thƯ chÚc mỪng nĂm mỚi

16
M ặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, song âm hưởng chung hội tụ trong các đánh giá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích cực. Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91%. Với tinh thần đó, “dù không đạt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội như mục tiêu đề ra vì lý do khách quan, năm 2020 vẫn được đánh giá thành công hơn 2019”, như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương cả nước ngày 28/12/2020. Đặc biệt, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và sẽ phục hồi kinh tế nhanh hình chữ V, với mức từ hơn 6 - 11,2% trong năm 2021. Chẳng hạn, trong các dự báo mới nhất cuối năm 2020, WB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,8% GDP trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo; ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng năm 2021 là 6,1%; IMF dự báo lạm phát ở mức 3,5% trong (Xem tiếp trang 6) Nỗ lực cho phục hồi kinh tế năm 2020 r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế TS. HỒ ĐỨC PHỚC ỦY VIÊN BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2021 THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI Nhân dịp bước sang năm mới 2021, thay mặt Ban cán sự đảng, Đảng uỷ và lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (KTNN), tôi thân ái gửi đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành KTNN cùng gia đình lời chúc tốt đẹp nhất! Năm 2020 là dấu mốc quan trọng đối với ngành KTNN trong việc hoàn thành thắng lợi Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2010-2020, tạo tiền đề vững chắc để bước vào giai đoạn mới, thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lụt, kinh tế thế giới khó khăn đã tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội đất nước, nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ban, ngành, địa phương, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong năm 2020, Đảng bộ KTNN đã tổ chức Đại hội Đảng và Đại hội Thi đua yêu nước thành công tốt đẹp, qua đó biểu dương những nỗ lực và thành tích rất đáng tự hào của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 5 năm vừa qua. Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan; sự nỗ lực, phấn đấu sáng tạo của cán bộ, công chức ngành kiểm toán, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích lớn, đặc biệt hoàn thành xuất sắc, toàn diện Kế hoạch kiểm toán năm 2020; kết quả xử lý tài chính, thu hồi cho ngân sách nhà nước cao; nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tiếp tục được KTNN phát hiện và kiến nghị hoàn thiện, góp phần ngăn chặn thất thoát, lãng phí nguồn lực của đất nước. Kết quả kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Toàn ngành KTNN đã phát huy tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp hoạt động kiểm toán, nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên nhà nước. Năm 2020 cũng là năm toàn Ngành quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tính gương mẫu, liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN... Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, KTNN Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI), nổi bật là việc chủ trì tổ chức thành công Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 55; tăng cường hợp tác đa phương và song phương; nâng cao vị thế, hình ảnh KTNN Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, KTNN Việt Nam đã có sáng kiến đề xuất và nhận được sự đồng thuận cao của Ban Điều hành ASOSAI về việc hợp tác 3 quốc gia triển khai Cuộc kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Bước sang năm 2021 - năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó nổi bật là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển KTNN. Với trách nhiệm trước Đảng, trước đất nước, trước nhân dân, toàn ngành KTNN quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển đất nước. Tôi tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết, trách nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, toàn Ngành sẽ nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng. Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới, một lần nữa tôi xin chúc toàn thể các đồng chí và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành công! Chào thân ái, Hồ Đức Phớc THỨ NĂM 07-01-2021 1 Chủ động phối hợp để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị năm 2021 Công đoàn Kiểm toán Nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2020 Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới Thúc đẩy kiểm toán hợp tác để nâng cao năng lực, vị thế trên trường quốc tế Không ngừng học hỏi để làm rạng danh nghề nghiệp Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán lĩnh vực tài chính, ngân hàng mang lại kết quả tích cực QUảN LÝ RủI RO NGÂN HÀNG THươNG MạI: Cần phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành bảo hiểm xã hội Tiến tới hình thành và phát triển thị trường carbon Tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới Chặng đường phát triển đáng tự hào của Deloitte 2 TRONG SỐ NÀY 2 5 6 7 8 9 10 11 13 16

Upload: others

Post on 03-Nov-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởngvà hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tất cả các nước trên thế giới,

trong đó có Việt Nam, song âm hưởng chung hội tụ trong các đánhgiá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích cực. Việt Nam nằm trongsố hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương2,91%. Với tinh thần đó, “dù không đạt một số chỉ tiêu kinh tế - xãhội như mục tiêu đề ra vì lý do khách quan, năm 2020 vẫn được đánhgiá thành công hơn 2019”, như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịchnước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp trực tuyến Chính phủ vớicác địa phương cả nước ngày 28/12/2020.

Đặc biệt, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng Việt Nam là 1 trong 16nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và sẽ phục hồi kinh tếnhanh hình chữ V, với mức từ hơn 6 - 11,2% trong năm 2021. Chẳnghạn, trong các dự báo mới nhất cuối năm 2020, WB dự báo Việt Namsẽ tăng trưởng khoảng 6,8% GDP trong năm 2021 và sẽ ổn địnhquanh mức 6,5% các năm tiếp theo; ADB dự báo Việt Nam tăngtrưởng năm 2021 là 6,1%; IMF dự báo lạm phát ở mức 3,5% trong

(Xem tiếp trang 6)

Nỗ lực cho phục hồikinh tế năm 2020r TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia Kinh tế

TS. HỒ ĐỨC PHỚCỦY VIÊN BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2021

THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nhân dịp bước sang năm mới 2021, thay mặt Ban cán sự đảng, Đảng uỷ và lãnh đạo Kiểm toánnhà nước (KTNN), tôi thân ái gửi đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngngành KTNN cùng gia đình lời chúc tốt đẹp nhất!

Năm 2020 là dấu mốc quan trọng đối với ngành KTNN trong việc hoàn thành thắng lợi Chiếnlược phát triển KTNN giai đoạn 2010-2020, tạo tiền đề vững chắc để bước vào giai đoạn mới, thựchiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Nămqua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lụt, kinh tế thế giới khó khănđã tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội đất nước, nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ban, ngành, địa phương, tậpthể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động KTNN đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, đoànkết, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong năm 2020, Đảng bộ KTNN đã tổ chức Đại hội Đảng và Đại hội Thi đua yêu nước thànhcông tốt đẹp, qua đó biểu dương những nỗ lực và thành tích rất đáng tự hào của cán bộ, công chức,viên chức và người lao động KTNN trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 5 năm vừa qua.

Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp của các Bộ, ngành liênquan; sự nỗ lực, phấn đấu sáng tạo của cán bộ, công chức ngành kiểm toán, chúng ta đã đạt đượcnhiều thành tích lớn, đặc biệt hoàn thành xuất sắc, toàn diện Kế hoạch kiểm toán năm 2020; kết quảxử lý tài chính, thu hồi cho ngân sách nhà nước cao; nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng tài chính,tài sản công tiếp tục được KTNN phát hiện và kiến nghị hoàn thiện, góp phần ngăn chặn thất thoát,lãng phí nguồn lực của đất nước. Kết quả kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho công tác phòng, chốngtham nhũng của Đảng, Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; hoạt động giám sátcủa Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Toàn ngành KTNN đã phát huy tinh thần đổi mới toàn diện phương pháp hoạt động kiểm toán,nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thờinâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp cho độingũ cán bộ, kiểm toán viên nhà nước. Năm 2020 cũng là năm toàn Ngành quyết tâm vượt qua mọikhó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tính gương mẫu, liêm chínhcủa cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN... Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, KTNNViệt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI),nổi bật là việc chủ trì tổ chức thành công Cuộc họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 55; tăng cườnghợp tác đa phương và song phương; nâng cao vị thế, hình ảnh KTNN Việt Nam trên trường quốc tế.Đặc biệt, KTNN Việt Nam đã có sáng kiến đề xuất và nhận được sự đồng thuận cao của Ban Điềuhành ASOSAI về việc hợp tác 3 quốc gia triển khai Cuộc kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sôngMê Công.

Bước sang năm 2021 - năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, trong đó nổi bật là Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển KTNN. Với trách nhiệm trước Đảng,trước đất nước, trước nhân dân, toàn ngành KTNN quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức,phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển đất nước. Tôi tintưởng rằng với truyền thống đoàn kết, trách nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và ngườilao động, toàn Ngành sẽ nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng là công cụ hữu hiệu của Đảng,Nhà nước trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng.

Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới, một lần nữa tôi xin chúc toàn thể cácđồng chí và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Chào thân ái,

Hồ Đức Phớc

THỨ NĂM 07-01-2021 1

Chủ động phối hợp để lãnh đạo thực hiệntốt nhiệm vụ chính trị năm 2021

Công đoàn Kiểm toán Nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác

năm 2020

Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởngcao nhất thế giới

Thúc đẩy kiểm toán hợp tác để nâng caonăng lực, vị thế trên trường quốc tế

Không ngừng học hỏi để làm rạng danhnghề nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểmtoán lĩnh vực tài chính, ngân hàng mang

lại kết quả tích cực

QUảN LÝ RủI RO NGÂN HÀNG THươNG MạI:

Cần phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ

Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngànhbảo hiểm xã hội

Tiến tới hình thành và phát triển thị trường carbon

Tạo động lực phát triển cho doanh nghiệptrong trạng thái bình thường mới

Chặng đường phát triển đáng tự hào của Deloitte

2

TRONG SỐ NÀY

2

5

6

7

8

9

10

11

13

16

Page 2: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Chiều 05/01, tại Hà Nội, Đảng bộKTNN đã tổ chức Hội nghị Tổng

kết công tác Đảng năm 2020 và triểnkhai nhiệm vụ năm 2021. Dự Hội nghịcó các đồng chí: Hồ Đức Phớc - Ủyviên Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng,Bí thư Ban cán sự (BCS), Bí thư Đảngủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Đỗ ViệtHà - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơquan T.Ư (Đảng ủy Khối); Hà ThịTrang - Ủy viên Ban Thường vụ,Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy Khối;đại diện các ban xây dựng đảng củaĐảng ủy Khối. Tham dự Hội nghị còncó các đồng chí trong BCS đảng, BCHĐảng bộ; cấp ủy các cấp và đại diệnlãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN.

Báo cáo của Đảng ủy KTNN chobiết: Năm 2020, Đảng ủy đã phối hợpchặt chẽ với BCS đảng, lãnh đạoKTNN tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổchức thành công Đại hội đảng các cấptrong Đảng bộ KTNN tiến tới Đại hộiĐại biểu lần thứ XIII của Đảng; thườngxuyên quan tâm làm tốt công tác giáodục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cánbộ, đảng viên; tổ chức thực hiện tốtcông tác kiểm tra, giám sát và thi hànhkỷ luật đảng...

Đảng ủy cũng đã lãnh đạo toànNgành hoàn thành cơ bản Kế hoạchkiểm toán năm 2020, qua đó, kiến nghịxử lý tài chính 60.035 tỷ đồng; kịp thờichuyển 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạmpháp luật, tham nhũng sang cơ quanđiều tra; cung cấp kịp thời tài liệu kiểmtoán cho các cơ quan nhà nước có thẩmquyền để phục vụ công tác điều tra,kiểm tra, giám sát; tiếp tục thực hiện tốtvai trò Chủ tịch Tổ chức Các cơ quanKiểm toán tối cao châu Á nhiệm kỳ2018-2021...

Phát huy kết quả đạt được, năm2021, Đảng ủy KTNN tiếp tục lãnh

đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ côngtác năm 2021 của Ngành đảm bảo chủđộng, khoa học, chất lượng và hiệu quả,phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao; triển khai thực hiện các nghịquyết của Đảng bộ KTNN nhiệm kỳ2020-2025 và nghị quyết của Đảng ủycấp trên.

Đại diện cho Đảng ủy Khối, đồngchí Đỗ Việt Hà đã biểu dương những kếtquả mà Đảng bộ KTNN đạt được trongnăm 2020; đồng thời yêu cầu Đảng ủyKTNN cần tiếp tục quan tâm, tạo điềukiện phát huy tinh thần chủ động, sángtạo gương mẫu của đảng viên, phối hợpvới BCS đảng lãnh đạo thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị của Ngành; chú trọngcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng,đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quyhoạch, tạo nguồn cán bộ tại chỗ và cógiải pháp để quản lý đảng viên.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụtrên, đồng chí Hồ Đức Phớc yêu cầu cấpủy các cấp cần tập trung lãnh đạo, quántriệt, học tập và triển khai thực hiệnNghị quyết Đại hội Đảng bộ KTNN lầnthứ VII, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII

của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứXIII của Đảng ủy Khối; các Nghị quyếtchuyên đề của Đảng ủy KTNN nhiệmkỳ 2020-2025. Đảng bộ cần tiếp tục đổimới, nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác giáo dục chính trị tư tưởng cho độingũ cán bộ, đảng viên, kiểm toán viên;tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TWvà Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII); chỉ đạođẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động kiểm toán và thực hiệntốt nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo uytín, địa vị pháp lý và tính chuyên nghiệpcủa KTNN…

Tại Hội nghị, Đảng ủy Khối đã traotặng Bằng khen Tổ chức đảng Trongsạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2019cho Đảng bộ KTNN và 8 đảng viênhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 nămliền 2015-2019. Đảng ủy KTNN traotặng Giấy khen cho 6 tổ chức cơ sởđảng và 34 đảng viên đạt thành tíchxuất sắc. Đặc biệt, 2 đảng viên củaĐảng bộ đã vinh dự được trao tặng Kỷniệm chương “Vì sự nghiệp Tuyêngiáo” của Ban Tuyên giáo T.Ư.n

Tin và ảnh: LY MAI

THỨ NĂM 07-01-20212

Mới đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớcđã ký, ban hành các quyết định về việc điều động

và bổ nhiệm công chức lãnh đạo KTNN. Cụ thể, Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm ông

Trần Trí Thành - Trưởng phòng, KTNN chuyên ngànhIV - giữ chức vụ Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyênngành IV (Quyết định số 1826/QĐ-KTNN); bổ nhiệmông Nguyễn Đình Hòa - Trưởng phòng, KTNN khuvực XI - giữ chức vụ Phó Kiểm toán trưởng KTNNkhu vực XI (Quyết định số 1828/QĐ-KTNN); điềuđộng ông Khương Tiến Hùng - Phó Kiểm toán trưởngKTNN khu vực I - đến nhận công tác và bổ nhiệm giữchức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Quyết định số1829/QĐ-KTNN); điều động ông Hoàng Văn Cường- Trưởng phòng, KTNN chuyên ngành IV - đến nhậncông tác và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Kiểm toántrưởng KTNN chuyên ngành V (Quyết định số1838/QĐ-KTNN); bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Hồi- Trưởng phòng, KTNN khu vực IV - giữ chức vụ PhóKiểm toán trưởng KTNN khu vực IV (Quyết định số1839/QĐ-KTNN); điều động ông Nguyễn Tiến Dũng- Trưởng phòng, KTNN khu vực XIII - đến nhận côngtác và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Kiểm toán trưởngKTNN khu vực V (Quyết định số 1868/QĐ-KTNN).Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 01/01/2021.n

PHƯƠNG LAN

rNgày 05/01, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai,Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nướctại doanh nghiệp và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức LễKhởi công xây dựng Cảng Hàng không quốc tế LongThành giai đoạn 1 - Dự án thành phần 3. Thủ tướngChính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại LễKhởi công Dự án - công trình quan trọng đặc biệt cấpquốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinhtế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.r Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên(06/01/1946 - 06/01/2021), tối 04/01, Văn phòngQuốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chứcLễ trao Giải Báo chí “75 năm Quốc hội Việt Nam”.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và TrưởngBan Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng cùng các đạibiểu lãnh đạo Quốc hội đến dự.n

(Xem tiếp trang 8)

Chủ động phối hợp để lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị năm 2021

Thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tuyêngiáo ngay từ những tháng đầu năm

Đó là yêu cầu của đồng chí Võ Văn Thưởng - Uỷ viênBộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên

giáo T.Ư - tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, triểnkhai nhiệm vụ năm 2021 của Ban Tuyên giáo T.Ư, tổchức ngày 04/01, tại Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Võ VănThưởng biểu dương những kết quả đạt được của toàn Bantrong năm 2020. “Năm 2020, chúng ta đạt được nhiềukết quả cao hơn, tốt hơn năm 2019. Thể hiện ở việc chúngta hoàn thành một khối lượng công việc lớn, trên tất cảcác lĩnh vực: Tham mưu, thẩm định, hướng dẫn, tổ chức

Ngày 04/01, tại Hà Nội, Công đoànKTNN tổ chức Hội nghị Tổng kết

công tác công đoàn năm 2020, phươnghướng nhiệm vụ năm 2021. Phó Bí thưĐảng ủy, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Nguyễn Tuấn Anh dự và phátbiểu chỉ đạo Hội nghị. Dự Hội nghị cóđồng chí: Nguyễn Văn Đông - Phó Chủtịch Thường trực Công đoàn Viên chứcViệt Nam và đại diện các ban của Đảngủy KTNN; Ủy viên Ban Chấp hànhCông đoàn, Chủ tịch các công đoàntrực thuộc.

Theo báo cáo năm 2020, Công đoànKTNN đã hoàn thành tốt chương trìnhkế hoạch công tác đề ra, tham gia tíchcực vào việc xây dựng, thực hiện phápluật, chính sách, chế độ có liên quantrực tiếp đến công chức, viên chức,người lao động (CCVCLĐ); phát huytrách nhiệm là người đại diện, chăm lobảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợppháp cho CCVCLĐ của KTNN; tổchức thực hiện tốt công tác tuyên truyềnnâng cao nhận thức của đoàn viên côngđoàn và các phong trào thi đua yêunước… Đặc biệt, trong năm qua, Côngđoàn KTNN và các công đoàn trựcthuộc đã có nhiều đóng góp ủng hộ vềvật chất, tinh thần đối với cộng đồng.

Trong đó, Công đoàn KTNN đã tổ chứcnhiều đoàn công tác thăm tặng quà cácgia đình chính sách, hỗ trợ nhân dân cáctỉnh bị thiên tai, bão lũ; tổ chức thăm,tặng quà nhân kỷ niệm 73 năm NgàyThương binh, liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2020); tặng quà cho các cháu họcsinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗtrợ các công đoàn trực thuộc tổ chứcxây nhà tình nghĩa cho các đối tượngchính sách…

Về phương hướng, nhiệm vụ trọngtâm năm 2021, Công đoàn KTNN xácđịnh 9 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó,tổ chức tuyên truyền, vận động CCV-CLĐ của KTNN chấp hành nghiêmchỉnh các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nướcnói chung và trong thực hiện nhiệm vụcông tác kiểm toán nói riêng; tuyêntruyền vận động cán bộ CCVCLĐtham gia đầy đủ công tác bầu cử đạibiểu Quốc hội khóa XIV và HĐNDcác cấp…

Thay mặt Công đoàn Viên chứcViệt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Đôngghi nhận, biểu dương và đánh giá caonhững kết quả Công đoàn KTNN đạtđược trong năm 2020, đặc biệt là côngtác tham gia, thực hiện pháp luật, chính

sách, chế độ có liên quan trực tiếp đếnCCVCLĐ và đề nghị, ngay sau Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ XIII củaĐảng, Công đoàn KTNN cần tập trungtuyên truyền để triển khai thực hiệnNghị quyết Đại hội; tiếp tục thực hiệntốt Quy chế dân chủ cơ sở, bám sátnhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vịđể phát động các phong trào thi đuaphù hợp.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thưĐảng ủy, Phó Tổng Kiểm toán Nhànước Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, thờigian qua, hoạt động của Công đoànKTNN đã có nhiều mặt tích cực, thểhiện được vai trò của tổ chức công đoàncũng như sự hưởng ứng của công đoànviên. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướclưu ý, ngay từ đầu năm, Công đoànKTNN phải có kế hoạch chi tiết, cụ thểvề hoạt động của các phong trào, thôngbáo đến các công đoàn bộ phận và côngđoàn cơ sở để đôn đốc tổ chức triểnkhai thực hiện. Ban Chấp hành cáccông đoàn trực thuộc cần thường xuyêntriển khai các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng một cách cụ thể, hiệu quả, nhằmnâng cao ý thức giữ gìn đạo đức, tácphong của kiểm toán viên nhà nướctrong hoạt động kiểm toán.n LÊ HÒA

Công đoàn Kiểm toán Nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tácnăm 2020

Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại Hội nghị

r Trong năm 2020, Công đoàn KTNN đã vận độngtoàn thể công chức, viên chức và người lao độngủng hộ ít nhất 3 ngày lương để tổ chức các hoạtđộng xã hội nhân đạo, từ thiện; kết quả thu đượchơn 2,1 tỷ đồng.rNăm 2020, KTNN chuyên ngành Ia đã kiến nghị xửlý tài chính 674,79 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu 296,79tỷ đồng, giảm chi 377,94 tỷ đồng và kiến nghị xử lýkhác hơn 1.854 tỷ đồng.r Tại tỉnh Kon Tum, Công đoàn KTNN phối hợp vớiKTNN khu vực XII trao tặng 100 triệu đồng cho QuỹKhuyến học tỉnh Kon Tum và tặng 50 máy vi tính xáchtay cho các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nộitrú huyện Ia H’Drai và Trường Tiểu học thị trấn ĐăkGlei (huyện Đăk Glei).n T.HUYỀN

Page 3: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 3

Tham dự Hội nghị Triển khaichương trình công tác năm

2021 của KTNN có các đồng chíỦy viên Ban Chấp hành T.ƯĐảng: Lê Minh Khái - TổngThanh tra Chính phủ, Nguyễn ĐắcVinh - Phó Chánh Văn phòng T.ƯĐảng; Trần Quốc Cường - PhóTrưởng Ban Nội chính T.Ư vànhiều đồng chí là đại diện lãnh đạocác Bộ, ngành, uỷ ban của Quốchội, Văn phòng Chính phủ, cácban của Đảng…

Về phía KTNN, tham dự Hộinghị có: Ủy viên Ban Chấp hànhT.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhànước Hồ Đức Phớc; các Phó TổngKiểm toán Nhà nước: NguyễnQuang Thành, Vũ Văn Họa, ĐặngThế Vinh, Nguyễn Tuấn Anh,Doãn Anh Thơ; nguyên Phó TổngKiểm toán Nhà nước Đoàn XuânTiên và đại diện lãnh đạo các đơnvị trực thuộc KTNN.

Nâng cao toàn diện năng lực,hiệu lực, hiệu quả hoạt độngkiểm toán

Tại Hội nghị, trình bày Báo cáotổng kết công tác năm 2020 vàphương hướng, nhiệm vụ công tácnăm 2021, Phó Tổng Kiểm toánNhà nước Nguyễn Quang Thànhcho biết, năm 2020, Tổng Kiểmtoán Nhà nước đã ban hành vàquyết liệt chỉ đạo triển khai nhiềugiải pháp đồng bộ, góp phần quantrọng nâng cao chất lượng, hiệuquả và hiệu lực hoạt động kiểmtoán. Tổng Kiểm toán Nhà nướccũng đã ban hành nhiều văn bảnchỉ đạo nhằm nâng cao ý thức kỷluật, tinh thần trách nhiệm của cánhân, tập thể trong thực hiện nhiệmvụ, đặc biệt nhấn mạnh tính tiênphong, bản lĩnh, gương mẫu vàtrách nhiệm của thủ trưởng các đơnvị chủ trì cuộc kiểm toán và đạođức nghề nghiệp của kiểm toánviên (KTV).

Kết quả, năm 2020, KTNN đãthực hiện 174 cuộc kiểm toán (158cuộc theo phân giao kế hoạch đầunăm, bổ sung 22 cuộc và 6 cuộcđiều chỉnh giảm theo yêu cầu củaQuốc hội, Chính phủ và đề nghịcủa các đơn vị có liên quan) tổchức thành 188 đoàn kiểm toán.Mặc dù trong điều kiện của dịchbệnh Covid-19 song với các giảipháp tổ chức, chỉ đạo, điều hànhhoạt động kiểm toán quyết liệt vàđồng bộ, cùng sự nỗ lực, quyết tâmcao của tập thể lãnh đạo, cán bộ,công chức, KTV, đến ngày31/12/2020, toàn Ngành đã triểnkhai 186/188 đoàn kiểm toán theokế hoạch, kết thúc kiểm toán183/186 đoàn kiểm toán đã triểnkhai (3 đoàn kiểm toán bổ sungchưa kết thúc). Các cuộc kiểm toánđã kết thúc đều thực hiện đúng mụctiêu, tiến độ đề ra, chấp hành tốtQuy chế tổ chức và hoạt động củađoàn KTNN, Quy tắc ứng xử củaKTV nhà nước, các cuộc kiểm toánphát hành báo cáo kiểm toán theođúng quy định của Luật KTNN.

Qua kiểm toán cũng đã pháthiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp

thời nhiều hạn chế, bất cập trongcông tác quản lý, điều hành, sửdụng tài chính công, tài sản côngcủa các đơn vị được kiểm toán.Bên cạnh đó, KTNN đã chủ độnggửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chính phủ, các đại biểu Quốc hộiBáo cáo ý kiến đánh giá tình hìnhthực hiện NSNN năm 2020, dựtoán NSNN năm 2021 và phân bổngân sách T.Ư năm 2021 để Quốchội xem xét, quyết định.

Trên cơ sở kết quả đạt đượcnăm 2020 và những năm trước đó,để tiếp tục thực hiện tốt chức năng,

nhiệm vụ được giao, KTNN xácđịnh phương hướng nhiệm vụ năm2021 là: “Triển khai đồng bộ cácgiải pháp để thực hiện thắng lợinhiệm vụ năm 2021, tạo tiền đề

thực hiện Chiến lược phát triểnKTNN đến năm 2030; tập trungnâng cao năng lực, đổi mới tổ chứchoạt động kiểm toán, có giải pháp

khắc phục tác động của dịch bệnhCovid-19; tiếp tục đổi mới phươngpháp kiểm toán dựa trên đánh giárủi ro, xác định trọng yếu; đẩymạnh cải cách hành chính và ứng

dụng mạnh mẽ công nghệ thôngtin (CNTT) vào hoạt động kiểmtoán để nâng cao năng lực, hiệulực, hiệu quả trong hoạt động kiểm

toán; đẩy mạnh hợp tác và hộinhập quốc tế, nâng cao vai trò vàvị thế của KTNN Việt Nam trongkhu vực và trên thế giới, tiếp tụckhẳng định vai trò Chủ tịch Tổchức Các cơ quan Kiểm toán tốicao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ2018-2021 của KTNN; tăng cườngđào tạo nhân lực, tiếp tục siết chặtkỷ cương, kỷ luật trong thực thicông vụ để nâng cao hiệu quả, hiệulực hoạt động của KTNN và pháthuy vai trò KTNN là công cụ hữuhiệu của Đảng, Nhà nước trongkiểm tra, giám sát việc quản lý, sửdụng tài chính công, tài sản công”.

Chủ động, sáng tạo, kiênquyết hơn trong thực hiệnnhiệm vụ năm 2021

Để đảm bảo thực hiện thànhcông phương hướng nhiệm vụ năm2021, KTNN đã xác định rõ 9nhiệm vụ trọng tâm và 10 giải phápchủ yếu của Ngành. Trong đó cónhiệm vụ triển khai xây dựng Kếhoạch thực hiện Chiến lược pháttriển KTNN đến năm 2030; tổchức thực hiện 181 cuộc kiểm toán

đảm bảo tiến độ, kết quả, hiệu quảvà chất lượng trên tinh thần đổimới toàn diện phương pháp quảnlý hoạt động kiểm toán, cải cáchhành chính, phát triển và đẩy mạnhứng dụng CNTT trong hoạt độngkiểm toán. Đồng thời đẩy mạnhhợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợivai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ2018-2021, thành viên ASOSAIgiai đoạn 2018-2024; triển khaicuộc kiểm toán hợp tác về kiểmtoán môi trường trong khu vựcĐông Nam Á liên quan đến nguồnnước sông Mê Công…

Tại Hội nghị, các đại biểu đãtham luận làm nổi bật thêmnhững thành tích, kết quả màKTNN đã đạt được trong năm2020, trong đó đề cập đến một sốkết quả kiểm toán việc phân bổ,quản lý và sử dụng nguồn dựphòng đầu tư công trung hạn2016-2020; kết quả và các giảipháp thực hiện kiểm toán môitrường trong thời gian tới; tăngcường chất lượng, hiệu lực, hiệuquả và ứng dụng CNTT tronglĩnh vực kiểm toán tài chính,ngân hàng...

Đánh giá cao những thành tíchmà KTNN đạt được trong năm2020 cũng như cả nhiệm kỳ 2016-2020, Phó Chủ tịch Quốc hộiPhùng Quốc Hiển nhấn mạnh:Trước tác động của đại dịch Covid-19, KTNN đã nhanh chóng, chủđộng, bám sát diễn biến tình hình,ngay từ đầu năm đã xây dựng kếhoạch hành động, triển khai thựchiện khoa học, quyết tâm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ được giao. Kếtthúc năm 2020, KTNN đã hoànthành kế hoạch kiểm toán đề ra vàcác cuộc kiểm toán theo yêu cầucủa Quốc hội, góp phần quan trọnghoàn thiện cơ chế, chính sách,phòng ngừa, ngăn chặn thamnhũng, lãng phí và siết chặt kỷ luật,kỷ cương tài chính, nâng cao hiệulực quản lý, sử dụng tài chínhcông, tài sản công.

Ghi nhận và đồng tình cao vớicác đề xuất, giải pháp của KTNN,Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, đểthực hiện thắng lợi các nghị quyếtcủa Đảng, Quốc hội, trong giaiđoạn tới, KTNN cần phát huythành tích đạt được, sáng tạo, chủđộng hơn, kiên quyết hơn trong chỉđạo thực hiện nhiệm vụ được giao.Trong đó, KTNN cần quán triệt vàthể chế hóa nghị quyết của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nướcvào hoạt động của Ngành; khẩntrương đưa Chiến lược phát triểnKTNN đến năm 2030 và các quyđịnh của Luật Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật KTNN nhanhchóng đi vào thực tiễn; tăng cường

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ảnh: N.LỘC

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Triển khai chương trình công tác năm 2021 của KTNN diễn ra ngày 05/01,tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh:“Trong giai đoạn tới, KTNN cần phát huy thành tích đạt được, sáng tạo, chủ động kiên quyết hơn trongchỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao, nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, Quốc hội”.

Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021r NHÓM PHÓNG VIÊN

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trao tặng Cờ Thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắctrong năm 2020 Ảnh: N.LỘC

Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến ngày 04/01/2021 là 60.035tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 4.965 tỷ đồng, giảm chi NSNN13.836 tỷ đồng, kiến nghị khác là 41.234 tỷ đồng. Đồng thời kiếnnghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 119 văn bản quy phạmpháp luật, văn bản quản lý nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sáchtránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.n

Tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu của KTNN đã đónnhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng của Đảng, Nhà nước và củaNgành: ông Phạm Thanh Sơn - nguyên Kiểm toán trưởng KTNN chuyênngành VII - đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; ông NguyễnVăn Đạt - Phó Kiểm toán KTNN chuyên ngành II - được tặng Bằng khencủa Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng KTNN được tặng Bằng khen củaBộ trưởng Bộ Công an; 7 tập thể cấp Vụ được trao tặng Cờ Thi đuacủa KTNN. Đặc biệt, 16 cuộc kiểm toán của 16 đơn vị trực thuộc KTNNđã được vinh danh Cuộc kiểm toán chất lượng vàng.n

(Xem tiếp trang 8)

Page 4: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-20214Thời điểm chín muồi để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

Nhận định về điểm mới nàytrong chủ đề của Đại hội, nhiềunhà nghiên cứu, chuyên gia đềucho rằng, đây là thời điểm chínmuồi để khơi dậy mạnh mẽ khátvọng phát triển đất nước. Theoông Nguyễn Đức Hà - nguyênVụ trưởng Vụ Cơ sở đảng, BanTổ chức T.Ư, sau 35 năm thựchiện công cuộc đổi mới, 30 nămthực hiện Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, Việt Nam đãđạt được những thành tựu to lớn,có ý nghĩa lịch sử. Dẫn câu nóicủa Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng: “Đất nước tachưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tếnhư ngày nay”, ông Nguyễn ĐứcHà khẳng định, Việt Nam đangcó một nguồn lực nội sinh rấtlớn, nguồn lực ấy cần phải đượckhai thác để hiện thực hóa khátvọng phát triển đất nước.

Nhìn nhận về điểm mới nổibật này trong chủ đề của Đại hộiXIII, ông Nguyễn Túc (Ủy banT.Ư Mặt trận Tổ quốc ViệtNam) - phân tích: Dân ta cótruyền thống yêu nước nồngnàn và hiện tại, chúng ta đãthắng lợi toàn diện trên mọi lĩnhvực. Vì thế, trong điều kiện hiệnnay, chúng ta cần phải phát huytinh thần yêu nước, khơi dậykhát vọng mạnh mẽ để có thểđưa đất nước phát triển tronggiai đoạn mới. Đồng quan điểm,ông Nguyễn Hữu Chung (BanTuyên giáo, Đảng uỷ Khối cáccơ quan T.Ư) nhận định: Nướcta phấn đấu đến giữa thế kỷ

XXI trở thành nước phát triểntheo định hướng xã hội chủnghĩa. Như vậy, mục tiêu màĐảng ta đặt ra lần này rất cao.Điều đó đòi hỏi phải khơi dậytinh thần phát triển đất nướcgiàu mạnh hơn nữa; phải có ýchí, tinh thần, khát vọng phát

triển đất nước trở thành quốcgia hùng cường sánh vai với cáccường quốc năm châu như BácHồ hằng mong muốn.

Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộcViệt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã cống hiến cả cuộc đờimình để thực hiện khát vọng giải

phóng dân tộc, xây dựng đấtnước giàu mạnh, phồn vinh,hạnh phúc. Trong tư tưởng củaNgười, hạnh phúc cho nhân dânlà một mục tiêu quan trọng. Bởivậy, theo phân tích của cácchuyên gia, các nhà nghiên cứu,quan điểm về khát vọng phát

triển đất nước trong Dự thảo Báocáo chính trị trình Đại hội Đảnglần thứ XIII đã thể hiện sự vậndụng và phát triển sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh vào đườnglối, chủ trương của Đảng để xâydựng đất nước trong bối cảnhmới. Đó là cách để Đảng ta,nhân dân ta quyết tâm thực hiệnkhát vọng và tâm nguyện củaChủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiện thực hóa khát vọng bằng những mục tiêu cụ thể

Khát vọng phát triển đấtnước không chỉ là một trongnhững yếu tố quan trọng làm nênchủ đề của Đại hội XIII mà cònđược cụ thể hóa bằng các mụctiêu: Đến năm 2025, Việt Nam lànước đang phát triển có côngnghiệp theo hướng hiện đại,vượt qua mức thu nhập trungbình thấp; đến năm 2030, kỷniệm 100 năm thành lập Đảng,là nước đang phát triển có nềncông nghiệp hiện đại, thu nhậptrung bình cao; đến năm 2045,kỷ niệm 100 năm thành lậpnước, trở thành nước phát triển,thu nhập cao.

PGS,TS. Nguyễn Viết Thông- Tổng Thư ký Hội đồng Lý luậnT.Ư - cho rằng: Việc xác địnhcác mục tiêu trên theo cách tiếpcận mới: trình độ phát triển, trình

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nướctrong nhiệm kỳ mớir ĐỨC THÀNH

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là một trong những điểm mới tại Dự thảo Báo cáo chính trịtrình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một câu hỏi được dư luận quan tâm: Vì saophải đến kỳ Đại hội này, khát vọng phát triển đất nước mới được đề cập?

Tại Diễn đàn Quốc gia về Phát triển DNcông nghệ số Việt Nam 2020, Bộtrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông(TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấnmạnh cụm từ “Make in Vietnam” đểthúc giục tinh thần thiết kế, sáng tạo,làm ra sản phẩm tại Việt Nam. Theo Bộtrưởng, đã đến lúc, mỗi người dân, DNViệt cần được truyền cảm hứng, khíchlệ sự tự tin và tinh thần sáng tạo. Đólà lý do để những câu chuyện “Makein Vietnam” được kể lại với một niềmtự hào…

“Make in Vietnam” và câu chuyệncủa doanh nghiệp thức thời

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Phạm KimHùng - Nhà sáng lập và CEO của Base -cho biết, từ năm 2016, DN này từng gặprất nhiều khó khăn khi bắt đầu phát triểnmột nền tảng quản trị DN. Thậm chí,nhiều khách hàng hoài nghi: Tại sao họphải dùng sản phẩm của một startup chỉcó 5 người và không hề có kinh nghiệm?

Tuy vậy, Base đã vượt qua khó khăn nhờniềm tin phần mềm sẽ có ở mọi nơi vàthay đổi cách thức làm việc hằng ngàycủa các DN. Base cũng tin rằng, các DNViệt có thể làm ra những sản phẩm tốtnhất cho người Việt. Kết quả, sau 4 năm,những khách hàng từng đặt câu hỏi “tạisao” đều trở thành khách hàng của Base.Theo CEO Base, chúng ta chỉ có thểthuyết phục khách hàng bằng cách làmra sản phẩm có giá trị thay vì chỉ hôkhẩu hiệu.

Với Be, dù phải cạnh tranh với nhữnggã khổng lồ công nghệ hàng đầu khu vựcnhư: Grab, GoJek nhưng ứng dụng nàyvẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần gọi xecông nghệ tại Việt Nam. Theo CEO BeGroup Nguyễn Hoàng Phương, về côngnghệ số, để làm chủ thực sự, chỉ có mộtcách duy nhất là tự xây dựng mọi thứ.Đó cũng là lý do Be tự nghiên cứu bảnđồ số, tự đào tạo nhân sự công nghệngười Việt và xây dựng hệ sinh thái mởđể các DN Việt cùng phát triển. Thời

gian tới, ứng dụng này sẽ phát triểnthành một hệ sinh thái mở với nhiều ứngdụng trong các lĩnh vực logistics, vậnchuyển, giao thông công cộng, tài chínhvà du lịch. Thay vì chỉ là một ứng dụnggọi xe, Be sẽ tiến tới trở thành một ngânhàng số.

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễnthông Quân đội (Viettel) cho biết, 10năm sau khi thành lập, Viettel vẫn là mộtDN hoạt động trong ngành xây lắp. 10năm tiếp sau, DN này làm bùng nổ thịtrường viễn thông. 10 năm trở lại đây,khi thị trường viễn thông trong nước bãohòa, Viettel chuyển hướng trở thành tậpđoàn công nghệ. Kinh nghiệm của Tậpđoàn này trong quá trình chuyển đổithành DN công nghệ số là thực hiệnchuyển đổi số hệ thống quản trị nội bộ,đẩy mạnh cung cấp dịch vụ số cho kháchhàng. Bên cạnh đó, Viettel cũng dồnnguồn lực để nghiên cứu, phát triển vàứng dụng công nghệ số, chủ độngchuyển sang nghiên cứu sản xuất công

nghiệp công nghệ cao và đổi mới tổchức, xây dựng văn hóa số nhằm gìn giữvà thu hút nhân tài.

Ba ví dụ trên nằm trong số rất nhiềucâu chuyện “Make in Vietnam” đã đượckể lại tại Diễn đàn Quốc gia về Phát triểnDN công nghệ số với một niềm tự hào vàtinh thần truyền cảm hứng. Thực tế, sau1 năm Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủtướng Chính phủ về thúc đẩy phát triểnDN công nghệ số Việt Nam, nước ta đãcó trên 13.000 DN công nghệ số, tăng28% và đến nay, con số này đã trên58.000 DN. Bởi vậy, người đứng đầu BộTT&TT tin tưởng, mục tiêu 100.000 DNcông nghệ số vào năm 2030 có thể đạtđược vào năm 2025.

Cần tầm nhìn dài hạn và nhữngchiến lược giai đoạn

Đại diện Be cho rằng, Việt Nam cầnmột hệ sinh thái mở cho riêng mình. Điềunày chỉ có thể thực hiện nếu Chính phủtạo điều kiện tối đa cho các DN côngnghệ nội. Chính phủ cũng nên luật hóadữ liệu người dùng bởi đây là tài sảnquốc gia cần được bảo vệ. Ngoài ra, cầnđề ra giải pháp để các DN Việt có thể liênkết với nhau tốt hơn.

Còn đại diện Viettel kiến nghị: Cácchính sách cần được thiết kế theo hướngchú trọng hơn việc thúc đẩy các hoạtđộng nghiên cứu, ứng dụng kết quả

Đã đến lúc kể câu chuyện “Make in Vietnam”!r HỒNG NHUNG

KTNN góp phần cùng cả nước chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,hạnh phúc Ảnh tư liệu

Page 5: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 5

Kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn địnhkinh tế vĩ mô

Từ nhiều tháng trước khi kết thúcnăm 2020, các chuyên gia kinh tếđều nhận định đại dịch Covid-19bùng phát mạnh, diễn biến khólường, tác động xấu đến mọi mặtkinh tế - xã hội của các quốc gia trênthế giới. Kết quả không nằm ngoàidự đoán, rất nhiều nền kinh tế, kể cảnhững nền kinh tế lớn đều phải đốimặt với tình trạng suy thoái sâu, tồitệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Nêu bật thành công lớn của ViệtNam khi đạt tăng trưởng 2,91%, cácnhà quản lý và chuyên gia kinh tếđều nhấn mạnh, tình hình trong nướccũng hết sức khó khăn, nhưng bằngnhiều giải pháp linh hoạt, đồng bộ,cả nước đã giữ vững được ổn địnhkinh tế vĩ mô. Đây là thành công lớncủa Việt Nam khi mục tiêu quantrọng nhất được Chính phủ và Thủtướng Chính phủ xác định ngay từđầu đại dịch Covid-19 là vừa phòngchống dịch hiệu quả, vừa phòngchống suy giảm kinh tế, giữ vững ổnđịnh xã hội, nỗ lực phấn đấu thựchiện các mục tiêu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội năm 2020.

Phân định rõ đóng góp của cáclĩnh vực vào tăng trưởng GDP2,91% năm 2020, số liệu của Tổngcục Thống kê cho thấy, khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản tăng2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độtăng tổng giá trị tăng thêm của toànnền kinh tế; khu vực công nghiệp vàxây dựng tăng 3,98%, đóng góp53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%,đóng góp 33,5%.

Đặt kết quả này trong bối cảnhthực trạng dịch Covid-19 diễn biếnphức tạp, khó lường làm tăng trưởngở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậmlại, Tổng cục trưởng Tổng cục Thốngkê Nguyễn Thị Hương còn chỉ rõ,tình hình đứt gãy thương mại quốc tếgây ra những hệ lụy tới hoạt độngsản xuất và xuất, nhập khẩu của ViệtNam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việclàm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạnhán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnhhưởng đến năng suất, sản lượng câytrồng và đời sống nhân dân. Kết quảđạt được cho thấy tính đúng đắntrong chỉ đạo, điều hành khôi phụckinh tế, phòng, chống dịch bệnh vàsự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộhệ thống chính trị; sự nỗ lực, cố gắngcủa người dân và cộng đồng DN.

Về chất lượng tăng trưởng kinhtế, năng suất lao động của toàn nềnkinh tế theo giá hiện hành năm 2020ước tính đạt 117,9 triệu đồng/laođộng (tương đương 5.081 USD/laođộng, tăng 290 USD so với năm

2019). Theo giá so sánh, năng suấtlao động tăng 5,4% do trình độ củangười lao động ngày càng được nângcao. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầutư (hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bìnhquân giai đoạn 2016-2019, hệ sốICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số6,25 của giai đoạn 2011-2015.

Riêng năm 2020, do ảnh hưởngtiêu cực của dịch Covid-19, hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nềnkinh tế bị đình trệ, các dự án côngtrình hoàn thành đưa vào sử dụngchưa phát huy được năng lực nênICOR năm 2020 đạt 14,28; bìnhquân giai đoạn 2016-2020 hệ sốICOR đạt 7,04.

Cần vững vàng, tiếp tục vượt khó khăn, thách thức

Dịch Covid-19 được kiểm soáttốt ở trong nước, Hiệp định Thươngmại tự do Việt Nam và EU (EVFTA)được thực thi nên sản xuất côngnghiệp quý IV/2020 khởi sắc với giátrị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳnăm 2019. Tính chung cả năm 2020,giá trị tăng thêm ngành công nghiệpđạt 3,36%, trong đó công nghiệp chếbiến, chế tạo tăng 5,82%, giữ vai tròchủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởngchung của ngành công nghiệp vàtoàn nền kinh tế.

Cũng trong bối cảnh đó, khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản đã thểhiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinhtế, bảo đảm nguồn cung lương thực,thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơsở quan trọng để thực hiện an sinh,an dân. Hoạt động thương mại, dịchvụ trong nước tuy bị ảnh hưởngnặng nề nhưng vẫn đạt mức tăngcao trong những tháng cuối năm.Đặc biệt, hoạt động xuất, nhập khẩughi nhận những nỗ lực vượt bậc vớitổng kim ngạch đạt 543,9 tỷ USD,tăng 5,1% so với năm trước, trong

đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóađạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhậpkhẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD,tăng 3,6%. Cán cân thương mạihàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷUSD - đạt giá trị xuất siêu lớn nhấttừ trước đến nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tếnhận định, kinh tế - xã hội nước tacòn phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức. Dịch Covid-19 tuy đã cơbản được khống chế ở Việt Namnhưng còn diễn biến phức tạp trênthế giới làm gián đoạn chuỗi cungứng toàn cầu, tiếp tục ảnh hưởng sâurộng tới các ngành thương mại, dulịch, vận tải… Đối với Việt Nam,tiến trình tái cơ cấu chậm làm chochất lượng tăng trưởng thấp. Xuấtnhập khẩu hàng hóa tăng nhưngchưa bảo đảm chất lượng và thiếutính bền vững. Chất lượng nguồnnhân lực chưa cao dẫn đến năng suấtlao động thấp làm cho hiệu quả vàsức cạnh tranh của toàn nền kinh tếbị hạn chế.

Để vượt qua thách thức trênchặng đường phía trước, theokhuyến nghị của bà Nguyễn ThịHương, bên cạnh việc tiếp tục tậptrung tháo gỡ khó khăn cho DN thìChính phủ và các Bộ, ngành cần banhành và thực thi các giải pháp mangtính đột phá, tạo áp lực để các tổchức kinh tế tiếp cận, ứng dụng côngnghệ, từng bước nâng cao năng lựcđổi mới, sáng tạo. Đồng thời, chínhsách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá cần đượcđiều hành linh hoạt, thận trọng, phùhợp với diễn biến thị trường trongnước và quốc tế. Đặc biệt, cần có sựphối hợp hài hòa chính sách tài khóavà các chính sách vĩ mô khác. Quađó giúp kiểm soát lạm phát, hỗ trợsản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, chủ động phòng ngừavà hạn chế những bất ổn của thịtrường thế giới tác động tiêu cực đếnthị trường trong nước.n

Năm 2020, kinh tế Việt Nam thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao nhấtthế giới Ảnh: V.HOÀNG

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2020 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam khôngchỉ được ghi nhận là nước phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả mà kinh tế cũng đạt thành tựu đáng tự hào:tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 của cả nước ước tăng 2,91% - thuộc nhóm có mức tăng trưởngcao nhất thế giới.

NăM 2020:

Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăngtrưởng cao nhất thế giớir QUỲNH ANH

độ công nghiệp và thu nhập là phù hợp với thông lệ củaquốc tế. Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân thấplà dưới 4.045 USD/người/năm, thu nhập trung bình là từ4.045 đến 12.535 USD/người/năm, thu nhập cao là trên12.535 USD/người/năm. Dự kiến, GDP bình quân đầungười lần lượt đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD và 7.500USD đến năm 2025 và 2030. Như vậy, nước ta vượt quamức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, có thu nhậptrung bình cao vào năm 2030 và đến năm 2045 có thu nhậpcao là hoàn toàn khả thi.

Mục tiêu trên cũng như khát vọng về đất nước phồnvinh, hạnh phúc là nhiệm vụ của toàn Đảng và cả hệthống chính trị. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Chínhphủ với các địa phương mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịchnước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Chính phủ và cácBộ, ngành “luôn phải có các chính sách, biện pháp phùhợp để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,hạnh phúc”.

Trước mắt, để góp phần hiện thực hóa khát vọng pháttriển đất nước đến năm 2045, theo Phó Thủ tướngThường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, chúng ta cầnbiến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựucủa Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng dịchchuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triểncác mô hình kinh doanh mới… nhằm thực hiện thànhcông các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021. Đây sẽlà nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêuphát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và hiện thựchóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển,thu nhập cao vào năm 2045.

Việc thực hiện các mục tiêu, khát vọng trên đòi hỏi sựvào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cộng đồng DNvà nhân dân cả nước. Góp phần vào việc thực hiện mụctiêu chung của quốc gia, dân tộc, Đảng bộ KTNN cũng đãxác định mục tiêu tổng quát xuyên suốt nhiệm kỳ 2020-2025 là xây dựng Đảng bộ “kỷ cương, liêm chính, chuyênnghiệp, đổi mới và hội nhập”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong giai đoạn mới. Chiến lược phát triển KTNN đến năm2030, giai đoạn 2021-2030 cũng đã xác định mục tiêu pháttriển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng vàNhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụngtài chính công, tài sản công. Phấn đấu thực hiện thành côngcác mục tiêu này trong tương lai chính là KTNN góp phầncùng cả nước chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triểnđất nước phồn vinh, hạnh phúc như tâm nguyện của Chủtịch Hồ Chí Minh.n

nghiên cứu tại DN; huy động sự tham gia của các hiệphội, DN ngay từ khâu hoạch định chính sách. Chính phủcó chính sách thu hút các công ty công nghệ của thế giớixây dựng trung tâm công nghệ tại Việt Nam; xây dựngchính sách thúc đẩy sử dụng thiết bị hạ tầng viễn thôngtrong nước sản xuất; chấp nhận những công nghệ mới,mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển banđầu, dùng các chuẩn mực chung trong phát triển hạ tầngsố, kinh tế số; tạo không gian thử nghiệm cho các côngnghệ mới, đặc biệt các công nghệ số đi đôi với hỗ trợ DNđể phát triển hạ tầng số, kinh tế số.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, chúngta phải đặt mục tiêu tăng trưởng DN công nghệ số từ 15 -20%, thậm chí nhanh hơn nữa, cộng đồng startup, các DNsố phải có khát khao và nhiệt huyết vượt qua tất cả khókhăn bên ngoài, sự cản trở bên trong để vươn lên ngangbằng các DN, tập đoàn lớn trên thế giới. “Chúng ta khôngcó tham vọng thay tất cả các tập đoàn khổng lồ trên thếgiới để làm hết các công nghệ nền tảng nhưng quan trọngnhất là làm chủ và có giải pháp để sử dụng hiệu quả nhất”- Phó Thủ tướng chia sẻ, đồng thời khẳng định, Chính phủsẽ là chỗ dựa vững chắc cho các DN nghiên cứu, sáng tạosản phẩm công nghệ số, có nhiều sáng kiến để kết nối, hỗtrợ lẫn nhau.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, năm2021 là năm phát triển mạnh mẽ của công nghệ ViệtNam. Đồng thời, chiến lược của Việt Nam trong tươnglai là phát triển mạnh mẽ hơn Chính phủ số, kinh tế số,xã hội số, hướng tới kiến tạo quốc gia số. Đây là chặngđường dài nhiều chục năm. Vì thế, “Make in Vietnam”cần một tầm nhìn dài hạn và những chiến lược giai đoạnđể giải quyết vấn đề của Việt Nam, giúp đất nước ngàycàng phát triển.n

Page 6: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-20216Kiểm toán hợp tác - xu thếtất yếu của các SAI trong bốicảnh hội nhập

Nhiều thập kỷ qua, các cuộckiểm toán hợp tác đã trở thànhmột trong những ưu tiên hàngđầu trong chương trình nghị sựcủa Tổ chức quốc tế Các cơquan Kiểm toán tối cao (INTO-SAI) với sự hỗ trợ từ Cơ quanSáng kiến phát triển INTOSAI(IDI). Theo đó, nhằm thúc đẩycác chương trình kiểm toán hợptác giữa các SAI thành viên, gópphần xây dựng các hướng dẫn,phương pháp, quy trình kiểmtoán tiên tiến, INTOSAI đãthành lập Tiểu ban về Kiểm toánhợp tác trực thuộc Ủy ban Tăngcường năng lực năm 2016 vàban hành Hướng dẫn thực hiệnkiểm toán hợp tác.

Bên cạnh đó, đến nay, Nhómcông tác về Kiểm toán môitrường của INTOSAI (INTOSAIWGEA) đã ban hành 3 Hướngdẫn: SAI có thể hợp tác như thếnào về Kiểm toán các Hiệp địnhmôi trường quốc tế năm 1998;Kiểm toán của Hiệp định môitrường quốc tế năm 2001; Hợptác giữa các SAI: Kinh nghiệmhay và ví dụ cho kiểm toán hợptác năm 2007. Từ đó đến nay,mô hình kiểm toán hợp tác trởthành xu hướng phát triển tạinhiều khu vực. Thông quanhững cuộc kiểm toán chung,các SAI có thể trao đổi kinhnghiệm và các thông lệ kiểmtoán tốt nhất để nâng cao nănglực hoạt động.

Nhằm thúc đẩy vai trò củaSAI trong việc thực hiện thànhcông Chương trình nghị sự đếnnăm 2030 của Liên Hợp Quốcvề phát triển bền vững, Tuyênbố Hà Nội tại Đại hội Tổ chứcCác cơ quan Kiểm toán tối caochâu Á (ASOSAI) lần thứ 14chú trọng 2 nội dung: Kiểm toánmôi trường vì sự phát triển bềnvững và kiểm toán các mục tiêu

phát triển bền vững. Đáng lưu ý,Tuyên bố Hà Nội khuyến khíchviệc thực hiện các cuộc kiểmtoán chung phối hợp giữa cácSAI và cam kết xây dựng các cơchế, quy trình để hỗ trợ cho hoạtđộng này. Theo đó, ngoài việctăng cường năng lực cho cácSAI thành viên thông qua xâydựng hướng dẫn, tổ chức hoạtđộng đào tạo, chia sẻ kiến thức,ASOSAI còn chú trọng thựchiện các cuộc kiểm toán hợp táctrong 2 lĩnh vực này. Một trongnhững hoạt động quan trọng doNhóm công tác về Kiểm toánmôi trường của ASOSAI (ASO-SAI WGEA) phụ trách và đưavào Kế hoạch hành động giaiđoạn 2020-2022 là cuộc kiểmtoán hợp tác về môi trường củacác SAI thành viên thuộc khuvực Đông Nam Á giai đoạn2020-2021.

Nâng cao năng lực chuyênmôn thông qua các cuộc kiểmtoán hợp tác

Để góp phần thực hiện thànhcông Tuyên bố Hà Nội, với vaitrò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ2018-2021, KTNN Việt Nam đãđề xuất thực hiện cuộc kiểm toánhợp tác giữa các thành viên ASO-SAI với chủ đề: “Kiểm toán việcquản lý nguồn nước lưu vực sôngMê Công gắn với việc thực hiệncác mục tiêu phát triển bềnvững”. Đề xuất này đã đượcthông qua tại Cuộc họp Ban Điềuhành ASOSAI lần thứ 55 vàotháng 7/2020.

Dự kiến, các SAI sẽ triển khaikiểm toán từ tháng 3 - 5/2021. Đểchuẩn bị cho việc triển khai cuộckiểm toán, cuối năm 2020,KTNN Việt Nam và 2 SAI thamgia: Myanmar, Thái Lan đã ký kếtTuyên bố kèm theo Điều khoản

tham chiếu, xây dựng Kế hoạchhành động thực hiện cuộc kiểmtoán. Kết quả kiểm toán được kỳvọng sẽ giúp các SAI đưa ranhững phân tích, đánh giá và giảipháp mang tính bền vững, gópphần đấu tranh cho vấn đề dòngnước sông Mê Công. Đây còn làcơ hội để các SAI nâng cao nănglực, tăng cường sự hiểu biết vàhọc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau vềkiểm toán môi trường, thúc đẩyphát triển lĩnh vực kiểm toán nàytrong tương lai.

Trước đó, giai đoạn 2012-2013, trong khuôn khổ hợp tácASOSAI, KTNN Việt Nam cũngđã phối hợp với 4 SAI: Thái Lan(SAI chủ trì), Campuchia, Lào vàMyanmar tổ chức thành côngcuộc kiểm toán song song các vấnđề về nước lưu vực sông MêCông. Kết quả kiểm toán cho thấyhệ thống chính sách, pháp luậtcũng như việc tuân thủ chínhsách, pháp luật về quản lý tàinguyên nước nói chung và lưuvực sông Mê Công nói riêng ởcác quốc gia liên quan còn nhiềubất cập. Điều này dẫn đến việckhai thác, sử dụng nước bất hợplý, thiếu quy hoạch, tình trạng ônhiễm nguồn nước có xu hướnggia tăng nghiêm trọng. Trên cơ sởkết quả kiểm toán, các SAI đãkiến nghị cơ quan chức năng tiếptục hoàn thiện chính sách, phápluật về quản lý và bảo vệ môitrường, ứng phó với thực trạngriêng của từng quốc gia. Kết quả

của cuộc kiểm toán này sẽ là cơsở để KTNN Việt Nam tiếp tụcphối hợp với SAI: Myanmar vàThái Lan thực hiện tốt cuộc kiểmtoán hợp tác về việc quản lýnguồn nước lưu vực sông MêCông giai đoạn 2020-2021.

Ngoài 2 cuộc kiểm toán nêutrên, KTNN còn phối hợp vớiKTNN Liên bang Nga kiểm toánLiên doanh Nga - Việt Vi-etsovpetro giai đoạn 2011-2015nhằm đánh giá việc tuân thủ củacác bên tham gia liên doanh đốivới những điều khoản trong Hiệpđịnh liên Chính phủ; các hoạtđộng của liên doanh liên quanđến việc phát triển các mỏ dự trữtại khu 09-1 trên thềm lục địa ViệtNam và bán các sản phẩm từ khíhidrocacbon. Kết quả kiểm toánxác nhận, Vietsovpetro hoạt độngcó hiệu quả và là một liên doanhcó vị trí quan trọng không chỉ ởViệt Nam mà đối với cả các nướctrong khu vực. Báo cáo kiểm toánchung cũng đã đưa ra các khuyếncáo giúp Vietsovpetro nâng caohơn nữa tính hiệu quả của hoạtđộng sản xuất, kinh doanh. Cuộckiểm toán này đã góp phần tăngcường mối quan hệ hợp tác giữa2 cơ quan vì lợi ích chung của nềnkiểm toán khu vực và thế giới.

Trong kế hoạch hoạt động đốingoại năm 2021, KTNN ViệtNam tiếp tục khai thác thế mạnhchuyên môn thông qua các hìnhthức hợp tác, trong đó có kiểmtoán chung. Việc thực hiện hoạtđộng này sẽ giúp KTNN học hỏithêm kinh nghiệm, nâng cao nănglực chuyên môn cũng như vị thếtrên trường quốc tế.n

Cuộc họp trực tuyến Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 55 diễn ra vàotháng 7/2020 Ảnh tư liệu

Một dấu ấn trong công tác đối ngoại của KTNN Việt Nam những năm qua chính là việc phối hợp thựchiện kiểm toán với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao năng lực, vị thế trên trường quốc tế. Hoạtđộng này cũng phù hợp với xu hướng của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới trong nhiềuthập kỷ qua.

Thúc đẩy kiểm toán hợp tác để nâng cao năng lực,vị thế trên trường quốc tếr THÀNH ĐỨC

năm 2021; Ngân hàng HSBC dự báo tăngtrưởng GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽđạt mức 8,1% trong năm 2021. Thậm chí,Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&PGlobal Ratings dự báo Việt Nam đứng thứhai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dươngvề tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủnghoảng do tác động của Covid-19 và tăngtrưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 11,2%vào năm 2021.

Yếu tố quyết định làm căn cứ cho nhữngchỉ báo lạc quan về sự ổn định và tăngtrưởng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2021 làsự thành công trong thực tế kiểm soát sựlây lan của Covid-19; đồng thời, các xunglực tăng trưởng được cộng hưởng nhờ ViệtNam đẩy mạnh đầu tư công và chi tiêucông; sớm và đang tiếp tục đưa ra các biệnpháp tài chính - tiền tệ hỗ trợ DN và ngườidân, trong đó có giảm thuế, hoãn nộp thuếvà miễn phí sử dụng đất đối với các DN;hỗ trợ phục hồi tiêu dùng và gia tăngthương mại; tăng cường cải cách thể chếvà cải thiện môi trường kinh doanh. ViệtNam cũng đang và sẽ được hưởng lợi từ sựtham gia các hiệp định thương mại songphương và đa phương, từ sự dịch chuyển,

tái định vị các chuỗi cung ứng khu vực vàquốc tế sang những quốc gia có chi phíthấp và an toàn hơn.

Tuy nhiên, theo các tổ chức quốc tế,Việt Nam cũng cần cảnh giác trước nhữngnguy cơ toàn cầu do đại dịch Covid-19 kéodài; có kịch bản thích ứng hiệu quả hơnvới sự gia tăng bảo hộ thương mại và cácrủi ro tài chính; gia tăng các nỗ lực cảithiện thu nhập hộ gia đình và DN, khaithác thị trường trong nước trước sự suygiảm tổng cầu nội địa (theo Tổng cụcThống kê, tăng trưởng tổng bán lẻ hànghóa dịch vụ năm 2020 là âm, sau khi trừtrượt giá do lạm phát); các chính sách cầnưu tiên bảo vệ mạng sống và điều kiệnsống cho người dân, đặc biệt là nhữngnhóm dễ chịu tác động và đảm bảo ngườilao động trở lại làm việc, các DN nối lạihoạt động trong môi trường an toàn. Đâysẽ là những điều kiện thiết yếu để bảo đảmkinh tế khu vực dần hồi phục một cáchtoàn diện và bền vững.

Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm2021, các cấp, các ngành cần tiếp tục thựchiện nghiêm túc, quyết liệt “mục tiêu kép”,ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người dân;đồng thời, tạo điều kiện cho các hoạt độngkinh tế - xã hội diễn ra bình thường, khônghoang mang, nhưng không được chủ quan.Tăng cường công tác quản lý giá cả, bìnhổn giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, nhất làcác mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùngcao vào dịp cuối năm; phòng, chống buônlậu, gian lận thương mại, hàng giả; tiếp tụcđiều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủđộng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn chohoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đốivới các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặngnề do dịch Covid-19; đẩy mạnh xúc tiếnthương mại, đa dạng hóa thị trường xuấtkhẩu; khai thác tốt các thị trường còn dư địavà các thị trường nước ta đã ký kết các FTA,nhất là CPTPP, EVFTA. Chủ động phổ biếnthông tin rộng rãi về Hiệp định RCEP cho

DN, nhất là DN nhỏ và vừa, các DN thuộcngành, lĩnh vực sản xuất xuất khẩu có cơ hộithuận lợi hoặc bị tác động. Chủ động xâydựng kịch bản, giải pháp về chính sáchthương mại ứng phó với sự thay đổi chínhsách của các đối tác lớn. Tiếp tục đẩy mạnhkích cầu tiêu dùng nội địa bằng các biệnpháp phù hợp…

Đồng thời, khắc phục sự chồng chéo,giao thoa giữa chức năng, nhiệm vụ của cácBộ, cơ quan ngang Bộ để hoàn thiện Đề áncơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; phốihợp với các cơ quan, địa phương chuẩn bịcho công tác bầu cử Quốc hội, HĐND cáccấp sắp tới và công tác kiện toàn bộ máychính quyền tại các địa phương; xử lýnghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là cáchành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễmnguy hiểm, chiếm đoạt hàng cứu trợ, tíndụng đen, xuất nhập cảnh trái phép...

Tất cả các cấp, ngành, địa phương vàDN cần nỗ lực vượt lên hoàn cảnh và chínhmình, nhằm đạt mục tiêu cho năm 2021 tăngGDP trên 6% so với năm 2020; quy môGDP bình quân khoảng 3.700 USD/người,trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân khoảng 4%.n

Nỗ lực... (Tiếp theo trang 1)

Page 7: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 7

Tốt nghiệp Học viện Tài chính,với kết quả học tập đạt được

và sự năng động của tuổi trẻ,không quá khó để tôi tìm đượcmột môi trường làm việc tốt, chếđộ đãi ngộ cao ở Thủ đô. Thếnhưng, “máu nghề” được rèn giũatừ khi còn ngồi trên ghế giảngđường vẫn luôn thôi thúc tôi tìmđến công việc phù hợp với chuyênngành đào tạo - ngành kiểm toán.

Sau thời gian dài trăn trở,mong ước của bản thân đã trởthành hiện thực khi năm 2013,KTNN mở đợt thi tuyển và tôimay mắn là một trong những ứngviên trúng tuyển. Niềm vui nhưnhân đôi khi tôi được phân côngcông tác về KTNN khu vực XI,đóng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa,cũng chính là mảnh đất nơi tôisinh ra, lớn lên. Tôi thầm nghĩ,đây cũng là cơ hội thuận lợi đểbản thân được chăm sóc cho bốmẹ lúc cần thiết.

Khi tôi mới về nhận công tác,KTNN khu vực XI lúc bấy giờ rấtkhó khăn, trụ sở phải đi thuê, điềukiện vật chất, phòng làm việc cònnhiều thiếu thốn. Nhưng chào đónchúng tôi, gần 10 công chức mới,là những tình cảm chan hòa, sựquan tâm chỉ bảo của các anh, chịđồng nghiệp. Tại đơn vị mới,chúng tôi không chỉ được bồidưỡng về chuyên môn mà cònđược tạo điều kiện tối đa để tham

gia các hoạt động tập thể, pháthuy hết năng lực, sở trường.

Những bước chân đầu tiênkhi về Ngành, về đơn vị, mọi thứvới chúng tôi đều mới mẻ, mặcdù kho kiến thức kiểm toán đượcđào tạo trong trường vẫn đầy ắptrong đầu. Bởi thực tế thì muônmàu và sinh động hơn rất nhiềuso với lý thuyết từ giáo trình. Đểlàm được nghề kiểm toán, hiểu

kiến thức thôi chưa đủ, mà chúngtôi còn được cầm tay chỉ việc,học các kỹ năng, từ đơn giản đếnphức tạp để làm chủ được nghề.Cho nên, trong suy nghĩ củachúng tôi khi đó, quan sát và họchỏi là cách duy nhất để tiến gầnhơn với nghề. Học hỏi từ các lớpđào tạo, học từ cách làm việc,cách ứng xử của đồng nghiệp,học cách lấy thông tin, học cách

phối hợp làm việc với đơn vị...Cứ như thế, từ những ngày đầubỡ ngỡ, tôi đã từng bước trưởngthành hơn trên con đường nghềnghiệp mà mình hằng mong ước.Dẫu vậy, qua từng chặng đường,sự lo lắng khi đơn vị không hợptác cung cấp tài liệu, sự trăn trởkhi gặp tình huống mới, sự thấtvọng khi không đến được tậncùng của sự việc và niềm hạnh

phúc khi phát hiện được một nộidung quan trọng… vẫn luôn hiểnhiện và vẹn nguyên.

Trải qua hơn 26 năm xâydựng và phát triển, KTNN đãkhẳng định những dấu ấn to lớn,góp phần chung vào sự nghiệpxây dựng, phát triển đất nước. Vềphần mình, chúng tôi tự hào, vìbản thân đã góp một phần nhỏ bévào thành quả chung của Ngành.Đó chính là động lực để giúpchúng tôi, những kiểm toán viêntiếp tục kiên định, quyết tâm hơntrên con đường nghề.

Trong gia đình có vợ hoặcchồng làm kiểm toán viên đã vấtvả nhưng đối với tôi, khi cả hai vợchồng đều gắn với nghề nghiệpnày, thì câu chuyện về sự sẻ chiavà thấu hiểu lẫn nhau lại càng cầnthiết. Đây cũng chính là nguồnđộng lực thứ hai với bản thân tôi,khi hai vợ chồng luôn có sự quantâm, chia sẻ cùng nhau những khókhăn trong công việc cũng nhưtrong cuộc sống gia đình.

Kiểm toán là nghề cao quý,nhưng cũng đầy cám dỗ. Điềuquan trọng khi đến với nghề, đólà kiểm toán viên phải có bản lĩnhnghề nghiệp, tinh thần tráchnhiệm để vượt qua mọi cám dỗ,để “dĩ công vi thượng”. Gắn vớiđó là tinh thần không ngừng họchỏi, mọi lúc, mọi nơi để bản thântheo kịp được với xu hướng nghềnghiệp cũng như làm rạng danhnghề. Xin được mượn một câunói của Louis Pasteur để nhắnnhủ tới các bạn kiểm toán viên trẻvà cũng là tự nhắc nhở bản thân:“Không phải nghề nghiệp làmdanh giá cho con người mà chínhlà con người làm danh giá chonghề nghiệp”. Đặt tâm huyết vàocông việc, cuộc sống sẽ trao lạicho bạn những những món quàxứng đáng.n

Kiểm toán viên Nguyễn Lê Ngọc Anh (ngoài cùng bên trái) vinh dự được trao tặng giải thưởng tại Cuộcvận động Sáng tác văn học nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập KTNN Ảnh: N.LỘC

Thấm thoát đã gần 7 năm kể từ ngày tôi được tuyển dụng vào KTNN. Mang trên mình hành trang củamột kiểm toán viên nhà nước, công việc của chúng tôi gắn liền cùng những chuyến công tác nối dàivới bao kỷ niệm và cả những trăn trở để làm sao phụng sự tốt hơn sứ mệnh của KTNN, phụng sự tốthơn cho đất nước, cho nhân dân.

Không ngừng học hỏi để làm rạng danhnghề nghiệpr Kiểm toán viên NGUYỄN LÊ NGỌC ANH - KTNN khu vực XI

Trở thành kiểm toán viên như một sựtình cờ nhưng đầy duyên nợ, chị Phạm

Thị Lan Hương (KTNN chuyên ngành III)gắn bó với nghề đến nay đã gần chục nămvới nhiều kỷ niệm khó quên.

Chúng tôi may mắn gặp Kiểm toánviên Phạm Thị Lan Hương trong mộtchuyến công tác, khi chị đang là thành viênĐoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán tạiKhu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa).Giữa bộn bề công việc, chị vẫn dành chotôi ít phút ngắn ngủi để chia sẻ về nghề.“Ngoài công việc kiểm toán, các thànhviên trong Đoàn còn phải tranh thủ đọc ràsoát, hoàn thiện báo cáo kiểm toán củacuộc kiểm toán khác để trình duyệt cho kịptiến độ. Công việc này cũng tốn thời gian,vì phải làm thận trọng, tỉ mỉ” - chị Hươngchia sẻ.

Nhớ lại thời điểm quyết định đến vớinghề kiểm toán, chị Hương kể, nhiềungười thân coi quyết định của chị khi ấy làviển vông, vì trong suy nghĩ, nữ giới màlàm nghề này sẽ rất vất vả. Nhưng, vượtqua mọi rào cản, chị đã quyết tâm đến vớinghề. “Lúc đó trong tôi chỉ có suy nghĩ duynhất: Kiểm toán là nghề tôi đặc biệt yêuthích và mong muốn được góp phần côngsức nhỏ bé của mình cho Ngành, cho đấtnước. Chỉ đơn giản vậy thôi!” - Nữ kiểmtoán viên bộc bạch.

Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý, hành trangthế nhưng thời gian đầu bước chân vàonghề, chị vẫn bị choáng ngợp trước khốilượng công việc rất lớn và nhiều áp lực.Chị chia sẻ: “Từ khi trở thành kiểm toánviên, tôi thêm hiểu rằng những khó khăn,gian khổ với kiểm toán viên không thể diễn

tả hết thành lời. Ngoài việc phải xa nhà, xangười thân, chúng tôi còn phải đối mặt vớicông việc phức tạp, đầy thử thách và cámdỗ đời thường”. Bởi thế, nếu kiểm toánviên không quyết tâm, không kiên định thìrất khó vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

Với lập trường kiên định, bản lĩnh và

trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toánviên nhà nước, chị và đồng nghiệp đã hoànthành tốt mọi công việc được giao. Thôngqua những kết luận, kiến nghị kiểm toán,chị và các đồng nghiệp tự hào khi đã gópphần nâng cao uy tín của Ngành, rộng hơnlà giúp làm minh bạch, giữ vững kỷ luật,kỷ cương tài chính quốc gia.

Chia sẻ kỷ niệm qua những chuyến đikiểm toán, chị bảo, bản thân chị đã đinhiều nơi, tại nhiều đơn vị, nhưng cónhững dấu ấn còn đọng mãi. Đó là khi chịđi thực tế tại địa bàn, được trực tiếp gặpnhững mảnh đời bất hạnh, không nơinương tựa, những đứa trẻ sinh ra đã bị tàntật, bị di chứng từ chất độc da cam, nhữngMẹ Việt Nam anh hùng… Một trongnhững ấn tượng mà chị Hương còn lưumãi, đó là trong một chuyến công tác, cảmmến Đoàn kiểm toán, một Mẹ Việt Namanh hùng đã dành cho chị và đồng nghiệpnhững cái ôm thật chặt với những lời lẽthân thương, xúc động. “Lúc đó, tôi cócảm giác hai vai mình nặng trĩu. Tôi tựnhủ phải cố gắng sống xứng đáng với haitừ “cán bộ” mà Mẹ đã dành cho. Bởi tôi ýthức được rằng, để trở thành một kiểmtoán viên tốt và được quần chúng tin yêuthì phải tiên phong gương mẫu ngay từchính công việc của mình” - chị Hươngchia sẻ.n N.LỘC (ghi)

Kiểm toán viên Phạm Thị Lan Hương thực hiện nhiệm vụ kiểm toán Ảnh: P.HIẾN

NGHề KIểM TOÁN VIÊN NHÀ NướC:

Tự hào và trách nhiệm

Page 8: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-20218Nhiều phát hiện qua kiểmtoán hệ thống công nghệthông tin ngân hàng

Tham luận tại Hội nghị Triểnkhai chương trình công tác năm2021 của KTNN, Kiểm toántrưởng KTNN chuyên ngành VIIVũ Văn Cường cho biết, năm 2020,trước tình hình diễn biến phức tạpcủa dịch Covid-19, KTNN chuyênngành VII đã thống nhất chỉ đạoquyết liệt để khắc phục mọi khókhăn nhằm mục tiêu kép: vừa hoànthành nhiệm vụ phòng, chống dịchvừa thực hiện tốt nhiệm vụ kiểmtoán. Kết quả kiểm toán báo cáo tàichính (BCTC), các hoạt động liênquan đến quản lý, sử dụng vốn, tàisản nhà nước năm 2019 của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và 4 tổchức tài chính, ngân hàng, bảohiểm và 2 chuyên đề kiểm toán tạiNgân hàng Chính sách xã hội đãđạt được nhiều kết quả nổi bật, vớitổng số kiến nghị xử lý tài chính làhơn 244,6 tỷ đồng, trong đó: tăngnộp NSNN gần 215,4 tỷ đồng; kiếnnghị khác 27,2 tỷ đồng.

Qua kiểm toán, KTNN cũng đãcó nhiều kiến nghị chấn chỉnh côngtác quản lý, sử dụng vốn, tài sảnnhà nước tại các đơn vị được kiểmtoán; kiến nghị kiểm điểm tráchnhiệm, rút kinh nghiệm đối với tậpthể, cá nhân có liên quan trong việcchấp hành các quy định của Nhànước, đơn vị; kiến nghị điều chỉnhsố liệu lớn trên BCTC tại một sốđơn vị được kiểm toán; kiến nghịcác cơ quan có liên quan xem xét,nghiên cứu và sửa đổi bổ sung đốivới 27 quy định, quy chế; 3 quyếtđịnh; 3 thông tư hướng dẫn, 1 luậtchưa phù hợp với thực tế.

Đặc biệt, kết quả kiểm toán hệthống CNTT liên quan đến lậpBCTC tại Ngân hàng Thương mạicổ phần Ngoại thương Việt Nam,Ngân hàng Chính sách xã hội cónhiều kết quả và đưa ra những kiếnnghị quan trọng. Trong đó, KTNNchỉ rõ, hệ thống corebanking chưakiểm soát tự động và có báo cáonhắc nhở để ngăn ngừa việc cài đặtlãi suất không đúng quy định (lãisuất âm hoặc bằng 0%) cho cáckhoản vay; việc cài đặt tham số

ngày đáo hạn của tài khoản tiếtkiệm trực tuyến (online) của kháchhàng chưa đảm bảo thuận lợi vàquyền lợi của khách hàng theo LuậtTổ chức tín dụng; ứng dụng phânhệ thẻ tín dụng chưa tích hợp tựđộng chi tiêu lãi dự thu, lãi chưa thuvới hệ thống corebanking; hệ thốngCNTT chưa hỗ trợ rà soát tự độnghoặc bán thủ công đối với một sốtrường hợp chưa thống nhất giữachỉ tiêu trên BCTC và chỉ tiêuchấm điểm xếp hạng tín dụng liênquan, việc quản lý chi phí mua sắmCNTT còn chưa chặt chẽ…

Chủ động đi đầu ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạtđộng kiểm toán

Theo Kiểm toán trưởng Vũ VănCường, để đạt được kết quả trên,KTNN chuyên ngành VII đã triểnkhai thực hiện nhiều giải pháp.Trong đó, đơn vị đã chủ động đổimới xây dựng và tổ chức thực hiện

phương án tổ chức thực hiện kiểmtoán, chú trọng chất lượng giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trêncơ sở hướng dẫn của Tổng Kiểmtoán Nhà nước về xây dựngphương án tổ chức kiểm toán năm2020, tập thể cấp ủy và lãnh đạođơn vị đã trao đổi, thống nhất lựachọn nhân sự các trưởng đoàn kiểmtoán, KTV tham gia đoàn kiểmtoán ngay từ đầu năm trên cơ sởcân đối nhân sự hiện có đảm bảothực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toánvà các nhiệm vụ khác. Năm 2020,mặc dù phải dừng thực hiện kiểmtoán 1 tháng do ảnh hưởng của dịchbệnh Covid-19 song đến ngày30/10/2020, tất cả các cuộc kiểmtoán đã kết thúc kiểm toán tại đơnvị, đảm bảo về tiến độ, thời gian,nội dung phạm vi trọng tâm củacuộc kiểm toán theo quy định.

Đơn vị cũng đã đổi mới phươngpháp khảo sát thu thập thông tintheo hướng giao trực tiếp cho các

phòng chuyên quản tổ chức thuthập thông tin ngay từ đầu năm đểđánh giá, phân tích lập kế hoạchkiểm toán. “Trên cơ sở các thôngtin thu thập để lập kế hoạch, nếucần làm rõ nội dung nào hoặc yêucầu cung cấp thêm tài liệu thì tổchức đoàn khảo sát/lập kế hoạch đểtrực tiếp đến đơn vị khảo sát làm rõthêm, tránh ảnh hưởng nhiều đếnhoạt động của đơn vị được kiểmtoán. Việc đổi mới này cho thấy cáckế hoạch kiểm toán của các đoànkiểm toán được đánh giá có chấtlượng và đầy đủ thông tin, giảmthời gian hoàn thiện, chỉnh sửanhiều sau khi xét duyệt” - Kiểmtoán trưởng Vũ Văn Cường chia sẻ.

Bên cạnh đó, đơn vị chú trọngviệc tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ,đầy đủ các quy trình, quy định quảnlý và chuyên môn của KTNN. Năm2020 là năm đầu tiên KTNN ápdụng việc đổi mới phương phápkiểm toán dựa trên cơ sở xác địnhtrọng yếu và đánh giá rủi ro kiểmtoán, do đó, KTNN chuyên ngànhVII đã tổ chức cho các KTV họctập, trao đổi và nghiên cứu nghiêmtúc các phương pháp mới trongkiểm toán để áp dụng đầy đủ, hiệuquả; phối hợp với Vụ Chế độ vàKiểm soát chất lượng kiểm toántrao đổi, hướng dẫn các nội dung đểthống nhất trước khi thực hiện kiểmtoán. Song song đó, đơn vị luônthực hiện tốt công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng cho cán bộ, côngchức, KTV trong đơn vị, nhất làvăn hóa ứng xử, đạo đức nghềnghiệp, tinh thần trách nhiệm, nêu

gương và lòng tự trọng nghềnghiệp cho đội ngũ KTV; chấphành, tuân thủ tuyệt đối quy định vềQuy tắc ứng xử của KTV nhànước, không để xảy ra vi phạm cácquy định của KTNN và chấp hànhđúng quy định của pháp luật về đạođức công vụ, đạo đức nghề nghiệpcủa KTV. Trong thực hiện nhiệmvụ kiểm toán, KTNN chuyênngành VII luôn bám sát và triểnkhai thực hiện nghiêm, kịp thời cácchỉ đạo, chỉ thị của Tổng Kiểm toánNhà nước.

Ý thức rõ tầm quan trọng củaviệc ứng dụng CNTT trong hoạtđộng kiểm toán, KTNN chuyênngành VII đã chủ động triển khaiứng dụng CNTT cùng kiểm toánCNTT trong nhiều năm qua và đãđạt được nhiều kết quả ban đầu rấttích cực. Với đặc thù là đơn vị duynhất trong Ngành được giao chứcnăng kiểm toán CNTT, KTNNchuyên ngành VII đã phát huy tốiđa năng lực, trình độ của các KTVvề kiểm toán CNTT trong tất cả cáckhâu của hoạt động kiểm toán, làđơn vị đi đầu về ứng dụng CNTTtrong công tác lập kế hoạch kiểmtoán, mang lại hiệu quả tốt và cótính đột phá. Các đoàn kiểm toántrong năm 2020 đều áp dụng vàứng dụng CNTT trong hoạt độngkiểm toán. Bên cạnh đó, đơn vịcũng phối hợp chặt chẽ với Trungtâm Tin học trong việc cung cấp hồsơ của các đoàn kiểm toán để thựchiện số hóa dữ liệu; phối hợp chặtchẽ, có trách nhiệm với Ban Quảnlý dự án CNTT của KTNN triểnkhai việc xây dựng các phần mềmhỗ trợ kỹ thuật kiểm toán trong lĩnhvực tài chính - ngân hàng; coi trọngphát triển các ứng dụng CNTTtrong mọi hoạt động của KTNN.n

Qua kiểm toán, KTNN chuyên ngành VII đã kiến nghị xử lý tàichính hơn 244,6 tỷ đồng Ảnh tư liệu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán lĩnhvực tài chính, ngân hàng mang lại kết quả tích cựcr NHÓM PHÓNG VIÊN

Là đơn vị duy nhất trong Ngành được giao nhiệm vụ kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT), KTNNchuyên ngành VII đã phát huy tối đa năng lực, trình độ của các kiểm toán viên (KTV) về kiểm toánCNTT trong tất cả các khâu của hoạt động kiểm toán. Trong năm 2020, các đoàn kiểm toán của đơn vịđều áp dụng và ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều giảipháp và đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật trong công tác kiểm toán.

thực hiện. Số lượng văn bản, báo cáo, công văn, hướng dẫn tănggấp nhiều lần năm trước. Điều đáng mừng là sự chủ động trongcông việc của các vụ, đơn vị tốt hơn; một số việc đạt được kếtquả tốt, được dư luận đánh giá cao, ghi nhận…” - Trưởng BanTuyên giáo T.Ư khẳng định. Đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầucần nhận thức đầy đủ và đánh giá nghiêm túc những điểm cònhạn chế, những bất cập, vướng mắc trong công việc để có các giảipháp thực hiện tốt hơn trong năm 2021.

Phân tích bối cảnh, tình hình trong năm tới, đồng chí Võ VănThưởng lưu ý, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giaotừ nay tới Đại hội XIII của Đảng, nhất là công tác vận hành củaTrung tâm Báo chí của Đại hội và cung cấp thông tin báo chí chobáo chí nước ngoài.

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng yêu cầu việc tổ chức quántriệt, học tập Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống hiệu quả, nhanhhơn. Đối với những lĩnh vực, công việc đã đưa vào chương trìnhcông tác năm, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu phải thực hiệnthật tốt và có hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm. Các côngviệc nội bộ của Ban cần thực hiện tốt, đúng quy định; công táccán bộ tiếp tục đổi mới, tạo môi trường để phát huy năng lực, sởtrường của cán bộ trong Ban…n (Theo tuyengiao.vn)

Thực hiện tốt... (Tiếp theo trang 2)

ứng dụng CNTT, rút ngắn thời gian kiểm toán gắn vớicông tác cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục chú trọngtăng cường quy mô kiểm toán nhất là kiểm toán hoạtđộng; không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán vàđẩy nhanh tiến độ kiểm toán; tăng cường đốn đốc việcthực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán có hiệu quảhơn. Đồng thời, KTNN phải luôn coi trọng củng cố, kiệntoàn bộ máy tổ chức và không ngừng nâng cao năng lực,trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện môitrường làm việc điện tử của KTNN, ứng dụng CNTT,kỹ thuật số để công khai minh bạch hoạt động kiểm toánvà kết quả kiểm toán…

Trân trọng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịchQuốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớcthay mặt lãnh đạo KTNN và toàn Ngành cảm ơn lãnhđạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốchội Phùng Quốc Hiển đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạoKTNN thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ côngtác năm 2020.

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, trong năm vừa qua,để phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp

4.0, KTNN đã tập trung phát triển loại hình kiểm toánCNTT, chú trọng kiểm toán môi trường. Đặc biệt, KTNNViệt Nam đã có sáng kiến đề xuất các bên liên quan thựchiện cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vựcsông Mê Công. Đến nay, đề cương kiểm toán đã hoànthành và cuộc kiểm toán sẽ sớm được thực hiện để côngbố kết quả vào cuối năm 2021.

Nhân dịp này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ ĐứcPhớc cũng cảm ơn lãnh đạo các Bộ, ngành trong thời gianqua đã phối hợp, hỗ trợ KTNN hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sựphối hợp của các Bộ, ngành và sự quan tâm, chỉ đạo củalãnh đạo Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ được Đảng,Nhà nước giao trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2021 là hết sức nặng nềvà đầy thách thức, Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghịcán bộ, công chức, viên chức và người lao động trongtoàn Ngành tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết,thống nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngày càngkhẳng định vị thế của KTNN trong hệ thống nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.n

Tiếp tục phát huy... (Tiếp theo trang 3)

Page 9: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Hoạt động KTNB vẫn chưađảm bảo độc lập, khách quanvà toàn diện

Hiện nay, tại Việt Nam, nhữngthay đổi lớn về thành lập ngânhàng 100% vốn nước ngoài, mởrộng phạm vi và vốn hoạt độngchi nhánh ngân hàng nướcngoài… đã dẫn đến sự cạnh tranhgay gắt về thị phần giữa các ngânhàng. Do áp lực về doanh thu vàlợi nhuận, các ngân hàng phải nớilỏng các điều kiện tín dụng, thẩmđịnh trước khi cho vay và quytrình đánh giá. Điều này dẫn đếnviệc giám sát các khoản vaykhông được tiến hành cẩn thận,rủi ro ngày càng cao. Bên cạnh đó,cùng với xu hướng công nghệ củathế giới, các NHTM cũng phải đốimặt với rủi ro liên quan đến anninh mạng, bảo mật dữ liệu, quảntrị dữ liệu và quyền riêng tư, rủi rocủa bên thứ ba và tác động củacông nghệ đối với đạo đức, vănhóa DN. Đây là những vấn đề màKTNB cần tập trung trong thờigian tới.

Tại Việt Nam, theo thống kêcủa KTNN, hầu hết hoạt độngkiểm toán tập trung vào kiểmtoán báo cáo tài chính và kiểmtoán tuân thủ. Kiểm toán hoạtđộng là một nội dung trọng tâmcủa KTNB nhưng cũng chỉ dừnglại ở việc kiểm tra tính hiệu quả,chưa phân tích tính hiệu quả củahệ thống.

KTNB chỉ tập trung vào hoạtđộng tín dụng, huy động vốn, kếtoán tài chính. Các lĩnh vựcchuyên môn khác như: mua sắmtài sản, nguồn nhân lực, côngnghệ thông tin, đầu tư mạo hiểmchưa được quan tâm. Kiểm toánviên (KTV) nội bộ chưa xem xéttính hiệu quả của khuôn khổ quảnlý rủi ro và yêu cầu về vốn tối

thiểu theo quy định tại Basel II.Đồng thời, chức năng tham mưuchưa phù hợp với các chính sáchcủa hội đồng quản trị (HĐQT).

Về phương pháp, KTV vẫntập trung vào việc phát hiện cácsai sót trong hoạt động và tuânthủ, không thực sự coi mức độ rủiro như một hướng dẫn và phântích hiệu quả của các chính sách,chưa đưa ra nhiều khuyến nghịmang tính thực tiễn cao. Vì vậy,bộ phận KTNB chưa thực sựđóng vai trò tham mưu về quản lýrủi ro cho ban quản trị và quản lýcấp cao.

Nguyên nhân của thực trạngtrên là do nguồn nhân lực của bộphận KTNB tại ngân hàng chủyếu được luân chuyển từ nội bộnên chưa thực sự đảm bảo tínhđộc lập và tính khách quan củacuộc kiểm toán. Một số nhân sựđược tuyển dụng từ bên ngoàingân hàng, chủ yếu từ các công tykiểm toán lại thiếu kiến thức thựctế về ngân hàng.

Mặt khác, ở hầu hết cácNHTM, bộ phận KTNB đượccoi là độc lập với ban giám đốc.Thế nhưng, lực lượng này vẫnđược tuyển dụng thông qua bộ

phận nhân sự và hưởng chế độtiền lương, tiền thưởng doHĐQT điều hành nên tính độclập, khách quan của KTV chưathực sự đảm bảo.

Để bộ phận kiểm toán nội bộphát huy hiệu quả

KTNB có hai vai trò quantrọng: Một là đánh giá hiệu quảquá trình quản lý rủi ro, đảm bảohệ thống kiểm soát nội bộ củaNHTM hoạt động hiệu quả và cácrủi ro chính được quản lý ở mứccó thể chấp nhận được. Hai là tưvấn, đề xuất các kiến nghị và giảipháp nhằm cải thiện hiệu quả củaquá trình quản lý rủi ro.

Nguyên tắc hoạt động củaKTNB là “định hướng rủi ro”, vìvậy, tất cả các hoạt động, quy trìnhvà bộ phận phải được đánh giá rủiro theo 3 mức: cao, trung bình,thấp, thang điểm 5 tùy thuộc vàohệ quả và khả năng xảy ra rủi ro.Thời gian và nguồn lực của cuộckiểm toán ưu tiên cho các hoạtđộng có rủi ro cao, các quy trìnhhoặc bộ phận phải được đánh giáít nhất mỗi năm một lần. Qua đó,KTNB sẽ hỗ trợ ban lãnh đạo vàcác nhà quản lý, đảm bảo quá

trình quản lý rủi ro hiệu quả vànhững rủi ro chính được kiểm soátở mức chấp nhận được.

Ở vai trò thứ hai, hoạt độngKTNB sẽ xác minh hiệu quả hoạtđộng và đề xuất giải pháp nângcao hiệu lực của hệ thống kiểmsoát. Các KTV nội bộ đưa ra cácgiải pháp để cải thiện hệ thốngkiểm soát, đảm bảo hệ thống quảnlý rủi ro vận hành theo đúng quytrình và phù hợp với NHTM.Nhằm đảm bảo tính độc lập vàkhách quan của KTNB, báo cáovà tư vấn sẽ được cung cấp chocấp quản lý cao nhất là HĐQT,không phải giám đốc hay tổnggiám đốc.

Để bộ phận KTNB đáp ứnghai vai trò trên, trước tiên, KTVnội bộ cần tiếp cận vấn đề theophương pháp định hướng rủi ro,tập trung nguồn lực vào hoạt độngvới mức độ rủi ro cao. Điều kiệntiên quyết của phương pháp này làđánh giá viên phải hiểu biết sâusắc về ngân hàng cũng như banquản lý để thiết lập và hoàn thànhhồ sơ rủi ro với thông tin liênquan, bao gồm ước tính về ảnhhưởng của rủi ro và các biện phápđối phó.

Bộ phận KTNB cần tiếp cậntất cả các hoạt động ngân hàng,đặc biệt là nội dung công nghệthông tin, đây là xu hướng của thếgiới hiện nay. Đồng thời, bộ phậnnày cần đảm bảo đội ngũ KTV cótrình độ, kiến thức, kinh nghiệm,đáp ứng các quy định của phápluật. Ngân hàng Nhà nước ViệtNam cần ban hành bộ tiêu chuẩnđạo đức và nghề nghiệp cho KTVnội bộ tại các ngân hàng. Các tổchức tín dụng cũng phải cải tiếnbộ máy KTNB, đảm bảo số lượngtối thiểu và tính độc lập của bộphận này.n

THỨ NĂM 07-01-2021 9

Hiện nay, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã trở thành một bộ phận bắt buộc tại ngân hàng thương mại(NHTM). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bộ phận này vẫn gặp phải một số khó khăn trong quản lý rủi ro,nhất là khi công nghệ đang chi phối hoạt động của tất cả các NHTM.

(3) Xây dựng phương án tổ chức kiểmtoán hằng năm khoa học và chặt chẽ, chú trọng kết hợp,lồng ghép các cuộc kiểm toán, điều hành hoạt động kiểmtoán theo hướng linh hoạt, giảm thiểu số lần triển khai,kết luận tại cùng một đơn vị được kiểm toán; nâng caochất lượng công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán vàphân tích, tổng hợp kết quả kiểm toán; phối hợp chặt chẽvới các cơ quan thanh tra, kiểm tra của Đảng và Nhànước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là côngtác xây dựng kế hoạch kiểm toán và trao đổi thông tin.

(4) Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ quy trình, hồ sơmẫu biểu kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại,cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung: hoànthiện đầy đủ Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toándựa trên trọng yếu, rủi ro theo Chuẩn mực KTNN từnglĩnh vực; hoàn thiện quy trình kiểm toán theo hướng phùhợp với Chuẩn mực KTNN, thông lệ quốc tế; sửa đổi,bổ sung hoàn thiện hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm toánphù hợp với Luật KTNN, hệ thống Chuẩn mực KTNN,thực tiễn hoạt động kiểm toán và tương thích với LuậtNgân sách nhà nước, Luật Kế toán.

(5) Chuẩn hóa hoạt động kiểm soát chất lượng kiểmtoán, trong đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, chútrọng đánh giá chất lượng đoàn kiểm toán, tổ kiểm toánvà thành viên đoàn kiểm toán làm cơ sở luân chuyển,điều động, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá công chức;xây dựng quy định phân cấp về trách nhiệm của các cấpliên quan đến kết quả, kiến nghị kiểm toán.

(6) Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, lựa chọntiếp thu những phương pháp kiểm toán mới, tiên tiến,hiện đại, tăng cường thực hiện những cuộc kiểm toánliên quốc gia; triển khai đồng bộ các loại hình kiểm toángắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin và số hóahoạt động kiểm toán.

5.5. Về hội nhập và hợp tác quốc tế(1) Duy trì và tối ưu hóa lợi ích các mối quan hệ hợp

tác song phương hiện có, đồng thời mở rộng quan hệ hợptác với các đối tác song phương mới; đẩy mạnh triểnkhai, rà soát đánh giá việc thực hiện các cam kết, thỏathuận quốc tế, hướng tới ký kết các thỏa thuận hợp tácvì mục tiêu tăng cường năng lực cho các lĩnh vực ưu tiêncủa KTNN.

(2) Tiếp tục là thành viên có trách nhiệm trong việcxây dựng và thực hiện các cam kết, thỏa thuận đaphương; hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Tổ chứcCác cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á đến năm 2021 vàthành viên Ban Điều hành đến năm 2024; ứng cử TổngThư ký Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Ásau năm 2027 và đảm nhiệm chức Chủ tịch Tổ chức Cáccơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á sau năm 2028;ứng cử vai trò kiểm toán viên độc lập cho các tổ chứcquốc tế, đặc biệt là Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Ávà các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc trong giai đoạn2021-2030; ứng cử vai trò chủ trì điều phối đề án, hoạtđộng nghiên cứu của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toántối cao châu Á và Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểmtoán tối cao sau năm 2025.n

Deloitte đồng hành với cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Mới đây, Deloitte Việt Nam đã vinh dự nhận Giải thưởngTrách nhiệm xã hội DN (CSR Awards) do Hiệp hội Thươngmại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức. Giải thưởng CSR vinh danhnhững tập thể có đóng góp tích cực trong công tác phòng,chống Covid-19, mang đến những ảnh hưởng tích cực chocộng đồng và xã hội. Đây là năm thứ 2 Deloitte Việt Nam đượcnhận Giải thưởng này cũng như đánh dấu sự đồng hành vàcam kết trách nhiệm của Deloitte với cộng đồng vì sự pháttriển bền vững.n

PwC hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng IFRSVừa qua, PwC Việt Nam đã phối hợp với FPT Software tổ

chức Tọa đàm với chủ đề: “Tác động của việc áp dụng IFRSlên hệ thống thông tin tài chính kế toán”. Tại đây, các chuyêngia của PwC đã mang đến cho các DN cái nhìn toàn diện hơnvề việc triển khai IFRS (Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế)lên hệ thống hoạch định tài nguyên DN (ERP). Trước đó, PwCđã tổ chức Hội thảo trực tuyến về thuế lao động Việt Nam,nghĩa vụ thuế theo chủ sở hữu của người lao động.n

Khởi động Cuộc thi ICAEW 100Nối tiếp thành công của mùa trước, ICAEW 100 chính

thức quay trở lại vào đầu năm 2021 nhằm mang đến cho sinhviên những trải nghiệm thú vị và cơ hội thực tập tại DeloitteViệt Nam. ICAEW 100 sẽ tìm kiếm 100 sinh viên đại học xuấtsắc nhất khu vực Đông Nam Á có tiềm năng trở thành lãnhđạo tương lai. Cuộc thi tại Việt Nam diễn ra từ ngày 04/01 đến16/3, danh sách các thí sinh đạt kết quả cao nhất hằng tuần,tháng và chung cuộc sẽ được công bố trên Facebook củaICAEW Việt Nam.n THÙY LÊ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 (GIAI ĐOẠN 2021-2030)

(Kỳ sau đăng tiếp)

(Tiếp theo số 52)

QUảN LÝ RủI RO NGÂN HÀNG THươNG MạI:

Cần phát huy vai trò của kiểm toán nội bộr PHẠM THU VÂN - Đại học Kinh tế Quốc dân

KTNB đã trở thành một bộ phận bắt buộc tại NHTMẢnh minh họa

Page 10: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-202110Hoàn thành việc cung cấp cácdịch vụ công mức độ 4

Năm 2020, trong bối cảnh chịuảnh hưởng của đại dịch Covid-19,để đảm bảo giải quyết kịp thờiquyền lợi chính sách cho ngườidân, DN, ngành BHXH đã nhanhchóng chuyển đổi, thích ứng vớitrạng thái làm việc mới thông quaviệc: tăng cường xử lý các hồ sơtrực tuyến hỗ trợ người dân, DN;đẩy mạnh việc tích hợp thủ tụchành chính (TTHC) trên CổngDịch vụ công (DVC) Quốc gia;đẩy mạnh giao dịch điện tử…

Đặc biệt, BHXH Việt Nam đãchủ động, tích cực triển khai cácDVC trực tuyến. Ngày15/12/2020, BHXH Việt Nam đãban hành Văn bản triển khai bổsung 9 DVC trực tuyến mức độ 4dành cho tổ chức và cá nhân trênCổng DVC của ngành. Theo đó,BHXH Việt Nam đã hoàn thànhviệc cung cấp các DVC mức độ 4cho tất cả thủ tục hành chính củangành. Sự kiện này có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, đem lại nhiều tiệních cho người dân, DN, đượcChính phủ, Thủ tướng Chính phủđánh giá cao, được người dân, DNghi nhận và ủng hộ. “Người dânchỉ cần có máy tính hoặc điệnthoại thông minh kết nối mạng in-ternet là có thể thực hiện các DVCcủa ngành BHXH Việt Nam ở bấtcứ đâu, bất kỳ khi nào, giúp cắtgiảm thời gian, chi phí đi lại củangười dân, DN trong các giao dịchvới cơ quan BHXH” - đại diệnBHXH Việt Nam cho biết.

Ngoài ra, BHXH Việt Namcũng đã chủ động tích hợp, cungcấp 15 DVC mức độ 4 của ngành,DVC liên thông với các Bộ, ngànhtrên Cổng DVC Quốc gia. CácDVC cấp lại thẻ bảo hiểm y tế(BHYT) do hỏng, mất; đóng tiếpBHXH tự nguyện, gia hạn thẻBHYT hộ gia đình, thanh toán trựctuyến nộp tiền đóng BHXH tựnguyện… là những DVC mức độ4 được nhiều người thực hiện nhất.Dự kiến trong quý I/2021, ngànhsẽ hoàn thành việc cung cấp, liênthông 100% DVC mức độ 4 củangành trên Cổng DVC Quốc gia.

Việc hoàn thành cung cấp cácDVC mức độ 4 là một trong

những thành tích nổi bật, thể hiệnsự nỗ lực của ngành BHXH ViệtNam trong công tác cải cáchTTHC, ứng dụngCNTT hướng tớixây dựng ngànhBHXH Việt Namhiện đại, chuyênnghiệp, phục vụngười dân ngàycàng tốt hơnvới những lợiích thiết thực,thân thiện.

Tích hợp, cung cấp dịch vụtrên thiết bị di động

Cũng với tinh thần quyết liệtđẩy mạnh ứng dụng CNTT, thựchiện số hóa trong tất cả các lĩnhvực hoạt động của ngành, mộtđiểm nhấn trong năm 2020 của

ngành BHXH là vào giữa tháng11, BHXH Việt Nam đã chínhthức công bố đưa vào sử dụng

“Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xãhội số trên nền tảng thiết bị diđộng”. Đây chính là bước đi quantrọng, thúc đẩy mạnh mẽ quátrình chuyển đổi số của ngànhBHXH Việt Nam, góp phần xâydựng quốc gia số, xã hội số củaChính phủ.

Ứng dụng VssID cung cấp cáctiện ích, thông tin thiết yếu như:thông tin quá trình tham gia, thụ

hưởng BHXH,BHYT, thẻBHYT, dịch vụhỗ trợ 24/7,Tổng đài hỗtrợ khách hàng1900.9068...Theo địnhhướng, VssIDsẽ thay thế thẻgiấy BHYT -

đã bộc lộ nhiều điểm bất tiệntrong quá trình sử dụng như: dễhư hỏng, mã code dễ bị mờ...Ngay trong đợt bão lũ xảy ra liêntiếp tại miền Trung - Tây Nguyên,BHXH Việt Nam đã phối hợp vớiBộ Y tế triển khai thí điểm đểngười có thẻ BHYT tại các tỉnh

này có thể sử dụng hình ảnh thẻBHYT trên ứng dụng VssID thaythế thẻ BHYT giấy khi đi khám,chữa bệnh BHYT.

Đến nay, đã có gần 300.000lượt cài đặt và sử dụng ứng dụngVssID. Ứng dụng đã được đôngđảo người lao động đón nhận vàđánh giá cao; coi như một ngườibạn đồng hành thân thiết trongsuốt quá trình tham gia, thụhưởng BHXH, BHYT. Theo cácchuyên gia, việc đưa các tiện ích,thông tin đóng - hưởng BHXH,BHYT tiến tới tích hợp, cung cấpcác DVC, dịch vụ thanh toán trựctuyến lên ứng dụng trên thiết bị diđộng chính là bước đi phù hợpvới xu hướng chuyển đổi số, xâydựng Chính phủ số, quốc gia sốhiện nay. Ông Đỗ Công Anh -Phó Cục trưởng phụ trách điềuhành Cục Tin học hóa (Bộ Thôngtin và Truyền thông) - đánh giá,định hướng phát triển Chính phủđiện tử, hướng đến Chính phủ sốđã xác định phải cung cấp dịch vụcho người dân mọi lúc, mọi nơivà thông qua nhiều kênh khácnhau, trong đó, hướng tới kênhchính yếu của người dân là quađiện thoại thông minh (smart-phone), để người dân có thể tiếpcận được với DVC trực tuyến.Đây chính là ý nghĩa lớn nhất màVssID mang lại.

Thời gian tới, BHXH ViệtNam sẽ tiếp tục nghiên cứu vàtriển khai tích hợp các DVC, tiệních thanh toán trực tuyến trênứng dụng VssID… để người dâncó thể giao dịch với cơ quanBHXH ở bất cứ đâu và bất kỳ lúcnào, đúng như chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc “Ứng dụng này có lợi chongười dân, mà việc gì có lợi chongười dân thì nên làm, từ việcnhỏ nhất...”.n

Ứng dụng VssID đã được đông đảo người dân đón nhận và đánh giá cao Ảnh minh họa

Khép lại năm 2020, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) củangành bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽquá trình chuyển đổi số của ngành, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng phục vụngười dân, DN.

Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngànhbảo hiểm xã hộir Đ.KHOA

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% phí sử dụngkết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có Công văn xin ý kiến các Bộ, ngành,tổ chức liên quan về Dự thảo Thông tư đề xuất giảm 50%phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hànhnhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắtđược Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 8% về 4% trên doanhthu kinh doanh vận tải đường sắt so với hiện hành, mứcgiảm này dự kiến có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021.n

MINH ANH

Thu thuế khoảng 1.000 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh qua mạng

Tổng cục Thuế cho biết, năm 2019, số thu từ hoạt độngkinh doanh, bán hàng qua mạng của các tổ chức, cá nhân(Facebook, YouTube, Google…) khoảng hơn 1.000 tỷđồng. Năm 2020 chưa có số liệu thống kê chính thức,nhưng số thu cũng khoảng trên 1.000 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2018, các DN, tổ chức Việt Nam ký hợp

đồng quảng cáo, sử dụng dịch vụ trên mạng với tổ chứcnước ngoài và đã khấu trừ nộp thay cho các tổ chức nướcngoài với tổng số thuế hơn 770,6 tỷ đồng (trong đó thuế giátrị gia tăng là hơn 353,4 tỷ đồng, thuế thu nhập DN là hơn417,1 tỷ đồng).

Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, số thu từ hoạt độngnày trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng khi hoạt độngthương mại điện tử ngày càng phát triển.n M.ANH

SHB hoàn tất 3 trụ cột Basel II trước thời hạn

Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - HàNội (SHB) đã công bố hoàn tất toàn bộ các hạng mục củaICAAP - Trụ cột 2 đánh giá nội bộ về mức đủ vốn trongHiệp ước vốn Basel II (Phiên bản thứ 2 của Hiệp ướcBasel). Điều này đồng nghĩa với việc SHB đã đáp ứng tuânthủ sớm toàn bộ cả 3 trụ cột của Basel II so với quy định.

SHB dự kiến sẽ đầu tư, phát triển Basel II theo phươngpháp nâng cao và hướng tới chuẩn mực Basel III. Đây làcơ sở để Ngân hàng tiếp tục phát triển chiến lược kinh

doanh bền vững, toàn diện, tạo hành lang cho việc quản trịrủi ro và sử dụng vốn một cách hiệu quả, từ đó cung cấpcác sản phẩm tài chính, phi tài chính an toàn, tin cậy vàminh bạch dành cho khách hàng.n THÀNH ĐỨC

Phải công khai, minh bạch các khoản đóng góp từ thiện

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định liênquan đến việc vận động, phân phối tiền tài trợ từ thiện.

Dự thảo Nghị định quy định rõ ràng, cụ thể các nội dungtừ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cơ quan kêu gọivận động, thời gian vận động, tiếp nhận, đến các nội dungchi từ nguồn đóng góp tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợicho các Bộ, ngành, địa phương và người dân, tránh chồngchéo trong việc triển khai thực hiện vận động, tiếp nhận,phân phối và sử dụng nguồn lực này. Dự thảo Nghị địnhcũng quy định phải thực hiện công khai, minh bạch, sửdụng hiệu quả nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cánhân. Dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến rộng rãitrước khi trình Chính phủ ký ban hành.n THÙY ANH

Tính đến ngày 23/12/2020, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giảiquyết hơn 9.000 giao dịch trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia, trongđó: Tiếp nhận và giải quyết cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất cho 2.616trường hợp; 5.859 giao dịch thanh toán trực tuyến thành công (thanhtoán gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình cho 4.022 trường hợp; đóngtiếp BHXH tự nguyện cho 1.706 trường hợp; đóng BHXH bắt buộc,BHYT, bảo hiểm thất nghiệp là 131 trường hợp); tiếp nhận, xử lý 916hồ sơ đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19.n

Page 11: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 11

Tạo tiền đề hình thành các chính sách định giá carbon

Nghị định thư Kyoto về cắtgiảm phát thải KNK năm 1997 đãtạo điều kiện cho sự hình thành vàphát triển thị trường carbon - mộtloại hàng hóa đặc biệt. Để xác địnhgiá trị của lượng phát thải giảmđược, các quốc gia đã định giá car-bon thông qua các công cụ tàichính phổ biến là thuế, hệ thốngtrao đổi hạn ngạch phát thải và tínchỉ carbon.

Thế giới hiện có 46 quốc gia và35 vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lênkế hoạch áp dụng công cụ định giácarbon với tổng lượng KNK đượckiểm soát là 12 tỷ tấn CO2 tươngđương, chiếm 22,3% tổng lượngphát thải KNK toàn cầu. Năm2019, nguồn thu từ định giá carbontoàn cầu là 45 tỷ USD. Đến nay, cóhơn 14.500 công ty, cơ sở tham giađịnh giá carbon và tạo ra hơn 4 tỷtín chỉ carbon. Mục tiêu của địnhgiá carbon là hạn chế việc phát thảiKNK hiệu quả thông qua sử dụngcác cơ chế thị trường để chuyển chiphí phát thải cho các nguồn phátthải theo nguyên tắc “người gây ônhiễm phải trả tiền”. Việc này giúphạn chế ô nhiễm môi trường, bảovệ sức khỏe, góp phần tạo doanhthu và thúc đẩy đổi mới công nghệtại các cơ sở phát thải KNK.

Năm 2012, Việt Nam trở thànhthành viên của Chương trình sẵnsàng tham gia thị trường carbonquốc tế. Năm 2015, Dự án Chuẩnbị sẵn sàng cho xây dựng thị trườngcarbon tại Việt Nam (VNPMR)được triển khai nhằm tăng cườngnăng lực xây dựng các công cụ thịtrường, tạo điều kiện cho việc hìnhthành thị trường carbon ở ViệtNam. Trong khuôn khổ Dự ánVNPMR, nhiều nghiên cứu chuyênsâu đã được thực hiện nhằm đề

xuất chính sách, công cụ quản lýnhà nước về thị trường carbon, baogồm cơ chế tạo tín chỉ, hệ thốnggiao dịch phát thải (ETS), phí/thuếvà cơ chế chứng chỉ xanh. CụcBiến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên vàMôi trường đánh giá, qua 5 nămtriển khai, Dự án VNPMR đã cơbản hoàn thành với những đónggóp từ các nghiên cứu thí điểm tạimột số ngành như: sản xuất thép,quản lý chất thải rắn. Đây là bướcchuẩn bị quan trọng để Việt Namtiến tới hình thành và phát triển thịtrường carbon trong nước cũng nhưtham gia thị trường carbon thế giới.

Phó Cục trưởng Cục Biến đổikhí hậu, Giám đốc Dự án VNPMR

- ông Nguyễn Tuấn Quang - chobiết, ứng phó biến đổi khí hậu toàncầu sắp bước sang giai đoạn mớivới việc các bên bắt đầu thực hiệnThỏa thuận Paris kể từ năm 2021trở đi, trong đó có cam kết về giảmphát thải KNK theo NDC (Đónggóp do quốc gia tự quyết định). ViệtNam vừa hoàn thành việc cập nhậtNDC và đã gửi Ban Thư ký Côngước khung của Liên Hợp Quốc vềbiến đổi khí hậu. Theo đó, bằngnguồn lực trong nước, Việt Nam sẽgiảm 9% tổng lượng phát thảiKNK so với kịch bản phát triểnthông thường, tương đương 83,9triệu tấn CO2. Mức đóng góp giảmnhẹ sẽ tăng lên 27%, tương đương

250,8 triệu tấn CO2 khi nhận đượchỗ trợ quốc tế. Hiện thực hóa cácmục tiêu này sẽ góp phần thực hiệnThỏa thuận Paris, tạo động lực mớicho tăng trưởng kinh tế theo hướngcarbon thấp và phát triển bền vững.

Tiếp tục triển khai đồng bộ một số nội dung ưu tiên

Theo TS. Lương Quang Huy -điều phối viên Dự án VNPMR, đểhình thành, phát triển thị trườngcarbon, Việt Nam phải đánh giámột cách toàn diện tác động đếnkinh tế - xã hội, môi trường cũngnhư hoạt động của DN, đồng thờihọc hỏi kinh nghiệm của các nướctrên thế giới. Việt Nam cũng cần

xây dựng các văn bản quy phạmpháp luật phù hợp với điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội của quốcgia và thông lệ quốc tế; hình thànhhệ thống tương đối toàn diện, bắtđầu từ các hoạt động thí điểm, tiếntới vận hành đầy đủ thị trường car-bon ở Việt Nam, kết nối với thịtrường thế giới trong tương lai.

Nghiên cứu trong khuôn khổDự án VNPMR cho thấy, cần đầutư thích đáng vào hệ thống thu thập,quản lý dữ liệu về kiểm kê KNK,giảm nhẹ phát thải. Việc huy độngnguồn vốn đầu tư để tham gia thịtrường carbon cần được thực hiệntrên cơ sở nội lực của DN cùng vớichính sách hỗ trợ của Chính phủ vàthực hiện theo lộ trình cụ thể. Bêncạnh đó, Việt Nam cần tăng cườngnăng lực của các cá nhân, tổ chứcthẩm định và các đơn vị thực hiệnkiểm toán. Sự thiếu vắng các đơnvị thẩm định trong nước sẽ cản trởviệc triển khai công cụ định giá car-bon do làm tăng chi phí giao dịchvà yêu cầu về thời gian.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hìnhthành và phát triển thị trường car-bon ở Việt Nam, một số nội dungưu tiên cần tiếp tục được triển khaiđồng bộ như: xây dựng, ban hànhhệ thống kiểm kê KNK, hệ thốnggiám sát phát thải KNK và hệthống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩmđịnh) cấp quốc gia/ngành/tiểungành/cơ sở sản xuất một cáchminh bạch, chính xác theo tiêuchuẩn quốc tế; xác định lộ trìnhgiảm phát thải KNK cho từngngành/tiểu ngành. Khi áp dụngdụng các công cụ định giá carbon,cơ quan chức năng cần đánh giá,phân tích đầy đủ các tác động cũngnhư cơ hội đối với kinh tế - xã hộivà môi trường, từ đó, lựa chọncông cụ phù hợp với điều kiện cụthể của Việt Nam. Ngoài ra, ViệtNam cần đẩy mạnh trao đổi, họctập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệtlà các quốc gia thành công tronglĩnh vực kinh doanh tín chỉ carbonnhư: Nhật Bản, Canada; đồng thờitiếp tục tổ chức các khóa đào tạo,tập huấn nhằm tăng cường nănglực của các cấp, các ngành, các địaphương, cộng đồng và DN vềnhững vấn đề liên quan.n

Việt Nam chuẩn bị hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước Ảnh tư liệu

Để giảm phát thải khí nhà kính (KNK) với chi phí hiệu quả nhất, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới đã và đang lựa chọn công cụ định giá carbon. Bắt nhịp với xu hướng này, Việt Nam cũng đangtrong quá trình tăng cường năng lực xây dựng các công cụ thị trường, tạo điều kiện cho việc hìnhthành thị trường carbon.

Tiến tới hình thành và phát triển thị trường carbonr HỒNG ANH

Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 22/2015/QĐ-

TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập(ĐVSNCL) thành công ty cổ phần (CTCP).Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, so vớidanh mục chuyển đổi thành CTCP giai đoạn2017-2020, số lượng ĐVSNCL đã chuyểnđổi thành CTCP chỉ đạt 14,5%. Nguyênnhân chính dẫn đến việc chậm chuyển đổilà do xây dựng phương án sản xuất, kinhdoanh và phương án chuyển đổi chưa phùhợp; việc xác lập quyền sử dụng đất,phương án sử dụng đất, xác định giá trị DNcòn phức tạp…

Để khắc phục thực trạng trên, ngày25/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký,ban hành Nghị định số 150/2020/NĐ-CP vềchuyển ĐVSNCL thành CTCP (Nghị định150), có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.

Nghị định 150 quy định: Để đượcchuyển đổi, ĐVSNCL phải có phương ánsắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt theo quy định vềquản lý, sử dụng tài sản công. Tương tự,ĐVSNCL chuyển đổi phải được phê duyệtphương án sử dụng đất theo quy định về đấtđai trước khi cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh công bố giá trị ĐVSNCL. Quy định nàynhằm đẩy nhanh tiến độ xác định giá trịĐVSNCL chuyển đổi mà vẫn đảm bảo đầyđủ căn cứ của việc công bố giá trị ĐVSNCL.

Cùng với đó, Nghị định 150 quy định:Mọi hình thức như: thuê đất trả tiền một lần,Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đấthoặc có thu tiền sử dụng đất, đất do ĐVS-NCL nhận chuyển nhượng đều phải chuyểnsang hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

Nhằm đảm bảo tính thận trọng trong quátrình chuyển đổi, tính khả thi, phù hợp với

đặc thù của các ĐVSNCL, ngoài quy địnhĐVSNCL phải áp dụng tối thiểu 2 phươngpháp xác định giá trị đối với DN (phươngpháp tài sản và phương pháp chiết khấudòng tiền), Nghị định 150 quy định: Trườnghợp chỉ sử dụng 1 phương pháp để xác địnhgiá trị ĐVSNCL, tổ chức tư vấn xác địnhgiá trị phải báo cáo lý do không đủ cơ sở ápdụng các phương pháp khác để cơ quan cóthẩm quyền quyết định giá trị ĐVSNCLxem xét, quyết định. Bộ Tài chính cho biết:Quy định mở này giúp các cơ quan lựa chọnphương pháp xác định giá trị phù hợp vớithực tế, đồng thời đảm bảo giá trị phần vốnnhà nước tại ĐVSNCL chuyển đổi theonguyên tắc thị trường và không thấp hơn giátrị được áp dụng theo phương pháp tài sản.

Để tránh sai sót trong việc xác địnhnguồn vốn do Nhà nước sở hữu tạiĐVSNCL, Nghị định 150 quy định cáchxác định giá trị thực tế phần vốn nhànước tại ĐVSNCL chuyển đổi theonguyên tắc: “Giá trị thực tế vốn nhà nướctại ĐVSNCL bằng giá trị thực tế của đơnvị trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả,quỹ khen thưởng, phúc lợi, số dư quỹ bổsung thu nhập chia cho người lao độngcủa ĐVSNCL, các khoản vốn góp củacác tổ chức, cá nhân. Trong đó, nợ thựctế phải trả là tổng giá trị các khoản nợphải trả trừ (-) các khoản nợ không phảithanh toán”…

Với những quy định mới trên, Nghịđịnh 150 được kỳ vọng sẽ gỡ vướng chocác ĐVSNCL khi chuyển đổi thành CTCP,đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn củaviệc đổi mới cơ chế quản lý cũng như đẩymạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụsự nghiệp công lập.n MINH ANH

Nhiều quy định mới về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Page 12: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Năm 2020, hụt thu hơn 30.000 tỷ đồng

Ông Võ Thành Hưng - Vụtrưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính)- cho biết: Dự toán thu NSNNnăm 2020 được Quốc hội quyếtđịnh là hơn 1,5 triệu tỷ đồng trêncơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tếđạt 6,8%, lạm phát không quá4%, giá dầu thô 60 USD/thùng.

Trên cơ sở kết quả thu ngânsách 9 tháng năm 2020 đạt64,5% dự toán và qua thảo luậnvới các địa phương, Bộ Tài chínhđã báo cáo Chính phủ trình Quốchội ước thực hiện thu NSNNnăm 2020 là trên 1,3 triệu tỷđồng, giảm 189.200 tỷ đồng(giảm 12,5%) so với dự toán.

Thế nhưng, đến hết ngày30/12/2020, thu NSNN đạt 1,45triệu tỷ đồng, bằng 96% dự toán,tăng 130.000 tỷ đồng so với sốbáo cáo Quốc hội. Ước tính cảnăm 2020, thu NSNN đạt khoảng1,48 triệu tỷ đồng, đạt 98% (hụt30.700 tỷ đồng) so với dự toán,tăng 158.500 tỷ đồng so với sốbáo cáo Quốc hội; tỷ lệ độngviên vào NSNN đạt 23,5% GDP,riêng thuế, phí đạt 18,9% GDP.Trong đó: Thu nội địa đạt 1,26triệu tỷ đồng, bằng 100% dựtoán, tăng 148.600 tỷ đồng so vớisố báo cáo Quốc hội. Thu từ dầuthô đạt 34.400 tỷ đồng, bằng97,7% so với dự toán, tăng 1.900tỷ đồng so với số báo cáo Quốchội. Thu cân đối từ hoạt độngxuất, nhập khẩu đạt 178.000 tỷđồng, bằng 85,6% so với dựtoán, tăng 8.000 tỷ đồng so vớisố báo cáo Quốc hội.

Trong tổng số thu NSNNnêu trên, thu ngân sách T.Ư ước

đạt 779.400 tỷ đồng, bằng91,5% dự toán, tăng 54.400 tỷ

đồng so với số báo cáo Quốchội, nhưng loại trừ các khoản

ghi thu, ghi chi thì vẫn hụt99.200 tỷ đồng so dự toán (đã

báo cáo Quốc hội ước hụt thu126.800 - 165.300 tỷ đồng).

Thu ngân sách địa phươngước đạt 702.200 tỷ đồng, bằng106,3% (vượt 41.700 tỷ đồng)so dự toán, tăng 104.100 tỷđồng so với báo cáo Quốc hội.Ước tính, 55/63 địa phương thunội địa vượt dự toán được giao;8 địa phương không đạt dựtoán, bao gồm các địa phươngtrọng điểm thu.

Phát biểu tại Hội nghị trựctuyến quyết toán ngân sách ngày31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tàichính Đinh Tiến Dũng cho biếtthêm: Năm 2020, chi NSNNđược thực hiện trong bối cảnhthu ngân sách giảm, cân đối ngânsách các cấp khó khăn. Đến nay,NSNN đã chi khoảng 18.100 tỷđồng cho công tác phòng, chốngdịch và hỗ trợ cho gần 13 triệungười dân; đề xuất cấp 36.600tấn gạo dự trữ quốc gia để cứutrợ, cứu đói cho nhân dân, khắcphục hậu quả thiên tai và giáp hạtđầu năm. Một điểm sáng nữatrong điều hành ngân sách là tiếnđộ giải ngân vốn đầu tư phát triểntiến bộ hơn so với năm trước, lũykế hết tháng 12 đã đạt gần 83%kế hoạch năm… Nhờ đó, bội chiNSNN, nợ công năm 2020 đượckiểm soát chặt chẽ trong phạm vi

Thu ngân sách năm 2020 đạt 98%dự toánr THÙY ANH

Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt 2,91%, giảm hơn một nửa so với mục tiêu đặt ra là6,8% nhưng thu NSNN cả năm đạt 98% dự toán, chỉ hụt thu hơn 30.000 tỷ đồng so với số đã báo cáoQuốc hội.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hìnhthức giao thương thông qua Sàn giaodịch hàng hóa (GDHH) với các dịch vụliên kết chuỗi giá trị đang ngày càng trởnên phổ biến. Vì vậy, để tiếp cận thịtrường quốc tế, các DN Việt cần họchỏi kinh nghiệm, cơ cấu lại mô hìnhhoạt động phù hợp, đồng thời Nhànước cũng phải hoàn thiện hành langpháp lý để phát triển thị trường pháisinh hàng hóa.

Đầu tư phái sinh hàng hóa đang dầnđược quan tâm trở lại

Giao dịch phái sinh hàng hóa là hìnhthức khách hàng mua, bán một khối lượnghàng hóa tại mức giá xác định và việc giaonhận hàng được thực hiện tại một thời điểmđịnh trước trong tương lai. Theo thống kêcủa các sở GDHH trên thế giới, giao dịchphái sinh hàng hóa luôn sôi động và liên tụctăng trưởng cao, vượt cả tốc độ tăng của thịtrường chứng khoán. Đến nay, thị trườnghàng hóa đã chiếm 24% tổng khối lượng

giao dịch của các sản phẩm phái sinh trênthế giới và riêng khu vực châu Á chiếm56%. Đặc biệt, năm 2020, thị trường pháisinh hàng hóa có xu hướng lấn át so vớikênh đầu tư khác.

Chia sẻ tại Hội thảo “Sức bật của thịtrường GDHH trong bối cảnh Việt Nam hộinhập quốc tế sâu rộng và tác động của dịchbệnh Covid-19” mới đây, PGS,TS. TrươngThị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tàichính - nhận định: Những năm gần đây, đầutư phái sinh hàng hóa đang dần được quantâm trở lại, đặc biệt, Nghị định số51/2018/NĐ-CP quy định chi tiết LuậtThương mại về GDHH qua Sở GDHH(Nghị định 51) ra đời đã “cởi trói” cho hoạtđộng của Sở GDHH, giúp mô hình này cóthêm nhiều điều kiện phát triển. Tại ViệtNam, thời gian qua, một số DN đã triển khaimô hình GDHH thông qua sàn với các mặthàng như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều,sắt thép… Các yếu tố của giao dịch như:khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩnhàng hóa, mức giá... được các sàn giao dịch

quy định. Một số ngân hàng khác cũngbước đầu tạo kênh cho DN Việt Nam thamgia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.

Chia sẻ thêm về điều này, ông NguyễnĐức Dũng - Phó Tổng Giám đốc Sở Giaodịch hàng hoá Việt Nam (MXV) - cho rằng:Do những hạn chế về mặt chính sách nêndù ra đời từ năm 2010, hoạt động của MXVvẫn chưa đạt được như mong muốn. Chỉ khiNghị định 51 có hiệu lực, MXV mới đượckết nối liên thông với các Sở GDHH trênthế giới. Đến nay, MXV đã kết nối liênthông với nhiều Sở GDHH lớn trên thế giới,đáp ứng được vai trò là đơn vị tổ chức thịtrường GDHH tập trung cấp quốc gia củaViệt Nam. Các mặt hàng giao dịch cũng đadạng hơn với 4 nhóm: nông sản, nguyênliệu công nghiệp, kim loại, năng lượng.Hiện tại, MXV là Sàn GDHH Việt Namduy nhất còn tồn tại, có số lượng tài khoảngiao dịch phái sinh hàng hóa tăng khá mạnhtrong vòng một năm trở lại đây, với 10.000lot giao dịch bình quân mỗi ngày. Khôngchỉ tổ chức thị trường GDHH tập trung,

MXV còn chú trọng cung cấp dịch vụ chocác thành viên tham gia, bao gồm: giaodịch, bù trừ, thanh toán, giao nhận. Đây làmô hình hiệu quả đang được áp dụng tại cácthị trường tiên tiến trên thế giới, đảm bảoquá trình xử lý giao dịch được xuyên suốt,tốc độ nhanh chóng, thông tin chính xác.

Tạo sức bật cho thị trường giao dịchhàng hóa

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn - PhóGiám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Môigiới hàng hoá Invest Plus, kinh nghiệm từcác sàn trên thế giới cho thấy, để tạo điềukiện cho thị trường hàng hoá Việt Nam pháttriển, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường; quy định rõ ràng vềđiều kiện thành lập, tham gia và hoạt độngcủa thị trường giao dịch tương lai; phânđịnh rạch ròi chức năng quản lý, giám sátthị trường để tránh xung đột giữa các bêntham gia; khuyến khích và hỗ trợ các sàngiao dịch phát triển sản phẩm mới.

Một điều kiện quan trọng nữa theo ôngNguyễn Minh Tuấn là cần có nhu cầu thiếtthực về việc sử dụng sản phẩm thuộc thịtrường hàng hoá phái sinh và nhu cầu nàyxuất phát từ nhiều bên tham gia. Cùng vớiđó, cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại cầnđược đầu tư để xử lý quy trình thanh toánvà kết nối thông tin. Lựa chọn phương thứcthanh toán phù hợp cho giao dịch tương laisẽ ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của

Sàn giao dịch - bệ đỡ cho hàng hóa Việthội nhập quốc tếr THÙY LÊ

Thu NSNN cả năm 2020 đạt 98% dự toán Ảnh: TTXVN

THỨ NĂM 07-01-202112

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai, các khoản thu lớn từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh không đạt dự toán như: thu từ khu vực DNNN đạt 82,6%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nướcngoài đạt 89,4%, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 88,8%, thu thuế bảo vệ môi trường đạt88,5% dự toán. Số thu từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DN của ngân sách T.Ư chỉ đạt16.700/45.000 tỷ đồng, bằng 37,1% dự toán.n

Page 13: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 13

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợdoanh nghiệp

Thực tế cho thấy, hàng loạt biệnpháp quyết liệt để hỗ trợ sản xuất,thúc đẩy đầu tư công, kích cầu tiêudùng, mở rộng thị trường, thu hútđầu tư... đã được triển khai. Bêncạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đãthành lập Tổ công tác thúc đẩy hợptác đầu tư nước ngoài để tham mưuxây dựng các cơ chế, chính sáchmang tính cạnh tranh quốc tế nhằmnắm bắt kịp thời và tận dụng hiệuquả các cơ hội thu hút đầu tư trongtình hình mới.

Với sự quyết tâm, nỗ lực củaChính phủ và cộng đồng DN, tìnhhình đăng ký DN năm 2020 cónhững kết quả đáng ghi nhận. Cảnước có 134.900 DN đăng ký thànhlập mới, giảm 2,3% so với nămtrước nhưng có số vốn đăng ký bìnhquân một DN đạt 16,6 tỷ đồng, tăng32,3%. Nếu tính cả 3,34 triệu tỷđồng vốn đăng ký tăng thêm của39.500 DN đăng ký tăng vốn thìtổng số vốn đăng ký bổ sung vàonền kinh tế trong năm nay là gần5,58 triệu tỷ đồng, tăng 39,3% so vớinăm trước. Bên cạnh đó, còn có44.100 DN quay trở lại hoạt động,tăng 11,9%, nâng tổng số DN thànhlập mới và DN quay trở lại hoạtđộng trong năm 2020 lên 179.000DN, tăng 0,8% so với năm trước.Như vậy, trung bình mỗi tháng có14.900 DN thành lập mới và quaytrở lại hoạt động.

Tuy nhiên, trong năm qua, vẫncó tới 101.700 DN tạm ngừng kinhdoanh có thời hạn, ngừng hoạt độngchờ làm thủ tục giải thể và hoàn tấtthủ tục giải thể, tăng 13,9% so vớinăm trước. Trong đó, 46.600 DNtạm ngừng kinh doanh có thời hạn,tăng 62,2%; gần 37.700 DN ngừnghoạt động chờ làm thủ tục giải thể,giảm 13,8%; gần 17.500 DN hoàntất thủ tục giải thể, tăng 3,7%. Nhưvậy, trung bình mỗi tháng có gần8.500 DN rút lui khỏi thị trường.

Về thu hút FDI, do tác động củađại dịch Covid-19, tổng vốn đăng kýcấp mới, điều chỉnh và góp vốn, muacổ phần của nhà đầu tư nước ngoàichỉ đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% sovới cùng kỳ năm 2019. Vốn thựchiện của dự án FDI ước đạt 19,98 tỷUSD, bằng 98% năm 2019. Bộ Kếhoạch và Đầu tư nhận định, vốn đầutư thực hiện của các dự án FDI tuygiảm song mức độ giảm đã được cảithiện. Nhiều DN FDI đang dần hồiphục và duy trì tốt hoạt động sảnxuất kinh doanh, mở rộng dự án.Điểm nhấn đáng chú ý là vốn đầu tưđiều chỉnh của khu vực FDI đạt trên

6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùngkỳ năm 2019.

Chính phủ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp

DN đang lạc quan về tình hìnhsản xuất kinh doanh trong quý I/2021với 81% đánh giá sẽ ổn định và tốthơn so với quý IV/2020. Đó là kếtquả điều tra xu hướng kinh doanhcủa các DN chế biến, chế tạo vừaqua. Có 40,6% DN đánh giá tìnhhình sản xuất kinh doanh quýIV/2020 tốt hơn quý III/2020; 24,7%đánh giá gặp khó khăn và 34,7% chorằng tình hình sản xuất kinh doanhổn định. Dự kiến quý I/2021, 42,8%DN đánh giá xu hướng sẽ tốt lên sovới quý IV/2020; 19% dự báo khókhăn hơn và 38,2% cho rằng tìnhhình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Để hỗ trợ cộng đồng DN trongnước và quốc tế tại Việt Nam, Bộ Kếhoạch và Đầu tư kiến nghị, cần tiếptục tập trung tháo gỡ khó khăn choDN; cải cách quy trình, thủ tục đểDN tiếp cận các chính sách hỗ trợđơn giản, thuận tiện, kịp thời. Đồngthời, hỗ trợ DN trong nước tìm thịtrường nhập khẩu nguyên, nhiên, vậtliệu, phụ tùng, linh kiện thay thếnhằm vượt qua khó khăn do ảnhhưởng của dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, để thựchiện mục tiêu nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế, cần thiếtphải nâng cao sức cạnh tranh củaDN. Theo đó, tại thị trường trongnước, DN cần thực thi phương châm:“Hàng Việt Nam chinh phục ngườiViệt Nam”. Muốn vậy, các chínhsách cũng cần chú trọng phát triển thịtrường trong nước, chủ động kết nối,phát triển các kênh phân phối sảnphẩm hàng hóa của Việt Nam. Đồngthời, kích cầu đầu tư trong khối DNsản xuất cho xuất khẩu để chủ độngnguồn hàng khi thị trường các nướctrên thế giới mở lại bình thường và

tận dụng cơ hội từ hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới. Đáp ứng nhucầu trước mắt và lâu dài, Chính phủvà các Bộ, ngành cũng cần nhanhchóng phát triển các ngành côngnghiệp phụ trợ, gồm cả ngành sảnxuất sản phẩm phải nhập khẩu hiệnnay và ngành sản xuất sản phẩm xuấtkhẩu có giá trị gia tăng cao để giảmáp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào.

Đối với khu vực FDI, cơ hội vàniềm tin của các nhà đầu tư quốc tếvào Việt Nam đều đang tăng lên,điều này được kỳ vọng sẽ giúp choViệt Nam trở thành một trong nhữngđiểm đến đầu tư hấp dẫn hơn trongthời gian tới. Sự kết nối với khu vựcFDI sẽ tạo cơ hội cho các DN trongnước phát triển nhanh, hướng tớitham gia sâu vào chuỗi cung ứngtoàn cầu.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minhcho biết, để đồng hành và hỗ trợ tốiđa cộng đồng DN vượt qua tháchthức, tận dụng tốt nhất các cơ hộitrong trạng thái bình thường mới,Chính phủ tiếp tục nhất quán mụctiêu ổn định chính trị, ổn định kinh tếvĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinhdoanh, thúc đẩy tăng trưởng. Do đó,Chính phủ tiếp tục điều hành chủđộng, linh hoạt chính sách tiền tệ gắnvới chính sách tài khoá và các chínhsách khác; hỗ trợ DN tiếp cận nguồnvốn và cơ hội đầu tư, kinh doanh,phát triển tiêu thụ tại thị trường trongnước. Chính phủ cũng tăng cườngkhuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tưFDI vào hạ tầng cơ sở, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao đểchủ động đón làn sóng đầu tư mớigắn với tham gia hiệu quả vào chuỗigiá trị toàn cầu và chuyển giao côngnghệ tiên tiến, thân thiện với môitrường. Đặc biệt, Chính phủ sẽ ưutiên thúc đẩy chuyển đổi số, pháttriển kinh tế số, Chính phủ số, coiđây là khâu đột phá trong phát triểnnhanh, bền vững.n

Việc kiến tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng DN là ưu tiên hàng đầucủa Chính phủ Ảnh tư liệu

Trao đổi trước cộng đồng DN trong nước và quốc tế tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minhkhẳng định, việc kiến tạo môi trường thuận lợi để giúp cộng đồng DN sớm phục hồi và vươn lên, lấy lại độnglực phát triển trong trạng thái bình thường mới là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong chỉ đạo,điều hành kinh tế vĩ mô năm 2020.

Tạo động lực phát triển cho doanhnghiệp trong trạng thái bình thường mớir PHÚC KHANG

Quốc hội cho phép, tương ứng khoảng 4,2% GDP và55,9% GDP. Kết quả này góp phần hoàn thành cao nhấtcác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngânsách năm 2020 và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tàichính - ngân sách 5 năm 2016-2020.

Năm 2021 phấn đấu tăng thu tối thiểu 3% Về nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021, Bộ

trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, toàn ngành tài chính sẽtập trung vào 3 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện yêucầu của Chính phủ là thu NSNN tăng tối thiểu 3% so vớidự toán, các địa phương có điều kiện thì phấn đấu tăngthu từ 3 - 5%.

Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương vào cuộcchỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra ngay từđầu năm 2021 trên tinh thần phát huy các mặt tích cựccủa năm 2020, lường trước các khó khăn, thách thức, căncứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để có kếhoạch triển khai chi tiết, khả thi.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục tạo mọi điềukiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; rà soát,sửa đổi các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính theohướng tinh giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho DN và ngườidân. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu các giải pháp, chínhsách về miễn, giảm, giãn thuế, phí và thu ngân sách đểhỗ trợ DN, hộ kinh doanh gặp khó khăn do tác động củađại dịch Covid-19; tăng cường quản lý, chống thất thu,chuyển giá, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; đẩy mạnhthanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế,giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN;kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Đồng thời, các địa phương cần tổ chức điều hànhchi NSNN năm 2021 theo dự toán chặt chẽ, tiết kiệm,hiệu quả; chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi;triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật sự cần thiết,đặc biệt là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hộinghị, công tác trong và ngoài nước. Các giải pháp đẩymạnh giải ngân cần được thực hiện quyết liệt ngay từđầu năm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơnvị với kết quả giải ngân. Chủ động sử dụng dự phòng,dự trữ và các nguồn lực hợp pháp để xử lý các nhiệmvụ chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịchbệnh và nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuấtphát sinh theo quy định.n

các thành viên thị trường. Theo đó, việc áp dụng các chuẩnmực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cũng phảiđảm bảo sự thống nhất và phù hợp.

Bổ sung thêm một số kiến nghị, TS. Cao Minh Tiến -Học viện Tài chính - cho rằng: Để phát triển ổn định, SởGDHH cũng như hoạt động GDHH phái sinh cần cónhững bước đi chắc chắn, từ nền tảng của nhu cầu lớn vềgiao dịch hàng hoá thật đến phát triển cơ sở vật chất phụcvụ GDHH kỳ hạn. Sở GDHH chủ động tiếp nhận côngnghệ quản lý tiên tiến, nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thốngcông nghệ thông tin để tăng cường khả năng cạnh tranh,cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tiện ích, vượt trộiso với các sản phẩm truyền thống.

Để tạo sức bật cho thị trường hàng hóa, Việt Nam cầncó định hướng rõ ràng trong việc liên doanh, liên kết tổchức hoạt động GDHH cũng như thiết lập các sở giao dịchcó sự tham gia liên doanh, liên kết. Ngoài ra, các hiệp hộitại Việt Nam cần hỗ trợ tuyên truyền về lợi ích khi thamgia giao dịch, hướng dẫn và huấn luyện nghiệp vụ hoạtđộng giao dịch qua Sở GDHH đến các DN sản xuất, kinhdoanh, chế biến mặt hàng nông sản nhằm định giá chuẩncho thị trường Việt Nam.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ngay cả khi đã đáp ứngđầy đủ các điều kiện trên, nhưng thiếu sự can thiệp củaNhà nước thì thị trường GDHH vẫn bị ngưng trệ, thaotúng, gây tổn thất cho các đối tượng tham gia và ảnhhưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, nếuSở GDHH không đưa ra được các sản phẩm giao dịchphù hợp với thị trường và chưa có nghiên cứu đầy đủ cácyếu tố cấu thành một hợp đồng thành công thì rủi ro tàichính sẽ tăng cao. Cuối cùng, việc không bắt kịp khoahọc công nghệ sẽ khiến Sở GDHH thụt lùi, không thểcạnh tranh trên thị trường quốc tế - TS. Cao Minh Tiếnnhấn mạnh.n

Page 14: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-202114Vẫn sử dụng điểm thi tốtnghiệp trung học phổ thông

Theo Bộ GD&ĐT, trong 5năm qua (2016-2020), công táctuyển sinh đại học đã được đổimới thành công theo một lộ trìnhổn định, giảm áp lực và chi phícho toàn xã hội, mang lại nhiềulợi ích cho thí sinh và các trường.Đặc biệt, năm 2020, dù dịchCovid-19 xảy ra đã ảnh hưởnglớn đến công tác tuyển sinh,khiến các trường phải lùi côngtác tuyển sinh và lùi thời giannăm học lại một vài tháng nhưngkỳ tuyển sinh đại học vẫn diễn rathành công, đạt yêu cầu của đa sốcác trường.

Việc sử dụng điểm thi tốtnghiệp trung học phổ thông(THPT) để tuyển sinh đã tạo điềukiện thuận lợi cho thí sinh và cảnhà trường trong công tác xéttuyển. Thí sinh được đăng kýkhông giới hạn số lượng nguyệnvọng, từ đó trúng tuyển vào đúngngành và trường mình mongmuốn; các trường xét tuyển đượcthí sinh phù hợp. Phương thứctuyển sinh này đã giúp tiết kiệmchi phí tuyển sinh, giảm thí sinhảo. Để tiếp tục tạo thuận lợi nhấtcho thí sinh, lãnh đạo BộGD&ĐT khẳng định, tuyển sinhđại học sẽ được giữ ổn định tronggiai đoạn 2021-2025, các trườngđại học vẫn sử dụng kết quả kỳthi tốt nghiệp THPT để tuyểnsinh, đồng thời từng bước hoànthiện mô hình kỳ thi như năm2020, có sự phân định rõ tráchnhiệm quản lý nhà nước và việctriển khai của địa phương, cơ sởgiáo dục đại học, sau đó sẽ cóTrung tâm khảo thí độc lập để tổchức thi tuyển sinh.

Liên quan đến phương ántuyển sinh đại học trong giaiđoạn tới, Vụ trưởng Vụ Giáo dụcđại học (Bộ GD&ĐT) NguyễnThu Thủy đề nghị các trường nếucó thay đổi phương thức tuyểnsinh cần phải công bố, thông báosớm cho thí sinh. Với các trườngcó tính cạnh tranh cao có thể tổ

chức kỳ thi riêng để chọn lọc thísinh. Tuy nhiên, các trường nêntổ chức thành các nhóm, tổ chứckỳ thi với kết quả dùng chung đểgiảm thiểu chi phí và thời giancho thí sinh. “Tiến tới trongtuyển sinh đại học sẽ thành lậpTrung tâm khảo thí độc lập để tổchức các kỳ thi riêng trên máytính, có sự phân hóa thí sinh theocác nhóm trình độ. Điều này đòihỏi cao hơn do cần ngân hàngcâu hỏi lớn, cơ sở vật chất để thitrên máy tính cũng như tạo đượcsự công bằng, minh bạch” - bàThủy cho biết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cầngiữ vai trò chỉ đạo

Lãnh đạo các trường đại họcđánh giá cao chất lượng kỳ thiTHPT và cho biết sẽ tiếp tục sửdụng kết quả thi này để tuyểnsinh trong các năm tới. Tuynhiên, các trường cũng kiến nghịBộ GD&ĐT tiếp tục giữ vai tròchỉ đạo kỳ thi và thực hiện tốtcông tác thanh tra, giám sát đểđảm bảo kỳ thi tuyệt đối nghiêmtúc, bảo đảm tính minh bạch,khách quan và tin cậy.

Phó Hiệu trưởng Trường Đạihọc Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tú

ủng hộ chủ trương giữ ổn địnhcông tác tuyển sinh trong 5 nămtới, bởi nếu chuyển đổi phải cóthời gian chứ không thể thựchiện ngay lập tức. Theo ông Tú,kết quả tuyển sinh năm 2020 chothấy, ít nhất 50% chỉ tiêu cáctrường vẫn dựa vào kỳ thi tốtnghiệp THPT. Điều này chứngtỏ đây vẫn là kỳ thi quan trọngvới tuyển sinh của các trường,đỡ tốn kém và vất vả cho cả thísinh cũng như nhà trường. Tuynhiên, Bộ GD&ĐT tiếp tục duytrì lọc ảo, thực tế trong nhữngnăm qua công tác này đã giúp tỷ

lệ ảo của các trường giảm rấtnhiều. Đồng thời, Bộ vẫn nêngiữ vai trò “cầm cái” để đảm bảokỳ thi tuyệt đối nghiêm túc, quađó, các trường mới tin tưởng sửdụng kết quả.

Trong khi đó, Chủ tịch Hộiđồng Trường Đại học Ngoạithương Hà Nội Lê Thị Thu Thủycho biết, trong năm 2021,Trường vẫn tiếp tục sử dụng kếtquả thi tốt nghiệp THPT để xéttuyển với chỉ tiêu khoảng 50%.Ngoài ra, Trường cũng sẽ thựchiện quyền tự chủ tuyển sinhbằng các phương thức xét tuyểnkhác. “Trong 3 - 5 năm tới, cầnthiết phải thành lập Trung tâmkhảo thí độc lập để tổ chức cáckỳ thi. Các trường đại học có thểsử dụng kết quả khảo thí để thựchiện việc xét tuyển và xét tuyểnnhiều đợt trong năm. Tuy nhiên,để từng bước thành lập Trungtâm khảo thí độc lập, cần cónhững quy định pháp lý liênquan đến việc vận hành và sựchuẩn bị từ phía các trường đạihọc cũng như các trường THPTvà học sinh” - bà Thủy kiến nghị.

Theo chia sẻ của đại diệnTrường Đại học Đà Nẵng, trướcthực trạng thí sinh trúng tuyểnbằng các hình thức xét tuyểnriêng nhưng không xác nhậnnhập học khiến trường rơi vàothế bị động, Bộ GD&ĐT nêncho phép thí sinh đăng ký cácnguyện vọng bằng các hình thứcxét tuyển khác nhau trên cùngmột phiếu; đồng thời, phần mềmlọc ảo của Bộ nên được cải tiếnđể không chỉ lọc ảo đối với việcxét tuyển bằng kết quả thi tốtnghiệp THPT mà có thể tích hợplọc ảo tất cả phương thức tuyểnsinh nhằm giảm lượng trúngtuyển ảo. Mặt khác, Bộ cũng cầnsớm công bố kế hoạch tuyểnsinh năm 2021 và lộ trình cụ thểgiai đoạn 2021-2025, nhằm ổnđịnh cách dạy ở trường THPT vàđể các trường đại học lênphương án, ổn định phương thứctuyển sinh.n

TUYểN SINH đạI HọC GIAI đOạN 2021-2025:

Cơ bản giữ ổn định như năm 2020r LÊ HÒA

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, phương thức tuyển sinh đại học giai đoạn 2021-2025 cơbản giữ ổn định như năm 2020, với một số cải tiến về mặt kỹ thuật đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, tựchịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, để kỳ thi đảm bảo tuyệt đối nghiêm túc, bảođảm tính minh bạch, khách quan và tin cậy, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ cần tiếp tục giữ vai trò chỉ đạo kỳthi và thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát.

Tuyển sinh đại học sẽ được giữ ổn định trong giai đoạn 2021-2025 Ảnh: P.TUÂN

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quyđịnh về chất lượng dược liệu, thuốc

cổ truyền. Theo đó, Bộ đề xuất nhiều quyđịnh mới về tiêu chuẩn thực hành tốt trongkinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền,kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ của dượcliệu… tại các cơ sở kinh doanh và cơ sởkhám, chữa bệnh.

Thời gian qua, qua công tác kiểm tra,giám sát chất lượng dược liệu, thuốc dượcliệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chứcnăng đã phát hiện nhiều vi phạm như: cơsở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõnguồn gốc, sản phẩm thực phẩm chứcnăng chứa các thành phần không đượccông bố trên nhãn và không đúng với hồsơ công bố sản phẩm; quảng cáo thựcphẩm chức năng như thuốc chữa bệnh.Đặc biệt, Bộ Y tế đã phát hiện tình trạngpha trộn dược chất tân dược một cách tráiphép vào sản phẩm để lưu hành trên thịtrường hoặc sử dụng điều trị ngay tại cáccơ sở y học cổ truyền. Mặt khác, mặc dùThông tư số 13/2018/TT-BYT của Bộ Y

tế đã quy định về chất lượng dược liệunhưng cơ quan chức năng chưa kiểm soátđược số lượng dược liệu, vị thuốc cổtruyền mà DN nhập khẩu với số lượng bánra và trúng thầu tại các cơ sở y tế. Điều đótạo kẽ hở để dược liệu, vị thuốc cổ truyềnkhông bảo đảm chất lượng có thể đượcđưa vào cơ sở y tế.

Để ngăn ngừa sai phạm trong sản xuất,buôn bán, sử dụng thuốc dược liệu, thuốccổ truyền, Dự thảo Thông tư về chất lượngdược liệu, thuốc cổ truyền của Bộ Y tế đềxuất áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩnthực hành tốt trong suốt quá trình kinhdoanh, phù hợp với phạm vi kinh doanhcủa cơ sở kinh doanh. Đáng chú ý, Dự thảoThông tư quy định, dược liệu, nguyên liệusản xuất thuốc cổ truyền, bao bì tiếp xúctrực tiếp với thuốc cổ truyền trước khi đưa

vào sản xuất thuốc cổ truyền cần được cơsở sản xuất tiến hành kiểm nghiệm và đạttiêu chuẩn chất lượng. Dược liệu, vị thuốccổ truyền, thuốc cổ truyền trước khi xuấtxưởng phải được cơ sở sản xuất tiến hànhkiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn chất lượng.Người đứng đầu và người phụ tráchchuyên môn của cơ sở kinh doanh; ngườiphụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sởsản xuất phải chịu trách nhiệm về công tácquản lý chất lượng và kiểm tra chất lượngdược liệu, thuốc cổ truyền tại cơ sở.

Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốccổ truyền, thuốc cổ truyền cũng phải lưugiữ các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quanđến mỗi lần mua bán, nhập khẩu, xuấtxưởng, phân phối, lưu hành dược liệu, vịthuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền nhằm bảođảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ,

kiểm soát được toàn bộ đường đi, điềukiện bảo quản của dược liệu, vị thuốc cổtruyền, thuốc cổ truyền và nguyên liệu sửdụng sản xuất thuốc cổ truyền.

Đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền,thuốc cổ truyền sử dụng tại cơ sở khám,chữa bệnh (KCB) phải có phiếu kiểmnghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đối vớithuốc cổ truyền do cơ sở KCB chế biến,bào chế thì cơ sở KCB phải thực hiệnkiểm nghiệm chất lượng thuốc cổ truyềntại cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệulàm thuốc của Nhà nước hoặc cơ sở kinhdoanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyênliệu làm thuốc đã được cấp giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hoặckiểm nghiệm chất lượng thuốc tại cơ sởtrong trường hợp cơ sở KCB có phòngkiểm nghiệm thuốc đạt chuẩn. Ngườiđứng đầu cơ sở KCB có trách nhiệm tổchức kiểm tra định kỳ ít nhất 3 tháng mộtlần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết vềchất lượng dược liệu, thuốc cổ truyềntrong cơ sở KCB.n Đ. KHOA

Siết chặt quản lý chất lượng dược liệu,thuốc cổ truyền

Page 15: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-2021 15

Page 16: THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI

THỨ NĂM 07-01-202116

.

Mới đây, Statista - nhà cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giớicó trụ sở tại Hoa Kỳ - đã công bố một báo cáo thống kê chothấy những kết quả đáng tự hào của hãng kiểm toán Deloittetrên toàn thế giới trong giai đoạn 2006-2020.

Dịch vụ đa dạngDeloitte Touche Tohmatsu, thường được gọi là Deloitte, là

một công ty kế toán, kiểm toán toàn cầu hoạt động tại hơn 150quốc gia. Deloitte được thành lập tại Thủ đô London (Anh) vàonăm 1845 và đến năm 2017, trụ sở chính được đặt tại TP. NewYork (Hoa Kỳ).

Mạng lưới Deloitte bao gồm các công ty độc lập khắp thếgiới kết hợp lại với nhau dưới thương hiệu Deloitte để cung cấpcác dịch vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó khoảng mộtnửa doanh thu đến từ dịch vụ tài chính, kinh doanh tiêu dùng vàvận tải.

Thu nhập ban đầu của Deloitte chủ yếu từ hoạt động kiểmtoán tài khoản của các công ty đường sắt. Sau đó, Deloitte đãnhanh chóng nắm bắt các dịch vụ có nhu cầu cao và tạo ra nhữngcon số doanh thu khổng lồtrên toàn thế giới từ cácdịch vụ đa dạng của mình.

Kể từ năm 2013, De-loitte chia các lĩnh vực hoạtđộng thành các ngành dịchvụ: kiểm toán và đảm bảo,tư vấn, tư vấn tài chính, tưvấn rủi ro, thuế và pháp lý.Từ năm 2006 đến nay, De-loitte đã báo cáo doanh thutrên toàn thế giới chia theocác lĩnh vực riêng biệt.

Xét về tổng doanh thu,Deloitte là hãng kiểm toánlớn nhất trong nhóm BigFour toàn cầu. Deloitte hoạtđộng tại châu Mỹ, châu Âu,Trung Đông - châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương. Tại thịtrường Mỹ, Deloitte cũng khẳng định được vị trí hàng đầu khichiếm hơn một nửa doanh thu trên toàn thế giới, cao nhất tại BắcMỹ và Nam Mỹ. Xét về lĩnh vực hoạt động, Deloitte tạo ra doanhthu lớn nhất từ dịch vụ tư vấn.

Doanh thu tăng trưởng mạnhTrong suốt thập kỷ qua, doanh thu tất cả các dịch vụ của De-

loitte đều tăng lên qua mỗi năm. Từ năm 2009 đến 2020, doanhthu của Hãng đã tăng từ 26,1 tỷ USD lên 47,6 tỷ USD.

Dịch vụ kiểm toán và tư vấn rủi ro vẫn là lĩnh vực tạo ra

doanh thu lớn nhất cho Deloitte kể từ năm 2006 với doanh thulên tới 9,8 tỷ USD. Đến năm 2018, dịch vụ tư vấn đã vượt doanhthu của dịch vụ kiểm toán và tư vấn rủi ro. Doanh thu từ dịch vụtư vấn tăng từ 6,3 tỷ USD vào năm 2008 lên 19,8 tỷ USD (trêntổng doanh thu 47,6 tỷ USD) vào năm 2020 trong khi dịch vụkiểm toán và rủi ro đạt 15,5 tỷ USD, thuế đạt 8,7 tỷ USD và dịchvụ tư vấn tài chính đóng góp 3,8 tỷ USD.

Vào năm 2019, Deloitteđã thu được khoảng 24,2 tỷUSD tại châu Mỹ, xếp hạngcao nhất trong các hãngkiểm toán nhóm Big Four.Khi số lượng khách hàng ởchâu Mỹ tăng lên, số lượngnhân viên của Deloitte tạiđây cũng tăng cao. Khoảng150.000/334.800 nhân viêncủa Deloitte trên toàn thếgiới đã được tuyển dụng tạichâu Mỹ vào năm 2020.

Từ năm 2006 đến 2020,mỗi năm, khoảng một nửatổng doanh thu của Deloitteđược tạo ra ở châu Mỹ. Vàonăm 2020, Hãng đạt doanh

thu 25,3 tỷ USD tại châu Mỹ; doanh thu tại các khu vực còn lạilà 22,3 tỷ USD.

Số lượng nhân viên của Deloitte trên toàn thế giới trong giaiđoạn 2006-2020 liên tục tăng nhanh qua mỗi năm. Tính đếnnăm 2020, Deloitte sử dụng 334.800 nhân viên trên toàn cầu.Năm 2019, xét về số lượng nhân viên trên toàn thế giới, De-loitte đứng đầu trong 4 hãng kiểm toán lớn nhóm Big Four. Đếnnay, với 334.800 nhân viên chính thức, Deloitte có nhiều nhânviên hơn đối thủ bám sát nhất là hãng kiểm toán EY, sở hữu284.018 nhân viên vào năm 2019.n

(Theo statista.com và tổng hợp)

Bất chấp sự suy thoái nghiêmtrọng của nền kinh tế toàn cầu

do đại dịch Covid-19 gây ra, 4 hãngkiểm toán lớn thuộc nhóm BigFour tại Australia gồm: Deloitte,EY, KPMG và PwC đã nỗ lực tìmgiải pháp khắc phục khó khăn, cốgắng tiếp tục tăng trưởng.

Theo đó, kiểm toán được đánhgiá là một trong những mảng dịchvụ chính giúp các hãng này vẫnphát triển trong bối cảnh đại dịch.

Tạp chí Tài chính của Australiamới đây đã công bố danh sách 100công ty kế toán, kiểm toán hàngđầu thế giới năm 2020 và cho biết,doanh thu tổng thể của 4 hãng kiểm

toán nhóm Big Four đã tăng 6,6%,đạt 9,1 tỷ USD trong năm tài chínhkết thúc vào ngày 30/6/2020.

Mức tăng trưởng doanh thu tạicác hãng này được ghi nhận ở mức:12,7% ở EY, 10% ở Deloitte và 7%ở KPMG, doanh thu của PwC vẫngiữ ở mức cũ. Riêng dịch vụ kiểmtoán đã góp phần giúp kết quả hoạtđộng kinh doanh trong năm tài khóa2020 của Big Four có mức tăngtrưởng: 7,4% ở PwC; 6,9% ở EY;5,9% ở Deloitte và 2% ở KPMG.

Theo ông Glenn Carmody -Giám đốc Dịch vụ đảm bảo củaEY Oceania (Australia), bộ phậnkiểm toán của Công ty đã hoạtđộng rất tích cực và đạt được mộtsố kết quả quan trọng trong lĩnhvực kiểm toán. Trong đó phải kểđến việc EY trở thành đối tác củaCông ty Khai thác toàn cầu BHP,Công ty Năng lượng tích hợp Ori-gin Energy…

Bà Eileen Hoggett - Giám đốcPhòng Kiểm toán độc lập của

KPMG Australia - cho biết: “Hãngđã buộc phải điều chỉnh hầu hết cácquy trình của hoạt động kiểm toán,lần đầu tiên mọi nhân viên củachúng tôi cũng phải thích nghi vàvượt qua những thách thức để phùhợp với phương thức làm việc từxa, giúp đáp ứng nhu cầu của kháchhàng trong tình hình dịch bệnh”.

Còn ông Matt Graham - Giámđốc Dịch vụ đảm bảo của PwC -chia sẻ: “Đây là năm khó khăn nhấttôi từng chứng kiến trong sự

nghiệp kiểm toán của mình. Tuynhiên, chúng tôi đã nỗ lực pháttriển lĩnh vực kiểm toán, khai tháccả khách hàng mới và khắc phụcnhững thách thức trong hoạt độngkiểm toán thời kỳ Covid-19”.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấncủa hãng Deloitte phát triển mạnhmẽ hơn, trong khi dịch vụ kiểmtoán được đánh giá là yếu thế hơncác đối thủ trong nhóm Big Four.n

(Theo afr.com)TUỆ LÂM

BIG FOUR AUSTRALIA:

Nỗ lực phát triển trong bối cảnh đại dịch

Cần ngăn chặn tham nhũng trong đại dịch

Vừa qua, Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểmtoán tối cao (INTOSAI) đã tổ chức Hội nghị trựctuyến “Những thách thức và cách tiếp cận đểngăn chặn tham nhũng bùng phát trong thời kỳkhủng hoảng”. Hội nghị được đánh giá có vaitrò quan trọng trong bối cảnh đại dịch đã gây ravô số thách thức cho mọi cơ quan, tổ chức, DNtoàn cầu. Hội nghị cũng là sự kiện được tổ chứcnhân dịp thành lập Nhóm chuyên gia INTOSAItoàn cầu.n (Theo INTOSAI)

BDO gặt hái thành công mớiBDO - hãng kiểm toán lớn thứ 5 tại Anh - đã

trở thành hãng kiểm toán giành được hợp đồngnhiều thứ hai với các công ty được niêm yết trêncác thị trường chứng khoán. BDO đã có 35khách hàng niêm yết trong 12 tháng tính đếntháng 5/2020, hiện kiểm toán 297 công ty niêmyết, chỉ đứng sau PwC. Đây là lần đầu tiên mộthãng kiểm toán hạng trung giành được thànhcông như trên.n (Theo BDO)

Nam Phi: Quỹ hỗ trợ nạn nhânCovid-19 bị lạm dụng

Tháng 12/2020, Tổng Kiểm toán Nam Phiđã công bố một báo cáo sau khi tiến hành kiểmtoán Quỹ Cứu trợ nạn nhân của dịch bệnhCovid-19. Báo cáo cho biết, hơn 1.500 giám đốccác công ty có hợp tác kinh doanh với các cơquan, tổ chức của Nhà nước đã nhận được hỗtrợ trong thời gian đại dịch. Tất cả những đốitượng trên đang bị điều tra và nếu phát hiện sẽthu hồi những khoản tiền bị đánh cắp bởi nhữngkẻ gian lận.n (Theo ewn.co.za)

2006-2020:

Chặng đường phát triển đáng tự hàocủa Deloitte r THANH XUYÊN

Ngày22/01, Nhóm công tác về Hiện đạihóa và quản lý tài chính của Tổ chức quốc tếCác cơ quan Kiểm toán tối cao sẽ họp theohình thức trực tuyến.n (Theo INTOSAI)

Các đối tác của hãng kiểm toán Deloitte tạiAnh sẽ bị cắt giảm 17% lương mặc dù doanhthu của Hãng tăng gần 1/10.n

(Theo Financial Times)Hãng kiểm toán KPMG đã công bố kế

hoạch trở thành DN không phát thải carbonvào năm 2030 nhằm tiếp tục tập trung vào mụctiêu tăng trưởng bền vững.n (Theo KPMG)

YẾN NHI

Tổng biên tập: ĐỖ HỒNG CÔNGPhó Tổng biên tập: MAI HẢI ĐƯỜNG

Trụ sở: 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà NộiEmail: [email protected] Website: baokiemtoannhanuoc.vn, www.auditnews.vnĐiện thoại: Phòng Trị sự: (024) 6282 2100, Phòng Báo điện tử: 6276 7891 Phòng Thư ký toà soạn: 6282 2112, Phòng Phát hành - Quảng cáo: 6282 2201Phòng Phóng viên: 6282 2202, Phòng Chuyên đề: 6282 2110; Fax: (024) 6282 2191

Tài khoản: Báo Kiểm toán - 2601 0000 056239 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mỹ ĐìnhGiấy phép hoạt động báo chí in: Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 củaBộ Thông tin và Truyền thôngChế bản vi tính tại Tòa soạn In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1 Giá: 5.800đ

Đội ngũ nhân lực góp phần tạo nên thành công của Deloitte Ảnh: startuptalky

Năm 2007, Deloitte bắt đầu thuê các cựu nhân viên của Cục Tìnhbáo T.Ư Hoa Kỳ nhằm phát triển dịch vụ cung cấp nguồn dữ liệu vềcác mối đe dọa trên mạng.

Năm 2009-2013, Deloitte mua lại hàng loạt DN lớn: BearingPoint(Bắc Mỹ), Tập đoàn bất động sản Drivers Jonas (Anh), Công ty tưvấn Domani và ClearCarbon, Công ty dữ liệu và phần mềm Recombi-nant, Tập đoàn tư vấn Monitor…

Năm 2012, Deloitte mua lại Übermind - một công ty quảng cáodi động, đánh dấu sự gia nhập vào lĩnh vực ứng dụng di động.

Năm 2015, Deloitte sở hữu một trong những cơ quan kỹ thuật sốlớn nhất thế giới.

Năm 2016, Công ty tạo ra phòng thí nghiệm Blockchain (cơ sở dữliệu lớn) đầu tiên ở Dublin (Hoa Kỳ).

Năm 2019, Deloitte trở thành hãng kiểm toán lớn nhất toàn cầuxét về doanh thu.n

Số: 1 (444)