thỬ nghiỆm nuÔi trỒng mỘt sỐ nẤm Ăn trÊn cƠ chẤt …

81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ MINH THẢO THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM Mã số: 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS ĐOÀN ĐỨC LÂN SƠN LA, 2017

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHẠM THỊ MINH THẢO

THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG

MỘT SỐ NẤM ĂN

TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ

Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS ĐOÀN ĐỨC LÂN

SƠN LA, 2017

Page 2: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thử nghiệm nuôi trồng một số nấm ăn

trên cơ chất lõi ngô” là kết quả của quá trình cố gắng của bản thân và đƣợc

sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời

thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi

trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với giảng viên hƣớng

dẫn Tiến sĩ Đoàn Đức Lân đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp

tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Tây Bắc, Khoa Sinh

Hóa và Khoa Nông Lâm đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc

nghiên cứu khoa học của mình.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

TÁC GIẢ

Page 3: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii

K HI U VI T TẮT ....................................................................................... vi

H THỔNG BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN ................. vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2

2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2

2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………..2

2.4. nghĩa, đóng góp mới cua đề tài……………………………………..2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ............. 4

1.1. Giới thiệu về nấm sò vàng và mộc nhĩ ................................................... 4

1.1.1. Giới thiệu về nấm sò vàng ................................................................... 4

1.1.1.1 Đặc điểm sinh học và sinh trƣởng của nấm sò vàng ......................... 4

1.1.1.2. Giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu của nấm sò ..................................... 6

1.1.2. Giới thiệu về mộc nhĩ ........................................................................... 8

1.1.2.1 Đặc điểm sinh học và sinh trƣởng của mộc nhĩ ................................. 8

1.1.2.2. Giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu của mộc nhĩ ................................... 9

1.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn ................................................................................................. 11

1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn trên thế giới ............................................................................ 11

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ................ 111

1.2.1.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm trên thế

giới ............................................................................................................. 155

1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn ở Việt Nam ............................................................................. 17

Page 4: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

iv

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn ở Việt Nam .................. 17

1.2.2.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm ở Việt

Nam .............................................................................................................. 20

1.2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn Sơn La .................................................................................... 22

CHƢƠNG 2. VẬT LI U VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25

2. 1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 25

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 25

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 25

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 25

2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết .......................................................................... 25

2.2.2. Thí nghiệm ......................................................................................... 25

2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 25

2.2.2.2. Quy trình quy trình kỹ thuật trồng nấm ......................................... 26

2.2.2.3.Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu ....................................................... 322

2.2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................ 333

CHƢƠNG 3. K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 344

3.1. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm nấm sò vàng trên cơ chất lõi ngô ...... 344

3.1.1. Hình thái nấm sò vàng qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển 344

3.1.2. Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của nấm sò vàng .................... 366

3.1.3. Động thái sinh trƣởng của cụm nấm sò vàng .................................. 399

3.1.4. Động thái sinh trƣởng của cây nấm sò vàng .................................... 433

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................... 488

3.1.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế............................................................... 511

3.2. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô ............. 522

3.2.1. Hình thái mộc nhĩ qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển ....... 522

3.2.2. Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của mộc nhĩ ............................ 544

3.2.3. Động thái sinh trƣởng của cụm mộc nhĩ .......................................... 566

Page 5: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

v

3.2.4. Động thái sinh trƣởng của cây mộc nhĩ ........................................... 588

3.2.5. Các chỉ tiêu về năng suất ................................................................... 60

3.2.6. Hạch toán kinh tế ............................................................................. 622

3.3. Các sinh vật hại nấm sò vàng và mộc nhĩ ........................................... 633

3.3.1. Giai đoạn ƣơm sợi ............................................................................ 633

3.3.2. Giai đoạn quả thể ............................................................................. 655

K T LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 688

1. Kết luận .................................................................................................. 688

1.1. Thí nghiệm trồng nấm sò vàng ........................................................... 688

1.2. Thí nghiệm trồng mộc nhĩ ................................................................... 688

2. Đề nghị ................................................................................................... 699

TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................................... 70

PHỤ LỤC ...................................................... Error! Bookmark not defined.5

Page 6: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

vi

HIỆU VI T TẮT

STT ý hiệu viết tắt Nội dung đầy đủ

1 C Cơ chất

2 CD Chiều dài

3 DK Đƣờng kính

4 G Giống

5 LN Lần nhắc

6 NS Năng suất

7 KL Khối lƣợng

8 TN Thí nghiệm

Page 7: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

vii

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN

Bảng 3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của nấm sò vàng

Bảng 3.2. Động thái sinh trƣởng của chiều dài cụm nấm

Bảng 3.3. Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm

Bảng 3.4. Động thái sinh trƣởng của chiều dài cuống nấm

Bảng 3.5. Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính mũ nấm

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu về năng suất

Bảng 3.7.a. Chi phí trong các công thức thí nghiệm về nấm sò vàng

Bảng 3.7.b. Hạch toán hiệu quả kinh tế của nấm sò vàng

Bảng 3.8. Thời gian sinh trƣởng của mộc nhĩ

Bảng 3.9. Động thái sinh trƣởng của cụm mộc nhĩ

Bảng 3.10. Động thái sinh trƣởng của cây mộc nhĩ

Bảng 3.11. Các chỉ tiêu năng suất

Bảng 3.12. a. Chi phí trong các công thức thí nghiệm về mộc nhĩ

Bảng 3.12. b. Hạch toán hiệu quả kinh tế của mộc nhĩ

Đồ thị 3.1. Động thái sinh trƣởng của chiều dài cụm nấm

Đồ thị 3.2. Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm

Đồ thị 3.3. Động thái sinh trƣởng của chiều dài cuống nấm

Đồ thị 3.4. Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính mũ nấm

Đồ thị 3.5. Năng suất nấm sò vàng/1 tấn nguyên liệu

Đồ thị 3.6. Động thái sinh trƣởng của cụm mộc nhĩ

Đồ thị 3.7. Động thái sinh trƣởng của cây mộc nhĩ

Đồ thị 3.8. Năng suất mộc nhĩ/1 tấn nguyên liệu

Page 8: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, thực phẩm sạch, an toàn đang là nhu cầu cấp thiết của ngƣời

tiêu dùng. Các loại thực phẩm vừa đảm bảo an toàn vừa cung cấp đầy đủ các

chất dinh dƣỡng cho nhu cầu hàng ngày của con ngƣời đang là mối quan tâm

của những ngƣời nội trợ. Một lựa chọn của họ là các loại nấm ăn. Đó là

những thực phẩm sạch đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm sử dụng nhƣ: nấm

rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ... Trong số đó thì các loại nấm sò đƣợc ví nhƣ

là thực phẩm vừa là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch". Cũng nhƣ nấm sò, mộc

nhĩ - là loại thực phẩm đƣợc sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn hàng ngày

của các gia đình. Mặt khác nấm không những là thực phẩm rất tiện ích cho

cuộc sống con ngƣời mà còn dễ nuôi trồng và hoàn toàn có lợi về vấn đề môi

trƣờng.

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp do đó có rất nhiều loại phế phẩm

nông nghiệp nhƣ: rơm, rạ, vỏ trấu, thân cây ngô, lõi ngô…đây là nguồn

nguyên liệu dồi dào cho ngành sản xuất nấm. Theo thống kê của Cục Trồng

trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mỗi năm nƣớc ta thải ra 50 –

60 triệu tấn phế thải, chỉ cần sử dụng 15% số phế thải đó để trồng nấm thì sẽ

thu về 1 tỷ USD/năm và tạo ra một triệu việc làm trong nƣớc. Sơn La vẫn

đƣợc biết đến là “vựa” ngô của miền Bắc, sản lƣợng ngô hàng năm đạt trên

600.000 tấn [34]. Chính vì thế mà lƣợng phế thải nông nghiệp từ trồng ngô

đặc biệt là lõi ngô là tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, việc tận dụng các phế thải này

chƣa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, chủ yếu ngƣời dân dùng để làm nhiên

liệu, một số nơi do không sử dụng kịp thời còn để mục rữa gây ô nhiễm môi

trƣờng và hiện nay một số nơi nông dân (Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La) còn bán

cho các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan tuy nhiên giá thành còn rất rẻ. Nếu

nhƣ lƣợng phế thải đó đƣợc sử dụng trồng nấm thì sẽ góp phần mang lại giá

Page 9: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

2

trị kinh tế cao hơn đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trƣờng do phế thải nông

nghiệp. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thử nghiệm nuôi trồng

một số nấm ăn trên cơ chất lõi ngô".

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá sinh trƣởng, phát triển của nấm sò vàng (nấm hoàng kim, nấm

ngô) và mộc nhĩ (nấm mèo) khi nuôi trồng trên cơ chất lõi ngô.

- Đƣa ra kỹ thuật trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiến hành các thử nghiệm nuôi trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất

lõi ngô.

- Xác định các chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển của nấm sò vàng và mộc nhĩ

khi nuôi trồng trên cơ chất lõi ngô.

- Xác định năng suất và đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi trồng nấm sò vàng

và mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô ở các thí nghiệm khác nhau.

- Hoàn thiện quy trình nuôi trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất lõi

ngô.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sinh trƣởng và phát triển của nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất

lõi ngô ở các khối lƣợng bịch cơ chất và khối lƣợng giống cấy khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất lõi

ngô ở các khối lƣợng bịch cơ chất và khối lƣợng giống cấy khác nhau.

2.4. nghĩa, những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài đƣợc hoàn thành sẽ đƣa ra đƣợc quy trình kỹ thuật chuẩn trong trồng

nấm sò vàng và mộc nhĩ trên lõi ngô. Đồng thời, đây là biện pháp góp phần

nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông nghiệp trồng ngô cũng nhƣ là một giải

pháp giảm ô nhiễm môi trƣờng.

Page 10: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

3

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về trồng nấm sò vàng trên cơ chất lõi

ngô tại tỉnh Sơn La nhằm đƣa ra quy trình sản xuất nấm mới, góp phần tạo ra

sự đa dạng các loại nấm ăn đƣợc trồng tại địa phƣơng.

Page 11: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu về nấm sò vàng và mộc nhĩ

1.1.1. Giới thiệu về nấm sò vàng

1.1.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh trƣởng của nấm sò vàng

- Vị trí phân loại của nấm sò vàng

Giới (regnum): Nấm (Fungi)

Ngành (phylum): Nấm đảm (Basidiomycota)

Lớp (class): Nấm tản (Agaricomycetes)

Bộ (ordo): Nấm tản (Agaricales)

Họ (familia): Nấm sò (Pleurotaceae)

Chi (genus): Nấm sò (Pleurotus)

Loài (species): Nấm sò vàng(Pleurotus citrinopileatus)

- Đặc điểm sinh học của nấm sò vàng

Nấm sò có đặc điểm chung là mũ nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm

mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ

mịn. Mũ nấm sò khi còn non có màu sậm hoặc tối nhƣng khi trƣởng thành

màu trở nên sáng hơn [35].

Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ

dinh dƣỡng sơ cấp và thứ cấp "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh

sản là mũ nấm. Mũ nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.

Hình thái sợi nấm:

Thể sợi nấm đƣợc cấu tạo bởi các sợi nấm dạng ống rất nhỏ khoảng 0,6

micromet gồm nhiều tế bào. Trong sợi nấm có nhiều vách ngăn, giữa các vách

ngăn có lỗ thông để trao đổi chất nguyên sinh và thông tin.

Hình thái quả thể khi trƣởng thành:

Gồm 3 phần:

+ Cuống nấm: Hình viên trụ, cuống dài. Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu

Page 12: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

5

vòng tròn đồng tâm. Cuống nấm nhẵn, chắc, có màu trắng.

+ Mũ nấm: Hình tròn, dạng phễu lệch. Mũ nấm là phần trên của quả

thể nấm, mọc trên cuống nấm, mặt dƣới có nhiều phiến nấm, có kích thƣớc

khác nhau.

+ Phiến nấm: Dạng mép lƣợn sóng hoặc răng cƣa có độ dài ngắn khác

nhau.

Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm:

+ Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chum.

+ Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dƣới dạng khối tròn, còn cuống phát

triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đƣờng kính cuống và mũ không

khác bao nhiêu.

+ Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái

phễu).

+ Dạng phễu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị

trí trung tâm của mũ.

+ Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trƣởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục

phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng.

Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh

dƣỡng tăng) còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối

lƣợng (trọng lƣợng tăng) [16].

Nấm thƣờng có hƣơng thơm của hồi do sự hiện diện của benzaldehyde

[22].

Nấm sò là loại dùng trực tiếp xenlulo từ các thực vật khác do chúng là

loài không có khả năng quang hợp nên nó không thể tự tổng hợp chất hữu cơ

để nuôi cơ thể [5]. Do đó có thể sử dụng rất nhiều loại cơ chất để nuôi trồng

nấm sò, trong đó có lõi ngô.

- Một số yêu cầu sinh thái trong quá trình sinh trƣởng của nấm sò

Page 13: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

6

Nhiệt độ: Nấm sò mọc nhiều ở nhiệt độ tƣơng đối rộng. Ở giai đoạn ủ

tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30 0C, một số loài khác cần từ 27 – 32

0C.

Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần từ 15 – 25 0C, một số

loài khác cần 25 – 32 0C.

Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển sợi nấm và quả thể

của nấm. Trong giai đoạn tăng trƣởng của sợi, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ

65 – 67%, còn độ ẩm không khí không đƣợc nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tƣới

đón nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt nhất là 70 – 95%. Ở độ ẩm không

khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá

thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm. Nhƣng nếu độ ẩm cao trên 95%,

tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.

pH: nấm sò có khả năng chịu đựng sự giao động pH tƣơng đối tốt. Tuy

nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm sò trong khoảng 5 – 7.

Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích

thích nụ nấm phát triển. Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khuếch tán (ánh

sáng phòng).

Thông thoáng: nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ

thông thoáng vừa phải, nhƣng phải tránh gió lùa trực tiếp [35].

1.1.1.2. Giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu của nấm sò

Nấm sò là loại nấm giàu dinh dƣỡng. Thành phần có trong nấm sò tƣơi

gồm: protein 4%; glucide 3,4%; vitamine C, vitamine PP, acide folic; các

acide béo không no, ngoài ra nó còn chứa rất nhiều chất khoáng nhƣ photpho,

canxi, sắt, kali, natri [19]… Khi nấm sò dƣới dạng sinh khối khô, hàm lƣợng

protein chiếm tới 33 – 43%, ngoài ra còn thấy các acide amine nhƣ glutamic,

valin, isoleucin.

Ngoài giá trị dinh dƣỡng, nấm sò còn có nhiều đặc tính của biệt dƣợc.

Đông y cho rằng nấm sò có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn có khả năng

Page 14: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

7

phòng và chữa các bệnh nhƣ làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh

đƣờng ruột, tẩy máu xấu...; và đặc biệt là đã có một số công trình nghiên cứu

còn cho rằng nấm sò còn có khả năng chống bệnh ung thƣ. Với các kết quả

nghiên cứu dƣợc lý ngƣời ta cho biết trong nấm sò có chất pleutorin có công

hiệu kháng khuẩn gram dƣơng và kháng cả tế bào ung thƣ…

Các nghiên cứu khác cho thấy nấm sò có tác dụng làm giảm thiểu đối

với cholesterol và đƣờng máu cho kết quả khả quan. Nấm sò đƣợc xem là

một nấm dƣợc liệu do nó có chứa các statin nhƣ lovastatin có tác dụng

giảm cholesterol [26]. Theo nghiên cứu của Phó Liên Giang (1985) thì nếu ăn

nấm sò lƣợng 2,5 g/ngày thì sau 40 ngày lƣợng cholesterol giảm từ 253,13mg

xuống chỉ còn 193,12 mg. Nếu ăn lƣợng nấm sò gấp đôi (5 g/ngày) thì sau 40

ngày lƣợng cholesterol giảm xuống chỉ còn 128,57mg [18]. Trong tự nhiên

nấm sò có tiết ra chất kháng tuyến trùng và giun tròn. Do đó khi ăn nấm sò

còn có tác dụng phòng ngừa giun, sán rất tốt [32].

Cơ sở để khẳng định nấm sò có thể ngăn ngừa cao huyết áp, táo bón,

thừa cân và có thể giúp phục hồi sự mệt mỏi là do nhiều loài nấm có chứa một

lƣợng lớn các chất chuyển hóa nhƣ kháng sinh, chống oxy hóa, chống cao

huyết áp, phối hợp chống đông máu, chống hạ đƣờng huyết, chống vi khuẩn,

và các hoạt động kháng virut. Một số loài nấm sò rất quan trọng trong lĩnh

vực y học. Trong một số loại nấm sò có chứa chất chống oxy hóa mạnh và

một số khác lại chứa chất có hoạt động chống ung thƣ [38].

Nấm sò có một sự thích nghi duy nhất với một loạt các chất nền

lignocellulosic [37]. Do đó, trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm thầy nấm trên

thân cây gỗ mục. Nhƣ vậy, một lần nữa nó đƣợc sử dụng nhƣ một chất điều

hòa đất trong nông nghiệp. Nó cũng là một loại nấm dễ trồng và có hiệu quả

để phát triển kinh tế [37].

Page 15: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

8

1.1.2. Giới thiệu về mộc nhĩ

1.1.2.1. Đặc điểm sinh học và sinh trƣởng của mộc nhĩ

- Vị trí phân loại của mộc nhĩ

Giới (regnum): Nấm (Fungi).

Ngành (divisio): Nấm đảm (Basidiomycota).

Lớp (class): Nấm tản (Agaricomycetes).

Bộ (ordo): Mộc nhĩ (Auriculariales).

Họ (familia): Mộc nhĩ (Auricularaceae).

Chi (genus): Mộc nhĩ (Auricularia).

Loài (species): Mộc nhĩ(Auricularia auricula).

- Đặc điểm sinh học của mộc nhĩ

Mộc nhĩ có 10 loài, phổ biến là loài cánh mỏng (Auricularia auricula)

và loài cánh dày (Auricularia polytrichee) [8].

Cánh mộc nhĩ mỏng dẹt có dạng một vành tai, cuống dính vào giá thể.

Khi còn tƣơi và khi ngâm vào nƣớc mộc nhĩ mềm mại, khi phơi khô thì cứng

dòn. Mộc nhĩ thƣờng có màu sắc biến đổi từ nâu hồng đến nâu đen. Mặt trên

mũ thƣờng có lông mịn dày, mỏng hoặc không lông. Khi già, mặt dƣới chứa

các bào tử. Bào tử nấm có thể phát tán theo gió đến nơi ẩm và có xenlulo,

chúng mọc thành khuẩn ty sau đó hình thành quả thể mộc nhĩ. Trong tự nhiên,

mộc nhĩ thƣờng mọc trên các cây gỗ mục, nơi có độ ẩm cao [8].

Mộc nhĩ có hệ xenlulose rất khỏe do đó phát triển tốt trên các giá thể

giàu xenlulo nhƣ gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ nhƣ mùn cƣa, xơ dừa,

rơm rạ, lõi ngô...

Mộc nhĩ phát triển qua các giai đoạn và đƣợc gọi tên theo hình dạng

quả thể: nụ nấm, dạng hình tách, dạng hình chén, dạng hình đĩa, quả thể

Page 16: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

9

trƣởng thành [1]. Tai nấm có nhiều nếp cong và các gờ giống nhƣ tai mèo nên

đƣợc gọi là nấm tai mèo hay mộc nhĩ.

- Yêu cầu sinh thái khi nuôi trồng mộc nhĩ

Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển từ 28 – 30 0C. Khi

nhiệt độ cao hơn 30 0C hoặc xuống thấp hơn 15

0C thì mộc nhĩ kém phát triển

và năng xuất thấp.

Độ ẩm: Ở giai đoạn nuôi sợi, độ ẩm cơ chất từ 60 – 65%, khô quá, ẩm

quá đều không tốt cho sự phát triển của sợi nấm, độ ẩm không khí 80- 90%. Ở

giai đoạn thể quả, độ ẩm cơ chất từ 65 – 70%, ẩm không khí 90- 95%.

Độ pH: Mộc nhĩ có thể phát triển đƣợc trong điều kiện cơ chất có độ

pH 4- 12. Giai đoạn đầu ủ sợi cần môi trƣờng axit yếu 4,5 – 6,5. Giai đoạn

trƣởng thành đòi hỏi môi trƣờng từ axit đến kiềm yếu.

Ánh sáng: Mộc nhĩ là sinh vật hoại sinh không có nhu cầu ánh sáng.

Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau cũng cần điều chỉnh chế độ chiếu

sáng cho phù hợp với sự phát triển của nó. Thời kỳ ủ sợi, chúng sống trong

bóng tối. Điều kiện tối sẽ tăng cƣờng sự phát triển của màng. Tới giai đoạn

cây mộc nhĩ mọc ra, nhu cầu ánh sáng tăng dần để kích thích quá trình tạo cây

mộc nhĩ. Tới khi mộc nhĩ đã trƣởng thành, ở mức ánh sáng tán xạ phát triển

tốt nhất. Nếu cƣờng độ ánh sáng quá mạnh thì mộc nhĩ sẽ có màu trắng nhạt

và mọc kém.

Thông thoáng: Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển của mộc nhĩ,

tức là giai đoạn phát triển sợi trong cơ chất, cần không khí thông thoáng. Tới

giai đoạn mọc thành quả thể thì cần ở mức vừa phải. Nếu gió lùa sẽ làm cho

mộc nhĩ phát triển chậm, cánh mỏng, thậm chí có thể chết [36].

1.1.2.2. Giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu của mộc nhĩ

Theo nguồn Cơ sở dữ liệu dinh dƣỡng Hoa Kỳ (USDA), thành phần

hóa học trong 100 gam mộc nhĩ khô nhƣ sau: 370 kcal, 10,6g protein,

Page 17: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

10

0,2g chất béo, 65g carbohydrate, 5,8g tro, canci 375mg, sắt 185mg, phospho

201mg và 0,03% mg carotene. Nấm tƣơi chứa độ ẩm 90% [33].

Các nghiên cứu cho thấy, mộc nhĩ rất giàu các nguyên tố vi lƣợng nhƣ

magiê, kali, natri, đặc biệt chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B2 và

đặc biệt hơn nữa là tỷ lệ sắt và canxi trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần trong

thịt [33].

Mộc nhĩ đƣợc dùng trong ẩm thực và dƣợc liệu ở Châu Á từ lâu đời,

nhƣng gần đây mới đƣợc đƣa vào các món ăn cao cấp ở phƣơng Tây.

Ở Việt Nam, mộc nhĩ là một loại thức ăn rất quen thuộc, đặc biệt vào

các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, cƣới...và các món ăn cao cấp trong nhà

hàng. Mộc nhĩ đƣợc sử dụng rất nhiều trong các món ăn đƣợc xào, nấu thông

thƣờng và còn là những thức ăn có bài thuốc dinh dƣỡng trị liệu rất tốt. Trong

y học cổ truyền, mộc nhĩ có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí

tăng sức, chữa các bệnh đƣờng ruột. Ở Indonesia, ngƣời ta cho rằng các món

ăn từ mộc nhĩ có tác dụng bổ máu. Tây y cho rằng ăn mộc nhĩ còn có tác dụng

làm giảm cholesterol cấp nói chung và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol

xấu. Mộc nhĩ đen có khả năng giảm huyết áp, hạn chế xơ vữa động mạch,

thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành [33]. Mộc nhĩ đen có

chứa các thành phần hoạt tính nhƣ: lecithin, cephalin, plasmalogen và

phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp hàm lƣợng cholesterol

trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động

mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

Trong các nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng phenol cao do đó mộc nhĩ có

khả năng chống oxy hóa. Đồng thời chiết xuất polysaccharide trong mộc nhĩ

đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm

và trong cơ thể sống.

Page 18: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

11

Ngoài ra mộc nhĩ còn có tác dụng làm đẹp. Khi thƣờng xuyên sử dụng

mộc nhĩ trong các món ăn, làm da tƣơi sáng, mịn màng hơn. Đồng thời mộc

nhĩ còn có tác dụng giảm cân.

Tuy mộc nhĩ có nhiều công dụng trong y học nhƣng mộc nhĩ tƣơi chứa

chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của

ánh nắng mặt trời, có thể bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù

thũng, đau nhức.

1.2.Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn

1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp

để trồng nấm ăn trên thế giới

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới

Nấm ăn đƣợc coi là “rau trắng” hay “thịt chay không xƣơng” với giá

trị dinh dƣỡng rất lớn. chính vì vậy nó đã đƣợc nuôi trồng từ rất lâu trên thế

giới. Từ Trƣớc Công nguyên đã có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật

trồng nấm. Nấm sò cũng đã đƣợc ghi nhận đƣợc trồng đầu tiên ở Đức trong

Thế chiến thứ nhất [25]. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm,

đến nay, trên thế giới, trong sản xuất nông nghiệp, nấm đƣợc xếp vào ngành

sản xuất thứ 3.

Hiện nay, ngƣời ta đã ghi nhận khoảng 2000 loài nấm ăn, trong đó có

80 loài nấm ăn ngon và đƣợc nghiên cứu nuôi trồng [6]. Đặc biệt, một số

loài nấm ăn có giá trị thƣơng mại rất cao, nhƣ nấm nữ hoàng (Dictyophora

duplicata), giá bán tại Hồng Kông khoảng 315 – 317 USD/ kg nấm khô, đôi

khi đạt đến 1.034 USD/ kg nấm khô. Sản lƣợng nấm toàn cầu đã tăng lên

đáng kể, từ khoảng 0,3 triệu tấn vào năm 1961 lên khoảng 3,41 triệu tấn vào

năm 2010 [37]. Ngày nay trồng trọt đang đƣợc thực hiện ở khoảng 100 quốc

gia, sản xuất thế giới ƣớc đạt khoảng 5 triệu tấn và ngày càng tăng. Loại nấm

Page 19: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

12

đƣợc trồng nhiều nhất trên thế giới là nấm mỡ (Agaricus bisporus và

Agaricus bitorquis), với hơn 70 nƣớc nuôi trồng và sản lƣợng nấm năm 1991

là 1,59 triệu tấn.

Ở Châu Âu, trồng nấm đã trở thành ngành công nghiệp lớn, đƣợc cơ

giới hóa toàn bộ, nên năng suất và sản lƣợng rất cao. Năm 1983, nƣớc Pháp

sản xuất 200.000 tấn nấm tƣơi, nhƣng chỉ có hơn 6.000 ngƣời nuôi trồng.

Ở Châu Á, giai đoạn đầu, trồng nấm thƣờng mang tính chất thủ công,

năng suất không cao, nhƣng sản xuất gia đình với số đông nên tổng sản

lƣợng cũng rất lớn. Trong thời gian gần đây công nghiệp trồng nấm đã phát

triển rất mạnh mẽ nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện

tại, ở Châu, chất nền chính đƣợc sử dụng để trồng nấm sò là mùn cƣa. Tuy

nhiên, khi sử dụng số lƣợng lớn mùn cƣa để trồng nấm sẽ làm giảm diện tích

rừng đồng thời lại không khai thác hết tiềm năng sử dụng các nguồn lực sẵn

có tại địa phƣơng.

Thái Lan có điều kiện phù hợp trồng nấm. Hơn 70% nông dân trồng lúa

ở Thái Lan trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở đây, 22 loài nấm

đƣợc trồng phổ biến. Nấm sò (Pleurotus ostreatus ) đƣợc biết đến với cái

tên Hed Nanglom bằng tiếng Thái. Nấm có tiềm năng cao cho việc canh tác vì

nó có các đặc tính dinh dƣỡng và dƣợc phẩm ví dụ nhƣ chống ung thƣ, oxy

hóa, chống khối u, chống tiểu đƣờng, chống tăng cholesterol, chống viêm

khớp và các tính chất chống vi trùng [31].

Trung Quốc là nơi trồng nhiều loại nấm ăn, nấm dƣợc liệu nhất thế

giới. Công nghiệp trồng nấm ở Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ từ những

năm 70. Năm 1978, tổng sản lƣợng nấm của Trung Quốc là 60.000 tấn chiếm

6% sản lƣợng thế giới. Năm 2006, tổng sản lƣợng lên đến 14 triệu tấn chiếm

70% sản lƣợng nấm thế giới, giá trị lên đến 6 tỷ USD. Những năm gần đây do

tốc độ đô thị hoá cao nên vùng nguyên liệu để trồng nấm đã một ngày cạn

Page 20: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

13

kiện, Trung Quốc đã phải dùng kỹ thuật “Khuẩn thảo học” để trồng nấm

nghĩa là dùng các loại cỏ, cây thân thảo thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên

liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Dịch chuyển dần các vùng nguyên liệu trồng

nấm sang một số nƣớc trong khu vực có nghề trồng nấm mới khôi phục và

phát triển trong đó có Việt Nam và tiến hành chế biến các sản phẩm tinh chất

cao cấp hơn nhƣ thuốc tiêm, thuốc uống tăng lực chiết xuất từ nấm. Các cơ sở

sản xuất trong các làng nghề đƣợc đầu tƣ theo hƣớng công nghiệp hoá và

chuyên môn hoá cao từ khâu xử nguyên liệu đầu vào đến chế biến các sản

phẩm cuối cùng của nấm ăn [13].

Hàn Quốc là nƣớc điển hình trong công nghệ nuôi trồng nấm. Ngành

trồng nấm ở Hàn Quốc đã phát triển từ những năm 1900. Từ năm 1950 Hàn

Quốc đã nghiên cứu nấm, năm 1980 đã đƣa thiết bị cơ giới hóa và tự động

hóa vào sản xuất nấm. Về việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại nấm

đã đƣợc chính quyền ở Hàn Quốc xem là một nghề sản xuất quan trọng. Sản

xuất nấm rất phù hợp với nông nghiệp, nông thôn và phù hợp với khí hậu của

Hàn Quốc. Chính vì vậy, Hàn Quốc đã cho hình thành hệ thống viện nghiên

cứu về nấm từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng; Trung ƣơng có Viện Nghiên

cứu Nấm Quốc gia trực thuộc Tổng cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc, dƣới

8 tỉnh và thành phố có 8 viện nghiên cứu nấm địa phƣơng. Các viện nghiên

cứu chủ yếu lƣu giữ nguồn gen, giống gốc, nghiên cứu cơ bản, lai tạo giống

kết hợp sản xuất các loại giống đã nghiên cứu thành công sau đó chuyển giao

cho các cơ sở sản xuất [13].

Tại Châu Phi, các nghiên cứu về nấm có thể giúp phát triển các chiến

lƣợc để sản xuất các protein ăn đƣợc quy mô lớn, sẽ giải quyết vấn đề đói

nghèo và suy dinh dƣỡng ở các nƣớc Châu Phi và các nƣớc đang phát triển.

Tuy nhiện, tại Châu Phi chỉ sản xuất 1% sản lƣợng nấm sò trên thế giới.

Page 21: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

14

Hoa Kỳ là nƣớc sản xuất nấm ăn hàng đầu với 17% trong số 4,5 tỷ

bảng Anh của thế giới năm 1995; chỉ đứng sau Trung Quốc. Sản lƣợng nấm

của Mỹ đã đạt 787 tỷ pound (tƣơng đƣơng 357 tỷ kg) vào năm 1996. Nấm

đứng thứ tƣ trong số tiền thu đƣợc từ rau năm 1996, sau khoai tây, cà chua và

rau diếp. Doanh thu nấm đạt đƣợc trong năm 1996 là 767 triệu đô la, cao hơn

44% so với một thập niên trƣớc đó [38]. Có 23 bang ở Mỹ trồng nấm và đƣợc

xuất khẩu sang nhiều quốc gia nhƣ Canada, Mexico.

Nấm ăn đƣợc trồng ở Úc đƣợc bắt nguồn từ năm 1933, khi xuất hiện

các loại nấm trong các đƣờng hầm, đƣờng sắt bỏ hoang ở Sydney. Ở Úc, thời

tiết cực đoan tuy nhiên dựa trên sự chuyên môn và sự nỗ lực của những ngƣời

nhập cƣ mới đến, ngành công nghiệp nấm của Úc đã trở thành hiện thực.

Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là

trong 20 năm trở lại đây, với một số loài nấm ăn đƣợc nuôi trồng phổ biến và

hơn 50 loài nấm khác đang đƣa dần vào sản xuất.

Sự phát triển của nghề trồng nấm có thể có nhiều nguyên nhân nhƣ: sự

tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của thông tin… Tuy nhiên, vấn đề

chủ yếu vẫn là tính hiệu quả của nấm trồng. Nuôi trồng nấm chỉ sử dụng

nguyên liệu chính là phế liệu của nông, lâm nghiệp nhƣ: rơm rạ, bã mía,

bông phế liệu… nhƣng sản phẩm thu đƣợc lại là nguồn thực phẩm quý có giá

trị dinh dƣỡng cao.

Ngoài ra nấm cung cấp triển vọng chuyển đổi dƣ lƣợng lignocellulosic

từ nông nghiệp ruộng, rừng thành sinh khối giàu protein có thể giúp phát triển

các chiến lƣợc để sản xuất các protein ăn đƣợc quy mô lớn, sẽ giải quyết vấn

đề đói nghèo và suy dinh dƣỡng ở các nƣớc Châu Phi và các nƣớc đang phát

triển . Việc xử lý chất thải nông nghiệp nhƣ vậy không chỉ giảm ô nhiễm môi

trƣờng mà sản phẩm nấm trồng cũng là một nguồn phân bón tốt, thức ăn gia

súc và chất dƣỡng đất.

Page 22: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

15

1.2.1.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm trên thế

giới

Hiện nay, khoảng 40% dân số thế giới sống nhờ nông nghiệp. Tỉ lệ dân

số tham gia sản xuất nông nghiệp ở các nƣớc giao động từ 2% đến 80%. Do

đó, lƣợng phế thải nông nghiệp để lại trên đồng ruộng là rất lớn. Việc sử dụng

phế thải nông nghiệp vào sản xuất nấm ăn là biện pháp vừa mang lại hiệu quả

kinh tế cao vừa có tác dụng giảm ô nhiễm môi trƣờng.

Hiện tại, ở Châu Á, chất nền chính đƣợc sử dụng để trồng thƣơng mại

nấm sò là mùn cƣa. Sử dụng số lƣợng lớn mùn cƣa để trồng nấm sẽ làm giảm

diện tích rừng. Trong khi tiềm năng tồn dƣ chất thải nông nghiệp lại rất lớn

[33]. Mặt khác, một số loại mùn cƣa có tính độc và dị ứng, ảnh hƣởng lâu dài

đến sức khỏe con ngƣời (Meire, 2013).

Vì những lý do đó, việc lựa chọn thay thế các chất thải nông nghiệp

cho mùn cƣa là cần thiết.

Ở Thái Lan, có nhiều chất nền khác đƣợc sử dụng thay vì mùn cƣa

chẳng hạn nhƣ ngô, lúa, gạo nâu, ngô, lúa mì, và kê (Pathmashini và cộng sự

2008, Hoa và Wang 2015), vỏ sắn, vỏ hạt bông, vỏ cà phê, rơm lúa mì, rơm rạ

[31].

Ở Kenya, ngƣời ta đã nghiên cứu sản xuất nấm ăn trên các nền cơ khác

nhau. Các cơ chất đƣợc nghiên cứu, chủ yếu là phế thải nông nghiệp nhƣ ngô,

rơm rạ, xơ chuối, rơm lúa mỳ, cây đậu, xơ dừa, cây lục bình, mạt cƣa …[28].

Pakistan đã có công trình nghiên cứu hiệu quả trồng nấm sò trên chất

thải xay xát với ngô, lá chuối và sợi bông. Kết quả cho thấy nấm sò thích hợp

cơ chất 100% là sợi bông và cơ chất có tỉ lệ 50% sợi bông + 50% lá chuối.

Nghiên cứu này mở ra một hƣớng đi mới cho ngành trồng nấm ở Pakistan.

Ở Ả Rập Saudi,việc thúc đẩy sử dụng phế thải nông nghiệp để trồng

nấm là chiến lƣợc nông nghiệp thân thiện với môi trƣờng. Tại đây, ngƣời ta

Page 23: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

16

đã nghiên cứu trồng nấm sò trên cơ chất lá cọ trộn với các phế thải nông

nghiệp. Kết quả cho thấy nấm sò sinh trƣởng tốt nhất trên cơ chất 25% lá cọ:

75% rơm rạ. Ngoài ra, các chất thải nông nghiệp khác cũng đƣợc tăng cƣờng

sản xuất nấm: vỏ trấu, cám lúa mỳ, chất thải nhà máy oliu, hạt bông, đậu

nành, cám gạo, bột ngô… [22].

Iran có rất nhiều các phế thải nông nghiệp nhƣ rơm lúa mỳ, rơm lúa

mạch, bột của cải đƣờng, phế liệu có nguồn gốc từ ngô. Những phế thải này

đƣợc coi là cơ chất trồng nấm còn các chất nhƣ cám lúa mỳ, cám gạo, đậu

nành là những chất bổ sung trong quá trình trồng nấm. Đây là ý tƣởng sử

dụng phế thải nông nghiệp để sản xuất nấm tƣơi, đồng thời giải quyết vấn đề

ô nhiễm môi trƣờng và cung cấp nguồn thực phẩm bổ dƣỡng cho con ngƣời

[27].

Nigeria là nƣớc sản xuất ngô đứng đầu Châu Phi với sản lƣợng

9410000 tấn, ngoài ra còn sản xuất 4883000 tấn gạo (FAO, 2012). Chính vì

vậy lƣợng phế thải nông nghiệp lại trở thành một thách thức lớn đối với nƣớc

này. Một giải pháp đặt ra là nuôi trồng nấm trên các phế thải nông nghiệp nhƣ

rơm rạ, cây ngô.

Nấm sò là loài nấm đƣợc trồng phổ biến ở Ghana. Trƣớc đây, ở Ghana,

nấm sò đƣợc trồng bằng cách sử dụng túi nhựa chứa mùn cƣa bị phân hủy.

Tuy nhiên, khi gỗ trở nên khan hiếm, việc không có chất nền mùn cƣa thích

hợp sẽ trở thành một yếu tố hạn chế cho việc trồng nấm ở Ghana. Do đó, sử

dụng các nguồn cơ chất bền vững khác để trồng nấm sò thay thế mùn cƣa là

cần thiết. Ngô là loại cây trồng chính ở Ghana, phế thải của nó rất phong phú

và có sẵn trong năm nên nó rất phù hợp cho trồng nấm tại các trang trại [26].

Ở các nƣớc Châu Âu, hàng năm số lƣợng lớn các chất thải ở vƣờn nho

và các nhà máy rƣợu vang gây thiệt hại lớn về mặt môi trƣờng xung quanh.

Page 24: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

17

Chính vì vậy, việc trồng nấm trên nguồn chất thải này đã góp phần giảm thiểu

thiệt hại.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp để

trồng nấm ăn ở Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ăn ở Việt Nam

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển ở nƣớc ta từ năm

1970 đến nay đã làm chủ đƣợc công nghệ chọn tạo giống, nuôi trồng 18 loại

nấm ăn và dƣợc liệu. Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất ngày càng

đƣợc phát triển, năng suất ngày càng cao. Theo thống kê của Cục Trồng trọt

năm 2005 tổng sản lƣợng các loài nấm ăn và dƣợc liệu đạt 50.000 tấn gấp

10 lần so với năm 1995. Đến năm 2015, tổng sản lƣợng đạt trên 250.000 tấn,

kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD/năm (Theo Trung tâm Nghiên cứu

và Phát triển Nấm Việt Nam).

Các loại nấm đƣợc trồng chủ yếu là nấm sò, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm

mỡ, nấm linh chi, nấm hƣơng…Theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá tiềm

năng, thực trạng và giải pháp phát triển nấm khu vực phía Bắc ngày

22/9/2011, sản lƣợng nấm rơm: 64.500 tấn; mộc nhĩ: 120.000 tấn; nấm sò:

60.000 tấn; nấm mỡ 5000 tấn; nấm linh chi: 300 tấn khô.

Nƣớc ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu do có

nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào,

điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể

trồng nấm quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ đƣợc công nghệ nhân

giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trƣờng tiêu thụ nấm

ngày càng rộng mở. Chính vì vậy, ngày 16/ 4/ 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã

ban hành Quyết định 439/QĐ- TTg , đƣa nấm ăn, nấm dƣợc liệu vào Danh

mục sản phẩm quốc gia đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển. Thời gian qua đã có

nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình,

Page 25: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

18

trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế

biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bƣớc phát triển theo hƣớng

chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế,

bảo quản, tiêu thụ. Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh

tế cao, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát

triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, nâng cao giá trị gia tăng

của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của trồng trọt.

Tuy nhiên, so với các nƣớc sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì

sản xuất nấm nƣớc ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất

lƣợng và sự đa dạng sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ nên

chƣa đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng; chƣa có sự đầu tƣ đúng mức cho sơ

chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, khó có thể

cạnh tranh với một số nƣớc. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã hoàn

thiện Đề án phát triển nấm ăn và nấm dƣợc liệu đến năm 2020. Mục tiêu

chung của Đề án là trong thời gian tới là xây dựng ngành sản xuất nấm theo

hƣớng hàng hóa, tập trung quy mô công nghiệp; từng bƣớc ứng dụng công

nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế

biến đến tiêu thụ, tạo thƣơng hiệu nấm Việt Nam trên trƣờng quốc tế; góp

phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

tạo ra nguồn hàng hóa có giá trị cao, phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất

khẩu. Phấn đấu đến năm 2015, cả nƣớc sản xuất và tiêu thụ khoảng 400 ngàn

tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD/ năm. Đến năm 2020, sản

xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao

động nông thôn và đƣa giá trị xuất khẩu lên 450 - 500 triệu USD/ năm.

(Quyết định số: 2690/QĐ-BNN-KHCN, ngày 12/11/2013).

Ngoài ra, sản xuất nấm ngày càng đƣợc cơ giới hóa, tự động hóa trở

thành ngành kinh tế mạnh trên thế giới. Một số nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung

Page 26: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

19

Quốc, Hàn Quốc…đã và đang đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất, chế biến và

tiêu thụ nấm (có khoảng 20 công ty từ Bắc vào Nam) đây là những đối tác

cạnh tranh thúc đẩy ngành nấm Việt Nam phát triển.

Hiện nay có rất nhiều mô hình sản xuất nấm ăn khác nhau nhƣ trang

trại trồng nấm, hợp tác xã trồng nấm; doanh nghiệp nấm…sản xuất nấm ở

các hộ gia đình trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành với số hộ ngày càng tăng,

diện tích trồng nấm ngày càng phát triển và năng suất ngày càng cao.

Do đƣợc nghiên cứu từ những năm 1970, nên hiện nay chúng ta cũng

đã làm chủ đƣợc công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm

thông thƣờng. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm đƣợc thành lập và

phát triển ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc nhƣ: Trung tâm Nghiên cứu

Nấm ăn tại Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội đƣợc thành lập từ năm 1984;

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nấm của Viện Di truyền Nông nghiệp

đƣợc thành lập năm 1994 theo Quyết định số 360/NN-TCCB/QĐ ngày

27/1/1994 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trung tâm nấm Văn Giang là cơ sở

trực thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông

nghiệp - Viện KHNN Việt Nam)…Trong mấy chục năm qua các viện, trƣờng,

trung tâm nghiên cứu đã xây dựng chƣơng trình, dự án, đề tài, kế hoạch

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nấm ăn và nấm dƣợc liệu ;

xây dựng chiến lƣợc, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định

mức kinh tế - kỹ thuật về nấm; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ: chọn tạo, nhân giống nấm; bảo tồn và phát triển nguồn gen

nấm; kỹ thuật nuôi trồng nấm; phòng, trừ sâu bệnh hại nấm; công nghệ sản

xuất, bảo quản và chế biến nấm. Đặc biệt, hiện nay phát triển và ứng dụng

công nghệ sinh học, công nghệ mới, công nghệ cao trong nuôi, trồng, sản xuất

nấm nhƣ ứng dụng các kết quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhƣ kỹ

Page 27: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

20

thuật di truyền, nuôi cấy mô, đột biến, công nghệ lên men… từ phòng thí

nghiệm đến các cơ sở sản xuất để chọn tạo, sản xuất, nuôi trồng, chế biến nấm

ăn và nấm dƣợc liệu.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về trồng nấm sò và mộc nhĩ trên

cơ chất khác nhau nhƣ:

Đề tài trồng nấm sò trắng Pleurotus florida trên nguyên liệu lục bình.

Tác giả đã nghiên cứu thành công quy trình trồng nấm sò trắng trên nguyên

liệu thực vật thủy sinh là cây lục bình [14].

Đề tài trồng nấm sò trên bụi xơ dừa, đề tài đã nghiên cứu thành công

việc trồng nấm trên sơ dừa từ đó nâng cao thu nhập cho ngƣời dân đồng thời

giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.

Tại Hòa Bình cũng đã thử nghiệm thành công trồng mộc nhĩ trên cây

keo lá tràm và keo tai tƣợng [17].

Đề tài “Xây dựng giải pháp phát triển mộc nhĩ cho các vùng dân tộc

thiểu số” do nhóm sinh viên Trƣờng Đại học Bình Dƣơng nghiên cứu nuôi

trồng mộc nhĩ trên mùn cƣa và trên thân cây gỗ, đồng thời chuyển giao công

nghệ cho bà con dân tộc thiểu số.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể mùn cƣa và bã mía đến một số chỉ

tiêu sinh trƣởng và năng suất của mộc nhĩ tại tỉnh Ninh Bình.

1.2.2.2. Tình hình sử dụng phế thải nông nghiệp trong trồng nấm ở Việt

Nam

Hàng năm, nƣớc ta có khoảng 50 triệu tấn rơm khô, 8 triệu tấn trấu, 30

- 50 triệu phế phải thực vật, 75 triệu tấn chất thải rắn chăn nuôi. Đây có thể là

hiểm họa gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng cũng có thể là nguồn tài nguyên,

nguyên liệu khổng lồ và quý giá để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất và

đời sống [19].

Page 28: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

21

Biện pháp khả thi nhất đối với chúng ta hiện nay là sử dụng rơm

để trồng nấm ăn và nấm dƣợc liệu, một nghề đang đƣợc phát triển mạnh hiện

nay ở cả phía Nam lẫn phía Bắc. Nếu chúng ta chỉ sử dụng 40% rơm rạ tức

khoảng 20 triệu tấn để trồng các loại nấm quanh năm sẽ có 1 sản lƣợng nấm

lớn khoảng 5 triệu tấn nấm tƣơi cho tiêu dùng và xuất khẩu trị gia khoảng 60 -

70 ngàn tỷ đồng tƣơng đƣơng 3000 triệu USD, vừa có nguồn thu cho nông

dân, ngoại tệ cho đất nƣớc, vừa có sản phẩm sạch, dinh dƣỡng cao cho xã hội,

lại bảo vệ đƣợc môi trƣờng [19].

Mặc dù, nƣớc ta có tiềm năng lớn song giá trị kinh tế từ cây nấm còn

thấp. Mỗi năm, hàng chục tấn rơm rạ bị đốt trên đồng ruộng, gây lãng phí tài

nguyên trồng nấm. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức và hiểu biết về vai

trò của sản xuất nấm đối với ngƣời dân nƣớc ta còn hạn chế; thiếu cán bộ làm

công tác nghiên cứu và kỹ thuật trồng nấm; việc tuyên truyền còn hạn chế [7].

Nƣớc ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu trồng nấm trên phế thải

nông nghiệp.

- Đề tài Nuôi trồng mộc nhĩ thên cơ chất mùn cƣa cao su và lõi ngô.

Đề tài do nhóm sinh viên Trƣờng Đại học Cần Thơ nghiên cứu tỉ lệ mùn cƣa

cao su/ lõi ngô thích hợp nuôi trồng mộc nhĩ [12].

- Luận văn cao học của học viên Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội

nghiên cứu sự sinh trƣởng, phát triển của một số giống mộc nhĩ trên giá thể bã

mía vùng đồng bằng Sông Hồng [4].

- Đề tài nghiên cứu sản xuất nấm sò trên rơm. Tác giả đã nghiên cứu kỹ

thuật nuôi trồng nấm bào ngƣ trên cơ chất rơm rạ, có sử dụng chế phẩm xử lý

rơm. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, giá rẻ, luôn có mặt ở khắp

vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chế phẩm xử lý rơm thay thế nồi

hấp tiệt trùng có giá thành rẻ, dễ sử dụng.

Page 29: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

22

1.2.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phế thải nông nghiệp

để trồng nấm ăn Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc với diện tích sản xuất nông

nghiệp rất lớn, cùng với điệu kiện tự nhiên khí hậu rất phù hợp cho sự sinh

trƣởng phát triển của nấm, có độ ẩm cao (trung bình 80%), nhiệt độ ổn định

(trung bình năm 21,60C). Đây là điều kiện thuận lợi trồng nấm. Mặt khác

ngƣời dân đã biết sử dụng nấm từ rất lâu đời, các loại nấm thƣờng dùng là

mộc nhĩ, nấm rơm, cũng đã có sản xuất các loại nấm này…tuy nhiên chỉ

mang tính chất sản xuất nhỏ, lẻ của từng hộ gia đình.

Hiện nay, tại tỉnh Sơn La đã có những cơ sở sản xuất nấm với quy mô

lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và các công ty sản xuất

nấm nhƣ:

Xí nghiệp sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Sơn La thuộc

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La: Thành lập từ năm 2001,

hoạt đông chính là sản xuất nấm và chuyển giao công nghệ trồng nấm. Mỗi

năm Xí nghiệp sản xuất và bán đƣợc 7 – 10 tấn giống nấm, 300 kg mộc nhĩ

khô (khoảng 3 tấn tƣơi), 60 kg nấm Linh chi, 2,5 tấn nấm Sò. Trong năm

2006- 2007 xí nghiệp đã sản xuất 26 tấn giống nấm cung cấp cho các tỉnh:

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Thông qua đó đã góp phần phát triển nghề

trồng nấm, cung ứng ra thị trƣờng 227 tấn thƣơng phẩm với 1,45 tấn mộc nhĩ

khô, 23 tấn nấm sò tƣơi, 0,4 tấn nấm linh chi.

Công ty TNHH sản xuất Việt GAP do 3 cựu sinh viên Khoa Nông –

Lâm, trƣờng Đại học Tây Bắc thành lập năm 2010 tại xã Chiềng Ban, huyên

Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Hoạt động chính là kinh doanh các sản phẩm sạch,

trong đó có nấm ăn. Công ty chủ yếu sản xuất 2 loại là nấm sò và mộc nhĩ

trên nguyên liệu bông phế thải. Sản phẩm tiêu thụ dƣới dạng nấm tƣơi, cung

cấp cho Sơn La và các tỉnh lân cận. Trung bình mỗi ngày Công ty sản xuất và

Page 30: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

23

tiêu thụ đƣợc 500 – 700 kg nấm sò tƣơi. Ngoài ra, công ty còn sản xuất và bán

phôi nấm, mỗi tháng công ty bán đƣợc từ 2000 đến 3000 bịch, với giá trị giao

động từ 14.000 đồng – 20.000 đồng. Từ đó tạo thu nhập cho 30 lao động địa

phƣơng. Đây là mô khởi nghiệp thành công từ phế thải nông nghiệp tại Sơn

La.

Các hình thức tiêu thụ và chế biến nấm ở Sơn La:

- Nấm tƣơi không chỉ đƣợc tiêu thụ ngay tại địa phƣơng trồng với hình

thức bán buôn hoặc bán lẻ hàng ngày tại các chợ trong địa bàn tỉnh (chiếm

khoảng 70%) mà còn đƣợc đƣa đi tiêu thụ tại các Tỉnh khác nhƣ Điện Biên,

Lai Châu, Hài Nội.

- Xí nghiệp sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Sơn La chế

biến thành rƣợu thuốc (rƣợu nấm linh chi).

- Ngoài ra nấm còn đƣợc sấy khô, đóng gói để bán (linh chi, nấm sò,

mộc nhĩ).

Tại Sơn La các nghiên cứu về nấm ăn tập chủ yếu ở tại Khoa Nông Lâm

- Trƣờng Đại học Tây Bắc. Các nghiên cứu về nuôi trồng nấm ăn tại Trƣờng

Đại học Tây Bắc đƣợc thực hiện từ năm 2007 đến nay.

+ Nghiên cứu so sánh năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng nấm Sò

trên cơ chất lõi ngô so với cơ chất rơm rạ và bông phế thải: Lõi ngô thích hợp

làm cơ chất trồng nấm Sò, năng suất đạt 437 kg/tấn nguyên liệu, hiệu quả

kinh tế đạt 8.308.000 đồng/tấn nguyên liệu năng suất tăng 11,9%, hiệu quả

kinh tế tăng 26,09% so với trồng trên cơ chất rơm rạ.

+ Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế khi bổ sung thêm một số chất

dinh dƣỡng vào cơ chất trồng nấm sò: Bổ sung thêm các chất dinh dƣỡng

(cám gạo, bột ngô, bột đậu tƣơng) vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò đều làm

tăng năng suất và hiệu quả kinh tế so với đối chứng. Trong đó, bổ sung 10%

cám gạo cho năng suất 516 kg/tấn nguyên liệu và hiệu quả kinh tế 9.077.000

Page 31: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

24

đồng/tấn nguyên liệu đạt cao nhất, năng suất tăng 9,6%, hiệu quả kinh tế tăng

23,32% so với không bổ sung dinh dƣỡng [13].

+ Trong khuôn khổ dự án TBU-JICA “Nâng cao năng lực Trường Đại

học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững vùng nông thôn khu vực Tây Bắc”

do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, nhóm nghiên cứu Nuôi trồng một số loại nấm

ăn có giá trị dinh dưỡng đã tiến hành nuôi trồng nấm rơm, nấm sò trên phế

thải nông nghiệp. Kết quả thử nghiệm nuôi trồng nấm rơm cho thấy năng suất

cao nhất là 75,74 kg/ tấn cơ chất khi sử dụng nguyên liệu rơm rạ (Đoàn Đức

Lân và cộng sự, 2014). Đối với nấm sò thu đƣợc năng suất cao nhất khi trồng

trên nguyên liệu 100% lõi ngô nghiền đạt 1,206 kg/bịch cơ chất 1,5 kg; tƣơng

ứng năng suất 804 kg nấm tƣơi/tấn nguyên liệu (Đoàn Đức Lân và cộng sự,

2014) [10].

+ Nghiên cứu xác định khối lƣợng cơ chất trong một bịch nấm: Sử

dụng khối lƣợng cơ chất lõi ngô trong một bịch là 2 kg hoặc 2,5 kg thì nấm

Sò sinh trƣởng, phát triển tốt nhất, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất.

+ Nghiên cứu xác định khối lƣợng giống nấm cấy trong một bịch nấm:

Sử dụng khối lƣợng giống nấm cấy trong một bịch là 60g thì năng suất

(318,33 kg/tấn nguyên liệu) và hiệu quả kinh tế (10.366.500 đồng/tấn nguyên

liệu) đạt cao nhất.

Các nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Tây Bắc hiện nay tập trung vào kỹ

thuật trồng nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò trắng, nấm sò tím…trên các cơ chất

rơm rạ, lõi ngô nghiền, vỏ cà phê... Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu

trồng thử nghiệm nuôi trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô.

Page 32: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

25

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: quy trình trồng nấm sò vàng, mộc nhĩ.

- Vật liệu nghiên cứu: nấm sò vàng, mộc nhĩ, phế thải cây ngô (lõi ngô).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu:

- Đề tài đƣợc thực hiện tại Khu Thực nghiệm của Trƣờng Đại học Tây Bắc,

Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La.

Thời gian nghiên cứu:

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện đề tài.

2.2.2. Thí nghiệm

2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: Trồng nấm sò vàng trên cơ chất lõi ngô.

Thí nghiệm gồm hai nhân tố: khối lƣợng cơ chất lõi ngô nghiền trong 1

bịch nấm (C1, C2, C3) và khối lƣợng giống cấy trong 1kg cơ chất (G1, G2,

G3).

Khối lƣợng cơ chất trong 1 bịch nấm gồm các mức:

C1: 1,5 kg

C2: 2,0 kg

C3: 2,5 kg

Khối lƣợng giống cấy trong 1 kg cơ chất gồm các mức:

G1: 20 g giống/kg cơ chất

G2: 25 g giống/kg cơ chất

Page 33: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

26

G3: 30 g giống/kg cơ chất

Thí nghiệm gồm 15 công thức: C1; C2; C3; G1; G2; G3; C1G1, C1G2,

C1G3, C2G1, C2G2, C2G3, C3G1, C3G2, C3G3 đƣợc bố trí theo kiểu RCB,

mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc gồm 15 bịch nấm.

Công thức thí

nghiệm

hối lƣợng cơ chất

trong 1 bịch nấm (kg)

hối lƣợng giống cấy

(g/kg)

C1G1 1,5 20

C1G2 1,5 25

C1C3 1,5 30

C2G1 2,0 20

C2G2 2,0 25

C2G3 2,0 30

C3G1 2,5 20

C3G2 2,5 25

C3G3 2,5 30

* Thí nghiệm 2: Trồng mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô

Thí nghiệm gồm hai nhân tố: khối lƣợng cơ chất lõi ngô nghiền trong 1

bịch nấm (C1, C2, C3) và khối lƣợng giống cấy trong 1kg cơ chất (G1, G2,

G3).

Khối lƣợng cơ chất trong 1 bịch nấm gồm các mức:

C1: 1,5 kg

C2: 2,0 kg

C3: 2,5 kg

Khối lƣợng giống cấy trong 1 kg cơ chất gồm các mức:

G1: 20 g giống/kg cơ chất

G2: 25 g giống/kg cơ chất

G3: 30 g giống/kg cơ chất

Page 34: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

27

Thí nghiệm gồm 15 công thức: C1; C2; C3; G1; G2; G3; C1G1, C1G2,

C1G3, C2G1, C2G2, C2G3, C3G1, C3G2, C3G3 đƣợc bố trí theo kiểu RCB,

mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc gồm 15 bịch nấm.

Công thức thí

nghiệm

hối lƣợng cơ chất

trong 1 bịch nấm (kg)

hối lƣợng giống cấy

(g/kg)

C1G1 1,5 20

C1G2 1,5 25

C1C3 1,5 30

C2G1 2,0 20

C2G2 2,0 25

C2G3 2,0 30

C3G1 2,5 20

C3G2 2,5 25

C3G3 2,5 30

2.2.2.2. Quy trình quy trình kỹ thuật trồng nấm

Chúng tôi trực hiện quy trình trồng nấm theo phƣơng pháp của Đoàn

Đức Lân và các cộng sự (2014) [10].

Bƣớc 1. Xử lý nguyên liệu trồng nấm

- Chọn lõi ngô còn trắng, mới để tránh bị nhiễm các loại nấm và vi sinh

vật có hại khác. Sau đó, lõi ngô đƣợc nghiền thành bột lõi ngô.

- Xử lý lõi ngô với vôi: Hòa 3 – 4 kg vôi bột vào 80 – 100 lít nƣớc;

ngâm 100 kg bột lõi ngô vào dung dịch nƣớc vôi trong khoảng thời gian 10 –

15 phút, lõi ngô chuyển sang màu vàng.

- Ủ nguyên liệu đã khử trùng: Sau khi nguyên liệu đƣợc ngâm trong

nƣớc vôi, đƣợc vớt lên kệ ủ (có thể làm bằng tre hoặc gỗ), độ ẩm đạt khoảng

65 % - 70 % (nắm nguyên liệu vào lòng bàn tay, nƣớc chảy ở kẽ ngón tay là

đƣợc, nguyên liệu thành khuôn không rời rạc). Mỗi đống ủ khoảng 200 – 300

Page 35: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

28

kg lõi ngô. Dùng cót ép vây xung quanh, sau đó dùng bạt nhựa buộc kín. Ở

giữa đống ủ có một cột tre để đống ủ đƣợc thoáng khí. Thời gian ủ nguyên

liệu khoảng 7 – 8 ngày.

Hình 3.1. Kệ ủ nguyên liệu

làm bằng tre

Hình 3.2. Lõi ngô được đưa

vào dụng cụ chứa để ủ

Hình 3.3. Đống ủ nguyên liệu

Page 36: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

29

Hình 3.4. Đảo nguyên liệu

- Đảo nguyên liệu: Sau khi ủ 2 – 3 ngày (lúc này nhiệt độ trong đống ủ

khoảng từ 65 0C trở lên), ta tiến hành đảo nguyên liệu nhằm mục đích tạo điều

kiện lên men đều nguyên liệu. Đảo từ ngoài vào trong, từ dƣới lên trên và

ngƣợc lại. Nếu trong quá trình đảo thấy lõi ngô bị khô thì cần tƣới thêm nƣớc

vôi loãng. Sau đó, tiếp tục ủ, sau 2 - 3 ngày đảo nguyên liệu thêm một lần

nữa. Nguyên liệu lõi ngô lên men có mùi đặc trƣng.

Mục đích của bƣớc xử lý nguyên liệu là tạo điều kiện cho các vi sinh

vật có lợi hoạt động, phân giải một phần cơ chất; Trong khi ủ, đống ủ sinh

nhiệt từ 50 – 70 0C giúp tiêu diệt một số mầm bệnh có trong lõi ngô.

Bƣớc 2. Đóng bịch và hấp nguyên liệu

Trƣớc khi đóng bịch mở bạt để nguội, độ ẩm của nguyên liệu từ 65 –

70%. Dùng túi nilông, có khả năng chịu nhiệt, có thể đựng đƣợc từ 1,5 đến

2,5 kg nguyên liệu để đóng bịch. Nguyên liệu đƣợc đóng thành 3 loại bịch có

khối lƣợng 1,5 kg; 2,0 kg; 2,5 kg.

Sử dụng một đoạn ống nhựa làm cổ túi và kéo miệng túi nilông qua ống

nhựa rồi dùng bông làm nút.

Page 37: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

30

Sau khi đóng bịch, nguyên liệu đƣợc đem đi hấp khử trùng trong lò hấp

có nhiệt độ 95 0C trong thời gian 9 tiếng.

Bƣớc 3. Cấy giống

Sau khi hấp, bịch cơ chất đƣợc để nguội (sau 24 tiếng). Sau đó tiến

hành cấy giống.

Khi cấy giống, tháo nút bông sau đó cấy lƣợng giống theo các công

thức khác nhau vào phía trên mặt của bịch cơ chất (hạn chế làm tổn thƣơng

sợi nấm trong giống). Khối lƣợng giống cấy gồm 3 mức: 20 g/kg; 25 g/kg; 30

g/kg (giống nấm đƣợc cấy trên cơ chất mùn cƣa).

Sau khi cấy giống lại tiếp tục nút bông vào miệng túi.

Hình 3.5. Bịch nấm sau khi cấy giống 2 ngày

Bƣớc 4. Ƣơm sợi

Bịch nấm sau khi đƣợc cấy giống đƣợc ƣơm trong nhà ƣơm, có thể để

trên giá hoặc để xuống đất theo chiều nút bông ở phía trên.

Nhà ƣơm bịch nấm thoáng mát, sạch sẽ, độ ẩm từ 75 – 85%, không cần

ánh sáng. Trong quá trình ƣơm không tƣới trực tiếp vào bịch nấm mà chỉ tƣới

Page 38: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

31

nền. Đồng thời nhà ƣơm cấn đảm bảo không có chuột, nếu không chúng sẽ

cắn thủng bịch nấm.

Thƣờng xuyên theo dõi để phát hiện những bịch nấm bị nhiễm nấm hại,

ngay lập tức tách riêng những bịch bị nhiễm nấm gây hại (trong giới hạn cho

phép 8 -10%). Nếu bị nhiễm nhiều có thể bỏ đi hoàn toàn để tránh không lây

sang những bịch khác.

Thời gian ƣơm đối với nấm sò vàng là 20 – 30 ngày, đối với mộc nhĩ

40 – 50 ngày. Sợi nấm phát triển lan vào nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng

nhất, bịch nấm trở nên rắn chắc.

Hình 3.5. Ươm sợi

Bƣớc 5. Treo và rạch bịch

Khi sợi nấm lan kín bịch, ta tiến hành treo bịch nấm. Khi treo bịch tháo

nút bông và buộc kín miệng túi. Dùng dây chắc để treo các bịch nấm. Lộn

miệng túi xuống phía dƣới, cao cách mặt đất khoảng 30 - 40cm. Tiếp tục treo

các bịch nấm khác lên phía trên, các bịch cách nhau khoảng 20cm. Mỗi dây

treo khoảng 4 đến 5 bịch.

Page 39: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

32

Sau khi treo bịch tiến hành rạch bịch. Mỗi bịch rạch 5 – 6 vết xung

quanh bịch và so le nhau, mỗi vết rạch khoảng 3 – 4cm, sâu khoảng 2- 3mm.

Bƣớc 6. Chăm sóc và thu hái

Sau khi treo bịch, chỉ tƣới nền và xung quanh nhà, không tƣới trực tiếp

vào bịch trong 5 – 7 ngày hoặc cũng có thể dùng bình phun mù tạo độ ẩm

xung quanh tƣờng và nền nhà trồng nấm. Khi các cụm nấm bắt đầu mọc ra ở

các vết rạch thì phun trực tiếp vào cụm nấm ngày 3- 4 lần tùy theo thời tiết.

Khi cụm nấm sinh trƣởng từ 2 – 3 ngày đối với nấm sò vàng và 10 – 15

ngày đối với mộc nhĩ thì tiến hành thu hái (trƣớc khi phát tán bào tử nấm).

Khi hái nấm phải hái hết cả phần chân nấm, không để sót lại phần thịt nấm vì

nhƣ thế dễ bị sâu bệnh gây hại hoặc thối khi tƣới nƣớc làm hỏng cả bịch nấm.

Sau mỗi đợt thu hái ngừng tƣới nƣớc khoảng 6-7 ngày, sau đó nấm ra

tiếp đợt 2, 3, 4, ... Khi cơ chất trong bịch bị xốp ta tiến hành tháo túi ra nén cơ

chất chặt xuống rồi xoáy miệng túi lại, treo lên và tiếp tục chăm sóc.

2.3.2.3. Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu

* Thời gian sinh trƣởng

- Thời gian từ cấy giống đến khi rạch bịch: Thời gian này đƣợc xác

định khi các sợi nấm ăn trắng bịch tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch nấm rắn

chắc (ngày).

- Thời gian từ cấy giống đến khi nấm bắt đầu mọc ra ở các vết rạch

đƣợc xác định khi các cụm nấm bắt đầu xuất hiện và nhô ra ở vết rạch (ngày).

- Thời gian từ cấy giống đến thu hoạch đợt 1 đƣợc xác định khi cụm

nấm đã to, đạt chỉ tiêu thu hoạch (ngày).

- Thời gian từ khi trồng nấm tới thu hoạch đợt cuối cùng (khi các cụm

nấm bắt đầu mọc yếu dần đi, các sợi trắng trên nguyên liệu giảm dần và

nguyên liệu trở nên xốp) (ngày)..

* Động thái sinh trƣởng, phát triển của quả thể nấm

Page 40: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

33

- Động thái sinh trƣởng phát triển của cụm nấm: đo 2 lần /ngày vào 7 h

và 17 h từ khi xuất hiện quả thể đến khi thu hoạch đối với nấm sò; đo 3

ngày/lần đối với mộc nhĩ (cm).

- Động thái sinh trƣởng phát triển của cây nấm: đo 2 lần /ngày vào 7 h

và 17 h từ khi cây nấm hình thành đến khi thu hoạch đối với nấm sò; đo 3

ngày/lần đối với mộc nhĩ (cm).

- Kích thƣớc cụm nấm và cây nấm về chiều dài, đƣờng kính khi cực

đại: đo khi thu hoạch (cm).

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đƣợc đánh giá bằng các

chỉ tiêu sau.

- Khối lƣợng trung bình của một cụm (g).

- Khối lƣợng thu đƣợc/bịch (g)

- Số cây/cụm (cây)

- Số cụm/bịch (cụm).

- Năng suất nấm tƣơi /kg nguyên liệu (g).

*Theo dõi sinh vật hại nấm

- Loại sinh vật gây hại: Chuột, côn trùng, nấm tạp nhiễm...

- Thời gian gây hại: thời gian ƣơm bich, thời kì hình thành quả thể.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế đƣợc tính bằng tổng thu nhập trừ tổng chi phí trong quá trình

trồng nấm trên một tấn nguyên liệu.

2.3.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu đƣợc đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel và IRISTAT 4.3.

Page 41: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

34

CHƢƠNG 3. K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm nấm sò vàng trên cơ chất lõi ngô

3.1.1. Hình thái nấm sò vàng qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển

Chu kỳ sinh trƣởng phát triển của nấm sò nói chung trải qua nhiều giai

đoạn. Trong quá trình theo dõi chúng tôi quan sát đƣợc sự phát triển của nấm

sò vàng giống nhau ở tất cả các công thức thí nghiệm, theo đúng các giai đoạn

chung của nấm sò. Tuy nhiên có sự thay đổi về màu sắc nấm qua các giai

đoạn phát triển khác nhau.

Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm:

+ Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, có hình giống san hô, quả thể lúc

này có màu trắng.

Hình 3.1. Quả thể giai đoạn san hô

Hình 3.2. Quả thể giai đoạn dùi trống

+ Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dƣới dạng khối tròn, còn cuống phát

triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đƣờng kính cuống và mũ không

khác bao nhiêu, màu sắc quả thể vẫn có màu trắng. + Dạng phễu: mũ mở

Page 42: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

35

rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu). Ở giai đoạn này mũ nấm

có màu vàng ngô đặc trƣng.

Hình 3.3. Quả thể giai đoạn hình phễu

Hình 3.4. Quả thể giai đoạn phễu lệch

Hình 3.5. Quả thể giai đoạn lá lục bình

+ Dạng phễu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị

trí trung tâm của mũ. Màu vàng của nấm thay đổi từ đậm đến nhạt.

Page 43: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

36

+ Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trƣởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục

phát triển, bìa mép thẳng đến gợn sóng. Khi đó nấm có màu vàng nhạt.

Hình thái quả thể khi trƣởng thành:

Gồm 3 phần:

+ Cuống nấm: Hình viên trụ, cuống dài. Là bó hệ sợi xốp, xếp theo

kiểu vòng tròn đồng tâm. Cuống nấm nhẵn, chắc, có màu trắng. Các cuống

nấm tập trung vào thành một cuống chung của cụm nấm.

+ Mũ nấm: Hình tròn, dạng phễu lệch. Mũ nấm là phần trên của quả

thể nấm, mọc trên cuống nấm, mặt dƣới có nhiều phiến nấm, có kích thƣớc

khác nhau.

+ Phiến nấm: Dạng mép lƣợn sóng hoặc răng cƣa có độ dài ngắn khác

nhau.

Hình 3.6. Hình thái quả thể khi trưởng thành

3.1.2. Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của nấm sò vàng

Qua theo dõi chúng tôi thu đƣợc kết quả về thời gian các giai đoạn sinh

trƣởng của nấm sò vàng nhƣ bảng 4.1

Page 44: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

37

Bảng 3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của nấm sò vàng

Công thức Thời gian từ đóng bịch cấy giống đến khi…(ngày)

Rạch bịch Nấm mọc Thu hái đợt

đầu

Thu hái đợt

cuối

C1G1 18 33 36 95

C1G2 17 32 35 95

C1C3 16 36 39 94

C2G1 19 25 28 93

C2G2 18 26 29 102

C2G3 18 24 27 94

C3G1 21 27 30 95

C3G2 20 26 29 94

C3G3 19 27 30 93

Qua kết quả trên ta thấy thời gian các giai đoạn phát triển của nấm sò

vàng ở các công thức có sự khác nhau.

* Thời gian từ khi cấy giống đến khi rạch bịch

Đây là thời gian từ khi cấy giống đến khi sợi nấm lan trắng kín bịch.

Thời gian này giao động từ 16 đến 21 ngày. Trong đó, công thức C1G3 (khối

lƣợng cơ chất 1.5 kg, cấy giống với tỉ lệ 30 g/1kg) có thời gian lan kín bịch

ngắn nhất là16 ngày, còn công thức 7 có thời gian lan kín bịch dài nhất là 21

ngày. Thời gian lan kín bịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện môi

trƣờng, khối lƣợng cơ chất, khối lƣợng giống cấy. Nhiệt độ nhà ƣơm sợi thời

gian này là từ 200C đến 30

0C, phù hợp cho sự phát triển của sợi nấm. So với

nghiên cứu trƣớc đây về nấm sò trắng, thời gian từ khi cấy giống đến khi rạch

bịch của nấm sò trắng thì thời gian này ở nấm sò vàng nhanh hơn. Ở nấm sò

trắng từ 28 – 31 ngày (Nguyễn Thị Quyên, 2016).

* Thời gian từ khi cấy giống đến khi nấm mọc ra ở các vết rạch

Page 45: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

38

Ở nấm sò nói chung, thông thƣờng sau rạch bịch từ 4 – 6 ngày nấm bắt

đầu mọc. Do đó, thời gian từ khi cấy giống đến khi nấm mọc tùy thuộc vào

thời gian sợi nấm lan kín bịch. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi chúng tôi

thấy thời gian từ cấy giống đến khi nấm mọc ra từ vết rạch trong các công

thức thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, giao động từ 24 đến 36 ngày. Trong

đó, công thức C2G3 có thời gian mọc sớm nhất 24 ngày, công thức C1G3 có

thời gian mọc muộn nhất 34 ngày. Vì thời gian từ khi cấy giống đến khi rạch

bịch ở nấm sò vàng nhanh hơn ở nấm sò trắng do đó thời gian này ở nấm sò

vàng cũng nhanh hơn. Theo nghiên cứu trƣớc đây thời gian này của nấm sò

trắng là 33 - 36 ngày (Nguyễn Thị Quyên, 2016).

* Thời gian thu hái đợt đầu

Thời điểm thu hái nấm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng nấm.

Thu hái nấm trƣớc khi nấm phán tán bào tử vì khi nấm phán tán bào tử thì

chất lƣợng nấm giảm.

Đối với nấm sò vàng, chúng tôi theo dõi thấy nấm phán tán bào tử sau

khi mọc đƣợc 3 – 4 ngày, do đó cần thu hoạch nấm trƣớc đó. Chỉ sau khi nấm

ra 2 – 3 ngày có thể thu hoạch đƣợc.

* Thời gian thu hái đợt cuối cùng

Thời gian này đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định năng suất thực

thu của nấm. Qua theo dõi thời gian này ở các công thức không khác nhau

nhiều, giao động từ 92 đến 102 ngày. Tuy nhiên, do thời gian từ khi rạch bịch

đến khi nấm ra ở công thức C1G1, C1G2, C1G3 dài hơn các công thức khác

nên thời gian thu hái ngắn hơn so với các công thức còn lại. Công thức có thời

gian thu hái nhiều nhất là công thức C2G2 (84 ngày), công thức có thời gian

thu hái ngắn nhất là công thức C1G3 (58 ngày).

So với nghiên cứu trên nấm sò trắng trồng trên lõi ngô trƣớc đây thì

thời gian thu hái chỉ từ 57 – 60 ngày (Nguyễn Thị Quyên, 2016), nhƣng ở

Page 46: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

39

nấm sò vàng thời gian thu hái lâu hơn từ 93 – 102 ngày.

3.1.3. Động thái sinh trƣởng của cụm nấm sò vàng

* Động thái sinh trƣởng của chiều dài cụm nấm

Bảng 3.2. Động thái sinh trưởng chiều dài cụm nấm sò vàng ở các công

thức thí nghiệm (cm)

Công

thức

Động thái sinh trƣởng của chiều dài cụm nấm ở ngày

thứ...

1 2 3

7h 17h 7h 17 7h 17 h

C1 2,29 3,27 6,06 7,83 9,52 10,68a

C2 2,21 3,23 6,07 7,98 9,86 10,85a

C3 2,33 3,43 6,35 8,28 9,86 10,79a

LSD0.05C

0,48

G1 2,20 3,29 6,07 7,97 9,85 10,66a

G2 2,39 3,32 6,21 8,11 9,85 10,78a

G3 2,23 3,31 6,20 8,01 9,54 10,89a

LSD0.05G

0,48

C1G1 2,21 3,19 5,88 7,65 9,50 10,83ab

C1G2 2,38 3,38 6,17 7,85 9,61 10,33a

C1G3 2,29 3,23 6,13 7,98 9,46 10,89ab

C2G1 2,22 3,14 6,03 8,00 10,02 10,60ab

C2G2 2,26 3,30 6,14 8,04 9,93 11,23b

C2G3 2,15 3,24 6,05 7,91 9,64 10,73ab

C3G1 2,18 3,54 6,31 8,27 10,04 10,55ab

C3G2 2,54 3,29 6,32 8,44 10,01 10,77ab

C3G3 2,26 3,47 6,41 8,14 9,53 11,04ab

LSD0.05C*G

0,83

CV%

4,5

Ghi chú:

Page 47: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

40

Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các

công thức với p <0,05.

LSD0,05C là giá trị so sánh sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức khi nghiên cứu về

khối lượng cơ chất với độ tin cậy 95%.

LSD0,05G là giá trị so sánh sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức khi nghiên cứu về

khối lượng giống cấy /1kg cơ chất với độ tin cậy 95%.

LSD0,05C*G là giá trị so sánh sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức khi nghiên cứu về

tác động tổng hợp hai nhân tố khối lượng cơ chất với độ tin cậy 95%.

Chiều dài cụm nấm là một chỉ tiêu đánh giá sự sinh trƣởng của nấm sò

vàng trong quá trình trồng. Chiều dài cụm nấm đƣợc đo từ gốc cụm nấm bắt

đầu mọc ra từ bịch đến mép ngoài của cụm nấm (cm). Với đặc điểm cấu tạo

của cụm nấm sò vàng là các cây nấm tập trung tạo thành một cuống chung

của cả cụm, do đó chiều dài cụm nấm sẽ ảnh hƣởng đến kích thƣớc của cuống

chung và từ đó ảnh hƣởng đến khối lƣợng cụm nấm.

Chiều dài cụm nấm sò vàng tăng trƣởng chậm trong ngày đầu và tăng

nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các khối lƣợng cơ chất khác nhau công

thức C2 (2kg cơ chất/bịch nấm) chiều dài cụm nấm sò vàng đạt cao nhất

10,85 cm; ở các khối lƣợng giống cấy khác nhau công thức G3 (30g giống/kg

cơ chất) chiều dài cụm nấm sò vàng đạt cao nhất 10,89 cm. Tuy nhiên các sai

khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê vì sự sai khác giữa các công thức

đều nhỏ hơn LSD0,05.

Khi xét tác động tổng hợp giữa 2 nhân tố thì công thức C2G2 có ƣu thế

hơn về tăng trƣởng chiều dài cụm nấm, ở thời điểm thu hoạch chiều dài đạt

11,23 cm. Tuy nhiên xét về mặt thống kê công thức C2G2 sai khác có ý nghĩa

với công thức C1G2, và sai khác không có ý nghĩa với các công thức còn lại

ở độ tin cậy 95% vì sự sai khác này cũng nhỏ hơn LSD0,05C*G.

Qua đồ thị 3.1, ta thấy tăng trƣởng của chiều dài cụm nấm nhanh nhất

Page 48: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

41

khoảng thời gian từ 17 giờ ngày thứ nhất đến 7 giờ ngày thứ 2, ngày thứ 3

chiều dài cụm nấm sinh trƣởng chậm lại. Đến khi trƣởng thành chiều dài cụm

nấm không tăng thêm. Chiều dài cụm nấm giao động từ 10,23 cm ở công thức

2 đến 11,23 cm ở công thức 5.

Đồ thị 3.1. Động thái sinh trưởng của chiều dài cụm nấm của các

công thức thí nghiệm

* Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm

Đƣờng kính cụm nấm cũng là một chỉ tiêu đánh giá sự sinh trƣởng của

cụm nấm. Đƣờng kính của cụm nấm đƣợc đo tại vị trí có đƣờng kính lớn nhất

của cụm (cm). Đƣờng kính cụm nấm to thể hiện cụm nấm đó sinh trƣởng tốt

và ngƣợc lại. Do đó sự sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm sẽ ảnh hƣởng

đến khối lƣợng cụm nấm và ảnh hƣởng đến năng suất nói chung.

Đƣờng kính cụm nấm sò vàng tăng trƣởng chậm trong ngày đầu và

tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3.

Xét riêng sự tác động của nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất, ta thấy

đƣờng kính cụm nấm sò vàng lúc thu hoạch đạt cao nhất ở công thức C2

(16cm) cao hơn có ý nghĩa so với công thức C1 ở mức α = 0, 05.

0

2

4

6

8

10

12

7h 17h 7h 17 7h 17 h

1 2 3

Cm

Ngày

C1G2

C1C3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Page 49: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

42

Ở các khối lƣợng giống cấy khác nhau đƣờng kính cụm nấm đạt cao

nhất ở công thức G2 (15,19 cm).

Khi xét tác động tổng hợp của hai nhân tố thì đƣờng kính cụm nấm

giao động từ 13,25 cm đến 16,16cm. Công thức đạt đƣờng kính cụm nấm cao

nhất ở công thức C2G2 (16,16cm).

Bảng 3.3. Động thái sinh trưởng của đường kính cụm nấm sò vàng ở

các công thức thí nghiệm (cm)

Công thức

Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm ở ngày thứ...

1 2 3

7h 17h 7h 17h 7h 17h (Đƣờng

kính thu hoạch)

C1 2,41 3,59 7,33 9,98 12,96 13,69a

C2 2,64 3,84 7,69 10,34 13,37 16,00b

C3 2,78 4,47 8,30 10,97 13,80 15,41b

LSD0.05C

0,79

G1 2,52 3,85 7,33 9,98 12,96 15,06a

G2 2,75 4,07 7,79 10,60 13,59 15,19a

G3 2,57 3,98 7,84 1,23 12,94 14,85a

LSD0.05G

0,79

C1G1 2,36 3,51 6,65 9,05 11,73 14,03ab

C1G2 2,48 3,65 7,17 9,77 12,84 13,79a

C1C3 2,40 3,62 7,10 9,67 12,39 13,25a

C2G1 2,69 3,90 7,64 10,48 13,69 15,79c

C2G2 2,68 3,82 7,46 10,34 13,30 16,16c

C2G3 2,54 3,80 7,96 10,21 13,12 16,04c

Page 50: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

43

C3G1 2,50 4,13 7,69 10,42 13,47 15,35bc

C3G2 3,08 4,74 8,73 11,68 14,63 15,61c

C3G3 2,77 4,53 8,47 10,82 13,30 15,26bc

LSD0.05C*G

1,37

CV%

5,3

Đồ thị 3.2. Động thái sinh trưởng của đường kính cụm nấm sò vàng ở các

công thức thí nghiệm

Qua đồ thị 3.2 ta thấy đƣờng kính cụm nấm sinh trƣởng nhanh sau khi

quả thể xuất hiện một ngày.

Qua động thái tăng trƣởng chiều dài cụm nấm và đƣờng kính cụm nấm

có thể thấy ở công thức C2G2 (2kg cơ chất/bịch nấm, 25g giống/kg cơ chất)

nấm sò vàng sinh trƣởng tốt hơn các công thức còn lại.

3.1.4. Động thái sinh trƣởng của cây nấm sò vàng

* Động thái sinh trƣởng của chiều dài cuống nấm

Chiều dài cuống nấm đƣợc đo từ vị trí cuống cây nấm mọc ra từ cuống

chung của cả cụm đến sát mũ nấm (cm). Đối với nấm sò vàng chiều dài cuống

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

7h 17h 7h 17 7h 17 h

1 2 3

Cm

Ngày

C1G1

C1G2

C1C3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Page 51: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

44

nấm không lớn, trung bình từ 2- 5 cm [38], tuy nhiên nó cũng là một chỉ tiêu

phản ánh sự sinh trƣởng của cây nấm. Sự sinh trƣởng của cuống nấm phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ các yếu tố giống, loài đến các yếu tố của

ngoại cảnh. Kết quả theo dõi thu đƣợc ở bảng 4.3. Trong các thí nghiệm thu

đƣợc, chiều dài cuống nấm trung bình đạt 3,59 cm đến 4,08 cm trong khoảng

kích thƣớc bình thƣờng của nấm sò vàng, nhƣ vậy thể hiện nấm sò vàng có

thể sinh trƣởng bình thƣờng trên cơ chất lõi ngô.

Bảng 3.4. Động thái sinh trưởng của chiều dài cuống nấm (cm)

Công thức

Động thái sinh trƣởng của chiều dài cuống nấm ngày

thứ.....

2 3

7h 17h 7h 17h C1 1,55 2,12 3,54 3,98

b

C2 1,4 2,20 3,65 4,02b

C3 1,62 2,14 3,42 3,67a

LSD0.05C

0,23

G1 1,64 2,20 3.51 3,90a

G2 1,55 2,16 3,57 3,88a

G3 1.37 2,08 3,53 3.88a

LSD0.05G

0,23

C1G1 1,63 2,10 3,46 3,98

a

C1G2 1,68 2,27 3,71 3,88

a

C1G3 1,36 2,01 3,47 4,08

ab

C2G1 1,44 2,32 3,61 4,05

ab

C2G2 1,40 2,17 3,66 4,03

ab

C2G3 1,36 2,13 3,68 3,98

a

C3G1 1,87 2,28 3,47 3,70

a

C3G2 1,58 2,04 3,35 3,73

a

Page 52: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

45

C3G3 1,41 2,12 3,46 3,59

LSD0.05C*G

0,39

CV%

5,9

Đồ thị 3.3. Động thái sinh trưởng của chiều dài cuống nấm

Xét riêng từng nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất, ta thấy cây nấm ở công

thức C2 (2kg cơ chất /bịch) có chiều dài cuống nấm lớn nhất 4,02 cm. Tuy

nhiên, so với công thức C1 không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Xét về nhân tố khối lƣợng giống cấy trên 1kg cơ chất ta thấy ở các

công thức có khối lƣợng giống cấy khác nhau, không có sai khác chiều dài

cuống nấm với độ tin cậy 95%.

Khi xét sự tác động tổng hợp của cả nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất và

khối lƣợng giống cấy, ta thấy có sự sai khác giữa các công thức C1G3, C2G2,

C2G2 3, 4, 5 với các công thức C1G1, C1G2, C2G3, C3G1, C3G2, C3G3.

Trong đó, công thức C1G3 có chiều dài cây lớn nhất 4,08 cm với độ tin cậy

95%. Tuy nhiên, so với công thức C2G1, C2G2 thì sự sai khác này không có

ý nghĩa về mặt thống kê.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

7h 17h 7h 17h

C1G1

C1G2

C1G3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Cm

Page 53: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

46

Qua biểu đồ 4.3 ta thấy chiều dài cuống nấm sinh trƣởng nhanh sau

một ngày hình thành cây nấm, từ 17 h hôm trƣớc đến 7 h hôm sau. Sau hai

ngày hình thành chiều dài cuống nấm sinh trƣởng chậm lại đến ngày thứ 3

hầu nhƣ chiều dài cuống nấm không tăng thêm.

Nhƣ vậy, ta thấy khối lƣợng bịch cơ chất và khối lƣợng giống cấy ít

ảnh hƣởng đến chiều dài cuống nấm.

* Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính mũ nấm

Bảng 3.5. Động thái sinh trưởng của đường kính mũ nấm (cm)

Công thức

Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính mũ nấm ngày

thứ.....

1 2

7h 17h 7h 17h

C1 0,99 1,49 3,07 3,26a

C2 0,94 1,54 2,96 3,44a

C3 0,98 1,51 3,08 3.24a

LSD0.05C

0,21

G1 1,01 1,59 2,99 3,37a

G2 1,00 1,50 2,91 3,35a

G3 0,90 1,45 3,21 3.22a

LSD0.05G

0,21

C1G1 1,08 1,51 2,91 3,43ab

C1G2 1,04 1,60 3,05 3,29a

C1G3 0,85 1,37 3,26 3,06a

C2G1 0,90 1,61 2,97 3,41a

C2G2 0,97 1,51 3,00 3,50ab

C2G3 0,97 1,51 2,92 3,40a

C3G1 1,05 1,65 3,09 3,26a

C3G2 0,99 1,41 2,69 3,25a

Page 54: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

47

C3G3 0,90 1,47 3,47 3,21a

LSD0.05C*G

0,36

CV%

6,3

Ở nấm sò vàng đƣờng kính mũ nấm trung bình từ 2 - 6,5 cm [38].

Đƣờng kính mũ nấm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trƣởng cũng nhƣ

năng suất của nấm sò. Vì mũ nấm là một sản phẩm thu hoạch, khi mũ nấm

lớn, dày thể hiện sự sinh trƣởng tốt, năng suất cao và ngƣợc lại khi mũ nấm

bé, mỏng thì nấm sinh trƣởng kém và năng suất thấp. Ngoài ra, đƣờng kính

mũ nấm còn phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch. Nếu thu hoạch sớm đƣờng

kính mũ nấm nhỏ, nếu thu hoạch muộn đƣờng kính mũ nấm lớn tuy nhiên

phiến nấm mỏng, năng suất giảm. Vì vậy để thu đƣợc năng suất nấm cao

ngoài việc xác định khối lƣợng bịch cơ chất, khối lƣợng giống cấy, chế độ

chăm sóc thì thời điểm thu hái cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất.

Thông thƣờng thu hoạch trƣớc khi nấm phát tán bào tử. Kết quả theo dõi thể

hiện trong bảng 3.5.

Đồ thị 3.4. Động thái sinh trưởng của đường kính mũ nấm

Kết quả theo dõi trong quá trình trồng thu đƣợc đƣờng kính trung bình

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

7h 17h 7h 17h

C1G1

C1G2

C1G3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Cm

Page 55: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

48

của mũ nấm từ 3,05 cm đến 3,50 cm, điều đó khẳng định khi đƣợc trồng trên

lõi ngô, nấm sò vàng có thể sinh trƣởng bình thƣờng đạt đƣờng kính mũ theo

đặc điểm sinh học của loài.

Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 ta thấy không có sự sai

khác nhiều về đƣờng kính mũ nấm giữa các công thức thí nghiệm.

Xét riêng từng nhân tố ta thấy, sự sai khác về đƣờng kính mũ nấm giữa

các công thức không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Khi xét sự tác động tổng hợp của hai nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất

và khối lƣợng giống cấy trên 1 kg cơ chất, có sự sai khác giữa các công thức

1(C1G1), công thức 5 (C2G2), với các công thức khác nhƣng sự sai khác giữa

hai công thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Từ đó khẳng định hai nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất và khối lƣợng

giống cấy trên 1 kg cơ chất ít tác động lên đƣờng kính mũ nấm sò. Tuy nhiên

trong thí nghiệm thu đƣợc công thức C2G2 có đƣờng kính mũ lớn nhất (3,5

cm) công thức C1G3 có đƣờng kính mũ nấm nhỏ nhất (3,06 cm).

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Đây là các chỉ tiêu quyết định năng suất trồng nấm. Bao gồm các chỉ

tiêu: số cây/ cụm (cây); số cụm/ bịch (cụm); khối lƣợng trung bình 1 cụm (g);

năng suất/ bịch (g); năng suất/ tấn nguyên liệu (kg).

Các chỉ tiêu này giúp xác định đƣợc khối lƣợng bịch cơ chất và khối

lƣợng giống cấy trên 1kg cơ chất cho năng suất cao nhất.

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu về năng suất của nấm sò vàng ở các công thức

thí nghiệm

Công thức Số cây/cụm Số

cụm/bịch

hối lƣợng

TB 1 cụm

(g)

Năng suất

của 1 bịch

(g)

Năng suất

(kg/tấn cơ

chất)

C1 34,67a 3,51

a 84,29

a 298,49

a 192,33

Page 56: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

49

C2 35,78a 4,33

b 88,18

b 383,84

c 189,02

C3 34,56a 4,29

b 85,63

a 373,78

b 149,52

LSD0.05C 1,38 0,23 2,48 5,60

G1 34,33a 4,09

a 84,64

a 353,13

b 176,57

G2 36,00b 4,08

a 87,96

b 361,29

c 180,64

G3 34,67ab

3,98a 85,50

a 341,70

a 170,85

LSD0.05G 1,38 0,23 2,48 5,60

C1G1 34,00ab

3,54a

82,27a

288,67a

192,45

C1G2 36,00bc

3,49a

86,49abc

289,58a

193,05

C1C3 34,00ab

3,51a

84,12ab

287,23a

191,49

C2G1 35,70bc

4,44b

87,51bc

380,23cd

190,12

C2G2 36,70c

4,28b 89,86

c 389,63

d 194,62

C2G3 35,00ab

4,27b

87,15bc

364,65b

182,33

C3G1 33,30a

4,29b

84,13ab

372,48bc

149,00

C3G2 35,30abc

4,45b

87,53bc

385,65d

154,26

C3G3 35,00ab

4,15b

85,22ab

363,22b

145,29

LSD0.05C*G 2,39 0,40 4,29 9,69

CV% 3,9 5,7 2,9 1,6

Từ kết quả bảng 3.6 ta thấy

* Xét ảnh hƣởng của khối lƣợng cơ chất trên bịch đến các chỉ tiêu năng

suất ta thấy với chỉ tiêu số cây/ cụm (cây) không có sự sai khác giữa các công

thức. Tuy nhiên, với các chỉ tiêu khác: khối lƣợng trung bình/ 1 cụm (g); số

cụm/bịch; năng suất/ bịch có sự sai khác giữa các công thức. Nhƣ vậy, các

khối lƣợng cơ chất khác nhau, các chỉ tiêu năng suất của nấm sò vàng có sự

khác nhau. Trong đó, ở khối lƣợng cơ chất C2 (2kg cơ chất/bịch nấm) năng

suất trung bình 1 bịch nấm đạt cao nhất 383,84 g/bịch, cao hơn có ý nghĩa so

với các khối lƣợng còn lại. Tuy nhiên khi quy đổi ra năng suất trên 1 tấn cơ

Page 57: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

50

chất, ở khối lƣợng cơ chất C1 năng suất nấm sò vàng đạt cao nhất 192,33

kg/tấn cơ chất.

* Xét tác động của khối lƣợng giống cấy ta thấy: sự sai khác số

cụm/bịch của các công thức không có ý nghĩa thống kê. Nhƣng ở các chỉ tiêu

khác: số cây/cụm; khối lƣợng/ cụm, năng suất/ bịch ở công thức G2 là cao

nhất với độ tin cậy 95%. Nhƣ vậy, khi cấy giống với lƣợng 25g/kg cơ chất

(công thức G2) năng suất nấm sò vàng đạt cao nhất 361,29 g/bịch, cao hơn có

ý nghĩa so với các công thức còn lại, năng suất này tƣơng ứng 180,64 kg/tấn

cơ chất.

Trong các công thức thí nghiệm, công thức C2G2 có ƣu thế hơn về các

chỉ tiêu năng suất, đạt năng suất cao nhất 389,63 g/bịch, tƣơng ứng 194,62

kg/tấn cơ chất.

Tuy nhiên, so với kết quả nghiên cứu về nấm sò trắng trƣớc đây ở Sơn

La thì năng suất của nấm sò vàng thấp hơn. Theo nghiên cứu trƣớc đây khi

trồng nấm sò trắng trên lõi ngô nghiền có thể đạt 804 kg/ tấn nguyên liệu

(Đoàn Đức Lân và cộng sự, 2014), còn khi trồng trên cơ chất 50% lõi ngô +

50% vỏ cà phê là 370 kg/tấn nguyên liệu (Nguyễn Thị Quyên và cộng sự,

2016) và thấp hơn rất nhiểu so với nghiên cứu trồng nấm sò trắng trên lõi ngô

trong khuôn khỏ dự án JiKa là 1384.2 kg/tấn nguyên liệu ( Nguyễn Thị

Quyên, 2016). Nhƣng kết quả trên cũng cho thấy khối lƣợng cơ chất phù hợp

trồng nấm sò vàng là 2 kg kết quả này giống với nghiên cứu trƣớc đây về khối

lƣợng bịch cơ chất ở nấm sò trắng là 2 – 2,5kg (Đặng Văn Công, 2016), tuy

nhiên khối lƣợng giống cấy ít hơn 25 g/kg, còn với nấm sò trắng là 30 g/kg

(Đặng Văn Công, 2016)

Page 58: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

51

Đồ thị 3.5. Năng suất nấm sò vàng/1 tấn nguyên liệu

3.1.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế

Đây là khâu quan trọng để khẳng định đƣợc việc trồng nấm sò vàng

trên cơ chất lõi ngô có đạt hiệu quả kinh tế hay không và công thức nào có

hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là vấn đề ngƣời sản xuất quan tâm nhất. Để

hạch toán một cách chính xác hiệu quả kinh tế là rất khó vì các căn cứ để hạch

toán thƣờng xuyên biến động nhƣ giá nguyên liệu, giá giống nấm, giá nấm

thành phẩm...

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi căn cứ vào

giá thời điểm thực hiện đề tài. Giá nấm sò vàng 90.000 đồng/ kg.

Bảng 3.7. a. Chi phí trong các công thức thí nghiệm trồng nấm sò vàng

Công

thức

Các chi phí …..(nghìn đồng)

Giống

Nguyên

liệu

Vôi

bột

Bạt

(khấu

hao)

Kệ ủ

(khấ

u

hao)

Công

lao

động

Túi

ni

lông

Bông

nút

Dây

nịt

Hấp

sấy Tổng

C1G1 1000 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 9110

C1G2 1250 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 9360

C1G3 1500 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 9610

C2G1 1000 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 8990

C2G2 1250 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 9240

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

NS/tấn cơ chất

C1G1

C1G2

C1C3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Kg

Page 59: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

52

C2G3 1500 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 9490

C3G1 1000 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 8870

C3G2 1250 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 9120

C3G3 1500 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 9370

Bảng 3.7.b. Hoạch toán hiệu quả kinh tế

Công thức Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Hiệu quả kinh tế

(đồng)

C1G1 9.110.000 17.032.500 7.110.500

C1G2 9.360.000 17.374.500 8.014.500

C1C3 9.610.000 17.234.100 7.624.100

C2G1 8.990.000 17.110.800 8.120.800

C2G2 9.240.000 17.515.800 8.275.800

C2G3 9.490.000 16.409.700 6.919.700

C3G1 8.870.000 13.458.600 4.588.600

C3G2 9.120.000 13.883.000 4.763.400

C3G3 9.370.000 13.076.100 3.706.100

Qua kết qủa bảng 4.6, ta thấy công thức C2G2 (khối lƣợng cơ chất 2kg,

khối lƣợng giống cấy 25 g/kg) có hiệu quả kinh tế cao nhất, công thức C3G3

(khối lƣợng cơ chất 2,5 kg, khối lƣợng giống cấy 30 g/kg) có hiệu quả kinh tế

thấp nhất.

3.2. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô

3.2.1. Hình thái mộc nhĩ qua các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển

Giống mộc nhĩ đƣợc trồng trong đề tài là giống mộc nhĩ cánh dày

(Auricularia polytrichee). Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy hình thái và

quá trình sinh trƣởng của mộc nhĩ ở các công thức đều giống nhau. Về màu

sắc mộc nhĩ có màu từ nâu hồng đến nâu đen. Mặt trên của quả thể có phủ

một lớp lông mịn màu xám, mặt dƣới trơn, láng màu nâu đen.

Page 60: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

53

Quả thể mộc nhĩ phát triển qua các giai đoạn

+ Giai đoạn nụ nấm: đây là giai đoạn đầu tiên khi quả thể mới mọc ra từ các

vết rạch, có màu nâu hồng. Ở giai đoạn này rất khó có thể biết đƣợc cụm nấm

gồm mấy cây nấm.

+ Giai đoạn dạng tách: Lúc này, chúng ta đã có thể nhận biết các cây nấm

trong một cụm nấm. Các cây nấm hình tách.

+ Giai đoạn dạng chén: Giai đoạn này cánh mộc nhĩ phát triển rộng ra, hình

thành cánh mộc nhĩ.

+ Giai đoạn hình đĩa: Cánh mộc nhĩ phát triển nhanh, rộng làm chúng có hình

dáng nhƣ một cái đĩa.

+ Giai đoạn quả thể trƣởng thành: Đây là giai đoạn có kích thƣớc lớn nhất,

cánh mộc nhĩ mỏng hơn cac giai đoạn trƣớc, mặt dƣới phủ trắng lớp bào tử.

Mép cánh có thể bị xoăn lại thành dạng lƣợn sóng.

Hình 3.7. Giai đoạn nụ nấm

Hình 3.8. Giai đoạn hình tách

Page 61: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

54

Hình 3.9. Giai đoạn hình đĩa

Hình 3.10. Giai đoạn trưởng thành

3.2.2. Thời gian các giai đoạn sinh trƣởng của mộc nhĩ

Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi thu đƣợc kết quả

nhƣ bảng 4.7.

Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng của mộc nhĩ ở các công thức thí nghiệm

Công thức Thời gian từ đóng bịch cấy giống đến khi…(ngày)

Rạch bịch Nấm mọc Thu hái đợt

đầu

Thu hái đợt

cuối

C1G1 37 43 59 139

C1G2 37 43 60 141

C1C3 39 47 62 135

C2G1 40 48 63 145

C2G2 41 48 63 148

C2G3 42 50 63 146

Page 62: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

55

C3G1 40 49 63 143

C3G2 40 47 62 149

C3G3 42 48 63 151

Theo kết quả thu đƣợc về thời gian sinh trƣởng của mộc nhĩ, chúng ta

có thể thấy thời gian sinh trƣởng của mộc nhĩ dài hơn so với nấm sò vàng.

* Thời gian từ khi cấy giống đến khi sợi lan kín bịch

Thời gian lan kín bịch của mộc nhĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt

độ, độ ẩm, khối lƣợng cơ chất, khối lƣợng giống cấy, độ khỏe của giống. Do

đó, để rút ngắn thời gian này ta cần chọn giống tốt, khỏe, điều kiện độ ẩm

phải phù hợp, đối với cơ chất 65 – 70% đối với không khí 80 – 90%, nhiệt độ

thích hợp là 28 – 300C. Nếu trong điều kiện thuận lợi thời gian này khoảng

20 – 25 ngày (Nguyễn Hữu Đống, 2002). Tuy nhiên, qua theo dõi kết quả

chúng tôi thấy, thời gian này giao động từ 37 đến 42 ngày. Sợi lan kín bịch

nhanh nhất ở công thức C1G1, C1G2, chậm nhất ở công thức C2G3, C3G3,

dài hơn so với thời gian lý thuyết từ 12 – 17 ngày. Có thể do yếu tố nhiệt độ

một trƣờng đã tác động đến thời gian ƣơm sợi. Nhiệt độ trong nhà nấm thời

gian ƣơm sợi chỉ từ 22 đến 260C, đây chƣa hẳn là nhiệt độ thích hợp nhất cho

mộc nhĩ phát triển.

* Thời gian nấm mọc

Thông thƣờng sau một tuần mộc nhĩ bắt đầu mọc ra từ các vết rạch.

Trong các công thức nghí nghiệm ta đều thấy sau khi rạch bịch từ 6 – 8 ngày

thì mộc nhĩ mọc. Công thức C1G1, C1G2, mọc sớm nhất, công thức C3G1

mọc muộn nhất.

* Thời gian thu hái lần đầu

Sau khi nấm mọc từ 13 đến 15 ngày đạt kích thƣớc lớn nhất, chúng tôi

tiến hành thu hái. Do có thời gian lan kín bịch sớm nhất nên công thức C1G1

đƣợc thu hái sớm nhất 59 ngày sau khi cấy giống, các công thức còn lại từ 60

Page 63: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

56

đến 63 ngày mới đƣợc thu hái.

* Thời gian thu hái

Theo lý thuyết, thời gian thu hoạch mộc nhĩ chỉ kéo dài 30 – 45 ngày.

Trong nghiên cứu này thời gan thu hái ở các công thức thí nghiệm từ 73 đến

88 ngày. Kết quả này dài hơn so với thời gian thu hái mộc nhĩ trên trồng mùn

cƣa 45 – 60 ngày (Nguyễn Hữu Đống 2003). Tuy nhiên thời gian này là ngắn

so với trồng mộc nhĩ trên cây gỗ (Phạm Quang Thu, 2005)

3.2.3. Động thái sinh trƣởng của cụm mộc nhĩ

Đƣờng kính cụm nấm là một chỉ tiêu đánh giá sự sinh trƣởng của của

các loại nấm mọc thành cụm nói chung. Đặc biệt, mộc nhĩ là loại nấm hầu

nhƣ không có cuống nấm do đó đƣờng kính cụm nấm là chỉ tiêu đánh giá

quan trọng phản ánh sự sinh trƣởng của mộc nhĩ.

Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 4.8 và đồ thị 4.6.

Bảng 3.9. Động thái sinh trưởng của cụm mộc nhĩ ở các công thức

thí nghiệm (cm)

Công

thức

Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cụm nấm ngày thứ...

1 3 6 9 12 15

C1 1,89 4,51 8,34 12,89 15,52 17.65a

C2 2,00 4,21 8,61 13,03 15,64 18,67a

C3 2,15 4,48 8,57 12,61 15,81 19,32ab

LSD0.05C 1,27

G1 1,89 3,82 8,55 12,77 15,51 18,40a

G2 2,06 4,50 8,59 12,59 15,87 18,77a

G3 2,10 4,81 8,39 13,17 15,59 18,46a

LSD0.05G 1,27

C1G1 1,63 3,98 8,00 12,87 15,34 17,73a

C1G2 2,27 4,56 8,45 12,56 15,78 17,85

a

Page 64: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

57

C1G3 1,79 4,89 8,57 13,26 15,45 17,37

a

C2G1 1,89 3,87 8,97 12,78 15,19 18,21ab

C2G2 1,98 4,17 8,75 13,21 15,96 18,83b

C2G3 2,15 4,58 8,12 13,11 15,78 18,96

bc

C3G1 2,15 3,69 8,67 12,68 15,99 19,26c

C3G2 1,95 4,78 8,56 12,02 15,87 19,63c

C3G3 2,37 4,98 8,49 13,14 15,56 19,06c

LSD0.05C*G 0,83

CV% 6,9

Qua kết quả phân tích tác động của nhân tố khối lƣợng bịch cơ chất

trên bảng 4.8 ta thấy có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Trong đó

công thức C3 (khối lƣợng 2,5kg/bịch), có đƣờng kính cụm nấm lơn nhất.

Xét ảnh hƣởng của khối lƣợng giống cấy, ta thấy với các mức giống

cấy khác nhau, đƣờng kính cụm nấm có sự sai khác nhƣng không có ý nghĩa

về mặt thống kê. Điều đó, khẳng định sự tác động riêng rẽ của khối lƣợng

giống cấy lên đƣờng kính cụm nấm không đáng kể.

Đồ thị 3.6. Động thái sinh trưởng của cụm mộc nhĩ

Qua biểu đồ 4.6, ta thầy thời gian sinh trƣởng của quả thể mộc nhĩ

tƣơng đối dài (15 ngày). Cụm nấm sinh trƣởng nhanh sau 3 ngày mọc. Đƣờng

0

5

10

15

20

25

1 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày

C1G1

C1G2

C1G3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Cm

Page 65: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

58

kính cụm nấm lớn nhất đạt 19,63 cm ở công thức C3G2 (khối lƣợng bịch cơ

chất 2,5kg, khối lƣợng giống cấy 2,5 g/kg cơ chất). Tuy nhiên, so với công

thức C3G1 và C3G3 thì sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhƣ

vậy, ở khối lƣợng bịch cơ chất 2,5 kg, cụm nấm sinh trƣởng tốt nhất.

3.2.4. Động thái sinh trƣởng của cây mộc nhĩ

Do mộc nhĩ là loài không có hoặc hầu nhƣ không có cuống nấm nên sự

sinh trƣởng của đƣờng kính cây nấm chính là sự sinh trƣởng của cây nấm. Sự

sinh trƣởng của cây nấm ảnh hƣởng đến năng suất của nấm trong các công

thức thí nghiệm.

Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.7

Bảng 3.10. Động thái sinh trưởng của cây mộc nhĩ ở các công thức

Công

thức

Động thái sinh trƣởng của đƣờng kính cây mọc nhĩ ngày

thứ...

1 3 6 9 12 15

C1 1,89 4,51 7,05 10,21 12,45 14,32a

C2 2,00 4,21 7,23 10,66 12,59 14,31a

C3 2,15 4,48 7,32 10,11 12,55 14,69a

LSD0.05C 0,48

G1 1,89 3,82 7,12 10,36 12,46 14,29a

G2 2,06 4,50 7,34 10,25 12,74 14,58a

G3 2,10 4,81 7,10 10,36 12,39 14,46a

LSD0.05G 0,48

C1G1 1,63 3,98 7,05 10,03 12,54 14,38ab

C1G2 2,27 4,56 7,13 10,25 12,43 14,17a

C1G3 1,79 4,89 6,97 10,34 12,38 14,41ab

C2G1 1,89 3,87 7,43 11,07 12,98 14,06a

Page 66: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

59

C2G2 1,98 4,17 7,19 10,46 12,78 14,50ab

C2G3 2,15 4,58 7,07 10,47 12,02 14,37ab

C3G1 2,15 3,69 6,98 9,99 11,87 14,43ab

C3G2 1,95 4,78 7,71 10,06 13,01 15,06b

C3G3 2,37 4,98 7,27 10,28 12,78 14,60ab

LSD0.05C*G 0,82

CV% 3,3

Đƣờng kính lớn nhất của cây nấm thu đƣợc vào ngày thứ 15 sau khi

nấm mọc. Dựa vào kết quả bảng 4.9 ta thấy:

* Xét tác động của từng nhân tố thì sự sai khác về đƣờng kính cây nấm

giữa các công thức nhỏ hơn LSD0.05C và LSD0.05G. Điều đó thể hiện đƣờng

kính cây nấm không chịu tác động riêng rẽ của từng nhân tố khối lƣợng bịch

cơ chất và nhân tố khối lƣợng giống/ kg cơ chất.

* Khi xét tác động của cả hai nhân tố có sự sai khác về đƣờng kính cây

nấm giữa các công thức. Trong đó, ở công thức C3G2 có đƣờng kính cây mộc

nhĩ lớn nhất đạt 15,06 cm sự sai khác này hoàn toàn có ý nghĩa ở độ tin cậy

95%.

Đồ thị 3.7. Động thái sinh trưởng của cây mộc nhĩ

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

1 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày

C1G1

C1G2

C1G3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Cm

Page 67: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

60

Dựa vào đồ thị 3.7 ta thấy sự sinh trƣởng của cây mộc nhĩ ở các công

thức thí nghiệm khác nhau sinh trƣởng tƣơng đối đều từ khi hình thành đến

khi thu hái.

3.2.5. Các chỉ tiêu về năng suất

Năng suất của mộc nhĩ phụ phuộc vào các chỉ tiêu: số cây/cụm; số

cụm/bịch, khối lƣợng trung bình của cụm, năng suất của 1 bịch. Do đó để xác

định đƣợc năng suất của một công thức thí nghiệm ta cần xác đinh đƣợc các

chỉ tiêu trên.

Bảng 3.10. Các chỉ tiêu năng suất của mộc nhĩ

Công thức Số cây/cụm Số

cụm/bịch

hối lƣợng

TB 1 cụm

(g)

Năng suất

của 1 bịch

(g)

Năng suất

(kg/tấn cơ

chất)

C1 2,59b

8,33a

82,14a

671,85a

447,90

C2 2,34a 9,52

b 85,70

b 818,20

b 409,10

C3 2,81c

11,72c

88,53c

1041,10c

416,44

LSD0.05C 0,15 0,53 2,73 37,30

G1 2,50a

9,69a

84,80a

822,01a

411,00

G2 2,71b

9,70a

84,46a 826,76

a 413,38

G3 2,53a

10,19b

87,09a

882.39b

441,19

LSD0.05G 0,15 0,53 2,73 37,30

C1G1 2,70a

8,17a

82,73ab

674,41a

449,60

C1G2 2,77a

8,40a

81,21a

680,29a

453,52

C1G3 2,31b

8,43a

82,46ab

660,86a

440,57

C2G1 2,30b

9.70b

85,14ab

820,77b

410,39

C2G2 2,36b

9,50b

85,29ab

822,25b

411,13

C2G3 2,35b

9,37b

86,66b

811,59b

405,80

C3G1 2,52a

11,20c

86,54b

970,85c

388,34

C3G2 2,99a

11,20c

86,87b

977,74c

391,10

Page 68: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

61

C3G3 2,92a

12,77c

92,16c

1174,71d

469,88

LSD0.05C*G 0,27 0,91 4,73 64,61

CV% 6,0 5,4 3,2 4,5

* Khi xét về khối lƣợng cơ chất/ bịch, ở công thức C3 các chỉ tiêu về

năng suất đều đạt cao nhất, do đó năng suất ở công thức C3 đạt cao nhất

1041,1 g/bịch. Tuy nhiên khi quy đổi ra năng suất/ tấn cơ chất thì công thức

C1có năng suất cao nhất 447,9kg/ tấn cơ chất.

* Khi xét tác động của khối lƣợng giống cấy/ kg cơ chất, ta thấy ở các

khối lƣợng giống khác nhau có ảnh hƣởng đến số cây/ cụm và số cụm/ bịch.

Ở công thức G2 có số cây/ cụm cao nhất trung bình 2,71 cây/cụm nhƣng ở

công thức G3 có số cụm/bịch lại cao nhất trung bình 10,19 cụm/ bịch. Do đó,

khối lƣợng giống cấy ảnh hƣởng đến năng suất, trong đó công thức G3 cho

năng suất cao nhất 882,39g/ bịch, tƣơng ứng 441,19kg/tấn cơ chất.

Khi xét sự tác động tổng hợp của cả hai nhân tố, ta thấy công thức

C3G3 (khối lƣợng cơ chất 2,5kg, khối lƣợng giống 30g/kg ) cho năng suất

cao nhất 1147,11/bịch tƣơng ứng 469,88kg/ tấn cơ chất với độ tin cậy 95%.

So với trồng mộc nhĩ trên mùn cƣa khối lƣợng bịch cơ chất cao hơn ở mùn

cƣa bịch cơ chất 1,2 – 1,4kg [22] , khối lƣợng giống cấy cũng cao hơn ở mùn

cƣa chỉ 12 – 15g/kg [22].

Page 69: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

62

Đồ thị 3.8. Năng suất mộc nhĩ/ tấn cơ chất

3.2.6. Hạch toán kinh tế

Căn cứ vào năng suất của các công thức thí nghiệm chúng tôi tính hiệu

quả kinh tế của các công thức thí nghiệm để xác định công thức thí nghiệm

cho hiệu quả tốt nhất.

Tại thời điểm thực hiện đề tài giá 1kg mộc nhĩ là 25000 đồng/kg.

Bảng 3.11. a. Chi phí trong các công thức thí nghiệm trồng mộc nhĩ

Côn

g

thức

Các chi phí …..(nghìn đồng)

Giống

Nguyên

liệu

Vôi

bột

Bạt

(khấu

hao)

Kệ ủ

(khấu

hao)

Công

lao

động

Túi

ni

lông

Bông

nút

Dây

nịt

Hấp

sấy Tổng

C1G1 330 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 8440

C1G2 416 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 8626

C1G3 500 1000 120 120 30 3000 750 40 50 3000 8610

C2G1 330 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 8320

C2G2 416 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 8506

C2G3 500 1000 120 120 30 3000 630 40 50 3000 8490

C3G1 330 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 8200

C3G2 416 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 8386

C3G3 500 1000 120 120 30 3000 510 40 50 3000 8370

Bảng 3.11.b. Hoạch toán hiệu quả kinh tế

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

NS/tấn

C1G1

C1G2

C1G3

C2G1

C2G2

C2G3

C3G1

C3G2

C3G3

Kg

Page 70: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

63

Công thức Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Hiệu quả kinh

tế (đồng)

C1G1 8.440.000 11.240.000 2.800.000

C1G2 8.626.000 11.338.000 2.712.000

C1C3 8.610.000 11.014.000 2.404.000

C2G1 8.320.000 10.259.000 1.939.000

C2G2 8.506.000 10.278.000 1.772.000

C2G3 8.490.000 10.145.000 1.655.000

C3G1 8.200.000 9.708.000 1.508.000

C3G2 8.386.000 9.775.000 1.389.000

C3G3 8.370.000 11.741.000 3.371.000

Qua kết qủa bảng 3.11.b, ta thấy công thức C3G3 (khối lƣợng cơ chất

2,5kg, khối lƣợng giống cấy 30 g/kg) có hiệu quả kinh tế cao nhất, công thức

C3G2 (khối lƣợng cơ chất 2,5 kg, khối lƣợng giống cấy 25 g/kg) có hiệu quả

kinh tế thấp nhất.

3.3. Các sinh vật hại nấm sò vàng và mộc nhĩ

Cũng nhƣ ở các loại nấm khác, trong quả trình sinh trƣởng nấm sò và

mộc nhĩ chịu tác động của các yếu tố môi trƣờng. Một trong các yếu tố đó là

các sinh vật hại nấm sò và mộc nhĩ. Các sinh vật hại nấm sò và mộc nhĩ là yếu

tố ngoại cảnh ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và chất lƣợng nấm. Chúng

gây hại ở cả hai giai đoạn nuôi trồng nấm đó là giai đoạn ƣơm sợi và giai

đoạn quả thể.

3.3.1. Giai đoạn ƣơm sợi

Trong quá tình theo dõi sự sinh trƣởng phát triển của nấm sò vàng và

mộc nhĩ chúng tôi thấy có nhiều lại sinh vật gây hại ở giai đoạn ƣơm sợi:

chuột, gián, nấm xanh, nấm đen, mốc vàng, mốc trắng.

Chuột, gián rất thích mùi thơm của giống nấm, chính vì vậy giai đoạn

này chúng sẽ tấn công vào các bịch nấm, đặc biệt khi mới cấy giống xong. Để

Page 71: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

64

hạn chế chuột, gián gây hại chúng ta nên vệ sinh xung quanh nhà trồng nấm,

đặt bẫy bả đối với chuột. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hóa học gây

hại với nấm và con ngƣời trong phòng trừ chuột, gián cũng nhƣ các côn trùng

có hại khác.

Đối với các loại nấm gây hại, các bào tử của những loại nấm gây hại có

nhiều trong không khí, khi cấy giống, chúng nhiễm vào các bịch nấm.

Các loại nấm mốc xanh và mốc đen khi nhiễm vào các bịch nấm chúng

cạnh tranh dinh dƣỡng với nấm sò và mộc nhĩ hoặc tiết chất ức chế sự phát

triển của sợi nấm, làm cho các sợi nấm không phát triển đƣợc.

Đối với những bịch nấm bị nhiễm mốc trắng, mốc vàng sau một thời

gian bịch nấm nấm vẫn tiếp tục sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng, có thể

do sợi nấm sò có thể cạnh tranh đƣợc với mốc trắng.

Trong quá trình theo dõi , chúng tôi cũng quan sát đƣợc những bịch ở

các công thức C3G1, C3G2, C3G3 bị nhiễm nấm nhiều hơn so với các công

thức khác. Có thể, do khối lƣợng cơ chất lớn hơn nên thời gian lan kín bịch

của sợi nấm lâu hơn ở các bịch trong các công thức còn lại, do đó tạo điều

kiện để các loại nấm trên phát triển.

Để hạn chế bị nhiễm và lây lan của các loại nấm trên, ngay từ khâu xử

lý nguyên liệu chúng tôi đã khử trùng nguyên liệu bằng cách sấy trong lò sấy

ở nhiệt độ 950C trong thời gian 9 tiếng. Trong quá trình cấy giống, ƣơm sợi

chúng tôi vệ sinh khu vực cấy giống và nhà ƣơm hạn chế tối đa khả năng

nhiễm bào tử các loại nấm gây hại này. Khi phát hiện các bịch nhiễm nấm

chúng tôi tách riêng những bịch bị nhiễm nấm ra một nơi tách biệt để tiếp tục

theo dõi đồng thời tránh lây lan, phát tán bào tử trong nhà nấm.

Page 72: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

65

Hình 4.10. Các loại nấm hại trong giai đoạn ươm sợi

3.3.2. Giai đoạn quả thể

Đối với nấm sò ở giai đoạn quả thể, chúng tôi thấy nấm sò có thể bị

chuột, gián, ruồi tấn công. Qua theo dõi chúng tôi thấy chuột, gián thƣờng ăn

Page 73: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

66

cuống của cụm nấm.

Ngoài ra, trong quá trình sinh trƣởng của quả thể, nấm sò cũng có thể bị

thối nhũn. Khi bị thối nhũn cuống của cụm nấm bị thối nhũn có màu vàng

nâu, sau đó làm thối cả cụm nấm. Nguyên nhân của bệnh có thể một phần là

do khâu chăm sóc. Khi tƣới nƣớc quá nhiều, hoặc nƣớc bẩn…nấm sẽ bị thối.

Ở giai đoạn trƣởng thành, phán tán bào tử, nấm sò thƣờng bị ruồi bám

vào gây hỏng, giảm giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng ta thƣờng thu hái trƣớc

giai đoạn này do đó việc gây hại của ruồi ít ảnh hƣởng đến năng suất và chất

lƣợng nấm.

Hình 4.11. Nấm sò bị thối nhũn và ruồi ở nấm

Page 74: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

67

Hình 4.12. Mộc nhĩ bị bệnh nhũn nhầy

Đối với mộc nhĩ, khi nuôi trồng ít bị bệnh nhƣng không phải là không

gặp các loại bệnh. Trong quá trình theo dõi giai đoạn này chúng tôi thấy, bệnh

thƣờng gặp là bị nhũn nhày do tuyến trùng gây ra [10]. Khi gặp các cụm mộc

nhĩ bị bệnh này phải cách ly ngay để tránh lây sang các cụm nấm khác.

Page 75: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

68

K T LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Thí nghiệm trồng nấm sò vàng

Nấm sò vàng sinh trƣởng tốt trên cơ chất lõi ngô. Ở tất cả các công

thức và những lần nhắc lại nấm đều sinh trƣởng, phát triển đƣợc. Ở khối

lƣợng cơ chất C2 (2,0kg/bịch) cây nấm sò vàng sinh trƣởng tốt hơn, năng suất

trung bình 1 bịch nấm đạt cao nhất 383,84 g/bịch. Tuy nhiên khi quy đổi ra

năng suất trên 1 tấn cơ chất thì ở khối lƣợng cơ chất C1 năng suất nấm sò

vàng đạt cao nhất 192,33 kg/tấn cơ chất.

Ở khối lƣợng giống cấy 25g/kg cơ chất (công thức G2) nấm sò vàng

sinh trƣởng tốt hơn, năng suất trên bịch nguyên liệu và trên tấn cơ chất đạt

cao nhất 361,29 g/bịch, tƣơng ứng 180,64 kg/tấn cơ chất.

Công thức C2G2 (khối lƣợng bịch cơ chất 2,0kg; khối lƣợng giống cấy

25g/kg cơ chất) có thời gian thu hái dài nhất và năng suất lớn nhất. Thời gian

từ khi cấy giống đến khi sợi nấm lan kín bịch là 18 ngày, đến khi nấm ra là 26

ngày, thu hái lần đầu 29 ngày, thu hái lần cuối 102 ngày. Thời gian thu hái

kéo dài 73 ngày. Năng suất đạt 194,62 kg/tấn cơ chất.

Trong quá trình sinh trƣởng của nấm sò vàng, có các nấm khác nhƣ

mốc đen, mốc xanh, mốc vàng gây hại nấm trong giai đoạn ƣơm sợi và các

động vật nhƣ chuột, gián, ruồi gây hại trong giai đoạn quả thể.

1.2. Thí nghiệm trồng mộc nhĩ

Mộc nhĩ sinh trƣởng đƣợc trên cơ chất lõi ngô. Ở tất cả các công thức

và những lần nhắc lại nấm đều sinh trƣởng, phát triển đƣợc. Ở khối lƣợng cơ

chất C3 mộc nhĩ sinh trƣởng tốt hơn, năng suất trung bình 1 bịch nấm đạt cao

nhất 1041,1 g/bịch. Tuy nhiên khi quy đổi ra năng suất trên 1 tấn cơ chất thì ở

khối lƣợng cơ chất C1 năng suất mộc nhĩ cao nhất 447,9 kg/tấn cơ chất.

Ở khối lƣợng giống cấy 30g/kg cơ chất (công thức G3) mộc nhĩ sinh

Page 76: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

69

trƣởng tốt hơn, năng suất trên bịch nguyên liệu và trên tấn cơ chất đạt cao

nhất 882,39 g/bịch, tƣơng ứng 441,19 kg/tấn cơ chất.

Công thức C3G3 (khối lƣợng bịch cơ chất 2,5kg; khối lƣợng giống cấy

30g/kg cơ chất) có thời gian thu hái dài nhất và năng suất lớn nhất. Thời gian

từ khi cấy giống đến khi sợi nấm lan kín bịch là 42 ngày, đến khi nấm ra là 48

ngày, thu hái lần đầu 63 ngày, thu hái lần cuối 151 ngày. Thời gian thu hái

kéo dài 88 ngày. Năng suất đạt 469,88 kg/tấn cơ chất.

Trong quá trình sinh trƣởng của mộc nhĩ, có các nấm khác nhƣ mốc

đen, mốc xanh, mốc vàng gây hại nấm trong giai đoạn ƣơm sợi và giai đoạn

quả thể có thể bị bệnh nhũm nhầy do tuyến trùng.

2. Đề nghị

Sau khi thực hiện đề tài chúng tôi xin có một số đề nghị sau:

1. Tiếp tục trồng thử nghiệm nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất lõi ngô để

kết luận chính xác về nămg suất của nấm sò vàng và mộc nhĩ khi trồng trên

lõi ngô.

2. Thực hiện chuyển giao kỹ thuật trồng nấm sò vàng và mộc nhĩ trên cơ chất

lõi ngô đến các doanh nghiệp, cán bộ kĩ thuật, ngƣời dân địa phƣơng nhằm

tận dụng nguồn phế thải lõi ngô, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân đồng thời

hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

Page 77: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Giáo trình Khái quát về

nghề nhân giống và sản xuất nấm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Hà Nội.

2. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (2006), Công nghệ nuôi trồng nấm, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

3. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (2009), Tự học nghề trồng nấm, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của một

số giống mộc nhĩ trên giá thể bã mía vùng đồng bằng Sông Hồng, Đại học

Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Đống (2003), Nuôi trồng, sử dụng nấm ăn nấm dược liệu,

NXB Nghệ An. Nghệ An.

6. GS.PTS. Nguyễn Hữu Đống – KS. Đinh Xuân Linh – KS. Nguyễn Thi

Sơn – TS. Zani Federico (2005), Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi

trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Huân (2012), Đang lãng phí nguyên liệu sản xuất nấm, Hội nghị

đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nấm khu vực phía Bắc

ngày 22/9/2011, Hải Phòng.

8. Nguyễn Lân Hùng(2005), Hướng dẫn trồng nấm mùa hè, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Khang (2006), Công nghệ nuôi trồng nấm, ĐH Bình Dƣơng,

Bình Dƣơng.

Page 78: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

71

10. Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Trần Quang Khải, Vũ Phƣơng Liên,

Nguyễn Thị Quyên (2014). Nuôi trồng nấm ăn trên phế thải cây ngô. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Trần Văn Mão (2004), Sử dụng vi sinh vật có ích, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

12. Võ Minh Quân (2016), Đề tài Nuôi trồng mộc nhĩ trên cơ chất mùn cưa

cao su và lõi ngô, ĐH Cần Thơ, Cần Thơ.

13. Nguyễn Thị Quyên (2016), Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu vỏ cà phê

nuôi trồng nấm ăn tại Sơn La, Đại học Tây Bắc, Sơn La.

14. Phạm Thị Lan Thanh (2014), Nghiên cứu trồng nấm bào ngư trắng

(Pleurotus florida) trên nguyên liệu lục bình, Viện Công nghệ Sinh học Môi

trƣờng, Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai.

15. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Duy Thắng (2006), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, Nuôi trồng một số

nấm ăn thông dụng ở Việt Nam, NXB Nông ngiệp TP.HCM, TP.HCM.

17. Phạm Quang Thu(2005), Kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ trên gỗ,

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ngày 06/07/2005.

18. Nguyễn Văn Tô (2005), Hướng dẫn trồng nấm trong gia đình, NXB Lao

động, Hà Nội.

19. Trƣơng Quốc Tùng (2013), Rơm rạ và phế thải nông nghiệp - Hiểm họa

và tài nguyên, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, ngày 27/03/2013.

Tiếng Anh

20. Olutayo M. Adedokun (2014), “Oyster Mushroom: Exploration of

Additional Agro-waste Substrates in Nigeria”, International Journal of

Agricultural Research, 9, pp.55-59.

Page 79: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

72

21. Waqas Ahmad, Javaid Iqbal, Muhammad salim, Iftikhar Ahmad,

Muhammad Aqeel Sarwar, Muhammad Asif Shehzad and Muhammad Awais

Rafiq (2011), “Performance of Oyster Mushroom (Pleurotus ostreatus) on

Cotton Waste Amended with Maize and Banana Leaves”, Pakiastan Journal

of Nutrition, 10, pp. 509 – 513.

22. Alananbeh KM, Bouqellah NA, Al Kaff NS (2014), “ Cultivation of

oyster mushroom Pleurotus ostreatus on date-palm leaves mixed with other

agro-wastes in Saudi Arabia”, Saudi J Biol Sci, 21(6), p.616 – 625.

23. Beltran-Garcia, Miguel J.; Estarron-Espinosa, Mirna; Ogura, Tetsuya

(1997). “Volatile Compounds Secreted by the Oyster Mushroom (Pleurotus

ostreatus) and Their Antibacterial Activities”, Journal of Agricultural and

Food Chemistry.

24. J. Chitamba, F. Dube, W.M. Chiota and M.Handiseni (2012),

“Evaluation of Substrete Productivity and Market Quality of Oyster

Mushroom (Pleurotus ostreatus) Growm on Different Substrates”,

International Journal of Agricultural Research, 7, pp. 100 – 106.

25. Eger, G., Eden, G. & Wissig,E (1976), Pleurotus ostreatus – breeding

potential of a new cultivated mushroom. Theoretical and Applied Genetics,

.47(4), p. 155–163.

26. Gunde-Cimerman N, Cimerman A (1995), “Pleurotus fruiting bodies

contain the inhibitor of 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A reductase-

lovastatin.”. Exp Mycol.19(1), p.1- 6.

27. Elahe Kazemi Jeznabadi, Mehrdad Jafarpour, Shahin Eghbalsaied (2016),

“King oyster mushroom production using various sources of agricultural

wastes in Iran”, International tournal of recycling of organic waste in

agricultural, 5(1), p. 17 – 24.

Page 80: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

73

28. J.W. Kimenju, G.O.M.Odero, E.W.Mutitu, P.M. Wachira, R.D.Narla and

W.M.Muiru(2009). “Suitability of Locally Available Substrates for Oyster

Mushroom (Pleurotus ostreatus) Cultivation in Kenya”, Asian Journal of

Plant Sciences, 8, p. 510 – 514.

29. T. H. Quimio (2004), “Why grow mushroom" in Mushroom Growers'

Handbook, Mushroom World, 1, p. 1–12.

30. Z.A. Shah, M. Ashraf and M.Ishtiaq Ch (2004). “Comparative Study on

Cultivation and Yield Performance of Oyster Mushroom (Pleurotus ostreatus)

on Different Substrates (Wheat Straw, Leaves, Saw Dust)”, Pakistan Tournal

of Nutrition, 3, pp.158 – 160.

31. Thongklang N and Luangharn T (2016), “Testing agricultural wastes for

the production of Pleurotus ostreatus”, Mycosphere 7(6), p.766–772.

Tài liệu Internet

32. Hồ Đình Hải (2012) , Nấm mèo,

https://sites.google.com/site/raurungvietnam/nam-an-duoc/ nam-meo, ngày

16/7/2012.

33. Hồ Đình Hải (2012), Nấm bào ngƣ,

https://sites.google.com/site/raurungvietnam/nam-an-duoc/ nấm-bào-ngƣ,

ngày 16/7/2012.

34. Hoàng Bảo Khang (2016), Nông dân vựa ngô Sơn La bắt đầu 'say' ngô

chuyển gen, http://nongnghiep.vn/nong-dan-vua-ngo-son-la-bat-dau-say-ngo-

chuyen-gen-post182034.html, ngày 06/12/2016.

35. Phan Ngọc Nhuận (2004), Nuôi trồng nấm bào ngư, ngày 20/04/2004.

http://agriviet.com/threads/nuoi-trong-nam-bao-ngu.180148/, ngày

20/04/2004.

Page 81: THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT …

74

36. Trạm Khuyến Nông Bố Trạch (2015), Kỹ thuật trồng mộc nhĩ

http://agriviet.com/threads/ky-thuat-trong-nam-moc-nhi.215186/, ngày

5/1/2015.

37. Abena O. Adjapong, Kwame D. Ansah, Faustina

Angfaarabung, and Henry O. Sintim (2015), Maize Residue as a Viable

Substrate for Farm Scale Cultivation of Oyster

Mushroom (Pleurotusostreatus),

https://www.hindawi.com/journals/aag/2015/213251/, 20 December 2015.

38. Hoa HT, Wang CL, Wang CH (2015), The Effects of Different Substrates

on the Growth, Yield, and Nutritional Composition of Two Oyster Mushrooms

(Pleurotus ostreatus and Pleurotus cystidiosus),

https://www.ncbi.nlm.nih.gov › NCBI › Literature › PubMed Central (PMC),

2015 Dec 31.

39. Shannon Reid Hamm (1997), The Future of Mushroom Production in the

United States, https://migration.ucdavis.edu/cf/more.php?id=145, July 12

1997.

40. Marian Petre and Alexandru Teodorescu (2012), Biotechnology of

Agricultural Wastes Recycling Through Controlled Cultivation of

Mushrooms, https://www.intechopen.com/books/advances-in-applied-

biotechnology/biotechnology-of-agricultural-wastes-recycling-through-

controlled-cultivation-of-mushrooms, January 20, 2012.

41. Ohira, Ikuo (1990). "A revision of the taxonomic status of Pleurotus

citrinopileatus" , Reports of the Tottori Mycological Institute, 28, p. 143–150.