người tiêu dùng trong nước và quốc tế thì trang thông tin này cũng cho

phép người tiêu dùng được quyền gửi các yêu cầu, phản ánh đối với những

vấn đề liên quan một cách nhanh nhất.

1.2.4. Về hoạt động kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân

kinh doanh trên thực tế được chú trọng

Một trong những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là doanh

nghiệp). Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công

68

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chỉ khi doanh nghiệp ý thức được tầm

quan trọng của hoạt động này cũng như hiểu rõ các quy định của pháp luật thì

hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới mang lại kết quả. Nhận thức

được điều đó, Bộ Công Thương không những thực hiện các hoạt động tuyên

truyền giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, thực hiện Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

về Trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật, năm 2014 tại Việt Nam đã có

17 trường hợp doanh nghiệp chủ động thu hồi sản phẩm do phát hiện có

khuyết tật24. Điều này thể hiện được ý thức tự giác của doanh nghiệp cũng

như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng đã được nâng cao

(trước khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành rất ít trường

hợp sản phẩm bị thu hồi như vậy).

Ngoài ra, hoạt động đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch

chung theo quy định của Luật cũng được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm

túc. Trong năm 2014, đã có 194 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều

kiện giao dịch chung được đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh25. Thông qua

hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

đã phát hiện và kịp thời yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều nội dung không

phù hợp với Luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, hoạt động giám sát hoạt động của các tổ chức, kinh doanh

trong việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đã được chú trọng và bước đầu

đạt được kết quả góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

và đảm bảo tính thực thi của các quy định pháp luật trên thực tế.

1.2.5. Hoạt động xây dựng, phát triển các tổ chức xã hội bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng tiếp tục được đẩy mạnh

Kể từ khi tiếp nhận hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã đặc biệt chú trọng công tác

phát triển các tổ chức xã hội bằng việc chỉ đạo sát sao các địa phương trong

24 Báo cáo hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương năm 2014; 25Báo cáo hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương năm 2014

69

việc vận động thành lập và tạo điều kiện phát triển cho các hội bảo vệ người

tiêu dùng. Chính nhờ điều đó, nếu như tại thời điểm năm 2006, số lượng các

hội bảo vệ người tiêu dùng chỉ là 19 Hội thì đến nay cả nước có 50 hội bảo vệ

người tiêu dùng. Nhiều hội bảo vệ người tiêu dùng không ngừng lớn mạnh,

hoạt động hết sức có hiệu quả như: hội Kiên Giang, Bình Dương, Cà Mau, Hà

Tĩnh...Bộ Công Thương cũng chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực,

trình độ cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt

động đào tạo, hỗ trợ.

1.2.6. Bộ máy chuyên trách thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng đã được hình thành

Bộ Công Thương đã giao hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ người

tiêu dùng trực tiếp cho Cục Quản lý cạnh tranh và thành lập hai đơn vị riêng

để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước là Phòng Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch

chung26 (Trước đây là Ban Bảo vệ người tiêu dùng). Mặc dù còn nhiều khó

khăn về nguồn lực nhưng hiện nay tổng số lượng cán bộ tham gia bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tại Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là 09 người

(dự kiến được bổ sung từ 2 - 3 nhân sự vào đầu năm 2014), tăng gấp 3 lần so

với năm 2005, trong đó Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được

trang bị bộ máy bao gồm 5 biên chế trong đó có 01 thạc sỹ luật, 02 thạc sỹ

quản trị kinh doanh và 02 cử nhân kinh tế, Phòng Kiểm soát hợp đồng theo

mẫu, điều kiện giao dịch chung có 4 biên chế trong đó có 03 cử nhân luật và

01 cử nhân kinh tế.

Nguồn nhân lực này thường xuyên được đào tạo chuyên sâu về bảo vệ

người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển trên thế giới: năm 2012 có 01 cán

bộ được cử đi thực tập 03 tháng tại Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ; năm 2013

có 01 cán bộ được cử đi thực tập 02 tháng tại Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ

người tiêu dùng Úc, 02 cán bộ được cử đi thực tập 02 tháng tại Ủy ban Bảo vệ

26 Theo Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh

70

người tiêu dùng Hàn Quốc. Ngoài ra, các cán bộ bảo vệ người tiêu dùng của Cục

Quản lý cạnh tranh được cử tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn ngày (1 - 2 tuần)

như tại Singapore, Hàn Quốc hoặc các hội thảo từ 3 - 5 ngày theo chuyên đề như

tại Thái Lan, Indonesia và nhiều hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam.

Việc xây dựng, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như hiện nay thể

hiện sự nỗ lực lớn của Bộ Công Thương giúp từng bước được cải thiện và

nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam

trong những năm gần đây.

1.2.7. Hoạt động hợp tác quốc tế được chú trọng và đạt được nhiều kết quả

Cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã mở rộng mối quan hệ và

nhận được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc...Bên cạnh đó, Bộ Công

Thương cũng chủ động trong việc tham gia các tổ chức, các diễn đàn khu vực

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, các nước ASEAN đã thành lập

Ủy ban điều phối quốc gia về Bảo vệ người tiêu dùng (ACCP) trong đó Việt

Nam là một trong các quốc gia tham gia việc vận động thành lập tổ chức này.

Tại kỳ họp đầu tiên của ACCP, Việt Nam vinh dự được các nước bầu giữ

trách nhiệm là chủ tịch nhóm Giáo dục và đào tạo (là một trong ba trụ cột của

ACCP cùng với Hệ thống cảnh báo sớm, bồi thường xuyên quốc gia); vinh dự

được bầu làm Chủ tịch các kỳ họp của ACCP tại Việt Nam và Singapore năm

2013. Cũng trong năm nay, Việt Nam chính thức được công nhận làm thành

viên của Mạng lưới thực thi và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế

(ICPEN).

Đây là những hoạt động hết sức hữu ích không chỉ tận dụng được sự hỗ

trợ của quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển mà còn góp

phần nâng cao vị thế của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam.

1.2.8. Hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết khiếu

nại của người tiêu dùng được chú trọng

Như đã phân tích, nếu hiểu hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng theo nghĩa rộng thì Bộ Công Thương còn thực hiện nhiều

71

nhiệm vụ cụ thể hướng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có hoạt

động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế. Đặc biệt, lực lượng

quản lý thị trường dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn hàng năm của

Bộ Công Thương đã xử phạt hàng trăm nghìn vụ việc gian lận thương mại

mỗi năm, không chỉ đảm bảo trật tự quản lý kinh tế mà còn bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của người tiêu dùng. Bên cạnh lực lượng quản lý thị trường, cơ

quan quản lý cạnh tranh với tư cách là cơ quan được giao điều tra, xử lý các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh đã khởi xướng,

điều tra và xử lý nhiều vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong đó có

những vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng như vụ Công ty xăng

dầu hàng không (VINAPCO) lạm dụng vị trí độc quyền gây thiệt hại cho

người tiêu dùng, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo

(quảng cáo không trung thực, gian dối), hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh

không lành mạnh, hành vi thực hiện các chỉ dẫn gây nhầm lẫn...

Đứng trên góc độ hẹp về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm

2014 đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu

nại, kiểm tra, xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Cục Quản lý cạnh

tranh, cụ thể:

Trong năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và giải quyết trên

1000 vụ khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến rất nhiều loại sản phẩm

tiêu dùng khác nhau27

1.3 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thực thi luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công thương

1.3.1 Việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng

ở địa phương còn nhiều lúng túng, bất cập

Theo quy định tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP Sở Công Thương là cơ

quan được giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi tỉnh. Mặc dù đã

có nhiều cố gắng, tuy nhiên, cho đến thời điểm này hoạt động quản lý nhà

27 Báo cáo hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương năm 2014

72

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều địa phương vẫn còn lúng

túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Ngoài một số hoạt động như tổ

chức Hội nghị, Hội thảo, Sở Công Thương chưa triển khai những hoạt động

mang tính thiết thực hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà các

Sở Công Thương phải thực hiện đó chính là nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký hợp

đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực, các điều

kiện khách quan khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói

trên chính là thiếu sự theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thường xuyên, có hiệu

quả của Bộ Công Thương. Trong khi đó, hoạt động bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng cần phải được triển khai một cách thường xuyên và bài bản. Chính

vì vậy, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước cần có những chỉ đạo, hướng

dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này trong thời gian qua chưa được chú

trọng. Bộ Công Thương chỉ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc trong

một số thời điểm mang tính sự vụ như nhân dịp ngày Quyền của Người tiêu

dùng thế giới (15/3), triển khai kiểm soát hợp đồng theo mẫu, tổng kết công

tác năm…Điều này dẫn đến việc các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương mang tính bột phát, thiếu định

hướng và nhiều nơi còn mang tính đối phó.

1.3.2. Một số quy định của pháp luật chưa được triển khai trên thực tế

do thiếu hướng dẫn, chỉ đạo

Quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh là một

quan hệ dân sự. Chính vì vậy, các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết

theo trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, người tiêu

dùng luôn có vị trí yếu thế so với tổ chức, cá nhân kinh doanh và nhiều vụ

việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chỉ là những vụ việc đơn giản và có

tình tiết rõ ràng. Do đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về

73

thủ tục đơn giản (khoản 2 Điều 42) để giải quyết vấn đề nêu trên. Tuy nhiên,

thủ tục này lại chưa được quy định cụ thể trong Luật, đồng thời cho đến thời

điểm này, Bộ Công Thương và Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có bất kỳ

hướng dẫn nào nên quy định này vẫn chưa được triển khai trên thực tế. Tương

tự, quy định về Tổ chức hòa giải trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

vẫn chưa được triển khai do thiếu những hướng dẫn cụ thể của Bộ Công

Thương và các cơ quan có liên quan.

Tính đến nay, chưa có một vụ việc khiếu kiện nào của người tiêu dùng

được giải quyết theo thủ tục đơn giản tại Tòa án. Bên cạnh đó, mặc dù luật

quy định việc hòa giải được thực hiện thông qua tổ chức hòa giải do cơ quan

nhà nước hoặc tổ chức xã hội có thẩm quyền thành lập, tuy nhiên đến nay

chưa có bất kỳ một tổ chức hòa giải nào được thành lập. Hoạt động này vẫn

đang được trực tiếp các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở Công

Thương và Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện.

Những hạn chế do thiếu hướng dẫn như trên không chỉ ảnh hưởng đến

tính hiệu lực của các quy định pháp luật mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công

tác giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng nói riêng và hoạt động bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng nói chung.

1.3.3. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

chưa nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả trong hoạt động

Vai trò của các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nói riêng là

rất quan trọng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành hẳn một

Chương (Chương 2) để quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong

việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, ngoài các nội dung

tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật còn quy định về việc các tổ

chức này được giao thực hiện một số nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà

nước và được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP

cũng đã quy định về nội dung nói trên trong đó chỉ rõ những loại việc, thẩm

quyền mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có

74

thể giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Quy định này xuất phát từ thực tiễn

hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Khác với các tổ chức khác,

các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng không có nguồn thu từ hội phí của hội

viên cũng như không có nguồn thu nào ổn định. Trong khi đó, có nhiều nhiệm

vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước có thể giao cho các tổ chức này thực hiện một

cách có hiệu quả, giảm sức ép, gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06

tháng 01 năm 2011 quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho

hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng

tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ

của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho hội.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Bộ Công Thương vẫn chưa có các

hành động cụ thể và thiết thực để hỗ trợ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng vận dụng được các quy định nói trên nhằm nâng cao khả năng hoạt

động. Đồng thời, Bộ Công Thương chưa phối hợp với các cơ quan có liên

quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố...để

tìm ra giải pháp hỗ trợ các hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện các nhiệm vụ

của mình trên thực tế. Điều này dẫn tới tình trạng hoạt động của các Hội vẫn

mang tính tự phát cao, đồng thời gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa

được quan tâm và tháo gỡ kịp thời.

1.3.4 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa

đủ mạnh và có vị thế xứng đáng

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế tương đối phức

tạp, đa dạng. Do đó, cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa

phương, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần

phải được giao cho một đơn vị chuyên trách đặc biệt là tại địa phương. Như

trên đã nói, mặc dù bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trung ương đã được thành lập (trước đây là

Ban bảo vệ người tiêu dùng, hiện nay là Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung), tuy

75

nhiên, với sự đa dạng và phức tạp trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh

vực này thì với số lượng biên chế và vị trí pháp lý như thế là chưa phù hợp.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng được

thành lập là một đơn vị độc lập như tại Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Indonesia...Bên cạnh đó, ở địa phương cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng chưa được thành lập là một đơn vị chuyên môn mà

chỉ hoạt động mang tính kiêm nhiệm và ở mỗi địa phương khác nhau công tác

này được giao cho một đơn vị khác nhau. Cho đến nay, theo đánh giá, một

trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ

quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương đó

chính là việc thiếu nguồn lực đặc biệt là biên chế, bộ máy để thực hiện nhiệm

vụ này. Trong khi đó, Bộ Công Thương vẫn chưa phối hợp với Bộ Nội vụ và

các cơ quan có liên quan trong việc tìm ra giải pháp xử lý vấn đề nói trên.

1.3.5 Nguồn lực cho hoạt động bảo vệ người tiêu dùng chưa được đảm bảo

Dù xét nội hàm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dưới góc độ rộng hay

hẹp thì kinh phí luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính

hiệu quả của công tác này. Để các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật

(bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức cá nhân kinh doanh và

người tiêu dùng) sớm ý thức được quyền, nghĩa vụ nói riêng và hành lang

pháp lý nói chung trong hoạt động của mình của mình thì Bộ Công Thương

cần chú trọng các hoạt động từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt đối

với một luật mới như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó,

các hoạt động hỗ trợ Sở Công Thương và các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng cũng cần được triển khai thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, việc xây

dựng và phát triển các giải pháp kỹ thuật (như hệ thống tổng đài tư vấn, trang

thông tin điện tử riêng) không những là một công cụ hỗ trợ hiệu quả mà còn

là xu hướng quốc tế mà Việt Nam cần phát triển để hòa nhập với các nước

trong khu vực và thế giới.

Trong khi đó, kinh phí mỗi năm Cục Quản lý cạnh tranh được giao trong

lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ khoảng 600 triệu. Nguồn kinh

76

phí này mới phục vụ được một phần nhỏ yêu cầu triển khai công việc trên

thực tế. Phần còn lại phụ thuộc vào tài trợ của các nước phát triển, các tổ

chức quốc tế và nguồn kinh phí xã hội hóa. Sự hạn chế về nguồn cũng như

tính chủ động của nguồn kinh phí đã hạn chế không nhỏ hiệu quả của việc

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

1.3.6. Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn nhiều bất cập

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác phát hiện, xử lý các hành vi

vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế vẫn chưa thực sự phản ánh

đúng thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Tình trạng hàng nhái,

hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm…không những

không giảm đi mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều hành

vi quảng cáo sai sự thật, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,

việc tăng giá các mặt hàng nhanh chóng vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt

để. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng mà

còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh và tính thực

thi các quy định pháp luật trên thực tế.

1.4. Nguyên nhân

Những tồn tại hạn chế nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ

quan lẫn khách quan và cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

1.4.1 Về nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Như đã

nói, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hoạt

động hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Mặc dù Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ

lực, bước đầu nhận thức được hoạt động này nhưng chưa thực sự hiểu được

tầm quan trọng cũng như những tác động đến nền kinh tế mà công tác quản lý

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể mang lại. Hoạt động

quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự được

quan tâm đúng mức, điều đó có thể thể hiện qua việc bố trí nguồn lực để thực

hiện công tác này. Với một phạm vi quản lý rất rộng và đặc thù hoạt động

77

tương đối phức tạp, nhưng với lực lượng rất mỏng và nguồn ngân sách hết

sức hạn chế thì hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước chưa thể thực hiện có

hiệu quả được.

Thứ hai, sự phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng giữa Bộ Công Thương và các cơ quan khác chưa có hiệu

quả. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên

quan đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì có

cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các hoạt động quản

lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp

đến người tiêu dùng, ví dụ: hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực

phẩm, về quảng cáo, về đo lường…Chính vì vậy, cần có sự hợp tác giữa cơ

quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bộ Công

Thương) và các cơ quan có liên quan khác. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy,

việc phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức hạn chế, có thể nói rằng, các cơ

quan này đang hoạt động trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Chính vì vậy

hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự đáp

ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra.

1.4.2 Về nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng tương

đối đa dạng và phức tạp. Như đã phân tích, hoạt động quản lý nhà nước về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế

- xã hội. Hay nói cách khác, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng liên quan đến nhiều nội dung quản lý nhà nước khác nhau

như: an toàn thực phẩm, sản xuất, lưu thông hàng hóa, đo lường, chất lượng,

kiểm soát thị trường,…Do đó, tính chất của hoạt động quản lý nhà nước trong

lĩnh vực này là rất phức tạp. Trong khi đó, nguồn lực cũng như trình độ của

cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn những hạn

chế nhất định nên hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Thứ hai, nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và xã hội về

hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế. Một trong

78

những định hướng quan trọng trong hoạt động xây dựng các quy định của

pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là huy động mọi nguồn lực

xã hội để thực hiện hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân

kinh doanh là một lực lượng hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng và là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã nhận

thức tốt trách nhiệm của mình thì vẫn còn rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh

doanh chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng cũng như cố tính trốn tránh trách nhiệm của mình theo quy

định của pháp luật. Bên cạnh đó, ngay cả người tiêu dùng cũng chưa nhận

thức được về công tác này cũng như chưa có ý thức tự bảo vệ mình. Chính vì

vậy, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ

Công Thương gặp rất nhiều khó khăn.

2. Thực trạng năng lực hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân

dân các cấp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2.1. Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân

các cấp trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Ủy ban nhân dân các cấp

được giao rất nhiều nhiệm vụ trong từng lĩnh vực như: kinh tế; nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giao

thông vận tải; xây dựng, quản lý và phát triển đô thị; thương mại, dịch vụ và du

lịch; giáo dục và đào tạo; văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; y tế và xã hội;

khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường…

Riêng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 49 Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng quy định Ủy ban nhân dân các cấp có các trách nhiệm

chung sau:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại địa phương.

79

- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã

hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

tại địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.

Ngoài ra, các Ủy ban nhân dân cấp xã còn được giao các trách nhiệm cụ thể

trong việc bảo vệ người tiêu dùng tham gia giao dịch với các cá nhân hoạt động

thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể, Điều

6 Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng (sau đây gọi là Nghị định 99/2011/NĐ-CP) quy định các trách nhiệm

của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh

doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã

được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh

doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm

thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ,

trung tâm thương mại.

- Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc

lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã

ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản

lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc

quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại

trên địa bàn.

- Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo

quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại

ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt

động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.

80

2.1.2. Trách nhiệm của các đơn vị giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

(i) Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nghĩa rộng như được đề

cập trên đây, theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính

phủ ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Công

Thương còn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương

mại. Trong những nhiệm vụ được giao, rất nhiều hoạt động của các Sở Công

Thương liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.

Riêng các nhiệm vụ trực tiếp về bảo vệ người tiêu dùng, Khoản 1 Điều 35

Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy

định của pháp luật có liên quan;

- Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;

- Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ

người tiêu dùng thực hiện;

- Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp

giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng hoạt động;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

- Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

81

- Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm

quyền cấp trên;

- Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định

của pháp luật;

- Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

(ii) Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện

Đợn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo

quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và các quy

định của pháp luật có liên quan;

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các

chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi

mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện

các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa,

sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung

tâm thương mại;

- Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;

- Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có

thẩm quyền cấp trên;

- Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

82

2.2. Thực trạng hoạt động của UBND các cấp trong công tác thực thi

pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.2.1. Những kết quả đạt được

(i) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tại thời điểm hiện nay, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và

các văn bản hướng dẫn thi hành mới được ra đời, công tác tuyên truyền, phổ

biến các quy định đó đến với đối tượng chịu sự tác động chiếm vị trí then

chốt trong việc nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác này. Khác với

các lĩnh vực khác, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác động đến hầu

hết các chủ thể trong xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng

doanh nghiệp, người tiêu dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng, tổ

chức xã hội…Chính vì vậy, để các đối tượng này hiểu rõ các quy định của

Luật cũng như để đảm bảo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt

được hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa cả về hình thức lẫn

nội dung tuyên truyền.

Trong năm 2014, Các địa phương trên toàn quốc đã thực hiện khoảng 1201

hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

trong đó: Hội thảo: 85 buổi; Hội nghị: 351 buổi; Tập huấn: 88 buổi; Mitting: 19

buổi; Phát thanh, truyền hình: 658 lần.

(ii) Hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Sở Công Thương được giao nhiệm vụ kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều

kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi một tỉnh. Theo nghiên cứu, một số

Sở Công Thương đã tích cực triển khai các hoạt động cụ thể như xây dựng quy

trình, thủ tục hành chính cho hoạt động tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký

hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Đôn đốc các doanh nghiệp có

nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục phải đăng ký hợp đồng theo

mẫu, điều kiện giao dịch chung đến đăng ký tại Sở Công Thương, đồng thời

hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện cho doanh nghiệp.

83

Những việc làm nêu trên chứng tỏ ý thức của các cơ quan quản lý nhà nước

về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương đã được nâng lên

và nhiệm vụ kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bước đầu

đã được các Sở quan tâm. Đồng thời, điều đó còn cho thấy sự nỗ lực của các cán

bộ phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương mặc dù chỉ

là cán bộ kiêm nhiệm.

(iii) Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một lĩnh vực rộng, có liên quan tới rất

nhiều lĩnh vực, tác động tới mọi đối tượng, mọi lĩnh vực kinh tế, từ tiêu dùng, an

toàn vệ sinh thực phẩm, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Nhận

thức được tầm quan trọng đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên quan tới

lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các địa phương chú trọng và

đẩy mạnh, nhất là trong những năm gần đây.

Trong năm 2014, trên toàn quốc đã tiến hành 74570 vụ thanh tra, kiểm tra

trong đó đã xử lý 2697 vụ, chiếm khoảng 4 % số vụ phát hiện. Các vi phạm chủ

yếu liên quan đến an toàn thực phẩm, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ…

(iv) Xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ủy ban nhân dân đã ý thức được tầm quan trọng của các Hội Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng với vai trò như “cánh tay nối dài” của cơ quan Nhà nước nên

đã từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức xã hội

thông qua những nội dung như sau28:

- Giao nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho hội bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng tại địa phương và cấp kinh phí cho hội, cụ thể như: Bắc

Giang, Thái Nguyên, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre.

- Công nhận hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hội có tính chất đặc

thù: Tính đến hết năm 2014, trên cả nước đã có 07 hội được địa phương công

nhận là hội đặc thù, được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như Cà Mau

(được hỗ trợ kinh phí, giao 03 định suất biên chế, hỗ trợ cơ sở vật chất), Thái

28 Theo tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương trên cơ sở báo cáo của các Hội

84

Nguyên, Tiền Giang (05 chi hội được công nhận có tính chất đặc thù), Bắc

Giang, Long An (hỗ trợ kinh phí, giao 03 biên chế),...

- Thành lập và phát triển hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Tính đến

hết năm 2014, trên cả nước đã có 49 Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp

tỉnh, 01 Hội hoạt động liên tỉnh (Vinastas).

+ Tại những địa phương đã có hội, các hội đã phát triển nhiều chi hội trực

thuộc với con số hội viên tăng hơn nhiều so với năm 2011. Điển hình như Cà

Mau (7 chi hội); Yên Bái (7 chi hội, 170 hội viên); Đà Nẵng; Bình Thuận; Bình

Dương (07 chi hội, 5210 hội viên), Tiền Giang (10 chi hội),...

+ Những địa phương chưa có Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang

xúc tiến thành lập ban vận động để thành lập hội trong năm 2013 (Lai Châu, Bắc

Kạn,...).

+ Các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng tiến hành thành lập các

tổ hòa giải, văn phòng giải quyết khiếu nại, tư vấn cho người tiêu dùng và đã

giải quyết được rất nhiều vụ việc khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu

dùng (số liệu: khoảng 3000 vụ việc).

(v) Hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

Năm 201429, các Sở Công Thương đã tiếp nhận khoảng 415 vụ việc khiếu

nại của người tiêu dùng, giải quyết thành công hơn 361 vụ. Nhiều Sở Công

Thương trên cả nước đã thành lập bộ phận tư vấn, giải quyết khiếu nại cho

người tiêu dùng. Mặc dù hoạt động còn nhiều bất cập nhưng điều này đã thể

hiện sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(vi) Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại một số Sở Công Thương, để triển khai hoạt động quản lý nhà nước về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng được phân công cho các đơn vị chuyên môn thực hiện, như:

Chi cục Quản lý thị trường (như tại Hải Dương), Phòng Quản lý thương mại

29 Theo tổng hợp của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương trên cơ sở báo của Sở Công Thương

85

(như tại Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ

An), Phòng Kinh tế đối ngoại (như Hà Nội), Phòng Pháp chế (như Cà Mau)…

Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể

về đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ này, tuy nhiên

việc phân công này đã được một số địa bàn chủ động triển khai, ví dụ: tại Hòa

Bình, hiện nay đã có 9 huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng các

huyện, Phòng Kinh tế thành phố thực hiện.

Bước đầu các đơn vị này đã thực hiện một số nội dung trong hoạt động

quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù vẫn còn nhiều

hạn chế, song có thể khẳng định rằng việc phân công các bộ phận chịu trách

nhiệm thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng tại địa phương là một bước tiến hết sức đáng ghi nhận trong công tác quản

lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

Những kết quả trên đây thể hiện sự chuyển biến và nỗ lực lớn của UBND

các cấp, đặc biệt của cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đáp ứng được các yêu cầu

trên thực tế để có thể làm thay đổi môi trường bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

do những hạn chế, tồn tại dưới đây.

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

(i) Hạn chế trong chỉ đạo, điều hành triển khai nhiệm vụ

a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua

cho thấy, bên cạnh một số địa phương hoạt động có hiệu quả thì tại nhiều nơi

hoạt động bảo vệ người tiêu dùng chưa được các cơ quan quản lý nhà nước ở địa

phương xem là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách. Các hoạt

động thường chỉ được thực hiện trong một số thời điểm nhất định và mang tính

bị động, chưa tạo ra được một phong trào rộng khắp và thu hút sự quan tâm của

xã hội. Nhiều địa phương, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, đối phó. Ở một số nơi, công

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hầu như chưa được triển khai. Thậm chí

86

một số địa phương công tác này vẫn do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện

hoặc giao cho các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (như Tây Ninh, Kiên

Giang…).

Điển hình như các hoạt động cụ thể kỷ niệm “Ngày Quyền của người tiêu

dùng thế giới” - 15 tháng 3: trong năm 2014 chỉ có 17/63 tỉnh/thành phố đã tổ

chức được các buổi mitting nhân ngày 15/3 hoặc số lượng các buổi hội thảo, hội

nghị chuyên đề nghiên cứu, trao đổi chuyên sâu về pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng là 436 buổi.

b) Tư vấn, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

Tại cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, Sở Công Thương đang là cơ

quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại do cấp huyện hiện nay đang thiếu nhân

lực và trình độ. Tuy nhiên số vụ việc của người tiêu dùng lên các Sở Công

Thương còn rất ít. Đặc biệt trên cả nước có khoảng 60% các Sở Công Thương

không nhận được bất kỳ một khiếu nại nào của người tiêu dùng trong năm 2012

(Kon Tum, An Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Bình Phước, Bắc Giang, Đăk Nông,

Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hà Giang, Phú Yên, Phú Thọ, Sơn La…). Một phần

của thực trạng này là do thiếu sự chỉ đạo, điều hành trong triển khai công việc

tại địa phương.

Một trong những công cụ hỗ trợ giải quyết khiếu nại người tiêu dùng là các

tổ chức hòa giải. Luật quy định việc hòa giải được thực hiện thông qua tổ chức

hòa giải do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội có thẩm quyền thành lập.

Tuy nhiên đến nay chưa có bất kỳ một tổ chức hòa giải nào được thành lập.

Hoạt động này vẫn đang được trực tiếp các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng và Sở Công Thương thực hiện (tại cấp địa phương).

c) Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm khác của Sở Công Thương là kiểm

soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Đây được đánh giá và kỳ

vọng là một trong những công cụ thiết thực để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trước khi phát sinh trên thực tế. Sở Công

Thương được giao nhiệm vụ kiểm soát đối với những hợp đồng theo mẫu, điều

87

kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi một tỉnh. Như vậy, chỉ khi các Sở

Công Thương triển khai hoạt động này đồng đều và hiệu quả thì trở thành phương

tiện hữu ích để bảo vệ số đông người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay hoạt động này

vẫn chưa được triển khai đồng đều trên cả nước. Trong thời gian vừa qua, phần

lớn các Sở Công Thương hướng dẫn nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo từng vụ

việc cụ thể chứ chưa có quy trình áp dụng chung. Điều này gây ra nhiều khó khăn

không những cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn cho cả các cán bộ phụ

trách công tác này.

Về số lượng hồ sơ, mặc dù đã hết thời hạn đăng ký đối với những hợp đồng

theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đang triển khai nhưng số lượng hồ sơ nộp

về các Sở Công Thương còn rất hạn chế, thậm chí còn khoảng 50% các Sở Công

Thương chưa tiếp nhận/ chưa có hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện

giao dịch chung (như Bắc Cạn, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Bình

Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Điện Biên Phủ.

d) Công tác xã hội hóa

Như đã phân tích trên cho thấy, Nhà nước đã công nhận vai trò của các tổ

chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời đã

có những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để Hội triển khai hoạt động. Tuy

nhiên, hiện nay một số địa phương chưa ý thức được tầm quan trọng của các tổ

chức xã hội. Một trong những định hướng xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng là tiến tới xã hội hóa sâu, rộng công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn 14 địa phương chưa có

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoặc có nơi có hội nhưng hoạt động chỉ

mang tính cầm chừng, không hiệu quả (như Hà Nội, Yên Bái…).

Thực tế này đã ảnh hưởng đến nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, toàn

xã hội và chính người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động

bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian qua.

(ii) Hạn chế về số lượng nguồn nhân lực

Như đã trình bày tại nội dung Các kết quả đạt được, hoạt động bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng đã được giao cho một số đơn vị tại Sở Công Thương

88

hoặc tại UBND cấp huyện. Tuy nhiên, xét trên bình diện toàn quốc, số lượng các

địa phương hình thành bộ máy (dù chỉ mới là bước đầu) còn rất hạn chế. Các địa

phương còn lại (đặc biệt là UBND cấp huyện và cấp xã), hoạt động bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng chưa được triển khai.

Ở những địa phương đã triển khai, việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc

Sở chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc kết nối trên cả nước. Các đơn

vị được phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng cấp tỉnh (như Phòng Quản lý thương mại, Chi cục Quản lý thị

trường…) đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng. Tại các địa phương, các đơn vị được phân công thực

hiện nhiệm vụ này thông thường chỉ có 3-4 cán bộ như: Khánh Hòa, Bạc Liêu,

Đăk Lăk…Theo nghiên cứu, trong số các cán bộ được phân công, chưa có địa

phương nào bố trí được cán bộ chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng. Hầu hết

các cán bộ này đều phải làm các công việc chính như công tác quản lý thị trường

hay quản lý thương mại nên nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng chỉ là kiêm nhiệm.

(iii) Hạn chế về chất lượng của đội ngũ cán bộ

Không những thiếu hụt về số lượng, các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng tại địa phương còn có nhiều hạn chế về kiến thức cũng như

kinh nghiệm hoạt động. Kiến thức về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

và việc vận dụng các quy định pháp luật để triển khai nhiệm vụ được giao trên

thực tế chưa được các cán bộ trau dồi. Trong khi đó, có một số nhiệm vụ như

kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung còn đòi hỏi phải có sự

am hiểu chuyên sâu về nhiều lĩnh vực và quy định pháp luật như Luật Nhà ở,

Luật Viễn thông, Luật Hàng không, Luật Đường sắt…Tuy nhiên, cán bộ thụ lý

đều là kiêm nhiệm nên còn lúng túng trong việc triển khai tiếp nhận, thụ lý hồ sơ

cũng như hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

Đặc biệt hơn, đối với hoạt động giải quyết tranh chấp, pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng giao cho các cơ quan cấp huyện có thẩm quyền giải

quyết. Tuy nhiên, đây là hoạt động rất khó, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng.

89

Người thực hiện nhiệm vụ này không chỉ có sự hiểu biết các quy định về Luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản hướng dẫn thi hành mà cần phải

được trang bị kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực khác đặc biệt là pháp luật

dân sự. Bên cạnh đó, cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp

cũng cần được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết

tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ cấp huyện chưa đáp ứng

được các yêu cầu này.

(iv) Hạn chế về chất lượng công việc

Khác với các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến

nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Đối tượng người tiêu dùng cũng

rất đa dạng với tất cả thành phần xã hội và tầm nhận thức khác nhau. Chính vì

vậy, một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước

đối với lĩnh vực này là phải phong phú về nội dung và hình thức hoạt động.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ người tiêu dùng chưa thực hiện được điều này. Các hoạt động tuyên tuyền,

phổ biến chưa thực sự đa dạng, cuốn hút (một số địa phương vùng núi phía Bắc

như Sơn La, Yên Bái...). Các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tại hầu hết các địa phương chủ yếu chỉ hướng tới đối

tượng là cán bộ chuyên trách, tổ chức xã hội trong khi mới chỉ tiếp cận đến một

số lượng và một nhóm đối tượng người tiêu dùng rất nhỏ và người tiêu dùng và

chưa có nhiều buổi tập huấn dành cho đối tượng là doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là

một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương.

Mặc dù việc xây dựng Quy trình tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu,

điều kiện giao dịch chung đã được triển khai trên diện rộng tuy nhiên phần lớn

chưa hoàn thành và chưa đưa vào áp dụng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

của Sở. Trong năm 2014, các địa phương trên toàn quốc mới chỉ tiếp nhận 271

bộ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, trong đó đã chấp nhận 248

bộ, không chấp nhận 20 bộ và 3 bộ xin rút hồ sơ. Các bộ hồ sơ được tiếp nhận

90

và xử lý tại địa phương bao gồm: Điện sinh hoạt 77 bộ hợp đồng, nước sinh hoạt

là 101 bộ hợp đồng, truyền hình trả tiền 27 bộ hợp đồng, mua bán căn hộ chung

cư 56 bộ hợp đồng, thuê bao di động 3 bộ hợp đồng, thuê bao điện thoại cố định

2 bộ hợp đồng, kết nối internet 5 bộ hợp đồng.

Việc thiếu Quy trình áp dụng công khai cho thấy sự thiếu quyết liệt trong

hành động của Sở Công Thương nói riêng và UBND tỉnh nói chung, đồng thời

phản ánh sự lúng túng trong nhận thức và kiến thức của các Sở trong quá trình

triển khai pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế.

(v) Sự hạn chế trong nguồn kinh phí triển khai

Hầu hết các đơn vị giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương chưa được cấp ngân sách riêng để thực

hiện nhiệm vụ này30. Trên thực tế, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

tại địa phương đang được thực hiện lồng ghép với các hoạt động khác như thanh

tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất

lượng. Những hoạt động riêng về tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường phải

chia sẻ từ nguồn chung của các hoạt động có liên quan.

2.2.3. Nguyên nhân

(i) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi

hành mới ra đời và có hiệu lực trong một thời gian ngắn.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua vào ngày

17 tháng 11 năm 2010 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được ban hành

ngày 27 tháng 10 năm 2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm

2011. Sang năm 2012, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và Nghị định số

185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được

30 Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương

91

ban hành. Tính đến nay, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành mới có hiệu

lực hơn 1 năm. Chính vì vậy, mặc dù nhận thức của các cơ quan quản lý nhà

nước ở địa phương đã được cải thiện đáng kể nhưng để hiểu, vận dụng và thực

thi được các quy định mới ban hành không phải là điều đơn giản.

(ii) Sự phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng giữa UBND các cấp và các cơ quan khác chưa có hiệu quả.

Như đã đề cập ở trên, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội và

do đó công tác này cũng liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Có thể

nói rằng, bên cạnh một số đơn vị được phân công mang tính đặc thù, hầu hết

hoạt động của các cơ quan nhà nước khác đều liên quan đến công tác bảo vệ

người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cũng là

một lực lượng quan trọng trong công tác này. Chính vì vậy, để hoạt động quản

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt được kết quả tốt thì việc

phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn

vị này chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chặt chẽ, hoạt động trong

tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Do đó, công tác bảo vệ người tiêu dùng chưa

được triển khai đồng bộ và triệt để.

(iii) Thiếu hướng dẫn cụ thể về hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt là bộ

phận chuyên môn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

Các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định nội dung quản lý nhà nước về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như giao cho Sở Công Thương giúp

UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng này. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương

gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân công cụ thể đơn vị trực thuộc Sở Công

Thương thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, việc bố trí biên chế, ngân sách để

thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa

phương rất khó khăn do thiếu sự hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy các Sở Công

Thương rất lúng túng trong việc triển khai nhiệm vụ này.

Cũng tương tự như vậy, hiện nay chưa có hướng dẫn về đơn vị giúp Ủy ban

nhân dân cấp huyện nên phát sinh rất nhiều khó khăn trong việc triển khai trên

thực tế.

92

(iv) Cơ quản quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương

chưa thống nhất, thiếu đồng bộ

Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, theo quy định tại Nghị định số

14/2008/NĐ-CP của Chính phủ 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008

quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBNB cấp tỉnh, cấp huyện thì cơ

quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương là Phòng Kinh tế (ở các

quận) hoặc Phòng Công Thương (ở các huyện). Trong khi đó, Nghị định số

99/2010/NĐ-CP không quy định rõ cơ quan nào là cơ quan giúp Ủy ban nhân

dân cấp huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng tại địa phương.

Chính sự không thống nhất và rõ ràng trong việc quy định cơ quan tham

mưu trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp đã dẫn đến tình

trạng hoạt động quản lý nhà nước này không được quan tâm chú trọng và thiếu

sự thống nhất đồng bộ. Ở mỗi địa phương, hoạt động quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng lại khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong

quá trình chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương.

Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ

Công Thương và UBND các cấp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước. Để nâng cao chất lượng công tác bảo

vệ người tiêu dùng, cần tập trung cải thiện và khắc phục những hạn chế đang tồn

tại về năng lực của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ này. Các giải pháp trên đây

cần thực hiện mang tính đồng bộ từ việc củng cố hành lang pháp lý cho đến đầu

tư một nguồn nhân lực, vật lực xứng tầm cũng như sự quyết tâm cao độ của Nhà

nước. Chỉ khi đó, các quy định pháp luật mới có ý nghĩa trên thực tế và công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới thực sự được cộng đồng xã hội ghi nhận./.

93

Chuyên đề 6

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN

TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

TS. Vũ Thị Lan Anh,

Ths. Trần Quỳnh Anh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, pháp luật Việt Nam đã có hoặc

tạo dựng mới hệ thống các thiết chế có chức năng bảo vệ người tiêu dùng, bao

gồm: (i) Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ

quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; (ii) Các cơ quan tài phán

như Tòa án hoặc Trọng tài; (iii) Các tổ chức xã hội như Hội tiêu chuẩn và Bảo

vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), các Hội bảo vệ người tiêu dùng tại

các địa phương...

Trong số các thiết chế nêu trên, các cơ quan tài phán có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi

pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu như trọng tài là phương thức

giải quyết tranh chấp vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và là cơ quan tài phán tư

thì tòa án lại là cơ quan tài phán nhà nước rất được ưa chuộng để giải quyết

tranh chấp nói chung. Vì thế, Tòa án có thể trở thành phương thức hữu hiệu giải

quyết tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng ở Việt Nam.

1. Các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án trong công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng được ghi nhận trong nhiều văn bản luật khác nhau như: Luật

Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật

tố tụng dân sự năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng

dân sự năm 2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn

bản hướng dẫn thi hành.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có Tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng nên các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng chủ yếu được

94

xét xử tại các Tòa án dân sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 (BLTTDS năm 2004), Tòa án nhân dân cấp

huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ

sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ

thẩm những tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng, trừ trường hợp Tòa án

nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết (Điều 25, 33 và 35). Tuy nhiên, các bên

có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu được giải quyết tranh

chấp tại Toà án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở (Điểm b khoản 1

Điều 35 BLTTDS năm 2004). Trong một số trường hợp theo quy định tại khoản

1 Điều 36 BLTTDS năm 2004, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết

các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng.

Trong các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng, pháp luật của các quốc

gia, trong đó có Việt Nam luôn xem xét người tiêu dùng là chủ thể yếu thế hơn

so với thương nhân. Do đó, các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại Tòa

án có nhiều nét đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng

trong quá trình giải quyết tranh chấp với thương nhân. Thủ tục giải quyết tranh

chấp có liên quan đến người tiêu dùng hiện nay chủ yếu được quy định tại

BLTTDS năm 2004 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Về cơ

bản, thủ tục giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có một số điểm

đáng lưu ý sau đây:

Thứ nhất, về thủ tục xét xử đơn giản. Theo quy định tại BLTTDS năm

2004, nguyên đơn muốn khởi kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến người

tiêu dùng phải làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Thủ tục giải

quyết tranh chấp tại Tòa án được quy định tại phần 2 BLTTDS năm 2004 đối

với mọi tranh chấp dân sự, trong đó bao gồm tranh chấp có liên quan đến người

tiêu dùng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong quá trình giải

quyết tranh chấp, khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010 đã quy định về thủ tục đơn giản để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng khi có đủ các điều kiện sau: (i) cá nhân là người tiêu

dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người

tiêu dùng bị kiện; (ii) vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; (iii) giá trị giao dịch

dưới 100 triệu đồng.

95

Việc quy định quyền áp dụng thủ tục đơn giản của Tòa án trong việc giải

quyết tranh chấp là một điểm tiến bộ của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để

tiếp cận công lý bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng quy định tiến bộ này mới chỉ

được ghi nhận trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 mà không

được ghi nhận trong BLTTDS năm 2004, kể cả khi Bộ luật này được sửa đổi

vào năm 2011 nên trên thực tế, hệ thống toà án nhân dân không áp dụng quy

định này của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

Thứ hai, về nghĩa vụ chứng minh lỗi. Theo quy định tại khoản 1, 2 và 4

Điều 79 BLTTDS năm 2004, đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh là yêu cầu đó có

căn cứ và hợp pháp; Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình

phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng

minh. Tuy nhiên, khoản 1, khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng cho phép trường hợp ngoại lệ, đó là người tiêu dùng không có nghĩa vụ

chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh, mà chính các tổ chức, cá nhân

kinh doanh phải có nghĩa vụ chứng minh là mình không có lỗi gây ra thiệt hại.

Trong khoa học pháp lý, đây là trường hợp đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi.

Do người tiêu dùng luôn ở vị trí yếu thế trong quan hệ với các thương nhân và

việc chứng minh lỗi của các thương nhân rất phức tạp nên pháp luật quy định

đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng bảo

vệ quyền lợi của mình.

Thứ ba, về nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, chi phí. Khoản 1 Điều 130

BLTTDS năm 2004 quy định nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với

nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong

vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm; người kháng cáo theo thủ

tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được

miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp, người tiêu

dùng yêu cầu trưng cầu giám định, theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS

năm 2004 phải nộp tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên đương sự

có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

96

Việc phải nộp tạm ứng án phí hoặc chi phí giám định (nếu cần) là một

trong các lí do khiến người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợi e ngại khởi

kiện. Vào tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả

nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây ô nhiễm môi trường và gây

nhiều thiệt hại cho người dân. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nhiều hộ

nông dân từ chối nộp đơn kiện vì không có tiền nộp tạm ứng án phí31. Để

khuyến khích người tiêu dùng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình, khoản 2

Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định người tiêu

dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không

phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

Thứ tư, về quyền khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các tổ chức xã hội đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng năm 2010, có quyền khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng theo sự ủy quyền của người tiêu dùng hoặc khởi kiện không

cần ủy quyền của người tiêu dùng để bảo vệ lợi ích công cộng (điểm b khoản 1

Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010).

Nhằm tạo điều kiện cho những người tiêu dùng bị xâm phạm lợi ích được

biết và quyết định tham gia khởi kiện hay khởi kiện độc lập, khoản 1 Điều 44

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định tổ chức xã hội đó có

trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và

chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, đảm bảo không ảnh hưởng đến

hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, Tòa án có

trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án

trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án (khoản 3 Điều 44 Luật

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010). Sau khi xét xử, bản án, quyết định

của Tòa án do tổ chức xã hội khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở

Tòa án và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 45

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010). Trong công tác bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng, tuyên truyền, phổ biến các vụ án về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, các thông tin công khai liên quan đến các cá nhân, tổ chức kinh doanh

31 Xem: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thieu-tien-dong-an-phi-nong-dan-huy-khoi-kien-vedan-2168492.html

97

là một trong các biện pháp hữu hiệu để người tiêu dùng nắm rõ hơn về quyền lợi

của mình, biết được các cách thức để bảo vệ quyền lợi khi có sự xâm phạm.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010, Tòa án có thẩm quyền quyết định việc sử dụng khoản tiền bồi thường thiệt

hại trong vụ án do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng. Theo chúng tôi,

việc sử dụng, quản lý khoản tiền này phải đem lại giá trị xã hội, hướng tới bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn nữa chứ không chỉ đơn thuần là bù đắp những

thiệt hại vật chất cho người tiêu dùng. Ở các nước có cơ chế kiện tập thể (class

action), số tiền bồi thường đòi được thường được trích trả công cho luật sư hoặc

người thay mặt người tiêu dùng đi khởi kiện, rồi phần còn lại chia đều cho tất cả

những người tiêu dùng có quyền lợi bị xâm phạm, miễn là những người đó

không công khai từ chối tham gia vụ kiện. Để khuyến khích các tổ chức xã hội

tham gia tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần quy

định một cơ chế tài chính rõ ràng đối với việc sử dụng đối với số tiền bồi thường

thiệt hại, đồng thời tạo điều kiện để Tòa án có thể thực hiện một cách thống

nhất, hiệu quả quy định này.

2. Thực trạng năng lực của Tòa án trong công tác thực thi pháp luật

bảo vệ người tiêu dùng

2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng tại

Tòa án

Trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam, những vụ việc xâm phạm đến

quyền lợi người tiêu dùng diễn ra khá phổ biến, ví dụ: xăng pha aceton và

methanol gây cháy nổ xe năm 200632; sữa hoàn nguyên (sữa bột pha nước) được

ghi thành sữa tươi nguyên chất 100% tiệt trùng năm 200633; vụ nước tương

“đen” nhiễm chất 3 MCPD gây ung thư34; nhiều sản phẩm xe ô tô bị lỗi kỹ

thuật… Bên cạnh những vụ việc có quy mô lớn như trên, hàng loạt các hành vi

xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra hàng ngày như cân đong không

đúng số lượng đối với xăng, dầu, thực phẩm đóng gói sẵn; hàng kém chất lượng

đem chế biến thành sản phẩm ăn liền; hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị

32 Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/xang-pha-aceton-va-methanol-gay-chay-no-xe-2224055.html 33 Nguồn: http://vtc.vn/sua-tuoi-ghi-sai-nhan-mac-la-danh-lua-khach-hang.2.8039.htm 34 Nguồn: http://www.tienphong.vn/Topic/Index.html?TopicID=218

98

trường… Số lượng vụ việc vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng

ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, người tiêu dùng thường lựa chọn các phương

thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải là chủ yếu. Theo

thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trung bình trong năm

2010 và 2011, số lượng các vụ việc gửi đơn khiếu nại đến các Sở công thương

trong cả nước là 500 vụ, đến Cục Quản lý cạnh tranh là 60 - 70 vụ, đến các hội

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cả nước là 1500 vụ. Trên phạm vi cả

nước, bình quân mỗi năm có hơn 2000 vụ việc được gửi đơn khiếu nại tới cơ

quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng35. Trong khi đó, số

vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Tòa án giải quyết lại rất

ít. Trong thống kê của ngành Tòa án cũng không có hạng mục thống kê về các

vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi đơn giản là vụ án loại

này được coi là vụ án dân sự và được tính chung vào số liệu của án dân sự.

Khi bị xâm phạm quyền lợi, người tiêu dùng tại Việt Nam thường không sử

dụng Tòa án như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này

xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam ngại va chạm. Khi bị xâm

phạm quyền lợi, người tiêu dùng thường sẽ tự rút kinh nghiệm và lựa chọn

thương nhân khác để giao kết hợp đồng chứ rất ít khi tiến hành khởi kiện.

Thứ hai, chi phí khởi kiện (phí luật sư, đi lại, giám định…) và thời gian giải

quyết kéo dài cũng khiến người tiêu dùng e ngại.

Thứ ba, việc chứng minh thiệt hại rất khó khăn do thói quen sử dụng tiền

mặt, không sử dụng hóa đơn thanh toán hoặc những tổn thương về sức khỏe, các

thiệt hại liên quan đến các loại thực phẩm độc hại rất khó xác định, nhất là đối

với các loại thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh ngay tức thì. Ngoài ra, hệ

thống kiểm tra, kiểm nghiệm chưa trở thành công cụ cung cấp chứng cứ thuận

lợi cho người tiêu dùng khi khởi kiện cũng là một trở ngại khi người tiêu dùng

muốn khiếu nại, khởi kiện.

35 Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và

các cá nhân tổ chức kinh doanh để thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Cục Quản lý cạnh tranh, 2012, tr 43.

99

2.2. Thực trạng đội ngũ thẩm phán xét xử các vụ án liên quan đến người

tiêu dùng

Năm 2012, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã

trình Chủ tịch nước bổ nhiệm mới 12 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh

án Toà án nhân dân tối cao đã bổ nhiệm mới 187 Chánh án, Phó Chánh án Tòa

án nhân dân địa phương và 229 thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp36. Tuy

nhiên, hiện tại, ngành tòa án vẫn đang trong tình trạng quá tải; số lượng cán bộ,

thẩm phán chưa đủ để giải quyết các vụ án, đặc biệt là ở các tòa án địa phương

dẫn đến án tồn đọng, số vụ án quá thời hạn xét xử, số lượng đơn giám đốc thẩm,

tái thẩm chưa được giải quyết vẫn còn nhiều. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có thẩm phán chuyên trách.

Không chỉ thiếu về số lượng, Tòa án còn thiếu trầm trọng những thẩm phán am

hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do lĩnh vực này vẫn còn khá

mới mẻ tại Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng mới được

ban hành năm 2010 trong khi đa số các Thẩm phán được đào tạo từ thời kỳ

trước. Vì thế, những kiến thức chuyên môn về pháp luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng là vấn đề khá xa lạ với đa số thẩm phán Việt Nam.

Về mặt khách quan, Tòa án thường xuyên tổ chức các chương trình tập

huấn về các vấn đề mới liên quan trực tiếp đến hoạt động của Thẩm phán hoặc

các lĩnh vực có nhiều vụ án như trong năm 2012, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ

chức 56 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 7.000 lượt học viên là Thẩm phán, Thẩm tra

viên và Thư ký Tòa án37. Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tòa

án, Thẩm phán không có lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do số lượng vụ án

trong lĩnh vực này còn ít ỏi so với các lĩnh vực khác. Trường cán bộ Tòa án có

chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thẩm phán. Tuy nhiên, các

chương trình bồi dưỡng về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được

chú trọng xây dựng và triển khai.

36 Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của

ngành tòa án nhân dân, Hà Nội, 2013, tr 13 37 Xem: Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013

của ngành tòa án nhân dân, Hà Nội, 2013, tr 16.

100

Về mặt chủ quan, bản thân các Thẩm phán phải chịu áp lực giải quyết

nhiều vụ án tồn đọng trong các lĩnh vực khác nên việc họ chủ động nghiên cứu,

tìm hiểu lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là lĩnh vực họ chưa từng thụ

lý hoặc rất ít được thụ lý án trong toàn ngành là điều không khả thi.

3. Một số hạn chế, bất hợp lý trong công tác bảo vệ người tiêu dùng của

hệ thống Tòa án

Từ thực trạng nêu trên, có thể thấy những hạn chế, bất hợp lý nổi cộm như

sau: Thứ nhất, lực lượng cán bộ Tòa án, thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Việt Nam

chưa khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ tòa án ở nhiều vùng, địa phương,

đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một bộ

phận cán bộ, thẩm phán Tòa án các cấp chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ,

đặc biệt là nhiều cán bộ tòa án, Thẩm phán chưa có nhiều kiến thức pháp luật về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc xét xử những vụ án liên quan đến bảo vệ

người tiêu dùng còn rất ít khiến cho nhiều thẩm phán còn bỡ ngỡ, chưa có kinh

nghiệm giải quyết những vụ việc này. Trong khi đó, tinh thần trách nhiệm, ý

thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, thẩm phán còn yếu, phong cách

làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao38. Một số thẩm

phán bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm pháp

luật khi thi hành công vụ. Điều này có thể khiến người tiêu dùng có tâm lý ngại

ngần, chưa thực sự tin tưởng để quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết tranh

chấp, bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,

công chức Tòa án trong thời gian qua chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, các chương

trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tòa án chưa có sự quan tâm thích đáng, chưa xây

dựng chuyên đề, tài liệu tập huấn cho cán bộ, thẩm phán về pháp luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng39.

38 Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của

ngành tòa án nhân dân, Hà Nội, 2013, tr 15. 39 Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của

ngành tòa án nhân dân, Hà Nội, 2013, tr 17.

101

Thứ ba, còn tồn tại nhiều quy định bất hợp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của

Tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

- Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS năm 2004 và Điều 42 Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, người tiêu dùng có trách nhiệm xác định

thiệt hại của mình khi nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại rất

khó thực hiện, đặc biệt đối với những thiệt hại lâu dài về sức khỏe.

- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định việc áp

dụng thủ tục đơn giản khi giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng tại Tòa án nhưng chưa có tiêu chí xác định thế nào là một vụ án đơn giản,

có chứng cứ rõ ràng. Ngoài ra, khoản 2 điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng năm 2010 quy định thủ tục đơn giản chỉ được áp dụng nếu được quy định

trong pháp luật về tố tụng dân sự nhưng đến nay pháp luật về tố tụng dân sự lại

chưa quy định về vấn đề này. Do vậy, Tòa án vẫn chưa áp dụng quy định về thủ

tục đơn giản trên thực tế.

4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường năng lực

thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cho Tòa án

4.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng

Để tăng hiệu quả áp dụng pháp luật, các quy định về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại Tòa án cần được tiếp tục được hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, cần bổ sung quy định về thủ tục tố tụng đơn giản trong Bộ luật

Tố tụng dân sự trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa với quy định tại khoản 2 Điều 41

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Việc không thống nhất giữa

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật tố tụng dân sự là một trong

các nguyên nhân làm cho công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng của Tòa án không có hiệu quả trên thực tế.

Thứ hai, nghiên cứu thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền lợi

người tiêu dùng phù hợp ở Tòa án. Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Phần Lan

và Thụy Điển, việc thành lập tòa án chuyên biệt trong bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng để xét xử các hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo

thủ tục tố tụng riêng, khác biệt với thủ tục tố tụng thông thường đã góp phần

102

quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng40. Tại Việt Nam, trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện

nay, chúng tôi thấy rằng việc xây dựng mô hình tòa án đặc biệt về bảo vệ người

tiêu dùng còn chưa khả thi vì các lý do: số lượng, chất lượng cán bộ, Thẩm phán

còn nhiều hạn chế; số lượng các vụ án gia tăng trong khi các vụ án liên quan đến

người tiêu dùng quá ít; điều kiện về vật chất chưa đảm bảo yêu cầu thực tế. Do

đó, trước mắt vẫn nên để Tòa án dân sự giải quyết các vụ án về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Trong tương lai, nếu muốn thực hiện thì cần phải xây dựng một

lộ trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho Tòa án chuyên biệt đó.

Tuy chưa thiết lập hệ thống tòa án chuyên biệt về người tiêu dùng, nhưng

xuất phát từ yêu cầu thực tế, cần có một cơ chế giải quyết nhanh gọn những

tranh chấp nhỏ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhỏ lẻ, theo đó chỉ cần xét xử

một cấp ở tòa án cấp huyện và bản án có hiệu lực thi hành ngay. Để có thể áp

dụng, cần ghi nhận trường hợp ngoại lệ này trong Bộ luật tố tụng dân sự về cấp

xét xử, theo đó, việc giải quyết các tranh chấp có giá trị thấp, liên quan đến một

số ít người tiêu dùng sẽ được xét xử một lần tại Tòa án cấp huyện. Chỉ có cơ chế

như vậy mới giải quyết nhanh chóng, triệt để việc bảo vệ quyền lợi của người

tiêu dùng nhỏ lẻ, khuyến khích họ bảo vệ mình thông qua thiết chế tòa án, đồng

thời răn đe các nhà kinh doanh thiếu trách nhiệm.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện cơ chế khởi kiện đơn giản, dễ thực hiện

nhằm tạo điều kiện tối đa cho người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi hoặc đại

diện cho họ thực hiện quyền khởi kiện dễ dàng, cụ thể:

- Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế kiện tập thể. Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng năm 2010 đã bước đầu quy định về cơ chế kiện tập thể đối với các tổ

chức xã hội, theo đó, các tổ chức xã hội đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy

định có thể khởi kiện hoặc đại diện người tiêu dùng khởi kiện để bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2004 chưa có quy định cụ thể về

vấn đề này nên rất khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Vì vậy, cần bổ sung quy

định về hình thức khởi kiện tập thể trong BLTTDS để cơ chế này có thể được

thực thi trên thực tế.

40 Bùi Nguyên Khánh, "Một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" , Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 5/2010, tr 83.

103

- Hoàn thiện cơ chế giảm hoặc miễn án phí cho nguyên đơn là người tiêu

dùng. Cơ chế này rất cần thiết để những người tiêu dùng có thu nhập thấp không

bị áp lực phải gánh thêm khoản án phí. Nhờ đó, họ sẽ mạnh dạn đấu tranh bằng

con đường khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhận thức

được vấn đề này, Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã

quy định người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án nhưng

Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án năm 2009 không có quy định về trường hợp này

(Điều 12 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án quy định các trường hợp không phải

nộp tạm ứng án phí không bao gồm trường hợp người tiêu dùng). Vì vậy, cần bổ

sung trong Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án đối tượng người tiêu dùng hoặc đại

diện của người tiêu dùng không phải nộp tạm ứng án phí. Tuy nhiên, để hạn chế

trường hợp người tiêu dùng lợi dụng quy định không phải nộp tạm ứng án phí,

đưa các thương nhân vào vòng kiện tụng nhằm dọa dẫm, cản trở hoạt động kinh

doanh của họ một cách thiếu căn cứ, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cần quy

định chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi khởi kiện gian trá của người

tiêu dùng.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về cơ chế tài chính rõ ràng đối với việc phân

chia và sử dụng đối với số tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổ chức xã

hội tiến hành khởi kiện để khuyến khích họ tham gia tích cực hơn nữa trong việc

bảo về quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng cũng như pháp luật tố tụng dân sự.

4.2. Một số giải pháp tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng cho Tòa án

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

trong hoạt động xét xử tại Tòa án, các giải pháp tăng cường năng lực thực thi

pháp luật cho cán bộ Tòa án cũng cần được quan tâm. Một số giải pháp cấp thiết

có thể thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho Tòa án trong việc giải quyết tranh

chấp liên quan đến người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất, từng bước xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách trong giải

quyết các vụ án về quyền lợi người tiêu dùng.

104

Như đã phân tích ở phần trên, chúng tôi không ủng hộ quan điểm thành lập

tòa án chuyên biệt về người tiêu dùng trong giai đoạn hiện tại nhưng Tòa án phải

chú trọng việc đào tạo những thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực bảo vệ

người tiêu dùng. Trong tương lai, khi nhận thức của người tiêu dùng nâng cao,

số lượng các vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tăng lên, việc xây dựng

hệ thống Tòa án chuyên trách có thể được xem xét trên cơ sở đội ngũ Thẩm

phán chuyên trách đã được đào tạo và có kinh nghiệm.

Thứ hai, tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, tập huấn về pháp luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết tranh chấp

liên quan đến người tiêu dùng cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán. Ngoài ra, cần chú

trọng việc bồi dưỡng các kiến thức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh

chấp cho cán bộ Tòa án. Cần tổ chức các chương trình bồi dưỡng, trao đổi kinh

nghiệm với các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng – nơi giải quyết hầu hết các vụ

việc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chuyên gia quốc tế để học hỏi

kinh nghiệm nước ngoài.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hội thẩm nhân dân bằng cách lựa chọn hội

thẩm nhân dân từ những người có kinh nghiệm, uy tín trong việc giải quyết các

vụ việc về bảo vệ người tiêu dùng từ các cơ quan, tổ chức liên quan như các

Hiệp hội bảo vệ NTD địa phương, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam ( VINASTAS ).

Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương đủ năng

lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm có chứa

chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời thiết lập cơ chế

phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan liên quan (giám định, y tế, đo lường, các

tổ chức xã hội, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng…) trong quá trình giải quyết

vụ án.

Voice of the consumer

April 2006

Voice of the consumer

2014

Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng toàn Liên bang là …

Tổ chức bao trùm của� 16 Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng …� và 25 hiệp hội chính sách đối với người

tiêu dùng

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội:16 Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng … … với 190 trung tâm tư vấn

Hamburg

Mecklenburg-Vorpommern

Brandenburg

Berlin

Sachsen

Sachsen-Anhalt

Bayern

Thüringen

Bremen

Niedersachsen

Nordrhein-Westfalen

Rheinland-Pfalz

Hessen

Saarland

Baden-Württemberg

Schleswig-Holstein

105

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội:25 hiệp hội …

� Các nhóm chuyên về quyền lợi người tiêu dùng� Các hiệp hội của phụ nữ� Các tổ chức phúc lợi

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội: các nhóm chuyên về quyền lợi người tiêu dùng

� Hành động Thông tin giáo dục – Tổ chức người tiêu dùng về

Các vấn đề giáo dục

� Liên hiệp các hộ tiêu thụ năng lượng� Hiệp hội toàn Liên bang các tổ chức người cao tuổi (BAGSO)

� Hiệp hội toàn Liên bang các nghề kinh tế hộ gia đình� Hội Kinh tế hộ gia đình Đức� Liên hiệp người thuê nhà Đức

Thành viên của Hiệp hội: các nhóm chuyên về quyền lợi người tiêu dùng II

� Viện nghiên cứu ứng dụng về người tiêu dùng� Hiệp hội Hành khách đi tàu Đức “Pro Bahn”� Hiệp hội bảo vệ các nhà đầu tư tư nhân� Câu lạc bộ Giao thông vận tải Đức� Hiệp hội trung ương các hợp tác xã tiêu dùng Đức

Voice of the consumer

2014

106

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội:���� Các hiệp hội của phụ nữ� Tổ chức Phụ nữ nhà thờ Tin lành� Hội Liên kết phụ nữ Đức� DHB – Mạng lưới Hộ gia đình, Hiệp hội nghề nghiệp của

những người quản lý hộ gia đình� Hiệp hội Phụ nữ nội trợ – Hội nghề nghiệp trong Hiệp hội

phụ nữ đạo Cơ đốc Đức� Tổ chức dịch vụ người tiêu dùng trong Liên hiệp phụ nữ đạo

Cơ đốc Đức

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội:���� các tổ chức phúc lợi

� Tổ chức phúc lợi công nhân� Phong trào công nhân đạo Cơ đốc Đức� Hiệp hội Caritas Đức� Hiệp hội các gia đình Đức� Cơ quan dịch vụ xã hội của Nhà thờ Tin lành Đức� Hiệp hội các gia đình theo đạo Cơ đốc

Voice of the consumer

2014

Thành viên của Hiệp hội:các thành viên trụ cột …

� Hiệp hội Sở hữu nhà ở và Phát triển đô thị Liên bang� Liên hiệp Công đoàn Đức� Hội phụ nữ nông thôn Đức� Quỹ Eurotoques� Hiệp hội “đồ ăn chậm” Đức� Quỹ Thử nghiệm hàng hóa� Viện Đảm bảo và Xác nhận chất lượng Đức� Tổ chức Minh bạch quốc tế Đức

107

Voice of the consumer

2014

Chúng tôi tham gia hoạt động trong nhiều ủy ban:ở Đức chẳng hạn trong� Hội đồng người tiêu dùng ở DIN� Ủy ban Sách thực phẩm Đức� Ban giám khảo Nhãn hiệu môi trường� Ủy ban Chất lượng và An toàn� Hội đồng tham vấn Trọng tài bảo hiểm

Voice of the consumer

2014

Ở châu Âu và trên trường quốc tế, chẳng hạn trong

� Văn phòng châu Âu Liên hiệp những người tiêu dùng BEUC

� Hiệp hội quốc tế những người tiêu dùng CI� Tổ chức đối thoại người tiêu dùng xuyên Đại

Tây Dương TACD� ANEC, Hiệp hội Phối hợp đại diện người tiêu

dùng trong tiêu chuẩn hóa� Liên hiệp các đại diện người sử dụng dịch

vụ vận tải hàng không ở châu Âu

Voice of the consumer

2014

Phân công nhiệm vụ ở Đức

vzbv Các trung tâm tư vấn người tiêu dùng

Quỹ Thử nghiệm hàng hóa

Các thành viên khác

Lobby/

Đại diện lợi íchThực thi

Tư vấn

Thử nghiệm

108

Voice of the consumer

2014

Chúng tôi hoạt động ở 3 cấp độ:1. Chúng tôi đại diện quyền lợi người tiêu

dùng trong lĩnh vực chính sách.2. Chúng tôi thực thi pháp luật.3. Chúng tôi hỗ trợ các trung tâm tư vấn

người tiêu dùng và hoạt động của các tổ chức thành viên.

Voice of the consumer

2014

1. Chúng tôi đại diện quyền lợi người tiêu dùng …

… bằng cách gây sự chú ý ở một giai đoạn sớm đến những diễn biến có vấn đề

… bằng cách tổng hợp nhiều vụ việc riêng lẻ thành một bức tranh chung

Voice of the consumer

2014

2. Chúng tôi thực thi pháp luật…

Riêng đối với Đức:� Bảo vệ người tiêu dùng trước hết được quy định trong

pháp luật dân sự� Pháp luật dân sự không quy định có những cơ quan

nhà nước chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng� Hiệp hội BVNTD toàn Liên bang (vzbv) có thể tiến

hành các động tác pháp lý với tư cách là hiệp hội tư

109

Quảng cáo sai lệch:

Die Stimme der Verbraucher

2014

Đồ ăn này chứa 0,0 gam thịt vịt!

Voice of the consumer

2014

Số thủ tục khởi xướng bởi vzbv trong năm 2013:

� Quảng cáo không thực và sai lệch –180 thư cảnh báo

� Các điều kiện hợp đồng không công bằng

85 thư cảnh báo���� Tổng cộng: 265

Voice of the consumer

2014

Số vụ việc đưa ra tòa trong năm 2013:

� Quảng cáo không thực và sai lệch: 58� Các điều kiện hợp đồng không công bằng: 26���� Tổng số:84

110

Voice of the consumer

2014

3. Chúng tôi thúc đẩy việc tham vấn …

… bằng cách bảo đảm các dịch vụ tư vấn có chất lượng cho người tiêu dùng trên toàn bộ nước Đức

Voice of the consumer

2014

Chúng tôi thúc đẩy việc tham vấn,bằng cách …

… bảo đảm chất lượng:� Khoảng 100 khóa tập huấn mỗi năm cho gần 1000 tư

vấn viên tư vấn người tiêu dùng

… đặt ra các chuẩn mực:� các nhóm mạng lưới đưa ra các phân tích trường

hợp và các chuẩn mực tư vấn

Voice of the consumer

2014

Chúng tôi thúc đẩy việc tư vấn người tiêu dùng bằng cách …

� ELVIS – Hệ thống thông tin điện tử cho người tiêu dùng

� kết nối mạng lưới tất cả các trung tâm tư vấn vận hành bởi các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng

� đảm bảo cung cấp thông tin mới nhất cho tất cả các tư vấn viên

� hệ thống bao gồm gần 1,500 Chuẩn mực tư vấn

… kết nối các lĩnh vực năng lực thông qua intranet:

111

Die Stimme der Verbraucher

2014

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội …

Die Stimme der Verbraucher

2014

� Nhóm công tác các hiệp hội người tiêu dùng (AgV)

� Hội bảo vệ người tiêu dùng (VSV)� Quỹ Bảo vệ người tiêu dùng

vzbv được thành lập ngày 1-11- 2000 bởi:

Die Stimme der Verbraucher

2014

Cơ cấu tổ chức:

� 140 nhân viên� 3 ban: Chính sách người tiêu dùng, Các dịch vụ

tập trung, Quản lý các hiệp hội và thành viên� 16 nhóm làm việc

112

Kinh phí năm 2013:20,9 triệu EUR

Voice of the consumer

2014

•Tài trợ thể chế từ Bộ Thực phẩm và

Nông nghiệp Liên bang: 9 440 000 EUR

•Kinh phí dự án: 11 200 000 EUR

•Tài liệu công bố: 38 800 EUR

•Nguồn thu riêng (ví dụ từ phạt hợp đồng): 221 000 EUR

Không kém phần quan trọng: Người tiêu dùng tin tưởng vào vzbv…

Nguồn: WDR, tháng 1-2009

41,9

36,8

29,9

22,7

22,1

22,3

20,3

18,7

18,4

18,0

10,6

7,6

3,5

44,6

43,8

52,9

47,1

44,6

48,9

43,0

36,9

50,9

55,4

35,3

27,6

20,9

9,7

14,7

13,8

22,9

24,0

19,8

25,1

26,1

24,4

22,1

35,9

42,1

43,4

3,8

4,6

3,4

7,3

9,3

9,0

11,6

18,3

6,3

4,5

18,3

22,7

32,1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Polizei

Verbraucherzentrale

Ärzte

Deutsche Post

Bundeswehr

Gerichte

Greenpeace

Kirche

Behörden

Schulen

Gewerkschaf ten

Deutsche Bahn

Parteien

voll und ganz

weitgehend

weniger

gar nicht

Cảnh sát

Trung tâm BV NTD

Bác sĩ

Bưu điện Đức

Quân đội Đức

Tòa án

Green Peace

Nhà thờ

Cơ quan nhà nước

Trường phổ thông

Tổ chức công đoàn

Đường sắt Đức

Các đảng phái

Hoàn toàn

Đa phần

Hơi ít

Không tí nào

113

Voice of the consumer

April 2006

Voice of the consumer

2014

We are …

the umbrella organisation of the

� 16 consumer centres …

� and 25 associations dealing with consumer policy

Voice of the consumer

2014

Our members:the 16 consumer centres … … with 190 advice centres

Hamburg

Mecklenburg-Vorpommern

Brandenburg

Berlin

Sachsen

Sachsen-Anhalt

Bayern

Thüringen

Bremen

Niedersachsen

Nordrhein-Westfalen

Rheinland-Pfalz

Hessen

Saarland

Baden-Württemberg

Schleswig-Holstein

115

Voice of the consumer

2014

Our members:the 25 associations …

� Special consumer-interest groups

� Women‘s associations

� Welfare organisations

Voice of the consumer

2014

Our members:special consumer-interest groups I

� Aktion Bildungsinformation – Consumer Organisation on

Educational Issues

� Bund der Energieverbraucher – Association of Energy

Consumers

� Bundesarbeitsgemeinschaft der Seniorenorganisationen –German National Association of Senior Citizens Organisations (BAGSO)

� Bundesverband hauswirtschaftlicher Berufe MdH – Federal Association of Home Economics Professions

� Deutsche Gesellschaft für Hauswirtschaft – German Society of Home Economics

� Deutscher Mieterbund – German Tenant’s Union

Our members:special consumer-interest groups II

� Institut für angewandte Verbraucherforschung – Institute for

Applied Consumer Research

� Pro Bahn – German Passengers’ Association

� Schutzgemeinschaft der Kapitalanleger – Association for the

Protection of private Investors

� Verkehrsclub Deutschland – Transport Club Germany

� Zentralverband Deutscher Konsumgenossenschaften –Central Association of German Consumer Cooperatives

Voice of the consumer

2014

116

Voice of the consumer

2014

Our members:���� women‘s associations� Deutscher Evangelischer Frauenbund – Protestant Church

Women’s Organisation

� Deutscher Frauenring – German Women’s Association

� DHB - Netzwerk Haushalt, Berufsverband der Haushaltsführenden – Household Network, Professional Association of Household Managers

� Gemeinschaft Hausfrauen – Berufsgemeinschaft in der Katholischen Frauengemeinschaft Deutschlands –Housewives Association, Professional Association in the

German Catholic Women’s Association

� VerbraucherService im Katholischen Deutschen Frauenbund – Consumer Service at Federation of German Catholic Women

Voice of the consumer

2014

Our members:���� welfare organizations

� Arbeiterwohlfahrt – Workers’ Welfare Organisation

� Bundesverband der Katholischen Arbeitnehmerbewegung Deutschlands – Catholic Workers Movement

� Deutscher Caritasverband – Caritas Germany

� Deutscher Familienverband – German Family Association

� Diakonisches Werk der EKD – Social Service Agency of the Protestant Church in Germany

� Familienbund der Katholiken – Association of Catholic Families

Voice of the consumer

2014

Our members:sustaining members …

� Bundesverband für Wohneigentum und Stadtentwicklung – Federal

Association for Housing and Urban Development

� Deutscher Gewerkschaftsbund – Confederation of German Trade Unions

� Deutscher LandFrauenverband – German Country-Women Association

� Eurotoques Stiftung - Eurotoques Foundation

� Slow Food Deutschland - Slow Food Germany

� Stiftung Warentest – Foundation for Comparative Product Testing

� RAL Deutsches Institut für Gütesicherung und Kennzeichnung - German

Institute for Quality Assurance and Certification

� Transparency International Deutschland – German Chapter

117

Voice of the consumer

2014

We are active on many committees:in Germany, for example

� Verbraucherrat beim DIN� Deutsche Lebensmittelbuch-Kommission� Jury Umweltzeichen� QS Qualität und Sicherheit � Beirat Versicherungsombudsmann

Voice of the consumer

2014

in Europe and internationally, for example

� Bureau Européen des Unions de Consommateurs BEUC

� Consumers International CI� Transatlantic Consumer Dialogue TACD� ANEC, European Association for the Co-

ordination of Consumer Representation in Standardisation

� Federation of Air Transport User Representatives in Europa

Voice of the consumer

2014

Division of tasks in Germany

vzbv Consumer

Advice Centres

Stiftung Warentest

Other Members

Lobbying/

AdvocacyEnforcement

Advice

Testing

118

Voice of the consumer

2014

We work on three levels:

1. We represent consumer interests in the political sphere.

2. We enforce law.

3. We support consumer advice centres and the work of our members.

Voice of the consumer

2014

1. We represent consumer interests …

… by bringing attention to problematic developments at an early stage

… by integrating many individual cases into an overall picture

Voice of the consumer

2014

2. We enforce law…

Particular to Germany:

� consumer protection is predominantly anchored in civil law

� There is no state regulatory authorities for consumer protection under civil law

� vzbv may take legal action as a private association

119

Misleading advertising:

Die Stimme der Verbraucher

2014

This meal contains 0,0 grams of duck meat!

Voice of the consumer

2014

Procedures initiated by vzbv in 2013:

� unfair and misleading advertising –180 warning letters

� unfair contract terms 85 warning letters

���� total:265

Voice of the consumer

2014

Cases brought to court in 2013:

� unfair and misleading advertising:58� unfair contract terms: 26���� total:84

120

Voice of the consumer

2014

3. We promote consultation …

… by guaranteeing high-quality consumer advice services throughout Germany

Voice of the consumer

2014

We promote consultation,by …

… guaranteeing quality:� around 100 training courses annually for around 1000

consumer advisors

… setting standards:� network groups develop case analyses and advisory

standards

Voice of the consumer

2014

We promote consumer adviceby …

� ELVIS - Elektronisches Verbraucher-InformationsSystem

� networks all advice centres operated by the consumer centres

� ensures all advisors are provided with the latest information

� system contains around 1,500 Advisory Standards

… linking areas of competence via intranet:

121

Die Stimme der Verbraucher

2014

Our structure …

Die Stimme der Verbraucher

2014

� Arbeitsgemeinschaft der Verbraucherverbände (AgV)

� Verbraucherschutzverein (VSV)

� Stiftung Verbraucherinstitut

vzbv was founded on November 1st,

2000 by:

Die Stimme der Verbraucher

2014

Our structure:

� 140 employees

� 3 divisions: consumer politics, central services,association & members management

� 16 teams

122

Budget in 2013:20.9 Mio EUR

Voice of the consumer

2014

•BMELV institutional sponsorship: 9 440 000 EUR

•Project funding: 11 200 000 EUR

•Publications: 38 800 EUR

•Own earnings (e.g.from contractual penalties): 221 000 EUR

Last but not least: Consumers trust vzbv…

Quelle: WDR, Januar 2009

41,9

36,8

29,9

22,7

22,1

22,3

20,3

18,7

18,4

18,0

10,6

7,6

3,5

44,6

43,8

52,9

47,1

44,6

48,9

43,0

36,9

50,9

55,4

35,3

27,6

20,9

9,7

14,7

13,8

22,9

24,0

19,8

25,1

26,1

24,4

22,1

35,9

42,1

43,4

3,8

4,6

3,4

7,3

9,3

9,0

11,6

18,3

6,3

4,5

18,3

22,7

32,1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Polizei

Verbraucherzentrale

Ärzte

Deutsche Post

Bundeswehr

Gerichte

Greenpeace

Kirche

Behörden

Schulen

Gewerkschaf ten

Deutsche Bahn

Parteien

voll und ganz

weitgehend

weniger

gar nicht

123