tập 124, số 10, 2014

254

Upload: vankien

Post on 28-Jan-2017

278 views

Category:

Documents


19 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập 124, số 10, 2014
Page 2: Tập 124, số 10, 2014

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

SỐ ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG 1O NĂM NGÀY THÀNH LẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Mục lục Trang

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên: 10 năm xây dựng và trưởng thành (2004 -2014) 3

Trần Chí Thiện - Vai tro của các nước lớn đôi với sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới đến năm 2020 7

Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo

hướng sản xuất hàng hóa 13

Đỗ Quang Quý - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam 19

Nguyễn Thị Gấm, Phạm Thị Thu Hằng, Hoàng Văn Giáp, Ngô Thị Vân, Trần Văn Thọ - Những yếu tô ảnh

hưởng tới việc tạo động lực làm việc cho cán bộ tại các chi cục thuế thuộc cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc 25

Hoàng Thị Thu - Những yếu tô quyết định đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 31

Nguyễn Thanh Minh, Phạm Thị Nga - Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác

khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên 39

Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Thị Thu Hằng - Tính ổn định của nghiệm kỳ dị của mô hình

tăng trưởng solow 45

Đỗ Thị Thúy Phương - Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Bắc Cạn 49

Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thùy Ninh - Vai tro của doanh nghiệp trong tổ chức lại sản xuất ngành chè tỉnh Thái

Nguyên, tầm nhìn 2020 55

Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Châu, Trần Thị Ánh Nguyệt - Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn 61

Vũ Thị Hậu, Mai Văn Tân - Phân tích môi quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của

thành phô Hồ Chí Minh giai đoạn (1991-2012) 69

Trần Quang Huy, Trần Xuân Kiên - Xuất khẩu nông sản hàng hóa Việt Nam – Trung Quôc: Bất cập và những giải pháp 75

Trần Văn Quyết, Nguyễn Ngọc Lý, Lê Chí Vinh - Sử dụng mô hình phân tích nhân tô khám phá (EFAM) trong

đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tại ngân hàng nhà nước: Trường hợp nghiên cứu tại chi nhánh Thái Nguyên 83

Phạm Văn Hạnh, Hoàng Thị Huệ - Ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội đến hành vi phàn nàn và ý định thay đổi nhà cung cấp của khách hàng 91

Phạm Thị Ngọc Vân - Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam 97

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Phương Hoa - Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công

lập trực thuộc sở y tế tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp 103

Nguyễn Thị Phương Hảo - Kết quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên 109

Ngô Thị Tân Hương, Phạm Thị Nga, Đào Thị Tân - Bàn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam 115

Ngô Thị Kim Quy – Phương pháp đơn điệu xây dựng các nghiệm cực trị giải các bài toán giá trị biên tuần hoàn

cấp hai 119

Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tiên Phong, Hoàng Chí Thanh, Phí Thị Hồng Vân, Trần Thị Tiệp - Một sô bài tập bổ trợ chuyên môn chạy trong giảng dạy và huấn luyện thể thao 125

Journal of Science and Technology

124(10)

N¨m 2014

Page 3: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga, Ngô Thị Tân Hương - Mâu thuẫn trong thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam 131

Nguyễn Việt Dũng, Dương Thanh Tình - Phân tích sự cân bằng tài chính tại doanh nghiệp ngành xi măng niêm

yết tại Việt Nam 137

Đồng Văn Đạt, Lê Thị Bích Ngọc - Hoàn thiện hoạt động marketing – mix tại công ty cổ phần gang thép Thái

Nguyên 143

Nguyễn Quỳnh Hoa, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Thu Hường - Một sô giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo môn toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 151

Thái Thị Thái Nguyên - Lựa chọn và sử dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất kết hợp tại công ty cổ phần

xi măng Thái Bình 157

Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Vĩnh Thụy - Nghiên cứu một sô phương án sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

cho phát điện ở Việt Nam 165

Ngô Thị Mỹ, Nguyễn Thị Lan Anh - Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam 173

Nguyễn Thị Nội, Đàm Thị Hạnh, Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thủy - Vấn đề bình đẳng giới - qua tìm hiểu dân tộc H’Mông ở Việt Nam 177

Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Một sô vấn đề về thực thi pháp luật chông bán phá giá ở Việt Nam 181

Bùi Thị Thu Hương, Đỗ Đình Long, Lê Ngọc Nương, Đặng Phi Trường, Hà Thị Hoa, Mai Việt Anh - Các

nhân tô ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh Thái Nguyên 189

Trần Nhuận Kiên - Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến việc làm

tại Hàn Quôc và Việt Nam 195

Nguyễn Khánh Doanh, Phạm Thùy Linh - Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đôi với xuất khẩu hàng hóa của nhật bản: Phương pháp ước lượng Hausman - Taylor 201

Nguyễn Quang Hợp, Tạ Việt Anh, Nguyễn Thị Phương Thúy - Cải cách chế độ phê duyệt hành chính Hoa Kỳ

và Trung Quôc - Một sô đề xuất cho Việt Nam 207

Ngô Thị Hương Giang – Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên - Những tồn tại và khuyến nghị 213

Nguyễn Việt Phương – Ba ánh xạ phân hình từ Cm vào PN (C) chung 2N + 1 siêu phẳng 219

Nguyễn Vân Thịnh, Tạ Thị Mai Hương, Nguyễn Hiền Lương - Viễn thông Việt Nam trên trường quôc tế -

Triển vọng hay xu thế tất yếu 225

Trần Văn Nguyện,Trần Văn Quyết, Trần Văn Dũng - Đo lường sự tác động của nhân tô trung gian đến môi

quan hệ giữa lực lượng lao động và giá trị sản xuất công nghiệp theo các tỉnh và thành phô, Việt Nam 231

Vũ Thị Loan, Hà Mạnh Tuấn - So sánh việc vận dụng cơ sở kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích trong phân tích

báo cáo tài chính 237

Nguyễn Thị Tuân - Điều chỉnh mức lương tôi thiểu vùng – Chặng đường 20 năm chưa về đích 243

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Hường, Phạm Hồng Trường - Bài toán cây Steiner với khoảng cách

chữ nhật 251

Page 4: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 3 - 5

3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC THÁI

NGUYÊN: 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH (2004 -2014)

Thai Nguyên Economics and Business Administration University: 10 years of

establishment and development (2004 – 2014)

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh,

thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập theo

Quyết định số 136/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8

năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp

nhập và tổ chức lại hai khoa Kinh tế Nông nghiệp

thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và

Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc trường Đại học

Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

Sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực

trình độ đại học và trên đại học với chất lượng cao,

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và

hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Ra đời trong bối cảnh hệ thống giáo dục quốc dân đã có nhiều trường đại học trong lĩnh vực kinh

tế, trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tự tìm cho mình một hướng đi riêng, tạo sự

khác biệt với các cơ sở đào tạo khác về sản phẩm đào tạo và nghiên cứu. Trường kiên định lấy

chất lượng làm mục tiêu hàng đầu, không đào tạo theo diện rộng tất cả các lĩnh vực kinh tế mà

tập trung phát triển những ngành mà xã hội đang cần để góp phần đáp ứng yêu cầu của công

nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Từ ngày thành lập đến nay,

Trường đã không ngừng phát triển và trưởng thành, khẳng định vị trí trọng điểm số một trong

việc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh có trình độ

cao cho khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ. Ngày đầu thành lập, năm 2004, từ 5 chuyên

ngành đại học, 01 chuyên ngành thạc sĩ ở thời điểm năm 2004, Trường đã xây dựng và phát triển

thêm 12 chuyên ngành ở bậc cử nhân, 2 chuyên ngành ở bậc thạc sĩ và 1 chuyên ngành ở bậc tiến

sĩ. Hiện nay, Nhà trường có 17 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, đó là: Kinh tế nông nghiệp và

phát triển nông thôn, Quản trị kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Ngân hàng, Kinh

tế đầu tư, Quản lý kinh tế, Kế toán tổng hợp, Kế toán doanh nghiệp công nghiệp, Tài chính ngân

hàng, Thương Mại quốc tế, Quản trị Marketing, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị doanh

nghiệp công nghiệp, Quản trị Khách sạn du lịch, Luật kinh doanh, Luật kinh doanh quốc tế, Kinh

tế y tế; có 03 chuyên ngành thạc sĩ là: Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh

và có 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ là Kinh tế nông nghiệp và Quản lý kinh tế. Bên cạnh đó Nhà

trường còn xây dựng 3 chương trình đại học chất lượng cao, trong đó có 40% số môn dạy bằng

tiếng Anh. Ngoài ra, Nhà trường còn có 3 chuyên ngành đào tạo đại học, 2 chuyên ngành thạc sĩ

và 2 chuyên ngành tiến sĩ liên kết với các trường Đại học uy tín trên thế giới. Các chương trình

đào tạo của Nhà trường thường xuyên được đổi mới theo hướng đảm bảo chuẩn đầu ra và hướng

tới kiểm định chất lượng quốc gia.

Số lượng sinh viên của Nhà trường hiện nay là 11.366 sinh viên. Công tác đào tạo hệ chính quy

theo học chế tín chỉ đã đi vào nề nếp, sinh viên đã chủ động, tự giác trong học tập.

Page 5: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 3 - 5

4

Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ ngày càng được mở rộng, đặc biệt đối với chuyên ngành Quản lý

kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Năm 2013-2014, Nhà trường tuyển sinh được 492 học viên cao

học và 16 NCS nâng tổng số học viên cao học hiện tại lên là 1.399 người, số nghiên cứu sinh là

49 người, trong đó có 277 học viên cao học và 26 nghiên cứu sinh liên kết đào tạo quốc tế. Quy

mô đào tạo SĐH tăng lên nhanh chóng cho thấy uy tín và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao

cho xã hội của Trường ngày một được khẳng định và nâng cao. Năm học 2013-2014 có thêm 02

NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 03 NCS khác đang chuẩn bị bảo vệ luận án tại Trường.

Cho đến nay, đã có tổng số 4.879 học viên và sinh viên đã tốt nghiệp (479 thạc sỹ và tiến sỹ,

4400 cử nhân) - những nhà quản lý kinh tế có chất lượng cho khu vực. Lực lượng cán bộ được

đào tạo tại Trường đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn

an ninh quốc phòng ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.

Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, Nhà trường luôn đổi mới nội dung và phương

pháp đào tạo gắn với yêu cầu của thực tiễn. Nhà trường rất quan tâm và đầu tư thích đáng để biên

soạn, cập nhật và in ấn giáo trình đại học và giáo trình sau đại học. 100% giáo trình giảng dạy và

tài liệu tham khảo đã được cập nhật các thông tin mới nhất. Nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ nghiên cứu và học tập đã được chú trọng, đáp ứng qui mô đào tạo ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Nhà trường đổi mới cách thức

quản lý, tạo môi trường, cơ chế khuyến khích cán bộ, giảng viên nghiên cứu, sáng tạo, tập trung

nguồn lực đầu tư cho các chương trình nghiên cứu trọng điểm. Từ năm 2004 đến nay, Trường đã

và đang nghiên cứu hàng trăm đề tài khoa học và dự án các cấp, trong đó có 9 dự án quốc tế, 41

đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, Đại học Thái Nguyên, 296 đề tài cấp cơ sở, tổ chức được 12 hội thảo

khoa học quốc tế với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Trong 10 năm Trường đã công bố hơn 490

bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế, trong đó có 51 bài

nghiên cứu được công bố trên tạp chí nước ngoài, xuất bản được 5 số tạp chí Kinh tế và QTKD

có mã số ISSN (International Standard Serial Number) bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Nhà trường

cũng đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo khoa học trong nước, thu hút sự quan tâm đông đảo

các cơ quan hoạch định chính sách của Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các bộ, ngành như:

năm 2008, Trường đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội

thảo về “Suy giảm kinh tế, từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam”; năm 2012, cùng Đại học Quốc

gia Hà Nội đồng tổ chức “Tọa đàm góp ý cho Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012”; năm

2013, Nhà trường đã tổ chức thành công 02 Hội thảo quốc tế “Hơp tác kinh tế Việt Nam - Hàn

Quôc: lý thuyết kinh tế và thực tiễn”, và Hội thảo “Hơp tác Kinh tế ASEAN - Hàn Quôc”; tham

gia tư vấn cho Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về Bảo hiểm Y tế. Năm 2014, tham gia

nghiên cứu “Tổng kết đường lôi đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quôc tế” do Ban Kinh tế Trung ương đặt hàng; tích cực tham gia nghiên cứu 6 đề tài về

“Đổi mới Y tế Việt Nam và kinh tế xã hội các vùng dân tộc thiểu sô phía Bắc” do Ban Tuyên

giáo Trung ương đặt hàng. Những thành tựu này bước đầu đã chứng tỏ uy tín khoa học cũng như

vai trò kết nối của Nhà trường.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Nhà trường đã rất thành công trong việc mở rộng mối quan hệ

hợp tác quốc tế với các trường đại học có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới như các trường

ở các nước phát triển: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc .v.v. Nhà trường luôn coi phát triển mạnh

các chương trình liên kết đào tạo với các đại học nước ngoài là một giải pháp quan trọng nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo và quốc tế hóa các chương trình đào tạo trong nước. Các chương

trình liên kết đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ với các đại học danh tiếng của New Zealand, Hàn

Quốc, Philipines và Trung Quốc, … trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản lý công và kế

Page 6: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 3 - 5

5

toán đã và đang triển khai đã mang lại cơ hội tiếp nhận công nghệ đào tạo hiện đại, chương trình

và giáo trình tiên tiến, phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cấp được cơ sở vật chất của Trường.

Nhà trường luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cả về số lượng và chất

lượng, qui hoạch lâu dài và cân đối hợp lý cơ cấu cán bộ giữa hai khối giảng dạy và phục vụ

giảng dạy. Khi mới thành lập, tổng số CBVC của Nhà trường là 129 người, trong đó có 97 giảng

viên và 32 cán bộ phục vụ. Đến nay, Nhà trường đã có 489 cán bộ viên chức với 349 giảng viên,

trong đó có 6 PGS, 38 tiến sỹ các ngành (nếu tính cả giảng viên kinh tế cơ hữu thuộc Đại học

Thái Nguyên là 7 PGS, 36 tiến sĩ) và 178 thạc sỹ (trên 60% giảng viên có trình độ sau đại học) và

55 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh sự thành công trong xây dựng đội ngũ, đào tạo, nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế,

Nhà trường cũng rất chú trọng tới xây dựng cơ sở vật chất. Hiện nay, Nhà trường đã có 7 tòa nhà

5 tầng đã được đưa vào sử dụng, 2 thư viện là thư viện tại giảng đường GK2 và thư viện ANHE

với tổng số đầu sách là 36.543 cuốn, trong đó số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng

của nhà trường: 29.000 cuốn. Đặc biệt gần 1.000 cuốn sách trong thư viện ANHE do tổ chức

Mạng lưới Giáo dục đại học Châu Á (ANHE) tài trợ là các giáo trình mới nhất bằng tiếng Anh

về kinh tế, kinh doanh và quản lý đang được sử dụng trên thế giới, là nguồn học liệu quan trọng

cho các chương trình quốc tế, chương trình chất lượng cao và cho nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là một tập thể đoàn kết, luôn khắc phục mọi khó

khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được được giao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám

hiệu,với thành tích đạt được trong nhiều lĩnh vực, Nhà trường đã nhận được các danh hiệu thi đua

cao quý; cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Tỉnh năm 2012- 2013, của Bộ GD&ĐT năm 2013- 2014

và hàng chục bằng khen của Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, xin gửi tới bạn đọc một số bài viết công bố các công

trình nghiên cứu tiêu biểu của giảng viên Nhà trường trong những năm gần đây. Tuyển tập này là

một trong những đóng góp tích cực của Nhà trường cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả

nước nói chung và vùng miền núi, trung du Bắc Bộ nói riêng.

PGS.TS. Trần Chí Thiện Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Page 7: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 3 - 5

6

Page 8: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

7

VAI TRO CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐÔI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020

Trần Chí Thiện*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Khoa học và công nghệ là một trọng tâm trong chính sách kinh tế của các nước lớn trong những

thập niên đầu thế kỷ 21. Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là những đầu tầu khoa học-công nghệ quan

trọng nhất. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng đã nổi lên như những trung tâm lớn của thế giới

về khoa học công nghệ. Bài báo phân tích tình hình phát triển khoa học công nghệ ở một số nước

lớn và vai trò của các nước này đối với sự phát triển khoa học-công nghệ của thế giới trong thời

gian tới; sự cạnh tranh trong đầu tư cho khoa học công nghệ giữa các trung tâm truyền thống Mỹ,

EU và Nhật Bản với các nước mới nổi Châu Á, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Từ khóa: Vai trò, khoa học-công nghệ, nước lớn, xu hướng đổi mới và phát triển, năm 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Từ lâu, sự phát triển của khoa học công nghệ

thường được khởi đầu và dẫn dắt bởi các

nước thuộc Châu Âu (Pháp, Đức, Anh) và

Mỹ. Sang thế kỷ 20, Mỹ trở thành nước dẫn

đầu; Nhật Bản cũng nổi lên là nước có trình

độ khoa học và công nghệ phát triển cao.

Trong những thập kỷ gần đây, các hoạt động

KH-CN đang nhanh chóng mở rộng ra các

nước Châu Á. Trong đó, sự phát triển KH-CN

chủ yếu được thực hiện bởi Hàn Quốc, Trung

Quốc, Ấn Độ. Với bối cảnh toàn cầu hóa và

tự do hóa thị trường tiếp tục diễn ra mạnh mẽ,

hầu hết các quốc gia đang phát triển đều

nhanh chóng tận dụng thời cơ nhằm từng

bước mở cửa thị trường đối với thương mại

và đầu tư, phát triển hạ tầng khoa học kỹ

thuật, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và

phát triển. Bài viết này tập trung nghiên cứu

thực trạng và phân tích những xu hướng chính

đối với phát triển khoa học- công nghệ ở một

số nước lớn trên thế giới.

VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

THẾ GIỚI

Sự phát triển khoa học công nghệ tại các

nước lớn

Mỹ luôn có ưu thế vượt trội về KHCN và

luôn đi đầu trong phát triển công nghệ mới.

* Tel: 0989 291958

Gần đây, chính quyền Obama tiếp tục ưu tiên

đầu tư mạnh cho nghiên cứu và triển khai các

lĩnh vực khoa học công nghệ. Cụ thể, ngân

sách dành cho nghiên cứu và phát triển

(R&D) chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) với 2,7% năm 2000 và 2,8%

năm 2011, tương ứng với 415,2 tỷ USD

(2011) (Bảng 1). Mỹ có gần 10 nhà nghiên

cứu/ 1 nghìn người trong độ tuổi lao động.

Nhờ đó, số lượng bằng phát minh, sáng chế

được đăng ký tăng lên từ 157,5 nghìn cái lên

đến trên 224,5 nghìn cái. Số lượng bằng phát

minh, sáng chế/nghìn người dân đạt mức 0,72

vào năm 2011.

Năng lượng sạch được coi như là một công cụ

quan trọng để chấn hưng nền kinh tế Mỹ. Bộ

Năng lượng Mỹ cũng phấn đấu đến 2020, nhu

cầu điện trung bình giảm 15%, cắt giảm khí

thải nhà kính xuống 20% vào năm 2020 và 83

% vào giữa thế kỷ này. Chính phủ Mỹ đặt

mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 1/3 lượng dầu

nhập khẩu và tăng tỷ lệ điện tạo ra từ các

nguồn năng lượng sạch (năng lượng hạt nhân,

khí đốt tự nhiên, than sạch và năng lượng tái

sinh như gió và mặt trời) lên tới 80% vào năm

2035 (CEA, 2012). Để thực hiện mục tiêu

này, Mỹ sẽ chi 150 tỷ USD để kích thích đầu

tư vào các nguồn năng lượng sạch trong 10

năm tới.

Page 9: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

8

Bảng 1. Một sô chỉ tiêu về khoa học và công nghệ

Chỉ tiêu Năm Trung

Quốc

Nhật

Bản

Hàn

Quốc EU-27 Mỹ

GDP (tỷ USD) 2000 1192,8 4731,2 533,4 8477,8 9898,8

2011 7203,8 5870,4 1116,2 17590,6 14991,3

Dân số (triệu người) 2000 1246,8 125,7 46,0 482,4 282,5

2011 1324,4 126,5 48,4 502,4 313,1

Bằng sáng chế (nghìn cái) 2000 13,1 125,9 35,0 61,3 157,5

2011 172,1 238,3 94,7 50,4 224,5

Tốc độ tăng trưởng BQ bằng

sáng chế (%)

2000-

2011 26.42 5,97 9,49 -1,76 3,28

Bằng sáng chế/1000 dân 2000 0,01 1,00 0,76 0,13 0,56

2011 0,13 1,88 1,96 0,10 0,72

Số nhà nghiên cứu/ nghìn lao

động (người)

2000 1,0 9,9 5,1 5,2 9,3

2011 1,6 10,4 11,1 7,0 9,5(*)

Chi phí cho đầu tư và phát triển

(% của GDP)

2000 0,9 3,0 2,3 1,9 2,7

2011 1,8 3,3 3,7 2,0 2,8

Chú ý: (*) - số liệu năm 2007. Nguồn: UNSD, 2013; OECD, 2013; WIPO, 2013.

Từ cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã thực hiện cải

cách, phát triển khoa học công nghệ. Đến đầu

thế kỷ 20, Nhật Bản đã nằm trong nhóm các

nước có nền kinh tế phát triển với trình độ

phát triển khoa học công nghệ tiên tiến. Nhật

Bản là một trong những nước có mức đầu tư

cho R&D lớn nhất. Mặc dù có mức tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2000-2013 rất

thấp (nhỏ hơn 2%/năm), chi phí cho R&D của

Nhật Bản tăng từ 3% của GDP năm 2000,

tương ứng với khoảng 142 tỷ USD lên 3,3%

của GDP năm 2011, tương ứng với 191 tỷ

USD (OECD, 2013). Với việc chú trọng vào

đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, số lượng

bằng phát minh, sáng chế của Nhật Bản tăng

từ 125,9 nghìn cái lên đến 238,3 nghìn cái

trong giai đoạn 2000-2011, tương ứng với tỷ

lệ 1,88 bằng sáng chế/1000 dân. Trong các

chính sách phát triển hiện nay, KHCN được

coi là bộ phận quan trọng. Kế hoạch 5 năm

2011 – 2015 về KHCN của Nhật Bản đã đề

cập một cách hệ thống và toàn diện đến

những chính sách thúc đẩy khoa học công

nghệ quốc gia với những mục tiêu chính sau:

(1) theo đuổi tăng trưởng bền vững và phát

triển xã hội chất lượng cao trong tương lai;

(2) tiên phong trong giải quyết các vấn đề

toàn cầu; (3) tạo ra những tri thức mới nhất

cho thế giới. Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh

nghiên cứu cơ bản và phát triển nguồn nhân

lực khoa học công nghệ, với mức đầu tư R&D

kết hợp cả khu vực tư và khu vực công sẽ

vượt 4% GDP vào năm 2020, trong đó đầu tư

R&D chính phủ đạt 1% GDP, ước tính là 25

nghìn tỷ yên Nhật (MEXT, 2012).

Liên minh Châu Âu (EU) vốn là cái nôi về

khoa học công nghệ của thế giới. Với 27 nước

thành viên, EU đạt mức GDP là 17,6 nghìn tỷ

USD vào năm 2011. Chi phí cho đầu tư và

phát triển dao động trong khoảng 2% GDP

của EU (khoảng 357 tỷ USD năm 2011). Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, số lượng

bằng phát minh, sáng chế có dấu hiệu giảm

dần từ mức 0,13 cái/1000 dân năm 2000

xuống 0,1 cái/1000 dân vào năm 2011. Số

lượng tuyệt đối bằng phát minh, sáng chế

cũng giảm xuống, từ hơn 61 nghìn xuống

khoảng 50 nghìn cái trong giai đoạn 2000-

2011. EU nỗ lực đạt mức chi cho R&D đạt

mức 3% của GDP trong toàn khối vào năm

2020 (European Commission, 2011). Trong

thời gian qua, EU cũng đã chuyển hướng sang

nền kinh tế tri thức với sự thay đổi về cơ cấu

dịch vụ cũng như trình độ giáo dục và kỹ

năng của lực lượng lao động. Cũng theo đuổi

mục tiêu tăng trưởng bền vững, EU cũng đưa

ra những chính sách năng lượng mới. Trong

“Chiến lược Châu Âu 2020”, Uỷ ban châu Âu

Page 10: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

9

khuyến khích các nước Châu Âu chuyển đổi

sang nền kinh tế bền vững, cạnh tranh, đổi

mới và cởi mở hơn với 3 ưu tiên đổi mới về

công nghệ, kinh tế xanh, tạo việc làm và gắn

kết xã hội. Trong ưu tiên về kinh tế xanh:

mục tiêu là đạt được “ba lần 20”: giảm 20%

lượng khí thải nhà kính, giảm 20% tiêu thụ

năng lượng, và tăng sử dụng 20% năng lượng

tái tạo vào năm 2020. Ngoài ra, EU sẽ phải

tăng lực lượng lao động có trình độ nhằm

ngăn chặn sự sụt giảm về năng suất, đặc biệt

cần tăng thêm khoảng 1 triệu nhà nghiên cứu

trong khu vực tư nhân. Các nước Đức, Pháp

và Đan Mạch là những quốc gia đi đầu trong

phát triển năng lượng sạch.

Bắt đầu từ những năm 1980, Trung Quốc đã

bắt đầu cải cách và phát triển lĩnh vực KHCN

bằng việc khởi xướng 4 chương trình lớn, đó

là: nghiên cứu và triển khai những công nghệ

then chốt (1982); Tia sáng (1986); nghiên cứu

và phát triển công nghệ cao (1986) và Ngọn

đuốc (1988). Chính việc nhận ra giá trị của

khoa học, công nghệ và giáo dục như cỗ máy

chiến lược đối với tiến trình phát triển kinh tế

đã mang đến những thành tựu vô cùng to lớn

cho Trung Quốc trong những thập kỷ qua.

Chi phí cho đầu tư và phát triển tăng từ 0,9%

của GDP năm 2000 lên đến 1,8% của GDP

năm 2011, gần bằng mức của EU. Số bằng

phát minh, sáng chế/1000 dân đạt mức 0,13,

cao hơn so với khối EU. Kết quả của việc đầu

tư kinh phí và nguồn lực vào nghiên cứu khoa

học công nghệ đã mang lại cho Trung Quốc

những kết quả quan trọng. Số lượng bằng

phát minh sáng chế tăng từ mức khiêm tốn 13

nghìn cái lên đến 172 nghìn cái trong giai

đoạn 2000-2013, tương ứng với mức tăng

trưởng bình quân hàng năm 26,4% (Bảng 1).

Mặc dù đã vươn lên trở thành một trong

những trung tâm khoa học công nghệ lớn của

thế giới, Trung Quốc vẫn không ngừng nỗ lực

đầu tư mạnh vào lĩnh vực này với những

khoản tiền khổng lồ và kế hoạch phát triển

trong dài hạn. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng

đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D)

lên tới 2,2% GDP trong giai đoạn 2011 –

2015, và 2,5% cho đến năm 2020 (World

Bank, 2012). Để trở thành một nền kinh tế tri

thức, đến năm 2030, Trung Quốc kỳ vọng sẽ

nâng số người tốt nghiệp cao đẳng/đại học lên

tới 200 triệu người (World Bank, 2012).

Tương tự như Trung Quốc, Hàn Quốc là một

trong những nền kinh tế Châu Á đã đạt được

những thành công lớn trong việc phát triển

khoa học công nghệ thông qua những khoản

đầu tư lớn và liên tục vào R&D cũng như

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chi phí

cho R&D tăng rất nhanh trong giai đoạn

2000-2011 từ 2,3% lên 3,7% của GDP. Số

lượng nhà nghiên cứu tăng hơn gấp 2 lần.

Kết quả là số lượng bằng phát minh, sáng chế

tăng lên nhanh, từ 35 nghìn chiếc lên 95

nghìn chiếc. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục

tiêu nâng cao hiệu quả và tăng quy mô đầu tư

R&D lên mức 5% GDP vào năm 2020

(European Commission, 2011). Chính phủ

Hàn Quốc vào tháng 1/2009 đã nêu ra 17

động lực tăng trưởng mới sẽ góp phần thúc

đẩy kinh tế của quốc gia này trong thời gian

tới, bao gồm: 6 lĩnh vực công nghệ xanh như

công nghệ năng lượng tái sinh mới, công

nghệ xử lý nước thải; 5 ngành có giá trị gia

tăng cao như y tế, giáo dục và 6 lĩnh vực công

nghệ cao như công nghệ thông tin, truyền

thông, rô-bốt thông minh, công nghệ thực

phẩm…(MKE, 2011).

Như vậy, các nước lớn đều đã rất chú trọng

đến hoạt động khoa học công nghệ, coi đây là

nền tảng để tạo động lực mới cho tăng trưởng

kinh tế.

Cạnh tranh Mỹ-Trung về phát triển khoa

học công nghệ

Từ nay đến năm 2020, thế giới sẽ chứng kiến

cuộc chạy đua quyết liệt về KHCN giữa các

nước lớn cũ như Mỹ, Nhật Bản, EU và các

nước mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc,

Ấn Độ đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Liệu Mỹ có tiếp tục duy trì được vị trí hàng

đầu về khoa học-công nghệ trên thế giới đến

năm 2020? Theo “Báo cáo sức cạnh tranh

Page 11: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

10

toàn cầu 2008-2009” do Diễn đàn Kinh tế Thế

giới công bố, hiện nay Mỹ vẫn đứng đầu nền

kinh tế có sức cạnh tranh nhất toàn cầu. Mỹ

vẫn chiếm vị trí dẫn đầu thế giới về số lượng

bài báo khoa học (chiếm 35% tổng số bài báo

khoa học toàn cầu), về số bằng phát minh

sáng chế, Mỹ vẫn có số bằng phát minh sáng

chế lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Về

phương diện giáo dục, đầu tư bình quân trên

đầu người trong giáo dục cao đẳng của Mỹ

gấp 2 lần các quốc gia công nghiệp hoá khác,

đại học xếp hạng tốp 20 đầu và tốp 40 đầu

toàn cầu- Mỹ đều chiếm 75%, đại học xếp

hạng tốp 100 đầu- Mỹ chiếm 58%. Về

phương diện nhân tài, Hoa Kỳ có cán bộ

nghiên cứu bằng 37% các quốc gia OECD,

Mỹ có khả năng thu hút những người giỏi

nhất và thông minh nhất đến từ các nước khác

trên thế giới...

Đến 2020, Mỹ vẫn là trung tâm khoa học-

công nghệ và đổi mới toàn cầu. Khi đó, Mỹ

vẫn là nơi tập trung các trường đại học tốt

nhất, đội ngũ nhân tài lớn nhất, các bằng phát

minh có giá trị cao nhất. Ngân sách của chính

phủ chi cho KH-CN và công nghệ xanh giai

đoạn 2011-2020 rất lớn. Dự báo của RAND

(Mỹ) về viễn cảnh công nghệ toàn cầu vào

năm 2020 đã chỉ rõ: Mỹ thuộc vào số 24,1% số

nước có trình độ khoa học tiên tiến nhất, đủ

năng lực để thâu tóm tất cả 16 công nghệ hàng

đầu, trong khi đó, Trung Quốc chỉ thuộc vào số

13,8% nước thành thạo về khoa học, có điều

kiện để đạt được 12 ứng dụng quan trọng.

Về Trung Quốc, nước này đã bắt đầu cải cách

hệ thống khoa học và công nghệ quốc gia từ

những năm 1980. Trong tương lai, Trung

Quốc vẫn không ngừng nỗ lực đầu tư mạnh

vào KH-CN với những khoản kinh phí khổng

lồ và kế hoạch phát triển trong dài hạn. Trung

Quốc đang phấn đấu trở thành nhà sản xuất

lớn, nhà xuất khẩu công nghệ xanh trên thế

giới. Về bằng phát minh và sáng chế, theo dự

báo, Trung Quốc: đến năm 2020, số lượng

cấp bằng phát minh sáng chế hàng năm và số

bài báo khoa học quốc tế được trích dẫn của

người Trung quốc sẽ đứng trong tốp 5 đầu

tiên, tăng sử dụng CN nội địa lên trên 60% và

hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào công

nghệ nước ngoài xuống dưới 30%, tiếp thu

các CN cốt lõi về chế tạo và truyền thông, gia

tăng phát triển CN vũ trụ và CN biển, phấn

đấu trở thành cường quốc về CN được bắt đầu

từ việc sử dụng CN của nước ngoài được thay

đổi theo các tiêu chuẩn nội địa của Trung

Quốc (Hoàng Xuân Long, 2012).

Trung Quốc đang phấn đấu đến 2020 trở

thành cường quốc về công nghệ xanh cũng

như về bằng phát minh sáng chế trên thế giới.

Tuy nhiên, năm 2011-2012, về độ mở và sẵn

có của công nghệ, Trung Quốc chỉ đứng thứ

77 trong số 142 quốc gia (Diễn đàn Kinh tế

thế giới, 2012). Về giáo dục, mặc dù số lượng

các trường đại học và số sinh viên tốt nghiệp

ở Trung Quốc đang tăng lên, nhưng Trung

Quốc chưa có một trường đại học nào đứng

trong tốp đầu của thế giới nên Trung Quốc rất

khó có thể trở thành trung tâm thu hút nhân

tài và sáng tạo như Mỹ. Do vậy, Trung Quốc

đến năm 2020, chưa thể là quốc gia dẫn đầu

thế giới về khoa học-công nghệ

KẾT LUẬN

Khoa học và công nghệ là trọng tâm của

chính sách phát triển trên thế giới, là giải

pháp quan trọng nhằm giải quyết các thách

thức toàn cầu đang nổi lên như biến đổi khí

hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

Các nước lớn vẫn đóng vai trò chính đối với

phát triển khoa học công nghệ ở trên thế giới.

Mỹ vẫn là đầu tầu quan trọng nhất trong việc

dẫn dắt, phát triển khoa học công nghệ trên

thế giới. Tuy vậy, thế giới sẽ chứng kiến cuộc

chạy đua quyết liệt về KH-CN giữa các nước

lớn cũ như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nước

mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ nay

đến năm 2020, có thể thấy một số xu hướng

chính của phát triển KH-CN trên thế giới như:

nhiều công nghệ cao quan trọng sẽ được tiếp

tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng; tiếp

tục đổi mới chính sách phát triển KH-CN,

Page 12: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

11

trong đó nhấn mạnh đổi mới hệ thống nghiên

cứu và phát triển của Nhà nước; tăng cường

hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động KH-CN trong

doanh nghiệp; đổi mới chính sách về phát

triển nhân lực KH-CN; tăng cường hợp tác

quốc tế về KH-CN; vai trò của KH-CN là

động lực của sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu;

với sự phát triển của KH-CN, chiến lược phát

triển được điều chỉnh ở cả cấp quốc gia và

doanh nghiệp; sự cách biệt về KH-CN giữa

các nước ngày càng gia tăng.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Bộ KH-CN Trung Quốc (2009), Báo cáo phát

triển KHCN quôc tế 2009, Nxb Khoa học Trung

Quốc.

2. Council of Economic Advisers – CEA (2012),

Economic Reports of the President, White House.

3. European Commission (2011): Innovation

union competitiveness report.

4. International Monetary Fund- IMF (2011), Báo

cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 9/2011.

5. Hoàng Xuân Long (2012), Những xu hướng cơ

bản của KH-CN thế giới trong 10 năm qua và 10

năm tới, Báo cáo cho Hội thảo khoa học “Tác

động của các nước lớn đến nền kinh tế-chính trị

toàn cầu”, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,

tháng 10/2012.

6. MEXT (2012): The 4th science and technology

basic plan (FY 2011 – FY 2015),

http://www.mext.go.jp/component/english/icsFiles

/afieldfile/ 2012/02/22/1316511_01.pdf.

7. Ministry of Knowledge Economy-MKE, Korea,

http://www.mke.go.kr/language/eng/

policy/Ipolicies_05.jsp#

8. OECD (2013), OECD Statistics Database, ngày

truy cập 22/3/2013, địa chỉ:http://stats.oecd.org/

9. Đức Thắng (2009). Xu hướng phát triển khoa

học công nghệ trong thế kỷ 21, Báo Giao thông

Vận tải, ngày 11/1/2009.

10. United Nation Statistics Division – UNSD

(2013), National Accounts Main Aggregates, ngày

truy cập: 21/3/2013, địa chỉ:

http://unstats.un.org/unsd/ snaama/selbasicFast.asp

11. World Bank (2012): China 2030: Building a

modern, harmonious, and creative high – income

society, truy cập tại địa chỉ: http://www.World

Bank.org/ en/news/2012/02/27/china-2030-

executive-summary

12.World Economic Forum (2008), Global

Competitiveness Report 2008-2009, Geveva,

Switzerland

13. World Intellectual Property Organization –

WIPO (2012), WIPO Statistics Database.

Switzerland.

SUMMARY

THE ROLE OF BIG COUNTRES

IN THE WORLD’S SCIENCE AND TECHNOLOGY UNTIL 2020

Tran Chi Thien* College of Economics and Business Administration - TNU

Science and technology development is usually a central points in economic policies of big

countries during some early decades of the XXI century. USA, EU and Japan have been being

among most important science and technology vehicles. China, South Korea and India are

emerging centers of the world in terms of sciences and technologies.This paper aims to analyze the

science and technology development in some big countries and the role of these countries in the

world’s science and technology development in the coming period; the competition in science and

technology investment between the conventional centers of USA, EU and Japan with the newly

emerging Asian countries, especially between USA and China.

Key words: role, science, technology, big countries, innovation and development, year 2020

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đỗ Đình Long – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0989 291958

Page 13: Tập 124, số 10, 2014

Trần Chí Thiện Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 7 - 11

12

Page 14: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

13

PHÁT TRIỂN HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ

THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Nguyễn Thị Thu Hương1, Đỗ Thị Bắc2*, Nguyễn Thị Ngọc Dung2 1Trường Đại học Hùng Vương

2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi tích cực, chủ

động nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp có tính đặc trưng cao của địa

phương. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động để phát triển gặp nhiều khó khăn như điều kiện

đất đai manh mún, diện tích trồng phân tán chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Nhận thức của người

dân hạn chế nên trở ngại lớn cho việc ứng dụng khoa học công nghệ mới cho việc trồng, chăm sóc,

phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm. Ngành hàng hồng Gia Thanh chưa

phát triển, các mối quan hệ giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ thị

trường. Để giải quyết phần nào các hạn chế đã nêu, theo nhóm tác giả cần thực hiện tốt các giải

pháp chính để phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa: Quy

hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các biện pháp kỹ thuật đến quản lý ngành hàng, không

ngừng phát triển sản xuất hàng hóa bằng tổ chức tốt liên kết sản xuất-tiêu thụ, nâng cao chất lượng

sản phẩm hồng Gia Thanh theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và sử dụng các kênh phân phối

thuận tiện nhất tới tay người tiêu dùng.

Từ khoá: Phát triển, hồng Gia Thanh, sản xuất, hàng hóa, Phú Thọ

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách

thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là

353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99

%. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người,

trong đó dân số nông thôn chiếm tới 80,12%.

Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó

hộ nông nghiệp chiếm 77,56%. Tổng giá trị

sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông

nghiệp chiếm 22,09% [1]. Trong những năm

qua cây hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất

hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát

triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống

người dân nông thôn cần được cải thiện. Vì

vậy, phát triển cây hồng Gia Thanh theo

hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ nhằm tăng hiệu quả, nâng cao mức

sống của nông hộ, khai thác được thế mạnh.

Cần thực hiện tốt các giải pháp phát triển

hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng

sản xuất hàng hóa.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Trong đề tài tác giả sử dụng các phương

pháp tiếp cận chủ yếu theo cách tiếp cận phát

* Tel: 0912 741895; Email: [email protected]

triển nông thôn gồm: Tiếp cận có sự tham gia.

- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn huyện

Phù Ninh, với xã Gia Thanh làm địa điểm

nghiên cứu với 303 hộ trồng hồng Gia Thanh

chọn ra 70 hộ theo hệ thống..

- Mẫu điều tra trung gian: Bán buôn trong

tỉnh: 2 mẫu, bán buôn ngoài tỉnh: 5 mẫu điều

tra, bán lẻ: 65 mẫu, đại lý thu mua, người tiêu

dùng: 48 mẫu.

- Phương pháp phân tích: Bao gồm phân tích

bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so

sánh, phương pháp phân tích ngành hàng,

phương pháp hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất

bưởi, hồng theo chiều rộng:

Diện tích đất/hộ, lao động/hộ, tốc độ tăng,

giảm diện tích, lao động qua các năm, diện

tích trồng bưởi, hồng, sản lượng bưởi, hồng

hằng năm, tổng giá trị sản xuất (GO - Gross

Output), chi phí trung gian (IC - Intermediate

Cost), giá trị gia tăng (VA - Value Added),

thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income), tốc độ

tăng, giảm diện tích, sản lượng, chi phí và giá

trị sản xuất bưởi, hồng qua các năm...

Page 15: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

14

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất

hồng Gia Thanh theo chiều sâu:

+ Năng suất, chất lượng, giá bán hồng Gia Thanh

+ Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian, chi phí

lao động, tổng chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC,

GO/công, VA/công, MI/công, GO/ TC,

VA/TC, MI/TC....

+ Cơ cấu diện tích trồng hồng Gia Thanh...

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỒNG GIA

THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG

SAN XUẤT HANG HÓA

Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồng Gia

Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở

tỉnh Phú Thọ

Diện tích, năng suất, sản lương hồng Gia

Thanh của tỉnh Phú Thọ

Hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh là một

trong sáu giống hồng được trồng tại Phú Thọ.

Quả hồng không hạt Gia Thanh to, dạng quả

chia thành bốn múi rất vuông vắn, không lõm

sâu mà vuông thành, khi gọt không phải lẹm

sâu vào phần lõm của quả như hồng Hạc Trì.

Khi xanh quả có màu xanh vàng, khi chín có

màu vàng sáng bóng. Rốn quả có một cái gai

nhỏ. Khi ăn có độ ròn đều, thơm, ngọt mát.

Tỉnh Phú Thọ và địa phương rất chú trọng

khai thác đầu tư giống hồng không hạt Gia

Thanh Phù Ninh qua nhiều dự án trồng và

phát triển sản xuất, đến năm 2012 hiện có

81,35 ha, trong đó cho sản phẩm thu hoạch

29,43 ha. Hồng Gia Thanh phải được nhân

giống bằng hom rễ theo đúng quy trình mới

cho năng suất cao và ổn định.

Về năng suất, năm 2012 tương ứng với loại

tuổi cây hồng Gia Thanh khác nhau, cho sản

lượng quả khác nhau với tổng sản lượng là

4.135,56 tạ và năng suất đạt 140,52 tạ/ha.

Lượng hồng quả phần lớn tại huyện Phù Ninh

đạt 35% tổng sản lượng và vùng lân cận

huyện như Phú Hộ 15%, sau đó xuống tới

thành phố Việt Trì 20%. Điều này cho thấy

thị trường trong tỉnh vẫn đóng vai trò quan

trọng trong việc tiêu thụ hồng quả Gia Thanh

do người dân ưa thích hồng Gia Thanh.

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lương hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012

(Phân theo tuổi cây)

Tuổi cây Diện tích

(ha)

Diện tích cho

sản phẩm

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tạ)

Tổng số 81,35 29,43 140,52 4.135,56

- Từ 6 - 10 năm 36,43 5,66 73,45 415,73

- Từ 11 - 20 năm 28,22 17,52 166,5 2.917,08

- Trên 20 năm 16,70 6,25 128,44 802,75

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra [2], [3]

Bảng 2. Giá trị sản xuất hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012

ĐVT: Triệu đồng

Sản

phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ phát triển (%)

2009/

2008

2010/

2009

2011/

2010

2012/

2011

BQ 2008

- 2012

Hồng 5.654,98 6.367,68 5.732,42 7.682,66 9.193,55 112,60 90,02 134,02 119,67 112,92

Loại A 2.387,53 2.875,01 2.771,63 4.043,38 5.865,48 120,42 96,40 145,88 145,06 125,20

Loại B 2.071,42 2.508,87 2.126,73 2.890,22 2.731,4 121,12 84,77 135,90 94,51 107,16

Loại C 1.196,03 983,807 834,067 749,059 596,661 82,26 84,78 89,81 79,65 84,04

Nguồn: Cục Thông kê Phú Thọ [1] và phiếu điều tra [2]

Giá trị sản phẩm tăng lên cả về mặt chất lượng được biểu hiện thông qua số lượng quả loại C (loại

quả phẩm cấp thấp nhất) đã giảm đi rõ rệt năm 2008-2012 bình quân đạt 84,04 %.

Page 16: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

15

Bảng 3. Tỷ lệ chất lương quả trong giá trị sản phẩm hồng Gia Thanh hàng hóa

của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012 ĐVT: %

Sản phẩm

loại 2008 2009 2010 2011 2012

A 42,22 45,15 48,35 52,63 63,8

B 36,63 39,40 37,10 37,62 29,71

C 21,15 15,45 14,55 9,75 6,49

Nguồn: Tổng hơp từ phiếu điều tra [2]

Giá trị sản phẩm hàng hóa hồng Gia Thanh đã tăng qua từng năm với tốc độ phát triển bình quân

năm 2008-2012 hồng loại A đạt 135,22 %, trong đó năm 2012 tăng mạnh nhất tăng 58,82% so

với năm 2011, được thể hiện qua bảng 4.

Bảng 4. Giá trị sản phẩm hàng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012

ĐVT: Triệu đồng

Sản

phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ phát triển (%)

2009/

2008

2010/

2009

2011/

2010

2012/

2011

BQ

2008 –

2012

Hồng 3.728,79 3.603,14 3.996,8 5.609,48 7.700,46 96,63 110,93 140,35 137,28 119,88

Loại A 1.660,77 1.890,89 2.223,4 3.496,31 5.552,85 113,86 117,58 157,25 158,82 135,22

Loại B 1.010,85 914,48 984,04 1.368,23 1.592,41 90,47 107,61 139,04 116,38 112,03

Loại C 1.057,17 797,77 789,36 744,94 555,19 75,46 98,95 94,37 74,53 85,13

Nguồn: Tổng hơp từ phiếu điều tra [2]

Hồng Gia Thanh là loại quả có giá trị sản phẩm hàng hóa tăng mạnh với tốc độ phát triển bình

quân qua 5 năm đạt 119,88%. Điều này cho thấy sự tác động của các dự án trồng hồng và mở

rộng diện tích hồng Gia Thanh đã bước đầu có hiệu quả nhất định.

Bảng 5. Tỷ suất quả hàng hóa của hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012

ĐVT: %

Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ phát triển (%)

2009/

2008

2010/

2009

2011/

2010

2012/

2011

BQ

2008 –

2012

Hồng 56,59 56,59 69,73 73,01 83,76 100,00 123,22 104,70 114,72 119,39

Loại A 69,56 65,77 80,22 86,47 94,67 94,55 121,97 107,78 109,48 108,01

Loại B 48,80 36,45 46,27 47,34 58,30 74,69 126,94 102,30 123,17 104,55

Loại C 88,39 81,09 94,64 99,45 93,05 91,74 116,72 105,07 93,57 101,29

Nguồn: Tổng hơp từ phiếu điều tra [2], [3]

Tỷ suất hàng hóa của quả hồng Gia Thanh cũng tăng đều qua từng năm với tốc độ bình quân năm

2008-2012 tăng 19,39%. Quả hồng loại A cũng có tỷ suất hàng hóa cao nhất tăng bình quân

8,01%. Điều đó khẳng định chất lượng của các loại quả điều tra tăng lên thì tỷ suất hàng hóa cũng

tăng lên.

Kết quả và hiệu quả của hộ trồng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ

Tương tự với hồng Gia Thanh việc tính toán cũng áp dụng với từng giai đoạn tuổi cây trong hộ

trồng hồng Gia Thanh.

Page 17: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

16

Bảng 6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng Gia Thanh của các hộ điều tra

(Tính cho 100 kg hồng quả theo giá tài chính năm 2012)

Diễn giải ĐVT

Hồng Gia Thanh So sánh

(%)

III/I

6 - 10 năm

(I)

11 - 20 năm

(II)

Trên 20 năm

(III)

1. Giá bán (P) 1000đ 5,5 6,5 8,5 154,55

2. Doanh thu (TR) 1000đ 550 650 850 154,55

3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 135,93 104,3 75,5 55,54

4. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 414,07 545,7 774,5 187,05

5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 394,57 526,2 755 191,35

6. TR/IC Lần 4,05 6,23 11,26 278,24

7. VA/IC Lần 3,05 5,23 10,26 336,76

8. MI/IC Lần 2,90 5,05 10,00 344,50

Nguồn: Tổng hơp từ sô liệu điều tra [2], [3]

Năm 2012 với hồng 6-10 tuổi, một đồng chi

phí bỏ ra mới thu được 2,9 đồng thu nhập hỗn

hợp, và giá trị gia tăng trên chi phí trung gian

bỏ ra mới chỉ đạt 5,23 lần, mức này quá thấp

so với các cây trồng hàng năm và lao động

làm thuê phổ thông. Vì vậy, nếu không có sự

đầu tư quan tâm phát triển thành vùng sản

xuất hàng hóa mà chỉ sản xuất manh mún nhỏ

lẻ thì nhiều hộ trồng hồng Gia Thanh sẽ

không gắn bó với cây hồng do thu nhập hỗn

hợp và giá trị gia tăng rất thấp, người dân

không thể đủ trang trải và sống được nhờ cây

hồng Gia Thanh.

Hồng quả Gia Thanh chủ yếu được tiêu thụ

tại thị trường trong tỉnh, còn đem đi nơi khác

tiêu thụ chỉ khoảng 10% tới các tỉnh Vĩnh

Phúc, Hà Nội.

GIAI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒNG GIA

THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG

SAN XUẤT HANG HÓA ĐẾN NĂM 2020

Quy hoạch phát triển cây hồng theo hướng

sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Quy hoạch nguồn lực đất đai: Diện tích

trồng cây ăn quả trong toàn tỉnh năm 2020 đạt

11.350ha, tăng 3.153,1 ha so với năm 2010

Giá trị sản xuất cây ăn quả toàn tỉnh đạt

khoảng 544,999 tỷ đồng năm 2020, trong đó

giá trị của cây bưởi và cây hồng tương ứng

486,75 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng giá trị sản

xuất thu được.

- Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản

xuất cây hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ:

Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề.

- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý kinh

doanh cho người trồng hồng Gia Thanh.

Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ

công, khuyến nông và xúc tiến thương mại

nhằm tạo ra vùng trồng cây hồng trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ

- Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ

công của tỉnh, đảm bảo các chính sách về đầu

tư công theo hướng sản xuất hàng hóa một

cách ổn định. Chính sách đầu tư đạt hiệu quả

sẽ cho thấy sự thay đổi tương ứng về cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn.

- Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc

tiến thương mại. Phát triển và nâng cao trình

độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông

ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp

bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi

mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính

sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các

cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến

công tại cơ sở.

Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm

quả trong phát triển hồng Gia Thanh theo

hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ

Từ việc phân tích sự tham gia của các chủ thể

tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Các nhà cung ứng đầu vào của sản xuất; các

nhóm hộ trồng hồng Gia Thanh; các thương

Page 18: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

17

lái thu mua hồng Gia Thanh đem đi tiêu thụ,

bảo quản; các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối

cùng là người tiêu dùng. Để nâng cao giá trị

gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải liên

kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng

lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi.

- Thiết lập thêm các hình thức thành viên

thương mại trong phân phối hồng Gia Thanh.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty

cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm

cho nông dân, HTX, các trang trại mà còn

hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình

VietGAP, tiến tới GlobalGap.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ

- Nâng cao vai trò của hình thưc hơp tác xã,

hiệp hội hồng Gia Thanh, xây dựng cơ chế

quản lý phù hợp, tìm kiếm và chủ động hơn

trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ

bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ xã viên

hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện để

các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc

vườn hồng Gia Thanh tốt hơn.

- Hình thưc hộ gia đình: Cần được tập huấn,

đào tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong trồng,

chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại hồng Gia

Thanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Hình thưc trang trại: Cần khuyến khích phát

triển các hình thức trang trại có quy mô sản

xuất lớn, quan tâm đặc biệt đến hình thức

trang trại gia đình trồng hồng Gia Thanh.

Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô

nhằm phát triển sản xuất hồng Gia Thanh

ở tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ nói riêng trong sản xuất hồng

Gia Thanh trọng điểm, trước hết cần phải xây

dựng và hoàn thiện một số chính sách sau:

Chính sách đất đai, chính sách vốn, chính

sách phát triển khoa học, công nghệ.

Phát triển hồng quả Gia Thanh theo hướng

liên kết ngành hàng ở tỉnh Phú Thọ

Giải pháp chung để quản lý ngành hàng hồng

quả Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ: Quản lý

diện tích vườn hồng, đã cho thu hoạch ổn

định thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi

chép của hộ và bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá

các qui trình chăm sóc cho từng nhóm cây

phân theo các độ tuổi và hình thức canh tác

khác nhau. Xây dựng các tiêu chí đánh giá

chất lượng hồng Gia Thanh. Hoàn thiện các

quy trình quản lý chất lượng hồng Gia Thanh

đồng bộ từ sản xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối

với từng tác nhân ngành hàng hồng quả Gia

Thanh của tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng hồng Gia

Thanh của tỉnh, người bán buôn, người bán

lẻ, thị trường đầu ra cho phát triển sản xuất

hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ

TÀI LIỆU THAM KHAO 1. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám

thông kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, Phú Thọ.

2. Nguyễn Thị Thu Hương, Kết quả điều tra

nghiên cưu phát triển cây hồng Gia Thanh ở tỉnh

Phú Thọ năm 2008 - 2012.

3. UBND huyện Phù Ninh (2012), Báo cáo dự án

phát triển hồng Gia Thanh của huyện giai đoạn

2008-2012.

Page 19: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 13 - 18

18

SUMMARY

DEVELOPMENT OF GIA THANH PERSIMMON IN PHU THO PROVINCE

TOWARDS COMMODITY PRODUCTION

Nguyen Thi Thu Huong1, Do Thi Bac2*, Nguyen Thi Ngoc Dung2 1Hung Vuong University

2College of Economics and Business Administration - TNU

Development of Gia Thanh persimmon in Phu Tho province towards commodity production is a

positive and initiative direction in order to exploit the potentials and advantages of agricultural

products that have highly speciality of the local. However, the implementation of development

activities has met many difficulties such as fragmented soil conditions and scattered planting

acreage that primarily in household scale. Reorganization of people is limited and this is a major

obstacle to the application of science and technology for cultivation, care, pest control, harvest and

storage, process of product. The sector of Gia Thanh persimmon has not developed yet,

relationships between actors loose, suffer big competition pressure from market. To address partly

these mentioned limitations, according to the authors, it is necessary to well perform key solutions

for Gia Thanh persimmon development towards commodity production: Production area planning,

infrastructure facility support, technical measures and category anagement, continuous

development of commodity production linked by well-organized production-consumption,

improvement of product quality of Gia Thanh persimmon towards VietGap standard, GlobalGap

standard and use the most convenient distribution channels to consumers.

Keywords: Development, Gia Thanh persimon, production, commodity, Phu Tho

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Đỗ Quang Quý – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 741895; Email: [email protected]

Page 20: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

19

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đỗ Quang Quý*

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho

một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng được thống nhất giữa các quốc gia

đưa và nhận lao động. Ba giai đoạn xuất khẩu lao động Việt Nam cho thấy số người xuất khẩu lao

động và thu ngoại tệ đều gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn

những hạn chế: Từ người lao động, chi phí môi giới cao, bị lừa đảo. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

lao động Việt Nam: 1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên

gia; 2. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý hoạt động

của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; 3. Các doanh nghiệp cần có các biện pháp tích cực để

gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu; 4. Bồi dưỡng và nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; 5. Doanh nghiệp cần đầu tư

vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu lao động; 6. Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về

xuất khẩu lao động; 7. Nâng cao hơn nữa hiệu quả dịch vụ xuất khẩu lao động; 8. Tăng cường và

nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động trong thời gian lao động làm việc ở nước ngoài.

Từ khóa: Xuất khẩu lao động, Xuất khẩu lao động Việt Nam, Giải pháp xuất khẩu lao động Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cho tới nay, Việt Nam có khoảng 500.000 lao

động và chuyên gia đang làm việc ở trên 40

nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm

ngành nghề. Số lao động này hàng năm đã gửi

về nước một lượng ngoại tệ đáng kể (gần 2 tỷ

USD/năm). Nguồn thu nhập cao từ hoạt động

xuất khẩu lao động đã góp phần cải thiện đời

sống của chính họ, giúp nhiều gia đình trở

nên khá giả, nhiều lao động sau khi về nước

đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh

nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao

động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn

định kinh tế xã hội. Xuất khẩu lao động còn là

công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ

nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có

chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện

tác phong công nghiệp cho người lao động,

đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác Quốc tế

giữa nước ta với các nước trên thế giới. Vì

vậy, xuất khẩu lao động hiện đang được coi là

một trong những ngành kinh tế đối ngoại

mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế

và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng

và mang tính chiến lược của nước ta.

* Tel: 0912 290326; Email: [email protected]

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Xuất khẩu lao động

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định

nghĩa xuất khẩu lao động. Nếu như trước đây

với thuật ngữ "Hợp tác Quốc tế lao động",

xuất khẩu lao động được hiểu là sự trao đổi

lao động giữa các quốc gia thông qua các

Hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các

quốc gia đó; hay là sự di chuyển lao động có

thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp

và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này,

nước đưa lao động đi được coi là nước xuất

khẩu lao động, còn nước tiếp nhận sử dụng

lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao

động. Tóm lại, có thể hiểu: Xuất khẩu lao

động là hoạt động kinh tế của một quôc gia

thực hiện việc cung ưng lao động cho một

quôc gia khác trên cơ sở những Hiệp định

hoặc hơp đồng có tính chất pháp quy đươc

thông nhất giữa các quôc gia đưa và nhận lao

động[2],[7].

Ý nghĩa của xuất khẩu lao động

- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh

tế: Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao

động đã là một trong những giải pháp quan

trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng

Page 21: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

20

lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình

thức chuyển tiền về nước của người lao động

và các lợi ích khác. Xuất khẩu lao động luôn

đem lại lợi ích kinh tế của cả ba bên: Tăng

nguồn thu nhập ngoại tệ cho Nhà nước, tổ

chức hoạt động xuất khẩu lao động thu được

lợi nhuận từ các chi phí dịch vụ xuất khẩu lao

động. Đặc biệt, người lao động tăng được thu

nhập của mình, giúp cho cuộc sống gia đình

được đầy đủ và cải thiện hơn. Vì vậy, việc

quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật

phải luôn luôn bám sát đặc điểm này của hoạt

động xuất khẩu lao động, làm sao để mục tiêu

kinh tế phải là mục tiêu số một của mọi chính

sách pháp luật về xuất khẩu lao động.

- Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính

xã hội: Bởi vì đó là một trong những chủ

trương, biện pháp nhằm thực hiện chính sách

xã hội. Khi một người lao động đi xuất khẩu

lao động không những giải quyết việc làm của

riêng họ mà với mức thu nhập từ lao động ở

nước ngoài sẽ là nguồn hỗ trợ có hiệu quả cho

gia đình họ để đầu tư, giải quyết việc làm cho

những người lao động trong nước. Trong xu

hướng hội nhập Quốc tế hiện nay, xuất khẩu

lao động còn có tác dụng tích cực trong việc

mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

với nhau.

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

CỦA VIỆT NAM

Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam

- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở

nước ngoài, bao gồm: Đi theo Hiệp định

Chính phủ ký kết giữa hai nhà nước; hợp tác

lao động và chuyên gia; thông qua doanh

nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng

công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm

ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; thông

qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ

cung ứng lao động; người lao động trực tiếp

ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức

nước ngoài.

- Xuất khẩu lao động tại chỗ, là hình thức các

tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao

động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở

Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài; khu chế xuất, khu công

nghiệp, khu công nghệ cao; tổ chức, cơ quan

ngoại giao, văn phòng đại diện…của nước

ngoài đặt tại Việt Nam.

Các giai đoạn xuất khẩu lao động của Việt Nam

- Giai đoạn từ 1980 đến 1990. Việt Nam bắt

đầu xuất khẩu lao động từ năm 1980, đi làm

việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức

chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông

qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết.

Trong giai đoạn này, gần 245.000 lao động và

chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí

nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã

hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp

Khắc và Bungari). Bên cạnh đưa người đi lao

động, Việt Nam còn ký kết về hợp tác chuyên

gia trong các lĩnh vực: y tế giáo dục, nông

nghiệp với một số quốc gia châu Phi (Libya,

Angeri, Angola,Mozambique,Congo, Madaga

sca), số người đưa sang là 7.200 người; Trung

Đông (Iraq) khoảng 18.000 người. Bên cạnh

đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh học

nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang

lao động trong những năm thập niên 80. Tổng

số lao động được đưa đi trong thời kì này gần

300.000 người[1],[4].

Theo thống kê của cơ quan chuyên trách, từ

năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã

thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300

triệu USD, một khoản tiền lớn tại thời điểm

lúc đó. Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp

trong nước, người lao động được tiếp cận với

công nghệ mới và gửi về nước một khối

lượng hàng hóa tiêu dùng có giá trị hàng ngàn

tỷ đồng.

- Giai đoạn 1991 đến 2001. Kinh tế Việt Nam

đang trong thời kỳ đổi mới dẫn đến những

thay đổi về cơ chế hoạt động xuất khẩu lao

động. Ngày 9/11/1991 Nghị định về đưa

người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra

đời[6]. Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp

được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu

lao động thông qua hợp đồng ký với nước

ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động

Page 22: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

21

xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị

trường xuất khẩu. Số lao động đưa đi nước

ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất

khẩu trong giai đoạn này gần 160.000

người[1],[4].

- Giai đoạn 2001 đến nay. Xuất khẩu lao

động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh

gay gắt vì xuất khẩu lao động mang lại lợi ích

kinh tế khá lớn. Hơn nữa, xuất khẩu lao động

diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế khu

vực: Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao

động nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản,

Thái Lan…cũng đang phải đối đầu với tỉ lệ

thất nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này hạn

chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động và

chuyên gia nước ngoài trong thời gian từ 5

đến 10 năm đầu của thế kỷ 21. Từ năm 2006

đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000

lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm

khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết

việc làm trong cả nước. Năm 2008, Hàn Quốc

nhận thêm 12.000 lao động Việt Nam mới và

tái tuyển dụng 6.000 lao động, tăng số lao

động Việt Nam tại quốc gia này lên gần

50.000 lao động. Đến năm 2011, Việt Nam

có khoảng 60.000 lao động tại Hàn Quốc và

85.650 tại Đài Loan - giữ vị trí thứ 2 về tổng

số lao động nước ngoài tại Đài Loan. Năm

2011, riêng số lao động Việt Nam đang có

mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan,

Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn

200.000 người (40% tổng số lao động Việt

Nam tại nước ngoài). Năm 2013 người Việt

Nam lao động ở ngoại quốc tăng lên hơn

88.000, vượt con số chỉ tiêu của Nhà nước.

Và đến nay, Việt Nam đã có hơn 500.000 lao

động đang làm việc ở các quốc gia[1],[4].

Đánh giá chung về xuất khẩu lao động Việt Nam

Về lợi ích

- Giải quyết việc làm. Mặc dù nền kinh tế của

Việt Nam đã phục hồi và tiếp tục tăng trưởng,

phần lớn người Việt Nam vẫn trong tình trạng

nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa

cao. Mong muốn cải thiện đời sống là nguyên

nhân chính thúc đẩy người lao động Việt

Nam đi làm việc tại nước ngoài. Theo thống

kê năm 2009, Việt Nam có 46,7 triệu lao

động, chiếm hơn 50% dân số, trong đó 90%

hoạt động ở khu vực kinh tế ngoài nhà

nước[2],[8]. Bên cạnh đó, mỗi năm có thêm

hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Thêm

vào đó, mức độ gia tăng của lực lượng lao

động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành

thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn

tương đối cao đặt ra những vấn đề giải quyết

việc làm cho người lao động. Trong đó, xuất

khẩu lao động được xem là một giải pháp hữu

hiệu để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam.

- Tạo nguồn thu ngoại tệ. Lao động xuất khẩu

của Việt Nam qua đào tạo ngày càng tăng,

người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về

nước lượng kiều hối trung bình mỗi năm từ

1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc

trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu

USD[8]. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16

trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển

về nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu

nhập lớn từ xuất khẩu lao động [2].

- Lơi ích khác. Xuất khẩu lao động còn tạo

điều kiện thay đổi đời sống của người dân.

Tại một số làng xã tỉ lệ xuất khẩu lao động

cao, nhiều người từ nghèo trở nên giàu có,

ước tính trung bình số tiền gửi về hằng năm

có thể đạt từ 40 đến 100 tỷ đồng. Thêm vào

đó, nhiều người trở về nước đã trở thành các

nhà đầu tư, gây dựng doanh nghiệp, tạo việc

làm cho lao động địa phương. Một lợi ích

khác là xuất khẩu lao động giúp một bộ phận

lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ

tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong

công nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề.

Mặt hạn chế

- Từ người lao động: Mặc dù tỷ lệ lao động

được đào tạo tăng gần 35% nhưng trình độ và

kỹ năng của nhiều lao động Việt Nam chưa

thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động

trong và ngoài nước, dẫn đến chất lượng lao

động chưa cao. Một số lao động ở nước ngoài

thiếu ý thức, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng

không tốt đối với lao động Việt Nam tại nước

Page 23: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

22

ngoài; bỏ trốn và lưu trú bất hợp pháp: điển

hình tại Hàn Quốc (40%), Nhật Bản (30%)

và Đài Loan (10-15%)[3]. Tại châu Âu cũng

có tình trạng nhiều lao động Việt Nam tự ý

phá vỡ hợp đồng và lưu trú bất hợp pháp.

Ứng phó với tình trạng này, Nhật Bản tuyên

bố sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát

người lao động nước ngoài, nếu bỏ trốn khi

bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. Về phía

Hàn Quốc, chính quyền đã cân nhắc đến biện

pháp hạn chế việc tổ chức kỳ kiểm tra tiếng

Hàn hoặc cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động

Việt Nam, đồng thời thực hiện các giải pháp

truy quét tình trạng lao động nước ngoài cư

trú bất hợp pháp.

- Chi phí môi giới cao: Mặc dù theo luật định,

mức trần tiền môi giới cho các thị trường cứ

mỗi năm của hợp đồng không vượt quá một

tháng lương của người lao động, tuy nhiên

trong thực tế, nhiều công ty xuất khẩu đòi hỏi

người lao động phải đóng phí môi giới cao

hơn. Theo sự tính toán lao động làm việc ở

Đài Loan: Mức lương tối thiểu người lao

động được hưởng là 15.840 Đài tệ/tháng, sau

khi trừ các chi phí, người lao động chỉ tiết

kiệm mỗi tháng khoảng 2.876 Đài tệ (số tiền

này chỉ bằng 1/2 số tiền chi cho môi giới)

tương ứng khoảng 87 USD/tháng. Như vậy,

người lao động làm việc quần quật trong 1

tháng chủ yếu chỉ để trả cho các loại phí.

- Bị lừa đảo: Đã có nhiều hiện tượng lừa đảo

xuất khẩu lao động từ cá nhân tự phát đến có

tổ chức tại Việt Nam. Điều này xuất phát một

phần từ nhu cầu muốn được xuất khẩu lao

động từ phía người dân trong nước. Như năm

2011, kỳ thi tiếng Hàn đạt kỷ lục về lượng thí

sinh tham dự với gần 67.000 người, gấp hơn 2

lần so với năm 2010 và hơn 8 lần so với năm

2009, trong khi số lượng hồ sơ phía Hàn

Quốc đăng kí lựa chọn là 15.000 và chỉ nhận

tuyển khoảng 13.000 người. Theo số liệu của

công an Thành phố Hà Nội, riêng khoảng thời

gian từ đầu năm 2006 đến giữa 2007, tại Hà

Nội có hơn 2.000 nạn nhân bị lừa đảo xuất

khẩu lao động sang Đài Loan và Hàn Quốc,

tổng lợi nhuận chiếm đoạt là hơn 52 tỷ đồng.

Nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia[5] bị

lừa đảo hợp đồng lao động và bị ngược đãi,

đánh đập, bỏ đói, tìm kiếm sự can thiệp để về

Việt Nam. Đối với việc xuất khẩu lao động

sang Nga, người lao động rất dễ bị lừa và

không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp nếu

không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động

đã được cấp phép. Từ 2004 đến 2008, khoảng

5.400 người phải chấp nhận vay mượn tiền để

đi lao động tại các thị trường như Hàn Quốc,

Nhật Bản, Đài Loan và Úc nhưng không đi

được vì bị lừa…

GIAI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Từ những ưu điểm, hạn chế, đồng thời để

nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu

lao động Việt Nam. Theo chúng tôi, từ phía

Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động

cùng đồng bộ thực hiện tốt các giải pháp:

1, Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về

xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và

sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu

hoặc không phù hợp, như chính sách đầu tư

mở thị trường; chính sách hỗ trợ đào tạo và

tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu,

chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở

nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội,

chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng

hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau

khi hoàn thành nhiệm vụ.

2, Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ,

ngành và địa phương trong quản lý hoạt động

của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và

chuyên gia: Trong trường hợp cần thiết có thể

hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho các doanh

nghiệp xuất khẩu lao động; tăng cường công

tác thông tin, kiểm tra, kiểm soát hoạt động

của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và

chuyên gia; ngăn chặn và xử lý kịp thời các

hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong xuất khẩu

lao động; xử lý nghiêm khắc những người đi

xuất khẩu lao động tùy tiện.

3, Các doanh nghiệp cần có các biện pháp

tích cực để gia tăng số lượng và nâng cao chất

Page 24: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

23

lượng lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt

nhu cầu thị trường lao động nước

ngoài. Trước mắt, các doanh nghiệp một mặt

vẫn phải tập trung vào việc xuất khẩu lao

động phổ thông cho các thị trường Đài Loan,

Malaysia... nhằm giải quyết vấn đề việc làm

cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất

nghiệp trong nước. Mặt khác, phải tìm mọi

giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu của thị

trường, tiến tới phấn đấu để có đủ khả năng

và điều kiện xuất khẩu lao động có kỹ thuật.

4, Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu

lao động. Đội ngũ này cần phải được chuyên

môn hoá, được đào tạo một cách cơ bản về

nghiệp vụ xuất khẩu lao động, phải có những

kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tốt về Luật lao

động, Luật hình sự, Luật dân sự... và các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về xuất khẩu lao động và chuyên gia.

5, Doanh nghiệp cần đầu tư vốn, cơ sở vật

chất phục vụ cho xuất khẩu lao động, từng

bước nâng cao khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động.

Cần đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn xây

dựng cơ sở đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên

có trình độ cao. Định hướng cho người lao động

để một mặt chủ động được nguồn lao động, mặt

khác nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sơ

hoàn thiện chương trình, nội dung và phương

pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.

6, Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về

xuất khẩu lao động nhằm giảm phiền hà và

tốn kém cho người lao động. Thông qua mô

hình liên kết, doanh nghiệp đến với người lao

động có sự giám sát hỗ trợ của chính quyền

địa phương. Các doanh nghiệp kết hợp chặt

chẽ với chính quyền địa phương để tuyển lao

động; doanh nghiệp công khai minh bạch với

chính quyền địa phương và người lao động về

các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các

khoản đóng góp của người lao động, qua đó

giúp cho người lao động giảm được các chi phí

không cần thiết, tạo điều kiện làm các thủ tục

hành chính và vay vốn trang trải cho những chi

phí ban đầu tại các Ngân hàng địa phương.

7, Nâng cao hơn nữa hiệu quả dịch vụ xuất

khẩu lao động, trước hết là phải rút ngắn thời

gian từ khi người lao động có nhu cầu đi làm

việc ở nước ngoài đến khi họ được xuất cảnh,

đặc biệt là giảm thiểu thời gian làm thủ tục và

thời gian chờ đợi của người lao động. Đây là

một trong các giải pháp góp phần giảm chi

phí phát sinh ban đầu của ngươi lao động

nhằm thu hút đông đảo người lao động đi xuất

khẩu lao động.

8, Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác

quản lý lao động trong thời gian lao động làm

việc ở nước ngoài. Với mỗi thị trường, cần có

các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các

rủi ro có thể xảy ra do việc quản lý lao động

gây nên. Cần xử lý kiên quyết những trường

hợp lao động vi phạm hợp đồng, yêu cầu phải

bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo

các điều khoản của hợp đồng đã ký. Đồng

thời, Nhà nước phải mạnh tay xử lý nghiêm

những doanh nghiệp để xảy ra những tiêu cực

trong xuất khẩu lao động./.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Báo Hà Nội mới (2011), Hiệu quả từ xuất khẩu

lao động, CTTĐT, 15.1

2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2009),

Việc làm và xuất khẩu lao động – những vấn đề

đặt ra, 3.6

3. Báo điện tử Tầm Nhìn (2011), Những vấn đề

bất cập khi xuất khẩu lao động, 20.3

4. Cục Quản lý lao động nước ngoài (2005),Tình

hình xuất khẩu lao động của Việt Nam, Bản gốc

lưu trữ, 7.4

5. Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (2011),

Tình hình thị trường lao động Malaysia

6. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Ban hành quy chế

về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có

thời hạn ở nước ngoài, NĐ số370/HĐBT, 9.11

7. TS. Tạ Đức Khanh (2010), Giáo trình kinh tế

lao động, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc

gia Hà Nội, NXB Giáo dục Hà Nội.

8. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2007),

VnEconomy, Báo điện tử 3 .8

9. Trang website liên quan:

http://hoptaclaodong.vn,

xuatkhaulaodongnhatban.org…

Page 25: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Quang Quý Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 19 - 24

24

SUMMARY

SOLUTION TO PROMOTE THE VIETNAMESE LABOR EXPORT

Do Quang Quy* College of Economics and Business Administration - TNU

Export of labor are economic activities of a country that implement the labor supply to an other

country on the basis of contractual agreements in regulations which is agreed between the nations

to give and receive. The three stages of Vietnamese labor export showed that amount the labor

export and foreign exchange earnings have increased over the years. However, Vietnamese labor

export still be restricted: From the employee; High brokerage costs; Fraud. Solution to promote the

Vietnamese labor export: 1. perfect the systems of legislation on labor export and experts; 2. To

improve the accountability of Ministries, branches and localities in managing of the business

operations of labor export; 3. They should have positive measures to increase the quantity and

improve the quality of labor export; 4. To foster and enhance the quality of the staffs who service

in labor export; 5. The enterprises need the invested capital, facilities to serve the labor export; 6.

Implement effective of link models of labor export; 7. Promoting more efficient of labor export

services; 8. Strengthen and improve the efficiency of the management of labor during the time of

working in overseas.

Keywords: Labor Export, Export Vietnam labor, labor export solution Vietnam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Trần Chí Thiện – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 290326; Email: [email protected]

Page 26: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

25

NHỮNG YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO

CÁN BỘ TẠI CÁC CHI CỤC THUẾ THUỘC CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

Nguyễn Thị Gấm*, Phạm Thị Thu Hằng,

Hoàng Văn Giáp, Ngô Thị Vân, Trần Văn Thọ Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm

việc của cán bộ tại một số Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc. 234 cán bộ của 4 chi

cục đã được lựa chọn để nghiên cứu. Trong đó, 207 mẫu hợp lệ được sử dụng để phân tích. Mô hình

nghiên cứu bao gồm 6 yếu tố (lương và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ với cấp trên, mối

quan hệ với đồng nghiệp, tính chất công việc và điều kiện làm việc) đã được kiểm định nhằm xác định

các nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc của nhân viên các Chi cục Thuế.

Kết quả kiểm định mô hình hồi quy cho thấy các yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm

việc và tính chất công việc có ảnh hưởng tích cực đối với tạo động lực làm việc của nhân viên của

các Chi cục Thuế. Trong đó, điều kiện làm việc có ảnh hưởng mạnh nhất. Căn cứ vào những kết

quả nghiên cứu thực tế trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ

của Cục Thuế Vĩnh Phúc.

Từ khóa: Yếu tô ảnh hưởng, tạo động lực làm việc, lương và phúc lơi, đào tạo và thăng tiến, môi

quan hệ với cấp trên, môi quan hệ với đồng nghiệp, điều kiện làm việc và tính chất công việc.

MỞ ĐẦU*

Tạo động lực cho ngườі lаo động đаng ngày

càng được quаn tâm và là chìa khóa dẫn đến

thành công của mỗi tổ chức, mỗi đơn vị trong

nền kinh tế thị trường. Để sử dụng hợp lý và

hiệu qủa nguồn nhân lực trong tổ chức của

mình, giúp cho nhân viên phát huy tối đa

năng lực của bản thân, tạo động lực làm việc

cho người lao động là một trong những yếu tố

quan trọng quyết định sự thành công của một

tổ chức.

Tạo động lực làm việc giúp con người được

thoả mãn, yên tâm làm việc lâu dài với tổ

chức, giúp tổ chức tiết kiệm được thời gian và

chi phí, vì việc tuyển dụng hay điều động

người lao động mới nắm bắt được công việc,

có năng lực để bổ sung vào vị trí bỏ trống là

một quá trình tiêu tốn thời gian và chi phí đào

tạo. Ngoài ra, họ còn mất một thời gian dài để

hoàn thiện các kỹ năng cũng như các mối

quan hệ cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc,

giảm các sai sót, tạo niềm tin và tinh thần

đoàn kết trong nội bộ đơn vị. Người lao động

sẽ phát huy năng lực của mình, giúp cho tổ

* Tel: 0912 805980

chức hoạt động hiệu quả hơn, tạo được sự gắn

bó của người lao động đối với tổ chức.

Làm gì để tạo động lực làm việc? Những yếu

tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của

nhân viên đối với tổ chức? Làm thế nào để

nhân viên hài lòng với công việc và tạo động

lực làm việc cho họ? Làm thế nào để nhân

viên có tinh thần làm việc nhiệt tình hăng

say? Đây là điều mà nhà quản trị luôn quan

tâm và trăn trở. Khi đã có được động lực làm

việc, người lao động sẽ làm việc tích cực hơn

và yên tâm làm việc lâu dài với tổ chức, từ đó

dẫn đến hiệu suất và hiệu quả công việc cao

hơn. Nhân viên không có động lực làm việc

sẽ dẫn đến năng suất lao động của họ thấp.

Nhân viên có động lực làm việc sẽ thỏa mãn

hơn trong công việc, sẽ ít đổi chỗ làm, ít nghỉ

việc và làm việc có hiệu quả cao hơn.

Ngành thuế Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính

sự nghiệp mang đặc thù của một đơn vị quản

lý nhà nước về lĩnh vực quản lý thuế. Các đơn

vị Nhà nước thường ít năng động và kém hấp

dẫn đối với người lao động. Hiệu quả kinh tế

và khả năng cạnh tranh thấp, khả năng tạo

việc làm, thu nhập hạn chế,......đang là thực tế

hiện nay tại phần lớn các đơn vị Nhà nước.

Page 27: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

26

Từ thực tế của đơn vị, trong thời gian gần đây

tình trạng cán bộ thuế có thời gian công tác đã

lâu trong ngành Thuế xin chuyển công tác

hoặc ra ngoài làm có xu hướng tăng lên, hay

một số thí sinh tham gia thi tuyển công chức

thuế có kết quả thi cao, trúng tuyển nhưng lại

không lựa chọn ngành thuế mà lựa chọn

ngành khác điều đó làm cho Lãnh đạo Cục

Thuế và lãnh đạo các Chi cục thuế cũng

không khỏi trăn trở.

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên

cứu liên quan đến tạo động lực làm việc

(Nguyễn Thị Mai, 2004; Trần Kim Dung,

2005; Vũ Hữu Uyên, 2008; Châu Văn Toàn,

2009; Ngô Thị Bích Ngọc, 2012; Phạm Việt

Hồng, 2013;...) Tuy nhiên, chưa có công trình

nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới

việc tạo động lực cho cán bộ các chi cục thuế

thuộc Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến

hành đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh

hưởng tới việc tạo động lực làm việc cho cán

bộ tại các chi cục thuế thuộc Cục Thuế

Tỉnh Vĩnh Phúc”.

MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, THỜI GIAN VA

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

* Mục đích nghiên cưu Đề tài được thực

hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến việc tạo động lực làm việc của cán

bộ công chức, viên chức thuế tại một số Chi

cục Thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để từ

đó giúp cho ngành thuế thực hiện tốt hơn mục

tiêu phát triển chiến lược con người và nâng

cao vị thế cạnh tranh, cũng như đáp ứng đòi

hỏi ngày càng cao của cán bộ công chức, viên

chức thuế trong chiến lược cải cách hệ thống

thuế giai đoạn từ nay đến năm 2020.

* Nội dung nghiên cưu của đề tài là những

yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo động lực làm việc

cho cán bộ của ngành thuế Vĩnh Phúc, bao

gồm: lương và phúc lợi, đào tạo và phát triển,

quan hệ công việc (cấp trên và đồng nghiệp),

tính chất công việc và điều kiện làm việc.

* Thời gian nghiên cưu: Đề tài tiến hành thu

thập số liệu điều tra thực tế tháng 1-2/2014.

* Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu

được thực hiện tại các Chi cục Thuế thuộc

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

* Phương pháp thu thập sô liệu

- Lựa chọn địa điểm nghiên cứu: Để đảm bảo

tính đại diện, chúng tôi đã lựa chọn 4 chi cục

Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đại

diện cho các chi cục thuế của tỉnh Vĩnh Phúc

bao gồm: Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, Chi cục

Thuế huyện Bình Xuyên, Chi cục Thuế thị xã

Phúc Yên và Chi cục Thuế huyện Tam Đảo.

Đây là các chi cục lớn, có thể đại diện cho các

chi cục khác trong Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài

được thực hiện điều tra chọn mẫu tổng thể 4

chi cục được lựa chọn.

- Đối tượng nghiên cứu và tiêu chí chọn mẫu

nghiên cứu của đề tài là toàn bộ cán bộ công

chức, viên chức công tác tại 4 chi cục từ 1

năm trở lên.

Phiếu điều tra đã được gửi cho 234 cán bộ

thuộc 4 chi cục (Chi Cục Thuế thành phố

Vĩnh Yên 83 phiếu, Chi cục Thuế huyện

Bình Xuyên 45 phiếu, Chi cục Thuế Thị xã

Phúc Yên 62 phiếu và Chi cục Thuế Huyện

Tam Đảo là 44 phiếu). Số phiếu thu về 210

phiếu và phiếu hợp lệ để tiếp tục phân tích là

207 mẫu, đảm yêu cầu của nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Mô hình hồi quy được sử dụng để xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực

làm việc cán bộ các chi cục thuế, thuộc Cục

Thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích nhân tố được

thực hiện để gộp biến, hệ số Cronbach’s

Alpha được sử dụng để kiểm độ tin cậy của

dữ liệu và ma trận tương quan được kiểm

định để kiểm định tính hợp pháp của dữ liệu.

Kết quả kiểm định cho thấy các biến đủ độ

tin cậy để đưa vào mô hình hồi quy.

Biến phụ thuộc là yếu tố “tạo động lực làm

việc” và các biến độc lập bao gồm “lương và

phúc lơi”,”cơ hội đào tạo và thăng

tiến”,”môi quan hệ với cấp trên”,”môi quan

hệ với đồng nghiệp”, “đặc điểm công việc”

Page 28: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

27

và “ điều kiện làm việc”. Mô hình có dạng:

Yi = B0 + B1X1i + B2 X2i +B3 X3i + … Bk Xki + εi,

Trong đó:

Yi= biến phụ thuộc (tạo động lực làm việc)

Xk= các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc, bao gồm: X1

(Lương và phúc lợi); X2 (Cơ hội đào tạo và Phát triển); X3 (Mối quan hệ với cấp trên);

X4 (Mối quan hệ với đồng nghiệp) X5 (Đặc điểm công việc) và X6 (Điều kiện làm việc).

B0 = hằng số, Bk = các hệ số hồi quy (i > 0), và εi = sai số

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ tích cực giữa

lương và phúc lợi với động lực làm việc của cán bộ các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế

Vĩnh Phúc.

Giả thuyết 2: Có mối quan hệ tích cực giữa cơ

hội đào tạo và thăng tiến với động lực làm việc của cán bộ các Chi cục Thuế thuộc Cục

Thuế Vĩnh Phúc.

Giả thuyết 3: Có mối quan hệ tích cực giữa

mối quan hệ với cấp với động lực làm việc

của cán bộ các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế

Vĩnh Phúc.

Giả thuyết 4: Có mối quan hệ tích cực giữa

mối quan hệ với đồng nghiệp với động lực

làm việc của cán bộ các Chi cục Thuế thuộc

Cục Thuế Vĩnh Phúc

Giả thuyết 5: Có mối quan hệ tích cực giữa

đặc điểm công việc với động lực làm việc của

cán bộ các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế

Vĩnh Phúc.

Giả thuyết 6: Có mối quan hệ tích cực giữa

điều kiện làm việc với động lực làm việc của

cán bộ các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế

Vĩnh Phúc.

KẾT QUA VA THAO LUẬN

Mô hình hồi quy đã được kiểm định nhằm

xác định các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động

lực làm việc của cán bộ các chi cục thuế

thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc với các biến

như lương và phúc lợi, cơ hội đào tạo và

thăng tiến, mối quan hệ với cấp trên, mối

quan hệ với đồng nghiệp và tính chất công

việc. Kết quả kiểm định bằng phần mền SPSS

cho kết quả như sau:

Bảng 1: Kết quả mô hình hồi quy

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-

Watson

1 0.880a 0.775 0.768 0.47911617 2.057

a. Predictors: (Constant), 1. Lương và phúc lợi, 2. Cơ hội đào tạo và thăng tiến, 3. Mối quan hệ với

cấp trên, 4. Mối quan hệ với đồng nghiệp, 5. Tinh chất công việc, 6. Điều kiện làm việc

b. Dependent Variable: Động lực làm việc

(Nguồn: Kết quả phân tích sô liệu điều tra)

Kết quả bảng 1 cho thấy R2 = 0,775 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích

được 77,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc (động lực làm việc của cán bộ), còn lại là phụ thuộc

vào các biến khác không nằm trong mô hình.

Nhìn vào kết quả bảng 2, ta thấy hệ số F = 113,997 và Sig = 0.000 (< 0.05), mô hình hồi quy có ý

nghĩa và kết quả hồi quy có thể sử dụng được.

Bảng 2: ANOVAb (Phân tích phương sai)

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 157.010 6 26.168 113.997 0.000a

Residual 45.681 199 0.230

Total 202.691 205

a. Predictors: (Constant), 1. Lương và phúc lợi, 2. Cơ hội đào tạo và thăng tiến, 3. Mối quan hệ với

cấp trên, 4. Mối quan hệ với đồng nghiệp, 5. Tinh chất công việc, 6. Điều kiện làm việc

b. Dependent Variable: Động lực làm việc

Page 29: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

28

Bảng 3 đưa ra kết quả hệ số của mô hình hồi quy. Hệ số VIF trong bảng hồi quy có kết quả dao

động từ 1-5 vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Mô hình có ý nghĩa và có thể tiếp tục

phân tích.

Bảng 3: Coefficientsa (Hệ sô phóng đại phương sai)

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 0.001 0.033 0.033 0.974

1. Lương và phúc lợi 0.103 0.062 0.103 01.656 0.099 0.293 3.409

2. Cơ hội đào tạo và thăng

tiến 0.187 0.071 0.187 2.616 0.010 0.222 4.506

3. Mối quan hệ với cấp

trên 0.085 0.078 0.085 1.085 0.279 0.187 5.353

4. Mối quan hệ với đồng

nghiệp 0.096 0.055 0.096 1.741 0.083 0.374 2.677

5. Tinh chất công việc 0.171 0.077 0.172 2.210 0.028 0.187 5.354

6. Điều kiện làm việc 0.332 0.066 0.331 5.016 0.000 0.260 3.850

a. Dependent Variable: Động lực làm việc

Bảng kết quả hồi quy đa biến cho thấy 3 trong

6 nhân tố thuộc mô hình có quan hệ tuyến

tính với tạo động lực làm việc của nhân viên

với mức ý nghĩ Sig. < 0,05. Bao gồm: điều

kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến,

tính chất công việc . Điều này có nghĩa là

chúng ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0

rằng không có mối quan hệ tuyến tính nào

giữa cơ hội đào tạo và thăng tiến (giải thuyết

2), điều kiện làm việc (giải thuyết 6), và Tính

chất công việc (giải thuyết 5) với tạo động

lực làm viêc; chấp nhận H1 (giả thuyết thay

thế) - có mối quan hệ giữa tích cực giữa các

yếu tố này với tạo động lực làm việc.

3 biến Lương và phúc lơi (giả thuyết 1), Môi

quan hệ với đồng nghiệp (giả thuyết 4) và

Môi quan hệ với cấp trên (giả thuyết 3) có

mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Vì vậy, có cơ sở để

bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0

rằng không có mối liên hệ tuyến tính với việc

tạo động lực làm việc của nhân viên với 3 yếu

tố trên.

Các hệ số B đều lớn hơn 0. Theo bảng kết quả

hệ số hồi quy đa biến, phương trình hồi quy

có dạng như sau:

Y1 = 0.001 + 0.103 X1 + 0.187 X2 (*) + 0.085

X3 + 0.096X4 + 0.172X5(*) + 0.331X6

(*)

(*) ý nghĩa ở mức 0.05

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu Cơ hội

đào tạo và thăng tiến thêm 1 đơn vị, động

lực làm việc bình quân của nhân viên tăng

thêm 0,187 đơn vị và ngược lại.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu Tính chất

công việc tăng thêm 1 đơn vị, động lực làm

việc bình quân của nhân viên ltăng thêm

0,171 đơn vị và ngược lại.

Yếu tố Điều kiện làm việc có hệ số B cao

nhất là 0,332. Khi các yếu tố khác không đổi,

nếu Điều kiện làm việc tăng thêm 1 đơn vị,

động lực làm việc bình quân của nhân viên

tăng lên 0,332 đơn vị và ngược lại.

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu thực tế

trên, đề tài đề xuất một số giải pháp được

trình bày ở phần sau.

Giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho

nhân viên các chi cục thuế thuộc Cục Thuế

Tỉnh Vĩnh Phúc

Căn cứ vào kết quả phân tích và nghiên cứu

mô hình ở mục trên, một số các giải pháp sau

được đề xuất.

Nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện làm việc

của cán bộ công chức. Mặc dù, đã được Cục

thuế quan tâm trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất

như: trang thiết bị, máy móc làm việc có thể nói

là rất tốt. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của các

Chi cục cần được cải thiện hơn như:

Page 30: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

29

- Có bếp ăn tập thể cho cán bộ ở lại buổi trưa

- Có chỗ nghỉ trưa cho những cán bộ nhà ở xa.

- Quan tâm, tạo điều kiện về chỗ ở cho cán bộ

công chức cụ thể: Xây nhà ở công vụ cho cán

bộ mới chuyển công tác hoặc những cán bộ

chưa có nhà ở. Cấp đất cho những cán bộ có

thời gian công tác lâu năm trong ngành để ổn

định cuộc sống, yên tâm công tác.

- Các Chi cục thuế cần được chủ động trong

việc mua sắm tài sản, các trang thiết bị thay

vì được trang bị từ Tổng cục Thuế như hiện

nay, để giảm lãng phí trong trang bị và sử

dụng trang thiết bị.

Chính sách đào tạo và thăng tiến. Kết quả

nghiên cứu cho thấy cơ hội đào tạo và thăng

tiến có ảnh hưởng đến mức độ tạo động lực

làm việc của nhân viên. Vì vậy, cần

- Đổi mới công tác đào tạo và chính sách sử

dụng cán bộ, công chức: Thực hiện khảo sát,

đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực của

đơn vị; áp dụng các chương trình bồi dưỡng

công chức tiên tiến; xây dựng hệ thống chức

danh vị trí việc làm cán bộ, công chức, quy

định rõ và cụ thể về quyền hạn, chức năng,

nhiệm vụ gắn với trách nhiệm, quyền lợi.

- Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ

thuế, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo

cho từng loại cán bộ, công chức. Xây dựng

các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung,

đào tạo theo chuyên môn công việc...để tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế.

- Nâng cao tính chủ động trong công tác đào

tạo, bồi dưỡng tại chỗ, xem công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên

của đơn vị. Tăng cường hợp tác quốc tế về

đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, mời

các chuyên gia nước ngoài tổ chức các khóa

bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý

thuế cho các chuyên gia, giảng viên kiêm

chức và cán bộ trể có năng lực.

- Phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên

ngành đào tạo để áp dụng cơ chế tuyển dụng

và đào tạo phù hợp.

- Tổ chức thí điểm thi tuyển một số chức danh

lãnh đạo chi cục thuế; chú ý đào tạo, tuyển

chọn được nguồn nhân lực có chất lượng

bằng các hình thức khác như có chính sách

thu hút nhân tài về làm việc tại các Chi cục

Thuế thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng

quản lý, đảm bảo giảm dần tỷ trọng cán bộ,

công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để

tăng cường nguồn nhân lực cho những chức

năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức

năng, kiểm tra thuế đảm bảo yêu cầu quản lý

thuế theo chức năng.

- Hàng năm thực hiện tốt công tác đánh giá,

quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng

kế hoạch và triển khai thực hiện có chất lượng

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức theo nhu cầu đào tạo đối với công chức

- Có chính sách khuyến khích nhân viên vươn

lên trong công việc, như nếu làm tốt sẽ được

khen thưởng, nâng lương trước hạn, thăng

chức lên đội trưởng, đội phó các đội thuế.

Chính sách liên quan tới tính chất công việc

Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất công

việc có ảnh hưởng tới mức độ tạo động lực

làm việc của nhân viên, mức ảnh hưởng này

có độ mạnh thứ 3 sau Điều kiện làm việc và

cơ hội đào tạo và thăng tiến. Vì vậy:

- Cần tiếp tục quan tâm chăm lo nhiều hơn

đến nhân viên, chú trọng bố trí nhân viên làm

đúng người đúng việc giúp họ phát huy được

trình độ, năng lực, phát huy thế mạnh của

từng nhân viên, họ sẽ yêu công việc của họ

hơn, khi ấy công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Khuyến khích để cán bộ nhân viên tham gia

lao động sáng tạo đóng góp ý kiến mạnh dạn

đề xuất phương thức làm việc tốt hơn.

Các giải pháp khác

- Các chi cục cần tiếp tục quan tâm chăm lo

nhiều hơn đến đời sống của cán bộ, công

chức; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và

sử dụng từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi

thường xuyên của đơn vị để tăng bổ sung thu

nhập cho cán bộ công chức, giúp cải thiện

mức thu nhập của cán bộ.

Page 31: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 25 - 30

30

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao

nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công

chức về văn hóa công sở. Cán bộ, công chức

phải có tác phong tốt. Tác phong của người

công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách

giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc,

tôn trọng người giao tiếp.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho

Ban lãnh đạo Chi cục Thuế có cái nhìn tổng

quan về công tác quản trị nguồn nhân lực nói

chung và hoạt động nhằm tạo động lực nói

riêng của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, để từ đó

đề xuất các chính sách liên quan đến công tác

này phù hợp với điều kiện ngành thuế, xứng

tầm với nền kinh tế đang chuyển mình để hội

nhập với quốc tế.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Nguyễn Thị Mаі (2004), Luận văn “Tạo động

lực cho ngườі lаo động tạі công ty Tư vấn thіết kế

Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng”

2. Trần Kim Dung (2005), “Đo lường mưc độ thỏa

mãn đôi với công việc trong điều kiện của Việt

Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ,

Đại học Quốc Gia TP.HCM, tập 8 (số 12).

3. Trần Kіm Dung (2009), Quản trị Nhân sự, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nộі.

4. Ngô Thị Ngọc Bích (2012). Đo lường sự thoả

mãn công việc người lao động tại Công ty TNHH

MTV cấp thoát nước Kiên Giang. Luận văn Thạc sĩ

5. Đіnh Tіến Dũng (2000), Hіệu quả hoạt động

củа lаo động quản lý, Nhà xuất bản Lаo động - Xã

hộі, Hà Nộі

6. Nguyễn Vân Đіềm & Nguyễn Ngọc Quân chủ

bіên (2007), Gіáo trình Quản trị nhân lực, Nxb

Đạі học Kіnh tế Quốc dân, Hà Nộі

7. Nguyễn Hữu Thân (2010), Quản trị Nhân sự.

Nxb Lаo động - Xã hộі

8. Vũ Thị Uyên (2008), Luận án Tіến sỹ "Tạo

động lực cho lаo động quản lý trong các doаnh

nghіệp nhà nước ở Hà Nộі đến năm 2020”

9. Xà Thị Bích Thủy (2010), Luận văn Thạc sỹ

"Hoàn thіện công tác tạo động lực lаo động tạі

Ngân hàng TMCP Ngoạі thương Vіệt Nаm Chі

nhánh Đăk Lăk".

10. Châu Văn Toàn (2009), Các nhân tô ảnh

hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên

khôi văn phòng ở Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc

sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

11. Phạm Việt Hồng (2013). Ảnh hưởng của quản trị

nguồn nhân lực tới mưc độ thỏa mãn công việc của

cán bộ Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc

sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.

SUMMARY

FACTORS INFLUENCING WORK MOTIVATION

OF EMPLOYEES WORKING AT THE SELECTED TAX DIVISION,

DEPARTMENT OF TAXATION, VINH PHUC PROVINCE

Nguyen Thi Gam*, Pham Thi Thu Hang,

Hoang Van Giap, Ngo Thi Van, Tran Van Tho College of Economics and Business Administration - TNU

The study was conducted to identify factors that influenced work motivation of staffs at the

selected tax divisions, Department of Taxation, Vinh Phuc Province. 234 staffs of the 4 selected

tex department were surveyed. Of which 207 questionnaires were returned and valid for the further

analysis. A regression model of 6 factors (salary and benefits, training and development,

relationship with supervior, relationship with colleagues, job characteristics and working

condition) were tested to identify the influencing factors. The research findings showed that

training and development, job characteristics and working condition were possitively influenced

work motivation of the staffs working at the tax devisions, Departments of Taxation. Especially,

working condition had a stronggest influence on work motivation. Based on these findings, some

recommendations were proposed.

Key words: Factors, work motivation, salary and benefits, training and development, relationship

with supervisor, relationship with colleagues, working condition and work characterisitics

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:06/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 805980

Page 32: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

31

DETERMINANTS OF ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM

Hoang Thi Thu*

College of Economics and Business Administration - TNU

SUMMARY This study explores factors that determine the economic growth in Vietnam by using time-series

model in 1988-2013. The study shows that there are strong and positive effects of domestic

investment and foreign direct investment on Vietnamese economic growth as a channel of

increasing the stock of capital. Exchange rate and Asian financial crises also determine the

economic growth. However, human capital and trade in Vietnam are not yet the channels that

increase Vietnam’s economic growth.

Keywords: determinant, economic growth, FDI, domestic investment, Vietnam

INTRODUCTION*

Recognized as a premier target for the

economic development, economic growth and

its determinants have attracted increasing

attention in both theoretical and applied

research. Literature on economic growth

showed that there are a several partial theories

discussing the role of various factors in

determining economic growth. In neoclassical

growth model, such as Solow’s growth

model, investment and labor are emphasized

as important determinants of economic

growth. The endogenous growth theory of

Romer (1986, 1990) and Lucas (1988) added

human capital and innovation as the new

factors for explaining economic growth.

Besides, labor, human capital, domestic

investment, openness and some non economic

factors showed both insignificant and

significant effects on economic growth in

several empirical researches.

Since the launch of market-oriented economic

reforms in 1986, Vietnam move towards trade

liberalization. Market orientation, open-

economy and competition for foreign direct

investment with other regional and global

markets were important policies to

Vietnamese government restructuring the

economy. Economic growth increased

dramatically in Vietnam over time. In 2013,

the GDP value was nearly seven times that of

* Tel: 0989 910591

1986. Nearly three decades since 1986, the

Vietnamese economy has grown at a rate of

7.5 percent annually. So what are the major

factors that determine high economic growth

in Vietnam since its economic reform in

1986? What useful policy implications can

the country apply to increase its economic

growth in the long run? This study intends to

address these specific questions.

The structure of the study is organized as

follows. Section 2 presents the model, data

and research methodology. Section 3 presents

the findings and interpresentation. The final

section deals with conclusions and policy

implications.

METHODOLOGY AND DATA

Model specification

The purpose of this research is to examine the

determinants of economic growth in Vietnam

over the 1988-2013 period. Based on the

theoretical models of the neoclassical and

endogenous growth and some empirical

analysis models such as Romer (1990) and

Markiw-Romer-Weil (1992), the research has

developed the model to identify the most

important determinants of economic growth

in Vietnam. The econometric model is

derived from a production function in which

economic growth is the dependent variable.

Foreign direct investment, domestic capital,

labor, human capital, trade, exchange rate and

some dummy variables are independent

Page 33: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

32

variables. The augmented production function

will have the following form:

Y = A Lβ1 Fβ2 Iβ3 Hβ4Tβ5Eβ6 (1)

where Y represents output or gross domestic

production (GDP), L is labor. H denotes

human capital as a skilled labor. I is domestic

investment. F stands for foreign direct

investment (FDI). T presents the country’s

international trade. A is an overall efficiency

factor, capturing the control and policy

variables that are not accounting for increase

in factor inputs I, F, L, T, E and H and

frequently included as determinants of growth

in cross-host-area studies (see in Barro and

Sala-i-Martin, 1995, chapter 12).

Assuming the production function to be linear

in logarithms, the research takes the natural

logarithm, and then time derivatives of this

production function. Also, the use of 1st

differences in econometric studies facilitates

the results explanation, since the first

differences of logarithms of initial variables

represent the rate of change of these variables.

The determinants of economic growth in

Vietnam are presented as folows:

DLnGDPt = 0 + 1 DLnFDIt + 2 DLnDIt +

3 DLnHKt + β4 DLnTRADEt + β5 DlnLt + β6

DLnEXCHANGE +Rj + εt (2)

The dependent variable GDP is the value of

GDP at current price in the year t. The

independent variables are constructed by a set

of annual factors capturing various aspects of

endowments relevant to the determinants of

economic growth. L is the population density

in the year t, present the labor factor in the

model. HK is the number of upper secondary

school pupils per 10000 inhabitants, proxy

human capital in the host country. TRADE is

the value of international trade (exports plus

imports) over each year. DI presents the value

of domestic investment at current price and

FDI is the total registered capital of FDI

inflow. Rj is dummy variable, taken into

account to present the national effects on the

economic growth. In the model, D that

presented in front of each variable denotes the

first differences of these variables. βi is the

individual effect which assumed to be

constant over time t while error εt is a

stochastic disturbance.

Hypotheses

The empirical growth literature has identified

a number of variables that are typically

correlated with economic growth. Like many

existing studies, this research expects the

effect of each determinant on economic

growth of Vietnam as follows:

Through capital accumulation, domestic

investment (DI) and foreign direct investment

(FDI) bring financial resources to host

countries. Output growth can additionally

result from a wider range of goods in FDI and

domestic investment related production.

Moreover, FDI is considered an important

source of technological change and human

capital augmentation. Therefore, FDI and DI

are expected to have positive effects on

economic growth in the nation.

Human capital (HK) is an important element

of economic growth. The greater the level of

human capital development leading to

expansion of its physical capital to match a

high endowment of human capital, the faster a

country grows. Moreover, as a production

input, a change in HK is correlated with the

change in economic growth. Well developed

labor force, in terms of better education and

health, is likely to be able to produce more

production from a given resource base than

less-skilled workers. In this research, I

hypothesize a positive relationship between

economic growth and human capital in

Vietnam.

Labor force is one of the important factors of

economic growth. Increasing labor force

could gain in total factor productivity and

economic growth. However, if the labor force

is growing, then a share of the economy’s

investment is used to provide capital for new

workers, rather than to raise capital per

worker. The research assumes that labor helps

increasing economic growth in Vietnam.

Page 34: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

33

How does international trade affect economic

growth? The literature shows that trade leads

to higher specialization and, thus to gains in

total factor productivity and economic growth

by allowing countries to exploit their areas of

comparative advantage. Moreover, it expands

potential markets, which allows domestic

firms to take advantage of economies of scale,

exposure to competition and the diffusion of

technological innovations and improved

managerial practices through stronger

interactions with foreign firms and markets.

These could result in both higher overall

efficiency and possibly a higher level of

investment. Based on the discussions, the

study expects that international trade is the

factor promoting economic growth.

The exchange rate does not traditionally

occupy a central role in growth regressions

because it only recently entered theoretical

models of economic growth. However, there

has been a gradual recognition of the real

exchange rate’s role in the growth process. In

fact, the disastrous effects of overvaluation on

economic growth are widely documented in

the undervaluation reduces growth. In contrast,

Rodrik (2008) states that the growth-driven

channel are the tradable sector, which

contributes to innovations and productivity

increases. For Vietnam, maintaining an

undervalued currency could serve to subsidize

its manufacturing industries, the driving force

behind that country’s growth.

There are some national dummy variables

(Rj) to describe how the effects of different

designations on economic growth. Rj takes

the value of 1 if the observation belongs to a

particular timeline and 0 if it does not belong

to that catalog. It is expected that Vietnam

that has more economics relationship with

other nations or international economic

groups in the world, it will see greater effect

on economic growth than the other non-

openness nation.

Data

The empirical analysis was presented by time

series model. Annual data on all variables for

the period from 1986 to 2013 were collected

and calculated from various issues of the

Statistical Yearbook of Vietnam, Vietnam

General Statistics Office. Since the data of

FDI and international trade are in US dollars,

they are converted into Vietnam Dong (VND-

Vietnamese currency) using yearly average

USD/VND exchange rate obtained from the

socio-economic data indicators in the Vietnam

– 20 years of renovation and development,

General Statistics Office, Vietnam.

EMPIRICAL FINDINGS

Stylized fact on Vietnamese economic

growth since its economic reform

Vietnam has been in transition from a

centrally planned to a market oriented

economy since December 1986. From that

time up to the present, Vietnam had seen

amazing economic achievements in growth of

gross domestic product (GDP), GDP per

capita, foreign direct investment, and

important trade and economic agreements

signed with major partners.

The economic growth rate of Vietnam

dramatically increased since 1986 (table 1).

From 4.4 per cent of average GDP growth

rate in 1986-1990, it went up to 8.18 per cent

in 1991-1995, decreased its annual economic

growth rate to 6.95 per cent in 2006-2010 and

5.64 per cent in the 2011-2013 period due to

the global economic crises since 2008.

Although the country decreased its annual

growth rates in some recent years, the average

annual growth rate of GDP in Vietnam still

presents at high growth rate (about 6.61 per

cent). This helped the country increase its

national income per capita over time. In 2013,

the GDP per capita of Vietnam was US$1908,

three times of that in 2005 and more than

twenty times that of 1986 (GSO, 2013).

This achievement and the stable

development of the society showed that the

chosen reforms of Vietnamese leaders were

going in the right way, and the contents and

implemented measures at the macro level

were ensuring growth.

Page 35: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

34

Table 1: Average annual growth rates of GDP in Vietnam

Period Annual GDP growth

rate (%)

Of which

Agriculture, forestry

and fishery

Industry

Services

1986-1990 4.44 2.72 4.82 5.84

1991-1995 8.18 4.12 12.02 8.60

1996-2000 6.98 4.40 10.64 5.72

2001-2005 7.48 3.84 10.24 7.04

2006-2010 6.95 3.45 7.85 7.67

2011-2013 5.64 3.11 5.95 6.43

1986-2013 6.61 3.61 8.59 6.88

Source: Vietnam statistical Yearbook, various issues

The reason behind the achievements was the

fast development of all economic sectors,

especially the industrial sector. At the end of

1988, the regulation 217/HDBT gave the

state-owned enterprises (SOEs) autonomy to

do business and stated that the government

would no longer subsidies them. The SOEs

stopped receiving capital from the

government budget for their activities and are

now required to obtain bank loans and pay

interest. During the adaptation period, the

industrial and construction sector grew at an

average rate of 4.8 per cent during the period

1986-1990. However, after adaptation, the

industrial sector expanded quickly, about

12.02 per cent in 1991-1995 and about 8.59

per cent during the 1986-2013 period.

Eventually it became the main source of

economic growth (Table 1). The development

was the result of increasing inflows of foreign

capital in heavy industries of gas, electricity,

cement, steel, paper and agriculture

processing. Some key products of Vietnam’s

industries are crude oil, gas, aquaculture

processing, paper, garment, coal, textiles,

chemical, fertilizers, cement, iron and steel.

The service sector has been continuously

increasing since 1988 and had a high growth

rate (about 8.6 per cent) during the first half

of the 1990s. This was due to open economic

policies of the government. The rise was

mainly from the improvement in

administration, banking reform, trade

liberalization and tourism.

Besides the increase in GDP growth rates,

Vietnamese economic structure has also

shifted in the direction of industrialization and

modernization. Vietnam's economy

transformed itself from being a primary sector

dependent economy to a more industry and

services sector oriented one (Table 2). During

1986-1990, agriculture, forestry and fishing

factor accounted for 41 per cent of total GDP

output, and it decreased to 22.29 per cent in

2001-2005. Industry and services sectors have

higher shares of GDP - 39.44 per cent and

38.27 per cent respectively in the first five

years of the 21 century. Even though the

share of the services sector decreased during

2001-2005, several sub-sectors such as

banking and finance, communication, import

trade, insurance and tourism grew faster than

previously. The change in the economic

structure was in the right direction and

suitable with the industrialization and

modernization policy announced by the

government.

With an objective to develop a socialist-

oriented market economy under the State’s

management, the Vietnamese government

kept the central leading role of the state sector

while facilitating the development of other

economic sectors. As a result, the number of

state owned enterprise declined, while the

GDP’s shares of the state sector did not

change much overtime. The number of the

foreign owned and non-state enterprises is

growing. However, the GDP’s share of the

foreign investment sector increased, from

1.14 per cent in 1986-1990 period to 18.56

per cent in 2011-2013 and the proportion of

the non-state sector in GDP decreased from

63.6 per cent in 1986-1990 to 48.95 per cent

in 2011-2013.

Page 36: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

35

Table 2: Structure of GDP in Vietnam (%)

Period Share of GDP by sector Share of GDP by ownership

Tota

l

Agricultur

e forestry

and

fishery

Industry

Services

Tota

l

State

Non-

State

Foreign

investment

1986-1990 100 41.15 25.36 33.49 100 35.26 63.60 1.14

1991-1995 100 31.78 27.52 40.70 100 33.78 57.54 5.68

1996-2000 100 25.85 33.10 41.05 100 39.54 49.82 10.40

2001-2005 100 22.29 39.44 38.27 100 38.68 46.54 14.60

2006 -2010 100 20.55 40.27 39.18 100 35.48 46.64 17.89

2011-2013 100 19.38 38.28 42.34 100 32.48 48.95 18.56

1986-2013 100 26.83 33.99 39.17 100 35.87 52.18 11.38

Source: calculated from Vietnam statistical year book 2006

Table 3: Empirical results on economic growth Effect of FDI in Vietnam

Dependent variable: Economic growth (GDP)

Variable (1) (2) (3) (4)

Intercept 0.0787 0.1441 0.1696 0.1229

(2.3043)** (3.5623)*** (2.5497)** (1.3574)

Foreign direct investment (FDI) 0.0811 0.0847 0.0836 0.0693

(2.3913)** (2.4762)** (2.3415)** (1.8156)*

Domestic investment (DI) 0.3757 0.3246 0.3052 0.3539

(6.0968)*** (3.8275)*** (3.1197)*** (2.9745)***

Human capital (HK) 0.0454 -0.0127 -0.0198 0.1777

(0.3271) (-0.0784) (-0.1179) (0.7393)

Labor force (L) 0.3707 -0.8968 -1.1931 -2.2068

(0.1853) (-0.5018) (-0.6172) (-1.0911)

International Trade (TRADE) -0.0468 -0.0778 -0.0817 0.0004

(-0.2466) (-0.4061) (-0.4194) (0.0022)

Exchange rate (USD_VND) 0.3588 0.3581 0.3449 0.4526

(2.1694)** (2.0551)** (1.8270)* (2.4682)**

Asian financial crises (D1998) -0.0407 -0.0381 -0.0821

(-1.5052) (-1.4142) (-2.1945)**

ASEAN -0.0206 -0.0166

(-0.4666) (-0.3304)

US 0.0807

(1.4431)

R-square 0.8621 0.8663 0.8673 0.8826

Adj. R-square 0.8162 0.8113 0.8009 0.8122

DW statistics 1.8990 2.0180 2.0413 2.2775

No. of Obs. 25 25 25 25

Note: (1) The coefficient of the variable is shown first, followed by the t statistic is in parentheses

(2) *, **, and *** indicate significance levels of 10, 5 and 1 percent, respectively

(3) All variables are in first differences of natural log form except dummy variables

(4)Method of regression: Ordinary Least Squares with White heteroskedasticity-consistent standard errors

& covariance

Page 37: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

36

In short, after nearly thirty years of Doi Moi

in 1986, Vietnam has recorded relatively high

growth rates, which have increased from year

to year. The annual average GDP growth rate

in the 2001-2006 period of about 7.5 per cent

satisfied the planned targets. The economic

structure has gradually shifted along the lines

of industrialization and modernization,

closely tied to the market for better efficiency.

Although the economic growth is increasing

in volume in Vietnam, the main determinant

factors of economic growth is still in

question. This will be addressed in the

following parts of the research.

Empirical results

Table 3 presents the estimation results of the

main determinants of economic growth in

Vietnam. The results from the column (1)

present effects of original determinant factors

on economic growth. It shows that foreign

direct investment, domestic investment and

exchange rate are positive and have

significant relations with the country’s

economic growth. As a result, if the growth

rate of domestic investment, foreign direct

investment inflow and exchange rate goes up

by 1 per cent, on average, the economic

growth rate increases by about 0.37 per cent,

0.08 per cent and 0.36 per cent, respectively.

This means that although both depend on the

foreign financial development and the

exchange rate, the economic growth rate of

Vietnam is much more dependent on its

domestic financial development. The

significant and positive coefficient of FDI

suggests that FDI has a positive effect on

Vietnamese economic growth. This result is

consistent with the proponent of the FDI-led

growth hypothesis such as Romer (1990) and

Markiw-Romer-Weil (1992) and Zhang

(2001).

From Table 3, the exchange rate presents the

positive and significant effect on economic

growth of Vietnam. This means that the

depreciation of Vietnamese currency have

expansionary effects on economic growth.

The result could be explained that the

devaluation of Vietnamese currency causes

local goods to be cheaper abroad and this will

enhance the cost competitiveness of

Vietnamese exports which are a component

gross domestic product, leading to an increase

in exports and improve the country’s

economic growth.

In order to assess whether human capital and

labor force are major determinant factors of

economic growth in Vietnam, the human

capital variable (presented skilled labors) and

labor force variable (presented less-skilled

labor factor) are included in the model. I

assume that human capital and labor force

have a positive relationship with economic

growth in Vietnam. However, the results

show that the coefficients of HK and L do not

enter significantly and are negative;

representing that those factors are not yet

major determinant factors of economic

growth in Vietnam.

The model also includes some dummy

variables in the model. I believed that Asian

financial crises in 1997-1998 effects

negatively on economic growth of Vietnam

and the economic relationship of Vietnam

with ASEAN and American since their signed

trade agreements could help the economic

growth in Vietnam. The econometric results

present that the coefficients of ASEAN and

US are insignificant; representing that those

factors are not greater effect on economic

growth of Vietnam at the time of research.

The Asian financial crises factor has negative

effect on economic growth in Vietnam. This

could explain the situation that due to the

Asian financial crises in 1997-1998, the GDP

growth rates of Vietnam declined to 5.8 per

cent in 1998 and went down further to 4.8 per

cent in 1999.

CONCLUSIONS AND POLICY IMPLICATIONS

Vietnam’s economic growth has increased

dramatically since its renovation. The study

aims to examine the determinant factors of

Page 38: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

37

economic growth in Vietnam by using time

series model over the 1986-2013 period. This

study concludes that the foreign direct

investment inflow, domestic investment and

exchange rate are major and positive

determinants of economic growth in Vietnam.

The financial crisis such as Asian financial

crises is a dummy variable that effects

negatively on economic growth in Vietnam.

This find that even though Vietnam is a

crowded population and human capital and

openness to trade, many factors such as labor,

human capital and international trade, do not

exert independent determinants on Vietnamese

economic growth.

From the conclusions of the study, for Vietnam

to increase economic growth, the policy of

depreciation to increase exports and

employment in the economy might be the best

policy for Vietnam. Moreover, the policies that

attract more foreign direct investment inflow

into Vietnam and promote the domestic

investment in the country are still need to apply

to enhance its economic growth. Policies that

encourage both foreign direct and domestic

investments in physical capital as well as human

capital, labor training and flexible international

trade development would boost both short and

long term growth of Vietnamese economy.

REFERENCES 1. Barro, R. J. and Sala-i-Martin, X., 1995.

Economic growth. McGraw-Hill, Cambridge, MA.

2. General Statistical Office (GSO), 1995-2013.

Vietnamese Statistical Yearbook. Statistical

Publishing House, Hanoi.

3. GSO (2005). Vietnam – 20 years of renovation

and development. Statistical Publishing House,

Hanoi.

4. Makiw, N.G., Romer, D. and Weil, D.N.

(1992). A contribution to the empirics of

economic growth. The quarterly journal of

economics 107, 407-37

5. Romer, D. (1990). Endogenous technological

change. Journal of Political Economy 98, S71-102

6. Zhang, K. H. (2001). How does foreign direct

investment affect economic growth in China?

Economics of Transition / European Bank for

Reconstruction and Development 9, 3, 679-693.

TÓM TẮT

NHỮNG YẾU TÔ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

CỦA VIỆT NAM

Hoàng Thị Thu* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Bài báo nghiên cứu các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bằng việc sử

dụng mô hình chuỗi thời gian trong giai đoạn 1988-2013. Nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư trong

nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố có tác động tích cực và mạnh mẽ đến tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngài ra, tỷ giá hối đoái và khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

cũng là các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra

rằng, nguồn nhân lực và ngoại thương chưa phải là kênh giúp cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế

trong giai đoạn nghiên cứu.

Từ khóa: nhân tô quyết định, tăng trưởng kinh tế, FDI, đầu tư trong nước, Việt Nam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0989 910591

Page 39: Tập 124, số 10, 2014

Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 31 - 37

38

Page 40: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

39

MỘT SÔ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thanh Minh*, Phạm Thị Nga Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thái Nguyên là một tỉnh giầu nguồn tài nguyên khoáng sản đứng thứ 2 trong cả nước. Đây là tiền

đề để phát triển ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đóng góp tích cực vào sự

phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã làm

khá tốt công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản như: Công tác quy hoạch (quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản); Công tác tổ chức quản lý (thành lập Ban chỉ

đạo quản lý, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý, thẩm định, cấp

phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý

các vi phạm...). Hoạt động khai thác khoáng sản làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Về giá trị khai

thác khoáng sản tại các doanh nghiệp tăng từ 636,3 tỷ đồng năm 2008 lên 2.308,5 tỷ đồng năm

2011 và nộp ngân sách với tổng số tiền trên 377,310 tỷ đồng, ngoài ra còn hỗ trợ địa phương nâng

cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng với trị giá trên 36 tỷ đồng và thực hiện ký quỹ bảo vệ môi

trường với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng

sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bài viết đưa ra 5 giải pháp với

mong muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.

Từ khóa: khoáng sản, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, giá trị sản xuất, nộp ngân sách.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tài nguyên khoáng sản là nguồn của cải vật

chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại

trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về

thiên nhiên mà con người có thể khai thác, sử

dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển

của mình [4]. Theo Luật Khoáng sản năm

2010 thì Khoáng sản là khoáng vật, khoáng

chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể

lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt

đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở

bãi thải của mỏ [4].

Hiện nay, Thái Nguyên đã phát hiện trên 250

mỏ và điểm quặng (gồm 24 loại khoáng sản

rắn, trong đó có một số khoáng sản có trữ

lượng lớn như: Wonfram khoảng trên 100

triệu tấn, Than khoảng 80 triệu tấn, Sắt

khoảng 40 triệu tấn, Titan khoảng 8 triệu tấn;

Chì-Kẽm khoảng 0,5 triệu tấn, Đá vôi khoảng

200 triệu tấn)[1]. Với nguồn tài nguyên phong

phú, dồi dào cho phép ngành Công nghiệp

khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh có

nhiều điều kiện để phát triển, đóng góp tích

* Tel: 0912 735565

cực cho sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh

Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc quản lý và khai

thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên trong những năm qua còn bộc lộ

nhiều điểm hạn chế như việc cấp giấy phép

thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất

cập, chồng chéo, tình trạng khai thác khoáng

sản trái phép, tranh chấp mỏ, tàn phá môi

trường đang diễn ra khá phổ biến...

Vấn đề đặt ra là phải tiến hành đánh giá thực

trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng

sản ở tỉnh Thái Nguyên đồng thời tìm ra

nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong

công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này, từ

đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác

khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.

TAI NGUYÊN KHOÁNG SAN CỦA TỈNH

THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh giầu

khoáng sản đứng thứ 2 trong các tỉnh thành cả

nước. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái

Nguyên có trữ lượng lớn, phong phú về

chủng loại và được phân bố khắp trong tỉnh.

Cụ thể như:

Page 41: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

40

* Than mỡ (trữ lượng trên 15 triệu tấn), than

đá (trữ lượng khoảng 90 triệu tấn) được phân

bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương

[8],[7].

* Khoáng sản kim loại

Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó

có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ

lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe

58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm

trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng

quặng khoảng 30 triệu tấn [8],[7].

Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ: Các

mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ

lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn;

Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng:

110.260.000 tấn.[8],[7]

Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít ( Đồng Hỷ),

Thần Sa, Cúc Đường ( Võ Nhai) qui mô

không lớn.

Vàng: vàng sa khoáng ở khu vực Thần Sa,

dãy núi Bồ Cu ( Võ Nhai), khu vực Ngàn Me,

Cây Thị ( Đồng Hỷ), khu vực phía tây của

huyện Phổ Yên. Trữ lượng về vàng mới được

thăm dò, khảo sát và chưa đánh giá đầy đủ trữ

lượng hiện có. Ngoài ra còn có đồng, thủy

ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra

sơ bộ.

* Khoáng sản phi kim loại: Có pyrit, barít,

photphorit... trong đó đáng chú ý là photphorit

ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La

Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn

[8],[7].

* Khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng

chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường

và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn.

Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá

vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi

(trữ lượng khoảng 109,3 triệu tấn). Riêng đá

vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3.

Ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao

lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt,

hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20

triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho

sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong

đó có xi măng và đá ốp lát [8],[7].

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ

NHA NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG

SAN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch (thăm dò, khai thác, chế

biến và sử dụng khoáng sản) đã được triển

khai nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu

khoáng sản cho các ngành sản xuất trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với quy

hoạch chung của cả nước. Xác định cụ thể các

vùng thăm dò, khai thác, chế biến; các vùng

cấm, hạn chế và đấu thầu đối với khoáng sản

đảm bảo cho hoạt động khoáng sản thực hiện

đúng quy định pháp luật[5],[2].

Công tác tổ chức quản lý

UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ đạo quản

lý tài nguyên khoáng sản Tỉnh, Sở Tài nguyên

và môi trường đã kịp thời ban hành các văn

bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản

lý, chỉ đạo, đôn đốc các ngành và UBND các

huyện, thành phố, thị xã thực hiện công tác

quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản,

đặc biệt trong việc kiểm tra, xử lý, ngăn chặn

các hoạt động khoáng sản trái phép. Công tác

triển khai, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục

pháp luật được quan tâm thực hiện: phổ biến

pháp luật về tài nguyên khoáng sản đến các

ngành chức năng ở Tỉnh, các huyện, thành

phố, thị xã, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt

động khoáng sản; thông qua chuyên mục Tài

nguyên và Môi trường của Đài phát thanh và

truyền hình Tỉnh, qua trang Website của Sở

Tài nguyên và Môi trường ...

Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng

khoáng sản được đẩy mạnh. Ngoài ra, để đáp

ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế

biến, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên

địa bàn, UBND tỉnh Thái Nguyên đã trình và

được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều

chỉnh, bổ sung nhiều khu vực quặng titan và

sét cao lanh vào Quy hoạch thăm dò, khai

thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả

nước. Đến nay, về cơ bản các loại khoáng sản

Page 42: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

41

trên địa bàn tỉnh đã được lập quy hoạch, làm

cơ sở cho công tác quản lý khoáng sản theo

quy định của pháp luật.

Công tác thẩm định, cấp phép hoạt động

khoáng sản trên địa bàn được thực hiện chặt

chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật

và chủ trương của tỉnh. Gắn khai thác với chế

biến, ưu tiên cấp mỏ cho các doanh nghiệp có

năng lực, kinh nghiệm, có cơ sở chế biến

nhằm tăng hiệu quả khai thác, sử dụng

khoáng sản, đảm bảo việc khai thác và sử

dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết

kiệm, gắn với bảo vệ môi trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từng

bước được tăng cường: Các ngành chức năng

ở tỉnh và UBND cấp huyện theo chức năng

quản lý và nhiệm vụ được phân công trong

Đề án đã chủ động nắm tình hình, tổ chức

thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử

lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động

khoáng sản.

Đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về

khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên

Kết quả đạt đươc: Ban Chỉ đạo quản lý tài

nguyên khoáng sản, tổ chuyên viên giúp việc

Ban Chỉ đạo và Đội kiểm tra liên ngành của

Tỉnh và 04 huyện có nhiều khoáng sản (Đồng

Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ và Phú Lương) đã được

thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy

chế. Tại các địa phương có ít khoáng sản

(huyện Phú Bình, Phổ Yên, Định Hóa, Thành

phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) đã

thành lập tổ công tác liên ngành để tham mưu

và giúp UBND Tỉnh trong công tác quản lý nhà

nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Trong 5 năm từ 2006-2010, Sở Tài nguyên và

Môi trường và Đội kiểm tra liên ngành của

Tỉnh đã thực hiện hàng trăm cuộc thanh tra,

kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khoáng sản

trên địa bàn. Qua đó đã phát hiện và xử phạt

38 trường hợp với tổng số tiền 199, 5 triệu

đồng, kiến nghị xử phạt 8 trường hợp với

tổng số tiền 144,25 triệu đồng, tịch thu, tạm

giữ chuyển giao cơ quan chức năng xử lý trên

1.647 tấn quặng các loại [6]. Đồng thời, qua

kiểm tra đã đôn đốc, hướng dẫn các doanh

nghiệp thực đúng các chế độ chính sách và

quy định của pháp luật trong hoạt động

khoáng sản.

Trên địa bàn Tỉnh có 60 tổ chức, doanh

nghiệp được cấp giấy phép thăm dò, khai thác

khoáng sản. Trong đó có 18 doanh nghiệp nhà

nước, 02 công ty liên doanh, 16 công ty cổ

phần, 14 công ty TNHH, 6 doanh nghiệp tư

nhân và 4 hợp tác xã; có 43 giấy phép thăm

dò đã được cấp (gồm 06 giấy phép do Bộ Tài

nguyên và Môi trường cấp và 37 giấy phép do

UBND Tỉnh cấp), trong đó hiện có 14 giấy

phép còn hiệu lực, các doanh nghiệp đang

triển khai thực hiện theo đề án; có 113 mỏ đã

cấp giấy phép khai thác gồm: 47 mỏ khoáng

sản kim loại, 12 mỏ than, 06 mỏ khoáng chất

công nghiệp, 07 mỏ khoáng sản làm nguyên

liệu xi măng, 37 mỏ vật liệu xây dựng thông

thường và 01 mỏ nước khoáng [7]. Kết quả

chi tiết được tổng hợp trên bảng 01.

Bảng 01: Kết quả khai thác khoáng sản giai đoạn 2008 – 2011

STT Loại khoáng

sản ĐVT

Sản lượng khai thác

2008 2009 2010 2011 Tổng cộng

ư

1 Than

T

Tấn 1.159.257 1.196.032 1.344.915 1.416.240 5.116.444

w

2

Khoáng sản

kim loại

T

Tấn 677.804 639.134 463.142 559.253 672.665

3

3

Khoán sản

phi kim loại

T

Tấn 0 86.177 2.011 301.701 389.889

4

4

Khoáng sản vật

liệu xây dựng

T

Tấn 335.062 335.251 458.571 248.649 486.715

5

5 Vật liệu xây dựng

M

m3 680.095 596.375 1.005.83 500.816 142.634

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên

Page 43: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

42

Về giá trị sản xuất (GTSX) các doanh nghiệp khai thác khoáng sản giai đoạn 2008 – 2011 của

tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp trên bảng 02.

Bảng 02: Giá trị sản xuất theo giá thực tế

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011

I. GTSX toàn tỉnh Tỷ đồng 20.694,2 25.206,0 29.685,4 37.362,6

1. GTSX các DN khai khoáng Tỷ đồng 636,3 777,0 1.281,2 2.308,5

- Khai thác than Tỷ đồng 403,0 557,7 964,5 1.072,0

- Khai thác quặng kim loại Tỷ đồng 122,8 101,7 190,3 954,9

- Khai khoáng khác Tỷ đồng 109,5 99,0 103,3 242,1

- Dịch vụ Tỷ đồng 1,0 18,6 23,1 39,5

2.GTSX các lĩnh vực khác Tỷ đồng 20.057,9 24.429,0 28.404,2 35.054,1

II. Cơ cấu toàn tỉnh % 100 100 100 100

1.Các DN khai khoáng % 3,07 3,08 4,32 6,18

- Khai thác than % 63,33 71,78 75,28 46,44

- Khai thác quặng kim loại % 19,30 13,09 14,85 41,36

- Khai khoáng khác % 17,21 12,74 8,06 10,49

- Dịch vụ % 0,16 2,39 1,80 1,71

2.Các lĩnh vực khác % 96,93 96,92 95,68 93,82

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Bảng 03: Thông kê hoạt động nộp ngân sách

ĐVT: Triệu đồng

Loại khoáng sản Năm

2008 2009 2010 2011

Than 27.788,30 32.247,90 57.071,60 120.505,00

Khoáng sản kim loại 5.980,51 14.499,85 33.160,11 39.543,21

Khoáng sản phi kim loại 0 0 0 20.69

Khoáng sản vật liệu xây dựng 460,15 688,89 1.669,48 1.640,06

Vật liệu xây dựng 3.236,14 18.502,65 13.986,30 6.309,12

Tổng cộng 37.465,10 65.939,29 105.887,49 168.018,08

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Qua số liệu trên bảng 02 chúng ta thấy GTSX

các doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các

năm. Tuy nhiên, GTSX của các doanh nghiệp

khai thác khoáng sản còn chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng GTSX của toàn tỉnh ở từng năm.

Từ năm 2008-2011, các đơn vị hoạt động

khoáng sản đã nộp ngân sách với tổng số tiền

trên 377.309,96 triệu đồng. Kết quả chi tiết

được phản ánh trên bảng 03. Ngoài việc nộp

ngân sách nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã

thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền lợi của

nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác,

chế biến thông qua việc tuyển dụng lao động

tại địa phương, hỗ trợ địa phương xây dựng,

sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng... [6]

Tính đến cuối năm 2010, các đơn vị hoạt

động khoáng sản trên địa bàn đã sử dụng trên

8.000 lao động tại địa phương nơi có hoạt

động khoáng sản; đóng góp, hỗ trợ địa

phương nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở

hạ tầng với trị giá trên 36 tỷ đồng; 90% số mỏ

đang hoạt động đã được phê duyệt Dự án cải

tạo phục hồi môi trường, 51 lượt các doanh

nghiệp thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường

với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng [6]

Để xem xét sự đánh giá của các doanh nghiệp

về hoạt động quản lý nhà nước trong khai

thác khoáng sản, chúng tôi đã xây dựng mẫu

phiếu điều tra, khảo sát với 7 tiêu chí; tiến

hành điều tra khảo sát 18 doanh nghiệp (2

phiếu khảo sát/doanh nghiệp gồm: giám đốc

và phó giám đốc) với 36 phiếu phát ra, thu về

35 phiếu. Sau khi thu thập thông tin từ phía

doanh nghiệp, chúng tôi tiến hành nhập dữ

liệu và xử lý thông tin trên phần mềm

Microsoft Office 2007 và phần mềm xử lý số

liệu SPSS version 19. Kết quả phân tích cho

thấy các hoạt động quản lý của Nhà nước đối

Page 44: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

43

với hoạt động khoáng sản được các doanh

nghiệp đánh giá ở mức khá phù hợp và phù

hợp một phần (giá trị trung bình của các tiêu

chí nằm trong khoảng từ 1,77 – 2,74). Cá biệt

còn có tiêu chí 5 (Mức độ tận thu khoáng sản,

bảo vệ tài nguyên khoáng sản) bị đánh giá là

hoàn toàn không phù hợp. Qua kết quả phân

tích trên cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải

bàn trong công tác quản lý của Nhà nước đối

với hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh

Thái Nguyên.

Hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, hoạt động quản lý khoáng sản của

một số địa phương cấp xã còn kém hiệu quả,

chưa tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng,

quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước.

Thứ hai, hoạt động quy hoạch, phê duyệt quy

hoạch các khu vực cấm hoạt động khoáng sản

trên địa bàn tỉnh còn chậm dẫn đến tình trạng

khai thác khoáng sản trái phép, nguy cơ tạo

điểm nóng về khai thác khoáng sản còn tiềm ẩn.

Thứ ba, các đơn vị hoạt động khai thác chế

biến khoáng sản còn chậm lập Dự án cải tạo,

phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo môi

trường, phục hồi môi trường theo quy định

của Nhà nước.

Thứ tư, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở

các cấp còn chưa được nâng cao dẫn đến tình

trạng tổ chức, quản lý, bảo vệ tài nguyên

khoáng sản chưa tốt, tình trạng vi phạm trong

hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là

hoạt động khai thác trái phép còn xảy ra trên

địa bàn tỉnh.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát, hướng dẫn các ngành, các đơn vị khai

thác khoáng sản được tăng cường nhưng chưa

tập trung vào các vấn đề liên quan đến trách

nhiệm của các đơn vị khai thác khoáng sản.

MỘT SỐ GIAI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUA QUAN LÝ NHA NƯỚC VỀ

KHAI THÁC KHOÁNG SAN TRÊN ĐỊA

BAN TỈNH THÁI NGUYÊN

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về

khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên cần tập trung vào một số giải pháp:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật về khoáng sản (phương tiện

thông tin, thời lượng, tài liệu có liên quan).

2. Kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản

các cấp (tỉnh, huyện, xã).

3. Kịp thời rà soát, ban hành và tổ chức thực

hiện các văn bản quản lý về khoáng sản thuộc

thẩm quyền UBND tỉnh.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và

xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động

khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp

phép và công tác quản lý nhà nước về khoáng

sản của UBND cấp huyện, cấp xã.

5. Nâng cao năng lực quản lý cho bộ máy

chuyên ngành về khoáng sản từ cấp tỉnh đến

cấp xã.

KẾT LUẬN

Quản lý tài nguyên khoáng sản là một trong

những nội dung lớn của quản lý nhà nước.

Hiệu quả trong hoạt động quản lý khoáng sản

là thước đo hiệu quả của quản lý kinh tế và

quản lý nhà nước nói chung. Yêu cầu trong

quản lý tài nguyên khoáng sản đạt ra như một

trụ cột của cải cách hành chính và thể chế nhà

nước. Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản

lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh

Thái Nguyên, bài viết đưa ra nhóm giải pháp

với kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu quả công

tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH

đất nước.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011);

2. Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009),

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử

dụng khoáng sản trong nhóm khoáng chất công

nghiệp tỉnh thái nguyên giai đoạn 2009 - 2015, có

xét đến 2020;

3. Bùi Thị Nga (2008), Giáo trình Cơ sở khoa học

môi trường, Đại học Cần Thơ;

4. Quốc hội khóa XII (2010), Luật Khoáng sản 2010;

5. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt,

quặng titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai

đoạn 2007 - 2015, có xét đến 2020;

Page 45: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thanh Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 39 - 44

44

6.UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình

phát triển kinh tế - xã hội các năm 2008 - 2009 -

2010 và 2011;

7. UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Đề án "Tăng

cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015";

8. Ủy Ban thường vụ quốc hội (2012), Báo cáo kết

quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật

về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ

môi trường".

SUMMARY

SOME SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF STATE

MANAGEMENT ON MINING IN THAI NGUYEN

Nguyen Thanh Minh*, Pham Thi Nga College of Economics and Business Administration - TNU

Thai Nguyen is rich of mineral resources, which is ranked as 2nd in Vietnam. It is very useful in

development of Mining and Mineral processing industry and contribute positively to the economic

development of the province. In recent years, Thai Nguyen has done fairly well in the

managements of mining such as: Planning ( Planning on the exploration, mining, processing and

using mineral resources), the management organization (establishing the management steering

commitee, issuing legal and management documents, evaluating and licensing mineral activities in

the area, inspecting, testing, control, detecting and handling violations)Mining activities have

changed the face of Thai Nguyen. For the mineral value of the enterprises, it has been increased

from 636.3 billion VND in 2008 to 2308.5 billion VND in 2011. Those enterprises have

contributed over 377310 billion VND to the state budget. In addition, they have helped the locality to

upgrade, repair and build infrastructure costing 36 million VND and signed to the enviroment

protection fund costing 17 million VND. However, the mineral management and exploitation in Thai

Nguyen province still remains a lot of limitations. The paper gives five solutions in the hope that the

state management of mineral sources in Thai Nguyen province will be remarkablely improved.

Key words: mineral, state management of mineral exploitation, production value, state budget

contribution.

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 735565

Page 46: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Văn Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 45 - 47

45

TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGHIỆM KỲ DỊ CỦA MÔ HÌNH

TĂNG TRƯỞNG SOLOW

Nguyễn Văn Minh1*, Nguyễn Văn Thảo2 Nguyễn Thị Thu Hằng1 1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Mô hình Solow nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế được mô tả bởi bài toán Cauchy của phương

trình vi phân Bernoulli có nghiệm kỳ dị. Bài toán này với điều kiện ban đầu (0) 0y luôn luôn

cho hai nghiệm, trong đó có một nghiệm kỳ dị. Người ta chỉ quan tâm tới nghiệm thường của bài

toán. Việc nghiên cứu sâu hơn về nghiệm kỳ dị chưa được quan tâm. Trong bài báo này chúng tôi

nghiên cứu về tính ổn định của các nghiệm, kể cả nghiệm kỳ dị, của mô hình Solow.

Từ khóa: Bài toán Cauchy, phương trình vi phân, tăng trưởng kinh tế, mô hình kinh tế, mô hình

tăng trưởng Solow, trạng thái ổn định

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG SOLOW*

Mô hình tăng trưởng Solow được mô tả bởi

bài toán Cauchy sau đây

0

(1.1)( ) . ( ( )) . ( )

(1.2)(0)

k t s f k t k t

k k

Với ( )

( )( )

K tk t

L t là tỷ số vốn/lao động. Biến

này biểu thị hàm lượng vốn tính bình quân

trên một đơn vị lao động. s là hằng số dương

nhỏ hơn 1, biểu thị tiết kiệm cận biên. là

hệ số tăng trưởng lao động. 0

(0)

(0)

Kk

L là

điều kiện ban đầu, biểu thị tỷ số vốn/lao động

tính tại thời điểm ban đầu.

Nghiên cứu về định tính của bài toán (1.1)-

(1.2) đã được trình bày trong hầu hết các tài

liệu về toán kinh tế.

Trong bài báo này ta quan tâm phân tích định

lượng và đặc biệt là tính không ổn định của

nghiệm kỳ dị của bài toán (1.1)-(1.2).

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Xét trường hợp hàm sản xuất là hàm Cobb-

Douglas có dạng

1( ) ( ) ( ) ( 0;0 1)Q t aK t L t a

Khi đó bài toán (1.1)-(1.2) được viết lại:

* Tel: 0912 119767, Email: [email protected]

0

(2.3)( ) . ( ) . ( )

(2.4)(0)

k t k t s ak t

k k

Phương trình (1.3) là phương trình Bernoulli.

Phương trình này luôn luôn có hai nghiệm,

trong đó một nghiệm là nghiệm tổng quát,

một nghiệm là nghiệm kỳ dị:

Nghiệm tổng quát

1

1(1 ). t sa

y c e

,

ở đây c là hằng số tích phân.

Nghiệm kỳ dị 0.y

Bài toán Cauchy (2.3)-(2.4) tùy theo giá trị

của 0k mà bài toán có duy nhất nghiệm hay

hai nghiệm, có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1. Nếu 0 0k , bài toán (2.3)-

(2.4) cho nghiệm duy nhất là:

1

11 (1 )

0

. .( ) ts a s a

k t k e

Trường hợp 2. Nếu 0 0k , bài toán (2.3)-

(2.4) có hai nghiệm là:

1

1 11

1 1(1 ) (1 ) 1

2

( ) 0 (2.5)

. .( ) 1 (2.6)t t

k t

s a s a sak t e e

Page 47: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Văn Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 45 - 47

46

Từ ý nghĩa của điều kiện ban đầu

0

(0)

(0)

Kk

L , ta thấy khi 0 0k , dẫn tới

K(0)=0.

Ta xét giới hạn của (2.5) và (2.6)

1lim ( ) 0 (2.7)t

k t

1

1(1 )

2

1

1

. .lim ( ) lim

as(2.8)

t

t t

s a s ak t e

Từ hai giới hạn ở trên xuất hiện một vấn đề:

mô hình tăng trưởng Solow với điều kiện ban

đầu không có vốn, trạng thái của nền kinh tế

có thể rơi vào (2.7) hoặc (2.8). Một câu hỏi

được đặt ra: khi thời gian đủ lớn, k(t) tiến tới

đâu? Tiến tới (2.7) hay (2.8)?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta phải xét tính ổn

định theo nghĩa Liapunov của mỗi nghiệm

1 2( ); ( ).k t k t

ỔN ĐỊNH LIAPUNOV

Để dễ theo dõi, chúng tôi nhắc lại một số

khái niệm cơ bản về lý thuyết ổn định.

Trong mục này chúng ta xét phương trình

( )( ( ), ) (3.1)

dy tY y t t

dt

Định nghĩa 3.1 a) Nghiệm không của phương trình (3.1) đươc

gọi là ổn định theo nghĩa Liapunov nếu với

0; 0 sao cho từ bất đẳng thưc

|| (0) ||y , suy ra bất đẳng thưc

|| ( ) || 0y t t ; ở đây, y(t) là ký hiệu

một nghiệm bất kỳ của (3.1), xác định bởi

điều kiện y(0).

b) Nghiệm không đươc gọi là ổn định tiệm

cận theo nghĩa Liapunov, nếu nó ổn định và

lim || ( ) || 0t

y t

Định lý 3.1

Nếu tất cả các nghiệm của phương trình đặc

trưng của xấp xỉ thư nhất có phần thực âm thì

nghiệm không của hệ ổn định tiệm cận.

ij 1

1

( ,... ), 1,...,n

ij i n

j

dya y Y y y i n

dt

Nếu trong sô các nghiệm của phương trình

đặc trưng của xấp xỉ thư nhất tồn tại dù chỉ

một nghiệm có phần thực dương thì nghiệm

không của hệ không ổn định.

ij 1

1

( ,... ), 1,...,n

ij i n

j

dya y Y y y i n

dt

ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH SOLOW

( ) . ( ) . . ( )k t k t s a k t

Đặt

( ) . . (4.1)f k k s a k

Tính đạo hàm cấp 1 và cấp 2, ta được 1

2

'( ) . .

''( ) . . ( 1)

f k s a k

f k s a k

Vì 0 1, ''( ) 0 0f k k , do đó

'( )f k là hàm nghịch biến theo k. Mà phương

trình 1'( ) . . 0f k s a k có nghiệm

1

1

*sa

k k

.

Từ lập luận trên ta thấy '( ) 0f k với

(0;1)k và (0) 0; '(0)f f .

Sau đây ta phân tích định tính bằng phương

pháp mặt phẳng pha, muốn vậy, ta dựng hệ

trục tọa đồ đề các vuông góc Okf, trên mặt

phẳng tọa độ này ta vẽ đồ thị của hàm (4.1).

Định lý 4.1 Nghiệm 1( ) 0k t là trạng thái

không ổn định của mô hình tăng trưởng Solow.

Tiếp theo, ta khảo sát tính ổn định của trạng

thái (2.6), muốn vậy, ta xét dấu của '

2( )f k :

' 1

2 2

11

11

(1 ) 1

(1 ) 1

( ) . . .

. . 1

(1 )

t

t

f k s a k

sas a e

e

Page 48: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Văn Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 45 - 47

47

Chuyển qua giới hạn ' (1 ) 1

2lim ( ) lim( (1 ) ) ( 1) 0t

t tf k e

Điều này chứng tỏ '

2( )f k sẽ âm với t đủ lớn.

Từ hình vẽ trên cho ta hình ảnh trực quan về

tính ổn định của trạng thái k2(t) và tính không

ổn định của trạng thái k1(t)

Định lý 4.2. Trạng thái

1

11

(1 ) 12 ( ) 1 tsa

k t e

là trạng thái ổn định.

Kết luận: Mô hình tăng trưởng Solow được

mô tả bởi phương trình vi phân dạng

Bernoulli (2.3). Phương trình này luôn luôn

cho hai nghiệm: một nghiệm tổng quát và một

nghiệm kỳ dị. Bài toán Cauchy của phương

trình (2.3) với điều kiện ban đầu (0) 0y

luôn luôn có hai nghiệm, trong đó nghiệm

(2.5) luôn là nghiệm không ổn định theo

nghĩa Liapunov. Còn nghiệm (2.6) luôn luôn

là nghiệm ổn định theo nghĩa Liapunov.

Từ đó ta rút ta khẳng định: mặc dù ban đầu

doanh nghiệp không có vốn nhưng sau một

khoảng thời gian nào đó sẽ thoát khỏi trạng

thái tĩnh, và khi đó tỷ số đơn vị vốn trên một

đơn vị lao động k(t)=K(t)/L(t) sẽ dần đến một

giá trị gọi là giá trị tới hạn, đó là

1

1sa

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Hoàng Hữu Đường (1975), Lý thuyết phương

trình vi phân, Nxb ĐH và THCN.

2. E. A. Barbasin (1973), Mở đầu Lý thuyết ổn

định, Nxb KHKT.

3. I. V. Matveev (1978), Các phương pháp tích

phân phương trình vi phân, Nxb Mir.

4. Kevin Lee, M. Hashem Pesaran, Ron Smith

(1077), Growth and convergence in a multy-

country empirical stochastic Solow mode;,

Applied Econometrics, vol 12

SUMMARY

STABILITY OF SINGULAR SOLUTION IN SOLOW GROWTH MODEL

Nguyen Van Minh1*, Nguyen Van Thao2, Nguyen Thi Thu Hang1

1College of Economics and Business Administration - TNU

2College of Technology - TNU Solow model researches the economic growth which is described by Cauchy problem of Bernoulli

difference equation has the singular solution. This proplem always has two solutions including a

singular solution, in the case initial condition as y(0) = 0. Usually, the regular solution of the

problem is only concerned. In this paper, however, we research stability of solutions, including

singular solution of Solow model.

Keywords: Cauchy problem, differential equation, economic growth, model economy, Solow

growth model, steady state

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:3/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Hồng Trường – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 119767, Email: [email protected]

Page 49: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Văn Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 45 - 47

48

Page 50: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

49

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC CẠN

Đỗ Thị Thúy Phương*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, nộp thuế thuế theo qui định của pháp luật là

quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Công tác kiểm tra thuế là một chức năng cơ bản

và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế là một biện pháp

hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp doanh nghiệp nhận thấy luôn có sự kiểm tra

giám sát của cơ quan thuế hiệu quả và kịp thời để phát hiện vi phạm nếu có. Từ đó, nâng cao tính

tuân thủ, trung thực trong việc kê khai thuế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách

thuế của Nhà nước.

Từ khóa: Thuế, kiểm tra, thanh tra, doanh nghiệp, người nộp thuế.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà

nước, nộp thuế theo qui định của pháp luật là

quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá

nhân. Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/7/2007 đã tạo hành lang pháp lý

trong công tác quản lý thuế. Theo đó, công

tác quản lý thuế chuyển từ hình thức cơ quan

thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế sang

hình thức người nộp thuế thực hiền quyền,

nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thông qua

qui trình tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách

nhiệm. Cơ quan thuế thực hiện chức năng tuyên

truyền hỗ trợ và thanh tra kiểm tra việc chấp

hành pháp luật thuế của người nộp thuế.

Công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Bắc

Cạn trong những năm qua đã nâng cao hiệu

quả công tác quản lý thuế, chống thất thu

ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn

tiềm ẩn nhiều rủi ro do người nộp thuế trên

địa bàn ngày càng có nhiều thủ đoạn trốn thuế

tinh vi, liên kết với nhau gây khó khăn cho cơ

quan thuế trong công tác quản lý thuế. Mặt

khác, đội ngũ cán bộ thuế làm công tác kiểm

tra thuế cũng còn những bất cập, chưa đáp

ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn

hiện nay như thiếu vế số lượng, từng lúc từng

nơi, vẫn còn công chức thuế chưa có tinh thần

* Tel: 0912 551551, Email: [email protected]

trách nhiệm cao trong công tác quản lý thuế.

Do vậy, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra

thuế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế Bắc Cạn

là việc làm có ý nghĩa thực tiễn cao.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA

THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN

ĐỊA BAN TỈNH BẮC CẠN

* Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra luôn là

công tác quan trọng được Cục thuế Bắc Cạn

quan tâm hàng đầu, bởi việc lựa chọn đối

tượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu

quả của công tác kiểm tra thuế.

Chỉ đạo các phòng và các chi cục thuế tiến

hành lựa chọn các đối tượng đưa vào kế

hoạch kiểm tra thuế hàng năm trình lãnh đạo

Cục phê duyệt, bao gồm: Kế hoạch kiểm tra

tại trụ sở cơ quan thuế và kế hoạch kiểm tra

tại trụ sở người nộp thuế.

Việc lập kế hoạch kiểm tra được các Phòng,

các Đội thực hiện theo quy trình, thông qua

đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối

tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng,

báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ

liệu của cơ quan thuế.

Căn cứ vào nhiệm vụ kiểm tra thuế mà Tổng

cục Thuế giao hàng năm; số liệu phân tích

đánh giá rủi ro, quy mô quản lý doanh nghiệp

và nhân lực của từng phòng và chi cục thuế

đề ra quyết định giao nhiệm vụ kiểm tra thuế.

Page 51: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

50

Bảng 1: Kế hoạch kiểm tra thuế tại Cục Thuế Bắc Cạn năm 2011 - 2013

STT Đơn vị thực hiện Kế hoạch kiểm tra So sánh (%)

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

1 Phòng kiểm tra thuế 56 52 54 92,8 103,8

2 Các Chi cục thuế 43 47 46 109,3 97,8

Tổng cộng 99 99 100 100,0 101,0

(Nguồn: Cục thuế Bắc Cạn)

Qua số liệu trên có thể thấy, cùng với các

hành vi gian lận thuế, trốn thuế, tránh

thuế…của người nộp thuế ngày càng tinh vi,

khó phát hiện hơn như trong giai đoạn hiện

nay thì nhiệm vụ kiểm tra thuế của Cục thuế

Bắc Cạn càng những năm về sau lại càng trở

nên nặng nề hơn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ

lực của toàn thể đội ngũ cán bộ kiểm tra của

toàn ngành thuế mới có thể hoàn thành được.

*Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ

quan thuế, cán bộ kiểm tra thuế của các phòng

và các đội thường vận dụng các kiến thức về

chế độ kế toàn, cơ chế tài chính, pháp luật

thuế và sử dụng các phương pháp đối chiếu,

so sánh, phân tích để nhận dạng các dấu hiệu

rủi ro, xác định các sai phạm chủ yếu trên hồ

sơ khai thuế, trên cơ sở đó, các phòng và các

chi cục thuế thực hiện theo đúng quy trình

kiểm tra thuế:

- Ra thông báo yêu cầu người nộp thuế giải

trình bổ sung thông tin tài liệu đối với

trường hợp không ghi chép hoặc phản ánh

đầy đủ các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế

hoặc căn cứ xác định số thuế đã khai có

nhiều nội dung nghi vấn.

- Ra quyết định ấn định thuế hoặc quyết định

kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (trong

trường hợp đã ra thông báo lần 2 nhưng người

nộp thuế không giải trình bổ sung được hoặc

đã giải trình bổ sung nhưng không chứng

minh được số thuế đã khai là đúng).

Vận dụng các kiến thức về chế độ kế toán và sử

dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, phân

tích để nhận dạng các dấu hiệu rủi ro, xác định

các sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, trên

cơ sở đó, các phòng và các Chi cục Thuế thực

hiện theo đúng qui trình kiểm tra thuế.

Trong năm 2013, thực hiện kiểm tra đối với

8.216 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Trong

đó, chấp nhận 8.212 hồ sơ, đề nghị điều chỉnh

2 hồ sơ; 02 hồ sơ chờ giải trình.

* Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Công tác kiểm tra thuế đã được triển khai khá

toàn diện trên cơ sở phân tích, nghiên cứu hồ

sơ khai thuế, phân tích thông tin, dữ liệu và

áp dụng nguyên tắc rủi ro vào hoạt động kiểm

tra thuế. Theo đó, đã tập trung vào các doanh

nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, doanh nghiệp

lỗ nhiều năm liên tục vẫn tiếp tục mở rộng

sản xuất kinh doanh…

Qua công tác kiểm tra thuế đã phát hiện kịp

thời các hành vi vi phạm về pháp luật thuế,

thực hiện kiến nghị xử lý truy thu về thuế, xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế,

kiến nghị sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách

về thuế…góp phần tích cực trong việc chống

thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật của người nộp thuế.

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã

được phê duyệt và quyết định điều chỉnh, bổ

sung kế hoạch kiểm tra (nếu có), Cục Thuế

Bắc Cạn thực hiện kiểm tra tại trụ sở người

nộp thuế. Kết quả thực hiện kiểm tra cho thấy

Cục Thuế Bắc Cạn đã nỗ lực trong việc bố trí

nguồn lực cho công tác kiểm tra. Kết quả

kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế từ năm

2011 đến năm 2013 như thể hiện ở bảng 2.

Về thực hiện kế hoạch kiểm tra Tổng cục

Thuế giao, Cục Thuế Bắc Cạn luôn hoàn

thành vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2011 thực hiện

vượt 5 % so với kế hoạch, năm 2012 thực

hiện vượt 15% so với kế hoạch, năm 2013

thực hiện vượt 13 % so với kế hoạch. Nếu so

sánh các doanh nghiệp đã được kiểm tra với

số doanh nghiệp hoạt động đang quản lý còn

đạt tỷ lệ thấp.

Năm 2013, toàn ngành thực hiện kiểm tra tại

113 đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành 113%

chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Kết quả: truy

thu: 2.502 triệu đồng; phạt là: 772 triệu đồng;

giảm khấu trừ 900 triệu đồng, giảm lỗ: 2.471

triệu đồng.

Page 52: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

51

Bảng 2: Tổng hơp kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ

tiêu Kế hoạch

Số đơn vị

đã kiểm tra

Tỷ lệ

(%)

Kết quả xử lý thu

Truy thu, Phạt Giảm khấu trừ Giảm lỗ

2011 99 104 105 738.000 6.000 6.105.113

2012 99 114 115 718.300 6.218.000 1.793.100

2013 100 113 113 772.347 900.063 2.471.823

Tổng 298 331 111 2.228.647 7.124.063 10.370.036

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Cạn)

* Phân tích tình hình kiểm tra thuế đối với

các doanh nghiệp

Hàng năm, Cục Thuế mới kiểm tra bình quân

được 12,7% số lượng doanh nghiệp hiện có

trên địa bàn tỉnh. Theo quy định của Tổng cục

Thuế thì số lượng cán bộ làm công tác thanh

tra, kiểm tra tại cơ quan thuế phải đạt 30%,

nhưng do số lượng cán bộ còn thiếu, tại Cục

Thuế Bắc Cạn số lượng cán bộ làm công tác

thanh tra, kiểm tra thì các chức năng chuyên

môn khác sẽ thiếu cán bộ, ảnh hưởng đến

công tác quản lý thu của ngành.

Tỷ lệ kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp hiện

có đạt thấp, chưa đạt được mức quy định của

Tổng cục thuế là hàng năm phải thực hiện

kiểm tra đạt 25% số lượng doanh nghiệp hiện

đang quản lý. Đây cũng là một vấn đề đặt ra

không chỉ riêng đối với Cục Thuế Bắc Cạn

mà các Cục Thuế khác cũng gặp phải tình

trạng như trên. Kết quả kiểm tra cho thấy:

năm 2012 có 77,2% cuộc kiểm tra có vi

phạm, năm 2013 có 87,6% cuộc kiểm tra có

vi phạm.

Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp

thuế của Cục Thuế Bắc Cạn cho thấy, các sai

phạm chủ yếu mà các doanh nghiệp thường

mắc phải (hay nói cách khác, các rủi ro về

thuế thường gặp) là:

Thuế GTGT

- Kê khai thiếu doanh thu và thuế GTGT đầu

ra: ghi nhận doanh thu không đúng trong kỳ

tính thuế, không xuất hóa đơn và kê khai thuế

GTGT đầu ra đối với khối lượng công việc

xây dựng đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn

giao, không xuất hóa đơn và kê khai thuế

GTGT đầu ra đối với hàng hóa, dịch vụ dùng

để trao đổi, biếu tặng…

- Xác định sai đôi tương chịu thuế và không

chịu thuế: kê khai đối tượng không chịu thuế

đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế (tiền bản

quyền, nhượng bán các khoản đầu tư…) và

ngược lại, kê khai đối tượng không chịu thuế

nhưng không bổ sung thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ tương ứng…

- Xác định sai sô thuế GTGT đươc khấu trừ:

kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào chậm

quá thời gian quy định (6 tháng), kê khai khấu

trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn

không phục vụ sản xuất kinh doanh, kê khai

khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn

mua vào từ 20 triều đồng trở lên nhưng không

thực hiện thanh toán qua ngân hàng…

- Xác định sai thuế suất: hàng hóa, dịch vụ

thuế thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng

lại ghi thuế suất là 5% hoặc 10%...

Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Xác định sai doanh thu chịu thuế TNDN:

hàng khuyến mãi, hàng bán trả lại, giảm giá

hàng bán, không đảm bảo thủ tục quy định,

không ghi nhận doanh thu tài chính đối với các

khoản đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn…

- Xác định sai doanh thu và thu nhập khác:

thanh lý tài sản cố định, bán phế liệu, phế

phẩm không ghi nhận doanh thu (hạch toán

giảm chi phí); chênh lệch đánh giá lại tài sản

không ghi nhận thu nhập khác để tính thuế

thu nhập doanh nghiệp…

- Xác định sai các khoản chi phí đươc trừ khi

xác định thu nhập chịu thuế: không hạch toán

giảm giá vốn đối với hàng bán bị trả lại hoặc

đối với chi phí nguyên vật liệu vượt định mức;

trích khấu hao tài sản cố định không đúng theo

quy định (khấu hao đối với tài sản đã khấu hao

hết giá trị, khấu hao nhanh không đúng đối

tượng, không đảm bảo điều kiện quy định)…

Page 53: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

52

- Xác định sai các khoản chi phí khác: ghi nhận

vào chi phí các khoản thuế bị truy thu và phạt…

- Xác định sai ưu đãi thuế: đăng ký ngành

nghề thuộc diễn ưu đãi thuế nhưng không

thực hiện đứng ngành nghề như đã đăng ký; áp

dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả

các khoản thu nhập khác (thu nhập hoạt động

tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng)…

GIAI PHÁP HOAN THIỆN CÔNG TÁC

KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BAN TỈNH BẮC CẠN

* Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán

bộ làm công tác kiểm tra

- Về phẩm chất chính trị

Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

làm công tác kiểm tra có đủ phẩm chất chính

trị, yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, biết

đặt lợi ích của quốc gia, của tập thể lên trên

lợi ích cá nhân, nói và làm theo đúng chính

sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Chấp

hành nghiêm quy chế của ngành, của cơ quan

đề ra.

Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu

quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm của

cơ quan thuế. Đội ngũ cán bộ công chức

chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng

cường kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ

của cán bộ, công chức thuế.

- Về trình độ chuyên môn

Ngoài việc theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo

quy định của nhà nước, cần xây dựng các

chương trình đào tạo cho lực lượng kiểm tra

thuế có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc

các kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức

bổ trợ cho công tác kiểm tra thuế.

- Thay đổi lề lôi làm việc, nâng cao ý thưc

trách nhiệm và đạo đưc nghề nghiệp

Phòng kiểm tra cục thuế và đội kiểm tra chi

cục thuế phải quản lý hoạt động công vụ của

công chức thông qua quy chế giám sát hoạt

động của đoàn kiểm tra và sự hỗ trợ của công

nghệ máy tính.

Xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin,

trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị kiểm tra

trong ngành từ các Cục thuế, các chi cục thuế

trong và ngoài tỉnh.

Đào tạo đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm

công vụ cho cán bộ kiểm tra thuế.

- Kiện toàn và nâng cao chất lương đội ngũ

cán bộ làm công tác kiểm tra thuế

Nâng cao vai trò chỉ đạo hướng dẫn của Cục

thuế đối với Chi cục thuế trong công tác kiểm

tra thuế thông qua quy chế, qui trình, qua chế

độ kiểm tra giám sát chế độ báo cáo, thông

qua chế độ kiểm tra, giám sát.

Đôi với Cục Thuế: Cơ chế tổ chức cần đi sâu

vào các chuyên ngành, hoặc đối tượng kiểm

tra, giao cho một phòng (hoặc một tổ) làm

chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra

kết quả của các đoàn kiểm tra.

Đôi với các Chi cục Thuế: Cơ cấu tổ chức cần

đi sâu vào đối tượng kiểm tra, giao cho một

đội làm chức năng tổng hợp và thẩm định,

phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra.

Xây dựng mối liên kết, phối hợp trong công

tác hướng dẫn chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ

kiểm tra giữa các cấp trong ngành, tạo ra một

cơ cấu thống nhất, đồng bộ và gắn kết trong

hệ thống kiểm tra toàn ngành.

Thực hiện việc tổ chức sát hạch kiến thức và

kỹ năng kiểm tra thuế đối với công chức làm

công chức kiểm tra thuế 2 năm/lần.

Xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân

chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra thuế.

* Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra

của ngành thuế theo cơ chế và kỹ thuật

quản lý rủi ro

- Xây dựng và áp dụng mô hình tuân thủ của

người nộp thuế vào công tác kiểm tra thuế

trên cơ sở phân loại người nộp thuế theo hành

vi tuân thủ, thực hiện phân tích, đánh giá lựa

chọn đối tượng kiểm tra thuế áp dụng kỹ thuật

quản lý rủi ro và lập kế hoạch kiểm tra thuế

hàng năm.

- Hoàn thiện cơ chế cho hoạt động kiểm tra

theo quy định của Luật quản lý thuế.

* Phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào

công tác kiểm tra thuế

Trên cơ sở hệ thống quản lý thuế tích hợp với

cơ sở dữ liệu tập trung cần xây dựng các phần

mềm ứng dụng để phân tích hiệu quả cho

công tác kiểm tra thuế từ khâu thập cơ sở dữ

Page 54: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

53

liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu

doanh nghiệp để phân tích, đánh giá mức độ rủi

ro phục vụ công tác kiểm tra người nộp thuế.

* Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ làm

công tác kiểm tra thuế

Cần tăng cường đào tạo cho lực lượng kiểm tra

thuế các kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức

bổ trợ cho các công tác kiểm tra thuế.

- Kỹ năng kiểm tra nâng cao theo ngành, lĩnh

vực kinh doanh như: Xây dựng cơ bản, kinh

doanh bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,

chứng khoán…

- Đào tạo kiến thức bổ trợ như: Phân tích báo

cáo tài chính, hạch toán kế toán chuyên

ngành, các ứng dụng tin học phục vụ phân

tích, hỗ trợ công tác kiểm tra.

- Coi trọng đào tạo đạo đức công vụ, văn hóa

ứng xử cho lực lượng kiểm tra khi tiếp xúc

với người nộp thuế.

* Tăng cường kỷ luật, kỷ cương với công

chức thuế nói chung và công chức làm công

tác kiểm tra thuế nói riêng

- Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức,

xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ

cương. Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của

ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công

chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp

thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh

đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức

để xử lý theo quy định.

- Hàng năm tiếp tục thực hiện quy chế luân

phiên, luân chuyển, điều động cán bộ theo qui

định của Bộ Tài chính tại Quyết định số:

675/QĐ-BTC ngày 16/4/2008 về việc quy

định danh mục vị trí công tác cần định kỳ

chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên

chức tại các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài

chính và Kế hoạch luân phiên, luân chuyển,

điều động của Cục thuế.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “học tập,

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Thực hiện khẩu hiệu “trách nhiệm - kỷ

cương” do ngành thuế phát động và quán triệt

việc tuân thủ các quy định về giờ giấc làm

việc, tác phong kỷ luật, văn minh công sở,

tăng cường thời gian làm việc tại cơ quan

thuế, tập trung cho hoạt động thanh tra, kiểm

tra thuế.

- Thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm

chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng

và quy chế khoán chi của ngành. Quan tâm

đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ

công chức, tạo điều kiện cho cán bộ công

chức được học tập nâng cao trình độ chuyên

môn, trình độ lý luận, xem xét, giải quyết chế

độ về tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ kịp

thời, đúng qui định.

KẾT LUẬN

Công tác kiểm tra thuế là một chức năng cơ

bản và quan trọng trong công tác quản lý

thuế. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính,

tự khai, tự nộp của doanh nghiệp, cơ quan

thuế cần phải thực hiện các biện pháp giám

sát hiệu quả việc tự tính, tự khai, tự nộp của

doanh nghiệp, vừa đảm bảo khuyến khích sự

tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế, vừa đảm

bảo pháp hiện ngăn ngừa kịp thời các trường

hợp vi phạm pháp luật thuế. Làm tốt công tác

kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm

phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp doanh

nghiệp nhận thấy luôn có sự kiểm tra giám sát

của cơ quan thuế hiệu quả và kịp thời để phát

hiện vi phạm nếu có. Từ đó, nâng cao tính

tuân thủ, trung thực trong việc kê khai thuế,

đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính

sách thuế.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Cục thuế Bắc Cạn (2012), Báo cáo tổng kết

công tác thuế năm 2011.

2. Cục thuế Bắc Cạn (2013), Báo cáo tổng kết

công tác thuế năm 2012.

3. Cục thuế Bắc Cạn (2014), Báo cáo tổng kết

công tác thuế năm 2013.

4. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý

thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Thanh Mai (2012), “Hà Nội đổi mới phương

pháp thanh tra, kiểm tra thuế”, Tạp chí thuế Nhà

nước số 6.

Page 55: Tập 124, số 10, 2014

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54

54

SUMMARY

IMPROVING TAX INSPECTION IN BAC CAN PROVINCE

Do Thi Thuy Phuong* College of Economics and Business Administration - TNU

Tax is the main source of the State budget; and payment of tax under the law is the rights and

obligations of all organizations and individuals. Tax inspection is a basic and important function in

the management of tax. Implementing this activity well is effective ways to detect and prevent

violations, making businesses realize the regularly effective and timely control and supervision of

the tax authorities to detect any violations. As a result, improving the compliance and honesty in

tax declaration helps ensure fairness in the implementing tax policy.

Keywords: tax, inspection, businesses, taxpayers.

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 551551, Email: [email protected]

Page 56: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

55

VAI TRO CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT NGÀNH

CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN, TẦM NHÌN 2020

Nguyễn Thị Lan Anh*, Đỗ Thùy Ninh Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ hai của Việt Nam (sau tỉnh Lâm Đồng) [1]. Cây

Chè Thái Nguyên có nhiều ưu thế do được thiên nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi, người dân địa phương

có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc hay sơ chế chè; đã có một số thương hiệu chè đặc sản

Tân Cương, La Bằng, Trại Cài… Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên qua nhiều phân tích

(2008-2013) được đánh giá chưa phát huy được tiềm năng lợi thế sẵn có. Tập trung một số nguyên

nhân:(i) Chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để đáp ứng cho các nhà máy chế biến công suất lớn hình

thành;(ii) Kỹ thuật canh tác/ thu hái/ sơ chế chè phụ thuộc thói quen tập quán;(iii) Mức độ ứng

dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật chưa cao. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả muốn phân tích

vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp trong hình thành và tạo động lực cho tổ chức lại sản xuất ngành

chè tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu quy hoạch sản xuất, thúc đẩy phát triển, tạo dòng sản phẩm

chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân ngành chè.

Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành chè, tỉnh Thái Nguyên, liên kết “bôn

nhà”, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Chè Thái Nguyên đang bộc lộ nhiều bất cập ở

ba công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ. Diện

tích dành cho khai thác chè chủ yếu do tư

nhân sở hữu nhỏ, manh mún (chiếm 70% tổng

diện tích trồng chè của cả tỉnh), khó triển khai

áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không kiểm soát

được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản

xuất sạch/ an toàn thực phẩmVietGAP,

UTZ,... dẫn đến chất lượng không đồng đều.

Doanh nghiệp sẽ là tác nhân quan trọng nhất

trong chuỗi ngành chè có thể đảm nhận được

yêu cầu này. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ,

giống, tập huấn kỹ thuật cho nhóm tác nhân

đầu vào của ngành (nông dân, HTX, nông

trường trồng chè); Doanh nghiệp đầu tư hạ

tầng, công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu đa

dạng về sản phẩm của thị trường; Doanh

nghiệp tìm kiếm thị trường phân phối tiêu thụ

sản phẩm, định hướng nhu cầu thị trường

hoặc tư vấn lại cho nông dân để đưa ra những

sản phẩm thị trường cần.

Số lượng doanh nghiệp DNNVV ngành chè

Thái Nguyên

Theo thống kê của Sở kế hoạch & Đầu tư

Tỉnh hiện nay loại hình doanh nghiệp nhỏ và

vừa chiếm 100% trên địa bàn [2][3].

* Tel:

Trong số nhữngDN sản xuất, chế biến chè ở

Thái Nguyên hiện nay chỉ rất ít DN sản xuất

sử dụng nguyên liệu đầu vào búp lá chè tươi,

số DN còn lại chủ yếu thu mua chè sơ chế

trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa

tiêu thụ.

Năng lực tài chính và nguồn vốn của các

DNNVV ngành chè Thái Nguyên

Vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan

trọng đối với các DN sản xuất mà còn đề cập

tới sự tham gia của vốn trong DN, trong cả

quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong

suốt thời gian tồn tại của DN.

Lao động trong các DNNVV ngành chè

Thái Nguyên

Xác định người lao động là yếu tố cốt lõi tạo

nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, những năm gần đây, nhiều

DN chè đã chú trọng việc cải thiện môi trường làm việc, thu hút được lực lượng lao

động tham gia vào quá trình sản xuất, đóng gói và chế biến chè.

Từ bảng trên, ta thấy cơ cấu lao động trong DNNN và công ty TNHH chiếm tỷ lệ nhiều

nhất, đây là cơ sở để tăng được số lượng sản phẩm chè thành phẩm cung cấp kịp thời cho thị

trường nội địa và xuất khẩu. Các lao động tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất là người

dân địa phương.

Page 57: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

56

Biểu đồ 1: Sô lương DNVVN ngành chè Thái Nguyên từ năm 2008-2013

(Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên)

Biểu đồ 2: Tỷ trọng vôn sản xuất kinh doanh của DNVVN ngành chè Thái Nguyên năm 2013

(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên)

Bảng 1: Lao động trong sản xuất kinh doanh của DNNVV ngành chè Thái Nguyên năm 2013

STT Loại hình doanh nghiệp Lực lượng lao động

Số lượng (người) Cơ cấu (%)

1. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 946 45,26

2. Công ty cổ phần (CTCP) 285 13,63

3. Công ty TNHH 610 29,19

4. Doanh nghiệp tư nhân 182 8,71

5. DN có vốn đầu tư nước ngoài 67 3,21

Tổng 2090 100

(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Bảng 2: Một sô chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt đươc do phát triển sản xuất chè

ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng sản lượng chè (búp tươi) Tấn 145.710 161.322 185.000

2 Giá trị hàng hóa của chè Tr. đồng 2.267.115 2.689.322 2.945.658

3 Giá trị hàng hóa xuất khẩu USD 9.943.000 10.484.000 11.890.000

4 Giá trị sản lượng chè/ 1 ha TrĐ/ha 107 120 134

5 Thu nhập bình quân của người trồng chè 1000 đ 1.790 1.820 1.890

6 Tạo thêm việc làm cho người lđ mới Người 657 733 890

(Nguồn: Niên giám thông kê năm 2012)

Page 58: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

57

VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG SAN

XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN

Khả năng đóng góp của các doanh nghiệp

ngành chè Thái Nguyên

Hiệu quả kinh doanh các sản phẩm từ chè

được thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị tổng sản

lượng, giá trị hàng hóa, giá trị xuất khẩu, thu

nhập bình quân của người trồng chè… được

thể hiện ở trong bảng 2.

Ngoài các chỉ tiêu đã được lượng hóa như

trên ta còn có thể thấy phát triển sản xuất chè

có tác động to lớn đến việc nâng cao chất

lượng cuộc sống cho người dân, giải quyết

công ăn việc làm cho người lao động, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và

bảo vệ môi trường sinh thái.

Doanh nghiệp giữ vai trò kết nối các tác

nhân trong chuỗi giá trị ngành chè

Kết quả điều tra cho thấy, về hình thức cấu

trúc tổ chức liên kết có có 34,88% doanh

nghiệp chè Thái Nguyên áp dụng hình thức

hạt nhân trung tâm, xung quanh hạt nhân đó

có các nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp

và nông dân, hỗ trợ hoạt động đan xen cùng

nhau giúp đỡ đảm bảo cho chuỗi giá trị chè

được tạo ra với chất lượng sản phẩm tốt nhất

và sự đồng đều.

Ưu điểm của hình thưc đa thành phần là sự

phối hợp đồng bộ giữa các bên nên có thêm

sức mạnh tổng hợp để có bước đột phá trên

các lĩnh vực như chuyển giao khoa học kỹ

thuật nuôi trồng do có sự tham gia trực tiếp

của nhà khoa học, quản lý thu mua sản phẩm

và hỗ trợ các chính sách ưu đãi do có sự quan

tâm quản lý của nhà nước.

Nhươc điểm của hình thưc đa thành phần là

sự phức tạp trong công tác quản lý phối hợp

giữa các thành phần tham gia và khả năng nhân

rộng, kéo dài rất hạn chế.

Việc thực hiện mối liên kết này vẫn còn tồn

tại khá nhiều khó khăn như: tình trạng người

trồng chè tự sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè

trong khi có nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản

xuất chè không có vùng nguyên liệu riêng

phải thu mua thông qua các cơ sở thu gom

dẫn đến việc chênh lệch giá; nhiều nhà máy

chỉ sản xuất đạt 60-70% công suất vì thiếu

nguyên liệu, trong khi đó có một số lượng lớn

người nông dân phải tự tìm thị trường tiêu

thụ; một số trường hợp các ban ngành địa

phương còn lúng túng, chưa có chế tài phù

hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa

doanh nghiệp và người nông dân.

Tăng giá trị sản phẩm

Doanh nghiệp tận dụng những lợi thế có kỹ

thuật, công nghệ, vốn, hạ tầng,...tạo ra những

sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Các doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ

nhóm ngành hàng hỗ trợ lẫn nhau. Sức cạnh

tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử

dụng những tài sản hiện có của mình và có

được phương thức tiếp cận với những nguồn

mới hiệu quả như thế nào thông qua hợp tác

với các bạn hàng liên quan khác. Vấn đề hợp

tác ngành nghề trong từng lĩnh vực ngành

hàng sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho

việc tăng giá trị cho sản phẩm.

Doanh nghiệp có điều kiện và khả năng

thích ứng nhanh nhạy với thị trường nên

đầu tư bài bản và chuyên nghiệp vào kỹ

thuật công nghệ

Đầu tư kỹ thuật công nghệ trong ngành chè

thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài

hơn các ngành khác, bởi chè là loại cây công

nghiệp dài ngày, chu trình sinh trưởng khá

lâu, nên chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài.

Thông thường đầu tư cho chè phải trải qua

các giai đoạn phát triển sinh học, nên từ khi

trồng đến khi bắt đầu được thu hái phải mất

thời gian 3 năm, và thời gian kinh doanh có

thể từ 30 đến 50 năm. Cho nên, vốn đầu tư

phải phân bổ trong khoảng thời gian kéo dài và

theo thời vụ của cây chè. Thêm vào đó, hiệu

quả thu hoạch cây chè trong những năm đầu

kinh doanh là rất thấp, hiệu quả chỉ được tăng

dần trong thời gian sau. Do đó, thời gian để

hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá lâu.

Page 59: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

58

Đầu tư cho ngành chè diễn ra trong một địa

bàn không gian rộng lớn, trên các vùng đồi

trung du, miền núi. Điều này làm tăng tính

phức tạp trong quản lý và điều hành các công

việc để khai thác đầu tư có kết quả

Đầu tư ngành chè đòi hỏi phải có hệ thống hạ

tầng cơ sở tối thiểu như các viện nghiên cứu,

các trung tâm khảo nghiệm, hệ thống thuỷ lợi,

mạng lưới giao thông, hệ thống điện tương

thích, các phương tiện thiết bị phù hợp... Đây

là điều kiện chưa được quan tâm thích đáng

trong vùng chè. Trong khi đó, các khu công

nghiệp chế biến có điều kiện hạ tầng phát

triển hơn lại xây dựng xa vùng nguyên liệu,

gây tốn kém về chuyên chở và làm giảm chất

lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về

phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ làm giảm

mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè

thành phẩm.

Đầu tư các vườn chè, phần lớn giao cho các

hộ gia đình quản lý chăm sóc. Khâu chăm sóc

đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng thường các hộ

nông dân không đủ vốn, vì thế các cơ sở sản

xuất kinh doanh thường phải đầu tư loại vốn

này, ứng trước vật tư kỹ thuật cho người

trồng; và khả năng thu hồi nguồn vốn này là

rất khó khăn.

Trong hoạt động đầu tư ngành chè cần chú

trọng đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá và

đầu tư phát triển thị trường, kể cả thị trường

trong nước và thị trường nước ngoài; bởi

phần lớn sản lượng chè của nước ta (70 -

80%) là dành cho xuất khẩu - một thị trường

cạnh tranh khắc nghiệt. Để phát triển thị

trường, các doanh nghiệp cần chú trọng công

tác marketing, để tìm hiểu hướng thị trường,

đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và

ngoài nước.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Mục tiêu của ngành chè Thái Nguyên là cần

xây dựng một chuỗi giá trị ngành hàng theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển

bền vững, thay vì chỉ chú trọng đến những

tăng trưởng về lượng. Do vậy, cần quan tâm

và khuyến khích sự hình thành, phát triển của

các mô hình tổ chức sản xuất mới nhằm xây

dựng những quan hệ sản xuất mới, mở đường

cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong

nông nghiệp, đặc biệt là mô hình “bốn nhà”.

Trong ba yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất

nông nghiệp (ruộng đất, lao động, vốn) thì

ruộng đất vẫn là yếu tố quyết định. Việc qui

hoạch tạo vùng sản xuất nông nghiệp hàng

hóa lớn, qui mô sản xuất nông trại lớn, có

chính sách tích tụ ruộng đất, hạ tầng, quản trị

nông nghiệp,…khác hẳn các vùng sản xuất

nông hộ qui mô nhỏ. Có thể bắt đầu bằng các

sản phẩm có chuỗi giá trị xuất khẩu mạnh như

thủy sản, cà phê, cao su.

Cần nghiên cứu và có chính sách hình thành,

hỗ trợ phát triển các hợp tác xã sản xuất nông

nghiệp chứ không chỉ là hợp tác xã dịch vụ,

và cần tách riêng hai loại hình hợp tác xã này.

Có chính sách đảm bảo hình thành các hiệp

hội các chủ nông trại qui mô nhỏ, lớn, thậm

chí một vùng, quốc gia, đảm bảo để hiệp hội

các chủ nông trại tổ chức nông dân theo

ngành nghề, bảo vệ sản xuất, đàm phán với

doanh nghiệp.

Có chính sách khuyến khích đối với các tổ

chức sản xuất áp dụng khoa học công nghệ

cao…Tập trung mọi nguồn lực để khai thác

có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế

của cây chè, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên

có vị thế cao trên thị trường trong nước và thế

giới. Một số gợi ý khuyến nghị đối với tỉnh

Thái Nguyên có phương hướng đối với phát

triển sản xuất chè giai đoạn 2010 - 2015, định

hướng đến năm 2020:

+ Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập

trung nhằm tạo tính ổn định cho ngành hàng.

+ Phát triển sản xuất chè trên cơ sở đầu tư thâm

canh, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

trong khâu sản xuất giống, chế biến nhằm tăng

năng suất, chất lượng cho sản phẩm.

+ Khai thác, phát huy nội lực, tận dụng tối đa

ngoại lực để đưa sản phẩm tiếp cận những thị

trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…

+ Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm khuyến khích các

hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các thành

phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Page 60: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

59

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Diện tích chè Thái Nguyên là 18.600 ha; diện

tích chè Lâm Đồng là 25.000 ha; Diện tích chè của

cả nước trên 70.000 ha.

2. Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Đánh

giá hiện trạng cây chè

3. Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày

30/6/2009 của Chính phủ

4. PGS.TS Trương Đình Chiến (2012), Quản trị

Marketing, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân

5. Phillip Kotler (2012), Quản trị Marketing, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội

6. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, T.P Hồ Chí Minh

7. Michael Poter, Chuỗi giá trị và lơi thế cạnh

tranh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

8. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình

Quản trị chiến lươc, Nhà xuất bản Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

SUMMARY

ROLE OF CORPORATE REORGANIZATION

IN MANUFACTURING SECTOR TEA THAI NGUYEN, VISION 2020

Nguyen Thi Lan Anh*, Do Thuy Ninh College of Economics and Business Administration - TNU

Thai Nguyen tea growing area of Vietnam's second largest (after Lam Dong) [1]. Thai Nguyen tea

tree has many advantages due to natural soil incentive locals have a lot of experience in planting,

tending or primary processing of tea; had some specialty tea brand Xinjiang, La Bang ... Camp Set.

However, Thai Nguyen tea industry through statistics analysis (2008-2013) is assessed not to

promote the availability of potential advantages. Is due to several reasons: (i) do not focus so no

material area large enough to accommodate the high-capacity processing plant form; (ii) technical

practices, tending, processing of tea for farmers harvest; (iii) scientific and technical progress in the

tea-growing region from planting, care to provide for the processing market. Through this article, the

authors wanted to analyze business and create incentives for organizations the production of Thai

Nguyen tea industry with the goal of production planning, promoting, creating high-quality product

line, increase the value added to the tea industry agents.

Keywords: enterprise, small and medium enterprises, the tea industry, Thai Nguyen, the "four"

links,value added.

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel:

Page 61: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 55 - 59

60

Page 62: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

61

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA

Ở TỈNH BẮC KẠN

Trần Đình Tuấn*, Nguyễn Thị Châu, Trần Thị Ánh Nguyệt Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bắc Kạn có thế mạnh về kinh tế là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều nông sản phẩm của

tỉnh đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, tình hình tiêu

thụ sản phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nguyên nhân của thị trường. Mặc dù tỉnh đã

quan tâm đầu tư để phát triển thị trường thương mại, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của

người dân, nhưng mức độ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ

được, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Qua nghiên cứu thực trạng, các tác giả đã đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản

phẩm nói riêng cho tỉnh Bắc Kạn, góp phần giải quyết khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Từ khóa: Thị trường nông sản phẩm ở Bắc Kạn; Thương mại, dịch vụ ở Bắc Kạn

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bắc Kạn là tỉnh thuộc khu vực trung du, miền

Núi phía Bắc Việt Nam, có thế mạnh về phát

triển kinh tế nông lâm nghiệp. Trong những

năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp

của tỉnh đang có sự chuyển dịch dần theo

hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều nông sản

phẩm của tỉnh đã có thương hiệu trên thị

trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy

nhiên, trên thực tế tình hình tiêu thụ sản phẩm

gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nguyên

nhân do thị trường phát triển ở mức độ chậm,

chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, dẫn

đến hiện tượng sản phẩm làm ra không tiêu

thụ được, gây thiệt hại cho người sản xuất. Vì

vậy cần thiết phải tìm ra các giải pháp để thị

trường phát triển ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ

sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho người sản

xuất và tăng thu cho ngân sách địa phương.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ Ở

BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2008 -2013

Đánh giá chung

Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát

triển thương mại, dịch vụ, du lịch giai đoạn

2008 - 2013 trên địa bàn tỉnh diễn ra trong bối

cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi như tình hình

chính trị - xã hội ổn định. Sản xuất nông lâm

* Tel:

nghiệp hàng hóa với các lĩnh vực như trồng

cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi đại

gia súc…; ngoài ra tỉnh còn có tiềm năng về

khoáng sản chì, kẽm, sắt... phục vụ cho phát

triển các ngành công nghiệp khai thác, chế

biến sâu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều danh lam,

thắng cảnh đẹp; có tiềm năng về du lịch đa

dạng, phong phú. Điều đó đã tạo điều kiện

thuận lợi cho phát triển du lịch và các loại

hình thương mại, dịch vụ, góp phần tiêu thụ

nông sản phẩm.

Tuy nhiên, việc phát triển thương mại, dịch

vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều

khó khăn như địa hình chia cắt, giao thông

giữa các vùng không thuận tiện, gây trở ngại

cho quá trình vận chuyển, giao lưu hàng hoá,

tiếp thị du lịch, làm giảm sức cạnh tranh của

hàng hoá, không hấp dẫn các nhà đầu tư vào

lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Thu

nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo

còn cao… Những khó khăn đó đã tác động

không nhỏ tới phát triển thị trường thương

mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả cụ thể

Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ

Trong những năm qua, mạng lưới bán buôn,

bán lẻ, đặc biệt là hệ thống chợ và các hộ kinh

doanh bán lẻ phát triển khá nhanh. Thị trường

được mở rộng với sự tham gia của nhiều

Page 63: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

62

thành phần kinh tế nên hàng hoá ngày càng

phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản

xuất, tiêu dùng của nhân dân, góp phần ổn

định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh

doanh phát triển.

Năm 2008 có 5.940 công ty, hợp tác xã, hộ

kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực

thương mại, dịch vụ, trong đó có 72 doanh

nghiệp, hợp tác xã, 5.868 hộ kinh doanh cá

thể. Năm 2012 có 6.112 tổ chức, cá nhân,

trong đó có 621 doanh nghiệp, hợp tác xã và

5.491 hộ kinh doanh cá thể. Về mạng lưới bán

buôn, bán lẻ và hạ tầng thương mại, hiện nay

trên địa bàn tỉnh có 2 siêu thị (siêu thị điện

máy Lan Kim, siêu thị Hapromart) và 65 chợ

trong đó có 15 chợ được đầu tư xây mới, cải

tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư phát triển

là 85 tỷ đồng (nguồn vốn chương trình 135 là

18,5 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

là 14 tỷ đồng, nguồn khác là 52,5 tỷ đồng).

Thực trạng phát triển Trung tâm thương

mại và Siêu thị trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 01 Trung tâm

thương mại hạng 3, 01 Siêu thị hạng 2 (Siêu

thị tổng hợp Lan Kim) và 01 Siêu thị hạng 3

(Siêu thị Hapromart). Tất cả các trung tâm

thương mại và siêu thị đều thuộc địa bàn Thị

xã Bắc Kạn.

Nhóm hàng kinh doanh chính tại các siêu thị

là kinh doanh tổng hợp. Các nông sản phẩm

qua chế biến đã được tiêu thụ tại Trung tâm

thương mại và Siêu thị.

Thực trạng mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 65 chợ đang hoạt

động, tỉnh chưa có chợ hạng I, chỉ có 06/65

chợ hạng II, còn lại 59/65 chợ hạng III (bao

gồm cả chợ tạm). Cơ sở vật chất nhiều chợ

hiện đã xuống cấp, đặc biệt là các chợ hạng

III, chợ tạm.

Các chợ hạng III tập trung chủ yếu tại địa bàn

nông thôn, đa phần không được xây dựng

kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán

hàng hóa của nhân dân trong xã và địa bàn

phụ cận.

Lưu lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ:

Theo tổng hợp báo cáo từ phòng Công

Thương các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, tỷ

trọng hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua các

chợ trung bình đạt khoảng 40-60% so với

tổng lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông qua

các loại hình phân phối. Mạng lưới chợ trên

địa bàn tỉnh là nơi cung cấp chủ yếu các mặt

hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho

nhân dân và là nơi thực hiện việc trao đổi

mua bán cho các hộ sản xuất nhỏ. Các loại

hàng hóa lưu thông qua chợ chủ yếu gồm:

Hàng tạp hóa, thực phẩm tươi sống, các loại

nông sản phẩm sản xuất của hộ, tiếp theo là

hàng nông sản khô đã qua sơ chế, hàng may

mặc, giầy dép, hàng nông cụ, vật tư nông

nghiệp và một số ít các loại hàng hóa như

hàng kim khí, điện máy, điện tử điện lạnh…

Bảng 1. Sô lương Trung tâm thương mại và Siêu thị hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

T

T Tên siêu thị Địa chỉ DN quản lý

Hạng

siêu

thị

Nhóm

hàng KD

Diện

tích

XD

(m2)

Diện

tích KD

(m2)

Năm

KD

1 TT thương

mại Lan Kim

Phường Phùng

Chí Kiên, TX Bắc

Kạn

Công ty TNHH

Lan Kim

3

KD tổng

hợp

2.466

10.000

2012

2 Siêu thị

Hapromart

Phường Đức

Xuân, TX Bắc

Kạn

Tổng công ty

TM Hà Nội

3

KD tổng

hợp

500

500

2008

3 Siêu thị tổng hợp Lan Kim

Phường Phùng Chí Kiên, TX Bắc

Kạn

Công ty TNHH Lan Kim

2

KD tổng hợp

1.400

2.290

2012

(Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn và tổng hơp của tác giả)

Page 64: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

63

Bảng 2. Tình hình mạng lưới chơ hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

STT

Loại chợ

Địa chỉ

Mô hình

quản lý

Diện tích

XD (m2)

Năm

KD

I Chợ hạng I

II. Chợ hạng II

1 Chợ Đức Xuân P. Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn DN 11.032 2008

2 Chợ Bắc Kạn P. Phùng Chí Kiên-TX Bắc Kạn DN 2.176 2011

3 Chợ TT huyện Pác Nặm Xã Bộc Bố - huyện Pác Nặm Ban QL 3.604 2008

4 Chợ TT Phủ Thông TT Phủ Thông - huyện Bạch Thông Ban QL 9.450 2003

5 Chợ TT Bằng Lũng TT Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn Ban QL 6.890 2008

6 Chợ ĐMNS huyện Na Rì TT Yến Lạc - huyện Na Rì Ban QL 11.000 2007

III Chợ nông sản, đầu mối

1 Chợ Trâu bò Nghiên Loan Xã Nghiên Loan - huyện Pác Nặm Tổ QL 5.000 2005

2 Chợ Gia súc xã Bộc Bố Xã Bộc Bố - huyện Pác Nặm Tổ QL 11.961 2005

3 Chợ ĐMNS huyện TT Yến Lạc - huyện Na Rì Ban QL 11.000 2007

(Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn và tổng hơp của tác giả)

Các loại hình hạ tầng thương mại khác

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có các loại

hình kết cấu thương mại khác như Trung tâm

Hội chợ triển lãm thương mại, TT Thông tin

và Xúc tiến thương mại, Trung tâm logistic,..

Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân

trong phát triển thị trường ở Bắc Kạn

Những mặt hạn chế

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên

địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 chưa thực

sự phát triển, tốc độ phát triển chưa tương

xứng với tiềm năng. Thị trường hàng hoá và

số người kinh doanh, buôn bán có tăng nhưng

chỉ mang tính tự phát, phân tán, quy mô nhỏ

lẻ, mua bán qua nhiều nấc trung gian. Chưa

thiết lập được mối quan hệ lâu dài giữa sản

xuất với lưu thông, đặc biệt là các sản phẩm

nông lâm nghiệp của địa phương.

Hệ thống hạ tầng thương mại hiện còn những

bất hợp lý về khoảng cách, bán kính phục vụ

và qui mô dân số. Một số chợ được hình

thành thiếu sự thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá

và thiết chế cơ bản như nhà vệ sinh, thiết bị

phòng cháy chữa cháy và nơi để xử lý rác

thải,... Đã và đang xảy ra tình trạng mất an

toàn giao thông trên nhiều tuyến đường có

điểm họp chợ.

Việc hình thành trung tâm thương mại ở thị

xã Bắc Kạn, hệ thống bán lẻ hiện đại ở các

khu tập trung dân cư chưa được quan tâm

đúng mức, công tác xã hội hoá trong đầu tư

phát triển hạ tầng thương mại còn thấp.

Việc tổ chức hội chợ thương mại, hội chợ

triển lãm tại địa phương còn đơn điệu, chưa thực sự hiệu quả.

Lĩnh vực xuất - nhập khẩu phát triển không ổn định, chưa xây dựng được mặt hàng chiến

lược, hàng xuất khẩu chủ lực.

Lĩnh vực dịch vụ còn nhiều hạn chế, chất

lượng dịch vụ chưa cao.

Còn thiếu quy hoạch tổng thể, lâu dài trên cơ

sở tiềm năng của tỉnh nên chưa có định hướng rõ nét trong phát triển thương mại, dịch vụ.

Nhất là thiếu quy hoạch chi tiết phát triển trên địa bàn tỉnh. Thiếu vốn để đầu tư, xây dựng,

cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch. Một số dự án hạ tầng thương mại, dịch vụ đã hoàn thành

đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.

Việc xã hội hoá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch còn hạn chế.

Dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, ít chủng loại sản phẩm, mẫu mã và chất lượng sản phẩm

chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như thu hút du khách đến tham quan, du lịch tại địa

phương. Công tác marketing còn yếu.

Nguyên nhân của các hạn chế

Nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp,

chưa thu hút được đầu tư vào lĩnh vực thương

Page 65: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

64

mại, dịch vụ, du lịch. Năng lực tài chính của

các doanh nghiệp địa phương hoạt động trong

lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch còn

thấp, thiếu sự liên kết với nhau trong hợp tác

đầu tư nên việc phát triển thương mại, dịch

vụ, du lịch còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ

nên việc xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng

mắc không kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các

ngành, các cấp trong việc nghiên cứu phát

triển thị trường, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động

thương mại, dịch vụ, du lịch còn hạn chế.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng

cường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu

cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là

hạ tầng về giao thông, công nghệ thông tin và

các dịch vụ phụ trợ... Việc quy hoạch đất và

dành quỹ đất cho phát triển các công trình kết

cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch còn

chậm hoặc chưa được quan tâm là một trong

những trở ngại quan trọng trong việc phát

triển các loại hình này.

GIAI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TIÊU THỤ NÔNG SAN HANG HÓA TỈNH

BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020

Giải pháp chung

Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất

hàng hóa, có tác động thúc đẩy sản xuất hàng

hóa phát triển và vì vậy giải pháp cho thị

trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và tiêu

thụ nông sản phẩm nói riêng đến năm 2020

tập trung vào những vấn đề dưới đây:

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường, hệ

thống thương mại điện tử để thường xuyên

cặp nhật thông tin, mới nhất về thị trường tiêu

thụ nông sản để cung cấp cho người sản xuất,

tiến tới lắp đặt hệ thống vi tính và nối mạng

đến các xã để người sản xuất cập nhật thông

tin hàng ngày.

- Tổ chức tuyên truyền quảng bá giới thiệu

sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa có

uy tín, chất lượng trên thị trường, tiến tới có

chứng chỉ chất lượng sản phẩm. Tăng cường

kiểm tra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để giữ

chất lượng.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói

chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng.

Trục giao thông quan trọng là quốc lộ 3 chạy

qua tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc nối với Cao Bằng

ra cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, phía

Nam nối với Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh

khác. Quốc lộ 3 đã và đang được Chính phủ

đầu tư cải tạo nâng cấp. Đầu tư nâng cấp các

tuyến đường giao thông giữa Bắc Kạn với các

tỉnh biên giới (Lạng Sơn, Cao Bằng) tạo điều

kiện để vận chuyển sản phẩm nông lâm nghiệp

đến cửa khẩu để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Quốc lộ 279 (đường vành đai II) là tuyến giao

thông nối Bắc Kạn với Lạng Sơn và Tuyên

Quang đang từng bước được nâng cấp.

Về mạng lưới đường bộ trong tỉnh chất lượng

nhìn chung tuy có được cải thiện song vẫn

thấp so với nhu cầu, còn nhiều tuyến chưa

được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là những

tuyến nằm ở miền núi và các tuyến đường

huyện xã.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức tiêu

thụ sản phẩm phù hợp như: bán lẻ, bán buôn,

hợp đồng tiêu thụ, sản phẩm, liên kết giữa sản

phẩm và tiêu thụ, trong đó hình thức tiêu thụ

nông lâm sản thông qua hợp đồng là hình

thức liên kết có tính bền vững nhất. Đó là

hình thức gắn lợi ích giữa người sản xuất và

doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm, có

vai trò của Nhà nước và nhà khoa học trong

việc hỗ trợ trong sự liên kết đó, cụ thể đã

được thể chế hóa trong Quyết định 80/TTg

ngày 24/06/2002 của Thú tướng Chính phủ về

“khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản

hàng hóa thông qua hợp đồng’’.

- Tăng cường đầu tư vào khâu xúc tiến

thương mại, trong đó có các hoạt động: Mở

và tham gia các hoạt động triển lãm, quảng

cáo trong và ngoài nước để phát triển thêm

các thị trường tiêu thụ.

Hiện tại, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát

triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên

địa bàn tỉnh đến năm 2020; quy hoạch phát

triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và

siêu thị đến năm 2015 và 2020; quy hoạch phát

triển mạng lưới bưu chính viễn thông, công

nghệ thông tin phục vụ thương mại, dịch vụ…

Page 66: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

65

Quy hoạch mạng lưới Trung tâm thương

mại và Siêu thị

Trong những năm tới, cùng với triển vọng phát triển kinh tế - xã hội và khả năng tăng

cường giao lưu kinh tế trên địa bàn tỉnh và với các tỉnh khác trong nước, các hoạt động

thương mại của Bắc Kạn ngày càng phải mở rộng cả về qui mô, phạm vi không gian cũng

như sự đa dạng hoá các hình thức kinh doanh. Vì vậy, các loại hình kinh doanh hiện đại như

Trung tâm thương mại (TTTM), Siêu thị... sẽ được hình thành và phát triển để đáp ứng các

yêu cầu đó và phù hợp với xu hướng chung của cả nước, tỉnh Bắc Kạn xây dựng quy

hoạch cụ thể như sau (xem bảng 3):

- Về số lượng: Xây mới 1 Trung tâm thương

mại, 06 Siêu thị trên địa bàn toàn tỉnh.

- Về vị trí: Sẽ hình thành chủ yếu ở các khu

vực đô thị, thị xã và các thị trấn.

- Về qui mô: Sẽ phát triển chủ yếu các loại

hình TTTM, siêu thị quy mô vừa và nhỏ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, với

các tiêu chuẩn về qui mô đô thị, qui mô dân số và mức sống dân cư của các thành phố, thị

xã, một số thị trấn của tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2015 và 2020.

Quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bắc Kạn

đến năm 2020

Thực hiện theo định hướng và quy hoạch đã

được duyệt như sau(xem bảng 4):

- Về số lượng chợ: Tổng số chợ trên địa bàn

tỉnh sẽ tăng lên, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có

84 chợ, trong đó có 02 chợ hạng I (Chợ Đức

Xuân, chợ TT Phủ Thông), 12 chợ hạng II, 62

chợ hạng III và 8 chợ đầu mối.

- Về vị trí của các chợ: Hạn chế xây dựng mới

các chợ khu vực nội thành, nội thị, lựa chọn

cải tạo một số chợ trung tâm của tỉnh và

huyện với quy mô hạng I. Tập trung chủ yếu

xây dựng, cải tạo mạng lưới các chợ ở khu

vực nông thôn, tập trung đầu tư các chợ trung

tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, duy

trì tốt chế độ chợ phiên để tăng lượng nông

sản phẩm tiêu thụ thường xuyên đáp ứng nhu

cầu “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất.

- Về quy mô chợ: Số lượng chợ sẽ gia tăng

chủ yếu ở các chợ hạng III, trong khi các chợ

hạng I và II sẽ thấp hơn. Số chợ đầu mối tăng

lên tại Thị xã Bắc Kạn và các huyện Pác

Nặm, Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông là các địa

phương có điều kiện tự nhiên thích hợp với

việc trồng các loại cây ăn quả, lúa gạo có sản

lượng lớn và thế mạnh chăn nuôi đại gia súc.

Về tính chất kinh doanh trên chợ: Bao gồm cả

kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng hoá, tuy

nhiên kinh doanh bán lẻ hàng hóa sẽ phát

triển nhanh hơn.

Bảng 3. Quy hoạch mạng lưới Trung tâm thương mại và Siêu thị tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

STT

Loại hình

Địa chỉ

Hạng

siêu

thị

Diện

tích

XD

(m2)

Diện

tích

sàn

(m2)

Vốn

đầu

(tr.đ)

Năm đầu tư

2011-

2015

2016-

2020

I TT Thương mại

TTTM Bắc Kạn Phường Đức Xuân 2 10.000 50.000 x x

II Hệ thống Siêu thị

1 Trung tâm mua sắm

huyện Bạch Thông

TT Phủ Thông,

Bạch Thông

3 5.000 5.000 10.000 x x

2 TT mua sắm Ba Bể Khu du lịch Ba Bể 3 5.000 5.000 10.000 x x

3 Siêu thị tổng hợp

huyện Chợ Đồn

TT Bằng Lũng,

huyện Chợ Đồn

3 2.000 2.000 2.000 x x

4 Trung tâm mua sắm

huyện Chợ Mới

Xã Yên Đĩnh,

huyện Chợ Mới

3 10.000 10.000 10.000 x x

5 Trung tâm mua sắm

huyện Chợ Mới

Khu CN Thanh

Bình, Chợ Mới

3 10.000 10.000 10.000 x x

6 Siêu thị tổng hợp

huyện Na Rì

TT Yến Lạc,

huyện Na Rì

3 2.000 2.000 2.000 x x

(Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn)

Page 67: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

66

Bảng 4. Quy hoạch chơ hạng I, II và chơ nông sản đầu môi đến năm 2020

STT

Loại chợ

Địa chỉ dự kiến

Diện tích xây

dựng (m2)

Hướng đầu tư

(Mở rộng,

nâng cấp)

I Chợ hạng I

1 Chợ Đức Xuân P. Đức Xuân- TX Bắc Kạn 11.032 X

2 Chợ TT Phủ Thông TT Phủ Thông - Bạch Thông 9.450 X

II Chợ hạng II

1 Chợ TT huyện Pác Nặm Xã Bộc Bố - Pác Nặm 3.604 X

2 Chợ TT huyện Ba Bể TT Chợ Rã -Ba Bể 1.598 X

3 Chợ Pác Co - TT Chợ Rã TT Chợ Rã - Ba Bể 4.500 X

4 Chợ TT Nà Phặc TT Nà Phặc - Ngân Sơn 4.000 X

5 Chợ xã Vân Tùng Xã Vân Tùng - Ngân Sơn 3.000 X

6 Chợ TT Bằng Lũng TT Bằng Lũng - Chợ Đồn 6.890 X

7 Chợ xã Nam Cường Xã Nam Cường - Chợ Đồn 4.000 X

8 Chợ TT Chợ Mới TT Chợ Mới -Chợ Mới 6.160 X

9 Chợ xã Thanh Mai Xã Thanh Mai - Chợ Mới 7.000 X

10 Chợ Tinh xã Yên Hân Xã Yên Hân -Chợ Mới 6.000 X

11 Chợ xã Yên Đĩnh Xã Yên Đĩnh - Chợ Mới 5.000 X

12 Chợ Bắc Kạn P. Phùng Chí Kiên- TX Bắc Kạn 2.176 X

III Chợ nông sản đầu mối

1 Chợ đầu mối Xuất Hoá Xã Xuất Hoá – TX Bắc Kạn 30.000 X

2 Chợ Gia súc xã Bộc Bố Xã Bộc Bố - Pác Nặm 11.961 X

3 Chợ Trâu bò xã Nghiên Loan Xã Nghiên Loan - Pác Nặm 5.000 X

4 Chợ đầu mối lúa gạo Xã Phương Viên - Chợ Đồn 15.000 X

5 Chợ đầu mối huyện TT Yến Lạc - Na Rì 11.000 X

6 Chợ đầu mối Lam Sơn Xã Lam Sơn - Na Rì 30.000 X

7 Chợ đầu mối RQ Quang Thuận Xã Quang Thuận - Bạch Thông 30.000 X

8 Chợ Trâu bò Công Bằng Xã Công Bằng - Pác Nặm 10.000 X

(Nguồn: Sở Công Thương Bắc Kạn)

- Về loại hình chợ: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

đến năm 2020 vẫn sẽ tồn tại phổ biến là các

chợ kinh doanh tổng hợp, với nhiều ngành

hàng kinh doanh phục vụ nhu cầu dân sinh và

tiêu thụ các loại nông sản phẩm, đặc biệt là

khu vực thị trường nông thôn.

- Dự kiến khối lượng hàng hóa lưu thông qua

chợ chiếm khoảng 85-90% tổng mức lưu

chuyển hàng hóa bán lẻ. Phạm vi hoạt động

của các chợ hạng I, hạng II và chợ đầu mối

nông sản mang tính chất liên tỉnh, liên vùng.

Quy hoạch các loại hình hạ tầng thương

mại khác

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch

các loại hình kết cấu thương mại khác. Đến

năm 2020 sẽ phấn đấu để xây dựng kết cấu hạ

tầng thương mại như Trung tâm Hội chợ triển

lãm thương mại, Trung tâm thông tin và xúc

tiến thương mại, Trung tâm logistic,...

KẾT LUẬN

Thị trường là yếu tố quan trọng trong sản xuất

hàng hóa, có tác động thúc đẩy sản xuất hàng

hóa phát triển. Qua đánh giá thực trạng phát

triển thị trường thương mại, dịch vụ, du lịch

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 còn

chậm, tốc độ phát triển chưa tương xứng với

tiềm năng, chưa đáp ứng được với yêu cầu

của sản xuất và đời sống của nhân dân. Thị

trường hàng hoá và số người kinh doanh,

buôn bán tăng nhanh nhưng chỉ mang tính tự

phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ, mua bán qua

nhiều nấc trung gian.

Trình độ quản lý còn yếu, chưa kết hợp được

với các công ty lớn bên ngoài tạo thành

những kênh lưu thông ổn định, chi phối thị

trường, tác động tích cực vào phát triển sản

xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trong tỉnh; chưa thiết lập được mối quan hệ

lâu dài giữa sản xuất với lưu thông, đặc biệt là

Page 68: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

67

các sản phẩm nông lâm nghiệp của địa

phương. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ

tầng thương mại dịch vụ còn thấp, chưa thực

hiện được xã hội hóa và nhất là lôi cuốn được

các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hoạt

động này do đó tốc độ phát triển còn chậm.

Nghiên cứu để thực hiện các giải pháp đề xuất

trong việc thực hiện quy hoạch phát triển hệ

thống thương mại dịch vụ của tỉnh trong giai

đoạn tới sẽ góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản

phẩm hàng hóa của địa phương. Có thể nói đây

là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho

quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung

và kinh tế nông lâm nghiệp trong thời gian tới

của tỉnh Bắc Kạn đạt hiệu quả cao hơn.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Cục Thống kê Bắc Kạn, Niên giám thông kê

tỉnh Bắc Kạn các năm 2008-2013.

2. Sở Công thương Bắc Kạn, Báo cáo tình hình

phát triển Thương mại, dịch vụ và du lịch tỉnh Bắc

Kạn các năm 2008-2013.

3. Sở Công thương Bắc Kạn, Báo cáo quy hoạch

phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Bắc Kạn đến

2020.

4. UBND tỉnh Bắc Kạn, Qui hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm

2020.

5. UBND tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo Tổng kết phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn các năm 2010 -

2013

SUMMARY

AGRICULTURAL PRODUCTS SALE MARKET DEVELOPMENT

IN BAC KAN PROVINCE

Tran Dinh Tuan*, Nguyen Thi Chau, Tran Thi Anh Nguyet College of Economics and Business Administration - TNU

The strength of Bac Kan’s economy is the development of agricultural and forestry productions.

There are many agricultural productions of province having brand on the market, and those of

popular with consumers. However, in fact the product sale situation is encountered many

difficulties including the causes of the market. Although, it can be clearly seen that the province

has interested in investment in the past of few years, and that lead to the development of the

commercial market, services for production and people's lives, but that has not satisfied

requirements of society. The products could not sale due to a significant affect to not only the

production development but also producers. By research on situations, the authors have suggested

some of basic solutions to promote the development of commodity markets in general and

agricultural products in Bac Kan province, to contribute solving problems for producers.

Keywords: Agricultural products market in Bac Kan; Trade, Services in Bac Kan

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Phương – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

*

Page 69: Tập 124, số 10, 2014

Trần Đình Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 61 - 67

68

Page 70: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

69

PHÂN TÍCH MÔI QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

GIAI ĐOẠN (1991-2012)

Vũ Thị Hậu1*, Mai Văn Tân2 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên,

2Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII

TÓM TẮT Dựa trên những lý thuyết cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và mối quan

hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế, bài viết tập trung phân tích mối quan

hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 1991 -

2012. Đồng thời, trên cơ sở định hướng, bài viết trình bày một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế theo

hướng bền vững trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế, mô hình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, môi quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VA KHUNG NGHIÊN CỨU*

Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) tác động đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra định hướng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành

phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) trong thời gian tới, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong dài hạn. Để đạt được

mục tiêu đó, cần hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và mô hình thực nghiệm về cơ cấu ngành kinh tế, mối quan hệ và cơ chế tác động giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra

đánh giá thành tựu và hạn chế, phân tích môi trường phát triển trong dài hạn và định hướng phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới. Có thể tóm tắt quá trình nghiên cứu

theo khung nghiên cứu sau đây:

Hình 1. Khung nghiên cưu môi quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

* Tel: 0912 373777, Email: [email protected]

Cơ sở lý luận về quan hệ giữa

CDCCKT và Tăng trưởng kinh tế

Số liệu

Phân tích định tính: CDCCKT, tăng trưởng

kinh tế; so sánh, đối chiếu. Phân tích định lượng: Phương pháp véc tơ;

mô hình kinh tế lượng

Đánh giá tính phù hợp

Đánh giá mức độ tác động

Cơ sở thực tiễn

Mô hình thực nghiệm

Thành tựu, hạn chế,

nguyên nhân

Môi trường và điều kiện

Mục tiêu tăng

trưởng bền

vững

Định hướng, giải pháp

Kiến nghị

Page 71: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

70

Hình 2. Cơ chế tác động giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả

Quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh

tế thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu

vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các

chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của

nó đến các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội,

môi trường. Một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu

quả cần phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất

lượng tăng trưởng. Trong điều kiện tăng trưởng

kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý cần thỏa

mãn các yêu cầu như sau [1], [5], [6]:

Thư nhất, phản ánh đúng các quy luật khách

quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kinh

tế-xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thị

trường như: quy luật cung cầu; quy luật

cạnh tranh; quy luật lưu thông tiền tệ; các

quy luật của tái sản xuất (quy luật năng suất

lao động, quy luật tích lũy)…;

Thư hai, đảm bảo khai thác tối đa các tiềm

năng, nguồn lực của cả nước, các ngành các

địa phương và lãnh thổ qua các phương án

sản xuất kinh doanh;

Thư ba, sử dụng được ngày càng nhiều lợi

thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa các

nước, các vùng và các khu vực. Vai trò này

gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế

mở”. Ở góc độ vĩ mô phải gắn với việc xây

dựng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu,

đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt

hàng trong nước sản xuất không hiệu quả,

gắn với sự phân công lao động và thương

mại quốc tế.

Thư tư, phản ánh được xu hướng phát triển

của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu

hướng quốc tế hóa và khu vực hóa;

Thư năm, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm

thước đo kết quả cuối cùng của một cơ cấu

kinh tế tối ưu.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cưu là hệ thống hóa trên

phương diện lý luận và nghiên cứu thực

nghiệm mối quan hệ giữa CDCCKT với tăng

trưởng kinh tế của Tp.HCM. Tập trung phân

tích thực trạng tác động của CDCCKT đến

tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM bằng phân

tích định lượng. Từ đó trình bày khuyến nghị

và đề xuất giải pháp thực hiện CDCCKT

nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,

hiệu quả và bền vững trên địa bàn Tp.HCM.

Phương pháp nghiên cưu áp dụng là

phương pháp thống kê, phân tích; phương

pháp hệ số véc tơ và phương pháp định

lượng tác động của CDCCKT đến tăng

trưởng kinh tế thông qua ước lượng mô

hình kinh tế lượng.

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG

CỦA CDCCKT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ CỦA TP.HỒ CHÍ MINH GIAI

ĐOẠN 1991 - 2012

Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa CDCCKT

và tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, nhóm

tác giả nghiên cứu sự tác động của CDCCKT

Số lượng:

- GDP;

- GDP/người;

Chất lượng: - NSLĐ, ICOR

- Cơ cấu ngành

-Cấu trúc tăng

trưởng

Cơ cấu

kinh tế

Tăng trưởng

kinh tế

Cơ cấu

xuất khẩu

Cơ cấu

lao động

Cơ cấu

GDP

Page 72: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

71

làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai

đoạn (1991-2012). Yêu cầu đặt ra, cần so

sánh tương tác giữa chúng thông qua phương

pháp véc tơ phân tích động thái của

CDCCKT theo từng thời kỳ ảnh hưởng đến

tăng trưởng kinh tế, ta có:

Thời kỳ (1991-1995) có tỷ lệ CDCCKT 2,9%;

thời kỳ (1996 - 2000), giá trị Cosφ = 0,997,

tương ứng tỷ lệ CDCCKT là 4,86%; thời kỳ

(2001-2005), với giá trị Cosφ = 0,9987 tương

ứng CDCCKT là 3,12% và thời kỳ (2006 -

2012) với Cosφ = 0,9977 thì tương ứng

CDCCKT 4,3%.

Bảng 1. So sánh tỷ lệ CDCCKT và

tôc độ tăng trưởng

Thời kỳ Tỷ lệ

CDCCKT

Tốc độ tăng

trưởng kinh tế

1991 - 1995 2,9% ----

1996 - 2000 4,86% 10,3%

2001 - 2005 3,12 % 11,0%

2006 - 2012 4,3% 10,4%

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Qua bảng trên cho thấy quá trình tăng trưởng

của TP.HCM cũng chịu tác động của

CDCCKT trong thời kỳ trung hạn. Thời kỳ

(1991 -1995), chuyển dịch cơ cấu thấp (2,9%)

dẫn đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau đạt

thấp (10,3%); đến thời kỳ (1996 -2000),

chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn nên tạo tăng

trưởng cao hơn (11%); giai đoạn (2001-

2005), chuyển dịch cơ cấu chậm (3,12%) dẫn

đến tăng trưởng ở giai đoạn (2006 -2012) đạt

thấp (10,4%). Như vậy về cơ bản, mối quan

hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng của

TP.HCM tuân theo quy luật chung [3].

Để minh chứng cho mối quan hệ giữa

CDCCKT và tăng trưởng kinh tế của

TP.HCM, trên cơ sở nghiên cứu của

M.Peneder (2002), nhóm tác giả đề xuất mô

hình phân tích định lượng các nhân tố đầu vào

cơ bản truyền thống bao gồm: Yt là GDP của

thành phố (tỷ đồng); It là tổng vốn đầu tư (tỷ

đồng); Lt là số lao động (nghìn người); ARt là

tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (%),

là biến đại diện cho cơ cấu ngành. Xt là tỷ lệ

xuất khẩu sản phẩm thô trong tổng giá trị xuất

khẩu (%). Yếu tố tài nguyên thiên nhiên khi

khai thác sẽ được bổ sung vào vốn đầu tư; yếu

tố công nghệ không được đo lường trực tiếp

mà sẽ tính gián tiếp. Dạng hàm hồi quy cụ thể

như sau:

ln GDPt = α + β1 lnIt + β2 lnLt + β3lnARt +

β4lnXt + ut (1)

Trong đó: GDPt - Tổng Sản phẩm nội địa

của thành phố năm t; lnIt là tăng trưởng vốn

đầu tư năm t; lnLt là tăng trưởng lực lượng lao

động năm t; lnARt là tỷ trọng ngành nông

nghiệp trong GDP của thành phố; lnXt - Tỷ lệ

xuất khẩu sản phẩm thô trong giá trị xuất khẩu.

Khi hồi quy mô hình cho TP.HCM, số liệu sử

dụng là số liệu thống kê của Thành phố trong

giai đoạn (1993-2012) được lấy từ nguồn Cục

Thống kê TP.HCM. GDP được lấy theo giá

cố định 1994 (tỷ đồng); Lực lượng lao động

là số lao động thực tế tham gia hoạt động kinh

tế trong năm (nghìn người); Hệ số giảm phát

đầu tư lấy hệ số giảm phát GDP thay thế; Vốn

đầu tư xã hội giá cố định được tính bằng cách

lấy vốn đầu tư xã hội giá hiện hành / hệ số

giảm phát đầu tư (tỷ đồng); Tỷ lệ xuất khẩu

thô được tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu

hàng năm của thành phố (%); Tỷ trọng ngành

nông nghiệp trong GDP (%). Quy trình phân

tích được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Phân tích hồi quy để xác định hệ số

co dãn và thực hiện các kiểm định;

Bước 2: Xác định đóng góp của từng yếu tố

đối với tốc độ tăng trưởng GDP.

Phân tích hồi quy: Phương pháp ước lượng

α, β, γ, θ từ phương trình (1), lấy Logarith hai

vế ta sẽ có phương trình tương đương:

LnY=LnA+ αln I + βlnL + γlnAR+ θln (2)

Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất

(Ordinary Least Square, OLS) trong kinh tế

lượng để ước lượng α, β, γ và θ (sử dụng phần

mềm SPSS để ước lượng). Mô hình ước

lượng có dạng Logarit-tuyến tính:

LnY = LnA+ αln I + βlnL + γlnAR + θlnX

+ Ut (3)

Page 73: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

72

Hệ thống kiểm định: Để mô hình hồi quy

đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần

thực hiện các kiểm định chính bao gồm: kiểm

định tương quan từng phần của các hệ số hồi

quy, mức phù hợp của mô hình, hiện tượng đa

cộng tuyến, hiện tượng phương sai phần dư

thay đổi. Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để

chạy mô hình ta có kết quả hồi quy, trên cơ sở

đó phân tích về mức độ quan trọng ảnh hưởng

của các biến độc lập tác động đến tăng trưởng

kinh tế như sau:

(1). Về mưc độ giải thích của các biến sô: Kết

quả nghiên cứu cho thấy R2 hiệu chỉnh

(Adjusted R Square) là 0,986. Như vậy, bốn

biến độc lập giải thích được 98,6% sự thay

đổi của tăng trưởng kinh tế (Yt).

(2). Phân tích ý nghĩa các hệ sô hồi quy: Kết

quả hồi quy chưa được chuẩn hóa

(Unstandardized Coefficients) ta có hệ số co

dãn của hàm Cobb-Douglas. Đối với vốn đầu

tư (It), hệ số là 0,479; biến lao động (Lt), hệ

số là 0,238; đối với biến CDCCKT (ARt), hệ

số là -0,276; đối với biến Tỷ lệ xuất khẩu thô

(Xt), hệ số là - 0,033. Xét về dấu của các hệ

số hồi quy cho thấy, quan hệ giữa Vốn đầu tư,

Lao động, Tỷ trọng nông nghiệp và Tỷ lệ xuất

khẩu thô trong GDP là phù hợp. Vốn và lao

động có quan hệ thuận còn tỷ trọng nông

nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu thô có quan hệ

nghịch với tăng trưởng GDP.

(3). Phân tích kiểm định (Kiểm định hồi quy):

Xét mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Biến It có

Sig. < 0,01. Do đó, biến It tương quan có ý

nghĩa đối với biến Yt, với độ tin cậy là 99%;

Biến Lt có Sig. <0,01. Do đó, biến Lt tương

quan có ý nghĩa đối với biến Yt, với độ tin

cậy là 99%; Biến ARt có Sig. <0,01. Do đó,

biến ARt tương quan có ý nghĩa đối với biến

Yt, với độ tin cậy là 99%; Biến Xt có Sig.

>0,05. Do đó, biến Xt tương quan không có ý

nghĩa đối với biến Yt (loại khỏi mô hình).

(4). Mưc độ phù hơp: Xét kết quả kiểm định,

ta có Sig.<0,01, có thể kết luận rằng mô hình

đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói

cách khác các biến độc lập có tương quan

tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin

cậy là 99%.

(5). Hiện tương cộng tuyến: Kết quả nghiên

cứu cho thấy độ phóng đại phương sai (VIF)

đều nhỏ hơn 10. Như vậy, các biến độc lập về

cơ bản không có tương quan với nhau, không

có hiện tượng đa cộng tuyến. Sau khi loại

biến tỷ lệ xuất khẩu thô (Xt) ra khỏi mô hình,

căn cứ kết quả kiểm định với mô hình còn lại

3 biến độc lập (It, Lt và Art) với giá trị của

R2 hiệu chỉnh, hệ số co dãn của các biến, Sig.

và VIF của mô hình mới đều phù hợp và đáp

ứng các điều kiện của kiểm định hồi quy đa

biến ta, từ đó ta rút ra nhận xét về mức độ

quan trọng của các biến như sau:

(6). Về mưc độ quan trọng của các biến: Từ

kết quả hồi quy ta có kết luận về đóng góp

của từng biến độc lập tới tăng trưởng như sau:

Biến Vốn đầu tư (It) đóng góp 48,24%, biến

Lao động (Lt) đóng góp 23,05% và biến

Chuyển dịch cơ cấu (Art) đóng góp 28,71%

vào tăng trưởng kinh tế của TP.HCM trong

giai đoạn (1993-2012).

Như vậy, trong mô hình nghiên cứu ban

đầu, nhóm tác giả đưa ra 4 biến độc lập

trong đánh giá tác động đến tăng trưởng

kinh tế. Sau khi phân tích độ tin cậy và

nhân tố, kết quả quả chỉ còn 3 biến. Trong

đó, nhân tố vốn đầu tư có tác động mạnh

nhất đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

rồi đến CDCCKT và cuối cùng là lao động.

Điều này cũng đã phản ánh khá đúng thực

trạng vì CDCCKT của TP.HCM đang

chuyển sang xu hướng chuyển dịch từ chiều

rộng sang chuyển dịch theo chiều sâu.

Bảng 2. Vị trí quan trọng của các yếu tô (hệ sô

hồi quy chuẩn hóa)

Biến độc lập Giá trị

tuyệt đối

Phần trăm

(%)

It .494 48,24

Lt .236 23,05

ARt ASB(-.294) 28,71

Tổng số 1,024 100

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ kết quả

chạy mô hình

Page 74: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

73

MỘT SỐ GIAI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU NGANH KINH TẾ NHẰM THÚC

ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TP. HỒ

CHÍ MINH [2], [4]:

Cùng với các chính sách và giải pháp đã và

đang được Đảng, Nhà nước và TP.HCM

triển khai, từ thực tiễn hoạt động kinh tế

trên địa bàn TP.HCM, nhóm tác giả đề xuất

và nhấn mạnh đến 5 nhóm chính sách và

giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy

CDCCKT, đổi mới mô hình tăng trưởng

nhằm góp phần tăng trưởng bền vững trên

địa bàn TP.HCM như sau:

Thư nhất, cần đổi mới tư duy về chức năng

quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua việc

sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự

vận hành của cơ chế thị trường.

Thư hai, sử dụng hiệu quả công cụ chính sách

kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá trình

CDCCKT và tái cấu trúc nội bộ các ngành

kinh tế.

Thư ba, sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà

nước như công cụ để khắc phục và hạn chế

những khuyết tật của thị trường.

Thư tư, chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương

sang cơ cấu kinh tế vùng.

Thư năm, đổi mới tổ chức hoạt động của

chính quyền đô thị trong khuôn khổ tổ chức

hệ thống chính quyển địa phương theo

phương mở rộng tính tự chủ và chịu trách

nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế

phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

2. Mai Văn Tân (2014), “Một số giải pháp nhằm

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô

hình tăng trưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Tài chính - Bộ Tài chính, số 593.

3. Mai Văn Tân (2014), “Quan hệ giữa chuyển

dịch cơ cấu với tăng trưởng kinh tế của Thành phố

Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cưu khoa học kiểm

toán – Kiểm toán Nhà nước, số 77.

4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đột phá từ cơ chế

chính sách, http//:www.muasamcong.vn/.

5.Trần Thọ Đạt, Nguyễn Quang Thắng, Chu

Quang Khởi (2005), Sources of Vietnam’s

Economic Growth, 1986-2004, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội.

6. Barro, R.J. and sala-i-Martin. X(1995).

Economic Growth, Cambridge, MA: MIT Press.

SUMMARY

STUDY ON THE RELATIONSHIP BETWEEN ECONOMIC RESTRUCTURING

AND ECONOMIC GROWTH OF HOCHIMINH CITY

IN THE PERIOD OF 1991 – 2012

Vu Thi Hau*, Mai Van Tan

College of Economics and Business Administration - TNU,

Regional State Audit Office No VIII

Based on literature on economic restructuring, economic growth and the relationship between

economic restructuring and economic growth, this paper aims to investigate this relationship in the

context of Hochiminh city in the period of 1991-2012. According to the analysis results, this study

presents some recommendations for economic restructuring in order to enhance the

industrialization and modernization process for economic sustainability development in

Hochiminh city for the near future.

Keywords: economic structure, industrial structure, economic growth, economic restructuring

model, relationship between economic restructuring and economic growth

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:28/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Phương – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 373777, Email: [email protected]

Page 75: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Hậu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 69 - 73

74

Page 76: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

75

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA

VIỆT NAM – TRUNG QUÔC: BẤT CẬP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

Trần Quang Huy*, Trần Xuân Kiên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua đã có

những kết quả đáng ghi nhận như nông sản hàng hóa xuất khẩu tăng cả về số lượng và chất lượng,

cơ cấu nông sản xuất khẩu đa dạng và mang lại giá trị thặng dư cho đất nước, tốc độ tăng trưởng

và phát triển trong xuất khẩu nông sản hàng hóa có tính ổn định tương đối. Cùng với kết quả được

thì xuất khẩu nông sản đã và đang đối mặt với thách thức mới trong hoạt động xuất khẩu sang thị

trường Trung Quốc như nông sản xuất khẩu chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp,

hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ thuật... Từ cơ sở phân

tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tác giả đề

xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam

đối với thị trường Trung Quốc để vượt qua những thách thức và duy trì tăng trưởng ổn định trong

thời gian tiếp theo.

Từ khóa: Xuất khẩu nông sản, Nhập khẩu nông sản, Nông sản hàng hóa, Xuất nhập khẩu hàng hóa

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được có

phần đóng góp rất lớn của xuất khẩu. Chiến

lược định hướng xuất khẩu được xem là một

trong những trụ cột của công cuộc cải cách

kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2013, kim

ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt trung bình

20,39%/năm, năm 2013 đạt 132,033 tỷ USD,

tương đương gần 75% so với GDP. Cùng với

sự phát triển của kinh tế, hoạt động xuất khẩu

của Việt Nam sang Trung Quốc đạt nhiều

thành tựu, giá trị thương mại hai chiều Việt

Nam – Trung Quốc liên tục tăng trưởng

nhanh chóng. Theo số liệu thống kê năm

2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường

Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, chiếm 9,92%

trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam

trong năm 2013 (giá trị xuất khẩu nông sản

hàng hóa năm 2013 của Việt Nam sang Trung

Quốc đạt 4,14 tỷ USD). Tuy nhiên, giá trị

nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2013 của

Việt Nam đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với

năm 2012 (tương ứng với 7,8 tỷ USD). Có thể

thấy, thương mại Việt Nam – Trung Quốc

đang tăng trưởng không cân bằng với tình

* Tel: 0912 132025, Email: [email protected]

trạng Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn.

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và

Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã đạt

được những kết quả đáng ghi nhận với số

lượng hàng hóa trao đổi qua lại giữa hai quốc

gia ngày càng tăng về số lượng và giá trị

trong trao đổi, đặc biệt đối với các mặt hàng

nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động

xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã và đang

có những thách thức như nông sản xuất khẩu

chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh

tranh thấp, hàm lượng khoa học công nghệ

còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ

thuật… Từ nghiên cứu thực tiễn và phân tích

hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

trong thời gian vừa qua, bài viết đề xuất một

vài giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn

trong quá trình xuất khẩu nông sản trong thời

gian tới.

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

VIỆT NAM VA XUẤT NHẬP KHẨU

VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN

2008 – 2013

Để rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu của

Việt Nam trong thời gian vừa qua, bài viết

tổng hợp và giới thiệu một số công trình

nghiên cứu đã công bố về hoạt động xuất

nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc:

Page 77: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

76

- Nghiên cứu của Trung tâm Thương mại

Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc

tiến Thương mại Việt Nam (VIETTRADE)

với nội dung Đánh giá tiềm năng xuất khẩu

của Việt Nam (8/2005) đã đánh giá tổng quan

tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành

hàng tại Việt Nam. Báo cáo so sánh và xếp

hạng ngành hàng theo nhiều khía cạnh khác

nhau, tình hình xuất khẩu tại Việt Nam và các

điều kiện cung cấp nội địa của các ngành

hàng. Báo cáo đã xác định tiềm năng xuất

khẩu và các mặt hàng gặp giới hạn đối với các

mặt hàng của Việt Nam. Đánh giá tiềm năng

xuất khẩu các mặt hàng đối với các khu vực

kinh tế, nền kinh tế và các quốc gia. Tuy

nhiên, báo cáo này so với thời điểm hiện nay

thì số liệu không còn tính thời sự, chính sách

đã thay đổi nhiều nên các khuyến nghị không

còn phù hợp, bên cạnh đó báo cáo không

phân tích và đánh giá riêng cho nhóm ngành

hàng nông sản.

- Quỹ Châu Á (The Asia Foundation – TAF)

và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

ương (CIEM) với Báo cáo nghiên cứu năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử

ở Việt Nam (2011). Báo cáo đã tổng hợp và

phân tích tổng quan thực trạng xuất khẩu của

Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với các nội

dung như: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu;

Độ mở của nền kinh tế đã rất lớn, trong khi

tiềm năng xuất khẩu còn dồi dào; Cơ cấu xuất

khẩu; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam; Đầu vào, nguyên liệu phụ liệu cho

sản xuất xuất khẩu; Cơ cấu thị trường xuất

khẩu và cơ cấu mặt hàng. Nội dung đã đề cập

báo cáo đã chỉ ra hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam và Trung Quốc về số lượng mặt

hàng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu. Tuy

nhiên, báo cáo đề cập nhiều đến các nhóm

ngành hàng để so sánh với ba nhóm ngành

may mặc, thủy sản và điện tử; báo cáo chưa

phân tích các nội dung chuyên sâu về kim

ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam –

Trung Quốc trong giai đoạn từ 2008 đến nay.

- Nghiên cứu của Dự án hỗ trợ Thương mại

đa biên – EU _ VIET NAM MUTRAP III

(MUTRAP - 2011) với Báo cáo tác động của

cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các

hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)

đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt

Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều

hành xuất khẩu nhập khẩu của Bộ Công

thương giai đoạn 2011 – 2015. Báo cáo đã đề

cập đến hệ thống chính sách và cam kết của

Việt Nam khi tham gia WTO, FTA và các

hiệp định khác (trong đó có hiệp định

CAFTA); phân tích và đánh giá của báo cáo

đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với Việt

Nam trong hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu

đối với các nước trên thế giới, trong đó có

hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam –

Trung Quốc; Báo cáo đã đánh giá diễn biến,

tác động đối với nền kinh tế và xuất nhập

khẩu của Việt Nam đối với các thị trường, các

quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo

phân tích mang tính tổng quan, chưa phân

tích và chỉ rõ được những hạn chế của thương

mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là hoạt

động thương mại (xuất nhập khẩu) nông sản

hàng hóa.

Với một số nghiên cứu đã trình bày ở trên, bài

viết này phân tích và đánh giá mang tính

chuyên sâu và đề cập sát hơn tới tình hình

thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu nông

sản giữa Việt Nam – Trung Quốc trong thời

gian gần đây.

Hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại hai

chiều giữa Việt Nam với các nước trên thế

giới nói chung và Trung Quốc nói riêng trong

giai đoạn 2008 – 2014 có xu hướng liên tục

tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định,

trong thời gian tới với hệ thống các hiệp định

Việt Nam đã ký kết với các tổ chức thương

mại, các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực,

dự báo sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng

cả về số lượng và chất lượng.

Page 78: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

77

Biểu đồ 1. Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam (2008 – 2014)

Nguồn: Tổng Cục thông kê Việt Nam, 2008 – 2014

Biểu đồ 2. Cán cân thương mại với một sô quôc gia (giai đoạn 1995 – 2011)

Nguồn: Tổng Cục Thông kê Việt Nam, 1995 – 2011

Trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị xuất

khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng

bình quân khá cao đạt giá trị 17,06%/năm; giá

trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc tăng trưởng bình quân đạt

25,5%/năm, trong đó giá trị xuất khẩu nông

sản hàng hóa tăng trung bình 24,4%/năm

(Biểu đồ 1.1). Tuy nhiên, khi xem xét về xuất

nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước

trên thế giới và Trung Quốc cho thấy: giai

đoạn từ 2000 đến 2011, Việt Nam luôn trong

xu hướng nhập siêu và cán cân thương mại

thâm hụt (Biểu đồ 1.2); giai đoạn từ 2012 đến

6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam có xu

hướng xuất siêu và cán cân thương mại có sự

ổn định tương đối (Năm 2012, xuất siêu đạt

trên 780 triệu USD; Năm 2013 xuất siêu đạt

trên 9,8 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2014

đạt trên 1,5 tỉ USD).

Cán cân thanh toán của Việt Nam với các

quốc gia và Trung Quốc trong mối tương

quan về thương mại có thể thấy: thâm hụt

thương mại của Việt Nam và Trung Quốc là

lớn và có xu hướng gia tăng; Việt Nam có xu

hướng xuất siêu sang một số quốc gia phát

triển (EU, Hoa Kỳ) nhưng lại nhập siêu từ các

nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc,

ASEAN, Trung Quốc). Vấn đề này đang đặt

ra thách thức cho Việt Nam trong hoạt động

Page 79: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

78

xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, nếu cán

cân thương mại không được cải thiện, hoạt

động xuất khẩu không được cơ cấu lại sẽ dẫn

đến tình trạng nhập siêu trong thương mại đối

với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung

Quốc sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Trong giai đoạn 2008 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu nông sản hàng hóa của

Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng như: hải sản, hàng rau quả, hạt điều,

cà phê, chè, gạo, sắn, cao su (trong đó gạo và sắn chiếm giá trị lớn nhất, khoảng 55% tổng

giá trị nông sản xuất khẩu). Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

luôn trong trạng thái nhập siêu (giá trị nhập khẩu cao gấp 2,8 lần so với giá trị xuất

khẩu), trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam chiếm tỉ

trọng trung bình khoảng 35,03% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Trung Quốc.

Mặc dù, trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị

xuất khẩu có tốc độ phát triển trung bình

khoảng 25,54%/năm, cao hơn tốc độ tăng của

nhập khẩu (đạt 19,01%/năm) nhưng tốc độ

tăng không đảm bảo cho Việt Nam có thể

giảm tỷ trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu,

không làm cán cân thương mại có thể dịch

chuyển theo hướng ngược lại. Đây chính là

bài toán cho các nhà quản lý, các đơn vị sản

xuất kinh doanh (doanh nghiệp) như: việc

hoạch định các chính sách xuất khẩu các hàng

hóa của Việt Nam đối với thị trường Trung

Quốc, tận dụng thời cơ và cơ hội trong các

hiệp định đã ký kết giữa Trung Quốc với các

nước ASEAN, hiệp định song phương về

thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc,

định hướng và dịch chuyển phương thức xuất

khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch, nâng

cao chất lượng hàng hóa nông sản và đầu tư

công nghệ chế biến cho xuất khẩu nông sản.

Mặc dù giá trị xuất khẩu nông sản sang thị

trường Trung Quốc của Việt Nam luôn có xu hướng tăng về giá trị cũng như về số lượng

các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị

trường Trung Quốc, chính phủ cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh (đơn vị xuất khẩu)

còn nhiều điểm bất cập ở những vấn đề sau:

Thư nhất, hoạt động xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc đa phần xuất theo đường tiểu

ngạch, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với đơn vị xuất khẩu (doanh nghiệp), không thu được

tiền hoặc thu tiền chậm, thậm chí doanh nghiệp (thương nhân) Trung Quốc chỉ ký

nhận hàng, tiền trả sau nhưng thực tế doanh nghiệp Trung Quốc không trả tiền. Theo Hiệp

hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu khoảng hơn 1,5

triệu tấn gạo theo đường tiểu ngạch trong tổng khoảng 3,7 triệu tấn gạo được Việt Nam

xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thư hai, sự phụ thuộc hoặc tập trung xuất

khẩu vào thị trường Trung Quốc dẫn đến tình

trạng thương nhân bị ép giá hoặc phải hạ giá

mới có thể bán hàng. Mặc dù thị trường

Trung Quốc là thị trường lớn, lượng tiêu thụ

luôn có xu hướng tăng nhưng tính ổn định của

thị trường thấp, dẫn đến tình trạng khi cung

vượt quá cầu, việc xuất khẩu lập tức gặp khó

khăn. Thị trường xuất khẩu luôn trong tình

trạng bị động, việc điều tiết hoạt động nhập

khẩu nông sản do phía Trung Quốc chi phối

(chủ động). Theo báo cáo của Bộ Công

thương, trong thời gia qua, Trung Quốc chiếm

40% thị phần xuất khẩu về gạo; 80 – 90% thị

phần xuất khẩu cao su, thanh long, bột sắn

trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc ép giá đối với nông sản Việt Nam đơn

cử như vải quả sấy khô, đầu vụ thương nhân

Trung Quốc mua với giá từ 8 – 9 NDT/kg

(tương đương 24.000 – 29.0000 đồng/kg)

nhưng khi các doanh nghiệp (thương nhân)

Việt Nam nhập hàng về nhiều để xuất khẩu

sang thị trường Trung Quốc thì giá bị dìm

xuống còn 4 – 6 NDT/kg.

Thư ba, yêu cầu về chất lượng nông sản của

thị trường Trung Quốc không cao, làm ảnh

hưởng đến tư duy của thương nhân Việt Nam

là “chất lượng nào cũng bán được”, điều này

dẫn đến tình trạng thương nhân, doanh nghiệp

xuất khẩu nông sản chất lượng thấp, không có

sự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông

sản, hệ lụy xảy ra khi thị trường Trung Quốc

tạm thời ngừng nhập khẩu hoặc không nhập

khẩu nông sản sẽ dẫn đến tình trạng nông sản

mất giá, không bán được cho bất kỳ thị

trường nào ngoại trừ thị trường Trung Quốc.

Page 80: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

79

Biểu đồ 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quôc (2008 – 6/2014)

Nguồn: Tổng Cục Thông kê Việt Nam, 2008 – 2014

Biểu đồ 4. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quôc (2008 – 6/2014)

Nguồn: Tổng Cục Thông kê Việt Nam, 2008 – 2014

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quôc (2008 – 2014)

Chỉ tiêu

Giá trị XK

sang thị trường

Trung Quốc

(1000 USD)

Giá trị NK

từ thị trường

Trung Quốc

(1000 USD)

Giá trị XK nông sản

sang thị trường

Trung Quốc

(1000 USD)

2008 4.535.669,500 15.652.126,284 1.535.916,378

2009 4.909.025,328 16.440.951,800 1.752.500,244

2010 7.308.800,253 20.018.827,001 2.468.839,730

2011 11.125.034,000 24.593.719,000 3.696.194,168

2012 12.388.226,959 28.785.857,913 4.337.011,465

2013 13.259.368,352 36.954.336,742 4.128.945,629

6/2014 7.383.719,023 19.869.778,841 1.947.821,089

Nguồn: Tổng Cục Thông kê Việt Nam, 2008 – 2014

Page 81: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

80

Thư tư, thiếu thông tin về nhu cầu thị trường

Trung Quốc trong ngắn hạn, trung hạn và dài

hạn của các doanh nghiệp (thương nhân) dẫn

đến tình trạng không có dự trữ để bù đắp khi

thị trường thiếu hụt (mất giá khi sản phẩm

nông sản được mùa), không tính toán được

quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng cơ cấu

nông sản mất cân đối. Thiếu thông tin thị

trường dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam

hoàn toàn mù mờ về thị trường và bị động

trong giao dịch với Trung Quốc, thiếu thông

tin để lại nhiều bài học nhưng đến nay vẫn

chưa tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả.

Thư năm, sự thay đổi trong chính sách thương

mại biên mậu của Trung Quốc gây khó khăn

cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc

biệt là các doanh nghiệp cũng như thương

nhân Việt Nam. Khi cơ quan quản lý Trung

Quốc thay đổi quy định trong nhập khẩu nông

sản hàng hóa, quy định về chất lượng sản

phẩm, quy định về thủ tục hành chính tại các

cửa khẩu, tình trạng đóng cửa khẩu không

thông báo trước đã tác động không nhỏ tới

hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt

Nam, nhiều nông sản của Việt Nam bị kẹt tại

các cửa khẩu mà không thể xuất hàng sang

Trung Quốc mặc dù hợp đồng giữa doanh

nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết.

Thư sáu, ảnh hưởng từ hoạt động chính trị

giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian

vừa qua (đặc biệt là sự căng thẳng trên biển

Đông) cũng đã phần nào tác động tới xuất

khẩu nông sản, hoạt động trao đổi nông sản

giữa hai nước có sự giảm sút và gặp một số

khó khăn.

GIAI PHÁP THÁO GƠ KHÓ KHĂN

TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SAN HANG

HÓA CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ

TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG THỜI

GIAN TỚI

Một là, tiếp tục duy trì xuất khẩu sang thị

trường Trung Quốc (đây là thị trường lớn với

hơn 1,3 tỷ dân, nhu cầu sử dụng các mặt hàng

nông sản lớn, yêu cầu chất lượng ở mức độ

vừa phải), đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng

chủ lực của Việt Nam (Gạo, Cao su, Sắn và

các sản phẩm từ sắn…) với chất lượng cao

hơn đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của

Trung Quốc.

Hai là, đẩy mạnh xuất khẩu qua đường chính

ngạch thông qua các hiệp định ký kết giữa

chính phủ Trung Quốc và chính phủ Việt

Nam, hiệp định song phương về thương mại

giữa hai nước, hiệp định CAFTA giữa Trung

Quốc và các nước ASEAN như: thành lập

Văn phòng xúc tiến thương mại tại mỗi nước;

thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế biên

giới Việt – Trung; đẩy nhanh quá trình thành

lập nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các Doanh

nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.

Ba là, cập nhật thông tin về hệ thống chính

sách để nắm rõ những thay đổi về chính sách

trong hoạt động xuất nhập khẩu của Trung

Quốc, đặc biệt là chính sách biên mậu. Nắm

vững hệ thống quy định về thủ tục thông quan

hàng hóa; quy định về kiểm dịch thực vật

nhập khẩu của Trung Quốc; xây dựng hệ

thống trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý

nhà nước của Việt Nam với các doanh

nghiệp, thương nhân và bên liên quan trong

hoạt động xuất nhập khẩu vào Trung Quốc.

Bôn là, đảm bảo chất lượng nông sản đáp ứng

yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, chủ động sản

xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt

(VietGap), xây dựng và bảo vệ thương hiệu

nông sản cho các sản phẩm thế mạnh, sản

phẩm chủ lực của Việt Nam. Tổ chức thu thập

thông tin, cập nhật và phân tích, xử lý và cung

cấp thông tin về tình hình thị trường, giá cả

các loại nông sản hàng hóa của tại thị trường

Trung Quốc, đồng thời tiến hành tham chiếu

với giá cả trên thế giới và các nước trong khu

vực. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

cho công nghệ chế biến nông sản để nâng cao

hơn nữa chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu

sang thị trường Trung Quốc.

Năm là, chủ động tìm kiếm các đối tác tin

cậy, có tiềm lực tài chính và liên kết theo

hướng bền vững. Chủ động tham gia và tìm

kiếm đối tác thông qua các hội chợ triển lãm

Page 82: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

81

tổ chức tại Trung Quốc, đồng thời quảng bá

và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ. Đồng

thời, chủ động xây dựng chương trình hợp tác

với các doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu

nông sản Trung Quốc, đồng thời mời tham

gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới

thiệu sản phẩm tại Việt Nam, tạo mối quan hệ

giao thương song phương giữa các doanh

nghiệp hai nước.

Sáu là, chủ động xây dựng mối liên kết giữa

doanh nghiệp (sản xuất và xuất khẩu) với các

cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất

(nông dân) trong xuất khẩu nông sản, tránh

tình trạng “mạnh ai đấy làm”. Xây dựng hệ

thống doanh nghiệp thu mua tại khu vực mậu

dịch biên giới để nhận lệnh thu mua từ các

doanh nghiệp nhập hàng thực sự của Trung

Quốc (doanh nghiệp này thường nằm sâu

trong nội địa) để hạn chế khâu trung gian

(thương lái trung gian), từ đây hình thành

mạng lưới các doanh nghiệp trong nước liên

kết với nhau trong việc xuất khẩu nông sản.

Xây dựng mối liên kết sẽ hạn chế bất cập

trong xuất khẩu nông sản như: không xác

định được kết cấu và sức mua cũng như kênh

tiêu thụ của thị trường; tìm được đến người

tiêu thụ cuối cùng; hạn chế được việc chúng

ta chỉ biết bán nông sản đến biên giới còn ai

làm trung gian và ở đâu chúng ta không biết.

Bảy là, xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh

nghiệp Việt Nam thành lập chi nhánh hoặc

công ty tại Trung Quốc. Vận dụng và áp dụng

các chính sách về thuế, các chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp theo các hiệp định đã ký kết giữa

hai nước để các doanh nghiệp Việt Nam có thể

thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, ký

kết và liên kết với các doanh nghiệp Trung

Quốc trong hoạt động nhập khẩu nông sản.

Tám là, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn

tại các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc,

cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu tại các doanh

nghiệp, cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà

nước thành thạo tiếng Trung Quốc, tiếng bản

địa để từ đó có thể giao dịch trực tiếp, hiểu

tập quán buôn bán, văn hóa giao tiếp… đây là

tiền đề quan trọng để tránh được những khó

khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt

Nam vào thị trường Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng hội nhập

sâu rộng về kinh tế với các nước trên thế giới,

đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đây là xu

thế khách quan, không thể đảo ngược, quan

hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong

nhiều năm đã phát triển cả về chiều rộng lẫn

chiều sâu. Trung Quốc là một thị trường trọng

điểm của Việt Nam trên nhiều phương diện,

đồng thời là đối tác thương mại lớn trong thời

gian qua. Xét về tổng thể Trung Quốc hiện là

nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là láng giềng

với tập quan sinh hoạt, cấp độ tiêu dùng, sức

mua và khả năng tiêu thụ lớn, hàng hóa có

tính bổ sung. Đây là điều kiện cho Việt Nam

tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc,

nhưng để xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn cần có

sự đầu tư của nhà nước, sự chủ động của các

doanh nghiệp và mối liên kết giữa các bên liên

quan trong hoạt động xúc tiến thương mại.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Tổng Cục thống kê Việt Nam (2008 đến 2014),

Niên giám thông kê Việt Nam, Hà Nội

2. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008 đến 2014),

Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

của Việt Nam, Hà Nội

3. The Asia Foundation – CIEM (2011), Báo cáo

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

trong ba ngành May mặc, Thủy sản và Điện tử ở

Việt Nam, Hà Nội

4. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP –

EU – Vietnam Mutrap III) (2011), Báo cáo tác

động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO

và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)

đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam

và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất

nhập khẩu của Bộ Công thương giai đoạn 2011 –

2015, Hà Nội

5. Tổng cục Hải Quan, Công bố thông tin Hải

quan,

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQu

an/CongBoThongTin.aspx?&Group=C%C3%B4n

g%20b%E1%BB%91%20th%C3%B4ng%20tin

Page 83: Tập 124, số 10, 2014

Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82

82

6. Tổng cục Hải quan, Thống kê hải quan,

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQu

an/SoLieuThongKe.aspx?&Group=S%E1%BB%9

1%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%2

0k%C3%AA

7. Cục Xuất nhập khẩu,

http://www.arid.gov.vn/default.aspx?page=news&

do=detail&category_id=232&news_id=3611

8. Cục Xúc tiến Thương mại,

http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-

tuc/3971-gi-m-c-hi-xut-khu-nong-sn-vao-trung-

quc.html

SUMMARY

EXPORT OF COMMERCIAL AGRICULTURAL PRODUCTS FROM VIETNAM

TO CHINA: SHORTCOMINGS AND SUGGESTED SOLUTIONS

Tran Quang Huy*, Tran Xuan Kien

College of Economics and Business Administration - TNU Agricultural exports from Vietnam to Chinese market in the recent period have had remarkable

results as both quantity and quality of agricultural products for export have increased, export

agricultural product structure have been diversified, bringing added value to the country, and the

growth rate and development of export agricultural commodities have been relatively stable.

However, agricultural exports have been facing new challenges in export activities to Chinese

market such as the export of agricultural products are mainly raw products with low

competitiveness, low science and technology content and subject to the pressure from technical

barriers and so on. From the analysis of the current status of agricultural exports from Vietnam to

Chinese market, the author proposes some solutions to solve difficulties in exporting agricultural

products of Vietnam to Chinese market, to overcome such challenges and maintain the stable

growth in the next period.

Keywords: Agricultural product export, agricultural product import, commercial agricultural

products, product im-export

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Văn Hạnh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 132025, Email: [email protected]

Page 84: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

83

SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TÔ KHÁM PHÁ (EFAM) TRONG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Trần Văn Quyết1*, Nguyễn Ngọc Lý2, Lê Chí Vinh2

1 Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 2Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Thái Nguyên

TÓM TẮT Từ những đặc điểm về các hoạt động của hệ thống ngân hàng nhà nước (NHNN) ở Việt Nam và

những mô hình nghiên cứu về chất lượng cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng ở trong và

ngoài nước, bài viết xây dựng mô hình đánh giá chất lượng cán bộ của NHNN. Với kết quả nghiên

cứu thực nghiệm tại chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, bài viết cũng thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh

mô hình thông qua: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá, Phân tích nhân

tố khẳng định. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đang làm việc tại

Chi nhánh từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

Từ khóa: chất lương cán bộ, Mô hình phân tích nhân tô, ngân hàng nhà nước

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,

khách hàng thường xuyên tiếp xúc giao dịch

với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm

việc của nhân viên có ảnh hưởng quyết định

đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Vì vậy,

với kiến thức, kinh nghiệm, thái độ phục vụ,

khả năng thuyết phục khách hàng, ngoại hình,

trang phục nhân viên… có thể làm tăng thêm

chất lượng dịch vụ hoặc cũng có thể sẽ làm

giảm chất lượng dịch vụ. Hiện nay, với sự

xuất hiện của nhiều ngân hàng trong và ngoài

nước, trình độ công nghệ, sản phẩm gần như

không có sự khác biệt, các ngân hàng chỉ có

thể nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng

phục vụ của đội ngũ nhân viên. Chất lượng

nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của

ngân hàng càng lớn. Nhận thức được tầm

quan trọng đó, thời gian qua, NHNN Việt

Nam nói chung, NHNN Chi nhánh Thái

Nguyên nói riêng đã không ngừng thực hiện

các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ. Tuy nhiên trình độ, chất lượng

của đội ngũ cán bộ vẫn còn một số tồn tại,

chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình

mới. Trên thực tế, đã có nhiều phương pháp

đánh giá chất lượng cán bộ như: thống kê mô

tả, thống kê so sánh, hồi quy tương

* 0966 553579; Email:[email protected]

quan...Tuy nhiên trong bài báo này, tác giả sẽ

sử dụng một phương pháp mới, phương pháp

của thống kê đa chiều – Phân tích nhân tố

khám phá (EFA – Explore Factors Analysis)

để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ làm

việc tại NHNN Chi nhánh Thái Nguyên qua

đó nhận định những hạn chế và nguyên nhân

ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ làm

việc tại làm việc tại Chi nhánh ngân hàng.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VA MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của mô hình

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên

những cơ sở lý thuyết nền tảng về dịch vụ,

chất lượng dịch vụ và một số mô hình chất

lượng dịch vụ của Gronroos, Parasuraman và

đặc biệt là mô hình chất lượng dịch vụ của

Gi-Du Kang & Jeffrey James. Ở Việt Nam,

cũng đã có những đề tài nghiên cứu về chất

lượng của nhân viên trong ngành ngân hàng

của các tác giả Nguyễn Văn Hân (2008) và

Nguyễn Thị Phương Châm (2008). Mục tiêu

của bài viết này là giới thiệu mô hình đánh

giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với

chất lượng cán bộ và nhân viên trong các

ngân hàng thương mại thông qua sử dụng

phương pháp phân tích nhân tố nhằm tìm ra

những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của

khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến

Page 85: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

84

chất lượng cán bộ, nhân viên trong ngân

hàng, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ tại ngân hàng.

Chất lượng đội ngũ cán bộ là khái niệm tổng

hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng

thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo

đức, lối sống và tinh thần của đội ngũ cán bộ.

Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái

sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ

cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội… của đội

ngũ cán bộ, trong đó trình độ học vấn là quan

trọng bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng

nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân

cách và lối sống của một con người. Ngoài ra

chất lượng đội ngũ cán bộ còn chịu chi phối

bởi các yếu tố khách quan bên ngoài tổ chức

như: những yếu tố thuộc về truyền thống, sự

vận động của xã hội nhưng chủ yếu là do quá

trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập,

năng suất lao động, quan hệ xã hội mà hình

thành nên. Cụ thể mô hình phân tích sẽ được

sử dụng trong nghiên cứu này như miêu tả

trong sơ đồ 1.

Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Qui mô dân số có ảnh hưởng

cùng chiều đối với chất lượng của đội ngũ cán

bộ trong chi nhánh ngân hàng nhà nước tại

tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H2: Sự phát triển KT-XH có ảnh

hưởng cùng chiều đối với chất lượng của đội

ngũ cán bộ trong chi nhánh ngân hàng nhà

nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H3: Trình độ phát triển GD&ĐT

có ảnh hưởng cùng chiều đối với chất lượng

của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh ngân hàng

nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H4: Chính sách Vĩ mô của nhà

nước có ảnh hưởng đến chất lượng của đội

ngũ cán bộ trong chi nhánh ngân hàng nhà

nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H5: Trạng thái thể lực có ảnh

hưởng cùng chiều đối với chất lượng của đội

ngũ cán bộ trong chi nhánh ngân hàng nhà

nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H6: Trí tuệ của đội ngũ cán bộ có

ảnh hưởng cùng chiều đối với chất lượng của

đội ngũ cán bộ trong chi nhánh ngân hàng nhà

nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Giả thuyết H7: Phẩm chất chính trị và đạo

đức có ảnh hưởng cùng chiều đối với chất

lượng của đội ngũ cán bộ trong chi nhánh

ngân hàng nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên.

Sơ đồ 1. Mô hình phân tích chất lương nguồn nhân lực/chất lương đội ngũ cán bộ trong ngân

hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

CHẤT

LƯỢNG

NGUỒN

NHÂN LỰC

Trạng Thái thể lực

Trí tuệ của đội ngũ cán

bộ

Phẩm chất chính trị,

đạo đức

Qui mô dân số

Sự phát triển kinh tế - XH

Trình độ phát triển GD và

ĐT

Chính sách Vĩ mô của nhà

nước

Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố bên trong

H1

H2

H4

H5

H6

H7

H3

Page 86: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

85

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn số liệu và phương pháp chọn mẫu

Để xác định, đo lường và phân tích các yếu tố

cấu thành lên chất lượng đội ngũ cán bộ cũng

như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cán

bộ (nguồn nhân lực) trong Chi nhánh, nghiên

cứu này sử dụng số liệu phỏng vấn nhận thức

của các nhà quản lý, các cán bộ và các khách

hàng (các ngân hàng thương mại trên địa bàn

tỉnh Thái nguyên) về chất lượng cán bộ của

Chi nhánh. Để chọn ra số lượng mẫu nghiên

cứu tác giả sử dụng công thức thống kê chọn

mẫu của Sevilla, et.al/,(1998)

n=N/(1+N*e2)

Ở đây n là cỡ mẫu (số người được lựa chọn để

phỏng vấn);

N là tổng thể (tổng số nhà quản lý, nhân viên

của NHTM có liên quan tới cán bộ của NHNN

chi nhánh Thái Nguyên).. e là sai số mong

muốn (5%);

Áp dụng công thức trên chúng ta sẽ xác định

được số lượng cán bộ cần phỏng vấn của

NHTM là 195 người.

Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là phân

tích khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

Các nhân tố chung có thể được diễn tả như

những kết hợp tuyến tính của các biến số

quan sát. Mô hình có dạng:

Fi= Wi1X1 + Wi2X2 + …+WikXk-1 + WikXk

Trong đó: Fi: ước lượng trị số của nhân tố chung

thứ i hay nhóm i (i=1,2,3,…, n-1,n)

Wij: là quyền số hay trọng số của biến quan

sát Xj (j=1.2.3….,k-1,k)

k: số biến quan sát

Điều kiện áp dụng mô hình phân tích nhân tố:

- Các biến số có quan hệ tương quan.

- Hàm số phải đồng thời thỏa mãn hai điều

kiện là:

+ Kiểm định Bartlett được dùng để kiểm định

xem có sự tương quan hay không giữa các biến.

+ Chỉ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) dùng để

kiểm định xem mẫu có đủ lớn để có thể áp

dụng phương pháp Phân tích Nhân tố được

hay không. Để có thể áp dụng được công cụ

phân tích nhân tố thì các giá trị tương quan

phải lớn hơn 0,5.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VA THAO LUẬN

Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tại

NHNN chi nhánh Thái Nguyên

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại

NHNN chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá

theo các tiêu chí như: độ tuổi; kinh nghiệm

công tác; chính sách trẻ hóa, quy hoạch cán

bộ; ngạch công chức; trình độ chuyên môn,

chính trị; chuyên ngành đào tạo; trình độ

ngoại ngữ, tin học.

Tính đến thời điểm 31/12/2013, hầu hết

CBCC trong Chi nhánh có trình độ Đại học

với 33 người (chiếm 67.34%), CBCC có trình

độ Thạc sỹ là 4 người (chiếm 8.16%), CBCC

có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 5 người

(chiếm 10.2%), còn lại là lao động chưa qua

đào tạo với 7 người (chiếm 14,28%). Phòng

Hành chính – Nhân sự có 7 người là lao động

phổ thông chưa qua đào tạo, đây là số lao

động thực hiện các công việc không liên quan

đến chuyên môn nghiệp vụ như lái xe, bảo

vệ…..Nói chung trình độ chuyên môn của

CBCC làm việc tại Chi nhánh hầu hết là phù

hợp và đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn

nghiệp vụ tác nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng

yêu cầu của thời kỳ hội nhập mới đòi hỏi

CBCC phải tiếp tục nâng cao trình độ thong

qua việc học chuyển tiếp lên các cấp đào tạo

cao hơn. Cụ thể hiện nay số CBCC có trình

độ Thạc sỹ vẫn còn khiêm tốn (chỉ có 4/49 lao

động tương đương 8.16%). Do đó thời gian

tới Chi nhánh cần tiếp tục tạo điều kiện để

CBCC có điều kiện học tập nâng cao trình độ

chuyên môn phục vụ công tác góp phần nâng

cao hiệu quả quản lý điều hành lĩnh vực tiền

tệ, ngân hàng trên địa bàn.

Kết quả phân tích nhân tố về chất lượng cán

bộ tại NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Theo mô hình nghiên cứu có 07 nhóm nhân tố

với 32 biến quan sát ảnh hướng đến chất

lượng đội ngũ cán bộ của chi nhánh NHNN

Page 87: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

86

tỉnh Thái Nguyên. Sau khi khảo sát, dùng

phương pháp phân tích nhân tố khám phá

EFA với phép quay Varimax để phân tích 32

biến quan sát. Sử dụng phương pháp kiểm

định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett

để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát

(bảng 2).

Hệ số KMO là 0,822 (> 0,5) và sig = 0,000 <

0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này

“Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng

0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có

nghĩa là các biến quan sát có tương quan với

nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA

là thích hợp.

Bảng kết quả phân tích nhân tích cho thấy có

tất cả 32 nhân tố nhưng chỉ có bảy nhân tố có

Eigenevalue lớn hơn 1. Bảy nhân tố này sẽ

được giữ lại tiếp tục phân tích. Ta cũng thấy

được với bảy nhân tố này sẽ giải thích được

65.47% biến thiên của dữ liệu (phần trăm của

phương sai). Tỉ lệ này là khá cao trong phân

tích nhân tố.

Bước tiếp theo ta tiến hành xây dựng phương

trnh hồi quy tuyến tính. Dựa vào cơ sở lý

thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan

Pearson ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc

lập trong mô hình hồi quy đã điều chỉnh bằng

phương pháp đưa vào cùng một lúc (Enter).

Phần mềm xử lý số liệu cho ra kết quả hồi

quy như trong bảng trên.

Từ việc kiểm định ý nghĩa thống kê của các

hệ số hồi quy (quan sát giá trị sig ta thấy

những biến nào có giá trị sig>0,05 thì sẽ bị

loại ra khỏi mô hình) ta viết được mô hình hồi

quy tuyến tính bội với 6 biến độc lập như sau:

Yi = 1,21+ 0,15F1+ 0,31 F2 + 0,08F3 + 0,24F4 +

0,29F5 + 0,07F6+ ei

Trong đó:

F1 là nhân tố phản ánh Qui mô dân số

F2 là nhân tố phản ánh Sự phát triển KT –XH

F3 là nhân tố phản ánh Trình độ phát triển giáo

dục và đào tạo

F4 là nhân tố phản ánh Trạng thái thể lực của

người lao động

F5 là nhân tố phản ánh Trí tuệ của người lao động

F6 là nhân tố phản ánh Phẩm chất chính trị, đạo

đức và thái độ với công việc của người lao động.

Bảng 2: Kiểm định của KMO và Bartlett KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .822

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 254.972

df 207

Sig. .000

Bảng 3: Mô hình hồi quy bội

Mô hình

Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hệ số

hồi quy

chuẩn hóa

t

Sig.

Collinearity

statistic

B Std. Error Beta

Toleranc

e

VIF

Hằng số 1,21 0,32 3,78 ,000

Qui mo dan so 0,15 0,22 0,68 0,50 0,15 0,71 1,41

Su phat trien kinh te XH 0,31 0,04 0,35 7,23 0,00 0,68 1,48

Trinh do phat trien GD va DT 0,08 0,04 0,11 2,10 0,04 0,53 1,89

Trang thai the luc 0,24 0,05 0,26 4,51 0,00 0,67 1,48

Tri tue cua nguon nhan luc 0,29 0,06 0,26 5,14 0,00 0,76 1,31

Pham chat chinh tri và dao duc 0,07 0,03 0,11 2,24 0,03 0,71 1,41

Chinh sach vi mo 0,03 0,04 0,04 0,81 0,42 0,71 1,41

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy

Page 88: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

87

Mô hình hồi quy bội lúc này cơ bản đã đáp

ứng được các điều kiện như hệ số phóng đại

phương sai VIF bé hơn 10 nghĩa là không xảy

ra hiện tượng đa cộng tuyến. Và lần lượt sig

của 6 biến còn lại đều nhỏ hơn 0,05 (ngoại trừ

biến chính sách vĩ mô của nhà nước) chứng tỏ

các biến độc lập có mối tương quan với biến

phụ thuộc. Nhìn vào mô hình hồi quy ta thấy

biến ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ

thuộc ở đây là nhân tố Sự phát triển kinh tế xã

hội với hệ số hồi quy là 0,31. Còn biến tác

động ít nhất tới chất lượng đội ngũ cán bộ là

biến Phẩm chất chính trị và đạo đưc với hệ số

hồi quy là 0,07.

Kết quả kiểm định đã chỉ ra rằng, có 6/7 giả

thuyết đã được chấp nhận và các nhân tố đều

có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng đội ngũ

cán bộ trong chi nhánh ngân hàng. Ngoài

những nhân tố có tác động nhiều tới chất

lượng đội ngũ cán bộ thì có hai nhân tố tổng

hợp đó là “phẩm chất chính trị, đạo đức và

thái độ với công việc” và “trình độ giáo dục

và đào tạo” còn ảnh hưởng rất thấp. Điều này

phản ánh thực trạng chất lượng giáo dục nghề

nghiệp ở Thái Nguyên còn hạn chế. Giáo dục

chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức

vẫn chưa thực sự được đào tạo chuyên

nghiệp, bài bản. Vì vậy đây cũng là một vấn

đề mà các nhà quản lý giáo dục cũng cần

quan tâm. Như ta biết, gắn đào tạo với thực tế

sẽ nâng cao chất lượng lao động, kỹ năng

nghề nghiệp. Bên cạnh đó người lao động có

phẩm chất chính trị vững vàng, trung thực,

làm việc nhiệt tình sẽ góp phần không nhỏ tới

hiệu quả công việc được giao.

Thảo luận và đánh giá kết quả

Những hạn chế gặp phải của chất lượng đội ngũ

cán bộ tại chi nhánh NHNN tại Thái Nguyên

Mặc dù chất lượng CBCC làm việc tại NHNN

chi nhánh Thái Nguyên có một số ưu điểm,

tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, CBCC có trình độ Sau đại học còn ít,

chủ yếu là cán bộ quản lý mà chưa có các

chuyên gia hàng đầu chuyên ngành tài chính

ngân hàng tại Chi nhánh. Một số bộ phận cần

CBCC có trình độ chuyên môn cao như thanh

tra, giám sát….nhưng chưa có cán bộ có trình

độ Sau đại học theo chuyên ngành này. Bên

cạnh đó các CBCC có trình độ Sau đại học lại

là các cán bộ quản lýị, điều đó chưa thể khẳng

định là chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực đó

vì những vị trí này thiên về chức năng quản lý

và điều hành hơn là chuyên gia. CBCC có

trình độ thạc sỹ không đúng chuyên ngành tài

chính ngân hàng mà là các chuyên ngành như

Quản lý kinh tế, Kinh tế chính trị,..

Hai là, còn thiếu những cán bộ trẻ có trình độ

nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất tốt ở những

lĩnh vực hoạt động trọng yếu, như xây dựng

chính sách, thanh tra - giám sát, xây dựng

chiến lược, nghiên cứu... Nhiều cán bộ làm

công tác chuyên môn, nghiệp vụ có văn bằng

đại học nhưng trình độ thực sự không tương

xứng, đặc biệt có sự khoảng cách lớn giữa lý

thuyết và thực tiễn trong đào tạo của các trường

đại học ngân hàng, nên số cán bộ mới ra trường

thường phải mất nhiều thời gian để tham gia

đào tạo lại. Số CBCC có kỹ năng sâu về kinh

tế và luật pháp không nhiều

Ba là, kỹ năng nghề nghiệp của một số CBCC

chưa đạt được mức mong muốn, số cán bộ xử

lý công việc theo cách truyền thống vẫn còn;

nhất là những công chức có thời gian công tác

lâu năm. Về kinh nghiệm công tác của công

chức, hiện còn thiên về kinh nghiệm trong

một lĩnh vực hẹp, thiếu năng động và dẫn đến

hạn chế chất lượng công tác. Còn nặng tính

công chức hành chính trong tư duy và tác

nghiệp thiếu khả năng giải quyết vấn đề một

cách tự chủ cũng như khả năng kết hợp làm

việc theo nhóm chưa mạnh.

Bôn là, số CBCC có trình độ ngoại ngữ cao

còn quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu phát

triển của hệ thống TCTD trong thời kỳ mới.

Năm là, một số CBCC còn yếu kém về lề lối

làm việc, tác phong chậm chạp và vẫn còn

một bộ phận CBCC còn chưa thực hiện đầy

đủ tinh thần trách nhiệm trong thực thi công

vụ, vẫn để xảy ra các tiêu cực trong hoạt động

tiền tệ ngân hàng.

Page 89: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

88

Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội

ngũ cán bộ tại NHNN chi nhánh Thái Nguyên

Một là, thiếu một chiến lược phát triển đội

ngũ cán bộ hoàn chỉnh, các mục tiêu ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn; kèm theo đó là các

bước thực hiện với kinh phí và giải pháp cụ

thể cần thiết. Các chiến lược vẫn phụ thuộc

vào NHNN Việt Nam và nếu có thì các chiến

lược này chỉ là ngắn hạn do đó không tránh

khỏi bị động

Hai là, giữa tuyển dụng, đánh giá, sử dụng

cán bộ cũng như đào tạo nhân sự chưa có sự

gắn kết chặt chẽ làm ảnh hưởng mục tiêu cuối

cùng là nâng cao năng lực và trình độ cho

nhân sự. Mặt khác nó cũng làm ảnh hưởng

đến chất lượng từng chức năng quản trị phát

triển nhân sự, ví dụ việc bố trí sử dụng độc

lập với qui hoạch đào tạo, nên qui mô đào tạo

mở rộng hàng năm mà mặt bằng kỹ năng và

năng lực của công chức không được nâng cao

như mong muốn. Đào tạo còn xuất phát từ

nhu cầu cá nhân dẫn đến tự phát, như "cao

học hóa", chưa có định hướng chuyên môn

cho các đối tượng tham gia đào tạo dài hạn,

chưa kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo

sau đại học; hiện tượng đào tạo không đúng

đối tượng và lệch chuyên ngành vẫn còn.

Ba là, công tác đánh giá, xếp loại cán bộ

nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa

khuyến khích công chức phát huy hết tiềm

năng trong thực thi nhiệm vụ và phấn đấu

trưởng thành. Thiếu căn cứ khoa học để đánh

giá một cách đúng đắn mức độ hoàn thành

nhiệm vụ chuyên môn. Do hiệu quả đánh giá

không sát thực, còn nặng về định tính, nên

chưa phải là cơ sở tham chiếu cho sử dụng và

phát triển công chức. Việc đánh giá xếp loại

hàng năm tại Chi nhánh còn chung chung,

chưa có tiêu chí cụ thể rõ rang.

Bôn là, công tác tuyển dụng hầu hết phụ

thuộc vào NHNN Việt Nam. Hiện nay đối với

công chức loại A đến loại C đều do NHNN

Việt Nam tổ chức thi tuyển, NHNN chi nhánh

Thái Nguyên chỉ tiếp nhận. Điều này làm cho

Chi nhánh không tuyển được nhân sự theo

yêu cầu như chuyên ngành đào tạo, ngoại

hình…NHNN chi nhánh Thái Nguyên chỉ tổ

chức xét tuyển đối với công chức loại D, việc

xét tuyển còn dựa chủ yếu vào các thông số

đầu vào của cá nhân (bằng cấp, chứng chỉ,

tuổi đời…) mà chưa có khung chuẩn về chất

lượng nhân sự để đánh giá chính xác khả

năng phù hợp của đối tượng tuyển chọn.

Năm là, chế độ đãi ngộ (tiền lương, khen

thưởng, ưu đãi…) hiện còn thiếu công bằng,

mang tính bình quân, không gắn với khối

lượng, chất lượng và hiệu quả của công việc,

nên không có hiệu quả trong việc khuyến

khích người tích cực và giáo dục người chậm

tiến. Chưa có biện pháp hữu hiệu hướng và

động viên công chức tham gia nghiên cứu

khoa học, thông qua các nghiên cứu triển khai

tại nơi làm việc để nâng cao trình độ chuyên

môn, tăng năng lực nghiên cứu và ứng dụng

tri thức khoa học vào công việc.

Sáu là, chính sách đào tạo, đã có chính sách

hỗ trợ, khuyến khích công chức nâng cao

trình độ, nhưng mới dùng ở mức độ động viên

đi học mà chưa định hướng cho phát triển sau

đào tạo. Thiếu sự gắn kết giữa sử dụng, đãi

ngộ và đào tạo dễ dẫn đến thiếu động lực

phấn đấu của cá nhân, làm ảnh hưởng đến kết

quả hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, NHNN Việt Nam nói chung,

NHNN Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng đã

không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm

nâng cao chất lượng CBCC. Tuy nhiên trình

độ, chất lượng của CBCC vẫn còn một số tồn

tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình

mới. Thời gian tới, trước xu hướng hội nhập

ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực tiền tệ,

ngân hàng thì NHNN Việt Nam cần tiếp tục

các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống. Để nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc trong

hệ thống NHNN thì ngoài các biện pháp từ

phía cơ quan chủ quản là NHNN Việt Nam,

NHNN chi nhánh các tỉnh, thành thì cần sự

vào cuộc từ phía các cơ sở giáo dục nhất là

Page 90: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

89

các cơ sở đào tạo nhân lực các chuyên ngành

tiền tệ, ngân hàng. Đặc biệt, để nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại hệ thống

NHNN thì bản thân đội ngũ cán bộ cần luôn

nâng cao ý thức tự học tập, trau dồi kỹ năng,

kiến thức nghề nghiệp để có thể đáp ứng yêu

cầu công việc trong giai đoạn hội nhập.

TAI LIỆU THAM KHAO

Tiếng Việt

1. Chính phủ (2003), Quyết định sô 161/2003/QĐ-

TTg ngày 4/8 của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chưc,

Hà Nội.

2. Chính Phủ (2003), Nghị định sô 117/2003/NĐ-

CP ngày 10/10 “Về tuyển dụng, sử dụng và quản

lý cán bộ, công chưc trong các cơ quan nhà

nước”, Hà Nội.

3. Chính Phủ (2008), Quyết định sô 770/2008/QĐ-

TTg ngày 23/6 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt chương trình xây dựng, nâng cao chất lương

đội ngũ cán bộ, công chưc hành chính nhà nước

giai đoạn 2008-2010, Hà Nội.

4.Nguyễn Văn Huân (2008), Nâng cao chất lượng

đội ngũ nhân viên tại ngân hàng đầu tư và phát

triển Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ,

ĐH Đà Nẵng, sô 6(29)

5. NHNN chi nhánh Thái Nguyên (2010, 2011,

2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân

hàng Nhà nước tỉnh

7. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương

(2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội

ngũ cán bộ, công chưc”, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

8.Nguyễn Thị Phương Trâm (2008), Chất lượng

dịch vụ ngân hàng điện tử: So sánh giữa mô hình

SERVQUAL và GRONROOS, Luận văn thạc sĩ

kinh tế, Trường Đại Kinh tế TPHCM.

Tiếng Anh

1. Gi-Du Kang & Jeffrey James (2004), Service

quality dimensions: An examination of Gronroos’s

service quality model, Emerald Group Publishing

Limited, managing service quality, Volume 14 –

Number 14.2004, pp 266-277.

2. Gronroos (1984), A Service Quality Model and

Its Marketing Implications, European Journal of

Marketing

SUMMARY

USING EXPLORATORY FACTOR ANALYSIS MODEL (EFAM) IN ASSESSING

QUALITY OF STATE BANK STAFF: THE CASE STUDY OF STATE BANK OF

VIETNAM - THAI NGUYEN BRANCH

Tran Van Quyet1*, Nguyen Ngoc Ly2, Le Chi Vinh2

1Thai Nguyen university of Economics and Business Aministration 2Senior Official, State Bank of Vietnam, Thai Nguyen provice Branch

From the characteristics of the activities of State Bank systems in Vietnam and the research

models on staff quality of domestic and international banks, this article builds up the model of

assessing State Bank personnel quality. With empirical research results at Thai Nguyen branch,

this article also carries out the testing and adjusting model through: Reliability

coefficient Cronbach’s Alpha, Exploratory Factor Analysis, Confirmatory Factor Analysis.

Thereby, solutions to improve the quality of staff working at the branch are suggested to improve

customer's satisfaction.

Key words: staff quality, Factor Analysis Model, State Bank

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* 0966 553579; Email:[email protected]

Page 91: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Quyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 83 - 89

90

Page 92: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

91

ẢNH HƯỞNG CỦA CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI PHÀN NÀN VÀ

Ý ĐỊNH THAY ĐỔI NHÀ CUNG CẤP CỦA KHÁCH HÀNG

Phạm Văn Hạnh*, Hoàng Thị Huệ

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hiểu được hành vi phàn nàn của khách hàng có thể giúp các hãng dịch vụ giảm rủi ro của việc mất

những khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tiếp nhận thông tin phản

hồi từ những phàn nàn của khách hàng. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội

đến hành vi phàn nàn và xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp, đồng thời giải thích nguyên nhân

khách hàng bực mình lại không phàn nàn trên giác độ hành vi kiểm soát cảm xúc của họ. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng, khách hàng nhận thức áp lực xã hội cao sẽ tham gia nhiều hơn vào hành vi

kiểm soát cảm xúc và có xu hướng ít phàn nàn với nhà cung cấp so với những khách hàng nhận

thức áp lực xã hội thấp. Tuy nhiên, khách hàng không phàn nàn thường có xu hướng chuyển sang

những nhà cung cấp khác.

Từ khóa: chuẩn mực xã hội, kiểm soát cảm xúc, hành vi phàn nàn, ý định chuyển đổi nhà cung

cấp, xu hướng phàn nàn.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu mối

liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực và hành vi phàn

nàn của khách hàng, tuy nhiên, từ khi trải qua

cảm xúc tiêu cực đến việc thực hiện hành vi

phàn nàn là một quá trình. Hành vi phàn nàn

cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội. Khi

khách hàng nhận thấy áp lực xã hội là lớn thì

họ có xu hướng ít phàn nàn. Mặc dù các

nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hành vi phàn

nàn bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, không có

nghiên cứu nào nghiên cứu sâu ảnh hưởng

của áp lực xã hội lên hành vi phàn nàn và từ

đó ảnh hưởng đến việc khách hàng tìm kiếm

nhà cung cấp mới. Khi khách hàng không

phàn nàn họ có xu hướng chuyển sang nhà

cung cấp khác. Nhận biết được hành vi không

phàn nàn và tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc

không hài lòng sẽ giúp cho các hãng dịch vụ

nâng cao được chất lượng dịch vụ để đáp ứng

tốt nhất nhu cầu của khách hàng, hạn chế việc

khách hàng rời bỏ hãng dịch vụ. Theo như

nghiên cứu cho thấy, chi phí đế giữ một

khách hàng hiện tại sẽ rẻ hơn 5 lần so với việc

phải tìm một khách hàng mới. Bài viết này

nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội

tới hành vi phàn nàn, ý định chuyển đổi nhà

* Tel: 01234 292293, Email: [email protected]

cung cấp của khách hàng thông qua việc làm

rõ cơ chế kiểm soát cảm xúc của họ và lĩnh

vực nghiên cứu tập trung chủ yếu trong lĩnh

vực nhà hàng và khách sạn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VA GIA THUYẾT

NGHIÊN CỨU

Hành vi phàn nàn của khách hàng

Khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ

họ có xu hướng phản ứng lại với với sự không

hài lòng đó. Landon (1980) [4] định nghĩa

hành vi phàn nàn như là một sự thể hiện sự

không hài lòng bởi một khách hàng riêng lẻ

đối với một bên có trách nhiệm trong kênh

phân phối hoặc đại lý xử lý phàn nàn. Các

nghiên cứu gần đây xem xét hành vi phàn nàn

trên giác độ động. Tronvoll (2007) [8] coi

hành vi phàn nàn như là một quá trình sẽ xuất

hiện nếu những gì xảy ra vượt ra ngoài vùng

chịu đựng trong quá trình tương tác dịch vụ

hoặc/và trong việc đánh giá giá trị sử dụng.

Theo như Tronvoll, hành vi phàn nàn chỉ xảy

ra khi mà sự không hài lòng vượt ra ngoài

ngưỡng chịu đựng hay tầm kiểm soát cảm xúc

của khách hàng. Rõ ràng rằng không phải

khách hàng nào cũng phàn nàn vì nếu hành vi

phàn nàn nằm trong giới hạn chịu đựng khách

hàng sẽ không thể hiện cảm xúc.

Page 93: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

92

Hành vi chuyển đổi nhà cung cấp

Ý định rời bỏ nhà cung cấp đề cập đến việc

khách hàng chuyển sang mua hàng của một

hiệu khác, chọn một thương hiệu khác vì sự

không hài lòng khi quá trình dịch vụ lỗi diễn

ra. Ý định chuyển nhà cung cấp bị ảnh hưởng

bởi loại lỗi dịch vụ và cảm xúc tiêu cực mà

khách hàng trải qua. Nếu lỗi dịch vụ được

kiểm soát, hoặc nguyên nhân từ bản thân dịch

vụ, xảy ra không thường xuyên khách hàng ít

có xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp hơn so

với việc lỗi dịch vụ không được để ý, hoặc do

lỗi từ nhân viên, và thường xuyên xảy ra. Khi

khách hàng hài lòng với nhà cung cấp thì họ

có xu hướng quay lại nhà cung cấp đó cho lần

mua tiếp theo. Ngược lại, khi họ không hài

lòng và không nhận được sự khắc phục hoặc

đền bù hợp lý, họ sẽ tìm kiếm nhà cung cấp

khác khi tiêu dùng dịch vụ lần tới.

Việc điều chỉnh cảm xúc của khách hàng

Trong một số dịch vụ, khách hàng nhận thấy

rằng cảm xúc của họ có thể ảnh hưởng tới

chất lượng dịch vụ hoặc họ có thể nhận được

dịch vụ tốt hơn nếu họ thể hiện những cảm

xúc phù hợp, họ sẽ chủ động điều chỉnh cảm

xúc của họ và không biểu hiện những cảm

xúc không mong muốn. Khách hàng có thể

không hài lòng hoặc thất vọng về dịch vụ,

nhưng biểu hiện cảm xúc của họ có thể làm

cho dịch vụ trở nên tệ hơn. Có hai chiến lược

mà khách hàng có thể sử dụng để điều chỉnh

cảm xúc của họ đó là: thay đổi nhận thức và

che giấu cảm xúc.

Thay đổi nhận thưc

Đây là việc khách hàng giải thích các nguồn

tác động cảm xúc theo góc độ khác để giảm

nhẹ sự ảnh hưởng. Thông qua việc thay đổi

cách nghĩ về vấn đề xảy ra hoặc đánh giá lại

theo một hướng ít tiêu cực hơn sẽ làm giảm

tác động của cảm xúc tiêu cực. Ví dụ: một

khách hàng đến một hiệu làm tóc và họ không

hài lòng với dịch vụ, họ có thể nghĩ rằng đây

là một tai nạn còn chủ cửa hiệu đã cố gắng

hết sức. Khi khách hàng áp dụng chiến lược

này họ có xu hướng suy nghĩ ôn hòa hơn với

những lỗi nảy sinh và ít phàn nàn về chất

lượng dịch vụ.

Che giấu cảm xúc

Che giấu cảm xúc là việc khách hàng biểu

hiện thái độ hoặc nét mặt khác với những gì

mà họ thực sự trải qua. Che giấu cảm xúc đề

cập đến việc kiềm chế biểu hiện cảm xúc

bằng cách kiểm soát hành vi cảm xúc để điều

khiển việc biểu hiện cảm xúc. Nói theo cách

khác, che giấu cảm xúc là một dạng che đậy

có ý thức của hành vi thể hiện cảm xúc trong

khi cảm xúc xuất hiện.

Vai trò của chuẩn mực xã hội

Nếu khách hàng nhận thấy ảnh hưởng của

chuẩn mực xã hội cao hơn, họ sẽ tham gia

nhiều hơn vào điều chỉnh cảm xúc. Khi khách

hàng nhận thức được rằng cảm xúc của họ có

thể làm cho những người khác chú ý, họ sẽ cố

gắng che giấu và giảm ý định phàn nàn. Vì

thế, chuẩn mực xã hội sẽ làm tăng khả năng

và xu hướng khách hàng tham gia vào thay

đổi nhận thức và che giấu cảm xúc. Khách

hàng càng nhận thức áp lực từ phía xã hội, họ

càng tham gia nhiều hơn vào việc điều chỉnh

cảm xúc. Nếu khách hàng nhận thức áp lực từ

phía người khác khi họ phàn nàn, họ có thể cố

gắng kiểm soát cảm xúc của họ và cố gắng

duy trì trạng thái cảm xúc đến cuối của quá

trình dịch vụ. Một số giả thuyết được đưa ra

như sau:

H1: Khi khách hàng nhận thưc cao hơn về

chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn

vào chiến lươc thay đổi nhận thưc khi lỗi dịch

vụ xảy ra.

H2: Khi khách hàng nhận thưc cao hơn về

chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn

vào việc che giấu cảm xúc của mình khi lỗi

dịch vụ xảy ra.

Vai trò của việc kiểm soát cảm xúc và hành

vi phàn nàn

Lỗi dịch vụ có xu hướng tạo ra cảm xúc tiêu

cực của khách hàng. Khi khách hàng trải qua

lỗi dịch vụ, họ không phàn nàn ngay với

người cung cấp dịch vụ. Có hai quá trình xảy

ra trong quá trình dịch vụ: Đầu tiên, khách

hàng thường có xu hướng đánh giá lại khả

năng của họ để kiểm soát tình huống hoặc

đánh giá những hành động thay thế có thể.

Thay đổi nhận thức được coi như là một chiến

Page 94: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

93

lược hữu ích để thay đổi tâm trạng. Thứ hai,

mặc dù khách hàng cảm thấy tức giận khi trải

qua lỗi dịch vụ, không phải tất cả họ sẽ thể

hiện đúng cảm giác trong quá trình dịch vụ.

Trước khi tiến hành hành vi phàn nàn, khách

hàng cũng tham gia vào chiến lược che giấu.

Để có được sự che đậy, khách hàng cần phải

tham gia vào quá trình kiểm soát phản ứng hiện

thời của họ, so sánh phản ứng cảm xúc của họ

với tình trạng mong muốn và cố gắng tiến sát

tình trạng mong muốn. Từ những thảo luận trên,

hai giả thuyết được đề xuất bao gồm:

H3: Khách hàng tham gia vào chiến lươc

thay đổi nhận thưc sẽ ít phàn nàn hơn so với

khách hàng không sử dụng chiến lươc này.

H4: Khách hàng sử dụng chiến lươc che giấu

cảm xúc sẽ ít phàn nàn hơn so với khách hàng

không tham gia vào chiến lươc này.

Kiểm soát cảm xúc, hành vi phàn nàn và ý

định chuyển đổi nhà cung cấp

Khi khách hàng kiểm soát cảm xúc, họ có xu

hướng ít phàn nàn về chất lượng dịch vụ khi

lỗi xảy ra. Tuy nhiên, do không hài lòng với

dịch vụ và lại không được nói ra nên khách

hàng cảm thấy ấm ức và họ có xu hướng tìm

kiếm nhà cung cấp khác thay vì mua của nhà

cung cấp hiện tại. Các khách hàng hài lòng

với dịch vụ thường có xu hướng quay lại tiêu

dùng dịch vụ mà họ cảm thấy thỏa mãn.

Trong khi đó, những khách hàng không hài

lòng và không nói ra sự không hài lòng đó sẽ

có xu hướng rời bỏ hãng hiện tại. Từ những

vấn đề trên, giả thuyết được đưa ra như sau:

H5: Khách hàng không phàn nàn thường có

xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp lớn hơn so

với những người phàn nàn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế kịch bản và quy trình

Một kịch bản về lỗi dịch vụ thông thường

được thiết kế để tạo phản hồi cảm xúc. Dịch

vụ được chọn ở đây là dịch vụ thuộc lĩnh vực

nhà hàng khách sạn. Trong đó, những người

tham gia sẽ đọc một kịch bản về tình huống

lỗi dịch vụ trong một nhà hàng. Tình huống

này mô tả lỗi dịch vụ gây ra bởi nhân viên

trong đó khách hàng bị đối xử không công

bằng. Người tham gia sẽ được hỏi thành

nhóm từ 30-40 người. Họ sẽ tham gia vào

tình huống đóng vai mà ở đó họ tưởng tượng

rằng họ là những khách hàng đi ăn trong một

nhà hàng và trải qua dịch vụ lỗi. Sau đó họ

trả lời câu hỏi liên quan đến nhận thức của họ

về chuẩn mực xã hội, hành vi kiểm soát cảm

xúc của họ, hành vi phàn nàn, và ý định mua

sắm lần tiếp theo. Đối tượng điều tra là những

người đã từng trải qua các tình huống gặp

phải dịch vụ lỗi. Nghiên cứu này được tiến

hành tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

Tổng số 260 sinh viên tham gia, đa phần

trong số họ tuổi từ 19-22. Cỡ mẫu được xác

định dựa trên số lượng biến phân tích trong

mô hình và đảm bảo ý nghĩa các chỉ số trong

mô hình cấu trúc động (SEM)[3].

Đo lường

Năm mục hỏi được dùng để đo lường chiến

lược thay đổi nhận thức và ba mục dùng để đo

lường việc che giấu cảm xúc (thang đo Likert

7-điểm) được điều chỉnh từ những mục thuộc

nghiên cứu của Gross và John [2] và Gabbott

[1]. Bốn mục hỏi được dùng để đo lường ý

định phàn nàn được trích và điều chỉnh từ

nghiên cứu của Singh [5]. Hai mục hỏi được

dùng để đo lường nhận thức về chuẩn mực xã

hội được trích từ nghiên cứu của Rimal [5].

Ba mục hỏi để đánh giá xu hướng chuyển đổi

nhà cung cấp được trích và điều chỉnh từ

nghiên cứu của Lin[9]. Sau quá trình xử lý,

một vài mục bị loại do thiếu ý nghĩa thống kê,

một vài mục khác bị loại sau khi tiến hành

phân tích nhân tố kiểm định vì hệ số điều

chỉnh mô hình.

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VA KẾT QUA

Kết quả cho thấy giá trị t-value của tất cả giá

trị truyền tải ước lượng đều có ý nghĩa ở mức

p<0,01. Mô hình đo lường cho các biến thể

hiện độ phù hợp hợp lý với χ2 =356.38,

GFI=.90, CFI=.95, RMSEA=.058. Giá trị

AVE đều vượt qua hệ số tương quan bình

phương của các cặp biến (LISREL 8.7). Kết

quả thể hiện các biến là phân biệt.

Page 95: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

94

** mức ý nghĩa p<0,01

Hình 1: Mô hình nghiên cưu

Giả thuyết 1 và 2 cho rằng khách hàng nhận

thức về áp lực xã hội cao sẽ tham gia vào việc

kiểm soát cảm xúc nhiều hơn khi xảy ra lỗi

dịch vụ so với những khách hàng nhận thức

áp lực xã hội thấp hơn. Kết quả phân tích số

liệu đã chỉ ra chuẩn mực xã hội có mối quan

hệ thuận chiều với việc khách hàng áp dụng

chiến lược thay đổi nhận thức (β=0,27;

p<0,01) và chiến lược che giấu cảm xúc

(β=0,25; p<0,01). Giả thiết 1 và 2 được chứng

minh. Việc khách hàng áp dụng chiến lược

thay đổi nhận thức và che giấu cảm xúc có

mối quan hệ ngược chiều với ý định phàn nàn

mới mức ý nghĩa p<0,01. Giả thiết 3 và 4 đã

được chứng minh. Kết quả này khẳng định,

khi khách hàng áp dụng hai chiến lược này họ

xu hướng ít phàn nàn. Tuy nhiên, kết quả

phân tích số liệu thực nghiệm cũng cho thấy,

khách hàng kiểm soát cảm xúc và ít phàn nàn

nhưng sẽ tham gia nhiều hơn vào việc chuyển

đổi nhà cung cấp. Vì vậy, có quan hệ ngược

chiều giữa việc ý định phàn nàn và ý định

chuyển đổi nhà cung cấp. Giả thuyết 5 (β=-

0,21, p<0,01) được chứng minh. Hình 1 thể

hiện các giả thuyết và kết quả nghiên cứu.

THAO LUẬN

Nghiên cứu này đã đề cập đến một vấn đề đó

là ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội lên hành

vi phàn nàn và chuyển đối nhà cung cấp. Mặc

dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nguyên

nhân việc khách hàng kiểm soát cảm xúc nên

họ có xu hướng không phàn nàn. Tuy nhiên,

nghiên cứu này đi xa hơn khi tìm ra ảnh

hưởng chuẩn mực xã hội đến hành vi kiểm

soát cảm xúc của khách hàng và từ đó ảnh

hưởng đến ý định phàn nàn và chuyển đổi nhà

cung cấp của họ

Khi lỗi dịch vụ xảy ra và tùy thuộc vào mức

độ tức giận, khách hàng có thể phàn nàn hoặc

không. Nếu khách hàng chủ động kiểm soát

cảm xúc của bản thân, sẽ rất khó cho các hãng

dịch vụ có thể phát hiện phát hiện liệu rằng

khách hàng hài lòng hoặc không. Trong thực

tế, lỗi dịch vụ xảy ra thường xuyên và mỗi

giai đoạn trong quá trình dịch vụ luôn chứa

đựng những rủi ro gây ra lỗi. Khi khách hàng

không hài lòng mà không nói ra thì họ có xu

hướng rời bỏ nhà cung cấp đó và tìm kiếm

nhà cung cấp khác. Chi phí để tìm kiếm khách

hàng mới cao hơn nhiều so với việc duy trì

những khách hàng cũ. Chính vì thế, các hãng

dịch vụ cần hạn chế việc khách hàng chuyển

đổi nhà cung cấp bằng cách giúp khách hàng

giải tỏa sự không hài lòng. Từ kết quả của

nghiên cứu này, một số gợi ý cho các hãng dịch

vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua

việc khuyến khích khách hàng tham gia nhiều

hơn vào việc phàn nàn như sau:

Các hãng dịch vụ có thể nhận được phản hồi

từ khách hàng không hài lòng bằng cách giảm

ảnh hưởng của áp lực xã hội lên hành vi kiểm

soát cảm xúc của khách hàng và ý định phàn

Thay đổi

nhận thức

Chuẩn mực

xã hội Ý định

chuyển đổi

nhà cung cấp

Che giấu

cảm xúc

Ý định

phàn nàn

0,27**

0,25**

-0,14**

-0,60** -0,21**

Page 96: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

95

nàn. Nếu các hãng dịch vụ có thể định hướng

khách hàng với những hướng dẫn để khuyến

khích họ phàn nàn, họ sẽ cảm thấy thoải mái

hơn với việc đưa ra những gợi ý với người

cung cấp dịch vụ. Khi khách hàng nói ra

những điều họ không hài lòng họ sẽ giảm ý

định chuyển sang những nhà cung ứng khác.

Các hãng dịch vụ cũng nên khuyến khích

nhân viên thể hiện sự thân thiện khi nhận

được những góp ý từ khách hàng. Các doanh

nghiệp cũng nên đưa ra quy định đối với nhân

viên trong việc kiểm soát thái độ và hành vi

của mình khi nhận được phàn nàn từ phía

khách hàng. Các công ty có thể tổ chức các

buổi tập huấn để nhân viên hiểu về vai trò của

việc kiểm soát cảm xúc cá nhân đối với sự hài

lòng của khách hàng. Thông qua các chương

trình này nhân viên sẽ học được cách kiểm

soát cảm xúc của bản thân mỗi khi có khách

hàng thể hiện thái độ khi lỗi dịch vụ xảy ra, từ

đó góp phần nâng cao độ hài lòng của khách

hàng và hạn chế việc họ chuyển sang nhà

cung cấp khác.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Gabbott, M., Y. Tsarenko, and W. H. Mok

(2010), “Emotional Intelligence as a Moderator of

Coping Strategies and Service Outcomes in

Circumstances of Service Failure,” Journal of

Service Research, 14 (2) 234-248.

2. Gross, J. J. and O. John (2003), “Individual

Differences in Two Emotion-Regulation

Processes: Implications for Affect, Relationships,

and Well-being,” Journal of Personality and

Social Psychology, 85, 348-362.

3. Kerlinger F. N. and Lee, B. H. (2000),

“Foundations of Behvioral Research, Fourth

Edition, Harcout College Publisher, 2000.

4. Landon, E. L. (1980), “The Direction of

Consumer Complaint Research,” Advances in

Consumer Research, 7, 335-338.

5. Rimal, R. N. and K. Real (2003), “Understanding

the Influence of Perceived Norms on Behaviors,”

Communication Theory, 13, 184–203.

6. Singh J. (1988), “Consumer Complaint Intentions

and Behavior: Definitional and Taxonomical Issues,”

Journal of Marketing, 52, 93-107.

7. Stephens N. and K. P. Gwinner (1998), “Why

Don't Some People Complain? A Cognitive-

Emotive Process Model of Consumer Complaint

Behavior,” Journal of the Academy of Marketing

Science, 26 (3), 172-189.

8. Tronvoll, B. (2007a), “Complainer

Characteristics When Exit Is Closed,”

International Journal of Service Industry

Management, 18 (1), 25-51.

9. Wen-Bao Lin (2012), The Determinants of

Consumers’ Switching Intentions after Service

Failure, Total Quality Management, Vol. 23, No.

7, July 2012, 837–854.

SUMMARY

THE EFFECT OF SOCIAL NORM ON CUSTOMER COMPLAINT BEHAVIOR

AND SWITCHING INTENTION

Pham Van Hanh*, Hoang Thi Hue

College of Economics and Business Administration - TNU

Understanding customer complaint behavior can help service firms reduce the risks of losing

current customers, improve service quality through receiving feedback from customer complaint.

This paper studies the effect of social norm on complaint behavior and negative word-of-mouth. It

also explains the reasons why angry customers do not complain in perspective of emotion

regulation behavior. The results showed that customers who perceive highly social pressure

engage more on emotion regulation and less complain to providers than those who perceive low

social pressure. However, customers who do not complain intend to switch service providers.

Key words: social norm, emotion regulation, complaint behavior, switching intention, complaint

intention

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Gấm – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 01234 292293, Email: [email protected]

Page 97: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 91 - 95

96

Page 98: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

97

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phạm Thị Ngọc Vân*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải

quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục

tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập

cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu lao

động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào

tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công

nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới,.

Từ khóa: Lao động, Xuất khẩu lao động, Nguồn lao động, Việt Nam

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU

VIỆT NAM*

Về số lượng

Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động

kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt

Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn,

phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của

doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt

đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao

động với các nước Xã hội chủ nghĩa.

Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động

xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở

rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng

lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột

biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang

nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài

Loan, Malaysia và Hàn Quốc.

Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000

lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó

85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng

số lao động nước ngoài tại Đài Loan.

Hiện nay Việt Nam đã đưa lao động làm việc

trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 30

nhóm ngành khác nhau, thu nhập hàng năm

của người lao động khoảng 1,7-2 tỷ USD,

trong đó 2 thị trường được đánh giá là kỳ

vọng nhất sử dụng chủ yếu lao động công

nghiệp là Hàn Quốc hàng năm gửi về khoảng

700 triệu USD và Nhật Bản trên 300 triệu

USD. Một số thị trường mới được tiếp cận và

hợp tác thành công như Trung đông và UAE,

* Tel: 0906 066799, Email: [email protected]

Pháp, Úc, Mỹ…đều đã có những đoàn lao

động của Việt Nam đến làm việc.

Theo số liệu tổng hợp từ 58 tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương thì 4 tỉnh có trên 20

nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài; 10

tỉnh, thành phố có từ 5.000 đến 12.000 người,

16 tỉnh có từ trên 1.000 đến 4.000 và 2 tỉnh

chỉ có dưới 100 người là Lai Châu (72 người)

và Bà Rịa - Vũng Tàu (11 người). Lao động

các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền

Trung chiếm 95%; phía Nam chiếm 5%. Đa

số ngành, nghề, việc làm theo yêu cầu của

nước ngoài thường đòi hỏi trình độ không cao

nên phù hợp với khả năng lao động nông thôn

Việt Nam như: xây dựng; giày da, may mặc;

giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh hoặc

người già yếu, tàn tật; nông nghiệp; lắp ráp

điện tử…

Về chất lượng

Hiện nay, nhà nước đã và đang có những

chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao

động xuất khẩu như vốn vay ưu đãi cho một

số đối tượng người nghèo, vùng sâu vừng xa,

đối tượng chính sách, tới đây có thể nhà nước

tiếp tục xem xét các chính sách hỗ trợ cho các

doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao

động xuất khẩu, điều đó càng cho thấy mục

tiêu của nhà nước là nâng caochất lượng

nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu cung ứng lao

động làm việc ở thị trường ngoài nước, cạnh

tranh với các quốc gia XKLĐ có cùng thị

trường với chúng ta.

Page 99: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

98

Bảng 1. Sô lương lao động xuất khẩu phân theo thị trường trọng điểm

Đơn vị tính: Người

TT

Năm

Tổng số

Nước tiếp nhận

Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Nước khác

1 2001 36.168 7.782 3.249 3.910 23 21.204

2 2002 46.122 13.191 2.202 1.190 19.965 9.574

3 2003 75.000 29.069 2.256 4.336 38.227 1.112

4 2004 67.447 37.144 2.752 4.779 14.567 8.205

5 2005 70.594 22.784 2.955 12.102 24.605 8.148

6 2006 78.855 14.127 5.360 10.577 37.941 10.850

7 2007 85.020 23.640 5.517 12.187 26.704 16.972

8 2008 87.000 33.000 5.800 16.000 7.800 24.400

9 2009 73.028 21.677 5.456 7.578 2.792 35.525

10 2010 85.546 28.499 4.913 8.628 11.741 31.765

Cộng 704.780 230.913 40.460 81.287 184.365 167.755

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Bảng 2: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu

Đơn vị: %

Ngành nghề xuất khẩu lao động Cơ cấu theo thời kỳ

2000-2004 2005-2009

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài 256.237 394.487

Trong đó (%) 100,00 100,00

- Nhà máy công nghiệp 53,58 56,62

- Xây dựng 18,32 22,92

- Nông, lâm nghiệp 2,93 1,78

- Giúp việc gia đình, khán hộ công 14,26 8,83

- Sỹ quan, thuyền viên 8,52 5,92

- Ngành nghề khác 2,39 3,93

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào sô liệu của Bộ LĐ, TB và XH

Cơ cấu lao động của Việt Nam theo trình độ

tay nghề thời gian qua có những chuyển biến

tích cực tăng cả về số lượng và tỷ lệ đối với

chuyên gia, lao động có tay nghề và giảm về

số lượng và tỷ lệ đối với lao động phổ thông,

điều này phản ánh xu hướng thay đổi cơ bản

trong XKLĐ của Việt Nam trong những năm

gần đây. Nếu xét cơ cấu lao động được đưa đi

làm việc ở nước ngoài năm 2003 và năm

2009 thì số lượng lao động phổ thông giảm từ

77.98% xuống còn 55,39%, trong khi lao

động đã qua đào tạo đã tăng từ 22,02% lên

44,61% trong khi đó đặc biệt là chuyên gia kỹ

thuật và lao động lành nghề tăng từ 2,44% lên

đến 12,49%.

Như vậy, thời gian qua từ chỗ chủ yếu XKLĐ phổ thông, tay nghề thấp. Chúng ta đã tăng dần số lượng cũng như tỷ lệ chuyên gia, lao động có chuyên môn kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động xuất khẩu theo hướng tăng khả năng cạnh

tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề

cũng có nhiều thay đổi theo ngành nghề và

những thay đổi này có lợi cho người lao

động. Lao động Việt Nam hiện nay làm việc

ở nước ngoài trong môi trường đa dạng với

30 nhóm nghề thuộc cả 4 khu vực: nông,

lâm, ngư nghiệp; công nghiệp; xây dựng và

dịch vụ. Cơ cấu ngành nghề được phản ánh

qua bảng 2.

Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch dần từ

khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, giúp việc

gia đình là công việc nặng nhọc và cho thu

nhập thấp, nhiều rủi ro sang công việc ít rủi

ro, ổn định và thu nhập cao hơn đó là công

việc dịch vụ.

Hiệu quả kinh tế của lao động xuất khẩu

Hiệu quả kinh tế của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thu nhập bình quân và khả năng tích lũy theo từng thị trường như sau:

Page 100: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

99

Bảng 3: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một sô thị trường

Đơn vị tính: USD

Nước Tiền lương

theo hợp đồng

Các khoản

đóng góp

Tiền thưởng,

làm thêm

Chi tiêu cho

bản thân

Tích lũy theo

tháng

Hàn Quốc 800-900 0 300 250 850-950

Nhật Bản 600-800 60-80 400 300 640-820

Đài Loan 600-800 40-60 300 200 660-840

Malaysia 160-250 30 100 100 130-220

Lào 150-200 30 70 50 140-190

Libya 200-400 20 150 100 230-430

Trung Đông 200-400 15 150 100 235-435

Đông Âu 400-600 30-50 400 300 470-650

Úc, Bắc Mỹ 2000-2500 200-250 200 500 1500-1950

Bình quân 660 54 228 211 623

Nguồn: Trung tâm lao động người nước ngoài thuộc Bộ Lao động TB & XH

HẠN CHẾ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

TRONG THỜI GIAN QUA

Hạn chế từ thị trường lao động: Thị trường

XKLĐ của nước ta thời gian qua phát triển

chưa ổn định, phụ thuộc vào nhiều biến động

của thị trường lao động nước ngoài. Thị

trường XKLĐ hiện nay còn hạn hẹp, đặc biệt

là thị trường có thu nhập cao, việc mở rộng các

thị trường tiềm năng đang gặp nhiều khó khăn

và có chiều hướng chững lại, công tác thông tin

và dự báo thị trường còn thiếu và yếu.

Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao

động: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao

động chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế. Chúng

ta đang thiếu bộ máy quản lý đồng bộ, một cơ

chế quản lý hợp lý, bài bản và có hiệu qủa

nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp

của các bên tham gia trong xuất khẩu lao

động và Nhà nước khi tham gia vào thị

trường lao động quốc tế.

Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước

ngoài: Tình hình lao động Việt Nam ở nước

ngoài đang rất phức tạp, lao động bỏ trốn ở

các thị trường trọng điểm chiếm tỷ trọng lớn

so với các nước xuất khẩu lao động khác, tỷ lệ

lao động phải về nước trước thời hạn còn cao so

với số lượng lao động đưa đi hàng năm, xuất

hiện các băng đảng tội phạm có lao động Việt

Nam tham gia, số vụ việc phức tạp liên quan

đến người lao động Việt Nam gia tăng.

Hạn chế từ nguồn lao động: Chất lượng lao

động của ta thấp, trình độ tay nghề, trình độ

ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh

và thu nhập của người lao động không cao,

chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao

của thị trường tiếp nhận lao động, đặc biệt là

thị trường có thu nhập cao. Một bộ phận lao

động xuất khẩu còn có tác phong, kỷ luật lao

động, ý thức chấp hành pháp luật tại nước sở

tại còn kém, vi phạm hợp đồng lao động, vi

phạm pháp luật đã làm ảnh hưởng đến khả

năng duy trì và phát triển thị trường lao động.

Hạn chế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

Đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vừa

thiếu lại vừa yếu, thời gian qua chúng ta mới

chú trọng phát triển về số lượng mà thiếu sự

quan tâm về chất lượng, chưa là lực lượng xung

kích của hoạt động XKLĐ, chưa thực sự trở

thành “người bạn chí cốt” của người lao động,

chưa làm tròn sứ mệnh Nhà nước giao phó.

Hạn chế từ hiệu quả kinh tế – xã hội của xuất

khẩu lao động: Xuất khẩu lao động thời gian

qua tuy đã đạt được một số thành tựu nhất

định nhưng hiệu quả kinh tế do XKLĐ mang

lại còn thấp, ở thị trường có thu nhập cao như:

Hàn Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ...

NNGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG

THỜI GIAN QUA

Thư nhất, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các

cơ quan quản lý nên việc ban hành và thực

hiện các chính sách, quy định hướng dẫn về

XKLĐ còn chậm so với yêu cầu phát triển đất

nước và thị trường lao động quốc tế.

Page 101: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

100

Thư hai, đầu tư của Nhà nước cho hoạt động

XKLĐ, nhất là đầu tư phát triển thị trường,

đầu tư cho doanh nghiệp XKLĐ, đào tạo

nguồn lao động xuất khẩu chất lượng cao

chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương

xứng với mục tiêu nhiệm vụ và quy mô

XKLĐ và nhu cầu của thị trường ngoài nước.

Thư ba, quản lý nhà nước về xuất khẩu lao

động từ Trung ương đến địa phương chưa

chặt chẽ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của

xuất khẩu lao động theo cơ chế mới, chưa xử

lý nghiêm những vi phạm quy định của pháp

luật về xuất khẩu lao động. Công tác kiểm tra,

thanh tra nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm

chưa thường xuyên và còn nhiều hạn chế.

Thư tư, thị trường lao động ngoài nước đang

có những thay đổi căn bản về nhu cầu, chất

lượng và cơ cấu lao động nhập khẩu dẫn đến

sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các nước

XKLĐ, trong số đó có nhiều nước trong khu

vực có điều kiện tương đồng với nước ta như:

Trung Quốc, Thái Lan, Inđônexia, Philippin... là

những nước có nhiều năm kinh nghiệm về

XKLĐ, đã có quan hệ hợp tác lao động lâu dài

với một số nước tiếp cận lao động.

Thư năm, phần lớn lao động xuất khẩu có

chất lượng thấp, một bộ phận chưa ý thức

được về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia

XKLĐ, thiếu ý thức về danh dự và cộng

đồng, nhiều lao động còn thụ động trong việc

xác định nghề nghiệp và công việc.

Thư sáu, công tác thông tin, tuyên truyền về

XKLĐ còn nhiều hạn chế và bất cập, đơn

giản và sơ sài, chưa có sự phối hợp đồng bộ

và còn mang nặng tính hành chính và sự vụ,

thiếu những nội dung cụ thể hấp dẫn người

lao động và làm cho người lao động hiểu rõ

được mục đích của việc đi XKLĐ.

Thư bảy, chính sách hậu XKLĐ chưa tạo

được sự an tâm cho người lao động làm việc ở

nước ngoài cũng như phát huy hiện quả vốn, tay

nghề, kinh nghiệm của người lao động thu lượm

được trong thời gian ở nước ngoài.

GIAI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

LAO ĐỘNG

Giải pháp 1: giải pháp về thị trường xuất

khẩu lao động, Nhà nước và doanh nghiệp

xuất khẩu lao động phải chủ động mở rộng và

phát triển thị trương lao động, bằng cách thiết

lập các quan hệ chính thức về hợp tác lao

động với các quốc gia và vùng lãnh thổ có

nhu cầu tiếp nhân lao động Việt Nam, tranh

thủ vai trò của các tổ chức quốc tế để phát

triển thị trường XKLĐ.

Giải pháp 2: giải pháp về nguồn lao động,

trong đó Nhà nước chủ động nâng cao chất

lượng lao động xuất khẩu, tăng cường đào tạo

nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng,

nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công

nghiệp, nhận thức về quan hệ chủ thợ, ý nghĩa

và mục đích đi làm việc ở nước ngoài của

người lao động, thường xuyên theo dõi sự rèn

luyện và tu dưỡng của người lao động trong

quá trình đào tạo.

Giải pháp 3: Quản lý và hỗ trợ của nhà nước

về xuất khẩu lao động thông qua việc hoàn

thiện bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước về

xuất khẩu lao động, ban hành kịp thời các văn

bản pháp lý và điều chỉnh các nội dung của

các bộ luật khác có liên quan đến XKLĐ, hài

hòa hóa luật về XKLĐ của Việt Nam với luật

tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước

nhập cư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm

tra nhà nước về XKLĐ.

Tăng cường vai trò của hiệp hội xuất khẩu lao

động Việt nam, nâng cao hiệu quả và sức

cạnh tranh của hội viên.

Giải pháp 4: Quản lý người lao động làm việc

ở nước ngoài, quốc hội cần sớm phê duyệt

các công ước có liên quan đến XKLĐ, chính

phủ cần đàm phán với các nước có lao động

Việt Nam làm việc, để đi đến sự công nhận

tính pháp lý các văn phòng đại diện quản lý

lao động của doanh nghiệp XKLĐ và tạo điều

kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện

quy định quản lý lao động ở nước ngoài.

Page 102: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

101

Các doanh nghiệp cần những cán bộ giỏi về

ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ, có quan hệ

tốt với môi giới và chủ sử dụng lao động, có

tâm huyết với người lao động làm đại diện ở

nước ngoài.

Giải pháp 5: đối với doanh nghiệp và tổ chức

xuất khẩu lao động càng phải củng cố, xây

dựng đội ngũ doanh nghiệp mạnh, trụ cột

trong XKLĐ, nâng cấp doanh nghiệp thuộc

mức trung bình, các doanh nghiệp đang hoạt

động có kết quả tuy hiệu quả chưa cao, sắp xếp,

tổ chức lại các doanh nghiệp kém hiệu quả.

Giải pháp 6: Đảm bảo công tác thông tin,

tuyên truyền về XKLĐ, cần quán triệt các

phương tiện thông tin đại chúng thông tin

đúng, chọn lọc, đưa các điển hình đi làm việc

tại nước ngoài, tổ chức định kỳ các hội trợ

việc làm, hội trợ xuất khẩu lao động, sàn giao

dịch lao động, các hội thảo chuyên đề XKLĐ

để đưa thông tin đến được người lao động.

Giải pháp 7: vấn đề tài chính cho XKLĐ,

khuyến khích các doanh nghiệp giảm tiền phí

dịch vụ cho người lao động hoặc tạo điều kiện

để người lao động được khấu trừ dần từ thu

nhập khi ra nước ngoài làm việc.

Giải pháp 8: Về hậu XKLĐ, đối với người

lao động về nước trước hạn cần phân biệt

nguyên nhân về nước để có quy định hỗ trợ

cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người lao động

sớm hòa nhập vào cộng đồng.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Bộ Chính trị, chỉ thị số 41-CT/TW (22/9/1998),

Về xuất khẩu lao động và chuyên gia.

2. Trường Đại học Lao động-Xã hội, (2005), Giáo

trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội

3. Cục thông kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám

thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010, Thái Nguyên

4. http://xuatkhaulaodong.wordpress.com

SUMMARY

DEVELOPING LABOR EXPORT IN VIETNAM

Pham Thi Ngoc Van*

College of Economics and Business Administration – TNU

Labor export activities in Vietnam was considered an important solution in addressing the pressing

needs for immediate employment for a human resources department in the country, because social

goals: alleviation poverty and reduce unemployment. Not only a source of income for workers,

creating a significant source of foreign exchange for the country where labor export activities are

also tools to receive the transfer of foreign advanced technology, through that training a workforce

with high quality professional language and behavior of industrial labor, strategic in the

development & integration of the world economy, while enhancing relationships between Vietnam

and the international community to raise a step management of the state and central agencies as

well as local authorities.

Keywords: labor, labor export, labor resources, Viet Nam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:02/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Quang Hơp – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0906 066799, Email: [email protected]

Page 103: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101

102

Page 104: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

103

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH

TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ

TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Tạ Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Phương Hoa Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bài viết đã sử dụng các tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh

nhằm đánh giá một cách toàn diện hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trực

thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên từ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, ứng dụng kỹ thuật trong khám

chữa bệnh, tình hình tài chính, tình hình khám chữa bệnh.…, nhằm kiến nghị một số giải pháp tăng

cường hoạt động và giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Thái Nguyên.

Từ khóa: Khám chữa bệnh, phòng khám, giường bệnh, Sở y tế Thái Nguyên, bệnh viện Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh (KCB)

thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đã và đang

đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khoẻ

nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ số cơ

bản đạt ở mức cao hơn mục tiêu quốc gia đến

năm 2015 và 2020 như tỷ suất chết trẻ em

dưới 1 tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ

lệ trẻ mới đẻ nặng dưới 2.500g, tỷ lệ chết

mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống.... Chỉ tiêu giường

bệnh hàng năm tại các bệnh viện thường vượt

kế hoạch, điều này cho thấy nhu cầu khám

chữa bệnh của người dân trong tỉnh rất cao,

nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải,

một số bệnh viện quá tải trầm trọng. Câu hỏi

nghiên cứu đặt ra cho vấn đề này là: tình

trạng quá tải tại các bệnh viện công lập trực

thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên hiện nay như

thế nào?, phải chăng là do hoạt động KCB của

các cơ sở y tế này chưa tốt?... cần có những kiến

nghị gì nhằm tăng cường hoạt động cho các cơ

sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm tác giả sử dụng cách tiếp cận từ trên

xuống và tiếp cận mở, nghĩa là phân tích một

cách toàn diện hoạt động của hệ thống cơ sở

KCB thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên từ cơ

sở vật chất, tình hình tài chính, trang thiết bị,

đầu tư cho con người… nhằm nghiên cứu,

đánh giá thực trạng hoạt động các cơ sở KCB

thuộc Sở Y tế Thái Nguyên.

* Tel:

Bài viết thu thập thông tin thứ cấp từ các

Nghị định, thông tư hướng dẫn của bộ Y tế,

báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện

các nhiệm vụ chuyên môn, báo cáo đánh giá

thực hiện NĐ 43/NĐ - CP, các văn bản quản

lý của Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2010 đến

năm 2013. Sau đó, sử dụng các phương pháp

phân tích như phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp so sánh nhằm đánh giá các kết

quả đạt được và những hạn chế của hệ thống

KCB thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU

Hệ thống các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái

Nguyên quản lý hiện nay, bao gồm 08 bệnh

viện tuyến tỉnh, trong đó có 03 bệnh viện đa

khoa là Bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện

Gang thép và 05 bệnh viện chuyên khoa là

bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Lao và

bệnh phổi, bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi

chức năng, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện

Mắt và 01 Khu điều trị phong Phú Bình, cùng

09 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố,

thị xã.

Nguồn nhân lực: Tổng số cán bộ viên chức

trong các bệnh viện là 2.593 người, trong đó

thạc sỹ là 23 người, bác sỹ chuyên khoa cấp I

là 185 người, bác sỹ chuyên khoa II là 22

người, bác sỹ và dược sỹ đại học là 343

người. Tỷ lệ phân bổ cán bộ, viên chức giữa

các bộ phận: lâm sàng chiếm 78,26%; cận

lâm sàng và dược 12,91%; quản lý, hành

chính 8,83%. Tỷ lệ phân bổ tương đối phù

hợp với qui định về định biên nhân lực Bộ

Page 105: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

104

Nội vụ đã ban hành, đáp ứng được yêu cầu

các nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở KCB.

Cơ sở vật chất: từ nguồn ngân sách, nguồn

vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn xã hội

hóa, các bệnh viện đã được trang bị đủ những

thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ y

tế qui định, ngoài ra một số bệnh viện đa

khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh còn được trang

bị thêm một số máy hiện đại như: Máy chụp

256 dãy, máy chụp CT Scanner, máy cộng

hưởng từ, máy siêu âm 4 chiều, hệ thống máy

nội soi phẫu thuật và chẩn đoán, máy xét

nghiệm sinh hóa tự động nhiều module, máy

định danh vi khuẩn, PCR, máy phẫu thuật mổ

pha co, máy xạ phẫu Gamma Knife, SPECT,

thiết bị dây truyền thụ tinh trong ống nghiệm...

Quy mô giường bệnh thuộc Sở Y tế Thái

Nguyên hiện nay là 2.795 giường bệnh đã

tăng 150 giường bệnh so với năm 2013,

không kể tuyến xã. Phân bố giường bệnh như

sau: tuyến tỉnh là 1.790 giường bệnh tại 3

bệnh viện đa khoa, 5 bệnh viện chuyên khoa

và khu điều trị phong; tuyến huyện là 1.005

giường bệnh tại 9 bệnh viện huyện, trong đó

có 60 giường tại 11 phòng khám đa khoa khu

vực. Các bệnh viện huyện thường có quy mô

nhỏ và trung bình từ 75-150 giường bệnh.

Số giường bệnh công/10.000 dân tăng từ 17,5

giường bệnh năm 2010 lên 20,9 giường bệnh

năm 2013. Nếu tính cả giường bệnh thuộc

tuyến trung ương, giường bệnh tư nhân, số

này tăng lên đến 29 giường bệnh/10.000 dân.

Trang thiết bị trong KCB: Các bệnh viện đa

khoa tuyến tỉnh đã ứng dụng các kỹ thuật cao

và chuyên sâu trong khám chữa bệnh như

chụp cắt lớp, phẫu thuật máu tụ trong sọ não

do chấn thương sọ não kín, kỹ thuật nội soi

trong lĩnh vực tai mũi họng, phụ khoa, tiết

niệu, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, gai đôi....

Các bệnh viện đa khoa huyện thực hiện thành

thạo các kỹ thuật như mổ cấp cứu ổ bụng,

chửa ngoài dạ con, cắt tử cung, truyền máu tại

chỗ, một số xét nghiệm chuyên khoa sâu và

không phải gửi lên tuyến trên, như Bệnh viện

C Thái Nguyên đã ứng dụng tốt dao Gamma

thế hệ 5 hiện đại nhất Việt Nam trong việc

chữa trị ung thư. Bệnh viện A Thái Nguyên

là 1 trong những bệnh viện vệ tinh của Bệnh

viện Phụ sản Trung ương và BV Bạch Mai.

Bệnh viện bắt đầu triển khai thụ tinh nhân tạo

bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng và bơm

vào buồng tử cung (kỹ thuật IUI). Bệnh viện

đang từng bước đầu tư thiết bị, các phòng kỹ

thuật để triển khai kỹ thuật thụ tinh trong ống

nghiệm… Chất lượng khám chữa bệnh tại các

bệnh viện được nâng cao rõ rệt.

Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã

được chú ý. Ngoài bệnh viện y học cổ truyền,

các bệnh viện đa khoa tỉnh đều có khoa y học

cổ truyền hoạt động tốt. Các bệnh viện đa

khoa huyện có khoa y học cổ truyền hoặc bộ

phận y học cổ truyền lồng ghép với khoa Nội,

nhi, lây hoặc khoa khám chữa bệnh. Hầu hết

các tuyến y tế xã có cán bộ y học cổ truyền

hoặc cán bộ y tế biết về thuốc nam, châm cứu,

đã có 66,5% các tuyến y tế xã thực hiện điều

trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Tuy

nhiên, tỷ lệ tuyến y tế xã sử dụng thuốc y học

cổ truyền để khám chữa bệnh >20% còn rất

thấp chỉ đạt 10,3%.

Nhiều cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện

C, bệnh viện Gang thép, bệnh viện y học cổ

truyền, Lao các bệnh viện huyện như Võ Nhai,

Đồng Hỷ, Đại từ, Phú Bình... đã ứng dụng hiệu

quả công nghệ thông tin trong quản lý.

Tình hình tài chính: Các bệnh viện thuộc Sở

Y tế Thái Nguyên duy trì các hoạt động khám

chữa bệnh chủ yếu dựa vào 02 nguồn thu

chính: ngân sách nhà nước cấp, viện phí và

Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nguồn viện trợ và

một số nguồn thu xã hội hóa khác do bệnh

viện triển khai theo cơ chế tự chủ tài chính

cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của các

Bệnh viện.

Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp

hàng năm có tỷ trọng tăng nhưng chỉ là tăng

chi cho con người, nguồn kinh phí này chỉ

đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của Bệnh viện

trong khi Bệnh viện luôn đối mặt với tình

trạng quá tải bệnh nhân. Chi cho giường bệnh

từ nguồn NSNN thấp. NSNN chủ yếu là chi

cho con người và các hoạt động phí, còn chi

cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện

phí và BHYT thu được.

Page 106: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

105

Bảng 01: Tổng hơp các nguồn thu của các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

STT Các chỉ tiêu

Năm

2011 2012 2013

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

1 NSNN cấp 104.810 36,98 112.590 28,40 145.050 32,95

2 Thu viện phí và

BHYT 168.687 59,52 264.668 66,75 274.546 62,37

3 Thu viện trợ 7.700 2,72 16.200 4,09 15.600 3,54

4 Thu khác 2.205 0,78 3.030 0,76 5.027 1,14

Tổng số 283.402 100 396.488 100 440.223 100

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013)

Bảng 02: Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên

Đơn vị KH năm 2013

(GB)

TH năm 2013

(GB)

Công suất

SDGB (%)

Số lượt người

điều trị nội trú

Số lượt khám

bệnh

Tuyến tỉnh 1.790 2.368 139,90 80.797 1.402.869

Tuyến huyện 1.005 1.552 154,42 79.964 683.129

Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên năm 2013

Thực tế định mức kinh phí cấp trên giường

bệnh của các cơ sở KCB thấp, bệnh viện đa

khoa tuyến tỉnh, bệnh viện Lao, Tâm Thần,

khu điều trị phong, bệnh viện đa khoa huyện

Võ Nhai là 45 triệu đ/giường bệnh, các bệnh

viên chuyên khoa tuyến tỉnh và đa khoa tuyến

huyện là 44 triệu đ/giường bệnh, phòng khám

đa khoa khu vực là từ 30 triệu đến 35 triệu

đ/giường bệnh. Định mức trên tính theo tiền

lương tối thiểu 730.000 đồng, khi nhà nước

thay đổi chính sách tiền lương (hiện nay tiền

lương cơ sở là 1.150.000 đồng) thì đơn vị

phải dành 35% từ nguồn thu sau khi trừ các

yếu tố trực tiếp như: thuốc, máu, hóa chất,

dịch truyền, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để

tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn thiếu

ngân sách nhà nước mới cấp bù.

Công tác KCB: Số lượt khám bệnh tại các

cơ sở y tế công đã tăng rõ rệt, từ trên 1,7 triệu

lượt khám trong các năm 2010 tăng lên trên

2,1 triệu vào các năm 2013 trong đó gần 50%

được thực hiện ở tuyến xã, khoảng 30% ở

tuyến huyện và trên 20% tại tuyến tỉnh. Bình

quân số lần khám bệnh/người/năm tăng từ

1,52 năm 2010 lên 1,94 năm 2013, tuy nhiên

vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước là

2,09 lần năm 2013.

Các bệnh viện thường thực hiện vượt

kế hoạch chỉ tiêu giường bệnh hàng năm.

Công suất sử dụng giường bệnh rất cao ở cả 2

tuyến tỉnh và huyện năm 2013 đạt 146,22%,

trong đó tuyến tỉnh: 139,90%; tuyến huyện:

154,42%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ

này tăng lên đến 171,8% (tuyến tỉnh:

172,38%; tuyến huyện: 171,22%); một số nơi

vượt quá 200% như Bệnh viện C, Bệnh viện

Lao và bệnh phổi, các bệnh viện đa khoa

huyện Đại Từ , Phổ Yên. Điều này cho thấy

nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại các

bệnh viện rất cao, các bệnh viện luôn trong

tình trạng quá tải, một số bệnh viện quá tải

trầm trọng.

Số ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân nội

trú tại Thái Nguyên cao hơn trung bình của cả

nước, năm 2013 là 9,97 ngày, cao hơn trung

bình của cả nước 2 ngày, năm 2012 là 9,8 ngày

cao hơn trung bình của cả nước 2,6 ngày.

BÀN LUẬN

Vấn đề lớn nhất cần giải quyết hiện nay là

tình trạng quá tải trầm trọng tại phần lớn các

bệnh viện. Một trong những nguyên nhân quá

tải là do quy mô các bệnh viện nhỏ, không đủ

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân

trong tỉnh. Vì vậy, nâng cấp và mở rộng quy

Page 107: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

106

mô các bệnh viện tỉnh và huyện là những vấn

đề cần được giải quyết trong quy hoạch phát

triển y tế Thái Nguyên đến năm 2015 và các

năm tiếp theo.

Việc sử dụng phương pháp khám chữa bệnh

bằng y học cổ truyền còn hạn chế, tỷ lệ sử

dụng thuốc y học cổ truyền trong khám chữa

bệnh còn thấp, trong khi tỉnh Thái Nguyên là

địa phương có thế mạnh về dược liệu.

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng

cao, cơ sở vật chất ở các cơ sở khám chữa

bệnh tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng

chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong

khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân.

Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền

nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh nhiễm trùng,

bệnh mạn tính tăng, dẫn đến tăng gánh nặng

và tăng chi phí y tế. Trong khi đó, nguồn

nhân lực cho hoạt động của ngành y tế còn

thiếu, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ đại học.

Thực tế hiện nay, các yếu tố cấu thành giá

dịch vụ y tế chưa bao gồm tiền lương, do đó

định mức kinh phí/đầu giường bệnh chỉ đủ

chi lương và các khoản phụ cấp theo lương,

không còn hoặc rất ít kinh phí để chi hoạt

động thường xuyên của đơn vị. Trong khi đó,

giá cả các dịch vụ công cộng tăng, chính sách

viện phí, bảo hiểm y tế đang trong lộ trình đổi

mới. Giá dịch vụ y tế hiện nay mới chỉ bao

gồm 3/7 yếu tố cấu thành nên bao gồm: (1)

tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư

thay thế để thực hiện dịch vụ; (2) tiền điện,

nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi

trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ; (3) duy

tu bảo dưỡng thiết bị, mua, thay thế công cụ

dụng cụ trực tiếp để thực hiện các dịch vụ, mà

chưa tính thêm 4 yếu tố còn lại là (1) chi phí

về tiền lương, chi phí nhân công thuê ngoài;

(2) khấu hao tài sản cố định; (3) chi phí chi

trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn huy

động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để

thực hiện dịch vụ; (4) chi phí gián tiếp như

các chi phí hợp pháp để vận hành, bảo đảm

hoạt động bình thường của Bệnh viện và chi

phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng

các kỹ thuật mới. Do đó giá thu dịch vụ y tế

hiện nay vẫn chưa đủ chi nên ngân sách nhà

nước vẫn phải cấp bù.

KẾT LUẬN

Mặc dù các cơ sở KCB trực thuộc Sở Y tế

Thái Nguyên đã được đầu tư khá lớn về trang

thiết bị, đội ngũ y bác sỹ đảm bảo. Tuy nhiên,

quy mô các bệnh viện nhỏ, cơ sở hạ tầng của

các bệnh viện còn hạn chế, chỉ tiêu giường

bệnh hàng năm thường vượt kế hoạch, công

suất sử dụng giường bệnh rất cao. Nguyên

nhân sâu xa của tình trạng quá tải tại bệnh

nhân tại các bệnh viện hiện nay là do ngành y

tế nói chung và Sở Y tế Thái Nguyên nói

riêng chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá

dịch vụ y tế, trong khi ngân sách nhà nước

mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của các

Bệnh viện, dẫn đến đầu tư chưa thỏa đáng cho

hoạt động KCB tại các bênh viện.

KIẾN NGHỊ

Về tổ chức quản lý thực hiện đề án giảm tải

của Bộ y tế, thành lập các bệnh viện vệ tinh

của các bệnh viện đầu ngành Trung ương,

tăng cường thực hiện đề án số 1816 của Bộ Y

tế để phát triển nguồn lực tại chỗ.

Cần tăng định mức chi cho công tác khám

chữa bệnh để đơn vị có điều kiện nâng cấp cơ

sở vật chất, trang thiết bị y tế, cụ thể như sau:

tăng định mức kinh phí/giường bệnh lên 85

triệu đ/giường bệnh; tăng định mức kinh

phí/giường bệnh tại các phòng khám đa khoa

khu vực từ 70 triệu đến 80 triệu đ/giường

bệnh; Các bệnh viện chuyên khoa đặc thù như

Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Lao, khu

điều trị phong Phú Bình cần được tính theo

loại hình đơn vị được nhà nước đảm bảo toàn

bộ chi phí hoạt động hoặc thực hiện theo đơn

đặt hàng của nhà nước.

Tiến tới tính đúng, tính đủ các chi phí cấu

thành giá dịch vụ y tế (đủ 7/7 yếu tố).

Cần thay đổi chính sách tạo nguồn cải cách

tiền lương từ nguồn thu giá dịch vụ y tế.

Cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, như:

phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân về cả chiều

rộng và chiều sâu; tăng cường liên doanh, liên

kết, mở rộng các loại hình dịch vụ y tế; thực

hiện phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

Page 108: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

107

TÀI LIỆU THAM KHAO 1. Nguyễn Thị Kim Chúc (2011), Báo cáo chuyên

đề: Kinh tế y tế và ưng dụng trong quản lý tài

chính bệnh viện, Dự án hỗ trơ đổi mới hệ thông y

tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Phương Hoa (2013), Thực hiện

quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh

viện công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên,

Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên.

3. Vũ Xuân Phú (2008), Giáo trình Kinh tế Y tế,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên (2013), Đánh giá

tình hình thực hiện nghị định 43 giai đoạn 2011-

2013 và phương án tự chủ về tài chính giai đoạn

2014-2016.

5. Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo

tổng kết 2011, 2012, 2013.

SUMMARY

CURRENT SITUATION OF HEALTH CARE IN PUBLIC HEALTH FACILITIES

UNDER THE DEPARTMENT OF HEALTH

OF THAI NGUYEN AND PROPOSE SOLUTIONS

Ta Thi Thanh Huyen*, Nguyen Thi Phuong Hoa College of Economics and Business Administration – TNU

The article uses material, secondary data, descriptive statistical method, comparative method to

evaluate a comprehensive health care activities in the public health facilities under ThaiNguyen

province Health Department from human resources, infrastructure, engineering applications in the

medical, financial status, medical status. ..., to propose some solutions to enhance operations and

reduce the load for the clinics of the Department of Health ThaiNguyen.

Keywords: Medical Treatment, clinic, hospital beds, Department of Health in ThaiNguyen,

ThaiNguyen hospital

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:04/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Hồng Hải – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel:

Page 109: Tập 124, số 10, 2014

Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 103 - 107

108

Page 110: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

109

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Phương Hảo* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Chính phủ Việt Nam luôn coi giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt quá trình đổi mới của nền kinh tế

nước nhà. Để thực hiện mục tiêu này đã có rất nhiều chương trình, chính sách, giải pháp được đưa

ra, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã, đang và sẽ được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện. Võ

Nhai là huyện còn nhiều xã đặc biệt khó khăn về kinh tế và đói nghèo lại tập trung chính ở các xã

này. Vì lẽ đó, chỉ có phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn này, đưa các xã này cùng hòa

nhập với sự phát triển chung của các địa phương khác thì mới có thể thực hiện thành công chương

trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Điều này đã trở thành lý do cho chương trình 135 -

phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn tại Võ Nhai ra đời. Bài viết này đề cập đến kết

quả thực hiện chương trình 135 trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên.

Từ khóa: Chương trình 135, Kinh tế - Xã hội, Giải pháp, Giảm nghèo, Võ Nhai.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái

Nguyên và cũng là huyện khó khăn nhất của

Tỉnh. Chính vì vậy, đây là nơi được thụ

hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ

để phát triển kinh tế xã hội, đưa nền kinh tế

của huyện đi lên cùng các huyện khác trong

tỉnh. Từ năm 1999 chương trình 135 được áp

dụng tại huyện đến nay đã được 15 năm.

Trong thời gian gần đây bộ mặt kinh tế xã hội

của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể, đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân được

từng bước cải thiện, cơ sở hạ tầng đã có nhiều

bước phát triển… có được điều này thì đóng

góp của chương trình 135 là không nhỏ. Tuy

nhiên bên cạnh những thành công thì chương

trình vẫn còn có những vấn đề cần lưu ý quan

tâm và cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả

sử dụng chương trình. Trên cơ sở đó, bài viết

này tập trung đề cập đến vấn đề tình hình thực

hiện chương trình 135 ở huyện Võ Nhai với

mong muốn có cái nhìn tổng thể về những

đóng góp của chương trình đến phát triển

kinh tế xã hội của Huyện và về tình hình giảm

nghèo trên địa bàn nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VA NGHIÊN CỨU

Cách cách tiếp cận như tiếp cận theo vùng,

tiếp cận theo tình trạng kinh tế hộ, tiếp cận

* Tel: 0913 079111, Email: [email protected]

theo đầu tư công và tư, tiếp cận từ dưới lên,

tiếp cận có sự tham gia... được vận dụng trong

nghiên cứu để đánh giá những kết quả đạt

được trong phát triển kinh tế xã hội và tình

hình giảm nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai

do chương trình 135 đem lại.

Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu là các

số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản

báo cáo, sách, tạp chí, mạng internet và các

tài liệu văn bản khác liên quan đến vấn đề

nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương

pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, thống

kê phân tổ để tổng hợp và phân tích số liệu

đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết

quả thực hiện chương trình 135 trong phát

triển kinh tế xã hội tại địa phương.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VA THAO LUẬN

Những thuận lợi và khó khăn của huyện

Võ Nhai khi thực hiện chương trình 135

Dân cư ở các xã đặc biệt khó khăn phần lớn là

đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và gắn bó lâu dài. Mỗi dân tộc có những phong tục tập

quán khác nhau nhưng các dân tộc có tinh thần đoàn kết phấn đấu xây dựng quê hương

đất nước, góp sức cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp đổi mới cuộc sống của

chính mình. Nhân dân tin tưởng vào chính sách của Đảng và đường lối lãnh đạo của nhà

nước, nên khi triển khai thực hiện được sự

Page 111: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

110

ủng hộ đồng tình của nhân dân rất cao. Đây là một thuận lợi lớn cho những người thực hiện

chương trình trong việc tuyên truyền ý nghĩa thực hiện các nội dung của chương trình đồng

thời lôi kéo đồng bào cùng tham gia thực hiện chương trình, đội ngũ cán bộ thực hiện từ

huyện đến xã đoàn kết, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bên

cạnh những thuận lợi trên, Võ Nhai cũng gặp phải không ít khó khăn khi thực hiện chương

trình 135 đó là: Đặc điểm địa hình của huyện gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kết

cấu hạ tầng ở một số địa phương trong địa bàn (nhất là các xã thuộc tiểu vùng II và III),

dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tư đối với các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự

chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Có sự chênh lệnh lớn về trình độ dân trí

giữa các vùng trong huyện, giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trung du, thị trấn với

các vùng sâu, vùng xa. Việc tồn tại nhiều dân tộc với nhiều phong tục tập quán khác nhau

cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề dân tộc và xã hội gay gắt. Hiệu lực chỉ đạo, điều hành của

các ngành chuyên môn của huyện, của các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, việc

tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án còn chậm, thiếu cụ thể; đội ngũ cán bộ

quản lý, nhất là ở cấp xã vừa thiếu và vừa yếu về trình độ, năng lực, chưa đáp ứng được yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của Võ Nhai.

Thuận lợi thì ít khó khăn lại nhiều điều này

đặt ra không ít thách thức cho những người thực hiện chương trình trên địa bàn huyện.

Nhưng với quyết tâm của mình nhân dân các dân tộc cùng các ngành các cấp trong huyện

đã cùng nhau nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu của chương trình mà Đảng và Nhà

nước đã đề ra.

Kết quả đạt được trong phát triển KTXH

của huyện Võ Nhai từ chương trình 135

Theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày

10/12/2013, tính đến năm 2015, Võ Nhai có

13 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của

chương trình 135 gồm các xã: Dân Tiến, Lâu

Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Bình Long,

Cúc Đường, Liên Minh, Nghinh Tường,

Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng

Nung và Vũ Chấn. Trong những năm qua,

Chương trình 135 đã được các cấp ủy Đảng,

chính quyền ở huyện Võ Nhai quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện đã giúp cho bộ mặt

kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện có bước

phát triển nhanh hơn.

Về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của huyện

Đối với phát triển kinh tế: GDP của huyện

tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là

25,82%. Năm 2006 với mức đầu tư từ dự án

là 11,193 tỷ đồng thì GDP của huyện là

270,508 tỷ đồng, đến năm 2007 vốn đầu tư từ

dự án là 170,036 tỷ đồng thì GDP của huyện

là 333,85 tỷ đồng tăng 23.42% so với năm

2006; năm 2008 vốn đầu tư từ dự án là 17,181

tỷ đồng thì GDP của huyện là 439,393 tỷ

đồng tăng 31,61% so với năm 2007; đến năm

2009 vốn đầu tư từ dự án là 13,331 tỷ đồng

thì GDP của huyện tăng 538,784 tỷ đồng tăng

22,62% so với năm 2008. Tốc độ phát triển

bình quân đạt 106%.

Như vậy có thể thấy vốn đầu tư từ chương

trình 135 có mối quan hệ tỷ lệ thuận với GDP

của huyện, vốn đầu tư từ dự án tăng thì giá trị

tổng sản phẩm của huyện cũng tăng theo vì

vậy trong thời gian tới cần có chính sách để

nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ dự

án từ đó phát triển kinh tế huyện một cách

nhanh chóng và bền vững, bắt kịp các địa

phương phát triển khác trong tỉnh.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu

ngành kinh tế có sự chuyển dịch dần theo

hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ,

trong đó chuyển dịch mạnh nhất vẫn là ngành

công nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp

trong GDP toàn ngành kinh tế là 43,6%;

ngành nông nghiệp là 38,3% và ngành dịch

vụ là 18,1%.

Chuyển dịch cơ cấu vùng: Theo kết quả thống

kê của Ban quản lý các dự án chương trình

135 huyện Võ Nhai về các xã hưởng trực tiếp

từ dự án bao gồm 13 xã. Kết quả cho thấy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng đã đạt

được ở mức cao, các chỉ tiêu thực hiện hầu

hết vượt so với kế hoạch. Tỷ trọng GDP của

các xã 135 trong tổng GDP năm 2012 là

53,17% đạt 126,085% so với kế hoạch, năm

2013 là 65,17% đạt 120,663% KH.

Page 112: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

111

Bảng 01: Vôn đầu tư từ chương trình 135 và Giá trị sản phẩm của huyện Võ Nhai

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Tốc độ phát triển (%)

2012/2011 2013/2012 BQ

Vốn đầu tư từ dự án 17.036 17.181 13.331 100.85 77.59 88.45

GO huyện 333.85 439.393 538.784 131.61 122.62 125.82

- Công nghiệp 128.53 176.285 234.91 137.15 133.26 133.28

- Nông nghiệp 144.89 180.854 206.354 124.82 114.10 119.57

- Dịch vụ 60.43 82.254 97.52 136.11 118.56 124.46

(Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)

Biểu đồ 01: Cơ cấu kinh tế theo vùng của huyện Võ Nhai

Bảng 02 phản ánh kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã thực hiện chương trình 135 trên

địa bàn nghiên cứu. Bảng số liệu cho thấy sự đóng góp không nhỏ của chương trình 135 vào việc

hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo đều

giảm vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được những kết quả đáng phấn khởi,

hầu hết chỉ tiêu này đều tăng qua các năm. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên,

thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh thô qua các năm hầu

như đều chưa đạt kế hoạch đề ra vì trình độ dân trí còn thấp, công tác tuyên truyền về pháp lệnh

dân số, các biện pháp tránh thai tới người dân chưa đáp ứng nhu cầu thực tế vì địa hình phức tạp,

kinh phí dành cho chương trình còn quá ít. Hầu hết các chỉ tiêu về sử dụng điện lưới, tỷ lệ trẻ em

đi học,… đều đạt kế hoạch đề ra.

Bảng 02: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã thực hiện chương trình 135

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013

KH TH TH/KH

(%) KH TH

TH/KH

(%)

Tỷ trọng trong tổng GDP huyện (%) 42.17 53.17 126.08 54.01 65.17 120.66

Tỷ lệ CNH nông thôn (%) 35 39.3 112.29 40.1 40.5 100.99

Số hộ sử dụng máy móc vào sản xuất (hộ) 1907 2149 112.69 2430 2672 109.95

(Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)

Page 113: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

112

Về thực hiện các mục tiêu của chương trình 135

Bảng 03: Tình hình thực hiện các mục tiêu của chương trình 135 tại Võ Nhai

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)

1.Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 39.04 31.18 79.87 26.18 25.2 96.26

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 13 13.26 102.00 13 12.6 96.92

3. Thu nhập BQ/đầu người Tr.đ 5.3 6.739 127.15 8.383 8.425 100.50

4. Số hộ có điện lưới quốc gia % 83.8 82.8 98.81 86.8 84 96.77

5. Số hộ được sử dụng nước

hợp vệ sinh % 73.49 73 99.33 74.5 75 100.67

6. Giảm tỷ suất sinh thô %o 0.3 0.25 - 0.3 +1.14 -

8. Tỷ lệ đi học ở cấp tiểu học % 99 99.1 100.10 100 100 100.00

9. Tỷ lệ đi học ở cấp trung học

cơ sở % 82 81.5 99.39 83 83.4 100.48

10. Số xã ĐBKK được hỗ trợ

tư pháp % 100 100 100.00 100 100 100.00

11. Số xã có đường ô tô đến

trung TT xã 15 15 100.00 15 15 100.00

(Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)

Biểu đồ 02: Cơ cấu các loại công trình đầu tư trên địa bàn huyện Võ Nhai

Về kết quả thực hiện các dự án trong

chương trình 135

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là dự án

quan trọng trong chương trình 135, Võ Nhai

là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được

thụ hưởng chương trình từ năm 1999 do vậy

toàn bộ vốn chương trình 135 của tỉnh (4.635

triệu đồng) được dùng để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn của

huyện. Loại công trình được chủ yếu đầu tư

xây dựng là trường học chiếm 51,02%, tiếp

đó là thủy lợi chiếm 22,45%, giao thông

chiếm 12,24%, trạm y tế chiếm 10,30%, còn

lại là chợ với 4,08%.

Dự án phát triển sản xuất: Đây là dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2007, nội dung chủ yếu

dự án bao gồm hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; hỗ trợ xây

dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất mới; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật

tư sản xuất; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị,

máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Trên cơ sở mục đích đó

đã tiến hành hỗ trợ với tổng số vốn là 15,890 triệu đồng, trong đó cụ thể đã xây dựng được

02 mô hình sản xuất; cung ứng được 2.180.280 cây giống lâu năm và chè, 3.915

con giống vật nuôi, 1.437 bộ máy nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến.

Dự án đào tạo xây dựng năng lực: Với dự án

này Ủy ban dân tộc miền núi đã chủ trì, phối

hợp với các bộ ngành biên soạn tài liệu tổ

chức tập huấn ở các vùng cho đội ngũ ban chỉ

đạo chương trình của tỉnh, ban quản lý dự án

của huyện; cán bộ chuyên trách về đào tạo

của tỉnh, huyện và cán bộ chủ chốt, cán bộ

chuyên môn, trưởng các đoàn thể ở xã và các

hộ dân được thụ hưởng chương trình 135.

Nhằm nâng cao nhận thức về công tác tổ

chức, thực hiện; đào tạo kiến thức và kỹ năng

kỹ thuật cơ bản và đào tạo nghề cho các đối

tượng tham gia.

12,24%

22,45%

51,02%

4,08%10,20%

Giao thông

Thủy lợi

Trường học

Chợ

Trạm y tế

Page 114: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

113

Bảng 04: Kết quả thực hiện dự án bồi dưỡng, nâng cao năng lực

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012

Năm

2013

KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%) TH

1. Số lớp tập huấn Lớp 29 29 100.00 29 29 100.00 24

2. Số lượt người được

đào tạo, bồi dưỡng Người 2715 2023 74.51 2750 2503 91.02 2150

3. Số kinh phí thực

hiện chương trình Tr.đ 730 727.65 99.68 820 813.43 99.20 565

(Nguồn: BQL các dự án chương trình 135 huyện Võ Nhai)

Dự án cải thiện đời sông: Dự án cải thiện đời sống là dự án được thực hiện từ đầu năm 2008; với 4 nội dung gồm: hỗ trợ cho học sinh nghèo, hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trường, hỗ trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý. Dự án được thực hiện trên phạm vi 13 xã đặc biệt khó khăn với tổng số vốn thực hiện từ năm 2008 đến nay là 2755,38 triệu đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án này là hoàn toàn từ ngân sách nhà nước vì đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống điều kiện kinh tế rất khó khăn, số tiền họ có thể tham gia vào các hoạt động trên là rất ít hoặc không có. Dự án này được thể hiện ở các kết quả: năm 2013 có 1373 em học sinh được hỗ trợ với số tiền 512, 68 triệu đồng; 100% các hộ được hỗ trợ cải thiện nước sạch; 177 xóm được hỗ trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp lý với tổng số tiền hỗ trợ 159,5 triệu đồng.

Những kết quả đạt được về văn hóa xã hội

Công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề phát triển cả về quy mô và chất lượng, các loại hình giáo dục đào tạo từng bước được xã hội hóa và đa dạng. Mạng lưới trường, lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Năm học 2012 - 2013 toàn huyện có 64 trường với 17.033 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp trong độ tuổi ở các cấp học, bậc học hàng năm đều tăng, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp đạt cao. Trước năm 2005 là 95% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đi học, đến năm 2013 là 98%. Cơ sở vật chất được từng bước hoàn thiện, huyện đã đạt và giữ vững chuẩn giáo dục phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đến năm 2013 toàn huyện có 09 trường đạt trường chuẩn quốc gia.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được quan tâm ngay từ tuyến cơ sở. 100% số trạm y tế có bác sỹ, toàn huyện có 155 giường bệnh, có 10 xã đạt chuẩn quốc

gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, mức giảm tỷ suất sinh thô bình quân hàng năm đạt 0,5%.

Chất lượng của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, truyền thanh - truyền hình được nâng lên rõ rệt. Năm 2013 toàn huyện có 72% số gia đình đạt gia đình văn hóa, 85% cơ quan, làng bản văn hóa, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã.

Đánh giá chung những kết quả đạt được của chương trình 135

Với những khó khăn mà đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng và của người dân trong huyện nói chung đang gặp phải thì chương trình 135 đến với huyện Võ Nhai có vai trò cực kỳ quan trọng để khơi dậy sự phát triển kinh tế xã hội của bà con dân tộc huyện nhà. Thực hiện chương trình sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội trong từng xã, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nâng cao mức sống của đồng bào địa phương. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông ở các xã sẽ giúp đồng bào giao lưu kinh tế với các vùng khác nhau trong huyện, trong tỉnh, giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập từ các việc làm mới... Từ đây sẽ đưa hộ gia đình ra khỏi đói nghèo, đưa xã ra khỏi kém phát triển góp phần phát triển nền kinh tế huyện nhà song hành cùng các huyện khác trong tỉnh.

135 là chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn giúp các xã thoát nghèo, thực hiện không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả của chương trình mang lại nghiên cứu này không dùng các chỉ tiêu lợi nhuận mà chỉ đánh giá thông qua các tác động của chương trình đến phát triển kinh tế xã hội của huyện về mặt kinh tế, xã hội, môi trường thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, mức sống

Page 115: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 109 - 114

114

dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo, trình độ dân trí để thấy được đóng góp của chương trình đến kinh tế xã hội của huyện.

Chương trình 135 tại huyện Võ Nhai đã mang

lại kết quả đáng khích lệ, đạt được các mục

tiêu mà chương trình đề ra, các kết quả to lớn

đạt được trong phát triển kinh tế xã hội của

huyện bám sát theo các mục tiêu ban đầu mà

chương trình đặt ra. Đến hết năm 2013 các

tiêu chí trong chương trình gần như đã được

hoàn thành cơ bản. Sau 15 năm thực hiện

chương trình, những nội dung trong chương

trình 135 trên địa bàn huyện đã góp phần

không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của địa

bàn nghiên cứu.

Trước đây giao thông đi lại giữa các vùng của

huyện Võ Nhai rất khó khăn, nhưng từ khi

thực hiện chương trình 135 giao thông không

còn là nỗi lo của cán bộ và nhân dân các dân

tộc trên địa bàn huyện. với 2 công trình cầu

tràn, 36 km đường nhựa và cấp phối đã thực

hiện trong giai đoạn II đã góp phần làm chất

lượng giao thông trên địa bàn huyện được

nâng lên. Năm 2009 có 74,8% hộ gia đình có

điện lưới quốc gia, đến năm 2013 tỷ lệ này là

84%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 209 là 46,53% đến

năm 2013 là 25,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục

chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản

phẩm ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao

hơn so với ngành nông lâm nghiệp. Các

ngành dịch vụ có bước phát triển tích cực đáp

ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện để nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Chương trình 135 đã thực sự trở thành chương trình mang ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo của nước nhà nói chung và của huyện vùng cao Võ Nhai nói riêng. Để thực hiện hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch đề ra trong Chương trình 135, huyện Võ Nhai sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình 135 ở các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung của Chương trình. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ngành hữu quan, tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, đoàn kết xóm, ấp để vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Ban Quản lý các dự án chương trình 135

(2010), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình

135 huyện Võ Nhai giai đoạn 2005 - 2010.

2. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2013), Niên

giám thông kê tỉnh Thái Nguyên 2013.

3. Phòng Thống kê huyện Võ Nhai (2013), Niên

giám thông kê huyện Võ Nhai 2013.

4. UBND huyện Võ Nhai (2013), Báo cáo tổng kết

tình hình KTXH huyện Võ Nhai 2013.

5. UBND huyện Võ Nhai (2010), Dự án quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện

Võ Nhai đến năm 2020.

SUMMARY

RESULTS OF 135 PROGRAM IN VO NHAI DISTRIC

OF THAI NGUYEN PROVINCE

Nguyen Thi Phuong Hao* College of Economics and Administration – TNU

Poverty reduction is considered to be the target of process innovation economy of Viet Nam. To

accomplish this goal, so many programs, policies and solutions are given. Vo Nhai has many

specially difficult communes which is invested of 135 program. This article mentions to results of

135 program in Vo Nhai distric to have overview of the program's contribution to socio-economic

development of the district.

Keywords: 135 program, economy - society, solution, poverty reduction, Vo Nhai

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0913 079111, Email: [email protected]

Page 116: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Tân Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 115 - 118

115

BÀN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Ngô Thị Tân Hương*, Phạm Thị Nga, Đào Thị Tân

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong xã hội hiện nay, có không ít quan điểm cho rằng, đã thực hiện mô hình kinh tế thị trường

(KTTT) là thực hiện con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN) chứ không thể là định hướng xã hội chủ

nghĩa (XHCN) và hoang mang về sự định hướng này là không tưởng. Trong phạm vi bài viết,

chúng tôi luận giải về tính hợp lý, hiện thực của mô hình này và chỉ ra một số vấn đề nảy sinh cần

khắc phục trong quá trình thực hiện.

Từ khóa: kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG*

Cho đến nay, lịch sử loài người đã thực hiện

hai kiểu tổ chức sản xuất là sản xuất tự cấp -

tự túc và sản xuất hàng hoá, với hai mô hình

kinh tế đại diện cho chúng là mô hình kinh tế

tự nhiên và mô hình kinh tế hàng hoá.

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao

của kinh tế hàng hoá, nó bao gồm các cấp độ

phát triển là kinh tế thị trường cổ điển và kinh

tế thị trường hiện đại. Nếu trong nền kinh tế

thị trường cổ điển, các quan hệ kinh tế được

hình thành một cách tự phát và hoạt động

tuân theo sự tác động khách quan của cơ chế

thị trường với các quy luật cơ bản vốn có của

nó như: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,

quy luật cung - cầu, quy luật lưu thông tiền

tệ… với những ưu điểm, khuyết tật vốn có,

thì trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bên

cạnh việc tuân theo sự tác động của cơ chế thị

trường, nền kinh tế còn chịu sự điều tiết, chỉ

huy của chính phủ. Kinh tế thị trường hiện đại

là hình thức phát triển tất yếu của chính bản

thân kinh tế, bởi nhà nước với những công cụ

hữu hiệu của mình sẽ sửa chữa, giảm thiểu

được những khiếm khuyết của cơ chế thị

trường, đồng thời, cơ chế thị trường buộc

những công cụ điều tiết của các chính phủ

phải phù hợp với yêu cầu của thị trường, nên

nó sẽ sửa chữa được tính chủ quan dễ có của

chính phủ.

* Tel: 0974 055252, Email: [email protected]

Từ đây, với mô hình kinh tế thị trường hiện

đại, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho đất nước

mình một định hướng phát triển kinh tế,

chẳng hạn, nền kinh tế của Mỹ theo mô hình

kinh tế thị trường tân tự do với chủ trương “thị

trường nhiều, nhà nước ít”; hay mô hình kinh tế

thị trường xã hội của Thuỵ Điển, Đức…

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, mô hình kinh tế thị trường

(KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa

(XHCN) đã được Đảng ta chính thức lựa chọn

và chỉ đạo tổ chức thực hiện từ Đại hội Đảng

lần thứ VI năm 1986. Cho đến nay, sau gần

30 năm thực hiện đổi mới đất nước, mô hình

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã

phát huy sức mạnh. Song, trong quá trình

thực hiện mô hình này, một số vấn đề lý luận

nảy sinh cần có sự nhận thức và đưa ra giải

pháp khắc phục.

Trước hết, cần luận giải về sự không đối lập

giữa KTTT với định hướng XHCN, bởi trong

thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng, đã thực hiện

mô hình KTTT là thực hiện con đường kinh

tế tư bản chứ không thể là định hướng

XHCN, sự định hướng này là không tưởng.

Luận giải về vấn đề này, chúng tôi xin trình

bày như sau: Như phần trên đã đề cập tới,

theo đúng nguyên lý của sự phát triển là sự

phát triển tự thân, cho thấy, mô hình KTTT

hiện đại là sản phẩm tất yếu của sự phát triển

bản thân kinh tế, bởi thế, KTTT không phải là

Page 117: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Tân Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 115 - 118

116

sản phẩm của chủ nghĩa tư bản (CNTB), bởi

CNTB không phải là một thể chế kinh tế mà là

một thể chế chính trị - xã hội. Đồng thời, phải

phân biệt KTTT với tư cách là một thể chế kinh

tế chứ không phải là một chế độ kinh tế. Bởi:

Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của

hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các

bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế

giáo dục… Thể chế kinh tế nói chung là một

hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều

chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản

xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể

chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao

gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các

thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm

điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên

thị trường. Còn chế độ kinh tế là hệ thống các

nguyên tắc, quy định điều chỉnh những quan

hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện

những mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội nhất

định, thể hiện trình độ phát triển kinh tế của

nhà nước, bản chất của một nhà nước, một

chế độ xã hội. Bởi vậy không thể liên hệ một

cách chiết trung giữa thể chế KTTT với chế

độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Vấn đề là, CNTB

sớm sử dụng KTTT như một công cụ để thực

hiện duy trì, bảo vệ chế độ tư hữu tư bản chủ

nghĩa, nhằm phát triển xã hội theo con đường

TBCN. Như thế, các quốc gia phát triển đất

nước theo con đường XHCN sử dụng KTTT

làm công cụ để phát triển xã hội theo con

đường XHCN cũng là lẽ tự nhiên. Kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền

kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế

thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố

đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế

thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và

nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và

sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải

thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu

nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn

minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công

cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh

tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã

hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu

lợi nhuận tối đa.

Bởi vậy, vấn đề đặt ra ở đây không phải là sự

đối lập giữa KTTT và định hướng XHCN, mà

là việc chúng ta trả lời hai câu hỏi: thứ nhất,

chúng ta triển khai mô hình này với những

cách thức, bước đi, nội dung như thế nào?

Thứ hai, trong quá trình thực hiện, những vấn

đề thực tiễn xã hội nào nảy sinh, yêu cầu lý

luận phải nhận thức và vạch ra hướng giải

quyết như thế nào?

Về câu hỏi thứ nhất, chúng tôi nhất trí với

cách thức, bước đi, nội dung triển khai thực

hiện mô hình KTTT định hướng XHCN đã

được Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo thực

hiện, thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết

qua các kỳ Đại hội, Hội nghị.

Về câu hỏi thứ hai, chúng tôi nhận thấy, trong

quá trình thực hiện mô hình KTTT định

hướng XHCN, với cơ chế thị trường đã đặt ra

những vấn đề cần giải quyết sau:

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với môi

trường tự nhiên bị xuống cấp;

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với

khoảng cách thu nhập trong xã hội gia tăng;

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với vấn

đề ý thức đạo đức xã hội với lối sống thực

dụng, chạy theo lợi ích vật chất, nạn tham

nhũng trở thành căn bệnh phổ biến;

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với vấn

đề mất an toàn về sức khoẻ, tính mạng con

người trong xã hội;

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với sức

sản xuất chưa thực sự được phát huy hết năng

lực (tài dân, sức dân, vốn trong dân… chưa

thực sự được khơi thông).

Những vấn đề này đang chứng tỏ sự quản lý

của Nhà nước chưa giải quyết, sửa chữa được

những khuyết tật của cơ chế thị trường, chưa

phát huy hết được những thế mạnh vốn có của

nó. Bởi vậy, vấn đề cơ bản đặt ra ở đây là giải

quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý trình

độ cao với thực tiễn quản lý còn yếu kém của

Nhà nước trong thực hiện KTTT định hướng

xã hội chủ nghĩa.

Page 118: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Tân Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 115 - 118

117

GIAI PHÁP THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM

Trong mô hình KTTT hiện đại nói chung và

mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt

Nam nói riêng, Nhà nước gián tiếp điều tiết

nền kinh tế thông qua cơ chế thị trường. Theo

chúng tôi, để phát huy ưu điểm, sửa chữa

được những khuyết tật của cơ chế thị trường,

điều tiết nền kinh tế phát triển đạt mục tiêu

kinh tế - xã hội tối đa, theo định hướng

XHCN, Nhà nước cần: (1) Nắm được toàn bộ

thông tin về hoạt động kinh tế - xã hội một

cách chính xác, kịp thời; (2) Phải thực hiện

nguyên tắc trung tính hoá phương hướng lợi

ích trong thực thi nhiệm vụ; (3) Hệ thống nhà

nước vận hành với hiệu suất, hiệu quả cao.

Thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới, những vấn

đề lý luận này được chúng tôi rút ra từ những

sở cứ thực tiễn sau:

(1) Theo đúng nguyên lý của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, để điều tiết chính xác nền

kinh tế - xã hội, Nhà nước phải nắm được

chính xác thông tin từ thị trường, từ nền kinh

tế - xã hội, từ đó mới ra được những quyết

sách đúng đắn, phát huy được thế mạnh, sửa

chữa được những khiếm khuyết của thị

trường và những bất cập trong kinh tế - xã

hội. Theo chúng tôi, Nhà nước ta đã ngày

càng đạt được yêu cầu này, song trong thực tế

vấn đề thu thập, xử lý thông tin của chính phủ

còn tồn tại không ít khó khăn như: Độ chính

xác của thông tin được cung cấp? Tính thời sự

của thông tin bị lạc hậu, tính chủ quan trong

xử lý thông tin, chi phí cao trong xử lý thông

tin…. Đã dẫn đến một số các quyết sách và biện

pháp điều tiết của Nhà nước được định ra trong

điều kiện thông tin chưa hoàn toàn chuẩn xác,

nên giải quyết những vấn đề mà thị trường

không thể giải quyết được gặp khó khăn.

(2) Để điều tiết chuẩn mực nền kinh tế, Nhà

nước phải vượt qua những rào cản về mặt lợi

ích, Nhà nước phải trung tính trong hoạt động

của mình. Khi nắm vững được các thông tin

thị trường, thông tin về kinh tế - xã hội, Nhà

nước cần vượt qua được những hạn chế của

lợi ích ngắn hạn, lợi ích của địa phương, lợi

ích nhóm, chủ nghĩa cá nhân…, phải quan

tâm triệt để tới mục tiêu phát triển bền vững

của cả xã hội. Song, trong thực tiễn, Nhà

nước vẫn chưa thể hiện được nguyên tắc

trung tính hoá phương hướng lợi ích. Nguyên

nhân của vấn đề này là trong thực tiễn hoạt

động quản lý, bản thân Nhà nước cũng chịu

sự ràng buộc của quan hệ lợi ích.

(3) Để định hướng XHCN nền kinh tế theo

thể chế KTTT, hệ thống nhà nước phải vận

hành với hiệu suất, hiệu quả cao. Song, trong

thực tế, hệ thống nhà nước đang vận hành với

hiệu suất thấp, với những biểu hiện cụ thể

như: Hệ thống luật pháp chưa thực sự toàn

diện, chặt chẽ, nghiêm minh, hiệu lực chưa

cao, còn lỗ hổng; Cơ cấu tổ chức còn cồng

kềnh; Việc xây dựng và sử dụng các công cụ

quản lý, định hướng XHCN còn yếu, rõ nét là

hệ thống các doanh nghiệp thuộc thành phần

kinh tế nhà nước có hiệu quả thấp (hệ số

ICOR toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2011-

2013 là khoảng 5,5, ICOR của các doanh

nghiệp nhà nước ≈ 7, trong khi đó ICOR của

các nước kinh tế phát triển chỉ là 2).

Trong Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời

ngày 15/12/2013, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định “Nền

kinh tế Việt Nam trong những năm qua dựa

nhiều vào yếu tô tài nguyên cũng như yếu tô

vôn. Trong những năm qua những nhân tô tác

động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, lao

động chiếm 25,5%, vôn chiếm tới 57,54% và

chỉ tiêu về chất lương là năng suất tổng hơp

(TFP) chỉ chiếm 16,25%. Nền kinh tế phụ

thuộc nhiều vào vôn, tài nguyên”[8].

Đưa ra con số so sánh, Bộ trưởng cho rằng

các nước khác, trong cùng thời kỳ 2001-2010,

tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc có tới

51,32% là do TFP mà TFP đó là năng suất

tổng hợp, thể hiện tiến bộ khoa học kỹ thuật,

công nghệ hiện đại, quản trị hiện đại góp phần

tăng GDP, trong khi đó cùng thời điểm đó

Việt Nam TFP chỉ có 19,5%. “Có nghĩa là

Page 119: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Tân Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 115 - 118

118

nền kinh tế của chúng ta dựa quá nhiều vào

tài nguyên và vốn như vậy sức cạnh tranh và

chất lượng tăng trưởng rất thấp”, Bộ trưởng

khẳng định thêm một lần nữa.

Tóm lại, KTTT định hướng XHCN là mô

hình kinh tế xuất hiện và phát triển tất yếu

trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ

thể là ở các nước xây dựng theo con đường

CNXH mà trước hết là Việt Nam. Đây là mô

hình kinh tế mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch

sử, bởi vậy, việc nảy sinh những mâu thuẫn là

xu thế khó tránh khỏi trong quá trình phát

triển. Vấn đề ở đây là, yêu cầu các chủ thể

trong quá trình thực hiện cần phát hiện mâu

thuẫn, tôn trọng mâu thuẫn và tìm ra những

giải pháp phù hợp nhất để giải quyết mâu

thuẫn, tạo động lực cho sự phát triển. Việc

giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý

trình độ cao với thực tiễn quản lý còn yếu

kém của Nhà nước trong thực hiện KTTT

định hướng XHCN, nhằm giải phóng sức sản

xuất, là từng bước thực hiện thành công tiến

trình định hướng XHCN của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHAO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VI,VII, VIII, IX, X,XI, Nxb

CTQG, Hà Nội.

2. PGS.TS Nguyễn Cúc, Đổi mới và sự hình thành

thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

Nxb Lý luận chính trị.

3. Đặng Xuân Kỳ: Sự nghiệp đổi mới – thành tựu

và bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra hiện

nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.

4. PGS.TS Tô Huy Rứa – GS.TS Hoàng Chí Bảo,

PGS.TS Trần Khắc Việt, PGS. TS Lê Ngọc Tòng :

Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của

Đảng 1986 - 2005, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2005.

5. GS.TS Lê Hữu Tầng – GS. Lưu Hàm Nhạc

(đồng chủ biên): Nghiên cưu so sánh đổi mới kinh

tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quôc,

Nxb CTQG, 2002.

6. Nguyễn Phú Trọng: Đặc trưng cơ bản của kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb

CTQG, Hà Nội, 2003.

7. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, năm 2013, Bản tin

kinh tế vĩ mô. Số 8 – Quý I/2013.

8. Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư , Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời

ngày 15/12/2013.

Các trang website:

9.Dân trí.com.vn

10. Nguyentandung.org

SUMMARY

DISCUSSION ON THE MARKET ECONOMY SOCIAL

ORIENTATION DEFINITION HOME IN VIETNAM

Ngo Thi Tan Huong*, Pham Thi Nga. Dao Thi Tan College of Economics and Business Administration – TNU

In today's society, there are many views that have made the market economy model is performed

path capitalist can not be a socialist orientation and confusion about the direction this is not ideal.

Within the scope of the article, our interpretation of the reasonableness and realism of this model

and point out some problems to overcome in the implementation process.

Keywords: market economy, market economy socialist orientation, Vietnam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Tạ Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0974 055252, Email: [email protected]

Page 120: Tập 124, số 10, 2014

, , 0,2 ,,t t u u tu f t

(0) (2 ), (0) (2 )u u u u

PHƯƠNG PHÁP ĐƠN ĐIỆU XÂY DỰNG CÁC NGHIỆM CỰC TRỊ

GIẢI CÁC BÀI TOÁN GIÁ TRỊ BIÊN TUẦN HOÀN CẤP HAI

Ngô Thị Kim Quy*, Nguyễn Thị Thu Hường

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

,,, ,,, 222 ,,, ttt ttt uuu uuu ttt

000 (((

, , , 0,2 ,u t f t u u t t

TÓM TẮT

Bài báo này trình bày phương pháp xây dựng hai dãy đơn điệu hội tụ tới các nghiệm cực trị

của bài toán giá trị biên:

000,,, ,,, uuu fff ttt

(((000))) (((222 ))),,, ((( ))) 222 )))uuu uuu uuu uuu

, , , 2 ,u t f t u u t t

sử dụng nghiệm trên

0,

(0) (2 ), (0) (2 )u u u u

, ,f t u v

và nghiệm dưới

000,,,

ttt vvv

với

2: 0, 2 Rf R

.

2: 0, 2 Rf R

2, ,u v R

Từ khóa: Bài toán giá trị biên tuần hoàn, tồn tại, nghiệm trên và dưới, kỹ thuật lặp đơn

điệu.

1. Giới thiệu và kết quả chính

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu

kỹ thuật lặp đơn điệu giải bài toán giá trị biên

tuần hoàn cấp 2. Xét bài toán giá trị biên tuần

hoàn dạng:

,,, ,,, ,,, 222 ,,, uuu ttt fff ttt uuu uuu ttt ttt

(((000))) ((( ,,, (((000))) uuu

,,, ,,,fff

222::: 000fff

(1.1)

222 ))) (((222 )))uuu uuu uuu

ttt uuu vvv

,,,222

, ,t f t u v

ở đây ,,,

0,2/

là hàm Caratheodory.

0 RRR

Hàm RRR

222,,, ,,,uuu vvv RRR

,0, 2t

được gọi là

hàm Caratheodory nếu nó thỏa mãn 3 điều

kiện sau:

i) Với

hàm ,,, ,,, ttt fff ttt uuu vvv

,,,

, , ,u v f t u v

là đo

000,,,222

được ///

,,,ttt

2R

0N

.

,,, 222

Ng t

ii) Với hầu hết 000

,,, ,,, ,,,uuu vvv fff ttt uuu vvv RRR

NNNggg ttt

hàm

222

là liên tục trên

000NNN

0,2/

, ,N

f t u v g t

.

0, 2t

iii) Với mỗi ttt

ttt , 222ttt

,

,,,

, .u v N

2,10,2W

là hàm khả tích

000,,,222

,,,uuu vvv

0,2, ( ), ,t f t t t t

Lebesgue xác định ///

fff ,,, ,,, NNN

ttt ggg 000

,,,ttt

0 2 , 0 2 .

sao cho:

uuu vvv ttt 222

((( fff

0 2 , 0 2 .

2,10,2W

với

vvv

000,,,222

222 , t

0,2, ( ), ,t f t t t t

, ở đây

... NNN

222 ,,,111WWW

000,,,((( , fff

,,, t

Để phát triển phương pháp đơn điệu, ta

cần khái niệm các nghiệm trên và dưới.

Ta nói

222)))

000 000 222 ...

222 ((( ))),,, ,,,

0 2 , 0 2 .

là nghiệm trên

của bài toán (1.1), nếu thỏa mãn:

,,, ,,, ttt ttt ttt ttt

222 ,,,

WWW

2,10,2Wu

t t

(1.2)

,,,111 000,,,222

000

t t

222 Hàm

,,,((( ))),,, ,,,ttt fff ttt ttt ttt

111

ttt

, , ,f t u v kv F t u

là nghiệm dưới

của bài toán (1.1), nếu thỏa mãn:

000 ttt

000 222 ,,, 000 222 ...

000WWW

,,, ,,,fff kkkvvv FFF

(1.3)

222,,, ,,,222uuu

ttt ttt

,,, ttt uuu vvv ttt uuu ,F t u

Ta gọi hàm 111

ttt

,F t u

t t

là nghiệm của

bài toán (1.1) nếu nó là nghiệm trên và

nghiệm dưới của (1.1).

Với giả định cổ điển rằng ttt ttt

kkkvvv

.t t

,

một số tác giả khác đã nghiên cứu sự tồn tại

phương pháp nghiệm dưới và trên hoăc

phương pháp lặp đơn điệu (xem 1, 3-6, 8-

11,12,13]). Chỉ một vài tác giả nghiên cứu

trường hợp ngược lại ttt

,,, ,,,ttt uuu vvv FFF ttt uuu

...

(xem

[1,2]]). Gần đây, Wang [14] nghiên cứu

trường hợp đặc biệt của (1.1) (ở đây

,,,FFF ttt uuu

u t

.t t

và ,,,

ttt

...

u t

là hàm

tăng theo u) với sự có mặt của nghiệm dưới

ttt

ttt và nghiệm trên

ttt

.u tt t

với

ttt

uuu ttt

ttt

Hơn nữa, gần đây,

Rachunkova [15] chứng minh bài toán (1.1)

có ít nhất một nghiện

ttt ttt

trong trường hợp

uuu ttt

...

Tuy nhiên, chứng minh kết quả

trong [15] không thể đảm bảo rằng

uuu

thỏa

tttmãn ttt ttt

Ngô Thị Kim Quy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 119 - 123

119

Page 121: Tập 124, số 10, 2014

, 0, 2C

/ 0, 2t t 0 A B

2 1 2 1 2 1, , , ,A v v f t u v f t u v B v v

Phát triển phương pháp đơn điệu, ta cần

các giả thiết sau:

(H1) Với mỗi 000 CCC

ttt

2 1 2 1 2 1, , , ,B v v f t u v f t u v A v v

với

000 000 AAA

vvv 222

,,, ,,,vvv fff ttt uuu vvv fff ttt uuu vvv BBB vvv vvv

222 1 2 1 2 1

thì BBB

111 222 111 222 111,,, AAA

1 2 1 20,2 , , , ,t t u t v v R v v

sao cho

,,,

111 222 111 222 111,,, ,,, ,,,vvv vvv fff ttt uuu vvv fff ttt uuu vvv AAA vvv vvv

111,,,ttt t t v v v v

(1.4)

,,, BBB

222222

2

2 1 2 1, , , ,4

Af t u v f t u v u u

hoặc

111 222222 ,,, ,,, ,,, ,,,

222

222 111 2 1444

AAA

0,2 ,t

1 2

, .t u u t v R

(1.4’)

000 ttt uuu ttt vvv vvv RRR vvv vvv

ttt

t

với

,,,

222 111,,, ,,, ,,, ,,, fff ttt uuu vvv fff ttt uuu vvv uuu uuu

,

t

.

111

000,,,222 ,,,

111 222

...uuu uuu ttt

(H2) Bất phương trình:

,,,ttt vvv RRR

ttt ttt

t t

với 0,2 ,t

111 222

...

ttt ttt

ttt

Mục đích của bài báo này là chỉ ra sự tồn

tại nghiệm của (1.1) với giả sử rằng tồn tại

nghiệm dưới

u t .t t tu

nghiệm trên

của

ttt

t

(1.1) với

uuu ttt

t

. Bài báo này phát triển

phương pháp lặp đơn điệu để xấp xỉ nghiệm

cực trị của (1.1) và chứng minh rằng nghiệm

... ttt ttt uuu

của (1.1) thỏa mãn ttt

/ 0,2t t , ,f t u v

Kết quả này mở rộng, bổ sung cho kết quả

trong [14, 15].

Dưới đây là kết quả chính của bài

báo:

Định lý 1. Giả sử tồn tại nghiệm dưới ttt

j

000 222 ,,, ,,,

nghiệm trên ttt

/// ,,, ttt ttt

của (1.1) sao cho

,,, ,,, fff ttt uuu vvv và

jjj j

0

0,

/ 0,2, : 0, 2 :u C t u t t

là hàm

Caratheodory thỏa mãn giả thiết (H1) và (H2)

thì tồn tại hai dãy jjj

000

1,10,2Wy

WWW

0y t My t L y t

tương ứng

không giảm và không tăng, với

000,,,

y 0t My t L y t 0,2t

0 2y y

000,,,000

111 111 000,,,

0

000 222

hội tụ dều và đơn điệu tới nghiệm cực

trị của bài toán (1.1) trong đoạn:

/// 222,,, ::: ,,,222 :::uuu CCC ttt uuu ttt ttt

,,, 222yyy

000ttt

0,M L

2. Nguyên lý cực đại, cực tiểu

Để chứng minh tính hiệu lực của kỹ thuật

lặp đơn điệu, ta sử dụng nguyên lý cực đại,

cực tiểu dưới đây:

Bổ đề 2.

yyy ttt MMMyyy LLL yyy ttt

Giả sử

yyy

,MMM L

và thỏa mãn:

ttt 000ttt

222

,,,

với ,,,222

yyy

LLL 0 / 0,2 ,tMy

0M y t

.

t

ở đây 000 /// 222

MMM

thì 000 000,,, ,,,tttMMMyyy

000

0M y t

nghĩa là khi yyy ttt

t

cực tiểu của

MMM yyy t

t

không

000 t

t t

âm, khi yyy ttt

/ 0,2t t

cực đại của

222ttt ttt

không

, ,f t u v

, ,

dương.

3. Chứng minh định lý 1

Trong mục này, ta giả sử ttt

,,, ,

2 4

A B ABu t u t u t

, , , 0,2 ,2 2 4

A A ABg t t u t u t t t t

0 2 , 0 2 ,u u u u

và ttt

/// ,,,

222

uuu t uuu

uuu u u u

tương ứng là nghiệm trên và nghiệm dưới của

bài toán (1.1), 000

,,, ,,, fff ttt uuu vvv

,,,

AAA ttt

,,,222 ,,,

, , , ,2

A Bg t u v f t u v v

AAA BBB BBB ttt

,,,222 ,,,222 444

AAAttt ttt uuu ttt uuu ttt ttt ttt ttt

222

là hàm Caratheodory thỏa mãn giả

thiết (H1) và (H2).

Ta sẽ chỉ xét trường hợp thỏa mãn (1.4’), còn

trường hợp trường hợp (1.4) có thể xử lý

tương tự.

Với mỗi

AAA

uuu

,,, ,,, ,,, 222

AAA BBBggg

000 222 ,,, 000 222 ,,, uuu uuu uuu

ta xét bài toán giá

trị biên tuần hoàn dạng:

444uuu ttt

000AAA

u t

:2

Av t u t u t

(3.1)

:::

, , ,2 2 4

B A ABv t v t g t t v t t t

0,2 , 0 2 .t v v

ở đây ,,, ,,, ,,, ,,, AAA BBB

ggg ttt uuu vvv fff ttt uuu vvv vvv

,,, ,,, ,,,BBB AAA AAABBB

222 ,,,ttt vvv vvv

2

0

, , , .2 4

B

A ABv t G t s g s s v s s s ds

(3.2)

222

000

B s

Giả sử uuu ttt

222

AAAvvv ttt ttt

BBB

exp B/2 2, 0 2

exp B 1,

exp B/2, 0 2 .

exp B 1

B

s ts t

G t ss t

t s

là nghiệm của (3.1) và

uuu ttt uuu

,,, ,,,222 222 444

AAA AAABBBvvv ttt vvv ttt ggg ttt ttt vvv ttt ttt ttt

000 000 222 ... vvv vvv

,,,

BBB ,,,

/// , 000 222 ...

ttt t

ttt ttt

ttt sss

v t

thì ta có:

,,,

...BBB

sss

ppp 222

t

(3.3)

Bài toán trên tương đương phương trình tích

phân:

,,, ,,, ,,, 222 444

AAA AAAvvv ttt GGG ttt sss ggg sss sss vvv sss sss sss ddd

eeexxx BBB///

xxx

eeexxx BBB ,,,

xxx

sss sss

GGG sss sss

(3.4)

ppp 222 222 000 222

eee ppp BBB 111

ppp 222 ...

eee ppp BBB 111

ttt ttt

sss

vvv

trong đó:

ttt

Giả sử ttt là nghiệm của bài toán (3.4) thì:

Ngô Thị Kim Quy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 119 - 123

120

Page 122: Tập 124, số 10, 2014

2

0

: , , 0,2A

u t G t s v s ds t

,

2,1.0,2Wu

(3.5)

,,,

là nghiệm của bài toán (3.1).

Liên quan đến bài toán (3.1), ta có thể đưa

ra bổ đề sau:

Bổ đề 3. Với mỗi

, / 0,2 ;t B t t t

cố định,

111 ... 000 222 WWW

,,, ,,, ;;;

bài

toán (3.1) có nghiệm duy nhất,,,

,,,

/// 000 222ttt ttt ttt ttt

/ , ,

Bổ đề 4. Ánh xạ

,,, ,,,

thỏa mãn các tính chất:

///

1 2/ 0, 2t t

i) /// 0,,,2 ;;; BBB ttt ttt ttt

1 2, ,

ii) ,,, ,,,

111 1 2/ 0,2 .t t

là hàm đơn điệu tăng ///

///

///

j

nghĩa

111 222 ,,, 222ttt ttt

222,,, ,,,

j

là:

000

111 111

000,,,222

jjj

1j jt t

khi 222

jjj

111ttt 1j j

t t

và 222

...ttt ttt

jjj jjjttt

0 0, .

Ta định nghĩa dãy

jjj

ttt

000

j

jjj

j

sao cho:

jjj ttt 111 jjj

ttt

jjj

1 1 12 4

n n n

A B ABt t t

1 1, , ,

2 2 4n n n n n

A A ABg t t t t t t

1 1 1 10,2 , 0 2 , 0 2 .

n n n nt

...

222

AAA ABBBttt

,,, ,,,222 222 444

AAA AAA AAABBB

111nnn

:2

n n n

Av t t t

với 000

,,,

444nnn

BBB ttt ttt

111 111 111 nnn nnn nnn

2

1 1

0

, [ ( , ( ), ( )n B n n

v t G t s g s s v s

Theo bổ đề 4, ta có

111

AAA

222

000

((( ,,, ,,,nnn nnn nnn

vvv ttt GGG ttt sss g vvv

không giảm và

111 111nnn nnn

BBB BBB

,,, ,,, 222 444

nnn nnn nnn

AAA AAABBBggg ttt ttt ttt ttt ttt ttt

000,,,222 ,,, 000 222 ,,, 000 222 ...

)))

( )) ( )]2 4

n n

A ABs s ds

1 2, 0,2 :v v C

2 1 2 1, , , , .

2

B Ag t v g t v v v

không tăng.

Từ (3.1) ta có:

111 444

nnn ttt ttt

111 111

nnn nnn

111 111 111

nnn nnn nnnttt

nnn

AAAvvv ttt ttt ttt

111 111,,, ((( ,,, ((( ggg

)))

2,,, ,,, :::

111 222 111,,, ,,, , , .ttt ggg ttt vvv

2

1 1

0

, [| ( , ( ), ( )n B n n

v t G t s g s s v s

( / 2) ( )) ( , ( ), ( / 2) ( )) |n n n

A s g s s A s

( , ( ),( / 2) ( )) / 4 ( ) ]n n n

g s s A s AB s ds

2

1 1

0

,2

n B

B Av G t s ds C

1 1n

B Av C

B

(3.6)

Giả sử nnn

::: 222

nnn

((( ,,, )))

nnn nnnttt GGG ttt sss vvv

((( )))))) ((( ]]]222 444

AAA AAABBBsss sss dddsss

111 000

vvv

222

000

[[[

)

2

1 1

0

,2

n B

B A v G t s ds C

1 1n

B A v C

B

0,2 .t

thì ta có:

[[[ )))BBB

sss sss sss

)))nnn nnn

222 ,,, ,,, ...

222

BBBggg vvv

sss

)))

222

000

,,,222

nnnBBB

(3.7)

222 ,,,222 :::vvv vvv CCC

111 222 111

AAA ttt vvv

/// ///ggg AAA

Theo (H1) và (3.2) ta có, với

vvv

[[[ sss

((( 222 ((( )))))) ((( ,,, ((( ))),,, ((( 222))) ((( ))) |||nnn nnn nnn

AAA sss sss sss sss

,,, ((( ))),,,((( /// 222))) ((( )))))) /// 444 ((( ))) ]]]nnn nnn nnn

sss sss AAA sss AAABBB sss dddsss

111 111nnn BBB

BBB vvv ttt dddsss CCC

111 111

BBB AAA vvv CCC

Do đó, ta có:

111 111,,, ||| ((( ,,, ((( ))),,, ((( )))

nnn BBB nnn nnnvvv ttt GGG ttt sss ggg sss vvv sss

/// ))) ///

ggg AAA

ggg (((

AAA GGG sss

000,,,222

f

0 0max : 0,2 .

nt t t t

với ... ttt

000x : 0,2 .

1 2.

nCv

(3.8)

fff

000xxx

.nnn

Ở đây ta sử dụng giả thiết

mmmaaa

111 222

.1 3

t Cn

41.

nt C

là hàm

::: 000,,,222 ...nnn

ttt ttt ttt ttt

...

CCCvvv

.1 3

t Cn

41 .

n t C

*:lim jj

t t

Caratheodory và

0 0max : 0,2 .

nt t t t

111 222nnn

nnn

Do đó, ta có:

...

CCCvvv

...ttt CCC

...

*:lim jj

t t

0,2

Suy ra 111 333

nnn ttt CCC

* t

Tương tự có:

444111 ...

t

iiimmm

*** * t

Theo lí luận tiêu chuẩn, (xem chẳng hạn [8])

có:

***:::lll jjjjjj

ttt ttt

***:::iiimmm ttt ttt

ttt

,u

và lll jjj

jjj

000,,,222

uuu

đều và dơn điệu trên

ttt

,,,

, 0,1, 2,jt u t tj j

.

Theo (3.4) và (3.5) ta có cả

ttt uuu t t

* *, .u

và ***

,,,jjj jjj

* t

đều là nghiệm của (3.1), và do đó là nghiệm

của (1.1).

Hơn nữa, nếu

,,, ,,,uuu ttt ttt

*** ***

ttt * t

là nghiệm của

,,, 000,,,111 222 jjj jjj

, .

(1.1) thì ta thu được:

jjj

*** ,,, ... uuu

ttt

,,, ...

Do đó:

Điều này chỉ ra rằng

*** ***

, 0,2 ,,t ku t F t uu t

(0) (2 ), (0) (2 )u u u u

,F t u

tương ứng là nghiệm cực

tiểu và nghiệm cực đại của bài toán (1.1) trên

,,,FFF 0k

Chứng minh xong định lý 1.

,,, 000,,,222 ,,, ttt kkkuuu ttt FFF ttt uuu

000 ((( ))) (((000 (((222 uuu

ttt uuu 000

4. Ví dụ

Trong mục này ta xét bài toán giá trị

biên tuần hoàn đối với phương trình:

,,, uuu ttt

((( ))) 222 ,,, ))) ))) uuu uuu uuu (4.1)

Ở đây ttt uuu 000là hàm Caratheodory, kkk

1k

, 0,2 ,,t u t F t uu t

.

Giả sử xét bài toán trên với 111kkk

,,,

(0) (2 ), (0) (2 )u u u u

.

Khi đó bài toán (4.1) trở thành:

,,, 000 222 ,,, ,,, ttt uuu ttt FFF ttt uuu uuu ttt

(((000))) (((222 ))),,, (((000))) (((222 ))) uuu uuu uuu uuu (4.2)

Ngô Thị Kim Quy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 119 - 123

121

Page 123: Tập 124, số 10, 2014

2,10,2W

0,2, ( ) ,Ft t t t t

0 2 , 0 2 .

2,10,2W

0,2, ( ) ,Ft t t t t

Ta nói 222 ,,,

,,,222 WWW

000

000 222 ...

000,,,222 WWW

,,,222,,, ((( ))) ,,,FFFttt ttt ttt ttt ttt

0 2 , 0 2 .

, 0, 2C

là nghiệm trên của

bài toán (4.2) nếu thỏa mãn:

,,,222 ,,, ((( ))) ,,, FFF ttt ttt ttt ttt ttt

000 222 ,,,

222 ,,, 111

000

0 2 , 0 2 .

, 0, 2C

/ ,0, 2t t

(4.3)

,,,111 000,,,222 WWW

,,,

.

,,, 2CCC

, 2ttt

2 1 2 1

1, ,

4F t u F t u u u

222 Tương tự, hàm

,,,222 ((( ))) ,,,FFFttt ttt ttt ttt ttt

,,,

,,,

111

444

0,2 ,t

là nghiệm

dưới của bài toán (4.2) nếu thỏa mãn:

000

000 222 ,,, 000 222 ...

000

///

2 ttt

(4.4)

Phát triển phương pháp đơn điệu ta cần các

giả thiết sau:

(H) Với mỗi 222

000 ttt

2

1 2

, .t u u t v R

1,A B

:

,,, 222

222 111 222 111

000 222 ,,,

,BBB

bất phương trình:

FFF ,,, ,,, ttt uuu FFF ttt uuu uuu uuu

...

,,,

với ,,,

111 222

,,, ttt uuu uuu ttt vvv RRR

AAA

trong đó

111 Giả sử thì (H1) và (H2) thỏa mãn,

do đó định lý 1 thỏa mãn.

Tài liệu tham khảo

[1] A. Cabada, (1994), “The method of

lower and upper solutions for second, third,

fourth, and higher order boundary value

problems”, J. Math. Anal. Appl, 185, 302-320.

[2] A. Cabada, (1992), “The monotone

method for boundary value problems”,

Doctoral Thesis, Universidad de Santiago de

Compostela (in Spanish).

[3] A. Cabada, J.J. Nieto, (1990) “A

generalization of the monotone interative

technique for linear second order periodic

boundary value problems”, J. Math. Anal,

151, 181-189.

[4] A. Cabada, J.J. Nieto, (1990),

“Extremal solutions of second order nonlinear

periodic boundary value problems”, Appl.

Math. Comput. 40, 135-145.

[5] W.J. Gao, J.Y. Wang, (1995), “On a

nonlinear second order periodic boundary

value problem with Caratheodory functions”,

Ann. Polon. Math.Pitman, Boston, 62, 283-

291.

[6] D.Q. Jiang, J.Y. Wang, (1997), “A

generalized periodic boundary value problem

for the one-dimeasional p-Laplacian”, Ann.

Polon. Math, 65, 265-270.

[7] Daqing Jiang, Meng Fan, Aying Wan,

(2001), “A monotone method for constructing

extremal solutions to second-order periodic

boundary value problems”, Journal of

Computational and Applied Mathematics,

136, 189-197.

[8] G.S. Ladde, V. Lakshmikantham, A.S.

Vatsala (1985), “Monotone Iterative

Techniques for Nonlinear Differential

Equations”, Pitman, Boston.

[9] J.J. Nieto, (1989), “Nonlinear second-

order periodic boundary value problems with

Caratheodory functions”, Appl. Anal, 34, 111-

128.

[10] J.J. Nieto, A. Cabada (1992), “A

generalized upper and lower solution method

for nonlinear second order ordinary

differential e quations”, J. Appl. Math.

Stochastic Anal, 5, 157-166.

[11] P.Omari, (1986), “A monotone

method for constructing extremal solutions of

second order scalar BVPs”, Appl. Math.

Comput, 18, 257-275.

[12] V. Seda, J.J. Nieto, M. Gera, (1992),

“Periodic boundary value problems for

nonlinear higher order ordinary differential

equations”, Appl. Math. Comput, 48, 71-82.

[13] M.X. Wang, A. Cabada, J.J. Nieto,

(1993), “Monotone method for nonlinear

second-order periodic boundary value

problems with Caratheodory functions”, Ann.

Polon. Math, 58, 221-235.

[14] C.G. Wang, (1997), “Generalized

upper and lower solution method for the

forced doffing equation”, Proc. Amer. Math.

Soc, 125, 397-406.

[15] I. Rachunkova, (1997), “Upper and

lower solutions satisfying the inverse

inequality”, Ann. Polon. Math, 65, 235-244.

Ngô Thị Kim Quy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 119 - 123

122

Page 124: Tập 124, số 10, 2014

, , 0,2 ,,t t u u tu f t

(0) (2 ), (0) (2 )u u u u

SUMMARY

A

M

NNN

OOO

T

E

MET

H

O

D

FOR

CCC

O

NS

RU

TTT

I

N

G

EEE

X

TR

M

A

L

S

OOO

LU

T

I

N

S

TO

SECOND

O

RRR

D

E

PE

R

III

OD

C

BO

U

N

D

A

R

Y

VAL

UE

PR

O

B

L

E

M

S

Ng

o

Th

i

Ki

m

Qu

y

,

Ng

u

y

e

n

Th

i

Th

u

Huong

TN

un

v

e

r

s

iii

t

y

of

E

ooo

n

mi

ccc

s

an

d

Bu

sss

i

ne

s

Ad

miii

n

s

ttt

r

a

i

on

TN

U

Thi

s

ppp

a

er

d

eee

s

cr

i

b

a

on

s

ttt

r

u

ccc

i

ve

me

t

h

o

d

wh

i

c

h

yi

el

ds

tw

o

mn

ooo

t

o

n

e

sss

qu

eee

n

c

hattt

conv

eee

r

g

uni

f

or

ml y

to

ext

r

em

al

sss

oool

ut

i

n

to

th

e

pe

r

iii

od

c

bou

nda

r

y

val

ue

pr

ob

l

em

,

,

0,

2

,

,

t

t

u

u

t

u

f

t

(

0)

(

2

),

(

0)

(

2

)

u

u

u

u

in the presence of an upper solution and a lower solution with .

Key words: Periodic boundary value problem; existence; upper and lower solution;

monotone iterative technique.

Ngô Thị Kim Quy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 119 - 123

123

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện: 30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0989 291958; Email: [email protected]

Page 125: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

125

MỘT SÔ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN CHẠY

TRONG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN THỂ THAO

Nguyễn Tiến Lâm*, Nguyễn Tiên Phong,

Hoàng Chí Thanh, Phí Thị Hồng Vân, Trần Thị Tiệp Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Chạy là một trong những nội dung chính và hết sức quan trọng trong các môn thể thao nói chung

của môn Điền kinh nói riêng. Chạy, không chỉ có tác dụng tích cực nâng cao sức khoẻ mà còn là

môn thể thao được nhiều người yêu thích. Do đó môn này thường được các giảng viên, huấn

luyện viên khai thác, đưa vào trong giáo án huấn luyện của mình. Các bài tập rất phong phú, đa

dạng mà không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, tốn kém về đường chạy, trang thiết bị dụng cụ…Cái khó

là huấn luyện viên và vận động viên phải nắm vững và lựa chọn, thực hiện đúng các bài tập, đáp

ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện, giảng dạy và phù hợp với trình độ, đặc điểm của

sinh viên và vận động viên..

Từ khoá: Bài tập chạy, bổ trơ chuyên môn, thể lực chung

Với hầu hết các môn thể thao, bài tập chạy

thường được dùng để nâng cao thể lực chung

- trước hết là sức bền chung. Chạy là một hoạt

động theo chu kỳ, khi chạy hai chân luân

phiên chạm đất và có giai đoạn cả hai chân

không chạm đất (cơ thể bay trên không),

không có thời điểm nào hai chân cùng chạm

đất, có thể điều khiển lượng vận động dễ

dàng, chính xác (cự ly chạy, tốc độ chạy,

thậm chí có thể yêu cầu chính xác đến độ dài

của từng bước chạy và tần số bước chạy…).

Do các lượng vận động khác nhau, có tác

dụng đối với cơ thể vận động viên khác nhau,

nên với một nhiệm vụ cụ thể nào đó, huấn

luyện viên không thể lựa chọn và xác định

được các bài tập cụ thể một cách chính xác;

hoặc khi huấn luyện viên đã đề ra được bài

tập chính xác nhưng vận động viên lại không

thực hiện bài tập đúng với yêu cầu đã đề ra,

thì dù tập luyện có vất vả, nhưng kết quả cũng

không được chú ý.*

Chạy bước nhỏ

Chính là tập chạy nhanh với các bước ngắn -

rất ngắn, mỗi bước chỉ cần dài xấp xỉ ½ độ

dài bàn chân. Cần phối hợp động tác hai tay

với động tác hai chân (so le) nhịp nhàng,

không ảnh hưởng tới nhịp điệu động tác, cần

vượt cự ly bằng tăng tần số bước chứ không

* Tel: 0912 145298; Email: [email protected]

phải tăng độ dài bước. Ngoài tác dụng thoàn

thiện sự phối hợp toàn thân khi chạy, bài tập

này có thể dùng để phát triển tần số động tác

tay, chân khi chạy.

Chạy nâng cao đùi

Tốc độ chạy được quyết định bằng hai thành

phần chủ yếu: Tần số bước chạy (thường tính

bằng số bước chạy trong 1 giây) và độ dài

trung bình của bước chạy. Thường thi khi

chạy nếu đùi nâng được cao thì chân mới với

xa được về phía trước và bước chạy mới dài.

Nâng cao đùi là nâng để khi ở vị trí cao nhất,

đùi của chân phía trước song song với mặt

đường chạy. Thực tế cho thấy, nếu bước dài

tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới tần số bước. Do

vậy khi tập nâng cao đùi vẫn phải cố gắng

thực hiện với tần số tối đa. Tập nâng cao đùi

cũng có thể dùng như bài tập để phát triển sức

mạnh các cơ tham gia động tác nâng cao đùi.

Người ta cũng tập nâng cao đùi tại chỗ vì vừa

tập nâng cao đùi vừa có thể thực hiện với tần

số lớn hơn, do không phải di chuyển.

Chạy đạp sau

Trong khi chạy chỉ có đạp sau mới tạo ra lực

đẩy chủ yếu để đưa cơ thể về trước, nâng cao

đùi cũng chỉ là cách tận dụng lực có do đạp

sau. Khi chạy cần đạp sau mạnh (tích cực)

đúng góc độ (góc đạp sau: góc giữa cẳng chân

với mặt đường chạy; để chạy càng nhanh, góc

độ đạp sau càng phải nhỏ) và đúng hướng

Page 126: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

126

(hướng thẳng về trước không phải là hướng

sang hai bên hoặc khép vào trong). Bài tập

này cường điệu hoá động tác đạp sau trong

khi chạy – không phải ai khi chạy cũng đã có

thói quen đạp sau tích cực và đạp đúng. Kết

thúc đạp sau, cơ thể bay về trước ở tư thế

chân sau duỗi thẳng hết các khớp (gối và cổ

chân), đùi chân trước song song với mặt

đường chạy, 2 tay đánh so le với chân. Bài tập

này cũng được dùng để phát triển sức mạnh

đạp sau. Có sức mạnh đạp sau tốt sẽ hạn chế

được sự giảm sút độ dài bước chạy khi cơ thể

đã mệt mỏi.

Chạy hất gót chân chạm mông

Là động tác thu cẳng chân về sát đùi, chủ

động hất cẳng chân ra sau - lên cao để gót

chân chạm mông cùng bên. Động tác trên cần

thành thói quen ở vận động viên vì nhờ đó

chân sau đưa về trước được nhanh, giảm lực

cản và đặc biệt là tạo điều kiện cho các cơ

vừa tham gia động tác đạp sau tích cực có

điều kiện thả lỏng, nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục

tham gia đạp sau ở bước tiếp. Bài tập này rất

cần với các vận động viên chạy (ở mọi cự ly),

nhất là với các vận động viên chạy các cự ly dài

– do chân phải hoạt dộng liên tục trong thời

gian dài, nếu không tạo điều kiện để cơ bắp

được thả lỏng, thì không thể có thành tích cao.

Chạy tốc độ cao

Đây là bài tập mà khối lượng vận động luôn

lớn hơn thực tế người chạy hoặc vận động

viên đã thực hiện; bởi vì nhiệm vụ chỉ giao cự

ly cần chạy với tốc độ cao (tốc độ tối đa so

với khả năng chạy) còn đoạn chạy đà trước

khi vào đoạn quy định và đoạn chạy tiếp khi

đã qua đích đều không được tính. Người chạy

phải điều chỉnh để chạy đoạn quy định với tốc

độ cao nhất, tốt nhất là chạy đà và đạt tốc độ

tối đa trước khi tới vị trí bắt đầu của cự ly quy

định và chỉ giảm tốc độ sau khi đã qua đích

(kết thúc cự ly quy định).

Chạy tốc độ cao cũng là bài tập để hoàn thiện

kỹ thuật chạy giữa quãng trong chạy cự ly

ngắn. Khi chạy cự ly ngắn người ta mắc sai

lầm khi tin rằng có thể tăng tốc độ cho tới khi

về tới đích. Thực tế thì không ai có thể chạy

như vậy – kể cả các vận động viên chạy 100m

hàng đầu thế giới. Sau khi tăng tốc độ nhờ

chạy lao sau xuất phát 15 – 25m đạt được tốc

độ tối đa, người ta chuyển sang kỹ thuật chạy

giữa quãng – duy trì tốc độ đã đạt được để

chạy về đích, gần tới đích (gần 10m cuối) thì

huy động hết sức còn lại để rút về đích. Các

vận động viên xuất sắc cũng không tăng được

tốc độ khi rút về đích, mà chỉ là hạn chế sự

giảm sút đang ngày càng tăng mà thôi. Tập

chạy tốc độ cao nhiều, người tập sẽ quen với

tăng tốc độ đến tối đa rồi chuyển sang chạy

giữa quãng. Bài tập này thường được dùng

với mục đích phát triển tốc độ nói chung

(dùng các cự ly 15 – 30m, sau khi nghỉ hết

mệt mới chạy lần tiếp), sức bền tốc độ cho

vận động viên chạy cự ly ngắn (dùng các cự

ly dài hơn 50m – 100m). Chạy tốc độ cao

cũng là bài tập được dùng làm test để đánh

giá khả năng tốc độ của con người.

Tuy nhiên việc xác định thời gian chạy tốc độ

cao chỉ thực sự chính xác nếu dùng thiết bị

điện tử tự động: tại điểm bắt đầu và kết thúc

cự ly quy định đều đặt đèn hồng ngoại hoặc tế

bào quang điện. Khi có người chạy qua ngắt

tia thì đồng hồ điện tử bắt đầu chạy và dừng

tự động, kết quả mới chính xác, không có sai

sót do người làm nhiệm vụ báo hiệu và bấm

đồng hồ bằng tay.

Chạy nhịp điệu

Đây là một bài tập nhằm củng cố kỹ thuật

chạy. Khi chạy, nhiệm vụ chạy đúng kỹ thuật

là chính, tốc độ chạy không cao đến mức cần

phải nỗ lực và cũng không chậm đến mức

phải kìm hãm, làm giảm nhịp điệu chạy; nói

cách khác là chạy trong điều kiện thấy hoàn

toàn thoải mái, tưởng như có thể chạy mãi

như vậy.

Các bài tập chạy trong điều kiện địa hình tự

nhiên: các loại đường giao thông, công viên,

đường đồi núi, rừng, đồng lầy, ruộng cầy , bãi

cát, sông, suối, xuôi và ngược gió…Thực chất

là học kỹ thuật chạy việt dã, nhưng cũng đồng

Page 127: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

127

thời để rèn luyện sức bền chung nếu chạy liên

tục trong thời gian dài. Khi là bài tập thể lực,

với các điều kiện tập thay đổi sẽ là người tập

hưng phấn hơn, tập luyện hiệu quả hơn. Mặt

khác, do điều kiện tập thay đổi nên các tác

động lên cơ thể cũng luôn thay đổi, giá trị rèn

luyện cũng tốt hơn so với chạy trên đường

của sân vận động đơn điệu, dễ gây nhàm

chán, ức chế cho người tập. Tuy nhiên, vì là

điều kiện tự nhiên nên không thể loại trừ

được các yếu tố bất ngờ; do vậy người tập

chạy phải chú ý vị trí đặt chân của từng bước

chạy để đề phòng các tai nạn, chấn thương có

thể xảy ra…

Các bài tập chạy rèn luyện, phát triển các hệ

thống cung cấp năng lượng: “thiếu ôxy có tạo

axit lactic”, “thiếu ôxy không tạo axit lactic”

và “đủ ôxy” (còn được gọi là “yếm khí lactic”,

“yếm khí alactic”, và “ái khí” hoặc “anaerobic

lactic”, “anaerobic alactic” và “aero – bic”).

Việc sử dụng năng lượng nào tùy theo thời gian

(đồng nghĩa với cự ly chạy).

Người ta thấy rằng:

- Nếu chạy với chế độ mạch từ 150lần/phút

trở xuống là chạy theo chế độ cung cấp năng

lượng aerobic.

- Nếu chạy với mạch 160 – 180 lần/phút là

chạy ở chế độ hỗn hợp.

- Nếu chạy với mạch từ 180 – 190 lần/phút –

chế độ anaerobic.

Cho dù được mang nhiều tên gọi khác nhau,

nhưng loại các bài tập này có thể quy về 2

loại theo hai đặc tính chạy liên tục với tốc độ

ổn định và chạy không liên tục (có gián đoạn,

hoặc chạy với tốc độ thay đổi).

Bài tập chạy “biến tốc”

Cự ly phải chạy thường chia thành các đoạn

ngắn (thường là 2 đoạn, có cự ly bằng nhau),

có đoạn phải chạy nhanh, có đoạn được chạy

chậm. Tuy nhiên, chạy nhanh hay chạy chậm,

cũng đều phải theo quy định chặt chẽ từ

trước. Đoạn chạy nhanh thường phải chạy với

tốc độ dùng trong thi đấu (hoặc nhanh hơn).

Trong sự tiến bộ của người tập (cùng với sự

đóng góp của các bài tập khác và của các yếu

tố khác), cự ly của đoạn phải chạy nhanh

được kéo dài dần với tốc độ chạy được yêu

cầu nâng tăng dần, trong khi cự ly đoạn chạy

chậm được rút ngắn dần và tốc độ chạy các

đoạn đó được tăng dần; sao cho cuối cùng vận

động viên có thể chạy hết cự ly thi đấu với tốc

độ cao, để đạt một đẳng cấp vận động viên

nào đó, hoặc giành được thứ hạng cao trong

thi đấu. Bài tập “biến tốc” chính là mức cao

hơn của chạy ¨ lặp lại”; ở đây đoạn nghỉ giữa

quãng ở chạy “lặp lại” được thay bằng đoạn

chạy chậm. Trong huấn luyện thì kiểm tra và

thi đấu cũng là một dạng bài tập. Trong số các

bài tập chạy, có nhiều bài tập được chọn làm

bài kiểm tra hoặc là nội dung thi đấu.

Các chỉ số Anaerobic Alactic Anaerobic lactic Aerobic

Thời gian chạy 0 – 10” Từ > 10” đến 1 phút Từ 1 phút đến 1h và hơn

Cự ly chạy Từ 20m đến 80m Từ > 80m đến 400m 400m – 15km và lâu hơn

Cường độ Tối đa 90% - 100% 50% - 70%

Số lần lặp lại 3 - 4 1 - 5 3 – 20

Thời gian nghỉ giữa 2 lần chạy 90” – 3 phút 2 – 10 phút 1 – 3 phút

Số tổ (nhóm) lặp lại 1 - 4 1 - 4 1 - 4

Thời gian nghỉ giữa 2 tổ (nhóm) 8 – 10’ 10 – 20’ 5 – 8’

Page 128: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

128

Bài tập kiểm tra

Chạy cự ly ngắn, chạy tốc độ cao – để đánh

giá khả năng tốc . Các cự ly dài hơn để đánh

giá khả năng sức bền tốc độ và dài hơn nữa –

để đánh giá sức bền chung. Cũng có khi lại là

xác định cự ly chạy được trong một khoảng

thời gian nhất định. Hiện nay trên thế giới,

người ta thường dùng test Cooper – chạy 12

phút để đánh giá sức bền chung. Tại Việt

Nam, viện khoa học thể dục thể thao đã dùng

test chạy 5 phút (hoặc di chuyển tùy sức) để

đánh giá sức bền, dùng trong điều tra trình độ

thể chất của người Việt Nam.

Bài tập thi đấu

Ngày nay trong thi đấu chạy quốc gia và quốc

tế người ta đã quy định một số nội dung thi

đấu sau:

- Cự ly ngắn: 100m, 200m và 400m.

- Cự ly trung bình: 800m và 1500m

- Cự ly dài: 3000m, 5000m, 10.000m và

Marathon (42,195km).

Trong các cuộc thi chạy của cấp cơ sở người

ta có thể tùy ý chọn các cự ly thi khác mà

không theo các cự ly đã được quy định như

nêu ở trên, tùy theo địa điểm thi đấu và trình

độ của những vận động viên tham gia thi đấu.

Ngoài ra, trong huấn luyện các môn chạy,

việc nâng cao cảm giác cho vận động viên

cũng là một nhiệm vụ không thể bỏ qua; cụ

thể là giúp cho vận động viên có cảm giác tốc

độ chính xác để trong tập luyện có thể chạy

các đoạn đúng với thời gian huấn luyện viên

đã yêu cầu, hoặc chạy đúng tốc độ theo kế

hoạch đã định trong thi đấu, để chủ động

trong chiến thuật chạy. Để rèn luyện năng lực

này, ban đầu khi vận động viên chạy, huấn

luyện viên đọc rõ thời gian để vận động viên

biết tốc độ mình đã hoặc đang chạy. Khó hơn,

sau khi vận động viên chạy, vận động viên

phải tự đoán thời gian mình đã chạy trước rồi

huấn luyện viên mới cho vận động viên biết

chính xác thời gian mình đã theo dõi bằng

bấm giờ.

Xét cho cùng, sử dụng các bài tập chạy trong

huấn luyện chuyên môn là việc lựa chọn

chính xác để giải quyết thỏa đáng quan hệ

giữa các yếu tố:

- Các cự ly (các đoạn) cần pahỉ chạy.

- Tốc độ phải chạy khi chạy mỗi đoạn hoặc

thời gian để chạy hết cự ly đó (có khi với

cùng một cự ly nhưng tốc độ chạy ở các lần

khác nhau lại phải khác nhau).

- Thời gian nghỉ giữa quãng giữa hai lần chạy,

giữa 2 tổ (nhóm) bài tập chạy và thậm chí

thời gian giữa 2 buổi tập chạy.

- Hình thức nghỉ giữa các lần chạy. Tùy thuộc

vào trình độ vận động viên, tùy thuộc vào

nhiệm vụ buổi tập mà hình thức nghỉ có thể là:

nghỉ đến hết mệt; nghỉ hoàn toàn trong một

khoảng thời gian quy định; nghỉ tích cực (đi bộ

hoặc chạy chậm trở lại vạch xuất phát để chạy

tiếp, hoặc chạy 1 cự ly với tốc độ quy định…)

- Số lần chạy lặp lại cự ly đó trong một buổi tập.

Thí dụ: Trong một buổi tập, vận động viên

phải thực hiện 3 nhóm bài tập chạy sau:

+ 5 x 150m

+ 5 (200m + 100m)

+ 4 x 100m

Nếu chỉ ghi như vậy, nhất định vận động viên

sẽ không biết phải chạy như thế nào và chắc

chắn dù vận động viên có chạy đủ nội dung quy

định có lẽ cũng không có được kết quả như

huấn luyện viên mong muốn. Nếu tập với mục

đích phát triển sức bền tốc độ, cần nghi rõ:

- lặp lại 5 x 100m với 20 – 22 giây/150m;

nghỉ giữa 2 lần chạy bằng đi bộ 150m.

- Nghỉ (đến khi mạch còn 110 – 120

lần/phút).

- Biến tốc 5 (200m + 100m); 28 – 30

giây/200m; 100m chạy chậm, không quy định

tốc độ nhưng phải là chạy không phải đi bộ

hay đúng nghỉ tại chỗ. Phải nhớ rằng các bài

tập này vận động viên phải chạy liên tục

1500m theo trình tự: 200m chạy nhanh lại có

100m chạy chậm, toàn bộ là 1000m chạy với

thời gian 28 – 30 giây và 500m chạy chậm.

Page 129: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

129

Hoàn toàn không phải chạy lặp lại 5 lần tổ bài

tập 200m + 100m – nếu là chạy lặp lại thì

phải quy định cách nghỉ giữa 2 tổ và ít nhất

phải có 4 lần nghỉ.

- Nghỉ (đến khi mạch còn 110 – 120 lần / phút).

- Lặp lại 4 x 100m – chạy 100m với 85 – 90%

sức; nghỉ giữa 2 lần chạy là đi bộ về vạch

xuất phát.

Nếu buổi tập có nhiệm vụ phát triển tốc độ thì

các cự ly chạy phải ngắn hơn, nhưng phải

chạy với tốc độ cao hơn và việc nghỉ giữa hai

lần chạy phải đủ để hết mệt. Nếu với nhiệm

vụ phát triển sức bền chung: các đoạn chạy

cần dài hơn và chạy với tốc độ chậm hơn.

Thời gian nghỉ giữa 2 lần chạy thường không

đủ để hồi phục hoàn toàn.

Các huấn luyện viên và vận động viên có thể

theo dõi việc tập luyện có đúng kế hoạch hay

không trên cơ sở theo dõi cự ly chạy – với các

mốc có sẵn trên sân. Dùng đồng hồ bấm giây

(với đồng hồ điện tử có thể theo dõi chính xác

đến 1% giây) và cũng có thể theo dõi nhịp tim

của vận động viên (nếu có dụng cụ chuyên

dụng để theo dõi được từ xa là tốt nhất). Huấn

luyện viên cũng có thể theo dõi mức độ mệt

mỏi của vận động viên thông qua các biểu

hiện bên ngoài: sắc mặt mức độ ra mồ hôi,

mức độ biến dạng của kỹ thuật chạy (do mệt

mỏi không duy trì được kỹ thuật chạy chính

xác, không phối hợp được hoạt động của các

bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng), nhịp

thở (khi mệt vận động viên thường thở nông,

không theo nhịp điệu…).

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Nguyễn Huy Bích (1999), Tự kiểm tra sưc khỏe

trong tập luyện. Nxb TDTT Hà Nội

2. Vũ Thị Thanh Bình, Nông Thị Hồng, Lê Quý

Phượng, Vũ Chung Thuỷ (1998), Vệ sinh và Y học

TDTT, Nxb TDTT Hà Nội

3. Điền kinh và Thể dục (2010), Nxb GD

4. Luật Điền kinh (2012), Nxb TDTT Hà Nội

5. Sách giáo khoa Điền kinh dùng cho sinh viên

Đại học TDTT (2011), Nxb TDTT Hà Nội

6. Sinh lý học Thể dục thể thao (2003), Nxb TDTT

7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và

Phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT Hà Nội

SUMMARY

IMPLEMENTATION OF RUNNING EXERCISES IN

SPORTS TEACHING AND TRAINING

Nguyen Tien Lam*, Nguyen Tien Phong,

Hoang Chi Thanh, Phi Thi Hong Van, Tran Thi Tiep College of Economics and Business Administration - TNU

Running is one of the main subjects and plays an important role in athletics. Not only does it have

a positive effect on improving people’s health but it is also a sport preferred by lots of people;

therefore, it is highly recommended by athletic coaches to apply in training courses. In addition,

running exercises are very plentiful and varied without requiring costly and special conditions on

tracks and facilities, etc. However, the challenge is that the coach and athletes have to master,

select and implement assignments correctly, meet the training requirements and be appropriate to

the levels and characteristics of the athletes.

Key words: running execises, complemetary speciality, general physical strength.

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Lê Hải Bằng – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN

* Tel: 0912 145298; Email: [email protected]

Page 130: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129

130

Page 131: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

131

MÂU THUẪN TRONG THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Phạm Thị Nga*, Ngô Thị Tân Hương

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa cũng nảy sinh không ít những mâu thuẫn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc phát hiện

và giải quyết những mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa: hoặc kìm hãm sự phát triển – nếu không phát hiện kịp thời và

giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn; hoặc thúc đẩy sự phát triển – nếu được phát hiện kịp thời và giải

quyết triệt để mâu thuẫn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích mâu thuẫn giữa

mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững.

Từ khóa: mâu thuẫn, động lực, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt

được đã nảy sinh mâu thuẫn giữa mục tiêu

phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền

vững trên các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, xã hội

và môi trường. Mâu thuẫn giữa mục tiêu

phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền

vững thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thư nhất, tính thiếu bền vững của cân đôi

bên ngoài: Xét trên khía cạnh bền vững, cân

đối bên ngoài của Việt Nam còn nhiều điều

bất cập.

Một là, trong cơ cấu xuất khẩu, xuất siêu

thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài (FDI),

khu vực đầu tư trong nước vẫn nhập siêu:

năm 2012, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài xuất siêu gần 12 tỷ USD, doanh

nghiệp trong nước nhập siêu gần 11,7 tỷ

USD [3, tr.9]. Bên cạnh đó, tỷ trọng của khu

vực kinh tế trong nước trong cơ cấu xuất

khẩu hàng hóa năm 2000 là 52,98%, giảm

xuống còn 36,93 % năm 2012. Tỷ trọng này

của khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02

năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Điều này

cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp trong nước còn thấp.

* Tel: 0962 260638, Email: [email protected]

Hai là, sự thâm hụt của cán cân thương mại

dịch vụ kéo theo sự thâm hụt của cán cân

hàng hóa và dịch vụ: năm 2012, cán cân

thương mại hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam

đã thâm hụt 3,1 tỷ USD, tăng 8,3% so với

mức cùng kỳ năm trước[3, tr.11]. Thêm vào

đó, thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục tăng

từ mức 0,3% GDP năm 2006 lên 9,85% năm

2007 và 12,85% năm 2008, vượt xa so với

chuẩn an toàn của thế giới (dưới 5% GDP).

Thứ hai, tính thiếu bền vững của cân đối

bên trong

Tính bền vững của cân đối bên trong thể

hiện qua chất lượng tăng trưởng, năng suất,

hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể:

Một là, chất lương tăng trưởng còn thấp,

chủ yếu dựa vào các yếu tô phát triển theo

chiều rộng: tăng trưởng kinh tế trong những

năm qua bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố vốn.

Riêng năm 2013, những nhân tố tác động

đến tăng trưởng GDP của Việt Nam gồm:

vốn chiếm tới 57,54%, cao gấp hơn 2 lần

đóng góp của nhân tố lao động (chiếm

25,5%).

Ở Việt Nam, đóng góp của yếu tố năng suất

tổng hợp (TFP) còn thấp (nếu giai đoạn 2000

– 2006, hệ số này đóng góp vào tăng trưởng

khoảng trên 25% thì đến giai đoạn 2006 –

Page 132: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

132

2012, con số này đã giảm đáng kể chỉ còn

dưới 10%). Năm 2013, TFP chiếm

16,25%[7].

Đưa ra con số so sánh, có thể thấy các nước

khác, trong cùng thời kỳ 2001-2009, tỷ lệ

đóng góp của nhân tố TFP vào tăng trưởng

GDP của Việt Nam (20%) thấp hơn rất nhiều

so với Hàn Quốc (32,2%), Đài Loan (35%),

Inđônêxia (28%), Thái Lan (36%). Ở các

nước phát triển, tỷ lệ đóng góp của TFP vào

tăng trưởng GDP thường rất cao, khoảng 60 –

75% [4, tr.25].

Tăng trưởng kinh tế chưa dựa nhiều vào tri

thức, khoa học và công nghệ. Chỉ số tri thức

(Knowledge Index - KI) và chỉ số kinh tế tri

thức (Knowledge Economy Index - KEI) (do

Viện Nghiên cứu Ngân hàng Thế giới đưa

ra) của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ

102 trong 133 quốc gia được phân tích. So

với các nước trong khu vực, chỉ số KEI của

Việt Nam chưa bằng 1/2 của nhóm nền kinh

tế công nghiệp mới (NIEs) (gồm Hàn Quốc,

Singapo, Đài Loan, Hồng Kông).

Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ

xấu còn cao (đến cuối tháng 8/2013, tỷ lệ nợ

xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,64%). Tuy

nhiên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu là 11,8% tương

đương với khoảng 270.000 tỷ đồng [5, tr.34].

Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động

còn lớn: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, đến cuối năm 2012 có tới 55.000

doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động.

Đây là năm có số lượng doanh nghiệp giải thể

hoặc dừng hoạt động cao nhất từ trước tới

nay. Bước sang năm 2013, trong 2 tháng đầu

năm, cả nước có 8.600 doanh nghiệp ngừng

hoạt động, trong khi số doanh nghiệp mới

thành lập chỉ đạt ở mức 8.000[8].

Hai là, hiệu quả đầu tư thấp. Hiệu quả đầu

tư được xác định thông qua hệ số ICOR. Hệ

số ICOR xác định hiệu quả sử dụng vốn trong

nền kinh tế.

Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ

đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm

2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, đến

hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù

đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng

chỉ từ 6 - 8.5%, năm 2009, mức tăng trưởng

của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó,

hệ số ICOR luôn ở mức cao.

Ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng

tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì

để tăng thêm một đơn vị liên kết sản xuất cần

nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và

nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản

lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản

lượng tiềm năng. Như vậy, việc hệ số ICOR

của Việt Nam tăng lên qua các năm một phần

cũng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều

đáng nói là hệ số này của Việt Nam tăng quá

nhanh trong những năm gần đây.

Bảng 1: ICOR Việt Nam qua các giai đoạn

Giai đoạn ICOR

1991 – 1995 3,5

1996 – 2000 4,8

2001 – 2003 5,24

2004 – 2006 5,04

2007 – 2008 6,15

2008 – 2010 6,7

2011 – 2013 5,6

Nguồn: Gso.gov.vn và xử lý của tác giả

Về mặt lý thuyết, các nước phát triển (do sử

dụng nhiều vốn mà thực chất là máy móc

thiết bị, công nghệ) thì hệ số ICOR thường

cao hơn các nước đang phát triển (do sử dụng

nhiều lao động). Tuy nhiên, so sánh ICOR

của Việt Nam với các nước trong khu vực

Đông Nam Á và Trung Quốc cho thấy, các

nước này có hệ số ICOR của nhiều thập kỷ

gần đây phổ biến là từ 3 – 4, như vậy là hệ số

ICOR của Việt Nam luôn cao gấp rưỡi hoặc

gấp đôi so với những nước này.

Ba là, sưc cạnh tranh của nền kinh tế còn

thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt

Nam còn thấp và chậm được cải thiện: chỉ số

năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global

Competitiveness Index - GCI) của Việt Nam

liên tục giảm: xếp hạng 61 năm 2004/2005,

hạng 64 năm 2006/2007, hạng 68 năm

Page 133: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

133

2007/2008, hạng 70 năm 2008/2009 và hạng

75 năm 2009/2010. Năm 2011/2012, Viêt

Nam đã vươn lên xếp hạng thứ 65 nhưng

ngay lập tức bị tụt 10 bậc từ hạng 65 xuống

hạng 75 năm 2012/2013 [2, tr.3] và hiện là

nước có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8

thành viên ASEAN được khảo sát trong đó,

Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường

kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106.

Trong khi đó, Inđônêxia hiện đang trong

cùng giai đoạn phát triển như Việt Nam

nhưng năng lực cạnh tranh cao hơn 25 bậc so

với Việt Nam, Thái Lan cao hơn Việt Nam

37 bậc, Malaysia cao hơn Việt Nam 50 bậc.

Thậm chí xét về chỉ số cạnh tranh kinh

doanh (năng lực cạnh tranh ở tầm vi mô) của

Việt Nam cũng thấp hơn khá nhiều (thấp hơn

Inđônêxia 40 bậc, Trung Quốc 19 bậc và

Thái Lan 39 bậc).

Điều này cho thấy những yếu kém xét cả từ

phía doanh nghiệp và Nhà nước, từ góc độ

chiến lược kinh doanh và môi trường kinh

doanh. Đây là những dấu hiệu “cảnh báo”

rằng nếu không có những giải pháp tăng

cường hiệu quả hơn, nền kinh tế Việt Nam có

thể sẽ tiếp tục bị tụt hậu xa hơn và ảnh hưởng

đến sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Qua phân tích trên cho thấy, ổn định kinh tế

vĩ mô phải trở thành mục tiêu thường xuyên

của chính sách. Điều này tạo ra điều kiện cần

cho cải cách cơ cấu kinh tế - động lực quan

trọng và có tính quyết định đối với sự phát

triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

trong dài hạn.

Bảng 2: Tăng trưởng GDP và ICOR một sô quôc gia Đông Nam Á

Quốc gia Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) Đầu tư/GDP (%) ICOR

Hàn quốc 1961 – 1980 7,9% 23,3 3,0

Đài Loan 1961 – 1980 9,7% 26,2 2,7

Indonesia 1981 – 1995 6,9% 25,7 3,7

Thái Lan 1981 – 1995 8,1% 33,3 4,1

Trung Quốc 2001 – 2006 9,7% 38,8 4,0

Việt Nam 2001 – 2006 7,6% 39,1 5,1

Nguồn: World Bank

Bảng 3: Một sô nước Đông Nam Á đươc xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013

và có so sánh với năm trước đó

Quốc gia Thứ hạng GCI 2012-2013 Thứ hạng GCI 2011 -2012

Singapo 2 2

Malaysia 25 21

Brunây 28 28

Thái Lan 38 39

Inđônêxia 50 46

Philipin 65 75

Việt Nam 75 65

Campuchia 84 97

Timor Leste 136 131

Nguồn: The Global Competitiveness Index 2012–2013,World Economic Forum, 2013

Page 134: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

134

VỀ MÔI TRƯỜNG

Môi trường hiện nay của Việt Nam tiếp tục

bị xuống cấp, ô nhiễm nước, không khí, suy

giảm đa dạng sinh học đã đến mức báo động.

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít quốc

gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề

nhất của biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo của

Ngân hàng Thế giới (2008), với mực nước

biển dự báo dâng cao 1m thì nền kinh tế Việt

Nam sẽ chịu thiệt hại khoảng 17 tỷ đô la Mỹ

hàng năm, gây ngập 12% diện tích đất ven

biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của 23%

dân số sống tại khu vực này.

VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại nhiều

hạn chế, yếu kém. Giải quyết việc làm chưa

đạt kế hoạch. Việc thực hiện các chính sách

về hỗ trợ hộ nghèo còn nhiều bất cập, chất

lượng xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc.

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao

nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số: năm

2012, còn khoảng 1 triệu hộ cận nghèo, số

hộ tái nghèo chiếm 7 – 10% tổng số hộ thoát

nghèo, còn 62 huyện có trên 50% hộ nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2013 là 9,8%

Trong tháng 6/2014, cả nước có 23 nghìn hộ

thiếu đói, tương ứng với 97 nghìn nhân khẩu

thiếu đói. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014,

cả nước có 271,2 nghìn lượt hộ thiếu đói [1,

tr.10]. Phân hóa giàu nghèo gia tăng: chênh

lệch thu nhập giữa nhóm dân cư có thu nhập

cao nhất và nhóm dân cư có thu nhập thấp

nhất còn lớn, giai đoạn 2001 – 2008 là 8,14

lần, giai đoạn 2006 – 2007 là 8,4 lần. Tỷ lệ

hộ nghèo giữa vùng Tây Bắc (vùng có tỷ lệ

hộ nghèo cao nhất: 31,5%), cao gấp 9,8 lần

vùng Đông Nam Bộ (vùng có tỷ lệ hộ nghèo

thấp nhất: 3,2%).

Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến. Tỷ lệ

thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng

đầu năm 2014 là 2,14% (Quý I là 2,21%; quý

II là 2,07%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao

động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,62%

(Quý I là 3,72%; quý II là 3,52%), cao hơn

mức 3,19% của quý IV năm 2013; tỷ lệ thất

nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực

nông thôn là 1,47%. Tỷ lệ thiếu việc làm 6

tháng là 2,63% (Quý I là 2,78%; quý II là

2,47%), trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực

thành thị là 1,33%; khu vực nông thôn là

3,20%, thấp hơn mức 3,37% của quý I và

3,23% của quý IV năm 2013. Tỷ lệ thất

nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) 6

tháng là 6,32%, trong đó khu vực thành thị là

11,87%; khu vực nông thôn là 4,54%. Tỷ lệ

thất nghiệp của người lớn (từ 25 tuổi trở lên)

6 tháng là 1,18%, trong đó khu vực thành thị

là 2,23%; khu vực nông thôn là 0,71%[9].

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội chưa thật

vững chắc, hơn 80% lực lượng lao động

chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Công tác

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế, chất lượng

dịch vụ y tế và đạo đức nghề nghiệp của đội

ngũ y bác sỹ còn nhiều bất cập. Điều kiện

chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu,

vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều

thiếu thốn. Tình trạng quá tải ở các bệnh

viện truyến trung ương, tuyến tỉnh còn cao.

Đầu tư cho y tế còn thấp, tỷ lệ chi ngân sách

Nhà nước mới đạt khoảng 8,5%.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể nói những bước đi sau gần 30

năm tiến hành đổi mới đất nước còn chứa

đựng nhiều mâu thuẫn đồng thời thiếu tính

bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, môi trường

và văn hóa, xã hội. Từ thực tiễn trên cho

thấy, nếu chỉ chú trọng vào mục tiêu phát

triển nhanh là chưa đủ. Xuất phát từ nhận

thức này, Dự thảo chiến lược Phát triển kinh

tế - xã hội 2011 – 2020 đã xác định “Phát

triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững,

phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suôt trong

Chiến lươc”. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa

phát triển nhanh và bền vững “phát triển bền

vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển

nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền

vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn

gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và

chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.

Page 135: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

135

TÀI LIỆU THAM KHAO

1. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã

hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5

năm 2011 – 2015 và nhiệm vụ 2014 – 2015.

2. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 –

2013 của WEF – Trung tâm xử lý và phân tích

thông tin ( Cục Thông tin khoa học và công nghệ

quốc gia).

3. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội năm 2013, Bản tin

Kinh tế Vĩ mô. Số 8 – Quý I/2013.

4. PGS. TS Ngô Thắng Lợi, “Thực hiện mục tiêu

vươt qua ngưỡng nước đang phát triển, có mưc

thu nhập thấp – một sô đánh giá ban đầu”, Tạp

chí nghiên cứu – Trao đổi số 25 (3 + 4/2009)

5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi: Thực trạng nợ xấu

tại các Ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ.

6]. PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn, Kinh tế Việt Nam

2012 và hàm ý chính sách 2013; Một vài bình luận

từ giác độ tính bền vững, Diễn đàn Kinh tế mùa

xuân, 4/2013

7. Bùi Quang Vinh, Chương trình Dân hỏi Bộ

trưởng trả lời ngày 15/12/2013.

8. http://vnmedia.vn/VN/kinh - te/thi truong/13

789667/8600 doanh nghiep ngung hoat dong trong

dau nam 2013.html.

9. Gso.gov.vn

SUMMARY

CONFLICT OF PERFORMANCE MARKET ECONOMY

SOCIALIST ORIENTED IN VIETNAM

Pham Thi Nga*, Ngo Thi Tan Huong College of Economics and Business Administration – TNU

After nearly 30 years of innovation, our nation has made great achievements in all fields of social

life. However, implementing process-oriented market economy and socialism arose many conflicts

both theoretical and practical. Detecting and resolving these conflicts have great influence on the

process of implementing economy-oriented market socialism: or inhibit the development - if not

detected promptly and satisfactorily resolve conflicts support; or promote the development - if

detected promptly and thoroughly solve conflicts. Within the scope of this article, we focus on

analyzing the contradictions between development goals faster with the goal of sustainable

development.

Keywords: conflict, motivation, market economy, socialist orientation, Vietnam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Tạ Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0962 260638, Email: [email protected]

Page 136: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 131 - 135

136

Page 137: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

137

PHÂN TÍCH SỰ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP

NGÀNH XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Việt Dũng*, Dương Thanh Tình Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Phân tích sự cân bằng tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết (DNXMNY) tại Việt Nam. Qua sự

phân tích này, các doanh nghiệp sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc

nguồn vốn của mình. Trong giai đoạn hậu suy thoái kinh tế hiện nay, duy trì được sự cân bằng tài

chính sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam giảm thiểu rủi ro tài chính,

nâng cao hiệu quả kinh doanh, vượt qua khủng hoảng.

Từ khóa: Tài chính doanh nghiệp, cân bằng tài chính

SỰ CÂN BẰNG TAI CHÍNH TRONG

DOANH NGHIỆP*

Cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự

cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự

phù hợp giữa thời gian chuyển đổi tài sản

thành tiền và thời gian đáo hạn của các khoản

nợ tới hạn. Căn cứ theo thời hạn chuyển đổi

thành tiền, tài sản của doanh nghiệp được chia

thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài

sản ngắn hạn là loại tài sản có thời gian

chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm. Tài sản dài

hạn là loại tài sản có thời gian hoàn vốn lớn

hơn 1 năm. Để hình thành nên hai loại tài sản

này, có hai nguồn vốn là nguồn vốn dài hạn

và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn

bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản

nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 1 năm.

Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn có thời

gian đáo hạn dưới 1 năm được gọi là nguồn

vốn ngắn hạn. Nguyên lý chung, nguồn vốn

dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành

tài sản dài hạn, phần còn lại của nguồn vốn

dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư

để hình thành tài sản ngắn hạn. Khi đó, phần

chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản

dài hạn được gọi là nguồn vốn lưu động

thường xuyên. Đây là chỉ tiêu phản ánh cách

thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp,

đánh giá mức độ an toàn và rủi ro tài chính

trong hoạt động của doanh nghiệp.

* Tel:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi

là vốn lưu động thuần – NWC) được xác định

như sau:

NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cách thức tài

trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, đánh giá

mức độ rủi ro tài chính trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Qua công thức trên, ta có thể đánh giá tình

hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.

Nếu NWC > 0: Hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp sẽ có sự ổn định vì có một bộ

phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài

trợ cho tài sản lưu động.

Nếu NWC < 0: Hoạt động kinh doanh sẽ gặp

rủi ro, là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân

thanh toán chắc chắn mất cân bằng. Đặc biệt

trong các lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng.

Nếu NWC = 0: Cách tài trợ này cho thấy, tài

sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài

hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng

nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng

không tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với

những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.

THỰC TRẠNG CÂN BẰNG TAI CHÍNH

TẠI DOANH NGHIỆP NGANH XI MĂNG

NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Trong những năm qua, ngành công nghiệp xi

măng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc,

Page 138: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

138

quy mô và năng suất đều tăng, đáp ứng nhu

cầu xi măng cho phát triển đất nước. Tuy

nhiên, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

gặp rất nhiều khó khăn như tình trạng cung

vượt quá nhu cầu xi măng, mức độ cạnh tranh

gay gắt, giá các yếu tố đầu vào như điện,

than, chi phí vận tải không ngừng gia tăng, lãi

suất tăng cao. Theo Hiệp hội Xi măng Việt

Nam cho biết, hiện nay chỉ khoảng 50%

doanh nghiệp xi măng có thể trụ được, 30%

doanh nghiệp khó khăn và 20% doanh nghiệp

hết sức khó khăn và có nguy cơ phá sản. Việc

phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và

cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xi măng

hiện nay giúp cho doanh nghiệp ngành xi

măng giảm thiểu rủi ro tài chính, nâng cao

hiệu quả kinh doanh, vượt qua khủng hoảng.

Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản

của doanh nghiệp như tỷ suất đầu tư tài sản

ngắn hạn, tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn. Cấu

trúc tài sản của các DNXMNY giai đoạn 2009

- 2013 được thể hiện qua hình 1.

Tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên trong

giai đoạn 2009 – 2013. Tỷ suất đầu tư tài sản

dài hạn bình quân trong giai đoạn 2009 –

2013 là 59,62%. Tài sản ngắn hạn có quy mô

tăng lên trong 5 năm qua. Nhưng trong giai

đoạn 2011 – 2013, quy mô tài sản ngắn hạn

có xu hướng giảm xuống, tỷ suất đầu tư tài

sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Tỷ

suất đầu tư tài sản ngắn hạn bình quân trong

giai đoạn 2009 – 2013 là 40,38%. Như vậy,

cấu trúc tài sản của DNXMNY trong giai

đoạn 2009 – 2013 xoay quanh cấu trúc 60%

tài sản dài hạn và 40% tài sản ngắn hạn. Cấu

trúc tài sản đã có sự thay đổi từ năm 2009,

cấu trúc tài sản năm 2009 là 54% tài sản dài

hạn và 46% tài sản ngắn hạn. Sang giai đoạn

2010 – 2013, cấu trúc tài sản của DNXMNY

xoay quanh cấu trúc 61% tài sản dài hạn và

39% tài sản ngắn hạn.

Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc nguồn

vốn của doanh nghiệp như hệ số nợ, hệ số vốn

chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Cấu trúc nguồn vốn của các DNXMNY giai

đoạn 2009 - 2013 được thể hiện qua Bảng 01.

Qua bảng 01, nhận thấy hệ số nợ của các

doanh nghiệp có xu hướng gia tăng liên tục

trong giai đoạn 2009 – 2013. Trong cấu trúc

nợ của các doanh nghiệp, chủ yếu là khoản nợ

ngắn hạn và có xu hướng tăng liên tục. Trong

giai đoạn 2009 -2010, các DNXMNY duy trì

cấu trúc nợ là 54% nợ ngắn hạn và 46% nợ

dài hạn. Sang giai đoạn 2011 – 2013, cấu trúc

nợ của các DNXMNY đã có sự thay đổi theo

hướng nợ ngắn hạn tăng lên, nợ dài hạn giảm

xuống, cấu trúc nợ mới trong giai đoạn này là

59% nợ ngắn hạn và 41% nợ dài hạn. Việc sử

dụng nhiều nợ ngắn hạn sẽ gây áp lực lên khả

năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cưu và tính toán của tác giả

Hình 01: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp đươc khảo sát

Tỷ suất đầu tư

i sả

n D

N

Page 139: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

139

Bảng 01: Cấu trúc nguồn vôn của Doanh nghiệp XM nghiên cưu

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Hệ số nợ 57,96 61,39 66,33 67,62 72,02

1.1 Hệ số nợ NH 30,98 33,46 38,79 40,97 42,05

1.2 Hệ số nợ DH 26,98 27,94 27,55 26,65 29,97

2 Hệ số VCSH 42,00 38,52 33,56 32,28 27,87

Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cưu và tính toán của tác giả

Bảng 02: NWC của doanh nghiệp xi măng đươc khảo sát

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Tỷ suất đầu tư TSDH 54,15 61,06 61,91 59,62 61,39

2 Nguồn vốn dài hạn 68,97 66,46 61,10 58,92 57,84

2.1 Nợ dài hạn 26,98 27,94 27,55 26,65 29,97

2.1 Vốn chủ sở hữu 42,00 38,52 33,56 32,28 27,87

3 NWC 14,83 5,40 -0,80 -0,70 -3,55

Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cưu và tính toán của tác giả

Hệ số vốn chủ sở hữu giảm liên tục trong giai

đoạn 2009 – 2013, từ 42% năm 2009 xuống

còn 27,87% năm 2013. Vốn chủ sở hữu được

hình thành từ ba nguồn cơ bản là số tiền vốn

góp của các nhà đầu tư, số tiền tạo ra từ kết

quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận chưa

phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp xi

măng chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả.

Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn

trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Để thấy được sự cân bằng về mặt tài chính của

doanh nghiệp xi măng niêm yết, ta thực hiện

phân tích chỉ tiêu NWC thông qua bảng 02.

Thông qua bảng 02, ta thấy trong giai đoạn

2009 – 2013, các doanh nghiệp sản xuất xi

măng không quan tâm đến sự cân bằng tài

chính trong vấn đề tài trợ vốn. Điều này thể

hiện thông qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động

thường xuyên (NWC) có xu hướng giảm liên

tục từ mức 14,83% năm 2009 xuống còn –

3,55% năm 2013. Tỷ trọng tài sản dài hạn

trên tổng tài sản không có sự biến động lớn

trong 5 năm qua, tuy nhiên tỷ trọng nguồn

vốn dài hạn trên tổng nguồn vốn có xu hướng

giảm dần, từ mức 68,97% năm 2009 xuống

còn 57,84% năm 2013, làm cho sự cân bằng

tài chính giảm xuống.

Trong giai đoạn 2009 – 2010, chỉ tiêu nguồn

vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, chứng

tỏ nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản

dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn, doanh

nghiệp sẽ có sự ổn định trong hoạt động kinh

doanh, nguyên tắc tài trợ được đảm bảo

nhưng chưa ổn định theo thời gian và có xu

hướng giảm xuống. Trong giai đoạn 2011 –

2013, chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường

xuyên có giá trị âm, lần lượt qua các năm là

0,8%, 0,7% và 3,55%. Chứng tỏ nguồn vốn

dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn

và một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng

nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu việc sử

dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã

mất thăng bằng. Điều này càng đáng lo ngại

hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực xây dựng như ngành xi măng.

Trong cấu trúc tài sản dài hạn của doanh

nghiệp sản xuất xi măng được khảo sát, tài

sản cố định là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất.

Trong giai đoạn 2009 – 2012, nguồn vốn dài

hạn của doanh nghiệp sản xuất xi măng được

khảo sát đều lớn hơn giá trị tài sản cố định,

tức là tài sản cố định đã được tài trợ hoàn toàn

bằng nguồn vốn dài hạn. Phần nhỏ còn lại của

tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng phần còn

lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn

hạn. Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành sản

xuất xi măng có tốc độ quay vòng vốn kinh

Page 140: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

140

doanh chậm, đặt trong điều kiện thị trường

bất động sản gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng

kinh tế chậm thì cách thức tài trợ này sẽ chứa

đựng rủi ro trong công tác huy động vốn và

sử dụng vốn. Riêng năm 2013, nguồn vốn dài

hạn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Phần

còn lại của tài sản cố định nói riêng và tài sản

dài hạn nói chung sẽ được tài trợ bằng nguồn

vốn ngắn hạn. Đây là vấn đề mạo hiểm trong

công tác tổ chức huy động vốn.

MỘT SỐ GIAI PHÁP NHẰM CAI THIỆN

SỰ CÂN BẰNG TAI CHÍNH CỦA DOANH

NGHIỆP XI MĂNG NIÊM YẾT

Đối với doanh nghiệp xi măng

Thứ nhất, do đặc điểm của ngành xi măng là

quy mô vốn đầu tư lớn, tỷ trọng tài sản cố

định cao. Vì vậy, nguồn tài trợ từ vay nợ phải

mang tính chất dài hạn. Về phía doanh nghiệp

xi măng, cần tích cực nâng cao hiệu quả quản

lý và hiệu quả kinh doanh, tạo niềm tin cho

các đối tác và ngân hàng thương mại

(NHTM) khi vay vốn. Về phía ngân hàng

thương mại, do khó khăn của ngành xi măng

hiện nay, NHTM cần thực hiện tái cơ cấu

khoản nợ vay qua việc (a) Kéo giãn thời gian

trả nợ thêm đủ để Công ty mới có thể thực

hiện việc tái cấu trúc và trả nợ vay (b) Giảm áp

lực trả nợ bằng cách xóa nợ đối với các khoản

lãi vay quá hạn cũ (lãi phạt, bằng 150% lãi vay

thông thường) và (c) Xem xét bổ sung hạn mức

vay vốn lưu động cho doanh nghiệp mới thành

lập sau khi M&A.

Thứ hai, đối với nguồn vốn chủ sở hữu:

Trong chính sách huy động và sử dụng vốn,

cần ưu tiên sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu

tư. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để nâng

cao khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tiếp

cận thị trường vốn một cách linh hoạt, thực

hiện phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên

thị trường chứng khoán.

Thứ ba, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn

bằng cách tăng cường công tác tiêu thụ sản

phẩm. Tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao

hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành

sản phẩm.

Đối với Chính phủ

Thứ nhất: Cần rà soát lại quy hoạch phát triển

công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030

cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -

xã hội, hạn chế tình trạng dư thừa xi măng

dựa trên Quyết định 1488/QĐ-TTg ký ngày

29/8/2011. Cụ thể, Bộ Xây dựng cơ quan chủ

quản Ngành xi măng cần thực hiện các yêu

cầu sau:

- Dự báo sát nhu cầu thị trường, để từ đó đưa

ra lộ trình phát triển sản xuất phù hợp.

- Trước tình hình khó khăn của Ngành xi

măng, Bộ Xây dựng đã làm việc với các chủ

đầu tư để tạm dừng đầu tư các dự án mới.

Trong điều kiện những doanh nghiệp chưa

đăng ký hợp đồng, chưa mở L/C thì phải

hoãn, giãn tiến độ.

Thứ hai: Thực hiện kích cầu nội địa. Đây là

giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng

dư thừa xi măng hiện tại và tương lai bằng

cách bê tông xi măng hóa các dự án đường

quốc lộ, đường cao tốc, các công trình thủy

lợi, đường giao thông nông thôn.

Thứ ba: Chính phủ phải có những tháo gỡ cụ

thể giúp các doanh nghiệp xi măng giải quyết

những khó khăn về tài chính như: Giãn nợ các

khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục

nợ; Khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản

vay trong nước đã đến hạn; Hạ lãi suất cho

vay về mức hợp lý 10-12%/năm. Giảm thuế

VAT và thuế thu nhập cho các doanh nghiệp

xi măng, đồng thời cũng giảm thuế xuất khẩu

xi măng để tạo điều kiện cạnh tranh về giá để

xuất khẩu xi măng.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (2013),

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính.

2. Báo cáo tài chính của các công ty được lấy từ

các website:

http://finance.vietstock.vn/

http://stox.vn/

Page 141: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

141

SUMMARY

ANALYSIS OF FINANCIAL BALANCE

IN LISTED CEMENT INDUSTRY IN VIETNAM

Nguyen Viet Dung*, Duong Thanh Tinh

College of Economics and Business Administration - TNU

Analysis of the financial balance is an important content in the management of companies’

finance, especially companies in listed cement industry in Vietnam. Through this analysis, the

enterprises will be able to assess the suitability between their assets structure and capital structure.

In the post economic downturn today, maintaining financial balance will help companies in listed

cement industry in Vietnam minimize financial risks, improve business performance to overcome

the crisis.

Key words: Companies finance, financial balance

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel:

Page 142: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141

142

Page 143: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

143

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Đồng Văn Đạt1*, Lê Thị Bích Ngọc2

1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, 2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Công ty Cổ phẩn Gang thép Thái Nguyên trước đây là Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa

thành công ty cổ phần có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước 51%, cũng như các doanh nghiệp khác, phải

đối mặt với cạnh tranh, phải tìm kiếm và khai thác thị trường để tồn tại và phát triển. Trước xu thế

chung của toàn xã hội, việc nghiên cứu để ứng dụng các phương pháp marketing nhằm tăng cường

hiệu quả bán hàng, gia tăng thị phần của từng mặt hàng mà công ty đang kinh doanh là một vấn đề

rất cần thiết, tập trung tìm tòi nghiên cứu phương pháp bán hàng mới, tìm những cách tiếp cận

nắm bắt tâm lý khách hàng thì mới có thể gia tăng doanh số và lợi nhuận. Nếu không có những

thay đổi kịp thời, doanh nghiệp sẽ khó lòng đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như

ngày nay. Bản thân Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã từng thất bại trong một số thời kỳ

ở một số mặt hàng mà công ty yếu thế. Đối thủ cạnh tranh đi sau đã áp dụng một số chiến lược

kinh doanh hợp lý để giành được thị trường khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức

được điều đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động Marketing - Mix tại Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên.

Từ khóa: Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO), Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN),

Marketing - Mix, lơi nhuận (LN), đôi thủ cạnh tranh (ĐTCT), chiến lươc kinh doanh (CLKD).

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, song

hành cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ, của tiến trình hội nhập toàn cầu

hóa, cái nhìn và phát triển kinh doanh đã có

nhiều thay đổi. Nói đến kinh doanh, trước đây

người ta không coi bán hàng là một hoạt động

quan trọng của chiến lược phát triển mà chỉ

tập trung coi trọng đến chất lượng, phân phối

sản phẩm, hay quảng cáo thuần túy. Họ đã

nhầm lẫn khi xác định các yếu tố quan trọng

xác lập nên sự thành công của sản phẩm đó

là: Muốn nâng cao doanh thu bán hàng cần

phải có một hệ thống vận hành tốt trong khâu

bán hàng. Nó sẽ thu hút được sự chú ý của

khách hàng, nó sẽ phân định ranh rới khác biệt

giữa hai cửa hàng cùng kinh doanh một dòng

sản phẩm tại cùng một khu vực và sẽ quyết định

sự thành bại của một doanh nghiệp.

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên tiền thân

là Công ty Gang thép Thái Nguyên, cái nôi

của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam,

được thành lập năm 1959, là khu công nghiệp

đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây

* Tel: 0912 580135; Email: [email protected]

truyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác

đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Trải

qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Công

ty đã không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh.

Sản phẩm thép TISCO đã nổi tiếng trong cả

nước, được sử dụng rộng khắp với chính

sách chất lượng “tất cả vì người tiêu dùng”

và phương châm hành động “Chất lượng

hàng đầu, giá cạnh tranh, sản phẩm và dịch

vụ đa dạng”.

Cũng như các doanh nghiệp khác, cũng phải

đối mặt với cạnh tranh, phải tìm kiếm và khai

thác thị trường để tồn tại và phát triển, Công

ty Cổ phẩn Gang thép Thái Nguyên cần thiết

phải nghiên cứu để ứng dụng các phương

pháp marketing - mix nhằm tăng cường hiệu

quả bán hàng, gia tăng thị phần của từng mặt

hàng mà công ty đang kinh doanh. Nếu không

có những thay đổi kịp thời doanh nghiệp sẽ

khó lòng đứng vững trên thị trường cạnh

tranh khốc liệt như ngày nay.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

MARKETING – MIX CỦA TISCO

Trong mô hình chuẩn hóa marketing - mix

gồm 4 thành phần (4P), ta sẽ tiến hành phân

Page 144: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

144

tích hoạt động marketing của công ty trong

từng thành phần nói trên [4], [6].

Chính sách sản phẩm:

- Thứ nhất: Về cơ cấu sản phẩm

Hiện nay, TISCO sản xuất các sản phẩm thép

cán, gang. Ngoài ra, TISCO sản xuất khác

chủ yếu thu được từ chu trình sản xuất thép

như: cốc vụn, nhựa đường, oxy, than cám.

Trong đó thép cán là sản phẩm chủ lực.

Hệ thống sản phẩm đa dạng với chất lượng

cao ngày càng có uy tín trên thị trường.

TISCO là đơn vị sản xuất đa dạng nhất các

chủng loại sản phảm từ thép cuộn, thép thanh

trơn và vằn, thép hình các loại với tương đối

đầy đủ các mác thép. Cơ cấu sản phẩm tương

đối đầy đủ là một lợi thế riêng so với các nhà

sản xuất khác, đặc biệt là các loại thép hình

cỡ trung như thép chữ C180, thép chữ I160,

thép góc L130,…hiện có nhu cầu tương đối

lớn và chưa bị cạnh trạnh nhiều.

TISCO là công ty duy nhất ở Việt Nam có

công nghệ sản xuất thép từ khâu khai thác,

chế biến nguyên liệu mỏ đến luyện gang,

luyện thép và cán thép.

Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch

Kinh doanh - Công ty CP Gang thép Thái

Nguyên: Tổng tiêu thụ Thép TISCO chính

phẩm năm 2013 xấp xỉ đạt: 570.000 tấn.

Trong đó:

Thép cuộn: 117.233,95 tấn

Thép cây (tròn trơn, vằn): 409.221,526 tấn.

(Trong đó thép tròn trơn: 0,598 tấn)

Thép hình: 43.544,524 tấn

Hình 1. Biểu đồ tỉ trọng khôi lương tiêu thụ thép

cán năm 2013

Nguồn: [2]

Như vậy, sản phẩm thép cán chủ lực của

TISCO hiện nay là thép cây - trong đó chủ

yếu là thép thanh vằn.

- Thứ hai: Về chất lượng sản phẩm

Với phương châm “Chất lương hàng đầu, giá

cả cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa

dạng”, trong những năm qua, cán bộ công

nhân viên TISCO không ngừng nỗ lực, nâng

cao chất lượng sản phẩm, đưa chất lượng vào

nội dung quản lý của mình. Ngay từ năm

2002, Nhà máy cán thép Lưu Xá, một trong

những đơn vị sản xuất chính của Công ty đã

được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của

tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho lĩnh vực sản

xuất và cung cấp Thép cán nóng (Thép tròn

trơn, Thép góc cạnh đều, Thép chữ C và Thép

chữ I), Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm

và đo lường của Công ty được đánh giá phù

hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025 cho

lĩnh vực Cơ học và Hóa học. Hiện tại, các nhà

máy trực thuộc Công ty đang áp dụng tiêu

chuẩn ISO 9001:2008.

- Thứ ba: Về nhãn hiệu sản phẩm

Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng

trong cả nước, được sử dụng vào hầu hết các

Công trình trọng điểm Quốc gia như thuỷ

điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, đường dây tải

điện 500 KV Bắc Nam, và nhiều công trình

khác; thâm nhập vào được thị trường quốc tế

như Canada, Indonesia, Lào, Campuchia.

Thép mang thương hiệu TISCO đã giành

được nhiều giải thưởng: Hàng Việt Nam chất

lượng cao, Sao vàng đất Việt, Thương hiệu

nổi tiếng với người tiêu dùng, “Nhãn hiệu

Thép TISCO của Công ty Cổ phần Gang Thép

Thái Nguyên đã đươc đăng ký độc quyền

nhãn hiệu hàng hóa.” [3] (xem hình 2)

Hình 2. Nhãn hiệu Thép TISCO của Công ty Cổ

phần Gang Thép Thái Nguyên

Nguồn: [8]

Chính sách giá:

Công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt.

ThÐp c©y. 71.79%

ThÐp H×nh. 7.64%

ThÐp Cuén. 20,57%

Page 145: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

145

- Công ty thực hiện điều chỉnh giá bán đơn lẻ

cho những thị trường nhạy cảm về giá, thị

trường có mức độ cạnh tranh cao trong những

thời điểm thị trường có biến động để nhằm

mục tiêu chiếm lĩnh thị phần hoặc phát triển

mạng lưới tiêu thụ;

- Giá bán thanh toán ngay được giảm trừ từ

1,2 đến 1,5 lần so với lãi suất Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam tại thời điểm bán.

Giá bán cho đối tượng có bảo lãnh, ký quỹ

giảm trừ bằng 50% đến 70% so với lãi suất

ngân hàng.

Tuy nhiên, khi so sánh với các sản phẩm thép

xây dựng trên thị trường quốc tế, mức giá của

TISCO còn tương đối cao so với các sản

phẩm cùng chủng loại. Mức giá cao này là

xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản trị cồng

kềnh, chi phí gián tiếp quá lớn. Ngoài ra, còn

phải kể tới công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí

sản xuất cao, mức tiêu hao năng lượng và

nguyên liệu chưa tiết kiệm tối đa, năng suất

lao động của công nhân thấp.

Theo số liệu khảo sát thị trường, giá so sánh

của TISCO trên thị trường thép hiện tại luôn

cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Đơn cử với

sản phẩm thép thanh vằn D10 tại thị trường

Hà Nội như bảng 1.

* Chính sách phân phôi:

- Thứ nhất: Về cấu trúc kênh phân phối

Công ty có đội ngũ bán hàng trực tiếp tại Văn

phòng Công ty (Phường Cam giá - TP Thái

Nguyên) và tại các Tỉnh - Thành phố ở cả ba

miền. TISCO sử dụng hai kênh tiêu thụ là

kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Khảo sát tình

hình tiêu thụ qua kênh gián tiếp có đánh giá

là: Sản phẩm của TISCO được phân phối theo

5 nhóm chính là đại lý các tỉnh; chi nhánh và

các đơn vị thành viên; Khách hàng truyền

thống; Các đơn vị trong Tổng công ty Thép

Việt Nam (VSA); và xuất khẩu.

Tình hình phân phối thép của TISCO có nhiều

biến động tăng giảm trong giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2013. Ngoài việc sử dụng các

kênh để phân phối sản phẩm, TISCO còn tập

trung nguồn lực đẩy mạnh hình thức phân

phối trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua

các đại lý, chi nhánh và các đơn vị thành viên.

Đại lý tại Hà Nội đóng vai trò chủ chốt khi

chiếm quá nửa tổng số lượng sản phẩm phân

phối qua kênh bán hàng này.

Hình 3. Tỷ trọng phân phôi sản phẩm của TISCO

theo địa bàn giai đoạn 2011 – 2013

Nguồn: [2]

- Thứ hai: Về thị trường

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã

xác định thị trường miền Bắc là thị trường

tiêu thụ chính trong đó quan trọng nhất là thị

trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay,

tại khu vực này đã có Chi nhánh Hà Nội của

công ty. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển

tiêu thụ tại thị trường các tỉnh vùng núi phía

Bắc và Tây Bắc, giữ vững và củng cố thị

trường tiêu thụ ở khu vực này.

Bảng 1. Giá thép Thanh vằn D10 của TISCO và đôi thủ cạnh tranh tại Hà Nội

(Đơn vị đồng/kg - Giá chưa bao gồm thuế VAT)

Ngày Natsteel VIS VPS VUC DANI POMINA TISCO

10/01/2014 13.030 13.060 13.200 13.007 13.300 13.050 13.015

15/02/2014 13.030 13.104 13.220 13.015 13.300 13.070 13.105

01/03/2014 13.130 13.150 13.150 13.010 13.210 13.120 13.120

04/06/2014 13.170 13.150 13.160 13.150 13.220 13.170 13.270

05/08/2014 13.250 13.200 13.170 13.150 13.200 13.250 13.320

Nguồn: [1]

T©y Nguyªn. 2.94%

§«ng Nam Bé. 6.85%

§BSCL. 2,86% .

MiÒn B¾c. 64.19%

MiÒn Trung. 23.16%

Page 146: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

146

Bảng 2. Ngân sách quảng cáo của Công ty CP Gang Thép giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị: 1000đ

Phương tiện quảng cáo 2009 2010 2011 2012 2013

Báo chí 2.128.437 3.622.240 5.314.239 3.686.597 4.500.000

Truyền hình 139.085 40.000 50.000 154.585 450.000

Ngoài trời 5.297.100 6.604.971 8.345.420 5.522.204 5.550.000

Khác 370.083 1.014.120 943.950 492.052 850.000

Nguồn: [2]

* Chính sách xúc tiến bán:

- Thứ nhất: Hoạt động quảng cáo

Là một công cụ xúc tiến bán quan trọng

nhất trong các chương trình xúc tiến bán

hàng năm của TISCO. Hình thức quảng cáo

rất phong phú. Các phương tiện quảng cáo

TISCO đang sử dụng là quảng cáo trên

truyền hình, quảng cáo trên báo, tạp chí,

trang web, du lịch, tại các đầu mối giao

thông, trên xe bus, tờ rơi, áp phích…

- Thứ hai: Khuyến mãi

Hoạt động khuyến mãi của TISCO chủ yếu

tập trung vào đối tượng khách hàng lớn,

khách hàng doanh nghiệp và các nhà phân

phối thông qua hình thức giảm giá lũy tiến

theo khối lượng mua hàng, tham gia hội nghị

triển lãm trong nước và cả nước ngoài. Các

hoạt động khuyến mãi chưa có sự hoạch định,

chuẩn bị trong kế hoạch dài hạn, chủ yếu là

các quyết định ngắn hạn, theo mùa vụ và thay

đổi thường xuyên theo tình hình thị trường.

Chi phí cho hoạt động khuyến mãi chiếm tỷ lệ

rất nhỏ trong kinh phí marketing hàng năm.

- Thứ ba: Quan hệ công chúng

TISCO đã tham gia vào rất nhiều các sự kiện tài

trợ, bảo trợ hàng năm như: Chương trình nối

vòng tay lớn, ủng hộ người nghèo trên truyền

hình hàng năm từ trước năm 2009 tới nay.

Tại địa phương, TISCO cũng nhận phụng

dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, là nhà tài

trợ chính cho hầu hết các hoạt động lớn của

tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên và

các cơ sở giáo dục trong địa bàn…

Sau khi hoạt động tài trợ cho đội bóng đá

Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn kết thúc, từ

năm 2009 TISCO đã chính thức tài trợ cho

đội bóng đá nữ Tỉnh Thái Nguyên và đổi tên

đội bóng thành Đội bóng đá nữ Công ty Cổ

phần Gang thép Thái Nguyên. Hàng năm,

kinh phí đầu tư cho hoạt động thi đấu và tập

luyện của đội bóng không ngừng tăng lên.

Đánh giá chung: Qua phân tích thực trạng

hoạt động marketing -mix của TISCO có thể

rút ra các ưu và nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Tự chủ về nguồn nguyên vật liệu phục vụ

cho sản xuất.

- Là đơn vị duy nhất trong cả nước sản xuất

thép từ khâu khai thác quặng sắt đến sản

phẩm cuối cùng là thép cán.

- Năng lực sản xuất cao, danh mục sản phẩm

đa dạng.

- Thương hiệu TISCO là thương hiệu uy tín

và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

* Nhươc điểm:

- Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, lực lượng lao

động đông, chất lượng nguồn nhân lực còn

hạn chế.

- Công nghệ luyện cán thép còn lạc hậu, cơ sở

vật chất của công ty còn yếu chưa ổn định.

- Nguồn cung nguyên liệu ngày càng cạn

kiệt, nhiều đối thủ cạnh tranh đang tiếp cận

và dự định đầu tư sản xuất từ nguyên liệu

thô trong nước.

- TISCO chưa xây dựng được kênh phân phối

riêng đủ mạnh, việc tiêu thụ phụ thuộc vào

một số nhà phân phối lớn ở Hải Phòng, Hà

Nội và Thái Nguyên.

Từ những phân tích thực tiễn này và bằng

cách tham gia điều tra ý kiến của các chuyên

gia từ đó là cơ sở, căn cứ cho việc hình thành

Page 147: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

147

và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động marketing - mix tại TISCO.

CÁC GIAI PHÁP NHẰM HOAN THIỆN

HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI

NGUYÊN

Giải pháp 1: Gia tăng sản lương, đa dạng

hóa cơ cấu mặt hàng sản phẩm và góp phần

nâng cao chất lương sản phẩm

TISCO cần phải thực hiện đồng bộ: Vừa phát

triển cơ cấu sản phẩm vừa đảm bảo vấn đề

chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang

phát triển chủ yếu các mặt hàng thép xây

dưng đạt chất lượng tốt như thép cuộn, thép

tròn và thép vằn. Công ty cần phát triển các

sản phẩm khác đang yếu thế như: Thép hình

(L, I, C); thép gia công chi tiết máy chủ yếu

từ các mác thép CT45 trở lên. Các loại sản

phẩm này rất ít về mặt số lượng và chất lượng

kém, không đồng đều.

Công ty cần thực hiện một số nội dung như sau:

- Thứ nhất: Đổi mới dây chuyền công nghệ.

- Thứ hai: Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật.

- Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguyên vật

liệu sản xuất.

- Thứ tư: Thực hiện tổng quản lý chất lượng.

Giải pháp 2: Giải pháp linh hoạt về chiết

khấu giá

- Hiện tại Công ty áp dụng chiết khấu theo

sản phẩm tiêu thụ hàng tháng, quý, năm. Mức

chiết khấu tối thiểu bằng 1% giá trị hàng hóa,

mức chiết khấu tăng theo doanh số bán hàng đạt

tối đa là 5%. Chính sách này sẽ được điều chỉnh

tùy vào nhóm đối tượng khách hàng và phân

khúc thị trường mà có những điều chỉnh cụ thể.

- Dựa vào điểm khác biệt về việc quy định

chính sách giá giữa đại lý và bán lẻ của

TISCO có thể xây dựng chính sách giá biến

đổi gắn kết mục tiêu giữa đại lý và bán lẻ

đồng thời tạo sự tin tưởng an tâm cho khách

hàng đại lý và kích thích nhân viên phòng bán

lẻ xâm nhập vào các công trình của đối thủ

cạnh tranh với chính sách chiết khấu giá linh

hoạt nhằm thu hẹp địa bàn hoạt động của đối

thủ cạnh tranh.

- Nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng

có thể áp dụng chính sách thưởng cuối năm

cho các khách hàng đạt chỉ tiêu doanh số. Khi

nhìn thấy được lợi nhuận các khách hàng sẽ

cố gắng phấn đấu và tăng cường đẩy mạnh

tiêu thụ nhằm đạt được thưởng cuối năm.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách riêng, ưu

đãi với các công trình trực tiếp.

- Hỗ trợ vận chuyển, trợ giá cho những địa

bàn, khu vực thị trường xa, mức độ cạnh

tranh cao hoặc nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị

trường [5].

Giải pháp 3: Hoàn thiện chính sách phân

phôi để thúc đẩy phát triển tiêu thụ sản phẩm

của TISCO

* Chi nhánh:

- Tập trung đối tượng khách hàng là các đơn

vị trực tiếp xây dựng công trình, các đơn vị

thương mại lớn, hạn chế bán nhỏ, lẻ.

- Giảm dần số lượng cửa hàng, tập trung xây

dựng cơ sở hạ tầng kho bãi ổn định, củng cố

vị thế chi nhánh.

* Đại lý:

- Bán theo giá quy định, hưởng hoa hồng theo

sản lượng tiêu thụ.

- Đối tượng thực hiện: Khách hàng lớn, có hệ

thống tiêu thụ riêng hoặc các trung tâm phân

phối, chợ đầu mối, siêu thị vật liệu xây dựng

tại các địa phương.

- Dự kiến xây dựng ở một số địa bàn trung

tâm vùng như sau:

+ Miền Bắc: Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Hải

Dương, Nam Định hoặc Thái Bình.

+ Miền Trung: Quảng Bình hoặc Quảng Trị,

Quảng Ngãi hoặc Bình Định và khu vực

Tây Nguyên.

* Bán trực tiếp vào công trình:

- Xây dựng giá bán và cơ chế riêng phù hợp,

ưu đãi đối với các đơn vị trực tiếp sử dụng

thép để xây dựng, sản xuất; Các đơn đặt hàng

với số lượng lớn, hàng đặt theo quy cách

riêng...

- Hình thức ưu đãi khác như: Thực hiện theo

giá kỳ hạn, ưu đãi về thời gian trả chậm hoặc

Page 148: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

148

các ưu đãi khác phù hợp nhằm khuyến khích

tiêu thụ cho đối tượng này.

* Xuất khẩu:

- Xây dựng giá xuất khẩu theo từng lô trên cơ

sở đảm bảo hiệu quả và mục tiêu phát triển thị

trường xuất khẩu.

- Thị trường xuất khẩu chú trọng khu vực

Đông Nam Á.

Nguồn kinh phí hỗ trợ này trích từ chi phí bán

hàng cấu thành trong giá của sản phẩm ước tính

là 3% chi phí hợp lý trong chi phí bán hàng.

Giải pháp 4: Hoàn thiện chính sách xúc tiến

bán để thúc đẩy phát triển tiêu thụ sản phẩm

của TISCO

* Hoạt động quảng cáo:

- Quảng cáo trên báo chí: Đây là hình thức

quảng cáo khá phù hợp do có tính bao quát thị

trường, được sử dụng rộng rãi và dễ đến với

người có nhu cầu mua.

- Gửi thư trực tiếp: Bộ phận marketing của

công ty nghiên cứu và in ấn catalog sản phẩm,

soạn thảo tờ rơi, thông qua đường bưu điện

gửi thư chào hàng giới thiệu sản phẩm đến

khách hàng từng khu vực. Phương pháp này

có tính chọn lọc đối tượng cao mà lại không

bị tác động của các hình thức quảng cáo cạnh

tranh khác.

- Quảng cáo panô: Đây là hình thức quảng

cáo rất hiệu quả cho các sản phẩm, nếu đặt tại

các trục đường giao thông, giao lộ, sân bay

nhà ga,.. sẽ tác động và ảnh hưởng lớn đến

người tiếp cận do dễ gây sự chú ý bởi mầu

sắc, ánh sáng và nội dung trên panô.

- Một số hình thức quảng cáo khác: Trên tạp

chí, truyền hình truyền thanh... cũng cần được

áp dụng nhưng cần phải xem xét kỹ thời điểm

hoặc nội dung thông tin cho phù hợp với

phương tiện.

* Quan hệ công chúng

Đây là một hình thức truyền thông ở môi

trường rộng, nó sẽ góp phần tạo ra môi trường

tốt cho hoạt động bán hàng. Việc tuyên truyền

hay trực tiếp thực hiện các hoạt động quan hệ

công chúng thường đem lại sự tin cậy cao hơn

là quảng cáo. Một số hình thức hoạt động quan

hệ công chúng khi doanh nghiệp thực thi như:

- In ấn quần áo có logo thương hiệu sản

phẩm, logo địa chỉ công ty, hoạt động công

ích của doanh nghiệp gắn liền với các tài trợ

trong các sự kiện.

- Truyền thông của công ty: Có thể truyền

thông trong hay ngoài công ty, trên trang web,

trong các hoạt động tập thể của công ty.

* Hoạt động khuyến mãi sản phẩm

Một số hình thức khuyến mãi có thể áp dụng:

- Thứ nhất là giảm tiền theo từng đợt: Đây là

hình thức thiết thực nhất trong kinh doanh sản

phẩm công nghiệp, nó sẽ thu hút được lượng

khách hàng lẻ.

- Thứ hai là giảm giá trong đấu giá cung cấp

thiết bị, vật liệu cho các dự án lớn.

- Một công cụ thích hợp đó là khuyến mãi

trong hội chợ và hội nghị bán hàng. Các khách

mời, khách thăm quan sẽ có điều kiện tiếp cận

trực tiếp đến sản phẩm, nghe trực tiếp các

chuyên gia kỹ thuật giới thiệu về sản phẩm.

* Bán hàng trực tiếp:

- Thứ nhất tiếp cận từ trên xuống: Giải pháp

này sử dụng cho việc tiếp cận để chào bán

những lô hàng lớn, cho những dự án đầu tư sử

dụng nguồn vốn Nhà nước hay vốn vay nước

ngoài. Tiếp cận từ khâu chuẩn bị đầu tư để có

thông tin đến khâu tham dự chào hàng cần

được cọ sát liên tục. Hình thức này tốn thời

gian và chi phí nhưng hiệu quả khá cao phù

hợp với môi trường doanh nghiệp cạnh tranh

hiện nay.

- Tiếp cận từ dưới lên: Đây là hình thức tiếp

cận trực tiếp thông qua trung gian môi giới,

xu hướng này hiện đã kém phát triển và chỉ

còn phù hợp với những khách mua hàng lẻ, số

lượng ít [7].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận: Từ một công ty Nhà nước chuyển

đổi sang cơ chế cổ phẩn, TISCO cần có

những thay đổi nhảy vọt cả về mặt lượng và

mặt chất, thêm vào đó là sự xuất hiện ngày

càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào

ngành khiến cho môi trường cạnh tranh ngày

càng trở nên khốc liệt hơn. Đây là cơ hội và

cũng là những thách thức để các doanh

nghiệp tự khẳng định mình, vươn lên chiếm

Page 149: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

149

lĩnh thị trường. Áp dụng các giải pháp nhằm

hoàn thiện hoạt động marketing - mix tại công

ty sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty nhằm

gia tăng lợi nhuận và vị thế của công ty trên

thị trường.

* Kiến nghị: Để góp phần hoàn thiện hoạt

động marketing - mix của Công ty CP Gang

Thép Thái Nguyên bài báo kiến nghị các vấn

đề sau:

- Ban lãnh đạo Công ty cần giải quyết dứt

điểm nợ đọng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà

nước. Đồng thời cần nghiên cứu các chiến

lược marketing - mix có mức đầu tư chi phí

tương đương với mục tiêu đề ra thì mới có thể

đem lại hiệu quả như ý.

- Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt

động marketing, Công ty cần phát triển bộ

phận marketing và có sự phân hóa các bộ

phận này theo chức năng nhằm chuyên môn

hóa hoạt động của Công ty.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên (2013),

Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 6

tháng đầu năm 2014 mục tiêu, biện pháp thực hiện

kế hoạch quý III/2014, Tisco.

2. Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên (2013),

Báo cáo tài chính thường niên, báo cáo tài chính

năm 2010, 2011, 2012, 2013 của Công ty CP

Gang Thép Thái Nguyên, Tisco.

3. Matt Haig (2012), Bí quyết thành công 100 thương

hiệu hàng đầu thế giới, Nhà xuất bản Tổng hợp TP

Hồ Chí Minh, tr. [50 – 85], Tổng hợp và biên dịch :

Thái Hùng Tâm, Hoàng Minh, Nguyễn Văn Phức.

4. Philip Kotler, Northwestern University (2010),

Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động - Xã

hội, Hà nội, tr.[65-120], Lược dích : TS. Phan

Thăng, TS. Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến.

5. Philip Kotler, Northwestern University (2011),

Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, Nhà xuất bản trẻ,

Hà nội, tr.[35-46], Lược dịch : Lê Hoàng Anh.

6. Philip Kotler, Northwestern University (2010),

Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà

nội, tr.[25-41], Lược dịch : PTS. Vũ Trọng Hùng.

7. William T.Brooks (2011), Kỹ năng bán hàng,

Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội.

8.http://tisco.com.vn/

SUMMARY

SOLUTIONS TO COMPLETE THE ACTIVITIES

IN MARKETING – MIX CORPORATIONTHAI NGUYEN STEEL

Dong Van Dat1*, Le Thi Bich Ngoc2

1College of Economics and Business Administration –TNU 2Associate College of Economics and Technology – TNU

Thainguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation formerly state-owned enterprises (SOEs), the

company shares into shares ownership rate above 50% state capital. Like other businesses also sad

and my heart business to survive and grow. Before the general tendency of society to apply

research methods marketing to increase sales effectiveness, increase market share of each item of

business which the company is an essential issue. Only research focus to explore new sales

methods, to find innovative approaches to capture customer psychology to be able to increase sales

and profits. Without timely business change will be hard to stay on the fiercely competitive market

today. Joint-stock company itself Thai Nguyen Iron and Steel has failed in some periods in some

products that the company vulnerable. Competitors go after some applied business strategy to gain

a reasonable market makes companies face many difficulties. Recognizing that we have studied

and proposed some solutions to improve operations at Marketing - mix of Thainguyen Iron and

Steel Joint Stock Corporation.

Keywords: TISCO, state-owned enterprises, marketing – mix, profits

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:3/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Công Toàn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 580135; Email: [email protected]

Page 150: Tập 124, số 10, 2014

Đồng Văn Đạt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 143 - 149

150

Page 151: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

151

MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

MÔN TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nguyễn Quỳnh Hoa*, Trần Thị Mai, Nguyễn Thị Thu Hường Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thực trạng về kết quả học tập môn Toán cao cấp của sinh viên năm thứ nhất của Trường ĐHKT

& QTKD trong những năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể. Trong bài báo này, nhóm tác giả

đã tìm hiểu để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, từ đó nhóm tác giả đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán cao cấp cho sinh viên năm thứ nhất của

Trường Đại học Kinh tế & QTKD.

Từ khóa: Toán học, chất lương đào tạo, giải pháp, ngành kinh tế, cơ bản.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên cơ sở phân tích những khó khăn chung của sinh viên năm thứ nhất học tập môn Toán Cao

cấp và những nguyên nhân của nó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm cải thiện và

nâng cao chất lượng học tập môn Toán cao cấp cho sinh viên toàn trường.

NỘI DUNG

Kết quả học tập Môn Toán Cao cấp

* Bảng tổng hợp kếp quả học tập Môn Toán cao cấp của sinh viên Trường ĐH Kinh tế & QTKD

qua các khóa K7, K8, K9, K10.

(Nguồn sô liệu từ Phòng Thanh tra – Khảo thí & ĐBCL)

Điểm

Khóa

A (%) B (%) C (%) D (%) F (%)

K7 5 17.2 22.1 19.8 35.6

K8 1.2 10.3 13.4 22.6 52.5

K9 8.1 11 17 22 41.9

K10 7.1 10.5 13.8 19.5 49.1

Ghi chú:

Loại đạt:

A ( 8,5 – 10): Giỏi; B ( 7,0 – 8,4): Khá;

C (5,5 – 6,9): Trung bình;

D (4,0 - 5,4): Trung bình yếu

Loại không đạt: F ( dưới 4,0): yếu

Ta thấy tỷ lệ sinh viên đạt điểm A là rất thấp trong khi đó tỷ lệ sinh viên đạt điểm F lại khá cao.

Điều này cho thấy kết quả đạt được sau khi các em học xong môn Toán Cao cấp còn rất thấp.

Nguyên nhân của thực trạng trên*

Nguyên nhân về phía Giảng viên

- Đời sống của một bộ phận giảng viên, đặc biệt là một số giảng viên trẻ gặp nhiều khó khăn do

thu nhập thấp, trong khi chi phí học tập nâng cao trình độ lại cao. Nhiều giảng viên sau một thời

gian công tác ở trường có xu hướng chuyển công tác để tăng thu nhập hoặc hợp lý hóa gia đình.

* Tel: 0977 615828, Email: [email protected]

Page 152: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

152

- Do các giảng viên cũng mới tiếp xúc và làm

quen với hình thức đào tạo theo học chế tín

chỉ nên còn nhiều bỡ ngỡ với các quy định về

học chế tín chỉ như: yêu cầu về giảng dạy,

xây dựng đề cương chi tiết theo mẫu chuẩn.

- Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý những giảng

viên vi phạm nội quy, quy chế khi lên lớp.

Nguyên nhân về phía Sinh viên

- Mức điểm trúng tuyển vào trường của sinh

viên cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng đầu vào của nhà trường.

- Sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về

nhận thức, tâm lý, phương pháp học tập và

làm việc theo học chế tín chỉ, hình thức này

đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và đòi hỏi tính

tự chủ, chủ động cao trong việc sắp xếp quá

trình học tập.

- Nhiều sinh viên có thói quen ỷ lại đến ngày

thi mới học hoặc một số sinh viên mải chơi

dẫn đến kết quả học tập kém. Đa số các sinh

viên vẫn thụ động, không chăm chỉ, không

phát huy tính tự giác trong học tập, còn dành

phần lớn thời gian cho hoạt động khác như

vui chơi, giải trí.

Nguyên nhân về chương chình đào tạo và

thực hiện quá trình đào tạo

- Chương trình đào tạo chưa được thiết kế phù

hợp do được thiết kế khi chưa xác định rõ

chuẩn đầu ra, chưa dựa vào một chương trình

đào tạo chuẩn quốc tế và chưa có sự tư vấn,

góp ý của những những chuyên gia, những

người tuyển dụng và người sử dụng lao động.

- Phần mềm quản lý đào tạo còn rất nhiều tồn

tại nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình

quản lý đào tạo.

- Việc tổ chức các lớp lý thuyết, thực hành

và lớp thảo luận nhìn chung là quá số lượng

cho phép nên đã ảnh hưởng đến chất lượng

môn học.

- Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả

học tập của sinh viên được thực hiện theo quy

chế 43 của Bộ GD & ĐT và quy chế 135 của

ĐHTN. Cách tính điểm cho mỗi học phần

môn học như đang được áp dụng có khoảng

cách điểm chia khá rộng. Do đó khi tính điểm

trung bình chung và trung bình chung tích lũy

gây thiệt thòi cho sinh viên.

Nguyên nhân về cơ sở vật chất

- Hệ thống phòng học, các trang thiết bị phục

vụ cho quá trình dạy học chưa đáp ứng được

việc tổ chức các lớp học phần.

- Tài liệu học tập tại thư viện còn thiếu đặc

biệt là nhóm tài liệu tham khảo chưa được

quan tâm thích đáng.

- Hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa đảm bảo.

Một số giải pháp

Về phía nhà trường

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn

kỹ và chi tiết cho sinh viên năm thứ nhất

trong tuần sinh hoạt công dân về phương

pháp học tập theo tín chỉ.

Năng cao chất lượng của giờ sinh hoạt lớp và

vai trò của cố vấn học tập trong việc hướng

dẫn sinh viên về phương pháp học.

Nhà trường phải thường xuyên tập huấn cho

đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học

tích cực và đổi phương pháp dạy học theo đào

tạo tín chỉ. Trong đó lưu ý nhấn mạnh việc

hướng dẫn sinh viên đọc tham khảo tài liệu và

chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Theo khảo sát, phần lớn sinh viên đều cho

rằng lớp học quá đông, giáo viên không bao

quát được số lượng sinh viên ngồi ở phía cuối

lớp. Đồng thời một số sinh viên ngồi phía

cuối lớp không quan sát và tập trung được

phần bài giảng ở phía trên của thầy cô. Do đó

nên bố trí để giảm quy mô lớp đối với môn

học Toán Cao cấp tối đa là 60 sinh viên cho

một lớp học phần. (Hiện nay nhà trường đang

bố trí 85-95 sinh viên cho một lớp học phần) để

tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực

của bản thân trong nghiên cứu và thảo luận.

Học phần Toán Cao cấp hiện nay là 4 tín chỉ

gồm 2 phần: Đại số tuyến tính và Giải tích

với lượng kiến thức sinh viên phải nắm vững

được tương đối nhiều. Do vậy nhà trường nên

tách thành 2 học phần riêng là học phần Đại

số tuyến tính và học phần Giải tích để tạo

điều kiện cho sinh viên nắm được đầy đủ,

vững và chắc khối lượng kiến thức theo yêu

cầu của môn học.

Page 153: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

153

Về phía Bộ môn

Thường xuyên tổ chức các buổi siminar theo

từng chuyên đề của môn học

Rà soát chương trình môn học với sự tư vấn,

góp ý của các khoa liên quan, những nhà

tuyển dụng và người sử dụng lao động.

Thường xuyên rà soát lại hệ thống ngân hàng

câu hỏi, không được yêu cầu thấp đối với sinh

viên cũng không đưa ra yêu cầu quá cao mà

phần lớn sinh viên không đạt được.

Kiến nghị với hội đồng khoa học nhà trường

tách môn Toán Cao cấp thành 2 học phần

riêng và biên chế tối đa 60 sinh viên cho một

lớp học phần.

Về phía giảng viên

Giảng viên là nhân tố trung tâm của nhà

trường quyết định đến chất lượng của đào tạo.

Vấn đề nề nếp, kỷ cương và lòng say mê dạy

học là vấn đề không phải mới nhưng luôn

được quan tâm trong mọi hình thức đào tạo,

do vậy mỗi giảng viên cần:

Không ngừng hoàn thiện về bản thân về mọi

mặt như trình độ chuyên môn, tư cách đạo

đức, trách nhiệm nghề nghiệp.

Cần thay đổi phương pháp giảng dạy, biết lựa

chọn phương pháp dạy cho phù hợp với đối

tượng đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất các

em còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới.

Xây dựng lại đề cương bài giảng, giáo án lên

lớp, kịch bản giờ giảng

Giảng viên lên lớp nên áp dụng nhiều phương

pháp dạy học tích cực để sinh viên không cảm

thấy nhàm chán và khô khan khi tham gia tiết

học. Giảng viên chủ động tạo không khí lớp

học thân thiện và thoải mái để thu hẹp khoảng

cách giữa giảng viên và sinh viên, giúp sinh

viên tự tin tham gia trao đổi và thảo luận.

Trong giờ thảo luận (giờ bài tập) cần hướng

dẫn kỹ, cận thận, chi tiết và nhiệt tình hơn,

quản lý sinh viên chặt chẽ trong vấn đề làm

bài tập của sinh viên nên có kế hoạch kiểm

tra, đánh giá mức độ hoàn thành bài tập ở nhà

của sinh viên.

Cố gắng bao quát lớp để tránh tình trạng sinh

viên nghỉ học không có lý do chính đáng.

Ngay buổi lên lớp đầu tiên của môn học,

giảng viên cần giới thiệu cho sinh viên biết đề

cương của môn học bao gồm các nội dung

như: mục tiêu, nội dung, điều kiện tiên quyết,

các tài liệu bắt buộc và tham khảo cho từng

chương mục, kế hoạch nghiên cứu, cách đánh

giá quá trình học tập. Làm thế, sinh viên sẽ

nắm bắt được định hướng nghiên cứu ngay từ

đầu, họ sẽ không bị động mà có thể chủ động

lên kế hoạch nghiên cứu một cách hòa hợp

với các môn học khác;

Ngoài giờ giảng trên lớp, giảng viên dành

thời gian để giải đáp thắc mắc của sinh viên

liên quan đến môn học.

Về phía sinh viên

Phát huy cao độ tinh thần tự học

Tự học là quá trình bản thân chủ thể phải tích

cực, tự giác tìm tòi, lĩnh hội các tri thức

không phải chỉ thụ động lĩnh hội các kiến

thức trong giáo trình, thông qua các bài giảng

của giảng viên mà còn phải tự tìm tòi học tập,

nghiên cứu trong các sách báo, các phương

tiện thông tin đại chúng, thậm chí lĩnh hội cả

trong thực tiễn cuộc sống.

Để làm được điều này, đối với sinh viên phải

giống như những con ong, cần mẫn không

ngừng nghỉ trong quá trình học tập. Vào đầu

các kỳ học, trước khi nhập môn, các giảng

viên giới thiệu các tài liệu tham khảo môn học

đó. Nhiệm vụ của sinh viên lúc này là ghi

chép các tài liệu đó lại để tìm chúng; sau đó,

sinh viên có thể tìm để mượn, để đọc tại các

thư viện như: thư viện của Nhà trường thuộc

Trung tâm thông tin – thư viện, Thư viện

ANHE thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế & du

học, Trung tâm học liệu thuộc Đại học Thái

Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Internet.

Thêm nữa, tinh thần tự học của sinh viên đào

tạo theo học chế tín chỉ còn được thể hiện qua

việc sinh viên tham khảo cách đăng ký học

phần ở các kỳ học. Bởi lẽ, rất nhiều sinh viên

chỉ biết đăng ký theo bạn bè dẫn đến trường

hợp có học kỳ đăng ký quá nhiều môn lý

thuyết, học không nổi và bị rớt hàng loạt; bù

lại, có những học kỳ lại đăng ký quá nhiều

môn học thực hành, thực tập, dẫn đến thời

khóa biểu trùng lặp, không sắp xếp được.

Page 154: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

154

Như vậy, để có được kết quả học tập tốt,

không ai có thể “ban thưởng” cho sinh viên,

mà điều quan trọng nhất đó là sinh viên – chủ

thể của quá trình tự học phải không ngừng

tích cực, chủ động học hỏi, trau dồi tri thức,

phải đặt ra những kế hoạch học tập hợp lý,

khoa học hơn và nghiêm túc thực hiện kế

hoạch đó.

Nội dung của quá trình tự học

Thư nhất, xây dựng động cơ học tập

Khơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý

thức tốt về nhu cầu học tập. Người học tự xây

dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là

việc cần làm đầu tiên. Bởi vì, thành công

không bao giờ là kết quả của một quá trình

ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong

học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xã hội và thị

trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người

những tố chất cần thiết chứ không phải là

những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật

trang sức vào đời mà không có thực lực vì

động cơ học tập lệch lạc. Có động cơ học tập

tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê,

học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với

một niềm vui sáng tạo bất tận.

Trong rất nhiều động cơ học tập của sinh viên,

có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản:

- Các động cơ hứng thú nhận thức.

- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.

Cả hai động cơ trên không phải là một quá

trình hình thành tự phát, cũng chẳng được

đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và

phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên

trong. Do vậy người giảng viên phải tùy đặc

điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lí lứa

tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp

thích hợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và

năng lực tiềm tàng nơi sinh viên. Điều quan

trọng hơn là tạo mọi điều kiện để sinh viên tự

kích thích động cơ học tập của mình.

Thư hai, xây dựng kế hoạch học tập

Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có

hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch

học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng.

Trong đó kế hoạch phải được xác định với

tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn

hạn, dài hơi thậm chí từng môn, từng phần

phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho

từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho

phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm,

cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác

động trực tiếp và dành thời gian công sức cho

nó. Nếu việc học dàn trải, thiếu tập trung thì

chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã

xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các

phần việc một cách hợp lí, logic về cả nội

dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung

hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng

mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong

kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành

việc học được trôi chảy thuận lợi.

Thư ba, tự mình nắm vững nội dung tri thưc

Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều

thời gian công sức nhất. Khối lượng kiến thức

và các kĩ năng được hình thành nhanh hay

chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay

hẹp, có bền vững không… tùy thuộc vào nội lực

của chính bản thân người học trong bước mang

tính đột phá này. Nó bao gồm các hoạt động:

- Tiếp cận thông tin

- Xử lí thông tin

- Vận dụng tri thức, thông tin

- Trao đổi, phổ biến thông tin

Thư tư, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Việc nhìn nhận kết quả học tập được thực

hiện bằng nhiều hình thức: Dùng các thang đo

mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên, bản

thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập

thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh

với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều

mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan

tâm thường xuyên. Thông qua nó người học

tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái

gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu

học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc

phục hay phát huy.

Sinh viên cần hiểu rõ và vận dụng tốt

phương pháp học tập theo nhóm

Ưu điểm của phương pháp học theo nhóm

Những ưu thế từ phương pháp học tập này

hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được

và không thể phủ nhận. Học tập trong môi

Page 155: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

155

trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập

của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng

đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu

thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải

quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng

giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục

người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt

gặp trong cuộc sống sau này.

Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe

người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ

học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan

trọng khi các bạn bước ra môi trường làm

việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm

việc trong một môi trường tập thể.

Những hạn chế của phương pháp học theo nhóm

Những mặt tích cực của phương pháp học tập

nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không

phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết

quả cao nhất với phương pháp học tập này,

thậm chí, đôi khi một số sinh viên cảm thấy

nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít

hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá

nhân. Đó là do, thư nhất, một số sinh viên coi

bài tập nhóm là công việc của tập thể nên

thường có tâm lí “không phải việc của mình”,

ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung

không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học

nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa

học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt

ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện

khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự

hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.

Thư hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng

thành viên trong nhóm. Sự làm việc này

tương tự như sự hoạt động của một dây

chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể

hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu

một bộ phận không làm việc hoặc làm việc

không đúng chức năng. Nếu một thành viên

trong nhóm không làm việc như đã phân công

sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ.

Thư ba, đó là sự phân công công việc không

rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm

phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong

khi có thành viên không có việc gì để làm.

Vậy, để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu

quả cao nhất cần:

Một là, sự phân công công việc hợp lí. Điều

này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng

chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công

việc được phân chia rõ ràng cho từng thành

viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có

trách nhiệm hoàn thành công việc.

Hai là, sự tự ý thức của các cá nhân trong

nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách

nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm

hoàn thành có một phần đóng góp của bản

thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các

thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời

gian, bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi

nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần

độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra

học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học

nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng.

Ba là, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe,

hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một

bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt

hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở

có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn

phương pháp tổ chức của mọi thành viên.

KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ

Chất lượng dạy và học môn Toán Cao cấp

cho sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại

học Kinh tế & QTKD được Bộ môn đặt lên

hàng đầu. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên

có một kết quả cao trong học tập và đạt hiệu

quả? Đó là điều không phải là vấn đề giải

quyết ngay trong thời gian ngắn, mà ở đây

cần có một quá trình. Bởi lẽ hình thức đào tạo

tín chỉ hiện nay ở nước ta còn khá mới mẻ,

chúng ta vẫn phải thực hiện biện pháp vừa

làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm. Tuy

nhiên, một trong những nguyên nhân hàng

đầu mang lại sự thành công đó là sinh viên

cần phải có một phương pháp học tập phù

hợp với hình thức đào tạo theo này.

Để nâng cao được chất lượng đào tạo môn

Toán ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh Thái Nguyên đòi hỏi phải có một

sức mạnh tổng hợp, trong đó vai trò của Nhà

trường, của các giảng viên, của đội ngũ các

chuyên viên thuộc các phòng ban, của tất cả

các sinh viên của Nhà trường. Nhưng yếu tố

quan trọng nhất là những chủ thể của quá

trình đào tạo, đó là sinh viên. Họ phải có một

Page 156: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quỳnh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 151 - 156

156

phương pháp học tập phù hợp với hình thức

đào tạo này. Bởi lẽ, không ai có thể giúp đỡ,

có thể làm thay, có thể “ban thưởng” cho họ

được; mà họ phải xác định rất rõ họ học với

đúng tinh thần “Học để ngày mai lập nghiệp”.

Như vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ

của tất cả các bên tham gia vào hoạt động dạy

và học mới có thể đạt hiệu quả cao trong việc

nâng cao chất lượng đào tạo môn Toán Cao

cấp cho sinh viên năm thứ nhất của Trường

Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh.

Một số kiến nghị với nhà trường

Tách học phần Toán Cao cấp hiện nay thành

2 học phần riêng đó là học phần Đại số tuyến

tính và học phần Giải tích.

Biên chế tối đa cho một lớp học phần của

môn Toán Cao cấp 60 sinh viên.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Nguyễn Như An (1980), Phát huy tính tích cực

nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học

môn giáo dục học, Kỷ yếu hội nghị giáo dục học

toàn quốc lần thứ 1, Viện KHGD.

2. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Tiếp cận hiện đại hoạt

động dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

3. PGS.TS.Đặng Xuân Hải (2012), Kỹ thuật dạy

học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Nxb Bách

Khoa Hà Nội.

4. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2003), Lý luận dạy

học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo

dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng đo lường và

đánh giá thành quả học tập; Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

7. Kỷ yếu hội nghị “Tổng kết hoạt động đào tạo theo

học chế tín chỉ năm 2008-2012 của trường Đại học

Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

SUMMARY

SOME METHODOLOGIES FOR ENHANCING THE QUALITY

OF TEACHING ADVANCED MATHEMATICS FOR FIRST-YEAR STUDENTS

AT COLLEGE OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION - TNU

Nguyen Quynh Hoa*, Tran Thi Mai, Nguyen Thi Thu Huong

College of Economics and Business Administration - TNU

A recent situation can be seen clearly in Thai Nguyen University of Ecomics, Business and

Administration is that the results in higher mathematics of the first-year students have decreased

drammatically. In this article, the group of authors has analyzed and found out the reasons for the

situation. From that, some methods for enhancing the quality of teaching and training higher

mathematics in Thai Nguyen University of Ecomics, Business and Administration are

recommended.

Key words: Mathematic, training quality, method, economic, basic

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0977 615828, Email: [email protected]

Page 157: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

157

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT

KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THÁI BÌNH

Thái Thị Thái Nguyên*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hiện nay, trong công tác kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị, vấn đề luôn được quan tâm

trong kế toán chi phí đó là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cũng như phương pháp tập hợp

chi phí là một trong những vấn đề trọng tâm của kế toán chi phí. Vì vậy, với những chi phí có liên

quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân bổ chi

phí là cần thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu việc lựa chọn và sử dụng phương pháp phân bổ chi

phí sản xuất kết hợp tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình, bài báo sẽ trang bị cho các nhà quản

lý đưa ra được các chiến lược kinh doanh, cải thiện cấu trúc chi phí với mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

Từ khóa: Phân bổ, chi phí chung, sản phẩm

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Để tiến hành quá trình sản xuất và tạo ra sản

phẩm doanh nghiệp cần phải tập hợp chi phí

cho các khoản mục đối với từng sản phẩm.

Tuy nhiên, có những khoản mục chi phí có

thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu

chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp... nhưng cũng có

những khoản mục chi phí không thể tập hợp

riêng được mà phải tập hợp chung sau đó kế

toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng chịu chi

phí như chi phí sản xuất chung và đó cũng là

chi phí chung phát sinh trong quá trình sản

xuất hoặc là cả những khoản mục chi phí như

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng

được tập hợp chung cho tất cả các sản phẩm

sau khi tập hợp mới phân bổ cho các sản

phẩm theo tiêu thức phù hợp. Ngoài ra, chi

phí chung còn phát sinh trong nhiều lĩnh vực

khác như: Chi phí mua của hàng hóa nhập

kho, chi phí vận chuyển của hàng hóa tiêu

thụ... Do vậy, tại sao phải phân bổ chi phí

chung? Điều này có thể được lý giải như sau:

Việc phân bổ chi phí chung có thể được phân

bổ với nhiều lý do, nhưng lý do chính mà các

doanh nghiệp sản xuất tiến hành phân bổ chi

phí chung đó là để tính giá trị hàng tồn kho và

* Tel: 0982.059.811, Email: [email protected]

tính giá vốn hàng bán, tính giá thành sản

phẩm và ngoài ra còn nhiều lý khác nữa. Việc

phân bổ chi phí kết hợp cũng được xem là

hữu ích trong việc định giá và các phương

pháp phân bổ chi phí có thể được sử dụng

như: Phương pháp giá trị thực tế thuần, ước

lượng giá trị thực tế thuần khi có quá trình

chế biến thêm, phương pháp số lượng, phân

phổ chi phí theo phương pháp hệ số, phân bổ

chi phí theo phương pháp tỷ lệ.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác phân bổ

chi phí chung ở Công ty cổ phần xi măng

Thái Bình, tác giả có đề xuất công ty có thể

lựa chọn thêm một số phương pháp phân bổ

chi phí khác có thể cung cấp các thông tin về

chi phí chung phân bổ cho các đối tượng chịu

chi phí chính xác hơn. Điều này thực sự hữu

ích đối với những doanh nghiệp sản xuất ra

nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc sản xuất

ra nhiều sản phẩm với quy cách, phẩm cấp

khác nhau đồng thời có xây dựng hệ thống giá

thành định mức cho từng sản phẩm hoặc hệ số

quy đổi sản phẩm chuẩn... Từ đó, nhà quản lý

có thể căn cứ vào các thông tin về chi phí, có

các chính sách hoặc biện pháp tiết kiệm chi

phí, giảm giá thành sản phẩm đạt được các

mục tiêu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Thái

Bình Quý III/2013 đã sử dụng các phương

pháp phân bổ chi phí, mỗi phương pháp phân

Page 158: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

158

bổ chi phí chung có thể đưa đến những kết

quả khác nhau. Vì vậy, trong phạm vi bài viết

tác giả muốn đề cập đến việc lựa chọn và sử

dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất

chung tại công ty cổ phần xi măng Thái Bình.

TRAO ĐỔI VA THAO LUẬN

Hiện nay, tại Công ty cổ phần xi măng Thái

Bình có thể lựa chọn một trong các phương

pháp phân bổ chi phí kết hợp, mỗi phương pháp

sẽ mang lại những kết quả khác nhau khi xác

định chi phí chung phân bổ cho đối tượng chịu

chi phí, cụ thể việc áp dụng một trong các

phương pháp sẽ được thực hiện như sau:

Thứ nhất: Phương pháp giá trị thực tế thuần

Việc sử dụng phương pháp giá trị thực tế

thuần (được hiểu như phương pháp phân bổ

theo doanh thu), chi phí chung sẽ được phân

bổ theo giá trị thực tế thuần của mỗi sản phẩm

ở điểm phân chia. Giá trị thực tế thuần là

doanh thu ước lượng của mỗi sản phẩm ở

điểm phân chia hoặc có thể sử dụng giá thị

trường tại điểm phân chia để phân bổ. Tuy

nhiên, nếu sản phẩm được chế biến tiếp tục

trước khi đưa ra thị trường thì khi đó cần phải

ước lượng giá trị thực tế thuần ở điểm phân

chia. Có thể xem đây là phương pháp tính

ngược bằng cách lấy giá bán thị trường sau

khi chế biến thêm trừ đi chi phí chế biến

thêm. Giá trị thực tế thuần ở điểm phân chia

được ước lượng bằng cách lấy doanh thu sau

quá trình chế biến thêm trừ đi chi phí chế biến

thêm. Chi phí chung được phân bổ cho các

sản phẩm theo tỷ lệ giá trị thực tế thuần ở

điểm phân chia. Có số liệu chi phí sản xuất và

doanh thu tại Quý III/2013 của Công ty cổ

phần xi măng Thái Bình để sản xuất xi măng

trắng và xi măng xanh sử dụng nguyên vật

liệu ban đầu là Clinke sau đó bỏ thêm chi phí

nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và sau

điểm phân chia tại công ty không có quá trình

chế biến tiếp tục.

Việc phân bổ chi phí chung theo giá trị thực

tế thuần như sau:

+ Xi măng xanh: 95.971.815/(95.971.815 +

16.824.139.935) x 15.216.078.162 =

86.306.442đ

+ Phân bổ cho sản phẩm xi măng trắng:

15.216.078.162đ – 86.306.442đ =

15.129.771.720đ

Căn cứ theo số liệu tính toán và dữ liệu của

Bảng 1 ta có thể xác định được lợi nhuận gộp

trên doanh thu như Bảng 2.

Kết quả tính toán tại Bảng 2 cho thấy tỷ lệ lợi

nhuận gộp trên doanh thu của cả hai sản phẩm

đều là 10,07%. Điều này đã chứng minh một

vấn đề quan trọng đó là: Tỷ lệ lợi nhuận gộp

trên doanh thu đều giống nhau cho tất cả các

sản phẩm kết hợp có nghĩa là có sự tương

xứng giữa chi phí đầu vào và doanh thu tạo ra

của mỗi sản phẩm. Đồng thời dòng chi phí

chung được phân bổ qua tài khoản chữ T cho

mỗi sản phẩm theo sơ đồ 1.

Bảng 1: Tổng hơp doanh thu, chi phí chung của sản phẩm xi măng

(ĐV: VNĐ)

Khoản mục Doanh thu Tổng chi phí

Chi phí Clinke trắng xuất dùng 11.810.865.924

CP NVL trực tiếp bỏ thêm 2.175.098.287

CP Nhân công trực tiếp 518.712.480

CP sản xuất chung 711.401.471

Sản phẩm xi măng xanh 95.971.815

Sản phẩm xi măng trắng 16.824.139.935

Tổng cộng 16.920.111.750 15.216.078.162

(Nguồn: Báo cáo phân tích chi phí sản xuất Quý III/2013 và tính toán của tác giả)

Page 159: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

159

Bảng 2: Lơi nhuận gộp trên doanh thu Quý III/2013

( ĐV: VNĐ)

Khoản mục Xi măng xanh Xi măng trắng Tổng cộng

Doanh thu 95.971.815 16.824.139.935 16.920.111.750

Trừ: CP chung được phân bổ 86.306.442 15.129.771.720 15.216.078.162

Lợi nhuận gộp 9.665.373 1.694.368.215 1.704.033.588

Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu 10,07% 10,07% 10,07%

(Nguồn: Báo cáo tổng hơp doanh thu theo sản phẩm Quý III/2013 và tính toán của tác giả)

11.810.865.924

86.306.442

13.985.964.211 13.985.964.211

B/s: 2.175.098.287

15.216.078.162

1.230.113.951 1.230.113.951 15.129.771.720

TK155_XM Xanh

TK621

TK622, 627

TK154 TK155_XM trắng

( ĐV: Đồng)

Sơ đồ 1: Phân bổ chi phí sản xuất qua sơ đồ chữ T

(Nguồn: Báo cáo tổng hơp doanh thu theo sản phẩm Quý III/2013 và tính toán của tác giả)

Bảng 3: Phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm theo phương pháp số lượng Quý 3/2013

Khoản mục Xi măng trắng Xi măng xanh Tổng cộng

Số lượng sản phẩm nhập kho( tấn) 8972 140 9.112

Phân bổ chi phí chung:

(8.972/9.112)x15.216.078.162 14.982.292.940 14.982.292.940

(140/9.112) x 15.216.078.162 233.785.222 233.785.222

Cộng 15.216.078.162

( Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất chung theo yếu tô Quý III/2013 và tính toán của tác giả)

Tuy nhiên, trong Quý III/2013 giá bán của

sản phẩm xi măng trắng và xi măng xanh là

khác nhau. Trong đó, giá bán của xi măng

trắng là: 1.990.000đ/tấn còn giá bán của xi

măng xanh là: 680.000đ/tấn. Điều này cho

thấy việc phân bổ chi phí chung theo tiêu thức

hiện vật là số lượng sản phẩm nhập kho (tấn)

là sẽ chia đều chi phí kết hợp cho hai sản

phẩm xi măng trắng và xi măng xanh. Kết quả

của việc phân chia này sẽ phân bổ chi phí

chung cho 1 tấn xi măng trắng và 1 tấn xi

măng xanh là bằng nhau thông qua việc phân

bổ này dẫn tới việc xác định giá bán cho các

sản phẩm là không chính xác. Ngoài ra, do

không xác định chính xác chi phí của từng

loại sản phẩm xi măng nên khi xác định kết

quả kinh cho từng mặt hàng sẽ không chính

xác. Do vậy, nếu tại Công ty cổ phần xi măng

Thái Bình sử dụng phương pháp này để phân

bổ chi phí chung là không phù hợp với công

ty do giá bán của hai sản phẩm trên thị trường

là khác xa nhau. Mặc dù vậy, phương pháp

Page 160: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

160

này thường đơn giản, dễ áp dụng nhưng nếu

doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm

thì không nên sử dụng phương pháp này vì độ

chính xác không cao.

Thứ ba: Phương pháp ước lượng giá trị

thực tế thuần khi có quá trình chế biến thêm

Trong thực tế, không phải tất cả các sản phẩm

đều được bán ở điểm phân chia, một số sản

phẩm phải chế biến thêm trước khi đưa ra thị

trường. Nếu ở điểm phân chia không có

doanh thu người ta phải ước lượng giá trị thực

tế thuần bằng cách lấy doanh thu ở điểm bán

ra sau khi chế biến thêm trừ đi chi phí chế

biến thêm. Giá trị thực tế thuần được sử dụng

để phân bổ cũng giống như giá trị thị trường

thực tế tại điểm phân chia.

Thông qua số liệu thu thập và số liệu tính toán

về dòng chi phí – quá trình chế biến thêm của

sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi

măng Thái Bình sẽ được thể hiện qua sơ đồ 2.

Qua nghiên cứu cho thấy trong Quý III/2013

tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình đối

với sản phẩm xi măng trắng cần bổ sung chi

phí chế biến thêm là: 2.175.098.287 đ, do bỏ

ra chi phí chế biến thêm nên giá bán của xi

măng trắng tăng lên và doanh thu của xi măng

trắng tăng lên là: 17.665.346.932 đ và của xi

măng xanh là: 95.971.815đ, khi đó việc phân

bổ chi phí chung cho hai sản phẩm được thể

hiện ở Bảng 4.

Kết quả tính toán tại Bảng 4 cho thấy tỷ lệ lợi

nhuận gộp trên doanh thu của cả hai sản phẩm

đều là 23,74%. Điều này cũng giống như

phương pháp thứ nhất đã chứng minh một vấn

đề quan trọng đó là: Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên

doanh thu đều giống nhau cho tất cả các sản

phẩm kết hợp có nghĩa là có sự tương xứng

giữa chi phí đầu vào và doanh thu tạo ra của

mỗi sản phẩm mặc dù có sản phẩm phải bỏ

thêm chi phí chế biến nhưng đồng thời doanh

thu bán ra cũng tăng cho nên tỷ lệ lợi nhuận trên

doanh thu là giống nhau giữa các sản phẩm.

NHẬN XÉT VA KIẾN NGHỊ

Về ưu điểm:

Với các phương pháp phân bổ chi phí chung

được công ty lựa chọn và sử dụng là tương

đối phù hợp, đơn giản dễ tính, dễ thực hiện.

Về bản chất các phương pháp phân bổ chi phí

chung nói trên như phương pháp giá trị thực

tế thuần hoặc giá trị thực tế thuần có quá trình

chế biến thêm cuối cùng cho kết quả là tỷ lệ

lợi nhuận gộp trên doanh thu đều giống nhau

cho tất cả các sản phẩm kết hợp có nghĩa là có

sự tương xứng giữa chi phí đầu vào và doanh

thu tạo ra của mỗi sản phẩm.

15.490.248.645

2.175.098.287 - Chi phí chế biến thêm

95.971.815

Giá thị trường của Xi măng xanh ở điểm phân chia

Xi măng xanh có giá thị trường:

95.971.815

Điểm phân chia

15.216.078.162 - Chi phí kết hợp

trước điểm phân chia

Giá trị thực tế thuần của Xi măng trắng tại

điểm phân chia ( 15.665.346.932 -

2.175.098.287)

Xi măng trắng có giá thị trường:

17.665.346.932

( ĐV: Đồng)

Sơ đồ 2: Dòng chi phí – quá trình chế biến thêm sau điểm phân chia

(Nguồn: Báo cáo phân tích chi phí sản xuất Quý III/2013 và tính toán của tác giả)

Page 161: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

161

Bảng 4: Phân bổ chi phí theo phương pháp giá trị thực tế thuần khi có quá trình chế biến thêm

( ĐV: Đồng)

Khoản mục Xi măng

xanh

Xi măng trắng Tổng cộng

(1).- Doanh thu 95.971.815 17.665.346.932 17.761.318.747

(2).- Chi phí tăng thêm từ điểm phân chia đến điểm

bán ra

2.175.098.287 2.175.098.287

(3).- Giá trị thực tế thuần ước lượng tại điểm phân

chia [ (1) – (2)]

95.971.815 15.490.248.645 15.586.220.460

(4).-Phân bổ chi phí kết hợp

4a._(95.971.815/15.586.220.460x15.216.078.162) 93.692.672 93.692.672

4b._(15.490.248.645/15.586.220.460x15.216.078.162) 15.122.385.490 15.122.385.490

(5).- Cộng chi phí kết hợp [(4a) + (4b)] 93.692.672 15.122.385.490 15.216.078.162

(6). - Lợi nhuận gộp [(3) – (5)] 2.279.143 367.863.155 370.142.298

(7).- Tỷ lệ lợi nhuận gộp [ (6)/(3)] (%) 23,74 23,74 23,74

(Nguồn: Báo cáo tổng hơp doanh thu theo sản phẩm, báo cáo chi phí sản xuất chung theo yếu tô Quý

III/2013 và tính toán của tác giả)

Về nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm thì việc áp dụng

phương pháp phân bổ chi phí kết hợp của

công ty hiện nay cũng không tránh khỏi

những bất cập như sau:

- Dữ liệu thu thập liên quan đến chi phí chung

tổng hợp chi phí cho tất cả các khoản mục.

Do vậy, việc thu thập dữ liệu thường xuyên

và được kiểm tra định kỳ với dữ liệu lớn

trước khi phân bổ việc tập hợp chi phí không

chính xác dẫn tới kết quả không chính xác.

- Hơn nữa, chi phí tập hợp chưa có sự tách

biệt giữa định phí và biến phí tổng hợp và

phân bổ theo doanh thu bán ra. Ngoài ra, nếu

trong kỳ sản phẩm xuất bán nhiều nhưng sản

xuất ít, lượng tồn kho của kỳ trước chuyển

sang nhiều thì việc lựa chọn và sử dụng

phương pháp phân bổ hiện tại của công ty sẽ

có nhiều bất cập.

- Chưa phù hợp với những doanh nghiệp có quy

trình công nghệ phức tạp, sản xuất nhiều loại

sản phẩm giống nhau có quy cách, phẩm cấp

khác nhau hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Trong trường hợp doanh nghiệp có xây

dựng hệ thống định mức chi phí cho từng

khoản mục đối với từng sản phẩm hoặc có hệ

số của sản phẩm chuẩn thì để chính xác hơn

trong công tác phân bổ chi phí kết hợp có thể sử

dụng phương pháp phân bổ chi phí theo phương

pháp hệ số hoặc theo phương pháp tỷ lệ.

Từ những phân tích nói trên những ưu điểm

và nhược điểm hiện nay trong công tác lựa

chọn phương pháp phân bổ chi phí kết hợp.

Tác giả đưa ra kiến nghị về việc bổ sung các

phương pháp phân bổ chi phí sản xuất kết hợp

tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình nói

riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung

là phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ:

Thứ nhất phương pháp hệ số:

Điều kiện áp dụng:

+ Quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hoặc

phức tạp, trên quy trình công nghệ tạo ra

nhiều loại sản phẩm khác nhau

+ Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy

trình công nghệ

+ Đối tượng tính và phân bổ chi phí là từng

loại sản phẩm khác nhau

+ Đơn vị có xây dựng hệ số quy đổi của các

sản phẩm về sản phẩm chuẩn

Nội dung phương pháp:

Bước 1: Quy đổi các sản phẩm thành sản

phẩm chuẩn thông qua hệ số quy đổi của từng

sản phẩm.

Page 162: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

162

Tổng

sản

lượng

quy đổi

= Σ (Số lượng

từng loại

sản phẩm

x Hệ số quy

đổi từng)

sản phẩm

Bước 2: Tính chi phí cho một sản phẩm chuẩn

Chi phí đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng chi

phí sản xuất/Tổng số lượng sp chuẩn

Bước 3: Tổng chi phí phân bổ cho từng loại

sản phẩm

Chi phí đơn vị cho từng sản phẩm = Chi phí

đơn vị sp chuẩn X hệ số quy đổi

Thứ hai: Phương pháp tỷ lệ

Điều kiện áp dụng:

+ Quy trình công nghệ giản đơn hoặc phức

tạp, trên cùng một quy trình công nghệ tạo ra

nhóm sản phẩm trong đó mỗi sản phẩm trong

nhóm có quy cách, phẩm cấp khác nhau

+ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ

quy trình công nghệ

+ Đối tượng tính và phân bổ chi phí là từng

sản phẩm trong nhóm

+ Đơn vị có xây dựng hệ thống định mức chi

phí tiên tiến

Nội dung phương pháp

+ Bước 1: Xác định tổng chi phí định mức

của cả nhóm sản phẩm

Tổng chi

phí định

mức nhóm

sản phẩm

= Σ Số

lượng

từng

loại

sản

phẩm

x Định mức

chi phí

của từng

loại sp

+ Bước 3: Xác định chi phí thực tế của từng

sản phẩm trong nhóm Chi phí thực tế

của sản phẩm i

= Chi phí thực

tế của nhóm

sản phẩm

x Tỷ lệ

chi phí

sản

phẩm i

KẾT LUẬN

Do tính chất của quá trình sản xuất kết hợp,

không thể tách chi phí chung cho từng sản

phẩm bằng bất cứ căn cứ tính trực tiếp nào.

Do đó, nếu chi phí chung được phân bổ để sử

dụng cho mục đích ra quyết định thì khi

doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phải thấy

được các giới hạn của nó. Việc doanh nghiệp

lựa chọn phương pháp nào để phân bổ chi phí

kết hợp phải phản ánh hợp lý lợi ích kinh tế

nhận được từ các sản phẩm kết hợp thì

phương pháp đó mới được chấp nhận cho

mục đích của công tác lập báo cáo tài chính

hoặc cho những quy định hoặc hợp đồng dựa

trên cơ sở chi phí. Thông qua bài viết này, tác

giả không chỉ muốn đề cập đến những

phương pháp phân bổ chi phí kết hợp mà hiện

tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình áp

dụng mà thực chất đó cũng là vấn đề quan

tâm trong công tác phân bổ chi phí kết hợp

không chỉ của công ty cổ phần xi măng Thái

Bình nói riêng cũng như các công ty sản xuất

xi măng nói chung, rộng lớn hơn đó là của

toàn bộ các doanh nghiệp đang thực hiện sản

xuất sản phẩm.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Nguyễn Văn Công (2010), Lý thuyết và thực

hành kế toán tài chính, Nxb Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

2. PSG.TS Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Lợi

(2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản

trị, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Kế toán chi phí,

Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Số liệu điều tra tại Công ty cổ phần xi măng

Thái Bình

5. Võ Văn Nhị (2004), Hướng dẫn thực hành kế

toán CPSX và tính ZSP trong doanh nghiệp, Nxb

Tài chính, HN

6.http://www.ximangthaibinh.vn/Home/default.aspx

7. http://www.ftmsglobal.edu.vn/nghe-thuat-quan-

ly-chi-phi

Page 163: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

163

SUMMARY

SELECTING AND USING THE ALLOCATED METHOD OF COMBINED

PRODUCTION COST AT THAI BINH CEMENT JOINT STOCK COMPANY

Thai Thi Thai Nguyen*

College of Economics and business Administration – TNU

Currently, the accounting and financial work as well as administration accountancy is an issue

interested in cost accountancy. This is determination of cost gathering subjects as well as cost

gathering method. Therefore, with costs related to many cost subjects, it is necessary for the

Company to choose the cost allocated method. It is based on results on selection and use of the

allocated method of combined production cost at Thai Binh Cement Joint Stock Company, the

research paper will equip for managers able to make decision in business strategies, improvement

of cost structure with purpose of profit maximization at Thai Binh Cement Joint Stock Company in

particular and production companies in general.

Keywords: Distribution, general expenses, products

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Vũ Thị Hậu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0982.059.811, Email: [email protected]

Page 164: Tập 124, số 10, 2014

Thái Thị Thái Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 157 - 163

164

Page 165: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

165

NGHIÊN CỨU MỘT SÔ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG

TÁI TẠO CHO PHÁT ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Phạm Thị Thanh Mai1, Nguyễn Vĩnh Thụy2 1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên,

2Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Các phân tích được dựa trên mô hình quy hoạch hệ thống năng lượng dài hạn của Việt Nam sử

dụng công cụ quy hoạch là phần mềm LEAP cho thấy, Việt Nam sẽ không thể đáp ứng nhu cầu

năng lượng trong tương lai mà không cần nhập khẩu năng lượng. Trong khi đó nguồn năng lượng

tái tạo (NLTT) của nước ta được đánh giá có tiềm năng khá lớn nhưng mức độ khai thác và sử

dụng còn nhiều hạn chế. Sự ra đời của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012

đã định ra xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững, thúc đẩy việc khai thác và sử dụng nguồn

năng lượng sạch, NLTT, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong sản xuất và tiêu thụ. Bài viết

này nghiên cứu một số phương án sử dụng các nguồn NLTT đồng thời giảm công suất đặt các nhà

máy điện sử dụng năng lượng hóa thạch của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2030 trong cân bằng

cung cầu hệ thống năng lượng và đánh giá các tác động kinh tế, môi trường khác.

Từ khóa: Năng lương tái tạo, phát điện, quy hoạch, LEAP, giảm phát thải

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Phát triển NLTT để có thêm nguồn năng

lượng sạch, giảm ô nhiễm, giảm khí thải nhà

kính và chủ động nguồn năng lượng là xu

hướng tất yếu và đã tăng trưởng đều trong các

năm qua trên thế giới. Việt Nam cũng không

nằm ngoài quy luật đó. Phát triển kinh tế của

nước ta đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh

chóng về nhu cầu năng lượng. Trong khi đó,

nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt

dần tỷ lệ với tốc độ phát triển kinh tế, đồng

thời dẫn đến tình trạng gia tăng về ô nhiễm

môi trường. Phát điện trong nước gần như

phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng

truyền thống là than, dầu, khí và thủy điện

lớn. Cụ thể, theo báo cáo của EVN, trong cơ

cấu công suất các nguồn điện năm 2010 thì

nhiệt điện chiếm 59,4% (trong đó nhiệt điện

than 21%, nhiệt điện khí 30,4% và nhiệt điện

dầu 8%), thủy điện 34,6%, nhập khẩu 3,5%

và chỉ có khoảng 2,5% là NLTT. Khả năng

cấp than cho sản xuất cho đến năm 2030 chỉ

đạt được khoảng 32,4% ở phương án cao và

28,35% ở phương án cơ sở so với nhu cầu.

Trong khi đó lượng phát thải khí nhà kính

* Tel: 0912 804979, Email: [email protected]

tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong ngành năng lượng là nhiệt điện than.

Dự báo đến năm 2030, phát thải của ngành năng

lượng sẽ chiếm khoảng 91,3% so với tổng phát

thải khí nhà kính của cả nước, trong đó nhiệt

điện than đóng góp tới 48,5%. [4]

Trước những vấn đề cấp bách đặt ra, để đảm

bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững

trong tương lai, ngày 25/9/2012, Thủ tướng

Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt

“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” và

xác định “Tăng trưởng xanh là một nội dung

quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo

phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững

và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược

quốc gia về biến đổi khí hậu” [7]. Chính vì

vậy, việc xem xét một cách đầy đủ vai trò của

nguồn NLTT và đánh giá tác động của việc

tăng cường sử dụng các nguồn NLTT này cho

phát điện đang được đặt ra và nghiên cứu.

VAI TRÒ, TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN

NLTT CHO PHÁT ĐIỆN VIỆT NAM

Vai trò của NLTT

- Góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng

của xã hội, tăng sự đa dạng trong cung cấp

NL, ổn định nguồn cung về điện, giảm quá tải

Page 166: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

166

cho giờ cao điểm giảm thiểu tổn thất kinh tế,

áp lực cuộc sống khi nguồn điện lưới không

ổn định....

- Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch

và năng lượng nhập khẩu, tăng cường sử dụng

các nguồn tài nguyên bản địa từ đó đảm bảo

tính ổn định, cải thiện an ninh cung cấp năng

lượng cho nền kinh tế.

- Giảm chi phí đầu tư hạ tầng lưới điện, cho

phép cung cấp điện tới những nơi điện lưới

quốc gia chưa vươn tới hoặc nếu có thì chi

phí rất tốn kém (vùng sâu, vùng xa, biển đảo)

từ đó đảm bảo đời sống an sinh xã hội của

người dân tại các vùng miền trọng yếu này.

- Các công nghệ NLTT đòi hỏi chi phí đầu tư

xây dựng cao (đầu tư một lần) nhưng khi hoạt

động thì thu lợi trong nhiều năm bởi chi phí

vận hành thấp (không mất chi phí nhiên liệu

hoặc rất ít). Do vậy, giá NLTT tương đối ổn

định theo thời gian và phải chăng, giúp ổn

định giá năng lượng trong tương lai

- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo

vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu,

sự nóng lên của trái đất và phát thải khí CO2

... đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất

nước. NLTT cung cấp các lợi ích quan trọng

về sức khỏe cộng đồng.

- Tạo thêm cơ hội, việc làm mới cho nhiều

lực lượng lao động trong xã hội trong các

khâu sản xuất, phát triển dự án, xây dựng, lắp

đặt, vận hành, bảo trì, giao thông vận tải, hậu

cần, tài chính, pháp lý và dịch vụ tư vấn…

- Tạo ra chuỗi hiệu ứng phát triển kinh tế tích

cực quan trọng khác như: các ngành công

nghiệp trong chuỗi cung ứng NLTT sẽ được

hưởng lợi, các doanh nghiệp hoạt động trên

địa bàn địa phương liên quan cũng được

hưởng lợi từ việc tăng thu nhập của các hộ gia

đình và đơn vị kinh doanh, chính quyền địa

phương thu được thuế thu nhập và các khoản

thu khác từ chủ dự án NLTT, các khoản thu

này có thể giúp hỗ trợ các dịch vụ công cộng

quan trọng, đặc biệt là trong các cộng đồng

nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải

đảo, nơi các dự án NLTT thường hướng tới.

Bên cạnh đó, tiêu dùng NLTT còn giúp người

dân tạo dựng thói quen tiết kiệm điện. [3]

Tiềm năng nguồn NLTT

Theo Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT, Năng

lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ

các nguồn như thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời,

địa nhiệt, thuỷ triều, sinh khối, khí chôn lấp

rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí

sinh học [2].

Việc xác định tiềm năng các nguồn NLTT

nước ta còn gặp nhiều khó khăn, số liệu còn

thiếu và chưa thống nhất. Theo [3], tiềm năng

NLTT nước ta được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. Tổng hơp tiềm năng kinh tế các

nguồn NLTT cho sản xuất điện

Loại nguồn Tiềm năng kinh tế

1. Thủy điện nhỏ 2.925 MW

2. Gió 22.400 MW

3. Mặt trời 4-5 kWh/m2/ngày

4. Sinh khối 2.000 MW

5. Địa nhiệt 400 MW

XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG

NGUỒN NLTT CHO PHÁT ĐIỆN VIỆT

NAM ĐẾN NĂM 2030

Cơ sở để lập các kịch bản tính toán

- Luật, Nghị định, chính sách đã ban hành có

liên quan đến việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển

NLTT ở Việt Nam.

- Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt. [1]

- Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển

năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam đến

năm 2015 tầm nhìn đến 2025.

- Nguồn số liệu hiện có về tiềm năng, khả

năng khai thác.

- Những phân tích, đánh giá về xu hướng phát

triển các công nghệ NLTT trong tương lai [5].

Các phương án đề xuất

Sau khi xem xét và tham khảo ý kiến các

chuyên gia, nhóm nghiên cứu hướng tới tính

Page 167: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

167

toán, phân tích và chọn 05 kịch bản (KB) đề

nghị. Nhóm kịch bản đại diện phục vụ tính

toán, phân tích và đề xuất phương án sơ bộ về

cơ cấu phát triển các nguồn NLTT trong điều

kiện phát triển điện lực Việt Nam đến năm

2030 như sau:

KB1: Kịch bản cơ sở (BAU): là kịch bản kinh

tế với dữ liệu được công bố trong Quy hoạch

Điện VII, năm cơ sở là 2010.

KB2: là kịch bản 1 + mức độ khả dụng của

NLTT khi huy động tăng 10%, công suất đặt

điện gió tăng 20% vào năm 2030

KB3: là kịch bản 2 + công suất đặt điện gió

và mặt trời tăng 20% vào năm 2030

KB4: là kịch bản 3 + chi phí đầu tư cho công

nghệ điện gió giảm 3% mỗi năm.

KB5: là kịch bản 3 + chi phí đầu tư cho điện

gió và mặt trời giảm 3% mỗi năm.

PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH LEAP

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô

hình và phần mềm LEAP (Long-range

Energy Alternatives Planning system). Đây

là công cụ dùng để Quy hoạch năng lượng dài

hạn, có thể được sử dụng để tạo ra các mô

hình của các hệ thống năng lượng khác nhau.

LEAP có độ linh hoạt cao, khá phù hợp với

các nước đang phát triển, nơi thiếu thông tin,

dữ liệu và rất tiện lợi khi sử dụng. Các yêu

cầu về dữ liệu khi sử dụng phần mềm LEAP

như: [6]

+ Dữ liệu cơ bản: Dữ liệu dân số quốc gia

(vùng...), tốc độ đô thị hóa, số người trung

bình của 1 hộ gia đình… Dữ liệu về kinh tế

như: GDP/GNP, giá trị gia tăng của khu vực

hoặc nhóm khu vực, mức thu nhập trung bình,

lãi suất, tỷ suất chiết khấu, năm cơ sở, thời

gian quy hoạch …

+ Dữ liệu về phân tổ ngành: Để xác định nhu

cầu tiêu thụ điện, các khu vực tiêu thụ năng

lượng được phân chia thành các phân tổ

ngành như: Khu vực dân dụng sinh hoạt,

ngành Công nghiệp, ngành Nông - Lâm - Ngư

nghiệp, ngành Giao thông vận tải, ngành

khác. Mỗi nhánh ngành chính lại được phân

chia thành các nhóm tiêu thụ năng lượng nhỏ

khác nhau, với các thiết bị, công nghệ và

nhiên liệu phù hợp. Từ nhu cầu tiêu thụ năng

lượng của các tổ phân ngành này sẽ tổng hợp

xác định lượng điện năng tiêu thụ của cả nước

(theo phương pháp Bottom up).

+ Dữ liệu về Công nghệ năng lượng: Dữ liệu

về các loại công nghệ, thiết bị tiêu thụ điện,

năng lượng được sử dụng trong mỗi tổ ngành

như: các thiết bị, công nghệ sử dụng điện cho

chiếu sáng, đun nấu, bình nóng lạnh, tủ lạnh,

điều hòa ... Công nghệ sản xuất xi măng, sắt

thép, giấy ...

+ Dữ liệu về nguồn năng lượng: Bao gồm các

nguồn năng lượng sơ cấp (Than Bitum, than

Antracite, dầu thô, khí tự nhiên, thủy điện, hạt

nhân, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt) và các

nguồn năng lượng thứ cấp để tạo ra điện (than,

khí, dầu DO, dầu FO, khí gas hóa lỏng LPG).

+ Dữ liệu về truyền tải và phân phối: Chi phí

đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng cố

định, chi phí biến đổi, hiệu suất, tuổi thọ của

các nhà máy điện, sản lượng quá khứ, giá trị

thanh lý, luật điều độ hệ thống, chi phí nhiên

liệu của các nguồn năng lượng sơ cấp, tỷ lệ

tổn thất và tự dùng.

+ Dữ liệu về môi trường: Định mức phát thải

của các loại nhiên liệu (IPCC 1996).

KẾT QUA TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH

Sau khi nhập toàn bộ yêu cầu dữ liệu đầu vào

cho mô hình và xây dựng các kịch bản phát

triển hệ thống điện theo các dữ liệu được dự

báo, kết quả tính toán các kịch bản được thể

hiện trong các nội dung phân tích dưới đây.

Công suất lắp đặt

Bảng dưới đây đã tổng hợp công suất lắp đặt

và cơ cấu công suất các nguồn điện các năm

2010, 2015, 2020, 2025 và 2030 các kịch bản

để so sánh.

Page 168: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

168

Bảng 2. Công suất lắp đặt các kịch bản

2010 2015 2020 2025 2030

KB1-

KB2

KB3-

KB5

KB1

KB2 KB3-

KB5

KB1

KB2 KB3-

KB5

KB1

KB2 KB3-

KB5

Tổng (GW)

Cơ cấu (%)

Trong đó:

Nhập (%)

Than (%)

Dầu (%)

Khí (%)

Thủy điện (%)

Hạt nhân (%)

NLTT (%)

Trong đó:

TĐN (GW)

Gió (GW)

Mặt trời (GW)

Biomass (GW)

Địa nhiệt (GW)

22,029

100

3,5

21,3

8,3

29,8

34,6

0

2,5

0,5

0

0

0,052

0

45,41

100

2,31

36,84

4,01

22,15

28,95

1,1

4,63

1,5

0,22

0,037

0,197

0,15

45,41

100

2,31

36,73

4,01

22,15

28,95

1,1

4,75

1,5

0,264

0,045

0,197

0,15

75

100

3,07

48

2,06

14,47

25,47

1,33

5,6

2,2

1

0,2

0,5

0,3

75

100

3,07

47,8

2,06

14,41

25,47

1,33

5,87

2,2

1,2

0,2

0,5

0,3

75

100

3,07

47,75

2,06

14,41

25,47

1,33

5,92

2,2

1,2

0,24

0,5

0,3

101,85

100

4,53

44,98

1,37

14,66

19,5

5,89

9,08

2,7

3,6

1,35

1,25

0,35

101,85

100

4,53

44,39

1,37

14,54

19,5

5,89

9,79

2,7

4,32

1,35

1,25

0,35

101,85

100

4,53

44,19

1,37

14,48

19,5

5,89

10,05

2,7

4,32

1,62

1,25

0,35

146,8

100

4,77

51,09

0,95

10,84

15,67

7,29

9,4

2,7

6,2

2,5

2

0,4

146,8

100

4,77

50,41

0,95

10,67

15,67

7,29

10,25

2,7

7,44

2,5

2

0,4

146,8

100

4,77

50,14

0,95

10,61

15,67

7,29

10,6

2,7

7,44

3

2

0,4

Nhìn vào bảng trên ta thấy, mặc dù tổng công

suất đặt của các KB là như nhau tương ứng

cho mỗi năm nhưng cơ cấu các nguồn đã

được thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển

nguồn NLTT. Đến năm 2030, nhiệt điện than

chiếm 51,1%, nhiệt điện dầu chiếm 0,95%,

nhiệt điện khí chiếm 10,84%, điện NLTT

chiếm 9,4% tổng công suất trong KB1. Tuy

nhiên, trong KB3-KB5, năm 2030 nhiệt điện

than chiếm 50,14%, nhiệt điện dầu chiếm

0,95%, nhiệt điện khí chiếm 10,61%, điện

NLTT chiếm 10,6%. Với kết quả này ta thấy,

tỷ trọng công suất lắp đặt các nguồn điện đã

thay đổi đáng kể, nhiệt điệt than giảm 0,96%,

nhiệt điện dầu ổn định, nhiệt điện khí giảm

0,23% vào năm 2030. Đặc biệt, tỷ trọng của

nguồn NLTT trong tổng công suất lắp đặt đã

tăng lên rất lớn, từ 4,63% lên 4,75% năm

2015, từ 5,6% lên 5,92% năm 2020, từ 9,08

lên 10,05% năm 2025 và từ 9,4% lên 10,6%

năm 2030. Trong thời điểm này các nguồn

NLTT gần như được huy động tối đa trong

phạm vi tiềm năng khả dụng như thủy điện

nhỏ, biomass và địa nhiệt.

Phát thải Khí nhà kính (KNK)

Trong năm 2010 ở KB1, dựa trên chuẩn phát

thải các công nghệ phát điện của PCCI, lượng

phát thải KNK trong lĩnh vực phát điện vào

khoảng 39,287 triệu tấn CO2 tương đương.

Đến năm 2030, con số này đã tăng lên thành

394,613 triệu tấn (tốc độ tăng trung bình là

12,22% năm). Trong đó, lượng phát thải khí

CO2 là lớn nhất, chiếm 98,68% năm 2010 và

97,67% năm 2030. Tuy nhiên, lượng phát thải

đã được giảm đi đáng kể qua từng kịch bản

phát triển. Cụ thể, năm 2015 phát thải CO2

chỉ khoảng 76,07 triệu tấn trong KB2 (giảm

3,4% so với KB1). Cũng trong năm này, phát

thải CO2 trong KB3-KB5 là 76,05 triệu tấn

(giảm 3,43% so với BAU). Năm 2020 phát

thải chỉ là 142,81 triệu tấn trong KB2 (giảm

3,2%) so với KB1 và 142,72 triệu tấn trong

KB3-KB5 (giảm 3,27% so với KB1). Năm

2025 phát thải chỉ là 217,63 triệu tấn trong

KB2, 217,01 triệu tấn trong KB3-KB5. Năm

2030 phát thải chỉ là 350,88 triệu tấn trong

KB2 và 349,67 triệu tấn trong KB3-KB5

(giảm 3,27% so với KB1). Điều này được thể

hiện trong bảng 3.

Chi phí xã hội

Theo tính toán từ LEAP, chi phí xã hội KB1

(bao gồm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và

chi phí nhiên liệu) sẽ tăng từ 555,3 triệu USD

năm 2010 lên 22.043,22 triệu USD năm 2030

Page 169: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

169

(bảng 4). Khi phát triển hệ thống năng lượng

điện theo các kịch bản phát triển, tổng chi phí

xã hội của toàn bộ chu kỳ tính toán sẽ thay

đổi theo xu hướng được thể hiện như trong

bảng 4.

Trong các kịch bản này thì kịch bản KB4 là

kịch bản có chi phí xã hội thực hiện là lớn

nhất. Khi chi phí chi phí đầu tư cho các công

nghệ NLTT giảm đi, tức thực hiện kịch bản

KB4 thì tổng chi phí xã hội đã giảm đi được

khá nhiều khi so sánh với các kịch bản khác

và là kịch bản có chi phí thấp nhất trong suốt

20 năm. Cụ thể, trong kịch bản KB4, năm

2015 chi phí xã hội tăng 14,52 triệu USD,

năm 2020 tăng 42,03 triệu USD, nhưng đến

năm 2025 thì đã giảm đi được 20,69 triệu

USD, năm 2030 chi phí xã hội giảm đi được

rất lớn (194,35 triệu USD) và tổng trong

khoảng thời gian 2010-2030 chi phí xã hội

của KB5 đã giảm đi so với KB1 là 287,24

triệu USD (tương ứng giảm 0,15%) so với

kịch bản KB1.

Bảng 3. Phát thải CO2 qua các kịch bản

ĐVT: Triệu tấn CO2

KB 2010 2015 2020 2025 2030

KB1 37,23 78,75 147,55 225,06 361,49

KB2 37,23 76,07 142,81 217,63 350,88

KB3 37,23 76,05 142,72 217,01 349,67

KB4 37,23 76,05 142,72 217,01 349,67

KB5 37,23 76,05 142,72 217,01 349,67

Phương án đề xuất

Với tất cả 5 KB được phân tích ở trên, để xác

định được KB nào có cơ cấu hợp lý các

nguồn NLTT trong điều kiện phát triển Điện

lực Việt Nam với rất nhiều biến động nhằm

đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải khí

nhà kính với chi phí chấp nhận được, xác suất

xảy ra cao, ta cần phân tích mối quan hệ giữa

chi phí và phát thải khí nhà kính trong các KB

này. Dựa trên kết quả tính toán của LEAP ta

có bảng so sánh tổng chi phí xã hội và tổng

phát thải CO2 của các KB, từ đó tính ra được

phát thải biên giảm được khi giảm một đồng

chi phí xã hội so với KB1 thể hiện ở bảng 5.

Bảng 4. Chi phí xã hội các kịch bản

Đơn vị: Triệu USD

2010 2015 2020 2025 2030 Tổng chi phí 2010-2030

KB1 555,32 3.865,46 8.411,14 13.885,48 22.043,22 196.860,95

KB2 555,32 3.865,25 8.418,21 13.912,78 22.093,54 197.193,88

KB2/KB1 0 -0,21 +7,07 +27,3 +50,32 +332,93

KB3 555,32 3.867,45 8.429,54 13.992,72 22.240,11 198.096,48

KB3/KB1 0 +2,0 +18,4 +107,24 +196,89 +1235,53

KB4 555,32 3.882,21 8.471 14.049,84 22.249,89 198.755,61

KB4/KB1 0 +16,75 +59,86 +164,36 +206,67 +1.894,66

KB5 555,32 3.879,98 8.453,17 13.864,79 21.848,87 196.573,71

KB5/KB1 0 +14,52 +42,03 -20,69 -194,35 -287,24

Bảng 5. Tổng chi phí, phát thải và cường độ giảm phát thải các KB giai đoạn 2010-2030

Kịch bản

Tổng chi phí

xã hội

(tỷ USD)

Tổng phát

thải CO2

(tỷ tấn)

Chi phí tăng

so với KB1

(tỷ USD)

Phát thải

giảm so với

KB1

(tỷ tấn)

Cường độ

giảm phát

thải

(tấn/USD)

KB1 196,86 3,40 0,00 0,00 0,00

KB2 197,19 3,29 0,33 -0,11 -0,32

KB3 198,10 3,29 1,24 -0,11 -0,09

KB4 198,76 3,29 1,90 -0,11 -0,06

KB5 196,57 3,29 -0,29 -0,11 0,39

Page 170: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

170

Bảng 6. Cơ cấu công suất điện NLTT các kịch bản theo thư tự cường độ phát thải giảm dần

Kịch bản Giảm phát thải biên

(tấn/USD)

Cơ cấu công suất nguồn NLTT (%)

2010 2015 2020 2025 2030

KB5 0,39 2,51 4,75 5,92 10,05 10,59

KB1 0,00 2,51 4,63 5,60 9,08 9,40

KB2 -0,32 2,51 4,73 5,87 9,79 10,25

KB3 -0,09 2,51 4,75 5,92 10,05 10,59

KB4 -0,06 2,51 4,75 5,92 10,05 10,59

Như vậy, với mục tiêu giảm phát thải khí nhà

kính theo Chiến lược tăng trưởng xanh của

Chính phủ, nghiên cứu sẽ đặt mục tiêu giảm

phát thải được nhiều nhất trên một đồng chi

phí xã hội bỏ ra. Khi đó trình tự các kịch bản

sẽ thay đổi theo trật tự giảm phát thải biên

trên một đồng chi phí xã hội như bảng 6.

Như vậy, căn cứ vào tiềm năng các nguồn

NLTT có thể khai thác được về mặt kinh tế -

kỹ thuật; vào khả năng và nguồn kinh phí có

thể hỗ trợ để phát trển các dự án NLTT; nhu

cầu điện được dự báo kết hợp với việc so

sánh các kịch bản; với những biến động đầu

vào thì tùy vào từng trường hợp cụ thể được

dự báo và phân tích, ta có tính toán cơ cấu các

nguồn NLTT khác nhau. Tuy nhiên, với các

phương án cụ thể trong các kịch bản được đề

xuất nghiên cứu thì cơ cấu công suất đặt hợp

lý các nguồn NLTT được đề nghị theo KB5.

KẾT LUẬN

Sau những điều chỉnh phù hợp xuất phát từ

tình hình phát triển thực tế, đáp ứng yêu cầu

của Chiến lược tăng trưởng xanh và những

kết quả, lợi ích đạt được về mặt kinh tế, môi

trường được thể hiện trong các phương án đề

xuất, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ cấu hợp lý

về công suất các nguồn NLTT được tính toán

đó là: 4,75% vào năm 2015, 5,9% năm 2020,

10,05% vào năm 2025 và 10,6% vào năm

2030. Tuy nhiên, để đạt được cơ cấu này đỏi

hỏi phải có sự tham gia phối hợp đồng bộ của

nhiều cơ quan, ban ngành, người dân cùng

thực hiện và đặc biệt phải có lộ trình, chiến

lược phát triển cụ thể đồng thời với sự hỗ trợ

từ phía Chính phủ thì mới huy động được tối

đa tiềm năng của các nguồn NLTT nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHAO 1. Bộ Công thương, 2011, Quy hoạch phát triển

Điện lực Quôc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét

đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII).

2. Bộ Công thương, 2008, Quyết định sô

18/2008/QĐ-BCT Ban hành Quy định về biểu giá

chi phí tránh đươc và Hơp đồng mua bán điện

mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng

năng lương tái tạo.

3. Bộ Công thương-Viện Năng lượng, 2008, Chiến

lươc, quy hoạch tổng thể phát triển NL mới và tái

tạo ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010, Thông báo

quôc gia lần thư 2 của Việt Nam cho công ước

khung của Liên hơp quôc về biến đổi khí hậu.

5.Nguyen N T, 2009, Economic potential of

renewable energy in Vietnam’s power sector.

Energy Policy.

6. SEI, 2011, LEAP Long-range Energy

Alternatives Planning System. 7. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định 1393/QĐ-Ttg

Phê duyệt, Chiến lươc quôc gia về tăng trưởng

xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050.

Page 171: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

171

SUMMARY

SOME CASE STUDIES OF USING RENEWABLE ENERGY

IN POWER GENERATION IN VIETNAM

Pham Thi Thanh Mai1*, Nguyen Vinh Thuy2

1College of Economics & Business Administration - TNU 2College of Technology - TNU

The analyses are based on a long-term energy systems model of Vietnam using the LEAP

framework showed that Vietnam will not be able to meet the the future energy demand without

importing energy. While our country's renewable energy potential is assessed quite large but the

level of exploitation and use is limited. The launch of the National Green Growth Strategy in

9/2012 made the tend of sustainable development, promoting the exploitation and use of clean

energy, renewable energy, reduce greenhouse gas emissions intensity in production and

consumption. This paper studies some cases of using renewable energy sources and reducing the

installed capacity of fossil power plants in the supply-demand energy balance systems; evaluating

the other impact on economic and environment in period 2010-2030 in Vietnam.

Keywords: renewable energy, power sector, planning, LEAP, reducing emissions

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:04/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Văn Quyết – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 804979, Email: [email protected]

Page 172: Tập 124, số 10, 2014

Phạm Thị Thanh Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 165 - 171

172

Page 173: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Mỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 173 - 176

173

GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM

Ngô Thị Mỹ*, Nguyễn Thị Lan Anh

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Xuất khẩu chè của Việt Nam những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về sản

lượng, kim ngạch cũng như thị trường tiêu thụ. Nhưng kết quả này vẫn chưa phù hợp với những

tiềm năng sẵn có của đất nước. Trên cơ sở của việc phân tích, đánh giá thực trạng bài viết sẽ chỉ ra

một số thành tựu và khó khăn của ngành chè Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Giải pháp, xuất khẩu, chè, Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng

sâu rộng như hiện nay của nước ta, cây chè đã

vượt qua phạm vi biên giới quốc gia, sản xuất

và xuất khẩu chè ngày càng đóng vai trò quan

trọng và trở thành một trong những mặt hàng

xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Với những

ưu thế về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, lao

động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới

thì Việt Nam hoàn toàn xứng đáng ghi tên

mình vào danh sách các quốc gia xuất khẩu

chè trên thế giới. Mặc dù thị phần chè của

Việt Nam còn nhỏ bé, chưa thật ổn định

nhưng lại đang hứa hẹn một tương lai rộng

mở. Thực tiễn xuất khẩu chè nước nước vẫn

tồn tại những bất cập và yếu kém cần khắc

phục như vấn đề về chất lượng sản phẩm,

biện pháp bảo quản hay các chính sách để

nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm

chè...[1].

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bằng phương pháp thống kê mô tả, phương

pháp so sánh kết hợp với việc sử dụng chỉ tiêu

lợi thế so sánh (RCA) tác giả đã đi sâu phân tích

để làm rõ thực trạng về xuất khẩu chè, chỉ ra

những tiềm năng, lợi thế của hoạt động xuất

khẩu chè của Việt Nam trong những năm qua.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU

Khái quát tình hình xuất khẩu chè của Việt

Nam những năm qua

Chè là một trong số các nông sản có giá trị

kinh tế cao, đóng góp một phần không nhỏ

trong kim ngạch xuất khẩu nông sản nói

chung của cả nước. Tuy nhiên, do những hạn

chế trong khâu sản xuất chế biến cũng như

* Tel: 0915 208444, Email: [email protected]

vấn đề về thương hiệu của sản phẩm đã khiến

cho lượng xuất khẩu thì nhiều mà giá trị thu

về lại khiêm tốn (thấp hơn so với các quốc gia

cùng xuất khẩu chè như Ấn độ, Trung Quốc và

Sri Lanka)[2]. Biểu đồ dưới đây sẽ khái quát

tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam qua hai

chỉ tiêu chính là sản lượng xuất khẩu và giá trị. Biểu 1: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam

giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Tổng cục Thông kê, 2014

Biểu đồ 1 cho thấy sản lượng chè xuất khẩu

của Việt Nam có xu hướng tăng dần qua các

năm trong giai đoạn 2008 – 2013. Cụ thể năm

2008 sản lượng là 104.7 nghìn tấn nhưng đã

tăng lên 138 nghìn tấn vào năm 2013 (mặc dù

đã bị giảm 8.7 nghìn tấn so với 2012), đạt tốc

độ tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn là

5.7%/năm. Chất lượng chè những năm qua

cũng đã được nâng lên rõ rệt tuy nhiên vẫn

thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế

giới. Chính vì thế mà giá chè xuất khẩu của

nước ta luôn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh,

thực tế thì giá chè nước ta luôn xếp cuối bảng

so với các quốc gia xuất khẩu chè lớn và chỉ

bằng khoảng 60% so với giá bình quân của

thế giới. Điều này khiến cho kim ngạch xuất

khẩu chè của nước ta còn thấp, đạt tốc độ tăng

Page 174: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Mỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 173 - 176

174

trưởng bình quân 2.01% trong giai đoạn

2008-2013. Việc giá trị gia tăng thấp không

chỉ nằm trong ngành chè mà còn xuất hiện ở

khá nhiều ngành hàng xuất khẩu khác. Đây là

vấn đề đặt ra với các mặt hàng nông sản xuất

khẩu nói chung và sản phẩm chè nói riêng của

Việt Nam trong những năm qua.

Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam

Hiện nay, sản phẩm chè của Việt Nam đã có

mặt ở hơn 118 quốc gia và vùng lãnh thổ[5],

trong đó đã có quốc gia đạt kim ngạch xuất

khẩu trên 20 triệu USD như Pakixtan, Đài

Loan và Nga. Sản phẩm chè của Việt Nam

khá đa dạng như chè đen, chè xanh, chè nhà,

chè hương, chè ô long,... và mặt hàng xuất

khẩu chủ lực hiện nay là chè đen và chè xanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác

nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động

xúc tiến mở rộng thị trường ảnh hưởng đến

với sự ổn định của sản xuất và xuất khẩu nên

nhà nước ta luôn có những chính sách hỗ trợ,

khuyến khích kịp thời với các doanh nghiệp

có liên quan như: chính sách hỗ trợ thông qua

các nguồn vay ưu đãi của nước ngoài và ODA

cho các chương trình phát triển nông nghiệp

bền vững với người nông dân; chính sách cho

doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, thời

gian hoàn vốn dài; chính sách xây dựng

thương hiệu cho sản phẩm;...[4]. Kết quả là

sản lượng chè xuất khẩu của nước ta đã tăng

lên đáng kể trong những năm qua.

Bảng 1 giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về

thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong

giai đoạn 2011-2013. Với cả hai chỉ tiêu

nghiên cứu là sản lượng và kim ngạch xuất

khẩu (KNXK) chè đều tăng lên trong 3 năm ở

hầu hết các thị trường. Ngoài các thị trường

chủ chốt là Pakixtan, Đài Loan, Nga và Trung

Quốc, thì các thị trường các nước EU, Mỹ,

Nhật Bản và Inđônêxia đã có sự tăng lên đáng

kể cả về sản lượng và KNXK. Đây chính là

tin vui, là dấu hiệu tốt cho thấy sản phẩm chè

của nước ta đã làm hài lòng được những

khách hàng khó tính – họ rất coi trọng vấn đề

an toàn thực phẩm và được sự kiểm soát rất

gắt gao. Thị trường tiêu thụ chè của nước ta

khá đa dạng, xuất hiện ở nhiều quốc gia có

nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên tập trung

nhiều vẫn là khu vực Châu Á. Theo dự báo

của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

Liên hiệp quốc (FAO) thì nhu cầu tiêu dùng

chè trên thế giới sẽ ngày một tăng thêm. Bởi,

ngoài lợi ích to lớn đem lại cho sức khỏe con

người thì uống chè còn là một thú vui tao nhã.

Hiện tại, chè Việt Nam đang xếp ở vị trí thứ 7

về sản xuất và xuất khẩu, đứng thứ 5 về chế

biến so với các quốc gia cùng xuất khẩu trên

thế giới. Trong tương lai, sản phẩm chè của

nước ta sẽ còn tiến xa hơn nữa khi mà chúng

ta biết cách khai thác tốt các tiềm năng và cơ

hội hiện có của đất nước.

Bảng 1: Thị trường tiêu thụ chè của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

Quốc gia

Sản lượng

(1000 kg)

KNXK

(1000 USD)

Bình quân

(%)

2011 2012 2013 2011 2012 2013 KNXK

Pakixtan 15723 24045 22909 29179 45305 45950 125.49

Đài Loan 16955 22453 22477 22620 29590 30917 116.91

Nga 15128 13896 11748 21263 21615 19251 95.15

Inđônêxia 10833 15397 11692 10629 14805 12480 108.36

Trung Quốc 11808 14632 14011 13906 19307 18990 116.86

Mỹ 4025 8170 9909 4398 8969 11741 163.39

Tiểu vương quốc ả

Rập thống nhất 2826 3772 3807 5570 7788 8028 120.05

Đức 3191 2987 2483 4968 5136 4501 95.18

A Rập Xê út Xyri 2545 2782 2283 5912 6810 5659 97.84

Balan 2353 4083 4139 2718 4850 5570 143.15

Các nước khác 35229 34491 32542 62185 60416 58913 97.33

Tổng 120616 146708 138000 183348 224590 222000 110.04

Nguồn: Tác giả tính toán từ sô liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1/2014

Page 175: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Mỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 173 - 176

175

Bảng 2: RCA của sản phẩm chè và một sô nông sản khác của Việt Nam so với Thế giới

Nông sản RCA (lần)

2008 2009 2010 2011 2012

Chè 6.83 7.15 6.55 6.47 5.92

Gạo 38.52 34.17 37.26 35.43 26.02

Cà phê 19.82 15.02 13.21 11.48 13.38

Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào sô liệu của Worldbank và Tổng cục thông kê

Phân tích tiềm năng xuất khẩu chè của

Việt Nam

Để đánh giá lợi thế so sánh trong xuất khẩu

một số mặt hàng nông sản tác giả sử dụng chỉ

tiêu lợi thế so sánh (RCA) để phân tích. Cho

đến nay chỉ tiêu RCA đã được sử dụng tương

đối rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu về xuất

nhập khẩu.

Với công thức:

)//()/( wtwjitijij XxXxRCA

Trong đó: RCAij là lợi thế so sánh trong xuất

khẩu sản phẩm j của nước i; xij và xwj lần lượt

là giá trị xuất khẩu của sản phẩm j của nước i

và thế giới; Xit và Xwt lần lượt là tổng giá trị

xuất khẩu của nước i và thế giới. Nếu giá trị

này lớn hơn 1, tức là nước i có lợi thế so sánh

đối với sản phẩm j này và ngược lại. RCA >

2.5 thì sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao;

RCA nằm trong khoảng từ 1 đến 2.5 thì sản

phẩm có lợi thế so sánh; và RCA < 1 thì sản

phẩm bất lợi thế so sánh.

Qua bảng 2 cho thấy: cả 3 mặt hàng nông sản

nghiên cứu đều có lợi thế so sánh rất cao và

cao nhất vẫn là gạo, tiếp đến là cà phê và cuối

cùng là chè. Tuy nhiên các chỉ tiêu RCA tính

được đang có xu hướng giảm dần theo thời

gian bởi quy luật cạnh tranh gay gắt của các

quốc gia có cùng mặt hàng xuất khẩu. Bởi,

việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới

(WTO) năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội song

cũng đem lại không ít khó khăn cho hoạt

động xuất khẩu trong nước. Cùng với những

quy định ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm,

những cam kết về mức thuế suất đã gây ra

những ảnh hưởng rõ rệt cho hoạt động xuất

khẩu nông sản nói chung và ngành chè nói

riêng. Bằng chứng được thể hiện ở 3 mặt

hàng nghiên cứu, cụ thể: RCA của cà phê

năm 2012 đã giảm 6.44 lần so với năm 2008;

RCA của gạo năm 2012 giảm 12.5 lần so với

năm 2008; RCA của chè năm 2012 đã giản

0.91 lần so với 2008.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu chè của

Việt Nam

Những thành tựu

Từ việc phân tích trên cho thấy, hoạt động

xuất khẩu chè của Việt Nam những năm qua

đã đạt được một số thành tựu sau: Thư nhất,

xuất khẩu chè của nước ta những năm qua

tăng cả về sản lượng và KNXK. Thư hai, chất

lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm cũng

đã dần được cải thiện cho phù hợp với nhu

cầu của thị trường thế giới. Sản phẩm chè

Việt Nam đã từng bước làm hài lòng các thị

trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.

Thư ba, thị trường tiêu thụ chè khá đa dạng

mặc dù sản lượng chè xuất khẩu của nước ta

so với thế giới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Thư tư, luôn được sự quan tâm, đầu tư đúng

hướng của Nhà nước đối với xuất khẩu một

số mặt hàng nông sản mũi nhọn (trong đó có

chè) khi tham gia vào thị trường thế giới nên

quy mô sản xuất chè trong nước đã không

ngừng tăng lên.

Những khó khăn

Trong khâu sản xuất: Diện tích trồng chè

chưa tập trung còn manh mún; kỹ thuật chăm

sóc và chế biến chè còn mang nặng tính

truyền thống, ý thức và nhận thức của người

dân trồng chè chưa cao nên phần nào đó đã

ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến

cho giá chè xuất khẩu thấp. Không chỉ vậy,

việc sản xuất ồ ạt chạy theo sản lượng đối với

những nông sản xuất khẩu (trong đó có chè) ở

một số địa phương hiện nay sẽ là nguyên

nhân làm ảnh hưởng đến tính bền vững của

sản phẩm trong tương lai.

Page 176: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Mỹ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 173 - 176

176

Trong khâu chế biến: Cùng với sự phát triển

mạnh mẽ của các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực chế biến chè đã bộc lộ không ít

vướng mắc như thiết bị đầu tư có chất lượng

chưa cao và chưa có vùng chè nguyên liệu riêng

nên thiếu chủ động trong sản xuất, làm cho việc

xác định phẩm cấp và giá trị chưa thống nhất

ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Trong khâu tiêu thụ: Do năng lực, trình độ

của cán bộ làm công tác xuất khẩu còn hạn

chế, khả năng nhạy bén với thị trường chưa

cao đã khiến nhiều cơ hội lớn bị bỏ lỡ. Thêm

vào đó chè của nước ta luôn bị các đối thủ

cạnh tranh trong xuất khẩu chè gây áp lực gay

gắt về giá bán cũng như về thương hiệu sản

phẩm cho làm giá trị gia tăng của sản phẩm

còn thấp. Chính vì thế mà rất nhiều nhà nhập

khẩu chè đã nhập chè của Việt Nam về chộn

với các loại chè khác để đăng ký thương hiệu

cho nước họ...

KẾT LUẬN

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam

những năm qua đã đạt được những thành tích

đáng ghi nhận cả về sản lượng và KNXK. Sự

phát triển của ngành chè có vai trò quan trọng

trong phát triển kinh tế xã hội như xóa đói

giảm nghèo, giải quyết một lượng lớn lao

động ở khu vực nông thôn vùng trung du

miền núi như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên

Quang,... Tuy nhiên, bản thân ngành chè Việt

Nam vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục

ở cả 3 khâu là sản xuất, chế biến và tiêu thụ

sản phẩm. Do vậy để ngành chè ngày càng

phát triển hơn trong tương lai đòi hỏi các nhà

quản lý cần có cái nhìn tổng quát hơn được cụ

thể hóa bằng các biện pháp phù hợp với từng

khâu nhằm tận dụng và phát huy tốt những

tiềm năng, cơ hội hiện có của đất nước.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Hiệp hội chè Việt nam (2003), Những giải pháp

nâng cao chất lương tăng sưc cạnh tranh của sản

phẩm chè Việt Nam,tài liệu hội thảo 12/2003, Hà Nội.

2. Bộ Thương mại (2006), Chính sách và giải pháp

nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu

của Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp bộ do

GS.TSKH Lương Xuân Quỳ chủ nhiệm đề tài.

3. Ngân hàng phát triển Châu Á (2004), Chuỗi giá

trị ngành chè Việt Nam:Triển vọng tham gia của

người nghèo, Báo cáo tham luận số 1.

4. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn,

Nguyễn Thị Kim Dung (2005), báo cáo nghiên

cứu: Khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản

chính của Việt Nam trong bôi cảnh hội nhập

AFTA, Báo cáo khoa học, quỹ nghiên cứu IAE-

MISPA.

5. Và một số trang web.

SUMMARY

SOLLUTIONS FOR EXPORTING TEA PRODUCTS IN VIETNAM

Ngo Thi My*, Nguyen Thi Lan Anh College of Economics and Business Administrations - TNU

In recent years, tea export in Vietnam has achieved remarkable results in terms of output, turnover

as well as consumption market. However, these results is not consistent with the potential of

country. Base on the analysis, assessing the situation, the article gives some achievements and

difficulties of Vietnamese's tea industry now.

Keywords: solution, export, tea, Vietnam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đàm Thanh Thủy - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0915 208444, Email: [email protected]

Page 177: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Nội và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 177 - 180

177

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI - QUA TÌM HIỂU DÂN TỘC H’MÔNG

Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Nội*, Đàm Thị Hạnh, Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’Mông là một trong những dân tộc vẫn giữ được

những nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong cuộc sống hội nhập hiện

nay. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn là vấn đề nan giải đối với dân tộc này. Bởi lẽ, họ bị

chế định trong các quan niệm cổ hủ, lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức của đồng bào. Do vậy, cần

thực hiện một hệ thống giải pháp đặc thù sẽ có thể làm thay đổi được hiện tượng đó.

Từ khóa: Dân tộc H’Mông, Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bình đẳng giới không phải là chủ đề mới

trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đảng, Nhà

nước và các cơ quan chức năng có thẩm

quyền ở Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách

thực hiện để có được sự ngang bằng nhau

giữa các giới trong xã hội. Đối với đồng bào

thiểu số, nhất là đối với đồng bào người

H’Mông thì cơ hội ngang bằng nhau giữa nam

và nữ vẫn chưa được thực hiện một cách đúng

nghĩa. Có không ít nguyên nhân để lý giải cho

điều này, nhưng rào cản lớn nhất của phụ nữ

dân tộc H’Mông đó chính là họ bị chế định quá

lớn bởi những hủ tục của dân tộc mình.

NỘI DUNG

Bình đẳng là gì?

Phạm trù bình đẳng đã từng được các nhà

kinh điển Mác - Lênin đề cập, như Ph.

Ăngghen: “Cái quan niệm cho rằng tất cả mọi

người, với tư cách là con người, đều có một

cái gì chung, rằng trong phạm vi cái chung đó

mọi người đều bình đẳng, dĩ nhiên là một

quan niệm đã cũ rồi. Nhưng yêu sách về bình

đẳng lại hoàn toàn khác với quan niệm đó, nói

đúng ra yêu sách đó đòi hỏi phải từ cái thuộc

tính chung là con người, từ sự bình đẳng của

mọi người với tư cách là con người, rút ra giá

trị cái quyền ngang nhau về chính trị và xã

hội cho tất cả mọi người, hay ít ra cho mọi

công dân trong một nước, hay cho mọi thành

* Tel: 0989 346178, Email: [email protected]

viên trong một xã hội”[2, tr.149]. Trong bản

Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba

Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã trịnh trọng tuyên bố về quyền bình đẳng

của mọi người dân, được sống tự do và hạnh

phúc bình đẳng, Người nói: “Tất cả mọi

người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo

hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm

phạm được; trong những quyền ấy, có quyền

được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu

hạnh phúc”[3, tr.351]. Trong Chánh cương

vắn tắt của Đảng cộng sản viết năm 1930,

Người cũng đã nhấn mạnh “Về phương diện

xã hội thì nam nữ bình quyền”[3, tr.301].

Như vậy, con người khi sinh ra đời đã được

bình đẳng, nhưng sự bình đẳng đó có được

thực hiện đúng nghĩa không thì điều đó còn

phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả về yếu tố

khách quan và yếu tố chủ quan. Bình đẳng là

sự ngang bằng nhau giữa người với người

đươc xét trên mọi phương diện. Đó là sự

ngang bằng nhau về cơ hội (học tập, đào tạo,

phát triển trí tuệ), sự ngang nhau về cơ hội

tạo cho mọi người có sưc khỏe tôt, sự ngang

nhau về cơ hội nắm bắt thông tin xã hội. Bình

đẳng là cơ hội để mọi công dân giải thoát

được mình (Theo World bank, năm 2006).

Người H’Mông ở Việt Nam có dân số

1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng

danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại

62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố [1, tr.134-

225]. Tổ chức gia đình của người H’Mông

Page 178: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Nội và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 177 - 180

178

thường là gia đình nhỏ phụ hệ (gồm hai thế hệ

bố mẹ và con cái sống với nhau). Tính phụ

quyền trong gia đình người H’Mông rất

mạnh, người đàn ông đóng vai trò quyết định

mọi việc và là người thừa kế tài sản. Người

phụ nữ không được thừa kế tài sản, khi lấy

chồng thì thứ tài sản duy nhất người con gái

được mang về nhà chồng là những đồ trang

sức bằng bạc và váy áo. Người đàn ông có

nghĩa vụ gánh vác công việc gia đình: đi làm

nương rẫy, khấn tổ tiên, đón thầy cúng, thay

mặt gia đình tham gia công việc trọng đại, mà

bất cứ phụ nữ nào cũng không có quyền làm

thay. Với người H’Mông, công việc hàng

ngày trong gia đình, người đàn ông rất ít chia

sẻ với vợ. Còn với người phụ nữ, dường như

không được phép tính toán kinh tế trong gia

đình, mà họ đã bị mặc định rằng, việc này là

của nam giới. Họ chỉ biết lam lũ làm việc, họ

luôn phải lắng nghe và chấp hành những yêu

cầu của chồng. Họ không có tiếng nói trong

gia đình, trong thôn bản. Họ mặc cảm khi

giao tiếp với người khác, nhất là với người lạ,

có thể đó là do bất đồng về ngôn ngữ, do tâm

lý e ngại.

Thiết chế dòng họ của người H’Mông đóng

vai trò rất quan trọng. Trong một họ bao giờ

cũng có một người trưởng họ, mỗi khi có vấn

đề gì xảy ra trong làng thì người ta có thể tìm

đến người trưởng họ là người am hiểu luật lệ,

lý lẽ nhất trong họ đó. Mỗi họ lại có quy định,

luật lệ khác nhau, mọi người trong họ phải

tuân theo quy định, luật lệ đó. Dòng họ rất

quan trọng, với người H’Mông là “cùng họ

cùng ma”, tức là người cùng một họ có thể

sống và chết trong nhà nhau. Cách bố trí việc

thờ cúng cũng như cách cúng trong nhà là

cách để nhận biết người cùng họ. Trong gia

đình người H’Mông người ta quý trọng con

trai hơn con gái, vì thế gia đình nào có nhiều

con trai là niềm kiêu hãnh trong bản làng.

Thông thường, trong quá trình vợ chồng

chung sống, nếu có bất hoà, thì con dâu chỉ

được lánh nạn sang hàng xóm, không được

phép trở về nhà bố mẹ đẻ. Nếu con dâu muốn

về thăm bố mẹ đẻ phải xin phép nhà chồng và

được chồng đưa về tận nhà mới hợp lệ.

Chuyện ngoại tình đối với phụ nữ H’Mông là

hy hữu. Bởi lẽ, nếu người phụ nữ đó có quan

hệ bất chính với người đàn ông khác, khi chị

ta bị chồng của mình phát hiện họ sẽ dùng

những “luật tục” của người H’Mông “xử lý”

cả vợ của mình và người đàn ông kia. Có

nhiều cuộc hôn nhân không được hài hòa thì

người phụ nữ H’Mông cũng phải cố gắng

chịu đựng. Khi vợ chồng li dị, người vợ

không được trở về sống với bố mẹ đẻ mà đến

ở nhờ nhà chức dịch cho tới khi tái giá. Theo

tục lệ, người phụ nữ goá chồng không muốn

lấy em chồng mà lại lấy người khác thì toàn

bộ tài sản phải để lại nhà chồng.

Người H’Mông thường có quan hệ hôn nhân

cận huyết, hôn nhân với các dân tộc khác rất

ít. Việc dựng vợ gả chồng là để có con cái nối

dõi tông đường đồng thời nâng cao uy tín của

dòng họ cũng như tăng lực lượng lao động

cho gia đình nên người H’Mông sinh rất

nhiều con. Các cô gái H’Mông không được

lựa chọn bạn trai cho mình, mà phải nghe

theo sự sắp đặt của gia đình. Ngày nay, thế hệ

trẻ người H’Mông đã có sự mở rộng quan hệ

với các dân tộc khác, với các vùng miền khác

nên việc lựa chọn bạn đời cũng đã có sự thay

đổi, nhưng về cơ bản vẫn phải tuân thủ theo

quy định của dòng tộc. Theo phong tục của

người H’Mông, nam nữ thường phải xây

dựng gia đình từ rất sớm, khoảng 13 - 15 tuổi.

Nam giới người H’Mông khi lấy vợ thường

lấy những người lớn tuổi hơn, theo quan niệm

có con dâu về để đỡ đần việc nương rẫy, cơm

nước trong gia đình.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với sự

giao lưu hội nhập diễn ra mạnh mẽ với các

nước trên thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, đồng bào dân tộc H’Mông cũng như

đồng bào các dân tộc thiểu số khác trong cả

nước có nhiều cơ hội để mở rộng mối quan hệ

giao lưu về văn hóa của mình với các dân tộc

Page 179: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Nội và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 177 - 180

179

khác trong cả nước và trên thế giới. Qua đó, ít

hay nhiều họ cũng có sự tiếp thu những yếu tố

tiến bộ, tích cực và đã có sự thay đổi cho phù

hợp với xu thế mới. Bản thân nền văn hóa của

người H’Mông cũng có sự tiếp biến trong quá

trình giao thoa đó. Tuy nhiên, cho đến nay,

những hủ tục nhất là những hủ tục về sự phân

biệt nam - nữ của họ vẫn không thay đổi.

Liệu rằng có thực hiện được bình đẳng nam -

nữ đối với dân tộc H’Mông hay không? Đây

là một câu hỏi không dễ tìm ra đáp án trả lời.

Với phái nữ, khi sinh ra dường như đã mang

thân phận “thua kém” hơn so với phái nam,

cụ thể: về sức khỏe (nữ giới thường yếu hơn

nam giới), về tính cách (phụ nữ không được

mạnh mẽ như nam giới), về sự cơ động xã hội

(nữ giới không được như nam giới), về mức

độ ảnh hưởng chính trị (nữ giới ít hơn nam

giới),... Để đạt được sự bình đẳng giới, để

phái nam dân tộc H’Mông có được sự chia sẻ

với phái nữ về mọi phương diện, để tiếng nói

người phụ nữ dân tộc H’Mông được tôn

trọng, cần có một hệ thống các giải pháp

mang tính đặc thù.

Thứ nhất, đối với công tác tuyên truyền:

- Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền cho

các chị em phụ nữ H’Mông biết được vị thế

và vai trò của họ trong gia đình, trong xã hội

hiện đại. Tuyên truyền thông qua những chị

em làm công tác phụ nữ thôn bản, thông qua

sự giác ngộ của chi ủy, của lãnh đạo thôn bản,

của xã. Có như vậy, họ mới thấy được mình

không phải chỉ là người nội trợ, không phải là

người luôn luôn phục tùng và lắng nghe.

- Thông qua các phương tiện truyền thông

(qua các chương trình trên truyền hình hoặc

phát thanh) cần có những quan điểm, những

ấn phẩm xóa bỏ sự cổ xúy trong quan niệm về

sự hy sinh, sự nhẫn nhịn nam giới của người

phụ nữ.

- Qua các phương tiện truyền thông nên phát

hành những tài liệu kêu gọi sự bình đẳng

trong gia đình, không quá đề cao vai trò của

người nam giới và cần nhấn mạnh tới vai trò

của người phụ nữ trong gia đình hiện đại.

- Qua các phương tiện truyền thông cần nhấn

mạnh đến việc xóa mù chữ và học tập nâng

cao trình độ là điều vô cùng quan trọng đối

với người thuộc dân tộc này. Bởi lẽ, khi có

được sự hiểu biết, cả nam giới và nữ giới đều

có sự nhận thức về độ tuổi kết hôn; nhận thức

về các hiện tượng như: bỏ học sớm, ngại giao

tiếp, không có thông tin, sự tự ti đối với nữ.

Từ đó, bản thân cả nam và nữ đều tự điều

chỉnh trong hành vi và cách ứng xử của mình.

Thứ hai, đối với công tác giáo dục:

- Đội ngũ các thầy cô giáo, những người làm

công tác giáo dục tại các trường có khu vực

người H’Mông sinh sống và học tập cần thiết

kế các bài giảng hợp lý để giáo dục các em bé

gái và em bé trai để chúng có thể sống tự lập,

có tinh thần giúp đỡ người khác, biết chia sẻ

ngay từ lúc còn nhỏ.

- Đảng, Nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện

chính sách hỗ trợ thu hút học sinh người

H’Mông học tập ở các trường dân tộc nội trú.

Đây chính là tiền đề người H’Mông có thể

học tập, làm việc trong và ngoài nước, để họ

có sự nhận thức thấu đáo về hiện tượng bất bình

đẳng giới của dân tộc mình, từ đó, họ sẽ là

người trực tiếp thực hiện việc xóa bỏ sự phân

biệt nam - nữ trong gia đình, trong xã hội.

KẾT LUẬN

Để hạn chế và tiến tới khắc phục được hiện

tượng bất bình đẳng giới đối với các dân tộc

thiểu số nói chung và với dân tộc H’Mông nói

riêng thì bản thân người phụ nữ không thể

làm thay đổi được hiện tượng đó mà cần có

sự hợp tác của nam giới. Do vậy, cần có một

quá trình, thậm chí phải có sự trải nghiệm của

cả một thế hệ mới thực hiện được điều này.

Vì theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch

sử, ý thức xã hội vẫn có tính độc lập tương

đối của nó, mặc dù, tồn tại xã hội là yếu tố có

vai trò quyết định.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở

Trung ương (2011), Tổng điều tra dân sô và nhà ở

Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Hà Nội,

Biểu 5.

Page 180: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Nội và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 177 - 180

180

2. C. Mác & Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20.

3. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, Nxb Sự thật,

tập 1.

4. Lê Thi (2011), Vài nét về việc thực thi công

bằng, dân chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam

hiện nay, Nxb KHXH, Hà Nội.

SUMMARY

THE GENDER EQUALITY ISSUE – SEEN FROM THE STUDY

OF H’MONG ETHNIC MINORITY GROUP IN VIET NAM

Nguyen Thi Noi*, Dam Thi Hanh, Le Thi Thu Huyen, Nguyen Thi Thuy

College of Economics and Business Administration - TNU

Among the community of 54 ethnic groups in Viet Nam, H’Mong is one of the one remaining its

own unique cultural identity of ethnic traditions in today’s life integration. However, the issue of

gender inequality is still a problem for this nation. Because they are limited by the old-fashioned

and backward beliefs. Those concepts is deeply rooted in the minds of them. Therefore, it is

necessary to implement a system of speacial solutions which can alter that order.

Keywords: H’Mong Ethnic Group, Gender Equality, Gender inequality

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0989 346178, Email: [email protected]

Page 181: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

181

MỘT SÔ VẤN ĐỀ VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT

CHÔNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM

Trần Lương Đức*, Nguyễn Thị Thùy Trang Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên được khởi xướng bởi các doanh nghiệp thép Việt Nam đã đánh

dấu một bước ngoặt trong nhận thức của các doanh nghiệp nội địa trong việc sử dụng các công cụ

phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, khung pháp lý về

chống bán phá giá của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế và sự thiếu thống nhất, dẫn đến những

khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các quy định

của pháp luật chống bán phá giá cần được sửa đổi, bổ sung để giúp các doanh nghiệp Việt Nam

bảo vệ sân chơi nội địa của chính mình.

Từ khóa: Việt Nam, các quy định về chông bán phá giá, vụ kiện đầu tiên, WTO, doanh nghiệp.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự

do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi

bật của kinh tế thế giới đương đại. Quá trình

hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời

cũng giúp Việt Nam thu hút được một số

lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài cũng

như tiếp thu những thành tựu mới về khoa

học, công nghệ, kỹ năng quản lý…

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực,

thị trường nước ta đang bị đe doạ trước sức

tấn công của những hành vi cạnh tranh không

lành mạnh từ phía các doanh nghiệp nước

ngoài. Trong đó, hành vi bán phá giá được

xác định là một trong những hành vi gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến một “nền thương

mại công bằng”, cần sớm ngăn chặn và đẩy

lùi. Nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước

trước vấn đề bán phá giá ngay tại thị trường

nội địa, Việt Nam đã ban hành một số văn

bản pháp luật chống bán phá giá như Pháp

lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu

vào Việt Nam 2004, Nghị định 90/2005/NĐ-

CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập

khẩu vào Việt Nam; Nghị định số

04/2006/NĐ-CP về thành lập và quy định về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

* Tel: 0912 452001, Email: [email protected]

chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán

phá giá, chống trợ cấp và tự vệ...

Tuy nhiên, chế định luật chống bán phá giá

tính đến thời điểm này còn chứa đựng nhiều

hạn chế và chưa thực sự tương thích với pháp

luật thế giới. Sự sơ sài của khung pháp lý về

chống bán phá giá khiến nó chưa phát huy

được vai trò của một “chiếc van an toàn” đối

với dòng hàng nhập khẩu đang “ồ ạt chảy”

vào Việt Nam, từ đó góp phần bảo vệ nền sản

xuất trong nước. Trên thực tế, Việt Nam mới

chỉ khởi xướng điều tra được một vụ kiện

chống bán phá giá đầu tiên vào năm 2013 với

nhiều khó khăn và vướng mắc.

KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG

BÁN PHÁ GIÁ

Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được

ghi nhận trong một văn bản pháp luật quốc tế

tại điều VI, hiệp định GATT 1947. Với sự

cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hành vi bán

phá giá ngày càng diễn ra phổ biến hơn trên

phạm vi quốc tế. Điều này dẫn đến việc năm

1967, các nước tham gia hiệp định GATT đã

thỏa thuận xây dựng một văn bản thống nhất

về chống bán phá giá có tên gọi Hiệp định về

thi hành điều VI của GATT (Agreement on

the Implementation of Article VI), gọi tắt là

Hiệp định chống bán phá giá (Agreement on

Anti-dumping, ADA). Là một trong những

hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp

định chống bán phá giá có hiệu lực bắt buộc

Page 182: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

182

đối với tất cả các nước thành viên của WTO.

Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý

giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng

của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra

hiện tượng bán phá giá.

Trước đây, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa

từng tồn tại bất kỳ một tiền lệ hay một quy

định nào điều chỉnh cụ thể và chuyên biệt về

vấn đề chống bán phá giá. Cho đến năm 2004,

Việt Nam chính thức ban hành Pháp lệnh

chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam với “sứ mệnh” nội luật hóa các quy

định của WTO [1]. Đây được coi là một trong

những nỗ lực nước rút để gia nhập WTO,

hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống pháp

luật của Việt Nam tương thích, phù hợp và

sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập WTO của Việt

Nam sau này.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC THI PHÁP

LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT

NAM - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỰC TIỄN

Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, sự cạnh

tranh trở nên gắt gao hơn; cùng với đó là sự

“biến mất” của các công cụ truyền thống như

thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu theo trào

lưu FTAs (Free Trade Agreements)... tất cả

điều này dẫn tới thực tế là các công cụ phòng

vệ thương mại đang được sử dụng ngày càng

nhiều với sự nhận thức rõ ràng hơn của chính

các doanh nghiệp.

Việt Nam đã ghi nhận vụ kiện chống bán phá

giá đầu tiên và duy nhất (tính đến thời điểm

này) do các nhà sản xuất trong nước của Việt

Nam nộp đơn kiện vào ngày 6/5/2013 đối với

loại hàng hóa là thép không gỉ cán nguội được

nhập khẩu từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Trung Quốc), Malayia, Cộng hòa Indonesia

và Lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), được

phân loại theo mã số thuế HS 7219.32.00;

7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00;

7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90;

7220.90.10; 7220.90.90.

Vụ kiện này đã đánh dấu một bước phát triển

mới, quan trọng đối với pháp luật chống bán

phá giá của Việt Nam khi lần đầu tiên được

áp dụng vào thực tiễn. Trong vụ việc này, hai

công ty Posco VST (100% vốn Hàn Quốc) và

Inox Hòa Bình đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu

áp dụng biện pháp chống bán phá giá lên Cục

quản lí cạnh tranh - Bộ Công thương. Ngày

25/12/2013, cơ quan có thẩm quyền đã ra

quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá

tạm thời đối với các mặt hàng thép không gỉ

cán nguội với thời hạn là 120 ngày. Thuế

chống bán phá giá thép không gỉ đối với các

nhà sản xuất của Trung Quốc, Indonesia,

Malaysia dự kiến dao động từ 6,45% đến

14,38%. Riêng một doanh nghiệp của Đài

Loan (Trung Quốc) bị áp thuế cao nhất tới

30,73% [4].

Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất

điều chỉnh trực tiếp vấn đề này là Pháp lệnh

chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam năm 2004 hiện nay đã bộc lộ rất

nhiều điểm thiếu sót và hạn chế [3]. Từ thực

tế giải quyết vụ việc trên, chúng ta có thể

nhận thấy rõ một số quy định trong chế định

luật chống bán phá giá ở Việt Nam đã và

đang gây ra những khó khăn, vướng mắc

trong quá trình áp dụng vào một vụ việc cụ thể.

Giải quyết được những vướng mắc này sẽ giúp

hoàn thiện hơn những điểm bất cập để “trang

bị” cho doanh nghiệp Việt Nam “vũ khí tự vệ”

hiệu quả trong chính sân chơi nội địa.

Những hạn chế trong quy định về xác định

hành vi bán phá giá và biên độ phá giá

Vấn đề xác định hành vi bán phá giá có ý

nghĩa là tiền đề, cơ sở để cơ quan có thẩm

quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá

giá đối với hàng hóa đó. Hiện nay, pháp luật

Việt Nam đưa ra khái niệm về hành vi bán

phá giá theo quy định tại điều 3 PLCBPG,

theo đó: “Hàng hóa có xuất xư từ nước hoặc

vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập

khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá

bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó

đươc bán với giá thấp hơn giá thông thường”.

Trong đó, giá thông thường của hàng hóa

nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo

một trong các cách sau:

Page 183: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

183

- Là giá có thể so sánh được của hàng hoá

tương tự đang được bán trên thị trường nội

địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu

theo các điều kiện thương mại thông thường.

- Trong trường hợp không có hàng hoá tương

tự được bán trên thị trường nội địa của nước

hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng

hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa

của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng

với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng

hóa không đáng kể thì giá thông thường của

hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác

định theo một trong hai cách sau đây:

+ Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương

tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang

được bán trên thị trường một nước thứ ba trong

các điều kiện thương mại thông thường;

+ Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm

các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức

hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất

đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc

vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Pháp luật quy định như vậy nhưng để áp dụng

pháp luật vào thực tiễn, các cơ quan thực thi

pháp luật còn gặp nhiều lúng túng trong việc

xác định thế nào là hàng hóa tương tự và điều

kiện thương mại thông thường.

Thư nhất, giá thông thường là giá có thể so

sánh được của hàng hoá tương tự đang được

bán trên thị trường nội địa của nước hoặc

vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện

thương mại thông thường hoặc giá có thể so

sánh được của hàng hoá tương tự của nước

hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán

trên thị trường một nước thứ ba trong các điều

kiện thương mại thông thường.

Theo quy định trên, cơ quan thực thi phải lựa

chọn các giao dịch nội địa tương tự với giao

dịch giao dịch xuất khẩu diễn ra trong thời kì

điều tra để tính GTT. Trong đó, hàng hóa

tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính

giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện

pháp chống bán phá giá hoặc trong trường

hợp không có hàng hoá nào như vậy thì là

hàng hoá có nhiều đặc tính cơ bản giống với

hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống

bán phá giá (khoản 6 điều 2 PLCBPG).

PLCBPG đưa ra hai khả năng lựa chọn cho

các trường hợp khác nhau: thứ nhất là “hàng

hoá có tất cả các đặc tính giông với hàng hoá

bị yêu cầu áp dụng biện pháp chông bán phá

giá”; thứ hai là “hàng hoá có nhiều đặc tính

cơ bản giông với hàng hoá bị yêu cầu áp

dụng biện pháp chông bán phá giá”. Mặc dù

PLCBPG đưa ra quy định như vậy nhưng cả

PLCBPG lẫn Nghị định 90/2005/NĐ-CP đều

không quy định những yếu tố nào được coi là

đặc tính và đặc tính cơ bản của hàng hóa. Thông

thường, các yếu tố như đặc tính vật lí, công

dụng, đặc tính kĩ thuật của hàng hóa, cách thức

trưng bày, phân phối và tiêu thụ của hàng hóa...

được coi là những đặc tính của sản phẩm.

Chính vì sự thiếu sót này của pháp luật chống

bán phá giá, cơ quan điều tra chống bán phá

giá trong vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng

thép không gỉ đã phải “tự mình” xác định

“hàng hóa tương tự” của mặt hàng bị kiện bán

phá giá như sau: “Hàng hóa tương tự sản xuất

trong nước là thép không gỉ cán nguội ở dạng

cuộn hoặc dạng tấm có chưa 1,2% hàm lương

carbon hoặc ít hơn tính theo trọng lương và

chưa 10,5% hàm lương crôm trở lên, có hoặc

không có các nguyên tô khác. Thép không gỉ

cán nguội ở dạng cuộn hoặc với độ dày nhỏ

hơn hoặc bằng 3,5mm đươc ủ hoặc đươc xử

lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm

hoặc đươc cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa

nhằm hoàn thiện bề mặt thép không gỉ.

Những sản phẩm này tiếp tục đươc xử lý

(đươc cắt hoặc xẻ rãnh mép) với điều kiện là

quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm

kỹ thuật của sản phẩm.” [5]

Theo cách xác định trên của Cục quản lý cạnh

tranh – Bộ Công thương, tính tương tự của

hàng hóa bao gồm các đặc điểm vật lý, hóa

học (dạng tấm, hàm lượng các nguyên tố, độ

dày...) và quy trình xử lý sản phẩm (ủ, xử lý

nhiệt, cắt, xẻ rãnh mép...). Tuy nhiên, để việc

điều tra của cơ quan điều tra sẽ có căn cứ

chính xác và cụ thể hơn, pháp luật nên bổ

sung hướng dẫn về việc xác định yếu tố nào

Page 184: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

184

được coi là đặc tính và đặc tính cơ bản của

hàng hóa.

Thư hai, việc xác định giá thông thường còn

phải phụ thuộc vào việc xác định “điều kiện

thương mại thông thường”. “Điều kiện

thương mại thông thường” có thể hiểu là các

giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra trong môi

trường cạnh tranh, trong đó giá cả chịu sự tác

động của quy luật cung cầu. “Điều kiện

thương mại thông thường” có ý nghĩa là cơ sở

để thẩm tra mức độ trung thực và đáng tin cậy

của giá bán trong các giao dịch nội địa được

lựa chọn để tính toán giá thông thường. Tại

điều 3 của PLCBPG có đưa ra một yêu cầu về

việc xác định GTT phải là giá có thể so sánh

được của hàng hoá tương tự đang được bán

trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng

lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương

mại thông thường. Tuy nhiên, PLCBPG cũng

như văn bản hướng dẫn đều không chỉ rõ thế

nào là “điều kiện thương mại thông thường”.

Đây có thể coi là một thiếu sót của PLCBPG

của Việt Nam.

Dẫn chiếu quy định này đến ADA - hiệp định

chống bán phá giá của WTO, có thể nhận thấy

ADA quy định về “điều kiện thương mại

thông thường” dựa trên việc chỉ rõ các trường

hợp không thuộc điều kiện thương mại thông

thường. Theo đó, một hành vi bán hàng với

giá bán dưới giá thành bị coi là không theo

điều kiện thương mại thông thường khi đáp

ứng cả 4 điều kiện: (i) Giao dịch có giá thấp

hơn tổng các loại chi phí được tính toán trên

cơ sở sổ sách và ghi chép của doanh nghiệp

xuất khẩu hoặc doanh nghiệp sản xuất là đối

tượng bị điều tra, với điều kiện là sổ sách này

là phù hợp với nguyên tắc kế toán được chấp

nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu và phản ánh

hợp lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và

bán hàng đang được xem xét; (ii) Việc bán

hàng lỗ vốn đang được thực hiện trong một

khoảng thời gian dài; (iii) Lượng hàng hóa lỗ

vốn là đáng kể; (iv) Giá bán trong giao dịch

nói trên không đủ bù đắp chi phí trong

khoảng thời gian hợp lý.

Như vậy, những giao dịch được coi là có giá

bán không theo điều kiện thương mại thông

thường” khi giao dịch đó đáp ứng cả 4 trường

hợp trên. Một khi giao dịch được xác định

không theo điều kiện thương mại thông

thường sẽ đương nhiên bị loại bỏ khỏi việc

tính toán giá thông thường.

Trong vụ kiện chống bán phá giá do Việt

Nam khởi xướng vừa qua, trong báo cáo sơ

bộ của Cục quản lí cạnh tranh - Bộ Công

thương: “...Cơ quan điều tra xác định liệu

hàng hóa tương tự của sản phẩm điều tra có

bán trong điều kiện thương mại thông thường

hay không thông qua kiểm tra hàng hóa có

bán dưới giá thành, theo đó sẽ so sánh giá bán

với giá thành toàn bộ (Giá thành sản phẩm +

chi phí bán hàng, chi phí hành chính và chi

phí chung – SG&A). Như vậy, cơ quan điều

tra đã áp dụng quy định về xác định “điều

kiện thương mại thông thường” theo quy

định của WTO để áp dụng vào vụ việc cụ thể

của mình.

Ngoài ra, một vấn đề cũng rất quan trọng cần

được làm rõ liên quan đến việc xác định hành

vi bán phá giá, đó là xác định biên độ phá giá

của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị kiện

bán phá giá. PLCBPG cũng quy định về việc

sử dụng biên độ phá giá làm căn cứ để cơ

quan điều tra áp dụng biện pháp chống bán

phá giá khi biên độ phá giá là đáng kể. Khoản

2 điều 3 PLCBPG quy định: “Biên độ bán

phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá

không vươt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa

vào Việt Nam”. Trường hợp biên độ phá giá

không đáng kể “không vượt quá 2%” (tức là

nhỏ hơn hoặc bằng 2%) thì cơ quan điều tra

sẽ ra quyết định chấm dứt điều tra, và đương

nhiên sẽ không áp dụng các biện pháp chống

bán phá giá. Trong khi Việt Nam yêu cầu biên

độ phá giá phải lớn hơn 2% mới bị điều tra và

có thể chịu các biện pháp chống bán phá giá

thì ADA lại qui định biên độ phá giá đáng kể

là biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2%. So

sánh quy định này của Việt Nam với quy định

về biên độ phá giá đáng kể của ADA có thể

Page 185: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

185

nhận thấy cách quy định của Việt Nam rộng

hơn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp

nước ngoài bán phá giá vào Việt Nam. Trong

quy định này, pháp luật Việt Nam chưa có sự

tương thích với pháp luật WTO, đồng thời

chưa thể hiện tốt chức năng bảo hộ nền sản

xuất trong nước trong khuôn khổ cho phép

được quốc tế thừa nhận.

Trong vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng

thép không gỉ, Cục quản lý Cạnh tranh – Bộ

Công thương đã đưa ra báo cáo điều tra cho

thấy biên độ phá giá của các công ty bị đơn là

khá cao, dao động từ 6,45% - 30,73%. Với

biên độ này, quy định của tại khoản 2 điều 3

của PLCBPG không có tác động nào đến kết

quả điều tra. Tuy nhiên, có thể trong những

vụ kiện mà Việt Nam khởi xướng sau này,

nếu biên độ điều tra ghi nhận là 2%, chắc

chắn những sẽ có những vướng mắc không

đáng có mà chúng ta hoàn toàn có thể ngăn

chặn ngay từ lúc này.

Vấn đề áp dụng các biện pháp chống bán

phá giá tại Việt Nam

Trong quá trình điều tra chống bán phá giá từ

khi có kết luận sơ bộ đến khi có kết luận

chính thức, nếu không có căn cứ để ra quyết

định chấm dứt điều tra thì BTBCT phải ra

quyết định áp dụng các biện pháp chống bán

phá giá.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như pháp

luật WTO đều quy định ba biện pháp chống bán

phá giá bao gồm: áp dụng thuế chống bán phá

giá tạm thời, áp dụng các biện pháp cam kết và

áp dụng thuế chống bán phá giá (chính thức).

Thư nhất, áp dụng thuế chông bán phá giá

tạm thời

Về mặt nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền

chỉ được phép áp dụng biện pháp chống bán

phá giá khi có kết luận khẳng định có hành vi

bán phá giá và có thiệt hại đáng kể xảy ra.

Tuy nhiên, do khoảng thời gian điều tra bán

phá giá kéo dài trong khoảng từ 12 tháng đến

18 tháng, nếu không có biện pháp chống bán

phá giá kịp thời, hành vi bán phá giá có thể

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản

xuất nội địa nói riêng và nền kinh tế nước

nhập khẩu nói chung. Do đó, pháp luật cho

phép các cơ quan hữu quan có thể áp dụng

các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang

xảy ra trong quá trình điều tra trước khi có kết

luận cuối cùng của cuộc điều tra chống bán

phá giá.

Điều 20 PLCBPG quy định, căn cứ vào kết

luận sơ bộ, BTBCT có thể ra quyết định áp

dụng thuế chống bán phá giá tạm thời sau sáu

mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm

thời không được quá một trăm hai mươi ngày,

kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp

này và có thể được gia hạn nhưng không quá

sáu mươi ngày. Theo nguyên tắc chung, việc

áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn

chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng

tốt và theo WTO thời hạn này không quá 4

tháng, có thể gia hạn thêm 2 tháng. Ngoài ra,

điều 7.3 ADA quy định trong quá trình điều

tra, nếu như Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra

xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá

giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không,

khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và

9 tháng. Đối chiếu với quy định về thời hạn

áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời của

Việt Nam tối đa 180 ngày kể cả gia hạn, có thể

thấy, pháp luật Việt Nam cần tận dụng khả năng

mở rộng việc áp dụng biện pháp tạm thời lên 9

tháng theo mức tối đa mà WTO cho phép.

Vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ ở

Việt Nam đang dừng lại ở bước điều tra sơ bộ

với kết quả là kết luận sơ bộ của cơ quan điều

tra Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời

hiện đang áp dụng đối với các công ty bị điều

tra là ngang bằng với biên độ phá giá đã được

xác định, theo đó mức thuế này hiện ở mức thấp

nhất là 6,45% và cao nhất là 30,73%.

Thư hai, áp dụng các biện pháp cam kết.

Biện pháp cam kết có ý nghĩa dung hòa lợi

ích giữa các bên tham gia vào vụ kiện chống

bán phá giá, đem lại những ảnh hưởng tích

cực đối với các bên. Biện pháp cam kết được

Page 186: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

186

ghi nhận tại điều 21 PLCBPG và Mục 1

chương IV Nghị định 90/2005/NĐ-CP với các

nội dung chính như: thời điểm áp dụng, nội

dung cam kết, điều kiện áp dụng biện pháp

cam kết, hậu quả pháp lí của việc thực hiện

hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng các biện pháp cam kết.

Có thể nhận thấy còn tồn tại điểm hạn chế

hiện nay trong quy định của pháp luật Việt

Nam, đó là thiếu sự quy định cụ thể về nội

dung của từng biện pháp cam kết (cách thức,

trình tự, thủ tục thực hiện, các cam kết điều

chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối

lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá

giá vào Việt Nam).

Thư ba, áp dụng thuế chông bán phá giá

Điều 21 PLCBPG quy định thuế chống bán

phá giá có thể được quyết định áp dụng bởi

Bộ trưởng Bộ công thương (BTBCT) theo

kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống

bán phá giá trong trường hợp không đạt được

cam kết. Xuất phát từ mục đích của thuế

chống bán phá giá nhằm đẩy giá cả của hàng

hóa lên ngang bằng với giá trị hợp lí của

chúng và để hạn chế bớt thiệt hại cho ngành

sản xuất nội địa, pháp luật quy định thuế suất

chống bán phá giá không được vượt quá biên

độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định

áp dụng biện pháp chống bán phá giá, và có

thể được gia hạn trong trường hợp BTBCT ra

quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống

phá giá.

Một vướng mắc đặt ra là trong các quy định

hiện hành của pháp luật Việt Nam về thu thuế

và hoàn thuế mới chỉ tập trung giải quyết mức

chênh lệch giữa thuế chống bán phá giá chính

thức và thuế chống bán phá giá tạm thời [2].

Pháp luật Việt Nam chưa quy định cơ chế

hoàn trả phần chênh lệch giữa mức đã thu và

biên độ phá giá thực tế nếu có yêu cầu của nhà

xuất khẩu theo đúng tinh thần của ADA, điều

này sẽ gây ra những khó khăn cho cơ quan thực

thi pháp luật trong giải quyết vụ việc khi có yêu

cầu của nhà xuất khẩu nước ngoài.

Bộ máy thực thi pháp luật chống bán phá

giá của Việt Nam

Hiện nay, bộ máy thực thi pháp luật chống

bán phá giá được thành lập và hoạt động dựa

trên nguyên tắc phân cấp, phân công nhiệm

vụ nhưng vẫn hướng tới mục tiêu thống nhất

trong tổ chức và hoạt động. Các cơ quan thực

thi pháp luật có thẩm quyền điều tra và áp

dụng các biện pháp chống bán phá giá gồm:

Cơ quan điều tra chống bán phá giá; Hội đồng

xử lý vụ việc chống bán phá giá; BTBCT.

Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 1 Nghị định

số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày

9/1/2006, Cục Quản lí cạnh tranh thuộc Bộ

Công thương đóng vai trò là cơ quan điều tra

chống bán phá giá.

Bên cạnh đó còn tồn tại Hội đồng xử lý vụ

việc cạnh tranh - cơ quan trực thuộc Bộ Công

thương có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ

Công thương xem xét việc áp dụng thuế

chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và áp

dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa

nhập khẩu vào Việt Nam trên cơ sở các kết

luận và kết quả điều tra vụ việc chống bán

phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện

pháp tự vệ của Cục Quản lý cạnh tranh.

Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công thương là

người có vai trò quan trọng trong quá trình xử

lí các vụ việc chống bán phá giá, chịu trách

nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện

quản lý nhà nước về chống bán phá giá, quyết

định việc áp dụng biện pháp chống bán phá

giá và chịu trách nhiệm về quyết định này.

BTBCT có thể ra quyết định về các vấn đề

quan trọng như: quyết định điều tra khi có

bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng

hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng

kể cho ngành sản xuất trong nước; quyết định

chấm dứt điều tra, quyết định áp dụng thuế

chống bán phá giá, quyết định rà soát việc áp

dụng các biện pháp chống bán phá giá...

Nhìn từ kinh nghiệm lập pháp của các quốc

gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

chống bán phá giá như Ấn Độ, Hoa Kỳ..., một

việc rất cần thiết mà Việt Nam nên làm đó là

Page 187: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

187

tách chức năng chống bán phá giá ra khỏi

chức năng của Cơ quan quản lí cạnh tranh để

đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của

việc thực thi chính sách phòng vệ thương mại

cũng như để phù hợp hơn với thông lệ quốc

tế. Theo đó, Cơ quan quản lí cạnh tranh chỉ

thực thi chính sách cạnh tranh và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, còn việc thực thi

chính sách phòng vệ thương mại, trong đó có

vấn đề chống bán phá giá, cần phải giao cho

một cơ quan độc lập thực hiện. Có như vậy,

hiệu quả thực thi pháp luật chống bán phá giá

mới có thể được nâng cao, đáp ứng những đòi

hỏi của thực tiễn.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU

QUA THỰC THI PHÁP LUẬT CHỐNG

BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

VAO VIỆT NAM

Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành

Do được ban hành trong điều kiện Việt Nam

chưa gia nhập WTO, cùng với đó là rất nhiều

biến động trong tình hình kinh tế thế giới, đã

đến lúc Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung và

hoàn thiện những quy định pháp luật trong

lĩnh vực này, mà cụ thể là PLCBPG.

Trong vấn đề xác định hành vi bán phá giá và

biên độ phá giá, cần sửa đổi, bổ sung một sô

nội dung chính như:

Bổ sung quy định một cách cụ thể về việc xác

định các yếu tố nào được coi là đặc tính và

đặc tính cơ bản của hàng hóa để có thể xác

định khái niệm “hàng hóa tương tự”. Các nhà

làm luật có thể đưa ra các yếu tố như đặc tính

vật lí, công dụng, đặc tính kĩ thuật của hàng

hóa, cách thức trưng bày, phân phối và tiêu

thụ của hàng hóa... và coi đó là những đặc

tính của sản phẩm để xác định hàng hóa

tương tự.

Ngoài ra, cần sớm bổ sung quy định về “điều

kiện thương mại thông thường”, được đề cập

đến tại điều 3 của PLCBPG. Theo đó, Việt

Nam có thể sử dụng phương pháp loại trừ

theo kinh nghiệm lập pháp của WTO để định

nghĩa “điều kiện thương mại thông thường”,

theo đó chỉ rõ các trường hợp nào không được

coi là điều kiện thương mại thông thường.

Cuối cùng, cần sửa đổi qui định về biên độ

phá giá được coi là đáng kể tại khoản 3 điều 2

PLCBPG thành: “Biên độ bán phá giá không

đáng kể là biên độ bán phá giá thấp hơn 2%

giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam”. Điều

này sẽ giúp cho quy định của pháp luật Việt

Nam trở nên thống nhất hơn với pháp luật

WTO về mức biên độ phá giá đáng kể, đồng

thời giúp được bán PLCBPG của Việt Nam

thực hiện tốt hơn chức năng bảo hộ nền sản

xuất nội địa.

Về việc áp dụng các biện pháp chông bán phá

giá, cần lưu ý một sô điểm như:

Cần bổ sung các quy định cụ thể về nội dung

của từng biện pháp cam kết như cách thức,

trình tự, thủ tục thực hiện... các cam kết điều

chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối

lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá

giá vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế về hoàn trả

phần chênh lệch giữa mức đã thu và biên độ

phá giá thực tế nếu có yêu cầu của nhà xuất

khẩu theo đúng tinh thần của ADA. Điều này

sẽ giúp minh bạch hóa và tạo sự công bằng

cho các đối tượng bị áp dụng biện pháp chống

bán phá giá.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ

quan có thẩm quyền

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định

của pháp luật, chúng ta cần chú trọng xây

dựng đội ngũ thực thi pháp luật giàu năng lực

với cơ cấu tổ chức hợp lý. Theo đó, nên sớm

xây dựng một cơ quan độc lập Cục quản lý

cạnh tranh để có thể đảm nhận một cách

chuyên sâu vấn đề chống bán phá giá hàng

hóa nhập khẩu cũng như một số lĩnh vực

thương mại quốc tế có liên quan khác. Đồng

thời, việc xây dựng cơ quan độc lập trong lĩnh

vực này cũng góp phần xóa bỏ tình trạng mâu

thuẫn giữa các quy định của pháp luật hiện

nay liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ

việc chống bán phá giá hiện nay.

Page 188: Tập 124, số 10, 2014

Trần Lương Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 181 - 188

188

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực, tăng cường

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao

trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ thực thi

pháp luật chống bán phá giá cũng như đội ngũ

luật sư tại Việt Nam. Lĩnh vực chống bán phá

giá còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nên yêu

cầu đặt ra đối với việc đào tạo lực lượng nhân

lực có trình độ là một yêu cầu khá nặng nề.

Đồng thời, nên tăng cường sự phối kết hợp

giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá

trình điều tra, giải quyết vụ việc chống bán

phá giá như: Cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương...

nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ và tư vấn lẫn

nhau trong quá trình thực thi pháp luật chống

bán phá giá.

Cuối cùng, không thể kể đến vai trò của các

Hiệp hội ngành nghề trong việc đại diện cho

các doanh nghiệp trong nước khởi kiện chống

bán phá giá. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh

trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới

tăng cao đòi hỏi nâng cao vai trò của các hiệp

hội, đóng vai trò cầu nối và làm hài hòa hóa

xung đột lợi ích giữa các bên có lợi ích trái

ngược nhau đối với vụ kiện chống bán phá giá.

KẾT LUẬN

Vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên ở Việt

Nam đã đánh dấu một bước phát triển mới

trong nhận thức của một bộ phận doanh

nghiệp nội địa của Việt Nam. Việc các doanh

nghiệp Việt Nam chủ động sử dụng các biện

pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích

chính đáng của mình là động thái tích cực và

cần khuyến khích. Tuy nhiên, chế định pháp

luật chống bán phá giá của Việt Nam còn tồn

tại một số thiếu sót và sự thiếu thống nhất dẫn

đến những khó khăn, cản trở cho việc áp dụng

luật vào thực tế. Trong xu hướng quốc tế hóa

mạnh mẽ hiện nay, cần sớm hoàn chỉnh chế

định luật chống bán phá giá để góp phần bảo

vệ “sân chơi nội địa” của nước ta.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Vũ Thị Phương Lan (2012), Pháp luật về chông

bán phá giá trong thương mại quôc tế và những

vấn đề đặt ra đôi với Việt Nam, Nxb Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Pháp luật chông bán

phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam - Những vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh

sô 20/2004/PL-UBTVQH về việc chông bán phá

giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

4. Website:

http://chongbanphagia.vn/thongtinvukien/2013070

3/thep-khong-gi-can-nguoi

5. Website:

http://chongbanphagia.vn/files/4.%20Bao%20cao

%20so%20bo.pdf

SUMMARY

PROBLEMS WITH APPLYING ANTI-DUMPING LAW

TO PRACTICE IN VIETNAM

Tran Luong Duc*, Nguyen Thi Thuy Trang College of Economics and Business Administration - TNU

The first anti-dumping case initiated by some Vietnamese Steel enterprises has marked the turning

- point in awareness of domestic businesses in using trade remedies to protect their legitimate

interest is definitely needed to be encouraged. However, there is some drawbacks and

inconsistencies in Vietnam' s legal frame on anti - dumping leading to difficulties and obstacles in

applying the regulations to the fact. In the trend of economic integration, it should be amended and

supplemented to help Vietnamese enterprises protect their domestic playground in our country.

Key words: Vietnam, Anti - dumping regulations, first case, WTO, enterprises

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:4/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0912 452001, Email: [email protected]

Page 189: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

189

CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP

MÔN HỌC QUẢN TRỊ HỌC CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Bùi Thị Thu Hương*, Đỗ Đình Long, Lê Ngọc Nương,

Đặng Phi Trường, Hà Thị Hoa, Mai Việt Anh Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học

Quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (KT & QTKD) Thái

Nguyên. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 115 sinh viên thuộc

các chuyên ngành khác nhau của Trường Đại học KT & QTKD Thái Nguyên. Số liệu được xử lý

bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbachs’s Alpha, mô hình

phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến đến kết quả học tập môn học Quản trị học của sinh viên là “ Sự

say mê học tập của sinh viên”, “Trình độ chuyên môn giảng dạy của giảng viên”, “Điều kiện học tập”.

Trong đó, “Sự say mê học tập của sinh viên“ là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng học tập

môn học Quản trị học của sinh viên Trường Đại học KT & QTKD Thái Nguyên.

Từ khóa: Nhân tô ảnh hưởng, kết quả học tập, Quản trị học, Trường Đại học KT & QTKD

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Quản trị học là môn học đã được Bộ môn

Khoa học quản lý giảng dạy tại Trường Đại

học KT & QTKD Thái Nguyên và một số cơ

sở khác. Môn học đã trang bị cho sinh viên

những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể

lãnh đạo, quản lý một tổ chức. Bên cạnh đó

có thể giúp sinh viên hiểu được những công

việc của nhà quản trị, đặc biệt là có kiến thức

và kỹ năng để quản trị có hiệu quả.

Trong những năm vừa qua, Trường Đại học

KT & QTKD Thái Nguyên đã không ngừng

cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao trình

độ giảng viên, đổi mới phương pháp giảng

dạy, hoàn thiện cơ sở vật chất. Để có cơ sở

khoa học nâng cao chất lượng học tập các

môn học nói chung và môn học Quản trị học

nói riêng từ phía nhu cầu của người học, nhà

trường đã tiến hành thu thập thông tin từ

phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy. Tuy

nhiên, kết quả này chỉ phản ánh một cách

tổng quát, chưa tìm hiểu sâu về các nhân tố

ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh

viên. Vì thế, nhóm tác giả tiến hành nghiên

* Tel: 0946 800041, Email: [email protected]

cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học

tập môn học Quản trị học của sinh viên

Trường Đại học KT và QTKD Thái Nguyên”

nhằm cung cấp cho Bộ môn Khoa học quản lý

và Nhà trường một căn cứ khoa học hữu hiệu

phục vụ cho công tác cải tiến chất lượng

giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đào tạo tất cả các

chuyên ngành của nhà trường.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước:

- Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng xây

dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo

và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan

sát phù hợp với thực tế.

- Bước 2: Nghiên cứu định lượng, sử dụng hệ

số tin cậy Cronbachs’s Alpha để kiểm định

mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang

đo tương quan với nhau; phân tích nhân tố

khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định

các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu

tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng

phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác

định các nhân tố và mức độ tác động của từng

nhân tố đến kết quả học tập môn học Quản trị

học của sinh viên Trường Đại học KT &

QTKD Thái Nguyên.

Page 190: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

190

Nghiên cứu mô hình lý thuyết về kết quả

học tập của sinh viên gồm có nhóm 3 yếu tố

tác động:

-Đội ngũ giáo viên ( ): được đo bằng bốn

biến quan sát từ đến (xem bảng 1)

- Cơ sở vật chất( ): được đo bằng hai biến

quan sát và

- Người học( ): được đo bằng sáu biến quan

sát đến

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã

sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5

để đo lường các biến quan sát. Theo nguyên

tắc của Hair & cộng sự (2006) cho rằng kích

thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100

và tỉ lệ số quan sát/ biến đo lường là 5/1,

nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5

quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong

nghiên cứu suy ra số lượng mẫu cần thiết có

thể là 5*12=60. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin

cậy cho các thông tin thu được từ phiếu điều

tra nhóm tác giả đã phát 115 phiếu điều tra

sinh viên các chuyên ngành trong trường.

Từ đó, mô hình kết quả học tập môn học

Quản trị học của sinh viênTrường Đại học KT

& QTKD được thiết lập như sau:

Kết quả học tập (Y) = f(

Trong đó : Y là biến phụ thuộc và là

các biến độc lập, được đo lường thông qua sự

hài lòng về kết quả học tập môn học Quản trị

học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị kinh doanh.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VA THAO LUẬN

Để ứng dụng mô hình vào thực tiễn, nhóm

nghiên cứu đã tiến hành sử dụng số liệu sơ

cấp qua phát phiếu điều tra trực tiếp 115 sinh

viên bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

các sinh viên có học môn học Quản trị học.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS

20.0 để hỗ trợ phân tích, kết quả thực hiện mô

hình nghiên cứu như sau:

Kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định

Cronbachs’s Alpha) kết quả học tập môn học

Quản trị học của sinh viên với 11 biến quan

sát thuộc 3 nhân tố. Qua kết quả bảng 2, hệ số

Cronbachs’s Alpha đạt 0,725, chứng tỏ thang

đo lường này sử dụng được. Tuy nhiên, nếu

xét hệ số tương quan biến – tổng thì có 3 biến

bị loại khỏi mô hình vì có giá trị nhỏ hơn 0,3.

Ba biến đó là Chi phí chi trả học phần QTH của

sinh viên ( , Áp lực từ nhiều phía của sinh

viên ( ), Sinh viên lựa chọn ngành học ( ).

Vì vậy, 9 biến đo lường còn lại sẽ được sử dụng

trong phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

với các kiểm định được đảm bảo như sau:

- Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor

loading >0,5)

- Kiểm định tính phù hợp của mô hình ( 0,5<

KMO = 0,754 < 1)

- Kiểm định Barlett về tương quan của các

biến quan sát (Sig < 0,05)

- Kiểm định phương sai cộng dồn = 68,959%

(Cumulatine variance > 50%)

Theo ma trận xoay các nhân tố, ta có hệ số tải

nhân tố của các biến ở bảng 3 đều lớn hơn

0,5. Ta có 3 nhân tố được rút ra:

- Nhân tố 1 gồm các biến quan sát , ,

được đặt tên “Sự say mê học của sinh viên”

- Nhân tố 2 gồm các biến quan sát , ,

được đặt tên “Trình độ chuyên môn của

giảng viên”

- Nhân tố 3 gồm các biến quan sát , ,

được đặt tên “Điều kiện học tập”

Bảng 1: Các biến sô trong mô hình

Nội dung giảng dạy phù hợp : Tính yêu thích môn học QTH của sinh viên

: Phương pháp giảng dạy phù hợp : Tính tự giác học môn QTH của sinh viên

: Giảng viên giảng dạy nhiệt tình và tâm huyết : Phương pháp học tập của sinh viên

: Hình thức thi và kiểm tra hợp lý : Chi phí chi trả học phần QTH của sinh viên

: Đáp ứng tài liệu học tập : Áp lực từ nhiều phía của sinh viên

: Đáp ứng trang thiết bị trường học : Sinh viên lựa chọn ngành học

Page 191: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

191

Bảng 2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nhân tố Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến

Tương quan

biến – tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

37,79 32,061 ,331 ,711

37,85 32,338 ,319 ,712

37,86 30,823 ,491 ,693

38,04 31,726 ,318 ,712

38,20 29,547 ,525 ,685

38,58 30,123 ,418 ,699

38,68 29,010 ,511 ,685

38,25 27,541 ,604 ,669

38,13 28,746 ,586 ,675

39,77 34,369 ,029 ,756

37,91 33,308 ,167 ,731

39,58 34,140 ,094 ,740

Hệ số Cronbachs’s Alpha 0,725

Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbachs’s Alpha từ sô liệu điều tra

Bảng 3: Ma trận xoay các nhân tô

Nhân tố

1 2 3

,882

,783

,775

,853

,832

,675

,819

,770

,545

Nguồn: Kết quả phân tích nhân tô khám phá từ sô liệu điều tra

Dựa vào kết quả các hệ số có giá trị lớn trong

bảng ma trận tính điểm nhân tố trên, ta có

phương trình nhân tố sau:

Nhân tố 1, nhân tố “ Sự say mê học của sinh

viên” phần lớn được tác động bởi ba biến

quan sát (Tính tự giác học môn QTH của

sinh viên), (Tính yêu thích môn học QTH

của sinh viên), (Phương pháp học tập của

sinh viên). Các yếu tố này đều tác động thuận

chiều với nhân tố 1, trong đó yếu tố “ Tính tự

giác học của sinh viên” tác động mạnh nhất

đến yếu tố “Sự say mê học của sinh viên”.

= 0,404 +0,45 + 0,368

Nhân tố 2, nhân tố “ Trình độ chuyên môn

của giảng viên” phần lớn được tác động bởi

ba biến quan sát (Nội dung giảng dạy phù

hợp), (Phương pháp giảng dạy phù hợp),

(Giảng viên giảng dạy nhiệt tình và tâm

huyết). Các yếu tố này đều tác động thuận chiều

với nhân tố 2, trong đó yếu tố “ Phương pháp

giảng dạy phù hơp” tác động mạnh nhất đến

yếu tố “Trình độ chuyên môn của giảng viên”.

= 0,419 +0,441 + 0,287

Nhân tố 3, nhân tố “ Điều kiện học tập” phần

lớn được tác động bởi ba biến quan sát

(Hình thức thi và kiểm tra hợp lý), (Đáp

ứng tài liệu học tập), (Đáp ứng trang thiết

bị trường học). Các yếu tố này đều tác động

thuận chiều với nhân tố 3, trong đó yếu tố

“Đáp ưng tài liệu học tập” tác động mạnh

nhất đến yếu tố “Điều kiện học tập”.

= 0,319 +0,492 + 0,488

Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 5 cho thấy,

hệ số hiệu chỉnh = 57,9% có nghĩa là

Page 192: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

192

57,9% sự biến thiên của kết quả học tập được

giải thích bởi các yếu tố đưa vào mô hình, còn

lại là các yếu tố khác chưa được nghiên cứu.

Hệ số Sig.F = 0,00 nhỏ hơn nhiều so với mức

ý nghĩa a = 5% nên mô hình hồi quy có ý

nghĩa, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng

đến biến phụ thuộc Y. Bên cạnh đó, độ phóng

đại phương sai (VIF) của các biên trong mô

hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta có thể kết

luận các biến đưa vào mô hình không có hiện

tượng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích trên

cho thấy, tất cả 3 biến đua vào mô hình đều

có ý nghĩa thống kê Sig. < 5%. Từ các kết quả

trên, phương trình hồi quy ước lượng các

nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn

Quản trị học của sinh viên Trường Đại học

KT & QTKD được thiết lập như sau:

Y = 1,263 + 0,234 + 0,198 + 0,248

Dựa vào phương trình hồi quy, ba biến đưa

vào mô hình đều có tương quan thuận với kết

quả học tập của sinh viên. Trong đó nhân tố

“sự say mê học tập của sinh viên” là yếu tố

có ảnh hưởng mạnh nhất (hệ số tương quan

chuẩn hóa Beta = 0,388). Cụ thể như sau:

- Khi sinh viên đánh giá nhân tố “say mê học

tập của sinh viên” tăng thêm 1 điểm thì kết

quả học tập của sinh viên tăng 0,234 điểm

(tương ứng với hệ số tương quan chưa được

chuẩn hóa là 0,234).

- Khi sinh viên đánh giá nhân tố “trình độ

chuyên môn của giảng viên” tăng thêm 1

điểm thì kết quả học tập của sinh viên tăng

0,198 điểm (tương ứng với hệ số tương quan

chưa được chuẩn hóa là 0,198)

- Khi sinh viên đánh giá nhân tố “điều kiện học

tập” tăng thêm 1 điểm thì kết quả học tập của

sinh viên tăng 0,248 điểm (tương ứng với hệ số

tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,248)

Bảng 4: Ma trận tính điểm nhân tô

Nhân tố

1 2 3

,082 ,419 -,206

-,041 ,441 -,128

-,092 ,287 ,182

-,202 ,196 ,319

-,025 -,094 ,492

-,048 -,130 ,488

,404 -,024 -,121

,450 -,057 -,100

,368 -,029 -,030

Nguồn: Kết quả phân tích nhân tô khám phá từ sô liệu điều tra

Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Tên biến Hệ số B Hệ số Beta Sig. VIF

Hằng số 1,263 - ,000

,234 ,388 ,000 1,269

,198 ,239 ,000 1,14

,248 ,373 ,000 1,289

Hệ số Sig. của mô hình 0,000

Hệ số hiệu chỉnh 0,579

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ sô liệu điều tra

Page 193: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

193

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định

3 nhân tố tác động đến kết quả học tập môn

Quản trị học của sinh viên Trường Đại học

KT & QTKD theo mức độ quan trọng là “say

mê học tập của sinh viên”, “điều kiện học

tập”, “trình độ chuyên môn của giảng viên”.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một căn cứ

khoa học thực tiễn quý báu cho việc cải tiến

chất lượng giảng dạy học phần Quản trị học

của nhà trường. Cần phải phát huy hơn nữa

tính tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi của sinh

viên. Bên cạnh đó, giảng viên và nhà trường

đóng vai trò tạo môi trường học tập cho

sinh viên.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008),

“ Phân tích dữ liệu nghiên cưu với SPSS”, Nxb

Thống kê

2. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng

(Econometrics), Nxb Văn hóa thông tin

3. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên

cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb Lao động Xã

hội.

4. Hair,J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson,

R.E & Tatham, R.L. (2006). Multivariate data

analysis (6th edn). Pearson Prentice Hall.

SUMMARY

THE FACTORS AFFECTING THE STUDY OUTCOMES OFMANAGEMENT

COURSE OF STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF ECONOMICS

AND BUSINESS ADMINISTRATION

Bui Thi Thu Huong*, Do Dinh Long, Le Ngoc Nuong,

Dang Phi Truong, Ha Thi Hoa, Mai Viet Anh College of Economics and Business Administration – TNU

This study aims at identifying the factors affecting the study outcomes of Management Course of

students at Thai Nguyen University of Economics and Business Administration. Data from the

study were collected from the survey of 115 students who belong to various majors in Thai

Nguyen University of Economics and Business Administration. Data were processed by 20.0

SPSS statistic software, scale testing by Cronbach’s Alpha test, exploratory factor analysis (EFA)

and linear regession analysis. Research results showed that the factors affecting the study results

of students in Management course consist of “ the passion of students in studying”, “the quality of

academic teachers”, “the practice conditions”. Among them, “the passion of students in

studying”is the factor that has the most influence on the study quality in Management Course of

students at Thai Nguyen University of Business Administration.

Keywords: Factors affecting, study results, management, Thai Nguyen University of Economics

and Business Administration

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Gấm – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0946 800041, Email: [email protected]

Page 194: Tập 124, số 10, 2014

Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 189 - 193

194

Page 195: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

195

A COMPARATIVE STUDY ON THE IMPACTS OF TRADE EXPANSION

AND FDI ON EMPLOYMENT IN KOREA AND VIETNAM

Tran Nhuan Kien*

College of Economics and Business Administration – TNU

SUMMARY This paper compares the impacts of trade expansion and FDI on employment in the case of Korea

and Vietnam. In the case of Korea, it shows that outward direct investment corresponds positively

to employment. The role of exports and imports in employment generation has been changed in

that exports have been no longer a source a job creation while import intensity displaced domestic

jobs in recent years. In the case of Vietnam, it is found that there are export-induced efficiencies in

the use of labor in export sector. Regarding FDI inflows, it has positive impacts on employment in

the current period. However, it also promotes efficiencies and productivity as the lagged FDI

inflows has negative impacts on employment. Both regression models of Korea and Vietnam show

its robustness.

Key words: Employment, Trade, Foreign Direct Investment, GMM, Korea, Vietnam

INTRODUCTION*

This paper focuses on two major aspects of

globalization, international trade and FDI and

their impacts on manufacturing employment

in a comparative study between Korea and

Vietnam. In the Korea’s case, this paper

investigates the impacts of trade expansion

and FDI outflows on the generation of

employment. For Vietnam, it examines how

trade expansion and FDI inflows are

associated with the employment level.

Therefore, the focus of this study is on three

key questions: (1) What are the impacts of

trade expansion and FDI inflows on

employment in Korea and Vietnam? (2) How

do these impacts affect these economies

differently? (3) What policy implications do

these empirical results suggest?. Our

contribution to the existing literature is

twofold. This study incorporates both trade

and FDI into a single model. International

trade and FDI are closely linked with each

other. However, the international trade and

FDI have been separated in the analysis of

employment effects in the existing literature.

Second, this study uses a system GMM

estimator, which is more appropriate for a

short panel dataset than the static or first

differenced GMM estimator.

* Tel: 0976 626611, Email: [email protected]

MODEL SPECIFICATION

This study starts with the Cobb-Douglas

production function:

it it itQ A K N

(1)

where: i denotes industry; t denotes time; Q

represents real output; A represents total

factor productivity (TFP); K represents

capital stock; N represents units of labor

utilized; and denote factor share

coefficients; allows for growth in efficiency

in the production process.

Assuming that firms are profit-maximizing,

the marginal productivity of labor equals the

wage (w) and the marginal revenue product of

capital equals its real cost (C). Solving this

system simultaneously to eliminate capital

from the expression for firms' output yields

the following equation:

*it i

it it

N WQ A N

C

(2)

Taking logarithms to linearize and rearrange

the above equation provides the derivation of

the firms', and thus the industry’s, derived

demand for labor as:

0 1 2ln ln( ) ln

i

it it it

WN Q

C (3)

Page 196: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

196

Where 0

( ln ln ln )

( )

A

;

1( )

;

2

1

( )

and it is a

disturbance term.

Regarding the total factor productivity (TFP),

A, one may expect that TFP of the production

process increases over time and that the rate

of technology adoption and the increases in x-

efficiency would be correlated with trade

expansion and FDI inflows via pressures of

competition in the international markets and

knowledge spillovers from FDI-funded

imports and other foreign contacts. In fact,

previous empirical studies (Greenaway et al.,

1999; Fu and Balasubramanyam, 2005) show

that exports, imports, and FDI inflows all

have impacts on the TFP. On the one hand,

existing studies focusing on the role of

exports and imports as sources of the impacts

of trade expansion on TFP conclude that both

exports and imports, by and large, enhance

productivity (Greenaway et al., 1999;

Hoekman and Winters, 2005). Regarding the

impacts of FDI on TFP, empirical evidences

indicate the positive effect of FDI on TFP (Fu

and Balasubramanyam, 2005). This can be

partly explained by the fact that the FDI

inflows are not only a source of capital, but

also a supplier of technology transfer.

Therefore, parameter A is hypothesized in the

production function, which varies with time

in the following manner:

0 31 2

0 1 2 3

,

, , , 0

iT

it it it itA e X M FDI

(4)

Where: T is time trend; X is export intensity

index of industry i in year t (measured by

export-output ratio); M is import penetration

index of industry i in year t {measured as a

share of apparent consumption (is measured

as domestic production + imports – exports)};

FDI is the inflows of foreign direct

investment of industry i in year t.

Therefore, the labor demand equation can be

derived from the combination of (3) and (4)

as follows:

*

0 0 1 2

3 1 2

ln ln ln

ln ln( ) ln

it it it

i

it it it

N T M X

WFDI Q

C

(5)

Where,*

0

(ln ln )

( )

;

( )

; 0 0 ; 1 1 ;

2 2 ; and 3 3

Many economic relationships are dynamic,

and one of the advantages of panel data is that

they allow researchers to understand the

dynamics of adjustment. To take adjustment

processes into account, time lags are also

introduced for the independent variables.

Following Greenaway et al. (1999) variation

in users' cost of capital (c) is captured by time

dummies in estimation by assuming perfect

capital markets; thus it varies only over time.

Explanatory variables are assumed to have

common impacts across industries. In order to

eliminate the industry specific effects and to

ensure that the two-year lag of level variables is

not correlated with error terms, the employment

equation (5) is differenced and a dynamic

employment equation is derived as follows.

ln ln00 ,

1

ln ln1 , 2 ,

0

,ln ln( )

3 , 10

ln2 ,

0

tN N

jit i t jj

t tX M

j i t j j i t jj j o

Wt t i t jFDI

j i t j j Cj o j t j

tQ

j i t j t itj

(6)

where indicates differences in variables’

transformation; for example,

, 1ln ln lnit it i tN N N .

Unlike the unobserved industry-specific

effects, time-specific effects are not

eliminated by the difference transformation of

variables. Equation (7) will be used to

estimate separately for each country.

Page 197: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

197

ESTIMATION RESULTS AND DISCUSSIONS

Table 1. Korea’s System one-step GMM Estimation Results: 1991-1997

Independent Variables Specification 1 (Base model) Specification 2 (Full model)

Coefficient t-ratio Coefficient t-ratio

ln Nt-1 0.381 4.18*** 0.245 2.59**

ln (W/C)t 0.003 0.01 -0.071 -0.31

ln (W/C)t-1 0.077 0.47 -0.001 -0.01

ln Qt 0.041 0.24 0.141 0.71

ln Qt-1 0.243 3.41*** 0.374 5.78***

ln EXTENt 0.037 1.69

ln EXTENt-1 0.034 2.22**

ln IMPENt -0.037 -0.68

ln IMPENt 0.023 0.63

ln ODIt 0.011 1.98*

ln ODIt-1 0.008 1.03

Constant -0.021 -0.08 -0.127 -0.49

AR (1) p-value 0.051 0.064

AR (2) p-value 0.850 0.785

Instrument validity test (Sargan) 0.09 0.26

No. of groups 22 22

Total observation 110 110

Note: 1. The dependent variable is ln Nt

2. Coefficients on time dummies are not reported

3. ***, **, and * represent statistical significance at the 1%, 5%, and 10% level, respectively.

Table 2. Korea’s System one-step GMM Estimation Results: 1999-2006

Independent Variables Specification 1 (Base model) Specification 2 (Full model)

Coefficient t-ratio Coefficient t-ratio

ln Nt-1 0.151 1.28 0.150 1.44

ln (W/C)t -0.383 -8.33*** -0.265 -5.52***

ln (W/C)t-1 -0.086 -1.13 -0.146 -1.96*

ln Qt 0.437 10.13*** 0.496 10.08***

ln Qt-1 0.041 0.61 -0.015 -0.21

ln EXTENt 0.017 0.99

ln EXTENt-1 0.005 0.39

ln IMPENt 0.033 1.26

ln IMPENt -0.079 -2.41**

ln ODIt 0.014 3.18***

ln ODIt-1 0.004 1.39

Constant -0.159 -3.67*** -0.174 -4.40***

AR (1) p-value 0.002 0.002

AR (2) p-value 0.631 0.862

Instrument validity test (Sargan) 0.08 0.194

No. of groups 22 22

Total observation 132 132

Note: 1. The dependent variable is ln Nt

2. Coefficients on time dummies are not reported

3. ***, **, and * represent statistical significance at the 1%, 5%, and 10% level, respectively.

Page 198: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

198

Tables 1 to 3 report the results of one-step

GMM estimations of Equation (7) for Korea

and Vietnam. Table 1 presents the result of

estimations for the sub-period of 1991-1997.

It is essential to highlight in this period that

exports are positively correlated with

employment whereas imports do not have

statistically significant impacts on

employment. It is argued that the major bulks

of manufacturing imports were machinery

and transport equipments, which were highly

intra-industry trade. Thus, imports were a

complementary to domestic productions thus

it did not necessarily have negative impacts

on employment. Regarding ODI, current

investment outflows are positively correlated

with employment at 10 percent significant level.

However, lagged investment outflows are

positive but statistically insignificant, indicating

that the positive impact is weak in this period

and that the positive impact is fade away.

The estimated coefficients for the post crisis

period are reported in Table 2. As compared

to the first period, wage and output behave

better in terms of statistical significance.

Also, the magnitude of the impacts is

stronger. It is noteworthy to witness the

changes in the effects of exports and imports

on employment. Exports are no longer

positively correlated with employment at the

conventional level of significance. On the

other hand, imports have negative impacts on

employment in this period. This means that

the growth of imports is negatively associated

with the employment, indicating that import

intensity will displace domestic job.

Concerning ODI, we find a positive impact of

investment outflows on employment at a 1%

statistical significance. The positive

employment effect of ODI was stronger in

this period as compared to the previous period

owning to the deepening of the market-

seeking investment.

Table 3. Vietnam’s System one-step GMM Estimation Results

Independent Variables

Specification 1

(Base model)

Specification 2

(Full model)

Coefficient t-ratio Coefficient t-ratio

ln Nt-1 -0.12384 -1.01 0.011 0.10

ln (W/C)t -0.35756 -4.18*** -0.331 -4.88***

ln (W/C)t-1 -0.33025 -3.69*** -0.296 -3.41***

ln Qt 0.58145 3.81*** 0.522 3.02***

ln Qt-1 0.54726 2.31** 0.417 1.70

ln EXTENt -0.007 -0.11

ln EXTENt-1 -0.038 -2.65**

ln IMPENt 0.016 0.51

ln IMPENt -0.039 -1.33

ln FDIt 0.007 2.00*

ln FDIt-1 -0.007 -2.61**

Constant -0.140 -1.35 -0.109 -1.18

AR (1) p-value 0.009 0.004

AR (2) p-value 0.296 0.673

Instrument validity test (Sargan) 0.004 0.01

No. of groups 22 22

Total observation 88 88

Note: 1. The dependent variable is ln Nt

2. Coefficients on time dummies are not reported

3. ***, **, and * represent statistical significance at the 1%, 5%, and 10% level, respectively.

Page 199: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

199

In the case of Vietnam, the result of our base

specification shows that an increase in output

positively impacts labor demand; whereas a

rise in the wage decreases the employment

level. The lagged dependent variable’s

estimated coefficient is negative and

statistically insignificant, indicating that fast

growth in one year might reduce the growth

potential for the succeeding year. This result

is also consistent with a study on China by Fu

and Balasubramanyam (2004). In the panel 2

of Table 3, we incorporate three new

explanatory variables; namely, exports,

imports, and FDI. Again, the Sargan test for

instrumental validity is satisfied and the

Arellano–Bond test for the existence of

second–order correlation cannot reject the

null hypothesis that the residuals have no

second–order correlation. The introduction of

exports and imports as independent variables

into the regression equation did not change

the signs of the estimated coefficients of

industrial output or wage, reflecting the

robustness of the model. An increase in the

output will be followed by increasing labor

demand; whereas an increase in the wage

rate will lead to a decline in the

employment level, with statistical

significance at conventional levels.

The results of introducing exports and imports

into the base model are statistically

insignificant at conventional level for the

current estimated coefficients. However, the

lagged estimated coefficients of exports is

negative and statistically significant at 5%

level, indicating that there are export-induced

efficiencies in the use of labor in export sector

in the previous period. This result is in line

with the result of Greenaway etc. (1999) for the

UK. Regarding FDI inflows, it has positive

impacts on employment in the current period.

However, it also promotes efficiencies and

productivity as the lagged FDI inflows has

negative impacts on employment.

CONCLUSION

The empirical study on the impacts of trade

and FDI on employment in Korea and

Vietnam yields several notable results. In the

case of Korea, it shows that growth in current

output positively impacts employment;

whereas growth in current wage has a

negative effect on employment. The impacts

of output have been found to be stronger in

compared to wage on employment. Outward

direct investment corresponds positively to

employment which can be explained in a

number of ways such as the supervisory and

ancillary employment at home and the

demand stimulation by foreign subsidiaries

for domestically-produced intermediate

products. The role of exports and imports in

employment generation has been changed in

that exports have been no longer a source a

job creation while import intensity displaced

domestic jobs in recent years.

In the case of Vietnam, the result of our base

specification shows that an increase in output

positively impacts labor demand; whereas a

rise in the wage decreases the employment

level. The results of introducing exports and

imports into the base model are statistically

insignificant at conventional level for the

current estimated coefficients. However, it is

found that there are export-induced

efficiencies in the use of labor in export

sector. Regarding FDI inflows, it has positive

impacts on employment in the current period.

However, it also promotes efficiencies and

productivity as the lagged FDI inflows has

negative impacts on employment. Both

regression models of Korea and Vietnam

show its robustness.

REFERENCES 1. Fu, Xiaolan, and VN Balasubramanyam. 2005.

“Exports, Foreign Direct Investment and

Employment: The Case of China.” The World

Economy 28, no. 4: 607–25.

Page 200: Tập 124, số 10, 2014

Trần Nhuận Kiên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 195 - 200

200

2. Greenaway, David, Robert Hine, and Peter

Wright. 1999. “An Empirical Assessment of the

Impact of Trade on Employment in the United

Kingdom.” European Journal of Political Economy

15, no. 2: 485–500.

3. Kien, Tran Nhuan, and Yoon Heo. 2009.

“Impacts of Trade Liberalization on Employment in

Vietnam: A System Generalized Method of

Moments Estimation.” The Developing Economies

47, no. 1: 81–103.

4. United Nations Conference on Trade and

Development. 2009. “Trade Analysis and

Information System (TRAINS).”

http://r0.unctad.org/ trains_new/index.shtm

(accessed March 09, 2009).

5. United Nations Statistics Division. 2009a.

“United Nations Commodity Trade Statistics

Database.” http://comtrade.un.org/db/default.aspx

(accessed March 15, 2009).

TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN VIỆC LÀM TẠI HÀN QUÔC VÀ VIỆT NAM

Trần Nhuận Kiên* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Bài viết so sánh sự ảnh hưởng của thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến việc làm

giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Đối với Hàn Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến việc làm. Xuất khẩu làm mất việc làm trong giai đoạn 1991-

1997, tuy nhiên xuất khẩu lại không ảnh hưởng đến việc làm trong giai đoạn 1999-2006, ngược lại

nhập khẩu có tác động tiêu cực đến việc làm tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1999-2006. Trong

trường hợp của Việt Nam, trễ của xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, trong khi đó đầu tư

trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến việc làm.

Từ khoá: Việc làm, Thương mại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, GMM, Hàn Quôc, Việt Nam

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đỗ Đình Long – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh -ĐHTN

* Tel: 0976 626611, Email: [email protected]

Page 201: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

201

TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐÔI

VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NHẬT BẢN:

PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HAUSMAN -TAYLOR

Nguyễn Khánh Doanh*, Phạm Thùy Linh

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng Hausman-Taylor để phân tích tác động của bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu có thể được tóm tắt như

sau: Thư nhất, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động không rõ rệt

đối với xuất khẩu của Nhật Bản. Thư hai, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động

thúc đẩy (nhưng không có ý nghĩa thống kê) xuất khẩu của Nhật Bản sang nhóm nước có mức thu

nhập cao, nhưng có tác động làm giảm xuất khẩu của Nhật Bản sang nhóm nước có mức thu nhập

thấp. Đồng thời, tác động tiêu cực (nhưng không có ý nghĩa thống kê) của bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ ở nước ngoài được phát hiện trong trường hợp Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa sang nhóm nước

có mức thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nỗ lực nhằm gia tăng quy mô

GDP, tăng cường tự do hóa thương mại tại các quốc gia nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong

việc đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản sang phần còn lại của thế giới.

Từ khóa: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mô hình gravity, phương pháp ước lương Hausman-Taylor,

xuất khẩu, Nhật Bản.

GIỚI THIỆU*

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển

của nền kinh tế tri thức, bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ (IPRs) đang nổi lên là một vấn đề gây

nhiều tranh cãi và thu hút sự quan tâm của các

quốc gia trên thế giới tham gia vào thương

mại toàn cầu. Trên quan điểm của các nước

phát triển, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

không đầy đủ ở các nước đang phát triển đã

tạo nên một môi trường thương mại không

thuận lợi đối với các công ty đến từ các nước

phát triển do hành vi sao chép và bắt chước

sản phẩm của nhà sáng chế. Trong khi đó, các

nước đang phát triển lại cho rằng việc bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ một cách “lỏng lẻo”

không ảnh hưởng nhiều đến các nhà sản xuất

của các nước phát triển. Các quốc gia này lập

luận rằng việc tăng cường bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ chỉ tạo điều kiện cho các công ty

nước ngoài gặt hái lợi nhuận trên cơ sở thiệt

hại của các công ty trong nước, đồng thời hạn

chế triển vọng phát triển của các nước đang

phát triển.

* Tel: 0977 242268; Email: [email protected]

Trên phương diện lý thuyết, các phân tích

kinh tế chưa thể dự đoán một cách chính xác

được chiều hướng tác động của bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ đối với thương mại bởi lẽ việc

tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể

cùng một lúc tạo ra hai hiệu ứng. Một mặt,

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia nhập

khẩu sẽ tạo cơ hội quốc gia xuất khẩu thực

hiện độc quyền. Quốc gia xuất khẩu có thể

giảm sản xuất và tăng giá hàng xuất khẩu.

Trong trường hợp này, xuất khẩu có thể sẽ

giảm xuống (hiệu ứng quyền lực thị trường).

Mặt khác, việc thực thi quyền bảo hộ sở hữu

trí tuệ ở quốc gia nhập khẩu sẽ hạn chế các công

ty trong nước sản xuất hàng giả, và do đó làm

tăng nhu cầu về hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong trường hợp này, nhập khẩu sẽ tăng lên

(tạo ra hiệu ứng mở rộng thị trường).

Cho đến nay, đã có khá nhiều nghiên cứu tập

trung phân tích tác động của bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ đối với thương mại (Ferrantino,

1993; Seyoum, 1996; Smith, 1999; Smith,

2001; Rafiquzzaman, 2002; Fink và Primo-

Brage, 2005). Tuy nhiên, các kết quả nghiên

cứu thực nghiệm nói trên cũng chưa đưa ra

được kết luận cụ thể là liệu việc tăng cường

Page 202: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

202

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tác động thúc

đẩy hay hạn chế thương mại hay không.

Chính vì vậy, tác động của bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ đối với thương mại trên thực tế chỉ

có thể được đánh giá trên cơ sở nghiên cứu

từng trường hợp cụ thể.

Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung

phân tích tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ ở nước ngoài đối với xuất khẩu của Nhật

Bản. Để đáp ứng được mục tiêu trên, bài viết

tập trung vào những mục tiêu cụ thể sau đây:

Phân tích tác động của bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ ở các quốc gia nhập khẩu đối với xuất

khẩu hàng hóa của Nhật Bản.

Phân tích tác động của việc tăng cường bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc gia nhập

khẩu phân theo trình độ phát triển kinh tế đối

với xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản.

Đề xuất một số gợi ý trên cơ sở các kết quả

nghiên cứu.

Các phân tích trong bài viết này khác với

những nghiên cứu trước đây ở một số khía

cạnh sau: Một là, bài viết mang lại một hướng

tiếp cận toàn diện về mối quan hệ giữa bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ và xuất khẩu, nghiên cứu

trường hợp của Nhật Bản. Hai là, việc đánh

giá tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

đối với xuất khẩu được xem xét trên cơ sở sự

khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát

triển kinh tế. Ba là, bài viết sử dụng mô hình

số liệu hỗn hợp với phương pháp ước lượng

Hausman-Taylor.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình phân tích

Nhằm đánh giá tác động của bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ đối với thương mại, nhóm tác giả

sử dụng mô hình gravity về thương mại quốc

tế. Đây là mô hình do Tinbergen (1962),

Linnemann (1966) và Poyhonen (1963) phát

triển và được áp dụng rộng rãi trong các công

trình nghiên cứu thực nghiệm (Anderson,

1979; Bergstrand, 1985; Falvey et al., 2009;

Wang et al., 2010). Nhằm mục đích ước

lượng, nhóm tác giả sử dụng mô hình gravity

sau đây:

lnEXijt =

β0+β1ln(GDPit*GDPjt)+β2ln(POPit*POPjt) +

β3lnDISTij + β4Landlockj + β5 Opennessjt +

β6IPRjt + eij (1)

Trong đó:

EXijt là giá trị xuất khẩu của quốc gia i (Nhật

Bản) sang quốc gia j (quốc gia nhập khẩu) tại

năm t;

GDPit là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia

i (Nhật Bản) tại năm t;

GDPjt là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia

j (quốc gia nhập khẩu) tại năm t;

POPit là dân số của quốc gia i (Nhật Bản) tại

năm t;

POPjt là dân số của quốc gia j (quốc gia nhập

khẩu) tại năm t;

DISTij là khoảng cách giữa thủ đô của quốc

gia i (Nhật Bản) và thủ đô của quốc gia j

(quốc gia nhập khẩu);

Landlockj là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu

quốc gia j (quốc gia nhập khẩu) không giáp

biển, nhận giá trị bằng 0 nếu quốc gia j (quốc

gia nhập khẩu) giáp biển;

Opennessjt là độ mở thương mại của quốc gia

j (quốc gia nhập khẩu) tại năm t;

IPRj là chỉ số IPR của quốc gia j (quốc gia

nhập khẩu) tại năm t;

eijt là sai số.

Để phân tích tác động của việc tăng cường

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc gia

nhập khẩu phân theo trình độ phát triển kinh

tế đối với xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản,

nhóm tác giả đã cho biến giả về trình độ phát

triển kinh tế tương tác với biến IPR. Vì vậy,

công thức (1) được viết lại như sau:

lnEXijt = β0+β1ln(GDPit*GDPjt)+

β2ln(POPit*POPjt) + β3lnDISTij + β4Landlockj

+ β5Opennessjt + β6IPR jt*D1 + β7IPR jt*D2 +

β8IPR jt*D3 + eijt (2)

Trong mô hình trên, D1 là biến giả, bằng 1

nếu quốc gia nhập khẩu thuộc nhóm nước có

mức thu nhập cao, bằng 0 trong trường hợp

quốc gia nhập khẩu không thuộc nhóm nước

có mức thu nhập cao; D2 là biến giả, bằng 1

Page 203: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

203

nếu quốc gia nhập khẩu thuộc nhóm nước có

mức thu nhập trung bình, bằng 0 trong trường

hợp quốc gia nhập khẩu không thuộc nhóm

nước có mức thu nhập trung bình; D3 là biến

giả, bằng 1 nếu quốc gia nhập khẩu thuộc

nhóm nước có thu nhập thấp, bằng 0 trong

trường hợp quốc gia nhập khẩu không thuộc

nhóm nước có mức thu nhập thấp.

Phương pháp ước lượng

Cho đến nay, mô hình hiệu ứng cố định hoặc

hiệu ứng ngẫu nhiên được sử dụng khá phổ

biến trong thực tế. Tuy nhiên, cả hai mô hình

này đều có hạn chế nhất định. Cụ thể, mô

hình hiệu ứng ngẫu nhiên giả định rằng không

có hiện tượng tương quan giữa các biến giải

thích và sai số, trong khi đó mô hình hiệu ứng

cố định lại loại bỏ những biến có giá trị không

thay đổi theo thời gian một cách mặc nhiên.

Do đó, Hausman và Taylor (1981) đã đưa ra

một phương pháp ước lượng để khắc phục

hạn chế của cả hai phương pháp nói trên.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng

phương pháp ước lượng Hausman-Taylor đối

với bộ số liệu hỗn hợp thu thập được.

Nguồn số liệu

Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng số

liệu hỗn hợp gồm 108 quốc gia trong khoảng

thời gian 19 năm, từ năm 1995 đến năm 2013.

Số liệu về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu được

thu thập từ bộ cơ sở dữ liệu UN Comtrade của

Liên Hiệp quốc. Số liệu về GDP và dân số

được trích từ bộ cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ

quốc tế (IMF). Số liệu về khoảng cách về mặt

địa lý giữa các quốc gia được thu thập từ địa

chỉ vi.thetimenow.com. Số liệu về chỉ số IPR

được thu thập từ tổ chức Heritage. Biến giả về

vị trí địa lý giáp biển của các quốc gia được

xây dựng dựa trên thông tin thu thập từ the

Economist Intelligence Unit. Các biến giả về

trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia phân

theo mức thu nhập được xây dựng căn cứ theo

phân loại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU

Kết quả hồi quy theo phương pháp Hausman-

Taylor đối với phương trình (1) được trình

bày trong Bảng 1. Kết quả trong Bảng 1 cho

thấy GDP có tác động tích cực tới xuất khẩu

của Nhật Bản. Cụ thể, 1% tăng lên trong tích

số giữa GDP của Nhật Bản và GDP của nước

nhập khẩu làm tăng xuất khẩu của Nhật Bản

lên 0,803%.

Hệ số của biến giải thích lnPOPit*POPjt mang

giá trị âm và có ý nghĩa ở mức 0,01. Như

vậy, quy mô dân số có tác động nghịch chiều

tới xuất khẩu của Nhật Bản. Cụ thể, nếu tích

số giữa dân số của Nhật Bản và dân số của

nước nhập khẩu tăng lên 1% thì xuất khẩu của

Nhật Bản giảm 1,301%.

Khoảng cách giữa thủ đô của Nhật Bản và thủ

đô của nước nhập khẩu có tác động bất lợi tới

hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, hệ số của biến

khoảng cách mang giá trị âm với mức ý nghĩa

0,05. Tương tự như vậy, vị trí không giáp

biển của quốc gia nhập khẩu là một rào cản

đối với xuất khẩu của Nhật Bản khi kết quả

hồi quy cho thấy hệ số của biến giả LOCKj

mang giá trị âm.

Biến OPENjt có hệ số dương và có ý nghĩa ở

mức 0,01. Điều này là phù hợp vì độ mở

thương mại có tác động tích cực tới xuất

khẩu. Cụ thể, 1% tăng lên về độ mở thương

mại của nước nhập khẩu làm xuất khẩu của

Nhật Bản tăng 0,928%.

Biến được quan tâm nhất trong mô hình - biến

IPR có hệ số dương, tuy nhiên không có ý

nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy, kết quả này

cho thấy sự tác động không rõ rệt của việc

đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước

ngoài đối với xuất khẩu của Nhật Bản.

Để phân tích tác động của bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ ở các quốc gia nhập khẩu với

những trình độ phát triển kinh tế khác nhau,

tác giả đã cho biến giả về trình độ phát triển

kinh tế tương tác với biến IPR. Kết quả hồi

quy theo phương pháp Hausman-Taylor đối

với phương trình (2) được trình bày trong

Bảng 2.

Page 204: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

204

Theo Bảng 2, hệ số của các biến GDP, dân số,

khoảng cách và độ mở của nền kinh tế mang

dấu như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê. Tuy

nhiên, đối với biến IPR, kết quả ước lượng

thay đổi tùy theo trình độ phát triển kinh tế

của nước nhập khẩu. Đối với nhóm nước có

mức thu nhập cao, ước lượng mang giá trị

dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Vì

vậy, giá trị dương của các ước lượng phản

ánh tác động không rõ rệt của bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ tới xuất khẩu của Nhật Bản

sang nhóm nước này. Ngược lại, đối với

nhóm nước có mức thu nhập trung bình, hệ số

của biến IPR*D2 mang giá trị âm nhưng

không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có

tác động không rõ rệt đối với xuất khẩu của

Nhật Bản sang nhóm nước có mức thu nhập

trung bình. Ngược lại, đối với nhóm nước có

mức thu nhập thấp, sự gia tăng bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ làm giảm xuất khẩu của Nhật

Bản. Cụ thể, với mức ý nghĩa 0,01, nếu chỉ số

IPR ở các nước thuộc nhóm nước có mức thu

nhập thấp tăng 1% thì xuất khẩu của Nhật

Bản giảm 0,004%. Kết quả này khẳng định sự

chi phối của hiệu ứng quyền lực thị trường

khi Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa sang nhóm

nước có mức thu nhập thấp.

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử

dụng mô hình gravity để xem xét tác động

của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất

khẩu của Nhật Bản. Kết quả ước lượng theo

phương pháp Hausman-Taylor cho thấy

những vấn đề sau:

Thư nhất, khi xem xét tác động của bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ đối với các quốc gia nói

chung, hệ số của biến IPR mang dấu dương

nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả

này cho thấy, sự tăng cường bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động không rõ

rệt đối với xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản.

Bảng 1. Kết quả hồi quy theo phương pháp Hausman-Taylor

Biến giải thích Hệ số Kiểm định z Xác suất

Hệ số chặn -14,960**

-3,64 0,000

ln(GDPit*GDPjt) 0,803**

32,68 0,000

ln(POPit*POPjt) -1,301**

-10,45 0,000

lnDISTij -1,881*

-2,17 0,030

Landlockj -1,817* -2,18 0,029

Opennessjt 0,928**

9,46 0,000

IPRjt 0,001 1,01 0,315

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Ghi chú: * Mưc ý nghĩa 0,05; ** Mưc ý nghĩa 0,01.

Bảng 2. Kết quả hồi quy theo phương pháp Hausman-Taylor

– Phân theo trình độ phát triển kinh tế Biến giải thích Hệ số Kiểm định z Xác suất

Hệ số chặn 13,570** -3,38 0,001

ln(GDPit *GDPjt) 0,767** 29,03 0,000

ln(POPit* POPjt) -1,359** -11,30 0,000

lnDISTij -1,902* -2,24 0,025

Landlockj -1,810 -2,15 0,032

Opennessjt 0,891** 9,01 0,000

IPRjt*D1 0,001 0,91 0,364

IPRjt*D2 -0,001 -0,93 0,354

IPRjt*D3 -0,004** -2,93 0,003

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Ghi chú: * Mưc ý nghĩa 0,05; ** Mưc ý nghĩa 0,01

Page 205: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

205

Thư hai, để phân tích tác động của việc tăng

cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc

gia nhập khẩu phân theo trình độ phát triển

kinh tế đối với xuất khẩu hàng hóa của Nhật

Bản, nhóm tác giả đã cho biến giả về trình độ

phát triển kinh tế tương tác với biến IPR. Kết

quả ước lượng cho thấy, việc đẩy mạnh bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nhóm nước có mức

thu nhập cao có tác động tích cực (nhưng

không có ý nghĩa thống kê) đối với xuất khẩu

của Nhật Bản. Đối với nhóm nước có mức thu

nhập trung bình, sự gia tăng bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ ở nước nhập khẩu làm giảm

(nhưng không có ý nghĩa thống kê) xuất khẩu

của Nhật Bản. Trong trường hợp nhóm nước có

thu nhập thấp, 1% tăng lên về chỉ số IPR dẫn tới

0,004% sụt giảm trong xuất khẩu của Nhật Bản.

Như vậy, hiệu ứng quyền lực thị trường đã chi

phối khi nhóm nước có mức thu nhập thấp gia

tăng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp của Nhật Bản, kết quả

nghiên cứu cho thấy, các nỗ lực nhằm gia

tăng quy mô GDP, tăng cường mở cửa

thương mại tại các quốc gia nhập khẩu đóng

vai trò cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu của

Nhật Bản sang phần còn lại của thế giới. Đặc

biệt các nỗ lực này cần được thực hiện tích

cực hơn đối với nhóm nước có mức thu nhập

thấp để hạn chế tác động tiêu cực của hiệu

ứng quyền lực thị trường.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Anderson, J. E. (1979), A Theoretical for the

Gravity Equation, The American Economic

Review 69 (1): 106-116.

2. Bergstrand, J. H. (1985), The Gravity Equation

in International Trade: Some Microeconomic

Foundations and Empirical Evidence, The Review

of Economics and Statistics 67 (3): 474-481.

3. Falvey, R., Foster, N. và Greenaway, D. (2009),

Trade, Imitative Ability and Intellectual Property

Rights, Review of World Economics 145: 373-404.

4. Ferrantino, M. J. (1993), The Effect of

Intellectual Property Rights on International Trade

and Investment, Weltwirtschaftliches Archiv 129

(2): 300-331. 5. Fink, C., và Primo-Braga, C. A. (2005), How

Stronger Protection of Intellectual Property Rights

Affects International Trade Flows, Intellectual

Property and Development: Lessons from Recent

Economic Research, eds. Fink, C. and Maskus, K.

E., 19-40, Washington, D. C., The International

Bank for Reconstruction and Development/ The

World Bank.

6. Hausman, J. và Taylor, W. (1981), Panel Data

and Unobservable Individual Effects,

Econometrica 49 (6): 1377-1398.

7. Linnemann, H. (1966), An Econometric Study

of International Trade Flows, Amsterdam: North-

Holland.

8. Poyhonen, P. (1963), An Alternative Model for

the Volume of Trade between Countries,

Weltwirtschaftliches Archiv 90: 93-99.

9. Rafiquzzaman, M. (2002), The Impact of Patent

Rights on International Trade: Evidence from

Canada, Canadian Journal of Economics 35 (2):

307-330.

10. Seyoum, B. (1996), The Impact of Intellectual

Property Rights on Foreign Direct Investment,

Columbia Journal of World Business 31: 51-59.

11. Smith, P. J. (1999), Are Weak Patent Rights a

Barrier to US Exports?, Journal of International

Economics 48: 151-177.

12. Smith, P. J. (2001), How do Foreign Patent

Right Affect U.S. Exports, Affiliate Sales, and

Licenses?, Journal of International Economics 55:

411-439.

13. Tinbergen, J. (1962), Shaping the World

Economy: Suggestions for an International

Economic Policy, New York: The Twentieth

Century Fund.

14. Wang, C., Wei, Y. và Liu, X. (2010),

Determinants of Bilateral Trade Flows in OECD

Countries: Evidence from Gravity Panel Data

Models, The World Economy 33 (7): 894-915.

Page 206: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Khánh Doanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 201 - 206

206

SUMMARY

IMPACTS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS PROTECTION ON

JAPAN’S COMMODITY EXPORTS: A HAUSMAN -TAYLOR APPROACH

Nguyen Khanh Doanh*, Pham Thuy Linh College of Economics and Business Administration - TNU

This study uses the Hausman-Taylor analysis to analyze the impacts of intellectual property rights

protection on Japan’s commodity exports. The major findings of the paper are summarized as

follows: First, in general, stronger protection of intellectual property rights in foreign countries has

no statistically significant effect on Japan’s commodity exports. Second, increased protection of

intellectual property rights in foreign countries generates positive (but statistically significant)

effects on Japan’s commodity exports to high – income countries, however, has negative effects on

Japan’s commodity exports to low - income countries. In addition, stronger protection of

intellectual property rights in foreign countries generates negative (but statistically insignificant)

effects on Japan’s commodity exports to middle – income countries. The findings have

implications for increasing GDP, and accelerating trade openness in importing countries so as to

boost Japan’s commodity exports to the rest of the world.

Keywords: intellectual property rights protection, gravity model, Hausman-Taylor estimator,

exports, Japan

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

*Tel: 0977 242268; Email: [email protected]

Page 207: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

12

207

CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ PHÊ DUYỆT HÀNH CHÍNH HOA KỲ VÀ TRUNG QUÔC -

MỘT SÔ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM

Nguyễn Quang Hợp*, Tạ Việt Anh, Nguyễn Thị Phương Thúy Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách chế độ phê duyệt hành chính nói riêng là

nhiệm vụ quan trọng đối với mọi quốc gia, để tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Hoa Kỳ

và Trung Quốc là hai cường quốc số một và số hai thế giới về kinh tế. Những thành công của hai

quốc gia này có sự đóng góp rất lớn của cải cách nền hành chính nhà nước. Bài viết này chủ yếu

tổng kết những kinh nghiệm của hai nước trong thực hiện cải cách quy trình phê duyệt hành chính,

từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ khóa: Cải cách, phê duyệt, hành chính, Hoa Kỳ, Trung Quôc

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kể từ sau đổi mới (1986) đến nay, Việt Nam

luôn xác định cải cách nền hành chính nhà

nước là nhiệm vụ quan trọng. Ở Việt Nam

khái niệm hành chính công chỉ thực sự xuất

hiện sau khi đã thực hiện chuyển đổi mô hình

quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa. Nền hành chính Việt Nam là nền

hành chính vừa vận hành, vừa tìm tòi học hỏi

và rút kinh nghiệm. Vì vậy, cải cách chế độ

phê duyệt hành chính cũng là quá trình vừa

làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm. Trải

qua gần 30 năm vận hành, cải cách và hoàn

thiện, nhưng nền hành chính vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu ngày càng cao của phát

triển kinh tế xã hội. Do đó, việc học hỏi

những kinh nghiệm thực tế từ bên ngoài, nhất

là từ các nước đã thực hiện thành công về cải

cách hành chính là rất quan trọng. Qua đó,

giúp cho Việt Nam định hướng cũng như thực

hiện tốt hơn công cuộc cải cách của mình.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập thông tin

Các thông tin tài liệu sử dụng chủ yếu trong

bài báo này là các báo cáo, các tài liệu thứ cấp

đã công bố của các tác giả nghiên cứu trước

đó. Các tài liệu này được thu thập qua các tạp

chí, sách báo và mạng thông tin tri thức Trung

Quốc (CNKI).

* Tel: 0913 033551, Email: [email protected]

Phương pháp phân tích thông tin

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương

pháp so sánh để phân tích tài liệu. Tác giả

trên cơ sở nghiên cứu những bài học kinh

nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó

đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong việc

thực hiện cải cách chế độ phê duyệt hành

chính nhà nước.

CAI CÁCH QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT

HANH CHÍNH CỦA HOA KỲ

Bối cảnh cải cách quy trình phê duyệt hành

chính của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện kiểm soát nền kinh

tế từ khoảng thế kỷ 19. Đầu tiên là từ lĩnh vực

đường sắt và dần dần được thực hiện đến các

lĩnh vực khác. Các thể chế hành chính đặc

biệt được thiết lập trên căn cứ pháp luật và

các yêu cầu về mọi mặt của hoạt động kinh tế,

để tiến hành kiểm soát nền kinh tế. Vào

những năm 70 của thế kỷ 20, hoạt động quản

lý của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các hành vi

của cá nhân, hoạt động kinh tế của các doanh

nghiệp cũng như hoạt động của các cơ quan

chính phủ đã đạt đến cao trào. Rất nhiều học

giả và chính trị gia cho rằng, quá nhiều quản

chế sẽ ảnh hưởng đến tự do của doanh nghiệp

và cá nhân, ảnh hưởng đến tinh thần của nhà

doanh nghiệp; quá nhiều quản chế thường hy

sinh lợi ích xã hội, bảo hộ lợi ích của giới

lũng đoạn, bảo hộ lợi ích nhóm; quá nhiều

quản chế không phù hợp với tinh thần của

Page 208: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

208

pháp trị; quá nhiều quản chế sẽ hạn chế động

lực phát triển kinh tế của Hoa Kỳ [1]. Dưới

tác động của lý luận “nới lỏng quản lý”, bắt

đầu từ những năm 70, chính phủ Hoa Kỳ tiến

hành cải cách, nới lỏng các quy định. Các thủ

tục hành chính được cắt giảm với quy mô lớn,

tiến hành từng bước đơn giản quy trình phê

duyệt. Quá trình cải cách này đã xuất hiện

một số hiệu ứng tiêu cực, nhưng tổng thể mà

nói, hiệu quả của nó thì rất rõ ràng. Những năm

90 của thế kỉ 20, nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục

phát triển cao độ. Trong đó “nới lỏng quản lý”,

cải cách chế độ phê duyệt hành chính là một

trong những tác nhân quan trọng.

Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, khi

Chính phủ tham gia quản lý quá nhiều, các

thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp sẽ

không có lợi cho phát triển kinh tế. Nhưng

cũng không thể nói, Chính phủ quản lý càng ít

càng tốt và tốt nhất là không quản lý gì cả. Ở

đây chỉ có thể nói, Chính phủ tham gia quản

lý một cách phù hợp, các thủ tục hành chính

gọn nhẹ, hiệu quả, thì có thể giải phóng được

sức sản xuất, đồng thời có thể hạn chế những

hành vi không phù hợp với luật pháp trong

lĩnh vực kinh tế.

Phương thức thực hiện cải cách quy trình

phê duyệt hành chính của Hoa Kỳ

Thư nhất, mạnh dạn thực hiện phân quyền

trong phê duyệt hành chính. Để giải quyết

tình trạng Chính phủ tham gia quản lý quá

nhiều, đầu tiên Chính phủ thực hiện cắt giảm

quy mô lớn các thủ tục hành chính, sau đó

tiến hành ủy thác một số phê duyệt hành

chính cho thị trưởng và các tổ chức xã hội

nghề nghiệp đảm nhận.

Thư hai, tập trung vào phân tích chi phí - hiệu

quả của phê duyệt hành chính. Trong quá

trình xây dựng các thủ tục hành chính, Chính

phủ Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến phân

tích giá thành và hiệu quả, lấy đó làm một

trong các tiêu chuẩn.

Thư ba, phân phối hợp lý, điều chỉnh phê

duyệt hành chính. Với mục tiêu tạo ra sự

tương tác hợp lý giữa hoạt động hành pháp và

thị trường, trong quá trình cải cách, Hoa Kỳ

không tiến hành cắt giảm thủ tục hành chính

một cách mù quáng, mà thực hiện “có giảm

có tăng”. Một mặt, Chính phủ bãi bỏ có chọn

lọc những quy định không phù hợp, mặt khác

xây dựng các quy định mới để quản lý những

mặt còn khiếm khuyết của thị trường, qua đó

thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Bôn là, căn cứ vào trình tự pháp luật để xây

dựng thủ tục hành chính, dựa vào luật pháp để

chuẩn hóa các hành vi phê duyệt hành chính.

Năm là, chuẩn hóa quy trình phê duyệt, bảo

đảm việc phê duyệt được công khai, công

bằng và công chính. Chính phủ Hoa Kỳ xây

dựng chế độ công khai thông tin của Chính

phủ, chế độ lắng nghe ý kiến của người dân,

cơ chế giải thích rõ lý do ban hành thủ tục

hành chính [2].

Những thành công trong cải cách quy trình

phê duyệt hành chính của Hoa Kỳ

Việc nước Mỹ nới lỏng chế độ quản lý nền

kinh tế đạt được những thành tựu xã hội đáng

kể: Thứ nhất, chi phí của các doanh nghiệp về

cơ bản đã giảm, đặc biệt là trong ngành hàng

không, chứng khoán, xe tải, điện tín, đường

sắt vv… Thứ hai, nhiều dịch vụ chăm sóc

khách hàng đã có bước phát triển nhảy vọt,

đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về giá

cả và chất lượng sản phẩm. Thứ ba, chất

lượng dịch vụ không những không bị giảm

sút mà còn không ngừng được nâng cao. Thứ

tư, lợi nhuận các doanh nghiệp không ngừng

được tăng lên. Do áp lực của tính cạnh tranh,

các doanh nghiệp đã cắt giảm nhân viên, đồng

nghĩa với việc giảm tải các chi phí. Bên cạnh

đó, việc cắt giảm các cơ chế quản lý đã tạo cơ

hội cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội mở

rộng phạm vi đầu tư và kinh doanh thêm các

lĩnh vực khác, tài sản và các nguồn tài nguyên

được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn, các

doanh nghiệp nâng cao tổng thu nhập một

cách đáng kể.

Page 209: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

12

209

CAI CÁCH QUY TRÌNH THỦ TỤC HANH

CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC

Bối cảnh cải cách quy trình phê duyệt hành

chính của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chế độ phê duyệt hành chính

hình thành từ đầu những năm 50 của thế kỷ

20, là sản phẩm của chế độ kinh tế kế hoạch.

Rõ ràng chế độ này đã phát huy tác dụng tích

cực trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế

Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với sự thành

lập nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,

mức độ thị trường hóa không ngừng nâng

cao, làm cho chế độ phê duyệt hành chính bộc

lộ nhiều nhược điểm, khó có thể đáp ứng nhu

cầu mới của sự phát triển kinh tế trong và

ngoài nước. Ví dụ, phạm vi phê chuẩn hành

chính quá rộng, quy trình phê chuẩn hành

chính quá rườm rà và phức tạp, tiêu chí phê

chuẩn thậm chí không có quy tắc rõ ràng và

nhiều vấn đề khác. Do đó, ngày 27/08/2003

tại kỳ họp thứ IV Ủy ban Thường vụ của Đại

hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X đã

thông qua “Luật cấp phép hành chính của

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tháng 8

năm 2008, cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại

Bắc Kinh về công tác cải cách chế độ phê

chuẩn hành chính của Quốc vụ viện với các

Bộ trưởng đã được diễn ra. Tại cuộc họp, các

thành viên đã xem xét thông qua vấn đề: “Đối

với ý kiến về tiếp tục đi sâu thúc đẩy công tác

cải cách chế độ phê chuẩn hành chính”[3],

xác định rõ ràng thúc đẩy hơn nữa mục tiêu

tổng thể và tư tưởng của cải cách chế độ phê

chuẩn hành chính, đề xuất thúc đẩy hơn nữa

yêu cầu cụ thể công việc và nhiệm vụ chủ yếu

của công cuộc cải cách chế độ phê chuẩn

hành chính.

Các giai đoạn của cải cách phê duyệt hành

chính Trung Quốc

Công cuộc cải cách chế độ phê chuẩn hành chính

Trung Quốc có thể chia làm bốn giai đoạn:

Giai đoạn một, từ những năm 70 của thế kỷ

20 cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20.

Trọng tâm cải cách ở giai đoạn này gồm 2

nhiệm vụ chính. Thứ nhất là vực dậy doanh

nghiệp. Nội dung chính triển khai ở giai đoạn

này là Chính phủ trao quyền cho doanh

nghiệp. Đặc trưng của nó là tách nhiệm vụ

quản lý nhà nước với quản lý hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai là

huy động sự tích cực của địa phương. Chính

quyền Trung ương tiến hành trao quyền cho

chính quyền địa phương, điều chỉnh quyền

phê duyệt hành chính của chính phủ Trung

ương theo hướng trước kia tất cả do Trung

ương phê duyệt thì nay phân cấp cho chính

quyền địa phương thực hiện.

Giai đoạn hai, từ năm 1992 đến năm 1997.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề rõ

việc thiết lập mục tiêu của hệ thống kinh tế thị

trường xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu đó đòi

hỏi Chính phủ phải làm rõ vai trò của hệ

thống kinh tế thị trường. Nội dung là phải căn

cứ vào yêu cầu của hệ thống kinh tế thị

trường để thực hiện cải cách như tăng khả

năng kiểm soát vĩ mô, tăng chức năng quản lý

xã hội, giảm việc phê duyệt cụ thể đối với

doanh nghiệp. Làm cho doanh nghiệp thích

ứng với các đòi hỏi của thị trường, tự chủ

kinh doanh hợp pháp, tự chủ tài chính, tự chủ

phát triển, tự điều tiết sản xuất… Thiết lập địa

vị pháp nhân của doanh nghiệp, trao trả quyền

tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiêp.

Năm 1993 ban hành “ Luật Công ty”, đại đa

số doanh nghiệp nhà nước từng bước chuyển

thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Đặc trưng

cải cách giai đoạn này là hợp lý hóa các mối

quan hệ giữa Chính phủ và Doanh nghiệp.

Giai đoạn ba, từ năm 1998 đến năm 2001.

Cuộc cải cách ở giai đoạn này bắt đầu từ đặc

khu kinh tế Thâm Quyến và các đặc khu khác.

Năm 1998, Thành phố Thâm Quyến ban hành

“Phương án cải cách chế độ phê duyệt hành

chính của thành phố Thâm Quyến” để xác

định các nguyên tắc cơ bản và các biện pháp

cụ thểthực hiện cải cách chế độ phê duyệt

hành chính một cách toàn diện. Một số tỉnh

khác cũng thực hiện ngay sau đó. Trọng tâm

cải cách giai đoạn này là đơn giản hóa các hạng

mục phê duyệt hành chính, xây dựng quy chuẩn

của trình tự phê duyệt, quy định thời hạn phê

Page 210: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

210

duyệt, công khai nội dung phê duyệt và thành

lập hệ thống dịch vụ hành chính…

Giai đoạn thứ tư, từ 2001 đến nay. Để giải

quyết mẫu thuẫn giữa cơ chế thị trường ngày

càng phát triển với phương thức phê duyệt

hành chính không còn phù hợp. Công cuộc

cải cách toàn diện chế độ phê duyệt hành

chính đã được đưa vào chương trình nghị sự

của Chính phủ. Tháng 9 năm 2001, Quốc vụ

viện Trung Quốc đã thành lập tổ lãnh đạo

công tác cải cách chế độ phê duyệt hành

chính nhằm thúc đẩy toàn diện công cuộc cải

cách. Cùng trong năm đó, Trung Quốc chính

thức gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế,

điều này đã có tác động trực tiếp đến chế độ

phê duyệt hành chính ban đầu. Đặc điểm chủ

yếu của giai đoạn này là chú trọng đến nghiên

cứu lý luận, lấy sáng kiến đổi mới chế độ phê

duyệt làm mục tiêu chủ yếu của cải cách. Từ

01/7/2004 thực thi “Luật cấp phép hành

chính” nhằm đưa chế độ phê duyệt hành

chính của Trung Quốc hướng tới tiêu chí

trọng tâm là chế độ hóa, quy phạm hóa và

pháp trị hóa.

Những thành công của cải cách quy trình

phê duyệt hành chính của Trung Quốc

Trong quá trình cải cách, chế độ phê duyệt

hành chính Trung Quốc đã đạt được những

tiến bộ sau:

Thư nhất, số lượng hạng mục phê duyệt giảm

đáng kể. Tính đến 5/2004, Quốc vụ viện trong

ba lần tuyên bố đã hủy bỏ được 1806 hạng

mục phê duyệt hành chính, chiếm 50,1% tổng

số hạng mục. Phân cấp quản lý cho cấp dưới

46 hạng mục. Đệ trình Ủy ban Thường vụ

Quốc hội sửa đổi 9 điều luật bất hợp lý, bãi

bỏ 7 hạng mục phê duyệt hành chính, thay đổi

phương thức quản lý 2 hạng mục... Thông qua

cắt giảm hạng mục phê duyệt đã có, kiềm chế

phát sinh phê duyệt hạng mục mới, đã làm

cho tổng số hạng mục phê duyệt hành chính

của Trung Quốc giảm đáng kể.

Thư hai, đã có sự chuyển biến chức năng

Chính phủ. Cùng với việc điều chỉnh, sửa đổi

các hạng mục phê duyệt, trao lại cho doanh

nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ

chức trung gian những hạng mục phê duyệt

mà Chính phủ không cần thiết phải đảm nhận,

đã tác động cơ bản đến việc phân phối các

nguồn lực trong cơ chế thị trường, tạo ra sự

chuyển biến trong chức năng của Chính phủ.

Hiện nay, vai trò của Chính phủ trên thực tế

đã khắc phục được những hiện tượng như

“việt vị”, “sai vị trí”, “thiếu vị trí”.

Thư ba, trong vận hành phương thức phê

duyệt hành chính đã có những sáng kiến trọng

điểm. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã

thành lập trung tâm dịch vụ phê duyệt hành

chính, có nơi gọi là trung tâm dịch vụ hành

chính. Ngoài ra, chính quyền địa phương đã

mạnh dạn thúc đẩy phương thức phê duyệt

điện tử, phát triển phê duyệt trên mạng. Đa

phần các bộ ban ngành và chính quyền các

địa phương trong công cuộc cải cách phê

duyệt hành chính đã thiết lập chế độ cam kết

dịch vụ và chế độ công khai các hạng mục

phê duyệt, hướng tới công khai cho xã hội các

chứng cứ của phê duyệt hành chính của hạng

mục, tiêu chí phê duyệt, trình tự thủ tục phê

duyệt, thời hạn phê duyệt, tinh thần và ý thức

phục vụ. Thực hiện triệt để từ ý thức “Quyền

lực” hướng tới “Quyền hạn và trách nhiệm

thực thi lời hứa, đồng thời để xã hội giám

sát”. Cách làm này đã thu được thành quả

nhất định” [3].

Thư tư, công cuộc kiến thiết chế độ phê duyệt

mới đã thu được thành tựu quan trọng. “Luật

cấp phép hành chính” đã được ban hành và

thu được tiến bộ đáng kể. Đồng thời, văn

phòng tổ lãnh đạo cải cách chế độ phê duyệt

hành chính Quốc vụ viện đã xây dựng “Ý

kiến về cải cách chế độ phê duyệt hành

chính”, “Một số câu hỏi về thực hiện năm

nguyên tắc triệt để cần nắm vững của cải cách

chế độ phê chuẩn hành chính”, “Ý kiến về

làm tốt công tác xử lý và giám sát hạng mục

phê duyệt”, “Ý kiến về làm tốt công tác phê

duyệt hành chính sau khi điều chỉnh”, “Ý kiến

thúc đẩy hơn nữa của công cuộc cải cách chế

độ phê duyệt hành chính”… cùng với 30 quy

Page 211: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

12

211

định chính sách và các văn kiện liên quan.

Xác định rõ ràng nguyên tắc chỉ đạo công

cuộc cải cách. Ý tưởng cơ bản đó là mục tiêu

công việc và chu toàn trong phương pháp, đối

với các vấn đề trọng yếu liên quan luôn đề ra

phương pháp giải quyết cụ thể, phát huy tác

dụng tiêu chí và chỉ đạo trọng tâm của tiến

trình cải cách.

MỘT SỐ BAI HỌC KINH NGHIỆM CHO

CAI CÁCH QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT

HANH CHÍNH CHO VIỆT NAM

Từ nghiên cứu những bài học kinh nghiệm

trong cải các quy trình phê duyệt hành chính

của Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả đã rút ra

một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

như sau:

Thư nhất, cải cách quy trình phê duyệt hành

chính phải được thực hiện đồng bộ từ Trung

ương đến địa phương. Trung ương thống nhất

chỉ đạo về mục tiêu và hình thức thực hiện, các

địa phương căn cứ vào sự chỉ đạo của Trung

ương để xây dựng chương trình hành động và

có gắn với điều kiện thực tế của địa phương.

Thư hai, tăng cường tính khoa học trong lập

kế hoạch và quyết sách về phê duyệt hành

chính.Trong quá trình cải cách cần phải được

thực hiện trên cơ sở khoa học, có sự tham gia

của các chuyên gia, các nhà khoa học.

Thư ba, cải cách quy trình phê duyệt hành

chính phải được tiến hành trên cơ sở pháp

luật. Cải cách quy trình phê duyệt hành chính

không phải là hành vi “tự điều chỉnh” đơn

thuần của các cơ quan hành chính. Đối với

mục tiêu, phạm vi, phương thức của cải cách

đều phải lấy pháp luật để chuẩn hóa, điều

chỉnh và giám sát. Ngoài ra, để cải cách và

hoàn thiện chế độ phê duyệt hành chính, cũng

cần thiết phải hoàn thiện chế độ pháp luật.

Thư tư, phát huy vai trò của các tổ chức trung

gian. Chính phủ không thể thực hiện được tất

cả các khâu của quản lý xã hội và kinh tế. Do

đó, cần phải xây dựng và kiện toàn các tổ

chức xã hội trung gian, để các tổ chức xã hội

và nghề nghiệp này đảm nhận một bộ phận

của chức năng quản lý xã hội, từng bước thực

hiện chuyển biến chức năng của Chính phủ.

Thư năm, tích cực thực hiện rà soát, điều

chỉnh, cắt giảm thủ tục hành chính, nghiên

cứu xây dựng các mô hình phê duyệt hành

chính phù hợp hiệu quả. Quá trình rà soát này

không chỉ là việc cắt giảm thủ tục hành chính,

điều quan trọng nhất là phải tìm ra những thủ

tục rườm rà không hợp lý để có thể điều

chỉnh, loại bỏ hoặc bổ sung các quy định mới

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Mao Thọ Long. So sánh cải cách chế độ phê

duyệt hành chính Trung – Mỹ. Tư vấn quyết sách

An Huy. 2001. Trang 18

2. Ô Húc Đông, Lí Vinh. Cải cách chế độ phê

duyệt hành chính Hoa Kỳ và gợi ý cho Trung

Quốc. Tập san khoa học – Trường Đại học phát

thanh truyền hình An Huy. 2008. Kì I

3. Tôn Thọ Sơn. Một vài suy nghĩ đối với cải cách

chế độ phê duyệt hành chính. Tập san khoa học

Học viện hành chính quốc gia. 2009. Trang 4-8

Page 212: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Quang Hợp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 207 – 212

212

SUMMARY

REFORM OF THE ADMINISTRATIVE APPROVAL PROCESS IN THE

UNITED STATES AND CHINA SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM

Nguyen Quang Hop*, Ta Viet Anh, Nguyen Thi Phuong Thuy College of Economics and Business Administration - TNU

Reforming of the public administration in general and the administrative approval regime in

particular is an important task for all countries to create motivation for social and economic

development. The United States and China have been ranked the first and the second in the world

in terms of economic growth. The reform of state administration has made a great contribution to

the success of these two countries. This paper mainly summarizes the experiences of the two

countries in the reform implementation of the administrative approval process, from which some

lessons have been drawn for Vietnam.

Key words: Reform, approval, administration, USA, China

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đàm Thanh Thủy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0913 033551, Email: [email protected]

Page 213: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217

12

213

CHUÔI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CHÈ THÁI NGUYÊN -

NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ngô Thị Hương Giang*

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Cây chè là một trong những cây cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là

cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên. Mặt hàng “chè Thái Nguyên” đã

trở thành một thương hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả với nước ngoài. Tuy nhiên,

trong những năm gần đây hoạt của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên vẫn còn tồn tại

nhiều bất cập từ khâu cung cấp cho đến khâu tiêu thụ do đó đã làm giảm hiệu quả trong kinh

doanh mặt hàng chè Thái Nguyên, làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng chè Thái Nguyên

trên thị trường trong nước và nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này cần phải nhìn nhận các vấn đề

còn tồn tại trong các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên.

Từ khóa: Chè, chuỗi cung ưng chè, chè Thái Nguyên, mặt hàng chè Thái Nguyên, khuyến nghị

cho mặt hàng chè Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu và rộng

hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng

đem lại không ít những thách thức, khó khăn

cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói

chung và mặt hàng chè Thái Nguyên nói

riêng. Các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ

sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm

chi phí... ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao

hơn. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì

phát triển chuỗi cung ứng chính là một trong

những giải pháp hữu hiệu vì chuỗi cung ứng

là một tập hợp các liên kết chặt chẽ của các

tác nhân trong chuỗi với nhau nhằm quản lý

các luồng hàng hóa (dịch vụ) và giá trị gia

tăng của chuỗi nông nghiệp từ đó cung cấp

cho khách hàng tốt hơn với chi phí thấp nhất

có thể.[1]

NHỮNG KẾT QUA ĐẠT ĐƯỢC TRONG

SAN XUẤT KINH DOANH MẶT HANG

CHÈ THÁI NGUYÊN

Được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, điều kiện

khí hậu và thời tiết hết sức thích hợp cho việc

phát triển cây chè, do đó cây chè đã trở thành

cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền

kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo

và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.

* Tel: 0915 215959; Email: [email protected]

“Chè Thái Nguyên” đã trở thành một thương

hiệu nổi tiếng không những trong nước mà cả

với nước ngoài. Hiện nay, Thái Nguyên là

vùng chè trọng điểm của cả nước, đứng thứ 2

sau tỉnh Lâm Đồng với diện tích chè của tỉnh

có hơn 19.100 ha, trong đó có hơn 17.000 ha

chè kinh doanh, năng suất đạt 110,97 tạ/ha,

sản lượng đạt hơn 190 nghìn tấn. Cho đến nay

tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ

trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cho ngành

chè từ khâu cung cấp giống, ứng dụng khoa

học kỹ thuật cho sản xuất đến khâu chế biến

đã làm cho diện tích, sản lượng, năng suất và

chất lượng tăng đều hàng năm góp phần làm

gia tăng giá trị sản xuất của chè cho giá trị sản

xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên (bảng

1). Bên cạnh đó, mặt hàng chè Thái Nguyên

đã xây dựng được nhãn hiệu Chè Thái

Nguyên và các thương hiệu: Chè Tân Cương,

chè La Bằng, chè Trại Cài,…nổi tiếng trong

nước và xuất khẩu. [7]

NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG

CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HANG

CHÈ THÁI NGUYÊN

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể

trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng

chè Thái Nguyên, tuy nhiên chuỗi cung ứng

mặt hàng chè Thái Nguyên còn có nhiều vấn

đề tồn tại ở các khâu, cụ thể:

Page 214: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217

214

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lương và GTSX bình quân của chè Thái Nguyên năm 2010-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh

2012/2011

So sánh

2013/2012

Giá trị % Giá trị %

1 Diện tích trồng

chè

ha 18.138 18.605 19.141 467 2,57 536 2,88

2 Diện tích chè thu

hoạch

ha 16.648 16.968 17.291 320 1,92 323 1,90

3 Sản lượng chè

búp tươi

tấn 181.024 184.886 191.878 3.862 2,13 6.992 3,78

4 Năng suất chè

búp tươi

tấn/ha 10,87 10,9 11,097 0,03 0,28 0,197 1,81

5 GTSX bq Tr.đồng/

ha

82 83 91 1 1,22 8 9,64

6 Xuất khẩu Tấn 6.926 7.023 8.100 94 1,36 1.077 15,3

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (2014)

1) Khâu sản xuất: Là vùng chè nổi tiếng của

cả nước nhưng trên thực tế người trồng chè

Thái Nguyên chưa tận dụng hết lợi thế của

mình. Việc trồng chè chủ yếu là theo hướng

hộ cá thể với diện tích trồng chè còn manh

mún, nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều

do giống chè và kỹ thuật canh tác của từng hộ

khác nhau. Đối với chè thu hoạch được do

không có điều kiện để bảo quản và giữ chè

trong một thời gian dài vì vậy phải bán ngay

kể cả khi không được giá. Chưa có sự liên kết

chặt chẽ giữa các hộ sản xuất với các DN chế

biến. Nhiều hộ chưa tuân thủ theo các tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn trong qúa trình sản xuất

và chế biến chè. Các hộ nông dân trồng chè

thì luôn phải lo lắng với hiện trạng được mùa

rớt giá, doanh nghiệp chế biến thì nguồn

nguyên liệu không ổn định cả về chất lượng

và giá cả. [3]

2) Khâu chế biến: Chế biến chè chủ yếu được

thực hiện theo phương pháp thủ công là

chính. Năm 2013, phương pháp chế biến này

chế biến khoảng 124.700 tấn chè búp tươi

chiếm khoảng 65% tổng sản lượng chè búp

của tỉnh Thái Nguyên. Chế biến công nghiệp

còn ít chủ yếu là ở các DN chế biến chè chỉ

đạt khoảng 67.160 tấn chiếm khoảng 35%

tổng sản lượng chè búp tươi và được thực

hiện chủ yếu đối với các sản phẩm chè xanh

và sản phẩm chè đen để xuất khẩu. Hoạt động

chế biến chè bằng phương pháp thủ công với

phần lớn là máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu.

Còn các dây chuyền thiết bị của hầu hết các

doanh nghiệp thiếu đồng bộ, đơn giản, chưa

được đổi mới, sản phẩm chè chưa đa dạng,

mẫu đơn giản. Các DN chưa thực sự chủ động

về nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên

liệu đầu vào còn chưa ổn định. Chi phí

nguyên liệu cao, công suất sản xuất thấp vì

không đủ nguyên liệu. [8]

3) Khâu tiêu thụ: Trong những năm qua mặt

hàng chè Thái Nguyên được tiêu thụ chủ yếu

là trong nước, năm 2013 tiêu thụ trong nước

chiếm khoảng 80% chủ yếu là chè xanh được

chế biến bằng phương pháp thủ công. (Bảng

2) Chè tiêu thụ trong nước được bán với giá

khá ổn định tuy nhiên đa phần là với mức giá

thấp chưa tương xứng với thương hiệu nổi

tiếng cả nước của chè Thái Nguyên. Giá chè

xanh ổn định, trung bình từ 150.000 - 300.000

đ/kg chè búp khô tùy theo thời vụ và vùng sản

xuất. Chỉ có một lượng nhỏ của một số vùng

chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân - TP

Thái nguyên; La Bằng - Đại Từ; Trại Cài -

Đồng Hỷ... mặt hàng chè cao cấp mới có giá

trị cao từ 600.000 - 2.500.000 đ/kg chè búp

khô. Sản phẩm chè xuất khẩu với sản lượng

xuất khẩu còn thấp chỉ chiếm khoảng hơn

20% tổng lượng chè, không chủ động được

thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài,

thiếu sản phẩm cao cấp và hệ thống quản lý

chất lượng chè đồng bộ, giá chè xuất khẩu

còn thấp, cụ thể: Chè đen từ 2,0 - 2,2

USD/kg; chè Nhật (Sen- tra) 3,2 USD/kg; chè

xanh Việt Nam 2,8 USD/kg. Trong khi đó,

giá chè xuất khẩu trung bình của Ấn Độ đạt

4,3 USD/kg, Trung Quốc đạt 3,23USD/kg;

Sri Lanka đạt 4,4USD/kg;…

Page 215: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217

12

215

Bảng 2: Tình hình tiêu thụ mặt hàng chè Thái Nguyên năm 2009-2013

Năm Tổng số

(Tấn)

Nội địa Xuất khẩu

Số lượng (tấn) % Số lượng

(tấn)

%

2009 31.813,2 25.648,2 80,6 6.165 19,4

2010 34.379,8 27.941,8 81,27 6.438 18,73

2011 36.204,8 29.278,8 80,87 6.926 19,13

2012 36.977,2 29.954,2 81 7.023 19

2013 38.375,6 30.275,6 78,9 8.100 21,1

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên(2013) và tính toán của tác giả

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong

các khâu của chuỗi cung ứng mặt hàng chè

Thái Nguyên?

Thư nhất, diện tích sản xuất chè của nhiều hộ

còn nhỏ do công tác quy hoạch và xây dựng

kế hoạch phát triển cây chè trong nhiều năm

trước đây thả nổi, thiếu quy hoạch và kế

hoạch cụ thể cho từng địa phương trong tỉnh.

Trình độ lao động ở các hộ sản xuất thấp.

Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, thiếu các

thông tin cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là

thông tin thị trường đầu ra.

Thư hai, các doanh nghiệp chế biến và tiêu

thụ chè ở Thái Nguyên hiện nay, chỉ đầu tư

vào khâu chế biến mà không liên kết với các

hộ trồng chè, nên tính chủ động về nguyên

liệu chế biến là rất thấp. Bên cạnh đó hệ

thống máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến

chè ở các doanh nghiệp hầu hết là công nghệ

cũ của Trung Quốc, Đài Loan hay Liên Xô

cũ, Việt Nam. Các doanh nghiệp còn gặp

những khó khăn về vốn: quy mô vốn nhỏ và

khó khăn trong vay vốn vì vậy việc đầu tư các

dây chuyền công nghệ hiện đại còn chưa cao

và chưa có hiệu quả.

Thư ba, mối liên kết dọc trong các khâu chưa

có hoặc nếu có thì rất ít và chưa chặt chẽ. Mối

liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu

thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền

vững. Dẫn đến trong vùng nguyên liệu vẫn

xảy ra hiện tượng “tranh mua, tranh bán” giữa

các doanh nghiệp và giữa các hộ trồng chè

khi sản lượng, giá cả trên thị trường chè có

biến động. Mối liên kết giữa các doanh

nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan

nhà nước, Hiệp hội chè chưa thực sự gắn bó

hỗ trợ lẫn nhau trong cung cấp thông tin, đề

xuất, kiến nghị, tuyên truyền quảng bá, v.v....

Thư tư, hệ thống thông tin thị trường còn

kém, chưa được cập nhật thường xuyên và

không phổ biến rộng rãi và sự chia sẻ thông

tin giữa các tác nhân trong chuỗi là rất ít và

thiếu do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động

sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè

Thái Nguyên.

MỘT SỐ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỂ GIAI

QUYẾT NHỮNG TỒN TẠI CỦA CHUỖI

CUNG ỨNG MẶT HANG CHÈ THÁI

NGUYÊN

1) Các nhà quản lý của doanh nghiệp chế

biến mặt hàng chè Thái Nguyên phải thay

đổi cách thức quản lý chuỗi cung ứng mặt

hàng chè. Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái

Nguyên chưa kết nối giữa các thành viên một

cách có hệ thống và ít tốn kém nhất, và chưa

được nhìn nhận như một hệ thống cung ứng

cho nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp

với phương pháp chế biến công nghiệp,

nguồn lực về lao động, tài chính mạnh nhất

trong các tác nhân trong chuỗi cung ứng, có

thể tạo ra những mặt hàng có giá trị cao và

xuất khẩu, do đó sẽ đóng vai trò khởi xướng

và nắm vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng

mặt hàng chè Thái Nguyên.

2) Xây dựng được cơ chế hoạt động cho

chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên.

Dựa trên những đặc điểm của hoạt động sản

xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái Nguyên

từ đó xác định được đặc điểm và quy trình

hoạt động cho chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó,

đặc biệt quan trọng đó là xây dựng được cơ

chế liên kết cho các thành viên trong chuỗi

Page 216: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217

216

đặc biệt là liên kết giữa nhà cung cấp với hộ

trồng chè, giữa hộ trồng chè với doanh nghiệp

chế biến và liên kết giữa doanh nghiệp chế

biến với nhà phân phối.

3) Áp dụng và đầu tư vào hệ thống công

nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản

xuất kinh doanh mặt hàng chè Thái

Nguyên. Sự hoàn hảo của hệ thống CNTT sẽ

hỗ trợ cho sự hoàn hảo chuỗi cung ứng thông

qua việc đảm bảo dòng chảy thông tin thông

suốt, điều này dẫn đến các quyết định trong

chuỗi cung ứng chính xác hơn. Ví dụ như:

Xây dựng hệ thống trang Web địa phương về

cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên. Cũng

như các mặt hàng trên thị trường khác hiện

nay các mặt hàng nông sản cũng được thực

hiện mua bán online. Qua các hệ thống online

như thế này thì việc gặp gỡ giữa cung và cầu

về mặt hàng chè được thực hiện một cách dễ

dàng và hiệu quả hơn. Người nông dân trồng

chè có thể rao bán sản phẩm của mình như

chè tươi, chè búp khô và những người có nhu

cầu cũng có thể đặt mua. Đặc biệt là mặt hàng

chè tươi cũng giống như các mặt hàng nông

sản khác là mặt hàng ngắn ngày do đó việc

thực hiện trang web để phục vụ tại địa

phương sẽ làm cho các thương vụ mua bán

trở nên thuận lợi hơn.

4) Tăng cường vai trò của Hiệp hội chè Thái

Nguyên. Ở Việt Nam, vai trò của các hiệp hội

ngành nghề nói chung và Hiệp hội chè Thái

Nguyên nói riêng rất mờ nhạt, chỉ mang tính

hình thức. Các thành viên tham gia vào Hiệp

hội không được lợi ích gì, cũng không bị

trừng phạt gì khi vi phạm các nguyên tắc đã

được đề ra. Đó là do thiếu những quy định

luật pháp phù hợp cho việc xây dựng và phát

triển các hiệp hội nói chung. Nhà nước phải

điều chỉnh các chính sách để tạo điều kiện

phát triển hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội có

thể điều tiết được mức sản lượng bán ra trên

thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho người

nông dân và kiểm soát được chất lượng sản

phẩm đầu ra để có thể đáp ứng được tiêu

chuẩn của các thị trường khó tính. Bên cạnh

đó, trong Hiệp hội chè tỉnh Thái Nguyên có

thể thành lập các bộ phận hỗ trợ cho ngành

chè Thái Nguyên như:

- Bộ phận xúc tiến thương mại: Chịu trách

nhiệm xúc tiến thương mại chè Thái Nguyên

trong và ngoài nước. Những hoạt động xúc

tiến của bộ phận này có thể phân thành 3

nhóm chính: Các hoạt động xúc tiến chung,

các hoạt động xúc tiến ở một thị trường cụ

thể, xúc tiến nhãn hiệu chè Thái Nguyên,

thông qua: Cung cấp các thông tin thị trường

cập nhật, xuất bản các bản tin hai tháng một

lần, cung cấp các tài liệu xúc tiến, sách quảng

cáo... về chè Thái Nguyên. Hỗ trợ những nhà

xuất khẩu chè Thái Nguyên: tham gia hội chợ

thực phẩm và đồ uống quốc tế; Xúc tiến nhãn

hiệu chè của họ và tiếp xúc với khách hàng

nước ngoài. Giúp đỡ giải quyết tranh chấp

giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu chè.

Duy trì một số cửa hàng bán chè Thái Nguyên

chất lượng cao. Tư vấn cho các nhà xuất khẩu

về hoạt động marketing chè ở nước ngoài.

- Trung tâm thông tin thị trường: Phổ biến

các thông tin liên quan về chè của ngành chè

trong nước và trên thế giới. Duy trì trang web

địa phương về cung ứng mặt hàng chè Thái

Nguyên, chủ trì xuất bản những bản tin thống

kê hàng năm về chè Thái Nguyên.

- Bộ phận thử chè: Cấp quyền sử dụng nhãn

hiệu đối với chè Thái Nguyên. Bộ phận này

sẽ đăng ký nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại các

thị trường nước ngoài. Tổ chức các buổi đào

tạo về phương pháp thử và pha trộn chè cho

các nhân viên bán hàng.

5) Nâng cao vai trò quan trọng của tỉnh

Thái Nguyên trong hoạt động của chuỗi

cung ứng chè thông qua: các chính sách vĩ

mô như thuế, hỗ trợ vay vốn, chuyển giao

khoa học kỹ thuật. Chuyển đổi ngành chè

theo hướng công nghiệp hoá và tăng cường

cho công nghiệp sản xuất chè với các biện

pháp cụ thể như: Hỗ trợ và phát triển các

vùng chuyên canh về chè, các hộ sản xuất

chè,… Đẩy nhanh quá trình tiêu chuẩn hóa,

sản xuất theo quy mô. Khuyến khích phát

triển các cơ quan dịch vụ trung gian. Quy

Page 217: Tập 124, số 10, 2014

Ngô Thị Hương Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 213 – 217

12

217

định rõ ràng về sự quản lý của các bộ ban

ngành trong chuỗi cung ứng chè cho từng

khâu của chuỗi: trồng, chế biến, phân phối và

thị trường.

Hiện nay chuỗi cung ứng đã đóng một vai trò

quan trọng trong chiến lược phát triển của các

doanh nghiệp, các ngành hàng và các quốc

gia. Như vậy, giải quyết các vấn đề tồn tại của

chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên là

rất cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh

cho mặt hàng chè Thái Nguyên, cho sự tồn

tồn tại và phát triển của ngành chè Thái

Nguyên. Để giải quyết các vấn đề tồn tại cho

chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè Thái

Nguyên cần phải có sự nỗ lực của tất cả các

thành viên trong đó với vai trò chủ đạo là các

doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên. Phát huy vai trò của hiệp hội

chè Thái Nguyên. Bên cạnh đó, cần phải có

các chính sách sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Thái

Nguyên trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ

mặt hàng chè.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. Henk Folkerts, Hans Koehorst (1998),

Challenges in international food supply chains:

vertical co-ordination in the European

agribusiness and food industries, British Food

Journal, Vol. 100 Iss: 8, pp.385

2. Lê Bình (2013), “Phát triển chuỗi cung ứng

nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích”.

3. Nguyễn Thị Ngà (2006), Sản xuất chè của Sri

Lanka, Bản tin chè Thái Nguyên, số 2 tháng 9 năm

2006, tr. 18

4. Nguyễn Thị Ngà (2013), Tổng quan về ngành chè

Thái Nguyên, Hội Thảo Nâng cao năng lực cạnh

tranh sản phẩm chè trong các HTX, Tổ hợp tác.

5. Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013

6. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2010), Kinh nghiệm

tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng

nông sản, NxbThanh Niên

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái

Nguyên (2014), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Đề

án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Thái Nguyên (2012),Quy hoạch vùng nông nghiệp

chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

9. Thu Hà (2013), “Tăng cường chuỗi cung ứng -

đòn bẩy nông nghiệp”, Viện khoa học kỹ thuật

nông nghiệp Miền Nam.

SUMMARY

THAI NGUYEN TEA SUPPLY CHAIN –

LIMITATIONS AND RECOMMENDATIONS

Ngo Thi Huong Giang* College of Economics and Business Administration - TNU

Tea tree is one of the mainstay industry crops, it makes an advantage in market economy, it also

helps Thai Nguyen famers to eliminate hunger and reduce poverty and getting rich. “Thai Nguyen

tea” commodity has become a famous brand not only in Viet Nam but also all over the world.

However, in recent years, the operation of Thai Nguyen tea supply chain exist many shortcomings

from supply to consumption process, this is the reason why Thai Nguyen tea product is reduced

effect in business and the competition of Thai Nguyen Tea was decreased in domestic and

international market. In order to solve this problem, we have to acknowledge problems that have

been limited in the processes of Thai Nguyen tea products supply chain.

Keywords: Tea, tea supply chain, Thai Nguyen Tea, Thai Nguyen tea product, recommendations

for Thai Nguyen tea products

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/201; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0915 215959; Email: [email protected]

Page 218: Tập 124, số 10, 2014

THREEMEROMORPHICMAPPINGSFROM Cm INTO PN (C)SHARE 2N + 1 HYPERPLANES

Nguyen Viet Phuong

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

ABSTRACT

Inthisarticle,usingtechniquesofNevanlinnatheory,weproveadegeneracytheoremforthreelinearlynon-degeneratemeromorphicmappingsfrom Cm into PN (C), shar-ing 2N+1 hyperplanesingeneralposition,countedwithmultiplicitiestruncatedby2(withthealgebraicstructurein PN (C)×PN (C)×PN (C) givenbySegreembeddinginto P(N+1)3−1(C)).

Keywords: Hyperplane, value distribution, uniqueness theorem, meromor-phic mapping, general position.

1 INTRODUCTION

In 1926, R. Nevanlinna showed that for twononconstant meromorphic functions f andg on the complex plane C, if they have thesame inverse images for five distinct values,then f = g, and that g is a special type of alinear fractional tranformation of f if theyhave the same inverse images, counted withmultiplicities, for four distinct values. In1975, H. Fujimoto generalized Nevanlinna’sresult to the case of meromorphic mappingsof C into PN (C). This problem continuedto be studied by H. Fujimoto, L. Smiley,S. Ji, Z. Ye, G. Dethloff - T. V. Tan andothers. Let f be a meromorphic mappingof Cm into PN (C) and H be a hyperplanein PN (C) such that imf * H. Take q hy-perplanes H1, . . . ,Hq in PN (C) in generalposition witha) dim(f−1(Hi)∩ f−1(Hi)) ≤ m− 2 for all1 ≤ i < j ≤ q.For each positive integer p, denote byG(f, {Hj}qj=1, p) the set of all linearly non-degenerate meromorphic mappings g of Cm

into PN (C) such thatb) min{ν(g,Hj), p} = min{ν(f,Hj), p}, for1 ≤ j ≤ q,c) g = f on

⋃qj=1 f

−1(Hj).Denote by ]S the cardinality of the set S.In 1988, S.Ji [3] showed the following.Theorem A. If N ≥ 2, then for three map-pings g1, g2, g3 ∈ G(f, {Hj}3N+1

j=1 , 1), the

mapping g1 × g2 × g3 : Cm → PN (C) ×PN (C)×PN (C) is algebraically degenerate.In 1998, H. Fujimoto [2] obtained.Theorem B. If q ≥ 2N + 2 and takearbitrary N + 2 meromorphic mappingsg1, . . . , gN+2 in G(f, {Hj}qj=1,

N(N+1)2 +

N), then there are N + 1 hyperplanesHj0 , . . . ,HjN among Hj’s such that foreach pair (i, k) with 0 ≤ i < k ≤ N, 2 ≤t ≤ N + 2,

(gt,Hji )

(gt,Hjk ) −(g1,Hji )

(g1,Hjk )are linearly

dependent.Recently, Chen and Yan [7] showed.Theorem C. Take arbitrary three map-pings g1, g2, g3 ∈ G(f, {Hj}2N+2

j=1 , 2). Then,

the mapping g1 × g2 × g3 is linearly degen-erate .

0*Tel: 0977615535, e-mail: [email protected]

Page 219: Tập 124, số 10, 2014

In this paper, by a different approach, weextend Theorem C to the case where thenumber q = 2N + 2 is in fact replaced bya smaller one. Let f be a linearly nonde-generate meromorphic mapping of Cm intoPN (C) with reduced representation f =(f0 : . . . : fN ). Let p be a positive inte-ger and let H1, ...,Hq be q hyperplanes inPN (C) located in general position with

dim(f−1(Hi) ∩ f−1(Hi)) ≤ m− 2

for all 1 ≤ i < j ≤ q. Denote byF(f, {Hj}qj=1, p) the set of all linearly non-degenerate meromorphic mappings g of Cminto PN (C) with reduced representationg = (g0 : . . . : gN ) satisfying the condi-tionsa) min{υ(g,Hj), p} = min{υ(f,Hj), p}, for1 ≤ j ≤ q,b) Zero(fj) ∩ f−1(Hi) = Zero(gj) ∩f−1(Hi), for all 1 ≤ i ≤ q, 0 ≤ j ≤ N,c) Dα

(fkfs

)= Dα

(gkgs

)on

(⋃qj=1 f

−1(Hj))\(Zero(fs)) for all

|α| < p, 0 ≤ k 6= s ≤ N.

Our main result are stated as follows.Main Theorem. Take arbitrary threemappings f1, f2, f3 in F(f, {Hj}2N+1

j=1 , 2)

for N ≥ 3. Then, the mapping f1×f2×f3

is linearly degenerate (with the algebraicstructure in PN (C)×PN (C)×PN (C) givenby Segre embedding into P(N+1)3−1(C)).

2 SOMEPREPARATIONS

For z = (z1, . . . , zm) ∈ Cm, we set ‖ z ‖=(|z1|2 + . . .+ |zm|2)1/2. Define B(r) = {z ∈Cm| ‖ z ‖< r}, S(r) = {z ∈ Cm| ‖ z ‖= r},dc = 1

4π√−1

(∂ − ∂), ν = (ddc ‖ z ‖2)m−1,

and σ = dc log ‖ z ‖2 ∧(ddc log ‖ z ‖2)m−1.Let F be a nonzero holomorphic functionon Cm. For an m-tuple α := (α1, . . . , αm)of nonnegative integers, set |α| := α1 +

· · · + αm and DαF := ∂|α|F∂zα11 ...∂zαmm

. We de-

fine the map υF : Cm → N0 by υF (z) :=max{p : DαF (z) = 0 for allαwith |α| < p}.Set suppυF := {z ∈ Cm|υF (z) 6= 0}. Let ϕba a nonzero meromorphic fuction on Cm.Set

n(t) =

{∫suppυϕ∩B(t) υϕ(z)ν ifm ≥ 2,∑|z|≤t υϕ(z) ifm = 1.

Define

N(r, υϕ) =

∫ r

1

n(t)

t2m−1dt, (1 < r < +∞).

For a positive integer M, we define

υMϕ (z) = min{υϕ(z),M}.

Similarly, we define nM (t) and N(r, υMϕ ),respectively. For a closed subset A of apurely (m− 1)-dimensional analytic subsetof Cm, we define

n1A(t) =

{∫A∩B(t) ν ifm ≥ 2,

](A ∩B(t)) ifm = 1,

N1(r,A) =

∫ r

1

n1A(t)

t2m−1dt (1 < r < +∞).

Let f : Cm → PN (C) be a meromorphicmapping. For arbitrary fixed homogeneouscoordinates (w0 : . . . : wN ) of PN (C), wetake a reduced representation f = (f0 :. . . : fN ). Set ‖ f ‖:= (|f0|2+· · ·+|fN |2)1/2.The characteristic function of f is definedby

T (r, f) :=

∫S(r)

log ‖ f ‖ σ −∫S(1)

log ‖ f ‖ σ,

for r > 1. For a nonzero meromorphicfunction ϕ on Cm, the characteristic func-tion T (r, ϕ) of ϕ is defined by consider-ing ϕ as a meromorphic mapping of Cminto P1(C). Let H = {(x0 : . . . : xN ) ∈PN (C)|a0x0 + · · · + aNxN = 0} be a hy-perplane in PN (C) such that imf * H. Set(f,H) := a0f0 + · · ·+ aNfN . We define

NM(f,H)(r) := N(r, υM(f,H)).

Page 220: Tập 124, số 10, 2014

Under the assumption that (f,H) 6≡ 0, wedefine the proximity function of f and Hby

mf (r,H) :=

∫S(r)

log‖ f ‖‖ H ‖|(f,H)|

σ

−∫S(1)

log‖ f ‖‖ H ‖|(f,H)|

σ (r > 1),

where ‖ H ‖= (|a0|2 + · · ·+ |aN |2)1/2. Theproximity function of a meromorphic func-tion ϕ on Cm is defined by

m(r, ϕ) :=

∫S(r)

log+ |ϕ|σ,

where log+ x = max{log x, 0} for x ≥ 0.First Main Theorem.T (r, f) = N(f,H)(r) +mf (r,H) +O(1).Second Main Theorem. Let f : Cm →PN (C) be a linearly nondegenerate mero-morphic mapping and H1, . . . ,Hq be hyper-planes in general position in PN (C). Then

(q−N−1)T (r, f) ≤q∑j=1

NN(f,Hj)

(r)+o(T (r))

except for a set E of finite Lebesgue mea-sure.Logarithmic Derivative Lemma. Let ϕbe a nonconstant meromorphic function onCm. Then for any i, 1 ≤ i ≤ m, we have

m(r,Dαϕϕ

) = o(T (r, ϕ)) as r →∞, r /∈ E,

where E of finite Lebesgue measure.

3 PROOFMAINRESULT

To prove our theorem we need the follow-ing lemmasLemma 3.1.([2]) Let α = (α0, . . . , αN ) be

an admissible set for F = (f0, . . . , fN ) andlet h be a holomorphic function. Then,

det(Dα0

(hF ), . . . ,DαN (hF ))

= hN+1 det(Dα0

(F ), . . . ,DαN (F )).

Let F,G,H be nonzero meromorphic func-tions on Cm and α ∈ Zm+ . Denote byΦα(F,G,H) the Cartan auxiliary function.Lemma 3.2.([2]) Assume that Φα ≡ 0 forall α with |α| = 1. Then, there exists con-stains a, b ∈ C − {0}, which are not bothequal to zero, such that

a( 1

G− 1

F

)+ b( 1

H− 1

F

)≡ 0.

We take three distinct meromorphic map-pings f1, f2, f3 ∈ F(f, {Hj}qj=1, p). Set

F j1j2i =(f i,Hj1 )

(f i,Hj2 )for i = 1, 2, 3, j1 6= j2 ∈

{1, . . . , q}. We haveLemma 3.3.([5]) T (r, F j1j2i ) ≤ T (r, f i) +O(1).For each j ∈ {1, . . . , q}, i ∈ {1, 2, 3}and k ∈ {1, . . . , N − 1}, set Akij ={z|υ(f i,Hj)(z) = k}.Lemma 3.4. Suppose that there exist1 ≤ j1, j2 ≤ q and α with |α| = 1, suchthat Φα

j1j2= Φα(F j1j21 , F j1j22 , F j1j23 ) 6≡ 0,

then, for any three distinct indices i1, i2, i3in {1, 2, 3}, we have

2p

q∑j=1

j 6=j1,j2

N1(f i1 ,Hj)

(r) +NN(f i1 ,Hj1 )(r)

−N1(f i1 ,Hj1 )(r)−Ai2j1 −Ai3j1

≤ NΦαj1j2(r) ≤ T (r)− 2NN

(f i1 ,Hj2 )(r)

+ 2(Ai2j2 +Ai3j2) + o(T (r)). (1)

where Aij = (N − 1)N1(r,A1ij) + (N −

2)N1(r,A2ij) + · · · + N1(r,A

N−1ij ) for i =

1, 2, 3 and j = 1, . . . , q.Proof. For z0 ∈

⋃qj=1 f

i1−1(Hj) \

(f i1−1

(Hj1) ∪ f i1−1(Hj2)) (outside an an-

alytic subset of codimension at least 2),

Page 221: Tập 124, số 10, 2014

there exists s ∈ {0, . . . , n} such that bothof fs(z0) and gs(z0) are different from zero.Then, by assumption c), for i = 2, 3, wehave

Dα( 1

F j1j2i

− 1

F j1j21

)(z0)

= Dα( N∑k=0

f ikf isaj2k

N∑k=0

f ikf isaj1k

N∑k=0

f1kf1saj2k

N∑k=0

f1kf1saj1k

)(z0) = 0

for all |α| < p. This implies that z0 is azero of 1

Fj1j2i

− 1

Fj1j21

(i = 2, 3) with multi-

plicity at least p. We can choose a nonzeroholomorphic function h on a neighborhoodU of z0, such that dh has no zero pointand 1

Fj1j2i

− 1

Fj1j21

= hpϕi on U, where

ϕi (i = 2, 3) are holomorphic functions onU. Hence, by Lemma 3.1, we have

Φαj1j2 := Φα(F j1j21 , F j1j22 , F j1j23 )

= h2pF j1j21 F j1j22 F j1j23

∣∣∣∣ ϕ2 ϕ3

Dα(ϕ2) Dα(ϕ3)

∣∣∣∣ .It implies that

υΦαj1j2(z0) ≥ 2p. (2)

For z0 ∈ f i1−1

(Hj1) \ f i1−1(Hj2), we can

choose a nonzero holomorphic function hon a neighborhood U of z0, such that dh hasno zero point and F j1j2i = hυj1j2 (z)ui on U,where ui (i = 1, 2, 3) are nowhere vanishingholomorphic functions on U. We have

Φαj1j2 = F j1j21

∣∣∣∣∣∣∣1 1

Dα(F j2j12 )

F j2j12

Dα(F j2j13 )

F j2j13

∣∣∣∣∣∣∣− F j1j22

∣∣∣∣∣∣∣1 1

Dα(F j2j11 )

F j2j11

Dα(F j2j13 )

F j2j13

∣∣∣∣∣∣∣+ F j1j23

∣∣∣∣∣∣∣1 1

Dα(F j2j11 )

F j2j11

Dα(F j2j12 )

F j2j12

∣∣∣∣∣∣∣ .

We can write Dα(F j2j1i )/F j2j1i = h−|α|ui,where ui (i = 1, 2, 3) are holomorphic func-tions. It is seen that z0 is a pole ofthese three determinants with multiplicityat most |α| = 1. It implies that

υΦαj1j2(z0) ≥ min

1≤i≤3{υ(f i,Hj1 )(z0)} − 1. (3)

By (2), (3) and by the same argumentin the proof of [7](Lemma 3.7), we haveproved the first inequality of (1). By thesame argument in the proof of [7](Lemma3.7), we have proved the second inequalityof (1). The proof of Lemma 3.4 is com-pleted.

Proof main result. Take arbitrar-ily three distinct mappings f1, f2, f3 inF(f, {Hj}qj=1, 2). For each pair (j1, j2) with1 ≤ j1 6= j2 ≤ q, assume that ex-ists an α ∈ Zm+ with |α| = 1 such

that Φα(F j1j21 , F j1j22 , F j1j23 ) 6≡ 0. Then byLemma 3.4 (with p = 2) we have

3∑i=1

(4

q∑j=1

j 6=j1,j2

N1(f i1 ,Hj)

(r) + 2NN(f i1 ,Hj2 )(r)

+NN(f i1 ,Hj1 )(r)−N

1(f i1 ,Hj1 )(r)

)≤ 3T (r) + 4(A1j2 +A2j2 +A3j2)

+ 2(A1j1 +A2j1 +A3j1) + o(T (r)). (4)

Summing-up of (4) over all pair (j1, j2),and by the second main theorem, we ob-tain

(4q − 9)3∑i=1

q∑j=1

N1(f i,Hj)

(r)− 3(N + 1)T (r)

≤ 6

3∑i=1

q∑j=1

Aij + o(T (r)). (5)

Noting that NN(f i,Hj)

(r) = NN1(f i,Hj)

(r) −Aij . Hence, by the second main theorem

Page 222: Tập 124, số 10, 2014

again and (5), we have

(6q − 9N − 9)T (r)

≤ (6N + 9− 4q)3∑i=1

q∑j=1

N1(f i,Hj)

(r)

+ o(T (r)). (6)

Note that q = 2N + 1. Then (6) can bewritten as follows

(3N − 3)T (r) ≤(5− 2N)3∑i=1

q∑j=1

N1(f i,Hj)

(r)

+ o(T (r)),

which is a contradiction when N ≥ 3.So, there exists a pair (j1, j2), such thatΦα(F j1j21 , F j1j22 , F j1j23 ) ≡ 0 for all α ∈ Zm+with |α| = 1. By Lemma 3.2, there exists

(a, b) ∈ C2 \ {0}, such that a(

(f2,Hj2 )

(f2,Hj1 )−

(f1,Hj2 )

(f1,Hj1 )

)+b(

(f3,Hj2 )

(f3,Hj1 )− (f1,Hj2 )

(f1,Hj1 )

)≡ 0, which

means that the mapping f1×f2×f3 is lin-early degenerate (with the algebraic struc-ture in PN (C) × PN (C) × PN (C) given bySegre embedding into P(N+1)3−1(C) ).

References

[1] G. Dethloff and T.V. Tan, An exten-sion of uniqueness theorems for mero-

morphic mappings, Vietnam J. Math.34 (2006) 71 - 94.

[2] H. Fujimoto, Uniqueness problem withtruncated multiplicities in value dis-tribution theory, I, Nagoya Math. J.152(1998) 131-152.

[3] S. Ji, Uniqueness problem withoutmultiplicities in value distribution the-ory, Pacific J Math, 135( 1988): 323 -348.

[4] L. Smiley, Geometric conditions forunicity of holomorphic curves, Con-temp Math, 25(1983): 149 - 154

[5] M. Ru, Nevanlinna theory and its re-lation to Diophantine approximation,Singapore: World Science Pub, 2001.

[6] Zhen-Han Tu, Uniqueness problemof meromorphic mappings in severalcomplex variables for moving targets,Tohoku Math. J. 54 (2002) 567 - 579.

[7] Yan Q and Chen Z, A degeneracy the-orem for meromorphic mappings withtruncated multiplicities, Acta Math-ematica Scientia 2011, 31B(2):549 -560.

Tãmt¾t

Ba¸nhx¹ph©nh×nhtõ Cm vµo PN (C)chung 2N + 1 siªuph¼ng

NguyÔnViÖtPh­¬ng

§¹ihäcKinhtÕvµQTKD − §HTh¸iNguyªn

Trongbµib¸onµy,södôngküthuËttronglýthuyÕtNevanlinna,chóngt«ichøngminhmét®ÞnhlýsuybiÕnchoba¸nhx¹ph©nh×nhkh«ngsuybiÕntuyÕntÝnhtõ Cm vµo PN (C), chung2N + 1 siªuph¼ngëvÞtrÝtængqu¸t,®Õmvíisèbéic¾tcôtbëi2(víicÊutróc®¹isètrongPN (C)× PN (C)× PN (C) ®­îcx¸c®ÞnhbëiphÐpnhóngSegrevµo P(N+1)3−1(C)).

Tõkhãa: Siªuph¼ng,ph©nbègi¸trÞ,®ÞnhlýduynhÊt,¸nhx¹ph©nh×nh,vÞtrÝtængqu¸t.

Page 223: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 22912

225

VIETNAMESE TELECOMMUNICATIONS IN FOREIGN MARKETS

- A PROSPECT OR AN INEVITABLE TREND

Nguyen Van Thinh*, Ta Thi Mai Huong, Nguyen Hien Luong College of Economics and Business Administration - TNU

SUMMARY The globalization involves in the process of international integration and interaction among

different nations in the world with the purpose of developing the global economy[3]. In Vietnam,

the globalization has driven advances in information and communication technology as well as the

development of infrastructure that facilitates many industries to become integrated to the global

market. The telecommunication industry is also in a state of evolution under the impacts of this

process [1]. During the last few years, Vietnamese telecommunication industry has been developing

with a high speed and strong competition in foreign market. A number of technological

breakthroughs in this sector reveal that Vietnamese telecoms have rapidly transferred information

and innovations across national borders. It is noteworthy in the case of Viettel, one of Vietnam’s

telecommunication giants, which has established its own networks overseas. With the current

membership of WTO, ASEAN, APEC, AFTA and the liberalization of telecommunications

markets, Vietnamese telecommunication companies have been opened up with new opportunities

to expand their businesses in foreign markets. In such context, the expansion is said to be both an

inevitable trend and a vision in the international integration. Thus, this paper will focus on the

performance of a Vietnamese telecommunication giant - Viettel in foreign markets, based on

which proper recommendations are proposed for the coming years.

Key words: Vietnamese telecommunications; Viettel Telecom; integration

OVERVIEW OF VIETNAM

TELECOMMUNICATION INDUSTRY*

In Vietnam, telecommunication industry has

gained significant achievements and become

an increasingly important part in the national

development. Telecommunication is now one

of the key industries and motivations of the

socio-economic development [2].

Particularly, the advancements and

innovations in the technology have made

crucial changes to the structure of market and

services in this industry. The development of

technology has allowed Vietnam’s

telecommunication industry to go with strong

and far way in competing with domestic as

well as foreign companies. Generally,

Vietnam has recently built modern

telecommunication infrastructure. The

switching board system now includes 100%

of digital switchboard. Besides, the

transmission system is equipped with optic

fibers, satellites and wideband microwave

* Tel: 0904 734092, Email: [email protected]

system which are widely in the country and

able to connect to the international network.

Since 1997, the Internet line has been

connected by two gateways: the first in Hanoi

connecting with Australia and Hong Kong

and the second in Ho Chi Minh City

connecting with the United States.

Recently, Vietnam has welcomed many

telecommunications providers such as Viettel,

VNPT, SPT, HaNoi Telecoms, EVN

Telecoms, GTel, Dong Duong Telecoms. In

2013, the revenue of Vietnam's

telecommunication was around $9.9 billion,

in which more than 90% was accounted by

three state-owned companies - Viettel,

MobiFone and Vinaphone. Viettel has led

with 44% of market share; next comes

MobiFone with 21.4% and the third position

belongs to Vinaphone with 19.9% [5].

Moreover, the number of 3G users has

doubled within two years, from 87% in 2010

to 175% in 2014[7]. In addition, the Internet

and broadband markets have been developing

at a fast speed, especially in urban areas. It is

Page 224: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 229

226

now widely used in the schools, universities,

colleges as well as the villages.

So far, Viettel Telecom has been the only

operator that has succeeded with its

international strategy. Its main competitor,

Mobifone is on the way to implement its

expansion strategy with the very first steps.

Viettel, which is owned by the Ministry of

Defense, is one of the fastest growing

telecommunication operators in the world. It

has been operating in many markets over

three continents (Asia, Latin America and

Africa) with the covering population of

approximately 170 million people. With the

strong development in Vietnam and in

foreign markets, this giant aims to join Top

10 largest global telecommunication

investors with the population of 300-500

million people by 2015.

SWOT ANALYSIS OF VIETTEL

TELECOM IN FOREIGN MARKETS

The SWOT analysis will evaluate the

strengths, weaknesses, opportunities and

threats in order to analyze the development

foundation, potentials and challenges of

Viettel Telecom in foreign markets.

Strengths

The Vietnamese telecom giant, Viettel, which

is now a provider with strong development in

Vietnamese market receives great financial

support from the Ministry of Defense and the

state. With positive growth and good quality

of labor, this enterprise is expected to be such

a competitive player in foreign markets.

Moreover, Vietnam has close relationship as

well as many things in common with host

countries, especially Southeast Asian ones

like Laos and Cambodia. Thus, it is easier for

Viettel to conduct market research and do

business with its available expertise.

Weaknesses

In terms of weak points, like other

Vietnamese telecoms, Viettel has had modest

experience in foreign platform. Therefore, it

can be difficult for them to access

achievements overseas in a short hand.

Opportunities

The advancements in technology are the main

driver of telecommunication products and

service to be innovated to satisfy foreign

demands. Today, international

telecommunication industry has been a

potential market that almost all Governments

welcome the foreign investments into national

infrastructure, including railways,

communications systems, seaports and power

generator. It is easier for Vietnamese

enterprises to penetrate foreign markets with

fewer obstacles from the local Government.

Also, the membership in several international

organizations (WTO, ASEAN, APEC, and

AFTA, etc.) will drive the entrance in the

international market of Vietnamese telecoms.

Threats

Operating in foreign markets, Viettel Telecom

has to face up with the fierce competition

from local providers as well as other foreign

ones. For example, in Peru, Viettel has to

compete with not only local providers but

also some other foreign ones, including Claro,

MoviStar and Nextel. In addition, in some

target countries like Cambodia, the

telecommunication infrastructure is still

limited and the customers’ income is low.

This forces any telecoms with the aim of

investing in this market to consider proper

strategies to improve the number of Internet

and mobile users. Besides, the

telecommunication regulations and law in

those countries have not been completed

which can slow down the process of

penetrating foreign market of Vietnam

telecoms.

RECENT PERFORMANCE OF VIETTEL

TELECOM IN FOREIGN MARKETS

Viettel has been the pioneer in the

international expansion strategy. It has

recently focused on Asia, Latin America and

Africa with seven main markets, including

Page 225: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 229

12

227

Laos, Cambodia, East Timor, Mozambique,

Haiti, Peru and Cameroon. Although the

telecommunication giant initially

concentrated on Asian markets (Cambodia

and Laos), its strategic investments have

recently been focused in Africa with

Mozambique and Cameroon. This can be

explained with several reasons. Firstly,

Viettel has determined that it has little chance

in the top appealing markets in the world

which have been exploited by world famous

investors. In such developing markets, the

chance of promoting business is higher.

Secondly, the economic integration has

encouraged these countries to be more open

with their policies to foreign investors. Along

with the adaptation of the privatization in

telecommunication sector, these African

nations have been turned into more dynamic

and competitive markets than ever before[7].

In the long run, Viettel aims to invest in

several African countries such as Burundi,

Tanzania and Burkina Faso. By 2013, the

investment in Mozambique and Cameroon of

Viettel ranked for the first and second position.

Table 1: The investment in some main foreign

markets of Viettel in 2013

Markets Total investment in

2013 (Approved by

Ministry of Investment

and Planning) (USD)

Cambodia (Metfone) 151.445.689

Laos (Unitel) 300.016.280

Haiti (Natcom) 99.890.000

Mozambique (Movitel) 493.790.000

East Timor (Telemor) 14.919.294

Cameroon (operation in

the 3rd quarter, 2014)

328.919.290

(Source: Viettel Global annual report, 2014)

It can be said that Viettel has seen the

international expansion as its core strategy in

the long run with the aim of sustainable

development. In markets that it targets at,

Viettel has already achieved such large

coverage of mobile and internet services.

However, the market share has not been as

lucrative as expected. As can be seen from

table 2, while enjoying the market leader

status in Cambodia and Laos Viettel had no

choice but to satisfy with the second position

in three African markets.

Table 2: Market shares of Viettel in major

foreign markets in 2013

Markets Market

share

Position in

the market

Cambodia 49% No. 1

Laos 47% No. 1

Mozambique 32% No. 2

East Timor 32% No. 2

Haiti 27% No. 2

(Source: Viettel Global annual report, 2014)

After 8 years of international expansion,

Viettel has been successful at 6 foreign

markets together with the revenue has been

increasing year on year. In 2013, the revenue

reached 981million USD and the consolidated

profits reached 61 million USD. The

following table summarizes the outstanding

business achievements of Viettel during the

period 2010-2013.

Table 3: Business results of Viettel in foreign

markets during 2010-2013

Criteria 2010 2011 2012 2013

Invested

countries

4 5 5 6

The

market

population

56

million

57.2

million

57.2

million

78

million

Total revenue

(100

USD)

282.212.513

541.118.819

757.332.036

981.475.280

Consolidated profit

(after tax

and offset

losses) (100

USD)

1.128.893

16.109.842

77.114.743

61.190.859

Mobile

subscribers

4.2

million

6.15

million

9

million

11

million

(Source: Viettel Global annual report,2014)

In the total of consolidated profits of nearly

612 million USD in 2013, Viettel Cambodia

contributed 277.3 million (45.3%), Viettel

Page 226: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 229

228

Mozambique with 178.3 million (29.1%),

Viettel Laos with 101.5 million (16.7%),

Viettel Haiti with 51.5 million (5.5%) and

Viettel East Timor which confirmed losses

one year ago with 3.4 million (0.6%). The

contribution of revenue from each market is

described in more details in figure 1 below

where it can be seen that Cambodia,

Mozambique and Laos are the most profitable

markets of Viettel.

Figure 1: The contribution of foreign markets in

the total profits of Viettel in 2013

(Source: Viettel Global annual report, 2014)

RECOMMENDATIONS FOR VIETTEL

TELECOM

In general, Viettel Telecom has built an image

of a friendly and reliable partner to other

countries in the world. According to Wireless

Intelligence of GSMA (Groupe Speciale

Mobile Association), Viettel was among top

ten operators with desireable new mobile

subscribers in 2012. In Asian

telecommunication market, Viettel has

surpassed many well-known operators, for

instance Singtel (Singapore), Axiata

(Malaysia) and only followed Indian and

Chinese telecoms. With its various products

and service, Viettel has drastically contributed

to the development of local areas in foreign

markets. For instance, it has helped

Mozambique transfer from a country with

poor socio-economic conditions into top 3

countries with the best telecommunication

infrastructure in Africa after only one year of

the appearance of Movitel. What it has

recently achieved proves that foreign markets

can be extremely potential and profitable

markets for Vietnam telecoms to lure their

businesses. Despite some achievements, there

are still several limitations that they have to

confront. The losses in Cameroon market in

2013 urged Viettel to adjust its international

strategy, including how to win the

competition in the market.

In terms of recommendations for these

telecom enterprises, there should be couples

of suggestions. Firstly, in order to win the

market competition, Viettel should focus on

the marketing strategy. Marketing can help a

company become increasingly competitive

and more popular in public [4]. With cheap

price and big network, the chance for Viettel

to win other rivals is relatively high.

Secondly, the corporate social responsibility

has been successful adopted by Viettel in

helping target markets to develop the society,

economic and telecommunication infrastructure.

In coming years, this strategy should be boosted

in order to achieve the sustainable development

in foreign markets [6].

Thirdly, other telecoms or even enterprises

from other industries have targeted at foreign

countries, thus, there is a need of

collaboration both between Vietnamese

operators themselves and with local partners

[4]. In addition, the joint hand between

Vietnamese telecoms in foreign markets should

be the key strategy as in the process of building

a global telecommunication brand there really

should be the presence of collaboration of

partners from the same country.

REFERENCES 1. Akhter, S. H. and Robles, F. (2006) Leveraging

internal competency and managing environmental

uncertainty: Propensity to collaborate in

international markets, International Marketing

Review, 23 (1), pp. 98 – 115.

2. Brinkman, Richard L. and Brinkman, June E.

Corporate power and the globalization process,

International Journal of Social Economics, 29 (9),

pp. 730 – 752.

Page 227: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 229

12

229

3. Ministry of Information and Communication.

(11 June, 2012) Market shares (subscribers) of

mobile phone service providers 2012

4. Swanson, L. A. and Zhang, D. D. (2012)

Perspectives on corporate responsibility and

sustainable development, Management of

Environmental Quality: An International Journal,

23 (6), pp. 630 – 639.

5. Vietnamnews (26 December, 2013) Viettel tops

local telecom market

6. Viettel Global annual report. (2014) Viettel

Global annual report

7. Wang, Y. and Lo, H. P. (2002) Service quality,

customer satisfaction and behavior intentions:

Evidence from China’s telecommunication

industry. Info, 4 (6), pp. 50 – 60.

TÓM TẮT

VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUÔC TẾ

- TRIỂN VỌNG HAY XU THẾ TẤT YẾU

Nguyễn Vân Thịnh*, Tạ Thị Mai Hương, Nguyễn Hiền Lương

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Nhắc đến sự toàn cầu hóa là nói đến tiến trình hội nhập và tương tác giữa các quốc gia khác nhau

trên thế giới với mục đích phát triển nền kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, tiến trình toàn cầu hóa với

những thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cũng như sự phát

triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông đã thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp tiến tới hội nhập

với thị trường quốc tế. Ngành thông tin và truyền thông cũng đang trên đà đi lên dưới sự tác động

của tiến trình toàn cầu hóa này. Trong vài năm trở lại đây, ngành thông tin và truyền thông Việt

Nam đã và đang phát triển với tốc độ cao và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Những

bước đột phá công nghệ trong lĩnh vực này cho thấy truyền thông Việt Nam đã nhanh chóng đưa

thông tin và những đổi mới của mình ra thế giới. Đáng chú ý là trường hợp mạng viễn thông

Viettel - một trong những mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam đã thiết lập mạng lưới riêng của

mình ra thế giới. Với việc trở thành thành viên của WTO, ASEAN, APEC, AFTA và mở rộng thị

trường thông tin truyền thông, ngành thông tin và truyền thông Việt nam đã và đang có nhiều cơ

hội mới để mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Trong bối cảnh này, việc mở rộng ra thị

trường quốc tế được coi là xu hướng và tầm nhìn tất yếu trong sự hội nhập quốc tế. Chính vì vậy,

nghiên cứu này sẽ tập trung vào các hoạt động của Viettel trên thị trường quốc tế và cũng từ đó

đưa ra các đề xuất hợp lý cho những năm tiếp theo.

Từ khóa: Viễn thông Việt Nam, Viettel Telecom, hội nhập

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Gấm – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0904 734092, Email: [email protected]

Page 228: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Vân Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 225 – 229

230

Page 229: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

12

231

ĐO LƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TÔ TRUNG GIAN ĐẾN MÔI QUAN

HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

THEO CÁC TỈNH VÀ THÀNH PHÔ, VIỆT NAM

Trần Văn Nguyện*,Trần Văn Quyết, Trần Văn Dũng

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Do lường sự tác động của nhân tố trung gian đến mối quan hệ giữa lực lượng lao động và giá trị

sản xuất công nghiệp theo các tỉnh và thành phố Việt Nam chỉ ra rằng chất lượng lao động là một

nhân tố quan trong trong việc đo lường mối quan hệ này như là một biến điều chỉnh. Nghiên cứu

cũng chỉ ra rằng có sự tác động cùng chiều của nhân tố lực lượng lao động đến chất lượng lao

động và sự tác động mạnh mẽ của lực lượng lao động đến giá trị sản xuất công nghiệp. Đồng thời

thông qua kiểm định thống kê, nhân tố chất lượng lao động là một biến trung gian hoàn hảo đo

lường mối quan hệ giữa lực lượng lao động và giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành. Do

đó, nghiên cứu sẽ giúp cho việc thiết kế các chính sách hiệu quả nhằm nâng cáo chất lượng đội

ngũ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế để đáp ứng được nhu cầu về sản

xuất công nghiệp trong tương lai.

Từ khóa: Lực lương lao động, giá trị sản xuất công nghiệp, chất lương lao động và hồi quy

GIỚI THIỆU*

Dr. Kenneth G. Manton (2008) đã chỉ ra rằng

lực lượng lao động đã được đào tạo về kỹ

thuật và các nhà nghiên cứu đóng vai trò quan

trọng trong việc kích thích phát triển kinh tế

và đo lường những tác động tiềm ẩn của dân

số và lực lượng dân số già trong phát triển

kinh tế[2]. Trong thời kỳ công nghiệp hóa -

hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu

tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát

triển của đất nước và sự sống còn của các

doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay

chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được

quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu

kém, hạn chế[7]. Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê, tháng 11 năm 2013, dân số việt

nam gần đạt ngưỡng 90 triệu người (ước tính

khoảng 92,48 triệu người). Với lượng dân số

này, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 14

trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực

Đông Nam Á. Về lực lượng lao động, tính

đến 1/11/2013, cả nước có khoảng 55,1 triệu

người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao

động, chiếm 59.6% tổng dân số. Trong đó lực

lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm

gần 67,8%[8]. Tuy nhiên, số người trong độ

tuổi lao động đông không có nghĩa là thị

* Tel: 0987 636365, Email: [email protected]

trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu

cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số

lao động có tay nghề, có chất lượng của nước

ta đang còn rất hạn chế. Trong tổng số gần

55,1 triệu lao động chỉ có gần 7,9 triệu người

đã được đào tạo, chiếm 14,3%. Sự chênh lệch

về chất lương nguồn lao động được thể hiện

rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở

thành thị lao động đã được đào tạo chiếm

32,5%, trong khi ở nông thôn chỉ có 8,7%. Sự

chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không

nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của

nước[3]. Stella Tsani (2013) sử dụng mô hình

hồi quy để đánh giá tác động của lực lượng

lao động nữa với sự phát triển kinh tế[8]. Tuy

nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào ở

Việt Nam cũng như trên thế giới về đo lường

sự tác động của chất lượng lao động đến mối

quan hệ giữa lực lượng lao động và giá trị sản

xuất công nghiệp. Do đó, việc xây dựng một

mô hình kinh tế đo lường tác động của lực

lượng lao động đến giá trị sản xuất công

nghiệp thông qua chất lượng lao động là hết

sức cần thiết.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

Mục tiêu của nghiên cứu đo lường mức độ

ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của lực lượng

Page 230: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

232

lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

trong nền kinh tế với giá trị sản xuất công

nghiệp theo giá hiện hành thông qua sự tác

động của chất lượng lao động (lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo) dựa

trên bộ số liệu của 63 tỉnh, thành phố, Việt

Nam, áp dụng mô hình Hayes (2013).

Mục tiêu cụ thể

(1) Đo lường tác động của lực lượng lao động

từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền

kinh tế đến chất lượng nguồn lao động.

(2) Đo lường mối quan hệ tác động giữa lực

lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế và chất lượng lao động

với giá trị sản xuất công nghiệp.

(3) Đo lường mối quan hệ giữa lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền

kinh tế với giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

(4) Đo lường mức độ tác động trực tiếp và

gián tiếp của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở

lên đang làm việc trong nền kinh tế đến giá trị

sản xuất công nghiệp thông qua chất lượng

nguồn lao động.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao

gồm: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã

qua đào tạo (chất lượng lao động), giá trị sản

xuất công nghiệp theo giá thực tế, và lực

lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm

việc trong nền kinh tế theo 63 tỉnh, thành phố,

Việt Nam từ GOS (tổng cục thống kê Việt

Nam) từ năm 2005 đến 2012. Khảo sát này

được xem là ít tốn kém nhất, tiết kiệm thời

gian và yêu cầu ít kỹ năng về thu thập số liệu

so với các phương pháp thu thập số liệu khác.

Tổng thể và phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu thứ cấp được

thu thập từ tổng cục thống kê, bao gồm các

biến nghiên cứu ở 63 tỉnh, thành phố Việt

Nam từ năm 2005 đến 2012. Do đó, nghiên

cứu không sử dụng phương pháp chọn mẫu

đặc biệt nào.

Phương pháp phân tích

Phần mềm SPSS 22 được sử dụng để xử lý số

liệu. Đây là công cụ và là phần mềm phổ biến

và hiệu quả, cung cấp những công cụ thống

kê tốt nhất cho nhà nghiên cứu trong việc

đánh giá và quản lý và thu thập số liệu thứ

cấp. Ngoài ra, SPSS cung cấp nhiều công cụ

thống kê hữu ích để phân tích, đánh giá dữ

liệu và kiểm định các giả thuyết thống kê. Hai

công cụ phân tích thống kê chủ yếu được sử

dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả và

hồi quy hai hay nhiều biến[5].

Mô hình

Mô hình04Andrew F. Hayes (2013)

Biểu đồ 1: Mô hình đo lường tác động biến trung gian

Trong đó:

+ Tác động gián tiếp của X lên Y thông qua là

ai*bi

+ Tác động trực tiếp của X lên Y là c’

Mô hình hồi quy

Mô hình 1: M= β1 + β2*X + e

Mô hình 2: Y= β1 + β2*X + β3*M+ e

Mô hình 3: Y= β1 + β2*X + e

Trong đó:

Biến phụ thuộc

Y: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện

hành theo 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.

(ĐVT: tỷ đồng)

Biến độc lập

X: Lực lượng lao động hay lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong

nền kinh tế theo các tỉnh, thành phố Việt Nam

(ĐVT: nghìn người)

Biến trung gian:

M: Chất lượng lao động được thể hiện qua

lực lượng lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo

Mi

X Y

ai

C

bi

Page 231: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

12

233

đang làm việc trong nền kinh tế(Lao động đã

qua đào tạo là những người đã tôt nghiệp ở

một trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật

của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng

trở lên (có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận

kết quả đào tạo)(ĐVT: Nghìn người).

Giả thiết nghiên cứu

(1) Tính liên tục: Các biến nghiên cứu được

giả định là các biến liên tục.

(2) Phân phối: Các biến nghiên cứu tuân theo

quy luận phân phối chuẩn.

(3) Tính độc lập: Không có hiện tượng tự

tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên.

(4) Tuyến tính: Mối quan hệ giữa các biến

được giả định là tuyến tính.

Các bước kiểm định biến trung gian

Để khẳng định các biến trung gian trong mô

hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay

không, chúng ta phải thực hiện theo các

bước sau:

Bước 1: Khẳng định ý nghĩa về mối quan hệ

giữa biến độc lập và biến trung gian

Bước 2: Khẳng định ý nghĩa về mối quan hệ

giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Bước 3: Khẳng định ý nghĩa về mối quan hệ

giữa biến trung gian và biến phụ thuộc trong

sự hiện diện của biến độc lập

Bước 4: Khẳng định sự không có ý nghĩa của

mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ

thuộc trong sự hiện diện của biến trung gian.

KẾT QUA NGHIÊN CỨU VA THAO LUẬN

Tình hình biến động của các biến nghiên cứu

Sự thay đổi qua các năm từ năm 2005 đến

2012 về giá trị của các biến được thể hiện qua

biểu đồ 1. Nhìn chung, các giá trị về lực

lượng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp,

và chất lượng lao động tăng đều qua các năm

với sự tăng mạnh nhất của giá trị sản xuất

công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp

tăng nhanh từ gần 1 triệu (tỷ đồng) năm 2005

lên đến khoảng 4,5 triệu (tỷ đồng) năm 2012.

Trong khi, lực lượng lao động trên tăng đều

qua các năm. Đáng chú ý là mức độ tăng,

giảm chậm chất lượng lao động.

Kết quả phân tích mô hình Hayes

Mối quan hệ giữa lực lượnglao động và chất

lượng lao động

Kết quả hồi quy bảng 1 chỉ ra rằng có mối

quan hệ thuận chiều giữa lực lượng lao động

trên 15 tuổi đang làm việc trong nền kinh tế

với chất lượng lao động ở mức ý nghĩa nhỏ

hơn 1% (F=191,54 và P=0.000). Đồng thời,

82,95% sự biến động của chất lượng lao động

được giải thích bởi lực lượng lao động. Kết

quả hồi quy cũng chỉ ra rằng khi lực lượng lao

động trên 15 tuổi đang làm việc trong nền

kinh tế tăng lên 1 nghìn người thì lực lượng

lao động được đào tạo tăng lên 513,1 người.

Do đó lực lượng lao động là một biến quan

trọng để dự báo chất lượng lao động.

(Nguồn: Tổng cục thông kê 2014; http://www. gso.gov.vn)

Biểu đồ 2: Tình hình biến động của các biến nghiên cưu qua các năm (2005-2012)

Mô hình 1: Outcome: M Model Summary

R R-sq F df1 df2 p

.9108 .8295 191.5441 1.0000 313.0000 .0000

Model

Page 232: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

234

coeff se t p

constant -186.9725 24.1253 -7.7501 .0000

X .5131 .0371 13.8399 .0000

(Nguồn: Kết quả hồi quy SPSS 22, mô hình Hayes 04)

Bảng 2: Kết quả hồi quy giữa lực lương lao động và chất lương lao động với giá trị sản xuất công nghiệp

Mô hình 2: Outcome: Y Model Summary

R R-sq F df1 df2 p

.7329 .5371 25.0731 2.0000 312.0000 .0000

Model

coeff se t p

constant -8335.6489 9569.0304 -.8711 .3844

M 181.6794 50.2893 3.6127 .0004

X 22.3094 22.3023 1.0003 .3179

(Nguồn: Kết quả hồi quy SPSS 22, mô hình Hayes 04)

Bảng 3: Kết quả hồi quy giữa lực lương lao động và giá trị sản xuất công nghiệp

Mô hình 3: Outcome: Y Model Summary

R R-sq F df1 df2 p

.6883 .4737 44.0782 1.0000 313.0000 .0000

Model

coeff se t p

constant -42304.697 11550.5378 -3.6626 .0003

X 115.5374 17.4025 6.6391 .0000

(Nguồn: Kết quả hồi quy SPSS 22, mô hình Hayes 04)

Bảng 4: Kết quả đo lường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của lực lương lao đông với giá trị sản xuất

công nghiệp thông qua chất lương lao động

Mô hình 4 Total effect of X on Y

Effect SE t p LLCI ULCI

115.5374 17.4025 6.6391 .0000 81.2968 149.7780

Direct effect of X on Y

Effect SE t p LLCI ULCI

22.3094 22.3023 1.0003 .3179 -21.5725 66.1914

Indirect effect of X on Y

Effect Boot SE BootLLCI BootULCI

M 93.2279 23.6441 49.4682 137.1717

(Nguồn: Kết quả hồi quy SPSS 22, mô hình Hayes 04)

Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng lao động với giá trị sản xuất công nghiệp

Kết quả hồi quy mô hình 2 chỉ ra rằng gần 55% sự biến động của giá trị sản xuất công

nghiệp được giải thích bởi lực lượng lao động và chất lượng nguồn lao động (R2=0,5371 và

P=0.000). Thông qua kết quả bảng 2 ta thấy chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng tác

động tới giá trị sản xuất công nghiệp (β3=181,68, P=0.0004<5%) trong điều kiện

có sự tác động của lực lượng lao động, tuy nhiên, lực lượng lao động không có ý nghĩa

tác động đến giá trị sản xuất trong trường hợp có sự ảnh hưởng của chất lượng lao động

(β2=22,31, và P=0.3179>5%). Do đó, biến trung gian (chất lượng lao động) là một biến

hoàn hảo trong việc đo lường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của lực lượng lao động đến

giá trị sản xuất công nghiệp.

Mối quan hệ giữa lực lượng lao động và giá trị sản xuất công nghiệp

Bảng 3 chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa lực lượng lao động và giá trị sản xuất công nghiệp, đồng thời lực lượng lao

Page 233: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

12

235

động giải thích được gần 50% sự biến động của giá trị sản xuất công nghiệp (R2=0.4737;P=0.0000<5%). Mặt khác, khi lực lượng lao động tăng lên 1 nghìn người thì làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên nhiều hơn 115 tỷ đồng (β2 =115,5374 và P=0.0000). Như vậy lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng tác động đến giá trị sản xuất công nghiệp.

Đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của

lực lượng lao động với giá trị sản xuất công

nghiệp thông qua chất lượng lao động

Đo lường tác động trực tiếp và gián tiếp của

lực lượng lao động đối với giá trị sản xuất

công nghiệp thông qua chất lượng lao động

được trình bày thông qua mô hình hồi quy

phân cấp. Kết quả chỉ ra rằng do hai hệ số

(BootLLCI =49,47 và BootULCI=137,17)

hay hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hệ số

đánh giá tác động gián tiếp đề lớn hơn không.

Hay tác động gián tiếp của lực lượng lao động

tới giá trị sản xuất là một hệ số có ý nghĩa

thống kê và lớn hơn không. Kết quả mô hình

4 cũng chỉ ra rằng tổng mức tác động của lực

lượng sản xuất đối với giá trị sản xuất công

nghiệp là 115,54 đơn vị (P=0.0000<5%) trong

đó tác động trực tiếp là 22,31 đơn vị và tác

động gián tiếp là 93.23 đơn vị. Hay mức độ

tác động gián tiếp của lực lượng lao động

thông qua chất lượng lao động gấp 4 lần tác

động trực tiếp lên giá trị sản xuất công

nghiệp. Điều này có nghĩa là chất lượng lao

động là một yếu tố rất quan trọng quyết định

gián tiếp đến hiệu quả sản xuất công nghiệp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ quan

trọng giữa lực lượng lao động; chất lượng lao

động và giá trị sản xuất công nghiệp, điều này

rất hữu ích để đề xuất các giải pháp hiệu quả

nhằm quản lý và thúc đẩy quá trình đào tạo

lao động, đáp ứng được nhu cầu sản xuất

công nghiệp trong tương lai. Đồng thời, ý

nghĩa quan trọng của chất lượng lao động tác

động đến mối quan hệ giữa lực lượng lao

động và giá trị sản xuất công nghiệp cũng

được trình bày trong nghiên cứu. Ngoài ra,

kết quả hồi quy 2 biến và đa biến đã khẳng

định được nhân tố chất lượng lao động là một

biến trung gian hoàn hảo thỏa mãn các giả

thiết của mô hình ảnh hưởng đến tác động

trực tiếp và gián tiếp của lực lượng lao động

lên giá trị sản xuất công nghiệp. Sự tăng lên

về nhu cầu lao động trong sản xuất công

nghiệp một phần dẫn đến tăng nhu cầu về lao

động trên 15 tuổi, do đó chất lượng lao động

là một nhất tố thiết yếu trong việc điều chỉnh

mối quan hệ giữa lực lượng lao động và kết

quả sản xuất.

TAI LIỆU THAM KHAO

1. Andrew F. Hayes (2013).Model Templates for

PROCESS for SPSS and SAS.

2. Dr. Kenneth G. Manton (2008). Population and

Labor Force Aging, Effect on Socio-Economic

Development in Brazil, Russia, India and China,

International Encyclopedia of Public Health,

pages170-181

3. Jianxian Chena, Xiaokuai Shaob, Ghulam

Murtazac, Zhongxiu Zhaoa (2014).Factors that

influence female labor force supply in China,

Economic Modelling, Pages 485–491

4. Judd, C.M. & Kenny, D.A. (1981). Process

Analysis: Estimating mediation in treatment

evaluations. Evaluation Review, 5(5), 602-619.

5. Preacher, K.J., & Hayes, A.F (2004).SPSS and

SAS procedures for estimating indirect effects in

simple mediation models.Behavior Research

Methods, Instruments, & Computers, 36, 717-731.

6. Stella Tsani (2013).Female labour force

participation and economic growth in the South

Mediterranean countries, Economics Letters,

Pages 323–328

7. Nguyễn Đình Cử ,Lưu Bích Ngọc (2013). tác

động của dân số đến kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí

Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD, số 37, trang 3-6.

8. General statistics office, http://www.gso.gov.vn

Page 234: Tập 124, số 10, 2014

Trần Văn Nguyện và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 231 – 236

236

SUMMARY MEASUREMENT THE IMPACT OF A MEDIATIOR FACTOR AFFECTING THE RELATIONSHIP BETWEEN LABOUR FORCE AND GROSS OUTPUT OF INDUSTRY BY PROVINCES IN VIET NAM

Tran Van Nguyen*, Tran Van Quyet, Tran Van Dung College of Economics and Business Administration – TNU

Measurement the impact of a mediatior factor affecting the relationship between labour force and

gross output of industry by provinces in Viet Nam indicates that the quality of labor force is a

significant factor in measurement this relationship as a mediator valuable. This paper also

indicates that there was a positive effect of labor force on the quality of labor force and the strong

impact of labor force on gross output of industry. At the same time, experiencing the testing of

statistic theory the factor of quality of labor force was a perfect mediator valuable to measure the

relationship between labor force and gross output of industry. Hence, this research will explore the

implications for the design of effective policies in order to improve the employed workersat 15

years of age and above to meet the need of industry production in the future.

Key words:Labor force, gross output industry, quality of labor force, mediator and regression

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Hảo – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0987 636365, Email: [email protected]

Page 235: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

12

237

COMPARATIVE STUDY ON CASH ACCOUNTING BASIS AND ACCRUAL

ACCOUNTING BASIS IN FINANCIAL STATEMENT ANALYSIS

Vu Thi Loan*, Ha Manh Tuan College of Economics and Business Administration - TNU

SUMMARY

This paper aims to investigate the relation structuresbetween variables provided from accrual

accounting basis (accrual basis), variables from cash accounting basis (cash basis)and the financial

performance of the company in order to decide whether accrual model or cash model is more

reliable and accurate measurement in predicting the company’s financial performance. The factor

analysis together with discrimination analysis were chosen to analyze the data from sets of

financial reports of 168 companies listed in Hochiminh stock exchange. The analysis results show

the greater accuracy and relevance of accrual accounting model in comparison with the cash model

in judging the financial performance.

Key words: accrual accounting basis, cash basis, financial statement analysis, accrual ratios,

cash ratios, financial performance.

INTRODUCTION*

Financial statement analysis is an art of

processing accounting information to assess

and predict the company’s financial

performance in order to obtain correct

decisions in investing and financing. The

question of whether accrual accounting

information or cash accounting information

provided in the financial statements is more

significant in the analysis is raised for both

academicians and practitioners. There are a

number of researches conducted with similar

purpose but the answers are not the same.

Therefore, this comparative study is taken in

order to test the hypothesis of the difference

between accrual model and cash model used

for evaluate the financial performance of a

company. The study begins with the

presentation of relevant literature review then

a hypothesis is developed and tested upon a

sample collected from listed companies in

Hochiminh stock exchange. Based on the

analysis result, a better model to predict the

company’s financial performance is also

generated to demonstrate the relations

between variables.

* Tel: 0974 943069, Email: [email protected]

LITERATURE REVIEW

Accrual basis and cash basis for financial

statement preparation

Financial statement analysis should be

appreciated as an important part of business

analysis in which financial statements are an

important sources of information for external

stakeholders and company insiders. A set of

financial statements of a company includes

the statement of financial position, the

statement of financial performance, the

statement of cash flows and the statement of

shareholder’s equity. Except for the statement

of cash flows, the financial statements are

required to prepare under the accrual

accounting basis.

Under the accrual basis of accounting,

transactions and other events are recognized

in financial statements when they occur (and

not only when cash or its equivalent is

received or paid). Therefore, the transactions,

events and flows are recorded in the

accounting books and recognized in the

financial statements of the periods to which

they relate. Financial statements prepared

under the accrual basis of accounting inform

users of those statements of past transactions

involving not only the payment and receipt of

cash during the reporting period, but also

Page 236: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

238

obligations to pay cash or sacrifice other

resources of the entity in the future and the

resources of the entity at the reporting date.

Under the cash basis, as guided in IAS7

(International Accounting Standard 7), the

presentation of statement of cash flows of an

entity providesinformation about the

historical changes in cash and cash

equivalents of an entity during the period.

Cash and cash equivalents comprise cash on

hand and demand deposits, together with

short-term, highly liquid investments that are

readily convertible to a known amount of

cash, and that are subject to an insignificant

risk of changes in value. Guidance notes

indicate that an investment normally meets

the definition of a cash equivalent when it has

a maturity of three months or less from the

date of acquisition. Equity investments are

normally excluded. Bank overdrafts which are

repayable on demand are included as a

component of cash and cash equivalents. To

present the statement of cash flows, the direct

method is encouraged, but the indirect

method is acceptable.

Cash flows must be analyzed between

operating, investing and financing activities

according to the key principles specified by

IAS 7 for the preparation of a statement of

cash flows.

Financial statement analysis approaches

Before 1970s, Du Pont has commonly used as

a model financial performance measurement.

This model calculates a set of financial ratios

that integrates company’s profitability and

asset management, measuring its liquidity,

leverage and efficiency. Du Pont model is

mainly based on accounting information from

balance sheet and income statement which are

provided by accrual basis. Beaver (1967)

conducted a research in the application of

ratio analysis into bankruptcy prediction. He

adopted univariate analysis with 14

accounting ratios separately to find the

difference in financial ratios structure

between failed and non-failed companies. He

stated that the cash basis was more reliable in

which the debt ratio was the best single ratio

predictor with a 78% accuracy in predicting

bankruptcy [2].

Recently, several researches have been taken

to discover the difference between accrual

basis and cash basis in predicting the financial

performance of a company. Zeljana (2010)

investigates any difference in company’s

financial performance by using two sets of

ratios involve accrual accounting basis and

cash accounting basis [5]. Data collected is

analyzed using data reduction method in order

to detect the relations between accrual ratio

group and cash ratio group. The finding shows

that assessment of business performance based

on cash flow ratios will provide more accurate

and reliable information than the one based on

accrual ratios.

Danescu and Rus (2013) conduct a SWOT

analysis to discover the strengths and

weaknesses of the two accounting model:

accrual model and accrual model. In term of

providing more transparent and systematics

knowledge about economic commitments, the

accrual accounting basis is more useful than

cash basis while cash basis is useful and

provides sufficient information in small entities

in which the recognition of income and

expenses coincide with the time of payment [3].

Mills andYamamura(1998) also appreciate

cash basis by stating that cash flow ratios

provide fully understand of a company’s

viability as an ongoing concern. In their

article, they introduce a group of simple cash

flow ratios: Operating Cash Flow (OCF),

Funds Flow Coverage ratio, Cash interest

coverage ratio, and Cash current debt

coverage ratio. Providing the application of

cash flow ratios, the article suggests that the

auditors should calculate the cash flow ratios

during auditing planning stages to obtain a

more accurate picture of the company [4].

The methods used in those above methods

can be classified into 3 main groups:

Page 237: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

12

239

(i)Statistical models (ii)Artificially Intelligent

Expert System (AIES) models; (iii) Theoretic

models. The results of Adnan and Dar’s study

(2006) the analyzed model using financial ratios

together with discriminant analysis are

commonly applied in the period 1968-2005 [1].

It can be noted that the results are not

consistent from many relevant studies.

Scientist’s opinion are contradictory: Ones

claim that both groups of information provide

the same results, while others claim that

accrual ratios are superior to cash flow ratios

and provide better results, and vice versa.

Therefore, a research to investigate the

relations between the financial performance

and accrual basis and cash basis ratios of

companies in Vietnam is necessary.

METHODOLOGY

In line with similar research of Zeljana (2010),

factor analysis (Principle Component Varimax

Analysis) as a the data reduction method was

applied to discover the relations between

independent variables and dependent variable.

The sample chosen consists of 168 companies

listed in Hochiminh stock exchange.

Therefore, the data used for analyzed is

provided from the income statements, balance

sheets, and cash flow statements of these

companies. The companies were separated

into two group, good companies and bad

companies.The first group consists of

companies having profit in the last five years

while those suffering a loss at least one

financial year belong to the bad group.

In order to investigate the importance of

accrual accounting basis and cash basis, the

research use two sets of ratiosusing

information from accrual basis and

information from cash basis given from the

statement of cash flows (Table 1 and table 2).

Accrual ratios and cash ratios are analyzed by

factor analysis run by SPSS 11.5to identify

factors that explain the pattern of correlations

within observed variables. Factor analysis is

often used in data reduction to identify a

numberof factors explaining most of the

variance observed in a much larger number of

manifest variables.

In the next step, linear discriminant analysis is

used to determine the relative importance of

influence of selected indicators and to

calculate the score that will be used to

discriminate between good and bad

companies. The linear discriminant functions

are presented:

Table 1. Description of accrual ratios

Ratio Description

Liquidity ratios

CR- current ratio Current assets/Current liabilities

QR - quick ratio (Current assets – Inventories)/ Current liabilities

WC/CA – working capital/ current

assets

(Current assets – Curr.liabilities)/Total assets

CA/TA - current to total assets Current assets/Total assets

Solvency ratios

DR - debt ratio Total liabilities/ Total assets

ICR - interest coverage ratio EBIT / Interest expenses

FSC - financial stability Coefficient (Equity +Long term liabilities)/(Long-term assets +Inventories)

Profitability ratios

ROA - return on assets EBIT- Earning before Interest and Tax/Total assets

ROE - return on equity Net profit/Owner’s equity

ROS - return on sales Net profit/Total revenue

Investment efficiency ratios

PER - price earnings ratio Average market price/ Earnings per share

Source: Zeljana (2010)

Page 238: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

240

Table 2. Description of cash ratios

Ratio Description

Liquidity ratios

CFR - cash flow ratio Operating cash flow/ Current liabilities

CNCR - critical needs cover ratio Operating cash flow + Interest paid/ Interest + current

debts + dividends

FCF1/OCF -free cash flow 1 to operating

cash flow

Free cash flow 1/ Operating cash flow

FCF2/OCF -free cash flow 2 tooperating

cash flow

Free cash flow 2/ Operating cash flow

Solvency ratios

CFO/TD - cash flow from operations to

total debt

Operating cash flow/ Total liabilities

CICR - cash interest coverage ratio O.cash flow–Current debt + Interest/ Interest paid

FS - financial strength (Net profit + Depreciation) x 5/ Total liabilities

Profitability ratios

CROA cash return on assets Operating cash flow/Total assets

CROE - cash return on equity Operating cash flow/ Owner’s equity

CROS - cash return on sales Operating cash flow/ Sales revenue

EQ - earnings quality Operating cash flow/ EBIT

Investment efficiency ratios

PCFR - price to cash flow ratio Average market price per share/Cash flow per share

Source: Zeljana (2010)

Where: : aggregate score

of company’s financial performance (ACCR –

based on accrual ratios;

CF – based on cash flow ratios)

: constant

independent latent variable

coefficients

: independent accruals latent

variables

: independent accruals latent

variables

The below hypothesizes are tested:

H0:There is no statistically significant

difference in company’s performance

measurement if cash flow ratio model isused

rather than accrual information model.

H1:There is statistically significant difference

in company’s performance measurement if

cash flow ratio model isused rather than

accrual information model.

RESULTS

Factor analysis was applied using two sets of

ratios: accrual ratios with 11 ratios and cash

ratios with 12 ratios to find out structure in

relations between variables. The principal

component analysis with Varimax rotation

method using SPSS allow researchers to

identify the latent variables corresponding

with each factor. The latent variables are the

ones with the highest correlation which are

greater than 0.3.

In each model, 4 factors (latent variables)

were extracted, all explaining over 60% of the

variance. The rotated component matrix is

shown in the table 3for accrual model and

cash model.

Multiple discriminant analysis was then taken

in order to detect the level of importance of

each latent variable to the financial

performance. The step-to-step method was

applied to remove the variables that

contribute least to the prediction of

groupqualification.The following

discriminant functions are obtained for

accrual model and cash model respectively:

(1)

Where: P = Profitability latent variable

I = Investment latent variable

S = Solvency latent variable

Page 239: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

12

241

Table 3. Rotated Component Matrix for accrual ratios

Rotated Component Matrix for accrual ratios Rotated Component Matrix for cash ratios

Component Component

1 1 2 3 1 2 3 4

Liquidity ratios

CR .614 .446 -.253 -.049 CFR .834 .324 .042 -.076

QR .784 .423 -.114 .110 CNRN .857 .219 .071 -.144

WC/CA .936 -.267 -.035 -.031 FCF1/OCF .623 .147 .428 -.083

CA/TA .868 -.450 -.038 -.064 FCF2/OCF .684 .040 .380 .089

Solvency ratios

DR -.668 .695 -.044 .033 CFO/TD -.117 .733 -.218 .140

ICR .228 .519 -.202 -.400 CICR .218 553 -.186 -.247

FSC .524 .707 -.172 .020 FS -.191 -.479 .099 -.025

Profitability ratios

ROA -.134 .338 .844 .033 CROA -.128 -.074 .891 .006

ROE .287 .396 .657 .164 CROE -.201 -.148 .683 .089

ROS .055 .175 .636 .103 CROS .293 -.185 .645 -.322

Investment efficiency ratios

PER .003 .088 -.294 .899 EQ -.057 .024 .805 .158

PCFR -.122 .028 -.300 .766

Table 4. Test result for discriminant power evaluation

Accrual model Cash model

Parameter PerformanceACCR Parameter PerformanceCASH

Canonical Correlation .625 Canonical Correlation .660

Eigenvalue .639 Eigenvalue .268

Wilks’ Lambda .610 Wilks’ Lambda .789

Chi-square 78.854* Chi-square 36.569*

*statistically significant at 0.01 level

As can be seen in function (1), in accrual

ratios model (PerformanceACCR), ratios

grouped intofactor profitability (P) have the

greatest relative importance while latent

variable of investment (I)has lowest impact

weight of 0.002. The positive impact on

company’s performance, means that

performance will be better if these factors

values are higher.The liquidity latent variable

is removed from the model because it has no

significant impact on the company’s

performance.

(2) Where: P = Profitability latent variable

L = Liquidity latent variable

S = Solvency latent variable

I = Investment latent variable

Function (2) shows that ratios in investment

latent variable have the greatest relative

importance to the company’s performance.

The contributions of liquidity latent variable,

solvency latent variable, and profitability

latent variable are extremely small.

It can be concluded from function (1) and (2),

there is difference between accrual model and

cash model in the identifying the level of

importance in the impact of latent variables

on discrimination of good and bad companies.

Accrual model emphasizes the largest

contribution ofprofitability latent variable to

the classification of companies while in cash

model, investment latent variable has

Page 240: Tập 124, số 10, 2014

Vũ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 237 – 242

242

statistically significant impact on the

company’s performance.

The companies in the sample are chosen in 2 groups based on the profit of companies in the last 5 years. Companies that made profit in all 5 years are considered to be good and companies suffer at least a year loss are in bad group. Parameters for both models’ statistical validity and its discriminant power evaluation are shown in table 4.

The overall model is evaluated by canonical correlation coefficient and Wilks’ Lambda test of function’s eigenvalue. Thus, as canonical correlation coefficients are 0.625 and 0.66 respectively, it can be said that the obtained models are a good fit and have relatively high explicatory power. Other validity measure also indicates good model’s characteristics: Wilks’ Lambda coefficient that tests function’s significant of eigenvalue is statistically significant at 0.01 level for both models. The classification results show that the accrual model was found to be 78.5% accurate in predicting company’s performance while cash flow model has 68.2% overall accuracy in predicting company’s performance.

CONCLUSION

Results from the research demonstrated a

difference between accrual model and cash model as measurements in determining the

financial performance of a company in which

the accrual model has better discriminant power than the model based on cash ratios. In

the accrual model, profitability latent variable demonstrates a significant impact on

predicting the company’s performance in comparison with solvency latent variable and

investment latent variable while liquidity latent variable has insignificant impact on the

company’s performance. In the cash model, investment latent variable shows its greatest

contribution to the company’s performance while the contributions of other latent

variables are extremely small.

REFERENCES 1. Adnan Aziz, M; Dar, H.A. (2006), Predicting

corporate bankruptcy: where we stand?,

Corporate Governance, 6 (1), 18 - 33.

2. Beaver, W (1966), Financial ratios as

predictors of failure, Empirical research in

accounting: selected studies. Journal of

Accounting Research, Supplement, 71-111.

3. Danescu, Tatiana; Rus, Luminita (2013),

Comparative study on accounting models “cash”

and “accrual”, AnnalesUniversitatisApulensis :

Series Oeconomica, 15 (2 ), 424-431.

4. Mills, John; Yamamura, Jeanne H. (1989), The

power of cash flow ratios,Journal of Accountancy,

186 (4), 53-55.

5. Zeljana A B. (2010), Cash flow ratios vs.

Accrual ratios: Empirical research on incremental

information content, The Business Review,

Cambridge, Vol.15 (2), 206-213.

TÓM TẮT

SO SÁNH VIỆC VẬN DỤNG CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ KẾ TOÁN

DỒN TÍCH TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Vũ Thị Loan*, Hà Mạnh Tuấn Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xem xét mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính xây dựng từ

cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt với tình hình tài chính của công ty. Từ kết quả

phân tích sẽ cho biết cơ sở kế toán tiền mặt hay dồn tích là đáng tín cậy và chính xác hơn trong

việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp phân tích nhân tố cùng với phân tích cá biệt

đã được tiến hành với số liệu tài chính thu thập từ 168 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng

khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở kế toán dồn tích là thích hợp

hơn trong việc phân tích tài chính của các công ty nói trên.

Từ khóa: cơ sở kế toán dồn tích, cơ sở kế toán tiền mặt, tình hình tài chính, phân tích báo cáo tài

chính, chỉ sô phân tích tài chính

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0974 943069, Email: [email protected]

Page 241: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

12

243

ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG TÔI THIỂU VÙNG –

CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM CHƯA VỀ ĐÍCH

Nguyễn Thị Tuân*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Xây dựng mức tiền lương tối thiểu là nội dung quan trọng của chính sách tiền lương. Ở Việt Nam,

chính sách tiền lương được Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm và đã bắt đầu tiến hành công cuộc

cải cách từ năm 1993. Sau 20 năm cải cách, mức tiền lương tối thiểu nói chung và mức lương tối

thiểu vùng nói riêng không ngừng được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, kết quả của quá trình điều

chỉnh đó chưa thực sự như mong muốn. Khi sửa Luật lao động năm 2012, các nhà làm luật, làm

chính sách đã đặt mục tiêu như một cam kết với người lao động (NLĐ) là phấn đấu đến năm 2015

lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu. Song, đến nay, mức lương tối thiểu được cho là mới

chỉ đáp ứng được 70-75% mức sống tối thiểu của người lao động. Trong thời gian tới, lộ trình điều

chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng cần được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong

Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương

Đảng khoá XI "Từng bước điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất

kinh doanh và nhu cầu tối thiểu của người lao động".

Từ khóa: tiền lương tôi thiểu, lương tôi thiểu vùng, mưc sông, người lao động, Luật Lao động ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đối với tất cả các quốc gia, chính sách tiền

lương là một trong những bộ phận quan trọng

bậc nhất trong hệ thống chính sách kinh tế -

xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến

động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế,

nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà

nước, khai thác và phát huy tiềm năng vô hạn

từ người lao động (NLĐ). Xây dựng mức

lương tối thiểu là một trong những nội dung

quan trọng của chính sách tiền lương.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cải cách chính

sách tiền lương là công việc quan trọng mà

Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, tập

trung đầu tư nghiên cứu và đã được thực hiện

với các quy định tạm thời từ ngày 1.4.1993.

Sau 20 năm thực hiện đề án cải cách chính

sách tiền lương, nước ta đã nhiều lần điều

chỉnh mức tiền lương tối thiểu. Việc điều

chỉnh này dựa trên mức tăng trưởng kinh tế,

chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân

sách nhà nước và đã đem lại những thành quả

nhất định. Theo đó, mức tiền lương tối thiểu

không ngừng được điều chỉnh tăng nhưng tiền

lương thực tế được cải thiện không đáng kể,

mức tiền lương tối thiểu mới chỉ bảo đảm bù

* Tel: 0982 910859, Email: [email protected]

trượt giá là chính, chưa bảo đảm được mức sống

tối thiểu cho người lao động (NLĐ), chưa phù

hợp với giá trị lao động, chưa khuyến khích

tăng năng suất và hiệu quả lao động.

Thời gian tới, mức tiền lương tối thiểu cần

phải đảm bảo mức sống tối thiểu thực tế và

phù hợp với tình hình phát triển kinh tế cũng

như khả năng chi trả của nền kinh tế trong

từng giai đoạn và tiền lương thực sự là đòn

bẩy kinh tế, lương tối thiểu chung là lưới an

toàn xã hội, chống bóc lột, đói nghèo, làm

chuẩn cho chính sách xã hội và việc làm bền

vững, đó là vấn đề cấp bách trong bối cảnh

hiện nay của nước ta.

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG - BAN

CHẤT, Ý NGHĨA VA CÁCH XÁC ĐỊNH

Bản chất của mức lương tối thiểu vùng

Theo Luật Lao động 2012, tiền lương là

khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho

NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận

căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng

công việc. Tiền lương bao gồm mức lương

theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp

lương và các khoản bổ sung khác. Luật Lao

động cũng đưa ra khái niệm về mức lương tối

thiểu: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất

trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất,

trong điều kiện lao động bình thường và phải

Page 242: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

244

bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và

gia đình họ”

Hiện tại, chế độ tiền lương nước ta đang duy

trì song song hai hệ thống tiền lương tối thiểu

là tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối

thiểu vùng (ngành). Mức lương tối thiểu

chung được dùng làm cơ sở để tính các mức

lương trong hệ thống thang lương, bảng

lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một

số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở

4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức thuộc khu

vực hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương tối

thiểu được xác lập cho từng vùng theo đơn vị

quản lý hành chính (vùng I, vùng II, vùng III,

vùng IV). Mức lương tối thiểu ngành được

xác lập trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng

và thông qua thương lượng tập thể ngành.

Cụ thể hơn, mức lương tối thiểu vùng là mức

lương tối thiểu được xác định theo từng vùng

bởi Chính phủ căn cứ vào nhu cầu sống tối

thiểu của NLĐ, điều kiện kinh tế - xã hội và

mức tiền lương trên thị trường lao động trên

cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương

quốc gia. Mức lương tối thiểu vùng là cơ sở

để xác định mức lương phải trả cho NLĐ làm

việc ở các doanh nghiệp trong nước (công ty,

doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang

trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác

của Việt Nam có thuê mướn lao động) và

doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài,

tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài

tại Việt Nam của Chính phủ). Do đó, về bản

chất, mức lương tối thiểu vùng là mức giá sàn

của sức lao động mà theo đó, các doanh

nghiệp không được trả lương thấp hơn mức

lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ quy

định theo từng vùng tương ứng. Mức lương

tối thiểu vùng cũng là cơ sở để xác định mức

lương tối thiểu ngành.

Ý nghĩa của mức lương tối thiểu vùng

Mức tiền lương tối thiểu nói chung và mức

tiền lương tối thiểu vùng nói riêng có ý nghĩa

vô cùng quan trọng. Đối với NLĐ, tiền lương

là bộ phận chủ yếu của thu nhập, là nguồn để

tái sản xuất sức lao động. Mức tiền lương tối

thiểu là điều kiện đảm bảo nhu cầu sống tối

thiểu - điều kiện có tính quyết định, cần thiết,

bảo đảm cho NLĐ sống, hoạt động lao động,

được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản, tối

thiểu về văn hoá, tinh thần.. Một góc độ khác,

nó như tấm lưới ngăn cản mọi hình thức bóc

lột quá mức sức lao động của những NLĐ

làm thuê Mức lương tối thiểu là mức thấp

nhất mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ

khi làm những công việc bình thường trong

điều kiện bình thường. Do vậy, đối với người

sử dụng lao động, tiền lương tối thiểu là một

căn cứ để xây dựng chính sách lương, thưởng

cho NLĐ, từ đó phát huy triệt để vai trò đòn

bẩy kinh tế của tiền lương trong công tác

quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Ở tầm vĩ

mô, tiền lương nói chung và mức lương tối

thiểu nói riêng là công cụ điều tiết và quản lý

nền kinh tế của Nhà nước nhằm giải quyết

những vấn đề kinh tế xă hội, đảm bảo sự ổn

định và phát triển. Tác động qua lại giữa

chính sách tiền lương phù hợp với năng suất,

chất lượng, hiệu quả lao động là yếu tố để

tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà

nước, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng

trưởng kinh tế, ổn định xã hội.

Xác định tiền lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng được xác lập căn cứ

vào căn cứ vào mức sống tối thiểu của từng

vùng. Mức sống tối thiểu được đại đa số các

nhà nghiên cứu, nhà làm luật, nhà quản lý, chỉ

đạo thực tiễn và NLĐ thống nhất rằng đó là

mức để con người có thể tồn tại, bảo đảm một

cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và một nhu cầu

văn hóa tối thiểu.

Mức sống tối thiểu thực chất là mức độ thỏa

mãn các nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu.

Trong một chừng mực nào đó, mức sống tối

thiểu được đánh giá thông qua các mức chi

tiêu thực tế thấp nhất cho nhu cầu sống của

các thành viên trong xã hội gọi là nhu cầu

sống tối thiểu. Ở mức độ khái quát nhất, nhu

cầu sống tối thiểu được thể hiện ở nhu cầu

lương thực, thực phẩm; nhu cầu phi lương

thực, thực phẩm; nhu cầu để nuôi con. Trong

đó, ở các nước đang phát triển như sau:

- Nhu cầu lương thực, thực phẩm được xác

định trên cơ sở giỏ hàng hóa tiêu dùng (tư liệu

sinh hoạt) cần thiết, cung cấp năng lượng

Page 243: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

12

245

hằng ngày cho NLĐ. Theo Tổng cục Thống

kê, ở Việt Nam, giỏ hàng hóa được tính trên

58 mặt/nhóm hàng, trong đó 45 nhóm có thể

lượng hóa, tính toán được, đủ cả lượng và giá

của từng mặt hàng, để cung cấp mức năng

lượng tương đương 2.300 kcalo/1 người/1 ngày,

được xem là đủ duy trì mức sống tối thiểu cho

NLĐ trong các nước đang phát triển.

- Nhu cầu phi lương thực, thực phẩm bao gồm

các chi phí thiết yếu về mặc (quần, áo), nhà ở,

điện, nước, nhu cầu văn hóa, giáo dục, y tế...

- Đồng thời, mỗi NLĐ được tính thêm 70%

nhu cầu sống tổi thiểu của bản thân dành cho

nhu cầu nuôi dạy, chăm sóc con cái tối thiểu.

Từ đó, có thể xác định mức sống tối thiểu của

một NLĐ như sơ đồ bên dưới.

Như vậy, để xác định mức lương tối thiểu,

phải xuất phát từ nhu cầu sống tối thiểu theo

đó mức sống tối thiểu phải gồm chi tiêu cho

nhu cầu về hàng hóa lương thực thực phẩm,

chi tiêu cho nhu cầu về hàng hóa phi lương

thực thực phẩm và chi tiêu cho nhu cầu nuôi

con. Theo ông Nguyễn Tiến Đăng, Trưởng

phòng Tiền lương, Vụ Lao động - Tiền lương,

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: “ Ở

Việt Nam, việc điều chỉnh lương tối thiểu

vùng căn cứ vào nhu cầu lương thực thực

phẩm chiếm 55% và nhu cầu phi lương thực

thực phẩm chiếm 45%”.

MỨC TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG LIÊN

TỤC TĂNG TRONG SUỐT 20 NĂM QUA

Giai đoạn 1993-2007

Tháng 5.1993, Đảng và Nhà nước tiến hành

cải cách tiền lương, ban hành hệ thống lương

mới theo hướng thiết lập hệ thống tiền lương

theo hệ số với mức lương tối thiểu là 120.000

đồng/ tháng, tương đương với 60 kg gạo, bảo

đảm 2.100 calo cho một người/ngày, … Liên

tiếp các năm sau đó, Nhà nước thực hiện các

đợt điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu theo

hướng tăng lên. Cụ thể:

1-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/01/1997- 31/12/1999 là 144.000 đồng/ tháng

2-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/01/2000- 31/12/2001 là 180.000 đồng/

tháng (tăng 25%)

3-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/01/2002 là 210.000 đồng/ tháng (tăng 16,7 %)

4-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/01/2003-30/09/2004 là 290.000 đồng/

tháng (tăng 38 %)

5-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/10/2005 là 350.000 đồng/ tháng (tăng 20,7 %)

6-Mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày

01/10/2006- 31/12/2007 là 450.000 đồng/

tháng (tăng 28,6 %)

Như vậy, từ 1993 đến 2007, sau 14 năm mức

lương tối thiểu được nâng lên một cách liên

tục (tăng từ 120.000đồng/người/tháng vào

năm 1993 lên 450.000đồng/người/tháng vào

năm 2007 với mức tăng

330.000đồng/người/tháng tương ứng tỷ lệ

tăng là 275%). Sự gia tăng đó là để bù sự

trượt giá vào lương, nhằm bảo đảm lương

thực tế cho NLĐ. Nhưng mức lương tối thiểu

này được cho là thấp và vẫn không đủ để duy

trì cuộc sống NLĐ do mức sống, thói quen,

tập quán đã thay đổi, tư liệu sinh hoạt cẩn

thiết cho cuộc sống đã mở rộng và nâng cao

hơn, giá cả hàng hoá thiết yếu và giá cả các

mặt hàng khác tăng lên nhanh chóng. Mặt

khác, mức sống và giá cả sinh hoạt có sự

chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền trong

khi cả nước vẫn áp dụng chung một mức

lương tối thiểu (chỉ có sự phân biệt giữa NLĐ

làm việc cho các doanh nghiệp trong nước và

làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài).

Mức sống

tối thiểu

một NLĐ

Mức chi tiêu cho

nhu cầu tối thiểu về

lương thực thực

phẩm

Mức chi tiêu

tối thiểu cho

việc nuôi con

Mức chi tiêu cho

nhu cầu tối thiểu về

phi lương thực thực

phẩm

= + +

Page 244: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

246

Giai đoạn 2008-2015

Từ năm 2008, Chính phủ tiến hành phân chia cả nước thành 4 vùng để xác lập vùng lương tối

thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế, giá cả và mức sống của từng vùng; bên cạnh đó vẫn tiếp tục

phân biệt hai khối đơn vị sử dụng lao động thêm 2 năm nữa (2008 và 2009) là doanh nghiệp nước

ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Tổng hợp các lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ 2008-2015 như sau:

Bảng 1. Các mưc lương tôi thiểu vùng áp dụng cho khôi các doanh nghiệp trong nước từ 2008-2015

(Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng)

Năm Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Văn bản

2008 620 580 540 540 Nghị định số 168/2007/NĐ-CP

2009 800 740 690 650 Nghị định số 110/2008/NĐ-CP

2010 980 880 810 730 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP

2011 1.350 1.200 1.050 830 Nghị định số 108/2010/NĐ-CP

2012 2.000 1.780 1.550 1.400 Nghị định số 70/2011/NĐ-CP

2013 2.350 2.100 1.800 1.650 Nghị định số 103/2012/NĐ-CP

2014 2.700 2.400 2.100 1.900 Thông tư 02/2014/TT-LĐTBXH

2015 3.100 2.700 2.400 2.200 Dự kiến (*)

(*):Theo phương án tăng lương đã đươc Hội đồng tiền lương Quôc gia họp và thông qua ngày 6/8/2014

(Nguồn: Tổng hơp từ trang Chinhphu.vn)

Bảng 2. Các mưc lương tôi thiểu vùng áp dụng cho khôi các doanh nghiệp nước ngoài từ 2008-2014 (Đơn vị tính: nghìn đồng/tháng)

Năm Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Văn bản

2008 1.000 900 800 800 Nghị định số 167/2007/NĐ-CP

2009 1.200 1.080 950 920 Nghị định số 111/2008/NĐ-CP

2010 1.340 1.190 1.040 1.000 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP

(Nguồn: Tổng hơp từ trang Chinhphu.vn)

Việc xác định mức lương tối thiểu vùng dành riêng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài bắt đầu từ năm 2011 không thực hiện nữa nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các

loại hình doanh nghiệp.

Bảng 3. So sánh mưc lương tôi thiểu vùng áp dụng cho khôi các doanh nghiệp trong nước từ 2008-2015

So sánh

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

Mức tăng

(nghìn

đồng)

Tỷ lệ

tăng

(%)

Mức tăng

(nghìn

đồng)

Tỷ lệ

tăng

(%)

Mức

tăng

(nghìn

đồng)

Tỷ lệ

tăng

(%)

Mức

tăng

(nghìn

đồng)

Tỷ lệ

tăng

(%)

2009-2008 180 29,03 160 27,59 150 27,78 110 20,37

2010-2009 180 22,50 140 18,92 120 17,39 80 12,31

2011-2010 370 37,76 320 36,36 240 29,63 100 13,70

2012-2011 650 48,15 580 48,33 500 47,62 570 68,67

2013-2012 350 17,50 320 17,98 250 16,13 250 17,86

2014-2013 350 14,89 300 14,29 300 16,67 250 15,15

2015-2014 400 14,81 300 12,50 300 14,29 300 15,79

2015-2008 2.480 400,00 2.120 365,50 1.860 344,40 1.660 307,40

(Nguồn: Tổng hơp và tính toán của tác giả)

Qua mỗi năm, mức tiền lương tối thiểu của từng vùng đều có sự gia tăng, từ 80.000 đồng/tháng

đến 650.000 đồng/tháng với tỷ lệ tăng từ 12,5% đến 68,67%. Mức gia tăng cao nhất qua các kỳ

tăng lương đạt được ở vùng I, thấp nhất ở vùng IV; xét theo năm thì năm 2012 mức tiền lương tối

thiểu các vùng đều tăng mạnh nhất (từ 500.000 đến 650.000 đồng/tháng, tương ứng với tỷ lệ tăng

từ 48,15% đến 68,67%).

Page 245: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

12

247

Tính từ năm 2008 đến năm 2015, mức tăng của tiền lương tối thiểu đã tăng thêm 2.480.000

đồng/tháng ứng với tỷ lệ tăng 400% ở vùng I; với các vùng II, III và IV các con số đó tương ứng

là 2.120.000 đồng/tháng (365,5%), 1.860.000 đồng/tháng (344,4%), 1.660.000 đồng/tháng

(307,4%).

Sự gia tăng đó được thể hiện rõ nét hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1. Mưc tiền lương tôi thiểu vùng qua các năm áp dụng cho khôi các doanh nghiệp trong nước

LIỆU MỨC SỐNG TỐI THIỂU CỦA NGƯỜI

LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC ĐAM BAO?

Theo kết quả khảo sát 1.500 công nhân tại 60

doanh nghiệp ở 12 tỉnh/ thành phô trên cả

nước về vấn đề tiền lương, mưc sông tôi thiểu

do Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam thực hiện vào quý I

và quý II/2014, tiền lương trung bình của

NLĐ, bao gồm cả các loại phụ cấp và làm

thêm giờ hiện mới đạt 3,667 triệu

đồng/người/tháng. Nhiều doanh nghiệp nợ

lương và các khoản bảo hiểm nên lương nhận

về bình quân chỉ còn 3,14 triệu

đồng/người/tháng. Trong đó, số NLĐ có mức

lương hàng tháng dưới 2 triệu đồng là 5,2%,

dưới 3 triệu đồng là 27,8%; từ 3 triệu đến

dưới 4 triệu đồng là 34%; từ 4 triệu đến dưới

5 triệu đồng là 20,9%; trên 5 triệu đồng là

17,3%. Tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội,

mức lương trung bình xấp xỉ 4 triệu

đồng/người/ tháng; thấp nhất là ở Thái Bình,

với chỉ 2,97 triệu đồng/người/tháng. Khu

công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long, Hà Nội

- hơn 5 triệu đồng/tháng, KCN Thụy Vân,

tỉnh Phú Thọ - hơn 3 triệu đồng/tháng, KCN

Mê Linh, Hà Nội - 3 triệu đồng/tháng, KCN

Vĩnh Lộc, TPHCM đạt trên 4 triệu đồng cộng

với các khoản khác, thu nhập thực tế của

NLĐ cũng trên 5 triệu đồng/người/tháng.; so

với 4-5 năm trước, thu nhập thực tế đã giảm ít

nhất khoảng 40%.

So sánh với các nước trong khu vực, tiền

lương tối thiểu của Việt Nam còn thấp hơn

khoảng 40%. Hiện nay, ở một số nước như

Indonesia lương tối thiểu khoảng 250 USD,

Malaysia khoảng 350 USD – 400USD và ở

Hàn Quốc là 1.000 USD – 1.500USD (theo

ông Bùi Hồng Đô - Chủ Tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh

Phúc và bà Phạm Lan Hương, Viện Nghiên

cưu quản lý kinh tế Trung ương).

Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình cho nhu

cầu sinh hoạt hàng tháng của NLĐ (có nuôi

con) đã lên tới 4,1 triệu đồng/tháng (trong đó,

vùng 1 là 4,78 triệu đồng, tăng 6,8% so với

2013; vùng 2 là 4,13 triệu đồng, tăng 10,5%,

vùng 3 là 3,85 triệu, tăng 8,5%, và vùng 4 là

3,31 triệu đồng, tăng so với 2013 là 6,2%).

Các khoản lương và thu nhập thêm (ngoài

lương) của NLĐ đã hầu như chi hết cho cuộc

sống thiết yếu, đạm bạc hằng ngày, vì vậy hầu

như không còn để tiết kiệm. Trong số 1.500

người được hỏi thì 47% trả lời hoàn toàn không

có tiền tiết kiệm; 53% trả lời có nhưng không

đáng kể, phần lớn khoảng từ 200.000 - 500.000

đồng mỗi tháng. Đây là bức xúc lớn nhất của

NLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.

Khi sửa Luật Lao động năm 2012, các nhà

làm luật và nhà làm chính sách đã đưa ra một

thông điệp có tính cam kết rằng: Phấn đấu

đến năm 2015 mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng

Page 246: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

248

được mức sống tối thiểu của người lao động.

Tuy nhiên, đến nay (2014), mức lương tối

thiểu vùng được nhiều chuyên gia đánh giá

đáp ứng 70-75 % mức sống tối thiểu. Thư

trưởng Thư trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch

Hội đồng Tiền lương quôc gia Phạm Minh

Huân cũng cho rằng: “ Mức lương đề xuất tối

thiểu vùng đề xuất năm 2015 cũng chỉ dừng ở

mức đáp ứng 75 %.” Theo tính toán của một

số nhà nghiên cứu về chính sách lao động, các

đợt điều chỉnh lương tối thiểu trong mấy năm

qua thực chất chỉ là “bù trượt giá” nhưng vẫn

không bù nổi. Tiền lương quá thấp không đủ

trang trải nhu cầu tối thiểu của cuộc sống nên

hầu hết công nhân hiện không còn quan tâm

đến vấn đề “chất lượng sống”. NLĐ đang

sống dưới mức tối thiểu, hoàn toàn không có

khả năng tích lũy và tái tạo sức lao động. Đó

là thực trạng đáng báo động.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nhìn chung, mức tiền lương tối thiểu ở nước

ta hiện nay, tuy đã được cải cách, hoàn thiện

nhiều lần, nhưng cái đích cần đến vẫn còn là

một khoảng cách không nhỏ (25-30%), vẫn

còn những bất cập và tồn tại như:

Mức lương tối thiểu hiện nay còn thấp hơn

nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương thấp,

không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao

động; lương thực tế bị hạ thấp; tiền lương

chưa trở thành đòn bẩy kinh tế, khuyến khích

NLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ,

nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản

xuất. Hiện nay, lương tối thiểu vùng vẫn quy

định trả theo tháng tại 4 vùng, chưa áp dụng

theo ngày, giờ đối với các công việc không

trong ngày, công việc bán thời gian. Trong

khi đó, Bộ Luật Lao động quy định tiền lương

tối thiểu theo giờ, ngày. Việc phân vùng

lương tối thiểu theo địa giới hành chính

(quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

chưa phù hợp, có những tỉnh có tới 3 vùng

hưởng lương tối thiểu khác nhau. Điều này

dẫn tới việc dịch chuyển lao động từ vùng

lương tối thiểu thấp sang vùng cao.

Trong thời gian tới, lộ trình điều chỉnh mức

tiền lương tối thiểu vùng cần được thực hiện

nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong Kết

luận sô 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội

nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá XI: "Từng bước điều chỉnh

tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với tình

hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu tối thiểu

của người lao động". Theo đó, lộ trình tới

năm 2017, mức lương tối thiểu phải ngang

bằng với mức sống tối thiểu của NLĐ và gia

đình họ. Để đạt được mục tiêu này, cần lưu ý

một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cần có điều kiện và tiêu chí cụ thể

quy định mức sống tối thiểu để có thể dựa

trên cơ sở đó quy định mức lương tối thiểu.

Phải tính đúng, tính đủ những tư liệu sinh

hoạt thiết yếu đáp ứng cho nhu cầu tự nhiên

của lao động giản đơn trong từng ngành, từng

vùng nói riêng và trong cả nước nói chung.

Thứ hai, cần quy định mức lương tối thiểu

theo ngày, giờ đối với các công việc không

tròn ngày, công việc bán thời gian theo quy

định của Luật Lao động 2012.

Thứ ba, phải thường xuyên điều chỉnh mức

lương tối thiểu theo mức tăng của chỉ số giá

để bảo đảm lương thực tế không bị giảm sút.

Thứ tư, cần thống nhất với nhau một lộ trình

để thực hiện và năm nào cũng phải tăng lương

tối thiểu thì mới đảm bảo tính khả thi của lộ

trình trên.

Thứ năm, việc tăng lương phải dựa trên cơ sở

tăng năng suất và hiệu quả lao động, việc tăng

tiền lương phải đồng thời với mở rộng sản

xuất kinh doanh, tạo việc làm mới ổn định

cho người lao động.

Thứ sáu, cần có sự tham gia phối hợp chặt

chẽ và nghiêm túc của các cơ quan, tổ chức

liên quan như Tổng liên đoàn Lao động Việt

Nam, Hội đồng tiền lương quốc gia… Mặt

khác, trong Hội đồng tiền lương ngoài đại

diện người sử dụng lao động và NLĐ nên có

một thành viên khác trung lập (đại diện của

giới luật sư hoặc các chuyên gia kinh tế hoặc

giảng viên của các trường đại học…).

Page 247: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

12

249

TÀI LIỆU THAM KHAO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI

(2013), Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013

của Hội nghị Trung ương 7.

2. Chính phủ (2012), Luật Lao động 2012

3. TS. Nguyễn Hữu Nguyên (2013), Phân tích tính

khả thi của đề án cải cách tiền lương

4. TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (2011), Mức lương

tối thiểu chung-Một số vấn đề đặt ra

5. http://chinhphu.com.vn

6. http://laodong.com.vn

7. http://kinhtevadubao.com.vn

SUMMARY

20 YEAR EXPERIENCE OF REGIONAL MINIMUM WAGE ADJUSTMENT IN

VIETNAM: AN UNFULFILLED JOURNEY

Nguyen Thi Tuan*

College of Economics and Business Administration - TNU

Building the level of minimum wage is an important content of wage policy of a nation. In Việt

Nam, the policy of wage regarded by The Party and The Government has begun the reformation

since 1993. For 20 years of reformation, the level of minimum wage as well as regional minimum

wage has continuously adjusted in the direction of raise. However, the result of adjustment

progress is not really as expected. Evenly, during adjusting the Labor Law 2012, law-makers and

policy-makers targeted the level of minimum wage must be equal to the minimum living level in

2015. Up to now, the level of minimum wage is considered to meet at 70-75% the minimum living

level of laborers. In the future, the progress of adjustment of regional minimum wage level must

be enforced in order to achieve the object of The conclusion No.63-KL/TW, dated 27/5/2013 of

Central Conference 7, Party Central Committee XI that “ step by step to adjust regional minimum

wage levels in accordance with situation of production and business and minimum needs of

laborers”

Keywords: minimum wage level, regional minimum wage, living levels, laborers, Law of Labor

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0982 910859, Email: [email protected]

Page 248: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Tuân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 243 – 249

250

Page 249: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 251 – 254

12

251

BÀI TOÁN CÂY STEINER VỚI KHOẢNG CÁCH CHỮ NHẬT

Nguyễn Thị Thu Hằng*, Nguyễn Thị Thu Hường, Phạm Hồng Trường Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong bài báo này đưa ra một cách giải quyết khác đối với bài toán Steiner: “ Cho n điểm trong

mặt phẳng, tìm cây ngắn nhất đi qua n điểm sao cho các đỉnh của cây chứa n điểm”. Thông thường

các con đường là đường thẳng và khoảng cách giữa hai điểm là khoảng cách Euclid, tuy nhiên bài

báo này chúng ta sẽ xét bài toán Steiner với khoảng cách chữ nhật. Từ đó, đưa ra điều kiện cần cho

nghiệm của bài toán trong trường hợp tổng quát và lời giải cụ thể của bài toán trong trường hợp

5n .

Từ khóa: Khoảng cách chữ nhật, hình chữ nhật bao quanh, đỉnh bổ sung, dịch chuyển điểm, mạng lưới

MỞ ĐẦU*

Bài toán Steiner là bài toán được ứng dụng rất

nhiều trong thưc tế như trong xây dựng:

“Cho n thành phố, xây dựng một mạng giao

thông có tổng chiều dài ngắn nhất để một

khách du lịch có thể đi từ thành phố này đến

thành phố khác. Đường có thể đi ra bên ngoài

ranh giới của thành phố và có các điểm giao

cắt gọi là ngã ba. Các điểm giao nhau được

thêm vào để làm giảm tổng chiều dài của

mạng giao thông.”. Hay ứng dụng trong công

nghệ mạch: “Cho n điểm trên một bảng điện

được kết nối bằng các đường dây điện sao cho

tổng chiều dài ngắn nhất”.

Tuy nhiên, ở ví dụ thứ hai ta thấy các đường

dây điện trong bảng chỉ có thể chạy theo

chiều ngang hoặc dọc, đây chính là một ví dụ

của bài toán Steiner với khoảng cách chữ

nhật. Vì vậy, để giải quyết các bài toán thực

tế trên, trong bài báo này, chúng tôi xem xét

bài toán Steiner dưới góc độ khoảng cách chữ

nhật. Hay nói cách khác, các đường nối các

điểm cho trước trong bài toán là các đường

gấp khúc vuông góc đi theo chiều dọc và

ngang. Từ đó, đưa ra một số kết luận về

nghiệm của bài toán trong trường hợp này.

KIẾN THỨC CƠ SỞ

Định nghĩa 1: Khoảng cách chữ nhật: Cho

hai điểm 1 1 1;p x y , 2 2 2;p x y trong mặt

phẳng tọa độ. Khoảng cách chữ nhật

* Tel: 0984 894162, Email: [email protected]

1 2;d p p giữa 1p ,

2p được xác định bởi

công thức: 1 2 1 2 1 2;d p p x x y y

Định nghĩa 2: Hình chữ nhật bao: Cho n

điểm trong mặt phẳng, hình chữ nhật bao là

hình chữ nhật nhỏ nhất có các cạnh song song

với hai trục Ox và Oy với n điểm đã cho nằm

trong hoặc trên biên của nó.

Định nghĩa 3 : Trong đồ thị G hai điểm

;i jp p được gọi là kề nhau nếu chúng có

chung một cạnh ;i je p p khi đó e được

gọi là cạnh liên thuộc với ;i jp p .

Ta đặt iC p là tập hợp các đỉnh kề với ip .

Định nghĩa 4 : Bậc của đỉnh ip được ký hiệu là

w ip là số đỉnh kề với đỉnh ip trong đồ thị.

Định nghĩa 5: Hình chữ nhật bên trong R1:

trong mặt phẳng cho n điểm pi có tọa độ là

, ; 1,...,i ix y i n . Sắp xếp tập ix và

iy theo thứ tự tăng dần, sau đó vẽ các

đường thẳng song song với trục tung qua

2 3 1, ,..., nx x x và song song với trục hoành

qua 2 3 1, ,..., ny y y . Các đường thẳng này cắt

nhau tạo ra k giao điểm ( 2

2k n ), đặt là

1 2, ,..., kc c c . Hình chữ nhật lớn nhất được tạo

thành các điểm ic với 1,2,...,i k gọi là

hình chữ nhật bên trong R1 (các điểm ic có

thể nằm bên trong, trên cạnh hoặc tại đỉnh của

hình chữ nhật R1).

Page 250: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 251 – 254

252

Nhận xét 1: Trong trường hợp 2

2k n ,

hình chữ nhật bên trong R1 có thể suy biến

thành đoạn thẳng hoặc điểm. Tuy nhiên, trong

phạm vi bài báo này ta chỉ xét trường hợp

2

2k n .

Định nghĩa 6: Dịch chuyển điểm: Trong mặt

phẳng cho n điểm 1 2, ,..., np p p với hình chữ

nhật bên trong R1. Xét các góc phần tư

icU nằm bên ngoài R1 (được tạo thành bởi các

cạnh kéo dài của R1 và điểm ci đặt tại đỉnh

hoặc trên cạnh của hình chữ nhật trong R1),

điểm pj nằm bên trong góc phần tư icU thì ta

nói “pj dịch chuyển tới ci”.

Để giải quyết bài toán Steiner với khoảng

cách chữ nhật đặt là Sn ta xét thêm hai bài

toán phụ ;n nP T :

Bài toán nP : Cho n điểm 1 2, ,..., np p p trong

mặt phẳng, tìm một điểm q sao cho tổng

khoảng cách nối từ q đến , 1,...,ip i n là

ngắn nhất.

Bài toán nT : Cho n điểm trong mặt phẳng, hãy

tìm cây ngắn nhất mà các đỉnh chính là n điểm

đã cho ( hay trong cây không có đỉnh bổ sung).

BAI TOÁN STEINER VỚI 3 ĐIỂM

Định lý 1 : Trong mặt phẳng cho 3 điểm

1 2 3, ,p p p với tọa độ tương ứng là

, ; 1,2,3i ix y i , khi đó điểm q là lời giải

của bài toán P3 là điểm có tọa độ ,m mx y

với ,m mx y lần lượt là số ở giữa của tập ix

và iy .

Nhận xét 2 : Khái niệm số ở giữa của tập được

hiểu như sau: Ta sắp xếp ba số của tập ix

theo thứ tự tăng dần, khi đó số ở giữa của tập

ix chính là số ở vị trí thứ hai của tập.

Ta đặt 3 3 3, ,S P Td d d lần lượt là tổng khoảng

cách trong lời giải của các bài toán 3 3 3, ,S P T .

Định lý sau đây nói lên mối quan hệ giữa ba

bài toán 3 3 3, ,S P T .

Định lý 2 : Lời giải của bài toán S3, P3 là

đồng nhất, khi đó :

3 3 3

1

2S P Td d P R d với P(R) là chu vi

hình chữ nhật bao. Dấu bằng xảy ra nếu tồn

tại i sao cho iq p hay , ,m m i ix y x y .

Chưng minh: Trước hết, ta chú ý rằng quá

trình giải bài toán 3S chính là đi tìm các điểm

bổ sung.

Trường hợp 1: Trong ba điểm 1 2 3, ,p p p tồn

tại một điểm có hoành độ và tung độ đồng

thời là số ở giữa của tập ix và iy .

Không mất tính tổng quát giả sử điểm đó là

2p . Khi đó 1 3,q q nằm tại đỉnh của hình chữ

nhật bao R. Theo định lý 1, điểm q trong lời

giải của bài toán P3 chính là điểm 2p , ta

có: 3

1

2Pd P R .

Do đó, cây nối 3 điểm 1 2 3, ,p p p theo khoảng

cách hình chữ nhật chính là lời giải của bài toán

3S (đặt là G) và không cần thêm đỉnh bổ sung.

Vậy nghiệm của bài toán 3P và S3 đồng nhất.

Đặc biệt, vì lời giải của bài toán 3S trong

trường hợp này không có đỉnh bổ sung nên

3 3 3

1

2S P Td d P R d .( xem hình a).

Trương hợp 2: Trong ba điểm 1 2 3, ,p p p

không có điểm nào thỏa mãn hoành độ và

tung độ đồng thời là số ở giữa của tập ix

và iy . Không mất tính tổng quát , giả sử số

ở giữa của tập ix là 3x và số ở giữa của tập

iy là 2y . Theo định lý 1, điểm q được xác

đinh tại: 3 2;m mx x y y .

Vậy G đi qua 1 2 3, ,p p p và đỉnh bổ sung q

(xem hình b).

Page 251: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 251 – 254

12

253

ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA NGHIỆM BAI

TOÁN Sn

Trước hết ta đưa ra một số kí hiệu : Trong bài

toán Sn giả sử G là một nghiệm, kí hiệu

, 1,...,ip i n là n điểm cho trước, ta gọi là p

– đỉnh và , 1,...,iq i k là k điểm bổ sung gọi

là q – đỉnh. Đặt P là tập gồm các p – đỉnh và

Q là tập gồm các q – đỉnh. Khi đó ta nói

; 1,...,ia P Q i n k là một đỉnh bất kỳ

của G.

*Điều kiện cần để G là nghiệm của bài toán

Sn :

i. 3iw q hoặc 4 với i = 1,...,k.

ii. 1 w 4 1,...,ip i n

iii. 0 2k n

Bổ đề 1: Cho n điểm trong mặt phẳng G là

một nghiệm của Sn , nếu G’ là một đồ thị con

của G đi qua m điểm trong n điểm đã cho

( m n ) thì G’cũng là một nghiệm của Sm.

Định lý 3: Nếu q là một q – đỉnh bất kỳ của G

với bậc là 3 thì q có thể là đỉnh duy nhất của

G nằm bên trong hình chữ nhật bao R của

C(q).

Nhận xét 3: Nghiệm của bài toán Sn không

duy nhất vì có thể có nhiều cách chọn các

đỉnh bổ sung để tạo ra cây có độ dài ngắn

nhất.

Định lý 4: Cho ;p px y lần lượt là tập các

hoành độ và tung độ của n điểm pi cho trước.

Nếu ,j jq qx y là tọa độ của đỉnh bất kỳ

jq Q thì luôn tồn tại một nghiệm G của bài

toán Sn sao cho

; 1, 2,...,j jq p q px x y y j k với

2k n .

Nhận xét 4: Qua n điểm pi cho trước ta kẻ các

đường thẳng song song với các trục tọa độ để

tạo thành một mạng lưới. Khi đó, theo định lý

4, luôn tồn tại nghiệm G của bài toán Sn có tất

cả các điểm bổ sung q đều nằm tại giao của

các đường thẳng trong mạng lưới trên, ta đặt I

là tập các giao điểm này, hiển nhiên P I .

Đồng thời qua định lý này cũng chỉ ra một

cách để tìm nghiệm của bài toán Sn với

khoảng cách chữ nhật.

BAI TOÁN STEINER VỚI 4 ĐIỂM

Có rất nhiều cách tiếp cận để giải bài toán

Steiner với khoảng cách chữ nhật tuy nhiên

trong bài báo này chúng ta sẽ tập trung vào

các kết quả đưa ra từ định lý 4.

Bổ đề 2: Nếu 4 điểm cho trước của bài toán S4

đặt tại 4 đỉnh của hình chữ nhật bao quanh thì

4 42S Td d l w , trong đó l và w là chiều

dài và chiều rộng của hình chữ nhật bao R.

Trong trường hợp này sẽ có vô số cách chọn

tập điểm bổ sung Q bằng cách dịch chuyển

đường thẳng 1 2q q song song với trục Ox. Do

đó, có vô số nghiệm của bài toán S4 (xem

hình vẽ).

Định lý 5: Cho 4 điểm trong mặt phẳng, gọi l,

w lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình

chữ nhật bao quanh R; w1 là chiều rộng của

hình chữ nhật bên trong R1. Nếu 4 điểm pi

dịch chuyển tới 4 đỉnh phân biệt 1 2 3 4, , ,c c c c

của hình chữ nhật R1 thì: 4 1w wSd l .

Nếu 4 điểm pi dịch chuyển tới ít hơn 4 đỉnh

1 2 3 4, , ,c c c c của R1 thì: 4

wSd l .

Hệ quả 1: Nếu 4

wSd l thì nghiệm của

bài toán S4 là duy nhất, nếu4

wSd l thì bài

toán S4 có vô số nghiệm.

Page 252: Tập 124, số 10, 2014

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 251 – 254

254

BAI TOÁN STEINER VỚI 5 ĐIỂM

Nhận xét 5: Để giải quyết bài toán Steiner với

n = 5 ta đưa bài toán về bài toán 4 điểm bằng

phương pháp dịch chuyển điểm. Với 5 điểm

trên mặt phẳng, thì hình chữ nhật bên trong R1

sẽ tạo bởi 9 điểm. từ sự dịch chuyển của các p

– đỉnh ta có thể rút gọn bài toán Steiner với 5

điểm bất kỳ về trường hợp có ít nhất 2 điểm

nằm trên cùng 1 cạnh của hình chữ nhật bao

quanh R.

Định lý 6: Cho 5 điểm trên mặt phẳng với ít

nhất 2 điểm nằm trên cạnh của hình chữ nhật

bao R. Nếu có 4 điểm đặt tại các đỉnh của R

thì 5 4 5

wS S Td d l d với 4Sd là tổng độ

dài của nghiệm bài toán 4S với 4 điểm đặt tại

4 đỉnh của hình chữ nhật bao quanh. Nếu tất

cả 5 điểm đều nằm trên cạnh của R thì

5 5wS Td d l .

KẾT LUẬN

Ngày nay, bài toán Steiner với khoảng cách

chữ nhật được ứng dụng rộng rãi trong cuộc

sống như: xây dựng,công nghệ vi mạch. Để

giải quyết bài toán này việc quan trọng nhất là

xác định được các q – đỉnh bổ sung còn gọi là

các điểm Steiner. Trong bài báo này, đã đưa

ra một cách xác định các điểm bổ sung (theo

định lý 4) đó là tại các giao điểm trong mạng

lưới được tạo thành từ các đường thẳng song

song với các trục tọa độ đi qua n điểm cho

trước. Từ đó đưa ra các kết quả cụ thể với

5n . Như vậy, với n không quá lớn ta hoàn

toàn có thể tìm được chính xác nghiệm của

bài toán Sn bằng phương pháp này.

TAI LIỆU THAM KHAO 1. M. Bern and P. Plassmann, (1994), “The steiner

tree problem with edge lengths 1 and 2”,

Information Processing Letters, 32(4): 171- 176.

2. P.Berman and V. Ramaiyer, (1992), “Improved

Approximations for the steiner tree problem”, In

Proc. ACM/SIAM symp. Discrete Algorithms,

pages 325 -334, San Francisco.

3. D. Cieslik, (1998), “Steiner Minimal Trees”,

Kluwer Acadamic Publishers, The Netherlands.

4. T.H. Chao and Y.C. Hsu, (1994), “Rectilinear

steiner tree construction by local anhd global

refinement”, IEEE Transactiions Computer –

Aided Design, 13(3): 303 – 309.

5. X. Cheng and DZ. Du (2001) , “Steiner trees in

industry”, Kluwer Academic Publishers, The

Netherland

6. Claude Berge,(1961), “The Theory of Graphs”,

John Wiley, New York.

7. M.Hanan, “On Steiner’s problem with

rectilinear distance”, Siam Journal on applied

mathematics, Vol.14, No 2, pp 255-265

8. Richard L. Francis,(1963), “A note on the

optimum location of new machines in existing

plan layouts”, J.Indurt Engrg, 14, pp 57- 59.

9. R.C.Prim, (1952), “Shortest connecting

networks”, Bell System Tech. J, pages 1398 – 1401.

SUMMARY

THE STEINER TREE PROBLEM WITH RECTILINEAR DISTANCE

Nguyen Thi Thu Hang*, Nguyen Thi Thu Huong, Pham Hong Truong College of Economics and Business Administration - TNU

This paper is concerned with the following type of Steiner ’s problem: “Given n points in the plane

find the shortest tree(s) whose vertices contain these n points”. Usually, the roads are straight –

line connections and the distance between two points is the Euclidean distance. In this paper,

however, the rectilinear distance is used, several necessary conditions are given for any n and

exact solutions are constructed for 5n .

Keywords: rectilinear distance, enclosing rectangle, additional vertice, grid, transferre point

Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN

* Tel: 0984 894162, Email: [email protected]

Page 253: Tập 124, số 10, 2014

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SPECIAL ISSUE ON CELEBRATING 1O - YEAR – ANNIVERSARY

OF COLLEGE OF ECONOMICS & BUSINESS ADMINISTRATION - TNU

Content Page

Thai Nguyen Economics and Business Administration University: 10 years of establishment and development

(2004 – 2014) 3

Tran Chi Thien - The role of big countres in the world’s science and technology until 2020 7

Nguyen Thi Thu Huong, Do Thi Bac, Nguyen Thi Ngoc Dung - Development of gia thanh persimmon in Phu

Tho province towards commodity production 13

Do Quang Quy - Solution to promote the Vietnamese labor export 19

Nguyen Thi Gam, Pham Thi Thu Hang, Hoang Van Giap, Ngo Thi Van, Tran Van Tho - Factors influencing work motivation of employees working at the selected tax division, department of taxation, Vinh

Phuc province 25

Hoang Thi Thu - Determinants of economic growth in Vietnam 31

Nguyen Thanh Minh, Pham Thi Nga - Some solutions to improve the effectiveness of state management on mining in Thai Nguyen 39

Nguyen Van Minh, Nguyen Van Thao, Nguyen Thi Thu Hang - Stability of singular solution in solow growth

model 45

Do Thi Thuy Phuong - Improving tax inspection in Bac Can province 49

Nguyen Thi Lan Anh, Do Thuy Ninh - Role of corporate reorganization in manufacturing sector tea Thai

Nguyen, vision 2020 55

Tran Dinh Tuan, Nguyen Thi Chau, Tran Thi Anh Nguyet - Agricultural products sale market development in Bac Kan province 61

Vu Thi Hau, Mai Van Tan - Study on the relationship between economic restructuring and economic growth of

Ho Chi Minh city in the period of 1991 – 2012 69

Tran Quang Huy, Tran Xuan Kien - Export of commercial agricultural products from Vietnam to China: Shortcomings and suggested solutions 75

Tran Van Quyet, Nguyen Ngoc Ly, Le Chi Vinh - Using exploratory factor analysis model (EFAM) in

assessing quality of state bank staff: The case study of state bank of Vietnam - Thai Nguyen branch 83

Pham Van Hanh, Hoang Thi Hue - The effect of social norm on customer complaint behavior and switching intention 91

Pham Thi Ngoc Van - Developing labor export in Vietnam 97

Ta Thi Thanh Huyen, Nguyen Thi Phuong Hoa - Current situation of health care in public health facilities

under the department of health of Thai Nguyen and propose solutions 103

Nguyen Thi Phuong Hao - Results of 135 program in Vo Nhai distric of Thai Nguyen province 109

Ngo Thi Tan Huong, Pham Thi Nga, Dao Thi Tan - Discussion on the market economy social orientation

definition home in Vietnam 115

Ngo Thi Kim Quy – A monotone method for constructing extremal solutions to second order periodic boundary value problems 119

Nguyen Tien Lam, Nguyen Tien Phong, Hoang Chi Thanh, Phi Thi Hong Van, Tran Thi Tiep -

Implementation of running exercises in sports teaching and training 125

Pham Thi Nga, Ngo Thi Tan Huong - Conflict of performance market economy socialist oriented in Vietnam 131

Nguyen Viet Dung, Duong Thanh Tinh - Analysis of financial balance in listed cement industry in Vietnam 137

Journal of Science and Technology

124(10)

2014

Page 254: Tập 124, số 10, 2014

Dong Van Dat, Le Thi Bich Ngoc - Solutions to complete the activities in marketing – mix corporationThai

Nguyen steel 143

Nguyen Quynh Hoa, Tran Thi Mai, Nguyen Thi Thu Huong - Some methodologies for enhancing the quality

of teaching advanced mathematics for first - year students at College of Economics and Business Administration

- TNU 151

Thai Thi Thai Nguyen - Selecting and using the allocated method of combined production cost at Thai Binh cement joint stock company 157

Pham Thi Thanh Mai, Nguyen Vinh Thuy - Some case studies of using renewable energy in power generation

in Vietnam 165

Ngo Thi My, Nguyen Thi Lan Anh - Sollutions for exporting tea products in Vietnam 173

Nguyen Thi Noi, Dam Thi Hanh, Le Thi Thu Huyen, Nguyen Thi Thuy - The gender equality issue – seen

from the study of H’Mong ethnic minority group in Vietnam 177

Tran Luong Duc, Nguyen Thi Thuy Trang - Problems with applying anti -dumping law to practice in Vietnam 181

Bui Thi Thu Huong, Do Dinh Long, Le Ngoc Nuong, Dang Phi Truong, Ha Thi Hoa, Mai Viet Anh - The factors affecting the study outcomes ofmanagement course of students at Thai Nguyen University of Economics

and Business Administration 189

Tran Nhuan Kien - A comparative study on the impacts of trade expansion and FDI on employment in Korea

and Vietnam 195

Nguyen Khanh Doanh, Pham Thuy Linh - Impacts of intellectual property rights protection on Japan’s

commodity exports: A Hausman - Taylor approach 201

Nguyen Quang Hop, Ta Viet Anh, Nguyen Thi Phuong Thuy - Reform of the administrative approval process

in the United States and China some suggestions for Vietnam 207

Ngo Thi Huong Giang - Thai Nguyen tea supply chain – limitations and recommendations 213

Nguyen Viet Phuong – Three meromorphic mappings from Cm into PN (C) share 2N + 1 hyperplanes 219

Nguyen Van Thinh, Ta Thi Mai Huong, Nguyen Hien Luong - Vietnamese elecommunications in foreign markets - A prospect or an inevitable trend 225

Tran Van Nguyen, Tran Van Quyet, Tran Van Dung - Measurement the impact of a mediatior factor

affecting the relationship between labour force and gross output of industry by provinces in Vietnam 231

Vu Thi Loan, Ha Manh Tuan - Comparative study on cash accounting basis and accrual accounting basis in financial statement analysis 237

Nguyen Thi Tuan - 20 year experience of regional minimum wage adjustment in Vietnam: An unfulfilled

journey 243

Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thi Thu Huong, Pham Hong Truong - The steiner tree problem with rectilinear distance 251