thỦ phẠm · chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội...

31
THỦ PHẠM Chương 1 Trại tù San-Quentin, thuộc quận hạt Oakland của tiểu bang California nằm lẻ loi bên bờ biển. Thị trấn Buckfield là thị trấn gần nhất cũng phải mất nửa tiếng lái xe mới đến được. Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường nhật. Người ta vừa chuyển qua phòng cách ly một tử tội sẽ bị hành quyết vào đúng 12:01 sáng ngày hôm sau. Trong căn phòng cách ly này lúc nào cũng có nhân viên công lực thay phiên nhau trực và ngồi sau một bàn giấy. Nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi tù nhân cũng như kiểm soát tất cả mọi người xuất nhập phòng giam. Bên cạnh bàn là một hệ thống nút báo động. Từ bàn giấy này viên cảnh sát có thể nhìn thấy tù nhân suốt hai mươi bốn giờ liên tục và sẵn sàng can thiệp bất cứ chuyện gì ngay cả việc tự tử của tù nhân nếu cần thiết. Bruce - Viên cảnh sát trực ca đêm hôm đó đang ngồi ngáp vặt và nghĩ đến những kiều nữ nơi bar rượu mà hắn vẫn thường la cà vào những buổi tối lạnh lẽo mưa dầm. Công việc canh giữ những tù nhân chờ giờ hành quyết đã làm Bruce chán ngấy đến tận cổ. Hàng ngày cứ phải nhìn mãi những khuôn mặt u buồn của tội nhân không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến thần kinh của hắn. Vì vậy hắn chỉ mong sao cho hết ca trực là chuồn cho thật lẹ. Sau những chấn song sắt gần bàn giấy là nơi giam tử tội. Frank Breechmun - tội phạm chờ giờ hành quyết đang được khám nghiệm tổng quát lần cuối cùng bởi y sĩ của khám đường. Cạnh đó là hai cảnh sát vũ trang tận răng trông thật ra vẻ, với dùi cui lủng lẳng và súng lục đeo trễ bên hông. Sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống nào. Có lẽ họ cũng nhận thấy rằng mình đã cẩn thận quá mức, dù vậy cũng chẳng thể lơ là vì trong quá khứ đã từng có những lần tù nhân nổi cơn, phản kháng gây náo loạn. Rốt cuộc thì đâu cũng vào đó thôi, nhưng ngài Luther - giám đốc điều hành trại tù thì không khoái những vụ như thế tý nào cả. Tuy nhiên lần này thì không có vẻ sẽ có chuyện gì xảy ra. Frank Breechmun đứng yên lặng, hai tay và hai chân đều bị xiềng. Viên y sĩ vừa đo vừa ghi chép những điều cần thiết. - Xong rồi ! Frank. Anh cho tôi một ít nước tiểu vào trong lọ này thế là xong.-Trong

Upload: others

Post on 10-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

THỦ PHẠMChương 1Trại tù San-Quentin, thuộc quận hạt Oakland của tiểu bang California nằm lẻ

loi bên bờ biển. Thị trấn Buckfield là thị trấn gần nhất cũng phải mất nửa tiếng lái xe mới đến được.

Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường nhật. Người ta vừa chuyển qua phòng cách ly một tử tội sẽ bị hành quyết vào đúng 12:01 sáng ngày hôm sau. Trong căn phòng cách ly này lúc nào cũng có nhân viên công lực thay phiên nhau trực và ngồi sau một bàn giấy. Nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi tù nhân cũng như kiểm soát tất cả mọi người xuất nhập phòng giam. Bên cạnh bàn là một hệ thống nút báo động. Từ bàn giấy này viên cảnh sát có thể nhìn thấy tù nhân suốt hai mươi bốn giờ liên tục và sẵn sàng can thiệp bất cứ chuyện gì ngay cả việc tự tử của tù nhân nếu cần thiết.

Bruce - Viên cảnh sát trực ca đêm hôm đó đang ngồi ngáp vặt và nghĩ đến những kiều nữ nơi bar rượu mà hắn vẫn thường la cà vào những buổi tối lạnh lẽo mưa dầm. Công việc canh giữ những tù nhân chờ giờ hành quyết đã làm Bruce chán ngấy đến tận cổ. Hàng ngày cứ phải nhìn mãi những khuôn mặt u buồn của tội nhân không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến thần kinh của hắn. Vì vậy hắn chỉ mong sao cho hết ca trực là chuồn cho thật lẹ.

Sau những chấn song sắt gần bàn giấy là nơi giam tử tội. Frank Breechmun - tội phạm chờ giờ hành quyết đang được khám nghiệm tổng quát lần cuối cùng bởi y sĩ của khám đường. Cạnh đó là hai cảnh sát vũ trang tận răng trông thật ra vẻ, với dùi cui lủng lẳng và súng lục đeo trễ bên hông. Sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống nào. Có lẽ họ cũng nhận thấy rằng mình đã cẩn thận quá mức, dù vậy cũng chẳng thể lơ là vì trong quá khứ đã từng có những lần tù nhân nổi cơn, phản kháng gây náo loạn. Rốt cuộc thì đâu cũng vào đó thôi, nhưng ngài Luther - giám đốc điều hành trại tù thì không khoái những vụ như thế tý nào cả. Tuy nhiên lần này thì không có vẻ sẽ có chuyện gì xảy ra. Frank Breechmun đứng yên lặng, hai tay và hai chân đều bị xiềng. Viên y sĩ vừa đo vừa ghi chép những điều cần thiết.- Xong rồi ! Frank. Anh cho tôi một ít nước tiểu vào trong lọ này thế là xong.-Trong

Page 2: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

lúc Frank đi vào góc phòng và lấy nước tiểu, viên y sĩ nhìn hai viên cảnh sát nói khẽ.-Tất cả đều bình thường. Hắn khoẻ như ngựa, ít ra cũng trong lúc này.

Thu dọn những món đồ lỉnh kỉnh và nhận lấy lọ nước tiểu từ tay Frank, cả ba bước ra ngoài và ra hiệu cho viên cảnh sát trực. Tiếng cửa sắt dập mạnh và tiếng chìa khóa quay trong ổ dường như chẳng làm Frank quan tâm, anh ta vẫn ngồi yên, mắt nhìn thẳng như đang thả hồn về quá khứ ở căn nhà xinh có khu vườn nhỏ nơi Matta vợ anh và bé Jessica con gái anh đang sống. Hồi tưởng lại những việc anh đã làm sai khi còn là một thiếu niên mãi rong chơi và xao lãng học hành.

Frank Breechmun, một thanh niên da đen không có một vẻ gì đặc biệt so với những thanh niên da đen khác. Với vóc dáng lực lưỡng, mái tóc hớt ngắn sát da đầu. đôi mắt buồn với nhiều tròng trắng tạo cho người đối diện có cảm tưởng rằng anh ta không được thông minh, hay tệ hơn nữa có thể cho là chậm chạp, đần độn. Không ai có thể tưởng tượng một con người như thế lại có thể can tội cướp của và giết người.

Cách đây bốn năm anh đã vào tù vì tội cố sát và cướp tiền trong một tiệm bán rượu. Anh đã bị buộc tội bắn chết một cô gái thâu ngân viên tên là Amy Wilson mới hai mươi tuổi trong khi cô này đang có thai được bốn tháng. Anh đã bỏ chạy và với thành tích không lấy gì làm tốt đẹp trước đây cộng với lời mô tả của hai nhân chứng đã có mặt gần hiện trường lúc đó, cảnh sát đã dễ dàng tìm ra anh và tống giam.

Tại Buckfield một thị trấn nhỏ với phần lớn là người da trắng thì việc một thanh niên da đen bắn chết một thiếu nữ da trắng là một việc tày trời và đã gây nên không khí căng thẳng cho quận Oakland trong nhiều tháng trời ròng rã. Đây không những chỉ là một vụ án hình sự đơn giản như chính bản chất của nó, nhưng đã được xem như một vụ án mạng nặng tính chất chủng tộc.

Sau nhiều phiên tòa Frank Breechmun vẫn một mực phủ nhận tội sát nhân của mình và sau những lần kháng án thất bại. Bồi thẩm đoàn đã tuyên bố anh phạm tội cố sát và phải bị hành quyết để đền tội.

Sau nhiều năm tháng sống với tâm trạng tuyệt vọng trong mỏi mòn sợ hãi, chờ đợi, giây phút đó cũng đã gần tới. Khi được đưa xuống phòng cách ly này. Franh biết rằng anh sẽ sắp phải ra đi vĩnh viễn, trả giá cho những việc làm sai lầm của chính anh hay tệ hơn nữa theo lời anh đã khẳng định là của một kẻ nào đó mà luật pháp đã quàng vào cổ anh. Một thanh niên da đen khốn khổ...

Chợt có tiếng gõ nhẹ vào những chấn song, tiếng động lôi Frank trở về với thực tại phũ phàng. Anh nhìn ra bên ngoài. Marc William. Trưởng trại giam khu vực dành riêng cho tử tội trong khám đường San-Quentin đang đứng im lặng nhìn anh với ánh mắt thương hại. Marc, người hơi đẫy đà, mái tóc đã hoa râm, khuôn mặt hiền hoà nhìn không thích hợp với công việc ông đang làm. Anh đã nghe những người bạn tù nói nhiều về những đức tính của ông. Những đức tính mà lẽ ra không nên tìm thấy nơi chức vụ của một trưởng khu trại giam tử tội.-Chào Frank! -Ông ta nói sau một phút im lặng.-Chào ngài William. - Frank trả lời.Marc cười nhẹ:-Anh có thể gọi tôi là Marc - Một thoáng ngập ngừng ông tiếp - Frank này, anh có

Page 3: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

biết ý nghĩa của việc anh được chuyển xuống đây chứ?Frank cố dấu vẻ xúc động:

-Tôi biết, thưa ông! Có phải giờ đã đến?Giọng Marc đượm vẻ bùi ngùi:

-Anh đã biết! Frank ạ, việc gì đến sẽ phải đến thôi. Cá nhân tôi đã cố gắng hết sức để giúp anh xin giảm án, thế nhưng việc anh không chịu ký vào tờ khai nhận tội đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc xin ân xá cho anh.-Nhưng thưa ông - Frank bỗng trở nên gay gắt - Tôi không thể ký tên để nhận những việc tôi không làm.- Ngừng một chút, anh dịu giọng - Xin lỗi ông! tôi không nên nóng giận với ông mới phải. Dẫu sao ông cũng chỉ là người thừa hành pháp luật.-Tôi hiểu - Marc vẫn nói nhẹ nhàng. Ông móc túi lấy một gói thuốc, kéo chiếc ghế ngồi gần chấn song và đưa gói thuốc về phía anh - Anh làm một điếu chứ?-Cám ơn ông, tôi đã bỏ thuốc trong thời gian gần đây. Nhưng xin ông cứ tự nhiên.- Frank nói.

Marc bật lửa châm thuốc, ông làm một hơi dài, nhả khói chậm rãi và nói:-Đơn xin ân xá của anh đã bị bác. Giờ ra đi của anh đã được ấn định vào lúc 12 giờ 01 sáng ngày hôm sau. Hãy cho tôi biết tôi có thể làm gì được cho anh.

Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần Frank cũng vẫn cảm thấy bàng hoàng khi nghe Marc nói. Giọng Frank bỗng trở nên nghẹn ngào:-Thực ra cũng chẳng còn gì để làm. Tôi cũng đã chuẩn bị tư tưởng rồi. Vợ tôi đã được thông báo hay chưa?

Marc nói liền một hơi:-Chúng tôi đã thông báo cho bà nhà được biết. Ngày mai từ 8 giờ sáng cho đến 7 giờ tối, Vợ con anh cũng như bạn bè có thể đến viếng thăm và ở với anh trọn ngày. Nhưng sau 7 giờ tối thì anh không còn được tiếp xúc với ai nữa. Anh sẽ được phát một bộ quần áo mới và đưa vào phòng kiếng khoảng nửa tiếng đồng hồ trước giờ ấn định để những người thi hành trách nhiệm có đủ thời giờ chuẩn bị. Vợ anh sẽ được phép chứng kiến sự ra đi của anh từ trong phòng kiếng một chiều nếu chị muốn. Người ta sẽ tiêm thuốc EGK cho anh (một loại độc tố có khả năng làm tim ngừng đập). Tôi tin rằng giờ giấc sẽ không có gì thay đổi. - Ngừng một chút Marc lại tiếp - Còn nữa. Vào lúc 4 giờ chiều, nếu anh không quên, anh đã đồng ý có một cuộc phỏng vấn với phóng viên của tờ báo Oakland Tribune. Cô Karen Tate, sẽ có mặt tại đây và tôi nghĩ đây là cơ hội cuối cùng cho anh để nói lên những gì anh muốn trước giờ ra đi. Anh có toàn quyền quyết định trong việc muốn giữ hoặc hủy bỏ buổi hẹn này.-Thưa tôi muốn giữ buổi hẹn đó. - Frank nói.

Marc lại tiếp:-Theo tôi biết, vợ anh và con là những người thân duy nhất của anh. Và hình như gia đình anh cũng đang gặp nhiều khó khăn về tài chánh. Tôi e rằng bà nhà không có đủ khả năng để trang trải cho những phí tổn cho tang lễ của anh. Anh có cần tôi giúp gì cho anh không?

Frank thở dài nhè nhẹ rồi lắc đầu:-Họ đạo nơi gia đình tôi đang sinh hoạt sẽ gây quỹ để giúp chúng tôi việc đó. Ngày

Page 4: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

mai sẽ có một linh mục đến giải tội và làm những nghi thức tôn giáo cần thiết theo lời tôi yêu cầu. Xin vui lòng để ông ta vào.

Marc dụi điếu thuốc, đứng dậy:-Tốt thôi. Tôi không thấy có gì trở ngại cả. Thôi tôi để anh nghỉ ngơi và chúc anh ngủ ngon.

Frank nhã nhặn:-Cám ơn ông về những việc ông đã làm và xin chào ông.

Marc quay lưng bước ra ngoài. Ông cảm thấy không được vui. Cứ y như rằng mỗi khi có tội nhân bị hành quyết trong khám đường là ông phải mất ngủ đến cả tuần lễ. Lần này cũng không ngoại lệ. tên tử tù này có vẻ gì đó là lạ khiến ông phải suy nghĩ. Hắn đã có một thái độ bình tĩnh đáng khâm phục khi đối diện và nói đến sự chết. Ban nãy thoáng nhìn vào phòng giam, ông nhìn thấy cuốn Thánh Kinh đang đọc dở để nơi đầu giường nơi hắn ngủ. Ông tự hỏi, một con người như thế sao lại có thể nhẫn tâm giết người chỉ vì mấy chục bạc? Mơ hồ ông cảm thấy có gì đó không ổn. Ông là người theo Thiên Chúa giáo, tuy nhiên thuộc cấp của ông không mấy người biết được điều này vì tính ông vốn thâm trầm, kín đáo. Trong thâm tâm ông không tán thành việc hành quyết tội nhân. Trớ trêu thay! ông lại là người phải có trách nhiệm theo dõi và trực tiếp điều hành công việc đó. Trở về văn phòng, mở hộc tủ, ông lấy lọ thuốc ngủ. Nó vẫn là bạn đồng hành với ông trong những lúc như vầy. Khoá trái cửa, Marc ra về. Trong đầu ông vẫn lởn vởn hình ảnh của tên tử tù.

Chương 2Steve Everrett giật mình choàng tỉnh vì tiếng điện thoại reo từng hồi inh ỏi.

Anh lười biếng quờ quạng cố tìm cái điện thoại nằm lẫn lộn trong đống chăn nệm ở trên giường. Cuối cùng rồi anh cũng chụp được nó.-Hello. Steve nghe đây.-Steve. Allen đây - Tiếng nói đầu dây reo lên mừng rỡ - May quá cậu lại có ở nhà.

Steve há miệng ngáp muốn sái cả quai hàm rồi uể oải hỏi:-Lại có chuyện gì đây? Tớ biết dù có trốn ở xó nào rồi thì cũng bị cậu lôi ra kia mà. Mong cậu đừng quên hôm nay là ngày nghỉ của tớ đấy nhé.

Tiếng Allen cười hềnh hệch trong máy.-Dĩ nhiên là có chuyện và là chuyện quan trọng tớ mới phải lôi cậu dậy đấy chứ. Cậu còn nhớ cô bé Karen Tate mới vào làm cho tòa soạn của chúng mình hơn ba tháng nay không? Cái cô bé tóc bạch kim chuyên lo những vụ đi phỏng vấn đặc biệt ấy mà?-Nhớ chứ sao không. - Steve trả lời - Tớ đã từng đi ăn và khiêu vũ với em mấy lần nhưng coi bộ chẳng đi đến đâu vì nghe nói cô em có chú bạn trai ghen kinh khủng.

Page 5: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Allen bỗng nghiêm giọng:-Nghe đây Steve. Đêm qua cô ấy lái xe về nhà vào buổi tối, bị tai nạn xe hơi và cô đã qua đời rồi.-Thật vậy sao - Steve hỏi với giọng sửng sốt.- Tội nghiệp quá nhỉ! Nếu tớ không lầm thì cô ta chỉ mới chừng hai mươi ba hay hai mươi bốn tuổi gì đó phải không? Thật đáng tiếc! Một mẫu người xông xáo hoạt động và tính tình dễ thương.

Allen nói với vẻ bùi ngùi.-Tớ vừa coi lại hồ sơ. Tới đầu tháng này cô ta tròn hai mươi bốn tuổi. Tội nghiệp. Tớ mới ghé nhà cô sáng sớm hôm nay để chia buồn. Bà mẹ cô đã khóc hết nước mắt. Cô ấy lại là con một trong gia đình, thế mới khổ chứ !

Steve hỏi:-Chuyện gì đã xảy ra? lại một đứa khốn nạn say xỉn nào đó nữa chứ gì?

Allen trả lời:-Không phải. Hôm qua lúc tớ đóng cửa tòa soạn thì cô ta vẫn còn đang làm việc. Cô ấy nói sẽ ở lại hơi trễ làm cho xong bài tường thuật. Khi trở về thì gặp trời mưa, cô lái xe qua khúc quanh ở chỗ quán “Thiên Thần xanh” thì gặp nạn. Xe của Karen mất thăng bằng và tông vào cột điện.-Lại cũng chỗ đó nữa. -Steve nói với giọng giận dữ - Chỉ nội trong năm nay đã có sáu tai nạn và ba người chết ở khúc quanh đó. Thế mà các cha nội chết tiệt trong ban quản trị thành phố vẫn chưa chịu mở mắt ra. Allen. Lần này chúng mình phải làm cho ra lẽ. Không thể để chuyện này tiếp tục mãi thế này. -Nhất định là như vậy rồi.Nội nhật ngày hôm nay tớ sẽ viết một bài cho ra trò để xem dư luận phản ứng ra sao? Đồng thời sẽ gửi một kiến nghị đến thống đốc của tiểu bang yêu cầu quan tâm đến vấn đề này. Nếu tớ nhớ không lầm, ngôi nhà của thống đốc cũng tọa lạc chỉ vài đường cách khúc quanh tử thần đó phải không Steve? Việc mất đi Karen đối với tờ báo chúng ta là một thiệt thòi lớn đó.- Allen tiếp - Nhưng đó là chuyện về sau. Việc trước mắt tớ cần cậu đỡ giùm tớ một cái hẹn của cô ấy vào lúc bốn giờ chiều nay tại trại tù San-Quentin. Nhẹ nhàng thôi nhưng cần lắm đấy, phỏng vấn cái tay sẽ bị hành quyết vào sáng mai ấy mà.

Steve có vẻ bị kích thích, giọng anh sôi nổi-À tớ nhớ rồi. Cái tay da đen đã bắn chết một cô gái có bầu cách đây vài năm phải không? Được thôi. Nhưng đề tài phỏng vấn là gì?

Allen trả lời:-Thì cũng như mọi lần, ý kiến của hắn về luật pháp, về những việc hắn đã làm, có hối hận gì không? Có nhắn gửi gì đến thân nhân của kẻ bị hắn giết không v v.. và v v. Nói chung là chỉ xoay quanh về tư tưởng của kẻ sắp giã từ cõi đời này.

Steve vươn vai ngồi dậy. -Thôi được. Nhưng tớ cần phải đến tòa soạn coi lại hồ sơ vụ án này một chút mới biết đường đặt câu hỏi chứ. Khoảng nửa tiếng tớ sẽ có mặt.-Cám ơn cậu. Lát nữa mình nói chuyện sau - Allen cúp máy.

Steve đứng dậy, làm vài động tác thể dục. Anh nhìn đồng hồ, mới tám giò sáng. -Còn sớm chán - Anh lẩm bẩm - Hãy tắm một phát đã. Cứ để cái thằng phải gió

Page 6: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Allen chờ một chút cũng chẳng sao - Anh mỉm cười tưởng tượng ra khuôn mặt nhăn nhó của Allen khi phải chờ đợi.

Anh quen Allen đã lâu lắm rồi. Từ ngày cả hai còn học chung dưới một mái trường trung học. Hoàn cảnh đưa đẩy mỗi người lưu lạc một phương, tưởng không bao giờ còn có cơ hội gặp lại.

Bẵng đi một thời gian dài, tình cờ họ gặp nhau trong một cuộc họp báo tại New York. Allen bây giờ là chủ nhiệm của tờ báo Oakland Tribune ở California có số ấn bản tương đối đáng kể. Còn Steve đã trở thành một phóng viên nổi tiếng đang bị bủa vây bởi hàng rào thế lực của những tay tai to mặt lớn tại New York. Vì anh đã thẳng thừng công kích họ về những chuyện tình ái lăng nhăng của giới thượng lưu nơi thành phố tội lỗi này qua những loạt bài gây chấn động dư luận. Chẳng may trong đám nạn nhân đó lại có cả cô con gái rượu của ông thị trưởng. Loạt bài bị đình chỉ. Anh được gọi về toà báo nhận công tác khác. Đang lúc chán nản, anh gặp lại bạn cũ. Allen ngỏ lời mời anh về cộng tác. Và thế là Steve tung hê tất cả, bay về California làm việc cho tờ Oakland Tribune này đã được hai năm rồi. Steve năm nay ba mươi tám tuổi, đã ra vẻ chững chạc, Không còn xông xáo, bồng bột như trước nữa, nhưng những bài viết của anh lại có phần sắc bén và lập luận có phần vững chắc hơn xưa. Anh sống bình dị, hài lòng với hiện tại và cũng đang tìm kiếm cho mình một mái ấm gia đình để dừng bước giang hồ. Bạn gái thì nhiều nhưng chỉ vớ vẩn qua đường thôi chứ chưa đi đến đâu.

Những giọt nước mát lạnh từ vòi sen làm Steve cảm thấy tinh thần sảng khoái và sẵn sàng hơn bao giờ hết. Anh cạo râu, thay áo quần rồi ra xe chuẩn bị đi đến toà soạn.

Chương 3Vào khoảng 7:30 sáng. Trong lúc Allen và Steve đang có cuộc điện đàm thì

tại khu vực bãi đậu xe của nhà tù San-Quentin, một thiếu phụ và một bé gái bước ra khỏi chiếc xe màu xanh nước biển có vẻ đã rất cũ kỹ.

Thiếu phụ có một thân hình mảnh dẻ, nước da bánh mật, phục sức vô cùng giản dị. Đứa bé gái độ chừng sáu tuổi. Hai bím tóc thả xuống hai vai trong bộ áo đầm màu hồng nhạt. Đứa bé đang cố tom góp những món đồ lỉnh kỉnh, một cuốn vở, hộp bút mầu và mấy món đồ chơi..nó quính quáng làm rớt cả rồi lại cố lượm lên. Thiếu phụ có vẻ sốt ruột, chị lấy một cái bao nylon rồi bỏ hết vào đó đưa cho đứa bé, rồi cả hai tất tả tiến về văn phòng chính của trại tù.

Đó là Matta và Jessica. Vợ và con của Frank Breechmun. Người sắp lãnh án tử trong vòng mười tám tiếng đồng hồ sắp tới. Hôm nay là ngày cuối cùng họ có thể viếng thăm và ở lại cùng anh. Matta đã xin nghỉ phép hai tuần lễ để chuẩn bị cho

Page 7: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

biến cố có thể nói là đau buồn nhất trong cuộc đời mình. Hôm nay chị và con sẽ dành trọn ngày để ở bên Frank, an ủi, chia xẻ, tâm sự với anh lần cuối cùng. Nhân viên trực cho biết chị không thể vào gặp Frank trước 8 giờ. Tạm thời mẹ con chị phải ngồi chờ trong phòng đợi. Bé Jessica đang loay hoay cố hoàn tất bức tranh nó đã vẽ dở dang để lát nữa có thể tặng cho bố.

Matta ngồi im lặng, mơ màng thả hồn về dĩ vãng...Chuyện tình của chị và Frank thật ra cũng chẳng có gì để kể lại. Nó cũng đơn giản như muôn vàn những cuộc tình khác đầy dẫy trong xã hội. Thế nhưng đối với những người yêu nhau thì khác, chuyện tình của mình luôn được thi vị hóa và mang nhiều tính chất lãng mạn.

Chị quen Frank khi tình cờ đem xe vào sửa nơi tiệm sửa xe chỗ Frank đang làm việc. Thế rồi họ yêu nhau, Matta biết quá khứ của Frank qua dư luận chung quanh khi họ còn đang trong thời gian tìm hiểu. Đời sống bao giờ cũng thế, tiếng dữ luôn đồn xa. Chị biết Frank đã từng vào tù ra khám vì những tội vặt vãnh khi anh còn ở lứa tuổi vị thành niên. Nhưng đối với Matta , chuyện đó không thật sự là một trở ngại trên con đường hạnh phúc mà chị và Frank đã cùng nhau dệt. Chị quan niệm rằng con người sinh ra vốn trong trắng tinh tuyền như một món quà của Thượng Đế. Nếu có sai lầm thì cũng vì do hoàn cảnh xã hội và những sai lầm đó không phải là một vũng lầy có quyền giam hãm tương lai của một con người. Chị tin rằng Frank đã hướng thiện kể từ khi anh đồng ý cùng với chị đến gặp vị linh mục linh hướng để học đạo và theo đạo. Rồi họ thành hôn. Cuộc sống vẫn chảy đều một nhịp điệu yêu thương. họ có công ăn, việc làm tương đối vững vàng. với đồng lương căn bản.

Tình yêu của họ đã trở nên tuyệt vời hơn nữa với sự chào đời của bé Jessica. Đứa bé đã được rửa tội và giáo huấn với một đức tin công giáo. Frank ngày một tỏ ra đạo đức và không còn dấu tích nào của quá khứ tội lỗi nơi con người của anh.

Thế nhưng Matta vẫn lo sợ một cách mơ hồ rằng có những cơn giông tố đang đe dọa hạnh phúc gia đình chị. Và rồi những lo sợ đó đã thành sự thực. Một ngày nọ đang ở sở làm, chị nhận được cú điện thoại từ sở cảnh sát địa phương báo tin rằng chồng chị đã bị bắt về tội cướp cạn và sát nhân. Matta bàng hoàng như không tin ở lỗ tai của mình. Không thể nào như thế được. Nhất định Frank không làm chuyện này. Chị gần như ngất xỉu, chị đã bỏ làm chạy đến phòng tạm giam. Hai người đã nắm tay nhau khóc nức nở.

Frank nghẹn ngào nói:-Matta. Em phải tin anh, anh không có làm điều này, anh bị oan. Anh đã giải thích nhưng họ không chịu tin.

Matta xúc động:-Em tin anh, anh hãy bình tĩnh, Franky. Mọi sự sẽ được sáng tỏ thôi. Em sẽ liên lạc với luật sư và anh sẽ lại trở về bên em và con.

Nhưng rồi sự việc đã không giản đơn như họ nghĩ. Dư luận Buckfield lên án họ gay gắt, họ không có tiền để thế chân cho Frank được tại ngoại hầu tra cũng như mướn luật sư riêng. Hơn nữa, có quá nhiều bằng chứng cũng như nhân chứng trong vụ án này. Không luật sư nào muốn nhúng tay vào một vụ án có tính chất kỳ thị. Hơn nữa họ không muốn đánh một canh bạc mà đã nắm chắc phần thua. Tất cả hình

Page 8: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

như đều chống lại vợ chồng chị.Matta sống trong tuyệt vọng. Chị chỉ còn trông cậy vào Thượng Đế và

nguồn sinh lực duy nhất để chị sống còn là bé Jessica. Mỗi ngày con chị một lớn, kháu khỉnh và giống Frank như đúc. Thời gian lặng lẽ trôi với những phiên toà, những căng thẳng, hồi hộp, lo sợ, đợi chờ. Ngày Frank bị tuyên án tử hình, chị đã ngất xỉu trên tay những người bạn, thế là hết! Công lý? công bằng? Luậït pháp thật sự chỉ dùng để bảo vệ những người giầu có hay sao?

Từ đó Matta sống câm nín, chịu đựng, nhưng ngọn lửa đức tin chẳng hề suy giảm trong lòng. Chị vẫn cầu xin một phép lạ và kiên tâm chờ đợi.

Thấm thoát đã bốn năm. Bé Jessica nay đã tròn sáu tuổi. Nó đã bắt đầu thắc mắc tại sao nó không có bố ở nhà với nó như chúng bạn? Tại sao nó lâu lâu mới được gặp bố một lần? v v...Những câu hỏi ngây thơ đã làm chị đau khổ và thương tâm.

Cuối cùng những gì phải đến rồi cũng đã đến. Chị đón nhận lá thư của toà án tuyên bố ngày giờ tử tội Frank Breechmun sẽ đền tội với một vẻ dửng dưng vô cảm xúc. Thế là hết. Thượng Đế cũng đã làm ngơ trước lời cầu xin của chị. Matta lặng lẽ thu xếp thời giờ để chuẩn bị gặp mặt người chồng thân yêu lần cuối....

Tiếng cửa phòng xịch mở. Viên cảnh sát trực chẳng buồn bước vào. Hắn đứng bên ngoài thò đầu vào trong, hất hàm ra hiệu cho Matta. Chị vội vàng đứng dậy, nắm tay bé Jessica bước theo hắn. Xuyên qua vài hành lang tối tăm với ánh đèn mờ vàng vọt. Matta đã có mặt nơi Frank bị giam giữ. Viên cảnh sát nhìn chị với ánh mắt thương hại. Vẫn chẳng nói một lời, hắn lặng lẽ mở cửa phòng giam cho mẹ con chị vào rồi đóng sập cửa lại.

Frank im lặng nhìn Matta. Anh giang rộng đôi tay rắn chắc và Matta đã nhảy bổ vào lòng anh rồi tức tưởi khóc. Bé Jessica ngơ ngác hết nhìn mẹ rồi lại nhìn bố. Nó còn quá nhỏ để biết được những gì đang xảy ra chung quanh mình. Frank khẽ đẩy Matta và nhìn thẳng vào mắt chị.-Em yêu dấu, nín đi đừng làm hỏng ngày vui cuối cùng của chúng ta. Đừng khóc lóc nữa. Hơn cả anh, em cũng biết rằng đời sống này nào phải là cõi vĩnh cửu.

Matta nghẹn ngào:-Em hiểu. Thế nhưng...sao chúng ta lại khổ như vậy?

Frank cố gắng nở nụ cười:-Anh chỉ đi trước em và con một bước thôi mà. Vui lên. Anh hứa sẽ dành cho hai mẹ con hai chỗ sẵn sàng. Và khi ngày ấy đến nhất định anh sẽ có mặt để đón em.

Matta lau nước mắt. Chị nói với con gái:-Jessica, quà của bố đâu? Anh coi nè, nó đã chuẩn bị cả tuần lễ vẽ bức tranh để tặng cho bố đó.

Jessica giơ cao bức vẽ chạy ào tới Frank. Anh giơ tay ôm nó vào lòng. -Bố xem nè - Jessica đưa anh tờ giấy. - Đây là nhà mình. Đây là mẹ, đây là con. khi nào bố về nhà con sẽ vẽ thêm bố vô đây là đủ.

Frank không còn đủ sức để chịu đựng. Nước mắt anh trào ra:-Jessica . Nghe lời bố đi con. Từ nay con sẽ không còn gặp bố nữa. Bố sắp phải đi làm xa thật xa. Mua một căn nhà đẹp rồi sẽ đón hai mẹ con về ở chung.

Page 9: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Jessica ngơ ngác nhìn anh. Có lẽ nó cũng chưa hiểu bố nó muốn nói gì. Nó chạy lại lấy thêm mấy cây bút mầu rồi tiếp tục tô đậm thêm trên bức tranh của nó. Matta và Frank ngồi bên nhau im lặng. Họ muốn tận hưởng những giây phút quý báu cuối cùng khi còn được ở bên nhau.

Chương 4Toà soạn của tờ báo Oakland Tribune là một toà nhà hai tầng xinh xắn tọa lạc

trên một khu đất rộng ở ngoại ô thành phố, nằm dọc theo đại lộ Galloway, với nhiều cây to và bóng mát. Steve đậu xe vào bãi đậu dành riêng cho nhân viên của tòa soạn rồi thong thả xách vali bước vào.

Anh đi vội qua những khu vực máy in đang hoạt động ầm ĩ. Qua hai lần cửa, anh đã bỏ lại những tiếng động hoàn toàn ở phía sau. Bên trong là khu vực của nhân viên văn phòng, im lặng đến độ người ta có thể nghe rõ ràng tiếng máy điều hòa không khí đang chạy rè rè, toả ra một không khí mát rượi cho toàn bộ khu vực.

Steve tiến lại bàn làm việc của Allan. Trái với sự tưởng tượng của anh, Allen ngồi sau bàn giấy với vẻ mặt đăm chiêu đang nhìn vào đống hồ sơ lộn xộn trên mặt bàn. Thấy anh, hắn mừng rỡ đẩy hết mớ giấy tờ về phía trước:-Cậu tới vừa đúng lúc. Tớ đang nhức đầu đây, mớ giấy tờ này là phần của cậu. Toàn bộ hồ sơ mà Karen đã thu thập được suốt gần bốn năm trong vụ này đều ở cả đây. Cậu cầm về bàn nghiên cứu rồi cần gì thì cho tớ biết.

Steve bước góc phòng, rót một ly cà phê, rồi khệ nệ ôm hết mớ hồ sơ về bàn của mình. Anh mở ra và bắt đầu xem. Tài liệu do Karen soạn không quá lộn xộn như Allen đã than. Trái lại anh cảm thấy nó rất ngăn nắp và thứ tự. Đây nhất định là một công trình làm việc tỉ mỉ của cô bé Karen đáng thương. Không mất nhiều thời gian Steve đã thu lượm được tất cả những gì cần biết về vụ án mạng do Frank Breechmun gây ra. Người sẽ bị hành quyết vào sáng sớm ngày mai.

Qua những tài liệu vừa đọc Steve biết được những điều như sau: Frank Breechmun, một thanh niên da đen ba mươi tám tuổi. Có vợ và một con gái. Hiện đang cư ngụ tại một xóm lao động nghèo. Frank đã có nhiều tiền án. Năm anh mười bốn tuổi, bị bắt quả tang ăn cắp đồ trong một siêu thị. Năm hai mươi bốn tuổi, can tội phản kháng, hành hung một nhân viên công lực khi người này đang biên phạt anh về tội chạy xe quá tốc độ ấn định. Sau hai năm tù. Frank trở ra sinh hoạt bình thường, làm công cho một tiệm sửa xe hơi trong thành phố. Anh đã lập gia đình và không có một án tích nào trong suốt thời gian dài tám năm sau đó. Cho đến ngày anh bị bắt vì tội danh cướp và cố sát. Theo lời khai của hai nhân chứng có mặt gần hiện trường vào lúc đó. Anh đã bị tòa kết án tử hình.

Nhân chứng thứ nhất là một người đàn ông da trắng có tên là Les Thomas.

Page 10: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Môt nhân viên thuộc ngành địa ốc. Lời khai của ông như sau: “Hôm ấy vào khoảng mười một giờ sáng. Rời văn phòng tôi lái xe đi ăn trưa. Không may xe tôi trục trặc rồi bị phát nhiệt, tôi phải lái xe vào bãi đậu của tiệm bán rượu để xem lại. Khoảng mười phút sau, khi tôi đang kiểm soát hệ thống giải nhiệt thì chợt nghe có tiếng súng nổ từ trong tiệm bán rượu. Tôi đã chạy vào và khi tôi bước vô cửa thì không thấy ai ở trong tiệm cả. Tôi lên tiếng hỏi thì chợt thấy bị cáo (Frank) đứng lên từ phía sau quầy tính tiền với khuôn mặt hoảng hốt. Người anh dính đầy máu. Trên tay anh đang còn cầm khẩu súng lục. Khi tôi lùi lại và la lớn lên thì anh liền tông cửa sau của tiệm rồi chạy mất. Khi cảnh sát đến tôi đã thuật lại đầy đủ mọi sự việc.”

Nhân chứng thứ hai. Một phụ nữ da trắng, không đi làm, đang hưởng trợ cấp chính phủ vì có con nhỏ. “Vào lúc chừng 11 giờ 15 tôi lái xe đi ngang qua con hẻm phía sau của tiệm bán rượu. Thình lình một bóng người từ cửa sau của tiệm bán rượu vọt ra đâm thẳng vào phía trước của xe tôi. Hoảng hốt tôi vội thắng lại. Một thanh niên da đen đâm sầm và tông vào hông trước của xe tôi. Áo quần cũng như hai tay của anh dính đầy những máu. Anh ta băng qua con hẻm ngay sau đó rồi biến mất. Hai dấu bàn tay máu để lại trên xe tôi đã được cảnh sát chụp hình cũng như lấy dấu tay..”

Bất chợt Allen tiến lại bàn Steve và vui vẻ hỏi:-Thế nào? Ổn cả chứ? Anh có muốn đi ăn trưa với tôi không?-Thôi tôi không đi đâu. Steve trả lời. Ngừng một chút anh tiếp- Allen này, trong lời khai của hai nhân chứng mà tôi vừa đọc, ít nhất cũng có hai điểm mâu thuẫn cần lưu ý.

Allen nhìn Steve với cặp mắt hóm hỉnh.-Lại giở trò thám tử ra nữa rồi. - Nói thế nhưng anh vẫn kéo ghế ngồi xuống và trong tư thế chờ đợi. Anh biết Steve đã từng tốt nghiệp trường đào tạo thám tử tư tại New York, và đã từng là một điều tra viên của một hãng bảo hiểm danh tiếng trước khi anh lao vào làng báo chí. Đã từ lâu Steve có ý định mở một văn phòng trinh thám tư để hoạt động, thế nhưng anh cần phải có vốn và Allen cũng đã đề nghị giúp Steve trong vấn đề này. Thế nhưng Steve đã từ chối. Anh muốn tự tạo lấy cơ hội cho chính mình.-Đây nhé- Steve sôi nổi phát biểu - Nhân chứng thứ nhất khai rằng anh ta thấy tên sát nhân đứng lên từ phía sau quầy tính tiền, trong tay cầm khẩu súng lục. Rồi khi thấy nhân chứng thì tông cửa sau và bỏ chạy. Liền ngay sau đó, nhân chứng thứ hai thấy anh băng qua con hẻm và tông vào xe của bà ta. Tên sát nhân chống hai bàn tay máu lên xe, để lại dấu tay trên đó.

Ngừng một chút, bưng ly cà phê nhắp một ngụm rồi Steve tiếp:-Cậu có nhận thấy có gì lạ không? Thứ nhất, khẩu súng của tên sát nhân đâu? Thứ hai, tôi không tin rằng hắn lại có thể sơ xuất đến độ quên mang cả bao tay khi có ý định cướp của, giết người. Cậu cũng không nghĩ rằng tên sát nhân lại ấu trĩ tới mức đó chứ?

Allen trầm ngâm rồi cho ý kiến-Có thể hắn đã không có ý định giết người trước đó và trong lúc tháo chạy hắn đã liệng bỏ khẩu súng trước khi băng qua con hẻm và nhìn thấy nhân chứng thứ hai.

Page 11: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Steve ngắt lời.-Thế nhưng cảnh sát đã khám xét từng phân vuông của khu vực xảy ra án mạng cũng như tại nhà của tên sát nhân nhưng tuyệt nhiên chẳng tìm được một thứ vũ khí nào cả kia mà.-Như vậy cậu cho rằng chưa chắc hắn đã là thủ phạm? - Allen hỏi - Thế cậu giải thích thế nào về việc hắn lom khom ở chỗ nạn nhân nằm ở sau quầy tính tiền. Hơn nữa máu nơi áo quần và tay hắn đã được cảnh sát giảo nghiệm và xác nhận đó chính là máu của nạn nhân bị giết.

Steve vẫn tỉnh bơ trước lời chất vấn của Allen. Anh ngã ngửa người trên ghế dựa, mắt lim dim ra chiều suy nghĩ.-Đó là điều làm cho tớ đang thắc mắc và muốn biết. Tớ không nói là hắn vô tội, tớ chỉ mới đặt nghi vấn thôi.

Allen đứng dậy.-Tớ phải đi kiếm cái gì ăn thôi. Cậu cứ động não đi, biết đâu lại chẳng móc ra được cái gì thú vị chăng? Vụ hành quyết sáng mai đang gây xôn xao dư luận lắm đó. Cậu cứ mở ti vi coi thì biết. - Allen bước đi và thầm nghĩ. “Vụ án này quả cũng có chỗ hơi mơ hồ. Tuy nhiên sự việc xảy ra đã quá lâu và không còn ai muốn truy cứu nữa. mình nghĩ Steve cũng khó lòng kiếm ra được điều gì. Vả lại...-anh nhìn đồng hồ- chỉ còn ít hơn mười hai tiếng nữa mà thôi, e rằng đã quá trễ.” Nhưng anh cũng không ngăn cản Steve vì anh biết rằng khi Steve đã quyết tâm làm một điều gì thì nhất định không bao giờ bỏ cuộc nửa chừng.

Sau khi Allen đi khỏi, Steve với tay vặn chiếc ti vi nhỏ đặt ở góc bàn làm việc. Anh thử qua một lượt những băng tần đang phát hình và phát hiện ra rằng hầu như đài nào cũng đang nói về vụ thảm sát cách đây bốn năm cũng như về cuộc hành quyết sắp diễn ra trong thành phố vào sáng sớm mai. Anh chợt lưu ý đến một đài đang trực tiếp phát hình cuộc biểu tình của một đám đông da trắng quá khích. Có lẽ đa số là thân nhân hay bạn bè của nạn nhân. Họ cầm những biểu ngữ như : “Mắt đền mắt, răng đền răng” “Hãy thực hiện công lý” v v... đi vòng vòng trước khu vực trại giam.

Một đài khác đang phát hình lại cuộc phỏng vấn với một người đàn ông da trắng tự xưng là Les Thomas. Cuộc phỏng vấn gây được sự chú ý của Steve. Thì ra người đàn ông này là nhân chứng thứ nhất của vụ án. Ông ta đang tường thuật lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Cũng chẳng có gì mới lạ so với những gì anh vừa đọc qua tập hồ sơ của Karen.

Nhấc điện thoại, anh quay số điện thoại của nhân chứng thứ nhất. Les Thomas. Mặc dù đã đọc đi đọc lại lời khai này nhiều lần, anh vẫn có cái cảm giác phải gặp mặt cho được người này để kiểm chứng lại lời khai của hắn. Thật may mắn cho anh vì khi anh tự xưng tên và nghề nghiệp thì hắn đã đồng ý cho anh một cái hẹn vào lúc 2 giờ rưỡi chiều tại quán Thiên Thần Xanh gần nơi Karen đã bị nạn.

Anh để lại một tờ giấy trên bàn làm việc của Allen cho hắn biết rằng anh muốn đi đến tiệm bán rượu để quan sát một chút và sau đó anh sẽ đến gặp Les Thomas rồi đi thẳng đến trại tù gặp Frank Breechmun để thực hiện cuộc phỏng vấn vào lúc 4.00 giờ. Steve nhìn thấy trước mắt một thời khóa biểu bận rộn của buổi

Page 12: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

chiều hôm nay. Anh rời toà soạn vào khoảng 1:30 chiều.

Chương 5Steve lái xe chầm chậm qua trước mặt tiệm bán rượu nơi đã xảy ra án mạng.

Trời chiều oi bức đến lạ lùng, anh quay hết những cánh cửa kiếng xuống cho không khí lùa vào. Anh lặng lẽ quan sát khu vực xung quanh. Tiệm nằm ở vị trí đầu tiên trong một khu thương mại nhiều căn xây theo hình thước thợ và có đến một nửa không có ai thuê mướn buôn bán gì cả. Khu vực buôn bán này có lẽ là một trong những khu vực tồi tệ nhất của thành phố. Phía sau là một con hẻm nhỏ bao quanh mặt hậu của khu thương mại này rồi vòng trở lại con đường chính. Steve quành xe vào con hẻm nhỏ lái đến phía sau tiệm rượu rồi ngừng xe lại quan sát. Có lẽ đây là nơi nhân chứng thứ hai đã nhìn thấy hung thủ bỏ chạy. Dọc theo bãi đậu xe dành cho nhân viên làm việc chỉ có để vài thùng rác. Tuyệt nhiên không có khả năng nào cho hung thủ làm biến đi vũ khí giết người trừ khi hắn để lại trong tiệm, và điều này chắc chắn đã không xảy ra.

Steve vòng xe ra phía trước và đậu xe vào bãi đậu. Xuống xe, anh thong thả tiến vào. Tiệm rượu nhỏ, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ. Gọi là tiệm bán rượu nhưng thực ra nhìn giống như một tiệm tạp hóa bán đủ những thứ lỉnh kỉnh, lặt vặt cần dùng hàng ngày. Trong tiệm không có ai ngoại trừ một người đàn bà da trắng đang loay hoay sắp xếp những gói thuốc lá trên kệ. Thấy anh bà khẽ gật đầu chào không mấy vồn vã và hỏi:-Thưa ông cần gì ạ?

Steve móc túi cho bà thấy tấm thẻ phóng viên rồi trả lời.-Tôi là phóng viên của tờ báo Oakland Tribune. Tôi muốn biết thêm một số chi tiết về vụ án mạng đã xảy ra cách đây bốn năm. Bà có thể giúp tôi không?

Vừa nhìn thấy tấm thẻ, bà ta bỗng trở thành vồn vã:-Anh là nhà báo à? Được chứ, tôi nghĩ là có thể giúp anh đấy. Tôi làm ở đây đã năm năm rồi. Nhưng chỉ làm ca đêm thôi. Kể từ ngày cái cô bé ấy mất đi tôi mới đổi lên làm ca ngày.- Ngập ngừng một chút bà tiếp - Nhưng những gì tôi nói có được đăng lên báo không kia chứ?

Steve ngán ngẩm nhìn quanh quất rồi nói:-Cái đó còn tùy bà cho tôi biết được những gì kia đã. Thế nào có sự thay đổi gì trong tiệm này kể từ ngày đó không?-Không có đâu - Bà nhanh nhẩu trả lời và tiến thẳng đến chỗ phía sau của quầy tính tiền - Đây, chính cái chỗ này tên khốn nạn ấy đã bắn chết cô bé Amy. Cô ấy đã nằm ngay dưới đất chỗ tôi đang đứng đây.-Cô ấy là người thế nào? Anh hỏi

Page 13: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Khuôn mặt bà bỗng chảy dài xuống ra chiều thương cảm.-Khỏi phải nói, siêng năng, chăm chỉ, vừa làm vừa học. Sắp lấy được bằng y tá và cũng sắp có đứa con đầu lòng. Thật tội nghiệp. Tôi không hiểu được luật pháp của cái xứ này. Người chết biết đã bao lâu mà kẻ sát nhân vẫn còn chưa đền tội. Dễ thường dân trong thành phố đã gần quên hẳn vụ thảm sát năm nào rồi.

Steve bật cười thành tiếng.-Bà chỉ khéo lo, cứ mở ti vi lên thì bà sẽ biết người ta có quên hay không?

Steve tiến lại gần cái quầy hơn và anh đã phải kiễng chân, chồm người mới có thể nhìn vào phía sau quầy và chợt cảm thấy ngạc nhiên sự cao quá khổ của cái quầy. Dễ thường nó phải cao đến ngực của anh và lại được làm bằng gỗ dầy thay vì tủ kiếng như những nơi khác. Steve lấy tay gõ nhẹ lên mặt quầy để ước lượng mức độ cứng rắn của nó. Một tia sáng chợt loé lên trong đầu Steve. Anh hỏi-Thế cái quầy tính tiền này vẫn là cái cũ đấy chứ.-Dĩ nhiên rồi. - Bà đáp - Ông chủ tiệm này luôn bận rộn với những thương vụ, áp phe khác. Ông muốn sang tiệm này từ lâu và ông ta chẳng sửa sang gì cả đã lâu lắm rồi.

Nhìn ra phía sau anh thấy cánh cửa hậu của tiệm và nơi góc tiệm còn một cánh cửa nữa. Hất hàm về phía góc phòng anh hỏi:-Căn phòng nhỏ ở góc kia là phòng gì ? Kho chứa hàng phải không?

Bà đáp:-Không phải. Nó là phòng vệ sinh cho nhân viên thôi. Nhưng đôi khi..- Nhún vai bà tiếp - Khách hàng cũng thường xin dùng đấy, không cho cũng không được. Tiệm này buôn bán cũng chẳng khá giả gì. Chúng tôi cũng cần phải chiều khách hàng chứ.

Steve bắt đầu cảm thấy sự nói nhiều của bà bán hàng, tuy nhiên trong trường hợp này có lẽ sẽ có lợi cho anh hơn. Anh tiến lại cánh cửa hậu, mở cửa nhìn ra. Phía sau là con hẻm nhỏ mà ban nãy anh đã lái xe qua. Cảm thấy đã quá đủ cho buổi quan sát này. Anh cám ơn và chào từ giã với lời hứa hẹn sẽ cố gắng thực hiện một bài viết về những chi tiết bà đã cung cấp cho anh.

Đồng hồ chỉ đúng 2 giờ 10 phút. Anh chỉ còn vỏn vẹn có hai mươi phút để tới quán Thiên Thần Xanh gặp mặt nhân chứng quan trọng nhất của vụ án.

Chương 6Bar rượu có cái tên mỹ miều là Thiên Thần Xanh thực ra không có dính líu gì

tới Thiên Thần cả. Nó chỉ là một quán rượu như bất kỳ một quán rượu nào khác mà Steve có thể tìm thấy nhan nhản khắp nơi.

Sau cái bề ngoài đầy vẻ quyến rũ, mê hoặc, nó chỉ còn là một nơi chốn tập

Page 14: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

trung của tất cả mọi xấu xa của xã hội. Ở nơi đây luôn là chỗ hò hẹn của những cô gái ăn sương lởn vởn phía bên ngoài lúc thành phố đã về đêm. Những tay du thủ du thực thì lảng vảng xung quanh chờ cơ hội tốt, và sau cùng là các tay anh chị sừng sỏ tập họp bên trong với những mưu toan bất chánh.

Steve đẩy cửa bước vào phía trong. Không khí choáng ngợp mùi Whisky và mùi thuốc lá rẻ tiền làm anh muốn ngộp thở. Ánh sáng buổi chiều ở phía ngoài đã hoàn toàn bị ngăn chặn bởi những chiếc riềm dầy nơi các khung cửa. Họ luôn cố tạo cho khách hàng có cái không khí của ban đêm. Và ban đêm thì đồng nghĩa với vui chơi, trác táng...

Steve phải mất đến mười giây mới có thể nhìn thấy rõ ràng quang cảnh bên trong bar rượu. Không một ai trong đó có vẻ để ý đến sự hiện diện của anh. Anh ngó quanh và khi đưa mắt đến những chiếc ghế cao kê sát nơi quầy rượu thì nhìn thấy Les Thomas. Steve có thể dễ dàng nhận ra hắn ngay lập tức bởi anh vừa xem qua đoạn phỏng vấn mà đài truyền hình đã chiếu lại vào trưa hôm nay lúc anh còn đang ở toà soạn.

Les Thomas là một người đàn ông nhỏ con với khuôn mặt tròn mai mái như của phụ nữ trạc độ bốn mươi đến bốn mươi lăm. Y đeo cặp kiếng cận, hai bên râu mép được tỉa gọn một cách cẩn thận. Trông y không khác gì lắm so với hình ảnh của bốn năm về trước. Hắn đang ngồi đấu láo với tay pha rượu người Mễ Tây Cơ và có lẽ cũng đã nhìn thấy anh. Steve tiến lại giơ tay cố tạo vẻ thân mật-Chào ông. Tôi là Steve, phóng viên tờ Oakland Tribune.

Les Thomas nhũn nhặn giơ tay nắm lấy tay Steve-Hân hạnh được tiếp chuyện với anh

Steve chợt phát giác ra rằng bàn tay của Les nhỏ, mềm và cái xiết tay lơi lỏng chứng tỏ y là con người thiếu thành thật.-Anh uống gì không? - Les hỏi anh-Cám ơn - Quay sang người pha rượu anh tiếp - Cho tôi một ly Cocktail thôi. Tôi còn phải đi ngay trong vòng nửa tiếng. Anh kéo ghế ngồi cạnh Les. Chờ đến khi ly cocktail được bưng lại và người bồi đã rời khỏi Steve mới vào đề.-Ông Les Thomas. Tôi đã được cái may mắn đọc tất cả các lời khai của ông về vụ thảm sát xảy ra cách đây bốn năm. Chiều nay tôi có một cuộc phỏng vấn với hung thủ trước giờ y đền tội và sẽ có một bài viết cho tờ báo sáng mai. Chính vì thế nên tôi muốn gặp ông để kiểm chứng lại một vài việc và tin rằng ông có thể giúp tôi.-Rất sẵn lòng - Les trả lời.

Steve xoay người đối diện với hắn-Tốt lắm. Vì thời giờ không có nhiều nên tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết những gì tôi đã biết mà chỉ đặt một số câu hỏi và xin ông vui lòng trả lời. Có phải ông đã chính mắt thấy hung thủ đứng lên từ nơi cô gái bị chết hay không?

Les khẳng định.-Chính hắn. Tôi không thể nào lầm được bởi vì trong tiệm lúc bấy giờ chẳng có một ai khác.-Thế lúc hắn đứng lên thì ông nhìn thấy những gì?-Như tôi đã khai từ trước. Người hắn dính đầy máu của nạn nhân. Tay phải hắn cầm

Page 15: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

một khẩu súng lục. Thấy hắn tôi hoảng sợ la lên. Thế là hắn tông cửa sau và bỏ chạy.

Steve suy nghĩ một chút rồi hỏi tiếp-Trước khi bỏ chạy hắn có ý định sẽ tấn công ông hay không? Chẳng hạn giơ súng chỉ về phía ông, hay một cử chỉ nào đó.

Les trả lời-Hoàn toàn không. Hắn có vẻ rất hoảng sợ và đứng im lặng nhìn tôi.

Steve nhìn xoáy vào mắt của Les Thomas. Anh hỏi gặn từng tiếng.-Ông Les Thomas. Vì tính cách quan trọng của vụ án. Và vì một mạng người sẽ bị hành quyết vào sáng sớm mai. Tôi yêu cầu ông hãy nói rõ sự thật. Có phải ông thật sự đã thấy hung thủ cầm khẩu súng lục trên tay hay không?

Một thoáng ngập ngừng bối rối trong đôi mắt của Les. Nhưng hắn lấy lại bình tĩnh rất nhanh và phản ứng cũng nhanh nhẹn không kém.-Thế nghĩa là thế nào thưa ông nhà báo thân mến? Ông cho rằng tôi đã bịa chuyện để vu cáo cho người vô tội chăng?

Steve cười nhạt.-Có thể ông đã không có ý định đó. Tuy nhiên ông đã khai gian vì một lý do thầm kín nào đó chẳng hạn như muốn làm cho câu chuyện thành nghiêm trọng, hay để mọi người cảm nhận được sự nguy hiểm giả tưởng mà một người anh hùng như ông đã trải qua.

Khuôn mặt của Les đỏ tía lên một cách giận dữ.-Này, anh phải cẩn thận lời nói trước khi tôi đưa anh ra toà về tội phỉ báng.

Steve vẫn lạnh lùng.-Có thể. Tuy nhiên ông cũng đừng quên rằng với tội cáo gian, ông cũng dễ dàng đi gỡ từ năm tới mười cuốn lịch như chơi đấy. ông đã làm chứng gian và tôi có thể chứng minh được điều đó trước mặt ông ngay bây giờ. Trước khi đến đây, tôi đã quan sát hiện trường nơi xảy ra án mạng. Chiếc quầy tính tiền bằng gỗ nơi tiệm ấy cao đến ngang ngực tôi và có nghĩa là nó đã che khuất tầm mắt của ông khi ông bước vào tiệm. Theo lời ông đã khai thì tên sát nhân đã không có cử chỉ hăm doạ nào đối với ông. Thế thì bằng cách nào ông có thể nhìn thấy tay hắn cầm khẩu súng? Xin đừng nói với tôi là hắn giơ súng lên cao cho ông nhìn đấy nhé.

Bị Steve dồn cho một hơi, mặt Les bây giờ không còn đỏ mà chuyển sang màu tái. Hắn ấp úng, ngượng ngập bào chữa.-Có thể là tôi đã trông lầm chăng....Lúc đó tôi cũng sợ lắm nên nhiều khi cũng có lầm lẫn.

Steve muốn nhào tới và nện cho hắn một trận nên thân, nhưng anh dằn lại được rồi đúng dậy xô ghế mỉa mai nói.-Hừ, trông lầm. Nếu trước phiên toà ông biết nói như vậy thì có lẽ đã cứu được một mạng người.

Không thèm nhìn lại, anh đến quầy tính tiền rồi rời khỏi bar rượu. Anh không nghĩ là cần phải dò hỏi gì thêm nữa nơi nhân chứng thứ hai. Bằng vào trực giác anh đã có thể khẳng định rằng Frank Breechmun không phải là thủ phạm. Thế nhưng ai là kẻ sát nhân và Frank làm gì ở đó và tại sao lại bỏ chạy? Steve ra bãi đậu xe, trực

Page 16: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

chỉ trại tù San Quentin. Anh nóng lòng muốn gặp mặt tên tử tù này hơn bao giờ hết.

Chương 7Steve ghé vào tiệm McDonald kiếm chút gì bỏ bụng trên đường đến nhà tù

San-Quentin. Đến bây giờ anh mới chợt phát giác ra mình chưa ăn uống gì từ sáng sớm, ngoại trừ ly cà phê lúc còn ở toà soạn. Cơn tức giận về sự gian dối của tên Les Thomas khốn kiếp vẫn còn âm ỉ trong lòng anh. Steve lẩm bẩm ‘Đồ tồi bại, rồi mày sẽ phải trả giá cho sự gian dối đó nếu có một sự may mắn nào đó mà mọi việc được sáng tỏ.”

Anh đã ra khỏi thị trấn Buckfield. Rời khỏi xa lộ chính, anh lái qua con đường nhỏ chạy dọc theo bờ biển dẫn đến trại tù San-quentin. Gió biển thổi lồng lộng mang theo vị chát của muối làm anh cảm thấy dễ chịu hơn. Chỉ còn mười lăm phút nữa là bốn giờ. Steve đã có thể nhìn thấy toà nhà đồ sộ của trại tù thấp thoáng đằng xa. Anh nhấn mạnh chân ga, chiếc xe rướn mạnh lao vun vút trên đường. Anh không muốn có một trở ngại nào cho cuộc phỏng vấn mà anh cảm thấy vô cùng quan trọng sắp tới.

Bốn giờ kém năm Steve đã có mặt tại văn phòng của trại giam và đang hoàn tất những thủ tục cần thiết trước khi được phép gặp mặt tù nhân. Một viên cảnh sát đang khám xét Steve rất kỹ lưỡng. Tay rờ nắn khắp người anh miệng thì hỏi:-Này anh bạn, có mang theo vũ khí gì không đấy?

Steve đưa tay chỉ lên túi áo:-Nếu mấy cây bút này cũng được coi là vũ khí thì có đấy.

Viên cảnh sát nhăn mặt ra vẻ không thích cái lối nói đùa của Steve. Hắn đứng dậy nói cộc lốc;-Được rồi. Theo tôi.

Steve bước theo viên cảnh sát qua nhiều hành lang quanh co với những ánh đèn vàng vọt, không khí thật ẩm thấp, khó thở. Steve để ý quan sát những lối đã đi qua nhưng tuyệt nhiên không ghi nhận được điều gì. Chỗ nào cũng giống chỗ nào không có gì khác biệt. Anh tin chắc rằng tự mình không thể trở lại chỗ cũ nếu không có kẻ dẫn đường. Cách kiến trúc này chắc cũng là một phương pháp nhằm đánh lạc hướng những kẻ có âm mưu đen tối. Cuối cùng viên cảnh sát cũng dừng lại trước một cánh cửa. Hắn gõ nhẹ vào cánh cửa. Một viên cảnh sát khác mở cửa đưa đầu ra nhìn. Hắn có vẻ đang chờ đợi sự có mặt của Steve.-À, anh nhà báo, vào đi.

Steve bước hẳn vào bên trong và hơi cảm thấy ngạc nhiên về nơi giam tử tội này. Nó tương đối sạch sẽ, rộng rãi hơn anh tưởng. Sau chấn song anh nhìn thấy Frank và vợ là Matta.

Page 17: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Viên cảnh sát hắng giọng nhìn anh rồi nói.-Ông Steve. Trước khi ông bắt đầu tôi có vài điều cần nói. Thứ nhất, ông phải ngồi cách chấn song một mét. và không có quyền đụng vào người tù nhân vì bất cứ lý do gì. Thứ hai. Cuộc đối thoại với tù nhân được đặt dưới sự giám sát của tôi. Cuối cùng theo như tôi biết, ông chỉ có mười lăm phút và chỉ được đặt những câu hỏi khách quan mà không có quyền đi sâu vào chi tiết cũng như đời tư của tù nhân. Nếu ông vi phạm, tôi có quyền cắt đứt cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào và buộc ông phải rời khỏi nơi đây ngay lập tức. Ông có hiểu và chấp nhận hay không?

Steve lặng lẽ gật đầu. Chấp nhận hay không chẳng qua chỉ là một cách hỏi cho đúng thủ tục mà thôi, vì thực ra anh chẳng có quyền lựa chọn bất cứ điều gì trong tình trạng như thế này. -Tôi biết và đồng ý.

Steve ngồi xuống chiếc ghế đã dành sẵn cho anh. Liếc nhìn viên cảnh sát, anh thấy y thản nhiên kéo ghế ngồi rồi mở ti vi xem ra vẻ chẳng chú ý gì đến cuộc phỏng vấn. Đằng sau chấn song Frank và Matta ngồi sát bên nhau trên chiếc băng gỗ và có vẻ cũng đã sẵn sàng. Steve khẽ gật đầu chào hai người. Anh lấy giấy bút chuẩn bị ghi chép rồi nói:-Tôi là Steve Everrett phóng viên của tờ báo Oakland Tribune. Rất hân hạnh được nói chuyện với anh chị và thay mặt cho tờ báo xin chân thành cám ơn anh chị đã dành cho chúng tôi cơ hội cuối cùng này.

Frank nhã nhặn:-Xin ông đừng khách sáo. Nếu tôi không lầm thì cô Karen Tate sẽ là người thực hiện cuộc phỏng vấn hôm nay phải không thưa ông?

Steve nói với giọng bùi ngùi:-Thật lấy làm tiếc, cô ấy đã gặp tai nạn xe cộ vào tối hôm qua và đã qua đời.

Frank thoáng một chút xúc động. Anh nắm lấy tay vợ mình:-Ồ thật tội nghiệp cho cô ta. Xin thành thật chia buồn cùng tòa báo.

Steve bỗng cảm thấy ngạc nhiên về cách nói năng, cư xử của tên tử tù. Nó trái ngược hoàn toàn với hình ảnh một tội nhân sắp đến giờ lên đoạn đầu đài mà anh đã tưởng tượng trong trí óc. Tư cách của hắn đã thể hiện minh bạch qua từng lời nói, lối hành động. Hắn không thể là một tên sát nhân được trừ phi hắn là một kịch sĩ đại tài, khéo che dấu bộ mặt thật. Nhưng giác quan thứ sáu của anh đã phủ nhận điều ấy. Steve trả lời:-Vâng xin cám ơn anh chị. Và đó là lý do tôi có mặt ở đây ngày hôm nay để hoàn tất công việc của cô ta. Anh Frank thân mến để khỏi mất thời giờ quý báu xin anh vui lòng cho tôi biết cảm tưởng của anh trước giờ ra đi.

Frank nói không cần suy nghĩ:-Thưa tôi đã chuẩn bị tinh thần cho giây phút này từ lâu lắm rồi. Thời gian còn trẻ, vì nông nỗi tôi đã phạm nhiều sai lầm. Từ ngày lập gia đình tôi đã cố tâm sửa đổi nhưng rồi cũng đến kết cuộc như hôm nay. Tuy nhiên tôi vẫn vui vẻ để ra đi bởi tôi tin rằng chẳng có gì đi ra ngoài sự quan phòng của Thượng Đế là đấng tối cao.

Steve ngắt lời-Như thế nghĩa là anh nhận tội và chấp nhận phán quyết của toà án?

Page 18: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Frank nhíu mày ra dáng nghĩ ngợi.-Thưa ông Steve. Việc nhận tội hay không theo tôi nghĩ bây giờ cũng chẳng còn ý nghĩa quan trọng gì. Bởi nó chẳng cứu được tôi khỏi chết và rồi chỉ đến 12 giờ tối nay nó cũng sẽ chẳng còn giam hãm được tôi nữa.

Steve thở ra nhè nhẹ:-Đức tin của anh thật đáng cho tôi khâm phục. thế nhưng Frank ạ, Thượng Đế của anh chắc cũng chẳng muốn anh cam tâm bỏ mặc vợ con để chịu đền tội cho một việc mà anh không làm.

Cả Frank và Matta vợ anh đồng thời ngồi chồm hẳn lên và nhìn anh sửng sốt.-Ông vừa nói gì ? - Frank hỏi giật giọng còn Matta thì úp mặt vào vai chồng khóc nức nở. - Ông tin rằng tôi vô tội ư ?

Steve chậm rãi trả lời:-Đúng. tôi tin rằng anh vô tội. Tôi chỉ mới nghiên cứu vụ án của anh từ sáng hôm nay mà thôi và đã nhìn thấy một số điểm đáng nghi ngờ. Frank này. Tôi không muốn làm anh hy vọng để rồi lại thất vọng. - Thở dài anh tiếp - Phải chi tôi có điều kiện bắt tay vào công việc này sớm hơn thì có lẽ cũng còn chút hy vọng. Còn bây giờ thì...- Anh bỏ lửng câu nói nửa chừng.

Frank quay lại choàng tay ôm lấy Matta rồi nói:-Tôi cũng biết đã quá trễ rồi thưa ông. Tôi cũng chẳng còn chút hy vọng nào nữa. Tuy nhiên nếu ông có thể làm sáng tỏ vụ án, cho dù sau khi tôi đã chết đi, để vợ con tôi có thể ngửng mặt lên làm người và hãnh diện vì người chồng, người cha mình đã không phải là kẻ sát nhân, thì ơn nghĩa ấy đối với gia đình tôi cũng đã là quá phi thường rồi.

Steve nói nhanh:-Xin anh chị đừng nói chuyện ơn nghĩa làm tôi cảm thấy xấu hổ. Vì thực ra tôi đã làm được chuyện gì cho ra hồn đâu. Tuy vậy còn nước còn tát Frank ạ. Nếu được xin anh vui lòng thuật lại sơ lược diễn biến ngày hôm xảy ra án mạng. Tôi đã từng đọc qua lời khai của anh, tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì khi nghe trực tiếp vẫn có nhiều kết quả hơn.

Frank nhắm mắt thinh lặng một chút như để hồi tưởng lại những gì đã xảy ra rồi anh chậm rãi kể:

“Hôm ấy sau khi ngừng sửa xe vì đã tới giờ nghỉ trưa. Tôi chợt phát giác ra tôi cần một chai nước sốt để ăn với thịt Bít Tết. Thế là tôi đi bộ đến tiệm bán rượu đó để mua vì nơi tôi làm việc cũng rất gần tiệm đó. Khi tôi bước vào tiệm thì trong đó không có ai ngoại trừ cô thâu ngân viên. Tôi cũng quen biết chút đỉnh với cô ta vì cũng mua hàng ở đó nhiều lần. Đó là một cô bé rất dễ thương, siêng năng, cần mẫn. Cô ta đã chỉ cho tôi nơi để chai nước sốt. Tôi chưa cần lấy vội vì chợt cảm thấy mình cần phải dùng phòng vệ sinh. Trong khi ở trong phòng vệ sinh tôi loáng thoáng nghe có tiếng nói của một người đàn ông ở bên ngoài, rồi tiếp theo là một tiếng súng nổ chát chúa. Tôi tông cửa chạy ra thì chỉ còn kịp thấy cánh cửa sau của tiệm vừa khép lại. Còn cô Amy thì không thấy đâu nữa. Tôi vòng ra sau quầy tính tiền thì thấy cô nằm sóng xoài trên vũng máu.

Kinh hoàng tôi cúi xuống nâng đầu cô dậy thì thấy cô đã bị bắn trúng ngay

Page 19: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

cuống họng và không còn nói gì được nữa. Tôi vội vàng lấy tay chặn chỗ máu chảy nơi cổ của cô nhưng không có hiệu quả. Cô chỉ giẫy nhẹ mấy cái rồi tắt thở. Tôi vừa tính đứng lên để gọi điện thoại cầu cứu thì gặp một người đàn ông da trắng đứng ở nơi cửa tiệm. Tôi muốn kể lại cho ông những gì đã xảy ra nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt của ông ta thì tôi đã hiểu rằng dù có nói gì đi nữa cũng vô ích. Một tên da đen với nhiều thành tích bất hảo và trên người dính đầy máu của một cô gái da trắng thì còn gì để nói nữa.”

Steve chen vào.-Thế nhưng tại sao ông lại bỏ chạy ?-Đó chính là một lỗi lầm nghiêm trọng nhất của đời tôi. - Frank đáp - Lúc ấy tôi quá hoảng hốt vì biết đã bị hiểu lầm. Hơn nữa có lẽ anh cũng đã biết, quá khứ của tôi cũng không lấy gì làm tốt đẹp. Tôi sợ rằng với nhiều tiền án như vậy thì cho dù tôi có biện minh cách nào cũng vô ích mà thôi.

Steve hỏi tiếp:-Và sau khi tông cửa sau chạy ra anh đã đụng vào xe của một phụ nữ ?

Frank cay đắng gật đầu.-Chính dấu tay để lại trên chiếc xe ấy đã tố cáo tôi. Sau khi ra toà tôi đã nói hết sự thật nhưng không một người nào trong bồi thẩm đoàn tỏ ra tin tôi. Ngoại trừ vợ tôi thì anh là người duy nhất tin rằng tôi vô tội.

Steve trầm ngâm tỏ vẻ suy nghĩ:-Tin hay không cũng vậy thôi, có gì khác biệt trong lúc này đâu. Điều quan trọng là anh cố gắng nhớ lại xem ngoài những điều anh vừa kể có còn sót gì không? Chẳng hạn như anh có gặp ai trước khi bước vào tiệm chăng? Có người nào có khả năng chứng nhận anh không mang theo vũ khí trên người v v...

Frank ngơ ngẩn một lúc như cố ôn lại ký ức đã mờ nhạt:-Không có đâu, tôi không nhớ đã gặp bất cứ ai, tuy nhiên tôi có ghé lại nhà băng ở bên kia đường để rút tiền bởi trong túi tôi không còn đồng nào cả.

Steve hỏi lại:-Nhà băng ư ? Có phải First Federal Bank không ?-Đúng rồi - Frank trả lời - Nhưng không biết chi nhánh đó có còn hay đã đóng cửa?-Tôi vừa đi ngang khu vực đó chiều nay và thấy nó vẫn còn hoạt động - Steve tiếp - Thôi đã hết giờ rồi. Tôi phải trở về. Tôi sẽ vòng lại khu vực đó một lần nữa xem có tìm ra được điều gì không ? Thật xin lỗi nếu tôi không giúp gì được cho anh chị. - Steve đứng dậy Matta vội nói với theo giọng đầy nước mắt:-Dẫu gì thì chúng tôi cũng vẫn mang ơn ông và xin Thượng Đế trả công cho ông. Chúc ông may mắn.

Steve khẽ gật đầu chào hai người và anh lặng lẽ rời khỏi phòng giam với tâm tư nặng chĩu. Mọi đầu mối đều bế tắc. Anh chỉ biết thêm được một điều đó là Frank có ghé nhà băng để rút tiền trước khi vào tiệm. Steve chợt nảy ra một ý kiến táo bạo, có vẻ hơi nguy hiểm và gây ra nhiều rắc rối cho anh nếu thất bại và chuyện đổ bể. Tuy nhiên anh vẫn có thói quen làm việc phiêu lưu với chút ít liều lĩnh. Nó kích thích tinh thần và giúp khả năng của anh phát triển. Hít mạnh hơi gió biển vào lồng ngực, anh cho xe quay về thành phố trong một nỗ lực cuối cùng với hy vọng lật

Page 20: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

ngược tình thế. Một xướng ngôn viên trong radio đang loan báo tin tức về cuộc xử tội vào rạng sáng ngày mai. Đã gần năm giờ chiều. Steve phóng xe nhanh hơn. anh chỉ còn vài tiếng đồng hồ để tận dụng mà thôi.

Chương 8Đậu xe vào khu vực dành cho khách hàng của nhà bank. Steve mở cốp xe lục

lọi một hồi trong túi hành lý mà anh luôn có phía sau xe. Túi này chứa một lô dụng cụ lỉnh kỉnh mà anh cho là luôn phải có trong xe, một cuộn giây thừng, đèn pin v v.. Sau một lúc lục lọi anh đã tìm được cái anh muốn tìm. Một cái thẻ thám tử cũ và một ngôi sao bằng đồng của cơ quan FBI mà anh đã thó được trong một sự tình cờ và anh cũng đã từng dùng khi còn hành nghề với hãng bảo hiểm ngày xưa trong những lúc cuộc điều tra lâm vào ngõ bế tắc. Tấm thẻ được bọc Plastic nên trông vẫn còn ra vẻ lắm. Steve trông có vẻ già hơn trong hình nhưng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là nếu chỉ với tấm thẻ thám tử tư này thì anh khó có hy vọng moi móc được điều gì quan trọng từ cái ngân hàng này. Trừ khi anh theo đúng kế hoạch đã phác họa ban nãy ở trong đầu. Anh sẽ phải giả làm nhân viên điều tra của FBI - Lực lượng đặc biệt của liên bang - thì may ra còn có chút hy vọng. Tuy nhiên anh cũng biết rằng nếu việc này đổ bể ra thì hậu quả sẽ không nhỏ. Nhưng đây là cách duy nhất và bằng giá nào anh cũng phải thử.

Rảo bước về hướng cửa chính của ngân hàng và quan sát chung quanh, nhà băng dường như mới được tân trang cách đây không lâu lắm. Phía trước anh nhìn thấy cả thảy bốn cái máy rút tiền tự động được trang bị máy quay phim suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Mở cửa tiến vào bên trong. Một người giữ an ninh với khuôn mặt khinh khỉnh có trang bị súng lục đứng ngay sát cửa. Anh mở bóp dí ngay tấm thẻ sát mặt hắn rồi lạnh lùng nói:-FBI. Tôi cần gặp ông quản lý ngay.

Hắn nhìn thoáng vào tấm thẻ với vẻ mặt bối rối rồi liền đổi thái độ.-Xin ông vui lòng chờ một chút tôi sẽ gọi ông quản lý ngay lập tức.

Steve cười thầm trong bụng - Anh rảo bước đến một chiếc ghế gần đấy và khoan thai ngồi đợi, dáng điệu đầy vẻ tự tin. - Steve biết phần lớn bọn cảnh vệ này rất sợ FBI. Và cả bọn quản lý nhà băng cũng thế, họ cũng ngán các anh cớm liên bang lắm vì sợ phiền hà, rắc rối trong việc kinh doanh của họ. Chưa đầy năm phút, một người đàn ông thấp bé, cứng ngắc trong bộ âu phục tiến đến bắt tay anh và nói:-Tôi là James Henry. Quản lý nhà băng - Chúng tôi có thể giúp gì cho ông?

Steve lặng lẽ quan sát đối tượng rồi chậm rãi nói.-Hân hạnh được biết ông. Tôi là Steve, Chúng tôi thật không muốn làm phiền ông nhưng Cục điều tra liên bang đang theo dõi một vụ án phức tạp đã diễn ra trong khu

Page 21: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

vực này và chúng tôi muốn mượn phòng thu hình của nhà băng để xác minh một số diễn biến đã xảy ra mà thôi.

James thở ra như trút được gánh nặng:-Tưởng chuyện gì chứ việc đó thì chúng tôi có thể giúp ông được. Xin mời ông theo tôi.

Hắn dẫn Steve bước vào một cánh cửa hông, qua một hành lang rồi vào một căn phòng nhỏ. Trong phòng anh nhìn thấy cả chục màn ảnh ti vi nhỏ trắng đen và có một nhân viên đang ngồi lặng lẽ quan sát các màn ảnh này. Viên quản lý nói với hắn:-Đây là ông Steve thuộc cục điều tra liên bang. Ông ta cần gì thì anh phải thoả mãn chuyện đó. Rõ chưa.

Hắn lật đật đứng dậy:-Thưa tôi biết.-Tốt lắm - Viên quản lý quay sang Steve nói tiếp - Xin ông cứ tự nhiên tôi phải ra ngoài chuẩn bị đóng cửa nhà băng. - Ông ta quay ra và không quên khép cửa.

Khẽ gật đầu và Steve kéo ghế ngồi xuống một cách thoải mái rồi nói với nhân viên làm việc:-Tôi cần coi lại một số hình ảnh của chiếc máy thu hình ở phía trước. Thông thường thì nhà băng lưu giữ những cuộn phim này trong bao lâu?

Hắn kính cẩn trả lời:-Năm năm. Thưa ông.

Steve với lấy tờ giấy và ghi xuống ngày tháng năm của vụ án đưa cho hắn:-Tôi cần coi lại đoạn phim này từ khoảng 10 giờ 30 sáng cho đến 11 giờ 15.

Sau một hồi lục lọi, hắn lôi ra một cuộn phim rồi bỏ vào máy phát hình. Steve chau mày theo dõi một đoạn phim trắng đen ngắn rồi nói.-Không phải cuốn này. Tôi muốn cuốn phim thu hình phía bên kia đường nơi quán bán rượu.

Gã nhân viên giơ đôi bàn tay lên tỏ ý thất vọng.-Rất tiếc thưa ông. Vào thời gian đó nhà băng chưa khuếch trương nên ở phía đó chưa đặt máy thu hình và không có hình ảnh nào được lưu giữ cả.

Steve chán nản lắc đầu. Thế là cái hy vọng cuối cùng của anh cũng hỏng tuốt. Anh đã toan đứng dậy ra về nhưng một ý tưởng lại chợt loé lên trong đầu. Steve nán lại bảo gã nhân viên:-Anh làm ơn quay lại đoạn phim ban nãy để tôi xem lại chút nữa.

Đoạn phim được nhanh chóng trở ngược lại và thình lình một hình ảnh rất bình thường nhưng lại có vẻ quen thuộc đập vào mắt anh. Đó là hình ảnh một thiếu niên ngồi đánh giầy ở vỉa hè bên kia đường đối diện với quán rượu. Ban nãy trước khi vào đây anh đã thoáng thấy một người đánh giầy ở ngay vị trí đó. Bản năng của một người phóng viên đã tự động ghi nhận hình ảnh tuy rất tầm thường nhưng đôi lúc lại trở thành vô cùng quan trọng. Thảo nào mà Steve nhận thấy hình ảnh đó quen quen. Nếu người đó chính là gã thiếu niên trong đoạn phim và nếu anh gặp may, anh có thể moi được chút gì đó từ tên này chăng. Vội vã đứng dậy, anh cám ơn gã nhân viên, không kịp gặp lại người quản lý anh đã lật đật rời nhà băng. Trở lại xe, lòn tay

Page 22: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

dưới ghế anh lấy ra khẩu Colt 45 dắt vào lưng quần rồi mặc chiếc áo khoác để che lại. Mặc dù đã cố gắng hành động thật nhanh, cũng đã mất béng hơn nửa tiếng đồng hồ. Anh chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa.

** *

Băng qua đường, bước chân Steve hướng thẳng về chỗ gã đánh giầy với không một chút do dự. Có vẻ như gã đang rảnh rỗi lắm và đang chờ mối. Steve lẳng lặng bước tới, không nói gì, ngồi xuống chiếc ghế. Chân anh ghếch cao lên cái ghế gỗ nhỏ dùng để kê chân khi đánh giầy. Toàn thân anh toát ra toàn một mùi cớm. Gì chứ giả làm cảnh sát thì anh là số một. Gã đánh giầy có một khuôn mặt nhỏ, đôi mắt luôn khép lại nhưng vẫn không dấu được vẻ tinh ranh, ma le. Bộ quần áo cũ và mái tóc cáu bẩn chứng tỏ hắn thuộc thành phần chuyên sống đầu đường xó chợ. Chắc hắn cũng đã ngửi thấy mùi cớm từ anh nên hắn nhìn Steve với đôi mắt không mấy thiện cảm rồi miễn cưỡng hỏi:-Ông cần đánh giầy?

Steve hỏi lại với giọng nhát gừng:-Mày trông tướng của tao có giống người muốn đánh giầy hay không?

Hắn không trả lời, thò tay toan đóng hộp đồ nghề thì Steve lại thọc mũi giầy vào giữa hộp cản lại:-Nhóc con, tao có chuyện cần hỏi mày. Khôn hồn biết gì hãy nói ra. Tao mà phát giác được mày có nửa lời nói dối thì đừng trách.

Hắn lộ vẻ bối rối nhưng chỉ thoáng qua rồi lại tỏ vẻ bất cần:-Ông muốn gì nơi tôi.

Chậm rãi Steve gằn giọng đầy vẻ đe dọa:-Tao đã điều tra và biết rất rõ, khoảng năm năm trước tại quán rượu bên kia có xảy ra một vụ án mạng. Lúc đó mày đang có mặt tại đây nhưng cảnh sát địa phương đã bỏ sót không lấy khẩu cung của mày. Có đúng thế không?

Thực ra Steve cũng không chắc là gã thiếu niên trong phim mà anh thấy ban nãy có phải là gã này hay không nhưng anh vẫn làm ra vẻ chắc chắn để hù dọa gã. Hắn hơi ngần ngừ rồi hỏi lại Steve:-Theo tôi biết thì vụ án đã kết thúc rồi kia mà. Ông còn hỏi tới làm gì?

Steve nện mạnh gót giầy lên chiếc thùng đồ nghề của hắn rồi gắt lớn:-Bây giờ là tao đang hỏi mày hay mày hỏi tao?

Hắn cũng nổi nóng gắt lại:-Ông lấy quyền gì để hạch hỏi tôi.

Steve vạch chiếc áo choàng cho hắn thấy khẩu súng đồng thời dí vào mặt hắn tấm thẻ FBI dổm rồi chồm lên nắm lấy ve áo cổ của gã ghịt chặt lại và hỏi:-Cái này liệu đã đủ chưa? Nói đi tao không còn nhiều thời giờ đâu.

Hắn nuốt nước bọt rồi xuống giọng:-Đàn em không nói được đâu thầy Hai. Thà để thày bắt chứ nói ra rồi sẽ không còn chỗ đội nón đâu.

Page 23: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

Steve buông mạnh hắn ra, hắn mất đà té ngồi xuống đất bên cạnh đống đồ nghề rồi nói:-Nghe đây chú nhỏ. Mày biết Frank chứ. Hắn sửa xe ở tiệm đầu phố ngày trước đó. Hắn có một vợ và đứa con gái nhỏ tối nào cũng mong bố về nhà. Nó chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi là sẽ ngỏm nếu mày không chịu mở miệng cho tao biết hết mọi chuyện.

Steve móc bóp lấy ra ba tờ một trăm đô la, thẩy xuống đất chỗ gã ngồi rồi tiếp nửa hăm dọa nửa dỗ dành:-Nói tao nghe mọi chuyện rồi cầm lấy số tiền này tạm thời biến đi. Tao bảo đảm với mày chỉ trong vòng ba ngày là tối đa, sẽ không còn thằng nào dám làm khó dễ gì mày đâu.

Gã mắt la mày lét vơ vội lấy mấy tờ giấy bạc rồi lom khom thu dọn đồ nghề vừa quăng vội vào thùng vừa nói:-Quả thực hôm đó đàn em có ngồi đây và nhìn thấy Frank đi vào quán bán rượu đó. Sau đó khoảng năm phút thì lại thấy Effrin cũng vào theo.

Steve ngắt lời:-Effrin là đứa nào?

Gã trả lời:-Hắn lãnh đạo nhóm côn đồ trong khu vực này, luôn thu tiền thuế bảo vệ của mọi tiệm buôn bán ở đây.

Steve hối thúc:-Nói tiếp đi-Sau khi Effrin vào khoảng một hay hai phút thì nghe có tiếng súng nổ. Rồi không thấy ai chạy ra cả. Kế đến một người đàn ông da trắng cũng đi vào tiệm rồi lật đật chạy ra. Cảnh sát đến và sau đó thì ông đã biết rồi.

Steve hỏi:-Effrin bây giờ ở đâu? Hắn có còn hoạt động trong khu vực này nữa không?

Gã đánh giầy trả lời:-Chừng hơn hai năm qua thì không thấy hắn nhưng bọn đàn em của hắn thì vẫn còn thấy lảng vảng làm ăn ở đây. Trung tâm hoạt động của băng này là vùng Monument. Nếu ông muốn tìm hắn tốt nhất hãy đến khu đó. Xin làm ơn đừng cho chúng biết đàn em cung cấp tin tức cho ông.

Steve đứng dậy xốc lại áo khoác:-Yên chí đi, bây giờ tạm thời mày hãy biến đi lấy vài ngày cho chắc ăn rồi hãy trở lại đây nếu mày muốn.

Anh bước rảo về chiếc xe của mình vừa đi vừa suy nghĩ. Thế là rõ ràng quá rồi. Frank đi vào quán bán rượu rồi xin xử dụng phòng vệ sinh. Trong khi anh đang ở trong đó thì tay Effrin vào sau và vì một lý do nào đó đã hạ sát Amy rồi theo lối sau chạy thoát. Nghe tiếng súng nổ, Frank từ phòng vệ sinh chạy ra nhìn thấy Amy bị thương nằm dưới đất. Anh vốn chậm tính nên thay vì lập tức gọi cảnh sát anh đã chạy lại xem có thể làm gì được. Trong cơn hoảng hốt anh đã để máu cô dính cả vào người. Kế đó tay địa ốc Les Thomas bước vào tiệm nhìn thấy anh đang đứng bên cạnh xác Amy. Rồi vì mặc cảm tội lỗi trong quá khứ, anh đã mất bình tĩnh và tháo

Page 24: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

chạy để rồi bị bắt và kết án sau đó chẳng bao lâu. Quả như Steve đã tiên đoán. Frank khó có thể là tay giết người. Thế nhưng cái khó là bằng cách nào anh có thể chứng minh được Effrin là hung thủ thực sự. Anh chẳng thể bước ra toà và tuyên bố rằng mình đã thu lượm tin tức từ một gã đánh giầy. Hơn nữa gã đánh giầy kia không đời nào dại dột chịu bước ra toà làm nhân chứng chống lại tên côn đồ Effrin. Đó là chưa kể đến việc anh giả làm cảnh sát có thể bị lộ ra như chơi.

Ráng chiều đang chuyển sang mầu nhạt , có nghĩa là trời đã sắp tối. Steve thấy đầu óc thật căng thẳng. Muốn cứu Frank thoát chết thì chỉ có mỗi một cách duy nhất là anh phải moi cho ra tên Effrin và bắt hắn nhận tội. Thế nhưng việc này không phải là chuyện đơn giản. Theo lời gã đánh giầy thi lâu lắm rồi đã không nhìn thấy tay côn đồ này xuất hiện, hơn nữa việc chạm trán tay đôi với tên giết người này mà không có hậu thuẫn thì cả là một sự mạo hiểm và ý nghĩ này làm anh cảm thấy ngại ngùng. Ngồi vào xe anh im lặng suy nghĩ, phác hoạ một vài chi tiết rồi anh chặc lưỡi, rồ máy xe và quyết định trực chỉ khu vực Monument.

Chương 9

Bằng một vài thủ đoạn vặt vãnh, không khó lắm Steve đã moi được địa chỉ của tay du côn Effrin. Hắn cư ngụ sâu trong một căn hẻm tăm tối. Steve bước chậm rãi trên con đường nhỏ phía sau chỗ dành để đậu xe của những khu chung cư xập xệ. Hai tay thọc sâu trong túi áo mân mê báng súng lành lạnh ép sát vào sườn. Toàn thân anh căng ra theo từng nhịp bước. Những đứa trẻ da đen đang tranh giành nhau quả bóng rổ cũng ngừng tay đưa mắt theo dõi bước chân anh. Một đứa bỏ cuộc chơi lẩn lẹ vào sau một thùng rác lớn rồi biến mất. Steve làm ra vẻ không chú ý nhưng thực ra không việc gì qua khỏi đôi mắt của anh. Steve biết chỉ trong vòng 5 phút toàn thể khu vực sẽ được báo động bởi thằng nhóc vừa rồi. Nhưng anh bất cần. Tới đâu hay tới đó.

Dừng chân trước một căn nhà ọp ẹp, hình như đã lâu lắm rồi không được ai chăm sóc. Nước sơn loang lổ từng mảng . Những cánh cửa sổ đóng kín được bao bọc bởi những chấn song sắt rỉ sét càng làm căn nhà thêm tồi tệ. Tiếng nhạc Rap của người da đen ầm ỹ vang lên từ trong căn nhà. Steve kín đáo liếc nhìn quanh, anh chẳng thấy chuông cửa nằm chỗ nào, đành đưa tay lên đập mạnh vào cánh cửa. Tiếng nhạc đột nhiên im bặt. Một phút sau một người phụ nữ da đen phỏng chừng khoảng sáu mươi hơn thình lình mở phăng cánh cửa. Bà ta tóc quăn, phục sức cực kỳ đơn giản. Chiếc tạp dề còn mang trước ngực chứng tỏ bà ta đang chuẩn bị cho bữa cơm tối. Trước ngực đeo lủng lẳng một chiếc mề đay hình trái tim. Món đồ trang sức sang trọng ấy thoạt nhìn đã cho thấy sự tương phản rõ rệt với cách ăn mặc và quang cảnh căn nhà bà đang ở, cặp mắt bà hơi nheo lại vì ánh nắng chiều hắt vào

Page 25: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

và nhìn anh với vẻ khó chịu.-Ông cần gì?

Steve cố nở nụ cười thân thiện:-Thưa bà, tôi cần gặp Effrin.

Nụ cười của anh dường như chẳng có tí tác dụng nào cả. Bà ta sẵng giọng:-Có chuyện gì cần không? Tôi là Ann. Bà ngoại của nó.

Nhìn khuôn mặt của bà, Steve biết rằng cái thẻ FBI giả hiệu của anh sẽ chẳng có một công dụng nào cả. Anh đành nói thật. -Tôi là Steve. Phóng viên tờ báo Oakland Tribune. Tôi có một vài câu hỏi cần hỏi Effrin.

Bà ta bĩu cặp môi dầy, trợn cặp mắt nhìn anh rồi lớn tiếng.-Chắc ông lại muốn quàng vào đầu nó một cái tội nào đó phải không. Bọn nhà báo các ông chỉ có lắm chuyện.

Steve vẫn nhũn nhặn:-Không phải thế đâu. Tôi muốn hỏi lại Effrin một vài câu hỏi về cái chết của một phụ nữ đã xảy ra cách đây khá lâu rồi:-Ông nghi nó đã giết người chứ gì? - Bà ta gào lên - Tôi cho ông biết. Thằng cháu tôi tuy không được học hành đến nơi đến chốn, có chơi với những đứa trẻ mất dạy. Thế nhưng giết người thì nhất định không có đâu.

Tiếng hét của bà đã làm kinh động đến nhũng người hàng xóm, một vài cái đầu ló ra, đôi con mắt tò mò quan sát, Cách đó không xa, một đám thanh niên dụm đầu thì thầm to nhỏ. Tuy chưa có hành động gì nhưng Steve biết rằng bọn chúng sẽ sẵn sàng nện cho anh một trận ra trò khi đụng chuyện. Tuy vậy anh vẫn làm tỉnh, sửa lại cổ áo anh đổi đề tài:-Nóng quá, bà cho xin ly nước lạnh được không?

Chẳng nói một lời, bà ta quay ngoắt vào trong, sàn nhà rung lên kẽo kẹt dưới sức nặng của bà. Chỉ một thoáng sau bà đã quay ra, tay cầm một ly bằng nhựa đục, trong chứa một thứ chất lỏng chẳng biết có phải là nước không? Rồi đưa cho anh. Đã lỡ bộ, Steve đành nhắm mắt nín thở làm một hơi cạn sạch rồi trả ly lại cho bà ta, anh nói:-Cám ơn bà. Tôi có thể vào nhà được không? Có lẽ sẽ làm người ta bớt tò mò hơn đấy.

Bà ngần ngừ một lúc rồi không nói một lời lặng lẽ quay vào ngồi trên chiếc ghế sa long ố vàng do nước thấm qua các làn vải đã sờn rách. Steve ngầm hiểu rằng đây là một sự chấp thuận, anh bước theo và làm như vô tình tiện tay khép lại cánh cửa chính. Anh nhã nhặn vào đề.-Tôi thật sự chỉ muốn hỏi đứa cháu của bà ít câu để làm sáng tỏ một vài nghi vấn cho bài báo mà tôi đang phải viết mà thôi. Không có gì nghiêm trọng chứ?-Ông muốn biết gì về nó, hãy cứ hỏi nơi tôi

Bà ta sẵng giọng trả lời. Steve vẫn nhẫn nại:-Tôi thật lấy làm tiếc nhưng tôi nghĩ chỉ có Efrin mới có thể trả lời chính xác những câu hỏi này mà thôi thưa bà. Có cách nào để tôi có thể hỏi trực tiếp nơi cậu ta không?

Page 26: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

-Tôi nghĩ không còn cách nào đâu ông nhà báo ạ. Bởi vì thằng cháu tôi đã chết cách đây hơn 2 năm rồi. Ông đã vừa lòng chưa?

Bà ta càng lộ vẻ gay gắt hơn rồi lên giọng mỉa mai:-Bọn da trắng các anh chỉ coi trọng mạng sống của những người da trắng, Một người chết thì làm ầm ỹ cả lên, trong khi đám da mầu của chúng tôi thì chết bao nhiêu cũng không thành vấn đề có đúng không? Thằng cháu tôi bị đâm đến mấy chục nhát dao cho đến chết, có thấy tay nhà báo nào đến điều tra đâu?

Tin tức bà ta vừa tiết lộ làm Steve bàng hoàng và cảm thấy chới với, hụt hẫng. Thế là hết. Công lao của một ngày vất vả chạy tới chạy lui đã dẫn đến ngõ cụt. Effrin đã chết, không còn gì có thể cứu được Frank nữa rồi. Anh nhìn bà rồi gằn từng tiếng.-Bà Ann. Tôi không cần biết bà đã có cái ý tưởng kỳ thị quỷ quái đó từ đâu và cũng không muốn biết. Nhưng điều mà tôi muốn bà phải biết đó là tôi chạy quanh chạy quẩn suốt từ sáng tới giờ không ngoài mục đích để gỡ tội cho một người da đen. Và bây giờ thì không còn hy vọng gì nữa rồi.

Sau khi nghe xong câu nói giận dữ của Steve, bà ta như quả bóng xì hết hơi, ngồi dựa ngửa ra chiếc ghế bà khẽ nói:-Ông Steve à, tôi xin lỗi, tôi nóng nảy quá. Tôi có theo dõi vụ án này từ lâu rồi, theo ông nghĩ Frank không phải là thủ phạm hay sao?

Steve thở dài, ngần ngừ một chút rồi nói:-Bà Ann, tôi xin lỗi phải nói thật, tôi nghĩ Frank vô tội, và kẻ giết người thực sự chính là Effrin, cháu ngoại của bà. Có người đã nhìn thấy hắn đi vào tiệm ngay trước khi vụ án xảy ra.

Ann ngồi thu mình trên chiếc xa lông, hai bàn tay bà đưa lên che lấy mặt và không ngăn được tiếng nức nở, bà nói trong nghẹn ngào:-Chúa ơi! Có thể nào như thế được? Tôi biết nó lêu lổng, không học hành, thế nhưng tôi thật không ngờ nó lại tệ đến như thế. Nó rất thương tôi. Lần sinh nhật của tôi cách đây 2 năm trước khi nó chết, nó đã còn tặng tôi chiếc mề đay này đây.

Bà đưa tay mân mê chiếc mề đay hình trái tim đang đeo ở trước ngực với vẻ quyến luyến. Bây giờ thì Steve không còn tìm thấy được lý do gì để ở lại chốn này. Anh uể oải đứng dậy:-Dầu sao thì cũng rất cám ơn bà đã tiếp chuyện với tôi. Tôi cũng đã tận lực rồi. Tối nay có lẽ bà cũng đã biết, họ sẽ giết chết Frank vì một tội mà anh ta chưa bao giờ phạm.

Không chờ bà ta trả lời, Steve tiến ra cửa, khép lại cánh cửa phía sau. Anh thoáng nhìn thấy bà Ann vẫn ngồi gục mặt trên ghế như hình ảnh một người đàn bà mệt mỏi và thất vọng. Steve lầm lũi bước ra xe, trời đã tối từ bao giờ. Anh lái xe về tòa soạn, đưa bài phỏng vấn cho ban biên tập rồi lại quay ra, lái xe chầm chậm trên đường một cách vô thức. Những cơn gió mát lành lạnh làm anh khẽ rùng mình. Không cảm thấy đói nhưng anh thấy khát khô cả cuống họng. Chẳng hiểu anh lái xe loanh quanh như thế nào mà lại trở lại quán Thiên Thần Xanh. Nơi hồi chiều anh đã có cái hẹn với tên Les Thomas thô bỉ và vô trách nhiệm. Anh đậu xe với ý định vào trong kiếm chút gì đó để uống. Steve nhìn xuống cườm tay, đồng hồ đã chỉ 10 giờ

Page 27: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

tối. Anh lẩm nhẩm:-Chỉ còn 2 tiếng nữa, ừ, chỉ hai tiếng nữa thôi thì Frank sẽ vĩnh viễn ra đi.

Steve cố xua đi hình ảnh buồn thảm của tên tử tù và ánh mắt van xin cầu khẩn của người vợ nhưng không thành công. Anh đẩy cửa quán bước vào bên trong. Ngồi xuống một chiếc bàn trống, anh gọi một ly cocktail rồi dựa người trên ghế, anh nhắm mắt, suy tưởng lại từng diễn tiến của vụ án, cố tìm ra một điểm sơ hở mơ hồ nào đó mà có thể anh đã bỏ sót. Hay đã quan tâm không đúng mức. Chẳng biết anh đã thiếp đi từ lúc nào nhưng khi giật mình mở mắt ra anh đã nhìn thấy đồng hồ chỉ 11 giờ 30 đêm. Trên màn ảnh TV, anh nhìn thấy một đám đông đang tụ họp ngay trước khám đường nơi Frank bị giam dữ. Họ đang chờ đợi giây phút của công lý. Ngay sau đó là một bài tường thuật về vụ án và hình ảnh của Amy Wilson. Cô gái Amy trong bức ảnh trông thật tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Steve lại cảm khái thở dài. Chợt anh khựng lại và đứng bật dậy nhìn trừng trừng vào màn ảnh TV. Suýt chút nữa thì Steve hét lên thành tiếng. trong tấm hình vừa được chiếu lên màn ảnh. Amy Wilson đang tươi cười và trên ngực có đeo một chiếc mề đay hình trái tim. Steve không thể nào nhầm được, chính mắt anh đã trông thấy chiếc mề đay và sợi dây chuyền này trên cổ bà Ann hồi chiều hôm nay. Steve tông cửa quán chạy như ma đuổi. Chỉ còn 25 phút là đến 12 giờ. Anh lái xe bạt mạng bất kể tốc độ và đèn giao thông. 10 phút sau anh đã đến được nhà bà Ann. Đèn bên trong vẫn còn sáng, Steve đập mạnh liên hồi vào cánh cửa. Bà Ann nhìn anh ngạc nhiên rồi ngơ ngác hỏi.-Có chuyện gì thế?

Steve nói không ra hơi, đứt quãng. chỉ vào sợi dây chuyền trên cổ bà:-Sợi dây chuyền.... và chiếc mề đay này... là của Amy Wilson. Cô gái đã bị cháu bà giết chết và nó đã lấy sợi giây chuyền này tặng cho bà.

Bà Ann lùi lại ngồi xuống ghế, mặt trắng bệch và lộ vẻ cực kỳ đau khổ. Bà nắm lấy sợi giây chuyền giật mạnh ra khỏi cổ như ghê tởm món đồ trang sức mà bà vô cùng trân quý từ bấy lâu nay kể từ khi Effrin bỏ bà ra đi. Đằng sau của chiếc mề đay co khắc một chữ W mà trước giờ bà không hiểu ý nghĩa. Bây giờ thì bà đã hiểu hết mọi chuyện. Chữ W là chữ viết tắt của chữ Wilson. Là tên họ của gia đình Amy. Đưa sợi dây chuyền cho Steve, bà nói với anh giọng van lơn.-Mau đi, hãy mau lên, may ra thì còn kịp.

Steve nói giọng cấp bách-Tôi e rằng chưa đủ bằng chứng thuyết phục đâu. Ngày trước Efrrin ở phòng nào, tôi có thể ngó qua được không?

Bà Ann không trả lời cất bước đi vào trong. Steve cũng theo vào. Căn phòng còn nguyên, cũ kỹ và bụi bám khắm nơi, dường như đã lâu lắm rồi không có ai bước vào. Anh lật tung nệm giường, mở hết các đáy tủ nhưng vẫn không có gì lạ. Chợt Steve nghĩ ra một điều, anh bước vào phòng vệ sinh. Giở nắp thùng nước của bồn cầu. Quả nhiên không ngoài sự dự đoán. Một khẩu súng lục đựng trong bao ny lông được dùng băng keo dán chặt ở phía trên của nắp. Đây có lẽ chính là khẩu súng mà Effrin đã dùng để bắn chết Amy. Bà Ann nhìn sững vào khẩu súng và không nói một lời. Steve nhìn đồng hồ. Anh chỉ còn 10 phút. Chụp lấy khẩu súng, anh chạy

Page 28: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

tuôn ra bên ngoài leo lên xe trực chỉ tư gia ông thống đốc. Chiếc xe phóng như tên bắn trên đường. Thật là không may, một chiếc xe tuần cảnh đã hú còi và chạy đằng sau xe anh. Steve mím môi nhấn mạnh ga, chiếc xe chồm lên trên đường với vận tốc khủng khiếp. Một pha rượt đuổi bắt đầu.

Chương 10

11 giờ 55 phút. Trong khi Steve đang lái xe với vận tốc kinh người bất kể tiếng còi hụ inh ỏi từ chiếc xe tuần cảnh đang bám sát phía sau thì Frank đã được đưa vào phòng xử tử trước đó nửa giờ đồng hồ. Trông anh ta thật bình thản trước cái chết. Anh thản nhiên ngồi vào chiếc ghế tử thần. Những vòng đai sắt siết mạnh vào hai cườm tay cũng như cổ chân. Trừ phi nhận được một cú điện thoại của các quan chức chính quyền ra lệnh hoãn lại, còn thì cuộc xử tử sẽ được tiến hành như kế hoạch. Trong khi loại máy tiêm thuốc độc vẫn còn và từng được sử dụng ở một số tiểu bang, thì hầu hết các tiểu bang nước Mỹ và cả ở California hiện nay đều chọn cách tiêm thuốc độc bằng tay vì sợ máy móc gặp trục trặc. Hầu hết các bang đều sử dụng một đội thi hành án, thường là các nhân viên nhà tù. Một số bang sử dụng cùng một đội ngũ nhân viên cho tất cả các cuộc xử tử, trong khi những bang khác lại áp dụng chế độ luân phiên. Đội thi hành án ở trong một phòng riêng hoặc đằng sau một tấm màn và những người chứng kiến hay kẻ tử tù không thể nhìn thấy. Trong một số trường hợp, những người thi hành án có thể đội vào một chiếc mũ trùm để che giấu diện mạo của họ. Khi viên cai ngục ra hiệu, đội thi hành án bắt đầu tiêm các liều thuốc độc gồm 2 hoặc 3 loại thuốc vào các ống tĩnh mạch. Một số tiểu bang sử dụng nhiều người xử tử, tất cả họ đều tiêm thuốc vào trong một ống tĩnh mạch, nhưng chỉ có một người trong số họ là thực sự tiêm mũi thuốc độc. Không người nào trong số họ biết ai đã thực hiện mũi tiêm chết người này và ai là người đã chuẩn bị sẵn liều độc dược đó cho kẻ tử tù. Các loại thuốc được tiêm theo thứ tự sau: - Thuốc gây mê Pentothal, sẽ đưa tử tù vào một giấc ngủ sâu. Đây là một loại thuốc an thần gây mê khi được tiêm vào tĩnh mạch, thuốc này có thể có tác dụng làm tê liệt não bộ trong vòng 30 giây. Đối với các cuộc xử tử, người ta có thể sử dụng tới 5.000mg chất Pentothal. Đây tự nó đã là một liều lượng gây chết người. Sau khi thuốc mê này được đưa vào cơ thể, tử tù sẽ không còn cảm thấy bất cứ điều gì nữa. -Chất gây tê liệt Bromua pancuronium, cũng được gọi là Pavulon - làm bắp thịt bớt căng - được tiêm vào với liều lượng gây ngừng thở. Thông thường, thuốc này có tác dụng sau khi tiêm từ một đến ba phút-Chất độc Clorua kali được tiêm với liều lượng khiến tim ngừng đập, gây chết

Page 29: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

người. Trong vòng từ một hoặc hai phút sau khi loại thuốc cuối cùng được tiêm vào, một bác sĩ hoặc kỹ thuật viên y tế sẽ tuyên bố rằng tử tù đã chết. Quãng thời gian từ khi tử tù rời khỏi buồng giam đến khi bị tuyên bố là đã chết có thể chỉ khoảng 30 phút.

Trong căn phòng quan sát ở bên cạnh. Mọi người cũng đang căng thẳng chờ đợi. Matta đôi mắt đẫm lệ đang khóc nức nở. Những người thân của Amy nhìn cô với đôi mắt tuy có pha lẫn chút thương hại nhưng cũng không che dấu được sự thỏa mãn của những người đã chờ đợi quá lâu trong suốt mấy năm trời để có được phút giây này, giây phút mà công lý sẽ được thực hiện. Frank đưa cặp mắt u buồn nhìn vào tấm kiếng ngăn đôi giữa phòng quan sát và chỗ anh đang ngồi. Mặc dù không nhìn thấy được gì sau tấm gương một chiều đó, nhưng anh biết chắc rằng, đằng sau tấm gương đó có rất nhiều người đang quan sát, chờ đợi, trong đó có cả Matta người vợ mà anh yêu thương rất mực. 11 giờ 59 phút đêm. Có 3 người trùm kín mặt bằng vuông lụa đen đã tiến vào phòng xử. Tất cả các ống chích đều đã được cắm sẵn vào tĩnh mạch. Mỗi người trong bọn họ tiến vào vị trí ấn định của mình. Có tất cả 3 ống chích, không ai biết được ống nào là ống chứa thuốc độc cả. 12 giờ 01 phút sáng. Thuốc mê đã bắt đầu được bơm vào cơ thể của Frank từ một ống chích khác. Cặp mắt anh vẫn mở trừng trừng như cố gắng chống lại sức công phá của lượng thuốc mê. Nhưng chỉ 30 giây sau thì anh đã không còn cưỡng lại được nữa. Anh đã đi vào một giấc ngủ tạm thời trước khi sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thức dậy nữa.

* * *

Khúc quanh tử thần ở gần quán Thiên Thần Xanh đã hiện ra ở trước mặt. Steve thình lình giảm ga, bặm môi bẻ thật nhanh tay lái. Tiếng bánh xe nghiến trên mặt đường nghe rõ mồn một, Steve cảm thấy một bên của chiếc xe nhấc lên khỏi mặt đường rồi sau vài cú sóc thật mạnh thì trở lại bình thường. Anh vừa làm một cú quẹo thật ngoạn mục ngay tại khúc quanh chết người. Chiếc xe tuần cảnh thì không được may mắn như thế, nó loạng choạng mấy giây, đứng khựng lại rồi mất điều khiển đâm sầm vào vệ đường. Steve tăng tốc độ, chiếc xe lồng lên trong bóng đêm. Tư gia của viên thống đốc tiểu bang đã nhìn thấy được trong tầm mắt. Tuy không có thời giờ để nhìn đồng hồ nữa nhưng anh biết chắc rằng đã quá 12 giờ đêm. Thắng xe lại, anh chạy như một lực sĩ thế vận, đập ầm ầm vào cửa của trạm gác trước cổng nhà. Một người giữ an ninh ló đầu ra vẻ mặt bực bội. Steve không còn thời giờ để giải thích anh giơ chiếc thẻ FBI ra trước mặt người bảo vệ và hét lớn-Tôi cần gặp ngài thống đốc ngay bây giờ. Công vụ khẩn cấp. Chiếc cổng được mở ra vội vàng, người bảo vệ nhấc điện thoại và quay số. Steve sải những bước chân điên cuồng tới ngôi nhà vừa lúc cánh cửa đã được mở ra. Theo chân người mở cửa, anh lao vào trong nhà. Ông thống đốc đang ngồi trên chiếc ghế

Page 30: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

dựa, trước mặt ông là màn ảnh TV và quang cảnh của phòng xử tử. Frank đang ngồi trên chiếc ghế, đôi mắt đã nhắm nghiền. Chiếc đồng hồ trên tường chỉ 12 giờ 05.

** *

Bốn phút đồng hồ trôi qua kể từ khi liều thuốc mê được chích vào cơ thể của tên tử tội, khi đã biết chắc rằng tử tội đã hoàn toàn chìm vào giấc ngủ dưới sự tác động của thuốc mê. Những người đeo bao mặt nhin nhau khẽ gật đầu. Họ cùng một lúc để tay lên những chiếc ống chích có chứa thuốc độc. Những người trong phòng quan sát không ai bảo ai đều đứng bật dậy, tay nắm chặt trong sự căng thẳng đến tột độ. Matta không đủ can đảm để nhìn vào phòng xử nữa, chị dùng hai bàn tay che kín khuôn mặt và òa lên khóc. Ngay giữa lúc ấy, chiếc điện thoại mầu đỏ chói nằm bên trong phòng xử chợt rung lên từng hồi chuông vang dội. Mọi diễn tiến liền lập tức ngừng lại. Marc William. Trưởng trại giam đưa tay nhấc chiếc điện thoại. Áp ống nghe vào tai, ông lắng nghe một lúc rồi gác điện thoại. Ông ra lịnh ngắn gọn rồi bước ra khỏi phòng xử. Từ bên ngoài đẩy vào một chiếc băng ca, mọi người nhanh nhẹn tháo gỡ những chiếc đai sắt trên chiếc ghế và đỡ Frank nằm trên chiếc băng ca, một ống thở dưỡng khí được chụp vội vào mũi anh. Rồi thật nhanh, họ đẩy anh ra khỏi phòng xử. Bên ngoài, một chiếc xe cấp cứu đã chờ sẵn. Chiếc xe chớp đèn và nhắm hướng bệnh viện chính của thành phố Buckfield trực chỉ.

Đoạn kếtMột năm sau...... Vụ án giết người mà nạn nhân là Amy Wilson đã được đem ra xử lại. Với

nhân chứng và vật chứng đã tìm được, không còn gì khó khăn cho bồi thẩm đoàn để dẫn đến kết luận rằng Frank hoàn toàn vô tội và kẻ sát nhân chính là Effrin. Khẩu súng đã tìm thấy tại nhà bà Ann cũng đã được cảnh sát xác nhận chính là khẩu súng đã được dùng để hạ sát Amy.

Les Thomas, người làm chứng không chính xác đã bị tòa cảnh cáo và tuyên án 3 tháng tù treo cộng với một số tiền phạt khá lớn cho tội danh này.

Frank đã hoàn toàn khỏe mạnh và đã trở về sống với vợ con anh trong một căn hộ khang trang, gọn gàng ở thị trấn Buckfield. Anh đã được chính quyền tiểu bang bồi thường một số tiền khá lớn để đền bù lại những tháng năm bị giam giữ oan uổng trong lao tù và đã loan tin về sự nhầm lẫn này trên khắp các phương tiện truyền thông, để phục hồi danh dự cho anh. Frank nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được rằng cuộc đời của anh bỗng dưng hoàn toàn thay đổi. Anh đã dùng số

Page 31: THỦ PHẠM · Chiều tối hôm ấy trong khu vực biệt lập dành riêng cho những tội phạm sắp bị hành quyết bỗng mất đi sự yên tĩnh cố hữu thường

tiền bồi thường để mua một căn nhà nho nhỏ. Mở một tiệm sửa xe do chính anh làm chủ và anh cũng không quên dùng một phần số tiền đó để hùn cổ phần giúp Steve có đủ phương tiện theo đuổi mơ ước của anh, đó là mở một văn phòng trinh thám tư.Steve ngồi thoải mái trên chiếc ghế dựa trong một phòng làm việc xinh xắn, bây giờ anh đã không còn là một phóng viên nữa. Anh đã mở một văn phòng trinh thám tư và làm việc cho chính mình. Sau khi vụ án của Frank đã kết thúc tốt đẹp, Steve dù muốn dù không cũng bỗng nhiên trở nên nổi tiếng như cồn. Khách hàng cứ tuôn đến nhờ anh giúp đỡ. Anh bây giờ bận rộn lắm. Công việc rất nhiều và không ít căng thẳng nhưng anh tươi vui và phấn khởi hơn bao giờ hết vì đã thực hiện được giấc mơ của chính mình.