tạp chí thương gia & thị trường số 9

44

Upload: tap-chi-thuong-gia-va-thi-truong

Post on 11-Mar-2016

219 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Tạp chí Thương Gia & Thị Trường là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam. Tạp chí xuất bản vào ngày 22 hàng tháng. Địa chỉ: Số 43 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 04.3.9720218 Giấy phép số: Số 148/GP - TTĐT Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 23/12/2013 Chịu trách nhiệm chính - Tổng Biên tập: Hồ Hải Long.

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9
Page 2: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tổng Biên tậpHồ Hải Long

Phụ trách chungnguyễn Đức Tiến

Trưởng Ban Biên tậpnguyễn THị BícH ngọc

Phụ trách trị sựnguyễn Xuân ViệTTrần THị Trang

Thiết kế mỹ thuậtDaViD Đặng

Địa chỉ liên hệ: Số 43 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà NộiĐiện thoại: (04) 3.972.0218Email: [email protected] - Website: Thuonggiathitruong.vnGPXB: Số 1797/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 1/12/2008Mã số phát hành: CO16BCTW (In tại công ty TNHH một thành viên in Quân Đội I)

Mục lụcChào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 2013

03. Thư chúc mừng

Thương mại điện tử04. Vecom đón chào 5 hội viên mới trong tháng 805. Vecom tư vấn trực tuyến mua sắm Online08. Vietnamnay.com - Sân chơi trực tuyến cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp - Doanh nhân10. “Tuệ Nghi” - Nhà lãnh đạo xuất sắc trẻ nhất Châu Á Thái Bình Dương 201313. Bí quyết bán “9 triệu” Iphone của Apple14. Tiền có phải là động lực tốt nhất cho nhân viên16. Ba cách giúp các giám đốc trẻ thoát hiểm phá sản17. Gã khổng lồ Qualcomm nói ít làm nhiều20. Sợ tăng lương

Diễn đàn An toàn giao thông22. Chìa khoá là Kiểm soát chất lượng phương tiện và đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền24. 11 mẹo giúp lái ô tô tiết kiệm xăng tối đa

Y tế và đời sống26. Phát triển cây thuốc - Giống là khâu quan trọng

Kinh tế chung28. Giá sữa ‘bất kham’ là trách nhiệm của cả hai bộ 30. Thanh toán qua điện thoại di động - Xu hướng phát triển dịch vụ tài chính mới32. Luật phá sản 2004. Những bất cập và hướng sửa đổi34. Thị trường trái phiếu ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi tăng 12,1%36. Cơ hội phát triển kinh tế tri thức

Hợp tác quốc tế38. Nhiều lợi thế khi doanh nghiệp đầu tư vào vùng đất vàng Mariel40. Anh hoan nghênh việc mở rộng thương mại song phương với Việt Nam

Tư vấn du lịch41. 10 điều cần làm trước khi du lịch thế giới

Giá : 22.000 đồng

Page 3: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 2013

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 03

Thư chúc mừngNgày Doanh nhân Việt Nam 2013

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10 năm 2013, Ban Biên tập Tạp chí Thương gia & Thị trường xin được gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Doanh nhân Việt Nam trong ngày lễ đặc biệt này.Kính chúc những ước mơ xây dựng doanh nghiệp thành công và hy vọng tạo dựng một cộng đồng kinh doanh Việt Nam vững mạnh sớm thành hiện thực.

Ban Biên tập Tạp chí Thương gia & Thị trường xin gửi lời cám ơn chân thành đến các tổ chức doanh nghiệp, doanh nhân đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Trân trọng, Ban Biên tập

Page 4: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201304

Thương mại điện tử

Ngày 30/08/2013, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) long trọng tổ chức Lễ kết nạp cho 5 hội viên mới. PGS.TS. Lê Danh Vĩnh, Chủ tịch VECOM đã chủ trì buổi lễ và trao giấy chứng nhận cho các hội viên.

Tại buổi lễ, các hội viên mới đã có phần giao lưu, giới thiệu về bản thân và doanh nghiệp mình. Nhằm giúp hội viên mới nắm rõ hơn về các hoạt động của Hiệp hội, lãnh đạo VECOM tóm tắt các hoạt động chính của Hiệp hội trong năm 2012 và các chương trình đang triển khai năm 2013, đồng thời mong rằng các hội viên hãy cùng tham gia tích cực vào các hoạt động này.

Đáng chú ý trong lần kết nạp này là sự có mặt của hai doanh nghiệp lớn: VietJetAir và Công ty

Vi Mo Bi (với thương hiệu tinhte.vn). VietJetAir là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép bay trong nước và quốc tế. Với phương châm tạo ra nhiều cơ hội đi máy bay với chi phí thấp hơn cho người dân trong nước và khách du lịch đến Việt Nam, VietJetAir đã thu hút được một lượng khách hàng đông đảo.

Hãng hàng không này còn được chú ý tới với nhiều nỗ lực trong việc phát triển hệ thống công nghệ và thương mại điện tử. Vi Mo Bi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thông tin truyền thông, mạng xã hội và thương mại điện tử.

Website tinhte.vn của Vi Mo Bi là một trong những trang mạng xã hội về công nghệ lớn nhất hiện nay, Alexa đứng thứ hạng 19 Việt Nam.

VECOM chào đón 5 hội viên mới trong tháng 8

Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc VietJetAir

Page 5: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 05

Thương mại điện tử

VECOM tư vấn trực tuyến mua sắm

Online Thời gian vừa qua, VECOM

đã có buổi tư vấn trực tuyến cho người tiêu dùng về mua

sắm online cũng như các bí quyết giao dịch an toàn trên VnExpress.

Tham gia tư vấn gồm có: Ông Lê Minh Loan, Trưởng phòng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm sử dụng Công nghệ cao; Bà Bùi Thanh Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban truyền thông của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM).

Chương trình đã nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả. Đa phần các câu hỏi gửi về đều xoay quanh vấn đề an toàn khi giao dịch trực tuyến. VECOM xin trích dẫn một số câu hỏi và trả lời:

“Cho cháu hỏi cách mua bán online như thế nào? Vì cháu chưa bao giờ

giám thực hiện giao dịch online, vì sợ sẽ bị mất tiền, mà không nhận được hàng hóa. Vậy cho cháu hỏi, hiện nay trên thị trường có những trang website nào đảm bảo chất lượng và sẽ giao hàng tận nơi ạ.” - Hoàng văn Anh, 18 tuổi, TpHCM

Ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Truyền thông của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM):

Băn khoăn của bạn là mối lo chung của tất cả người tiêu dùng mua sắm online trên toàn thế giới. Theo thống kê của CyberSource, 90% số khách hàng mua sắm trên mạng có mối lo bị lừa đảo. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Cimigo, chỉ 13% số người tiêu

dùng cho rằng mua hàng trên mạng là an toàn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những mặt tích cực và lợi ích của thương mại điện tử đối với cuộc sống của con người. Nó mang lại lợi ích về giá cả hàng hóa, sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Vì vậy, chúng ta cần học cách trở thành người tiêu dùng thông minh khi mua hàng

trên mạng. Cụ thể như sau:1. Chỉ chọn mua hàng hóa tại các

website đã được các tổ chức trung gian uy tín gắn dấu hiệu “website an toàn”. Hiện nay ở Việt Nam có 2 chương trình như vậy là Safe web và Ngân lượng đảm bảo của Ví điện tử nganluong.vn.

Đại diện các đơn vị tham gia tư vấn

Page 6: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201306

Thương mại điện tử

2. Tại bước thanh toán, các bạn không nên giao dịch trực tiếp cho họ bằng cách thanh toán/chuyển tiền trước mà nên thanh toán trực tuyến qua các ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động vì khi có sự cố xảy ra thì các ví điện tử này sẽ bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

3. Bạn nên sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) thông qua các cổng vận chuyển hàng hóa trung gian như Shipchung.vn để đảm bảo mình chỉ phải trả tiền cho đúng hàng hóa mà mình muốn mua.

“Xin tư vấn giúp cách: Kiểm tra đường link trang web bán hàng để tránh bị lừa khi giao dịch online. Xin cảm ơn?” - Phú Khánh, 23 tuổi, Nha Trang

Bà Bùi Thanh Hằng: Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các website thương mại điện tử phải công bố rõ ràng về thông tin chủ thể website bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, email, hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác, giấy phép đăng ký kinh doanh, số ngày cấp. Đây có thể là một cách giúp người tiêu dùng xác định về “nhân thân” của website đó.

Khi tôi vào một website bán hàng online để mua hàng, làm thế nào để tôi có thế nhận biết được website đó có lừa đảo hay không? Có những dấu hiệu nào? - Quỳnh Trang, 33 tuổi, Cần Thơ

Ông Nguyễn Hòa Bình: Thực tiễn trên thế giới cho thấy: Các chứng thực uy tín của bên thứ 3 hay còn gọi là trust mark có tác động ảnh hưởng lớn đến lòng tin của một khách hàng khi mua hàng tại một website. Tại Việt Nam từng có trường hợp kẻ lừa đảo tự dựng lên website rao bán sản phẩm với giá rất hời để lừa đảo người mua một cách rất

dễ dàng. Chính vì vậy nên có đến 93% người mua hàng qua mạng cho rằng trust mark có tác động rất lớn đến quyết định của mình và 75% người tiêu dùng chỉ mua hàng tại các website có trust mark. Vì vậy, tôi khuyên bạn cũng như người tiêu dùng tại Việt Nam tìm hiểu kỹ về nguồn gốc của những website bán hàng và kiểm tra xem liệu có tổ chức uy tín thứ 3 nào đã chứng thực sự tồn tại của website này hay không.

Xin ông có thể cho biết quy trình liên lạc với Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao khi doanh nghiệp hoặc cá nhân gặp phải loại tội phạm này? - Thanh Thủy, 28 tuổi, Hà Nội

Ông Lê Minh Loan: Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao, có thể gửi đơn hoặc liên hệ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an tại số 47 Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, Hà Nội; số 258 Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM; phòng Cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội; đội Cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc PC46 công an một số tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

Cho tôi hỏi, Nhà nước có chính sách gì để ngăn chặn những trang web bán hàng online xấu, có biện pháp gì mạnh tay để phạt những trang web này? Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi, Quận 5-TP.HCM

Bà Bùi Thanh Hằng: Theo quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, các website thương mại điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

bắt buộc phải tiến hành thủ tục hành chính thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương tại địa chỉ www.online.gov.vn. Tại đó, các bạn có thể truy cứu danh sách các website thương mại điện tử đã tiến hành thông báo và hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương. Đây là những website thương mại điện tử và cung ứng dịch vụ thương mại điện tử đáp ứng được những quy định tối thiểu về thông tin website, cách thức kinh doanh theo quy định của Nghị định 52.

Đồng thời, trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng công bố danh sách các website thương mại điện tử vi phạm pháp luật. Đây sẽ là nguồn thông tin chính thống giúp người tiêu dùng tham khảo trước khi ra quyết định mua hàng ở một website nào đó. Các hành vi vi phạm sẽ được xử phạt theo Nghị định xử phạt hành chính.

Đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao thì chứng cứ phạm tội thường là các chứng cứ điện tử, dễ mất dấu vết và khó khôi phục, vậy việc này có gây khó khăn gì trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này không thưa ông? - Thanh Nga, 35 tuổi, Hà Nội

Ông Lê Minh Loan: Đúng như câu hỏi của bạn. Việc thu thập chứng cứ và dấu vết điện tử trong quá trình điều tra các vụ án tội phạm sử dụng công nghệ cao rất khó khăn, nhiều vấn đề chưa được bổ sung quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Để tháo gỡ những khó khăn trên, thông tư liên ngành số 10/2012 giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin truyền thông, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao đã hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Những khó khăn vướng mắc như quy trình thu

Page 7: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitriuong.vn I Số 9/2013 05

Thương mại điện tử

thập chứng cứ, dấu vết điện tử, xác định người bị hại sẽ được các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.

Hiện nay rất nhiều website thương mại điện tử có sử dụng các chứng thực từ các tổ chức khác, liệu có thể tin tưởng vào các tổ chức này không? - Nguyễn Văn

Tuấn, 40 tuổi, Đà Nẵng

Ông Nguyễn Hòa Bình: Tôi không rõ bạn đang hỏi về việc gắn nhãn tín nhiệm cho website bán hàng (trust mark) hay loại chứng thực nào khác. Đối với trust mark thì bạn chỉ nên tin vào các nhãn tín nhiệm của các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động. Vì chỉ những đơn vị đó mới hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật, báo cáo với cơ quan Nhà nước và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Ngược lại, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tự đề ra một cái nhãn uy tín của mình mà không có ai quản lý,

giống như những sự việc bùng nổ giải thưởng hoặc bùng nổ các cuộc thi hoa hậu mà các cơ quan chức năng và báo chí đã cảnh báo.

Có một số website trong nước ghi: “Được chứng nhận giao dịch an toàn bởi SafeWeb”. Vậy SafeWeb là gì và nó là của công ty tư nhân hay tổ chức nào? - Trần Mạnh Tuấn, 35 tuổi, TP HCM

Bà Bùi Thanh Hằng: SafeWeb là Hệ thống tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại điện tử tại địa chỉ www.safeweb.vn do Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử thuộc Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương triển khai nhằm thẩm định, đánh giá đối tượng gồm: website thương mại điện tử B2C, sàn giao dịch thương mại điện tử và nhóm mua. Như tôi đã đề cập ở trên, tất cả các website gắn nhãn SafeWeb đều được đã thẩm định đảm bảo 5 nguyên tắc sau:

1. Xây dựng niềm tin: Đảm bảo các chủ thể website công bố đầy đủ thông

tin trung thực và website đã hoạt động được ít nhất 12 tháng.

2. Bảo vệ thông tin cá nhân: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng khai báo trong suốt quá trình thực hiện giao dịch trực tuyến đều được bảo mật và không tiết lộ cho bên thứ 3.

3. Thực hiện giao kết hợp đồng: Mọi chính sách từ quy trình mua hàng, thanh toán, giao hàng, bảo hành, đổi hàng đều phải được nêu rõ theo các quy định của SafeWeb.

4. Quảng cáo trung thực: Mọi thông tin của chương trình quảng cáo, khuyến mại đều được hiển thị rõ ràng, đầy đủ như số lượng, giá cả chi tiết, giới hạn địa lý nếu có, v.v...

5. Giải quyết khiếu nại: Mọi website phải có chính sách giải quyết khiếu nại, khiếu kiện cho khách hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Mục tiêu cao nhất mà SafeWeb hướng tới là đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong môi trường trực tuyến và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại điện tử Việt Nam.

Page 8: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

VIETNAMNAY.COMSân chơi trực tuyến cho

Doanh nghiệp

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201308

Thương mại điện tử

Page 9: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động Thương mại điện tử, Cổng thương mại

điện tử Việt Nam – VIETNAMNAY.COM đã được ra đời hướng tới mục tiêu chính là tạo một sân chơi với những tiện ích và lợi ích mới khác biệt cho cộng đồng Doanh nghiệp trên Internet.

Khác với nhiều trang web hiện có chuyên về tra cứu hồ sơ doanh nghiệp, nơi mà các thông tin của các doanh nghiệp như một quyển sách đã được xuất bản, không có khả năng cập nhật kịp thời, thì VIETNAMNAY.COM được xây dựng theo hướng là một Cổng thương mại điện tử có tính chất của mạng xã hội. Tại đây, thông tin doanh nghiệp luôn thực sự có tính chất sống động cùng nhịp với hơi thở cuộc sống và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng ngày, doanh nghiệp có thể chủ động trực tiếp quản lý và cập nhật thông tin doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ.v.v.... Đồng thời doanh nghiệp liên tục được cập nhật thông tin về các doanh nghiệp khác và thông tin về cả cộng đồng doanh nghiệp. Đó chẳng phải là một sự nhộn nhịp rất cần thiết của một “sân chơi”, một “thị trường” đúng nghĩa?

Với cơ sở dữ liệu thông tin mở này, tất cả các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động tại Việt Nam, có sản phẩm thực, dịch vụ thực đều có thể tạo và quản trị Hồ sơ điện tử của doanh nghiệp (eProfile business), Gian hàng (Shop online), cũng như tham gia tất cả các chương trình marketing quảng bá trên Vietnamnay.com

Doanh nghiệp có “Hồ sơ doanh nghiệp” trên VIETNAMNAY.COM không phải trả chi phí đăng ký và duy trì nhưng nhận được những giá trị rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương

hiệu. Qua VIETNAMNAY.COM, doanh nghiệp có thêm một kênh tương tác với khách hàng, đối tác và đặc biệt là gia tăng cơ hội mở rộng và phát triển thị trường. Giống như mạng xã hội Facebook, sở dĩ VIETNAMNAY không thu phí đăng ký và duy trì bởi hơn ai hết VIETNAMNAY hiểu được rằng chính sự phát triển của các doanh nghiệp mang lại thương hiệu cho VIETNAMNAY.

Mặc dù mới đi vào hoạt động gần 3 năm – có thể là một khoảng “chưa nhiều trong “không gian thực” nhưng lại là không hề ít trong “không gian ảo”, VIETNAMNAY hiện đã có vị thế là nơi tập hợp số lượng hồ sơ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với hơn 300.000 hồ sơ và kỳ vọng sẽ trở thành một trong ba Cổng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam vào năm 2015.

Đến nay, VIETNAMNAY.COM có số lượng truy cập gần 10.000 lượt mỗi ngày chủ yếu là từ các chủ doanh nghiệp. Con số này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn khó khăn chung nền kinh tế, nó chứng tỏ sức thu hút mạnh mẽ của VIETNAMNAY đối với cộng đồng doanh nghiệp. Trong điều kiện khó khăn, doanh nghiệp càng tiết giảm chi phí và lựa chọn các giải pháp tối ưu để tìm kiếm cơ hội giao thương. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận ra những lợi ích to lớn của hình thức Thương mại điện tử, trước mắt cũng như lâu dài khi tham gia một sân chơi mới và

lành mạnh trên Cổng thương mại điện tử Việt Nam

Chỉ cần đăng ký hồ sơ quản trị là Doanh nghiệp đã được tham gia vào các chương trình hỗ trợ quảng bá trong Cộng đồng được VIETNAMNAY tổ chức rất thường xuyên.

Với các doanh nghiệp lớn, đã có thương hiệu, VIETNAMNAY là nơi thích hợp để doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới, tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, thăm dò thị trường để kịp thời đưa ra các sản phẩm cạnh tranh, nâng cao hơn nữa vị thế đã có của mình. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, VIETNAMNAY cung cấp các gian hàng online, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, quảng bá và giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đối tác..v.v...

Với tham vọng to lớn trong việc hỗ

trợ và thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam bằng cách đưa ra một Cổng thương mại tích hợp tất cả các yếu tố về mạng xã hội, Thông tin doanh nghiệp, Sàn giao dịch, Tổng hợp tin tức Doanh nghiệp, Vietnamnay đã xác định và thực hiện phương châm bước chậm để đi xa là cơ sở để hướng đến việc tham gia tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch và một sân chơi với nhiều lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp.

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 09

Thương mại điện tử

VIETNAMNAY.COM hiện đang cung cấp cho các doanh nghiệp tất cả các dịch vụ cần thiết cho họat động Thương mại điện tử như:

- Ngân hàng dữ liệu mở về hồ sơ doanh nghiệp; - Dịch vụ thông tin xúc tiến thương mại; - Sàn giao dịch Thương mại điện tử; - Dịch vụ doanh nghiệp số và Nội dung số; - Dịch vụ Quảng cáo, Truyền thông; - Dịch vụ nghiên cứu và khảo sát trực tuyến.

Page 10: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201308

Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tuệ Nghi

Nhà lãnh đạo xuất sắc

trẻ nhất Châu Á Thái Bình Dương

2013

Page 11: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 11

Doanh nghiệp - doanh nhân

Vừa qua, nữ doanh nhân người Việt Tuệ Nghi (Tên thật là Phan Thanh Bảo Ngọc) - Tổng giám đốc Nghi Phong Trading Investment Co., Ltd vừa vinh dự nhận được biểu

tượng “Top 10 Ngôi sao kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương 2013”. Đây là giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những nhà lãnh đạo tài năng và xuất sắc nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Năm nay biểu tượng được trao tại thành phố Yagon thuộc Myanmar cùng với sự phối hợp của Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, chính phủ và đại sứ quán các nước khối ASEAN.

Ngoài ra nữ doanh nhân Tuệ Nghi cũng là doanh nhân trẻ nhất Châu Á vinh dự nhận biểu tượng này.

Cô cũng vinh dự được nhận các giải thưởng lớn như: Nhân tố thời đại Hồ Chí Minh, Nhân tố mới trẻ tuổi nhất 2013, Doanh nhân tiên phong - Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2013.

Sau lễ trao giải, cô còn nhận được lời mời đến thăm và làm việc với thị trưởng Yagon cùng các quan chức cấp cao khác tại toà thị chính Yagon. Nữ doanh nhân trẻ tuổi đại viện Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các quan chức và doanh nhân các nước.

Ngoài các thành tích nổi bật trong giới doanh nhân, cô cũng được biết đến nhiều hơn bởi tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp qua rất nhiều các hoạt động từ thiện được cô tổ chức thường xuyên.

Dẫn lời của ông Nguyễn Văn Mỹ, Phó Tổng Thư Ký Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Trưởng ban Á - Phi nhận xét về nữ doanh nhân này: “Khi chỉ mới được nghe về cô Tuệ Nghi, tôi có suy nghĩ cô ấy là cành vàng lá ngọc được thừa kế sự nghiệp từ gia đình. Tuy nhiên khi có cơ hội làm việc cùng với cô ấy, tôi thật sự ấn tượng và cảm thấy Tuệ Nghi là doanh nhân trẻ tài năng rất đáng ngưỡng mộ, những gì cô ấy đã và đang làm được thật sự là một kỳ tích! Có thể nói Tuệ Nghi là một tấm gương sáng cho giới trẻ Việt Nam cũng như Quốc tế.

Tuệ Nghi: “Hãy làm quen với chông gai vì chắc chắn cuộc đời bạn dù bình yên đến đâu thì ít nhất cũng sẽ đối mặt với nó vài lần !”

Xinh đẹp, thông minh và sáng tạo đó là những đức tính luôn đi kèm cùng với cái tên Tuệ Nghi. Những khó khăn hay thậm chí là thị phi dường như không thể quật ngã được cô gái trẻ này. Với Tuệ Nghi: “Không ai có quyền cười cợt và phán xét khi bạn vấp ngã, nhưng bạn sẽ thật sự hèn nếu như không đứng lên và đi tiếp!”

Page 12: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, luôn nung nấu trong mình quyết tâm làm giàu. Và giờ đây, Nghi đang là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt tại Việt Nam. Bí quyết của Nghi nằm ở đâu?

Nằm ở ý chí và sự kiên trì. Nghi là đứa lì lợm từ nhỏ, chưa bao giờ biết đầu hàng số phận. Đối diện với khó khăn Nghi sẽ tìm cách bước qua nó, nếu làm một lần không được thì có thể thử lại lần 2, thậm chí là nhiều lần nữa mà không cảm thấy nản chí. Còn khi điều gì đó đến với Nghi quá dễ dàng, Nghi cũng không vội vui mừng mà dành thời gian để nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng nhất, bởi vì theo quy luật của cuộc sống thì không có điều gì đạt được một cách quá dễ dàng mà không có ẩn chứa những nguy cơ, ông bà xưa vẫn có câu: “Cẩn tắc vô áy náy!”

Qua những thành công vừa rồi. Nghi có dự định gì cho sự phát triển hơn nữa của Công ty Nghi Phong trong tương lai?

Hiện tại Nghi Phong vừa mở rộng thêm mảng kinh doanh và cũng là thế mạnh của Nghi Phong là Tư vấn, quản lý và vận hành các dự án bất động sản du lịch với đội ngũ chuyên gia nước ngoài và các đối tác chiến lược giàu kinh nghiệm đã từng thực hiện các dự án lớn trên toàn thế giới. Ngoài ra thì Nghi Phong cũng đang hợp tác sản xuất, khai thác và xuất khẩu yến sào, một sản phẩm thế mạnh của tỉnh Khánh Hoà - quê hương của Nghi. Trong thời gian tới Nghi Phong tiếp tục có những kế hoạch đầu tư mới, tuy nhiên xin được phép giữ bí mật thông tin này. Đồng thời Nghi Phong sẽ tiến sang thị trường Châu Âu. Hiện tại thì Nghi Phong đã có đại diện ở London.

Nghi có lời nhắn hay nhưng chia sẻ kinh nghiệm của Nghi trên con đường

lập nghiệp cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp và những doanh nhân trẻ đang gặp còn nhiều khó khăn?

Những bạn trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp đa phần trong lòng đều nghĩ: “Phải thành công để chứng tỏ cho ai đó thấy!”. Đó là suy nghĩ sai lầm, nó sẽ khiến các bạn đôi khi trở nên rất nóng vội dễ đi đến những quyết định sai lầm. Thành công chỉ đến với những ai chăm chỉ tìm kiếm nó. Tất nhiên các bạn cũng nên hiểu rằng thất bại cũng là một dạng “thành công”. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và hình dạng của thành công cũng vậy. Khó khăn là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi cho bất cứ ai đang trong giai đoạn khởi nghiệp, thậm chí nó tồn tại ngay cả khi mọi thứ đã đi vào ổn định, vì vậy bạn hãy luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và tháo gỡ nó một cách khéo léo. Khi chuẩn bị muốn xô theo 1 “xu hướng” nào đó, hãy cố gắng dành 1 vài phút để suy nghĩ đúng sai? Để nghiệm xem đây có phải là cách mà bản thân mình muốn sống hay nó chỉ đơn giản là thứ mà người khác muốn nhìn? Hãy sống và làm việc vì nhu cầu thật sự của bản thân mình bởi sự ghen tỵ, ngưỡng mộ hay nể sợ của người khác hoàn toàn không thể giúp bạn giàu có hơn, tốt đẹp hơn và thậm chí là không thể thay bạn gánh chịu những áp lực. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng. Đừng cố vùng vẫy! Bởi vì chẳng ai có thể bơi nổi ra biển lớn khi đang đuối sức cả. Đây chính là lúc bạn nên sống chậm... Hãy dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Những sáng kiến sẽ loé lên vào lúc các bạn có tâm hồn thư thái nhất. Hãy nhớ rằng cho dù bạn khao khát thành công đến đâu thì cũng đừng bỏ quên gia đình! Có những thứ khi có tiền rồi chưa chắc bạn sẽ tìm lại được...

“Doanh nhân Tuệ Nghi (sinh ngày 2/9/1993). Cô sinh ra trong một gia đình lao động bình thường tại Nha Trang - Khánh Hoà. Dựa vào những nỗ lực không ngừng của bản thân, cô đang ngày một gặt hái những thành công nhất định. Có thể nói năm 2013 là một năm đầy thành công khi cô liên tục nhận được những giải thưởng danh giá trong và ngoài nước, đưa tên tuổi của cô bước ra thương trường Quốc tế. ngoài ra cô cũng đang là sinh viên ngành Luật Kinh tế và dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tới.”

Ngọc Anh

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201312

Doanh nghiệp - Doanh nhân

Page 13: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Bí quyết bán

9 triệu iPhone của AppleKhông nhận đặt hàng trước để kích

thích khách xếp hàng, bổ sung thị trường cung ứng đợt đầu... được xem là bí quyết giúp Apple tăng doanh số

iPhone 5S và 5C vượt xa dự báo.

Apple vừa tuyên bố bán được 9 triệu iPhone chỉ trong mấy ngày cuối tuần qua, gần gấp

đôi kỷ lục cũ lập năm 2012 (5 triệu máy). Tim Cook, CEO Apple nói: “Nhu cầu mua iPhone mới thật ngoài sức tưởng tượng. Hiện số máy chuyển ra thị trường ban đầu đã hết nhưng các cửa hàng vẫn nhận được sản phẩm đều đặn”.

BBC dẫn lời các nhà phân tích cho rằng dù doanh số bán ra hàng năm rất “khủng”, Apple vẫn luôn canh cánh nỗi lo làm sao để tuần đầu ra mắt gặt hái được thành công.

Bao nhiêu máy bán ra có ảnh hưởng không nhỏ tới biến động giá cổ phiếu của hãng nên Apple sẽ phải tìm cách để không làm các nhà đầu tư Phố Wall buồn lòng. Một trong những biện pháp của năm nay là hủy chương trình đặt mua máy.

“Thông thường người dùng có thể đặt mua trước, còn năm nay thì không. Ai muốn sở hữu iPhone phải đi xếp hàng. Điều này thực sự có hiệu quả về mặt truyền thông, khách hàng có thể không vui nhưng lại kích thích họ đi mua càng sớm càng tốt và như vậy doanh số sẽ rất lớn trong thời gian ngắn”, chuyên gia viễn thông Jeff Kagan phân tích.

Một trong những nguyên nhân khác của kỷ lục mới là việc mở bán ở thị trường Trung Quốc ngay từ đợt hàng đầu tiên. Năm nay, Apple muốn thu hút được lượng khách hàng mới khổng lồ từ thị trường tiêu dùng điện thoại lớn nhất thế giới nên đã cấp hàng sớm hơn mọi năm tới 3 tháng cho Trung Quốc.

Theo ước tính của chuyên gia Gene Munster từ Công ty Piper Jaffray Cos, khoảng 15% doanh số máy được tiêu thụ tại đây. Ngoài ra, hãng cũng bổ sung thêm Puerto Rico và nhà mạng lớn nhất Nhật Bản - NTT Docomo trong đợt một.

So sánh doanh số của tuần đầu giữa hai năm 2012 - 2013 có thể chưa hợp lý bởi năm ngoái Apple chỉ bán ra iPhone 5, thay vì có tới 2 mẫu như năm nay.

Theo khảo sát của Piper Jaffray thực

hiện trên 416 khách xếp hàng mua máy, có tới 95% trong số này cho biết sẽ mua iPhone 5S. Còn Munster cho rằng khoảng 3,5 triệu trong tổng 9 triệu máy bán ra là mẫu iPhone 5C được Apple cung cấp cho các nhà mạng trên toàn cầu.

Như vậy, số máy bán ra sẽ được tính bằng tổng số iPhone 5S và 5C được đưa đến tay người tiêu dùng và các nhà mạng chứ không chỉ tính riêng đối tượng khách hàng cá nhân.

Mercurynews dẫn lời các chuyên gia cho rằng người hâm mộ và thị trường không nên chú ý quá nhiều vào con số bởi doanh số tuần đầu không thể suy ra được là nhu cầu tiêu thụ mạnh sẽ duy trì trong thời gian tới.

“Khi một công ty mở cửa thị trường mới, thêm một nhà cung cấp thì sản phẩm vừa ra mắt đều có sự tăng vọt về mặt số lượng bán ra”, Ramon Llamas, lãnh đạo mảng di động của công ty nghiên cứu thị trường danh tiếng IDC nhận xét.

Sản phẩm Iphone mới cùng hệ điều hành OS 7

Thêm vào đó, không ai nắm được con số cụ thể của từng thị trường riêng lẻ hay mẫu nào bán được bao nhiêu, ngoại trừ Apple. Số liệu tổng kết có thể lớn, nhưng nếu chỉ tính mình mẫu iPhone 5S thì chưa chắc Táo Khuyết đã tạo ra được kỷ lục mới nếu đem so với những gì mà iPhone 5 của 2012 đạt được.

Năm nay, Apple không đưa được ra thị trường sản phẩm iPhone giá rẻ thực sự như tuyên bố ban đầu. Thay vào đó, hãng tung hay mẫu điện thoại đều tương tự như chiếc iPhone 5. Model iPhone 5S có tạo dáng y hệt và là bản nâng cấp cấu hình, tính năng của máy đời trước. Còn chiếc iPhone 5C về cơ bản chính là sản phẩm năm 2012 thay vỏ nhựa với màu sắc sặc sỡ.

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 13

Doanh nghiệp - doanh nhân

Page 14: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Vẫn biết rằng tiền không phải là động lực làm việc duy nhất của nhân viên. Nhưng 9 cách dưới đây liệu có thể thay tiền tạo được động lực cho nhân viên ở thị trường lao động Việt Nam?

Tiền có phải là

động lựctốt nhất cho nhân viên

Hào phóng tặng lời khen. Tất cả mọi người đều muốn được

khen, lời khen cũng là thứ dễ cho nhất. Thêm vào đó, lời khen từ một CEO có giá trị hơn nhiều so với những gì bạn vẫn tưởng. Hãy khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào mà bạn nhìn thấy từ các nhân viên của mình. Khi bạn thấy việc ca ngợi nhân viên lúc chỉ có 2 người đã trở nên dễ dàng, hãy tập ca ngợi họ trước mặt những người khác.

Bỏ qua vị trí quản lý. Các dự án cần phải có quản lý dự án?

Không đúng! Hãy xóa bỏ vị trí quản lý hay giám sát dự án, trao quyền cho nhân viên để họ có thể làm việc với nhau như một nhóm thay vì đặt tất cả mọi người dưới quyền một người khác. Hãy thử nghĩ về việc đó. Hạ bệ giám sát viên của mình, hoặc chấp nhận để nhóm làm việc của bạn xuống tinh thần. Hãy để

mọi người làm việc cùng nhau như một nhóm, để họ cùng đứng ngang hàng với nhau. Nhóm làm việc kiểu này thường thực hiện dự án tốt hơn, nhanh hơn. Mọi người sẽ cùng đi sớm, về muộn và giành nhiều công sức hơn để giải quyết vấn đề.

Biến ý tưởng của bạn thành ý tưởng của nhân viên.

Mọi người ghét bị sai bảo. Thay vì nói cho họ biết bạn muốn gì, hãy hỏi họ theo cách khiến họ tưởng như chính mình mới là người đưa ra ý kiến. Thay vì nói “Tôi muốn anh làm việc theo cách này”, hãy nói “Anh nghĩ làm việc theo cách này có được không?”

Đừng bao giờ chỉ trích hay bới móc lỗi sai.

Không một ai - chính xác là không một ai - lại muốn nghe người khác nói

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201314

Doanh nghiệp - Doanh nhân

Page 15: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

tốt nhất cho nhân viên

mình sai. Nếu bạn đang muốn làm suy sụp tinh thần của nhân viên, thì chỉ ra lỗi sai của họ là cách rất hữu hiệu. Hãy thử những phương pháp gián tiếp khác để giúp mọi người tiến bộ, giúp họ rút ra bài học từ sai lầm, sửa chữa sai lầm của mình. Hãy hỏi “ Đó có phải là cách hay nhất để tiếp cận vấn đề không? Tại sao lại không? Anh có nghĩ ra cách làm nào khác không?”. Sau đó hãy đối thoại và thảo luận về giải pháp, chứ đừng chỉ tay vào mặt họ chê bai.

Để tất cả cùng làm lãnh đạo.Hãy làm nổi bật những thế mạnh

của các nhân viên giỏi nhất và cho họ biết vì họ rất xuất sắc, bạn muốn họ làm gương cho những người khác. Bằng cách này, bạn đã đẩy cao kỳ vọng lên, còn nhân viên của bạn đã có động lực làm việc, đó là để xứng với danh tiếng “tấm gương” của mình.

Mời nhân viên đi ăn trưa 1 lần/tuần.

Hãy làm họ ngạc nhiên. Đừng công bố việc này như thể một chính sách mới. Hãy tự nhiên bước tới bên nhân viên của mình, mời họ đi ăn trưa với bạn. Đó là một cách rất dễ dàng để nhắc nhở họ rằng bạn có quan tâm và trân trọng công việc của họ.

“Của” ít lòng nhiều. Bạn có thể thưởng ít, nhưng hãy thừa

nhận công sức của nhân viên thật nhiều. Có nhiều cách để thể hiện việc này: vỗ tay tán dương những người đứng lên phát biểu trong cuộc họp công ty vì những gì họ vừa thể hiện; tổ chức các cuộc thi hay các trò chơi nội bộ, ghi lại kết quả trên một tấm bảng tin chung mà mọi người đều có thể nhìn thấy. Những món quà hữu hình nho nhỏ cũng có thể phát huy hiệu quả. Hãy tặng những món quà đơn giản như một bữa tối, cúp vô địch, thẻ sử dụng dịch vụ spa…

Tổ chức tiệc công ty.Làm và chơi như một nhóm cũng rất

hiệu quả. Hãy tổ chức một chuyến dã ngoại cho cả công ty, tổ chức các bữa tiệc sinh nhật. Hãy giữ lại những khoảnh khắc vui vẻ cùng mọi người. Đừng chờ đến kỳ nghỉ mới tổ chức hoạt động vui chơi, hãy tổ chức sự kiện xuyên suốt cả năm để nhắc nhở nhân viên của bạn rằng tất cả cùng chung một đội.

Chia sẻ niềm vui và cả nỗi buồn. Khi công ty làm ăn phát đạt, hãy tổ

chức ăn mừng. Đây là lúc tốt nhất để cho mọi người biết bạn cảm ơn công sức của họ đến thế nào. Nếu bạn thấy thất vọng, bạn cũng nên chia sẻ điều đó. Nếu bạn đặt kỳ vọng cao, nhân viên của bạn cần được biết chính xác công ty đang đứng ở vị trí nào. Hãy trung thực và thẳng thắn với mọi người.

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 15

Doanh nghiệp - doanh nhân

Page 16: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201316

Doanh nghiệp - Doanh nhân

01

03

02

3 cách giúp các giám đốc trẻ

thoát hiểm phá sảnXu hướng của các công ty trẻ là nôn nóng

mở rộng quy mô và nôn nóng được biết tiếng trên thị trường. Nhưng đó cũng là

nguyên nhân dễ dẫn đến thua lỗ và thất bại. Một số gợi ý sau có thể giúp các giám đốc đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng này.

Kiểm soát ngân quỹ và tạo vốn mới

Khi công ty gặp khó khăn, tiền mặt trở thành nguồn máu nóng. Ngay lập tức, giám đốc và thủ quỹ phải làm việc với nhau để kiểm tra nguồn thu, nguồn chi. Trước mắt là hạn chế chi tối đa, chỉ ưu tiên những khoản then chốt như lương nhân viên, điện, nước... Cân đối chi là bước nhất định bạn phải làm tốt. Sau đó là tìm cách tạo nguồn tiền mặt bằng một số cách như bán bớt số nguyên vật liệu không quá cần thiết, các tài sản cố định chưa cần dùng đến.

Đặc biệt, nếu bạn có khoản nợ khó đòi nào thì trong thời gian này càng phải “truy đuổi” đến cùng để đòi cho bằng được. Thậm chí, có những chủ hàng trẻ, khi mở rộng chuỗi cửa hàng của mình, gặp khó khăn về quản lý và chi phí lớn cho nhân viên đã phải đóng cửa hoặc bán bớt 1, 2 cửa hàng để thu về nguồn tiền mặt cần thiết. Đây là biện pháp cần làm trước nhất.

Tìm đến những nhân tố tích cực

Điều tệ nhất ở một số giám đốc 8X là luôn giải quyết mọi khó khăn một cách đơn độc, quanh co và giấu giếm nhân viên về tình hình công ty. Làm như vậy, nhân viên của bạn càng mất lòng tin và dù bạn giỏi giang đến mấy cũng không thể thoát khỏi thất bại.

Trước mắt, cần sáng suốt tập trung vào một số nhân viên quan trọng của mình (không nhất thiết phải là toàn bộ nhân viên chủ chốt). Họ sẽ là người đưa ra những ý tưởng sáng tạo, các giải pháp cho tình hình của công ty để cùng bạn giải quyết. Với những nhân tố ấy, bạn sẽ thiết lập lại một hệ thống làm việc hiệu quả,

nhanh nhạy và hăng say. Cùng trao đổi và lắng nghe họ, bạn lên một kế hoạch hành động cụ thể và quyết tâm cùng nhân viên thực hiện.

Thiết lập lòng tin và tìm ra lợi nhuận

Nếu bạn đang còn một món nợ phải thanh toán trước ngày 13, hãy cố gắng hoàn thành nó vào ngày 11. Nếu có một cuộc hẹn vào lúc 11 giờ, hãy đến trước 15 phút. Từ những điều rất nhỏ ấy, các nhân viên và đối tác có thể nhìn bạn bằng con mắt bớt nghi ngờ và lo lắng hơn. Với những tổ chức bạn cần vay tiền, hãy tạo dựng lòng tin với họ bằng những chứng từ đã trả nợ đầy đủ, những kế hoạch chắc chắn sẽ thực hiện tốt sắp tới.

Đây cũng là lúc bạn cần đầu tư đúng mức để sao cho chi phí thấp nhất nhưng có lợi nhất. Đó là những khoản đầu tư cho tương lai. Ví dụ mua thêm một số trang thiết bị hiện đại cần thiết, tổ chức huấn luyện tại chỗ cho nhân viên... Một lần nữa, đây là lúc bạn rất cần cân đối tốt chi thu và phải bàn bạc kế hoạch thật cụ thể với nhân viên tin cậy của bạn. Nhớ là, mọi thứ chỉ trở lại guồng máy êm xuôi, nếu như bạn thực sự có sự hậu thuẫn của mọi người xung quanh mình.

Page 17: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 17

Doanh nghiệp - doanh nhân

Vừa rồi, Qualcomm tham gia Triển lãm Quốc tế Kỷ nguyên công nghệ số – VCW

(Vietnam Consumer Digital World Expo) tại TP.HCM. Nhiều người thắc mắc vì sao Qualcomm là hãng cung cấp các chipset không phải nhà sản xuất các thiết bị đầu cuối lại xuất hiện tại triển lãm?

Cần nhắc lại một chút, Qualcomm là công ty công nghệ của Mỹ, ra đời vào năm 1985. Khi đó, những nhà sáng lập Qualcomm đã có một tầm nhìn khác: phải mã hóa dữ liệu để đẩy nhanh tốc độ truyền dữ liệu, đồng thời bảo mật tốt thông tin. Qualcomm là hãng đầu tiên đưa ra công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) – Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Do đó, Qualcomm có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nền tảng cho công nghệ không dây phát triển. Từ CDMA, thế giới công nghệ đã phát triển tiếp lên di động không dây, internet không dây…

Về công nghệ, dù các mạng di động 3G sử dụng công nghệ CDMA, WCDMA hay TD-SCDMA thì Qualcomm là nhà cung cấp chipset cho phần lớn các hãng sản xuất điện thoại và máy tính bảng trên thị trường (HTC, Samsung, LG, Sony, Nokia, Lenovo…) nên sự xuất hiện của Qualcomm là nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và thúc

đẩy phát triển công nghệ di động ở Việt Nam. Qualcomm mong muốn phát triển mạng 3G và điện toán di động ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn, đáp ứng chất lượng công việc và cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Tại cuộc triển lãm vừa rồi, anh đánh giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng với VWC nói chung và gian hàng của Qualcomm nói riêng ra sao?

Mặc dù triển lãm lần này quy mô không lớn, nhưng gian hàng của Qualcomm lúc nào cũng đông người đến tham quan. Chúng tôi tạo ra một sân chơi cho người tiêu dùng trải nghiệm nhiều tính năng mới, công nghệ mới để hiểu được rõ hơn về những ứng dụng, công nghệ tiên tiến mà Qualcomm tạo

ra trên thị trường. Đây cũng là mục tiêu nhằm hỗ trợ cho các hãng cung cấp thiết bị di động phát triển thị trường tốt hơn.

Để góp phần thúc đẩy thị trường 3G và điện toán di động ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, chiến lược của Qualcomm sẽ là gì?

Có 4 trọng tâm mà Qualcomm đang muốn thúc đẩy: Chính sách của Nhà nước trong phát triển công nghệ, cụ thể là có chiến lược băng tần phù hợp; Hạ tầng mạng 3G tốt về độ phủ sóng cũng như chất lượng; Phát triển thiết bị đầu cuối, đẩy mạnh phát triển các ứng dụng; Triển khai các ứng dụng gắn liền với những nội dung như giáo dục, khoa học, y tế…

Nếu tất cả những vấn đề này được giải quyết sẽ mở ra nhiều cánh cửa rộng lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư, kết nối thị trường, phát triển dân trí và nhiều lợi ích khác nữa…

Báo cáo tài chính của Qualcomm cho thấy, doanh thu quý 2/2013 của hãng là 6,12 tỉ USD; lợi nhuận khoảng 2,07 tỉ USD, tức khoảng 1/3. Đây là con số đáng mơ ước với các nhà kinh doanh. Anh có muốn bình luận gì về điều này?

Báo cáo tài chính luôn thể hiện tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp. Qualcomm có 2 mảng kinh doanh lớn là cung cấp chipset và cung cấp bản quyền công nghệ. Có thể nói, chip Qualcomm hiện đang có mặt trong hầu

_________________________________________________________________________

Gã KHổNG Lồ QuALCOMM

Nói ít - làm nhiều ?Ông Thiều Phương Nam – Tổng Giám đốc Qualcomm tại Việt Nam, Lào, Campuchia – chia sẻ về chiến lược mà nhà cung cấp chip hàng đầu thế giới đang theo đuổi…

Page 18: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

hết các smartphone trên thị trường của HTC, Samsung, LG, Sony, Nokia cho đến hàng loạt smartphone tầm trung và bình dân. Bản thân Qualcomm đã nhìn thấy công nghệ di động, điện toán di động là xu hướng làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội. Là nhà cung ứng các chipset cho các hãng điện thoại, Qualcomm đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Chẳng hạn năm 2013, Qualcomm chi đến 4,5 tỉ USD cho R&D.

Qualcomm có quan tâm đến các hãng sản xuất thiết bị di động của Việt Nam? Hãng có chính sách hỗ trợ cho các công ty mới đặt chân vào thị trường này?

Như tôi đã đề cập, mục tiêu của Qualcomm là thúc đẩy phát triển công nghệ 3G và điện toán di động nên chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho các hãng về kỹ thuật, công nghệ.

Chính sách toàn cầu của Qualcomm cho phép những hãng mua chipset của Qualcomm được sử dụng những phát minh, sáng chế của Qualcomm. Chúng tôi cũng sẵn sàng gửi các kỹ sư của hãng đến kiểm tra, đánh giá chất lượng kỹ thuật của sản phẩm và đưa ra những khuyến nghị phù hợp.

Là người từng làm việc cho IBM Việt Nam, anh thấy mình có thuận lợi hơn khi điều hành ở Qualcomm?

Môi trường làm việc của IBM giúp tôi có cái nhìn thấu đáo về kết nối doanh nghiệp thông qua thiết bị di động. Chẳng hạn ứng dụng mobile cho doanh nghiệp ra sao? Vấn đề bảo mật thông tin và các ứng dụng mới cho doanh nghiệp thế nào… Từ những nghiên cứu, phát minh của mình, Qualcomm có thể giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ phù hợp để vận hành hiệu quả hơn.

Trong vai trò là Tổng Giám đốc của

Qualcomm tại Việt Nam, anh có bị áp lực nặng nề? Đâu là thách thức lớn nhất của anh?

Ở đâu cũng có áp lực, nhưng được làm việc trong ngành mình yêu thích, đam mê thì áp lực sẽ giảm đi. Hơn nữa đây là lĩnh vực đang rất “hot”, thay đổi nhanh, thị trường sôi động nên cũng rất thú vị.

Tôi vẫn ưu tiên cho mục tiêu quan trọng là phát triển tốt mạng 3G tại Việt Nam. Đồng thời làm sao nâng cao chất lượng 3G: nhanh và ổn định.

Trở lại câu chuyện của người đi đầu thúc đẩy phát triển công nghệ không dây, dường như Qualcomm chỉ chú trọng vào kỹ thuật mà ít quan tâm đến truyền thông tương xứng với những đóng góp của mình?

Đúng là như vậy. Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu, Qualcomm xuất thân là công ty công nghệ với 70%

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201318

Doanh nghiệp - Doanh nhân

Page 19: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

nhân viên là kỹ sư nên nói ít, làm nhiều. Trước đây Qualcomm chưa hề chú trọng đến truyền thông, trong khi các hãng khác đã làm chuyện này lâu lắm rồi. Chỉ từ năm 2007 khi Qualcomm ra mắt chip SnapDragon, công tác truyền thông mới được hãng chú trọng.

Khác biệt truyền thông của Qualcomm là gì? Thông điệp của hãng ở thị trường Việt Nam là gì?

Nói về công nghệ thì rắc rối, phức tạp và không phải ai cũng hiểu được. Qualcomm có phần “âm thầm” hơn. Chúng tôi đứng sau lưng các hãng di động để tư vấn công nghệ; góp ý với Chính phủ về định hướng phát triển công nghệ viễn thông. Còn câu chuyện với người tiêu dùng là chỉ ra cho họ những thiết bị công nghệ sử dụng chip của Qualcomm sẽ có những ưu thế vượt trội nào để họ có cái nhìn bao quát và quyết định sáng suốt.

Qualcomm cam kết sẽ mang những công nghệ mới nhất mà hãng đang phát triển đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Anh có thể chia sẻ, công nghệ mới nào của Qualcomm sẽ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng được hưởng lợi?

Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality- VR) là một ứng dụng của Qualcomm sử dụng các kỹ thuật mô

hình hóa không gian với sự hỗ trợ của các thiết bị đa phương tiện để xây dựng một thế giới mô phỏng. Chẳng hạn, người tiêu dùng muốn mua một bộ ghế sofa cho phòng khách nhà mình, nhưng không thể biết liệu chiếc sofa đó có phù hợp với kích thước, màu sắc của căn nhà mình thì ứng dụng “thực tế ảo” cho phép người tiêu dùng “ướm” được chính xác sản phẩm phù hợp như một hình ảnh thật. Ứng dụng này cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng “cảm” nhau nhiều hơn và sẽ mở ra triển vọng đáp ứng được nhiều nhu cầu trong mọi mặt đời sống như giáo dục, y tế, quân sự, kinh doanh…

- Mặt tích cực và ích lợi của công nghệ là điều hiển nhiên, nhưng có khi nào anh nghĩ về những mặt trái của việc chạy theo công nghệ?

(Cười). Bạn có khi nào về nhà và trong bữa cơm tối nhận thấy rằng, mỗi người cầm một cái điện thoại hay tablet… và cắm cúi vào đó? Có rất nhiều khi chúng ta vô tình biến thành con nghiện của các trò chơi, các chương trình, thế giới ảo nào đó mà quên mất rằng, cuộc sống thật, giao tiếp thật mới thực sự quan trọng. Chúng ta phải học cách cân bằng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.

Xin cảm ơn anh.

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 19

Doanh nghiệp - doanh nhân

Qualcomm vượt qua Intel

Đầu tháng 8/2013, chỉ số S&P 500 – sàn chứng khoán xếp hạng 500 công ty lớn nhất Mỹ- ghi nhận, Qualcomm là công ty có giá trị vốn hóa lớn hơn Intel (hãng sản xuất CPU máy tính lớn nhất thế giới). Cụ thể, Qualcomm đứng thứ 29 trong top 500 với giá trị thị trường đạt 114,5 tỉ USD, cao hơn Intel – vị trí thứ 30 với 112,12 tỉ USD. Mỗi cổ phiếu của Intel đang có giá 22,51USD, trong khi của Qualcomm cao gấp 3 lần, đạt 66,27USD.

Page 20: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Điệp khúc tăng lương giờ đây đã trở thành một điệp khúc buồn. Chỉ có một bộ phận nhỏ CBCNVC Nhà nước được tăng lương, nhưng giá cả lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người. “Vũ điệu giá cả” không chừa những đối tượng không được tăng lương, khiến những người này cũng bị “vạ lây”.

Tăng... hình thứcHội chứng sợ tăng lương không

phải cho đến thời điểm này mới xuất hiện. Trong nhiều năm trở lại đây, khi Nhà nước có chủ trương điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm, thu nhập bình quân của một số khu vực đã được tăng lên. Tuy nhiên, một thực tế khác lại nảy sinh là khi lương chưa tăng mà tất cả các loại hàng hóa đã leo lên hết một sàn mới.

TS. Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, dù liên tục tăng lương và mức tăng lương là đáng kể, nhưng số

tiền lương trung bình mà đa số người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước được nhận vẫn còn xa mới đạt tới trình độ “lương tối thiểu”. Cũng theo ông Phong, lương của ta không phải là lương với đầy đủ nội dung và bản chất kinh tế (thị trường). Việc tăng lương ở nước ta cho đến nay về cơ bản vẫn chỉ là một thứ phản ứng tình thế, đối phó một cách bị động với lạm phát. Cuộc “chạy đua” theo lạm phát của lương diễn ra quyết liệt nhưng kết cục là lương ngày càng “hụt hơi” xa hơn so với mức giá. Cách tăng lương như hiện nay rõ ràng không thể giải quyết được vấn đề. Nó chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn do ngày càng làm cho lương “thoát ly” xa hơn bản chất của nó. Chúng ta đang cần một cuộc cải cách tiền lương theo đúng nghĩa chứ không phải cứ tiến hành cuộc “rượt đuổi ma ra tông” trường kỳ của lương với giá.

Cũng bàn về vấn đề nâng cao mức sống của người lao động, ông Đặng Như Lợi - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận xét, chủ trương nâng mức sống tối thiểu của người lao động lên khi CPI tăng nhanh là đúng. Tuy nhiên, tăng lương tối thiểu thì phải tính đến nhiều yếu tố khác như tốc độ tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế chứ không chỉ CPI. Nếu xem việc điều chỉnh tiền lương chỉ mang ý nghĩa bù trượt giá thì thực tế sẽ không cải thiện khi chính việc tăng lương lại tác động đến giá cả. Tăng lương thì giá cả sẽ tiếp tục tăng. Vì thế,

việc tăng lương phải nhìn ở góc độ trả lương cho đúng giá trị của sức lao động bỏ ra. Bàn ở góc độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh tiền lương đến việc làm thì nó thực sự không ảnh hưởng khi chúng ta tin vào những con số mang “bệnh thành tích” của cơ quan quản lý.

Về nguyên tắc, tiền lương là giá cả của lao động và phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngày càng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng sống của người lao động. Tuy nhiên, với tư cách là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, được phân phối theo kết quả đầu ra, tiền lương phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của DN và mức sống chung của đất nước. Hơn nữa, chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách phân phối và tái phân phối, bảo đảm công bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, có sự quản lý của Nhà nước.

Một sức ép hợp lý cho DNThực tế việc tăng lương tại nhiều

DN đã thoát ly khỏi quy định điều chỉnh lương tối thiểu của Chính phủ. Tuy nhiên cho dù DN có không tăng lương như quy định thì việc điều chỉnh lương tối thiểu vẫn khiến DN phải đội thêm nhiều chi phí khác. Theo ông Chu Minh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, mức lương tối thiểu điều chỉnh cao như vậy sẽ làm tăng không nhỏ tiền đóng

Sợ ... TăNg lươNg

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201320

Doanh nghiệp - Doanh nhân

Page 21: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm hàng tháng khác. Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng như hiện nay, việc tăng hàng trăm triệu tiền đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên hàng tháng cũng là một gánh nặng. Hơn nữa, việc tăng lương đôi khi có tác động tiêu cực đến DN.

Trong khi DN đang phải gồng mình với lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao và khó khăn về vốn. Thêm việc tăng lương tối thiểu sẽ khiến các khoản chi bảo hiểm, các quỹ trích theo lương “phình” to tạo nhiều gánh nặng hơn cho DN. Sẽ có không ít DN phải tính đến chuyện đóng cửa hay cắt giảm nhân công. Lúc đó, người lao động bị mất việc làm thì thiệt thòi cũng là người lao động.

Bên cạnh đó, mặt trái của việc tăng chi phí nhân công là DN sẽ phải tính toán cẩn trọng hơn trong kế hoạch sử dụng lao động, không tuyển dụng mới và thậm chí có thể sa thải hàng loạt nhân viên. TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, với mục tiêu tăng năng suất lao động cũng là cơ sở để đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu, nhưng phải bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động với duy trì sản xuất của DN trên cơ sở bảo đảm giá thành sản phẩm và chi phí kinh doanh.

Một mục đích khác của tăng lương là tạo sức ép để DN tích cức đổi mới

công nghệ, nâng cao năng xuất lao động. Nhưng sức ép nên dùng vào lúc nào cũng là điều cần phải tính toán? Ông Nguyễn Hữu Sự - đại diện Hiệp hội Công thương Hà Nội cho biết, thực tế, để tăng lương tối thiểu, không chỉ có DN vất vả, khổ sở, ngay cả quản lý Nhà nước cũng khó khăn. Xem xét lộ trình tăng lương không phải ở việc hoãn trong bao nhiêu tháng, mà là đến khi nào mới nên áp dụng. Kinh tế đang suy thoái, DN còn đang hỏi nhau sống hay chết. Chưa tăng lương, nhiều DN đã ngắc ngoải, còn nếu ép tăng, chắc họ chết hẳn.

Cần có chính sách ổn địnhThực tế cho thấy, chính sách tiền

lương của Nhà nước ở các khu vực còn chậm đổi mới và thể chế hóa, không theo kịp cơ chế kinh tế thị trường và chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiền lương của cán bộ công chức, viên chức thấp hơn khu vực sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức sống chủ yếu bằng tiền lương; thu nhập ngoài lương lớn, là một trong những nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng. Thu nhập ngoài lương... nhất là ở các ngành và vị trí gắn với con dấu và chữ ký đang có xu hướng gia tăng và gắn liền với tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền rất công khai và mạnh, để lại các di hại hàng thế hệ...

Theo TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một chính sách tiền lương tốt phải phát huy được sức sáng tạo và năng lực, hiệu quả của đội ngũ lao động, nhất là lao động có chất lượng cao, các chuyên gia, nhân tài. Chính sách tiền lương còn phải đặt trong mối tương quan hài hòa thu nhập giữa các khu vực thị trường, lĩnh vực ngành nghề và tạo động lực

định hướng và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đặc biệt, một chính sách thu nhập thỏa đáng còn giúp giảm thiểu các xung đột lợi ích và đình công trong DN, giữ ổn định và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh.

Ông Phong đã đưa ra một số đề xuất: Nhà nước cần chủ động hơn trong phối hợp với các tổ chức công đoàn và hiệp hội nghề nghiệp - xã hội và linh hoạt hơn trong quy định mức tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động theo thay đổi chung của thị trường.

Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương trong các loại hình DN cũng cần được thống nhất và mở rộng quyền tự chủ của DN. Nhà nước cần khuyến khích hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận và tự định đoạt về tiền lương, thống nhất định mức lao động, đơn giá tiền lương... Từng bước thực hiện chính sách tiền lương cao để đảm bảo người lao động có tích lũy từ tiền lương và mở rộng cơ hội cho họ mua cổ phần trong DN, để họ vừa là người lao động, vừa là người đầu tư, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong DN.

Chính sách tiền lương khu vực nhà nước phải bảo đảm tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương và lương là thu nhập chính, đáp ứng mức sống của công chức ở mức trên trung bình của xã hội. Đặc biệt, có cơ chế đặc thù trả lương đặc biệt và tôn vinh xứng đáng cho các nhân tài và lao động lành nghề, chuyên môn cao…

Tuy nhiên, đơn giản nhất - như cách nói của ông Thiên: Chúng ta đang cần một cuộc cải cách tiền lương theo đúng nghĩa chứ không phải cứ tiến hành cuộc “rượt đuổi ma ra tông” trường kỳ của lương với giá.

Bá Tú

Khi Nhà nước chủ trương điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm, cuộc “rượt đuổi” lương và giá luôn ở tình trạng gay cấn. Trong cuộc đua này, giá bao giờ cũng phi nước đại, nhanh hơn lương gấp bội phần

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 21

Doanh nghiệp - doanh nhân

Page 22: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Diễn đàn An toàn giao thông CHươNg TrìNH đượC pHốI Hợp VớI ủY bAN AN TOàN gIAO THôNg quốC gIA

LTS: Vấn đề An toàn giao thông của Quốc gia ngày càng trở lên cấp bách. Để giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của các địa phương và các cơ quan chức năng, vấn đề này luôn được đề cập hằng ngày hàng giờ. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó là chất lượng phương tiện giao thông và ý thức của người tham gia giao thông.Tạp chí Thương gia & Thị trường đã có cuộc phỏng vấn với ông Khương Kim Tạo - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn

Thưa ông, hiện nay theo dư luận cho rằng đang có sự bùng nổ về lượng xe đạp điện, xe máy điện tham ra giao thông, ông đánh giá thế nào về thực trang việc sử dụng loại phương tiện này?

Hiện nay, theo quan sát cho thấy số

lượng xe đạp điện, xe máy điện bùng nổ rất nhiều, không riêng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh thành khác. Đối tượng sử dụng cũng đa dạng từ phụ nữ, người có tuổi đến thanh thiếu niên. Tuy nhiên, phổ biến và chiếm đa số vẫn là lượng học sinh và sinh viên. Theo trao đổi khảo sát tại một số trường ở tỉnh Hải Dương thì thấy lượng học sinh đã sử dụng xe máy điện, xe đạp điện ở đây rất lớn. Có những trường số học sinh có sử dụng xe đạp điện, xe máy điện lên tới hơn 80%.

Thực tế, các em cũng chưa nắm được đầy đủ kiến thức về Luật giao thông đường bộ, những kỹ năng tham gia giao thông và kỹ thuật sử dụng các phương tiện này. Chính vì vậy, khi các em tham ra giao thông đôi khi còn xử lý lúng túng rất có thể dẫn đến va quệt, cản trở gây ùn tác giao thông. Hơn nữa một

số em ý thức tham gia giao thông chưa được tốt, đôi khi các em còn lôi, kéo, chở 2-3 người, đùa giỡn trên đường khi sử dụng phương tiện làm mất trật tự giao thông và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao. Các em thường không đi đúng phần đường, rẽ ngang, rẽ trái, sang đường rất tuỳ tiện. Lực lượng học sinh, sinh viên sử dụng xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông phần lớn cũng không đội mũ bảo hiểm. Như vậy có thể nói, vấn đề đảm bảo an toàn giao

Chìa khoá là KIểM sOáT CHấT lượNg

pHươNg TIệN & đẩY MạNH gIáO DụC TuYêN TruYềN

Ông Khương Kim TạoPhó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGTQG

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201322

Page 23: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Diễn đàn An toàn giao thôngCHươNg TrìNH đượC pHốI Hợp VớI ủY bAN AN TOàN gIAO THôNg quốC gIAthông đối với các phương tiện này đang đặt ra cấp bách đối với các cơ quan liên quan.

Nhưng hình như đây là loại phương tiện mới nên các quy định cũng như công tác quản lý cũng chưa theo kịp nhất là vấn đề chất lượng xe?

Không hoàn toàn như vậy, vấn đề quản lý chất lượng xe đạp điện, xe máy điện đã được các cơ quan chức năng đề cập đến từ lâu. Trước đây, chúng ta đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam số 7448/TCVN – 2004, trong đó qui định rõ thế nào là xe đạp điện và các điều kiện kỹ thuật liên quan cần phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Tiêu chuẩn này được biên soạn dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn của quốc tế. Hiện tại chúng ta đang chuyển đổi tiêu chuẩn này thành qui chuẩn. Bộ Giao thông Vận tải sẽ nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật quản lý chất lượng, an toàn kỹ thuật của xe đạp điện, là căn cứ để kiếm soát chất lượng trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước, kinh doanh và buôn bán xe đạp điện.

Vậy để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông đối với loại phương tiện này, theo ông cần giải quyết những vấn đề gì?

Theo tôi cần làm tốt các việc sau:1. Kiểm soát tốt chất lượng xe đạp

điện từ khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh buôn bán, bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe đạp điện.

2. Triển khai tốt công tác hướng dẫn pháp luật trật tự an toàn giao thông cho các đối tượng sử dụng xe đạp điện, bao gồm luật pháp liên quan đến sử dụng xe đạp điện, kỹ năng sử dụng xe đạp điện, kỹ năng tham gia giao thông bằng xe đạp điện.

3. Thực thi đồng loạt các biện pháp quản lý chất lượng xe đạp điện và quản lý người sử dụng xe đạp điện.

Để nâng cao nhận thức cho các em học sinh, sinh viên sử dụng xe đạp điện, cần làm tốt những vấn đề gì?

Theo tôi chìa khoá quan trọng đó là công tác giáo dục, tuyên truyền. Chúng ta cần tuyên truyền, hướng dẫn cho các em học sinh về luật đi đường một cách đầy đủ, hướng dẫn kỹ năng kỹ thuật sử dụng các phương tiện này và kỹ năng khi tham gia giao thông. Trong công tác tuyên truyền phải bám sát đối tượng nhất là nhà trường, các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên… Ban Giám hiệu nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục các em nâng cao ý thức tham gia giao thông. Về cơ bản các em đều ngoan, các em ý thức kém không nhiều. Vì vậy, mục tiêu tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông là giải pháp chính. Hạn chế các biện pháp cưỡng chế, chế tài như đối với người lớn; không đi sâu vào các hành vi xử phạt mà gây ra những tác động xấu về tinh thần mà chủ yếu là hướng dẫn, nhắc nhở chắc chắn các em sẽ có chuyển biến tốt. Thông qua tập thể lớp, tập thể đoàn đội có thể xử lý các lỗi đó.

Uỷ Ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động hướng dẫn các em về Luật Giao thông đường bộ và các kỹ năng sử dụng phương tiện này một cách an toàn. Trước mắt chúng tôi sẽ có phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo một cách có hệ thống từ Bộ xuống đến các Sở Giáo dục từ đó đến các trường để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các em khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Trong đó tập trung vào các nội dung sau: hướng dẫn các em biết ở lứa tuổi nào thì sử dụng loại phương tiện nào cho an toàn; cách lựa chọn loại phương tiện nào đảm bảo kỹ thuật an toàn; kỹ năng điều khiển phương tiện như phải tập đi thử và có hướng dẫn; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông, giáo dục Luật Giao thông đường bộ hình thành ngay từ trên ghế nhà trường để các em có ý thức và kỷ cương khi tham gia giao thông.

Cảm ơn ông!PV (thực hiện)

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 23

Page 24: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Diễn đàn An toàn giao thông

11 mẹo

giúp lái xe ô tô tiết kiệm xăng

tối đa

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201322

CHươNg TrìNH đượC pHốI Hợp VớI ủY bAN AN TOàN gIAO THôNg quốC gIA

Page 25: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Diễn đàn An toàn giao thông

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 25

Lái xe tiết kiệm xăng không những mang lại cho bạn lợi ích về kinh tế mà còn bảo vệ chính chiếc xe của bạn. Dưới đây là 11 mẹo giúp người lái hoàn thiện kỹ năng điều khiển xe để đạt mức tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất và cách chọn dầu nhớt đúng chất lượng cho xe hơi

1. Lốp phải luôn căng hơiGiữ cho lốp xe trong tình trạng đủ

hơi là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời đó là cách để đảm bảo an toàn tính mạng cho người sử dụng xe. Bơm cho lốp xe đạt đến ngưỡng tối đa theo đề nghị của nhà sản xuất. Các lái xe nên kiểm tra ít nhất một tháng một lần.

Nếu có hiện tượng yếu hơi thì phải bơm ngay không nên chần chừ. Trước khi cho xe lăn bánh trên đường, cần sử dụng máy đo áp suất kỹ thuật số để kiểm tra độ căng. Lốp đủ hơi sẽ vừa giúp cho xe chạy êm ái lại vừa vận hành tối ưu.

2. Lái ở tốc độ vừa phảiLái xe nên chú ý tránh lái tốc độ

cao trên những con đường gồ ghề, gập ghềnh. Trên đường cao tốc, mức tiêu thụ nhiên liệu khi xe đi ở tốc độ dưới 100 km/h và trên 100km/h là rất khác nhau, có thể chênh nhau 10% hoặc hơn tùy từng loại xe.

Thay vì việc liên tục đứng khựng và tăng tốc đột ngột, đặc biệt ở những đoạn đèn giao thông, người lái nên ước lượng khoảng cách với đèn đỏ và lưu lượng người tham gia giao thông đằng trước để xe giữ được vận tốc đều. Tuy nhiên, không phải cứ vận tốc thấp là có thể tiết kiệm xăng. Theo các chuyên gia về xe hơi thì vận tốc xuống dưới 50 km/h làm tốn thêm 10% nhiên liệu.

3. Hạn chế sử dụng điều hòaNếu như thời tiết dễ chịu, người sử

dụng nên tắt điều hòa. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được năng lượng cho xe. Điều hoà không khí có thể tiêu tốn 10% nhiên liệu. Tuy nhiên, ở tốc độ trên 80km/h sử dụng điều hoà không khí tốt hơn cho việc mở một cửa sổ.

4. Tắt động cơ khi không sử dụngKhi chiếc xe dừng lại hoặc tạm

ngừng hoạt động thì nên tắt động cơ để nhằm giảm hao phí nhiên liệu vô ích. Tránh việc hâm nóng động cơ quá lâu (ví dụ như tới 30-45 giây) và tránh việc để động cơ chạy một cách nhàn rỗi.

5. Sử dụng chế độ cruise controlĐây là một hệ thống kiểm soát vận

tốc tự động đã xuất hiện trên nhiều dòng xe hiện đại thời nay. Ví dụ, khi cài đặt ở tốc độ 112km/h trên đường cao tốc, máy tính sẽ tính toán và điều chỉnh van tiết lưu để duy trì tốc độ ấy, giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Hiệu quả hơn nữa là hệ thống Adaptive Cruise, sử dụng ra-đa để giữ khoảng cách với xe đằng sau và đằng trước.

6. Làm sạch bộ lọc không khí

thường xuyênTình trạng bộ lọc không khí trong

xe bị nghẽn sẽ gây tốn nhiên liệu. Theo tính toán của chuyên gia, nếu bộ lọc bị tắc làm tốn 10% nhiên liệu. Bộ lọc khí rất dễ tháo rời. Hãy vệ sinh và phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu không thấy ánh sáng xuyên qua nó thì có nghĩa là cần phải thay bộ lọc mới. Nếu bộ lọc bị nghẽn nhiều lần nên thay bộ lọc mới để đảm bảo cho quá trình lọc không khí được thông suốt và tiết kiệm nhiên liệu.

7. Nhấn ga từ từNhiều người vẫn còn có thói quen

đạp mạnh chân ga nhằm tăng tốc đột ngột cho chiếc xe, đồng thời trước khi đỗ xe vẫn giữ ở tốc độ cao rồi phanh đột

ngột. Điều này có thể mang lại cảm giác mạnh cho người lái, tuy nhiên nó cũng chính là thủ phạm “móc” tiền của bạn.

Do đó, cố gắng nhấn ga từ từ khi xuất phát và trước khi dừng xe, cần duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện và phán đoán điều kiện giao thông để kịp tăng ga và nhấn phanh đều đặn.

8. Xây dựng lịch trình trướcTrước khi bắt đầu đi đâu, lái xe nên

tính toán trước lịch trình sẽ đi, thời gian đi để tránh tình trạng lòng vòng, nhầm đường hay lạc đường gây ra nhiều điều phiền toái hoặc tốn nhiên liệu.

9. Không mang quá nhiều đồ đạcNếu không cần thiết trong hành

trình không nên mang nhiều đồ đạc, chỉ mang theo những thứ cần thiết. Những thứ không cần thiết không nên đưa lên xe. Bởi vì, cứ 50 kg hành lý sẽ tiêu tốn thêm 2% nhiên liệu và gây lãng phí nhiên liệu một cách không cần thiết.

10. Đổ xăng lúc nào?Mua xăng vào sáng sớm hoặc chiều

tối, đây là thời điểm xăng đặc nhất. Không nên đổ quá đầy làm cho xăng bị rò ra ngoài gây nguy hiểm.

11. Thường xuyên kiểm tra và

thay dầu nhớt đúng định kỳ Thay dầu nhớt chính hãng, đúng

tiêu chuẩn Quốc tế, Đúng phẩm cấp, đúng độ nhớt SAE , đúng phẩm cấp API phù hợp với xe. Để tăng tuổi thọ động cơ, tiệt kiệm nhiên liệu.

(ST)

CHươNg TrìNH đượC pHốI Hợp VớI ủY bAN AN TOàN gIAO THôNg quốC gIA

Page 26: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Phát triển cây thuốcGiống là khâu quan trọng

Hiện nay ở nước ta chất lượng dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu chưa cao, dược liệu còn phải nhập nhiều, phát triển trồng trọt cây thuốc là công việc mang tính cấp thiết phục vụ phòng, chữa bệnh trong cộng đồng và mang lại hiệu quả kinh tế.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước phong trào trồng cây thuốc đã có nhiều thành tựu đáng kể.

Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm tới việc trồng cây thuốc, đã thành lập hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu ở các tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn trồng cây thuốc. Bản thân Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi phụ trách chương trình nghiên cứu trồng trọt cây thuốc chứa tinh dầu của nhà nước. Thời kỳ đó đã có những cuộc họp liên bộ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp về trồng trọt cây thuốc, giao việc đào tạo cán bộ trồng trọt cây thuốc cho trường Đại học Dược Hà Nội đảm nhận. Bộ phận đào tạo về trồng trọt cây thuốc tại trường Đại học Dược Hà Nội do các thầy, cô là các kỹ sư nông nghiệp đảm nhận. Đồng thời với giảng dạy, học tập các thầy, trò đã tham gia nhiều chương trình trồng cây thuốc của Bộ, của Nhà nước. Hơn 30 năm trôi qua vấn đề trồng cây thuốc “Nóng” trở lại, đội ngũ thầy giáo và các lớp học trò (Dược sĩ) được đào tạo trồng cây thuốc đã lần lượt nghỉ hưu, hệ thống nhà nước về nghiên cứu trồng trọt cây thuốc không còn, việc trồng trọt cây thuốc phát triển tự phát trong cơ chế thị trường.

Khâu đầu tiên trong trồng trọt cây thuốc là giống. Khác với cây trồng nông nghiệp thường là những cây đã được đưa vào trồng trọt lâu năm, ổn định. Nhiều cây thuốc có nguồn gốc hoang dại, nhập nội. Mỗi loài cây có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau. Trồng trọt

cây thuốc cần đầu tư nhiều về kỹ thuật trồng trọt, thu hái và chế biến. Hiện tại nước ta đưa vào trồng trọt hơn 100 loài cây thuốc trong đó khoảng 20 loài nhập nội, hơn 50 loài cây thuốc sản xuất ra hàng hóa. Tùy theo nhu cầu trong từng giai đoạn, cơ cấu, thành phần, tỷ lệ trồng cây thuốc có nhiều thay đổi.

Hình 1. Bình vôi cây thuốc quý được nhân giống trồng trọt.

Về phương diện phát triển kinh tế giống cây thuốc có thể chia thành 2 loại: Giống các cây thuốc sử dụng trực tiếp trong các bài thuốc y học cổ truyền và giống cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất chế phẩm.

Cây thuốc sử dụng trực tiếp trong các bài thuốc y học cổ truyền thường là cây cỏ bản địa, sinh trưởng

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201326

Page 27: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Y tế và đời sống

phát triển tốt ở các địa phương, có thể thu hái hoang dại hoặc trồng ở quy mô nhỏ, do nhân dân địa phương từ chọn giống và trồng theo nhu cầu khám chữa bệnh trực tiếp của các lương y. Với khu vực này hiện nay các quy định, pháp quy về khám chữa bệnh chưa thật hợp lý, chưa động viên, tạo điều kiện phát triển, cần có những thay đổi cho phù hợp dựa trên bản sắc khoa học, dân tộc và đại chúng của Y học cổ truyền.

Cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất chế phẩm Giống cây thuốc được thu từ cây hoang dại hoặc nhập nội. Công tác giống phải tạo ra nguyên liệu đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ nhu cầu của các cơ sở sản xuất. Để có định hướng phù hợp trong công tác giống cần phải xét đến các yếu tố quyết định và ảnh hưởng.

Vấn đề đầu tiên Trồng cây gì, cho ai hay nói cách khác là “đầu ra” của quá trình trồng trọt. Đây là vấn đề sống còn của trồng cây thuốc.

Trồng cây thuốc để xuất khẩu dược liệu có thể thu được hiệu quả kinh tế cao tại thời điểm nào đó nhưng nhìn chung nhiều rủi ro, không ổn định, bị động, mang tính chất chộp giật. Nhiều bài học đắt giá cho các doanh nghiệp đã được ghi nhận.

Trồng cây thuốc phục vụ công nghiệp hóa dược (ví dụ trồng Thanh hao hoa vàng). Với các quy trình sản xuất công nghiệp tiêu thụ một lượng lớn nguyên liệu, là hướng đi ổn định, định hướng tốt cho phát triển trồng cây thuốc. Tuy nhiên với sự phát triển “khiêm tốn”của công nghiệp hóa dược nước ta hiện nay trong 10-15 năm tới khu vực này chắc vẫn chưa phải là “điểm tới” ổn định và tin cậy của các cơ sở trồng cây thuốc.

Trồng cây thuốc phục vụ các cơ sở sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc dược liệu theo y học cổ truyền. Hiện

nay ở nước ta có rất nhiều cơ sở sản xuất các chế phẩm y học cổ truyền, hàng năm tiêu thụ một lượng lớn dược liệu trong nước và nhập nội. Đây là khu vực “đầu ra” đáng tin cậy cho trồng, phát triển cây thuốc. Nếu các cơ quan quản lý có các chính sách động viên sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước khu vực này sẽ phát triển hơn và sẽ là chỗ dựa tin cậy hơn cho các cơ sở trồng cây thuốc. Theo các thông tin chưa đầy đủ trên 40 loài cây thuốc được trồng trọt cung cấp dược liệu cho các cơ sở này. Trong số đó có các cây thuốc bản địa, cây thuốc di thực và các cây thuốc nguồn gốc hoang dại.

Hình 2. Chuyển cây giống từ vườn ươm sang

vườn trồng đại trà.

Để thực hiện được yêu cầu trên công tác giống cây thuốc phải đi trước một bước, phải đảm bảo cung cấp giống có chất lượng và số lượng cho quá trình trồng trọt. Với các cây thuốc bản địa đã được trồng với quy mô lớn như Bạc hà, Hòe, Hương nhu trắng, Lô hội, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu… cần phải thường xuyên chọn lọc để tạo nên các chủng có năng suất cao, chất lượng tốt. Với các cây thuốc di thực như Bạch chỉ, Đương quy, Xuyên khung, Địa hoàng sau một

thời gian trồng trọt bị thoái hóa cần phải tiến hành phục tráng giống hoặc nhập mới. Các cây thuốc có hệ số nhân giống thấp, cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật mới để tăng hệ số nhân giống. Cây thuốc nguồn gốc hoang dại, hạt có thời gian ngủ nghỉ không đều, hoặc hạt phát triển trong điều kiện đặc biệt (trong dạ dày động vật nhai lại, chim chóc) trong quá trình tạo giống trồng phải tiến hành xử lý đặc biệt…

Tạo các trung tâm giống cây thuốc, xây dựng mối quan hệ giữa sản xuất giống với hệ thống các cơ sở trồng trọt và cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu là mấu chốt để phát triển bền vững cây thuốc, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc tạo giống và tổ chức hệ thống cung cấp giống cây thuốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều về kỹ thuật, đất đai, tiền bạc, và thời gian. Trong cơ chế hiện nay ai, tổ chức nào sẽ đứng ra, điều hành, thực hiện những công việc này ?. Vấn đề khó giải quyết, cần được các thương gia, những người có kinh nghiệm trên thị trường tư vấn và tham gia.

Nguyễn Viết ThânDoãn Thị Thu Thủy

Bộ môn Dược liệu – Đại học Dược Hà Nội

Hình 3. Một góc khu nhân giống cây thuốc

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 27

Page 28: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Kinh tế chung

giá sữa “bất kham” là trách nhiệm của cả hai bộ

“Đá bóng” trách nhiệmCâu chuyện ai phải chịu trách nhiệm

trước việc sữa ngoại tăng giá “ngoài luật” thời gian qua ngày càng khiến dư luận chú ý khi cả hai Bộ Tài chính và Bộ Y tế đều cho rằng, giá sữa tăng do những quy định và trách nhiệm của bộ khác. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 18/9, Bộ Tài chính cho rằng, do các sản phẩm sữa đã “thay tên đổi họ” theo quy định mới của Bộ Y tế thành các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung sữa nên không còn nằm trong diện phải đăng ký giá bán. Điều này cũng có thể hiểu vì thế mà Bộ Tài chính không quản lý được việc tăng giá.

Trong khi đó, trước ý kiến cho rằng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trong việc sữa ngoại tăng giá, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho rằng, trong 5 năm qua, dù Bộ Y tế không đưa ra quy định nào về việc

thay đổi tên thì giá sữa vẫn tăng đều đặn hàng năm. Như vậy, không thể nói vì thay đổi tên gọi từ sữa thành sản phẩm dinh dưỡng công thức mới dẫn đến việc tăng giá. Câu chuyện sữa ngoại mua một bán ba, lãi khủng không phải là chuyện xa lạ với người dân Việt Nam cũng như với cả các cơ quan quản lý.

Trong khi quả bóng trách nhiệm đang được đá qua đá lại giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế, người tiêu dùng, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc giá sữa tăng “ngoài luật”, phải cắt xén chi tiêu để mua mặt hàng thiết yếu với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc.

Đại diện một doanh nghiệp trong ngành sữa cho rằng, Bộ Tài chính “đổ tội” sữa ngoại tăng giá do “thay tên đổi họ” là không khách quan. Việc này chỉ đúng một phần nếu xét trên khía cạnh lách luật của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa (nay gọi là thực phẩm

công thức có bổ sung sữa và các tên gọi khác). Ở đây là vấn đề bộ quản lý giá không quản chặt chi phí của doanh nghiệp.

Theo vị này, là cơ quan quản lý nhà nước, lại nắm trong tay lực lượng quản lý giá, thanh tra tài chính, thuế và cả hải quan, nếu thấy cần can thiệp, chỉ cần Bộ Tài chính “đánh động” hoặc “khẽ ho” là các doanh nghiệp phải “nhìn trước, ngó sau” khi tăng giá ngay. “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như năm 2013, không doanh nghiệp nào dại đến mức tự dưng tăng giá bán cả. Chẳng qua có thể thấy lỗ hổng trong quản lý thì các hãng mới tận dụng”, vị này khẳng định.

Cả hai bộ đều sơ hởTrao đổi với chúng tôi, PGS.TS Ngô

Trí Long cho rằng, cần phải thừa nhận, giá sữa tăng có nhiều nguyên nhân trong đó có thay đổi tên gọi. Tuy nhiên, chính sự phối hợp chưa chặt chẽ, còn

Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đang quá tập trung vào việc “đá bóng” trách nhiệm trong việc quản lý giá sữa ngoại mà quên rằng giá sữa bất kham là do công tác quản lý và phối hợp của cả hai bộ này.

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201328

Page 29: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Kinh tế chung

đùn đẩy trách nhiệm giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính dẫn đến hệ lụy các doanh nghiệp các Công ty có cơ hội lách luật để tăng giá bán. “Giá sữa tăng thời gian qua do sơ hở trong quản lý của hai bộ và thực chất là trách nhiệm của cả hai”, ông khẳng định.

Theo ông Long, việc để tình trạng sữa ngoại mua một bán 5 gây thiệt hại kép cho người tiêu dùng và ảnh hưởng kéo dài trong thời gian qua có trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính nắm trong tay Cục Quản lý giá và cơ quan thuế, hải quan. Những đơn vị này có thể kiểm tra chi phí, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sữa, nhập khẩu các loại sữa ngoại. Nếu thấy bất hợp lý là có thể xử lý hoặc yêu cầu không được tăng giá. Nếu đổ lỗi do không có trong danh mục nên không quản lý, không can thiệp cũng là thiếu sót.

“Với chức năng quản lý giá, thấy bất cập là phải báo cáo, đề xuất Chính phủ biện pháp quản lý. Còn nếu thấy không hợp lý thì phải thanh tra, kiểm soát và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng được biết. Về phía Bộ Y tế cũng vậy”, ông Long nói.

Theo một chuyên gia về giá, việc Bộ Tài chính không dám mạnh tay trước việc sữa ngoại tăng giá “ngoài luật” có thể do sợ trách nhiệm về mình. Trong khi với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan này hoàn toàn có thể tuýt còi các khoản chi phí bất hợp lý trong các khâu phân phối, quảng cáo, tiếp thị khiến sữa “đội giá”. “Giá sữa bất kham là do công tác quản lý. Khi có kết luận thanh tra, thấy bất cập, Bộ Tài chính nên công khai với báo chí và báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý”, vị này

khẳng định.Về việc quản lý thị trường, theo

các chuyên gia, hiện thị trường sữa, sản phẩm công thức có bổ sung sữa có khoảng hơn 500 dòng sản phẩm với khoảng 200 doanh nghiệp tư nhân tham gia phân phối, kinh doanh, không có sự xuất hiện nào của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một bất cập rất lớn do sữa không phải là mặt hàng bình thường mà thuộc nhóm 14 mặt hàng bình ổn giá.

Cùng đó, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua. Khi đó, Ủy ban Phát triển cải cách Trung Quốc đã công bố điều tra 9 Công ty sữa về hành vi độc quyền giá. Kết quả, 6 Công ty sữa (có sản phẩm bán ở Việt Nam) là Mead Johnson, Abbott, Dumex, Friesland, Fonterra và Biostime của Trung Quốc đã bị phạt tổng cộng 108 triệu USD. Sau quyết định này giá sữa cho trẻ em tại Trung Quốc đã giảm khá mạnh.

“Đây là bài học quý cho Việt Nam. Nhưng

“Người tiêu dùng bị các doanh nghiệp sữa ngoại dùng “quyền lực mềm” tác động thông qua quảng cáo, tiếp thị để hình thành tâm lý sính ngoại. Còn cơ quan quản lý quản lý không chặt chẽ khâu phân phối khiến thị trường có nhiều bất ổn như hiện nay. Nếu sau các kết luận thanh tra thị trường sữa của Bộ Tài chính được công bố công khai và có biện pháp quản lý chặt chẽ, giá sữa khó có thể tăng “ngoài luật” như hiện nay được”, một chuyên gia phân tích.

Năm 2009, kết quả thanh tra giá sữa ngoại của Bộ Tài chính cũng chỉ rõ việc giá sữa “cõng” quá nhiều chi phí. Như Công ty Nestle có chi phí quảng cáo tiếp thị lên tới 27-38% chi phí kinh doanh. Công ty Mead Johnson Nutrition chi phí quảng cáo tiếp thị tới 36- 53%. Ngay cả Công ty phân phối cho sữa Mead Johnson Nutrition là Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến cũng có chi phí tiếp thị quảng cáo tới 42%. Mức chi phí này vượt trần nhiều lần nếu so với quy định chi phí dành cho quảng cáo ở mức 10% của Việt Nam.

việc thanh tra, xử lý phải nghiêm, thậm chí phải dùng tới hình thức truy thu cả quá trình chi phí bất hợp lý của doanh nghiệp. Phải đặt câu hỏi tại sao cơ quan quản lý không làm như vậy. Việc chặn những bất cập, bất công này đòi hỏi Bộ Tài chính phải ra tay”, ông Long kiến nghị.

Theo: Phạm TuyênTiền phong

Page 30: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201330

Kinh tế chung

Thanh toán qua điện thoại di động

Xu HướNg pHáT TrIểN DịCH Vụ TàI CHíNH MớI

Đây cũng là một trong những kênh dịch vụ hiện đại với khả năng tương tác và phản ứng nhanh, có nhiều tiện ích được các ngân hàng chủ động đầu tư phát triển.

Theo Ths. Nghiêm Thanh Sơn- Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, việc phát

triển dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (M-Payment) hiện có nhiều lợi thế, được nhiều nước áp dụng và đang trở thành một xu hướng thanh toán mới, phát triển nhanh, đang phát huy hiệu quả do mạng lưới điện thoại di động hiện có độ bao phủ lớn, hạ tầng viễn thông sẵn có và số lượng người sử dụng điện thoại di động rất lớn (hiện có khoảng 5 tỷ người sử dụng điện thoại di động trên thế giới).

Việc tận dụng sự đơn giản và độ phủ

rộng của điện thoại di dộng để cung cấp dịch vụ đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền và thanh toán cho các đối tượng ít có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng là một hướng đi đúng đang được nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển lựa chọn. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, hiện có hơn 120 sản phẩm, dịch vụ M-Payment được triển khai trên 70 nước và vùng lãnh thổ. Mô hình này đã và đang mang lại thành công và những lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho một số quốc gia triển khai.

Điển hình là Kenya – một quốc gia ở Châu Phi với dân số khoảng 43,5 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 1.800 USD/người/năm, nhưng có hệ thống chuyển tiền qua công nghệ di động M-Pesa, 1/3 dân số đã tiếp cận được với dịch vụ chuyển tiền và thanh

toán phi ngân hàng. Năm 2012, hệ thống M-Pesa đã có tổng số 17 triệu tài khoản được đăng ký, với số lượng giao dịch bình quân là 2 triệu giao dịch/ngày, giá trị mỗi giao dịch dưới 20 USD. M-Pesa đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh tế của Kenya với số lượng giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ thông qua hệ thống này ngày càng tăng qua các năm, nhờ đó kích thích sự phát triển của các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Tại Philippines, năm 2000, Smart Communication - một trong hai mạng di động lớn nhất tại Philippines đã kết hợp với MasterCard để lần đầu tiên giới thiệu dịch vụ “Smart Money” tới khách hàng. Dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng chuyển tiền sang tài khoản Smart Money và sử dụng để thanh toán cho người bán hàng thông qua tin nhắn

Page 31: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 31

Kinh tế chung

Thanh toán qua điện thoại di động

Xu HướNg pHáT TrIểN DịCH Vụ TàI CHíNH MớI

điện thoại di động, là một hình thức thanh toán cá nhân cho cá nhân (P2P) đã đăng ký sử dụng dịch vụ. Năm 2007, Smart đã phát triển mô hình thanh toán của hình lên một tầm cao mới, khi hỗ trợ cho các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua điện thoại di động. Dịch vụ này hỗ trợ cho các công nhân Philippines làm việc tại nước ngoài gửi tiền về cho gia đình trong nước. Với 10 triệu người Philippines làm việc tại nước ngoài, hằng năm gửi về nước khoảng 14 tỷ USD tương đương 10% GDP, dịch vụ này đã thực sự mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Philippines.

Tại Việt Nam, thời gian qua, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phương thức truyền thống, Mobile Banking, Internet Banking… đã và đang trở thành phương tiện và kênh thanh toán phổ biến, có tốc độ phát triển nhanh chóng, do được các Ngân hàng thương mại (NHTM) chú trọng phát triển phục vụ nhu cầu thanh toán bán lẻ của khu vực dân cư, cũng như các DN cung ứng dịch vụ thương mại điện tử. Tính đến hết năm 2012, tổng số lượng thẻ ngân hàng được phát hành đạt gần 54,2 triệu thẻ, số lượng ATM và POS đã được triển khai lắp đặt trên cả nước lần lượt là 14.200 ATM và khoảng 104.000 POS. Theo báo cáo của các Ngân hàng thương mại, tính đến tháng 7/2012, có 26 NHTM cung ứng dịch vụ SMS Banking với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là trên 4,1 triệu khách hàng, thực hiện trên 2,2 triệu giao dịch; có 19 NHTM cung ứng dịch vụ Mobile Banking với trên

2,9 triệu khách hàng, thực hiện trên 11,9 triệu giao dịch.Như vậy có thể thấy rằng, các dịch vụ ngân hàng hiện

đại đã được phát triển đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố, tỉnh thành lớn. Bên cạnh đó, đa phần các dịch vụ thanh toán hiện đại này đều được phát triển dựa trên nền tảng hệ thống tài khoản cá nhân

của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, mà chưa thể vươn tới nhóm đối tượng dân cư không có tài khoản tại các khu

vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ tài chính

và thanh toán thông qua ngân hàng. Theo số liệu thống kê của ngân hàng thế giới, hiện chỉ có khoảng 30% dân số ở độ tuổi lao động trở lên ở Việt Nam tiếp cận được với các dịch vụ thanh toán và tài chính. Điều này cho thấy, dư địa để phát triển mô hình M- Payment tại Việt Nam thời gian tới là rất lớn.

“Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động ở mức cao (số lượng thuê bao điện thoại di động cả nước tính đến cuối tháng 12/2012 là 121,7 triệu thuê bao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động), Việt Nam có đầy đủ điều kiện và lợi thế để phát triển các dịch vụ M- Payment, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, qua đó tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho các đối tượng này” - ông Sơn đánh giá. Đây cũng chính là mảng thị trường còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác bởi các NHTM.

Hy vọng, với những lợi thế và tiện ích của dịch vụ này cùng với các chính sách khuyến khích không dùng tiền của Chính phủ, M-Payment sẽ có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian tới.

Minh Đức

Page 32: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201332

Kinh tế chung

luẬT PhÁ SẢn 2004Những bất cập và hướng sửa đổi

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số 623.700 DN đăng ký thành

lập năm 2011, chỉ có 457.000 DN hoạt động. Như vậy, có thể thấy, có đến hơn ¼ số DN đăng ký hoạt động hiện không rõ về tình trạng pháp lý, có tồn tại hay không?. Trong khi đó, có đến 12/52 Tòa án nhân dân tỉnh báo cáo, kể từ khi LPS năm 2004 có hiệu lực thi hành đến nay không thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN nào và phần lớn các Tòa án nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan khi được tiến hành hỏi ý kiến về các quy định của LPS năm 2004 đã có kiến nghị sửa đổi, bổ sung tới 57 Điều/95 Điều của LPS năm 2004. Điều này để cho thấy, LPS năm 2004 còn quá nhiều điểm bất cập, và các DN dường như không “mặn mà” đối với Luật này.Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia của VCCI cho rằng, dù đã có những bước tiến lớn so với LPS 1993, song trên thực tế khi triển khai thì kết quả đạt được của LPS năm 2004 vẫn không mấy khả quan. Nguyên nhân là do, rất khó để xác định DN lâm vào tình trạng

phá sản. “Đối với LPS thì điều đầu tiên quan tâm đấy chính là quan điểm về việc DN như thế nào thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, với khái niệm này LPS lại quy định không rõ ràng, dẫn đến việc triển khai trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn” – đại diện của VCCI cho biết. Điều 3 của LPS quy định “DN, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Rõ ràng, quy định này là chưa rõ ràng ở điểm, chưa định lượng cụ thể về số lượng của khoản nợ mà DN không thể thanh toán được, các tiêu chí để xác định các khoản nợ đến hạn, số tiền nợ quá hạn, thời hạn nợ quá hạn… Điều này khiến cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Một khó khăn nữa trong việc xác định DN lâm vào trình trạng phá sản là làm thế nào để chứng minh DN lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định của LPS (khoản 4 Điều 15) thì bên cạnh đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản người

nộp đơn phải nộp kèm theo một số tài liệu như: báo cáo tình hình hoạt động, bảng kê chi tiết tài sản, danh sách người mắc nợ của DN. Tuy nhiên, trong thực tế người nộp đơn rất khó có được những tài liệu này, trong khi Tòa án không đủ điều kiện để kiểm tra hoạt động tài chính của DN.

Hơn nữa, do LPS đã bỏ sót hai loại chủ nợ là chủ nợ sở hữu các khoản nợ mới và chủ nợ là người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho DN lâm vào tình trạng phá sản, nên trong quá trình giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không giải quyết được. Cụ thể: đối với các chủ nợ sở hữu các khoản nợ mới: Luật không quy định rõ các chủ nợ mới có quyền tham gia vào danh sách chủ nợ hay không? Các chủ nợ có bảo đảm mặc dù có quyền ưu tiên thanh toán những vẫn phải có tên trong danh sách chủ nợ để có quyền đòi nợ, có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Do đó, chủ nợ mới cũng phải có tên trong danh sách chủ nợ. Tương tự, đối với chủ nợ là người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho DN lâm vào tình trạng phá

Dù được kỳ vọng là sẽ khắc phục được những vướng mắc của Luật Phá sản (LPS) năm 1993 và đưa những quy định của Luật này thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai, LPS năm 2004 dường như vẫn đi theo “vết xe đổ” của “kẻ tiền nhiệm”. Nhận định này được các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra khi bàn về những bất cập trong LPS hiện nay.

Page 33: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 33

Kinh tế chung

luẬT PhÁ SẢn 2004Những bất cập và hướng sửa đổi

sản (khoản 3 Điều 62), trong trường hợp đến thời điểm mở thủ tục phá sản mà người bảo lãnh vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho con nợ (người được bảo lãnh) thì lúc này ai có quyền tham gia vào danh sách chủ nợ và Hội nghị chủ nợ? Chủ nợ có bảo đảm hay người bảo lãnh? Đây là vấn đề cần phải có quy định rõ ràng.

Ngoài ra, việc xác định địa chỉ của các chủ nợ, DN mắc nợ DN phá sản và của DN phá sản cũng rất khó khăn, nhất là trong trường hợp DN phá sản không hợp tác. Cạnh đó, một vấn đề nữa liên quan đến thanh lý tài sản đó là, tài sản bán đấu giá, theo quy định nếu sau hai lần giảm giá mà vẫn không bán được thì các chủ nợ có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm. Nếu các chủ nợ không nhận thì trả lại tài sản đó cho DN. Theo các chuyên gia VCCI, quy định này là không khả thi, vì thủ tục thanh lý tài sản là thủ tục cuối cùng trước khi Thẩm phán ban hành quyết định tuyên bố DN phá sản. Do đó, tài sản của DN đã được thu hồi buộc phải bán hết, nếu không bán được, chủ nợ không nhận thì trả lại cho DN đó thì sẽ không thể kết thúc được thủ tục thanh lý tài sản, thậm chí rơi vào “cái vòng luẩn quẩn” khiến DN không thể bị tuyên bố phá sản.

Do đó, để đạo luật này đi vào cuộc sống một cách sát thực hơn, các chuyên

gia cho rằng, trước hết, cần xây dựng LPS theo hướng rút gọn thủ tục và tạo động lực để thúc đẩy các DN sử dụng thủ tục phá sản khi rơi vào tình trạng phá sản theo quy định. Vì, trong thực tế, để tiến hành xong thủ tục phá sản phải mất hàng năm trời. Việc kéo dài thời gian giải quyết khiến cho các chủ nợ và con nợ trở nên “mệt mỏi” và khả năng thu hồi nợ với giá trị lớn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Đây cũng là lý do mà cả chủ nợ và con nợ không muốn sử dụng thủ tục phá sản. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 LPS thì, khi nào thu hồi hết nợ và thanh lý bán hết tài sản của doanh nghiệp, phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong thì Toà án mới ra được quyết định thanh lý tài sản và ra quyết định tuyên bố DN bị phá sản. Nhưng trong thực tế, tài sản của DN bị tuyên bố phá sản không thể bán hết được và cũng không thể thu hồi hết nợ như nêu ở trên, nên chưa thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản và ra quyết định tuyên bố phá sản được. Để khắc phục, LPS có thể sửa theo hướng, sau khi bán hết tài sản, mặc dù còn một số tiền nợ chưa thu được của những người mắc nợ DN bị yêu cầu phá sản, Toà án vẫn ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong quyết định tuyên bố phá sản, Toà án sẽ ghi rõ số nợ phải thu còn lại mà Toà án đã ra quyết định thu hồi nợ.

Cơ quan Thi hành án tiếp tục thực hiện việc thu hồi nợ theo quyết định tuyên bố phá sản và sẽ phân chia cho các chủ nợ theo tỷ lệ đã có tại quyết định phân chia tài sản ban đầu.

Hai là, cần tăng cường năng lực của các chủ thể liên quan đến quá trình giải quyết phá sản, đặc biệt là các thẩm phán và các chủ thể thi hành quyết định trong thủ tục phá sản. Bởi trong quá trình giải quyết phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - kế toán. Tuy nhiên, cho đến nay, trong đội ngũ thẩm phán vẫn chưa có thẩm phán chuyên trách về phá sản mà thường là kiêm nhiệm. Do vậy, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết phá sản, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.

Ba là, cần phải sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan bên cạnh sửa đổi LPS để đảm bảo tính thống nhất và thuận lợi khi áp dụng. Các vấn đề trong LPS liên quan đến các văn bản pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, để giải quyết được những vấn đề bất cập trong LPS không chỉ sửa đổi các quy định của Luật này mà còn các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Mai Phương

Page 34: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Thị trường trái phiếu ở các nền kinh tế đông á mới nổi

tăng

12,1%

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201334

Page 35: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Theo báo cáo Theo dõi trái phiếu châu Á mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

ngày 4/6, các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi đã tăng trưởng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị 6,7 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào cuối tháng 3/2013 nhờ có sự tăng trưởng ở mức 2 con số của các trái phiếu công ty.

Theo ông Iwan J. Azis - Trưởng văn phòng hội nhập kinh tế khu vực của ADB” “Chúng ta sẽ có thể chứng kiến sự tăng trưởng hơn nữa của các thị trường trái phiếu trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang tiếp tục phát triển và với việc các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng yên tâm hơn với các khoản nợ bằng các đồng nội tệ ở khu vực châu Á. Các chính phủ và các DN hiện đang quản lý các khoản nợ một cách tốt hơn so với những gì họ thực hiện một thập kỷ trước đây.”

Báo cáo hàng quý Theo dõi trái phiếu châu Á đánh giá các thị trường trái phiếu tại Trung Quốc; Hồng Kông (Trung Quốc); In-đô-nê-xi-a; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Phi-líp-pin; Xinh-ga-po; Thái Lan và Việt Nam.

Các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực hiện đang chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong quy mô của các nền kinh tế so với các con số của ba tháng và thậm chí là của một năm trước.

Tỷ lệ này là 54,8% tổng sản phẩm quốc nội tính đến cuối tháng 3/2013 so với 54,6% vào cuối tháng 12 năm 2012 và 52,8% vào cuối tháng 3 năm 2012.

Thị trường trái phiếu công ty của khu vực đã tăng trưởng 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 4,6% so với quý trước, đạt mức 2,4 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào cuối tháng 3. Trong khi đó, thị trường trái phiếu chính phủ tăng trưởng ở mức khiêm tốn hơn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, 2,0% so với quý trước và đạt mức 4,3 nghìn tỷ đô-la Mỹ.

In-đô-nê-xi-a có tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu công ty trong quý I cao nhất trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng đạt 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 20 tỷ đô-la Mỹ. Đứng tiếp sau là Trung Quốc, thị trường trái phiếu công ty có quy mô lớn nhất trong khu vực với tổng trị giá 1,1 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này là 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là quốc gia trong khu vực có tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu chính phủ cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái với tốc độ tăng trưởng là 64,6%, đạt giá trị 29 tỷ đô-la Mỹ do việc đẩy mạnh phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng trung ương và trái phiếu của các DN thuộc sở hữu nhà nước. Ngược lại, trái phiếu công ty tại Việt Nam đã giảm 47,2% xuống còn 1 tỷ đô-la Mỹ.

Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các trái phiếu chính phủ niêm yết bằng đồng nội tệ ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi tiếp tục tăng cao trong quý I, do lợi tức từ các trái phiếu này vẫn hấp dẫn hơn so với nhiều thị trường ở châu Âu và Hoa Kỳ và nhận định rằng độ tín nhiệm của châu Á cũng ngang bằng, nếu không phải là tốt hơn, so với các nền kinh tế phát triển.

Tính đến cuối tháng 3, các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 32,6% giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ của In-đô-nê-xi-a. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các nền kinh tế Đông Á mới nổi. Ma-lai-xi-a bám sát ở vị trí thứ hai với tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,2%.

Lợi tức của hầu hết các trái phiếu chính phủ trong khu vực có xu hướng thấp hơn kể từ cuối năm 2012 do lạm phát không cao và các mức lãi suất chính sách hầu như không thay đổi. Chỉ có ngoại lệ đối với 3 thị trường là Hồng Kông; In-đô-nê-xi-a và Xinh-ga-po. Tại ba thị trường này lợi tức của trái phiếu chính phủ đã tăng đối với hầu hết các kỳ hạn kể từ đầu năm 2013 do những lo ngại về lạm phát.

Minh Đức

Thị trường trái phiếu ở các nền kinh tế đông á mới nổi

tăng

12,1%

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 35

Kinh tế chung

Page 36: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201336

Kinh tế chung

Bước chuyển mình khởi sắc

Sau khi hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Đó là, kinh tế liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chuyển dịch tích cực, quy mô kinh tế được mở rộng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển, cải thiện chất lượng sống và làm đẹp thêm cho cảnh quan của TP.

Trong những năm qua, kinh tế Thủ đô ngày càng khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và là động lực thúc đẩy kinh tế khu vực phía Bắc. Hà Nội vẫn bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế bằng 1,5-1,6 lần mức tăng trưởng chung của cả nước. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 8 tháng đầu

năm 2013, kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng với GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) tăng 7,67%, mức tăng này cao gấp rưỡi so bình quân chung cả nước. Hà Nội đóng góp cho nền kinh tế đất nước khoảng 10% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản suất công nghiệp và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội. Thu ngân sách trên địa bàn chiếm gần 20% tổng thu ngân sách quốc gia.

Thủ đô mở rộng và phát triển toàn diện, gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội; các nguồn lực tri thức của TP ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư địa phương đang được thúc đẩy; sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chủ lực ngày càng cao.

Thực tế đó khẳng định chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô là quyết định đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử, mang tầm chiến lược, tạo thế và lực mới để Hà Nội xây dựng và phát triển. Chúng ta đã xây dựng được mô hình

kinh tế của Thủ đô mang lại nhiều thành tựu. Tuy nhiên, hiện nay không riêng gì Hà Nội mà hầu hết các địa phương trên cả nước, chúng ta mới chỉ phát triển kinh tế theo bề rộng chứ chưa sâu. Theo một số chuyên gia, kết quả đã đạt được nói trên của Hà Nội sau 5 năm hợp nhất chưa thể hiện được sức mạnh kinh tế của Thủ đô với nguồn lực tổng hợp lớn hơn hẳn so với nhiều địa phương khác.

Với các tiềm lực như hiện nay, Hà Nội sau khi mở rộng, diện tích gấp 3,6 lần với quy mô dân số 6,4 triệu người, chiếm khoảng 65% tiềm năng khoa học công nghệ, 70% đội ngũ nhà khoa học của cả nước, có đội ngũ nguồn nhân lực được đánh giá là chất lượng cao; tập trung số lượng lớn các viện nghiên cứu, các trường đại học... Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tri thức. Hà Nội cần một mô hình kinh tế hiệu quả hơn, có giải pháp huy động, sử dụng, khai thác tiềm năng của Thủ đô với tư cách là trung tâm kinh tế tri thức của cả nước.

Với mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội..., thành phố (TP) Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, áp dụng tri thức, công nghệ mới. Đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính, khi các nguồn lực công nghệ và chất xám hội tụ, càng mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế tri thức phát triển.

Cơ hội cho phát triển KINH Tế TrI THứC

Page 37: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 37

Kinh tế chung

Đẩy mạnh kinh tế tri thức

Trong bối cảnh hiện nay, Hà Nội cần phải phát huy mọi tiềm năng, đi đầu trong việc tạo lập và phát triển kinh tế tri thức bằng cách không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường hợp tác với các địa phương và hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước. Bởi, phát triển kinh tế tri thức là giai đoạn cao của kinh tế thị trường; trong đó hàng hóa, dịch vụ được tạo ra chủ yếu dựa vào tri thức và quá trình sản xuất được thực hiện trên cơ sở hạ tầng thông minh.

Thời gian qua, Hà Nội đã vận dụng cơ chế, chính sách trong khuôn khổ của luật pháp cũng như ban hành những chính sách mới để phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng như viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực... Mặc dù vậy nhưng cơ chế, chính sách vẫn không theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh các thành tựu đạt được, Hà Nội vẫn chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng để

phát triển kinh tế tri thức. Điều đó được thể hiện ở chỗ, hạ tầng vẫn chưa phát triển, cơ sở vật chất của các viện nghiên cứu, các trường đại học so với thế giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, nhiều cơ quan, đơn vị của Hà Nội cũng chưa tận dụng được nguồn nhân lực cao, do môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, giữ chân người tài chưa tương xứng, dẫn đến chảy máu chất xám.

Kinh tế tri thức là sự phát triển các ý tưởng mới, là những chính sách kinh tế mới ở tầm vĩ mô được kiến tạo trên cơ sở những tri thức khoa học mới. Vì vậy, trên cở sở Luật Thủ đô mới được thực thi, Hà Nội phải đóng vai trò là “bà đỡ”, tạo khung pháp lý quan trọng hỗ trợ các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học, công nghệ và hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt là chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, TP cần có một số giải pháp để tái cơ cấu lại và hoàn thiện kinh tế Thủ đô, đặc biệt là sau khi hợp nhất và sau những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế vừa qua, trong đó ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất

lượng cao. Trong thời gian tới, Hà Nội cần xây dựng một chương trình tổng thể phát triển kinh tế tri thức, coi đây là “trục” của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô, thực hiện chiến lược phát triển khoa học có lộ trình phù hợp với năng lực nội sinh và có khả năng tranh thủ các thành tựu của thế giới. Theo TS. Nguyễn Thành Công, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội, TP cần tập trung ưu tiên xây dựng những trung tâm quốc gia về công nghệ cao, công nghệ sinh học coi đây là mẫu hình, là đầu tàu phát triển khoa học, công nghệ, công nghiệp của cả nước. Đồng thời, phát triển các khu công nghiệp, công nghệ cao cấp vùng với hạt nhân là các vườn ươm công nghệ thay thế các khu công nghiệp kiểu cũ kém hiệu quả; ưu tiên phát triển 5 trụ cột của công nghệ kinh tế tri thức là: Cơ khí tự động hóa, điện tử, năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và công nghệ môi trường./.

Khánh Vương

Page 38: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại Thương và Đầu tư nước ngoài Cuba, ông

Rodrigo Malmierca Diaz tại hội thảo xúc tiến đầu tư giới thiệu đặc khu phát triển Mariel do VCCI phối hợp với Đại sứ quán Cuba tổ chức sáng nay (18/9) tại Hà Nội nhằm cập nhật những thông tin chính sách mới nhất của Cuba trong thu hút FDI.

Đầu tư giữa hai nước chưa tương xứng tiềm năng

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, kể từ khi thiết lập ngoại giao hơn 50 năm qua, Việt Nam- Cuba luôn là những người bạn, đối tác tin cậy của nhau. Hai bên đã ký nhiều hiệp định kinh tế …Tuy vậy, tình hình thương mại và đầu tư song phương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Cụ thể, kim ngạch buôn bán hàng năm giữa Việt Nam và Cuba còn hạn chế. Từ chỗ kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 đạt hơn 490 triệu USD, năm 2012, con số này đã sụt giảm xuống chỉ còn hơn 175 triệu USD, trong đó chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Cuba. Mặt hàng được xuất nhiều nhất là: gạo, hoá chất, nhựa, than đá và dệt may. Kim ngạch xuất khẩu của Cuba sang Việt Nam chỉ đạt con số khiêm tốn, khoảng hơn 6 triệu USD. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba cũng chỉ đạt 111,7 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu hầu như không đáng kể.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Văn Dũng phát biểu tại hội thảo

Về đầu tư trực tiếp, tính tới cuối năm 2012, Cuba có 1 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 6,6 triệu USD, đứng thứ 68 trong gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ngược lại, bên cạnh một số công ty văn phòng đại diện tại Cuba, Việt Nam cũng mới chỉ có 2 dự án đầu tư về thăm dò dầu khí của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Cuba.

Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt Nam

Cũng theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Văn Dũng, mặc dù việc đầu tư song phương vẫn chưa tương xứng với tiền năng nhưng ông vẫn tin tưởng: “Với tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt

Nam và Cuba, với sự ủng hộ và quan tâm của chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Cuba sẽ có bước phát triển bền vững và mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Ông Rodrigo Malmierca Diaz - Bộ trưởng Ngoại Thương và Đầu tư nước ngoài Cuba phát biểu tại hội thảo

Cụ thể, xét về cơ cấu ngành hàng, hai nước có thể bổ sung tốt cho nhau. Cuba có nhu cầu lớn về các mặt hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử mà Việt Nam thế mạnh. Ngược lại, Cuba có nhiều thế mạnh về dược phẩm, đào tạo, y tế, xây dựng mà Việt Nam có nhu cầu. Đặc biệt, sau Nghị quyết Đại hội 6, Đảng Cộng sản Cuba đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cuba. Việc thành lập đặc khu kinh tế phát triển Mariel - khu chế xuất thương mại tự do đầu tiên của Cuba là một trong những ví dụ điển hình nhất trong chính sách đổi mới này. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn đã là bạn hàng thương mại truyền thống của

Nhiều lợi thế khi Doanh nghiệp đầu tư vào

“vùng đất vàng” Mariel

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201338

Hợp tác quốc tế

Page 39: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Cuba đẩy mạnh đầu tư vào quốc đảo Carribe và từ đó xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường các nước Mỹ Latinh.

Ông Hoàng Văn Dũng cũng khẳng định, VCCI sẵn sàng sát cánh với Đại sứ quán Cuba, Phòng Thương mại Cuba vì sự phát triển của các quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Toàn cảnh hội thảoBộ trưởng Ngoại thương và Đầu

tư nước ngoài Cuba, ông Rodrigo Malmierca Diaz cho biết, khi đầu tư vào đặc khu phát triển Mariel, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đảm bảo: Thứ nhất, được bảo vệ và đảm bảo an ninh trong lãnh thổ Cuba; Thứ 2, mọi trường hợp hết hạn giấy phép hoạt động đều có thể được gia hạn bởi chính cơ quan đã cấp phép, tuy nhiên phải đề nghị gia hạn trước thời gian hết hạn đã quy định; Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được bảo vệ trước những kiện tụng của các bên thứ ba trên cơ sở phù hợp với luật pháp Cuba và theo quy định của các tòa án pháp lý Cuba; Thứ tư, nhà nước đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển ra nước ngoài các cổ tức, lợi nhuận hoặc các thu nhập khác liên quan tới việc xuất khẩu của đầu tư dưới dạng đồng tiền có thể chuyển đổi tự do mà không phải trả thuế hoặc bất cứ loại phí nào liên quan

tới việc chuyển nhượng nói trên; Thứ năm, các công dân nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Đặc khu Phát triển Mariel, miễn là không phải thường trú tại Cuba, có quyền chuyển ra nước ngoài các lợi nhuận thu được với số lượng theo quy định và phù hợp với các quy định khác mà Ngân hàng Quốc gia Cuba ban hành.

“Vùng đất vàng” MarielGiới thiệu về đặc khu phát triển

Mariel, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba cho biết, dự án “Đặc khu phát triển Mariel”có diện tích 465.4km2 và nằm rất gần phía tây La Habana, gần cảng nước sâu Marile, dự kiến khánh thành vào năm 2014 và sẽ trở thành cảng lớn nhất với tổng mức đầu tư 600 triệu USD. Khi dự án khánh thành cơ bản giai đoạn 1 sẽ làm thay đổi đáng kể trong công tác vận chuyển hàng hóa vào Cuba bởi đặc khu phát triển Mariel có một vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thương mại trong khu vực Caribe và Châu Mỹ, giữa giao lộ của trục Đông-Tây/Bắc-Nam ở Tây bán cầu, thuận lợi cả về vận tải đường biển cũng như hàng không. Là tâm của

vòng tròn bán kính 1.000 dặm, nơi có thể kết nối với 32 cảng quan trọng nhất của khu vực, thuận lợi cho việc mở rộng

hoạt động, trên cơ sở kênh đào Panama mở rộng.

Nhiều doanh nghiệp Cuba tham dự hội thảo nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam

Đây cũng là khu vực có chế độ và chính sách đặc biệt, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài, đổi mới công nghệ và tập trung công nghiệp, hướng tới tăng trưởng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một cách có hiệu quả và tạo ra nguồn lực việc làm mới trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với nền kinh tế trong nước.

Bộ trưởng Ngoại Thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca Diaz cho biết thêm, những loại hình kinh doanh mới mà các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới khi đầu tư tại đặc khu này là công nghệ sinh học và dược phẩm; năng lượng tái tạo; công nghiệp lương thực, thực phẩm; du lịch và bất động sản; công nghiệp đóng gói và lắp ráp; nông nghiệp; công nghiệp; viễn thông và tin học.

Cuba cũng đang sẵn sàng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầu tư vào Mariel, dự kiến sẽ ký kết hợp tác trong thời gian tới.

Website: Thuonggiathitriuong.vn I Số 9/2013 27

Hợp tác quốc tế

Page 40: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201340

Hợp tác quốc tế

ANH hoan nghênh việc mở rộng thương mại song phương với VIệT NAM

Roger GiffordThị trưởng khu Tài chính London

Trong bối cảnh Việt Nam và Vương quốc Anh đang kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là lúc thích hợp để tìm kiếm cách thức

tăng cường mối quan hệ quan trọng này.Chúng tôi đã rất vinh dự khi được đón tiếp Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng tại Mansion House trong Khu Tài chính London đầu năm 2013. Đây cũng là dịp để lắng nghe Tổng Bí thư chia sẻ về con đường phát triển của Việt Nam và cùng trao đổi về cách thức Khu Tài chính London và Vương quốc Anh có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai.

Anh hiện là nhà đầu tư lớn nhất về các dịch vụ ngân hàng và tài chính tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn trong tương lai bởi hiện mới chỉ 20% người Việt Nam sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Các thị trường tăng trưởng cao luôn thu hút đầu tư và quá trình cải cách cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một chính sách chào đón các nhà đầu tư nhằm tăng tính an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, những cải cách này cần tiếp tục theo kế hoạch đã công bố nhằm phát huy tối đa sức hút đầu tư của Việt Nam.

Tương tự như vậy, thị trường bảo hiểm cũng cần phát triển hơn. Việc tầng lớp trung lưu gia tăng và chỉ số GDP theo đầu người tăng nhanh cho thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng lớn khác. London có các dịch

vụ bảo hiểm hấp dẫn nhất trên thị trường và bảo hiểm là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong các dịch vụ tài chính của Anh.

Ngành dịch vụ tài chính của Anh đạt đẳng cấp thế giới và thực sự có danh tiếng về khả năng sáng tạo và đổi mới. Đầu tư của các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam là những minh chứng cho việc các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp của Anh đã hỗ trợ các doanh nghiệp Anh như thế nào khi đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các dịch vụ đẳng cấp quốc tế cho các hoạt động kinh doanh. Ngành dịch vụ tài chính phát triển mạnh hậu thuẫn cho tăng trưởng và tạo việc làm trong khu vực kinh tế thực. Nếu cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chú ý hơn vào điều này thì nó sẽ giúp họ tạo nên sự tăng trưởng cần thiết để có thể song hành với các đối thủ khác trong khu vực Đông Nam Á.

London từ lâu vẫn luôn là một trong những thành phố mang tính toàn cầu và đa dạng nhất thế giới. Những chuyển biến trong vài năm qua chỉ làm gia tăng thêm các xu thế này. Quan hệ thương mại với các nước ở Đông Nam Á như Việt Nam đã mang lại những cơ hội lớn cho các công ty của Anh. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng tôi vẫn là Châu Âu, nhưng Châu Á đang chiếm giữ tỷ lệ ngày càng gia

Page 41: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 41

Hợp tác quốc tế

tăng trong các hoạt động thương mại của chúng tôi. Những cơ hội phát triển này đòi hỏi phải có một lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản, nhiệt huyết và hướng ngoại. Các quan hệ hợp tác giáo dục ngày càng mở rộng dành cho sinh viên Việt Nam góp phần hiện thực hóa các cơ hội này. Hiện nay có gần 8.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Anh. Mối quan hệ hợp tác này cùng với việc chia sẻ những kiến thức và chuyên môn đang mang lại sự phồn thịnh cho cả hai quốc gia.

Khu Tài chính London vẫn luôn là trung tâm tài chính quốc tế phát triển mạnh, hấp dẫn các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. London có sức mạnh to lớn nhất khi mà nó thể hiện sự đa dạng nhất, tạo nên một môi trường sôi động cho các ý tưởng, văn hóa và đổi mới. Sự xuất hiện nhiều hơn của cộng đồng các doanh nghiệp người Việt sẽ được chào đón ở khu vực Một Dặm Vuông này.

Xu hướng toàn cầu hóa thương mại gia tăng sẽ tác động to lớn đến việc định hình các thị trường trong tương lai theo cách không thể đoán trước. Đây là lý do chúng tôi hoan nghênh vai trò Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quyết tâm chống tham nhũng. Một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả là nhân tố chủ yếu tác động tới các quyết định đầu tư. Điều thật sự quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam phải được đảm bảo những điều này thì mới thu hút được các khoản đầu tư lớn và dài hạn.

Anh và Việt Nam đã có được nền tảng cho mối quan hệ đối tác lâu dài vì sự thịnh vượng. Chính phủ Anh và chính phủ Việt Nam, cùng với các nhà đầu tư của Anh đang tiếp tục thực hiện những công việc đầy tham vọng nhằm xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế song phương ngày càng bền chặt. Ngành dịch vụ tài chính của Anh giờ đây đã thực sự có tính quốc tế với vai trò ngày càng quan trọng của thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Anh và Việt Nam sẽ giúp cả hai nước chúng ta thành công trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

Box: Hội đồng Khu Tài chính London làm công việc điều hành Khu Tài chính London, đại diện cho tất cả những người sống, làm việc hay đến thăm khu vực này. ‘Lord Mayor’ - Thị trưởng Khu Tài chính London, là người đứng đầu Hội đồng Khu Tài chính London. Thị trưởng có vai trò như một vị Đại sứ toàn tâm của Khu Tài chính London, nhằm hỗ trợ và quảng

bá Khu Tài chính London như một trung tâm hàng đầu thế giới về các dịch vụ kinh doanh và tài chính quốc tế. Thị trưởng cũng chính là phát ngôn viên đáng tin cậy cho cả cộng đồng doanh nghiệp và tài chính trong Khu Tài chính London.

Page 42: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Tạp chí Thương gia & Thị trường I Số 9/201342

Tư vấn du lịch

Hộ chiếu và visa

Việc đầu tiên trước khi lên đường là hãy kiểm tra xem nơi mình sắp tới có đòi hỏi hộ chiếu, visa hay không. Mỗi quốc gia lại có một yêu cầu khác nhau cho việc xin visa. Có nơi chỉ 1 tuần là làm xong visa, có nơi đòi hỏi tới vài tháng, cùng nhiều thứ tài liệu khác nhau.

Một số quốc gia còn yêu cầu hộ chiếu của bạn phải còn hạn 6 tháng tính từ ngày bạn khởi hành, ví dụ như Singapore. Thông thường, quá trình làm visa đòi hỏi từ 4 – 6 tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, có một số quốc gia hoàn toàn không yêu cầu khách Việt phải có visa, ví dụ như Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia…

Thời điểm

Một số điểm du lịch chỉ mở cửa vào thời điểm nhất định, một số khác sắp vào mùa lễ hội. Hãy kiểm tra thật kỹ thông tin này trước khi đặt vé bởi nó ảnh hưởng khá lớn đến chuyến đi của bạn.

Thông thường, nếu bạn không thích sự xô bồ, đông đúc, hãy tránh xa mùa lễ hội (thường bắt đầu vào tháng 2, tháng 3 ở các nước châu Âu và tháng 4, tháng 5 ở Đông Nam Á). Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan chỉ mở cửa đến hết tháng 5 và vào lễ Phục sinh ở Italy, hầu như tất cả các điểm du lịch đều không tiếp khách.

Thời tiết

Trước khi lên đường, hãy kiểm tra kỹ thời điểm nào là lý tưởng để đi du lịch. Đừng đến Thái Lan vào mùa lũ hay Lào vào lúc nắng nóng như đổ lửa. Ngoài ra, khi đã đặt vé máy bay rồi, vẫn nên xem dự báo thời tiết trước 1 tuần để biết mình nên đóng gói loại trang phục nào để mang đi.

Sức khỏe

Sức khỏe là một trong những vấn đề phải quan tâm hàng đầu khi đi du lịch. Việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra tình trạng ở những quốc gia mà mình sắp tới. Nếu nơi đó có bệnh dịch, tốt nhất là bạn không nên tới hoặc nếu bất đắc dĩ phải tới, hãy khám sức khỏe, tiêm phòng và có những biện pháp phòng chống: đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ tay, chân, cẩn thận với nguồn nước, đồ ăn đường phố.

01 03

02

04

10 điều cần làm trước khi du lịch thế giới

Page 43: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9

Website: Thuonggiathitruong.vn I Số 9/2013 43

Tư vấn du lịch - Thông tin được bảo trợ bởi Checkin Vietnam

Vấn đề an ninh

Trước khi ghé thăm các quốc gia mới, đừng quên theo dõi vấn đề an ninh nước đó. Liệu nơi mình tới có bạo động, biểu tình hay mâu thuẫn chính trị nào không bởi rất nhiều khách du lịch từng bị “vạ lây” khi bén mảng tới trong giai đoạn nhạy cảm này.

Ngôn ngữ

Để không lúng túng khi xoay sở tại một đất nước xa lạ, hãy học vài từ, câu tiếng nước sở tại cơ bản. Những từ đơn giản như: cảm ơn, xin lỗi, làm ơn, xin giúp đỡ, nhà vệ sinh… sẽ giúp bạn giao tiếp với người dân bản xứ. Nếu bạn không nhanh nhạy trong việc học ngôn ngữ mới, hãy mang theo một cuốn từ điển hình ảnh, hoặc cài đặt phần mềm dịch vào máy smartphone của mình.

Tiền tệ

Khi đi du lịch nước ngoài, hãy đổi một ít ngoại tệ thay vì để tất cả trong thẻ. Đôi khi, bạn không thể tìm được một cây rút thẻ ở quốc gia mới, hoặc gặp vấn đề với thẻ mà chẳng biết hỏi ai. Không nên đổi tiền ở sân bay vì tỷ giá không ưu đãi. Nên làm quen với tỷ giá tiền trước khi đi, so sánh với mệnh giá tiền trong nước để tránh mua hớ trên đường du lịch.

Du lịch an toàn

Dù đến một quốc gia nổi tiếng an toàn hay một nơi lừng danh về tội phạm, bạn cũng đều phải “cẩn tắc vô ưu”. Móc túi là tình trạng xảy ra ở khắp nơi, vì vậy, cách tốt nhất là nên giữ ví và các đồ dùng thật kỹ.

Khi ở đất nước mà bạn chưa quen, đừng tới những chỗ tối tăm, quán bar, sàn nhảy một mình.

Phong tục tập quán

Hãy tham khảo kỹ và tuân thủ các quy định về phong tục, tập quán, cách sống của người nước ngoài. Chẳng hạn, khi tới Thái Lan, chớ “dại” chê bai hoàng gia của họ, khi tới Nhật Bản, đừng ngồi vào vị trí của chủ nhà và phải để giày, dép bên ngoài.

Phương tiện giao thông công cộng

Bạn có thể lên xe bus, tàu điện ngầm và dừng lại ở nhiều điểm để thăm thú. Tại nhiều quốc gia, bạn có thể mua vé cho 10 lần đi xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện nổi hoặc mua vé tháng nếu ở lại lâu hơn.

05 08

09

10

06

07

Page 44: Tạp chí Thương Gia & Thị Trường số 9