thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 bước tiến của công nghiệp ...€¦ · Đặc...

1
3 Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh khóa XiX tại Đại hội Đại Biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XX NHÓM PHÓNG VIÊN Bà Phạm Thị Liệu, nguyên Phó Chủ tịch HĐND huyện Vũ Thư Qua nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tôi nhất trí với những đánh giá sát, đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm qua. Tuy nhiên, theo tôi một số chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ tới còn thấp. Cụ thể, đối với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% số người tham gia bảo hiểm y tế, tôi cho rằng nên đặt mục tiêu và nỗ lực cao hơn để tất cả người dân được tham gia bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Hoặc mục tiêu đặt ra là 90% trở lên số hộ gia đình, thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, tôi cho rằng nên đặt mục tiêu cao hơn để tạo động lực cho nhân dân thi đua phấn đấu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật mang thương hiệu riêng của Thái Bình; tôi mong muốn dự thảo Báo cáo sẽ bổ sung các giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tạo dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, sự đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Đặc biệt, Thái Bình đã bứt phá trở thành một trong ba tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời, là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nông thôn mới, cấp nước sạch nông thôn... Phần mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX theo tôi đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2025 và xa hơn. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân trên thế giới mà nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo tôi, dự thảo Báo cáo cần bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt trong bối cảnh, tình huống đại dịch, thiên tai xảy ra như trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Khi có những giải pháp tổng thể chủ động giải quyết được những vấn đề phát sinh đó sẽ giúp ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ông Trần Minh Bằng, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng Tôi nhất trí cao với chủ đề, nội dung dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Dự thảo Báo cáo đã chỉ rõ, dự báo tình hình trong nước và trong tỉnh những năm tới, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tôi cũng đồng tình với những giải pháp phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt: chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ; giảm diện tích trồng lúa, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, rau màu có giá trị kinh tế cao; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng trở lên, theo tôi, thời gian tới tỉnh cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay bởi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu nhập của nông dân từ đồng ruộng chưa cao, không ổn định bởi chịu tác động của thiên tai, dịch họa. C hia sẻ về lịch sử xây dựng và trưởng thành của ngành Công Thương nói chung, lĩnh vực công nghiệp của tỉnh nói riêng, đồng chí Trần Huy Quân, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, ngành Công Thương Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), các ban, ngành trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thành phố và nhân dân trong tỉnh. Ở mỗi thời kỳ phát triển, công nghiệp Thái Bình đều để lại những dấu ấn quan trọng để khi nhắc tới, các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức của ngành đều thấy tự hào. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), công nghiệp của tỉnh còn sơ khai, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh; vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm phục vụ nhiệm vụ chống thực dân, phong kiến. Những năm 1954 - 1959, hòa bình lập lại ở miền Bắc, toàn tỉnh tập trung cải tạo công thương nghiệp. Đây là giai đoạn Thái Bình cùng cả nước dốc sức cho phát triển kinh tế, chuẩn bị nguồn lực phục vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Toàn tỉnh đã thành lập được 82 HTX thủ công nghiệp, 35 tổ hợp tác sản xuất với trên 26.600 thợ thủ công... Thương nghiệp quốc doanh được hình thành, gắn kết chặt chẽ với cơ sở sản xuất thực hiện nhiệm vụ thu mua, phân phối vật tư nguyên liệu, hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Giai đoạn 1960 - 1975 đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, công nghiệp Thái Bình tiếp tục được củng cố và phát triển. Đến năm 1965, cả tỉnh đã có 26 xí nghiệp quốc doanh và HTX sản xuất công nghiệp; mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông phân phối hàng hóa. Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngày càng cam go, quyết liệt, để bảo đảm sức người, sức của phục vụ kháng chiến, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tiếp tục được củng cố, không để đứt quãng và không ngừng mở rộng. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Thái Bình cùng cả nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước. Giai đoạn 1976 - 1985, công nghiệp của tỉnh tiếp tục được sắp xếp, củng cố lại theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhà máy Đay trung ương tại Thái Bình, Xí nghiệp Xe đạp, Nhà máy Xi măng được xây dựng; 109 HTX thủ công nghiệp được hình thành; các ngành nghề truyền thống như dệt, thêu, đúc, rèn, chạm bạc... được khôi phục và phát triển rực rỡ. Cùng với đó, hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại khu vực huyện Tiền Hải được Liên Xô giúp đỡ, hợp tác thực hiện. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhờ đó cũng phát triển mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 16 - 17% tổng sản phẩm của tỉnh, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986 đến năm 1995, công nghiệp Thái Bình tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguyên liệu và lao động của địa phương, sản xuất phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Công nghệ được đổi mới, tiên tiến, hiện đại hơn, hình thành một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh, tạo sức bật mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Từ năm 1996 đến nay, tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, cùng với đổi mới công tác quản lý, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công nghiệp tập trung, nghề và làng nghề được quan tâm phát triển. Giai đoạn 1996 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,45%/năm; giai đoạn 2006 - 2010, tăng 25,4%/năm; giai đoạn 2011 - 2015, tăng bình quân 21%/năm. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, với nhiều giải pháp chủ động cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư và tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường, Thái Bình đã tạo cú hích cho sự phát triển, làm cho bức tranh ngành Công Thương thêm khởi sắc. Hiện nay, toàn tỉnh thành lập được 46 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.353,6ha; duy trì, phát triển 247 làng nghề ở các địa phương tạo mạng lưới sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rộng khắp, thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp vào hoạt động ở các ngành hàng: dệt may, sản xuất linh kiện ô tô, đóng tàu, phụ kiện điện thoại di động, cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất máy và phụ kiện máy nông nghiệp... tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Thái Bình có diện tích hơn 30.000ha trên địa bàn hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Hiện nay, Khu kinh tế Thái Bình đã và đang thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp với những dự án lớn vào đầu tư. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như dự án xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc (Thái Thụy) với hai nhà máy, tổng công suất 1.800MW, dự kiến doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng/năm và nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Dự án điện gió với công suất dự kiến 70MW, được chia thành hai giai đoạn quy hoạch, hiện UBND tỉnh đã đồng ý cho 2 nhà đầu tư triển khai nghiên cứu, thực hiện; 3 nhà đầu tư đang đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép vào khảo sát để đầu tư phát triển điện gió. Dự án khai thác và phân phối khí, tỉnh đã thu hút Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư hệ thống khai thác và phân phối khí thấp áp với trữ lượng 200 triệu m 3 /năm... Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2016 đạt 39.673 tỷ đồng thì hết năm 2019 đã đạt 72.315 tỷ đồng và ước năm 2020 đạt khoảng 80.433 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2016 - 2020) ước đạt 299.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,3%/năm, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Toàn tỉnh hiện có gần 7.200 doanh nghiệp, gấp 1,6 lần so với năm 2015 và có 878 chi nhánh, văn phòng đại diện với vốn đăng ký 74.960 tỷ đồng, 437 HTX, 172 tổ hợp tác, 247 làng nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 260.000 lao động góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thương mại, dịch vụ đạt 77,4%. Qua 75 năm xây dựng, phát triển, lĩnh vực công nghiệp và những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang được đánh thức. Mỗi người dân đều tin tưởng Thái Bình sẽ tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm trở thành tỉnh công nghiệp, giàu đẹp, văn minh. Khắc Duẩn Bước tiến của công nghiệp thái Bình 75 năm qua, công nghiệp Thái Bình có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, góp phần đưa kinh tế của tỉnh không ngừng vươn lên, cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dệt may đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Đ ể góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch Covid-19, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó: (i) Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có Covid-19 đã được thông báo cách ly nhưng trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm lây bệnh cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và sẽ bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người; hướng dẫn xử lý hình sự liên quan đến phòng, chống dịch covid-19 PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Sở tư pháp thái Bình - Báo thái Bình phối hợp thực hiện (ii) Người chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, khu phong tỏa nhưng thực hiện một trong các hành vi: trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà gây thiệt hại từ 100 triệu trở lên, sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự; (iii) Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở thẩm mỹ...) để cơ sở hoạt động khi đã có quyết định tạm dừng để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan, người có thẩm quyền mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự; (iv) Người có hành vi đưa thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự; (v) Người có hành vi đưa trái phép thông tin về cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh thì bị xử lý về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự; (vi) Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự; (vii) Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự; (viii) Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự; (ix) Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự; (x) Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự. Cũng theo Công văn số 45, sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như: làm lây bệnh cho từ 2 người trở lên, làm chết người...); trường hợp phạm tội chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh) thì áp dụng hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Ngoài ra, trong thời gian có dịch bệnh Covid-19, phải đưa các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch ra xét xử nhưng bảo đảm quy định về phòng, chống dịch (như: phòng xử án bố trí tối đa không quá 10 người; nếu phải triệu tập nhiều hơn 10 người tham gia phiên tòa thì bố trí cho họ ngồi phòng khác có sử dụng thiết bị điện tử hoặc xét xử lần lượt từng bị cáo; bố trí khoảng cách giữa những người tham gia phiên tòa tối thiểu 2m...). Sở Tư pháp Thái bình Ngày 31/3/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1422/UBND- KTTC về việc tạm dừng kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1/4/2020. Công an tỉnh, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xổ số, đặt cược, trò trơi điện tử có thưởng trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh trên địa bàn nghiêm chỉnh chấp hành tạm dừng hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng theo đúng quy định của pháp luật. Về việc tạm dừng kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh P.V Chiều ngày 31/3, Sở Công Thương tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số siêu thị, chợ và cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đoàn đã kiểm tra cửa hàng kinh doanh ăn uống cơm tám - gà rang, số 279 phố Quang Trung; một số cửa hàng kinh doanh trên phố Hai Bà Trưng; siêu thị Vinmart - trung tâm thương mại Vincom và chợ Đề Thám (thành phố Thái Bình). Qua kiểm tra, cơ bản các siêu thị, cửa hàng và Ban Quản lý chợ đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa không thuộc mặt hàng thiết yếu đã tự giác đóng cửa, tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của cơ quan chức năng. Qua nắm bắt, các cửa hàng và siêu thị đã chuẩn bị đủ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Bình vẫn còn một số cửa hàng thuộc diện phải đóng cửa, dừng hoạt động nhưng chưa chấp hành nghiêm. Đoàn kiểm tra đã đề nghị UBND thành phố Thái Bình tập trung chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, đôn đốc các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Kiểm tra một số siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình hà Thanh

Upload: others

Post on 25-Sep-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020 Bước tiến của công nghiệp ...€¦ · Đặc biệt, Thái Bình đã bứt phá trở thành một trong ba tỉnh, thành phố có

3Thứ tư, ngày 1 tháng 4 năm 2020

góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh khóa XiX

tại Đại hội Đại Biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XX

Nhóm phóNg viêN

Bà Phạm Thị Liệu, nguyên Phó Chủ tịch HĐND huyện Vũ ThưQua nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tôi nhất trí với những đánh giá sát, đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm qua. Tuy nhiên, theo tôi một số chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ tới còn thấp. Cụ thể, đối với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% số người tham gia bảo hiểm y tế, tôi cho rằng nên đặt mục tiêu và nỗ lực cao hơn để tất cả người dân được tham gia

bảo hiểm y tế, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Hoặc mục tiêu đặt ra là 90% trở lên số hộ gia đình, thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, tôi cho rằng nên đặt mục tiêu cao hơn để tạo động lực cho nhân dân thi đua phấn đấu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật mang thương hiệu riêng của Thái Bình; tôi mong muốn dự thảo Báo cáo sẽ bổ sung các giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tạo dựng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Vũ Quý, huyện Kiến XươngTrong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dưới sự lãnh

đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, sự đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Đặc biệt, Thái Bình đã bứt phá trở thành một trong ba tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời, là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nông thôn mới, cấp nước sạch nông

thôn... Phần mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX theo tôi đã xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2025 và xa hơn. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân trên thế giới mà nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo tôi, dự thảo Báo cáo cần bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặt trong bối cảnh, tình huống đại dịch, thiên tai xảy ra như trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Khi có những giải pháp tổng thể chủ động giải quyết được những vấn đề phát sinh đó sẽ giúp ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ông Trần Minh Bằng, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng

Tôi nhất trí cao với chủ đề, nội dung dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Dự thảo Báo cáo đã chỉ rõ, dự báo tình hình trong nước và trong tỉnh những năm tới, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tôi cũng đồng tình với những giải pháp phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt: chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ; giảm diện tích trồng lúa, mở

rộng diện tích trồng cây ăn quả, rau màu có giá trị kinh tế cao; xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng trở lên, theo tôi, thời gian tới tỉnh cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay bởi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu nhập của nông dân từ đồng ruộng chưa cao, không ổn định bởi chịu tác động của thiên tai, dịch họa.

Chia sẻ về lịch sử xây dựng và trưởng thành của ngành Công Thương nói chung, lĩnh

vực công nghiệp của tỉnh nói riêng, đồng chí Trần Huy Quân, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, ngành Công Thương Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), các ban, ngành trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thành phố và nhân dân trong tỉnh. Ở mỗi thời kỳ phát triển, công nghiệp Thái Bình đều để lại những dấu ấn quan trọng để khi nhắc tới, các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức của ngành đều thấy tự hào.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), công nghiệp của tỉnh còn sơ khai, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh; vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm phục vụ nhiệm vụ chống thực dân, phong kiến.

Những năm 1954 - 1959, hòa bình lập lại ở miền Bắc, toàn tỉnh tập trung cải tạo công thương nghiệp. Đây là giai đoạn Thái Bình cùng cả nước dốc sức cho phát triển kinh tế, chuẩn bị nguồn lực phục vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Toàn tỉnh đã thành lập được 82 HTX thủ công nghiệp, 35 tổ hợp tác sản xuất với trên 26.600

thợ thủ công... Thương nghiệp quốc doanh được hình thành, gắn kết chặt chẽ với cơ sở sản xuất thực hiện nhiệm vụ thu mua, phân phối vật tư nguyên liệu, hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

Giai đoạn 1960 - 1975 đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, công nghiệp Thái Bình tiếp tục được củng cố và phát triển. Đến năm 1965, cả tỉnh đã có 26 xí nghiệp quốc doanh và HTX sản xuất công nghiệp; mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông phân phối hàng hóa. Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngày càng cam go, quyết liệt, để bảo đảm sức người, sức của phục vụ kháng chiến, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tiếp tục được củng cố, không để đứt quãng và không ngừng mở rộng.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Thái Bình cùng cả nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước. Giai đoạn 1976 - 1985, công nghiệp của tỉnh tiếp tục được sắp xếp, củng cố lại theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhà máy Đay trung ương tại Thái Bình, Xí nghiệp Xe đạp, Nhà máy Xi măng được xây dựng; 109 HTX thủ công nghiệp được hình thành; các ngành nghề truyền thống như dệt, thêu, đúc, rèn, chạm bạc...

được khôi phục và phát triển rực rỡ. Cùng với đó, hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại khu vực huyện Tiền Hải được Liên Xô giúp đỡ, hợp tác thực hiện. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhờ đó cũng phát triển mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 16 - 17% tổng sản phẩm của tỉnh, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986 đến năm 1995, công nghiệp Thái Bình tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguyên liệu và lao động của địa phương, sản xuất phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Công nghệ được đổi mới, tiên tiến, hiện đại hơn, hình thành một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh, tạo sức bật mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.

Từ năm 1996 đến nay, tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, cùng với đổi mới công tác quản lý, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công nghiệp tập trung, nghề và làng nghề được quan tâm phát triển. Giai đoạn 1996 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11,45%/năm; giai đoạn 2006 - 2010, tăng 25,4%/năm; giai đoạn 2011 - 2015, tăng bình quân

21%/năm. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, với nhiều giải pháp chủ động cơ cấu lại các ngành sản xuất công nghiệp, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư và tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường, Thái Bình đã tạo cú hích cho sự phát triển, làm cho bức tranh ngành Công Thương thêm khởi sắc.

Hiện nay, toàn tỉnh thành lập được 46 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.353,6ha; duy trì, phát triển 247 làng nghề ở các địa phương tạo mạng lưới sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rộng khắp, thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp vào hoạt động ở các ngành hàng: dệt may, sản xuất linh kiện ô tô, đóng tàu, phụ kiện điện thoại di động, cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất máy và phụ kiện máy nông nghiệp... tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Thái Bình có diện tích hơn 30.000ha trên địa bàn hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Hiện nay, Khu kinh tế Thái Bình đã và đang thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp với những dự án lớn vào đầu tư. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như dự án xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc (Thái Thụy) với hai nhà máy, tổng công suất 1.800MW, dự kiến doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng/năm và nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Dự án điện gió với công suất dự kiến 70MW, được chia thành hai giai đoạn quy hoạch, hiện UBND tỉnh đã đồng ý cho 2 nhà đầu tư triển khai nghiên cứu, thực hiện; 3 nhà đầu tư đang đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép vào khảo sát để đầu tư phát triển điện gió. Dự án khai thác và phân phối khí, tỉnh đã thu hút Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư hệ thống khai thác và phân phối khí thấp áp với trữ lượng 200 triệu m3/năm...

Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2016 đạt 39.673 tỷ đồng thì hết năm 2019 đã đạt 72.315 tỷ đồng và ước năm 2020 đạt khoảng 80.433 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2016 - 2020) ước đạt 299.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19,3%/năm, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Toàn tỉnh hiện có gần 7.200 doanh nghiệp, gấp 1,6 lần so với năm 2015 và có 878 chi nhánh, văn phòng đại diện với vốn đăng ký 74.960 tỷ đồng, 437 HTX, 172 tổ hợp tác, 247 làng nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 260.000 lao động góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thương mại, dịch vụ đạt 77,4%.

Qua 75 năm xây dựng, phát triển, lĩnh vực công nghiệp và những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang được đánh thức. Mỗi người dân đều tin tưởng Thái Bình sẽ tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm trở thành tỉnh công nghiệp, giàu đẹp, văn minh.

Khắc Duẩn

Bước tiến của công nghiệp thái Bình75 năm qua, công nghiệp Thái Bình có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và

chất lượng, góp phần đưa kinh tế của tỉnh không ngừng vươn lên, cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dệt may đang là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Để góp phần ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch Covid-19, Hội

đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó:

(i) Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có Covid-19 đã được thông báo cách ly nhưng trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm lây bệnh cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự và sẽ bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người;

hướng dẫn xử lý hình sựliên quan đến phòng, chống dịch covid-19

PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝSở tư pháp thái Bình - Báo thái Bình phối hợp thực hiện

(ii) Người chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, khu phong tỏa nhưng thực hiện một trong các hành vi: trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly hoặc không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối mà gây thiệt hại từ 100 triệu trở lên, sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự;

(iii) Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở thẩm mỹ...) để cơ sở hoạt động khi đã có quyết định tạm dừng để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan, người có thẩm quyền mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi

đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự;

(iv) Người có hành vi đưa thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự;

(v) Người có hành vi đưa trái phép thông tin về cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh thì bị xử lý về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự;

(vi) Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm

đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự;

(vii) Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự;

(viii) Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự;

(ix) Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người

thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự;

(x) Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cũng theo Công văn số 45, sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như: làm lây bệnh cho từ 2 người trở lên, làm chết người...); trường hợp phạm tội chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh) thì áp dụng hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Ngoài ra, trong thời gian có dịch bệnh Covid-19, phải đưa các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch ra xét xử nhưng bảo đảm quy định về phòng, chống dịch (như: phòng xử án bố trí tối đa không quá 10 người; nếu phải triệu tập nhiều hơn 10 người tham gia phiên tòa thì bố trí cho họ ngồi phòng khác có sử dụng thiết bị điện tử hoặc xét xử lần lượt từng bị cáo; bố trí khoảng cách giữa những người tham gia phiên tòa tối thiểu 2m...).

Sở Tư pháp Thái bình

Ngày 31/3/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1422/UBND-KTTC về việc tạm dừng kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1/4/2020. Công an tỉnh, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xổ số, đặt cược, trò trơi điện tử có thưởng trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh trên địa bàn nghiêm chỉnh chấp hành tạm dừng hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc tạm dừng kinh doanh xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng trên địa bàn tỉnh

p.v

Chiều ngày 31/3, Sở Công Thương tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số siêu thị, chợ và cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình.

Đoàn đã kiểm tra cửa hàng kinh doanh ăn uống cơm tám - gà rang, số 279 phố Quang Trung; một số cửa hàng kinh doanh trên phố Hai Bà Trưng; siêu thị Vinmart - trung tâm thương mại Vincom và chợ Đề Thám (thành phố Thái Bình). Qua kiểm tra, cơ bản các siêu thị, cửa hàng và Ban Quản lý chợ đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa không thuộc mặt hàng thiết yếu đã tự giác đóng cửa, tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của cơ quan chức năng. Qua nắm bắt, các cửa hàng và siêu thị đã chuẩn bị đủ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Bình vẫn còn một số cửa hàng thuộc diện phải đóng cửa, dừng hoạt động nhưng chưa chấp hành nghiêm. Đoàn kiểm tra đã đề nghị UBND thành phố Thái Bình tập trung chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, đôn đốc các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Kiểm tra một số siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình

hà Thanh