thi tn -nonglamthuysan

27
CÂU HI ÔN THI TRC NGHIM Chuyên ngành Nông nghip và Phát trin nông thôn Nhóm ngành Qun lý Nông - Lâm sn và Thy sn (Mã ngành: 06.NN-QLCL) Câu 1: Theo Lut Tiêu chun và Quy chun kthut năm 2006, hthng tiêu chun Vit Nam gm có: a. 2 hthng b. 3 hthng c. 4 hthng d. 1 hthng Câu 2: Theo Lut Tiêu chun và Quy chun kthut năm 2006, chng nhn hp quy được hiu là: a. Vic xác nhn đối tượng ca hot động trong lĩnh vc quy chun kthut phù hp vi quy chun kthut tương ng. b. Vic xác nhn đối tượng ca hot động trong lĩnh vc tiêu chun kthut phù hp vi quy chun kthut tương ng. c. Vic xác nhn đối tượng ca hot động trong lĩnh vc tiêu chun kthut phù hp vi tiêu chun kthut tương ng. d. Không có ý nào đúng. Câu 3: Theo Lut Tiêu chun và Quy chun kthut năm 2006, công bhp quy được hiu : a. Vic tchc, cá nhân tcông bđối tượng ca hot động trong lĩnh vc tiêu chun kthut phù hp vi quy chun kthut tương ng b. Vic tchc, cá nhân tcông bđối tượng ca hot động trong lĩnh vc quy chun kthut phù hp vi quy chun kthut tương ng c. Vic tchc, cá nhân tcông bđối tượng ca hot động trong lĩnh vc tiêu chun kthut phù hp vi tiêu chun kthut tương ng d. C3 ý trên đều đúng Câu 4: Theo Lut Tiêu chun và Quy chun kthut năm 2006, đối tượng áp dng là: a. Tchc, cá nhân Vit Nam có hot động liên quan đến tiêu chun và quy chun kthut ti Vit Nam. b. Tchc, cá nhân nước ngoài có hot động liên quan đến tiêu chun và quy chun kthut ti Vit Nam. c. Người Vit Nam định cư nước ngoài có hot động liên quan đến tiêu chun và quy chun kthut ti Vit Nam. d. C3 ý trên đều đúng. Câu 5: Theo Lut Tiêu chun và Quy chun kthut năm 2006, vic xác nhn đối tượng ca hot động trong lĩnh vc tiêu chun phù hp vi tiêu chun tương ng là: a. Chng nhn hp chun .

Upload: khanh-nguyen-quoc

Post on 15-Jan-2016

14 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM Chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhóm ngành Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản

TRANSCRIPT

Page 1: Thi TN -NonglamThuysan

CÂU HỎI ÔN THI TR ẮC NGHIỆM Chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nhóm ngành Quản lý Nông - Lâm sản và Thủy sản (Mã ngành: 06.NN-QLCL)

Câu 1: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm có:

a. 2 hệ thống

b. 3 hệ thống

c. 4 hệ thống

d. 1 hệ thống

Câu 2: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, chứng nhận hợp quy được hiểu là:

a. Việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

b. Việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

c. Việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

d. Không có ý nào đúng.

Câu 3: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, công bố hợp quy được hiểu là:

a. Việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

b. Việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

c. Việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 4: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, đối tượng áp dụng là:

a. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Vi ệt Nam.

b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Vi ệt Nam.

c. Người Vi ệt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Vi ệt Nam.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 5: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng là:

a. Chứng nhận hợp chuẩn .

Page 2: Thi TN -NonglamThuysan

b. Xác nhận hợp chuẩn.

c. Chứng nhận hợp quy.

d. Công nhận hợp quy.

Câu 6: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng là:

a. Chứng nhận hợp chuẩn .

b. Công nhận hợp chuẩn.

c. Chứng nhận hợp quy

d. Xác nhận hợp quy.

Câu 7: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn gồm:

a. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

b. Quá trình, môi trường

c. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội

d. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn gồm:

a. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

b. Quá trình, môi trường

c. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội

d. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, cơ quan nào quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn?

a. Chính phủ

b. Bộ Khoa học và Công nghệ

c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d. Thủ tướng Chính phủ.

Câu 10: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, cơ quan nào quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn?

a. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

b. Bộ Khoa học và Công nghệ.

c. Chính phủ.

d. Bộ Y tế.

Câu 11: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

a. Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở

b. Tiêu chuẩn ngành

c. Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành

Page 3: Thi TN -NonglamThuysan

d. Cả a và b đều đúng.

Câu 12: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, các căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn gồm:

a. Tiêu chuẩn quốc tế.

b. Tiêu chuẩn khu vực.

c. Tiêu chuẩn nước ngoài.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định về:

a. Chất lượng sản phẩm hàng hóa

b. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

c. An toàn thực phẩm

d. Tiêu chuẩn kỹ thuật

Câu 14 . Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Các tổ chức nào sau đây xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở?

a. Tổ chức kinh tế;

b. Cơ quan nhà nước;

c. Đơn vị sự nghiệp;

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 15. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được:

a. Cấp chứng nhận hợp quy

b. Công bố hợp quy

c. Cấp chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

d. Cấp chứng nhận hợp chuẩn

Câu 16. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được:

a. Chứng nhận hợp quy

b. Công bố hợp quy

c. Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn

d. Chứng nhận hợp chuẩn

Câu 17. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật được ban hành bao gồm:

a. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương

b. Quy chuẩn kỹ thuật quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương

c. Quy chuẩn kỹ thuật quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

d. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật ngành, quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Câu 18. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, ký hiệu quy chuẩn kỹ

Page 4: Thi TN -NonglamThuysan

thuật được ban hành bao gồm:

a. QCQG, QCĐP

b. QCVN,QCĐP

c. QCVN, QCĐP,QCQT

d. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 19. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

a. TCVN

b. TCCS

c. TCVN, TCCS

d. TCVN, TCCS, TCN

Câu 20. Bộ nào sau đây chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật?

a. Bộ Khoa học và công nghệ

b. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

c. Bộ Y tế

d. Bộ Công thương

Câu 21: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, có bao nhiêu trường hợp mà người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm hàng hóa?

a. 5 trường hợp.

b. 6 trường hợp.

c. 7 trường hợp.

d. 8 trường hợp.

Câu 22: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp nào sau đây?

a. Người tiêu dùng sử dụng hàng hoá đã hết hạn sử dụng.

b. Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện.

c. Đã thông báo hàng hoá có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua sử dụng hàng hoá đó.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 23: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng là:

a. Sản phẩm.

b. Dịch vụ.

c. Quá trình.

d. Hàng hóa.

Câu 24: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị được gọi là:

Page 5: Thi TN -NonglamThuysan

a. Dịch vụ

b. Quá trình.

c. Sản phẩm.

d. Hàng hóa.

Câu 25: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường được gọi là sản phẩm hàng hóa:

a. Nhóm 1.

b. Nhóm 2.

c. Nhóm 3.

d. Nhóm 4.

Câu 26: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường được gọi là sản phẩm, hàng hóa:

a. Nhóm 1.

b. Nhóm 2.

c. Nhóm 3.

d. Nhóm 4.

Câu 27: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định được gọi là:

a. Kiểm nghiệm.

b. Thử nghiệm.

c. Phân tích.

d. Đánh giá.

Câu 28: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm được gọi là:

a. Kiểm định

b. Giám định

c. Thẩm định

d. Đánh giá.

Câu 29: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng được gọi là:

a. Chứng nhận hợp chuẩn.

b. Chứng nhận tiêu chuẩn.

c. Xác nhận hợp chuẩn.

d. Chứng nhận hợp quy.

Page 6: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 30: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với quy chuẩn kỹ thuật được gọi là:

a. Chứng nhận hợp chuẩn.

b. Chứng nhận quy chuẩn.

c. Xác nhận hợp quy.

d. Chứng nhận hợp quy.

Câu 31: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được gọi là:

a. Kiểm định.

b. Thử nghiệm.

c. Giám định.

d. Không có ý nào đúng.

Câu 32: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, người sản xuất, người nhập khẩu được phép tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:

a. Bao bì hàng hoá; nhãn hàng hoá.

b. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.

c. Báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh.

d. Cả a và b.

Câu 33: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, thanh tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa là:

a. Thanh tra nhà nước;

b. Thanh tra chuyên ngành;

c. Thanh tra Sở.

c. Thanh tra Bộ;

Câu 34: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên chất lượng thuộc cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá được gọi là:

a. Kiểm soát viên chất lượng.

b. Chuyên viên chất lượng.

c. Kiểm sát viên chất lượng.

d. Nhân viên chất lượng.

Câu 35: Theo Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa năm 2007, hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là:

a. Thương lượng giữa các bên tranh chấp.

b. Hoà giải giữa các bên.

c. Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.

d. Tất cả các ý trên.

Page 7: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 36: Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được giao cho các Bộ nào sau đây:

a. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b. Bộ Công thương, Bộ Y tế

c. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương

d. Không có ý nào đúng

Câu 37 : Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm những mặt hàng nào?

a. Thuỷ sản, rau quả, sản phẩm chế biến bột và tinh bột

b. Thuỷ sản, sữa chế biến, sản phẩm chế biến bột và tinh bột

c. Thuỷ sản, rau quả, sữa tươi nguyên liệu.

d. Thủy sản và tinh bột

Câu 38 : Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực thi hành từ:

a. 11/7/2010

b. 01/7/2010

c. 01/7/2011

d. 11/7/2011

Câu 39: Theo luật An toàn thực phẩm năm 2010, “An toàn thực phẩm” được hiểu:

a. Là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe con người

b. Là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến tính mạng con người

c. Là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ và tính mạng con người

d. Là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng và tinh thần của con người.

Câu 40: Theo Luật An toàn thực phẩm, điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm:

a. Thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người

b. Thực phẩm đáp ứng quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c. Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

d. Chỉ có a và b đúng.

Câu 41: Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là:

a. 06 tháng

b. 01 năm

c. 02 năm

Page 8: Thi TN -NonglamThuysan

d. 03 năm

Câu 42: Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện:

a. Một hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

b. Một số hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

c. Tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

d. Một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

Câu 43: Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm :

a. Cùng tên được sản xuất tại một cơ sở

b. Cùng chất lượng được sản xuất tại một cơ sở

c. Cùng nguyên liệu cùng được sản xuất tại một cơ sở

d. Cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản xuất tại một cơ sở.

Câu 44. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sản xuất ban đầu là việc thực hiện:

a. Một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.

b. Một số các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.

c. Tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.

d. Một hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác

Câu 45. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm:

a. Được bao gói và bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

b. Được ghi nhãn và bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

c. Được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

d. Cả 3 ý đều sai

Câu 46. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở:

a. Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng,

b. Quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành

c. Tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

d. Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Câu 47. Những hành vi nào sau đây là không bị cấm theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010:

a. Thực phẩm có chứa chất tác nhân gây ô nhiễm trong giới hạn cho phép

Page 9: Thi TN -NonglamThuysan

b. Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

c. Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

d. Thực phẩm bị biến chất

Câu 48. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện nào sau đây?

a. Có địa điểm, diện tích thích hợp phục vụ sản xuất

b. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất

c. Tuân thủ quy định về sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất

d. Cả 3 ý trên

Câu 49. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nào sau đây?

a. Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm

b. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ kinh doanh thực phẩm

c. Có trang thiết bị phù hợp để kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm

d. Cả 3 ý trên

Câu 50. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn không cần thiết phải bảo đảm điều kiện nào sau đây?

a. Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm

b. Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;

c. Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;

d. Cả 3 ý trên

Câu 51. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

d. Cả 3 ý trên

Câu 52. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp nào sau đây?

a. Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

b. Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác có liên quan

c. Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

d. Cả 3 ý trên

Câu 53.Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do:

a. Người sản xuất chi trả

Page 10: Thi TN -NonglamThuysan

b. Cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.

c. Người kinh doanh chi trả

d. Người sản xuất, người kinh doanh và cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra đồng chi trả

Câu 54. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, đối tượng không cần phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm:

a. Thực phẩm có tỷ lệ gây ngộ độc trung bình

b. Thực phẩm có kết quả lấy mẫu để giám sát cho thấy tỷ lệ vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm ở mức cao.

c. Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.

d. Cả 3 ý trên

Câu 55. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ nào sau đây:

a. Bộ Y tế

b. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

c. Bộ Công thương

d. Cả 3 cơ quan trên.

Câu 56. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thực phẩm không cần phải thu hồi trong trường hợp nào sau đây?

a. Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường

b. Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh

c. Thực phẩm có chất cấm sử dụng

d. Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm nằm trong mức giới hạn quy định

Câu 57. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn được thực hiện bằng hình thức nào sau đây?

a. Chuyển mục đích sử dụng;

b. Tái xuất

c. Tiêu hủy

d. Cả 3 ý trên

Câu 58. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Bộ nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm?

a. Bộ Nông nghiệp và PTNT

b. Bộ công Thương

c. Bộ Y tế

d. Cả 3 cơ quan trên.

Câu 59. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, trách nhiệm của Bộ Y tế là quản lý an toàn thực phẩm đối với:

a. Phụ gia thực phẩm, sữa chế biến

b. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, Phụ gia thực phẩm

Page 11: Thi TN -NonglamThuysan

c. Nước khoáng thiên nhiên, dầu thực vật

d. Không có ý nào đúng

Câu 60. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Bộ Y tế không chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với:

a. Nước uống đóng chai

b. Thực phẩm chức năng

c. Sữa tươi nguyên liệu

d. Cả 3 ý trên đều không đúng

Câu 61. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT không chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với:

a. Sữa tươi nguyên liệu

b. Thực phẩm biến đổi gen

c. Sữa chế biến, dầu thực vật

d. Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

Câu 62. Theo Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Bộ Công thương không chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với:

a. Nước giải khát

b. Sữa tươi nguyên liệu

c. Sản phẩm chế biến bột và tinh bột

d. Sữa chế biến, dầu thực vật

Câu 63: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản là:

a. Sản xuất, kinh doanh thuỷ sản phải có giấy phép, thủ tục, trình tự cấp giấy phép; quy định điều kiện đối với một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cần giấy phép.

b. Quy định điều kiện hành nghề thú y thuỷ sản.

c. Quy định về sử dụng hóa chất trong khai thác thủy sản.

d. Không có ý nào đúng.

Câu 64: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến thực phẩm là ngành nghề sản xuất kinh doanh nào sau đây?

a. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện

b. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh phải có giấy phép

c. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cần điều kiện.

d. Chỉ có b và c đúng

Câu 65: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, đối tượng sản xuẩt, kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản phải tuân theo quy định của Nghị định này bao gồm:

a. Cá nhân và tổ chức trong nước.

b. Cá nhân nước ngoài.

Page 12: Thi TN -NonglamThuysan

c. Tổ chức nước ngoài.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 66: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản nào sau đây phải có giấy phép?

a. Khai thác thủy sản.

b. Sản xuất, kinh doanh ngư lưới cụ.

c. Đóng mới cải hoán tàu cá.

d. Sản xuất kinh doanh giống thủy sản.

Câu 67: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, những ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy sản nào sau đây không cần giấy phép nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật?

a. Nuôi trồng thủy sản

b. Sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản.

c. Chế biến thủy sản.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 68: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản phải có đủ điều kiện nào sau đây?

a. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.

b. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành chế biến thực phẩm, hoá thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

c. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

d. Không có ý nào đúng

Câu 69: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân chế biến thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây?

a. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

b. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương.

c. Người lao động trực tiếp trong các cơ sở chế biến thuỷ sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định và phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 70: Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ có hiệu lực sau bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng công báo?

a. 15 ngày

b. 45 ngày

c. 60 ngày

d. 90 ngày

Câu 71: Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ thay thế nghị định nào sau đây?

Page 13: Thi TN -NonglamThuysan

a. Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ

b. Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ

c. Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ

d. Nghị định số 89/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ.

Câu 72: Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây?

a. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành, nghề đăng ký hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hoá chất trong danh mục được phép sử dụng, lưu hành tại Vi ệt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định để bảo quản thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

c. Cở sở kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 73: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

a. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước.

b. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động thương mại; bưu chính, viễn thông.

c. Sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu.

d. Cả 03 ý trên

Câu 74: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, ký hiệu nào dưới đây là ký hiệu đúng theo quy định ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

a. QCVN 02 - 04: 2009/BNNPTNT

b. TCVN 02 - 04: 2009/BNNPTNT

c. QCQG 02 - 04: 2009/BNNPTNT

d. Không có ý nào đúng

Câu 75: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định là số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương, được phân cách bằng:

a. Dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP

b. Dấu phẩy và được đặt sau ký hiệu QCĐP

c. Dấu chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP

d. Dấu chấm và được đặt sau ký hiệu QCCS

Câu 76: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào sau đây?

a. Bộ Y tế

b. Bộ Khoa học và Công nghệ

Page 14: Thi TN -NonglamThuysan

c. Bộ Công thương

d. Chính phủ

Câu 77: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, ký hiệu của quy chuẩn kỹ thuật địa phương là:

a. QCCS

b. QCĐP

c. TCĐP

d. Không có ý nào đúng

Câu 78: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, các tổ chức chứng nhận sự phù hợp gồm:

a. Đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập hoặc ngoài công lập, hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ.

b. Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

c. Chi nhánh của các tổ chức chứng nhận sự phù hợp nước ngoài đăng ký hoạt động theo Luật Đầu tư tại Vi ệt Nam.

d. Cả 03 ý trên

Câu 79: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp giữa các nước, vùng lãnh thổ bao gồm:

a. Kết quả chứng nhận sự phù hợp.

b. Kết quả hiệu chuẩn; kết quả thử nghiệm.

c. Kết quả giám định.

d. Cả 03 ý trên.

Câu 80: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các lĩnh vực nào sau đây ?

a. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm.

b. Công trình thuỷ lợi, đê điều;

c. Bảo vệ thực vật, thú y, kiểm dịch thực vật, động vật;

d. Chỉ có b và c đúng

Câu 81: Theo Nghị định số 127/2007/ND-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ, Thanh tra trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là:

a. Thanh tra chuyên ngành.

b. Thanh tra nhà nước.

c. Thanh tra nhân dân.

d. Thanh tra hành chính.

Câu 82: Nghị định số 127/2007/ND-CP, ngày 01/8/2007 của Chính phủ có hiệu lực sau bao nhiêu ngày đăng Công báo:

a. 15 ngày.

b. 45 ngày.

Page 15: Thi TN -NonglamThuysan

c. 90 ngày.

d. 120 ngày.

Câu 83: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau:

a. Bản chất hoá học, vật lý, sinh học.

b. Kết cấu nguyên lý hoạt động

c. Quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

d. Cả 03 ý trên

Câu 84: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường người sản xuất phải có trách nhiệm:

a. Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b. Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

c. Bảo đảm sản phẩm còn nguyên bao bì nhãn mác.

d. Ý a và b đúng.

Câu 85: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, Việc xác định sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) căn cứ vào:

a. Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa.

b. Yêu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

c. Khả năng sử dụng của sản phẩm.

d. Cả a và b đúng.

Câu 86: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, kiểm soát viên chất lượng là:

a. Ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b. Ngạch viên chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

c. Ngạch cán sự chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

d. Không có ý nào đúng

Câu 87: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, khi kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, nếu chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý sau đây:

a. Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hoá đó.

b. Chuyển mục đích sử dụng.

c. Không dùng làm thực phẩm cho người.

d. Chỉ có b và c đúng.

Câu 88: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu nếu chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu quy định thì cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp

Page 16: Thi TN -NonglamThuysan

dụng biện pháp xử lý sau đây:

a. Chuyển mục đích sử dụng.

b. Tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hoá không phù hợp này

c. Không dùng làm thực phẩm cho người.

d. Chỉ có b và c đúng.

Câu 89: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo các nội dung nào sau đây:

a. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hoá.

b. Việc thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hoá cần kiểm tra.

c. Thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hoá.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 90: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, cơ quan nào quy định mức thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hoá phải kiểm định trong quá trình sử dụng?

a. Bộ Tài chính.

b. Cơ quan kiểm định và cấp chứng nhận.

c. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .

d. Cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương.

Câu 91: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, thử nghiệm tại cơ quan nào sau đây?

a. Chính phủ.

b. Bộ khoa học và công nghệ.

c. Bộ y tế.

d. Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 92: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy tại cơ quan nào sau đây?

a. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật

b. Chính phủ.

c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

d. Cả a và c.

Câu 93: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định tại cơ quan nào sau đây theo quy định của pháp luật về thương mại?

a. Bộ Nông nghiệp và PTNT

b. Bộ Y tế

c. Bộ Công thương

d. Bộ khoa học và Công nghệ.

Page 17: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 94: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá là:

a. Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

b. Ngân sách nhà nước hằng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Các nguồn khác.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 95: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, giải thưởng chất lượng quốc gia là:

a. Giải vàng, giải bạc chất lượng quốc gia

b. Giải vàng

c. Giải vàng, giải bạc, giải đồng chất lượng quốc gia

d. Không có ý nào đúng

Câu 96: Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ, kinh phí tổ chức hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc gia được hỗ trợ từ:

a. Nguồn ngân sách nhà nước.

b. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước.

c. Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự giải.

d. Tất cả các ý trên.

Câu 97: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, các hành vi vi phạm nào sau đây thì bị xử phạt?

a. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng.

b. Vi phạm quy định về chứng nhận hợp quy.

c. Vi phạm quy định về chứng nhận hợp chuẩn

d. Cả 03 ý trên

Câu 98: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, hành vi không vi phạm các quy định về nhãn hàng hoá trong buôn bán sản phẩm, hàng hoá là:

a. Bán hàng hoá có nhãn rách nát, mờ nhạt không đọc được nội dung trên nhãn hàng hoá

b. Bán hàng hoá không có nhãn hàng hoá mà theo quy định không cần phải có nhãn hàng hoá

c. Bán hàng hóa không có nhãn hàng hoá theo quy định phải có nhãn hàng hóa

d. Nhãn hàng hoá bị sửa chữa, tẩy xoá.

Câu 99: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, bán hàng hóa trên nhãn có những thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ, chữ viết không đúng sự thật thì:

a. Bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 và phạt cảnh cáo.

b. Bị phạt cảnh cáo.

c. Bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.500.000.

d. Không có ý nào đúng.

Page 18: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 100: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về đơn vị đo lường chính thức thì bị phạt tiền:

a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

b. Từ 1.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng.

c. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

d. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Câu 101: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, giả mạo kết quả: thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định chất lượng thì bị phạt tiền:

a. Từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

d. Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Câu 102: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, không thực hiện công bố hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa thì bị phạt tiền:

a. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

b. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

d. Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Câu 103: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa mà không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định thì bị phạt tiền:

a. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

b. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

d. Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 104: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc không có quy trình kiểm tra thì bị phạt tiền:

a. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

b. Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

c. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

d. Từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng

Câu 105: Theo Nghị định 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ, thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

d. Tất cả các ý trên.

Page 19: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 106: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là:

a. Ba tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

b. Sáu tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

c. Một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

d. 18 tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

Câu 107: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính sau đây:

a. Cảnh cáo.

b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

c. Phạt tiền.

d. Cảnh cáo hoặc phạt tiền

Câu 108: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, hành vi không đảm bảo các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá và tàu chế biến thủy sản thì hình thức xử phạt bổ sung là:

a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá có công suất từ 50 mã lực đến dưới 90 mã lực.

b. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với tàu cá có công suất từ 90 mã lực trở lên.

c. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận tàu cá hoặc tàu chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng.

d. Cả a và b đều đúng.

Câu 109: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, hình thức xử phạt bổ sung áp dung đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là tước quyền sử dụng các loại:

a. Giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn;

b. Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;

c. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

d. Giấy phép và chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;

Câu 110: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa thủy sản không đảm bảo chất lượng như đã công bố;

d. Tất cả các ý trên.

Page 20: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 111: Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, Thanh tra viên chuyên ngành thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;

b. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

c. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

d. Tất cả các ý trên

Câu 112. Theo Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

b. Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề thủy sản;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d. Tất cả các ý trên.

Câu 113: Theo Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối tượng áp dụng là:

a. Cơ sở nuôi trồng thủy sản

b. Cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở thu mua, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thực phẩm thủy sản

c. Cơ sở thu mua

d. Cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở thu mua

Câu 114: Theo Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009, cơ quan kiểm tra, giám sát, thủy sản trước khi đưa ra thị trường là:

a. Cục Nuôi trồng thủy sản

b. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

c. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 115: Theo Thông tư số 56/2009/TT-BNNPTNT ngày 07/9/2009, chế độ giám sát định kỳ đối với các sản phẩm nước mắm, dạng mắm được thực hiện với tần suất:

a. 03 đợt/năm

b. 02 đợt/năm

c. 01 đợt/ năm

d. 01 đợt/2 năm

Câu 116: Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 là:

a. Kiểm dịch động vật

b. Kiểm tra, chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

c. Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

d. Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm thuỷ sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

Page 21: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 117: Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 áp dụng đối với:

a. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ thực vật

b. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ động vật

c. Các cơ sở sản xuất thực phẩm nông sản không nhằm mục đích đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường

d. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc từ thực vật, động vật

Câu 118: Theo Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010, thực phẩm nông sản chế biến là:

a. Thực phẩm nông sản đã trải qua bất kỳ hoạt động xử lý nào làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu nông sản

b. Thực phẩm nông sản đã được cắt, tỉa, rửa, đóng gói

c. Thực phẩm nông sản đã được cắt, pha lọc, đông lạnh, đóng gói

d. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 119: Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NNPTNT, không điều chỉnh đối tượng nào sau đây?

a. Tàu cá có công suất máy chính từ 50cv trở lên

b. Tàu cá có công suất máy chính từ 90cv trở lên

c. Tàu chế biến thực phẩm xuất khẩu

d. Hộ gia đình sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản có quy mô nhỏ để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường

Câu 120: Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NNPTNT, quy định nội dung nào sau đây?

a. Truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản

b. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản

c. Truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông sản

d. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông sản

Câu 121: Theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NNPTNT, lô hàng sản xuất (mẻ sản xuất) là:

a. Một lượng nguyên liệu được một cơ sở thu mua tiếp nhận một lần để sản xuất.

b. Một lượng hàng xác định được sản xuất theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất và cùng một khoảng thời gian sản xuất liên tục.

c. Một lượng thành phẩm của một cơ sở được giao nhận một lần.

d. Một lượng hàng xác định được sản xuất theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất.

Câu 122: Theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NNPTNT, cơ

Page 22: Thi TN -NonglamThuysan

quan kiểm, tra giám sát việc thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hối sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm là các cơ quan:

a. Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản

b. Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

c. Tổng cục thủy sản, Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

d. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Chi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Câu 123: Theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NNPTNT, truy xuất guồn gốc là:

a. Khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

b. Áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.

c. Cả 2 ý trên đều đúng

d. Cả 2 ý trên đều sai

Câu 124: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá những cơ sở nào dưới đây?

a. Cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

b. Cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

c. Cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

d. Cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Câu 125: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mức lỗi được qui định:

a. Nặng, nhẹ

b. Nặng, nhẹ, nghiêm trọng

c. Nặng, nhẹ, tới hạn, nghiêm trọng

d. Nặng, nhẹ, tới hạn

Câu 126: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có mấy hình thức kiểm tra?

a. 2 hình thức

b. 3 hình thức

c. 4 hình thức

d. 5 hình thức

Câu 127: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp

Page 23: Thi TN -NonglamThuysan

và Phát triển nông thôn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản được phân thành các loại :

a. Loại A, B

b. Loại A, B, C

c. Loại A, B, C, D

d. Loại A, B, C, D, E

Câu 128: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan kiểm tra địa phương gồm:

a. Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, huyện, xã

b. Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, huyện

c. Cơ quan kiểm tra cấp huyện, xã

d. Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh

Câu 129: Theo Thông tư 14/2011/BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011, cơ sở nào sau đây được cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm?

a. Cơ sở được xếp loại A

b. Cơ sở được xếp loại A, B

c. Cơ sở được xếp loại A, B, C

d. Cơ sở được xếp loại A, B, C, D

Câu 130 : Theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan kiểm tra cấp huyện kiểm tra, đánh giá những cơ sở nào sau đây?

a. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

b. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

c. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn huyện.

d. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn huyện.

Câu 131: Theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan kiểm tra cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá những cơ sở nào dưới đây?

a. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

b. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

c. Cơ sở sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

d. Cơ sở sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp do tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Page 24: Thi TN -NonglamThuysan

Câu 132: Theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan kiểm tra cấp xã kiểm tra, đánh giá những cơ sở nào dưới đây?

a. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn xã

b. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn xã

c. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn xã

d. Cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản do huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng trên địa bàn xã

Câu 133: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc kiểm tra đối với cơ sở được kiểm tra và xếp loại C, được áp dụng:

a. 1 năm/lần

b. 6 tháng/lần

c. 3 tháng/lần

d. Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định

Câu 134: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung nào sau đây không thuộc căn cứ kiểm tra đánh giá?

a. Các tiêu chuẩn kỹ thuật

b. Các quy chuẫn kỹ thuật

c. Có dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

d. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Câu 135: Theo thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc kiểm tra đối với cơ sở được kiểm tra và xếp loại B, được áp dụng:

a. 1 năm/lần

b. 6 tháng/lần

c. 3 tháng/lần

d. Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định

Câu 136: Theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có mấy trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm:

a. 8 trường hợp

b. 9 trường hợp

c. 10 trường hợp

d. 11 trường hợp

Câu 137: Theo thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp

Page 25: Thi TN -NonglamThuysan

và phát triển nông thôn, việc kiểm tra định kỳ đối với tàu cá đã được kiểm tra đạt yêu cầu (xếp loại A, B) được áp dụng:

a. Ít nhất 2 (hai) lần trong 3 (ba) năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 1 (một) năm

b. Ít nhất 2 (hai) lần trong 2 (hai) năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 9 tháng.

c. Ít nhất 3 (ba) lần trong 3 (ba) năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 9 tháng.

d. Ít nhất 3 lần trong 5 năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 1 năm.

Câu 138: Theo Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011, đối tượng áp dụng là:

a. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật trên cạn

b. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản nhưng không làm thực phẩm

c. Cá nhân sản xuất thực phẩm nông lâm sản có quy mô nhỏ để sử dụng tại chỗ và không đưa ra tiêu thụ trên thị trường

d. Ý A và B đúng

Câu 139: Theo Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011, việc kiểm tra hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản được tiến hành:

a. Đồng thời với hoạt động kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản

b. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra

c. Khi thu hồi sản phẩm nông lâm sản không đảm bảo chất lượng

d. Cả 3 ý trên

Câu 140: Theo Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011, cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nông lâm sản trong trường hợp:

a. Khi cơ quan kiểm, tra giám sát yêu cầu

b. Khi cơ sở phát hiện thực phẩm do chính cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo an toàn

c. Cả A và B đều đúng

d. Cả ý A và B đều sai

Câu 141: Theo Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011, các hình thức thu hồi thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn:

a. Thu hồi tự nguyện do cơ sở tự thực hiện

b. Thu hồi bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra

c. Cả A và B đều đúng

d. Cả ý A và B đều sai

Câu 142: Theo Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011, hình thức xử lý đối với những trường hợp thực phẩm hết hạn sử dụng, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu nhưng không có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm là:

a. Chuyển mục đích sử dụng

Page 26: Thi TN -NonglamThuysan

b. Tiêu hủy

c. Chế biến lại

d. Tái xuất

Câu 143: Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với l ĩnh vực nào sau đây?

a. Nông sản

b. Thuỷ sản

c. Nông sản và thuỷ sản

d. Lâm sản

Câu 144: Theo thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011, đối tượng áp dụng là tàu cá có công suất máy chính:

a. Từ 90 CV trở lên

b. Từ 50 CV trở lên

c. Từ 80CV trở lên

d. Từ 60CV trở lên.

Câu 145: Theo Quyết định 1926/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 20/9/2011, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 18, khoản 2 ở Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT bắt đầu từ năm nào?

a. 2012

b. 2013

c. 2014

d. 2015

Câu 146: Theo Quyết định 1926/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 20/9/2011, UBND cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 18, khoản 3 ở Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT bắt đầu từ năm nào?

a. 2012

b. 2013

c. 2014

d. 2015

Câu 147: Theo Quyết định 1926/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 20/9/2011, cơ quan nào sau đây, chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản?

a. Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn

b. UBND cấp huyện

c. UNND cấp xã

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 148. Theo Quyết định 1926/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị, đơn vị nào sau đây chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ của cơ quan kiểm tra cấp xã?

a. Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn

Page 27: Thi TN -NonglamThuysan

b. UBND cấp huyện

c. UNND cấp xã

d. Ý A và ý B đúng

Câu 149. Theo Quyết định 1926/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với cơ quan nào sau đây thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm?

a. Sở Công Thương

b. Sở Y tế

c. Sở Kế hoạch- Đầu tư

d. Sở Tài chính

Câu 150. Theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục nào sau đây?

a. Cục Chăn nuôi

b. Cục Trồng trọt

c. Cục Quản lý chất lượng Nông- Lâm sản và Thủy sản

d. Cục Chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối

Câu 151: Theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản không được thực hiện:

a. Giám sát về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi

b. Giám sát vệ sinh thý y cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

c. Tổ chức kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật cơ sở chăn nuôi

d. Cả A, B, C trên đều sai

Câu 152. Theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

a. Chất lượng đối với nông, lâm, thủy sản và muối

b. Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối

c. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối

d. Chất lượng và Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản