thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

34
Thtrường hàng hóa thế gii tun qua chu tác động tsbt n ca các nn kinh tế. Tình hình Hy Lp và các chntrong khi Eurozone tiếp tc căng thng do scng rn ca phía Athens. Cc DtrLiên bang M(FED) va hmc tăng trưởng kinh tế nhưng hé lkhnăng tiếp tc hoãn nâng lãi sut USD đến cui năm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bt đầu bơm hàng tEuro vào nn kinh tế khiến Đồng tin chung Euro tiếp tc suy yếu trong rtin tvà USD st gim sau phiên hp chính sách ca FED… được cho là nguyên nhân chính làm giá cnhiu loi hàng hóa biến động trong tun. Thtrường thế gii: Ngun cung tht cht đối vi tiêu dung trng cao đã đẩy giá tiêu giao ngay và giá tiêu khn trên sàn giao dch ca Hip hi Gia vIPSTA, n Độ tăng trong tun qua. Giá go Thái Lan và Vit Nam tun qua tiếp tc n định mc thp trong nhiu năm. Giá chè ti Bangladesh gim tun thba liên tiếp trong bi cnh dư tha ngun cung. Giá đường gim do tn kho đường thế gii hin mc cao, vthu hoch mía đang din ra thun li ti Brazil và sn lượng đường ca n Độ và Thái Lan cao hơn dkiến. Giá ln hơi giao khn tháng 6/2015 ti thtrường Chicago, Mgim nhso vi tun trước do nhu cu thu mua gim bi các nhà chế biến đã có đủ ngun hàng phc vsn xut. Thtrường trong nước: Ngun cung trên thế gii st gim trong khi nhu cu ngày mt tăng đã đẩy giá tiêu ti Đồng Nai tăng cao klc Giá lúa, go trên thtrường nhiu địa phương Đồng bng sông Cu Long (ĐBSCL) tun qua gim nhdo xut khu chính ngch sang các thtrường chính gp khó khăn, trong khi xut khu tiu ngch sang Trung Quc cũng đang đình trdo phía bn cm biên. Nhiu loi trái cây như thanh long, măng ct, đu đủ, xoài… ti các tnh ĐBSCL được bán vi giá rdo đang bước vào mùa thu hoch r.

Upload: phamdung

Post on 28-Jan-2017

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn của các nền kinh tế. Tình hình Hy Lạp và các chủ nợ trong khối Eurozone tiếp tục căng thẳng do sự cứng rắn của phía Athens. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa hạ mức tăng trưởng kinh tế nhưng hé lộ khả năng tiếp tục hoãn nâng lãi suất USD đến cuối năm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu bơm hàng tỷ Euro vào nền kinh tế khiến Đồng tiền chung Euro tiếp tục suy yếu trong rổ tiền tệ và USD sụt giảm sau phiên họp chính sách của FED… được cho là nguyên nhân chính làm giá cả nhiều loại hàng hóa biến động trong tuần.

Thị trường thế giới: Nguồn cung thắt chặt đối với tiêu dung trọng cao đã đẩy giá tiêu giao ngay và giá tiêu kỳ hạn trên sàn giao dịch của Hiệp hội Gia vị IPSTA, Ấn Độ tăng trong tuần qua.

Giá gạo Thái Lan và Việt Nam tuần qua tiếp tục ổn định ở mức thấp trong nhiều năm. Giá chè tại Bangladesh giảm tuần thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dư thừa nguồn cung. Giá đường giảm do tồn kho đường thế giới hiện ở mức cao, vụ thu hoạch mía đang diễn ra thuận lợi tại Brazil và sản lượng đường của Ấn Độ và Thái Lan cao hơn dự kiến.

Giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 6/2015 tại thị trường Chicago, Mỹ giảm nhẹ so với tuần trước do nhu cầu thu mua giảm bởi các nhà chế biến đã có đủ nguồn hàng phục vụ sản xuất.

Thị trường trong nước: Nguồn cung trên thế giới sụt giảm trong khi nhu cầu ngày một tăng đã đẩy giá tiêu tại Đồng Nai tăng cao kỷ lục

Giá lúa, gạo trên thị trường nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuần qua giảm nhẹ do xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường chính gặp khó khăn, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng đang đình trệ do phía bạn cấm biên.

Nhiều loại trái cây như thanh long, măng cụt, đu đủ, xoài… tại các tỉnh ĐBSCL được bán với giá rẻ do đang bước vào mùa thu hoạch rộ.

Page 2: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Không khí giao dịch trên thị trường gạo châu Á trầm lắng từ nhiều tuần nay do thiếu vắng khách hàng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Phi-lip-pin quá nhỏ để có thể đẩy giá lên. Giá gạo Thái Lan và Việt Nam tuần qua tiếp tục ổn định ở mức thấp trong nhiều năm.

Trong cuộc đấu thầu nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn gạo ngày 16/6, nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới Phi-lip-pin đã không trúng thầu với ba ứng viên tham dự là Việt Nam, Thái Lan và Cam-pu-chia do giá bỏ thầu cao hơn dự kiến ngân sách của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đưa ra.

Tuần qua, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan giữ ở mức 355 – 365 USD/tấn (FOB Băng Cốc), mức thấp nhất kể từ tháng 1/2008; gạo 25% tấm ở mức 304 – 350 USD/tấn; gạo Thái Super A1 ở mức 315 – 325 USD/tấn. Dường như toàn bộ thị trường gạo đã chậm lại và đây là một sự im lặng khác thường. Thái Lan vẫn xuất gạo đều đặn sang Ma-lai-xia, và Trung Quốc cũng lác đác mua gạo thơm với số lượng ít. Chính phủ Thái Lan đã bán 840.000 tấn gạo trong cuộc đấu giá bán gạo tồn kho với giá 232 USD/tấn. Gạo tồn kho được sử dụng để tiêu dùng nội địa, không xuất khẩu.

Tổ chức Kho vận Công cộng Thái Lan (PWO) tuyên bố 650.000 tấn gạo lưu kho quốc gia của nước này đã bị hư hỏng, không còn phù hợp cho tiêu dùng của người và động vật. PWO lưu ý rằng lượng gạo hư hỏng này chỉ có thể sử dụng ở dạng nhiên liệu để sản xuất điện năng. Chủ tịch PWO cho biết, khoảng 1 triệu tấn gạo, kể cả 650.000 tấn gạo không còn phù hợp cho tiêu dùng của người và động vật, hiện có chất lượng rất thấp. Trong số 350.000 tấn còn lại, khoảng 300.000 tấn ở dạng pha trộn gạo chất lượng tốt và gạo loại C với tỷ lệ 80:20 và 54.000 tấn còn lại là gạo trắng nhưng lại được sai ghi nhãn thành gạo thơm jasmine và gạo nếp.

Trong một diễn biến khác, Phi-lip-pin đã cho phép thương nhân tham gia đấu thầu nhập khẩu 805.200 tấn gạo vào tháng 7/2015, thời hạn giao hàng trước ngày 30/11/2015. Từ đầu năm đến nay, Philippines đã nhập khẩu tổng cộng 650.000 tấn gạo theo thỏa thuận liên Chính phủ (G2G) để ổn định giá trong nước và gia tăng nguồn dự trữ quốc gia, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam là 450.000 tấn và Thái Lan là 200.000 tấn.

Giá gạo xuất khẩu Thái Lan, Việt Nam (Nguồn: Oryza)

350

355

360

365

370

8/6 9/6 10/6 11/6 12/6 15/6 17/6

USD

/tấn,

FO

B

Gạo 5% tấm Thái Lan Gạo 5% tấm Việt Nam

Page 3: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Giá lúa, gạo trên thị trường nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuần qua lại quay đầu giảm nhẹ, dù doanh nghiệp trong nước mới giành được hợp đồng cung cấp 150.000 tấn gạo cho Phi-lip-pin. Nguyên nhân khiến giá lúa giảm không có gì mới, do xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường chính gặp khó khăn, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng không khá hơn do phía bạn cấm biên. Hiện gạo nguyên liệu giống IR50404 có giá chỉ 6.050-6.150 đồng/kg, giảm khoảng 50 đ/kg so với mức giá sau tin trúng thầu hôm 5/6 vừa qua và giảm khoảng 100-150 đ/kg so với mức giá cách đây khoảng 10 ngày.

Theo Hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại An Giang giảm nhẹ 100 đ/kg, còn lại các tỉnh khác vẫn ổn định ở mức tuần trước. Cụ thể: tại An Giang, lúa IR50404 giảm từ 4.300 đ/kg xuống còn 4.200 đ/kg; lúa OM 2514, OM 1490, OM 2717 giảm từ 4.500 đ/kg xuống còn 4.400 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa chất lượng cao ổn định ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg đối với lúa khô. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường ở mức 5.300 đ/kg, lúa dài ở mức 5.600 đ/kg.

Thị trường xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa có công ty nhập khẩu nào của Phi-lip-pin trở lại Việt Nam, cũng như khách hàng từ các nước khác. Sở dĩ thị trường gạo Việt Nam hiện chưa có nhu cầu mới là do thời điểm này chủ yếu chỉ có gạo chất lượng thấp. Đến khoảng giữa tháng 7/2015, dự đoán nhu cầu có thể tăng lên do có nhiều lựa chọn đối với gạo chất lượng tốt và giá có thể giảm nhẹ. Tuần qua, gạo 5% tấm của Việt Nam đứng ở mức 350 – 355 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn); gạo 25% tấm ở mức 330 – 340 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm từ 315 – 325 USD/tấn xuống còn 310 – 320 USD/tấn. Gạo 5% tấm tuần qua được bán ra theo một giao dịch nhỏ với khách hàng nước ngoài để xuất khẩu sang châu Phi với giá 345 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 01/6 đến ngày 11/6/2015, khối lượng xuất khẩu gạo đạt 41.842 tấn, trị giá FOB đạt 18,072 triệu USD, trị giá CIF đạt 18,118 triệu USD. Tính từ ngày 01/1 đến ngày 11/6/2015, khối lượng xuất khẩu đạt 2,123 triệu tấn, trị giá FOB đạt 893,152 triệu USD, trị giá CIF đạt 918,667 triệu USD.

N.L.A 

 

Giá lúa, gạo tại An Giang (Nguồn: CIS)

2,0003,0004,0005,0006,0007,0008,0009,000

10,00011,000

8/6 9/6 10/6 11/6 12/6 15/6 16/6 17/6

đ/kg

Lúa IR50404 (giá tại ruộng) Gạo IR50404 (giá bán lẻ)

Page 4: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

Thị trường thế giới: Thị trường cà phê thế giới biến động tăng trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 thị trường London tăng 84 USD/tấn lên 1.806 USD/tấn. Giá cà phê tăng do có một số tin tức hỗ trợ ngắn hạn, cho dù sức mua hạn chế trên thị trường kỳ hạn London do thiếu vắng phần lớn các thương nhân ở phía Bắc bán cầu đang vào kỳ nghỉ hè hàng năm. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 5 vẫn duy trì ở mức thấp do nông dân và thương nhân tại thị trường nội địa hạn chế bán ra bởi mức giá chưa đạt như kỳ vọng.

Theo số liệu điều chỉnh của Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil, xuất khẩu cà phê tháng 4/2015 của Brazil đạt 2,87 triệu bao, đồng thời công bố số liệu xuất khẩu tháng 5. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 5 đạt 2,5 triệu bao, trong đó Arabica 2,09 triệu bao và Robusta 404.561 bao và 286.894 bao cà phê hòa tan.

Viện Thống kê và Địa lý Brazil (IBGE) đã nâng dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ mới thêm 1,9% lên 43,2 triệu bao, tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với nhiều dự báo gần đây lên đến 50 triệu bao và thậm chí thấp hơn cả dự báo của Conab là 44,28 triệu bao. Theo dự báo mới nhất của Conab, sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2015-2016 (tháng 7/2015 - tháng 6/2016) đạt 44,28 triệu bao, trong đó sản lượng Arabica đạt 32,91 triệu bao, tăng so với 32,3 triệu bao dự báo trước đó, trong khi sản lượng Robusta đạt 11,35 triệu bao.

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Guatemala thông báo xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 392.814 bao, do đó lũy kế xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu niên vụ cà phê 2014/2015 đạt tổng cộng 1.785.072 bao, giảm 13,04% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trong tháng 5-2015, tổng lượng cà phê arabica chế biến ướt của Colombia đạt 1,17 triệu bao (60 kg x bao), tăng 11% so với cách đây 1 năm. Xuất khẩu cà phê cũng tăng 20% đạt 1,006 triệu bao. Như vậy, tổng lượng cà phê sản xuất trong 12 tháng đến hết tháng 5-2015 đạt 12,6 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, Colombia dự định sản xuất từ 12,5 đến 13 triệu bao cà phê.

Page 5: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Thị trường cà phê trong nước biến động tăng cùng với xu hướng thị trường cà phê thế giới. So với cuối tuần trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 1.000 – 1.100 đ/kg lên 37.500 – 37.900 đ/kg; Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB tăng 39 USD/tấn lên 1.800 USD/tấn. Giá robusta tăng trong tuần qua đã khuyến khích các nhà đầu cơ Việt Nam và một số nông dân bán đi một phần kho dự trữ của mình.

Việt Nam đang đối mặt với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và dự kiến thời tiết sẽ nóng hơn trong tháng 6 và tháng 7 tại khu vực miền trung. Lượng mưa ít và thời gian mưa ngắn chỉ có vài ngày, không như những năm trước, mưa kéo dài và đều đặn hơn trong tháng 6. Theo cơ quan dự báo thời tiết, các khu vực miền Trung có thể sẽ trong tình trạng lượng mưa dưới trung bình cho đến tận tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè năm nay sẽ cao hơn khoảng 0,5 – 1oC so với mức trung bình, và mức nước ở các sông có thể giảm xuống thấp hơn 60% so với mức trung bình ở khu vực Tây Nguyên. Tình trạng thiếu mưa có thể làm chậm sự tăng trưởng của quả cà phê và có thể làm sản lượng thấp hơn.

HNN  

 

 

 

 

 

 

Page 6: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Giá chè tại Bangladesh giảm tuần thứ ba liên tiếp tại phiên đấu giá hàng tuần vào thứ Ba (16/6) trong bối cảnh dư thừa nguồn cung.

Giá chè Bangladesh đạt trung bình 196,52 taka (tương đương 2,5 $) cho mỗi kg tại phiên đấu giá lần thứ bảy của mùa mới, so với 204,68 taka tại phiên đấu giá trước. Giá có sự suy giảm rõ rệt hơn trong tuần này với tất cả các chủng loại đều giảm khá mạnh.

Khoảng 1,23 triệu kg được cung cấp tại trung tâm đấu giá duy nhất ở Chittagong, trong đó gần 11% lượng chè không bán được. Trong phiên đấu giá trước đó, khoảng 6% lượng chè trong tổng số 1,2 triệu kg chè không bán được.

Thị trường trong nước: Tuần qua giá chè nguyên liệu tại Thái Nguyên và Lâm Đồng ổn định so với tuần trước. Cụ thể, tại Thái Nguyên, giá chè xanh búp khô giữ ở mức 130.000đ/kg, giá chè cành chất lượng cao vẫn giữ ở mức giá cao là 200.000đ/kg. Tại Bảo Lộc, Lâm Đồng sau khi giảm trong tuần trước do tác động bởi thông tin về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) từ phía Đài Loan thì tuần này giữ nguyên ở mức 9.000 đ/kg đối với chè nguyên liệu sản xuất chè xanh loại 1, chè nguyên liệu sản xuất chè đen loại 1 giữ ở mức 4.000 đ/kg.

N.V.A

Page 7: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

Thị trường thế giới: Thị trường đường thế giới biến động giảm trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá đường trắng London kỳ hạn tháng 8/2015 giảm 1,8 USD/tấn xuống còn 345,4 USD/tấn. Giá đường giảm do áp lực nguồn cung dồi dào và các quỹ bán ra. Tồn kho đường thế giới hiện ở mức cao, vụ thu hoạch mía đang diễn ra thuận lợi tại Brazil và sản lượng đường của Ấn Độ và Thái Lan cao hơn dự kiến là các yếu tố tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường đường trong thời gian tới.

Thị trường trong nước: Tuần qua, giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy ở miền Bắc và miền Nam ổn định ở mức từ 14.500 -15.000 đ/kg, miền Trung và Tây Nguyên từ 14.300 - 14.900đ/kg.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã đề nghị áp dụng cơ chế đấu thầu lượng hạn ngạch 50.000 tấn đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sản xuất tại Lào giống như cơ chế sẽ áp dụng cho đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015.

Cũng theo VSSA, Công ty trách nhiệm hữu hạn Mía đường Hoàng Anh Attapeu là doanh nghiệp Lào, sản xuất kinh doanh theo chính sách của Lào, nên nếu nhập khẩu vào Việt Nam phải tính trong hạn ngạch thuế quan năm 2015 và là hàng nhập khẩu thực sự. Tuy nhiên, do quan hệ đặc biệt giữa 2 nước, Việt Nam giảm thuế còn 2,5% đối với lượng đường này.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 08/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015 mặt hàng đường có xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào với thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch 2,5%.

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 1701) năm 2015 có xuất xứ từ CHDCND Lào là 50.000 tấn. Thương nhân nhập khẩu đường từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào) sản xuất tại Lào và có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 2,5%.

HNN  

 

 

Page 8: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Tại Bình Phước, hiện giá thu mua hạt điều khô đang diễn biến theo xu hướng giảm do lượng điều nhập khẩu tăng nhẹ. Điều hạt khô tại Bình Phước hiện đang được các thương lái thu mua với mức giá là 37.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg so với tuần trước.

Về nhập khẩu, mặc dù lượng điều nhập khẩu kể từ cuối tháng 5 - đầu tháng 6 tăng nhẹ nhưng chất lượng điều nhập khẩu lại giảm dần, từ 50-48 xuống còn 46-44.

Theo thông tin từ một doanh nghiệp kiểm định điều thô lớn, chất lượng điều nhập khẩu xuất xứ IVC, Ghana, Benin năm nay ổn định nhưng chất lượng điều xuất xứ Nigeria thì khá tệ, ngoại trừ hàng của một số nhà cung cấp lớn, còn lại tỷ lệ hàng có vấn đề từ Nigeria tại thời điểm này lên tới 65-70% (so với tỷ lệ 50% của tháng trước). Hàng Nigeria khi về Việt Nam bị ẩm, “mốc gió”, mọc mầm, tỷ lệ hàng phế cao. Nguyên nhân về khách quan theo nhà cung cấp là do tình hình thời tiết xấu, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao nhưng chủ quan chính là công tác thu mua, xử lý, bảo quản của đối tác không tốt.

Về xuất khẩu, từ đầu tháng 5, số lượng khách hàng từ Mỹ hỏi mua điều Việt Nam tăng lên đáng kể với giá tốt. Đặc biệt, đối tác đã đặt hàng đến tận quý IV-2015. Giá điều xuất khẩu bình quân cũng tăng 14,9%, đạt 7.146 USD/tấn.

Giá xuất khẩu hạt điều nhân sang một số thị trường vào tuần trước nhìn chung tăng nhẹ nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng. Cụ thể là, hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320 xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng 0,127 USD/tấn, đạt 7361,46 USD/kg. Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW320 xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng 0,147 USD/kg. Hạt điều nhân sấy khô đã qua sơ chế W320 xuất khẩu sang Thụy Sĩ tăng 0,065 USD/kg, đạt khoảng 7,255 USD/kg. Hạt điều W240 xuất khẩu sang Thái Lan tăng 0,268 USD/kg, đạt 8,377 USD/kg.

 

 

 

 

 

Page 9: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Tham khảo giá xuất khẩu hạt điều tuần từ 8-21/06/2015

Mặt hàng ĐVT Lượng Đơn giá Thị trường

Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) LBW320 Tấn 15,88 7008,82 Úc

Hạt điều W240 chiên không muối kg 567 8,86 Canađa Hạt điều nhân WW320 (đã được làm chín) kg 7938 7,47 Chile Nhân hạt điều sấy khô WW240 kg 4082,4 8,40 Trung Quốc Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW240 Tấn 4,54 8215,86 Estonia

Hạt điều nhân WW320 kg 15876 7,39 Đức Hạt điều chiên không muối 12gói x100g kg 741,6 10,37 HongKong Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320 Tấn 15,88 7361,46 Ấn Độ

Nhân hạt điều WW320 kg 7938 7,30 Ấn Độ Hạt điều đã bóc vỏ kg 10000 0,96 Israel Nhân hạt điều BB kg 17010 3,75 Ý Nhân hạt điều W320-2 Tấn 7,93 8008,07 Kuwait Hạt điều nhân W320 kg 3000 7,85 Lebanon Hạt điều nhân WW450 kg 15876 7,05 Lithuania Nhân hạt điều (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) WW320 Tấn 15,88 7427,58 Hà Lan

Hạt điều nhân W320 Tấn 15,88 7670,03 Ba Lan Hạt điều nhân Việt Nam W320 kg 15876 10,47 Singapore Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320 kg 15876 7,41 Nam Phi

Hạt điều nhân sấy khô đã qua sơ chế W320 Tấn 15,87 7255,83 Thụy Sĩ

Hạt điều nhân (đã bóc vỏ) SW320 kg 1000 7,13 Ả Rập Syria (Cộng hòa)

Hạt điều chiên không muối thùng 30 35,00 Đài Loan Hạt điều W240 Tấn 11,34 8377,43 Thái Lan

Hạt điều nhân W320 Tấn 15 7760,19 Các TVQ Ả Rập thống nhất

Nhân hạt điều đã bóc vỏ WS pound 33600 3,10 Anh Nhân hạt điều WW320 (hạt điều thô đã bóc vỏ, chưa rang) kg 16556,4 7,32 Hoa Kỳ

Hạt điều nhân xuất khẩu W240 pound 33300 3,85 Uzbekistan

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại)

T.T.P  

 

 

 

Page 10: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Nguồn cung thắt chặt đối với tiêu dung trọng cao đã đẩy giá tiêu giao ngay và giá tiêu kỳ hạn trên sàn giao dịch của Hiệp hội Gia vị IPSTA, Ấn Độ tăng trong tuần qua.

Ngày 17/6, 72 tấn tiêu được giao dịch trên thị trường, trong đó có 48 tấn là tiêu Karrnataka. Tiêu 500 GL Karnataka được giao dịch ở mức 615-620 Rs/kg; tiêu nguyên liệu Wayanad được giao dịch ở mức 635 Rs/kg; tiêu sơ chế 550 GL được giao dịch ở mức 630 Rs/kg.

Giá giao ngay tăng lên mức 62.000 rupi (tiêu xô) và 65,000 rupi (tiêu chọn)/tạ. Giá các hợp đồng giao tháng 6, tháng 7 và tháng 8 trên sàn IPSTA tăng 506 rupi so với tuần trước lên 66.506 rupi/tạ.

Giá tiêu xuất khẩu Ấn Độ tăng lên 10.550 một tấn C & F đối với châu Âu và $ 10,800 cho Mỹ, chủ yếu do đồng Rupi mạnh lên.

Page 11: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Tại Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu,... thương lái đang thu mua tiêu đen khô của nông dân với giá 220.000 đồng/kg.

Theo các nhà vườn trồng tiêu tại huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom, TX.Long Khánh (Đồng Nai), thương lái thu mua hạt tiêu đen khô với giá 220-230 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua. Với những hạt tiêu đen loại 1 (loại hạt to đều), nhiều thương lái sẵn sàng mua với giá 240 ngàn đồng/kg. Giá tiêu tăng cao, nhiều nhà vườn, đại lý còn trữ tiêu đồng loạt bán ra. Nguồn cung trên thế giới sụt giảm, trong khi nhu cầu ngày một tăng đã đẩy giá tiêu tăng cao kỷ lục.

Đồng Nai hiện đang là một trong 3 tỉnh có diện tích tiêu lớn nhất cả nước. Tiêu của Đồng Nai và cả nước có đến trên 80% xuất khẩu, song chủ yếu là xuất thô.

Giá thu mua tiêu đen xô nội địa trong tuần này ổn định so với tuần trước. Ngày 17/6, giá thu mua tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Đắk Lắk/Gia Lai/Bình Phước/Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt ở mức 200/198/202/204 nghìn đồng/kg.

N.V.A

 

 

 

 

 

Page 12: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Trong tuần, giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) giảm mạnh trong hai ngày 12 và 15/6, sau đó hồi phục nhẹ trở lại trong hai ngày giao dịch tiếp theo. Trước đó, hợp đồng benchmark giao tháng 11/2015 giảm xuống mức thấp 3 tuần vào cuối phiên 15/6, do giá dầu thô suy giảm và giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giảm phiên cuối tuần trước (12/6), khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên nặng nề. Cuối phiên 15/6, hợp đồng benchmark giao tháng 11/2015 chỉ đạt 228,9 Yên/kg, giảm 9,1 Yên so với phiên đầu tuần trước (8/6); hợp đồng giao tháng 6/2015 đạt 216,3 Yên/kg, giảm tới 9,9 Yên. Giá cao su trước đó giảm xuống mức thấp 230,2 Yên/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 27/5.

Sang ngày giao dịch 16/6, giá cao su hợp đồng đã hồi phục từ mức thấp 3 tuần do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua bù thiếu sau 2 ngày giảm mạnh. Hợp đồng benchmark giao tháng 11/2015 cuối phiên 16/6 đạt 229,8 Yên/kg.

Hầu hết các hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 9/2015 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 170 NDT, hoặc 1,2%, lên 14.075 NDT/tấn.

Thị trường trong nước: Theo Hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su tại Bình Phước tuần qua diễn biến tăng tích cực, từ 8.640 đ/kg vào ngày 10/6 lên 8.960 đ/kg vào ngày 12/6 và tiếp tục lên mức 9.600 đ/kg từ ngày 15/6 đối với mủ tạp 32 độ/kg. Trong khi đó, giá cao su thành phẩm tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương lại giảm nhẹ, với cao su SVR3L giảm từ 30.700 đ/kg (ngày 8/6) xuống còn 29.800 đ/kg (ngày 17/6); cao su SVR10 giảm từ 25.300 đ/kg xuống còn 24.600 đ/kg.

Tại Phú Yên, giá mủ cao su cũng đang tăng trở lại sau thời gian rớt giá mạnh. Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ năm 2014, tương đương với giá mủ năm 2013, nhưng cũng mới chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010. Theo nhiều nông dân, đây đang là thời điểm đầu vụ (mới khai thác được gần 1 tháng), giá mủ cao su tăng nên người trồng cao su giảm bớt khó khăn.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong tuần từ 08/6 - 12/6/2015, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán không thay đổi so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán vẫn là 1.790 USD/tấn. Từ ngày 01 - 12/6/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.778 USD/tấn, tăng 98 USD/tấn (+5,8%) so với mức trung bình trong tháng 5/2015, nhưng giảm 187 USD/tấn (-9,5%) so với tháng 6/2014.

N.L.A

 

Giá cao su trong nước tuần 24 (Nguồn: TTCS)

10000

15000

20000

25000

30000

35000

2/6 3/6 4/6 5/6 8/6 17/6

đ/kg

Cao su SVR3L Cao su SVR10

Page 13: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Giá gỗ xẻ giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch Chicago, Mỹ tuần qua diễn biến tăng, giảm không ổn định. Trong đó, hợp đồng gỗ xẻ giao tháng 7/2015 cuối phiên 16/6 giảm mạnh so với phiên hôm trước xuống mức 293,1 USD/tbf, và ngay lập tức tăng trở lại vào cuối phiên 17/6, đạt 298,7 USD/tbf.

Trong 10 năm qua, giá trị sản xuất đồ nội thất văn phòng ở Trung Quốc đã tăng gấp ba lần và hiện đã vượt mức 14 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm trung bình đạt 15% trong giai đoạn 2006 – 2014 (tăng 11%/năm tính theo tiền tệ địa phương). Thị trường Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng hàng đầu.

Trung Quốc xuất khẩu hơn 30 triệu chiếc ghế và 2 triệu bàn văn phòng mỗi năm. Bên cạnh đó, các công ty nội thất văn phòng của Trung Quốc cũng tập trung vào việc mở rộng thị trường trong nước. Dự kiến trong năm nay, diện tích không gian văn phòng mới tại các thành phố lớn đạt 2,78 triệu m2, trong năm 2016 dự kiến 4,18 triệu m2 sẽ được hoàn thành.

Sản lượng hàng năm của ngành nội thất văn phòng Trung Quốc là rất lớn, cho thấy mức độ chắc chắn về nguồn cung cao. Tuy nhiên, thị phần kết hợp từ 10 công ty sản xuất lớn chỉ chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch.

Theo khảo sát năm 2015 của Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), trong 100 nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng chỉ có 10 công ty đạt tổng doanh thu trên 100 triệu USD năm 2014 và chỉ 2 trong số 10 công ty vượt qua mức doanh thu 200 triệu USD.

Thị trường trong nước: Hiện nay, giá gỗ lim đang có xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu xây dựng trong nước đang tăng, dẫn đến nhu cầu về mặt hàng gỗ lim sử dụng trong xây dựng tăng. Dự báo trong thời gian tới, lượng gỗ lim nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 4/2015, lượng gỗ lim nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đạt 40,8 nghìn m3, trị giá 19,7 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với tháng trước. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015, lượng gỗ lim nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đạt 155,1 nghìn m3, trị giá 75,5 triệu USD, tăng 132,5% về lượng và tăng 114,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Giá gỗ lim nguyên liệu nhập khẩu trung bình về Việt Nam giảm khá mạnh, chỉ ở mức 487 USD/m3, thấp hơn 40 USD/m3 so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt là giá nhập khẩu từ thị trường Ca-mơ-run, Ga-bông, Lào và Công-gô giảm rất mạnh, trong khi đây lại là những nguồn cung cấp chính gỗ lim cho Việt Nam.

N.L.A

Giá gỗ xẻ tại thị trường Chicago, Mỹ (Nguồn: Reuters)

280

285

290

295

300

08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

USD

/tbf

Page 14: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Tại thị trường Chicago, Mỹ, giá bán buôn thịt bò vào hôm thứ 4 (17/6) vừa qua đã tăng 1,08 USD/cwt so với ngày hôm trước, đạt 250,55 USD/cwt do nguồn cung hạn chế bởi số lượng gia súc giết mổ giảm. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính số lượng gia súc giết mổ hôm thứ 4 đạt mức 96.000 con, tăng 5.000 con so với tuần trước nhưng lại ít hơn so với hôm thứ ba là 17.000 con.

Trong khi giá thịt bò đang tăng thì giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 6/2015 lại diễn biến theo xu hướng giảm nhẹ so với tuần trước. Chốt phiên giao dịch ngày 16/6, giá lợn hơi đạt 81,4 Uscent/lb, giảm 0,15 Uscent/lb so với mức giá đạt được vào cuối phiên giao dịch đầu tuần trước (8/6). Giá giảm do nhu cầu thu mua giảm bởi các nhà chế biến đã có đủ nguồn hàng phục vụ sản xuất cho tuần này.

Thị trường trong nước: Giá thu mua lợn hơi tại một số tỉnh phía Nam nhìn chung đang diễn biến theo xu hướng giảm nhẹ, mức giảm trung bình là khoảng 1.000 đ/kg do thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ giảm. Tại Vĩnh Long, lợn hơi hiện đang được thu mua với mức giá là 44.000 đ/kg; An Giang 47.000 đ/kg.

Về giá gia cầm, giá gà ta tại nhiều địa phương hiện đang tiếp tục duy trì mức ổn định của tuần trước do không có đột biến về sức mua. Theo đó, giá bán buôn gà trống ta hơi tại chợ Hà Vĩ tiếp tục giữ mức giá 95.000 đ/kg; An Giang là 80.000 đ/kg.

Riêng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, do nguồn cung hạn chế, giá gà bán tại các trại chăn nuôi đã tăng khoảng 10 - 15% so với 2 tháng trước đó. Gà ta bán tại trại cho thương lái đã tăng từ mức 60.000 đồng/kg lên 85.000 đồng/kg.

T.T.P 

 

Page 15: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Đồng euro yếu đang giữ cho thị trường cá tra châu Âu diễn biến chậm, các nhà nhập khẩu chỉ mua những gì họ cần để duy trì hàng dự trữ, hai công ty lớn của Hà Lan cho biết.

Dữ liệu nhập khẩu dường như cho thấy Mỹ đã nhập khẩu ít hơn đáng kể thuỷ sản từ Việt Nam trong năm 2015, mặc dù số liệu sai lệch một chút do tác động của thuế chống bán phá giá trên thị trường vào cuối năm 2014.

Khi tỉ giá hối đoái giữa đồng đô la so với đồng euro tiếp tục giảm, các nhà nhập khẩu phải đối mặt với chi nhiều hơn tiền để nhập khẩu trước và bán lẻ sau này. Tuy nhiên, sức ép sẽ là các nhà sản xuất Việt Nam giảm giá bán, các nhà nhập khẩu cho biết.

Giá xuất nông nghiệp giảm chủ yếu là do đồng euro yếu và các nhà nhập khẩu ít phải chịu sức ép như các nhà bán lẻ. Hiện nay, mọi người đang phải đối mặt với giá cao hơn sau khi quy đổi đồng đôla sang đồng euro. Tất cả các nhà bán lẻ sẽ phải đối mặt với giá cao hơn, trong khi giá mua vào bằng USD đi xuống. Nguồn tin này còn khẳng định giá cả sẽ tiếp tục đi xuống, mặc dù mức rớt sẽ không nhiều.

Thị trường trong nước: Tại An Giang, tuần này nhu cầu cá tra nguyên liệu size dưới 1kg ở mức thấp, hầu như các doanh nghiệp không tìm mua vào nên không hình thành giá thị trường. Tuy nhiên, các công ty đang đẩy mạnh tìm mua cá tra nguyên liệu có size từ 1kg/con trở lên với mức giá 20.000-20.500 đ/kg (trả tiền mặt) đã khiến cho thị trường cá tra trở nên sôi động hơn.

Trên thị trường tự do, giá cá size 1,2kg/con trở lên ngày 16/6 ở mức 20.500 đ/kg (trả tiền mặt).

Giá cá tra nguyên liệu dưới 1kg tại Cần Thơ vẫn ổn định ở mức 20.500 đ/kg (trả chậm) và 19.500 đ/kg (trả tiền mặt). Trong khi đó, giá cá tra giống cỡ 30 con /kg mua tại ao ngày 17/6 đang ở mức 19.000 đ/kg, tăng 2.000 đ/kg so với ngày 10/6.

Page 16: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Kể từ khi Việt Nam ký hiệp định FTA với liên minh kinh tế Á-Âu với mức thuế dành cho thủy sản là 0% và có hiệu lực ngay nên các doanh nghiệp chủ yếu thu mua cá vượt size chế biến để xuất khẩu vào thị trường này.

Tại Cà Mau, nguồn tôm trên thị trường không còn nhiều trong khi tình hình thả nuôi cũng chưa tăng do giá ở mức thấp. Giá tôm nguyên liệu trong tuần giữ ở mức của tuần trước: Tôm sú 20 con/kg: 250.000đ/kg); 30 con/kg 170.000đ/kg); 40 con/kg 150.000 đ/kg); Giá tôm chân trắng mua tại đầm: 100 con/kg giá 88.000 đ/kg, 90 con/kg giá 93.000 đ/kg, 80 con/kg giá 98.000 đ/kg, 70 con/kg giá 102.000 đ/kg, 60 con/kg giá 106.000 đ/kg, 50 con/kg giá 111.000 đ/kg, 40 con/kg giá 125.000 đ/kg.

Tại Sóc Trăng, nguồn tôm nguyên liệu trên thị trường khá ít không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu tôm từ bên ngoài vào phục vụ sản xuất. Giá tôm tại Sóc Trăng ngày 16/6 đã tăng mạnh so với đầu tháng 6, lên mức 250.000 đ/kg cỡ 20 con/kg, 170.000 đ/kg cỡ 30 con/kg, 150.000 đ/kg cỡ 40 con/kg và 110.000 đ/kg cỡ 50 con/kg. Giá tôm thẻ nguyên liệu tại đầm cũng tăng so với đầu tháng. Cụ thể, cỡ 40 con/kg tăng 8.000-10.000 đ/kg lên 128.000-130.000 đ/kg, cỡ 60 con/kg tăng 8.000 đ/kg lên 108.000 đ/kg, cỡ 80 con/kg tăng 8.000 đ/kg lên mức 98.000 đ/kg và cỡ 100 con/kg tăng 5.000 đ/kg lên 88.000 đ/kg.

N.V.A  

 

 

 

 

 

Page 17: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Đang bước vào mùa thu hoạch rộ nên nhiều loại trái cây như thanh long, măng cụt, đu đủ, xoài… tại các tỉnh ĐBSCL bán với giá rẻ. Cụ thể, hiện thương lái thu mua thanh long tại vườn chỉ 1.500-2.000đ/kg. Nhiều nơi, do thương lái mua theo kiểu “nhỏ giọt” nên một số nhà vườn đành mang thanh long ra ven đường để bán với giá 10.000 đ/3kg nhưng rất hiếm khách hàng đến hỏi mua.

Cùng “cảnh ngộ” với thanh long, giá đu đủ chín trong những ngày qua chỉ dao động từ 500- 1.000 đ/kg nhưng chẳng thương lái nào đến vườn để hỏi mua. Không thể chờ đợi giá tăng, nhiều nhà vườn ở Hậu Giang và Sóc Trăng đang đua nhau chặt cây đu đủ để trồng chanh không hạt. Mặc dù trong 2 năm qua giá chanh liên tục đạt mức kỷ lục là 20.000đ/kg, song theo cảnh báo mới đây của ngành nông nghiệp, nhà vườn không nên ồ ạt chặt phá những loại cây ăn trái khác để đổ xô trồng chanh không hạt vì rủi ro sẽ rất cao.

Vừa qua, tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ quả vải năm 2015 do Bộ Công Thương tổ chức ở TPHCM, các sở, ngành và doanh nghiệp tại khu vực phía Nam đã cam kết hỗ trợ tiêu thụ hơn 80.000 tấn vải, tăng 20.000 tấn so với năm trước. Hiện tại, mặt hàng vải tại khu vực phía Nam có nhiều mức giá khác nhau tùy theo chất lượng và nhu cầu thị trường. Trong đó, vải được khô được vận chuyển bằng máy bay có giá tương đối cao từ 50.000 - 60.000 đ/kg; vải đông lạnh đóng trong thùng xốp dao động ở mức 30.000 - 35.000 đ/kg; còn loại vải thường thì giá trung bình khoảng 22.000-25.000 đ/kg.

Tại Lâm Đồng, năm nay giá hành từ đầu vụ xuống rất thấp nên phần lớn người dân thu hoạch cho vào kho dự trữ chờ giá lên. Do gặp thời tiết bất lợi ngay từ lúc mới thu hoạch nên hành mới trữ được hai tháng thì bị thối hoặc lên mầm. Sau hai tháng lưu giữ giá hành tây Đà Lạt hiện vẫn thấp chỉ từ 2.500 - 3.000 đ/kg. Theo tính toán của người trồng hành, với giá bán cao nhất hiện nay là 3.000 đ/kg thì nhà vườn mới chỉ hòa vốn. Nguyên nhân khiến giá hành tây xuống thấp trong hai năm qua, nhất là niên vụ này, là do người dân đổ xô trồng hành tây quá nhiều. Không riêng gì Đà Lạt mà các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng… thuộc tỉnh Lâm Đồng người dân cũng trồng với diện tích rất lớn dẫn đến cung vượt quá cầu, chưa kể có những thời điểm hành của Trung Quốc tràn vào. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho biết trong tất cả cây trồng tại Đà Lạt, hành tây và khoai tây có thể trữ vào kho được 3 - 4 tháng nếu giá bán tại thời điểm được thu hoạch không thuận lợi. Do đó, dù không mặn mà nhưng người dân vẫn chọn hành tây để trồng vào vụ đông xuân.

Trong khi hành tây Đà Lạt vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định, thì người trồng bắp cải tại đây lại phấn khởi vì trúng mùa và được giá. Hiện bà con nông dân trồng bắp cải tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường rất vui mừng vì thương lái đến tận vườn mua với giá 10.000 đ/ gốc. Một số thương lái cho hay đa phần bắp cải sau khi thu mua được chở thẳng xuống chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM), Biên Hòa (Đồng Nai) và các tỉnh miền Tây.

 

 

Page 18: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Tại Hà Nội, một số loại rau có dấu hiệu tăng trong tuần qua do nguồn cung giảm vào cuối vụ. Cụ thể, một số loại rau như bắp cải và cà chua giảm 200-500đ/kg. Tuy nhiên, một số loại rau khác như rau cảnh xanh, su hào và khoai tây giá vẫn ổn định so với tuần trước.

Tình hình xuất nhập khẩu: Tuần qua, mặt hàng trái cây tươi chính xuất khẩu là măng cụt và thanh long. Măng cụt chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc với mức giá 0.56 USD/kg trong khi mặt hàng thanh long được xuất sang Trung Quốc và Indonesia ở mức giá dao động 0.6-0.7 USD/kg.

Trái cây tươi nhập khẩu trong tuần chủ yếu gồm kiwi vàng từ Newzealand với mức giá khoảng 4 USD/kg; và nho tươi từ Chile giá 2.6 USD/kg.

C.D.H  

 

 

 

 

 

 

 

Page 19: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường thế giới: Tại sở giao dịch Chicago, Mỹ, tuần qua thị trường ngô và đậu tương đã tăng trở lại bắt đầu từ phiên giao dịch hôm 16/6 sau khi mưa lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng ở Mỹ. Trong tuần trước, giá ngô và đậu tương liên tục giảm qua các phiên do lo ngại sản lượng tăng mạnh nhờ dự báo điều kiện khí hậu thuận lợi tại các khu vực trồng lớn. Cụ thể, tuần trước mức giá ngô đã giảm xuống mức 348 UScent/bushel và giá đậu tương là 937 UScent/bushel, trong khi con số này trong tuần này đã tăng lên các mức tương ứng là 359 UScent/bushel và 969 UScent/bushel.

Dưới đây là mức dự báo cung cầu đậu tương thế giới theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tháng 6/2015 (ĐVT: triệu tấn)

2015/2016 Dự trữ đầu vụ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối vụ SL NK Nghiền ép Nội địa XK

Thế giới 83,7 317,58 119,73 267,79 305,64 122,15 93,22Mỹ 8,97 104,78 0,82 49,8 53,33 48,31 12,93Các nước khác 74,73 212,8 118,91 217,99 252,31 73,84 80,29Nước XK chính 55,81 166,3 0,46 86,3 94,75 66,13 61,69Argentina 32,95 57 0 42,5 47,6 8,5 33,85 Brazil 22,75 97 0,45 39,5 42,73 49,75 27,72Paraguay 0,09 8,8 0,01 4,1 4,2 4,6 0,1Nước NK chính 15,51 14,89 103,95 100,76 118,9 0,38 15,07Trung Quốc 14,38 11,5 77,5 77,1 89,25 0,25 13,88 EU-27 0,27 1,98 12,8 13,8 14,63 0,1 0,32Nhật Bản 0,26 0,22 2,85 1,97 3,05 0 0,28 Mexico 0,18 0,36 4,05 4,35 4,39 0 0,2

 

Page 20: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Tuần qua, giá một số thức ăn hỗn hợp tại tỉnh phía Bắc vẫn tiếp tục duy trì mức giá sau khi giảm nhẹ vào tuần trước. Cụ thể, tại Hưng Yên, giá cám viên và cám đậm đặc dành cho lợn vẫn duy trì ở các mức giá tương ứng là 10.200đ/kg và 14.800đ/kg. Đúng theo dự báo, giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp giảm do giá một số nguồn nguyên liệu nhập khẩu giảm theo xu hướng thị trường thế giới.

Tuần qua, mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu nhiểu nhất là khô dầu đậu nành nhập từ Singapore với khối lượng là trên 1000 tấn ở mức giá là 0.4 USD/kg. Ngoài ra, mặt hàng cũng chiếm tỷ lệ nhập lớn là khô dầu đậu tương nhập khẩu từ Trung Quốc với khối lượng là 950 tấn giá 0.47 USD/kg. Mặt hàng cám mỳ nhập từ Tazania cũng là nguyên liệu chính được nhập trong tuần với khối lượng 962 tấn và giá là 0.18 USD/kg.

C.D.H  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 21: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

Thị trường thế giới: Thị trường Ure Mỹ ghi nhận một tuần tăng giá ở cả thị trường bán buôn và bán lẻ. Giá Ure giao ngay tháng 6 tại Gulf, Mỹ tăng 12 USD/tấn lên 341,5 USD/tấn. Giá Ure bán lẻ trung bình tăng 6 USD/tấn lên mức 456 USD/tấn.

Giá bán lẻ phân DAP tại Gulf, Mỹ giảm 2 USD/tấn xuống còn 420 USD/tấn. Giá bán buôn phân DAP vẫn ổn định sau khi tăng tổng cộng 65 USD/tấn trong tháng 4 và tháng 5. Thị trường phân DAP đang chờ lực mua từ Ấn Độ và Brazil.

Page 22: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thị trường trong nước: Sau khoảng một năm duy trì ở mức tương đối ổn định, thời gian gần đây, giá phân urê tại một số tỉnh có xu hướng tăng trở lại do nguồn cung phân bón từ các nhà máy giảm.

Tại Cần Thơ, hiện giá phân đạm Phú Mỹ tại kho đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2 là 8.400-8.500 đồng/kg, còn đạm Cà Mau và Ninh Bình lần lượt có giá 8.200-8.300 và 8.300-8.400 đồng/kg, tăng khoảng 1.000-1.200 đồng/kg (tương đương 50.000-60.000 đồng/bao 50 kg) so với mức giá cách đây 3 tháng.

Tại An Giang, so với hồi đầu vụ hè thu, hiện giá phân bón được đại lý cấp 1 phân phối xuống đại lý cấp 2 tăng khoảng 50.000-70.000 đ/bao 50 kg và hiện có giá giao động 420.000-425.000 đ/bao 50 kg đối với đạm Phú Mỹ và 410.000-420 đ/bao 50 kg đối với đạm Cà Mau và Ninh Bình.

Trong khi đó, tại Tiền Giang, đạm Phú Mỹ được đại lý cấp 2 bán trực tiếp cho nông dân với giá 465.000-470.000 đ/bao 50 kg; đạm Cà Mau và Ninh Bình lần lượt có giá 455.000-460.000 và 460.000-465.000 đ/bao 50 kg, tăng 80.000-90.000 đ/bao 50 kg so với mức giá hồi đầu vụ hè thu.

Giá phân Ure tăng do nguồn cung phân bón từ các nhà máy giảm. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng tăng giá cục bộ vì nhà máy đạm Phú Mỹ đang được bảo trì, nguồn cung giai đoạn này cũng đang hạn chế.

HNN 

 

 

 

 

 

Page 23: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá muối tại Nam Định tiếp tục sụt giảm mạnh. Giá bán buôn muối thường tại Nam Định hiện chỉ còn 1.050 đ/kg, giảm 50 đ/kg so với thời điểm đầu tháng 6/2015.

Tại Bạc Liêu, giá muối 2 tuần qua ổn định ở mức thấp, với muối đen có giá 500 – 600 đ/kg; muối trắng từ 700 – 800 đ/kg.

 

N.L.A  

 

Giá muối trong nước tuần 24 (Nguồn: CIS)

500

700

900

1,100

1,300

01/06 03/06 08/06 10/06 12/06 15/06 17/06

đ/kg

Muối thường tại Nam Định Muối trắng tại Bạc Liêu

Muối đen tại Bạc Liêu

Page 24: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

TÁC ĐỘNG CỦA FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU TỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Sau hơn 2 năm tích cực đàm phán, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, đã được ký chính thức vào ngày 29/5. Đây là hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu nói chung và với từng nước thành viên nói riêng.

Hiệp định bao gồm các Chương trình về Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Công nghệ điện tử trong thương mại, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu, Liên minh Kinh tế có tổng GDP lên tới 4.500 tỷ USD và một thị trường rộng lớn lên tới 176 triệu dân. Sau khi hiệp định được ký kết, phía Liên minh Kinh tế Á - Âu sẽ dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan đặc biệt. Các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Thuế với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh khác như dệt may, da giày và đồ gỗ sẽ được giảm tới 80% và theo lộ trình cũng sẽ được miễn hoàn toàn trong thời gian tới.

Có thể nói Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu mở ra cơ hội cho nông sản, nhưng để bước qua được cánh cửa này, tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều.

Thuận lợi

Về tổng thể FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu rất có ý nghĩa, mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam vì Việt Nam là nước đầu tiên ký FTA với Liên minh này nên sẽ là nước đầu tiên được hưởng lợi thế cắt giảm thuế quan. Hàng nông sản Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường 5 nước trong Liên minh nhờ hơn 90% dòng thuế được giảm dần, các thủ tục hải quan, hàng rào phi thuế quan cũng được cắt giảm, minh bạch và đơn giản hơn.

Đối với thị trường Nga – thị trường lớn nhất trong Liên minh, Việt Nam đang xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông sản chính như thủy sản, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, gạo, chè… nhưng với số lượng và giá trị còn thấp. Các sản phẩm nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, bao bì, chất lượng, vận chuyển với hàng hóa các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường Nga. Thêm vào đó những rào cản kỹ thuật về thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm… phía Nga đang áp dụng cho nông sản Việt luôn chặt chẽ. Do vậy, đi kèm với giảm thuế hoặc thuế 0% thì nước này cũng phải mở các hàng rào kỹ thuật, kiểm định chất lượng mới, tạo cơ hội thực sự cho nông sản Việt.

 

Page 25: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

Thách thức

Lợi thế mà hiệp định mang lại cho Việt Nam là rất rõ nhưng bên cạnh đó, những thách thức là không hề nhỏ. Trong thời gian tới, các DN XK nói chung và DN XK nông thủy sản nói riêng cần chủ động tìm hiểu các nội dung cam kết và tìm cách vận dụng những điều kiện thuận lợi được quy định trong hiệp định để có chiến lược kinh doanh phù hợp tại các thị trường trong liên minh này. Ngoài ra, các DN cần đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông thủy sản XK.

Việt Nam có khoảng cách rất xa về địa lý với các nước trong Liên minh Kinh tế Á - Âu và đây cũng không phải là các thị trường quen thuộc đối với DN Việt Nam. Các DN phải hết sức chú ý khảo sát các tuyến vận tải, bến bãi, kho tàng… để tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Ví dụ, về mặt hàng gỗ xuất khẩu, DN hai bên hiện vẫn chưa có sự liên hệ chặt chẽ, giá vận tải xuất gỗ Việt Nam sang các nước này quá cao mất lợi thế so với các nước châu Âu, Nhật Bản.

Cuối cùng cả khi đã ký FTA thì trên thực tế sẽ có nhiều rào cản phi thương mại làm cản trở đáng kể đến sự tiếp cận của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Rào cản tiếp cận thị trường đầu tiên phải kể đến là việc định giá hải quan, thủ tục thông quan, chứng nhận và các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Rào cản tiếp theo là các chứng nhận GOST (chứng nhận tiêu chuẩn nhà nước), giấy phép vệ sinh, hay các bản cam đoan hợp quy (DOC).Các loại giấy tờ này sẽ được yêu cầu cho phần lớn các hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và phân phối trong khối.

Tóm lại, Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng khai thông các rào cản phi thương mại, bao gồm thủ tục thông quan phức tạp và mất nhiều thời gian, việc định giá tính thuế không rõ ràng, sự cấp phép và các quy định kỹ thuật nặng nề. Trên thực tế, đây mới chính là những rào cản lớn nhất hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này, chứ không hẳn chỉ là hàng rào thuế quan cao khi chưa có FTA.

HNN

Tài liệu tham khảo:

- Báo Công Thương

- Thông tấn xã Việt Nam

- Tintucnongnghiep.com, vinanet.com.vn

- Tổng Cục Hải quan

- Báo Điện tử Chính phủ  

 

 

 

Page 26: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

XOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Bộ Nông - Lâm - Thuỷ sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai vào thị trường nước này. Theo đó, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và đồng ý cấp phép vào thị trường Nhật Bản. Hiện, tổng diện tích xoài của huyện Xuân Lộc sản xuất theo hướng GAP khoảng 54 ha, riêng xã Xuân Hưng có hơn 30 ha xoài VietGAP.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đang bàn các giải pháp để nâng cao chất lượng và diện tích trồng xoài, triển khai các dự án nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, dự án chất tạo màng trên trái xoài giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch... để đón đầu và nắm bắt cơ hội trên.

Trước đó, đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đến khảo sát thực tế các vườn cây ăn trái tại Đồng Nai. Đoàn đã đánh giá cao chất lượng trái xoài được trồng tại tỉnh và bày tỏ mong muốn nhập xoài về nước của họ với số lượng lớn.

(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

BỘ NN-PTNT ĐỀ XUẤT BỎ 31 LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ THÚ Y

Bộ NN-PTNT đã gửi văn bản cho Bộ Tài chính đề xuất loại bỏ 14 loại lệ phí và 17 loại phí trong công tác thú y được quy định tại Thông tư số 04/2012/TT - BTC.

Các lệ phí được đề xuất loại bỏ bao gồm, các loại giấy chứng nhận vùng cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch qua đường bưu điện, chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản... Trong số 17 loại phí đề xuất loại bỏ, có 4 loại phí phòng chống dịch bệnh cho động vật, 13 loại phí kiểm dịch động vật và trên các sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được quy định ở phụ lục 2 và 4 của Thông tư số 04.

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), 31 loại phí và lệ phí này chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn có các hoạt động liên quan đến thú y, nếu được loại bỏ sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(Nguồn: Báo Thanh Niên)  

 

 

 

 

 

 

Page 27: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

HƯỚNG DẪN THỐNG NHẤT PHÂN LOẠI CAO SU TỔNG HỢP

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn Hải quan các tỉnh, thành phố phân loại thống nhất mặt hàng cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540 thuộc nhóm 40.02.

Theo Bộ Tài chính, để phân loại mặt hàng này cần căn cứ Danh mục hàng hóa XNK ban hành kèm theo Thông tư 156/2011/TT-BTC, Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa…

Bên cạnh đó, tham khảo ý kiến của Bộ Công Thương về thành phần rosin và axit béo trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp các chất nêu trên đóng vai trò là chất nhũ hóa, thành phần dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp thì các chất đó có vai trò bảo quản cao su được lâu mà không bị cứng, đầu không phải là chất hóa dẻo.

Đồng thời, căn cứ ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, vai trò của thành phần rosin, axit béo trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp là chất nhũ hóa khi dùng rosin, axit béo cho quá trình tổng hợp styrene-butadiene bằng phương pháp nhũ tương. Vai trò thành phần dầu khoáng trong quá trình sản xuất cao su tổng hợp là chất hóa dẻo.

Từ những căn cứ trên, Bộ Tài chính hướng dẫn, mặt hàng cao su tổng hợp SBR 1502, SBR 1712, SBR 1723, SBR 9540 có kết quả phân tích là hỗn hợp cao su styrene-butadiene, axit béo, rosin và dầu khoáng thuộc nhóm 40.02.

Nhóm này có thuế suất thuế NK ưu đãi từ 0% đến 3%.

(Nguồn: Báo Hải quan)  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 28: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

BẢNG GIÁ NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI

CÀ PHÊ

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Trong nước

Cà phê nhân xô vối

Đắc lắc- TP Buôn Mê Thuột

đ/kg 37000 37200 37400 36800 37500 38000

Cà phê nhân xô vối

Đà Lạt - Lâm Đồng đ/kg 36800 36800 36800 36800 36500 36700 37000

Thế giới Cà phê Robusta (7/15)

London -Anh

USD /tấn 1724 1734 1740 1711 1722 1755 1793 1806

 

CAO SU

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Trong nước

Mủ cao su dạng nước (32 độ/kg)

Bình Phước-Phước Long

đ/kg 8640 8640 8960 9600 9600

Thế giới

cao su RSS3 (6/15)

TOCOM- Nhật Bản Yên/kg 226,2 223,9 221,9 224,5 219 216,3 216,4 217

RSS3 C1 BKK (Giao ngay)

Bangkok - Thái Lan

TLB /kg 64,75 64,5 64,5 64,7 64,4 63,9 63,65 63,35

SIR20 BELAWAN NN (7/15)

Indonesia Uscent /kg 177 175,5 176,5 177,5 176 176,5

 

ĐƯỜNG

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Đường trắng (8/15)

London -Anh

USD /tấn 351,2 349,4 349,5 344,8 347,2 345 344,2 345,4

 

 

 

 

Page 29: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

CHĂN NUÔI

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Trong nước

Gà trống ta hơi

Hà Nội - Thường

Tín - Chợ Hà Vĩ

đ/kg 95000 95000 95000 95000 95000 95000 95000 95000

Gà Công nghiệp hơi

Hà Nội - Thường

Tín - Chợ Hà Vĩ

đ/kg 35000 35000 35000 35000 35000 35000 35000 35000

Gà trống ta hơi

An Giang-Thoại Sơn đ/kg 80000 80000 80000 80000 80000 80000 80000 80000

Lợn hơi Vĩnh

Long-Chợ Vũng Liêm

đ/kg 45000 45000 45000 44000 44000

Lợn hơi An Giang-Thoại Sơn đ/kg 48000 48000 48000 49000 47000 47000 47000 47000

Thế giới

Lợn hơi (6/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /lb 81,55 81,2 81,3 79,175 78,05 77,2 77,15 78

 

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Trong nước Cám viên heo từ 40 - 70 kg mã số 1041H

Hưng Yên-Yên

Mỹ đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000

Cám đậm đặc loại từ 10 kg - Xuất chuồng mã số 9020HS

Hưng Yên-Yên

Mỹ đ/kg 14800 14800 14800 14800 14800

Thế giới

Ngô (7/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /Bushel 365,25 365 357,25 356,5 353 348,25 354 359,25

Đậu tương (7/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /Bushel 944,25 951,5 949,5 940 940 937,75 957,5 969

 

 

Page 30: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

CHÈ

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Chè xanh búp khô

TP Thái Nguyên - chợ khe

mo, Đồng Hỷ

đ/kg 130000 130000 130000 130000 130000 130000

Chè cành chất lượng cao

TP Thái Nguyên - chợ khe

mo, Đồng Hỷ

đ/kg 200000 200000 200000 200000 200000 200000

Chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1)

TP Thái Nguyên - chợ khe

mo, Đồng Hỷ

đ/kg 150000 150000 150000 150000 150000 150000

Chè búp tươi sản xuất chè xanh loại 1

TP Thái Nguyên - chợ khe

mo, Đồng Hỷ

đ/kg 13000 13000 13000 13000 13000 13000

Chè búp tươi sản xuất chè xanh loại 2

TP Thái Nguyên - chợ khe

mo, Đồng Hỷ

đ/kg 8000 8000 8000 8000 8000 8000

Sản xuất chè xanh (giá loại 1)

Lâm Đồng - Bảo Lộc đ/kg 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000

Sản xuất chè đen (giá loại 1)

Lâm Đồng - Bảo Lộc đ/kg 4000 4000 4000 4000 4000 4000 4000 4000

Thế giới Chè Kenya (giao ngay)

Kenya USD /kg 3,47

 

 

Page 31: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

PHÂN BÓN

MẶT HÀNG THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Trong nước

Phân Đầu trâu L1

Hưng Yên- Yên Mỹ- Trung

Hưng

đ/kg 12500 12500 12500 12500 12500

NPK cò pháp (20-20-15)

Lâm Đồng - Đà Lạt đ/kg 14000 14000 14000 14000 14000 14000 14000 14000

NPK 20-20-15

Vĩnh Long-

Bình Minh

đ/bao 50kg 630000 630000 620000 620000 620000

Thế giới

Urea Yuzhny (Giao ngay) Nga USD

/tấn 294,5 294,5

 

GỖ

MẶT HÀNG THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Gỗ xẻ (7/15) Chicago - Mỹ

USD /tbf 293,1 289,3 296,7 291,3 296,1 296,4 293,1 298,7

 

HẠT TIÊU MẶT

HÀNG THỊ

TRƯỜNG ĐƠN

VỊ NGÀY

08/06 10/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Hạt tiêu đen

Bình Phước-Huyện Bù

Đốp đ/kg 202000 202000 202000 202000 202000

Hạt tiêu đen

Đắc lắc- TP Buôn Mê

Thuột đ/kg 181000 181000 187000 190000 191000

 

HẠT ĐIỀU

MẶT HÀNG THỊ TRƯỜNG ĐƠN VỊ NGÀY 08/06 10/06 12/06 15/06 17/06

Hạt điều khô mua xô

Bình Phước-Huyện Bù Đăng đ/kg 37500 37500 37000 37000 37000

 

 

 

 

 

Page 32: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

LÚA, GẠO

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Lúa CLC IR 50404 (lúa ướt)

An Giang - Thoại Sơn đ/kg 4250 4250 4250 4250 4250 4150 4100 4100

Lúa CLC OM 2514 (lúa ướt)

An Giang - Thoại Sơn đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4400 4400 4400

Lúa CLC OM 1490 (lúa ướt)

An Giang - Thoại Sơn đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4400 4400 4400

Lúa CLC OM 2717 (lúa ướt)

An Giang - Thoại Sơn đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4400 4400 4400

Lúa chất lượng cao

Bạc Liêu- Huyện

Vĩnh Lợi, đ/kg 5200 5200

Lúa tẻ thường

Kiên Giang- Tân

Hiệp đ/kg 5300 5300 5300 5300 5300

Lúa dài Kiên

Giang- Tân Hiệp

đ/kg 5600 5600 5600 5600 5600

Gạo CLC IR 50404 Vĩnh Long đ/kg 9000 9000 9000 9000 9000

Gạo tẻ chất lượng cao (CLC)IR 50404

An Giang - Thoại Sơn đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000

Gạo Kiên

Giang- Tân Hiệp

đ/kg 12000 12000 12000 12000 12000

 

THỦY SẢN

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Tôm sú nuôi 40-45 con/kg

Hưng Yên-Yên

Mỹ đ/kg 200000 200000 200000 200000 200000

Tôm sú nuôi 30-35 con/kg

Hưng Yên-Yên

Mỹ đ/kg 280000 280000 280000 280000 280000

Cá tra thịt trắng

Vĩnh Long đ/kg 21500 21500 21500 21500 21500

Tôm càng xanh

Vĩnh Long đ/kg 430000 430000 430000 430000 430000

Cá tra An Giang đ/kg 22000 22000 22000 22000 22000 22000 22000 23000  

Page 33: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

RAU

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06

Bắp cải trắng loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000

Bắp cải tím loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000

Hành tây loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500

Cà chua thường loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500

Hoa lơ trắng loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000

Hoa lơ xanh loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 12000 12000 12000 12000 12000 12000 12000 12000

Cà rốt loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000

Đậu Hà lan (trái non)

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 50000 55000 55000 60000 60000 60000 60000 60000

Đậu cove TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 7000 8000 8000 8000 8000 8000 8000 8000

Khoai tây ta loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000 9000

Cải thảo loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 5500 5500 5500 5500 5500 6000 6000 6000

Củ dền loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 2500 2500 2500 3000 3000 3000 3000 3000

Cải bó xôi loại 1

TP Đà Lạt-Lâm Đồng đ/kg 20000 20000 20000 20000 20000 22000 22000 22000

 

 

 

 

 

 

 

Page 34: Thị trường hàng hóa thế giới tuần qua chịu tác động từ sự bất ổn

 

QUẢ MẶT

HÀNG THỊ

TRƯỜNG ĐƠN

VỊ NGÀY

08/06 09/06 10/06 11/06 12/06 15/06 16/06 17/06 Xoài cát Hòa Lộc Tiền Giang đ/kg 15000 15000 15000 15000 15000 15000 15000 15000

Xoài Cát Chu Tiền Giang đ/kg 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000 7000

Xoài tượng Đài Loan

Tiền Giang đ/kg 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000

Dưa hấu loại 1 Tiền Giang đ/kg 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500 4500

Thanh long ruột đỏ

Tiền Giang đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000 8000

Thanh long ruột trắng

Tiền Giang đ/kg 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 4000

Chôm chôm Java Tiền Giang đ/kg 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000 10000

Chôm chôm nhãn

Tiền Giang đ/kg 22000 22000 22000 22000 22000 16000 16000 16000

Chôm chôm Rong-Riêng

Tiền Giang đ/kg 23000 23000 23000 23000 23000 18000 18000 16000

Sầu riêng monthong loại 1

Tiền Giang đ/kg 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000 25000

Sầu riêng Ri6 loại 1 Tiền Giang đ/kg 28000 28000 28000 28000 28000 28000 28000 28000