tÁc ĐỘng cỦa viỆc biẾn ĐỘng t l phÂn l u sÔng h...

3

Click here to load reader

Upload: nguyentuyen

Post on 05-Feb-2018

214 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BIẾN ĐỘNG T L PHÂN L U SÔNG H …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/3-14.pdf · 1. GIỚI THIỆU Trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống là

1. GIỚI THIỆU

Trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống là phân lưu quan trọng nhất, góp phần chuyển tải một lượng lớn dòng chảy, bùn cát từ hệ thống sông Hồng sang hệ thống sông Thái Bình cũng như có tác động lớn đến chế độ thủy văn , thủy lực đối với các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình.

Các nghiên cứu và phân tích gần đây của nhiều cơ quan, cá nhân đã đưa ra kết luận rằng đã có sự biến động đáng kể về tỷ lệ phân lưu giữa sông Hồng và sông Đuống, đặc biệt là biến động trong mùa kiệt. Từ các nghiên cứu mới nhất qua việc phân tích số liệu thực đo kết hợp với mô hình toán và mô hình vật lý sẽ đưa ra các kết quả phân tích

nhằm góp phần làm rõ thêm mức độ biến động về nhằm góp phần làm rõ thêm mức độ biến động về tỷ lệ phân lưu từ sông Hồng sang sông Đuống trong từng giai đoạn theo các đặc trưng về lưu lượng cũng như theo cấp lưu lượng sông Hồng trước phân lưu, qua đó cũng đưa ra phân tích đánh giá tác động của biến động tỷ lệ phân lưu đến công tác quản lý khai thác trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình.

2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

2.1. Tỷ lê phân lưu vào sông Đuống Tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống từ kết quả phân

tích số liệu thực đo.

Bảng 1: Tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống αđ (%) ứng với các Q đặc trưng

Trong đó: αđ: tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống; Qtb năm: lưu lượng TB năm: Qtb lũ: lưu lượng TB mùa lũ: Qtb kiệt: lưu lượng TB mùa kiệt; Qmax, Qmin: trị lưu lượng TB ngày max và min.

Bảng 2: Tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống αđ (%) ứng với các cấp Qt

Tỷ lệ phân lưu trung bình các giai đoạn: αđ ( % ) Qt = Qhn + Qtc( m3/s) 1961-1969 1970-1979 1980-1987 1988-2000 2001-2011 1000 14.1 13.6 17.8 20.4 47.1 3000 24.3 23.4 25.6 26.6 38.2 5000 26.8 25.3 27.3 28.1 34.5 7000 27.5 26.5 27.8 28.8 33.2 9000 27.8 27.2 28 29.4 33.1

13000 27.6 28.2 28 29.8 33 14000 27.6 28.5 30 33 15000 27.6 28.7 30

Tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống αđ ( %) ứng với Thời kỳ Qmin Q tb kiệt Qtb năm Qtb lũ Qmax

1980 - 1987 21,4 22,1 26,5 27,4 28,6 1988 - 2000 22,6 22,6 26,8 28,6 30,0 2001 - 2011 44,1 38,9 35,8 34,1 33,2 Năm 2008 51,8 45,3 37,8 35,4 36,3

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2013. ISBN 978-604-82-0066-4

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BIẾN ĐỘNG TỶ LỆ PHÂN LƯU SÔNG HỒNG - SÔNG ĐUỐNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG

LŨ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh(1), (2)NCS. Đào Văn Khương (3) Nguyễn Mạnh Linh (4)ThS. Bùi Huy Hiếu , ThS.

(1) Phòng TNTĐ QG về động lực sông biển, email: [email protected] (2) Phòng TNTĐ QG về động lực sông biển, email: [email protected]

(3) Phòng TNTĐ QG về động lực sông biển, email: [email protected] (4) Phòng TNTĐ QG về động lực sông biển, email: [email protected]

119

Page 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BIẾN ĐỘNG T L PHÂN L U SÔNG H …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/3-14.pdf · 1. GIỚI THIỆU Trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống là

Trong đó: Qt: lưu lượng sông Hồng trước phân phân lưu, Qt = Qhn+Qtc; Qhn và Qtc: lưu lượng sông Hồng tại Hà Nội và

sông Đuống tại Thượng Cát; α : tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống: α = Qtcđ đ /Qt = Qtc/(Qtc+Qhn . )

Bảng 3: Tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống αđ (%) tính toán theo địa hình hiện trạng ứng với lũ TK (lũ 500 năm) Tỷ lệ phân lưu α (%)

Tính từ mô hình toán Đo đạc từ mô hình vật lý TT Tên sông

α αh αđ đ αh

1 Đuống 32,9 33,4

2 Hồng 66,1 66,6

2.2. Tác động của biến động tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống đến quy hoạch phòng chống lũ và sử dụng nước hệ thống sông Hồng a) Tác động của biến động tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống đến quy hoạch phòng chống lũ

Từ số liệu thực đoKết quả tính theo

lòng dẫn hiện trạng với Q(500 năm)

Thời kỳ Qtb lũ QmaxMH toán

2D MH vật lý lòng cứng

Kết quả tính quy hoạch lũ

với Q(500 năm)

1980 – 1987 27,4 28,6

1988 - 2000 28,6 30,0

2001 - 2011 34,1 33,2

Năm 2008 35,4 36,3

32,9

33,4

25,3 ÷

26,7

- So với kết quả phân tích từ số liệu thực đo thời kỳ 2001 ÷ 2011, tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống trong quy hoạch nhỏ hơn từ 5,5% ÷ 6,4%. So với tính toán qua mô hình toán và đo đạc trên mô hình vật lý với cùng lũ thiết kế (lũ 500 năm), tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống trong tính toán quy hoạch lũ được phê duyệt nhỏ hơn từ 6,7% ÷ 7,2%.

Rõ ràng, các kết quả tính toán tỷ lệ phân lưu trong quy hoạch lũ đã được phê duyệt không phù hợp và nhỏ hơn khá nhiều so với tỷ lệ phân lưu thực tế và tính toán trong điều kiện hiện tại. Điều này sẽ dẫn đến có sự sai khác đáng kể trong các kết quả tính toán về lưu lượng, mực nước lũ trên sông Đuống và sông Hồng sau phân lưu giữa quy hoạch và thực tế. Vì vậy cần phải xem xét và rà soát tính toán lại.

b) Tác động của biến động tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống đến quy hoạch sử dụng, cân bằng nước

Từ số liệu thực đo

Thời kỳ Qmin Q tb kiệt

Kết quả tính quy hoạch cân bằng nước P= 85%

1980 – 1987 22.12 21.40

1988 - 2000 22.57 22.61

2001 - 2011 38.9 44.1

Năm 2008 51,8 45,3

32,4

- So với thời kỳ 2001 ÷ 2011, tỷ lệ phân lưu vào sông Đuống trong quy hoạch nhỏ hơn khoảng 11,7%, còn so với năm 2008 thì nhỏ hơn khoảng 12,9%.

- Nếu cứ chấp nhận để tồn tại một thực tế là tỷ lệ phân lưu mùa kiệt vào sông Đuống rất cao như hiện nay thì không thể đảm bảo yêu cầu cân bằng, sử dụng nước mùa kiệt trên hệ thống như quy hoạch đã xác định

- Sự thay đổi tỷ lệ phân lưu theo xu thế tăng trong mùa kiệt dẫn đến biến động quan hệ Q-H trong mùa kiệt, với xu thế mực nước ngày càng giảm ứng với cùng một cấp lưu lượng kiệt không những tác động đến cân bằng và yêu cầu sử dụng nước trên hệ thống mà còn làm giảm hiệu quả và hoạt động lấy nước của các công trình thủy lợi .

3. KẾT LUẬN

Các phân tích ở trên đã chỉ rõ sự xa khác rất lớn giữa tỷ lệ phân lưu yêu cầu trong các tính toán quy hoạch và tỷ lệ phân lưu thực tế, điều này sẽ dẫn đến việc phải rà soát lại các tính toán thủy lực trên hệ thống.

Vì vậy, vấn đề cần phải trả lời là: vậy tỷ lệ phân lưu nào là hợp lý để làm căn cứ tính toán rà soát lại quy hoạch lũ cũng như các quy hoạch thủy lợi khác có liên quan? đồng thời việc xác định tỷ lệ phân lưu hợp lý cũng rất quan trọng trong việc xác định đúng các giải pháp ổn định và chỉnh trị khu vực phân lưu sông Hồng - sông Đuống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Quỳnh và nnk: Báo cáo kết quả năm 2012, đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số: ĐT-PTNTĐ.2011-G/10 “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu hợp lý tại các phân lưu sông Hồng, sông Đuống và sông Hồng, sông Luộc”.

[2]. Lương Phương Hậu và nnk: Đề tài cấp NN KC.08.14/06-10 “Nghiên cứu các giải pháp KHCN cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn sông trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ“, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2010

120

Page 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BIẾN ĐỘNG T L PHÂN L U SÔNG H …hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/3-14.pdf · 1. GIỚI THIỆU Trên hệ thống sông Hồng, sông Đuống là

[3]. Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

[4]. Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên các tuyến sông có đê thuộc thành phố Hà Nội.

[5]. Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt chi tiết chi giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống.

[6]. Viện Quy hoạch Thủy lợi - 2012: Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

121