thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · web...

24
Chính trị - Xã hội Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988? 14/03/2013 13:15 (TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam. Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn. Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

Upload: others

Post on 19-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Chính trị - Xã hội Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?14/03/2013 13:15(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

Page 2: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

Page 3: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

 

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

Page 4: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:

Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

Liêm Thạch

Page 5: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Ngày 14.3 không thể nào quên14/03/2013 5:00(TNO) Đúng ngày này 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Bài báo 25 năm trước 

Tháng 3.1988, Báo Thanh Niên (khi ấy còn là tuần tin) đã có nhiều thông tin, bài viết vạch rõ mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Trường Sa, Thanh Niên xin đăng lại những bài báo vạch rõ dã tâm của kẻ xâm lược cách đây 25 năm.

Điểm dư luận phương tây: Trung Quốc là kẻ tội phạm trong vấn đề Trường Sa

Xét về nguồn gốc lịch sử và căn cứ vào Công pháp quốc tế, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố căn bản để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận rộng rãi trên thế giới hiểu rõ điều đó và đã lên tiếng xác nhận hai quần đảo này là của Việt Nam.

Khẩu đội DKZ đảo Sinh Tồn Đông quần đảo Trường Sa ra vị trí sẵn sàng chiến đấu - Ảnh: Quốc Vi

Page 6: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Từ Pháp - nước mà trước kia từng chiếm và đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ - tờ báo khuynh hữu Thế giới (3.3.88) đã viết: "Kể từ thế kỷ 17, Việt Nam đã có chân về kinh tế cũng như chính trị trên các đảo này, và bằng chứng đưa ra là chính quyền thuộc địa Pháp đã sáp nhập vào Đông Dương cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Thật không có gì khôi hài, ngang ngược và xảo trá cho bằng những lý lẽ do Bắc Kinh đưa ra về vấn đề Trường Sa. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hai lần lớn tiếng nói rằng Trung Quốc chỉ tiến hành "các hoạt động khảo sát bình thường trên vùng biển thuộc lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" (?). Có hai điều cần chú ý. "Khảo sát bình thường" với hàng lô lốc tàu chiến và binh lính đổ bộ ư? "Lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc" ở đây lại là vùng quần đảo Trường Sa sao? Với giọng điệu của kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng, họ cho tàu chiến bắn cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam rồi lại lu loa rằng Việt Nam đã tiến công họ. Ngày 16.3, hãng tin Pháp AFP đã phát bài bình luận khẳng định Việt Nam là người vô tội, còn Trung Quốc là kẻ tội phạm.

Hãng tin này viết: "Hành động của Trung Quốc rất vụng về, vì đã lợi dụng lễ tang (của ông Phạm Hùng) để thọc dao găm vào lưng người Việt Nam". Báo Thụy Điển Xvenxca Đac-blađet (17.3) cũng viết rằng: "Đa số các nhà bình luận đều nhất trí nhận định rằng chính Trung Quốc đã khiêu khích để gây ra các vụ xung đột trong những ngày vừa qua ở quần đảo Trường Sa". Và còn nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc đã cố ý khích động sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam".

Về sâu xa và toàn cục, vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa nằm trong chiến lược bành trướng bá quyền của giới lãnh đạo Trung Quốc mang nặng tư tưởng Đại Hán phản động. Dư luận thế giới vẫn nhớ rằng Bắc Kinh đã từng đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông những tấm bản đồ mà lãnh thổ Trung Quốc được khoanh gồm cả Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ, Triều Tiên, Malaysia và Indonesia. Trong mấy ngày gần đây, tờThời báo Ấn Độ đã liên tiếp đăng tin, bài vạch trần tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông và tố cáo ý đồ mở rộng vùng lãnh hải của họ ra tới 90% diện tích của vùng biển này. Ngay cả tờ báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học Thiên Chúa giáo (17.3) cũng nhận xét: "Cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Hoa Nam đối với quần đảo Trường Sa làm rõ những tham vọng hải quân ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vùng biển chiến lược quan trọng này".

Ý đồ lâu dài của Bắc Kinh đối với biển Đông càng lộ rõ hơn khi từ tháng 7.1987, đảo Hải Nam - vùng đất Trung Quốc nằm gần hai quần đảo của Việt Nam nhất - đã được nâng lên thành một tỉnh của Trung Quốc với diện tích bao gồm cả hai quần đảo này (!). Ngày 18.3.1988, phóng viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa đi thăm Hải Nam về viết bài cho biết hoạt động hải và không quân trên đảo này đang trở nên nhộn nhịp hơn. Đây là một căn cứ tàu ngầm của hạm đội Nam Hải. Các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến Trung Quốc đang gây hấn ở Trường Sa đã xuất phát từ Hải Nam.

Page 7: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Theo nhiều nhà bình luận phương Tây, một trong những mục đích trước mắt của Bắc Kinh khi gây căng thẳng ở Trường Sa là tăng thêm sức ép với Việt Nam nhằm áp đặt một giải pháp có lợi cho họ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Mặt khác, Trung Quốc có thể còn muốn tạo một hoàn cảnh bất lợi cho Việt Nam sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Quả thật, nếu có ấn tượng là tình hình bất an và đường biển bị kiểm soát, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất dễ ngán dội và e dè. Sự lo ngại này hoàn toàn có cơ sở vì trước nay Trung Quốc vẫn thường xuyên tìm mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế Việt Nam từ trong nước đến trên thị trường quốc tế. Nói tóm lại Bắc Kinh muốn dùng một mũi tên bắn chết nhiều con chim!

Đài BBC (London 21.3.1988) bình luận rằng: "Việc hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cũng như quyết tâm của họ muốn duy trì sự có mặt thường xuyên về quân sự tại quần đảo Trường Sa này không những chỉ làm cho Việt Nam, mà còn làm nhiều quốc gia khác thuộc hiệp hội ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines phải lo ngại... Nhưng, dù cho Trung Quốc quả có đạt được lợi điểm quân sự nào đi nữa trong việc có quân đội hiện diện thường xuyên tại vùng Trường Sa, thì việc này xem ra cũng sẽ không đủ để bù lại những thiệt hại to lớn về mặt ngoại giao trong các mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong vùng".

Bài báo đăng trên trang 4 Tuần tin Thanh Niên ngày 28.3.1988 - Ảnh: Độc Lập (chụp lại)

Page 8: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Với thiện chí và lòng yêu chuộng hòa bình, phía Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc tham gia đàm phán để giải quyết các bất đồng giữa hai nước có liên quan đến Trường Sa, cũng như các vấn đề tranh chấp về biên giới và Hoàng Sa. Chủ trương này của Việt Nam đã nhận được sự đồng tình của dư luận rộng rãi trên thế giới - ngoại trừ Trung Quốc! Trong bài tuyên bố ngày 1.3 tại Cairô (Ai Cập), Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi (OSPAA) khẳng định: "Cũng như mọi dân tộc khác, việc bảo vệ tổ quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng của nhân dân Việt Nam và do đó chúng tôi đòi các tàu chiến, các LLVT của Trung Quốc phải rút ngay khỏi các đảo trên".

Phạm Hồng Phước(Tuần tin Thanh Niên 28.3-4.4.1988)

Những bài báo đăng trên Nhân Dân tháng 3.1988

Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 18.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại)

Page 9: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 15.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại)

Page 10: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Bài đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 16.3.1988 - Ảnh: Trường Sơn (chụp lại)

Page 11: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Chính trị - Xã hội Thêm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa04/01/2013 18:25(TNO) Ngày 4.1, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội (NCPTKTXH) TP.Đà Nẵng tiếp nhận thêm 1 Atlas và 43 bản đồ lãnh thổ Trung Quốc do ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa Giáo dục Việt Nam tại Mỹ, sưu tầm và gửi tặng.

>> Nghiên cứu bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam

Viện NCPTKTXH đánh giá, giá trị nhất là cuốn Trung Hoa Bưu Chính Dư Ðồ, Atlas do Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc phát hành năm 1919 tại Nam Kinh. Atlas này cùng 43 bản đồ cổ chỉ rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 23.11.2012, ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) đã tiếp nhận đợt 1 gồm 90 bản đồ cổ và năm tập sách, tạp chí chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam do ông Trần Thắng tặng.

Sắp tới, ông Thắng sẽ tiếp tục gửi 32 tấm ảnh bản đồ cổ để hoàn tất bộ sưu tập bản đồ, Atlas cổ do Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới in ấn, phát hành, để chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Page 12: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Bìa Atlas Trung Hoa Bưu Chính Dư Đồ phát hành năm 1919

Page 13: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng
Page 14: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Bên trong Atlas

Bản đồ Trung Quốc trong Atlas không có Hoàng Sa, Trường Sa

Page 15: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Theo bản đồ, cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Tin, ảnh: Nguyễn Tú

ơ

 Gặp Hoàng Sa ở Lý Sơn - Kỳ 4: Bằng chứng đây!25/04/2012 3:29Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, điều đó là bất biến. Nếu có ai đó hỏi “bằng chứng đâu?”, xin thưa: “Nó đây, “sổ đỏ” của Hoàng Sa đây!”.

>> Kỳ 3: Những hình nhân chết thế

“Sổ đỏ” đó chính là Tờ lệnh điều quân ra Hoàng Sa có từ thời Minh Mạng được dòng họ Đặng ở thôn Đồng Hộ xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ từ năm 1834 đến năm 2009, đúng 175 năm. Có thể xem đây là “bằng chứng” sống động nhất về chủ quyền của nước

Page 16: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

ta tại Hoàng Sa.

Bằng cách nào mà dòng họ Đặng giữ được báu vật ấy một cách nguyên vẹn trong điều kiện có quá nhiều đổi thay của thời cuộc suốt 175 năm qua cũng như sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi vùng đất này? Đó là câu chuyện đậm chất truyền kỳ mà sự cẩn trọng, chỉn chu của người giữ nó không thôi chưa đủ, cần phải có một ý thức rất cao về lòng yêu nước, yêu Hoàng Sa thì mới thực hiện được.

Lần giở trước đèn

Trên đường ra Chùa Hang, di tích văn hóa cấp quốc gia của Lý Sơn, trước khi gặp biển, rẽ trái theo con đường làng một quãng ngắn là gặp nhà thờ họ Đặng ở thôn Đồng Hộ. Đó là gian nhà ngói khiêm nhường nhưng ấm cúng, nép mình dưới hàng cây cổ thụ sum suê lá xanh và rực đỏ hoa giấy mùa này. Họ Đặng không phải là tộc họ lớn ở Lý Sơn, song có một nhân vật của dòng họ này đã thành “giai thoại” của làng. Đó là Đặng Văn Siểm, người đời sau ví ông như con kình ngư của biển khơi. Cũng nghe “đồn đoán” vậy thôi chứ chẳng có tài liệu nào đề cập đến nhân vật này. Cho đến mùa hè năm 2009, khi thấy Đặng Văn Siểm được nêu tên trong “Tờ lệnh”, lại được giao làm đà công thì dòng họ Đặng mới biết thêm về tổ tiên mình.

 Trao Tờ lệnh cho Bộ Ngoại giao - Ảnh: Trần Đăng

Ông Đặng Tôn, trưởng tộc họ Đặng, là người chăm sóc hương hỏa đồng thời cũng là người duy nhất được dòng họ giao cho chìa khóa giữ chiếc rương có đựng “tài liệu quý”. Chữ Hán của ông Tôn chỉ đủ nhận mặt nhất nhị tam tứ ngũ nên ông chẳng biết gì về nội dung của các tài liệu toàn chữ Hán được cha ông trao lại đang để trong chiếc rương nọ.

Page 17: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Theo di chúc của tổ tiên, họ Đặng quy định phải 20 năm mới được mở chiếc rương một lần. Chủ yếu là xem thử có mối mọt hao khuyết gì không để còn khắc phục. Năm 2004, ông Đặng Tôn mất, em trai ông là Đặng Lên được phép “kế tục” anh trai. Ông Lên nhớ lại: “Tôi được biết là chiếc rương kia đã được mở vào các năm 1939, 1959, 1979, 1999, đúng như quy ước của dòng họ. Lẽ ra đến năm 2019 thì mới được mở nhưng năm 2009, chỉ 10 năm sau lần mở cuối cùng, tôi xin phép dòng tộc được mở rương”. Hỏi ông Lên vì sao lại “phá lệ”? Ông nghiêm trang nói: “Hình như có ai đó mách bảo rằng, chiếc rương ấy đang mang trong lòng nó một sứ mệnh nên tôi quyết định xin phép được mở ra. Và đúng là như thế”.

Kể từ năm 2005, ngư dân Lý Sơn liên tục bị Trung Quốc bắt bớ và đòi tiền chuộc mỗi khi họ ra Hoàng Sa đánh cá, với lý do là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Nghe giọng điệu ấy, ông Lên tức lắm. Linh cảm đã mách bảo với ông rằng, tài liệu trong chiếc rương kia có thể giúp được gì chăng trong việc khẳng định chủ quyền của nước ta tại Hoàng Sa. Và rồi ông quyết định sắm một lễ cúng để “xin phép” tiên linh mở rương nhân lệ cúng xuân tháng 4.2009. Đó không phải là lần đầu tiên ông Lên chứng kiến mở chiếc rương nhưng việc “lần giở” báu vật của tiền nhân lần này, lòng ông rộn lên nỗi niềm khó tả! Gần như tập tài liệu vẫn còn nguyên nếp gấp, còn thơm mùi mực, như thể ông bà dòng họ Đặng cất chúng vào rương vừa mới hôm qua. Ông sai đứa cháu sao chụp toàn bộ tài liệu nọ và tìm người dịch giúp. Bản dịch cho biết đó là Tờ lệnh điều động binh phu ra Hoàng Sa năm 1834, trong đó, ông Đặng Văn Siểm được giao làm đà công! Dòng họ Đặng rồi cả đảo Lý Sơn, rồi tỉnh Quảng Ngãi và cả nước như sôi lên với tài liệu này.

Ý thức của dòng tộc

Ông Đặng Lên nói: “Một lần nữa tôi biết ơn tiền nhân dòng họ Đặng đã giữ được báu vật này cho đất nước. Phải rất có ý thức thì mới giữ được, vì suốt 300 năm qua, bao lớp trai làng trên đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa, có rất nhiều tờ lệnh điều động nhưng chỉ giữ được có mỗi một tờ này. Ông cha chúng tôi đã để tài liệu ấy vào chiếc rương bằng gỗ tra bể, một loại danh mộc gần như thất truyền ở Lý Sơn này”. Cũng theo ông Lên, nếu để Tờ lệnh vào chiếc rương bằng loại gỗ khác, e có khi đã hỏng lâu rồi. Tra bể là loại gỗ chống mối mọt và giữ được độ ẩm cao, bảo vệ được lớp giấy dó và chữ viết trên đó còn nguyên vẹn.

Nghe phát hiện “sổ đỏ” cho Hoàng Sa, nhiều cuộc điện thoại “trong bóng đêm” đã tới tấp gọi về nhà ông Lên và xin mua với giá 2 tỉ đồng. Ông Lên đã chối từ và cấp báo sự việc trên với tỉnh Quảng Ngãi. Lập tức một tiểu đội cảnh sát cơ động được cấp tốc điều ra đảo để giữ Tờ lệnh và đợi ngày chuyển vào đất liền để giao cho Bộ Ngoại giao. Lần đầu tiên dân Lý Sơn mới nhìn thấy sắc phục của cảnh sát cơ động trên đảo, không phải để “trấn áp tội phạm” hay xử lý “nóng” các vụ đâm chém mà là để bảo vệ Tờ lệnh. Thế mới biết, giá trị và ý nghĩa của Tờ lệnh như thế nào.

Trước ngày đưa Tờ lệnh vào đất liền để hiến cho Nhà nước, dòng họ Đặng lại có một đêm mất ngủ. Các bà, các cô, các chị trong làng đã tề tựu về đây để cùng với con cháu họ Đặng “cúng cơm” xin ông bà cho phép được hiến báu vật ấy cho quốc gia. Trên mâm cỗ cúng ông bà hôm ấy, người ta lại thấy bày ra những món ăn quen thuộc dành cho lính

Page 18: thcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vnthcs-ntphuong.thuathienhue.edu.vn/imgs/bao-thanh-nie… · Web viewNày là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng

Hoàng Sa thuở trước. Này là bánh nổ - một loại lương khô khá đặc thù của Quảng Ngãi, nọ là bánh thuẩn, kia là bánh ít lá gai… Đây là những loại bánh dùng làm lương khô, có thể để lâu ngày trên thuyền đi biển mà không sợ hỏng. Cách thức làm những thứ bánh đó được những người đàn bà trên đảo Lý Sơn gìn giữ hết đời này sang đời khác. Gìn giữ và “truyền đời” các loại bánh đó cho con cháu như lưu ký những kỷ niệm của tổ tiên và cũng là hâm nóng Hoàng Sa, là gieo vào lòng thế hệ trẻ hôm nay để chúng biết rằng hiện vẫn còn một góc trời của Tổ quốc nơi Hoàng Sa đang nằm trong tay kẻ khác.

Đáp lại sự hiến dâng đó của dòng họ Đặng, mới đây, đại diện Bộ Ngoại giao đã về tận Lý Sơn để trao cho tộc họ Đặng tấm bằng khen của Bộ. Thay mặt dòng tộc, ông Đặng Lên cảm ơn sự quan tâm đó đồng thời kiến nghị, nên làm cách nào đó để cho Tờ lệnh được “cựa quậy”, được phát huy tác dụng về giá trị của nó trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa chứ không nên biến nó thành một thứ “hàng mẫu” trưng bày trong viện bảo tàng.

Tờ lệnh là bằng chứng về chủ quyền tại Hoàng Sa là điều không bàn cãi nữa. Nhưng, với thế hệ hậu bối của dân Lý Sơn, họ có một “tờ lệnh” khác cho riêng mình mà không cần bất cứ một ấn chỉ nào. Đó là tấm lòng của con cháu đối với Hoàng Sa, để mỗi khi nổ máy rời bến tàu, các mũi thuyền lại hướng về quần đảo ấy, bất chấp những tai ương đang chờ đón họ.

Trần Đăng - Đỗ Hùng - Hiển Cừ