thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn

13
Bệnh sán lá ruột lợn Người thực hiện: Phạm Văn Lợi Trần Văn Quang

Upload: sinhky-hanam

Post on 21-Dec-2014

315 views

Category:

Education


4 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Bệnh sán lá ruột lợn

Người thực hiện:Phạm Văn LợiTrần Văn Quang

Page 2: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Địa lí phân bố

• Sán lá ruột có tên khoa học là Fasciolopsiasis gây bệnh cho người, gặp nhiều ở vùng Đông Nam Á và châu Á (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ... Ở Việt Nam, bệnh sán lá ruột chủ yếu phát hiện ở lợn, người mắc bệnh hầu hết thuộc những vùng có nhiều hồ ao, cây thủy sinh làm thức ăn cho người và gia súc. Mùa mưa lũ, diện tích đồng ruộng bị ngập lụt tăng và các loại rau thủy sinh cũng tăng, nên nguy cơ người dân bị mắc bệnh sán lá ruột càng cao. 

Page 3: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

NGUYÊN NHÂN

• Do lây truyền từ lợn nhiễm sán Fasciolopsis buski sang lợn khoẻ mạnh hoặc cũng có thể do lợn ăn phải thức ăn bị nhiễm trứng sán

Page 4: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Hình thái cơ thể • Loài sán Fasciolopsis buski hình như chiếc

lá,màu hồng dài từ 20 - 70mm, chiều ngang từ 14 - 15mm, dày 0,5-3mm. Trên thân có phủ những gai nhỏ. Sán có 2 giác là giác miệng và giác bụng giúp bám vào thành ruột. Manh tràng phân nhánh ngoằn ngoèo 2 bên kéo dài tới cuối thân sán.Hai tinh hoàn phân nhánh nhiều, xếp trên dưới nhau ở phần sau chiếm gần nửa thân sán. Buồng trứng phân nhánh phía trước tinh hoàn, hơi lệch bên trái chia làm nhiều nhánh, ở eo túi sinh dục hình ống thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục ở phía trước giác bụng. Tuyến noãn hoàng phân nhánh hai bên thân sán.

Page 5: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Hình thái trứng

• Trứng sán màu vàng thẫm vàng xám hoặc vàng thẫm,vỏ mỏng, phình rộng ở giữa, thon dần ở phía hai đầu. kích thước trứng 0,13 x 0,08 x 0,085mm. Phôi bào phân bố đều xếp kín vỏ trứng. Ranh giới giữa các phôi bào không rõ ràng.

Page 6: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Chu trình phát triển

• Sán trưởng thành kí sinh ở ruột non lợn. Sau khi thụ tinh sán đẻ trứng, mỗi ngày đẻ 15.000-48.000 trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh , gặp môi trường nước trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. ở nhiệt độ thuận lợi(270C-300C)pH6-7, ánh sáng và nước, sau 2-3 tuần ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng rồi phá vỏ về phía nắp trở thành tự do để tìm đến ký sinh ở các loài ốc. Nếu quá thời gian từ 6-52 giờ, ấu trùng lông không tìm được vật chủ thích hợp sẽ bị chết. Sau khi vào ốc, ấu trùng chuyển thành bào ấu trùng và khoảng 5 tuần có hàng loạt ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc đến bám vào một số cây thuỷ sinh (củ ấu, ngó sen, củ niễng, bèo…)tồn tại trong môi trường tụ nhiên khoảng 1 tháng.

Page 7: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Chu trình phát triển của sán lá ruột lợn (sán lá ruột lớn) Fasciolopsis buski

Page 8: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

• Người và lợn ăn phải ấu trùng trên các cây thuỷ sinh, đến tá tràng ấu trùng mất vỏ và xuống ruột non phát triển thành sán lá ruột trưởng thành. Thời gian từ khi xâm nhập vào vật chủ đến trưởng thành khoảng 90 ngày. Sán có thể sống kí sinh ở lợn 2 năm, ở người 4 năm.

Page 9: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Dịch tễ học • Động vật cảm nhiễm: lợn ở các lứa tuổi đều bị

nhiễm sán lá ruột lợn, lợn rừng và người cũng có thể bị nhiễm sán. Nguồn phát tán mầm bệnh chủ yếu là lợn mang sán.

• Đường truyền lây: chủ yếu qua đường tiêu hoá do lợn ăn phải nang sán lẫn trong thức ăn và nước uống.

• Môi trường sinh thái: nang sán tồn tại và phân tán ở đồng ruộng ngập nước,trồng cây thức ăn cho lợn.có nhiều ốc kí chủ trung gian,bón bằng phân lợn tươi chưa ủ. Lợn ăn nhiều rau bèo sống nên dễ bị nhiễm bệnh.

Page 10: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Dịch tễ học

• Ở nước ta bệnh sán lá ruột phân bố khắp nơi:vùng đồng bằng tỉ lệ nhiễm sán 53,6%,vùng trung du 38,1% còn vùng núi tỉ lệ nhiễm sán từ 24-35%.Trên 80% bệnh tập trung ở vùng Đông Á và Trung Á. Đông Nam Á và châu Á (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ...).

• Bệnh lây nhiễm quanh năm nhưng tập trung vào các tháng nóng,ẩm ướt cuối mùa xuân,hè và mùa thu.

Page 11: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Phương pháp chẩn đoán

• Kiểm tra phân để tìm trứng sán lá ruột theo phương pháp lắng cặn.

• Phương pháp chẩn đoán miễn dịch: lấy kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng ở nơi tiêm để phát hiện bệnh (phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi).

• Đối với vật nuôi đã chết, dùng phương pháp mổ khám để tìm sán trưởng thành trong ruột lợn

Page 12: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Điều trị

• Tẩy sán cho lợn bằng các hoá dược như:

• Oxyclozanide(dertyl-B)liều dùng10mg/kg thể trọng lợn.

• Albeldazole:liều dùng 10mh/kg thể trọng.

Page 13: Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn

Phòng bệnh

• Định kì tẩy sán cho đàn lợn 3-4 tháng/lần.

• Thực hiện vệ sinh thú y, ủ phân diệt trứng, tránh làm lây nhiễm mầm bệnh ra ngoài môi trường.

• Diệt ốc kí chủ trung gian