thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018 n thực hiện thắng lợi ... · chữa bệnh - giáo...

1
3 Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018 NguyễN CườNg H iện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm cai nghiện là Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố thuộc UBND thành phố Thái Bình. Đây là 2 đơn vị có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho đối tượng cai nghiện và đối tượng xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ tương đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo đề án sáp nhập 2 đơn vị trình UBND tỉnh. Theo kế hoạch, trong quý IV/2018, việc sáp nhập 2 đơn vị sẽ được thực hiện với tên gọi mới là Trung tâm Cai nghiện ma túy tỉnh Thái Bình. Để bảo đảm khi sáp nhập không gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu 2 đơn vị sớm ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị... Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội đã phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố tích cực chuẩn bị mọi điều kiện cho việc sáp nhập. Ông Hoàng Hoa Thám, Giám đốc Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội cho biết: Theo dự thảo đề án, sau khi sáp nhập, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội tại xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) là cơ sở 1 được lấy làm trụ sở chính. Cơ sở có diện tích trên 121.000m 2 bảo đảm tiếp nhận 500 đối tượng. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất chưa hoàn thiện nên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố tại phường Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) sẽ là cơ sở 2, thực hiện quản lý, giáo dục số học viên đang chấp hành quyết định của tòa án về việc cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đồng thời tổ chức tiếp nhận học viên cai nghiện và quản lý tài sản cho đến khi cơ sở 1 hoàn thiện cơ sở vật chất, đủ điều kiện tiếp nhận, quản lý 500 đối tượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh có phương án quản lý tài sản. Tại cơ sở chính là Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất, đến nay, đơn vị đang tích cực sửa sang, hoàn thiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc sáp nhập. Hiện tại, 2.000m hàng rào thép gai bao quanh Trung tâm sau nhiều năm sử dụng han gỉ đã được thay mới. Toàn bộ các khu vực cần thiết được lắp đặt hệ thống camera giám sát. 150 giường nằm cho học viên được làm mới. Khu nhà 3 tầng được cải tạo để có khả năng tiếp nhận từ 150 - 180 học viên. Khu hoạt động ngoài trời cũng được mở rộng và cải tạo; hệ thống trang thiết bị nhà bếp, nhà ăn đều được sắm mới... Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục duy trì và mở rộng một số nghề để tạo việc làm cho học viên như nghề gia công điện tử, gia công giấy tiền, may mặc. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, công tác nhân sự cũng được 2 đơn vị chú trọng. Hiện tại, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội có 43 cán bộ, nhân viên; Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố có 58 cán bộ, nhân viên. Theo dự thảo đề án về nhân sự vẫn giữ nguyên số lượng sau khi sáp nhập khoảng 100 cán bộ, nhân viên, trong đó có ban giám đốc và 6 phòng chức năng. Để cán bộ, nhân viên ổn định tâm lý khi sáp nhập, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị Sáp nhập để nâng cao chất lượng hoạt động Năm 2018, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị theo tinh thần các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), trong đó có việc sáp nhập Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố nhằm tinh gọn bộ máy, nhân sự và nâng cao chất lượng hoạt động. Dạy nghề gia công điện tử cho học viên. thường xuyên động viên cán bộ, nhân viên xác định rõ nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, góp phần giữ vững an toàn đơn vị, từng bước đổi mới đơn vị ngày một tốt hơn. Anh Tô Văn Hoài, cán bộ Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội chia sẻ: Tôi nghĩ việc sáp nhập là cần thiết và mỗi cán bộ, nhân viên đều phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với sự chủ động về nhân sự, cơ sở vật chất; tâm lý, tư tưởng của cán bộ, nhân viên thống nhất, việc sáp nhập 2 đơn vị sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, nhân sự và nâng cao chất lượng hoạt động. N gay từ đầu năm, ngành Thanh tra đã tham mưu cho các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Chỉ thị số 35-CT/ TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Công tác tiếp công dân được duy trì nền nếp; việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư bảo đảm đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Các tổ chức thanh tra đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tiếp 3.048 lượt đoàn với 7.346 lượt người, giảm 408 lượt người (5,26%) so với cùng kỳ. Qua công tác tiếp công dân đã chỉ đạo và giải quyết tốt các vụ việc KNTC mới phát sinh, nhiều vụ việc dứt điểm ngay từ cơ sở. Công tác phối hợp trong giải quyết đơn thư KNTC được duy trì hiệu quả, nhất là đối với các vụ việc KNTC đông người, phức tạp. Hoạt động kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài được các cấp, các ngành chủ động phối hợp thực hiện nên đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Cùng với làm tốt việc tiếp công dân và giải quyết KNTC, công tác thanh tra kinh tế - xã hội được triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Thanh tra tỉnh đã tiến hành 5 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng đối với chủ tịch UBND các huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương. Thanh tra các huyện, thành phố đã tiến hành 12 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC đối với chủ tịch UBND 46 xã, phường, thị trấn. Qua thanh tra đã chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị. Triển khai 56 cuộc thanh tra hành chính và 168 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 502 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý sai phạm kinh tế 31.164 triệu đồng, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 13.787 triệu đồng, đã thu được 13.622 triệu đồng (đạt 98,8%). Trong đó, kiến nghị giảm trừ giá trị thanh toán công trình xây dựng 3.138 triệu đồng, giảm trừ giá trị tài sản còn lại trên đất thu hồi 1.601 triệu đồng; kiến nghị giảm trừ trợ cấp cho ngân sách xã 2.926 triệu đồng; kiến nghị các doanh nghiệp nộp khoản nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về Bảo hiểm xã hội tỉnh và huyện 2.792 triệu đồng; kiến nghị cơ quan có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền 6.918 triệu đồng; quyết định xử phạt và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 4.469 triệu đồng đối với 613 đơn vị, cá nhân vi phạm; kiến nghị kiểm điểm, xem xét xử trách nhiệm đối với 6 tổ chức và 4 cá nhân. Đồng chí Trần Đình Bách, Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Qua công tác thanh tra kinh tế - xã hội nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý như: việc công khai tài chính ở một số cơ quan hành chính, sự nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc; công tác hạch toán kế toán còn thiếu sót, số liệu phản ánh thiếu chính xác; sử dụng kinh phí còn sai quy định, chưa tiết kiệm; việc trích lập, quản lý, sử dụng một số quỹ tại một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa bảo đảm theo quy định; kê khai, nộp thuế đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chưa kịp thời, đầy đủ... Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nổi lên tình trạng thực hiện không đúng trình tự, thủ tục về xây dựng cơ bản như dự toán được thẩm định tính khối lượng không đúng so với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, thanh quyết toán khối lượng không đúng thực tế, sai đơn giá định mức... Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, môi trường, sai phạm chủ yếu là lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, chưa bảo đảm các thủ tục hành chính về đất đai; còn nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; việc xử lý chất thải, rác thải ở một số địa phương, cụm dân cư còn bất cập... Về thực hiện chế độ đối với người lao động, vẫn còn một số doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian tới, ngành Thanh tra tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, chủ động triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra. Tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là đối với chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC ở các địa phương, đơn vị. H uy động nguồn lực từ các dự án nhân đạo là hoạt động được Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả thời gian qua. Thông qua các dự án, hàng nghìn người dân nghèo ở các địa phương đã được hỗ trợ sinh kế, xây, sửa nhà, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Sau nhiều năm phải đi ở nhờ, giờ đây, anh Nguyễn Bá Giang và chị Bùi Thị Phương, thôn Hưng Đạo 1, xã An Vinh (Quỳnh Phụ) sắp được sống trong ngôi nhà mới của chính mình. Ngôi nhà một trong những công trình thuộc dự án mái nhà an toàn do tổ chức Habitat tài trợ. Từ ngày được tham gia dự án cùng với các hộ dân khác, niềm vui luôn hiện hữu trên gương mặt người đàn ông bị khiếm thanh và người phụ nữ đã hơn 40 tuổi. Chị Phương chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, không có nhà ở, phải đi ở nhờ nhà người anh. Được dự án hỗ trợ không hoàn lại 30 triệu đồng, cho vay 20 triệu đồng, trả lãi dần trong 4 năm, tôi quyết định xây nhà. Ngay sau khi khởi công, hơn 20 tình nguyện viên của tổ chức Habitat và Hội Chữ thập đỏ xã đã đến hỗ trợ ngày công xây dựng. Sự chia sẻ, giúp đỡ của các cấp hội chữ thập đỏ và tổ chức nhân đạo khiến gia đình tôi rất xúc động. Dự kiến ngôi nhà sẽ được hoàn thiện trong tháng tới. Bà Trịnh Thị Hằng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã An Vinh cho biết: Sau quá trình rà soát, 48 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn đã được dự án mái nhà an toàn hỗ trợ trong năm 2018, trong đó 7 nhà được hỗ trợ xây mới, 15 nhà sửa chữa và 25 hộ được hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh. Dự án đã thay đổi cuộc sống nhiều gia đình, giúp địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Được triển khai từ năm 2011, đến nay, dự án đã hỗ trợ xây, sửa hơn 460 ngôi nhà cho hộ nghèo. Số xã được hưởng lợi từ dự án là 9 xã thuộc các huyện Tiền Hải, Vũ Thư, Quỳnh Phụ với kinh phí tài trợ 4,5 tỷ đồng và khoảng 4.500 người được hưởng lợi. Đối ngoại, thu hút các dự án nhân đạo không chỉ mang đến những mái nhà an toàn, công trình vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo mà còn tạo cơ hội giúp họ có tư liệu sản xuất. Dự án Heifer, dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất, chất lượng, an toàn trong chăn nuôi nông hộ và dự án cho vay bê giống sinh sản là 3 trong những dự án nhân đạo được các cấp hội chữ thập đỏ duy trì và phát triển hiệu quả trong những năm gần đây. Từ các dự án, hơn 550 con bê giống sinh sản và khoảng 11.000 con gà thịt lông màu đã được bàn giao cho các hộ dân. Tham gia các dự án, người dân các xã còn được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại để bảo đảm vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Dự án đã giúp nhiều người dân nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chăn nuôi, từng bước vươn lên nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đặc biệt quan tâm tới những dự án mang tính cộng đồng tại các trường học. Được triển khai từ năm 2017, đến nay, dự án xây dựng công trình vệ sinh trường học do tổ chức Latter Day Saints Charities tài trợ đã hỗ trợ hơn 30 trường học trong tỉnh có công trình vệ sinh, nước sạch với tổng trị giá lên tới hàng tỷ đồng. Các công trình khi được đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng chăm sóc sức khỏe cán bộ, giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, tổ chức Latter Day Saints Charities còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các trường học tổ chức truyền thông về vệ sinh môi trường, cách sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ được Hội Chữ thập đỏ tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới, ngoài việc kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm chung tay đẩy mạnh phong trào tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam/Điôxin, Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ duy trì, mở rộng các dự án đã được triển khai đồng thời tiếp tục kêu gọi các tổ chức, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn thông qua các dự án nhân đạo để nhiều người dân trong tỉnh được hưởng lợi. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị NGÀNH THANH TRA Năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành Thanh tra đã tham mưu cho các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đẩy mạnh thực hiện các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Trần Đình Bách, Chánh Thanh tra tỉnh trao giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra năm 2017. NguyễN TùNg Hiệu quả các dự án nhân đạo HoàNg LaNH Tình nguyện viên của tổ chức Habitat hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Bá Giang (xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ) xây nhà. Tập huấn phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Dự tập huấn có trưởng ban tuyên giáo các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; Trưởng khoa Xây dựng Đảng của Trường Chính trị tỉnh, giảng viên giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy. THanH Tra TỉnH Gặp mặt truyền thống Sáng ngày 22/11, Thanh tra tỉnh tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập ngành Thanh tra (23/11/1945 - 23/11/2018). Đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự. Cách đây 73 năm, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam. Trong những năm qua, sự phát triển của ngành Thanh tra Thái Bình luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của tỉnh, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Thanh tra các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý nhà nước. Qua thanh tra đã phát hiện, phòng ngừa, hạn chế các vi phạm, thu hồi hàng chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước; kiến nghị, đề xuất các cấp quản lý sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Với những thành tích đạt được, Thanh tra Thái Bình đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ... Nhiều tập thể, cá nhân của ngành đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, các cấp, các ngành khen thưởng. Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương những thành tích ngành Thanh tra đạt được trong những năm qua. Để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, đồng chí đề nghị thời gian tới ngành Thanh tra tiếp tục đổi mới phương pháp, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện tốt các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội. Vũ TiếN Trong 1 ngày, các đại biểu được truyền đạt các chuyên đề: các bước tiến hành, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; một số vấn đề về chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979; quán triệt Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng. Thông qua hội nghị tập huấn giúp các đại biểu thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử đảng bộ địa phương; nắm vững các bước tiến hành, nghiên cứu, biên soạn, từ đó nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng toàn tỉnh, góp phần thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. MạNH CườNg Thái Bình năm 1963. Ảnh tư liệu

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

3Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018

NguyễN CườNg

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm cai nghiện là

Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố thuộc UBND thành phố Thái Bình. Đây là 2 đơn vị có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho đối tượng cai nghiện và đối tượng xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ tương đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo đề án sáp nhập 2 đơn vị trình UBND tỉnh. Theo kế hoạch, trong quý IV/2018, việc sáp nhập 2 đơn vị sẽ được thực hiện với tên gọi mới là Trung tâm Cai nghiện ma túy tỉnh Thái Bình. Để bảo đảm khi sáp nhập không gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu 2 đơn

vị sớm ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị...

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội đã phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố tích cực chuẩn bị mọi điều kiện cho việc sáp nhập. Ông Hoàng Hoa Thám, Giám đốc Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội cho biết: Theo dự thảo đề án,

sau khi sáp nhập, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội tại xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) là cơ sở 1 được lấy làm trụ sở chính. Cơ sở có diện tích trên 121.000m2 bảo đảm tiếp nhận 500 đối tượng. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất chưa hoàn thiện nên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố tại phường Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) sẽ là cơ sở 2, thực hiện quản lý, giáo dục số học viên đang chấp hành

quyết định của tòa án về việc cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đồng thời tổ chức tiếp nhận học viên cai nghiện và quản lý tài sản cho đến khi cơ sở 1 hoàn thiện cơ sở vật chất, đủ điều kiện tiếp nhận, quản lý 500 đối tượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh có phương án quản lý tài sản.

Tại cơ sở chính là Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất, đến nay, đơn vị đang tích cực sửa sang, hoàn thiện cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc sáp nhập. Hiện tại, 2.000m hàng rào thép gai bao quanh Trung tâm sau nhiều năm sử dụng han gỉ đã được thay mới. Toàn bộ các khu vực cần thiết được lắp đặt hệ thống camera giám sát. 150 giường nằm cho học viên được làm mới. Khu nhà 3 tầng được cải tạo để có khả năng tiếp

nhận từ 150 - 180 học viên. Khu hoạt động ngoài trời cũng được mở rộng và cải tạo; hệ thống trang thiết bị nhà bếp, nhà ăn đều được sắm mới... Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục duy trì và mở rộng một số nghề để tạo việc làm cho học viên như nghề gia công điện tử, gia công giấy tiền, may mặc. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, công tác nhân sự cũng được 2 đơn vị chú trọng. Hiện tại, Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội có 43 cán bộ, nhân viên; Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố có 58 cán bộ, nhân viên. Theo dự thảo đề án về nhân sự vẫn giữ nguyên số lượng sau khi sáp nhập khoảng 100 cán bộ, nhân viên, trong đó có ban giám đốc và 6 phòng chức năng. Để cán bộ, nhân viên ổn định tâm lý khi sáp nhập, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị

Sáp nhập để nâng cao chất lượng hoạt độngNăm 2018, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chủ trương sáp nhập

một số đơn vị theo tinh thần các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), trong đó có việc sáp nhập Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội thành phố nhằm tinh gọn bộ máy, nhân sự và nâng cao chất lượng hoạt động.

Dạy nghề gia công điện tử cho học viên.

thường xuyên động viên cán bộ, nhân viên xác định rõ nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, góp phần giữ vững an toàn đơn vị, từng bước đổi mới đơn vị ngày một tốt hơn. Anh Tô Văn Hoài, cán bộ Trung tâm Cai nghiện ma túy và Chăm sóc đối tượng xã hội chia sẻ: Tôi nghĩ việc sáp nhập là cần thiết và mỗi cán bộ, nhân

viên đều phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với sự chủ động về nhân sự, cơ sở vật chất; tâm lý, tư tưởng của cán bộ, nhân viên thống nhất, việc sáp nhập 2 đơn vị sẽ góp phần tinh gọn bộ máy, nhân sự và nâng cao chất lượng hoạt động.

Ngay từ đầu năm, ngành Thanh tra đã tham mưu cho

các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Công tác tiếp công dân được duy trì nền nếp; việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư bảo đảm đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Các tổ chức thanh tra đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tiếp 3.048 lượt đoàn với 7.346 lượt người, giảm 408 lượt người (5,26%) so với cùng kỳ. Qua công tác tiếp công dân đã chỉ đạo và giải quyết tốt các vụ việc KNTC mới phát sinh, nhiều vụ việc dứt điểm ngay từ cơ sở. Công tác phối hợp trong giải quyết đơn thư KNTC được duy trì hiệu quả, nhất là đối với các vụ việc KNTC đông người, phức tạp. Hoạt động kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài được các cấp, các ngành chủ động phối hợp thực hiện nên đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Cùng với làm tốt việc tiếp công dân và giải quyết KNTC, công tác thanh tra kinh tế - xã hội được triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Thanh tra tỉnh đã tiến hành 5 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật

về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng đối với chủ tịch UBND các huyện: Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương. Thanh tra các huyện, thành phố đã tiến hành 12 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC đối với chủ tịch UBND 46 xã, phường, thị trấn. Qua thanh tra đã chấn chỉnh, khắc phục những

thiếu sót, hạn chế; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị. Triển khai 56 cuộc thanh tra hành chính và 168 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 502 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, kiến nghị xử lý sai phạm kinh tế 31.164 triệu đồng, kiến nghị thu hồi về ngân

sách nhà nước 13.787 triệu đồng, đã thu được 13.622 triệu đồng (đạt 98,8%). Trong đó, kiến nghị giảm trừ giá trị thanh toán công trình xây dựng 3.138 triệu đồng, giảm trừ giá trị tài sản còn lại trên đất thu hồi 1.601 triệu đồng; kiến nghị giảm trừ trợ cấp cho ngân sách xã 2.926 triệu đồng; kiến nghị các doanh nghiệp nộp khoản nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về Bảo

hiểm xã hội tỉnh và huyện 2.792 triệu đồng; kiến nghị cơ quan có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền 6.918 triệu đồng; quyết định xử phạt và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 4.469 triệu đồng đối với 613 đơn vị, cá nhân vi phạm; kiến nghị kiểm điểm, xem xét xử trách nhiệm đối với 6 tổ chức và 4 cá nhân.

Đồng chí Trần Đình Bách, Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Qua công tác thanh tra kinh tế - xã hội nổi lên một số vấn đề cần được quan tâm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý như: việc công khai tài chính ở một số cơ quan hành chính, sự nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc; công tác hạch toán kế toán còn thiếu sót, số liệu phản ánh thiếu chính xác; sử dụng kinh phí còn sai quy định, chưa tiết kiệm; việc trích lập, quản lý, sử dụng một số quỹ tại một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa bảo đảm theo quy định; kê khai, nộp thuế đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chưa kịp thời, đầy đủ... Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nổi lên tình trạng thực hiện không đúng trình tự, thủ tục

về xây dựng cơ bản như dự toán được thẩm định tính khối lượng không đúng so với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, thanh quyết toán khối lượng không đúng thực tế, sai đơn giá định mức... Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, môi trường, sai phạm chủ yếu là lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, chưa bảo đảm các thủ tục hành chính về đất đai; còn nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; việc xử lý chất thải, rác thải ở một số địa phương, cụm dân cư còn bất cập... Về thực hiện chế độ đối với người lao động, vẫn còn một số doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian tới, ngành Thanh tra tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, chủ động triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, giải quyết KNTC và phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra. Tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là đối với chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC ở các địa phương, đơn vị.

Huy động nguồn lực từ các dự án nhân đạo là hoạt động

được Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả thời gian qua. Thông qua các dự án, hàng nghìn người dân nghèo ở các địa phương đã được hỗ trợ sinh kế, xây, sửa nhà, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Sau nhiều năm phải đi ở nhờ, giờ đây, anh Nguyễn Bá Giang và chị Bùi Thị Phương, thôn Hưng Đạo 1, xã An Vinh (Quỳnh Phụ) sắp được sống trong ngôi nhà mới của chính mình. Ngôi nhà là một trong những công trình thuộc dự án mái nhà an toàn do tổ chức Habitat tài trợ. Từ ngày được tham gia dự án cùng với các hộ dân khác, niềm vui luôn hiện hữu trên gương mặt người đàn ông bị khiếm thanh và người phụ nữ đã hơn 40 tuổi. Chị Phương chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, không có nhà ở, phải đi ở nhờ nhà người anh. Được dự án hỗ trợ không hoàn lại 30 triệu đồng, cho vay 20 triệu đồng, trả lãi dần trong 4 năm, tôi quyết định xây nhà. Ngay sau khi khởi công, hơn 20 tình nguyện viên của tổ chức Habitat

và Hội Chữ thập đỏ xã đã đến hỗ trợ ngày công xây dựng. Sự chia sẻ, giúp đỡ của các cấp hội chữ thập đỏ và tổ chức nhân đạo khiến gia đình tôi rất xúc động. Dự kiến ngôi nhà sẽ được hoàn thiện trong tháng tới. Bà Trịnh Thị Hằng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã An Vinh cho biết: Sau quá trình rà soát, 48 hộ dân có hoàn

cảnh khó khăn đã được dự án mái nhà an toàn hỗ trợ trong năm 2018, trong đó 7 nhà được hỗ trợ xây mới, 15 nhà sửa chữa và 25 hộ được hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh. Dự án đã thay đổi cuộc sống nhiều gia đình, giúp địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Được triển khai từ năm 2011, đến nay, dự án đã hỗ

trợ xây, sửa hơn 460 ngôi nhà cho hộ nghèo. Số xã được hưởng lợi từ dự án là 9 xã thuộc các huyện Tiền Hải, Vũ Thư, Quỳnh Phụ với kinh phí tài trợ 4,5 tỷ đồng và khoảng 4.500 người được hưởng lợi.

Đối ngoại, thu hút các dự án nhân đạo không chỉ mang đến những mái nhà an toàn, công trình vệ sinh

cho hộ nghèo, cận nghèo mà còn tạo cơ hội giúp họ có tư liệu sản xuất. Dự án Heifer, dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất, chất lượng, an toàn trong chăn nuôi nông hộ và dự án cho vay bê giống sinh sản là 3 trong những dự án nhân đạo được các cấp hội chữ thập đỏ duy trì và phát triển hiệu quả trong những năm gần đây. Từ các dự án, hơn 550 con bê giống sinh sản và khoảng 11.000 con gà thịt lông màu đã được bàn giao cho các hộ dân. Tham gia các dự án, người dân các xã còn được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách xây dựng chuồng trại để bảo đảm vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Dự án đã giúp nhiều người dân nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chăn nuôi, từng bước vươn lên nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đặc biệt quan tâm tới những dự án mang tính cộng đồng tại các trường học. Được triển khai từ năm 2017, đến nay, dự án xây dựng công trình vệ sinh trường học do tổ chức Latter Day Saints Charities tài trợ đã hỗ trợ

hơn 30 trường học trong tỉnh có công trình vệ sinh, nước sạch với tổng trị giá lên tới hàng tỷ đồng. Các công trình khi được đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng chăm sóc sức khỏe cán bộ, giáo viên, học sinh. Bên cạnh đó, tổ chức Latter Day Saints Charities còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các trường học tổ chức truyền thông về vệ sinh môi trường, cách sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là nhiệm vụ được Hội Chữ thập đỏ tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới, ngoài việc kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm chung tay đẩy mạnh phong trào tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam/Điôxin, Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ duy trì, mở rộng các dự án đã được triển khai đồng thời tiếp tục kêu gọi các tổ chức, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn thông qua các dự án nhân đạo để nhiều người dân trong tỉnh được hưởng lợi.

Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trịNgàNh ThaNh Tra

Năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành Thanh tra đã tham mưu cho các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đẩy mạnh thực hiện các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Trần Đình Bách, Chánh Thanh tra tỉnh trao giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thanh tra năm 2017.

NguyễN TùNg

Hiệu quả các dự án nhân đạo

HoàNg LaNHTình nguyện viên của tổ chức Habitat hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Bá Giang (xã An Vinh, huyện

Quỳnh Phụ) xây nhà.

Tập huấn phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sửNgày 22/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức

hội nghị tập huấn phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử. Dự tập huấn có trưởng ban tuyên giáo các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; Trưởng khoa Xây dựng Đảng của Trường Chính trị tỉnh, giảng viên giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên ban tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy.

THanH Tra TỉnHGặp mặt truyền thốngSáng ngày 22/11, Thanh tra tỉnh tổ chức gặp mặt

truyền thống nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập ngành Thanh tra (23/11/1945 - 23/11/2018). Đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Cách đây 73 năm, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam. Trong những năm qua, sự phát triển của ngành Thanh tra Thái Bình luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của tỉnh, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt. Thanh tra các cấp, các ngành trong tỉnh đã tiến hành hàng nghìn cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, phục vụ kịp thời yêu cầu công tác quản lý nhà nước. Qua thanh tra đã phát hiện, phòng ngừa, hạn chế các vi phạm, thu hồi hàng chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước; kiến nghị, đề xuất các cấp quản lý sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Với những thành tích đạt được, Thanh tra Thái Bình đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ... Nhiều tập thể, cá nhân của ngành đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, các cấp, các ngành khen thưởng.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương những thành tích ngành Thanh tra đạt được trong những năm qua. Để tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, đồng chí đề nghị thời gian tới ngành Thanh tra tiếp tục đổi mới phương pháp, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện tốt các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội.

Vũ TiếN

Trong 1 ngày, các đại biểu được truyền đạt các chuyên đề: các bước tiến hành, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; một số vấn đề về chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979; quán triệt Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng.

Thông qua hội nghị tập huấn giúp các đại biểu thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử đảng bộ địa phương; nắm vững các bước tiến hành, nghiên cứu, biên soạn, từ đó nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng toàn tỉnh, góp phần thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

MạNH CườNg

Thái Bình năm 1963. Ảnh tư liệu