tạp chí hợp tác và phát triển số 21-22

44
ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 1 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 Hoạt động của Hội C hủ đề năm nay của Diễn đàn 2013 là: “Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng MeKong”. Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong (GMS). Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); đưa Tiểu vùng MeKong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng tại Đông Nam Á. Diễn đàn là nơi trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty; tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước GMS. Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong tiểu vùng. “Năm nay, diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng MeKong chọn chủ đề “Du lịch tiểu vùng MeKong 2013″ với mong muốn kết nối các cơ quan hữu quan, những nhà chính sách với các doanh nghiệp du lịch trong Tiểu vùng MeKong mở rộng. Diễn đàn lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia trong Tiểu vùng MeKong thắt chặt thêm mối quan hệ đa phương, là dịp để các nhà đầu tư có thêm thông tin về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tìm được đối tác và quan trọng hơn là sự tương tác giữa người làm chính sách với doanh nghiệp nhằm tạo ra những lợi ích thực sự về kinh tế, giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch còn rất lớn tại tiểu vùng MeKong”, ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cho biết. Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đánh giá: “Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã làm đúng chức năng của mình, không chỉ đối với các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp, khai thác được sức mạnh của tình đoàn kết – hữu nghị giữa các nước tiểu vùng MeKong”. Các đại biểu cũng trao đổi những giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác đầu tư phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ các nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng. “Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″ đã thành công tốt đẹp.r NGàY 19/12, HộI PHáT TRIểN HợP TáC KINH Tế VIệT NAM – LàO – CAMPUCHIA (VILACAED) Và Bộ Kế HOạCH Và ĐầU Tư Tổ CHứC “DIễN ĐàN HợP TáC PHáT TRIểN TIểU VùNG MEKONG 2013. ĐâY Là Sự KIệN THườNG NIêN DO VILACAED PHốI HợP VớI CáC Cơ QUAN LIêN QUAN Tổ CHứC LUâN PHIêN TạI VIệT NAM Và CáC NướC TRONG TIểU VùNG MEKONG. DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MEKONG 2013 Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia phát biểu tại Diễn đàn. TS Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội.

Upload: han-nhung

Post on 03-Jul-2015

179 views

Category:

Documents


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

1Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Hoạt động của Hội

C hủ đề năm nay của Diễn đàn 2013 là: “Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng MeKong”. Đây là một

trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong (GMS).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); đưa Tiểu vùng MeKong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng tại Đông Nam Á.

Diễn đàn là nơi trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty; tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước GMS. Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong tiểu vùng.

“Năm nay, diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng MeKong chọn chủ đề “Du lịch tiểu vùng MeKong 2013″ với mong muốn kết nối các cơ quan hữu quan, những nhà chính sách với các doanh nghiệp du lịch trong Tiểu vùng MeKong mở rộng. Diễn đàn lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia trong Tiểu vùng MeKong thắt chặt thêm mối quan hệ đa phương, là dịp để các nhà đầu tư có thêm thông tin về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tìm được đối tác và quan trọng

hơn là sự tương tác giữa người làm chính sách với doanh nghiệp nhằm tạo ra những lợi ích thực sự về kinh tế, giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch còn rất lớn tại tiểu vùng MeKong”, ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cho biết.

Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đánh giá: “Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã làm đúng chức năng của mình, không chỉ đối với các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp, khai thác được sức mạnh của tình đoàn kết – hữu nghị giữa các nước tiểu vùng MeKong”.

Các đại biểu cũng trao đổi những giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác đầu tư phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ các nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng.

“Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″ đã thành công tốt đẹp.r

Ngày 19/12, Hội PHát triểN HợP tác KiNH tế Việt

Nam – Lào – camPucHia (ViLacaED) Và Bộ Kế HoạcH

Và Đầu tư tổ cHức “DiễN ĐàN HợP tác PHát triểN tiểu VùNg mEKoNg 2013. Đây Là sự KiệN tHườNg NiêN Do ViLacaED PHối

HợP Với các cơ quaN LiêN quaN tổ cHức LuâN PHiêN tại Việt Nam Và các Nước

troNg tiểu VùNg mEKoNg.

DIỄN ĐÀN DU LỊCH

TIỂU VÙNG MEKONG

2013Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội

Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia phát biểu tại Diễn đàn.

TS Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội.

Page 2: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

2 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Hoạt động của Hội

Trước tiên, cho phép tôi được thay mặt Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam gửi lời chào và

lời chúc tốt đẹp nhất tới quý vị đại biểu tham dự Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mekong 2013. Tôi xin phép báo cáo một số nét chính về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông (bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan) và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển bền vững tiểu khu vực vùng Mekong trong thời gian tới.

Khu vực tiểu vùng Mekong đang được Chính phủ các nước thành viên rất quan tâm và có các chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước và bảo đảm phát triển bền vững của cả khu vực này. Việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư vào khu vực này không những góp phần thúc đẩy kinh tế tại từng quốc gia trong khu vực mà còn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành viên với các đối tác nước ngoài khác.

Trong những năm qua, tình hình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông đạt được kết quả khá ấn tượng. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đạt trên 18 tỷ USD. Trong đó, riêng các nước thuộc khu vực tiểu vùng

Mekong, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 405 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 8,61 tỷ USD, chiếm gần 50% về số dự án và 48% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài của Việt Nam. Hiện doanh nghiệp của các nước Tiểu vùng Mêkông đã đầu tư tại Việt Nam 351 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6,5 tỷ USD.

- Tại Campuchia: Việt Nam có 146 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,1 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ hai trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 3 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Campuchia. Hiện Campuchia có 13 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 54,6 triệu USD.

- Tại Lào: Việt Nam có 240 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,9 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam và đứng ví trí thứ 3 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Lào hiện có 8 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 66,7 triệu USD.

- Tại Myanmar: Việt Nam có 12 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 451 triệu USD, đứng thứ 6 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 9 trong số các nước đang có hoạt động

đầu tư tại Myanmar. Hiện Myanmar chưa có dự án đầu tư vào Việt Nam.

- Tại Thái Lan: Việt Nam có 7 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 triệu USD, đứng thứ 27 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Thái Lan hiện có 330 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 6,4 tỷ USD (đứng vị trí thứ 10/101)

Về thương mại Quan hệ thương mại giữa Việt

Nam với các nước Tiểu vùng Mêkông đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2012, đạt khoảng 13 tỷ USD (trong đó, với Thái Lan là 8,6 tỷ USD, Campuchia là 3 tỷ USD, Lào là 866 triệu USD, Myanamar là 227 triệu USD. Năm 2013 dự kiến với Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, Lào dự kiến vượt ngưỡng 1 tỷ USD và Myanmar đạt khoảng 300 triệu USD

Hiện Việt Nam đặt mục tiểu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 17 tỷ USD với các nước tiểu vùng Mê kông vào năm 2015 (trong đó 10 tỷ USD với Thái Lan, 5 tỷ USD với Campuchia, 1,5 tỷ USD đối với Lào và 500 triệu USD với Myanmar).

Hợp tác phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển bền vững của cả khu vực Tiểu vùng Mekong vừa là mục tiêu vừa là trách nhiệm của mỗi quốc gia trong khu vực. Việt Nam luôn ý thức được vấn đề này bởi Việt Nam vừa là thành viên của các nước tiểu vùng Mekong, vừa là quốc gia có phần lớn lãnh thổ nằm hạ lưu của dòng sông Mekong. Các tác động về tự nhiên, sinh thái môi trường của dòng sông Mekong không chỉ ảnh hưởng trực

Đẩy mạNH HợP tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông lVũ Văn Chung Phó Cục trưởng, Cục ĐTNN, Bộ KH&ĐT (Trích phát biểu tại Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mê Kông 2013)

Ông Vũ Văn Chung

Page 3: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

3Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Hoạt động của Hội

tiếp đến các quốc gia có dòng Mekong chảy qua mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn trên dòng chính của sông Mekong cần phải tính đến các yếu tố phát triển bền vững không chỉ cho cho quốc gia tiếp nhận đầu tư mà cho cả khu vực.

Về phần mình, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các nước tiểu vùng Mekong phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của pháp luật nước sở tại, bảo đảm hai hòa mục tiêu kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng dự án, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp tốt với các chính quyền địa phương, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương với số tiền hàng chục triệu USD thông qua việc xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Campuchia và Lào, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, cải thiện môi trường, thay đổi tập quán người dân, nhất là tập quán du canh du cư của nhân dân một số khu vực tại Lào và Campuchia.

Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi trọng việc hợp tác phát triển kinh tế với các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông. Chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch một cách bền vững vào Khu vực này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Thứ nhất, các cơ quan nhà nước của các bên cần thường xuyên rà soát, đẩy nhanh việc triển khai các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa các bên, đặc biệt là các thỏa thuận trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS); đồng thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp tác mới, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh được thuận lợi,

khai thông các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi đấu tư vào khu vực này.

- Thứ hai, các bên cần phối hợp xây và triển khai các chương trình, kế hoạch chung trong việc kêu gọi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ để phát triển Khu vực này. Đồng thời, cần có tiếng nói chung trong các vấn đề mang tính khu vực như sử dụng các nguồn lực tự nhiên để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường có hiệu quả, phát triển bền vững.

- Thứ ba, các nước trong khu vực cần đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; các chính sách liên quan đến thuế, hải quan, lao động; các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động cấp phép đầu tư, kinh doanh, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và thống nhất nhằm giảm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Thứ tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông các tuyến hành lang kinh tế kết nối các quốc gia trong khu vực cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.

- Thứ năm, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan của Chính phủ các nước cần được tăng cường hơn nữa và duy trì thường xuyên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy và đi lại của người dân trong khu vực.

Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối các hành lang kinh tế trong khuôn khổ GMS, như các tuyến hành lang Bắc-Nam; hành lang kinh tế Đông-Tây và ven biển phía Nam, Việt Nam hiện là cầu nối và là cửa ngõ cho các tuyến hành lang kinh tế này.

Những điều kiện thuận lợi nêu trên mở ra tiềm năng to lớn cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam nói riêng và các nước Tiểu vùng

Mêkông nói chung. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh vào các nước trong khư vực GMS.

Những cải cách mở cửa nền kinh tế manh mẽ của Myanmar thời gian qua và việc Lào trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2013 đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Tiểu vùng Mêkông ngày càng nhiều hơn.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Tiểu vùng Mêkông những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người Tiểu vùng Mêkông đã kiến tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần đặc sắc, có sức lôi quấn người dân các nước trên thế giới đến khu vực này ngày càng nhiều.

Thương mại Việt Nam và các nước GMS

- Việt Nam Thái Lan: Năm 2012 đạt 8,6 tỷ USD; 3 quý đầu năm 2013 đạt 5,4 tỷ USD. Hai bên đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020.

- Việt Nam Lào năm 2013 đạt 1 tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt 1,5 tỷ USD.

- Campuhia năm 2012 đạt 3,3 tỷ USD. Dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt khoảng 5 tỷ USD.

- Việt Nam- Myanmar: năm 227 triệu USD, dự kiến năm 2013 đạt khoảng 300 triệu USD. Phấn đấu năm 2015 đạt 5 triệu USD.

Diễn đàn du lịch Tiểu vùng Mê Kông 2013 là dịp tốt để các cơ quan của Chính phủ các nước thành viên,

các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp cùng cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, đưa ra các đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch Tiểu vùng Mê kông, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư vào khu vực này.

Xin chúc sức khỏe quý vị đại biểu. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.r

Page 4: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

4 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

1. Sự hình thành và cơ chế hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộngMê kông là một trong những dòng

sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng qua tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy dọc biên giới Myanmar và Thái Lan, qua Lào và Cămpuchia, cuối cùng qua đồng bằng Nam bộ Việt Nam và đổ ra biển.

Năm 1992, với sáng kiến của 6 nước trong tiểu vùng và sự trợ giúp của Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chương trình hợp tác tiểu vùng Mê kông mở rộng được hình thành trên lĩnh vực năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải, thương mại, môi trường, du lịch, phát triển tài nguyên và nguồn nhân lực. Trong các lĩnh vực hợp tác đó thì du lịch có các điều kiện khả thi sớm hơn và có

thể thực hiện ngay một cách có hiệu quả. Ý tưởng hợp tác du lịch tiểu vùng Mê kông mở rộng không chỉ là quan tâm của các quốc gia gắn với sông Mê kông mà ngày càng được nhiều nước, nhiều tổ chức thế giới quan tâm, nhất là ESCAP, ADB, Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) và các nước đối thoại.

Từ năm 1994, hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộng đã chính thức được bắt đầu thông qua sự điều phối của Nhóm công tác về Du lịch (TWG) được thành lập bởi đại diện cơ quan du lịch quốc gia (NTOs) của các nước thành viên TWG nhóm họp 2 lần /năm, vào tháng 5 hoặc 6 và tháng 11 hoặc 12 hàng năm theo thể thức luân phiên. Phiên họp lần thứ 32 vừa được tổ chức tại tỉnh Bokor, Campuchia đầu tháng 12/2013 vừa qua.

Cũng từ năm 1996 đến nay, Diễn đàn Du lịch Mê kông (MTF) đã được tổ chức với sự hỗ trợ của PATA, ADB, UNESCAP. Đây là sự kiện quan trọng của hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộng, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch Tiểu vùng cũng như thúc đẩy đối thoại giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.

Cấp cao nhất trong chỉ đạo hợp tác du lịch Tiểu vùng là phiên họp Bộ trưởng Du lịch GMS, thường được tổ chức khi Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) được tổ chức tại một trong số các nước thuộc GMS. Phiên họp Bộ trưởng Du lịch GMS lần thứ 4 được tổ chức nhân dịp ATF 2013 tại Lào.

Các hoạt động hợp tác du lịch trong Tiểu vùng được điều phối, triển khai thông qua Cơ quan điều phối các hoạt động du lịch Mê kông (AMTA) trước đây và sau này là Văn phòng điều phối các hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng (MTCO) với vai trò tương tự như Ban Thư ký ASEAN. Kinh phí cho hoạt động của MTCO hiện nay và kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Tiểu vùng do các nước GMS đóng góp (trước đây mỗi nước đóng góp 5.000 USD/năm, nay đã tăng lên 15.000 USD/năm).

2. Các hoạt động và những kết quả đạt đượcThời gian đầu, bên cạnh các mục

tiêu như phát triển Tiểu vùng Mê kông thành một điểm đến chung, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch, đẩy mạnh các hoạt động du lịch cộng đồng

Hợp tác du lịcH trong Tiểu vùng Mê Kông mở rộngltrần phú Cường Phó Vụ trưởng Vụ Hợp Tác quốc tế Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Trần Phú Cường

Page 5: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

5Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

ngHiên cứu - diễn đàn

thì lĩnh vực phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch được đặc biệt coi trọng. Du lịch Tiểu vùng đã tập trung vào việc triển khai 2 chiến dịch là “Báu vật của sông Mê kông” vào năm 1996 và “Chương trình Marketing điểm đến Tiểu vùng Mê kông mở rộng” vào năm 1997.

Trong bối cảnh du lịch trên thế giới phát triển mạnh, số lượng khách du lịch đến châu Á nói chung và Tiểu vùng Mê kông mở rộng nói riêng tăng nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, khẳng định được vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Để duy trì tăng trưởng du lịch, các quốc gia Tiểu vùng nhận thức được tầm quan trọng phải tiếp tục đưa khu vực này trở thành một điểm du lịch độc đáo, được kết hợp bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự đa dạng của các nền văn hóa và môi trường du lịch nguyên sơ. Vì vậy, hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng với các chương trình và dự án hợp tác cụ thể ngày càng được đẩy mạnh. Trước yêu cầu cấp bách cần có chiến lược phát triển du lịch cho Tiểu vùng làm định hướng hợp tác phát triển dài hạn, năm 2005, với sự tài trợ của ADB, Chiến lược Du lịch Tiểu vùng Mê kông Mở rộng (GMS TSS) cho giai đoạn 10 năm đến 2015 đã được xây dựng, tập trung vào 7 chương trình mục tiêu gồm:

(1) Xây dựng sản phẩm và marketing du lịch

(2) Phát triển nguồn nhân lực du lịch

(3) Bảo tồn di sản và quản lý tác động xã hội

(4) Phát triển du lịch phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo

(5) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân

(6) Tạo thuận lợi đi lại cho du khách

(7) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Những mục tiêu quan trọng nhất Chiến lược Du lịch Tiểu vùng đặt ra là phát triển bền vững phục vụ xóa đói giảm nghèo và đưa Tiểu vùng Mê kông trở thành 1 điểm đến chung với những sản phẩm du lịch đa dạng,

chất lượng. Một số chỉ tiêu chính cho 10 năm thực hiện Chiến lược này là: (Xem Bảng 1)

Để triển khai Chiến lược, Kế hoạch hợp tác du lịch GMS đến năm 2010 đã được xây dựng trong đó xác định 29 dự án ưu tiên nhằm phát triển và quảng bá cho 13 vùng du lịch mới dọc sông Mê kông. Kết quả triển khai các hoạt động hợp tác theo 7 chương trình trên được tóm tắt như sau:

Xúc tiến quảng bá và marketing du lịch: MTCO đã tham gia hội chợ quốc tế thường niên tại châu Á và châu Âu, xây dựng trang thông tin điện tử, ấn phẩm quảng bá (Cẩm nang hướng dẫn về du lịch trách nhiệm đó được xuất bản và hướng dẫn trực tuyến về du lịch trách nhiệm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp tại địa chỉ www.mekongresponsibletourism.org). Hình ảnh du lịch Mê kông trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới ngày càng rõ nét, tiêu đề và biểu tượng xúc tiến quảng bá du lịch Mê Công được xác định lại “6 quốc gia – 1 dòng sông”. Bên cạnh đó, trên cơ sở nguồn tài trợ bằng hiện vật từ các nước thành viên cũng như của khu vực tư nhân, nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực và trên thế giới đã được MTCO thực hiện đạt hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch: ESCAP là cơ quan hỗ trợ chính, đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề quốc gia và quốc tế tại các nước

GMS với các chủ đề du lịch văn hoá, sinh thái, đạo phật, cộng động, du lịch nông nghiệp, rào cản trong du lịch, quản lý và quy hoạch du lịch, phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em trong du lịch.

Bảo tồn di sản và quản lý tác động xã hội: Các hoạt động liên quan đến nội dung này được triển khai với sự tham gia của hai đối tác tài trợ chính là Đại học Canada và Đại học Hawai, chủ yếu thông qua các chương trình đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức. Học viện Mê kông (tại Khon Khen, Thái Lan) được chọn làm nơi tổ chức các khoá đạo tạo ngắn hạn.

Phát triển du lịch phục vụ mục tiêu xóa đói, giảm nghèo: Trong khuôn khổ các Hiệp định cấp vốn vay của ADB đều có nội dung này để các nước thụ hưởng triển khai thí điểm mô hình phát triển du lịch cộng đồng. (Dự án 1 “Phát triển du lịch Mê kông”, từ 2003 – 2009; Dự án 2 “Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Mê kông mở rộng”, từ 2009 – 2014).

Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân: Từ 1996-2005, đã tổ chức 10 Diễn đàn Du lịch Mê kông với sự hỗ trợ tổ chức của PATA, ADB. Năm 2006, nhằm xúc tiến thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, Diễn đàn Đầu tư Du lịch Mê kông lần đầu tiên được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. ADB dự kiến hỗ

Page 6: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

6 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

trợ các nước GMS tổ chức thêm 1 số diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch trong thời gian tới.

Tạo thuận lợi đi lại cho du khách: Đơn giản hoá thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, nâng cấp các cửa khẩu quốc gia và quốc tế, miễn visa song phương là các biện pháp đang được triển khai. Các nước mong muốn xây dựng và đưa vào áp dụng visa chung cho các nước GMS (tương tự Schengen visa của châu Âu) vào năm 2015. Hiện Thái Lan và Campuchia đã ký thoả thuận thực hiện thí điểm mô hình này.

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: ADB là đối tác đi đầu trong hỗ trợ nội dung này thông qua 2 dự án vốn vay, góp phần hỗ trợ gia tăng kết nối giữa các nước Tiểu vùng theo các tuyến hành lang Đông Tây, Bắc Nam.

Sau 5 năm triển khai, Chiến lược đã được điều chỉnh và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch GMS thông qua tháng 1/2011 nhân dịp Diễn đàn Du lịch ASEAN 2011 tại Campuchia. Theo đó, hợp tác du lịch trong GMS sẽ tập trung vào 3 chương trình hợp tác chính:

(1) Phát triển nguồn nhân lực du lịch

(2) Phát triển du lịch bền vững, du lịch vì người nghèo

(3) Phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch Tiểu vùng.

Kết quả hợp tác du lịch Tiểu vùng đã góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của các nước trong khu vực, thể hiện rõ nhất là sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2012, ở chỉ tiêu đầu tiên – lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực GMS đã đạt gần 44 triệu lượt. Kết quả này tại từng nước trong Tiểu vùng được tóm tắt như sau:

Campuchia: 10 tháng năm 2013, đón 3,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 18,2% (so với cùng kỳ năm 2012). Trong số đó, Việt Nam đứng vị trí số 1 với 712,038 lượt người, chiếm 21% tổng lượng khách du lịch quốc tế tới Campuchia, tăng 11,5%;

Trung Quốc: 9 tháng năm 2013, đón trên 41 triệu lượt khách du lịch quốc tế, giảm gần 4,5%. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 35,5 tỉ USD, giảm 5,5%. Doanh thu du lịch đạt 1920 tỉ NDT. Tỉnh Vân Nam đón

gần 2,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng gần 19%. Tỉnh Quảng Tây đón gần 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 11%.

Lào: 9 tháng năm 2013, đón gần 2,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 15%. Trong đó, lượng khách từ Việt Nam tăng trưởng trên 22% và là thị trường gửi khách đứng thứ 2 sau Thái Lan (năm 2012 đã có 705.596 lượt khách Việt Nam).

Myanmar: 10 tháng năm 2013, đón trên 450.000 lượt khách du lịch quốc tế, tăng gần 27%.

Thái Lan: 10 tháng năm 2013, đón gần 22 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trên 22%. Cùng thời gian này đã có trên 660.000 lượt khách du lịch Việt Nam tới Thái Lan, tăng gần 25%.

Việt Nam: 11 tháng năm 2013, đón 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trên 10%. Tính riêng lượng khách từ các nước khác trong Tiểu vùng đạt khoảng 2,4 triệu lượt, chiếm 35% tổng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.

3. Khó khăn, thách thức và phương hướng tăng cường phát triển du lịch Tiểu vùng một cách bền vữngTrong quá trình triển khai các

hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, các nước đều nhận thấy còn nhiều tồn tại và thách thức như cơ sở hạ tầng kém phát triển, chưa đồng bộ, trình độ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, số lượng người chưa qua đào tạo cao, trình độ phát triển du lịch chưa cao.

Nếu du lịch muốn phát triển bền vững, cách tiếp cận phát triển du lịch cần mang tính tổng hợp hơn, phân phối công bằng hơn lợi ích từ phát triển du lịch, tăng cường các biện pháp bảo tồn di sản tự nhiên và văn hóa, bảo vệ nhóm người dễ bị tác động từ phát triển du lịch, giám sát tốt hơn tác động từ du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ có lợi cho nhóm người nghèo, tạo thuận lợi đi lại cho khách du lịch, đặc biệt là việc cấp visa tại cửa khẩu đường bộ.r

Chỉ tiêu Năm 2015

Khách du lịch quốc tế đến khu vực 50,2 triệu lượt

Tổng thu từ du lịch 52,4 tỉ USD

Tạo thêm việc làm 3,8 triệu

Xoá đói giảm nghèo 1,2 triệu người

Bảng 1

Page 7: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

7Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Công chức nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống hành chính quốc gia, là yếu tố quan trọng ảnh hướng

đến hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi hoạt động trong nền công vụ. Nắm được vai trò thiết yếu của việc đãi ngộ công chức trong bộ máy nhà nước, chính quyền nhà nước qua các thời kỳ đã xây dựng bộ công vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của cán bộ công chức song cũng ràng buộc họ thực

thi công việc và trách nhiệm đối với những việc trong bộ máy hành chính nhà nước.

Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức là phương tiện quan trọng của nhà nước để quản lý, tổ chức trong việc thực thi các hoạt động công vụ. Đồng thời cũng là công cụ quan trọng giúp Đảng và Nhà nước ta phát triển đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về chính trị và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Vai trò quan trọng của chính sách này nhằm đãi ngộ, thu hút nhân tài cho hệ thống bộ mày hành chính nhà nước.

Trong suốt thời gian thực thi chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã thu được những kết quả nhằm đảm bảo việc thực thi chính sách cán bộ nhà nước như nâng cao tiền lương, đảm bảo ổn định xã hội, đào tạo được đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên phục vụ công tác hành chính nhà nước. “Chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ luôn gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ còn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát triển hài hòa”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó vẫn còn những tồn tại và thiếu sót cần có những giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc tìm ra những tồn tại và đề ra cách khắc phục vấn đề liên quan đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ công

chức cũng là một mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực hành.

1. Một số khái niệm chungTheo Từ điển Tiếng Việt, chính sách là

tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Hay nó còn được hiểu, chính sách là những sách lược và các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện đường lối và nhiệm vụ trong một thời kì lịch sử nhất định. Còn đãi ngộ là cho hưởng các quyền lợi theo chế độ, tương xứng với sự đóng góp.

Như vậy, đãi ngộ được hiểu là những quyền lợi đáng được hưởng của con người khi tham gia những công việc hay có những đóng góp nhất định. Đãi ngộ ở đây bao gồm cả những giá trị vật chất và những quyền lợi về mặt tinh thần.

“Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức là việc đảm bảo cho các cán bộ, công chức được hướng các quyền lợi tương xứng với sự đóng góp của họ”. “Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng”.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm cả chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội và một số chính sách khác nhằm đảm bảo quyền lợi và giúp thực thi quyền lợi của cán bộ, công chức nhà nước với nhiệm vụ được giao. Những chính sách này cần phải đảm bảo yêu cầu thể hiện thước đo cơ bản về giá trị lao động và phù hợp với mức đóng góp của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng, những đãi ngộ đó có thể giúp những cán

Những giải pháp góp phần hoàn thiện Hệ thống chính sách đãi ngộ

đối với cán bộ, công chức nhà nước ở việt Nam

lnguyễn thế tâM

Tóm tắt: Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức nhà nước đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định trong suốt thời kì triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn và tồn tại trở thành rào cản cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhiệm vụ của các cấp là tìm ra những giải pháp nhằm điều hòa những khó khăn, phát huy những điểm mạnh trở thành điểm tựa cho sự phát triển. Từ khóa: Chính sách đãi ngộ, cán bộ, công chức nhà nước, giải pháp

Page 8: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

8 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

bộ công chức có thể duy trì và phát trển công việc một cách tốt nhất. Hỗ trợ vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản, đồng thời đào tạo cán bộ cho hệ thống hành chính quốc gia.

Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước giúp đảm bảo việc thực thi tốt hơn những quyền lợi của người lao động trong bộ máy hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm và thái độ làm việc cũng như đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt hơn, hiệu quả hơn. Những chính sách cán bộ tại Việt Nam hiện nay đang khẳng định được vai trò và vị thế của nó trong tiến trình phát triển chung của xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, đồng thời hoạch định những chính sách cần thiết và tối ưu cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống hành chính quốc gia.2. thực trạng của chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước Việt nam hiện nay

2.1. Kết quả đạt được- Về chính sách tiền lương Năm 1993 hệ thống cải cách tiền

lương đã được thông qua, qua đó chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc hoạt động để có thể làm cơ sở cho việc hình thành chính sách tiền lương. Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27-5-2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch triển khai đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Trong Quyết định này, Thủ tướng giao trong quý 1-2014, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế. Năm 2014 và các năm tiếp theo, Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trên cơ sở khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thông qua một số những chỉ đạo và quy định này, chính sách tiền lương đã

được ban hành và tạo được một số những thành công cụ thể. Đảng và nhà nước ta, thông qua chính sách tiền lương đã chú trọng hơn với việc trả lương đúng định mức và đúng với năng lực, đóng góp của cán bộ, công chức đối với những cống hiến của họ cho công việc hành chính nhà nước. “Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước”. Việc xây dựng được chính sách tiền lương giúp đảm bảo việc công bằng xã hội. Đất nước đang phát triển và xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ quan liêu bao cấp nên cần có một chính sách tiền lương minh bạch, công khai và phù hợp để xã hội thực sự công bằng.

Bên cạnh đó, việc đề ra chính sách tiền lương đảm bảo cho việc mức lương được định hóa, và được nâng dần theo năng lực và theo sự phát triển chung của xã hội. Đây cũng chính là thành quả trong bước tiến nhằm thực hiện công bằng xã hội. Hiện nay, công chức nhà nước có thể sống được nhờ mức lương và nguồn trợ cấp khác mà họ đáng được hưởng nhờ vào cống hiến của mình đối với xã hội. Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức nhà nước sẽ được tăng điều độ thông qua các năm, từ 10-20%/năm. Điều này đảm bảo việc nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định cuộc sống để cán bộ công chức có thể cống hiến tốt hơn với những công việc trong bộ máy nhà nước.

Mở rộng quan hệ bội số tiền lương thấp – trung bình – tối đa, đặc biệt là hệ số lương trung bình, từ đó sửa đổi cơ bản hệ số thang bậc lương và phụ cấp đảm bảo tương quan hợp lý, khuyến khích người làm việc giỏi và tạo thuận lợi khi điều động luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Nhà nước đề ra mức lương tối thiếu cho từng lĩnh vực hoạt động, đề ra ngạch công chức và phân biệt theo thâm niên hoạt động và khả năng làm việc để đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Tránh được tư tưởng cào bằng, bình quân hóa tồn tại từ thời bao cấp.

Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo định hướng thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương thưo nguyên tắc thị trường chồng bình quân hóa.

Trong chính sách tiền lương một số vấn đề đã được giải quyết như tách yếu tố ưu đãi ra thành một chính sách chuyên biệt

như chính sách người có công, phân biệt tính chất và đặc điểm lao động để phân chia mức lương phù hợp…

Như vậy, chính sách tiền lương được đảm bảo và phù hợp là cơ sở quan trọng để có thể ổn định kinh tế - xã hội, góp phần giúp nâng cao chất lượng và khả năng hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước và ổn định đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan

trọng nhất trong hệ thống phúc lợi xã hội (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp). Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro, nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội.

Từ năm 2007, Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Bản chất của bảo hiểm xã hội la bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hay đến tuổi hưu trí. Các chinh sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ngày càng được thay đổi một cách phù hợp với tiến trình phát triển chung của xã hội. Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định đời sống xã hội, tạo điều kiện để công chức nhà nước ổn định hơn trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, chia sẻ giữa các tầng lớp dân cư, giữa các thế hệ; Giảm chi ngân sách nhà nước cho người già, người bị thất nghiệp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững; Đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia, đóng góp và hưởng thụ của những người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy đoàn kết và gắn kết xã hội.

Về vai trò của bảo hiểm xã hội được khẳng định thông qua số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện ngày càng đông đảo và mức lương hưu trợ cấp qua các năm cũng được điểu chỉnh để phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm

Page 9: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

9Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

đảm bảo lợi ích cho người lao động. “Tính đến cuối năm 2012, số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 134 nghìn người, trong đó khoảng trên 70% là đã từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; có trên 2,2 nghìn người hưởng hưu trí hàng tháng từ bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức lương hưu bình quân là 1.049 nghìn đồng/người”. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc số người tham gia không ngừng tăng cao, từ hơn 2,2 triệu người năm 1995 đến năm 2012 số người tham gia đã đạt 10,4 triệu người. Mức lương hưu bình quân của người hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước (nghỉ hưu trước năm 1995) là 2,88 triệu đồng/tháng, còn của người hưởng lương từ quỹ bảo hiểm chi trả là 3,07 triệu đồng/tháng năm 2012. Như vậy, mức lương hưu bình quân cao hơn mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động (2,156 triệu đồng/người/tháng).

Bảo hiểm y tế Là hình thức bảo hiểm mang tính cộng

đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người vì mục đích lời nhuận. Hệ thống bảo hiểm y tế ngày càng được củng cố và đổi mới cho phù hợp với điều kiện sống và mức sống của người lao động nên nó không ngừng thể hiện vai trò và sức mạnh của mình trong việc gắn kết cộng đồng và đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ.

Như vậy, chính sách bảo hiểm xã hội là một hệ thống quann trong của phúc lợi xã hội. Cùng với các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần vào an sinh xã hội, ổn định và giúp công chức an tâm hơn với nhiệm vụ và công việc trong quá trình công tác và hưu trí.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đã thu được những kết quả rất đáng

khích lệ. Đảng và Nhà nước ta cũng đang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của từng cơ quan ban ngành, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thư năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã phường, thị trấn và triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NĐ-CP của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã được thay đổi về hình thức và cách thức làm việc

cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đội ngũ cán bộ.

Về vai trò của những chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội qua những thời kỳ nhất định.

Trong suốt quá trình triển khai chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã thu được những kết quả nhất định nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo thống kê của Bộ Nội vụ trong giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm hơn 15% cán bộ, công chức khối cơ quan bộ, ngành Trung ương được đưa đi đào tạo và ở đọa phương đạt gần 10%. Số lượt người được đào tạo và bồi dưỡng trong cả nước đạt 2.600.000 người (giai đoạn 2006-2010). Trong đó, khối bộ, ngành là 954.000 lượt và khối địa phương là 1.645.000 lượt. Cả nước có 469.000 lượt cán bộ, công chức được đào tạo về lý luận chính trị, 467.000 lượt được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước. Đặc biệt, trong giai đoạn này đã có 1.024.000 lượt cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng. Số cán bộ công chức được đào tạo bồi dưỡng trong giai đoạn 2006-2010 tăng 33% so với giai đoạn 201-2005, trong đó đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tăng gần 20%.

Các địa phương cũng rất chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ cấp xã huyện đến tỉnh. Hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có chính sách bồi dưỡng cán bộ và có kế hoạch riêng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ở địa phương, nâng cao hiệu quả và khả năng làm việc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

2.1. Một số hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được,

những chính sách này sau khi được triển khai và thực hiện hoa cũng vấp phải một số vấn đề và hạn chế trở thành rào cản cho sự phát triển chung của xã hội.

Về chính sách tiền lương. Chế độ tiền lương hiện hành bộc lộ khá nhiều hạn chế như tốc độ điều chỉnh nhằm bù trượt giá, đảm bảo tiền lương thực tế còn chậm, mức lương trung bình của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, khong đảm bảo được mức sống trung bình. Trong nhiều năm qua, mặc dù năm nào cũng thi hành những chính sách

nhằm cải cách tiền lương song đời sống cán bộ, công chức không tăng mà có khi còn suy giảm đi, bộ máy hành chính thì ngày càng phức tpạ, cồng kềnh.

Về tiền lương tối thiểu hiện nay chỉ đủ đảm bảo trượt giá là chính chứ không đảm bảo cho cán bộ, công chức có đời sống ổn định và việc chi trả không phù hợp với cống hiến của họ đối với công việc hành chính nhà nước. “Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002 (mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng 147,2%, riêng chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm tăng là 59,9%, bình quân mỗi năm tăng 5,4%”. Nếu so sánh với tốc độ tăng trường kinh tế qua các năm thì có sự chênh lệch lớn (tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/ năm). Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình quân hàng năm từ 2003 đến 2011 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh bình quân hàng năm từ 1993 đến 2002, trong khi tổng quỹ tiền lương và trợ cấp tăng mỗi năm bình quân gần 2 lần.

Vai trò kích thích của tiền lương cồn mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân vẫn còn lớn trông chế độ tiền lương mới. Chính sách tiền lương mới về cơ bản vẫn hoạt động theo nguyên tắc cào bằng, không phản ánh đúng lợi ích và cống hiến của từng đối tượng lao động. Đồng thời, mức lương vẫn nặng về bằng cấp, chưa theo trình độ, chất lượng công việc yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận. Quy định mức lương bằng hệ số, tiền lương chức vụ bằng xếp lương theo chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ chỉ là biện pháp tình thế.

Về chế độ bảo hiểm xã hội. Công tác bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt khoảng 20% lực lượng lao độn. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hộ còn có thiếu sót. Nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội cao do quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã hội còn mất cân đối, mức đóng chưa tương ứng với mức hưởng.

Chế độ bảo hiểm xã hội còn lẫn lộn và đan xen với các chế đội ưu đãi và các chính sách khác như an dưỡng, kế hoạch

Page 10: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

10 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

hóa gia đình tạo ra sự bình quân hóa cao, số lượng hưởng tràn lan mà mức hưởng chưa hợp lý so với mức phí đống góp hoặc chưa phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngày càng được chú trọng song vẫn chỉ coi trọng về mặt số lượng chứ chưa chú trọng đầu tư về chất lượng. Chính vì vậy hiệu quả công việc khi thực hiện chưa được nâng cao, khả năng quản lý và điều hành công việc còn gặp nhiều hạn chế lớn.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách; phần lớn công chức cấp xã làm việc không theo chuyên môn được đào tạo. Điều hành và xử lý công việc còn lúng túng; nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa thật sự tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân. Việc quy hoạch cán bộ cơ sở mới chỉ dừng lại ở các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú ý đến đội ngũ làm công tác chuyên môn, thậm chí có nơi, những người họat động không chuyên trách cấp xã chưa qua đào tạo lý luận chính trị: 94,49%; chưa qua đào tạo chuyên môn: 70,04%; không chuyên trách ấp, khu phố chưa qua đào tạo chính trị: 85,85% và chuyên môn chiếm 95,59%. Chính vì vậy trình độ kiến thức và năng lực công tác của một bộ phận chưa được chú ý.

Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức còn gặp khá nhiều vướng mắc mà chủ yếu là do quá trình quản lý gặp nhiều thiếu sót và vấn đề đào tạo cán bộ còn quá nhiều sơ hở, chưa chú trọng vào vấn đề đào tạo nội dung chuyên môn mà chỉ lập khóa đào tạo ra nhằm đối phó. Bên cạnh đó, chính sách tiền luông và bảo hiểm xã hội chưa tạo ra được mức sống ổn định mà còn gây nên sự bất an trong đội ngũ cán bộ, công chức.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước

Để có thể hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước cần có sự phối hợp nhiều nguyên tắc và giải pháp , đó là :

3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

về công tác cán bộ nói chung và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ.

Trong Luật Cán bộ, công chức 2008 đã xác định: “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước” chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được khảng định và giữ vững qua các thời kỳ lãnh đạo. Đối với chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng càng cần phải được thể hiện và khẳng định.

Đảng ta lãnh đạo chính sách thông qua việc đào tạo cán bộ, mở các khóa đào tạo và tiến hành quản lý độ ngũ cán bộ, phân bổ đội ngũ cán bộ sao cho hợp lý với từng khu vực, từng địa phương để chắc chắn rằng bộ máy của mọi vùng, mọi liĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước luôn được vận hành tốt. Bên cạnh đó, Đảng là nhân tố quyết định tới những thay đổi trong chính sách tiền lương, chính sách phúc lợi xã hội và đảm bảo cho xã hội tốt đẹp hơn.

Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới và hoàn thiện chính sách đại ngộ cán bộ, công chức nhà nước là không thể thay thế được. Hay nói cách khác, để chính sách đãi ngộ được hoàn thiện thì không thể tách rời ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Việc đảm bảo thực hiện thống nhất những mục tiêu chính trị do Đảng đề ra sẽ là điều kiện kiên quyết để đưa nước ta không ngừng phát triển.

3.2. Cải thiện và đổi mới chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một trong những chính sách quan trọng của chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam hiện nay tuy có nhiều đổi mới sông để chúng thực sự trở thành nguồn thu nhập chính và mỗi cán bộ có thể dựa vào mức lương để ổn định cuộc sống thì còn cần rất nhiều nỗ lực nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền lương sao cho hợp lý nhất.

Cần phải có những điều tra tổng thể đời sống xã hội và mức sống của người dân để có những điều chính thật hợp lý về mức lương tối thiểu cũng như những thang – bậc lương sao cho thực hiện tốt được công bằng xã hội. Những vấn dề này đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, cần phải xem xét tính chất, đặc điểm và phân loại từng đối tượng công chức và những vấn đề liên quan đến trượt giá, mức sống và những biến động của thị trường giá cả để có những điều chỉnh phù hợp. Xây dựng cơ chế tiền lương và thu nhập riêng cho khu vực hành chính và khu

vực sự nghiệp của nhà nước trên cơ sở phân định rõ cơ quan hành chính công quyền với các tổ chức làm dịch vụ công để có cơ chế quản lý tài chỉnh và quản lý tiền lương phù hợp. Đồng thời, tách biệt chính sách tiền lương ra khỏi những chính sách ưu đãi xã hội khác.

Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến chính sách tiền lương cũng như xây dựng bộ Luật tiền lương sao cho việc đảm bảo công bằng xã hội đối với từng đối tượng công chức. Cần có những đánh giá cụ thể về năng lực làm việc, trách nhiệm và công việc đảm nhận để chi trả lương cho hợp lý, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa và cào bằng trong việc chi trả tiền lương cho các đối tượng công chức nhà nước.

Việc chi trả lương hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho các đối tượng cán bộ, công chức gắn bó hơn với công việc và giúp họ ổn định đời sống vật chất và tinh thần khi tham gia vào công việc hành chính nhà nước.

3.3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức bằng việc hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Chính sách phúc lợi xã hội ba gồm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiêm thất nghiệp. Những chính sách này nhằm đảm bảo cho công chức nhà nước có đời sống tốt hơn, quan tâm đến sức khỏe của cán bộ, công chức để họ có thể yên tâm công tác và hoàn thành công việc. Cần phải tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cũng hiểu về vai trò của những chính sách phúc lợi xã hội để họ có thể tham gia và đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Phát triển và mở rộng hợp lý các chế độ bảo hiểm xã hội để nâng cao một bước tính ưu việt trong sự đảm bảo của nhà nước đối với những người làm việc trong nền công vụ.

Cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào hoạt động những bộ Luật liên quan đế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và không bắt buộc, đồng thời nghiên cứu tính thiết thực và triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thanh tra, kiểm tra việc đưa các loại hình phúc lợi xã hội đến với nhân dân.

Page 11: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

11Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

3.4. Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức bằng việc hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đến việc đào tào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, Đảng phải là cơ quan cao nhất đề ra những đường lối, chính sách đào tạo tốt đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời, khi có chinhs ách tốt thì đội ngũ cán bộ, công chức phải là đỗi tượng hỗ trợ đắc lực công việc trong nền hành chính công vụ. Chính vì vậy mà công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chịu sự quy định của đường lối chính trị và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị. Như vậy, đội ngũ cán bộ và hệ thống chính sách có mối quan hệ qua lại với nhau. Nhưng trước hết cần phải đào tạo tốt đội ngũ “giúp việc” cho hệ thống hành chính mới phát huy được vai trò của hành chính công và công tác công vụ quốc gia.

Bên cạnh chính sách đào tạo, bồidưỡng và sử dụng cán bộ cần có chính sách ưu đãi và đãi ngộ thật hợp lý. Đây là cách để có thể giữ chân những người thực sự có tài và có tâm huyết với hoạt động công vụ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức cũng là một chính sách đãi ngộ. Song cồn cần nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý hơn, thực tế hơn nữa.

3.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức đi đôi với hoàn thiện hệ thống pháp luật công chức

Đảng ta đã khẳng định: “Đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với chế độ mới, phân định rõ cán bộ dân cử hoạt động theo nhiệm kỳ và các loại công chức, viên chức sự nghiệp…nhằm hình thành độu ngũ cán bộ chuyên nghiệp có phẩm chất, kiến thức, thành thạo nghề nghiệp, nắm vững pháp luật”.

Các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức đang dần được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của từng đối tượng viên chức. Đồng thời, Bộ Luật công chức cũng đang được nghiên cứu nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn nhất cho công tác cán bộ công chức nhà nước. Trong đội ngũ những cán bộ, công chức có nhiều đối tượng, nhiều loiạ hình hoạt động khác nhau nên khi nghiên cứu chính sách đãi ngộ cần phải tiến tới việc phân tách từng đói tượng để có chính sách ưu đãi tốt cho từng đối tượng để thấy được sự quan tâm của đảng và nhà nước với những đối tượng khác nhau trong hệ thống công quyền hành chính nhà nước.

3.6. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ kết hợp với cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định, hoạt động trên một đơn vị hành chính lãnh thổ hay một lĩnh vực nhất định.

Bộ máy hành chính nhà nước muốn hoạt động tốt được thì cần phải có đội ngũ cán bộ có tài, có chuyên môn và tâm huyết với công việc. Chính vì vậy, việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước cần phải phối hợp với việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, bộ máy hành chính Việt Nam đang dần phình to ra và trở nên cồng kềnh hơn, chính vì vậy cần có những chính sách nhằm đổi mới, tinh giảm bộ máy hành chính sao cho chúng làm việc hiệu quả hơn. Công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm trước đây nhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tất nhiên, cuộc cải cách này không nhằm thay đổi nền tảng của nền hành chính nhà nước Việt Nam mà chỉ làm thay đổi cơ chế vận hành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước trong thời kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Bên cạnh đó, một cách nhằm tinh giảm đội ngũ cán bộ hành chính là thực hiện xã hội hóa một số hoạt động sự nghiệp công nhằm giảm bớt đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg (ngày 22-6-2007) của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết các thủ tục được giải quyết qua bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”. Cụ thể, có 1.122 thủ tục hành chính cấp tỉnh; 230 thủ tục hành chính cấp huyện; 129 thủ tục hành chính cấp xã. Chính vì vậy mà công việc hành chính nhà nước vẫn còn khá phúc tạp mặc dù đã được tinh giảm và đơn giản hóa sau nhiều lần cải cách. Chính vì vậy cần có chính sách cải cách, đổi mới đúng đắn và phù hợp sao cho tạo hiệu quả và niềm tin vào bộ máy hành chính quốc gia.

3.7. Hoàn thiện pháp luật về công vụ và gắn hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức với thực thi công vụ

Hoạt động công vụ nhà nước cho rằng đó là hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực

nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ xã hội, công dân, nhà nước. Do vậy, quyền lực nhà nước đi vào cuộc sống có hiệu lực, hiệu quả hay không, có đúng đắn, tạo ra được các giá trị to lớn cho xã hội hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc hoạt động công vụ nhà nước được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, mặc dù đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập song các hoạt động công vụ vẫn không được tách biệt rõ ràng với các hoạt động của cơ quan nhà nước khác, pháp luật về hoạt động công vụ vẫn chưa được hoàn thiện và kiện toàn. Điều này đồi hỏi phải có một hướng đi phù hợp, có hệ thống quản lý và phân tách các hoạt động thật hợp lý để chúng phát huy được hiệu quả của mình.

Việc hoạt động và làm việc công vụ cũng cần được phối hợp một cách chặt chẽ với nhau đồng thời có chế tài hợp lý nhằm đãi ngộ và ưu đãi cho những đối tượng có công. Gắn đãi ngộ với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chính và gắn quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành của cán bộ, công chức cũng chính là đảm bảo nguyên tác “đãi ngộ tương xứng”.

Tài liệu tham khảo.1. Bộ Luật Lao động, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, X.3. Ban chấp hành Trung ương Đản

khóa X (2008), Kết luận số 20-KL/TW ngày 22/01/2008 về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 – 2012.

4. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Những vấn đề cơ bản về cải cách tiền lương ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội – 1991.

5. Lê Văn Dũng, Tác động của chính sách cán bộ đối với đội ngũ cán bộ công chức. Trường Chính trị Phạm Hùng.

6. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay. Tạp chí Tuyên giáo.

7. ThS. Nguyễn Thế Vịnh, Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Tạp chí Tổ chức Nhà nước – 2009.

8. Thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức trong công cuộc cải cách hành chính – caicachhanhchinh.gov.vn

9. ThS. Nguyễn Bích, Một số góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội 2013. Viện Khoa học Lao động vã Xã hội.

Page 12: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

12 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Có hai vấn đề cần được làm rõ để góp phần phát triển kinh tế làng nghề là những hiểu biết chung về làng nghề truyền thống Việt Nam và lý luận chung về quản lý kinh tế làng nghề ở Việt Nam.

1. Một số vấn đề chung về làng nghề1.1 Một số khái niệm về làng nghề truyền thống Làng nghề hay làng nghề truyền thống có rất nhiều cách hiểu

khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại có cách nghĩ riêng và cách lý giải riêng về chuyện gọi tên vấn đề này.

Theo một số tác giả : -“Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu

nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” (1).

-“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi công nghiệp và kinh doanh độc lập”(2).

-Hay “là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nghề kinh doanh độc lập và đạt tới

một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng”(3).

Từ đó, có thể quy gọn lại cách hiểu về làng nghề, làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính thức hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Những ngành nghề này thường được tách biệt khỏi nông nghiệp và kinh doanh. Bên cạnh đó sẽ tạo ra những người thợ thủ công hay gọi là thợ cả, đó chính là những người lành nghề và có khả năng truyền nghề từ đời này sang đời khác. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35-40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động làng nghề, thu nhập chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ, đồng thời giá trị sản lượng của làng nghề chiếm trên 50% tổng số giá trị sản lượng địa phương.

1.2 Đặc điểm của làng nghề Sự hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam cùng với

sự hình thành và phát triển của những làng nghề tạo nên các đặc điểm riêng biệt dễ nhận biết. Làng nghề truyền thống Việt Nam phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Các làng nghề gắn bó chặt chẽ với nông thôn, ra đời từ các miền quê nông nghiệp. Sau này tuy các làng nghề có được tách biệt với nông thôn song sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, thủ công nghiệp ở nông thôn được sản xuất cùng nhau và xen lẫn nhau tạo nên một guồng quay kinh tế ở mọi vùng nông thôn Việt Nam. Một đặc điểm dễ nhận ra ở các làng nghề truyền thống ở nước ta đó là những người thợ thủ công đồng thời cũng là những người

về quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế làng nghề ở việt nam hiện nay

lVương thị thu thảo

Tóm tắt: Một số hiểu biết chung về làng nghề, vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển làng nghề trong mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lý luận về quản lý nhà nước về kinh tế làng nghề.Từ khóa: Kinh tế làng nghề

Page 13: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

13Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

lVương thị thu thảo nông dân. Họ làm nông nghiệp khi vụ mùa đến và trong những lúc nông nhàn họ lại trở thành những người thợ tách biệt với nông nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo tồn các làng nghề truyền thống là cơ hội để có thể phát triển kinh tế nông thôn và tạo điều kiện cho việc xây dựng nông thôn mới.

Vì sản xuất ở nông thôn nên hầu hết hình thức tổ chức sản xuất lao động là tổ chức kinh tế hộ gia đình. Bởi những ngành nghề này thường tồn tại trong những hộ gia đình đơn lẻ, thông qua sự làm việc của những cá nhân trong gia đình được phân chia nhiệm vụ để có thể hoàn thành sản phấm. Tùy thuộc vào lứa tuổi và giới tính sẽ chia ra những nhiệm vụ và công việc cần đảm nhiệm của từng thành viên trong gia đình. Người thợ cả hay người nghệ nhân có tay nghề cao nhất thường là những người đàn ông trong gia đình. Ngay từ khi làng nghề hình thành thì việc tổ chức ra những xưởng sản xuất được chuyên môn hóa thành những khâu chuyên biệt như hiện nay. Điều này quy định, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Tuy hiện nay việc phát triển khoa học kĩ thuật đã hỗ trợ rất nhiều vào việc đẩy mạnh sản xuất, tuy nhiên, một số công đoạn trong sản xuất đồ thủ công vẫn cần được chế tác bằng tay mới đạt đến độ tinh xảo và tính thẩm mĩ cao của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi mỗi thợ thủ công cần

luôn luôn sáng tạo để có thể chuyển dịch đúng hướng và đưa nghề phát triển kịp với xu hướng phát triển chung của xã hội.

Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. Công nghệ tuy có từng bước phát triển song những vấn đề thuộc về mĩ nghệ trong từng sản phẩm thủ công vẫn được duy trì và ngày càng được cải tiến về mặt kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Một số vấn đề liên quan đến sản phẩm, nguyên liệu và thị trường của những làng nghề truyền thống. Sản phẩm của làng nghề truyền thống thường chính là những vật dụng được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là

sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Một số sản phẩm vừa mang lại giá trị kinh tế và mang đậm giá trị văn hóa vùng miền như lụa ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh)… Về nguyên liệu của những làng nghề thường được tận dụng hoặc tự sản xuất ở tại địa phương. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. Một đặc điểm quan trọng nữa về nguyên liệu đó là nguồn gốc của chúng chủ yếu từ thiên nhiên, những vật dụng như rễ cây, đất, vỏ cây…Về thị trường của các làng nghề thường được bày bán tại chỗ, thị trường nhỏ hẹp, khó phát triển. Những làng nghề thường tự sản xuất và bán tại chỗ nên nhiều khi không có sự phát triển nhất định. Có một số làng nghề đưa sản phẩm của mình ra bên ngoài song không nhiều.

1.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của làng nghề trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước được khẳng định thông qua những vấn đề sau:

- Phát triển kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp hỗ trợ vào việc phát triển kinh tế ngoài nông nghiệp.

Việc phát triển kinh tế các làng nghề sẽ là điều kiện để tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước chuyển biến rõ rệt. Phần tỷ trọng kinh tế trong nông nghiệp giảm đi nhanh chóng thay vào đó là các thành phần kinh tế khác có cơ hội phát triển và đẩy mạnh. Sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề là một trong những nhân tố thúc đẩy cho tỷ trọng các ngành nghề được chuyển dịch theo hướng tích cực như vậy. Đồng thời, hướng các vùng nông thôn đến sản xuất hàng hóa lớn, cải tiến công nghệ, trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển.

Trong định hướng quốc gia về thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển. Thông qua các văn kiện Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng VIII, ta có thể thấy, công nghiệp hóa –

Page 14: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

14 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thực chất là quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Để có thể phát triển như thế, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Cụ thể: Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất cao trên cơ sở trang thiết bị, công nghệ và vật tư tiên tiến để thay thế nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu; Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiêp với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công- nông nghiệp và dịch vụ; Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn để thực hiện từng bước đô thị hóa nông thôn.

Như vậy, để có thể làm được điều đó thì vai trò của làng nghề càng được khẳng định và hỗ trỡ đắc lực trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực như Đảng đã đề ra.

- Phát triển làng nghề truyền thống tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hóa vùng nông thôn, đa dạng nguồn hàng và phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm ở các làng nghề phục vụ rất tốt nhu cầu của người dân vì nó chính là những mặt hàng thiết yếu nhất phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Năm 1996, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn khoảng 27.500 tỷ đồng. Tại các làng nghề, giá trị sản pượng tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 60-80%, nhiều làng con số này đạt đến 100%. Các làng nghề này không những tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương quanh vùng mà còn đóng góp vào Ngân sách nhà nước. Tỷ trọng GDP trong tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong tổng số GDP được tạo ra ở nông thôn.

Bên cạnh là nguồn hàng tiêu thụ trong nước, đáp ứng nhu cầu trong đời sống hàng ngày, các sản phẩm thuộc các làng nghề còn hỗ trợ nâng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công nghiệp đạt 630,4 triệu USD, năm 2007 con số này tăng lên 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006 (5). Do lợi thế là nguồn nguyên liệu tại chỗ nên giá trị thực thu từ ngành nghề này khá cao, đạt 95-97%. Ước tính, nếu tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công nghiệp thì tương đương với giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may.

- Phát triển làng nghề tại các vùng nông thôn hỗ trợ đắc lực vào công tác giải quyết việc làm, an sinh xã hội và tăng thu nhập cho người dân. Tính chung trong cả nước, số người hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp của Việt Nam vẫn chiếm trên 60%, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thời gian nông nhàn vì thế cũng tăng lên rất nhiều. Việc phát triển làng nghề tại các vùng nông thôn sẽ thu hút rất tốt nguồn lao động này, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và quan trọng hơn nó hỗ trợ vào công tác an sinh xã hội và trật tự, an toàn xã hội.

Hiện nay, bình quân mỗi làng nghề tạo điều kiện cho 27 lao động thường xuyên, 8 – 10 lao động thời vụ, mỗi hộ gia đình tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Một số ngành nghề có khẳ năng giải quyết tốt các lao động dư thừa tại nông thôn như nghề dệt, thêu ren, làm nón, tăm hương…Trong đó, mỗi cơ sở sản xuất những ngành nghề này có thể thu hút 200 – 250 lao động thường xuyên. Theo con số thống kê năm 2006, trên cả nước có khoảng 1000 làng nghề và thu hút khoảng 11 triệu lao động nông thôn và 256.000 hộ gia đình làm nghề. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động

ngành nghề. Bên cạnh đó, việc phát triển các làng nghề sẽ kéo theo hàng loạt các nghề khác phát triển và một số ngành dịch vụ cũng theo đó được hình thành góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Tại ngoại thành TP.HCM có khoảng 1,8 triệu dân với 140 ngàn người làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản. Còn trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hơn 103 ngàn lao động, chiếm 57,4% lực lượng lao động ngoại thành. Bình quân một hộ có nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người, một cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn định cho trên 20 người.

Vấn đề thu nhập tại các vùng nông thôn cũng là một vấn đề bức thiết cần giải quyết để có thể hỗ trợ đắc lực vào công tác ổn định an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội. Việc phát triển các làng nghề đang từng bước góp phần quan trọng trong công cuộc đó. Các làng nghề ở các vùng nông

thôn đã và đang giúp người dân cải thiện thu nhập, nâng cao thu nhập so với những ngành nghề nông nghiệp đã gắn bó suốt hàng trăm năm qua. Ở nước ta hiện nay, thu nhập bình quân của một lao động làng nghề là 430.000 đ/ tháng, cao gấp 1,7 lần đến 3,9 lần so với lao động thuần nông. Riêng ở Hải Phòng, thu nhập do làng nghề đem lại cũng cao gấp 2,1 lần đến 2,3 lần so với lao động thuần nông. Tại TP. Hồ Chí Minh, thu nhập của người lao động ngành nghề cao hơn lao động nông nghiệp thuần từ 1,4 đến 3,6 lần. Việc nâng cao thu nhập cho người dân đang hỗ trợ rất đắc lực vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và hỗ trợ vào việc ổn định xã hội.

- Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Việc đẩy mạnh phát triển các làng nghề là điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây là tiền đề để những tệ nạn xã hội không còn cơ hội len lỏi trong các miền quê. Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống không chỉ là nơi hỗ trợ phát triển kinh tế mà còn là nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa. Chính vì vậy, việc duy trì và phát triển làng nghề đồng nghĩa với việc những giá trị văn hóa sẽ được duy trì. Những làng nghề cũng với những lễ hội truyền thống sẽ là điều kiện giúp cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đồng thời, bản thân một số sản phẩm của làng nghề cũng chính là những tác phẩm nghệ thuật cần được gìn giữ. Những sản phẩm này vượt ra ngoài giá trị của một hàng hóa đơn thuần để trở thành di sản hay biểu tượng truyền thống văn hóa của làng xã hay vùng miền. Nghề truyền thống được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt Nam, đây chính là việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Bên cạnh đó, việc phát triển làng nghề cũng tạo ra bộ mặt nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp tận dụng nguồn nguyên – nhiên liệu tại chỗ và nguồn lao động dư thừa trong nhân dân. Không chỉ có vậy, phát triển làng nghề đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, công – nông nghiệp – dịch vụ.

Phát triển kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng

giúp hỗ trợ đắc lực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp hỗ trợ vào việc phát triển kinh tế ngoài nông nghiệp.

Page 15: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

15Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Như vậy, làng nghề và định hướng phát triển làng nghề có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để có thể phát triển tốt những ngành nghề truyền thống này chúng ta cần có cơ chế quản lý, đầu tư và thu hút đầu tư một cách đúng đắn và phù hợp.

2. Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế làng nghềQuản lý nhà nước về làng nghề được

thực hiện trên tất cả các mặt liên quan đến sự phát triển chung của làng nghề và vấn đề kinh tế, quản lý làng nghề trong định hướng phát triển quốc gia. Những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về làng nghề được tóm gọn thông qua những vấn đề sau:

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề, các văn bản quy phạm pháp luật làng nghề. Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức và đưa những vấn đề liên quan đến quy phạm pháo luật và những quy chế để đảm bảo rằng mọi hoạt động xây dựng và phát triển làng nghề được tiến hành đúng đắn và phù hợp.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho làng nghề. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp bách giúp cho làng nghề có thể nhanh chóng đi vào hoạt động. Nguồn lao động có thể là tại địa phương nhưng nhà nước cần phải tiến hành đào tạo bải bản, tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng tốt.

- Kiểm tra, đánh giá phát triển các làng nghề, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển sản xuất tại các làng nghề. Đồng thời, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển hoạt động của làng nghề.

- Tiến hành tổ chức, xây dựng cơ sở vất chất, kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững, đáp ứng đủ cung – cầu và phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và bảo tồn những giá trị văn hiến dân tộc.

- Tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng các chính sách phát triển làng nghề. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, quy hoạch sản phẩm và tạo mối trường thông thoáng cho các sản phẩm tại các làng nghề có cơ hội

xuất ra các thị trường lớn trên thế giới.- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu

nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nghề và làng nghề. Những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ sự phát triển chung của làng nghề cần được tiến hành đồng bộ.

Như vậy, quản lý nhà nước về làng nghề là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để có thể đưa các làng nghề vào hoạt động và bảo tồn những nét văn hóa của làng nghề.

3. Kết luận Nghề và làng nghề truyền thống đang

có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng miền đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn và thực hiện chức năng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong giai đoạn đất nước đang đi lên xây dựng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng và phát triển nghề và làng nghề truyền thống là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược quốc gia nhằm vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để những nghề và làng nghề truyền thống của đất nước có thể phát triển thì đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách hợp lý nhằm phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống, có cách thức quản lý khoa học và có tầm nhìn xa đưa đến sự phát triển tối ưu cho các nghề và làng nghề đó trong tương lai. Hiện nay, việc phát triển làng nghề không đơn thuần là việc đem lại nguồn lợi kinh tế vào đúng thời điểm đó hay là sự trao đổi,

mua bán những sản phẩm của làng nghề mà một làng nghề truyền thống cần phát huy được thế mạnh làm vực dậy những ngành kinh tế dịch vụ và du lịch.

Những ngành nghề và làng nghề truyền thống đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngành nghề đòi hỏi khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp tối ưu để có thể quản lý sự phát triển của làng nghề, có những chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững. Phát triển luôn phải đi đôi với bảo tồn và duy trì bền vững. Đồng thời, với mỗi làng nghề đều phải thực hiện được chức năng văn hóa và là duy trì hoạt động tinh thần cho người dần mới khẳng định hết vai trò của chúng trong đời sống xã hội.r

Tài liệu tham khảo:1. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển

công nghiệp Liên Hợp Quốc (1996), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội.

2. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông thôn Hà Tây.

3. “Đánh thức du lịch làng nghề” – Báo Lao Động – Hạnh Phương

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), Làng nghề Thanh Hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 16: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

16 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

1.Mở đầuViệt Nam là nước đang tiến hành

công nghiệp hóa hiện đại hóa, đang tiến hành chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại. Để theo kịp sự tiến triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lạc hậu sang cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiến bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng mâu thuẩn lớn nhất là phải đối mặt với cơ cấu lao động quá lạc hậu, chuyển dịch chậm so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp, trở thành lực cản rất lớn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đồng Tháp là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nằm ở đầu nguồn sông Mê-Kông đổ vào Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại tỉnh Đồng Tháp, sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của tỉnh trong mấy năm gần đây còn rất chậm.

Phương hướng phát triển đến năm 2020, tỉnh Đồng Tháp cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, thì vấn đề đặt ra là cần phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực cán bộ, công chức, thông qua đào tạo về chất lượng và số lượng, để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung chỉ giới hạn nghiên cứu quy mô đào tạo của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ công chức, có trình độ cao đẳng, đại học cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Tháp, đến năm 2020.

2. những vấn đề cơ bản về đào tạo cán bộ công chức2.1.Khái niệm cán bộ công chứcTheo Luật Cán bộ, Công chức, đã

được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thức 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, có đưa ra khái niệm về cán bộ, công chức như sau:

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[6]

2.2.Vai trò cán bộ, công chức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quyết định sự thành công hay thất bại đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức. Họ trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia. Họ thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau, với các doanh nghiệp và công dân. Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức nhất là đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[5]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC

đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh đồng Tháp

Tóm tắt: Việt nam đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng cũng đang đối mặt với trình độ nguồn nhân lực còn thấp, trong đó đặc biệt là trình độ cán bộ công chức, chưa đạt chuẩn theo yêu cầu. Với tỉnh Đồng Tháp cũng vậy, vấn đề đặt ra là làm rõ thêm về cơ sở lý luận, để nêu lên vai trò quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức nói riêng; đồng thời gắn liền nhiệm vụ các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, để góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ, công chức đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Tháp, đến năm 2020.Từ khóa: Nguồn nhân lực, Cán bộ, Công chức, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

lth.s nguyễn Văn naM Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Page 17: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

17Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

Cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đặc biệt đầu tư phát triển đào tạo CBCC, đóng vai trò quan trọng, vì CBCC là nguồn nhân lực đặc biệt. Phát triển đào tạo CBCC đúng chuyên môn đồng thời bố trí đúng người đúng việc, sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò của CBCC, góp phần tác động tăng trưởng kinh tế. Phát triển đào tạo CBCC, chú ý phát triển về chiều rộng và chiều sâu, nghĩa là chiều rộng về số lượng CBCC đã qua đào tạo, với các trình độ nhất định, chiều sâu là về lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc đang làm. Với trình độ CBCC không ngừng được nâng cao, bổ sung kiến thức, sẽ tạo thành chuỗi trong hệ thống quản lý, nối liền những người hiền tài lại với nhau, trong đó CBCC là trụ cột và là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn và bền vững.[11]

2.3.Các mô hình đào tạo CBCC trên thế giới

Cuối thế kỷ 20 và hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến như vũ bão, muốn theo kiệp thời đại, phát triển kinh tế xã hội của đất nước mình, các nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng CBCC, và xem đây là chìa khóa, là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Cụ thể như Singapo là quốc gia thành phố, có diện tích 699,4 km 2 và dân số 4,5 triệu người, diện tích và dân số tương đối nhỏ tại Đông Nam Á, nhưng có nền hành chính và công vụ phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự thành công của đất nước. Nền công vụ Singapo luôn đạt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực lên hàng đầu và là nền công vụ luôn cải tiến để thích nghi với môi trường quốc tế luôn thay đổi và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để có những chất lượng phục vụ hoàn hảo của các cơ quan công quyền, Singapo quan niệm cán bộ công chức là chìa khóa thành công, nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài. Singapo quan niệm rằng, người tài không đồng nghĩa là người thông minh nhất, người có nhiều bằng cấp, học vị cao mà là người phù hợp với công việc và đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc được giao.

Singapo xây dựng chiến lược cán bộ công chức thể hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo kế

nhiệm, bài bản, từ xa. Thời gian đào tạo tối thiểu bắt buộc là 100 giờ trong một năm đối với mỗi CBCC, với mô hình đào tạo 60% nội dung đào tạo về chuyên môn, 40% nội dung đào tạo liên quan đến phát triển.

Trung Quốc quan tâm đào tạo CBCC theo mô hình “cơ bản + chuyên môn”. Trong đó , khóa học cơ bản đi sâu vào chuyên môn như: học thuyết chính trị, luật hành chính, hành chính công, phát triển kinh tế xã hội…; khóa học chuyên môn, thường được thiết kế dựa vào các nhu cầu khác nhau của cán bộ công chức ở các nhóm và các cấp khác nhau, thể hiện tính chuyên môn trong đào tạo cho các cấp và các loại CBCC khác nhau. Thông thường, Trung Quốc sắp xếp đào tạo theo mô hình trên, là 30% cơ bản và 70% chuyên môn. Đặc biệt Trung Quốc rất quan tâm đến kỹ năng thực hành, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất công chức, đó là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tự lập.[3]

2.4.Các mô hình đào tạo CBCC trong nước

Tại Việt Nam, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao về vai trò của người cán bộ cách mạng. Người coi cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc xấu”. Vì vậy, Người đã chú ý và rất quan tâm đến đào tạo cán bộ, công chức.[2]

Riêng các tỉnh thành trong cả nước Việt Nam, cụ thể như tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, đều đã ban hành những Quy định về Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; Chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, với mục đích không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính trị và quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức. Các tỉnh đều áp dụng theo mô hình đào tạo

đối với cán bộ, công chức, viên chức là: Lý luận chính trị, quản lý nhà nước – Chuyên môn, nghiệp vụ, với đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức hành chính công chức dự bị, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể các cấp của địa phương; cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ ấp, khu phố, khu vực; đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; đối với lực lượng Công an, Biên phòng, Quân đội, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án khi đi học sẽ được ngân sách địa phương cấp bù thêm cho đủ theo Quy định này, nếu mức chi của ngành thấp hơn Quy định của tỉnh cho các lớp học trong và ngoài tỉnh…[7], [8]

Nhìn chung, các tỉnh đều có kế hoạch đào tạo, nhằm trình độ hóa cán bộ, công chức , đáp ứng yêu cầu công việc được phân công, đồng thời đáp ứng yêu cầu quy hoạch CBCC lâu dài. Tuy nhiên, các tỉnh còn chưa quan tâm đến đào tạo ngắn hạn hằng năm đối với CBCC, công tác này nếu được triển khai thực hiện, sẽ giúp CBCC cập nhật kiến thức về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu theo tình hình mới phát sinh hằng năm.

3. nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa3.1.Thực trạng đào tạo CBCC đáp

ứng tiến trình CNH, HĐH tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2012

Năm 2012, toàn tỉnh Đồng Tháp có 5.814 cán bộ, công chức, trong đó cấp tỉnh có 1.269 cán bộ công chức với trình độ chuyên môn có: 4 tiến sĩ (chiếm tỷ lệ 0,3%), 73 thạc sĩ (5,75%), 818 đại học (64,46%), 56 cao đẳng (4,4%) và 125 có trình độ trung cấp (9,85%). Như vậy,

2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực II,III chiếm tỷ trọng trong GDP(%) 45 49 53 56 59,3

Tỷ lệ tăng đào tạo CBCC(%) 7 8 10 12 14

Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP (khu vực II,II) và Đào tạo CBCC tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010

Page 18: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứu - diễn đàn

18 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

hiện nay mô hình đào tạo cho trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên của CBCC cấp tỉnh Đồng Tháp là: 1 – 18 – 218, nghĩa là cứ 1 tiến sĩ có 18 thạc sĩ và có 218 cử nhân. Cơ cấu kinh tế GDP tỉnh Đồng Tháp tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 là 14,12% [1]; trong đó khu vực II và III (chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế là 59,3%), với tăng trưởng bình quân là 3,6% trên năm.

Tuy nhiên, qua thống kê mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ tăng đào tạo CBCC, giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 của tỉnh Đồng Tháp; nhận thấy khi quy mô đào tạo CBCC tăng lên, sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng GDP, cụ thể tỷ lệ tăng trưởng khu vực II và III tăng nhanh hơn khu vực I. Vì vậy, việc quy hoạch và tăng cường công tác đào tạo CBCC, sẽ là một trong những yếu quan trọng, tác động tích cực đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.[9]

3.2.Nhu cầu đào tạo CBCC đáp ứng tiến trình CNH, HĐH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020, Cơ cấu kinh tế năm 2015 là: khu vực nông nghiệp 37%, khu vực công nghiệp – xây dựng 30%, khu vực thương mại - dịch vụ 33%( tổng 2 khu vực II và III chiếm tỷ trọng là 63% trong cơ cấu kinh tế GDP); đến năm 2020 là khu vực nông nghiệp 28,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng 36,5%, khu vực thương mại - dịch vụ 35,0% (tổng 2 khu vực II và III chiếm tỷ trọng là

71,5% trong cơ cấu kinh tế GDP). Để đáp ứng yêu cầu cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Tháp theo từng giai đoạn, thì việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ, công chức đóng vai trò rất quan trọng. Dự kiến giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Đồng Tháp cần đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo chuyên ngành là 16 tiến sĩ, 400 thạc sĩ, 3.820 đại học, 1.215 cao cấp, cao đẳng, 4.750 trung cấp; và giai đoạn 2016 – 2020, đào tạo 50 tiến sĩ, 550 thạc sĩ, 4.775 đại học, 1.500 cao cấp, cao đẳng, 4.025 trung cấp.[9], [10]

Căn cứ vào tỷ lệ tăng đào tạo cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010, tác giả đề xuất đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đối tượng cán bộ, công chức cấp tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 là 4 tiến sĩ , 73 thạc sĩ và 125 có trình độ cử nhân đại học và cao đẳng; giao đoạn 2016 – 2020 là 5 tiến sĩ và 95 thạc sĩ.

3.3.Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có các trường: trường đại học Đồng Tháp đào tạo đa ngành, trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Nghề, 4 trường Trung cấp nghề, và hệ thống đào tạo nghề và đào tạo thường xuyên từ tỉnh xuống các địa phương, đã góp phần tăng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp hiện đang đào tạo gồm có các trình độ sau:

- Cao đẳng hệ chính quy; liên thông

và hệ vừa làm vừa học, gồm có 7 ngành: Công nghệ thực phẩm; Kế toán; Công nghệ thong tin; Nuôi trồng thủy sản; Dịch vụ thú y; Quản trị kinh doanh; Bảo vệ thực vật;

- Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học, đào tạo gồm có 12 ngành: Kế toán; Tin học ứng dụng; Nuôi trồng thủy sản; Chăn nuôi thú y; Bảo vệ thực vật; Trồng trọt; Phát triển nông thôn; Chế biến thủy sản; Quản lý đất đai; Quản lý ngân sách; Tin học kế toán; Điện - điện tử;

- Trung cấp nghề, đào tạo 2 ngành: Kế toán và Chế biến thủy sản;

- Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh để mở các lớp có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp - hệ vừa làm vừa học, hệ từ xa, gồm các ngành Kế toán; Quản trị kinh doanh; Luật; …nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của các thành phần kinh tế trong tỉnh.

Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp với nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp có trình cao đẳng trở xuống, đồng thời liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh, để đào tạo các trình độ cao hơn. Dự kiến năm 2014, trường liên kết với trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, để mở lớp thạc sĩ Luật với chỉ tiêu khoảng 50 học viên.

Với quy mô đào tạo của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp hiện nay, trường thỏa mãn được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo cán bộ , công chức nói riêng, cho từng giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2020 của tỉnh Đồng Tháp.

4. Các giải pháp4.1.Nhóm giải pháp về đào tạo4.1.1.Nhận thức về hệ thống đào

tạoCần phải đổi mới trong nhận thức

về đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo CBCC nói riêng, đào tạo phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, cân đối lao động giữa các địa phương; gắn liền đào tạo và sử dụng, gắn liền nhà trường với các tổ chức, đơn vị trong tỉnh; đổi mới chương trình đào tạo; phân bố nhanh và hợp lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nhằm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp tính đến tháng 6/2013.

Nguồn: Thống kê sáu tháng đầu năm 2013, Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.

Trình độ Hệ đào tạo30/6/2013

Số lớp Tổng sốĐại học Vừa làm vừa học, từ xa 22 2392

Cao đẳng Vừa làm vừa học, liên thông 1 70

Trung cấp Vừa làm vừa học, nghề 2 91Cao đẳng Chính quy 28 1578

Trung cấp Chuyên nghiệp, Nghề chính quy 10 532

Tổng cộng: 63 4663

Page 19: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứu - diễn đàn

19Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

4.1.2.Cơ chế chính sáchXây dựng cơ chế chính sách cần

phải dựa trên một số tiêu chí rõ ràng và nhất quán giữa các chính sách, có lợi ích cho nhiều người và được sự ủng hộ của nhiều người. Việc xây dựng khung chính sách cần đi vào một số vấn đề cụ thể , như chính sách về điều hành hệ thống giáo dục đào tạo; chính sách tác động đến quá trình dạy và học; chính sách đảm bảo chất lượng…

4.1.3.Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường

Để tồn tại và phát triển, các trường cần phải quan tâm đến chất lượng đào tạo, và tỉnh cần có sự chỉ đạo thống nhất và hỗ trợ các trường trong các công việc sau:

- Trước tiên, cần nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để đạt chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;

- Hoàn thiện hệ thống đào tạo tại địa phương, từ trường đào tạo nghề trở lên, nhằm đáp ứng đào tạo NNL từ thấp đến cao;

- Cần gắn kết chương trình đào tạo, chương trình môn học phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, tạo điều kiện cho việc đào tạo và sử dụng ngày càng rút ngắn khoảng cách, sau khi kết thúc quá trình đào tạo là có thể sử dụng ngay;

- Cơ sở vật chất, trạm trại thí nghiệm, thực hành phải đảm bảo phù hợp với thực tế, đáp ứng mục tiêu đào tạo;

- Thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo, nhằm đánh giá chất lượng đào tạo;

- Cần phối hợp, liên kết với các trường trong và ngoài tỉnh, các tổ chức nước ngoài, nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, xây dựng và chỉnh sữa chương trình đào tạo đạt trình độ ngang bằng trong khu vực, cả nước và các nước lân cận.

4.1.4.Chính sách về sử dụng cán bộ, công chức qua đào tạo

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cần đến lực lượng đội ngũ lao động kỹ thuật nói chung và cán bộ, công chức nói riêng có trình độ cao, nên cần nhận thức để nâng cao giá trị tinh thần, giá trị vật chất, vị thế xã hội đối với CBCC có trình độ khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh tuyên truyền

toàn xã hội để nhận biết vai trò của lao động đã qua đào tạo, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, là yếu tố cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

4.2.Các giải pháp khác 4.2.1.Nâng cao nhận thức của các

cấp, các ngànhLý thuyết cũng như thực tế đều

chứng minh rằng, mọi vùng, lãnh thổ muốn tăng trưởng kinh tế, thì đều phải cần phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn CBCC, tài nguyên có thể cạn kiệt, nhưng nguồn lực con người không có giới hạn, nếu biết đào tạo, phát huy, sử dụng nguồn lực này một cách hợp lý, sẽ tác động tích cực đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, các cấp, các ngành cần nâng dần nhận thức để có quy hoạch ngắn hạn, dài hạn và phát triển nguồn CBCC trong phạm vi sử dụng, đào tạo hoặc thông qua bằng nguồn tuyển dụng hợp lý, sẽ góp phần quyết định đến việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời làm cơ sở để xây dựng nền kinh tế tri thức vững chắc.

4.2.2.Tuyển dụng cán bộ, công chức

Cần phát triển mạnh mạng lưới thông tin của tỉnh về nhu cầu tuyển dụng CBCC, nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch và bổ sung CBCC của các tổ chức trong tỉnh; thông qua đó, các

trường sẽ điều chỉnh về chương trình đào tạo, về quy mô đào tạo phù hợp với yêu cầu phát sinh, tránh trường hợp đào tạo thừa, không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, gây lãng phí cho xã hội.

4.2.3.Tăng cường hiệu lực quản lý của tỉnh

Tỉnh cần ban hành các văn bản dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tăng cường quản lý về mặt nhà nước đối với các trường, các trung tâm đào tạo và quản lý các nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Đẩy mạnh việc thành lập, sáp nhập, hoàn thiện hệ thống quản lý từ các trường đào tạo nghề, các trung tâm trở lên; tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo từ thấp đến cao, nhằm sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo uy tín của hệ thống đào tạo.

4.2.4.Hình thành Ủy ban phát triển cán bộ công chức của tỉnh

Để phát triển CBCC của tỉnh, cần có một Ủy ban điều hành chung, thành phần của Ủy ban gồm có đại diện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ; các sở ban ngành; các trường; các doanh nghiệp …với nhiệm vụ thống kê và cung cấp số liệu về CBCC chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo , dự báo về nhu cầu đào tạo trong tương lai, phối hợp giữa đào tạo và sử dụng, tham mưu cho tỉnh để đưa ra các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh.r

Tài liệu tham khảo:[1].Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Niên giám thống kê 2011;[2].Hồ Chí Minh, 2009, Giáo trình Tư tưởng HCM, Tr 160, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.[3].Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Ninh Bình, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức tại một số nước, http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/index.aspx?view=tin&id=140[4].Nguyễn Văn Nam, 2006, Luận văn thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010”; [5].Nguyễn Thị Thu Hà, http://dvhnn.com/news/dien-dan-day--hoc-11/ly-luan-day--

hoc-28/doi-moi-cong-tac-dao-tao-va-boi-duong-can-bo-cong-chuc-trong-giai-doan-2011-%E2%80%93-2020--1129-0.html

[6]. Quốc hội, 2008, ban hành Luật cán bộ công chức năm 2008.[7].UBND tỉnh Kiên Giang, 2010, Quyết định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…tại

tỉnh Kiên Giang, http://thuvienphapluat.vn/archive/quyet-dinh-12-2010-QD-UBND-che...[8].UBND tỉnh An Giang, 2010, Quyết định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…tại tỉnh

An Giang, http://thuvienphapluat.vn/archive/quyet-dinh-28-2010-QD-UBND-che...[9].Ủy ban nhân tỉnh Đồng Tháp, năm 2011, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng

Tháp giai đoạn 2011 – 2020. [10].Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, năm 2013, báo cáo thống kê đội ngũ cán bộ, công

chức năm 2012.[11].Vũ Thị Ngọc Phùng, 1999, Giáo trình Kinh tế phát triển, Khoa Kinh tế phát triển -

Trường đại học Kinh tế quốc dân , Nxb Thống kê, Hà Nội.

Page 20: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

20 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Ngày 17/12/2013, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tiến hành kỳ họp lần thứ 36. Hai bên đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật năm 2013 về cơ bản đạt mục tiêu đề ra và đề ra phương hướng hợp tác năm 2014. Trọng tâm là:

Về Đầu tư: Hai Bên thống nhất định kỳ trao đổi số liệu đầu tư của Việt Nam vào Lào nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý; chủ động và phối hợp kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào để có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào được thuận lợi và hiệu quả; sẽ kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng và cam kết với Chính phủ Lào.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về khuyến khích và Bảo hộ đầu tư ký ngày 19 tháng 12 năm 2012; Hai Bên đẩy mạnh phối hợp với Campuchia trong việc phát triển và chế biến cao su tại khu vực Tam giác phát triển CLV.

Chính phủ Lào tiếp tục xem xét ký hợp đồng thuê đất cho các dự án trồng cây cao su và cây công nghiệp đã được cấp phép trên cơ sở khảo sát diện tích đất cụ thể của cơ quan liên quan. Hai Bên tiếp tục theo dõi, kiểm tra và thúc đẩy việc thực hiện dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện, khoáng sản, nông nghiệp; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tồn tại nhằm hỗ trợ các dự án triển khai thực hiện theo đúng pháp luật Lào và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đối với dự án đường dây tải điện 500kV Hatxan- Pleiku: Hai bên cam kết đẩy nhanh tiến độ dự án này trên cả hai phần lãnh thổ bảo đảm đáp ứng được tiến độ phát điện của nhà máy thủy điện Xê ca mản 1 (dự kiến 2016) và các dự án thủy điện khác của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào; Hai Bên thống nhất yêu cầu chủ đầu tư khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã ký hợp đồng

phát triển dự án (PDA); tạo điều kiện cho việc phát triển các dự án đã ký MOU thực hiện theo đúng kế hoạch; Hai Bên thống nhất tăng cường chỉ đạo Chủ đầu tư dự án Xê-ka-mản 1 phối hợp với chính quyền sở tại thực hiện tốt các nội dung về môi trường xã hội, di dân tái định cư theo kế hoạch được duyệt; có kế hoạch hoàn thành tuyến đập của công trình thủy điện Xê-ka-mản Xan-xay vào năm 2016, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm tưới tiêu cho khu vực hạ lưu dự án; Hai Bên đôn đốc chủ đầu tư Xê-ka-mản 3 khắc phục lỗi kỹ thuật nhằm sớm vận hành nhà máy trở lại.

Hai Bên thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép triển khai theo đúng tiến độ ghi trong các hợp đồng đã ký về tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói trên thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản tại Lào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi nước.

Hai Bên thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau về các chính sách pháp luật mới của mỗi nước và trao đổi kinh nghiệm về vấn đề chuyên môn; Hai Bên phối hợp tổ chức một Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào vào năm 2014.

Về Thương mại: Hai Bên tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Đề án phát triển thương mại giữa hai nước giai đoạn 2008-2015; tìm kiếm giải pháp cần thiết đưa kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2014 đạt mức tăng trưởng 20%;

Hai Bên tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ hai nước năm 2014. Tiếp tục phổ biến tới các doanh nghiệp của hai nước về chương trình ưu đãi thuế quan Việt Nam-Lào để doanh nghiệp tận dụng ưu đãi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc cấp chứng nhận xuất xứ và thông quan hàng hóa tại cửa khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hội chợ và Hội nghị giao thương ở các tỉnh của Lào và của Việt Nam; khuyến khích các tỉnh có chung đường biên giới tổ chức gặp gỡ, giao thương nhằm giúp doanh nghiệp hợp tác, khai thác thế mạnh

của mỗi tỉnh.Hai Bên tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư tại Lào được xuất khẩu sản phẩm của mình sản xuất tại Lào về Việt Nam để góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước, như: điện năng, mủ cao su, đường mía…; Cơ quan hải quan hai bên phối hợp xây dựng cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin phục vụ cho việc chống buôn lậu; phối hợp xây dựng cơ chế thu thập và cung cấp số liệu thống kê thương mại hai nước một cách chính xác.

Về Đào tạo: Năm 2014, Chính phủ Việt Nam dành 907 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam theo chương trình đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn. Hai Bên nhất trí giao Đại sứ quán Việt Nam tại Lào chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và các cơ quan liên quan thí điểm tuyển chọn 27 chỉ tiêu đào tạo tại Việt Nam cho con em Việt kiều; Chính phủ Lào dành 53 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Việt Nam sang học tập Lào theo các chương trình đại học, cao học và bồi dưỡng ngắn hạn.

Hai Bên thống nhất giao Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào thống nhất quản lý nhà nước việc đào tạo dài hạn và bồi dưỡng ngắn hạn của các ngành, địa phương nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Hai Bên thống nhất đưa tiếng Việt thành môn học ngoại ngữ vào chương trình đào tạo tại các trường phổ thông trung học và trường dân tộc nội trú ở các địa phương do Việt Nam giúp Lào; các trường phổ thông Việt kiều; Việt Nam hỗ trợ Lào trong việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và tiếng Việt tại hệ thống các trường này. Thí điểm giảng dạy song ngữ Việt-Lào tại Trường phổ thông Nguyễn Du ở Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Hai Bên nhất trí tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập cho cán bộ, học sinh mỗi bên; nghiên cứu phương án phù hợp khả năng mỗi bên để nâng cao mức học bổng cho lưu học sinh mỗi bên; phía Việt Nam sẵn sàng cử giáo viên Việt Nam sang Lào dạy tiếng Việt cho các cán bộ cấp Bộ, ngành, địa phương của Lào theo yêu cầu của phía Lào.

Hai bên thống nhất giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi Lào đẩy mạnh hợp tác đào tạo giáo viên dạy nghề và tổ chức huấn luyện chuyên gia và thí sinh Lào tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ X năm 2014 tại Việt Nam.r

Kỳ họp lần thứ 36 Ủy ban Liên Chính phủ việt Nam - Lào

Page 21: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

21Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

I. Điều kiện tự nhiênTỉnh U Đôm Xay nằm ở phía Bắc

của nước CHDCND Lào, là trung tâm của 5 tỉnh Bắc Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 583 km. Phía Bắc giáp với tỉnh Phông Xa Lỳ có chiều dài khoảng 66,5 km và CHDCND Trung Quốc 22,5 km; phía Nam giáp với tỉnh Xay Nhạ Bu Ly có chiều dài 120 km; phía Đông giáp với tỉnh Luang Prabang có chiều dài 183,25 km, phía Tây giáp với tỉnh Luang Nậm Thà có chiều dài 160 km và giáp với tỉnh Bò Kẹo chiều dài 120 km.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 25 độ C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2000 mm.

Diện tích 15.370 km2, chiếm 6,5% diện tích cả nước và 14% diện tích các tỉnh phía Bắc. Trong đó: diện tích đồi núi chiếm 85%; diện tích đồng bằng chiếm 15%, tương đương 230.550 ha. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 80%).

Là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có diện tích rừng lớn với nhiều loại thú quý hiếm, có cơ sở hạ tầng khá, tạo sự thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Tỉnh gồm có 7 huyện; 471 bản với 48.295 hộ gia đình, 14 dân tộc với tổng dân số là 295.110 người, trong đó nữ chiếm 136.139 người, mật độ dân số 19 người/km2.

II. Tình hình kinh tế xã hội

Những năm gần đây kinh tế của tỉnh phát triển tương đối nhanh, năm tài khóa 2010/2011 đạt mức tăng 11,05%, tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 2.200 tỷ Kíp.

Đầu tư tư nhân có 144 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 202.292.890 đôla Mỹ, trong đó, vốn doanh nghiệp trong nước đạt 73.524.210 đô la Mỹ với 58 dự án, vốn nước ngoài đạt 115.357.374 đôla Mỹ với 75 dự án, 2 dự án liên doanh đầu tư với tổng vốn 2,15 triệu USD và 9 dự án góp vốn với tổng vốn 11,3 triệu USD.

- Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2011-2015:

+ Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2011-2020;

+ Tiếp tục điều chỉnh và xây dựng danh sách các dự án đầu tư khối tư nhân của tỉnh U Đôm Xay giai đoạn năm 2011-2020 phấn đấu đạt 61 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 353 triệu USD.

Hợp tác với các tỉnh Việt NamVề đầu tư: Tư nhân của Việt Nam tại

tỉnh U Đôm Xay trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, Việt Nam có 10 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 8,2 triệu USD, bao gồm các lĩnh vực:

Nông nghiệp có 02 dự án, tổng vốn đầu tư 595.000 USD;

Dịch vụ có 04 dự án, tổng vốn đầu tư 2,8 triệu USD;

Khai khoáng có 01 dự án, tổng vốn đầu tư 3,7 triệu USD;

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

có 03 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 1,2 triệu USD.

Các ngành đầu tư của Việt Nam giúp cho lao động của Lào tiếp cận công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quan trọng nhất là giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định, đưa đời sống người dân ngày một nâng cao.

Về hợp tác giữa các địa phương:Tỉnh U Đôm Xay có quan hệ truyền

thống hữu nghị với tỉnh Hà Nam Ninh cũ nay là 03 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam; 03 tỉnh này đã giúp xây dựng Hội trường đa năng tỉnh với tổng giá trị 5 tỷ VNĐ;

Tỉnh Nam Định dành nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ cho U Đôm Xay như năm 2008, đã hỗ trợ một số giống cây trồng và cử cán bộ sang hướng dẫn, trao đổi về kỹ thuật canh tác và chăn nuôi. Trong 3 năm từ năm 2008 đến 2010 đã giúp Bạn 6 tỷ VNĐ xây Nhà văn hóa Trung tâm của tỉnh;

Từ năm 2007 đến nay tỉnh Điện Biên hỗ trợ tỉnh U Đôm Xay trên 7 tỷ VNĐ phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội; kế hoạch giai đoạn 2012-2014 Điện Biên sẽ hỗ trợ U Đôm Xay 10 tỷ VNĐ xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi khác.

Nhân chuyến thăm và làm việc chính thức của Lãnh đạo tỉnh Hải Phòng tại tỉnh U Đôm Xay trong tháng 8/2012 vừa qua, Hải Phòng đã trao tặng 30 chiếc máy tính

Kinh tế - xã hội

Tỉnh U-đôm-xay

và quan hệ

hợp tác với việt Nam

Page 22: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

22 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

I. Điều kiện tự nhiênTỉnh Xay Nhạ Bu Ly nằm ở phía

Tây Bắc Lào, có độ cao trung bình 655m so với mực nước biển, đỉnh núi cao nhất 2.105m, thấp nhất 199m. Tỉnh có ranh giới phía bắc và phía đông giáp với tỉnh Bò Kẹo, U Đôm Xay, Luang Prabang và tỉnh Viêng Chăn; phía tây và phía nam giáp với 6 tỉnh của Thái Lan với biên giới trên bộ giáp với Thái Lan dài 510 km. Tổng diện tích của tỉnh là 16.389 km2 với 80% diện tích là đồi núi. Tỉnh có 8 dân tộc với dân số 368.008 người, trong đó nữ 180.870 người; có 69.805 hộ gia đình, mật độ dân số 22 người/km2. Tỉnh có nguồn tài nhiên thiên nhiên phong phú như tài nguyên đất, lâm nghiệp, khoáng sản, sông suối.

II. Tình hình kinh tế-xã hộiNhìn chung tình hình phát triển

kinh tế của tỉnh có sự phát triển với tốc độ tương đối nhanh. Năm 2010-2011, tốc độ phát triển kinh tế GDP đạt 9% với giá trị tổng thu nhập quốc nội đạt 4.006 tỷ Kíp, đạt 95% kế hoạch đặt ra. Dự kiến năm 2011-2012 tốc độ phát triển kinh tế GDP đạt 9% với trị giá 4.580 tỷ kíp, tính trung bình đầu người đạt 12.345.140 kíp tương đương 1.543 Đô la Mỹ.

Sản xuất lương thực được thúc đẩy, gắn với việc từng bước áp dụng kỹ thuật khoa học. Chăn nuôi được chuyển

đổi theo mô hình từng nhóm, trang trại. Năm 2010-2011, sản xuất lúa đạt 186,087 tấn, trồng cây công nghiệp đạt 508,789 tấn, trong đó diện tích trồng nhiều nhất là ngô với diện tích 60.898 hecta với 295,898 tấn . Nuôi lợn có 54 trang trại, gà 25 trang trại, vịt giống có 3 trang trại, về cơ bản đáp ứng được thực phẩm (thịt, cá, trứng) cho thị trường trong nước.

Hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông đã có sự phát triển, cải thiện hơn, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch như đường quốc lộ, đường tỉnh lộ và đường nội thị) được trải nhựa với tỷ lệ cao. Hệ thống điện được phát triển ở tất cả các huyện và đến từng bản, cụm bản phát triển với 336 bản, chiếm 75%; dự án nhiệt điện tại huyện Hổng Xả đang được xây dựng có công suất 1.800 MW, tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD; thuỷ điện Xay Nhạ Bu Ly công suất 1.125 MW, tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD, đang trong thời gian nghiên cứu khả thi xây dựng và 6 dự án thuỷ điện quy mô nhỏ khác cũng đang trong quá trình khảo sát.

Mạng lưới dịch vụ viễn thông được phát triển trong quy mô toàn tỉnh. Tại tỉnh có 04 ngân hàng phân bố ở các huyện như Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển Lào, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng khuyến khích nông nghiệp) và dịch vụ ATM tại 5 huyện trong tỉnh.

Về phát triển xã hội, cơ sở hạ tầng giáo dục và y tế có sự phát triển khá,

tỷ lệ sử dụng nước sạch chiếm 91,79% và nhiều mục tiêu thiên niên kỷ có thể đạt được.

III. Tình hình hợp tác với các địa phương Việt NamTỉnh Xay Nhạ Bu Ly có mối quan

hệ hợp tác tốt với các địa phương của Việt Nam như với các tỉnh: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An.

Dự án viện trợ về xây dựng của Việt Nam tại tỉnh có 03 dự án với giá trị đầu tư 13 tỷ đồng ( 6,7 tỷ kíp) như: Dự án xây dựng Trường chính trị hành chính, Dự án xây dựng Trung tâm phát triển giáo dục đối với trẻ em và Dự án xây dựng Trường phổ thông dân tộc tại tỉnh. Đầu tư tư nhân của Việt Nam tại tỉnh có 8 dự án với trị giá 78,92 tỷ kíp như: Dự án nhận thầu xây dựng thuỷ lợi Nậm-tiến, thuỷ lợi Nậm Hịa; Dự án hơp tác đầu tư và phát triển tỉnh Xay Nhạ Bu Ly xây dựng Nhà khách chim đại bàng...

Về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, tỉnh nhận được tổng số 141 suất đi học tập tại Việt Nam; 130 suất đi nghiên cứu, trao đổi ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra tỉnh còn nhận được sự hỗ trợ về thiết bị y tế (Bệnh viện Huyện Pạc Lai), hỗ trợ về khai thác và phân tích đất giữa tỉnh Xay Nhạ Bu Ly và Viện nghiên cứu đất nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; dự án khuyến khích trồng chè tại huyện Xay-nha-thản; dự án hợp tác xây dựng phòng truyền hình tỉnh Xa Nhạ Bu Ly do Công ty VTC Việt Nam hỗ trợ.r

xách tay để phục vụ công tác quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh.

Về giáo dục đào tạo kể từ năm học 2010-2011, tỉnh Ninh Bình nhận 10 sinh viên tỉnh U Đôm Xay đào tạo tại trường Đại học Hoa Lư; năm 2010 tỉnh Nam Định tiếp nhận đào tạo 9 lưu học sinh của Tỉnh sang học tại 2 trường Đại học của Nam Định.

Các lĩnh vực cần kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư:

1. Đầu tư cây trồng chế biến thực phẩm;

2. Đầu tư bao bì đóng gói hàng nông nghiệp phục vụ cung ứng trong nước và xuất khẩu;

3. Hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật chuyên môn trong việc lập danh sách và chiến lược đầu tư tại của tỉnh U Đôm Xay.r

KiNh Tế - xã hội

Tỉnh xay-Nhạ-bu-Ly và quan hệ hợp tác với việt Nam

Page 23: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

23Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Hợp tác về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Việt Nam và Lào luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục – đào tạo và các địa phương hai nước quan tâm sâu sắc.

Những năm qua, hợp tác về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Lào dựa trên Hiệp định hợp tác hằng năm, Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam giữa hai Chính phủ và Kế hoạch hợp tác hằng năm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào. Ngoài ra còn có Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt – Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”.

Riêng năm 2013, Chính phủ Việt Nam dành 833 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam theo chương trình đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn. Hiện có 428 lưu học sinh Việt Nam học tập tại Lào. Ngành giáo dục – đào tạo hai nước cũng đã phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai “Đề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt – Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoàn 2011-2020”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo chưa như mong muốn của hai bên, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Đây là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục – đào tạo hai nước. Lý giải nguyên nhân, Kỳ họp lần thứ 36 Uỷ ban liên Chính phủ về

hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Lào thống nhất nhìn nhận: “Chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo thiếu cân đối, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; trong việc tuyển sinh, chất lượng đầu vào còn thấp; kỹ năng tiếng Việt và trình độ văn hoá cơ bản của một số lưu học sinh còn nhiều hạn chế; việc quản lý đào tạo lưu học sinh tại Việt Nam của hai bên chưa tập trung vào một đầu mối”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận phân tích thêm: Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học có ba dạng, một là do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tuyển chọn; hai là do các bộ, ngành và các địa phương của Lào cử tuyển, ba là tự túc. Dạng thứ hai và thứ ba còn nhiều hạn chế về trình độ tiếng Việt và cả về trình độ học vấn. Mặt khác, các cơ sở đào tạo của các địa phương Việt Nam, nhất là các tỉnh biên giới cũng còn nhiều hạn chế về cơ sở trường lớp, về quản lý đầu vào, …

Để khắc phục các hạn chế trên, phát huy thành tích, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Lào, tại Kỳ họp lần thứ 36 liên Chính phủ Việt Nam – Lào, có nhiều ý kiến nổi bật rất đáng quan tâm. Đó là việc hai Chính phủ cần giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào chủ trì việc tuyển chọn lưu học sinh, quản lý đào tạo dài hạn và bồi dưỡng ngắn hạn nhằm đảm bảo chất lượng

và hiệu quả sử dụng sau đào tạo, nói cụ thể như Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt, lưu học sinh Lào sang Việt Nam học từ nguồn vốn của Chính phủ hay của các địa phương, doanh nghiệp, tư nhân đều phải qua Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tuyển chọn, nếu Bộ Giáo dục và Thể thao Lào không chấp nhận thì Việt Nam cũng không chấp nhận.

Đồng chí Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt còn đề nghị thêm: Trong quá trình học ở Việt Nam, nếu lưu học sinh nào không tập trung học, có kết quả học tập không đạt thì cho về nước, đừng nể nang nhau. Đó là việc đưa môn học tiếng Việt vào chương trình đào tạo tại các trường phổ thông trung học và trường dân tộc nội trú do Việt Nam giúp Lào và các trường phổ thông Việt kiều; Việt Nam hỗ trợ Lào trong việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên tại các trường này. Đó là việc hai bên tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập và tìm phương án nâng cao mức học bổng cho lưu học sinh mỗi bên, đồng thời phía Việt Nam sẵn sàng cử giáo viên sang Lào dạy tiếng Việt cho cán bộ các bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu của phía Lào.

Ngoài ra, hai bên cũng cần phối hợp cân đối hoá ngành nghề và trình độ đào tạo, tránh tình trạng ngành thừa, ngành thiếu (hiện nay Lào đang cần sinh viên tốt nghiệp các ngành xây dựng, khoáng sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh học, công nghệ thông tin) và tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Lào là nhiệm vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong mối quan hệ đặc biệt với Lào. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Lào góp phần rất thiết thực vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.r

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam bàn giao thiết bị dạy và học cho Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Quốc gia Lào

việt nam – Lào hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

Nhiều năm qua, bằng nhiều nguồn lực, Việt Nam đã hỗ trợ có hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Lào. Hiện đang có 6.493 cán bộ, học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam, trong đó có hơn 2.400 người thuộc diện học bổng của hai Chính phủ, hơn 3.000 người do các địa phương và các doanh nghiệp giúp, hơn 1.000 người theo học diện tự túc.

Page 24: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

24 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Tại đây, hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trong thời gian qua và khẳng định quan hệ giữa

hai Bộ ngày càng được củng cố và phát triển. Hai bên đã rất quyết liệt trong việc triển khai các hoạt động hợp tác giao thông vận tải và đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông của mỗi nước, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Sau Kỳ họp lần thứ 36 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào vừa được tổ chức ngày 17/12 tại Viêng Chăn, hai Bộ đã triển khai ngay công việc. Hai bên đề nghị cần phối hợp tích cực để hoàn

thành nghiên cứu xây dựng đề án kết nối tổng thể giao thông vận tải hai nước Việt - Lào, trong đó cần xác định tuyến kết nối giữa hai nước bằng đường cao tốc phù hợp nhất; Đề án tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ giữa hai nước; Đề án tăng cường quản lý hoạt động vận tải hàng hóa hai chiều và đảm bảo an toàn giao thông giữa Việt Nam và Lào; Dự án nghiên cứu khả thi xây dựng một số tuyến đường của Lào và tuyến đường nối hai nước. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về dự án tuyến đường sắt giữa hai nước.

Ngoài ra, hai Bộ cũng sẽ phối hợp thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa và đăng kiểm. Hai bên tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển giao thông vận tải như: Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Lào trong công tác chuẩn bị gia nhập Tổ chức Hàng hải Quốc tế, hỗ trợ Lào trong việc thu nhận và truyền phát thông tin tìm kiếm cứu nạn thông qua các điểm đầu mối về tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng hóa quá cảnh của Lào qua Cảng Vũng Áng và các cảng khác của Việt Nam.

Nguồn: TTXVN

Việt Nam - Lào

tăng cường hợp tác về

giao thông vận tảicHiều 18/12, tại tHị xã PaKsE cHamPasac, Nam Lào, ĐoàN Đại Biểu Bộ gtVt Việt Nam Do ĐồNg cHí ĐiNH La tHăNg, Ủy ViêN truNg ươNg ĐảNg, Bộ trưởNg DẫN Đầu Đã Hội Đàm Với ĐoàN Đại Biểu Bộ côNg cHíNH Và VậN tải Lào Do ĐồNg cHí sommaD PHoLsENa, Ủy ViêN truNg ươNg ĐảNg NHâN DâN cácH mạNg Lào, Bộ trưởNg DẫN Đầu.

Page 25: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

25Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Ngày 19/12/2013 tại Pakse, tỉnh Champasacs, Lào đã diễn ra hội nghị Bộ trưởng Giao thông

vận tải các nước ASEAN(ATM) lần thứ 19. Dự phiên khai mạc có Thủ tướng Thongsinh Thammavong, Đại diện chính quyền tỉnh Champasac, các quan chức cấp cao Bộ giao thông vận tải các nước ASEAN và đại diện các nước đối tác. Đoàn đại biểu Bộ giao thông vận tải Việt Nam do đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT đã tham dự hội nghị.

Hội nghị đã tập trung kiểm điểm tình hình triển khai các chương trình hợp tác, dự án kỹ thuật, thỏa thuận, hiệp định, kết quả hợp tác trong thời gian qua và thảo luận phương

hướng kế hoạch hợp tác giao thông vận tải trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Hội nghị cam kết xây dựng một hệ thống giao thông hiệu quả, an toàn và kết nối nhằm đẩy mạnh tính cạnh tranh của ASEAN và mục tiêu kết nối kinh tế trong khu vực, hướng tới tầm nhìn sau 2015 và lộ trình cho hợp tác kết nối ASEAN trong tương lai; Các bộ trưởng ghi nhận những tiến bộ trong quá trình xây dựng thị trường Hàng không thống nhất ASEAN, thông qua kế hoạch hợp tác kinh tế giao thông hàng không (ATEC) năm 2014-2015 và kế hoạch hợp tác kỹ thuật giao thông hàng không (ATTC) năm 2014-2015 nhằm kết nối hàng không ASEAN ngày càng phát triển, đồng thời đẩy mạnh hơn

nữa việc tạo thuận lợi cho người và hàng hóa đi qua biên giới cũng như hợp tác và kết nối hàng hải ASEAN nhằm tăng cường dịch vụ hàng hải trong khối; ủng hộ sáng kiến tổ chức hội nghị bàn tròn luân phiên về an toàn và sức mạnh các cảng biển trong khối. Hội nghị ghi nhận những tiến triển của hợp tác vận tải giữa ASEAN và các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản cũng như những tiến bộ hợp tác với EU, Đức trong việc sử dụng năng lượng có hiệu quả chống lại biến đổi khí hậu trong các dự án giao thông đường bộ.

Các bộ trưởng bày tỏ lòng cảm ơn các nước đối thoại Trung Quốc, Nhât Bản, Hàn Quốc cũng như Đức và EU đã hợp tác hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia ASEAN; cảm ơn các đối tác phát triển như ADB, JICA đã giúp đỡ ngành giao thông vận tải các nước ASEAN cùng nhiều vấn đề khác mà các bên quan tâm. Hội nghị ATM lần thứ 20 sẽ được tổ chức tại Mianma 2014.

Tại Cuộc họp với các Nhà tài trợ: Các nhà tài trợ hoan nghênh và đánh giá cao hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực hợp tác giao thông trong thời gian qua và hứa sẽ tiếp tục giúp đỡ phát triển hạ tầng giao thông, kể cả đường sắt dưới nhiều hình thức khác nhau. Đại diện các nhà tài trợ cũng đã trình bày những kinh nghiệm trong việc phối hợp hổ trợ các nước ASEAN mở rộng, kết nối hạ tầng giao thông và cho biết, gần 20 năm qua, các nhà tài trợ đã tích cực giúp đỡ các nước ASEAN, đặc biệt ADB đã hổ trợ cho các nước khoảng 66 tỷ USD. Tại hội nghị, ADB đã khẳng định cam kết đồng hành với các nước ASEAN và sẽ sắp xếp phối hợp, kết nối với các bên để thúc đẩy giao thông ASEAN đạt kết quả mong muốn.

(TTXVN tại Lào)

ASEAN ra tuyên bố chung về

giao thông vận tải

Page 26: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

26 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Sáng 14/11, tại Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia khai mạc Hội chợ Thương mại Việt Nam- Campuchia 2013.

Hội chợ thương mại Việt Nam - Campuchia 2013 là một hoạt động nằm trong chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2013 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ vào thị trường Campuchia và các nước ASEAN. Thông qua các hoạt động của Hội chợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh doanh. Đây là lần thứ 6 Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì và phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng Vương

quốc Cămpuchia tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam – Campuchia.

Với chủ đề “Hữu nghị, hợp tác và phát triển” Hội chợ Thương mại Việt Nam- Campuchia năm 2013 đã thu hút gần 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp tham gia. Khu trưng bày giới thiệu những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng như: dệt may, da giày, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, điện- điện tử, khí, hóa chất, xây dựng, vật liệu xây dựng, nông nghiệp, phân bón, trồng cây công nghiệp, thức ăn gia súc, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc trừ sâu…

Cùng với các hoạt động của Hội chợ, Ban tổ chức còn vận động được các đơn vị và doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ, tặng quà cho các gia đình chính sách: 30 suất quà tặng các thương binh Campuchia; 200 suất quà, 10 bộ máy tính, 02 máy in cho Trường đào tạo

cán bộ của Bộ Tư lệnh Hiến binh, Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Trước Lễ khai mạc, Ban Tổ chức Hội chợ đã đến đặt vòng hoa, thắp hương tại Đài

tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam ở Thủ đô Phnôm Pênh. Hội chợ Thương mại Việt Nam- Campuchia 2013 mở cửa đến ngày 18 tháng 11 năm 2013.r

Đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và các Bộ, ngành Campuchia tham quan các gian triển lãm tại Hội chợ .

hội chợ thương mại việt Nam-Campuchia 2013

Ban Tổ chức Hội chợ tặng quà cho các đối tượng chính sách của Campuchia.

Page 27: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

27Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

Ngân hàng việt Nam, Lào tăng cường hợp tácNgân hàng Nayoby và Ngân hàng Chính sách xã hội

(VBSP) đã ký biên bản nhằm tăng cường hợp tác giữa hai ngân hàng trong tương lai, MOU được ký kết với mục tiêu mở rộng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tập trung vào quản lý ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực và quản lý rủi ro. Hai ngân hàng cũng chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như tín dụng, phát triển core banking, kiểm toán.

Thời gian qua, quan hệ hợp tác toàn diện giữa VBSP và Ngân hàng Nayoby ngày càng phát triển, VBSP đã hỗ trợ phát triển nhân lực và đào tạo cán bộ cấp cao cho Ngân hàng Nayoby, tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong việc quản lý và phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi. Với sự giúp đỡ từ VBSP, Ngân hàng Nayoby đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong tổ chức hoạt động để áp dụng vào thực tế, triển khai phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Lào.

(Vientiane Times – 12/12/2013) việt Nam-Lào tăng cường hợp tác khoa học và công nghệTrong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày

19-21/12/2013, chiều 20/12/2013 tại Viêng Chăn, Đoàn đại biều cấp cao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do GS.TS Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn Viện Khoa học Quốc gia Lào do Bộ trưởng GS.TS Boviengkham Vôngdala làm Trưởng đoàn.

Hai bên đã đánh giá tình hình hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai nước giai từ 2012 đến nay và phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Hai bên sẽ phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực cấp thiết, góp phần cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi nước. Hai bên thống nhất tập trung hoàn thành đề cương dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cho Viện Khoa học Quốc gia Lào giai đoạn 2014 - 2016”, đồng thời xây dựng các chương trình khoa học trọng điểm trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác toàn diện giữa hai nước, ưu tiên hợp tác xây dựng dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ cho Viện Khoa học Quốc gia Lào giai đoạn 2014 - 2020”.

Để góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, thông qua các viện chuyên nghành đã và đang hợp tác với các cơ quan khoa học của Lào thực hiện một số đề tài, dự án nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong một số lĩnh vực khoa học nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Viên ngày càng hiệu quả, góp phần thiết thực vun đắp quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

(TTXVN tại Lào)Kim ngạch thương mại việt – Lào 11 tháng 2013Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tính đến hết tháng

11 năm 2013 đạt 968 triệu USD tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2012 (786 triệu USD).

Trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Lào đạt 417,2 triệu USD tăng 9,8% so với cùng kỳ (380 triệu USD), các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: sắt thép các loại 95,617 tương đương so với cùng kỳ; xăng dầu các loại đạt 94 triệu USD tăng 5,4% so với cùng kỳ; phương tiện vận tải và phụ tùng 37,3 triệu USD tăng 19,4%; dây điện và dây cáp điện đạt 18,8 triệu USD tăng 138%.

Nhập khẩu đạt 550,9 triệu USD tăng 35,7% so với cùng kỳ (406 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Lào chủ yếu vẫn là gỗ đạt 365,2 triệu USD tăng 34% so với cùng kỳ, chiếm 66,2% tổng lượng nhập khẩu từ thị trường này; mặt hàng tiếp theo là kim loại thường khác đạt 44,9 triệu USD giảm 20%.

Cán cân thương mại 11 tháng đầu năm 2013 Việt Nam nhập siêu 133,8 triệu USD, tăng 414% so với cùng kỳ năm 2012 (26 triệu USD).

Ước cả năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,05 tỷ USD tăng 21,2% so với năm 2012.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Lào)Năm tài khóa 2012-2013 cán cân thương mại Lào thâm hụt hơn 900 triệu USDTrong năm tài chính vừa qua Lào đẩy mạnh thúc đẩy thương

mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại lĩnh vực thương mại chưa đáp ứng được kỳ vọng, tỷ lệ nhập khẩu vẫn còn cao hơn nhiều so với xuất khẩu dẫn đến tỷ lệ thâm hụt thương mại trong năm qua đạt tới con số hơn 900 tỷ USD.

Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư: trong năm qua ngành thương mại đã có nhiều những chuyển biến nổi bật như sản xuất công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp đạt tổng giá trị 5.031 tỷ Kíp tăng 14,14% so với kế hoạch đề ra và tăng 29,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến nay, cả nước có 60 khu công nghiệp chế biến trên tổng diện tích 18.927 hecta và có 196 nhà máy.

Về đầu tư tại khu công nghiệp và thương mại Viêng Chăn – Nôn Thoong có 17 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, phần lớn đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan với tổng số vốn đăng ký trên 30,06 triệu USD. Tại khu công nghiệp thủ đô Viêng Chăn km 21 hiện có 31 nhà máy sản xuất chế biến hàng xuất khẩu nằm trên diện tích 140 hecta, số lượng nhà máy sản xuất sẽ còn tiếp tục tăng khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang trong quá trình khảo sát. Nhìn tổng thể, hiện tại có tổng số 38.126 nhà máy công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp, trong đó các ngành đi đầu về sản xuất là bia Lào, tinh bột sắn, thuốc lá, cao su và một số nhà máy chế biến từ thực phẩm nông nghiệp.

Trong năm 2012-2013, nhà máy công nghiệp chế biến tăng 1.263 đơn vị chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nhà máy nước đá, nhà máy cán mì – phở, nhà máy gạch. Về tiểu thủ công nghiệp các ngành dệt may, nhuộm màu thiên nhiên, điêu khắc gỗ đang rất phát triển. Một điểm nổi bật nữa trong năm nay là việc tăng thêm 6 nhà máy công nghiệp nhẹ và nhà máy chế biến

tỔng HợP tin kinH tế việt nam và kHu vực

Page 28: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

28 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

công nghiệp nặng bao gồm: nhà máy sản xuất chế biến cà phê của Tập đoàn Đào Hương, nhà máy đường, nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến mủ cao su của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tỉnh Attapu, nhà máy sản xuất máy ảnh và nhà máy lắp ráp xe Huyndai tại tỉnh Savanakheth.

Mặc dù vậy, giá trị thương mại chưa đáp ứng được kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu trong năm qua đạt 1.898 triệu USD giảm 7,8% so với kế hoạch đề ra và tăng 18,49% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu đạt 2.813 triệu USD tăng 21,85% so với kế hoạch và tăng 3,45% so với cùng kỳ, thâm hụt thương mại lên tới con số 915,55 triệu USD. Nguyên nhân đưa cán cân thương mại thâm hụt nặng nề là do nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết bị phục vụ các dự án đầu tư trong nước tăng cao, nhập khẩu đặc biệt tăng với phương tiên, xăng dầu, khí ga, thiết bị phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng.

(Kinh tế - Xã hội -27/12/2013) Campuchia, Lào, Myanma và việt Nam: Liên kết chống buôn lậu

Hội thảo quốc tế chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại giữa 4 nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa các nước có chung đường biên, đồng thời cùng có mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước là mục tiêu của Hội thảo quốc tế chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại giữa 4 nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam ( CLMV ) diễn ra ngày 6/11 tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Quang Hoài Nam – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường – cho biết: Năm 2011, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý thị trường với Bộ Công Thương Lào, Bộ Thương mại Campuchia. Điều này thể hiện sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các nước, cùng hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Trong xu thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng quản lý thị trường Việt Nam cũng như lực lượng kiểm tra, kiểm soát các nước CLMV đứng trước các thách thức gay gắt như: Các hành vi vi phạm tinh vi, mang tính chất xuyên quốc gia; nạn buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại dự báo vẫn diễn biến phức tạp làm cho việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật sẽ khó khăn hơn… “Điều này đòi hỏi lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường các nước, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới cần đẩy mạnh công tác phối hợp trong trao đổi thông tin, nghiệp vụ điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm ”, ông Trương Quang Hoài Nam nhấn mạnh.

Tham gia hội thảo, đại diện các nước Campuchia, Lào và Mianma cùng chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin về công tác chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các cơ quan chuyên trách đã có cơ hội thảo luận, đánh giá tình hình và bàn biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu và bảo vệ sở hữu trí tuệ ở phạm vi tiểu vùng nhằm đối phó với thực trạng gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp.

hợp tác hành lang kinh tế đông – TâyTỉnh trưởng các tỉnh ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan

có tuyến đường 8 và đường 12 chạy qua đã nhóm họp tại tỉnh Bolikhamxay, Lào. Tỉnh trưởng các tỉnh Bolikhamxay, Khăm Muộn (Lào), Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình (Việt Nam), Bương Kan, Nakhonphanom, Nongkhai, Sakhonnakhon (Thái Lan) đã kiểm điểm việc thực hiện Biên bản của kỳ họp thứ 16, được tổ chức tại Nghệ An, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, thương mại biên giới, trao đổi văn hóa, hội chợ…

Tại kỳ họp lần này, các tỉnh của 3 nước đã ký thỏa thuận về đào tạo nguồn nhân lực, tập trung đào tạo tiếng Anh, giáo dục đại học, sau đại học, hợp tác về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, tổ chức các sự kiện Caravan du lịch dọc đường 8 và đường 12, thỏa thuận xây dựng làng văn hóa 3 nước tại Lacxao (km20), huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhamxay vào năm 2014, thành lập Hội đồng thương mại và công nghiệp của 9 tỉnh nói trên. Cuộc họp cũng nhất trí tăng cường sử dụng tiếng Việt, Lào, Thái, Anh tại các cửa khẩu 3 nước. Phía Lào và Việt Nam đề nghị Thái Lan cho phép xe ô tô tay lái thuận được vào Thái Lan. Lào và Thái Lan nhất trí sẽ xây dựng Cầu hữu nghị số 5 nối Pasksan tỉnh Bolikhamxay và Bương Khan của Thái Lan.

(KPL News – 26/11/2013)biDv nhận 2 chi nhánh từ Ngân hàng Lào việtNgày 3/10, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BIDV) vừa chính thức tiếp nhận chuyển giao 2 chi nhánh Hà Nội và TP HCM của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB). Theo đó, BIDV sẽ có thêm 2 chi nhánh Chương Dương (Hà Nội) và Bến Nghé (TP HCM).

Hai chi nhánh của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt tại Hà Nội, TP HCM vừa được BIDV chuyển đổi thành chi nhánh của mình.

Page 29: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

29Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

HợP tác kinH tế việt nam và kHu vực

LVB là ngân hàng liên doanh giữa BIDV và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) lớn thứ 2 tại Lào với vốn điều lệ 70 triệu USD. Tổng tài sản của ngân hàng này tăng bình quân 40% một năm, đến 30/9 đạt gần 550 triệu USD. Như vậy, sau khi hai ngân hàng mẹ này chuyển các chi nhánh ở TP HCM và Hà Nội về cho BIDV, LVB sẽ không còn chi nhánh nào hoạt động tại Việt Nam.

Đại diện BIDV cho biết sẽ tiến hành thanh lý tài sản của hai chi nhánh LVB tại Việt Nam theo quy định.

Người Campuchia sính hàng “Made in vietnam”Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai tại

Campuchia. Mặc dù vẫn có sự cạnh tranh mạnh của hàng Trung Quốc và Thái Lan trên đất Campuchia, nhưng theo Vụ Thị trường châu Á – Thái bình dương (Bộ Công Thương) đánh giá, người tiêu dùng Campuchia đang chuyển hướng sang dùng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, Campuchia và Việt Nam đã có mối quan hệ hữu nghị, thương mại lâu bền và phát triển mạnh mẽ. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước dễ dàng; nhờ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước luôn tăng trưởng cao. Trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia tăng 17%, đạt mức 3,3 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Campuchia.

Cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Thái LanTheo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam có nhiều

điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động giao thương với Campuchia như: lợi thế đường biên giới chung đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Campuchia, 10 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, khoảng cách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh chỉ có 230 km, thị hiếu người tiêu dùng Campuchia khá tương đồng với người Việt Nam.v.v. Đây là những điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Campuchia.

Theo dự báo của Chính phủ Campuchia cũng như các tổ chức tài chính quốc tế, năm 2013 kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 7%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm và tiếp tục đầu tư lâu dài tại Campuchia, cải thiện vị trí của các nhà đầu tư Việt Nam tại một thị trường láng giềng quan trọng.

Mặc dù vẫn có sự cạnh tranh mạnh của hàng Trung Quốc và Thái Lan trên đất Campuchia, nhưng theo Vụ Thị trường châu Á – Thái bình dương (Bộ Công Thương) đánh giá, người tiêu dùng Campuchia đang chuyển hướng sang dùng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam thay hàng Thái Lan do chất lượng hàng Việt Nam đã tương đương với hàng Thái Lan, ổn định hơn hàng Trung Quốc, đồng thời hàng Việt Nam có giá tương đối rẻ.

So sánh với các sản phẩm cùng chủng loại cạnh tranh tại thị trường Campuchia, hàng Thái Lan có chất lượng tốt nhưng giá cao, trong khi hàng Trung Quốc có bao bì đẹp, giá rẻ nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, theo một số nhận định, hàng Việt Nam cung cấp linh hoạt, giá rẻ nhưng chất lượng thì vẫn chưa thật sự ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng Việt Nam chưa có uy tín cao trên thị trường nước bạn. Hơn nữa, độ phủ của hàng Việt so với hàng Thái vẫn còn khoảng cách do chủng hàng còn ít. Hàng Việt phần lớn có nhiều ở chợ, còn tại

các siêu thị, hàng Thái Lan có phần áp đảo hơn.Một điểm cần lưu ý là số lượng hàng Việt Nam tiêu thụ đa

dạng nhưng mức tiêu thụ cho từng sản phẩm còn tương đối nhỏ, kênh phân phối hàng hóa vào Campuchia phức tạp, chợ truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kênh phân phối bán lẻ và bán buôn ở đây. Đa số các công ty lớn của Việt Nam đang kinh doanh ở Campuchia đều thông qua một nhà phân phối độc quyền để đưa hàng vào các chợ, trung tâm thương mại và phân phối đi các tỉnh. Bên cạnh đó, việc quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh hiện diện thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa được quan tâm nhiều tại thị trường Campuchia.

Ảnh minh họa

Cần tạo dựng thương hiệu khi đầu tưVụ Thị trường châu Á- Thái bình dương đánh giá, hiện nay,

tại Campuchia có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Thái Lan về chất lượng lẫn mẫu mã, giá cả hàng hóa nhờ vào phương thức kinh doanh bài bản, như mở văn phòng đại diện, đầu tư hệ thống phân phối, làm bao bì riêng. Cách làm này tuy chi phí cao nhưng tạo dựng được hình ảnh và giúp hàng hóa tiêu thụ tốt. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu Việt Nam tại Campuchia cần phải đi theo mục tiêu chung là xây dựng thương hiệu quốc gia.

Tuy vậy, đa phần người tiêu dùng chỉ biết là hàng Việt Nam chung chung chứ không phân biệt sản phẩm của từng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần định hướng về chất lượng và tạo hình ảnh ấn tượng. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam ở Campuchia cũng cần lưu ý người Campuchia gốc Hoa thường kinh doanh rất bài bản, uy tín, nên dễ xúc tiến việc kinh doanh ngay trong lần giao dịch đầu tiên trong khi đó người Campuchia gốc cũng coi trọng chữ tín nhưng cách làm còn dè dặt vì chưa tin tưởng đối tác ngay lần đầu nên sẽ thận trọng hơn.

Theo các chuyên gia thương mại, để thâm nhập sâu vào thị trường Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập mạng lưới phân phối không chỉ hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn hàng của các nước khác.

Ngoài ra đối với thị trường Campuchia, doanh nghiệp cũng cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo và cải tiến bao bì, mẫu mã… Nếu thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng, mẫu mã, hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với sản phẩm các nước khác và giành vị thế dẫn đầu tại thị trường đầy tiềm năng này.r

Page 30: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

30 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

quan Hệ HợP tác lào - các nước kHác

Lào - trung QuốCthủ tướng Lào làm việc với doanh nghiệp trung Quốc tại hủa phănThủ tướng Lào Thongsing

Thammavong kêu gọi các công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tại tỉnh Hủa Phăn qua đó tạo việc làm cải thiện đời sống người dân địa phương. Trong buổi làm việc với doanh nghiệp Trung Quốc tại tỉnh Hủa Phăn, Thủ tướng Lào đề nghị các doanh nghiệp chú ý đến các vấn đề môi trường và tiến độ dự án. Dự án nhiệt điện than đang trong quá trình thiết kế và khảo sát, tuy nhiên việc xây dựng nhà máy sẽ được tiến hành vào năm tới và sẽ vận hành thương mại vào năm 2016. Với công suất từ 275-300 MW, nhà máy dự kiến sẽ tạo ra hơn 5000 việc làm và đóng góp khoảng 10 triệu USD/năm vào ngân sách. Theo khảo sát của doanh nghiệp Trung Quốc, trữ lượng than ở huyện Xầm Nưa vào khoảng 40 triệu tấn, dự kiến công ty sẽ khai thác 900.000 tấn/năm để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện. (Vientiane Times – 7/12/2013)

Khởi công xây dựng đường từ phongsaly đến trung QuốcLào, Trung Quốc đã khởi công xây

dựng tuyến đường từ tỉnh Phongsaly nối đến của khẩu Trung Quốc, dự án này hy vọng sẽ tăng thương mại và đầu tư giữa hai nước và giúp phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuyến đường này có chiều dài 142 km, xuất phát từ Bouneua, huyện Nhot-ou đến của khẩu quốc tế Lantoui nối với Pu-er, tỉnh Vân Nam, dự kiến hoàn thành trong vòng 54 tháng. Dự án này có tổng vốn đầu tư 91,5 triệu USD, trong đó 95% vốn là vốn vay từ Chính phủ Trung Quốc, 5% còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Lào.

Công ty xây dựng Trung Quốc (Guangdong No3 Water Conservation and Hydroelectric Engineering) được chỉ định xây dựng dự án này và cam kết thực hiện đúng tiến độ với chất lượng cao nhất. (Vientiane Times – 3/12/2013)

Công ty trung Quốc đầu tư vào nông nghiệp tại ChampasakTheo quan chức tỉnh Champasak,

nhà đầu tư lớn Trung Quốc đang chờ được cấp phép 10.000 hectar đất tại cao nguyên Bolaven để trồng lúa, ngô, và chăn nuôi gia xúc. Theo Biên bản ghi nhớ đã được ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư Champasak, công ty Beidahuang được phép khảo sát diện tích đất trên 10.000 hectar nằm trên hai huyện Mounlapamok và Pakxong, dự kiến tiến độ khảo sát sẽ được hoàn thành sau 6 tháng.

Nếu việc khảo sát cho kết quả tốt, công ty Trung Quốc sẽ tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và trồng cây nông nghiệp trên diện tích đất 10.000 hectar với vốn đầu trước mắt là 1 triệu USD. Huyện Mounlapamok phù hợp với chăn nuôi bò và trồng lúa, tại Paksong nhà đầu tư Trung Quốc sẽ sử dụng hơn 1.000 hectar đất trồng rau.

(Vientiane Times – 7/12/2013) nhà máy xi măng lớn nhất sắp đưa vào sản xuấtNhà máy xi măngVangvieng số 3

liên doanh giữa Lào và Trung Quốc tại tỉnh Viêng Chăn sẽ được đưa vào sản xuất thương mại vào đầu năm tới sau 5 năm xây dựng. Nhà máy này có công suất 1 triệu tấn/năm, hiện nay nhà máy đang tiến hành chuẩn bị nguyên vật liệu và đào tạo công nhân và sẽ tiến hành sản xuất theo công suất thiết kế bắt đầu từ tháng 3/2014.

Ông Thongchan, Giám đốc Nhà máy xi măng Vangvieng số 1 cho biết nhu cầu xi măng tại Lào không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua do bùng nổ xây dựng trong nước và đầu tư nước ngoài, Lào hiện cần khoảng 2-3 triệu tấn xi măng/năm. Nhà máy mới này đưa vào hoạt động sẽ giúp đáp ứng nhu cầu xi măng trong nước và hạn chế nhập khẩu. Nhà máy mới này được bắt đầu xây dựng từ năm 2008 với vốn đầu tư 132 triệu USD, trong đó doanh nghiệp Trung Quốc chiếm 60% cổ phần, 40% cổ phần còn lại thuộc về doanh nghiệp Lào.

(Vientiane Times – 20/12/2013) Bàn giao dự án viện trợ không hoàn lại của trung QuốcNhân dịp khánh thành cầu hữu nghị

Lào-Thái 4 vào ngày 10/12/2013 tại tỉnh Bò Kẹo đã tổ chức lễ bàn giao dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ TQ cho Chính phủ Lào với sự tham dự của Phó Thủ tướng Lào Xổm-xa-vạt Lềnh-

xa-vắt, Đại sứ TQ tại Lào, Bộ trưởng Giao thông Lào, Tỉnh trưởng Bò Kẹo. Cầu Hữu nghị 4 kết nối Lào với Thái Lan được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của TQ nhằm phát triển kinh tế hai nước Lào-Thái cũng như các nước tại tiểu vùng sông Mê Công, là dự án nằm trong tuyến đường 3R kết nối giữa Thái -Lào - TQ, phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội, thương mại, đầu tư và du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Bắc-Nam của tiểu vùng Mê Công thông qua việc hợp tác giữa Chính phủ Thái Lan và viện trợ của TQ với mỗi bên đóng góp vốn 50% tổng trị giá trên 48 triệu USD.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Lào bày tỏ cảm ơn và biết ơn sâu sắc đối với Chính phủ và nhân dân TQ đã giành sự giúp đỡ quý báu đối với dự án này và cho rằng sự giúp đỡ của TQ lần này cộng với sự giúp đỡ của TQ trong việc xây dựng tuyến đường 3R và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác trên toàn nước Lào đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế-xã hội cho Lào, đồng thời là việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cho việc kết nối giữa Lào với TQ trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam.

(Pathetlao - 12/12/2013) Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện nam ou 2Nhà máy thủy điện Nam Ou với

công suất 120 MW, sản lượng điện hàng năm vào khoảng 504 Gwh đã được khởi công xây dựng tại huyện Ngoi, tỉnh Luangprabang, đây là liên doanh giữa EDL với 15% cổ phần và công ty Sinohydro 85% cổ phần. Đập thủy điện Nam Ou 2 là một trong 7 đập thủy điện sẽ được xây dựng trên dòng sông Nam Ou, tất cả 7 đập thủy điện này sẽ được xây dựng với hình thức BOT thời gian tô nhượng là 29 năm.

Công ty Sinohydro cho biết, khi 7 dự án thủy điện trên dòng sông Nam Ou hoàn thành, tổng công suất của các nhà máy này sẽ khoảng 1.156 MW với sản lượng điện hàng năm 5.064Gwh.

(Vientiane Times – 11/12/2013) Xayaboury xuất khẩu gạo sang trung QuốcNgười dân địa phương của 3 huyện

vùng sâu vùng xa của tỉnh Xayaboury có kế hoạch trồng 550 hectar lúa vào

quan Hệ HợP tác lào - các nước kHác

Page 31: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

31Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

quan Hệ HợP tác lào - các nước kHác

mùa khô để xuất khẩu sang Trung Quốc vào năm tới. Sở Nông Lâm Xayaboury đang phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện dự án này, ông Somchit Chanthavong cho biết tỉnh muốn trồng diện tích lúa nhiều nhất có thể để xuất khẩu sang Trung Quốc. Gạo xuất khẩu hiện được trồng tại huyện Phiang 200 hectar, huyện Xayabory 50 hectar, và Xienghone 300 hectar. Hiện nông dân đang tiến hành reo hạt với sự hỗ trợ của các cán bộ nông nghiệp, dự kiến số lượng lúa này sẽ được thu hoạch sau 4 tháng. Ông Somchit tin tưởng rằng Xayabory có thể xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Trung Quốc sau vụ thu hoạch vào năm tới.

Năm ngoái, tỉnh Xayaboury đã sản xuất được 190.000 tấn gạo vào mùa mưa, số lượng này được tiêu thụ trong tỉnh và bán ra các tỉnh phía Bắc.

(Vientiane Times – 25/12/2013)

Lào – nhật BảnLào – nhật tăng cường quan hệ hợp tácNhận lời mời của Thủ tướng Nhật

Bản Shinzo Abe, từ ngày 13-16 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thoongsing Thăm Ma Vông đã có chuyến thăm và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Asean – Nhật Bản và Hội nghị thượng đỉnh Mê Kông – Nhật Bản tại Tokyo. Nhân dịp này, hai bên đã có cuộc hội đàm song phương Lào – Nhật tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản vào ngày 15/12/2013. Đây là cuộc hội đàm thứ hai kể từ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đến Lào hồi tháng 11 năm 2013. Điểm nổi bật của cuộc hội đàm chính thức lần này, hai bên đã cùng ký kết một số văn kiện quan trọng liên quan đến việc phát triển ODA cho 4 dự án như: 02 dự án viện trợ không hoàn lại: dự án thiết kế xây dựng cầu Sê Kông, trị giá 840.176 USD; dự án rà phá bom mìn trị giá 8.641.815 USD. Dự án cho vay lãi suất thấp bao gồm: dự án mở rộng sân bay quốc tế Vattay trị giá 90.188.943 USD; dự án xóa đói giảm nghèo trị giá 5.001.050 USD.

Tại cuộc họp thượng đỉnh Asean-Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản thông báo tiếp tục dành sự giúp đỡ đối với dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhằm kết nối giao thông các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể các dự án đã được nêu tại thỏa thuận ký kết song phương như dự án phát triển hành lang kinh tế đông-tây (EWEC), các dự án ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác tam giác phát triển CLV và khuôn khổ hợp tác

CLMV.Ngoài ra, hai bên cũng ký kết Biên

bản hợp tác về việc thành lập Văn phòng đại diện Tổ chức thương mại quốc tế Nhật Bản tại Lào nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy và giám sát chặt chẽ việc triển khai hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Lào. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Lào đã đi thăm tỉnh Kagawa từ ngày 15-16/12/2013.

(Vientiane Mai 17/12/2013) Đối thoại lĩnh vực Công – tư, Lào – nhật BảnDiễn đàn Đối thoại công – tư Lào

– Nhật Bản đã được tổ chức tại Viêng Chăn dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào ông Somdy Duangdy và Đại sứ Nhật Bản tại Lào ông Hiroyuki Kishino. Phát biểu tại diễn đàn ông Somdy Duangdy cho biết Lào sẽ xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng việc cải thiện thủ tục hành chính đặc biệt các luật liên quan đến đầu tư. Lào tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong tất cả các lĩnh vực, đánh giá cao sự giúp đỡ của Nhật Bản đối với các khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Lào. Từ năm 1990 đến hết năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 88 dự án tại Lào với số vốn 400 triệu USD, đứng thứ 8 trong các nước đầu tư vào Lào.

(Vientiane Times – 9/12/2013)

Lào – MyanMarLào - Myanma tăng cường phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phươngNhận lời mời của Tống thống

Mianma Then Sein, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn cùng Phu nhân và Đoàn đã thăm cấp nhà nước và dự khai mạc Seagames 27 tại Mianama từ ngày 09-12/12/2013.

Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi và thống nhất nhiều vấn đề về phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Lào và Mianma, đồng thời trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên đặc biệt vui mừng về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước và đánh giá cao thành tựu mà Chính phủ và nhân dân hai nước giành được trong việc bảo vệ và phát triển đất nước của mình. Về hợp tác song phương, hai bên thống nhất nhận định hai nước Lào-Mianma có truyền thống quan hệ tin cậy lẫn nhau sâu sắc, cùng dựa vào nhau, hợp tác và

giúp đỡ nhau trên nền tảng láng giềng tốt đẹp và khẳng định sẽ tiếp tục cùng nhau bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó ngày càng phát triển, bền vững. Thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi thường xuyên đoàn cấp cao và đoàn các cấp hai nước và tái khẳng định quan điểm sẽ tiếp tục thúc đẩy các bộ ngành liên quan thực hiện Thoả thuận đã thống nhất giữa hai bên. Hai bên thấy rằng dự án xây dựng cầu hữu nghị qua sông theo kế hoạch sẽ khánh thành vào đầu năm 2015 sẽ trở thành biểu tượng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời góp phần vào việc kết nối hai nước với khu vực. Về lĩnh vực giáo dục, hai bên thúc đẩy các bộ liên quan tăng cường hợp tác nhiều hơn theo khả năng thực tế của mỗi bên. Hai bên cũng thảo luận nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như: xúc tiến thương mại, du lịch trong đó nghiên cứu mở đường bay trực tiếp từ Viêng Chăn - Yangun; trao đổi ý kiến về hợp tác trong lĩnh vực biên giới, nông nghiêp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, phòng chống ma tuý, giao thông vận tải...Đồng thời hai bên cũng nhất trí tăng cường sự ủng hộ và hợp tác trong cơ chế đa phương và các cơ chế hợp tác khác, vì lợi ích của hai bên cũng như vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.

(Pathetlao - 12/12/2013) Lào – Myanmar mở rộng hợp tác biên giớiTừ ngày 22-23/12/3013 tại thủ đô

Vientiane đã diễn ra cuộc họp Ủy Ban biên giới Lào – Myanmar, đồng chủ tọa cuộc họp phía Lào do Ông Bounkot Sangsomsak, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và phía Myanmar do Ông Tan Cho, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tại cuộc họp hai bên vui mừng nhận thấy mối quan hệ song phương ngày một phát triển, đặc biệt là chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Lào đến Myanmar từ ngày 9-12/12/2013 vừa qua, cùng điểm lại kết quả triển khai nội dung cuộc họp Ủy Ban biên giới hai nước lần thứ 10 và trao đổi đi đến thống nhất: tình hình biên giới nói chung ổn định, việc quản lý theo khu vực biên giới mỗi nước trên cơ sở cơ chế hợp tác cấp trung ương và địa phương có sự trao đổi đoàn qua lại lẫn nhau một cách ổn định, giao dịch thương mại biên giới giữa hai nước ngày càng được mở rộng, việc phối hợp trong công tác chống buôn lậu đạt nhiều kết quả tốt, điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác biên giới giữa hai bên trong năm qua là đã cắm mốc biên giới mới thay thế các mốc đã cũ hỏng, việc xây dựng cây cầu

Page 32: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

32 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

quan Hệ HợP tác lào - các nước kHác

nối giữa Lào và Myanmar đã hoàn thành 35% kế hoạch và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.

(Vientiane Mai 25/12/2013)

Lào – MỹMỹ, Canada viện trợ làm sạch uXo Chính phủ Mỹ đã thông qua khoản

viện trợ không hoàn lại trị giá 1,73 triệu USD cho dự án rà phá bom mìn (UXO) tại tỉnh Savanakhet, thời gian thực hiện dự án là 13 tháng tập trung tại hai huyện Vilabouly và Xepon, đây là hai huyện nghèo và có tỷ lệ tại nạn do UXO cao nhất cả nước. Chính phủ Lào cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ ưu tiên làm sạch 200.000 hectar đất bị nhiễm UXO vào năm 2020. Với khoản viện trợ này Chính phủ Lào hy vọng sẽ tăng năng lực và hiệu quả làm sạch UXO để đạt được các mục tiêu như cam kết với cộng đồng quốc tế.

Biên bản ghi nhớ về thực hiện dự án đã được ký kết giữa Ủy ban quốc gia về UXO của Lào và Giám đốc chương trình HALO Trust. HALO Trust là tổ chức được Chính phủ Mỹ ủy quyền thực hiện khoản viện trợ này

Cũng trong thời gian vừa qua, Chính phủ Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ hoạt động ra phá bom mìn tại Xiêng Khoảng thông qua hoạt động của Nhóm tư vấn mìn (MAG), số tiền viện trợ không hoàn lại trị giá 2 triệu USD với thời gian 12 tháng.

Chính phủ Canada cũng cung cấp khoản viện trợ trị giá 436.700 USD cho các công tác làm sạch UXO tại tỉnh Khăm Muộn với thời gian là 5 tháng.

(Vientiane Times – 12; 25/12/2013)

Lào – hàn QuốChàn Quốc tài trợ in sách KOICA Hàn Quốc đã đồng ý tài trợ

1 triệu USD cho dự án in sách giáo khoa cho học sinh lớp 12, phục vụ từ năm học 2012-2013. Ngày 06/12, Đại diện thường trú KOICA tại Lào Kwon Young Ui và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học của Bộ Giáo dục và Thể thao Ly Foung và Phó Giám đốc Công ty Nhà nước về in sách giáo khoa đã ký hợp đồng in sách giáo khoa của 11 môn và 9 loại sách hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra, khoản kinh phí này còn dùng để hỗ trợ

các hoạt động thể chất, thí nghiệm và chi phí vận chuyển sách tới các trường. Đây là dự án thứ hai về in sách giáo khoa do KOICA thực hiện. Với dự án này, sẽ có 45.158 học sinh lớp 12 tại 39 trường THPT trên toàn quốc được nhận sách.

Kể từ năm 2007-2010, KOICA đã trợ giúp 3 triệu USD cho dự án thứ nhất. Theo đó, 151.000 học sinh THPT và 248.000 học sinh THCS được nhận sách. Hệ thống giáo dục phổ thông của Lào hiện nay là 12 năm, bao gồm 5 năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm THPT.

(Vientiane Times – 07/12) hàn Quốc cho Lào vay 70 triệu uSD xây thủy điệnNguồn tin Chính phủ Hàn Quốc ngày

7/12 cho biết, nước này đã ký MOU với Lào tại Viêng Chăn về việc cho Lào vay 70 triệu USD lãi suất thấp để xây dựng một nhà máy thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, đây là dự án lớn đầu tiên được thực hiện theo dạng “công-tư” có sự phối hợp giữa chính phủ và các công ty tư nhân thông qua các khoản vay của Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế (EDCF).

Hai công ty của Hàn Quốc là SK E&C Co. và Korea Western Power Co. sẽ cùng tham gia dự án trên với vai trò là nhà thiết kế, xây dựng và sau đó là duy trì hoạt động và bảo dưỡng. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, khi dự án này được hoàn thành có thể cung cấp đủ lượng điện năng tiêu dùng cho khoảng trên 400.000 hộ dân mỗi năm. Ước tính, việc xây dựng nhà máy điện trên có kinh phí khoảng 1 tỷ USD.

(Lao Investor’s House – 8/12/2011)

Lào – EuDự án quản lý tre tại hủa phănLiên minh Châu Âu (EU) đã viện trợ

không hoàn lại 1 triệu Euro cùng với Tổ chức Phát triển của Hà Lan (SNV) và tổ chức Gret viện trợ bổ sung 600.000 Euro nữa cho dự án phát triển tre tại tỉnh Hủa Phăn với mục tiêu thúc đẩy quản lý rừng tre bền vững tại nơi tiến hành dự án. Giai đoạn đầu từ năm 2011–2014, dự án được triển khai tại các huyện Viengxay, Xopbao và Xamnuea nhằm vào đối tượng là người dân, những người mong muốn cho dự án tăng trưởng về lâu dài. Điều này sẽ dẫn tới việc sản xuất, bán

các hàng thủ công và đồ nội thất để tăng thu nhập cho chính họ.

Trước đó, năm 2009 SNV và Gret đã tiếp cận với người trồng tre thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo về quản lý trồng, phân rừng, sản xuất và tái trồng rừng. Hiện có 478 hộ trồng tre tại 21 bản, 22 nhóm sản xuất hàng hóa tại 3 huyện trên. Họ đã trồng được 120 héc-ta tre, sản xuất 26 chủng loại sản phẩm như va-li, rồ, hộp đựng (chè, cà phê, gạo), khay để đồ, đồ nội thất và các vật trang trí.

Dự án mới này sẽ giữ diện tích tre chiếm tới 80% diện tích đất tại Hủa Phăn, giúp tăng hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Dự kiến, chủng loại sản phẩm tre sẽ tăng lên 30 loại vào năm 2012 và 275 loại vào năm 2015.

(Vientiane Times – 19/12) Dự án thúc đẩy giáo dụcNgày 20/12, Vụ trưởng Vụ Tiểu học

và Mẫu giáo, Bộ Giáo dục và Thể thao Chaleun Souvong và Điều phối viên Chương trình quốc gia Tổ chức Aide et Action (một tổ chức phát triển phi chính phủ có trụ sở tại Paris) Ounheuane Saphakdy đã ký MOU cùng thực hiện dự án Giáo dục và Chăm sóc Trẻ em trị giá 6 tỉ kíp do Quỹ UBS Optimus tài trợ thông qua Aide et Action Lào. Dự án này thực hiện trong giai đoạn 2011-2014, bắt đầu triển khai từ tháng 01/2012.

Mục đích của dự án là cải thiện việc tiếp cận với giáo dục và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh bất lợi tại tỉnh Hủa Phăn, Borikhamxay và một số huyện ngoại thành Viêng Chăn. Dự án cũng tập trung thúc đẩy chương trình giáo dục cơ sở cho tất cả mọi người, nhất là đối với trẻ em. Khoảng 30 trường tiểu học và 30 trường mẫu giáo tại các tỉnh này sẽ được hưởng lợi từ dự án.

(Vientiane Times – 21/12) Đức giúp Lào quản lý đất đaiTheo thông cáo báo chí của Ngôi

Nhà Đức tại Lào (GIZ), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển của Đức đã giúp Cơ quan Quản lý Đất đai Lào (NLMA) 4,67 triệu USD thông qua dự án “Đăng ký và Quản lý Đất đai” được thực hiện từ 2009-12/2011. Dự án này được thiết kế để tăng cường an ninh về đất đai, phi tập trung hóa hệ thống quản lý đất. Nhân viên quản lý đất đai được trang bị kiến

Page 33: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

33Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

quan Hệ HợP tác lào - các nước kHác

thức về lập kế hoạch sử dụng đất, điều tra khảo sát, đăng ký đất, giáo dục cho người dân quyền về đất đai và phát triển hệ thống thông tin đất đai. Một trong những thành tựu quan trọng của dự án là đưa ra được phương pháp số hóa điều tra đất đai thông qua việc sử dụng kỹ thuật hiện đại và phần mềm quản lý được sửa đổi phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn Lào.

Sau khi dự án này kết thúc, Chính phủ Đức sẽ tiếp tục giúp Lào trong lĩnh vực này thông qua hai chương trình khác là “Chương trình Phát triển Nông thôn tổng thể Vùng cao Phía Bắc” (NU-IRDP) tại Luang Prabang, Phongsaly và Huaphan và “Chương trình Phát triển Kinh tế Nông thôn và Quản lý Đất đai” tại Luang Namtha” kể từ năm 2012 trở đi.

(Vientiane Times – 15/12) Stora Enso Lao mở rộng trồng bạch đànCông ty TNHH Stora Enso Lao

(Thụy Điển) sẽ trồng 800 héc-ta bạch đàn tại Savanakhet (423 héc-ta) và Saravane (377 héc-ta) trong năm 2012. Theo kế hoạch, công ty tập trung trồng tại những vùng khó khăn nhằm giảm nghèo và giảm thiểu tập quán du canh du cư. Điều phối viên của công ty Bouaket Sayasouk cho biết, ban đầu công ty dự kiến trồng 35.000 héc-ta tại hai tỉnh trên, nhưng giờ chỉ thuê được 1.012 héc-ta. Công ty sẽ tăng diện tích trồng trong tương lai nhằm đạt mục tiêu 35.000 héc-ta. Sản phẩm thu được sau 7 năm sẽ được bán sang Trung Quốc.

Stora Enso bắt đầu khảo sát trồng bạch đàn tại Saravane từ năm 2006, hai năm sau mới được cấp 200 héc-ta. Năm 2010, công ty ký được 812 héc-ta tại Saravane với Chính phủ. Công ty cho phép người dân địa phương trồng xen lúa trong 2 năm đầu trên diện tích bạch đàn; công ty sẽ cung cấp giống lúa cho người dân địa phương. Ngoài ra, họ còn được có thêm thu nhập 30.000 kíp/ngày.

(KPL – 13/12)

Lào – ngaChuẩn bị xây dựng 3 đập thủy điện trên sông XekongCông ty Dầu lửa Region Oil của Nga

đang tiến tới thành lập công ty dự án vào năm tới để xây dựng 3 đập thủy điện trên sông Xekong (Xekong 4, 5 và Namkong 1) trên địa phận tỉnh Xekong và Attapeu. Công ty dự án sẽ ký MOU về mua bán điện với EGAT của Thái Lan. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất phải làm là ký được hợp đồng nhượng quyền (CA) với Chính phủ để bắt đầu xây dựng. Hiện hợp đồng CA đã gửi lên Bộ Năng lượng Mỏ xem xét.

Ba đập có tổng công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 2 tỉ USD. Năm 2007, Region Oil đã ký MOU về dự án này với Chính phủ Lào; năm 2010, ký MOU với EDL về mua bán điện, theo đó 10% sản lượng điện sẽ bán lại cho EDL sử dụng trong nước.

(Vientiane Times - bus. 12/12)

Lào – aDB – IFaDViện trợ của aDB – Lào phải cạnh tranh với các nước khácVừa qua, ADB đã tổ chức chuyến

thực tế tỉnh Bokeo cho báo chí để chứng kiến kết quả đạt được từ dự án “Đời sống Bền vững Vùng Bắc Lào” trị giá hơn 23 triệu USD do ADB viện trợ không hoàn lại, thực hiện từ năm 2008 và kết thúc vào cuối năm 2012. Dự án nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân tại khu vực dự án thông qua các chương trình chăn nuôi gia súc tại Bokeo và Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh tại tỉnh Luang Namtha.

Các cơ quan chức năng của hai tỉnh có dự án rất ủng hộ và cho rằng dự án được tiến hành rất tốt. Giám đốc quốc gia ADB tại Lào Chong Chi Nai nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục hợp tác để phát huy tối đa lợi ích do dự án này mang lại và bảo đảm kết quả của dự án bền vững lâu dài trước khi dự án kết thúc.

Ngày 14/12, trong cuộc họp với Phó Chủ tịch tỉnh Luang Namtha Phanhtong Pittoumma, Giám đốc quốc gia ADB tại Lào Chong Chi Nai cho biết, Lào sẽ phải cạnh tranh với 3 nước khác ở Châu Á là Campuchia, Bu-tan, Bangladesh để giành viện trợ không hoàn lại của ADB. ADB sẽ xem xét viện trợ không hoàn lại cho các dự án phát triển trong tương lai dựa vào kết của việc thực hiện dự án (dù

là đang thực hiện hay đã hoàn thành) tại 4 nước này. Hiện các dự án của ADB đang thực hiện tại hai tỉnh phía bắc này bao gồm: xây dựng các hệ thống thủy lợi, các chương trình nuôi gia súc (lợn, dê, trâu bò và gia cầm), trồng sắn và cỏ làm thức ăn cho gia súc.

(Vientiane Times – 17, 19/12) giúp cải tạo suối nước nóng hủa phănTheo Sở Du lịch Hủa Phăn, ADB sẽ

giúp tỉnh kinh phí để cải tạo, nâng cấp suối nước nóng tại huyện Viengthong, cách thủ phủ tỉnh 158 km, nhằm biến nơi này thành điểm thu hút du khách. Việc cải tạo, nâng cấp bao gồm xây dựng một bể tắm nước nóng, khu vực massage, văn phòng, trung tâm thông tin và các hệ thống thiết bị phục vụ khác. Hủa Phăn phải chi 25.000 USD vốn đối ứng.

(Vientiane Times – 21/12) IFaD giúp Chương trình an ninh Lương thựcNgày 22/12, Thứ trưởng Tài chính

Viengthong Siphandone và Giám đốc Chương trình quốc gia Quỹ quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) Stefania Dina đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 13,9 triệu USD cho chương trình an ninh lương thực cơ sở cộng đồng và các cơ hội kinh tế (được biết dưới tên Chương trình Soum Son Seun Jai).

Chương trình này sẽ do Bộ Nông Lâm thực hiện với mục đích cung cấp an ninh lương thực dài hạn và tạo thu nhập bền vững cho người nghèo nông thôn tại Lào. Chương trình được thực hiện tại 225 bản của 9 huyện (4 thuộc Xayaboury, 5 thuộc Oudomxay), nơi tỉ lệ nghèo lớn hơn 30%; đảm bảo nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho 17.000 hộ gia đình. Chương trình sẽ kết hợp các hệ thống canh tác với nhau để tạo ra các vùng kinh tế có quy mô và kết nối các cụm bản với thị trường địa phương.

Soum Son Seun Jai cũng có cách thức tiếp cận dựa vào cơ sở cộng đồng, tập trung vào xây dựng năng lực cho các huyện để có thể tự túc trong tạo thu nhập và sản xuất lương thực. Chương trình sẽ làm việc chặt chẽ ở cấp cộng đồng, đồng thời có liên hệ về đối thoại chính sách cấp quốc gia.

(Vientiane times, KPL – 23/12)

Page 34: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

34 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

lạm bàn kinH tế cuối năm

Là quá trình đan xen tích tụ nguồn lực và chế biến sản phẩm phát tán vào môi trường sống, phát triển kinh tế được

nhìn nhận trên các khía cạnh bao gồm những biến đổi cả về không gian lẫn thời gian. Mọi vận động đều được người xưa quy về một trong các phương thức của hành “Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ”. Nhân tố tạo ra, nuôi dưỡng hoặc làm lợi cho hành khác được gọi là phép tương sinh; ngược lại, cản trở hay hủy diệt gọi là tương khắc (Viện Y dược học cổ truyền VN 2012).

Với hàm nghĩa phân bổ nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu phát triển; giới phân tích đã có nhiều nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nhân tố, theo đó, mọi hành vi tích tụ đều được khởi đầu từ hành Kim. Vận dụng ngũ hành,

các nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra sản phẩm đại diện cho các phương thức tích tụ của quá trình Đổi mới từ năm 1.986 đến nay. Trong quá này, nền kinh tê đã hình thành những nhóm sản phẩm đại diện cho phương thức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khởi đầu của nền kinh tế tri thức. Qua đó, sản phẩm cơ bản của sản xuất nông nghiệp với giống là thành tố được khởi tạo theo quy luật tự nhiên; còn sản xuất công nghiệp lại do các nhân tố của nhiều bộ phận hợp thành. Bản chất của sản phẩm công nghiệp không từ thiết kế thiên nhiên ban tặng mà do sức sáng tao không ngừng của nhân loại; bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức, sản phẩm toàn cầu đã thể hiện khả năng tích hợp cao của hàng tỷ thành tố sáng tạo mới.

Trong kinh tế hiện đại, sản phẩm đại

diện cho hầu hết chủng loại thiết kế cả hữu hình lẫn vô hình đều có thể kết hợp nhân tố tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp với nhiều thành tố của lao động quá khứ và hiện tại thông qua thiết kế công nghiệp hoặc tích hợp từ vô vàn yếu tố vật chất và lao động trí tuệ. Từ xu thế đan xen phức tạp trong hoạt động kinh tế, loài người có thể nhận ra những điểm then chốt gọi là huyệt đạo để tác động.

Âm dương ngũ hành quy định, huyệt đạo là nơi hội tụ nguồn lực liên kết, xoắn quyện lẫn nhau để tạo ra vật thẻ mới. Sản phẩm sáng tạo của hành Kim được lan tỏa trong hành Thủy và kích thích quá trình phát triển ở hành Mộc. Khác với hình sông, thế núi tương đối ổn định; kinh tế là quá trình biến động phức tạp, bị chi phối bởi nhiều nhân tố bất định, không dễ tìm ra huyệt đạo. Trên quy mô toàn cầu, thế giới đang trong hành Thổ với những trì trệ kìm hãm. Sau hơn ¼ thế kỷ Đổi mới, năng lực kinh tế Việt Nam được cải thiện; song gia nhập WTO đã chịu nhiều tác động, bị đẩy sâu vào vòng xoáy suy giảm từ những nhân tố bên ngoài.

Ở bước khởi đầu Đổi mới, nhờ khai mở kịp thời huyệt đạo nông nghiệp và sau là công nghệ thông tin cùng với gia tăng đầu tư; kinh tế cả nước đã đạt tăng trưởng bình quân 8,8%/năm trong những năm 1.990-1.996 và trên 7,7%/năm vào giai đoạn 2.000- 2007. Song khi gia nhập WTO, tăng trưởng lại có chiều sút giảm, chỉ đạt bình quân 5,8%/năm. Trong bối cảnh tăng trưởng gia

ltS Lê thành Ý

tHEo các NHà PHoNg tHỦy Ngũ HàNH, tícH tảN Là NguyêN Lý PHát triểN cỦa VạN Vật. Dựa tHEo âm DươNg, Người xưa Đã PHâN tícH sâu sắc tíNH cHất Ngũ HàNH cả Về KHôNg giaN, tHời giaN Và trêN cơ tHể coN Người. Dựa Vào triết Lý âm DươNg; giới NgHiêN cứu Đã gợi mở một số KHía cạNH mới troNg PHâN tícH KiNH tế Nước NHà sau Ngày gia NHậP Wto.

phát triển kinh tế từ

góc nhìn minh triết phương đông

Page 35: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

35Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

lạm bàn kinH tế cuối năm

tăng của nhiều nền kinh tế khu vực, năm 2.012 tăng trưởng kinh tế nước ta còn 5,03% và năm 2013, nếu theo giá cố định 1.994, tăng trưởng GDP sẽ còn giảm thấp hơn nhiều.

Để nhận dạng huyệt đạo cần tác động, giới nghiên cứu cho rằng, cần làm rõ quan hệ cơ bản giữa nguồn lực và những khác biệt về động thái phát triển trước và sau ngày gia nhập WTO. Phân tích nhân tố đầu vào và ra có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng cho thấy; những năm 1.990-2.000, năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) đã đóng góp 3,2 điểm % vào mức tăng trưởng GDP bình quân 7,3%/năm, trong khi tiền vốn là 2,5%. 10 năm sau (2.001-2.010), quan hệ này bị đảo chiều; vốn đầu tư tăng lên 3,9%, TFP giảm xuống 1,8% trong tăng trưởng GDP bình quân 7,2%/năm(Trần Thọ Đạt 2013).

Với hàm nghĩa phản ánh thực chất giá trị được thụ hưởng, giới nghiên cứu đã dành nhiều công sức phân tích chất lượng tăng trưởng và động cơ thúc đẩy nâng cao thu nhập quốc dân (GNI) hay thu nhập quốc gia khả dụng (NDI). GNI được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cộng với thu nhập và khấu trừ chi trả sở hữu. Sau ngày gia nhập WTO, độ chênh giữa GDP và GNI có xu thế ngày một cách xa; nếu những năm 2.000-2.006 chênh lệch ở mức 1% thì hậu WTO (2.007-2.012) khoảng cách này tăng 6 lần với độ chênh lên trên 6%.

Yếu tố nội sinh trong thu nhập quốc dân khả dụng được thể hiện qua khả năng lan tỏa của nhu cầu cuối cùng và

tác động nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và thu nhập. Theo đó, tích tản kinh tế được nhìn nhận qua độ lan tỏa của nhân tố mới trong quan hệ cung cầu. Tổng hợp các yếu tố cho thấy, có nhiều biến động từ nhân tố cung cấu và chỉ tiêu đánh giá vĩ mô. Số liệu phân tích đã chỉ ra, tỷ lệ cầu trung gian bình quân giai đoạn 2.000-2.006 so với 2.007-2.012 đã từ 43% tăng lên 48,1%; tương tự, chi phí trung gian trên giá trị sản xuất tăng từ 54% lên 65%; riêng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất giảm sút mạnh (từ 46% xuống còn 35%). Cùng với xu thế đầu tư FDI và xuất khẩu nước ngoài tăng cao, hệ số ICOR từ 4,9 đã lên 7,6. Kết quả phân tích còn cho thấy, những năm trước WTO độ lan tỏa của tổng đầu tư đến giá trị sản xuất có mức 1,65; hậu WTO giảm xuống còn1,27; đông nghĩa với 1 đồng đầu tư ở giai đoạn trước tạo ra 0,53 đồng giá trị gia tăng, vào giai đoạn sau chỉ còn 0,48 đồng (Bùi Trinh 2013).

Trong điều kiện doanh nghiệp FDI chuyển phần lớn lợi nhuận về chính quốc, nhưng giá trị sản lượng vẫn được thể hiện trong GDP khiến tỷ lệ GNI/GDP đã rơi xuống chỉ còn bằng 95%. Đi tìm nguyên nhân thu nhập quốc gia khả dụng ngày càng sụt giảm, các nhà phân tích nhận thấy, tăng trưởng GDP hậu WTO chủ yếu dựa vào tiền vốn, nhất là từ nguồn FDI với chi trả sở hữu ngày một tăng cao (GDP cả nước theo giá hiện hành những năm 2.000-2012 tăng 6,7 lần, chi trả sở hữu ra nước ngoài tăng 26 lần) dẫn đến nguồn lực quốc gia ngày càng suy kiệt. TS

Nguyễn Đức Thành cho rằng, hiện tượng lợi nhuận khu vực FDI chuyển khỏi nền kinh tế ngày một lớn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất và kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu nền kinh tế không được cải thiện, FDI bổ sung sẽ không đủ bù đắp vào khoản lợi nhuận rút ra để chuyển về chính quốc (Nguyễn Đức Thành 2013).

Giới phân tích cho rằng, những năm sắp tới phải nỗ lực tìm ra huyệt đạo phong thủy kinh tế để dồn tụ thế mạnh và nguồn lực đất nước vào tạo đột phá. Huyệt đạo này phải là nơi tích tụ tinh hoa công nghệ, năng lực tổ chức và quản lý nhằm tăng nhanh năng suất TFP, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi toàn cầu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Công nghệ là hành động khởi đầu tích tụ, thành tố này là kết quả học hỏi, tích hợp tiến bộ của nhân loại để khai thác tri thức sáng tạo.Đây phương thức tổ hợp để tạo ra vật thể thích ứng với môi trường xã hội, là yếu tố khẳng định sức sống của nền kinh tế trên thị trường cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Cùng với công nghệ, lao động kỹ năng là yếu tố cốt lõi để thực hiện thành công thiết kế hoặc dự án cho mỗi ngành hàng. Người lao động thành thạo,thực hiện sáng tạo mọi việc làm theo mẫu thiết kế và chuyển giao, tản rộng sản phẩm mới tạo ra trong mô hình phát triển ngũ hành không chỉ đơn thuần là thương mại hóa mà điều quan trọng là đưa được sản phẩm đến mọi nơi cho những đối tượng cần trong xã hội. Vấn đề đặt ra trong tìm kiếm huyệt đạo là những ngành nghề của nền kinh tế; theo giới phong thủy, bất cứ lĩnh vực nào khi công nghệ-đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển giao sản phẩm khởi tạo đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển tích/tản cân bằng, tạo được thay đổi sâu sắc đều có thể trở thành đột phá thúc đẩy phát triển.

Vận dụng nguyên lý tích tản trong cuộc sống, người Việt đã sáng tạo nhiều phương thức đấu tranh sinh tồn và truyền lại cho đời sau muôn vàn bài học thiết thực để dựng nước và giữ nước. Tổng hợp đôi nét vận dụng ngũ hành trong luận giải thực trạng kinh tế và những vấn đề đặt ra; bài viết hy vọng được cùng lạm bàn một số thông tin trao đổi nhằm tìm kiếm giải pháp chấn hưng đất nước từ những góc nhìn đa chiều của xã hội.r

Page 36: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

36 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

giao lưu văn Hóa

côn đảo Hoang sơ

Từ “địa ngục trần gian” thành một thiên đường du lịch trong nước, Côn Đảo còn là một trong 10 hòn đảo được tạp chí Lonely Planet bình chọn hoang sơ, trong lành và đẹp nhất thế giới. Nơi đây sở hữu hàng loạt các vẻ đẹp như vườn quốc gia được bảo tồn, những hòn đảo có rừng dày đặc, nơi nương náu và sinh sôi của cá heo, rùa và các rặng san hô biển tuyệt đẹp.

Không chỉ thế, du khách tới đây còn được chiêm ngưỡng màu xanh mê hồn của biển, của những bãi cát trắng trải dài, tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng, ngắm rùa biển trong mùa ấp trứng từ tháng 5 đến tháng 11.

Mới chỉ có một số ít khu nghỉ dưỡng tập trung ở thị trấn Côn Sơn, nên Côn Đảo còn khá hoang sơ, yên bình và huyền hoặc. Có lẽ chính vì sự tĩnh lặng, nguyên sơ này mà hòn đảo trở thành điểm đến lãng mạn của các cặp đôi muốn có không gian riêng tư trong kỳ trăng mật.

Phương thức di chuyển: Bạn có thể đến Côn Đảo bằng tàu cánh ngầm (mua tại bến Bạch Đằng) hay máy bay.

Thời gian cho một cuộc viếng thăm vừa đủ hòn đảo này là 2 ngày 1 đêm.

Các điểm tham quan gồm nhà tù, nghĩa trang liệt sĩ, mộ chị Võ Thị Sáu, rừng Ông Đụng, xem rùa biển tại hòn Bảy Cạnh…

Phương tiện di chuyển tại đảo: Xe máy

Chi phí dự tính: 1,5 - 4 triệu tùy phương tiện di chuyển.

mây Núi BồNg BềNH, KHôNg giaN yêN tĩNH, HoaNg sơ, troNg LàNH… côN Đảo, PHú quốc, Bà Nà… tHực sự Là tHiêN ĐườNg LãNg

mạN cHo các cặP tìNH NHâN Hay KHácH Du LịcH PHươNg xa muốN tìm Về

một Nơi yêN BìNH.

khu nghỉ mát lãng mạn nhất Việt Nam

Page 37: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

37Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

giao lưu văn Hóa

PHú quốc tHơ mộngCách TP. HCM 35 phút máy bay, Phú

Quốc tuyệt đẹp, thơ mộng với những cánh rừng bạt ngàn, bãi biển hoang sơ, không khí trong lành cùng hàng chục danh thắng mê hoặc lòng người.

Đến đây, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên với các hoạt động câu mực, câu cá, lặn bắt nhum, khám phá rừng nguyên sinh, tắm tiên ở suối hay khám phá các cơ sở sản xuất nước mắm, rượu sim, ngọc trai.

Đặc biệt, có một hiện tượngthiên nhiên được du khách tự mặc định chưa thấy coi như chưa đến Phú Quốc đó là cá xao – từng đàn cá nhảy trên mặt biển khiến mặt biển xáo động như có một trận mưa rào nhỏ. Kỳ quan thiên nhiên này có thể diễn ra bất kỳ lúc nào tại bất kỳ bãi biển nào với điều kiện, không có tàu đánh cá gần đó.

Phương tiện di chuyển: Máy bay hay tàu.

Thời gian khám phá: 4 - 5 ngàyPhương tiện di chuyển tại đảo: Xe

máyChi phí dự tính: 3 - 4 triệu/người nếu

di chuyển bằng tàu và 4 - 5 triệu người nếu di chuyển bằng máy bay

Page 38: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

38 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

giao lưu văn Hóa

Ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, khí hậu trong ngày có đủ 4 mùa trong ngày, Bà Nà đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những du khách khó tính muốn hưởng thụ cái phóng khoáng của nắng hè, hơi lạnh của mùa thu và sương mù của đông trong một kỳ nghỉ ngắn.

Trải nghiệm đáng giá nhất của du khách với Bà Nà không chỉ dừng ở tầm nhìn bao quát từ đỉnh núi, bức tranh núi rừng hoang sơ đẹp như bức tranh thủy mặc....mà còn là khi bạn thấy mình chơi vơi giữa mây núi bồng bềnh trong chiếc xe máy, một phương tiện thú vị chinh phục núi cheo leo vượt dốc.

Bạn có thể đến Bà Nà (Đà Nẵng) bắng máy bay, xe khách, tàu hỏa tùy thuộc vào chi phí dự tính cho chuyến đi.

Thời gian lưu trú để nghỉ dưỡng khoảng 2 -3 ngày.Chi phí dự tính từ 4 - 8 triệu tùy phương tiện di chuyển, kiến trúc

hạ tầng của khách sạn, nhà nghỉ.

sương và mây núi bà nà

Page 39: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

39Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

giao lưu văn Hóa

Cách Hà Nội 40km, Đại Lải thơ mộng, thanh bình với hồ nước mênh mông được bao bọc bởi các triền đồi, um tùm xanh mướt bóng và lá bạch đàn, thông…Điểm cộng này mang đến cho du khách những bản nhạc thông thơ mộng và đầy lãng mạn mà không cần đến thành phố hoa.

Đặc biệt, nếu đến đây vào mùa chim làm tổ, bạn sẽ sững sờ trước hàng trăm loài chim từ phương xa bay về. Cảnh tượng ấy không chỉ sống động, thanh bình mà còn gợi đến sự gắn kết trong hôn nhân, trong tình yêu đôi lứa.

Nguồn Internet

đại lải tHanH bìnH

Page 40: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

40 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013

giao lưu văn Hóa

Là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng, Potala là một trong những cung điện

ấn tượng nhất thế giới khi được xây dựng ở độ cao 3.600m.

Cung điện Potala nằm ở thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Đến thăm quần thể cung điện này, du khách sẽ lần lượt tham quan 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka. Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ và đá là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.

Được bao quanh bởi những bức tường kiên cố, cung điện mùa đông Potala tọa lạc trên đỉnh ngọn Hồng Đồi do vị Tạng Vương đầu tiên xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 6 - 7, và được tu tạo lại vào khoảng giữa năm 1600 thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5.

Cung điện từng là chốn tu hành của các vị Đạt Lai Lạt Ma tới đời thứ 14, tượng trưng cho Phật giáo Tây Tạng và đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng. Potala gồm hai tòa lầu chính là Portrang Karpo (Bạch Cung) và Portrang Marpo (Hồng Cung).

Tòa Bạch Cung đặt ngai vàng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời là nơi ở của ngài. Phía Tây là Hồng Cung chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Gần đó là tu viện tư nhân Namgyel Dratshang.

Cung điện mùa đông Potala là một kho báu vô giá với khoảng 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và nhiều tác phẩm điêu khắc giá trị. Từ các bức tường ở cổng vào đến thảm, mái che, rèm cửa… đều là các tác phẩm nghệ thuật truyền tải văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Đặc biệt, nơi đây lưu trữ một bộ sưu tập đồ sộ kinh Phật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng.

Được mệnh danh là trái tim của Lhasa, Jokhan là ngôi đền quan trọng và thiêng liêng nhất của Tây Tạng. Đền Jorkhang được xây dựng vào năm 642 với mục đích truyền bá Phật giáo và từ đó trở thành nơi thờ Đức Phật Thích Ca.

Ngôi đền lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử khác cùng nhiều bản thảo ghi chép lịch sử phát triển tôn giáo Tây Tạng. Từ thành phố Lhasa có 3 con đường chính để những người hành hương đi bộ lên tới đền thờ. Nhiều người vừa đi vừa hành lễ bái dọc theo các tuyến đường để đạt được tâm nguyện thấu tới Đức Phật.

Norbulingka, cố cung mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma được xây dựng vào thế kỷ 18, nằm trên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala khoảng 2 km về phía Tây. Bản thân Norbulingka là một tác phẩm nghệ thuật với 4 khu cung điện,

Cung điện Potala tọa lạc trên đỉnh núi Red Mountain.

Hoàng Cung Portrang Marpo.

bảo tàng văn hóa Tây Tạng

Cung điện Potala-

Bạch Cung Portrang Karpo.

Con đường dốc quanh co dẫn lên cung điện Potala.

Page 41: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 18+19+20Tháng 3/20213-8/2013

Trang 1

Trang 30

Trang 21 Trang 26

số 21+22tháng 9/2013-12/2013

DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MEKONG 2013

Quan hệ hợp tác Lào- các nước khácLễ ký hiệp định hợp tác giữa hai nước tại kỳ họp lần thứ 36 của Ủy ban liên Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 2013

KiNh Tế - xã hội

Tỉnh U-đôm-xay Tỉnh xay-nhạ-bu-lyvà quan hệ hợp tác với việt Nam

hội Chợ ThươNg Mại

việt Nam-Campuchia 2013

Page 42: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

Mục lục in this issue

HỢP TÁC& PHÁT TRIỂNTạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN

Tạp chí

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

ISSN 1859-3518

COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEWCƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA

Số 18+19+20Tháng 3/20213-8/2013

Trang 1

Trang 30

Trang 21 Trang 26

Số 21+22Tháng 9/2013-12/2013

DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MEKONG 2013

Quan hệ hợp tác Lào- các nước khác

Lễ ký hiệp định hợp tác giữa hai nước tại kỳ họp lần thứ 36 của Ủy ban liên Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 2013 KINH TẾ - XÃ HỘI Tỉnh U-Đôm-Xay Tỉnh Xay-nhạ-bu-lyVÀ QUAN HỆ HỢP TÁC với Việt Nam

HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI Việt Nam-Campuchia 2013

cơ quan trung ương của Hội PHát triểnHợP tác kinH tế việt nam-lào-camPucHia

năM thứ tưSố 21+22 (Tháng 9-12/2013)

tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tíchtrình bày: Thu hằng

giấy phép hoạt động báo chí số 1768/gp-Bttttngày 14-12-2009

Địa chỉ tòa soạnPhòng 708,

Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,Số 65 Phố Văn Miếu,

Quận Đống Đa, TP. Hà NộiĐiện thoại: 080.43470

Fax: 080.43470Email: [email protected]

Webtise: http://www.vilacaed.org.vn

giá bán: 22.000 đồng

Hoạt động của Hội +++ : Diễn đàn du lịch tiểu vùng mê Kông 2013 ........................................... 1Vũ Văn Chung: Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước tiểu vùng mê Kông ............. 2

ngHiên cứu - Diễn đànTrần Phú Cường: hợp tác du lịch trong tiểu vùng mê Kông mở rộng .............. 4 Nguyễn Thế Tâm: những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức nhà nước ở việt nam .................................... 7Vương Thị Thu Thảo: về quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế làng nghề ở việt nam hiện nay ....................................................................................... 12Th.s Nguyễn Văn Nam: một số vấn đề về đào tạo cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cnh,hĐh tỉnh Đồng tháp ................................................. 16

Hợp tác kinH tế Việt nam Và kHu Vực +++: Kỳ họp lần thứ 36 Ủy ban Liên chính phủ việt nam-Lào ..................... 20+++: Kinh tế-xã hội tỉnh u-đôm-xay và quan hệ hợp tác với việt nam ........ 21+++: Kinh tế-xã hội tỉnh xay-nhạ-bu-ly và quan hệ hợp tác với việt nam .. 22 +++: việt nam- Lào hợp tác đào tạo nguồn nhân lực .................................. 23+++: việt nam- Lào hợp tác về giao thông vận tải ...................................... 24+++: aSEan ra tuyên bố chung về giao thông vận tải ................................. 25+++: hội chợ thương mại vn-cpc 2013 ...................................................... 26+++: tổng hợp tin kinh tế vn và khu vực .................................................... 27 Quan Hệ Hợp tác Lào- các nước kHác ...................................................................................................................... 30

Lạm bàn kinH tế cuối nămTS Lê Thành Ý: phát triển kinh tế từ góc nhìn minh triết phương Đông ......... 34

giao Lưu Văn Hóa +++: 4 khu nghỉ mát lãng mạn nhất việt nam ............................................ 36+++: cung điện potala, bảo tàng văn hóa tây tạng .................................... 40

actiVities of ViLacaeD +++ : Forum mekong Subregion tourism 2013 ............................................. 1Vu Van Chung: Boosting cooperation between countries of the mekong sub-region ......................................................................................... 2

ReseaRcH - foRumTran Phu Cuong: tourism cooperation in mekong Sub-region ....................... 4 Nguyen The Tam: these solutions contribute to improving the system of policy incentive for state officials in vietnam ............................................... 7Vuong Thi Thu Thao: Regarding the management of the state in economic development in villages vietnam's current ................................ 12Th.s Nguyen Van Nam: Some issues about training officials meet requirements of industrialization and modernization process in Dong thap ........................ 16

Vietnam economic coopeRation anD RegionaL +++: 36th Session of the intergovernmental committee for vietnam-Laos . 20+++: Socio-Economy of udomxay and cooperative relations with vietnam .................................................................................. 21+++: Socio-economy of xaynhabuly and cooperative relations with vietnam .................................................................................. 22 +++: vietnam-Laos cooperation trained manpower ................................... 23+++: vietnam-Laos cooperation in transport .............................................. 24+++: aSEan Joint Declaration on transport ................................................. 25+++: trade Fair 2013 vn-cpc....................................................................... 26+++: general economic news vn and regional ............................................ 27

paRtneRsHips Laos otHeR countRies ...................................................................................................................... 30

abuse economic conDitions Last yeaRTS Le Thanh Y: Economic development from the perspective of wisdom orient ........................................................................................... 34

cuLtuRaL excHange +++: 4 most Romantic Resorts vietnam ...................................................... 36+++: potala palace, the museum of tibetan culture .................................... 40

Page 43: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

một tu viện và nhiều phòng ốc trong một khu vườn rộng lớn. Nơi đây ghi dấu các sự kiện lịch sử mang tính chất trịnh trị của Tây Tạng.

Cung điện Potala, đền Jokhang và cung điện Norbulingka dưới thời các Đức Đạt Lai Lạt Ma tượng trưng cho tôn

giáo và chế độ thần quyền của Tây Tạng. Ngày nay, vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của quần thể Cung điện Potala uy nghi tại nơi cao nhất Lhasa là biểu tượng thiêng liêng cho văn hóa và Phật giáo của vùng đất Tây Tạng.

Cung điện Potala được UNESCO

công nhận là di sản thế giới năm 1994 và là địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Mỗi năm, nơi đây thu hút lượng khách du lịch rất lớn tới chiêm ngưỡng báu vật của Tây Tạng nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.

Nguồn Internet

Đền Jorkhang.

Kiến trúc mang đậm âm hưởng Trung Hoa bên trong Potala

Những đỉnh tháp bằng vàng tại cung điện PotalaTượng Phật A Di Đà bằng đồng

Page 44: Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

Toàn cảnh quần thể Cung điện Potala

Cung điện mùa hè Norbulingka.