thông tin e-bookebook79.com/public/front/images/file/7650916pic29_11_2012.pdfđường mà ở đó...

42

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thông tin E-bookLời nói đầu - Sống đẹpTrước một bướcTrái tim nhân hậuNhững thay đổi nhỏCái chạm của tình yêu

Tình nguyện viên bất đắc dĩDaveTôi đang lành bệnh đâyVị khách trong đêm giáng sinhMón quà của JoanPhần còn lại từ RogerKhoá kéo

Thông tin E-bookTên sách: SỐNG ĐẸPTác giả: Nhiều tác giảNhà xuất bản: NXB TrẻNăm xuất bản: 2006Giá: 22.500 đồngChuyển sang E-book: hungnvkh-

4/2008Nguồn: www.tuoitre.com.vnLời nói đầu - Sống đẹpTTO - Bộ sách NHỮNG TRÁI TIM RỘNG MỞ đã giới

thiệu cùng bạn đọc những chủ đề thuộc thế giới tình cảm như:Tình thân ái, Tình cha, Tình mẹ, Tình bạn , Tình yêu con,Tình thầy trò, Bài học làm người, Chia sẻ, Giúp đỡ, Gia đình,Chữ Hiếu, Hiếu học, Lòng trắc ẩn, Tình yêu.

Nay nhóm Nhân Văn tiếp tục tuyển chọn những câuchuyện hay nhất về SỐNG ĐẸP.

Sống đẹp không hẳn là mục tiêu, nó có thể chỉ là conđường mà ở đó hạnh phúc mới là đích đến.

Với Sống đẹp, trái tim con người mới thực sự rộng mở vàchỉ khi trái tim rộng mở để thì họ mới sẵn lòng góp sức kiến tạo

cho cuộc sống trở nên tươi đẹp.Sống đẹp cho thấy sức sống bên trong của mỗi người là

một nguồn năng lượng mãnh liệt. Nếu con người biết khơi dậythì nó sẽ thay đổi tất cả. Nó chứng minh một chân lý muônthuở là sức sống bao giờ cũng chiến thắng. Sự sống khôngbao giờ bị hủy diệt.

Với Sống đẹp, bạn đọc tin rằng cuộc đời không hề vô vị.Bởi đâu đó có những cảnh đời gặp phải bao điều nghiệt ngã,những nghịch cảnh không dễ vượt qua... Vậy mà niềm tin ở sựsống bên trong những con người ấy lại mãnh liệt vô cùng. Họkhông đầu hàng số phận mà đứng lên, bước về phía trước dẫunghịch cảnh cố gì đôi chân họ lại, cố níu đôi vai họ xuống…

Sống đẹp trong bộ sách Những trái tim rộng mở là kếtquả của sự hợp tác xuất bản rất thành công của NHÀ XUẤTBẢN GIÁO DỤC & NHÀ XUẤT BẢN TRẺ, chúng tôi mongrằng sự kết hợp này sẽ mang đến với bạn đọc một tác phẩm cóchất lượng.

Với tất cả lòng trân trọng bạn đọc, với lòng biết ơn cáctác giả nhóm Nhân Văn, chúng tôi tự tin giới thiệu tác phẩmSống đẹp với bạn đọc gần xa. Chúng tôi thật sự cầu thị, xinlắng nghe mọi ý kiến góp ý của bạn đọc trên tinh thần xâydựng.

Trước một bướcTTO - Trong lúc tôi đang chuẩn bị bữa tối, cô con gái

mười hai tuổi của tôi, Ashley, chạy vào bếp và la lên:– Mẹ ơi, mẹ đã xem báo hôm nay chưa?– Mẹ xem rồi con gái à. Sao con lại hỏi vậy? – Và rồi bắt

đầu một tuần mà tôi sẽ không bao giờ quên.Tờ báo nói về trận lụt ở Elba, Alabama – một thị trấn nhỏ

ở phía Nam. Đây là khu vực thường xuyên bị lụt, Elba chỉ dựavào hệ thống đê điều giữ nước sông Pea lại. Những trận mưalớn đã tăng sức ép lên con đê và làm vỡ nó. Cả thị trấn bỗngnhiên bị chìm trong nước. Mọi thứ bị cuốn trôi trên đường đicủa dòng nước, rất nhiều gia đình đã mất trắng tài sản.

– Mẹ ơi, con có thể giúp đỡ họ được không? – Ashleyhỏi với sự quan tâm sâu sắc. Nó nảy ra ý mang những thức ăncó thể bảo quản lâu được đến cho những người ở thị trấn ấy.Ashley biết rằng lương thực rất quan trọng và nó đặc biệtquan tâm đến những em bé. Vì Ashley cũng có một đứa em trainhỏ nên nó nghĩ rằng ở đó sẽ cần rất nhiều tã lót.

Ashley hỏi tôi: “Con có thể giúp mang đồ đến cho nhữngngười đó không mẹ?”

– Được chứ... nhưng con gái của mẹ sẽ mang đi bằngcách nào?

– Đó là điều con cần mẹ giúp. Mẹ sẽ giúp con nhé? – Vànó biết rằng tôi sẽ đồng ý ngay. Công việc của chúng tôi bắtđầu. Trong khi Ashley lên kế hoạch những thứ cần quyên góp,tôi giúp cô con gái tìm cách vận chuyển chúng.

Con bé đặt những cái hộp ở trường và cơ sở kinh doanhđịa phương để thu thập những gì có thể. Ashley in những tờrơi thông báo về trận lụt và dán chúng khắp nơi. Tôi gọi điệnđến đội cứu trợ và nhờ họ chuyển thức ăn đến Elba. Do họ đãkịp thời cung cấp những thứ thiết yếu nên một số đồ củachúng tôi sẽ được giữ lại cho lần cứu trợ sau. Họ giúp chúng

tôi sắp xếp thời gian và việc thu gom của chúng tôi bắt đầu.Mọi thứ đều tiến triển tốt đẹp cho đến tuần cuối trước khi

đồ cứu trợ được chuyển đi. Ngày 8 tháng Tư năm 1998, mộtcơn lốc đánh vào Birmingham, Alabama, phá hủy hoàn toànmọi thứ trên đường đi của nó, giết chết hơn ba mươi người.

Vị chủ tịch của đội cứu trợ gọi điện cho tôi và nói:– Nếu như cô và Ashley không phản đối, chúng tôi sẽ

chuyển phần lớn số đồ này đến những nạn nhân của cơn lốc ởBirmingham.

– Chúng tôi đã đồng ý ngay vì đã có nhiều chuyến cứutrợ đang trên đường đến Elba trong khi những người ởBirmingham rất cần sự giúp đỡ.

Luôn đi trước mọi người, Ashley đã làm thêm những tờrơi mới. Trong khi đang dự định kế hoạch đi quyên góp từngnhà, con bé lại nảy ra ý định gọi điện đến những cơ sở kinhdoanh trong khu vực xin quyên góp. Khi gọi điện đến cửahàng Wal-Mart, ngay lập tức nó nhận được sự giúp đỡ củagiám đốc cửa hàng. Ông ta mời con tôi đến nhận những đồquyên góp của cửa hàng vào thứ Sáu. Điều này quả thật hơikhó nhưng con bé vẫn nhiệt tình nhận lời.

Sau khi nghe Ashley giải thích kế hoạch tình nguyện củachúng tôi, thầy hiệu trưởng đã đồng ý cho con tôi được nghỉngày hôm đó. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi vàotám giờ sáng thứ Sáu.

Vào đêm trước khi cuộc quyên góp bắt đầu, một bất ngờxảy đến cho chúng tôi. Lại thêm một cơn bão lớn nữa đi ngangqua miền Nam Tennessee, gây ra một cơn lốc đánh vào ngay

thị trấn gần với chúng tôi. Nó làm sập nhiều ngôi nhà và làmhàng chục người bị thương. Một lần nữa lại có thêm nhiềungười đang cần sự giúp đỡ của chúng tôi.

Thứ Sáu, chúng tôi đến cửa hàng Wal-Mart vào lúc bảygiờ, bắt đầu xếp những đồ quyên góp được. Xe tải của đội cứutrợ đến nơi vào khoảng gần tám giờ. Giám đốc cửa hàng cũngđã báo cho đài phát thanh và báo chí về câu chuyện này. Tôichưa bao giờ thấy một đứa trẻ mười hai tuổi làm việc vất vảnhư thế.

Với tờ bướm “QUYÊN GÓP CHO NHỮNG NẠN NHÂNCỦA CƠN LỐC” trong tay, Ashley đã đứng trước cửa Wal-Mart trong suốt mười hai tiếng đồng hồ không nghỉ. Nó đãquyên góp được một xe tải chất đầy hàng và chín trăm đôlacho đội cứu trợ nạn nhân của những cơn bão vào mùa xuânnăm 1998.

Khi con gái tôi đóng cửa xe tải lại, nó quay lại cười vớitôi:

– Con đã làm rất nhiều và con mệt lắm rồi. Nhưng conthấy thật tuyệt, mẹ à!

Chúng tôi đứng nhìn chiếc xe lăn bánh, Ashey nhìn tôivà khóc:

– Con cám ơn mẹ đã giúp con làm được điều này. Nếukhông có mẹ, con đã chẳng làm được gì.

Tôi lau nước mắt cho con bé và trả lời:– Không, chính mẹ mới muốn cám ơn con vì con đã chỉ

cho mẹ cách đưa tay ra giúp đỡ những người thật sự gặp khókhăn, con gái yêu của mẹ ạ!

Trái tim nhân hậuTTO - Khi thấy rằng mình cần phải có một việc làm,

Ruth Henricks chuyển đến San Diego và bắt đầu công việcchạy bàn cho nhà hàng The Huddle của người chị dâu trongkhu dân cư, kiếm thu nhập từ tiền boa của khách.

Ruth hòa nhập với công việc của một phục vụ bàn nhưmột con vịt được vùng vẫy trong nước. Với công việc này côđược tiếp xúc với mọi người mà Ruth thì yêu mến mọi người.

– Tôi cảm thấy mình là một người có ích– chị thừa nhận.– Tôi đã nuôi những đứa con của mình khôn lớn và tôi có mộtmái ấm. Nhưng tôi cần có cái cảm giác về giá trị của bản thânmình, cái mà ta có thể tìm thấy khi có thể nói rằng ‘Tôi có thểthực hiện tốt điều này!”

Tham gia vào công việc của nhà hàng chỉ là bước khởiđầu đối với Ruth. Cuối cùng, cô và người chị dâu cùng hùnvốn mở thêm một quán cà phê trong khu buôn bán ở SanDiego. Tại đó cô tìm được một phòng đơn với giá cả phảichăng. Năm 1981, Ruth để ý thấy một số lớn những kháchhàng của mình là người bệnh và sắp chết.

– Đó là một điều bí mật. – Ruth nói. – Không ai nói rằnghọ sắp chết vì bệnh AIDS nhưng khi nghĩ lại, tôi biết rằng sựviệc là như vậy.

Khi người chị dâu nghỉ hưu, Ruth mua lại toàn bộ quánHuddle. Trong số những khách hàng của cô có một người đànông trẻ đáng mến tên Scott. Ngày nào anh ta cũng đến ăn tạiquán Huddle. Anh ta cao chừng một mét tám, tóc dài màu vànghoe, cùng với đôi mắt xanh dương thân thiện. Trông Scott rất

điển trai. Anh ta cho Ruth biết rằng anh ta bị AIDS. Mỗi ngàyqua, anh ta dường như yếu hơn đi dù rằng Ruth luôn chuẩn bịcho anh ta những bữa ăn bổ dưỡng, thịnh soạn. Khi sức khoẻcủa anh ta xấu đi một cách đều đặn, Ruth trở thành người bạntinh thần của anh ta. Anh ta nói chuyện với cô hàng ngày, giảithích cho cô nghe cặn kẽ những gì đang diễn ra với anh.

Scott rất trân trọng sự quan tâm chăm sóc mà anh nhậnđược ở quán Huddle. Dù có thế nào anh ta cũng cố gắng lê tấmthân của mình vào tới quán và nói:

– Khi tôi bước vào, mọi người đều chào đón tôi. Họ biếttên tôi, họ vỗ vai tôi và hỏi thăm cuộc sống của tôi cho dù lúcđó trông tôi có như thế nào đi chăng nữa. Với tôi, chị và nhữngbữa ăn gia đình trở nên thật thân thuộc.

Scott thú nhận rằng anh không còn đủ sức để đi ra chợvà chuẩn bị bữa ăn cho mình nữa.

– Tôi lệ thuộc vào chị để có được những bữa ăn đó, Ruthà! Nếu chị không thấy tôi đến quán Huddle nữa, thì chị biết làtôi không ăn nữa.

Rồi một ngày, Scott vắng mặt tại quán Huddle. Đến ngàythứ hai không thấy anh ta đâu, Ruth bắt đầu cảm thấy lo lắng.Những lời anh ta thường nói như vang vọng trong tâm trí cô.Cô nhận ra rằng mình thậm chí không hề biết đến họ của anhta, hay nơi ở của anh ta. Hàng ngày cô bị dày vò vì sự biến mấtcủa Scott và cảm giác mình thật vô dụng, không thể giúp đỡđược, cuối cùng cô đành giãi bày tâm sự của mình với nhữngngười bạn và những khách hàng thân thuộc.

Một người trong số họ là bác sĩ ở một trung tâm y tế gần

đó. Ông ta khuyên cô dán vào bảng niêm yết giá thông báophục vụ giao thức ăn cho những bệnh nhân bị AIDS. Nhu cầutrước đây không được đáp ứng giờ đã được mọi người nhiệt liệthưởng ứng với lời đề nghị từ chính chủ quán. Ruth, vị bác sĩ vànhững người ủng hộ cô đã họp nhau lại quanh một bàn ăn nhỏcủa quán Huddle và chuyền tay nhau kí vào tờ giấy cùng hợptác khai sinh cho Dịch Vụ Chuyển Giao Đặc Biệt San Diego.

Bên cạnh công việc quản lí quán Huddle, Ruth lãnh thêmnhiệm vụ quản lí “đội quân” của mình – một lực lượng nòngcốt gồm hai trăm tình nguyện viên với một trăm tài xế – nhữngngười chuẩn bị, gói gém và vận chuyển những bữa cơm manghơi ấm gia đình từ quán Huddle đến gần một trăm bảy mươi lămbệnh nhân ADIS. “Dịch vụ Chuyển Giao Đặc Biệt” là một tổchức một trăm phần trăm tình nguyện.

Từ sự kết giao với Scott, Ruth đã đến với hàng ngànmảnh đời khác.

– Tôi kinh ngạc trước những trái tim nhân hậu mà tôi tìmthấy trong mỗi tình nguyện viên của mình, – cô nói một cáchtự hào. – Tất cả chúng tôi đều nhận ra mình có một khả năngnào đó. Dù rằng chúng tôi không thể làm tất cả mọi việc nhưngít ra chúng tôi có thể làm được một điều gì đó có nghĩa. Giờ đâychắc hẳn Scott đang ngắm nhìn chúng tôi từ thiên đàng. Anhta – một người lạ, đã đến và thay đổi cuộc đời tôi. Anh ta đãgiúp tôi nhìn thấy nhiều thứ mình có thể làm ngoài công việccủa một quán ăn gia đình nhỏ.

Ruth Hendricks đã tìm được những điều cô ấy có thểthực hiện tốt, đó là giúp đỡ mọi người.

Những thay đổi nhỏTTO - Có lẽ Thượng đế nhân từ biết rằng nếu có một gia

đình nào đó có thể truyền sức mạnh cho một đứa trẻ để vượtqua được những thử thách trước mắt thì đó chính là gia đìnhcủa Tapley.

Bạn tôi bị mắc một chứng bệnh rối loạn gen bẩm sinhhiếm hoi, chúng dẫn đến di chứng là mất đi một số cảm giác ởdây thần kinh.

Trong suốt thời thơ ấu, sự mất khả năng cảm thấy đauđớn của Rilla dẫn đến việc những vết thương nhỏ không đượcchú ý và bị hoại tử. Rilla đã phải chịu cắt bỏ một phần ngón tayhoặc ngón chân vì căn bệnh này.

Khi còn nhỏ, Rilla đã phải chiến đấu một cách vô vọngđể đuổi kịp với những anh em họ của mình nhưng căn bệnhcủa cô đã khiến cô mất đi khả năng giữ thăng bằng, điều quantrọng nhất trong việc học đi. Tuy vậy, bạn tôi đã vượt quađược những khó khăn này bằng cách giữ cho đầu thẳng vàdùng tầm mắt để giữ thăng bằng.

Một ngày nọ, tôi hỏi bạn tôi:– Rilla này, cậu làm thế nào để có thể có đủ sức mạnh

vượt qua những khó khăn như vậy?Nhìn tôi một cách trầm ngâm, Rilla nói: “Trong khi những

đứa trẻ khác có được sự tự tin và những kĩ năng qua các mônthể thao, tớ lại tìm thấy chúng trong lúc chơi cờ. Dì Grace luônchơi với tớ hết giờ này qua giờ khác. Và rồi tớ nhận thấy rằngmình có thể không chạy nhanh được như người ta nhưng mìnhlại giỏi ở những thứ khác. – Hơi mỉm cười, Rilla thêm vào – Tớ

nghĩ dì Grace đôi lúc đã nhường tớ thắng đấy!”Ngay từ rất sớm, Rilla đã quyết định rằng vì đây là cuộc

sống duy nhất mà mình có, cô sẽ sống với nó một cách có íchnhất. Cô học rất chăm chỉ ở trường và tốt nghiệp với tấm bằngdanh dự cho phép cô tiếp tục theo đuổi niềm say mê kiến thứccủa mình ở trường đại học. Những năm sau đó cô luôn tự nhủvới mình:

– Mình đã trải qua những năm thơ ấu mà chưa từng biết ýnghĩa của câu “tôi không thể làm được” là gì.

Căn bệnh vẫn tiếp tục hoành hành. Và sau một cuộcphẫu thuật quan trọng, Rilla cần phải nghỉ ngơi để cơ thể phụchồi trong vài tháng. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, cô nhận thấyrằng mình có thể dùng kiến thức có được để giúp đỡ ngườikhác vì thế, Rilla đã tham gia tình nguyện vào một chươngtrình xóa mù chữ cho người lớn.

Thật đáng buồn, khi năm tháng qua đi, căn bệnh quái ácđó vẫn tiếp tục lấy đi lòng nhiệt thành của Rilla. Những cuộcphẫu thuật chỉnh hình, thay thế khớp và cuối cùng là phải tháokhớp đã khiến cho Rilla phải đối mặt với một sự thật là cô sẽgắn bó phần đời còn lại của mình trên chiếc xe lăn.

Trước đây Rilla luôn chứng minh ngược lại những lời nóicủa bác sĩ. Cô luôn biết cách biến từ “Không thể” thành “Cóthể.” Thế nhưng chỉ ở lần duy nhất này, cơ thể của cô đã hoàntoàn nói “Không”.

Cơ thể của cô không còn có thể chịu đựng được nữa.“Thượng đế ơi, Ngài ở đâu? Con còn phải hứng chịu nó trongbao lâu nữa đây?” Trong vài ngày đầu sau cuộc phẫu thuật,

Rilla đã phải thốt lên những lời than vãn đau đớn.Nhưng dần dần, trong những ngày tiếp theo, bạn tôi đã

lại bắt đầu ước mơ. Từng ngày từng ngày, tinh thần của cô ấyvươn đến những tầm cao mới. Jim, một người chồng kiên nhẫnvà tuyệt vời, luôn ở bên cạnh cô, chia sẻ những ước mơ của côvà luôn làm tất cả những gì có thể để giúp người vợ của mìnhđạt được ước mơ đó.

Rilla cũng mong muốn được giúp đỡ mọi người. Trênchiếc xe lăn, cô đã làm chủ tịch Quỹ Terry Fox ở thị trấn nhỏcủa chúng tôi. Bởi không ai có thể nói “Không” với Rilla, cô vànhóm tình nguyện viên của mình đã quyên góp được ba mươinghìn đô-la cho việc nghiên cứu bệnh ung thư trong suốt mườinăm qua. Rilla cũng làm việc trong nhà thờ và cả ở bệnh việnnữa.

Mỗi khi chúng tôi hỏi về động cơ đã giúp cô được nhưvậy, Rilla trả lời một cách thành thật: “Tớ tin rằng chỉ cần làmnên những thay đổi nhỏ cũng có thể biến xã hội chúng tathành một nơi tốt đẹp hơn.” Và người bạn của tôi vẫn tiếp tụctạo nên “những thay đổi nhỏ” ở bất cứ nơi nào cô ấy đi qua.

Cái chạm của tình yêuTTO - Tôi đã từng làm một cuộc nghiên cứu tự nguyện ở

Ấn Độ suốt một năm khi tôi quyết định đi làm tình nguyện tại“Ngôi nhà của Mẹ Teresa cho những người bệnh tật, nghèokhó và sắp chết” ở Calcutta.

Tôi biết cuộc nghiên cứu đã rất có ích nhưng tôi khôngthể cưỡng lại được cảm giác đất nước Ấn Độ đang gọi tôi đểlàm một việc gì khác nữa.

Tôi cảm thấy chỗ của tôi là ở Calcutta, giữa những người“nghèo nhất của những người nghèo.” Và cuối cùng vào mộtngày nọ, tôi đã đủ dũng cảm để nghe theo trái tim mình và đápchuyến tàu đi Calcutta.

Có những điều về Calcutta mà tôi sẽ mãi yêu thương. Tuycòn những lề đuờng rạn nứt, dơ bẩn, những hàng cây đầy bụivà khói bụi của xe cộ nhưng có một sự tràn ngập tình cảm conngười nơi đây khiến tôi vẫn đi dạo trên đường với niềm vui.Thế nhưng, ngày mà tôi đến trên con đường bụi bặm này bênngoài Ngôi nhà, tôi đã bị sốc.

Tôi đã khóc khi đối diện với nơi mà trái tim mình đã dẫnđến nhưng tôi đã không thể đi theo vào cùng những tìnhnguyện viên đang tiến vào trong. Tôi thấy sợ hãi với những gìxảy ra ở trong kia mà mình không thể giúp gì được. Tôi đứng ởbên ngoài một mình cho đến khi không thể trì hoãn lâu hơnnữa. Tôi đi đến cánh cửa hẹp bằng gỗ và bước vào trong.

Điều đầu tiên tôi thấy là một người chết, được bọc trongmột tấm chăn để chờ được mang đi. Tôi chưa từng bao giờ thấycảnh tượng như vậy mà chỉ chứng kiến người thân mình quađời trong quan tài. Tôi dừng lại trước cơ thể gầy còm, quặtquẹo của ông ta. Một bà xơ tiến lại và hỏi tôi cần gì. Khi nhìnchiếc áo khoác đơn giản và đôi bàn tay chai sần của bà, tôinhận ra bà đã tiếp xúc với người chết mỗi ngày. Chắc bà takhông muốn tôi làm mất thời gian của bà nên tôi tự hứa rằng sẽmạnh mẽ và không làm bà thất vọng.

– Tôi đến đây để phụ giúp! – Tôi nói. – Tôi có thể làmđược gì?

Ngay lập tức bà xơ kéo tôi vào một căn phòng với cái tủthuốc gần như rỗng và mở tung một cái tủ lớn hơn chứa chănvà tã lót. Không một lời chỉ dẫn, bà chỉ tôi tới cánh tay bịthương của một người phụ nữ và giục tôi làm. Ngay khi tôiđang tìm cái tạp dề, một đứa bé chừng hai tuổi thét lên saulưng khi một người tình nguyện lau rửa những vết bỏng trêngần nửa cơ thể của em. Hai người khác thì đang lau rửa một cáilỗ ở chân một người phụ nữ. Tôi có thể thấy xương nhô lên từmiếng thịt đầy máu. Không thể tin được sự dũng cảm và sựkhéo léo của những người tình nguyện ở đây! Một người chết,một đứa trẻ bị bỏng, một vết cắt thấy tận xương – tôi có thểgiúp được gì đây? Tôi không phải là bác sĩ mà chỉ là một nhànghiên cứu.

Một tình nguyện viên người Mỹ gọi tôi:– Bạn lại đây và giúp tôi chứ?Cô ta đang cố làm vệ sinh cho một bà cụ đang quằn quại

trong đau đớn. Tôi giúp nâng bà ta lên và lau khô người bà.Nhưng ngay khi bà ta ra, một người khác lại được mang vào. Vàtôi nhận ra công việc cứ như vậy trong những phút tiếp theo.

Trước tôi là hai hàng võng với những phụ nữ đang nằmtrên đó. Những tình nguyện viên hối hả chạy tới lui, tắm rửa,lau chùi, cho ăn và thay tã. Họ dường như là làm việc theo cặp.Mỗi người đều đặn tới và đi. Tôi cảm thấy lạc lõng. Người Mỹkia không còn cần tôi nữa và tôi chẳng còn biết chỗ nào để bắtđầu. Mọi người đều thân thiện nhưng họ lại quá bận để có thểgiải thích nhiều cho một người mới đến trễ như tôi. Và khi tôi tựnhủ mình có nên đi ra hay không thì một cô người Đức ném

cho tôi một bộ đồ.Trong hai giờ tiếp theo, tôi giặt, phơi và cố gắng nhẹ

nhàng thay tã cho người bệnh, hết người này đến người khác.Một vài người khóc lên đau đớn bằng tiếng Hindi; nhữngngười khác nhìn trừng trừng nhưng im lặng. Rõ ràng là họ đangbực tức với cô gái phương Tây trẻ đang đụng vào người họmột cách vụng về... và tôi không hề trách họ.

Vào giữa trưa, những người tình nguyện ăn bánh vàuống trà trên nóc nhà. Thật là tuyệt vời khi được gặp nhữngngười đã làm việc với tốc độ gấp ba lần mà tôi có thể xoay xởđược. Thế nhưng, tôi cảm thấy xấu hổ và thất vọng bởi tôi đãkhông thể làm gì để trông khác với những người phụ nữ dướikia. Một lần nữa, lý trí nói rằng tôi đã làm được việc có íchnhưng trái tim và tinh thần tôi lại thấy trống rỗng. Khi nhìnxuống những người bán hoa và trái cây ngồi cả ngày bênđường, tôi quyết định rằng mình phải tìm ý nghĩa của nhữngviệc mình làm ngày hôm đó.

Tôi chạy xuống lầu dưới, cảm giác mình đã được nạp đầyđủ năng lượng cho việc tiếp tục cọ rửa. Nhưng trước sự ngạcnhiên của tôi, một tình nguyện viên bảo rằng bây giờ khôngphải là lúc cọ rửa mà là thời gian yên tĩnh, khi tôi có thể bỏhàng giờ với một người phụ nữ. Tôi có thể chải tóc cho bà ta,nói chuyện với bà ta hoặc nắm tay bà ta. Tôi bắt đầu đi dọcnhững chiếc giường và nhờ Thượng đế hãy chỉ tôi đến với mộtai đó. Một vài người đang ngủ và hầu hết những người cònthức thì quay lưng lại với tôi. Nhưng có một người nhìn thẳngvào tôi và gọi tôi lại bằng tiếng của bà ấy.

Ngồi trên giường, tôi tìm tay người phụ nữ nhưng bà đãnắm thật chặt lấy cổ tay tôi trước. Mái tóc rối và xơ xác của bàđuợc bôi bóng bởi thuốc mỡ và làn da nhăn nheo thì xệ xuốngtới cằm. Bà nhìn vào mắt tôi một cách dữ tợn trong một phút,hai phút – có lẽ là lâu hơn nữa. Tôi cảm thấy bối rối và địnhquay lại tìm hỏi một tình nguyện viên nào đó. Đột nhiên bànắm lấy cổ tay tôi chặt hơn nữa như muốn nói: “Không, côkhông thể đi. Thời gian của cô vẫn chưa hết ở đây”.

Tôi hít một hơi sâu, nhìn vào mắt bà và chợt nhận ra rằngthử thách của tôi là yêu thương mà không được sợ hãi. Tôi bắtđầu làm cái việc duy nhất mà tôi có thể nghĩ tới – xoa bóp cánhtay của bà. Tôi lại tiếp tục xoa bóp cánh tay kia khi đặt bà tanằm lên gối. Bà nhắm mắt lại. Tôi tìm một ít nước và bóp vaicho bà. Đột nhiên bà kéo áo lên và chỉ vào cái bụng nhăn nheonhư gương mặt của bà ít phút trước; tôi cũng mát xa chỗ đócho bà. Cơ thể bà thả lỏng ra theo đôi bàn tay tôi chạm vàongười bà và gương mặt bà cũng bắt đầu giãn ra. Trong vònghơn một giờ, tôi đã xoa bóp hai chân, lưng, đầu và cuối cùng làmặt bà.

Trong khoảng thời gian ấy, dấu vết của năm tháng nhưtan chảy trên khuôn mặt bà. Cuối cùng, khi bà mở mắt ra, đôimắt ấy tràn ngập sự thanh bình đến nỗi tôi bật khóc. Thật kỳdiệu khi chỉ vài giờ trước đây tôi còn cảm thấy mình vô dụng.Tôi đã quên mất tôi muốn chia sẻ sức mạnh hàn gắn của sựtiếp xúc như thế nào. Nhưng bà đã nhìn thấu qua nỗi sợ hãicủa tôi và cho tôi món quà tuyệt vời nhất – cơ hội để yêu mộtngười khác trọn vẹn đến nỗi có thể biến đổi cả hai người. Tôi

sẽ luôn nhớ cái thời điểm ấy như những giây phút đẹp và quýnhất trong đời và sẽ kính trọng bà như một trong những ngườithầy tuyệt vời nhất của tôi.

Tình nguyện viên bất đắc dĩTTO - Tôi đã bước vào học kỳ cuối cùng ở trường đại

học và đang muốn tìm một vài môn học dễ chịu để có thể kếtthúc nhẹ nhàng.

Thằng bạn chung phòng với tôi, Tom, tình cờ nghe đượcsự khó khăn của tôi khi tôi đã đăng ký hỏng lớp “Những bộphim của Stephen King” qua mạng đăng ký qua điện thoại củatrường tôi.

“Tớ đã được nhận làm chân trợ giảng trong học kì cuốinày”, Tom khoe trong lúc hắn đang ngắm mái tóc hoàn hảocủa hắn trong gương. “Tớ dạy lớp buổi chiều, hai ngày mộttuần. Cậu có thể tham dự ở lớp tớ cho vui.”

Tôi hăm hở gật đầu, chỉ nghe được mỗi từ “buổi chiều”và “cho vui”, nhìn Tom nhấc điện thoại và đọc mã số đăng kýcho lớp học.

Vài ngày sau, Tom rủ tôi đến buổi học đầu tiên của hắn.– Tại sao? – Tôi hỏi. – Chúng tôi không phải là bạn thân

lắm.– Tớ cũng không biết – Hắn trầm ngâm, kéo lại khóa ba-

lô. – Nó chỉ như việc mà những thằng bạn cùng phòng hay làmthôi.

– Ừ nhỉ, đúng rồi! – Tôi lầm bầm, đi theo hắn dọc khutrường học đến tòa nhà Sức khỏe và Khoa học. – Chắc chắn làtớ sẽ có mặt.

Vài phút sau, khi đang vã mồ hôi sau khi phải băng quakhu trường học và leo sáu cái cầu thang, tôi nhìn chòng chọcvào những người đàn ông gầy còm và những anh chàng đồngtính đang bu quanh phòng học. Tôi hỏi lớn:

– Mình đến đây làm gì nhỉ?Tom cười:– Tớ chưa nói cậu nghe à? Đây là lớp Những điều cơ bản

về HIV.Bình thường đây không phải là một lớp học dễ dàng. Nó

cũng không phải như những thước phim tài liệu hàng đêm màchúng ta bị bắt phải xem: những người đàn ông ốm yếu comình vì những vết thương, những phụ nữ đầy nước mắt khinghe tin mình đã truyền bệnh vào những đứa con thân yêu. Nócũng không phải là những bài tập nhạy cảm khi chúng ta phảiđóng vai người đồng tính luyến ái hay những con nghiện đểhòa nhập và làm thay đổi những định kiến của chúng ta về họ.

Đối với tôi, phần khó nhất của lớp học này là yêu cầu vềviệc làm tình nguyện. Chúng tôi được yêu cầu tham gia tìnhnguyện vào một tổ chức nhân đạo về HIV ở địa phương trongthời gian rảnh như một phần của khóa học.

Cứ mỗi tuần tôi lại tìm cách nào đó trốn tham gia hoạtđộng này. Trước khi tôi biết đến khóa học này, chúng tôi đangchuẩn bị kì thi cuối năm và tôi đang bán cuốn sách học dàybốn ngàn trang “Lịch sử của HIV” để có tiền mua bia và bánhpizza, mua quần áo. Điểm A dễ dàng ơi, tao đến đây!

Vài ngày sau kì thi, tôi và mấy đứa bạn đang lo lắngchuẩn bị cho bữa tiệc mừng lễ tốt nghiệp.

Và rồi chuông điện thoại reo. Đó là Tom.– Cậu chưa bao giờ hoàn thành xong những giờ làm tình

nguyện của cậu cả! – Hắn càu nhàu như thể có điều gì tồi tệlắm vậy. – Tôi không thể cho cậu đậu được. Nếu tôi khôngthấy lá đơn xin tình nguyện của cậu được ký vào ngày mai, cậusẽ bị đánh trượt.

– Tom. – Tôi lắp bắp. – Tớ đang chuẩn bị cho bữa tiệc tốtnghiệp. Nó sẽ diễn ra vào ngày mai. Làm sao cậu có thể đánhtrượt tớ chứ?

– Điều này rất quan trọng. – Tom nói. – Nếu cậu khôngtham gia, cả khóa học xem như bỏ. Tớ đã để một tờ đơn trêngiường của cậu. Cậu chỉ cần tham gia năm giờ đồng hồ thôi. Vàsau đó vẫn kịp tham dự buổi tiệc ngu xuẩn của cậu.

Mặt trời đang lặn dần khi tôi hỏi cái địa chỉ trong tờchương trình học của lớp và ra đi. Sau khi lang thang trênđường với chiếc Datsun cũ kỹ của mình, tôi thấy một tấm bảngchào mừng: Ngôi nhà HIV.

Tôi đậu xe, cố nén sự chán nản, tiến đến ngôi nhà. Mộtngười đàn ông mù mặc một chiếc áo choàng cũ ra đón tôi.

– Tôi có thể giúp gì cho anh không? – Ông ta hỏi mộtcách vui vẻ.

– À... Vâng... – Tôi lắp bắp. – Cháu từ trường đại họcđến, à, ừ, đến đây để giúp đỡ ạ!

Ông ta mỉm cười.– Ồ! – Ông gật đầu. – Chúng tôi đã đón khá nhiều người

tình nguyện đến đây rồi.Tôi thầm cám ơn là ông ta không thể thấy được mặt tôi

đang đỏ ửng.Với đôi tay thành thạo, ông ấy dẫn tôi đi qua chiếc

giường cũ kỹ trong phòng khách. Tôi ngồi xuống và ông ấy –Ben – hỏi tôi nghĩ mình sẽ giúp được những gì.

– À, – Tôi nói, mắt nhìn vào cái đĩa đựng kẹo chứa đầybao cao su đặt giữa cái bàn uống cà phê có để sẵn một cuốnsách hướng dẫn tình dục an toàn. – Cháu đánh máy khá tốt vàcháu có thể sử dụng máy vi tính được.

– Tuyệt vời! – Ông Ben nói. – Chúng tôi đang tìm ai đócó thể cập nhật dữ liệu về những người tình nguyện của chúngtôi. Cậu đi theo tôi đi rồi tôi sẽ chỉ cho cậu phòng làm việc vàcậu có thể bắt đầu. Cậu sẽ phải làm ít nhất năm tiếng đồng hồđấy nhé!

Tôi lại đỏ mặt thêm lần nữa khi nhận ra ông Ben biếtchính xác tôi phải làm việc ở đây trong bao lâu và còn tệ hơnnữa là vì sao tôi lại đến đây. Khi ông ấy đưa cho tôi một chồngnhững tấm thẻ và chỉ tôi chiếc máy vi tính Apple đời cũ, tôibiết là mình phải làm đến năm ngày chứ không phải là năm giờnữa.

Ông ấy ngồi một cách thoải mái trên chiếc võng dệt bằnggai trong khi tôi đánh máy gần như chẳng suy nghĩ gì nữa. Tôitìm thấy một hồ sơ cũ có tên “Tình nguyện viên” và bắt đầucập nhật dữ liệu.

Sau một tiếng đồng hồ làm việc, tôi nói:– Ông Ben này, ông ở đây một mình à?– Cũng không thường xuyên lắm. – Ông giải thích. –

Nhưng ngày mai có một buổi hội nghị lớn ở trên thủ đô và tất

vả mọi người trong nhà này đều đi dự.Một lúc sau, có tiếng chuông điện thoại. Ben trả lời, mặt

ông bỗng trở nên lo âu khác thường.– Ồ, không! – Ông nói. – Tôi hiểu. Vâng, vâng, tôi hiểu.

Ồ không, dĩ nhiên rồi. Xin đừng xin lỗi. Xin cảm ơn lần nữa vìđã gọi cho tôi.

Ông Ben thở dài và bóp bóp hai thái dương.– Có chuyện gì không ổn ạ? – Tôi hỏi.– Không, không. – Ông trả lời khẽ. – Chỉ là có thêm một

người bạn thân nữa của tôi đã ra đi và vợ ông ta không có ai đểgiúp lo cho việc tang lễ.

– Cháu rất tiếc. – Tôi rời mắt khỏi chiếc máy tính và quaymặt lại với ông. – Cháu có thể giúp gì được không ạ?

Ông trông có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi đó.– À, không đâu! – Ông nói với vẻ buồn rầu. – Đó là sự

thanh thản, sau khi ông ấy đã phải chịu đựng quá nhiều. Bìnhthường nhà thờ sẽ giúp chúng tôi việc này nhưng, ừm, bây giờvăn phòng của họ đã đóng cửa rồi. Và ngày mai... Ta có thể tựxoay xở tốt với bản thân mình từ khi ta bị mù nhưng ta lạikhông thể đọc được cuốn sổ điện thoại!

Tôi nhìn Ben khi ông loay hoay trong chiếc áo choàng xơxác. Tôi thấy được lời hứa của một ông già mù với nhữngnhiệm vụ không vui vẻ gì và rất khó khăn cho ông.

– Cháu có thể gọi đến nhà thờ cho ông. – Tôi thốt lên khitrái tim đã đánh bại sự tính toán trong đầu.

– Cậu không hiểu đâu. – Ông nói gần như đã mất kiênnhẫn với tôi. – Văn phòng của họ đã đóng cửa tối nay rồi. Tôi

biết những giờ làm việc tình nguyện quan trọng đối với cậunhưng...

– Cháu đã biết khi nghe ông nói lần đầu rồi. – Tôi nói dứtkhoát. – Ông sẽ phải gọi cho họ ngày mai. Đó là điều cháuđang đề nghị. Mai cháu sẽ đến và giúp ông gọi cho họ.

Ben thở dài.– Nhưng đó không phải là tất cả. – Ông thú nhận. – Nhà

thờ luôn muốn có người đi cùng họ đến nhà tang lễ và lo liệunhững việc cần thiết. Ta sẽ phải đi đến đó rồi đi về rồi biết baoviệc linh tinh khác nữa.

– Cháu hiểu! – Lần này tôi nói chậm rãi hơn. –Cháu có rấtnhiều thời gian. Cháu sẽ giúp ông.

Ông Ben cười và rút ra một cuốn sổ nhỏ từ trong túi áovà bắt đầu ghi chép những công việc cho ngày mai. Tôi nghĩđến bữa tiệc tốt nghiệp ngày mai và hy vọng lũ bạn sẽ vui vẻdù có bớt đi một người. Nhưng Ngôi nhà HIV này và công việccủa ngày mai vẫn mong chờ tôi hơn.

DaveTTO - “Nên nhớ rằng không gì mang lại tiềm năng cho

sự thay đổi hơn là những hành động cá nhân của lòng tốt, dùrằng xí nghiệp, tập thể thì quan trọng đối với nền kinh tế củacác nước đang phát triển”, nhà diễn thuyết đã kết luận bàigiảng của ông ta về Những cơ hội kinh doanh ở Đông Nam Ánhư vậy.

Bị ấn tượng bởi kiến thức về kinh doanh của nhà diễnthuyết và những hiểu biết sâu sắc của ông ta về thị trườngquốc tế, tôi tin là câu nói cuối của ông có gì đó không trung

thực lắm.Một người Mỹ trong bộ áo đắt tiền, giảng bài ở một

khách sạn năm sao thì biết gì về những hành động cá nhân củalòng tốt trong thế giới đang phát triển này nhỉ? Qua nhữngbiểu hiện hoài nghi của những người tham dự hội nghị, tôi biếthọ cũng nghi ngờ như tôi.

Ngày tiếp theo, trong khi đi tham quan thành phố củaInđônêxia – nơi hội nghị đang diễn ra, chiếc taxi của tôi đingang qua một khu nhà đổ nát mà hầu như chỉ chứa rác rưởi.Tôi kéo cửa kính xe xuống, cố gắng để nhìn rõ sự nghèo khổ,dơ bẩn mà tôi đã chỉ được thấy qua tivi ở Mỹ. Nhưng mùi hôithối của khu vực xung quanh đã ngăn tôi lại. Trước khi đi khỏichỗ này, tôi còn kịp thấy một người phụ nữ ăn mặc rách rướivới hai đứa nhỏ đang lục tìm thức ăn thừa từ những đống rácthải.

Hình ảnh người phụ nữ đáng thương và những đứa conkhiến tôi cảm thấy mất hy vọng và càng nghi ngờ thêm nhữnglời của nhà diễn thuyết tối hôm ấy. Tôi nghĩ rằng không một sựtự nguyện cá nhân nào, dù là hành động cao quý hay sự tử tế,có thể thay đổi được cảnh ngộ của một gia đình như vậy.

Mười tám tháng sau, một năm rưỡi sống trong những tiệnnghi của phương Tây và quên hẳn hình ảnh của người phụ nữvà những đứa trẻ, tôi lại có dịp trở lại thành phố ấy. Và tôi chỉchợt nhớ về gia đình ấy khi chiếc taxi đi ngang đúng cái khuphố mà họ đã sinh sống. Chỗ này trông có vẻ sạch sẽ hơn dùtôi chắc chắn là đang ở đúng nơi lần trước mình đã tới.

Tôi giải thích với người tài xế là tôi đã đến đây mười tám

tháng trước và hỏi anh ta xem anh có biết người phụ nữ cùnghai đứa con sống giữa đống rác rưởi.

– Ibu Lani! – Anh ta nói.Sợ rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi hỏi anh chuyện

gì đã đến với cô ta.– Tôi sẽ chỉ cho ông!Cho xe chạy qua giữa những đống hộp bị bỏ đi và báo

cũ, người tài xế dừng trước một căn lều nhỏ bằng gỗ núp saumột núi những cái chai rỗng và lon rỉ sét.

Người tài xế chỉ vào cái lều và nói:– Có lẽ cô ta ở đây.– Thế đây là nơi cô ta ở à? – Tôi hỏi và ngập ngừng bước

ra để nhìn cho rõ.– Không, – người tài xế cười, nói. – Đây là văn phòng của

cô ấy. Cô ta có một căn nhà ở gần nơi những đứa nhỏ của cô đihọc.

– Văn phòng à?– Tôi hỏi. – Tôi nghĩ là cô ấy nghèo đếnnỗi đã từng phải tìm thức ăn giữa đống rác mà!

Anh ta mỉm cười với tôi qua kính chiếu hậu.– Cô ta đã từng như vậy nhưng một người nước ngoài đã

dạy cho cô ta cách thu gom rác và bán chúng cho các công tyđể tái chế. Ông ấy còn mang một số người khác đến gặp để côấy có thể biết được những gì họ muốn. Tôi biết điều này bởiông ấy đã từng đi taxi của tôi lần đầu tiên ông ấy thấy nơi nàyvà cả Ibu Lani.

Tôi nhìn sang nơi anh ta chỉ và há hốc mồm vì kinh ngạckhi thấy sự biến đổi đã xảy ra với Ibu Lani. Không nghi ngờ gì

nữa, chính là cô ta nhưng ăn mặc đẹp hơn và có sự tự tinduyên dáng, điều không hề có khi mà tôi gặp cô ta mười támtháng trước đây.

Và ai là người ngoại quốc đã bỏ thời gian giúp người phụnữ này vươn lên khỏi đói nghèo và tuyệt vọng bao quanh côta? Mặc những bộ đồ chắp vá, dơ bẩn và mang những túi rácướt nhẹp chứa những tờ báo dính mỡ, không ai khác hơn chínhlà nhà diễn thuyết ở hội nghị năm ấy.

Tôi đã cực kỳ bối rối đến nỗi không thể kể cho người tàixế là tôi nhận thấy hành động khiêm tốn của ông trong việcgiúp đỡ người phụ nữ này. Tôi nghĩ Dave là một trong nhữngcá nhân hiếm hoi chỉ muốn giấu mình như vậy.

Nghĩ lại bây giờ, sau khi trải qua bảy năm phục vụ ngườidân ở Inđônexia, tôi tự hỏi rằng hành động tự nguyện củaDave đã tác động lên ai nhiều nhất?

Tôi đang lành bệnh đâyTTO - Con người ấy được nhận vào phòng cấp cứu rồi

chuyển đến khoa tim mạch.Tóc dài, râu không cạo, bẩn thỉu, mập phì khủng khiếp,

áo phông đen xếp bên cạnh cáng nằm, tất cả tương phản với thếgiới những phòng bệnh viện sàn lát gạch men sạch bóng cùngnhững chuyên gia y tế năng nổ trong những tấm áo choàngtrắng tinh khiết và những thủ thuật hoàn toàn vô trùng. Đâyđúng là một kẻ nên tránh xa.

Các cô điều dưỡng trợn tròn mắt nhìn cái đống bị thịtnằm trên chiếc cáng được đẩy đi ngang qua họ, cô nào cũngliếc nhìn cô điều dưỡng trưởng Bonnie với ánh mắt cầu khẩn:

– Chị đừng giao cho em nhận người ấy, tắm rửa, chămsóc...

Một trong những dấu ấn của một thủ lĩnh, một kẻ chuyênnghiệp tận tụy là làm điều không ai nghĩ tới. Để thử làm điềukhông thể làm được. Để tiếp xúc kẻ cần xa lánh. Chính vì thế màBonnie tình nguyện:

– Chính chị sẽ chăm sóc cho người bệnh này! Hãy để đócho chị!

Một quyết định thật lạ thường, thật ngoại lệ nhưng là thứquyết định khiến tinh thần bừng nở, làm lành vết thương ngườikhác và thăng hoa.

Đeo găng vào, tắm rửa cho con người bị thịt, bẩn thỉu, timcủa Bonnie như vỡ ra vì thương cảm. Gia đình con người này ởđâu? Ai là mẹ người này? Lúc còn bé thơ người này như thếnào? Vừa chăm sóc cho con người ấy Bonnie vừa ca nho nhỏđể làm nhẹ đi lòng e sợ và bối rối nơi con người mà cô đangchăm sóc.

Và rồi trong một ý nghĩ thoáng qua cô bảo con người ấy:– Mấy ngày nay công việc ở bệnh viện bận rộn quá nên

chúng tôi không có thời gian cọ lưng cho người bệnh nhưngtôi nghĩ cọ lưng sẽ giúp anh cảm thấy thoải mái. Nó sẽ giúpanh thư giãn cơ và bắt đầu lành bệnh. Đó là phần có ý nghĩanhất... phần làm lành.

Tấm da dày xù, bong tróc, thô ráp nói lên cả một quãngđời phó thác cho phong cách sống lạm dụng sức khoẻ: có thểlà rất nhiều hành vi nghiện ngập với rượu, ma túy và thựcphẩm. Vừa chà xát cho sạch những bắp cơ gồng cứng, Bonnie

vừa cầu nguyện. Cầu nguyện cho tâm hồn trẻ thơ trong thể xácngười lớn bị ruồng bỏ bởi đời sống cuồng bạo nhưng vẫn cốgắng tìm chỗ đứng trong thế giới thù nghịch ấy.

Động tác cuối là thoa cồn làm ấm nóng và phấn thơm.Thật là tức cười khi thoa những thứ dịu dàng như vậy trên mộtbề mặt lớn như tấm phản và hoàn toàn xa lạ với những thứchăm sóc như cồn, phấn thơm. Khi quay nằm ngửa trở lại, nướcmắt con người ấy lăn dài trên má và môi run rẩy. Với đôi mắtnâu đẹp một cách lạ kỳ, con người ấy mỉm cười và nói, giọngnghẹn ngào:

– Đã bao năm nay không ai dám sờ đến tôi. Cảm ơn cô,tôi đang lành bệnh đây!

Vị khách trong đêm giáng sinhTTO - Giáng sinh năm rồi là một quãng thời gian rất

khó khăn cho tôi. Gia đình và tất cả bạn bè đều đã về nhà nghỉlễ ở bang Florida, chỉ còn lại mình tôi cô đơn đón Giáng sinhtrong thời tiết khá lạnh của bang California. Tôi còn bị bệnhvì làm quá nhiều giờ.

Lúc ấy tôi đang trực sau quầy vé hãng hàng khôngSouthwest Airlines, khoảng 9 giờ tối trong đêm Giáng sinh... vàtôi cảm thấy mình thật khốn khổ. Chẳng có mấy việc để làm vàcó rất ít khách cần được giúp đỡ. Đến khi gọi người khách kếtiếp đến quầy nhận vé lên máy bay, tôi mới kịp ngẩng lên nhìnmột ông cụ có vẻ thật dễ thương phải chống gậy. Ông cụ bướcthật chậm đến bên quầy và cất giọng yếu ớt nói với tôi rằng cụcần mua vé đi New Orleans. Tôi cố giải thích với cụ là tối naykhông còn chuyến bay nào đến đó và cụ phải đợi tới sáng mai

mới có chuyến. Cụ lộ vẻ bối rối và rất lo lắng. Tôi cố hỏi thêmđể biết cụ đã giữ chỗ chưa, hoặc có nhớ mình phải đi lúc nàokhông nhưng tôi càng hỏi thì càng khiến cụ bối rối. Cụ chỉ biếttrả lời: “Cô ấy bảo tôi phải đi New Orleans.”

Mãi một lúc sau tôi mới hiểu ra được là bà em dâu cụ đãthẩy cụ ra sân bay và đưa tiền bảo cụ mua vé máy bay về NewOrleans sống với gia đình cụ. Khi tôi hỏi cụ có thể trở lại vàosáng hôm sau không thì cụ bảo bà em dâu cụ đã về mất rồi vàcụ không biết chỗ nào để qua đêm. Cụ xin được ở tạm sân baychờ đến sáng mai. Dĩ nhiên tôi cảm thấy hổ thẹn. Tôi ngồi đóta thán mình cô đơn trong đêm Giáng sinh và ông cụ dễthương như một thiên thần mang tên Clarence McDonald nàyđã được gởi đến tôi như một lời nhắc nhở về tấm lòng yêuthương thật sự là như thế nào. Tim tôi như muốn vỡ ra vìthương ông cụ.

Ngay lập tức, tôi nói với ông cụ là chúng tôi sẽ sắp xếpmọi chuyện. Bộ phận Dịch vụ khách hàng đã giữ chỗ cho ôngcụ trong chuyến bay đi New Orleans sớm nhất vào sáng hômsau. Chúng tôi đã dành cho cụ vé đặc biệt cho người già để cụcòn dư chút tiền phòng xa. Trong thời gian sắp xếp, cụ bắt đầulộ vẻ mệt mỏi và khi tôi bước ra khỏi quầy xem cụ thế nào thìtôi mới thấy chân cụ đang quấn băng. Vậy mà tôi đã không biếtđể cụ đứng suốt, đã thế tay cụ còn ôm một bao nhựa đựng đầyquần áo.

Tôi gọi một xe lăn cho cụ. Khi xe được đẩy tới, tất cảnhóm chúng tôi xúm nhau đỡ cụ ngồi lên xe và tôi nhận thấymáu thấm nơi băng chân cụ. Hỏi ra mới biết cụ vừa trải qua một

cuộc mổ bắc cầu mạch máu tim và đoạn mạch máu dùng để nốimạch máu tim đã được lấy nơi chân cụ. Bạn có thể tưởng đượcđiều ấy không? Ông lão này đã phải giải phẫu tim và chỉ mộtthời gian ngắn sau cuộc giải phẫu đã bị thẩy ra sân bay, mộtthân một mình tự mua vé bay về New Orleans mà không hềđược giữ chỗ trước!

Tôi chưa từng bao giờ gặp một tình cảnh như ông cụ nàynên cũng không biết phải làm gì. Tôi chủ động hỏi lên các lãnhđạo của tôi xin một chỗ cho ông cụ nghỉ qua đêm. Tất cả đềuđồng ý và họ đã tặng cụ một chỗ nghỉ qua đêm cùng bữa ăntối và bữa ăn sáng hôm sau trước khi lên máy bay. Tôi quay lại,mọi người đã gom gọn vật dụng của ông cụ, từ cây gậy đếnbọc quần áo, đưa tiền típ cho anh bốc vác để đẩy xe đưa cụ raxe buýt sân bay. Tôi giải thích cho cụ mọi điều và trấn an cụ làmọi điều đều được giải quyết tốt đẹp.

Khi xe được đẩy đi cụ nói cảm ơn rồi cúi đầu chảy nướcmắt. Chúng tôi cũng khóc. Khi tôi quay lại cám ơn lãnh đạo củatôi, chị ấy chỉ mỉm cười bảo:

– Chị rất thích những chuyện như vừa rồi. Ông cụ là vịkhách trong đêm Giáng sinh của chúng ta đó!

Món quà của JoanTTO - Mỗi văn phòng hoặc có hoặc nên có một bác Joan.

Bác là người mà ai cũng cần đến khi công việc quá tải. Bác làngười luôn có sẵn chuyện để pha trò cho mọi người cười thưgiãn.

Bác là người vào những ngày lễ hội, đã trang hoàngphòng họp cho có không khí ấm cúng, thoát khỏi cái lạnh lẽo

vô cảm của một công ty.Bác Joan cũng là người vừa mới thoát chết khỏi căn bệnh

ung thư vú được chẩn đoán hồi đầu năm nay. Thời gian đóthật là khó khăn cho bác. Bác vừa phải đối mặt với cái chết,vừa phải đương đầu với chứng rối loạn về thị lực, nó khôngnhững ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự thoải mái của bác màcòn khiến bác phải xin nghỉ làm trong nhiều ngày. Điều này tạothêm gánh nặng kinh tế lên nỗi lo về sức khoẻ. Vì vậy, lễ Giángsinh năm nay, chúng tôi đồng lòng không tặng quà cho nhaunữa mà góp hết lại tặng bác Joan. Và trong buổi lễ hội Giángsinh chúng tôi đã trao tặng bác Joan những phiếu mua hàng.

Rối loạn về thị lực đã khiến bác Joan phải chiến đấu từngngày. Những lúc phải phụ cô tiếp tân bị quá tải với việc phụtrách tổng đài, bác Joan không thể nhìn rõ các số gọi đểchuyển tới phòng ban chuyên trách. Bác sĩ đã kê toa cho bácmua kính mới nhưng bác lại không có tiền mua. Do đó phiếumua hàng đầu tiên là để mua một cặp kính.

Chúng tôi sống ở bang Minnesota, nơi có những mùađông băng giá và phải tốn rất nhiều tiền điện vì chạy máy sưởi,bác Joan đã lo không biết tính sao. Thế là phiếu thứ hai dùngcho việc trả tiền điện.

Vì bị ung thư nên bác sĩ dinh dưỡng khuyên bác Joannên dùng nhiều rau quả tươi. Chúng tôi nghĩ điều hay nhất làtặng bác ấy phiếu mua rau quả tại siêu thị.

Và cuối cùng, tất cả số tiền góp còn lại dồn cho phiếu đểbác ấy mua những gì mình cần ở siêu thị.

Bác Joan nhận các phiếu mua hàng với một tinh thần cởi

mở và cám ơn chúng tôi đã động viên bác thêm can đảm vàonhững ngày khó khăn này. Bác không thể ngờ được mộng cóthể trở thành thật. Còn chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ cómột Giáng sinh vui đến vậy.

Phần còn lại từ RogerTTO - Đó là một ngày đẹp trời vào mùa hè 1988 ở

California. Đó là một ngày mà bạn sẽ thấy mọi thứ trên thếgiới này đều tốt đẹp.

Đứa con trai cả của tôi, Wally, bị chứng khó đọc và yếuthị lực, gọi điện cho tôi báo rằng nó đã đăng ký vào đại học.Thằng bé David mười bốn tuổi của chúng tôi, bị tàn tật, đang ởtrên máy bay bay đến Canada cùng với dàn đồng ca của nó. Vàcon gái tôi, Angela, hai mươi tuổi, cũng vừa mới đến Icelandcùng với nhóm truyền giáo thiếu niên của nó để dự định xâymột ngôi trường dạy kinh thánh. Được đi chung với nhóm làmột điều vinh dự cho một đứa đang bị lòa mắt như nó.

Chỉ còn một đứa trẻ duy nhất ở nhà, đó là Roger, mườitám tuổi. Giọng nói trong trẻo và thái độ luôn vui vẻ của nókhiến mọi người không thể biết được là nó bị kém khả năng tậptrung và tiếp thu. Nó rất hãnh diện khi được chọn vào đội hátcủa trường và có một việc làm trong mùa hè này.

Tôi không thể đòi hỏi để có thêm những đứa trẻ đángyêu như vậy. Là một người mẹ độc thân và cũng chẳng khá giảgì nhưng may mắn là tôi đã ký được một hợp đồng dạy tiếngTây Ban Nha cho cả mùa hè và mùa thu. Vâng, cuộc đời vẫnđẹp sao!

... Cho đến mười một giờ đêm thứ Bảy hôm đó.

Roger đáng lẽ đã về nhà từ lâu rồi. Có tiếng chuông điệnthoại và tôi cầu rằng đó là của nó.

– Con trai bà đang bị hôn mê, nó bị thương rất nghiêmtrọng. – Người quản lý của trung tâm chấn thương chỉnh hìnhthông báo cho tôi. – Bà hãy đến đây nhanh lên!

Roger đang ngồi sau chiếc môtô của bạn nó thì tông phảimột chiếc xe hàng. Bác sĩ nói rằng nó có rất ít khả năng tỉnh lạiđược.

Bác sĩ về thần kinh khẳng định:– Cậu bé sẽ không thể nào phục hồi lại được.Thế nhưng, thật kỳ diệu, Roger đã chiến thắng mọi lời

tiên đoán của bác sĩ và mười bốn tháng sau nó đã có thể trở vềnhà. Với sự giúp đỡ, nó có thể đi đến cửa trước. Và trong khicon tôi đang cố gắng để quay lại trường học, nó đã bị đặt vàomột chương trình giáo dục đặc biệt.

Có một điều lạ lùng là tuy Roger gặp rắc rối với khả năngnhìn, nói, đi lại và sử dụng tay phải nhưng nó lại rất quan tâmđến người khác. Với tất cả những thử thách mà Roger đã trảiqua, mọi người đều khâm phục trước sự nhạy cảm đối với mọingười của nó.

Trí nhớ và khả năng suy nghĩ của con trai tôi bị hạn chếvà những cơn tai biến đôi lúc càng làm khả năng ấy yếu đithêm. Tuy nhiên nó vẫn có thể nhớ mua thiệp mừng sinh nhậtcho một ông lão ở cạnh nhà hay mang thêm thức ăn cho đứabạn ở trường hay quên mang bữa trưa cho mình. Những thầycô ở trường hết sức trân trọng những sự giúp đỡ của con traitôi đối với những bạn bị tàn tật nhiều hơn nó.

Một ngày nọ, một phóng viên báo chí đang viết vềnhững giai đoạn kỳ diệu của chàng trai này đã hỏi nó: “Saunày anh sẽ muốn làm việc gì?”

Mọi lần khác, Roger thường phải ấp úng và mất khá lâuđể có thể nói được một câu hoàn chỉnh nhưng lần này nó đãtrả lời một cách ngắn gọn và rõ ràng: “Tất cả những gì tôimuốn là bằng cách nào đó có thể giúp đỡ được mọi người, đólà điều tôi muốn hoàn thành.”

Những cơn tai biến ngày càng trở nên trầm trọng. Rogerthường xuyên phải vào cấp cứu và nó cần một người luôn ởbên cạnh. Một hôm tôi phải bay đến thị trấn để dự một hộinghị nhưng tôi vẫn yên tâm khi để Roger với Angela, David vàmột người chăm sóc thuê ở nhà.

Khi tôi về đến khách sạn, người tiếp tân nói với tôi rằngtôi có một cuộc gọi khẩn từ nhà. Tay tôi đã run lên khi bấm sốvà người nhấc máy là con trai cả của tôi, Wally.

– Mẹ ơi, Roger bị lên cơn tai biến... em nó bị tràn dịchphổi... và... Roger đã... đã đi rồi mẹ ơi...

Nỗi đau này quá lớn. Tôi cầu Thượng đế xin Người sựche chở và chỉ dẫn.

Bốn tuần sau vào một đêm trong lúc tôi đang ngủ, lờinhắn của Thượng đế đã lay tôi dậy. Tôi nhảy ngay khỏigiường, chạy vào nhà bếp, lấy một cuốn sổ và bắt đầu viết.Tiếng động đã làm con gái tôi thức giấc.

– Mẹ ơi, mẹ không sao chứ? Bây giờ là ba giờ sáng đó! –Angela la lên.

– Mẹ biết mẹ phải làm gì. – Tôi trả lời ngay. – Con có nhớ

đến mơ ước của Roger được giúp đỡ mọi người không?Angela gật đầu.– Roger không biết là nó đã đang làm điều đó. – Tôi tiếp

tục. – Mẹ đã nhận được hàng tá lá thư và những cuộc gọi điệnthoại từ mọi người kể mẹ nghe rằng em con đã làm thay đổicuộc đời họ như thế nào. Một trong những người bạn của emcon có một ông ngoại cục cằn và rất ít nói. Dạo này Rogerđang dành thời gian chơi với ông cụ, nghe cụ kể về những câuchuyện chiến tranh và cười với những chuyện vui của ông cụ.Nó đã làm cho cụ cảm thấy mình quan trọng và vui vẻ trở lại.Gia đình họ rất biết ơn nó đấy.

Và một người lái xe buýt kể cho mẹ nghe Roger đã tìnhnguyện giúp ông ấy giúp đỡ những học sinh phải ngồi xe lănlên xuống xe hàng ngày, mặc dù chính nó cũng bị khập khiễngvà nhìn kém.

Còn nhiều nữa những hành động giản dị nhưng cao cảcủa Roger mà những thầy cô, bạn bè kể về nó. Sau khi đọc choAngela nghe vài bức thư như vậy, tôi nói:

– Còn gì tốt hơn để làm cho Roger cảm thấy vui vẻ khichúng ta tiếp tục những công việc của nó, tiếp tục giấc mơ,tâm nguyện của em con.

Tôi không thể giúp cả nhân loại nhưng dĩ nhiên tôi có thểgiúp hàng ngàn người.

Trong suốt hai mươi sáu năm chăm sóc những đứa contàn tật của mình, lần đầu tiên tôi biết được những khó khăntrong việc đi lại, ăn ở, nghỉ ngơi... những thủ tục hành chínhrườm rà cho vấn đề bảo hiểm và chăm sóc sức khoẻ... những

cuộc thảo luận gây bực tức về việc cung cấp dịch vụ giáo dụcthích hợp cho những đứa trẻ bị tàn tật của tôi.

Và tôi hiểu được những thử thách mà mọi người tàn tậtđang cùng chia sẻ: bị phân biệt đối xử, khinh miệt. Tôi đã đốimặt và giải quyết được những trở ngại đó nhân danh nhữngđứa con của mình – và bây giờ là lúc để giúp đỡ những nguờikhác.

– Angela! – Tôi nói. – Mẹ sẽ mở một tờ báo với nhữngthông tin và cảm nghĩ của mình để giúp đỡ những người tàn tậtđạt được ước nguyện của họ, trở nên độc lập và sống tốt hơn.

– Và mẹ sẽ tình nguyện giúp đỡ riêng từng người, cũngnhư cách mà mẹ đã giúp đỡ các con; kinh nghiệm của chúng tasẽ giúp được mọi người.

Angela gật đầu.– Mẹ định sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho điều này,

phải không mẹ? – Nó hỏi tôi nhưng cũng đã biết được câu trảlời.

– Ừ! – Tôi trả lời. – Để có thể làm được điều này mẹ sẽtốn rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và cả sức khỏe nữa.Nhưng mẹ đã chấp nhận thử thách này rồi.

Vài tháng sau, tôi bắt đầu mở một tờ báo tuần với cái tên“Người thử thách.” Lạc quan và tích cực, tờ báo chuyên viếtvề những đề tài liên quan đến những người tàn tật về xã hội,giáo dục, sức khoẻ, pháp luật, thể thao, giải trí... Rất nhiều độcgiả đã gọi điện và gửi email cho chúng tôi nhờ giúp đỡ. Chắcchắn rằng Roger ở trên kia đang mỉm cười.

Khoá kéo

TTO - Đó là tháng đầu tiên của tôi với công việc của mộttình nguyện viên tại bệnh viện tình thương cho trẻ em ở thànhphố Kansas, Missouri.

Tôi là một nha sĩ nghỉ hưu, bốn mươi lăm tuổi, ổn định vềtài chính và đã từng thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác. Vàkhi tôi đăng ký làm tình nguyện viên, họ đã mở rộng tay đónchào.

Vào tuần thứ ba, tôi gặp Darren, – một bệnh nhân chịucấy ghép thận mới có mười ba tuổi. Darren trông thật nhỏ béso với tuổi của em. Em chỉ nặng chừng ba mươi ki-lô, thính giáckém và hình như bị chậm phát triển. Tuy nhiên Darren lại có nụcười tươi nhất với cặp mắt rất to giống như những nhân vậthoạt hình.

Khi Darren thấy bạn tới, sự biểu lộ tình cảm của em cóthể làm sáng cả căn phòng và đôi tay em sẽ giang ra với tất cảsức lực mà cơ thể yếu ớt của em có được. Em cứ như là mộtthanh nam châm vậy và tôi có thể làm quen với Darren trongtích tắc. Chúng tôi không cần phải giới thiệu gì cả. Mặc dù sẽcó nhiều khó khăn nhưng tôi biết đây chính là đứa trẻ mà tôi sẽgắn bó.

Người giám sát của tôi lưu ý rằng tuy Darren là một đứabé tốt nhưng em thường không chịu tham gia vào hoạt độngcủa nhóm, từ chối những kế hoạch chăm sóc và chỉ la lên là:“KHÔNG!”

Tôi không muốn dùng những hoạt động qua máy vi tínhbởi vì chúng không có được sự tiếp xúc trực tiếp. Ban đầu,Darren hoàn toàn phớt lờ tôi. Em cảm thấy bị quấy rầy và rất

miễn cưỡng. Do đó tôi chuyển sang làm quen với Brian – mườilăm tuổi, anh của cậu bé này trước để tìm cách tiếp xúc.

Trong lần đầu đến chơi, tôi chú ý rằng thần tượng củaBrian là một võ sĩ đấu vật tên là Sting, người luôn vẽ mặt nhưphong cách của những thành viên nhóm nhạc rock Kiss. Và cứmỗi tuần, Brian lại khoe một cái áo thun khác nhau có in hìnhngười hùng này. Vì vậy, tôi biết rằng nếu như tôi bịa ra vài điềugì đó về những võ sĩ đấu vật này thì tôi sẽ dễ dàng làm quenvới các em hơn.

Qua một lời khuyên của điều phối viên – người nghĩ rằngtôi còn quá bỡ ngỡ với công việc này – vào một ngày nọ, tôiđã đến chỗ hai đứa ở với một giỏ giấy tô màu, bút chì màu vàthuốc màu.

Tôi nói với các em:– Bây giờ chúng ta hãy thi xem ai có thể vẽ mặt nạ đẹp

nhất cho Sting nhé!Tôi chọn lấy một số màu và bắt đầu vẽ hình một khuôn

mặt.– Những màu của Sting là màu gì nhỉ? – Tôi hỏi. Sau một

lúc bàn luận, chúng tôi đã quyết định dùng màu đỏ, đen vàtrắng. Tôi đưa cho mỗi em vài tờ giấy và cuộc thi tô màu choSting bắt đầu. Tôi bảo với chúng rằng tôi sẽ treo những tácphẩm này trong phòng sinh hoạt chung để tất cả có thể chiêmngưỡng.

– Thật tuyệt! – Darren thốt lên. Và tôi biết khoảng cáchgiữa chúng tôi đã được xóa bỏ.

Những tuần tiếp theo thật là khó khăn cho Darren và gia

đình em. Trong khi cơ thể em đã từ chối quả thận thứ hai đượcghép, mẹ em – sống cách đây một trăm năm mươi dặm – cóthai, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít chuyến thăm tớitrung tâm này hơn.

Vài tuần sau khi tôi đến, người giám sát của tôi đánh dấumột ngôi sao bên cạnh bảng thông báo về tình trạng củaDarren. Một ngôi sao có nghĩa là tình hình khá nghiêm trọng.Em đã cứ nằm cuộn tròn và khóc đến ướt gối, để rồi quay lạicười toe toét với tôi khi tôi ít mong chờ được em quý mến đếnvậy. Tôi có thể bỏ ra ba đến sáu giờ đồng hồ một tuần chỉ đểchơi với Darren trong hơn tám tháng như vậy. Tôi còn xin đượctăng số ngày đến thăm em nữa nhưng họ lại nói rằng tôi đã bịtình cảm ảnh hưởng vào nhiều quá. Và quả thật tôi đang nhưvậy.

Vợ tôi đi làm cả ngày, con trai tôi thì đang học đại học ởxa. Tôi cũng không có con vật nuôi nào. Tôi đã từng phảichống chọi với căn bệnh ung thư. Tôi chỉ rất yêu quý tính cáchcủa Darren; em là một đứa bé rất, rất vui. Ngược lại, em cũng đãkhám phá ra sự ngây ngô của một đứa trẻ đã bị che giấu trongcon người tôi bao năm nay.

Một ngày nọ, tôi đến và người y tá bảo tôi Darren đang ởtrong tình trạng không được tốt. Họ đang chuẩn bị một cuộcsinh thiết cho em và em đã gục xuống cả buổi sáng nay.

Tôi hít thật sâu và cố nở một nụ cười tươi, đi vào bìnhthường như mọi ngày.

– Sao rồi nhóc? – Darren quay lại và nhăn mặt với tôi.Mẹ Darren đang vỗ về em và cả gia đình như đang chết

lặng đi.Bác sĩ đến với một tờ đơn cam kết đồng ý. Họ muốn nói

chuyện với gia đình trong phòng họp. Có gì đó đang sưng lêntrong xương sống của em và họ đang chuẩn bị lấy ra vài khối umỡ.

Tôi nói với họ rằng tôi sẽ ở đây với Darren cho đến khihọ quay lại. Darren đang khóc và rất tuyệt vọng.

– Em không muốn làm phẫu thuật! – Em hét lên.Tôi nói:– Này, em muốn chọc những bác sĩ đó không?– Có chứ!Tôi bắt đầu vẽ lên mặt em giống như của Sting với ba

màu đỏ, đen, trắng. Sau đó tôi bảo em rằng tôi sẽ vẽ thêm mộthình xăm trên bụng em.

Em giở tấm chăn đắp lên và tôi “làm việc” một cách bí mậtđề phòng có ai đó bất ngờ nhìn thấy. Darren khúc khích cườikhi chúng tôi cùng nhau vẽ. Hình xăm mà tôi vẽ cho em là chữ“khóa kéo” to đùng trên bụng từ trên xuống dưới với nhữngchữ cái trên ngực và hai bên hông. Chúng tôi cùng thổi chomàu nước khô đi và đắp chăn lại ngay khi mọi người bước vào.

Tất cả đều bật cười khi nhìn thấy khuôn mặt được vẽ củaem. Ai cũng nghĩ đó là trò đùa. Khi các bác sĩ đẩy Darren đi,em nở một nụ cười hoan hỉ vì em đang chờ cảnh các bác sĩ thấydòng chữ nghịch ngợm trên bụng của em.

Do cơ thể em không chấp nhận quả thận thứ hai đượcghép, Darren đã không thể vượt qua được. Các bác sĩ đã cố hếtmọi biện pháp từ tiếp máu đến sử dụng những loại thuốc mà tôi

đã dùng để chữa bệnh. Nhưng rồi họ cũng không thể thay đổiđược gì và Darren đã mất ít lâu sau đó. Tuy nhiên, Darren đãcho tôi một điều mà những người tình nguyện viên luôn ướcao: trong bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể tham gia vào cuộcđời của một con người và tạo nên được sự khác biệt.

Sau khi Darren mất, tôi bay đến Philadelphia ngay lập tứcđể gặp con trai tôi. Darren đã là nguồn cảm hứng thúc giục tôilấy được tấm bằng để có thể dạy học cho những học sinhtrung học ở những khu phố nghèo, giúp chúng cố gắng giànhlại từng chút một những giây phút vui vẻ mỏng manh mànhững người chịu thiệt thòi trong cuộc đời này có thể có đượcnếu họ biết cố gắng tìm thấy.