tÁc, nghiÊn cu, thuẬt (th¸ng...

60
1 VÙN NGHÏå xûálaå ng-Söë313-11/2019 TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT * Thơ: Của các tác giả: LỘC BÍCH KIỆM, LƯƠNG HỒNG QUÂN, NGUYỄN ĐÌNH THỌ, NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN, VI HỒNG NHÂN, HÀN KỲ, LÃ TRUNG SƠN, VÂN DU, ĐINH ÍCH TOÀN. * Văn xuôi: Đồng chí Hoàng Văn Thụ với phong trào cách mạng Lạng Sơn (HOÀNG VĂN NGHIỆM), Giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V Tôn vinh những giá trị sáng tạo (DƯƠNG XUÂN HUYÊN), Ngôi nhà từng nuôi giấu đồng chí Hoàng Văn Thụ (HỮU SƠN), Núi rừng nổi giận (NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN), Thăm các di tích lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ ở Long Châu (Trung Quốc) (CHU QUẾ NGÂN), Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn (CHU THANH HƯƠNG), Hoa trên đá núi (NGUYỄN LUÂN), Giải Nobel Văn học 2018: Linh hoạt giải mã huyền thoại (ĐĂNG BẨY tổng hợp), Ý chí kiên trung trong “Bài thơ chúc Tết năm Nhâm Ngọ 1942” của đồng chí Hoàng Văn Thụ (VI THỊ QUỲNH NGỌC), Vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp của các nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại (NGUYỄN THẾ LƯỢNG). * Nhạc: Ngời sáng tên anh Hoàng Văn Thụ Nhạc: VY NƯỚC Lời thơ: VI THỊ THU ĐẠM Bên tượng đài anh Hoàng Văn Thụ Nhạc: BÙI MINH TẤN Lời thơ: NGUYỄN ĐÌNH THỌ - Và các chuyên mục khác. Ảnh bìa 1: Quang cảnh xã Hoàng Văn Thụ Ảnh: BÙI VINH THUẬN TRONG SÖËNAÂ Y Sè 313 (Th¸ng 11-2019) * Chịu trách nhiệm xuất bản: LA NGỌC NHUNG (Chủ tịch Hội) * Chịu trách nhiệm nội dung VI THỊ THU ĐẠM (Phó Chủ tịch Hội, Phó Tổng biên tập) * Ban Biên tập: TRỊNH TRỌNG ANH (Phó Trưởng ban) NGUYỄN LAN HUYỀN HOÀNG THỊ THU HƯƠNG LÊ THỊ THUẬN VY THỊ NGỌC HẰNG * Tham gia biên tập: HOÀNG KIM DUNG ĐINH QUANG TRUNG * Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN * Trang thông tin điện tử tổng hợp www.vanhocnghethuatlangson.org.vn * Tòa soạn: Số 3 Trần Hưng Đạo - P. Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn ĐT: (0205) 3812 338 Email: [email protected] * Giấy phép xuất bản: Số 880/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2173 do Bộ TT&TT cấp ngày 15/11/2012 * In tại: Công ty cổ phần In Lạng Sơn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11/2019 * Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN GIÁ:12.000 đồng

Upload: others

Post on 01-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

1VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU,LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Thơ:Của các tác giả: LỘC BÍCH KIỆM,LƯƠNG HỒNG QUÂN, NGUYỄN ĐÌNHTHỌ, NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN, VIHỒNG NHÂN, HÀN KỲ, LÃ TRUNGSƠN, VÂN DU, ĐINH ÍCH TOÀN.

* Văn xuôi:Đồng chí Hoàng Văn Thụ với phong trào cách mạng LạngSơn (HOÀNG VĂN NGHIỆM), Giải thưởng văn học nghệthuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V Tôn vinh những giá trị sángtạo (DƯƠNG XUÂN HUYÊN), Ngôi nhà từng nuôi giấuđồng chí Hoàng Văn Thụ (HỮU SƠN), Núi rừng nổi giận(NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN), Thăm các di tích lưu niệmđồng chí Hoàng Văn Thụ ở Long Châu (Trung Quốc) (CHUQUẾ NGÂN), Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn (CHU THANHHƯƠNG), Hoa trên đá núi (NGUYỄN LUÂN), Giải NobelVăn học 2018: Linh hoạt giải mã huyền thoại (ĐĂNG BẨYtổng hợp), Ý chí kiên trung trong “Bài thơ chúc Tết nămNhâm Ngọ 1942” của đồng chí Hoàng Văn Thụ (VI THỊQUỲNH NGỌC), Vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp của các nhânvật nữ trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại(NGUYỄN THẾ LƯỢNG).* Nhạc:

Ngời sáng tên anh Hoàng Văn ThụNhạc: VY NƯỚCLời thơ: VI THỊ THU ĐẠM

Bên tượng đài anh Hoàng Văn ThụNhạc: BÙI MINH TẤNLời thơ: NGUYỄN ĐÌNH THỌ

- Và các chuyên mục khác.

Ảnh bìa 1: Quang cảnh xã Hoàng Văn ThụẢnh: BÙI VINH THUẬN

TRONG SÖË NAÂY

Sè 313(Th¸ng 11-2019)

* Chịu trách nhiệm xuất bản:LA NGỌC NHUNG

(Chủ tịch Hội)

* Chịu trách nhiệm nội dungVI THỊ THU ĐẠM(Phó Chủ tịch Hội, Phó Tổng biên tập)

* Ban Biên tập:TRỊNH TRỌNG ANH(Phó Trưởng ban)

NGUYỄN LAN HUYỀNHOÀNG THỊ THU HƯƠNGLÊ THỊ THUẬNVY THỊ NGỌC HẰNG

* Tham gia biên tập:HOÀNG KIM DUNGĐINH QUANG TRUNG* Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNGHỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

* Trang thông tin điện tử tổng hợpwww.vanhocnghethuatlangson.org.vn

* Tòa soạn:Số 3 Trần Hưng Đạo -P. Chi Lăng, Tp. Lạng SơnĐT: (0205) 3812 338Email:[email protected]

* Giấy phép xuất bản:Số 880/GP-BTTTT do BộThông tin và Truyền thôngcấp ngày 23/5/2012; Giấyphép sửa đổi, bổ sung số2173 do Bộ TT&TT cấp ngày15/11/2012

* In tại:Công ty cổ phần In Lạng Sơn.In xong và nộp lưu chiểutháng 11/2019

* Trình bày:

NGUYỄN LAN HUYỀN

GIÁ:12.000 đồng

Page 2: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Ngày 03/11/2019, nhân dịp kỷ niệm 110năm Ngày sinh đồng chí Hoàng VănThụ (04/11/1909 - 04/11/2019), tại

thành phố Lạng Sơn, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy LạngSơn và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chứcHội thảo khoa học “Đồng chí Hoàng Văn Thụ- Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng,người con ưu tú của quê hương Lạng Sơn”.Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trungương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, đồng chí Lâm Thị PhươngThanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy tỉnh Lạng Sơn, đồng chí Lê Mạnh Hùng,Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngđồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo cólãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trungương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố nơi đồngchí Hoàng Văn Thụ từng hoạt động cáchmạng, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứulịch sử, văn hóa. Về phía tỉnh, dự Hội thảo cóđồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thưThường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,đồng chí Phạm Ngọc Thưởng, Phó Bí thưTỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chínguyên lãnh đạo tỉnh, các Ủy viên BanThường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo cácSở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, đại diện lãnhđạo các huyện, thành phố.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chíLâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ươngĐảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, cuộc đờicách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ mãilà tấm gương sáng về lòng yêu nước, trungthành tuyệt đối với Đảng, sẵn sàng vượt qua

khó khăn, gian khổ, chiến đấu, hy sinh để bảovệ Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Hộithảo là một trong những hoạt động có ý nghĩathiết thực kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồngchí Hoàng Văn Thụ. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủytrân trọng cám ơn sự dày công nghiên cứucủa các nhà khoa học, các vị đại biểu, đã gópphần làm phong phú, sâu sắc thêm nhữngthông tin về cuộc đời và những cống hiến tolớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ, góp phầnkhơi dậy lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyềnthống yêu nước cách mạng và trách nhiệmcủa mỗi người trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Trong báo cáo đề dẫn Hội thảo, đồng chíNguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc giaHồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương tiếp tục nhấn mạnh, Hội thảo lần này làdịp để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu làm rõthêm về cuộc đời cách mạng vẻ vang, tấmgương hy sinh anh dũng và những cống hiếnto lớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sựnghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời, làm sâusắc những phẩm chất đạo đức cao đẹp, ý chícách mạng kiên cường, mẫu mực của ngườiđảng viên cộng sản Hoàng Văn Thụ.

Hội thảo có sự tham dự của gần 200 đạibiểu với trên 40 bài tham luận, tập hợp nhiềutư liệu sống động, có giá trị lịch sử hết sứcquan trọng, quý báu về cuộc đời hoạt độngcách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ vànhững cống hiến của đồng chí với sự nghiệpcách mạng của dân tộc.

PV

2VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

“Đồng chí hoàng Văn Thụ - nhà lãnh ĐạoTiền bối Tiêu biểu của Đảng, người con ưu Tú

của quê hương lạng Sơn”

Hội tHảo kHoa Học

Page 3: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Người chiếnsỹ cộng sản kiên trung, bất khuất,người con ưu tú của nhân dân các dân

tộc Lạng Sơn. Đồng chí đã chiến đấu kiêncường, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp,với tinh thần cách mạng hết lòng vì nước, vìdân. Trong sự nghiệp hoạt động cách mạngcủa mình, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã cónhiều công lao, đóng góp to lớn đối với phongtrào cách mạng Lạng Sơn, được đồng bào,đồng chí các dân tộc tỉnh Lạng Sơn yêu mếnvà biết ơn sâu sắc.

1. Xây dựng phong trào yêu nước vàchuẩn bị cho việc thành lập chi bộ Đảngcộng sản đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, sinh ngày 4-11-1909 trong một gia đình người dân tộc Tày tạilàng Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên,tỉnh Lạng Sơn (Nay là thôn Nhân Hòa, xãHoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh LạngSơn) có truyền thống yêu nước, lao động cầncù và hiếu học; cha là Hoàng Khải Lan, mẹ làHà Thị Mùi – là những người nông dân cần cù,chất phác; đồng chí Hoàng Văn Thụ là con traicả của gia đình, có hai chị gái và một em trai.

3VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày thamluận tại Hội thảo. Ảnh: PHƯƠNG LINH

ĐồNG CHÍ HoàNG VĂN THụvới phong trào cách mạng Lạng Sơn

Đồng chí HOÀNG VĂN NGHIỆMPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND

tỉnh Lạng Sơn

Page 4: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Từ thủa nhỏ, đồng chí Hoàng Văn Thụ là ngườihiếu học, ham hiểu biết và sớm có tinh thần yêunước, được gia đình cho học chữ Nho tạitrường làng. Bước sang tuổi thiếu niên, năm1923, Hoàng Văn Thụ được cha mẹ cho ra thịxã Lạng Sơn học tại Trường Tiểu học Pháp -Việt. Trong thời gian học tại đây, đồng chíHoàng Văn Thụ đã chứng kiến nhiều biến độngmới của phong trào yêu nước đang diễn ra sôinổi khắp cả nước. Những biến động đó đã tácđộng mạnh mẽ tới tư tưởng của người thanhniên Hoàng Văn Thụ. Anh tham gia cuộc đấutranh của thanh niên, học sinh đòi thả nhà yêunước Phan Bội Châu (1925) và để tang nhà yêunước Phan Chu Chinh (1926) do Hội Việt NamCách mạng Thanh niên phát động. Hoàng VănThụ và người bạn học là Lương Văn Tri đã tíchcực tham gia vào phong trào yêu nước thời kỳđó ở Lạng Sơn. Đặc biệt, Hoàng Văn Thụ làmột trong những người đầu tiên thành lập ranhóm thanh niên yêu nước ở trường Tiểu họcPháp - Việt, Lạng Sơn và cùng nhóm học sinhyêu nước trong Trường đã tìm hiểu, nghiêncứu, góp phần tuyên truyền tài liệu, truyền đơncủa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở thịxã Lạng Sơn.

Qua tiếp xúc với các chiến sỹ cách mạngcủa tổ chúc Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên đã thôi thúc Hoàng Văn Thụ tìm đến vớinhững người cách mạng đang hoạt động ở khuvực biên giới Việt - Trung. Tháng Giêng năm1928, Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri đã bímật từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) sang TrungQuốc, bắt liên lạc với ông Bùi Ngọc Thành, đạidiện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênhoạt động ở khu vực Long Châu - Nam Ninh(Quảng Tây , Trung Quốc). Để đảm báo bí mậtcho việc học tập và gây dựng cơ sở quầnchúng, thời gian này, Hoàng Văn Thụ lấy bídanh là Lôi Minh Hạ, đóng vai người thợ của“Xưởng cơ khí Nam Hưng”, vừa làm công việccủa một người thợ cơ khí thực thụ, vừa thâmnhập tuyên truyền gây dựng các cơ sở quầnchúng bí mật giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Cuốinăm 1928, Anh được kết nạp vào tổ chức HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đầu năm 1929, ngoài thời gian làm việc vàhoạt động tại “Xưởng cơ khí Nam Hưng” với taynghề của một thợ cơ khí giỏi, đồng chí HoàngVăn Thụ được giới thiệu vào làm việc ở Tu giớiSở, là một cơ sở của công binh xưởng của Quốcdân Đảng ở Long Châu và thường xuyên được

cử đi sửa súng, pháo ở các đồn lính thuộc khuvực biên giới. Thông qua hoạt động thực tiễn,đồng chí Hoàng Văn Thụ đã gây dựng được mộtsố cơ sở hoạt động bí mật ở Long Châu, trongđó có cơ sở liên lạc quan trọng tại nhà ông NôngNhân Bảo ở phố Bát Bảo, thị trấn Long Châu(Trung Quốc), tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộcách mạng Việt Nam hoạt động ở khu vực LongChâu - Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc).Giữa năm 1929, trong vai một người thợ cắt tóc,đồng chí Hoàng Văn Thụ ra Nam Ninh bắt liênlạc để tìm hiểu và nắm bắt phong trào cách mạngở trong nước. Cuối năm 1929, sau một thời gianhoạt động, trải nghiệm thử thách, các đồng chíHoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong và HoàngVăn Nọn được kết nạp vào Đông Dương Cộngsản Đảng - một trong ba tổ chức tiền thân củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa Xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Namra đời. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Trungương, chi bộ Đảng vùng núi biên giới Việt –Trung được thành lập gồm các đồng chí: HoàngĐình Giong, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri,Hoàng Hồng Việt… do đồng chí Hoàng ĐìnhGiong làm Bí thư. Là một trong những đảng viênđầu tiên ở vùng miền núi Cao – Lạng, đồng chíHoàng Văn Thụ được giao nhiệm vụ chỉ đạo xâydựng, phát triển phong trào quần chúng cáchmạng tỉnh Lạng Sơn. Giữa năm 1930, đồng chíđã chỉ đạo gây dựng được 03 tổ chức quầnchúng trung kiên tại Lũng Nghịu (Trung Quốc),lan rộng tới các xóm Khưa Đa, Ma Mèo, Tà Làithuộc xã Tân Yên, châu Văn Uyên, tỉnh LạngSơn. Tại hang Áng Cúm trên dãy núi Khưa Đa,Ma Mèo, đồng chí đã tổ chức in tài liệu tuyêntruyền để giác ngộ quần chúng yêu nước.

Cuối năm 1930, những hạt giống cáchmạng của Đảng được người chiến sỹ cộng sảnHoàng Văn Thụ bắt đầu gieo mầm trên mảnhđất Xứ Lạng. Các đồng chí Mã Khánh Phương,Nông Khép Chang, Nông Khì Chay – là quầnchúng cảm tình của Đảng người Việt Nam sốngở Bằng Tường – Trung Quốc đã tích cực hỗ trợđồng chí Hoàng Văn Thụ bí mật về tổng NhânLý, châu Văn Uyên gây dựng cơ sở. Đầu tiên,đồng chí đã tuyên truyền, giác ngộ những ngườithân thích, họ hàng như: Hà Viết Thạch, Hà ViếtMy, Hà Viết Tạt, Hà Tợ Chao, Hoàng Viết Liêm,Hà Viết Kế, cụ Hà Thị Mùi (là mẹ ruột), bàHoàng Thị Dụ (là chị gái của đồng chí HoàngVăn Thụ)… Đến cuối năm 1931, đồng chíHoàng Văn Thụ đã chỉ đạo tuyên truyền, vận

4VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 5: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

động và giác ngộ, tập hợp được 10 tổ chứcquần chúng cách mạng với 30 người ở KhơLếch (Văn Uyên). Hoạt động của các tổ chứcquần chúng ở đây chủ yếu là xây dựng địa bàn,đường dây liên lạc cho hoạt động của các chiếnsỹ cách mạng Việt Nam giữa hai vùng biên giớiViệt - Trung.

Từ cuối năm 1932 đến đầu năm 1933, bằngsự hoạt động tích cực của mình, đồng chíHoàng Văn Thụ đã trực tiếp chỉ đạo các tổ chứcquần chúng trung kiên ở Khưa Lếch (TrungQuốc) và Khưa Đa, Ma Mèo, Tài Lài, xã TânYên (Văn Uyên, Lạng Sơn) tổ chức rải truyềnđơn trong các dịp kỷ niệm, nhất là trong cao tràocách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Truyền đơn cáchmạng được rải ở nhiều nơi trong tỉnh thực sự đãlàm cho kẻ thù hoang mang lo sợ. Phong tràoquần chúng cách mạng tiếp tục được phát triểntới các xã ở Văn Uyên, Thụy Hùng, Hồng Phongvà Phú Xá. Sau 3 năm tích cực xây dựng phongtrào, đến giữa năm 1933, đồng chí Hoàng VănThụ tới xã Thụy Hùng (Văn Uyên), tổ chức kếtnạp đảng viên, thành lập Chi bộ Đảng Cộng sảnđầu tiên của tỉnh Lạng Sơn do đồng chí trực tiếplàm Bí thư. Đến cuối năm 1933, Chi bộ Đảng đãchỉ đạo phát triển các tổ chức quần chúng trungkiên tại xã Nhân Lý (quê hương đồng chí HoàngVăn Thụ), từ đó phong trào cách mạng khôngngừng phát triển rộng khắp ở Văn Uyên.

2. Đồng chí Hoàng Văn Thụ với công táchuấn luyện, đào tạo cán bộ, phát triển các tổchức Đảng và lãnh đạo phong trào cáchmạng tại Lạng Sơn

Đầu năm 1934, tại hang Áng Cúm, thaymặt Trung ương Đảng, đồng chí Lê HồngPhong tuyên bố thành lập Ban cán sự Đảng tỉnhLạng Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Thụ được phâncông trực tiếp phụ trách Ban cán sự Đảng tỉnhLạng Sơn.

Từ cuối năm 1934 đến đầu năm 1935,hoảng sợ trước sự phát triển của phong tràocách mạng ở Văn Uyên, thực dân Pháp tăngcường khủng bố khốc liệt những chiến sỹ cộngsản và quần chúng trung kiên, phần lớn cán bộchủ chốt của Ban cán sự Đảng Lạng Sơn bị bắt,bị giam cầm tại các nhà tù của thực dân Pháp ởSơn La, ở Hỏa Lò (Hà Nội). Phong trào cáchmạng ở Văn Uyên tạm thời lắng xuống, songảnh hưởng của phong trào là rất lớn trong nhândân các dân tộc Lạng Sơn, tạo cơ sở quan trọngcho sự phát triển phong trào đấu tranh cáchmạng ở Lạng Sơn những năm tiếp theo.

Đầu năm 1935, ảnh hưởng của phong tràocách mạng từ Văn Uyên đã lôi cuốn quần chúngtích cực ở thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Địnhvà huyện Bắc Sơn tìm đến với tổ chức cáchmạng. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã trực tiếptuyên truyền giác ngộ và đưa nhiều quần chúngtrung kiên sang dự các lớp huấn luyện cáchmạng bí mật ở Lũng Nghịu - Long Châu (TrungQuốc) do đồng chí trực tiếp tổ chức. Các lớphuấn luyện này đã góp phần đào tạo đội ngũ cánbộ cho việc gây dựng, củng cố phong trào quầnchúng cách mạng của tỉnh Lạng Sơn và tỉnhCao Bằng.

Tại địa bàn Văn Uyên, hệ thống các trạmliên lạc bí mật cũng được khôi phục, củng cố ởcác xã Tân Yên, Thụy Hùng và Phú Xá. Cáctrạm liên lạc bí mật đã góp phần tích cực vàoviệc đưa, đón, bảo vệ an toàn, thuận lợi chomột số đại biểu ở trong nước đi dự Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức từngày 27 - 3 đến ngày 31-3-1935 tại Ma Cao(Trung Quốc).

Tháng 7 năm 1936, thông qua anh ĐườngKỳ Tân – một quần chúng yêu nước ở Bắc Sơn,đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tới Bắc Sơn để giácngộ quần chúng, gây dựng các cơ sở cáchmạng. Sau 2 tháng tích cực vận động, đồng chíđã nhanh chóng tổ chức được các cơ sở quầnchúng cách mạng ở các xã Vũ Lăng, Vũ Lễ,Hữu Vĩnh, Ngư Viễn, Vũ Sơn và Hưng Vũ (châuBắc Sơn). Ngày 25-9-1936, đồng chí HoàngVăn Thụ đã tới thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng (BắcSơn), tổ chức kết nạp đảng viên và thành lậpChi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bắc Sơn.

Đầu năm 1937, đồng chí Hoàng Văn Thụ đãtới Thông Nông (Cao Bằng) để chỉ đạo vậnđộng, tổ chức quần chúng đấu tranh công khaihợp pháp và nửa hợp pháp, đồng thời trực tiếpchỉ đạo mở một số lớp huấn luyện cán bộ ngắnngày để làm nòng cốt cho phong trào cáchmạng ở Cao Bằng. Song song với việc tăngcường chỉ đạo phong trào cách mạng ở ThôngNông (Cao Bằng), đồng chí Hoàng Văn Thụ đãthường xuyên liên hệ chỉ đạo phong trào cáchmạng ở Tràng Định (Lạng Sơn). Trước yêu cầumới của phong trào ngày càng mở rộng ở TràngĐịnh, ngày 11-4-1938, đồng chí đã tới xã PhiMỹ, Tràng Định(1) tổ chức kết nạp đảng viên,tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầutiên ở Tràng Định.

Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản ở BắcSơn và Tràng Định, cùng với những hoạt động

5VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 6: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

hiệu quả của Chi bộ Đảng Cộng sản ở Văn Uyênvà phong trào quần chúng đã đánh dấu bướctrưởng thành vững chắc của phong trào cáchmạng Lạng Sơn trong nhiều năm do đồng chíHoàng Văn Thụ dày công xây dựng và phát triển.

Từ giữa năm 1938, trước yêu cầu của tìnhhình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạnmới, đồng chí Hoàng Văn Thụ được Xứ ủy BắcKỳ phân công tăng cường chỉ đạo củng cốphong trào cách mạng ở các tỉnh Thái Nguyên,Vĩnh Yên và Hải Dương. Tháng 9-1939, thựchiện chủ trương của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc củngcố và tăng cường phong trào đấu tranh củacông nhân mỏ Quảng Ninh, đồng chí HoàngVăn Thụ đã tới mỏ Hà Lầm chắp nối, củng cốcác cơ sở trung kiên, động viên, khích lệ, xâydựng và củng cố niềm tin đấu tranh của côngnhân mỏ. Tại Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ mở rộngngày 08-9-1939, Trung ương Đảng đã cử đồngchí Hoàng Văn Thụ làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củacác cơ sở Đảng trong thời kỳ hoạt động bí mật,với cương vị Bí thư Xứ ủy, đồng chí đã đề nghịXứ ủy lập tờ báo Giải phóng làm cơ quan tuyêntruyền của Xứ ủy và đảm nhận vai trò chủ bút;với bí danh là Lý, đồng chí thường xuyên viếtnhiều bài tuyên truyền chủ trương đấu tranh củaĐảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ.

Ngay khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ(27-9-1940), đồng chí Hoàng Văn Thụ đã họpbàn với Ban Thường vụ Xứ ủy, đề ra chủtrương: Duy trì Đội du kích Bắc Sơn để làmnòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứđịa cách mạng sau này. Thống nhất với đề nghịcủa Xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị Trung ương Đảnglần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)vào tháng 11-1940 đã đề ra chủ trương và quyếtđịnh phát triển hình thức đấu tranh vũ trang,thành lập căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Tại Hộinghị này, đồng chí Hoàng Văn Thụ được cử vàoBan Thường vụ Trung ương lâm thời, đượcTrung ương giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạothành lập căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

Cuối tháng 12-1940, đồng chí Hoàng VănThụ được Ban Thường vụ Trung ương Đảnggiao nhiệm vụ quan trọng đi Tĩnh Tây (TrungQuốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để bàn việctổ chức thống nhất lực lượng cách mạng trongvà ngoài nước; đồng thời xin chỉ thị của Ngườivề việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị Trung ươnglần thứ 8 - Đây là lần đầu tiên đồng chí HoàngVăn Thụ được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Sau khi nhận nhiệm vụ, đồng chí đã liên lạc vớiTỉnh ủy Cao Bằng để chuẩn bị địa điểm tổ chứchội nghị.

Cuối tháng 02-1941, trên đường đi dự Hộinghị Trung ương lần thứ 8 tại Pác Bó (CaoBằng), đồng chí Hoàng Văn Thụ và các đồng chílãnh đạo Trung ương đã làm việc với Ban chỉhuy Đội du kích Bắc Sơn tại Khuổi Nọi, Vũ Lễ(Bắc Sơn) và thông báo chủ trương của Đảngvề việc phát triển Đội du kích Bắc Sơn làm nòngcốt cho phát triển lực lượng vũ trang cách mạng,cử đồng chí Lương Văn Tri, Ủy viên BanThường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ làm Chỉ huy trưởngĐội Cứu quốc quân.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tổ chứcở Pắc Bó, Cao Bằng từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ được bầu vàoBan Thường vụ Trung ương Đảng, đặc tráchcông tác công vận và binh vận của Đảng. Trêncương vị và nhiệm vụ được phân công phụtrách, từ cuối năm 1941, đồng chí Hoàng VănThụ đã thường xuyên tới các thành phố lớn: HàNội, Hải Phòng, Nam Định… trực tiếp chỉ đạocông tác tuyên truyền, vận động, tập hợp lựclượng cách mạng trong công nhân, binh lính yêunước ủng hộ cách mạng.

3. Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Ngườichiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất

Giữa lúc phong trào cách mạng cả nướcđang có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày25-8-1943, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã bị giặcPháp bắt tại ngõ Nam Diệm, khu Tám Mái, HàNội. Biết đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảngta, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã ra lệnh choSở Mật thám Bắc Kỳ bằng mọi cách bắt đồngchí phải khai ra cơ quan lãnh đạo Trung ươngcủa Đảng ta. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủđoạn dụ dỗ, mua chuộc và tra tấn dã man hòngkhuất phục ý chí cách mạng của người chiến sỹcộng sản. Vượt lên mọi cực hình dã man vànhững thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, đồng chíHoàng Văn Thụ đã nêu cao khí tiết của ngườichiến sỹ cộng sản gang thép không chịu khuấtphục. Đồng chí đã biến nhà tù của thực dânthành trường học cách mạng lớn, thành nơi rènluyện và thử thách cho ý chí cách mạng củanhững người cộng sản.

Không khuất phục nổi người chiến sỹ cộngsản Hoàng Văn Thụ, tháng Giêng năm 1944,thực dân Pháp cho mở phiên tòa để xử tội đốivới đồng chí Hoàng Văn Thụ. Tại phiên tòa,chúng còn cho một số anh em tù chính trị của ta

6VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 7: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

tới dự, hòng gây áp lực đánh vào tinh thần củacác đồng chí của ta đang bị giam cầm tại nhà tùHỏa Lò, Hà Nội.

Trong những ngày bị thực dân Pháp giamcầm, tra tấn dã man tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội),với ý chí cách mạng kiên cường, với khí pháchcủa người chiến sỹ cộng sản và tinh thần lạcquan luôn tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệpcách mạng, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã viết bàithơ “Nhắn bạn” rất nổi tiếng, nhắn nhủ, cổ vũđồng bào, đồng chí hăng hái chiến đấu để giànhlấy độc lập tự do:

“Việc nước xưa nay có bại thànhMiễn sao giữ trọn được thanh danhPhục thù chí lớn không hề nảnNgọc nát còn hơn giữ ngói lành.Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểmChí còn theo dõi buổi tung hoànhBạn hỡi gần xa hăng chiến đấuTrước, sau xin giữ tấm lòng thành”.Rạng sáng ngày 24-5-1944, kẻ thù đã sát

hại đồng chí tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội).Trước mặt kẻ thù, đồng chí Hoàng Văn Thụ đãnói những lời đanh thép: “Trong cuộc đấu tranhsinh tử giữa chúng tôi, những người mất nướcvà các ông những kẻ cướp nước, sự hy sinhcủa những người như tôi là sự dĩ nhiên, chỉ biếtrằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng”. Khi tên cốđạo hỏi: “Anh có muốn rửa tội không?” đồng chíHoàng Văn Thụ đã ôn tồn trả lời: “Xin cảm ơn.Chúng tôi, những người làm cách mạng cứunước không có gì mà có tội. Chỉ bọn người đicướp nước mới thực sự là có tội”.

Trong tư thế của một người chiến thắng,trước lúc hy sinh, trong giờ phút vĩnh biệt đồngbào, đồng chí của mình, đồng chí đã hô vangnhững lời bất từ làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ:

Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!Việt Nam độc lập muôn năm!Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã hy sinh anh

dũng trong niềm tiếc thương vô hạn của toànĐảng và toàn dân ta. Tuổi thanh xuân và cuộcđời đấu tranh cách mạng sôi nổi, đầy nhiệt huyếtcủa người chiến sỹ cộng sản Hoàng Văn Thụ đãtrở thành bài ca cách mạng âm vang về tinhthần đấu tranh bất khuất của các thế hệ cáchmạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giảiphóng dân tộc. Suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của mình, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã có

những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cáchmạng của Đảng, của dân tộc và của phong tràocách mạng tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Dù ở cươngvị nào đồng chí cũng đem hết tài năng và nghịlực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng giaophó. Với tư chất của một cán bộ lãnh đạo năngđộng, sáng tạo, trong cuộc đời hoạt động cáchmạng sôi nổi và nhiệt thành của mình, đồng chíHoàng Văn Thụ đã có những đóng góp quantrọng, có tính chất quyết định tới thắng lợi củađường lối lãnh đạo của Đảng, của cách mạngViệt Nam. Đồng chí để lại cho chúng ta nhữngbài học quý báu về đoàn kết, tinh thần tự phêbình và phê bình trong Đảng, tình cảm thân ái,hòa đồng giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân,những bài học kinh nghiệm lớn trong việc thuyếtphục và vận động quần chúng, bài học trongcông tác dân vận và binh vận. Đối với quêhương Lạng Sơn, đồng chí đã có nhiều công laotrong việc thành lập các tổ chức quần chúngcách mạng, huấn luyện, đào tạo cán bộ, pháttriển các tổ chức Đảng và lãnh đạo phong tràocách mạng Lạng Sơn ngày càng phát triển,giành được nhiều thắng lợi, cùng hòa chungtrong thắng lợi lớn của dân tộc trong công cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủnghĩa xã hội.

Ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, những cốnghiến lớn lao, phẩm chất đạo đức cách mạng củađồng chí Hoàng Văn Thụ, Đảng bộ, chính quyềnvà nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn tràn đầyniềm tự hào và lòng biết ơn đồng chí cũng nhưcác anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ và nhândân các dân tộc Lạng Sơn đã và đang phát huynhững thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, đẩymạnh công cuộc đổi mới toàn diện, nâng caohơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhândân, thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảngbộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

* Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chíHoàng Văn Thụ - Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểucủa Đảng, người con ưu tú của quê hương LạngSơn” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;Tỉnh ủy Lạng Sơn; Ban Tuyên giáo Trung ương tổchức nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồngchí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 – 4/11/2019).(1) Nay là xã Tri Phương, huyện Tràng Định

7VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 8: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Những năm qua Đảng, Nhà nước tađã có nhiều chủ trương, chính sáchdành cho lĩnh vực văn học nghệ

thuật; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đã dành nhiềusự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của văn học nghệthuật. Hòa cùng sự phát triển của nền vănhọc, nghệ thuật cả nước, văn học nghệ thuậtLạng Sơn đã kế thừa và phát huy chủ nghĩayêu nước và nhân văn, gắn bó sâu sắc vớisự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhândân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, cổ vũ nhiệttình cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,

giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm ổnđịnh an ninh trật tự và an sinh xã hội.

Ra đời từ năm 1995, Giải thưởng vănhọc nghệ thuật mang tên đồng chí HoàngVăn Thụ là giải thưởng cao quý nhất của tỉnhLạng Sơn dành cho lĩnh vực văn học nghệthuật nhằm ghi nhận, động viên, khuyếnkhích các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh cónhững tác phẩm, công trình văn học nghệthuật có giá trị sâu sắc về nội dung, tưtưởng, hình thức nghệ thuật, sáng tác vềvùng đất, con người Lạng Sơn trong sựnghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thời kỳđổi mới. Sau này, Giải thưởng được thống

8VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬTHoàNG VĂN THụ LẦN THỨ V

TÔN VINH NHỮNG GIÁ TRỊ SÁNG TẠOĐồng chí DƯƠNG XUÂN HUYÊN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xétGiải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ V - năm 2019

Đồng chí Dương Xuân Huyên,Phó Chủ tịch UBND tỉnh;Trưởng Ban chỉ đạo tổ chứccác ngày kỷ niệm, các sự kiệnquan trọng của tỉnh Lạng Sơntrong năm 2019 - 2020 phátbiểu khai mạc tại Lễ traoGiải thưởng.

Ảnh:

HOÀNG THANH HUYỀN

Page 9: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

nhất tổ chức định kỳ 5 năm một lần, nhân dịpkỷ niệm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ.Giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng VănThụ lần thứ V được xét tặng đúng vào dịptoàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnhLạng Sơn tổ chức các hoạt động thiết thựckỷ niệm 110 năm ngày sinh Đồng chí HoàngVăn Thụ - người chiến sĩ cộng sản kiêntrung, bất khuất, người con ưu tú của nhândân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.

Giải thưởng văn học nghệ thuật HoàngVăn Thụ lần thứ V là Giải thưởng tôn vinhcác tác phẩm văn học nghệ thuật sáng táctrong giai đoạn từ tháng 9 năm 2014 đếntháng 8 năm 2019. Sau thời gian thông báoThể lệ Giải thưởng theo quy định, cơ quanthường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dântỉnh tổ chức xét Giải thưởng văn học nghệthuật Hoàng Văn Thụ là Hội Văn học Nghệthuật tỉnh Lạng Sơn đã nhận được 143 tácphẩm thuộc 6 loại hình văn học nghệ thuậtcủa 66 tác giả, nhóm tác giả trong và ngoàitỉnh gửi tham dự Giải thưởng. Hội đồng xétGiải thưởng Văn học nghệ thuật Hoàng VănThụ đã thành lập các Tiểu ban thẩm định cáctác phẩm tham gia xét Giải thưởng văn họcnghệ Hoàng Văn Thụ gồm các nhà văn, nhàthơ, nhà nghiên cứu - lý luận - phê bình,nghệ sĩ, họa sĩ và nhạc sĩ là những người cóuy tín nghề nghiệp, am hiểu về lĩnh vực vănhọc nghệ thuật ở trung ương. Căn cứ vàokết quả thẩm định của các Tiểu ban thẩmđịnh, Hội đồng xét Giải thưởng Văn họcnghệ thuật Hoàng Văn Thụ đã thống nhất đềnghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh côngnhận và tặng Giải thưởng văn học nghệthuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V cho 36 tácgiả có 36 tác phẩm, công trình sáng tácthuộc các loại hình nghệ thuật: Văn xuôi,Thơ, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Nghiêncứu - lý luận phê bình - văn nghệ dân gian,gồm 5 giải A, 12 giải B và 19 giải C. Thay mặtlãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, tôi nhiệt liệtbiểu dương, chúc mừng các tác giả, thân

nhân các tác giả có tác phẩm, công trìnhđược trao tặng Giải thưởng văn học nghệthuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V.

Giải thưởng lần này quy tụ được lựclượng văn nghệ sĩ của tỉnh với nhiều tácphẩm có nội dung tư tưởng tốt, mang đậmbản sắc văn hóa dân tộc, phản ảnh chânthực đời sống con người, quê hương trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nhìn chung những tác phẩm tham dự giải vàđoạt giải là những tác phẩm tiêu biểu củamỗi tác giả, đây đều là những tác phẩmđược chính thức công bố ở các nhà xuấtbản, các hội diễn, các cuộc trưng bày, triểnlãm của địa phương, khu vực và của cảnước. Trong số này, có những tác phẩmtừng đoạt giải thưởng quan trọng, uy tíntrong các cuộc thi, các cuộc vận động sángtác văn học, nghệ thuật của tỉnh, của khuvực, của quốc gia và quốc tế, đã được côngchúng thừa nhận và yêu mến. Các tác phẩmđoạt giải ở 6 chuyên ngành là những sángtạo nghệ thuật chân thực, nghiêm túc với chủđề tư tưởng mang tính dân tộc, nhân văn,tính giáo dục sâu sắc, phù hợp với chủtrương, đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, cáctác phẩm còn thể hiện tính chuyên nghiệp,sự lao động nghệ thuật tâm huyết, cần cù,sáng tạo của các tác giả. Đặc biệt trong sốcác tác giả đoạt giải lần này có sự xuất hiệncủa nhiều gương mặt trẻ, là tín hiệu đángmừng về tiềm năng sáng tạo trong đội ngũvăn nghệ sĩ tỉnh nhà. Một số tác giả cao tuổi,đã có quá trình cống hiến lâu dài, vẫn miệtmài sáng tác, tham gia và được tặng Giảithưởng trong đợt xét tặng lần này là nhữngnỗ lực rất đáng trân trọng và hoan nghênh.

Với lợi thế là một tỉnh miền núi biên giới,Lạng Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiềudanh lam thắng cảnh hấp dẫn như: ĐộngTam Thanh, Nhị Thanh, núi Tô Thị, khu dulịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổitiếng với nhiều địa danh lịch sử như: Ải Mục

9VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 10: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Nam Quan, Ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đãbao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quânxâm lược trong suốt tiến trình dựng nước vàgiữ nước. Đặc biệt, Chính phủ đã phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịchQuốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn với mụctiêu phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịchMẫu Sơn đáp ứng được các tiêu chí và trởthành khu du lịch quốc gia với sản phẩm dulịch đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng núi, dulịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái củavùng trung du miền núi phía Bắc Bộ và cảnước. Lạng Sơn cũng là nơi hội tụ những nétvăn hóa độc đáo của nhiều dân tộc vớinhững tập quán sinh hoạt, phong tục, lễ hội,những món ăn truyền thống, những làn điệudân ca độc đáo như hát then (Tày, Nùng),pựt, hát sli sloong hàu, sình làng (Nùng), hátlượn slương (Tày), cỏ lẩu, đồng dao, hátquan lang… say đắm lòng người.

Phát huy những lợi thế đó, tỉnh LạngSơn chủ trương tiếp tục thực hiện mục tiêuxây dựng một nền văn hóa, văn học nghệthuật tiên tiến, hiện đại, giàu tính nhân văn,nhân ái, giàu bản sắc dân tộc, góp phần địnhhướng xã hội phát triển lành mạnh và hìnhthành con người mới với những phẩm chấtcao đẹp, hướng đến chân - thiện - mỹ. Đểthực hiện được những mục tiêu đó, đội ngũvăn nghệ sĩ, đặc biệt là lực lượng sáng tácphải là những chiến sĩ xung kích, đi đầutrong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cổ vũ,động viên phát triển kinh tế - xã hội, làm giàuthêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhândân, làm tăng thêm giá trị các di sản văn hóacủa tỉnh Lạng Sơn. Đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnhnhà cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiệncó hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng,Nhà nước về văn học nghệ thuật, trọng tâmlà Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị(Khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triểnvăn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nghịquyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và

phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn khóa VIII (nhiệmkỳ 2018 - 2023) cần tiếp tục là bộ phận nòngcốt trong công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ vănnghệ sĩ, chăm lo xây dựng, phát triển Hộingày càng vững mạnh. Cụ thể trước mắt,cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:Tổ chức tốt các hoạt động sáng tạo văn họcnghệ thuật, tạo môi trường sáng tác tích cực,lành mạnh, hiệu quả, phấn đấu có nhiều tácphẩm có chất lượng cao; Phát hiện, biểudương kịp thời những tác giả, tác phẩm vănhọc nghệ thuật có giá trị, làm tốt công tác sơkết, tổng kết, thi đua khen thưởng; Tích cựctổ chức các hoạt động quảng bá, đưa các tácphẩm có giá trị đến với công chúng để vănhóa, văn nghệ thực sự có sức sống và chỗđứng xứng đáng trong xã hội; Phối hợp chặtchẽ, tranh thủ sự giúp đỡ của Ủy ban toànquốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuậtViệt Nam và các Hội Văn học nghệ thuậtchuyên ngành trung ương; Đẩy mạnh việcphối kết hợp với các cấp, các ban ngànhđoàn thể để đưa hoạt động văn hóa vănnghệ lan tỏa hơn, mạnh mẽ hơn, phục vụcuộc sống, đấu tranh chống lại biểu hiện tiêucực, chống âm mưu, hoạt động “diễn biếnhòa bình” trên mặt trận tư tưởng văn hóa củacác thế lực thù địch đồng thời tăng cườnggiao lưu học hỏi, phối hợp có hiệu quả vớicác tỉnh, thành phố trong khu vực, cả nướcvà quốc tế; Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân tỉnhvề chế độ, cơ chế, chính sách khuyến khíchđối với các văn nghệ sĩ có nhiều công laocống hiến, có tác phẩm chất lượng cao;Tham mưu, đề xuất với tỉnh những biệnpháp nâng cao chất lượng hoạt động sángtạo văn học nghệ thuật gắn với việc bảo tồn,phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc.

10VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 11: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Theo lời hẹn, tôi cùngông Nông Ngọc Thới,Giám đốc Ngân hàng

Nhà nước tỉnh Lạng Sơn vềthăm quê ông Bế Trình vàomột ngày giữa hè, đúng dịptết mồng 5 tháng 5 âm lịch.Ông Bế Trình quê ở bản NàHan, xã Tri Phương, huyệnTràng Định, một địa danhgắn liền với sự ra đời Chibộ Đảng Cộng sản đầu tiêncủa huyện Tràng Định vàcũng là Chi bộ thứ ba củatỉnh Lạng Sơn (sau Chi bộThụy Hùng huyện VănUyên và Chi bộ Vũ Lănghuyện Bắc Sơn) do đồngchí Hoàng Văn Thụ trựctiếp tuyên truyền, tổ chức,tuyên bố thành lập từnhững năm ba mươi củathế kỷ XX.

Biết có khách đến, ôngHoàng Văn Bồng, nguyênPhó Chủ tịch Hội Cựu chiếnbinh huyện Tràng Định, hiệnlà Chủ tịch Hội Cựu chiếnbinh xã Tri Phương nhà gầnđó cũng sang chơi. ÔngBồng tính tình xởi lởi, vui vẻlà con trai của đồng chíHoàng Kim Sơn - một trongbẩy đảng viên đầu tiên củachi bộ xã Phi Mỹ (nay là xãTri Phương, huyện TràngĐịnh) do đồng chí HoàngVăn Thụ trực tiếp giác ngộ,kết nạp. Ông gần bẩy mươituổi nhưng vẫn khỏe mạnhvà minh mẫn.

11VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

NGÔI NHÀ TỪNG NUÔI GIẤUĐỒNG CHÍ HOÀNG VĂN THỤ

Ký của HỮU SƠN

Bằng có công với nước của gia đình cụ Bế Thị Thiềm

Chúng tôi ngồi uống nước, trò chuyện trong căn nhà hai tầngrộng rãi, thoáng mát của gia đình ông Bế Trình. Ông Bồng nói:

- Nơi chúng ta đang ngồi đây là ngôi nhà do gia đình chú Bế Trìnhmới xây dựng được vài năm nay. Trước đây gia đình ở ngôi nhà sànbên kia. Đó chính là ngôi nhà đã từng cưu mang, nuôi giấu đồng chíHoàng Văn Thụ và nhiều cán bộ lãnh đạo tiền bối khác của Đảng từnhững ngày cách mạng còn hoạt động bí mật.

Theo hướng tay ông Bồng chỉ, chúng tôi thấy một ngôi nhà sànba gian, tường xây gạch, lợp ngói âm dương nay đã rêu phong, népmình dưới chân núi đá. Chúng tôi thực sự ngỡ ngàng và mừng vuikhó tả vì đến nay tại nơi đây vẫn còn lưu giữ được ngôi nhà có nhiềukỷ niệm lịch sử này. Đó là ngôi nhà sàn của cụ Bế Văn Ca và Bế ThịThiềm - những người đã từng nuôi giấu đồng chí Hoàng Văn Thụngay từ những ngày đầu đồng chí về hoạt động cách mạng tại xã PhiMỹ và nhiều cán bộ cách mạng tiền bối khác.

Ông Bế Trình là cháu đích tôn của cụ Bế Văn Ca và Bế ThịThiềm cho chúng tôi biết: Vào khoảng những năm 1937 - 1938, đồngchí Hoàng Văn Thụ về xã Phi Mỹ (nay là xã Tri Phương, huyện TràngĐịnh) tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhân dân ở đây. Trong

Page 12: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

một lần cụ Bế Văn Ca đi Lủng Khẩu (dưới chânhang Cốc Mười) lấy cây về làm sân rơm chứarơm tích trữ cho trâu ăn qua mùa đông. Khi đãlấy đủ cây, bó xong, cụ ngồi nghỉ, giở gói cơmnắm ra chuẩn bị ăn “lèng”, ngoảnh lại thấy mộtthanh niên đứng ngay đằng sau lễ phép nóibằng tiếng Tày:

- Cháu chào ông! Cụ ông Bế Văn Ca nhìn người thanh niên

từ đầu đến chân, rồi hỏi: - Mày là thằng nào? Mày không phải người

ở đây!- Dạ! Cháu ở rất xa, về sống ở đây.- Thế mày về đây làm gì?- Dạ, làm Cách mạng.- Làm “Cách mạng” là làm cái gì?Người thanh niên giải thích:- Là vận động các ông, các bà cùng vùng

lên đánh duổi giặc Tây về nước để dân ta đượcđộc lập, tự do làm ăn, sung sướng, không bịbóc lột.

- Thế mày về đây lâu chưa?- Mới về đây được khoảng nửa tháng thôi.- Thế mày ăn bằng cái gì?- Không có gì ăn cả, đói lắm. Con đào củ

mài ăn thôi, cả quả mác nạng, mác chả... ởtrên núi.

- Hấy dà! - Ông nhìn người thanh niên, áingại - Đây, tao có nắm cơm lèng đây, mày ăn đi.

Người thanh niên ngồi xuống ăn tự nhiên,vừa ăn vừa nói chuyện. Cụ ông bảo:

- Tao biết như thế này rồi thì ngày mai taođi hái cây tiếp, tao sẽ mang cơm cho.

Hôm ấy, ông về nhưng chưa nói gì với bàmà còn giả vờ mắng bà:

- Hôm nay bà gói cơm cho tôi đi ít quá, ăncòn đói lắm.

Bà bảo:- Ông này buồn cười thật, "kin lèng" thì sao

mà nắm to? Thôi được, ngày mai tôi nắm chogói to hơn!

Hôm sau bà nắm một bọc cơm to cho vàotúi dết, ông mang đi rừng.

Đến giờ, anh thanh niên nọ lại xuống.Ông bảo:

- Hôm nay tao nắm nhiều cơm, mày ăn đi.Ăn ngay hay mang lên hang tí ăn cũng được.

Hai người ngồi nói chuyện. Anh thanh niêncho cụ ông biết ngoài anh còn một số “đồng chícách mạng” nữa cũng hoạt động quanh đây. Cụông ngẫm nghĩ rồi bảo:

- Thế này không ổn! Tao hái cây làm sànrơm xong rồi, mà cứ vào rừng mãi thì người tasẽ nghi ngờ, dễ bị lộ... Dạo này bọn lý trưởng,chánh tổng ở đây hay săm soi lắm. Ngày mailấy lý do hái cây chưa đủ, tao vẫn vào đây mộthôm nữa, mang cơm vào cho mày và mang cảgạo để mày tự nấu mà ăn!

Hôm sau, cụ ông lại gói nắm cơm to vàmang theo khá nhiều gạo. Nhưng ở nhà khi bàlấy gạo nấu cơm, thấy “théc” (chum sành) gạobị vơi, bà nghi ông mang gạo đi đổi rượu. Khi cụông đi hái cây về, cụ bà kéo tay chỉ vào théc gạobảo:

- Lạo ké trộm gạo đem đi đâu? Lấy đi đổirượu phải không?

Cụ ông gãi đầu, gãi tai, buộc phải nói thật:- Mấy hôm nay tao đi lấy cây, gặp mấy

thằng nó ở xa lắm về đây làm cách mạng, taolấy đi cho chúng nó ăn.

Cụ bà bảo:- Làm cách mạng là làm thế nào? Cụ ông giải thích làm cách mạng như người

thanh niên đã nói. Cụ bà bảo:- Thế tại sao ông không bảo tôi trước, lại cứ

dấm dấm, dúi dúi?- Tôi bảo lại sợ bà mắng!Cụ bà bảo:- Nó đi làm cách mạng thì mình phải nuôi

nó chứ! Nhưng nếu đi xuống nhà theo conđường mọi người vẫn đi thì vừa xa, vừa dễ bịlộ. Nhà mình ở sát núi đá. Bảo nó đến bữa, mentheo núi, rồi bám gốc cây si ấy mà xuống, vàonhà ăn, ta tiếp tế cho!

“Ờ, thế mà mình không nghĩ ra!” ông lẩmbẩm. Được lời như cởi tấm lòng, ông lên bànvới người “thanh niên cách mạng”, chỉ đườngđi, lối xuống nhà, hẹn ám hiệu cẩn thận.

Từ hôm ấy và những ngày sau, cứ đến bữalà anh Hoàng Văn Thụ lại lần theo núi xuống nhàăn. Ban đầu chỉ có Hoàng Văn Thụ, sau cònnhiều “người đồng chí” nữa cùng xuống. Nhấtlà dịp có nhiều cán bộ từ dưới xuôi lên đi Cao

12VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 13: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Bằng họp Hội nghị Trung ương 8(tháng 5 năm 1941) rồi trở về qua đâygia đình ông bà đều đón tiếp, cưumang. Lúc đó, hai cụ chỉ biết HoàngVăn Thụ là cán bộ “to” nhất vì nói gì aicũng nghe theo. Sau này hai cụ mớibiết những người đã đến ăn ở nhàmình là những cán bộ cao cấp củaĐảng như các đồng chí Trường Chinh,Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên,Hoàng Văn Hoan, Hoàng Minh Thảo,Chu Văn Tấn, Lê Dục Tôn, Bế ChấnHưng... nhiều người từng đi lại nhiềulần, hoạt động ở đây rất lâu.

Ngôi nhà của hai cụ Bế Văn Ca vàBế Thị Thiềm nằm dưới chân núi NàHan, xung quanh có hàng rào tre dàyđặc để chống trộm, cướp, từ ngoàinhìn vào không biết bên trong có gì vàkhông ai có thể chui vào được. Nhà chỉmở một lối vào phía đằng trước. Hằngngày đến bữa, các đồng chí cáchmạng xuống ăn cơm, cụ bà thường bắtngồi ăn trong buồng của bà. Nếu có aivào nhà phía trong im lặng nên cũngkhông hề hay biết gì. Bữa tối ngồi ănkhông được thắp đèn. Nhưng cứ ăntrong buồng mãi cũng bí, khó chịu, cókhi các anh ra sàn nhà ngồi ăn chothoáng. Lần ấy, mấy anh em đang ngồiăn thì bất chợt lão trưởng thôn đến.Hai bên đều bất ngờ, trố mắt nhìnnhau, chào nhau cái rồi lão trưởngthôn quay ngoắt về luôn.

Cụ ông mới bảo ông Bế Văn Bính: - Tao đã bảo rồi, chúng mày không

nghe. Bây giờ bị lộ rồi đấy, làm thế nàothì làm!

Ông Bính nhanh ý nhảy xuốngphía sau, chặn đường trưởng thôn, rútsúng cảnh cáo:

- Tao cấm không được nói cho aibiết. Kể từ giờ phút này, cái nhà này bịlàm sao, tao thay mặt cách mạng xửtử mày đấy!

Trưởng thôn mặt tái xanh, run lậpcập nói: “Không... không có gì đâu!”

Sau đó cũng không có chuyện gìxảy ra. Nhưng từ ấy, những ngườixuống ăn cơm đều tuân thủ nghiêm

13VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Ngôi nhà sàn của cụ Bế Văn Ca và Bế Thị Thiềm

ngặt quy định là ngồi ăn ở trong buồng. Bên ngoài có haingười con của hai cụ là Bế Thị Ngôi, Bế Thị Nang canhgác. Từ nhà sàn, nhìn ra cửa, có ai đến đều biết.

Hai cụ Bế Văn Ca và Bế Thị Thiềm có năm người con:Bế Văn Tành sinh năm 1914, Bế Thị Đâu sinh năm 1917,Bế Thị Ngôi sinh năm 1921, Bế Văn Châm sinh năm 1923và Bế Thị Nang sinh năm 1929. Bế Văn Tành được bố mẹcho đi học ở trường Tiểu học Thất Khê. Tành học giỏi cótiếng và sớm giác ngộ cách mạng, tích cực vận độngngười dân ở Tràng Định thành lập các Hội Tương tế, HộiÁi hữu... đoàn kết giúp đỡ nhau. Chính gia đình ông NôngVăn Thới ở xã Đoàn Kết còn được ông Tành đến tuyêntruyền vận động cách mạng, gia đình vẫn nhớ mãi. Nhưngkhi đó, chỉ biết ông Tành là người cùng huyện, còn ở xãnào, thì gần đây nghe ông Bế Trình nói mới biết. Năm1933, trong một lần ông Tành tổ chức lực lượng rải truyềnđơn, cắm cờ búa liềm lên nóc trụ sở quan Tây ở thị trấnThất Khê bị bại lộ, ông bị địch bắt, kết án tù khổ sai, đưađi giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Ở nhà gia đình bịđịch hành hạ đủ kiểu, ngôi nhà sàn làm bằng gỗ nghiến bị

Page 14: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

chúng đốt. Hai cụ bị địch bắt lên trại Đoỏng Én(xã Hoàng Đồng, Cao Lộc) quản thúc cùng vớinhững người tham gia cách mạng khác trongtỉnh. Ông Tành sau đó bị đày lên Sơn La, giamcùng phòng phạm nhân chính trị Đặng XuânKhu (Trường Chinh), Nguyễn Lương Bằng...Nhờ phong trào Mặt trận Bình dân Pháp (năm1936 - 1939) đòi thả phạm nhân chính trị, năm1937 ông Tành được thả về. Sau khi trở về vì bịđịch tra tấn rất dã man, mắc nhiều bệnh tật, giađình hết sức chạy chữa nhưng ông Tành khôngqua khỏi. Trong đám tang của Bế Văn Tành,đồng chí Bế Văn Bính (Bí thư chi bộ bí mật) đọcđiếu văn truy điệu và đã biến đám tang thànhcuộc biểu tình rầm rộ phản đối quân thù.

Bà Bế Thị Ngôi là con gái thứ ba của hai cụ.Bà thường giúp mẹ những việc cơm nước phụcvụ và canh gác khi các cán bộ xuống nhà ăncơm rồi được Hoàng Văn Thụ giao cho nhiệmvụ làm liên lạc, đem những tài liệu từ đây xuốngHà Đông và ngược lại lấy những tài liệu củaĐảng từ Hà Đông lên Phi Mỹ in thạch, in roneorồi chuyển về xuôi. Hang Cốc Mười, Lủng Khẩulà cơ sở in của Trung ương Đảng, của đồng chíHoàng Văn Thụ một thời. Ban đầu, đồng chíHoàng Văn Thụ giao cho Bế Văn Bính, Bí thưchi bộ đưa tài liệu đi. Sau đó, hai người vậnđộng bà Ngôi: “Chị đi với chúng tôi, tài liệu thìbuộc như thế này... thế này...”. Bà Ngôi đồng ý,lần đầu bà đi cùng Bế Văn Bính xuống đến NaSầm (Văn Uyên) thì đi bằng thuyền (“pây lừa”).Ngày ấy, con sông Kỳ Cùng còn nhiều nước, cóthể đi thuyền ngược đến tận Na Sầm. Nếukhông đi thuyền thì đi xe ngựa cũng đến đượcNa Sầm rồi theo tầu hỏa về xuôi. Lúc ấy, NaSầm là ga đầu của tuyến đường sắt Na Sầm -Hà Nội. Lên tầu, ông Bính ngồi ở đầu toa, bàNgôi ngồi cuối toa nhưng vẫn theo dõi sát nhau.Đến Hà Nội xuống tầu, hai người đi lắt léo đánhlạc hướng phòng có kẻ địch theo dõi rồi đến HàĐông, tìm cơ sở giao nhận tài liệu. Sau lần đó,bà Ngôi tự đi một mình. Cứ như thế, bà làm liênlạc chuyển được nhiều tài liệu bí mật của Đảngtừ đây về xuôi và từ dưới xuôi lên đây. Mỗi khiđi lại, bà phải mặc bộ quần áo dân tộc Tày, thắtlưng, vấn khăn, đeo vòng cổ, khoác tay nải lịchsự để đánh lạc hướng, người khác khỏi nghingờ. Tài liệu quan trọng được bà quấn vào cái“sảy ngang” buộc quanh mình. Khi về, bà lấytrầu cau nói là đi mua trầu cau về bán để chemắt địch. Lần đầu đi một mình, bà hồi hộp, lo

lắng, nhưng sau cũng quen, hơn nữa là phụ nữngười dân tộc, mặc quần áo dân tộc, xách cáitay nải nên ít người nghi ngờ để ý. Những ngườitrong làng thấy bà đi Hà Nội nhiều lần liền xì xàobàn tán, nói những lời rất không hay. Bà Ngôiuất ức, cả nhà bực mình với làng xóm nhưngvẫn phải nuốt giận, lặng thinh, không một lờithanh minh.

Ông Bế Trình cho biết, bà nội ông, cụ Bế ThịThiềm nói rằng gia đình đã nuôi giấu cán bộcách mạng từ những năm đầu đồng chí HoàngVăn Thụ đến xã Phi Mỹ hoạt động (1937 - 1938)đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau đó,năm 1947 giặc Pháp chiếm đóng Lạng Sơn,chiếm đóng Tràng Định, cán bộ cách mạng vẫndựa vào cơ sở cũ để hoạt động. Đánh hơi thấygia đình cụ nuôi giấu cán bộ, cuối năm 1947,ngôi nhà của hai cụ bị giặc đốt lần thứ hai. Saulần ấy, gia đình tích cóp, làm lại nhà, quyết tâmxây bằng gạch như chúng ta còn thấy để nếu kẻđịch có đốt phá cũng khó cháy và dễ làm lại.Năm 1950, Lạng Sơn, Tràng Định được giảiphóng nhưng cả nước vẫn phải kháng chiếnchống Pháp, đến năm 1954 giải phóng ĐiệnBiên hòa bình mới lập lại. Tổng cộng gia đình haicụ đã nuôi giấu cán bộ cách mạng đến mười lămnăm. Nhà hai cụ có 6,6 mẫu ruộng cấy hai vụ vàcó hai con trâu khỏe để cày bừa nhưng vẫn phảithuê người về cày cấy cho kịp thời vụ. Làm đượcbao nhiêu thóc lúa đều để dùng, không đượcbán mà còn phải mua thêm nhiều thóc gạo đểnuôi cán bộ hoạt động. Không những ăn tại nhà,nhiều người còn lấy gạo đi theo.

Thời kỳ cải cách ruộng đất, thấy nhà hai cụcó hơn 6 mẫu ruộng, đội cải cách đã quy giađình là địa chủ và đem ra đấu tố. Tuy nhiên sauđó ông trưởng đoàn công tác về Trung ươngbáo cáo. Ông Trường Chinh lệnh lên là "Cấmchỉ, không được đấu tố các cụ. Trường hợp đó,nếu có gì thì là địa chủ yêu nước chứ khôngphải địa chủ phản động”. Lúc đó nhiều ngườimới biết hai cụ là người có công với cách mạng.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, các đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn nhớ đến cônglao của gia đình đối với cách mạng. Trong mộtlần cụ bà được đón về Hà Nội, đồng chí TrườngChinh hỏi thăm ông Bế Văn Tành, người cùngbị tù ở nhà tù Sơn La năm xưa mới biết đó chínhlà con trai của bà đã hi sinh nên càng yêu quýgia đình hơn. Những năm 1960 - 1964, cứ vàodịp Tết Độc lập mồng 2 tháng 9, năm nào Trung

14VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 15: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

ương, tỉnh cũng đưa xe tới đón cụ bà về Hà Nộidự lễ kỷ niệm. Đầu tiên là ông Nguyễn LươngBằng về thăm trực tiếp, đem quà về tặng.Những năm sau, năm nào cũng có quà, thườnggồm hai mét vải lụa Hà Đông, hai mét vải xanhsĩ lâm Trung Quốc để may quần áo cùng vớibánh Trung thu. Chỉ từ năm 1965, khi chiếntranh phá hoại của giặc Mỹ lan rộng mới khôngđón được các cụ về Hà Nội.

Khi Nhà nước có chính sách khen thưởngnhững người có công với cách mạng, gia đìnhcụ Bế Văn Ca và Bế Thị Thiềm đã được ghinhận công lao và khen thưởng xứng đáng. ÔngBế Trình dẫn chúng tôi lên tầng hai ngôi nhà,giữa trung tâm trang trọng là ban thờ gia tiên vớinhững bát hương và ba tấm chân dung khảmtrên đá. Đó là chân dung cụ ông với dòng chữ:“Cụ Bế Văn Ca mất ngày 20 tháng 4 (âm lịch)năm 1962” và cụ bà “Bế Thị Thiềm mất ngày 16tháng 10 (âm lịch) năm 1974, thọ 83 tuổi”. Cạnhphía bên phải, đặt thấp hơn là bức chân dungông Bế Văn Châm, con của hai cụ và là bố củaông Bế Trình. Trên tường cao ở vị trí trang trọnglà ba tấm huân, huy chương được đóng khungcẩn thận: Tấm thứ nhất: “Bằng có công vớinước” do Chính phủ nước Việt Nam dân chủcộng hòa “Tặng gia đình bà Bế Thị Thiềm, xã TriPhương, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, đãnêu cao tinh thần yêu nước, tích cực đấu tranhchống đế quốc và bảo vệ cách mạng, góp phầnxứng đáng vào thắng lợi của cuộc cách mạngtháng Tám” do Thủ tướng Chính phủ Phạm VănĐồng ký ngày 13/12/1967 có số bằng 01/KNC;Tấm thứ hai là Huân chương Độc lập hạng ba,do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày20/6/2001 “Truy tặng đồng chí Bế Thị Thiềm,sinh năm 1891, quê xã Tri Phương, huyện TràngĐịnh, tỉnh Lạng Sơn, đã có công lao đóng gópvào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dântộc”; Tấm thứ ba là Huy chương kháng chiếnhạng Nhất do Thủ tướng Chính phủ Phạm VănĐồng ký ngày 23 tháng 8 năm1963 tặng ông BếVăn Châm là “Cán bộ nhân lực huyện” xã TriPhương, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, đãcó thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài vàanh dũng của dân tộc”.

Chỉ tay về phía tấm Huân chương Độc lậpvà Bằng có công với nước đều ghi tên cụ bà BếThị Thiềm, ông Bế Trình nói với chúng tôi:

- Nếu nói gặp được cách mạng, gặp ôngHoàng Văn Thụ thì cụ ông tôi là người gặp

trước. Sau đó, ông nói lại với bà để bà đứng ratrực tiếp làm, như vậy người ta mới không để ý,giữ được bí mật. Đàn ông dễ bị người ta nghingờ, theo dõi. Vì vậy bà tôi có nhiều thành tíchhơn và các giấy tờ đều ghi tên bà. Ông Bế Trìnhnhấn mạnh với chúng tôi: “Bằng có công vớinước” của Chính phủ tặng gia đình tôi mang số01/KNC, đây là niềm vinh hạnh lớn với gia đìnhtôi vì nó chứng tỏ Đảng, Nhà nước đã ghi nhậnvà đánh giá cao công lao của gia đình với cáchmạng. Năm 1974, cụ bà Bế Thị Thiềm mất,chiến tranh vẫn ác liệt, các đồng chí lãnh đạovốn được gia đình nuôi dưỡng cưu mang biếttin không có điều kiện về dự nhưng đồng chíTrường Chinh, Nguyễn Lương Bằng và BếChấn Hưng (Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh LạngSơn) đều gửi vòng hoa về phúng viếng, chiabuồn với gia đình.

Ông cũng cho biết, bà bá Bế Thị Ngôi,người liên lạc viên của Đảng năm xưa, lấychồng bản Pá Lầu (cùng xã) cũng được Nhànước tặng Huân chương Độc lập hạng ba cùngđợt với cụ bà. Năm 2000, khi pháp lệnh vềngười có công với nước được thực hiện, cả cụBế Thị Thiềm và bà bá Bế Thị Ngôi đều đượctặng thưởng năm mươi triệu đồng và bà bá cònsống nên được hưởng trợ cấp 1,7 triệu đồngmỗi tháng những năm cuối đời.

Ông Hoàng Văn Bồng nói với chúng tôi:Thành tích của gia đình là như vậy đấy. Cônglao thì đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận,nhưng ngôi nhà của các cụ, nơi trực tiếp nuôigiấu đồng chí Hoàng Văn Thụ và nhiều cán bộcách mạng của Đảng hiện vẫn tồn tại nhưngchưa được đánh giá đúng và coi trọng. Chúngtôi nghĩ, ngôi nhà của các cụ rất xứng đángđược trùng tu, tôn tạo và xếp hạng di tích lịchsử để làm vật chứng giáo dục tinh thần cáchmạng cho các thế hệ sau. Hội Cựu chiến binhxã chúng tôi đã nhất trí viết đơn đề nghị gửi lêntrên nhưng vẫn chưa có kết quả.

Chia tay gia đình ông Bế Trình và ôngHoàng Văn Bồng, lòng chúng tôi rộn lên niềmvui vì đã được biết nhiều chuyện quý giá về tinhthần cách mạng của người dân tỉnh ta nhữngnăm tháng cách mạng còn hoạt động bí mật vàcũng không khỏi trăn trở trước mong mỏi chínhđáng của gia đình và người dân ở vùng quêcách mạng của huyện Tràng Định này.

(Ảnh trong bài do tác giả bài viết cung cấp)

15VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 16: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

LỘC BÍCH KIỆM

Từ ngôi nhà

Hoàng Văn Thụ

Như còn vương vấn tuổi thơ anhNhững thân thương trong lành kí ứcDẫu im lặng mà như thầm nhắcKhúc đưa nôi còn đó mỗi ngày

Khau Bay… Khau Bay…Rừng hồi vẫn xanh ngút ngátNgày ngày anh về nghe câu hátQuê mình dìu dặt điệu then

Từ nơi đại ngàn cánh chim bay lênSải cánh cùng cao xanh đất nướcNgười Tày người Kinh cùng chung nguyện ướcTìm nhau đánh giặc đuổi thù

Nhen lửa nung lòng khởi nghĩa Bắc SơnTriệu triệu đồng bào đồng tâm đồng sứcTiếng thơ anh - tiếng núi rừng thúc giụcChâu Xưa từ đó có ngày

Khau Bay… Khau Bay…Có mối tình nồng say gửi lạiCùng lời hẹn ước ngày maiỦ trong hương hồi thơm mãi

Người con gái áo chàm túi vảiTiễn anh đi trở lại bản làngNhớ anh… rừng hồi mãi xốn xangVà ngân mãi… bản tình ca Xứ Lạng.

LƯƠNG HỒNG QUÂN

Trọn tình nước non(Kính dâng anh Hoàng Văn Thụ)

Trong lòng nuôi chí căm thùTìm đường cứu nước, diệt trừ sài langNgày vào Nam Ninh, Bằng TườngCơm lam, tay nải, áo chàm ra đi

Phương trời xa thẳm hiểm nguyCàng tôi, càng luyện, lòng càng hăng say

Đồng bào, đồng chí Quảng TâyGiúp ta xây dựng những ngày phôi thaiCháo ngô, khoai, sắn ngày dàiNấu nung ý chí ngày mai trở về…

Sải dài trên mọi nẻo quêĐồng bào đón đợi, bạn bè tin yêuXưởng máy, bến cảng, cần lao…Ở đâu anh cũng dạt dào niềm tin

Không may sa lưới giặc thùDụ dỗ, tra khảo, vẫn không nao lòngGiữa pháp trường, anh hiên ngang:Chúng bay là lũ bạo tàn thực dân

Mắt anh sáng quắc như gươmXói vào lũ giặc sợ run trước ngườiCuộc đời tranh đấu nổi sôiBa mươi lăm tuổi - Một đời thanh cao

Máu đào tô thắm cờ saoNgôi sao sáng ấy hóa vào bình minhTên anh gắn với phố phườngVà cho cả những mái trường em thơ

Quê hương khắc mãi ghi sâuTấm lòng yêu nước trước sau vẹn trònRa đi để tấm lòng sonChiến sĩ Cộng sản - Kiên trung - Anh hùng!

16VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 17: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

NGUYỄN ĐÌNH THỌ

Viếng Anh

Tươi tươi thắm một màu xanh Phạc LạnTrời trong xanh, rừng núi, ruộng đồng xanhTươi tươi ngói, hồng thắm hồng làng bảnHồng ánh bình minh, hồng mái trường xinh…

Dòng người về viếng anhNườm nượp mái đầu xanh

bên sương bay trắng tócÁnh mắt tìm đến bao ánh mắtBàn tay tìm đến những bàn tayHân hoan nét cườiThênh thang mơ ướcLửa đầy lòng - Tự hào - Trầm mặc…

Sáu mươi lăm năm thấm thoắt dần trôi (*)Ngày ấy, ráng hồng một nửa thắm Tương MaiMột nửa thắm đất trời Phạc LạnNgày ấy, anh dũng kiên cường anh ngã xuống,

xôn xao mùa phượngVăng vẳng còi tàu lưu luyến tiễn đưaẢi Bắc mờ sương rùng rùng hận thù,

thương tiếc chia xa

Ôi! Một trái tim hồng giữa màn đen ngục thấtSúng đạn quân thù không ngăn nổi bướcXuống đồng bằng cõng núi trên lưngTrước đại dương vang vọng tình rừng…

Một trái tim không băn khoăn còn - mấtMột trái tim trọn đời khao khátTrọn lời nguyền: Rửa nước bằng gươm (**)Đất mẹ bình yên cho hạnh phúc nảy mầm…

Bâng khuâng mái ngói âm dươngMột nén tâm hương, biển trời thương nhớLời “Nhắn bạn” của anhThả vào bất tử

(*) Đồng chí Hoàng Văn Thụ hy sinh ngày 24-5-1944(**) Người xưa nói: “Trăm thứ bẩn lấy mưa màrửa. Nước bẩn lấy gươm mà rửa”.

NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN

Khắc ghi lời anh

Hoàng Văn Thụ

Xuân xanh để lại cho đờiLời thơ “Nhắn bạn” người người khắc ghi

Bồi hồi nhớ thuở anh điTheo lời Đảng, Bác sá gì gian nan

Từ làng quê đến vùng thanAnh về già, trẻ dâng tràn niềm tin

Sánh vai bảo vệ xóm thônMưa nguồn - chớp bể vẫn tròn lòng son

Ruộng bậc thang biếc trên nonLúa đồng trĩu hạt vẹn tròn hậu phương

Trai xông pha các chiến trườngChiến công nở rộ đơm hương nghĩa tình.

Anh ơi, trên đất quê mìnhCùng chung gánh vác nghĩa tình nước non

Lời anh - tạc dạ sắt sonXã, phường năm tháng mãi còn vươn xa

Xuân về rực rỡ sắc hoaCâu sli, câu lượn đậm đà hồn quê

Lời giao duyên… thả bùa mêNíu hồn du khách tìm về nơi đây

Rừng hồi ngan ngát hương bayBắc Sơn quýt ngọt vàng đầy thung sâu

Chi Lăng - na trĩu - dân giàuLê Tràng Định mãi ngàn sau ngọt lành

Rừng thông Đình Lập biếc xanhVùng quê Xứ Lạng trở thành tâm giao

Chiều buông lấp lánh ngàn saoBao vần thơ đã tạc vào non xanh.

Trẻ - già - trai - gái nhớ anhSánh vai tiếp bước… đất lành nở hoa.

17VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 18: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

VI HỒNG NHÂN

Tính tẩu slam slai(In trong tập “Cằm xướng rườn chạn”

(Khúc hát nhà sàn), Nxb văn hóa dân tộc,2019 - Giải B, Giải thưởng VHNT

Hoàng Văn Thụ lần thứ V)

Bín bính boong boongTính tẩu fặt tềnh boong…

Noọng lẻ ăn tính tẩu slam slaiXo lẩn tuyện cốc pjai sle chắcMửa pày mì fủ báo Xiên CânSlam slíp nhằng đơn thân léng lẻ

Cừn vằn hăn quẹng quẹ đơn thânXo Ngọc Vàng nưa bân cáng mọnXo muối tẩu chay dón pần ănNàng tiên tạy cằm van then pỏi

Khửn đông xa mạy ngỏi hắt cànSlam căm tẩu cẩu căm càn pền tínhSlíp nhỉ slai thánh thót moòng vangVằn bứa oóc hang chàn fặt tính

Bặng xá mạ khửn lính xâm xâmTính vọng thuổn Tây - Đông - Nam - BắcSlíp nhỉ slai rằng rặc ẻn bânSlai slầm slập fạ fân rầy cuổi

Slai rì rào rầy ỏi lầm bânSlai nấng bặng tiểng then tàng nặmSlai nâng mì ngũ sắc thanh xuânSlai nâng mì ái ân slương điếp

Xiên Cân mì slim tiếp tương tưTính tẩu căm chang mừ bấu tảMoóc lồm bân nưa fạ xâm xiCần thiên hạ lưt lư nàn chắc

Ná chắc kin ná chắc hắt côngNộc ná chắc mừa rằng oóc xáyNgọc Vàng dú ná đảy ỏn slimPắt cắt pây cẩu lằm slai tính

Nhằng slam slai sle hử Xiên CânMì slảy dú nhân gian độ thếĐảy hắt then mì lệ khửn chầuBính bính boong boong…

18VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Chiều Nà Chuông. Ảnh: ĐINH VĂN TƯỞNG

Page 19: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

HÀN KỲ

Thạch khuyên(In trong tập “Lời biển gọi”, Nxb Văn hóa

dân tộc, 2016 - Giải C, Giải thưởng VHNTHoàng Văn Thụ lần thứ V)

Đường vào bản chông chênh toàn đáĐá chị cõng em, đá vợ bên chồngPhía sau bản đá hình tượng PhậtTay chỉ lên trời, sắc sắc, không không.

Tên của bản chứa bao điều kỳ lạMài đá thành vòng nên gọi Thạch KhuyênNgô, lúa, sắn, khoai lớn lên từ đáNgôi nhà sàn mang bóng núi bình yên.

Già bản tặng tôi chiếc vòng đá đỏLăn qua vầng trăng khuyết – căng trònLăn qua mặt trời lá biếc sườn nonLăn qua đời người tình yêu muôn thuở…

Trong vòng tay đá phập phồng hơi thởNâng bước chân ánh sáng nối chân trời.

LÃ TRUNG SƠN

Làm duyên(In trong tập “Xứ Lạng ơi”, Nxb Văn hóa

dân tộc, 2018 - Giải C, Giải thưởng VHNTHoàng Văn Thụ lần thứ V)

Đã nghe tiếng rừng chưa?Lá ngàn xanh nói hộCả khi lòng giận dữLúc thả hồn mộng mơ…

Tự xòe tán làm thơXanh như là vốn cóNuột nà đôi tay gióXoa mát cả vầng trăng

Xin chớ làm tan hoangLòng rừng đau quặn lắmGom bao mùa mưa nắngCho môi rừng lên hương

Nhịp tim thập… thình… rungTóc mây xòa vai núiThẹn nghiêng soi bên suốiKhi xuân về làm duyên.

VÂN DU

Trà núi(In trong tập “Vông vang núi”, Nxb Văn hóadân tộc, 2018 - Giải C, Giải thưởng VHNT

Hoàng Văn Thụ lần thứ V)

Em - người đàn bà núihồn hóa mầm nonxanh thì ngọtkhô lại chátmột đời ve lưỡi đầu môi.

Có cái chát nàolàm người ta thích? Có cái đắng nàokhiến người ta say?Có cái sâu nàochiều lòng người háo hức?

Là ly tràhay là em - người đàn bà xuôi ngượctrăm năm gùi hươnggánh thơm cho người.

Em muốn gục đầu dốc một hơiuống cạnnhìn lên đồi non mơn mởnbỗng ngẩn ngơ…

19VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 20: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Những cánh rừng trám đen khôngbiết có từ bao giờ. Chỉ biết vớingười dân châu Sơn Lộc, từ khi

còn bé đến khi lớn lên đã gắn bó vớinhững cây trám cổ thụ phải hai ngườiôm, thân thẳng đứng, cao vút, tán láxanh thẫm nổi bật trên màu xanh củavô vàn các loài cây khác trong rừng. Cứmỗi khi cuối hè, trong cái nắng oi ả,tiếng ve ran, là rừng trám lại đồng loạttrổ hoa. Chùm hoa màu trắng ngà, từngchùm lấp ló kẽ lá hoặc đầu cành, hoanở lan khắp vạt trám lưng đồi, rồi lantràn những loài hoa trong các cánhrừng trám bạt ngàn. Trong mai sớm,giữa tiết trời trong trẻo là hương hoathoang thoảng. Trám chín vào khoảngtháng bảy, tháng tám âm lịch. Để thuhái, người ta phải lấy tre gai buộc chặtở đầu, sau đó treo mắc lên cành trám,để dễ leo lên những cây trám cổ thụ haingười ôm mới xuể. Sau vụ quả, ngườidân lại vào rừng trám để lấy nhựa. Họtìm chặt những đoạn rễ nổi gồ trên mặtđất hoặc chích vào thân những câytrám to, cao thẳng đứng để cho dòngnhựa trám chảy ra. Dòng nhựa có màuvàng nhờ, thoang thoảng mùi thơm.Rồi được đem trộn với than cây đậutương để làm hương thắp tết.

Ông Hoàng Dếnh ngồi ở góc sân,đang lặng lẽ vót những mũi tên. Chàngtrai thợ săn của Núi Mẹ, người đã giếtchết con hổ thọt - ác thú của rừng xanhkhi xưa giờ đã gần tuổi bảy mươi,nhưng trông ông vẫn rất tráng kiện.Mặc dù mái tóc đã bạc trắng, nỗi đauthương người vợ xấu số, những vất vảcủa cảnh gà trống nuôi con đã làm bạc

20VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Núi rừngNổI GIẬN

(Trích chương IV tiểu thuyết “Núi mẹ” của Nguyễn Đức Nguyên – Tác phẩmđạt giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V)

Minh họa: KHÁNH KIÊN

mái tóc ông, nhưng đôi mắt của ông vẫn nhanh nhẹn nhưcái nhìn của thợ săn năm nào. Đã mấy chục năm qua vẫnchưa hề để vuột mất bóng con thú rừng. Ông ngồi vữngchãi như cây lim cổ thụ trong đại ngàn, gân guốc im lìm.

Có tiếng nói cười đâu đó, lát sau xuất hiện đôi trai gáiđi lại, nhìn dáng vẻ tươi cười mà nét mặt ngời hạnh phúc,ai cũng thấy họ đang yêu nhau. Cô gái và chàng trai đều

Page 21: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

trong bộ quần áo vải chàm truyền thống củangười Tày sống dưới chân Núi Mẹ này. Màuxanh chàm càng làm nổi bật nước da trắng hồngcủa người con gái, trông cô lộng lẫy, tươi tắnnhư bông hoa rừng mỹ miều. Với gương mặttròn xinh xắn, đôi mắt đen long lanh với hàng midài, đôi môi mọng đỏ thơm như một quả vả rừngchín mọng, hàm răng ngời trắng. Bên cô làchàng trai có gương mặt rắn rỏi, đôi lông màyrậm, ẩn dưới lớp vải là một cơ thể cường tráng,khỏe mạnh. Cả hai đến bên ông Hoàng Dếnh,cất tiếng chào ông. Chàng trai nói:

- Ké! Hôm nay chúng con vào rừng lấy trámlấy nhựa để Sao Nhi làm hương đốt tết.

Ông Hoàng Dếnh ngước nhìn đôi trẻ trìumến:

- Ừ! Hai con đi nhớ về sớm. Bây giờ thờibuổi nhiễu nhương, các con phải cẩn thận đấy!

- Ké yên tâm, con sẽ không để ai bắt nạtSao Nhi đâu.

Nói rồi, chàng trai đưa tay kéo cô gái đi theomình, con dao rừng gài bên hông đung đưa theonhịp chân mạnh mẽ. Sau lưng là ống tên và câyná khoác trên vai. Ông Hoàng Dếnh mải nhìntheo đôi trẻ, cho đến khi tiếng cười và bóng củahọ khuất hẳn sau gốc đa cổ thụ đầu bản. Ôngthấy thằng Lâm Báo – con ông đã lớn thật rồi…

Từ sau khi vợ ông mất, trong nỗi đau lớnphải xa lìa người vợ, ông còn phải rất vất vả đểnuôi nấng Lâm Báo. Thời gian đầu, thiếu vắngmẹ, Lâm Báo khóc ngằn ngặt. Trong ngôi nhàgiờ chỉ còn hai cha con, ông đã ngồi ôm đứa contrai của mình, cất tiếng ru cho nó ngủ, cất lên lờihát của rừng già, kể chuyện tình của chàng trai,cô gái trên thảo nguyên. Câu chuyện kể rằng:Đôi trai gái yêu nhau tha thiết, tình yêu của cánhđồng thảo nguyên có lời gió, lời cỏ mênh mông.Rồi chiến tranh, chàng trai phải lên đường chinhchiến, không về. Nhớ chàng, cô đã quyết địnhlên đường tìm người yêu, thảo nguyên mênhmông vô tận, trời đất rộng bao la, bốn phương,tám hướng, tìm đâu bây giờ. Cô gái cứ đi chođến khi gục ngã trên thảo nguyên. Cô chết rồi,nhưng để thỏa nguyện ước tìm người yêu, côhóa thành bông cỏ may, những bông cỏ maybám víu, vương vấn bước chân lữ khách, tỏa đibốn phương để tìm người yêu của cô. Ông cứhát, cứ kể chuyện tình yêu bằng tiếng hát u uất,đau buồn của mình cho con ông nghe. Ngày quangày, mùa đông rét buốt trôi qua, đến mùa hèchói chang nắng nóng, mùa thu đầy gió, mùaxuân ngọt ngào hương sắc, rồi biết bao mùa,

bao năm trôi qua để Lâm Báo của ông giờ đãlớn khôn, mạnh mẽ như hôm nay.

Cũng như mọi trai tráng ở vùng đất Núi Mẹnày Lâm Báo cũng sớm được học võ và bố anh– ông Hoàng Dếnh vừa là cha, vừa là sư phụcủa anh. Ông đã truyền dạy cho con mình tất cảmọi chiêu thức của mọi môn phái mà ông theohọc. Lâm Báo sẵn mang dòng máu ông trongngười, nên ngoài lòng ham mê võ nghệ, còn cótố chất của con nhà võ, nên anh lĩnh hội rấtnhanh các chiêu thức trong các môn phái cũngnhư những đường côn, quyền sử dụng dao,kiếm và nhanh chóng nổi danh cả vùng. Nhưngcũng như cha, mặc dù sớm nổi tiếng, giỏi võhơn người anh không vì thế mà tự kiêu, ức hiếpngười. Trái lại, với bản tính hào hiệp, anh luônbênh vực kẻ yếu, chống lại những việc làmngang tai chướng mắt của những kẻ cậy có thếlực, có tiền của. Lâm Báo được các cô gái trongbản làng luôn dõi theo bằng con mắt ngưỡngmộ. Nhưng anh đã nặng tình cùng Sao Nhi,người con gái lớn của mế Ón. Sao Nhi thua anhba tuổi, dưới cô còn có em gái là Sao An nămnay mười hai tuổi, cũng xinh xắn và chăm chỉnhư chị. Mế Ón đã ở vậy, nuôi hai con lớn khôn,mặc dù chồng mế chết sớm khi Sao An mớiđược năm tuổi. Những khó khăn, buồn khổ củangười đàn bà góa bụa vùng cao, mế đã cắnrăng nhẫn nhục vượt qua, tất cả chỉ bằng tìnhyêu con như trời biển mà mế đã dành cho haichị em.

Năm 1943 này, Lạng Sơn phải chịu một đợthạn hán kéo dài. Đã hết mùa mưa, nhưng dòngKỳ Cùng – con sông duy nhất ở nước ta códòng chảy ngược lên phương Bắc, sang bênkia biên giới để hòa vào dòng chảy của các consông lớn khác đổ ra biển, vẫn chưa có trận lũlớn nào. Ngay cả vào tiết ngâu vừa qua, cũngchỉ có vài ba cơn mưa rả riết. Nhưng dù sao,nó cũng làm dịu đi cái nóng oi ả của mùa hèkhắc nghiệt. Những cơn mưa tạnh hẳn, vòmtrời lại cao lên xanh ngắt. Các khu rừng lại bừngsáng, sặc sỡ dưới làn nắng mai đang vươngtỏa trên các tán lá của cỏ cây trên dãy đại ngàn.Màu xanh của những cây lim trong rừng xanhngắt. Nổi bật trên muôn màu sắc khác nhau củamuôn loài cây cối. Buông thõng trên các cànhcây cổ thụ thân to bằng cả mấy người ôm lànhững chùm phong lan muôn màu khoe sắchương nồng nàn cùng với muôn loài hoa kháccủa núi rừng. Sao Nhi bước đi bên cạnh LâmBáo, trong lòng dâng trào niềm hạnh phúc khótả. Cả hai đã vào đến rừng trám. Lâm Báo đưatay kéo Sao Nhi sang một tảng đá đến bên một

21VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 22: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

gốc cây trám cổ thụ, thân to bằng cả người ôm,thẳng tắp. Tít trên cao là tán lá xòe rộng nhưmột chiếc ô khổng lồ che kín cả vòm trời xanhtrên đầu hai người. Làn gió thu nhẹ thổi, lá rừngxào xạc cùng với gió, những cành cây nhưnhững cánh tay khẽ đung đưa cất lên nhạc điệuriêng của rừng xanh làm ngất ngây, quyến rũlòng người. Những giọt nắng tinh quái lọt quakẽ lá đậu lại trên gương mặt xinh xắn của SaoNhi. Những giọt nắng như nụ cười của ngườithiếu nữ càng làm cô rạng ngời. Lâm Báo mảimê ngắm người yêu, không kìm được tình cảmcủa mình trước vẻ đẹp cuốn hút của ngườithiếu nữ, anh đưa tay kéo Sao Nhi về phíamình, cả hai ngồi lại trên thảm lá rừng trải dàitrên mặt đất như một tấm thảm mềm.

- Sao Nhi này, sau mùa gặt, anh bảo Ké đếnnhà xin với mế cho em về làm vợ anh nhé!

- Để một hai năm nữa, cho Sao An lớnthêm, giúp mế làm nương đã anh. Nếu giờ emvề nhà anh, không có ai giúp mế, em thương mếđã vất vả vì em và Sao An nhiều rồi.

- Chúng mình vẫn về giúp mế làm nươngmà, anh sẽ cùng em giúp mế nuôi Sao An khônlớn. Không để mế phải khổ đâu!...

- Thế với em thì sao? Anh có để em phảichịu khổ không?

Chưa để Lâm Báo nói hết câu, Sao Nhi nhìnLâm Báo tinh quái. Nghe người yêu bắt bẻ, anhsay đắm nhìn tận đáy mắt của người yêu:

- Sao Nhi, em cũng biết anh yêu em nhiềuthế nào phải không? Cả đời này, anh sẽ khôngđể em chịu khổ đâu. Anh sẽ không cho phép ailàm Sao Nhi phải buồn.

Lâm Báo đưa tay nâng gương mặt Sao Nhi,nhìn vào đôi mắt người yêu, đôi mắt huyền tuyệtđẹp của cô lúc này đang long lanh vì hạnh phúc.Cô nhìn anh say đắm, đôi môi hé mở gọi mời,để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, gương mặtcô ửng hồng, nóng rực. Lâm Báo thấy cảm giácngột ngạt trong người, cháy bỏng cả cổ họng,một cảm giác ham muốn đang dâng trào tronganh. Anh đưa tay kéo cô sát vào mình, cảmnhận đôi vai cô đang run từng cơn nhỏ. Đưa taynâng khuôn mặt nóng bỏng của người yêu, anhnhìn sâu tận đáy mắt cô. Bộ ngực người thiếunữ đang nâng lên gấp gáp trong hơi thở. LâmBáo không làm chủ được mình, anh cúi xuốnggắn chặt đôi môi của mình lên đôi môi mọng đỏ,nóng bỏng của người yêu. Sao Nhi nhắmnghiền hai mắt, cơ thể cô run lên dưới sự vuốtve của ban tay chàng trai. Khi Lâm Báo đưa

ngón tay bật tung nút áo ngực của cô, hiện ratrước mắt anh làn da trắng nõn và đôi vú căngtròn của bộ ngực trinh nữ khiến anh như có lànđiện giật trong người. Anh đưa môi lướt từ cổxuống chân vú trắng mịn, tròn căng của cô mộtcách tham lam. Sao Nhi thả người mềm nhũndưới cơ thể anh. Nhẹ nhàng, anh cởi bỏ váy áocủa người yêu… Sao Nhi như lịm đi, hai mắtnhắm nghiền. Bộ ngực trần căng mịn nâng lên,hạ xuống gấp gáp theo hơi thở. Khi bộ váy áocủa cô đã được Lâm Báo cởi hết, để lộ ra mộtcơ thể tuyệt đẹp, một sản phẩm của tạo hóa quávẹn toàn. Thật đúng là một bông hoa rừng cònnguyên nhụy chớm nở. Lâm Báo đưa môi hônlên mắt, lên môi người yêu, nụ hôn gấp gáp,tham lam và chiếm đoạt. Sao Nhi như bừng tỉnhđê mê, cô cố gắng bật lên tiếng kêu thảng thốt:

- Đừng! Đừng như thế anh Lâm Báo. Mế sẽgiết em mất…

Nhưng Lâm Báo đã không còn nghe lời vannài của cô nữa, anh thật sự bị ngọn lửa đam mênhấn chìm trong cơn lũ ái tính. Anh đưa lưỡi củamình cuộn chặt lấy lưỡi của cô, bịt chặt miệngcô bằng nụ hôn đê mê kéo dài. Bàn tay anh lướtnhẹ từ bộ ngực căng tròn xuống dưới vùng eothon nhỏ của cô và khẽ dừng lại vùng bụngdưới. Sao Nhi uốn cong người. Cô thực sựhoang mang khi thấy mình nửa vừa muốn LâmBáo dừng lại, nửa như muốn buông thả, muốncùng anh đi đến tận cùng sự khám phá của tìnhyêu. Khi tay của anh mơn man đến vùng cấm,cô thấy như có một nguồn suối đang trào ra, haiđùi cô khẽ mở ra vô thức. Lâm Báo cũng khôngkìm chế được nhục dục, anh vội vã đi sâu vàocơ thể của cô. Sao Nhi nhăn mặt rên lên mộttiếng nhỏ, hai tay cô bíu chặt vào tấm lưng khỏemạnh của anh, nửa như muốn đẩy ra, nửa nhưmuốn vịn chặt anh đi đến tận cùng. Lâm Báokhông ngừng cử động, anh cảm nhận tấm thânmềm mại, nóng bỏng của Sao Nhi đang tanchảy dưới cơ thể cường tráng của anh. Thấy côquá bé nhỏ, anh sốc cô dậy, cô ngả người mềmnhũn, anh đưa tay kéo cô sát vào người mình,cô như lịm đi, rũ người xuống trong tiếng rênkéo dài. Lâm Báo rùng mình, anh cảm thấykhông kìm nén được nữa, khi đã tưới đẫm vùngđất khô cằn của người yêu…

Sao Nhi bật khóc tức tưởi, Lâm Báo khôngngừng vuốt ve gương mặt người yêu, anh thủthỉ mãi mãi không bao giờ rời xa cô. Giờ đây, côđã là của anh. Anh thấy mình có trách nhiệm vớicô trong suốt cuộc đời này. Nhẹ ôm người yêuvào lòng, anh nói với cô:

22VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 23: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

- Từ nay, nếu anh lìa xa em, để em phảibuồn khổ, anh sẽ bị trời đánh chết, bị ma núi làmđiên đảo, bị thú dữ ăn thịt…

Sao Nhi không để anh nói hết, cô đưa taybịt miệng anh không có nói.

- Anh Lâm Báo, em tin anh, và em cũngyêu anh nữa, em không hề tiếc đã trao cả đờiem cho anh, chỉ mong anh đừng làm em buồnanh nhé!

***Sáng hôm ấy, Lý Cương thức dậy muộn

hơn thường lên. Đã một năm nay, được quanthầy Pháp cùng quan châu cho làm xã đoàn,càng ngày, hắn càng tỏ ra cần mẫn phục vụ chogiặc Pháp và quan triều đình. Trong khi đó, tổchức Việt Minh ngày càng lớn mạnh và có ảnhhưởng sâu rộng trong quần chúng. Tại các làngbản của Tổng Sơn Đông này, Việt Minh đã xâydựng được cơ sở của mình. Trong chợ phiêncủa châu lỵ, truyền đơn Cách mạng rải trắngchợ. Tin tức Việt Minh lan truyền từ người nàysang người khác như một vết dầu loang. LýCương dẫn tụi lính dõng ngày ngày lùng sục,khám xét mọi người qua lại để tìm bắt Việt Minh.Hắn không có tính nhu nhược như Lý Cườngcha hắn. Và cũng mới ngoài tuổi hai mươinhưng hắn có lắm mưu mô, có lẽ được thừahưởng từ ông lão Lý Cấu. Cũng như cha hắntrước đây, hắn giống ở bản tính chơi bời, trănghoa. Ngay từ bé hắn đã được mọi người trongdòng họ Lý chiều chuộng. Sống trong nhung lụa,lớn lên được cha hắn cho ăn học, nhưng vốn dĩchỉ tìm thú vui trong bàn khói thuốc của ả phùdung, trong các nhà cô đầu phố chợ, nên hắnkhông có được tấm bằng Xéc-ti-phi-ca, hắnkhông học tiếp mà trở về nhà. Là người duynhất kế thừa sự nghiệp của dòng tộc. Hắn cũngđược ông lão Lý Cấu yêu chiều và mọi ngườitrong nhà đều theo ý hắn. Hắn ngày càng quậyphá, bất kể người con gái nào trong vùng lọt vàomắt hắn là hắn tìm cách chiếm đoạt. Tính háosắc lớn theo cùng năm tháng. Mặc dù hắn sớmđược cha hắn lấy vợ cho, nhưng hắn vẫn khôngthỏa mãn. Hôm trước, hắn tìm thú vui mới vớimấy ả trên châu lỵ, còn không thường ngày, hắnđã dẫn mấy tên lính dõng đi chặn các ngảđường. Sau khi tiêm cho mình mấy điếu thuốcphiện xong, hắn thấy tỉnh táo, lấy ống nhòmquan sát lối vào cửa Núi Mẹ. Núi rừng sau mấyngày mưa rả rích đã rực rỡ hơn khi trời hửngnắng. Đang quan sát thì hắn thấy đôi trai gáiđang dắt tay nhau đi về phía rừng trám. Nhìn kỹthì đó chính là Lâm Báo, con trai của lão thợ săn

Hoàng Dếnh, người vừa giỏi võ lại có tài sănbắn, người đã giết chết con hổ xám thọt chânđược mọi người trong vùng yêu quý nhất mựcnày. Lâm Báo, mặc dù chỉ hơn hắn hai tuổi,nhưng nếu Lý Cương nổi tiếng với tính háo sắc,sự hung bạo và những toan tính thâm hiểm, liềulĩnh, thì Lâm Báo lại được mọi người quý mến,anh luôn lấy trượng nghĩa, hào hiệp, bảo vệnhững người yếu thế bị ức hiếp. Đi cạnh anh làSao Nhi, người con gái đẹp người đẹp nết nhấtvùng, từng làm si mê biết bao trai tráng tronglàng. Lý Cương để ý đến Sao Nhi từ lâu, nhưnglúc nào Sao Nhi cũng tỏ sự khinh ghét hắn ramặt và chưa bao giờ tiếp chuyện hắn. Đã nhiềulần hắn mượn cớ đến nhà mấy mẹ con mế Ón,nhưng cô cũng tìm cớ tránh mặt không tiếp.Nhìn Sao Nhi hớn hở đi bên Lâm Báo, LýCương tức tối ra mặt, hắn vội vàng gọi thêmmấy thủ hạ mang theo súng, cả bọn kéo nhaura đường rẽ vào Núi Mẹ và cả đường cái quandẫn lên châu lỵ để khám xét người qua lại.

Trời về chiều, bóng núi đã đổ sập trên cácbản nhỏ dưới chân núi. Lâm Báo và Sao Nhicũng đã lấy đầy ống nhựa trám, anh còn chặtthêm bó nứa mang về để Sao Nhi rào lại mảnhvườn trồng rau trước sân nhà không để gà, lợnvào phá. Cả hai đang rảo bước để về nhà, bấtchợt có tiếng quát:

- Ai! Đứng lại!Và một toán người túa ra, vây cả hai người.

Đó chính là Lý Cương và mấy tên lính. Nhìn haingười, Lý Cương hất hàm:

- Chúng mày vào rừng tiếp tế cho Việt Minhphải không?

Lâm Báo nhìn thẳng vào bộ mặt gian xảocủa Lý Cương và nói:

- Tôi và Sao Nhi vào rừng lấy nhựa trám vànứa về rào vườn trồng rau. Không biết Việt Minhnào cả.

Lý Cương hắng giọng:- Chúng mày còn chối hả! Đợi đấy! Thấy

bằng chứng thì chúng mày biết tay.Nói rồi hắn liền kêu tụi lính khám xét hai

người. Bọn chúng tháo tung vác nứa Lâm Báomang trên vai rồi sấn sổ khám người Lâm Báo.Tên Sáng Lé - một tên đầu trộm đuôi cướp, theogót Lý Cương ức hiếp dân bản đưa tay địnhtháo cây ná sau lưng Lâm Báo. Nhưng tay hắnvừa chạm vào thân cung, thì Lâm Báo đãchuyển người, dùng tay túm lấy tay của nó vàbẻ quặt tay hắn. Sáng Lé nhăn nhó kêu lên mộttiếng đau đớn, vội lùi lại sau lưng Lý Cương. Lúc

23VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 24: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

này, Lý Cương đang sấn đến chỗ Sao Nhi địnhgiở trò sàm sỡ. Giằng lấy tải ngàm từ tay cô,trong có ống nhựa trám, lục tung tất cả, khôngthấy gì, y liền đưa tay định khám người Sao Nhi.Cô tức giận đỏ mặt hất tay của Lý Cương,nhưng hắn vẫn sấn đến, dồn Sao Nhi về phíagốc cây đa. Mấy tên tay chân cười rú trước vẻgiận dữ của người con gái xinh đẹp nổi tiếngnhất trong vùng này. Vừa lúc đó, Sáng Lé chạylại sau lưng, lại thấy Lâm Báo đang tiến đến. LýCương thoáng chút e ngại. Khi ánh mắt củaLâm Báo quét qua một lượt lũ người của LýCương anh quát lớn:

- Lũ khốn chúng mày định giở trò đốn mạt à!Vừa nói, anh vừa giơ tay gạt Lý Cương.

Đồng thời xoay người chắn trước Sao Nhi. TênSáng Lé đưa tay chỉ Lâm Báo nói với Lý Cương:

- Bẩm ông xã! Thằng này nó chống lạikhông cho xét người.

Lý Cương tức tối nhìn Lâm Báo và quát lũtay chân:

- Bắt nó lại cho tao!Lập tức, cả bọn ùa vào, vây lấy Lâm Báo.

Rất nhanh, Lâm Báo cùng lúc thi triển tuyệt kĩcác chiêu thức trong môn phái Hoàng sư phụ,dùng Thiết tiến quyền và võ ảnh cước đánhtrúng Sáng Lé, hất hắn ngã lăn ra. Đồng thờiđưa chân mình quét một vùng, ra đòn “quan âmchuyển liên” khiến ba bốn tên lính quanh đó ngãcả ra đất. Lý Cương thấy thế vội rút khẩu súngngắn trong người ra. Nhưng một bàn tay cứngnhư thép đã bóp chặt tay hắn, khiến hắn đauđớn rú lên, buông rơi khẩu súng. Lâm Báo đávăng khẩu súng ra xa, đưa tay chỉ vào mặt LýCương:

- Thằng khốn! Đừng để tao ra tay lần nữa,tao quyết không tha!

***Tại phủ quan châu, Vy Mạnh Cường đang

có khách. Đó là bà cả nhà Chánh tổng LýCường. Ngay từ sáng, bà đã cho đánh cỗ xe haingựa lên châu lỵ đến thẳng phủ quan.

Ở châu Sơn Lộc này, gia tộc họ Vy cũng làmột gia tộc nổi tiếng vào bậc nhất. Cụ tổ tronghọ đã được các vua triều trước phong tặng tướcquan công, được ban thưởng nhiều ruộng đất,bổng lộc. Đến hiện giờ, cũng có quan tổng đốchọ Vy có danh tiếng và thế lực rất lớn, khiếnnhiều người Pháp cũng phải kiêng nể một phần.Quan châu Vy Mạnh Cường được bổ về làmquan của châu Sơn Lộc này từ những năm hai

mươi của thế kỷ 20 này. Lúc đó, quan vừa cóđược mảnh bằng phéc-ti-ca của trường tiểu họcPháp - Việt. Được quan tổng đốc giúp đặt lênchiếc ghế của phủ quan châu đầy uy quyền cảmột vùng biên ải này. Cho đến nay, tuy tuổi đãngoài năm mươi, mái tóc đã bạc phần nào,nhưng quan vẫn giữ được vẻ đầy uy quyền.Trên khuôn mặt nung núc những thịt, đôi mábóng bẩy no đủ là một cặp mắt ti hý, mà đối vớinhững người được hầu chuyện quan, lầmtưởng quan đang ngủ, bởi lúc nào nó cũngđược nhắm hờ không nhìn ai cả. Nhưng thựcra, quan luôn quan sát họ qua cặp mắt ti hý đócủa mình. Với cung cách này, quan luôn dò xétvà nắm bắt được tâm lý của con mồi, trái lại,không để lộ ra một tí gì cho họ. Từ đó, quan sẽđiểm trúng huyệt để con mồi của mình phải têliệt mọi ý thức phản kháng, chỉ biết phục tùngnhững lời nói vàng ngọc đầy uy quyền của quanmà thôi. Thực tế, đã có nhiều vị khách trongnhững buổi gặp quan, bất chợt bắt gặp tia nhìnsắc lẹm từ cặp mắt ti hý đang nhắm hờ mà đổmồ hôi thành hột mặc dù trời rất lạnh, cái lạnhcủa mùa đông ở vùng cao biên ải. Sau khi thừalệnh quan, mời bà cả nhà họ Lý vào, viên thư kýquay ra, đưa tay khép chặt cánh cửa phòng đểquan tiếp khách. Đã nhiều năm làm việc dướiquyền quan lớn, nên viên thư ký phủ quan đãhiểu rõ tính cách của quan châu họ Vy này trongcác lần tiếp khách tại phủ lỵ. Tùy theo từngtrường hợp và từng vị khách mà quan có cáchtiếp đón riêng biệt. Đối với những khách là phụnữ, nhất là vợ con của các ông chánh, ôn lýtrong châu Sơn Lộc này, những người nằmtrong quyền điều hành của quan, cũng như vớicác nhà buôn bán ở phố chợ trong châu lỵ, vốnphải luôn nhờ cậy cửa quan trong chuyện làmăn của mình. Với những đối tượng khách này,quan sẽ tiếp riêng trong phòng ở. Những khi đó,không được cho phép bất cứ ai vào nếu khôngcó lệnh của quan.

Khi cánh cửa phòng được viên thư ký đónglại sau lưng, bà cả tiến thẳng đến trước bàn làmviệc nơi quan đang ngước cặp mắt ti hý nhìn bà.Trên bộ mặt bóng nhẫy lộ nét hoan hỷ. Mặc dùbà cả đã ở độ tuổi tứ tuần, nhưng với một ngườiphụ nữ, không phải chân lấm tay bùn, xuất thânlà con gái của một thương nhân phố chợ, nênbà rất biết cách chăm chút cho bản thân. Vẻ đẹpđằm thắm nhất của người phụ nữ tuổi này cósức cuốn hút đặc biệt. Chưa để bà cả chào vàngồi xuống chiếc ghế bành đối diện, quan đã

24VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 25: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

chồm dậy nhanh nhẹn khác hẳn với vóc dángphì nộn chậm chạp ngày thường của mình,bước đến bên bà cả:

- Đã lâu lắm, hôm nay mới lại thấy em đếntìm quan, nhớ quan hay lại muốn nhờ quan việcgì nào?

Vừa nói, quan châu vừa đưa tay vòng ômlấy tấm thân đẫy đà của người đàn bà có đôimắt rất lẳng. Bà cả đưa tay hất tay của quan vànói:

- Chỉ được mỗi việc đó là giỏi! Tôi đang cóviệc tức muốn chết đấy!

- Việc gì để chút nữa sẽ giải quyết hết, còngiờ hãy làm xong việc này đã hé hé.

Vừa cất tiếng cười dâm đãng, quan sấnđến ôm chầm lấy bà cả, mặc cho người đàn bàngúng nguẩy, né tránh đôi môi của mình. Quanbế thốc bà lên và đi vào nơi buồng trong làphòng ngủ của quan, lấy chân đá cho cánh cửabuồng đóng lại, quan châu đặt bà cả lên chiếcgiường trải tấm nệm dày. Bà cả nhìn quankhiêu khích:

- Cứ làm như giỏi lắm! Rồi lại chả còn tí hơinào, để nói chuyện cho xong đã, vội vã làm gì!

Bà chưa hết lời, cả thân hình to béo củaquan đã đổ chồm lên bà. Mặt đệm lún xuốngdưới sức nặng của hai tấm thân nần nẫn thịt,tiếng hấm hứ, tiếng thở hổn hển, những vachạm đầy nhục dục vang lên trong phòng ngủcủa quan.

Bà cả cài lại cúc áo ngực, lấy tay sửa sanglại đầu tóc, ra ngồi trên chiếc ghế trước bànquan châu. Ít phút sau, từ trong phòng ngủ,quan châu bước ra.

- Giờ thì em nói xem, việc gì làm em tứcchết đây?

- Tôi hỏi quan, lần trước quan đã đồng ý sốhàng muối và cá biển từ Quảng Ninh về là đểcho bên bố mẹ tôi cả. Quan cũng đã nhận đủ sốtiền tôi đưa. Vậy mà bên Châu đoàn và Tâyđoàn lại giữ cả, lại bảo không cho, sợ đem tiếptế cho Việt Minh Cộng sản là thế nào chứ?

Nghe bà cả tức giận tuôn ra một hồi. Quanchâu hềnh hệch:

- Tôi biết rồi! Vừa qua trên tỉnh có trát về đòikiểm soát gắt gao việc buôn bán muối và lươngthực khác. Mẹ kiếp, cũng chỉ tại bọn Việt MinhCộng sản cả, dạo này cũng đang có rất nhiềungười mua hàng tiếp tế cho bọn chúng. BênChâu đoàn họ làm theo lệnh của quan tỉnh.

- Tôi không cần biết lệnh của ai, nhưng đãđóng đủ tiền cho các người. Tôi cũng đếch cầnbiết Việt Minh Cộng sản nào cả. Chỉ cần quanhãy giải quyết cho tôi số hàng này.

Quá quen với tính cách bà cả, đã hàngchục năm rồi, quan hệ giữa quan và ngườiđàn bà này vừa là mối quan hệ già nhân ngãinon vợ chồng, vừa là mối quan hệ làm ănbuôn bán. Như chúng ta đã biết, bà cả là concủa nhà thương nhân ở châu lỵ, có cửa hànglớn, danh tiếng trong vùng. Mặc dù về làm vợLý Cường theo sự sắp xếp của bố mẹ bà, lúcđó, Lý Cấu đang làm Chánh tổng, và uyquyền họ Lý cũng rất lớn trong vùng, nhưngviệc Lý Cường nhu nhược cùng với thói trănghoa đã để bà thấy khinh thường chồng mình.Từ đó, bà lại quay về bỏ mối làm ăn với bốmẹ mình. Thời buổi này, để làm ăn buôn bánđược thì không chỉ cần có tiền là đủ, phải dựavào quan châu mới khỏi bị bọn nhà đoan vàquân lính gây khó dễ, bị vu cho đem hàng tiếptế cho Việt Minh. Để tiện cho việc làm ănbuôn bán của bố mẹ bà và của chính mình,bà cả từ những năm trước đã phải đến phủquan châu nhờ vả. Không những phải đemtiền, vật đút lót cho quan châu, mà còn phảiđem thân xác của mình làm cuộc trao đổi,mua bán. Bù lại, việc làm ăn của bà và giađình bố mẹ bà cũng được thuận lợi hơn.Không một nhân viên thuế đoàn nào cũngnhư bọn lính gây khó dễ như trước đây. Tuynhiên, không hiểu sao số hàng từ Quảng Ninhvề mấy hôm trước đây lại bị bên châu đoàncho quân chặn giữ lại. Quan châu viết chochâu đoàn một bức thư và gọi viên thư ký vàodặn dò. Tiếp đó quay sang bà cả:

- Em yên tâm, mọi việc sẽ được giải quyết,nhưng cũng phải cho bên đó ít tiền.

- Các người chỉ nghĩ đến tiền, có biết thờibuổi này kiếm được đồng tiền khó thế nàokhông?

Tuy nói vậy, nhưng bà cả vẫn lôi từ trongchiếc ví đeo bên người ra một xấp tiền, némtrước mặt bàn quan châu:

- Đây! Ông liệu giải quyết cho xong, tôi phảivề đây!

- Em yên tâm, mà xong việc lên quan bảonghe không?

- Để xem quan giải quyết thế nào đã!Nói rồi, bà ném lại cho quan một cái nhìn

sắc lẹm./.

25VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 26: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Để chuẩn bị cho việc tổchức các hoạt động kỷniệm 110 năm Ngày sinh

đồng chí Hoàng Văn Thụ(4/11/1909 - 4/11/2019), nhữngngày đầu tháng tư năm nay tôimay mắn được theo đoàn côngtác của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơndo đồng chí Nông Đức Kiên -Giám đốc Bảo tàng làm trưởngđoàn đến Long Châu nghiêncứu các di tích, di vật về đồng chíHoàng Văn Thụ. Chuyến đi nàyđược các thành viên trong đoànháo hức mong chờ vì đây là lầnđầu tiên Bảo tàng tỉnh được phépphối hợp với Bảo tàng LongChâu tổ chức nghiên cứu, khảosát chuyên đề nhằm xây dựng tưliệu lưu trữ về đồng chí HoàngVăn Thụ ở Long Châu một cáchcó hệ thống.

Long Châu là huyện biêngiới phía Tây Nam của TrungQuốc “núi liền núi, sông liềnsông” với Lạng Sơn, là vùng đấtrất giàu bản sắc văn hóa. Trongtiến trình phát triển của lịch sử,Long Châu có mối quan hệ vôcùng khăng khít với hai tỉnh cậnkề của Việt Nam là Lạng Sơn vàCao Bằng. Từ năm 1926 đếnnăm 1944, những người cáchmạng Việt Nam đã đến đây đặtcơ sở và từng bước tổ chức hoạtđộng cách mạng và để lại nhiềudi tích, di vật có giá trị về thời kỳlịch sử trước Cách mạng thángTám 1945 của dân tộc.

Sau khi đón đoàn tại Cửakhẩu Quốc tế Hữu Nghị, theo kếhoạch cán bộ Bảo tàng Long

26VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Căn phòng đồng chí Hoàng Văn Thụ đã ở và làm việc tại 76 phố Nam (thị trấn Long Châu)

THĂM CÁC DI TÍCH LƯU NIỆM ĐồNG CHÍ HoàNG VĂN THụ Ở LoNG CHÂU

(TRUNG QUỐC)Ghi chép của CHU QUẾ NGÂN

Châu đưa chúng tôi về trung tâm huyện. Điểm dừng đầu tiên lànhà trưng bày các tài liệu, hiện vật về hoạt động của Chủ TịchHồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam tại số 74, 76 phốNam. Đây đồng thời là một di tích lịch sử rất quan trọng ở LongChâu, gắn liền với hoạt động của Hồ Chủ Tịch và các nhà lãnhđạo tiền bối của Đảng: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ… Ngaytrước cửa, chúng tôi thấy có tấm biển ghi tên di tích rất trangtrọng bằng tiếng Trung “Cơ quan bí mật của Đảng cộng sản ViệtNam tại Long Châu”.

Hai ngôi nhà liền kề rất đẹp, quy mô, bề thế mang nét đặctrưng điển hình của kiến trúc Trung Hoa cổ nằm trên một conphố dài hun hút chạy dọc theo sông Lệ Giang. Nơi đây vẫn giữđược nét đẹp cổ kính với những ngôi nhà truyền thống một hoặchai tầng xây bằng gạch chiên, lợp ngói máng, đường đi lát hoàntoàn bằng đá xanh, mang vẻ trầm mặc, tĩnh lặng của không gianxưa cũ. Nhà có kết cấu gỗ, gồm có hai tầng: tầng dưới dùnglàm cửa hiệu, tầng trên để ở, khoảng giữa có giếng trời. Phíatrong của ngôi nhà khá sâu và kín đáo, phía sau là dòng sôngLệ Giang hiền hòa, thơ mộng. Bà Lục Quốc Kỳ - thuyết minh tạinhà trưng bày cho chúng tôi biết: Đây là ngôi nhà cổ được làm

Page 27: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh (khoảng cuốithế kỷ 17), chủ nhân của ngôi nhà là ông HoàngĐại Quang và Ôn Sĩ Kiệt. Từ năm 1931 đến năm1936, những chiến sĩ cách mạng Việt Nam thuêlại ngôi nhà này với danh nghĩa để làm ăn, buônbán nhưng thực chất là tạo nên một địa điểmliên lạc an toàn, thuận tiện cho việc tổ chức hoạtđộng bí mật. Từ năm 2006, nơi đây hoàn thiệnnội dung trưng bày, trở thành nhà triển lãm Chủtịch Hồ Chí Minh, thường xuyên mở cửa đóntiếp nhân dân hai nước Việt - Trung tới thamquan nghiên cứu, tìm hiểu.

Qua nội dung thuyết minh và tư liệu lưu trữở Bảo tàng Long Châu chúng tôi được biết ngôinhà này còn là nơi thường xuyên tổ chức cáclớp đào tạo, huấn luyện cán bộ cốt cán từ ViệtNam sang để đưa về nước gây dựng, phát triểnphong trào cách mạng ở khu vực biên giới Việt- Trung. Thông thường mỗi lớp có khoảng nămđến sáu học viên, thời gian học khoảng bẩy đếntám ngày. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tham giacác lớp huấn luyện chính trị đó với vai trò là mộttrong số những người tổ chức lớp học, đưa đóncác cán bộ từ trong nước sang. Căn phòng nhỏnơi đồng chí Hoàng Văn Thụ ở nằm phía bênphải trên tầng hai của ngôi nhà số 76, rộngkhoảng 20m2. Trong phòng có một chiếcgiường đôi khung gỗ kiểu cổ, một chiếc tủ gỗnhỏ cánh mở dùng để đựng tư trang cá nhân,một bộ bàn ghế tựa dùng để ngồi làm việc vàmột số vật dụng sinh hoạt khác như đèn dầu,gương, giá kê chậu rửa bằng gỗ… Kế bên làphòng khách rộng rãi dùng để họp và căn phòngnơi Bác Hồ đã từng nghỉ khi về đây. Những vậtdụng đơn sơ, bình dị như: thùng gỗ, chày tay,cối xay bằng đá… được đồng chí Hoàng VănThụ và Lê Hồng Phong sử dụng khi ở ngôi nhànày gợi cho chúng tôi nhớ về những tháng nămhoạt động đầy hiểm nguy của các đồng chí.Trong không gian trưng bày tại di tích, chúng tôinhận ra những tài liệu, hiện vật quý hiếm liênquan đến cuộc đời hoạt động của đồng chíHoàng Văn Thụ ở những nơi khác tại đây. Đó lànhững chiếc đe gỗ, kìm sắt đồng chí đã dùngthời kỳ ở Sở quân giới quân đoàn Tâm Hồngquân công nông Trung Quốc; kéo cắt vải, bàn làthan, máy khâu… của hiệu may Đức Hưng - cơsở bí mật, nơi đồng chí đã lao động kiếm sốngvà hoạt động cách mạng; sách “Cách mạngTrung Quốc với Đảng cộng sản Trung Quốc” -tài liệu đồng chí đã dùng để tập huấn cho cánbộ, quần chúng trung kiên; một số là đồ dùng cánhân như gối sứ đồng chí đã dùng thời kỳ hoạt

động ở Nà Tạo. Bên cạnh đó còn có các vậtdụng nhân dân Trung quốc đã dùng để nuôidưỡng đồng chí và các chiến sĩ Cách mạng ViệtNam như: nồi đồng ông Nông Hiển Nghĩa ở NàTạo (Hạ Đống, Long Châu) dùng để nấu cơmcho đồng chí Hoàng Văn Thụ và Bác Hồ; cối giãthuốc ông đã dùng để bào chế thuốc điều trị chođồng chí Hoàng Văn Thụ và các cán bộ Cáchmạng Việt Nam… Tất cả đều là những hiện vậtgốc được nhân dân Trung Quốc gìn giữ và hiếntặng cho Bảo tàng. Và còn nhiều tư liệu quý vềnhững cơ sở đã nuôi giấu, che chở cho đồngchí khi hoạt động ở Long Châu được lưu giữnhư: ảnh ông Nông Kỳ Chấn, Phan Toàn Trân,Lâm Phú Đình, gia đình ông Nông Nhân Bảo -bà Hai Nông, ông Hoàng Bính Chi - bà HoàngNguyệt Sơ; những người cùng hoạt động vớiđồng chí Hoàng Văn Thụ như: Bùi Ngọc Thành,Nguyễn Đức Hưng, Hồ Đức Thành; danh sáchtổng hợp những người đã giúp đỡ, nuôi dưỡngcán bộ Cách mạng Việt Nam thời kỳ đó từ cuộcđiều tra năm 1964 của Công an Trung Quốc.Toàn bộ các tư liệu hiện vật về đồng chí HoàngVăn Thụ và những người cùng hoạt động vớiđồng chí ở Long Châu đã hội tụ tại đây tạo nênmột góc nhìn khá toàn diện, phong phú vềnhững năm tháng hoạt động cách mạng củađồng chí tại Trung Quốc.

Thị trấn Long Châu rộng lớn và phát triển.Đến nơi đây, bên cạnh những tòa cao ốc, trungtâm thương mại hiện đại, chúng tôi vẫn tìmđược không gian xưa khi đến các di tích lưu giữquá trình hoạt động của đồng chí Hoàng VănThụ. Đó là những khu phố cũ ở vị trí trung tâmvốn là nơi làm ăn, buôn bán của nhân dân thịtrấn. Những ngày đầu tìm đến tổ chức cáchmạng ở Long Châu, đồng chí Hoàng Văn Thụđã đến đây tìm kiếm việc làm nuôi sống bảnthân và tiết kiệm để đóng góp kinh phí hoạt độngcho tổ chức cách mạng. Chúng tôi tới địa điểmxưởng dệt Đức Hưng tại một con ngõ nhỏ trênphố Bạch Sa, nơi đồng chí Hoàng Văn Thụ từnglàm việc. Khu xưởng dệt tuy không còn nguyênvẹn nhưng vẫn còn đó những ngôi nhà cũ kỹnhuốm màu thời gian. Cách đó không xa là mộtkhu vườn rộng, cây cối um tùm, rậm rạp cónhiều lối thông sang nơi khác vốn là nơi đồngchí Hoàng Văn Thụ và những người hoạt độngcùng thời qua lại. Trong một con hẻm tại phốLong Giang, cơ sở xay xát gạo năm xưa đồngchí Hoàng Văn Thụ làm việc vẫn còn nguyêndãy nhà xưởng theo kiểu cấp bốn, lợp ngóimáng thông suốt, hiện đã không còn duy trì sản

27VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 28: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

xuất. Trên phố Bạch Sa, có bếnthuyền, dấu tích cầu sắt bắc quasông Lệ Giang là nơi đồng chíHoàng Văn Thụ thường qua lạihoạt động. Đặc biệt, chúng tôi vôcùng xúc động khi đặt chân đếnnhà ông Nông Nhân Bảo ở 81phố Bát Bảo (nay là 73 phốDoanh). Đây là cơ sở bí mật dođồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếpgây dựng từ năm 1929. ÔngNông Nhân Bảo - bà Hai Nông lànhững người thuần hậu, tốt tính,hiếu khách. Bà Hai Nông vốn làViệt kiều hiền lành, rất mực chuđáo. Suốt thời gian dài hơn mộtthập kỷ, ông bà đã cung cấp nơiăn, chốn ở, mua giúp thuốc men,vải vóc, dụng cụ thông tin liên lạcvà đảm bảo an toàn cho nhữngngười cán bộ Việt Nam ở trongnhà mình. Ngôi nhà này cũng lànơi các cán bộ cách mạng ViệtNam dùng làm địa điểm liên lạc,tổ chức các lớp tập huấn và cuộchọp quan trọng từ năm 1930 đếnnăm 1944, trong đó, có cuộc họptrù bị Hội nghị Trung ương lầnthứ 8 với sự tham gia của cácđồng chí Trường Chinh, HoàngVăn Thụ, Hoàng Quốc Việt… Rấttiếc, ngôi nhà xưa đã không cònnhưng trên nền nhà chúng tôithấy còn khá nhiều vật dụng cũlàm bằng đá xanh, có kích thướckhá lớn như cối giã gạo bằng tay,cối xay… Phía sau nhà là hồnước khá rộng với những lùmcây um tùm. Đó là con đường rútbí mật của các chiến sĩ cáchmạng ở đây.

Được sự giúp đỡ tận tìnhcủa Ban Giám đốc, cán bộchuyên môn Bảo tàng LongChâu, chúng tôi đã tới một sốđiểm khác nữa ở thị trấn LongChâu như xưởng dệt khăn mặt ởsố 7 và 9 phố Long Giang, trạmsửa chữa cơ khí giới của HồngBát Quân tại phố Hưng Nhân -những nơi đồng chí Hoàng VănThụ từng làm việc. Tuy nhiên,cảnh quan nơi đây có nhiều thay

28VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Hang Nham Lôi (bản Nà Tạo, Hạ Đống, Long Châu), nơi đồng chíHoàng Văn Thụ đã trú ẩn, in ấn tài liệu tuyên truyền Cách mạng.

đổi, không còn giữ nguyên được kiến trúc cũ. Đi trên những conphố nhỏ lắt léo, nhiều đường ngang ngõ tắt, chúng tôi nhưmường tượng thấy dáng tận tụy của người chiến sĩ cộng sảnHoàng Văn Thụ năm xưa. Với bản tính thông minh, nhanh nhẹn,chịu khó, anh đã vượt qua muôn vàn khó khăn để trụ lại nơi đâyvà trưởng thành trong đấu tranh cách mạng.

Rời thị trấn Long Châu, chúng tôi đến một địa bàn hoạtđộng quan trọng khác của đồng chí Hoàng Văn Thụ, vùng HạĐống, cách thị trấn Long Châu khoảng 10 đến 30 km. Bà LýMẫn, Giám đốc Bảo tàng và các cán bộ phụ trách chuyên mônđã tận tình đưa đường và giúp đỡ chúng tôi trong suốt hànhtrình. Để chuyến đi đạt kết quả tốt, phía bạn còn mời thêm ôngHoàng Chí Quang, nguyên Giám đốc Bảo tàng đã nghỉ hưu, ôngvốn là người am hiểu về các di tích, tư liệu ở đây cùng đi. HạĐống là khu vực biên giới gồm nhiều xã thuộc huyện LongChâu, địa bàn khá hiểm trở với những dãy núi điệp trùng, nhiềuhang động bao quanh bản làng. Tháng 12 năm 1930, trướcnguy cơ bại lộ, từ mối quan hệ quen biết với các ông Nông KỳChấn, Phan Toàn Trân, qua ông Nông Nhân Bảo, đồng chíHoàng Văn Thụ về đây xây dựng cơ sở để đảm bảo an toàncho tổ chức và tiếp tục duy trì hoạt động. Nhà ông Nông KỳChấn ở bản Nà Tạo là nơi được chọn làm cơ sở đầu tiên đồngchí hoạt động ở khu vực này. Tại đây, đồng chí Hoàng Văn Thụvà đồng sự đã thiết lập một xưởng in tài liệu tuyên truyền vớisự che chở hết lòng giúp đỡ của ông Nông Kỳ Chấn và cácthành viên trong gia đình. Trong hoàn cảnh khó khăn, đồng chíphải lấy cả bia mộ mài nhẵn để làm công cụ in thạch bản. Hiệndưới chân núi Phi Vân vẫn còn dấu tích ngôi nhà này ở ngaycạnh đường làng nhưng chỉ còn chân móng xây bằng đá và cácđoạn tường thấp đổ nát. Quanh Nà Tạo có khá nhiều di tích liênquan đến hoạt động của đồng chí Hoàng Văn Thụ thời kì này.Lúc đó, đồng chí Hoàng Văn Thụ sử dụng các hang động tự

Page 29: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

29VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

nhiên trong lòng các dãy núi bao quanh bản lànglàm nơi trú ẩn an toàn, bí mật in ấn tài liệu tuyêntruyền, có thời điểm đồng chí còn đúc cả đồngbạc từ đồ trang sức do nhân dân gom góp đểlàm quỹ cho cách mạng. Các hang động ở gầnchân núi như: Nham Lôi, Ngườm Pác Sao hoặcnhững hang động nằm tít lưng chừng núi PhiVân được che phủ bởi rừng cây rậm rạp. Chúngtôi tiếp tục đến địa điểm nhà Âu Dương TấtChiều ở Trượng Thê để tận mắt thấy nơi đồngchí Hoàng Văn Thụ và đồng sự bí mật sản xuấtđồng bạc Việt Nam nhằm giải quyết tạm thời vềkinh phí. Hiện nơi này là một khoảng đất thuộckhu vườn rộng trồng các loại cây ăn quả.

Trong chuyến đi, chúng tôi còn đến mộtsố làng bản ghi dấu những năm tháng hoạt độngcủa đồng chí Hoàng Văn Thụ như: bản Cát, bảnNà Thành (xã Xuân Tú, trấn Hạ Đống). Nơi đâytừng có những người nông dân miền núi cần cù,chất phác đã hết lòng giúp đỡ cách mạng ViệtNam. Đến thăm các gia đình thuộc thế hệ cháucủa những người từng nuôi giấu đồng chíHoàng Văn Thụ và các cán bộ cách mạng ViệtNam như ông Nông Bài, Hoàng Nguyệt Sơ, LêVĩnh Cơ… chúng tôi thấy nhiều nhà treo ảnhcác cán bộ lãnh đạo của Đảng ta. Họ coi đó lànhững “người nhà” thân thiết của gia đình vànhắc đến với tình cảm thân thương, kính trọng.Nhiều bức ảnh kỷ niệm về những chuyến thămViệt Nam của ông bà theo lời mời của Bác Hồvà các vị lãnh đạo Đảng được họ cất giữ cẩnthận. Tại nhà một người cháu của ông Lê VĩnhCơ ở bản Cát (xã Xuân Tú), chúng tôi được xemlá đơn viết bằng tiếng Việt của bà Lê HiểuPhương (con gái ông Lê Vĩnh Cơ) gửi đến TổngBí thư Nông Đức Mạnh năm 2001 xin xác nhậncó công với cách mạng Việt Nam. Trong đó kểkhá chi tiết về quá trình giúp đỡ đồng chí HoàngVăn Thụ những năm đồng chí hoạt động tại HạĐống. Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với các giađình đã giúp đỡ cán bộ chiến sĩ cách mạng ViệtNam đã diễn ra hết sức chân tình và cởi mở.Qua lời kể của cán bộ Bảo tàng Long Châu,chúng tôi vô cùng cảm kích tấm lòng của nhữngngười dân nơi đây dành cho đồng chí HoàngVăn Thụ và các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.Thật cảm kích khi nghĩ về những năm đó, cuộcsống của người dân ở đây vốn rất khó khănnhưng họ đã không ngần ngại, hào phóng giúpđỡ những người cách mạng Việt Nam. Nhân dịpnày, ông Hoàng Tử Cường ở bản Cát trao tặngBảo tàng tỉnh Lạng Sơn chiếc mũ của bố ông làHoàng Đức Quyền đội trong chuyến đi thăm Việt

Nam theo lời mời của Bác Hồ năm 1959. Quaquá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các ditích liên quan đến hoạt động của Bác Hồ, đồngchí Hoàng Văn Thụ và các nhà cách mạng ViệtNam được Chính phủ Trung Quốc, huyện LongChâu trân trọng giữ gìn và xếp hạng các cấp đểbảo vệ. Trong số đó di tích nhà số 74, 76 phốNam trở thành điểm tham quan hấp dẫn thu hútnhân dân hai nước đến nghiên cứu, tham quan,học tập.

Những ngày ở Long Châu tuy ngắn ngủinhưng chúng tôi đã được tiếp cận khá đầy đủ ditích, di vật về đồng chí Hoàng Văn Thụ nhờ sựtận tình, chu đáo của Bảo tàng bạn. Đó sẽ lànhững tư liệu quý giúp cho nội dung trưng bàyvề lịch sử và đồng chí Hoàng Văn Thụ của Bảotàng tỉnh Lạng Sơn phong phú hơn. Trở về từLong Châu, hình ảnh những tháng năm gian khổphấn đấu, rèn luyện và trưởng thành trong đấutranh cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụtrong tôi trở nên rõ nét, đọng lại cảm xúc, ấntượng đẹp đẽ bởi những tấm lòng ân nghĩa, mộtmiền quê sâu nặng nghĩa tình.

(Ảnh trong bài do tác giả bài viết cung cấp)

Thùng gỗ, chày giã, cối xay đồng chí Hoàng VănThụ, Lê Hồng Phong đã sử dựng khi ở ngôi nhà 76phố Nam (thị trấn Long Châu).

Page 30: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

ĐINH ÍCH TOÀN

Hà Nội – Mát-xcơ-va,một bài ca không tắt

Thuở còn là học sinhTôi ham học bài về Lê-nin yêu dấuVẽ bản đồ dành màu đỏ cho Mát-xcơ-vaVẽ màu xanh cho núi, sông, biển cảMuốn nghe những bài dân ca U-krai-na

duyên dángNhững bản nhạc không lời

ca ngợi chiến sĩ Hồng quânBài hát Ka-chiu-sa với nhạc phong cầm tha thiếtTìm đọc Lê-nin, “Thép đã tôi thế đấy”Nao nức vô cùng khi được xem phimNhững thành phố vươn cao chạm tầng mây bạcNhững máy gặt đập liên hoàn

trên đồng lúa nông trangNhững con tàu vượt đại dương muôn trùng

sóng vỗNhững giàn khoan ở Ba-Cu và biển Cát-xpiênMuốn hiểu rừng Tai-ga Xi-bia phong phú tài nguyênMuốn biết về những chiến công

Xê-vát-xtô-pôn, Von-ga-grátTôi chưa đến mà yêu Mát-xcơ-va tha thiếtÔi, hy vọng tràn đầy hỡi tổ quốc Lê-nin!Nơi tiếng chuông ngân

báo thức nhân loại lên đườngTa nghe vọng nơi đây một bài ca anh hátNgợi ca người châm đuốc từ quê hương

cách mạngSoi sáng con đường Tổ quốc Việt NamThắp ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Bắc Sơn,

tháng Tám bùng lênKhai sinh nước Việt Nam trên bản đồ thế giớiHỡi Lê-nin – Hồ Chí Minh, Người đã đi xaKhông! Người vẫn sống như chúng ta đang sốngVẫn hướng ta đi trên khắp nẻo đườngVẫn mang nặng phù sa từ Von-ga

đến sông Hồng bất tận

Vẫn bồi đắp phì nhiêu những cánh đồng bên bờ sông Đơ-nhép, Cửu Long

Vẫn chắp cánh cho Phạm Tuân – Go-rơ-bát-xcô bay lên vũ trụ tầng cao

Vẫn xây những công trình huy hoàng ở Xi-bia, sông Đà, Phả Lại…

Vẫn cùng chúng cháu hành quân lên điểm tựa biên cương

Sống mãi trong tim nhân loại anh hùng!Hà Nội – Mát-xcơ-va hy vọng và niềm tinƠi Tổ quốc Mẹ hiền - Người là bài ca không tắtHát nữa đi anh – bài ca Hà Nội – Mát-xcơ-va.

30VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 31: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

31VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 32: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Ngày 31/10/2019, tại Trung tâm Hội nghịtỉnh, Ban chỉ đạo tổ chức các ngày kỷniệm, các sự kiện quan trọng tỉnh Lạng

Sơn trong năm 2019 - 2020 đã tổ chức lễ traoGiải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụlần thứ V; tổng kết phong trào thi đua đặc biệt,cao điểm và cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạtđộng cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ(04/11/1909 - 04/11/2019). Tới dự có đồng chíLâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Ban chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chíHoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trựcTỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí PhạmNgọc Thưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchUBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụTỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ ViệtNam tỉnh; nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịchHội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam, TổngBiên tập tạp chí Văn hóa các dân tộc; nhà thơ YPhương, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ,Hội Nhà văn Việt Nam; các thành viên Hội đồngthi đua khen thưởng tỉnh, đại diện lãnh đạo cácsở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành ủy,các tác giả đoạt giải thưởng và các tập thể, cánhân được biểu dương, khen thưởng.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Dương XuânHuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉđạo các ngày lễ lớn của tỉnh cho biết: Trong thờigian qua, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tổ chứctriển khai thực hiện nhiều chương trình, hoạtđộng ý nghĩa hướng tới chào mừng kỷ niệm 110năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ. Cácchương trình hoạt động nhận được sự hưởngứng tham gia bằng tình cảm, tâm huyết và tráchnhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũtrang, đội ngũ văn nghệ sĩ trí thức và đông đảoquần chúng nhân dân trên địa bàn, phong tràođã đạt được những kết quả tích cực.

Tham gia xét Giải thưởng văn học nghệthuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V có 143 tácphẩm, công trình của 66 tác giả gửi tham dự ở6 chuyên ngành VHNT: Thơ, Văn xuôi, Nghiêncứu - Lý luận - Phê bình VHNT, Mỹ thuật, Nhiếp

ảnh và Âm nhạc. Trong đợt trao giải lần này có36 tác phẩm của 36 tác giả đạt giải trong đó có5 giải A, 12 giải B và 19 giải C.

Đối với phong trào thi đua đặc biệt và caođiểm chào mừng Kỷ niệm 110 năm ngày sinhđồng chí Hoàng Văn Thụ ngay sau khi phátđộng đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứngkịp thời, đông đảo của các cấp ủy, chính quyền,quân và dân các dân tộc ra sức thi đua hoànthành và đạt kết quả cao các nhiệm vụ trọng tâmcủa tỉnh, góp phần hoàn thành vượt mức cácmục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2019. Nhândịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng 53 Bằng khencho 27 tập thể, 26 cá nhân, gia đình có thànhtích tiêu biểu, xuất sắc.

Cuộc thi viết “Tìm hiểu về cuộc đời hoạtđộng cách mạng và những cống hiến to lớn củađồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cáchmạng của Đảng và Dân tộc” sau 9 tháng phátđộng, Ban tổ chức đã nhận được 18.188 bài dựthi. Qua 3 vòng chấm, kết quả: đối với cá nhâncó 35 cá nhân đoạt giải gồm 1 giải Nhất, 3 giảiNhì, 5 giải Ba và 26 giải Khuyến khích; đối vớitập thể có 9 tập thể đạt thành tích xuất sắc trongcông tác tuyên truyền, triển khai cuộc thi đạthiệu quả, chất lượng trong đó có 1 giải Nhất, 2giải Nhì, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.

Phát biểu tại Lễ trao giải, đồng chí PhạmNgọc Thưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchUBND tỉnh đã ghi nhận, biểu dương và chúcmừng các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tậpthể, cá nhân, gia đình tiêu biểu trong các phongtrào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo nghệthuật. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, tiếptục tăng cường tuyên truyền về cuộc đời, sựnghiệp cách mạng và những đóng góp to lớn củađồng chí Hoàng Văn Thụ đối với cách mạng ViệtNam gắn với những phong trào thi đua thiếtthực, phù hợp, tạo động lực thi đua trong toànĐảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh nhà, phấnđấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, góp phần xây dựng quê hươngXứ Lạng ngày càng phát triển bền vững.

HOÀNG HƯƠNG

32VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

LỄ TRAo GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬTHoàNG VĂN THụ LẦN THỨ V; TổNG KẾT PHoNG TRàoTHI ĐUA ĐẶC BIỆT, CAo ĐIỂM Và CUỘC THI TÌM HIỂU

VỀ CUỘC ĐỜI HoẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐồNG CHÍHoàNG VĂN THụ (04/11/1909 - 04/11/2019)

Page 33: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

37VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 312-10/2019

Page 34: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Chương 1

Phòng cấp cứu, Bệnh viện 198, Bộ Công an.Người đàn ông ấy nằm thiêm thiếp trên

giường, khuôn mặt già cỗi héo hắt, thân hìnhcũng bị tuổi già và cơn bạo bệnh vắt kiệt nênkhó suy đoán tuổi tác. Ông ta hoàn toàn tươngphản với một chàng trai vừa chạy xộc từ ngoàicửa vào. Chàng trai chừng ngoài ba mươi,khuôn mặt tuấn tú, thân hình vạm vỡ, khỏekhoắn trong bộ quần áo công sở đắt tiền.

- Bố, bố ơi, con và mẹ đây rồi!Người đàn ông khe khẽ hé mắt ra, đôi mắt

mờ đục và yếu ớt:

- Khoan hãy bảo mẹ vào, bố muốn nóichuyện với con trước.

Sự hoảng hốt trên mặt chàng trai dịu lại,đọng đầy tình cảm thương yêu, kính mến vớingười đang nằm trên giường bệnh. Anh ra hiệucho mẹ đứng chờ bên ngoài và nắm chặt taycha như muốn truyền cho ông một phần sứcsống. Người cha già khẽ mỉm cười như thấuhiểu điều đó. Rồi ông ta hỏi thật lạ lùng:

- Tên của con là gì?- Dạ, là Ân, Nguyễn Trường Ân.- Con còn nhớ vì sao mẹ lại đổi tên con

thành như vậy không?

38VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Bí ẩnPHỤNG HOÀNG SƠN

(Trích tiểu thuyết “Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn” của nhà văn Chu Thanh Hương - Tác phẩm đạt giải C Giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V)

Minh họa: NHẬT QUANG

Page 35: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

- Thưa bố, vì mẹ muốn con luôn nhớ vềnhững điều bố đã làm cho mẹ và con. Đó là ântình mà con không biết phải làm sao mới báođáp được.

- Tốt.. tốt lắm – Người đàn ông bệnh tậtkhục khặc chút hơi tàn – Bố không còn sốngđược bao lâu nữa, ngoài việc mong con hãychăm sóc thật tốt cho mẹ, bố còn một tâmnguyện sau cùng. Con có thể vì ân tình đó màgiúp… giúp bố hoàn thành được không?

- Xin bố đừng nói vậy, cho dù không phải vìtrả ơn, con cũng sẽ làm tất cả những gì bốmuốn.

- Đây là chuyện rất nguy hiểm và bí mật…không ai khác ngoài con được biết…

Nguyễn Trường Ân liền ghé tai lại gần đểnghe cho rõ lời cha dặn dò. Sau khi nghe hết,anh khẽ khựng lại như có chút đắn đo. Nhưngrồi lập tức, ánh mắt chàng trai trẻ trở nên kiênquyết. Anh siết chặt tay cha mình.

- Con làm, con nhất định sẽ làm được, dùvới bất kỳ giá nào!

Người đàn ông có lẽ đã dốc hết chút sứclực cuối cùng, đầu ông ngoẹo ra gối, hơi thở đứtquãng cùng nụ cười thật mong manh.

- Vậy là bố có thể… yên tâm rồi. Mẹ… mẹcon…

- Mẹ! Mẹ ơi! – Ân nghe lòng thắt lại, hoảnghốt gọi.

Một người phụ nữ chạy vào. Bà đã luôn túctrực ở ngoài để đợi nghe ông gọi. Bà rất muốngặp ông, cũng còn rất nhiều điều muốn nói vớiông. Vậy mà giờ đây, khi đã đối diện nhau, bàlại lặng đi không thể nói được gì, chỉ nghe nghẹngiọng và nước mắt chứa chan.

Người đàn ông cũng không nói gì, bàn taygầy gò của ông đưa lên như muốn lau nước mắtcho vợ, nhưng đã quá kiệt sức, ông chỉ có thểcựa mình đặt nó lên đôi tay bà. Ông mỉm cườidù trong hốc mắt đã đọng đầy nước. Bà cũngmỉm cười nắm chặt lấy bàn tay ông:

- Xin lỗi, cuối cùng tôi cũng đã không thểsinh cho ông một đứa con…

- Bà nói gì vậy, chẳng phải chúng ta đã cómột đứa con trai rất ngoan và tài giỏi rồi ư? Tôiđã có một gia đình, có vợ và con, giờ cả haingười đều ở đây bên tôi, thế là quá đủ rồi.

Hai người nhìn nhau không nói thêm gìnữa, nhưng dường như họ đã hiểu tất cả tìnhcảm và những gì người kia muốn nói. Cứ nhưvậy, trong im lặng, nụ cười và nước mắt, ngườiđàn ông đã vĩnh viễn ra đi.

*

Cách đó một bức tường, người đàn ôngmặc quần áo màu xanh lá mạ với cấp hàm thiếutướng lặng người khi nghe cấp dưới, một nữtrung úy trẻ báo cáo:

- Thưa thủ trưởng, Sơn Núi đã chết. Huyềnthoại về băng cướp Phụng Hoàng Sơn đã kếtthúc.

- Cũng mong là như vậy – Ông thở dài –Nhưng chỉ e mọi sóng gió giờ mới bắt đầu.

Chương 2

H.N là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trịlớn, vì vậy, nơi đây luôn ồn ào và náo nhiệt đếntừng con phố nhỏ.

Phố Văn Hóa là một trong những nơi nhưvậy. Phố khá rộng, đủ để chiếc taxi bốn chỗ đitừ đầu này thông qua đầu kia. Các hộ dân cưngụ ở đây nữa là công nhân viên chức, nửa lànhững người kinh doanh buôn bán nên buổisớm thì nhộn nhịp hàng quán bán quà ăn sáng.Khi hàng phở, hàng xôi, hàng cháo rửa bát úpnồi thì cũng là lúc mấy hàng rau thịt, hoa quảnhộn nhịp người ra người vào. Cứ thế, ngày nàyqua tháng khác, cuộc sống ở đây ồn ào tấp nậpcuốn người ta theo vòng quay mạnh mẽ nhưngđều đặn. Tuy nhiên, cũng đôi khi vòng quay ấybị chựng lại vì những sự kiện bất ngờ.

*Cuối giờ sáng, đầu giờ trưa là lúc con phố

bắt đầu bước vào thời điểm đặc biệt ồn ào náonhiệt. Bởi đây đó, trong hàng quán bán quàsáng vẫn có những người lúc này mới đang sìsụp bát phở thơm lừng mùi hành ngò, vài bát xôinức mùi nếp mới. Các gánh hàng rau, thịt, tôm,cá thì bắt đầu được những bà nội trợ bu lấychọn lựa, mặc cả trong đó hàng thịt lợn lúc nàocũng đông khách và náo nhiệt nhất.

- Thịt lợn vai bán thế nào đấy?- Trăm ba, bác ạ.- Khiếp, đắt thế, hôm qua tôi mua có trăm

hai thôi.- Bác cứ đùa. Dạo này mưa lụt khắp nơi,

kinh tế khủng hoảng nên rau, thịt đều đắt đỏ,đào đâu ra giá trăm hai. Bác mua nhiều cháu lấybác trăm hai tám đấy.

- Trăm hai nhăm thì cắt tôi ba lạng.- Vâng, thì chiều bác vậy.- Cắt cho tôi lạng rưỡi với - Một bà thấy rẻ

tranh thủ theo giá luôn.- Cháu tính rẻ rồi, bác lấy thêm đi, cắt thế

vụn hết thịt.- Tôi lấy thế thôi, chị có bán không hả?

39VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 36: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

- Vâng, vâng.Người bán thịt cố gắng nhún nhường để

kéo khách nhưng bụng bảo dạ đúng là mấy bàgià ki bo. Chả biết nhà có mấy người, cắt lạngrưỡi thịt thì dính vào nồi còn chẳng đủ nữa là đểai ăn ai đừng? Đây mà có tiền thì mua cả cânăn cho sướng miệng chứ chẳng tiếc.

Bên cạnh, mấy người bán rau cũng trongtâm trạng tương tự. Họ vào bán trong khu phốnày đã nhiều năm, nhưng rau không phải do tựtrồng mà đều lấy công làm lãi. Từ tinh mơ, họđã phải đi ra chợ đầu mối lấy hàng rồi đưa vàocác khu phố để kiếm lời. Thế mà các bà nội trợthì cứ mặc cả từng đồng từng hào, chiều họ thìlợi nhuận bị giảm, không chiều họ sang hàngkhác thì càng mất khách. Nhiều khi gặp phảinhững khách oái oăm kỹ tính, trót cắt thêm vàihoa(1) thì rách việc. Bởi năn nỉ lấy thêm thì họnhất quyết không chịu, cắt ra thì không bõmiếng, vụn cả thịt, thôi thì đành cho không, bụngtức anh ách mà vẫn cố tỏ ra vui vẻ:

- Thôi, cháu khuyến mại cho bác.Buôn bán gặp mấy chuyện như thế là

thường, bù lại, cũng có khi gặp được khách“sộp” thì tâm trạng được thoải mái hơn nhiều.Đó thường là những khách đàn ông chẳng mấykhi chợ búa, song nhằm hôm vợ con bận rộnhoặc nguyên do nào đó mà tạt qua mua vội mớrau, lạng thịt. Hoặc những cô gái trẻ mới lớnngại làm người khác mếch lòng. Những kháchnày có đặc điểm rất riêng biệt. Thường thì họ sẽkhông đến thẳng các hàng quán như ngườiquen chợ búa mà cứ ngó hết hàng này đếnhàng khác, băn khoăn không biết mua chỗ nào.Hai là họ ít khi mặc cả, có chăng thì chỉ dám nóimột lời, nếu chủ hàng không đồng ý thì họkhông kỳ kèo mà trả tiền luôn. Ba là nếu chủhàng có trót lấy nhiều hơn số họ muốn mua,hoặc làm tròn vài đồng lẻ rồi nói khó thì họ cũngkhông kêu ca gì. Gặp được những người kháchấy, tuy cũng chẳng lời lãi hơn bao nhiêu nhưngchủ hàng lại thấy phấn khởi và may mắn lắm –Một niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống rất nhiềulo âu, toan tính của họ.

- Mong là mong thế chứ đời nay dễ gì gặpđược những người khách như vậy!

Khi một loạt những bà nội trợ bu lấy hàngđã mua xong, người bán thịt vừa cất mớ tiềnbán hàng vào chiếc túi trước bụng than thở.Đúng lúc đó thì có giọng nói nhỏ nhẹ cất lên:

- Cô ơi, thịt hôm nay bán thế nào ạ?Lập tức, người bán hàng liếc nhìn người

khách mới xuất hiện. Đó là một cô gái ướcchừng hơn hai mươi tuổi, khá xinh đẹp và khỏekhoắn. Có lẽ thay vì đi những đôi giày cao gótlêu nghêu và mặc những bộ đồ thiếu vải hở

khúc này khúc kia, cô gái này lại bận chiếc quầnbò, tóc buộc cao gọn ghẽ, đi giày thể thao vàkhoác một chiếc áo gió nhẹ. Trông cô ta cũngkhá hiền lành, dễ gần với nụ cười tươi tắnthường trực trên môi.

Với kinh nghiệm bán hàng lâu năm ở conphố này, người bán hàng có thể nhận ra ngaycô gái không phải người sống trong khu phố,cũng không phải người có kinh nghiệm đi chợmua đồ ăn.

- Gặp khách sộp rồi – Người bán hàng vuivẻ nghĩ và lập tức trả lời – Tôi tính rẻ trăm bathôi, cô lấy bao nhiêu?

- Trăm ba cơ ạ? – Cô gái kéo nốt chiếc tainghe nhỏ màu trắng mà thanh niên bây giờ vẫndùng để vừa đi vừa nghe “ai-pót”, “ai-piếc” gìđấy xuống để nghe được rõ hơn.

- Dạo này thịt tăng giá, tôi lấy tận lò mổ ởngoại thành nên mới được thế đấy. Cô lấy nhiềutôi sẽ bớt cho.

Cô gái lưỡng lự cân nhắc một chút rồi bảo:- Cháu lấy ba lạng thịt vai ngon ngon cô

nhé.- Yên tâm, thịt tôi bán đảm bảo ngon nhất

khu này!Vừa nói, người bán hàng vừa thoăn thoắt

cắt ngay một miếng thịt để khách khỏi đổi ý. Vừaliệng lên cân, bà ta xoay ngay mặt cân về phíangười mua rồi hồ hởi nói:

- Ba lạng rưỡi, vị chi là bốn nhăm nghìnnăm trăm. Tôi cắt hơi quá tay cô lấy cả giúp nhé,chứ xẻo lại nửa lạng thì thịt vụn hết, khó bánlắm, tôi tính bốn nhăm nghìn chẵn thôi.

Cô gái chưa kịp phản ứng thì miếng thịt đãđược cho vào túi nilon đặt trước mặt một cáchgọn gàng. Dường như không hài lòng, nhưng côvẫn đưa ra tờ năm mươi nghìn đồng. Người bánhàng vừa tìm tiền bù vừa hỏi thăm cho có lệ:

- Tôi bán hàng ở đây đã lâu nhưng chưatừng thấy cô bao giờ, hình như cô không phảingười khu này?

- Vâng, cháu không phải người ở đây,nhưng nghe nói ngôi đền sau lưng phố mìnhthiêng lắm nên nhà cháu và họ hàng rủ nhauđến lễ, vừa đi chơi luôn. Nhà cháu nghỉ ở nhànghỉ cuối phố kia. Chẳng may mấy đứa nhỏ điđường mệt nên cháu mới đi mua ít thịt về nhờhọ nấu cháo - Cô gái mỉm cười nhẹ nhàng.

- Thảo nào hai hôm nay tôi thấy quanh phốtoàn người lạ mặt. Đền ấy thiêng thế cơ à? Vậymà lâu nay tôi có biết đâu.

- Vâng, nhà cháu cũng nghe giới thiệu thôi.Đền, miếu hợp từng người mà.

40VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 37: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Hai người đang nói chuyện thì từ đầu phốvọng vào sự huyên náo bất thường.

- Có chuyên gì thế nhỉ?Ai nấy đều gióng mắt trông, vài người hiếu

kỳ nhanh chân chạy ra xem, nhưng họ vừa dợmchân thì đã bị ai đó chạy ngược lại tông uỵchvào.

- Ối ối, cái anh này, đi đứng kiểu gì thế hả?Người chạy ngược chiều là một người đàn

ông râu ria xồm xoàm. Sau khi bị tông ngã, hắnvùng đứng dậy định chạy tiếp, nhưng ngước lênmới thấy đường đi đã bị những người dânquanh đó bít kín. Lập tức, hắn túm ngay lấy mộtngười và kêu lớn!

- Tất cả đứng im không tôi bắn!Ai nấy đều hoảng hồn khi nhận ra trong tay

hắn là một khẩu súng đen sì, và giờ họ cũng mớiđể ý bộ đồ kẻ sọc đen sọc trắng hắn mặc làquần áo đặc trưng của phạm nhân.

Chưa ai kịp phản ứng gì thì một đoàn ngườimặc quân phục màu xanh lá mạ cũng chạy ậpđến bao vây và chĩa súng vào hắn:

- Đầu hàng đi Nguyễn Trường Ân, anhkhông thoát được đâu, đừng làm ẩu.

- Tôi không cần biết, các ông đến gần, tôisẽ bắt chết bà cụ này!

Gã tù nhân tỏ ra kích động. Trong khi contin của hắn, một bà cụ khoảng chừng hơn bảymươi tuổi, mái tóc đã điểm bạc đang run rẩy, losợ:

- Xin… xin anh tha cho tôi… tôi có tội tìnhgì đâu…

Thấy vậy, gã tù nhân càng tỏ ra hung hăng:- Tôi bị buộc tội giết người, không chịu án

chung thân, tử hình thì cũng tù vài chục năm.Nếu các người không nghe, tôi sẽ bắn bà cụ nàyrồi tự sát, đằng nào thằng này cũng chẳng còngì để mất.

Cô gái trẻ đứng cạnh hàng thịt lợn nhận racon tin thì hoảng hốt kêu lên:

- Ôi, bà tôi!Cô vội len lại gần:- Bà ơi, bà ơi!- Này cô gái, hãy lui lại đi nguy hiểm lắm! –

Một chiến sĩ Cảnh sát cản lại nhưng cô gái càngcuống cuồng hơn:

- Xin các chú, đó là bà cháu, hãy cứu bàcháu.

- Cô hãy bình tĩnh, chúng tôi sẽ làm hết sứcđể đảm bảo an toàn cho bà cụ - Người cảnh sátđeo hàm Đại tá dường như là chỉ huy khẳngđịnh. Rồi ông quay qua nói với tên tội phạm.

- Anh đừng làm ẩu, tuy kết luận đã chứngminh anh là hung thủ giết người, nhưng anhchưa từng có tiền án tiền sự khi ra tòa có thểđược xem xét giảm hình phạt. Hãy thả bà cụ vàhạ súng đầu hàng, đừng để mình dấn sâu vàotội ác.

- Đừng nhiều lời, tôi không muốn vào tù, cácngười không nghe tôi sẽ bắn chết bà cụ rồi tựsát!

Tên tội phạm dí chặt súng vào đầu bà cụ vàcàng tỏ ra kích động. Dường như chính hắncũng đang bắt đầu mất kiểm soát về hành độngcủa mình.

- Đừng, xin đừng, đó là bà tôi.- Hãy tha cho mẹ tôi!- Bà ơi!Người nhà của bà cụ dường như đã nghe

tin dữ nên đổ hết đến kêu khóc thảm thiết, cácđồng chí Công an bối rối nhìn nhau.

- Anh Nam, làm sao bây giờ?- Việc này vượt quá tầm kiểm soát của tôi

rồi – Đại tá Nam, Trưởng phòng Cảnh sát điềutra tội phạm về trật tự xã hội Công an thànhphố H.N, người chịu trách nhiệm cao nhất nói– Hãy báo về trụ sở xin chỉ thị của đồng chí PhóGiám đốc.

- Rõ!Rồi ông quay ra tên tội phạm:- Anh Ân, hiện chúng tôi đang liên lạc với

người có thẩm quyền, anh hãy bình tĩnh đừnglàm hại đến con tin. Bà cụ đã có tuổi rồi, hãynghĩ đến người nhà của bà.

Tên tội phạm nhìn những người thân củabà cụ đang hốt hoảng lo âu thì dường như cóphần dịu lại, hắn nới tay khống chế bà nhưngvẫn không rời khẩu súng.

- Cho tôi nói chuyện với người có thẩmquyền.

- Ông ấy đang trên đường đến đây, mấtkhoảng nửa tiếng, hay chúng tôi nối máy để anhnói chuyện?

Tên tội phạm suy tính nhanh chóng, hắn chỉcó hai tay, một đã ôm chặt con tin, một cầmsúng, vả lại mọi việc diễn ra quá nhanh, chínhhắn cũng chưa hình dung nổi mình đang hànhđộng liều lĩnh thế này. Hắn cần thời gian để bìnhtâm suy tính. Vì vậy, hắn liếc mắt vào một quánphở ngay cạnh đó và nói:

- Tôi sẽ chờ, hãy bảo những người trongquán đi hết đi.

- Được!

41VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 38: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Đại tá Nam đáp. Nhưng không cần ông yêucầu, những người trong quán vừa nghe tên tộiphạm nói thế đã ù té chạy cả.

Tên tội phạm đưa con tin vào quán mộtcách cẩn trọng. Sau khi cảm thấy an toàn hắnmới kéo xịch chiếc cửa sắt lại:

- Tôi sẽ ở trong này, khi nào ông ta đếnchúng ta sẽ nói chuyện.

Đại tá Nam đành chấp nhận thỏa thuận tạmthời này và truyền lệnh:

- Anh em hãy phong tỏa khu vực, sơ tánđám đông đừng để ai đến gần trong khi chờđồng chí Phó Giám đốc.

- Chúng tôi không đi, bà chúng tôi đã có tuổie rằng không chịu đựng được lâu. Chúng tôi cóquyền biết bà có được an toàn không?

Người nhà của bà cụ khoảng hơn chụcngười nhất quyết không rời khỏi hiện trường, dùnhững người khác đã sơ tán cả.

- Các bác hãy bình tĩnh, đây là tên tội phạmnguy hiểm và rất manh động, các bác ở lại đâychỉ khiến chúng tôi khó giải cứu con tin mà thôi.

- Không, nếu bà chưa được an toàn thìchúng tôi nhất quyết không đi.

- Các ông làm sổng tội phạm để hại đếndân, các ông không có quyền sai bảo chúng tôi.

- Đúng thế, đừng cậy là cảnh sát rồi muốnlàm gì thì làm.

- Này, nấy người đừng có ngoan cố nhưthế, chúng tôi đang làm nhiệm vụ… - Một cánbộ cảnh sát trẻ không kìm được lớn tiếng,nhưng Đại tá Nam ngăn lại:

- Con tin là người nhà của họ, họ lo lắng làlẽ thường. Rồi ông quay qua người nhà con tinnhẹ nhàng:

- Thưa gia đình, tôi xin được giải thíchchuyện này. Tên tội phạm đang trốn trong kia làhung thủ giết người đang được đưa về trại giamđể chờ ngày xét xử. Nhưng trên đường áp tảiđến đầu phố này, xe chở phạm bị tai nạn nênhắn mới thoát được. Đây là lỗi của chúng tôi,nhưng anh em cũng bị thương đổ máu, lại thêmkhông khí căng thẳng nên có phần nặng lời,mong gia đình thông cảm.

Người thân của bà cụ nhìn lại, quả nhiênthấy mấy cán bộ công an gần đó đều đi khậpkhiễng hoặc đầu, tay đầy máu me. Nhớ lại thìngay cả một bên sườn và đầu của tên tội phạmcũng có vết máu đỏ. Thấy những người này đãdịu lại, Đại tá Nam nói thêm:

- Điều quan trọng là phải giải cứu con tin antoàn, tôi biết gia đình lo lắng, nhưng các vị đứngđây không những chẳng giúp được gì, có khi màcòn làm nhỡ việc thì người gặp nguy hiểm đầu

tiên chính là cụ nhà. Vậy xin mọi người hãy hợptác.

Thấy họ vẫn chần chừ, Đại tá Nam nhượngbộ thêm một chút nữa:

- Các vị không sơ tán khỏi đây cũng được,nhưng xin hãy đứng sau hàng rào an toàn vàtuyệt đối không được manh động.

- Vậy xin nhờ các anh cứu giúp bà, mẹchúng tôi.

- Tôi hứa sẽ nỗ lực hết mình.Ngay khi người nhà của bà cụ đã hợp tác,

Đại tá Nam hạ lệnh:- Nối máy cho tôi với Thiếu tướng Trần Đình

Dũng.Đầu dây bên kia, giọng của Phó Giám đốc

phụ trách cảnh sát Công an thành phố H.N vanglên cùng tiếng gió tạt mạnh:

- Đại tá Nam, hãy báo cáo tình hình!- Vâng, xe chúng tôi đang trên đường áp tải

hung thủ giết người tại H.D về H.N, khi đi quaphố Văn Hóa, phường C, cách trung tâmkhoảng bốn mươi ki-lô-mét thì va chạm với mộtxe tải biển kiểm soát 29M-xxxx. Do va chạmmạnh nên các đồng chí của ta bị chấn động,choáng váng bất tỉnh trong ít phút. Lợi dụng tìnhthế đó, tên Ân đã lục chìa khóa tháo được còng,lấy súng của một đồng chí và chạy thoát vào nơidân cư đông đúc, bắt một bà cụ làm con tin.

- Thương tích của anh em và người điềukhiển xe va chạm thế nào?

- Báo cáo, anh em và người lái xe chỉ bịthương nhẹ, tôi đã liên hệ đội giao thông ra giảiquyết, những người còn lại đều đang ở đâybao vây đối tượng, sơ tán nhân dân khỏi vùngnguy hiểm.

- Tốt, báo cáo tình hình đối tượng.- Hiện tên Ân đang nhốt con tin trong một

quán phở. Chúng tôi đã tìm hiểu qua, đây làmột ki-ốt xây kín, đổ trần bê tông, diện tíchkhoảng hai mươi lăm mét vuông. Phía sau cómột cửa sổ song sắt chắc chắn, một cửa gỗthông vào nhà dân khóa kín, phía trước là mộtcửa sắt lớn bị đối tượng kiểm soát. Về cơ bảnchúng ta không có đường đột nhập. Hắn nhấtquyết không tha con tin mà chờ anh đếnthương lượng.

- Tôi đang trên đường đến rồi, cố gắng kiểmsoát tình hình, đừng để đối tượng gây hại chocon tin.

- Rõ!*

Thời gian trôi qua trong không khí căngthẳng, đến nghẹt thở. Bên trong quán phở hoàn

42VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 39: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

toàn không có tiếng động gì dù là nhỏ nhất, vìvậy lực lượng công an không thể đoán được têntội phạm đang làm gì, suy tính thế nào. Họ chỉcòn cách giữ nguyên đội hình và động viênngười nhà bà cụ hãy lạc quan. Những ngườinày sau khi bình tĩnh lại dường như cũng hiểuhọ không thể làm gì để thay đổi tình hình, vì vậy,ngoài việc cầu trời cho người thân của mìnhđược bình an, thì chỉ còn cách ngồi chờ.

Đúng ba mươi phút sau, từ trong quán phởcó tiếng nói vọng ra:

- Đã hết ba mươi phút, chỉ huy của cácngười đâu?

- Tôi đây!Vừa lúc đó, một chiếc xe biển xanh đi thẳng

vào con phố và dừng lại, một người đàn ôngbước xuống dõng dạc trả lời.

- Tôi là Thiếu tướng Trần Đình Dũng, PhóGiám đốc Công an thành phố H.N, tôi thay mặtlãnh đạo Công an thành phố đến nói chuyện vớianh, anh có thể ra ngoài này không?

Thiếu tướng Trần Đình Dũng năm nay đãsắp bước sang tuổi lục tuần nhưng vẫn giữđược thân hình cường tráng, mạnh khỏe,khuôn mặt nghiêm trang, uy dũng. Điều đókhông có gì khó hiểu, bởi ngay từ ngày còn làcán bộ của Cục Cảnh sát hình sự, ông đã nổitiếng với những chiến công truy bắt tội phạmnguy hiểm tại nhiều địa bàn trong cả nước, lậpđược nhiều chiến công xuất sắc. Ngọc càngmài càng sáng, càng kinh qua nhiều vụ án, đảmnhận nhiều chức vụ quan trọng, ông càng tíchlũy được nhiều kinh nghiệm và trở thành mộttrong những chiến sĩ cảnh sát xuất sắc, đượccấp trên và đồng đội tin tưởng, quần chúngnhân dân tin yêu, nể phục. Có thể nói đến nay,hầu hết người dân H.N đều không xa lạ gì vớitên tuổi và hình ảnh của ông, một người đã luônchiến đấu quên mình với tội phạm, bảo vệ sựbình yên cho Tổ quốc.

Tên tội phạm này cũng vậy, chỉ trông quakhe cửa, hắn đã biết đây đích thực là ngườimình cần gặp. Sau một phút yên lặng cánh cửasắt được kéo ra, tên Ân xuất hiện, không quênđem theo vũ khí và con tin. Có điều, sau bamươi phút suy nghĩ, tính toán, hắn đã không cònvẻ kích động mà điềm tĩnh, tự tin hơn nhiều.

- Ông Thiếu tướng, tôi đã có thời gian suyngẫm và lựa chọn, vì vậy ông không cần mấtthời gian thuyết phục tôi đầu hàng nữa.

Với kinh nghiệm của mình, Thiếu tướngTrần Đình Dũng biết hắn không nói đùa. Ông đãđối đầu với nhiều tên tội phạm, nhưng kẻ có ánhmắt kiên định, quyết đoán đến bất chấp tất cả

thế kia thì ông chưa gặp quá ba người. Và giờông biết, kẻ thứ tư này cũng vậy.

- Tôi hiểu, tôi sẽ không khuyên anh nữa,nhưng tôi đã mất công đi đón một người, anhhãy cân nhắc xem có nên nghe lời người đókhông.

Mọi người nhìn ông ngạc nhiên, nhưng vừakhi đó, một chiếc xe khác từ phía sau đi tới. Khixe vừa dừng lại, từ trên xe bước xuống mộtngười đàn bà. Tuy trông khá trẻ và đẹp, nhưngnếu nhìn kỹ thì có thể nhận ra bà ta ít nhất cũngngoài năm mươi tuổi.

- Mẹ! - Tên tội phạm thốt lên.- Ân, con!Người đàn bà chạy về phía con mình,

nhưng khi nhớ ra tình huống trước mắt, bà dừnglại trước tầm chắn của lực lượng công an. Bànhìn về phía Thiếu tướng Trần Đình Dũng, ôngkhẽ gật đầu như thể họ đã có thỏa thuận từtrước. Bà ngừng lại một lát, rồi giọng nói trở nênmạch lạc:

- Ân, con đang làm gì vậy? Con có lườnghết hậu quả của hành động này chưa?

Tên tội phạm tỏ ra xúc động khi mẹ hắn vừaxuất hiện, nhưng nghe giọng bà bình tĩnh nhưthế thì hắn cũng trấn tĩnh lại ngay tức thì.

- Con biết, thưa mẹ. Con không phải hungthủ giết người, nhưng dù có giải thích thế nàothì những người này cũng không chịu tin con.Lúc này họ nói sẽ khoan hồng giảm nhẹ để conthả bà cụ, chứ cắt cổ người khác là hành vi giếtngười dã man, không bị tử hình thì cũng tùchung thân. Con không muốn chết vì hành vimà con không làm. Con không muốn, conkhông muốn.

- Nhưng con à, chạy trốn cũng không phảilà giải pháp, con định lẩn trốn cả đời ư?

- Con không trốn, con chỉ muốn có thời gianđể tự minh oan cho mình. Con sẽ chứng minhcho họ thấy con là người vô tội, con không muốnngồi im chờ chết. Mẹ, con xin lỗi, nhưng hãyhiểu cho con!

Hai mẹ con tên tội phạm dừng lại nhìn nhautrong phút giây. Cuối cùng, người mẹ quay lạinói với Thiếu tướng Trần Đình Dũng:

- Tôi đã hết lời nhưng nó không nghe, tôicũng đành chịu.

- Thưa chị, xin chị hãy cân nhắc… - Đại táNam định khuyên can.

- Tính khí con tôi là thế, nó đã quyết địnhchuyện gì thì không ai có thể thay đổi, cho dù làmẹ nó. Huống chi – Bà ta nhìn trừng trừng vàoThiếu tướng Trần Đình Dũng – Tôi cũng tin contôi không phải hung thủ giết người.

43VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 40: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Người phụ nữ tuy vóc dáng hao gầy mongmanh nhưng tính cách lại rất mạnh mẽ. Thiếutướng Trần Đình Dũng biết có tiếp tục thuyếtphục cũng vô ích. Người nhà của con tin cũngvậy, họ quây lại chỗ ông, lo lắng và khẩn thiết.

- Xin ông đừng để anh ta hại mẹ tôi, bà đãgià yếu lắm rồi không thể chịu thêm kích động.

- Chúng tôi cầu xin ông hãy bảo hắn thả bàchúng tôi. Cầu xin ông…

Thiếu tướng Trần Đình Dũng cân nhắc, đâyquả thực không phải là quyết định dễ dàng,nhưng xem ra ông không còn lựa chọn nàokhác.

- Thôi được, anh Ân, giờ anh muốn gì?- Tôi muốn có một bộ quần áo bình thường,

một xe ô tô có người lái, một chiếc ba lô có thựcphẩm khô ăn đường, đèn pin và một số thuốcmen, bông băng. Khi nào đến nơi an toàn, tôi sẽtự động thả bà cụ:

- Chúng tôi cũng có điều kiện, con tin trongtay anh đã già yếu, bà cụ chắc chắn không thểchịu được những căng thẳng, vất vả trong hànhtrình chạy trốn của anh, hãy thả bà cụ ra và chọnmột trong chúng tôi làm con tin, được chứ?

Tên Ân nhẩm tính thấy những điều Thiếutướng Trần Đình Dũng nói cũng có lý, nhưngbiết mình đang ở thế thượng phong nên chỉ lạnhlùng bảo:

- Khi nào các ông đáp ứng đủ yêu cầu củatôi, chúng ta sẽ thỏa thuận tiếp.

Nói rồi hắn lại rút vào trong quán phở, đóngkín cửa lại. Đại tá Nam lo lắng nhìn cấp trên.

- Anh Dũng, chúng ta sẽ làm theo yêu cầucủa hắn thật ư?

- Nguyễn Trường Ân đã bước vào đườngcùng, hắn có thể làm bất cứ chuyện gì, tínhmạng của con tin là quan trọng, ta đành phảithỏa hiệp thôi. Anh hãy đi bố trí mọi thứ theo yêucầu của hắn, tôi sẽ tính toán đối sách tiếp theo.

Khi các yêu cầu của tên tội phạm đã đượcchuẩn bị xong, Thiếu tướng Trần Đình Dũng lạikêu gọi hắn ra thương lượng:

- Chúng tôi đã chuẩn bị xong những thứ màanh yêu cầu, xe đang ở bên ngoài, còn đây làba lô, anh kiểm tra đi!

Chiếc túi được mở qua các ngăn cho tên tộiphạm nhìn thấy số lương khô, thực phẩm và cảthuốc men, bông băng mà hắn yêu cầu đã đượcchuẩn bị chu đáo rồi mới được cất lên chiếc xebốn chỗ màu trắng đỗ ngoài đầu phố. Sau khinhìn rõ mọi thứ, đồng thời thay xong bộ quần áothường phục là quần jean, áo phông, giày thểthao và một chiếc áo khoác nhẹ, hắn gật đầubằng lòng. Thiếu tướng Dũng điềm tĩnh nói:

- Tôi nhắc lại, yêu cầu của anh chúng tôi đãđáp ứng, giờ anh phải tôn trọng điều kiện củachúng tôi, hãy thả bà cụ và chọn con tin khác.

Bà cụ im lặng vì căng thẳng sợ hãi, nay cốthở những tiếng đứt quãng:

- Xin… xin anh… Tôi đã hơn bảy mươi tuổirồi, xin anh…

Tên tội phạm cũng không muốn bà cụ giàcả làm vướng tay chân, hắn chỉ vào một chiếnsĩ Cảnh sát trước mặt.

- Anh hãy đứng yên ở đó.Thiếu tướng Trần Đình Dũng và người

chiến sĩ kia nhìn nhau rồi gật đầu bằng lòng, tênÂn bèn thận trọng cùng bà cụ tiến lại gần. Ngaykhi chỉ cách người chiến sĩ đó một bước chân,tức thì hắn đẩy nhẹ bà cụ về phía lực lượngcông an, nhanh tay chộp lấy cô gái trẻ đứng gầnđấy và dùng súng khống chế. Đó không ai kháchơn là cô gái vừa nãy ở hàng thịt, cháu của bàcụ.

- Nguyễn Trường Ân, anh không giữ lờihứa?

- Tôi chỉ nói các ông đứng yên ở đó chứ cónói sẽ đổi con tin là người của các ông đâu? Tôicòn nhiều việc cần phải làm, thật quá mạo hiểmnếu đi cùng một ông công an. Nhưng đừng lo,khi tôi làm xong việc của mình, cô gái này sẽđược trả về nguyên vẹn.

- Anh sẽ không thoát được đâu - Thiếutướng Trần Đình Dũng không kìm nổi phẫn nộtrước sự gian trá của tên Ân.

- Tôi biết – Giọng tên Ân nhẹ bẫng – Vì vậytôi không cần thương lượng, ông hiểu không

- Ngân, Ngân ơi!Người nhà cô gái trẻ sững sờ vì sự việc bất

ngờ. Cô gái cũng kinh hoàng tột độ mà khôngbiết phải làm sao. Bất giác, họ đổ dồn ánh mắtvề phía Thiếu tướng Trần Đình Dũng trông chờ.Nhưng kẻ nắm đằng chuôi lại là tên tội phạm,ông biết mình không còn cách nào khác.

- Nếu cô gái này có mệnh hệ gì, chắc chắntôi sẽ không tha cho anh!

- Ông Thiếu tướng, ông không thể thí mạngcháu tôi!

- Hãy cứu con tôi, hãy cứu con tôi!- Xin các vị bình tĩnh, chúng tôi hứa sẽ đưa

cô ấy trở về an toàn.Thiếu tướng Trần Đình Dũng ra hiệu, các

chiến sĩ cảnh sát lập tức lập vành đai vừa ngănngười nhà nạn nhân manh động, vừa thắt chặtvòng vây theo từng bước chân của tên tôi phạmkhi hắn đưa con tin ra xe. Nhưng trước khi lênxe, tên Ân bỗng dừng lại:

44VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 41: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

- Tôi đã được nghe về ông rất nhiều và biếtông sẽ không dễ dàng buông tha cho tôi. Xe nàychắc là của lực lượng công an các ông, trên xehẳn có bộ đàm chứ?

Trong khoảnh khắc, người dày dạn kinhnghiệm như Thiếu tướng Trần Đình Dũng cũngkhông hiểu tên tội phạm muốn gì.

- Tôi nhắc lại, trên chiếc xe này có bộ đàmchứ?

- Có!- Tốt! Vậy xin ông vui lòng mở hệ thống liên

lạc và bảo đảm bộ đàm sẽ thông suốt. Tôimuốn mẹ tôi là người túc trực ở đầu dây bênnày và sẽ đảm bảo với tôi rằng sau khi chúngtôi đi khỏi được mười phút, ông mới được nổmáy truy đuổi.

- Anh đang nghĩ cái quái gì vậy?- Tôi chỉ có một cơ hội này để lấy lại cuộc

đời mình nên không muốn lãng phí nó. Và tôi tinrằng con tin này cũng vậy, chỉ có duy nhất mộttính mạng.

Tên Ân càng lúc càng tỏ ra lạnh lùng quyếtliệt Thiếu tướng Trần Đình Dũng không ngờ cóngày mình phải đối mặt với một tên tội phạm liềulĩnh và tinh quái đến thế. Nhưng ông đã nhượngbộ đến mức này vì an toàn của con tin, ôngkhông thể không nhượng bộ thêm chút nữa.

- Thôi được, tôi hứa!Hắn quay sang mẹ mình:- Nếu tin con xin mẹ hãy giúp con.- Được.Chỉ trong chốc lát, chiếc xe đã rời khỏi con

phố, chạy mất hút ra tuyến đường quốc lộ ngoạithành. Thiếu tướng Trần Đình Dũng quay quangười phụ nữ:

- Bà đang tiếp tay cho tội phạm đấy, chẳnglẽ bà muốn con mình ngày càng dấn sâu vàovòng tội lỗi sao?

Người đàn bà chưa kịp trả lời thì bộ đàmtrong xe của Thiếu tướng Trần Đình Dũng đãvang lên giọng tên Ân.

- Ông Thiếu tướng, đừng quên bộ đàmđang mở, giờ tôi chỉ còn tin tưởng mẹ mình,đừng cướp nốt thứ cuối cùng tôi có chứ?

Lúc này, Thiếu tướng Trần Đình Dũng đãthực sự mất bình tĩnh, ông đấm mạnh vào thànhxe và không còn cách nào khác hơn là buộclòng phải chờ thêm mười phút đồng hồ qua đithật nặng nề.

Ngay khi vừa hết mười phút, mẹ tên Ânthông báo trong bộ đàm:

- Ân à, họ đã giữ đúng lời hứa. Và mẹ tincon, đừng phụ lòng mẹ.

- Con hứa, mẹ hãy giữ gìn sức khỏe!Tên Ân đáp và ngắt bộ đàm. Thiếu tướng

Trần Đình Dũng lập tức hành động, ông chỉ vàomột chiến sĩ cạnh mình:

- Cậu ở lại ổn định tinh thần cho người nhàcon tin, đưa mẹ của tên Ân về trụ sở, còn tất cảlên xe đuổi theo.

Ngay khi họ rời khỏi khu phố, Đại tá Nam,người trực tiếp điều khiển xe hỏi:

- Làm sao chúng ta biết hắn đi đâu?Thiếu tướng Trần Đình Dũng không trả lời

mà rút điện thoại ra gọi:- A lô, tôi – Dũng, gọi trung tâm. Hãy cho

chúng tôi biết “chim trắng”(2) đang di chuyển vềđâu?

- Trung tâm báo cáo, hiện “chim trắng” đangdi chuyển về hướng thành phố V.T, tỉnh P.T vớivận tốc trung bình là sáu mươi ki-lô-mét một giờ.Đã điện cho lực lượng cảnh sát cơ động, cảnhsát giao thông và công an một số huyện liênquan đến điểm X bố trí đội hình.

- Đã xác định kỹ tính khả thi của địa điểm“săn mồi” rồi chứ?

- Báo cáo, căn cứ tình hình hiện tại chúngtôi nhận định khoảng bốn mươi phút nữa conmồi sẽ di chuyển đến một đoạn đường thưavắng dân cư, địa hình trống trải. Trung tâm đãliên hệ Công an huyện phụ trách địa bàn vàxác định chỉ cần lái xe của ta làm theo kế hoạchthì sẽ có cơ hội khống chế đối tượng, giải cứucon tin.

- Tốt, thông báo tất cả các lực lượng, chúngta sẽ giăng thiên la địa võng chờ “con mồi” chuiđầu vào lưới. Hết.

- Thì ra anh đã bố trí trước máy phát tín hiệutrên xe? – Đại tá Nam ngạc nhiên.

- Nếu anh biết hắn là ai thì anh cũng sẽ làmnhư tôi thôi. Chuyện đó nói sau, giờ hãy tăngtốc, chúng tôi phải đi đường vòng để tránh đốitượng phát hiện, nhưng nhất thiết phải tới đótrước hắn.

- Rõ!

(1) Đơn vị đo trọng lượng nhỏ hơn lạng theo cách gọicủa những người buôn bán ở chợ. 10 hoa = 1 lạng(2) Ám hiệu gọi chiếc xe bốn chỗ cấp cho tên Ân

45VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 42: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Mưa. Ngày nào cũng mưa dù đãcuối mùa, mưa như thói quenlấy nước trên trời mà đổ ầm

ầm xuống đất của thời tiết.Có gì sướng đâu, chỉ làm khổ

người nơi đây. Làm khổ cả Tó.Tó ngồi dậy sau giấc ngủ trưa mê

mệt, nghĩ cũng thấy lạ, giờ Tó mớiphát hiện ra ngủ cũng mệt lắm chứ.Mấy cơn gió như ve vãn người, dướigầm sàn Mần đang băm rau lợn, tiếngdao đều đều nghe nặng trịch lại buồnbuồn. Tó ngồi nhìn Mần qua kẽ ván,nhìn từ đầu xuống gáy, xuống lưngxuống mông lại nhìn ngược lên trênvài lần. Chẳng có chỗ nào đáng đểánh mắt của Tó dừng lại nhìn lâu hơn.Vậy mà ngày xưa Tó phải hát Sli cảtháng Mần mới thèm để ý, đến khicưới mổ hai con lợn gần hai tạ, răngnanh chúng dài hơn mũi mới lấy đượcMần về. Giờ Tó thấy Mần cũ quá,chậm quá. Cái gì cũ người ta thườngnghĩ tới cái mới và còn có ý nghĩ thaycái mới vào cái cũ nữa.

Tó tựa vào cửa nhìn ra cánhđồng, lim dim mắt nhớ tới Khèn. Nhớthôi đã thấy thích. Sao ngày trướcKhèn không hát hay, không đẹp bằngMần, không có cái ánh mắt nhìn Tólàm Tó say bê bết như hút phải điếuthuốc lào nặng dưới chợ phiên, nhưuống cả bát rượu tầm gửi nghiến đặcsánh chứ. Nhưng say như thế có màTó say cả ngày cả đêm, cả đời được.

*Lúa trong bản đã vàng ruộm

nhưng người ta chưa kịp gặt, cứ đểđấy đi đốt mấy mảnh nương gần chân

46VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

HoaTRÊN ĐÁ NÚI

(In trong tập “Đôi mắt sơn dương” - Tác phẩm đạt giải C Giải thưởng văn họcnghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ V)

Truyện ngắn của NGUYỄN LUÂN

Minh họa: THU THỦY

núi để kịp tỉa ngô đông. Mất mẻ ngô này tết lấy đâu rượusay đến tận ngày rằm tháng giêng. Cứ phải lo chai rượutết trước đã, người trong bản bảo nhau thế.

Tối vào trời chuyển lạnh, cái rét hây hẩy vào mặtngười. Tó khoác thêm cái áo định bước ra thang xuốngbãi, Mần nói với theo:

- Lại đi à?

Page 43: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

- Có gì không? - Sao tối nào cũng đi, ở nhà ai chặt chân

đâu?- Thích thì đi thôi!Tó xốc lại áo đi thẳng, cái bước chân chùng

chùng xuống cầu thang xa dần. Vài con chó sủama vu vơ, Mần ngồi nhìn trân trân vào bếp lửa,tay vẫn cầm cây “đảm” quấy nồi cám lợn đềuđều. Lửa cháy đượm, những cái lưỡi lửa liếmvào răm củi nghiến ngọt xớt, Mần nhìn mà ngỡnó đang liếm vào lòng mình, bỏng rát. Lâu lắmTó không ở nhà buổi đêm, Tó đi chơi như hồicòn chưa lấy vợ. Cũng lâu lắm hai vợ chồng chỉnói với nhau mấy câu ngắn ngủn, khô như đánúi… càng nghĩ tay Mần càng quấy nhanh. Bếpkhông khói mà nước mắt Mần cứ ứa ra, từnggiọt chưa kịp chảy xuống thì lửa đã hong khô.Đến nước mắt cũng còn bị chết khi mới ra khỏikhóe mắt. Người thì chết lúc nào chả được…

Tiếng con bé Dĩm khóc oe oe. Nó hơn mộttuổi nhưng tiếng khóc nó mãi không lớn. Mần rútcủi dụi vào tro cho tắt rồi vào nằm với con bé,nó tìm sữa mẹ, Mần vạch bầu ngực trễ mướprồi nắn nhẹ cho sữa trào ra. Những công việcnày nhắm mắt Mần cũng làm được đâu cần aidạy, cũng như Tó thôi. Đi chơi với ai thì đi ngayđược cũng đâu cần ai dạy. Chắc giờ này Tó lạisay sưa dưới nhà Khèn, Tó mê Khèn từ lâu.Mần biết rõ.

Nửa đêm Tó mới về, vẫn cái bước chânnhẹ như con mèo hoang. Trong cái buồng chebằng tấm vải cũ mèm toàn bụi Mần mang theotừ ngày con gái. Tó thò đầu vào nhìn hai mẹcon, một lúc lâu rồi mới vén chăn lên chui vàonằm cùng. Nhìn tấm lưng Mần quay ra phíangoài Tó thấy hụt hẫng, lạnh và cô đơn. Conngười ta sợ nhất là khi quay lưng lại với nhau.Đã lâu lắm khi vợ chồng ngủ với nhau Mần lạiquay mặt vào trong, không biết Mần thức hay đãngủ, nhưng chắc chắn cái bức vách phía trongcòn đẹp đẽ hơn Tó thì Mần mới quay vào đónhìn mãi như thế. Tó nhớ ngày mới lấy Mần về,tối ngủ Mần quay mặt ra về phía Tó, mắt Mầnlong lanh hai má phừng phừng, rồi lâu dần Mầnnằm ngửa nhìn lên mái nhà và bây giờ Mầnquay mặt sang bên kia. Đúng tròn một vòng rồiđấy, Tó nhớ không nhầm đâu.

Sáng nay Tó dậy sớm đi chợ phiên. Tómang hai bao thóc còn phủ bạt trong hòm cángdưới gầm sàn đi bán. Tó có định bán thóc đâunhưng chẳng phải tối qua Khèn có ý rồi đấy sao,mắt Khèn bảo thế miệng Khèn cũng bảo thế còngì. Tó nhớ như in trong đầu:

- Dạo này em hay đau bụng lắm, phải sangtận bản Pòng Pụp mua thuốc. Mà em lại chẳngcó tiền.

Nói rồi Khèn cố nghiêng người đưa tay xoaxoa kéo cái áo ba lỗ làm hở mảng da bụng trắngngần. Nhìn cặp mông tròn như lỗ cối giã gạo saulớp quần bò của Khèn cứ uốn éo về phía Tó,mắt Khèn nheo nheo nhấp nháy làm người Tócứng đơ, hai tay cứ khua khoắng lung tung nhưmuốn sờ vào mảng da bụng để bóp chết cái“đau” cho Khèn mà lại không dám. Chỉ tội mấycái chén ở gần bị tay Tó khua làm vỡ tan tành…Giờ nghĩ lại, Tó vẫn thấy người mình vẫn đangnóng, hai tay nhấc bổng cả bao thóc lên vai.Chắc nó cũng nặng như Khèn mà thôi.

Từ ngày Khèn về mở cái quán bán hàng ởđầu bản, lũ đàn ông trong bản như bén bả bùa.Đêm ngày quẩn quanh cái quán của Khèn, hútđiếu thuốc lào, uống chén chè cũng kiếm cớ rađó chỉ mong được nhìn Khèn, ngắm Khèn. Khènkhông giống bất cứ đàn bà con gái nào trongbản, càng không giống Mần. Khèn không mặcquần chàm đen, không áo cánh, không độikhăn, không đeo vòng bạc. Khèn mặc quần bòbó sát, mặc áo ba lỗ, áo cổ rộng để khoe nửabầu ngực lấp ló, gái trong bản từ xưa tới nay thìgiấu đi thật kĩ, có con mới dám lôi ra cho con bú.Nhưng giờ lũ đàn ông lại thích nhìn của Khèn,có phải của vợ mình đâu mà thích. Thế mới lạ.

Chuyện Tó mê Khèn cả bản ai cũng biết,đàn ông trong bản ít nhiều đều muốn Khèn. Lũthanh niên mới lớn cũng thấy mê, từ ngày cóKhèn con gái trong bản cũng phải thay đổi,người có chồng mua quần mới, áo đẹp để giữchồng. Con gái có đứa thêm tí phấn son để giữngười yêu, để tìm người mới. Còn Mần vẫn cứthế, Mần bỏ ngoài tai ngoài mắt tất cả. Mần cứcoi như giữa Khèn và Mần là ở hai thế giới,không đụng chạm nhau, không ảnh hưởngnhau. Dù người ta cứ nói Tó bây giờ mê Khènhơn mê vợ…

Đêm, gió nổi lên vun vút làm mấy con gà lạcmẹ kêu chiêm chiếp. Con bé Dĩm lên cơn sốt, trờivẫn se lạnh mà người nó nóng như hòn than đỏ.Tó đi chơi vẫn chưa về. Mần ngồi dậy ôm con đilại khắp nhà, Mần đã đánh gió mấy lần bằnggừng với rượu mà con bé vẫn không hạ sốt. Conbé khóc ngất, Mần cũng khóc, trong cái đôi mắtlòa nhòa vì nước Mần cố nhìn ra cửa ngóng xemTó đã về chưa. Có lẽ phải đưa con bé tới nhà lãoMảng, chỉ có lão mới chữa được, bây giờ trạm Ytế xã xa như thế, đi đến sáng mới tới mất. Nhưnglão Mảng là một lão điên, phải thấy tiền ngay lãomới chữa, không thì phải ngủ với lão ba đêm liềnnếu là đàn bà con gái. Tiền bán hai con lợn Tó

47VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 44: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

cầm đi chơi từ chiều, nếu không…Nhìn môi conbé đỏ rồi xám, Mần như ngồi trên đống than.Không còn kịp nghĩ, Mần ôm con bé chạy xuốngcầu thang rồi lao ra đường, sương đêm hất vàomặt lấm tấm. Không một ánh đèn, trời tối như bịtmắt người, Mần không biết bao nhiêu hòn đáđâm vào chân mình, cũng không biết bước chânmình đã rớm máu bao lần, giờ chỉ còn cảm giácbỏng rát và ươn ướt máu giữa những kẽ ngónchân. Mần phải đi nhanh hơn, phải đi nhanh mớikịp cứu con bé.

Bé Dĩm bắt đầu ưỡn người lên, hai mắt nótrợn ngược Mần gào lên kêu nó ở lại với mình,chân Mần không thể chạy nhanh hơn được nữa,hai ống quần rách bươm vì gai cào xé, mồ hôichảy từng dòng dọc sống lưng đến cạp quần.Qua mấy khúc cua thì tới nhà lão Mảng, nhà lãovẫn đỏ đèn. Mần ôm con bé chạy ngược lên cầuthang miệng hét lên đến khản cả giọng:

- Lão Mảng ơi, cứu…cứu...Mần chỉ biết gọi như thế, lão Mảng đang

nằm co bên cái điếu bát. Lão nhả khói thuốc rarồi hỏi lè nhè như không có chuyện gì quantrọng:

- Ai làm sao mà cứu thế?- Con bé sốt cao quá, nó co giật rồi.Lão Mảng lồm cồm bò dậy tiến tới sát gần

hai mẹ con Mần, lão đưa tay sờ vào trán, vàochân đứa bé nhưng mắt thì lại nhìn hau háu vàocổ vào mặt, vào ngực mẹ nó. Bỗng lão hỏi:

- Có tiền không?- Không có! - Mần đáp mà lòng rối lên vì lo

lắng.- Thế thì mày phải...- Lão muốn làm gì tôi cũng được mau cứu

con bé đi, nó chết mất.Mần khóc như rưng rức nước mắt lã chã

lên mặt con bé.- Để yên xem nào, đồ đàn bà lắm nước mắt!Nói rồi lão Mảng đi tới cái tủ cũ mèm lôi ra

một chai nước màu đùng đục rót ra một chénđầy rồi bảo:

- Cho nó uống đi!Mần làm theo nhưng hàm con bé cứng đơ.

Loay hoay thế nào cũng không mở miệng nó rađược. Lão Mảng lại quát:

- Xoa vào dưới cằm nó, ngậm thuốc màmớm cho nó.

Nói xong lão ra vườn hái một nắm lá câytươi rồi vò nát bọc trong cái khăn chườm lêntrán cho con bé. Mần đặt nó nằm lên cái phảnnới rộng quần áo ra cho con. Con bé thở đều

dần, da thịt mát và hồng hào trở lại xem chừngthuốc đã có tác dụng. Người ta đồn lão Mảnggiỏi thuốc quả không sai. Lão Mảng nheo mắtnhìn con bé biết đã cứu được, lại quay sang cáiđiếu hút một hơi thật dài rồi bảo:

- Mày đi rửa mặt mũi chân tay đi.Mần giật nảy mình, lão…không lẽ lão làm

thật.Thấy Mần chần chừ, lão lại giục:- Mày còn đợi gì nữa?Mần nhỏm người dậy bước ra ngoài. Gió

ngoài nhà nổi lên từng đợt, những ngọn câyrung lên bần bật như một lũ quái vật khổng lồ.Vã nước lên mặt làm Mần thấy lạnh dù chỉ trướcđó ít phút người Mần nóng như hòn than đỏ.Dưới ánh điện lập lòe Mần nhìn qua kẽ ván thấybóng lão Mảng ngồi bó gối. Đôi mắt lão sángquắc lên đang nhìn qua cửa đợi Mần. Mần thấysợ, nỗi sợ xuất hiện kể từ ngày đầu tiên Mần lấychồng đến bây giờ. Nếu không có con bé, nếunó không ốm, nếu Tó ở nhà hôm nay… nếukhông…? Trong đầu Mần dấy lên không biếtbao nhiêu câu hỏi mà không mảy may có câutrả lời. Mần sợ hãi phải bước qua cánh cửa kia,bước qua đó không biết Mần sẽ ra sao. Mầnnhớ đến Tó, bỗng Mần thấy giận Tó ghê gớm.Không biết đã bao lần Tó vượt qua cánh cửakia. Nếu ngày hôm nay Mần bước qua đó thì vìcon bé, Mần không thiết cái thân này. Còn Tó,vì cái gì thì chỉ ông trời mới biết.

Mần bước từng bước nặng nề quay trở lại.Lão Mảng vẫn ngồi bó gối hướng ánh mắt nhưdiều hâu về phía Mần. Mần liếc nhìn con bé thấynó ngủ ngon lành thì nín thở nhắm mắt phó mặctất cả ngồi cạnh lão Mảng. Mần thấy người mìnhnhư rơi tõm xuống hố nước trên đỉnh Lê Đăng.Người ta bảo hố nước đó sâu và lạnh ghê gớmlắm. Lão Mảng nhoài người về phía Mần đưađôi tay nham nhở toàn nhựa cây, nước thuốcxào xạo cởi cúc áo và vo vo lên ngực Mần. Bỗnglão khựng lại như người bị chặt ngang thân. Lãothét lên:

- Mày…Mần mở mắt ra nhìn xuống thấy hai dòng

sữa trắng chảy dài ướt cả vạt áo. Lão Mảng ngãngười ra ghế như người trúng gió. Lão cứ ngồinhư thế không nói một lời, không lẽ lão sợ, Mầntự nhủ như thế.

Một lúc sau lão mới nhổm người dậy nói:- Mày mang con về đi, mai mang tiền trả tao.Nói rồi lão đi thẳng vào chiếc phản phía góc

nhà nằm quay mặt vào phía trong không nói gìthêm. Mần ôm con vào lòng thấy nó đã hạ sốt, vội

48VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Page 45: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

vã xuống cầu thang. Rồi chạy như bay theođường cũ, nhà lão Mảng bỗng vụt tắt ánh đèn. Cólẽ lâu lắm lão Mảng mới tắt đèn đêm như hôm nay.

*Mần trở về khi trời đã mờ sáng, Tó vẫn để

đèn đợi cửa. Mần bước lên cầu thang định vàonhà thì thấy con dao quắm đặt ngang lối đi. Tóngồi giữa nhà mắt trừng trừng nhìn Mần gằngằn giọng:

- Mày bế con đi đâu về?- Nó bị sốt, tôi đưa đi chữa.Tó không nói gì thêm, nhưng bỗng nhớ ra

điều gì Tó rít lên:- Mày đến nhà lão Mảng phải không?- Không tới đó con Dĩm chết mất.- Á… à...mày ngủ với lão Mảng già ấy tới

giờ mới mò về đúng không? Mần thấy cái bực tức trào ngược lên đến

cổ, Mần muốn gào, muốn khóc, muốn phá tancái kiểu nói của Tó nhưng Mần không nói đượccũng không khóc nổi mà chỉ có gì đó, như cụcđá khồng khộc chặn ngang họng đắng ngắtkhông nuốt trôi cũng chẳng nhổ ra được. Mầnchỉ biết nhìn Tó, cái ánh nhìn khô khốc như haicon người lạ lẫm chưa từng quen biết. Không lẽkhi người ta không còn tình cảm với nhauthường nhìn nhau như thế.

Tó lảo đảo bước chân về phía hai mẹ conMần rồi đưa tay giật phăng con bé từ tay Mần.Mần cố giữ chặt đứa bé trong tay nhưng giờ Tónhư một người điên, giằng co mãi làm con békhóc ré lên Tó đưa chân đạp mạnh vào ngựcngười đàn bà héo hon vì nỗi khổ ăn mòn làmMần ngã gục giữa nhà. Tiếng Tó quát như tiếngsấm:

- Mày cút ngay, mày ngủ với thằng khác thìcút!

Mần từ từ bò dậy, đưa tay quệt nước mắtrồi ngước nhìn con bé đang khóc trong tay Tó.Mần thấy trong đầu trống rỗng, hai tai ù đi khôngmột âm thanh vọng lại, không đau đớn dù cúđạp của Tó mạnh như cái đạp của một con thúhoang. Mần quay lại bước xuống cầu thang, conđường phía sau nhà hướng lên trên núi mờ hơisương như gọi người đi, con đường người ta đilên đỉnh Lê Đăng tìm thuốc cứu người, conđường ấy người ta cũng đi lên đó để bớt đi mộtngười còn sống. Giờ Mần cũng đang đi lên đó,bỏ lại sau lưng tiếng chửi rủa của Tó:

- Loại đàn bà mất dậy, cút…cút hết đi.

*

Mần đi một ngày vẫn chưa về, con bé khátsữa khóc chán rồi lại ngủ, ngủ dậy nó lại khóc.Tó không chịu được tiếng khóc của con lâu đếnthế. Bà Pẻn cũng đã sang với cháu mà nó vẫnkhông nín. Chưa bao giờ người ta nghe tiếngkhóc của đứa trẻ nào xé ruột đến thế.

Mấy hôm sau người ta bàng hoàng tìm thấymột cái xác ngay đầu nguồn suối Pê Ta, consuối thông với miệng hồ nước trên đỉnh LêĐăng. Mần chết mà khuôn mặt vẫn u uất buồn.Bà Pẻn khóc lả đi vì thương con, anh em họhàng khóc thương một người đàn bà xấu sốtrong họ, người trong bản cũng rơi nước mắtthương đứa bé vừa mất mẹ... Riêng mình Tókhông khóc, nhưng Tó như người chết còn thở.Tó ngồi một chỗ ba ngày ba đêm không nói mộtlời, Tó không ăn, không ngủ chỉ nhìn lên đỉnh LêĐăng trừng trừng ánh mắt. Phía nhà Khèn đènvẫn đỏ như mọi ngày.

Người ta làm lễ đưa người chết năm ngày,người chết nước phải chuộc hồn mới đưa về vớiđất. Khi người ta đưa Mần đi ra cửa, Tó lảo đảobám vào hiên cửa đôi vai rung lên, những giọtnước mắt đục ngầu ngấm tan nhanh trên khuônmặt đen sạm. Hôm nay cả bản đưa Mần đi, chỉcòn Tó, lão Mảng và Khèn vắng mặt…

Đoàn đưa ma, hướng về chân núi Lê Đăngbỗng giật mình nhìn lên phía đỉnh núi nở rựcnhững bông hoa đỏ như máu. Những bông hoasống trên đá núi. Đã từ lâu lắm người ta mớithấy loài hoa này nở, lần này nó nở nhiều và rựcrỡ hơn bao giờ hết.

Lão Mảng đi từ trên núi xuống, sau lưng lãogùi đầy một giỏ hoa lạ. Những bông hoa nở đỏrực sau lưng lão. Lão dừng chân ngồi trên mỏmđá nhìn theo đám đưa ma. Lão nhìn về phía ngôinhà sàn có treo tang thấy một người đàn ôngcũng ngồi như lão, người ấy ngồi như đã chết.Lão liếc nhìn những bông hoa trong giỏ rồi trộmnghĩ “Hôm nay lão gặp được cây thuốc quýnhưng người vẫn chết. Thuốc của lão khôngcứu được đàn bà”.

Tó vẫn ngồi đó khi người ta đưa Mần đikhuất, Tó sợ phải quay lại nhìn căn nhà. Giờ Tóđã hiểu vì sao Mần luôn quay vào tường mỗiđêm. Có những thứ khi người ta biết thì khôngcòn gì để quay đầu lại chưa nói để bắt đầu lại.Gió nổi lên, sương mù đã che khuất phía nhàKhèn, một cánh hoa theo gió rớt trên vành khăntrắng trên đầu Tó, cánh hoa đỏ rực như màucủa máu.

49VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 46: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Đi tìm những bí ẩn

Cây bút tiểu thuyết và tiểu luận OlgaTokarczuk thuộc số đại biểu của văntrẻ Ba Lan thập niên 1990, nhưng đã

sớm đạt nhiều giải thưởng văn chương vàđược yêu thích từ cả hai phía: giới phê bìnhvăn học và người đọc rộng rãi.

Nữ văn sĩ chào đời ngày 29-1-1962 tạiSulechów (một thị trấn thuộc huyệnZielonogórski, tỉnh Lubuskie ở miền tây Ba

Lan) trоng một gia đình có bà nội ngườiUkraina, ông nội người Ba Lan. Sau khi tốtnghiệp khoa Tâm lý trường Đại học Tổng hợpWarsaw, bà đã có một thời gian trực tiếp làmbác sĩ tâm lý trị liệu tại Wałbrzych. Là ngườiam hiểu triết học và thần học, bà tôn sùng CarlJung (1875-1961, bác sĩ tâm thần - nhà tâmlý học Thụy Sĩ nổi tiếng vì sáng lập trườngphái Tâm lý học mới - "Tâm lý học Phân tích"nhằm phân biệt với "Phân tâm học" của Sig-

50VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

GIẢI NoBEL VĂN HỌC 2018: LINH HOẠT GIẢI MÃ HUYỀN THOẠI

Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển - sau một năm bị đình hoãn vì bê bối tình dục vàtài chính liên quan đến tổ chức - ngày 10 - 12 - 2019 sẽ trao cùng lúc giải thưởng NobelVăn học cho nhà văn nữ Ba Lan Olga Tokarczuk (2018) và nhà văn Áo Peter Handke(2019), mỗi người sẽ nhận Huy chương Vàng Nobel, bằng chứng nhận cùng tiền thưởng9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 918.000 USD). Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuklà phụ nữ thứ 15 từ trước đến nay nhận được vinh dự này.

Huy chương Vàng Nobel, bản dành riêng cho giải Văn học

Page 47: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

mund Freud). Bà theo xu hướng chính trị cánhtả, là thành viên đảng Xanh, hiện sống và viếttại Wrocław, đồng thời làm trong Hội đồngbiên tập tạp chí Phê bình chính trị.

Olga Tokarczuk từng thử sức ở thể loạithơ từ thời thiếu nữ, đã ra được tập thơ Mi-asta w lustrach (1989, tạm dịch: Những thànhphố trong gương) nhưng sau đó rút vào imlặng, cho đến năm 1993 mới trình làng tiểuthuyết Podróż ludzi Księgi (Đường đi củaNgười Sách) và nhận được phản hồi dễ chịutừ giới phê bình. Tác phẩm này như mộttruyện ngụ ngôn hiện đại kể về chuyến thámhiểm nhằm tìm Cuốn sách Bí ẩn, kết quả tuythất bại nhưng hai nhân vật chính được bù lạibằng một tình yêu vĩ đại. Diễn biến câuchuyện có từ thế kỷ XVII tại Pháp và Tây BanNha, sоng, điều quan trọng ở đây không phảicảnh sắc địa phương, mà là sự quyến rũ củaĐiều Bí Ẩn. Hai năm sau, trong tiểu thuyếtЕ.Е. (1995, là viết tắt danh tính của nữ nhânvật chính Erna Eltzner - mang trong người haidòng máu Ba Lan và Đức có biệt tài thần giaocách cảm) tác giả đưa người đọc đến một thờigian và không gian gần gũi hơn: thế kỷ XX, tạiWrocław. Trong tác phẩm này người đọc cũngcó thể thấy sự quyến rũ của những điều bí ẩnhằng tuột khỏi ý thức con người.Xuất phát từ huyền thoại

Năm 1996, không còn nghi ngờ gì nữa,nữ văn sĩ khẳng định vị thế trên văn đàn BaLan bằng cuốn tiểu thuyết thứ ba, đồ sộ vàvang dội Prawiek i inne czasy (Prawiek vànhững thời khác). Prawiek là tên một xóm lànghuyền thoại ở đâu đó tại trung tâm đất nướcBa Lan - một vũ trụ vi mô mẫu mực và lýtưởng, trong đó tập trung tất cả các vui buồnđược biết đến của con người. Về tiểu thuyếtnày, nhà phê bình văn học Jerzy Sosnowski(đồng niên với nữ văn sĩ) đã nhận định: “Từnhững mảnh vụn của thực tế lịch sử, OlgaTokarczuk đã tạo nên huyền thoại, nơi tất cảcác sự kiện cả tồi tệ lẫn bi thương đều có cộirễ nguồn cơn của mình. Không gian được tổchức giống như mandala - một hình vẽ trongtròn ngoài vuông biểu thị vũ trụ trong cái nhìncủa một bậc giác ngộ – mà đó chính là biểutượng hình học của sự hoàn thiện và đầyđặn”. Tác phẩm này được đánh giá là đỉnh

cao văn chương huyền thoại trong văn xuôimới nhất của văn học Ba Lan hiện nay.

Cuốn tiểu thuyết tiếp theo Dom dzienny,dom nocny (1998, Ngôi nhà ban ngày, ngôinhà ban đêm) lại được viết bằng một giọngvăn khác, một định dạng khác. Định nghĩa“tiểu thuyết” áp dụng vào trường hợp này khálà mong manh, bởi trong văn bản tập hợpnhững phác thảo có cốt truyện khác nhau,những câu chuyện tương đối liên hoàn vànhững ghi chép mang tính tùy bút, tản văn. Vídụ, câu chuyện về nữ thánh thời trung cổKummernis muốn thoát khỏi cuộc hôn nhânkhông mong muốn nên được Thượng đế giảicứu bằng cách cho mang một khuôn mặt namgiới. Xét về bản chất, Ngôi nhà ban ngày, ngôinhà ban đêm là cuốn sách riêng tư hơn cả vàcũng “cục bộ” hơn cả trong sáng tạo của tácgiả. Ở đây nữ văn sĩ lắng tai nghe ngóngkhông gian xung quanh, hít thở bầu không khínơi mình đang sống, cụ thể là ở Sudety –vùng Ba Lan giáp Czech. Ngôi nhà ban ngày,ngôi nhà ban đêm đã đượс vào chung kết giảithưởng văn học châu Âu IMPAC.

Về thể loại ngắn, tuy năm 1997 đã trìnhlàng Szafa (Cái tủ), một tập sách mỏng chỉgồm 3 truyện, nhưng phải đến 2001 bạn đọcmới biết đến tài viết ngắn của Olga Tokarczuknhờ cuốn Gra na wielu bębenkach (Chơi trênnhững cái trống khác nhau). Cuốn sách nàytập hợp 3 chùm gồm 19 truyện ngắn riêng rẽ.Chùm thứ nhất có thể gọi là tự sự: nhà vănsuy ngẫm về đặc thù của việc sáng tạo (khôngriêng trong lĩnh vực văn chương). Chùm thứhai gồm bốn truyện ngắn dạng mô phỏng kinhPhúc âm, có điển tích tương tự nhân vật nữthánh Kummernis từng được tác giả đề cập.Cốt truyện lấy cơ sở từ đời thực vẫn lưutruyền ở vùng tây nam Ba Lan, nay được nhàvăn tiếp tục triển khai theo ý mình, phổ vào đónhững sắc thái tài tình và làm sống lại lịch sửtrần trụi. Cuối cùng, chùm thứ ba thiên về đềtài hiện thực, nói đúng hơn – những điểmnhấn trong thực tế diễn biến tâm lý của nhânvật. Tập tiếp theo Ostatnie historie (2004,Những truyện mới nhất) càng chứng tỏ tác giảyêu thích thể loại này hơn và dẫn tới cảmhứng sáng lập một festival quốc tế về truyệnngắn tại Ba Lan.

51VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 48: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Olga Tokarczuk cũnggom các tiểu luận vào mộtcuốn sách riêng Lalka i perła(2000, Búp bê và châu báu),trоng đó đề xuất một cáchđọc mới đối với tiểu thuyếtđược coi là kiệt tác nghệthuật văn chương Ba Lancủa văn hào Bolesław Prus(1847-1912).

Sau 2004 Olga Tokar-czuk cho ra đời hai tác phẩm(Anna In w grobowcachświata - 2006, Nữ thánhAnna In trong các lăng mộthế giới) và Linh hoạt(Bieguni, 2007) đã được đềcử vào giải thưởng văn họcTrung Âu ANGELUS. Khácnhiều so với các tác phẩmtrước, Nữ thánh Anna Introng các lăng mộ thế giớivượt khỏi khuôn khổ dòngsáng tác dựa trên nhữngtruyện huyền thoại mà trênthế giới đã có những tên tuổinhư Margaret Atwood(Canada) và Jacek Dukaj(Ba Lan)... Olga Tokarczukchọn câu chuyện xuất xứ từSumer (nền văn minh cổ ởphía nam Lưỡng Hà, Iraq) vềInanna - nữ thần mùa màngvà chiến tranh - tìm đếnngười em gái của mình - nữthần sinh sôi và chết chóc -rồi đường đột quay về vớithế giới của những ngườiđang sống. Cuộc trở về đãkhả thi nhờ có một bạnđường là nữ thần Ninshubur,nhưng nhất thiết phải tuântheo một điều kiện rất khắcnghiệt - phải mang theo vềmột người nào đó. Inannachọn người ấy là chàng bạntrai của mình, nhưng oáioăm thay - chàng đã bị côem chiếm giữ. Sоng, tác giảđã làm người đọc ngạc nhiên

52VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuk

khi không hướng về thần thoại, mà mô tả sự tạo lập thế giớinơi thần thoại diễn ra trong những cảnh trí vị lai viễn tưởng. Cácnhân vật sử dụng những bản đồ không gian ba chiều, vươngquốc ngầm dưới đất thì không khác gì một thành phố viễntưởng, còn Thần Cha, người được nữ thần Ninshubur cầu cứuthì như một nhà kỹ trị trong tập đoàn nào đó. “Đối với tôi - OlgaTokarczuk tâm sự - viết tiểu thuyết là cách chuyển hóa nhữngcâu chuyện cổ tích hồi nhỏ vào cuộc sống người lớn cho chínhmình đọc”. Về Nữ thánh Anna In trong các lăng mộ thế giới nhàphê bình văn học Przemysław Czapliński đã khen: “Ở riêngcuốn sách này, Olga Tokarczuk có sáng tạo: thể loại, ngôn ngữvà cách kể chuyện hoàn toàn mới”.

Sự vận động linh hoạtLinh hoạt - nhan đề của tiểu thuyết này cũng chính là tên

của một tín ngưỡng từ thời cổ xưa, trong đó các thành viên đềutin rằng nếu cứ ì một chỗ thì thể nào cũng bị cái ác tấn công,nếu di chuyển không ngừng, linh hồn ắt được cứu rỗi. Cuốn tiểuthuyết gồm nhiều khúc, những truyện ngắn, truyện vừa, tiểuluận, du ký... vừa riêng rẽ lại vừa liên kết một cách tài tình. Tácgiả kể không chỉ về những chuyến chu du suốt từ thế kỷ XVIIđến thời nay, mà còn về sự kỳ thú của thiên nhiên, đồng thời lạidùng kiến thức của một bác sĩ tâm lý trị liệu viết như một khảocứu độc đáo về giải phẫu cơ thể, qua đó hiện rõ hành trình tâmlý của con người khi có động lực sáng láng, có khát vọng tự do.Ngòi bút tinh tế mô tả diễn biến nội tâm của từng nhân vật: mộtngười đàn bà có đứa con nhỏ bị tật nguyền sau khi được nhàthờ rửa tội đã không trở về ngôi nhà mình ở; một nữ học giảAustralia sau rất nhiều năm xa mới trở lại Ba Lan thăm ngườibạn cũ đang gần kề cái chết; một người mẹ mang theo con traiđi du lịch ở Croatia quyết định bỏ chồng... Trong tiểu thuyết nàycó cả cuộc thiên di trái tim của nhạc sĩ thiên tài Frédéric Chopin

Page 49: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

trở về đất mẹ. Đặc biệt quan trọng là câuchuyện cha con nhà giải phẫu Hà Lan FrederikRuysch (1638-1731) và bộ sưu tập tiêu bảngiải phẫu của ông về sau bị bán cho Ngahoàng. Đây là tiểu thuyết về người du mụchiện đại trong đó có tất cả chúng ta, về nỗi lobị chôn chân tại chỗ, về những người đangnhằm đến một cái đích nào đó, và về cả nhữngngười coi cái đích là chính... cоn đường.

Кết cấu của Linh hoạt có sự đan cài cáctuyến truyện với nhau như đã từng được tácgiả áp dụng trong Ngôi nhà ban ngày, ngôinhà ban đêm. Có thể thấy ở đây tác giả đã trởvề với một thủ pháp đã được kiểm chứngthành công.

Sau Linh hoạt Olga Tokarczuk cho ra đờimột tác phẩm có vẻ giải trí: tiểu thuyết hìnhsự, nhan đề lấy từ một câu thơ của nhà thơlớn người Anh William Blake (1757-1827)Prowadź swój pług przez kości umarłych(2009, Lái xe ngựa và mũi cày trên xươngngười đã khuất). Trong một xóm nhỏ ở làngKłodzko có nhiều đàn ông bị chết, họ đều lànhững tay súng săn sát mồi. Một vụ thanhtoán bởi băng đảng mafia chăng? Cũng rất cóthể đây là sự trả thù của lũ thú hoang? Nữnhân vật chính - trước đây làm nghề thiết kếcầu đường, nay dạy tiếng Anh trong trườnglàng và trông nom nhà nghỉ ven biển - rất quantâm đến địa lý, thiên văn, lúc rảnh thường đọcthơ William Blake và rất coi trọng các loài chimthú. Bà có luận thuyết riêng của mình, rằngthế giới này là sự phản ánh những gì đã ghisẵn trên các vì sao, vậy mà dân làng nào cóđể ý đến bà... Đây được coi như một truyệnly kỳ về đạo đức và môi trường, nội dung môphạm và quan trọng nhưng được kể khá nhẹnhàng, được đề cử vào giải “Nike”. “Đoàn kếtvới loài vật, loài yếu ớt nhất, chịu sự đối xửcực kỳ thô bạo dưới roi xích của quyền lực -nhà văn tuyên bố - đó là cách biểu thị phảnkháng chế độ phụ quyền”. Phê phán thế giớitruyền thống (đầu têu là lý tưởng khá bảo thủcủa nhà thờ) vốn có thói trọng nam khinh nữ,coi con người là chúa tể muôn loài, tác giảđứng hẳn về phía các loài vật anh em của loàingười đang chịu nhiều đau khổ. Nữ văn sĩ tựcoi đấy là cuốn sách đậm chất chính trị, làđánh giá những gì diễn ra quanh ta, khiếnngười đọc phải chọn mình đứng về phía nàotrong các sự kiện ấy. Căn cốt của tác phẩm

Lái xe ngựa và mũi cày trên xương người đãkhuất là thêm một lần luận bàn về chuyện đi,đến và tính thay đổi.

Năm 2012 Olga Tokarczuk ra thêm mộttập truyện ngắn nữa Moment niedźwiedzia(Thời khắc của gấu) – về cơ thể, dục tính vàsự chết, vai trò của giới tính và sức quyến rũcủa căn phòng tối, đồng thời cũng đề cậpnhững tấm bản đồ kinh hoàng, những phốphường, những dãy núi trong các chuyến đicủa mình. Hình như trong chặng đường mới,bà đang quan tâm đến sự dị dạng của thếgiới, trong đó con người giết mổ và ăn thịt, đốixử tàn tệ với loài vật, làm nô lệ của công việc,đối địch và xâm lược lẫn nhau.

“Đã mấy năm nay tôi theo đuổi ý tưởngviết cuốn tiểu thuyết trong đó thế giới sẽ khácđi, những nguyên tắc nhất định và hiển nhiênsẽ hết hiệu lực. Tôi tin rằng, sự công nhậnđiều gì đó là hiển nhiên không hề liên quanđến thực tế, đấy chẳng qua chỉ là vấn đề thỏahiệp xã hội, là thói quen tư duy của chúng ta,cho nên nó nằm trong lĩnh vực tâm lý hơn làlĩnh vực vật lý”.

Olga Tokarczuk từng gặp sự cố vì phátbiểu thắc mắc về lịch sử Ba Lan và lòng dungthứ của dân tộc đa số đối với lối sống của cácdân tộc thiểu số còn lại, về thiện cảm rõ rệtvới hai dân tộc Do Thái và Ukraina. Cơn sónggió đã qua, và đến nay, người Ba Lan tự hàovì bà là nhà văn đầu tiên của nước mình giànhđược giải Booker quốc tế 2018 về bản Anhngữ Flights của Jennifer Croft từ tiểu thuyếtLinh hoạt, với phần thưởng 50.000 bảng Anh(khoảng 1,5 tỷ đồng) chia đều cho tác giả vàdịch giả. Trước đó bà từng nhận hai giải vănchương uy tín nhất Ba Lan “Nike”: 2008 vềLinh hoạt, 2015 về Địa chí Jakubow (trong cả5 lần vào chung khảo giải này đều được giải“Sách hay nhất” do độc giả bình chọn) và giảiquốc tế dành cho các nhà văn Đông - TrungÂu “Vilenica” 2013. Viện Hàn lâm Hoàng giaThụy Điển đã quyết định trao giải Nobel Vănhọc 2018 cho Olga Tokarczuk vì “lối viết giàusức tưởng tượng, chứa đựng đam mê uyênbác, và đại diện cho một lối sống vượt trênmọi rào cản”.

Đăng Bẩy tổng hợp Theo Culture (Ba Lan)

(Ảnh trong bài do tác giả bài viết cung cấp)

53VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 50: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Thực hiện chủ trương của Trung ươngĐảng về việc đẩy mạnh phong tràochống phát xít Nhật - Pháp, xây dựng

lực lượng, chuẩn bị tiến tới nổi dậy giànhchính quyền cách mạng, là một cán bộ lãnhđạo Trung ương đặc trách công tác công vậnvà binh vận của Đảng, từ cuối năm 1941,đồng chí Hoàng Văn Thụ đã thường xuyên tớiđịa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định tiến hành chỉ đạo cuộc vậnđộng tập hợp lực lượng cách mạng trongcông nhân, binh lính yêu nước ủng hộ cáchmạng... Đồng chí luôn căn dặn cán bộ: dùtrong bất kỳ hoàn cảnh gian nan nào đều phảichú ý giữ gìn bản thân, không làm tổn thươngđến thanh danh của Đảng, quý trọng và yêuthương đồng bào mình, nêu gương sáng củangười cộng sản để quần chúng noi theo.Ngay trong những ngày hoạt động cách mạngkhó khăn, nguy hiểm, là một cán bộ lãnh đạogiàu tình thương yêu đồng bào, đồng chí,đồng đội, yêu quê hương đất nước, đồng chíHoàng Văn Thụ đã có “Bài thơ chúc Tết nămNhâm Ngọ 1942”.

Bài thơ có 12 câu nói lên tâm tư của ngườichiến sĩ cách mạng, Bí thư Xứ ủy Bắc KỳHoàng Văn Thụ sau Hội nghị Trung ương lần

thứ 8 (tiến hành từ ngày 10 đến ngày 19 tháng5 năm 1941), sau khi Mặt trận Việt Minh ra đời,lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng công cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, một cao trào cứuquốc được dâng lên mạnh mẽ trong cả nước.

Bốn câu thơ đầu nói lên bối cảnh, sự cơcực, lầm than của đất nước trong giai đoạn bịthực dân Pháp đô hộ.

Chỉ vì lũ thực dân cướp nướcBọn Việt gian bán nước cầu vinhCác anh chịu đủ cực hìnhBản thân tù tội, gia đình long đongLà sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, sự

nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước,hiểu cuộc sống của đồng bào, đồng chí. Mộtsự tả thực, không né tránh, nói lên nỗi thốngkhổ của người dân trong cuộc sống, chỉ ra rõlí do của nỗi cơ hàn đó, vạch mặt, chỉ tên kẻgây nên cuộc sống đọa đày của nhân dân.Trong một số tác phẩm khác, Hoàng Văn Thụcũng từng viết:

“Din vỉ fong kiến mìn sai lệchDủng âu ú khi áp dân quàng”

(Tèo tàng cách mệnh)

54VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

ĐẾN VỚIBàI

THƠ HAY

Ý chí kiên trung trong “Bài thơchúc Tết năm Nhâm Ngọ 1942”

của đồng chí Hoàng Văn ThụVI THị QUỳNH NGọC

Bài thơ chúc Tết năm Nhâm Ngọ 1942 của đồng chí Hoàng Văn Thụ

Chỉ vì lũ thực dân cướp nướcBọn Việt gian bán nước cầu vinhCác anh chịu đủ cực hìnhBản thân tù tội, gia đình long đongChiến tranh luyện chí anh hùngLao tù luyện đức, kiên trung với đời

Đường cách mạng bao người đi trướcChỉ vì dân vì nước hy sinhĐã thề sinh tử tử sinhTự do chết đứng hơn vinh sống quỳNhắc nhau giữ trọn lời thềNhà tan, nước mất làm gì còn xuân!

(Trang 134, Hoàng Văn Thụ - Tên anhsáng mãi, Nxb Hội Nhà văn, 2009)

Page 51: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Dịch: “Bởi vì phong kiến lộng quyền lắmToàn dùng vũ lực đè nén dân”

(Con đường cách mệnh)Đồng chí đã nói lên tâm tư của mình

khi nhìn thấy cảnh đất nước bị giày xéo,dân tộc bị miệt khinh; làm thơ cả bằngtiếng mẹ đẻ và tiếng dân tộc Tày để giảithích, phân tích lẽ thiệt hơn của nhân dânta, đồng bào ta trong lúc đó; miền ngượccũng như miền xuôi, người Việt cũng nhưngười Tày. Chỉ ra nỗi khổ cực cụ thể lànước bị cướp, bọn Việt gian bán nước,nhân dân phải chịu cảnh tù đày:

Chiến tranh luyện chí anh hùngLao tù luyện đức, kiên trung với đờiĐường cách mạng bao người đi trướcChỉ vì dân vì nước hy sinhTừ hoàn cảnh thực tế đất nước đang bị

nô dịch, nhân dân đang sống trong cảnh lầmthan thì việc trước tiên là chiến đấu bảo vệ đấtnước, bảo vệ nhân dân, tìm đường để dân tộcthoát khỏi cuộc sống điêu linh. Những lời tựsự, tâm tình với những người cùng chíhướng; sự cảm thông, chia sẻ, khích lệ, độngviên. Cao hơn là sự khẳng định quyết tâm đấutranh giải phóng dân tộc, thể hiện bản lĩnh, khíchất hiên ngang của người chiến sĩ cáchmạng chấp nhận sự hy sinh, gian khó trongchiến tranh. Trong hoàn cảnh này đồng chíHoàng Văn Thụ cũng đã phân tích, nhận địnhvào cuối năm 1942 đầu năm 1943:

“ Lăng mà dỉ dú cam slim nô lệ tì còDần mìn Tông Dàng tứn mà thoò kè hử mắnDè Nàn khờ mỉnh oóc slèng tá táo tỉ còTẩư bâư kì fốn lìu thai lầu dáng khửn…!”

(Chế độ Tông Dàng – 1943 - HoàngVăn Thụ - Trang 121, Hoàng Văn Thụ tên anhsáng mãi - Nxb Hội Nhà văn, 2009)

dịch:“ Sao nỡ đứng im cam tâm làm nô lệ đế quốc?Nhân dân Đông Dương đứng dậy kết

đoàn cho chắc

Việt Nam cách mệnh ra sức đánh đổ đế quốc Dưới lá cờ, coi thường cái chết, ta dấn thân!”(Chế độ Đông Dương – 1943 - Hoàng

Văn Thụ - Trang 122, Hoàng Văn Thụ tên anhsáng mãi - Nxb Hội Nhà văn, 2009)

Bốn câu thơ cuối là lời khẳng định, là chíhướng, là con đường phía trước, sự phân tíchlẽ sống, mục đích sống như tự nhắc nhởchính mình và gửi gắm lời tâm sự, lời hiệutriệu với đồng chí, đồng bào mình:

Đã thề sinh tử tử sinhTự do chết đứng hơn vinh sống quỳNhắc nhau giữ trọn lời thềNhà tan, nước mất làm gì còn xuân!Ý chí kiên trung của đồng chí Hoàng Văn

Thụ còn được khẳng định mạnh mẽ, đanhthép qua lời nhắn lại trước lúc hi sinh trongbài thơ “Nhắn bạn”:

Việc nước xưa nay có bại thànhMiễn sao giữ trọn được thanh danhPhục thù chí lớn không hề nảnNgọc nát còn hơn giữ ngói lànhThân dẫu lao tù lâm cảnh hiểmChí còn theo dõi buổi tung hoànhBạn hỡi gần xa hăng chiến đấuTrước sau xin giữ tấm lòng thành.

( In trên báo Sự thật, số 37 năm 1946)Dù Hoàng Văn Thụ không đi đến được

tận cùng trong cuộc chiến ấy, nhưng đồngchí luôn tin vào lý tưởng, vào con đườngcách mạng mà mình đã lựa chọn. Đồng chíđã đanh thép nói trước kẻ thù khi bị chúngthi hành án tử hình: "Trong cuộc đấu tranhsinh tử giữa chúng tôi, những người mấtnước và các ông, những kẻ cướp nước, sựhy sinh của những người như tôi là lẽ dĩnhiên, chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽthắng” . Hơn cả, Hoàng Văn Thụ đã “giữ trọntấm lòng thành" với Tổ quốc và với nhândân, một lòng kiên trung theo Đảng, theocách mạng.

55VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 52: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Hoàng Văn Thụ đã để lại một lời tâm tìnhnhắn gửi, một lời hiệu triệu, một kim chỉ Namcho đồng chí, đồng bào, góp công, góp sứccổ vũ cho Cách mạng Việt Nam đi đến thắnglợi hoàn toàn. Lời nhắn ấy, ý nguyện ấy củaHoàng Văn Thụ được đồng chí, đồng bàoluôn ghi nhớ: "Những vần thơ tuy ngắnnhưng nêu rõ quan niệm của người cộng sảnvề cái sống và cái chết - Người cộng sản rấtcần sống để chiến đấu nhưng khi phải chếtthì chết sao cho vẻ vang, cho khí phách anhhùng" (Noi gương người cộng sản - BanNghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương).

Cố Tổng Bí thư Trường Chinh là ngườiđồng chí, người bạn chiến đấu cùng thời kỳ

với Hoàng Văn Thụ đã khẳng định trong bàithơ “Viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ”:

Hỡi anh, Người bạn chiến đấu quang vinhNgười cộng sản anh hùngĐã cảm tử cho Đảng quyết sinhAnh nằm đây nhưng chí anh vẫnDọc ngang đất trời, bốn biển tung hoànhAnh không chết.

khônganh vẫn sống.

Anh sống mãi trong lòng dân tộc, sốngmãi với quê hương!

56VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

MỜI GỬI TÁC PHẨM THAM GIA TẠP CHÍ VĂN NGHỆXỨ LẠNG XUÂN CANH TÝ 2020

Năm Kỷ Hợi 2019 sắp đi qua là một năm có rất nhiều sự kiện đáng ghi nhớ trong đờisống Chính trị, Văn hóa, Xã hội của tỉnh nhà và để lại không ít dấu ấn sâu đậm trong vănhọc và báo chí. Đón mừng xuân mới, đón tết Nguyên đán cổ truyền Canh Tý 2020, Tạp chíVăn nghệ Xứ Lạng xuất bản ấn phẩm đặc biệt với những nội dung: Phản ánh thành tựutrong công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của tỉnh nhà trong năm qua; những phong tục tậpquán, những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc; các lễ hội mùa xuân…

Để Tạp chí thật sự là món quà đầu năm nhiều ý nghĩa, Ban Biên tập kính mời các nhànghiên cứu, các văn nghệ sĩ cùng tất cả các cộng tác viên tham gia gửi tác phẩm với cácthể loại văn học, báo chí như: thơ, truyện ngắn, truyện ký, bút ký, ghi chép, kịch, tiểu phẩm,các bài nghiên cứu, các tác phẩm văn học dịch, câu đối, tranh, ảnh, ca khúc…

Thời hạn nhận tác phẩm: Từ 1 tháng 11 năm 2019 đến 31 tháng 12 năm 2019. Tác phẩm cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ họ tên tác giả (bút danh), địa chỉ, số

điện thoại và số tài khoản (nếu có) để tòa soạn tiện liên hệ.Tác phẩm gửi riêng cho Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng hoặc đồng thời gửi các báo, tạp

chí khác cần ghi rõ.Địa chỉ nhận tác phẩm: Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

Lạng Sơn - Số 03, đường Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn,tỉnh Lạng Sơn.

Email: [email protected]Điện thoại: (0205) 3812 338Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng mong nhận được sự cộng tác nhiệt thành của

các tác giả để ấn phẩm Xuân Canh Tý 2020 đẹp, phong phú và chất lượng.

Tạp chí Văn nghệ Xứ LạngЉ

Page 53: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Cuộc đời và số phận người phụ nữ trướchoàn cảnh xã hội

Có thể nói, các tác phẩm văn xuôi ViệtNam hiện đại đều ra đời ở những thời điểm,hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Mảnh đấthiện thực vô cùng phong phú đã được cácnhà văn quan sát, khám phá, khái quát thànhnhững bức tranh phản chiếu đời sống xã hộimột cách chân thực nhất. Trong bức tranhmuôn màu ấy, hình ảnh người phụ nữ nổi lênnhư một điểm nhấn trong mỗi tác phẩm vớinhững cuộc đời, số phận éo le, bi thảm, đầyđau khổ. Từ đó mà gieo vào trái tim nhà vănvà bạn đọc những điều trăn trở, khắc khoảitrước số phận con người. Phải kể đến các tácphẩm như “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), “Vợnhặt” (Kim Lân), “Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu)... Các nhà văn đã khaithác số phận của người phụ nữ ở nhữnghoàn cảnh khác nhau với những điểm nhìnkhác nhau để từ đó làm nổi bật nỗi bất hạnhcủa họ dưới sự tác động của hoàn cảnh sốngvà tìm trong sâu thẳm tâm hồn họ vẻ đẹp tiềmtàng, khuất lấp.

Ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà vănTô Hoài đã ngược lên vùng Tây Bắc để viếtvề số phận của người lao động nghèo ở miềnnúi dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân,chúa đất. Trong đó, nổi bật là nhân vật Mị, mộtcô gái người dân tộc H’Mông phải chịu bao tủicực trước các thế lực tàn bạo. Sinh ra và lớnlên giữa bản vùng cao Tây Bắc, Mị vốn là một

cô gái xinh đẹp “Trai đến đứng nhẵn chânvách đầu buồng Mị... Bao nhiêu người ngàyđêm thổi sáo đi theo Mị...”. Mị còn là một côgái chăm chỉ lao động, có tài thổi sáo, có hiếuvới cha và yêu đời, yêu tự do, cô như mộtbông hoa đẹp giữa đất trời Tây Bắc, lẽ ra Mịphải được hưởng hạnh phúc. Nhưng cuộc đờingười con gái ấy khi đến tuổi kết hôn cũng làlúc bắt đầu kiếp sống của một “con dâu gạtnợ” cho nhà thống lí Pá Tra bởi món nợtruyền đời của cha mẹ, bởi chế độ cho vaynặng lãi vô cùng tàn bạo của bọn chúa đất.Cuộc đời, số phận của một “nô lệ”, một “côngcụ lao động biết nói nhưng không nói”, một“súc nô” bắt đầu và cứ thế triền miên trongkhông gian địa ngục nhà thống lí Pá Tra. Dầndần theo năm tháng, Mị mất hết ý niệm vềthời gian, không gian, không nghĩ đến cái chếtnữa, cũng không có ý định bỏ trốn và sự vôcảm trước mọi thứ đã che lấp hết đi sức sống,lòng yêu đời và yêu tự do trong Mị. Cái lùi lũi,âm thầm, cái cúi mặt buồn rười rượi luôn làtrạng thái sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra.

Khai thác số phận con người trong nạnđói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, nhà vănKim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” không đivào những sự kiện lớn, những biến cố mà đisâu tìm hiểu về số phận bi đát, éo le củanhững người nông dân nghèo trong hoàncảnh sự sống và cái chết gần như gang tấc,người chết như ngả rạ, mùi xú uế khắp nơi,tiếng hờ khóc, tiếng quạ gào lên thê thiết...

57VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

VĂN HỌCVà

NHà TRƯỜNG

Vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp củacác nhân vật nữ trong một số tácphẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại

NGUYỄN THẾ LƯợNG

Văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945-1975 và sau năm 1975 đã phản ánh đậmnét và chân thực số phận của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh và thờikỳ hậu chiến. Ở mỗi giai đoạn cụ thể, các tác phẩm văn xuôi đã xây dựng hệ thống nhânvật dưới sự tác động của hoàn cảnh đời sống xã hội, từ đó khái quát thành bức tranhhiện thực có giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Nổi bật trong dòng chảy của văn xuôihiện đại Việt Nam là các nhân vật nữ với vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp và trỗi dậy mạnhmẽ mỗi khi có sự tác động của hoàn cảnh. Vẻ đẹp ấy đã góp phần thể hiện giá trị tưtưởng, vị trí và sức sống của mỗi tác phẩm trong đời sống văn học dân tộc.

Page 54: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

Giữa không gian đặc quyệnsự chết chóc ấy, nhà văn KimLân đã hướng góc nhìn đếnnhững cô gái “ngồi vêu” ở vệđường trong bộ dạng ráchrưới, đói khổ. Trong số đó,nhà văn đã xây dựng nênhình tượng nhân vật ngườiđàn bà vô danh “thị”, ngườichạy lại đẩy xe thóc choTràng. Thân hình gầy sọp,quần áo rách như tổ đỉa, haicon mắt trũng sâu của thịchính là hiện thân của cáiđói, cái nghèo dưới sự bóclột tàn bạo của bọn thực dânPháp và phát xít Nhật. Và rồi,lần thứ hai khi gặp Tràng, vớivẻ mặt “sưng sỉa”, lời nói“chao chát, chỏng lỏn”, thị đãtheo Tràng về làm vợ, theokhông, không cần cưới hỏihay lễ vật gì. Thảm hại biếtbao khi giữa nạn đói khủngkhiếp ấy, mạng sống conngười mong manh đến vôvọng thì cái giá trị con người,nhất là người phụ nữ rẻ rúngnhư cái rơm, cọng rác màngười ta có thể nhặt được ởngoài đường. Và lòng tựtrọng trước miếng ăn củangười phụ nữ kia dường nhưkhông còn nữa khi mà cáichết đang cận kề. Thị theoTràng về xóm ngụ cư giữamột buổi chiều muộn hoangtàn, không gian u ám, chếtchóc, họ bước đi như đangtiến về nghĩa địa vậy.

Bước vào thời kỳ hậuchiến, đất nước hòa bình,thống nhất, trở về cuộc sốngđời thường, văn học ViệtNam có sự chuyển biến sâusắc về đề tài, cảm hứng,nghệ thuật. Trong đó, ngòibút của các nhà văn hướngvề số phận của những conngười cá nhân, đời tư giữacuộc sống mưu sinh đầy bộnbề, gian khó, mang đậm cảmhứng thế sự. Tiên phongtrong thời kỳ đổi mới nền vănhọc, nhà văn Nguyễn Minh

58VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

Tình chị em. Ảnh: NGUYỄN SƠN TÙNG

Châu đã khai thác cuộc đời, số phận của người đàn bà hàngchài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Cuộc sống lênhđênh trên biển đầy gian khó, gia cảnh đông con, người chồngvũ phu thường xuyên giáng lên lưng người đàn bà khốn khổấy những trận đòn quái ác, “năm ngày một trận nặng, ba ngàymột trận nhẹ”. Khi nghệ sĩ Phùng chứng kiến cảnh đó, một“nghịch lí” của cuộc sống, anh nhận thấy một điều khó hiểu làtrước những trận đòn ấy, người đàn bà cứ thế mà chịu đựng,không chạy trốn, không chống lại cũng không hề van xin. Kỳ lạthay, người đàn bà có lúc xin chồng đưa lên bờ mà đánh đểcác con không phải chứng kiến cảnh bạo lực. Chính điều đóđã thôi thúc Phùng ở lại để tìm hiểu nguyên cớ vì sao ngườiđàn bà hàng chài lại có số phận bi thảm đến như thế, động cơnào khiến chị ta chịu đựng đến nhẫn nhục trước sự tàn ác, vũphu của người chồng. Trỗi dậy khi có sự tác động của hoàn cảnh

Thật khó đi đến hồi kết nếu số phận của các nhân vật nữcứ mãi đắm chìm, trượt dài trước hoàn cảnh của đời sống xãhội. Đến một lúc nào đó, sức sống, vẻ đẹp vốn có của họ sẽvĩnh viễn mất đi như một định mệnh trước quy luật của sốphận. Tuy nhiên, với cái nhìn nhân đạo và niềm tin vào vẻ đẹptâm hồn con người, các nhà văn đã đặt người phụ nữ vàonhững tình huống, những hoàn cảnh cụ thể để thổi bùng lênsức sống tiềm tàng, khơi lên vẻ đẹp khuất lấp, ẩn sâu trongtâm hồn họ. Mỗi chi tiết trong hoàn cảnh sống như một chấtxúc tác thổi bay lớp tro tàn để cho ngọn lửa sống trong tâmhồn người phụ nữ bùng lên.

Ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, không phải ngẫu nhiênMị trỗi dậy sức sống, sức phản kháng mà là do sự tác độngcủa ngoại cảnh vào tâm cảnh. Đó là không khí náo nức củađêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài với tiếng sáo gọi bạn tình,không khí ăn tết tưng bừng đã xâm lấn vào tâm hồn Mị tự lúc

Page 55: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

nào để rồi, từ trong con người tưởng như đãchết, đã chìm đắm trong sự vô cảm ấy, Mịthấy “thiết tha bổi hổi... Mị nhẩm thầm lời bàihát trong tiếng sáo gọi bạn... Mị lén lấy hũrượu uống ừng ực từng bát...”. Tác động củangoại cảnh cũng làm thức dậy trong Mị sựnhận thức về quá khứ tươi đẹp, về hiện tại vôcùng tàn nhẫn và ý thức hướng về tương lai.Mị đã nhận ra mình “Mị còn trẻ lắm, Mị muốnđi chơi...”. Lòng yêu đời trong Mị trỗi dậy đikèm với ý thức về sự đau khổ trong thực tại,Mị nghĩ đến nắm lá ngón và cái chết để giảithoát. Mị hành động để thể hiện lòng yêu đời,yêu tự do bằng việc rút váy, thắp đèn sáng,cuốn lại tóc để đi chơi như bao người đàn bàcó chồng khác. Ở thời điểm khác, đêm mùađông trên núi cao dài và buồn, Mị chỉ biết làmbạn với ngọn lửa để xua tan đi giá lạnh vàomỗi đêm trong trạng thái sống câm lặng trởlại sau đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. Lúcđó, A Phủ xuất hiện trong tư thế bị trói đứngvà đang ở tình trạng chờ chết. Ban đầu, Mịvẫn dửng dưng thổi lửa, hơ tay bởi sống trongđau khổ, Mị đã quá quen cảnh đó rồi, ngaybản thân Mị cũng từng bị A Sử trói đứng vàocột như thế. Bởi vậy, dù “A Phủ có là cái xácchết đứng ở đó cũng thế thôi”. Chỉ đến khinhìn thấy “dòng nước mắt chảy trên hõm máđã đen sạm lại của A Phủ”, sức sống, sứcphản kháng trong Mị mới trỗi dậy. Thươngmình, thương người, nghĩ đến tội ác của chacon thống lí là những suy nghĩ đang tổng hòatrong Mị để bật lên thành một quyết định vàhành động táo bạo là cắt dây cởi trói cứu APhủ và chạy theo A Phủ xuống dốc núi. Cóthể nói, hành động này là đỉnh cao sức sốngtiềm tàng trong con người của Mị sau baotháng năm tủi cực của kiếp sống nô lệ trongsự bóc lột, đàn áp của cường quyền, thầnquyền, phụ quyền. Mị đã cứu A Phủ và đồngnghĩa với việc giải thoát cuộc đời mình.

Nếu sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng trongnhân vật nữ của “Vợ chồng A Phủ” mạnh mẽ,quyết liệt, thì ở “Vợ nhặt”, trước hoàn cảnhtrở về xóm ngụ cư làm vợ Tràng, con dâu bàcụ Tứ, người đàn bà không tên giữa nạn đóikhủng khiếp ấy được nhà văn Kim Lân khaithác ở vẻ đẹp nữ tính vốn khuất lấp trước đó.Khi bước chân trên đường về xóm ngụ cư, vẻđẹp nữ tính của thị đã dần bộc lộ qua các tínhiệu như bước chân díu vào nhau, lấy nónche mặt như thể ngại ngùng, lo lắng. Rồi khivào nhà, thị ngồi ở mép giường, tay vân vê tàáo, chào bà cụ Tứ lễ phép chứ không cònchua chát, chỏng lỏn như trước nữa. Sáng

hôm sau, vẻ đẹp nữ tính của người đàn bànày đã bộc lộ rõ qua những công việc nhưcùng mẹ quét tước nhà cửa, sân vườn, múcnước vào vại, giặt giũ quần áo, nấu cơm... Thịđang chăm lo, vun vén cho hạnh phúc giađình. Và trong bữa cơm đầu tại nhà chồng, thịkể cho Tràng nghe về việc người dân ở mạnBắc Giang, Thái Nguyên không chịu đóngthuế nữa mà họ kéo nhau đi phá kho thócchia cho dân nghèo. Câu chuyện ấy tưởngnhư chuyện phiếm, nhưng từ sâu thẳm tâmhồn thị đó là sự nhận thức về hoàn cảnh, vềcon đường giải thoát số phận trước cái đóithảm khốc. Có thể nói, hành động Mị chạytheo A Phủ là sự giải thoát số phận khỏicường quyền, thần quyền, là tìm về conđường đấu tranh để giành lại tự do, còn “thị”trong “Vợ nhặt” theo không Tràng về làm vợkhông đơn thuần là có được miếng ăn đểthoát khỏi cái chết, mà trong hoàn cảnh hiểmnghèo ấy người phụ nữ vẫn tiềm ẩn khát khaosống, khát khao hạnh phúc và xa hơn là khátvọng đổi đời trong tương lai.

Trong hoàn cảnh cuộc sống đời thường,mưu sinh đầy gian khó, người đàn bà hàngchài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoàixa” được nhà văn Nguyễn Minh Châu khắchọa những phẩm chất mang màu sắc truyềnthống của người phụ nữ Việt Nam. Đặt ngườiđàn bà hàng chài vào hoàn cảnh bạo lực giađình với những trận đòn quái ác từ ngườichồng và việc Phùng, Đẩu mời chị ra tòa,Nguyễn Minh Châu đã hé mở cho độc giảnhững vẻ đẹp bấy lâu nay khuất lấp bên trongcái ngoại hình thô kệch, mệt mỏi, vẻ bề ngoàilam lũ, thất học của người đàn bà. Đó cũng làcâu trả lời cho những băn khoăn của Phùngvà Đẩu. Một nghệ sỹ nhiếp ảnh, một chánh ántòa án như vỡ òa trong nhận thức khi ngườiđàn bà trả lời những câu hỏi, những điều khóhiểu. Lời nói dõng dạc, xưng hô “chị - cácchú”, người đàn bà hàng chài dần dần đã thểhiện rõ là một người phụ nữ miền biển giàuđức hy sinh, yêu thương con, tuy cam chịunhưng tấm lòng bao dung, độ lượng, sống kínđáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời và biết chắt chiuhạnh phúc đời thường. Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ

Khai thác vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấptrong tâm hồn các nhân vật nữ của một số tácphẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại, các nhà vănđã góp những tiếng nói nhân đạo sâu sắc, mớimẻ vào dòng chảy nhân đạo của văn học ViệtNam. Tuy khám phá vẻ đẹp các nhân vật ởnhững hoàn cảnh khác nhau nhưng các nhà

59VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

Page 56: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

văn đã tìm được tiếng nói chung trong cảmhứng nhân đạo. Đó là sự cảm thông sâu sắcđối với số phận của người lao động nghèodưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phongkiến, phát xít và hoàn cảnh sống mưu sinh củahọ, đặc biệt là người phụ nữ. Từ đó, các nhàvăn lên tiếng tố cáo đanh thép các thế lực tànbạo đã chà đạp, áp bức, bóc lột, đẩy số phậnngười phụ nữ vào kiếp sống nô lệ, tủi cực vàthân phận rẻ rúng như cái rơm cọng rác. Nổibật trong giá trị nhân đạo của các tác phẩm làsự trân trọng, niềm tin mãnh liệt vào sức sốngtiềm tàng, vào vẻ đẹp khuất lấp của người laođộng. Dù hoàn cảnh sống có khắc nghiệt, biđát, éo le đến đâu cũng không xóa đi sức sốngvà vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Các nhà văn đãchỉ ra cho những số phận con đường giảithoát khỏi áp bức, bất công, con đường làmchủ vận mệnh của mình.

Có thể khẳng định, sức sống tiềm tàng,vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn các nhân vậtnữ trong một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn1945 -1975 và sau 1975 góp phần làm nổi bậtvẻ đẹp hình tượng người phụ nữ trong dòngchảy của văn học Việt Nam. Đó là những vẻđẹp vừa mang tính truyền thống, bền vững,vừa có những vẻ đẹp gắn với số phận vàhoàn cảnh trong những thời điểm cụ thể.Thông qua vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữtrong mỗi tác phẩm, các nhà văn gửi gắmnhững thông điệp quan trọng về con người,về nghị lực sống, về khát vọng sống, khátvọng hạnh phúc và những quan niệm về mốiquan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đó lànhững tư tưởng quan trọng góp phần làm nênsức sống lâu bền của tác phẩm văn học tronglòng độc giả và sự phát triển không ngừngcủa nền văn học dân tộc.

60VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

HỘP THƯTrong tháng 9 và tháng 10 năm 2019, Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã nhận

được tác phẩm của các tác giả: *Trong tỉnh: Trương Thọ, Đặng Hùng, Lê Quang Bình, Chu Quế Ngân, Ngô Bá Hòa,

Phạm Chiến, Đinh Ích Toàn, Nguyễn Duy Chiến, Lý Viết Trường, Dương Thị Thảo, DươngCông Bao, Bùi Vinh Thuận, Lăng Văn Thăng, Tạ Quang Minh, Vân Du, Trần Thị Thu Huyền,Nguyễn Quang Huynh, Đặng Thanh, Linh Quang Tín, Nguyễn Văn Dương, Nhữ Thị HồngMinh, Vi Thị Quỳnh Ngọc, Hoàng Kim Dung, Phạm Lễ Hùng, Nguyễn Đình Thọ, Vũ ĐìnhThi, Phạm Thành, Nguyễn Thị Bích Thuận, Vi Thị Liên, Trần Đình Nhân, Lê Thiệu, Vy Nước,Hoàng Hùng, Hoàng Văn Tiệp, Phạm Văn Giang, Hoàng Lê Cường, Nguyễn Quang Huy,Bùi Minh Tấn, Hoàng Thái, Trịnh Tiến, Lã Trung Sơn…

*Ngoài tỉnh: Ngô Thu Thuyển, Nguyễn Hồng Quang, Phạm Khắc Mã (Thái Nguyên);Trịnh Hữu Thịnh, Bùi Việt Phương (Hòa Bình); Nguyễn Thế Lượng, Nguyễn Hưng Hải (PhúThọ); Hoàng Bình Trọng, Lê Anh Phong, Nguyễn Đại Duẫn, Hồ Ngọc Diệp (Quảng Bình);Nông Thị Hưng, Đỗ Văn Xuân, Trịnh Viết Hiệp (Hà Nội); Tịnh Bình (Tây Ninh); Nguyễn MinhThuận (Bạc Liêu); Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng); Lê Thanh Hùng (Bình Thuận); Nguyễn HoàiÂn (Quảng Ngãi); Lưu Quang Minh (Tp.Hồ Chí Minh); Lê Hứa Huyền Trân (Bình Định);Phan Thành Minh (Lâm Đồng); Đỗ Văn Dinh (Lào Cai); Trần Thị Kỳ Duyên (Kiên Giang);Đinh Văn Chiêm (Ninh Bình); Trần Văn Hoan (Đồng Nai); Lê Thị Hồng Châu, Trần Thị ThùyLinh, Lê Văn Trường (Sóc Trăng); Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên Huế); Trầm Thanh Tuấn(Trà Vinh); Vĩnh Thông, Huỳnh Ngọc Phước (An Giang); Nguyễn Thị Bích Nhàn, Y Nguyên(Phú Yên); Tân Quảng, Trịnh Thị Hoàn (Bắc Giang); Nguyễn Tường Thuật, Cử Giang (TháiBình); Bùi Hữu Bằng (Bắc Ninh)…

Và một số bản thảo khác gửi qua email. Đề nghị các tác giả ghi rõ họ tên (bút danh nếucó), số điện thoại, địa chỉ rõ ràng để tòa soạn liên hệ.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, góp ýcủa các tác giả./.

Page 57: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

DANH SÁCHTác giả, tác phẩm được công nhận và tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật

Hoàng Văn Thụ lần thứ V, năm 2019(Kèm theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND, ngày 25/10/2019

của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)I- Mỹ Thuật:

II- Nhiếp ảnh:

III- Nghiên cứu lý luận phê bình, văn nghệ dân gian

61VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Giao ca Hoàng Văn Điểm A

2 Bộ tranh minh họa Cao Thanh Sơn B

3 Chợ vùng cao Chu Thị Thiều B

4 Xóm cũ Dương Thời Tuyên C

5 Chợ vùng cao Phạm Anh Việt C

6 Mỗi buổi sớm mai Lương Mai Anh C

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Mùa vàng Bắc Sơn Bùi Vinh Thuận A

2 Đi chợ sớm Dương Công Bao B

3 Lễ kết duyên Đỗ Văn Dương B

4 Bắc Sơn mờ sương Dương Doãn Tuấn C

5 Lễ cưới người Dao Nguyễn Tiến Thắng C

6 Sắc màu ATK Đàm Sơn C

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Then Hắt khoăn của người Tày Đặng Thế Anh A

2 Lượn, phong slư dân ca trữ tìnhcủa người Tày Xứ Lạng Hoàng Tuấn Cư B

3 Sư tử Mèo chế tác và múa Hoàng Choóng B

4 Theo dấu người xưa Chu Quế Ngân C

5 Văn hóa dân gian của người Tàyở Lạng Sơn Hoàng Văn Páo C

6 Khảo cứu về chữ Nôm Tày Hoàng Hựu C

Page 58: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

62

IV- Văn Xuôi:

V- Thơ:

VI- Âm nhạc:

VÙN NGHÏåSöë 313-11/2019 - xûá laång

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Núi mẹ Nguyễn Đức Nguyên A

2 Theo con đường gập ghềnh Vy Thị Kim Bình B

3 Theo lời Đảng gọi Vi Thị Thu Đạm B

4 Đôi mắt sơn dương Nguyễn Văn Luân C

5 Tia nắng một vùng biên Đỗ Ngọc Mai C

6 Bí ẩn Phụng Hoàng Sơn Chu Thanh Hương C

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Tập ca khúc “Sắc màu” Nguyễn Văn Tân A

2 Tập ca khúc “Vang mãi bảnhùng ca chiến dịch biên giới” Hoàng Biểu B

3 Ca khúc “Về nơi nghe câu hát soong hầu” Vi Tơ B

4 Ca khúc “Huyền thoại núi Mẫu Sơn Vy Nước C

5 Tập ca khúc “Giấc mơ núi rừng” Bùi Minh Tấn C

6 Ca khúc “Tiếng hát bên dòng Kỳ Cùng” Trịnh Tiến C

STT Tên tác phẩm Tên tác giả Giải thưởng

1 Miền sâu thẳm Nguyễn Đình Thọ B

2 Cằm xướng rườn chạn(Khúc hát nhà sàn) Vi Hồng Nhân B

3 Vông vang núi Vân Du (Lý Thị Thảo) C

4 Có một tình yêu Lộc Bích Kiệm C

5 Lời biển gọi Hàn Kỳ (Nguyễn Ngọc Kỳ) C

6 Xứ Lạng ơi Lã Trung Sơn C

Page 59: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

63VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 313-11/2019

1. Tối 12/10/2019, Trung tâm Văn hóaNghệ thuật tỉnh Lạng Sơn tổ chức chươngtrình “Liên hoan hát then, đàn tính các Câulạc bộ (CLB) tỉnh Lạng Sơn mở rộng lầnthứ I - năm 2019”. Tới dự có lãnh đạo Sở

Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Trungtâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh; hội viên 16 CLBhát then đàn tính trong và ngoài tỉnh cùngđông đảo bà con nhân dân trên địa bàn thànhphố Lạng Sơn. Kết thúc liên hoan, Ban Tổchức trao tặng giải thưởng cho các CLB cótiết mục xuất sắc nhất gồm: 03 giải A: Chi hộiBảo tồn dân ca thành phố Cao Bằng, CLBĐiếp Sli Then xã Thụy Hùng - huyện Cao Lộc,CLB hát then Nộc Khảm Khắc thị trấn Na Sầm- huyện Văn Lãng; 03 giải B: CLB Đàn và hátdân ca Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh,CLB Hát then đàn tính xã Hoàng Đồng thànhphố Lạng Sơn, Trung tâm Truyền thông vàVăn hóa huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh vàmột số giải thưởng khác. Đây là dịp để cácnghệ nhân, diễn viên không chuyên các dântộc Tày, Nùng trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, giaolưu, học hỏi, tiếp tục bảo tồn, phát huy nhữnggiá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắcdân tộc.

2. Tối 16/10/2019, Trung tâm Pháthành phim và Chiếu bóng Lạng Sơn tổchức khai mạc đợt phim Kỷ niệm 69 nămngày giải phóng Lạng Sơn (17/10/1950 -17/10/2019); 188 năm ngày thành lập tỉnhLạng Sơn (4/11/1831 - 4/11/2019) và 110năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ

(4/11/1909 - 4/11/2019). Tới dự có đại diệnlãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;đại diện lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dânthành phố Lạng Sơn; cán bộ các đơn vị trựcthuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùngđông đảo học sinh các trường Trung học cơsở, Trung học phổ thông trên địa bàn thànhphố Lạng Sơn. Tại buổi khai mạc, khán giảđược thưởng thức bộ phim tài liệu “Danhnhân Xứ Lạng” tóm lược về cuộc đời hoạtđộng cách mạng của đồng chí Hoàng VănThụ. Các bộ phim tài liệu, phim truyện lẻ đượccông chiếu từ ngày 16/10 đến hết ngày05/11/2019 tại Rạp chiếu phim Đông Kinh và10 huyện trong toàn tỉnh (phim tài liệu: LạngSơn miền biên ải, Hoàng Văn Thụ người conXứ Lạng, Danh nhân Xứ Lạng…; phim truyệnlẻ: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Hoa trong bão).Đây là hoạt động thiết thực trong chuỗi các sựkiện chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớncủa tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức củacác tầng lớp nhân dân về lịch sử hào hùngcủa quê hương, đất nước, qua đó giáo dụclòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, độngviên các tầng lớp nhân dân tiếp tục hăng sayhọc tập, lao động, sản xuất, phát triển kinh tếxã hội bền vững.

NGọC HẰNG

3. Ngày 16/10/2019, tại Hội Văn họcNghệ thuật tỉnh, Câu lạc bộ thơ Xứ Lạng tổchức tọa đàm Kỷ niệm 69 năm ngày giảiphóng Lạng Sơn (17/10/1950 - 17/10 /2019).Tới dự có đại diện cán bộ các phòng, ban củaHội VHNT cùng toàn thể thành viên CLB. Tạibuổi tọa đàm, các thành viên CLB đã thể hiệnmột số tác phẩm tiêu biểu với nội dung cangợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đấtnước. Đây là dịp để các thành viên CLB giao

TIN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Page 60: TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 11-2019)vanhocnghethuatlangson.org.vn/images/Tapchi/2019/thang11.pdfThông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi,

64VÙN NGHÏå

Söë 313-11/2019 - xûá laång

lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nâng caochất lượng, hiệu quả sáng tác. Trong nhiềunăm qua, CLB thơ Xứ Lạng thường xuyênduy trì, tổ chức hoạt động, tích cực góp phầnvào việc hưởng ứng các hoạt động văn họcnghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

LÝ SÁNG

4. Ngày 17/10/2019, Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải và Khaimạc Triển lãm Festival Nhiếp ảnh trẻ năm2019 tại Trung tâm Giám định và Triển lãmtác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh số 29 HàngBài, Hà Nội. Festival Nhiếp ảnh trẻ được tổchức định kỳ hai năm một lần, dành cho cáctác giả trẻ từ 18 đến 35 tuổi trên cả nước. Sauba tháng phát động, Festival Nhiếp ảnh trẻnăm 2019 với chủ đề “Việt Nam hôm nay”nhận được hơn 2000 tác phẩm ảnh của gần300 tác giả đến từ 55 tỉnh, thành phố trong cảnước. Ban Tổ chức đã lựa chọn 21 tác phẩmảnh xuất sắc nhất để trao giải thưởng và 197tác phẩm ở cả hai thể loại ảnh trưng bày triểnlãm. Ở thể loại ảnh hiện thực, Ban Tổ chứctrao tặng 01 Huy chương Vàng, 3 Huychương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 7 giảiKhuyến khích; Ở thể loại ảnh thể nghiệm, ýniệm Ban Tổ chức trao tặng: 1 Huy chươngVàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chươngĐồng, 2 giải Khuyến khích. Triển lãm FestivalNhiếp ảnh trẻ năm 2019 diễn ra từ ngày17/10/2019 đến hết ngày 23/10/2019. TỉnhLạng Sơn có 02 tác giả gửi ảnh tham dự cuộcthi, trong đó tác giả Bùi Vinh Thuận có 03 bộảnh được chọn treo tại triển lãm: Hạ Longngày mới, Thung lũng trong mây, Bắc Sơnquê hương tôi.

NGọC HẰNG

5. Ngày 22/10/2019 tại Hội VHNT tỉnh,Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnhLạng Sơn tổ chức sinh hoạt thường kỳ.Đến dự có đại diện Văn phòng Hội VHNT; đạidiện Ban thư ký Chi hội Nhiếp ảnh và cácNSNA trong Chi hội. Tại buổi sinh hoạt NSNAĐàm Sơn thay mặt Ban Chấp hành Chi hộicông bố các Quyết định của Hội Nghệ sĩNhiếp ảnh Việt Nam về việc: Công nhận kếtquả Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt

Nam tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2019 - 2024 vàdanh sách đại biểu dự Đại hội Hội Nghệ sĩNhiếp ảnh Việt Nam lần thứ IX; Quyết định kếtnạp hội viên mới của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnhViệt Nam đối với hai hội viên: Dương DoãnTuấn, Bùi Vinh Thuận.

6. Ngày 25/10/2019 tại Bảo tàng tỉnhLạng Sơn Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchtổ chức Khai mạc triển lãm chuyên đề“Hoàng Văn Thụ - Sáng mãi tên anh” chàomừng Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồngchí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2019)và Kỷ niệm 188 năm ngày thành lập tỉnhLạng Sơn (4/11/1831 - 4/11/2019). Đến dựcó đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ

tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở,ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang,đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố.Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh,hiện vật về thân thế, sự nghiệp, những cốnghiến to lớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ đốivới cách mạng. Nội dung triển lãm gồm 2phần: Phần 1: “Giới thiệu về thân thế, sựnghiệp hoạt động cách mạng của đồng chíHoàng Văn Thụ”; Phần 2: “Lạng Sơn - quêhương đồng chí Hoàng Văn Thụ trong thời kỳđổi mới, hội nhập và phát triển”. Triển lãmdiễn ra từ ngày 25/10/2019 đến ngày25/11/2019.

TRọNG ANH