thỦ cÔng nghiỆp quẢng nam – ĐÀ nẴng...phân tích các yếu tố tác động đến...

53
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH PHƯƠNG THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG (1802 - 1945) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LCH SChuyên ngành: Lịch sVit Nam Mã số: 62 22 03 13 HU, 2017

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

(1802 - 1945)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

HUẾ, 2017

Page 2: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử,

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS. Bùi Thị Tân

PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Quang Hải, Viện

Sử học

Phản biện 3: PGS.TS. Trần Thuận, Trường ĐH

KHXH&NV – ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận

án cấp Đại học Huế họp tại:..........................................

Vào hồi…….ngày….. tháng…… năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1. Thư viện Quốc gia.

2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Page 3: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quảng Nam - Đà Nẵng là vùng đất chiến lược của nước ta kể từ

khi sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt (1306). Các nghề và làng

nghề truyền thống sớm ra đời và phát triển trên vùng đất Quảng Nam –

Đà Nẵng.

Các vua Nguyễn đã chọn Đà Nẵng làm nơi đón tiếp các sứ thần,

quan hệ ngoại giao, thương mại, Quảng Nam là đất “tả trực” của kinh

đô Huế tạo điều kiện cho kinh tế trong đó có thủ công nghiệp tiếp tục

tạo nên những bước tiến mới.

Thời thuộc Pháp, thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng có

những bước phát triển nhất định với nhiều sự biến chuyển đặt trong

mối quan hệ chung của thủ công nghiệp cả nước.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang tiếp tục đặt ra vấn đề là phải

nghiên cứu và đề ra phương án tốt cho sự phát triển thủ công nghiệp,

thủ công nghiệp vẫn có vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra nguồn

hàng xuất khẩu, phục vụ đời sống và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Việc tái hiện lại một cách có hệ thống thủ công nghiệp Quảng

Nam - Đà Nẵng (1802-1945) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình ra

đời phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng trong mối

tương quan với nền thủ công nghiệp của cả nước trong thời kì này. Mặt

khác, sẽ giúp chúng ta thấy được những đặc trưng cơ bản của thủ công

nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng và tác động của nó đối với đời sống

kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội cùng những phong tục, tập quán

của cư dân trên mảnh đất này.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Page 4: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Thông qua việc làm rõ chính sách đối với thủ công nghiệp của

nhà Nguyễn và Pháp, so sánh tình hình thủ công nghiệp Quảng Nam –

Đà Nẵng giữa hai thời kỳ trước thời thuộc Pháp và thời thuộc Pháp,

luận án nhằm khôi phục bức tranh thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà

Nẵng (1802-1945), khẳng định những nét đặc trưng thông qua việc

nghiên cứu một số nghề và làng nghề tiêu biểu, làm rõ đóng góp của

thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa trong tiến

trình lịch sử của vùng đất này.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công

nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử.

Nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp ở Quảng Nam – Đà Nẵng

từ 1802 - 1945, trong đó có nghiên cứu cụ thể một số nghề, làng nghề

thủ công tiêu biểu

Rút ra những đặc điểm, đóng góp của thủ công nghiệp đối với

địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng. Đưa ra những giải pháp nhằm bảo

tồn và phát triển các nghề, làng nghề tiêu biểu ở Quảng Nam – Đà

Nẵng.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà

Nẵng từ năm 1802 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên các

phương diện:

- Thủ công nghiệp nhà nước.

- Thủ công nghiệp dân gian.

- Quan hệ sản xuất.

- Kỹ thuật và bước tiến về kỹ thuật.

- Nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công, đời sống người thợ.

- Các tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến thủ công nghiệp.

Page 5: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

- Tác động của thủ công nghiệp đối với địa phương trên các khía

cạnh: kinh tế và đời sống, chính trị và xã hội, văn hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Khảo sát và nghiên cứu tình hình phát triển thủ

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Về thời gian: Từ năm 1802 đến trước Cách mạng tháng Tám

năm 1945. Trong đó chia thành hai thời kỳ là trước thời Pháp thuộc (từ

1802 – 1885, trước tháng 7/1885) và thời Pháp thuộc (1885 - 1945, sau

khi ký Hiệp ước Patenôtre đến trước Cách mạng tháng Tám).

Về nội dung: Những yếu tố tác động đến thủ công nghiệp Quảng

Nam – Đà Nẵng. Cơ cấu ngành nghề, tổ chức sản xuất, sản phẩm và

tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử. Đặc điểm, vai trò,

tác động của thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, xã hội và văn

hóa địa phương.

4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tư liệu

- Nguồn tư liệu lưu trữ: chủ yếu là Châu bản triều Nguyễn, văn

bản của chính quyền thuộc địa...

- Các công trình của các nhà nghiên cứu, các tác giả đã được

xuất bản trong và ngoài nước.

- Nguồn tư liệu điền dã tại địa phương:

Tư liệu thư tịch tại các làng nghề

Tư liệu truyền miệng

Nguồn tư liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn các

nghệ nhân, những người lớn tuổi tại các làng nghề.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp

lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng

tôi còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, phân

Page 6: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

tích, tổng hợp trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu văn bản, thực địa

và tiếp xúc nhân chứng. Đồng thời cũng vận dụng phương pháp so

sánh đồng đại, lịch đại để làm nổi bật các vấn đề cần thiết.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

* Về mặt khoa học:

- Bổ sung và hệ thống tư liệu về thủ công nghiệp Quảng Nam-

Đà Nẵng từ 1802 đến 1945.

- Tái hiện lại bức tranh thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng

từ 1802 đến 1945, thông qua đó làm rõ quá trình phát triển, một số đặc

điểm cơ bản, tác động của nó đối với tình hình phát triển kinh tế, xã

hội và văn hóa của địa phương.

- Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử nghề thủ công Việt Nam.

* Về mặt thực tiễn:

- Góp phần nghiên cứu lịch sử kinh tế địa phương tỉnh Quảng

Nam, thành phố Đà Nẵng và cả nước.

- Đề tài là cơ sở khoa học đề xuất những biện pháp nhằm bảo

tồn, khôi phục phát triển kinh tế thủ công nghiệp trong quá trình đô thị

hóa của Quảng Nam - Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp

với tiềm năng của nó. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất một số nội dung

liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền

thống của địa phương trong thời kỳ hội nhập.

6. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm

1802 đến năm 1885.

Chương 3. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm

1885 đến năm 1945.

Page 7: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Chương 4. Đặc điểm, vai trò của thủ công nghiệp Quảng Nam -

Đà Nẵng (1802-1945).

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về thủ công nghiệp Việt Nam đã được tiến hành từ

thời Pháp thuộc qua một số bài viết trên báo chí, một số công trình

được xuất bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bắt đầu nghiên

cứu có tính hệ thống.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG

NGHIỆP VIỆT NAM

Nghiên cứu về thủ công nghiệp Việt Nam đã được tiến hành

từ thời Pháp thuộc qua một số bài viết trên báo chí, một số công trình

được xuất bản. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bắt đầu nghiên

cứu có tính hệ thống.

Việt Hồng (1946), Tư bản Pháp với nền kinh tế Việt Nam,

NXB Xã hội, HN. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển

thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, HN. Nguyễn Thế Anh

(1971), Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, NXB

Lửa Thiêng, SG. Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển

tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt Nam, NXB Thông tin lý luận,

HN. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945,

NXB KHXH, HN. Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ

công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn,

NXB Thuận Hóa, H. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu Kinh tế -

Xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), NXB ĐHQG HN...

Page 8: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢNG NAM –

ĐÀ NẴNG CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG

NAM – ĐÀ NẴNG

A.J. Gouin (1883), Tourane et le centre de l’ Annam,

Imprimerie Rouillé Ladevère. Marcel Monnier (1899) Le tour d’

Asie, Eplon, Nourrit et Cie, Imprimeurs – E’diteurs. G.H. Monod

(1900), Les montagnes de marbre à Tourane. Năm 1905,

Ricquebourg (1905), La légende de la montagne de marbre

(Tourane). A. Sallet (1924), La légende de la montagne de marbre

(Tourane), Les montagnes de marbre, Atlas de L’Indochine. J.L.

Fontana (1925), L’Annam: Ses provinces, ses ressources

Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, quyển thượng,

Khảo cổ tùng thư, Sài Gòn. Huỳnh Công Bá (1991), “Bài Văn bia

chùa Phổ Khánh”, Tạp chí Hán Nôm, (11). Nguyễn Văn Xuân

(1995), Phong trào Duy Tân, NXB Đà Nẵng. Dương Trung Quốc

(1997), “Đà Nẵng trong mối tương quan với đô thị cổ Hội An”, Tạp

chí Non Nước, (1). Nguyễn Đình Đầu (1998), “Đà Nẵng qua các thời

đại”, Tạp chí Xưa và Nay, (54B). Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang,

Nguyễn Văn Đăng (2000), Đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB

Thuận Hóa, H…

1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG

NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

Phạm Hữu Đăng Đạt (2003, 2013) Chuyện kể làng nghề đất

Quảng và Chuyện xưa đất Quảng, NXB Đà Nẵng. Nguyễn Phước

Tương (2003), Bà chúa Tàm Tang xứ Quảng, NXB Đà Nẵng. Hồ Vũ

Thị Minh Châu (2004), “Nghề ươm tơ dệt lụa làng Thi Lai (xã Duy

Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) từ thế kỷ XVII đến năm

2002”, luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học – Đại học

Huế. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Nghề truyền

Page 9: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

thống Hội An, Quảng Nam. Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà

Nẵng (2009), Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng, NXB Đà

Nẵng. Huỳnh Ngọc (2012), “Nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Đà

Nẵng)”, luận văn Thạc sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học – Đại

học Huế. Dương Thị Ngọc Bích (2014), “Làng nghề điêu khắc đá

Non Nước tại Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà

Nẵng (truyền thống và biến đổi)”, luận án Tiến sĩ Nhân học Văn hóa,

Viện KHXH, HN.

1.5. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC LUẬN ÁN KẾ

THỪA

Các công trình nghiên cứu liên quan đến thủ công nghiệp

Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1802 đến 1945 đã tập trung nghiên

cứu về nghề và làng nghề thủ công trên vùng đất Quảng Nam – Đà

Nẵng là những tư liệu làm nền tảng để chúng tôi đi sâu vào nghiên

cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích, đánh giá dưới góc độ sử học làm

tiền đề giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Sự tác động của tình hình chính trị, xã hội, kinh tế đến thủ

công nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp, các nghề thủ công

tiêu biểu (nhu cầu và sự phát triển, sự phân bố của nghề, nguyên liệu,

công cụ sản xuất, kỹ thuật, tổ chức sản xuất, sản phẩm, sản lượng, thị

trường và tiêu thụ, vai trò kinh tế), các làng nghề thủ công tiêu biểu

(điều kiện tự nhiên và sự ra đời của làng, nguồn gốc nghề, quá trình

phát triển, bí quyết làng nghề thành tựu tiêu biểu...), sự biến đổi trong

cơ cấu ngành nghề, một số nét mới trong sự phát triển thủ công

nghiệp...

Sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua

các thời kỳ lịch sử từ 1802 đến 1945.

Các nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu từ 1802 đến 1945.

Page 10: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Làm rõ đóng góp của thủ công nghiệp đối với tình hình kinh

tế, chính trị, xã hội và văn hóa vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Những nét đặc trưng của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà

Nẵng từ 1802 đến 1945.

Chương 2

THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1885

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỦ CÔNG

NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM

1885

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí

Quảng Nam - Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước và từ

thế kỷ XV xem là "yết hầu của miền Thuận - Quảng", là giao điểm nối

liền ba miền Bắc - Trung - Nam với các nước trong khu vực Đông Nam

Á và các nước lân cận. Nơi đây sớm phát triển giao thương trong và

ngoài nước. Điều này đã góp phần thúc đẩy sản xuất, trong đó có thủ

công nghiệp phát triển, nhằm cung ứng nguồn hàng cho hoạt động

thương nghiệp.

2.1.1.2. Địa hình

Quảng Nam - Đà Nẵng có đầy đủ các dạng địa hình từ núi,

đồi, sông, biển, vịnh đến đồng bằng, hải đảo và vùng cồn bãi cát ven

biển. Với đầy đủ các dạng địa hình: núi đồi, sông, biển, vịnh hồ, đồng

bằng, hải đảo, Quảng Nam - Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế. Trên nền tảng ấy, thủ công nghiệp sớm ra đời và phát

triển, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề của địa phương.

2.1.1.3. Khí hậu

Quảng Nam - Đà Nẵng nằm trong phạm vi của đới rừng á xích

Page 11: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

đạo, được điều tiết bởi biển nên hai mùa mưa - nắng khí hậu đều hiền

hòa, dễ chịu, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cũng như hoạt động

của một số ngành thủ công.

2.1.1.4. Nguồn tài nguyên

Quảng Nam – Đà Nẵng có diện tích rừng rộng lớn và là rừng

nhiệt đới giàu nguyên liệu quý cung cấp cho các ngành sản xuất mà

chủ yếu là các ngành nghề thủ công.

Quảng Nam – Đà Nẵng có nhiều loại khoáng sản: sắt, chì,

kẽm, vàng, thiết, than đá, mica, đá cẩm thạch, đá vôi... nhưng trữ

lượng không lớn.

Hệ thống sông biển cung cấp nguồn lợi thủy hải sản đa dạng,

phong phú và trữ lượng lớn đã sớm phát triển việc đánh bắt nuôi

trồng thủy hải sản. Cùng với đó, nghề làm muối, chế biến thủy hải

sản, làm mắm đã sớm hình thành và phát triển.

2.1.2. Các nhân tố lịch sử - xã hội

2.1.2.1. Về lịch sử vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng

Quảng Nam là đất đế đô của nhiều vương triều Champa trong

nhiều thế kỷ: Gangajaya, Indrapura.

Từ một “vùng đất sính lễ”, Đà Nẵng đã sáp nhập vào lãnh thổ

quốc gia Đại Việt. Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn sau này luôn chọn

xứ Quảng làm hậu dinh. Thời Pháp thuộc, Quảng Nam - Đà Nẵng chịu

ảnh hưởng của hai cuộc khai thác thuộc địa kéo dài đến tận năm 1945.

2.1.2.2. Con người và truyền thống xứ Quảng

Cốt cách của con người trên vùng đất này tính ham học hỏi,

tính tìm tòi, rộng mở. Cùng với đó, khí hậu khắc nghiệt đã thôi thúc

hình thành bản lĩnh chế ngự thiên nhiên, tính cần cù, chịu thương,

chịu khó.

Bên cạnh đó, con người xứ Quảng có tình hài hòa, hiếu

khách, thích giao thiệp, khéo léo trong ứng xử, nhạy bén trong buôn

Page 12: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

bán. Cùng với đó, vun đắp thêm truyền thống hiếu học, thích khám

phá, tìm tòi.

2.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng trước năm 1802

và di sản để lại

Những lớp cư dân đầu tiên đến khai phá vùng Thuận

Quảng có nguồn gốc từ Thanh, Nghệ, Tĩnh. Từ thế kỷ XVII trở về

sau, cư dân từ đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình đến tụ cư

trên vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng rất đông. Họ đã mang theo

những nghề thủ công từ đồng bằng Bắc Bộ, làm đa dạng các nghề

thủ công tại xứ Quảng.

2.1.4. Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế Quảng Nam-Đà Nẵng

(1802-1885)

2.1.4.1. Tình hình chính trị

Quảng Nam – Đà Nẵng - vùng đất “tả trực” của đế kinh nên

Nhà Nguyễn rất chú trọng với nhiều lần thay đổi. Quảng Nam tiếp

tục đóng vai trò là dinh trấn bên cạnh kinh đô Huế và Đà Nẵng

được chọn làm nơi đón tiếp các sứ thần đến quan hệ ngoại giao,

thương mại…

Từ ngày 01/9/1858 đến ngày 23/3/1860, nhân dân Quảng Nam

– Đà Nẵng đã sát cánh cùng quân đội triều đình ngăn chặn âm mưu

xâm lược của Pháp tại Đà Nẵng.

Ngày 5/6/1862, triều đình Huế đã ký với Pháp Hiệp ước

Nhâm Tuất bao gồm 12 điều, trong đó điều 5, điều 6, người Pháp

được tự do buôn bán, tự do đậu thuyền và tự do đi lại trên con đường

bộ từ cửa biển đến kinh đô. Với hai hiệp ước Quý Mùi (1883), Giáp

Thân (1884), về danh nghĩa, Đà Nẵng vẫn thuộc chủ quyền của triều

Nguyễn nhưng Pháp đã từng bước làm chủ dần mọi hoạt động ở hải

cảng này: tổ chức quan thuế, tự do lập phố, kiểm soát cửa khẩu...

2.1.4.2. Tình hình xã hội

Page 13: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Đầu thế kỷ XIX, về cơ bản, các giai cấp và tầng lớp xã hội ở

nước ta vẫn giữ nguyên như trước: địa chủ và nông dân, thợ thủ công

và thương nhân, cùng các tầng lớp sĩ phu, văn thân và quan lại.

Đời sống của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng phần lớn

“khốn khổ, bần cùng, thực trạng xã hội có những diễn biến phức

tạp”.

2.1.4.3. Tình hình kinh tế

Đất nước được thống nhất nên các ngành nghề và giao lưu

hàng hóa có điều kiện phát triển và mở rộng khắp đất nước, đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhà nước. Việc mở rộng các cơ

sở và phương tiện đường thủy như đào nối các con sông trong nội

địa. Tại Quảng Nam – Đà Nẵng các con kênh được đào để tưới tiêu

đồng thời thuận lợi trong giao thông như: Kênh Thanh Hà, kênh

Minh Châu, kênh Phú Xuân, kênh Thanh Khê, kênh Địch Thái,

kênh Đức An, kênh Bạch Câu.

2.1.5. Chính sách của triều Nguyễn đối với thủ công nghiệp

Về chính sách đối với thủ công nghiệp của triều Nguyễn có

thể quy lại trong chế độ công tượng và chế độ biệt nạp.

Chế độ công tượng của triều Nguyễn đã trói chân những

người thợ vào hoạt động của công trường hay các xưởng thủ công

tại chốn kinh thành, gây ảnh hưởng đến đời sống gia đình và

tương lai con cái họ. Lính thợ phải làm việc lâu dài, có khi đến già

mới cho nghỉ.

Ngoài chế độ công tượng, nhà nước còn gián tiếp khai thác

sức lao động của thợ thủ công tự do và nửa tự do (làm việc ở các

tượng cục địa phương) ở các tỉnh thành, làng xã bằng chế độ thuế sản

phẩm (biệt nạp).

2.2. THỦ CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Page 14: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Dưới triều Nguyễn nhất là thời Minh Mạng, triều đình đứng

ra khai thác hàng chục mỏ quý như mỏ vàng, mỏ than, mỏ kẽm, mỏ

bạc... Bên cạnh các xưởng chế tạo vũ khí đóng ở kinh đô Huế, tại

nhiều tỉnh thành, nhà Nguyễn cũng đặt các công xưởng, tập trung

thợ thuyền sản xuất vũ khí cung cấp cho quân lính đóng trên địa

bàn.

Bên cạnh đó, dấu ấn thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng

đối với thủ công nghiệp nhà nước thể hiện qua các sản phẩm được

dâng tiến triều đình, những thợ giỏi tham gia các công xưởng nhà

nước hay nhân lực, vật lực thực hiện theo chế độ công tượng và biệt

nạp.

2.3. THỦ CÔNG NGHIỆP DÂN GIAN

2.3.1. Các nghề thủ công tiêu biểu

Theo Nghề và làng nghề thủ công truyền thống đất Quảng,

Quảng Nam – Đà Nẵng có khoảng 100 nghề thủ công và có thể chia

thành khoảng 10 nhóm ngành nghề:

- Nghề dệt vải

- Nghề dệt chiếu

- Nghề may

- Nghề đan lát

- Nghề chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm

- Nghề chế tạo công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt

Nghề mộc

Nghề đóng cối xay lúa

Nghề đóng ghe thuyền

Nghề kim khí

- Nghề chế biến vật liệu, hương liệu

Nghề gốm

Nghề làm giấy

Page 15: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Nghề làm hương (nhang)

Các nghề được trình bày: nhu cầu, sự ra đời và phát triển, địa

phương hình thành nghề và có nghề phát triển, nguồn nguyên liệu,

cách thức sản xuất, kỹ thuật, thị trường và tiêu thụ, vai trò kinh tế.

2.3.2. Các làng nghề thủ công tiêu biểu

- Làng điêu khắc đá Non Nước

- Làng làm mắm Nam Ô

- Làng đúc đồng Phước Kiều

- Làng dệt chiếu Cẩm Nê

- Làng gốm Thanh Hà

- Làng mộc Kim Bồng

- Làng dệt vải Mã Châu

Các làng nghề được trình bày: địa phương hình thành nghề

(tương ứng với địa phương ngày nay), nguồn gốc của nghề, nghệ

nhân truyền nghề, nguồn nguyên liệu, công cụ sản xuất, kỹ thuật, bí

quyết nghề nghiệp, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vai trò kinh tế.

2.3.3. Những nét mới trong thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng

thười Nguyễn so với trước

Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp và đóng vai trò

tương xứng trong cơ cấu ngành nghề của địa phương.

Việc tổ chức sản xuất đã mang một số đặc điểm của phương

thức “công nghiệp”.

Với việc Đà Nẵng là hải cảng chính thức và duy nhất là nơi

giao thương với nước ngoài đã giúp cho hàng hóa trong đó có mặt

hàng thủ công nghiệp theo chân thương lái nước ngoài xuất khẩu

sang các nước tạo nên thị trường ngoài nước bên cạnh nội thương

truyền thống.

Page 16: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

Triều đình phong kiến cũng đã chú trọng đến việc đầu tư theo

kiểu công xưởng như trường hợp khai thác vàng Bồng Miêu cho thấy

được lối tư duy mới trong đầu tư khai thác nhằm mang lại lợi nhuận.

Chương 3

THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 1885 ĐẾN NĂM 1945

3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH LỊCH

SỬ MỚI

3.1.1. Tình hình chính trị

Sau khi ký Hiệp ước Harmand và Hiệp ước Patenotre, về mặt

đối ngoại, nước ta đặt dưới sự “bảo hộ” của nước Pháp.

Thời Pháp thuộc, Quảng Nam – Đà Nẵng có hai chế độ chính

trị khác nhau: Đà Nẵng là thành phố nhượng địa của Pháp, Quảng

Nam là phần đất giao cho triều đình nhà Nguyễn cai trị nhưng lại có

chính phủ Pháp bảo hộ.

3.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp

Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884)

được ký kết, nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân

Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 -

1914), lần thứ hai (1919-1929). Qua hai lần khai thác thuộc địa của

Pháp, tình hình kinh tế - xã hội Quảng Nam – Đà Nẵng có nhiều

chuyển biến.

Pháp cũng tập trung khai thác khoáng sản. Các công ty của

Pháp thu lãi cao bằng con đường biến tư sản người Việt và người

Hoa thành đại lý tiêu thụ của Pháp và chèn ép, thu mua nông thổ sản,

các sản phẩm thủ công với giá rẻ rồi đem bán trong nước hoặc xuất

khẩu với giá cao.

Page 17: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

3.1.3. Sự chuyển biến về xã hội

Nhìn chung từ khi Pháp biến Quảng Nam - Đà Nẵng thành

nhượng địa, và xứ bảo hộ, kinh tế hoàng hóa tư bản chủ nghĩa đã làm

chuyển biến mạnh xã hội phong kiến đương thời và dẫn đến sự biến động

mới về cơ cấu giai cấp xã hội tại mảnh đất này.

Là thành phố nhượng địa, Đà Nẵng được Pháp tập trung xây

dựng, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Trong giai đoạn đầu, Pháp chủ

yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, một số kiến trúc kiên cố được xây dựng

làm công sở, hệ thống cầu đường, giao thông vận tải và cung ứng điện

nước được xây dựng. Việc thiết kế và quy hoạch thành phố theo mô

thức phương Tây đã làm diện mạo phố phường Đà Nẵng khác hẳn với

đô thị cổ và làm biến đổi to lớn bộ mặt nông thôn truyền thống. Đà

Nẵng trở thành nơi thu hút đông đảo nhân lực ở miền Trung, nhưng

do chính sách thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng phát triển thương

mại, ít mở mang công nghiệp nên số công nhân chính ngạch không

nhiều, tập trung chưa cao.

Giới tư sản, trước hết là tư sản Hoa Kiều, nhờ biết tổ chức

mạng lưới thương mại rộng lớn, vốn liếng dồi dào, làm đại lý tiêu thụ

và thu mua hàng của các công ty Pháp rất đắc lực. Tư sản người Việt

ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng ngày càng phát triển. Nhu cầu nhập

cảng và tiêu thụ hàng hóa của Pháp ngày càng tăng làm cho việc

buôn bán trở nên tập trung và có quy mô rộng lớn hơn nên các công

ty và hiệu buôn của người Việt đã ra đời. Thế lực tư sản người Việt ở

Quảng Nam - Đà Nẵng nhỏ bé, không thể cạnh tranh nổi với tư bản

Pháp và tư sản người Hoa. Là tư sản ở một nước thuộc địa, họ bị

chèn ép, lép vế.

Cùng với sự phát triển đô thị, tầng lớp tiểu thị dân tập hợp

khá đông: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, những người làm nghề

tự do, những viên chức công tư sở, giáo viên, học sinh... Sự xâm

Page 18: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

nhập của sách báo tiến bộ, sách báo cách mạng đã thức tỉnh một bộ

phận trí thức học sinh có hoài bão giải phóng dân tộc cũng như có tư

tưởng canh tân.

Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ nông dân lao động, thợ

thủ công bị bần cùng hóa, học sinh ra trường không kiếm được công

ăn việc làm. Số lượng công nhân ăn lương chính ngạch rất ít, chủ yếu

hưởng lương công nhật, thợ học việc và “cu li”. Phần lớn gia đình công

nhân vẫn gắn bó với nông thôn, hoặc có người ra làm công nhân theo

thời vụ rồi trở về làm nông.

3.1.4. Sự biến đổi trong kinh tế

Với mục tiêu tối thượng là vơ vét, thu về lợi nhuận, Pháp

cũng tập trung khai thác khoáng sản.

Về tổng thể thì cơ cấu ngành nghề vẫn giống so với thời kỳ

trước song một số ngành nghề giảm suốt, khó khăn, trong đó phải kể

đến nghề nung vôi hàu, nghề làm muối, nghề nấu rượu, nghề ươm tơ

dệt lụa... các nghề và làng nghề khác vẫn duy trì và phát triển.

Ngoài những nghề thủ công đã có từ trước tiếp tục tồn tại và

phát triển, trong giai đoạn này xuất hiện một số nghề mới như nghề

làm guốc mộc Xuân Dương, nghề khảm xà cừ, nghề làm kính thủy

tinh, nghề nhôm, nghề đăng ten, nghề thuộc da, nghề làm mũ cối,

nghề chế biến chè, chế biến cafe, chế biến cao su, làm pháo, làm đèn

dầu hỏa.

3.2. THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ 1885

ĐẾN 1945

3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất thủ công nghiệp ở Quảng

Nam – Đà Nẵng thời thuộc địa

3.2.1.1. Khái quát

Các nghề thủ công như làm đường, ươm tơ, dệt lụa lĩnh, tuýt

xo, dệt chiếu, làm hàng mỹ nghệ phát triển như lưu thông thuận lợi,

Page 19: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

nhanh chóng. Một số tư sản người Việt đầu tư kinh doanh một số mặt

hàng thủ công nghiệp như Lý Quý chuyên kinh doanh về bông vải

sợi nội địa lưu thông cả ba kỳ. Một số thương nhân người Hoa và

người Ấn Độ kinh doanh vải lụa.

Một số ngành nghề mới như may máy, làm đăng – ten, thủy

tinh, đóng dày dép, làm pháo, cắt tóc, làm đèn dầu hỏa. Việc nhập

khẩu những nguyên liệu, hóa chất mới đã góp phần làm cho sản xuất

thủ công đạt chất lượng tốt hơn, đẹp hơn. Việc xuất khẩu hàng hóa

qua cảng Đà Nẵng thuận lợi đã thu hút các nguồn hàng lâm thổ sản

như gỗ quý, vỏ quế, cau khô, dầu rái.

3.2.1.2. Các nghề mới

Ngoài những nghề thủ công đã có từ trước tiếp tục tồn tại và

phát triển, trong giai đoạn này xuất hiện một số nghề mới như nghề

làm guốc mộc Xuân Dương, nghề khảm xà cừ, nghề nhôm, nghề làm

kính thủy tinh, nghề đăng ten, nghề thuộc da, nghề làm mũ, nghề chế

biến trà, chế biến cafe, chế biến cao su...

3.2.1.3. Các làng nghề mới

Các làng nghề thủ công trước đây tiếp tục tục tồn tại, một số

làng nghề mới ra đời:

- Nghề đẽo guốc mộc Xuân Dương

- Các làng đan lát

- Làng đẽo cối xay đá Xuân Tây

- Làng kẹp quế Tích Phước

3.2.2. Các nghề thủ công tiêu biểu

Về cơ bản vẫn là các nghề thủ công thời kỳ trước, song các

nghề thủ công trong thời kỳ này mang những nét mới. Các nghề

thủ công tiêu biểu bao gồm:

- Nghề đan lát

- Nghề mộc

Page 20: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

- Nghề rèn

- Nghề đóng ghe thuyền

- Nghề xay xát lúa gạo

- Nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa

- Nghề nhuộm vải

- Nghề may

- Nghề nấu rượu

- Nghề ép dầu phụng

- Nghề làm đường

- Nghề làm bún

- Nghề chế biến thủy hải sản

- Nghề gốm

- Nghề làm hương

3.2.3. Các làng nghề thủ công tiêu biểu

Các làng nghề thủ công tiêu biểu với những điểm mới, sự

phát triển so với thời kỳ trước.

- Làng thủ công mỹ nghệ Non Nước

- Làng nghề làm mắm Nam Ô

- Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

- Làng nghề Dệt chiếu Cẩm Nê

- Làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch

- Làng nghề gốm Thanh Hà

- Làng nghề Mộc Kim Bồng

- Làng nghề dệt vải Mã Châu

- Nghề làm lồng đèn Hội An

Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT THỦ CÔNG NGHIỆP

QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG (1802 - 1945)

Page 21: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

4.1. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT

4.1.1. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng phát triển trên

vùng đất có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa và đô thị

Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, nằm trên tuyến đường

thiên lý Bắc - Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ của kinh đô Huế, với hai

cảng biển Hội An và Đà Nẵng, Quảng Nam - Đà Nẵng là giao điểm

nối liền ba miền Bắc - Trung - Nam với các nước trong khu vực

Đông Nam Á và các nước lân cận. Nơi đây sớm phát triển giao

thương trong và ngoài nước.

Quảng Nam – Đà Nẵng có đến hai thương cảng lớn có mối

quan hệ mật thiết với nhau là Hội An và Đà Nẵng. Sau khi Hội An

suy thoái, Đà Nẵng vươn lên trở thành phố cảng, cửa ngõ thông

thương với thế giới bên ngoài.

Nhà Nguyễn đặt trị sở tại dinh trấn Thanh Chiêm, từ sự kích

thích của trị sở Quảng Nam với vai trò là một trung tâm kinh tế, các

ngành nghề thủ công cổ truyền khá phong phú, đa dạng và gắn liền

với chiều hướng phục vụ giai cấp phong kiến và tự cung cấp.

4.1.2. Các nghề và làng nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng

phong phú, đa dạng hơn các tỉnh Nam Trung Bộ

Sự đa dạng của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng thể

hiện qua sự đa dạng về số lượng các nghề, làng nghề, sự phân bố các

nghề, làng nghề, nguồn gốc các làng nghề.

Vùng Đất Quảng Nam – Đà Nẵng có đến trên dưới 100 nghề

thủ công. Công trình Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều

Nguyễn thời Tự Đức và thời Duy Tân thống kê số lượng nghề thủ

công ở Quảng Nam đa dạng nhất so với các tỉnh Nam Trung kỳ.

Sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp dẫn đến sự hình

thành các làng nghề thủ công. Ở Quảng Nam – Đà Nẵng có trên dưới

Page 22: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

40 làng nghề thủ công. Mỗi làng nghề có một sản phẩm đặc trưng tạo

nên thương hiệu của làng nghề.

Các nghề và làng nghề có sự phân bố rộng khắp các vùng

miền từ các đô thị (Đà Nẵng, Hội An, Thanh Chiêm), các nơi tập

trung đông dân cư như các chợ, các thị trấn, thị tứ (Phong Thử, Vĩnh

Điện, Tân An, Ái Nghĩa, Hà Lam, Hương An), từ các vùng nông thôn,

các vùng sông biển, vùng đồng bằng, miền núi...

Về nguồn gốc, đa số các nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà

Nẵng có nguồn gốc truyền vào từ đất Bắc, các nghề tiếp biến văn hóa

Việt – Chăm, một vài nghề do người dân đi làm ăn xa học nghề

truyền lại và một số nghề do thực dân Pháp du nhập, phát triển trong

công cuộc khai thác thuộc địa, phục vụ nhu cầu xuất cảng tư bản.

Sự đa dạng phong phú còn thể hiện ở số lượng mặt hàng thủ

công buôn bán và xuất khẩu. Tại Hội An, các mặt hàng thủ công xuất

khẩu nổi tiếng là tơ, lụa, đường. Ngoài ra, còn có các sản phẩm mộc

Kim Bồng (bàn ghế, trường kỷ, giường, tủ), gốm sứ Thanh Hà (gạch

lát, ngói âm dương, ngói ấm, bộ ấm, chén trà, lục bình, chén đĩa sứ),

giấy quyến, gương đồng, cá chuồng khô…

4.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng từng bước phát

triển theo kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu của kinh tế tư bản

chủ nghĩa

Thủ công nghiệp với các nghề và làng nghề chủ yếu gắn với

làng xã, thể hiện tính tự cung tự cấp, đáp ứng nhu cầu của một vùng

đất với cư dân đông. Một số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp thể hiện

sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Điều này được thể hiện:

Thứ nhất, một số cơ sở sản xuất thủ công lớn đã vượt ra khỏi

giới hạn tự cung tự cấp, sản xuất khép kín trong phạm vi gia đình.

Nhiều người chủ, thương nhân, người giàu có đã xuất vốn, sắm máy

móc, thuê thợ để sản xuất trên một quy mô rộng lớn hơn là sản xuất

Page 23: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

thủ công nghiệp cá thể. Điều này được thể hiện rõ qua các làng nghề

nổi tiếng như mắm Nam Ô, điêu khắc đá Non Nước, mộc Kim Bồng,

đúc đồng Phước Kiều, gốm Thanh Hà...

Thứ hai, trong sản xuất có sự phân công lao động theo hướng

mới. Đầu thế kỷ XX, trong sản xuất thủ công nghiệp, sự phân công

lao động thể hiện rất rõ rệt. Trong sản xuất là sự phân công giữa

“chủ” và “thợ”, trong thợ phân thành thợ cả, thợ bạn, thợ học việc,

thợ chính, thợ phụ...

Sự phân công còn thể hiện theo công đoạn của quá trình sản

xuất: người chuyên cung cấp nguyên liệu, người chuyên sản xuất ra

sản phẩm, người chuyên tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba, hoạt động tiêu thụ sản phẩm tiến hành theo phương

thức mới. Cuối thế kỷ XIX, nhất là đầu thế kỷ XX, hoạt động trao đổi

buôn bán thực sự gọi là “kinh doanh”. Người làm kinh doanh mà dân

gian vẫn thường gọi là “con buôn”, “mối lái” ngày càng nhiều với

phương thức buôn bán đa dạng hơn, chú trọng đến thị hiếu của từng

thị trường trong từng vùng miền của đất nước hay của nước ngoài.

Không chỉ chú trọng về tiêu thụ sản phẩm, người kinh doanh còn có

cả trong việc thu mua, bao tiêu nguyên liệu để cung cấp cho các cơ

sở sản xuất.

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM –

ĐÀ NẴNG (1802-1945)

4.2.1. Đối với kinh tế và đời sống

Với bàn tay tài hoa, những nghệ nhân đã tạo ra công cụ sản

xuất: nông cụ, ngư cụ và ngay cả công cụ cho các nghề thủ công. Thủ

công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và ngư nghiệp phát triển, tạo ra

một thị trường trao đổi, buôn bán.

4.2.2. Đối với chính trị và xã hội

Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển

Page 24: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

của các ngành kinh tế khác mà trực tiếp là nông nghiệp và thương

nghiệp, giúp cho kinh tế của địa phương phát triển, cùng với đó là

quá trình tụ cư, sinh sống, tìm đến của các luồng dân cư ngày càng

đông.

Sự phát triển của nền thủ công nghiệp hàng hóa cùng với nền

thương mại phát triển, với vai trò của cảng biển, đô thị Hội An và Đà

Nẵng đã khiến cho vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng có điều kiện tiếp

thu sớm tư tưởng tư sản phương Tây và hình thành tư tưởng duy tân.

Thủ công nghiệp cũng là một cơ sở kinh tế để đánh giá một

nền chính trị có còn tiến bộ, còn có vai trò đối với lịch sử hay không.

Khi nhà nước chăm lo khuyến khích, các nghề và làng nghề phát

triển là biểu hiện nền chính trị ổn định, phát triển. Khi thủ công

nghiệp bị đình đốn, người thợ thủ công phải phá bỏ công cụ sản

xuất... là biểu hiện nguy cơ đối với nền chính trị, và thực tế chế độ

phong kiến, chế độ thực dân đều đã trải qua những thời kỳ như vậy.

Thủ công nghiệp hấp dẫn các nhà tư bản Pháp, nhưng thủ

công nghiệp cũng góp phần tạo ra những phong trào đấu tranh để

chôn vùi nền thống trị của Pháp. Nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng

trong đó có đông đảo những người thợ thủ công đã tham gia công

cuộc chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với nhân dân cả nước đập

tan xiềng xích nô lệ, giành lấy độc lập tự do.

4.2.3. Đối với văn hóa

4.2.3.1. Góp phần bảo tồn những giá trị tri thức bản địa

Những tri thức bản địa được hình thành trong quá trình học

hỏi từ truyền thống, sáng tạo những cái mới, vận dụng và kết hợp cả

hai yếu tố truyền thống và hiện đại nhưng vẫn giữ được bản chất,

những nét tinh anh mang tính đặc trưng của vùng đất này.

4.2.3.2. Góp phần làm phong phú lễ hội địa phương

Các làng nghề đều lưu giữ gốc tích, xuất xứ của nghề, ông tổ

Page 25: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

làng nghề, người có công và truyền bá, dạy nghề cho làng, cùng với

đó là các lễ cúng tổ nghề, ngày hội làng nghề....

4.2.3.3. Sự gắn kết, giữ gìn tâm hồn những người con xa quê

Những người con lớn lên, vì một lý do nào đó phải xa quê,

khi nhớ quê bắt nguồn từ nỗi nhớ những món ăn mang đậm hương vị

quê nhà đã tạo nên dư vị không thể nào quên được.

4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT

TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG XỨ QUẢNG

Giải quyết nguồn nguyên liệu

Phát huy vai trò của nghệ nhân truyền nghề.

Chú trọng việc đào tạo nghề cho thế hệ trẻ.

Đầu tư vốn, tổ chức sản xuất.

Tìm đầu ra của sản phẩm, nghiên cứu thị hiếu của người

dùng.

Xây dựng tuyến điểm du lịch, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Có sự cân đối giữa phát triển kinh tế và gìn giữ nét đẹp văn

hóa truyền thống.

Xây dựng bảo tàng làng nghề.

KẾT LUẬN

1. Nhìn chung, thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng

(1802 - 1945) phát triển hơn so với thời kỳ trước. Điều này được

khẳng định qua sự hình thành và phát triển các đô thị, các thị trấn,

các trung tâm hành chính, kinh tế, quân sự, hệ thống chợ, sự mở

mang về giao thông... đã đẩy nhanh sự tăng trưởng số lượng thợ thủ

công, nối liền các làng nghề thủ công với các trung tâm, đô thị, thị

trấn, một số nghề mới ra đời, kỹ thuật được cải tiến, chất lượng sản

Page 26: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

phẩm được nâng cao, sự xuất hiện các nhân tố mới theo phương thức

sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2. Quá trình hình thành và phát triển: Mặc dù thời gian hình

thành muộn nhưng các nghề truyền thống với những sản phẩm đặc

biệt thể hiện tài năng sáng tạo của nghệ nhân trên mảnh đất này đã

sớm tạo được dấu ấn sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội và văn hóa

của địa phương cũng như cả nước.

3. Cấu trúc của thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp Quảng

Nam – Đà Nẵng thời kỳ này bao gồm thủ công nghiệp nhà nước và

thủ công nghiệp dân gian

4. Tổ chức sản xuất: Các nghề thủ công đã có mặt hầu khắp

trong các làng xã, ban đầu, quy mô nhỏ, tự phát, mang tính gia đình,

không có sự kết hợp, tổ chức thành các đội, các xưởng thủ công nên

hiệu quả không cao. Tuy nhiên, ở một số làng nghề như Kim Bồng,

Thanh Hà, Non Nước, Phước Kiều, những người thợ cả thuê người

làm và thợ học nghề, để phụ giúp trong việc sản xuất. Về phương

thức sản xuất, các nghề thủ công không đòi hỏi nhiều vốn, mà chỉ cần

sự khéo léo chân tay hay kinh nghiệm của người thợ cả.

Cùng với sự phát triển, nhiều nghề thủ công nổi tiếng đã phát

triển thành làng nghề chuyên nghiệp, quá trình tổ chức sản xuất quy

mô, quy cũ, chặt chẽ hơn song cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ

phường, hội, chưa trở thành công xưởng.

5. Sản phẩm và tiêu thụ: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,

với những chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội, cùng với quá

trình xuất cảng tư bản, sự phát triển của ngoại thương, đã đưa sản

phẩm của thủ công nghiệp mở rộng về thị trường, không bó hẹp trong

quan hệ nội thương mà đã trở thành hàng hóa theo các thương thuyền

đến với thị trường các nước trên thế giới.

Page 27: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Minh Phương (2013), “Nghề làm mắm Nam Ô trước

năm 1945”, in trong kỷ yếu Hội nghị khoa học sau đại

học lần thứ nhất, Trường Đại học sư phạm – Đại học

Huế, tr. 361 – 367, NXB Đại học Huế.

2. Nguyễn Minh Phương (2017), “Nghề làm đường Quảng

Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại

học Đà Nẵng, (8), tr. 44-47.

3. Nguyễn Minh Phương (2017), “Nghề đúc đồng Phước Kiều

dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (6B),

tr. 211 - 220.

Page 28: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF PEDAGOGY

NGUYEN MINH PHUONG

QUANG NAM – DANANG CRAFT INDUSTRY

(1802 - 1945)

HISTORICAL DISSERTATION RESUME

Field of study: Vietnam history

Code: 62 22 03 13

HUE, 2017

Page 29: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

The dissertation accomplished at History

Department, University of Pedagogy

- Hue University

Supervisor:

Assoc. Prof. Dr.Bui Thi Tan

Assoc. Prof. Dr. Truong Cong Huynh Ky

Examiner 1: …………..........................……

Examiner 2: …………....……………………

Examiner 3: ..................................................

The dissertation defended at Dissertation Council at Hue

University at …………, on ………………., 2017

The dissertation could be available at:

1. The National Library.

2. The Library of Pedagogical University - Hue University

Page 30: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

1

INTRODUCTION

1. RATIONALE

Quang Nam – Danang is a strategic area of land of

Vietnam since it is integrated into The Great Vietnam territory

(1306). The traditional crafts and craft villages came into beings

and developed in the early time in Quang Nam - Danang.

The Nguyen kings have chosen Danang as a welcoming

place for the embassadors, diplomats and traders. In this way,

Quang Nam is “themain gateway”toHue and paves the way for

economic development including that of craft industry with new

development strides.

During French-dependent time, Quang Nam - Da Nang

has maded certain progress with several changes in the common

relation with the national craft industry.

In the current context of market economy development

on socialism-oriented basis of our country, the demand for

investigation into the good measures for the development of the

craft industry. Truly craft industry still plays an important role in

producing the exports to serve daily life and preserve the

national cultural features.

The systematic review of Quang Nam Danang craft

industry system (1802-1945) helps us further understand this

region’s development process in relation to the national craft

industry during the period. In addition, it could help us realize the

basic typical features of Quang Nam Danang craft industry and

its effects on the economic, cultural, political and social life

together with the customs, habits of the residents of this land.

2. AIMS AND OBJECTIVES OF THE STUDY

2.1. Aims of the Study

Via the description and clarification of the policy on the

craft industry of Nguyen dynasty with France, the comparison of

Quang Nam Danang craft industry in the pre-French -dependent

and the French-dependent periods, the dissertation is to review

Page 31: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

2

Quang Nam Danang craft industry picture within the stage of

1802-1945, to verify its typical features through the study of

some representative crafts and craft villages, to clarify the

contribution of the craft industry to the economic, cultural and

social development in the historical process of this land.

2.2. Objectives of the Study

The study is aimed:

- To analyze the factors influencing the development of

Quang Nam Danang craft industry through various historical

phases.

- To study Quang Nam Danang craft industry between

1802 – 1945via some typical crafts and craft industry villages.

- To withdraw the features, the contributions of craft

industry to the local Quang Nam Danang and to put forward

resolutions for the preservation and development of the crafts

and craft villages in Quang Nam Danang.

3. OBJECTS AND SCOPE OF STUDY

3.1. Objects of the Study

The dissertation studies Quang Nam Danang craft

industry from 1802 back to the pre-August revolutionary point

of time in 1945 in respect of:

- The state craft industry.

- The folk craft industry.

- Production relations.

- Technical and technical advancement.

- The source of material, market, workers, and the

workers’ life.

- The external effect on the craft industry.

- The influence of craft industry on localities in terms of

economy and life, politics, society and culture.

3.2. Scope of Study

The study is constrained to the examnination and

investigation into the development of craft industry in Quang

Nam province and Danang city from 1802 to 1885, before

Page 32: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

3

7/1885) and the French-dependent stage (1885 – 1945, after

Patenotre Treaty to before August Revolution). Also, it studies

the factors influencing Quang Nam Danang craft industry, craft

mechanism, production organization, products and representative

product consumption through historical periods, the features,

roles, effects of craft industry on local economical, social and

cultural situation.

4. SOURCES OF DATA AND RESEARCH METHOD

4.1. Sources of data

- The archived source: mainly the Nguyen dynasty

administrative text archives, the text of local authority …

- The previous researchers’ and authors’ research

published domestically and overseas.

- The local authentic observation sources of data in terms

of text and speech through the interviews of the artists, the old

aged people at the craft villages.

4.2. Research Methods

The historical method and the logic method are mainly

used in combination with the comparison, statistic, analytical

approaches, synthetic approaches basing the textual, authentic

observation basis. Diachronic and synchronic methods are also

used to highlight the necessary items.

5. CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

* Theoretical contributions:

- Adding and systematizing the sources of data on Quang

Nam Danang craft industry from 1802 to 1945.

- Reviewing the picture of Quang Nam Danang craft

industry from 1802 to 1945 to clarify the developing process,

some basic features and its influence on the development of

economics, society and local cultures.

- Contributing to the research into the Vietnam history of

craft industry.

* Practical contributions:

Page 33: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

4

- Contributing to the study of economic history of Quang

Nam, Danang in particular and that of Vietnam in general.

- The study is the scientific basis to put forward the

measures for preservation, restoration, and development of the

craft industry economy in the urbanization process of Quang

Nam, Danang during the present period due to its potential.In

addition, the preservation and enhancement of the traditional

cultural values of the local in the integration period are suggested.

6. ORGANIZATION OF THE DISSERTATION

Apart from the introduction, the conclusion, the reference

and the appendix, the dissertation consists of 4 chapters:

Chapter 1. Literature review

Chapter 2. Quang Nam, Danang craft industry from 1802

to 1885.

Chapter 3.Quang Nam, Danang craft industry from 1885 to

1945.

Chapter 4. Features, role of Quang Nam, Danang craft

industry from 1802 to 1945.

CHAPTER 1

LITERATURE REVIEW

1.1. RESEARCH PROBLEM

Research on Vietnam’s craft industry dates back to the

French colonial era with newspaper articles and some

pulications. After the 1945 August Revolution, the research has

been conducted in a systematic way.

1.2. PREVIOUS STUDIES

1.2.1. Previous Studies on Vietnam’s craft industry.

Studies on Vietnam’s craft industry date back to the

French colonial era with newspaper articles and several

pulications. After the 1945 August Revolution, the research has

been conducted in a structured way.

Viet Hong (1946), The French Capitalism and the

Vietnamese economy, Xa Hoi Publishing House, HN. Phan Gia

Page 34: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

5

Ben (1957), An overview of Vietnam’s craft industry

development history Van Su Dia Publishing House, HN.

Nguyen The Anh (1971), Vietnam’s Economy & Society under

the Nguyen dynasty, Lua Thieng Publishing House, SG.

Nghiem Phu Ninh (1986), Development Road of Vietnam’s

small and handicraft industries, Thong tin ly luan Publishing

House, HN. Vu Huy Phuc (1996), Vietnam’s craft industry 1858

– 1945, KHXH Publishing House, HN. Bui Thi Tan, Vu Huy

Phuc (1998), Vietnam’s handicraft industry and craft

development under the Nguyen Dynasty, Thuan Hoa Publishing

House, H. Nguyen Van Khanh (2000), Vietnam’s eco-social

structure during colonial era (1858-1945), ĐHQG HN

Pulishing House, etc.

1.2.2. Studies on Quang Nam – Da Nang referring to Quang

Nam- Da Nang craft industry

A.J. Gouin (1883), Tourane et le centre de l’ Annam,

Imprimerie Rouillé Ladevère. Marcel Monnier (1899) Le tour

d’ Asie, Eplon, Nourrit et Cie, Imprimeurs – E’diteurs. G.H.

Monod (1900), Les montagnes de marbre à Tourane. Year

1905, Ricquebourg (1905), La légende de la montagne de

marbre (Tourane). A. Sallet (1924), La légende de la montagne

de marbre (Tourane), Les montagnes de marbre, Atlas de

L’Indochine. J.L. Fontana (1925), L’Annam: Ses provinces, ses

ressources

Phan Du (1974), Quang Nam through all eras, Volume 1,

Archeology Series, Sai Gon. Huynh Cong Ba (1991), “Pho

Khanh Pagoda’s Literature Stilae”, Han Nom Journal, (11).

Nguyen Van Xuan (1995), Duy Tan Movement, Da Nang

Publishing house. Duong Trung Quoc (1997), “Da Nang in

relation to Hoi An ancient town”, Non Nuoc Magazine, (1).

Nguyen Đinh Đau (1998), “Da Nang through all eras”, Xua và

Nay Magazine, (54B). Nguyen Thua Hy, Do Bang, Nguyen

Van Đang (2000), Vietnamese Urban under the Nguyen

Dynasty, Thuan Hoa Publishing House, H, etc.

Page 35: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

6

1.2.3. Studies on Quang Nam- Da Nang craft industry

Pham Huu Dang Dat (2003, 2013) Stories about Quang

Nam craft villages và Quang Nam Old Stories, Da Nang

Publishing House. Nguyen Phuoc Tuong (2003), Tàm Tang

Goddess of Quảng Nam land, Da Nang Publishing House

(2004), “Silk-making industry at Thi Lai Village (Duy Trinh

commune, Duy Xuyen district, Quang Nam province) from the

17th century to 2002”, History Master’s Thesis, University of

Sciences – The University of Hue. Hoi An Center for Cultural

Heritage Management and Preservation (2008), Hội An

Traditional craft, Quảng Nam. Da Nang Association for folk

arts (2009), Quang Nam craft and traditional craft villages, Da

Nang Publishing House. Huynh Ngoc (2012), “Non Nuoc Fine-

art Stone Craft” (Da Nang)”, History Master’s Thesis,

University of Sciences – The University of Hue. Duong Thi

Ngoc Bich (2014), “Non Nuoc Stone Carving Craft at Hoa Hai,

Ngu Hanh Son district, Da Nang city (traditions and changes)”,

Cultural Anthropology Doctorate’s Thesis, Graduate Academy

of Social Sciences, HN.

1.3. PROBLEMS FOR FURTHER STUDIES

The impacts of eco-social and political situation on

handicraft industry, its development, typical craft industries

(demand and development, craft industry distribution,

materials, crafting tools, techniques, manufacturing, products,

production, market and consumption, economic role), typical

craft villages (natural conditions and emergence of craft

villages, origin of the craft, development, craft secrets of

typical craft village, etc.), changes in craft structure, some

novel features in craft development, etc.

The development of Quang Nam-DaNang craft through

various historical periods between 1802 and 1945.

Tyical craft industries and villages from 1802 to 1945.

Page 36: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

7

The contribution of craft industry to the eco-social,

political and cultural development of Quang Nam-Da Nang

land.

Distinctive features of Quang Nam-Da Nang craft

industry between 1802 and 1945.

Chapter 2

CRAFT INDUSTRY IN QUANG NAM – DA NANG

FROM 1802 TO 1885

2.1. FACTORS INFLUENCE CRAFT INDUSTRY IN

QUANG NAM – DA NANG FROM 1802 TO 1885

2.1.1. Natural context

2.1.1.1. Geographical location

Quang Nam – Da Nang was located in the central region

of the country and since the fifteenth century it was considered the

main gateway of the “Thuận - Quảng region". It was also the

converging point connecting the three regions of the country

(Northern, Central, Sourthern) with Asean countries as well as

other Asian countries. The domestic and international trade

exchange practices had been developed here for a long time,

which contributed to promoting the production of various sectors,

especially craft industry to cater to the demand of commercial

activities.

2.1.1.2. Topography

Quang Nam – Da Nang owned a wide range of

typological features, from mountains, hills, rivers, seas, bays to

deltas, islands and coastal sand areas. With such great diversity

in terrain, Quảng Nam - Đà Nẵng had favorable conditions for

economic development. Based on this foundation, craft industry

was introduced and developed very soon, creating a diverse

structure in economic sectors of the locality.

2.1.1.3. Climatic conditions

Quang Nam – Da Nang was located in the tropical

monsoon climate area, regulated by the seas; therefore; during

the two seasons of rainy and dry, the climate was temperate,

Page 37: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

8

comfortable and favorable for crop cultivating, animal husbandry

as well as craft activities.

2.1.1.4. Natural resources

Quang Nam – Da Nang was covered by a large area of

tropical rainforests rich in precious materials which satisfied

the demands of production sectors, especially craft industries.

Quang Nam – Da Nang owned various kinds of

minerals including iron, lead, zinc, gold, tin, coal, mica, marble,

annamite, lime stone..., though in small reserves.

The system of rivers and seas provided a diverse source

of aquatic products in large amounts; therefore; the

development of fishing and aquaculture had started very soon.

In addition, the crafts of salt-making, fishery processing and

fish sauce and salty fish making started and developed a long

time ago.

2.1.2. Historical and social factors

2.1.2.1. The history of Quang Nam – Da Nang

Quang Nam was the imperial city of many dynasties under

the Champa Kingdom for centuries such as Gangajaya and

Indrapura.

Originally knowns as “the festive land”, Da Nang was

meged into the territory of Dai Viet. The Nguyen Lords and

Nguyen dynasties always chose the land of Quang as the

location for their palaces. During the French domination period,

Quang Nam - Da Nang suffered by and were under great

influence of the two colonialization times lasting until 1945.

2.1.2.2. The people and tranditions of Quang Nam- Da

Nang

The nature and virtue of local people of this land

included inquisitiveness, curiosity, generosity and openness.

The severe climate motivated them to form the strong will and

resilence to conquer Mother Nature as well as the diligence and

hard work spirit.

Page 38: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

9

In addition,Quang people were resourceful, sociable,

hospitable, friendly, tactful, and especially commercially

sensible. Quang people also bore the tradition of being keen on

study and exploration.

2.1.3. Craft industry of Quang Nam – Da Nang before 1802

and its heritages

The first generations of inhabitants came to explore

the land of Thuan Quang had their roots in Thanh, Nghe,

Tinh regions. From the 17th century, residents from the two

deltas of Red River and Thai Binh River also moved to settle

down in the land of Quang Nam – Da Nangin large numbers.

They brought along their traditional crafts from the Northern

delta region, diversifying the craft industry already existing

in the land of Quang.

2.1.4. The political and socio-economic situations of Quang

Nam-Da Nang (1802-1885)

2.1.4.1. Political

Quang Nam – Da Nang was the land of imperial city to

which the Nguyen dynasty attached great importance with

many times of reform. Quang Nam continued its role as a

imperial town in addition to the imperial center of Huế and Da

Nang was chosen as the venue for receiving the envoys of

diplomatic relations and trade.

From 01/9/1858 to 23/3/1860, the people of Quang Nam

– Da Nang wholeheartedly joined the royal army to defeat the

aggression conspiracy of the French in Da Nang.

On June 5, 1862, the Hue court signed the Nham Tuat

agreement with the French stipulating 12 articles in which the

articles No. 5 and No. 6 declared that the French were free to

trade, free to dock and free to travel on the pedestrian route

from the sea esturary to the imperial capital. With the two

agreements of Quy Mui (1883) and Giap Than (1884),

formally, Da Nang was still under the reign of Nguyen

Dynasty; however; the French step-by-step dominated every

Page 39: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

10

every activity of this sea port including organizing tariffs and

duties, residential settlements, bordergate control...

2.1.4.2. Social

In the early 19th century, basically, social classes and

castes in our country remained the same, for example, landlords

and peasants, craftsmen and traders, feudal intellectuals,

scholars and mandarins.

The lives of Quảng Nam – Đà Nẵng people were mainly

miserably poor and the social context was full of complicated

progresses and chaos.

2.1.4.3. Economic

The nation was reunified; therefore; it was favorable

for all sectors and crafts as well as commodity exchanges to

develop and spread quickly throughout the country, meeting

the consumption demands of the people and the government.

The expansion of establishments and domestic water

transportation including the digging of domestic waterway

rivers helped to promote socio-economic development. In

Quang Nam – Da Nang, many canals were dug for irrigation

and transport purposes such as Thanh Ha, Minh Chau, Phú

Xuân, Thanh Khê, Địch Thái, Đức An, and Bạch Câu.

2.1.5. Policies of Nguyen Dynasty on craft industry

In terms of policies on craft industry of Nguyen

Dynasty, there were mainly two systems: central industrial

concentration and local product taxation.

The central industrial concentration was introduced to

intentionally bind the best craftsmen to the activities of

construction sites or craft workshops located in the capital,

causing great damage to their family life and the future of

their children. Craftsman soldiers had to make long-term

commitment to the royal work and were not set free until

they got too old to work.

In addition to the central industrial concentration

system, the state indirectly overexploited the labor of free

Page 40: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

11

craftsmen and semi-free craftsmen (those working at local

workshops/basements) in different provinces and villages using

the system of product taxation.

2.2. STATE CRAFTSMEN INDUSTRY IN QUANG NAM

– DA NANG FROM 1802 TO 1885

Under the Nguyen Dynasty, especially the reign of King

Minh Mang, the royal government led the exploitation of tens

of precious mineral mines such as gold, coal, zinc, silver... In

addition to weapon-making factories based in the capital of Hue,

in many provinces, the Nguyen Dynasty also set up state

workshops and made the best craftsmen gather in one particular

zone to produce weapons for the soldiers stationed in the

locality.

Besides, the imprint of the local craft industry in Quảng

Nam – Đà Nẵng on the state craft industry manifested in its

diverse products offered to the royal court, the skilled

craftsmen working in state factories or the human resources and

material resources available under the systems of central

industrial concentration and local product taxation.

2.3. FOLK CRAFT INDUSTRY IN QUANG NAM – DA

NANG FROM 1802 TO 1885

2.3.1. Typical craft trades

According to the publishing work “Traditional craft

trades and trade villages in the land of Quang”, Quang Nam –

Da Nang had about 100 craft trades which could be divided into

10 main groups:

- Cloth Weaving

- Mat weaving

- Tailoring

- Bamboo weaving

- Produce and food processing

- Labor tool and daily means manufacturing

- Carpentry

- Rice-hulling mill making

Page 41: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

12

- Bamboo boat making

- Metallic

- Material and seasoning making

- Ceramics and Pottery making

- Paper making

- Jossstick making

Such factors of the craft trades were mentioned

including demands, introduction and development, localities

where craft trades were formed and developed, material sources,

production techniques, methods, consumption markets and

economic roles.

2.3.2. Typical trade villages

- Non Nước marble sculpture

- Nam Ô fish sauce

- Phước Kiều bronze casting

- Cẩm Nê mat weaving

- Thanh Hà pottery

- Kim Bồng carpentry

- Mã Châu fabrics weaving

Such aspects of the trade villages were mentioned

including localities of craft origin (equivalent to current

localities), origin of craft trade, predecessor craftsmen, material

sources, production tools, techniques, occupational secrets,

products, consumption, market, and economic role.

2.3.3. New features of Quang Nam - Da Nang craft industry

under Nguyen Dynasty

Craft industry seperated from agriculture and played a

weighing role in the trade structure of the locality.

The organization of production activities owned a

number of features of the “industry” methodology.

The fact that Da Nang was the only official seaport

where trade exchanges with foreign countries were made

helped to promote various commodities including craft industry

Page 42: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

13

products to foreign markets in addition to the existing domestic

markets.

The royal court also paid great attention to the

investment in building workshops and factories, for example,

the case of gold exploitation in Bong Mieu , which showed a

new thinking in exploitation investment for greater profit.

CHAPTER 3

QUANG NAM – DANANG CRAFT INDUSTRY

1885 - 1945

3.1 The affecting factors in the new historical context

3.1.1 Political situation

After signing the Harmand Treaty and the Patenotre

Treaty, our country was under the “protection” of France.

Under the France domination, there were two different political

regimes in Quang Nam – Danang: Danang was a concessionary

city of France meanwhile Quang Nam was the land which was

controlled by Nguyễn dynasty and was also protected by the

France government.

3.1.2 The colonial exploitation policy of France

When the Harmand treaty (1883) and the Patenôtre

(1884) were signed, Vietnam was the colony of France. The

French colonialism carried out two colonial exploitation

campaigns: the first time (1897-1914) and the second time

(1919-1929). After two times of exploitation of the French

colonialism, the social-economic situations underwent various

changes.

France focused on exploiting minerals. Companies from

France gained high interests by making Vietnamese and

Chinese bourgeois become the sales agencies for France and

forcing them and buying local agricultural and craft products

with low prices and then selling them domestically or exporting

with higher prices.

3.1.3 The social changes

Page 43: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

14

In general, France made Quang Nam – Danang become the

concessionary and the protective area for the product economy

of capitalism which significantly changed the contemporary

feudal society and led to the dramatically variations in the

structure of social classes in this area.

Being the concessionary city, Danang was constructed

by France to stimulate the urbanization process. During the first

stage, France mainly focused on building the infrastructures

and some architectures were built to be offices, the bridge and

road systems, transportation and the water and electricity

suppliers were constructed. The city design and project

according to Western models made the appearance of Danang

streets different from the ancient towns and significantly

changed the traditional forms of countryside. Danang became

the attractive destinations for the workforce of the central area.

However, due to the colonial policy, the French colonialism

focused on developing commerce and lacking in expanding

industry so there was a shortage of professional workers.

Regarding to the bourgeois, thanks to the good relations

with big commercial organization networks and the plentiful

capital, the Chinese bourgeois became the effective sales

agency which buy products from French company. Vietnamese

bourgeois in Quang Nam – Danang also developed. The

increasing demands for import and consumption of products of

France made the sales be more focused in larger scales so some

Vietnamese companies and wholesales brands appeared. The

Vietnamese bourgeois in Quang Nam – Danang were weak and

unable to compete with the French capitalists and the Chinese

bourgeois. Being bourgeois of the colonial nations, Vietnamese

bourgeois were blocked and became inferior.

Along with the development of urbanization, the petty

bourgeois are quite crowded: small trader, smallholder,

craftsman, the freelancers, officers, teachers, students, etc. The

penetration of updated books and magazines on revolution

Page 44: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

15

woke up some parts of educated students whose ambitions were

to liberate the nation and renovate.

The worker class who originated from farmers,

craftsman were impoverished, graduate students were

unemployed. The number of workers who earned salary from

their own profession were not popular. They mainly earned

money from day-work salary, apprentice workers and

“servants”. The majority of worker families still lived in

countryside or some people went to Danang to work as worker

and then returned to work as farmer.

3.1.4 The economic situation

With the priority aim is to exploit, gain benefits, France

focused on exploting the minerals.

Overall, the job structures were still the same as the previous

stage, however, there was a decrease and difficulties in some

fields, especially some jobs in oyster calcination, salt-making,

brewing, reeling and weaving, etc. Some other jobs and job

villages were still maintained and developed.

Apart from the some existing and developing traditional

crafting jobs, some new jobs appeared in this stage such as the

job of making Xuan Duong wood clogs, narced job, glass

blowing, making aluminum, making lace, leather, soldier’s hat,

making tea leaves, making coffee, making rubber, fireworks

and oil burning lamps.

3.2 Crafts production in Quang Nam – Da Nang between

1885 and 1945

3.2.1. Overview of crafts production in Quang Nam – Da

Nang in the Colonial era

3.2.1.1. Overview

The craft skills, such as making sugar, silk, weaving

fabric and tussore, weaving mats, making craft products,

developed very quickly. Some Vietnamese bougeois invested in

some handicraft products, for example, Ly Quy who was

known for domestic farbic throughout the nation. Some

Page 45: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

16

Chinese and Indian businessmen involved in silk trade.

Then there emerged several new craft skills/industries,

like machine sewing, making antennaes, glass, shoes, crackers,

cutting hair, and making kerosene lamps. The importation of

new ingredients and chemicals contributed to the better and

finer quality of craft making. Smoothly exporting goods via the

Da Nang port also attracted businesses of forest merchandise

including precious types of wood, cinnamon bark, dried areca

nuts, and olive oil.

3.2.1.2.New craft skills

Apart from the existing craft skills, new skills emerged,

such as, making wooden shoes in Xuan Duong, making pearl

mosaics, aluminum, making glass products, making antennae,

tanning, making hats, brewing tea, making coffee, processing

latex, etc.

3.2.1.3. New craft villages

In addition to the existing craft villages, new ones were

formed:

- Xuan Duong wooden shoes making village

- Bamboo knitting villages

- Xuan Tay millstone making village

- Tich Phuoc cinnamon stick making village

3.2.2. Typical craft skills

Having developed from the craftsmanship of the

previous era, new skills were added, in which the typical

ones consisted of:

- Bamboo knitting

- Carpentry

- Forging

- Ship building

- Paddy rice grinding

- Silkworm raising, and silk weaving

- Fabric dying

- Sewing

Page 46: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

17

- Wine making

- Peanut oil pressing

- Sugar making

- Rice vermicelli making

- Aquatic and sea food processing

- Pottery making

- Incense making

3.2.3. Typical craft villages

The typical craft villages also developed with new skills

and improvements compared to the previous times, including:

- Non Nuoc artisanship

- Nam O fish sauce

- Phuoc Kieu bronze casting

- Cam Ne mat weaving

- Ban Thach mat weaving

- Thanh Ha pottery

- Moc Kim Bong craftman

- Ma Chau fabric weaving

- Hoi An lantern making

Chapter 4

SOME COMMENTS ON THE QUANG NAM – DANANG

CRAFT INDUSTRY (1802 - 1945)

4.1. SOME SIGNIFICANT FEATURES

4.1.1. Quang Nam Danang craft industry was developed in

an area which qualified for the development in respect of

commodity economy and urbanization.

Quang Nam - Da Nang is located at the middle of the

country, on the north-south road, at the gateway of Hue capital.

Moreover, it is privileged with two seaports of Hoi An and Da

Nang. Therefore, Quang Nam - Da Nang functions as the

connecting point which links the three regions, North - Central

– South, of Viet Nam with countries in the Southeast Asia and

other neighboring countries. This place has been developing in

Page 47: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

18

domestic and foreign trade.

Quang Nam - Da Nang has two major ports - Hoi An

and Da Nang, which have had intimate relationship. After Hoi

An’s recession, Da Nang became a port city as well as a trade

gateway to the world.

Nguyen Dynasty established an office of

administration in the town of Thanh Chiem, from the

stimulation of the Quang Nam’s office of administration which

acts as an economic center, the traditional handicrafts are rich,

diverse and they have the tendency to serve the feudal class and

self-supply.

4.1.2. Types of crafts and craft villages in Quang Nam - Da

Nang are richer and more diversified than other provinces

in the South Central Region.

The diversity of the craft industry in Quang Nam - Da

Nang is reflected in the number of occupations, craft villages,

the distribution of craft villages, and the origin of craft villages.

The region of Quang Nam - Da Nang has more than 100

types of crafts. The book “Dai Nam nhat thong chi” of the

National Institute of History under the Nguyen Dynasty during

the Tu Duc Dynasty and the Duy Tan Dynasty, recorded that

Quang Nam had the greatest number of types of crafts in

comparison with other provinces in the South Central Region.

Professional development led to the formation of craft

villages. In Quang Nam - Da Nang, there are approximately 40

handicraft villages. Each village has a unique product that

makes up the village's trademark.

Craft types and villages are widely distributed throughout

the region, from the urban areas (Da Nang, Hoi An, Thanh

Chiem), populated areas such as markets, towns, small towns

(Phong Thử, Vinh Phuc, Tan An, Ai Nghia, Ha Lam, Huong

An), to rural areas, coastal areas, delta areas and mountainous

areas…

In terms of origin, most of the crafts in Quang Nam - Da

Page 48: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

19

Nang originated from the North region, some resulted from the

adjustment of Viet-Cham’s culture, some were derived by

locals working away, others were introduced by the French

colonialists and were developed in the colonial exploitation to

serve the need of exporting capital.

The diversity and abundance is also reflected in the

number of crafts for sale and export. In Hoi An, the famous

export crafts are silk and sugar. In addition, there are also Kim

Bong carpentry products (furniture, couches, beds, cabinets),

Thanh Ha ceramics (paving tiles, yin-yang tiles, warm tiles,

teapot sets, jars, porcelain dinnerware sets), thin paper, bronze

mirrors, dry fish ...

4.1.3. Craft Industry of Quang Nam-Danang has been

gradually developing according to the market economy in

the early stage of the capitalist economy

Craft industry in which crafts and craft villages have

mainly associated with the village community, shows its self-

sufficiency and meets the needs of a large population. Some

craft production establishments show their production in the

capitalist mode, which is shown as below:

Firstly, a number of large craft production

establishments have developed beyond the self-sufficiency and

self-contained production within the family. Many owners,

traders, wealthy people have invested capital, purchased

machinery, and hired workers to produce on a larger scale than

individual craft industry. This is evident in some famous

villages such as Nam O fish sauce, Non Nuoc stone carving,

Kim Bong carpentry, Phuoc Kieu bronze casting, and Thanh Ha

pottery...

Secondly, in production there is a division of labor in a

new direction. At the beginning of the twentieth century, in

craft industry, the division of labor was very clear. There is an

assignment between the "owner" and "worker". Moreover,

workers are also specifically divided into smaller groups, such

Page 49: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

20

as masters, fellow-workers, apprentices, main workers, sub-

workers ...

The assignment is also shown in the process of

production: raw material suppliers, people who produce

products, people who specialize in consuming products.

Thirdly, the consumption of products is conducted in

the new mode. At the end of the nineteenth century, especially

at the beginning of the twentieth century, trading activities were

called "business". The number of business people who

commonly referred to "merchants" or "intermediaries" has

increased and they had more diversified trading methods,

paying attention to the tastes of each market in each region of

the country or of other foreign countries. Business people not

only focus on consumption of products, but also on the

purchase and “bao tiêu” raw materials to provide production

facilities.

4.2. The Impacts of Craft Industry in Quang Nam-Danang

(1802-1945)

4.2.1. Economy and Life

Talented craftmans have created means of production,

icluding farming tools, fishing equipment and even craft tools.

The craft industry has promoted the development of agriculture

and fishery, creating a market for trade and commerce.

4.2.2. Politics and Society

The development of craft industry has promoted the

development of other industries which are evident in

agriculture and commerce, helping the local economy to

develop. That results in the increase in the settlement and in the

number of people coming to live.

Due to the development of the craft industry along with

the development of commerce, Hoi An and Da Nang, with the

role of seaports, has made the area of Quang Nam - Da Nang

have a good condition for receiving Western bourgeois

ideology and the formation of a new idea.

Page 50: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

21

Craft industry is also an economic base for assessing

whether a political system is still progressive, and whether it

has a role in history. When the state cares about and encourages

the development of crafts and craft villages, it is the

manifestation of political stability and development. When craft

industry is stagnant, artisans have to break down their

production tools ... which are a sign of the danger to politics. In

fact, feudalism and colonialism have gone through such period.

The craft industry appeals to French capitalists, but it

also contributes to the struggles that bury French rules. The

people of Quang Nam - Da Nang, in which a large number of

artisans participated in the fight against French colonialism,

together with the people of the country break the chain of

slavery and gain the independence and freedom.

4.2.3 In terms of culture and customs

4.2.3.1. Contribution to conserving values of native

knowledge

Native knowledge was form in the process of learning

traditions, creating the new and applying as well as combining

the traditional and the modern, yet still owing the typical

characteristics of the land.

4.2.3.2. Contribution to enriching local festivals

In craft villages, document related to origin of

occupations is always saved carefully. Besides, the local always

appreciate fathers of the occupations as well as those who have

made contribution to spreading out the occupation within the

village. Worship ceremony and festivals which are a tribute to

the fathers of occupations can also be found there.

4.2.3.3. Contributing to forming the attachment between those

leaving home and their homeland

Dishes having typical tastes of a land make those having

left the home town for some reason remember the old days and

their homeland.

Page 51: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

22

4.3. CHALLENGES IN PRESERVING AND

DEVELOPING TRADITIONAL HANDICRAFTS IN

QUANG NAM PROVINCE

Managing the resources,

Enhancing the role of craftmen,

Focusing on training the young generations,

Raising capital and organizing production,

Looking for production output and investigating

preferences of consumers,

Establishing tourist destinations and boost export

activities,

Connecting and coordinating with other cities and

provinces,

Dealing with environmental pollution issues,

Balancing economic development and cultural

preservation,

Building up craft museums.

CONCLUSION

1. In general, handicraft in Quang Nam - Da Nang

(1802-1945) was more developed than the past. This period

saw the establishment of new urban areas, administrative -

economic - military centers and markets, the improvement of

production techniques, the expansion of traffic infrastructure, a

remarkable increase in the number of craft-men and stronger

connection between craft villages and town centers. Moreover,

in this stage, many new vocations were introduced alongside

with the advent of capitalist mode of production.

2. Process of formation and development: Although

being formed late, handicrafts and local specialities has shown

the talents and creativity of craft-men in the region, which left a

deep impression on the economy-society and culture of the

locality as well as the country.

Page 52: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

23

3. Structure of handicraft: Handicraft in Quang Nam -

Da Nang in this period of time consisted of state handicrafts

folk handicrafts.

4. Production: At the beginning, handicrafts were

present in villages and communes at the small scale. The

production was spontaneous and run by families with no

collaboration. Therefore, the effiency was not high. However, it

was noted that in some craft villages such as Kim Bong, Thanh

Ha, Non Nuoc and Phuoc Kieu, the experienced craftmen

employed others and apprentices to support the production. In

terms of production mode, handicrafts did not require big

investment. They just need skills and experiences of the

craftmen.

Over time, many well-known handicrafts have

developed to professional craft villages. Although their scale of

production has become larger, they still have not achieved mass

production.

5. Production and consumption: In the late 19th century

and early 20th century, the changes of economic and social

settings and the expansion of export activities, craft products

had a wider market, which was no longer limited in the country.

They have come to countries around the world.

Page 53: THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG...Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng qua các

24

PUBLISHED STUDIES

1. Nguyễn Minh Phương (2013), “ Nam Ô Fish Sauce Making”,

Proceedings The first Scientific Conference of Hue

University, Pedagogy University of Hue, p. 361 – 367,

Hue University Publisher

2. Nguyễn Minh Phương (2017), “Quang Nam Sugar Making

in the 20th century”, Journal of Science and Technology

(8), pp. 44-47.

3. Nguyễn Minh Phương (2017), “Phước Kiều Bronze making

in Nguyen Dynasty”, Journal of Science , Hue University,

(6B), pp. 211 - 220.