thu hÚt ĐẦu tƢ trỰc tiẾp nƢỚc ngoÀi tẠi vÙng kinh … ngotranxuat.pdf · và phát...

172
i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI NGÔ TRẦN XUẤT THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành : Kinh tế học Mã số : 9 31 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Bùi Đức Hùng 2. TS. Hồ Văn Nhàn HÀ NI - 2018

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

i

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ TRẦN XUẤT

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành : Kinh tế học

Mã số : 9 31 01 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. Bùi Đức Hùng

2. TS. Hồ Văn Nhàn

HÀ NỘI - 2018

Page 2: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa

từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Trần Xuất

Page 3: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

iii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA . ........................................................................................................ i

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 8

1.1. Những công trình liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .............................. 8

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 22

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI .............................................................................................................. 24

2.1. Khái quát về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................... 24

2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài .................................................................................................. 37

2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .. 60

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ............................................. 76

3.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ......... 76

3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 ............................................................................ 88

3.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 .................................. 102

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT ĐẦU

TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN

TRUNG ....................................................................................................................... 117

4.1. Thời cơ, thách thức và định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp tại vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung ............................................................................................ 117

4.2. Các giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung ............................................................................................ 135

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..................................... 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 151

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 164

Page 4: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCKT Cơ cấu kinh tế

CCN Cụm công nghiệp

CNH Công nghiệp hóa

CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

CSHT Cơ sở hạ tầng

DN Doanh nghiệp

ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài

EU Liên minh Châu Âu (European Union)

FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)

HĐH Hiện đại hóa

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - Xã hội

MNE Công ty đa quốc gia (Multinational enterprises)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic

Coperation and Development)

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

TTP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific

Partnership Agreement

TNC Công ty xuyên quốc gia (Transational Corporations)

Page 5: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

v

UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (United

Nation Conference on Trade and Development)

WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)

XTĐT Xúc tiến đầu tƣ

Page 6: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế Vùng KTTĐ miền Trung 2007 - 2015 84

Bảng 3.2. Tăng trƣởng giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản toàn

vùng 2013-2015

86

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế 87

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành 87

Bảng 3.5. Số dự án FDI đƣợc cấp phép lũy kế đến năm 2015 ở các

tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

93

Bảng 3.6. Số dự án FDI đƣợc cấp phép qua các năm từ năm 2005 đến

2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

94

Bảng 3.7. Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

FDI từ năm 2005 đến 2015 phân theo loại hình doanh

nghiệp

96

Bảng 3.8. FDI theo ngành kinh tế ở vùng KTTĐ miền Trung 98

Bảng 3.9. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp FDI

100

Bảng 3.10. Cơ cấu theo ngành nghề dự án FDI vùng KTTĐ miền

Trung

104

Bảng 3.11. Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng KTTĐ miền Trung

(2005-2015)

106

Bảng 3.12. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI qua các

năm từ 2005 đến 2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

109

Bảng 3.13. Thu nhập của ngƣời lao động phân theo loại hình doanh

nghiệp

110

Bảng 3.14. Thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung từ 2005 -2013

111

Page 7: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong

tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng

năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch, cải thiện cán cân

thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nƣớc, phát triển nguồn nhân lực

chất lƣợng cao và tạo thêm việc làm. Sau gần 30 năm mở cửa thu hút đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trƣởng

và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có 22.509

dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 293,25 tỉ USD, trong đó

vốn thực hiện ƣớc đạt hơn 154,54 tỉ USD. Đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) là khu

vực phát triển năng động nhất với tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP

năm sau cao hơn năm trƣớc; nếu năm 1992 tỷ lệ này là 2% thì đến năm 2005 đạt

khoảng 15%, năm 2015 là trên 17%. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa diễn ra ngày

càng mạnh mẽ, cùng với việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã tạo ra

nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc huy động vốn nƣớc ngoài để phát triển

kinh tế - xã hội (KT-XH).

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là một trong 4 vùng KTTĐ

của cả nƣớc, đƣợc xây dựng và phát triển nhằm hƣớng tới mục tiêu phát huy tối

đa các lợi thế so sánh của vùng, tạo ra vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác

động lan tỏa, bức phá và lôi cuốn đến các tỉnh thành của khu vực miền Trung

Tây Nguyên và cả nƣớc. Vùng KTTĐ miền Trung có 5 đơn vị hành chính gồm

Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. với thành

phố Đà Nẵng là trung tâm thu hút trên địa bàn. Khu vực này có nhiều tiềm năng

và lợi thế để thu hút các dự án FDI để trở thành vùng phát triển công nghiệp lớn

Page 8: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

2

của cả nƣớc trong tƣơng lai với những trung tâm dịch vụ, du lịch chất lƣợng cao,

đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai trục Bắc - Nam và

Đông - Tây; hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay từng bƣớc đƣợc nâng cấp

phục vụ giao thông quốc tế và trong nƣớc đến các tỉnh, thành phố khác. Hầu hết

cảng biển của vùng đều là cảng nƣớc sâu, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải

lớn, nằm không xa hải phận quốc tế… tạo cho vùng KTTĐ miền Trung dễ trở

thành đầu mối giao lƣu kinh tế quốc tế quan trọng với các nƣớc trong khu vực

và thế giới. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2015, toàn vùng đã thu

hút đƣợc 725 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 14 tỷ USD.

Với những lợi thế so sánh nêu trên, vùng KTTĐ miền Trung là địa bàn có

nhiều tiềm năng để trở thành vùng thu hút vốn FDI lớn của cả nƣớc trong tƣơng

lai, tạo tiền đề cho việc thực hiện và đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển kinh

tế xã hội. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của vùng, kết quả thu

hút vốn FDI vẫn còn nhiều hạn chế và chƣa tƣơng xứng, thu hút vốn FDI của

vùng chỉ đứng thứ 3 trong 4 vùng của cả nƣớc, số lƣợng dự án và tổng quy mô

vốn đăng ký còn khá nhỏ so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ Nam Bộ.

Vốn FDI trên địa bàn vùng KTTĐ Miền trung ngày càng tăng nhƣng việc triển

khai dự án còn chậm. Số dự án đầu tƣ có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ

nguồn vào vùng còn ít. Tình trạng một số nhà đầu tƣ đăng ký để chiếm giữ vị trí,

mặt bằng mà chậm triển khai hoạt động vẫn còn. Vậy, làm thế nào để huy động

và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả? Đây chính là bài toán đã và đang đặt ra

cho chính quyền và các cơ quan hữu quan khi xây dựng chiến lƣợc trƣớc mắt và

lâu dài.

Hạn chế căn bản của vùng KTTĐ miền Trung là tăng trƣởng chủ yếu nhờ

tăng quy mô, phát triển theo chiều rộng. Trong công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản

phẩm gia công, lắp ráp lớn hơn nhiều so với giá trị sản phẩm chế tác; chỉ số kinh

Page 9: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

3

tế tri thức còn thấp. Với hơn 70% dân số sống dựa vào việc khai thác tài nguyên

thiên nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dƣới dạng thô, giá trị gia tăng từ mỗi

đơn vị tài nguyên đạt thấp, hàm lƣợng khoa học - công nghệ của sản phẩm hàng

hóa và dịch vụ còn hạn chế, năng suất lao động không cao. Ngoài ra, hiệu quả

của việc liên kết vùng trong thu hút FDI còn thấp, tính cục bộ địa phƣơng trong

vùng còn nặng nề, mỗi địa phƣơng đều ban hành hàng loạt các chính sách ƣu đãi

về đầu tƣ FDI, tính đồng bộ về chính sách rất thấp khiến các ĐTNN rất dễ bối

rối khi lựa chọn địa điểm đầu tƣ trong vùng.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý

luận về thu hút FDI trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay; đánh giá đúng đắn

thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung và tìm kiếm các giải pháp để

thu hút FDI cho vùng KTTĐ miền Trung hiệu quả nhất. Nhằm hƣớng đến việc

đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đƣợc tác

giả lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI; đánh giá

đúng đắn thực trạng FDI ở vùng KTTĐ miền Trung; luận án đề xuất những

phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở

vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

ở vùng KTTĐ.

Page 10: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

4

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài và rút ra một số bài học đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng

KTTĐ.

- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung,

bao gồm những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,

yếu kém.

- Phân tích những xu hƣớng mới của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

và ảnh hƣởng đối với Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng.

- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng

KTTĐ miền Trung trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thu hút vốn FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung trong bối cảnh kinh tế quốc tế

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển KT-

XH vùng KTTĐ miền Trung và các nhân tố tác động đến thu hút FDI trên tất cả

các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.

- Về không gian: luận án nghiên cứu FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, trên

địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng

Ngãi và Bình Định.

- Về thời gian: luận án nghiên cứu FDI tại vùng KTTĐ miền Trung chủ

yếu trong giai đoạn 2005 - 2015. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án đƣợc

phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2016.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phƣơng pháp luận

Page 11: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

5

Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trƣơng của Đảng cộng sản Việt Nam về

thu hút vốn FDI vào phát triển KT-XH; chiến lƣợc phát triển KT-XH và chủ

trƣơng, chính sách thu hút vốn FDI vùng KTTĐ miền Trung; tham khảo một số

lý thuyết kinh tế học về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt

chú trọng vào các phƣơng pháp sau đây:

- Phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: phƣơng pháp này đƣợc sử

dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt trong phần tổng quan tình

hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (chƣơng 1) và

trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chƣơng 2).

- Phƣơng pháp luận biện chứng của triết học: phƣơng pháp này đƣợc sử

dụng để phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến FDI cũng nhƣ sự

biến đổi của dòng vốn này (chƣơng 2,3,4).

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ

yếu trong phần đánh giá thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng KTTĐ

miền Trung (chƣơng 3) trên cơ sở khung lý thuyết đƣợc xây dựng ở chƣơng 2.

- Phƣơng pháp thống kê và so sánh: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong

phần đánh giá thực trạng (chƣơng 3).

- Phƣơng pháp phỏng vấn: đề tài đã sử dụng phỏng vấn trực tiếp và gián

tiếp thông qua các bảng hỏi để khảo sát các đối tƣợng có liên quan (chƣơng 3).

- Phƣơng pháp ma trận SWOT: đƣợc sử dụng để đánh giá, phân tích điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng KTTĐ trong thu hút FDI

(chƣơng 4).

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Page 12: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

6

- Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá thu hút FDI theo đặc thù của

vùng KTTĐ miền Trung trong bối cảnh hiện nay.

- Phân tích những xu hƣớng mới của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

ở thế giới và Việt Nam và tác động đến vùng KTTĐ miền Trung.

- Luận án đã đề xuất năm giải pháp bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu,

trong đó chú trọng đến giải pháp tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa các địa

phƣơng trong vùng trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận

+ Xây dựng khái niệm, đặc điểm và làm rõ yêu cầu đối với FDI ở vùng

KTTĐ.

+ Phân tích tác động của FDI đến phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ, làm

rõ các nhân tố tác động đến FDI ở vùng KTTĐ

+ Nghiên cứu về thu hút FDI ở một số nƣớc từ đó rút ra một số bài học bổ

ích cho vùng KTTĐ miền Trung.

- Về mặt thực tiễn

+ Làm rõ thực trạng của FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, những hạn chế

và nguyên nhân của nó.

+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở vùng KTTĐ

miền Trung trong thời gian tới.

7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội

dung luận án gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài

Page 13: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

7

Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung

Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Page 14: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

8

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong phạm vi tƣ liệu mà tác giả bao quát đƣợc, đã có những công trình

trong và ngoài nƣớc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu.

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tác giả

ngoài nƣớc

1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

chung

- Trong cuốn sách “Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành” của Imad A.

Moosa (2002), tác giả cho rằng FDI là một vấn đề quan trọng, đã thu hút đƣợc

sự chú ý của các nhà kinh tế học cũng nhƣ các chính trị gia và các nhà hoạch

định chính sách. Tác giả trình bày cuộc khảo sát của các cơ quan trung ƣơng và

các ý tƣởng liên quan đến FDI và khẳng định, nó sẽ là tài liệu tham khảo có giá

trị. Ông đã định nghĩa về FDI, phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét

yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nó. Tác giả phân tích tác động của FDI đến

phát triển kinh tế của nƣớc sở tại và sự tăng trƣởng của MNE. Tác giả cũng trao

đổi các phƣơng pháp thẩm định dự án FDI. Ngoài ra, tác giả cung cấp thêm các

trao đổi, thảo luận về các chủ đề nhƣ rủi ro quốc gia, ngân sách vốn, chuyển giá

cũng nhƣ kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các MNE.

- Nick J. Freeman (2002), “Foreign Direct Investment in Cambodia,

Laos and Vietnam: an Overview” (FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam: Giới

thiệu tổng quan). Ở nghiên cứu này, tác giả cho rằng, cả Campuchia, Lào và

Việt Nam đều tích cực hoạt động thu hút FDI và đã làm nhƣ vậy trong một số

năm. Dòng vốn FDI đƣợc coi là một phƣơng pháp thúc đẩy tăng trƣởng và phát

Page 15: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

9

triển kinh tế, nó giúp hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi bao gồm cả cải cách kinh

tế và các biện pháp tự do hóa kinh doanh đƣợc triển khai tại ba nƣớc này. Các

quy định pháp luật liên quan đến hoạt động FDI ở các nƣớc này là tƣơng đối cởi

mở. Khi dòng vốn FDI đã đƣợc tích luỹ và gia tăng, các cơ chế ĐTNN đã tiếp

tục cải thiện, cùng với những cải thiện về môi trƣờng kinh doanh trong những

nƣớc chủ nhà thì có ít nghi ngờ về những tiến bộ đã đạt đƣợc trong hoạt động

FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Tác giả đã không đi sâu phân tích những

chi tiết cụ thể của hoạt động FDI trong ba nƣớc Đông Dƣơng mà thay vào đó là

đặt hoạt động FDI trong bối cảnh thích hợp của lịch sử, của xu hƣớng toàn cầu

gần đây của dòng FDI, của môi trƣờng kinh doanh quốc tế từ đó đƣa ra những

đề xuất để ba nƣớc thành công hơn trong thu hút FDI.

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài đến phát triển KT-XH nƣớc nhận đầu tƣ

Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về tác động của FDI đến phát

triển KT-XH đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả, với đa dạng đối tƣợng nghiên

cứu, dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Về đối tƣợng

nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài chủ yếu ở cấp độ quốc gia, khu vực bao

gồm nhiều quốc gia.

Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trƣởng

kinh tế ở Ghana giai đoạn 1961-l988, kết quả cho thấy FDI không ảnh hƣởng

đến tăng trƣởng kinh tế, trong khi tăng trƣởng kinh tế tác động làm giảm nhẹ

dòng vốn FDI. Theo tác giả, kết quả này có thể là do khối lƣợng vốn FDI không

đáng kể theo dữ liệu thời gian, tác động FDI làm tăng tự do thƣơng mại hơn là

thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Haddad và Harrison (1991, 1993) cũng không tìm

thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trƣởng trong nƣớc khi thực hiện kiểm

tra tác động tràn của FDI và tăng trƣởng kinh tế ở các công ty của Moroccan

trong thời gian 1985-1989.

Page 16: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

10

Từ những nghiên cứu trên cho thấy có mâu thuẫn về bằng chứng thực

nghiệm trong các tài liệu liên quan đến vai trò của FDI đối với tăng trƣởng kinh

tế cũng nhƣ các nhân tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI. Tác động của FDI

đối với tăng trƣởng kinh tế có thể là cùng chiều, ngƣợc chiều hoặc không đáng

kể (Li và Liu, 2005). Nhiều phân tích đồng ý rằng tác động của FDI lên tăng

trƣởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện trong nƣớc của nƣớc nhận đầu tƣ

và xem đó là quyết định về tầm quan trọng và phạm vi tác động lan tỏa của các

dự án FDI.

Bài viết của Rhys Jenkins (2006), “Globalization, FDI and Employment

in Vietnam” (Toàn cầu hóa, FDI và việc làm ở Việt Nam) trên Tạp chí của Tổng

công ty xuyên quốc gia tập trung vào việc xem xét tác động của FDI đến giải

quyết việc làm ở Việt Nam, một đất nƣớc đã đón nhận đáng kể dòng vốn nƣớc

ngoài trong những năm 1990 nhƣ là một phần của gia tăng hội nhập với nền

kinh tế toàn cầu. Bài viết cho rằng, FDI có thể tác động đến việc làm của ngƣời

lao động Việt Nam dƣới dạng: 1) FDI sẽ làm tăng việc làm trực tiếp cho lao

động thông qua thu hút vào làm việc tại các DN của họ hoặc tăng việc làm gián

tiếp thông qua các mối quan hệ với các DN trong nƣớc. 2) Các DN FDI duy trì

số việc làm nhƣ cũ nếu nhƣ DN FDI mua lại DN trong nƣớc và không thay đổi

công nghệ sản xuất. 3) FDI có thể dẫn đến giảm số việc làm nếu DN FDI mua

lại DN trong nƣớc những thay đổi công nghệ hiện đại hơn, cần ít lao động hơn

hoặc khi các công ty này thoái vốn, đóng cửa.

Bài viết của Dilip Kuma Das (2007), “Foreign Direct Investment in

China: Its Impact on the Neighboring Asian Economies” (FDI tại Trung Quốc:

Tác động của nó đối với các nền kinh tế châu Á giáp ranh). Nghiên cứu chỉ rõ,

tốc độ tăng trƣởng chóng mặt của Trung Quốc sau năm 1978 đã tăng cƣờng sự

hiện diện của mình trong khu vực. Chuyên môn hóa dọc là một nguyên nhân

chính đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực nhập khẩu;

Page 17: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

11

nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng, đã đƣợc phát triển

đều đặn. FDI đã là một thành tố quan trọng của chiến lƣợc cải cách và tăng

trƣởng của Trung Quốc và các DN FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển và toàn cầu hóa những nỗ lực của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm

1979 với việc ban hành Luật Công bằng và liên doanh, Trung Quốc đã mở ra

nhiều hơn các lĩnh vực ĐTNN và cải thiện đáng kể môi trƣờng đầu tƣ. FDI đóng

một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra ngoại tác tích cực bằng cách

tăng cƣờng vốn, tạo việc làm, đào tạo lao động, khuyến khích xuất khẩu và tiếp

cận tốt hơn với công nghệ cao.

1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

- Kogruang, C (2002) nghiên cứu các nhân tố quyết định đến dòng FDI

vào Thái Lan. Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở Thái Lan trong giai

đoạn 1970 – 1996 và phân tích đồng liên kết, tác giả phát hiện chi phí lao động,

độ mở thƣơng mại và tỷ giá hối đoái quyết định dòng vốn FDI ở khu vực sản

xuất trong khi quy mô thị trƣờng, chi phí lao động quyết định dòng vốn FDI

trong khu vực phi sản xuất.

- Hasnah và cộng sự nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố lợi thế địa

điểm đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của FDI ở Malaysia qua khảo

sát 100 doanh nghiệp FDI với thang đo Likert 5 mức cho 11 nhóm nhân tố với

81 biến quan sát. Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy

Cronbach Alpha, phân tích EFA rút trích đƣợc 16 yếu tố với 35 quan sát. Sau

đó, phân tích hồi quy logistic đã xác định 3 yếu tố: hạ tầng KT-XH (với mức ý

nghĩa 5%), nguyên liệu, năng lƣợng (với mức ý nghĩa 10%) ảnh hƣởng đến

quyết định đầu tƣ có ý nghĩa thống kê, trong đó, nguyên liệu và năng lƣợng có

mối quan hệ dƣơng. Các yếu tố thị trƣờng, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế,

lao động, cung cấp nƣớc, điện có ảnh hƣởng thuận chiều nhƣng không có ý

Page 18: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

12

nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Nghiên cứu này đƣa ra khá nhiều biến

quan sát (81 biến) nhƣng mẫu chỉ có 100 nên việc áp dụng phƣơng pháp phân

tích EFA ít có ý nghĩa (thƣờng theo tỷ lệ 1:5). Vì thế, kết quả phân tích hồi quy

chỉ xác định đƣợc 2 quan sát có ý nghĩa thống kê.

- Bài viết ―Sự thăng trầm của FDI tại Việt Nam và tác động của nó vào

sản xuất nâng cấp địa phƣơng‖ của Henrik Schaumburg-Muller (2003) cho rằng

cuộc cải cách đổi mới vào năm 1986 đã bắt đầu phát triển khu vực tƣ nhân và

mở cửa kinh tế để thu hút FDI. Trong điều kiện tƣơng đối, Việt Nam đã trở

thành nƣớc tiếp nhận lớn của FDI vào giữa những năm 1990. Tuy nhiên, FDI

dƣờng nhƣ tăng đỉnh điểm vào năm 1997 và kể từ đó đã dao động ở mức thấp

hơn. Vậy là cái gì đã tác động đến thay đổi bên trong và bên ngoài trên các dòng

chảy và thành phần của FDI đến Việt Nam và làm thế nào các dòng chảy của

FDI đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tƣ nhân. Trong sản

xuất, nhiều ngành công nghiệp đã đi vào thay thế nhập khẩu đƣợc bảo hộ cao.

Mặt khác, sự đóng góp của FDI đến xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng. Thay

đổi chính sách ở Việt Nam vẫn đang diễn ra và cũng là cần thiết.

- Tác giả Edmund Malesky trong ―Quản trị tỉnh và FDI ở Việt Nam‖

(2007) cho rằng, gần đây FDI có mối tƣơng quan với quản trị kinh tế. Bởi vì hầu

hết các phân tích của FDI là bức ảnh chụp đơn thuần của một quá trình lâu dài

và năng động, nó làm cho ý nghĩa hơn để tập trung vào các biến số kết quả khác

liên quan đến FDI. Ở đây, tác động của quản trị thậm chí còn ấn tƣợng hơn.

Quản trị tốt hơn là kết hợp mạnh với tỷ lệ thực hiện FDI và các quyết định của

DN nƣớc ngoài để bổ sung nguồn vốn cho các dự án hiện có. Kích thƣớc khác

nhau của quản trị kinh tế có hiệu ứng khác nhau trên ba biến số kết quả. Minh

bạch thông tin quản lý và các dịch vụ phát triển khu vực tƣ nhân, chẳng hạn nhƣ

các hội chợ thƣơng mại và đào tạo công nghệ, có liên quan chặt chẽ với thu hút

đầu tƣ. Tuy nhiên, giá thực hiện bị ảnh hƣởng mạnh nhất bởi việc tiếp cận và

Page 19: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

13

bảo đảm quyền sở hữu cũng nhƣ khả năng để bảo vệ những quyền lợi tại tòa án.

Đối với nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI: Ab Quyoom

Khachoo, Mohd Imran Khan (2012) kết luận quy mô thị trƣờng, tổng trữ lƣợng,

cơ sở hạ tầng và chi phí lao động là yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI

đến các nƣớc đang phát triển.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các tác giả

trong nƣớc

1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

chung

- Luận án tiến sỹ kinh tế (2005) “Định hướng phát triển các hình thức

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của Ngô Công Thành, đã làm sáng tỏ

các khái niệm về FDI và đặc điểm của chúng. Phân tích, làm rõ sự hình thành và

phát triển của các hình thức FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến này và xu hƣớng

vận động của các hình thức này. Luận án chƣa đề cập nhiều đến sự tác động của

FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền

Trung nói riêng.

- “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở

Việt Nam”, của Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005, đã mô tả bức tranh toàn cảnh

về thu hút FDI ở Việt Nam năm 1998 đến 2005, đánh giá các mặt thành công và

hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên nhân

ảnh hƣởng đến thành công và hạn chế đó. Từ đó nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục

xử lý để tăng cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới.

-“Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam‖, năm 2006 của Bùi Huy Nhƣợng. Tác

giả của luận án ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về FDI, đã

có những đóng góp mới về mặt lý luận liên quan đến triển khai và thúc đẩy triển

khai thực hiện dự án FDI điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản

Page 20: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

14

lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sau khi cấp phép đầu

tƣ. Luận án cũng phân tích và đánh giá khá toàn diện bức tranh về tình hình đầu

tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo sự vận động của nguồn vốn này, từ

việc thu hút đến triển khai hoạt động thực hiện các dự án. Trên cơ sở đó, tìm ra

những nguyên nhân về phía Nhà nƣớc đang cản trở hoạt động triển khai thực

hiện các dự án FDI, đây đƣợc coi là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính

sách về FDI trong thời gian sắp tới.

- “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài

phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000), Đề

tài cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trƣơng

Thái Phiên. Trong đề tài này, tác giả đã đƣa ra các giải pháp chủ yếu thu hút

nguồn vốn FDI nhƣ: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng

cao chất lƣợng xây dựng quy hoạch đối với FDI; hoàn thiện hệ thống pháp luật

và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, mở

rộng hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa; đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý;

phân cấp và cơ chế hút vốn; nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ,

xúc tiến FDI, tăng cƣờng công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ; phát triển và nâng cao

chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trong nƣớc phục vụ có hiệu quả hoạt động

FDI.

- “Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 -

2010”, đề tài cấp bộ của trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ

nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Định. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là

nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam

trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn FDI theo

lộ trình đƣợc xây dựng từ năm 2003 - 2010. Lộ trình này đƣợc xây dựng nhƣ

sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, giai

Page 21: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

15

đoạn 2005 - 2008 định hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo đúng chiến lƣợc

phát triển kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành

một điểm nóng trong thu hút FDI. Mỗi giai đoạn trong lộ trình, tác giả đƣa ra

những giải pháp khác nhau.

- “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào Việt Nam‖, của Nguyễn Thị Ái Liên, năm 2011. Trong đó, luận án đã

đƣa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trƣờng đầu tƣ gồm khái niệm, đặc điểm,

phân loại, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ các chỉ số môi trƣờng đầu tƣ mà các

nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chƣa đầy đủ. Tác giả cũng rút ra và làm

rõ hơn khái niệm về môi trƣờng đầu tƣ, từ đó phân tích 5 đặc điểm của môi

trƣờng đầu tƣ bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính

hệ thống. Luận án đã ƣu tiên các yếu tố trở ngại trong môi trƣờng đầu tƣ để đề

xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này trong thời

gian tới để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Trong các yếu tố môi trƣờng đầu

tƣ Việt Nam, tác giả tập trung vào các yếu tố của môi trƣờng mà Chính phủ có

ảnh hƣởng mạnh, gồm: Môi trƣờng chính sách pháp luật, Thủ tục hành chính,

Môi trƣờng kinh tế, Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Về phạm vi thời gian, tác

giả nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ và ảnh hƣởng của môi trƣờng đầu tƣ đến FDI

từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009.

- Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Cục

Đầu tƣ nƣớc ngoài. Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan quản

lý nhà nƣớc và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực hiện và

thu hút vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu

quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới.

1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

vào các địa phƣơng hoặc vùng

Page 22: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

16

- “Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu tư

vào Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005”, của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, chủ

nhiệm đề tài Trần Văn Lƣu. Đề tài đã đề cập một số vấn đề giải pháp chủ yếu

nhƣ tƣ duy kinh tế, cải cách hành chính trong công tác xúc tiến thu hút FDI và

xét duyệt cấp giấy phép đầu tƣ cho dự án; quy hoạch đô thị; phát triển nguồn

nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa hình thức đầu tƣ,

chính sách thuế; đền bù và giải phóng mặt bằng; quản lý vĩ mô, kiện toàn hệ

thống pháp luật; cân đối nguồn tài chính để thực hiện công tác xúc tiến FDI,

thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp.

- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung‖, năm 2007 của NCS Hà Thanh Việt,

cũng đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút và sử

dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát đƣợc

bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh đến tầm

quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của

thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền Trung và những nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp và có

những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền Trung. Khoảng

thời gian mà luận án nghiên cứu là từ năm 1988 đến năm 2005. Trong phạm vi

luận án, tác giả đã đứng trên quan điểm quản lý Nhà nƣớc để đánh giá về khả

năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với một vùng kinh tế của đất

nƣớc. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng là phƣơng pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phƣơng pháp

điều tra, phân tích tổng hợp, thống kê; phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp. Tuy

nhiên, khi đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu

quả vốn FDI tác giả sử dụng phƣơng pháp luận giải thì tính khách quan không

Page 23: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

17

đƣợc cao, việc sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng sẽ phù hợp hơn trong

trƣờng hợp này.

- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào tỉnh Nghệ An”, của NCS Đặng Thành Cƣơng, năm 2012. Trong đó,

luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ FDI theo

cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là: (1) Giá trị gia tăng (2)

Mức độ đóng góp vào GDP, (3) Hệ số ICOR, (4) Năng suất lao động, (5) Hiệu

quả sử dụng điện năng, sử dụng đât, (7) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, ngân

sách Nhà nƣớc và tạo việc làm tại khu vực FDI; luận án cũng luận giải các chính

sách để thu hút vốn FDI vào địa phƣơng là chính sách cơ cấu ngành tại địa

phƣơng, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao

động, về ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ, chính sách cải cách thủ tục hành chính và chính

sách về xúc tiến đầu tƣ. Phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Nghệ

An, thời gian là từ năm 1988 đến năm 2010. Luận án đã nghiên cứu việc tăng

cƣờng thu hút vốn FDI trên cả hai góc độ tăng cƣờng về mặt quy mô và tăng

cƣờng về mặt sử dụng vốn dựa trên việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ

An, đồng thời xây dựng và kiểm định mô hình phản ánh hiệu quả kinh tế của sử

dụng vốn FDI tại Nghệ An.

- Luận án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng

của Việt Nam”, của NCS Nguyễn Minh Tiến, năm 2014. Trong đó, luận án đã

đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trƣởng kinh tế ở tổng thể vùng của

Việt Nam. Đồng thời, kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trƣởng

trong trƣờng hợp nghiên cứu riêng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam. Luận án

cũng đã nghiên cứu các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách thu hút dòng vốn FDI phục vụ tăng

trƣởng kinh tế. Luận án tiến hành nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến

tăng trƣởng kinh tế đối với các liên kết vùng thuộc miền Bắc (gồm Đồng bằng

Page 24: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

18

sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc); liên kết vùng thuộc miền Trung-

Tây Nguyên (gồm Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) và liên

kết vùng thuộc miền Nam (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).

Tuy nhiên, trong luận án phạm vi nghiên cứu là 6 vùng kinh tế ở Việt Nam chứ

vẫn chƣa phân tích sâu và cụ thể cho vùng KTTĐ miền Trung cũng nhƣ sự tác

động của hội nhập kinh tế quốc tế đến FDI tại vùng này.

1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài đến phát triển KT-XH nƣớc nhận đầu tƣ

- Luận án tiến sỹ kinh tế (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh

hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng” của Đào Văn Hiệp đã phân tích và đề cấp đến

đầu tƣ nƣớc ngoài và CDCCKT ngành ở Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu của

luận án là những vấn đề lý luận cơ bản và xu hƣớng vận động của đầu tƣ nƣớc

ngoài cũng nhƣ vai trò của nó đến quá trình CDCC ngành kinh tế. Trên cơ sở

đánh giá thực trạng đầu tƣ nƣớc ngoài và tác động của FDI đến CDCCKT ngành

ở Hải Phòng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phƣơng hƣớng và giải

pháp thu hút, sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài thúc đẩy CDCCKT ngành ở Hải Phòng.

Tuy nhiên, đề tài này chƣa đề cập đến FDI với CDCCKT thành phần, cơ cấu

kinh tế vùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình ảnh hƣởng, tác động

và mối quan hệ giữa FDI với cân đối cơ cấu kinh tế ngành, thành phần và vùng

của Việt Nam.

- ―Báo cáo Đầu tƣ công nghiệp Việt Nam 2011‖, Tổ chức Phát triển công

nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO. Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động của đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, đánh giá và đƣa

ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp FDI với

các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua điều tra khảo sát 1493 doanh nghiệp

trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; xây dựng

Page 25: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

19

và dịch vụ công ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình

Dƣơng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh.

Báo cáo đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh

nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc trong lĩnh vực công nghiệp.

- Vũ Thị Thoa (2005), "Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam ” trên Tạp chí Kinh tế và Phát

triển. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích rõ về vai trò của

KTCVĐTNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đó là: từng bƣớc làm

chuyển biến cơ cấu nền kinh tế nƣớc ta theo hƣớng CNH, HĐH; góp phần cải

thiện đời sống của nhân dân, tạo nhiều việc làm; tăng kim ngạch xuất khẩu; góp

phần vào việc khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại; kích

thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối ở nƣớc ta.

Sau cùng, tác giả rút ra nhận xét: để nâng cao hiệu quả hoạt động của

KTCVĐTNN và tạo môi trƣờng hấp dẫn nhà ĐTNN, chúng ta cần phải tiếp tục

nghiên cứu và đƣa ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút và quản lý có hiệu

quả KTCVĐTNN để phát triển nền kinh tế.

- Bardhyl, D (2009) chỉ ra trong nghiên cứu của mình FDI là một trong

những nhân tố quyết định tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế ở Macedonia. Xu

hƣớng tăng lên của dòng vốn vào FDI khiến quá trình chuyển dịch nền kinh tế

và tự do hóa sâu sắc hơn, vì thế làm tăng mức độ mở cửa và hội nhập của

Macedonia vào thị trƣờng thế giới. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo

quý trong giai đoạn 1994 – 2008 và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định các

nhân tố quyết định đến dòng FDI ở Macedonia. Kết quả cho thấy độ mở thƣơng

mại, mức lƣơng và tỷ giá hối đoái là những nhân tố quyết định có ý nghĩa dƣơng

trong khi chi tiêu chính phủ và số lƣợng việc làm là những nhân tố quyết định có

ý nghĩa âm lên dòng vốn FDI ở Macedonia.

Page 26: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

20

- Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại Hội

nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối quan hệ

tƣơng tác giữa FDI và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam thời gian 1988-2009. Tác

giả đã đƣa ra những nhân tố cơ bản tác động đến tăng trƣởng kinh tế của quốc

gia nhƣ: Nguồn nhân lực, Vốn đầu tƣ, Tiến bộ công nghệ, Xuất khẩu và Tài

nguyên thiên nhiên. Đồng thời, khái quát tình hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

giai đoạn 1988-2009 qua chỉ tiêu GDP. Theo tác giả thì có những nhóm nhân tố

tác động đến thu hút FDI là: Môi trƣờng đầu tƣ, Chất lƣợng cơ sở hạ tầng, Độ

mở của nền kinh tế, Quy mô và tính chất thị trƣờng nội địa. Những đóng góp

của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là: thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; góp phần

quan trọng trong tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân

lực; góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc và cân đối vĩ mô. Bên

cạnh đó, để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

nhóm tác giả xây dựng hai hệ phƣơng trình: (1) Tác động của FDI đối với tăng

trƣởng kinh tế, (2) Tác động của tăng trƣởng kinh tế đối với FDI và sử dụng 3

phƣơng pháp ƣớc lƣợng: OLS, TSLS, GMM

- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng

KTTĐ Bắc Bộ”, của Trần Thị Tuyết Lan năm 2014. Luận án đã hệ thống hóa và

làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hƣớng phát triển bền vững (PTBV) vùng

KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hƣớng PTBV vùng KTTĐ Bắc

Bộ, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI

theo hƣớng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. Luận án đã nghiên

cứu những ảnh hƣởng của FDI đến PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả ba trụ

cột: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Thời gian nghiên cứu của luận án chủ yếu

trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. Trong nghiên cứu tác giả đã sử

dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng

Page 27: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

21

pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp thống kê và so sánh, phƣơng pháp quy

nạp và diễn dịch, phƣơng pháp chuyên gia. Tuy nhiên, luận án chƣa nghiên cứu

sâu về vấn đề tăng cƣờng thu hút FDI nhƣ thế nào cũng nhƣ chƣa đề cập nhiều

đến yếu tố liên kết giữa các tỉnh trong vùng.

- “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam’” của NCS Nguyễn Trọng Hải,

năm 2008. Tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm, các chỉ tiêu,

quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI, đặc biệt luận án đã

phát triển đƣợc: phƣơng pháp đồ thị không gian ba chiều trong phân tích nhân

tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu, phƣơng pháp chỉ số mở rộng trong

phân tích hiệu quả kinh tế, tác giả cũng đã đề xuất đƣợc các giải pháp và kiến

nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác phân tích thống kê

hiệu quả kinh tế FDI và tăng cƣờng hiệu quả FDI tại Việt Nam. Về thời gian

nghiên cứu, luận án nghiên cứu tổng quan về tình hình FDI tại Việt Nam giai

đoạn 1996-2005 và tiến hành vận dụng các phƣơng pháp thống kê phân tích hiệu

quả kinh tế FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005.

1.1.2.4. Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút

đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

- Nguyễn Duy Quang (2007) trong công trình: "Đầu tƣ trực tiếp của Liên

minh Châu Âu vào Việt Nam" đã phân tích các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tƣ thuộc

Liên minh Châu Âu của Việt Nam và đƣa ra các kiến nghị nhằm tăng cƣờng thu

hút nhiều hơn FDI của khu vực này vì đó là nguồn đầu tƣ có chất lƣợng cao.

- Nguyễn Phi Lan (2006) kiểm tra phân bố FDI bằng cách sử dụng các

biến quen thuộc với dữ liệu cấp tỉnh cũng cho rằng, yếu tố tăng trƣởng kinh tế,

quy mô thị trƣờng, nguồn nhân lực, chi phí lao động, điều kiện CSHT, đầu tƣ

trong nƣớc và tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng thuận chiều đến quyết định địa điểm

của nhà ĐTNN.

Page 28: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

22

- Nguyễn Mạnh Toàn (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu

hút FDI vào một địa phƣơng ở Việt Nam thông qua khảo sát 258 doanh nghiệp

FDI ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội với bốn nhóm nhân tố (tài nguyên,

CSHT, chính sách và kinh tế) đƣợc chia thành 08 tiểu nhóm chi tiết (nhân lực,

tài nguyên, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ƣu đãi và hỗ trợ, lợi thế

chi phí, thị trƣờng tiềm năng). Kết quả cho thấy hạ tầng kỹ thuật; sự ƣu đãi và

hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng; chi phí hoạt động thấp là những nhân tố có

ảnh hƣởng quan trọng khi nhà ĐTNN xem xét lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại Việt

Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới nhận dạng đƣợc các nhân tố ảnh

hƣởng, chƣa xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến thu hút FDI.

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể thấy

rằng, tuy chủ đề thu hút vốn FDI không phải là vấn đề mới, nhƣng vẫn có những

khoảng trống nghiên cứu cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn:

Thứ nhất, hiện có rất ít công trình nghiên cứu xây dựng nội dung và hệ

thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút FDI cho vùng kinh tế.

Thứ hai, chƣa có công trình nào nghiên cứu về những bối cảnh về kinh tế

chính trị hiện nay và ảnh hƣởng của nó đến sự dịch chuyển của dòng vốn.

Thứ ba, các giải pháp chƣa làm nổi bật đƣợc vấn đề nổi cộm trong thu hút

FDI mà các vùng kinh tế đang gặp phải đó là sự liên kết giữa các địa phƣơng

trong vùng.

Theo đó, để tiếp tục đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện nay về vốn FDI,

đồng thời lấp vào khoảng trống nghiên cứu, luận án hƣớng đến làm rõ các nội

dung sau đây:

- Cần nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về FDI ở vùng KTTĐ: đặc điểm

về FDI ở vùng KTTĐ và yêu cầu đối với FDI ở vùng KTTĐ.

Page 29: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

23

- Các tác động của FDI đối với phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ cần đƣợc

nhìn nhận, nghiên cứu thấu đáo.

- Đƣa ra kinh nghiệm về thu hút FDI của một số quốc gia để rút ra bài học

có giá trị tham khảo cho vùng KTTĐ miền Trung.

- Cần phân tích những đặc điểm nổi bật của riêng vùng KTTĐ miền

Trung từ đó nâng cao hiệu quả trong thu hút FDI.

- Phân tích những biến động mới về kinh tế chính trị trên thế giới, những

thay đổi về dòng vốn FDI ở thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Phân tích thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, đánh giá

những kết quả đạt đƣợc, mặt hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đẩy mạnh

hoạt động thu hút FDI ở vùng.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính chất đặc thù cho vùng

KTTĐ miền Trung trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Page 30: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

24

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

2.1.1. Khái niệm về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Dòng vốn nƣớc ngoài đƣợc cung cấp bởi nhà ĐTNN cho các doanh

nghiệp ở một nền kinh tế khác với kỳ vọng lợi nhuận từ việc tham gia vốn ở

doanh nghiệp mà họ đầu tƣ. Nhà đầu tƣ có quyền sở hữu tài sản trong doanh

nghiệp nƣớc chủ nhà tƣơng ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ. ĐTNN

bao gồm FDI và đầu tƣ gián tiếp. Dƣới đây là một số định nghĩa FDI thƣờng sử

dụng:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

(OECD), FDI là hoạt động đầu tƣ nhằm đạt đƣợc lợi ích lâu dài trong doanh

nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ,

mục đích của chủ đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Nhƣ vậy,

FDI là sự đầu tƣ với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài

của một chủ thể thƣờng trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh

nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà ĐTNN (doanh

nghiệp FDI, công ty chi nhánh, chi nhánh ở nƣớc ngoài). Trong định nghĩa này,

FDI hàm ý chỉ nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng đáng kể tới việc quản lý điều hành

doanh nghiệp ở nền kinh tế khác. Sự đầu tƣ này bao gồm: giao dịch ban đầu

giữa hai chủ thể; giao dịch về sau giữa hai bên; và giao dịch giữa các cơ sở chi

nhánh ở nƣớc ngoài (cả chi nhánh có gắn kết và không gắn kết). Dòng vốn FDI

có thể do cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện, cung cấp trực tiếp hoặc thông

qua doanh nghiệp liên quan cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN, hoặc nhận đƣợc từ

Page 31: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

25

doanh nghiệp có vốn ĐTNN khác.

Theo Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), FDI xảy ra khi nhà đầu tƣ từ

một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc tài sản ở nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ)

cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là yếu tố để phân biệt

FDI với các công cụ tài chính khác. Tài sản mà nhà đầu tƣ quản lý ở nƣớc ngoài

phần lớn là cơ sở kinh doanh. Trong trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ đƣợc gọi là

"công ty mẹ", tài sản gọi là ―công ty con" hay "công ty chi nhánh" (WTO,

1996).

Tóm lại, có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư mà nhà ĐTNN đầu tư toàn

bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm

soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà”.

Nhƣ vậy, FDI đề cập đến hoạt động đầu tƣ để có đƣợc sự quan tâm lâu

dài trong doanh nghiệp hoạt động bên ngoài nền kinh tế của nhà đầu tƣ. Mục

đích của nhà đầu tƣ là giành quyền kiểm soát, có tiếng nói hiệu quả trong quản

lý doanh nghiệp.

Khái niệm, đặc điểm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Với góc độ tiếp cận từ nƣớc nhận đầu tƣ, thu hút FDI là tổng thể các

chính sách và biện pháp mà nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thực hiện nhằm khuyến khích

nhà ĐTNN đƣa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN ở nƣớc mình dƣới hình thức

trực tiếp SXKD, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho dân cƣ

và tranh thủ vốn, công nghệ, thị trƣờng sẵn có của nhà ĐTNN.

Thu hút FDI là việc làm chủ động của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ nhằm đạt

đƣợc lợi ích của chính mình bằng cách kích thích lợi ích của nhà ĐTNN. Lợi ích

của nhà ĐTNN khi đầu tƣ vào nƣớc khác là lợi nhuận, thị trƣờng và tối đa hóa

chuỗi giá trị sản phẩm của họ. Do đó, muốn thu hút FDI, nƣớc nhận đầu tƣ phải

có cơ chế, chính sách và biện pháp hấp dẫn các nhà ĐTNN. Hiện nay, nhiều

nƣớc, nhất là nƣớc đang phát triển đã coi thu hút FDI còn là một bộ phận trong

Page 32: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

26

chiến lƣợc phát triển dài hạn của mình.

Thu hút FDI khác với khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Trước hết, thu hút

FDI mang tính đối ngoại. Bởi vì, việc thu hút FDI có thành công hay không

không chỉ phụ thuộc vào môi trƣờng đầu tƣ có thuận lợi và hấp dẫn hay không,

mà còn phụ thuộc vào quan hệ đối ngoại của nƣớc nhận đầu tƣ với nƣớc đầu tƣ

và các nƣớc liên minh với nƣớc đầu tƣ. Nếu nƣớc nhận đầu tƣ bị nƣớc đầu tƣ

cấm vận thì các nhà đầu tƣ của nƣớc đầu tƣ, thậm chí các nhà đầu tƣ của các

nƣớc phụ thuộc vào nƣớc đầu tƣ, sẽ không thể chuyển vốn đến nƣớc nhận đầu

tƣ. Vì thế, để thu hút FDI, các nƣớc nhận đầu tƣ phải điều chỉnh chính sách đối

ngoại theo hƣớng tạo quan hệ tốt với nƣớc khác.

Thứ hai, mức độ mở cửa của một nƣớc đối với FDI cũng có giới hạn

nhằm đảm bảo tính độc lập kinh tế của nƣớc nhận đầu tƣ. Điều này giới hạn khả

năng thu hút FDI. Thƣờng chính phủ ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc

hơn thu hút FDI. Bởi vì nhà nƣớc nào cũng muốn bảo hộ cho công dân nƣớc

mình hơn công dân nƣớc khác, muốn tăng thu nhập cho nƣớc mình hơn cho

nƣớc khác. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, những hạn chế đối với FDI

thƣờng chỉ đƣợc phép thực hiện ở biên giới, với những điều kiện cho phép

chuyển vốn vào, rút vốn ra khỏi nƣớc nhận đầu tƣ.

Thứ ba, thu hút FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố nƣớc ngoài. Khi thu

hút FDI, các chính sách của chính phủ nƣớc nhận đầu tƣ có tác động hạn chế do

phải tƣơng tác với chính sách của nƣớc đầu tƣ, phải phù hợp với các cam kết

trong các tổ chức hợp tác quốc tế, phụ thuộc vào chiến lƣợc di chuyển vốn của

các công ty đa quốc gia, chính sách cạnh tranh thu hút FDI của các nƣớc nhận

đầu tƣ khác.

2.1.2. Khái niệm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng kinh tế trọng

điểm

Vùng KTTĐ là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia (bao gốm

Page 33: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

27

một số tỉnh, thành phố nhất định) hội tụ đƣợc các điều kiện, yếu tố và tiềm năng

(điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH...) thuận lợi để phát triển với tƣ cách là

vùng động lực, là đầu tàu có khả năng lôi cuốn, tác động lan tỏa theo hƣớng tích

cực đến các vùng khác, cũng nhƣ toàn bộ đất nƣớc.

Vùng KTTĐ có các đặc điểm chủ yếu sau (Ngô Doãn Vịnh, 2005):

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tƣơng

đồng nhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh,...). Số lƣợng và

phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng KTTĐ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc

vào chiến lƣợc phát triển KT-XH của đất nƣớc.

- Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực kinh tế và có vị

thế hấp dẫn các nhà đầu tƣ, thể hiện ở sự vƣợt trội về kết cấu hạ tầng ; về chất

lƣợng nguồn nhân lực, về trình độ phát triển kinh tế...

- Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo ra tốc độ

phát triển nhanh cho cả nƣớc và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

- Có khả năng tạo tích lũy đầu tƣ để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có

thể tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nƣớc. Trên cơ sở đó, vùng KTTĐ không

những tự đảm bảo nguồn tài chính, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng

khác.

- Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch

vụ then chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi

cả nƣớc. Từ đây, tác động lan tỏa đến các vùng và tiểu vùng xung quanh.

Từ các đặc điểm trên cho thấy, vùng KTTĐ là vùng có đầy đủ khả năng

và các điều kiện cần thiết trong thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn

vốn FDI.

Qua cách lý giải trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu: thu hút FDI vào

vùng KTTĐ thực chất cũng là thu hút FDI nhƣng địa bàn thu hút và mục tiêu thu

hút đã đƣợc xác định, đó là thu hút FDI vào một vũng lãnh thổ cụ thể đặt trong

Page 34: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

28

mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị hành chính trong vùng nhằm mục tiêu nâng

cao lợi ích chung của cả vùng. Nói cách khác, thu hút FDI vào vùng KTTĐ là nỗ

lực của các địa phƣơng trong vùng nhằm đề ra và phối hợp thực hiện tổng thể

các chính sách và biện pháp khuyến khích nhà ĐTNN đƣa vốn, tài sản, công

nghệ vào các DN có trụ sở đặt trên địa bàn vùng hƣớng đến mục tiêu nâng cao

lợi ích nhận đƣợc từ FDI của cả vùng.

2.1.3. Các hình thức đầu tƣ của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

- Theo hình thức thâm nhập: FDI đƣợc chia thành 2 loại: đầu tƣ mới và

mua lại, sáp nhập qua biên giới.

Đầu tƣ mới là hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào cơ sở sản xuất hoàn toàn

mới ở nƣớc ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại. Hình thức này thƣờng tạo ra

cơ sở sản xuất và công ăn việc làm mới ở nƣớc chủ nhà. Đây là hình thức FDI

truyền thống, chủ yếu để nhà đầu tƣ ở nƣớc phát triển đầu tƣ vào nƣớc đang phát

triển, kém phát triển. FDI đƣợc thực hiện dƣới hình thức đầu tƣ mới bằng cách

thiết lập công ty con từ đầu hoặc sáp nhập, mua lại công ty hiện có ở nƣớc sở tại

và chủ yếu đƣợc thực hiện bởi MNE. Đây là công ty có sự tham gia FDI, sở hữu,

kiểm soát giá trị gia tăng hoạt động ở nhiều quốc gia, phải có đáng kể FDI chứ

không chỉ là công ty xuất khẩu (Batra và cộng sự, 1979). Hơn nữa, công ty phải

tham gia quản lý hoạt động của công ty con chứ không đơn thuần là giữ chúng

trong danh mục đầu tƣ tài chính thụ động.

Mua lại, sáp nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến việc mua lại,

hợp nhất với một doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động. Hình thức này đƣợc

thực hiện rộng rãi ở nƣớc phát triển, nƣớc mới công nghiệp hóa và phát triển

mạnh trong những năm gần đây.

- Theo mức độ tham gia vốn vào dự án đầu tƣ: có 4 hình thức FDI.

Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của

nhà ĐTNN, do nhà đầu tƣ thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm

Page 35: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

29

về kết quả kinh doanh.

Liên doanh là hình thức đầu tƣ mà một doanh nghiệp mới đƣợc thành

lập trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nƣớc chủ nhà và nƣớc ngoài.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tƣ đƣợc ký kết giữa hai

hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tƣ, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm

và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân

mới. Hình thức này thƣờng áp dụng trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác

dầu khí và một số tài nguyên khác dƣới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm.

Các hình thức khác nhƣ: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng -

chuyển giao là hình thức mà nhà đầu tƣ ký kết với cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền để thực hiện đầu tƣ và vận hành dự án hạ tầng trong lĩnh vực giao thông,

điện, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác.

- Theo mục đích của nhà đầu tƣ: FDI bao gồm: đầu tƣ theo chiều ngang

và theo chiều dọc.

Đầu tƣ theo chiều ngang là loại đầu tƣ mà công ty sao chép toàn bộ

hoạt động, thiết lập nhà máy ở nƣớc ngoài giống hệt hoạt động của công ty trong

nƣớc, tổ chức kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm và hàng hóa ở nhiều nƣớc khác

nhau. Nhà đầu tƣ mở rộng, thôn tính thị trƣờng nƣớc ngoài cùng một loại sản

phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hình thức này thƣờng dẫn đến độc quyền, lợi nhuận

không cao nhƣng rủi ro thấp.

Đầu tƣ theo chiều dọc là loại đầu tƣ mà công ty xác định từng giai đoạn

sản xuất ở các quốc gia khác nhau, chuyên sâu vào một, một vài mặt hàng, mỗi

loại mặt hàng đƣợc đầu tƣ sản xuất từ A đến Z, công ty chia tách hoạt động của

mình theo chức năng và có thể quyết định đặt tất cả sản xuất của mình đối với

một chi tiết, thành phần cụ thể trong một nhà máy ở nƣớc ngoài. Hình thức này

đƣợc sử dụng khi mục đích của nhà đầu tƣ là khai thác nguồn nguyên liệu tự

Page 36: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

30

nhiên, yếu tố đầu vào rẻ (lao động, đất đai, tài nguyên). Hình thức này đem lại

lợi nhuận cao vì khai thác đƣợc ở tất cả các khâu nhƣng rủi ro cao và thị trƣờng

không rộng.

- Ngoài ra, theo động cơ của nhà đầu tƣ, FDI đƣợc chia thành: đầu tƣ tìm

kiếm hiệu quả, tìm kiếm thị trƣờng, tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm tài sản

chiến lƣợc.

Tóm lại, mỗi loại hình FDI có đặc thù riêng và yếu tố ảnh hƣởng đến thu

hút từng loại FDI tại mỗi địa điểm khác nhau. Tùy vào lợi thế địa điểm đặc thù

nƣớc chủ nhà và động cơ nhà đầu tƣ mà họ sẽ có quyết định hình thức đầu tƣ

phù hợp.

2.1.4. Những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế

2.1.4.1. Những tác động tích cực

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, song những tác động tích cực của FDI đƣợc

nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rộng rãi nhƣ là yếu tố góp phần thúc đẩy phát

triển KT-XH bằng cách gia tăng vốn đầu tƣ, việc làm, tác động lan tỏa các điểm

đến nƣớc chủ nhà (Gorg , 2004), cụ thể:

(1) FDI bổ sung vốn đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế nước chủ nhà: FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tƣ

phát triển và đóng góp rất lớn vào GDP nƣớc chủ nhà, đƣợc thể hiện rõ nét ở

hầu hết các quốc gia đang và kém phát triển. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực

có vốn ĐTNN đã đóng góp quan trọng vào vốn đầu tƣ của nền kinh tế Việt Nam

từ sau năm 1990 cho đến này. Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về đóng

góp của FDI vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam cũng cho thấy những bằng chứng

tác động tích cực nhƣ: FDI tác động tích cực vào mức tăng trƣởng kinh tế của

các tỉnh 1996-2000 (Hoa, 2002), hay FDI tác động tích cực và đáng kể đến tăng

trƣởng kinh tế.

(2) FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế nước chủ nhà: FDI

Page 37: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

31

đƣợc coi là động lực thúc đẩy xuất khẩu vì có sự khác biệt đáng kể yếu tố nguồn

lực giữa nƣớc đầu tƣ và nƣớc chủ nhà. MNE từ nƣớc dồi dào vốn xuất khẩu sản

phẩm thâm dụng vốn cho công ty con của nó ở nƣớc chủ nhà dồi dào lao động

để gia công, chế biến hàng hóa cuối cùng. Là một phần của tiến trình tự do hoá

thƣơng mại, doanh nghiệp FDI ở nƣớc chủ nhà đƣợc cấp quyền kinh doanh để

tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này đã đƣợc chứng minh ở nhiều

nƣớc đang phát triển khi các nƣớc này áp dụng chiến lƣợc phát triển kinh tế theo

định hƣớng xuất khẩu và FDI theo khuynh hƣớng này đã chứng tỏ là một chiến

lƣợc thành công trong xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng của nƣớc

chủ nhà.

Ở Việt Nam, khu vực FDI đã góp phần đáng kể vào xuất khẩu của nền

kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu của khu vực này luôn chiếm

tỷ lệ cao trên tổng trị giá xuất khẩu cả nƣớc. Khoảng nửa số vốn FDI ở Việt

Nam đầu tƣ vào các ngành công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh nên xuất

khẩu do FDI trong các ngành công nghiệp này đã tăng lên đáng kể và là động

lực chính đằng sau sự tăng trƣởng xuất khẩu nhanh chóng của Việt Nam (Mai,

2001). Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra vai trò của FDI đối với xuất khẩu ở Việt

Nam nhƣ: FDI đóng góp đáng kể vào xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1990-

2004, cụ thể, 1% tăng FDI sẽ tăng 0,25% xuất khẩu (Hoa, 2002), hay xuất khẩu

của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng đáng kể sau khi ký kết Hiệp định

thƣơng mại song phƣơng Việt Nam và Hoa Kỳ (Quang và cộng sự, 2005).

(3) FDI tạo ra hiệu ứng lan toả trong nền kinh tế nước chủ nhà: nền kinh

tế kém, đang phát triển thƣờng có trình độ công nghệ thấp. Tuy nguồn tài

nguyên dồi dào nhƣng công nghệ lạc hậu khiến việc khai thác tài nguyên và hoạt

động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Nhà ĐTNN từ các nƣớc phát triển có

thể cung cấp kỹ thuật cho các nƣớc đang, kém phát triển để nâng cao hiệu quả

cho hoạt động này. Lợi ích đƣợc chia sẽ thông qua hình thức tiền bản quyền hay

Page 38: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

32

lợi nhuận từ khoản đầu tƣ đó. Bên cạnh đó, FDI có thể nâng cao trình độ sản

xuất của công ty trong nƣớc ở các ngành mà doanh nghiệp FDI tham gia.

Sự hiện diện của MNE cùng với các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến

buộc công ty trong nƣớc bắt chƣớc, sáng tạo. Nguy cơ cạnh tranh cao thúc đẩy

công ty trong nƣớc tìm kiếm công nghệ mới nếu không muốn thất bại và bị đào

thải. Sự khuếch tán, lan truyền công nghệ bắt đầu bằng việc di chuyển lao động

từ công ty con nƣớc ngoài tại địa phƣơng. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn còn

nhiều tranh cãi (Gorg H., 2004).

Ngoài ra, việc tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp FDI,

nƣớc tiếp nhận đầu tƣ từng bƣớc hình thành đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật

có trình độ, tay nghề cao, tiếp cận đƣợc với khoa học kỹ thuật, công nghệ cao,

có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi phƣơng thức,

kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nghiên cứu ở Việt Nam về tác động này có các

kết quả khác nhau. FDI không có tác động lan toả công nghệ ở Việt Nam trong

những năm 90, mặc dù về lâu dài có sự lan tỏa, đặc biệt FDI tác động tích cực

để cải thiện năng suất (nâng cấp kỹ năng lực lƣợng lao động) nhƣng hiệu ứng

thấp (Saxenian, 1994). Đầu vào của doanh nghiệp FDI có nguồn gốc từ công ty

địa phƣơng chỉ khoảng 32%, thấp hơn Thái Lan, Malaysia (Mirza, 2004). FDI

có tác động lan tỏa đối với năng suất của ngành công nghiệp tại Việt Nam giai

đoạn 1995-1999 nhƣng hiệu ứng này trở nên yếu hơn giai đoạn 2000-2002 có

thể do ảnh hƣởng của việc ăn cắp trên thị trƣờng (Thuy, 2005). Sự hiện diện của

FDI có tác động cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp nói chung và

các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng (Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự, 2006).

(4) FDI góp phần tạo việc làm cho nước chủ nhà: nhà đầu tƣ thiết lập nhà

máy ở nƣớc chủ nhà sẽ tạo việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng và giúp họ có

đƣợc thu nhập, tạo điều kiện nâng cao mức sống. Không chỉ trực tiếp tạo ra công

ăn việc làm thông qua tuyển dụng lao động vào làm việc, FDI còn có thể gián

Page 39: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

33

tiếp tạo ra việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ khác. Theo kết quả điều tra của

Ngân hàng Thế giới cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động

gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng và thu nhập trung bình của

lao động khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp cùng ngành khác

(Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự, 2006). Tuy nhiên, bằng chứng ở Việt Nam cho

thấy tác động của FDI đến việc làm khá hạn chế, chỉ sử dụng khoảng 3% tổng

lao động đang làm việc trong nền kinh tế Việt Nam năm 2012. Số lƣợng lao

động trung bình ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chỉ là 86 trong khi Thái

Lan: 3.750, Malaysia: 2.699 (Mirza, H. and Giroud, 2004). Chẳng những ít tác

động đến gia tăng việc làm, FDI có thể tác động tiêu cực (giảm việc làm) trong

nƣớc bởi doanh nghiệp FDI có thể đẩy toàn bộ công ty trong nƣớc thất bại trong

kinh doanh (Anh, N.N., and Thang, 2007).

(5) FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước của nước chủ nhà: khu

vực có vốn nƣớc ngoài đóng góp ngày càng tăng vào thu ngân sách Nhà nƣớc.

Năm 2003, tỷ lệ thu ngân sách của khu vực này ở Việt Nam là 6,53% tổng thu

ngân sách thì năm 2011 là 10,99%, trung bình thời kỳ 2002-2011 là 9%. Tỷ lệ

này còn thấp bởi doanh nghiệp FDI đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi của Chính

phủ (giảm thuế thu nhập ở những năm đầu hoạt động), nếu tính cả thu từ dầu thô

(khoảng 15,65% năm 2011) thì tỷ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách khu vực

này khoảng 26% (Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự, 2006).

(6) FDI góp phần giảm đói nghèo đối với nước chủ nhà: FDI có thể tác

động trực tiếp (thông qua tạo việc làm) hoặc gián tiếp (thông qua tăng trƣởng

kinh tế) vào đói nghèo. Tuy nhiên, tác động của FDI vào tăng trƣởng kinh tế,

gián tiếp tác động đến giảm đói nghèo vẫn còn phải đƣợc chứng minh (Thoburn,

2004). Khi điều tra tác động của FDI vào đói nghèo ở 61 tỉnh ở Việt Nam (1996

- 2000) cho thấy (Hoa, 2002), không có bất kỳ tác động trực tiếp của FDI đến

đói nghèo nhƣng có tác động gián tiếp thông qua tác động tích cực đến tăng

Page 40: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

34

trƣởng kinh tế, qua đó, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận

trong cộng đồng dân cƣ và nâng mức GDP đầu ngƣời.

2.1.4.2. Những tác động tiêu cực

Khi dòng vốn FDI xuất hiện, chúng không chỉ mang lại lợi ích mà còn

gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Đó là:

(1) Vận động hành lang chính trị: một số MNE đã vận động hành lang

chính trị để có đƣợc các chính sách, luật pháp có lợi cho họ, thậm chí, một số

MNE lớn buộc, đe dọa chính phủ phải thông qua những quy định, chính sách có

lợi cho họ. Các nƣớc lớn có thể làm thay đổi điều kiện thị trƣờng trong tƣơng lai

và việc thu hút FDI sẽ tạo ra chính sách phân biệt đối xử để tối đa hóa lợi ích

của các nƣớc lớn, đồng thời, FDI không chỉ là phƣơng tiện để tìm kiếm lợi

nhuận, mà còn là một cách để đạt đƣợc một điều khiển nào đó, cả kinh tế và

chính trị, ở nƣớc sở tại (Asta, 2010).

(2) Đe dọa doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong nước: MNE thƣờng có

tiềm lực tài chính mạnh và nắm giữ quyền chi phối giá cả trên thị trƣờng quốc tế

do quy mô lớn nên họ có thể giảm giá, quảng cáo, khuyến mại trong thời gian

dài. Ngoài ra, MNE tham gia thị trƣờng toàn cầu và có chuỗi cung ứng hiệu quả

nên có sản phẩm rẻ hơn và hiện diện ở mọi nơi, đƣợc mọi ngƣời biết đến. Vì thế,

các công ty địa phƣơng nhỏ, hoạt động ở thị trƣờng nội địa của nƣớc chủ nhà

không thể cạnh tranh, bị loại bỏ trong kinh doanh và nhiều việc làm có thể bị

mất thay vì tạo ra (Asta, 2010).

(3) Chuyển giao công nghệ lạc hậu: mặc dù MNE nắm giữ công nghệ

hiện đại nhƣng họ không chuyển giao công nghệ đó cho nƣớc chủ nhà với lý do

sợ đánh mất lợi thế cạnh trạnh. Công nghệ đƣợc chuyển giao thƣờng là công

nghệ cũ và nền kinh tế nƣớc chủ nhà không thể phát triển nhanh. Hơn nữa,

thông tin không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chính thông tin không đầy đủ,

không chính xác, có thể dẫn đến nƣớc chủ nhà thu hút công nghệ không đúng,

Page 41: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

35

lạc hậu và công nghệ này trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, môi trƣờng

(Asta, 2010).

(4) Khai thác cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường: việc khai

thác tài nguyên thiên nhiên của nƣớc chủ nhà là hiện tƣợng rất phổ biến của

FDI. MNE khai thác cạn kiệt tài nguyên của nƣớc chủ nhà để tối đa hóa lợi

nhuận và thƣờng bỏ qua yếu tố bền vững gắn với cộng đồng và môi trƣờng sống

của địa phƣơng nhƣ những gì đã xảy ra ở thế kỷ thứ 17 của chủ nghĩa thực dân.

- Gây ô nhiễm môi trƣờng: Có thể nói một trong những tác động tiêu cực

nhất của khu vực FDI đối với nƣớc nhận đầu tƣ là những ảnh hƣởng về môi

trƣờng. Đặc biệt là tình hình ―xuất khẩu‖ ô nhiễm từ các nƣớc phát triển sang

các nƣớc đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nƣớc đang phát

triển có nguy cơ trở thành những nƣớc có mức ―nhập khẩu‖ ô nhiễm cao, nhiều

nhất là Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam...

- FDI ảnh hƣởng tới đa dạng sinh thái: Bên cạnh những đóng góp quan

trọng cho ngành du lịch thì sự đầu tƣ quá lớn và liên tục gia tăng trong những

năm gần đây đã đặt môi trƣờng tự nhiên Việt Nam trƣớc những thách thức lớn.

Nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nƣớc, thuỷ sản, khí

hậu và gia tăng ô nhiễm các lƣu vực sông, gây tàn phá môi trƣờng tự nhiên chú

trọng đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các tài nguyên không

tái tạo đƣợc nhƣ khoáng sản, khai thác mỏ...Các khu công nghiệp mở rộng làm

diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cƣ trú của các động vật hoang dã, thực

vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ môi trƣờng vẫn đang là

thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.

(5) Hiện tượng “chuyển giá” trong đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các nhà ĐTNN thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh doanh tại

nƣớc sở tại có những thay đổi mà điều kiện khó rút vốn hoặc việc chuyển lợi

nhuận ra khỏi lãnh thổ do điều kiện ràng buộc khó khăn hay thâu tóm, trốn thuế

Page 42: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

36

tại nƣớc sở tại. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây

thất thu lớn cho Nhà nƣớc, bóp méo môi trƣờng kinh doanh, tạo sức ép bất bình

đẳng, gây phƣơng hại đối với những nhà đầu tƣ chấp hành tốt đúng nhƣ trong

cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nƣớc trong việc thực hiện các chủ

trƣơng kêu gọi đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong

những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng do số ngoại tệ dùng để

nhập khẩu nguyên liệu vật tƣ luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi xuất khẩu sản

phẩm vì bán giá thấp hơn giá vốn.

(6) Có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.

Các nhà ĐTNN vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thƣờng đầu tƣ vào

các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nƣớc

nhận đầu tƣ tại làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hƣởng nếu không có cơ chế và

những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tƣ tràn lan kém hiệu quả,

tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà ĐTNN còn làm cho cơ

cấu kinh tế bị méo mó, chậm đƣợc cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định

chung của đời sống kinh tế xã hội quốc gia nhƣ khi dòng vốn FDI rút ra đột

ngột, sa thải công nhân hàng loạt...

(7) Xuất hiện nguy cơ rửa tiền.

Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế

chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu

khách hàng ở nƣớc ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng

chuyển tiền không chính thức còn cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên con

đƣờng mở cửa kinh tế và đƣợc đánh giá là nền kinh tế có tính chất mở hàng đầu

thế giới. Việc kiểm soát lỏng lẻo các dòng tiền vào ra đã tạo điều kiện thuận lợi

để tội phạm thực hiện hoạt động rửa tiền. Nguồn vốn FDI có thể là một kênh

thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động rửa tiền. Các tổ chức phi pháp có thể tiến

hành đầu tƣ vào nƣớc ta với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài

Page 43: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

37

nhƣng thực chất không phải để hoạt động mà nhằm hợp pháp hóa các khoản tiền

bất hợp pháp.

Tóm lại, FDI vừa mang lại những tác động tích cực rõ ràng, rất cần thiết

đối với nƣớc chủ nhà, nhƣng cũng có những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, với

xu hƣớng toàn cầu hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, FDI xuất hiện là hiện

tƣợng tất yếu nên thu hút FDI là rất cần thiết, đặc biệt là với các quốc gia đang

phát triển. Vấn đề đặt ra đối với nƣớc chủ nhà là làm thế nào để gia tăng dòng

chảy FDI, phát huy tối đa tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đối với

nền kinh tế thông qua chính sách thu hút FDI phù hợp với đặc thù từng quốc gia,

từng thời kỳ.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

2.2.1. Nội dung và tiêu chí hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

- Xây dựng các mục tiêu thu hút FDI

Xây dựng mục tiêu thu hút FDI đƣợc hiểu một cách tổng quát là việc xây

dựng những công việc hƣớng tới việc thu hút nguồn vốn FDI trong một khoảng

thời gian, bao gồm: các kế hoạch, các hoạt động định hƣớng, từ việc xây dựng

hệ thống pháp luật, chính sách đầu tƣ, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tƣ, tham

gia các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh dịch chuyển dòng

vốn FDI quốc tế và trong khu vực diễn ra linh hoạt hơn theo xu hƣớng hội nhập,

thì Việt Nam cần đổi mới tƣ duy mạnh mẽ để khai thác hiệu quả nguồn vốn này

phục vụ cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đặc

biệt, xu hƣớng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) diễn ra

với tốc độ nhanh càng đòi hỏi phải có sự chọn lọc hơn trong thu hút FDI.

Để xây dựng mục tiêu thu hút FDI hiệu quả thì cần phải rà soát, đánh giá

quá trình phát triển của địa phƣơng; đánh giá các ngành mũi nhọn mà địa

phƣơng đã chọn; việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó sẽ xác định

Page 44: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

38

đƣợc nhu cầu thu hút FDI. Tiêu chí đánh giá nội dung này là: chất lƣợng các

chiến lƣợc, kế hoạch thu hút FDI có khả thi, phù hợp với thực tế của địa phƣơng

và bối cảnh hiện nay hay không.

- Cải thiện môi trƣờng thu hút FDI

Vấn đề mang tính quan trọng then chốt trong việc tổ chức nhằm thu hút

FDI là tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Môi trƣờng đầu tƣ là tổng thể các bộ

phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt

động đầu tƣ. Buộc các nhà đầu tƣ phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và

phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và

đƣa đến hiệu quả cao trong kinh doanh. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng đầu tƣ

trong vùng kinh tế gồm: môi trƣờng chính trị, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng

văn hóa, xã hội, môi trƣờng thông tin. Để cải thiện môi trƣờng thu hút FDI thì

cần phân tích các hạn chế của môi trƣờng thu hút FDI trƣớc đây, từ đó sẽ xác

định đƣợc làm gì để cải thiện. Các yếu tố môi trƣờng thu hút FDI thƣờng cần

đƣợc cải thiện là: thể chế, cơ sở hạ tầng (đất sạch, hệ thống cung cấp điện nƣớc,

thông tin liên lạc), nguồn lao động, bộ máy quản lý (gọn nhẹ, hiệu quả, vì doanh

nghiệp)

Tiêu chí để đánh giá nội dung này là: niềm tin của nhà ĐTNN (chỉ số xếp

hạng năng lực cạnh tranh); chất lƣợng các chính sách (mức độ ƣu đãi, tính ổn

định, tính minh bạch). Để xây dựng chính sách có chất lƣợng cần đảm bảo các

yêu cầu sau:

+ Trƣớc hết là xây dựng và duy trì môi trƣờng chính trị ổn định, hệ thống

luật pháp đồng bộ. Tính chất ổn định của môi trƣờng chính trị thể hiện ở sự đầy

đủ, rõ ràng, minh bạch của các thể chế chính trị. Mặc dù vùng KTTĐ không có

cơ quan hành chính điều hành, nhƣng để môi trƣờng vùng KTTĐ đủ sức hấp dẫn

nhà ĐTNN, thì các quyết định chính trị của chính quyền trung ƣơng và chính

sách của địa phƣơng phải hợp lý, tuân thủ các cam kết có tính dài hạn, có cơ chế

Page 45: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

39

đền bù khi thay đổi chính sách làm tổn hại lợi ích của nhà đầu tƣ. Đặc biệt, hệ

thống luật pháp phải đảm bảo an toàn cho các nhà ĐTNN, đảm bảo hiệu lực

thực thi các quan hệ giao kết hợp đồng. Đây là các điều kiện tiên quyết để nhà

ĐTNN tin tƣởng bỏ vốn thành lập cơ sở SXKD lâu dài tại địa phƣơng.

+ Tạo lập môi trƣờng kinh tế thị trƣờng đồng bộ, nhất là thị trƣờng tài

chính, thị trƣờng đất đai và thị trƣờng lao động cho phép các DN FDI hoạt động

thuận lợi. Những điều kiện hạn chế tiếp cận thị trƣờng nhằm bảo vệ lợi ích quốc

gia, lợi ích của địa phƣơng phải đƣợc công bố công khai và hỗ trợ nhà ĐTNN

tuân thủ. Tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trƣờng, hỗ trợ DN FDI tiếp cận

nguồn lực theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng với các DN khác trong vùng.

+ Bên cạnh bảo đảm một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà

đầu tƣ trong vùng, cần bảo hộ ở mức độ nhất định cạnh tranh của sản phẩm

trong nƣớc với với hàng nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN

nhập khẩu nguyên, vật liệu, máy móc phục vụ công việc kinh doanh của họ. Các

hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc thuộc những ngành đƣợc coi là non trẻ

nên có một thời gian đƣợc bảo hộ để cạnh tranh đƣợc với hàng hóa và dịch vụ

nhập khẩu.

+ Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thiết lập

các kênh thông tin tạo thuận lợi cho trao đổi hai chiều với nhà ĐTNN về các vấn

đề chính sách, quy định luật pháp liên quan đến FDI, có thiện chí thu với nhà

ĐTNN, hỗ trợ họ tháo gỡ khó khăn trong quá trình đầu tƣ.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tƣ FDI

Theo Tổ chức SRI, ―Xúc tiến đầu tƣ (XTĐT) tập hợp những hoạt động

nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh tƣ nhân hay doanh nghiệp

đầu tƣ mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nƣớc sở tại, qua đó nhằm đạt

đƣợc mục tiêu cuối cùng là sự gia tăng trong số việc làm, doanh thu, lƣợng giá

trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác‖. Một cách tiếp cận khác

Page 46: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

40

của Wells và Wint (2000) thì ―Xúc tiến đầu tƣ bao gồm những hoạt động

marketing nhất định đƣợc thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút

các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài‖. Các hoạt động này bao gồm: quảng cáo,

gửi thƣ marketing trực tiếp, hội thảo đầu tƣ, tổ chức các phái đoàn XTĐT, tham

gia hội chợ, triển lãm thƣơng mại, phát hành các ấn phẩm, tài liệu; các nỗ lực

marketing trực tiếp; tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ đến thăm viếng, giao lƣu, hợp

tác với các doanh nghiệp địa phƣơng, giúp đỡ nhà ĐTNN đƣợc cấp phép kinh

doanh, chuẩn bị dự án, hƣớng dẫn nghiên cứu khả thi và các dịch vụ hỗ trợ nhà

đầu tƣ đi vào hoạt động.

Nội dung của hoạt động XTĐT nƣớc ngoài gồm có: Chiến lƣợc XTĐT,

cơ quan XTĐT, xây dựng hình ảnh, lựa chọn mục tiêu, dịch vụ hỗ trợ nhà đầu

tƣ, và hỗ trợ xây dựng chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Các yếu tố chính

tác động đến hoạt động XTĐT nƣớc ngoài gồm có: (1) Các mục tiêu phát triển

KT-XH của quốc gia/ địa phƣơng; (2) Xu hƣớng đầu tƣ nƣớc ngoài; và (3) Môi

trƣờng đầu tƣ. Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động XTĐT thì cũng cần phải phân

tích những vấn đề còn tồn tại trong thời gian qua

- Tiêu chí đánh giá của nội dung này là: (1) Số lƣợng, quy mô, cơ cấu các

dự án FDI: tiêu chí này đƣợc đo bởi tổng vốn đăng ký, tổng vốn thực hiện, số

lƣợng dự án, cơ cấu ngành nghề… của FDI. Số lƣợng, quy mô vốn đăng ký cho

thấy sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ mức độ tin cậy của nhà

ĐTNN đối với môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc. (2) Cơ cấu FDI: là chỉ tiêu thể

hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dòng vốn FDI. Cơ

cấu FDI có thể đƣợc phân theo các tiêu chí khác nhau: hình thức đầu tƣ, ngành

kinh tế, vùng kinh tế.

- Đánh giá hiệu quả thu hút FDI

Trƣớc đây: hoạt động thu hút chỉ tập trung vào quy mô, thu hút theo chiều

rộng, không đi sâu vào chất lƣợng; dẫn đến thu nhập ngƣời lao động thấp; các

Page 47: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

41

yếu tố ảnh hƣởng xấu môi trƣờng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI

cần đảm bảo hiệu quả các yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trƣờng

- Tiêu chí đánh giá nội dung này là: Tác động của DN FDI đến phát triển

KT-XH của vùng, cụ thể nhƣ sau:

(1) Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động

đang làm việc trong khu vực FDI

Khu vực có vốn FDI tạo ra nhiều việc làm có chất lƣợng cao, có giá trị gia

tăng cao. Việc làm đó phải đảm bảo gia tăng về số lƣợng, đồng thời phải đảm

bảo sự ổn định trong dài hạn. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu

sau đây:

+ Số lao động đƣợc tạo ra hàng năm trong khu vực FDI

+ Tỷ lệ số lao động đang làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao

động đang làm việc của vùng

+ Tốc độ tăng số lao động đang làm việc hàng năm trong khu vực FDI

Chất lƣợng nguồn lao động đƣợc thể hiện thông qua việc đảm bảo chế độ

phúc lợi xã hội cho ngƣời lao động của các chủ ĐTNN, đảm bảo điều kiện làm

việc, điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của ngƣời lao động. Ngoài ra,

chất lƣợng nguồn lao động còn đƣợc thể hiện ở khả năng đƣợc đào tạo nghề,

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động. Thực tế cho thấy,

nhà ĐTNN chỉ quan tâm đến mục tiêu kinh tế của mình mà bỏ qua quyền lợi

chính đáng của ngƣời lao động trong việc đƣợc hƣởng các phúc lợi xã hội. Vấn

đề này liên quan đến hàng loạt các vấn đề xã hội và các chính sách đảm bảo an

sinh xã hội của các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ, đó là: nhà ở, bệnh viện,

trƣờng học, khu vui chơi giải trí,... cho ngƣời lao động. Nội dung này có thể

đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân/tháng/lao động (bao gồm tiền lƣơng và các loại

thu nhập khác) của ngƣời lao động. Chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng bằng mức thu

Page 48: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

42

nhập bình quân, tốc độ tăng thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong khu

vực FDI so với thu nhập của ngƣời lao động làm việc trong cùng một ngành

nghề ở các loại hình doanh nghiệp khác;

+ Tỷ lệ lao động, nhất là lao động nhập cƣ làm việc trong các doanh

nghiệp FDI có nhà ở, điều kiện nơi ở; trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày

của ngƣời lao động;

+ Số lƣợng các hoạt động văn hóa, tinh thần tổ chức hàng năm của doanh

nghiệp FDI;

+ Số điểm vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao cho ngƣời lao động trong các

doanh nghiệp FDI;

+ Tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi/ngày của ngƣời lao động;

+ Thời gian làm thêm giờ của ngƣời lao động;

+ Tỷ lệ lao động đƣợc trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động.

+ Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc

trong khu vực FDI.

(2) Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký của các DN FDI: trong thu hút

FDI, quan trọng nhất là vốn thực hiện phải tiệm cận gần với số vốn đăng ký,

điều đó mới đánh giá đúng thực chất hiệu quả của hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài;

bên cạnh đó, vốn thực hiện cũng cho biết đƣợc niềm tin của các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài vào môi trƣờng kinh doanh tại địa phƣơng đƣợc đầu tƣ.

(3) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) vùng KTTĐ theo hƣớng tiến

bộ:

Chuyển dịch CCKT theo hƣớng tiến bộ là tiêu chí đánh giá trình độ phát

triển, phản ánh sự thay đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc gia nói

chung và của vùng KTTĐ nói riêng. Cơ cấu kinh tế của vùng KTTĐ bao gồm

các loại: cơ cấu ngành kinh tế của vùng KTTĐ, cơ cấu tiểu vùng của vùng

KTTĐ và cơ cấu thành phần kinh tế của vùng KTTĐ. Để đánh giá mức đóng

Page 49: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

43

góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch CCKT vùng KTTĐ, có thể sử

dụng các chỉ tiêu sau sau:

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI so với tổng giá

trị sản xuất công nghiệp của vùng KTTĐ;

+ Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực FDI so với giá trị sản xuất của toàn

vùng.

(4) Đóng góp vào ngân sách vùng KTTĐ

Khu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao

sẽ có đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách của vùng KTTĐ, thông qua việc

thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vùng KTTĐ tăng

thêm nguồn thu vào ngân sách, từ đó, góp phần tăng các chƣơng trình chi tiêu

công cho các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo; góp phần tăng chi đầu tƣ hạ

tầng tại các vùng khó khăn, nơi có nhiều ngƣời nghèo sinh sống, nhờ đó, cải

thiện đời sống cho ngƣời nghèo. Ngoài ra, đóng góp của khu vực FDI vào ngân

sách của vùng KTTĐ không những giúp cho vùng KTTĐ tự đảm bảo đƣợc

nguồn tài chính cho mình, có khả năng tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, mà

còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác và có đóng góp tích cực vào nguồn

thu ngân sách quốc gia. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI;

+ Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách vùng

KTTĐ.

(5) Các tác động không mong muốn của FDI: đƣợc đo bằng mức độ ảnh

hƣởng của FDI đến môi trƣờng, đến tài nguyên khan hiếm. FDI phải gắn với

việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên

nhiên ở vùng KTTĐ. Bất cứ hoạt động đầu tƣ nào, trong đó có hoạt động FDI

cũng cần phải khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực,

đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm nguồn tài nguyên có thể tái

Page 50: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

44

tạo đƣợc và không tái tạo đƣợc). Nội dung này có thể đƣợc đánh giá bằng các

chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ giá trị xuất khẩu tài nguyên thô so với tổng giá trị xuất khẩu của

khu vực FDI;

+ Mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên/1 đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

2.2.2.1. Nhân tố của môi trƣờng vĩ mô

- Chiến lƣợc thu hút vốn để phát triển KT-XH của quốc gia

Chiến lƣợc thu hút vốn để phát triển KT-XH của một quốc gia nói chung

và của quốc gia đối với vùng kinh tế nói riêng là nhân tố có ý nghĩa quyết định

đến việc thu hút vốn FDI vào địa phƣơng. Chiến lƣợc này thể hiện tập trung ở

một số điểm nhƣ: Mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không, giai đoạn nào thì

nên tập trung nguồn vốn trong nƣớc hay ngoài nƣớc, đối với nguồn vốn ngoài

nƣớc thì nên lựa chọn tập trung vào nguồn nào nhƣ đi vay thƣơng mại, ODA

hay vốn FDI. Định hƣớng các lĩnh vực thu hút, tiêu chuẩn để xác định phƣơng

hƣớng lựa chọn dự án đầu tƣ của nƣớc ngoài...việc định hƣớng chiến lƣợc thu

hút có ý nghĩa quan trọng, thiết lập các điều kiện để thu hút cho phù hợp. Các

địa phƣơng khác nhau ngoài chiến lƣợc thu hút tổng thể của quốc gia sẽ có định

hƣớng, chính sách và mục tiêu riêng để thu hút vốn FDI phát triển KT-XH của

địa phƣơng đó (Brainard, 1997).

- Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận

Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các

quốc gia hoạt động trong mối quan hệ mở và cũng không có quốc gia nào cô lập

khép kín lại phát triển tốt đƣợc. Hợp tác cùng tồn tại và phát triển là xu thế tất

yếu của các quốc gia trên thế giới ngày nay. Hợp tác trong kinh tế quốc tế là

đem lại lợi ích trƣớc hết cho quốc gia, dân tộc mình nhằm phát triển đất nƣớc

Page 51: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

45

mình nhƣng đồng thời cũng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích quốc

gia mình với quốc gia khác. Tham gia quan hệ kinh tế quốc tế các nƣớc có cơ

hội trao đổi thƣơng mại quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công

nghệ, hợp tác đầu tƣ quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ...

Các mối quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia vừa là hệ quả của chiến

lƣợc huy động vốn của quốc gia đó, vừa là cơ hội để kiếm tìm đối tác đầu tƣ.

Nhiều quốc gia khi thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh tế của khu vực

và quốc tế, hoạt động ngoại thƣơng phát triển nhanh chóng, thu hút ĐTNN gia

tăng, chất lƣợng ĐTNN đƣợc cải thiện đáng kể, do đó mở thêm nguồn lực để

phát triển kinh tế đất nƣớc. Để tăng cƣờng quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc

gia, Chính phủ phải thiết lập và duy trì các quan hệ đối ngoại chính thức cho hòa

bình, hợp tác thân thiện và rộng rãi với các nƣớc, đàm phán và ký kết các loại

hiệp định, các cam kết thƣơng mại, bảo hiểm, tƣ pháp song phƣơng và đa

phƣơng ở quốc gia, khu vực và quốc tế tạo ra khung pháp lý chính thức và đầy

đủ để mở đƣờng cho sự luân chuyển vốn đầu tƣ giữa các thị trƣờng vốn bên

ngoài với thị trƣờng trong nƣớc.

- Sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô nhƣ ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội

là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút các nhà ĐTNN. Các nhà ĐTNN sẽ rất

hạn chế khi tham gia đầu tƣ vào những nƣớc có môi trƣờng kinh tế vĩ mô kém

ổn định vì khi đầu tƣ vào những nơi này sẽ tạo ra những rủi ro kinh doanh mà

các nhà đầu tƣ không thể lƣờng trƣớc đƣợc.

Khi có sự bất ổn về môi trƣờng kinh tế vĩ mô, rủi ro tăng cao thì các dòng

vốn FDI trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tƣ sẽ di chuyển đến những nơi an

toàn và có mức sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tƣ rồi mà có sự bất ổn nhất

là bất ổn về chính trị thì các nhà ĐTNN sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn.

Page 52: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

46

Vì vậy, môi trƣờng kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc

cản trở việc thu hút vốn của các nhà ĐTNN và muốn thu hút đƣợc vốn từ các

nhà ĐTNN thì các nƣớc phải ổn định đƣợc môi trƣờng kinh tế vĩ mô trƣớc.

- Thể chế của nƣớc tiếp nhận vốn FDI

Sự hấp dẫn của nền kinh tế đang chuyển đổi đã thu hút một lƣợng đáng

kể FDI trong thời gian gần đây mà nguyên nhân là sự khác biệt thể chế so với

nƣớc phát triển.

Thể chế bao gồm: thể chế chính thức (pháp luật, quy định dƣới luật); và

thể chế không chính thức (phong tục, truyền thống, quy tắc ứng xử) (North,

1990). Thể chế bao gồm: luật pháp; các quy định dƣới luật; thể chế nhận thức và

thực thi (Scott, 1995). Thể chế và thực thi thể chế thiết lập "luật chơi" mà công

ty phải tuân thủ, ảnh hƣởng đến khả năng tƣơng tác, tạo thuận lợi cho giao dịch,

đóng vai trò tiết giảm chi phí thông tin, giao dịch, hợp tác liên quan đến quá

trình SXKD của công ty (Hoskisson và cộng sự, 2000). Những quy định mang

tính pháp lý và cả quy định không chính thức là nền tảng của nền kinh tế nên

ảnh hƣởng đến chiến lƣợc, hoạt động và hiệu suất kinh doanh của công ty (Scott,

1995).

Hệ thống pháp luật của nƣớc chủ nhà bao gồm các luật liên quan đến hoạt

động đầu tƣ nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trƣờng... và

các văn bản hƣớng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tƣ đối với ngƣời

nƣớc ngoài, các văn bản về quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ ... đây

chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm cho các nhà ĐTNN. Hệ thống

pháp luật đƣợc xây dựng theo hƣớng thông thoáng, đầy đủ chặt chẽ là cơ sở tạo

môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi. Hoạt động FDI liên quan đến nhiều chủ thể tham

gia và có yếu tố nƣớc ngoài vì vậy các văn bản ngoài yếu tố đồng bộ, chặt chẽ,

tránh chồng chéo gây khó hiểu, còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nhà

ĐTNN khi đầu tƣ vào một nƣớc nào đó thì họ sẽ quan tâm đến cá nhân họ khi

Page 53: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

47

đầu tƣ đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào, tài sản của họ có đƣợc đảm bảo không, các quy

định chuyển phần lợi nhuận về nƣớc họ ra làm sao... đây cũng chính là nhân tố

ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ của nhà ĐTNN.

Mặt khác, hệ thống pháp luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các

nhà ĐTNN mà còn có chức năng ngăn cản những tác động tiêu cực mà các nhà

đầu tƣ cố tình vi phạm ảnh hƣởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia và tạo

ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ. Đồng thời, với việc xây dựng hệ

thống pháp luật, phải xây hệ thống chính sách kinh tế liên quan đến ĐTNN thực

sự mềm dẻo, hấp dẫn cũng là điều kiện quan trọng để thu hút vốn FDI nhƣ:

- Chính sách khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Đây cũng là một

trong những chính sách mà các nhà ĐTNN quan tâm khi xem xét quyết định đầu

tƣ vào một địa điểm nào đó, một chính sách khuyến khích phù hợp sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ, ngƣợc lại một chính sách khuyến khích đầu tƣ bất

hợp lý sẽ tạo rào cản lớn, tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ không thuận lợi đối với

các chủ đầu tƣ.

- Chính sách quản lý ngoại tệ: Chính sách này tác động trực tiếp đến tâm lý

của nhà ĐTNN, một quốc gia quản lý ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị

trƣờng sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục trong tỷ giá hối đoái theo nhu cầu thị

trƣờng, do đó các nhà đầu tƣ có tâm lý rụt rè, lo sợ trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài tại quốc gia đó. Một quốc gia quản lý theo nguyên tắc thả nổi có điều tiết

hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho các nhà đầu tƣ.

- Chính sách thƣơng mại: Chính sách này liên quan đến hoạt động xuất

nhập khẩu của các dự án FDI, hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các rào cản

thƣơng mại khác sẽ gây khó khăn cho các dự án đó bởi vì các dự án FDI khi đi

vào hoạt động đều liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu: nhập khẩu máy móc

thiết bị, nguyên vật liệu, sản phẩm... chính sách thƣơng mại bất hợp lý sẽ là rào

cản đối với hoạt động của FDI.

Page 54: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

48

- Các chính sách ƣu đãi về tài chính: muốn các nhà ĐTNN đầu tƣ vào quốc

gia, vào địa phƣơng, vào ngành, lĩnh vực ƣu tiên thì phải dành cho nhà ĐTNN

những ƣu đãi, hỗ trợ nhất định về tài chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các

nhà đầu tƣ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận.

- Chính sách ƣu đãi về thuế: để thu hút các nhà ĐTNN, các quốc gia phải

có chính sách miễn giảm thuế nhất định, thông thƣờng trong những năm đầu

triển khai dự án các nhà đầu tƣ đƣợc giảm thuế, thậm chí miễn thuế và tăng dần

ở những năm sau đó khi các nhà ĐTNN có lợi nhuận. Để đảm bảo lợi ích cho cả

nƣớc nhận đầu tƣ và cả nhà ĐTNN, mức thuế đƣợc ƣu đãi phụ thuộc vào chính

sách ƣu tiên về ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế mà quốc gia khuyến khích đầu tƣ

nhƣ ƣu đãi về thuế đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thời gian

đầu tƣ dài, quy mô lớn, hƣớng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng

nhiều nguyên liệu trong nƣớc, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tƣ. Hệ thống thuế sẽ

càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế phù hợp (so

với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế ở các nƣớc trong khu vực...)

các thủ tục thuế, cũng nhƣ các thủ tục quản lý FDI khác phải đƣợc tinh giảm

hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, công khai và thuận lợi cho đối

tƣợng chịu quản lý và nộp thuế.

Ngoài tiết giảm chi phí cho yếu tố liên quan đến luật pháp, chính trị, hành

chính (sự rõ ràng, minh bạch thông tin), tiết giảm chi phí nhờ ƣu đãi thuế, thuê

đất, chi phí không chính thức, tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận lợi thế địa điểm

(tiếp cận tài nguyên, xóa bỏ rào cản thị trƣờng), thể chế còn góp phần cải thiện

yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh nhƣ: lao động, CSHT. Vì thế, thể chế

đóng vai trò quyết định sức hấp dẫn quốc tế của địa điểm. Thể chế nƣớc chủ nhà

có thể tạo ra ƣu đãi, hạn chế nên sẽ mang đến lợi ích, cơ hội, bất lợi, rủi ro cho

nhà đầu tƣ. Nếu ƣu đãi không mang đến thuận lợi mà hạn chế gây ra quá nhiều

bất lợi sẽ khiến nhà đầu tƣ nản lòng. Họ luôn có chiến lƣợc để tránh giới hạn của

Page 55: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

49

luật pháp nƣớc chủ nhà và đạt đƣợc lợi ích mà pháp luật, hoàn cảnh cụ thể tạo ra

(Spar, 2001).

Ở cấp quốc gia, các nghiên cứu trong nền kinh tế chuyển đổi nhƣ: Trung

Quốc, Nga, Việt Nam,.., cho thấy, sự thay đổi thể chế ở các quốc gia này ảnh

hƣởng lớn đến thu hút FDI của họ. Khung pháp lý của họ thay đổi rất lớn khi

chuyển từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trƣờng vào những năm 1990. Tƣ nhân

hóa và chính sách mở cửa tạo ra cơ hội lớn cho nhà ĐTNN thâm nhập và khai

thác thị trƣờng mới. Tuy nhiên, họ phải trả chi phí giao dịch, thông tin cao do

khung thể chế không đầy đủ và ổn định. Hơn nữa, các tác nhân kinh tế trong

nƣớc thƣờng thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc vận hành cơ chế thị trƣờng,

xác định đúng đối tác, đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh. Điều này làm tăng

chi phí trong tìm kiếm, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác địa phƣơng của

nhà đầu tƣ. Hơn nữa, thể chế thay đổi nhanh gây ra rủi ro cho nhà đầu tƣ do sự

không thống nhất, không chắc chắn về sự thay đổi thể chế ở tƣơng lai (Meyer,

2001) nên họ muốn đầu tƣ vào nền kinh tế chuyển đổi có thời gian cải cách thể

chế lâu hơn, khung thể chế gần hơn, giảm khoảng cách mập mờ so với quốc gia

phát triển và tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh quốc tế. Điều này giúp họ

giảm chi phí thông tin, đào tạo nhân viên địa phƣơng, chi phí thích ứng với tiến

trình quản lý trong môi trƣờng kinh doanh địa phƣơng.

Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ sẽ chọn quốc gia có khung thể chế gần với nƣớc của

họ nhằm giảm khoảng cách mập mờ và tạo thuận lợi cho kinh doanh quốc tế.

Với đặc trƣng của nền kinh tế chuyển đổi là khung thể chế mâu thuẫn và không

ổn định, nhà đầu tƣ phải bỏ chi phí cao hơn các nền kinh tế khác để có đƣợc

thông tin về môi trƣờng kinh doanh địa phƣơng, tìm kiếm, đàm phán và ký kết

hợp đồng với các đối tác trong nƣớc. Vì thế, cải cách thể thế và cơ chế thực thi

thể chế tại địa phƣơng chính là yếu tố quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn FDI của

một địa phƣơng.

Page 56: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

50

2.2.2.2. Nhân tố nội tại của địa phương tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài

Khi quyết định đầu tƣ ra nƣớc ngoài thông qua hình thức FDI, công ty

phải đối mặt với việc lựa chọn địa điểm đầu tƣ tối ƣu cho hoạt động của mình,

đó là nên chọn quốc gia nào và nên chọn khu vực nào của quốc gia đó để đặt nhà

máy là tốt nhất; và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định địa điểm đầu tƣ cụ thể

là gì? Vấn đề này đã đƣợc lý giải dựa trên nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ

sau:

- Lợi thế địa điểm

Cơ sở truyền thống để phân tích hoạt động kinh tế quốc tế là lý thuyết tân

cổ điển về thƣơng mại quốc tế, đƣợc phát triển bởi Heckscher và Ohlin từ lý

thuyết lợi thế so sánh của Ricardo. Ông giải thích thƣơng mại quốc tế theo quan

điểm lợi thế so sánh của nƣớc tham gia dựa trên giả định cạnh tranh hoàn hảo,

đó là: nguồn tài nguyên; các yếu tố sản xuất; chức năng sản xuất, sở thích ngƣời

tiêu dùng giống hệt nhau; và chuyên môn hóa không đầy đủ. Quốc gia nên

chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố mà họ dồi dào,

giá rẻ và nhập khẩu sản phẩm sử dụng yếu tố mà họ khan hiếm. Do đó, vị trí sản

xuất quốc tế đƣợc quyết định dựa trên lợi thế so sánh về chi phí. Để giảm thiểu

chi phí thông qua FDI, địa điểm có chi phí sản xuất thấp nhất sẽ đƣợc lựa chọn.

Thể chế và lợi thế địa điểm đều đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc

tế bởi nó đại diện cho yếu tố chi phí bất định trong kinh doanh ở thị trƣờng toàn

cầu hóa (Mudambi, R. and Navarra, 2002).

Lợi thế địa điểm bao gồm nhiều khía cạnh nhƣ: chi phí các yếu tố sản

xuất (lao động, nguyên liệu), quy mô thị trƣờng và chính sách thuế thu hút FDI.

Khi thảo luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI, các nhà nghiên cứu

thƣờng chia thành FDI ngang và FDI dọc. Đối với FDI ngang, yêu cầu đặt ra là

phục vụ tốt nhất cho thị trƣờng nƣớc chủ nhà nên FDI ngang xoay quanh việc

Page 57: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

51

đánh đổi giữa chi phí cố định xây dựng nhà máy và chi phí thƣơng mại

(Markusen, 1984). Khi quy mô thị trƣờng nƣớc chủ nhà nhỏ, tiết kiệm chi phí

giao dịch không đủ bù đắp chi phí cố định xây dựng nhà máy thì xuất khẩu đƣợc

lựa chọn để phục vụ thị trƣờng nƣớc ngoài. Ngƣợc lại, quy mô thị trƣờng nƣớc

chủ nhà lớn, chi phí giao dịch lớn hơn chi phí cố định thiết lập nhà máy thì FDI

ngang xảy ra. Hơn nữa, lý thuyết đánh đổi giữa tập trung và sự gần gũi đề cập

đến nguyên lý chung, khi lợi ích sản xuất ở thị trƣờng nƣớc ngoài (gần gũi cho

khách hàng, tránh rào cản thƣơng mại) lớn hơn lợi ích hiệu quả theo quy mô đạt

đƣợc khi sản xuất đƣợc tập trung trong nƣớc thì FDI sẽ xảy ra (Brainard, 1997).

Đối với FDI dọc, yêu cầu đặt ra là phục vụ tốt nhất thị trƣờng nƣớc nhà đầu tƣ

và thị trƣờng khác nên quyết định địa điểm FDI dọc liên quan đến việc giảm

thiểu chi phí các yếu tố. Lợi ích sản xuất ở nƣớc có chi phí các yếu tố thấp và

chi phí giao dịch đƣa hàng về nƣớc nhà đầu tƣ sẽ đƣợc xem xét trong trƣờng

hợp này. Khi tiết kiệm chi phí từ sản xuất ở nƣớc ngoài lớn hơn chi phí giao

dịch phát sinh thì FDI này xảy ra. Vì vậy, địa điểm có mức lƣơng thấp, chi phí

vận tải, chi phí thƣơng mại liên quan đến hoạt động SXKD thấp sẽ là địa điểm

ƣa thích của nhà đầu tƣ.

Nhƣ vậy, lý thuyết này chỉ ra nhiều yếu tố góp phần tạo nên lợi thế địa

điểm hấp dẫn nhà ĐTNN nhƣ: vị trí địa lý, CSHT, quy mô và tiềm năng thị

trƣờng, chi phí lao động, nguyên liệu, sự sẵn có tài nguyên, chính sách hỗ trợ.

Đây cũng chính là lợi thế của các nền kinh tế chuyển đổi khi các nƣớc này thực

hiện chính sách mở cửa. Với tiềm năng của thị trƣờng mới, lực lƣợng lao động

dồi dào, giá rẻ, chính sách ƣu đãi về thuế đã tạo ra cơ hội cho nhà đầu tƣ dễ dàng

thiết lập nhà máy, khai thác những lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

+ Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng

Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà

ĐTNN đầu tƣ vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lƣới giao thông, mạng lƣới

Page 58: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

52

thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lƣợng, cấp thoát nƣớc, các công trình

công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh nhƣ cảng biển, sân bay,...cơ sở hạ tầng

tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà ĐTNN giảm các chi phí gián

tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tƣ. Thực tế

thu hút tại các địa phƣơng trong cả nƣớc cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi

nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của các nhà đầu tƣ.

Mạng lƣới giao thông cũng đóng góp một phần quan trọng vào thu hút

vốn FDI, là cơ sở để vận chuyển vật liệu, đi tiêu thụ sản phẩm và quan trọng

nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới nhƣ cảng biển, cảng hàng

không... Các tuyến đƣờng giao thông trọng yếu cũng làm cầu nối sự giao lƣu

phát triển kinh tế giữa các địa phƣơng của một quốc gia. Một mạng lƣới giao

thông đa phƣơng tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tƣ giảm đƣợc chi phí vận

chuyển không cần thiết.

Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ

thông tin nhƣ hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trƣờng ở

mọi nơi đƣợc truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ

đánh mất cơ hội kinh doanh. Môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn dƣới con mắt của nhà

đầu tƣ đó phải có hệ thống thông tin liên lạc rộng lớn và cƣớc phí rẻ. Ngoài ra,

hệ thống các ngành dịch vụ nhƣ: tài chính ngân hàng, bƣu chính viễn thông, tƣ

vấn hay cung cấp năng lƣợng và nƣớc sạch... đảm bảo cho việc sản xuất quy mô

lớn và liên tục, các dịch vụ này nếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất thì sẽ

gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tƣ.

+ Chất lƣợng nguồn nhân lực tại địa phƣơng

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của thu hút vốn FDI là chất

lƣợng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất

cần thiết để các nhà đầu tƣ lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tƣ muốn mở

Page 59: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

53

một nhà máy thì trên phƣơng diện nguồn nhân lực nhà đầu tƣ sẽ chọn khu vực

có thể đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng của lao động, ngoài ra giá cả

sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tƣ. Chất

lƣợng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực có

hàm lƣợng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra,

yếu tố văn hoá cũng ảnh hƣởng tới yếu tố lao động nhƣ sự cần cù, tính kỷ luật, ý

thức trong lao động...

Vì vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tác động tới các nhà

ĐTNN khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, để có lực lƣợng lao động tốt thì lại

phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lƣợng đào tạo nghề.

+ Thể chế, thủ tục hành chính liên quan đến FDI tại địa phƣơng

Ở cấp độ địa phƣơng, các nghiên cứu cho rằng, ngoài sự ảnh hƣởng của

thể chế trung ƣơng, thể chế và thực thi pháp luật thực tế của chính quyền địa

phƣơng cũng ảnh hƣởng mạnh đến thu hút FDI ở địa phƣơng trong mỗi quốc

gia. Trong nền kinh tế chuyển đổi, cải cách ban đầu thực hiện chủ yếu ở thể chế

trung ƣơng, sau đó ảnh hƣởng trực tiếp đến thể chế địa phƣơng. Tuy nhiên, việc

thực thi pháp luật và quy định đƣợc ban hành bởi chính quyền trung ƣơng ở mỗi

địa phƣơng khác nhau do sự khác biệt về khía cạnh nhận thức và quy tắc ứng xử

của chính quyền địa phƣơng. Hơn nữa, một số nền kinh tế chuyển đổi Trung

Quốc, Việt Nam và Nga thực hiện chính sách phân quyền, chính quyền địa

phƣơng có thể quyết định cách thức thực thi chính sách trung ƣơng đƣa ra. Vì

vậy, lãnh đạo địa phƣơng thƣờng có ảnh hƣởng đến sự thay đổi việc thực thi thể

chế theo những quy tắc và nhận thức riêng của họ. Nếu quy định đƣợc thực hiện

cứng nhắc, việc nhận thức quy định không đúng, nhà đầu tƣ sẽ gặp nhiều cản trở

về tham nhũng, sự chậm trễ thủ tục hành chính tại địa phƣơng. Ngƣợc lại, cách

cƣ xử mang tính thân thiện và hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng sẽ giúp nhà

đầu tƣ giảm khó khăn, chi phí giao dịch nên sẽ khuyến khích đầu tƣ trong vùng.

Page 60: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

54

Hơn nữa, thể chế chính thức trong nền kinh tế này còn khá mơ hồ. Vì thế, trên

thực tế, mức độ ảnh hƣởng của chính quyền địa phƣơng dựa trên các thể chế phi

chính thức nhiều hơn thể chế chính thức (Meyer, 2005).

Thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự

thành công của việc thu hút vốn FDI. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn

nhẹ, rõ ràng thì sức hút của môi trƣờng đầu tƣ đối với các nhà ĐTNN càng lớn.

Thủ tục hành chính ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động đầu tƣ, nếu thủ tục hành

chính không đƣợc quan tâm sát sao dễ tạo ra hiện tƣợng nhũng nhiễu, tiêu cực từ

đó làm tăng chi phí kinh doanh, làm mất lòng tin của các nhà ĐTNN. Ngoài quy

trình thực hiện chung, cách thực hiện tục hành chính của mỗi địa phƣơng là khác

nhau, vì vậy có những nơi nhà đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp

giấy phép đầu tƣ, đăng ký kinh doanh.... Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN trong quá trình đăng ký, triển khai

thực hiện dự án đầu tƣ cũng nhƣ giảm các chi phí cả về vật chất và thời gian, tạo

dựng đƣợc độ tin cậy của các nhà ĐTNN.

- Yếu tố địa phƣơng hóa

Bên cạnh nghiên cứu ảnh hƣởng của lợi thế địa điểm truyền thống, các

nhà nghiên cứu kinh doanh quốc tế tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng nền kinh tế

tích tụ đến quyết định địa điểm FDI. Lý thuyết địa phƣơng hóa (lý thuyết tích tụ)

giải thích lý do các công ty trong cùng ngành, cùng nƣớc xuất xứ có xu hƣớng

tập trung ở cùng quốc gia, khu vực, đồng thời, cũng lý giải thành công trong thu

hút FDI của Trung Quốc bằng cách thiết lập KCN, KCX. Địa phƣơng hóa ngành

công nghiệp là mật độ của các công ty trong cùng một ngành ở khu vực địa lý

(Head và cộng sự, 1995). Cơ chế khuyến khích sự tập trung của các công ty

cùng ngành là sự tồn tại của nền kinh tế tích tụ. Tích tụ kinh tế tạo ra yếu tố bên

ngoài thuận lợi phát sinh từ các CCN trong khu vực. Địa phƣơng hóa ngành

công nghiệp tạo ra 3 yếu tố bên ngoài thuận lợi, khích thích sự có mặt của các

Page 61: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

55

công ty mong muốn tích tụ (Marshall, 1920), đó là:

(i) Cho phép công ty hƣởng lợi từ lan truyền công nghệ.

(ii) Cung cấp thị trƣờng lao động chuyên môn chung.

(iii) Tạo ra thị trƣờng đầu vào trung gian chuyên ngành chung cho ngành

công nghiệp với sự đa dạng và chi phí thấp.

Tuy nhiên, lý thuyết này bỏ qua sự không đồng nhất và sự cạnh tranh giữa

các công ty. Công ty có thể hấp thụ kiến thức và có thể là nguời cung cấp kiến

thức. Vì vậy, công ty quyết định lựa chọn địa điểm để khai thác kiến thức địa

phuơng của công ty khác và giảm rò rỉ kiến thức của mình cho đối thủ cạnh

tranh. Nhƣ vậy, lý thuyết tích tụ cho thấy, yếu tố CCN ảnh huởng tích cực đến

quyết định địa điểm nên có sức hấp dẫn thu hút FDI. Tuy nhiên, nhà đầu tu cũng

chịu tác động tiêu cực nhƣ: của sự lan tỏa công nghệ, mất nhân viên cho đối thủ,

chia sẻ nhà phân phối và nhà cung cấp với các công ty khác. Quyết định có tham

gia vào CCN hay không tùy thuộc vào đặc điểm và động cơ của từng công ty.

- Phƣơng pháp tiếp cận chi phí thông tin

Quyết định địa điểm FDI chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi thông tin bất đối

xứng, không thể dự đoán về môi trƣờng kinh doanh nƣớc chủ nhà. Không nhƣ

nhà đầu tƣ trong nƣớc, nhà ĐTNN thƣờng thiếu thông tin về thị trƣờng sản

phẩm, yếu tố đầu vào, thể chế chính trị, xã hội của nƣớc chủ nhà. Họ phải trả chi

phí cao để tìm kiếm thông tin về nhà cung cấp, cơ hội thị trƣờng, lao động có tay

nghề (Arrow, 1972). Do đó, địa điểm hấp dẫn sẽ là nơi mà thông tin cần thiết

cho kinh doanh dễ dàng đƣợc tiếp cận.

Để ra quyết định đầu tƣ, công ty thƣờng sử dụng cả thông tin công cộng

và thông tin riêng (He, 2002). Thông tin công cộng (quy mô thị trƣờng, tăng

trƣởng kinh tế, CSHT, chính sách đầu tƣ) thƣờng dễ dàng tiếp cận ở đô thị lớn.

Ngƣợc lại, thông tin riêng (chiến lƣợc lựa chọn đối tác, thực thi chính sách thu

hút FDI của chính quyền trên thực tế) thƣờng có đƣợc thông qua mối quan hệ cá

Page 62: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

56

nhân, mạng lƣới nhà ĐTNN trong vùng. Do đó, nhà đầu tƣ thƣờng xác định địa

điểm ở khu vực đô thị, thành phố để tiết kiệm chi phí khai thác thông tin do gần

gũi thị trƣờng, nguồn cung lao động, dịch vụ thông tin liên lạc, tài chính, thƣơng

mại tốt. Ngoài ra, họ cũng ƣu thích tập trung ở KCN, gần với công ty khác để

học hỏi kinh nghiệm của nhà đầu tƣ đi trƣớc trong môi trƣờng hoạt động kinh

doanh mới nhằm giảm chi phí thông tin.

Nhƣ vậy, nhà ĐTNN xác định địa điểm ở nơi mà họ có thể giảm thiểu chi

phí thông tin phát sinh do sự khác biệt tự nhiên, văn hóa. Lý thuyết địa phƣơng

hóa cho rằng, giảm chi phí (đặc biệt thông tin) là động cơ quan trọng thúc đẩy

công ty tích tụ. Tuy nhiên, tiếp cận thông tin dễ hay khó phụ thuộc vào thể chế

và thực thi của địa phƣơng nƣớc chủ nhà. Do vậy, phƣơng pháp này thực chất là

kết hợp giữa lý thuyết địa phƣơng hóa và quan điểm thể chế để giải thích quyết

định địa điểm FDI nên yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm đầu tƣ là thể chế

và KCN.

- Năng lực và tƣ tƣởng nhận thức của lãnh đạo, hoạt động của cơ

quan xúc tiến tại địa phƣơng

Tƣ tƣởng nhận thức, thái độ của lãnh đạo các địa phƣơng cũng là yếu tố

tác động mạnh đến thu hút vốn FDI vào địa phƣơng đó. Nếu lãnh đạo của địa

phƣơng thấy đƣợc vai trò của vốn FDI thì sẽ có những ƣu tiên, tạo môi trƣờng

điều kiện thuận lợi, chủ động trong việc tìm đối tác ĐTNN phù hợp để thu hút

đƣợc các nguồn vốn FDI về với địa phƣơng của mình. Hoạt động có hiệu quả

của các cơ quan xúc tiến đầu tƣ tại các địa phƣơng cũng có vai trò hết sức quan

trọng và là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đƣợc vốn FDI.

2.2.2.3. Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

- Môi trƣờng kinh tế thế giới

Do đặc tính của FDI là hết sức nhạy cảm với các biến động của môi

trƣờng kinh tế quốc tế, đây là nhân tố khách quan tác động đến các dòng vốn

Page 63: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

57

ĐTNN vào các nƣớc. Khi nền kinh tế thế giới có sự ổn định sẽ tác động tích cực

đến sự di chuyển các dòng vốn ĐTNN, làm cho quá trình thu hút đầu tƣ của các

nƣớc thuận lợi hơn rất nhiều, ngƣợc lại khi môi trƣờng kinh tế thế giới không ổn

định, tình trạng lạm phát cao, suy thoái kinh tế diễn ra nhiều nơi thì sẽ rất khó

khăn cho các nƣớc tiếp nhận dòng vốn từ các nhà ĐTNN. Ở nƣớc ta, dòng vốn

FDI cũng biến động theo sự biến động của môi trƣờng kinh tế thế giới, nhƣ do

cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 nên dòng vốn FDI vào

nƣớc ta những năm sau đó giảm sút nhiều khi năm 1998 chỉ bằng 81,1% năm

1997 và đến năm 1999 thu hút vốn FDI chỉ bằng 46,8% năm 1998, xu hƣớng

đầu tƣ lại chuyển sang các dự án quy mô vừa và nhỏ. Sau giai đoạn đó, khi nền

kinh tế thế giới có sự phục hồi, thì dòng vốn đầu tƣ vào nƣớc ngoài bắt đầu tăng

nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

- Hƣớng dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế

Đây là nhân tố bên ngoài có ý nghĩa quyết định đến khả năng thu hút vốn

FDI của quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng. Mức độ tăng, giảm của

việc thu hút vốn FDI chịu sự chi phối của xu hƣớng vận động của các dòng vốn

FDI trên thế giới. Nếu quốc gia nằm trong khu vực mà dòng vốn FDI đang

hƣớng tới thì khả năng tiếp nhận vốn FDI của quốc gia hay địa phƣơng đó là

thuận lợi và ngƣợc lại khi các quốc gia nằm ngoài vùng dịch chuyển của dòng

vốn FDI thì sẽ rất khó cho các quốc gia thu hút đƣợc nguồn vốn này.

Đón bắt đƣợc xu hƣớng chuyển dịch vốn FDI trên thế giới là một yếu tố

quan trọng để chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng đƣa ra các chính sách phù

hợp để tiếp nhận dòng vốn FDI chuyển về. Nằm trong vùng kinh tế phát triển

năng động của thế giới, trong những năm gần đây khu vực Đông Nam Á đã trở

thành khu vực hấp dẫn của các nhà ĐTNN. Điều này là do so với các nƣớc phát

triển thì khu vực này có mức độ cạnh tranh thấp hơn, hơn nữa giá nhân công của

khu vực này tƣơng đối rẻ, môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc cải thiện. Là một

Page 64: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

58

quốc gia nằm trong khu vực hấp dẫn các nhà ĐTNN, nƣớc ta có cơ hội đón dòng

chảy FDI đổ về nếu biết tận dụng lợi thế so sánh của mình và cải thiện tốt hơn

nữa về môi trƣờng đầu tƣ. Khi vốn FDI vào quốc gia thì việc thu hút vốn FDI

vào vùng kinh tế nào đó của đất nƣớc sẽ dễ dàng hơn bằng các chính sách thích

hợp riêng cho từng vùng.

- Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

+ Tiềm lực tài chính của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Tiềm lực tài chính của các nhà ĐTNN là một trong những yếu tố quyết

định đến khả năng thực hiện các hoạt động đầu tƣ của họ, với việc các quốc gia

tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và có nhiều cơ hội để kinh doanh nhƣng nếu

không có khả năng tài chính thì các nhà ĐTNN cũng không thể thực hiện đầu tƣ

đƣợc. Đối với nƣớc nhận đầu tƣ, trƣớc khi cấp phép đầu tƣ cũng phải thẩm định

năng lực tài chính của nhà đầu tƣ nhằm đảm bảo dự án đƣợc triển khai đúng nhƣ

đăng ký, điều này giúp nƣớc sở tại hạn chế các nhà ĐTNN đã xin đƣợc giấy

phép đầu tƣ nhƣng không có vốn để triển khai các dự án, thậm chí rút vốn không

triển khai đƣợc gây thiệt hại kinh tế cho nƣớc sở tại.

+ Năng lực kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các nhà ĐTNN muốn hƣớng tới, lợi

nhuận từ việc đầu tƣ lại phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của chính nhà đầu

tƣ. Mặc dù mọi hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh đều do chính các

nhà đầu tƣ chịu trách nhiệm, nếu hoạt động kinh doanh tốt thì lợi nhuận đó

thuộc về họ trong trƣờng hợp bị lỗ thì nhà đầu tƣ chính là ngƣời bị thiệt thòi

nhƣng khi nƣớc nhận đầu tƣ đánh giá đƣợc năng lực kinh doanh của nhà ĐTNN

thì đó chính là cơ sở để tìm đƣợc các nhà đầu tƣ tốt. Các nhà đầu tƣ này với

năng lực kinh doanh tốt, khả năng tạo ra lợi nhuận cao chính là cơ sở để họ tiếp

tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều cho sự phát triển

Page 65: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

59

kinh tế và cũng tạo ra nhiều tác động lan toả tích cực thúc đẩy, lôi cuốn các nhà

ĐTNN khác.

- Động cơ, chiến lƣợc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Khi giải thích lợi thế địa điểm hấp dẫn FDI, Dunning cho rằng, mỗi

ngành công nghiệp khác nhau thƣờng có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa

khác nhau nên động cơ đầu tƣ của công ty sẽ khác nhau, do đó, yếu tố lợi thế địa

điểm ảnh hƣởng đến từng ngành công nghiệp khác nhau (Dunning, 1993). Ông

phân FDI thành bốn loại: đầu tƣ tìm kiếm tài nguyên, thị trƣờng, hiệu quả và tài

sản chiến lƣợc.

Đối với FDI tìm kiếm tài nguyên nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực

kỹ thuật, nguồn nhân lực sẵn có, MNE tận dụng lợi thế của mình để khai thác

các tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, sau đó xuất khẩu sang các thị trƣờng

khác. Do đó, sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên, dễ tiếp cận, lao động dồi dào,

chi phí thấp, trình độ cao, sự sẵn có của CSHT, chính sách ƣu đãi sẽ hấp dẫn loại

FDI này.

Đối với FDI tìm kiếm thị trƣờng, động cơ công ty là khai thác thị trƣờng

mới do suy giảm thị trƣờng trong nƣớc. Với năng lực và nguồn lực sẵn có, công

ty thâm nhập thị trƣờng mới bằng cách sản xuất tại chỗ thay vì xuất khẩu để

giảm chi phí thâm nhập hoặc cung cấp dịch vụ còn đầy tiềm năng tại thị trƣờng

này nhƣ: nƣớc, điện, viễn thông. Do vậy, quy mô, triển vọng thị trƣờng, đặc

điểm ngƣời tiêu dùng, quy định liên quan đến rào cản nhập khẩu và ƣu đãi đối

với sản xuất tại chỗ của nƣớc chủ nhà, lợi thế gắn liền với tiếp cận thị trƣờng

khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này, trong đó, quy mô và tiềm năng thị trƣờng đƣợc

xem là quan trọng nhất (Agarwal, 1992).

Đối với loại FDI tìm kiếm hiệu quả, động cơ công ty là cơ cấu lại danh

mục đầu tƣ để đạt hiệu quả trong kinh doanh nhƣ: chuyên môn hóa sản xuất để

tìm kiếm lợi nhuận do sự khác biệt về giá yếu tố đầu vào, đầu ra và đa dạng hóa

Page 66: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

60

rủi ro. Do đó, yếu tố chi phí lao động, vị trí địa lý, tài nguyên, ƣu đãi của nƣớc

chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này.

Đối với FDI tìm kiếm tài sản chiến lƣợc, động cơ của công ty là theo đuổi

sự hoạt động chiến lƣợc thông qua việc mua lại công ty (hay tài sản) đã tồn tại

để bảo vệ lợi thế sở hữu, duy trì vị thế cạnh tranh toàn cầu, hoặc đầu tƣ ra nƣớc

ngoài để tìm kiếm năng lực nghiên cứu và phát triển. Do đó, nguồn nhân lực

chất lƣợng cao, CSHT hiện đại, đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển, trình độ

phát triển công nghệ là yếu tố hấp dẫn loại FDI này. Sự phát triển trung tâm

nghiên cứu và phát triển Singapore, trung tâm phần mềm tại Ân Độ là ví dụ điển

hình đối với thu hút FDI nhờ thuận lợi về nguồn nhân lực chất lƣợng và hạ tầng

viễn thông phát triển (Phan Văn Tâm, 2011).

Nhƣ vậy, tùy động cơ của FDI mà yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên, lao

động, thị trƣờng, CSHT, hay chính sách ƣu đãi sẽ ảnh hƣởng thu hút FDI. Nhƣ

vậy, các nƣớc muốn thu hút đƣợc vốn FDI thì ngoài yếu tố hoàn thiện về môi

trƣờng đầu tƣ, về các chính sách đối ngoại, về hoạt động xúc tiến... còn phải

quan tâm đến chiến lƣợc của các nhà ĐTNN. Trên thế giới hiện nay bị chi phối

nhiều bởi các nhà đầu tƣ lớn đó chính là MNE, TNCs và nhà đầu tƣ đến từ các

nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Những nhà ĐTNN này có tiềm

lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tƣ quốc tế, có uy tín trong

kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh của họ có xu hƣớng đầu tƣ vào các ngành

công nghệ cao, ngành chế tác, sử dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có

nhiều triển vọng trong kinh doanh.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG THU HÚT VỐN

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Page 67: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

61

Năm 1978, bắt đầu thực hiện ―cải cách và mở cửa‖ nền kinh tế, mở cửa và

hội nhập là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ chiến lƣợc đó. Thu hút FDI là

lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. Từ khi

thực hiện chính sách cải cách, mở cửa đến nay nó đƣợc coi là ―chìa khoá vàng‖

của sự tăng trƣởng kinh tế ở Trung Quốc.

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, nguồn FDI vào

Trung Quốc đã tăng lên từng năm, từ 3 tỷ USD năm 1990 lên 40 tỷ năm 2000,

72 tỷ năm 2005 và 92,4 tỷ năm 2008, năm 2010 là 114,7 tỷ và đến năm 2011 là

124 tỷ USD. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu

hút vốn FDI lớn nhất thế giới, hiệu quả của nguồn vốn FDI là khá cao. Với 1

triệu USD vốn nƣớc ngoài, Trung Quốc đã sử dụng đƣợc 117 lao động, doanh

thu xuất khẩu đạt 342.000 USD, thu ngân sách đƣợc 53.000 USD. Trong tỷ lệ

tăng trƣởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong những năm qua, có khoảng

4 - 5% thuộc về nguồn vốn bên ngoài, đã đóng góp hơn 30% cho sự tăng trƣởng

kinh tế của Trung Quốc. Để tích cực, chủ động thu hút vốn FDI, chính phủ

Trung Quốc đã có những biện pháp hết sức mềm dẻo, linh hoạt và rất có hiệu

quả nhƣ từng bƣớc mở rộng địa bàn thu hút vốn bên ngoài, tạo môi trƣờng kinh

doanh thuận lợi, đa dạng hoá các loại hình đầu tƣ, áp dụng chính sách ƣu đãi...

Theo đánh giá chung, nhu cầu về vốn cho mục tiêu hiện đại hoá của

Trung Quốc là rất lớn. Do đó, đồng thời với việc tích cực huy động vốn trong

nƣớc, Trung Quốc còn tiếp tục khuyến khích đầu tƣ từ bên ngoài, đặc biệt là

nguồn vốn FDI bằng cách giữ vững những điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu

tƣ, những khó khăn sẽ đƣợc nhìn nhận để sửa chữa khắc phục. Trong suốt quá

trình thu hút vốn FDI, Trung Quốc luôn có sự thống nhất quan điểm về thu hút

vốn FDI từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng, thậm chí từng ngƣời dân ―thu hút

nguồn vốn FDI là yêu cầu cấp bách và cần thiết để phát triển kinh tế‖. Chính

phủ không phân biệt đối xử giữa nguồn lực trong và ngoài nƣớc, miễn có ích

Page 68: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

62

cho sự phát triển đất nƣớc đều đƣợc khuyến khích. Trung Quốc không ngừng cải

thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ nhƣ từng bƣớc hoàn

thiện hệ thống pháp lý, mở rộng danh mục khuyến khích đầu tƣ theo thời gian,

xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ, kích thích phát triển kinh tế trong nƣớc, ổn

định đồng tiền, xây dựng môi trƣờng tài chính lành mạnh, phát triển cơ sở hạ

tầng, tích cực hội nhập để mở cửa thị trƣờng, có chính sách hỗ trợ thị trƣờng

chứng khoán phát triển (Dƣơng Thị Bình Minh, 2009).

Thu hút nguồn vốn FDI tại Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn nhƣ

sau:

- Giai đoạn 1979 - 1991: Đây là giai đoạn thử nghiệm, nguồn vốn FDI chủ

yếu từ một số nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật Bản và tập trung vào lĩnh vực chế biến,

thƣơng mại, chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn này, tổng vốn FDI đăng ký

50,94 tỷ USD, vốn thực hiện 26,25 tỷ USD, quy mô trung bình 1,21 triệu

USD/dự án. Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc vay nƣớc ngoài 527,43 tỷ

USD để phát triển kinh tế, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, do vậy nguồn vốn FDI đóng vai

trò bổ sung cho hình thức vay nƣớc ngoài về nguồn ngoại tệ để phát triển đất

nƣớc.

- Giai đoạn 1992 - 2000: Là giai đoạn tiếp nhận ĐTNN quy mô lớn và có

hệ thống. Sau hơn 10 năm nỗ lực cải cách và mở cửa, phát triển cơ sở hạ tầng,

chính sách thu hút đầu tƣ mới đã tạo lòng tin cho các nhà ĐTNN và thu hút

đƣợc lƣợng vốn FDI cam kết 623,5 tỷ USD, vốn thực hiện 323,38 tỷ USD.

Nguồn vốn FDI đƣợc đa dạng hoá, chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu và đƣợc

tập trung vào công nghiệp chế tạo.

- Giai đoạn sau gia nhập WTO: Thu hút đƣợc 1.573,71 tỷ USD vốn cam

kết, số vốn thực hiện là 1.273,19 tỷ USD, bình quân gần 55 tỷ USD/năm. Đến

giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện chính sách thu hút đa lĩnh vực, đa thành

phần, một số lĩnh vực trƣớc đây bị hạn chế nay đã đƣợc mở cửa. Nhƣ vậy, Trung

Page 69: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

63

Quốc đã có những thay đổi chiến lƣợc thu hút FDI từ mở cửa thử nghiệm sang

mở cửa theo lộ trình đã cam kết, chuyển từ mở cửa đơn phƣơng Trung Quốc

thành mở cửa đa phƣơng Trung Quốc và các thành viên WTO làm cho các

doanh nghiệp ĐTNN đã bƣớc hẳn vào Trung Quốc. Đến năm 2010 đã có hầu hết

trong tổng số 500 công ty hàng đầu trên thế giới đầu tƣ vào Trung Quốc và ngày

càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia coi Trung Quốc là trọng điểm đầu tƣ của

họ. Kể từ năm 1993, Trung Quốc luôn là nƣớc nhận vốn FDI lớn nhất trong số

các nƣớc đang phát triển và từ năm 2002 là một trong số ít các quốc gia có môi

trƣờng hấp dẫn và thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới. (Nguyễn Minh Phong -

Nguyễn Tiến Cơi, 2008)

Thành công trong thu hút nguồn vốn FDI tại Trung Quốc có đƣợc là do:

- Trung Quốc không có Luật Đầu tƣ chung cho ĐTNN mà chỉ quy định các

hình thức ĐTNN phù hợp và đƣợc thể chế hoá bằng các luật riêng rẽ nhằm mục

đích giúp các nhà đầu tƣ có thể lựa chọn cho mình hình thức đầu tƣ thích hợp

nhất.

- Trung Quốc cho phép các nhà ĐTNN linh động chuyển đổi hình thức đầu

tƣ, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có cơ hội tìm kiếm và sửa

đổi hình thức đầu tƣ phù hợp nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những quy

định rất chặt chẽ về việc chuyển đổi các hình thức đầu tƣ để các bên tham gia

đều có lợi và song song tạo điều kiện để cơ quan quản lý FDI giám sát tốt các

hoạt động FDI.

- Trung Quốc quy định rất chặt chẽ về góp vốn FDI không phải bằng tiền,

việc quản lý vốn này rất phức tạp nhƣ về định giá và mức độ hiện đại của công

nghệ nhƣng Trung Quốc lại quy định rất thoáng về việc chỉ dựa vào thoả thuận

giữa các bên trên nguyên tắc công bằng và hợp lý hoặc đƣợc xác định bởi bên

thứ ba theo sự thoả thuận của các bên để tính giá trị các loại vốn góp. Trung

Quốc đã đƣa ra hàng loạt các yêu cầu khác phải đáp ứng để đảm bảo việc góp

Page 70: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

64

vốn này thực sự mang lại lợi ích cho nƣớc chủ nhà nhƣ đảm bảo các máy móc

đó thực sự cần thiết cho nền kinh tế, có khả năng tăng năng suất lao động, khả

năng tạo ra sản phẩm mới thiết yếu cho tiêu dùng trong nƣớc...

-Trung Quốc cho phép các dự án FDI đƣợc quyền thế chấp quyền sử dụng

đất để thế chấp vay vốn. Việc thế chấp này phải đăng ký với sở địa chính là cơ

quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.(Dƣơng Thị Bình Minh, 2009)

Trung Quốc ƣu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị trong khu vực này,

cho phép các địa phƣơng sử dụng các biện pháp phù hợp để thu hút FDI nhƣ:

khuyến khích nhà ĐTNN liên doanh với doanh nghiệp trong nƣớc đang bị thua

lỗ, các vùng khó khăn đƣợc miễn tiền thuê đất và cho phép thành lập doanh

nghiệp liên doanh với thời hạn 99 năm.

Nhằm giảm bớt rủi ro, Trung Quốc thực hiện mở cửa từng bƣớc vững

chắc và từng khu vực. Lúc đầu thành lập 5 đặc khu kinh tế là Thẩm Quyến, Chu

Hải, Hải Nam, Hạ Môn và Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm

1984, tiếp tục mở cửa 14 thành phố duyên hải, đầu những năm 1990, phố Đông

của Thƣợng Hải và một số thành phố của vùng châu thổ sông Hoàng Hà, Châu

Giang, bán đảo Liêu Đông, Gia Đông và vùng phía trong lục địa cũng từng bƣớc

đƣợc mở cửa. Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tập trung đầu tƣ xây dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, trung tâm công cộng.

Cho phép các địa phƣơng khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tƣ cơ sở hạ

tầng.(Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Tiến Cơi, 2008)

- Trung Quốc đã tiến hành cải cách hành chính sâu rộng và triệt để theo

hƣớng đơn giản và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN. Mở rộng thẩm quyền

cho các địa phƣơng để phát huy nội lực, tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng.

Địa phƣơng có thể phê chuẩn hoặc quyết định các dự án đầu tƣ đến 30 triệu

USD và chỉ cần báo cho Trung ƣơng biết.

Page 71: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

65

- Trung Quốc cũng đã chú trọng và khuyến khích đầu tƣ đối với Hoa

kiều trên quan điểm coi trọng tính dân tộc.(Dƣơng Thị Bình Minh, 2009)

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Trong các nƣớc đang phát triển, Malaysia đƣợc đánh giá là nƣớc thành

công trong thu hút vốn FDI để thực hiện công nghiệp hoá. Xuất phát điểm là

một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp nên Malaysia

luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc vì coi đây là

yếu tố then chốt để thực hiện công nghiệp hoá. Xuất phát từ quan điểm nhƣ vậy,

Malaysia luôn tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của mình để thu hút vốn FDI.

Nhờ đó, dòng vốn FDI đổ vào Malaysia ngày càng nhiều và đã góp phần to lớn

tạo ra sự tăng trƣởng ―thần kỳ‖ của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Nhờ vào

chính sách đầu tƣ thông thoáng, ĐTNN của Malaysia năm 1991 đạt 6,4 tỷ USD

và đến năm 1996 chiếm hơn 1/2 tổng số vốn đầu tƣ trong cả nƣớc. Các nƣớc đầu

tƣ lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đài Loan tƣơng ứng đạt 7,02 tỷ USD và

2,29 tỷ USD. Theo UNCTAD, thu hút FDI của Malaysia năm 2005 là 3,97 tỷ

USD, năm 2006 là 6,05 tỷ USD và đến năm 2007 là 8,4 tỷ USD cho thấy tốc độ

thu hút nguồn vốn FDI của Malaysia là cao, năm 2008 Malaysia đã thu hút FDI

tới 7,3 tỉ USD. Thế nhƣng, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tiền tệ tín

dụng thế giới, nƣớc này chỉ thu hút gần 2 tỉ USD FDI. Năm 2010, kinh tế

Malaysia khởi sắc với mức tăng trƣởng GDP 5%, nên FDI đổ vào tăng lên đáng

kể đạt 9,1 tỉ USD và đến năm 2011 mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn

nhƣng Malaysia vẫn thu hút đƣợc 11,6 tỷ USD (Nguyễn Minh Phong - Nguyễn

Tiến Cơi, 2008).

Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Malaysia chủ yếu tập trung vào:

- Malaysia đã xây dựng đƣợc một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết

dân tộc cao mặc dù Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc.

Page 72: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

66

- Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn nhằm để các nhà đầu tƣ ngắn

hạn ở Malaysia ƣớc tính đƣợc chính xác chi phí đầu tƣ tại Malaysia. Đồng thời

điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhằm khuyến khích và ổn định môi trƣờng đầu tƣ dài

hạn.

- Đối với vấn đề sở hữu và đảm bảo vốn FDI, để tăng lòng tin cho các nhà

ĐTNN, chính phủ Malaysia cam kết không tịch thu hoặc quốc hữu hoá đối với

tài sản hợp pháp của ngƣời nƣớc ngoài và không đòi bên nƣớc ngoài phải điều

chỉnh tỷ lệ góp vốn trong các dự án đã đƣợc cấp phép. Đồng thời tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho các chủ ĐTNN chuyển lợi nhuận, vốn và các tài sản khác của

mình về nƣớc. Những cam kết này đƣợc ghi rõ trong các hiệp định bảo đảm đầu

tƣ và các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Malaysia.

- Khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất, các dự án đầu tƣ lớn, công

nghệ cao và hƣớng vào xuất khẩu. Malaysia đã trở thành một trong những trung

tâm sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới, thời gian qua do thiếu hụt lao động

trong nƣớc nên chính phủ nƣớc này đã đƣa ra một số tiêu chí đối với việc cấp

phép đầu tƣ nhƣ vốn đầu tƣ trên lao động phải lớn hơn 18.300 USD thì mới

đƣợc coi là dự án ít sử dụng lao động... điều này cho thấy Malaysia đã chủ động

trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tƣ phù hợp với thực tế.

- Malaysia cũng đã thực hiện nhiều biện pháp ƣu đãi để đẩy mạnh thu hút

vốn FDI nhƣ ƣu đãi về thuế cho những doanh nghiệp đi tiên phong trong vòng 5

năm theo đó những doanh nghiệp này chỉ phải nộp 30% số thu nhập chịu thuế

bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất với số lƣợng sản phẩm đạt ít nhất 30% công

suất, ƣu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án có tính chất liên kết

công nghiệp, các dự án có tầm quan trọng quốc gia. Đặc biệt, Malaysia khuyến

khích đầu tƣ vào các loại hình khu công nghiệp, thúc đẩy tƣ nhân đầu tƣ vào các

Page 73: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

67

khu công nghiệp, có nhiều dự án lớn nhằm thu hút đầu tƣ nhƣ dự án “Tầm nhìn

2020 ‖. (Akami, 2008)

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Là một nƣớc có khá nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam, nhƣng Thái

Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó

để phát triển đất nƣớc. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh

hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái

Lan đi vào giai đoạn hồi phục.

Nhằm xoá bỏ những nghi ngại về tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trƣớc

con mắt các nhà ĐTNN và để cải thiện tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, Thái

Lan đã tăng cƣờng tính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án

khổng lồ, tìm nguồn tài chính từ lĩnh vực tƣ, cải thiện giáo dục nhằm chuẩn bị

cho thế hệ trẻ bƣớc vào toàn cầu hóa... Dƣới đây là một số kinh nghiệm trong

việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Thái Lan:

- Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư

Môi trƣờng pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà

ĐTNN. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tƣ

đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu

tƣ là những bí quyết của các nƣớc châu Á thành công nhất, trong đó có Thái

Lan. Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng một cửa đơn giản,

với những hƣớng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, Thái Lan còn ban

hành Luật xúc tiến thƣơng mại, trong đó quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành

nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tƣ. Ngoài ra, Thái Lan cũng thực

hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nƣớc từng

giai đoạn, ngắn và trung hạn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lƣu quốc tế

Page 74: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

68

luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Cũng nhƣ các nƣớc Châu Á

khác, Thái Lan đã thấy đƣợc tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này.

Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xƣởng, đƣờng giao

thông, viễn thông, dịch vụ,... nhằm tạo môi trƣờng hấp dẫn và dễ dàng cho các

nhà đầu tƣ khi hoạt động trên đất nƣớc mình.

Thái Lan chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng: hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt,

hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho

phát triển kinh tế và du lịch. Nƣớc này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn

thông, bƣu điện, mạng internet thông suốt cả nƣớc phục vụ cho hoạt động kinh

doanh quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Một trong những tiêu chí để các nhà ĐTNN quan tâm là thị trƣờng lao

động ở nƣớc sở tại. Thị trƣờng lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ

lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới

chính là bí quyết thu hút đầu tƣ của các nƣớc châu Á thành công nhất. Thái Lan

rất coi trọng đầu tƣ cho giáo dục, có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các

ngành toán, máy tính.

- Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập

khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông

nghiệp

Các dự án FDI trong nông nghiệp tại Thái Lan đƣợc miễn giảm đến 50%

thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà đƣợc cơ

quan quản lý đầu tƣ công nhận là thuộc loại thiết bị đƣợc khuyến khích đầu tƣ.

Riêng đối với các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản

phẩm xuất khẩu, đƣợc miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5

năm.

Đối với các dự án đầu tƣ và các lĩnh vực nhƣ trồng lúa, trồng trọt, làm

Page 75: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

69

vƣờn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác

muối... trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép

đầu tƣ đối với những dự án đƣợc hội đồng đầu tƣ cho phép, trong nh ững dự án

này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà ĐTNN không đƣợc

nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế ĐTNN trong những ngành nghề nhất định mà

chƣa thực sự sẵn sàng hợp tác với nƣớc ngoài nhƣ: sản xuất bột mỳ, đánh bắt

thủy sản, khai thác lâm sản,.

Là một quốc gia có nền nông nghiệp tƣơng đồng với Việt Nam, thậm chí

có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, Thái Lan đã

vƣơn lên trở thành một nƣớc đứng đầu về xuất khẩu nông sản và với giá trị nông

sản xuất khẩu cao hơn hẳn so với Việt Nam. Nguyên nhân có đƣợc điều đó là do

Thái Lan đã biết định hƣớng FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậm

chí cả những vùng khó khăn nhất. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp

Thái Lan có đƣợc những lợi thế về chất lƣợng và giá cả trên thị trƣờng nông sản

thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo đƣợc một thƣơng hiệu tốt trên thị

trƣờng, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm.

- Phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDI

Công nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI. Mặc dù

hiện nay có những thay đổi trong xu thế đầu tƣ FDI, đó là đầu tƣ vào lĩnh vực

dịch vụ đang tăng lên, nhƣng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong tổng

FDI của toàn thế giới vẫn rất lớn do đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp mang tính

bền vững cao. Đặc biệt, ở các nƣớc đang phát triển mà đa số đều đang ở giai

đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì lĩnh vực công nghiệp còn rất nhiều

tiềm năng phát triển, đồng thời luôn cần một lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn. Bên cạnh

đó, xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ cao hiện nay cho thấy nếu

không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trong dài

Page 76: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

70

hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là

công cụ thu hút FDI của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát

triển.

Tại Thái Lan, Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công

nghiệp hoá và thu hút ĐTNN. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng

động, liên tục đƣợc điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất

nƣớc. Thái Lan luôn xác định nƣớc thu hút đầu tƣ trọng điểm, từ đó, xây dựng

các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tƣ.

Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà

ĐTNN có quốc tịch khác nhau. Để thu hút các nhà ĐTNN, chính phủ Thái Lan

đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào nhƣ nhiên liệu, nguyên

liệu, vật liệu, cƣớc viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lƣu thông hàng hoá,

nới lỏng chính sách thuế thu nhập của ngƣời nƣớc ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của

Thái Lan đó là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức

chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp

hỗ trợ trong nƣớc. Hiện nay, Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba

cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng - linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển

hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong

lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bƣớc nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan

đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng đƣợc sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ

có 15 nhà máy lắp ráp, nhƣng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ

Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải

nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải đƣợc sản

xuất trong nƣớc.

Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp

Page 77: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

71

ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà ĐTNN đã ổn định trong sản

xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lƣợc, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên.

Điều này không những đã kéo theo những dự án đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng sản

xuất ng ay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nƣớc

đầu tƣ sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nƣớc từ đó rút

ra những kinh nghiệm cho vùng KTTĐ miền Trung trong thu hút vốn FDI nhƣ

sau:

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng

cường vai trò của chính quyền địa phương

Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà ĐTNN là cần có sự ổn định

về chính trị - xã hội và môi trƣờng kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho

các nhà ĐTNN. Chính quyền địa phƣơng cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục

cấp giấy phép đầu tƣ, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể

về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp. Phối hợp chặt

chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phƣơng liên quan cũng nhƣ với các cơ quan

Trung ƣơng trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tƣ và theo dõi, đôn đốc

các dự án đầu tƣ sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhƣng vẫn rất

cần sự phối hợp thông tin giữa địa phƣơng với Trung ƣơng. Điều này đặc biệt

quan trọng nhằm tránh các dự án ―bong bóng‖, tức là các dự án đƣợc thổi phồng

lên với mục đích nhanh chóng có đƣợc giấy phép đầu tƣ từ phía chính quyền địa

phƣơng, phô trƣơng thanh thế để huy động vốn và nhất là đƣợc cấp nhiều đất.

Các cấp chính quyền địa phƣơng kiểm tra, giám sát, cùng đồng hành với

nhà ĐTNN để hƣớng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc cho

các dự án đầu tƣ thực hiện đúng cam kết và kiên quyết thu hồi các dự án triển

khai chậm tiến độ, các dự án treo. Phối hợp với Ban quản lý các KCN, KKT

Page 78: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

72

kiểm tra việc chấp hành luật pháp Việt Nam của các nhà ĐTNN nhƣ: bảo vệ môi

trƣờng, tiền công, tiền lƣơng, bảo hiểm, an toàn lao động...

Tăng cƣờng vai trò của các cấp chính quyền trong lĩnh vực ĐTNN là rất

cần thiết để tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ, bảo đảm ĐTNN theo quy hoạch, định

hƣớng của nhà nƣớc, khai thác nguồn lực có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi

trƣờng, bảo đảm sự phát triển bền vững tại địa phƣơng.

Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

tạo thuận lợi cho nhà ĐTNN

Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Vấn đề này

đƣợc các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ

tầng tƣơng đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn

nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trƣờng. Tăng cƣờng chất

lƣợng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tƣ là yêu cầu

cấp bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân

những dự án đang hiện hữu.

Vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác

nhau: vốn ngân sách, vay thƣơng mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích vốn tƣ

nhân đầu tƣ cho các dự án Nhà nƣớc. cần có quy chế ƣu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ

sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tƣ khác nhau vào các dự án, lĩnh vực

trọng điểm. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn

của môi trƣờng đầu tƣ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN, tăng

thu hút vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng...

Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ

Phải thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên

quan đến hoạt động đầu tƣ để vừa khuyến khích các nhà đầu tƣ vừa đảm bảo

phù hợp với các quy định chung của Nhà nƣớc, tránh trƣờng hợp ―xé rào‖ trong

thủ tục hành chính nhƣng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà

Page 79: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

73

đầu tƣ. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và đƣợc công

bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với

các nhà ĐTNN một cách thuận lợi nhất. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện

cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục

thẩm định và cấp phép đầu tƣ, kiên quyết xử lý những trƣờng hợp hạch sách,

nhũng nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và

triển khai cơ chế ―một cửa liên thông‖ trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tƣ, thực

hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.

Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút nguồn vốn FDI

Chính sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất

cần thiết cho các nhà ĐTNN nhƣ: dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ trong thực hiện các thủ

tục hành chính, tƣ vấn pháp luật, cung cấp các thông tin đến thị trƣờng, các

chƣơng trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc các

dịch vụ tài chính, vận tải, kho bãi, hay chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ

sau cấp phép.

Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương

Phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho

các ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo

định hƣớng yêu cầu của thị trƣờng lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế,

của các nhà ĐTNN và yêu cầu việc làm của ngƣời lao động. Phát triển thị

trƣờng lao động và hoàn thiện thị trƣờng lao động theo hƣớng tiếp cận với chuẩn

mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù hợp với

thông lệ và cam kết quốc tế của đất nƣớc trong quá trình hội nhập. Địa phƣơng

phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà

ĐTNN, trong trƣờng hợp không đào tạo đƣợc thì phải có các chính sách thu hút

nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao. Nâng cao trình độ thẩm định

Page 80: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

74

dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phƣơng cũng là vấn đề cần đƣợc quan

tâm, bồi dƣỡng.

Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Chủ động chủ trì và phối

hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển

khai các quy hoạch tổng thể về phát triển KT-XH, quy hoạch không gian sử

dụng đất, cũng nhƣ quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số

dự án đặc thù nhƣ khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với

vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trƣờng tiêu thụ trực tiếp, cần

định hƣớng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KKT, KCN đƣợc xây dựng

phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trƣờng nghiêm

ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành các danh mục, dự án gọi vốn ĐTNN và tiến

hành xúc tiến đầu tƣ có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu

cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trƣờng

tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ƣu đãi cần thiết.

Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà ĐTNN và công nghệ phù hợp

Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin

vào những lời hứa hẹn của nhà ĐTNN mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể khả

thi và đầu tƣ vào khâu bảo vệ môi trƣờng mới cấp phép cho triển khai dự án.

Nếu nhà ĐTNN có quyền lựa chọn địa điểm và nƣớc để đầu tƣ thì địa phƣơng

cũng có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng

dân cƣ. Định hƣớng đầu tƣ, kiên quyết từ chối cấp giấy phép cho các ngành

chƣa khuyến khích, hƣớng vào những ngành mà địa phƣơng cần vốn và công

nghệ để cải tạo, nâng cấp, phát triển. Không chấp nhận cho đầu tƣ những ngành,

lĩnh vực dù tạo nhiều việc làm nhƣng kỹ thuật trung bình, gây ô nhiễm môi

trƣờng. Thành phố Đà Nẵng đã từng từ chối dự án nhà máy cán thép hơn 1 tỷ

USD để bảo vệ môi trƣờng. Phải xem xét kỹ các dự án có vốn đầu tƣ lớn, tìm

hiểu cụ thể thƣơng hiệu và năng lực thực tế của đối tác, thực hiện nguyên tắc

Page 81: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

75

―Chƣa biết rõ về ĐTNN thì chƣa cấp giấy phép đầu tƣ‖. Phải có quan điểm đúng

đắn, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài để bảo đảm

sự phát triển bền vững.

Thứ tám, cần kiến nghị với Nhà nước về hoàn thiện khung pháp lý phù

hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng hơn

Cần có kiến nghị với Nhà nƣớc về những chính sách chƣa phù hợp, gây

cản trở, vƣớng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

ĐTNN; những chính sách ƣu đãi chƣa phù hợp với quy định của pháp luật để từ

đó Nhà nƣớc đƣa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với pháp luật

Việt Nam nhƣng vẫn đảm bảo thông thoáng tạo điều kiện cho các ĐTNN.

Page 82: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

76

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG

ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vùng KTTĐ miền Trung gồm 5 địa phƣơng: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, rộng gần 28 nghìn m2

chiếm 8,45%

diện tích cả nƣớc, có nguồn tài nguyên tƣơng đối đa dạng, phong phú, thuận lợi

cho việc xây dựng các cảng biển nƣớc sâu, phát triển các ngành kinh tế biển và

du lịch. Đây là một trong 4 vùng KTTĐ của Việt Nam.

Vùng KTTĐ miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất nƣớc, có mạng lƣới

giao thông đƣờng bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây;

hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay từng bƣớc đƣợc nâng cấp phục vụ giao

thông quốc tế và trong nƣớc đến các tỉnh, thành phố khác. Khu vực này cũng có

tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm

có: 4 cảng hàng không với 2 cảng hàng không quốc tế là Phú Bài và Đà Nẵng;

ƣu thế về phát triển kinh tế biển và dịch vụ cảng, trung chuyển quốc tế, thủy

sản... nhờ hệ thống cảng biển gồm Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà,

Dung Quất, Quy Nhơn (Cảng Đà Nẵng là cảng container đƣợc trang bị hiện đại

ở khu vực miền Trung và là một trong những cảng thƣơng mại lớn nhất Việt

Nam. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trƣởng bình quân sản lƣợng hàng hóa thông

qua Cảng là 13,4%/năm, trong đó tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng container

là 24%/năm). Hầu hết cảng biển này đều là cảng nƣớc sâu, có khả năng tiếp

nhận tàu trọng tải lớn, nằm không xa hải phận quốc tế… tạo cho vùng KTTĐ

Page 83: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

77

miền Trung dễ trở thành đầu mối giao lƣu kinh tế quốc tế quan trọng với các

nƣớc trong khu vực và thế giới.

3.1.2. Dân số, giáo dục và đào tạo

Vùng KTTĐ miền Trung có dân số khoảng 6,5 triệu ngƣời, chiếm trên

7,0% dân số cả nƣớc (năm 2015) và dự báo đến 2025 là 8,15 triệu ngƣời. Đến

nay, tại vùng có 24 trƣờng đại; 28 trƣờng cao đẳng và 13 trƣờng trung cấp

chuyên nghiệp (TCCN), ngoài ra còn có một hệ thống cơ sở dạy nghề phân bố

trên tất cả các tỉnh thuộc vùng. Cụ thể:

- Thành phố Đà Nẵng: hiện có 09 trƣờng đại học; 13 trƣờng cao đẳng; 07

trƣờng TCCN và 52 cơ sở dạy nghề. Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo

trên địa bàn Đà Nẵng đã cung cấp lực lƣợng lao động dồi dào trong các ngành

kinh tế, kỹ thuật, sƣ phạm, ngoại ngữ. Ngoài ra, các trƣờng đại học trên địa bàn

còn liên kết đào tạo với các trƣờng đại học uy tín của Mỹ, Pháp, Anh,… để đào

tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong các ngành kinh tế, kỹ thuật. Hệ thống

đào tạo nghề cung cấp nhân lực cho các ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách

sạn, sản xuất và chế biến, cơ khí, điện, công nghệ thông tin, kinh doanh và quản

lý.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: hiện có 09 trƣờng đại học, 01 học viên, 05 trƣờng

cao đẳng và 01 trƣờng TCCN. Các ngành đào tạo chủ yếu: Y dƣợc, Nông lâm,

Sƣ phạm, Kinh tế, Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Khoa học… Đại học Huế cũng đã

liên kết đào tạo, nghiên cứu với 43 trƣờng, tổ chức quốc tế để nâng cao chất

lƣợng đào tạo. Đào tạo nghề chủ yếu tập trung trong các ngành du lịch, công

nghệ tự động, cơ khí, điện tử…

- Tỉnh Quảng Nam: hiện có 02 trƣờng đại học, 06 trƣờng cao đẳng và 02

trƣờng TCCN, 42 cơ sở dạy nghề. Trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo trên

địa bàn đã đào tạo đƣợc lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn trong các

Page 84: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

78

ngành về sƣ phạm, kinh tế, tin học...; các nhóm nghề đƣợc đào tạo chủ yếu là

điện, điện tử, cơ khí, du lịch dịch vụ, xây dựng, may, tin học, nông lâm nghiệp.

- Tỉnh Quảng Ngãi: hiện có 01 trƣờng đại học, 02 trƣờng cao đẳng và 01

trƣờng TCCN. Trƣờng Trung cấp Nghề Dung Quất đã liên kết với các trƣờng

đại học trong nƣớc đào tạo các chuyên ngành: quản trị kinh doanh, kế toán

doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, kinh doanh quốc tế, đóng mới và sửa chữa

tàu thủy, điện công nghiệp, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, xây dựng.

- Tỉnh Bình Định: hiện có 02 trƣờng đại học; 02 trƣờng cao đẳng và 02

trƣờng TCCN và 26 cơ sở dạy nghề. Các trƣờng đại học đào tạo đa lĩnh vực với

29 chuyên ngành khác nhau nhƣ sƣ phạm, khoa học, điện, xây dựng, công nghệ

hóa…

Nhìn chung, các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung có hệ thống đào tạo tƣơng

đối hoàn chỉnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; đã đáp ứng cơ bản nguồn nhân

lực cho sự phát triển KT-XH của vùng. Tuy nhiên, do những hạn chế về cơ sở

vật chất kỹ thuật, nội dung, chƣơng trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và phƣơng

pháp giảng dạy nên một bộ phận lao động qua đào tạo của vùng chƣa đƣợc các

doanh nghiệp đánh giá cao, nhất là đối với lao động trình độ cao. Quy mô dạy

nghề còn nhỏ nên ngành nghề đào tạo chƣa đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời

học và yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp FDI, gần đây đã xuất hiện nhu cầu

đào tạo ở một số ngành nghề mới nhƣng các cơ sở đào tạo nghề của vùng chƣa

đáp ứng đƣợc.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

+ Các khu công nghiệp tập trung

Toàn vùng hiện có 31 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất đã và đang

đƣợc triển khai xây dựng. Bao gồm:

- Đà Nẵng: có 6 KCN đó là: KCN Liên Chiểu (diện tích 373,5 ha); KCN

Hòa Khánh (diện tích 423,5 ha); KCN Hòa Khánh mở rộng (diện tích 316,52

Page 85: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

79

ha); KCN Hòa Cầm (diện tích 261 ha); KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (diện

tích 77,3 ha); KCN Đà Nẵng (62,99 ha).

- Quảng Nam: có 8 KCN đó là: KCN Thuận Yên (diện tích 126 ha);

KCN Tam Hiệp (diện tích 809 ha); KCN Tam Anh (diện tích 700 ha); KCN Phú

Xuân (diện tích 350 ha); KCN Đông Quế Sơn (diện tích 211,26 ha); KCN Điện

Nam - Điện Ngọc (diện tích 390 ha); KCN Cơ khí Chu Lai Trƣờng Hải (diện

tích 250 ha); KCN Bắc Chu Lai (diện tích 357 ha)

- Thừa Thiên Huế

KCN Phú Bài (diện tích 819 ha): đầu tƣ các ngành Kỹ thuật công nghệ

cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp

ô tô xe máy, nƣớc giải khát; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may,...

KCN Tứ Hạ: ƣu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ,

công nghiệp điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành

công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với khu vực lân cận đô

thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng.

KCN Phong Điền (700 ha): ƣu tiên các ngành gắn với vùng nguyên liệu

silicat; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp dệt -

nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho

ngành dệt may. Riêng Khu B và khu B mở rộng (147ha) giành riêng cho đầu tƣ

phát triển ngành công nghiệp chế biến cát thạch anh, silicat.

KCN La Sơn: các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản (ti tan,

zircon,...), lâm sản (các sản phẩm chế biến từ gỗ), cơ khí chế tạo, điện tử,...

KCN Quảng Vinh: Các ngành chế biến thủy sản, nông sản; công nghiệp

dệt - nhuộm - may, công nghiệp dệt may; sản xuất nông ngƣ cụ.

KCN Phú Đa: chế biến thức ăn nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi gia

súc, gia cầm; chế biến thủy hải sản, nông sản; may mặc, công nghiệp điện tử,

sản phẩm điện gia dụng và các ngành công nghiệp khác

Page 86: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

80

- Quảng Ngãi

Đến nay tỉnh Quảng Ngãi đã có 3 KCN để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ,

gồm: KCN Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong (diện tích 143,7 ha). KCN Tịnh

Phong (diện tích 200 ha): đã có một số xí nghiệp đang hoạt động phục vụ cho

khu Dung Quất. Ƣu tiên các ngành công nghiệp chế biến nông sản và công

nghiệp vật liệu xây dựng. KCN Quảng Phú (diện tích 40 ha giai đoạn I, mở rộng

lên 100 ha giai đoạn II): dự kiến bố trí các ngành công nghiệp chế biến thủy hải

sản, công nghiệp thực phẩm và sản phẩm sau đƣờng.

- Bình Định

Theo quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định đƣợc Thủ tƣớng

Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 8 KCN

(chƣa tính các KCN trong KKT Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là

1.961 ha gồm KCN Phú Tài, Quy Nhơn (345 ha), KCN Long Mỹ, Quy Nhơn

(120 ha), KCN Nhơn Hòa, An Nhơn (320 ha), KCN Hòa Hội, Phù Cát (340 ha),

KCN Bình Nghi, Tây Sơn (228 ha), KCN Cát Trinh, Phù Cát (368 ha), KCN

Bồng Sơn, Hoài Nhơn (120 ha) và KCN Bình Long, Vân Canh (120 ha).

Các KCN Phú Tài, Long Mỹ đã cơ bản đƣợc đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng

thiết yếu và thu hút lấp đầy đất công nghiệp. KCN Nhơn Hòa đã đƣợc đầu tƣ hạ

tầng và thu hút lấp đầy giai đoạn 1 là 116 ha. Các KCN còn lại đã lập quy hoạch

chi tiết

Ngoài ra, vùng còn đầu tƣ xây dựng về cơ bản các khu kinh tế mở Chu

Lai; khu kinh tế Dung Quất; khu kinh tế Nhơn Hội, khu kinh tế Chân Mây; tiếp

tục đầu tƣ và khai thác có hiệu quả các khu kinh tế này để đến 2020 thực sự trở

thành những hạt nhân, trung tâm phát triển vùng.

+ Giao thông đƣờng bộ

Hƣớng phát triển giao thông trong vùng là đảm bảo giao thông thông suốt,

thuận lợi trong mọi tình huống, gắn kết vùng KTTĐ miền Trung với phần còn

Page 87: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

81

lại của đất nƣớc, giữa các tỉnh trong vùng; giữa phía Đông và phía Tây; đƣờng

nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây của

vùng. Đảm bảo kết nối giao thông đƣờng bộ giữa vùng KTTĐ miền Trung với

các quốc gia trong khu vực trong chƣơng trình phát triển tiểu vùng Sông Mê

Kông mở rộng (GMS) (với Tây Nguyên và với nƣớc bạn Lào, Cămpuchia và

đông bắc Thái Lan).

+ Đƣờng sắt

- Nâng cấp và đƣa các đoạn đƣờng sắt Thống Nhất chạy qua các thị xã,

thành phố ra bên ngoài song song với các đƣờng bộ. Xây dựng các cầu vƣợt, cầu

dân sinh ở các đoạn có đƣờng bộ cắt ngang đƣờng sắt.

- Đầu tƣ, hiện đại hóa hệ thống ga đƣờng sắt trên địa bàn.

- Đầu tƣ các tuyến đƣờng sắt chuyên dụng gắn các cảng biển với hệ thống

đƣờng sắt quốc gia.

+ Cảng biển

Địa bàn trọng điểm có tiềm năng lớn về phát triển cảng biển và vận tải

biển gắn với hệ thống cảng biển cả nƣớc. Phát triển hệ thống cảng biển cùng với

hệ thống hạ tầng khác có tính tới sự phát triển của cảng biển trung chuyển Vân

Phong là điều kiện tiên quyết để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong

khu vực. Trong thời gian tới tập trung phát triển:

- Xây dựng mới cảng nƣớc sâu Liên Chiểu giai đoạn I có công suất 2 triệu

tấn/năm và tiếp tục giai đoạn II nâng công suất lên 8,5 triệu tấn cho thời kỳ tiếp

theo.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cảng Chân Mây, đảm bảo phát triển

thành công khu thƣơng mại Chân Mây một trong những hạt nhân quan trọng

thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế nói riêng và toàn

vùng nói chung.

Page 88: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

82

- Cảng Qui Nhơn (Bình Định) hiện tại đảm nhận 90% hàng hóa qua khu

vực. Đã xây dựng 685 m bến, hiện nay đảm bảo lƣợng hàng thông qua 2,0 triệu

tấn/năm. Xây dựng về phía hạ lƣu một bến nhô cho tầu 30.000 tấn, đảm bảo

hàng thông qua 2,5-3 triệu tấn/năm ở khu vực Nhơn Hội. Dự kiến đến năm 2010

tăng thêm bến bảo đảm lƣợng hàng thông qua là 4 triệu tấn/năm cho tầu trên 3

vạn tấn vào cảng.

+ Sân bay: vùng có 4 sân bay đó là sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay

Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Phù Cát (Bình Định) và sân bay Phú Bài (Huế)

với quy mô lớn nhỏ chênh lệch khá lớn, trong đó Sân bay quốc tế Đà Nẵng là

sân bay lớn thứ ba Việt Nam và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hƣớng phát triển trong thời gian tới là:

- Nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sân bay đang hoạt động thƣờng

xuyên nhƣ sân bay Phú Bài. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách

phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ

tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay

Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.

- Sân bay Chu Lai (Quảng Nam): với việc Chu Lai chuyển từ khai thác

tàu bay nhỏ sang tàu bay lớn từ giữa năm 2015, lƣợng hành khách đã tăng đột

biến. Nếu năm 2014, chỉ có 44.000 lƣợt khách qua Chu Lai, thì năm 2015, con

số này tăng lên 155.000 lƣợt và năm 2016 đạt đến tới 550.000 lƣợt khách. Quy

hoạch đến năm 2020 khả năng tiếp nhận 0,8 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn

hàng hoá/năm phục vụ cho KCN lọc hoá dầu Dung Quất và khu kinh tế mở Chu

Lai.

+ Cấp điện

Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp hệ thống truyền tải điện, đảm bảo cung cấp đủ

năng lƣợng điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng:

Page 89: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

83

- Xây dựng và nâng cao chất lƣợng của mạng 220 KV trên địa bàn bao

gồm cả đƣờng dây và hệ thống các trạm biến áp. Đầu tƣ xây dựng các tuyến trục

220 KV Đà Nẵng - Dung Quất, Đà Nẵng - Thành Mỹ.

- Xây dựng đƣờng dây 500KV Đà Nẵng - Dung Quất - Plâycu.

- Cải tạo và mở rộng mạng lƣới điện phân phối trong vùng.

- Xây dựng thuỷ điện Dakring 100MW; thuỷ điện Dakre 30MW, thuỷ

điện Nƣớc Trong 10 MW. Xây dựng một số nhà máy thuỷ điện độc lập nằm trên

thƣợng nguồn sông Trà Khúc.

+ Cấp, thoát nƣớc và thuỷ lợi

- Địa bàn KTTĐ miền Trung cũng nhƣ toàn khu vực miền Trung có địa

hình dốc, xói mòn mạnh, luôn thiếu nƣớc mùa khô, nên cần phải chú trọng phát

triển thuỷ lợi của vùng khai thác triệt để và bảo vệ tốt nguồn nƣớc (khai thác tối

đa khả năng xây dựng các hồ chứa).

- Hoàn thành các dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi chống lũ; phát triển

các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ nhƣ hồ Tả Trạch (Thừa Thiên

Huế), A Vƣơng, Phú Ninh (Quảng Nam); Nƣớc Trong, Thạch Nham, mở rộng

thêm hồ Chóp Vung, Núi Ngang và chống ngập úng ở lƣu vực sông Thoa

(Quảng Ngãi), sông Bình Định (Bình Định)...

3.1.4. Kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Mặc dù trong nhiều năm qua do tác động của khủng hoảng tài chính dẫn

tới khủng hoảng kinh tế thế giới và gần đây khủng hoảng nợ công đã dẫn đến

khó khăn gay gắt nhiều mặt cho nền kinh tế toàn cầu, nhiều nƣớc tăng trƣởng

âm. Với nƣớc ta chính phủ đã có những quyết sách, giải pháp hợp lý, kịp thời

nên vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế cao từ 5 - 6%, năm 2015 tăng trƣởng

đạt mức 6,68% cao nhất kể từ năm 2008, chấp nhận hạ thấp tăng trƣởng so với

chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra để kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Trên

bình diện chung đó kinh tế vùng trọng điểm miền Trung vẫn giữ đƣợc sự phát

Page 90: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

84

triển ổn định. Đƣợc thành lập năm 2008, vùng kinh tế này có 4 khu kinh tế hạt

nhân là Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội. Sau 8 năm thành lập, tốc

độ tăng trƣởng GDP bình quân của vùng đạt 9,4%/năm, cao hơn mức tăng

chung của cả nƣớc; cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch mạnh theo hƣớng dịch

vụ công nghiệp, xây dựng và công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của vùng đƣợc

cải thiện đáng kể. Thành phố Đà Nẵng là địa phƣơng có năng lực cạnh tranh rất

tốt, tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm tốt, 3 tỉnh còn lại của vùng thuộc nhóm khá.

3.1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng đóng góp của

nông - lâm - thủy sản vào GDP có xu hƣớng giảm (từ 22,1% năm 2007 xuống

15% năm 2015); trong khi đó với sự tăng trƣởng cao, tỷ trọng đóng góp của

công nghiệp - xây dựng vào GDP tăng nhanh (từ 37,8% năm 2007 lên 39,11%

năm 2010); đồng thời có sự hội tụ dần trong xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành

giữa các tỉnh/thành phố theo hƣớng công nghiệp hóa. Ngoại trừ Đà Nẵng, Thừa

Thiên Huế có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng theo hƣớng dịch vụ -

công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản, các địa phƣơng còn lại đều có một

cơ cấu kinh tế khá gần nhau.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế vùng KTTĐ miền Trung 200 - 2015

Đơn vị tính: (%)

2007 2015

Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng Dịch vụ

Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng Dịch vụ

Thừa Thiên Huế 18,8 38,0 43,2 11,21 32,00 56,06

Đà Nẵng 4,3 45,5 50,2 2,10 32,50 53,30

Quảng Nam 26,1 37,9 36,0 16,37 43,15 40,48

Quảng Ngãi 29,9 36,0 34,1 17,99 57,03 24,88

Bình Định 34,9 28,9 36,2 27,25 28,92 37,93

Toàn vùng 22,1 37,8 40,1 15,00 39,11 41,96

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê các tỉnh, thành phố

Page 91: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

85

3.1.4.2. Tình hình sản xuất theo từng nhóm ngành của vùng KTTĐ miền

Trung

Nông - lâm và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của toàn Vùng trong giai đoạn 2012

- 2015 có xu hƣớng tăng nhanh với tốc độ tăng 5,2% năm 2012 tăng lên 6,8%

năm 2015. Nông nghiệp và thủy sản là hai phân ngành tạo ra giá trị sản xuất lớn

cho khu vực nông-lâm, thủy sản; tuy nhiên, tăng trƣởng của ngành nông nghiệp

trong thời kỳ này đạt ở mức khá cao (từ 0,8% tăng lên 5,3%) còn ngành thủy sản

có tốc độ tăng trƣởng năm 2015 kém hơn so với những năm trƣớc (từ 12,5%

năm 2012 giảm xuống 7,8% năm 2015). Nguyên nhân chính là do hai ngành

chăn nuôi diễn biến dịch bệnh phức tạp và ngành nuôi trồng thủy sản cũng

không nằm ngoài xu hƣớng chung của cả nƣớc là đã qua thời kỳ phát triển

nhanh.

Cùng nằm trong khu vực ven biển miền Trung, nhƣng chỉ riêng Bình

Định là thành phố có giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản

đạt cao nhất với tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản vào cơ cấu GDP của

ngành nông - lâm, thủy sản từ 27,25%; trong khi đó con số này ở những địa

phƣơng còn lại chỉ ở khoảng 16-17%.

Page 92: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

86

Bảng 3.2. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản toàn Vùng 2013 – 2015

Tổng số 2013 2014 2015

5,2% 13,7% 6,8%

Nông nghiệp 0,8% 16,7% 5,3%

Trồng trọt 0,8% 13,3% 1,1%

Chăn nuôi 0,1% 22,1% 10,3%

Dịch vụ, khác 6,8% 6,9% 6,6%

Lâm nghiệp 20,6% 28,6% 22,1%

Trồng và nuôi rừng 23,7% 38,4% 16,6%

Khai thác lâm sản 22,1% 25,3% 29,5%

Dịch vụ và hoạt động

lâm nghiệp khác 4,2%

38,9% 74,0%

Thủy sản 12,5% 7,0% 7,8%

Nuôi trồng thủy sản 7,8% 8,3% 9,9%

Khai thác thủy sản 15,7% 6,2% 6,5%

Dịch vụ thủy sản 60,9% 97,1% 10,7%

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

Công nghiệp:

Ngành công nghiệp của vùng đạt tăng trƣởng nhẹ trong giai đoạn 2013 -

2015 với tốc độ tăng bình quân 11,59%/năm (xem phụ lục 1). Giá trị sản xuất

toàn ngành công nghiệp năm 2015 đạt 334 ngàn tỷ đồng giảm nhẹ so với năm

2014. Trong đó, tăng trƣởng công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN cao nhất

trong cả ba khu vực với mức tăng trƣởng bình quân ở mức 18,16%. Trong khi

đó, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế nhà nƣớc lại có

xu hƣớng giảm. Khu vực kinh tế ngoài nhà nhà nƣớc có mức tăng trƣởng ổn

định bình quân 16,88%/năm.

Page 93: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

87

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

ĐVT: tỷ đồng

2012 2013 2014 2015

Toàn ngành 265,973.60 336,322.00 335,011.70 334,043.10

Kinh tế nhà nƣớc 124,460.90 168,670.30 166,717.50 140,291.00

Kinh tế ngoài nhà nƣớc 114,096.50 133,577.00 124,967.40 145,507.90

Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 27,416.20 34,074.70 43,326.80 48,244.20

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

Xét về cơ cấu ngành, ngành công nghiệp chế biến là phân ngành tạo ra giá

trị sản xuất lớn nhất cho toàn ngành công nghiệp của vùng đạt 378.910 tỷ đồng

năm 2015 (chiếm khoảng 92% giá trị sản xuất toàn ngành).

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành

ĐVT: tỷ đồng

2012 2013 2014 2015

Toàn ngành 314.000,80 421.597,60 430.833,50 390.246,10

Công nghiệp khai khoáng 3.995,70 4.232,20 3.128,90 3.027,50

Công nghiệp chế biến 304.434,90 411.011,60 420.365,90 378.910,90

Công nghiệp SXPP điện, khí

đốt, nƣớc 5.570,20 6.353,80 7.338,70 8.307,70

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

Tuy nhiên, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản phẩm chế biến thủy

sản, nông lâm, và dệt may sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng rất thấp;

các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao nhƣ điện tử, hóa chất, cơ khí

còn chiếm tỷ trọng nhỏ; mức độ tập trung các doanh nghiệp công nghiệp còn

thấp.

Page 94: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

88

3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

3.2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

3.2.1.1. Về phía Trung ƣơng

Hoạt động thu hút vốn FDI phải đồng bộ với quá trình phát triển KT-XH,

đặc biệt lƣu ý phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi

trƣờng. Cuối năm 2014 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1874/QĐ-

TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền Trung

đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng vùng KTTĐ

miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, vùng động lực phát triển cho

toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng công nghiệp gắn với

biển và các trung tâm dịch vụ hiện đại. Dƣới đây là một số nội dung trong quyết

định liên quan đến hoạt động thu hút đầu tƣ:

Về mục tiêu, định hƣớng trong thu hút đầu tƣ

- Phát triển các lĩnh vực có nhiều lợi thế nhƣ: du lịch, dịch vụ cảng biển,

vận tải biển, hàng hải quốc tế... Chú trọng tới dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân

hàng ở các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và dịch vụ logistic phục

vụ hoạt động cảng biển, sân bay và các thành phố trong Vùng. Phấn đấu đến

năm 2020 trở thành Vùng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, kết nối đƣợc với hệ

thống điểm du lịch trong nƣớc và của các nƣớc trong khu vực nhƣ: Thái Lan,

Singapore, Malaixia, Inđônexia... và là điểm đến thƣờng xuyên của các tour du

lịch quốc tế.

- Tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi

thế gắn với biển nhƣ cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Từng bƣớc phát

triển ngành điện tử và công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ cho các ngành

công nghiệp khác phát triển; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ,

Page 95: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

89

công nghiệp chế biến; ngành dệt may, giầy da. Hình thành các trung tâm công

nghiệp lớn ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phát triển các cụm

công nghiệp dọc các tuyến đƣờng ngang nối liền các tỉnh trong Vùng với các

tỉnh trong vùng Tây Nguyên. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng khuyến

khích các ngành nghề truyền thống nhƣ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản

xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lƣơng thực, thực phẩm.

- Đổi mới mô hình và phƣơng thức sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển

dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ

trọng ngành chăn nuôi và thủy, hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cả về cơ chế và

nguồn vốn để phát triển kinh tế biển.

Về môi trƣờng đầu tƣ

- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu

tƣ: Nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp;

nâng cấp các tuyến giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Nâng

cấp, hiện đại hóa tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam. Từng bƣớc xây dựng tuyến đƣờng

bộ cao tốc Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong hệ thống đƣờng cao tốc Bắc -

Nam quy mô 4 - 6 làn xe. Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp, mở rộng các cảng hàng

không quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài và Chu Lai; nâng cấp, mở rộng cảng hàng

không Phù Cát. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giống thủy

sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho thuyền cá và các công trình kết cấu

hạ tầng nông thôn. Đầu tƣ xây dựng hệ thống truyền tải điện (110KV, 220KV,

500KV) và hệ thống phân phối điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng

cao của các khu công nghiệp, đô thị và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề nhất là đào tạo nguồn nhân lực

chất lƣợng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Vùng, đặc biệt chú trọng đào

tạo nguồn nhân lực về ngành kinh tế biển. Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế

cơ sở và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng và

Page 96: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

90

hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới đƣa các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe đến từng hộ gia đình. Giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh

xã hội. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống làm nền

tảng cho sự giao lƣu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng.

- Tiếp tục đầu tƣ phát triển các Khu kinh tế:

Các Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây - Lăng Cô

sẽ tiếp tục đầu tƣ phát triển theo quy hoạch, kế hoạch phát triển đã đƣợc điều

chỉnh, bổ sung. Hình thành chức năng nòng cốt của từng khu kinh tế trên cơ sở

phát huy lợi thế của từng địa phƣơng, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài nguyên

và đảm bảo gắn kết với định hƣớng phát triển của Vùng trong từng giai đoạn.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế): định hƣớng

phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp

sạch và công nghiệp kỹ thuật cao; phát triển thành trung tâm giao thƣơng quốc

tế lớn và hiện đại của vùng KTTĐ Miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dƣỡng

mang tầm cỡ khu vực, quốc tế.

Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định): từng bƣớc xây dựng để trở thành

hạt nhân tăng trƣởng, trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng

KTTĐ Miền Trung; là đầu mối giao lƣu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng

thị trƣờng khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và là cầu nối với thị trƣờng

Campuchia, Lào và Thái Lan; là khu du lịch quốc gia với vai trò là một trong

những trung tâm du lịch của vùng KTTĐ miền Trung.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính ở từng địa phƣơng trong vùng, tiếp tục

cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho

các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Ban hành chính sách

ƣu đãi theo các nhóm ngành ƣu tiên phát triển trên mỗi địa bàn. Đổi mới cơ chế,

chính sách nhằm thu hút tối đa các nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh

Page 97: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

91

tế, đặc biệt là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để phát triển sản xuất,

kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hƣớng công khai,

minh bạch nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ và giải quyết tốt các

thủ tục hành chính.

- Phát triển thị trƣờng tài chính minh bạch. Tiếp tục triển khai chính sách

hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, tạo

bƣớc đột phá cho phát triển vùng và cho các địa phƣơng.

Về hoạt động xúc tiến đầu tƣ:

- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI phù hợp với quá trình hội nhập. Đổi mới

hoạt động xúc tiến ĐTNN theo hƣớng tập trung thu hút vào các ngành, lĩnh vực

mà vùng có lợi thế; hƣớng vào các đối tác giàu tiềm năng, nhất là các nƣớc phát

triển có công nghệ hiện đại, đồng thời tiếp tục mở rộng đối với các đối tác đã

đầu tƣ nhiều vào vùng.

- Đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ, đẩy mạnh đầu tƣ theo hình thức hợp

tác công tƣ (PPP) để tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội;

Tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA để đầu tƣ phát triển các công trình trọng điểm

về hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn.

- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khoa học - công

nghệ; phát triển các Viện nghiên cứu có vốn ĐTNN, chi nhánh của các Viện

nghiên cứu nƣớc ngoài tại Việt Nam. Hỗ trợ đầu tƣ cho việc nghiên cứu khoa

học phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp. Khuyến khích nhập

thiết bị, công nghệ hiện đại cho những ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn

có quy mô lớn, các ngành sản xuất mới và những khâu quyết định chất lƣợng

sản phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu.

3.2.1.2. Về phía địa phƣơng

Page 98: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

92

Các địa phƣơng trong vùng đã họp và nghiên cứu kế hoạch thu hút và sử

dụng vốn FDI đến năm 2020 của vùng phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH

đến năm 2020, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng

giai đoạn. Theo đó, kế hoạch liên kết phát triển vùng KTTĐ miền Trung giai

đoạn 2016 - 2020, các địa phƣơng tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả

lợi thế của địa phƣơng và vùng để thúc đẩy kinh tế. Phát triển mạnh các ngành

công nghiệp và dịch vụ, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp có hàm

lƣợng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực

và quốc tế.

- Ƣu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát

triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản), góp phần tạo

việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, vùng KTTĐ miền Trung đặt mục tiêu đạt

tốc độ tăng trƣởng kinh tế khoảng 9%/năm; GRDP bình quân đầu ngƣời đến

năm 2020 đạt khoảng 80 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng

dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 45%, dịch vụ đạt 43%, nông nghiệp là

12%.

- Bên cạnh đó, chú trọng kết nối hạ tầng ven biển, xây dựng kết nối tour

tuyến du lịch 5 tỉnh, thành; liên kết huy động nguồn vốn đầu tƣ phát triển đƣờng

cao tốc và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cho toàn vùng; phát triển nông

nghiệp công nghệ cao, nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội

nhập.

- Để tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn thì trong 5 năm tới, vùng KTTĐ miền

Trung sẽ ƣu tiên liên kết nhằm phát triển mạnh lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhất

là tuyến đƣờng ven biển, đƣờng cao tốc nhằm kết nối liên vùng; xây dựng hạ

tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao;

phân công chuyên môn hóa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại,

Page 99: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

93

đầu tƣ… nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất toàn vùng để cùng phát triển,

tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

3.2.2. Thực trạng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung

3.2.2.1. Quy mô khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

* Về số dự án FDI, sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI kể từ năm 2007 với

một số dự án quy mô lên đến hàng tỷ USD đã dấy lên một làn sóng đầu tƣ mới

vào vùng KTTĐ miền Trung. Tính đến ngày 31/12/2015, toàn vùng có 725 dự

án với số vốn đầu tƣ đăng ký là 14,3 tỷ USD. Có thể thấy vùng KTTĐ miền

Trung là nơi có sức hút mạnh mẽ, có sự gia tăng về FDI nổi trội.

Bảng 3.5. Số dự án FDI đƣợc cấp phép lũy kế đến năm 2015 ở các tỉnh

vùng KTTĐ miền Trung

Địa phƣơng Số dự án Vốn đăng ký

(triệu USD)

Vốn thực hiện

(triệu USD)

TT- Huế 113 2.537,45 596,32

Đà Nẵng 383 3.674 1.077

Quảng Nam 122 2.011,11 664,43

Quảng Ngãi 35 4.092,85 650

Bình Định 72 1.957 63,3

Tổng số 725 14.272,41 3.051,05

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các địa phương trong vùng

Ở vùng KTTĐ miền Trung, hai địa phƣơng dẫn đầu về thu hút FDI là

thành phố Đà Nẵng với 383 dự án và số vốn đăng ký là 3,7 tỷ USD, tỉnh Quảng

Nam với 122 dự án và số vốn đăng ký là 2,16 tỷ USD, riêng tỉnh Quảng Ngãi

chỉ với 35 dự án mà số vốn đăng ký đã là 4,1 tỷ USD. Tỷ lệ vốn đầu tƣ thực hiện

của các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung đạt bình quân 17,5% (đây là tỷ lệ đạt khá

thấp so với nhiều vùng và địa phƣơng khác trong cả nƣớc). Trong đó, Đà Nẵng

Page 100: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

94

là địa phƣơng có tỷ lệ vốn thực hiện cao nhất với hơn 29,3%, tiếp đến là Thừa

Thiên Huế với 23,5%. Chiếm tỷ lệ vốn thực hiện thấp nhất là Bình Định, chỉ có

3,2%.

Trong quá trình thu hút FDI, năm 2015 đƣợc xem là năm có bƣớc chuyển

mạnh khi cả vùng thu hút đƣợc 4,9 tỷ USD, trong đó Quảng Nam thu hút vốn

FDI nổi trội nhất khi thu hút đƣợc 17 dự án với vốn đăng ký là 218,86 triệu

USD. Việc thu hút FDI vào vùng kể từ năm 2005 đến nay đều có sự chuyển biến

tích cực, số dự án FDI và vốn đăng ký đều tăng. Nếu năm 2005, cả vùng thu hút

đƣợc 33 dự án với vốn đầu tƣ là 241,78 triệu USD; năm 2011 là 51 dự án, với số

vốn là 857,52 triệu USD; thì đến năm 2013, vùng đã thu hút thêm đƣợc 73 dự án

đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ là 1,57 tỷ USD, số dự án đƣợc cấp phép này đạt cao

nhất so với những năm trƣớc đó.

Bảng 3.6. Số dự án FDI đƣợc cấp phép qua các năm từ năm 2005 đến 2015 ở các

tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

Địa phƣơng Số dự án/ Số vốn đăng ký (Triệu USD)

Tổng số 2005 2012 2013 2014 2015

TT-Huế 113/2.537,45 8/94,23 4/31,94 8/308,74 9/42,66 8/445

Đà Nẵng 383/3.674 15/103,76 36/202,21 39/60,5 31/60,5 75/296,4

Quảng Nam 122/2.011,11 7/36,29 9/22,83 9/50 12/92,71 17/218,86

Quảng Ngãi 35/4.092,85 1/5,00 3/135,63 9/126,34 4/43,1 8/104,4

Bình Định 72/.1957 2/2,50 7/29,40 8/1.025,18 9/141,5 7/61,8

Tổng số 725/14.272,41 33/241,78 59/422,01 73/1.570,76 65/380,47 115/1.126,46

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê các địa phương trong vùng

Qua bảng trên cho thấy, số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký của toàn vùng

năm 2015 đã tăng, nhƣng còn chậm so với những vùng KTTĐ khác trên cả

nƣớc, so với năm 2005 tăng 348,4% về số dự án và 465,9% về số vốn đăng ký.

Trong đó, địa phƣơng có sự bứt phá khá ngoạn mục về số dự án và số vốn đăng

ký là Đà Nẵng và Quảng Nam, số dự án và số vốn đầu tƣ đăng ký của cả hai địa

phƣơng này đến năm 2015 đã chiếm tới 78,26% số dự án và 45,7% số vốn đăng

Page 101: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

95

ký của toàn vùng. Nhƣ vậy, có thể thấy vùng KTTĐ miền Trung đã có bƣớc bức

phá mạnh mẽ khi phần lớn các dự án FDI cũng nhƣ hầu hết số vốn FDI đăng ký

hiện nay đã đƣợc thu hút vào giai đoạn này.

* Về số lượng doanh nghiệp FDI, các DN FDI ở vùng tăng đều qua các

năm, nếu năm 2005 có 73 DN hoạt động, đến năm 2010 có 148 DN, thì đến năm

2015, có 324 DN (xem phụ lục 2). Phân theo hình thức đầu tƣ thì vùng KTTĐ

miền Trung có 269 DN 100% vốn nƣớc ngoài và 55 DN liên doanh, không có

hợp đồng hợp tác kinh doanh. Có thể thấy số DN 100% vốn nƣớc ngoài chiếm

số lƣợng lớn trong các DN FDI, gấp năm lần các DN liên doanh. Từ năm 2005

đến nay, số DN FDI ở vùng tăng lên, nhƣng chậm và đa số nhà đầu tƣ đều lựa

chọn hình thức DN 100% vốn nƣớc ngoài thay vì DN liên doanh. Chẳng hạn ở

địa phƣơng có số DN FDI nhiều nhất vùng là Đà Nẵng, năm 2005 có 31 DN

FDI, trong đó 21 DN 100% và 10 DN liên doanh; năm 2009 số DN là 68, có 45

DN 100% và 23 DN liên doanh; cho đến năm 2014 số DN đã tăng lên 1158,

trong đó có 131 DN 100% và chỉ có 27 DN liên doanh. Do hình thức đầu tƣ

100% vốn nƣớc ngoài là chủ yếu, nên vùng KTTĐ miền Trung có nhiều hạn chế

trong việc học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng nhƣ kiểm soát hoạt

động của nhà ĐTNN.

* Về quy mô lao động của các DN FDI, trong 239 DN FDI đang hoạt

động ở vùng KTTĐ miền Trung thì chiếm số lƣợng nhiều nhất nếu xét theo quy

mô lao động là DN từ 10 đến 199 lao động, có tới 138 DN, chiếm 51,5% trong

tổng số DN. Xếp thứ hai là DN dƣới 10 lao động, có 65 DN, chiếm 24,3%.

Nếu xét chung số DN có quy mô từ 1 đến 199 lao động thì vùng có 203

DN, chiếm đến 76% số DN. Nhƣ vậy, đa số DN đang hoạt động ở vùng KTTĐ

miền Trung là các DN có quy mô lao động trung bình và nhỏ, số DN có quy mô

lao động lớn rất ít.

Page 102: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

96

* Quy mô về doanh thu, trong SX-KD, các DN FDI đã đạt đƣợc kết quả

nhất định, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền Trung.

Điều này đƣợc thể hiện ở doanh thu của các DN FDI tăng đều qua các năm hoạt

động. Nếu năm 2005, doanh thu các DN FDI là 4.463 tỷ đồng; năm 2010 là

19.160 tỷ đồng (tăng 329,2% so với 2005) thì đến 2015 tăng lên 55.938 tỷ đồng

(tăng gần 300% so với 2010).

Bảng 3.7. Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

từ năm 2005 đến 2015 phân theo loại hình doanh nghiệp

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm 2005 2010 2013 2014 2015

DN Nhà nƣớc 51.119 121.927 235.772 220.736 184.585

DN ngoài Nhà nƣớc 44.335 168.521 290.228 351.433 418.743

DN FDI 4.463 19.160 40.535 52.306 55.938

Tổng số 99.917 309.608 566.536 624.475 659.266

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng

Trong năm 2005, tỷ lệ doanh thu của các DN FDI chiếm 4,47% trong tổng

số doanh thu của các DN đang hoạt động ở vùng (xem phụ lục 5), trong khi tỷ lệ

này ở DN Nhà nƣớc là 51,16% và DN ngoài Nhà nƣớc là 44,37%; đến năm

2015 tỷ lệ doanh thu của các DN FDI tăng lên là 8,5%, còn tỷ lệ này ở DN Nhà

nƣớc là 28% và DN ngoài Nhà nƣớc là 63,5%. Có thể thấy, doanh thu của DN

FDI từ năm 2005 đến nay đều tăng, đóng góp chung vào sự phát triển của vùng

KTTĐ miền Trung. Tuy nhiên, so với các DN ngoài Nhà nƣớc thì tốc độ tăng

còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của vùng vào sự phát triển của khu vực

FDI.

3.2.2.2. Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

* Về cơ cấu vốn FDI: cơ cấu thu hút vốn đầu tƣ của vùng KTTĐ miền

Trung ngày càng phù hợp hơn với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ

cấu kinh tế và sát với kế hoạch phát triển KT-XH. Tổng vốn đầu tƣ phát triển

Page 103: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

97

trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung năm 2015 là 108.936 tỷ đồng, trong đó

vốn của khu vực ngoài Nhà nƣớc và vốn khu vực FDI đạt 56,7% trên tổng vốn

đầu tƣ phát triển toàn vùng (vốn ngoài Nhà nƣớc đạt 47.163 tỷ đồng, chiếm

43,29% và vốn FDI đạt 6826 tỷ, chiếm 6,3%).

Xét theo cơ cấu vốn FDI ở vùng KTTĐ miền Trung theo thứ tự tỷ trọng

vốn góp từ cao đến thấp là: 100 % vốn - liên doanh - hợp đồng hợp tác kinh

doanh. Thời kỳ đầu, đa số DN FDI là DN liên doanh. Song, số lƣợng DN liên

doanh lại giảm theo thời gian. Ngƣợc lại DN 100% vốn nƣớc ngoài thì có xu

hƣớng tăng lên. Từ năm 2005 đến nay, các chủ ĐTNN chủ yếu chọn đầu tƣ bằng

hình thức 100% vốn.

* Về cơ cấu ngành đầu tư: cơ cấu ngành đầu tƣ ngày càng phù hợp với

quy hoạch phát triển KT-XH của vùng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Đến hết năm 2013, các dự án FDI thuộc ngành công nghiệp - xây dựng có 254

dự án với vốn đầu tƣ đăng ký là 6969,06 triệu USD, chiếm 47,48% số dự án,

quy mô vốn đăng ký bình quân là 27,44 triệu USD/dự án; dịch vụ - du lịch có

263 dự án với vốn đầu tƣ đăng ký là 9378,32 triệu USD, chiếm 49,16% số dự

án, quy mô vốn đăng ký bình quân là 35,66 triệu USD/dự án; nông lâm - thủy

sản là 18 dự án với vốn đầu tƣ là 120 triệu USD, chiếm 3,36% số dự án, quy mô

vốn đăng ký bình quân là 6,67 triệu USD/dự án.

Nhƣ vậy, trong cơ cấu ngành đầu tƣ ở vùng KTTĐ miền Trung, thì vốn

tập trung ở ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch là chủ yếu. Vốn

thu hút vào ngành nông, lâm, thủy sản rất thấp và đây cũng chính là tình hình

chung của cả nƣớc.

Page 104: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

98

Bảng 3.8. FDI phân theo ngành kinh tế ở vùng KTTĐ miền Trung

STT Ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tƣ đăng ký

(Tr.USD)

Tỷ trọng

(%)

1 Công nghiệp - xây dựng 254 6.969,06 42,32

2 Dịch vụ - du lịch 263 9.378,32 56,95

3 Nông lâm- thủy sản 18 120 0,73 Tổng cộng 535 16.467,38 100

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương vùng

Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án FDI phần lớn tập trung trong các lĩnh

vực khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dƣỡng, thông tin liên lạc. Trong công nghiệp,

các dự án đầu tƣ chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, gia công

các sản phẩm may mặc. Còn ở ngành nông nghiệp do chịu nhiều rủi ro, nhất là

trong điều kiện thời tiết, khí hậu vùng KTTĐ miền Trung rất khắc nghiệt, giá cả

sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp nên thu hút rất ít dự án FDI đầu

tƣ.

3.2.2.3. Chuyển giao công nghệ

Công nghệ ở vùng KTTĐ miền Trung có một vai trò hết sức quan trọng

đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế. FDI là kênh chuyển giao công nghệ có hiệu

quả nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Nhiều dự án FDI sau khi đƣợc

triển khai, công nghệ đã đƣợc các công ty nƣớc ngoài chuyển giao trực tiếp phần

cứng (máy móc, thiết bị) và phần mềm (quy trình hoạt động của công nghệ) từ

nƣớc ngoài vào cơ sở sản xuất ở vùng. Nhờ việc chuyển giao công nghệ, đầu tƣ

hệ thống thiết bị và tiến hành tổ chức sản xuất mà trình độ công nghệ trong các

DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung có trình độ tƣơng đối vƣợt trội hơn so với

các DN ở các khu vực khác (nhƣ Nhà máy công nghiệp nặng Doosan).

Một trong những mục tiêu hàng đầu trong thu hút FDI là để cải thiện trình

độ công nghệ ở vùng KTTĐ miền Trung, nhƣng trong thời gian qua, hoạt động

nghiên cứu và phát triển công nghệ của các DN FDI ở vùng còn thiếu sôi nổi,

chƣa đóng góp đáng kể cho trình độ công nghệ trong vùng.

Hiện nay, các DN FDI đang hoạt động ở vùng KTTĐ miền Trung thì trình

Page 105: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

99

độ công nghệ cũng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình hoặc tiên tiến. Một số DN

vẫn đang sử dụng công nghệ ở mức thấp với mục đích khai thác chi phí nhân

công rẻ để tìm kiếm lợi nhuận, nhƣ một số DN dệt may, dày da, sản xuất đồ

chơi, vàng mã, đèn cầy của Đài Loan, Hồng Kông. Trong khi đó, số DN có công

nghệ cao còn rất khiêm tốn, chẳng hạn nhƣ Đà Nẵng là địa phƣơng thu hút đƣợc

nhiều dự án FDI nhất, nhƣng cũng chỉ có một vài DN đƣợc đánh giá là công

nghệ cao nhƣ: Toàn Cầu (Mỹ), Việt Hoa và Việt Hồng (Đài Loan), Mabuchi

(Nhật), Vina mobi - Zentek (Singapo). Còn ở Bình Định, thì phần lớn DN FDI

có quy mô nhỏ; công nghệ, dây chuyền thiết bị thuộc dạng trung bình, chỉ có

một số DN nuôi tôm là áp dụng qui trình sản xuất hiện đại nên chất lƣợng sản

phẩm cao...Một số DN FDI có những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhƣng bên

cạnh đó họ vẫn sử dụng những bộ phận thủ công hoặc bán cơ khí.

Tình trạng công nghệ ở vùng là do đa số dự án FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung đến từ các nƣớc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đây không phải là

những quốc gia có công nghệ hiện đại nhƣ các nƣớc phát triển. Hơn nữa, tay

nghề ngƣời lao động trong vùng còn thấp, giá nhân công rẻ. Điều này đã khuyến

khích nhà đầu tƣ sử dụng những công nghệ thấp đòi hỏi nhiều lao động sống để

tiết kiệm chi phí.

3.2.2.4. Chất lƣợng nguồn lao động

Số lƣợng lao động làm việc trong các DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung

ngày một tăng thêm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Nếu nhƣ năm 2005 là 28.995

lao động; năm 2010 là 65.161; năm 2011 là 75.055; thì đến năm 2015 con số là

110.897 lao động.

Phải thừa nhận một thực tế là chất lƣợng lao động mà vùng KTTĐ miền

Trung cung cấp cho các DN FDI còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển

dụng lao động nên đa phần các DN FDI sau khi tuyển dụng đều buộc phải đào

tạo lại. Đây là bất cập lớn vì hầu hết các DN FDI muốn nhận lao động là để sử

Page 106: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

100

dụng ngay, đóng góp cho sự phát triển của DN mình, nhƣng qua khảo sát thì rất

ít DN FDI là không phải đào tạo lại lao động sau tuyển dụng. Hạn chế này, một

phần là do chính sách thu hút và sử dụng lao động của các địa phƣơng trong

vùng còn nhiều bất cập. Phần khác, là điều kiện và mức lƣơng mà ngƣời lao

động nhận đƣợc trong các DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung còn thấp nên lao

động có xu hƣớng đi tìm việc ở nơi khác để có thu nhập cao hơn.

Nhìn chung trong những năm qua, các DN FDI đã có những đóng góp nhất

định trong việc cải thiện đời sống cho ngƣời dân lao động trên địa bàn nhƣng vẫn

còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của lao động trong các DN

FDI trên địa bàn vẫn còn thiếu thốn, thu nhập của lao động vẫn chƣa thể đảm bảo

đời sống cho cả gia đình họ; lao động phải đi thuê nhà ở với mức giá cao, điều kiện

không đảm bảo; trình độ văn hóa, chuyên môn của ngƣời lao động còn thấp; các

hoạt động phục vụ vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho ngƣời

lao động còn ít... Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các DN FDI hiện

nay chủ yếu chạy theo lợi nhuận kinh doanh mà chƣa thật sự có ý thức trách nhiệm

trong việc nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho ngƣời lao

động.

3.2.2.5. Hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Hiện có 324 DN FDI ở vùng đã đi vào hoạt động. DN FDI đã góp phần

đổi mới công nghệ, phát triển thị trƣờng, đổi mới sản phẩm, phát triển các ngành

công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị

tăng cao, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Bảng 3.9. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

Năm 2005 2012 2013 2014 2015

KNXK (triệu USD) 214,6 469 527 519 561

Doanh thu (tỷ đồng) 4.463,8 36.174,7 40.535,8 52.306 55.938

Lao động 28.995 84.525 95.658 101.312 110.897

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng

Page 107: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

101

Đến hết năm 2015, doanh thu của các DN FDI đạt gần 56 ngàn tỷ đồng,

tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI ngày

càng tăng. Nếu năm 2005 là 214,6 triệu USD, đến năm 2010 là 483,7 triệu USD

thì đến năm 2015 là 561 triệu USD. Luỹ kế đến nay, số lao động có việc làm

trong các DN FDI là 110.897 ngƣời, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014. Hoạt

động SX-KD của các DN FDI những năm qua đã không ngừng phát triển, cơ

cấu kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành đƣợc thay đổi căn bản.

Thời gian qua, do kinh doanh hiệu quả một số nhà đầu tƣ đã xin tăng vốn,

mở rộng quy mô sản xuất, nhƣ ở Bình Định đã có 5 dự án xin tăng vốn, với số

vốn tăng thêm là 7,79 triệu USD, trong đó dự án xin tăng vốn cao nhất là của

Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, với số vốn xin tăng thêm là 6,64 triệu

USD. Ở Đà Nẵng, do kinh doanh thu đƣợc hiệu quả cao đã có tới 13 dự án xin

tăng vốn với số vốn tăng thêm là 216,3 triệu USD. Đặc biệt, có 3 dự án đã xin

tăng vốn tới lần thứ ba nhƣ: Nhà máy bia Foster‘s Đà Nẵng từ 23,8 triệu USD

đầu tƣ ban đầu đã tăng lên 102,8 triệu USD, công ty Giầy Quốc Bảo từ 9 triệu

USD lên 38 triệu USD và Khách sạn Furama Đà Nẵng từ 1,2 triệu USD đã tăng

vốn lên 65,2 triệu USD.

Có thể thấy, các DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung bƣớc đầu đã hoạt

động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ, sản

phẩm sản xuất đa dạng, phong phú, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong

nƣớc và xuất khẩu. Đáng chú ý là các DN sản xuất giày da, may mặc, dệt đã

khẳng định đƣợc vị trí và chỗ đứng của mình, tạo đƣợc uy tín với khách hàng

trong nƣớc và thế giới. Bên cạnh đó, một số DN FDI đóng góp lớn cho tăng

trƣởng, phát triển của vùng nhƣ: Khu du lịch Furama, Bia Foster‘s, Nƣớc giải

khát Coca Cola, Sản xuất đồ chơi Keyhinge Toys, Điện tử Việt Hoa, Sản xuất,

lắp ráp động cơ điện Mabuchi, Siêu thị Metro Cash & Carry, Khu du lịch giải trí

Silver Shore, Dệt may Phong Phú, Foster‘s, Vijachip, D&N, Valley View..., đặc

Page 108: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

102

biệt là dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp nặng của Công ty Công nghiệp

nặng Doosan Việt Nam là một trong những tổ hợp công nghiệp nặng lớn nhất

Việt Nam hoạt động rất hiệu quả. Phần lớn các DN FDI hoạt động có hiệu quả

đã làm cho hoạt động của khu vực FDI trở nên sôi động và có ý nghĩa lớn đối

với các địa phƣơng trong vùng.

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc nêu trên, hoạt động của các DN FDI gặp phải

một số khó khăn, hạn chế nhất định, hiệu quả hoạt động SX-KD chƣa cao (phần

lớn DN đạt doanh thu ở mức dƣới 5 triệu USD/năm, số DN đạt doanh thu trên

10 triệu USD/năm còn ít); quy mô một số dự án FDI còn nhỏ cả về vốn lẫn năng

lực sản xuất; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, của ngƣời lao

động còn thấp; máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu; thị trƣờng xuất khẩu

hạn hẹp, khả năng cạnh tranh còn thấp. Các DN FDI phần lớn có thị trƣờng và

sản phẩm ổn định nhƣng giá trị sản xuất chƣa cao, sản phẩm có giá trị gia tăng

chƣa nhiều.

3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ

TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN

TRUNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

3.3.1. Những thành công trong thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền

Trung

Trong những năm qua, FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc thực

hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ miền Trung. Điều này đƣợc

thể hiện qua những kết quả sau:

- FDI góp phần tăng vốn đầu tƣ và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế

Phát triển khu vực FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khả năng tận

dụng lợi thế sẵn có của vùng KTTĐ miền Trung (đất đai, lao động, môi trƣờng

kinh doanh...) và những ƣu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra (vốn, công nghệ,

thị trƣờng...) để phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền Trung. Để đáp ứng yêu cầu

Page 109: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

103

tăng trƣởng và phát triển thì việc tăng nguồn vốn đầu tƣ là một nhu cầu cấp

bách. Trong thời gian qua, khi nguồn vốn trong nƣớc còn hạn chế thì nguồn vốn

FDI giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng KTTĐ miền

Trung. Mặc dù lƣợng vốn FDI đầu tƣ trong vùng tăng lên qua các năm song tỷ lệ

vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tƣ của cả vùng còn thấp. Năm 2005, nguồn vốn

FDI chiếm 9,8% trong tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung. Từ

năm 2009, tỷ lệ này lại có xu hƣớng đi xuống do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài

chính thế giới. Tuy tỷ lệ vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn vùng

KTTĐ miền Trung chƣa cao và có xu hƣớng giảm xuống trong những năm gần

đây, song nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu vốn

đầu tƣ của vùng.

Nguồn vốn FDI không chỉ tạo ra nguồn đầu tƣ trực tiếp mà còn góp phần

quan trọng trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế trong vùng đầu tƣ, mở

rộng sản xuất, làm cho nguồn vốn đầu tƣ trong vùng gia tăng đáng kể thông qua

việc đầu tƣ vào hạ tầng, dịch vụ hoặc các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ kiện,

bao bì, vận tải, khai thác có hiệu quả đất đai, nhà xƣởng, máy móc... FDI không

làm suy giảm nguồn vốn mà còn góp phần kích thích đầu tƣ trong vùng phát

triển. Nhờ nguồn vốn FDI, vùng KTTĐ miền Trung đã chủ động hơn trong việc

bố trí cơ cấu đầu tƣ, góp phần khai thác tích cực, có hiệu quả hơn các nguồn lực

của vùng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH.

- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời gian qua, cơ cấu thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền Trung

theo chiều hƣớng ngày càng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

của vùng. Phần lớn các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp - xây

dựng, dịch vụ - du lịch, nhất là các dự án về xây dựng các khu du lịch, biệt thự,

khu nghỉ dƣỡng, sân golf... Đến nay, ở hầu hết các ngành trên địa bàn vùng

Page 110: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

104

KTTĐ miền Trung đều có sự đóng góp của khu vực FDI. Tỷ trọng của các

ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực.

Từ năm 2005 đến nay, các dự án FDI tại vùng đã đầu tƣ khá nhiều vào

hai lĩnh vực là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch. Đây cũng chính là

hai lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho các DN FDI và có nhiều đóng góp

cho các địa phƣơng trong khu vực. Đến năm 2013, ngành công nghiệp - xây

dựng có 254 dự án và chiếm 42,32% tổng số vốn đầu tƣ, trong khi ngành dịch

vụ - du lịch có 263 dự án, chiếm tới 56,95% tổng vốn đầu tƣ. Trong công nghiệp

- xây dựng, công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trƣởng mạnh nhất, chiếm đến

89% trong vốn đầu tƣ. Nông lâm - thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng rất nhỏ

trong cơ cấu vốn đầu tƣ của FDI, chỉ chiếm 0,73%.

Bảng 3.10. Cơ cấu theo ngành nghề dự án FDI vùng KTTĐ miền Trung

Địa phƣơng

Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ-du lịch Nông lâm-thủy sản

Số dự

án

Vốn đăng ký

(triệu USD)

Số dự

án

Vốn đăng ký

(triệu USD)

Số dự

án

Vốn đăng ký

(triệu USD)

TT - Huế 26 431,63 42 1756,86 4 14

Đà Nẵng 117 1124 159 2177 5 28

Quảng Nam 60 612 34 4512 3 43

Quảng Ngãi 19 3521,13 10 499,26 — —

Bình Định 32 1280,3 18 433,2 6 35

Tổng số 254 6969,06 263 9378,32 18 120

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương trong vùng

Qua bảng trên, có thể thấy số dự án đầu tƣ của ngành dịch vụ - du lịch

còn cao hơn so với ngành công nghiệp - xây dựng, chiếm 49,16% tổng số dự án

đầu tƣ, cùng với đó là tỷ trọng vốn đầu tƣ cũng chủ yếu tập trung trong ngành

dịch vụ - du lịch vì nó chiếm hơn 9,3 tỷ USD trong tổng số 16,4 tỷ USD vốn đầu

tƣ, tức là chiếm tới 56,71% tổng vốn đầu tƣ. Nếu tính cả ngành công nghiệp -

Page 111: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

105

xây dựng và dịch vụ - du lịch thì sẽ có 517 dự án (chiếm 96,63% số dự án) với

vốn đăng ký là 16347,38 triệu USD (chiếm 99,27% tổng số vốn đăng ký). Đây

chính là thành công lớn trong việc thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền

Trung, góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Để có đƣợc kết quả trên là do các địa phƣơng trong vùng đều nổ lực cải

thiện môi trƣờng đầu tƣ, nổi bật là Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Các

địa phƣơng này đều thu hút đƣợc trên 1 tỷ USD vào ngành dịch vụ - du lịch.

Trong đó, Quảng Nam thu hút đƣợc 4,5 tỷ USD, Đà Nẵng là 2,1 tỷ USD và

Thừa Thiên Huế là 1,7 tỷ USD. Ngoài ra, ba địa phƣơng này cũng đã thu hút

đƣợc lƣợng vốn FDI lớn vào ngành công nghiệp - xây dựng. Nhƣng thu hút vốn

FDI vào công nghiệp - xây dựng nhiều nhất là Quảng Ngãi, tỉnh này đã thu hút

đƣợc 3521,13 triệu USD, trong đó chỉ riêng một dự án sản xuất thép thuộc công

ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam đã có vốn đầu tƣ là 3 tỷ USD.

Nhƣ vậy, việc nhiều dự án FDI đầu tƣ vào ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ - du lịch đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của toàn vùng theo hƣớng ngày càng hợp lý hơn. Điều này chẳng những làm

cho bức tranh KT-XH của địa bàn vùng KTTĐ miền Trung thêm khởi sắc mà

còn làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của vùng cũng ngày một

hiệu quả hơn.

- FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất

khẩu.

Khu vực FDI đã thực sự trở thành yếu tố có vai trò tích cực trong thúc đẩy

ngành công nghiệp của vùng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp hơn 4.470 tỷ

đồng vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, chiếm 7,8%; năm 2010,

tăng lên là 18.651 tỷ đồng, chiếm 11,4%; đến năm 2015 đạt đƣợc 48.244 tỷ

Page 112: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

106

đồng, chiếm 14,4%. FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nhƣ công nghiệp

chế biến, may mặc, khai khoáng, sản xuất xi-măng, xây dựng…

Bảng 3.11. Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng KTTĐ miền Trung (2005-2015)

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm 2005 2012 2013 2014 2015

Khu vực 4.470.568 29.461.559 36,673.70 43,326.80 48.244,20

FDI (7,8%) (12,1%) (11,3%) (12,1%) (14,4%)

Nhà 35.107.293 124.421.369 167,923.30 166,717.50 140.291,00

nƣớc (61,6%) (51,2%) (53,8%) (51,2%) (42%)

Ngoài 17.400.730 89.108.869 106,701.00 124,967.40 145.507,90

nhà nƣớc (30,6%) (36,7%) (34,9%) (36,7%) (43,6%)

Tổng số 56.978.591 242.991.797 311,298.00 335,011.70 334,043.10

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương trong vùng

Giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực FDI tăng lên đều đặn qua

các năm, nhƣng tỷ trọng của nó còn thấp so với khu vực Nhà nƣớc và ngoài

Nhà nƣớc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự đóng góp lớn của FDI, nhờ có

FDI mà năng lực sản xuất công nghiệp của vùng đƣợc nâng cao đáng kể.

Bên cạnh đó, FDI còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các DN

FDI có nhiều lợi thế và điểm mạnh nhất định trong xuất khẩu. Trƣớc hết, các

DN FDI có thế mạnh về thị trƣờng nhờ dựa vào công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Vì

vậy, các DN FDI có điều kiện vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài nhờ các mối

quan hệ truyền thống của mình trong khi các DN mới chƣa có uy tín, chƣa có

thị trƣờng.

Các DN FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn vùng,

kim ngạch xuất khẩu tăng cao và tƣơng đối ổn định. Nếu năm 2005, kim

ngạch xuất khẩu của các DN FDI là 214,6 triệu USD, đến năm 2010, tăng lên

là 405 triệu USD, thì đến năm 2015 là 561 triệu USD. Tỷ trọng của khu vực

Page 113: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

107

FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của vùng KTTĐ miền Trung ngày

càng tăng.

Chúng ta có thể thấy khu vực FDI đã đóng góp một phần rất quan trọng

vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ miền Trung nhờ khu vực

này có lợi thế hơn so với khu vực trong nƣớc về công nghệ và khả năng tiếp cận

thị trƣờng thế giới. FDI còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

theo hƣớng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ

trọng hàng chế tạo. FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu

nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đƣa Hoa Kỳ

trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn của vùng KTTĐ miền Trung.

- FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của vùng KTTĐ miền

Trung

Phát triển công nghệ luôn đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế

của nƣớc ta nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng. Phát triển công

nghệ thông qua nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ nhập khẩu dây chuyền công

nghệ cao, phát triển đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao có khả năng sáng tạo ra

công nghệ mới bằng cách cử đi học ở các nƣớc có nền giáo dục tiên tiến và thu

hút công nghệ mới thông qua tiếp nhận FDI. Trong đó, tiếp nhận FDI luôn đƣợc

coi là kênh tiếp cận với công nghệ cao một cách thuận lợi và hiệu quả nhất đối

với vùng KTTĐ miền Trung.

Thông qua FDI, vùng KTTĐ miền Trung đã thu hút nhiều công nghệ

mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trƣớc đây ở nƣớc ta chƣa có.

Chẳng hạn: Về sản xuất các linh kiện điện tử có Công ty Toàn Cầu, Công ty

Việt Hoa, công ty Việt Hồng, công ty TTTI và công ty LD Vina mobi - Zentek,

công ty CCI. Về lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, máy nông cụ có JRD-Việt Nam,

Daeryang Việt Nam, Jangdong, công ty LD Tanda. Về sản xuất động cơ, máy

bơm có công ty SMC, Mabuchi. Về sản xuất các loại dịch truyền và vật tƣ y tế

Page 114: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

108

có công ty Choongwae Medi. Về sản xuất thép có công ty RBS, công ty SSP

Vina. Về khai thác vàng, ti tan có công ty khai thác vàng Bồng Miêu, công ty

liên doanh vàng Phƣớc Sơn, công ty Khoáng sản Bình Định. Về sản xuất đồ gia

dụng có công ty GSL. Về đóng sửa tàu biển có công ty Hyundai Vinashin, công

ty Plus. Ngoài các DN FDI trên, vùng còn có nhiều DN FDI về lĩnh vực chế biến

hải sản, thực phẩm, dệt may, sản xuất sản phẩm gỗ...

Việc chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến

mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: vật liệu xây

dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phƣơng tiện giao thông,... Các DN FDI đã

trang bị cho vùng những thiết bị, máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất khá

tiên tiến và hiện đại. Hầu hết thế hệ thiết bị đều mới hơn rất nhiều so với trong

nƣớc, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp và một

số đạt tiêu chuẩn quốc tế đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc

và xuất khẩu sản phẩm ra nƣớc ngoài nhƣ các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế

tạo...

Có thể nói, thông qua việc tiếp nhận các dự án FDI ở các địa phƣơng

vùng KTTĐ miền Trung, trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực đã đƣợc nâng

lên rõ rệt nhƣ: kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dƣỡng cao cấp, sửa chữa tàu

biển, khai khoáng, sản xuất các linh kiện điện tử, phụ tùng xe máy, bảo hiểm.

Các DN FDI có trình độ công nghệ tiên tiến chẳng những góp phần tác động làm

nâng cao trình độ công nghệ của lĩnh vực mà DN đó đang hoạt động, mà còn tác

động làm cho các DN trong nƣớc cũng phải nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao

trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Chính những điều này đã

làm cho trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực trong vùng tăng khá nhanh so với

trƣớc đây.

- FDI đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động

Page 115: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

109

Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động cũng là một

trong những mục tiêu quan trọng mà vùng KTTĐ miền Trung theo đuổi. Qua

các năm hoạt động, các DN FDI ở vùng đã góp phần tạo ra việc làm ngày càng

tăng cho ngƣời lao động. Lũy kế đến năm 2005, các DN FDI đã giải quyết việc

làm cho 28.995 lao động, đến năm 2011 là 75.444 lao động thì đến năm 2014 đã

tăng lên 99.273 lao động.

Trong các địa phƣơng ở vùng KTTĐ miền Trung thì Đà Nẵng là thành

phố có số lao động làm việc trong các DN FDI là nhiều nhất, tiếp đến là Quảng

Nam và Thừa Thiên Huế. Điều này cũng phản ánh thực tế rằng, nếu địa phƣơng

nào có nhiều DN FDI hoạt động thì sẽ có thêm nhiều lao động có việc làm.

Bảng 3.12. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI qua các năm

từ 2005 đến 2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

Đơn vị tính: Ngƣời

Địa phƣơng 2005 2010 2012 2013 2014 2015

TT- Huế 3.324 10.181 13.521 15.409 18.242 20.071

Đà Nẵng 19.348 35.126 43.729 44.967 43.829 46.077

Quảng Nam 5.536 16.057 22.902 28.044 30.794 33.670

Quảng Ngãi 240 2.076 2.532 4.874 5.721 8.104

Bình Định 547 1.721 1.841 2.364 2.726 2.975

Tổng số 28.995 65.161 84.525 95.658 101.312 110.897

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng

Đến nay, trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung có 110.897 lao động làm

việc trong các DN FDI. Ngoài ra, còn có hàng vạn lao động gián tiếp ở các

ngành hỗ trợ, cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu phục vụ cho các DN FDI. Hiện

nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong các DN FDI đã hình thành

một số DN vệ tinh cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các DN FDI. Điều này

sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng.

Page 116: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

110

Các DN FDI còn góp phần tạo ra lực lƣợng lao động lành nghề cho vùng

KTTĐ miền Trung. Làm việc trong các DN FDI, lực lƣợng cán bộ, công nhân

đƣợc đào tạo và đào tạo lại. Đội ngũ này có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật

mới, công nghệ mới, cách thức điều hành, quản lý tiên tiến, tác phong công

nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua đội ngũ lao

động này đã tác động đến các DN khác ở vùng trong việc nâng cao trình độ công

nghệ, thiết bị. Đó là nguồn lực đáng quý phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của

vùng KTTĐ miền Trung.

Về đóng góp của FDI đối với thu nhập của ngƣời lao động ở vùng. Điều

này đƣợc thực tế ở Việt Nam khẳng định, nhìn chung mức lƣơng do các DN FDI

trả cho ngƣời lao động cao hơn nhiều so với mức lƣơng tối thiểu do Luật lao

động đƣa ra và cũng cao hơn mức trung bình của các DN tƣ nhân trong nƣớc.

Bảng 3.13. Thu nhập của ngƣời lao động phân theo loại hình doanh nghiệp

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm 2005 2010 2013 2014 2015

DN FDI 482.847 2.008.651 4.665.194 8.964.000 9.462.000

(12,2%) (12,3%) (16,1%) (24,5%) (21,7%)

DN ngoài

Nhà nƣớc

2.193.681 10.675.918 19.353.871 15.207.000 23.093.000

(55,7%) (65,3%) (66,6%) (41,6%) (53,1%)

DN Nhà nƣớc

1.263.963 3.651.609 5.027.482 12.415.000 10.951.000

(32,1%) (22,4%) (17,3%) (33,9%) (25,2%)

Tổng số 3.940.491 16.336.178 29.046.547 36.586.000 43.507.000

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng

Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của ngƣời lao động trong các DN FDI ở

vùng KTTĐ miền Trung tăng đều qua các năm. Nếu năm 2005, thu nhập của

ngƣời lao động mới đạt 482,8 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng thu nhập; năm 2010 là

2.008,6 tỷ đồng, chiếm 12,3%; thì đến năm 2015 đã tăng lên đến 9.462 tỷ đồng,

chiếm 21,7% tổng thu nhập. Có thể thấy các DN FDI có những đóng góp nhất

Page 117: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

111

định đến thu nhập của lao động.

- FDI đóng góp nguồn thu vào ngân sách địa phƣơng vùng KTTĐ

miền Trung

Một trong những kết quả cụ thể mà khu vực FDI có đóng góp đáng kể là

tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy các DN FDI đầu tƣ vào vùng KTTĐ miền

Trung với số lƣợng và quy mô chƣa lớn lắm, nhƣng trong những năm qua số DN

này đã đóng góp một lƣợng tài chính không nhỏ vào ngân sách vùng. Số liệu ở

bảng dƣới đây cho thấy FDI bổ sung nguồn thu quan trọng cho vùng.

Bảng 3.14. Thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ miền Trung từ

2005 -2013

Năm Thu ngân sách từ DN FDI

(tỷ đồng)

Thu ngân sách nhà nƣớc trên

địa bàn vùng (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

2005 762,5 15.957,6 4,76

2010 2.177,5 51.810,0 4,18

2011 2.563,7 63.413,6 4,03

2012 2.726,4 72.145,2 3,78

2013 2.959,6 83.890,2 3,53

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng

Qua bảng trên ta thấy, đóng góp của các DN FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung vào thu ngân sách Nhà nƣớc ngày càng tăng. Nếu năm 2005, đóng góp

của các DN FDI vào ngân sách Nhà nƣớc là 762,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,76%;

đến năm 2010 là 2.177,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,14%; thì đến năm 2013 đã đạt

2.959,6 tỷ đồng với tỷ lệ 3,53%. Nhƣ vậy, thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn

vùng ngày càng tăng là có phần đóng góp không nhỏ của các DN FDI.

Tóm lại, các DN FDI đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, bổ sung nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho

ngƣời lao động, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực trong kim

Page 118: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

112

ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ miền Trung. Các DN FDI đi vào hoạt động đã

góp phần thúc đẩy phát triển thị trƣờng trong nƣớc và các hoạt động dịch vụ

khác; đƣa đến những mô hình quản lý tiên tiến, phƣơng thức kinh doanh hiện

đại, từ đó thúc đẩy các DN trong nƣớc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng

sản phẩm, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, tạo cơ hội cho ngƣời lao động

tiếp cận với phƣơng thức quản lý tiên tiến.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.2.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt đƣợc, thu hút FDI cũng còn một số hạn

chế ảnh hƣởng tiêu cực đối với sự phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ miền Trung.

- Chƣa đồng bộ trong bộ máy quản lý: cơ quan xúc tiến đầu tƣ từ Trung

ƣơng đến địa phƣơng chƣa tổ chức thành một hệ thống, hiện còn nhiều đầu mối,

mô hình tổ chức khác nhau và hoạt động nghiệp vụ bị ―cắt khúc‖, không đồng

hành tới cùng với nhà đầu tƣ... đang là một thách thức không nhỏ trong hoạt

động vận động thu hút đầu tƣ vào khu vực này.

- Vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI

Ở vùng KTTĐ miền Trung, bên cạnh các DN FDI chấp hành tốt chính

sách, pháp luật cũng nhƣ kinh doanh có lãi và đóng góp không nhỏ vào sự phát

triển KT-XH của vùng, còn có nhiều DN cố tình thực hiện hành vi chuyển giá.

Các MNE thƣờng sử dụng chuyển giá nhƣ là một biện pháp để hạch toán lãi

thành lỗ, lãi nhiều thành lãi ít, nhằm mục đích cuối cùng là thôn tính sở hữu đối

với bên liên doanh trong vùng KTTĐ miền Trung, tránh đánh thuế chuyển lợi

nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Tác hại của lợi dụng chuyển giá

không chỉ là nguyên nhân gây thiệt hại về mặt kinh tế cho vùng mà nó còn là

nguyên nhân tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN trong vùng với các

DN FDI và giữa các DN FDI với nhau.

Page 119: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

113

Chẳng hạn ở Đà Nẵng, trong số trên 87 DN FDI trên địa bàn thành phố

đƣợc cấp mã số thuế, DN có lãi chỉ chiếm 35% (cả nƣớc khoảng 31%), số thuế

thu nhập DN FDI là 13 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách, chiếm 10,19% tổng thu

từ thuế thu nhập DN toàn thành phố (130,52 tỷ). So với tỷ lệ doanh thu, tổng

nộp ngân sách ta thấy rõ là tỷ lệ thu nhập DN (lãi) của các DN FDI là quá thấp,

có yếu tố giả tạo do chuyển giá. Việc thực hiện chuyển giá đã gây nên thiệt hại

kép cho vùng KTTĐ miền Trung. Bên cạnh đó, nhiều DN FDI ở vùng báo lỗ

nhƣng vẫn tăng trƣởng doanh thu, mở rộng SX-KD. Ở Đà Nẵng, tính đến ngày

31/12/2012, trong 157 DN FDI đang hoạt động ở thành phố này thì đã có 69 DN

thƣờng xuyên kê khai thua lỗ... Dù lỗ vƣợt quá vốn chủ sở hữu nhƣng DN mở

rộng quy mô đầu tƣ ngày càng lớn. Điều này đã ảnh hƣởng rất nhiều đến nguồn

thu thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và

vùng KTTĐ miền Trung.

- Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã gây ô nhiễm môi

trƣờng trầm trọng

Thông thƣờng vì mục tiêu lợi nhuận nên các dự án FDI ít quan tâm đến

vấn đề bảo vệ môi trƣờng ở vùng KTTĐ miền Trung. Hơn nữa, để thu hút nhiều

FDI, nƣớc ta nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng nhiều khi đã bỏ

qua các yếu tố tác động môi trƣờng. Vì thế, các dự án FDI có nguy cơ hủy hoại

môi trƣờng.

Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở

vùng KTTĐ miền Trung là gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, nhiều DN

FDI do vi phạm về bảo vệ môi trƣờng, đã bị chính quyền các địa phƣơng buộc

phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì không có những biện pháp xử lý ô nhiễm

môi trƣờng do chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa

tăng trƣởng sản xuất công nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao với sự

ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất gây ra vẫn là bài toán nan giải đặt ra cho chính

Page 120: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

114

quyền các địa phƣơng trong vùng. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động

thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Thật vậy, hoạt động FDI chủ yếu đƣợc tiến hành trong lĩnh vực sản xuất

công nghiệp. Chất thải trong lĩnh vực này có nhiều thành phần độc hại, nếu

không đƣợc xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng và chi phí xã

hội hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới

mục tiêu phát triển bền vững. Đà Nẵng có hai KCN có lƣợng nƣớc thải lớn là

KCN Hoà Khánh: 4500 m3/ngày và KCN Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m

3/ngày. Đây

là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố.

Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải của hai KCN này vƣợt tiêu chuẩn Việt

Nam nhiều lần.

- FDI tạo ra một số vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề lao

động

Trong khu vực FDI, nhiều DN FDI quá chú trọng lợi ích kinh tế, ít quan

tâm đến nhu cầu ổn định công việc của ngƣời lao động, sẵn sàng sa thải ngƣời

lao động, sắp xếp lại nhân sự. Do vậy, ngƣời lao động trong khu vực này thƣờng

có nguy cơ bị mất bị việc cao hơn so với các khu vực khác. Điều này tạo áp lực

lớn cho công tác tái giải quyết việc làm. Điểm khác biệt so với các DN trong

nƣớc là thu nhập của ngƣời lao động trong các DN FDI có sự chênh lệch rất cao

giữa ngƣời quản lý và ngƣời lao động trực tiếp. Thu nhập của lao động trong các

DN FDI cũng cao hơn so với các DN trong nƣớc cùng loại, tạo ra sự phân biệt

về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội.

Sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng lao động là yếu tố

làm cho nội dung của các hợp đồng lao động thƣờng có lợi cho DN FDI. Theo

kiểm tra của các cơ quan chức năng trong vùng KTTĐ miền Trung thì vẫn còn

nhiều DN FDI, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động vi phạm các quy định của

pháp luật về hợp đồng lao động, một số chủ DN FDI đã đối xử bất công, xúc

Page 121: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

115

phạm nhân phẩm đối với ngƣời lao động, làm phát sinh những mâu thuẫn, hành

động phản kháng của công nhân nhƣ xô xát, đình công, lãn công, ảnh hƣởng xấu

đến sản xuất và quan hệ giữa nhà đầu tƣ và tập thể lao động trong DN. Đình

công đã xảy ra ở một vài DN FDI trong vùng là Sài Gòn Knift wear, Keyhinge

Toys, Quốc Bảo...và các DN của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Chỉ tính

riêng ở Đà Nẵng, đến nay đã có 23 cuộc đình công xảy ra tại 10 DN trên địa bàn

thành phố. Cả 10 DN đều thuộc loại DN sử dụng nhiều lao động; trong đó có 9

DN FDI có 100% vốn nƣớc ngoài (01 DN nhà nƣớc).

3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

Nguyên nhân về tổ chức thực hiện

- Để chống hiện tƣợng chuyển giá, nghiệp vụ của cơ quan tài chính và cơ

quan thuế phải rất cao trong giám sát DN. Trong khi đó, Sở Tài chính và Cục

Thuế của các địa phƣơng trong vùng chƣa có điều kiện để điều tra, xác minh,

tiến hành phân tích, xác định thực tế giao dịch liên kết và rủi ro về gian lận qua

chuyển nhƣợng. Việc phân tích phải bao gồm cả thu thập các thông tin về bên

nƣớc ngoài và về kinh tế ngành. Nhƣng ở cấp địa phƣơng, khó có thể tiến hành

xác minh đƣợc vấn đề này, do thiếu trình độ, kinh phí, phân cấp về thẩm quyền;

hơn nữa, nhiều quốc gia chƣa có hiệp định về thuế quan với Việt Nam.

Nguyên nhân về hệ thống chính sách

- Đa số các dự án FDI ở vùng chƣa quán triệt việc thực thi luật bảo vệ

môi trƣờng. Nhiều dự án tiến hành xây dựng mà không thông qua thẩm định,

đánh giá tác động môi trƣờng; thậm chí nhà máy đã xây dựng xong, đi vào hoạt

động vẫn không có công trình xử lý chất thải. Đặc biệt, một số nơi tình trạng gây

ô nhiễm môi trƣờng đã tới mức báo động nhƣ một số DN FDI xả nƣớc thải ra

sông, kênh rạch gây chết cá, cây trồng làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho nhân

dân vùng ven các DN đó, khiến cho chính quyền địa phƣơng phải can thiệp.

Page 122: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

116

Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trƣờng trực tiếp qua hoạt động

sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên

nhân ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng, tuy mức độ ảnh hƣởng không lớn,

nhƣng cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia

rƣợu, giấy bao bì, dệt may... vì trình độ công nghệ thấp hơn trình độ chung của

ngành.

Nguyên nhân về nhận thức và xác định mục tiêu phát triển

- Xảy ra đình công chủ yếu là do hai bên chƣa hiểu về phong tục tập

quán, ngôn ngữ... của nhau hoặc các DN FDI đã huy động làm thêm giờ quá quy

định, trả lƣơng thấp, chậm trả nợ lƣơng, định mức lao động quá cao, phạt ngƣời

lao động bằng tiền không thỏa đáng. Khi đình công xảy ra, thì ngƣời lao động lại

thiếu am hiểu pháp luật để có thể tiến hành đấu tranh một cách có phƣơng pháp

trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành; tổ chức công đoàn và các đoàn

thể khác ở các DN FDI này yếu, có DN không có tổ chức công đoàn, dẫn đến

thiếu đại diện và tổ chức hƣớng dẫn ngƣời lao động đấu tranh trong khuôn khổ

luật pháp. Hiện nay, qua khảo sát có rất nhiều DN FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung chƣa thành lập tổ chức công đoàn, khoảng 70,3% số DN FDI là chƣa có

tổ chức công đoàn. Trong các DN có tổ chức công đoàn (29,7%) thì thực tế đa

số tổ chức công đoàn còn thụ động trong việc giải quyết tranh chấp và tổ chức

cho công nhân thực hiện các quyền của mình theo đúng pháp luật. Do vậy, một

số cuộc đình công bị xem là không hợp pháp và quyền lợi của ngƣời lao động

không đƣợc đảm bảo.

Page 123: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

117

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT ĐẦU

TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

MIỀN TRUNG

4.1. THỜI CƠ, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ

TRỰC TIẾP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội thế giới

Trong thập kỷ qua, diễn biến tình hình trên thế giới có nhiều phức tạp, xu

thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển

nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã

hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc

tế. Kinh tế thế giới phục hồi và tăng trƣởng trở lại nhƣng còn chậm. Khu vực

châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục tăng trƣởng nhanh và là khu vực phát triển

năng động của thế giới. Các công ty quốc tế đang áp dụng chiến lƣợc kinh doanh

toàn cầu hoặc khu vực. Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và

thế giới, thị trƣờng tiêu thụ sẽ đƣợc mở rộng, tạo điều kiện khắc phục trở ngại về

mặt thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ nói chung và ĐTNN nói riêng.

Theo các chuyên gia thì dòng vốn toàn cầu trong thời gian tới chịu sự ảnh

hƣởng của những yếu tố chủ đạo sau:

- Sự biến động về kinh tế và chính trị ở châu Âu

Ảnh hƣởng từ các biến cố chính trị nhƣ việc nƣớc Anh rời khỏi liên minh

Châu Âu (Brexit) và cuộc trƣng cầu dân ý tại Italia… đều cho thấy xu hƣớng ―ly

khai‖ đã ảnh hƣởng nhiều đến các quyết định đầu tƣ. Tại Ý, nền kinh tế lớn thứ

ba của khu vực sử dụng đồng Euro, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang ở

mức 11% GDP và chiếm 60% số nợ quá hạn trong các ngân hàng. Hầu hết các

khoản nợ xấu gần nhƣ không thể đòi đƣợc. Nợ xấu là kết quả của một nền kinh

Page 124: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

118

tế và hệ thống chính trị thiếu hiệu quả của Ý. Thất bại chính trị của cựu Thủ

tƣớng Matteo Renzi khiến hy vọng tái cơ cấu nền kinh tế Ý và giải quyết nợ xấu

ngày càng thấp. Khủng hoảng có thể lây lan xa hơn nữa vì mối liên hệ chằng

chịt của ngân hàng Ý với những ngân hàng lớn toàn cầu, cũng nhƣ vai trò lớn

của Ý trong hệ thống kinh tế sử dụng đồng Euro. Hy Lạp chỉ là một nền kinh tế

―ốc tiêu‖ so với Ý mà có thể tạo ra cú sốc lớn nhƣ vậy trong quá khứ, thì thật

khó tƣởng tƣợng đến khủng hoảng ngân hàng (thậm chí là nợ công) của Ý.

Rủi ro về kinh tế chỉ là phần nhỏ so với rủi ro về khủng bố và chính trị ở

châu Âu. Tình hình quan hệ có phần căng thẳng trong thế cuộc Nga - NATO -

Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra thế mất cân bằng chiến lƣợc trong khu vực và khiến

những đồn đoán về chiến tranh tăng lên. Dự báo, châu Âu năm 2017 không chỉ

đối mặt với những rủi ro về bầu cử ở Pháp và Đức, mà còn đối mặt rủi ro về

khủng hoảng ngân hàng, bất ổn an ninh khu vực và khả năng khủng bố tăng lên.

Bối cảnh này sẽ khiến các nhà đầu tƣ giảm đầu tƣ vào những lĩnh vực có rủi ro

cao.

- Sự kiện ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ

Việc đắc cử Tổng thống của ông Donald Trump đƣợc cho là làm đảo lộn

―luật chơi‖ của thế giới hiện đại. Đó là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tƣ

trong nƣớc thay vì mang tiền ra nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, việc lãi suất tăng cũng

khiến chiến lƣợc đầu tƣ phải thay đổi về cơ bản. Dòng vốn từ cổ phiếu sang trái

phiếu bị đảo ngƣợc. Dòng tiền bị rút mạnh ra khỏi các thị trƣờng mới nổi, ngoại

trừ Nga, để tập trung về Mỹ, nơi mà các doanh nghiệp đƣợc kỳ vọng sẽ có tăng

trƣởng cao hơn nhờ chính sách tài khóa và lãi suất mới của Trump. Trong khi

đó, đồng USD tăng mạnh và lợi tức trái phiếu Mỹ cũng tăng lên, do đó các nhà

đầu tƣ lớn tại các thị trƣờng mới nổi sẽ phải tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro.

Page 125: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

119

Đi kèm sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ là dự báo nâng lãi suất của Fed

trong năm nay. Trƣớc đó, tháng 12/2016, Fed đã công bố kế hoạch nâng lãi suất

3 lần vào năm 2017, mỗi lần tăng 0,25%, và dự báo đến năm 2018, lãi suất Liên

bang Mỹ có thể sẽ ở mức 2,125%. Nếu thực hiện, lộ trình này có thể sẽ tiếp tục

làm hạn chế lƣợng vốn ĐTNN lên các thị trƣờng biên hoặc chỉ phần nào kích

thích đƣợc dòng tiền trong ngắn hạn sau những thời điểm công bố thông tin của

Fed.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Thuật ngữ ―Công nghiệp 4.0‖ lần đầu tiên đƣợc đƣa ra ở Đức năm 2011

tại Hội chợ Công nghệ Hannover. Đến năm 2012, đƣợc sử dụng đặt tên cho một

chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp

hội công nghiệp hàng đầu nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các

ngành chế tạo thông qua ―điện toán hóa‖. Từ đó đến nay, thuật ngữ ―Công

nghiệp 4.0‖ đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CMCN 4.0 dựa trên

nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ƣu hóa

quy trình, phƣơng thức sản xuất nhằm tiết giảm chi phí. Trong đó, 3 công nghệ

Page 126: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

120

nền tảng là dữ liệu đám mây lớn, điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật và

không dây.

Việc CMCN 4.0 đƣợc cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây đã tạo nên sự

dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế cũng nhƣ cách thức đầu tƣ ra nƣớc

ngoài của các nhà đầu tƣ. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ đều đƣợc

ứng dụng hội tụ để tối ƣu hóa quy trình sản xuất, quản lý, tiêu dùng nhƣ hạ tầng

thông minh, xây dựng thông minh, dây chuyền thông minh, sản phẩm thông

minh, quản trị thông minh... Nhiều nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là Trung Quốc,

đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ dựa vào tài nguyên - lao động

chi phí thấp sang dựa vào động lực chính là đổi mới công nghệ và sáng tạo. Nhƣ

vậy, với sự phát triển của CMCN 4.0, lợi thế về lao động giá rẻ và tài nguyên sẽ

dần không còn là sức hút đối với các ĐTNN.

- Bất ổn kinh tế và chính sách đầu tƣ của Trung Quốc

Đƣợc coi là công xƣởng của thế giới nhƣng vài năm trở lại đây, có nhiều

cảnh báo về việc Trung Quốc đối mặt với rủi ro ―bong bóng‖ và các khoản nợ

trong nền kinh tế. Đến nay, các rủi ro này vẫn chƣa dẫn đến đổ vỡ trong nền

kinh tế, nhƣng nhiều khả năng, các cảnh báo sẽ tiếp tục xuất hiện trong năm

2017. Thực tế cho thấy, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy tăng trƣởng

kinh tế bằng cách hỗ trợ tiền vào đầu tƣ hạ tầng và thị trƣờng bất động sản nƣớc

này trong năm 2016.

Với tỷ lệ tín dụng trên GDP vƣợt 250%, tốc độ tăng tín dụng bình quân

trên 15% và tỷ lệ tín dụng/GDP cao hơn mức bình quân di động dài hạn đến 5%,

việc Chính phủ Trung Quốc kéo tốc độ bơm tín dụng ra nền kinh tế xuống chỉ là

vấn đề thời gian. Câu hỏi sẽ là mức điều chỉnh xuống bao nhiêu và từ từ hay sốc.

Nếu là một cú sốc mạnh thì thị trƣờng bất động sản, chứng khoán và những ―xác

chết biết đi‖ (phần lớn là doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc thân hữu) trong nền kinh

tế Trung Quốc sẽ không chịu nổi. Bên cạnh đó, thị trƣờng tín dụng phi ngân

Page 127: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

121

hàng (hay hệ thống ngân hàng ―ngầm‖) phát triển mạnh trong những năm gần

đây có thể ngập tràn nợ xấu. Tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc khi đó sẽ suy

giảm mạnh và kéo theo ảnh hƣởng xấu ra toàn cầu.

Chắc chắn đó không phải là điều mà Chính phủ Trung Quốc muốn xảy ra.

Vì vậy, họ sẽ bằng mọi giá khiến tiến trình điều chỉnh lại vốn tín dụng suôn sẻ

hơn. Dù vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khó có thể tăng lại mức của giai đoạn

trƣớc, mà nhiều khả năng là tiếp tục đi xuống vì cú huých từ tín dụng sẽ yếu

dần. Mặc dù chính phủ đã đƣa ra nhiều biện pháp để ổn định tăng trƣởng, nhƣng

tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc ƣớc chỉ đạt mức 6,67% trong năm 2016, giảm

so với mức 6,9% năm 2015.

Theo UNCTAD, Trung Quốc là nƣớc lớn thứ hai thu hút vốn FDI với số

tiền lũy tích lên đến 1.085 tỷ USD vào tháng 12 năm 2014, ít hơn gấp 5 lần so

với nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI đầu

tƣ vào Trung Quốc đang chựng lại, trong khi nguồn vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài lại

tăng lên nhanh chóng, đƣợc khuyến khích bởi chính sách "Go Global (Kinh

doanh toàn cầu)" đƣợc thông qua vào năm 2002.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nƣớc đầu tƣ lớn thứ hai ở nƣớc ngoài về

dòng vốn đầu tƣ sau Hoa Kỳ vào năm 2014. Các doanh nghiệp Trung Quốc gia

tăng việc thành lập và mua lại công ty ở nƣớc ngoài để đảm bảo nguồn cung

nguyên liệu, tiếp cận công nghệ và các mạng phân phối. Với một lƣợng đầu tƣ

ra nƣớc ngoài lên đến 729 tỷ USD, Trung Quốc đứng hàng thứ bảy, rất xa sau

Hoa Kỳ (6.100 tỷ USD). Đây cũng chính là cơ hội để thu hút vốn cho các nƣớc

đang phát triển trong khu vực Châu Á.

4.1.2. Xu hƣớng của dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

4.1.2.1. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên toàn cầu

- Thứ nhất, dòng vốn đầu tƣ toàn cầu sẽ không mạnh mẽ trong năm

2018 và trong những năm tới (Linh An, 2016)

Page 128: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

122

Trong bối cảnh các thị trƣờng toàn cầu đang có sự bất ổn và các nền kinh

tế chủ chốt của thế giới, nhất là Trung Quốc giảm tốc nhƣ hiện nay, thì theo

UNCTAD (2016) dự báo dòng vốn đầu tƣ toàn cầu sẽ chỉ tăng trƣởng nhẹ trong

tăng nhẹ đạt 1.800 tỷ USD trong năm 2018, song vẫn dƣới mức đỉnh điểm trong

thời gian trƣớc khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Trong đó, vốn FDI

đổ vào các nƣớc phát triển đƣợc dự báo ở mức 870-930 tỷ USD và các nƣớc

đang phát triển đƣợc dự báo ở mức 690-735 tỷ USD. Lƣợng vốn FDI toàn cầu

năm 2015 đạt 1700 tỷ USD tăng 36% so với năm trƣớc. Tuy nhiên, phần lớn số

tiền này lại đổ vào khu vực phi sản xuất nhƣ tái cơ cấu hay sát nhập và mua bán

doanh nghiệp (M&A).

- Thứ hai, dòng vốn FDI đang quay trở lại các nƣớc công nghiệp hóa

phát triển

Các nền kinh tế đang phát triển vẫn dẫn đầu về việc thu hút dòng vốn

FDI, với số vốn đầu tƣ lên đến hơn 800 tỷ USD, chiếm 54% tổng lƣợng vốn FDI

toàn thế giới, tăng 6% so với năm 2013. Trong khi đó, các nƣớc phát triển tiếp

nhận dòng vốn FDI có giá trị 650 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2013.

Trong quý 1/2014, các nhà đầu tƣ toàn cầu đã rút 41 tỷ USD khỏi các thị trƣờng

mới nổi - nhiều hơn 26,7 tỷ USD năm 2013. Xét theo khu vực thì châu Á đứng

đầu với dòng vốn FDI đạt 426 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI toàn cầu trong

năm 2013 (UNTACD, 2014). Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Mỹ đều thu hút

đƣợc khoảng 250 tỷ USD. Mỹ là nƣớc thu hút FDI lớn nhất thế giới với 188 tỷ

USD năm 2013 (so với 161 tỷ USD trong năm 2012) và Trung Quốc đứng thứ

hai với 124 tỷ USD trong năm 2013 (so với 121 tỷ USD trong năm 2012).

Dòng vốn đầu tƣ FDI đang có sự chuyển dịch quan trọng, vốn đầu tƣ từ

các nƣớc phát triển, từ các tập đoàn đa quốc gia ngày càng chảy nhiều hơn vào

các nƣớc công nghiệp hoá, thay vì các nƣớc đang phát triển nhƣ những năm

Page 129: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

123

trƣớc đây. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi cũng gia tăng mạnh đầu tƣ ra nƣớc

ngoài để tiếp cận những thị trƣờng mới.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có hai nguyên nhân chính khiến dòng

vốn FDI đang quay trở lại các nƣớc công nghiệp hóa phát triển. Đó là các nƣớc

đang phát triển đã giảm lợi thế về nhân công, trong khi các nƣớc phát triển lại có

nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao cũng nhƣ gắn với thị

trƣờng tiêu thụ.

Theo khảo sát của tờ New York Times (Mỹ), đang diễn ra cuộc hồi hƣơng

của hàng loạt tập đoàn kinh tế Mỹ trong bối cảnh chi phí lao động tại các ―công

xƣởng thế giới‖ nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ gia tăng liên tục trong nhiều năm qua.

Chẳng hạn, lƣơng của ngƣời lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng từ 10 đến

20%, trong khi lƣơng ở Mỹ và khu vực châu Âu tăng không đáng kể trong cùng

thời kỳ. Do vậy, việc quay trở lại sản xuất tại Mỹ là tính toán thông minh về lâu

dài.

Một nghiên cứu mới đây của Công ty Tƣ vấn Boston Consulting Group

(BCG) cho thấy, trong khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ... liên

tục tăng trong một thập niên qua thì chi phí tại Mỹ lại gần nhƣ không thay đổi

nhờ mức lƣơng ổn định, chi phí năng lƣợng giảm và công nghệ hiện đại giúp

tăng năng suất. Hiện tại, mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ tƣơng đƣơng với 96

UScent sản xuất ở Trung Quốc.

- Thứ ba, ASEAN sẽ là khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất thế giới

Xu hƣớng mới của FDI vào châu Á đang có sự chuyển dịch từ Trung

Quốc (hiện đứng đầu thế giới về thu hút FDI) sang các nƣớc khác, mà Việt Nam

đƣợc nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới lựa chọn là phƣơng án số 1.

Năm 2015, tốc độ tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc giảm, xuất hiện nhiều dấu

hiệu của giai đoạn suy thoái, cộng thêm những yếu tố bất lợi nhƣ giá nhân công

Page 130: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

124

tăng, môi trƣờng đầu tƣ không đƣợc cải thiện nên trào lƣu rút vốn khỏi nền kinh

tế thứ hai thế giới diễn ra rất mạnh, khoảng 1.000 tỷ USD, gấp 7 lần năm 2014.

Báo ―Ngƣời Thƣợng Hải‖ dẫn kết quả khảo sát môi trƣờng kinh doanh

của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) tại Trung Quốc cho

thấy, có tới 25% doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định rằng họ đã chuyển hoặc đang

có kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc. Một nửa trong

số đó có ý định chuyển hoạt động kinh doanh sang các nƣớc châu Á đang phát

triển, còn 40% chuyển về Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Chi phí lao động, thách

thức về thể chế, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là những lý do chính khiến các

doanh nghiệp Hoa Kỳ quyết định ―cuốn gói‖ khỏi Trung Quốc. Trong 3 năm

2013 - 2015, 25% doanh nghiệp Hoa Kỳ có văn phòng đại diện ở Trung Quốc đã

rời khỏi nƣớc này.

Năm 2013, vốn FDI vào ASEAN lần đầu tiên vƣợt Trung Quốc (128,4 tỷ

USD so với 117,6 tỷ USD). Vốn FDI tiếp tục tăng trong các năm 2014 – 2015,

ASEAN trở thành khu vực thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới với 136,2 tỷ

USD, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vốn FDI tăng. Đây là số liệu rất ấn tƣợng

trong bối cảnh vốn đầu tƣ toàn cầu giảm 16% trong năm 2014.

Việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của khu vực cũng nhƣ tiến trình hội nhập

để tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp tới đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn

của ASEAN đối với dòng vốn FDI. Ngoài ra, sức hút của ASEAN còn xuất phát

từ nền tảng kinh tế vững mạnh và sức tăng trƣởng của thị trƣờng. Vốn đầu tƣ

trong nội khối ASEAN cũng tăng 26%, lên 24,4 tỷ USD trong năm 2014, so với

mức 19,4 tỷ USD năm trƣớc đó.

Với quy mô dân số lớn thứ 3 trên thế giới với hơn 600 triệu ngƣời, chỉ sau

Trung Quốc và Ấn Độ; có độ tuổi trẻ cao và nền kinh tế nhiều tiềm năng hứa

hẹn nhiều lĩnh vực sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

4.1.2.2. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam

Page 131: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

125

Thứ nhất, vốn FDI vào Việt Nam vẫn trong xu hƣớng tăng

Theo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) số dự án cấp mới

vẫn trong xu hƣớng tăng. Trong 11 tháng của năm 2016 có 2.240 dự án FDI

đƣợc cấp mới, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2015. Số dự án tăng vốn còn

đáng kể hơn, với 1.075 dự án, tăng tới 55,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đặc biệt trong bức tranh FDI năm 2016, theo nhận định của các

chuyên gia FDI, đó là sự gia tăng xu hƣớng đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua

cổ phần. Tính riêng trong 11 tháng năm 2016, đã có 2.194 doanh nghiệp, tổ chức

kinh tế có ĐTNN góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ góp vốn của ĐTNN từ 51% trở

lên với tổng giá trị vốn góp là 3,9 tỷ USD. Nhƣ vậy, nếu tính chung cả đầu tƣ

theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, thì vốn đăng ký trong 11 tháng năm 2016

là 22 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Một trong những yếu tố góp phần thu hút các nhà đầu tƣ là môi trƣờng

đầu tƣ - kinh doanh Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để ghi điểm trong giới

đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đó là sự thăng hạng của môi trƣờng đầu tƣ -

kinh doanh Việt Nam và những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ kiến tạo, hành

động vì sự phát triển của ngƣời dân, doanh nghiệp. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp

Việt Nam (VBF) 2016, bà Virginia Foote, Chủ tịch Phòng Thƣơng mại Hoa Kỳ

tại Việt Nam (Amcham) đã cho rằng, các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ ở Việt

Nam đang đƣợc hƣởng sự ổn định mà nhiều quốc gia khác trong khu vực phải

ghen tỵ.

Thứ hai, đầu tƣ vào công nghiệp giảm đi, đầu tƣ vào dịch vụ tăng lên

Theo số liệu của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay

đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu nhƣ những năm đầu

của thế kỷ này, vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm

85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tƣ.

Page 132: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

126

Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hƣớng ngƣợc chiều, khi

tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên.

Nếu so sánh với tiêu chí thu hút ―vốn FDI tốt‖ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) -

tức là các dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ vào khu vực chế tác, thuộc

công nghệ cao và đầu tƣ dài hạn - thì dƣờng nhƣ Việt Nam đang đi những bƣớc

thụt lùi.

Một chi tiết khác cũng đƣợc GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh

nghiệp ĐTNN, đặc biệt lƣu ý. Theo ông, tỷ trọng doanh nghiệp liên doanh đã

giảm từ khoảng 70% xuống chỉ còn chừng 20% trong khoảng 10 năm nay.

Trong khi đó, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã tăng lên tới 70%.

Đáng chú ý, trên góc độ chuyển giao công nghệ, tạo sự lan tỏa…, vai trò

của khối doanh nghiệp FDI gần đây không còn thể hiện đƣợc quá nhiều ý nghĩa.

Những dự án của các quốc gia sở hữu công nghệ nguồn nhƣ Nhật Bản,

EU rất nhỏ bé trong tổng đầu tƣ của khu vực này. Riêng Hoa Kỳ, dù đã trở thành

nhà đầu tƣ số 1 trong năm 2009, các dự án vốn lớn chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào lĩnh

vực dịch vụ lƣu trú, bất động sản.

4.1.3. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

4.1.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung đến năm 2020

- Về kinh tế

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 9%/ năm giai đoạn 2016 - 2020.

GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 đạt khoảng 80 triệu đồng, tƣơng đƣơng

3.600 USD bằng khoảng 1,1 - 1,2 lần mức bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc.

Quy mô GDP của vùng năm 2020 gấp khoảng 2,3 lần năm 2010 (tính theo giá

so sánh).

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây

Page 133: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

127

dựng trong cơ cấu GDP tăng lên 45% năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng

và 43% năm 2020; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm xuống 12%

năm 2020. Phấn đấu tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả

nƣớc lên 7,5% năm 2020; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động

xã hội đến năm 2020 còn khoảng 31,4%.

+ Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 giữ nhịp tăng

trƣởng của xuất khẩu trên mức 20%/năm; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình

quân 20 - 25%/năm.

- Về văn hóa - xã hội

+ Tốc độ tăng dân số của Vùng giai đoạn đến năm 2020 duy trì bình quân

khoảng 1,1%/năm, dân số của Vùng khoảng 6,9 triệu ngƣời vào năm 2020.

+ Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc

gia, ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề của Vùng đạt các chỉ số phát triển của

các ngành học, bậc học bằng mức bình quân chung của cả nƣớc.

+ Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân suy dinh dƣỡng giảm dƣới 10%

vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em tử vong dƣới 1 tuổi giảm còn dƣới 11,0% vào năm

2020. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% vào năm 2020.

+ Đến năm 2020, giải quyết việc làm cho khoảng 150 nghìn lao động, tỷ

lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dƣới 4%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở

khu vực nông thôn lên 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65 % vào năm

2020.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,5% vào năm 2020; quy mô dân số đô thị của

Vùng sẽ đạt khoảng 3,4 triệu ngƣời vào năm 2020.

- Về bảo vệ môi trƣờng

+ Đến năm 2020 có trên 95% dân số nông thôn và 100% dân số thành thị

đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; tất cả các cơ sở SX-KD mới áp dụng công nghệ

sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở

Page 134: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

128

SX-KD hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; các đô thị loại 4 trở lên và tất cả

các KCN, KCX có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

+ Nâng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2020. Ngăn ngừa, hạn chế

mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trƣờng do hoạt động của con

ngƣời và tác động của tự nhiên gây ra; bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và đa

dạng sinh học, hệ thống các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; chủ động

phòng, tránh nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của bão, lũ, thiên tai, biến đổi khí hậu.

4.1.3.2. Định hƣớng về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

Để xác định định hƣớng thu hút FDI tại vùng KTTĐ miền Trung trong

thời gian tới tác giả tiến hành phân tích SWOT đối với hoạt động thu hút FDI tại

khu vực này, cụ thể nhƣ sau:

(i) Cơ hội thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung

Bối cảnh kinh tế trên thế giới đã tác động đến các dòng vốn FDI vào Việt

Nam, tạo ra nhiều cơ hội trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam nói chung và

vùng KTTĐ miền Trung nói riêng, đó là:

- Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các ĐTNN. Theo

khảo sát triển vọng đầu tƣ toàn cầu của UNCTAD về sức hấp dẫn đối với dòng

vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia năm 2010, Việt Nam đƣợc xếp vào

thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế mới sau: Trung Quốc, Mỹ, Ân Độ. trong khu

vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia. Diễn biến suy thoái kinh tế và

khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua mặc dù có tác động đến tình hình thu

hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam nhƣng mức độ ảnh hƣởng không lớn. Kết

quả này cho thấy quá trình hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi các chính sách về môi

trƣờng đầu tƣ và các chính sách về ƣu đãi của nƣớc ta đối với nguồn vốn này

ngày càng tốt lên.

Page 135: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

129

- Dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang nƣớc ta do nguyên nhân

chi phí nhân công liên tục tăng cao, đồng nhân dân tệ tăng giá... Việt Nam có

nhiều ƣu điểm với chi phí nhân công rẻ, môi trƣờng chính trị ổn định, nhiều mặt

hàng đƣợc miễn thuế khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhờ các hiệp định thƣơng mại

tự do song phƣơng và đa phƣơng.

(ii) Thách thức thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

Ngoài những cơ hội, thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng đối mặt với

nhiều thách thức nhƣ:

- Dòng vốn FDI toàn cầu chuyển sang hƣớng tập trung vào lĩnh vực dịch

vụ khiến Việt Nam khó thu hút đƣợc vốn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao.

Thời gian qua, cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam đã có thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ,

nếu nhƣ năm 2001, vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới

hơn 85%, dịch vụ chỉ chiếm 7,5% thì đến năm 2010 lĩnh vực dịch vụ lại chiếm

tỷ trọng chủ yếu với 74,5%.

- Các nhà đầu tƣ lớn nhƣ Nhật Bản khi đầu tƣ vào nƣớc ta thƣờng chọn

lĩnh vực xây dựng, phân phối và bán lẻ, dịch vụ mà ít quan tâm đến lĩnh vực chế

biến so với trƣớc đây. Đối các nhà đầu tƣ đến từ Mỹ là nƣớc có công nghệ

nguồn, công nghệ hiện đại nhƣng cũng chủ yếu đầu tƣ vào lĩnh vực lƣu trú và

bất động sản. Do đó, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút dòng vốn FDI

tốt (dòng vốn đổ vào lĩnh vực chế tác, thuộc công nghệ cao).

- Trung Quốc hiện nay là một trong những đối tác lớn đầu tƣ vào Việt

Nam, tuy nhiên xu hƣớng của các ĐTNN là di chuyển công nghệ thấp và không

tốt đến với môi trƣờng để tiếp nhận công nghệ cao hơn vì vậy chúng ta cần phải

cẩn trọng với xu hƣớng này. Trình độ lao động còn thấp là một thách thức không

nhỏ đối với việc tiếp nhận công nghệ hiện đại từ các nƣớc phát triển.

(iii) Điểm mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Page 136: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

130

- Về vị trí địa lý: vùng KTTĐ miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất

nƣớc, trên trục giao thông Bắc-Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và

đƣờng hàng không. Các quốc lộ 14B, 24 và 19 nối hệ thống cảng biển đến vùng

Tây Nguyên; nối với hệ thống đƣờng xuyên Á qua Lào, Campuchia, Thái Lan,

Myanmar và tƣơng lai là các nƣớc vùng Nam Á, Tây Nam Trung Quốc theo

hành lang Đông Tây và tiểu vùng sông Mê kông. Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo

điều kiện cho vùng KTTĐ miền Trung mở rộng giao lƣu kinh tế với các tỉnh,

thành khác trong cả nƣớc cũng nhƣ với các nƣớc trong khu vực và thế giới, kích

thích và lôi kéo các ngành kinh tế của vùng phát triển, tạo lực hấp dẫn để thu hút

vốn FDI. Thật vậy, nhiều nhà ĐTNN khi đến đây đều đánh giá rất cao vị thế của

khu vực này. Họ cho rằng, vùng KTTĐ miền Trung nhƣ ngôi nhà có ―hai mặt

tiền‖, một là hƣớng ra biển và hai là nằm ở điểm cuối của tuyến hành lang kinh

tế Đông - Tây. Nếu Nhà nƣớc đầu tƣ mạnh về kết cấu hạ tầng, có các chính sách

thu hút đầu tƣ hợp lý thì tƣơng lai không xa, vùng sẽ trở thành nơi hết sức sôi

động, thu hút đƣợc nhiều dự án FDI.

- Về tài nguyên thiên nhiên: vùng KTTĐ miền Trung có nguồn khoáng

sản khá phong phú và đa dạng nhƣ: Ti Tan và cát thuỷ tinh (phân bố dọc theo bờ

biển các tỉnh Quảng Nam, Bình định...), vàng, đá vôi (Quảng Nam), đá hoa,

nƣớc khoáng... Vùng có nhiều loại gỗ quý nhƣ hƣơng, gõ, dẻ, gụ, ngát, chò đen,

kiền kiền, lim, sao đen, tập trung nhiều ở các địa phƣơng miền Tây các tỉnh

Quảng Nam, Bình Định. Ngoài ra, còn có nhiều loại cây dƣợc liệu quý hiếm, có

giá trị xuất khẩu cao nhƣ: quế, kỳ nam, trầm hƣơng, sa nhân, sâm ngọc linh. Đây

là điều kiện thuận lợi để các nhà ĐTNN xây dựng các DN khai thác và chế biến

ở khu vực này.

+ Tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú nhờ có nhiều di sản văn

hóa, di tích lịch sử cách mạng và cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp: có tới 4 di sản

văn hóa (vật thể và phi vật thể); 1 khu dự trữ sinh quyển đƣợc UNESCO công

Page 137: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

131

nhận là Cù Lao Chàm; có 609 km bờ biển với nhiều bãi biển, vịnh đƣợc xếp

hạng quốc tế nhƣ: Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nƣớc (Đà Nẵng), Mỹ Khê

(Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định)… Các đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn... đang

đƣợc nghiên cứu phát triển thành trung tâm du lịch hậu cần thủy sản. Nhƣ vậy,

các nhà ĐTNN có thể đầu tƣ vào nhiều ngành kinh tế mà vùng KTTĐ miền

Trung có tiềm năng để phát triển nhƣ khai thác khoáng sản, kinh tế biển, du lịch

sinh thái - nghỉ dƣỡng và nhiều dịch vụ di trú hữu ích khác.

- Con ngƣời miền Trung cần cù thông minh, có ý chí vƣợt khó để vƣơn lên,

có ý thức kỉ luật, có niềm hăng say lao động và đam mê sáng tạo. Theo dự báo,

đến năm 2025, dân số trong vùng là 8,15 triệu ngƣời trong đó, hơn 6 triệu ngƣời

trong độ tuổi lao động. Đây là tiềm năng và lợi thế lớn, nhƣng cần có chính sách

phát triển phù hợp mới phát huy thế mạnh, tạo cơ sở để chuyển sang kinh tế tri

thức, sáng tạo, có giá trị gia tăng ngày càng cao.

- Cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển dịch tích cực, phát triển đƣợc các ngành

công nghiệp chủ lực nhƣ lọc hóa dầu, năng lƣợng, lắp ráp ô tô, sửa chữa và đóng

mới tàu biển...Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH, tỷ

trọng đóng góp của nông - lâm - thủy sản vào GDP giảm từ 25,5% năm 2005

xuống 15% năm 2015; trong khi tỷ trọng đóng góp của công nghiệp - xây dựng

vào GDP tăng từ 35,2% năm 2005 lên 39,1% năm 2015; dịch vụ - du lịch tăng

từ 39,3% năm 2005 lên 41,96% năm 2015. Trong đó, Đà Nẵng và Thừa Thiên

Huế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhất.

- Trong những năm qua, các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung đƣợc Đảng và

Nhà nƣớc hết sức quan tâm, chú ý để hình thành nhiều KKT ở vùng (KKT mở

Chu Lai, KKT Dung Quất, KKT Nhớn Hội và KKT Chân Mây); cùng với hệ

thống chuỗi 24 KCN, KCX. Đây là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và là

cú hích cho việc ―bùng nổ‖ các dự án FDI ở vùng KTTĐ miền Trung trong

những năm tiếp theo.

Page 138: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

132

(iv) Điểm yếu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bên cạnh những điểm mạnh, vùng KTTĐ miền Trung cũng còn một số

điểm hạn chế ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút vốn FDI nhƣ sau:

- Vùng KTTĐ miền Trung có địa hình rất phức tạp và bị chia cắt mạnh.

Phía Tây chủ yếu là núi, đồi; vùng đồng bằng và trung du chủ yếu tập trung ở

phía Đông. Vùng thuộc miền khí hậu Đông Trƣờng Sơn, chịu ảnh hƣởng của khí

hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa mƣa, nắng rõ rệt. Mùa nắng từ

tháng 3 đến tháng 8, mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Lƣợng mƣa ở

đây lớn, khoảng 2500 - 3000mm/năm, các con sông của vùng lại ngắn, độ dốc

cao nên khi mƣa lớn dễ gây lũ lụt, sạt lở nhiều nơi. Mùa mƣa bão hàng năm

thƣờng có 5-6 cơn bão với cƣờng độ mạnh đổ bộ vào vùng đã làm ảnh hƣởng

không nhỏ đến ổn định đời sống và sản xuất ở các địa phƣơng trong vùng. Địa

hình và khí hậu tƣơng đối khắc nghiệt làm không ít nhà ĐTNN phải băn khoăn,

e ngại.

- Điều kiện KT-XH của vùng có những khó khăn nhất định, đó là đời sống

của ngƣời dân tuy đã đƣợc cải thiện nhiều so với trƣớc đây, nhƣng nhìn chung

sức mua vẫn còn thấp, thị trƣờng nhỏ hẹp, nên các nhà ĐTNN thƣờng có tâm lý

thích đầu tƣ ở vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam hơn. Các DN trên

địa bàn hầu hết quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu nên các nhà ĐTNN rất khó

chọn cho mình những đối tác tƣơng xứng. Ngoài ra, khu vực này cũng còn thiếu

vắng những DN có khả năng cung ứng các dịch vụ cao cấp về tài chính, bảo

hiểm cũng nhƣ các DN có khả năng đáp ứng các sản phẩm phụ trợ cho các DN

FDI.

- Nguồn ngân sách của các địa phƣơng trong vùng còn rất hạn hẹp, có địa

phƣơng hàng năm ngân sách Trung ƣơng còn phải hỗ trợ thêm. Hơn nữa, vùng

KTTĐ miền Trung còn là nơi chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, số gia

đình chính sách, số bà mẹ Việt Nam anh hùng là rất lớn nên ngân sách địa

Page 139: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

133

phƣơng dành cho việc hỗ trợ các đối tƣợng này là không nhỏ, do đó cũng ảnh

hƣởng đến việc tập trung vốn cho đầu tƣ phát triển, cho cải thiện phúc lợi xã hội.

- Nếu xem xét kết cấu hạ tầng kinh tế trên đơn vị diện tích thì vùng KTTĐ

miền Trung đƣợc đánh giá vào loại khá của cả nƣớc, vì hầu nhƣ tỉnh nào cũng

có sân bay, cảng biển, đƣờng quốc lộ, đƣờng sắt, đƣờng dây 500kv,... nhƣng

một số là sân bay đã xuống cấp, tần xuất bay thấp, tuyến đƣờng bay ít chủ yếu là

đƣờng bay nội địa, cảng biển nhỏ, phí dịch vụ cao, đƣờng sắt và đƣờng bộ chất

lƣợng còn thấp, lƣu thông khó khăn, điện áp không ổn định và rất dễ mất điện

trong mùa mƣa bão. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng xã hội ở đây hầu nhƣ còn lạc hậu.

- Phần lớn lao động của các địa phƣơng tham gia vào các dự án FDI ở vùng

hoặc là chƣa qua đào tạo, hoặc là đã đƣợc đào tạo nhƣng không đủ các kỹ năng

cần thiết buộc nhà đầu tƣ phải đào tạo lại. Đặc biệt là vốn ngoại ngữ của lao

động trong vùng còn khá thấp. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn hiếm, phần

lớn học sinh giỏi đi du học ở nƣớc ngoài về, hay các sinh viên suất sắc ở các

trƣờng đại học sau khi tốt nghiệp xong ít khi ở lại làm việc tại địa phƣơng mình,

mà thƣờng tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn, nơi có thu nhập cao, có cơ

hội thăng tiến tốt hơn.

- Ngoài ra, còn một số vấn đề nhƣ: chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng làm

mất lợi thế so sánh; các địa phƣơng khác cũng cạnh tranh khốc liệt trong thu hút

FDI; nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc cho cải thiện hạ tầng hạn chế… cũng làm khó

khăn thêm việc thu hút FDI vào vùng.

Xuất phát từ phân tích ma trận SWOT, từ sự kết hợp các yếu tố của ma

trận, trong những năm tới việc thu hút FDI có thể tiến hành theo những hƣớng

sau:

Chiến lƣợc kết hợp yếu tố S – O (Phát huy các điểm mạnh để tận dụng

những cơ hội từ thị trƣờng) trong lĩnh vực thu hút đầu tƣ: tăng cƣờng thu hút các

dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, đặc

Page 140: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

134

biệt là các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và tăng

cƣờng sự liên kết với các doanh nghiệp trong vùng KTTĐ miền Trung. Hạn chế

tối đa những dự án FDI có công nghệ lạc hậu, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi

trƣờng, các dự án về du lịch nhƣ xây dựng khách sạn, khu nghỉ dƣỡng cần tránh

gây ảnh hƣởng sinh thái và đời sống ngƣời dân địa phƣơng.

+ Hƣớng dòng vốn FDI trong vùng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ,

thƣơng mại. Điều này vừa phù hợp lợi thế của vùng, đồng thời từng bƣớc xây

dựng các ngành công nghiệp, dịch vụ - thƣơng mại trong vùng hoạt động có hiệu

quả và có khả năng cạnh tranh cao. Góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH

vùng KTTĐ miền Trung, đồng thời thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.

+ Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tƣ FDI, khuyến khích đầu

tƣ vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các ngành công

nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch. Tập trung thu hút FDI vào các lĩnh vực

có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh nhƣ các ngành kinh tế biển (dầu khí, đóng

tàu, dịch vụ cảng biển và logistics, đầu tƣ kinh doanh các resort, khu du lịch -

dịch vụ giải trí cao cấp ven biển...). Hạn chế thu hút đầu tƣ vào các ngành khai

thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lƣợng.

Chiến lƣợc kết hợp yếu tố S-W (Phát huy các điểm mạnh để làm giảm các

ảnh hƣởng từ các điểm còn hạn chế): vùng KTTĐ miền Trung là vùng mà các

địa phƣơng trong vùng có xung đột mạnh nhất về thu hút đầu tƣ phát triển, do

đều có tiềm năng, thế mạnh gần nhƣ nhau. Cho nên, các tỉnh thành trong vùng

cần thống nhất liên kết, hợp tác để vừa kết hợp các thế mạnh của nhau thành thế

mạnh chung của vùng (ví dụ nhƣ liên kết trong phát triển du lịch), vừa phân

công mỗi địa phƣơng sẽ lựa chọn những thế mạnh nổi trội của mình để phát

triển. Cụ thể nhƣ:

Thừa Thiên Huế sẽ phát triển mạnh ngành dệt may, da giày;

Page 141: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

135

Đà Nẵng - trung tâm của vùng sẽ phát triển các ngành công nghệ cao

nhƣ: điện tử, tin học, cơ khí chính xác;

Quảng Nam sẽ phát triển thành trung tâm cơ khí phục vụ cho công

nghiệp ôtô xe máy;

Quảng Ngãi là trung tâm lọc hóa dầu và cơ khí nặng;

Bình Định phát triển công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu thủy sản,

chế biến quặng titan.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.2.1. Tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa các địa phƣơng trong vùng

Để tăng cƣờng liên kết, hợp tác thì yếu tố đầu tiên là vùng cần thành lập

một Ban chỉ đạo về FDI. Trong đó, thành viên sẽ là đại diện của từng địa

phƣơng trong vùng. Ban này sẽ có vai trò trong việc đƣa ra các chiến lƣợc và

quyết định liên quan đến FDI của vùng. Nhƣ vậy, thì các địa phƣơng mới có sự

thống nhất để từ đó thu hút FDI đạt hiệu quả cao.

Các địa phƣơng trong vùng cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phƣơng mình cho phù hợp với quy

hoạch vùng đƣợc Chính phủ phê duyệt năm 2014. Trong quy hoạch phát triển

của một địa phƣơng cần phản ánh các mục tiêu liên kết vùng, nhằm đóng góp

vào quá trình thực hiện có hiệu quả quy hoạch vùng. Các địa phƣơng nghiên

cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh nhƣng phải bảo đảm sự thống

nhất trong toàn vùng với các nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc phân cấp.

Xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng KT-XH, các

ngành sản phẩm chủ yếu và các đề án về cơ chế chính sách phối hợp phát triển

các ngành và lĩnh vực của các bộ, ngành triển khai trên địa bàn tỉnh. Các tỉnh

cần phối hợp với các bộ để bảo đảm quản lý ngành trên lãnh thổ đƣợc thực thi

đúng pháp luật. Các tỉnh cần phối hợp trong khâu lập, thẩm định, quản lý và tổ

Page 142: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

136

chức thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phƣơng nhằm tránh sự

chồng chéo, không phù hợp với định hƣớng chung của vùng. Ngoài ra, các tỉnh

thành cần chủ động tổ chức các hội nghị để bàn thảo về các vấn đề cần giải

quyết mang tính liên tỉnh cùng với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan nhƣ:

sử dụng hiệu quả quỹ đất gắn với bố trí lại các KCN nhằm khắc phục tình trạng

lãng phí đất; đào tạo nghề chất lƣợng cao để giải quyết vấn đề thiếu lao động có

kỹ năng; hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh trong toàn vùng;...

Dựa theo định hƣớng phát triển, tại vùng cần chú trọng phối hợp liên kết,

hợp tác những nội dung sau đây:

- Rà soát các khu kinh tế ven biển để điều chỉnh quy mô và xác định các

trọng tâm phát triển cho từng khu, phù hợp với liên kết phát triển vùng. Chủ

động hình thành các cụm liên kết công nghiệp dựa trên thế mạnh của từng địa

phƣơng trong vùng, cụ thể là:

Thừa Thiên Huế với các sản phẩm: sợi, dệt, nhuộm; hóa dƣợc; thiết bị y

tế, cơ khí chính xác; xi măng; chế biến sâu titan.

Đà Nẵng với các sản phẩm: công nghiệp điện tử và công nghệ thông

tin; hóa dƣợc; linh kiện nhựa và cao su kỹ thuật; cơ khí chính xác; chế biến thủy

sản; công nghệ cao.

Quảng Nam với các sản phẩm: cơ khí và phụ tùng ôtô; chế biến giấy; xi

măng.

Quảng Ngãi với các sản phẩm: lọc hóa dầu; chất tẩy rửa; máy và thiết

bị cơ khí nặng; phƣơng tiện vận tải thủy.

Bình Định với các sản phẩm: chế biến gỗ, giấy, thủy sản; hóa dƣợc;

thiết bị y tế, cơ khí chính xác; chế biến sâu titan.

- Liên kết, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực: Tăng cƣờng liên kết

giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, nhất là các tập

Page 143: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

137

đoàn, doanh nghiệp lớn để tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lƣợng dạy nghề;

đồng thời, tập trung dạy nghề chất lƣợng cao theo đặt hàng của các doanh

nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế đối với các ngành kinh tế, các lĩnh vực

quan trọng của vùng nhƣ du lịch, thƣơng mại, vận tải - kho bãi - cảng biển, điện,

điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử...

- Liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Các địa phƣơng trong vùng

cần tăng cƣờng kết nối hạ tầng giao thông nhƣ đƣờng cao tốc, đƣờng ven biển

nối các địa phƣơng trong vùng; xây dựng cảng biển tổng hợp chung cho vùng.

Tiến hành rà soát và chế tài việc thực hiện các quy hoạch đô thị, KCN trong

vùng; chú trọng xã hội hóa, huy động các thành phần kinh tế tham gia xây dựng

kết cấu hạ tầng. Thành phố hạt nhân của vùng (Đà Nẵng) cần đi đầu trong việc

lập kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng để làm cơ sở các các tỉnh khác

trong vùng phối hợp xây dựng, đảm bảo tính nhất quán và sự bổ trợ trong các kế

hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển chung của

toàn vùng.

- Liên kết, hợp tác trong công tác bảo vệ môi trƣờng: Xây dựng, rà soát

quy hoạch cấp, thoát nƣớc trên toàn vùng, đặc biệt là các khu đô thị, khu tập

trung KCN, KCX. Nghiên cứu xây dựng các khu vực chứa chất thải, những nhà

máy xử lý chất thải cho các đô thị, chọn vị trí thích hợp trên địa bàn vùng.Tăng

cƣờng khung thể chế và các nguồn lực cho công tác giám sát, cƣỡng chế. Cần có

sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh trong vùng khi xem xét các dự án đầu tƣ lớn,

có tác động đến môi trƣờng của cả vùng.

4.2.2. Tăng cƣờng đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nƣớc ta đã trở

thành thành viên tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), khi đó các nguồn lực phát

triển, nhất là nguồn vốn đƣợc tự do di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia

khác, thì việc thu hút FDI đã và đang thực sự là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các

Page 144: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

138

quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, giữa các vùng, miền, địa phƣơng trong

nƣớc. Do đó, công tác xúc tiến đầu tƣ đã trở thành vấn đề cấp bách, nhiệm vụ

quan trọng trong chiến lƣợc thu hút FDI của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Vì

vậy, hoạt động xúc tiến đầu tƣ phải đƣợc tổ chức chặt chẽ, có hệ thống và có sự

phối hợp giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa địa phƣơng với các ngành và sự

giúp đỡ của các tổ chức, các nhà tài trợ nƣớc ngoài. Song địa phƣơng có nhu cầu

thu hút FDI phải chủ động hợp tác với các cơ quan Trung ƣơng, nhất là các cơ

quan truyền thông và ngoại giao để tạo hình ảnh riêng của địa phƣơng mình với

các nhà ĐTNN.

Để làm tốt công tác xúc tiến đầu tƣ, các ban ngành liên quan (Ban xúc

tiến đầu tƣ tại từng địa phƣơng – IPA; Trung tâm xúc tiến đầu tƣ miền Trung –

IPC) cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Xác định đối tƣợng cần vận động xúc tiến đầu tƣ: Căn cứ vào tiềm năng

nguồn lực, mục tiêu, định hƣớng phát triển KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung

và các dự án thu hút FDI để lựa chọn các đối tác đầu tƣ một cách khoa học,

chính xác, đúng năng lực, sở trƣờng của nhà đầu tƣ. Coi trọng dòng vốn FDI,

nhƣng thu hút FDI phải có lựa chọn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả

KT-XH; các dự án FDI phải đƣợc xem xét toàn diện trên cơ sở lợi ích nhà nƣớc,

nhà đầu tƣ, ngƣời lao động, lợi ích của địa phƣơng và ảnh hƣởng của nó đến xã

hội và môi trƣờng. Mặt khác, khi xem xét, thẩm định cấp phép đầu tƣ FDI cần

quan tâm đến các vấn đề khác nhƣ: Phù hợp với quy hoạch không gian phát triển

KT-XH của vùng; trình độ công nghệ; hình thành đội ngũ lao động có chuyên

môn kỹ thuật cao và mang lại lợi ích KT-XH cho địa phƣơng; có ảnh hƣởng tiêu

cực đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và cuộc sống của cộng đồng, dân cƣ

hay không; tác động, làm tổn hại đến môi trƣờng sinh thái. Dự án FDI không đạt

các tiêu chí trên thì kiên quyết không cấp phép đầu tƣ.

Đồng thời phải tìm hiểu mối quan hệ của đối tác với các khách hàng

Page 145: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

139

trên thị trƣờng thế giới và khu vực; khả năng cung ứng vật tƣ, thiết bị, nguyên

liệu và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đƣa ra phƣơng thức tiếp cận phù hợp để tạo

mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác.

- Đa dạng hoá các hình thức xúc tiến đầu tƣ. Sử dụng các kênh, loại hình,

hình thức truyền thông và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, ở cả trong

nƣớc và nƣớc ngoài để tuyên truyền, quảng bá chủ trƣơng chính sách của Đảng

và nhà nƣớc, tiềm năng nguồn lực của vùng, đặc điểm các dự án kêu gọi FDI.

Công tác xúc tiến đầu tƣ phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên đến tận các quốc

gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và có thể tổ chức vận động, xúc tiến đầu tƣ tại

một số địa bàn trọng điểm, nơi có nhiều nhà đầu tƣ tiềm năng, có khả năng lan

toả ra các nƣớc khác nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, EU,

ASEAN, Nga, Na Uy, Hoa Kỳ,...

- Thành lập cổng thông tin điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu KT-XH của

toàn vùng nhằm xây dựng và giới thiệu hình ảnh của vùng với các nhà đầu tƣ

trong và ngoài nƣớc. Hệ thống thông tin cần đáp ứng những thông tin cần thiết

để nhà ĐTNN cân nhắc việc lựa chọn dự án và địa điểm: mục tiêu, vốn đầu tƣ,

phƣơng thức đầu tƣ, các điều kiện đảm bảo về giao thông, viễn thông, năng

lƣợng, cấp thoát nƣớc, nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực có thể đào tạo,

các ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng

nội địa; các tổ chức dịch vụ tƣ vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý quan hệ với cơ

quan nhà nƣớc, các địa chỉ cần liên hệ để có thông tin về dự án.

Đặc biệt cần công khai và minh bạch các chủ trƣơng, chính sách, quy

hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của toàn vùng và từng địa phƣơng, nhất là

các chƣơng trình, dự án, đề án liên kết phát triển ngành, lĩnh vực. Từ đó tạo điều

kiện thuận lợi và lòng tin đối với các nhà đầu tƣ của thế giới, khu vực đến với

Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng.

- Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ của

Page 146: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

140

vùng: gồm các cán bộ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong

vùng, nắm vững tình hình phát triển KT-XH của địa phƣơng; có trình độ chuyên

môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ và có kinh nghiệm trong tuyên truyền vận

động, có khả năng giao tiếp; hiểu biết luật pháp, chính sách nƣớc ta, thông lệ

quốc tế; am hiểu quy trình, trình tự, thủ tục đầu tƣ và có khả năng tháo gỡ vƣớng

mắc trong quá trình thực hiện đầu tƣ.

Khi đã chọn đƣợc địa điểm dự án, có thể nhà ĐTNN sẽ kiến nghị điều

chỉnh một số nội dung của ý tƣởng ban đầu, nếu thấy thích hợp thì cơ quan nhà

nƣớc chấp thuận. Có nhƣ vậy thì FDI mới trở thành một bộ phận cấu thành của

nền kinh tế và khắc phục đƣợc hiện tƣợng phổ biến đang tồn tại hiện nay là cán

bộ quản lý địa phƣơng thụ động, dễ dàng chấp nhận dự án FDI mà không quan

tâm đến chất lƣợng và hiệu quả của dự án.

- Nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của các nƣớc, vùng lãnh thổ

và các địa phƣơng khác trong cả nƣớc về xúc tiến đầu tƣ. Tăng cƣờng hợp tác

với các bộ, ban, ngành, đặc biệt với các đại sứ quán của nƣớc Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam tại các nƣớc, vùng lãnh thổ trên thế giới và khu vực mà trực

tiếp giúp sức là các tham tán thƣơng mại, các lãnh sự quán ở các đô thị lớn trên

thế giới. Tổ chức định kỳ hội nghị phát triển vùng nhằm thu hút đƣợc nhiều ý

kiến đa dạng, nhiều chiều từ các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà nghiên

cứu và các doanh nghiệp, là cơ sở tham khảo quan trọng để các tỉnh, thành phố

trong vùng hoạch định chính sách.

4.2.3. Xây dựng chính sách thu hút đầu tƣ phù hợp với điều kiện của vùng

Để thực hiện quy hoạch không gian phát triển KT-XH bền vững và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH thì Chính phủ và địa phƣơng

cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tƣ, thu hút FDI vào vùng

KTTĐ miền Trung. Các chính sách ƣu đãi đó là:

Page 147: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

141

- Chính sách ƣu đãi về thuế nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khi

gặp khó khăn do tác động từ thị trƣờng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Chính sách ƣu đãi phải sát với điều kiện thực tế và phải chọn lọc, thận trọng khi

vận dụng. Các ƣu đãi phải đƣợc công khai, công bằng, các điều kiện phải rõ

ràng, đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.

- Chính sách tín dụng ƣu đãi, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng đều đƣợc sử dụng

nguồn vốn một cách bình đẳng.

- Xoá bỏ những chính sách, quy định về đất đai không phù hợp với nền

kinh tế thị trƣờng, thay vào đó bằng những chính sách phù hợp hơn, nhằm tháo

gỡ những vƣớng mắc khi định giá đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng gây

phiền hà, chậm trễ, làm nản lòng các nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, những chính sách khuyến khích đầu tƣ nói trên cần đƣợc địa

phƣơng vận dụng linh hoạt để hƣớng các nhà ĐTNN vào các ngành KTTĐ của

vùng nhƣ:

- Các dự án phát triển công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công

nghệ phần cứng, tin học, điện tử, cơ khí chính xác, tự động hoá và đổi mới công

nghệ cũ, lạc hậu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công

nghiệp. Các dự án thu hút nhiều lao động với công nghệ trung bình tiên tiến, nên

ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và khuyến khích đầu tƣ xây dựng tại các

vùng ngoại ô các thành phố, các khu tập trung dân cƣ, các thị xã, thị trấn. Đẩy

mạnh khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp là tạo động lực phát triển kinh

tế, tăng trƣởng GDP, thu hút nhiều lao động, tăng thu ngân sách nhà nƣớc...

- Đặc biệt ƣu đãi đối với các dự án phát triển giáo dục, đào tạo; các viện

nghiên cứu khoa học; các bệnh viện, các công trình văn hoá, thể thao và các

công trình công cộng khác phục vụ cho nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho

dân cƣ trong vùng. Khuyến khích đầu tƣ vào các ngành dịch vụ, có vòng quay

Page 148: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

142

vốn nhanh, tạo ra nhiều lợi nhuận, thu hút nhiều lao động có trình độ chuyên

môn thấp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tƣ bằng các hình thức thích hợp vào

các dự án phát triển giao thông vận tải, lƣới điện, thông tin liên lạc, tạo điều kiện

thuận lợi cho phát triển KT-XH và nhu cầu đi lại của dân cƣ.

4.2.4. Phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phƣơng trong vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

Vùng KTTĐ thực chất là vùng kinh tế tổng hợp với không gian phát

triển KT-XH rộng lớn, bao gồm nhiều ngành chuyên môn hoá làm động lực, kết

hợp với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong và ngoài vùng, trong nƣớc và

quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng nguồn lực phát triển KT-XH của

vùng. Vùng kinh tế hay vùng KTTĐ đều không có bộ máy quản lý Nhà nƣớc

cấp vùng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng đều bình đẳng,

cùng cấp và cùng là đơn vị hành chính cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của

Thủ tƣớng Chính phủ. Các quan hệ về kinh tế, chính trị xã hội và môi trƣờng

giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng đều là quan hệ phối

hợp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Song mối quan hệ phối hợp có vai

trò chủ đạo, đặc trƣng cho sự gắn kết giữa các địa phƣơng trong vùng với nhau.

Nói cách khác, phối hợp là để tăng cƣờng sức mạnh và duy trì sự tồn tại của

vùng. Nhƣng làm thế nào để thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa các

bộ, ngành với các địa phƣơng và giữa các địa phƣơng với địa phƣơng trong

vùng thì cần có các giải pháp đồng bộ sau:

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, mà trực tiếp là Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân, trƣớc hết, phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan

và các địa phƣơng trong vùng, tập trung kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu, khảo

sát để lập quy hoạch không gian phát triển KT-XH của vùng một cách khách

quan, khoa học, phù hợp với điều kiện, tiềm năng nguồn lực và mục tiêu phát

Page 149: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

143

triển KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn

2030. Đồng thời các địa phƣơng hay vùng phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch

đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và coi đây là căn cứ pháp lý quan trọng

nhất để phối hợp giữa các địa phƣơng trong vùng.

- Các vấn đề vƣớng mắc trong thực hiện quy hoạch hoặc vấn đề mới phát

sinh do tình hình KT-XH trong nƣớc và quốc tế có biến động cần phải bổ sung,

thay đổi quy hoạch để thích ứng với điều kiện mới. Những vấn đề phát sinh thì

các địa phƣơng chủ động đề xuất với ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng

KTTĐ. Căn cứ vào tính chất công việc mà ban chỉ đạo mời các Bộ, ngành liên

quan cùng với các địa phƣơng trong vùng cùng nhau bàn bạc, đề xuất hƣớng giải

quyết. Các vấn đề đƣa ra bàn bạc phải thực hiện nghiêm túc 5 nguyên tắc phối

hợp phát triển trong các vùng KTTĐ đƣợc ghi trong quy chế phối hợp giữa các

Bộ, ngành, địa phƣơng đối với các vùng KTTĐ số 159/2007/QĐ-TTg ngày

10/10/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong đó, đồng thuận là nguyên tắc cơ

bản, tất cả các vấn đề đƣợc đƣa ra bàn bạc đã đồng thuận, thống nhất hoặc chƣa

đồng thuận phải lập tờ trình báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ xem xét quyết định.

- Trên cơ sở quy hoạch không gian phát triển KT-XH và các loại quy

hoạch khác của vùng KTTĐ miền Trung, các tỉnh, thành phố trong vùng lập quy

hoạch không gian phát triển KT-XH và các loại quy hoạch khác của địa phƣơng

mình. Các quy hoạch đó phải đồng bộ, thống nhất giữa các địa phƣơng với quy

hoạch của vùng KTTĐ miền Trung, tránh chồng chéo. Trong đó, cần tập trung

phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã

hội; giữa sản xuất với khai thác tài nguyên thiên nhiên, lao động việc làm và các

nguồn lực khác; giữa phát triển kinh tế với mở rộng thị trƣờng; giữa phát triển

kinh tế với phát triển xã hội và giữa phát triển KT-XH với môi trƣờng sinh thái.

Đồng thời phải phối hợp thực hiện quy hoạch và thực hiện tiến độ đầu tƣ của các

dự án.

Page 150: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

144

Tất cả các vấn đề cần đƣợc phối hợp giải quyết nêu trên chỉ có thể đồng

thuận khi giải quyết hài hoà, hợp lý mối quan hệ lợi ích quốc gia; vùng KTTĐ

miền Trung; các địa phƣơng trong vùng; các nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. Mối

quan hệ lợi ích, mà không đƣợc giải quyết hài hoà, hợp lý thì sẽ dẫn đến tình

trạng chỗ này, việc nọ ai cũng đòi làm, còn việc khác thì chẳng ai nhòm ngó tới

trong thực tế, ngay cả các vấn đề có tính pháp lý bị chi phối bởi hệ thống pháp

luật khá chặt chẽ, nhƣng ngƣời thực hiện vẫn tìm cách vận dụng cho lợi ích

thuộc về nhóm mình, địa phƣơng mình. Nên để có đồng thuận trong sự phối hợp

thì nhất thiết và trƣớc tiên phải giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các bên

tham gia.

- Kiện toàn ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ theo hƣớng gọn

nhẹ, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và đội ngũ cán bộ trong Ban phải

là các chuyên gia giỏi của các ngành, am hiểu tình hình thực tế của các địa

phƣơng trong vùng mình phụ trách. Nếu không hoạt động của Ban chỉ đạo điều

phối phát triển vùng KTTĐ sẽ chỉ là hình thức, mang tính chất mặt trận, ít tác

dụng thiết thực.

4.2.5. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ

Chất lƣợng nguồn nhân lực có vai trò quyết định tới thành công của ứng

dụng công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại và nâng cao năng suất lao động. Để có

nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ trong nƣớc

và nƣớc ngoài thì cần giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng tăng cƣờng

sự liên kết của các tỉnh trong vùng KTTĐ miền Trung gắn với yêu cầu, mục tiêu

chiến lƣợc phát triển KT-XH của vùng.

Cũng nhƣ các vùng KTTĐ khác trong cả nƣớc, vùng KTTĐ miền Trung

cho đến thời điểm hiện nay chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển nguồn

Page 151: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

145

nhân lực cho toàn vùng. Mỗi tỉnh trong vùng tự xây dựng quy hoạch riêng cho

tỉnh mình, nhƣng hoàn toàn chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong

vùng. Do đó, việc đƣa ra một quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chung cho cả

vùng KTTĐ miền Trung là một việc làm cần thiết và đòi hỏi có sự bàn bạc, thảo

luận chung. Việc xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho cả vùng sẽ

góp phần làm tăng tính liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tạo nên sự

thống nhất cao không chỉ trong phát triển nguồn nhân lực mà còn tác động đến

nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác trong vùng.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vùng song song với quy hoạch hệ

thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho vùng, nhất là hệ thống cơ sở đào tạo

nghề, hệ thống cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật chất lƣợng cao, lao động quản lý.

Các địa phƣơng trong vùng cần nhìn nhận lại việc thành lập các trƣờng đại học

tràn lan nhƣ hiện nay. Cần quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo hệ đại học, cao

đẳng và TCCN cho phù hợp nhu cầu thực tế của vùng, tiến tới hiện đại hóa, đƣa

một số trƣờng đại học trọng điểm lên đạt chuẩn trong khu vực.

- Xây dựng khung chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng KTTĐ

miền Trung

Vùng KTTĐ miền Trung có nhiều đặc thù riêng, trong đó, có rất nhiều lợi

thế, tiềm năng để phát triển KT-XH nói chung và thu hút FDI nói riêng. Các

chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng KTTĐ miền Trung cần đƣợc xây

dựng theo hƣớng khai thác và phát huy đƣợc những lợi thế riêng có của vùng

nhƣ tập trung và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực

chất lƣợng cao, nhất là đội ngũ nhân lực quản lý hành chính nhà nƣớc, đội ngũ

các nhà khoa học và công nghệ (đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành), đội

ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp.

+ Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc xây dựng đồng bộ,

tạo điều kiện và môi trƣờng hình thành đội ngũ nhân lực có thể chất tốt, phát

Page 152: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

146

triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, tác

phong làm việc, tinh thần kỷ luật cao.

+ Các chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và các chính sách

phát triển nguồn nhân lực vùng KTTĐ miền Trung nói riêng cần đƣợc xây dựng

phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay, đặc biệt phải gắn với yêu cầu của hội

nhập kinh tế quốc tế.

Trong điều kiện hiện nay của vùng KTTĐ miền Trung, chính sách đầu tƣ

cho giáo dục đào tạo nên hoàn thiện theo hƣớng:

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục dạy nghề

Để thực hiện đào tạo nghề và thu hút đƣợc ngƣời học, cần coi trọng và

đổi mới công tác hƣớng nghiệp. Định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn, cung cấp

đầy đủ thông tin về các ngành nghề, thông tin về nhu cầu của vùng đối với các

ngành nghề đó cho học sinh sẽ giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh có cái

nhìn đúng đắn về việc học nghề, để họ thấy rằng con cái họ có rất nhiều lựa

chọn cho nghề nghiệp của mình, mà không nhất thiết phải vào đại học. Chính

sách đầu tƣ cho đào tạo nghề trong vùng cần tập trung ở một số khía cạnh nhƣ:

+ Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề và phƣơng thức đào

tạo. Bên cạnh các trƣờng công lập do Nhà nƣớc đầu tƣ, cần tạo chính sách thuận

lợi để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

tăng đầu tƣ kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong doanh

nghiệp, thông qua đó góp phần đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực cho doanh

nghiệp.

+ Thực hiện chuẩn hóa trong đào tạo nghề, từ nội dung, chƣơng trình học,

phƣơng pháp đào tạo đến đội ngũ giáo viên. Đồng thời, đầu tƣ, hiện đại hóa hệ

thống máy móc, mô hình phục vụ cho giảng dạy và học tập nghề.

+ Nhà nƣớc cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho con em ngƣời nghèo,

đồng bào dân tộc có điều kiện học tập không chỉ ở bậc trung học, mà cả bậc đại

Page 153: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

147

học; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là con em nông dân bị

nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp, mở rộng đô

thị và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tƣ cho giáo dục cao đẳng và đại học

vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới rất cần nhân lực có trình độ cao,

trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học để giúp cho vùng có những bƣớc đi

lớn trong phát triển. Đây là nhóm nhân lực đặc biệt nhƣ nhân lực cho các cơ sở

đào tạo (giáo viên, giảng viên), đội ngũ cán bộ công chức, các nhà khoa học, các

nhà doanh nghiệp, nhân lực làm việc trong các khu công nghệ cao…

Bên cạnh hoàn thiện chính sách đầu tƣ từ Ngân sách nhà nƣớc, cần hình

thành và hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế,

các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Hoàn thiện chính sách đầu tƣ nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên,

giảng viên, nhất là đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trong những năm tới, các tỉnh, thành phố trong vùng cần xây dựng hệ

thống tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, giảng viên và thiết lập hệ thống

đánh giá định kì giáo viên theo tiêu chuẩn. Có chính sách ƣu tiên và tạo cơ hội

cho giảng viên đại học đƣợc đi học tập, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ ở

nƣớc ngoài. Các trƣờng đại học cần tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp

trong vùng và có cơ chế buộc các giảng viên phải đi thực tế tại doanh nghiệp

nhằm nâng cao kiến thức thực tế. Từng bƣớc hoàn thiện quy chế làm việc và

chính sách lƣơng đối với giáo viên, giảng viên để họ có thể sống bằng lƣơng,

giúp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên có thể chuyên tâm vào công việc, đầu tƣ

nhiều thời gian và công sức cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học,

nâng cao chất lƣợng giảng dạy đồng thời loại bỏ đƣợc những tiêu cực phát sinh

trong giáo dục đào tạo nhƣ dạy thêm, học thêm,...

Page 154: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

148

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc di chuyển vốn giữa các

quốc gia là tất yếu với mục đích kiếm tìm lợi nhuận. Việt Nam nói chung và các

địa phƣơng nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tƣ phát triển do tích luỹ nội

bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Một trong

những nguồn vốn hết sức quan trọng để bổ sung và thúc đẩy phát triển kinh tế

địa phƣơng đó là vốn FDI.

Qua nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI, mỗi hình thức đầu tƣ của

nƣớc ngoài đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, việc các quốc gia và từng địa

phƣơng lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định

hƣớng phát triển. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải tạo ra càng

nhiều càng tốt giá trị tăng thêm của nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo tính bền

vững trong việc thu hút. Việc phân tích các nhân tố tác động của FDI là căn cứ

để phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào địa phƣơng đồng thời cũng là cơ sở

lựa chọn thu hút vốn FDI một cách hiệu quả nhất. Qua phân tích cho thấy có

nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn FDI vào một địa phƣơng điều này

cũng cho thấy việc thu hút vốn FDI là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu để

tìm cách thu hút vốn FDI tốt nhất cho địa phƣơng của mình.

Việt Nam mở cửa nền kinh tế năm 1986 và đến năm 1988 thì Luật Đầu tƣ

nƣớc ngoài có hiệu lực, nhƣng đến khoảng năm 2005 thì hoạt động FDI tại vùng

KTTĐ miền Trung mới thực sự khởi sắc. Sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI kể

từ năm 2007 với một số dự án quy mô lên đến hàng tỷ USD đã dấy lên một làn

sóng đầu tƣ mới vào vùng KTTĐ miền Trung.

Vùng KTTĐ miền Trung là một trong những vùng KTTĐ của cả nƣớc,

hội tụ đầy đủ những tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI. Khu vực FDI trong

vùng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hƣớng CNH, HĐH; góp phần tạo việc làm;

Page 155: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

149

góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bƣớc mở rộng thị trƣờng xuất

khẩu của vùng. Vai trò đầu tàu, động lực trong phát triển kinh tế của vùng

KTTĐ miền Trung nhờ đó cũng dần đƣợc khẳng định.

Mặc dù vậy, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của khu vực

FDI trong vùng KTTĐ miền Trung cũng đang đặt ra những trở ngại trong việc

phát triển KT-XH của vùng. Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với

vùng đó là: vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI, tạo

sự cạnh tranh không bình đẳng đối với một số doanh nghiệp trong nƣớc, gây ô

nhiễm môi trƣờng, tranh chấp lao động và đình công có xu hƣớng gia tăng trong

các doanh nghiệp FDI, làm ảnh hƣởng đến tình hình an ninh trật tự trong vùng.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm giảm thiểu những tác động

tiêu cực của FDI thì vùng KTTĐ miền Trung còn cần phải nỗ lực hơn nữa, cần

phải có quy hoạch mang tính lâu dài và bền vững trong việc thu hút FDI nhằm

tận dụng đƣợc những lợi thế của mình. Bên cạnh đó, các địa phƣơng trong vùng

cần phải thống nhất với nhau trong vấn đề thu hút FDI tránh tình trạng mỗi địa

phƣơng làm một kiểu mà không quan tâm đến sự liên kết của vùng. Đặc biệt,

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gần đây

nhất là việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và

tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách

thức trong thu hút FDI. Việc chuẩn bị tốt sẽ giúp cho vùng hạn chế đƣợc những

ảnh hƣởng xấu đồng thời tận dụng đƣợc những cơ hội để từ đó đẩy mạnh phát

triển kinh tế xã hội của vùng, đồng thời tạo động lực phát triển cho các địa

phƣơng lân cận đúng với vai trò của vùng.

Page 156: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. (2016), "Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung", Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung (Số 1/2016), tr.39-45.

2. (2017), "Xu hƣớng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và giải pháp để thu hút

vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ", Tạp chí Khoa học xã hội miền

Trung (Số 2/2017), tr.3-11.

Page 157: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1] Linh An (2016), Vốn FDI vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng, trên

trang: http://vietnambiz.vn/von-fdi-vao-viet-nam-van-trong-xu-huong-tang-

10203.html.

[2] Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA, Hà Nội.

[3] Phƣơng Anh (2015), Xu hướng của dòng vốn FDI toàn cầu, trên trang:

http://baodautu.vn/xu-huong-cua-dong-von-fdi-toan-cau-d3254.html.

[4] Báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Việt Nam,

Bộ Kế hoạch và đầu tƣ.

[5] Báo Đấu thầu (2016), ASEAN - khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất thế

giới, trên trang: http://baodauthau.vn/quoc-te/asean-khu-vuc-thu-hut-nhieu-

von-fdi-nhat-the-gioi-18254.html.

[6] Báo Kinh tế và dự báo (2017), Dự báo năm 2017, dòng vốn đầu tư toàn

cầu sẽ không mạnh mẽ, trên trang: http://vcci-hcm.org.vn/kinh-te-gioi/du-

bao-nam-2017-dong-von-dau-tu-toan-cau-se-khong-manh-me-tt6787.html.

[7] Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế,

Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, biên dịch, NXB

Chính trị quốc gia.

[9] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

[10] Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Tiến Cơi (2008) ‗Kinh nghiệm thu hút FDI

của một số nƣớc Châu Á‘, Tạp chí ngân hàng, số 13/2008.

Page 158: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

152

[11] Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 29/8/2013 về định

hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước

ngoài trong thời gian tới.

[12] Cục xúc tiến thƣơng mại (2013), Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: tiềm

năng và lợi thế, trên trang: http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-

diem-mien-trung/3555-vung-kinh-t-trng-im-min-trung-tim-nng-va-li-

th.html.

[13] Đặng Thành Cƣơng (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế

quốc dân Hà Nội.

[14] Vũ Hoàng Dƣơng (2014), Quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng tại

Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam.

[15] Hoàng Sỹ Động (2014), ―Tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng

trưởng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (22).

[16] Nguyễn Ngọc Định (2002), Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt

Nam giai đoạn 2003 -2010, Đề tài cấp bộ của trƣờng Đại học kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh.

[17] Dƣơng Đình Giám (2017), ―Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong

liên kết phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung‖, Tạp

chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, (84).

[18] Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một số phương pháp thống kê phân

tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam , Luận

án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[19] Đào Văn Hiệp (2001) Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Hải Phòng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng

mại, Hà Nội.

Page 159: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

153

[20] TS. Bùi Đức Hùng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển

công nghiệp thành phố Đà Nẵng”, NXB Khoa học xã hội.

[21] TS. Bùi Đức Hùng (2013), Phát triển bền vững kinh tế vùng Trung Bộ trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, NXB Từ điển bách khoa.

[22] Nguyễn Thị Hƣờng (2001), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài - tập 1, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. NXB

Thống kê, Hà Nội.

[23] Nguyễn Thị Hƣờng (2002), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài - tập 2, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. NXB

Thống kê, Hà Nội.

[24] Nguyễn Thị Hƣờng (2011), ―Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở

Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (9).

[25] Phạm Thanh Khiết (2007), ―Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng, thực

trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (4).

[26] Lê Khoa (2007), ―Vài suy nghĩ về chính sách thu hút đầu tư trong giai đoạn

hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5).

[27] Trần Quang Lâm, An Nhƣ Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở

Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[28] Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát

triển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[29] Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo tình hình đình

công và giải quyết đình công từ 1997 đến nay, Đà Nẵng.

[30] Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty

xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[31] Đỗ Hoàng Long (2007), ―Quan hệ giữa xúc tiến đầu tư và nguồn nhân lực

trong việc thu hút FDI”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (3).

Page 160: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

154

[32] Nguyễn Hoài Long (2008), ―Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh

tranh của địa phương trong việc thu hút đầu tư”, Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, (9).

[33] Nguyễn Thị Kim Mã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại Việt

Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội.

[34] Dƣơng Thị Bình Minh (2009) ‗Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở

một số nƣớc châu Á và các bài học kinh nghiệm cho TPHCM‘, Tạp chí

phát triển kinh tế, tháng 7/20.

[35] Nguyễn Văn Nam (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế

trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyển thông, Hà Nội.

[36] Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[37] Lê Hữu Nghĩa (chủ nhiệm) (2013), Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của các công ty

ở Việt Nam, Dự án điều tra cơ bản nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, Hội đồng

lý luận trung ƣơng.

[38] Phan Công Nghĩa (2000), Giáo trình thống kê kinh tế, Nhà xuất bản thống

kê, Hà Nội.

[39] Vũ Thị Bích Ngọc (2014), ―Sớm “gỡ” những vướng mắc trong thu hút

FDI”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (03)

[40] Trần Nguyễn (2015), Nguồn vốn FDI và xu thế chuyển dịch, trên trang:

http://review.siu.edu.vn/kinh-te/nguon-von-fdi-va-xu-the-chuyen-

dich/247/2856.

[41] Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phƣơng (2010), Giáo trình kinh tế đầu

tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Page 161: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

155

[42] Bùi Huy Nhƣợng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực

hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[43] Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học

kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[44] Trần Văn Lƣu (2000), Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút

nguồn vốn FDI đầu tư vào Hà Nội giai đoạn 2001-2005, Sở Kế hoạch và

Đầu tƣ Hà Nội.

[45] Trƣơng Thái Phiên (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động các

nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2001 – 2010, Đề tài cấp Bộ của Vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính.

[46] Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng điều kiện hội nhập

với khu vực và thế giới, NXB Chính trị quốc gia.

[47] Nguyễn Minh Phong (2008), ―Các TNCs chi phối mạnh luồng FDI thế

giới”, Tạp chí Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, (25).

[48] Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

[49] PGS.TS. Chu Tiến Quang - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình

thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo

hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-

2020, trên trang

http://www.vnep.org.vn/Upload/Dau%20tu%20truc%20tiep%20nuoc%20ngo

ai%20doi%20voi%20qua%20trinh%20tai%20co%20cau.pdf

[50] Anh Quân (2016), FDI vào Việt Nam: Xu hướng đầu tư đã đổi, trên trang

http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/54242/fdi-vao-viet-nam-xu-huong-dau-

Page 162: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

156

tu-da-doi.aspx

[51] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo về tình hình

đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013.

[52] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định (2013), Báo cáo về tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định.

[53] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Nam (2013), Báo cáo về tình hình đầu

tư nước ngoài cả năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

[54] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo về tình hình đầu

tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 ở tỉnh Quảng Ngãi.

[55] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Báo cáo về tình hình

đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

[56] Lê Ngọc Sơn (2012), ―Tăng cường thu hút FDI vào các vùng kinh tế”, Tạp

chí Kinh tế và Dự báo, (09).

[57] Phan Văn Tâm (2006), ―Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở

Đà Nẵng- thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6).

[58] Phan Văn Tâm (2011) Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, Luận

án tiến sĩ, Hà Nội.

[59] Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị

quốc gia, Hồ Chí Minh.

[60] Vũ Thị Thoa (2005), ―Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong

quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

(94).

[61] Nguyễn Xuân Thu (2005), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, Hà Nội.

[62] Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/2014/QĐ-TTg ban hành

ngày 13/10/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng

Page 163: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

157

kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

[63] Nguyễn Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực

tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển

kinh tế, (239).

[64] Nguyễn Minh Tiến (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế ở các vùng của Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[65] Nguyễn Mạnh Toàn (2010), ―Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí

khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40).

[66] Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[67] Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[68] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[69] Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên

quốc gia (TNCs) tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

[70] Lê Thị Hải Vân (2010), Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Hà Nội.

[71] Hà Thanh Việt (2007), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn duyên hải miền trung, luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[72] Nguyễn Tấn Vinh (2017), Nhìn lại giá trị của FDI ở Việt Nam sau gần 30

năm, trên trang: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/92-7662-nhin-lai-gia-tri-

cua-fdi-o-viet-nam-sau-gan-30-nam.html

[73] Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

[74] Trang web Cơ sở dữ liệu thông tin đầu tƣ Việt Nam: http://ipc.mpi.gov.vn/

[75] Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: http://www.mpi.gov.vn

Page 164: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

158

[76] Trang web của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài: http://fia.mpi.gov.vn

[77] Trang web của Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ miền Trung:

http://centralinvest.gov.vn

Tài liệu tiếng Anh:

[78] Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan (2012) Determinants of FDI

inflows to Developing Countries: A Panel Data Analysis, MPRA Paper.

No 37278.

[79] A Agarwal, S. and S. N. R. (1992) ‗Choice of foreign market entry mode:

Impact of ownership, location and internalization factors‘, Journal of

International Business Studies, 23(1), pp. 1–27.

[80] Akami, F. (2008) Foreign Direct Investment in Developing countries:

Impact on Distribution and Employment.

[81] Alfaro L. et al. (2003). FDI and economic growth: the role of local

Financial market.

[82] Aqeel, A. and M. Nishat (2005). The determinants of foreign direct

investment in Pakistan. 20th Annual PSDE Conference to be held on 10-12

January 2005, Islamabad.

[83] Anh, N.N., and Thang, N. (2007), Foreign direct investment in Vietnam: an

overview and analysis the determinants of spatial distribution across

provinces, mimeo, Development and Policies Research Center.

[84] Arrow, K. J. (1972) The value of and demand for information. in Mc Guire,

C.B. and Roy, R., Decision and Organization, Amsterdam-London, North

Holland Publishing Company.

[85] Asta, Z. (2010) Negative and positive effects offoreign direct investment.

Available at: http://www.ktu.lt/lt/mokslas/zurnalai/ekovad/15/1822-6515-

2010- 332.pdf?origin=publication detail

Page 165: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

159

[86] Bardhyl, D. (2009). Determinants of foreign direct investment in

Macedonia: Evidence from time series 1994 – 2008. State University of

Tetova, Faculty of Economy, Economics Department, 09 Symposium for

Young Researchers, 2009, 41-55.

[87] Brainard, S. L. (1997) ‗An empirical assessment of the proximity -

concentration trade-off between multinational sales and trade‘, The

American Economic Review, 87(4), pp. 520–544

[88] Batra, R. N. and Hadar, J. (1979) ‗Theory of the multinational firm: fixed

vesus flexible exchange rates‘, Oxford Economic Paper, 31, pp. 258–269

[89] Dilip K. Das (2007), Foreign Direct Investment in China: Its Impact on the

Neighboring Asian Economies, Asian Business & Management, (6), pp.

285-301.

[90] Du, J. (2011). What are the determinants of FDI to Vietnam, Master Thesis,

Tilburg University.

[91] Dunning, J. (1993) Multinational Enterprises and the Global Economy.

New York, Addison-Wesley

[92] Dunning (1996), H.J and R.Narula, FDI and Government: Analysts for

Economic Restructuring, London and New York, Routledge

[93] Faramarz Akami (2008), Foreign Direct Investment in Developing

countries: Impact on Distribution and Employment.

[94] Foreign Direct Investment in the 90‘s (1990), Martunus Nijhoff.

[95] Freeman, N.J (2000), Foreign Dierect Investment in Vietnam: An

Overview, Paper presented for the DFID workshop on Globalisation and

Povety in Vietnam.

[96] Freeman, N. J. (2002), Foreign Direct Investment in Cambodia, Laos and

Vietnam: an Overview, Paper prepared for the conference on foreign direct

Page 166: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

160

investment: Opportunities and challenges for Cambodia, Laos, and

VietNam. 16-17th August, Hanoi.

[97] Gorg H., and D. G. (2004) ‗Much Ado about othing? Do Domestic Firms

Really Benefit from Foreign Direct Investment?‘, The World Bank

Research Observer, 19(2), pp. 171–197.

[98] Graham, E.M. and Krugman, P.R. (1989), FDI in the United States,

Institute for Economic Restructuring, London and New York, Routledge.

[99] Karikari, J.A (1992) Causality Between Direct Foreign Investment and

Economic Output in Ghana. Journal of economic development, 1: 7-17.

[100] Haddad, M., and Harrison, A ., (1993), Are there positive spillovers from

direct foreign investment? Evidence from panel data for Morocco, Journal

of Development Economics. 42,51-74.

[101] Harms, P., and P.G. Meon, (2011), An FDI is an FDI is an FDI? The

growth effects of greenfield investment and mergers and acquisitions in

developing countries, Proceedings of the German Development Economics

Conference, Berlin, Verein fur Socialpolitik, Research Committee

Development Economics.

[102] Hansen H. and Rand J. (2004), On the casual link between FDI and

growth in developing countries.

[103] He, C. (2002) ‗Information costs, agglomeration economies and the

location of foreign direct investment in China‘, Regional Studies, 36(9), pp.

1029–1036.

[104] Head, K., Ries, J. and Swenson, D. (1995) ‗Agglomeration benefits and

location choice: evidence from Japanese manufacturing investments in the

United States‘, Journal of International Economics, 38, pp. 223–247.

[105] Schaumburg-Muller, H. (2003), ―Rise and Fall of FDI in Vietnam and Its

Page 167: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

161

Impact on Local Manufacturing Upgrading‖, the European Journal of

Development Research, Vol.15, No. 3.

[106] Hoa, N. (2002) Contribution of foreign direct investment to poverty

reduction: the case of Vietnam. Available at:

http://www.zef.de/module/register/media/e086DI%2520and%2520poverty

%252 0in%2520Vietnam%2520(Nov.%252002).pdf.

[107] Hoskisson, R., Eden, L., Lau, C. and Wright, M. (2000) ‗Strategy in

emerging economies‘, Academy of Management Journal, 43(3), p. 249267.

[108] Hymer, S.H. (1976), The International Operation of National Firms: A

study of FDI, Cambrige, Mass: MIT Press.

[109] Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence and

Practice, Palgrave Macmillan.

[110] Jenkins, R. (2006), Globalization, FDI and Employment in Vietnam, the

Journal of Transnational Corporation, Vol.15, No.1, pp. 115-139.

[111] Kongruang, C., (2002), An Econometric Analysis of the Macroeconomic

Determinants of FDI in Thailand. Studies in Regional Science Vol. 32 No.

2 December 2002.

[112] Mai, P. H. (2001) ‗The Export Performance of Foreign-Invested

Enterprises in Vietnam‘, ASEAN Economic Bulletin, 18(3), pp. 263–275.

[113] Malesky, E. (2007), Provincial Governance and Foreign Direct

Investment in Vietnam, 20 Years of Foreign Investment: Reviewing and

Looking Forward (1987-2007), Knowledge Publishing House.

[114] Markusen, J. R. (1984) ‗Multinationals, multi-plant economics, and the

gains from trade‘, Journal of International Economics, 16, pp. 205–206

[115] Marshall, A. (1920) Principles of Economics. London: Macmillan

Page 168: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

162

[116] Meyer, K. E. (2001) ‗Institutions, transaction costs, and entry mode

choice in Eastern Europe‘, Journal of International Business Studies, 32(2),

pp. 357–367

[117] Meyer, K.E and Nguyen, H. V. (2005) ‗Foreign Investment Strategies and

Sub-national Institutions in Emerging Markets: Evidence from Vietnam‘,

Journal of Management Studies, 42(1), pp. 63–93

[118] Mirza, H. and Giroud, A. (2004) ‗Regional integration and benefits from

foreign direct investment in ASEAN countries: the case of Vietnam‘, Asian

Development Economic Review, 21(1), pp. 31–40

[119] Mudambi, R. and Navarra, P. (2002) ‗Institutions and international

business: a theoretical overview‘, International Business Review, 11, pp.

635–646

[120] North, D. (1990) Institutions, Institutional change, and economic

performance. New York, Norton

[121] Lan, N.P. (2006), Foreign direct investment and its linkage to economic

growth in Vietnam: a provincial level analysis, mimeo, Centre for

Regulation and Market Analysis, University of South Australia

[122] Li, X. and Liu, X. (2005), Foreign Direct Investment and Economic

Growth: An Increasingly Endogenous Relationship, World Development,

Vol. 33, No. 3, pp. 393-407.

[123] Parker, S., Quang, P.V., and Anh, N. N. (2005) ‗Has the U.S.-Vietnam

Bilateral Trade Agreement Led to Higher FDI into Vietnam?‘,

Development and Policies Research Center.

[124] Ray P.K (2005), FDI and industrial organization in developing countries:

The challenge of globalization in Indian

[125] Rogoff K. and Rienhart C. (2003), FDI to Africa: The role of price and

stability and currentcy instabily

Page 169: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

163

[126] Thuy, L. (2005) ‗Technological spillovers from foreign direct

investment: the case of Vietnam‘, mimeo, Graduate School of Economics,

University of Tokyo

[127] Saxenian, A. (1994a) ‗Regional Advantage‘, Cambridge (MA), Harvard

University Press

[128] Scott, W. R. (1995) Institutions and organizations. Thousand Oaks, CA:

Sage

[129] Schaumburg-Muller, H. (2003), Rise and Fall of FDI in Vietnam and Its

Impact on Local Manufacturing Upgrading, the European Journal of

Development Research, Vol.15, No. 3

[130] Spar, D. L. (2001) National political and domestic politics. Brewer, T. &

Rugman, A., Oxford Handbook of International Business, Oxford: Oxford

University Press

[131] International SRI International, An Assessment of Investment Promotion

Activities, Final Report.

[132] UNCTAD (2014), World Investment Report, New York and Geneva.

[133] UNCTAD (2015), World Investment Report, New York and Geneva.

[134] UNCTAD (2016), World Investment Report, New York and Geneva.

[135] WAIPA (2010), Investment Promotion Agencies and Sustainable FDI:

Moving toward the fourth generation of investment promotion.

[136] Wells, Jr., and Wint (2000), Marketing a country: Promotion as a Tool

for Attracting Foreign Direct Investment (Revised Edition), FIAS March

2000.

Page 170: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

164

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của toàn Vùng

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tổng số 2012 2013 2014 2015

47,532,914 50,021,355 56,902,781 60,810,608

Nông nghiệp 30,524,811 30,763,641 35,892,914 37,811,435

Trồng trọt 16,247,794 16,377,228 18,563,577 18,759,494

Chăn nuôi 12,846,718 12,858,195 15,695,954 17,310,582

Dịch vụ, khác 1,430,299 1,528,218 1,633,383 1,741,359

Lâm nghiệp 1,547,555 1,867,065 2,401,179 2,931,812

Trồng và nuôi rừng 251,362 311,020 429,333 500,776

Khai thác lâm sản 1,144,466 1,397,876 1,752,081 2,268,417

Dịch vụ và hoạt động

lâm nghiệp khác 151,727 158,169 219,765 162,619

Thủy sản 15,460,548 17,390,649 18,608,688 20,067,361

Nuôi trồng thủy sản 6,244,342 6,729,874 7,285,851 8,011,305

Khai thác thủy sản 9,213,556 10,656,511 11,318,695 12,051,472

Dịch vụ thủy sản 2,650 4,264 4,142 4,584

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

Page 171: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

1

PHỤ LỤC 2

Về số lƣợng doanh nghiệp FDI

Địa phƣơng 2011 2012 2013 2014 2015

TT-Huế 23 26 27 30 36

DN 100% vốn nước ngoài 15 16 20 24 30

DN liên doanh với nước ngoài 8 10 7 6 6

Đà Nẵng 102 115 135 158 186

DN 100% vốn nước ngoài 76 90 112 131 154

DN liên doanh với nước ngoài 26 25 23 27 32

Quảng Nam 48 50 53 60 62

DN 100% vốn nước ngoài 36 39 42 47 49

DN liên doanh với nước ngoài 12 11 11 13 13

Quảng Ngãi 8 7 8 10 15

DN 100% vốn nước ngoài 5 5 5 7 13

DN liên doanh với nước ngoài 3 2 3 3 2

Bình Định 15 16 19 21 25

DN 100% vốn nước ngoài 12 14 17 19 23

DN liên doanh với nước ngoài 3 2 2 2 2

Tông số 196 214 242 279 324

DN 100% vốn nước ngoài 144 164 196 228 269

DN liên doanh với nước ngoài 52 50 46 51 55

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

PHỤ LỤC 3

Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

(Đơn vị tính: %)

2013 2014 2015 2013 - 2015

Toàn ngành 126.45 107.62 99.711 111.59

Kinh tế nhà nƣớc 135.52 99.282 84.149 106.46

Kinh tế ngoài nhà nƣớc 117.07 117.12 116.44 116.77

Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 124.29 118.14 111.35 118.16

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

Page 172: THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH … NgoTranXuat.pdf · và phát triển của Việt Nam. Tính đến ngày 20/12/2016, cả nƣớc đang có

2

PHỤ LỤC 4

Tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành

ĐVT: %

2013 2014 2015 2013 - 2015

Toàn ngành 134.27 102.19 90.579 109.01

Công nghiệp khai khoáng 105.92 73.931 96.759 92.203

Công nghiệp chế biến 135.01 102.28 90.138 109.14

Công nghiệp SXPP điện, khí đốt, nƣớc 114.07 115.5 113.2 114.26

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các tỉnh, thành phố

PHỤ LỤC 5 Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI

từ năm 2005 đến 2015 phân theo loại hình doanh nghiệp

(Đơn vị tính: %)

Năm 2005 2010 2013 2014 2015

DN Nhà nƣớc 51,16 39,38 41,62 35,35 28,00

DN ngoài Nhà nƣớc 44,37 54,43 51,28 56,28 63,52

DN FDI 4,47 6,19 7,10 8,37 8,48

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương vùng KTTĐ miền Trung