tÊn mÔ Đun: gieo trỒng lÚanongthonmoi.longan.gov.vn/documents/chuyendulieu/giao... ·...

101
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: GIEO TRNG LÚA MÃ SĐUN: MĐ 02 NGH: TRNG LÚA NĂNG SUT CAO Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: hanhi

Post on 23-Jun-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TÊN MÔ ĐUN: GIEO TRỒNG LÚA MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 02

NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO

Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03

3

LỜI GIỚI THIỆU Gieo trồng lúa bao gồm các công việc quan trọng của nghề trồng lúa năng

suất cao từ làm đất, ngâm ủ lúa giống cho đến sạ lúa hoặc cấy lúa. Nếu gieo trồng không đúng kỹ thuật thì cây lúa sinh trưởng, phát triển kém, cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế kém. Bởi vậy, khâu Gieo trồng lúa là rất cần thiết đối với người trồng lúa nói chung và đặc biệt là đối người học nghề trồng lúa năng suất cao nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Gieo trồng lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hướng dẫn về Làm đất để gieo trồng lúa; Ngâm, ủ lúa giống, gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 139 giờ và gồm có 06 bài như sau:

Bài 1: Tính lượng lúa giống để ngâm ủ

Bài 2: Ngâm, ủ lúa giống

Bài 3: Làm đất để gieo, cấy lúa

Bài 4: Gieo mạ và chăm sóc mạ

Bài 5: Sạ lúa

Bài 6: Cấy lúa

Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa, Chăm sóc lúa và Thu hoạch – tiêu thụ lúa.

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người trực tiếp lao động trong lĩnh vực chăm sóc lúa để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.

Xin chân thành cảm ơn!

4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU ………………..………………..………………… 3

Mô đun: Gieo trồng lúa …………………………………………… 9

Bài 01: Tính lượng lúa giống để ngâm ủ ………………………... 9

A. Nội dung ……………….………………………………….... 9

1.1. Xác định phương thức gieo trồng để tính lượng lúa giống 9

1.1.1. Gieo trồng lúa bằng phương thức cấy …….…………….. 9

1.1.2. Gieo trồng lúa bằng phương thức sạ ................................. 10

1.2. Xác định đặc điểm giống lúa để tính lượng lúa giống ..... 11

1.2.2. Xác định thời gian sinh trưởng ………...………………... 11

1.2.1. Xác định chiều cao cây ……………………….…………. 11

1.2.3. Xác định ngày gieo mạ dự phòng ……………….………. 11

1.3. Xác định diện tích đất để tính lượng lúa giống ……...…. 11

1.3.1. Căn cứ diện tích đất đã có của cở sở trồng lúa ………….. 11

1.3.2. Đo để tính diện tích đất trồng lúa thực tế ……..………… 11

1.4. Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ………………….. 11

1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ……………………………. 11

1.4.2. Đếm và ủ hạt ……………………………………………. 11

1.4.3. Tính tỉ lệ nảy mầm ……………………………………… 12

1.5. Tính lượng lúa giống …………………………………….. 12

1.5.1. Căn cứ lượng lúa giống của 1 ha ……………………..…. 12

1.5.2. Tính lúa giống cần cho diện tích thực tế ……………....... 12

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 12

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 12

5

ĐỀ MỤC TRANG

Bài 02: Ngâm ủ lúa giống ……….…………….…………………. 13

A. Nội dung ………………………………...………………….. 13

2.1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm ……….… 13

2.1.1. Điều kiện bên trong hạt …………………………………… 13

2.1.2. Điều kiện bên ngoài …………………………………….. 15

2.2. Chuẩn bị ngâm lúa giống ………………..………………. 15

2.2.1. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống ............................................ 15

2.2.2. Chuẩn bị lúa giống trước khi ngâm ................................... 16

2.2.3. Chuẩn bị nước để ngâm lúa giống ..................................... 17

2.3. Ngâm lúa giống ……………..………………………...….. 18

2.3.1. Cho lúa xuống nước để ngâm …………………………… 18

2.3.2. Xác định thời gian ngâm ………………………………... 19

2.3.3. Chăm sóc thường xuyên trong thời giam ngâm ………… 19

2.3.4. Biểu hiện của hạt lúa giống hút đủ nước ……………….. 19

2.4. Vớt lúa giống ………………..…….…………………….... 19

2.4.1. Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm ……………………… 19

2.4.2. Rủa sạch lúa giống đã ngâm ……………………………. 19

2.5. Ủ lúa giống ……………………………………………….. 20

2.5.1. Chuẩn bị để ủ lúa giống ………………………………… 20

2.5.2. Sắp xếp lúa đã ngâm để ủ ………………………………. 21

2.5.3. Đậy đống ủ ……………………………………………… 21

2.5.4. Chèn vật nặng lên tấm đậy đống ủ ……………………… 21

2.5.5. Điều chỉnh nhiệt độ đống ủ …………………………….. 21

2.5.6. Đảo lúa trong khi ủ ……………………………………… 22

6

ĐỀ MỤC TRANG

2.6. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ….…………….......... 22

2.6.1. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ngắn ….…………….. 22

2.6.2. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống dài….……………...... 23

2.7. Xử lý hạt trước khi gieo sạ …………….……………....... 23

2.7.1. Chọn thuốc để xử lý …………….……………................. 23

2.7.2. Xử lý hạt giống …….…………….................................... 24

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 25

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 25

Bài 03: Gieo mạ và chăm sóc mạ ………………………………….. 26

A. Nội dung ……………….……………….…………………... 26

3.1. Tìm hiểu các phương pháp gieo mạ .……………………. 26

3.1.1. Tìm hiểu thế nào là gieo mạ khô .………………..……… 26

3.1.2. Tìm hiểu thê nào là gieo mạ ướt .……………….………. 27

3.2. Gieo mạ như thế nào .……………………………………. 28

3.2.1. Gieo mạ ở ruộng ướt .…………………………….……... 28

3.2.2. Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc) .………………………… 37

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 46

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 46

Bài 04: Làm đất để sạ (cấy) lúa …..……………………………….. 47

A. Nội dung ……………… ……………….…………………... 47

3.1. Vệ sinh đồng ruộng .………………………………….….. 47

3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh đồng ruộng .………….…… 47

3.1.2. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng .…………………….……. 49

3.2. Làm đất .………………….. .…………………………….. 52

7

ĐỀ MỤC TRANG

3.2.1. Bẩy ải .………………….. .…………………………….... 52

3.2.2. Cuốc đất .………………….. .…………………………… 52

2.2.3. Cáy đất .………………….. .……………………………. 52

3.2.4. Bừa và trục đất .………………….. .……………………. 54

3.2.5. San đất ruộng .………………….. .……………………… 55

3.2.6. Đánh đường nước trong ruộng trồng lúa .………………. 56

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 57

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 57

Bài 5: Sạ lúa………………………………..……………………….. 58

A. Nội dung ……………… ……………… …………………... 58

5.1. Sạ lúa là gì ……………………………………………….. 58

5.1.1. Tìm hiểu thế nào là sạ lan ……………….…………….. 58

5.1.2. Tìm hiểu thế nào là sạ hàng (sạ lúa theo hàng) ..………... 60

5.2. Tiến hành sạ lúa …………………………………............... 63

5.2.1. Sạ lan ……………….…………………………………… 63

5.2.1. Sạ hàng ……………… ……………………………….… 63

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 67

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 67

Bài 6: Cấy lúa ………………….…………………………..…. 68

A. Nội dung ……………… ……………….…………………... 68

6.1. Tìm hiểu cấy lúa là gì ……..……………………………... 68

6.1.1. Khái niệm về cấy lúa ………………….………………… 68

6.1.2. Các cách cấy lúa ……………....………………………… 69

6.1.3. Xác định độ sâu khi cấy cây mạ ………………………… 71

8

ĐỀ MỤC TRANG

6.2. Xác định mật độ cấy ……………….……………………. 72

6.2.1. Khái niệm ……………….……………………………… 72

6.2.2. Xác định mật độ cấy khi cây thẳng hàng ……………….. 72

6.2.3. Xác định mật độ cấy khi cây không thẳng hàng (cấy tự do) 72

6.3. Cấy lúa bằng mạ dược ………………………………...… 73

6.3.1. Nhổ mạ …………………………………………..……… 73

6.3.2. Vận chuyển mạ tới ruộng cấy …...…………….………… 74

6.3.3. Chia mạ ra ruộng cấy (rải mạ) ……………….…….…… 75

6.3.4. Tiến hành cấy mạ dược (cấy mạ gieo dưới ruộng) ..……. 76

6.4. Cấy mạ gieo trên sân ……………………………………. 77

6.4.1. Chuẩn bị mạ gieo trên sân ………………………………. 77

6.4.2. Tiến hành cấy mạ gieo trên sân ………….……………... 79

B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 83

C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 83

HƯƠNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ……………….…………... 84

I. Vị trí, tính chất ……………….……………….……………... 84

II. Mục tiêu mô đun ……………… ……………….…………... 84

III. Nội dung chính của mô đun ……………….………………. 84

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ………………. 85

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ……………………….. 96

VI. Tài liệu tham khảo ………….………………………….….. 99

Danh sách Ban chủ nhiệm .……………….…………………………. 100

Danh sách hội đồng nghiệm thu ……….……………………….…... 100

9

MÔ ĐUN: GIEO TRỒNG LÚA Mã mô đun: 02

Mô đun Gieo trồng lúa là một trong những mô đun trọng tâm trong chương

trình dạy nghề trồng lúa trình độ sơ cấp. Mô đun này đề cập đến vấn đề gieo trồng lúa đúng kỹ thuật và phù hợp với phương thức gieo trồng lúa, mục tiêu trồng lúa. Từng bài trong mô đun hướng dẫn cho người học nghề làm được các công việc trong gieo trồng lúa như: Tính được lượng lúa giống, ngâm, ủ, gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa đúng yêu cầu kỹ thuật. Các công việc này là tiền đề để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và cũng là kiến thức cần thiết để người học làm cơ sở học tiếp các mô đun Chăm sóc lúa và mô đun Thu hoạch-tiêu thụ lúa.

Bài 01: TÍNH LƯỢNG LÚA GIỐNG ĐẺ NGÂM Ủ

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định được phương thức gieo trồng lúa là cấy hay sạ; - Xác định được diện tích gieo trồng lúa; - Xác định được tỉ lệ nảy mầm của lúa giống - Xác định được lượng lúa giống cần có để ngâm ủ. A. Nội dung 1.1. Xác định phương thức gieo trồng để tính lượng lúa giống Khi gieo trồng lúa, tùy theo phương thức gieo trồng khác nhau thì lượng

lúa giống sẽ hết khác nhau. Các phương thức thường được gieo trồng lúa trong sản xuất là Cấy và sạ:

1.1.1. Gieo trồng lúa bằng phương thức cấy:

Ngay trong cùng phương

thức cấy, mà các cách cấy khác nhau thì lượng giống cần cũng khác nhau:

- Nếu cấy 1 dảnh (tép) mạ, cây (khóm) như hình 2.1 thì hết 20-25 kg lúa giống/1 ha.

Hình 2.1. Cấy 1 dảnh (tép) mạ, cây (khóm)

10

- Nếu cấy 2-3 dảnh (tép)

mạ, cây (khóm) như hình 2.2 thì hết 40-60 kg lúa giống/1 ha.

Hình 2.2. Cấy 2-3 dảnh (tép) mạ, cây (khóm) 1.1.2. Gieo trồng lúa bằng phương thức sạ

a. Gieo trồng bằng phương thức sạ lan:

- Thông thường lượng giống để sạ lan là 180-200 kg lúa giống/1ha (hình 2.3).

- Trong điều kiện ruộng bằng phẳng, chăm sóc tốt, không để ốc bươu vàng phá thì có thể sạ 150-180kg/ha.

Hình 2.3. Ruộng lúa sạ lan b. Gieo trồng bằng phương

thức sạ hàng: - Sạ hàng (hình 2.4) thường

dùng từ 80-120 kg lúa giống/ha. - Trong điều kiện ruộng

bằng phẳng, chăm sóc tốt, không để ốc bươu vàng phá thì có thể sạ 70-100kg/ha.

Hình 2.4. Ruộng lúa sạ hàng

11

1.2. Xác định đặc điểm giống lúa để tính lượng lúa giống 1.3.1. Xác định thời gian sinh trưởng của giống lúa: Giống lúa có thời

gian sinh trưởng dài phải gieo trồng thưa hơn thì lượng giống sẽ ít hơn. Ví dụ - Các giống lúa mùa địa phương, thời gian sinh trưởng từ 135-180 ngày, thì

lượng lúa giống để cấy là 20 kg/ha, để sạ là 40-60 kg/ha. - Các giống lúa cải tiến, thời gian sinh trưởng từ 85-100 ngày, thì lượng lúa

giống để cấy là 40 kg/ha, để sạ lan là 100-120 kg/ha. 1.3.2. Xác định chiều cao cây của giống lúa: Giống lúa có chiều cao cây

cao phải gieo trồng thưa hơn thì lượng giống sẽ ít hơn. Ví dụ - Các giống lúa mùa địa phương, chiều cao cây từ 135-160 cm, thì lượng

lúa giống để cấy là 20 kg/ha, để sạ là 40-60 kg/ha. - Các giống lúa cải tiến, chiều cao cây thường từ 85-120 cm, thì lượng lúa

giống để cấy là 40 kg/ha, để sạ lan là 100-120 kg/ha. Lưu ý: Ngoài ra còn tùy thuộc nhiều điều điều kiện khác như giống lúa đẻ

nhánh nhiều, điều kiện canh tác, đất tốt, xấu… để tính lượng lúa giống. 1.3. Xác định diện tích đất để tính lượng lúa giống 1.3.1. Căn cứ diện tích đất đã có của cở sở trồng lúa Diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ), không thay đổi thì có

thể xác định diện tích đất trồng lúa trên sổ sách hay diện tích đất trồng lúa đã có. 1.3.2. Đo để tính diện tích đất trồng lúa thực tế: Trường hợp diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ) có những

thay đổi như chừa diện tích để trồng loại cây khác, làm mương máng, đường đi… thì phải đo để tính diện tích thực trồng lúa.

1.4. Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống: Trước khi tính lượng hạt giống để ngâm ủ, cần kiểm tra lại tỉ lệ nảy mầm

1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Hạt lúa giống từ 3-5 kg - Giấy gói mẫu 1000 hạt lúa (hay bọc vải đựng 1000 hạt lúa) - Lúa giống ngâm đã nảy mầm - Dụng cụ phục vụ đếm hạt - Giấy, bút; Máy tính 1.4.2. Đếm và ủ hạt - Đếm 1000 hạt/gói và đếm 3 gói - Ngâm, ủ để hạt nảy mầm: Ngâm cả gói hạt giống từ 24-36 giờ, vớt để ráo

nước, sau đó cho vào tủ ấm, trường hợp không có tủ ấm thì gói bằng nilon, bên ngoài bọc bằng vải, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời hay cạnh bếp đun, đảm bảo đủ nhiệt độ 30-37oC cho hạt nảy mầm. Sau ủ 4-5 ngày là mang ra đếm được.

12

1.4.3. Tính tỉ lệ nảy mầm - Đếm và ghi số hạt nảy mầm - Đếm và ghi số hạt không nảy mầm - Lấy số hạt nảy mầm chia cho 10 là chúng ta xác định được tỉ lệ nảy mầm.

Ví dụ, chúng ta đếm 1000 hạt có 850 hạt nảy mầm. Ta lấy 850 chia cho 10 được 85,0, tức là hạt lúa giống này có tỉ lệ nảy mầm là 85,0%.

Nếu tỉ lệ nảy mầm ≥ 85%, chúng ta tính lượng hạt lúa giống như sau: 1.5. Tính lượng lúa giống 1.5.1. Căn cứ lượng lúa giống của 1 ha (như ở mục 1.1) + 1 ha cấy 1 dảnh/cây thì lượng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 20-25 kg + 1 ha cấy 2-3 dảnh/cây thì lượng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 40-60 kg + 1 ha sạ lan thì lượng lúa giống ngâm ủ là: 180-200 kg + 1 ha sạ hàng thì lượng lúa giống ngâm ủ là: 70-120 kg 1.5.2. Tính lúa giống cần cho diện tích trồng lúa để ngâm ủ Cụ thể chúng ta có bao nhiêu diện tích thì tính lượng lúa giống để ngâm ủ.

Ví dụ có 1 sào bắc bộ là 360 m2 thì lượng lúa giống ngâm ủ như sau: + Cấy 1 dảnh/cây thì lượng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 0,7 - 0,8 kg + Cấy 2-3 dảnh/cây thì lượng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 1,3 - 2,0 kg + Sạ lan thì lượng lúa giống ngâm ủ là: 6 - 7 kg + Sạ hàng thì lượng lúa giống ngâm ủ là: 3 - 4 kg B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Phương thức gieo trồng lúa nào thường được áp dụng

a. Phương thức cấy b. Phương thức sạ c. Cả a và b

Bài tập 2: Phương thức gieo trồng lúa nào cần nhiều lúa giống nhất? a. Cấy b. Sạ lan c. Sạ hàng

Bài tập 3: Đếm hạt lúa đã nảy mầm và tính tỉ lệ nảy mầm Bài tập 4: Tính lượng lúa giống để cấy cho 2 sào Bắc Bộ (cấy 1 dảnh/cây) C. Ghi nhớ: Xác định tỉ lệ nảy mầm. Điều chỉnh độ dài mầm khi ủ.

13

Bài 02: NGÂM, Ủ LÚA GIỐNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Chuẩn bị được lúa giống cần ngâm, ủ - Chuẩn bị được nơi ngâm - Xác định thời gian ngâm - Vớt và rửa sạch nước chua của lúa giống khi ngâm - Chuẩn bị được nơi ủ - Ủ được lúa giống lên mầm đều và điều chỉnh độ dài của mầm lúa phù hợp

với điều kiện gieo trồng. A. Nội dung 2.1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm Khi có đủ các điều kiện cần thiết thì mầm và rễ mầm từ hạt gạo của hạt lúa

giống xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài gọi là sự nảy mầm của hạt lúa. Vậy các điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm là:

2.1.1. Điều kiện bên trong hạt a. Sức sống của hạt lúa giống: Là hạt lúa giống còn khả năng nảy mầm được khi có đủ diều kiện như

nước, nhiệt độ và ôxy thích hợp cho sự nảy mầm. c. Sự ngủ nghỉ của hạt: Do đặc điểm sinh lý của hạt lúa giống, sau khi thu hoạch phải trải qua giai

đoạn ngủ nghỉ, sau đó mới tới giai đoạn nẩy mầm. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thường lấy giống lúa vừa thu hoạch xong làm lúa giống gieo cấy luôn ở vụ kế tiếp gọi là giống lúa liền vụ. Trường hợp gặp các giống lúa có tính ngủ nghỉ thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp. Để chủ động sử dụng giống lúa liền vụ, cần phải xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thu hoạch lúa liền vụ - Thu lúa để làm giống, thu xong phải tuốt hạt ngay - Có thể ngâm lúa tươi ngay. - Nếu chưa cần gấp thì phơi cho ráo vỏ; Gặp trời mưa phải trải mỏng nơi

thoáng gió (tránh dồn đống hạt lúa giống sẽ bị mất sức nẩy mầm). Bước 2: Loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào, chum, vại ... có dung tích tuỳ theo

lượng giống cần xử lý. Dùng quả trứng gà mới đẻ thả vào dung dịch nước bùn đó, nếu quả trứng nổi lập lờ trên mặt nước bùn, (phần nổi có đường kính khoảng

14

2 cm) là được, nếu trứng chìm cho thêm bùn, trứng nổi nhiều cho thêm nước. Sau đó đổ lúa giống vào dung dịch nước bùn, khuấy đều, các hạt lúa giống mẩy chìm dưới đáy giữ lại. Hạt lép, lửng, hạt cỏ, nổi lên trên mặt nước vớt bỏ.

Lưu ý: Dung dịch nước bùn phải gấp 3 lần lượng lúa giống. Bước 3. Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm: Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá

ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong các cách sau: Cách 1: Xử lý nước ấm 54oC Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý

cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54oC. Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54oC mới đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54oC cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều và vừa đo nhiệt kế, thời gian xử lý 3-5 phút.

Cách 2: Dùng supe lân (Lân Lâm Thao) Cách làm: Lấy 1 kg supe lân pha với 10 lít nước, khuấy đều để lắng cặn,

sau gạn lấy nước trong ngâm với 10 kg lúa giống trong 24 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nước chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

Cách 3: Dùng acid Nitơric (HNO3)

Acid HNO3 (hình 2.5) Công dụng: Phá vỡ tính ngủ nghỉ

của lúa giống; Kích thích hạt lúa giống nảy mầm, phát triển rễ, cung cấp dinh dưỡng thời kỳ đầu, mầm lúa khỏe, tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh.

Hướng dẫn sử dụng: Lắc đều chai trước khi dùng, pha 20 – 40 ml trong 20 lit nước khuấy đều ngâm 20 kg lúa giống trong 24 – 36 giờ vớt ra rửa sạch, ủ bình thường.

Hình 2.5. Acid HNO3 để xử lý hạt giống

Lưu ý: - Nếu hạt lúa giống phơi được vài nắng (không được ấp đống qua đêm) thì

xử lý theo cách 1 hoặc cách 2. - Nếu hạt giống không kịp phơi mà ngâm ủ ngay thì xử lý theo cách 3 - Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no

nước phải đạt từ 36 – 48 giờ, tuỳ theo độ ẩm ban đầu của hạt giống. - Chú ý khi xử lý lúa bằng acid:

15

+ Không dùng dụng cụ bằng kim loại, acid sẽ ăn mòn và làm hư đồ dùng. + Đổ từ từ acid vào nước chứ không đổ nước vào acid. + Thật cẩn thận khi thao tác, đeo găng tay không thấm nước và mặc áo

quần, kính bảo hộ lao động. + Tránh không để acid dính vào da thịt, áo quần. + Rửa sạch dụng cụ sau khi xử lý bằng nước sạch. 2.1.2. Điều kiện bên ngoài a. Ẩm độ của hạt giống: Hạt lúa giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết, hạt sẽ nảy mầm. Muốn hạt

giống nảy mầm được cần phải ngâm hạt. Thời gian ngâm hạt tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước, tình trạng hạt giống. Thời gian ngâm hạt thường từ 24-36 giờ. Có trường hợp phải ngâm đến 48 giờ, cá biệt có khi đến 50-60 giờ.

b. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để hạt lúa nảy mầm từ 30-35oC, trên 40oC hoặc

thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm. c. Ôxy: Trong quá trình nảy mầm của hạt, nếu thiếu ôxy, mầm sẽ vươn dài, rễ

phát triển kém. Hoặc chỉ có mầm, không có rễ. Để hạt lúa giống nảy mầm tốt, cần cung cấp đủ ôxy cho khối hạt giống. Chính vậy, ngoài việc giữ nhiệt độ nơi ủ từ 30-35oC, thì cứ khoảng 12 tiếng cần đảo đều đống ủ và giữ đủ ẩm để rễ và mầm phát triển cân đối.

2.2. Chuẩn bị ngâm lúa giống 2.2.1. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống a. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống là hồ, ao, mương, sông: Nên chọn nơi nước lưu thông, sạch và chú ý không có cá lớn, mật độ cá

nhiều sẽ ăn hết hạt giống khi chúng ta ngâm hạt. b. Chuẩn bị nơi để ngâm lúa giống là thau, chậu, vại, thùng…

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa

giống là thau (hình 2.6) Dụng cụ này có thể ngâm được 10 kg lúa giống.

Hình 2.6. Thau để ngâm hạt giống

16

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa

giống là xô (hình 2.7). Dụng cụ này có thể ngâm được 15 kg lúa giống.

Hình 2.7. Xô để ngâm hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa

giống là vại (khạp) (hình 2.8). Dụng cụ này có thể ngâm được 20 kg lúa giống.

Hình 2.8. Vại (khạp) để ngâm hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa

giống là thùng (hình 2.9). Dụng cụ này có thể ngâm được 200 kg lúa giống.

Hình 2.9. Thùng để ngâm hạt giống 2.2.2. Chuẩn bị lúa giống trước

khi ngâm a. Phơi lại lúa giống: Trong điều

kiện cho phép nên phơi lại hạt giống từ 3-6 giờ (hình 2.10) trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm.

Hình 2.10. Phơi lại lúa giống trước khi ngâm

17

b. Cân lúa giống: Dùng cân (hình

2.11) để cân lúa giống.

Hình 2.11. Cân để cân lúa giống trước

khi ngâm c. Cho lúa giống vào bao: Sau khi cân xong cho lúa giống

vào bao (hình 2.12).

Hình 2.12. Cho lúa giống vào bao d. Buộc chặt miệng bao lúa: Sau khi cho lúa giống vào bao.

Buộc miệng bao cách xa chỗ có lúa (hình 2.13) để thể tích đựng lúa trong bao được rộng.

Lưu ý: Khi đóng bao để ngâm không nên đóng lúa đầy bao vì hạt lúa thấm nước khó hơn và khó mang vác.

Hình 2.13. Buộc chặt miệng bao lúa 2.2.3. Chuẩn bị nước để ngâm

lúa giống: Nếu ngâm lúa trong thau, xô, vại,

thùng… phải cho nước vào dụng cụ (hình 2.14) trước khi ngâm.

Hình 2.14. Chuẩn bị nước ngâm lúa giống

18

2.3. Ngâm lúa giống: Ngâm lúa giống là đưa lúa giống ngập xuống dưới nước để cho hạt lúa

giống hút nước, có thể đựng lúa giống trong bao và đưa cả bao xuống nước. Cũng có thể đổ lúa trực tiếp vào dụng cụ ngâm lúa.

2.3.1. Cho lúa xuống nước để ngâm a. Đặt cả bao chứa lúa giống xuống nước: Để toàn bộ cả bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nước. Có thể đặt bao

đã chứa lúa giống vào dụng cụ châuk, thùng … ngâm lúa giống hay đặt xuống ao, mương (hình 2.15).

Hình 2.15. Để toàn bộ bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nước

b. Đổ trực tiếp lúa giống vào dụng cụ ngâm

Trường hợp ngâm lúa giống bằng

dụng cụ thì có thể đổ trực tiếp lúa vào dụng cụ để ngâm (hình 2.16), khô cần phải cho vào bao.

Hình 2.16. Đổ lúa giống trực tiếp vào dụng cụ để ngâm

19

2.3.2. Xác định thời gian ngâm: Thời gian ngâm nước tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí và

đặc điểm giống lúa. Các giống lúa cải tiến trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ngâm từ 24-36 giờ đồng hồ. Đối với các tỉnh phía Bắc, trong vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai; Trong vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa (tính cả thời gian xử lý, khử trùng thuốc).

2.3.3. Chăm sóc thường xuyên trong thời giam ngâm: Trong thời gian ngâm nước cứ 12 giờ cần rửa sạch và thay nước mới một

lần để hạt lúa giống trong khi ngâm không bị chua. 2.3.4. Biểu hiện của hạt lúa giống hút đủ nước: Khi thấy hạt trong, ngoại hình hạt căng đều, nhìn rõ thấy phôi màu trắng ở

đầu hạt phình lên. Kiểm tra nội nhũ (phần gạo ở giữa hạt) thấy bở mềm, hơi cứng ở lõi hạt gạo là đạt yêu cầu.

2.4. Vớt lúa giống

2.4.1. Đưa lúa giống ra khỏi

nước ngâm: Sau khi hạt giống lúa hút đủ nước

thì đưa hạt giống ra khỏi nơi ngâm (hình 2.17)

Hình 2.17. Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm

2.4.2. Rủa sạch lúa giống đã

ngâm: Rửa (đãi) sạch nước chua bằng

cách dùng vòi nước sạch xối trực tiếp vào bao lúa giống vừa được vớt ra (hình 2.18)

Hình 2.18. Xối nước để rửa nước chua

20

Hay dùng thau (hình 2.19), thúng,

giá… để đãi nước chua (làm sạch hạt giống.

Hình 2.19. Dùng thau, thúng, giá… để đãi nước chua

Và vớt hết các hạt lép, lửng còn

lại (hình 2.20) trước khi đem ủ

Hình 2.20. Vớt hết các hạt lép, lửng

2.5. Ủ lúa giống: Là để lúa giống đã ngâm đủ nước gọn thành đống và ủ ấm bằng rơm rạ, bao

tải …đảm bảo nhiệt độ của đống ủ từ 30-35oC trong vòng 24-48 giờ để hạt lúa giống nảy mầm.

Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, nếu để lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm. Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm đi, thậm chí còn làm chết cả mầm hạt.

Trong quá trình ủ, bản thân khối hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ủ với khối lượng hạt giống quá lớn thì sẽ tăng nhiệt lượng, dẫn đến thừa nhiệt lượng; nhưng nếu ủ với khối lượng hạt giống nhỏ thì sẽ bị thiếu nhiệt lượng, hạt giống nảy mầm chậm.

2.5.1. Chuẩn bị để ủ lúa giống - Chuẩn bị nơi ủ lúa giống: Nơi ủ có thể là trong nhà, ngoài sân, dưới bếp,

bờ cây… chỉ cần không bị tạt nước mưa, không bị nắng và không bị gà vịt phá. - Chuẩn bị vật liệu để ủ như bao tải, rơm, rạ…

21

2.5.2. Sắp xếp lúa đã ngâm để ủ Đổ lúa giống đã ngâm đủ nước,

để rảo nước vào tấm ủ (hình 2.21)

Hình 2.21. Đổ gọn lúa giống để ủ 2.5.3. Đậy đống ủ Sau khi đổ lúa xong, gấp các cạnh

của tấm đậy đống lúa ủ như hình 2.22.

Hình 2.22. Gấp các cạnh của tấm đậy 2.5.4. Chèn vật nặng lên tấm đậy

đống ủ: Sau khi gấp gọn các bên của tấm

đậy đống lúa ủ, cần lấy các vật nặng như gạch, đá (hình 2.23) để chèn xung quanh tấm đậy, tránh bị gió lật tấm đậy.

Hình 2.23. Chèn vật nặng lên tấm đậy 2.5.5. Điều chỉnh nhiệt độ đống ủ a. Ủ ấm đủ nhiệt độ: Khi ủ hạt giống trong những ngày giá rét cần phải vùi

sâu trong đống rơm, rạ hoặc vùi trong đống lá, đảm bảo sao cho nhiệt độ từ 30-35oC. Sau khi vùi lúa giống khoảng 36-48 giờ cần bới ra xem đã nảy mầm chưa, khi thấy trên 50% số hạt nứt nanh gai dứa, lấy lúa ra trộn kỹ cho các hạt giống nảy mầm đều sau đó vùi nông hơn trong rơm rạ vì khi hạt lúa nảy mầm sẽ tự sinh nhiệt làm ấm lên.

Lưu ý: Không vùi lúa giống no nước trong đống tro bếp, vì tro bếp sẽ hút nước

trong hạt giống làm hạt giống thiếu nước ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm. Cũng không nên vùi lúa giống vào sâu trong đống phân ủ vì trong đống

phân ủ nhiệt độ thường quá cao lại có nhiều khí độc ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt giống.

22

b. Kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của đống ủ, đảm bảo nhiệt độ đống ủ luôn từ 30-35oC.

- Nhiệt độ dưới 30oC phải phủ thêm tấm phủ (hình 2.24)

Hình 2.24. Đậy thêm tẩm che phủ lên đống ủ

- Nhiệt độ cao trên 35oC: Phải bỏ tấm che phủ, trải lúa mỏng hơn, thậm chí nhúng nước để giảm nhiệt độ và giữ đủ ẩm độ để lúa mọc mầm, lúc này có thể chỉ đậy bằng lớp lá chuối tươi (hình 2.25).

Hình 2.25. Trải mỏng lúa ủ và đậy bằng lớp lá chuối tươi

2.5.6. Đảo lúa trong khi ủ: Ngày 2 lần tưới nước đủ ẩm và đảo đều cho hạt giống trong đống ủ nẩy

mầm như nhau, tránh tình trạng trong cùng đống ủ, nơi thì hạt giống nảy mầm quá dài, nơi thì hạt giống nảy mầm quá ngắn.

2.6. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống: Trong quá trình ủ, nên điều chỉnh mầm của hạt lúa giống sao cho phù hợp

với từng điều kiện gieo trồng; 2.6.1. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ngắn: Trong vụ Chiêm ở Đồng

Bằng Bắc Bộ; Vụ Hè Thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Hoặc cho sạ hàng, chỉ cần hạt lúa giống nứt nanh hay mầm của hạt giống dài bằng 1/3 chiều dài của hạt lúa (hình 2.26) là được.

23

Hinh 2.26. Mầm của hạt lúa giống dài bằng 1/3 chiều dài hạt lúa

2.6.2. Điều chỉnh mầm của hạt

lúa giống dài: Vụ Mùa ở Đồng Bằng Bắc Bộ;

Vụ Đông Xuân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; Cho sạ lan hay cho các chân ruộng nhuyễn nhừ, lầy thụt nên chỉnh rễ mạ dài bằng chiều dài của hạt lúa (hình 2.27) là được.

Hình 2.27. Rễ và mầm dài bằng chiều dài của hạt lúa

Thậm chí đất quá lầy thụt, phải để

mầm và rễ mạ dài hơn cả chiều dài hạt lúa (hình 2.28) để khi gieo mống không bị chìm.

Lưu ý: Phải đảo giống thường xuyên,

không để rễ hạt dài, quấn vào nhau sẽ khó cho quá trình gieo (sạ)..

Hình 2.28. Rễ và mầm dài hơn chiều dài của hạt lúa

2.7. Xử lý hạt trước khi gieo sạ 2.7.1. Chọn thuốc để xử lý: Thường dùng một số loại thuốc xử lý để phòng

chống rầy nâu, bọ trĩ trong vòng 20 ngày sau sạ.

24

Thuốc REGENT 800WG (hình 2.29) Qui cách: Gói 0.8gr, 1.6gr Công dụng : Thuốc diệt trừ sâu

cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ, xít hôi hại lúa.

Liều lượng : Pha 1 gói 0.8gr với 4 lít nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

Hình 2.29. Thuốc REGENT 800WG

Thuốc REGENT 0.3G (hình 2.30) Qui cách: Chai 50 ml, 100 ml Công dụng: Thuốc diệt trừ sâu

đục thân, rầy nâu, bọ trĩ. Liều lượng: Pha chai 50 ml với 4

lít nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

Hình 2.30. Thuốc REGENT 0.3G

Thuốc ACTARA 25 WG (hình 2.31) Qui cách: Gói 1 gr, 2 gr Công dụng: Thuốc diệt trừ rầy

nâu, bọ trĩ. Liều lượng: Pha gói 1 gr với 4 lít

nước, phun lên 100 kg lúa giống đã nảy mầm và trộn đều.

Hình 2.31. Thuốc ACTARA 25 WG 2.7.2. Xử lý hạt giống: Pha thuốc vào bình phun hay doa

tưới nước, tưới đều thuốc lên lúa (hình 2.32). sau đó trộn đều.

Lưu ý: - Xử lý trước khi gieo (sạ) hay khi

hạt giống mới nhú mầm, xử lý xong lại ủ tiếp cho đến khi gieo (sạ).

- Khi xử lý thuốc nên mang gang tay và khẩu trang bảo hộ lao động.

Hình 2.32. Xử lý hạt giống

25

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Điều kiện bên trong cần thiết để hạt giống nảy mầm là: a. Sức sống của hạt lúa giống b. Sự ngủ nghỉ của hạt c. Cả a, b và c Bài tập 2: Điều kiện bên ngoài cần thiết để hạt giống nảy mầm là: a. Ẩm độ của hạt giống b. Nhiệt độ c. Ôxy d. Cả a, b và c Bài tập 3: Muốn cho hạt giống nảy mầm đều, quá trình ủ cần phải a. Đảo hạt giống trong đống ủ b. Không đảo hạt giống trong đống ủ

c. Cả a và b Bài tập 4: Trong quá trình ủ hạt giống, nhiệt độ của dống ủ cao hơn 35oC,

thì phải làm như thế nào? a. Phải bỏ tấm che phủ b. Phải trải lúa mỏng hơn c. Phải nhúng nước để giảm nhiệt độ d. Cả a, b và Bài tập 5: Mỗi nhóm 3-5 học viên hãy ngâm, vớt và ủ lúa 10 kg lúa giống C. Ghi nhớ: Ngâm, vớt lúa giống và ủ lúa giống

26

Bài 03: GIEO MẠ VÀ CHĂM SÓC MẠ Mục tiêu bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Trình bày được các phương pháp gieo mạ; - Nêu được các cách gieo mạ khô và mạ ướt; - Chuẩn bị được đúng và, đủ dụng cụ, vật liệu để gieo mạ; - Chuẩn bị đất để gieo mạ phù hợp với các kiểu gieo mạ khô hay ướt; - Gieo được mạ khô hay mạ ướt đúng yêu cầu kỹ thuật. - Chăm sóc được mạ sau gieo để cây mạ cứng cáp, khỏe mạnh. A. Nội dung 3.1. Tìm hiểu các phương pháp gieo mạ: Gieo mạ để cấy, người ta

thường sử dụng hai phương pháp là gieo mạ khô và gieo mạ ướt. 3.1.1. Tìm hiểu thế nào là gieo mạ khô: Mạ được gieo lên vật liệu trải ở

trên sân, hay gieo lên vật liệu trải ở nền đất cứng. Sau gieo từ 9-13 ngày thì cuộn từng cuộn mạ hay xúc từng tảng mạ mang đi cấy thì được gọi là gieo mạ khô hay còn có những tên gọi khác như gieo mạ sân (mạ sân), gieo mạ xúc (mạ xúc).

- Mạ được gieo lên vật liệu trải

ở trên sân (hình 2.33)

Hình 2.33. Gieo mạ lên vật liệu trải ở trên

Hay gieo lên vật liệu trải ở nền

đất cứng (hình 2.34).

Hình 2.34. Gieo mạ lên vật liệu trải ở nền đất cứng

27

Nếu gieo trên sân, sau gieo từ

9-13 ngày thì cuộn từng cuộn mạ (hình 2.35) mang đi cấy

Hình 2.35. Cuộn từng cuộn mạ mang đi cấy

Nếu gieo trên nền đất cứng,

sau gieo từ 10-13 ngày thì xúc từng tảng mạ (hình 2.36) mang đi cấy.

Hình 2.36. Xúc từng tảng mạ mang đi cấy

3.1.2. Tìm hiểu thê nào là gieo mạ ướt: Gieo mạ ướt hay còn gọi là gieo mạ dược tức là gieo mạ ở dưới ruộng, bao gồm các công việc từ làm đất, gieo mạ, chăm sóc mạ và điều chỉnh mực nước ruộng phù hợp suốt thời gian sinh trưởng của mạ cho đến khi nhổ mang đi cấy được (hình 2.37).

Hình 2.37. Gieo mạ ở ruộng ướt

28

3.2. Gieo mạ như thế nào?

3.2.1. Gieo mạ ở ruộng ướt: a. Chuẩn bị đất để gieo mạ - Vệ sinh nơi gieo mạ: Trước

khi gieo mạ cần vệ sinh sạch cỏ dại và tàn dư thực vật cả trong ruộng và xung quanh ruộng gieo mạ, xử lý hết tàn dư thực vật để ngăn ngừa chuột, sâu bệnh và ốc bươu vàng phá mạ (hình 2.38).

Hình 2.38. Vệ sinh ruộng trước khi gieo mạ

- Làm đất nhuyến nhừ: + Diện tích đất ướt có thể làm

thủ công như dùng cuốc để cuốc đất (hình 2.39)

Hình 2.39. Cuốc đất để gieo mạ

+ Cũng có thể cày đất bằng trâu, bò (hình 2.40)

Hình 2.40. Cày đất bằng trâu, bò để gieo mạ

29

+ Sau đó bừa nhuyễn đất

(hình 2.41): Dùng dụng cụ bừa đất máng vào con trâu (bò), Người đi đằng sau điều khiển trâu (bò) và dụng cụ để làm nhuyễn nhừ đất gieo mạ.

Hình 2.41. Bừa để làm nhuyễn đất

+ Trục và san cho đất bằng

phẳng: Sau khi bừa đất, dùng một cây dài 2-2,5 mét, nhẵn nhụi và có đường kính khoảng 10-12cm. máng cây này vào con trâu hay bò (hình 2.42) để làm phẳng đất.

Hình 2.42. Trục và san ruộng cho phẳng

+ Làm đất bằng các loại máy làm đất mini: Dùng các loại máy làm đất loại nhỏ để làm đất mạ nhuyễn nhừ và san bằng đất gieo mạ (hình 2.43)

Hình 2.43. Làm đất để gieo mạ bằng máy làm đất mini

30

b. Bón phân lót: - Lượng phân bón: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón lót khác nhau. Có

thể bón với lượng 400 kg phân chuồng thật hoai mục + 3-4kg đạm urê + 20-25kg supe lân + 2-3 kg kali Clorua cho 500m2. Nếu đất chua có thể bón thêm 20-25 kg vôi bột nữa.

- Bón lót cho đất gieo mạ: + Sau khi làm đất kỹ thì bón 200

kg phân chuồng/500 m2, bón xong bừa đất lại 1 lượt (hình 2.44).

Hình 2.44. Bừa lại đất sau khi bón phân chuồng lần 1

+ Rải đều nốt 200 kg chuồng còn

lại cho 500 m2 đất. Dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất (hình 2.45).

Hình 2.45. Dùng cào răng trộn phân vào đất + Trộn xong phân chuồng vào

đất, bón tiếp trên diện tích của 500m2 lượng phân 20-25 kg supe lân + 2-3 kg kali Clorua + 3-4 kg đạm urê. Bón xong dùng trang hoặc cây (hình 2.46) vùi khoả phân vào đất.

Hình 2.46. Dùng cây khỏa vùi phân vào đất

31

c. Lên luống: - Dùng cuốc (hay trang) đánh các

đường rãnh để lên luống rộng từ 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm (hình 2.47).

Hình 2.47. Lên luống để gieo mạ - Sau đó xoa (gạt) cho mặt luống

bằng phẳng, không đọng nước (hình 2.48) để gieo mạ.

Hình 2.48. Lên luống và san phẳng đất trên mặt luống để gieo mạ

d. Gieo mạ - Mang mống mạ (hạt lúa giống nảy mầm) đến nơi gieo: Sau khi lên luống,

san phẳng mặt luống, mang mông mạ đến nơi gieo, trường hợp lên luống nhanh, có thể gieo ngay thì mang mống mạ theo luôn (hình 2.49)

Hình 2.49. Mang mống mạ đến nơi gieo

Bao chứa mống mạ

Thúng để gieo mạ

32

- Mật độ gieo: Gieo 50-60 gam giống/m2 (18-22 kg/sào Bắc Bộ 360m2). + Lượng hạt gieo các giống lúa thuần để cấy cho 01 ha ruộng trong vụ Hè

thu, vụ Mùa là 40-60 kg (1,5-2,2kg để cấy cho 360m2) và Vụ Đông Xuân: 60 - 70 kg (2,2-2,5 kg để cấy cho 360m2).

+ Lượng hạt gieo cho các giống lúa lai để cấy cho 01 ha ruộng là: 24-30kg (1,0-1,1 kg để cấy cho 360m2).

- Tiến hành gieo mạ: Khi gieo, tay nghịch mang dụng cụ đựng mống mạ, tay thuận gieo mống mạ đều lên mặt luống đất mạ (hình 2.50).

Hình 2.50. Gieo đều mống mạ trên ruộng ướt Lưu ý: Chia lượng mống mạ để gieo làm 2 lần. Lần 1 gieo 70% lượng

mống mạ, lần 2 gieo bổ sung 30% lượng mống mạ còn lại cho đều (hình 2.51).

Hình 2.51. Gieo lại lần 2 cho đều e. Chăm sóc mạ sau gieo: - Gieo mạ xong cần đậy lưới để

chống chuột, chống rầy phá mạ (hình 2.52).

Hình 2.52. Đậy lưới chống chuột và rầy

33

- Che nilon chống rét: Vụ Đông Xuân ở miền Bắc nếu

trời rét thì phải che phủ nilon (màu trắng, trong suốt) để chống rét cho mạ. Cách che nilon lần lượt như sau:

+ Làm khung đỡ nilon trên luống mạ: Dùng các nan tre đủ độ cứng, cắm thành những khung hình bán nguyệt trên luống mạ để đỡ nilon khi che phủ (hình 2.53). Hình 2.53. Cắm khung trên luống mạ

+ Có thể cắm khung trước hay

sau khi gieo mạ đều được, nếu cắm khung trước, khi cắm khung xong vẫn gieo mạ bình thường ở trên luống mạ đã được cắm khung đó (hình 2.54).

Hình 2.54. Gieo mạ trong khung + Phủ nilon lên khung: Sau khi gieo xong, kéo nilon

phủ lên khung (hình 2.55), trước tiên cố định một đầu nilon trên khung rồi từ từ kéo nilon phủ lên trên khung đã được cắm.

Hình 2.55. Kéo nilon phủ lên khung + Phủ nilon kín khung trên

luống mạ (hình 2.56), kéo nilon kín hết toàn bộ khung.

Hình 2.56. Phủ nilon kín khung

34

+ Sau cùng bịt kín nilon cả hai

bên đầu của khung (hình 2.57). Khung này có tác dụng che gió rét và ngăn sương muối cho mạ. Mạ được sinh trưởng phát triển ở bên trong khung sẽ không bị hại bởi giá rét và sương muối.

Hình 2.57. Bịt kín nilon cả hai đầu của khung

- Duy trì nilon khi chăm sóc mạ: + Khi phải che phủ nilon để

chống rét cho mạ, lúc thực hiện các thao tác để chăm sóc mạ như: Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… cần mở nilon để thực hiện các thao tác chăm sóc, thực hiện xong lại che kín nilon như cũ (hình 2.58).

Hình 2.58. Duy trì nilon khi chăm sóc mạChú ý: * Khi nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 20oC, cần phải mở ni lon của một đầu hoặc

hai đầu khung che luống mạ ra (hình 2.59), chiều tối phải đậy lại (hình 260).

Hình 2.59. Mở ni lon của một đầu hoặc

cả hai đầu khung cheHình 2.60. Chiều tối phải đậy lại

35

* Khi nhiệt độ ngoài trời ≥

25oC, cần lật mở nilon sang một bên (hình 2.61).

Hình 2.61. Mở ni lon che mạ sang một bên

* Hoặc khi nhiệt độ ngoài

trời ≥ 25oC, cũng có thể lật hết ni lon che như hình 2.62.

Lưu ý: Ban ngày mở, đến chiều tối phải đậy lại để tránh mạ bị rét vào ban đêm.

Hình 2.62. Mở hết ni lon khi nhiệt độ ≥ 25oC

+ Cứ duy trì khung để mạ

sinh trưởng và phát triển ở bên trong khung nilon cho đến khi cấy được (hình 2.63).

Hình 2.63. Duy trì che cho mạ đến khi cấy được

+ Tuy nhiên đến gần ngày

cấy nên mở hết ni lon (hình 2.64) từ 3-5 ngày để luyện mạ.

Hình 2.64. Mở hết nilon che để luyện mạ

36

- Chăm sóc mạ gieo ướt khi không phải che nilon chống rét

+ Tưới nước cho mạ: Thường xuyên kiểm tra duy

trì độ ẩm cho mạ bằng cách tưới (hình 2.65 a) hay dẫn nước vào ruộng mạ (hình 2.65b).

Hình 2.65a. Tưới nước duy trì độ ẩm cho mạ

Hình 2.65 b. Dẫn nước vào ruộng để duy trì độ ẩm cho mạ - Bón thúc cho mạ: + Khi mạ có 2-4 lá, bón thúc lượng phân 2-3 kg kali Clorua và 2-3 kg urê. + Nếu cây mạ đanh dảnh, hơi có màu vàng thì bón thêm 2 kg ure/500 m2

trước khi nhổ đi cấy từ 2-3 ngày gọi là bón tiễn chân mạ.

- Phòng trừ sâu cho mạ gieo ở ruộng ướt: Thời gian giai đoạn mạ rất ngắn nên sâu ít khi kịp

phát triển để phá mạ, chính vậy chỉ cần dùng thuốc trừ sâu, rầy để phun phòng trước lúc nhổ mạ:

Dùng thuốc Anfaza 250WDG - 250SC (hình 2.66) Tác dụng: Diệt trừ rầy nâu, bọ xít, bọ trĩ; rầy xanh. Công dụng: Lưu dẫn, sau khi phun thuốc từ 2-4

giờ, hoạt chất sẽ lưu chuyển trong cây lá, bảo vệ hữu hiệu cây trồng từ 3-4 tuần. Những phần non mới mọc sau khi phun thuốc cũng được bảo vệ an toàn. Không bị rửa trôi bởi nước tưới, nước mưa.

Liều lượng: Pha 1g/bình 8 lít. Phun 3 bình/ 1.000m2. Lưu ý: Phun 4 ngày trước khi nhổ mạ để cấy.

Hình 2.66. Thuốc

Anfaza 250WDG - 250SC

37

3.2.2. Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc): Gieo mạ sân là phương pháp gieo hạt giống lúa trên nền sân tráng bằng xi

măng hoặc nền đất cứng có trải nilon. Khi hạt giống phát triển thành cây mạ rồi mới đưa ra ruộng cấy. Mạ sân là một kỹ thuật cải tiến của phương pháp làm mạ cấy thông thường gieo ở dưới ruộng ướt.

Để cấy trên diện tích 1 ha thì vật liệu để gieo cấy mạ sân bao gồm: 30- 50kg hạt giống, 15 – 20 bao vụn xơ dừa, 3 bao đất bùn đáy ao, mương, sông, 1 – 1,5 kg DAP, diện tích mặt bằng 80 - 100m2.

Thời gian gieo và chăm sóc mạ trên sân là khoảng 9- 13 ngày. Gieo mạ khô cũng phải đảm bảo sao cho cây mạ đủ dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi cấy. Trước khi gieo mạ cần chuẩn bị như sau:

a. Chuẩn bị vật liệu - Bùn (sình): + Bùn để gieo mạ thường

được lấy ở đáy ao, mương, sông. Lưu ý: Lấy bùn ở những nơi

nước lưu thông có nhiều phù sa như sông, mương (hình 2.67), không nên lấy bùn ở những nơi ao tù, nước đọng… và ở những vùng đất phèn nặng.

Hình 2.67. Lấy bùn để gieo mạ

+ Lấy bùn xong, mang bùn

đến nơi gieo mạ (hình 2.68).

Hình 2.68. Mang bùn tới nơi gieo mạ

38

- Chuẩn bị vụn xơ dừa (hình

2.69): Vụn xơ dừa là những hạt có

đường kinh 1-2mm, xốp, nhẹ, nằm ở lớp xơ dừa (giữa vỏ dừa và gáo dừa), vụn này có tác dụng gần giống như đất trồng thường dùng để làm vật liệu gieo mạ hay làm giá thể trồng rau, trồng hoa…

Hình 2.69. Vụn xơ dừa

- Chuẩn bị phân hữu cơ đã

được ủ hoai mục (hình 2.70)

Hình 2.70. Phân hữu cơ hoai mục

- Tất cả các vật liệu được tập

kết một chỗ (hình 271)

Hình 2.71. Tập kết vật liệu để trộn

Phân hữu cơ hoai mục

39

b. Trộn vật liệu: Lấy tỉ lệ vụn xơ dừa: 15 –

20 bao vụn xơ dừa, 3 bao đất bùn, 1 – 1,5 kg DAP, 3 bao phân chuồng. Tưới nước đủ ẩm (độ ẩm bão hòa) rồi trộn đều, trộn xong vun lên thành đống (hình 2.72).

Lưu ý: Lượng vật liệu này gieo được 40-60 kg lúa giống và đó là lượng mạ đủ để cấy 2-3 dảnh/khóm cho 1 ha ruộng.

Hình 2.72. Vật liệu để gieo mạ sau khi trộn đều c. Trải vật liệu để gieo lúa: - Vật liệu là vụn xơ dừa + bùn +

phân chuồng + phân DAP đã trộn sẵn.

+ Xúc vật liệu đã trộn đều lên dụng cụ (hình 2.73) để chuyển từ nơi trộn vật liệu đến vị trí gieo mạ.

Hình 2.73. Xúc vật liệu đã trộn lên xe

+ Dùng nilon trải xuống nền sân

hay đất cứng (hình 2.74).

Hình 274. Trải nilon xuống nền cứng

40

+ Trải nilon thật phẳng trên nền

(hình 2.75).

Hình 2.75. Trải phẳng nilon + Đổ vật liệu lên nilon đã trải

phẳng (hình 2.76).

Hình 2.76. Đổ vật liệu lên nilon + San đều vật liệu (hình 2.77).

Sau khi đổ vật liệu lên ni lon đã trải, dùng cuốc hay xẻng san đều vật liệu trên tấm ni lon đã trải phẳng.

Hình 2.77. San vật liệu trên nền nilon + Tưới nước đủ ẩm, lấy tay san

lại một lần nữa để nơi gieo thành mặt phẳng đều nhau, tránh vị vật liệu không đều, chỗ dày, chỗ thưa (hình 2.78).

Hình 2.78. Tưới nước và san phẳng vật liệu trước khi gieo

41

- Trường hợp không có vụn xơ dừa: Có thể dùng trấu để thay thế (hình 2.79), sau khi trải lớp bùn mỏng 1,5 cm, rắc lớp trấu mỏng đều lên trên lớp bùn đó (2kg trấu/10m2).

Lưu ý: 10m2 mạ có thể gieo được 4-6 kg mống mạ. Lượng mạ này cấy được 1000 m2.

Hình 2.79. Dùng trấu thêm vào bùn Dùng cào răng, cào đều trấu,

phân và bùn như hình 2.80.

Hình 2.80. Cào đều trấu, phân và bùn Sau đó lấy cây gạt lại cho thật

phẳng (hình 2.81) trước khi gieo hạt. Lưu ý: Tỉ lệ phân chuồng và

phân DAP cũng tương tự như ở phân vật liệu có vụn xơ dừa.

Hình 2.81. Gạt nền gieo cho thật phẳng d. Gieo mạ - Điều chỉnh mầm mạ (mống

mạ) để gieo: + Mầm mạ gieo trên vật liệu có

vụn xơ dừa, chỉ cần nứt nanh hay ngắn khoảng 1/3-1/4 hạt lúa hoặc như hình 2.82.

Hình 2.82. Mầm mạ gieo trên vật liệu xơ dừa

42

+ Mầm mạ gieo trên vật liệu là

bùn và trấu mềm: Thì có thể để mầm mạ dài như hình 2.83

Hình 2.83. Mầm mạ để gieo trên bùn

+ Chứa mầm mạ vào thau hay

thúng để chuẩn bị gieo (hình 2.84)

Hình 2.84. Chứa mầm mạ vào thau hay thúng- Tiến hành gieo mạ: Cũng giống như gieo mạ ở ruộng ướt. Gieo đều mạ trên

nền vật liệu đã chuẩn bị (hình 2.85)

Hình 2.84. Gieo mạ sân

Lưu ý: Khi gieo mạ trên vật liệu có vụn xơ dừa, gieo xong rắc một lớp vật liệu (đã trộn ở hình 2.72) mỏng từ 1-1,5cm lên bên trên cho kín hạt lúa giống.

43

d. Chăm sóc sau gieo - Che mạ sau gieo: + Sau khi gieo hạt giống cần

che nắng, tránh thoát hơi nước và giữ ẩm cho hạt giống (hình 2.85).

Hình 2.85. Che nắng giữ ẩm cho hạt giống

+ Hoặc đậy kín lưới (hình

2.86) để tránh rầy giai đoạn đầu cho cây lúa.

Hình 2.86. Đậy kín lưới để tránh rầy

+ Đậy lưới đến 5 ngày sau khi

gieo (hình 2.87).

Hình 2.87. Mạ gieo được đậy lưới đến 5 ngày

44

+ Sau đó phải mở lưới ra

(hình 2.88)

Hình 2.88. Mở lưới sau gieo 5 ngày + Nếu để sau 5 ngày mạ sẽ

mọc qua lưới (hình 2.89), lúc nhấc lưới mạ sẽ bị dính vào lưới.

Hình 2.89. Mạ mọc qua lưới sau 5 ngày + Trường hợp sau gieo 5 ngày

phải mở lưới nhưng đang đúng lứa rầy lại cần phải đậy tiếp thêm vài ngày nữa, nhưng hàng ngày phải nhấc lưới lên, tránh để mạ mọc xuyên qua lưới. Nhấc lưới lên xong lại đậy xuống ngay (hình 2.90), một ngày nhấc được hai lần thì càng tốt, nếu không ít nhất mỗi ngày phải nhấc được lưới một lần.

Hình 2.90. Nhấc và đậy lưới hàng ngày + Mạ được 8-10 không cần

phải đậy lưới nữa (hình 2.91) mà để cho mạ quen với ánh sáng tự nhiên.

Hình 2.91. Sau 8-10 không phải đậy lưới

45

- Tưới nước cho mạ Sau khi gieo hạt giống, những

hôm trời nắng, mạ khô phải tưới nước đều đặn, 2- 3 lần/mỗi ngày (hình 2.92). Cho đến khi mạ cấy được (hình 2.93).

Lưu ý: Trời mưa thì không phải tưới nước cho mạ.

Hình 2.92. Tưới nước hàng ngày cho mạ

Hình 2.93. Mạ sân đã cấy được

- Bón phân cho mạ gieo trên sân: Khi cây mạ được khoảng 5-7 ngày tuổi,

phun phân cho cây. Cây mạ được 9-13 ngày tuổi (cao khoảng 8-10 cm) là có thể mang ra ruộng cấy. Sau đây giới thiệu phân để phun là GROWMORE 30 10-10 +TE (hình 2.94).

Quy cách: 100gr, 681gr, 1kg Công dụng: Giúp tăng trưởng bộ rễ, gia

tăng sức đề kháng; sinh trưởng thân lá mạnh, cây cứng cáp.

Liều lượng: Pha 4-8gr cho bình 8lít, phun 1 bình cho 1 sào mạ 360 m2.

Hình 2.94. Phân GROWMORE 30 10-10 +TE

- Phòng trừ sâu bệnh cho mạ: Khoảng 4 ngày trước khi đưa ra ruộng, cần phun thêm một số thuốc ngừa sâu, rầy như phần gieo mạ ướt.

46

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Gieo mạ ướt là:

a. Gieo mạ ở trên sân b. Gieo mạ ở dưới ruộng c. Cả a và b

Bài tập 2: Lượng lúa giống gieo để cấy cho 1 ha là:

a. 40-60 kg b. 60-80 kg c. 80-100 kg d. Cả a, b và c

Bài tập 3: Khi nào phải tưới mạ cho mạ gieo sân:

a. Trời mưa b. Trời nắng c. Cả a và b

Bài tập 4: Một ngày tưới cho mạ gieo ở sân mấy lần?

a. Lúc nào mạ khô thì tưới b. Một lần c. Hai lần d. Cả a, b và c

Bài tập 5: Làm luống để gieo mạ ở ruộng ướt Bài tập 6: Gieo mạ ở ruộng khô (10 m2/nhóm 3-5 học viên) và ở ruộng ướt

(50 m2/nhóm 3-5 học viên) Bài tập 7: Trung bình một ha lúa phải gieo 30 kg lúa giống trên sân. Biết

rằng vật liệu để làm giá thể hết 600 kg vụn xơ dừa200 kg bùn mềm và 200 kg phân hữu cơ hoai mục. Hãy tính các vật liệu để gieo mạ cấy cho 2 ha và 5 ha.

Bài tập 8: Chăm sóc mạ C. Ghi nhớ: Luôn tưới đủ nước cho mạ sau khi gieo

47

Bài 04: LÀM ĐẤT ĐỂ SẠ (CẤY) LÚA Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Vệ sinh sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trong và xung quanh ruộng trồng lúa; - Tiêu diệt mầm mống dich hại lúa trong và xung quanh ruộng trồng lúa; - Làm được đất phù hợp với phương thức sạ hay cấy lúa. A. Nội dung chính 3.1. Vệ sinh đồng ruộng 3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh đồng ruộng Trước khi vệ sinh đồng ruộng cần phải chuẩn bị các dụng cụ như sau: Liềm (hình 2.95) dùng để cắt cỏ

bờ, cỏ ruộng, cắt gốc rạ ….

Hình 2.95. Liềm để cắt cỏ bờ, cỏ ruộng Dao (hình 2.96) dùng để chặt cỏ

xung quanh bờ, cỏ ruộng, ….

Hình 2.96. Dao để chặt cỏ bờ, cỏ ruộng,

Phảng (hình 2.97) là dụng cụ

dùng để phảng cỏ hay cây rạ ở dưới ruộng

Hình 2.97. Phảng để phảng cỏ hay cây

rạ ở dưới ruộng

48

Leng (hình 2.98), còn gọi bằng

tên khác là xẻng, dụng cụ này thường dùng để chấn cỏ ở xung quanh bờ ruộng trồng lúa.

Hình 2.98. Leng để chấn cỏ ở xung

quanh bờ ruộng trồng lúa. Cuốc (hình 2.99) dụng cụ này

thường dùng để cuốc cỏ ở xung quanh bờ ruộng trồng lúa.

Hình 2.99. Cuốc dùng để cuốc cỏ xung

quanh bờ ruộng Cào (hình 2.100) dùng để cào cỏ,

rơm, rạ, tàn dư thực vật ở ruộng sau khi đã chặt, cắt, phảng…

Hình 2.100. Cào dùng để cào tàn dư

thực vật Máy cắt cỏ (hình 2.101) dùng để

cắt cỏ hay cây rạ ở dưới ruộng và cắt cỏ trên bờ ruộng.

Hình 2.101. Máy cắt cỏ

49

3.1.2. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng a. Cắt cây rạ trong ruộng: Sau khi thu hoạch, ruộng cần

trồng lúa lại ngay thì phải cắt cây rạ ở trong ruộng, có thể cắt cây rạ ở trong ruộng như sau:

- Cắt cây rạ bằng liềm (hình 2.102)

Hình 2.102. Cắt cây rạ bằng liềm

- Cắt cây rạ bằng máy cắt cỏ

(hình 2.103)

Hình 2.103. Cắt rạ bằng máy cắt cỏ b. Làm cỏ trong ruộng: - Cắt cỏ dưới ruộng bằng liềm

(hình 2.104)

Hình 2.104. Cắt cỏ dưới ruộng - Chặt cỏ dưới ruộng bằng dao

(2.105)

Hình 2.105. Chặt cỏ dưới ruộng

50

b. Dọn cỏ xung quanh bờ ruộng - Cắt cỏ xung quanh bờ ruộng

bằng liềm (hình 2.106).

Hình 2.106. Cắt cỏ xung quanh bờ - Dùng dao (hình 2.107) chặt cỏ

ở xung quanh bờ ruộng.

Hình 2.107. Chặt cỏ ở xung quanh bờ + Dùng cuốc (hình 2.108) để

cuốc cỏ xung quanh bờ ruộng.

Hình 2.108. Cuốc cỏ quanh bờ ruộng + Dùng xẻng chấn cỏ xung

quanh mương nhỏ ở trong ruộng trồng lúa (hình 2.109)

Hình 2.109. Dùng xẻng chấn cỏ xung

quanh mương

51

Hay dùng xẻng chấn cỏ xung

quanh bờ (hình 2.110), người dùng xẻng chấn cỏ, người bốc cỏ bỏ lên bờ.

Hình 2.110. Dùng xẻng chấn cỏ xung quanh bờ

Dùng phảng (hình 2.111) phảng

cỏ ở xung quanh bờ.

Hình 2.111. Phảng cỏ xung quanh bờ Dùng máy cắt cỏ (hình 2.112),

cắt toàn bộ cỏ ở trên bờ lớn của ruộng, dọn sạch để tránh nơi trú ngụ của mầm mống dịch hại.

Hình 2.112. Cắt cỏ bờ bằng máy cắt cỏ c. Cào gọn tàn dư trong ruộng: Dùng cào gom gọn và đưa toàn

bộ tàn dư thực vật trong ruộng lên bờ (hình 2.113) để tiêu hủy.

Hình 2.113. Đưa tàn dư thực vật lên bờ

52

3.2. Làm đất

3.2.1. Bẩy ải Một số vùng dùng dụng cụ là cái

mai hay còn gọi là cái móng để bẩy đất, sau khi đất được bẩy lên, phơi khô để ải đất. Người bẩy đất, dùng hai tay cầm cán mai, lấy lực của cả cơ thể và chân thuận đẩy sâu lưỡi mai vào đất và bẩy đất lên (hình 2.114).

Hình 2.114. Bẩy đất phơi ải

3.2.2. Cuốc đất: Một số diện tích đất nhỏ hoặc

nông nhàn, người ta vẫn cuốc đất để trồng lúa (hình 2.115). Khi cuốc đất, hai tay cầm cán cuốc, giơ cuốc lên cao, rồi bổ mạnh xuống mặt đất để lật cục đất vừa được cuốc về phía người cuốc đất.

Hình 2.115. Cuốc đất ruộng

3.2.3. Cày đất a. Cày đất bằng trâu - Cày ải: Trước khi cày ruộng để trồng lúa. Đất ruộng khô nhưng có độ ẩm

(khoảng 50-60%) đủ để đất mềm có thể cày được, người ta dùng sức kéo của trâu, bò để cày đất (hình 2.116) rồi tiếp tục phơi cho đất khô thì gọi là cày ải.

Hình 2.116. Cày đất ruộng không có nước

53

- Cày dầm: Khi ruộng lúa có nước, người ta dùng sức kéo của trâu (bò) để cày đất (hình 2.117) rồi tiếp tục ngâm cho đất mềm thì gọi là cầy dầm.

b. Cày đất bằng máy: Là dùng bộ lưỡi cày bằng kim

loại, gắn vào động cơ, điều khiển cho máy chạy sẽ kéo theo bộ lưỡi cày để cày lật đất (hình 2.118). Không phải ai trồng lúa cũng có thể cày máy được, nhưng cũng cần phải biết để còn thuê mướn hay quản lý khi thuê mướn cày ruộng.

Hình 2.118. Cày ruộng trồng lúa bằng máy Sau khi cày bằng máy, phơi ải

xong cho nước vào ruộng (hình 2.119)

Hình 2.119. Cho nước vào ruộng Sau khi cho nước vào ruộng, cần

phải sửa soạn ruộng (hình 2.120) trước khi làm tơi nhuyễn đất.

Hình 2.120. Sửa soạn ruộng

Hình 2.117. Cày đất ruộng có nước

54

3.2.4. Bừa và trục đất a. Bừa và trục đất bằng trâu, bò - Bừa đất bằng trâu, bò (hình 2.121): Là dùng dụng cụ với sức kéo của trâu,

bò làm cho đất ruộng nhuyễn nhừ để gieo trồng lúa.

Hình 2.121. Bừa đất ruộng bằng trâu, bò - Trục đất bằng trâu bò (hình 2.122): Là dùng bộ phận trục để gắn

vào sức kéo của trâu hay bò để trục cho đất ruộng nhuyễn, phẳng trước khi sạ hay cấy lúa.

Hoặc dùng bánh lồng gắn vào

máy kéo (hình 2.123) để trục đất ruộng.

Hình 2.123. Trục đất ruộng bằng máy

Hình 2.122. Trục đất ruộng bằng trâu, bò

55

3.2.5. San đất ruộng a. San đất ruộng bằng trâu (bò): Sau khi trục đất xong, người ta gắn bộ

phận gạt phía sau sức kéo để san đất cho bằng, có thể gắn dụng cụ san đất (thủ công) vào sức kéo của trâu, bò để san đất (hình 2.124).

Hình 2.124. San ruộng bằng sức kéo của trâu

b. San đất ruộng bằng máy: Hoặc gắn gắn bộ phận gạt vào phía sau máy kéo để san đất, khi máy chạy,

kéo theo bộ phận gạt đất, làm cho đất bằng phẳng (hình 2.125).

Sau khi san đất xong đã có được ruộng tương đối bằng phẳng (hình 2.126).

Hình 2.125. San đất ruộng bằng máy

Hình 2.126. Sau khi san đất ruộng tương dối bằng phẳng

56

3.2.6. Đánh đường nước trong ruộng trồng lúa Sau khi san, ruộng đã tương đối bằng, nhưng vẫn còn những vũng nước

trong ruộng, nên chúng ta phải đánh đường nước để cạn (chắt) hết nước ở những vũng đó đi. Để khi sạ, mầm lúa mới lên đều, không bị chết bởi những chỗ ruộng còn nước.

a. Tạo đường dẫn nước Trước tiên tạo một đường dẫn

nước xung quanh ruộng bằng cách đào một mương nhỏ có chiều rộng 25-30 cm, sâu 25-30cm và chiều dài bằng chiều dài xung quanh ruộng (hình 2.127). Mương nước nhỏ này được nối với hệ thống tiêu nước.

Hình 2.127. Tạo đường dẫn nước xung quanh ruộng

b. Nối các vũng nước trong

ruộng vào đuòng dẫn nước Sau đó nối các vũng nước trong

ruộng vào đuòng dẫn nước xung quanh ruộng (hình 2.128) để chắt kiệt nước trong ruộng.

Hình 2.128. Cạn nước trong ruộng trước khi sạ

Đảm bảo sao cho ruộng cạn hết

nước trước khi gieo sạ lúa (hình 2.129).

Hình 2.129. Ruộng cạn hết nước trước khi sạGhi chú: Nếu ruộng để cấy lúa, không cần phải cạn nước.

57

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Có thể cày đất để trồng lúa bằng phương tiện nào sau đây:

a. Cày đất bằng phương tiện thủ công (dùng sức kéo của trâu hay bò). b. Cày đất bằng phương tiện máy cày c. Cả a và b

Bài tập 2: Làm đất để trồng lúa gồm có công việc nào sau đây:

a. Cày đất b. Bừa đất c. Trục và san ruộng d. Cả a, b và c

Bài tập 3: Phân nào sau đây thường dùng để bón lót cho ruộng trước khi sạ

hay cấy. a. Phân chuồng đã ủ hoai mục b. Phân lân c. Cả a và b

Bài tập 4: Vệ sinh ruộng trước khi làm đất để trồng lúa gồm có: a. Dọn sạch và tiêu hủy cỏ dại ở ruộng và xung quanh ruộng trồng lúa b. Dọn sạch và tiêu hủy mầm mống dịch hại ở ruộng và xung quanh ruộng

trồng lúa c. Cả a và b Bài tập 5: Dọn vệ sinh đất trồng/1000 m2 ruộng Bài tập 6. Đánh đường nước xung quanh ruộng có diện tich 1000 m2 và

cạn hết nước trên ruộng trước khi sạ lúa. C. Ghi nhớ: - Nhặt sạch ốc bươu vàng trước khi sạ hay cấy lúa

- Cạn hết nước trên ruộng trước khi sạ lúa đặc biệt là sạ hàng.

58

Bài 05: SẠ LÚA Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: + Trình bày được cách sạ lúa trực tiếp (sạ lan) và sạ lúa theo hàng; + Sạ được lúa trực tiếp (sạ lan) đều khắp mặt ruộng; + Sạ được lúa theo hàng đảm bảo hạt rơi đều trên hàng, các hàng thẳng

song song nhau và không bị chồng mí, không bị trồng giữa các hàng. A. Nội dung chính 5.1. Sạ lúa là gì Là lấy hạt lúa giống đã ngâm, ủ nảy mầm gieo trực tiếp xuống ruộng để cây

lúa sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch. Có 2 cách sạ thường được áp dụng trong sản xuất là sạ lan và sạ theo hàng.

5.1.1. Tìm hiểu thế nào là sạ lan:

- Là dùng tay gieo trực tiếp hạt lúa giống đã ngâm, ủ nảy mầm xuống ruộng, khi lúa mọc lên không có hàng lối phân biệt (hình 2.130). Sạ lan còn được gọi là gieo thẳng, gieo vãi. Lượng lúa giống để sạ lan thường từ 180-200 kg/ha.

Hình 2.130. Sạ lan cây lúa mọc lên không có hàng lối

- Trong trường hợp ruộng

khó điều chỉnh mặt bằng và điều kiện gieo sạ không chủ động thì thường phải sạ lan, vì chuẩn bị ruộng để sạ lan không khắt khe, ruộng còn chút nước, sạ lúa xong rồi cạn hết nước sau cũng được (hình 2.131).

Hình 2.131. Ruộng đang sạ lan chưa cạn hết nước

59

- Đôi khi nền ruộng cứng,

không kịp cạn nước, vẫn có thể sạ lúa (hình 2.132). Trường hợp này gọi là sạ (lan) ngầm. Sau khi sạ xong, một, hai ngày sau mới cạn hết nước, cách sạ này chỉ áp dụng trong điều kiện ruộng không chủ động thoát nước ở một số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sạ kiểu này thì lượng lúa giống phải tới 220-250 kg/ha.

Hình 2.132. Ruộng sạ lan có thể còn nước

- Độ dài mầm của hạt lúa

lúa giống để sạ lan: + Thời gian điều chỉnh

mầm của hạt lúa giống cũng đỡ khó khăn hơn, Sau ủ 36 giờ, hạt lúa giống nứt nanh (đôi khi mầm dài bằng 1/3 hạt lúa giống) như hình 2.133 là sạ được.

Hình 2.133. Mầm hạt lúa giống có thể sạ lan

+ Nhưng nếu trời mưa hoặc chưa làm kịp ruộng thì trải giống ra để hôm sau sạ cũng được, mầm của hạt lúa giống để đến hôm sau dài bằng hạt lúa giống như hình 2.134 vẫn sạ được.

Lưu ý: Nếu chưa sạ kịp, phải trải lúa giống đến hôm sau, thì 8-10 tiếng cần đảo hạt lúa giống để mầm và rễ của các hạt lúa giống không bị quấn vào nhau.

Hình 2.134. Mầm hạt giống dài để sạ lan vẫn được

60

5.1.2. Tìm hiểu thế nào là sạ hàng (sạ lúa theo hàng): a. Khái niệm: Sạ lúa theo hàng là gieo hạt giống bằng dụng cụ đã thiết kế

sẵn các hàng lỗ, khi kéo dụng cụ đi (hình 2.135) thì lúa giống rơi qua những dãy lỗ xuống mặt ruộng thành các hàng riêng biệt song song nhau, lúa sẽ mọc lên thành hàng, lối như hình 2.136.

Hình 2.135. Sạ lúa bằng dụng cụ sạ hàng Hình 2.136. Lúa mọc lên có hàng lối

b. Mật độ sạ hàng: Mật độ sạ hàng được điều chỉnh

bởi các vòng cao su che các dãy lỗ của trống chứa lúa trên dụng cụ sạ hàng. Có thể điều chỉnh vòng cao su để gieo lượng hạt lúa giống xấp xỉ ở 3 mức: 50-75-100 kg/ha.

Hàng cách hàng và lượng hạt rơi ra trên hàng tùy thuộc vào lượng lúa giống để sạ. Khoảng cách giữa các hàng của các giống lúa thường trồng trong sản xuất là 20 cm như hình 2.137.

Hình 2.137. Khoảng cách giữa các hàng là 20cm.

c. Mầm lúa giống để sạ hàng Mầm của hạt lúa giống để sạ hàng

có thể là: - Hạt lúa giống đã ngâm nước 24

giờ để ráo nước (hình 2.138).

Hình 2.138. Lúa giống ngâm nước 24 để ráo nước

61

- Hoặc hạt lúa giống đã ngâm,

ủ nứt nanh hay mầm dài 1- 2mm (hình 2.139).

Hình 2.139. Mầm của hạt dài 1- 2mm d. Dụng cụ để sạ hàng: Dụng cụ sạ hàng hiện nay được sử dụng rộng rãi

đối với những vùng chuyên canh cây Lúa như Đồng bằng sông Cửu long. Nhưng đối với các địa phương trồng lúa nhỏ lẻ và rải rác ở các tỉnh miền núi thì dụng cụ này vẫn chưa được phổ biến. Lý do là người dân chưa được tiếp cận và thấy được hiệu quả vượt trội mà dụng cụ này mang lại như tiết kiệm thời gian và nhân công, giảm lượng giống đáng kể, lúa mọc đều dễ chăm sóc và hạn chế được sâu bệnh. Vậy dụng cụ sạ hàng là gì và như thế nào?

- Dụng cụ sạ hàng là công cụ

có những trống để đổ lúa giống (hình 2.140), các trống này nằm trên một trục và được gắn với tay cầm để kéo. khi kéo dụng cụ sạ hàng đi, lúa giống ở trong trống rơi xuống ruộng thành từng hàng.

Hình 2.140. Dụng cụ sạ hàng - Trước đây khi mới áp

dụng, dụng cụ sạ hàng làm bằng kim loại (hình 2.141), khi kéo gặp bùn (sình) lầy rất khó khăn.

Hình 2.141. Dụng cụ sạ lúa theo hàng làm

bằng kim loại

62

- Sau đó được cải tiến làm

dụng cụ sạ hàng bằng nhựa (hình 2.142) nên khi kéo nhẹ nhàng hơn và năng suất sạ cao hơn dụng cụ làm bằng kim loại.

Hình 2.142. Dụng cụ sạ lúa theo hàng làm

bằng nhựa (bề rộng 1,2-1,5m) - Tuy nhiên sau khi được cải

tiến làm bằng nhựa nhưng bề rộng của dụng cụ sạ hàng ngắn (1,2-1,5m), người ta lại tiếp tục cải tiến dụng cụ sạ hàng có bề rộng dài 2 mét (hình 2.143) và năng suất sạ lại cao hơn dụng cụ sạ hàng bằng nhựa có bề rộng ngắn.

- Mặc dù dụng cụ sạ hàng có

bề rộng lớn nhưng có nhiều trống đổ lúa, dẫn đến việc đổ lúa vào trống cũng mất thời gian hơn, nên người ta lại cải tiến thành ít trống của dụng cụ sạ hàng, nhưng mỗi trống lại dài (hình 2.144).

Hình 2.144. Trống đựng lúa giống dài - Nên khi cho lúa giống vào

trống dễ dàng hơn vì miệng trống vừa dài vừa rộng hơn trống đổ lúa ngắn (hình 2.145).

Hình 2.145. Trống dài dễ đổ lúa vào trống

Hình 2.143. Dụng cụ sạ hàng có bề rộng dài 2m

63

5.2. Tiến hành sạ lúa: 5.2.1. Sạ lan: Là dùng tay lấy lúa từ dụng cụ

mang theo để vung (gieo) đều trên ruộng (hình 2.146).

Hình 2.146. Gieo đều lúa giống trên ruộng Lưu ý: Nếu nhiều người sạ thì

phải đi cùng song song với nhau (hình 2.147) và không được sạ chồng mí (chồng lối này lên lối khác).

Hình 2.147. Gieo đều lúa giống trên ruộng

5.2.1. Sạ hàng: Muốn đảm bảo mật độ gieo tương đối chính xác, cần kiểm tra mật độ gieo trên 100m2 bằng phương pháp đơn giản: đo bề rộng làm việc thực tế của dụng cụ gieo, tính chu vi của bánh xe để biết diện tích gieo được khi bánh xe quay một vòng, như vậy tính được số vòng bánh xe quay khi gieo 100m2. Sau khi cho hạt giống vào các trống, kê kích máy lên, lót giấy hoặc bạt nilon phía dưới để hứng hạt, quay bánh xe sao cho số vòng quay tương ứng với thực tế là 100m2. Thu số hạt lúa giống rơi xuống đem cân sẽ cho biết mật độ cần gieo, nếu có chênh lệch thừa hoặc thiếu theo lượng hạt giống đã chuẩn bị có thể điều chỉnh tăng hay giảm nhờ các vòng cao su che trên các dãy lỗ.

a. Vận chuyển lúa giống đã

ngâm ủ ra ruộng sạ - Đóng lúa vào bao và chuyển

các bao lúa giống tới ruộng sạ (hình 2.147)

- Để các bao theo các khoảng cách nhất định, đỡ phải đi lấy lúa giống trong quá trình gieo sạ.

Hình 2.147. Chuyển lúa giống tới ruộng sạ

64

b. Lấy lúa giống để sạ - Cho lúa vào trống sạ: Dùng

dụng cụ xúc lúa giống đổ vào từng trống sạ. Dụng cụ sạ có nhiều trống, phải đổ làm nhiều lần (hình 2.48).

Hình 2.148. Cho lúa vào trống sạ của dụng

cụ sạ hàng có nhiều trống

- Cho lúa vào trống sạ của

dụng cụ sạ có ít trống: Cho lúa vào trống sạ của dụng

cụ sạ hàng có ít trống (hình 2.149) sẽ dễ và nhanh hơn dụng cụ sạ hàng có nhiều trống

Hình 2.149. Cho lúa vào trống sạ của dụng cụ sạ hàng có ít trống

Lưu ý: Lượng lúa giống cho

vào trống sạ: Không nên đổ đầy trống, lúc kéo hạt lúa không rơi ra được. Chỉ đổ lúa khoảng hai phân ba của trồng sạ (hình 2.150), trong quá trình di chuyển trên mặt ruộng, bánh xe lăn làm cho các trống của máy gieo lăn theo đồng bộ, hạt lúa giống trong trống bị xáo trộn sẽ theo các lỗ mở thoát ra ngoài rơi tự do xuống mặt ruộng thành hàng.

Hình 2.150. Chỉ đổ lúa khoảng 2/3 trống sạ

65

- Đậy nắp trống sạ (hình 2.151), sau khi đổ lúa vào trống sạ xong, đậy kin nắp trống và gài cẩn thận, tránh nắp trống bị mở trong khi đang sạ.

Hình 2.151. Đậy kín và gài chắc nắp trống sạ

e. Kéo dụng cụ sạ hàng trên ruộng

- Dụng cụ sạ hàng còn được gắn vào đầu máy cày, máy kéo. Khi diện tích ruộng đủ lớn, thì có thể chạy bằng máy, năng suất sạ rất cao. Hoặc gắn vào động cơ (hình 2.152), sẽ thay được sức kéo của con người.

Hình 2.152. Trống sạ hàng được gắn vào động cơ

- Hoặc trực tiếp kéo dụng cụ sạ hàng bằng tay: + Kéo hàng đầu tiên cần đi theo bờ ruộng hay theo sợi dây làm chuẩn để

kéo dụng cụ đi cho thẳng hàng .

Hình 2.153. Kéo hàng đầu tiên đi theo bờ ruộng hay theo sợi dây làm chuẩn

66

+ Tiếp tục kéo dụng cụ sạ hàng

các đợt sau song song với các đợt kéo trước. Nên để vết bánh xe của dụng cụ sạ hàng đợt kế tiếp trùng lên vết bánh xe của dụng cụ sạ hàng đợt trước đó (hình 2.154) để đảm bảo khoảng cách giữa hai dụng cụ sạ hàng,

Hình 2.154. Kéo vết bánh xe đợt kế tiếp trùng lên vết bánh xe của đợt trước

+ Cứ kéo tiếp tục như vậy cho

đến hết ruộng (hình 2.155

Hình 2.155. Kéo tiếp tục cho đến hết ruộng

Ruộng lúa sau khi sạ xong sẽ như

hình 5.155. Nếu được nên kéo theo hướng Bắc-Nam để tăng khả năng quang hợp của cây lúa.

Hình 2.156. Ruộng lúa sau khi sạ hàng

Lưu ý khi sạ hàng: - Chuẩn bị ruộng để sạ hàng phải thật bằng phẳng, bùn mềm và không bị

lún, nhưng cũng không được khô, độ ẩm đảm bảo bão hòa. - Điều chỉnh mầm của hạt giống để sạ hàng cũng rất khó khăn vì mầm ngắn

quá hạt dễ bị chìm, không mọc được. Mầm dài quá, không lọt qua lỗ đã thiết kế sẵn của dụng cụ sạ, không đảm bảo mật độ.

- Sau khi sạ hàng điều chỉnh cỏ dại nhiều hơn ruộng sạ lan, vì sạ hàng cây lúa mọc thưa, nên cỏ dại dễ phát triển.

67

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1. Sạ lúa theo hàng là gì?

a. Sạ bằng dụng cụ sạ hàng, lúa mọc có hàng lối. b. Sạ bằng tay, lúa mọc khô có hàng lối c. Cả a và b

Bài tập 2: Sạ lúa theo hàng:

a. Tốn lúa giống hơn sạ lan b. Tiết kiệm lúa giống hơn sạ lan c. Hết lúa giống như sạ lan d. Cả a, b và c

Bài tập 3: Điều chỉnh mầm lúa giống để sạ hàng.

a. Lúa ngâm 24 giờ, vớt ra để rảo vỏ b. Hạt lúa ngâm, ủ nứt nanh c. Mầm của hạt lúa dài 1-2mm d. Cả a, b và c

Bài tập 3: Điều chỉnh mầm lúa giống để sạ hàng.

a. Lúa ngâm 24 giờ, vớt ra để rảo vỏ b. Hạt lúa ngâm, ủ nứt nanh c. Mầm của hạt lúa dài 1-2mm d. Cả a, b và c

Bài tập 4: Xác định lượng giống gieo trên 100m2 để điều chỉnh mật độ

gieo bằng máy sạ hàng. Biết rằng lượng giống lúa gieo cho 1 ha là 80 kg. Bài tập 5: Sạ hàng trên ruộng C. Ghi nhớ - Sạ lan không được chồng mí - Lượng lúa cho lúa vào trống sạ hàng chỉ khoảng 2/3 trống; Kéo dụng cụ

sạ đi thẳng hàng, đợt đi đầu và đợt đi kế tiếp nên trùng vết bánh xe để đảm bảo khoảng cách.

- Làm đất không kỹ, san ruộng không bằng phẳng và còn đọng nước ở mặt ruộng khi sạ; Chú ý thời tiết, để sau khi mưa hãy sạ; Khi vừa gieo xong bị mưa lớn: hạt giống có thể bị nhảy hàng hoặc bị trôi, thì khắc phục bằng cách cho ngập nước mặt ruộng khoảng 5cm ngay để tránh mưa rửa trôi.

68

Bài 6: CẤY LÚA

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng - Trình bày được cấy lúa là gì? - Chuẩn bị được mạ trước khi cấy - Biết đwọc thao tác cấy lúa bằng máy - Cấy lúa cấy lúa đúng yêu cầu kỹ thuật như cấy một dảnh/cây, nhiều

dảnh/cây, cấy ngứa tay hay cấy úp tay. A. Nội dung chính 6.1. Tìm hiểu cấy lúa là gì?

6.1.1. Khái niệm về cấy lúa: Cấy lúa là lấy cây mạ cắm (đặt) xuống ruộng đã được chuẩn bị sẵn sao cho gốc và rễ mạ được vùi vào trong đất bùn của ruộng để cây mạ đứng vững và bén rễ, hồi xanh, rồi sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch như từ hình 2.157 đến hình 2.160 sau đây:

Hình 2.157: Cấy lúa, dùng tay nghịc cầm nắm mạ, tay thuận lấy mạ từ nắm mạ ở tay nghịch để cấy xuống ruộng.

Hình 2.157. Cắm cây mạ xuống ruộng

Để cây mạ bén rễ, hồi xanh

(hình 2.158)

Hình 2.158. Để cây mạ bén rễ, hồi xanh

69

Sau khi bén rễ hồi xanh, qua

quá trình sinh trưởng, phát triển, ruộng lúa đã ở giai đoạn bắt đầu trỗ như hình 2.159.

Hình 2.159. Cây lúa sinh trưởng, phát triển trên ruộng

Cho đến khi lúa chín thu

hoạch được (hình 2.160).

Hình 2.160. Ruộng lúa chín cho thu hoạch

6.1.2. Các cách cấy lúa: a. Cấy ngửa tay: Hai bàn tay của người đi cấy đều để ngửa, tay nghịch cầm

nắm mạ, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay thuận lấy cây mạ cấy (cắm, đặt) xuống ruộng (hình 2.161).

Hình 2.161. Cấy ngửa tay

70

b. Cấy úp tay: - Dùng hai ngón tay cái và trỏ

của tay nghịch cầm nắm mạ đẩy từng cây mạ (gọi là ra mạ). Hai ngón cái và trỏ của tay thuận đỡ lấy cây mạ đó (hình 2.162).

Hình 2.162. Ra mạ

- Sau khi tay thuận đã đỡ được

cây mạ, quay úp lòng bàn tay xuống đất để cấy cây mạ xuống ruộng (hình 2.163).

Hình 2.163. Úp bàn tay xuống đất để cấy

- Khi cấy cây mạ xuống đất, hai

ngón tay cái và trỏ cầm sát gốc cây mạ, 3 ngón tay còn lại của bàn tay thuận co lên để giữ cây mạ (hình 2.164).

Hình 2.164. Hai ngón tay cầm sát gốc mạ

- Khi cấy cây mạ xuống, 3 ngón

tay còn lại của bàn tay thuận co lên để giữ cây mạ thì lúc này có tác dụng vun đất để giữ cho cây mạ đứng thẳng như hình 2.165.

Hình 2.165. Cấy xong cây mạ đứng thẳng

71

6.1.3. Xác định độ sâu khi cấy cây mạ

Tùy theo cây mạ dài hay ngắn mà cấy sâu vào bùn cho thích hợp. Cấy sâu quá, cây mạ lâu bén rễ, hồi xanh. Cấy nông (cạn) quá cây mạ dễ bị đổ. Vậy cấy như thế nào là vừa?

- Cây mạ gieo dưới ruộng cao từ 25-30cm (hình 2.166) nên cấy sâu vào đất 3-4 cm.

Hình 2.166. Cấy cây mạ cao từ 25-30cm

- Cây mạ cao 18-24 cm (hình

2.167) nên cấy sâu vào đất 2-3 cm.

Hình 2.167. Cấy cây mạ cao từ 18-24cm

- Cây mạ cao 10-17 cm (hình

2.168) nên cấy sâu vào đất 1-2 cm.

Hình 2.168. Cấy cây mạ cao từ 10-17cm

- Cây mạ thấp dưới 10cm chỉ nên đặt ngay trên mặt ruộng (hình 2.169), thường áp dụng khi cấy mạ sân.

Luu ý: Khi cấy, tay thuận cầm cây mạ để cấy phải cầm sát gốc gần rễ của cây mạ.

Hình 2.169. Cấy cây mạ cao dưới 10cm

72

6.2. Xác định mật độ cấy 6.2.1. Khái niệm: Mật độ là số cây trên đơn vị diện tích. Ví dụ như 25 hay

33 cây/m2 (khóm/m2). Để có được mật độ thì giữa các hàng với hàng và cây với cây phải có khoảng cách nhất định.

6.2.2. Xác định mật độ cấy khi cây thẳng hàng: Khi cấy thẳng hàng thì sẽ có hàng cách hàng và cây cách cây rõ ràng, rất dễ xác định mật độ:

- Hàng cách hàng: Là khoảng cách từ hàng lúa này đến hàng lúa kia. - Cây cách cây: Là khoảng cách từ cây lúa này đến cây lúa kia. Ví dụ ở mật độ 25 cây/m2 thì khoảng cách hàng cách hàng là 20 cm; cây

cách cây là 20 cm. Ở mật độ 33 cây/m2 thì khoảng cách hàng cách hàng là 20 cm; cây cách cây là 15 cm…Trong hình 2.170 cấy mật độ 33 cây m2, hàng cách hàng là 20 cm, cây cách cây là 15cm. Cứ 10 hàng hay 6 hàng lại bỏ một hàng không cấy để lấy lối đi lại chăm sóc.

Hình 2.170. Cấy mật độ 33 cây/m2 6.2.3. Xác định mật độ cấy khi cây không thẳng hàng (cấy tự do) Nếu không cấy thẳng hàng, thì xác định khoảng cách khó hơn. Khi cấy phải

ước lượng khoảng cách để đạt được mật độ theo yêu cầu. Ví dụ muốn cấy mật độ 33 cây/m2 thì ước lượng hàng cách hàng khoảng 1 gang tay (20cm), cây cách cây 15cm (cứ 2 gang cấy 3 cây mạ), một cách tương đối như vậy sẽ đảm bảo bảo mật độ khoảng 33 cây/m2 (hình 2.171).

Hình 2.171. Cấy không theo thẳng hàng

73

6.3. Cấy lúa bằng mạ dược

6.3.1. Nhổ mạ Nhổ mạ là dùng tay lấy cây mạ

đang mọc trong ruộng mạ lên khỏi đất gieo. Sau đó rửa sạch đất ở rễ mạ, bó lại thành từng bó rồi vận chuyển đến nơi cấy.

- Cấy mạ gieo ở dưới ruộng ướt, trước khi cấy phải nhổ mạ. Khi nhổ mạ tay nghịch giữ ngọn cây mạ, tay thuận cầm sát gốc mạ, dùng lực của cơ thể để nhổ cây mạ lên (hình 2.172).

Hình 2.172. Nhổ mạ

- Sau khi nhổ, đất còn dính ở rễ

mạ, phải rửa sạch đất ở rễ của các cây mạ bằng cách cầm cả nắm mạ, giũ phần gốc xuống nước, rồi lấy tay thuận cầm nắm cây mạ đó đập vào chân để loại bỏ đất ở gốc mạ. Cứ làm vài lần như vậy cho đến khi sạch hết đất ở gốc mạ (hình 2.173).

Hình 2.173. Rửa để giũ đất ở rễ mạ

- Sau khi rửa sạch đất ở rễ mạ,

đặt dây buộc mạ lên dụng cụ dùng để bó mạ đã được chuẩn bị sẵn ở ruộng (hình 2.174), sắp gốc mạ cho thật bằng, rồi bó lại thành từng bó có đường kính ở chỗ lạt bó mạ từ 5-6 cm.

Hình 2.174. Bó mạ

74

- Cũng có thể nhổ mạ ở ruộng khô. Sau khi giũ sạch đất ở rễ mạ. Tay nghịch cầm ngọn nắm mạ hơi bẻ ngược ra phía bên cạnh, đồng thời tay thuận cầm hai đầu của sợi dây đã đặt sẵn dưới nắm mạ vòng qua nắm mạ, vặn xoắn sợi dây để giữ cho nắm mạ chắc thành bó mạ (hình 2.175).

Hình 2.175. Nhổ mạ ở ruộng khô - Nhổ đến đâu, rửa gốc mạ rồi bó lại thành bó hay cứ nhổ xong đi bó một

thể cũng được (Hình 2.176). Lưu ý: Tránh làm rối mạ

Hình 2.176. Nhổ mạ xong mới bó mạ 6.3.2. Vận chuyển mạ tới ruộng

cấy Có thể gánh mạ đưa sang ruộng

cấy (hình 2.177)

Hình 2.177. Gánh mạ đến ruộng cấy

Có thể vận chuyển mạ bằng xe cải

tiến (hình 2.178) tới nơi cấy.

Hình 2.178. Chuyển mạ bằng xe cải tiến

75

6.3.3. Chia mạ ra ruộng cấy (rải

mạ) - Chia mạ: Là chia (rải) đều các

bó mạ ra ruộng cấy (hình 2.179)

Hình 2.179. Chia đều mạ ra ruộng cấy

Chia mạ như vậy, cấy đến đâu, người đi cấy chỉ việc lấy mạ đén đó để cấy (hình 2.180), không mất công đi lấy mạ.

Lưu ý: Khi chia mạ nên chia khoảng cách các bó mạ đều nhau và phù hợp với mật độ cấy để không mất công gom mạ dư hay phải đi lấy mạ để cấy.

Hình 2.180. Người cấy không mất công đi lấy mạ

Cũng có khi phải chia mạ đều trong ruộng cấy thành từng cụm có vài bó mạ như hình 2.181, chia mạ như vậy, mạ đỡ bị héo hơn so với chia rời từng bó mạ. Khi cấy đến cụm mạ nào, người đi cấy lại rải các bó mạ trong cụm đó ra xung quanh để cấy.

Hình 2.181. Chia mạ đều trong ruộng cấy thành từng cụm

76

6.3.4. Tiến hành cấy mạ dược (cấy mạ gieo dưới ruộng)

Khí cấy có thể cấy ngửa tay (hình

2.182), cấy ngửa tay thì thường cấy được nông hơn, có nghĩa là rễ mạ không bị vùi sâu xuống bùn nên cây mạ dễ bén rễ, hồi xanh.

Hình 2.182. Có thể cấy ngửa tay

Có thể cấy úp tay (hình 2.183).

Hình 2.183. Có thể cấy úp tay

Có thể cấy 1 dảnh mạ trên một

cây (khóm) như hình 2.184.

Hình 2.184. Có thể cấy một dảnh mạ

Có thể cấy nhiều dảnh mạ (2-3

dảnh) trên một cây (khóm) như hình 2.185.

Hình 2.185. Có thể cấy nhiều dảnh mạ

77

6.4. Cấy mạ gieo trên sân 6.4.1. Chuẩn bị mạ gieo trên sân Mạ gieo trên sân (mạ xúc), khi

cấy không phải nhổ mạ, chỉ việc chuyển mạ đến ruộng cấy mà thôi. Chuyển mạ gieo trên sân đến ruộng cấy gồm các bước sau đây:

Bước 1: Cuộn mạ (hình 2.186), Cuộn tròn từng băng mạ sao cho cuốn cây mạ vào bên trong, phân rễ mạ ở bên ngoài và nhẹ nhàng để cây mạ không bị gẫy.

Hình 2.186. Cuốn mạ gieo trên sân Bước 2: Cho mạ vào bao (hình

2.187), đưa từng cuộn mạ vào bao, cột miệng bao mạ lại.

Lưu ý: Cẩn thận, không để mạ bị dập, gẫy.

Hình 2.187. Cho mạ vào bao

Bước 3: Xếp mạ lên phương tiện

vận chuyển (hình 2.188).

Hình 2.188. Xếp mạ lên phương tiện vận chuyển

78

Bước 4: Chuyển các xe chở mạ

tới bờ ruộng (hình 2.189), đặt các bao mạ trên bờ để chuyển xuống ruộng cấy.

Hình 2.189. Chuyển mạ tới ruộng cấy

Bước 5: Mang các bao mạ xuống

ruộng cấy (hình 2.190)

Hình 2.190. Mang các bao mạ xuống ruộng cấy

Bước 6: Chia mạ (rải mạ), chia đều mạ trên ruộng cấy (hình 2.191) để lúc cấy đỡ phải đi lấy mạ.

Hình 2.191. Chia đều mạ trên ruộng cấy

79

Lưu ý: Cần mang mạ sân rải ra

ruộng trước khi cấy 10-15 giờ đồng hồ (hình 2.192), để khi cấy dễ tách từng cây mạ trong tảng mạ.

Hình 2.192. Rải mạ ra ruộng trước cấy từ 10-15 giờ đồng hồ

Hoặc không cuộn thì có thể xúc

từng tảng (hình 2.193) mạ để mang tới ruộng cấy.

Hình 2.193. Xúc từng tảng mạ mang đi cấy.

6.4.2. Tiến hành cấy mạ gieo

trên sân a. Cấy mạ sân bằng tay: - Cấy mạ sân thường phải cấy

ngửa tay, cấy ngửa tay vừa để dễ lấy cây mạ từ tảng mạ (hình 2.194) vừa cấy được nông tay vì cây mạ gieo sân thường ngắn từ 8-12cm:

+ Cấy 1 dảnh mạ trên cây (khóm) và cấy theo dây thẳng hàng.

Hình 2.194. Cấy mạ sân ngửa tay dễ lấy cây mạ từ tảng mạ

80

+ Cấy 1 dảnh mạ trên cây (khóm) và cấy theo từng ô. Ruộng được chia sẵn từng ô trước khi cấy. Lúc cấy, có thể một người cấy một ô hay nhiều người cấy trong cùng một ô (hình 2.195).

+ Cấy 1 dảnh mạ trên cây và cấy tự do (hình 2.196), ruộng cấy không chia theo băng. Người cấy đi theo từng lối trong ruộng, kín lối này lại sang lối khác.

Hình 2.196. Cấy tự do kín lối này lại sang lối khác

- Mặc dù cấy theo hàng, theo băng hay cấy tự do, Trong quá trình cấy, khi cấy đến đâu nên để lại ít mạ đến đó như hình 2.197 để dặm sau này.

Hình 2.195. Cấy theo từng ô (băng) đã chia sẵn ở trong ruộng

81

b. Cấy mạ sân bằng máy: - Chuẩn bị mạ để cấy máy: Thực

ra gieo mạ để cấy máy thì gieo giống như gieo mạ trên sân và gieo bình thường như gieo mạ để cấy bằng tay.

+ Có thể gieo mạ sân (hình 2.198)

Hình 2.198. Gieo mạ sân để cấy máy

Khi gieo nên chia thành từng ô

nhỏ (hình 2.199) để sau này lấy mạ cấy cho thuận tiện.

Hình 2.199. Gieo mạ thành từng ô nhỏ

+ Có thể gieo mạ trong nhà lưới

(hình 2.200)

Hình 2.200. gieo mạ trong nhà lưới

+ Hoặc gieo mạ trong nhà che

phủ ni lon (hình 2.201), thường được áp dụng vào mùa Đông Xuân ở miền Bắc.

Hình 2.201. Gieo mạ trong nhà che ni lon

82

- Cấy lúa bằng máy cấy, năng suất cấy cao hơn cấy tay rất nhiều. Tuy nhiên mới chi được áp dụng ở một vài nơi. Nếu áp dụng máy cấy thì không phải bất cứ ai cũng có thể lái được máy, vì vậy khi cấy lúa bằng máy cũng có thể tự cấy hoặc thuê mướn. Tự cấy hoặc thuê mướn đều phải chuẩn bị máy cấy (hình 2.202).

Hình 2.202. Chuẩn bị máy cấy lúa

+ Đặt mạ lên máy cấy (hình

2.203)

Hình 2.203. Đặt mạ lên máy cấy + Điều chỉnh máy cấy chạy trên ruộng (hình 2.204)

Hình 2.204. Lái máy cấy trên ruộng

+ Ruộng lúa được cấy bằng máy:

Người lái máy cấy điều khiển máy cấy chạy đến đâu thì cấy mạ được máy cấy đến đó (hình 2.205).

Hình 2.205. Ruộng lúa được cấy bằng máy

83

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Cấy lúa là:

a. Cắm (đặt) gốc cây mạ xuống bùn trong ruộng b. Gieo hạt lúa giống xuống ruộng c. Cả a và b

Bài tập 2: Trong khi cấy lúa, có kiểu cấy lúa nào sau đây?

a. Cấy ngửa tay b. Cấy úp tay c. Cả a và b

Bài tập 3: Cấy lúa bằng kiểu gieo mạ nào thì phải nhổ mạ để cấy

a. Gieo mạ sân b. Gieo mạ dược (dưới ruộng) c. Cả a và b

Bài tập 4: Một người cấy một ngày được 200m2 ruộng. Hãy tính số người

cấy 1 ha ruộng trong một ngày. Bài tập 5: Tính diện tích mạ cần nhổ để cấy cho 1 ha ruộng. Biết rằng cứ

100m2 mạ thì cấy được 2000 m2 ruộng. C. Ghi nhớ - Nhổ mạ phải rửa sạch đất, để gốc bằng và mạ không bị gãy, dập nát - Cuốn mạ, vận chuyển mạ không bị dập, gãy. - Cấy ngửa tay và cấy nông tay

84

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun này được học sau mô đun Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa

và học trước các mô đun Chăm sóc lúa, Thu hoạch và tiêu thụ lúa. - Tính chất: Mô đun Gieo trồng lúa là một trong những mô đun trọng tâm

trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng lúa năng suất cao. Đây là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành, lý thuyết học trong lớp học và ngoài thực tế. Các bài học thực hành của mô đun chủ yếu ở ngoài thực địa hoặc trên đồng ruộng, một số bài thực hành có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, bởi vậy cần lưu ý trong quá trình thực hành, thực tập để đảm bảo an toàn cho người thực hiện và bảo vệ môi trường. Mô đun này nên bố trí giảng dạy trước khi vào thời vụ gieo trồng lúa.

II. Mục tiêu mô đun Sau khi học xong mô đun “Gieo trồng lúa”. Người học có khả năng - Xác định được các phương thức gieo trồng lúa; - Tính được lượng lúa giống và ngâm ủ lúa giống, điều chỉnh mầm của hạt

lúa giống phù hợp với sạ lan, sạ hàng và để gieo mạ; - Sạ được lúa như sạ lan, sạ hàng; - Cấy được lúa theo kiểu ngửa tay, úp tay, cấy nhiều dảnh hay một dảnh

trên cây (khóm), cấy nông tay. III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm Thời lượng (Giờ chuẩn) Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra

MĐ02-01 Tính lượng lúa giống để ngâm ủ

Lý thuyết

Lớp học

13 4 8 1

MĐ02-02 Ngâm, ủ lúa giống

Tích hợp Hiện trường 11 4 6 1

MĐ02-03 Làm đất để sạ (cấy) lúa

11 4 6 1

MĐ02-04 Gieo mạ và chăm sóc mạ

Tích hợp Ruộng 31 4 24 3

MĐ02-05 Sạ lúa Tích hợp Ruộng 33 6 24 3

MĐ02-06 Cấy lúa Tích hợp Ruộng 33 6 24 3

Tổng 132 28 92 12

85

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 01. Tính lượng lúa giống để ngâm ủ Bài tập 1: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng c

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng b

Bài tập 3: - Nguồn lực: Giấy A4, thước kẻ dài 50 cm, bút chì, bút bi và tẩy, dụng cụ

Đếm hạt lúa đã nảy mầm và tính tỉ lệ nảy mầm. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 5 tờ Giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một tẩy và một máy tính cầm tay.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hiện các

bước: Chuẩn bị giấy, bút, dụng cụ đếm hạt; Ghi kết quả và tính tỉ lệ nảy mầm. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên đếm và tính đúng tỉ lệ nảy mầm của hạt.

86

Bài tập 4: - Nguồn lực: Giấy A4, thước kẻ dài 50 cm, bút chì, bút bi và tẩy, Bảng

hướng dẫn tính lượng lúa giống để gieo trồng - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 5 tờ Giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một tẩy và một máy tính cầm tay.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên tính lượng lúa

giống để gieo mạ cấy được 2 sào Bắc Bộ (cấy 1 dảnh/cây). Quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên tính đúng lượng lúa giống được 2 sào Bắc Bộ (cấy 1 dảnh/cây)

Đáp số: 1.5-2 kg lúa giống Bài 02: Ngâm ủ lúa giống Bài tập 1: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

87

Bài tập 3: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng a

Bài tập 4: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

Bài tập 5: - Nguồn lực: Lúa giống, dụng cụ và nơi ngâm ủ lúa giống - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 10 kg lúa giống vag dụng cụ ngâm lúa giống. - Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên, (thực hiện làm nhiều lần,

vì thừoi gian ngâm phải mất 24-36 giờ) học viên chỉ ngâm, thay nước và vớt giống với tổng thời gian là 60 phút, thời gian còn lại trong khi ngâm có thể bố trí cho học viện làm việc khác.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên các bước từ ngâm, thay nước và vớt, rửa nước chua của lúa giống. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên ngâm, thay nước trong khi ngâm và vớt, rửa sạch nước chua của lúa giống ngâm và ủ đống ủ đảm bảo nhiệt độ từ 30-35oC trong quá trình ủ.

88

Bài 03: Gieo mạ Bài tập 1: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng b

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng a Bài tập 3: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng b

89

Bài tập 4: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d Bài tập 5: - Nguồn lực: Giấy A4, thước kẻ dài 50 cm, bút chì, bút bi và tẩy, đất để làm

luống mạ. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một

bộ dụng cụ gồm 5 tờ Giấy A4, một thước kẻ dài 50 cm, một bút chì, một bút bi, một tẩy và một mảnh đất đã làm để gieo mạ có chiều dài là 20 mét, chiều rộng là 4 mét, chia thành 02 luống.

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên đào rãnh, lên

luống và xoa phẳng mặt luống. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên lên được 02 luống đất (mỗi luống có chiều dài 20 m và chiều rộng 2m) để gieo mạ, mặt luống phẳng, không bị đọng nước.

Bài tập 6: - Nguồn lực: Lúa giống; Vật liệu gieo mạ trên sâu như sơ dừa, đất bùn,

phân hữu cơ, dụng cụ: cuốc, xẻng. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 10 học viên, nhận một bộ

dụng cụ, vật tư gồm 15 kg lúa giống; 300 kg vụn xơ dừa100 kg bùn mềm và 100 kg phân hữu cơ hoai mục. 02 cuốc; 02 xẻng, 50m2 nilon, 50m2 lưới đậy mạ (mắt lưới 1 x 1 mm)

- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên trộn vật liệu,

trải mỏng vật liệu và gieo mạ, đậy lưới sau khi gieo. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên làm được 50m2 để gieo mạ sân, gieo mạ đều và đậy lưới sau khi gieo.

90

Bài 4: Làm đất để sạ, cấy lúa Bài tập 1: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng c

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

Bài tập 3: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng c

91

Bài tập 4: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. Bài tập 5: - Nguồn lực: Ruộng trồng lúa; Dụng cụ dọn vệ sinh ruộng trồng lúa như

liềm, dao, cuốc, xẻng, cào.... - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận 500 m3

ruộng, một bộ dụng cụ gồm, một liềm, dao, cuốc, xẻng, cào.... - Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên dọn vệ sinh

ruộng để trồng lúa. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên dọn sạch được 500m2 đất ruộng trồng lúa.

Bài tập 6. - Nguồn lực: Ruộng trồng lúa đã làm đất nhuyễn, bằng phẳng; Dụng cụ

đánh đường nước như cuốc, xẻng. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 10 học viên, nhận 1000 m2

ruộng, một bộ dụng cụ gồm 5 cuốc, 5 xẻng. - Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học đánh đường nước

trong ruộng sạ lúa. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên đánh đường nước trên mảnh ruộng 1000 m2, đào rãnh xung quanh ruộng, dẫn các vũng nước trong ruộng nối với đưỡng dẫn nước xung quanh ruộng, sao cho cạn hết nước trên mặt ruộng của 1000m2 đất ruộng trồng lúa.

92

Bài 5. Sạ lúa Bài tập 1. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng a

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng b

Bài tập 3: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

93

Bài tập 4: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng d

Bài tập 5: Gợi ý cách thực hiện bài tập: - Đo và ghi bề rộng làm việc thực tế của dụng cụ gieo - Tính chu vi của bánh xe - Tính diện tích gieo được khi bánh xe quay một vòng - Tính được số vòng bánh xe quay khi gieo 100m2. - Cho hạt giống vào các trống - Kê kích máy lên - Lót giấy hoặc bạt nilon phía dưới để hứng hạt - Quay bánh xe cho số vòng quay tương ứng với thực tế là 100m2. - Thu số hạt lúa giống rơi xuống đem cân sẽ cho biết mật độ cần gieo - Nếu chênh lệch thừa hoặc thiếu theo yêu cầu có thể điều chỉnh tăng giảm

nhờ các vòng cao su che trên các dãy lỗ. - Nguồn lực: Dụng cụ sạ hàng; Lúa giống ngâm ủ đã nảy mầm dài 1-2mm;

giấy A4, bút, máy tính. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một máy

sạ hàng, 3 kg lúa giống đã ngâm ủ nảy mầm dài 1-2mm. - Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách làm để

điều chỉnh mật độ gieo theo lượng lúa giống quy định là 80 kg/ha. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên và điều chỉnh đúng mật độ của 80kg lúa giống/ha.

94

Bài tập 5: - Nguồn lực: Dụng cụ sạ hàng; Lúa giống ngâm ủ đã nảy mầm dài 1-2mm.

Dụng cụ cho lúa vào trống sạ. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một dụng

cụ sạ hàng, 8 kg lúa giống đã ngâm ủ nảy mầm dài 1-2mm và dụng cụ để xúc lúa giống đổ vào trống

- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách kéo dụng

cụ sạ hàng trên ruộng. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên và kéo máy sạ hàng đúng mật độ của 80kg lúa giống/ha, hàng thẳng song song nhau, không bị chồng mí.

Bài 6 Cấy lúa Bài tập 1: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng a

Bài tập 2: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng c

95

Bài tập 3: - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn

vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án.

Đáp án đúng b

Bài tập 4: - Nguồn lực: Ruộng cấy lúa; Mạ có sẵn ở ruộng cấy; Giấy; Bút; Máy tính

cầm tay. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận 200m2

ruộng đã có sẵn mạ để cấy, một máy tính cầm tay, 2 tờ giáy A4 và 02 bút. - Thời gian hoàn thành: 180 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách cấy, và

tính số người cần cấy hết 01 ha ruộng trong một ngày. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên cấy xong 200 m2 ruộng, cây lúa đứng thẳng và đảm bảo mật độ 33 khóm/m2. Tính đúng số người cần cấy cho 1 ha ruộng trong một ngày.

Đáp số: 10 người Bài tập 5: - Nguồn lực: Giấy, bút, máy tính cầm tay (bỏ túi). - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 5 học viên, nhận một bộ

gồm 5 tờ giấy A4, 5 bút, 1 máy tính cầm tay (bỏ túi). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 nhóm học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên tính diện tích

mạ gieo ở ruộng để cấy cho 1 ha ruộng. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

- Kết quả cần đạt được: Các nhóm học viên thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên và tính đúng diện tích mạ cần có để cấy được 1 ha ruộng.

96

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 01. Tính lượng lúa giống để ngâm ủ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định phương thức gieo trồng

để tính lượng lúa giống

- Đặt câu hỏi về các phương thức gieo trồng lúa

- Chỉ định một học viên tính lượng lúa giống, sau đó kiểm tra kết quả của 5 học viên ngẫu nhiên trong lớp.

Xác định đặc điểm giống lúa để tính lượng lúa giống

Kiểm tra vấn đáp

Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt

giống

Quan sát học viên đếm hạt nảy mầm, không nảy mầm, tính tỉ lệ nảy mầm và đối chiếu kết quả với mẫu đối chứng

Bài 02: Ngâm ủ lúa giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa

giống nảy mầm Kiểm tra vấn đáp ngẫu nhiên học

viên trong lớp về điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm

Chuẩn bị ngâm lúa giống

Theo dõi học viên thực hiện, đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng của quá trình chuẩn bị lúa giống. Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

Ngâm lúa giống Quan sát học viên thực hiện, đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng của quá trình ngâm lúa giống

Vớt lúa giống Quan sát học viên thực hiện, đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng của quá trình vớt lúa giống

Ủ lúa giống Quan sát học viên thực hiện, đánh giá các bước thực hiện đủ, đúng của quá trình ủ lúa giống và đảm bảo nhiệt độ đống ủ từ 30-35oC

Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống Đối chiếu mầm lúa giống với đáp án về điều chỉnh độ dài của mầm lúa để sạ lan, sạ hàng, gieo mạ.

97

Bài 03: Gieo mạ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Gieo mạ ở ruộng ướt Quan sát học viên làm đất, lên luống phẳng, không đọng nước và gieo đều mạ trên mặt luống mạ

Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc) Quan sát học viên trộn vật liệu để gieo mạ, trải nilon, trải vật liệu, gieo mạ và đậy lưới cho mạ sau gieo

Chăm sóc mạ Quan sát học viên che phủ nilon khi nhiệt độ dưới 15oC. Tưới nước cho mạ gieo trên sân và điều chỉnh nước cho mạ gieo dưới ruộng. Bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho mạ.

Bài 4: Làm đất để sạ, cấy lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Vệ sinh đồng ruộng Quan sát học viên chuẩn bị dụng cụ, thực hiện các bước vệ sinh đồng ruộng và vệ sinh đồng ruộng sạch hết cỏ dại, tàn dư thực vật, mầm mống dịch hại trên diện tích ruộng trồng lúa mà nhóm học viên hay học viên đảm nhận.

Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

Làm đất để sạ hay cấy lúa Quan sát các bước thực hiện làm đất để trồng lúa của học viên từ bắt đầu cho đến khi đất nhuyễn nhừ, bằng phẳng để sạ hay cấy được.

Giáo viên quan sát học viên thực hiện. Cuối buổi thực hành, giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên trong nhóm.

98

Bài 5. Sạ lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tìm hiểu thế nào là sạ lan, sạ hàng (sạ lúa theo hàng)

Kiểm tra vấn đáp học viên phân biệt được sạ lan, sạ hàng. So sánh được ưu và nhược của hai kiểu sạ.

Sạ lan Quan sát học viên thực hiện đúng các thao tác như mang theo lúa giống khi sạ, lấy lúa để sạ, sạ lúa (vung lúa đều trên mặt ruộng) và đảm bảo lúa giống được sạ đều trên mặt ruộng, các lối sạ không bị chồng mí.

Sạ hàng Quan sát học viên thực hiện đúng các thao tác như kiểm tra được mật độ trước khi sạ, cho lúa vào trống sạ, kéo dụng cụ sạ hàng song song nhau, thẳng hàng, lúa ra đều trên các hàng.

Bài 6 Cấy lúa

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tìm hiểu cấy lúa là gì

Kiểm tra học viên trình bày được cấy lúa là gi và mô tả được việc cấy cây lúa xuống ruộng

Xác định mật độ cấy

Kiểm tra học viên tính được khoảng cách hàng cách hàng và cây cách cây để tính đúng mật độ 20, 25, 33 , 47 cây/m2.

Cấy lúa bằng mạ dược

Quan sát học viên từ thao tác cầm mạ, ra mạ, cấy úp tay, cấy ngửa tay, cấy nông tay, cấy theo dây, cấy tự do để đánh giá ghi điểm cho học viên.

Cấy mạ gieo trên sân

Quan sát học viên từ thao tác mầm mạ, lấy mạ cấy, cấy nông tay, cấy theo dây, cấy theo ô chia sẵn, cấy tự do để đánh giá ghi điểm cho học viên.

99

VI. Tài liệu học tập, tham khảo và địa chỉ trang web có liên quan 1. Kỹ thuật gieo trồng lúa trên mạng Internet. 2. Vũ Văn Hiển, Nguyễn Văn Hoan, Kỹ thuật trồng lúa –Tập 3, NXBGD, Hà

Nội, 1999. 3. Nguyễn Văn Hoan, 2007, Giáo trình kỹ thuật canh tác lúa, NXB Đại Học Sư

Phạm 4. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2007, Bài giảng côn trùng nông nghiệp,

phần sâu hại cây trồng chính ở ÐBSCL, Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Văn Luật, 2002, Cây lúa Việt Nam thế kỷ XX. NXB Nông nghiệp,

Hà Nội 6. Võ Tòng Xuân, 1998, Trồng lúa, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 1998 7. Võ Tòng Xuân (dịch) từ P.R. Jennings, W. R. Coffman và H.E. Kauffman,

1979, Cải tiến giống lúa, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tê. 8. Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, giáo trình sơ cấp nghề

trồng lúa năng suất cao, năm 2011.

100

BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC, XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ

“TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO ” (Kèm theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

2. Phó Chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc– Trưởng khoa, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

4. Ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông

nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Đào – Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông

nghiệp Nam Bộ - Ông Phạm Văn Ro – Nghiên cứu viên Viện Lúa Đồng Bằng sông Long - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư

Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ “TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO” (Theo Quyết định số 3495/QĐ- BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ

và Kinh tế Bảo Lộc Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy- Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các ủy viên: - Ông Ngô Hoàng Duyệt– Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp

Nam Bộ - Ông Nguyễn văn Thịnh– Trưởng phòng Nông nghiệp- Chợ Gạo Tiền Giang - Bà Nguyễn Thị Duyên – Phó trưởng bộ môn, Trường Cao đẳng nghề

Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Nguyễn Thị Thoa – Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

101