thu thẬp chỈnh lÝ sỐ liỆu khÍ tƯỢng thuỶ vĂn

28
THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 1956 ĐẾN NĂM 2005 A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Đại. 2. Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình. 3. Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Quảng Bình. 4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quảng Bình. 5. Những cá nhân tham gia thực hiện đề tài: KS. Ngô Hải Dương; KS. Trần Trọng Các; KS. Nguyễn Thị Sao; KTV. Nguyễn Thị Viên; KS. Trần Văn Cháu; Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ. 6. Thời gian thực hiện: 12 tháng. 7. Mục tiêu của đề tài: Thu thập phân tích, chỉnh lý hệ thống hoá và biên soạn tài liệu khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005 phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình. 8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật ứng dụng của đề tài: - Kiểm nghiệm xác định tương quan, xác định độ lệch chuỗi số liệu các trạm trong mạng lưới khí tượng thuỷ văn đo đạc cơ bản trong tỉnh và các nơi lân cận. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu theo quy trình, quy phạm của Tổng cục KTTV. - Dùng các phương pháp tính toán thuỷ văn, tính toán đánh giá chế độ thuỷ văn trên các sông.

Upload: lydung

Post on 29-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 1956 ĐẾN NĂM 2005

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Đại.2. Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình.3. Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Quảng Bình.4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn

Quảng Bình.5. Những cá nhân tham gia thực hiện đề tài: KS. Ngô Hải Dương; KS. Trần Trọng Các; KS. Nguyễn Thị Sao; KTV. Nguyễn Thị

Viên; KS. Trần Văn Cháu; Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ.6. Thời gian thực hiện: 12 tháng.7. Mục tiêu của đề tài:Thu thập phân tích, chỉnh lý hệ thống hoá và biên soạn tài liệu khí tượng thuỷ văn

tỉnh Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005 phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật ứng dụng của đề tài:- Kiểm nghiệm xác định tương quan, xác định độ lệch chuỗi số liệu các trạm trong

mạng lưới khí tượng thuỷ văn đo đạc cơ bản trong tỉnh và các nơi lân cận.- Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu theo quy trình, quy phạm của Tổng

cục KTTV.- Dùng các phương pháp tính toán thuỷ văn, tính toán đánh giá chế độ thuỷ văn trên

các sông.- Số hoá bản đồ phân vùng khí hậu và các bản đồ mạng lưới sông, mạng lưới trạm,

bản đồ đẳng trị mưa năm, dòng chảy năm, bản đồ phân vùng thuỷ văn.- Tiếp thu, kế thừa, cập nhật thông tin và xử lý những kết quả nghiên cứu đã được

công nhận.- Phương pháp chuyên gia.- Phương pháp tính toán thuỷ lực.9. Nội dung nghiên cứu của đề tài:- Thu thập thống kê tổng hợp số liệu hiện có đến năm 2005, bao gồm: Số liệu tại 3

trạm Khí tượng Tuyên Hoá, Ba Đồn và Đồng Hới gồm các yếu tố: mưa, nhiệt, ẩm, bốc hơi, khí áp, gió, nắng; Tổng hợp các hình thế thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa... ảnh hưởng đến Quảng Bình; Thu thập số liệu thuỷ văn tại các trạm: Đồng

Page 2: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Tâm, Kiến Giang, Tám Lu, Tân Lâm, gồm các yếu tố: mưa, mực nước, lưu lượng. Các trạm Lệ Thuỷ, Nhật Lệ, Mai Hoá, Tân Mỹ gồm các yếu tố: mưa, mực nước; Thu thập số liệu lượng mưa tại các điểm đo mưa đã và đang hoạt động trong tỉnh; Thống kê tổng hợp các đặc trưng lũ tại các trạm thuỷ văn bao gồm các đặc trưng: đỉnh lũ, biên độ lũ... của các trận lũ xảy ra đến năm 2005.

- Tính toán, biên tập về khí hậu và thuỷ văn.10. Bố cục của đề tài: Đề tài gồm 13 chương, trong đó:- Đặc điểm Khí hậu gồm 7 chương: Từ chương 1 đến chương 7.- Đặc điểm Thuỷ văn gồm 6 chương: Từ chương 8 đến chương 13.

B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀIĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, chế độ khí hậu thuỷ văn có những biến động khác thường, nhưng sự nghiên cứu về quy luật của sự biến đổi này chưa được tiến hành một cách toàn diện. Chưa có tài liệu nào đánh giá một cách chi tiết về chế độ khí hậu cũng như chế độ dòng chảy, trên toàn bộ các sông chính của tỉnh. Trước đây chỉ có một số tài liệu đánh giá một cách khái quát mang tính chung chung, thời gian quan trắc chưa đủ dài, đặc điểm thuỷ văn chưa được tổng kết và biên soạn, nên hiệu quả sử dụng không cao. Trong đó có cuốn “Đặc điểm khí hậu Bình Trị Thiên” xuất bản năm 1985 và một số tài liệu khác.

Để có cơ sở khoa học với đầy đủ chuỗi số liệu cũ và số liệu mới nhất được cập nhật nhằm giúp cho các ngành kinh tế quốc dân trong tỉnh khai thác, thu thập, xử lý số liệu KTTV phục vụ cho việc quy hoạch, thiết kế các công trình dân sinh kinh tế, an ninh quốc phòng… Mặt khác, cũng nâng cao mức độ chính xác trong công tác cảnh báo, dự báo, nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thu thập chỉnh lý số liệu khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005”. Đề tài do Nguyễn Đại làm chủ nhiệm.

Chương 1CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU

Trong chương 1 này, đề tài đưa ra các nhân tố hình thành khí hậu như: Nhân tố địa hình; Nhân tố hoàn lưu.

1. Nhân tố địa hình.Trong phần này, đề tài nêu bật vai trò và sự tác động của điều kiện địa hình đối với

khí hậu; Điều kiện thổ nhưỡng; Tài nguyên động thực vật; Tài nguyên biển và ven biển.Trong đó, ngoài những đặc điểm rất chung của khí hậu Việt Nam (khí hậu nhiệt đới

gió mùa), khí hậu Quảng Bình có những đặc điểm riêng do điều kiện địa hình gây ra. Địa hình Quảng Bình rất phức tạp và chia cắt mạnh. Chính sự chia cắt mạnh mẽ về địa hình

Page 3: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

đã gây nên sự phân hoá của khí hậu, làm cho các địa phương có những biểu hiện đa dạng hơn về khí hậu vi mô trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa.

2. Nhân tố hoàn lưu.Hệ thống khí áp chính chi phối thời tiết Việt Nam nói chung và thời tiết Quảng

Bình nói riêng bao gồm các trung tâm khí áp vĩnh cửu và các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa.

Chương 2CHẾ ĐỘ KHÍ ÁP VÀ GIÓ

Trong chương 2 này, đề tài đưa ra và phân tích chế độ khí áp và gió, cho rằng: Không khí bao quanh trái đất một lớp không dày lắm, tuy nhiên về mặt vật lý học, khí quyển tác động lên mọi vật và mọi quá trình của sự sống. Mọi hiện tượng khí tượng đều xảy ra trong lớp khí quyển này: áp suất, nhiệt độ, gió, độ ẩm, mây, mưa,... Tại mặt đất khí áp duy trì từ 1.000 - 1.020mb. Áp suất không khí giảm theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m khí áp giảm từ 12 - 13mb.

1. Khí áp.Khí áp trung bình hàng năm của Quảng Bình khoảng 1.010,2mb. Từ hè sang đông

khí áp trung bình tăng và đạt giá trị trung bình lớn nhất (1.017,6mb) vào tháng 12. Tiếp đến khí áp trung bình giảm dần và đạt giá trị trung bình thấp nhất (1.003,5mb) vào tháng 7 và tháng 8. Khí áp cao nhất xuất hiện khi có không khí lạnh mạnh xâm nhập sâu xuống phía nam, khí áp cao nhất tuyệt đối đạt giá trị 1.030,5mb vào ngày 05 tháng 3 năm 2005. Khí áp thấp nhất xuất hiện khi có bão ảnh hưởng trực tiếp vào Quảng Bình, khí áp thấp nhất tuyệt đối đo được tại Quảng Bình là 987mb (ngày 29 tháng 8 năm 1990). Tuy vậy, mức độ tăng và giảm khí áp ở các tháng đều khác nhau.

Ở Quảng Bình khí áp mặt biển trung bình năm ở vùng đồng bằng dao động trong khoảng từ 1.004 đến 1.019mb. Khí áp mặt biển có giá trị lớn nhất vào tháng XII và tháng I, nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8, chênh lệch tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 14mb.

Ngoài biến thiên năm, khí áp cũng có sự biến thiên ngày. Thông thường biến thiên ngày có dạng hình sin với hai cực đại và hai cực tiểu. Cực đại thứ nhất xảy ra vào lúc 10 giờ, cực đại thứ hai vào lúc 22 giờ hàng ngày. Cực tiểu thứ nhất xảy ra lúc 4 giờ sáng, cực tiểu thứ hai xảy ra lúc 16 giờ hàng ngày. Hiệu số giữa cực đại thứ nhất với cực tiểu thứ hai gọi là biên độ ngày, giữa cực đại thứ hai với cực tiểu thứ nhất gọi là biên độ đêm.

2. Gió.Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là: gió

mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lưu. Tuy nhiên, hướng gió thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.

Gió được xác định theo hai đại lượng: hướng gió (được xác định theo 8 hướng), gồm: Hướng gió trong mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4); Hướng gió trong mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10); Tín phong Bắc bán cầu.

Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển từ 2,5 - 3,0 m/s, tại vùng núi dưới 2,5 m/s, tốc độ gió trung bình giảm dần từ đông sang tây, điều này thể

Page 4: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

hiện sự chi phối của địa hình đối với hướng gió và tốc độ gió. Tốc độ gió trung bình năm ít biến đổi theo các thời đoạn.

Chương 3CHẾ ĐỘ NHIỆT

Trong chương 3 này, đề tài tập trung phân tích chế độ nhiệt và các vấn đề liên quan, trong đó: Nhiệt độ không khí là một trong các yếu tố cơ bản nhất của khí hậu. Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, chế độ nhiệt của Quảng Bình thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, với một nền nhiệt độ cao và phân bố khá đồng đều quanh năm. Chế độ nhiệt ở Quảng Bình rất phong phú mang đậm nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

1. Biến đổi nhiệt độ theo không gian.Nhìn chung theo quy luật nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc (theo phương vĩ tuyến)

và từ Đông sang Tây (theo độ cao của địa hình). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng tác động lên bề mặt địa hình khác nhau nên nhiều khi quy luật này bị phá vỡ.

Nhiệt độ hàng năm dao động ít, trung bình năm ở đồng bằng ven biển từ 24 đến 250C, miền núi tùy theo độ cao mà giảm xuống dưới 240C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng giêng ở vùng đồng bằng ven biển khoảng 190C, ở miền núi là 180C. Về mùa hè: Ở Quảng Bình vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này từ 29,5 - 300C ở vùng đồng bằng ven biển, từ 29 - 29,50C ở vùng núi.

2. Biến đổi nhiệt độ theo thời gian.Biến đổi tuần hoàn ngày của nhiệt độ là hệ quả trực tiếp của hấp thụ bức xạ mặt

trời; biến đổi theo chu kỳ ngày là một trong những đặc điểm quan trọng của nhiệt độ. Thông thường nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào lúc sáng sớm (khoảng từ 3 - 6 giờ sáng), rồi tăng dần và đạt cực trị vào khoảng 12 - 14 giờ, sau đó nhiệt độ giảm dần cho đến sáng hôm sau, chu kỳ nhiệt độ mới lại tiếp tục.

Trong những tháng mùa lạnh, có những ngày mà nhiệt độ trung bình ngày dưới 150C đã ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sống của thực vật, nhất là những cây lương thực ngắn ngày trong vụ Đông Xuân.

Biến đổi tuần hoàn năm của nhiệt độ vừa phản ánh tuần hoàn năm về cân bằng bức xạ vừa là hệ quả của hoàn lưu gió mùa. Ở Quảng Bình biến trình năm của nhiệt độ không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 7, cực tiểu vào tháng 1. Từ tháng 2 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau. Biên độ nhiệt độ năm của nhiệt độ vào khoảng 6 - 6,50C ở đồng bằng ven biển và từ 7 - 80C ở miền núi.

3. Biến động của nhiệt độ.Nhiệt độ không khí thay đổi từ tháng này qua tháng khác và từ năm này qua năm

khác, nhưng luôn luôn xoay quanh giá trị trung bình nhiều năm. Để đánh giá tính biến động của nhiệt độ, đề tài sử dụng độ lệch chuẩn (ký hiệu là: x) và biến suất tương đối của nhiệt độ hay còn gọi là hệ số biến động (kí hiệu là Cv%).

Nhiệt độ trung bình tháng biến đổi so với trung bình cùng kỳ của nhiều năm từ 0,5 - 1,80C. Chế độ nhiệt ở Quảng Bình khá cao và mức độ biến động của nhiệt độ trong mùa

Page 5: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

đông mạnh hơn trong mùa hè. Cũng như các tỉnh Miền Bắc nước ta, ở Quảng Bình tồn tại 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

4. Biến động nhiệt độ qua các thời kỳ.Để biết được sự biến động của nhiệt độ qua các thời kỳ diễn ra như thế nào ta so

sánh và phân tích hệ số biến động Cv của từng tháng ứng với từng thời kỳ 1956 -1970; 1971 -1980; 1981-1990; 1990 -2005. Qua kết quả tính toán và phân tích cho thấy mức độ biến động của nhiệt độ qua các thời kỳ khác nhau diễn ra không đáng kể và luôn xoay quanh giá trị TBNN.

5. Nắng. Số giờ nắng ở vùng đồng bằng ven biển từ 1.800 - 1.820 giờ, miền núi từ 1.500 -

1.520 giờ. Tổng số giờ nắng trong các tháng ở vùng đồng bằng ven biển đều lớn hơn vùng núi. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 (trùng hợp với chuyển động biểu kiến của mặt trời), riêng vùng núi vì tháng 2 có nhiều sương mù bao phủ nên tổng số giờ nắng trong tháng này thấp nhất. Trong năm số giờ nắng tăng nhanh nhất vào tháng 4, tháng 5 và giảm tương đối nhanh từ tháng 10 đến tháng 11, vì đây là những thời đoạn giao mùa.

Chương 4CHẾ ĐỘ MƯA, ẨM, BỐC HƠI

Trong chương 4 này, đề tài đề tài tập trung phân tích chế độ mưa, chế độ ẩm và bốc hơi. Trong đó:

1. Chế độ mưa.Tổng lượng mưa trung bình năm ở Quảng Bình phổ biến từ 1.800mm đến

2.600mm. Quảng Bình là địa phương có lượng mưa thuộc loại trung bình so với trong khu vực cũng như trong toàn quốc.

1.1. Đặc điểm mưa năm.1.1.1. Sự biến đổi lượng mưa.Qua kết quả tính toán cho thấy trị số trung bình của lượng mưa năm bình quân

nhiều năm của các nhóm năm đều nhỏ hơn so với lượng mưa năm bình quân của cả thời kỳ dài 50 năm từ 0,17 đến 10%, (trừ thời kỳ 1976-2005 lớn hơn 1%).

1.1.2. Phân bố lượng mưa năm bình quân nhiều năm của các vùng trong tỉnh.Sự phân bố mưa không đều trên lãnh thổ của tỉnh Quảng Bình là do địa hình dài và

hẹp, chia cắt, kết hợp với hướng đón gió mùa khác nhau gây nên bao quanh Quảng Bình là hệ thống núi phía Bắc, phía Nam, phía Tây và Tây Bắc với nhiều ngọn núi cao trên 1.000-1.500m, hình thành thế vòng cung có khả năng đón gió mùa đông, Đông Nam và Đông Bắc tạo nên những tâm mưa khác nhau. Lãnh thổ phía Đông Bắc của tỉnh bị chắn bởi dải Hoành Sơn khuất hướng gió mùa Đông Bắc, nên lượng mưa ở đây nhỏ nhất tỉnh (Roòn).

1.1.3. Phân phối lượng mưa trong năm.Quảng Bình là một tỉnh có lượng mưa năm bình quân nhiều năm tương đối lớn, nơi

ít mưa nhất là Roòn và Troóc cũng đạt trên 1.800mm; nơi mưa nhiều nhất là Kiến Giang, Tám Lu và Tân Lâm cũng đạt trên 2.500-2.600mm.

Page 6: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Quảng Bình có tổng lượng phân bố không đồng đều giữa các mùa, cũng như giữa các tháng trong năm, đã gây ra những bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt; chính sự phân bố không đồng nhất theo thời gian đã gây thừa nước trong mùa mưa và khan hiếm nước trong mùa khô.

1.1.4. Cường độ mưa.Một năm trung bình ở các địa phương Quảng Bình có 10 đến 15 ngày lượng mưa

trên 50mm (mưa to), và trung bình có 4 đến 5 ngày có lượng mưa trên 100mm (mưa rất to), nhiều nhất ở miền núi phía Tây Nam và Tây Bắc là 5 ngày, ít nhất ở vùng phía Bắc tỉnh (do nằm sát phía Nam đèo Ngang). Số ngày có cường độ mưa lớn tập trung tháng 10 hoặc tháng 11, sau đó là các tháng đầu mùa hạ.

1.1.5. Số ngày mưa.ở Quảng Bình trung bình hàng năm có từ 120 - 170 ngày mưa, như vậy so với số

ngày mưa toàn quốc, các địa phương Quảng Bình có số ngày mưa thuộc vào loại địa phương có số ngày mưa trung bình.

1.2. Đặc điểm mưa mùa lũ.Xét theo trung bình nhiều năm, lượng mưa mùa lũ tại Quảng Bình chiếm từ 41-

86% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa này phân bố không đều trên toàn tỉnh: Lưu vực sông Gianh lượng mưa mùa lũ từ 1.451,5 mm đến 1.661,6 mm, tỷ lệ so với lượng mưa năm chỉ chiếm từ 42- 86% (năm 1968). Nơi có lượng mưa mùa lũ nhỏ nhất là Ba Đồn: 1.451,5mm.

* Mưa sớm và mưa muộn:Mùa mưa lũ được xác định từ tháng 8, 9 đến tháng 11, 12 hàng năm. Trong đó tập

trung chủ yếu vào ba tháng 9, 10 và 11. Tuy nhiên, trong thực tế có những năm mưa sinh lũ xuất hiện sớm trong tháng 8 và kết thúc muộn vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

1.3. Đặc điểm lượng mưa mùa cạn.Tổng lượng mưa mùa cạn tại vùng núi tỉnh Quảng Bình lớn hơn đồng bằng. Tại

vùng núi, tổng lượng mưa mùa cạn bình quân nhiều năm chiếm 25-35% tổng lượng mưa năm TBNN.

2. Độ ẩm của không khí.* Độ ẩm tuyệt đối: Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm của toàn tỉnh Quảng Bình là 25,4 đến 26,2mb. Độ

ẩm tuyệt đối lớn nhất trong các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) đạt từ 29 đến trên 30mb; trái lại độ ẩm tuyệt đối thấp nhất trong các tháng chính đông (tháng 12 đến tháng 2) đạt 19 đến 20mb. Chênh lệch độ ẩm tuyệt đối giữa các vùng trong tỉnh không rõ rệt.

* Độ ẩm tương đối: Lớp không khí sát mặt đất ở Quảng Bình khá ẩm. Độ ẩm trung bình năm ở các địa phương từ 70 đến 90%. Có hai mùa khô và ẩm khá rõ rệt, mùa ẩm cao từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, với độ ẩm trung bình từ 80 đến 90%, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 đến 79%.

3. Bốc hơi.* Lượng bốc hơi trung bình: ở Quảng Bình lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở

vùng đồng bằng ven biển từ 960 đến 1.200mm, vùng núi thấp hơn từ 800 đến 1.000mm. Bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông - Tây, tương tự với xu hướng nhiệt độ.

Page 7: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

* Chỉ số ẩm ướt: Qua nghiên cứu chỉ số ẩm ướt ở Quảng Bình cho thấy: ở miền núi ẩm ướt hơn đồng bằng, chỉ có tháng 3 và tháng 7 ở miền núi mới có chỉ số ẩm nhỏ hơn 1, các tháng còn lại đều cao hơn 1, tháng 10 có chỉ số ẩm lớn nhất. Ở đồng bằng từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ số ẩm ở mức dưới 1, tháng ít ẩm nhất là tháng 4 và tháng 7, tháng có chỉ số ẩm cao nhất là tháng 9, 10 và 11.

Chương 5CÁC LOẠI THỜI TIẾT NGUY HIỂM

Nói đến khí hậu của một địa phương, ngoài nghiên cứu đánh giá các chế độ nhiệt, mưa, ẩm... theo gốc độ tài nguyên người ta còn chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt khác và với một mức độ nào đó chúng mang tính chất thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc... bên cạnh những hiện tượng thời tiết đặc biệt có quy mô lớn, một số hiện tượng có quy mô rất nhỏ, như tố lốc, mưa đá...

1. Bão và áp thấp nhiệt đới.Những thập kỷ gần đây, nhìn chung số lượng bão và áp thấp nhiệt đới biến đổi

không nhiều. Riêng khu vực Quảng Bình trong thời kỳ từ 1996-2005 ảnh hưởng trực tiếp của bão ít hơn nhiều so với các thời kỳ khác. Tuy nhiên, thời kỳ từ 1978 đến 1989 số lượng bão và áp thấp nhiệt đới lớn hơn các thời kỳ khác. Điều đó có thể là do trong giai đoạn này có sự hoạt động mạnh của hai quá trình Elnino vào những năm 1982-1983 và 1987-1988.

Mùa bão chính tại Quảng Bình xảy ra vào tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, những cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động không theo những quy luật phổ biến khí hậu như đã nói ở trên thường gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản cho địa phương.

2. Gió mùa đông bắc.Ở Quảng Bình các tháng 7 và tháng 8 chưa quan sát có gió mùa Đông Bắc xuất

hiện, tháng 6 và tháng 9 là những tháng ít quan sát thấy gió mùa Đông Bắc, còn lại các tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12 là những tháng có số đợt gió mùa Đông Bắc nhiều nhất (trung bình có khoảng 2,5 đợt) nhiều nhất là 5 đợt, ít nhất là 1 đợt.

Trung bình hàng năm Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 17 đến 18 đợt gió mùa Đông Bắc. Như vậy, ở Quảng Bình chịu ảnh hưởng khoảng 70% số đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.

3. Gió Tây Nam khô nóng.Ở Quảng Bình, có năm gió Tây Nam xuất hiện rất sớm từ trung tuần tháng 2 đã bắt

đầu có gió Tây Nam và có những năm gió Tây Nam kết thúc rất muộn đến trung tuần tháng 9.

4. Dông, gió lốc, mưa đá.Theo số liệu quan trắc được ở các địa phương Quảng Bình, hàng năm trung bình có

khoảng 60 - 70 ngày có dông, năm có số ngày dông cao nhất lên đến 100 ngày (Tuyên

Page 8: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Hóa, năm 2000), năm ít cũng có 40 ngày dông. Các tháng nhiều dông nhất là tháng 5, tháng 8 và tháng 9.

5. Sương mù.Quảng Bình sương mù hình thành chủ yếu trong mùa đông, riêng vùng núi, sương

mù hầu như hình thành quanh năm, song nhiều nhất vẫn là các tháng mùa đông. Các tháng 2 và 3 và 4 là tháng có nhiều ngày có sương mù, riêng vùng núi Tuyên Hóa số ngày có sương mù kín trời nhiều tập trung vào những tháng đầu mùa đông. Miền núi trung bình hàng năm có khoảng 40 đến 50 ngày có sương mù, ở đồng bằng các tháng 5 đến tháng 9 ít quan sát được hiện tượng sương mù, hàng năm trung bình có 8 đến 10 ngày có sương mù.

Chương 6BIẾN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học khí tượng cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác rất quan tâm đến hiện tượng: Elnino và Lanina, hiện tượng mà theo các nhà chuyên môn có liên quan đến sự biến động của hệ thống khí hậu toàn cầu. Vậy hiện tượng Elnino và Lanina là gì?

1. Khái niệm về Elnino và Lanina.+ Elnino là kết quả tương tác giữa Khí quyển và Đại dương mà thể hiện chủ yếu là

hoàn lưu khí quyển với nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia. Elnino là một phần của bộ máy khí hậu ở vùng nhiệt đới có liên quan đến nhiều hiện tượng thời tiết trên toàn thế giới, sự xuất hiện hiện tượng Elnino biểu hiện sự dao động trong cơ chế khí hậu toàn cầu. Chu kỳ hoạt động của hiện tượng Elnino từ 2 đến 7 năm, có khi trên 10 năm. Thời gian kéo dài trung bình của một lần xuất hiện Elnino là 11 tháng, dài nhất đến 18 tháng.

+ Lanina là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước biển ngoài khơi Nam Mỹ lạnh hơn bình thường, để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái niệm Anti-Elnino (đối Elnino). Hiện tượng Lanina có thể xuất hiện ngay sau khi hiện tượng Elnino suy yếu nhưng có khi không phải như vậy. Chu kỳ hoạt động của hiện tượng Lanina thường kéo dài hơn chu kỳ Elnino nhưng dao động nhiệt độ nhỏ hơn. Thời gian kéo dài trung bình của một lần xuất hiện Lanina là 14 tháng, nhiều nhất là 26 tháng.

Ở Quảng Bình do ảnh hưởng của Elnino trong các năm 1976-1977, 1982-1983 và 1997- 1998 đã xảy ra hạn hán trên diện rộng làm thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và nhiều ngành kinh tế khác nữa.

2. Biến động một số yếu tố khí hậu ở Quảng Bình.Trong thời gian 50 năm, qua kết quả phân tích cho thấy đã có những biến động khí

hậu như: tổng lượng mưa trung bình tăng trên 2.000mm so với những thời kỳ có giá trị trung bình chỉ đạt dưới 2.000mm. Ngoài ra, có sự chênh lệch giữa lượng mưa trung bình năm với lượng mưa cao nhất và lượng mưa thấp nhất năm 1,5 lần.

Page 9: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Chương 7PHÂN VÙNG KHÍ HẬU

Trong chương 7 này, đề tài đưa ra mục tiêu phân vùng khí hậu, nguyên tắc phân vùng khí hậu; Các quy luật phân hoá khí hậu ở Quảng Bình; Chỉ tiêu phân vùng; Đánh giá điều kiện khí hậu và tài nguyên khí hậu đối với cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, bảo vệ môi trường. Trong đó:

1. Mục tiêu phân vùng khí hậu.+ Phản ánh chân thực những tính chất, đặc điểm mức độ và quy luật phân hoá khí

hậu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.+ Phân định hợp lý các đơn vị khí hậu cơ bản khác nhau và một số điều kiện và tài

nguyên khí hậu có liên quan đến sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp.2. Nguyên tắc phân vùng khí hậu.+ Phải phản ánh trung thực quy luật phân hoá theo không gian của chế độ khí hậu.+ Phân hoá khí hậu luôn là một thực tế tồn tại trong tất cả các yếu tố về mọi đặc

trưng khí hậu. Mức độ phân hoá thường không giống nhau giữa các đặc trưng; vì vậy, được phản ánh trực tiếp trên sơ đồ phân vùng khí hậu chỉ là những phân hoá quan trọng nhất về các điều kiện và tài nguyên khí hậu cơ bản nhất.

+ Cơ sở của việc phân tích và đánh giá sự phân hoá về điều kiện và tài nguyên khí hậu là số liệu khí tượng, khí hậu và lưới trạm đo mưa của tỉnh.

+ Trong quá trình phân vùng khí hậu lãnh thổ nhỏ thường khó phát hiện được những phân hoá không lớn. Tuy nhiên, phân hoá khí hậu không lớn lại thường bắt nguồn từ một điều kiện địa lý - khí hậu cụ thể, vì vậy trong phân vùng khí hậu Quảng Bình, đề tài sử dụng những chỉ tiêu cùng phản ánh một thực tế về phân hoá khí hậu.

+ Các nhóm chỉ tiêu được lựa chọn tương ứng với các cấp phân vị; mỗi cấp phân vị bao gồm một nhóm các đối tượng yếu tố chỉ tiêu. Một số trị số quan trọng của các đặc trưng đó được chọn làm trị số các đường ranh giới tương ứng cấp phân vị.

+ Nội dung của công tác phân vùng khí hậu (xác định cấp phân vị, lựa chọn các chỉ tiêu, xác định ranh giới các đơn vị phân vùng) đều thực hiện theo những lý luận chung về phân vùng khí hậu. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phân vùng này chưa thể phản ánh đầy đủ tính thực tiễn. Ranh giới giữa các đường phân vị đều là ước định - mang tính quá độ về khí hậu giữa các đơn vị phân vùng.

3. Các quy luật phân hoá khí hậu ở Quảng Bình.Qua phân tích toàn bộ số liệu các trạm khí hậu, các trạm đo mưa, đề tài đưa ra nhận

định về phân hoá khí hậu Quảng Bình:+ Sự phân hoá khí hậu bắt nguồn từ sự khác biệt về điều kiện địa lý và liên quan

mật thiết đến đặc điểm khí hậu. Sự phân hoá khí hậu chủ yếu là sự phân hoá về khả năng

Page 10: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

tiếp nhận lượng bức xạ, về tài nguyên nắng,về nền nhiệt độ, về phân bố lượng mưa giữa các vùng và chế độ gió.

Là một tỉnh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, Quảng Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc về gió tây khô nóng trong suốt thời kỳ đầu và giữa mùa hè, chịu ảnh hưởng hoạt động của các nhiễu động nhiệt đới kết hợp với gió mùa Đông Bắc vào cuối mùa hè và đầu mùa đông. Các phân hoá khí hậu liên quan mật thiết với các đặc điểm đó của khí hậu.

Các phân hoá khí hậu ở Quảng Bình là kết quả tổng hợp của hai nhóm phân hoá khí hậu theo không gian:

* Nhóm 1: Phân hoá giữa các vùng núi và vùng đồng bằng ven biển - hải đảo về các yếu tố: Nắng; Nhiệt độ; Hướng gió thịnh hành trong mùa đông và mùa hè; ảnh hưởng của gió tây khô nóng và cả mùa mưa, lượng mưa; ảnh hưởng của bão; Tính hải dương của khí hậu.

* Nhóm 2: Sự phân hoá về các địa điểm phía Tây Bắc và phía Đông Nam về các yếu tố: Lượng mưa; Mùa mưa và biến trình mưa; Chế độ gió; Mức độ và thời gian chịu ảnh hưởng của áp thấp nóng phía Tây.

- Chỉ tiêu phân vùng: Là tổng nhiệt độ năm, thời gian xuất hiện và kết thúc mùa mưa, thời gian xuất hiện nhiệt độ 350C và chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng miền trong thời gian đầu hoạt động của áp thấp nóng phía tây, hướng gió thịnh hành trong mùa đông, số ngày mưa trung bình năm, mức độ ảnh hưởng của gió trong bão.

4. Sơ đồ phân vùng khí hậu Quảng Bình.Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu trên, đề tài xây dựng sơ đồ phân vùng khí hậu Quảng

Bình thành 4 vùng khí hậu: + Vùng khí hậu đồng bằng ven biển phía Bắc tỉnh (vùng I), gồm: huyện Quảng

Trạch và các xã Liên Trạch, Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch và Thanh Trạch của huyện Bố Trạch.

+ Vùng khí hậu đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh (vùng II): Ranh giới của vùng khí hậu này được chia một cách tương đối như sau: Phía Bắc là dãy núi đâm ngang ra biển tạo nên đèo Lý Hòa, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Tây lấy đường Hồ Chí Minh (nhánh đông) làm ranh giới.

+ Vùng khí hậu miền núi phía Tây Bắc tỉnh (vùng III), gồm: huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và các xã miền núi của huyện Bố Trạch như: Xuân Trạch, Phúc Trạch, Lâm Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch.

+ Vùng khí hậu miền núi phía Nam tỉnh (Vùng IV), gồm: chủ yếu vùng núi của hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

5. Đánh giá điều kiện khí hậu và tài nguyên khí hậu đối với cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, bảo vệ môi trường.

+ Điều kiện thời tiết khí hậu đối với mùa vụ ở Quảng Bình: thời tiết, khí hậu ở địa phương ít thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nguyên nhân do tính biến động của lượng mưa, nhiệt độ, nhất là các biến đổi cực đoan của các yếu tố khí tượng trong các hệ thống thời tiết nguy hiểm quy mô vừa và lớn như: bão, áp

Page 11: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

thấp nhiệt đới, không khí lạnh, gió mùa tây nam hoặc các hệ thống có quy mô nhỏ hơn như: giông, gió lốc, tố... luôn đe dọa đến nông nghiệp.

+ Thời tiết khí hậu với môi trường không khí và nước: Những năm gần đây thời tiết, khí hậu biến đổi khác thường so với các quy luật. Những biến đổi đó có tác động tương quan và gắn bó chặt chẽ với nhau. Nghĩa là khi môi trường sinh thái bị thay đổi, chúng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến đổi của thời tiết, khí hậu; ngược lại sự biến động lớn của khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Để phát triển bền vững cần phải gắn liền phát triển với bảo vệ môi trường, nếu bảo vệ môi trường tốt thì đồng nghĩa với việc hạn chế được một phần tác hại của các loại thiên tai.

Chương 8MẠNG LƯỚI SÔNG SUỐI VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN Ở QUẢNG BÌNH

1. Mạng lưới sông suối.Tỉnh Quảng Bình có hai hệ thống sông lớn gồm: hệ thống sông Gianh và hệ thống

sông Kiến Giang. Ngoài ra còn có các sông: Sông Roòn, sông Lý Hoà và sông Dinh. 2. Các công trình thuỷ lợi.Quảng Bình có 30 hồ lớn nhỏ với dung tích từ 0,8 triệu m3 trở lên trong tổng số 123

hồ với dung tích khoảng trên 343 triệu m3 nước như hồ An Mã, Vực Tròn, Cẩm Ly, Vực Nồi... Đối với Quảng Bình, một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đồi núi chiếm 70% diện tích đất đai, khí hậu khắc nghiệt, thì các công trình thủy lợi nói chung và hồ chứa nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

3. Tình hình nghiên cứu thuỷ văn và mạng lưới quan trắc.- Tình hình nghiên cứu khí tượng thủy văn:Các ngành giao thông đường bộ, đường sông, thủy sản... đều có những khảo sát,

nghiên cứu, tính toán phục vụ cho chuyên ngành mình. Mỗi ngành đều dựa trên một hệ cao độ giả định riêng, cho nên công tác quản lý hệ cao độ gặp nhiều khó khăn. Do vậy năm 1995, hệ thống cao độ của các trạm khí tượng thủy văn đã được thống nhất theo hệ cao độ Quốc gia trên toàn quốc, do Cục Bản đồ thực hiện.

- Sự phát triển của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và đo mưa trong tỉnh:Các trạm khí tượng thủy văn và đo mưa phần lớn được thành lập ngay sau ngày hoà

bình lập lại; Đa số đã có chuỗi số liệu đo đạc từ 43 - 45 năm. Mạng lưới trạm đo chủ yếu do ngành Khí tượng Thuỷ văn quản lý. Ngoài ra còn có một số trạm đo mưa, mực nước do Công ty khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh quản lý. Các trạm này chỉ phục vụ cho chuyên ngành, chủ yếu là điều tiết hồ chứa, số liệu quan trắc không liên tục trong năm và độ tin cậy chưa cao (trong tài liệu này không sử dụng số liệu của các trạm đó). Hiện nay, toàn tỉnh chỉ còn lại có 6 trạm thủy văn, 3 trạm khí tượng và 5 điểm đo mưa nhân dân (ngành khí tượng thủy văn kết hợp với nhân dân địa phương tổ chức đo đạc).

Page 12: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Chương 9ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC

I. Đặc điểm dòng chảy năm.Dòng chảy năm là một đặc trưng cơ bản của nguồn nước sông ngòi, nó được sử

dụng để đánh giá tài nguyên nước của một lưu vực sông.Dòng chảy năm được biểu thị bởi các đặc trưng sau: Lưu lượng dòng chảy năm Q

(m3/s), moduyn dòng chảy năm M (l/s.km2), độ sâu dòng chảy năm Y (mm), hệ số dòng chảy năm ( = Y/X ), tổng lượng dòng năm W (m3).

Dòng chảy năm của một con sông có sự biến đổi lớn theo thời gian và không gian. Do vậy để tính toán được chuẩn dòng chảy năm, trước hết phải nghiên cứu sự biến đổi của dòng chảy năm kết hợp với sự biến đổi của mưa năm để chọn thời kỳ tính toán cho hợp lý.

1. Sự biến đổi dòng chảy năm theo hàng năm.* Dao động của dòng chảy năm:Tỉnh Quảng Bình có hai trạm đo dòng chảy có số liệu liên tục từ 16 đến 21 năm

(1961-1981), đó là trạm Kiến Giang trên sông Kiến Giang và trạm Đồng Tâm trên sông Gianh. Còn các trạm Tám Lu, Tân Lâm, Cao Khê, Rào Nan có tài liệu từ 4 - 14 năm.

Cũng như cả nước nói chung, ở Quảng Bình mưa là nhân tố chủ yếu hình thành nên dòng chảy, do đó chu kỳ mưa và chu kỳ dòng chảy sẽ có sự tương quan với nhau.

Sự dao động của mưa năm và dòng chảy năm gần như đồng pha với nhau, cho thấy sự tương quan giữa chu kỳ mưa và chu kỳ dòng chảy trên địa bàn tỉnh khá chặt bàn tỉnh khá chặt chẽ. Ta có thể chọn thời kỳ tính toán cho dòng chảy năm giống như thời kỳ tính toán cho mưa năm. Mặt khác, tài liệu dòng chảy ở Quảng Bình chỉ có hai trạm đo có tài liệu tương đối dài, còn tất cả những vùng khác phải tính toán dòng chảy năm thông qua số liệu mưa năm. Vì thế, chọn thời kỳ tính toán dòng chảy từ 1961 - 2005 (45 năm) như mưa năm là hợp lý.

* Dòng chảy năm bình quân nhiều năm:Với thời khoảng 45 năm, ta tính được các đặc trưng biểu thị dòng chảy năm trung

bình nhiều năm của các trạm đo dòng chảy trên hai lưu vực sông Gianh và sông Kiến Giang

2. Phân phối dòng chảy năm.Dòng chảy trong sông không những thay đổi từ năm này qua năm khác mà còn thay

đổi từ tháng này qua tháng khác trong năm. Quá trình thay đổi dòng chảy trong năm mang tính chu kỳ rõ rệt. Thời kỳ nước lớn, nước nhỏ hình thành xen kẽ nhau và phụ thuộc vào tính tuần hoàn của các yếu tố khí hậu.

Page 13: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Chương 10ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN MÙA LŨ

1. Đặc điểm mưa sinh lũ.Quảng Bình phân mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11, nhưng mùa lũ lại từ tháng 9

đến tháng 11-12. Như vậy, giữa mùa mưa và mùa lũ không trùng thời gian. Hàng năm, nửa đầu tháng 8 thường ít mưa và nửa cuối tháng 8 lượng mưa tăng lên rõ rệt. Lượng mưa trung bình tháng 8 được xếp vào mùa mưa, nhưng do mùa khô kéo dài, lưu vực chưa bão hoà do đó lượng dòng chảy bình quân trong tháng 8 còn thấp nên chưa đạt chỉ tiêu mùa lũ. Nhưng cũng có năm tháng 8 đã xuất hiện lũ, thậm chí có năm lại có lũ lớn, nên tháng 8 đề tài thống nhất là tháng mùa lũ. Trong mùa cạn, tại Quảng Bình vào tháng 5 hoặc tháng 6 hằng năm có thể có mưa to gây lũ, thường gọi là lũ tiểu mãn.

Mùa mưa lũ thường bị chi phối bởi các hình thế thời tiết gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và các nhiễu động khác như sóng đông… gây nên. Các hình thế thời tiết này tác động đơn độc cũng có thể gây nên mưa lũ, đặc biệt khi có sự tác động kết hợp giữa các hình thế trên thì khả năng mưa lũ sẽ lớn hơn rất nhiều.

2. Đặc điểm chế độ lũ.Quảng Bình có địa hình phần lớn là đồi núi dốc, có lượng mưa trong mùa lũ lớn nên

khả năng tập trung nước nhanh; sông suối lại ngắn, thượng nguồn dốc nên lũ lên nhanh, xuống cũng tương đối nhanh, cường suất lũ lớn, có lũ đơn, lũ kép.

Chương 11ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN MÙA CẠN

Theo chỉ tiêu phân mùa, mùa cạn các sông thuộc tỉnh Quảng Bình được tính từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau ở phía Bắc tỉnh; từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm ở phía Nam tỉnh. Thực chất ở phía Bắc tỉnh tháng 12 là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và tháng 7 là tháng chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ; ở phía Nam tỉnh, tháng 1 là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn và tháng 8 là tháng chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ.

Trong tháng 5-6 thường xuất hiện lũ tiểu mãn nên dòng chảy trong 2 tháng này đã chi phối mạnh đến chế độ dòng chảy thời kỳ cuối mùa cạn.

1. Dòng chảy mùa cạn.Qua chuỗi số liệu đo đạc về dòng chảy tại 4 trạm Đồng Tâm và Tân Lâm (sông

Gianh) và Kiến Giang, Tám Lu (sông Kiến Giang), đặc trưng dòng chảy trung bình các tháng mùa cạn trên 2 sông cho thấy: Tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn trên lưu vực

Page 14: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

sông Gianh (Mtb = 27 - 30 l/s.km2) lớn hơn lưu vực sông Kiến Giang (Mtb = 19 -21 l/s.km2).

Tháng có tổng lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 4- trên sông Gianh tổng lượng dòng chảy trong tháng này chỉ đạt 46,138 x 106m3 chiếm 2,12% tổng lượng dòng chảy năm. Trên sông Kiến Giang tháng 4 cũng chỉ có 11,69 x 106m3 chiếm 2,19% và tháng 6 nhỏ nhất chỉ đạt 11,53 x 106m3 chiếm 2,16% tổng lượng dòng chảy năm.

Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện trong thời kỳ quan trắc trên sông Gianh lại rơi vào tháng 4 chỉ đạt17,8m3/s; sông Kiến Giang rơi vào tháng 7 và chỉ đạt 3,04m3/s. Vì vậy, trong suốt mùa cạn từ tháng 1-8 nguy cơ hạn hán cũng có thể xảy ra trong bất kỳ tháng nào.

Tháng 12, tháng 1 thường là tháng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất trong mùa cạn: Trên sông Gianh tại Đồng Tâm tháng 12 là 125,88 x 106m3 chiếm 9,11%; trên sông Kiến Giang tại trạm Kiến Giang là tháng 1: 34,81 x 106m3 chiếm 6,52%.

2. Đánh giá chung về đặc điểm thủy văn mùa cạn. Mùa cạn ở Quảng Bình bắt đầu từ tháng 12, 1 và kết thúc vào tháng 7, 8 hàng năm.+ Lưu vực sông Gianh: Mùa cạn bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 7. Ba

tháng cạn nhất là tháng 2, 3, 4 (ở sông Rào Nậy) và 5, 6, 7 (ở sông Rào Trổ). Trong đó, tháng cạn nhất trên sông Rào Nậy tại trạm Đồng Tâm là tháng 4 và sông Rào Trổ tại trạm Tân Lâm là tháng 7.

+ Lưu vực sông Kiến Giang: Mùa cạn bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8; Ba tháng cạn nhất là tháng là 6, 7, 8 và tháng cạn nhất là tháng 7 ở cả hai trạm Kiến Giang và Tám Lu.

Tháng 5, 6 hàng năm có năm xuất hiện mưa, lũ tiểu mãn nên lượng dòng chảy trong 2 tháng này khá phong phú. Tuy nhiên, vẫn có năm trong tháng 6 một số nơi ở Quảng Bình không có mưa. Vì vậy mùa cạn những năm này (1977, 1993, 1999) hạn hán nặng đã xảy ra nghiêm trọng. Trên sông Kiến Giang do xây dựng đập ngăn mặn An Lạc để lấy nước tưới và sinh hoạt nên mùa cạn những năm nói trên không được tiếp nước do thuỷ triều mang vào vì vậy đã có những năm khô cạn dẫn đến đứt dòng.

Chương 12ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN VÙNG SÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỀU

Trên cơ sở số liệu đo đạc tại một số trạm thuỷ văn trong 45 năm qua, đề tài đã tập hợp, phân tích, đánh giá các đặc trưng cơ bản nhất của đặc điểm thuỷ văn một số sông chính bị ảnh hưởng triều trong tỉnh.

1. Chế độ nước sông.Sự chênh lệch giữa mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất trong năm ở vùng hạ

lưu các sông tuy không lớn như ở vùng thượng lưu, nhưng cũng thể hiện sự phân mùa tương đối rõ rệt, đó là: Mùa lũ và mùa cạn. Sự biến đổi của mực nước triều trong các sông vùng hạ lưu cũng phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng nước trong sông. Nói chung

Page 15: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

sự ảnh hưởng của thuỷ triều trong các sông vùng hạ lưu là quanh năm, nhưng thể hiện mạnh mẽ nhất là trong mùa cạn.

2. Những đặc điểm chính của thuỷ triều vùng cửa sông ven biển Quảng Bình.+ Chế độ thuỷ triều: Vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều ở Quảng Bình từ Bắc vào

Nam thấy rằng: Vùng cửa sông Gianh và cửa sông Roòn thuộc dạng nhật triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng. Cửa Nhật Lệ chủ yếu thuộc bán nhật triều không đều; Phần lớn số ngày trong tháng xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước ròng) trong ngày.

Thuỷ triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có thời gian triều lên ngắn hơn thời gian trều xuống và chế độ triều ở đây thuộc dạng chế độ triều hỗn hợp với bán nhật triều là chủ yếu.

3. Biên độ triều và thời gian triều.Triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 -

0,80m, lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m.Do bị ảnh hưởng bởi chế độ triều phức tạp bao gồm cả bán nhật triều không đều và

nhật triều không đều, cho nên thời gian triều lên, thời gian triều xuống ở các cửa sông Quảng Bình cũng thay đổi phức tạp.

4. Phạm vi ảnh hưởng triều trên từng sông của tỉnh.Mức độ, phạm vi ảnh hưởng triều trên các sông có khác nhau do phụ thuộc vào

nhiều yếu tố như: độ lớn của thuỷ triều tại vùng biển ngoài cửa sông, địa hình đáy biển ven bờ, độ dốc lòng sông, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn...

Qua điều tra về mùa cạn cho thấy ranh giới ảnh hưởng của triều vào các sông rất mạnh.

- Sông Gianh, biên độ mực nước triều trong một năm lớn nhất tại cửa Gianh (Tân Mỹ cách cửa sông 2km) là 1,66m, trung bình 0,75m. Dọc theo sông tại trạm thuỷ văn Mai Hoá cách cửa sông khoảng 40km, biên độ triều giảm đi một ít. Do sông Gianh rộng và độ dốc lòng sông phần hạ lưu không lớn, nên thuỷ triều ảnh hưởng suốt dọc từ cửa sông đến xã Thạch Hoá, huyện Tuyên Hoá (cách sông biển khoảng 60km). Trên nhánh Rào Trổ triều ảnh hưởng đến tận Thác Ỹ, thôn Lạc Hoá, xã Mai Hoá.

- Sông Kiến Giang, tại cửa Nhật Lệ biên độ triều trung bình tại trạm Đồng Hới cách cửa sông 2km, là 0,58m, lớn nhất đạt đến 1,34m. Phạm vi ảnh hưởng triều trên sông Kiến Giang ảnh hưởng đến Thác Tre, cách cầu Mỹ Trạch 12km về phía thượng lưu. Hiện nay, trên sông này có đập Mỹ Trung nên triều mặn chỉ ảnh hưởng đến chân đập. Trên nhánh Đại Giang triều ảnh hưởng đến Thác Chỏi - xã Trường Sơn.

Các sông trong tỉnh đa số có chiều dài ngắn, độ dốc lòng sông lớn, càng vào sâu trong sông biên độ triều càng giảm, ranh giới ảnh hưởng triều trên các sông khoảng 50 - 60km tính từ cửa sông.

Page 16: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Chương 13PHÂN VÙNG THUỶ VĂN

1. Phương pháp phân vùng.Các phương pháp phân vùng thuỷ văn theo các cấp hệ thống và chỉ tiêu của các cấp

phân vùng như sau:* Đới thuỷ văn: Là một đơn vị bậc cao của miền thuỷ văn, được đồng nhất về khí

hậu, tương đồng với đơn vị không gian là chu kỳ lớn khí hậu.* Miền thuỷ văn: Là đơn vị bậc thấp của đới thuỷ văn và là bậc cao của vùng thuỷ

văn. Tương đồng với đơn vị thời gian là thời kỳ dao động lớn của địa hình (thời kỳ biển tiến, biển thoái) gây nên sự phân cách lớn về chế độ dòng chảy. ở Việt Nam, đó là sự phân cách giữa đồi núi với chế độ dòng chảy trong sông và miền đồng bằng với chế độ dòng chảy sông - biển.

* Vùng thuỷ văn: Là đơn vị không gian bậc thấp của miền thuỷ văn và là bậc cao của địa phương thuỷ văn. Tương đồng với đơn vị thời gian là chu kỳ thuỷ văn.

2. Sơ bộ kết quả phân vùng như sau.Qua nghiên cứu cho thấy chế độ thuỷ văn các sông ở Quảng Bình (mà chủ yếu là

các sông chính Gianh và Kiến Giang) cho thấy:- Nếu lấy ranh giới ảnh hưởng của thuỷ triều và mặn trên sông Gianh, sông Kiến

Giang ngược lên nguồn sông là đoạn thượng lưu, thì thượng lưu các sông có các đặc điểm:

+ Chế độ thuỷ văn thượng lưu các sông chịu ảnh hưởng chủ yếu là mưa và lượng nước ngầm thường xuyên cung cấp cho sông.

+ Thượng lưu các sông có cấu trúc địa hình phức tạp bao gồm đồi núi cao, có độ dốc lớn, có địa chất mặt đệm các vùng không giống nhau, phía Bắc (chủ yếu là lưu vực thượng lưu sông Gianh) bề mặt mặt đệm phần lớn là đá, mà chủ yếu là đá vôi, phía Nam lưu vực thượng lưu sông Kiến Giang có độ dốc nhỏ hơn, độ cao lưu vực cũng thấp hơn. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng, cây lấy gỗ...

+ Tuy mùa mưa của vùng đồi núi Quảng Bình đều từ tháng 8 đến tháng 11, nhưng do địa hình mà mùa lũ phía Bắc và phía Nam lệch pha nhau gần 1 tháng. Lưu vực thượng nguồn sông Gianh do có cấu trúc địa hình dốc, mật độ sông suối lớn nên tập trung dòng chảy nhanh, do đó mùa mưa trùng với mùa lũ đều từ tháng 8 đến tháng 11.

- Phần còn lại từ ranh giới ảnh hưởng của triều mặn về cửa sông là hạ lưu các sông, hạ lưu các sông có các đặc điểm:

+ Chế độ thuỷ văn các sông ngoài chịu ảnh hưởng của mưa và lượng nước ngầm thường xuyên chảy vào sông, thì còn chịu tác động mạnh mẽ của thuỷ triều và độ mặn.

Page 17: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

+ Phần hạ lưu các sông có cấu trúc địa hình bao gồm các đồi núi thấp và đồng bằng, với mặt đệm chủ yếu là đất canh tác được, lớp phủ thực vật bao gồm các họ cây lương thực, thực phẩm chiếm phần lớn.

+ Mùa mưa vùng hạ lưu các sông đều từ tháng 9 đến tháng 11, chậm hơn thượng nguồn một tháng, nhưng vì cùng một con sông nên chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng thượng lưu, do đó mùa lũ cũng tương tự như vùng thượng lưu. Trên lưu vực sông Gianh, mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11. Trên sông Kiến Giang, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12.

Căn cứ vào các đặc trưng khí hậu, thuỷ văn và địa hình của tỉnh Quảng Bình, đối chiếu với hệ thống các cấp phân vùng chúng ta dễ dàng nhận thấy Quảng Bình thuộc một phần nhỏ trong đới thuỷ văn, miền thuỷ văn của cả nước:

- Thuộc đới thuỷ văn nhiệt đới, ẩm ướt, gió mùa.- Thuộc miền thuỷ văn miền núi và miền thuỷ văn đồng bằng.Từ đó đề tài sơ bộ phân chia lãnh thổ Quảng Bình thành các vùng và á vùng thuỷ

văn như sau:* Vùng thuỷ văn đồi núi tỉnh Quảng Bình (ký hiệu là ĐN) gồm lãnh thổ các huyện

Minh Hoá, Tuyên Hoá, một phần của Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Đây là toàn bộ phần đồi núi phía Tây của tỉnh. Lượng mưa năm bình quân: 2.200mm đến trên 2.600mm; Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.500mm đến 2.500mm; Hệ số dòng chảy 0 từ 0,67 đến 0,76.

* Vùng thuỷ văn đồng bằng tỉnh Quảng Bình (ký hiệu là ĐB) gồm phần đồng bằng ven biển thuộc một phần lãnh thổ các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Đây là toàn bộ phần đồng bằng phía Đông của tỉnh. Lượng mưa năm bình quân: 2.000mm đến 2.300mm; Lớp dòng chảy năm Y0 từ 1.300mm đến 1.500mm; Hệ số dòng chảy 0 từ 0,65 đến 0,69.

Hạ lưu các sông ảnh hưởng của triều và mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại cửa sông, biên độ triều trung bình A = 0,6 - 1,3m, biên độ triều lớn nhất Amax = 1,66m.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.Qua các nhân tố phân tích trên chứng tỏ Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện địa lý

- địa hình rất phức tạp với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có những nét đặc sắc do tác động của điều kiện địa hình.

Qua nghiên cứu số liệu khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình 50 năm, ta thấy các yếu tố khí hậu thời tiết biến đổi có tính quy luật, vì các yếu tố khí hậu thuỷ văn mang tính ngẫu nhiên nên quá trình lặp không trùng nhau về trị số cũng như thời gian, nhưng nhìn chung chúng đều xoay quanh giá trị trung bình. Nghiên cứu các thời kỳ các năm 1961-1975, 1976-1990, 1991-2005 thì thời kỳ 1976-1990 biến động nhiều hơn hết. Biến động nhỏ nhất là thời kỳ 1961-1975, sau đó là thời kỳ 1991-2005. Đặc biệt, trong thời gian từ

Page 18: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

2000-2005 thời tiết Quảng Bình ít biến động, trong các năm này ta thấy mùa đông ấm hơn các thời kỳ khác ít có rét đậm, rét hại và mùa hè thì đỡ gay gắt hơn, gió mùa Tây Nam hoạt động không mạnh và thời gian duy trì không dài, làm cho thời tiết dịu hơn và hạn hán đỡ gay gắt hơn các thời kỳ khác, không có bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp và không xảy ra lũ lụt lớn.

Để tránh tình trạng thời tiết, khí hậu có những biến đổi đột biến, những bất thường gây ra những thiệt hại không nhỏ ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân, nhất là những địa phương nằm trong vùng bị sạt lở, vùng thấp trũng, vùng ven biển thường bị tác động của bão, gió mùa Đông Bắc trước hết phải tiếp tục trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng những hồ chứa nước, có phương án di dời dân cư những nơi có nguy cơ bị sạt lở đến nơi ở an toàn,... Đồng thời, phổ cập những hiểu biết tối thiểu về phòng chống bão lũ cho nhân dân, nhất là ngư dân và dân cư sống ở ven biển, ven sông, suối góp phần nâng cao nhận thức về tác hại do bão, lũ lụt gây ra nhằm hạn chế những thiệt hai do thiên tai.

Đề tài này đã được tập thể cán bộ của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Bình tiến hành thu thập, tính toán và biên soạn. Số liệu được tính toán chỉnh biên theo quy phạm của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, đồng thời được các chuyên gia đầu ngành của nhiều lĩnh vực trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Số liệu và kết quả tính toán trong nội dung đề tài này là đáng tin cậy, có thể sử dụng cho các ngành trong việc quy hoạch và thiết kế các công trình kinh tế, dân sinh ở những nơi gần các trạm quan trắc, còn những nơi xa trạm, hoặc không có trạm quan trắc thì cần đầu tư nghiên cứu thêm, để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

2. Kiến nghị.- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những biện pháp công trình để

tích trữ nước cho mùa khô, giảm nhẹ cường suất lũ vùng hạ lưu và bảo vệ môi trường. Khai thông dòng chảy vùng hạ lưu để thoát lũ nhanh, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây nên.

- Đề nghị tỉnh cần đầu tư nghiên cứu tình hình xâm nhập mặn trên các sông, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

- Tỉnh cũng nên có các chương trình hoặc đề án nghiên cứu về sự xói lở bờ sông và cửa biển cũng như hiện tượng lấp dòng ở các cửa sông để có những biện pháp chỉnh trị thích hợp nhằm hạn chế những thiệt hại do các hiện tượng trên mang lại.

- Đề nghị tỉnh cần có hướng (hoặc tạo điều kiện) đầu tư thêm các trạm khí tượng thuỷ văn trên địa bàn, nhất là khu vực phía Tây nơi hiện nay chưa có trạm, nhằm bao quát hơn trong quá trình theo dõi diễn biến thời tiết, tạo điều kiện khai thác mặt lợi của chế độ khí hậu thuỷ văn và công tác dự báo khí tượng thuỷ văn được thuận lợi hơn.

- Đề tài được viết theo mục đích ứng dụng kết quả phân tích tính toán trên cơ sở số liệu khí tượng, thủy văn đã được chuẩn hoá. Đề tài đã đánh giá phần nào về tài nguyên nước và khí hậu của tỉnh, là cơ sở nghiên cứu cho nhiều cấp, nhiều ngành và những người quan tâm. Qua đó xin đề nghị cho xuất bản nội dung đề tài này làm cở sở về mặt

Page 19: THU THẬP CHỈNH LÝ SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

tài nguyên khí hậu, thủy văn ở địa phương, nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh nhà.

Tổng thuật: Nguyễn Đăng Tuấn