thi

18
Phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX Hồ CHí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Xã hội Viêt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập với một nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hanh chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy đã không phát huy thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo tiền lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Khi thực dân Pháp sang xâm lược tại Việt Nam(1958) va hiệp định Patonot được kí kết, Xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với thực dân xâm lược, giữa địa chủ với nông nô trên nền xã hội cũ. Các phong trào vũ trang của nhân dân chống Pháp nổi lên rầm rộ và lan rộng khắp cả nước.lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến nhưng cuối cùng đều thất bại. Đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và phong trào yêu nước dưới thời kì này đều thất bại hoặc chìm trong bể máu.Sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm ra nguyên nhân thất bại và sớm hình thành ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC-CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

Upload: mrpakapun

Post on 25-Jun-2015

2.915 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thi

Phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX

 Hồ CHí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.

Xã hội Viêt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập với một nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hanh chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy đã không phát huy thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo tiền lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

Khi thực dân Pháp sang xâm lược tại Việt Nam(1958) va hiệp định Patonot được kí kết, Xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với thực dân xâm lược, giữa địa chủ với nông nô trên nền xã hội cũ. Các phong trào vũ trang của nhân dân chống Pháp nổi lên rầm rộ và lan rộng khắp cả nước.lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến nhưng cuối cùng đều thất bại.

Đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và phong trào yêu nước dưới thời kì này đều thất bại hoặc chìm trong bể máu.Sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm ra nguyên nhân thất bại và sớm hình thành ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.

CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC-CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

1.Con đường cứu nước của thế hệ đi trước

Giửa thế kỈ XX,chế độ phong kiến ở Việt Nam,do triều đình nhà Nguyễn đại diện,đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong,biểu hiện cụ thể và tập trung là sự bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước.

Sau một quá trình điều tra lâu dài,sáng ngày 1/9/1958 thực dân Pháp đả nổ súng xâm lược Viêt Nam.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó,đòi hỏi giai cấp phong kiến cầm quyền phải có trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.Nhưng ngay từ đầu giai cấp đó đã trở nên hèn nhát và bất lực,nhanh chóng phân hóa,từng bước nhượng bộ,để cuối cùng đầu hàng toàn bộ.

Đối với thái độ triều đình nhà Nguyễn,nhân dân cả nước đã sôi nổi vùng dậy chống giặc ngay nhửng ngay đầu khi chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.Phong trào nhân dân kháng chiến ngày một dâng cao trong đó yêu cầu chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến ngày càng trở nên cần thiết và tất yếu.với bản hiệp ước ô nhục được kí kết ngày

Page 2: Thi

6/6/1884 triều đình nhà Nguyễn vì lợi ích riêng ích kỉ,thiển cận giai cấp sợ mất ngôi hơn là sợ mất nước,đã nhượng bộ và thỏa hiệp với đế quốc,cấu kết với đế quốc chống lại nhân dân đứng lên chống đế quốc đế cưu nước.

Vượt lên tình hình bất lợi đó,nhân dân ta vân anh dũng đứng lên đẩu tranh,phong trào Cần Vương(1885-1896) dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước chống thực dân Pháp trở nên rầm rộ trong cả nước kéo dài gần trọn 20 năm cuối thế kỉ XIX nói về phong trào cần vương,đồng chí Lê Duẩn đả vạch rõ”một bộ phận của phong kiến,một số sỉ phu trí thức thấy rõ quyền lợi của phong kiến chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc,nên đã đứng lên chống đế quốc pháp,nhưng tinh thần phản đế cứu nước mạnh mẽ trong tầng lớp này không phải căn bản dưa trên sinh lực một phần nào đó của chế độ phong kiến còn sót lại,mà chính là tinh thần độc lập của dân tộc,cơ sở văn hóa ngàn năm của dân tộc,đang sinh sống trong những người trí thức dân tộc,trong quần chúng lao động bôt phát dưới ngọn cờ Cần Vương”.

Nhưng các sĩ phu cuối thế kỉ XIX như Phan Đình Phùng,Ngô Xuân Ôn, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Bích....tuy giàu lòng yêu nước căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược, đều xuất than tứ giai cấp phong kiến đả mất vai trò lịch sử nên không có thời gian thống nhất toàn bộ đấu tranh dân tộc về một mối.cũng trong các thời kì đó bên cạnh các phong trào do họ cầm đầu vẩn có các cuộc đấu tranh tự giác của nông dân,với đỉnh cao là của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo(1885-1913).

Cuối cùng phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX của nhân dân ta đã bị dập tắt trong biển máu.kẻ thù trên đà thăng thê nhưng vẫn kinh hoàng,nhìn nhận mọt thực tế vô cùng nguy hiểm đối với chúng: “chúng ta không biết rằng việt nam là một dân tộc kiên cường ,gắn bó với lịch sử riêng của mình,với những thể chế riêng và thiết tha với nền độc lập của mình.chúng ta không biết rằng trong các thế kỉ trước việt nam chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ xâm lược,tình trạng của chúng ta là rất đổi khủng khiếp,vì chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc của họ không hề bị suy yếu”.

Sự thất bại đau thương của các phong trào trên bộc lộ một tình trạng khủng hoảng trầm trọng về sự lãnh đạo,những sỉ phu yêu nước chống thực dân pháp cuối thế kỉ XIX bị điều kiện giai cấp và giai cấp hạn chế,nên trong khi dựng cơ khởi nghĩa cứu nước,họ vẩn mang ngọn cờ phong kiến đả suy đồi,không còn tiêu biểu cho dân tộc,một chế độ phong kiến dù độc lập,với những điều kiện lịch sử của Việt Nam lúc đó thì không còn thích hợp nữa.Vì vậy chỉ sau một thời kì phát triển bồng bột buổi đầu,phong trào đã dần dần trở nên rời rạc,lẻ tẻ và cuối cùng tan rã.Nó tuyệt nhiên không có điều kiện mở rộng để phát triển thành một cao trào cách mạng sôi nổi,khả dĩ đánh đổ được bọn đế quốc xâm lược,lật đổ được bạn phong kiến tay sai để khôi phục được nền độc lập của dân tộc và mang lại ruộng đất cho nông dân.Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX thất bại đã kết thúc thời kì xâm lược và “bình định” của giăc Pháp tại Việt Nam.

Thế kỉ XX mở màn chà đạp lên gót dày còn rỉ máu của phong trào kháng chiến của nhân dân ta vừa thất bại,bọn tư bản Pháp bắt tay ngay vào việc khai thác bóc lột để biến Việt Nam thành

Page 3: Thi

thuộc địa bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho chúng.Đợt khai thác bóc lột thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất bắt đầu trên quy mô cả nước,với một tốc độ nhanh,có tính hệ thống,đã gây nhiều biến đổi cho cách mạng Việt Nam về các mặt.Một phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân đã được du nhập vào nước ta,đồng thời quan hệ bóc lột phong kiến vẫn được duy trì ở nông thôn,cơ cấu xã hội bắt đầu thay đổi nhưng lực lượng xã hội mới hình thành và phát triển cùng với sự phân hóa giai cấp cũ,bộ mặt các thành thị cũng đổi khác,kéo theo luôn sự thay đổi của ý thức xã hội,của đời sống con người.

Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó.

2.Con đường giải phóng dân tộc-con đường cách mạng vô sản

Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế ki XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới.

Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy "tin tưởng, sáng tỏ và cảm động". Người khẳng định: "Đây là cái

cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"1. Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.

Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Người cùng khổ (Le Paria), Người viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và

vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc..."2.

Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó.

Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước "đi tới xã hội cộng sản".

- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản.

Page 4: Thi

- Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và lao động trí óc.

- Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế dưới ngọn cờ tư tưởng

Câu 1: Phân tích mâu thuẫn XHVN và thái độ chính trị của các giai cấp trong thời thuộc địa.

Trả lời:

Trong XHVN thời kì thuộc địa, thực dân Pháp đã xâm lược, đặt ách thống trị ở Việt Nam, thủ tiêu độc lập dân tộc và quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam :

Mâu thuẫn chủ yếu ở Việt Nam gồm 2 loại:

Mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc thực dân (Pháp).

Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến.

Cả 2 mâu thuẫn này đều rất sâu sắc. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã cấu kết với thực dân đế quốc bóc lột nhân dân Việt Nam ngày càng thậm tệ hơn. Vì vậy, đường lối chiến lược của CMVN đề ra là phải giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản trên, phải đánh đổ được thực dân Pháp xâm lược, phải giành lại được độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam, phải đánh đổ ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân, đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”.

Thái độ chính trị:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: Địa chủ phong kiến Việt Nam đã từng giữ vai trò và vị trí cực kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, họ đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh. Tuy nhiên khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam => Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị phân hóa thành 3 loại:

Những người có tư tưởng yêu nước, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ độc lập cho dân tộc nhưng tư tưởng phong kiến của Việt Nam so với thế giới đã trở nên lỗi thời và lạc hậu => nên họ đã thất bại trước cuộc kháng chiến tiêu biểu cho khuynh hướng này là những người như: vua Hàm Nghi, vua Duy Tân, quan đại thần Tôn Thất Thuyết…

Những người có tư tưởng yêu nước, mong muốn độc lập dân tộc nhưng hoang mang sợ hãi trước tiềm năng kinh tế và quân sự của Pháp => Vì vậy họ đã không dám chống Pháp và sau này khi Pháp đã xâm lược xong thì họ trở thành tay sai cho Pháp

Những người ngay từ đầu đã phản bội quyền lợi dân tộc, đã hợp tác với thực dân Pháp và trở thành tay sai.

Page 5: Thi

Vì vậy, đối với giai cấp địa chủ phong kiến ta cần phân hóa họ, lôi kéo những cá nhân tiến bộ để bổ sung vào lực lượng Cách Mạng, còn lại phải coi họ là đối tượng của cuộc Cách Mạng tư sản dân quyền trong 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

+ Giai cấp Nông dân: Giai cấp nông dân Việt Nam như trong lịch sử dân tộc đã chứng minh họ là lực lượng quan trọng nhất của cuộc Cách Mạng chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Giai cấp nông dân Việt Nam chiếm số đông trong xã hội bị bóc lột thậm tệ và mất quyền tự do dân chủ => Vì vậy họ là lực lượng Cách Mạng quan trọng nhưng nhân dân không lãnh đạo được Cách Mạng vì họ không có hệ tư tưởng riêng của mình.Nhân dân Việt Nam cũng giống như nhân dân trên thế giới phải luôn luôn liên kết với các giai cấp tiến bộ khác để làm cuộc Cách Mạng xã hội => Cho nên nhân dân Việt Nam chỉ là lực lượng nòng cốt của Cách Mạng chứ không thể lãnh đạo và họ sẽ liên minh với giai cấp công nhân.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam: là sản phẩm của cuộc khai thác thuộc địa do Pháp tiến hành nhưng họ ra đời sau giai cấp công nhân và địa vị kinh tế và chính trị của họ vô cùng nhỏ bé, yếu ớt, họ lại gắn chặt với quyền lợi của chính quyền thực dân.

Tư sản Việt Nam chia thành 2 loại: Tư sản mại bản và Tư sản dân tộc.

Chúng ta xác định rằng Tư sản mại bản mới là đối tượng của Cách Mạng còn Tư sản dân tộc thì có thể cảm hóa và lôi kéo họ về phía mình và tất nhiên do nhỏ bé yếu ớt và tư tưởng tư sản đã trở nên lạc hậu => Cho nên giai cấp tư sản ở Việt Nam không thể và không bao giờ lãnh đạo được Cách Mạng thành công.

+ Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam: cũng là sản phẩm của cuộc khai thác thuộc địa, họ là học sinh, sinh viên, trí thức, nghệ sĩ, nhà báo, luật sư, bác sĩ,... là những người có trình độ học vấn cao nhất trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam luôn hoang mang dao động và vì có quyền lợi kinh tế gắn chặt với chính quyền thuộc địa => Cho nên giai cấp tiểu tư sản Việt Nam cũng không thể lãnh đạo được Cách Mạng, nhưng họ có một vai trò cực kì quan trọng trong quá trình nhận thức, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và Việt Nam.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời với chính sách kinh tế và đặc điểm của xã hội thuộc địa, nó là sản phẩm của 2 cuộc khai thác cho nên công nhân Việt Nam mang toàn bộ bản chất của giai cấp công nhân thế giới:

Đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.

Có ý thức tổ chức kỉ luật rất cao.

Có tinh thần Cách Mạng triệt để.

Giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh của mình, nếu có mất mát thì họ chỉ mất xiềng xích còn nếu được thì được cả thế giới.

Page 6: Thi

Họ có liên minh với giai cấp nông dân rất chặt chẽ, bên cạnh đó Cách Mạng Việt Nam có những đặc điểm riêng như sau:

Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.

Họ chịu đến 3 tầng áp bức bóc lột (của thực dân đế quốc, của tư bản, của địa chủ phong kiến). Công nhân Việt Nam còn có mối liên hệ máu thịt với nông dân và không bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng của chủ nghĩa cải lương và không có tầng lớp công nhân quý tộc. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam là những người xứng đáng nhất để lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam bằng đội tiền phong của mình tức là bao gồm những đại biểu xuất sắc, ưu tú nhất của giai cấp công nhân.

Câu 2: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường Cách Mạng vô sản. Những năm đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức mới, đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Con đường phong kiến, khuynh hướng tư sản từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng nước ta đi lên nhưng cuối cùng đều thất bại. Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Vậy, vì sao Bác lại lựa chọn con đường đó?

Bằng những hoạt động thực tiễn của mình Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức về cách mạng thế giới và những con đường cứu nước, từ đó Bác lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc ta.Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người dã bôn ba khắp năm châu, và bước đầu có những nhận thức về bạn và thù(trích dẫn câu nói của bác). Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay”. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và những chính sách tiến bộ của nó thực sự đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân. Nó chứng tỏ được sự tiến bộ của hình thức cách mạng này.

Trong khi đó, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Loài người căm gét chiến tranh. Trong khi đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực sự đem lại hòa bình tự do cho con người.

Từ những nhận thực đó Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tin theo Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Người đã có những nhận thức hết sức đúng đắn:

Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước nói

Page 7: Thi

chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.(trích dẫn câu nói). Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917. Người rút ra kết luận: “ trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

Việc Bác lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng xuất phát từ tình hình của cách mạng nước ta lúc đó, cũng như từ yêu cầu của cách mạng

Là nước thuộc địa nửa phong kiến, chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, đồng thời cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế có những chuyển nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, què quặt, lệ thuộc vào Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân lao động hết sức khốn khổ. Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai lên đến đỉnh điểm.

Yêu cầu của cách mạng lúc này là phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng, đó là: Nhiệm vụ dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Và nhiệm vụ dân chủ nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Con đường giải phóng dân tộc phải thực hiện được cả hai nhiệm vụ đó.Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam càng thôi thúc Người tìm ra con đường đấu tranh mới. Trước sự xâm lược của thực dân pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là phong trào cần vương theo con đường phong kiến, hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo khuynh hướng tư sản. Các hoạt động yêu nước diễn ra manh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại. Những con đường đó không đáp ứng được yêu cẩu của cuộc cách mạng, yêu cầu cần có con đường giải phóng dân tộc mới

Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báo nhân đạo. người tìm thấy trong luận cương của Lê Nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam;về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Việc lựa chọn con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc cũng xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước vô bờ, với sự quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cao cả, tất cả trở thành động lực, hun đún thành ngọn lửa cứu nước, và bằng tài năng mẫn cảm chính trị của mình cũng như

Page 8: Thi

những hoạt động miệt mài, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho cả dân tộc.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Và thực tế lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn đó. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi cuộc khangs chiến chống pháp (1954) và kháng chiến chống Mỹ (1975) cũng như thắng lợi của công cuộc Đổi mới hiện nay càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn của dân tộc và người có vai trò quan trọng nhất trong việc tìm ra và đặt nền tảng cho cách mạng Việt Nam không ai khác, đó là Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại.

Câu 3: Trình bày nội dung và ý nghĩa cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên:

Chính cương vắn tắt,sách lược vắn tắt của Đảng được thông qua trong hội nghị hợp nhất được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. 

Cương lĩnh đã vạch ra phương huonwgs chiến lược của CMVN "Chủ trương làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCS" Đường lối cơ bản của CMVN được phản ánh trong cương lĩnh thể hiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Việc xác định đúng đắn con đường CMVN ngay từ đầu có ý nghĩa quan trọng.Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng CM,là cơ sở để giải quyết đúng đắng các vấn đề cơ bản của CMVN 

Về nhiệm vụ,mục tiêu cơ bản của CMVN,cương lĩnh khẳng định: Chống Đế Quốc ,chống Phong Kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Đây là 2 nhiệm vụ cơ bản của CMVN. Xuất phát từ đặc điểm của chế độ thuộc địa nửa Phong Kiến, cương lĩnh đã phân tích mối quan hệ gắn bó của 2 nhiệm vụ cơ bản " có đánh đổ Đế Quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm CM thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong Kiến mới đánh đổ được Đế Quốc chủ nghĩa" 

Về lực lượng của CMVN cương lĩnh chỉ ra rằng phải đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời cương lĩnh cũng đã chỉ ra lực lượng chính, động lực chủ yếu của sự nghiệp CMVN " Trong cuộc CMTS dân quyền giai cấp cô sản và nông dân là hai động lực chính nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được " Đây thể hiện tính đại đoàn kết dân tộc và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng CM của Đảng ta.Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được động lực chủ yếu, cơ bản của sự nghiệp CM phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta. 

Về phương pháp CM, cương lĩnh chỉ rõ phải sử dụng bạo lực CM của quần chúng để đánh đổ Đế Quốc Phong Kiến. Việc nêu lên phương pháp CM bạo lực đã thể hiện sự thấm nhuần và tiếp thu tư tưởng CM bạo lự và khởi nghĩa vũ trang của CNMac-Lênin 

Page 9: Thi

Vấn đề đoàn kết quốc tế, cương lĩnh nêu rõ " trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp" Đồng thời cương lĩnh cũng xác định được CMVN là một bộ phận của CM thế giới. Gắn CMVN với CM thế giới, đề cao vấn đề đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh đê giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, bất công trên thế giới. 

Để thực hiện thành công sự nghiệp CM. Cương lĩnh đã khẳng định vai trò quyết định của Đảng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Để làm tròn sứ mệnh lịch sử là nhân tố tiên phong quyết định thắng lợi của CMVN, Đảng phải " thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng ".Cương lĩnh khẳng định bản chất giai cấp của Đảng, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và chiến lược đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công - nông là những vấn đề then chốt đảm bảo Đảng ta trở thành nhân tố duy nhất lãnh đạo CMVN. Cương lĩnh cũng nêu nên sự gắn bó, quan hệ máu thịt giữa Đảng và quần chúng.Đây chính là những điều kiện tạo cho Đảng có nguồn sức mạnh vĩ đại và trở thành lãnh tụ chính trijcho cả dân tộc.Cương lĩnh đầu tiên của dảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường CMVN .Lần đầu tiên cách mạng VN có một cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam,đáp ứng được nhu caaufcow bản,cấp bách cyaae xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định " Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân ta là nông dân" 

Ý nghĩa của cương lĩnh:

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN tạo nên sự thống nhất về tư tưởng ,chính trị và hành động của phong trào cách mạng trong cả nước,hướng tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Việc ngay từ khi ra đời Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản chính là cơ sở để ĐCSVN vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng VN, giải quyết được tình trạng khủng hoảng đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra ở đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước VN.

Câu 4: Trình bày sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thông qua 3 Hội nghị BCH TW 6 (11/1939).

Hoàn cảnh lịch sử:

Pháp đã thủ tiêu những yếu tố tiến bộ trước đây đê phát xít hóa bộ máy nhà nước. Tuyên bố quốc hữu hóa các sản nghiệp lớn, đặt Đông Dương và VN vào tinh trạng khẩn cấp, tang cường bắt lính, đặt ĐCS ra ngoài vòng pháp luật => Tình thế CMVN. Vì vậy ĐCS Đông Dương phai rút lui vào bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn đề ra nhiệm vụ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho CM ở VN thông qua 3 cuộc Hội nghị:

Hội nghị TW lần VI tại Hoóc Môn:

Page 10: Thi

1) Là tiếp tục quan điểm chỉ đạo chiến lược.

2) Là xác định CM ở Đông Dương lúc này là CM giải phóng dân tộc với 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và phong kiến nhưng phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu và tạm gát khẩu hiệu “ CM ruộng đất” để thay bằng khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất” của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao lãi nặng, thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ nhân dân thay cho chính quyền Xô Viết công nông binh, thành lập mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương, xây dựng những tổ chức hợp pháp đơn giản để tập hợp lực đồng thời xây dựng những tổ chức bí mật nhằm vào mục tiêu giải phóng DT.

Ý nghĩa của Hội nghị lần 6: Đánh dấu bước chuyển biến trong chỉ đạo về chiến lược CM giải phóng dân tộc , chuẩn bị bước vào thời kì mới, thời kì khởi nghĩa và tranh giành chính quyền.

Hội nghị 7 ( 11/1940) tại Đình Bản - Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì.

Nội dung:

10/1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương vào theo đường Lạng Sơn khiến cho nhân dân Đông Dương chịu cảnh 1 cổ 2 tròng => Hội nghị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Phát xít Nhật vào Đông Dương thi hành chính sách kinh tê chỉ huy rất tàn bạo, bắt nhân dân phải nhổ lúa trồng đay phục vụ nhu cầu quân sự => Mâu thuẫn nhân dân ta và phát xít Nhật ngày càng sâu sắc => Khởi nghĩa Bắc Sơn cùng với Nam Kì và Đô Lương đều có kết quả thất bại, vì vậy Hội nghị lần này đã tập trung đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang.

Ý nghĩa:

Tiếp tục quan điểm chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của CM giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Hội nghị 8: họp 5/1941 tại Pác Bó – Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Nội dung:

1) Khẳng định chủ trương điều chỉnh chỉ đạo chiến lược là hoàn toàn đúng và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

2) Phân tích tình hình chiến tranh TG và tình hình CM.

3) Sau thắng lợi thành VN dân chủ cộng hòa, quyết định thành lập Mặt trận VN ( VN độc lập đồng minh hội), có 2 ý nghĩa với tên gọi thể hiện thái độ VN ủng hộ đồng minh, tập trung những người có chung nguyện vọng độc lập dân tộc. Thành lập các Hội mang tên Cứu quốc thanh niên, phụ nữ, nhi đồng, văn hóa cứu quốc.

Hình thái khởi nghĩa vũ trang là : từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.

Page 11: Thi

Chủ trương chuyển hướng chi đạo chiến lược giải quyết vấn đề dân tộc 3 nước Đông Dương hợp lý, nhanh chóng thống nhất về tư tưởng, hành động để chuẩn bị cho việc giành chính quyền.

Hội nghị 2/1943 tiếp tục đưa chủ trương thúc đẩy phong trào CM ở thành thị.

Hội nghị 3/1943: đưa ra Đề cương văn hóa, nhấn mạnh 3 nguyên tắc văn hóa VN là khoa học, dân tộc và đại chúng.

Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền:

Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp => Phải xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật, đưa ra khẩu hiệu phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói.

Thời cơ cho CM giành chính quyền khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện, ngay lập tức Mặt trận đồng minh VN lãnh đạo quần chúng vùng lên cướp chính quyền từ trong tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào tước vũ khí quân đội Nhật.

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

Ý nghĩa:

Trong nước:

CM tháng 8 đã lật đổ ách thống trị của thực dân ở VN hơn 80 năm, ách thống trị của phong kiến VN hơn 1000 năm, phát xít 5 năm, đưa nhân dân VN từ kiếp nô lệ mất chủ quyền trở thành địa vị của người làm chủ đất nước.

Đưa Đảng CSVN từ Đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp trở thành Đảng hoạt động công khai và còn trở thành lực lượng lãnh đạo tuyệt đối CMVN cho đến tận hôm nay. Đưa nhân dân VN vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

CMVN đã chọc thủng hệ thống chu nghĩa cũ, mở ra một phong trào giải phóng dân tộc phạm vi toàn TG theo tính chất của một cuộc CM vô sản.

Chứng minh cho một luận điểm của HCM, đó là CM giải phóng dân tộc có thế tiến hành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính quyền về tay mình cho nên CMT8 có ý nghĩa quốc tế.

6 bài học kinh nghiệm:

1) Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến.

2) Tổ chức quần chúng thành lập mặt trận Việt Minh để phát huy sức mạnh của toàn thể dân tộc lãnh đạo toàn dân nổi dậy.

Page 12: Thi

3) Sử dụng bạo lực CM của quần chúng ở 2 hình thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang.

4) Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù phân hóa và lôi kéo lực lượng tiến bộ về phía CM.

5) Lựa chọn thời cơ CM thích hợp, nắm bắt nhanh chóng và khẩn trương.

6) Xây dựng Đảng đó là xây dựng một tổ chức bao gồm những Đảng viên trung kiên và dũng cảm nhất làm nòng cốt cho mọi cuộc vận động quần chúng.