thiết kế thi công xây dựng nhà ở

2
Một ngôi nhà hoàn thiện đòi hỏi nhiều công đoạn. Hiện nay, khi xây dựng nhà ở, nhiều gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây không đúng quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu. Trước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị thiết kế để thực hiện việc làm hồ sơ xin phép xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng, ban công trong giới hạn nào... Hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Bản thiết kế chi tiết để thi công được lập dựa trên sự bàn bạc kỹ và tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, khả năng tài chính... Hồ sơ thường gồm bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt... Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm... Tiếp đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ của hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy, hệ thống cấp thoát nước... Thông thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ có thể lên đến vài chục bản. Một phần của bản vẽ chi tiết móng. Sau khi hoàn tất các bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn tất hồ sơ tư vấn thiết kế, chủ nhà có thể mang đi ký hợp đồng thi công với một công ty xây dựng hay một đơn vị nào đó. Thi công và hoàn công Trong thi công, chủ nhà thường thuê một kiến trúc sư hay kỹ sư theo dõi tiến độ công trình, thay mặt gia chủ giám sát về kỹ thuật như bản vẽ chi tiết, dự toán... Sau khi hoàn tất căn nhà là phần làm thủ tục hoàn công. Thao tác này gần giống như khi xin phép xây dựng, có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ gồm giấy đề

Upload: ha-thu

Post on 26-May-2015

112 views

Category:

Design


2 download

DESCRIPTION

Thi công xây dựng nhà ở, sửa chữa văn phòng uy tín, chất lượng

TRANSCRIPT

Page 1: Thiết kế thi công xây dựng nhà ở

Một ngôi nhà hoàn thiện đòi hỏi nhiều công đoạn.

Hiện nay, khi xây dựng nhà ở, nhiều gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên

rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây không đúng

quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu.

Trước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị thiết kế để thực hiện việc làm hồ sơ xin phép

xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà được phép xây bao

nhiêu tầng, ban công trong giới hạn nào... Hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Bản

thiết kế chi tiết để thi công được lập dựa trên sự bàn bạc kỹ và tìm những giải pháp cụ

thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, khả năng tài chính...

Hồ sơ thường gồm bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt... Kỹ sư xây dựng của đơn vị

thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn,

đà, dầm... Tiếp đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ

thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ của hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng

máy, hệ thống cấp thoát nước... Thông thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ có

thể lên đến vài chục bản.

Một phần của bản vẽ chi tiết móng.

Sau khi hoàn tất các bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán

công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn tất hồ sơ tư vấn thiết kế,

chủ nhà có thể mang đi ký hợp đồng thi công với một công ty xây dựng hay một đơn vị

nào đó.

Thi công và hoàn công

Trong thi công, chủ nhà thường thuê một kiến trúc sư hay kỹ sư theo dõi tiến độ công

trình, thay mặt gia chủ giám sát về kỹ thuật như bản vẽ chi tiết, dự toán... Sau khi hoàn

tất căn nhà là phần làm thủ tục hoàn công. Thao tác này gần giống như khi xin phép

xây dựng, có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ gồm giấy đề

Page 2: Thiết kế thi công xây dựng nhà ở

nghị hoàn công, bản sao hợp đồng thi công, bản sao giấy phép xây dựng, bản sao bộ

bản vẽ thiết kế xây dựng và bản vẽ hoàn công (thể hiện đúng hiện trạng đã xây dựng),

biên bản định vị móng, công trình vệ sinh... Đơn vị chức năng chấp nhận hoàn công,

ngôi nhà mới hợp lệ mọi mặt.

Cơ sở để tính toán chi phí

Chi phí thiết kế công trình dân dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng trị giá xây

dựng công trình. Ví dụ, nhà liên kế, nhà phố giá thành 500 triệu đồng thì chi phí thiết kế

là 2,99 %, nhà có giá thành xây 200 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 3,08 %. Một số

công ty thiết kế thường tính theo m2 xây dựng, khoảng 45.000-50.000 đồng/m2. Giá

này cũng có thể thay đổi theo thoả thuận tùy theo hồ sơ thiết kế. Cách tính này cũng

thường tương ứng với giá theo tỷ lệ phần trăm.

Giá thành xây dựng thường chia ra hai phần: phần thô và phần hoàn thiện. Ví dụ, dạng

nhà đúc có lầu, phần thô là 1-1,1 triệu đồng/m2 và phần hoàn thiện là 700.000đ/m2 trở

lên. Khoản hoàn thiện biến động do tùy thuộc vào nguyên liệu, loại tốt, trung bình hay

thường. Với nhà cấp 3 và 4 (dạng nhà trệt có gác), giá xây dựng khoảng 700.000 đến 1

triệu đồng/m2.

Mời các bạn cùng xem thêm các hạng mục: sửa chữa văn phòng, sửa chữa nhà ở,

sửa chữa nội thất văn phòng,....