thÔng tin khoa hỌc quÂn sỰ phÁo binh

128
MỤC LỤC SỐ 60 - THÁNG 6/2021 PHÁO BINH THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ MỤC LỤC HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO Thiếu tướng NGUYỄN HỒNG PHONG PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG XÂY DỰNG BINH CHỦNG PHÁO BINH VỮNG MẠNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI 3 Thiếu tướng HOÀNG QUANG THUẬN PHÁT HUY NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ TINH THẦN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI 9 PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI Đại tá NGUYỄN VĂN ANH XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN HIỆN ĐẠI 15 Đại tá PHÙNG VĂN NGHĨA XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ BỘ THAM MƯU BINH CHỦNG PHÁO BINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI 21 Thượng tá BÙI NGỌC TUYÊN KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG TỐT YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG 25 Đại tá TRƯƠNG QUỐC CHÍNH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 70 NĂM CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH XÂY DỰNG NGÀNH HẬU CẦN THEO HƯỚNG “CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI”, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG PHÁO BINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 30 Đại tá, TS PHẠM HỒNG SINH TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI 34 Đại tá KIỀU VĂN MINH TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỘI THI, HỘI THAO LỰC LƯỢNG PHÁO BINH - TÊN LỬA DỰ BỊ 38 Đại tá VŨ ĐÌNH NAM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DIỄN TẬP LỰC LƯỢNG TÊN LỬA BỜ 41 Đại tá KHỔNG MINH HOẢN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG PHÁO BINH QUÂN KHU 5 44 Đại tá LƯƠNG VĂN TÔN KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN “MẪU MỰC, TIÊU BIỂU” Ở ĐOÀN PHÁO BINH S, QUÂN KHU 9 47 Đại tá, ThS PHẠM QUỐC ĐẢM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU, BIỆN PHÁP KHI VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT 52 CHỈ ĐẠO NỘI DUNG: BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH BIÊN TẬP: Đại tá, NGUYỄN ĐÌNH NAM Đại tá, TS VŨ HỒNG HÀ Đại tá, ThS TÔ QUẾ LÂM Thượng tá, ThS NGUYỄN TĂNG LIÊM In tại: Xí nghiệp in/Nhà máy Z176 Trình bày Tạ Thị Lan Anh

Upload: others

Post on 19-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

MỤC LỤC SỐ 60 - THÁNG 6/2021PHÁO BINH

THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠOThiếu tướngNGUYỄN HỒNG PHONG

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG XÂY DỰNG BINH CHỦNG PHÁO BINH VỮNG MẠNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI

3

Thiếu tướngHOÀNG QUANG THUẬN

PHÁT HUY NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ TINH THẦN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH THỜI KỲ ĐỔI MỚI

9

PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

Đại táNGUYỄN VĂN ANH

XU HƯỚNG SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN HIỆN ĐẠI

15

Đại táPHÙNG VĂN NGHĨA

XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ BỘ THAM MƯU BINH CHỦNG PHÁO BINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

21

Thượng táBÙI NGỌC TUYÊN

KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG TỐT YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG

25

Đại táTRƯƠNG QUỐC CHÍNH

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 70 NĂM CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH XÂY DỰNG NGÀNH HẬU CẦN THEO HƯỚNG “CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI”, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG PHÁO BINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

30

Đại tá, TSPHẠM HỒNG SINH

TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI

34

Đại táKIỀU VĂN MINH

TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỘI THI, HỘI THAO LỰC LƯỢNG PHÁO BINH - TÊN LỬA DỰ BỊ

38

Đại táVŨ ĐÌNH NAM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DIỄN TẬP LỰC LƯỢNG TÊN LỬA BỜ

41

Đại táKHỔNG MINH HOẢN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG PHÁO BINH QUÂN KHU 5

44

Đại táLƯƠNG VĂN TÔN

KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN “MẪU MỰC, TIÊU BIỂU” Ở ĐOÀN PHÁO BINH S, QUÂN KHU 9

47

Đại tá, ThSPHẠM QUỐC ĐẢM

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU, BIỆN PHÁP KHI VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

52

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:

BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH

BIÊN TẬP:

Đại tá, NGUYỄN ĐÌNH NAMĐại tá, TS VŨ HỒNG HÀ Đại tá, ThS TÔ QUẾ LÂM

Thượng tá, ThS NGUYỄN TĂNG LIÊM

In tại: Xí nghiệp in/Nhà máy Z176

Trình bày

Tạ Thị Lan Anh

Page 2: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thượng táĐINH BÁ CHIẾN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU GIAI ĐOẠN 1 CỦA LỰC LƯỢNG PHÁO BINH QUÂN KHU 1

56

Thượng táNGUYỄN ĐÌNH DU

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, XÂY DỰNG ĐOÀN PHÁO PHẢN LỰC H04 VỮNG MẠNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

59

Thượng táTRẦN TRUNG KIÊN

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở ĐOÀN PHÁO BINH TẤT THẮNG, BINH CHỦNG PHÁO BINH

62

Thượng táNGUYỄN CHÍ CAO

ĐOÀN PHÁO BINH C6 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THAM GIA “HỘI THI SĨ QUAN PHÁO BINH HUẤN LUYỆN GIỎI LỰC LƯỢNG PHÁO BINH - TÊN LỬA DỰ BỊ”

65

Trung táPHẠM XUÂN QUYẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ LỰC LƯỢNG PHÁO BINH DỰ BỊ

69

Trung táNGUYỄN ANH GIANG

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGÀNH Ở PHÂN ĐỘI CHỈ HUY C7, BINH CHỦNG PHÁO BINH

72

Thiếu tá, TSNGUYỄN VĂN THANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM KỶ LUẬT CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP HIỆN NAY Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRONG BINH CHỦNG PHÁO BINH

75

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

Đại tá, TSNGUYỄN VĂN THẮNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG TRONG TÁC CHIẾN PHÒNG THỦ QUÂN KHU 79

Thượng tá, ThSĐỖ HẢI NINH

BÀN VỀ BỐ TRÍ, CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TÊN LỬA DỰ BỊ CHIẾN LƯỢC TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

84

Thượng táTRẦN HẢI ĐƯỜNG

MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CHỈ HUY HỎA LỰC PHÁO BINH CHI VIỆN TRẬN THEN CHỐT ĐÁNH ĐỊCH ỨNG CỨU GIẢI TỎA ĐƯỜNG BỘ TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG

88

Thượng tá NGUYỄN VĂN HÙNG

BÀN VỀ CƠ ĐỘNG DỊCH CHUYỂN LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

92

Thượng tá, ThSTRẦN DANH TUẤN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG PHÁO BINH CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH PHÒNG NGỰ ĐÔ THỊ TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TƯƠNG LAI

95

Thượng tá, ThSNGUYỄN VĂN CỐ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

98

Trung táNGÔ TRUNG SƠN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP PHÁO BINH CHỦ LỰC VỚI PHÁO BINH ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ

101

Trung tá, ThSĐÀM VĂN HƯNG

ĐẶC ĐIỂM TÁC CHIẾN BAN ĐÊM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC CHIẾN CỦA PHÁO BINH TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

105

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

Đại tá, ThSNGUYỄN ĐỨC THANH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PHÁO BINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

108

Thượng táVI QUỐC TUẤN

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG QUẢNG TRỊ NĂM 1972

111

Trung tá, ThSTRẦN BẮC BỘ

TRUNG ĐOÀN PHÁO BINH 68 SƯ ĐOÀN 3 TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ NĂM 1975

114

Trung táTRẦN VĂN NGHĨA MẤY VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC 117

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

Thượng tá, ThSVŨ QUANG HAY PHÁO TỰ HÀNH CỦA QUÂN ĐỘI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 121

BAN BIÊN TẬP MỘT SỐ LOẠI TÊN LỬA CHỐNG TĂNG, ĐẠN PHÁO HIỆN ĐẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐANG SỬ DỤNG

125

Page 3: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thiếu tướng NGUYỄN HỒNG PHONGTư lệnh Binh chủng Pháo binh

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG XÂY DỰNG BINH CHỦNG PHÁO BINH VỮNG MẠNH

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

3

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Ngày 29 tháng 6 năm 1946, trước yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng, tại Trụ sở Vệ quốc đoàn

Trung ương, số 40A, Hàng Bài, Hà Nội, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, thay mặt Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lập 3 trung đội pháo đài (Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh), từ đó ngày 29 tháng 6 trở thành ngày truyền thống và mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang của Bộ đội Pháo binh anh hùng. Ngày 18 tháng 6 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 50 thành lập Cục Pháo binh; đến ngày 7 tháng 9 năm 1954, đổi thành Bộ Chỉ huy Pháo binh; đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 phát triển thành Bộ Tư lệnh Pháo binh cho đến ngày nay. Trải qua 75 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ đội Pháo binh vừa chiến đấu vừa xây dựng, không ngừng trưởng thành, liên tiếp lập nên những chiến công oanh liệt, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen tặng 8 chữ vàng “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” và đó cũng là truyền thống vẻ vang của Binh chủng. Trong chiến tranh, bộ đội Pháo binh đã sát cánh cùng bộ binh, xe tăng trên khắp các chiến trường, góp phần quan trọng vào những thắng lợi quyết định trong các giai đoạn lịch sử của các cuộc chiến tranh; qua đó, đã thể

hiện vai trò là hỏa lực chủ yếu của Lục quân, hỏa lực mặt đất chủ yếu của Quân đội ta.

Nhìn lại những năm đầu thành lập, tham gia kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Bộ đội Pháo binh đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, thiếu thốn, vừa thu gom pháo đạn, vừa tích cực huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật, tự tin bước vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bộ đội Pháo binh đã vinh dự được bắn phát đạn đầu tiên vào quân Pháp trong Thành Hà Nội, mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiếp đó, là những trận đánh nổi tiếng bắn chìm tàu Pháp trên Sông Lô năm 1947, chi viện bộ binh công kiên tiêu diệt cứ điểm Đông Khê trong chiến dịch Biên Giới năm 1950; tổ chức tháo pháo bí mật xuôi bè, kéo pháo qua đèo, vượt dốc bố trí hiểm hóc, bất ngờ phát hỏa vào cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch và chi viện hỏa lực đắc lực cho bộ binh đánh chắc thắng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 là tiêu biểu cho bản lĩnh, lòng quyết tâm, ý chí chiến đấu kiên cường và lòng dũng cảm của Bộ đội Pháo binh.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ đội Pháo binh đã hiệp đồng chặt chẽ với các quân,

Page 4: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

binh chủng, chi viện kịp thời, chính xác và có hiệu quả, góp phần làm nên những chiến công vang dội ở Biên Hòa, Cồn Tiên - Dốc Miếu, Khe Sanh, Đắc Tô, Tân Cảnh, Đường 9 - Nam Lào, Quảng Trị, Bình Long, Tây Nguyên… Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, cùng với quân và dân cả nước, Bộ đội Pháo binh đã thần tốc vào trận với một lực lượng lớn chưa từng có, gồm 20 trung, lữ đoàn pháo binh xe kéo, 8 tiểu đoàn pháo binh độc lập cùng lực lượng pháo mang vác của các đơn vị chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương, đã giáng những đòn bão lửa sấm sét vào những cứ điểm mạnh nhất của địch ở các vùng chiến lược, chi viện đắc lực cho 5 cánh quân lớn ào ạt tiến vào khu vực phòng thủ, sào huyệt cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định, buộc địch phải đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập, thống nhất, trước âm mưu xâm lược của kẻ thù mới, Bộ đội Pháo binh lại cùng các lực lượng vũ trang và Nhân dân, liên tục chiến đấu kiên cường ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Cũng trong giai đoạn này, sau khi Hiệp định hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô được kí kết, lực lượng pháo binh được bạn viện trợ pháo tự hành CY152 mm, CY122 mm, pháo phản lực BM21, pháo lựu 122Đ30, tổ hợp tên lửa mặt đất R17E...; nhờ vậy, đã góp phần tăng cường sức mạnh của lực lượng Pháo binh.

Sau chiến tranh biên giới, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, tổ chức Quân đội theo hướng tinh gọn, Binh chủng Pháo binh thực hiện chấn chỉnh tổ chức biên chế; theo đó, lực lượng tác chiến của pháo binh dự bị có các lữ đoàn pháo, tên lửa, tiểu đoàn tên lửa chống tăng, tiểu đoàn chỉ huy. Các quân khu, quân đoàn có lữ đoàn pháo binh hỗn hợp trực thuộc (gồm có

pháo chiến dịch, chiến thuật, bắn thẳng và pháo phản lực); trực thuộc sư đoàn bộ binh có 1 tiểu đoàn cối 100mm; 1 tiểu đoàn ĐKZ hoặc SPG-9; trực thuộc trung đoàn bộ binh có đại đội cối 100mm và đại đội ĐKZ, tiểu đoàn bộ binh có đại đội cối 82mm và trung đội ĐKZ.

Trong thời kỳ đổi mới, tình hình quốc tế, khu vực liên tục có những diễn biến phức tạp và khó lường; các thế lực thù địch đẩy mạnh Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta; yêu cầu xây dựng Quân đội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra cao hơn. Trong điều kiện đó Binh chủng luôn luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Binh chủng luôn luôn trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện kỷ luật; xây dựng Đảng bộ Binh chủng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Toàn Binh chủng quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo bước tiến bộ cơ bản và vững chắc về chất lượng tổng hợp, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của Binh chủng; góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trải qua chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ biên giới và trong thời kỳ đổi mới, Binh chủng Pháo binh được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Binh chủng và 78 đơn vị, 15 cán bộ, chiến sĩ được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong đó, có 6 đơn vị 2 lần được tuyên dương Anh hùng; được Bác Hồ kính yêu khen tặng 8 chữ vàng truyền thống: “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”; Binh chủng được tặng thưởng 1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh; 1 Huân chương Độc lập

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

4

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 5: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

hạng Nhất; 7 Huân chương Quân công, trong đó, có 4 Huân chương Quân công hạng Nhất; 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Những phần thưởng nêu trên là niềm vinh dự to lớn, thể hiện sự đánh giá cao, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với Binh chủng, đồng thời cũng đánh dấu sự liên tục trưởng thành và phát triển của lực lượng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tương lai, nếu xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tình hình địch, ta, môi trường tác chiến có những thay đổi. Đối tượng tác chiến có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, tiến hành chiến tranh với phương thức mới, thủ đoạn phức tạp; huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia chuẩn bị, tổ chức tác chiến trên phạm vi rộng. Trong điều kiện mới của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta vẫn kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Kết hợp chặt chẽ bảo vệ Tổ quốc với xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội; gắn quốc phòng - an ninh với kinh tế đối ngoại, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, luôn giữ vững quyền chủ động chiến lược. Lực lượng vũ trang tác chiến trong thế trận chiến tranh nhân dân, các khu vực phòng thủ địa phương được chuẩn bị từ thời bình.

Đứng trước những thay đổi sâu sắc như trên, để Binh chủng Pháo binh phát huy tốt vai trò là “hỏa lực mặt đất chủ yếu của Lục quân và Quân đội ta” trong chiến tranh hiện đại thì công tác xây dựng Binh chủng toàn diện với các trọng tâm về tổ chức, bố trí lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu phải có bước phát triển mới, cụ thể như sau:

Một là, tổ chức, xây dựng lực lượng pháo binh “tinh, gọn, mạnh”

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đảng bộ Quân đội lần thứ

XI về xây dựng Quân đội đến năm 2030 và những năm tiếp theo, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về xây dựng lực lượng pháo binh - tên lửa toàn quân, Bộ Tư lệnh Binh chủng đã tham mưu cho Bộ về tổ chức, biên chế trang bị và kế hoạch sử dụng pháo binh theo các phương án tác chiến, xây dựng các công trình chiến đấu pháo binh trên các đảo gần bờ; tiếp tục đề nghị Bộ hoàn thiện đầu tư mua sắm, cải tiến pháo binh, tên lửa theo Chiến lược vũ khí trang bị pháo binh đến năm 2025 và những năm tiếp theo và Đề án xây dựng Binh chủng Pháo binh theo hướng hiện đại. Phối hợp với các cơ quan của Bộ và các đơn vị pháo binh hoàn thành việc thiết kế, đo đạc tăng dày hệ thống mạng, mốc khống chế quân dụng, mạng mốc khống chế pháo binh dọc tuyến biên giới trên bộ và ven biển theo kế hoạch đã phê duyệt. Chỉ đạo lực lượng pháo binh toàn quân nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo các quan điểm, mục tiêu, phương châm của Kết luận số 60 ngày 18/01/2019 của Quân ủy Trung ương và Kết luận số 379 ngày 23/5/2019 của Đảng ủy Binh chủng Pháo binh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 765 ngày 20/12/2012 về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo; phấn đấu xây dựng nhiều đơn vị pháo binh huấn luyện giỏi. Tích cực tham mưu cho Bộ chỉ đạo huấn luyện lực lượng pháo binh toàn quân làm chủ, sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị được biên chế; huấn luyện sát đối tượng, địa bàn; nâng cao chất lượng huấn luyện thực hành, huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động các tiểu đoàn, lữ đoàn pháo binh xe kéo và chỉ đạo các đơn vị pháo binh chiến dịch, pháo binh dự bị tham gia diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng theo kế hoạch của Bộ.

Thực hiện nghiêm các quy định của Bộ về xây dựng lực lượng, tiếp tục chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức, biên chế theo hướng tinh, gọn, mạnh. Tổ chức lực lượng pháo binh hợp lý là nội dung quan trọng; do đó, ngay trong thời bình cần

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

5

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 6: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

có kế hoạch xây dựng và duy trì lực lượng pháo binh ba thứ quân thích hợp, có sức mạnh chiến đấu cao. Theo đó, pháo binh bộ đội chủ lực cần được biên chế hợp lý, được trang bị vũ khí ngày càng hiện đại, có khả năng cơ động cao, giỏi tác chiến hiệp đồng và đánh độc lập, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn. Pháo binh bộ đội địa phương phải được tổ chức xây dựng lực lượng có biên chế, trang bị phù hợp với vị trí, đặc điểm và nhiệm vụ của từng địa phương, coi trọng xây dựng có trọng điểm. Pháo binh dân quân tự vệ, được tổ chức, trang bị gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện và khả năng từng địa phương.

Hai là, chuẩn bị thế trận pháo binh vững chắc từ thời bình, linh hoạt chuyển hóa trong tác chiến

Thế trận là một nội dung nghệ thuật tác chiến pháo binh quan trọng, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu pháo binh. Nội dung cơ bản của thế trận là tổ chức bố trí pháo binh nhằm tạo nên không gian kiểm soát hỏa lực rộng khắp và có trọng điểm; có tính liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc, chuyển hóa thuận lợi. Vì vậy, lực lượng pháo binh các cấp phải chủ động chuẩn bị thế trận từ thời bình, linh hoạt chuyển hóa trong tác chiến.

Ngay từ thời bình, Bộ Tư lệnh Binh chủng tham mưu cho Bộ bố trí thế đứng chân các đơn vị pháo binh các cấp để hình thành thế trận trước khi chiến tranh xảy ra, phù hợp với quyết tâm và kế hoạch phòng thủ chiến lược, có khả năng đáp ứng cao nhất với các tình huống chiến lược theo dự kiến và để tránh phải cơ động lực lượng lớn dễ bị sát thương bằng hỏa lực đường không của địch. Binh chủng Pháo binh đã phối hợp với các quân khu, quân đoàn để tham mưu cho Bộ bố trí pháo binh các cấp thành thế liên hoàn, vững chắc, có trọng điểm; từ thế đứng chân có lợi sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng bố trí trên các hướng, khu vực phòng thủ chủ yếu khi chuyển sang thời chiến. Lực lượng pháo binh dự bị, từng

bước bố trí cân đối trên địa bàn cả nước, tập trung trên hướng chiến trường trọng điểm. Lực lượng pháo binh các quân đoàn, bố trí hợp lý trên khu vực địa bàn có lợi, có khả năng cơ động thuận lợi trên khu vực địa bàn tác chiến đảm nhiệm. Pháo binh các quân khu, bố trí tập trung trên hướng phòng thủ chủ yếu, có khả năng cơ động chi viện cho các nhiệm vụ quan trọng của quân khu. Pháo binh bộ đội địa phương và dân quân tự vệ bố trí phù hợp theo kế hoạch phòng thủ của quân khu, tỉnh, thành phố. Tổ chức chỉ huy, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng pháo binh, giữa pháo binh với các lực lượng tác chiến khác theo một ý định, kế hoạch thống nhất để chủ động đánh địch.

Hiện nay, Bộ Tư lệnh Pháo binh đã thực hiện chỉ đạo của Bộ đã từng bước điều chỉnh lực lượng pháo binh dự bị trên cả miền Bắc, Trung, Nam; trong đó, miền Trung và miền Nam đều có đơn vị pháo binh dự bị chiến lược sẵn sàng chiến đấu; dự kiến khi có chiến tranh xảy ra, nơi đây sẽ được tăng cường lực lượng để hình thành Sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng để chỉ huy, chỉ đạo lực lượng pháo binh trên các chiến trường.

Trong tác chiến, dựa vào thế chiến lược và thế trận của các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố để xây dựng thế trận pháo binh có lợi, chuyển hóa linh hoạt theo yêu cầu tác chiến. Trong điều kiện tác chiến hiện đại có tính biến động cao, để giữ quyền chủ động, đội hình bố trí pháo binh phải linh hoạt để sẵn sàng chuyển hóa thế bố trí và quy mô sử dụng lực lượng (lữ đoàn thành các tiểu đoàn, tiểu đoàn thành các đại đội độc lập và ngược lại khi cần thiết). Trong điều kiện tác chiến mới, bố trí đội hình chiến đấu pháo binh phải thực hiện triệt để hơn nữa nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”; đơn vị pháo binh chiến đấu phải tổ chức trận địa chính và một số trận địa dự bị; từng khu vực trận địa phải chuẩn bị sẵn các vị trí để dịch chuyển ngắn nhằm phòng tránh vũ khí công nghệ cao của địch sau mỗi nhiệm vụ hỏa lực.

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

6

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 7: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Ngay từ thời bình, lực lượng pháo binh các cấp cần tích cực chuẩn bị trước các công trình chiến đấu; tập trung vào các nội dung: Đo đạc, xây dựng và quản lý hệ thống mạng, mốc khống chế pháo binh; đo đạc xác định tọa độ nơi dự kiến có thể là mục tiêu, khu vực mục tiêu theo phương án tác chiến; chuẩn bị và bảo vệ các khu sơ tán, tập trung bí mật cho các đơn vị pháo binh; xây dựng hệ thống đường cơ động, các căn cứ hậu cần, kỹ thuật trong các khu vực phòng thủ; xác định các phương án bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho tác chiến.

Ba là, nâng cao khả năng cơ động pháo binh Trong tác chiến, cơ động lực lượng là cơ

sở để tạo lập thế trận và là biện pháp để bảo toàn lực lượng; quá trình cơ động đơn vị pháo binh thường bị địch trinh sát, đánh phá. Vì vậy, để bảo đảm cơ động bí mật, an toàn, tập kết đúng thời gian và vị trí quy định, các đơn vị phải kết hợp chặt chẽ với các khu vực phòng thủ địa phương, tích cực thực hiện các biện pháp ngụy trang, nghi binh đánh lạc hư ớng sự tập trung của địch.

Đối với pháo xe kéo, phải chuẩn bị nhiều phư ơng án dự phòng và đ ường cơ động dự bị. Tổ chức cơ động theo đội hình cấp tiểu đoàn và đại đội là chủ yếu trên một hoặc một số trục đường khác nhau. Quá trình cơ động, lấy đại đội pháo binh làm đơn vị cơ bản để tổ chức đội hình, nếu buộc phải cơ động nhiều đại đội trên một trục đ ường thì cần có sự phân chia thời gian hợp lý, tránh bị ùn tắc. Đối với các phân đội pháo đi cùng, đội hình cơ động là đại đội, trung đội theo đội hình của binh chủng hợp thành. Để tránh bị địch phát hiện phải tận dụng triệt để các yếu tố địa hình, thời tiết, không gian, thời gian tiến hành cơ động, tốt nhất là vào ban đêm, hoặc khi thời tiết xấu. Quá trình cơ động phải tổ chức lực l ượng cảnh giới, chỉ dẫn đ ường và luôn sẵn sàng chiến đấu.

Khi tổ chức dịch chuyển ngắn trong khu vực bố trí trận địa bắn, th ường được tiến hành

sau khi đã thực hiện xong một hoặc một số nhiệm vụ hỏa lực, chuyển sang nhiệm vụ hỏa lực mới; được tiến hành theo phư ơng pháp cuốn chiếu từng trung đội, đại đội lần l ượt trong khu vực bố trí trận địa.

Để nâng cao khả năng cơ động, ngay từ thời bình phải chú trọng huấn luyện các bài tập cơ động các cấp từ đại đội đến lữ đoàn, trên nhiều dạng địa hình liên tục ngày đêm sát với nhiệm vụ chiến đấu theo các phương án. Mặt khác, Binh chủng cần phối hợp các cơ quan Bộ Quốc phòng nghiên cứu cải tiến khả năng cơ động bằng cách tích hợp pháo xe kéo lên xe, giảm nhẹ trọng lượng pháo mang vác; mua sắm mới các hệ thống pháo tự hành hiện đại, nhất là hệ thống pháo tự hành bánh lốp.

Bốn là, vận dụng linh hoạt cách đánh pháo binh

Trong điều kiện tác chiến mới, địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử rộng rãi, tác chiến không gian mạng tinh vi, phức tạp, sử dụng lực lượng tập trung, tự động hóa chỉ huy. Để đối phó hiệu quả với địch, cần phải nghiên cứu dự báo về địch sát đúng với điều kiện Việt Nam, làm cơ sở đề ra cách đánh thích hợp. Vì vậy, Binh chủng Pháo binh đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học thiết thực đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chú trọng nghiên cứu cách đánh pháo binh trong điều kiện mới, đó là:

Dựa vào thế chiến tranh nhân dân và các khu vực phòng thủ địa phương, tiến hành tổ chức xây dựng thế trận pháo binh vững chắc, liên hoàn, hiểm hóc, có trọng điểm, chuyển hóa thế trận nhanh, linh hoạt, bảo toàn lực lượng trước các đòn tập kích hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao của địch. Tổ chức sử dụng, bố trí lực lượng phù hợp với quyết tâm tác chiến của người chỉ huy binh chủng hợp thành, nhiệm vụ của pháo binh - tên lửa, tổ chức hỏa lực các cấp phù hợp với quyết tâm của người chỉ huy binh

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

7

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 8: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chủng hợp thành, nhiệm vụ được giao, kết hợp giữa chi viện cho bộ binh, xe tăng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng với độc lập đánh địch bằng hỏa lực. Vận dụng kết hợp các các biện pháp tác chiến, thủ đoạn chiến đấu, các hình thức, phương pháp bắn của pháo binh phù hợp với loại hình tác chiến chiến lược, chiến dịch và hình thức chiến thuật; phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng pháo binh ba thứ quân chi viện kịp thời, hiệu quả cho các hoạt động tác chiến trên bộ, trên biển.

Sử dụng pháo binh lực lượng vũ trang địa phương trong các khu vực phòng thủ kết hợp với một bộ phận pháo binh của bộ đội chủ lực chi viện cho các hoạt động tác chiến nhỏ lẻ, liên tục, rộng khắp nhằm ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt, chia cắt, kìm giữ, phân tán lực lượng của địch, buộc địch phải sa lầy, tạo điều kiện tập trung pháo binh chủ lực chi viện cho những trận đánh, chiến dịch quyết định.

Năm là, từng bước tự động hóa chuẩn bị và chỉ huy hỏa lực

Trong tác chiến hiện đại, địch có khả năng cơ động, trinh sát, đánh phá bằng hỏa lực nhanh và chính xác; do đó, pháo binh ta ngoài việc cơ động nhanh còn cần phải chuẩn bị bắn nhanh, chính xác để nhanh chóng bắn trúng mục tiêu và kịp thời dịch chuyển nhằm phòng tránh địch đánh phá bằng vũ khí chính xác. Vì vậy, cần phải thực hiện nhiều biện pháp về kỹ thuật và chiến thuật chiến đấu pháo binh; trong đó, tự động hóa chuẩn bị và chỉ huy hỏa lực là biện pháp rất quan trọng.

Để thực hiện từng bước tự động hóa chuẩn bị và chỉ huy hỏa lực pháo binh cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ phần mềm tự động tính phần tử bắn, chỉ huy bắn và được tích hợp trên thiết bị quân sự chuyên dùng; đồng thời, kết quả chuẩn bị bắn và chỉ huy bắn phải được tự động kết nối từ đài quan sát đến trận địa bắn pháo binh; tiếp đó phải thực hiện

quy trình tự động hóa lấy phần tử bắn lên pháo, nạp đạn và thực hành bắn.

Tự động hóa chuẩn bị bắn và chỉ huy hỏa lực pháo binh là nội dung rất phức tạp cần có sự liên kết phối hợp nghiên cứu của Binh chủng với các cơ quan liên quan và nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực nhằm làm chủ công nghệ và bảo mật trong tác chiến. Do đó, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng rất quan tâm và khuyến khích nghiên cứu thực hiện.

Kế thừa, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, toàn Binh chủng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao cho; mỗi cán bộ, chiến sĩ Pháo binh luôn luôn vững vàng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Toàn Binh chủng tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng lần thứ XIV và các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phát huy mạnh mẽ ý thức tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, đoàn kết thống nhất, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Binh chủng; lấy nâng cao chất lượng chính trị làm cơ sở; phấn đấu Binh chủng thường xuyên ổn định, phát triển, luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh./.

N.H.P

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

8

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 9: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Nhân tố chính trị tinh thần là ưu thế, là một trong những nhân tố cơ bản của ngọn nguồn sức mạnh quyết định

thắng lợi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhân tố đó được phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã tạc vào lịch sử Việt nam một mốc son chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đưa dân tộc ta sang một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, góp phần chứng minh luận điểm của V.I Lênin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” và khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không một quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của các dân tộc”.

Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Pháo binh đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, không ngừng lớn mạnh, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập được nhiều chiến công xuất sắc, được Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”.

Chặng đường lịch sử đó đã để lại nhiều bài học vô cùng quý báu trong xây dựng lực lượng pháo binh thời kỳ đổi mới; trong đó, phát huy nhân tố chính trị tinh thần là một trong những bài học có ý nghĩa to lớn nhất và giá trị lịch sử sâu sắc nhất. Điều đó, được thực tiễn chứng minh.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Bộ đội Pháo binh với những khẩu sơn pháo, pháo cao xạ thu được của địch, đã tích cực chủ động khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn để huấn luyện, luyện tập, mong muốn sớm được tham gia chiến đấu bằng vũ khí, trang bị hiện có; thực hiện lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, ngày 19/12/1946 đơn vị pháo binh từ Pháo đài Láng đã vinh dự được bắn phát đạn đầu tiên vào quân Pháp trong thành Hà Nội, mở đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vinh dự đó là khởi đầu cho quyết tâm ra trận của cán bộ, chiến sĩ Pháo binh với niềm tin mãnh liệt, tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường và quyết tâm sắt đá. Tinh thần và ý chí đó đã giúp cho Bộ đội Pháo binh không chỉ vượt qua mọi thử thách khó khăn gian khổ, mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo. Với lối đánh “Đặt gần bắn thẳng” Pháo binh ta đã cùng lực lượng vũ trang địa phương lập công xuất sắc ở Sông Lô, góp phần bẻ gãy một gọng kìm quan trọng của giặc Pháp tấn công

Thiếu tướng HOÀNG QUANG THUẬNBí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng Pháo binh

PHÁT HUY NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ TINH THẦN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH

THỜI KỲ ĐỔI MỚI

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

9

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 10: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

lên chiến khu Việt Bắc. Đó là khả năng sáng tạo trong hành động “tháo pháo để khiêng vác, vận chuyển bằng bè mảng…”, là việc vận dụng những phương tiện phổ biến, thô sơ nhất như “nạng chống, đòn khiêng, vai trần, chân đất” để “khiêng pháo đi xa, đưa pháo vào gần địch mà bắn”… Khả năng sáng tạo đó đã giúp cho pháo binh chi viện kịp thời, chính xác cho bộ binh cùng với quân và dân cả nước đánh thắng địch trong chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ Bộ đội Pháo binh đã làm nên kỳ tích trong chiến tranh, đó là việc cơ động pháo xe kéo bằng sức người trên địa hình rừng núi hiểm trở ở Điện Biên bảo đảm được bí mật, bất ngờ và bố trí thế trận hiểm hóc. Pháo binh ta đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chiến đấu trong cả 3 đợt chiến dịch, đã tập trung hỏa lực vào những mục tiêu chủ yếu, những trận then chốt trên hướng chủ yếu; đã vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo, càng về cuối chiến dịch, hỏa lực pháo binh càng mạnh, chi viện bộ binh kịp thời, chính xác. Biết bao tấm gương thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Nhân dân sẵn sàng hy sinh quên mình vì sự nghiệp cách mạng như: Anh hùng Phùng Văn Khầu 36 ngày đêm trụ vững trên đồi E, một mình một pháo vẫn tiến công, chiến đấu kiên cường, lập công xuất sắc; Trung đoàn 675 sơn pháo đầu tiên của Binh chủng, trong kháng chiến chống Pháp khiêng vác pháo khắp chiến trường miền Bắc tham gia các chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ. Kháng chiến chống Mỹ đưa pháo vào các chiến trường Khe Sanh, Tây Nguyên.... lập nhiều chiến công lẫy lừng xứng đáng với danh hiệu “Đoàn Pháo binh Anh dũng” được Bác Hồ tặng cho trung đoàn; Trung đoàn 45 pháo xe kéo đầu tiên của Quân đội ta đã sáng tạo, tháo pháo, xuôi bè, qua nhiều thác ghềnh hiểm trở, đưa pháo từ nước bạn về vị trí tập kết bảo đảm an toàn tuyệt đối, bí mật kéo pháo vào, kéo pháo ra ở Điện Biên Phủ lập công xuất

sắc, xứng đáng với danh hiệu Bác Hồ khen tặng “Trung đoàn Tất Thắng”… Những chiến thắng đó đã đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng của Pháo binh, là chiến thắng khẳng định sự sáng tạo trong cách đánh, là kết quả tất yếu của quá trình phấn đấu rèn luyện gian khổ của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ pháo binh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật sử dụng pháo binh, về yếu tố bí mật, bất ngờ; đặc biệt là phát huy nhân tố chính trị tinh thần tạo nên ý chí quyết tâm: Dám đánh, quyết đánh và quyết thắng; lòng dũng cảm mưu trí sáng tạo nhiều cách đánh hay, càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành; tinh thần tự lực, tự cường, mưu trí, sáng tạo, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể của cán bộ, chiến sĩ pháo binh.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ đội Pháo binh cùng các đơn vị bạn đánh địch trên khắp các chiến trường miền Nam, đánh bại địch trong nhiều chiến dịch lớn như: Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; chiến dịch Đường 9- Nam Lào; trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… Trong từng chiến dịch, từng trận đánh, ngoài việc nắm vững thời cơ, phát huy sức mạnh của vũ khí, trang bị, việc quán triệt, giáo dục bộ đội nắm chắc tình hình nhiệm vụ, phát huy tính năng động, mưu trí sáng tạo trong cách đánh, xây dựng bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu có ý nghĩa vô cùng quan trọng; đồng thời, việc định hướng tư tưởng, ý chí chiến đấu cho bộ đội trong từng trận đánh đã tạo nên sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, quyết tâm đánh thắng quân địch. Trong thời kỳ này, toàn Binh chủng đã dấy lên các cao trào thi đua sôi nổi mạnh mẽ, thu hút được đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong và ngoài Binh chủng tham gia. Điển hình như phong trào “Pháo thủ toàn năng” của Đại đội 801 Lữ đoàn 364; phong trào “Ba nhất” của Đại đội 2, Trung đoàn 68 Pháo binh Sư đoàn 304... Đồng thời, Binh chủng cũng có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

10

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 11: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

cách đánh, những phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị đã được ứng dụng trong huấn luyện và chiến đấu đạt kết quả tốt.

Đất nước thống nhất bước vào thời kỳ mới, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ Quân đội, nhân tố chính trị, tinh thần của Bộ đội Pháo binh tiếp tục được phát huy trong việc kịp thời chi viện cho các lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế tại Căm-pu-chia. Thực hiện việc điều chỉnh tổ chức biên chế theo hướng “tinh, gọn, mạnh” từ năm 1987 đến nay, Pháo binh toàn quân nói chung và lực lượng Pháo binh dự bị nói riêng đã quán triệt và chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW), các quyết định của Bộ Quốc phòng về việc tinh giảm quân số, hợp nhất, giải thể, nâng cấp các cơ quan, đơn vị, nhà trường. Việc điều chỉnh tổ chức biên chế đã tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng. Tuy nhiên, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và các cơ quan chức năng đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng, tích cực động viên bộ đội, qua đó đã giúp từng cán bộ, chiến sĩ xác định rõ trách nhiệm của mình, yên tâm công tác, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ trên giao. Từ năm 1986 đến nay Binh chủng Pháo binh đã trải qua 8 kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ, mỗi kỳ đại hội là một dấu mốc quan trọng thể hiện trí tuệ, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và trách nhiệm cao của các đại biểu dự đại hội, đồng thời, khẳng định bản lĩnh chính trị, truyền thống tốt đẹp của Binh chủng trong gần 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, định hướng để Đảng bộ tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu, xây dựng Binh chủng Pháo binh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Trải qua thử thách, rèn luyện trong thời kỳ đổi mới, nhân tố chính trị tinh thần luôn

được bồi đắp và củng cố vững chắc, là cơ sở, động lực to lớn tạo nên sức mạnh tổng hợp để Bộ đội Pháo binh vượt qua mọi khó khăn, tích cực củng cố, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện bộ đội làm chủ vũ khí, trang bị hiện có cũng như những vũ khí, khí tài mới; tăng cường huấn luyện cơ động, huấn luyện di chuyển, dịch chuyển, huấn luyện và diễn tập đêm, huấn luyện cường độ cao, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn, phương án và thực tế chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng ứng phó với chiến tranh phi truyền thống và thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình của Quân đội”; hằng năm tổ chức tốt các hội thi, hội thao, các cuộc diễn tập, huấn luyện hành quân cơ động đường dài; huấn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ bắn pháo lễ trong những ngày Lễ kỷ niệm của đất nước, dân tộc; chủ động xây dựng các kế hoạch tác chiến ở từng cấp; tập trung nghiên cứu nghệ thuật cơ động lực lượng, tác chiến đánh địch đổ bộ đường không, đường biển, tiến công đường bộ trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; tham gia các cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng bảo đảm an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ, chiến sĩ Pháo binh vẫn ngày đêm mài sắc ý chí quyết chiến quyết thắng, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả. Những cố gắng nỗ lực đó Binh chủng Pháo binh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001, Huân chương Sao vàng năm 2006, Huân chương Quân công hạng Nhất năm 2010, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất năm 2016 và Huân chương Quân công hạng Nhất năm 2021, những phần thưởng cao quý đó là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

11

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 12: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

để lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Pháo binh tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục dự báo có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp; đất nước ta đứng trước những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những nguy cơ thách thức; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội với những âm mưu, thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt nhằm làm phai nhạt bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta; bên cạnh đó những tiêu cực của xã hội đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Quân đội và Binh chủng tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, lực lượng; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu cao trong xây dựng, huấn luyện nâng cao chất lượng tổng hợp, tăng cường sức mạnh, trình độ chỉ huy, cơ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng lần thứ XIV đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng Binh chủng trong nhiệm kỳ 2020-2025, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Binh chủng hiện đại, trong đó nhấn mạnh phải không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, bảo đảm trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, cán bộ, chiến sĩ thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; nhận thức đúng tình hình nhiệm vụ, đối tượng, đối tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”, đặc biệt là bài học về nhân tố chính trị tinh thần trong xây dựng lực lượng pháo binh thời kỳ đổi mới, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp trọng tâm sau:

Một là, phải không ngừng chăm lo xây

dựng Đảng bộ Binh chủng trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức và coi đây là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng Binh chủng; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất cả về tư tưởng, ý chí và hành động. Đột phá nâng cao chất lượng sinh hoạt, đề cao tự phê bình và phê bình, năng lực cụ thể hóa thực hiện nghị quyết và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo của cấp ủy các cấp. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp về xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; tiếp tục cụ thể hóa chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới trong lực lượng Pháo binh dự bị bằng việc làm cụ thể, thiết thực; gắn “xây” với “chống”; lấy tích cực, đẩy lùi tiêu cực. Tiến hành đồng bộ công tác giáo dục, bồi dưỡng, quản lý, rèn luyện, sàng lọc đội ngũ đảng viên gắn với phát triển đảng. Chú trọng giáo dục toàn diện cả phẩm chất, đạo đức cách mạng, năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp phải thật sự tiêu biểu về mọi mặt để làm gương cho quần chúng noi theo; quản lý chặt chẽ cả đội ngũ và từng cán bộ, đảng viên, kết hợp với việc thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự quản lý của từng đảng viên.

Hai là, phải thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính sắc bén của công tác giáo dục chính trị, xây dựng niềm tin, lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cho cán bộ, chiến sĩ, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong mọi tình huống. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng làm nên chiến thắng của Bộ đội Pháo binh, làm nên chiến thắng của những trận đánh, những chiến dịch đi vào lịch sử như: Tiếng pháo mở đầu toàn

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

12

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 13: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

quốc kháng chiến chống thực dân Pháp; chiến dịch Biên giới năm 1950; chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954; cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; chiến dịch Đường 9- Nam Lào; trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… thể hiện lòng trung thành, ý chí kiên cường, dũng cảm và khát khao chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ Pháo binh đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu. Ngày nay, bản lĩnh chính trị của Bộ đội Pháo binh cần được xây dựng và phát huy từ những yếu tố đó. Do vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; truyền thống dân tộc, Quân đội, Binh chủng; chú trọng giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới và những nội dung về cụ thể hóa chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới trong lực lượng pháo binh dự bị… Qua đó xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng; đặc biệt là sự chuẩn bị tâm lý vững vàng trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, phải xây dựng cho bộ đội niềm tin chiến thắng; giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; cần vạch trần bản chất xâm lược, phi nghĩa của mọi cuộc chiến tranh do các thế lực thù địch phát động. Đồng thời, phải làm rõ tính chất chính nghĩa của ta, vì đó là cuộc chiến tranh nhân dân, tự vệ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được nhân dân tiến bộ thế giới đồng tình ủng hộ. Tăng cường giáo dục tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì; đặc biệt, tới những vùng sâu, vùng xa, đơn vị còn nhiều khó khăn. Đưa bộ đội vào thực tiễn rèn luyện để khắc phục tâm lý sợ hãi, sợ hy sinh, gian khổ, sợ vũ khí

công nghệ cao. Bên cạnh đó, tập trung nỗ lực tiếp tục đổi mới toàn diện cả nội dung, phương pháp, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức và kiểm tra huấn luyện ở tất cả các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong huấn luyện, giáo dục - đào tạo, nhằm tạo ra bước đột phá mạnh mẽ để nâng cao chất lượng huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị; giáo dục - đào tạo với huấn luyện chiến đấu; huấn luyện sát nhiệm vụ, đối tượng, thực tế chiến đấu, có cường độ cao, lấy thực hành làm chính, bảo đảm cho bộ đội nắm vững, làm chủ vũ khí, trang bị, nhất là vũ khí, trang bị mới hiện đại và phương án tác chiến. Trên cơ sở đó, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ niềm tin vào cách đánh, vũ khí, trang bị của Pháo binh, thấy được vai trò quyết định của yếu tố con người trong chiến đấu để bộ đội có bản lĩnh vững vàng, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng chiến đấu và giành thắng lợi nếu chiến tranh xảy ra.

Ba là, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Hiện nay, trước những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internet, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, khai thác tính lan tỏa trên không gian mạng để tán phát thông tin giả mạo, xấu độc, kích động hận thù dân tộc, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và thành quả của cách mạng Việt Nam; phủ nhận về lịch sử, truyền thống đoàn kết, tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam; bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; tác động đến tư tưởng tình cảm, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên; gây hoài nghi trong xã hội, dao động, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; từ đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mục đích nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

13

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 14: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

bỏ mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội. Vì vậy, đòi hỏi cấp ủy, chính ủy, chính trị viên các cấp tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là có khả năng “miễn dịch” cao trước sự chống phá đó, để chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của chúng; kịp thời ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; khẳng định rõ tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng đó trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Pháo binh. Đồng thời phải giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, sự nhạy bén về chính trị, niềm tin, lòng trung thành tuyệt đối của cán bộ, chiến sĩ đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, luôn là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Bốn là, tăng cường công tác bảo đảm mọi mặt cho bộ đội, góp phần xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là nội dung rất quan trọng và thiết thực, góp phần phát huy nhân tố chính trị, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ hiện nay. Công tác bảo đảm đầy đủ, chu đáo là cốt lõi tạo nên sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Pháo binh, nếu công tác bảo đảm tốt sẽ góp phần làm cho nhân tố chính trị, tinh thần tăng lên và ngược lại; nhân tố chính trị, tinh thần muốn phát huy tác dụng bao giờ cũng phải gắn với cơ sở vật chất nhất định, nhờ có vũ khí, trang bị hiện đại, làm cho lòng tin chiến thắng và sức mạnh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ tăng lên. Do vậy, việc giáo dục, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho bộ đội trong quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả vũ khí trang bị, kỹ thuật, nhất

là vũ khí trang bị hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng; góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của Bộ đội Pháo binh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Quân đội, hậu phương quân đội, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, tạo môi trường thuận lợi để họ không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt.

Những chiến công của Bộ đội Pháo binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia và những thành tích trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hiện nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố, của mọi nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp của Bộ đội Pháo binh. Trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần luôn là điểm tựa vững chắc, là nền tảng cơ bản, quan trọng, quyết định mọi thắng lợi. Những năm tới, Binh chủng sẽ có những phát triển mới về tổ chức, biên chế, trang bị và có sự điều chỉnh về thế bố trí chiến lược ở một số đơn vị, đặt ra yêu cầu cao trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của Đảng bộ và Binh chủng; do vậy, việc xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần phải tiến hành thường xuyên, ngay từ thời bình; đây là yêu cầu cấp thiết, là vấn đề có ý nghĩa quyết định, góp phần xây dựng Bộ đội Pháo binh nói chung, Binh chủng Pháo binh nói riêng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Binh chủng hiện đại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và Quân đội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

H.Q.T

HƯỚNG DẪN - CHỈ ĐẠO

14

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 15: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

rong chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến đều có khả năng cơ động nhanh, sử dụng vũ khí công

nghệ cao, tác chiến điện tử rộng rãi; không gian tác chiến rộng, tình huống tác chiến diễn ra khẩn trương, gay go, ác liệt. Để đáp ứng yêu cầu tác chiến, các nước trên thế giới đang quan tâm tăng cường sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang; trong đó có pháo binh. Xu hướng chung là tập trung vào hiện đại hóa vũ khí trang bị, điều chỉnh lực lượng và thế trận pháo binh; tổ chức sử dụng các thành phần lực lượng pháo binh hợp lý; nâng cao khả năng tổ chức chỉ huy hỏa lực và tổ chức bảo đảm.

1. Về hiện đại hóa vũ khí trang bị, điều chỉnh lực lượng và thế trận pháo binh

Để đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực trong cuộc chiến tranh bằng vũ khí công

nghệ cao, đòi hỏi vũ khí trang bị của pháo binh phải ngày càng hiện đại. Xu hướng chính của các nước là tập trung vào nâng cao tầm bắn, khả năng cơ động, tăng mức chính xác và uy lực của đầu đạn. Thực hiện những mục tiêu này, trong thời gian vừa qua, các nước đầu tư nghiên cứu nhiều loại pháo có tầm bắn đến 50, 70km, có loại tới 100, 120km; nhiều loại pháo tự hành bánh xích và bánh lốp, pháo xe kéo hạng nhẹ đáp ứng yêu cầu cơ động chiến thuật, chiến dịch; nhiều loại đạn pháo, tên lửa chống tăng thông minh hoặc được điều khiển có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ những viên đạn đầu tiên; nhiều loại pháo phản lực bắn loạt vừa có uy lực, vừa có khả năng cơ động cao... Những loại vũ khí trang bị hiện đại mới là cơ sở quan trọng bảo đảm cho quá trình tổ chức sử dụng lực lượng pháo binh ngày càng hiệu quả.

X U H Ư Ớ N G S Ử D Ụ N G P H Á O B I N HTRONG TÁC CHIẾN HIỆN ĐẠI

Đại tá NGUYỄN VĂN ANHGiám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự/BQP

Trong lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới, pháo binh có vai trò quan trọng, luôn là lực lượng hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội các nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu... phát triển mạnh đã làm thay đổi cả tư duy và phương thức tiến hành chiến tranh. Chiến tranh trong tương lai (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh công nghệ cao với hình thức tác chiến hiện đại; trong đó, hỏa lực pháo binh vẫn là hỏa lực nòng cốt trong các hoạt động tác chiến trên bộ.

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

15

Page 16: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Chiến tranh hiện đại thường diễn ra với xu hướng “phi đối xứng”; vì vậy, ngay từ thời bình quân đội các nước trên thế giới rất coi trọng công tác chuẩn bị, cả về lực lượng và thế trận. Để nâng cao hiệu quả tác chiến pháo binh, quân đội các nước tập trung nghiên cứu nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng pháo binh đúng thời cơ; tổ chức hỏa lực bí mật, bất ngờ, linh hoạt, có trọng điểm; chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng; ưu tiên tập trung pháo binh trên các hướng chiến trường, khu vực chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ và thời cơ quan trọng; đồng thời chú trọng tổ chức pháo binh chi viện rộng khắp để làm phân tán đối phó của đối phương, kết hợp với tổ chức lực lượng pháo binh dự bị để sẵn sàng xử trí các tình huống trong tác chiến. Về tổ chức lực lượng, coi trọng nghiên cứu điều chỉnh tổ chức, biên chế theo hướng hiện đại, tinh, gọn, hiệu quả, linh hoạt, sức cơ động nhanh, có thể chiến đấu liên tục, dài ngày, trên không gian rộng. Đồng thời, để nâng cao tính chủ động, phát huy sáng tạo của người chỉ huy lục quân và cơ quan tham mưu pháo binh các cấp trên chiến trường, bảo đảm hỏa lực chi viện liên tục, rộng khắp và kịp thời theo yêu cầu của tác chiến, quân đội các nước tập trung điều chỉnh tổ chức lực lượng pháo binh thành nhiều cấp, bảo đảm các cấp chủ động về hỏa lực, phù hợp với khả năng chỉ huy, bảo đảm của từng cấp. Cùng với đó, tăng cường nghiên cứu điều chỉnh thế bố trí lực lượng pháo binh tại các hướng, các khu vực phù hợp, vững chắc, bảo đảm liên hoàn, có trọng điểm và có khả năng chuyển hóa nhanh.

Theo thống kê năm 2020, Mỹ tiếp tục điều chỉnh tổ chức, biên chế, hiện đại

hóa các lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu chiến tranh quy mô lớn. Theo đó, đối với pháo binh, Mỹ đưa vào biên chế 29 pháo M-109A7, 7.092 tên lửa chống tăng; đồng thời tiếp tục nâng cấp pháo phản lực M-270A0 lên M-270A2. Lục quân Nga năm 2020 thành lập thêm 01 lữ đoàn pháo binh, đưa vào biên chế 132 pháo tự hành mới. Hiện nay, Nga có 27.139 khẩu pháo các loại, 194 tên lửa đất đối đất. Trung Quốc đang chuyển đổi phương thức tác chiến của lục quân từ “phòng ngự khu vực” sang “phòng ngự cơ động liên khu vực”; điều chỉnh tổ chức biên chế của lục quân trong đó có pháo binh. Năm 2020, Trung Quốc đã đưa vào biên chế 40 pháo 122mm PLZ-89, 36 pháo tự hành PCL-181. Hiện nay, Trung Quốc có lực lượng pháo binh khá hùng hậu với 3.246 pháo tự hành (tăng so với năm 2019 là 66 khẩu), 13.950 pháo xe kéo, 1.020 tên lửa chống tăng, 21.858 pháo chống tăng, 12.700 súng cối các loại, 4.619 Rốc két đa nòng...

2. Tổ chức sử dụng các thành phần lực lượng pháo binh hợp lý

Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng pháo binh tham chiến với nhiều chủng loại, giải quyết nhiều loại nhiệm vụ hỏa lực khác nhau. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tác chiến pháo binh, cần sử dụng lực lượng này hợp lý, phát huy cao nhất vai trò, tính năng của từng loại vũ khí trang bị. Trong đó:

Một là, sử dụng pháo, cối hạng nhẹ và tên lửa chống tăng có điều khiển để chi viện hỏa lực trực tiếp cho các đơn vị bộ binh tuyến đầu trong chiến đấu

Chiến tranh tương lai, dù vận dụng nhiều hình thức tác chiến hiện đại, sử dụng

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

16

Page 17: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

nhiều vũ khí công nghệ cao... xong hoạt động của bộ binh vẫn mang tính quyết định trên chiến trường trên bộ. Vai trò chi viện hỏa lực cho bộ binh càng trở nên quan trọng hơn, nhất là đối các đơn vị có hỏa lực hạn chế như bộ binh hạng nhẹ, lực lượng đổ bộ đường không..

Trong tác chiến, các loại pháo, cối hạng nhẹ, tên lửa chống tăng với lợi thế cơ động linh hoạt và tiện bố trí có thể hạn chế những thiệt hại từ những đòn tiến công hoả lực của đối phương, bảo toàn lực lượng; đồng thời có khả năng nhanh chóng triển khai trong những điều kiện phức tạp cả về không gian, thời gian, địa hình thời tiết, chi viện hỏa lực kịp thời cho lục quân.

Hiện nay, pháo hạng nhẹ của các các nước chủ yếu là các loại 122mm, 105mm đã được biên chế từ lâu, nhưng vẫn phát huy hiệu quả trong tác chiến. Các nước cũng tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, sản xuất chủng loại pháo này để có khả vận chuyển bằng máy bay trực thăng hay kéo bằng các phương tiện cơ giới hạng nhẹ; nâng tầm bắn, độ chính xác và uy lực của đạn; tối ưu hóa quy trình thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. Một số loại tiêu biểu có thể kể đến như: Pháo 105mm L118 của Anh và M119A3 của Mỹ đã được trang bị cho quân đội 39 quốc gia, tầm bắn với đạn trích khí đáy là 20,6km; độ chính xác đã tăng thêm khi được tích hợp hệ thống chỉ thị pháo binh LINAPS, hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số và định hướng quán tính bằng GPS; được kéo bằng các phương tiện như Land Rover... Cối là loại vũ khí có khả năng cơ động linh hoạt, hiệu quả khi chi viện cho các lực lượng ở cự ly gần. Hiện nay, các nước đang sử

dụng phổ biến các loại cối từ 81mm đến 120mm và tiếp tục nâng cấp đáng kể về tính năng cũng như các loại đạn chính xác cao. Tên lửa chống tăng là vũ khí uy lực, dễ sử dụng, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại pháo chống tăng hiện có, phù hợp với nhiều hình thức tác chiến. Xu hướng của các nước trên thế giới là sử dụng các hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển, đơn giản hóa quy trình bắn và sử dụng được cho cho nhiều phương tiện mang khác nhau. Đây là loại vũ khí có bước phát triển mạnh trong thời gian qua với nhiều loại mới hoặc được nâng cấp như: TOW-2A/-2B, Dragon, Javelin của Mỹ; Spike LR II của Israel; Kornet, Metis của Nga... Trong tương lai, hệ thống pháo, cối tự hành hạng nhẹ, tên lửa chống tăng có điều khiển sẽ được các nước trên thế giới sử dụng nhiều trong tác chiến hiện đại.

Hai là, sử dụng pháo tự hành, pháo phản lực, pháo xe kéo có tầm bắn trung bình và tầm bắn xa, chính xác, cơ động nhanh để kịp thời chi viện hỏa lực cho lục quân

Nhiệm vụ chi viện hỏa lực là một trong những yếu tố trọng yếu quyết định thành bại của trận đánh, chiến dịch. Quân đội các nước rất coi trọng việc chi viện hỏa lực và sự phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, nhằm giành ưu thế chủ động trên chiến trường. Để nhanh chóng đánh bại đối phương trong chiến tranh hiện đại diễn ra trên quy mô lớn, không gian rộng, sức cơ động nhanh... thì chi viện hỏa lực kịp thời, nhanh chóng, chính xác của pháo binh tầm xa có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, các cuộc tranh chấp biên giới của

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

17

Page 18: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

một số nước hiện nay chưa được giải quyết mà ngày càng gia tăng, phần lớn các mục tiêu đều nằm sâu trong lãnh thổ mỗi nước và trong phạm vi tầm bắn của pháo tầm xa.

Pháo tự hành, pháo phản lực cả bánh lốp và bánh xích của các nước hiện nay rất đa dạng về chủng loại; sức cơ động cao; được trang bị hệ thống nạp đạn tự động; thời gian triển khai, thu hồi ngắn; đặc biệt được tự động hóa chỉ huy hỏa lực; sử dụng nhiều loại đạn, nhất các loại đạn thông minh, đạn điều khiển có tầm bắn xa, độ chính xác cao, uy lực lớn nên có khả năng đáp ứng nhiều nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến thuật, chiến dịch cho lục quân; đồng thời có khả năng tránh phản pháo, bảo toàn lực lượng sau mỗi lần thực hành hỏa lực.

Trong biên chế, các quốc gia trên thế giới sử dụng nhiều loại pháo tự hành, pháo phản lực tầm xa và tầm trung, điển hình như: Pháo tự hành Paladin, Brutus 155mm, M1299 của Mỹ, CAESAR của Pháp, K9 Thunder của Hàn Quốc, Msta-S, Koalitsiya của Nga, SH-15 của Trung Quốc, Archer của Thụy Điển...; pháo phản lực M270, HIMARS của Mỹ, BM-30 Smerch của Nga... Cùng với pháo tự hành, các loại pháo xe kéo có tầm bắn trung bình và xa cũng được các nước trên thế giới quan tâm sử dụng như: Pháo 155mm M198, M777 của Mỹ, các loại pháo 152mm của các nước xã hội chủ nghĩa cũ... Theo các chuyên gia, tương lai pháo binh tầm xa có thể đạt tới tầm bắn 200km khi được sử dụng nhiên liệu đẩy. Hiện Mỹ đang nghiên cứu phát triển pháo tự hành M1299, sử dụng đạn XM1115 có thể đạt tầm bắn đến 100, 120km.

Ba là, sử dụng các loại đạn pháo thông minh, chính xác cao, uy lực lớn với thiết bị dẫn đường tích hợp để tăng khả năng sát thương mục tiêu

Nhằm sát thương mục tiêu ngay loạt hỏa lực đầu tiên, các quốc gia trên thế giới đang tích cực sản xuất, mua sắm, đưa vào sử dụng các loại đạn pháo thông minh, có độ chính xác cao (đạn có điều khiển) để không chỉ thực hiện nhiệm vụ chế áp hỏa lực truyền thống mà còn tiến công chính xác các mục tiêu cố định và di động. Đạn pháo dẫn đường chính xác cao thường được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công đặc biệt, yêu cầu độ chính xác cao và thời gian phản ứng nhanh. Các loại đạn độ chính xác cao được điều chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS, Glonass hoặc dẫn bằng lade bán chủ động.

Một số loại đạn pháo có điều khiển được dẫn bằng lade bán chủ động như Coperherd của Mỹ, Krasnopol của Nga; dẫn bằng GPS như: Quasi, Excalibur của Mỹ; Đức có đạn pháo phản lực bắn loạt Smart, sử dụng bộ xen xơ tính năng cao và các bộ xử lý tín hiệu thông minh... Ngoài ra, pháo binh một số nước còn được trang bị các đầu đạn nhiệt áp và các đầu đạn thứ cấp casset, làm tăng hiệu quả sát thương, phá hủy mục tiêu... Xu hướng phát triển và sử dụng đạn pháo dẫn đường chính xác cao trên thế giới là đạn tự dẫn sử dụng tín hiệu chỉ thị (lade, rađa…), đạn tự dẫn kết hợp quán tính và định vị vệ tinh (GPS) và đạn pháo thông thường hoán cải sử dụng mô-đun dẫn đường đặc biệt.

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

18

Page 19: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Bốn là, sử dụng tên lửa hành trình đất đối đất để răn đe chiến lược

Hiện nay, các cuộc xung đột vũ trang ở một số nước trên thế giới vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp; các nước lớn vừa hợp tác để cùng phát triển nhưng cũng vừa kiềm chế và cạnh tranh lợi ích chiến lược. Tên lửa hành trình đất đối đất với ưu thế vượt trội nhờ được tích hợp các hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và dẫn đường hiện đại, chính xác cao, có thể tiến công mục tiêu xa hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-mét trở thành con át chủ bài để răn đe chiến lược.

Nga hiện đang sở hữu 194 quả tên lửa đất đối đất, trong đó có hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M1, tầm bắn tối đa 480km, có thể mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường. Lục quân Nga đã có kế hoạch triển khai tổng cộng 10 lữ đoàn tên lửa đường đạn chiến thuật Iskander-M1. Triều Tiên hiện sở hữu 130 quả, trong đó có 10 quả Iskander phiên bản Triều Tiên (KN-23/-24). Israel hiện trong biên chế có 24 quả tên lửa chiến lược Jericho-1/2 và 200 đầu đạn hạt nhân... Ấn Độ đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos và đạt tầm bắn 400km, trong tương lai có thể nâng tầm lên 600km; Công ty Hàng không vũ trụ BrahMos đang hướng tới nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng các tên lửa hành trình siêu vượt âm...

3. Về nâng cao khả năng tổ chức, chỉ huy hỏa lực và công tác bảo đảm

Trong tác chiến hiện đại, mục tiêu bắn của pháo binh vừa nhiều vừa đa dạng, tình biến động rất cao. Do vậy, để chi viện hỏa lực kịp thời, hiệu quả thì việc tổ chức,

chỉ huy hỏa lực phải được tiến hành một cách khoa học, nhanh chóng, ưu tiên hợp lý vào khu vực, mục tiêu tác chiến quan trọng. Để nâng cao khả năng tổ chức, chỉ huy hỏa lực, quân đội các nước đang tập trung vào sử dụng các hệ thống tự động hóa chỉ huy, điều hành hỏa lực và các phương tiện bảo đảm trinh sát, chỉ thị mục tiêu, giám sát chiến trường hiện đại, chính xác cao. Trong đó, tập trung hoàn thiện mô hình tác chiến:“Trinh sát - hỏa lực - cơ động”, thực hiện hiệu quả chu trình: “Phát hiện mục tiêu - Quyết định phương án tiến công - Tiến công mục tiêu và đánh giá hiệu quả tiến công”.

Hiện nay, hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến pháo binh chiến trường “Unified Automated Control System” (UACS) đang được nhiều nước sử dụng. Ưu điểm của UACS là hệ thống có khả năng tiếp nhận các thông tin một cách chính xác, theo thời gian thực về mục tiêu từ các phương tiện trinh sát; tự động tính toán, phân phối hỏa lực theo tình hình thực tế của chiến trường. Với khả năng tự động hóa cao cùng tốc độ xử lý hàng triệu phép tính/giây, hệ thống cho phép rút ngắn thời gian ra mệnh lệnh chỉ huy xuống từ 3-4 lần; tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu lên đến 70% trong loạt bắn đầu tiên... bảo đảm cho các phân đội nhanh chóng tiến công mục tiêu, nhanh chóng cơ động dịch chuyển, rời khỏi trận địa, tránh được các đợt tập kích hủy diệt bằng vũ khí chính xác cao của đối phương, bảo toàn được lực lượng.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo đảm tác chiến pháo binh trong chiến tranh hiện đại đó là bảo đảm trinh sát chiến trường. Nhằm phục vụ có

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

19

Page 20: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

hiệu quả cho người chỉ huy và hệ thống điều hành tác chiến pháo binh, quân đội các nước sử dụng nhiều loại hình trinh sát pháo binh như: Các tổ hợp máy bay không người lái (UAV), các tổ hợp rađa trinh sát mặt đất, tổ hợp trinh sát âm thanh, tổ hợp trinh sát quang điện tử... Trong đó sử dụng UAV là một xu hướng mới nổi. Ưu điểm của UAV là khó nhận biết trên trần bay thấp; có khả năng trinh sát, chỉ thị mục tiêu sâu trong đội hình đối phương.

Quân đội Mỹ được biên chế 760 UAV, tăng so với năm 2019 là 132 chiếc. Tổ hợp UAV trinh sát pháo binh của Lục quân Mỹ gồm 4 UAV RQ-7/b và 2 trạm điều khiển mặt đất, có thể trinh sát mục tiêu cả ngày lẫn đêm, cự ly trinh sát đạt tới 125km; Rađa trinh sát pháo binh đa năng TPQ-47 có thể phát hiện hiệu quả hỏa lực cối ở cự ly 30km và 60km với pháo, 100km đối với pháo phản lực, 300km đối với tên lửa; phạm vi phát hiện mục tiêu gần nhất là 4km; có thể đồng thời xử lý 4 mục tiêu, với năng lực tối đa 50 mục tiêu/phút; dữ liệu mục tiêu sẽ được chuyển trực tiếp cho hệ thống điều hành tác chiến pháo binh theo thời gian thực. Hiện nay, quân đội Mỹ rất coi trọng phát triển hệ thống C4ISR- chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát và hệ thống C4IKSR để nhằm giành ưu thế tuyệt đối trên chiến trường, tạo nên hệ thống nhất thể hóa trong tác chiến của pháo binh; đồng thời, coi đó là những yếu tố quan trọng của tác chiến liên hợp.

Năm 2008, Quân đội Nga đã thử nghiệm áp dụng hệ thống tự động điều hành tác chiến pháo binh trong một không gian điều khiển học thông tin duy nhất,

liên kết toàn bộ các đơn vị hỏa lực pháo binh - pháo phản lực - tên lửa chiến trường đã tăng cường hiệu suất tiêu diệt các cụm lực lượng tấn công chủ lực của đối phương lên đến 3 lần, xác suất bị tiêu diệt bởi vũ khí chính xác và mất khả năng chiến đấu do các hoạt động tác chiến điện tử của đối phương cũng giảm từ 40 - 60%.

Trong tác chiến hiện đại, các cuộc tiến công bằng không quân, tên lửa hành trình dù có mãnh liệt đến đâu cũng không thể hoàn thành trọn vẹn được mục đích của cuộc chiến tranh là đánh chiếm và làm chủ mục tiêu nếu không có sự chi viện hỏa lực của pháo binh cho các lực lượng lục quân tác chiến trên bộ. Một lần nữa có thể khẳng định, trong tác chiến hiện đại, pháo binh vẫn là thành phần chiến đấu quan trọng, là hỏa lực chủ yếu của lục quân các nước trên thế giới. Những vấn đề về sử dụng pháo binh trong tác chiến hiện đại được nêu trên đang được nhiều nước nghiên cứu phát triển; tuy nhiên, vấn đề cốt lõi về sử dụng pháo binh trong tác chiến là phải phù hợp với điều kiện môi trường tác chiến, khả năng pháo đạn, nghệ thuật tổ chức và điều hành chiến tranh của mỗi nước tham chiến tranh. Đối với Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại, Pháo binh Việt Nam tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chủ trương của Đảng, xây dựng lực lượng pháo binh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

N.V.A

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

20

Page 21: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bám sát chức năng

nhiệm vụ, phát huy ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, Đảng bộ Bộ Tham mưu Binh chủng Pháo binh đã lãnh đạo cơ quan làm tốt chức năng tham mưu cho Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng về một số mặt công tác đối với pháo binh toàn quân và trực tiếp tổ chức chỉ huy lực lượng pháo binh dự bị; triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Với pháo binh toàn quân, Đảng bộ Bộ Tham mưu đã lãnh đạo cơ quan thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra nắm chắc tình hình; kịp thời đề xuất với Bộ về tổ chức, bố trí, sử dụng pháo binh theo hướng: “Tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt phù hợp với phương án tác chiến”; nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập theo Nghị quyết số 765-NQ/QUTW và Kết luận số 60-KL/QUTW của Quân ủy Trung ương; tổ chức tốt các hội nghị tập huấn, hội thi hằng năm, bảo đảm cho các đơn vị pháo binh toàn quân thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo đúng định hướng và sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh.

Đối với Pháo binh - Tên lửa dự bị, Đảng bộ Bộ Tham mưu tập trung lãnh đạo cơ quan chỉ đạo các đơn vị thực hiện toàn diện các mặt công tác. Trong đó, tập trung nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn Binh chủng theo Chỉ lệnh 14/CL-BQP ngày 28/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chỉ lệnh số 08/CL-BTL ngày 08/5/2017 của Tư lệnh Pháo binh về sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị và các chỉ thị, quy định về công tác tác chiến; bổ sung, hoàn chỉnh các kế hoạch tác chiến cơ bản, kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập, bảo vệ cơ quan, đơn vị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn nơi đóng quân; triển khai xây dựng, quản lý các công trình chiến đấu đúng quy định; tham mưu, điều chỉnh thế bố trí lực lượng cho một số đơn vị theo quyết định của Bộ; tăng cường huấn luyện, diễn tập cơ động, diễn tập chỉ huy - tham mưu theo các kế hoạch và phương án tác chiến. Trong công tác huấn luyện, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 765-NQ/QUTW, Kết luận số 60-KL/QUTW của Quân ủy Trung ương; Nghị quyết số 395-NQ/ĐU, Kết luận số 379-KL/ĐU của Đảng ủy Binh chủng... Đảng bộ đã lãnh đạo triển

Đại tá PHÙNG VĂN NGHĨABí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu, Phó TMT BC

XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ BỘ THAM MƯU BINH CHỦNG PHÁO BINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦUNHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

21

Page 22: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

khai nhiều biện pháp quyết liệt thực hiện đột phá nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, diễn tập; rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy và công tác giáo dục đào tạo. Trên cơ sở chỉ lệnh công tác quân sự quốc phòng và hướng dẫn công tác tổ chức lực lượng hằng năm của Bộ, nhất là Quyết định số 04/QĐ-TM ngày 06/01/2020 của Tổng Tham mưu trưởng, Chỉ thị số 363/CT-BTL ngày 19/3/2020 của Tư lệnh Binh chủng, Đảng bộ Bộ Tham mưu đã triển khai nhiều biện pháp lãnh đạo đột phá về tổ chức biên chế cơ quan Bộ Tư lệnh thời bình; thường xuyên bảo đảm quân số đạt 90-100% cho các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; quản lý, huấn luyện chặt chẽ lực lượng dự bị động viên; bảo đảm vũ khí trang bị cho các nhiệm vụ. Các mặt công tác khác được lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị trọng tâm, góp phần không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng lên một bước mới. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng bộ, xây dựng cơ quan được Đảng bộ coi trọng, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển tiến bộ của Bộ Tham mưu trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục được nâng lên; tình hình chính trị tư tưởng của cơ quan thường xuyên ổn định, đoàn kết thống nhất cao; cán bộ, chiến sỹ thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nhận thức trách nhiệm tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; không có các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Với những thành tích trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của

Binh chủng những năm gần đây, Đảng bộ và cơ quan Tham mưu được tặng thưởng nhiều phần thưởng: Cờ tổ chức đảng “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm” (2011-2015) của Quân ủy Trung ương; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì của Chủ tịch nước năm 2017; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2020 cùng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng.

Dự báo những năm tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Quân đội và Binh chủng tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, lực lượng. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Để góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ Bộ Tham mưu cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng về công tác quân sự, quốc phòng

Đây là nội dung, giải pháp có tính nguyên tắc; có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu bảo đảm cho Đảng bộ lãnh đạo cơ quan trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này, Đảng bộ cần quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quân ủy Trung ương, của Đảng ủy Binh chủng; các mệnh lệnh, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh, làm cơ sở tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng thực hiện có hiệu

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

22

Page 23: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

quả các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Quá trình tổ chức thực hiện, phải nắm vững vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tham mưu, bám sát thực tiễn để vận dụng, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên một cách đúng đắn, sáng tạo; luôn đề cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động đổi mới, dám nghĩ, dám làm, tham mưu đúng, trúng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, chỉ đạo, góp phần xây dựng Binh chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, sức cơ động, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hai là, tập trung lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm

Tập trung đổi mới phương pháp quản lý, nắm, kiểm tra và chỉ đạo pháo binh toàn quân sâu hơn, cơ bản hơn, toàn diện hơn để tham mưu cho Bộ Tư lệnh đề xuất với Bộ những vấn đề cấp thiết đối với pháo binh toàn quân, nhất là về điều chỉnh thế bố trí chiến lược và tổ chức sử dụng lực lượng pháo binh 3 thứ quân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Đồng thời, tiếp tục lãnh đạo cơ quan triển khai đồng bộ các mặt công tác, thực hiện tốt 3 khâu đột phá, bảo đảm nâng cao chất lượng toàn diện, nhất là trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng pháo binh, tên lửa dự bị lên một bước mới. Theo đó, chỉ đạo thực hiện tốt việc kiện toàn tổ chức, biên chế, trang bị theo hướng “Tinh, gọn, mạnh”, ưu tiên bảo đảm quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; nâng cao chất lượng huấn luyện theo Nghị quyết 765, Kết luận 60 của Quân ủy Trung ương và Nghị quyết 395, Kết luật 379 của Đảng ủy Binh chủng; không ngừng nâng cao sức cơ động, trình

độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng, duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp theo Chỉ lệnh số 14 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chỉ lệnh số 08 của Tư lệnh Binh chủng…; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và các mặt công tác trinh sát, thông tin, cơ yếu… phục vụ hiệu quả cho các nhiệm vụ trọng tâm.

Ba là, lãnh đạo xây dựng cơ quan Tham mưu “Vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu”

Tập trung lãnh đạo xây dựng cơ quan vững mạnh về chính trị, có nhiều chủ trương, giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đồng thời thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, kịp thời thông tin, định hướng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng thống nhất về nhận thức và hành động; xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý chí, quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tăng cường các biện pháp, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng; gắn phong trào thi đua Quyết thắng với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; quan tâm bồi dưỡng, nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến ở từng cơ quan, đơn vị. Chú trọng lãnh đạo thực hiện tốt nghị quyết của Quân ủy Trung ương về công tác dân vận trong tình hình mới; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cơ quan. Tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo,

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

23

Page 24: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng; thực hiện nghiêm quy chế lãnh đạo công tác tài chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực. Thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt trong xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và cải cách hành chính quân sự, phấn đấu xây dựng Bộ Tham mưu luôn là đơn vị “Vững mạnh toàn diện” mẫu mực tiêu biểu trong phong trào thi đua của cơ quan Bộ Tư lệnh.

Bốn là, xây dựng Đảng bộ Bộ Tham mưu trong sạch vững mạnh

Quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định và hướng dẫn của trên về công tác xây dựng Đảng, thường xuyên kiện toàn cấp ủy đủ số lượng, coi trọng chất lượng, đúng cơ cấu. Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là năng lực vận dụng, cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên vào cấp mình và năng lực tổ chức, kiểm tra thực hiện nghị quyết. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao đấu tranh tự phê bình và phê bình, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Tăng cường quản lý, giáo dục đảng viên; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên; phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp;

chấp hành nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm. Phấn đấu 100% tổ chức đảng, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có trên 90% hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ; không có cán bộ chỉ huy, quản lý và cấp ủy viên các cấp vi phạm kỷ luật. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng và cơ cấu hợp lý; có năng lực, sức khỏe, độ tuổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cơ quan tham mưu chiến dịch. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, gắn với bồi dưỡng sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ rèn luyện, trưởng thành toàn diện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp; chú trọng kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng; trong đó tập trung vào lĩnh vực trọng yếu, những hạn chế, khuyết điểm chậm khắc phục, hiệu quả thấp. Chủ động phát hiện, phòng ngừa vi phạm kỷ luật ngay từ cơ sở... Phát huy tốt vai trò của các tổ chức quần chúng trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên.

Trong những năm tới, nhiệm vụ của Binh chủng và Bộ Tham mưu Binh chủng yêu cầu đặt ra cao hơn, đòi hỏi các cấp ủy, chỉ huy; mỗi cán bộ, đảng viên cần tập trung nỗ lực, đề cao trách nhiệm chính trị, tăng cường đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Tham mưu nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần xây dựng Binh chủng Pháo binh ngày càng vững mạnh; xứng đáng với truyền thống “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” của Binh chủng Pháo binh anh hùng./.

P.V.N

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

24

Page 25: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Công tác đảng, công tác chính trị là một bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối

với Quân đội, một mặt công tác cơ bản của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy, chi bộ), chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội; nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, những năm qua cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Binh chủng Pháo binh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, góp phần xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng Binh chủng vững mạnh, hoàn thành

tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, giáo dục - đào tạo và các nhiệm vụ khác được giao.

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy Binh chủng, Bộ Tư lệnh và các văn bản, hướng dẫn của Cục Chính trị Binh chủng; bám sát nhiệm vụ, tình hình thực tiễn, các cơ quan, đơn vị, nhà trường thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp và triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng, công tác tổ chức với công tác chính sách, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, thực hiện tốt yêu cầu: “Ở đâu có bộ đội, ở đó có hoạt động công tác đảng, công tác chính trị”. Trong đó, đã triển khai toàn diện, có chất lượng công tác giáo dục chính trị; chủ động thông tin, tích cực tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ nền

KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ

ĐÁP ỨNG TỐT YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG

Thượng tá BÙI NGỌC TUYÊNChủ nhiệm Chính trị Binh chủng Pháo binh

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

25

Page 26: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

tảng tư tưởng của Đảng; chủ động tuyên truyền phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường… Từ đó, góp phần giữ vững trận địa chính trị tư tưởng của Đảng trong toàn Đảng bộ và Binh chủng; nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về tình hình nhiệm vụ, đối tác, đối tượng, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng cách mạng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và ý chí quyết tâm, mối đoàn kết thống nhất cao, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giáo dục - đào tạo. Công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng được tổ chức thường xuyên, gắn kết chặt chẽ với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng xứng danh bộ đội Cụ Hồ” và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo sự lan tỏa sâu rộng, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, chiến sĩ khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Công tác tổ chức xây dựng Đảng được triển khai tích cực, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Đã tập trung xây dựng Đảng bộ Binh chủng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; thường xuyên giữ vững nguyên tắc tổ chức và chế độ

sinh hoạt đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng cao. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Công tác bảo vệ an ninh, dân vận, chính sách, nhất là bảo vệ chính trị nội bộ được tiến hành tích cực, bảo đảm an ninh, an toàn; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách đối với quân đội, hậu phương quân đội. Các tổ chức quần chúng có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Trong những năm tới, Quân đội nói chung và Binh chủng Pháo binh nói riêng tiếp tục được Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng về mọi mặt; nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới với nhiều khó khăn, thách thức phức tạp hơn. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng… Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Tiếp tục

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

26

Page 27: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

đổi mới và phát triển, xây dựng Đảng bộ Binh chủng trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, mẫu mực về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao, lãnh đạo xây dựng Binh chủng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Binh chủng hiện đại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và Quân đội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trước tình hình đó, đòi hỏi hoạt động công tác đảng, công tác chính trị phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp và có chất lượng, hiệu quả thiết thực để tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nói chung và Binh chủng nói riêng, xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác đảng, công tác chính trị; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt động công tác đảng, công tác chính trị ở các cấp

Thực tiễn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Binh chủng đã khẳng định công tác đảng, công tác chính trị có vị trí đặc biệt quan trọng, trực tiếp bảo đảm cho Binh chủng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao cả trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ của Binh chủng hiện nay, cần tiếp tục quán triệt, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp nhận thức đúng tầm quan trọng, sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Xác định rõ đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng; mặt công tác cơ bản của lãnh đạo, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp, đảm bảo ở đâu có bộ đội là ở đó có hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Cùng với đó, cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm cho hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn đúng định hướng chính trị, có tính thuyết phục, tính hiệu quả cao. Cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, các nhiệm vụ, song cần tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, giáo dục chính trị, tư tưởng; phát huy vai trò công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ chủ yếu, nhất là nhiệm vụ mới, khó khăn, phức tạp, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, giáo dục - đào tạo, diễn tập, tham gia các hội thi, hội thao trong nước, khu vực và quốc tế, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. Cấp ủy, tổ chức đảng phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, đề ra chủ trương, biện pháp sát thực, hiệu quả; gắn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên với kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động công tác đảng, công tác chính trị.

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

27

Page 28: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Theo đó, phải tập trung xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu, thực sự là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII), Chỉ thị số 855 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Tăng cường giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì về trách nhiệm nêu gương, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, phương pháp, tác phong, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, khắc phục nhận thức không đúng, xem nhẹ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, mà thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện ở các cấp.

Hai là, tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp

Chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị phụ thuộc trước hết vào năng lực của người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành. Vì vậy, trước hết các cấp cần quán triệt, thực hiện tốt quy định của Tổng cục Chính trị về chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của chính ủy, chính trị viên, chủ nhiệm chính trị; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thường xuyên quan tâm kiện toàn về số

lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, làm cơ sở để phát huy vai trò nòng cốt trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Thông qua công tác đào tạo, hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng cho cơ quan, đội ngũ cán bộ chính trị có kiến thức toàn diện, nhất là kiến thức chuyên sâu, khả năng vận dụng tổng hợp các hình thức, phương pháp, phương tiện tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo cương vị, chức trách được giao. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng những vấn đề cơ bản lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học nghệ thuật quân sự. Đồng thời, làm rõ những vấn đề mới về lĩnh vực xã hội, kỹ năng giáo dục, thuyết phục quần chúng; phương pháp, tác phong công tác, giữ vững nền nếp, chế độ hoạt động; sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành; chống quan liêu, mệnh lệnh, phô trương, hình thức. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực, khả năng tiến hành công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở cơ sở, bảo đảm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, xứng đáng với vai trò là người “chủ trì về chính trị” trong đơn vị, nhà trường.

Ba là, thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ

Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

28

Page 29: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

huy, cơ quan chính trị các cấp phải luôn bám sát tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, đời sống xã hội, tình hình thế giới, khu vực, yêu cầu nhiệm vụ, những vấn đề tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, nâng cao khả năng dự báo. Qua đó đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng với thực tiễn đơn vị; kịp thời định hướng, cổ vũ và phát huy nhân tố tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, ngăn chặn và loại bỏ ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, ý chí quyết tâm bộ đội. Đây vừa là yêu cầu trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, vừa thể hiện năng lực của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, đội ngũ cán bộ chính trị và cơ quan chính trị đối với hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác đảng, công tác chính trị. Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của trên, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp phát huy sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức và chính sách, giữa giáo dục với quản lý hành chính, giữa giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, phương tiện trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị

Cấp ủy, chỉ huy, cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên các cơ quan, đơn vị

phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò của các tổ chức, sử dụng mọi nguồn lực, phương tiện vật chất, kỹ thuật vào tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; quan tâm, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội và thực hiện các chính sách hậu phương quân đội, tạo ra phong trào hành động cách mạng sâu rộng thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời, đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp, cơ quan tham mưu, hậu cần, kỹ thuật trong tham gia tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ Quân đội nói chung và xây dựng Binh chủng nói riêng trong thời gian tới đặt ra yêu cầu cao đối với hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; do vậy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Coi đó là nhân tố quyết định xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.

B.N.T

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

29

Page 30: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 70 NĂM CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH XÂY DỰNG NGÀNH HẬU CẦN THEO HƯỚNG

“CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI”, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG

PHÁO BINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Ngay từ những ngày đầu thành lập và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,

mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành Hậu cần Pháo binh luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, bám sát hoạt động của bộ đội, chủ động khai thác, tạo nguồn, bảo đảm đầy đủ, kịp thời nhu cầu hậu cần cho các đơn vị pháo binh chiến đấu, góp phần lập những chiến công vang dội, xây đắp nên truyền thống “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” của bộ đội Pháo binh anh hùng. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, ngành Hậu cần Binh chủng, trực tiếp là Cục Hậu cần đã làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác, tạo sự chuyển biến tiến bộ cơ bản, vững chắc trên các mặt bảo đảm, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của Binh chủng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (27/3/1951-27/3/2021), với những thành tích đạt được, ngành Hậu cần Binh chủng Pháo binh vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; được Bộ Quốc phòng và Binh chủng Pháo binh tặng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, dự báo tình hình thế giới, khu vực, trong nước còn nhiều diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe bộ đội và công tác bảo đảm hậu cần. Nhiệm vụ của Quân đội và Binh chủng trong những năm tới có bước phát triển mới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ rõ: “…xây dựng Binh chủng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Binh chủng hiện đại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao…”. Yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Binh chủng trong giai đoạn phát triển mới đặt ra cho ngành Hậu cần Binh chủng những mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao hơn.

Phát huy thành tích, kinh nghiệm trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngành Hậu cần Binh chủng đã và đang triển khai nhiều giải pháp mang tính đồng bộ; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt “3 đột phá”, nhằm tạo chuyển biến tiến bộ toàn diện hơn nữa trên các mặt công tác. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng toàn diện, vững chắc về công tác tham mưu, chỉ

Đại tá TRƯƠNG QUỐC CHÍNHChủ nhiệm Hậu cần Binh chủng Pháo binh

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 70 NĂM CHIẾN ĐẤU, TRƯỞNG THÀNH XÂY DỰNG NGÀNH HẬU CẦN THEO HƯỚNG

“CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI”, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG

PHÁO BINH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

30

Page 31: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

đạo, hướng dẫn, bảo đảm giữ vững và từng bước nâng cao đời sống, sức khỏe bộ đội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ

Tiếp tục quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nhất là Nghị quyết số 623-NQ/QUTW, ngày 29/10/2012 và Kết luận số 86-KL/QUTW, ngày 25/01/2018 của Quân ủy Trung ương; Kế hoạch số 357-KH/ĐU ngày 27/12/2012 và Kết luận số 283-KL/ĐU ngày 22/3/2018 của Đảng ủy Binh chủng về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác Hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng đẩy mạnh xây dựng, kiện toàn tổ chức biên chế cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp, từ cơ quan Binh chủng đến đơn vị cơ sở bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổ chức lực lượng của Binh chủng; đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Binh chủng trong thời kỳ mới; xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch công tác hậu cần thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng nhiệm kỳ 2020-2025, gắn với lộ trình thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, ...

Trước mắt, tập trung tham mưu, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện tốt Đề án “Quy hoạch hệ thống kho hậu cần”, “Quy hoạch hệ thống bệnh xá”; Dự án xây dựng Lữ đoàn Pháo binh 675 tại miền Trung. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần gắn với đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong Quân đội theo hướng tăng cường phân cấp cho đơn vị, mở rộng đấu thầu rộng rãi; thực hiện xã hội hóa một số mặt công tác hậu cần phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của Binh chủng và nền kinh tế thị trường. Cùng

với đó, Cục Hậu cần tiếp tục tham mưu, chỉ đạo hậu cần toàn Binh chủng đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” theo hướng bền vững, thiết thực, hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, hướng vào thực hiện tốt công tác hậu cần.

Cục Hậu cần Binh chủng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn kiện hậu cần tác chiến; duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu về hậu cần; tổ chức quản lý, bảo quản tốt vật chất hậu cần dự trữ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp theo Chỉ lệnh số 15/CT-TM, ngày 03/12/2018 của Tổng Tham mưu trưởng và Chỉ lệnh số 152/CL-HC, ngày 24/01/2019 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Chỉ thị số 25/CT-BTL ngày 12/8/2019 của Tư lệnh Pháo binh. Đồng thời, tăng cường huấn luyện, luyện tập, diễn tập bảo đảm hậu cần, nhằm hoàn thiện các phương án, nâng cao khả năng cơ động và kỹ năng thực hành bảo đảm hậu cần cho các đơn vị pháo binh trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng, trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Cùng với đó, Ngành tích cực nghiên cứu, tham mưu cải tiến, đổi mới trang bị, phương tiện hậu cần, nhất là trang bị hậu cần bảo đảm cho dã ngoại, phù hợp với lộ trình hiện đại hóa Binh chủng.

Đối với công tác bảo đảm hậu cần thường xuyên, thời gian tới, Hậu cần Binh chủng tập trung xây dựng, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hậu cần giai đoạn 2020-2025. Trong đó, chú trọng tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo đảm hậu cần; tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm hậu cần, nhất là công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội. Ngành tiếp tục làm tốt công tác khai thác, tạo nguồn; phát huy vai trò nòng cốt

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

31

Page 32: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

đẩy mạnh tăng gia, sản xuất theo hướng “Tập trung, khép kín, bền vững, hiệu quả”, phù hợp với điều kiện từng đơn vị. Chỉ đạo hoàn thiện, nhân rộng mô hình “5 cơ bản”; chỉ đạo các đơn vị tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; kết hợp chặt chẽ tăng gia, chăn nuôi với chế biến, quyết tâm giữ vững và cải thiện bữa ăn của bộ đội. Hằng năm, phấn đấu 100% bếp ăn trong Binh chủng đạt tiêu chuẩn “Bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”.

Đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội, Ngành hướng vào “Xây dựng đơn vị quân y 5 tốt”. Trọng tâm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để xảy ra dịch bệnh trong đơn vị; chỉ đạo quân y các cấp duy trì nền nếp, chế độ công tác chuyên môn; chú trọng làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội ngay ở tuyến cơ sở; giữ vững tỷ lệ quân số khỏe trên 98,5%. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực, đầu tư mua sắm trang, thiết bị nâng cao khả năng chuyên môn của quân y các tuyến; đầu tư xây dựng Bệnh xá Lữ đoàn 45, Lữ đoàn 490 đủ điều kiện khám, chữa bệnh. Chỉ đạo quân y các cấp đẩy mạnh thực hiện chương trình kết hợp quân - dân y, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân, xây dựng địa bàn đóng quân, “thế trận lòng dân” vững chắc.

Đối với công tác doanh trại, xăng dầu, vận tải, Ngành Hậu cần Binh chủng tiếp tục chỉ đạo hướng vào thực hiện mục tiêu của các phòng trào thi đua: “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, sáng, xanh, sạch đẹp”, “Quản lý, sử dụng xăng dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”, “Xây dựng đơn vị vận tải chính quy, an toàn, hiệu quả”. Trong đó, tập trung đẩy mạnh triển khai các công trình, dự án đã được phê duyệt; duy trì nghiêm các quy chế, quy định trong đầu tư xây dựng cơ bản; tăng

cường quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng, tiến độ thi công các dự án, công trình. Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý chặt chẽ đất quốc phòng theo quy định. Phát huy kết quả đã đạt được, Ngành tiếp tục chỉ đạo các đơn vị huy động nội lực củng cố doanh trại, cảnh quan môi trường; đồng thời, tạo nguồn, bảo đảm đầy đủ chế độ tiêu chuẩn doanh cụ, điện, nước, nâng cao điều kiện sinh hoạt của bộ đội. Tăng cường phân cấp, tạo nguồn, quản lý chặt chẽ, đảm bảo ổn định, vững chắc xăng dầu cho các nhiệm vụ của Binh chủng, nhất là đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Tiếp tục phấn đấu tiết kiệm 10% hạn mức xăng dầu và điện năng theo quy định, đưa phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào chiều sâu.

Thứ hai, thực hiện quyết liệt các giải pháp về xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật và cải cách hành chính quân sự

Ngành Hậu cần Binh chủng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp công tác, mở rộng dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch mọi hoạt động công tác hậu cần; duy trì nền nếp chính quy từ cơ quan đến đơn vị cơ sở. Trong đó, tập trung chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định công tác; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng, chuyên ngành, từng thành viên trong chỉ huy Cục đến các trưởng phòng, chủ trì đơn vị trực thuộc, bảo đảm làm việc theo chức trách, nhiệm vụ; cơ quan làm gương cho đơn vị; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quan điểm phục vụ cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần, làm cơ sở cho đổi mới, nâng cao chất lượng công tác. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật, tạo chuyển

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

32

Page 33: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

biến tiến bộ vững chắc về chất lượng, trình độ chính quy và chấp hành kỷ luật; không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu” đi vào chiều sâu; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ quan, kho trạm hậu cần và hoạt động bảo đảm trong huấn luyện, diễn tập, bắn đạn thật ở các cấp... Đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự trong công tác chuyên môn; tích cực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công tác hậu cần.

Thứ ba, nâng cao chất lượng toàn diện, vững chắc về huấn luyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Quán triệt, chấp hành nghiêm túc các chế độ, nền nếp công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhất là Nghị quyết 765-NQ/QUTW ngày 20/12/2012, Kết luận số 60-KL/QUTW ngày 18/01/2019 của Quân ủy Trung ương; Nghị quyết 395-NQ/ĐU ngày 19/3/2013, Kết luận 379-KL/ĐU ngày 23/5/2019 của Đảng ủy Binh chủng về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo” lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức huấn luyện hậu cần theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành làm chính; huấn luyện sát với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, sát đối tượng tác chiến và phù hợp với điều kiện thực tế; huấn luyện cường độ cao, trong điều kiện phức tạp, khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; bảo đảm huấn luyện huấn luyện toàn diện, đúng, đủ nội dung, thời gian cho các đối tượng để không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong đó, tập trung nâng cao trình độ công tác tham mưu hậu cần, khả năng tổ chức bảo đảm, xử trí tình huống cho người chỉ huy và cơ quan hậu cần các cấp; trình độ, khả năng bảo đảm của các phân đội,

các ngành; trình độ, kỹ năng của từng cương vị chức trách, từng cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần và khả năng tự bảo đảm, tự xử trí tình huống của từng cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.

Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình huấn luyện ngày càng phù hợp cho các đối tượng; không ngừng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện theo tiêu chí “Huấn luyện thực chất, kiểm tra thực chất”; kiên quyết chống “Bệnh thành tích” và các biểu hiện bớt xén nội dung, thời gian huấn luyện; phấn đấu kết quả huấn luyện đạt khá vững chắc trở lên.

Cùng với huấn luyện thường xuyên, tích cực tổ chức hội thi các chuyên ngành; hội thi, hội thao ở cấp Binh chủng và các đơn vị với quy mô, hình thức phù hợp, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cơ quan và các đơn vị; tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học vào hoạt động thực tiễn sát với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác bảo đảm hậu cần trong giai đoạn mới.

Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho Binh chủng trong những năm tiếp theo còn nặng nề, gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với những kinh nghiệm trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; đặc biệt được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, mà trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng, Ngành Hậu cần Binh chủng Pháo binh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu xây dựng Binh chủng Pháo binh theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại” trong giai đoạn phát triển mới./.

T.Q.C

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

33

Page 34: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đại tá, TS PHẠM HỒNG SINHChủ nhiệm Kỹ thuật Binh chủng Pháo binh

Binh chủng Pháo binh là binh chủng chiến đấu, binh chủng kỹ thuật, do đó, công tác kỹ thuật (CTKT) đóng vai trò quan

trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Binh chủng, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ). Hiện nay, vũ khí, trang bị, kỹ thuật (VKTBKT) do Binh chủng quản lý, khai thác đa dạng về chủng loại, nhiều thế hệ khác nhau, hầu hết đã qua nhiều năm sử dụng nên xuống cấp, thiếu đồng bộ. Mặc dù Bộ Quốc phòng và Tổng cục Kỹ thuật đã quan tâm bổ sung, nhưng nguồn vật tư kỹ thuật (VTKT) ngày càng khan hiếm. Mặt khác, VKTBKT, nhất là các loại xe, pháo, khí tài, tên lửa cũng thường xuyên được sử dụng với cường độ cao, trong điều kiện hoạt động chủ yếu ở vùng núi, trung du, có địa hình phức tạp, khí hậu nóng, ẩm… Đây là những yếu tố đẩy nhanh sự xuống cấp của VKTBKT. Trong khi đó, khả năng mua sắm, thay thế còn nhiều khó khăn, đội ngũ thợ lành nghề có trình độ chuyên môn cao ngày càng thiếu.

Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng, ngành Kỹ thuật đã quán triệt đầy đủ các chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của trên; tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTKT. Vì vậy, CTKT của Binh chủng những năm qua đã thường xuyên bảo đảm kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và đồng bộ VKTBKT cho

các nhiệm vụ. Tiêu biểu như bảo đảm hệ số kỹ thuật cao nhất cho nhóm VKTBKT làm nhiệm vụ SSCĐ A, A2, diễn tập có bắn đạn thật, bắn pháo lễ; nhóm VKTBKT huấn luyện, đào tạo; tổ chức tiếp nhận, điều chuyển, dồn dịch, thanh xử lý VKTBKT, đạn dược bảo đảm đúng quy định và an toàn tuyệt đối... Các đơn vị trong Binh chủng thực hiện nghiêm quy trình khai thác, sử dụng VKTBKT; xây dựng cơ sở bảo đảm kỹ thuật thống nhất, chính quy, xanh - sạch - đẹp, không để xảy ra cháy nổ, mất mát; thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình, thời gian huấn luyện và kiểm tra trình độ, kỹ năng nghề cho các đối tượng; tham gia các hội thi do cấp trên tổ chức đạt nhiều giải cao. Cuộc vận động 50 trong Binh chủng đã thực sự đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Tuy nhiên, CTKT của Binh chủng vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: Cơ sở bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) chưa theo kịp sự phát triển của yêu cầu, nhiệm vụ; công tác quản lý, quy hoạch mua sắm, sản xuất, cải tiến, bảo đảm đồng bộ VKTBKT chưa có sự đột phá lớn; chất lượng CTKT ở một số đơn vị cơ sở còn thấp; việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào CTKT đạt hiệu quả chưa cao; khả năng khai thác, làm chủ kỹ thuật và BĐKT cho VKTBKT thế hệ mới có nội dung hạn chế; việc duy trì thực hiện nền nếp chính quy ngành kỹ thuật ở một số đơn vị chưa thường xuyên; chế độ báo cáo chưa thực sự đầy đủ các nội dung và đúng quy định...

TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA BINH CHỦNG

TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

34

Page 35: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Hiện nay và trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng Binh chủng Pháo binh có sự phát triển mới, được tiến hành trong điều kiện thuận lợi và khó khăn đan xen. Với việc đẩy mạnh hiện đại hóa một số lực lượng và từng bước hiện đại hóa quân đội theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, có khả năng sẽ có nhiều loại VKTBKT pháo binh thế hệ mới được đưa vào trang bị; Bộ Quốc phòng dự kiến sẽ triển khai khôi phục lại một lữ đoàn pháo binh và một lữ đoàn tên lửa SSCĐ; cùng với VKTBKT mới (nếu có), Binh chủng vẫn phải tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả các loại VKTBKT hiện có... Điều đó đặt ra cho CTKT của Binh chủng những yêu cầu ngày càng cao hơn. Để tiếp tục nâng cao chất lượng CTKT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Binh chủng trong tình mới, các cơ quan, đơn vị trong toàn Binh chủng cần tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung làm tốt một số nội dung, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với việc nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật

Các đơn vị pháo binh, trước hết là cấp ủy, người chỉ huy các cấp cần quán triệt sâu sắc hơn nữa, cụ thể hóa Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW ngày 29/11/2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về “Lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng Pháo binh lần thứ XIV vào thực tiễn CTKT của Binh chủng, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực đối với CTKT. Cơ quan kỹ thuật Binh chủng xây dựng, ban hành, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác quản lý, khai thác VKTBKT, tổ chức thực hiện thống nhất trong Binh chủng. Trên cơ sở đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến toàn diện, vững chắc về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với CTKT; nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trên các mặt CTKT. Theo đó, cần tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo CTKT; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, hướng

mạnh về đơn vị cơ sở, làm cho cán bộ, chiến sĩ thấy rõ vai trò quan trọng của CTKT đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị và của Binh chủng, cũng như những thuận lợi, khó khăn của CTKT. Qua đó, xây dựng cho bộ đội pháo binh động cơ, trách nhiệm đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật.

Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải nắm chắc những nội dung, nhiệm vụ CTKT đã làm được, những mặt còn hạn chế, thấy rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp khắc phục hiệu quả trong phạm vi khả năng quyền hạn; từ đó, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc của từng chuyên ngành kỹ thuật, của từng đơn vị trong Binh chủng. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với cơ quan và đơn vị, kho tàng, trạm, xưởng, nhất là đối với đơn vị trực SSCĐ. Qua kiểm tra kịp thời chấn chỉnh những mặt chưa làm được, khắc phục triệt để những mặt yếu, khâu yếu, chú trọng công tác bảo đảm an toàn kho tàng, VKTBKT, an toàn trong huấn luyện và an toàn giao thông. Kiểm tra và bổ sung kịp thời dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy nổ, chống sét; đồng thời, tổ chức luyện tập theo phương án phòng chống cháy nổ, phương án bảo vệ kho tàng theo kế hoạch đã phê duyệt.

Hai là, thực hiện tốt công tác bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật để xây dựng lực lượng pháo binh chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Về công tác bảo đảm trang bị, Cơ quan Kỹ thuật Binh chủng cần chủ động nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, tham mưu cho Bộ Tư lệnh đề xuất với Bộ Quốc phòng mua sắm, trang bị cho lực lượng pháo binh dự bị những VKTBKT mới, hiện đại, phù hợp với con người, cách đánh và địa hình, thời tiết, khí hậu Việt Nam; có tính năng kỹ, chiến thuật tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Đồng thời, rà soát, nắm chắc số lượng, chất lượng và đồng bộ VKTBKT; có kế hoạch điều chỉnh, cân đối,

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

35

Page 36: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

điều động VKTBKT cho các đơn vị ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, phù hợp với thế bố trí pháo binh chiến lược trên địa bàn cả nước, đáp ứng yêu cầu CTKT trước mắt và lâu dài. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao tính năng kỹ, chiến thuật đối với VKTBKT hiện có; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm mô phỏng trong công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT.

Đối với công tác bảo đảm kỹ thuật, tiếp tục tham mưu giúp cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai cho các đơn vị thực hiện tốt các nội dung CTKT; cải tiến, hiện đại hóa VKTBKT pháo binh, tên lửa - khí tài đặc chủng theo hướng tăng độ chính xác, uy lực sát thương và khả năng cơ động, tự động hóa điều khiển hỏa lực, bảo đảm độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình sử dụng. Thường xuyên bảo đảm đủ ngân sách, vật tư, xăng dầu phục vụ cho CTKT của Binh chủng nhằm duy trì số lượng, chất lượng và đồng bộ VKTBKT, nhất là VKTBKT của các đơn vị SSCĐ, huấn luyện, đào tạo. Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu trọng điểm và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, đồng bộ, tái đồng bộ trang bị xe - máy, súng pháo, khí tài, đạn dược, trang bị đo lường cho các đơn vị; tổ chức tạo nguồn, bảo đảm đầy đủ, kịp thời VTKT cho nhiệm vụ BĐKT tại đơn vị, duy trì tốt hệ số kỹ thuật. Thường xuyên kiểm tra, nắm chắc diễn biến chất lượng đạn dược, kịp thời cách ly, xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm theo đúng thủ tục, quy trình, quy định, bảo đảm an toàn. Nâng cao khả năng bảo đảm, sửa chữa của Xưởng 965, phát huy tối đa khả năng sửa chữa vừa VKTBKT của các phân xưởng, nâng cao năng lực sửa chữa tại đơn vị theo phân cấp, kết hợp chặt chẽ giữa sửa chữa tại chỗ và cơ động cho lực lượng pháo binh dự bị. Nâng cao khả năng làm chủ khai thác và BĐKT cho VKTBKT hiện có, mới mua sắm và sau cải tiến nâng cấp. Trong huấn luyện, các đơn vị chú trọng huấn luyện kỹ thuật ở cấp phân đội và huấn luyện khai thác, BĐKT cho VKTBKT pháo binh đặc chủng; kết hợp chặt chẽ, linh hoạt các hình thức,

phương pháp BĐKT; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, mô phỏng trong công tác BĐKT. Tham gia và tổ chức có hiệu quả hội thi kỹ thuật các cấp, nhất là cấp toàn quân. Phát động phong trong thi đua sâu rộng trong toàn Binh chủng; huy động tối đa các nguồn lực vào hoàn thành tốt các mặt công tác BĐKT.

Ba là, tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị kỹ thuật các cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong thực hiện công tác kỹ thuật

Cơ quan, đơn vị kỹ thuật vừa là cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo về CTKT vừa là người tổ chức thực hiện CTKT. Vì vậy, xây dựng cơ quan, đơn vị kỹ thuật có vai trò quyết định đến chất lượng CTKT của Binh chủng. Những năm qua, việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, biên chế cơ quan, đơn vị kỹ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong toàn Binh chủng đã có bước chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ của CTKT trong tình hình mới; sự phát triển nhanh của khoa học - công nghệ và VKTBKT; đặc biệt, lực lượng pháo binh nói chung, cơ quan kỹ thuật nói riêng có sự điều chỉnh tổ chức, biên chế… đòi hỏi công tác xây dựng cơ quan, đơn vị kỹ thuật các cấp phải được tiếp tục coi trọng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn, làm nòng cốt trong thực hiện CTKT. Theo đó, ngành kỹ thuật cần chủ động tham mưu cho đảng ủy, người chỉ huy các cấp tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh việc xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành kỹ thuật trong toàn Binh chủng theo hướng “Tinh, gọn, mạnh, thống nhất”, phù hợp với quy hoạch tổ chức lực lượng Binh chủng và đặc thù của CTKT. Các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, làm tốt công tác quy hoạch xây dựng lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên kỹ thuật theo quy định; tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật có số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng toàn diện. Trước hết, nâng cao chất lượng về chính trị và chuẩn hóa về trình độ, tay nghề, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, cần chú ý gắn quy hoạch với đào tạo, sắp xếp,

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

36

Page 37: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

bố trí sử dụng; tăng cường quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật, thợ kỹ thuật giỏi trên các lĩnh vực kỹ thuật trọng điểm, đặc thù, mũi nhọn và công nghệ cao, làm nòng cốt trong công tác BĐKT, nhất là cho các loại VKTBKT thế hệ mới có ứng dụng công nghệ cao. Để việc thực hiện đạt hiệu quả, toàn Binh chủng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa hình thức; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Các đơn vị duy trì nghiêm nền nếp công tác huấn luyện kỹ thuật; thực hiện huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, sát với thực tiễn hoạt động CTKT, với VKTBKT hiện có và lộ trình hiện đại hóa Binh chủng. Chú trọng kết hợp huấn luyện chuyên môn với giáo dục chính trị, tư tưởng; tăng cường huấn luyện khai thác, làm chủ kỹ thuật đối với VKTBKT thế hệ mới có ứng dụng công nghệ cao; huấn luyện an toàn trong khai thác sử dụng VKTBKT. Ngành Kỹ thuật Binh chủng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, cũng như tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bốn là, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Trong những năm qua, từ đặc điểm VKTBKT pháo binh đa dạng, nhiều chủng loại, thời gian sử dụng đã lâu..., Binh chủng đã chú trọng triển khai nhiều biện pháp thực hiện đồng bộ công tác BĐKT, trong đó đặc biệt ưu tiên cho công tác nghiên cứu khoa học, tích cực đẩy mạnh ứng dụng kết quả các đề tài, dự án và sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ CTKT pháo binh. Với tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn; sự say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Binh chủng đã đạt nhiều kết quả quan

trọng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, về lâu dài chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Để nâng cao chất lượng mặt công tác này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành Kỹ thuật Binh chủng cần chủ động, tự lực nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học - công nghệ để nâng cao khả năng BĐKT. Trong đó, tập trung ưu tiên trước mắt bảo đảm khả năng cơ động, SSCĐ của các phân đội pháo binh làm nhiệm vụ ở địa bàn trọng điểm, đơn vị mới thành lập. Nhanh chóng nắm bắt, áp dụng các công nghệ mới, phương pháp mới vào công tác bảo quản, bảo dưỡng, nâng cao chất lượng sửa chữa, cải tiến, giữ gìn và kéo dài tuổi thọ các loại VKTBKT pháo binh; làm chủ, sử dụng thành thạo và khai thác có hiệu quả các loại VKTBKT mới được trang bị. Đồng thời, kịp thời báo cáo Bộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cơ sở nghiên cứu từng bước giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay của pháo binh, như: Vấn đề cơ động; tăng tầm bắn, tăng uy lực của vũ khí; về quan sát đêm và đánh đêm; về tự động hóa chỉ huy, điều khiển hỏa lực; vấn đề BĐKT cho các đơn vị pháo binh, tên lửa trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao...

Cùng với đó, phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở tất cả các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác; tích cực áp dụng và nhân rộng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật điển hình; có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời để phong trào không ngừng phát triển, phát huy hiệu quả trong công tác BĐKT.

Trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới, việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp trên là cơ sở quan trọng để ngành Kỹ thuật Binh chủng hoàn thành thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Binh chủng “Cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”./.

P.H.S

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

37

Page 38: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGHỘI THI, HỘI THAO

LỰC LƯỢNG PHÁO BINH - TÊN LỬA DỰ BỊ Đại tá KIỀU VĂN MINH

Phó Tham mưu trưởng Binh chủng

Hội thi, hội thao là một nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện chiến đấu của lực lượng Pháo binh - Tên lửa

dự bị nhằm đánh giá kết quả huấn luyện và cổ vũ phong trào thi đua trong huấn luyện; đồng thời, qua hội thao, hội thi rút ra những bài học kinh nghiệm, kịp thời vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, góp phần không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hội thi, hội thao; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chỉ lệnh công tác quân sự quốc phòng của Tổng Tham mưu trưởng, những năm gần đây công tác hội thi, hội thao của các đơn vị Pháo binh - Tên lửa dự bị được Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Binh chủng; các cơ quan chức năng; cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, có nền nếp, đem lại hiệu quả thiết thực; trình độ, năng lực của từng cá nhân, phân đội, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong Binh chủng được nâng lên. Tuy nhiên, qua hội thi, hội thao còn bộc lộ một số hạn chế như: Cấp ủy, chỉ huy một số đơn vị cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác hội thi, hội thao; sự phối hợp, hiệp đồng giữa cá nhân, phân đội chưa chặt chẽ; kết quả của một số cá nhân, đơn vị chưa vững chắc; chất lượng rèn luyện thể lực của một số đồng chí chưa toàn diện...

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cuộc diễn tập, hội thao, hội thi ở trong nước, khu vực và quốc tế theo chủ đề năm công tác 2021 đã được Bộ xác định và những năm tiếp theo cần tập trung làm tốt một số nội dung, biện pháp chính sau đây:

Một là, làm tốt công tác chuẩn bị cho hội thi, hội thao

Trước hết, cơ quan chức năng các cấp cần xác định những nội dung, đối tượng cần tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện; mục đích, thời gian, quy mô, địa điểm tổ chức; sớm tham mưu, đề xuất với cấp ủy, người chỉ huy và xây dựng kế hoạch hội thi, hội thao và làm công tác chuẩn bị. Kế hoạch phải được chuẩn bị kỹ, chặt chẽ, khoa học, có tính khả thi cao. Tùy từng cấp, từng quy mô hội thao, hội thi, nhất là cấp lữ đoàn, Binh chủng phải thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo, xây dựng đề thi và ban hành quy chế hội thi, hội thao. Để các cuộc hội thao, hội thi được tổ chức chặt chẽ, đúng định hướng và đạt chất lượng cao, trong thành phần ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo thường là lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, cơ quan và cán bộ có trình độ, nhiều kinh nghiệm... Qui chế hội thao, hội thi phải được nghiên cứu xây dựng chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ, có cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá chính xác kết quả của từng cá nhân, phân đội tham gia hội thi, hội thao và làm cơ sở cho đơn vị tổ chức huấn luyện, ôn luyện. Đề thi cũng phải được chuẩn bị một cách khoa học, chuẩn xác, đúng lý luận, đúng tiêu chuẩn,

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

38

Page 39: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đại tá KIỀU VĂN MINH Phó Tham mưu trưởng Binh chủng

sát thực tiễn bảo đảm cho người, phân đội dự thi phát huy được trình độ năng lực, tính năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động khi thực hiện nhiệm vụ mà đề thi đặt ra.

Khi có kế hoạch hội thi, hội thao, các cơ quan, đặc biệt là ban tổ chức chủ động tập huấn, bồi dưỡng các nội dung cơ bản cho ban giám khảo, vừa để nâng cao trình độ, vừa mang lại tính thống nhất cao trong quá trình coi, chấm thi; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị làm công tác chuẩn bị, tổ chức luyện tập…. Đơn vị đăng cai và làm công tác phục vụ hội thi, hội thao sớm có kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chuẩn bị mọi mặt bảo đảm cho hội thi, hội thao với khả năng, điều kiện tốt nhất, từ nơi ăn, ở, trang thiết bị, vật chất, giảng đường, thao trường, bãi tập và tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho hội thi, hội thao.

Riêng đối với nhiệm vụ Hội thao quân sự quốc tế Army Games, phải được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động trong tham mưu, đề xuất; phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị bạn để chuẩn bị mọi mặt về thành phần tham gia đội tuyển; thao trường huấn luyện; bảo đảm cơ sở, vật chất, trang bị, vũ khí; các điều kiện luyện tập… chuẩn bị các điều kiện hướng tới mục tiêu tổ chức Hội thao quân sự Pháo binh toàn quân và xa hơn là Pháo binh Việt Nam đủ điều kiện đăng cai Hội thao quân sự quốc tế Army Games nội dung pháo thủ giỏi “khẩu đội súng cối”.

Hai là, nội dung hội thi, hội thao phải toàn diện, thiết thực, sát thực tế chiến đấu, cường độ cao, sát đối tượng, phù hợp với điều kiện tác chiến mới

Mục đích của hội thi, hội thao nhằm đánh giá trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và phân đội và đánh giá trình độ, khả năng tổ chức, hiệp đồng chiến đấu của các cấp, khả năng cơ động lực lượng, khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị pháo binh - tên lửa theo các tiêu chuẩn qui định. Đồng thời, nâng cao trình độ huấn luyện của cán bộ, chiến

sĩ các cấp pháo binh - tên lửa trong toàn Binh chủng theo tinh thần Nghị quyết số 765-NQ/QUTU của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết số 395 của Đảng ủy Binh chủng về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”. Trên cơ sở đó, ban chỉ đạo xác định những nội dung hội thao, hội thi toàn diện trên các mặt công tác lớn như: Huấn luyện quân sự, huấn luyện giáo dục chính trị, huấn luyện hậu cần, huấn luyện kỹ thuật; tổ chức cho các đơn vị ăn ở dã ngoại, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính qui… Nội dung hội thi, hội thao phù hợp với tính chất, đặc thù, nhiệm vụ, chức năng của từng đơn vị pháo binh, tên lửa; sát đối tượng, sát điều kiện tác chiến; bảo đảm cho chỉ huy, đơn vị các cấp phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nội dung hội thi, hội thao phản ánh đầy đủ, thực chất trình độ của cán bộ, chiến sĩ, đơn vị trong phối hợp hành động, trình độ tổ chức chỉ huy, khả năng cơ động, hiệp đồng chiến đấu, thông qua đó, cán bộ chiến sĩ được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, phẩm chất chiến đấu.

Để bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cá nhân, phân đội, nội dung hội thi, hội thao ngoài các tiêu chuẩn cá nhân và tập thể theo qui định, còn lồng ghép các hình thức chiến thuật, các tình huống sát thực tế để cá nhân đơn vị tham gia xử trí. Điều đó đòi hỏi người chỉ huy và đơn vị phải tập trung mọi khả năng, đầu tư thời gian suy nghĩ, thảo luận bàn bạc, vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc nghệ thuật quân sự, cách đánh pháo binh, nguyên tắc, quy định công tác ngành, từ đó mới đưa ra được phương án xử trí đúng. Thực tế quá trình hội thi, hội thao cho thấy, một số đơn vị pháo binh - tên lửa tham gia chưa thể hiện đầy đủ, toàn diện trí tuệ, tư duy quân sự của người chỉ huy; trình độ, kỹ năng, kỹ xảo của cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, một số cá nhân, đơn vị chưa thể hiện được bản lĩnh tự tin, nắm vững nguyên tắc, kết hợp lý thuyết với thực tiễn để xử trí linh hoạt các tình huống.

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

39

Page 40: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Ba là, xác định các yêu cầu trong hội thi, hội thao sát thực, khoa học; đổi mới căn bản phương pháp tổ chức và điều hành hội thi, hội thao

Để hội thi, hội thao hiệu quả, thành công, ban chỉ đạo, ban tổ chức xác định một số yêu cầu cơ bản cho hội thi, hội thao như sau:

Thứ nhất, nội dung hội thi, hội thao phải thiết thực, sát với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo tiêu chuẩn qui định.

Thứ hai, đối với các đơn vị tham gia hội thi, hội thao: Phải triệt để chấp hành nghiêm điều lệ, quy chế hội thi, hội thao và giữ nghiêm kỷ luật quân đội trong mọi lúc, mọi nơi; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị trong quá trình tham gia hội thi, hội thao; luôn thể hiện trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao, bình tĩnh, tự tin, đoàn kết, khiêm tốn học tập lẫn nhau.

Thứ ba, đối với ban tổ chức, ban giám khảo hội thi, hội thao: Chuẩn bị đầy đủ vật chất, tổ chức hội thi, hội thao chặt chẽ, an toàn; mang hết khả năng, trách nhiệm đánh giá khách quan, trung thực, thực sự công tâm, công bằng, chính xác, đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực và thành tích của mỗi cá nhân và các đơn vị tham gia dự hội thi, hội thao.

Về phương pháp tổ chức và điều hành hội thi, hội thao, Ban tổ chức phát huy tính độc lập, tự chủ của từng ban chấm thi. Giám khảo bám sát thực tế, điều kiện cụ thể để chấm thi đúng thời gian qui định; điều chỉnh kịp thời khi có biến động về thời tiết, khí hậu. Hàng ngày ban tổ chức có hội ý cùng các ban giám khảo và các đơn vị tham gia hội thi, hội thao để giải quyết và điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý nảy sinh trong quá trình hội thi, hội thao... Đây là phương pháp phát huy cao tính năng động sáng tạo của từng tiểu ban chấm thi.

Bốn là, làm tốt công tác bảo đảm, tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời sau hội thi, hội thao

Để hội thi, hội thao được tổ chức chu đáo, công tác bảo đảm phải được quan tâm thực hiện tốt. Ban tổ chức cần chủ động phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị đăng cai, làm tốt công

tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, nơi ăn, ở, phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tuyển thủ yên tâm tham gia các phần thi. Sau hội thi, hội thao ban tổ chức, ban giám khảo cũng như từng cơ quan, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm để phát huy, làm tốt hơn nữa trong hội hội, hội thao lần sau, kịp thời khuyến khích, động viên tập thể và cá nhân có thành tích tốt, làm cơ sở để tổ chức hội thi, hội thao pháo binh cấp toàn quân; đồng thời, mạnh dạn chỉ rõ những khuyết điểm để khắc phục, đề ra phương hướng, nội dung biện pháp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hội thi, hội thao là dịp tốt nhất để cán bộ, chiến sĩ có điều kiện phát huy năng lực trình độ chuyên môn một cách toàn diện. Thông qua hội thi, hội thao giúp cho ban chỉ đạo, ban tổ chức hội thi, hội thao, cơ quan chức năng và cán bộ các cấp rút ra nhiều kinh nghiệ m tốt để tiếp tục tham mưu chỉ đạo tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị, nhà trường hiệu quả hơn. Đồng thời, qua hội thi, hội thao, giúp Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh đánh giá đúng chất lượng công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong toàn Binh chủng; làm cơ sở tham mưu cho Bộ về công tác hội thi, hội thao Pháo binh cũng như về huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Pháo binh toàn quân.

Quán triệt chủ đề công tác huấn luyện năm 2021 đó là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cuộc diễn tập, hội thao, hội thi ở trong nước, khu vực và quốc tế”. Với sự tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cùng với khí thế quyết tâm lập nhiều thành tích chào mừng Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh anh hùng (29/6/1946-29/6/2021), chúng ta tin tưởng rằng công tác hội thi, hội thao của Binh chủng Pháo binh sẽ gặt hái được nhiều thành công cả trong nước và quốc tế; góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong những năm tới./.

K.V.M

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

40

Page 41: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Diễn tập là hình thức huấn luyện cao nhất, sát thực tế chiến đấu. Diễn tập có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện cho

người chỉ huy, cơ quan và đơn vị về năng lực hoạt động thực tiễn, nâng cao năng lực chỉ huy, trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng hiệp đồng của các bộ phận trong công tác chuẩn bị và thực hành các nhiệm vụ chiến thuật, các trận chiến đấu, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị.

Trên cơ sở quán triệt, nhận thức sâu sắc Nghị quyết 765-NQ/QUTW, ngày 20/12/2012 của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết 1050-NQ/ĐUQC, ngày 09/7/2013 của Đảng ủy Quân chủng Hải quân về lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo, Cơ quan Chủ nhiệm Pháo binh - Tên lửa bờ Hải quân đã chủ động làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, diễn tập đối với các đơn vị tên lửa bờ; xác định đây là khâu đột phá trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, diễn tập của lực lượng tên lửa bờ Hải quân.

Các đơn vị tên lửa bờ của Quân chủng đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc từ công tác chuẩn bị diễn tập cả về con người và vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất bảo đảm; củng cố công sự, trận địa phục vụ cho diễn tập. Chủ động điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo đảm sát với phương án tác chiến của đơn vị. Thành lập các ban chỉ đạo, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nội dung trong các cuộc diễn tập, trong đó, chú trọng chỉ đạo rèn luyện các vai diễn tập và tổ chức luyện tập thuần thục động tác, khẩu lệnh của người chỉ huy, cơ quan và các phân đội. Triển khai nghiêm túc công tác xây dựng đầu bài diễn tập chỉ huy - cơ quan trên bản đồ và ngoài thực địa phù hợp với biên chế trang bị hiện có và yêu cầu nhiệm vụ

của đơn vị, nhất là trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn; trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp, thời gian liên tục cả ngày và đêm.

Đặc điểm tác chiến của các đơn vị tên lửa bờ là khu vực tác chiến rộng lớn, ở nhiều địa hình phức tạp, vũ khí trang bị nhiều, cồng kềnh. Do vậy, trong thực hành diễn tập các đơn vị luôn coi trọng và làm tốt công tác gắn thực hiện nội dung chiến thuật với tổ chức hành quân cơ động đường dài cả bằng đường thủy, đường bộ và đường sắt, ở cả các địa hình phức tạp. Qua đó, chất lượng các cuộc diễn tập của các đơn vị tên lửa bờ hải quân được nâng lên rõ rệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, trong đợt diễn tập TL-17 của Quân chủng, các đơn vị tên lửa bờ đã tổ chức cơ động tuyến Hải Phòng - Cam Ranh, Đà Nẵng - Cam Ranh, Bình Thuận - Cam Ranh bằng đường thủy tổng cộng 1.100 hải lý, đường sắt 2.750km, đường bộ hơn 6.000km, tổ chức bắn đạn thật trúng trực tiếp mục tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ Quốc phòng đánh giá cao, tặng Bằng khen cho các đơn vị và cơ quan Chủ nhiệm Pháo binh - Tên lửa Quân chủng.

Để nâng cao hiệu quả diễn tập của lực lượng tên lửa bờ, Quân chủng Hải quân đã có nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào một số nội dung, biện pháp cụ thể như sau:

Một là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ diễn tập; chủ động làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt từ cơ sở vật chất, thao trường bãi tập, con người

Đây là một trong những nội dung có tính nguyên tắc, quan trọng hàng đầu, nhân tố trực tiếp quyết định bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập của các đơn vị. Các cơ quan, đơn vị,

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DIỄN TẬP LỰC LƯỢNG TÊN LỬA BỜ Đại tá VŨ ĐÌNH NAM

Phòng Pháo binh - Tên lửa bờ, Quân chủng Hải quân

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

41

Page 42: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trước hết là cấp ủy, chỉ huy phải quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Quốc phòng, của Quân chủng về công tác huấn luyện, diễn tập. Trên cơ sở đó xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo diễn tập của đơn vị mình sát, đúng với tình hình, nhiệm vụ của đơn vị; từ đó, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị tên lửa bờ luôn làm tốt công tác quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ được vị trí, ý nghĩa, các chỉ tiêu cần đạt được của nhiệm vụ diễn tập, xây dựng cho bộ đội luôn có ý thức trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cấp ủy đảng các cấp chủ động xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ diễn tập, trong đó xác định, làm rõ chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát với tình hình thực tế của đơn vị, giải quyết triệt để những vấn đề về tư tưởng, công tác tổ chức và bảo đảm cơ sở, vật chất phục vụ cho diễn tập.

Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, xác định một số tình huống và biện pháp xử trí, tổ chức luyện tập, huấn luyện cho bộ đội các nội dung phù hợp với điều kiện ăn, ở giã ngoại. Chỉ đạo công tác soạn thảo văn kiện diễn tập chặt chẽ, đầy đủ, đúng theo quy định; chuẩn bị vũ khí trang bị luôn luôn sẵn sàng chiến đấu tốt, bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm hậu cần cho thực hiện nhiệm vụ. Cùng với việc đó cần làm tốt công tác chuẩn bị bộ đội, trọng tâm là tập huấn, huấn luyện bổ sung cho cán bộ, cơ quan, các phân đội tên lửa bờ những nội dung còn yếu, chưa thống nhất và những nội dung phục vụ trực tiếp cho cuộc diễn tập, nhất là những nội dung thực binh hành quân cơ động trong diễn tập.

Hai là, coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho các lực lượng trực tiếp tham gia diễn tập tại các đơn vị

Đây là một trong những giải pháp nhằm bồi dưỡng, thống nhất thứ tự động tác, nội dung, phương pháp diễn tập cho các đơn vị tên lửa bờ trong toàn Quân chủng. Hàng năm, Quân chủng tổ chức diễn tập mẫu cho các đơn vị tên lửa bờ

tham quan, học tập. Thông qua tổ chức diễn tập mẫu, các đơn vị tổ chức thảo luận, thống nhất về hệ thống văn kiện diễn tập, tổ chức, phương pháp, nội dung thực hành diễn tập cho các đơn vị tên lửa bờ trong Quân chủng. Qua đó, nâng cao trình độ cho các vai tập từ lữ đoàn trưởng, chính ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, các kíp thực hành, rèn luyện động tác, khẩu khí, tác phong quân sự cho quân nhân; thống nhất cách sắp xếp khu vực sở chỉ huy, các vị trí luyện tập của khung tập và thực binh, cách xử trí tình huống trong diễn tập. Ngoài ra, thông qua diễn tập mẫu các đơn vị tên lửa bờ nghiên cứu về âm mưu, thủ đoạn, phương thức tác chiến của địch, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm, kế hoạch chiến đấu của các đơn vị tên lửa bờ sát với thực tế, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, chú trọng đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức diễn tập lực lượng tên lửa bờ sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với trang bị hiện có và nhiệm vụ của Quân chủng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm diễn tập

Các đơn vị tên lửa bờ luôn chú trọng đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức diễn tập, tăng cường diễn tập chỉ huy cơ quan trên bản đồ và ngoài thực địa, có một phần thực binh; nhằm nâng cao năng lực chỉ huy, năng lực tư duy, trình độ vận dụng nguyên tắc lý luận, nghệ thuật quân sự trong hạ quyết tâm, xử trí tình huống chiến đấu của người chỉ huy, cơ quan và các phân đội tên lửa bờ, nhất là trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn; trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp, thời gian liên tục cả ngày và đêm.

Trong thực hành diễn tập, ban chỉ đạo coi trọng vận dụng phương pháp “đạo theo diễn” khi tổ chức chuẩn bị chiến đấu, thực hành chiến đấu. Tổ chức tốt công tác hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia trong từng nhiệm vụ, giai đoạn, tình huống chiến đấu, bảo đảm cho hành động của các thành phần tham gia được tiến hành nhịp nhàng, đúng ý định. Bên cạnh đó các đơn vị tên lửa bờ luôn làm tốt công tác huấn luyện cơ động lực lượng, phòng tránh đánh trả, ngụy trang, nghi binh, phòng chống tác chiến điện tử, phòng

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

42

Page 43: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chống vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt lớn trong quá trình diễn tập.

Nâng cao chất lượng công tác bảo đảm diễn tập, đây là một nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng diễn tập của các đơn vị tên lửa bờ Hải quân, trong đó, ưu tiên bảo đảm đồ dùng, dụng cụ, trang bị cho sở chỉ huy, trang bị, thiết bị hiện đại có tính cơ động cao, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho cơ động lực lượng vào ban đêm, cơ động trong địa hình phức tạp, coi trọng bảo đảm vật tư phục vụ chằng buộc vũ khí trang bị khi thực hành cơ động bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối. Tích cực làm tốt công tác bảo đảm kỹ thuật cho phương tiện, vũ khí trang bị của đơn vị có tình trạng kỹ thuật tốt, sẵn sàng cơ động cao. Làm tốt công tác khảo sát chiến trường, khảo sát hệ thống đường cơ động phục vụ cho các phương án chiến đấu của đơn vị. Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị, địa phương trên địa bàn cơ động, diễn tập để bảo đảm phương tiện, luôn được bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối.

Cơ quan Chủ nhiệm Pháo binh - Tên lửa luôn làm tốt công tác tham mưu cho Quân chủng chỉ đạo các đơn vị ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong tổ chức diễn tập. Trước khi thực hành diễn tập đã tổ chức cho các đơn vị thực hành trên hệ thống mô phỏng của Quân chủng, giúp cho các đơn vị nâng cao được kiến thức cá nhân, kỹ năng, kỹ xảo khi thực hành diễn tập. Trong diễn tập tổ chức truyền hình ảnh của các khung tập về sở chỉ huy, ban chỉ đạo để kịp thời nắm bắt được hoạt động của các khung tập, rút kinh nghiệm kịp thời những điểm còn sai sót trong quá trình diễn tập.

Bốn là, tổ chức tốt các hoạt động thi đua, tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc diễn tập

Đây là một trong những nội dung, biện pháp thiết thực, bổ ích được các đơn vị tên lửa bờ quan tâm triển khai thực hiện, phong trào thi đua được tiến hành thường xuyên trong thời gian diễn tập, đột kích theo từng nhiệm vụ, tập trung đột phá vào các khâu yếu, mặt yếu trong diễn tập. Qua đó, những hoạt động thi đua đã động viên, khích lệ xây dựng tinh thần đoàn kết, ý thức trách

nhiệm, tạo động lực thúc đẩy các cá nhân, các tập thể phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập.

Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi đợt diễn tập là một nội dung trong quy trình diễn tập, được chỉ huy các cấp thực hiện nghiêm túc. Sau cuộc diễn tập tổ chức rút kinh nghiệm theo từng cấp, đánh giá cụ thể những điểm mạnh, điểm yếu trên từng mặt công tác, trong đó, chú trọng phân tích làm rõ nguyên nhân những điểm còn hạn chế trong công tác chuẩn bị, thực hành diễn tập, cơ động lực lượng. Qua đó, chỉ ra trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục trong công tác huấn luyện diễn tập của đơn vị.

Nâng cao chất lượng diễn tập cho lực lượng tên lửa bờ Hải quân là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp rèn luyện cho người chỉ huy, cơ quan và đơn vị về năng lực hoạt động thực tiễn, nâng cao năng lực chỉ huy, trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng hiệp đồng chiến đấu của các phân đội tên lửa bờ trong công tác chuẩn bị và thực hành các nhiệm vụ chiến thuật, các trận chiến đấu, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Do vậy, đòi hỏi cơ quan Chủ nhiệm Pháo binh - Tên lửa của Quân chủng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và các đơn vị tên lửa bờ để làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện nói chung, nâng cao chất lượng diễn tập của các đơn vị tên lửa bờ nói riêng. Trong đó, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm cơ sở, tích cực đẩy mạnh đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng diễn tập và thực hiện tốt công tác bảo đảm trang bị cho lực lượng tên lửa bờ gắn với hiện đại hóa toàn Quân chủng để đảm bảo cho lực lượng tên lửa bờ Hải quân luôn luôn có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình hiện nay./.

V.Đ.N

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

43

Page 44: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CỦA LỰC LƯỢNG PHÁO BINH QUÂN KHU 5

Đại tá KHỔNG MINH HOẢNChủ nhiệm Pháo binh Quân khu 5

Năm 2020, lực lượng vũ trang Quân khu 5 nói chung, lực lượng Pháo binh Quân khu nói riêng tổ chức thực

hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp xảy ra trên địa bàn, làm cho thực hiện nhiệm vụ có lúc bị gián đoạn, chi phối và ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát, chặt chẽ của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, lực lượng Pháo binh Quân khu 5 đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, vừa tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu vừa phòng chống tốt thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương và Nghị quyết 75 của Đảng ủy Quân khu 5 về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”; Chỉ lệnh công tác quân sự quốc phòng của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt nam; Mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu; Hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, các đơn vị pháo binh trong toàn Quân khu đã triển khai toàn diện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập. Trước khi bước vào huấn luyện cấp ủy đảng ở các cơ

quan, đơn vị đều có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo từng giai đoạn huấn luyện với quyết tâm cao và thống nhất, tập trung lãnh đạo đơn vị thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, định mức huấn luyện cho các đối tượng. Trong đó, tập trung lãnh đạo triển khai làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện như: Xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu huấn luyện ở các cấp; chuẩn bị vật chất, mô hình học cụ, thao trường bãi tập… Theo đó, các đơn vị pháo binh trong toàn Quân khu đã đầu tư hàng trăm triệu đồng từ nguồn kinh phí trên cấp và quỹ vốn tự cân đối của đơn vị, cùng với hàng ngàn công lao động để củng cố làm mới mô hình học cụ, xây dựng thao trường, bãi tập và trang thiết bị huấn luyện, đã có 13 sáng kiến và 6 cải tiến mô hình học cụ được áp dụng trong các đơn vị. Công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ trước khi vào huấn luyện luôn được các cơ quan, đơn vị chú trọng và thực hiện nghiêm túc, chất lượng. Năm 2020, lực lượng Pháo binh toàn Quân khu đã tập huấn cho trên 1.500 lượt cán bộ; bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, có trên 90% cán bộ tiểu đoàn đạt khá, giỏi (53% đạt giỏi); cán bộ trung, đại đội có trên 75% đạt khá, giỏi (42% đạt giỏi); trên 90% khẩu, tiểu đội trưởng huấn luyện, luyện tập được một số nội dung chuyên ngành pháo binh theo phân cấp.

Quá trình huấn luyện, bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, cấp ủy,

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

44

Page 45: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chỉ huy các cấp thực hiện tốt việc chỉ đạo, quản lý, điều hành và duy trì huấn luyện cho đơn vị chặt chẽ đúng, đủ nội dung chương trình, tiến độ thời gian theo kế hoạch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, thời gian, phương pháp tổ chức huấn luyện bảo đảm đúng quy định trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tập trung huấn luyện sĩ quan chỉ huy và cơ quan theo đúng chế độ, cấp lữ đoàn tổ chức diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 lần trên bản đồ và diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa do Bộ Tham mưu và các cơ quan Quân khu chỉ đạo, kết quả khá. Huấn luyện bồi dưỡng cho hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật theo chế độ quy định; tổ chức huấn luyện bộ đội làm chủ các loại vũ khí, trang bị, kỹ thuật có trong biên chế, kết hợp giữa huấn luyện sử dụng trang bị, khí tài truyền thống với các trang bị mới, hiện đại. Tăng cường huấn luyện dã ngoại, cơ động đường dài, huấn luyện đêm trên các loại địa hình, chú trọng huấn luyện với hành quân rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho bộ đội; kết quả diễn tập vòng tổng hợp của các tiểu đoàn pháo xe kéo, 2 lữ đoàn đạt khá; kết quả huấn luyện kỹ thuật chuyên ngành của các phân đội đạt 100% yêu cầu, trong đó có trên 75% khá, giỏi. Kiểm tra bắn đạn thật các bài bắn theo giáo trình và trong diễn tập chiến thuật các cấp cho 144 đơn vị hỏa lực (139 khẩu đội, 2 trung đội, 3 đại đội), kết quả 99,3% đạt yêu cầu trở lên, 95,8% khá, giỏi, đơn vị đạt giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tham gia diễn tập chiến thuật với binh chủng hợp thành đạt khá, bắn đạn thật đạt giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Các đơn vị tổ chức huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự cho bộ đội xuất ngũ năm 2021 với gần 1.000 chiến sĩ thuộc các phân đội cối 100mm, cối 82mm và ĐKZ-82 để bổ sung nguồn dự bị động viên cho các địa phương; huấn luyện lực lượng dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao cho gần 2.000 cán bộ,

chiến sĩ và trên 4.700 đồng chí thuộc các phân đội pháo binh dân quân tự vệ; kết quả huấn luyện đều đạt khá và bảo đảm an toàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong huấn luyện của lực lượng Pháo binh Quân khu 5 năm 2020 vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế đó là: Việc quán triệt nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu của một số cấp ủy chưa được toàn diện; chỉ đạo điều hành của chỉ huy chưa linh hoạt; soạn thảo kế hoạch, tiến trình biểu, giáo án bài giảng ở một số đơn vị chưa khoa học, tính khả thi chưa cao; mô hình học cụ chưa phong phú, chất lượng chưa cao; trình độ huấn luyện của một số cán bộ còn hạn chế; công tác tổ chức và thực hành huấn luyện, hợp luyện đêm còn lúng túng; chưa kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho bộ đội; một số đơn vị chưa đầu tư nghiêm túc cho sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ bảo đảm huấn luyện.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng huấn luyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong năm 2021 và những năm tiếp theo, lực lượng Pháo binh Quân khu 5 cần tập trung làm tốt một số nội dung biện pháp cơ bản sau:

Một là, thường xuyên quán triệt Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết 75 của Đảng ủy Quân khu về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”; Chỉ lệnh công tác quân sự quốc phòng của Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân khu; Hướng dẫn của các cơ quan chức năng; phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu, phương châm, phương pháp huấn luyện năm 2021 là “Nâng cao chất lượng các cuộc diễn tập, hội thi, hội thao trong nước, khu vực và thế giới”. Qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, xây dựng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện cho mọi đối tượng. Trước hết là người chỉ huy và cơ quan các cấp quản lý, duy

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

45

Page 46: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trì, điều hành huấn luyện chặt chẽ, khoa học không để tình trạng hạ thấp yêu cầu, bớt xén thời gian, nội dung huấn luyện.

Hai là, tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện; ổn định tổ chức biên chế trước khi bước vào huấn luyện và trong suốt quá trình thực hành huấn luyện; phát huy sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ và các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào huấn luyện; tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ huấn luyện cho đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ mới ra trường.

Ba là, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, vận dụng linh hoạt các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện để vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, vừa phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. Chú trọng huấn luyện cho các đối tượng

phù hợp với nhiệm vụ được giao và địa bàn tác chiến. Tăng cường huấn luyện ban đêm, di dịch chuyển trận địa bắn và trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; cơ động trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện kỷ luật xây dựng chính quy, rèn luyện thể lực.

Bốn là, duy trì nghiêm các chế độ trong huấn luyện; chú trọng công tác hội thao ở các cấp tạo điều kiện cho từng cá nhân và phân đội được cọ sát, qua đó tìm ra các phương pháp, biện pháp huấn luyện hiệu quả nhất. Tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc sau mỗi đề mục, từng tuần, tháng, quý, giai đoạn để kịp thời khắc phục những khâu yếu, mặt yếu và biểu dương khen thưởng nhân rộng điển hình, tiên tiến trong đơn vị./.

K.M.H

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

46

Page 47: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đại tá LƯƠNG VĂN TÔNĐoàn trưởng Đoàn S, Quân khu 9

“MẪU MỰC, TIÊU BIỂU” Ở ĐOÀN PHÁO BINH S, QUÂN KHU 9

KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN

oàn Pháo binh S là đơn vị hỏa lực mặt đất chủ yếu của lực lượng vũ trang Quân khu 9, được kế thừa và phát

triển từ những đơn vị pháo binh tiền thân của lực lượng pháo binh miền Tây Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trải qua 58 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đoàn đã có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh; lập được nhiều thành tích xuất sắc, được Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Quân đội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, Đoàn luôn có chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao; các tổ chức vững mạnh; nội bộ đoàn kết, thống nhất, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Có được kết quả đó, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”, trong đó tập trung vào một số nội dung, biện pháp sau:

Thứ nhất, luôn  tập trung xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu

 Đây là nội dung quan trọng hàng đầu

đảm bảo cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Để thực hiện tốt nội dung này, trước hết, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, trọng tâm là Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” thành nghị quyết, kế hoạch, chương trình giáo dục phù hợp với đối tượng, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị. Trong giáo dục chính trị, tập trung đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp; coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; nhiệm vụ, truyền thống của Quân đội, đơn vị. Thông qua đó, hình thành quan điểm, lập trường chính trị giai cấp rõ ràng, nhận thức rõ đối tác, đối tượng; đồng thời, xác định rõ quyết tâm, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả kiểm tra chính trị của Đoàn những năm gần đây, luôn đạt 100% yêu cầu, trong đó có trên 80% khá, giỏi; tư tưởng cán bộ, chiến sĩ ổn định, yên tâm công tác, xác định tốt nhiệm vụ.

Trong xây dựng các tổ chức đảng đã kết hợp chặt chẽ giữa kiện toàn số lượng, bảo đảm

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

47

Page 48: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chất lượng, cơ cấu cấp ủy, chỉ huy, cán bộ chủ trì với bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; phát huy dân chủ, đánh giá đúng thực chất, không nể nang, né tránh, lấy xây dựng cấp ủy, chi bộ trong sạch, vững mạnh làm mục tiêu cao nhất. Đồng thời, chú trọng công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, phát triển đảng viên và kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng nhằm tăng cường sức mạnh lãnh đạo, ngăn ngừa kịp thời những dấu hiệu, hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật. Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm, đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luôn đạt từ 95% trở lên, đặc biệt, nhiều năm gần đây, toàn Đảng bộ không có đảng viên vi phạm kỷ luật không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Đoàn chú trọng xây dựng các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội đồng Quân nhân, Hội Phụ nữ vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chính sách, dân vận; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng gắn với thực hiện các cuộc vận động bằng những chỉ tiêu, nội dung, biện pháp thiết thực.

Thứ hai, thường xuyên  nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật

 Hằng năm, căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”, Mệnh lệnh công tác quân sự, quốc phòng của Tư lệnh Quân khu, Đảng ủy Đoàn đã cụ thể hóa thành nghị quyết với những yêu cầu, nội dung, biện pháp, chỉ tiêu phù hợp và chỉ đạo các đơn vị ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Trước khi vào huấn luyện, Đoàn tập trung kiện toàn, ổn định tổ chức biên chế; chủ động triển khai xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu huấn luyện ở

các cấp; chuẩn bị đầy đủ số lượng, bảo đảm chất lượng hệ thống giáo án, mô hình học cụ, thao trường, bãi tập; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, phương pháp huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, trọng tâm là cán bộ mới ra trường, cán bộ cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham gia huấn luyện. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đổi mới toàn diện cả nội dung, chương trình; công tác quản lý, điều hành; tổ chức, phương pháp kiểm tra, hội thi, hội thao, đánh giá kết quả huấn luyện. Trong huấn luyện luôn bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện thực hành trên súng, pháo; làm chủ vũ khí, khí tài, trang bị, huấn luyện ban đêm, huấn luyện hiệp đồng chiến đấu với bộ binh trong các hình thức chiến thuật; huấn luyện di chuyển, dịch chuyển, cơ động, phòng trách, đánh trả trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử rộng rãi. Chủ động rà soát, bổ sung, điều chỉnh đầy đủ, kịp thời hệ thống văn kiện, phương án chiến đấu; tổ chức luyện tập, diễn tập chỉ huy cơ quan 1 bên 1 cấp trên bản đồ, tham gia diễn tập chiến thuật có một phần thực binh kết hợp bắn đạn thật do Quân khu tổ chức, bảo đảm an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua diễn tập, trình độ chỉ huy của cán bộ và khả năng hiệp đồng chiến đấu của phân đội được nâng lên. Đoàn nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị huấn luyện Giỏi”.

Cùng với huấn luyện, Đoàn đột phá nâng cao chất lượng xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật bằng nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt; chú trọng xây dựng đơn vị “điểm”, duy trì chặt chẽ, đầy đủ, có hiệu quả các chế độ ngày, tuần; thực hiện làm việc theo kế hoạch, chức trách, hành động theo điều lệnh; tăng cường các biện pháp quản lý tư tưởng, kỷ luật bộ đội và các quy định mới về lễ tiết, tác

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

48

Page 49: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

phong quân nhân. Doanh trại, cảnh quan, môi trường của Đoàn luôn chính quy, “sáng, xanh, sạch, đẹp”; trật tự nội vụ gọn gàng, thống nhất; hệ thống dây, giá, biển, bảng, pa-nô, khẩu hiệu đầy đủ, đúng quy định “chính quy, tiêu biểu, mẫu mực”, là môi trường tốt để bộ đội yên tâm công tác, gắn bó xây dựng đơn vị. Nhờ đó, tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của Đoàn luôn bảo đảm tốt, tỷ lệ vi phạm thông thường dưới 0,2%, liên tục giữ vững danh hiệu Đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Thứ ba, luôn  bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, hậu cần phục vụ đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ

 Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kỹ thuật, Đoàn chú trọng duy trì, bảo đảm hệ số kỹ thuật cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập. Do đơn vị đang sử dụng khí tài, trang bị, xe kéo pháo cả cũ và mới, nên Đảng ủy, chỉ huy Đoàn đã kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất loại mới với tăng cường nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, nâng cấp, kéo dài tuổi thọ loại cũ; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chế độ đăng ký, quản lý, thống kê công tác kỹ thuật theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan kỹ thuật cấp trên từng bước mở rộng, nâng cấp khu kỹ thuật và trạm sửa chữa, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đúng, đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, Đoàn đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và An toàn giao thông”.

Đối với công tác hậu cần, đơn vị đã kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn trên cấp với đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống bộ đội. Trong quá trình thực hiện luôn gắn phong trào thi đua “Ngành

Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” với phong trào “Nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”; làm tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe bộ đội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh. Do vậy, những năm gần đây, lượng dự trữ hậu cần sẵn sàng chiến đấu được bảo đảm đầy đủ, kịp thời; hệ thống văn kiện, kế hoạch bảo đảm hậu cần thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung; quân số khỏe luôn đạt 98,5% trở lên. Đặc biệt, đã tập trung quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế quản lý tài chính mới trong quân đội giai đoạn 2018-2025; kiểm soát, quản lý chặt chẽ, đúng thủ tục, nguyên tắc, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm các nguồn ngân sách, quỹ vốn, xăng dầu, điện nước, ...

Thứ tư, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác dân vận

Đảng ủy, chỉ huy Đoàn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn đóng quân tổ chức sửa chữa đường nông thôn, nạo vét kênh mương, sửa chữa cầu, trường học, nhà của người dân; tặng quà, cây, con giống cho đối tượng chính sách và hộ nghèo trên địa bàn... Những việc làm trên đã được cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân đánh giá cao, làm cho hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” được in đậm trong lòng nhân dân.

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Trên địa bàn đóng quân của Đoàn, nhất là khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, chia rẽ

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

49

Page 50: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

mối quan hệ hữu nghị đoàn kết, làm mất an ninh trật tự; tình hình đại dịch Covid-19 còn diễn phức tạp... Nhiệm vụ của Quân khu và của Đoàn tiếp tục có sự phát triển mới. Để giữ vững và phát huy thành tích đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn Pháo binh S xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên, nhiệm vụ của Quân đội và đơn vị. Đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị cả về nội dung và phương pháp tiến hành, nhằm xây dựng cho bộ đội có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng trước những tác động nhiều mặt từ đời sống xã hội, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tập trung đột phá nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là đối với cấp ủy, chi bộ. Tổ chức phong trào thi đua Quyết thắng phải bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong từng giai đoạn, hướng vào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; chú trọng duy trì và giữ vững danh hiệu “Đoàn Pháo binh huấn luyện giỏi”. Đồng thời, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; làm tốt công tác dân vận trên địa bàn đơn vị đóng quân và nơi tham gia diễn tập.

Hai là, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Thực hành huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, tập trung huấn luyện đêm, huấn luyện thể lực và huấn luyện chuyên ngành pháo binh sát với điều kiện địa hình

sông nước. Trong đó, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ các cấp phải được coi là khâu then chốt, là biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị. Phấn đấu các nội dung huấn luyện có 100% đạt yêu cầu, trong đó có 80% khá giỏi trở lên, các nội dung về chuyên ngành pháo binh đạt giỏi; tham gia diễn tập hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tham gia hội thi, hội thao các cấp đạt thành tích cao; bảo đảm an toàn tuyệt đối trong huấn luyện, diễn tập.

Ba là, duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung phương án, kế hoạch tác chiến và tăng cường tổ chức luyện tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục quán triệt nghiêm Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu và Nghị quyết của Đảng ủy Đoàn về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương, tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn đóng quân. Đồng thời, các đơn vị phải thực hiện tốt các nội dung huấn luyện và sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, góp phần giảm nhẹ hậu quả thiên tai, bão lụt.

Bốn là, tăng cường các biện pháp quản lý con người, vũ khí, trang bị, hạn chế thấp nhất các vụ việc vi phạm kỷ luật; coi trọng duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ trong ngày, trong tuần, tạo sự thống nhất cao trong đơn vị; đồng thời, tập trung xây dựng cho bộ đội có ý thức tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước và kỷ luật của Quân đội. Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đặc biệt là Nghị định 100 của Chính phủ.

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

50

Page 51: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Năm là, cần ưu tiên bảo đảm đủ số lượng, chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần dự trữ sẵn sàng chiến đấu theo quy định; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành sử dụng các loại xe, pháo, khí tài, vũ khí, trang bị, kỹ thuật có trong biên chế. Thực hiện tốt cuộc vận động 50 “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị, kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông”. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Bảo đảm tốt công tác hậu cần thường xuyên và đột xuất, nhất là bảo đảm tốt công tác hậu cần phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Xây dựng các bếp ăn của các đơn vị trong toàn Đoàn đạt các tiêu chí của bếp nuôi quân giỏi; bệnh xá Đoàn đạt

tiêu chuẩn đơn vị quân y 5 tốt. Thực hiện công khai tài chính, các chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội minh bạch, rõ ràng, sử dụng đúng mục đích, không để thất thoát, lãng phí. Đồng thời, tích cực tận dụng các điều kiện của đơn vị sẵn có để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống bộ đội, phát huy tối đa và có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị trong công tác tăng gia sản xuất.

Phát huy kết quả đã đạt được, cán bộ, chiến sĩ toàn Đoàn Pháo binh S quyết tâm hoàn thành nội dung, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đoàn nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định; đoàn kết, thống nhất, phát huy trí tuệ, chủ động, sáng tạo, tiếp tục xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

L.V.T

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

51

Page 52: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình

đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học; kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thảo luận nhóm giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, sinh viên có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tham gia vào quá trình học tập; đồng thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục: “lấy người học làm trung tâm”. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các hình thức thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để sinh viên trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu thảo luận các nhiệm vụ học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng viên. Có

nhiều hình thức thảo luận nhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc vào ý đồ và tính chất sử dụng của người dạy, một số hình thức chia nhóm phổ biến là:

Nhóm nhỏ thông thường: Giảng viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (từ 3 đến 5 người) để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật dạy học khác trong tiết học. Nội dung thảo luận của nhóm thông thường là các nội dung nhỏ, thời gian thảo luận ngắn (từ 5 đến 10 phút).

Nhóm rì rầm: Giảng viên chia lớp thành các nhóm “cực nhỏ” khoảng 2 đến 3 người (thường là cùng bàn) để trao đổi rì rầm và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề, nêu một ý tưởng, một thái độ… Để nhóm rì rầm có hiệu quả, giảng viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu, các gợi ý và nói rõ yêu cầu đối với câu trả lời để các thành viên tập trung vào giải quyết. Việc chia lớp thành nhóm nhỏ hay nhóm “rì rầm” là biện pháp khắc phục hiện tượng “người ngoài cuộc” làm tăng hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm.

Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm sau khi thảo luận theo

Đại tá, ThS PHẠM QUỐC ĐẢMTrưởng Khoa GDQP, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU, BIỆN PHÁP KHI VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

52

Page 53: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đại tá, ThS PHẠM QUỐC ĐẢMTrưởng Khoa GDQP, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

cặp. Các cặp (2 hoặc 3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4 đến 6 người để hoàn thiện một vấn đề chung. Đây cũng là một biện pháp khắc phục hiện tượng “người ngoài cuộc”, đồng thời, tạo điều kiện hoàn chỉnh nhiệm vụ học tập với chất lượng cao hơn.

Nhóm đồng tâm: Giảng viên chia lớp thành hai nhóm lớn: Nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó có thể hoán vị cho nhau). Nhóm nhỏ hơn 6 đến 10 người có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao, còn các thành viên khác trong lớp đóng vai người quan sát và phản biện. Hình thức nhóm này rất có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thức trách nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những người trình bày ý tưởng của mình trước tập thể.

Nhóm khép kín và nhóm hở: Nhóm khép kín là các thành viên trong nhóm làm việc trong khoảng thời gian dài, thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập từ giai đoạn đầu tới cuối cùng. Nhóm hở là các thành viên có thể tham gia một hoặc vài giai đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của mình, hình thức này mang lại cho người học nhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực hiện hiệu quả, chủ động về thời gian và phù hợp sức lực.

Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm

Thứ nhất: Học theo nhóm thường sôi nổi, tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập; giúp họ phát triển khả năng diễn đạt, trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng, tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của người học. Điều này đặc biệt có ích đối với những sinh viên nhút nhát, ngại ngùng, ít phát biểu ở lớp.

Thứ hai: Tạo cơ hội thuận lợi để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, sinh viên tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn và lịch sự thể hiện quan điểm của mình, cũng như nhận xét đánh giá ý kiến của bạn, điều chỉnh tư duy của mình.

Thứ ba: Tạo cơ hội để các thành viên trong lớp học làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập, góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy, đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học.

Thứ tư: Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm, đặc biệt là trong học tập các chủ đề có tính sáng tạo cao. Huấn luyện, phát triển các kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp…

Thứ năm: Tạo cơ hội cho giảng viên có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp thảo luận nhóm so với các phương pháp học tập khác. Mặt khác giảng viên còn có thể thu nhận được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của sinh viên.

Một số khó khăn, hạn chế khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

Thứ nhất: Để phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả, đòi hỏi người giảng viên phải có khả năng xây dựng, thiết kế những tri thức trong bài học thành tình huống có vấn đề.

Thứ hai: Để tổ chức một buổi học bằng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả thì cả giảng viên và sinh viên đều phải chuẩn bị, đầu tư nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt ở những lớp học đông thì đây thực sự là một trở ngại.

Thứ ba: Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

53

Page 54: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

các thành viên trong nhóm, thảo luận chỉ có một vài người tham gia tích cực thì dẫn đến tình trạng có một vài người là chủ nhóm còn các thành viên khác là khách ngồi nghe, để mặc cho người kia dẫn dắt và quyết định. Khi đó, thảo luận nhóm sẽ trở thành độc diễn cá nhân giống như phương pháp thuyết trình của giảng viên còn các thành viên khác trở thành “người ngoài cuộc”- Một hiện tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay.

Thứ tư: Sự tác động từ bên ngoài như sự giám sát thường xuyên của giảng viên, yếu tố thi đua giữa các nhóm cũng ảnh hưởng đến quá trình thảo luận.

Có thể thấy rằng, phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác của người học; tạo ra được môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể được phát huy cũng như vai trò xã hội của cá nhân được trải nghiệm. Nếu giảng viên là người có tâm huyết, có quy trình có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì những khó khăn, hạn chế hoàn toàn có thể khắc phục được.

Một số yêu cầu, biện pháp khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Môn học giáo dục quốc phòng là một môn học có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực. Các nội dung có khả năng gắn kết với thực tiễn rất cao vì thế áp dụng phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp.

Mục tiêu của môn giáo dục quốc phòng là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam và công tác quốc phòng và an ninh của Đảng. Vì thế, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc thông qua hình thức thảo luận nhóm mang lại hiệu quả rất cao.

Sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất phần lớn là ở các vùng nông thôn thường rụt rè, ngại phát biểu và thường không dám đưa ra ý kiến của mình. Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy không những giúp cho các em tự giác, tích cực trong học tập mà còn rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt, sự tự tin khi đưa ra ý kiến trong nhóm, sự phân tích, tổng hợp, đánh giá ý kiến của các bạn và đặc biệt giúp các em lĩnh hội kiến thức của môn giáo dục quốc phòng một cách dễ dàng giống như một cuộc trao đổi, trò chuyện cùng nhau. Sinh viên sẽ không cảm thấy các quan điểm, đường lối của Đảng không còn khô khan và khó học nữa.

Để đạt được hiệu quả khi vận dụng phương pháp, cần tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu, biện pháp sau:

Đối với giảng viên, cần phải lập kế hoạch cho buổi thảo luận công phu, chi tiết. Các vấn đề đưa ra thảo luận phải rõ ràng, rành mạch, có ý nghĩa thiết thực đối với nội dung bài học và thu hút được sự nhiệt tình tham gia của sinh viên. Giảng viên cần lựa chọn hình thức chia nhóm thảo luận cho phù hợp với mục tiêu bài giảng của mình. Giảng viên phải đầu tư nhiều thời gian công sức hơn nữa cho việc thiết kế bài giảng, lập kế hoạch cho bài học theo hướng đổi mới, xác định đúng trọng tâm bài giảng đảm bảo khi thảo luận một vấn đề vừa sức, tính khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý của người học để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Giảng viên cần chủ động, tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, các lớp tập huấn để cập nhật thông tin về việc đổi mới phương pháp dạy học; thường xuyên tìm tòi mở rộng sự am hiểu về các tri thức khoa học khác nhau phục vụ cho quá trình giảng dạy; luôn tạo động cơ học tập tốt cho sinh viên để sinh viên chủ

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

54

Page 55: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

động lĩnh hội kiến thức, tự bản thân đặt ra nhu cầu tìm hiểu, tìm tòi kiến thức mới nhằm chiếm lĩnh tri thức; đồng thời, cần bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.

Đối với sinh viên, học tập tự giác, tích cực và sáng tạo hơn nữa. Sinh viên cần có tinh thần, học tập hăng say, thái độ học tập nhiệt tình, hưởng ứng với những xu thế đổi mới trong giáo dục. Bản thân sinh viên cần trau dồi các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa khi thảo luận vấn đề.

Đối với Nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật là nhân tố quan trọng để việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục quốc phòng hiệu quả. Những năm qua, Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, các phương tiện kỹ thuật đôi khi vẫn còn gặp sự cố trong quá trình sử dụng. Do vậy, Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học hiện đại; các phương tiện phát huy được hiệu quả

trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học. Đồng thời, Nhà trường cần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho phong phú phục vụ cho quá trình tìm tòi, khám phá tri thức của sinh viên. Bố trí số lượng sinh viên trong mỗi lớp cần hợp lý hơn, không quá nhiều hoặc quá ít để đảm bảo cho việc chia nhóm thảo luận. Mỗi lớp nên có từ 35 đến 45 sinh viên.

Thảo luận nhóm là một trong nhiều phương pháp dạy học có thể phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. Phương pháp này không những giúp người học tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức mà còn tạo nên một môi trường thuận lợi để người học tham gia vào quá trình giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Để đạt được mục đích này, người giảng viên, sinh viên phải tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cả quá trình chuẩn bị, thực hiện và khi kết thúc; đồng thời, có sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, các khoa, phòng, ban, bộ phận trong toàn Trường./.

P.Q.Đ

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

55

Page 56: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Trong những năm qua, được sự quan tâm theo dõi chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư

lệnh, Thủ trưởng Bộ Tham mưu Quân khu và sự theo dõi giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Pháo binh, lực lượng Pháo binh Quân khu 1 đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đặc biệt là công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Năm 2021, các đơn vị Pháo binh trong toàn Quân khu đã quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”; tổ chức quán triệt Chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu và Mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu; hướng dẫn thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch huấn luyện chiến đấu pháo binh của Bộ Tham mưu Quân khu; làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, từ kế hoạch huấn luyện, thao trường, bãi tập, mô hình học cụ huấn luyện, hệ thống giáo án, mẫu biểu, sổ sách, đăng ký thống kê huấn luyện; chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu. Tập trung chỉ đạo,

bám sát phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, tích cực đổi mới nội dung và phương pháp huấn luyện ở các phân đội, tăng thời gian huấn luyện thực hành, hợp luyện đại đội pháo, luyện chỉ huy bắn cấp tiểu đoàn, huấn luyện đêm, huấn luyện diễn tập vòng tổng hợp ở các cấp; huấn luyện nâng cao khả năng cơ động, khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, duy trì tốt chế độ hội thao hằng tuần, tháng,… Qua theo dõi, kiểm tra các đơn vị, chất lượng huấn luyện và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Pháo binh Quân khu được nâng cao.

Từ kết quả đạt được, cơ quan Pháo binh Quân khu rút ra một số vấn đề trong triển khai huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu giai đoạn 1 của lực lượng Pháo binh Quân khu như sau:

Một là, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ chính trị của đơn vị

Cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn xác định nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nội dung có ý nghĩa quan trọng là nhiệm vụ chính trị của đơn vị, do vậy, đã thường xuyên tiến hành tốt công tác quán

Thượng tá ĐINH BÁ CHIẾNPhòng Pháo binh, Quân khu 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU GIAI ĐOẠN 1 CỦA LỰC LƯỢNG

PHÁO BINH QUÂN KHU 1

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

56

Page 57: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thượng tá ĐINH BÁ CHIẾNPhòng Pháo binh, Quân khu 1

triệt, giáo dục cho mọi cán bộ chiến sĩ nắm chắc được yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể hóa, đó là việc tổ chức quán triệt Chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu và Mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu; hướng dẫn thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu, hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến đấu pháo binh của Bộ Tham mưu Quân khu và các văn bản, hướng dẫn khác của cấp trên. Từ đó, làm cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc nội dung, nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu đạt được trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu với rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy; huấn luyện quân sự đi đôi với giáo dục chính trị, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhận thức đúng đối tượng, đối tác, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó, xây dựng được niềm tin cho mọi cán bộ chiến sĩ, luôn đoàn kết, an tâm công tác, yêu quý đơn vị, phấn đấu học tập, rèn luyện; có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hai là, làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức huấn luyện chặt chẽ

Tích cực, chủ động, chuẩn bị tốt mọi mặt cho ra quân huấn luyện như: Chuẩn bị về vật chất, hệ thống thao trường, bãi tập, mô hình học cụ huấn luyện, hệ thống giáo án, mẫu biểu, sổ sách, đăng ký thống kê huấn luyện; kiện toàn tổ chức biên chế, xác định và giao nhiệm vụ cho đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới. Tổ chức tập huấn cán bộ các cấp cũng như tập huấn khung huấn luyện chiến sĩ mới bảo đảm chặt chẽ

nghiêm túc có chất lượng cao; nội dung tập huấn tập trung vào những vấn đề mới, những nội dung còn yếu và những vướng mắc chưa được thống nhất, từ đó nâng cao được trình độ cho cán bộ huấn luyện, đặc biệt là nâng cao trình độ cho cán bộ khẩu (tiểu đội) trưởng, cán bộ trung đội, đại đội, là những cán bộ thường xuyên trực tiếp huấn luyện và duy trì đơn vị. Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung các văn kiện, kế hoạch, phương án sẵn sàng chiến đấu và tổ chức luyện tập có chất lượng sát với tình hình thực tế của từng đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Trong thực hành huấn luyện, các đơn vị đã thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện được phê duyệt, duy trì chặt chẽ các nội dung huấn luyện; quá trình huấn luyện luôn bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, lấy thực hành là chính; thường xuyên đổi mới hình thức, tổ chức, phương pháp huấn luyện; vận dụng tốt các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện. Tổ chức huấn luyện cho tất cả các đối tượng có trong biên chế của đơn vị; tăng cường huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, huấn luyện hành quân mang vác nặng qua các loại địa hình, thời tiết, trong điều kiện ăn, ở dã ngoại dài ngày. Quá trình huấn luyện cán bộ thường xuyên bám nắm đơn vị, từ bám nắm huấn luyện ở đơn vị cũng như bám nắm ở thao trường bãi tập, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, trình độ nhận thức của từng chiến sĩ để có điều chỉnh trong quá trình huấn luyện cũng như trong quá trình quản lý học tập, rèn luyện, công tác của mọi chiến sĩ trong đơn vị. Phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ trong quá trình huấn luyện. Tăng

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

57

Page 58: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

cường công tác kiểm tra, hội thao trong quá trình huấn luyện để thường xuyên cập nhật được kết quả, từ đó, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời để có biện pháp khắc phục, nâng cao được chất lượng huấn luyện của đơn vị.

Ba là, coi trọng bồi dưỡng cán bộ các cấp nâng cao trình độ huấn luyện

Bồi dưỡng cán bộ huấn luyện là một chế độ quy định, có vai trò quan trọng, nhằm thống nhất về tổ chức, phương pháp, nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu huấn luyện, nâng cao trình độ của người cán bộ huấn luyện; đồng thời, qua đó nâng cao năng lực quản lý, chỉ huy bộ đội trong quá trình huấn luyện. Việc bồi dưỡng cán bộ được duy trì chặt chẽ, thường xuyên và có chất lượng; lựa chọn những đồng chí có trình độ kinh nghiệm và phương pháp huấn luyện tốt nhất để tổ chức bồi dưỡng. Quá trình bồi dưỡng tiến hành truyền thụ về khả năng sư phạm; những kinh nghiệm trong tổ chức phương pháp lên lớp, phương pháp điều hành, duy trì ôn luyện, luyện tập; thực hiện sai đâu sửa đó, những nội dung khó phải có động tác mẫu, hành động mẫu, từ đó nâng cao được trình độ cho mọi cán bộ nâng cao chất lượng huấn luyện đơn vị.

Thời gian tới, lực lượng Pháo binh Quân khu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện, hoàn cảnh có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Các đơn vị tiếp tục quán triệt Chỉ lệnh của Tư lệnh Quân khu về sẵn sàng chiến đấu đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ; Hướng dẫn của Bộ Tham mưu Quân khu về thực hiện Chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh các kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, duy trì nghiêm

chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực cứu hộ, cứu nạn, tuần tra canh gác. Duy trì nghiêm chế độ nổ máy, cơ động xe trực sẵn sàng chiến đấu theo quy định; tăng cường báo động kiểm tra luyện tập các phương án để không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội; xây dựng địa bàn đóng quân an toàn, đơn vị luôn sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động bất ngờ khi có tình huống xảy ra. Tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo; Chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu của Tổng Tham mưu trưởng, Mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu cho cán bộ, chiến sĩ. Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng theo đúng kế hoạch, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng huấn luyện và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Khai thác, sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị, khí tài hiện có của đơn vị, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, lực lượng Pháo binh Quân khu 1 tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao chất lượng và trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; tô thắm truyền thống vẻ vang, góp phần lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Binh chủng Pháo binh anh hùng (29.6.1946 - 29.6.2021)./.

Đ.B.C

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

58

Page 59: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đoàn Pháo phản lực H04 là đơn vị dự bị trực thuộc Binh chủng Pháo binh, được thành lập ngày 09 tháng 8 năm

1978. Ngày đầu thành lập đơn vị đóng quân tại khu vực núi Múc, Hòa Lạc, Sơn Tây, Hà Nội. Từ năm 1982 đến nay, Đoàn đóng quân tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiệm vụ chính trị trung tâm thường xuyên của Đoàn là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Binh chủng. Trải qua hơn 42 năm xây dựng, phát triển, Đoàn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Pháo binh và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tặng nhiều phần thưởng cao quý, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Trưởng thành nhanh, xây dựng mạnh, tiến bộ toàn diện, từng bước vững chắc” của Đoàn và truyền thống vẻ vang “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” của Bộ đội Pháo binh anh hùng.

Trong những năm qua, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng; nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Pháo binh Đảng uỷ, chỉ huy Đoàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng cho cán bộ, chiến

sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; phấn khởi, yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị, có ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị trong toàn Đoàn đã xây dựng nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo; xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Quyết thắng và trong thực hiện các cuộc vận động lớn của Quân đội, Binh chủng. Các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng luôn được củng cố, kiện toàn và thực hiện đúng chức năng, góp phần phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao. Các mặt công tác dân vận, chính sách được thực hiện hiệu quả, gắn chặt với phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội chung sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”… Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết; tư vấn, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt bà con nhân dân… đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân. Năm 2020, Đoàn được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020.

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, XÂY DỰNG ĐOÀN PHÁO PHẢN LỰC H04 VỮNG MẠNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Thượng tá NGUYỄN ĐÌNH DU

Đoàn trưởng Đoàn H04, Binh chủng Pháo binh

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

59

Page 60: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thực hiện phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, lấy thực hành là chính, chất lượng công tác huấn luyện của Đoàn không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong huấn luyện, Đoàn luôn tổ chức huấn luyện chặt chẽ, lấy huấn luyện cơ bản làm cơ sở, huấn luyện kỹ thuật chuyên ngành pháo binh làm trung tâm, huấn luyện cán bộ làm then chốt, coi trọng rèn luyện thể lực; tăng cường tổ chức hội thi, hội thao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cấp. Đoàn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp nhận, huấn luyện chiến sĩ mới và quản lý, huấn luyện lực lượng dự bị động viên; tổ chức diễn tập chỉ huy cơ quan và tham gia diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng có bắn đạn thật đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn, được Bộ Tư lệnh đánh giá cao. Hàng năm, Đoàn có từ 4 đại đội và 1 tiểu đoàn Pháo binh huấn luyện giỏi, năm 2019, 2020 được tặng Cờ “Đơn vị Pháo binh huấn luyện giỏi”.

Chỉ huy các cấp trong toàn Đoàn thường xuyên duy trì nghiêm chế độ nền nếp xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” ngày càng đi vào chiều sâu vững chắc. Nền nếp, chế độ trong ngày, trong tuần được duy trì chặt chẽ; những nội dung mới trong Điều lệnh quản lý bộ đội về mang mặc trang phục, lễ tiết tác phong, xưng hô chào hỏi của quân nhân được hướng dẫn, bổ sung kịp thời bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện; đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện tốt “4 cùng”; toàn Đoàn thực hiện hiệu quả “Ngày pháp luật” hàng tháng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi

giải trí trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng tham gia.

Công tác hậu cần, kỹ thuật của Đoàn luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và đảm bảo cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất khác. Đoàn đã thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; tổ chức tốt tăng gia, chăn nuôi góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ; nhiều đơn vị bảo đảm tự túc được 100% nhu cầu rau xanh, thịt, cá các loại. Giai đoạn giai đoạn 2015-2020, Đoàn được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Chế độ, nền nếp công tác kỹ thuật theo phân cấp được duy trì nghiêm túc; vũ khí trang bị kỹ thuật được quản lý chặt chẽ; thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ hệ thống kho tàng, không để mất mát, cháy nổ xảy ra; bảo đảm an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.

Với những kết quả đã đạt được, năm 2019 Đoàn được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, năm 2020 được tặng Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng, đơn vị đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Đó là cơ sở, tiền đề quan trọng để cán bộ, chiến sĩ Đoàn tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Phát huy kết quả, thành tích đã đạt được, để tiếp tục xây dựng đơn vị vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tập trung xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

60

Page 61: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng xứng danh Bộ đội cụ Hồ” thời kỳ mới gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tạo sự chuyển biến vững chắc trong công tác xây dựng Đảng bộ.

Hai là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, hội thi, hội thao; tập trung đổi mới chương trình, nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện; thực hiện tốt phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát thực tế chiến đấu, đối tượng tác chiến; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học quân sự, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả, thiết thực vào nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Ba là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Pháo binh về công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước… xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” ngày càng vững chắc hơn.

Bốn là, tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất theo hướng tập trung, khép kín, bền vững, hiệu quả; nâng cao chất lượng dự trữ bảo quản và sử dụng sản phẩm sạch và hiệu quả hoạt động của trạm chế biến tập trung. Tích cực cải tạo và tranh thủ các nguồn đầu tư của trên, xây dựng đưa vào sử dụng có hiệu quả khu chế biến tập trung đáp ứng đủ nhu cầu rau, thịt, cá theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội; chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh ở đơn vị.

Năm là, bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật đồng bộ, đủ số lượng, chất lượng tốt cho các nhiệm vụ. Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng chính quy ngành kỹ thuật và thực hiện các mục tiêu về công tác kỹ thuật; công tác bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị, kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”; tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, chấn chỉnh của các cấp, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông; phấn đấu không để xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động loại A, B, hạn chế thấp nhất tai nạn loại C.

Phát huy truyền thống “Trưởng thành nhanh, xây dựng mạnh, tiến bộ toàn diện, từng bước vững chắc”, cán bộ, chiến sĩ Đoàn H04 tiếp tục ra sức phấn đấu xây dựng Đoàn luôn vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

N.Đ.D

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

61

Page 62: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 507-CT/QUTW, ngày 28/7/2014 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tiếp tục đổi mới công

tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Thông tư 151/2018/TT-BQP, ngày 12/10/2018 của Bộ Quốc phòng về công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Binh chủng Pháo binh về công tác thi đua, khen thưởng... những năm qua công tác thi đua, khen thưởng ở Đoàn Pháo binh Tất Thắng luôn được quan tâm, triển khai toàn diện, đồng bộ; chú trọng đổi mới và phát triển sâu rộng, tạo động lực to lớn cổ vũ cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đảng ủy, chỉ huy Đoàn, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã quan tâm lãnh đạo, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp trong nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm, quý, tháng phù hợp, hiệu quả; đã làm tốt công tác kiện toàn, ban hành các quy chế, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về công tác thi đua, khen thưởng; trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, vai trò tham mưu của cơ quan chính trị và ban, tổ thi đua, khen thưởng các cấp được đề cao; chế độ kiểm tra, sơ kết, tổng kết được duy trì nghiêm túc. Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thi đua, nhất là các đợt thi đua cao điểm, đột kích được tiến hành

sáng tạo, đổi mới, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khắc phục được sự trùng lắp trong phát động, tổ chức thi đua. Các đợt thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ thực hiện, với tiêu chí cụ thể, thiết thực, hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột xuất, giải quyết khâu yếu, mặt yếu.

Phong trào thi đua Quyết thắng trong toàn Đoàn được đẩy mạnh, diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Cuộc vận động“Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và địa phương. Công tác xây dựng, nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” được Đảng ủy, chỉ huy Đoàn và các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả, có bước phát triển mới cả diện rộng và chiều sâu; trong đó, chú trọng cả bốn khâu: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Việc tuyên truyền, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến được tiến hành nền nếp, với nhiều hình thức phong phú, tạo ấn tượng và sự lan tỏa sâu rộng trong toàn đơn vị. Công tác khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, ngày càng chính quy, thống nhất và gắn kết chặt chẽ với công tác thi đua, công tác cán bộ; chú trọng khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất, những bộ phận thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.

Toàn đơn vị đã tích cực hưởng ứng và

Thượng tá TRẦN TRUNG KIÊNChủ nhiệm Chính trị Đoàn Pháo binh Tất Thắng

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở ĐOÀN PHÁO

BINH TẤT THẮNG, BINH CHỦNG PHÁO BINH

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

62

Page 63: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thượng tá TRẦN TRUNG KIÊNChủ nhiệm Chính trị Đoàn Pháo binh Tất Thắng

tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” bảo đảm chất lượng. Đã phát động và tổ chức thực hiện tốt các đợt thi đua cao điểm “Mừng Đảng, mừng Xuân, ra quân quyết thắng”; phong trào thi đua “Dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng”,“Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, an toàn tuyệt đối”,“Đoàn kết, lập công, quyết thắng”,“Vững bước dưới cờ Đảng, thi đua giành ba nhất”... chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Đoàn lần thứ XVII, Đại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng Pháo binh lần thứ XIV; phong trào thi đua cao điểm“Đoàn kết, sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao, xứng danh Đoàn Pháo binh Tất thắng anh hùng” chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đoàn (22/8/1945 - 22/8/2020); ... Thông qua thực tiễn tổ chức phong trào thi đua, đơn vị đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo như: “Tuần huấn luyện chất lượng cao”; “Đôi bạn học tập”, “Đôi bạn điểm 10”; “Đại đội Pháo binh huấn luyện giỏi”, “Tiểu đoàn Pháo binh huấn luyện giỏi”, “Pháo thủ toàn năng”…, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trên tất các mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động của đơn vị, bảo đảm cho Đoàn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, “phi chính trị hóa” Quân đội. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã và đang đặt ra yêu cầu mới, ngày càng cao. Toàn Binh chủng và Đoàn đang trong quá trình điều chỉnh tổ chức, biên chế lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh; các tiêu cực, tệ nạn xã hội có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, đời sống một bộ phận cán bộ, chiến sĩ,... Tình hình đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng; bám sát tình hình nhiệm vụ, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến

sĩ nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; trong đó, tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:

Một là,  tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng

Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Để thực hiện tốt, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải căn cứ vào chỉ thị, kế hoạch thi đua của trên và đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị để định ra chủ trương, nội dung, biện pháp lãnh đạo phong trào thi đua phù hợp; đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chính trị, người chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; có phương pháp, tác phong công tác khoa học, nói đi đôi với làm, “phát” đi đôi với “động”, đi đầu, gương mẫu trong thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, lực lượng trong tổ chức phong trào thi đua của đơn vị. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là những hạt nhân gương mẫu, là đầu tàu để cổ vũ, động viên, dẫn dắt cán bộ, chiến sĩ tham gia phong trào thi đua. Phát huy sức mạnh của các cơ quan, nhất là cơ quan chính trị, hội đồng (ban, tổ) thi đua, khen thưởng các cấp trong tham mưu tư vấn, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng, bảo đảm đúng, trúng, hiệu quả. Đề cao trách nhiệm của hội đồng quân nhân và các tổ chức quần chúng trong tổ chức thi đua và xem xét khen thưởng các cá nhân, tập thể, bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, đúng người, đúng thành tích.

Hai là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phong trào thi đua

Về nội dung, phong trào thi đua Quyết thắng phải bám sát nhiệm vụ chính trị, tập trung vào việc khó, việc mới, khắc phục khâu yếu, mặt yếu để xác định nội dung, chỉ tiêu thi đua phù hợp, sát tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của Đoàn; gắn phong trào thi đua Quyết thắng với các phong trào, cuộc vận động, nhất là Chỉ

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

63

Page 64: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Các phong trào thi đua phải được duy trì thường xuyên, trở thành nếp sống đẹp trong các cơ quan, đơn vị và mỗi quân nhân; kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với thi đua đột kích, thi đua cao điểm, nhằm duy trì, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển toàn diện, liên tục, có sức lan tỏa rộng khắp.

Việc phát động thi đua phải được chuẩn bị chu đáo về nội dung, lực lượng, phương tiện, điều kiện, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tránh trùng lặp, coi trọng bước đăng ký, bàn biện pháp tổ chức thực hiện. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, sơ, tổng kết, báo công, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ trong toàn Đoàn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là, thực hiện tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến

Đây là biện pháp quan trọng trong đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục, thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua; là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bài học bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào phát triển.

Để thực hiện tốt nội dung này, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong toàn Đoàn phải sâu sát phong trào, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân; thông qua thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp để phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho điển hình sớm xuất hiện. Coi trọng bồi dưỡng điển hình tiên tiến từ khi còn mới, còn nhỏ để điển hình ngày một hoàn thiện, trở thành mẫu mực để toàn đơn vị học tập, noi theo; nhất là về phẩm chất, năng lực, động cơ thi đua, ý thức,

trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy tác dụng trong mọi điều kiện hoàn cảnh; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau, cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu chung; kiên quyết khắc phục tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên, tự cao tự đại, xa rời tập thể,... Đặc biệt coi trọng làm tốt công tác sơ kết, tổng kết và tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến. Chống mọi biểu hiện rập khuôn, máy móc, thiếu tính sáng tạo. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Tham quan học tập, biểu dương, tôn vinh, nêu gương người tốt, việc tốt, phổ biến kinh nghiệm hay, sáng kiến giỏi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, như: Loa, đài, văn nghệ, báo cáo thành tích, kinh nghiệm, trao đổi, hoặc tổ chức hội thao, thao diễn, tái hiện cách làm hay để mọi người học tập...

Bốn là,  tiếp tục đổi mới công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, dân chủ, chặt chẽ, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ

 Đảng ủy, chỉ huy Đoàn, cấp ủy các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, nắm chắc và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo khen thưởng được tiến hành chặt chẽ, dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc, đúng thành tích. Chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; có thành tích cao, đột xuất với những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.

Thi đua, khen thưởng là nội dung, biện pháp quan trọng của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, do đó, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn, các tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả; bảo đảm cho hoạt động thi đua, khen thưởng được tiến hành thường xuyên, đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa rộng khắp, trực tiếp tạo động lực tinh thần to lớn, cổ vũ, khích lệ cán bộ chiến sĩ trong toàn Đoàn vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.

T.T.K

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

64

Page 65: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

“Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị” là dịp tốt nhất để

cán bộ, chiến sĩ có điều kiện phát huy năng lực, trình độ chuyên môn một cách toàn diện; đánh giá kết quả huấn luyện, rèn luyện trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các cá nhân, phân đội pháo binh - tên lửa. Đồng thời, thông qua hội thi rút ra bài học về công tác chuẩn bị, tổ chức, thực hiện, công tác bảo đảm và phục vụ, phương pháp huấn luyện của các cấp, xác định biện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn đã thường xuyên quan tâm đến tổ chức và tham gia các hội thi nói chung, tham gia “Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực

lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị” nói riêng. Đã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong đó đã chú trọng: “Đột phá huấn luyện, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì, cán bộ trung đội, đại đội”. Quán triệt tinh thần“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong điều kiện hiện nay, tổ chức hội thi, thông qua hội thi sĩ quan là một nội dung, biện pháp thiết thực để rèn luyện, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ.

Từ năm 2013 đến nay, Đoàn đã tổ chức tốt các hội thi: Hội thi“Cán bộ trung đội, đại đội và trợ lý tiểu đoàn” (năm 2013, 2014, 2015); hội thi “Cán bộ tiểu đoàn xây dựng văn kiện kiểm tra chiến thuật đại đội pháo (năm 2014); hội thi “Cán bộ trung, đại đội và trợ lý tiểu đoàn huấn luyện giỏi (năm 2016, 2017, 2018); hội thi “Cán bộ chính trị đại đội, tiểu đoàn (năm 2013, 2014, 2015, 2016) và hội thi “Cán bộ quân sự,

ĐOÀN PHÁO BINH C6 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THAM GIA “HỘI THI SĨ QUAN PHÁO BINH

HUẤN LUYỆN GIỎI LỰC LƯỢNG PHÁO BINH - TÊN LỬA DỰ BỊ”

Tự hào với truyền thống 75 năm của Binh chủng Pháo binh anh hùng, xứng đáng với lời khen tặng “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống “Đoàn kết, chủ động, khắc phục khó khăn, tiến bộ toàn diện” của đơn vị, những năm qua, Đoàn Pháo binh C6 đã có nhiều chủ trương, biện pháp và cách làm thiết thực để nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; từng bước trưởng thành vững chắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Thượng tá NGUYỄN CHÍ CAOPhó Đoàn trưởng - TMT Đoàn Pháo binh C6

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

65

Page 66: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chính trị và cán bộ giảng dạy chính trị cấp cơ sở (năm 2019, 2020).

Năm 2017, Đoàn cử cán bộ tham gia hội thi “Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn và trưởng ban tác huấn năm 2017” do Binh chủng tổ chức, đạt 01 giải Nhì cá nhân toàn năng; năm 2018 tham gia hội thi “Cán bộ chính trị đại đội, tiểu đoàn năm 2018” đạt giải Ba toàn đoàn. Qua đó đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất và phương pháp tác phong của đội ngũ sĩ quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đoàn coi đây là khâu “then chốt của then chốt”, quyết định chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức và tham gia hội thi, đơn vị nhận thấy còn một số hạn chế như: Kết quả hội thi chưa đồng đều, có đồng chí kết quả còn thấp; công tác chuẩn bị có mặt chưa chu đáo; tính tích cực, tự giác và phương pháp ôn luyện của sĩ quan còn hạn chế; công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức ôn luyện và rút kinh nghiệm của cấp trên có nội dung chưa cụ thể, sâu sát...

Năm 2021, Đoàn thực hiện xây dựng đơn vị điểm vững mạnh toàn diện“Mẫu mực, tiêu biểu” và tham gia “Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực lượng pháo binh - Tên lửa dự bị năm 2021”. Đây là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm, cơ hội lớn đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện nhiệm vụ và xây dựng đơn vị.

Tham gia Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi trong điều kiện nhiệm vụ đan xen: Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện chiến sĩ mới, đồng thời, tham gia hội thi “Hậu cần, Doanh trại sáng, xanh, sạch, đẹp; thi tìm hiểu “75 năm

truyền thống Pháo binh; thi báo cáo viên... Thời tiết, khí hậu bước vào cao điểm mùa khô nắng nóng. Mặt khác, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp... Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị cho sĩ quan tham gia “Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị năm 2021”, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn xác định phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy, chính trị viên các cấp và vai trò của ban chỉ đạo, tổ chức, giám khảo với việc nâng cao chất lượng chuẩn bị cho hội thi

Đây là biện pháp quan trọng, quyết định chất lượng, giữ vai trò định hướng, chỉ đạo, tổ chức làm tốt công tác chuẩn bị cho sĩ quan tham gia hội thi. Với tinh thần: “Chuẩn bị tốt để thi đạt giỏi”, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của trên về tổ chức hội thi, đồng thời, cụ thể thành nội dung, chủ trương, biện pháp lãnh đạo trong nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của đơn vị, lịch công tác của chỉ huy, chính trị viên các cấp. Trên cơ sở đó, chỉ huy, chính trị viên đề cao trách nhiệm tổ chức làm công tác chuẩn bị chu đáo, toàn diện, chú trọng tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho sĩ quan tham gia hội thi bằng nhiều hình thức (thông qua tổ chức giao nhiệm vụ, lồng ghép trong giao ban, nhận xét chào cờ, điểm danh, truyền thanh nội bộ, chú trọng qua thực tiễn ôn luyện...), làm cho sĩ quan nhận thức rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu, thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục để nâng cao chất lượng chuẩn bị, quyết tâm tham gia hội thi giành kết quả cao nhất. Tổ chức cho sĩ quan ôn luyện nghiêm túc, nội dung ôn toàn diện, có trọng tâm; phối

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

66

Page 67: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

hợp với các lực lượng để kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.

Cấp trên phải nắm chắc kết quả chuẩn bị và ôn luyện của sĩ quan, trên cơ sở đó phân loại, kết hợp tổ chức ôn luyện chung với ôn luyện, bồi dưỡng riêng. Cử cán bộ có khả năng, sở trường để huấn luyện, bồi dưỡng, giúp đỡ sĩ quan có mặt yếu, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau ôn luyện, chuẩn bị tốt cho hội thi,“không để ai bỏ lại phía sau”. Mặt khác, do nội dung ôn luyện nhiều cần phải có kế hoạch tổ chức ôn luyện xoay vòng; quá trình tổ chức ôn luyện lựa chọn sĩ quan có kết quả tốt, đồng đều, thành lập đội tuyển, tiếp tục tổ chức chuẩn bị, ôn luyện, sẵn sàng tham gia thi cấp Binh chủng. Ban chỉ đạo, ban tổ chức, giám khảo và tổ nội dung tích cực, chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngoài việc xây dựng kế hoạch, quy chế, hướng dẫn và lịch ôn thi sát thực, phải coi trọng tổ chức ôn luyện chặt chẽ, linh hoạt, sát tình hình; tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm theo tuần; xác định biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng ôn luyện cho sĩ quan. Đồng thời, làm tốt công tác hiệp đồng, phối hợp chuẩn bị tốt nhất cho hội thi.

Thứ hai, phát huy cao vai trò tự giác, tích cực ôn luyện, chuẩn bị của từng sĩ quan tham gia hội thi

Đây là biện pháp quan trọng, “khâu then chốt” quyết định chất lượng công tác chuẩn bị cho sĩ quan tham gia hội thi để giành kết quả cao nhất. Các thành phần phải kết hợp chặt chẽ với nhau, chuẩn bị mọi mặt, coi trọng vai trò tự giác, tích cực ôn luyện, chuẩn bị của từng sĩ quan tham gia hội thi. Từng đồng chí sĩ quan phải nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu yêu cầu hội thi; biết khắc phục khó khăn về thời

gian ngắn, nhiệm vụ đan xen (vừa ôn thi, vừa phải quản lý, chỉ huy đơn vị thực hiện nhiệm vụ) chuẩn bị cho hội thi. Nhất là phải chủ động chuẩn bị đầy đủ các vật chất cá nhân, tích cực học cấp trên, học cùng đồng nghiệp, học, ôn luyện cùng chiến sĩ; lấy tự học, tự ôn luyện là chính. Ngoài thời gian Đoàn và cơ quan duy trì, từng sĩ quan tích cực tự học vào giờ nghỉ, ngày nghỉ với tinh thần “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”; phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, vai trò cá nhân, tổ - nhóm, “đôi bạn” học tập, ôn luyện; phấn đấu các nội dung kiểm tra, đánh giá đạt khá, giỏi, quyết tâm đạt kết quả cao nhất trong hội thi sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi cấp Đoàn, sẵn sàng tham gia thi cấp Binh chủng.

Thứ ba, phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu, điều hành và tổ chức bảo đảm tốt mọi mặt chuẩn bị cho sĩ quan tham gia hội thi

Thi sĩ quan pháo binh huấn luyện giỏi gồm nhiều nội dung, yêu cầu cao. Do đó công tác chuẩn bị cho sĩ quan tham gia hội thi phải toàn diện, chu đáo; ngoài việc bảo đảm tài liệu, vật chất ôn luyện cần chú trọng bảo đảm tốt tình trạng kỹ thuật của vũ khí, khí tài, xe - pháo trang bị đồng bộ, đủ điều kiện để tổ chức ôn luyện cho sĩ quan; đồng thời, quan tâm bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho sĩ quan ôn luyện, chuẩn bị cho hội thi.

Phòng Tham mưu là cơ quan trung tâm trong việc phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị xây dựng, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch huấn luyện, ôn luyện sát đúng, không vì chuẩn bị cho sĩ quan tham gia thi mà bớt xén thời gian, nội dung huấn luyện của đơn vị; phối hợp, hiệp đồng các cơ quan, đơn vị

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

67

Page 68: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

tổ chức huấn luyện, ôn luyện nội dung công tác quân sự cho sĩ quan theo kế hoạch và đạt chất lượng cao; tiến hành xoay vòng trong ôn luyện để tăng thời gian thực hành trên trang bị, khí tài, nhất là khí tài mới; sử dụng hiệu quả thao trường, bãi tập hiện có; chủ động làm công văn đề nghị mượn thao trường luyện tập bắn súng AK bài 2 cho sĩ quan. Đồng thời, tăng cường theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực chất kết quả ôn luyện; rút kinh nghiệm huấn luyện, ôn luyện kịp thời tại thực địa và thông qua sinh hoạt, hội nghị giao ban tuần, tháng.

Phòng Chính trị thực hiện tốt chức năng, tham mưu đúng, hướng dẫn sâu, kiểm tra sát, thực hiện hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, nhất là chuẩn bị đủ tài liệu về công tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan tham gia hội thi. Phát huy vai trò thành viên ban tổ chức, tổ nội dung, hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức chuẩn bị, ôn luyện tốt nội dung thuyết trình và thực hành giảng bài cho cho sĩ quan chính trị. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền trước, trong và sau hội thi cấp Đoàn; định hướng, nâng cao nhận thức, xây dựng quyết tâm, tạo khí thế thi đua sôi nổi cho cán bộ, chiến sĩ trong huấn luyện và ôn thi.

Phát huy vai trò cơ quan Hậu cần, Kỹ thuật chỉ đạo bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ của Đoàn, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, ôn luyện và chuẩn bị cho sĩ quan tham gia hội thi. Bảo đảm đúng, đủ tiêu chuẩn, chế độ hậu cần cho các đối tượng; giữ vững và nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm tốt quân trang, quân y, nơi ăn ở, sinh hoạt; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; bảo đảm quân số khỏe 100% cho sĩ quan chuẩn bị tham gia hội thi. Cơ quan Kỹ thuật ưu tiên bảo đảm tốt số

lượng, chất lượng và đồng bộ xe, pháo, vũ khí, trang bị kỹ thuật, đồng thời, tích cực hướng dẫn cho sĩ quan chấp hành nghiêm quy tắc bảo đảm an toàn khi sử dụng, bảo quản, xe, pháo, vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị cho sĩ quan tham gia “Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị năm 2021” đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng; trong đó, nâng cao chất lượng việc kết hợp tổ chức chuẩn bị của cấp ủy, chỉ huy với phát huy cao vai trò từng sĩ quan tham gia hội thi là biện pháp chủ đạo, giữ vai trò quyết định chất lượng hội thi. Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; tổ chức chuẩn bị chu đáo, ôn luyện nghiêm túc, đánh giá thực chất, rút kinh nghiệm kịp thời. Từng sĩ quan tự giác, tích cực tự học, tự rèn, ôn luyện, chuẩn bị tốt, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, biết khắc phục khó khăn, quyết quyết tâm giành kết quả cao nhất.

Thời gian tới, nhiệm vụ của Đoàn đan xen nhiều, hoạt động cường độ cao. Con đường chinh phục “đỉnh cao mới” của đơn vị còn nhiều gian nan, thử thách. Song với kết quả, biện pháp và quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ, Đoàn Pháo binh C6 sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ; tổ chức thành công các hội thi; tham gia “Hội thi Sĩ quan Pháo binh huấn luyện giỏi lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị năm 2021” giành kết quả cao nhất, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Binh chủng Pháo binh anh hùng (29/6/1946- 29/6/2021)./.

N.C.C

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

68

Page 69: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Phương pháp, tác phong công tác là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng người cán bộ. Bồi

dưỡng phương pháp, tác phong công tác là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”...

Cán bộ chính trị cấp phân đội các đơn vị cơ sở là người chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị mình; có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị và mọi mặt hoạt động của đơn vị. Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị cấp phân đội là một khâu, một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cán bộ.

Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị cấp phân đội là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị cùng với sự nỗ lực tự học tập, rèn luyện của cán bộ chính trị cấp phân đội; nhằm bổ sung, phát triển, hoàn thiện phương pháp, tác phong công tác làm cho cán bộ chính trị cấp phân đội hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao. Sự phát triển của Quân đội, Binh chủng, nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở luôn đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội. Cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy đơn vị các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội và đã đạt được những kết quả tốt, góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ nét về chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Từ yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, Binh chủng trong tình hình mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội ở các đơn vị cơ sở lực lượng pháo binh dự bị, cần tập trung làm tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONGCÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI

Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ LỰC LƯỢNG PHÁO BINH DỰ BỊ

Trung tá PHẠM XUÂN QUYẾNKhoa Khoa học XH&NV, Trường Sĩ quan Pháo binh

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

69

Page 70: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Một là, coi trọng xây dựng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị

Đây là tiền đề quan trọng hàng đầu để tổ chức, tiến hành bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Thực tiễn cho thấy, chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội phụ thuộc trước hết ở nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị về hoạt động này. Nếu có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng và phát huy tốt trách nhiệm trong bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội thì đa số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đúng đắn; chuẩn bị tốt kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng; tích cực triển khai, thực hiện kiên quyết, sáng tạo; duy trì có nền nếp hoạt động bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội. Nếu chưa nhận thức đúng đắn, phát huy chưa đầy đủ trách nhiệm, chưa chủ động, tích cực trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, thì kết quả bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội sẽ thấp.

Để xây dựng nhận thức đúng đắn cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị về bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội, cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát; kịp thời đấu tranh khắc phục nhận thức, tư tưởng lệch lạc. Nội dung giáo dục cần toàn diện, trong đó đi sâu giáo dục làm rõ nhận thức và trách

nhiệm cho cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội; thực trạng, yêu cầu và nội dung bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Hai là, kịp thời đổi mới và xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng

Xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp là một vấn đề quan trọng để tạo ra sinh lực cho hoạt động bồi dưỡng. Với sự phát triển nhanh chóng của của nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, đối tượng, lực lượng tiến hành bồi dưỡng trong điều kiện mới, đòi hỏi phải kịp thời đổi mới và xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Đổi mới và xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp cần đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phản ánh đúng quy luật, nguyên tắc, phương châm hoạt động, bám sát sự phát triển của thực tiễn và đặc điểm của từng đối tượng, tránh chủ quan, tùy tiện. Nội dung bồi dưỡng cần toàn diện cả lý luận và thực tiễn, cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng. Khi vận dụng các hình thức, phương pháp bồi dưỡng cần linh hoạt, sáng tạo; tích cực cập nhật nội dung và phương pháp, hình thức bồi dưỡng mới, nghiên cứu, vận dụng, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp để góp phần tạo nên những đột phá trong bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác.

Ba là, phối hợp đồng bộ và huy động sức mạnh của các tổ chức, lực lượng trong

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

70

Page 71: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội

Hoạt động bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội có sự tham gia, hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức, lực lượng. Do đó, nếu hoạt động này có sự phối hợp đồng bộ và huy động sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng nhất định sẽ có kết quả tốt hơn. Thực tế, ở một số đơn vị chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa huy động sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng, thường nảy sinh ùn tắc, lãng phí, chồng chéo… làm giảm kết quả bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ.

Để phối hợp đồng bộ và huy động sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội, đòi hỏi cần phải chăm lo, phát huy tốt vai trò, chức năng, tinh thần đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, cụ thể của các tổ chức, các lực lượng. Trong chỉ đạo, tổ chức tiến hành bồi dưỡng cần phải phát huy tốt vai trò người chủ trì, lực lượng nòng cốt, người tổ chức, điều hành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và khắc phục những bất cập, chưa hợp lý hay hiệp đồng lỏng lẻo trong bồi dưỡng.

Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng của đơn vị với đề cao tính tích cực, chủ động tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội

Hoạt động bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, có sự đan xen, kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng của đơn vị với tự học tập, tự bồi dưỡng. Trong quan hệ biện chứng này, vai trò quyết định suy cho cùng thuộc về bản thân cán bộ chính trị cấp phân đội.

Bởi lẽ, việc bồi dưỡng của các chủ thể ở đơn vị mới chỉ là điều kiện cần thiết, cơ bản, ban đầu để tạo nên nhận thức, kỹ năng cơ bản về phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị cấp phân đội. Hoạt động tự bồi dưỡng của cán bộ chính trị cấp phân đội sẽ chuyển hóa nhận thức, kỹ năng cơ bản được trang bị thành phương pháp, tác phong công tác thực sự của người cán bộ chính trị cấp phân đội, cái cần có trở thành cái hiện có. Thực tế ở các đơn vị cơ sở cho thấy, hạn chế về phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội không phải chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cơ bản mà chính là họ chưa tích cực, chủ động tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện.

Các đơn vị cần quan tâm bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cơ bản, thiết thực, sát với yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chính trị cấp phân đội. Quan trọng hơn, trong chỉ đạo, tiến hành bồi dưỡng cần luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện và đề cao trách nhiệm cán bộ chính trị cấp phân đội trong tự bồi dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện phương pháp, tác phong công tác; tránh áp đặt, buông lỏng, thả nổi hoạt động tự bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội.

Trong thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao, đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của cán bộ chính trị cấp phân đội ngày càng hiệu quả hơn. Đây là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài trong công tác bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay./.

P.X.Q

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

71

Page 72: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Trung tá NGUYỄN ANH GIANGPhân đội chỉ huy C7, Binh chủng Pháo binh

Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ chính trị trung tâm trong thời bình, quyết định khả năng hoàn thành

nhiệm vụ, sức mạnh chiến đấu của mỗi đơn vị. Nhận thức rõ điều đó và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Phân đội chỉ huy C7 đã có nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đột phá về huấn luyện chuyên ngành pháo binh của đơn vị. Giai đoạn 2016-2020, chất lượng huấn luyện của Phân đội được nâng lên, góp phần hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ; Phân đội được cấp trên tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, có 04 Bằng khen của Bộ Quốc phòng, 21 Bằng khen của Bộ Tư lệnh Pháo binh, Giấy khen và Cờ đơn vị đạt giỏi Hội thi “Kỹ thuật - Khí tài đặc chủng toàn quân năm 2017”, giải Ba Hội thi “Sáng kiến, cải tiến mô hình, trang thiết bị huấn luyện Hậu cần lực lượng Pháo binh dự bị”, năm 2019, 2020 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”...

Đạt được thành tích như trên, do Đảng ủy, ban chỉ huy Phân đội và các đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện các mặt công tác, trong đó đã làm tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục, quán triệt các nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ lệnh, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho bộ đội

Lãnh đạo, chỉ huy Phân đội thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục, quán triệt các nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ lệnh, chỉ

thị, hướng dẫn của cấp trên, nhất là Nghị quyết 765-NQ/QUTW ngày 20/12/2012 của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết số 395-NQ/ĐU ngày 19/3/2013 của Đảng ủy Binh chủng về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo, làm cho mọi cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chính trị trọng tâm; nắm chắc các chỉ tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh chính trị, vững vàng, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện; kịp thời động viên, khuyến khích bộ đội phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập rèn luyện, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, kỷ luật quân đội và các quy định của đơn vị, bảo đảm an toàn trong huấn luyện, diễn tập và an toàn trong tham gia giao thông. Đồng thời, Phân đội chủ động hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ đăng ký kết quả huấn luyện và chỉ tiêu phấn đấu từng giai đoạn gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Căn cứ chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu hàng năm của Tư lệnh Binh chủng, Đảng ủy, Ban chỉ huy Phân đội đã trực tiếp xây dựng và

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGÀNH Ở PHÂN ĐỘI CHỈ HUY C7, BINH CHỦNG PHÁO BINH

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

72

Page 73: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, bộ phận ra nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xác định rõ chủ trương, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể có tính đột phá, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Phân đội và từng đơn vị. Đồng thời, Đảng ủy Phân đội thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy các cấp luôn đủ về số lượng, có chất lượng cao, đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện. Trong nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, đã thẳng thắn đánh giá đúng thực chất kết quả huấn luyện, xác định đúng những khâu yếu, mặt yếu và nguyên nhân những hạn chế, yếu kém, những tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết kịp thời. Chú trọng phát huy dân chủ, tinh thần tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nghị quyết, đóng góp những ý tưởng sáng tạo, cách làm hay, biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng huấn luyện. Tổ chức thực hiện nghị quyết chặt chẽ, phân công cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm cá nhân cụ thể, rõ ràng trong triển khai nhiệm vụ huấn luyện. Đảng ủy thường xuyên nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ ở các đơn vị, điều chỉnh, bổ sung kịp thời đáp ứng đủ cán bộ quản lý và trực tiếp huấn luyện, nhất là cán bộ trung, đại đội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm chắc chất lượng huấn luyện để có biện pháp chỉ đạo sát đúng.

Thứ ba, tổ chức thực hiện chu đáo, toàn diện, chất lượng công tác chuẩn bị huấn luyện

Công tác chuẩn bị huấn luyện được Đảng ủy, chỉ huy Phân đội coi trọng, chỉ đạo quyết liệt và tiến hành đồng bộ. Kế hoạch huấn luyện tổng thể và từng ngành được xây dựng hợp lý, khoa học, chi tiết làm cơ sở cho việc điều hành huấn luyện. Hệ thống giáo án, bài giảng của các chuyên ngành được soạn thảo công phu, tổ chức thông qua, giảng thử, chỉnh sửa, phê duyệt chặt chẽ, nghiêm túc. Vật chất, trang bị, khí tài, trang thiết bị phục vụ huấn luyện được các đơn vị chuẩn bị phong phú, đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu huấn luyện; một số đơn

vị đã phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến mô hình, học cụ, thiết bị huấn luyện thiết thực, hiệu quả. Hệ thống thao trường, bãi tập được Phân đội quan tâm đầu tư đúng mức phục vụ có hiệu quả cho huấn luyện. Qua kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện của Bộ Tư lệnh, Phân đội luôn được đánh giá tốt. Đặc biệt, hàng năm, Phân đội xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ từ tiểu đội đến cán bộ trung, đại đội, cán bộ mới ra trường một cách chặt chẽ trước mỗi giai đoạn huấn luyện với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực; kết hợp chặt chẽ giữa việc tổ chức tập huấn với duy trì chế độ học tập tại đơn vị, việc tự học tập, tự bồi dưỡng của cán bộ. Trong đó, tập trung vào những nội dung mới, nội dung còn yếu, chưa thống nhất; vào phương pháp tổ chức và điều hành huấn luyện, luyện tập; phương pháp soạn thảo, thông qua giáo án ngoài thực địa; khí tài mới; hệ thống hóa kiến thức, thống nhất các nội dung, làm cho trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và khả năng tổ chức huấn luyện của cán bộ các cấp được nâng cao. Quá trình tập huấn, chỉ huy các cấp tích cực theo bám đơn vị, bám thao trường, kịp thời phát hiện những ưu, khuyết điểm của cán bộ huấn luyện và của các phân đội để kịp thời rút kinh nghiệm, hướng dẫn, giúp đỡ đơn vị.

Thứ tư, tổ chức huấn luyện chặt chẽ, đánh giá chất lượng huấn luyện thực chất, đẩy mạnh các phong trào thi đua huấn luyện

Bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, lấy thực hành làm chính, Phân đội đã chú trọng tổ chức huấn luyện đầy đủ nội dung, thời gian, đúng chương trình cho các các đối tượng; vừa toàn diện, vừa chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, sát với đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với vũ khí, khí tài, trang bị hiện có, đối tượng, địa bàn và phương án tác chiến. Trong đó, lấy huấn luyện chuyên ngành làm cơ sở, huấn luyện chiến thuật làm trung tâm và huấn luyện cán bộ làm khâu then chốt; tập

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

73

Page 74: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trung huấn luyện bộ đội thuần thục kỹ thuật, chiến thuật pháo binh, giỏi tác chiến độc lập, tác chiến hiệp đồng trong đội hình binh chủng hợp thành; khai thác, sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài được trang bị; giỏi chức trách của mình và đảm nhiệm được từ 1 đến 2 chức trách khác, có khả năng sẵn sàng thay thế nhau trong mọi tình huống. Ngoài ra, Phân đội chú trọng tăng cường huấn luyện đêm, huấn luyện cường độ cao, trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện kỹ thuật với chiến thuật, giữa huấn luyện chung với huấn luyện chuyên ngành, giữa huấn luyện bằng phương pháp hiện đại với vận dụng kinh nghiệm chiến đấu; gắn huấn luyện với xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, thể lực…

Quá trình huấn luyện, Phân đội tích cực tổ chức kiểm tra, hội thi, hội thao, nhằm đánh giá chất lượng huấn luyện và cổ vũ phong trào thi đua huấn luyện. Với quan điểm “học thực chất”, “kiểm tra, đánh giá thực chất”, chống bệnh thành tích trong huấn luyện, từng đơn vị, chuyên ngành nắm chắc trình độ, khả năng cũng như những hạn chế của từng cá nhân, phân đội. Từ đó phân loại, lựa chọn những đồng chí có khả năng triển vọng làm nòng cốt cho phong trào thi đua; đồng thời thực hiện nhiều biện pháp kèm cặp, giúp đỡ những cá nhân, phân đội có kết quả chưa cao từng bước khắc phục hạn chế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã được xác định.

Phong trào thi đua trong huấn luyện được đẩy mạnh, coi trọng nêu gương, phổ biến điển hình, kinh nghiệm học tập, rèn luyện của những đồng chí tiêu biểu; có chính sách động viên thích đáng, kịp thời khuyến khích phong trào tự học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ.

Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, kịp thời vận dụng vào công tác huấn luyện

Xuất phát từ đặc điểm một số loại khí tài được trang bị đã lâu, công nghệ cũ và điều kiện

về địa hình, phương tiện huấn luyện còn có nhiều khó khăn, Đảng ủy, chỉ huy Phân đội C7 luôn coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị. Để làm tốt nội dung này, hoạt động công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được chỉ huy Phân đội đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, xác định là một chỉ tiêu của phong trào thi đua quyết thắng của các đại đội, bộ phận và trong toàn Phân đội; thực hiện nhiều biện pháp khơi dậy và phát huy sự sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân và tạo điều kiện cả về thời gian, kinh phí để bộ đội sáng tạo ra nhiều giải pháp, nhiều sáng kiến có giá trị thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, nhất là trong huấn luyện. Thực tiễn, trong những năm qua, Phân đội đã phối hợp cùng với các cơ quan Tổng cục Kỹ thuật, Binh chủng tổ chức nghiên cứu thành công một số đề tài khoa học kỹ thuật; đồng thời phát huy tính sáng tạo của bộ đội, làm ra hàng chục sản phẩm sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị, kịp thời đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Nhiều sáng kiến không chỉ được nhân rộng trong Phân đội mà còn cả trong lực lượng pháo binh, tên lửa dự bị và toàn quân.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Binh chủng trong giai đoạn tiếp theo, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu vẫn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của mỗi đơn vị. Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, toàn Phân đội C7 tiếp tục nỗ lực, khắc phục những khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Tinh nhanh - Chính xác - Bí mật - Kịp thời” của Phân đội, góp phần xây dựng Binh chủng và Quân đội ngày càng vững mạnh./.

N.A.G

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

74

Page 75: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Kỷ luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong môi trường hoạt động quân sự. Sinh thời,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”. Kỷ luật quân đội là cội nguồn sức mạnh để Quân đội chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.

Trong quân đội ta và ở Binh chủng Pháo binh nói riêng, quân nhân chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng, lực lượng chủ yếu làm nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ở các cơ quan, đơn vị. Trong thời gian qua, Quân đội và Binh chủng đã có nhiều chỉ thị, quy định, hướng dẫn tăng cường giáo dục, quản lý kỷ luật của quân nhân nói chung và đối với quân nhân chuyên nghiệp nói riêng. Qua đó đã nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý việc chấp hành và rèn luyện kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trước những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, của mạng xã hội... nên một số quân nhân chuyên nghiệp còn biểu hiện sự thiếu tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, có năng lực chuyên môn

chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cá biệt có quân nhân biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức, sống tự do buông thả và vi phạm pháp luật, kỷ luật đến mức phải xử lý cho xuất ngũ…, nên đã ảnh hưởng đến kết quả xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của Quân đội, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Bên cạnh đó, cách thức giáo dục, rèn luyện kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn thiên về hành chính, nặng về xử lý kỷ luật, mà chưa quan tâm đúng mức đến việc chủ động phòng ngừa các vi phạm kỷ luật của đối tượng này. Do đó, khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp ở các cơ quan, đơn vị cơ sở hiện nay được coi là một nội dung quan trọng, nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tiếp tục thực hiện tốt “Năm kỷ luật, kỷ cương” và giữ vững truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đưa đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Để khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp ở cơ quan, đơn vị cơ sở trong phạm vi Binh chủng có hiệu quả, thời gian tới cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM KỶ LUẬT CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP HIỆN NAYỞ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRONG BINH CHỦNG PHÁO BINH

Thiếu tá, TS NGUYỄN VĂN THANHKhoa Khoa học XH&NV, Trường Sĩ quan Pháo binh

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

75

Page 76: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp trong tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật cho đối tượng quân nhân chuyên nghiệp ở các cơ quan, đơn vị

Đây là một biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật cho quân nhân chuyên nghiệp ở các cơ quan, đơn vị cơ sở hiện nay. Trước hết, cấp ủy đảng, người chỉ huy cơ quan, đơn vị cần nhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật cho mọi quân nhân trong đơn vị nói chung và đối với quân nhân chuyên nghiệp nói riêng. Nội dung tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật cho quân nhân chuyên nghiệp phải toàn diện, trong đó cần coi trọng nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cho quân nhân chuyên nghiệp. Các cấp ủy, người chỉ huy ở cơ quan, đơn vị phải thực hiện đúng, đủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong đơn vị; thường xuyên thông báo tình hình vi phạm kỷ luật trong quân đội, Binh chủng đến mọi quân nhân chuyên nghiệp. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở quan tâm, thực hiện nghiêm túc nền nếp, chế độ công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, kỷ luật thì tình hình chấp hành kỷ luật của đơn vị đó mới đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần hạn chế hoặc không xảy ra tình trạng vi phạm kỷ luật. Ngược lại, nếu ít được chú trọng hoặc thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ thì tình hình kỷ luật ở đơn vị đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt quán triệt, nên

vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỷ luật, đạo đức, lối sống phù hợp với đối tượng quân nhân chuyên nghiệp ở từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Cấp ủy các cấp thường xuyên bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ giảng dạy chính trị, báo cáo viên pháp luật ở cơ quan, đơn vị.

Hai là, tăng cường các biện pháp quản lý tư tưởng gắn với quản lý và duy trì kỷ luật chặt chẽ đối với quân nhân chuyên nghiệp

Khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp cần được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Trong đó, tăng cường các biện pháp quản lý tư tưởng gắn với quản lý và duy trì kỷ luật chặt chẽ ở cơ quan, đơn vị cơ sở là một nội dung biện pháp quan trọng. Tuy nhiên, việc duy trì nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật cần được tiến hành linh hoạt với từng loại hình cơ quan, đơn vị, từng đối tượng quân nhân chuyên nghiệp ở những nhóm ngành nghề, độ tuổi và nhiệm vụ khác nhau. Cơ quan, đơn vị cần thông qua hệ thống lãnh đạo, chỉ huy và việc thực hiện các chế độ công tác, sinh hoạt của cơ quan, đơn vị để thường xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện về tư tưởng, năng lực công tác của từng quân nhân và tập thể đơn vị. Từ đó có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tình hình tư tưởng một cách chủ động, thích hợp, kịp thời khắc phục, ngăn chặn tình trạng vi phạm kỷ luật có thể xảy ra.

Để quản lý tư tưởng gắn với quản lý và duy trì kỷ luật chặt chẽ đối với quân nhân chuyên nghiệp có hiệu quả, cần tăng cường các biện pháp nắm, quản lý, dự báo, giải quyết tư tưởng của cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì, người đứng đầu đơn vị và tính chủ động của mỗi tổ chức đối với công tác quản lý quân nhân chuyên nghiệp thuộc

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

76

Page 77: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

quyền. Cán bộ chỉ huy các cấp cần sâu sát cơ quan, đơn vị và nghiên cứu, nắm chắc tình hình, việc chấp hành kỷ luật của từng đối tượng quân nhân chuyên nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Kết hợp nắm, quản lý thông qua hồ sơ, sổ sách và phản ánh của các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài đơn vị. Chú trọng nắm lai lịch chính trị, hoàn cảnh, cuộc sống gia đình, bản thân, các mối quan hệ xã hội và những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của quân nhân chuyên nghiệp. Từ đó xác định chủ trương, biện pháp giải quyết, ngăn ngừa không để xảy ra tình huống phức tạp có thể dẫn đến vi phạm kỷ luật của quân nhân. Nâng cao chất lượng các hình thức, biện pháp sinh hoạt đối thoại dân chủ ở cơ quan, đơn vị, nhất là chất lượng sinh hoạt của hội đồng quân nhân, của các tổ chức quần chúng, sinh hoạt ngày chính trị, văn hoá tinh thần, ngày pháp luật. Nắm và quản lý tư tưởng phải gắn với duy trì quản lý chặt chẽ các chế độ xây dựng chính quy. Coi trọng tự duy trì, quản lý của quân nhân chuyên nghiệp và tăng cường vai trò quản lý của cán bộ các cấp; đồng thời phát huy vai trò của trực ban nội vụ, trực chỉ huy và vai trò giám sát của tập thể quân nhân trong cơ quan, đơn vị.

Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị với địa phương và gia đình trong giáo dục, quản lý quân nhân chuyên nghiệp để kịp thời khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật

Đây là một biện pháp phối hợp hướng vào quản lý tốt các mối quan hệ, ngăn ngừa kịp thời những tình huống phức tạp có thể dẫn đến vi phạm kỷ luật, giúp cho mỗi quân nhân chuyên nghiệp không bị cuốn vào các tệ nạn xã hội, không bị lôi kéo bởi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, tiêu cực trong xã hội; góp phần ngăn chặn sự tác động bất lợi, không

đồng thuận từ bên ngoài vào cơ quan, đơn vị. Biện pháp này làm tăng khả năng “miễn dịch”, “sức đề kháng” trước sự tác động tiêu cực, những tình huống khó khăn phức tạp và ngăn ngừa tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, hạn chế vi phạm kỷ luật thông thường, ngăn chặn triệt để tình trạng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Để kịp thời nắm bắt và giải quyết vướng mắc về tư tưởng, khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật hiệu quả, đòi hỏi gia đình, địa phương và đơn vị cần chủ động phối hợp, thống nhất về nội dung và biện pháp nắm, quản lý, dự báo, định hướng tư tưởng, kỷ luật cho quân nhân chuyên nghiệp. Về phía gia đình, địa phương cần cung cấp đầy đủ thông tin về lai lịch chính trị, hoàn cảnh, cuộc sống gia đình, các mối quan hệ xã hội, những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tình hình chấp hành nếp sống khu dân cư của quân nhân cho cơ quan, đơn vị. Hình thức trao đổi có thể thông qua hồ sơ, liên lạc qua điện thoại, hoặc gặp gỡ trao đổi trực tiếp… Trên cơ sở đó, đơn vị kịp thời phối hợp với gia đình giáo dục, động viên quân nhân chuyên nghiệp vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống cá nhân cũng như trong hoạt động quân sự, ngăn ngừa kịp thời mầm mống phát sinh vi phạm kỷ luật.

Bốn là, phát huy tích tích cực, tự giác của quân nhân chuyên nghiệp trong khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật

Đây là biện pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp. Bởi vì, mục đích của hoạt động giáo dục bao giờ cũng hướng tới việc biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Thực chất, đó là quá trình chuyển những yêu cầu quy định của pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị và những

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

77

Page 78: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chuẩn mực xã hội thành nhu cầu bên trong của mỗi quân nhân và thành những những thói quen, hành vi chuẩn mực phù hợp với đạo đức cách mạng, yêu cầu hoạt động quân sự. Mặt khác còn khắc phục được những xu hướng tiêu cực trong tính cách, khí chất của quân nhân, củng cố ý chí, giúp cho họ tự tin, tự kiềm chế và bình tĩnh xử lý đúng đắn, hài hòa các mối quan hệ xã hội. Do đó, cần khơi dậy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của quân nhân chuyên nghiệp để mỗi quân nhân chuyên nghiệp luôn ý thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm trước Đảng, Quân đội, đơn vị và gia đình, bản thân để tự giác giáo dục, tự rèn luyện bản thân. Để quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của quân nhân chuyên nghiệp đạt được kết quả cao, cấp ủy, người chỉ huy các cấp cần coi trọng xây dựng động cơ, mục đích, ý chí quyết tâm, tinh thần bền bỉ, tích cực, tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, thói quen rèn luyện và chấp hành kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho quân nhân chuyên nghiệp thêm các kỹ năng mềm. Cùng với đó, các cấp ủy, người chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng và tập thể đơn vị cần đề cao hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý, chỉ huy, tổ chức, kiểm tra và giám sát việc tự giáo dục, rèn luyện kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp trong từng cơ quan, đơn vị.

Năm là, đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp

Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh sẽ tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ được học tập, rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật và phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong người quân nhân

cách mạng. Đây là môi trường thuận lợi để lãnh đạo, chỉ huy tổ chức giáo dục, quản lý, duy trì đơn vị chấp hành kỷ luật tự giác nghiêm minh. Trong xây dựng môi trường văn hóa quân sự, cần coi trọng xây dựng môi trường chính quy, cảnh quan đơn vị sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh. Nâng cao chất lượng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ đơn vị và giữa đơn vị với nhân dân, với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương nơi đóng quân; tạo môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh cho quân nhân chuyên nghiệp tham gia; khơi dậy tính tích cực, sáng tạo, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, không để những tác động tiêu cực, tệ nạn xã hội xâm nhập, tác động vào đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, có chiều sâu Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới và thực hiện các chỉ tiêu phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ quân đội thi đua thực hiện văn hóa công sở, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong từng cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng và nhân rộng cá nhân điển hình tiên tiến trong cơ quan, đơn vị. Sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò hoạt động của phòng Hồ Chí Minh, hệ thống truyền thanh nội bộ, lực lượng tuyên truyền viên để góp phần phòng chống, khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân chuyên nghiệp. Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, kịp thời rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm, biện pháp, cách làm hay trong phòng, chống, khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật nhằm tạo sự lan tỏa, tác động đến nhận thức, hành động của quân nhân chuyên nghiệp. Đồng thời, cần khắc phục tư tưởng chủ quan, thỏa mãn khi đã kéo giảm và kiềm chế được tỉ lệ vi phạm kỷ luật ở từng cơ quan, đơn vị./.

N.V.T

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021PHẢN ÁNH - TRAO ĐỔI

78

Page 79: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Đổ bộ đường không là một phương pháp tác chiến hiện đại, luôn được quân đội nhiều nước coi trọng và sử

dụng phổ biến trong tác chiến liên hợp. Đổ bộ đường không đã được Quân đội Mỹ vận dụng phổ biến trong chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây và các cuộc chiến tranh xung đột gần đây. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, với ưu thế về không quân, địch sẽ sử dụng rộng rãi lực lượng đổ bộ đường không phối hợp với hoạt động tác chiến tiến công đường bộ. Trong phạm vi bài viết, xin đề cập trao đổi một số vấn đề về tác chiến đổ bộ đường không trong tác chiến phòng thủ quân khu.

Đánh địch đổ bộ đường không trong tác chiến phòng thủ quân khu diễn ra rất quyết liệt và phức tạp, địch sẽ tập trung hỏa lực đánh phá ác liệt vào toàn bộ các mục tiêu trong khu vực tác chiến của ta. Hơn nữa, lực lượng vũ trang quân khu vừa phải tiến hành đánh địch đổ bộ đường không, vừa phải tác chiến ngăn chặn địch tiến công đường bộ, vu hồi… Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng pháo binh, tạo nên sức mạnh tổng hợp về hỏa lực pháo binh chi viện kịp thời và hiệu quả cho các trận then chốt tiến công địch đổ bộ đường không giành thắng lợi; lực lượng pháo binh quân khu cần phải thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổ chức trinh sát nắm địch, lựa chọn đối tượng mục tiêu, chuẩn bị phần tử bắn kịp thời, chính xác

Trinh sát nắm địch là yếu tố rất quan trọng, làm cơ sở hạ quyết tâm chính xác. Để nắm chắc địch nói chung và địch đổ bộ đường không nói riêng, lực lượng pháo binh cần phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, tổ chức hệ thống đài quan sát các cấp, bố trí trên nhiều khu vực, nhiều hướng, chủ động kịp thời nắm tình hình và đánh địch có hiệu quả. Pháo binh cần phối hợp với các lực lượng trinh sát cấp trên, quân báo nhân dân, tổ chức các tổ, toán trinh sát pháo binh luồn sâu nắm địch về hoạt động chuẩn bị đổ bộ, khu vực tập kết, lực lượng và quy luật hoạt động đổ bộ đường không của địch. Tổ chức trinh sát, quan sát pháo binh nắm địch, gọi bắn và sửa bắn, kịp thời có hỏa lực pháo binh đánh phủ đầu ngay khi địch đang đổ bộ cũng như chi viện kịp thời và hiệu quả cho bộ binh, xe tăng trong suốt quá trình tác chiến.

Để quan sát được các mục tiêu nằm trong chiều sâu khu vực địch đổ bộ đường không, ngoài đài quan sát chỉ huy pháo binh, cần tổ chức một số đài quan sát bổ trợ giúp đài chỉ huy quan sát pháo binh nắm địch và quan sát đạn. Tích cực đưa các đài quan sát vào gần, bảo đảm quan sát hết khu vực mục tiêu địch

Đại tá, TS NGUYỄN VĂN THẮNGKhoa Binh chủng, Học viện Chính trị

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢPHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG

TRONG TÁC CHIẾN PHÒNG THỦ QUÂN KHU

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

79

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 80: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

đổ bộ đường không mà đơn vị pháo binh đảm nhiệm, phục vụ chỉ huy bắn và sửa bắn thuận lợi. Quá trình thực hiện trinh sát cần tập trung vào các trận địa pháo binh, sở chỉ huy, cụm sinh lực, xe tăng, xe thiết giáp… của địch; kịp thời dùng hỏa lực pháo binh sát thương tiêu diệt địch tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia đánh địch đổ bộ đường không hoàn thành nhiệm vụ.

Các phân đội pháo binh mang vác tích cực tổ chức các đài quan sát đi cùng bộ binh, xe tăng để chỉ huy bắn và sửa bắn; vận dụng những phương pháp xác định phần tử bắn có độ tin cậy cao, phương pháp bắn phù hợp để vừa chi viện kịp thời, chính xác, vừa bảo đảm an toàn cho bộ binh, xe tăng ta chiến đấu trong điều kiện trực tiếp tiếp xúc với địch. Chủ động, tích cực cơ động pháo binh theo sát đội hình chiến đấu của binh chủng hợp thành dưới sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trên các hướng, mũi tiến công để thực hiện bắn và sửa bắn trực tiếp vào mục tiêu.

Trong đánh địch đổ bộ đường không, khối lượng mục tiêu pháo binh phải đảm nhiệm thường lớn về số lượng, đa dạng về tính chất và có tính biến động cao. Vì vậy, trinh sát lựa chọn mục tiêu bắn trong từng nhiệm vụ của binh chủng hợp thành có ý nghĩa rất lớn nâng cao hiệu quả của hỏa lực pháo binh. Dựa vào kết quả trinh sát, yêu cầu của bộ binh, xe tăng trong từng giai đoạn, tình huống chiến đấu mà lựa chọn những mục tiêu có tính chất nguy hại, tác động trực tiếp tới các hành động chiến đấu của ta để quyết định thời cơ, lực lượng pháo binh tham gia, phương pháp và thủ đoạn bắn thích hợp; nhằm đạt hiệu quả hỏa lực cao nhất, chi viện kịp thời cho binh chủng hợp thành tác chiến.

Tận dụng và khai thác tốt kết quả mạng khống chế pháo binh đã chuẩn bị từ thời bình

để đo đạc đội hình chiến đấu. Dự kiến khu vực đánh địch đổ bộ đường không để đo đạc xác định phần tử bắn, sử dụng các phương tiện và vận dụng các phương pháp xác định phần tử nhanh và hiệu quả nhất. Bên cạnh công tác trinh sát nắm địch, trong quá trình thực hành đánh địch đổ bộ đường không, các phân đội pháo binh, súng cối phải có những biện pháp để thực hiện bắn mục tiêu quan sát thấy nhằm quan sát đạn, sửa bắn chính xác; kịp thời nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu, tiết kiệm đạn; cần hạn chế tối đa việc bắn mục tiêu không quan sát thấy.

Thứ hai, phòng chống vũ khí công nghệ cao của địch, bảo toàn lực lượng pháo binh

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, địch sẽ sử dụng vũ khí công nghệ cao và các phương tiện chiến tranh hiện đại, coi đó là yếu tố để làm “mềm” chiến trường, làm suy yếu cả về lực lượng, tinh thần của ta. Pháo binh là lực lượng chiến đấu quan trọng mà địch luôn tìm mọi biện pháp theo dõi phát hiện, sử dụng vũ khí công nghệ cao tiêu diệt từ đầu. Để đối phó với vũ khí công nghệ cao của địch, bảo toàn pháo binh đánh địch lâu dài cần phải tiến hành một số nội dung:

Nắm chắc các hoạt động đánh phá của địch, tổ chức thông báo, báo động kịp thời cho các lực lượng pháo binh để luôn giành quyền chủ động trong phòng tránh, đánh trả vũ khí công nghệ cao của địch. Tổ chức các tổ, toán trinh sát cơ động luồn sâu kết hợp với các đài quan sát pháo binh, phối hợp với các lực lượng đặc công, trinh sát của binh chủng hợp thành, trinh sát của các quân, binh chủng phát hiện hoạt động của địch, thông báo, báo động kịp thời cho các lực lượng pháo binh phòng tránh có hiệu quả.

Tổ chức sử dụng và bố trí pháo binh theo nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

80

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 81: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trung”. Bố trí pháo binh phân tán hợp lý, bảo đảm giãn cách giữa các khẩu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn pháo binh hợp lý vừa bảo đảm chỉ huy tốt hỏa lực vừa tránh địch trinh sát phát hiện, sử dụng vũ khí công nghệ cao gây thương vong lớn.

Tăng cường các biện pháp công sự nguỵ trang, nghi binh, che dấu lực lượng, phương tiện xe, pháo, khí tài trang bị, hệ thống trận địa bắn, sở chỉ huy, đài quan sát pháo binh. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng công sự trận địa vững chắc với nguỵ trang; giữa nguỵ trang với nghi binh lừa địch, làm địch khó phát hiện “ thật, giả” và đánh phá bằng vũ khí công nghệ cao của địch sẽ không hiệu quả; bảo toàn được lực lượng pháo binh, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tổ chức cơ động di chuyển linh hoạt, kịp thời để lập và chuyển hóa thế trận pháo binh. Cơ động để tập trung hoặc phân tán pháo binh khi cần thiết, nhằm tạo ưu thế và sức mạnh hỏa lực chi viện kịp thời cho lực lượng vũ trang quân khu thực hiện thắng lợi trận then chốt đánh địch đổ bộ đường không. Đồng thời, cơ động pháo binh nhằm phòng tránh và làm hạn chế thiệt hại khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, đây là một trong những biện pháp mang tính “sống còn” để bảo toàn lực lượng pháo binh.

Thực tiễn, trong chiến tranh Nam Tư (1999), Quân đội Nam Tư đã tổ chức trinh sát, báo động sớm, bố trí lực lượng phương tiện phân tán hợp lý, vận dụng kết hợp nguỵ trang nghi binh với cơ động dịch chuyển kịp thời nên đã bảo toàn được tới 900 lực lượng, phương tiện trước đòn tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của Mỹ và NATO.

Tích cực và chủ động đánh trả vũ khí công nghệ cao của địch bằng sử dụng các trận địa pháo binh, các đội pháo binh chuyên trách

tập kích hỏa lực vào các căn cứ, các khu vực mục tiêu mà địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Phối hợp với các lực lượng phòng không và các lực lượng khác, sử dụng súng bộ binh bắn máy bay bay thấp và tên lửa hành trình của địch.

Huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ pháo binh nắm vững kiến thức cần thiết về vũ khí công nghệ cao, những ưu, nhược điểm và phương pháp phòng chống vũ khí công nghệ cao của địch. Cán bộ chỉ huy các cấp phải tích cực, chủ động nghiên cứu tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới về các loại vũ khí công nghệ cao của địch, những kinh nghiệm phòng chống của các nước và những kinh nghiệm trong huấn luyện bộ đội ta để vận dụng vào trong thực tế chiến tranh nếu xảy ra.

Phòng tránh và đánh trả vũ khí công nghệ cao của địch là một biện pháp rất quan trọng, có bảo toàn được lực lượng, mới phát huy được sức mạnh của các lực lượng pháo binh hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện vũ khí trang bị của ta có hạn, cần phải quán triệt lấy biện pháp phòng tránh là chính và lựa chọn thời cơ đánh trả địch bằng lực lượng và vũ khí, trang bị hiện có đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cần thực hiện bám địch, đánh gần, đánh cài xen kẽ không cho địch phân tuyến; thực hiện “đánh nhanh, thắng nhanh, rời khỏi vị trí nhanh để bảo toàn lực lượng” cũng là biện pháp hạn chế sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch.

Thứ ba, nâng cao khả năng của hệ thống thông tin liên lạc, phòng chống tác chiến điện tử của địch

Đánh địch đổ bộ đường không trong tác chiến phòng thủ quân khu diễn ra trong quá trình thực hành tác chiến khi cả ta và địch đều đã có những tổn thất nhất định, yếu tố về sự ổn định, tính vững chắc và bảo mật của hệ

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

81

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 82: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

thống thông tin liên lạc, nhất là thông tin vô tuyến điện đã bị hạn chế. Cùng lúc tiến hành đánh địch đổ bộ đường không, quân khu phải đồng thời chỉ huy, chỉ đạo nhiều nhiệm vụ tác chiến khác trong điều kiện khả năng thông tin liên lạc của ta còn nhiều bất cập. Do vậy, nâng cao khả năng bảo đảm thông tin liên lạc cho đánh địch đổ bộ đường không trong tác chiến phòng thủ quân khu có vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của quân khu. Để tổ chức thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc, bí mật, kịp thời và chính xác cho chỉ huy, chỉ đạo trận then chốt tiến công địch đổ bộ đường không nói chung và trong tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh nói riêng cần tập trung vào những nội dung:

Phát huy cao nhất khả năng thông tin nội bộ của các lực lượng pháo binh, kết hợp chặt chẽ với hệ thống thông tin liên lạc của sư đoàn, của quân khu, của các đơn vị bạn tham gia đánh địch đổ bộ đường không; tận dụng thông tin liên lạc của khu vực phòng thủ địa phương, giữa thông tin của cấp trên với cấp dưới để nhận lệnh, gọi bắn, chỉ huy bắn và sửa bắn; kịp thời chi viện cho bộ binh, xe tăng đáp ứng mọi tình huống đánh địch đổ bộ đường không.

Đối với thông tin nội bộ giữa đài quan sát, sở chỉ huy và các trận địa pháo binh cần tổ chức kết hợp nhiều hình thức, phương tiện thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện, kể cả thông tin giản đơn, bảo đảm có thể chỉ huy, gọi bắn liên tục và kịp thời bằng nhiều đường, nhiều kênh liên lạc khác nhau.

Xác định ưu tiên hợp lý cho mạng thông tin của các đơn vị pháo binh trực tiếp tham gia đánh địch đổ bộ đường không, các phân đội pháo binh chuyên trách, các đài quan sát pháo binh luồn sâu. Thông tin liên lạc chỉ huy hỏa lực pháo binh phải ngắn gọn, rõ ràng,

chính xác; không làm việc lâu trên một tần số. Trong trường hợp cần thiết có thể chỉ huy bằng tín hiệu đã được thống nhất từ trước. Đối với mạng thông tin hữu tuyến điện của các đơn vị pháo binh tầm xa, ngoài đường liên lạc trực tiếp phải tổ chức đường liên lạc vu hồi, dự bị. Các đơn vị pháo đi cùng chủ yếu nhận lệnh từ chỉ huy binh chủng hợp thành mà đơn vị trực tiếp có nhiệm vụ chi viện, triệt để tận dụng các đường thông tin của bộ binh, các binh chủng bạn để gọi bắn và chỉ huy bắn.

Địch rất coi trọng tác chiến điện tử và coi đây là một dạng của hỏa lực nhằm chế áp và làm tê liệt thông tin chỉ huy của đối phương. Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Mỹ và Đồng minh đã sử dụng số lượng lớn các phương tiện tác chiến điện tử đặt trên máy bay, sử dụng vũ khí lade để phá hủy và đã làm tê liệt hoàn toàn hệ thống truyền thông và điều khiển, chỉ huy của Irắc… Vì vậy, trong tác chiến phòng thủ quân khu, cần tổ chức hệ thống thông tin hợp lý, sử dụng hiệu quả, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp chiến thuật, kỹ thuật và luôn có lực lượng, phương tiện thông tin dự bị mạnh. Tích cực chống địch gây nhiễu, chế áp điện tử. Lợi dụng địa hình địa vật xây dựng trận địa, tổ chức trinh sát quan sát thông báo, báo động kịp thời, sử dụng “mồi bẫy” để nghi binh, hạn chế thiệt hại do vũ khí tự dẫn của địch gây ra. Đồng thời, tích cực chủ động sử dụng lực lượng, hỏa lực để chế áp và phá hủy các phương tiện tác chiến điện tử của địch.

Thứ tư, làm tốt công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật

Bảo đảm hậu cần - kỹ thuật bao gồm: bảo đảm lương thực, thực phẩm, dụng cụ quân y, quân trang, xăng dầu; bảo đảm xe, pháo, đạn, khí tài theo các hệ số kỹ thuật, nâng cao hệ

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

82

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 83: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

số sử dụng; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tác chiến phòng thủ quân khu nói chung, đánh địch đổ bộ đường không nói riêng. Do đó, lực lượng pháo binh cần hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan cấp trên bảo đảm; đồng thời, phải dựa vào các khu vực phòng thủ địa phương, tận dụng và khai thác nguồn lực của địa phương, hiệp đồng chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để huy động nhân lực, vật chất bảo đảm, phương tiện vận chuyển, cứu kéo… cho các đơn vị pháo binh.

Bảo đảm hệ số kỹ thuật xe, pháo, khí tài; bảo quản và phân lô, loại đạn, ngòi liều đồng bộ; vận chuyển, tiếp nhận kịp thời đáp ứng được cho các đơn vị pháo binh. Tổ chức các lực lượng, phương tiện cứu kéo, sửa chữa, bảo đảm đường cơ động, vận tải, khắc phục hậu quả, nâng cao khả năng chiến đấu cho các đơn vị pháo binh. Khi có điều kiện có thể chuẩn bị trước cơ sở vật chất hậu cần, đạn dược ở các khu vực dự kiến đánh địch đổ bộ đường không.

Thứ năm, cơ động pháo binh kiên quyết, kịp thời, đúng thời cơ

Bảo đảm cơ động cho pháo binh đánh địch đổ bộ đường không hết sức quan trọng, không những cơ động để bảo toàn lực lượng, mà còn bảo đảm chi viện kịp thời và hiệu quả nhất cho các lực lượng quân khu đánh địch.

Bảo đảm cơ động pháo binh được chuẩn bị một bước từ thời bình, được củng cố trong chuẩn bị và thực hành tác chiến. Cần huy động nhân lực, vật lực, phương tiện cơ động của địa phương tại chỗ phục vụ lực lượng vũ trang quân khu nói chung và cho lực lượng pháo binh nói riêng.

Chuẩn bị tốt mạng đường cơ động cho pháo xe kéo, từ 2 đến 3 trục đường chính và từ 1 đến 2 trục đường dự bị. Tận dụng các trục đường có sẵn, đường của nông, lâm trường để cơ động. Trong khu vực dự kiến đánh địch

đổ bộ đường không phải có các trục đường quân sự làm gấp, được nguỵ trang kín đáo bí mật, làm nhiều đường nhánh vào trận địa bắn chính và đường cơ động tới trận địa dự bị để tiện cơ động khi chuyển hóa thế trận pháo binh. Đối với pháo mang vác, chủ yếu tận dụng các đường mòn, đường nông, lâm nghiệp... Cần phải dự kiến và chuẩn bị nhiều đường cơ động, có đường chính và dự bị, có đường vòng tránh ở các trọng điểm, nơi địa hình phức tạp. Trong cơ động phải vượt sông, suối cần chuẩn bị bè mảng, thuyền, có thể tổ chức dây bám nếu ở đó mực nước sâu, chảy xiết để bảo đảm an toàn.

Phối hợp với các lực lượng công binh, bộ binh, lực lượng vũ trang địa phương dẫn đường, bảo vệ đường khắc phục chỗ hư hỏng địch đánh phá, nhất là ở các trọng điểm như: cầu phà, bến vượt để thông báo báo động, điều chỉnh đội hình hoặc dẫn đường cho pháo binh cơ động qua hoặc vòng tránh. Tổ chức hệ thống trinh sát trên không và có lực lượng phòng không, phòng pháo, phòng hóa… bảo vệ cho pháo binh cơ động an toàn.

Pháo binh là binh chủng chiến đấu, binh chủng kỹ thuật, có phương tiện trang bị nhiều và chiến đấu bằng kết quả hỏa lực. Trong điều kiện tác chiến mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, địch sẽ sử dụng các phương tiện trinh sát hiện đại, tác chiến điện tử rộng rãi và đánh phá rất ác liệt bằng vũ khí công nghệ cao. Đặt ra cho các lực lượng vũ trang quân khu nói chung, pháo binh nói riêng cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu trên, không được coi nhẹ một biện pháp nào nhằm để bảo toàn lực lượng pháo binh; đồng thời, hoàn thành được nhiệm vụ, phát huy sức mạnh hỏa lực pháo binh chi viện kịp thời và hiệu quả cho các lực lượng vũ trang quân khu đánh địch đổ bộ đường không giành thắng lợi./.

N.V.T

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

83

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 84: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), bố trí, cơ động lực lượng, đặc biệt là với lực lượng pháo binh - tên lửa (LLPB-

TL) dự bị chiến lược là nội dung rất quan trọng của nghệ thuật tác chiến pháo binh nói chung, LLPB-TL nói riêng. Thực tiễn cho thấy, với cách bố trí hợp lý, táo bạo, giữ được bí mật; cơ động kiên quyết, linh hoạt, pháo binh ta đã tạo được ưu thế về lực lượng và hỏa lực, chi viện kịp thời, hiệu quả cho các lực lượng vũ trang (LLVT) ba thứ quân trên khắp các chiến trường giành nhiều thắng lợi to lớn, góp phần quan trọng vào những thắng lợi quyết định ở những thời điểm lịch sử khác nhau trong chiến tranh giải phóng cũng như trong chiến tranh bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế.

Tuy nhiên, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), đối tượng tác chiến dựa vào ưu thế vũ khí công nghệ cao (VKCNC), nhất là trinh sát, hỏa lực và cơ động, thực hành tiến công trên các môi trường không, bộ, biển, vũ trụ, điện từ và trên mạng; chú trọng tác chiến phi tiếp xúc, phi đối xứng và tác chiến liên hợp. Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu phát triển về bố trí và cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều điện mới.

Bố trí lượng lượngThực chất của bố trí lực lượng là phân

chia, sắp xếp, triển khai LLPB-TL vào những khu vực nhất định, theo ý định thống nhất của

chiến lược, hình thành thế trận vững chắc trên phạm cả nước và trên từng chiến trường (hướng chiến lược) để thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Vì vậy, khi bố trí LLPB-TL dự bị chiến lược, phải dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, thế các khu vực phòng thủ (KVPT) địa phương; căn cứ ý địch tác chiến của Bộ, nhiệm vụ của đơn vị, kết hợp chặt chẽ với LLPB các chiến trường, quân khu, quân đoàn và pháo binh tại chỗ tạo thành thế trận vững chắc, chuyển hóa linh hoạt trong tác chiến chiến lược (chiến dịch), đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện địch sử dụng VKCNC.

Lực lượng tên lửa đất đối đất: Thường do Bộ nắm, sử dụng. Có thể bố thành 2 đến 3 khu vực, tập trung trên chiến trường (hướng chiến lược) chủ yếu. Tên lửa đất đối đất có tầm bắn xa, uy lực sát thương lớn, nên khu vực trận địa của các lữ đoàn (tiểu đoàn) tên lửa thường bố trí xa các lực lượng binh chủng hợp thành, ở những nơi có địa hình kín đáo, có vật che khuất như địa hình rừng núi, trung du, bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ hỏa lực đánh các mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược quan trọng của địch, bố trí trên đất liền, trên biển, đảo.

Căn cứ tình hình cụ thể, có thể bố trí khu vực trận địa của lữ đoàn hoặc khu vực trận địa của các tiểu đoàn độc lập. Trường hợp bố trí thành các tiểu đoàn độc lập, lữ đoàn phải bảo đảm tên lửa chiến đấu và các mặt bảo đảm khác

BÀN VỀ BỐ TRÍ, CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TÊN LỬA DỰ BỊ CHIẾN LƯỢC TRONG

CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Thượng tá, ThS ĐỖ HẢI NINH

Khoa Binh chủng, Học viện Quốc phòng

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

84

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 85: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

để tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Ngoài khu vực trận địa chính, lữ đoàn (tiểu đoàn) tên lửa phải chuẩn bị từ 1 đến 2 khu vực trận địa dự bị để sẵn sàng cơ động di chuyển, dịch chuyển ngắn khi bị địch đánh phá hoặc để thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực tiếp theo; trên mỗi trận địa (chính và dự bị), mỗi đại đội phóng phải chuẩn bị từ 2 đến 3 điểm phóng. Ngoài ra, các lữ đoàn tên lửa phải chuẩn bị khu vực trận địa phóng làm sẵn cho một số tiểu đoàn, khi cần có thể cơ động triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ hỏa lực chi viện cho chiến trường (hướng chiến lược) khác.

Lực lượng pháo binh dự bị chiến lược: Khi đất nước có chiến tranh, căn cứ vào ý định của Bộ, nhiệm vụ tác chiến của các chiến trường (hướng chiến lược), LLPB dự bị chiến lược có thể bố trí tập trung trên chiến trường (hướng tác chiến) chủ yếu; có thể bố trí một bộ phận trên chiến trường (hướng chiến lược) quan trọng. Trên từng chiến trường (hướng chiến lược), có thể bố trí ở một hoặc một số khu vực trong khu vực bố trí lực lượng dự bị chiến lược binh chủng, nơi bí mật, bất ngờ, thuận lợi cho cơ động thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo ý định của Bộ (chiến trường). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tác chiến, các lữ đoàn pháo binh dự bị thường bố trí thành các khu vực trận địa tiểu đoàn, thực hiện nguyên tắc “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”. Khi bố trí thành các khu vực trận địa bắn của tiểu đoàn độc lập, lữ đoàn có thể tăng cường chỉ huy và một bộ phận cơ quan cho các tiểu đoàn; tổ chức đài quan sát và sở chỉ huy lữ đoàn để chỉ huy và tiến hành các mặt bảo đảm cho các tiểu đoàn pháo binh dự bị chiến đấu. Với pháo phản lực, ngoài bố trí các trận địa sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không chiến dịch, chiến lược, cần nghiên cứu chuẩn bị một số trận địa tiểu đoàn (đại đội) sẵn sàng đánh các mục tiêu quan trọng khác của địch bố trí lộ, có diện tích lớn, như địch co cụm, cụm lực lượng dự bị chiến lược, sân bay…

Tác chiến trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, LLPB-TL luôn là đối tượng

địch tìm diệt. Do đó, khi bố trí lực lượng, ngoài khu vực trận địa chính, phải chuẩn bị một số trận địa dự bị để sẵn sàng cơ động di chuyển khi cần thiết. Khai thác triệt để thể lợi của địa hình, nhân lực vật lực của KVPT địa phương để bố trí lực lượng. Chú trọng xây dựng công sự trận địa và tiến hành các biện pháp phòng chống VKCNC, kế hoạch tự vệ và phải hoàn thành trước khi tác chiến xảy ra.

Cơ động lực lượng Trong chiến tranh BVTQ, cơ động LLPB-

TL dự bị chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện hỏa lực liên tục, kịp thời, hiệu quả cho các LLVT ba thứ quân đánh thắng địch trong mọi tình huống. Cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược là di chuyển có tổ chức, bí mật, nhanh chóng đưa đơn vị vào vị trí lựa chọn, bố trí ở thế có lợi để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến; hoặc cơ động để phòng tránh đòn tập kích hỏa lực của địch bảo toàn lực lượng. Với ý nghĩa đó, LLPB-TL dự bị chiến lược cần nghiên cứu tình hình cụ thể về địch, ta, địa hình, thời tiết, khí hậu trong từng giai đoạn của chiến tranh để xây dựng kế hoạch hợp lý cho từng lực lượng, từng đơn vị pháo binh, tên lửa đáp ứng yêu cầu cơ động đúng thời cơ, đủ lực lượng, đến đúng thời gian và địa điểm quy định, bảo đảm bí mật, bất ngời, an toàn, sẵn sàng chiến đấu cao. Cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược gồm: hành quân, cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu, di chuyển trận địa và dịch chuyển tránh địch tiến công hỏa lực.

Hành quân Trong tác chiến, hành quân là hình thức

cơ động di chuyển LLPB-TL có tổ chức đến địa điểm quy định, để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Hành quân được thực hiện khi các đơn vị pháo binh, tên lửa dự bị thực hiện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường (hoặc lên cao, lên toàn bộ), nhằm di chuyển lực lượng từ khu vực doanh trại đến khu vực tập trung hoặc tập trung bí mật, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Hành quân còn được thực hiện để tăng cường lực lượng cho các chiến

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

85

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 86: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trường (hướng chiến lược), các binh đoàn, liên binh đoàn binh chủng hợp thành.

Đặc điểm chung của hành quân là giai đoạn LLPB-TL bộc lộ hoàn toàn ngoài công sự, nên dễ bị địch trinh sát phát hiện, sử dụng hỏa lực đánh phá các trục đường, nhất là đội hình đang hành quân trên đường. Vì vậy, trước khi hành quân, LLPB-TL dự bị chiến lược phải quán triệt kế hoạch hành quân cho các đơn vị nắm chắc mục đích, nhiệm vụ, thời gian, đội hình và các quy định về phòng gian, bảo mật, ký, tín hiệu trong hành quân. Đồng thời, phải có phương án xử trí các tình huống trong quá trình hành quân; tổ chức chỉ huy chặt chẽ bảo đảm đến đúng vị trí, đúng thời gian quy định, an toàn, sẵn sàng chiến đấu cao.

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, có thể hành quân bằng ô tô hoặc huy động các phương tiện đường sông, đường sắt, đường không khi có điều kiện để vận chuyển người, vũ khí trang bị. Lấy tiểu đoàn (đại đội) làm cơ sở để tổ chức đội hình hành quân, với giãn cách giữa các đại đội khoảng 500m hoặc hơn, gián cách giữa các khẩu đội (xe) từ 100 đến 200m, khi qua các trọng điểm gián cách có thể lớn hơn. Tổ chức thực hành hành quân thường tiến hành vào ban đêm, thời tiết xấu, lúc địch sơ hở để hạn chế khả năng trinh sát phát hiện của địch. Thời gian tốt nhất để hành quân thường từ 17 đến 18 giờ hàng ngày và tạm dừng hành quân vào vị trí nghỉ ngày trước khi trời sáng. Khi tổ chức cơ động trên nhiều trục đường, thời gian bắt đầu cơ động của các phân đội pháo binh, tên lửa thường cách nhau từ 1 đến 2 giờ để bảo đảm an toàn. Trường hợp có nhiều phân đội cơ động trên cùng một trục đường, thời gian xuất phát của các phân đội có thể cách nhau từ 2 đến 3 giờ hoặc hơn để tạo khoảng cách an toàn, tránh bị ùn tắc trong quá trình hành quân hoặc khi bị địch đánh phá.

Cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấuDưới tác động của VKCNC, khi cơ động

triển khai chiếm lĩnh đội hình chiến đấu, LLPB-TL cần lựa chọn thời cơ cơ động hợp lý, như ban

đêm, thời tiết xấu, sương mù, lúc địch sơ hở để chiếm lĩnh đội hình chiến đấu đúng thời gian quy định. Vì vậy, trong giai đoạn này thường lấy cấp đại đội hoặc tiểu đoàn để tổ chức đội hình cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu. Tổ chức chỉ huy, điều hành cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu chặt chẽ, linh hoạt, đúng thứ tự, đúng thời gian quy định, bảo đảm bí mật, an toàn, sẵn sàng chiến đấu cao. Quá trình cơ động, để khắc phục hạn chế về phương tiện cơ động và xử trí các tình huống, LLPB-TL dự bị cần có kế hoạch huy động các phương tiện, người và vật chất trong các KVPT địa phương và tận dụng các phương tiện cơ động thu được của địch.

Trường hợp cơ động chiếm lĩnh trận địa gần địch, các đơn vị pháo binh, nhất là pháo xe kéo lấy đại đội pháo để tổ chức đội hình cơ động là chủ yếu, với gián cách giữa các khẩu đội trong đại đội pháo khoảng 100m hoặc hơn; coi trọng ngụy trang che giấu lực lượng.

Di chuyển trận địa bắn (phóng) Trong tác chiến, di chuyển trận địa bắn

(phóng) của pháo binh, tên lửa thực chất là cơ động chuyển trận địa bắn (phóng) của các đơn vị pháo binh, tên lửa từ khu vực này đến khu vực khác để thực hiện nhiệm vụ hỏa lực và phòng tránh địch tập kích hỏa lực. Do đó, di chuyển trận địa LLPB-TL dự bị thường được thực hiện theo kế hoạch đã chuẩn bị từ trước hoặc theo mệnh lệnh của cấp trên. Tùy tình hình cụ thể để quyết định cơ động di chuyển toàn bộ hay cơ động di chuyển lần lượt, từng phần trong khu vực trận địa. Dù di chuyển theo trường hợp nào cũng phải coi trọng công tác trinh sát nắm địch, quy luật đánh phá của chúng, xác địch thời cơ và phương pháp cơ động di chuyển; chỉ huy kiên quyết, linh hoạt, bảo đảm bí mật, duy trì hỏa lực chi viện liên tục, kịp thời cho các LLVT ba thứ quân đánh địch. Luôn giữ vững thông tin liên lạc với cấp trên và các đơn vị trong đội hình cơ động di chuyển và các đơn vị bạn có liên quan.

Dịch chuyển tránh địch tiến công hỏa lựcDịch chuyển là hình thức cơ động của

pháo binh, tên lửa, được vận dụng phổ biến

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

86

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 87: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

trong quá trình tác chiến, biện pháp quan trọng, nhằm phòng tránh địch tiến công hỏa lực, bảo toàn lực lượng. Dịch chuyển thực chất là di dời đội hình chiến đấu từng đại đội, trung đội pháo binh, tên lửa trong phạm vi ngắn, với cự ly từ 300 đến 500m; được tiến hành theo kế hoạch đã chuẩn bị trước do người chỉ huy pháo binh, tên lửa ở từng cấp tự quyết định. Dịch chuyển thường tiến hành sau khi đã hoàn thành một hoặc một số nhiệm vụ hỏa lực, vào giữa hai đợt đánh phá của địch để chuyển sang thực hiện nhiệm vụ hỏa lực mới. Có thể dịch chuyển toàn bộ đội hình chiến đấu của tiểu đoàn hoặc dịch chuyển từng đại đội, theo phương pháp cuốn chiếu từng khẩu đội hoặc trung đội, nhưng phải bảo đảm nhanh, gọn và vẫn phải duy trì hỏa lực đánh địch, không để bị gián đoạn. Theo đó, LLPB-TL phải chuẩn bị chu đáo đường và phương tiện để cơ động dịch chuyển và tiến hành các biện pháp ngụy trang, nghi binh, tạo giả thu hút hỏa lực của địch. Quá trình dịch chuyển kết hợp các phương tiện cơ giới, đẩy, kéo bằng sức người để giữ bí mật. Đến vị trí mới nhanh chóng khắc phục hậu quả, vừa chiến đấu vừa củng cố công sự trận địa, tích cực ngụy trang nghi binh.

Để nâng cao hiệu quả cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược, cần coi trọng thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Thường xuyên kiểm tra, củng cố các khu vực tập trung, khu vực trận địa theo các phương án và tu sửa hệ thống đường cơ động. Khu vực cơ động đến phải được cấu trúc công sự trận địa từ trước và được ngụy trang, nghi binh kín đáo. Làm tốt công tác kỹ thuật cho các phương tiện cơ động; có kế hoạch định kỳ kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật các phương tiện cơ động, bảo đảm các phương tiện cơ động luôn ở trạng thái tốt, sẵn sàng sử dụng.

Có kế hoạch đào tạo huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ lái xe thành thạo các phương tiện cơ động, đặc biệt là lái xe điều khiển các phương tiện đặc chủng. Chủ động tích cực triển khai xây dựng trận địa và đường cơ động dự bị

theo các phương án tác chiến; phối hợp chặt chẽ với lực lượng trong KVPT địa phương, tích cực huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia bảo đảm cơ động, di chuyển, dịch chuyển và ngụy trang, nghi binh cho LLPB-TL.

Tổ chức đội hình, lựa chọn phương pháp và thời cơ cơ động phù hợp; chỉ huy cơ động kiên quyết, linh hoạt, giữ vững thông tin liên lạc với cấp trên và với các phân đội trong đội hình cơ động; hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác, nhất là phòng không, công binh và lực lượng địa phương, để bảo đảm an toàn trong quá trình cơ động.

Bố trí, cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược là những nội dung chủ yếu của nghệ thuật sử dụng pháo binh, tên lửa và là những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tác chiến của LLPB-TL dự bị chiến lược. Tác chiến trong điều kiện địch sử dụng VKCNC, vũ khí trang bị pháo binh, tên lửa dự bị chiến lược của ta còn hạn chể cả về số lượng và chất lượng so với địch, thì việc nghiên cứu phát triển về nghệ thuật sử dụng nói chung, bố trí, cơ động LLPB-TL dự bị chiến lược nói riêng là yêu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng với yêu cầu mới của chiến tranh hiện đại. Vì vậy, ngay từ thời bình, Binh chủng Pháo binh cần nghiên cứu dự báo sát đúng xu hướng phát triển của địch cả về vũ khí trang bị, cũng như tổ chức biên chế và phương thức tác chiến, làm cơ sở nghiên cứu phát triển nghệ thuật tác chiến pháo binh, tên lửa; chủ động nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến nâng cấp, kết hợp với mua sắm mới để nâng cao khả năng cơ động và hiệu quả tác chiến của LLPB-TL dự bị chiến lược, sẵn sàng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống, góp phần quan trọng giành thắng lợi chung trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc./.

Đ.H.N

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

87

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 88: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thượng tá TRẦN HẢI ĐƯỜNGPhòng Pháo binh Quân khu 7

Phương pháp tác chiến chiến dịch tiến công (CDTC) luôn xác định kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch trong công sự

và ngoài công sự, lấy đánh địch ngoài công sự là chính. Đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ trong CDTC, được xác định là một trong những trận then chốt đánh địch ngoài công sự.

Trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ trong CDTC thường diễn ra bằng tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng có nhiều thành phần lực lượng tham gia, trong đó pháo binh là thành phần lực lượng chiến đấu quan trọng, hỏa lực pháo binh giữ vai trò là hỏa lực mặt đất chủ yếu. Hiệu quả hỏa lực pháo binh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức chỉ huy hỏa lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định.

Để nâng cao hiệu quả tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ trong CDTC, cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là, tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh phải phù hợp với quyết tâm của tư lệnh chiến dịch và khả năng lực lượng pháo binh

Đây là yêu cầu cơ bản chỉ đạo xuyên suốt quá trình tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh, nhằm thống nhất hoạt động tác chiến và thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực của các thành phần lực lượng pháo binh tham gia chiến dịch.

Tổ chức chỉ huy hỏa lực phải phù hợp với kế hoạch sử dụng lực lượng pháo binh, quyết tâm CDTC của tư lệnh, khả năng của các lực lượng pháo binh để phát huy sức mạnh tổng hợp về hỏa lực chi viện cho các lực lượng chiến dịch đánh địch.

Trên cơ sở quyết tâm tác chiến chiến dịch và kế hoạch sử dụng lực lượng pháo binh thực hiện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa bằng đường bộ để tổ chức chỉ huy hỏa lực cho phù hợp. Thường tổ chức hỏa lực theo giai đoạn, nhiệm vụ tác chiến chiến dịch, gồm: Hỏa lực chi viện cho các lực lượng chiến đấu tạo thế, cơ động triển khai; hỏa lực chi viện thực hành tiến công địch ứng cứu giải tỏa đường bộ; hỏa lực chi viện kết thúc trận đánh và phát triển chiến đấu.

Để thực hiện tốt nội dung trên người chỉ huy và cơ quan tham mưu pháo binh các cấp cần nắm chắc ý định tác chiến của tư lệnh để xây dựng kế hoạch sử dụng lực lượng pháo binh của trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa bằng đường bộ làm cơ sở tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh cho phù hợp. Trong tác chiến, lực lượng pháo binh có hạn, nhiều cỡ, loại pháo, nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia. Vì vậy, khi tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh phải linh hoạt, phát huy sở trường, cách đánh của từng thành phần, lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp về hỏa lực chi viện cho

MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CHỈ HUY HỎA LỰC PHÁO BINH CHI VIỆN TRẬN THEN CHỐT ĐÁNH ĐỊCH ỨNG CỨU GIẢI

TỎA ĐƯỜNG BỘ TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

88

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 89: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

các lực lượng chiến dịch thực hiện thắng lợi trận đánh.

Hai là, tập trung pháo binh hợp lý vào hướng, mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ, thời cơ quan trọng, luôn có lực lượng dự bị thích hợp

Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc của nghệ thuật tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh. Khi chuẩn bị và thực hành trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, các tình huống diễn ra khẩn trương, quyết liệt có nhiều đột biến; nhiệm vụ hỏa lực thường lớn, mục tiêu luôn biến động; lực lượng ta còn hạn chế hơn địch. Vì vậy, tập trung pháo binh là yêu cầu rất quan trọng, có tính nguyên tắc chỉ đạo nghệ thuật tạo lực của các lực lượng pháo binh. Tập trung hỏa lực pháo binh hợp lý vào hướng, mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ, thời cơ quan trọng sẽ làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng, tạo ra hỏa lực ưu thế với địch trong những thời điểm nhất định. Cùng với tập trung về số lượng, chất lượng xe, pháo, đạn dược còn phải tập trung cả về chỉ huy cũng như công tác bảo đảm cho các lực lượng pháo binh.

Trong điều kiện pháo, đạn của chiến dịch còn hạn chế, để thực hiện tốt yêu cầu, phải lấy coi trọng tập trung về hỏa lực, bố trí hỏa khí phân tán hợp lý, tránh dàn trải kém hiệu quả. Sử dụng hỏa lực pháo binh phải đúng thời cơ, có biện pháp phòng chống hiệu quả vũ khí công nghệ cao của địch, thực hiện đánh nhanh giải quyết nhanh. Ngoài tập trung hợp lý vào hướng, mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ, thời cơ quan trọng, phải có lực lượng pháo binh đảm nhiệm trên những khu vực (hướng) khác và có hỏa lực pháo binh chi viện cho lực lượng vũ trang địa phương đánh rộng khắp buộc địch phải căng kéo, phân tán đối phó. Chủ động hiệp đồng với lực lượng phòng không và các lực lượng khác chia cắt địch trên không với địch dưới mặt đất, chia cắt địch phía trước với địch phía sau, giữa hỏa lực với xung lực, giữa

bộ binh với xe tăng. Kiềm chế, chế áp có hiệu quả các trận địa pháo binh, tên lửa, các sở chỉ huy với tích cực tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp làm mất chỗ dựa vững chắc của chúng, gây rối loạn đội hình, phá vỡ chỉ huy, hiệp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch đánh thắng trận then chốt tiêu diệt địch ứng cứu giải tỏa đường bộ.

Ngoài ra, để đáp ứng các tình huống tác chiến luôn biến động, phức tạp thì pháo binh phải luôn có lực lượng dự bị thích hợp để xử trí thắng lợi các tình huống xảy ra nhằm tăng cường hỏa lực cho trận then chốt đánh địch ở những thời cơ quan trọng, khi các hướng, các mũi tiến công gặp khó khăn hoặc sẵn sàng hỏa lực đánh địch đổ bộ đường không, ứng cứu giải tỏa đường sông đồng thời hoặc địch tăng cường lực lượng ứng cứu giải tỏa đường bộ. Khi đưa lực lượng dự bị pháo binh vào chiến đấu phải tổ chức ngay lực lượng dự bị mới thay thế để sẵn sàng xử trí các tình huống.

Ba là, kết hợp chặt chẽ hỏa lực pháo binh với các loại hỏa lực khác tạo sức mạnh tổng hợp về hỏa lực

Tham gia chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ bao gồm nhiều thành phần, lực lượng khác nhau như: Pháo binh của chiến dịch, pháo binh của các trung, sư đoàn bộ binh trực tiếp đảm nhiệm trận then chốt; pháo binh của các lực lượng vũ trang địa phương; ngoài ra còn có hỏa lực của bộ binh, công binh, phòng không, xe tăng.... Mỗi thành phần lực lượng, cỡ, kiểu loại pháo đều có những sở trường và tính năng phần tử kỹ, chiến thuật khác nhau; vì vậy, việc kết hợp chặt chẽ lực lượng pháo binh các cấp, giữa hỏa lực pháo binh với các loại hỏa lực khác là yêu cầu quan trọng có tính nguyên tắc trong nghệ thuật tạo lập thế trận pháo binh. Thể hiện đúng quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta, phù hợp điều kiện chiến tranh nhân dân

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

89

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 90: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

phát triển nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp về hỏa lực của tất cả các lực lượng đánh địch.

Để kết hợp chặt chẽ hỏa lực pháo binh với các loại hỏa lực khác tạo sức mạnh tổng hợp về hỏa lực chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, Tư lệnh chiến dịch và người chỉ huy pháo binh các cấp, cần xây dựng kế hoạch hiệp đồng cụ thể để kết hợp chặt chẽ giữa pháo binh của các thành phần lực lượng; giữa pháo binh của bộ đội chủ lực với pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương; giữa pháo binh chi viện chung của chiến dịch với pháo binh của đơn vị đánh trận then chốt; giữa pháo binh của lực lượng tại chỗ với pháo binh của lực lượng cơ động; kết hợp chặt chẽ giữa pháo xe kéo với pháo mang vác, giữa pháo bắn gián tiếp với pháo bắn trực tiếp, giữa hỏa lực pháo binh trên các hướng, các khu vực và hỏa lực trong từng trận đánh; giữa hỏa lực đánh tập trung với hỏa lực đánh phân tán; giữa hỏa lực pháo binh với các loại hỏa lực của bộ binh, công binh, phòng không, xe tăng... nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nên hệ thống hỏa lực đa tầm, nhiều hướng, đánh địch từ xa đến gần; đánh cả địch phía trước, bên sườn và phía sau; kết hợp với đánh hiểm, đánh rộng khắp trên toàn địa bàn chiến dịch, kịp thời chi viện đắc lực cho binh chủng hợp thành giành thắng lợi trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa bằng đường bộ.

Bốn là, chỉ huy hỏa lực kiên quyết, linh hoạt, chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng

Đây là yêu cầu rất quan trọng trong tổ chức chỉ huy hỏa lực. Chỉ huy kiên quyết, linh hoạt vừa là yêu cầu vừa là biện pháp để nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh. Chỉ huy hỏa lực pháo binh khi chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ hết sức phức tạp, tình huống chiến đấu diễn ra rất khẩn trương, ác liệt, tính biến động lớn. Khối lượng nhiệm vụ bắn lớn, đòi hỏi người chỉ huy

phải có tính quyết đoán, kiên quyết tập trung hỏa lực vào nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu quan trọng, lựa chọn thời cơ và đối tượng bắn chính xác. Trên cơ sở quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy binh chủng hợp thành, trong kế hoạch tác chiến pháo binh phải dự kiến được nhiều phương án và có biện pháp bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp để luôn chủ động trong xử trí các tình huống. Đồng thời, người chỉ huy và cơ quan tham mưu pháo binh các cấp, trên cơ sở các hình thức chiến thuật binh chủng hợp thành vận dụng; nắm vững quy tắc bắn và chỉ huy bắn pháo binh mặt đất, có khả năng tư duy độc lập để chỉ huy hỏa lực pháo binh linh hoạt, sáng tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong những điều kiện cụ thể.

Quá trình chuẩn bị và thực hành trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, do có nhiều thành phần lực lượng cùng tham gia, số lượng mục tiêu bắn của pháo binh nhiều, lại luôn biến động, nên để hỏa lực pháo binh phát huy hiệu quả phải hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng và trong nội bộ các đơn vị pháo binh, nhằm bảo đảm tính thống nhất cao, hành động theo đúng kế hoạch chung, tránh sai sót khi giao nhiệm vụ hỏa lực và không để hỏa lực bị chồng chéo giữa các đơn vị, phát huy tối đa sức mạnh hiệp đồng quân, binh chủng trong quá trình chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ giành thắng lợi.

Thực tế trong đánh địch cơ động ngoài công sự nói chung, đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ nói riêng, để nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh cần kết hợp chặt chẽ với hành động chiến đấu của bộ binh, xe tăng và các loại hỏa lực khác. Do đó, chỉ huy kiên quyết, linh hoạt, chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng và trong nội bộ pháo binh là yếu tố cơ bản để phát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ của pháo binh trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng.

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

90

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 91: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ bảo đảm thống nhất về nhiệm vụ, địa điểm, mục tiêu và thời gian của từng giai đoạn, từng tình huống xảy ra trong đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ theo quyết tâm của người chỉ huy binh chủng hợp thành. Ngoài tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng khác, chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh chiến dịch còn phải tổ chức hiệp đồng chặt chẽ trong nội bộ pháo binh. Hiệp đồng chặt chẽ pháo binh chiến dịch với pháo binh của lực lượng tham gia trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương tại chỗ; hiệp đồng chặt chẽ giữa đài chỉ huy quan sát với trận địa bắn.

Năm là, bảo đảm chiến đấu khẩn trương, toàn diện, kịp thời

Công tác bảo đảm chiến đấu cho pháo binh chi viện trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ trong CDTC phải được tiến hành từng bước ngay từ khi chuẩn bị và tiếp tục bổ sung trong quá trình thực hành chiến dịch. Đây thường là trận then chốt tiếp theo của chiến dịch, tính đối kháng rất quyết liệt, tình huống chiến đấu diễn ra khẩn trương, ác liệt có nhiều đột biến, khả năng tiêu hao vật chất lớn. Do đó, bảo đảm chiến đấu khẩn trương, toàn diện, kịp thời cho các phương án đánh địch, tập trung cho phương án chủ yếu là yêu cầu quan trọng. Trong tác chiến, nếu công tác bảo đảm chiến đấu càng chu đáo, hiệu quả thì khả năng giành thắng lợi càng lớn.

Do đặc điểm, tính chất của trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ là cả ta và địch đều ở trạng thái động, nhiều đột biến nên mọi công tác bảo đảm chiến đấu của pháo binh phải hết sức toàn diện, khẩn trương và chu đáo. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần bám sát các phương án tác chiến của người chỉ huy binh chủng hợp thành và tiến hành đồng bộ trên nhiều nội dung, nhưng tập trung giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu là: Bảo

đảm trinh sát, đo đạc chính xác các mục tiêu bắn, đặc biệt là khi đối tượng quân địch ứng cứu giải tỏa đường bộ không đúng dự kiến; tổ chức thông tin liên lạc kịp thời, vững chắc, có kế hoạch, biện pháp phòng chống tác chiến điện tử của địch; bảo đảm cơ động, công sự ngụy trang, nghi binh tạo giả, phòng tránh hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao của địch; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật... trên cơ sở quyết tâm đánh trận then chốt theo các phương án dự kiến của người chỉ huy binh chủng hợp thành. Triệt để khai thác lợi thế của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trong khu vực tác chiến để triển khai và nâng cao chất lượng các mặt bảo đảm cho chiến đấu pháo binh giành thắng lợi trong trận then chốt đánh địch ứng cứu giải tỏa đường bộ của chiến dịch.

Các yêu cầu trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, cần thực hiện đầy đủ, hợp lý các yêu cầu đó. Nắm chắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các yêu cầu trên chính là góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh, nhằm chi viện hỏa lực hiệu quả cho các lực lượng chiến dịch đánh thắng trận then chốt tiêu diệt quân địch ứng cứu giải tỏa đường bộ, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, mục đích của CDTC.

Trong điều kiện mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đối tượng tác chiến có nhiều thay đổi, tình huống tác chiến diễn biến mau lẹ; đòi hỏi người chỉ huy và cơ quan tham mưu pháo binh chiến dịch cần thấy hết những đặc điểm tác động đến tác chiến pháo binh. Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các yêu cầu về tổ chức chỉ huy hỏa lực pháo binh vào từng chiến dịch, trận đánh cụ thể phù hợp với nguyên tắc tác chiến và quyết tâm của tư lệnh chiến dịch, nhằm nâng cao hiệu quả hỏa lực và năng lực tác chiến pháo binh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến CDTC trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc./.

T.H.Đ

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

91

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 92: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Pháo binh, thành phần chiến đấu quan trọng, hỏa lực chủ yếu trong các loại hình chiến dịch trên bộ. Để chi viện kịp thời,

hiệu quả cho các hoạt động tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành, Tư lệnh, cơ quan chiến dịch và chỉ huy các đơn vị pháo binh phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cơ động dịch chuyển là nội dung quan trọng.

Theo Từ điển Pháo binh năm 2010, dịch chuyển đội hình chiến đấu pháo binh là hình thức  cơ động,  di dời  đội hình chiến đấu pháo binh trong phạm vi gần để thực hiện nhiệm vụ tác chiến và phòng tránh đối phương sát thương bằng hỏa lực. Có thể dịch chuyển theo kế hoạch hoặc mệnh lệnh cấp trên; có thể dịch chuyển toàn bộ hay từng bộ phận đội hình chiến đấu. Quá trình dịch chuyển phải kịp thời, nhanh chóng, bí mật, đến đúng, đến đủ, sẵn sàng chiến đấu được ngay; việc trinh sát địch, chi viện hỏa lực không bị gián đoạn, luôn giữ vững thông tin liên lạc.

Trong chiến tranh giải phóng trước đây, chúng ta luôn đặt ra yêu cầu cao về công sự, ngụy trang, nghi binh nhằm thực hiện việc bám trụ, tiến hành hỏa lực trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tại một vị trí, một khu vực. Vì vậy, việc cơ động dịch chuyển lực lượng pháo binh, nhất là đối với pháo xe kéo hầu như không diễn ra.

Hiện nay, về mặt lý luận, các tài liệu, giáo trình mới chỉ đề cập đến cơ động pháo, cơ động hỏa lực chi viện kịp thời cho các hành động tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành. Trong

những năm gần đây, có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến vấn đề cơ động dịch chuyển pháo binh trong tác chiến, nhưng chỉ ở mức độ hạn chế, chưa làm rõ mục đích, thời cơ, quy mô, nội dung, phương pháp cơ động dịch chuyển. Mặt khác, thực tế giảng dạy và huấn luyện ở Trường Sĩ quan Pháo binh cũng như các đơn vị pháo binh toàn quân, trong tập bài, diễn tập chiến thuật, quá trình thực hiện nhiệm vụ bắn, các trung, đại đội pháo binh tổ chức cơ động dịch chuyển gần trong một khu vực trận địa bắn, với phạm vi từ 300 đến 500m; tuy nhiên, hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn (thời gian chậm, thường không bảo đảm thời cơ bắn, nhất là trong giai đoạn hỏa lực chuẩn bị chi viện đánh địch trong công sự; dễ xảy ra mất an toàn cho người và vũ khí trang bị).

Trong tương lai, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), đối tượng tác chiến chiếm ưu thế về vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng; khả năng trinh sát, phát hiện mục tiêu, điều khiển hỏa lực nhanh, chính xác. Đối với lực lượng pháo binh chiến dịch, mặc dù được cấp trên phối thuộc, hiệp đồng với pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch, nhưng số lượng vẫn hạn chế, nhiệm vụ hỏa lực nhiều, đa dạng, phạm vi, không gian chiến dịch rộng lớn. Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện như vậy thì việc bảo toàn lực lượng là vấn đề mang tính sống còn; cơ động dịch chuyển trong quá trình tác chiến là một trong các giải pháp quan trọng nhằm khắc phục thực trạng trên.

BÀN VỀ CƠ ĐỘNG DỊCH CHUYỂN LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

Thượng tá NGUYỄN VĂN HÙNGKhoa Pháo binh, Học viện Lục quân

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

92

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 93: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, cơ động dịch chuyển lực lượng pháo binh trong tác chiến chiến dịch là vấn đề mới và cần thiết, nó xuất phát từ đặc điểm của cuộc chiến tranh hiện đại, mà yếu tố quan trọng là đối tượng tác chiến và khả năng lực lượng pháo binh chiến dịch. Xét trên thực tế, cơ động dịch chuyển pháo binh chủ yếu nhằm tránh địch sát thương về hỏa lực, bảo toàn lực lượng để hoàn thành các nhiệm vụ bắn được giao; cơ động dịch chuyển chỉ được thực hiện trong quá trình thực hành tác chiến, đối tượng dịch chuyển là các phân đội hỏa lực, thời cơ là sau mỗi nhiệm vụ bắn hoặc đợt hỏa lực; phạm vi dịch chuyển ở cự ly gần, thường từ 300 đến 500m (ngoài bán kính sát thương vũ khí công nghệ cao của địch); phương pháp dịch chuyển lần lượt từng khẩu, trung hoặc đại đội.

Đối với lực lượng pháo binh chi viện chung của chiến dịch, là pháo cỡ lớn, tầm xa; thường tham gia các giai đoạn, nhiệm vụ, trận đánh quan trọng (then chốt hoặc then chốt quyết định) của chiến dịch; đảm nhiệm kiềm chế, chế áp các căn cứ hỏa lực, sở chỉ huy sư, lữ đoàn địch, bãi đổ bộ đường không cấp chiến dịch, khu vực địch tập trung nhiều sinh lực hỏa khí, các trung tâm thông tin tác chiến điện tử, kho tàng, bến cảng, sân bay… Quá trình thực hiện nhiệm vụ, căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành cơ động dịch chuyển gần để tránh địch tập kích hỏa lực, sát thương lực lượng, phương tiện. Vì trận địa thường bố trí xa địch nên có thể dịch chuyển bằng xe, kết hợp với sức người; từng đại đội pháo thay nhau dịch chuyển, tiểu đoàn pháo vừa thực hành dịch chuyển vừa duy trì hỏa lực vào các mục tiêu (khu vực mục tiêu) đảm nhiệm.

Đối với pháo binh của các đơn vị tham gia các trận đánh, căn cứ vào tình huống cụ thể, người chỉ huy quyết định thời cơ, quy mô dịch chuyển cho phù hợp. Trong tiến công, giai đoạn hỏa lực chuẩn bị là rất quan trọng, cần huy động tối đa số pháo tham gia, thời gian hỏa lực chuẩn bị không dài. Vì vậy, sau mỗi đợt bắn từ 5 đến 7 phút nên tổ chức cơ động dịch chuyển, người chỉ huy phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị để luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ

bắn và cơ động dịch chuyển. Ở các giai đoạn, nhiệm vụ khác, sau mỗi nhiệm vụ bắn hoặc đợt hỏa lực thì tiến hành dịch chuyển, với pháo xe kéo có thể dịch chuyển từng trung đội, đại đội; pháo mang vác dịch chuyển từng khẩu đội, chủ yếu sử dụng sức người.

Trong phòng ngự, công tác tổ chức chuẩn bị tác chiến dài hơn, các lực lượng tham gia chiến dịch, trong đó có pháo binh được chuẩn bị chu đáo hơn, nhất là hệ thống công sự trận địa, đường cơ động di chuyển, dịch chuyển. Mặt khác, nhiệm vụ bắn của pháo binh cũng đa dạng, phức tạp, phạm vi đảm nhiệm rộng hơn. Vì vậy, việc cơ động dịch chuyển gần được thực hiện rộng rãi và phổ biến hơn trong tiến công.

Có thể nói, trong tác chiến hiện đại, cơ động dịch chuyển lực lượng pháo binh là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao khả năng sống còn của các đơn vị pháo binh trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao. Để bảo đảm cơ động dịch chuyển có hiệu quả, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, lựa chọn bố trí đội hình chiến đấu phù hợp, chuẩn bị hệ thống công sự, ngụy trang chu đáo, đường cơ động di chuyển, dịch chuyển thuận lợi. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bảo đảm cho quá trình cơ động dịch chuyển được nhanh chóng, hiệu quả. Cũng như các lực lượng khác, pháo binh chiến dịch tác chiến trong thế trận chiến tranh nhân dân, khu vực phòng thủ địa phương đã được chuẩn bị trước từ thời bình, trên các hướng chiến lược (trọng điểm), các phương án đã được xây dựng, tổ chức huấn luyện, diễn tập thường xuyên; đây là điều kiện thuận lợi để lực lượng pháo binh chiến dịch làm tốt công tác chuẩn bị. Đối với các khu vực dự kiến trận địa bắn để chi viện cho các trận đánh quan trọng, phải dự kiến và chuẩn bị trước hệ thống công sự, đường cơ động dịch chuyển cho từng đơn vị; ngoài ra có thể tận dụng hệ thống công sự, đường cơ động trong khu vực phòng thủ; bảo đảm bố trí thế trận pháo binh liên hoàn, hiểm hóc, chuyển hóa thế trận nói chung, cơ

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

93

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 94: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

động dịch chuyển nói riêng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch cơ động chiếm lĩnh, di chuyển, dịch chuyển cụ thể, tỉ mỉ. Chủ nhiệm, cơ quan, chỉ huy các đơn vị pháo binh căn cứ vào quyết tâm tác chiến, tình hình cụ thể về địch, ta, địa hình, thời tiết để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, trong đó nội dung cơ động dịch chuyển gần phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về thời cơ, thứ tự các đơn vị, đường, phương pháp cơ động dịch chuyển, công tác bảo đảm. Đồng thời, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị bạn, địa phương trên địa bàn chiến dịch.

Thứ ba, khi xây dựng kế hoạch hỏa lực cần chú ý nâng cao khả năng huy động lực lượng pháo binh tham gia trong từng giai đoạn, nhiệm vụ tác chiến. Đây là vấn đề quan trọng, bởi vì, vừa muốn hoàn thành các nhiệm vụ hỏa lực theo yêu cầu của người chỉ huy, vừa muốn dịch chuyển để bảo toàn lực lượng thì phải tăng số lượng pháo, để có đơn vị bắn, có đơn vị dịch chuyển. Muốn giải quyết mâu thuẫn này, Tư lệnh, cơ quan chiến dịch, chỉ huy các đơn vị pháo binh phải kết hợp chặt chẽ pháo binh của chiến dịch với pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương, pháo binh đơn vị bạn, của Bộ đứng chân trên địa bàn chiến dịch.

Lựa chọn mục tiêu bắn: Do khả năng huy động lực lượng pháo binh có hạn, nhiệm vụ bắn lại nhiều, để bảo đảm dịch chuyển lại không gián đoạn chi viện hỏa lực cho các hành động tác chiến của binh chủng hợp thành, cần phải lựa chọn mục tiêu bắn phù hợp, vừa sức, tập trung hỏa lực vào các mục tiêu chủ yếu, quan trọng như sở chỉ huy, trận địa pháo binh sư, lữ đoàn địch; khu vực địch tập trung lớn sinh lực hỏa khí…ở thời điểm quyết định (hỏa lực chuẩn bị, hỏa lực chi viện đánh địch xung phong vào trận địa phòng ngự, tập kích hỏa lực vào địch co cụm, phản kích, đổ bộ đường không, địch rút chạy).

Để bảo đảm liên tục duy trì hỏa lực chi viện cho các nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành, nhưng vẫn giữ được bí mật về lực lượng, đội hình chiến đấu; không nên huy

động toàn bộ, mà chỉ huy động từng phần. Các đơn vị, lực lượng tham gia sau khi kết thúc mỗi nhiệm vụ bắn, đợt hỏa lực có thể dịch chuyển; các đơn vị, lực lượng chưa tham gia hỏa lực ở giai đoạn, nhiệm vụ trước bắt đầu thực hiện ở đợt, nhiệm vụ kế tiếp.

Lựa chọn phương pháp kết cấu hỏa lực phù hợp, có nhiệm vụ dồn dập, có nhiệm vụ phá hoại, nhưng mỗi đợt bắn thường xác định từ 5 đến 7 phút hoặc dài hơn, nhưng không quá 10 phút; đủ bảo đảm cho mỗi đơn vị pháo binh (cấp đại đội) tham gia bắn hết số đạn quy định, đạt được mức độ sát thương cần thiết, sau đó tiến hành cơ động dịch chuyển.

Thứ tư, từng bước ứng dụng và nâng cao khả năng tự động hóa chỉ huy trong tác chiến pháo binh. Đây là yếu tố quan trọng, bởi vì, hiệu quả hỏa lực pháo binh được thể hiện bằng mức chính xác phần tử và thời gian thực hiện nhiệm vụ bắn; với các loại khí tài trinh sát, đo đạc, chỉ huy bắn hiện đại và hệ thống tự động hóa chỉ huy hoạt động có hiệu quả, mức chính xác phần tử được nâng lên, thời gian bắn giảm xuống nhưng hiệu quả sát thương sẽ không thay đổi, điều đó có nghĩa là các đơn vị pháo binh sẽ có thời gian để cơ động dịch chuyển bảo toàn lực lượng.

Tương lai, đối tượng tác chiến, thế trận khu vực phòng thủ địa phương, khả năng, phương pháp tác chiến chiến dịch nói chung, lực lượng pháo binh nói riêng có sự thay đổi và phát triển. Vì vậy, vấn đề cơ động dịch chuyển lực lượng pháo binh cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung, phát triển, góp phần làm phong phú thêm lý luận sử dụng pháo binh, đồng thời là cơ sở vận dụng vào huấn luyện chiến đấu, nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo binh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc./.

N.V.H

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

94

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 95: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

rong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy xa), đối tượng chiến đấu của tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đô thị là

tiểu đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới địch tiến công. Địch thường chủ động về thời gian, địa điểm, hướng, mũi tiến công, tạo được yếu tố bí mật, bất ngờ; sử dụng vũ khí, trang bị công nghệ cao, có độ chính xác, tầm bắn xa, uy lực sát thương lớn, khả năng cơ động nhanh. Địa hình đô thị tương đối bằng phẳng, không gian rộng; cơ sở hạ tầng, cấu trúc đô thị đa dạng, nhà cửa liền kề, có nhiều nhà cao tầng kiên cố, xen kẽ các khu phố là các vườn hoa, công viên, công sở, trường học, sân vận động, bến xe, trung tâm thương mại, khu công nghiệp… Giao thông trong đô thị phát triển, đường sá rộng, hẹp khác nhau tạo thành nhiều tuyến phố với nhiều ngõ, ngách phức tạp, các đường phố chính thường nối với các trục đường giao thông trong vùng.

Pháo binh là thành phần lực lượng quan trọng trong đội hình chiến đấu của tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đô thị, là hỏa lực mặt đất chủ yếu chi viện cho tiểu đoàn ngăn chặn, sát thương, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện tiến công của địch. Khi tiểu đoàn bộ binh đảm nhiệm phòng ngự trên hướng chủ yếu trong đội hình cấp trên hoặc độc lập phòng ngự, ngoài lực lượng pháo binh trong biên chế, tiểu đoàn thường được phối thuộc 1 đại đội cối

100mm (4 khẩu), 1 đại đội SPG-9 (6 khẩu) của trung đoàn.

Để nâng cao khả năng chiến đấu của tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đô thị, bài viết trao đổi về một số nội dung trong sử dụng pháo binh của tiểu đoàn bộ binh phòng ngự đô thị trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Một là, tổ chức, sử dụng lực lượng pháo binh hợp lý

Tổ chức, sử dụng lực lượng pháo binh hợp lý là cơ sở để tạo lập và chuyển hóa thế trận. Để chuẩn bị thế trận được tốt, trên cơ sở khả năng lực lượng, tiểu đoàn phân chia, tổ chức pháo binh thành: Pháo binh chi viện chung và pháo binh của bộ phận phòng ngự. Trong đó, tiểu đoàn giữ lại toàn bộ pháo binh của trung đoàn phối thuộc để tổ chức thành pháo binh chi viện chung; pháo binh trong biên chế của tiểu đoàn phối thuộc cho cấp dưới, ưu tiên cho đại đội bộ binh đảm nhiệm phòng ngự trên hướng chủ yếu.

Pháo binh chi viện chung tổ chức thành 1 phân đội bắn ngắm gián tiếp; từ 1 đến 2 đội bắn ngắm trực tiếp và 1 đội pháo binh cơ động diệt tăng (có thể kết hợp với B41 của bộ binh). Pháo binh của các bộ phận phòng ngự được tổ chức thành 1 phân đội bắn ngắm gián tiếp và 1 đội bắn ngắm trực tiếp.

Thực tiễn, trận phòng ngự khu vực Tàu Ô-Xóm Ruộng năm 1972, Tiểu đoàn bộ binh 7

Thượng tá, ThS TRẦN DANH TUẤNKhoa Binh chủng, Trường Sĩ quan Lục quân 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG PHÁO BINH

CỦA TIỂU ĐOÀN BỘ BINH PHÒNG NGỰ ĐÔ THỊ TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TƯƠNG LAI

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

95

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 96: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

đã giữ lại đại đội súng cối 120mm (2 khẩu) của trung đoàn phối thuộc để tổ chức thành 1 phân đội pháo bắn ngắm gián tiếp làm nhiệm vụ chi viện chung; đại đội súng cối 82mm có trong biên chế tiểu đoàn phối thuộc cho Đại đội bộ binh 1 phòng ngự trên hướng chủ yếu để chủ động đánh địch và xử trí tình huống. Trong trận phòng ngự Tích Tường năm 1972, Tiểu đoàn bộ binh 1 đã sử dụng 2 khẩu ĐKZ75mm để tổ chức thành 1 đội bắn ngắm trực tiếp chi viện cho các bộ phận phòng ngự ngăn chặn, đánh bại địch tiến công và xử trí các tình huống. Trận phòng ngự Cánh Đồng Chum năm 1972, các tiểu đoàn bộ binh đều tổ chức đội pháo binh cơ động diệt tăng, lực lượng 2 đến 3 khẩu ĐKZ57mm kết hợp với các tổ diệt tăng cấp dưới đã giảm đáng kể sức tiến công của xe tăng, thiết giáp địch…

Hai là, bố trí đội hình vững chắc bảo đảm đánh địch dài ngày

Pháo binh chi viện chungĐối với phân đội bắn ngắm gián tiếp (cối

100mm), đội hình chiến đấu gồm: Đài quan sát và trận địa bắn.

Đài quan sát là thành phần chiến đấu quan trọng, bảo đảm quan sát, sửa bắn cho phân đội cối 100mm chi viện cho tiểu đoàn đánh địch trong mọi tình huống. Đài quan sát gồm có đài quan sát chỉ huy và vọng quan sát bổ trợ. Đài quan sát chỉ huy thường bố trí ở điểm tựa của các trung (đại đội) bộ binh phòng ngự trên hướng chủ yếu, cách tiền duyên phòng ngự từ 300 đến 500m hoặc gần hơn khi có điều kiện (thường tận dụng tháp chuông nhà thờ, tháp nước, các công trình kiến trúc cao tầng kiên cố để bố trí), nơi bảo đảm tiện quan sát, phát hiện địch và chỉ huy bắn các mục tiêu trong khu vực đảm nhiệm; tiện chỉ huy, hiệp đồng (nếu có điều kiện, nên bố trí gần vị trí chỉ huy của tiểu đoàn trưởng). Vọng quan sát bổ trợ là nơi quan sát bổ trợ khi đài quan sát chỉ huy không quan sát được, giúp đài quan sát chỉ huy trinh sát, phát hiện, giao hội mục tiêu và phục vụ chỉ huy bắn; bố trí trong các điểm tựa phía trước, cách tiền duyên phòng ngự

từ 200 đến 300m. Ngoài vị trí chính thức, đài quan sát chỉ huy và vọng quan sát bổ trợ phải dự kiến các vị trí dự bị, sẵn sàng di chuyển đáp ứng mọi yêu cầu chiến đấu.

Trận địa bắn của phân đội cối 100mm gồm: Trận địa bắn chính, dự bị, lâm thời và trận địa giả. Trận địa bắn chính, thường bố trí trên các bãi trống, sân vận động, công viên, quảng trường, sau các tòa nhà và phía sau đại đội bộ binh phòng ngự trên hướng chủ yếu, nơi bí mật, bất ngờ cách tiền duyên phòng ngự từ 800 đến 1000m (tùy địa hình đô thị cụ thể có thể bố trí xa hơn hoặc gần hơn nhưng trong tầm bắn hiệu quả); bảo đảm cấu trúc công sự, ngụy trang; giãn cách giữa các khẩu từ 30 đến 50m hoặc hơn. Trận địa dự bị, thường được chuẩn bị ở hai bên sườn, phía sau trận địa bắn chính để sẵn sàng xử trí các tình huống chiến đấu, cách trận địa bắn chính từ 300 đến 500m. Trận địa bắn lâm thời, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, có thể được tổ chức để chi viện cho đánh địch ở khu vực chiến đấu vòng ngoài, lực lượng khoảng 1 trung đội súng cối 100mm, bố trí trên hướng phòng ngự chủ yếu, cách tiền duyên phòng ngự từ 500 đến 600m. Trận địa giả (nếu có), được tổ chức theo kế hoạch thống nhất của cấp trên, bố trí cách trận địa chính một khoảng cách thích hợp, bảo đảm nghi binh thu hút được hỏa lực địch và không làm ảnh hưởng đến các thành phần, lực lượng chiến đấu khác. Ở từng trận địa bắn phải có vị trí bắn chính thức, vị trí bắn dự bị để di chuyển gần, tránh sát thương của hỏa lực địch trong quá trình chiến đấu.

Đội bắn ngắm trực tiếp SPG-9, trận địa bắn chính thường bố trí trên các ngã ba, ngã tư trục đường, ban công, lan can nhà cao tầng, ở các điểm tựa khu vực phòng ngự phía trước, tập trung trên hướng chủ yếu và hướng dự kiến có nhiều xe tăng, thiết giáp địch tiến công, cách tiền duyên phòng ngự từ 200 đến 300m (khi có điều kiện có thể bố trí gần hơn); bố trí thành nhiều tuyến trong chiều sâu phòng ngự của tiểu đoàn, kết hợp bố trí cố

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

96

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 97: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

định với cơ động trong quá trình chiến đấu. Trận địa bắn dự bị thường chọn ở khu vực dự kiến đánh địch vu hồi đường bộ, đột nhập, giãn cách giữa các khẩu từ 50 đến 70m.

Đội cơ động diệt tăng SPG-9, bố trí chiến đấu gồm có khu vực chờ đợi và trận địa bắn. Khu vực chờ đợi được bố trí gần vị trí chỉ huy tiểu đoàn, nơi bí mật, bất ngờ, tiện chỉ huy và cơ động ra trận địa bắn. Trận địa bắn thường được lựa chọn, bố trí ở nơi nơi dự kiến có nhiều xe tăng, thiết giáp địch sẽ cơ động qua; nơi khống chế các đầu mối giao thông quan trọng như ngã ba, ngã tư, cầu cống; nơi tiện quan sát phát hiện mục tiêu; nơi tiện cơ động, kín đáo, bí mật và bảo đảm an toàn khi thực hiện nhiệm vụ bắn.

Pháo binh của bộ phận phòng ngựPhân đội pháo bắn ngắm gián tiếp (cối

82mm), thường bố trí trận địa bắn ở bên sườn, phía trước vị trí chỉ huy của đại đội, phía sau khối chắn, nhà cao tầng, trong các sân bệnh viện, sân trường học, trong công viên hoặc sân các chung cư lớn; nơi tiện quan sát, chỉ huy, hiệp đồng; cách tiền duyên phòng ngự từ 500 đến 800m; có vị trí bắn chính thức và vị trí bắn dự bị để cơ động thực hiện nhiệm vụ.

Đội bắn ngắm trực tiếp SPG-9, thường bố trí trận địa trong điểm tựa của các tiểu đội, trung đội bộ binh phòng ngự, trên vỉa hè, trong các công trình kiến trúc kiên cố hoặc trên sân thượng của các nhà cao tầng ở phía trước, nơi khống chế được các trục đường dự kiến có nhiều xe tăng, xe thiết giáp địch tiến công vào nội đô; nơi tiện quan sát phát hiện địch, kiểm soát được các đường phố, các hẻm quan trọng và các bãi trống mà xe tăng, thiết giáp địch có thể triển khai; nơi có thể phát huy cao nhất hiệu quả của hỏa lực để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, hỏa lực bắn thẳng của địch, cách tiền duyên phòng ngự từ 100 đến 200m.

Ba là, chỉ huy quyết đoán, cơ động kịp thời

Chiến đấu phòng ngự diễn ra rất ác liệt, dài ngày, để giành quyền chủ động đánh bại địch

tiến công, tiểu đoàn trưởng phải luôn nắm chắc diễn biến chiến đấu, xác định thời cơ có lợi, lệnh cho các phân đội pháo binh nổ súng tiêu diệt địch trên các hướng, mũi tiến công của địch. Đồng thời, tiểu đoàn trưởng tự mình quan sát nắm chắc tình hình địch, ta, diễn biến chiến đấu, chỉ huy quyết đoán, kịp thời trong xử trí tình huống, nâng cao khả năng sử dụng pháo binh chi viện cho tiểu đoàn bộ binh phòng ngự.

Tiến công ở địa hình đô thị, địch có điều kiện phát huy khả năng cơ động của xe cơ giới và tổ chức triển khai tiến công trên nhiều hướng, mũi. Vì vậy, pháo binh tiểu đoàn cần giải quyết tốt việc bảo đảm cơ động để các phân đội pháo binh bám trụ chiến đấu lâu dài, chi viện có hiệu quả cho tiểu đoàn đánh bại địch. Các phân đội pháo binh chuẩn bị tốt kế hoạch cơ động, lợi dụng địa hình trong khu vực chiến đấu như: Hệ thống công sự, cống, rãnh thoát nước và các ngõ, ngách… để cơ động, chiếm lĩnh, di chuyển, bảo đảm bí mật, an toàn và phòng tránh được hỏa lực địch. Đội cơ động diệt tăng cần chuẩn bị trước đường cơ động từ vị trí chờ đợi đến các trận địa bắn để bảo đảm cơ động nhanh chóng, kịp thời. Quá trình cơ động di chuyển, thường vận dụng phương pháp cơ động lần lượt từng trung đội, khẩu đội là chủ yếu, bảo đảm không bị gián đoạn hỏa lực chi viện cho tiểu đoàn chiến đấu. Sau mỗi lần bắn cần cơ động dịch chuyển gần sang vị trí trận địa mới để bảo toàn lực lượng.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, cả ta và địch đều có bước phát triển, địa hình có nhiều thay đổi. Để ngăn chặn đánh bại các đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa phòng ngự được giao, tiểu đoàn trưởng cần nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc sử dụng pháo binh trong chiến đấu phòng ngự, phát huy có hiệu quả hỏa lực cho viện cho tiểu đoàn bẻ gãy, đánh bại các đợt tiến công của địch./.

T.D.T

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

97

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 98: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy ra), tác chiến chiến dịch sẽ diễn ra trên các hướng phòng thủ chiến lược và

của quân khu, trong đó có chiến dịch tiến công, phòng ngự và phản công... Mặc dù mỗi loại hình chiến dịch có đối tượng, phương pháp tác chiến khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là: Không gian tác chiến rộng; thời gian dài với nhiều thành phần lực lượng tham gia và phải thực hiện nhiều trận đánh, trong đó có các trận then chốt, then chốt quyết định. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, đối tượng tác chiến sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiếm ưu thế về trinh sát trên không và tác chiến điện tử, sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, gây khó khăn cho pháo binh trong quá trình cơ động. Tuy nhiên, các chiến dịch luôn được chuẩn bị trước từ thời bình và được tiến hành trong khu vực phòng thủ địa phương. Đây chính là lợi thế lớn để các lực lượng chiến dịch nói chung, các đơn vị pháo binh nói riêng cơ động lực lượng thuận lợi; góp phần tạo lập và chuyển hóa thế trận, nhanh chóng tập trung tạo ưu thế hỏa lực vào nhiệm vụ chủ yếu, trận đánh quan trọng của chiến dịch. Điển hình như trong Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, ngay khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho Sư đoàn bộ binh 10 tiến công tiêu diệt Đức Lập và Sư đoàn bộ binh 316 tiến công thị

xã Buôn Ma Thuột, các đơn vị pháo binh của Sư đoàn bộ binh 10, cụm pháo binh chiến dịch đã chủ động cơ động lực lượng, bám sát đội hình tiến công địch đổ bộ đường không ở Đông thị xã, kịp thời đánh địch ngay từ khi chúng đang đổ quân cho đến khi trận đánh kết thúc; hoặc trong điều kiện thời gian chuẩn bị gấp, tình huống diễn ra ngoài dự kiến, nhưng lực lượng pháo binh chiến dịch và của Sư đoàn bộ binh 320 vẫn cơ động kịp thời, chi viện hiệu quả cho Sư đoàn tiêu diệt địch rút chạy trên Đường số 7.

Cơ động lực lượng pháo binh trong chiến dịch diễn ra ở các không gian, thời gian, giai đoạn khác nhau của chiến dịch gồm:

Cơ động từ khu vực sơ tán, tập trung bí mật đến khu vực tập kết chuẩn bị tác chiến. Trường hợp này chỉ xảy ra đối với pháo xe kéo nhận nhiệm vụ phối thuộc cho các đơn vị bộ binh. Cơ động trong trường hợp này thường tổ chức theo đầu mối các đơn vị pháo binh, vận dụng phương pháp đồng thời hoặc lần lượt trên 1 hay nhiều trục đường, tùy thuộc vào từng quy mô lực lượng, điều kiện địa hình, thời tiết và thường diễn ra vào ban đêm.

Cơ động từ khu vực tập kết chiến đấu đến khu vực tác chiến (cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu). Giai đoạn này, các đơn vị pháo xe

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÁO BINH TRONG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

Thượng tá, ThS NGUYỄN VĂN CỐKhoa Pháo binh, Học viện Lục quân

Pháo binh là thành phần lực lượng quan trọng, hỏa lực mặt đất chủ yếu chi viện cho tác chiến chiến dịch trên bộ. Để pháo binh chi viện hỏa lực kịp thời, hiệu quả cho các hoạt động tác chiến, cần phải tổ chức cơ động linh hoạt, tích cực và an toàn, đó là một trong những nội dung quan trọng của nghệ thuật sử dụng pháo binh.

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

98

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 99: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

kéo thường cơ động thẳng từ khu vực tập kết vào khu vực triển khai đội hình chiến đấu. Đối với các đơn vị pháo mang vác có thể phải xác định khu vực tạm dừng trong đội hình của các đơn vị bộ binh trên trục đường cơ động chiếm lĩnh. Khi đó, các đơn vị pháo binh được tổ chức thành các hình thức lực lượng theo từng loại hình chiến dịch, trận chiến đấu như: Các tiểu đoàn trong đội hình lữ đoàn pháo, phân đội pháo bắn ngắm gián tiếp; đội dự bị pháo bắn ngắm trực tiếp; đội dự bị pháo binh chống tăng; phân đội (lực lượng) dự bị pháo bắn ngắm gián tiếp; đội pháo bắn ngắm trực tiếp; đội pháo binh cơ động diệt tăng hay đội pháo binh chuyên trách. Pháo bắn ngắm gián tiếp thường tổ chức thành các khối (bộ phận) cơ động gồm: Đài quan sát; trận địa bắn, vị trí chỉ huy trận địa bắn tiểu đoàn pháo binh; sở chỉ huy, bộ phận hậu cần, kỹ thuật (cấp lữ đoàn). Pháo bắn ngắm trực tiếp tổ chức thành một bộ phận. Pháo xe kéo tổ chức cơ động bằng xe trên 1 hoặc 2 trục đường riêng cho cơ giới do cấp trên chuẩn bị; pháo mang vác cơ động cùng các đơn vị bộ binh, tận dụng các đường mòn, dải địa hình để cơ động. Thời điểm cơ động thường diễn ra vào đêm tối hoặc khi tầm nhìn hạn chế.

Cơ động di chuyển đội hình chiến đấu, được tiến hành trong thực hành tác chiến chiến dịch, khi đội hình chiến đấu chính thức không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, để thực hiện các trận then chốt, then chốt quyết định hoặc giữa các đợt của chiến dịch. Trường hợp này, quãng đường cơ động thường ngắn hơn cơ động chiếm lĩnh; vận dụng phương pháp lần lượt (cuốn chiếu) từng đơn vị, quy mô từ trung đội đến đại đội pháo vì các đơn vị vừa di chuyển, vừa phải tiếp tục chi viện hỏa lực cho các nhiệm vụ chiến đấu và có thể diễn ra cả ban ngày.

Cơ động dịch chuyển là di chuyển đội hình chiến đấu trong phạm vi khu vực trận địa bắn của các đơn vị pháo binh, nhằm hạn chế thiệt hại do hỏa lực chính xác của địch gây ra. Quãng đường dịch chuyển của mỗi khẩu trong phạm vi từ 300 đến 500m. Vận dụng phương pháp lần lượt từng khẩu đội đến đại đội pháo; diễn ra cả ban ngày và ban đêm sau mỗi đợt hỏa lực.

Như vậy, cơ động lực lượng pháo binh diễn ra phổ biến trong từng đợt, trận đánh của

chiến dịch. Trong tương lai, khi chiến tranh xảy ra, địch chiếm ưu thế về trinh sát trên không, sử dụng vũ khí công nghệ cao, thì việc cơ động lực lượng pháo binh giữ vai trò quan trọng trong bảo toàn lực lượng, góp phần chi viện hỏa lực hiệu quả cho chiến dịch. Để nâng cao hiệu quả cơ động lực lượng pháo binh, bảo đảm bí mật, an toàn, đúng thời gian, địa điểm, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, làm tốt công tác chuẩn bị cơ độngTrước hết phải chuẩn bị kế hoạch cơ động

cụ thể, tỉ mỉ. Muốn vậy, cơ quan tham mưu, chỉ huy đơn vị pháo binh các cấp cần nghiên cứu nắm chắc đối tượng địch ảnh hưởng trực tiếp, đó là: Khả năng, lực lượng trinh sát trên không, mặt đất, lực lượng phản động nội địa trên khu vực tác chiến; khả năng đánh phá của không quân, pháo binh, trực thăng vũ trang của địch.

Chuẩn bị cơ động cần phải tổ chức trinh sát nắm chắc hệ thống đường giao thông trong khu vực tác chiến gồm: Đường quốc lộ, liên tỉnh, huyện…, đường mòn, đường lâm nghiệp, các dải địa hình có thể cải tạo cho pháo binh cơ động lực lượng; nắm hệ thống sông suối, cầu cống, bến vượt sông, bến ngầm… Trên cơ sở đó, xác định hệ thống đường cơ động cho lực lượng pháo binh gồm: Đường chính, đường dự bị, đường vòng tránh; thiết lập hệ thống chỉ đường gồm: Các tổ chỉ đường; ký, tín hiệu đánh dấu đường ở những nút giao thông, các ngã rẽ không để bị lạc đường; các tuyến xuất phát, điều chỉnh trên trục đường cơ động, nhất là trước và sau các bến vượt, trọng điểm đánh phá của địch. Bảo đảm đường cơ động pháo binh theo nguyên tắc: Khi cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu, đối với pháo xe kéo, cấp trên bảo đảm từ khu vực tập kết chiến đấu đến ngang khu vực hậu cần, kỹ thuật của cấp dưới; từ khu vực hậu cần, kỹ thuật đến điều chỉnh cuối do trung, sư đoàn bộ binh bảo đảm, còn lại do các đơn vị pháo binh tự bảo đảm; pháo mang vác cơ động trong đội hình của binh chủng hợp thành. Di chuyển đội hình chiến đấu do cơ quan tham mưu binh chủng hợp thành và các đơn vị pháo binh tự xác định, bảo đảm. Cơ động dịch chuyển do các đơn vị pháo binh tự bảo đảm.

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

99

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 100: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Tổ chức đội hình phù hợp, cơ quan tham mưu chiến dịch, sư đoàn, trung đoàn bộ binh, các đơn vị pháo binh, căn cứ quy mô lực lượng, trường hợp cơ động, tình hình cụ thể để tổ chức đội hình thành các khối, bộ phận hay từng đơn vị từ khẩu đội đến tiểu đoàn phù hợp; xác định thứ tự, gián cách giữa các bộ phận hợp lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hỏa lực địch gây ra. Trong từng nhiệm vụ, vận dụng phương pháp cơ động đồng thời, lần lượt hoặc kết hợp.

Thứ hai, nắm chắc thời cơ, chỉ huy cơ động đúng kế hoạch

Chỉ huy các lực lượng cơ động đúng thời gian, thứ tự, tốc độ, giãn cách; chấp hành nghiêm kỷ luật, bảo đảm bí mật. Khi có tình huống xảy ra, trên cơ sở phương án đã dự kiến, xử trí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, trong mọi điều kiện kiên quyết thực hiện kế hoạch đã xác định. Triệt để tận dụng điều kiện thời tiết như đêm tối, sương mù để tổ chức cơ động bí mật, an toàn. Khi buộc phải cơ động ban ngày phải làm tốt công tác ngụy trang, nghi binh; phối hợp với các lực lượng của chiến dịch, lực lượng vũ trang địa phương kiềm chế hiệu quả các trận địa hỏa lực, sân bay dã chiến của địch, hạn chế khả năng hoạt động của chúng bảo đảm cho pháo binh cơ động thuận lợi. Khi có điều kiện, hiệp đồng với lực lượng hóa học tạo màn khói ngụy trang cho pháo binh cơ động qua các trọng điểm địch đánh phá. Làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ chiến sĩ trong chấp hành kỷ luật, giữ bí mật; chấp hành nghiêm kế hoạch cơ động, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên trong quá trình cơ động và khi có tình huống xảy ra.

Thứ ba, làm tốt công tác bảo đảm Bảo đảm trinh sát nắm địch, các đơn vị

pháo binh phải tổ chức lực lượng cảnh giới phía trước, hai bên sườn, phía sau, trên không để trinh sát, phát hiện địch kịp thời trong quá trình cơ động. Bảo đảm phòng không, cơ quan tham mưu chiến dịch, các sư đoàn, trung đoàn bộ binh tổ chức lực lượng phòng không cơ động đi cùng bảo vệ pháo binh; tổ chức lực lượng phòng không chốt ở các trọng điểm đánh phá, khu vực cầu, phà, bến vượt sẵn sàng đánh trả

không quân, trực thăng vũ trang của địch bảo vệ đội hình cơ động. Bảo đảm phòng hóa, trang bị đầy đủ khí tài phòng hóa cho cán bộ, chiến sĩ, kết hợp khí tài chế sẵn và ứng dụng. Tổ chức trinh sát, phát hiện, kịp thời thông báo, báo động địch sử dụng chất độc hóa học cho các đơn vị, tổ chức vòng tránh và tiêu tẩy cho người và vũ khí, trang bị, khí tài. Bảo đảm kỹ thuật, các đơn vị pháo binh làm tốt công tác chuẩn bị kỹ thuật cho xe, pháo, có phương án khắc phục, sửa chữa hỏng hóc, cứu kéo kịp thời trong quá trình cơ động.

Thứ tư, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ

Pháo binh phải triệt để tận dụng thế trận khu vực phòng thủ địa phương để nâng cao khả năng cơ động lực lượng, bằng cách: Hiệp đồng với lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực tác chiến trinh sát nắm chắc tình hình địch; địa hình, thời tiết. Xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện tham gia chuẩn bị đường cơ động, bảo đảm vượt sông; chỉ dẫn đường, khắc phục, sửa chữa đường do hỏa lực địch đánh phá, mưa, bão gây ra trong quá trình cơ động. Lực lượng vũ trang địa phương tăng cường các hoạt động đánh địch rộng khắp, tập trung đánh phá trận địa hỏa lực, sân bay dã chiến để hạn chế khả năng đánh phá của không quân, pháo binh địch. Tiến hành các hoạt động nghi binh, thu hút hỏa lực địch tạo thuận lợi cho pháo binh cơ động lực lượng đúng thời gian, địa điểm, bảo đảm an toàn.

Trong tương lai, đối tượng tác chiến tiếp tục có sự phát triển về vũ khí, trang bị, thủ đoạn tác chiến, gây cho ta nhiều khó khăn; địa hình có nhiều thay đổi, độ che phủ của thảm thực vật có thể giảm so với trước đây. Bên cạnh đó, tổ chức biên chế pháo binh sẽ có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng; khu vực phòng thủ địa phương ngày càng được xây dựng vững mạnh. Những thay đổi trên đòi hỏi cơ động lực lượng pháo binh trong chiến dịch cần tiếp tục được nghiên cứu, góp phần hoàn chỉnh về lý luận và làm cơ sở vận dụng vào huấn luyện chiến đấu, chiến đấu sau này./.

N.V.C

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

100

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 101: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

hiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai (nếu xảy ra), việc kết hợp tác chiến giữa các lực lượng ba thứ quân;

trong đó kết hợp lực lượng pháo binh các cấp là nguyên tắc cơ bản. Trong chiến dịch phòng ngự, để đánh bại quân địch tiến công có ưu thế lực lượng, vũ khí trang bị công nghệ cao, một trong những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm đủ hỏa lực chi viện kịp thời cho binh chủng hợp thành là phải biết kết hợp chặt chẽ, toàn diện pháo binh chủ lực (PBCL) với pháo binh địa phương (PBĐP).

Kết hợp PBCL với PBĐP trong chiến dịch phòng ngự là tổng thể nội dung và phương pháp của người chỉ huy và cơ quan tham mưu pháo binh các cấp, các đơn vị pháo binh trong chuẩn bị và thực hành tác chiến; nhằm gắn kết chặt chẽ hoạt động tác chiến giữa hai lực lượng pháo binh, theo kế hoạch tác chiến thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp về hỏa lực chi viện đánh địch, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Bài viết xin trao đổi một số biện pháp nâng cao hiệu quả về kết hợp PBCL với PBĐP trong chiến dịch phòng ngự.

Một là, bố trí xen kẽ pháo binh chủ lực với pháo binh địa phương

Đây là vấn đề quan trọng trong nội dung kết hợp PBCL với PBĐP. Đồng thời là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ hỏa lực pháo binh chiến dịch phòng ngự. Tổ chức sử dụng, bố trí lực lượng pháo binh phù hợp, khoa học góp phần tạo ra hệ thống hỏa lực pháo binh hợp lý, nhiều tầng, nhiều lớp, chi viện kịp thời, hiệu quả cho các lực lượng đánh địch và phát huy tốt tính năng kỹ, chiến thuật từng loại pháo, đạn, sở trường của từng đơn vị; khắc phục những hạn chế về khả năng chiến đấu của pháo binh, tránh tổn thất về lực lượng, phương tiện khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao; góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp về hỏa lực để đánh địch.

Trên cơ sở tính toán khả năng kỹ, chiến thuật các loại pháo và ý định tác chiến, tổ chức, bố trí xen kẽ PBCL với PBĐP nhằm bảo đảm có thể thực hành hỏa lực trên toàn địa bàn chiến dịch, nhất là ở những nơi góc bắn, tầm bắn PBCL kém hiệu quả hoặc không thực hiện được. Để tăng cường hỏa lực cho hướng, khu vực phòng ngự chủ yếu, trận then chốt, then chốt quyết định, ở những khu vực này, mật độ xen kẽ phải cao hơn, khả năng bắn chồng của PBCL và PBĐP phải cao hơn. Cần căn cứ vào phương án tác chiến, số lượng, khả năng các loại pháo (tầm bắn, di chuyển trận địa, cơ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP PHÁO BINH CHỦ LỰC VỚI PHÁO BINH ĐỊA PHƯƠNG

TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ Trung tá NGÔ TRUNG SƠN

Khoa Binh chủng, Trường Quân sự Quân khu 9

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

101

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 102: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

động hỏa lực, phương pháp bắn…), ưu, nhược điểm của PBCL và PBĐP, địa hình,… để tính toán, chọn phương án bố trí tối ưu, bảo đảm PBCL và PBĐP có thể thay thế, bổ sung cho nhau trong quá trình tác chiến (cả phương án cơ bản và các tình huống có thể). Do khả năng trinh sát - tiến công hỏa lực và thay đổi hướng tiến công của địch rất lớn nên việc tính toán bố trí xen kẽ pháo binh phải có cơ sở khoa học về chiến thuật, chiến dịch, về nghệ thuật tác chiến pháo binh.

Xen kẽ giữa các trận địa pháo, cối, ĐKZ, có tính đến khả năng sử dụng pháo phản lực và pháo - súng máy phòng không. Cần tính toán, lựa chọn bố trí các trận địa sao cho có thể chi viện hỏa lực đánh rộng khắp và đánh tập trung khi cần thiết. Mặt khác, cũng cần tính đến các tình huống một hoặc một số trận địa pháo - cối bị loại khỏi vòng chiến đấu hoặc phải tức thời chi viện hỏa lực đánh địch tập kích trận địa pháo bằng biệt kích, thám báo. Lúc thật cần thiết, cũng có thể dùng pháo - súng máy phòng không chi viện cho chiến đấu trên bộ, ngăn chặn, diệt địch đột nhập, đổ bộ đường không, xử trí các tình huống đột xuất.

Xen kẽ giữa pháo xe kéo và pháo mang vác

Trong chiến tranh công nghệ cao, cần đặc biệt chú ý khả năng di chuyển cơ động của các trận địa pháo mà vẫn bảo đảm ổn định thế trận pháo binh. Pháo mang vác, dễ di chuyển - cơ động, triển khai nhanh, ít phụ thuộc vào địa hình, không phụ thuộc vào phương tiện cứu kéo, đường cơ động, có thể phòng tránh hỏa lực địch. Bố trí xen kẽ pháo xe kéo và pháo mang vác nhằm hỗ trợ, thay thế nhau khi một loại pháo bị chế áp, tổn thất hoặc khi pháo xe kéo buộc phải thay đổi vị trí trận địa. Cách

thức xen kẽ có thể được tính toán trong từng hướng phòng ngự của chiến dịch, trong từng tuyến (trong khu vực địch thực hiện nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau). Cũng cần chú ý, trong tác chiến hiện đại, việc phân định tiền duyên, hướng chủ yếu, thứ yếu chỉ có ý nghĩa tương đối. Địch có khả năng vượt tuyến hoặc thay đổi hướng tiến công chủ yếu rất nhanh; có thể tập kích hỏa lực và cả xung lực trong tung thâm phòng ngự; do đó, việc bố trí xen kẽ pháo xe kéo và pháo mang vác cần căn cứ địa hình cụ thể, khả năng xe kéo và mang vác, cự ly bắn, góc bắn theo tầm và hướng của các loại pháo để duy trì được hỏa lực pháo liên tục trên các điểm (đoạn).

Xen kẽ giữa pháo bắn gián tiếp và pháo bắn trực tiếp

Pháo bắn gián tiếp chủ yếu bắn bằng phần tử bắn được tính toán sẵn, có thể ít phụ thuộc vào địa hình nhưng khó diệt mục tiêu điểm. Pháo bắn trực tiếp có thể ngắm bắn, diệt mục tiêu điểm, nhưng phụ thuộc rất lớn vào địa hình. Để giảm thiểu khả năng địch dựa và tận dụng địa hình, thực hành các mũi tiến công an toàn nhất, đồng thời, để bảo đảm các hướng đều có hỏa lực đánh địch, cần tính toán bố trí xen kẽ các trận địa pháo bắn gián tiếp và trận địa pháo bắn trực tiếp để bù đắp khả năng hỏa lực cho nhau trên từng hướng, khu vực phòng ngự. Nếu có thể, nên tăng biên chế cối và pháo bắn trực tiếp cho lực lượng vũ trang địa phương, nhất là ĐKZ để có thể kịp thời xử trí các tình huống chiến đấu và tăng hiệu quả đánh địch đổ bộ đường không, vu hồi, tiêu diệt tăng thiết giáp - phương tiện bọc thép của địch.

Hai là, tổ chức, bố trí rộng khắp các tổ trinh sát, đài quan sát pháo binh địa phương

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

102

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 103: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Để kịp thời, thông báo chính xác vị trí (tọa độ), tính chất mục tiêu, tạo điều kiện cho PBCL đánh lớn, bắn trúng, cần tổ chức, bố trí rộng khắp các tổ trinh sát - đài quan sát PBĐP cả ở khu vực chiến đấu vòng ngoài, trên các hướng, khu vực, cả ở những vùng địch đã chiếm được. Địa bàn chiến dịch có thể bao gồm (10-12) huyện của (1-2) tỉnh. Thời gian tác chiến chiến dịch có thể kéo dài một vài tháng, trong khi tổ chức biên chế của PBCL có hạn. Địch có khả năng lớn tạo đột biến, nhất là đổ bộ đường không, tiến công vượt điểm. Vì vậy, kịp thời chính xác chi viện hỏa lực cho các lực lượng phòng ngự trên các hướng, khu vực là một vấn đề rất khó khăn, trước hết là khâu phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu. PBĐP được bố trí rộng khắp trên địa bàn chiến dịch, nên các đài quan sát của PBĐP vừa bảo đảm chiến đấu tại chỗ, vừa tạo điều kiện tốt trong thông báo địch, chỉ thị mục tiêu, nâng cao hiệu quả hỏa lực của PBCL.

Ba là, phát huy khả năng đánh bí mật, bất ngờ, đánh gần, bắn trực tiếp của pháo binh địa phương

Thực tế trong kháng chiến chống Mỹ cho thấy, tuy PBĐP không nhiều, trận đánh không lớn, thời gian ngắn nhưng với cách đánh bất ngờ, bắn trực tiếp nên có hiệu quả hỏa lực rất cao, không những tiêu hao, tiêu diệt địch mà còn làm chúng hoang mang, hoảng sợ. Đánh bí mật, bất ngờ, đánh gần ngắm bắn vào từng mục tiêu là cách đánh sở trường của bộ đội ta. Trong chiến dịch phòng ngự Quảng Trị, với việc sử dụng bí mật, bất ngờ 8 quả tên lửa B-72 trong thời gian ngắn đã diệt 6 xe tăng địch. Trong chiến dịch Đường 9, một khẩu ĐKZ bố trí bí mật ở điểm cao 543 đã bắn 9 viên đạn, diệt 7 xe tăng địch. Tận dụng PBĐP trong tập

kích hỏa lực có thể giảm thiểu sự bộc lộ, số đạn tiêu thụ, sự di chuyển trận địa, nâng cao khả năng sống còn và tập trung hỏa lực PBCL để đánh những trận lớn, trận then chốt, then chốt quyết định. Thực tế trong chiến tranh giải phóng vừa qua, PBĐP đã làm nên những chiến công vang dội như: Tháng 3/1954, PBĐP đã phá 60 máy bay của Pháp ở sân bay Cát Bi và 25 chiếc ở sân bay Gia Lâm; trong kháng chiến chống Mỹ ngày 31/10/1964, PBĐP đã tập kích sân bay Biên Hòa bắn tan 21 máy bay phản lực và 8 máy bay khác, làm bị thương 76 tên Mỹ.

Bốn là, phát huy khả năng hỏa lực pháo binh địa phương, đảm bảo một số nhiệm vụ hỏa lực khi pháo binh chủ lực di chuyển - chuyển hóa thế trận trong quá trình chiến dịch

PBCL chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực chung cho toàn chiến dịch. Trong nhiều tình huống chiến dịch, thường phải di chuyển theo kế hoạch để phòng tránh hỏa lực công nghệ cao, di chuyển khi bị bắn phá hoặc để chuyển hóa thế trận với quãng đường và thời gian tương đối lớn. Mặt khác, pháo binh của các sư, trung đoàn chủ lực cũng phải di chuyển theo đội hình của đơn vị mình để chuyển hóa thế trận chung của chiến dịch. Do vậy, để bảo đảm hỏa lực pháo binh của chiến dịch được liên tục, là phải phát huy hỏa lực của PBĐP. Thực tế, việc chuyển hóa thế trận PBCL trong quá trình tác chiến chiến dịch phòng ngự rất phức tạp, khó khăn. Trong chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Pháo binh 84 sau khi bắn 700 viên đạn đã phải phá hủy và bỏ lại toàn bộ xe - pháo khi buộc phải chuyển hóa thế trận.

Năm là, tổ chức rộng rãi các tổ (đội) pháo chuyên trách của pháo binh địa phương

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

103

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 104: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Dựa vào thế trận của khu vực phòng thủ các tổ, đội pháo chuyên trách của PBĐP có thể được tổ chức từ một khẩu đến một số khẩu, kết hợp chặt chẽ với pháo chuyên trách của PBCL, thực hiện luồn sâu, bắn thẳng, đánh gần, bí mật, bất ngờ, tập kích sinh lực địch, diệt xe tăng, trận địa pháo, sở chỉ huy, trung tâm thông tin, sân bay, bến cảng, kho tàng,… Tích cực, chủ động đánh với mọi quy mô, liên tục cả ngày, đêm, trên khắp địa bàn chiến dịch, làm cho địch luôn phải đối phó, phân tán lực lượng. Khi phạm vi chiếm giữ của chúng càng lớn, nếu lực lượng tại chỗ, PBĐP tích cực, chủ động tiến công, địch sẽ càng lún sâu vào mâu thuẫn giữa giữ và tiến đánh, giữa tập trung và phân tán, giữa đánh nhanh và đánh chắc.

Sáu là, kết hợp trong công tác bảo đảm chiến đấu pháo binh

Trong điều kiện công tác bảo đảm chiến đấu của PBCL và PBĐP còn nhiều khó khăn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ cần kết hợp chặt chẽ các thành phần, lực lượng với nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Kết hợp chặt chẽ giữa PBCL với PBĐP trong công tác bảo đảm chiến đấu pháo binh bao gồm: Kết hợp trong bảo đảm trinh sát đo đạc pháo binh; trong xây dựng công sự trận địa, ngụy trang, nghi binh và trong bảo đảm hậu cần - kỹ thuật.

Trong bảo đảm trinh sát đo đạc pháo binh: Với đặc thù đối tượng địch đổ bộ đường không luôn có tính biến động cao, công tác chuẩn bị chiến đấu gấp. Do đó, PBCL đến khu vực tác chiến phải dựa vào PBĐP để được cung cấp các thông tin về mạng, mốc khống chế pháo binh, quy luật hoạt động của địch, tình hình LLVT địa phương, địa hình, thời

tiết... PBCL giúp PBĐP về đo đạc đội hình chiến đấu pháo binh, nắm địch, đo mạng, mốc pháo binh. Đó là quá trình kết hợp nhằm hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Bảo đảm công sự trận địa, ngụy trang, nghi binh: Trong chiến dịch, vấn đề công sự, ngụy trang, nghi binh có vai trò quan trọng. Để lực lượng pháo binh chiến dịch hoàn thành nhiệm vụ, PBĐP hỗ trợ nhân lực, vật liệu cho PBCL; các đơn vị PBCL tận dụng hệ thống công trình, công sự của lực lượng tại chỗ; PBĐP tham gia nghi binh thu hút, phân tán, căng kéo địch để tạo điều kiện cho PBCL triển khai thế trận đánh địch mà không bị lộ ý định tác chiến.

Kết hợp trong bảo đảm hậu cần - kỹ thuật bằng cách lực lượng PBĐP hỗ trợ vận chuyển, bảo quản đạn dược, cung cấp lương thực, thực phẩm, vật tư... để bảo đảm hậu cần - kỹ thuật và rút ngắn thời gian làm công tác chuẩn bị tác chiến.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, những đặc điểm về địa hình, địch, ta; phương pháp tác chiến, cách đánh luôn có những vận động và phát triển không ngừng; khí tài, trang bị pháo binh luôn được cải tiến nâng cấp và hiện đại hóa. Đó là những yếu tố có tác động trực tiếp đến nội dung kết hợp PBCL với PBĐP trong chiến dịch phòng ngự. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, khoa học nội dung, biện pháp kết hợp PBCL với PBĐP trong quá trình tác chiến, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về hỏa lực, chi viện đánh địch kịp thời, hiệu quả nhất./.

N.T.S

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

104

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 105: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Qua những cuộc chiến tranh gần đây như: Chiến tranh vùng Vịnh (1991), Cô-xô-vô - Nam Tư (1999), Áp-

ga-ni-xtan (2001), Iraq 2003, nội chiến Syria (2011), Libya (2014)... cho thấy, tác chiến ban đêm mang tính phổ biến trong chiến tranh hiện đại.

Ban đêm, tầm nhìn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động tác chiến của các quân, binh chủng. Pháo binh là binh chủng chiến đấu, binh chủng kỹ thuật, do vậy, điều kiện ban đêm có tác động lớn đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ tác chiến được giao. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như:

Điều kiện ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát, trinh sát của bộ đội pháo binh. Để hoàn thành các nhiệm vụ hỏa lực việc quan sát, trinh sát đo đạc đội hình chiến đấu pháo binh (hệ thống đài quan sát, trận địa bắn...), mục tiêu, vật chuẩn, quan sát đạn, sửa bắn, quan sát hành động địch, ta sẽ bị hạn chế nhiều so với tác chiến ban ngày. Những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả chuẩn bị và chỉ huy thực hành các nhiệm vụ hỏa lực của pháo binh, tác động trực tiếp

đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của các lực lượng binh chủng hợp thành.

Tác chiến vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thao tác của bộ đội. Tác chiến ban đêm thay đổi qui luật sinh học của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chuẩn bị và thực hành chiến đấu của bộ đội. Thông thường mọi hoạt động của con người chủ yếu diễn ra vào ban ngày, ban đêm là thời gian nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động cho ngày hôm sau. Do điều kiện lao động đặc biệt của bộ đội trong chiến đấu diễn ra vào ban đêm, vừa căng thẳng, vừa ác liệt, mọi qui luật hoạt động sinh học của cơ thể bị thay đổi như mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến thao tác các khí tài, trang thiết bị kỹ thuật kém chính xác, nhất là đối với các hoạt động của bộ đội pháo binh, một binh chủng kỹ thuật yêu cầu phải tập trung cao độ bảo đảm tính chính xác, kịp thời trong chuẩn bị và thực hành các nhiệm vụ bắn.

Tác chiến ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ huy hiệp đồng của pháo binh trong tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Trong tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, trong

ĐẶC ĐIỂM TÁC CHIẾN BAN ĐÊM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC CHIẾN CỦA PHÁO BINH

TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Trung tá, ThS ĐÀM VĂN HƯNG

Khoa BCHT, Trường Quân sự Quân đoàn 1

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

105

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 106: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

từng giai đoạn, nhiệm vụ, trận đánh ngoài nội dung hiệp đồng chung của binh chủng hợp thành trong chiến dịch, chiến đấu, để bảo đảm chi viện hỏa lực chính xác, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn cho bộ binh, xe tăng đánh địch, pháo binh còn phải hiệp đồng rõ từng mục tiêu, thời gian, phương pháp bắn ở thực địa với các lực lượng binh chủng hợp thành. Khi công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu vào ban đêm thì việc thực hiện bảo đảm hiệp đồng chính xác là hết sức khó khăn, phức tạp với lực lượng pháo binh.

Tác chiến ban đêm các trận địa hỏa lực pháo binh dễ bị địch phát hiện đánh phá. Do tính năng kỹ chiến thuật của các loại pháo, cối khi bắn thường phát ra ánh lửa đầu nòng và tiếng nổ lớn. Trong điều kiện địch có các phương tiện trinh sát hiện đại, dễ phát hiện chính xác vị trí các trận địa pháo binh, dùng hỏa lực không quân, tên lửa tiêu diệt. Vì thế, để bảo đảm an toàn cho pháo binh trong tác chiến cần có lực lượng phòng không bảo vệ, kết hợp với làm tốt công tác ngụy trang, nghi binh chu đáo.

Bảo đảm cơ động của pháo binh giai đoạn chuẩn bị tác chiến đêm khó khăn, phức tạp. Cơ động tác chiến đêm của pháo binh tuy giữ được bí mật, bất ngờ, nhưng việc chuẩn bị đường cơ động, chuẩn bị kỹ thuật xe, pháo, tổ chức chỉ huy cơ động trong tầm nhìn hạn chế gặp nhiều khó khăn như dễ lạc đường, mất an toàn khi cơ động, dễ bị địch tập kích bất ngờ khi qua các trọng điểm...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đánh ban đêm là sở trường của quân đội ta nói chung, lực lượng pháo binh nói riêng. Ta đã thực hiện nhiều trận đánh đêm giành thắng lợi, đã rút ra được một số kinh nghiệm tác chiến ban đêm. Tuy nhiên, trong chiến tranh tương lai (nếu xảy ra) đối tượng tác chiến có thể sẽ có ưu thế hơn ta về vũ khí

trang bị hiện đại, sử dụng các phương tiện chiến tranh công nghệ cao, đặc biệt có ưu thế hơn hẳn về khí tài quan sát, trinh sát đêm trang bị cho cá nhân và phân đội như các phương tiện trinh sát bằng lade, hồng ngoại, định vị cùng các phương tiện chiếu sáng để quan sát các hoạt động của ta trong đêm với độ chính xác cao; đồng thời, sử dụng các phương tiện hiện đại làm tê liệt “bịt mắt”, vô hiệu hóa các phương tiện quan sát của ta. Trong khi đó các phương tiện trinh sát nhìn đêm của pháo binh ta còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Tuy nhiên, tác chiến ban đêm bộ đội pháo binh cũng có những thuận lợi đó là giữ được bí mật bất ngờ trong cơ động triển khai, bố trí lực lượng; có điều kiện đưa pháo vào gần bắn thẳng nâng cao hiệu quả bắn, tiết kiệm đạn; các đài quan sát dễ triển khai tiếp cận mục tiêu bảo đảm trinh sát nắm chắc địch, quan sát sửa bắn chính xác, kịp thời chi viện cho binh chủng hợp thành chiến đấu...

Từ những đặc điểm trên, trên cơ sở kế thừa, vận dụng các kinh nghiệm tác chiến ban đêm của pháo binh trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bài viết xin đề cập một số biện pháp nâng cao hiệu quả tác chiến ban đêm của bộ đội pháo binh trong chiến tranh hiện đại:

Một là, tăng cường huấn luyện cho bộ đội pháo binh thành thạo tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến ban đêm. Đây là yêu cầu quan trọng trong tổ chức chuẩn bị thực hành huấn luyện của bộ đội pháo binh, nhằm nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện tác chiến đêm trong chiến tranh tương lai, đồng thời là điều kiện bảo đảm cho pháo binh luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao khi thực hành tác chiến ban đêm. Trước hết cần chú trọng huấn luyện thuần thục về kỹ thuật chuyên ngành cho cá nhân, phân đội, hợp luyện thành thạo các phân đội pháo binh. Tập trung vào các vấn đề chủ yếu như tổ chức

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

106

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 107: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

chuẩn bị và thực hành bắn, chỉ huy bắn, cơ động triển khai hành, trú quân ban đêm, tập xử trí các tình huống xảy ra ban đêm như lạc đường, tổ chức cứu kéo xe pháo... Quá trình huấn luyện phải coi trọng huấn luyện sát thực tế chiến đấu, trong huấn luyện chú trọng truyền thụ các kinh nghiệm chiến đấu (như kinh nghiệm quan sát phát hiện mục tiêu, điểm nổ, phán đoán khu vực có thể mất đạn, sử dụng các dụng cụ quan sát bổ trợ...) Thực tiễn khi diễn tập có bắn đạn thật ban đêm của các đơn vị pháo binh, do chiến sĩ trinh sát không có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ quan sát bổ trợ, do không phán đoán được các khu vực đạn có thể rơi nên nhiều trường hợp không quan sát được điểm nổ. Để thực hiện các nội dung trên cần có các biện pháp cụ thể trong tổ chức chuẩn bị, thực hiện kế hoạch huấn luyện như duy trì đúng tỷ lệ huấn luyện đêm theo qui định, chuẩn bị tốt các mặt bảo đảm huấn luyện, chỉ huy chặt chẽ, chỉ đạo huấn luyện sát thực tế chiến đấu, sát yêu cầu nhiệm vụ tác chiến khi có chiến tranh xảy ra.

Hai là, chú trọng nghiên cứu phát triển các trang bị, phương tiện khí tài bảo đảm cho tác chiến ban đêm của pháo binh. Đây là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để vừa bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đêm, vừa bảo đảm sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến ban đêm của pháo binh. Trước mắt cần bảo quản, giữ gìn nâng cấp các trang bị khí tài, thiết bị chiếu sáng nhìn đêm hiện có. Chủ động đề xuất với cơ quan chức năng cấp trên mua sắm một số loại khí tài trinh sát, quan sát đêm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; từng bước nghiên cứu tiến tới tự sản xuất được các khí tài quan sát đêm của pháo binh; kết hợp phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị pháo binh toàn quân nghiên cứu cải tiến các phương tiện phục vụ chỉ huy bắn đêm thiết thực, hiệu quả.

Ba là, nghiên cứu biên soạn hệ thống, thống nhất các giáo trình, tài liệu đề tài tác chiến ban đêm của pháo binh vận dụng trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Để nâng cao chất lượng huấn luyện đêm cho bộ đội pháo binh, trước hết phải qui chuẩn được hệ thống giáo trình tác chiến như: Điều lệnh chiến đấu pháo binh; qui tắc bắn pháo binh; các giáo lệnh, giáo khoa... , trong đó cần bổ sung, hoàn chỉnh các nội dung tác chiến đêm của cá nhân, phân đội bảo đảm tính hệ  thống, thống  nhất trong toàn quân. Ở các học viện, nhà trường, cơ quan Binh chủng tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các đề tài nghiên cứu tác chiến đêm của chuyên ngành pháo binh.

Bốn là, thường xuyên chú trọng việc nghiên cứu, cập nhật thông tin về các vũ khí trang bị khí tài nhìn đêm, các thủ đoạn tác chiến ban đêm của địch. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vũ khí trang bị của quân đội các nước trên thế giới ngày càng được hiện đại hoá theo hướng sử dụng vũ khí công nghệ cao; nhất là thời gian diễn ra tác chiến vào ban đêm ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế quân đội các nước chú trọng nghiên cứu phát triển trang bị khí tài nhìn đêm hiện đại nhằm làm cho “chiến trường trong suốt”. Muốn đánh thắng địch bảo vệ vững chắc Tổ quốc, cần tìm hiểu kỹ đối tượng tác chiến. Một trong các nội dung tìm hiểu đó là cập nhật thông tin về sự phát triển vũ khí trang bị, thủ đoạn tác chiến, trong đó có trang bị khí tài tác chiến ban đêm của đối phương để có kế hoạch huấn luyện bộ đội pháo binh sát với đối tượng tác chiến; đồng thời, nghiên cứu đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả chiến đấu ban đêm của bộ đội pháo binh, đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại./.

Đ.V.H

NGHIÊN CỨU - NGHỆ THUẬT

107

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 108: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Là một bộ phận của nghệ thuật tác chiến binh chủng hợp thành, nghệ thuật tác chiến pháo binh trong kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ được hình thành và phát triển, ngày càng hoàn thiện về nội dung, sáng tạo về hình thức, tập trung vào một số vấn đề chính sau:

Một là, nghệ thuật xây dựng thế trận pháo binh hiểm hóc, vững chắc, chuyển hóa thế trận linh hoạt, sáng tạo

Trên cơ sở cách đánh của chiến dịch, trận chiến đấu, thế trận pháo binh phải đạt được yêu cầu vững chắc, hiểm hóc, tiện chuyển hóa linh hoạt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ hỏa lực được giao. Thực tế trong các chiến dịch, trận chiến đấu cho thấy, pháo binh đã chủ động bố trí đội hình chiến đấu rất linh hoạt, có khả năng chuyển hóa thế trận nhanh, tạo thành thế pháo “giằng” có thể hỗ trợ chi viện cho nhau, thực hành hỏa lực liên tục, đánh được địch rộng khắp nhưng vẫn tập trung hỏa lực vào khu vực, mục tiêu chủ yếu, trận đánh then chốt, then chốt quyết định và thời cơ quan trọng. Trong bố trí lực lượng, pháo binh đã thực hiện triệt để nguyên tắc “hỏa khí phân tán” nhưng khi cần vẫn nhanh chóng “tập trung hỏa lực” khi cần thiết.

Hai là, nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, linh hoạt, phát huy sức mạnh hỏa lực của pháo binh

Trong điều kiện pháo đạn ít, kém hiện đại, để đánh thắng địch thì đây vừa là yêu cầu, vừa là nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều” của pháo binh. Trong kháng chiến chống Pháp, thời kỳ đầu lực lượng ít, ta thường sử dụng từng khẩu đội đến trung (đại) đội pháo đặt gần bắn thẳng tiêu diệt địch. Sau đó, sử dụng một số phân đội pháo, bí mật cơ động triển khai đội hình chiến đấu cùng các lực lượng khác theo một kế hoạch thống nhất của người chỉ huy binh chủng hợp thành trên từng hướng, khu vực chiến trường để chi viện trực tiếp cho bộ binh “công đồn”, vây lấn tiêu diệt địch. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ, nhờ sự lớn mạnh về lực lượng và vũ khí trang bị, pháo binh đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức như: Cụm pháo binh chiến dịch (sư đoàn), tiểu đoàn pháo, đội dự bị pháo binh và đội pháo chuyên trách. Cùng với việc tập trung trên hướng chủ yếu, pháo binh còn tập trung lực lượng hợp lý để tạo sức mạnh hỏa lực đánh các mục tiêu chủ yếu, quan trọng. Kết hợp chặt chẽ giữa pháo binh của bộ đội chủ lực với pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương, phát

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PHÁO BINH

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ Đại tá, ThS NGUYỄN ĐỨC THANH

Khoa Binh chủng, Học viện Kỹ thuật quân sự

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

108

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 109: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

huy hiệu quả các loại pháo đạn, vừa tạo được ưu thế hỏa lực trên hướng chủ yếu, quan trọng, vừa căng kéo, dàn trải lực lượng địch, buộc chúng phải đối phó khắp nơi, đồng thời tạo được thế xen kẽ để nhanh chóng chuyển hóa thế trận đánh địch. Trong chiến dịch Biên Giới (1950), ta đã tập trung đến 75% lực lượng pháo binh chi viện cho các Trung đoàn 174 và 209 tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, hoàn thành nhiệm vụ khêu ngòi, buộc địch phải ra ứng cứu giải tỏa, tạo điều kiện cho Đại đoàn 308 đánh trận then chốt quyết định ở Cốc Xá-477, giành thắng lợi trọn vẹn của chiến dịch. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh ta đã tập trung hơn 90% lực lượng pháo binh, tạo nên thế trận áp đảo về lực lượng và hỏa lực chi viện hiệu quả cho các đơn vị binh chủng hợp thành tiêu diệt địch.

Ba là, nghệ thuật tổ chức, chỉ huy hỏa lực sáng tạo, phát huy cao độ sức mạnh hỏa lực của pháo binh trong tác chiến

Trên cơ sở cách đánh của binh chủng hợp thành và các hình thức chiến thuật, biện pháp tác chiến được vận dụng trong từng trận chiến đấu, chiến dịch để tổ chức, chỉ huy hỏa lực pháo binh. Thời kỳ đầu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ta chỉ có pháo mang vác đi cùng nên mới tổ chức được giai đoạn hỏa lực chuẩn bị chi viện cho bộ binh mở cửa. Đến cuối cuộc kháng chiến, nghệ thuật tổ chức, chỉ huy hỏa lực ngày càng phát triển hơn, phương pháp tổ chức hỏa lực theo nhiệm vụ, trận đánh, trong từng trận đánh được chia thành từng giai đoạn hỏa lực theo hành động của bộ đội binh chủng hợp thành. Để nâng cao hiệu quả bắn, pháo binh đã tích cực trinh sát xác định mục tiêu, chuẩn bị phần tử bắn chính xác, sử dụng kết hợp các hình thức, phương pháp bắn để sát thương, tiêu diệt địch.

Bốn là, nghệ thuật vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt

Đây là nét độc đáo của nghệ thuật tác chiến pháo binh. Trong hai cuộc kháng chiến

chống xâm lược, cách đánh của pháo binh đã phát triển từ thấp đến cao, được dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân. Mặc dù chỉ với lực lượng ít hơn so với địch, nhưng pháo binh đã biết khai thác và phát huy có hiệu quả của cách đánh hiệp đồng, cách đánh độc lập; vận dụng khéo léo giữa đánh hiệp đồng với đánh độc lập, giữa đánh gần giỏi với đánh xa tốt. Bằng đánh hiệp đồng, pháo binh đã chi viện hỏa lực kịp thời, có hiệu quả cho bộ binh, xe tăng chiến đấu. Với cách đánh độc lập, pháo binh chỉ với lực lượng nhỏ (một vài khẩu cối, ĐKZ) hoặc lớn (đại đội, tiểu đoàn pháo, cụm pháo) đã tập kích hỏa lực tiêu diệt được nhiều sinh lực, phương tiện của địch. Đánh gần là cách đánh truyền thống của lực lượng pháo binh. Thấm nhuần lời dạy của Bác: “… muốn thắng địch phải khiêng pháo đi xa, đưa pháo vào tận đồn địch mà bắn, bắn trăm phát trúng cả trăm thì đồn nào mà không hạ được…”, lực lượng pháo binh đã tích cực bí mật đưa pháo vào gần, lên cao bắn thẳng tiêu diệt địch.

Năm là, nghệ thuật cơ động pháo, cơ động hỏa lực kiên quyết, linh hoạt, kịp thời

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, pháo binh đã làm mới hàng vạn ki-lô-mét đường để cơ động lực lượng; đã kết hợp nhiều phương thức cơ động rất phong phú như: Kéo pháo bằng cơ giới hoặc sức người, sức động vật, tháo pháo rời chuyên chở bằng thuyền, bè mảng... Trong tác chiến, pháo binh đã cơ động hỏa lực kịp thời, chính xác chi viện cho bộ binh, xe tăng đánh địch.

Có thể nói trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng với sự lớn mạnh về lực lượng và vũ khí trang bị, nghệ thuật tác chiến pháo binh phát triển vượt bậc cả về nội dung và hình thức, đã chi viện kịp thời, có hiệu quả cho binh chủng hợp thành đánh thắng địch trong các chiến dịch, trận đánh, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc.

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

109

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 110: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Trong tương lai, nếu các thế lực thù địch liều lĩnh quay lại xâm lược nước ta thì đó có thể sẽ là một cuộc “chiến tranh tổng lực”, đặc biệt địch sẽ sử dụng vũ khí công nghệ cao với quy mô lớn. Do vậy để đối phó có hiệu quả với cuộc chiến tranh công nghệ cao của địch, nghệ thuật tác chiến pháo binh cần thực hiện nhiều nội dung, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

Xây dựng lực lượng pháo binh ba thứ quân vững mạnh, cân đối, có số lượng hợp lý, chất lượng cao

Xây dựng đồng đều tất cả lực lượng pháo binh, đặc biệt là pháo binh trên các vùng biển, đảo để các lực lượng này có thể độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong xây dựng lực lượng, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở; tích cực áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào cải tiến, sản xuất và sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí trang bị hiện có, đồng thời kết hợp mua sắm một số vũ khí, khí tài hiện đại để nâng cao hiệu quả chiến đấu pháo binh.

Xây dựng thế trận pháo binh vững chắc, hiểm hóc, được chuẩn bị ngay từ thời bình

Ngay từ thời bình phải chủ động tiến hành điều chỉnh thế bố trí của các lực lượng pháo binh trên các vùng, miền để bảo đảm sẵn sàng cơ động nhanh nhất đến các chiến trường theo yêu cầu nhiệm vụ. Trong bố trí lực lượng phải tính đến khả năng địch sẽ tìm mọi cách để chia cắt chiến lược. Dựa vào thế trận của binh chủng hợp thành, của các khu vực phòng thủ địa phương và thế trận của lực lượng tại chỗ, triệt để tận dụng thế lợi và cải tạo địa hình để bố trí lực lượng pháo binh; tích cực cơ động dịch chuyển pháo để phòng chống hỏa lực vũ khí công nghệ cao của địch.

Tổ chức sử dụng lực lượng, chỉ huy hỏa lực pháo binh linh hoạt

Tuỳ từng loại hình chiến dịch, trận chiến

đấu để có thể vận dụng các hình thức tổ chức lực lượng cho phù hợp như: Tiểu đoàn (đại đội) pháo độc lập, cụm pháo binh (khi cần thiết và có điều kiện), pháo chuyên trách, các đội dự bị chống tăng, lực lượng dự bị pháo binh, lực lượng pháo phòng thủ biển, đảo, pháo chốt (pháo đường hầm),.. Quá trình tác chiến cần điều chỉnh các hình thức tổ chức pháo binh cho phù hợp tình hình địch, ta trên chiến trường.

Tổ chức, chỉ huy hỏa lực pháo binh linh hoạt, sáng tạo phù hợp với cách đánh của binh chủng hợp thành, tập trung hỏa lực cho các trận then chốt, then chốt quyết định, mục tiêu chủ yếu và thời cơ quan trọng, đồng thời có hỏa lực đánh địch rộng khắp. Chú trọng hỏa lực đánh pháo binh địch và duy trì trong suốt quá trình tác chiến. Kết hợp hỏa lực pháo binh với công sự, vật cản và các loại hỏa lực khác.

Làm tốt công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu pháo binh, chủ động đối phó thành công với các tình huống có thể xảy ra

Tăng cường huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cho các đơn vị pháo binh. Chú trọng diễn tập tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng và khu vực phòng thủ địa phương có sự tham gia của lực lượng pháo binh ba thứ quân. Nâng cao trình độ chỉ huy tham mưu cho đội ngũ sĩ quan, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên chuyên môn, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị. Thực hiện huấn luyện đánh giỏi bằng vũ khí có trong biên chế, thành thạo khi được tăng cường.

Trong tương lai, pháo binh vẫn là hỏa lực nòng cốt chi viện cho binh chủng hợp thành trong tác chiến. Để đánh thắng được địch, đòi hỏi nghệ thuật tác chiến pháo binh phải không ngừng phát triển, phát huy vai trò “Hỏa lực chủ yếu của lục quân và là hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta”./.

N.Đ.T

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

110

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 111: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Chiến dịch tiến công Quảng Trị (30.3-27.6.1972) là chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

vào hệ thống phòng ngự vững chắc của quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị - Thừa Thiên, hướng chủ yếu của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Kết thúc Chiến dịch, riêng pháo binh đã tiêu diệt 3.598 tên, bức hàng Trung đoàn 56, phá hủy 209 khẩu pháo, bắn cháy 132 xe tăng, 20 tàu xuồng, 132 kho xăng, kho đạn, thu 13 khẩu pháo 105 và 155mm; góp phần cùng các binh chủng khác thúc đẩy chiến dịch phát triển và giành thắng lợi.

Trong Chiến dịch này lực lượng pháo binh tham gia khá lớn và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tổ chức chuẩn bị và thực hành chiến dịch. Trong đó, nổi bật lên là nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng pháo binh hợp lý tạo thế hiểm, lực mạnh cho từng nhiệm vụ, trận đánh, từng đợt chiến dịch; nghệ thuật cơ động kịp thời và hiệp đồng chặt chẽ giữa pháo binh, bộ binh và các binh chủng khác; nghệ thuật tập trung ưu thế pháo binh đập tan từng cụm quân địch; nghệ thuật tổ chức và điều hành hỏa lực pháo binh trong đánh tiêu diệt lớn quân địch… Từ thắng lợi của Chiến dịch có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, công tác chuẩn bị cho pháo binh chu đáo, toàn diện, tích cực đi trước một bước, có sự chỉ đạo chặt chẽ và được bổ sung liên tục trong quá trình chiến dịch

Ngay từ khi có chủ trương của Quân ủy Trung ương và dự báo nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu, lực lượng pháo binh đã triển khai nhiều nội dung công tác chuẩn bị cho Chiến dịch. Về chuẩn bị chiến trường, ta đặc biệt coi trọng chuẩn bị mạng đường bảo đảm cho pháo binh thực hành cơ động đánh địch ở vùng ngoài và cả khi phát triển. Từ tháng 7 năm 1971 đến tháng 3 năm 1972, toàn chiến dịch đã sửa và mở thêm đuợc 9 đường quân sự làm gấp với chiều dài 264km, trong đó có 6 đường cho các trung đoàn pháo binh cơ động chiếm lĩnh trên 4 hướng. Đặc biệt, các trục Đường 42 vào trận địa ở Lăng Cô (Đông bắc Cồn Tiên), Đường 75 từ Ba Hi lên Đá Bàn đã tạo được thế bất ngờ đánh vào Ái Tử, La Vang. Đến trước ngày nổ súng đã hình thành mạng đường sá hoàn chỉnh bảo đảm cho pháo binh cơ động được.

Cùng với tổ chức trinh sát, lựa chọn đội hình chiến đấu, từ tháng 10 năm 1971, ta đã triển khai sớm hệ thống trinh sát, đo đạc trên nhiều hướng. Từ ngày 15 tháng 12 năm 1971 đến ngày 10 tháng 3 năm 1972 đã đo đạc cho chiến dịch được 1.280km2 bằng phương pháp tinh mật - đầy đủ (quá trình chiến đấu đo được 1.910km2

bằng phương pháp giản đơn); đến ngày 5 tháng 2 năm 1972 đã hoàn thành cơ bản mạng trinh sát nắm địch; từ ngày 01 tháng 3 đồng loạt triển khai hệ thống đài quan sát của các trung đoàn pháo binh. Hệ thống thông tin liên lạc đến ngày 20.2.1972 căn bản chuẩn bị xong. Từ ngày 01 tháng 2 năm 1972 các hướng triển khai xây dựng

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG

QUẢNG TRỊ NĂM 1972 Thượng tá VI QUỐC TUẤN

Bộ Tham mưu Quân khu 7

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

111

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 112: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

công sự trận địa, đến ngày 29 tháng 2 đã cơ bản hoàn thành.

Lực lượng pháo binh được chấn chỉnh biên chế, tổ chức; được trang bị đủ xe pháo và có dự bị từ 1 đến 2 xe cho 1 tiểu đoàn; được huấn luyện bổ sung, nghiên cứu cách đánh theo phương án tác chiến, diễn tập, bắn đạn thật với bộ binh; các phân đội B72, chỉ huy, cối 160mm được khẩn trương được xây dựng.

Về hậu cần, kỹ thuật, ngay từ giữa năm 1971 đã tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa từ 90 đến 100% xe, pháo cho các đơn vị; lương thực, thực phẩm, thuốc men đã được chuẩn bị cho các đơn vị đủ dùng trong 6 tháng; trước khi nổ súng đã bảo đảm 80% số đạn có ở trận địa (riêng Cụm PB368 ở phía Nam do khó khăn vận chuyển nên mức bảo đảm mới đạt 20% yêu cầu).

Hai là, coi trọng công tác tổ chức chỉ huy chiếm lĩnh đội hình chiến đấu bảo đảm an toàn, bí mật, tạo nên bất ngờ

Do ta có kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, tổ chức chỉ huy chặt chẽ và có nhiều biện pháp bảo đảm nên ngay từ đầu tháng 02 năm 1972 các đơn vị lần lượt đã vào vị trí tập kết chiến dịch giữ được bí mật. Trong đêm 27 và 28 tháng 3 các đơn vị pháo binh đã thực hành cơ động chiếm lĩnh đội hình chiến đấu đúng vị trí và thời gian qui định; đến 18 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1972, trên các hướng vẫn giữ được bí mật, an toàn, sẵn sàng nổ súng. Trong khi cơ động, triển khai chiếm lĩnh ta thực hiện nghi binh chiến dịch, dùng xe xích, máy kéo cơ động ở Bắc sông Bến Hải để đại bộ phận chiếm lĩnh ở hướng Tây và Tây Bắc. Quá trình chiếm lĩnh, căn cứ tình hình thực tế, ta không tiến hành đồng loạt mà nắm thời cơ, thứ tự đưa dần từng bộ phận bí mật vào chiếm lĩnh dưới sự điều hành của một ban chỉ huy gồm đủ thành phần pháo binh, phòng không, xe tăng và các binh chủng bảo đảm, theo một kế hoạch thống nhất. Đến trước giờ nổ súng, toàn bộ binh khí kỹ thuật của 7 trung đoàn pháo binh cơ động qua các đường quân sự làm gấp, chỉ cách địch trên dưới 10km nhưng vẫn bảo đảm bí mật, giữ

được an toàn. Ngay khi sắp tập kích hỏa lực với mật danh “Bão táp 1” địch vẫn không phát hiện được ý định tiến công của ta, vẫn tiến hành thay quân theo kế hoạch. Đây là một thành công lớn góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch.

Ba là, tổ chức hệ thống pháo binh 3 cấp và hình thành thế bố trí có lợi trong quá trình chiến dịch

Căn cứ tình hình cụ thể và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong chiến dịch ta đã hình thành tổ chức pháo binh 3 cấp (pháo binh chiến dịch, pháo binh sư đoàn và pháo đi cùng ở các trung, tiểu đoàn bộ binh), bảo đảm từng cấp có hỏa lực trong tay để đánh địch. Cụ thể, với 7 trung đoàn pháo binh chủ lực và một số đơn vị pháo binh địa phương, Cơ quan Pháo binh chiến dịch tổ chức thành 4 cụm pháo chiến dịch, 3 cụm pháo sư đoàn và một số tiểu đoàn, đại đội pháo binh địa phương.

Chiến dịch bố trí 4 cụm pháo binh trực thuộc trên 2 hướng Tây và Bắc. Trên hướng Tây có Cụm pháo 1 của Trung đoàn 38, có nhiệm vụ chi viện, phối thuộc cho Sư đoàn BB304, mục tiêu chủ yếu là Điểm cao 241, Mai Lộc. Trên hướng Bắc có Cụm pháo 2 của Trung đoàn 164, Cụm pháo 3 của Trung đoàn 84 và Cụm pháo 7 của Trung đoàn 45. Trong đó, Cụm pháo 2 làm nhiệm vụ chi viện chung và đánh tàu địch, mục tiêu chủ yếu Quán Ngang, Đông Hà, Ái Tử. Cụm pháo 3 làm nhiệm vụ chi viện chung, mục tiêu chủ yếu Cồn Tiên, Miếu Bái Sơn. Cụm pháo 7 làm lực lượng dự bị của Chiến dịch.

Tổ chức 3 cụm pháo cấp sư đoàn, bố trí trong đội hình chiến đấu của các sư đoàn bộ binh. Trong đó Cụm pháo 4 của Sư đoàn BB324 (do Trung đoàn 368 tăng cường), có nhiệm vụ chi viện trực tiếp cho sư đoàn chiến đấu, mục tiêu chủ yếu là Phượng Hoàng, Động Ông Do, La Vang, Điểm cao 365. Cụm pháo 5 (Trung đoàn PB58) của Sư đoàn BB308, có nhiệm vụ sẵn sàng cơ động vào hướng Bắc khi sư đoàn bước vào chiến đấu. Cụm pháo 6 (Trung đoàn pháo 68) của Sư đoàn BB304, có nhiệm vụ chi

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

112

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 113: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

viện trực tiếp cho sư đoàn chiến đấu, mục tiêu chủ yếu là Động Toàn, Đầu Mầu, Ba Hồ.

Ngoài ra chiến dịch còn tăng cường Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 84 cho Trung đoàn BB27 tổ chức 1 cụm pháo đánh Điểm cao 244, Đồi Tròn, hoàn thành xong nhiệm vụ trở về đội hình Trung đoàn 84.

Bốn là, phát huy sức mạnh hỏa lực pháo binh với hỏa lực các binh chủng khác đập tan những chỗ mạnh của địch

Trong phòng ngự địch dựa vào sự chi viện tối đa của hệ thống hỏa lực pháo binh trong và ngoài căn cứ, sức mạnh của xe tăng, xe thiết giáp và dựa vào công sự vững chắc để đối phó với ta, đó là những chỗ mạnh của địch. Ta đã biết phát huy, sử dụng đúng tính năng các loại pháo, kết hợp pháo xe kéo, pháo cối cỡ lớn đánh lần lượt tập trung với số đạn lớn ở những trận then chốt nên địch tan vỡ nhanh, gây tác động đến các cứ điểm khác (trận Động toàn, với 1.238 viên đạn pháo các loại đã phá hủy tới 70% hệ thống công sự phòng ngự của địch).

Đánh pháo binh địch là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình chiến dịch, trong đó pháo binh là nòng cốt. Pháo đi cùng thực hiện luồn sâu, đánh gần, đánh hiểm; pháo binh sư đoàn và pháo binh chiến dịch kiềm chế pháo binh địch, đồng thời tập trung mật độ hỏa lực lớn tiêu diệt các trận địa pháo binh quan trọng của địch (trận Điểm cao 241 ta sử dụng 34 khẩu với 2.450 viên đạn; trận Ái Tử sử dụng 50 khẩu với 8.216 viên đạn pháo các loại).

Đánh xe tăng địch là một yêu cầu quan trọng đối với pháo binh và các binh chủng khác. Ta đã rút được kinh nghiệm, kịp thời chỉ đạo cách đánh phá vỡ vành đai thép của địch tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công. Ta sử dụng kết hợp các loại vũ khí chống tăng đánh được ở nhiều cự ly, địa hình khác nhau, chưa kể đến việc sử dụng hỏa lực pháo xe kéo tập kích vào đội hình cơ giới địch tập trung. Trong đợt 2, ta đã sử dụng B72 đúng thời cơ, giữ được bất ngờ

tiêu diệt được nhiều xe tăng địch, phá vỡ nhanh chóng vành đai thép của chúng.

Năm là, vận dụng đúng đắn sáng tạo nguyên tắc sử dụng tập trung và cơ động pháo binh

Trong đợt 1 và đợt 2 chiến dịch, mặc dù ta có ưu thế hơn địch (về bộ binh, ta 2, địch 1; về pháo binh, ta 1,4 địch 1) nhưng pháo binh ta vẫn được sử dụng tập trung cho hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu. Trong đợt 1 mở màn chiến dịch, bằng đòn tập kích hỏa lực đồng loạt với mật danh “Bão táp 1” vào 19 căn cứ ta đã sử dụng hầu hết pháo trong chiến dịch với số đạn lớn, tập trung vào các mục tiêu mục tiêu quan trọng ở Điểm cao 241, Miếu Bái Sơn, Đông Hà, Ái Tử gây tổn thất lớn cho địch. Trong đợt 2 địch hình thành những tập đoàn co cụm lớn, hướng tiến công chủ yếu của ta vào Đông Hà là cụm địch mạnh hơn cả, ta tập trung tới 5 tiểu đoàn pháo binh chiến dịch nên chỉ trong 2 ngày đã đập tan cụm phòng ngự chủ yếu của địch.

Trong quá trình chiến dịch vấn đề cơ động pháo binh kịp thời rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của Chiến dịch. Cần phải khắc phục đường sá cơ động cho pháo binh khi có tình huống vượt sông, phi pháo ác liệt, thời tiết thay đổi; tích cực tận dụng, phục hồi, bảo đảm kỹ thuật cho sức kéo, đặc biệt trong giữ gìn, bảo quản (thống kê số lần hư hỏng xe xích, xe hơi trong chiến dịch do ta gây ra chiếm từ 70 đến 80% tổng số lần hư hỏng). Để đáp ứng yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh và xe tăng phát triển, chiến dịch còn phải bổ sung cơ số đạn dược, do đó phải chuẩn bị kế hoạch chặt chẽ.

Những bài học kinh nghiệm về sử dụng pháo binh trong Chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 cần được tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện tác chiến mới; đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai./.

V.Q.T

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

113

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 114: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

TRUNG ĐOÀN PHÁO BINH 68 SƯ ĐOÀN 3 TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ NĂM 1975

Sáng ngày 23 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng) vinh dự nhận nhiệm vụ đột phá vào chi khu Đức Thạnh, thị xã

Bà Rịa - Vũng Tàu, trên hướng quan trọng của Quân đoàn 2 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Nhiệm vụ cụ thể của Sư đoàn được xác định là: Bước 1, tập trung lực lượng chủ yếu gồm Trung đoàn 141, Trung đoàn 12 cùng với đại đội tăng T54 và Trung đoàn Pháo binh 68 thực hành tiến công tiêu diệt cụm lực lượng địch phòng ngự ở Đức Thạnh, thọc sâu đánh chiếm mục tiêu chủ yếu trong thị xã Bà Rịa (Khu Tỉnh trưởng, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp và Liên khu Bảo an 938), đánh chiếm cầu Cỏ May; bước 2, vượt cầu Cỏ May, nhanh chóng hình thành các hướng mũi, phát triển tiến công đánh chiếm thành phố Vũng Tàu.

Tuy chỉ là hướng quan trọng nhưng lực lượng địch trên hướng này còn rất lớn, bao gồm: Liên đoàn Bảo an 938, 3 tiểu đoàn độc lập, 7 bộ chỉ huy tiểu khu và Ty An ninh Cảnh sát Quốc gia, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp cùng với tàn quân của các Sư đoàn 1, 2, 3, 18 và của Sư đoàn lính thủy đánh bộ, lữ đoàn dù và chi đoàn tăng, thiết giáp của địch ở các nơi khác chạy về, nâng tổng số quân địch tại đây lên hơn hai vạn quân. Có

thể nói, quân địch ở đây đông, nhưng ô hợp, tư tưởng rất hoang mang.

Tại khu tập kết của Sư đoàn, Trung đoàn Pháo binh 68 được cấp trên tăng cường 1 đại đội pháo 130mm, nâng tổng số pháo xe kéo của Trung đoàn lên 19 khẩu. Căn cứ vào phương án tác chiến của Sư đoàn, Trung đoàn Pháo binh 68 được tổ chức thành hai cụm pháo:

- Cụm pháo 1: Gồm 11 khẩu (2 khẩu 155mm, 4 khẩu 105mm, 2 khẩu 85mm và 3 khẩu 130mm tăng cường), bí mật hành quân theo đường lâm nghiệp trong rừng cao su vào bố trí ở phía Bắc cách thị xã Bà Rịa 7km, có nhiệm vụ chi viện cho Trung đoàn 141 trên hướng tiến công chủ yếu, thực hành đánh chiếm khu trung tâm Bà Rịa, tiêu diệt Liên đoàn Bảo an 938, Bộ chỉ huy tiểu khu, Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp; sau đó, phát triển đánh chiếm cầu Cỏ May, không cho địch phá cầu; giữ vững bàn đạp cho Trung đoàn 2 bước vào chiến đấu giải phóng Vũng Tàu.

- Cụm pháo 2: Gồm 8 khẩu (2 khẩu 155mm, 4 khẩu 105mm, 2 khẩu 85mm) bố trí ở Bắc quận Đức Thạnh chi viện cho hướng quan trọng của Sư đoàn tiến công theo trục đường liên tỉnh số 2 đi Bà Rịa, Vũng Tàu; trực tiếp chi viện cho Trung đoàn 12 đánh chiếm

Trung tá, ThS TRẦN BẮC BỘKhoa GDQP, Trường ĐH Mỏ - Địa chất

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

114

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 115: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

quận Đức Thạnh, tiêu diệt sở chỉ huy Quận trưởng; phát triển đánh chiếm quận Đất Đỏ, Long Điền; sau đó, vượt cầu Cỏ May hình thành mũi tiến công thứ yếu, thực hành đánh chiếm thành phố Vũng Tàu.

Được sự dẫn đường của du kích và bộ đội địa phương, trên Điểm cao 350 (núi Thị), đoàn trinh sát pháo binh có thể quan sát được toàn bộ khu vực thị xã Bà Rịa, khu Tỉnh trưởng, đội hình của Liên đoàn Bảo an 938 và toàn bộ nhiệm vụ hỏa lực được phân công nên công tác hiệp đồng chiến đấu tại đây tiến hành hết sức chặt chẽ.

Ngày 25 tháng 4 năm 1975, hai cụm pháo binh được lệnh cơ động vào chiếm lĩnh trận địa và làm công tác chuẩn bị bắn. Đúng 17 giờ 30 phút cùng ngày, pháo binh được lệnh nổ súng. 19 khẩu pháo xe kéo kết hợp với pháo (cối) đi cùng đồng loạt trút đạn vào căn cứ địch ở Đức Thạnh, khu Tỉnh trưởng, Liên đoàn Bảo an 938... và trận địa hỏa lực địch ở phía Tây khu Tỉnh trưởng, gây cho địch nhiều tổn thất thương vong, rối loạn về chỉ huy, hiệp đồng.

Sau đòn hỏa lực chuẩn bị hiệu quả, bộ binh xe tăng ta trên các hướng thực hành tiến công. Trên hướng chủ yếu, được Cụm pháo 1 chi viện, Trung đoàn 141 cùng với đại đội xe tăng T54 nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật, diệt chốt tiền tiêu rồi hành tiến theo đường Lê Lợi vào trung tâm thị xã. Trước sự xuất hiện đột ngột của xe tăng và bộ binh ta, một số cứ điểm, chốt chặn vòng ngoài của địch chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy. Nhưng khi vượt qua tuyến vòng ngoài, bộ binh xe tăng ta không phát triển vào tung thâm thị xã được, phải dừng lại do địch chấn chỉnh lại đội hình, chống trả quyết liệt. Ta chỉ làm chủ được cụm cứ điểm phía Đông, Tiểu đoàn 8 áp sát được

căn cứ Vạn Kiếp, Tiểu đoàn 5 đánh chia cắt được giữa thị xã và Căn cứ Vạn Kiếp, không cho địch co cụm. Đồng thời, ta sử dụng pháo tầm xa tích cực kiềm chế, chế áp vào các trận địa hỏa lực và một số mục tiêu quan trọng, chi viện cho các đơn vị giữ vững các khu vực đã chiếm được, củng cố lực lượng. Với 2.400 viên đạn, pháo binh đã bắn 11/17 mục tiêu ở quận lỵ Đức Thạnh, khu Tỉnh trưởng, Căn cứ huấn luyện Vạn Kiếp và 7 trận địa hỏa lực ở Suối Đá và ở nội đô thị xã, tiếng pháo nổ lúc thưa, lúc dồn dập trong suốt cả đêm ngày 27 tháng 4.

Trong suốt đêm 27 tháng 4, trên đài quan sát của Cụm pháo 1 thấy hàng trăm xe dân sự nối đuôi nhau trên Đường 18 chạy ra hướng Vũng Tàu. Cuộc di tản dân sự có chủ định của địch bắt đầu. Đúng 4 giờ sáng ngày 28 tháng 4, pháo binh được lệnh nổ súng đợt 2, thực hiện đòn hỏa lực chuẩn bị ngắn vào tất cả các mục tiêu trong nội đô thị xã. Khi pháo chuyển làn, bộ binh xe tăng ta đột phá tiến công vào tiêu diệt Trung tâm Vạn Kiếp, mở rộng phạm vi đánh chiếm Tiểu khu 5, Liên đoàn Bảo an 938... Nhưng trong quá trình tiến công, địch chống trả quyết liệt, 1 xe tăng của ta bị địch bắn đứt xích, 1 chiếc sa xuống hố phải nằm lại, số còn lại cùng với bộ binh tiếp tục tiến công... Trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, ta càng đánh càng mạnh, càng xiết chặn Căn cứ Vạn Kiếp, hướng phản kích đường bộ từ phía Tây thị xã vào Vạn Kiếp bị Tiểu đoàn 5 chặn đánh buộc địch phải lui về căn cứ. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch ở Căn cứ Vạn Kiếp được lệnh rút chạy, ta tổ chức truy kích. Tại ngã ba Đường số 2 liên tỉnh và Quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, pháo binh ta đã chuẩn bị sẵn một số đoạn bắn chặn theo kế hoạch. Đúng như dự đoán, khi lực lượng địch rút chạy đến đây, bị bộ đội địa phương chặn đánh, đội hình dồn

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

115

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 116: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

tắc, cùng lúc hoả lực pháo tầm xa của ta trút đạn trúng đội hình, 12 xe tăng và 24 xe bọc thép bị bắn cháy tại chỗ, hàng trăm xác lính ngụy nằm ngổn ngang trên đường. Đến 11 giờ ngày 28 tháng 4 bộ binh ta làm chủ Căn cứ Vạn Kiếp và cầu Cỏ May.

Trên hướng tiến công thứ yếu phát triển thuận lợi, Trung đoàn 12 được Cụm lực lượng 2 chi viện đã nhanh chóng tiêu diệt quận Đức Thạnh, sau đó phát triển đánh chiếm quận Xuyên Mộc, Long Điền, Sở chỉ huy Sư đoàn 18, diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch, thu 18 khẩu pháo 105mm.

Thị xã Bà Rịa hoàn toàn được giải phóng, Sư đoàn khẩn trương chuyển sang chiến đấu bước 2, vượt qua cầu Cỏ May, tổ chức tiến công giải phóng đặc khu Vũng Tàu. Nhưng khi vượt qua cầu, thì một tiếng nổ lớn phát lên từ phía Nam thị xã, 10 phút sau, được tin bộ đội địa phương báo về: Cầu Cỏ May đã bị địch đánh sập, lúc đó mới hiểu được, cầu này mới chỉ là cầu Rạch Bòng. Do vậy, từ phương án tiến công ban đầu, phải dừng lại, tổ chức cho Trung đoàn 2 vượt sông trong đêm, sử dụng Cụm lực lượng pháo binh 1 khống chế bằng được trận địa pháo binh địch ở khu vực cầu Cây Khế, lực lượng địch ở phía Nam đầu cầu Cỏ May, Điểm cao Núi Lớn, Núi Nhỏ. Nhưng trong đêm, Trung đoàn 2 chỉ tổ chức được 2 đại đội bộ binh vượt sông, số còn lại đều phải dừng lại, vì trời đã sáng, lại bị hỏa lực địch khống chế quyết liệt.

Trên hướng thứ yếu, Trung đoàn 12 vượt eo biển Phước Tỉnh thuận lợi... Trước tình hình đó, Sư đoàn phải thay đổi cách đánh, chuyển hướng tiến công chủ yếu sang hướng Trung đoàn 12, lệnh cho Cụm lực lượng 2 cơ động lên Bắc quận Đức Thạnh về ấp Phước

Tỉnh 12km trực tiếp chi viện cho Trung đoàn 12 chiến đấu, Cụm pháo 1 di chuyển lên phía Tây cách thị xã Bà Rịa 10km trực tiếp chi viện cho Trung đoàn 2 tiếp tục vượt sông theo ý định. Bị tiến công từ bên sườn, địch phải phân tán đối phó, tạo điều kiện cho Trung đoàn 12 vượt sông thuận lợi. Sau khi vượt sông thành công, trên cả hai hướng đồng loạt tiến công, chỉ trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ, bộ binh ta đã chiếm được cụm cứ điểm địch ở Núi Lớn, Núi Nhỏ, Sở chỉ huy Sư đoàn 3 ngụy, chiếm Trung tâm vô tuyến viễn thông, dồn ép địch về phía biển Vũng Tàu. Hỏa lực pháo binh chế áp tàn quân địch tập trung ở khu vực cảng, khách sạn PaLát... chi viện cho bộ binh thực hành tiến công tiêu diệt lực lượng địch tại đây, nhưng khi chuẩn bị tiến công, bộ binh ta đã phát hiện có nhiều dân thường, phần lớn là người già, trẻ nhỏ bị chúng dồn vào tầng dưới của khách sạn hòng làm lá chắn cho chúng, nên ta chủ trương không đánh chiếm, chuyển sang tăng cường vây hãm và gọi chúng đầu hàng. Trong thế tuyệt vọng không còn đường trốn thoát, chúng kéo cờ trắng, phát loa xin đầu hàng. Đúng 11 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 thành phố Vũng Tàu hoàn toàn giải phóng. Ta bắt sống, bức hàng hầu hết địch còn lại tại đây, thu toàn bộ vũ khí trang bị.

Chiến thắng Bà Rịa, Vũng Tàu đã góp phần cùng với các hướng khác, đánh cho Ngụy nhào đúng vào thời khắc lịch sử quan trọng (11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975), giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Trong đó, pháo binh Sư đoàn đã nắm chắc quyết tâm, tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý, cơ động nhanh, vận dụng cách đánh hợp lý, xử trí tình huống mau lẹ, chính xác hoàn thành tốt nhiệm vụ./.

T.B.B

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

116

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 117: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Bị thiệt hại nặng trong các Chiến dịch Trần Hưng đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung và bị ta đánh bại trong

Chiến dịch Hòa Bình buộc chính phủ Pháp phải cử Lơ-tuốc-nô - Nguyên Bộ trưởng Bộ quốc gia Liên kết sang làm Cao ủy Đông Dương để cùng với Xa-lăng bàn mưu kế lập lại sự ổn định ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, giành lại thế chủ động chiến lược. Ngay sau khi đặt chân tới Việt Nam, Lơ-tuốc-nô đã tổ chức hàng chục cuộc càn quét, bắn giết dân thường hòng kéo bộ đội chủ lực của ta xuống đồng bằng.

Đánh giá đúng bản chất hiếu chiến và âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tháng 7 năm 1952 Trung ương Đảng triệu tập hội nghị chuyên đề về chiến tranh du kích, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 và bàn phương châm, nhiệm vụ đấu tranh trong vùng sau lưng địch. Đồng thời, ta cũng gấp rút chuẩn bị lực lượng cho những trận đánh lớn. Thực hiện chủ trương “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sở hở của địch mà đánh” của Trung ương Đảng, Tổng quân ủy Trung ương nhận định trên chiến trường Bắc bộ lúc này không có hướng nào địch “bố phòng” yếu như ở Tây Bắc. Đánh vào Tây Bắc ta sẽ đạt được mục đích “tiêu diệt sinh lực” và

“mở rộng đất đai”. Đây cũng là chiến trường rừng núi quan trọng duy nhất còn lại ở Bắc bộ.

Trên địa bàn Tây Bắc, địch có 4 phân khu là: Lai Châu, Sông Đà, Nghĩa Lộ, Sơn La và 3 tiểu khu độc lập gồm: Thuận Châu, Phủ Yên, Tuần Giáo. Toàn bộ lực lượng địch chiếm đóng ở đây có 3 tiểu đoàn Âu Phi, 5 tiểu đoàn và 43 đại đội lính ngụy, 4 trung đội pháo, rải ra trên 144 cứ điểm (trong đó có một số cứ điểm bố trí tới 2 đại đội đóng giữ). Các cứ điểm cơ bản bố trí độc lập, khó cơ động ứng cứu cho nhau, dễ bao vây cô lập.

Về ta, lực lượng tham gia Chiến dịch gồm: 3 đại đoàn chủ lực, 1 trung đoàn công binh, 1 tiểu đoàn bộ binh và 11 đại đội địa phương. Riêng pháo binh tham gia Chiến dịch gồm có: Trung đoàn Pháo binh 675 (trang bị sơn pháo 75mm), Tiểu đoàn 83 (súng cối 120mm) và 3 tiểu đoàn pháo binh trong 3 đại đoàn chủ lực.

Đợt 1 chiến dịch ta đập vỡ khu vực phòng ngự Nghĩa Lộ, Phù Yên; giải phóng vùng Tả ngạn Sông Đà. Đợt 2 ta tiến công bên hữu ngạn Sông Đà, giải phóng một phần đất đai trên địa bàn chiến lược Tây Bắc. Đợt 3 quân ta tập trung tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản.

Sau 4 ngày khiêng pháo theo đội hình bộ

MẤY VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ SỬ DỤNG PHÁO BINH TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC

Trung tá TRẦN VĂN NGHĨAPhòng Pháo binh Binh đoàn Hương Giang

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

117

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 118: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

binh, ngày 13 tháng 10 pháo binh được lệnh chiếm lĩnh đội hình chiến đấu. Đêm ngày 14 tháng 10, được lệnh nổ súng tiến công đánh địch vòng ngoài. Đại đội sơn pháo 751 và Đại đội cối 112 bắn vào cứ điểm Sài Lương. Đại đội sơn pháo 752 và Đại đội cối 111 bắn vào Cứ điểm Ca Vinh mở màn Chiến dịch. Với hàng trăm phát đạn đại bác cùng bắn vào hai cứ điểm nhưng do ta không chú ý đến đặc điểm của quân địch ở Tây Bắc là “dễ tan nhưng khó diệt” nên khi pháo ta bắn chuẩn bị, địch đã lợi dụng đêm tối và đường rừng rút chạy, khi bộ binh xung phong đánh chiếm 2 mục tiêu nói trên thì cả hai mục tiêu này không còn một tên địch. Được lệnh phát triển tiến công, đánh chiếm các mục tiêu vòng ngoài còn lại, lực lượng pháo binh đã nhanh chóng cơ động, triển khai đội hình chiến đấu, chi viện cho Trung đoàn bộ binh 174 (Đại đoàn 316) nhanh chóng đánh chiếm cứ điểm Bản Mo; Trung đoàn bộ binh 141 đánh chiếm cứ điểm Nậm Mười, Dốc Bàng, Đồng Bồ... Cuộc chiến đấu diễn ra thuận lợi, trong 11 ngày tác chiến, quân ta vừa cơ động, vừa liên tục tiến công hàng loạt cứ điểm nhỏ dọc đường, vừa bao vây, đánh chiếm các cụm cứ điểm vòng ngoài, vừa chế áp quân địch tăng viện đường không xuống Tú Lệ, vu hồi đường bộ vào Đông Nam Lai Châu... Được pháo binh chi viện đắc lực, bộ binh ta đã nhanh chóng làm chủ hoàn toàn tuyến vòng ngoài của địch (trừ Phong thổ Lai Châu) từ hữu ngạn sông Thao đến tả ngạn sông Đà; từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai. Kết thúc đợt 1 Chiến dịch, ta đã đánh tan tiểu đoàn Âu phi và một số đại đội quân ngụy, tuyến vòng ngoài của địch được giải phóng.

Quá trình diễn biến của đợt 1, địch đã phán đoán được hướng tiến công chủ yếu của ta, nên đã kịp tăng thêm 5 tiểu đoàn Âu Phi cho hướng Lai Châu và Nà Sản; lập cầu

hàng không Hà Nội - Nà Sản; xây dựng Nà Sản thành tập đoàn cứ điểm để quyết đánh bại hướng tiến công chủ yếu của ta. Đồng thời, tập trung 12 tiểu đoàn, cùng xe tăng, pháo binh mở cuộc hành binh Lo-ren đánh sâu vào hậu phương của ta ở Phú Thọ, Đoan Hùng nhằm đỡ đòn cho Tây Bắc.

Giữ vững quyết tâm đã xác định, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã lệnh cho Trung đoàn 36 cùng với 3 đại đội sơn pháo và 1 đại đội cối 120mm lui về phối hợp với lực lượng tại chỗ đánh địch ở Phú Thọ. Lực lượng chủ yếu ở Tây Bắc tổ chức thành 2 mũi tiến công. Mũi chủ yếu tiến công vào Tuần Giáo, phát triển đánh chiếm Điện Biên Phủ. Mũi thứ yếu đánh chiếm Thuận Châu và truy kích địch trên hướng Sơn La. Trên hướng Tây Bắc, sau khi tổ chức vượt Sông Đà, lực lượng pháo binh đã nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, kịp thời nổ súng chi viện cho các đại đoàn tiến công tiêu diệt địch ở Mộc Châu (trên hướng chủ yếu), tiêu diệt gần 4 tiểu đoàn quân địch ở Chiềng Đông, Cò Nòi, Tạ Khoa, về đến Nà Sản. Trên hướng phối hợp, 3 đại đội sơn pháo và 1 đại đội cối 120mm cũng phối hợp chặt chẽ với các Trung đoàn 36, 176 và dân quân du kích tỉnh Phú Thọ tổ chức nhiều trận đánh đạt hiệu suất cao, buộc cuộc hành binh Lo-ren của Pháp phải kết thúc. Kết quả đợt 2 Chiến dịch, ta đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm 6 huyện với gần 10 vạn dân, phá vỡ hoàn toàn tuyến phòng thủ phía nam Lai Châu của địch.

Nhưng đến đợt 3 của Chiến dịch, với 2 trận thành công (ở Phú Hồng, Bản Hời) và 2 trận không thành công (ở Nà Si, Bản Vây), Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy, ta chưa đủ lực đánh thắng một tập đoàn cứ điểm lớn như Nà Sản. Ngày 10 tháng 12, Bộ chỉ huy ra lệnh kết thúc Chiến dịch, lui về củng cố hậu phương và vùng mới giải phóng.

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

118

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 119: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Kết quả ta đã diệt và bắt sống gần 10 nghìn tên địch, giải phóng khoảng 30.000km2

đất đai, với 250.000 dân, nối liền Tây Bắc với Việt Bắc và Thượng Lào.

Từ thực tế Chiến dịch cho thấy, nếu pháo binh được tổ chức sử dụng hợp lý, lựa chọn cách đánh hay thì dù ở bất cứ địa hình nào, rừng núi hay đồng bằng, hỏa lực pháo binh cũng đủ sức chi viện cho bộ binh tiến công, tiêu diệt cứ điểm, cụm cứ điểm trong công sự vững chắc, có lực lượng chiếm đóng từ hai đại đội đến một tiểu đoàn địch. Qua sử dụng pháo binh trong quá trình Chiến dịch rút ra một số vấn đề sau:

Một là, nghệ thuật sử dụng pháo binh có bước phát triển mới, phù hợp với qui mô tác chiến và cách đánh của binh chủng hợp thành

Việc Trung ương chọn Tây Bắc để mở chiến dịch là một chủ trương sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược sâu rộng; phù hợp với khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang ta và tình hình địch trên chiến trường miền Bắc lúc bấy giờ, đó là: Phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, buộc địch phải tăng cường lực lượng, xây dựng hệ thống lô cốt để quyết giữ vùng đồng bằng hữu ích Bắc bộ, tạo thế và thời cơ cho ta tập trung lớn lực lượng để tiến hành Chiến dịch Tây Bắc giành thắng lợi.

Nắm chắc quyết tâm của Chiến dịch và nhiệm vụ hỏa lực được giao, lực lượng pháo binh tham gia chiến dịch được sử dụng hợp lý. Trên các hướng tiến công (chủ yếu, thứ yếu, vu hồi và phối hợp...) đều có hỏa lực pháo binh chi viện. Trong đó, tập trung nhiều hơn cho hướng chủ yếu, trận đánh then chốt ở Nghĩa Lộ và Mộc Châu; có lực lượng dự bị để xử trí tình huống đánh địch vu hồi đường bộ (hướng Đông Nam Lai Châu), địch đổ bộ đường không xuống Tú Lệ... Đây là bước phát

triển về nghệ thuật sử dụng pháo binh so với các chiến dịch trước đó. Lần đầu tiên ta hình thành lực lượng pháo binh 3 cấp để chi viện bộ binh tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc có 1 tiểu đoàn địch chiếm giữ. Tuy nhiên, trong Chiến dịch này, ta chưa tổ chức lực lượng pháo binh chi viện chung, nên thế trận pháo binh còn thiếu tính vững chắc, bỏ lỡ cơ hội diệt địch ở Yên Châu, Cò Nòi, Thuận Châu và không đủ sức huy động hỏa lực tập trung để kiềm chế, chế áp pháo binh, sinh lực địch tập trung ở Tập đoàn cứ điểm Nà Sản.

Hai là, lập thế trận pháo binh hiểm, bất ngờ, vận dụng cách đánh sáng tạo

Từ giữa năm 1952, cùng với việc bình định vùng đồng bằng Bắc bộ, trên hướng Tây Bắc, thực dân Pháp đã ráo riết củng cố “Xứ Thái tự trị” gồm 8.000 quân chiếm đóng, lập ra hàng loạt cứ điểm để bóc lột, đàn áp nhân dân, che chở cho Thượng Lào và uy hiếp, đe dọa vùng tự do của ta ở Việt Bắc.

Tuy địch có nhiều đồn bốt kiên cố nhưng lại biệt lập, cách xa nhau, khó chi viện cho nhau bằng cả hỏa lực và xung lực, nên bộ đội pháo binh đã vác pháo vào gần, len lỏi vào các phân khu, đặt pháo bắn thẳng sát hàng rào... Khi pháo binh bắn vào Sài Lương và Ca Vinh địch ở 2 cứ điểm này đã hoảng hốt bỏ chạy. Một số cứ điểm khác trong tuyến phòng thủ vòng ngoài như: Bản Mo, Nậm Mười, Ba Khe, Đồng Bồ... đều bị hỏa lực của pháo binh bắn bất ngờ, mãnh liệt, địch trong các cứ điểm luống cuống đối phó, chỉ sau 35 phút chiến đấu, bộ binh ta đã làm chủ hoàn toàn tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.

Bằng cách đánh này, đợt 2 của Chiến dịch, pháo binh đã phát huy hiệu quả hỏa lực chi viện cho các hướng tiến công giành thắng

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

119

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 120: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

lợi. Điển hình là trận Mộc Châu, trên hướng chủ yếu, bộ đội pháo binh đã triệt để lợi dụng địa hình hiểm trở, đưa 2 khẩu sơn pháo 75mm của Đại đội 756 vào đỉnh Điểm cao 230 để ngắm bắn trực tiếp vào hàng rào kẽm gai và bắn phá một số hỏa điểm của địch bố trí trước cửa mở; đồng thời, đưa 4 khẩu cối 120mm của Đại đội 113 vào chân Điểm cao 241 để chế áp trận địa pháo binh địch bố trí ở tây Mộc Châu và Ba Lay... nên đã tạo được hỏa lực áp đảo ngay từ giai đoạn đầu pháo bắn chuẩn bị.

Ba là, phải nắm chắc địch để lựa chọn cách đánh, kết hợp với hiệp đồng pháo - bộ chặt chẽ để giành thắng lợi triệt để trong từng tình huống chiến dịch

Hiểu địch, nắm chắc địch để chuẩn bị và thực hành tác chiến là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với bất kỳ chiến dịch nào. Đặc biệt, ở mặt trận Tây Bắc, ta tiến công địch trong công sự vững chắc, được bố trí rải rác trên nhiều cứ điểm, nơi có địa hình hiểm trở... nên việc nắm chắc địch càng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi triệt để của Chiến dịch.

Thực tế, khi bộ binh ta đánh vào 2 cứ điểm Sài Lương và Ca Vinh, địch đã bỏ chạy không còn một tên chính là việc ta nắm địch ở hai cứ điểm này chưa chắc, khâu hiệp đồng pháo - bộ còn thiếu cụ thể nên ta đã bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch, còn để địch tổ chức lui quân về phía sau, củng cố thêm lực lượng chống trả. Ngay cả khi ta đánh chiếm cứ điểm Tà Phình (đợt 2 của Chiến dịch) cũng mắc phải sai lầm này. Theo kế hoạch, Chiến dịch sẽ tiến hành đánh cứ điểm Tà Phình trước để chia cắt Bản

Hoa với La Hay, sau đó mới tập trung lực lượng đánh chiếm La Hay, nhưng sau khi pháo bắn chuẩn bị, bộ binh ta thực hành xung phong cũng bị địch lợi dụng thời cơ tổ chức chạy về La Hay toàn bộ. Bộ chỉ huy Chiến dịch phải lệnh cho Đại đoàn 312 quay lại đánh La Hay. Đặc biệt, khi đợt 2 của Chiến dịch kết thúc, tuy ta đã giải phóng được vùng đất đai rộng lớn, đánh chiếm được nhiều cứ điểm nhưng việc ngăn chặn, đánh quân rút chạy ta lại không thực hiện được, pháo binh không chuẩn bị các phần tử bắn chặn dự kiến, còn để lực lượng lớn của địch ở Sơn La kịp lui về co cụm ở Nà Sản (Sau đợt 2 của Chiến dịch, lực lượng địch ở Nà Sản đã lên tới 10 tiểu đoàn, có 2 tiểu đoàn dù và 1 tiểu đoàn pháo binh).

Tuy nhiên, nghệ thuật sử dụng pháo binh trong Chiến dịch Tây Bắc có bước phát triển mới so với các chiến dịch trước đó về: Tổ chức sử dụng lực lượng, bố trí đội hình; sáng tạo ra cách đánh hay và tổ chức chỉ huy hỏa lực chặt chẽ, nhất là trong điều kiện trang bị pháo, đạn của ta còn hạn chế. Trong đó, ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, đưa pháo vào gần mục tiêu để ngắm bắn trực tiếp là tư tưởng chỉ đạo và cách đánh xuyên suốt trong cả quá trình chiến dịch.

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc đã mở ra thế chiến lược mới. Bộ đội pháo binh đã tiến bộ về chính trị cũng như về kỹ, chiến thuật đánh địch ở địa hình rừng núi./.

T.V.N

TRUYỀN THỐNG - LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM CHIẾN ĐẤU

120

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 121: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Quân đội NgaPháo tự hành 2S35 Koalytsiya-SVĐây là hệ thống lựu pháo tự hành mới

nhất của Nga, được ra mắt lần đầu trong Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức (ngày 9/5/2015). Vũ khí chính của hệ thống là pháo 152mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau. Hệ thống nạp đạn tự động mang lại tốc độ bắn khoảng 10 phát/phút. 2S35 có tầm bắn 30km với đạn thường, 40km với đạn tăng tầm và có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly tới 70km bằng đạn pháo dẫn hướng thế hệ mới. Khả năng tự động hóa cao chính là ưu điểm nổi bật của lựu pháo này. Pháo tự hành 2S35 nặng 48 tấn, tốc độ hành trình 65km/h.

Lựu pháo tự hành 2S35 sử dụng để tiêu diệt phương tiện hạt nhân chiến thuật, các trận địa pháo, súng cối của địch cũng như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và phương tiện bọc thép khác. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để phá hủy những công trình chiến đấu kiên cố.

Toàn bộ quy trình bắn được máy tính đơn giản hóa và hiển thị thông tin trên bảng chỉ huy cho kíp điều khiển. Ngoài ra, 2S35 cũng được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, kênh trao đổi thông tin bảo mật và khả năng tự động cập nhật thông tin chiến trường ở cấp chiến thuật.

Lựu pháo tự hành 2S35 sở hữu hệ thống kích hoạt thuốc phóng sử dụng công nghệ vi sóng-plamas giúp nâng cao tuổi thọ của nòng pháo và độ an toàn của các phát bắn. Điểm độc đáo của 2S35 so với các lựu pháo hiện đại trên thế giới là sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa. Khoang điều khiển tách biệt với tháp pháo, đảm bảo an toàn hơn cho ê kíp vận hành. Tháp pháo có thể chứa nhiều đạn pháo hơn, góp phần tăng hiệu suất chiến đấu.

Pháo tự hành 2S19 Msta-S

2S19 Msta-S do Viện thiết kế UZTM (Nga) phát triển sử dụng khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel của xe tăng T-72

PHÁO TỰ HÀNH CỦA QUÂN ĐỘI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Thượng tá, ThS VŨ QUANG HAYKhoa GDQP, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Pháo tự hành hiện đại có khả năng tự bảo vệ cao, khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, tầm bắn xa và mức chính xác cao, nên được quân đội nhiều nước lựa chọn đưa vào trang bị. Bài viết giới thiệu pháo tự hành của quân đội một số nước trên thế giới hiện nay.

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

121

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 122: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

V-84MS 840 mã lực. Pháo tự hành này dài 11,92m, cao 2,99m, rộng 3,58m, nặng 42 tấn.

2S19 Msta-S được sử dụng tiêu diệt các trận địa pháo, cối, lực lượng tăng thiết giáp, phương tiện chống tăng, binh lực, trung tâm thông tin - chỉ huy, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, các phương tiện tác chiến điện tử, cũng như các phương tiện hạt nhân chiến thuật...

Hỏa lực chính của 2S19 Msta-S là pháo 152mm/L47; tầm bắn 24,7km với đạn thường và 36km với đạn tăng tầm; tốc độ bắn tối đa 6 đến 8 phát/phút; xạ giới hướng 3600; xạ giới tầm từ -40 đến +680.

Pháo 2S19 Msta-S bắn được tất cả các loại đạn pháo 152mm tiêu chuẩn. Ngoài ra, pháo này còn bắn được đạn pháo thông minh Krasnopol điều khiển bằng lade. Cơ số đạn 50 viên, nạp đạn tự động. Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7mm, cơ số đạn 300 viên.

Tháp pháo được trang bị hệ thống bảo vệ trước những tác nhân của vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân NBC, hệ thống ngắm bắn tiên tiến (gồm các thiết bị hiển thị số hóa, bộ kính ngắm đồng bộ dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 dùng cho pháo thủ) và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh.

Hiện nay, Quân đội Nga có khoảng 550 khẩu 2S19 trong biên chế. Ngoài ra, lựu pháo này còn được xuất khẩu cho Azerbaijan, Belarus, Ethiopia, Gruzia, Ukraine và Venezuela.

Quân đội Trung Quốc

Pháo tự hành PLZ-05

Đây là lựu pháo tự hành hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc (đưa vào trang bị năm 2008), do Tập đoàn công nghiệp phương

Bắc (Norinco) phát triển. Tính tới năm 2015, đã có khoảng 300 khẩu PLZ-05 được trang bị cho Quân đội Trung Quốc.

Vũ khí chính là pháo 155mm có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau. PLZ- 05 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn khoảng 8 phát/phút; góc bắn từ -3 đến +680 và 3600 về hướng, tầm bắn tối đa khoảng 40km với đạn tăng tầm.

Pháo tự hành PLZ-05 dài 11,6m, rộng 3,4m, cao 3,55m, trọng lượng chiến đấu 43 tấn, tốc độ tối đa 65km/h, hành trình 450km. Pháo trang bị thiết bị chống giật tiên tiến và có khả năng bảo vệ kíp lái trước tác nhân của NBC.

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển vũ khí pháo binh, song giới chuyên gia quốc tế cho rằng, PLZ- 05 có sự “sao chép” từ pháo 2S19 Msta-S của Nga, như: Tháp pháo, hệ thống nạp đạn... Đặc biệt, có thông tin Trung Quốc đang phát triển đạn tăng tầm cho pháo tự hành này lên tới 100km, dẫn đường bằng GPS.

Pháo tự hành SH-15 Pháo tự hành SH-15 được giới thiệu

lần đầu tiên tại triển lãm Chu Hải năm 2018 và đã đưa vào trang bị trong một số đơn vị pháo binh của Trung Quốc; có hỏa lực chính là pháo 155mm/L52, được đặt trên loại xe tải Taian; có thể bắn được mọi loại đạn 155mm chuẩn của NATO cũng như các loại đạn pháo do Norinco sản xuất.

SH-15 trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động, hệ thống kiểm soát bắn tiến tiến do Norinco phát triển, giúp kíp pháo thủ có thể điều khiển bắn từ xa, đảm bảo an toàn trong trường hợp bị đối phương phản pháo. Tầm bắn tối đa đến 20km với đạn thường và 50km khi sử dụng đạn phản lực.

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

122

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 123: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

Điểm đặc biệt của SH-15 là hệ thống gầm xe có khả năng tự điều chỉnh “thích nghi” với nhiều địa hình khác nhau. Pháo có 48 viên đạn dự trữ được bố trí ở 2 bên thành xe. Ngoài Trung Quốc, Pakixtan cũng đang sử dụng loại pháo này.

Quân đội ĐứcPháo tự hành PZH-2000 Pháo tự hành PZH-2000 do Tập đoàn

Krauss-Maffei Wegmann (Đức) phát triển, đưa vào trang bị trong Quân đội Đức năm 1998, hiện đang có trong trang bị quân đội nhiều nước trong khối NATO.

Pháo tự hành này sử dụng khung gầm của xe tăng Leopard-2A, với pháo chính 155mm/L52 (chiều dài nòng gấp 52 lần cỡ nòng) do Rheinmetall Landsysteme sản xuất và súng máy MG3 7,62mm với cơ số đạn 2.000 viên.

Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay của loại pháo này có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 35km, 40km với đạn pháo tăng tầm và 60km với đạn pháo có điều khiển. Pháo PZH-2000 có thể bắn các loại đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO, tốc độ bắn từ 10 đến 13 phát/phút, xạ giới tầm từ + 30 đến + 600.

Pháo được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, có khả năng quan sát ngày/đêm và máy đo xa lade hiện đại.

Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính MICMOS, giúp pháo tự động điều chỉnh góc bắn phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu. Pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 phát đạn rơi vào mục tiêu cùng một thời điểm với độ chụm cao. Đồng thời, nhờ hệ thống liên kết dữ liệu

và chia sẻ mục tiêu cho phép nhiều khẩu PZH-2000 đồng thời tiến công cùng lúc vào 1 mục tiêu.

Thời gian triển khai pháo và thu pháo PZH-2000 khoảng 2 phút, nên hạn chế được đối phương phản pháo. Ngoài ra, pháo này có khả năng bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương. Đồng thời, pháo còn được trang bị hệ thống bảo vệ trước tác nhân của NBC, cùng hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.

Với động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực, giúp PZH-2000 có khả năng vượt dốc 300, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/h, tầm hoạt động 420km.

PZH-2000 đã tham gia thực chiến tại chiến trường Afghanistan từ năm 2006 (Quân đội Hà Lan), năm 2010 (Quân đội Đức) và trở thành vũ khí chi viện hỏa lực hiệu quả cho liên quân NATO chống lại Taliban.

Quân đội MỹPháo tự hành M109 A7 Paladin M109 A7 là phiên bản nâng cấp mới

nhất của lựu pháo tự hành M109 Paladin, hiện đang có trong trang bị của Quân đội Mỹ và một số nước NATO. Phiên bản mới này sử dụng hệ thống nạp đạn tự động từ chương trình pháo binh XM2001 Crusader, cho phép giảm kíp pháo thủ xuống còn 4 người so với 6 người trên phiên bản cũ. Vũ khí chính là pháo 155mm/L39.

M109 A7 được trang bị hệ thống hỏa lực tiên tiến cho phép nâng cao hiệu quả tác chiến; có tầm bắn tối đa khoảng 24km với đạn thường và 30km với đạn tăng tầm. Đặc biệt, nó có thể bắn đạn pháo dẫn hướng thông minh M982 Excalibur được dẫn bằng GPS, đạt tầm bắn 40km, với bán kính lệch

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

123

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 124: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

mục tiêu (CEP) khoảng 5m. Ngoài ra, lựu pháo tự hành này còn được trang bị súng máy phòng không 12,7mm M-2HB. Do đó, nếu kết hợp với hệ thống rađa điều khiển hỏa lực, M109 A7 có thể hoạt động như 1 pháo phòng không, đây là điểm độc đáo mà chưa có loại pháo tự hành nào hiện nay làm được.

M109A7 dài 9,7m, rộng 3,9m, cao 3,7m, trọng lượng 35,38 tấn. Điểm hạn chế của pháo lựu tự hành này là tốc độ bắn trung bình khá chậm, khoảng 4 phát/phút. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch đưa vào biên chế 580 lựu pháo tự hành M109 A7 trong thời gian tới.

Quân đội PhápPháo tự hành CAESAR Pháo tự hành bánh hơi CAESAR trang

bị pháo chính 155mm/L52, do Công tyNexter Systems (Pháp) phát triển. Theo

nhiều nguồn tin, trong giai đoạn 2018-2028, công ty này thực hiện hợp đồng cung cấp 259 khẩu pháo tự hành CAESAR 155mm cho một loạt các quốc gia trên thế giới.

Pháo CAESAR bắn được các loại đạn 155mm chuẩn của NATO, với tốc độ 6 đến 8 phát/phút, có thể bắn loạt 3 phát trong 18 giây. Hệ thống kiểm soát bắn được tự động hóa với góc bắn từ -30 đến +660 và góc hướng 340. Thời gian triển khai (thu hồi) là khoảng 1 phút.

Ngoài ra, pháo tự hành CAESAR còn bắn loại đạn mới Orge của Pháp - kiểu đạn chùm, mang theo 63 đạn con nổ mảnh, dùng ngòi chạm nổ, rất hữu hiệu khi dùng để tiêu diệt các mục tiêu phân tán, các đoàn xe quân sự như xe tải, xe bọc thép chở quân, xe tăng hạng nhẹ, hầm trú ẩn của chỉ huy. Những đạn con này có khả năng xuyên được 90mm giáp. Với 6 khẩu CAESAR bắn loạt 6 viên đạn Orge ở cự ly 35km có thể rải 378 viên đạn con

xuống diện tích rộng đến 3 hecta. Đặc biệt, pháo CAESAR còn bắn được đạn chống tăng có dẫn hướng, với tầm bắn lên đến 42km.

Quân đội Hàn Quốc Pháo tự hành K9 Thunder K9 do Tập đoàn Samsung Techwin phát

triển và đưa vào biên chế trong Quân đội Hàn Quốc từ năm 1999. Vũ khí chính là pháo 155mm/L52, có khả năng bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO. Pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút.

Một trong những tính năng nổi bật của Thunder là chế độ bắn loạt 3 phát trong vòng 15 giây. K9 có tầm bắn tối đa 30km với đạn thông thường và 56km với đạn tăng tầm. K9 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có thể triển khai bắn trong khoảng 30 giây. K9 Thunder có khả năng bảo vệ kíp lái trước các tác nhân NBC. Lớp giáp thép dày 19mm của pháo này đủ sức chống được đạn của một số loại súng máy hạng nặng. Ngoài ra, tháp pháo của K9 còn được trang bị súng máy để tăng cường khả năng phòng không và phòng thủ tầm gần.

K9 Thunder nặng 52 tấn, vận tốc tối đa khoảng 66km/h và tầm hoạt động 480km; có thể mang theo 48 viên đạn. Đặc biệt, pháo được tiếp đạn tự động hoàn toàn bằng xe tiếp đạn K10, giúp pháo thủ không phải ra khỏi xe để thực hiện.

Hàn Quốc hiện đang nghiên cứu cải tiến tháp pháo của K9 Thunder thành tháp pháo tự động. Điều này sẽ giúp giảm số thành viên của kíp chiến đấu từ 5 xuống còn 2 người. Ngoài Quân đội Hàn Quốc, K9 cũng đang được nhiều quốc gia sử dụng như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy và Phần Lan./.

V.Q.H

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

124

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 125: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

I. TÊN LỬA CHỐNG TĂNG

1. Tên lửa chống tăng RPG-30

Tên lửa chống tăng RPG-30 do Nga sản xuất, sử dụng đầu đạn chống tăng PG-29V và một đầu đạn nhỏ làm mồi nhử các hệ thống phòng vệ chủ động (APS). Khi tiến công mục tiêu, đầu đạn giả cỡ 42mm sẽ phóng trước để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động hay công phá lớp giáp phản ứng nổ trên phương tiện chiến đấu của đối phương. Sau đó, đầu đạn chính mới được phóng đi để tiến công và xuyên thủng giáp chính. Thiết kế của tên lửa chống tăng này khá nhỏ gọn với chiều dài l,135m, nặng 10,3kg và bao gồm 1 ống phóng đường kính 105mm chứa đạn tên lửa chống tăng tandem PG-30, bên dưới là 1 ống phóng nhỏ có đường kính 42mm để phóng quả đạn làm mồi bẫy.

Các hệ thống APS có nhược điểm là thời gian phản ứng giữa hai lần đánh chặn liên tiếp thường lớn hơn 0,4 giây. Vì thế, RPG-30 đã được thiết kể để lợi dụng nhược điểm này. Tên lửa RPG-30 có tầm bắn thẳng là 200m và được coi là khắc tinh số 1 của các loại xe tăng hiện đại được trang bị hệ thống APS của châu Âu hiện nay. Nó có thể xuyên được lớp giáp phản ứng nổ cộng thêm 600mm giáp đồng nhất, l,5m với bê tông và hơn 2m với tường gạch.

Tên lửa chống tăng RPG-30 của Nga được Mỹ đưa vào danh sách “những mối đe dọa không đối xứng đối với lực lượng vũ trang Mỹ”.

2. Tên lửa chống tăng Spike-LR

Spike-LR do Israel chế tạo là một hệ thống tên lửa quang - điện đa năng có khả năng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau như: Xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh, các công sự, công trình ẩn nấp cũng như tiêu diệt bộ binh trên mặt đất.

Tên lửa chống tăng Spike-LR là thế hệ tên lửa chống tăng thứ 4. Hệ thống Spike-LR bao gồm: Tên lửa, ống phóng, bệ đỡ ba chân và một tổ hợp thiết bị điều khiển. Nó có thể chuyển sang chế độ phóng tên lửa trong vòng 30 giây và hệ thống ngắm bắn của Spike-LR có thể phóng đại hình ảnh mục tiêu lên 10 lần, có khả năng nhìn trong đêm bằng kính ngắm ảnh nhiệt. Đạn của Spike-LR sử dụng các thiết bị dẫn đường bằng hồng ngoại và hoàn toàn tự động, người sử dụng có thể điều chỉnh thay đổi mục tiêu ngay cả khi tên lửa đang bay. Tên lửa có khả năng bay theo quỹ đạo cầu vồng nên có thể tiêu diệt được mục tiêu ở góc khuất. Thời gian cho mỗi lần nạp đạn của hệ thống Spike-LR khoảng 15 giây.

Phiên bản mới Spike-LR II thuộc loại tên lửa chống tăng thế hệ thứ 5. Các tính năng chiến đấu và hệ thống điều khiển của Spike-LR II hơn hẳn phiên bản Spike-LR. Tầm bắn của tên lửa này cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5,5km, lớn hơn 35% so với phiên bản cũ. Đặc biệt, khi được phóng từ trực thăng tầm bắn có thể đạt tới 10km. Spike LR II là loại tên lửa đa năng, khối lượng 12kg, có thể xách

MỘT SỐ LOẠI TÊN LỬA CHỐNG TĂNG, ĐẠN PHÁO HIỆN ĐẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐANG SỬ DỤNG

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

125

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 126: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

tay hoặc trang bị cho các bệ phóng di động, cho các tàu chiến, trên trực thăng. Đạn chiến đấu được bổ sung loại đạn nổ phá phân mảnh, đạn liều đúp cho phép tăng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu lên 30% so với phiên bản Spike-LR, nó đủ khả năng tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép hạng nặng, phá hủy các hệ thống công sự, hầm hào và tiêu diệt sinh lực của đối phương. Dòng tên lửa này có thể làm việc ở các chế độ khác nhau, như: Chế độ “bắn và quên”, chế độ “bắn, theo dõi và hiệu chỉnh”, “bắn và dẫn hướng”. Người bắn lựa chọn chế độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của mục tiêu.

Spike-LR II được trang bị cảm biến quang điện tiên tiến hoặc cảm biến hồng ngoại thế hệ mới không cần làm mát, loại bỏ được hệ thống làm mát, giúp tên lửa nhẹ hơn khoảng lkg so với phiên bản cũ. Cảm biến mới có khả năng tự động theo dõi mục tiêu nhờ vào trí thông minh nhân tạo. Spike-LR II có thể phóng từ bất kỳ phương tiện mang phóng nào của Spike cũ đang sử dụng và chỉ cần cập nhật phần mềm nhỏ.

3. Tên lửa chống tăng Javelin nâng cấp

Theo RIA, mới đây tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ tuyên bố đã bắt đầu sản xuất một phiên bản hệ thống tên lửa chống tăng mới Javelin. Phiên bản mới được đặt tên là Javelin (FGM-148F). Phiên bản F-Model có đầu đạn đa năng tiên tiến có thể tấn công phá hủy lớp giáp hiện đại, đồng thời có thân làm bằng thép mảnh để bắn trúng các mục tiêu được bảo vệ yếu và xe bọc thép hạng nhẹ.

Phiên bản trước đó, FGM-148 Javelin là tên lửa chống tăng vác vai tự dẫn được Mỹ biên chế từ năm 1996, nhằm thay thế mẫu M47 Dragon ra đời trước đó 21 năm. Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin là tổ hợp tên lửa chống

tăng vác vai hiện đại nhất hiện nay, Javelin sử dụng hệ thống chụp ảnh hồng ngoại để phát hiện và khóa mục tiêu xe tăng ở khoảng cách lên tới 4.750m. Hiện tại, nhiều phiên bản khác nhau của tổ hợp này đang phục vụ cho hơn 20 quốc gia, bao gồm cả các nước cộng hòa Liên Xô cũ (Gruzia, Ukraine, Litva, Estonia).

Javelin là tổ hợp tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Một khi được phóng đi, “bộ não” của tên lửa sẽ nắm quyền điều khiển để hướng dẫn nó nhằm trúng mục tiêu. Xạ thủ vận hành Javelin có thể phóng tên lửa và sau đó thu hồi lại, hoặc chuyển sang một mục tiêu khác thay thế. Tuy vậy nhược điểm lớn của Javelin là yêu cầu xạ thủ phải đứng yên không được di chuyển, liên tục giữ ống kính tập trung theo dõi xe tăng của địch cho đến khi khai hỏa. Điều này thực sự khó khăn do ảnh hưởng của tiếng ồn và sự căng thẳng trong chiến đấu, cũng như hỏa lực của đối phương có thể khiến xạ thủ dễ để mất mục tiêu đã khóa.

II. ĐẠN PHÁO

1. Đạn pháo thông minh 2K25 Krasnopol

Đạn pháo 2K25 Krasnopol là đạn pháo thông minh cỡ nòng 152mm (của Nga), sử dụng cơ cấu ổn định bằng cánh lái, dẫn đường bán tự động bằng tia lade, dùng để tiêu diệt các mục tiêu điểm như xe tăng, pháo, lô cốt, sở chỉ huy đối phương…. Đạn Krasnopol cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động với tốc độ dưới 35km/h.

Một hệ thống 2K25 Krasnopol bao gồm đạn pháo thông minh 30F39, tổ hợp lade chỉ thị mục tiêu 1D15/20/22 và thiết bị khai hỏa 1A35. Bộ chiếu xạ lade có tầm hoạt động 5km. Đạn Krasnopol có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong tầm bắn tối đa 20km với xác

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

126

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 127: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

suất trúng đích chỉ vài mét. Hệ thống 2K25 Krasnopol phù hợp để trang bị trên các dòng lựu pháo tự hành cỡ 152mm 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta-S hay trong tương lai là Coalisia của Quân đội Nga.

2. Đạn pháo M982 Excalibur

Đạn pháo M982 Excalibur là loại đạn pháo tăng tầm tự dẫn chính xác cao cỡ 155mm (loại đạn pháo có điều khiển 155mm dẫn đường bằng GPS) được Hãng Raytheon Missile System (Mỹ) và BAE Systems Bofors (Thụy Điển) hợp tác phát triển nhằm trang bị cho các loại pháo tự hành, pháo xe kéo của quân đội Mỹ (như pháo M109 Paladin, M198, M777) và các nước đồng minh (pháo tự hành AS-90 Anh; Archer Thụy Điển; G6 Nam Phi và Pzh 2000 Đức).

Đạn có thể được cài đặt ở chế độ nổ trên không, nổ ngay hoặc nổ chậm. M982 Excalibur là loại đạn pháo tầm xa nhất của Mỹ hiện tại, nó có khả năng tác chiến tầm xa cũng như ở những phạm vi hẹp như trong thành phố hoặc vùng đồi núi. Excalibur nặng 48kg, dài 99,6cm, dùng đầu nổ loại PBXN-9, hệ tự dẫn kết hợp GPS và INS (định vị quán tính) đem lại độ chính xác cao với bán kính xác suất dưới 5m ở tầm bắn 40 đến 57km trong mọi điều kiện bắn. Hiệu quả của một quả đạn pháo Excalibur tương đương từ 10 đến 50 quả đạn pháo thường. M982 Excalibur có độ chính xác cao nên có thể tiến công các mục tiêu điểm, hạn chế tối đa những thiệt hại không mong muốn xung quanh mục tiêu.

3. Đạn pháo M712 Copperhead

Đạn pháo M712 Copperhead là loại đạn pháo cỡ 155mm được dẫn đường bằng tia lade, do công ty Lockheed Martin Mỹ sản xuất, đang được sử dụng trong quân đội các nước phương Tây. Nó có thể được sử dụng cho các pháo khác nhau, như M114, M109, M198, M777 và CAESAR. Đạn pháo M712 Copperhead có chiều dài 140cm, nặng 62,4kg. Đạn có 2 chế độ hoạt động là chế độ đường đạn và chế độ liệng. Chế độ đạn đạo được sử dụng khi đường bay của đạn không bị mây che phủ. Ở chế độ này đầu tìm nhận được tín hiệu lade các cánh điều khiển sẽ được bật và điều chỉnh đường đạn để đưa đạn bay tới đúng mục tiêu. Chế độ liệng được sử dụng khi trên đường đạn bay có mây che phủ. Ở chế độ này, sau khi vượt qua điểm cao nhất của quĩ đạo, đạn liên tục hạ dần độ cao và bay đến khu vực mục tiêu. Khi đầu tìm phát hiện được tia lade phản xạ từ mục tiêu, Copperhead sẽ chuyển sang chế độ công kích bổ nhào, đầu chiến đấu sẽ được gây nổ bởi ngòi kích nổ đáy siêu nhanh M740. Copperhead có giới hạn vận tốc đầu nòng cực đại 594m/s. Do đó, tầm bắn cực đại ở chế độ đường đạn khi bắn dùng liều phóng thông thường không quá 9.900m hoặc 11.600m với liều phóng có vỏ đạn tự huỷ. Tuy nhiên, khi chọn chế độ liệng tầm bắn tăng lên tương ứng 13.400m và 16.000m.

B.B.T

KHOA HỌC QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

127

SỐ 60 - THÁNG 6 NĂM 2021

Page 128: THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH

2 B

MỜI VIẾT BÀI

KÍNH MỜI CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ GỬI BÀI, TIN, ẢNH CHO THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ PHÁO BINH SỐ 61

Nội dung: Phản ánh, trao đổi tình hình, bài học kinh nghiệm, phương hướng trên các mặt công tác của lực lượng pháo binh toàn quân năm 2021, 2022; kết quả nghiên cứu khoa học nghệ thuật, hậu cần - kỹ thuật, xã hội nhân văn quân sự pháo binh; giới thiệu đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật; các nhân chứng, sự kiện, bài học lịch sử về quá trình phát triển của lực lượng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam…Bài viết, tin, ảnh xin gửi về Phòng Khoa học quân sự Binh chủng Pháo binh. Hòm thư: 1TA - 02 Hà Nội Điện thoại: 069.585.211; 069.585.212; 069.585.213. Email (Mạng Misten): [email protected] Email (Mạng Internet): [email protected]