thiết kế mạch nguồn

31
1. Thiết kế mạch nguồn ổn định 5V - 1A Sơ đồ nguyên lý của mạch nguồn 5V - 1A ==> Thông số chính của mạch + Điện áp đầu vào từ 12VDC đến 40VDC + Điện áp đầu ra 5V - 1A + Có bảo vệ quá tải bằng cầu chì 1A + Có bải vệ chống dòng ngược ==> Linh kiện cần có trong mạch + Cọc nguồn đầu vào 3A + Diode 3A + Cầu chì 1A + Tụ điện hóa 470uF - 50V + Tụ điện không phân cực 104 + LED báo nguồn và điện trở LED + Ổn áp 7805 + Cọc nguồn đầu ra (răm) II - Nguyên tắc hoạt động của mạch Trên là mạch ổn áp 5V khá đơn giản sử dụng 7805 . Mạch có bảo vệ chống dòng ngược, bảo vệ quá tải. Công suất đầu ra khá thấp (5W). Mạch được sử dụng nhiều trong các mạch điều khiển, mạch cấp nguồn

Upload: cao-quang-hung

Post on 08-Apr-2016

135 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thiết Kế Mạch Nguồn

1. Thiết kế mạch nguồn ổn định 5V - 1A  

Sơ đồ nguyên lý của mạch nguồn 5V - 1A

==> Thông số chính của mạch+ Điện áp đầu vào từ 12VDC đến 40VDC+ Điện áp đầu ra 5V - 1A+ Có bảo vệ quá tải bằng cầu chì 1A+ Có bải vệ chống dòng ngược==> Linh kiện cần có trong mạch+ Cọc nguồn đầu vào 3A+ Diode 3A+ Cầu chì 1A+ Tụ điện hóa 470uF - 50V+ Tụ điện không phân cực 104+ LED báo nguồn và điện trở LED+ Ổn áp 7805+ Cọc nguồn đầu ra (răm)II - Nguyên tắc hoạt động của mạchTrên là mạch ổn áp 5V khá đơn giản sử dụng 7805 . Mạch có bảo vệ chống dòng ngược, bảo vệ quá tải. Công suất đầu ra khá thấp (5W). Mạch được sử dụng nhiều trong các mạch điều khiển, mạch cấp nguồn cho các mạch tín hiệu...Mạch chỉ xoay quanh chức năng ổn định điện áp của con 7805. Bây giờ chúng ta hãy đi phân tích mạch để hiểu rõ mạch hoạt động như thế nào? Do mạch sử dụng linh kiện ổn áp 7805 nên hoạt động của mạch chính là sự hoạt động bên trong của 7805. 1) Linh kiện ổn áp 7805Trên thực tế thì linh kiện ổn áp 7805 được dùng rất nhiều trong các mạch điện điều khiển dùng để cấp

Page 2: Thiết Kế Mạch Nguồn

nguồn ổn định cho mạch. Với ưu điểm là dễ ghép nối , dễ thiết kế với chi phí thấp, nguồn đầu ra ổn định. Nhược điểm của nó là công suất đầu ra khá thấp (1A) và hoạt động không ổn định khi có nhiễu bên ngoài. Hoạt động được ở giải nhiệt độ khá cao là 0 -125 độ C

Trên hình vẽ trên là 2 dạng đóng vỏ của 7805. Tùy theo mạch thiết kế mà người ta dùng các dạng đóng vở. Ví dụ như trong mạch dùng nhiều linh kiện dán thì người ta dùng dạng đóng vở D-PAL vì nó tiếp kiệm diện tích của mạch.* 7805 có 3 chân cho ta kết nối với nó : Chân 1 là chân nguồn đầu vào, chân 2 là chân GND , chân 3 là chân lấy điện áp ra.+ Chân 1 - 2 (Chân điện áp đầu vào) : Đây là chân cấp nguồn đầu vào cho 7805 hoạt động. Giải điện áp cho phép đầu vào lớn nhất là 40V. Theo datasheet thì giải điện áp đầu ra là 5V ta nên cho điện áp vào là 35V để mạch lúc nào cũng hoạt động ổn định điện áp không bị lên xuống do nguồn đầu vào+ Chân 3 ( Chân điện áp đầu ra) : Chân này cho chúng ta lấy điện áp đầu ra ổn định 5V. Đảm bảo đầu ra ổn định luôn nằm trong giải từ (4.75V đến 5.25V).* Đảm bảo thông số : Vi - V0 > 3V. Thông số này phải luôn đảm bảo khi cấp nguồn cho 7805. Tức là điện áp cấp vào cho 7805 phải nằm trong 8V đến 40V. Nếu dưới 8V thì mạch ổn áp không còn tác dụng. Thông thường người ta không bao giờ cấp nguồn 8V vào cả mà người ta phải cấp nguồn lớn hơn ít nhất là gấp đôi nguồn đầu ra để tráng trường hợp sụt áp đầu vào sinh ra nguồn đầu ra không ổn định trong thời gian ngắn.* Đảm bảo tản nhiệt tốt cho 7805 khi chạy với tải. Khi công suất tăng lên thì do 7805 là linh kiện bán dẫn công suất nên rất nóng khi tải lớn. Để tráng hỏng linh kiện và cho linh kiện hoạt động trong nhiệt độ bình thường thì cần phải tản nhiệt tốt.

2) Thành phần lọc nguồn và lọc nhiễu*  Như chúng ta đã biết thì các tụ C2 và C4 là các tụ hóa dùng để lọc điện áp. Vì đây là điện áp 1 chiều nhưng chưa được phằng vẫn còn các gợn nhấp nhô nên các tụ này có tác dụng lọc nguồn cho thành điện áp một chiều phẳng+ Tụ C2 là lọc nguồn đầu vào cho 7805. Tụ này là tụ hóa phải có điện dung đủ lớn để lọc phẳng điện áp đầu vào và điện áp tụ chịu đựng phải lớn hơn điện áp đầu vào+ Tụ C4 là lọc nguồn đầu ra cho 7805. Tụ này cũng là tụ hóa dùng để lọc nguồn đầu ra cho băng phẳng

Page 3: Thiết Kế Mạch Nguồn

* Trong thành phần một chiều còn có các sóng điều hòa bậc 2, 3..., sóng nhấp nhô có tần số cao, nhiễu bên ngoài. Các sóng này ảnh hưởng đến hoạt động của 7805. Nếu trong mạch tồn tại những thành phần sóng này sẽ làm sai sót khó phát hiện trong mạch làm cho mạch hoạt động không ổn địnhHai tụ lọc nhiễu tần số cao C1 và C3. Tụ này phải là tụ không phân cực, tụ Ceramic. Hai tụ này lọc các thành phần trên cho đầu vào v  đầu ra đảm  bảo cho mạch hoạt động bình thường3) Thành phần bảo vệ và chống dòng ngược* Để  bảo vệ cho 7805 chúng ta cần phải dùng 1 cầu chì bảo vệ cho 7805. Trường hợp 7805 quá tải (>1A) thì cầu chì sẽ đứt. Không biết thế nào chứ dùng 7805 ngắn mạch đầu ra trong thời gian thì 7805 không chết mà nóng rẫy lên. Do đó cầu chì sẽ bảo vệ trường hợp này.* Chống dòng ngược hay bảo vệ mạch chống dòng ngược là mạch nào cũng phải có trong mạch 1 chiều. Tránh được trường hợp người sử dụng lắp ngược nguồn sinh ra hỏng mạch và cháy mạch. Diode 3A có tác dụng bảo vệ hiện tượng lắp ngược nguồn đầu vào để bảo vệ mạch. Cái này rất quan trọng trong mạch 1 chiều4) Kết quả và mạch PCBTrong mạch sử dụng rất ít linh kiện nên mạch khá đơn giản. Làm thủ công rất nhanh. Mạch như sau :

5) Hướng phát triển của mạchVới mạch này có thể dùng nhiều cho các dòng của 78. Nếu như các pác muốn ổn định điện áp ở 6V,8V, 12V... Chỉ cần chọn 78 thích hợp với điện áp các bạn muốn ổn áp như 7806, 7808, 7812... Nguyên lý cũng giống như mạch ổn định trên và chỉ khác là các IC 78xx tương ứng với điện áp ra cần.

Page 4: Thiết Kế Mạch Nguồn

2. Mạch nguồn ổn định 12V - 15A  

Đây là dạng mạch nguồn ổn định điện áp đầu ra với công suất lớn. Sử dụng IC ổn áp họ 78XX và transitor công suất.. Đối với những mạch chỉ sử dụng 78 thì công suất rất bé do vậy để nâng công suất lên người ta kết hợp với các transitor hay các linh kiện khác để nâng công suất của bộ nguồn!Nhiệm vụ của 7812 trong mạch dùng để ổn định giá trị điện áp đầu ra là 12V cố định. Với dòng đầu ra của 7812 là 1ANhiệm vụ của transitor Tip2955 là một transitor công suất với dòng Iec lớn dùng để cấp dòng đầu ra cho tải. Xem datasheet để biết dòng Ice là bao nhiêu?Nguyên lý của mạch : Nhìn trên mạch chúng ta thấy được điện áp đầu ra luôn ở mức 12V do IC 7812 ổn áp mức điện áp ổn định. Các transitor TIP2955 luôn được mở và cấp dòng ra tải tức là tăng thêm dòng ra tải do 7812 có dòng đầu ra thấp.Điện áp đỉnh sau bộ chỉnh lưu khoảng Ud = 12*sqrt(2) -1.5V tức là khoảng Ud = 15VDo các điện trở công suất R4, R3, R2 nên điện áp đặt trên các điện trở  là Ur = 15V - (12V-0.6V) = 2.4V ( 0.6 là điện áp sụt trên transitor và điện áp tại chân E của transitor là 12V do 7812 tạo ra) Điện áp đặt trên các con trở R4,R3, R2 khi mạch hoạt động khoảng 2.4V như vậy ta phải tính công suất hợp lý để dòng qua trở nằm trong khoảng cho phép như hình trên ( Ir = 2.4/R) tức là một phần công suất sẽ tiêu tán trên điện trở. Nên vậy 7812 luôn ổn định điện áp đầu ra  là 12Vvà các TIP2955 mắc song song nên kích dòng cho đầu ra đạt được 15A. Dòng đầu ra bao gồm các dòng đầu ra của 7812 và dòng ra của 3 con TIP2955Cấu chì 15A bảo vệ quá tải và 1A bảo vệ cho 7812Mở rộng của mạch :+  Như đối với mạch này thì muốn tăng công suất đầu ra chỉ cần thay đổi con TIP2955 lớn hơn có dòng Ice lớn.+ Muốn ổn định điện áp đầu ra nào đó chỉ cần tính toán giá trị điện trở công suất R2,R3,R4 là được.Chú ý : Đối với mạch này cần chú ý đến nguồn cung cấp đầu vào. Biến áp hạ áp phải có dòng đầu ra

Page 5: Thiết Kế Mạch Nguồn

lớn hơn 15A và điện áp 12VAC. Chúng ta nên chọn 20A và cấu diode phải là 20A.Cần tản nhiệt cho TIP2955 và 7812. Khi chạy công suất thì các linh kiện này rất nóng.

3. Nguyên tắc ổn áp 78xx - 79xx  

Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx - 79xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V,7808 ổn áp 8V, 7812 ổn áp 12V hay ổn áp điện áp âm có 7905 ổn áp điện áp -5V, 7912 ổn áp -12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx  tương tự nhau hay đối với 79xx cũng tương tự, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805 Hôm nay tôi hướng dẫn các bạn qua cách sử dụng qua loại IC ổn áp. mà trong các mạch ta thường hay sử dụng để làm nguồn hệ thống. Đó là loại IC của họ 78 và 79 với các nguồn ổn áp đầu ra khác nhau.+ Họ 78xx là họ cho ổn định điện áp đầu ra là dương. Còn xx là giá trị điện áp đầu ra nhứ 5V, 6V...+ Họ 79xx là họ ổn địn điện áp đầu ra là âm. Còn xx là giá trị điện áp đầu ra như : -5V,-6VSự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng.Về mặt nguyên lý nó hoạt động tương đối giống nhau. Bây giờ ta xét từng IC 78, 79!

78xx78xx là loại dòng IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra với điều kiện đầu vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3VTùy loại IC 78 mà nó ổn áp đầu ra là bao nhiều.ví dụ : 7806 - 7809...+ 78xx gồm có 3 chân :1 : Vin - Chân nguồn đầu vào2 : GND - Chân nối đất3 : Vo - chân nguồn đầu ra.

Như chúng ta đã biết :Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giản nhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ ( ≤ 20mA ) . Để có thể tạo ra một điện áp cố định nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor để khuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây

Page 6: Thiết Kế Mạch Nguồn

Ở mạch trên điện áp tại điểm 3 có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áp tại điểm Rt không thay đổi và tương đối phẳng.Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồ mạch như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên

Chú ý: điện áp đặt trước IC78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 2V đến 3V* Những dạng seri của 78XXLA7805 IC ổn áp 5VLA7806 IC ổn áp 6VLA7808 IC ổn áp 8VLA7809 IC ổn áp 9VLA7812 IC ổn áp 12VLA7815 IC ổn áp 15V

Page 7: Thiết Kế Mạch Nguồn

LA7818 IC ổn áp 18VLA7824 IC ổn áp 24VĐây là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri khác chịu được dòng78xx +5V --> +24V. Dòng 1A78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A* Cách xác định chân:78xx là ic có 3 chân và các seri khác nhau thì nó chung thứ tự chân. Các bạn xem dưới đây!

79xx

Cũng như họ 78 thì họ 79 có hoạt động tương tự những điện áp đầu ra là âm (-) trái ngược với họ 78.cũng có nhiều loại mức ổn áp đầu ra như dòng 78 : 7905, 7906... với dòng chụi là 1A và 0.1A

Xác định chân thì nó không giống với 78 nó được theo thứ tự như hình sau đây!

Page 8: Thiết Kế Mạch Nguồn

Ứng dụng của 78 và 79 vào bộ nguồn

Trong các bộ nguồn thì 78 và 79 được sử dụng rất nhiều trong các mạch nguồn để tạo điện áp đầu ra mong muốn đặc biệt những thiết bị này cần điện áp đầu vào cố định ko thay đổi lên xuống! Đây là mạch nguyên lý của 78 và 79

4. Nguồn cung cấp điện áp +- 5V bằng +-12VDC dùng Lm317 và Lm337  

Mạch này được ứng dụng rất nhiều trong các bộ nguồn cung cấp

Page 9: Thiết Kế Mạch Nguồn

5. Nguồn cung cấp 20V/15A và 12V/3A  

Nguồn có hai mức đầu ra là từ 4.5V đến 25V với dòng 15A và 1.25V đến 25V với dòng 3ALinh kiện:R1-2-3=0.1R 5W   C3-5-8-10=100nF 100V MKT   IC1-2-3=LM338 [TO-3 case] on HeatsinkR4=100R 0.5W   C4=220pF 100V ceramic   IC4=LM308R5=150R 0.5W   C6-11=47uF 63V   IC5=LM350 [TO-220 or TO-3 case] on HeatsinkR6-8=330R 0.5W   C7=4700uF 63V   J1=3 terminal block computer typeR7-9=4K7  0.5W   C9=10uF 40V   J2-3-4-5=2pin Connector 3.96mm step pinR10-13=1K5 0.5W   D1-2=Led Red 5mm   F1=Fuse 5A slow blockR11-12=220R 0.5W   D3=1N4007   T1=230Vac/22Vac 600VA transformerTR1=1K5 trimmer   BR1=Bridge Rectifier >250V 35A on Heatsink TR2=4K7 trimmer   BR2=Bridge Rectifier >250V 3A   C-2=10000uF 63V   Q1=2N2905

6. Nguồn cung cấp 13.8V 5A dùng LM338  

Page 10: Thiết Kế Mạch Nguồn

Linh kiện :R1=270R 1/4W 2%   C4-5=10uF 25V   T1=220Vac/15VAC - 8A Mains TransformerTR1=4k7 (Multiturn)   D1-2=1N4002 (1A/100V)   S1=2 Pole Single Throw Mains SwitchC1=10000uF 40V   B1=25A Bridge Rectifier   F1=250mA FuseC2-3=100 nF 100V Polyester   IC1=LM338

7. Nguồn điện cung cấp đối xứng  

Page 11: Thiết Kế Mạch Nguồn

Mạch này tạo nguồn đối xứng!Linh kiện:R1-2-4=22Kohm   C1=100uF 63V   C5=220nF 100V MKTR3=1Kohm   C2=100nF 100V MKT   IC1=L165R5=1ohm 1W   C3-4=10uF 40V

8. Những điện áp ra khác nhau từ 12V  

Page 12: Thiết Kế Mạch Nguồn

Linh kiện :R1=6.8Kohms   C19-20-21-22-23=220uF 25V   IC2=7912C1-4-8-12-18=100nF 100V   C13-24-25-29=100nF 100V   IC3=7805C2=220uF 25V   C28=3.3nF 63V   D1....9=1N4001C3-9-=680nF 63V   Q1-3=TIP31   BATT=BATTERY 12V >3AhC5-11-26=4.7uF 16V   Q2-4=TIP32   L1-2=VK200C6-7-10-27=47uF 25V   IC1=74HC14   L3-4=560μHC14-15-16-17=220uF 25V   IC2=7824

9. Nguồn cung cấp điện áp ra 50V 3A ổn định và điều chỉnh.  

Page 13: Thiết Kế Mạch Nguồn

Mạch này có thể cho điện áp ra từ 40 đến 60 V. nhưng có thể lên tới 70V.Linh kiện:R1=10Kohm   R8=1.8Kohm  0.5W   Q3=BC303 or BC461R2=1 ohm 5W   R9=3.3Kohm  0.5W   D1....4=Bridge 15AR3=3.9 ohms 1W   RV1=470 ohms pot.   D5=LED RED 5mmR4=6.8Kohm 1W   C1-2-4=4700uF 100V   D6-7=10V 1W ZenerR5=390 ohms 1W   C3-5=100nF 250V  MKT   D8-9-10=1N4007R6=100Kohm 0.5W   Q1=2N3055 on heatsink   T1=230Vac / 55V 3AR7=1.2Kohm  1W   Q2=BD162 or BD243 or BD543

10. Nguồn cung cấp điều chỉnh được từ 0 - 30VDC ,2A  

Page 14: Thiết Kế Mạch Nguồn

Nguồn này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Vì nó điều chỉnh được giải điện áp đầu ra.

Linh kiện:R1=1.2Kohm   C1=4700uF/63V   IC1=LM723   V1=0-30V DCR2=680ohm   C2=100nF63V MKT   Q1=2N3055   TR1=220VAC/ 27V 4AR3=0.33ohm/5W   C3=4.7nF63V MKT   B1=Brindge 100V 5A   S1=2x10A SWR4=15Kohm   C4=220uF/63V   F1=0.5A Fast Fuse   R5=3.9Kohm   P1=4K7 LOG. POT.   F2=2A Slow Fuse

11. Nguồn điều chỉnh được điện áp đầu ra đối xứng từ 1.25 - 30VDC ,1A  

Page 15: Thiết Kế Mạch Nguồn

Mạch này tao ra giải điện áp đối xứng rộng!

Linh kiện :R1-2=270ohms   C6-10=100uF/63V   D1-2=1N4001R3-4=2.2Kohms   C7-9=100nF/100V   D3-4=1N4001R5-6=10Kohms   RV1-2=10Kohms Lin.   L1-2=LED 3mmC1-5=100uF/63V   RV3=2X10Kohms Lin.   F1-2=1A slow Blow FuseC2-4=100nF/100V   IC 1=LM 317T   S1-2=2X ON-ON SWC3-8=10uF/25V   IC 2=LM 337T   V1=0-30V DC Voltmeter

12. Nguồn cung cấp dải điện từ 0 -15V , 1A  

Page 16: Thiết Kế Mạch Nguồn

Tương tự như mạch trên nhưng giải điện áp là 0 đến 15V, 1A

Linh kiện :R1= 56ohm 2W   Q1= 2N3055R2= 330ohm Lin. pot.   T1=220V@18V 1.5AC1= 2200uF 35VC2= 100uF 35V   D1= 18V 1.5W  zenerC3= 10uF 25VC4= 220uF 25V   C5= 100nF 100V   GR1= 4 X 1N4007

13. Nguồn cung cấp dải điện áp từ 0 đến 30V và dòng đầu ra 0 đến 2A  

Page 17: Thiết Kế Mạch Nguồn

Linh kiện :R1= 1.2Kohm 1W   R20= 3.9Kohm   D6= LED 5mm REDR2-12= 100ohm   R22= 56Kohm   D7= 1N5252BR3= 47Kohm  Lin.   C1-3= 330nF 250V   D8= IN5236BR4-7-21= 10Kohm  trimmer   C2= 4700uF 63V   D9....14= 1N4002R5= 8.2Kohm   C4= 68uF 63V   D15= MR501R6-10= 12Kohm   C5= 47uF 40V   Q1= MPSL01R8= 470ohm  Lin.   C6-15= 10nF 100V polyester   Q2= 2N4923R9= 1.2Kohm   C7-12= 100nF 100V polyester   Q3-4= 2N3055R11= 820ohm   C8= 680nF 100V polyester   IC1= MC1466L MotorolaR13= 560ohm   C9-14= 1uF 40V   T1=220VAC/ A:34V/4A B:36V/50mAR14-15= 0.68ohm 2W   C10= 220pF ceramic   F1= 1A/250V slow FuseR16= 330ohm   C11= 10pF   ceramic   F2= 2A slow FuseR17= 470ohm   C13= 220uF 40V   S1= 2XON/OFF 10A/250V switchR18= 470ohm  trimmer   D1-4= 15A Bridge   S2= 2X2 ON 1A switchR19= 0.22ohm  2W   D5= 1N4002

Page 18: Thiết Kế Mạch Nguồn

14. Nguồn cung cấp cho mạch khuyếch đại chế độ B  

Các điện áp đầu ra :+V1=+60V   -V1=-60V   +V2=+12V   -V2=-12V   +V3=+65V   -V3=-65VLinh kiện :C1....4=15000uF 100V   C15=33nF 630V   S1= 2X2 switch 250V/10AC5-8=2200uF 25V   BR1=Bridge 250V 25A   IC1=7812 IC2=7912C6-9=100nF 100V   BR2=Bridge 250V 3A   T1=220V / 2X43V AC - 250VA/2X15V AC - 20VA/2X46V AC - 40VAC7-10=47uF 25V   BR3=Bridge 250V 3AC11....14=2200uF 100V   F1=Fuse 2A slow

15. Cung cấp nguồn chuẩn điện áp từ 0.8 đến 5VDC dùng LM334  

Page 19: Thiết Kế Mạch Nguồn

Để có điện áp đầu ra nằm trong giải cho phép ta chỉ cần điều chỉnh biến trở.

16. Bộ nguồn tăng điện áp 5V - 12V dùng Lm2577  

Page 20: Thiết Kế Mạch Nguồn

Ta chỉ cần thay thế con Lm2577-xx thì có thể cho điện áp ra là gần bằng 40V

LM2577-12 (12Vdc output)

- LM2577-15 (15Vdc output)

- LM2577-ADJ (1.23Vdc to 37Vdc output)

 17. Bộ điều chỉnh chuyển đổi nguồn cung cấp (3A)  

Switching Power Supply Regulator with LM2596 (3A

Linh kiện LM2596 có thể thay thế được bằng LM2576. Điện áp đầu ra ổn định 5V - 3A. Ứng dụng được làm trong các mạch nguồn công suất lớn.

18. Bộ chuyển đổi điển áp 2.5-3.5V lên 5V dùng Max 756  

Page 21: Thiết Kế Mạch Nguồn

Nguyên lý hoạt động theo nguồn boot

19. Nguồn cung cấp điều chỉnh được từ 0-300V DC  

Page 22: Thiết Kế Mạch Nguồn

Mạch tạo điện áp 1 chiều từ 0 - 300VDC từ điện áp đầu vào 300VDC. Điện áp đầu ra được điều chỉnh bởi biến trở R3.

20. Cung cấp nguồn 9V không dùng biến áp  

Mạch dùng biến đổi trực tiếp từ điện 220VAC không qua biến áp. Điện áp xoay chiều trước khi vào cầu chỉnh lưu thì được hạ áp thông qua điện trở 100K và tụ điện 33uF. Điện áp đầu ra được bảo vệ bằng zener tránh cho điện áp vượt quá 9V.

Page 23: Thiết Kế Mạch Nguồn

21. Điều chỉnh điện áp ra từ 0 - 30V 1A dùng LM317T  

Mạch sử dụng IC biến đổi điện áp LM317 để cho điện áp đầu ra từ 1.25V đến 30VDC với đầu vào là 24VDC. Điện áp đầu ra được điều chỉnh bởi biến trở VR1. Mạch này có thể dùng trong mạch nguồn có điều chỉnh giải rộng tức là cần nhiều điện áp đầu ra khác nhau. Mạch có dòng đầu ra khá nhỏ lớn nhất là 1.5A

Page 24: Thiết Kế Mạch Nguồn

22. Mạch nguồn 12VDC đơn giản  

Mạch khá đơn giản chỉ dùng 1 transiotor A1061 để biến đổi từ 12VAC sang 12VDC. Nguyên tắc dựa vào mạch dao động RC giữa R1 và C2. Để cho điện áp đầu ra là 12VDC. Công suất của mạch phụ thuộc vào công suất của transitor A1061.

Page 25: Thiết Kế Mạch Nguồn

23. Mạch chuyển đổi từ 1.5 lên 5V  

Mạch dùng chuyển đổi từ 1.5V lên 5V công suất thấp dùng MAX1674 để chuyển đổi. Với điện áp chuyển đổi đầu vào  1.5V qua MAX1684 nâng áp lên 5V. Đây cũng là nguyên lý của nguồn Boot trong mạch convert DC-DC

Page 26: Thiết Kế Mạch Nguồn

24. Mạch cung cấp 1.2 - 12V 1A có chỉ báo mức thấp  

Mạch nguồn đơn giản dùng LM317 điều chỉnh biến đổi điện áp từ 1.2V đến 12V đầu ra. Dòng lớn nhất 1.5A