thực hành sinh lý người và động vật

32
TRƯỜNG ĐẠI HC KTHUẬT CÔNG NGHỆ KHOA CN SINH HC THC PHM MÔI TRƯỜNG Lp 12DSH02 BÁO CÁO THỰC HÀNH GVHD: Nguyn ThHai Danh sách nhóm 1: Trương Thị Tho MSSV: 1211100186 Cao ThNhâm MSSV: 1211100142 Võ Nguyễn Anh Thư MSSV: 1211100192 Ngô Lê Hồng Duyên MSSV:1211100062 Đoàn Ngọc King MSSV:1211100000

Upload: thao-truong

Post on 14-Jun-2015

4.904 views

Category:

Technology


14 download

DESCRIPTION

tài liệu tham khảo

TRANSCRIPT

Page 1: Thực hành sinh lý người và động vật

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

KHOA CN SINH HỌC – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG

Lớp 12DSH02

BÁO CÁO

THỰC HÀNH

GVHD: Nguyễn Thị Hai

Danh sách nhóm 1: Trương Thị Thảo MSSV: 1211100186

Cao Thị Nhâm MSSV: 1211100142

Võ Nguyễn Anh Thư MSSV: 1211100192

Ngô Lê Hồng Duyên MSSV:1211100062

Đoàn Ngọc Kiểng MSSV:1211100000

Page 2: Thực hành sinh lý người và động vật

BÀI 1 : KHẢO SÁT TẾ BÀO ĐỘNG THỰC VẬT

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

1. Màng tế bào ( Plasma membrane).

2. Vách tế bào thực vật.

3. Nhân tế bào.

4. Tế bào chất.

5. Các bào quan khác.

II. THỰC HÀNH:

1. Khảo sát tế bào thực vật và tế bào động vật

Khào sát tế bào thực vật (tế bào vảy hành tây)

Dùng dao lam rạch một ô vuông khoảng 0,5 cm/cạnh ở mặt trong vảy củ hành còn tươi.

Dùng kim mũi giáo, lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì rồi cho vào giọt nước sẵn trên lame.

Đậy lamelle lại bằng cách nghiêng 450, rồi hạ từ từ xuống để tránh có bọt khí trong kính.

Quan sát ở vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất các tế bào dài, vách mỏng. Chuyển

sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn, vẽ 1 – 2 tế bào với đầy đủ thành phần của tế bào

(màng sinh chất, tế bào chất và nhân).

Dùng lại miếng biểu bì trên, hoặc bóc một miếng biểu bì củ hành khác cho vào một

giọt Iod có sẵn trên lame. Các thành phần của tế bào sẽ quan sát rõ hơn. Quan sát và vẽ

hình

Hạt tinh bột.

Cạo nhẹ lên miếng khoai tây, hạt đậu xanh. Cho phần bột vừa cạo vào một giọt

nước sẵn trên lame và đậy lamelle. Quan sát ở vật kính nhỏ nhất thấy các hạt tinh bột

như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang vật kính lớn hơn để thấy rõ các vân tăng

trưởng và tâm.

Khảo sát tế bào động vật

Dùng đầu tăm cạo nhẹ mặt trong xoang miệng. Phết vết cạo trên mặt lame đã có sẵn một

giọt Iod. Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi. Vẽ hình các tế bào xoang miệng là

những tế bào lát đơn, dẹt và có nhân..

2. Quan sát thí nghiệm:

Page 3: Thực hành sinh lý người và động vật

Tế bào vẩy hành Hạt tinh bột ở khoai tây.

Tế bào xoang miệng. G5 kinh hiển vi

CÂU HỎI:

Câu 1: Cấu trúc và cách sử dụng kính hiển vi quang học :

Khái niệm: Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ

phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta

không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Cấu trúc:

Kính hiển vi gồm có 4 hệ

thống:

Page 4: Thực hành sinh lý người và động vật

Hệ thống giá đỡ

Hệ thống phóng đại

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống điều chỉnh

Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại

ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra

ảnh thật của vật cần quan sát)

- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan

sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội

tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

Hệ thống chiếu sáng gồm:

- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ

quang.

- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu

bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ

quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

- Ốc vĩ cấp.

- Ốc vi cấp.

- Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống.

- Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.

Page 5: Thực hành sinh lý người và động vật

- Núm điều chỉnh màn chắn.

- Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải).

Cách sử dụng:

- Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để

soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.

- Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính

thích hợp.

- Điều chỉnh ánh sáng.

- Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính

x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.

- Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.

- Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).

- Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy

hình ảnh mờ của vi trường.

- Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

Câu 2: Cấu trúc chung của tế bào:

- Màng tế bào hay màng sinh chất: dùng để bao bọc tế bào, cách biệt thành phần

nội bào với môi trường xung quanh, điều khiển nghiêm ngặt sự vận chuyển vào

và ra của các chất, duy trì điện thế màng và nồng độ các chất bên trong và bên

ngoài màng.

- Bên trong màng là một khối tế bào chất đặc (dạng vật chất chiếm toàn bộ thể

tích tế bào).

- Mọi tế bào đều có các phân tử ADN, vật liệu di truyền quan trọng và các phân

tử ARN tham gia trực tiếp quá trình tổng hợp nên các loại protein khác nhau,

trong đó có các enzyme

- Một số bào quan: Ti thể, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi, trung thể,

không bào... Câu 3. Sự giống và khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật:

Giống nhau:

- Đều là tế bào nhân thực.

- Màng sinh chất đều được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng

Page 6: Thực hành sinh lý người và động vật

- Thành phần đều được cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ như: prôtêin, gluxit,

lipit, axit nuclêic, nước...

Khác nhau:

Các yếu tố cấu trúc Động vật Thực vật

Vách tế bào không có có mặt (celluloza)

Màng tế bào có mặt có mặt

Không bào không có hoặc nhỏ không bào đơn lớn ở tế bào

trưởng thành

Roi có mặt vắng mặt

Vi quản có mặt có mặt

Lưới nội chất có mặt có mặt

Nhân có mặt có mặt

Thể Golgi có mặt có mặt

Ti thể có mặt có mặt

Lục lạp vắng mặt có mặt

Nhiễm sắc thể nhiều đơn vị ADN kết hợp với

protein

nhiều đơn vị ADN kết hợp với

protein

Riboxom có mặt có mặt

Trung tử có mặt có mặt trong một số thực vật bậc

thấp

Page 7: Thực hành sinh lý người và động vật

BÀI 2: HIỆN TƯỢNG THẨM THẤU VÀ SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC GIỮA

TẾ BÀO THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG.

1. HIỆN TƯỢNG THẨM THẤU.

a. Dụng cụ – Hóa chất

- KNO3 1M

- Lame - Pipet Pasteur

- Lamelle - Kim mũi giáo

- Kính hiển vi - Becher

b. Nguyên liệu

- Củ hành tím

Thực hành

- Dùng dao lam tách một lớp mỏng biểu bì của củ hành tím và đặt mảnh biểu

bì vảy hành lên lame đã nhỏ sẵn 1 giọt nước, đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật

kính 4X, 10X. Vẽ hình.

Sau đó, dùng giấy thấm thấm khô nước trên mẫu vật vừa mới quan sát và nhỏ vào đó 1

giọt KNO3 1M, đậy lamelle lại và quan sát lần lượt ở vật kính 4X, 10X. Vẽ hình, nhận

xét và giải thích các tế bào vẩy hành khi quan sát trong giọt nước và trong giọt KNO3

1M.Cầu biểu thị khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có

khả năng mua tương ứng với các mức giá nhất định trong một thời điểm cụ thể, giả định

các yếu tố khác không đổi.

2. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG BÊN

NGOÀI.

Dụng cụ - Hóa chất – Nguyên liệu

a. Dụng cụ - Hóa chất

- Dung dịch Saccharose 1M

- Ống hút 10 ml

- Bóp cao su

- Ống nghiệm

- Cân phân tích

- Đĩa petri

b. Nguyên liệu

Page 8: Thực hành sinh lý người và động vật

- Khoai tây

Thực hành

- Pha dung dịch Saccharose 1M. Từ dung dịch này pha thành các dung dịch

lần lượt có nồng độ như sau:

STT ống nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Số ml dd đường 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số ml nước 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

Nồng độ dd (M) 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1

- Cắt mô khoai tây thành 11 thanh có kích thước tương đối bằng nhau và có

thể đặt lọt vào ống nghiệm. Cân từng thanh rồi ghi lại trọng lượng (Pđầu) theo thứ tự rồi

lần lượt cho vào 11 ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.

- Sau 60 phút, dùng kẹp gắp mô ra, lau sơ nước dính mặt ngoài rồi lần lượt cân

lại (Psau)

- Tính sai biệt trọng lượng P = Psau – Pđầu

Sai biệt (+) khi Psau> Pđầu

Sai biệt (-) khi Psau< Pđầu

- Ghi kết quả vào bảng sau:

Nồng độ dd

ngâm (M)

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1

P trước (g) 3.57 3.95 4.16 4.27 3.44 4.26 3.84 4.09 4.33 4.05 4.36

P sau (g) 3.91 4.17 4.28 4.16 3.15 3.66 3.25 3.27 3.38 3.04 3.14

P (g) 0.34 0.22 0.12 -0.11 -0.29 -0.6 -0.59 -0.82 -0.95 -1.01 -1.22

Page 9: Thực hành sinh lý người và động vật

- Vẽ biểu đồ thể hiện sự sai biệt trọng lượng thay đổi theo nồng độ dung dịch ngâm.

Đường biểu diễn cắt trục hoành tại 1 điểm Cs ứng với nồng độ của dung dịch đường

không gây thay đổi trọng lượng mô.

BÀI NỘP:

1. Vẽ hình tế bào vảy hành tím khi quan sát trong giọt nước và trong dung dịch KNO3

1M. Giải thích hình dáng tế bào khi quan sát trong giọt nước và trong dung dịch

KNO31M?

Page 10: Thực hành sinh lý người và động vật

Tế bào vảy hành quan sát trong môi trường nước : tế bào có hiện tượng hơi

trương lên do môi trường nước là môi trường nhược trương đối với tế bào vày

hành do đó nước sẽ đi vào tế bào vày hành làm tế bào trương lên như ta quan sát

được như hình trên.

Page 11: Thực hành sinh lý người và động vật

Tế bào vảy hành quan sát trong môi trưởng KNO3 1M.

Khi quan sát tế bào trong môi trường KNO3 1M ta thấy rằng tế bào bị co lại do KNO3

1M là môi trường ưu trương đối với tế bào vảy hành do đó nước từ trong tế bào vẩy

hành đi ra ngoài môi trường làm tế bào co nhỏ lại như ta quan sát đươc trên hình.

Page 12: Thực hành sinh lý người và động vật

2. Vẽ biểu đồ theo dõi sự tăng giảm khối lượng của thanh khoai tây trong mỗi nồng độ

đường và xác định nồng độ đường mà tại đó khối lượng thanh khoai tây không đổi.

-1,4

-1,2

-1

-0,8

-0,6

-0,4

-0,2

0

0,2

0,4

0,6

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2

P

CM

BIỂU ĐỒ SỰ TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG CỦA THANH KHOAI TÂY

TRONG NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG

Page 13: Thực hành sinh lý người và động vật

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Thế nào là hiện tượng thẩm thấu?

Hiện tượng thẩm thấu của tế bào là sự khuếch tán của của phân tử nước qua màng có có

tính thấm chọn lọc (màng bán thấm).

Câu 2: Co nguyên sinh là gì? Khi nào thì hiện tượng co nguyên sinh xãy ra?

Co nguyên sinh là hiện tượng xảy ra khi môi trường xung quanh tế bào là môi trường ưu

trương; khi đó nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn trong tế bào; nước theo cơ chế

thẩm thấu đi ngược trong tế bào ra ngoài môi trường để hòa tan các chất; tế bào mất

nước co lại gây ra hiện tượng co nguyên sinh.

Câu 3: Thế nào là môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược trương?

- Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn so nồng độ chất tan

bên trong môi trường nội bào.

- Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan

bên trong môi trường nội bào.

- Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ

chất tan bên trong môi trường nội bào.

Page 14: Thực hành sinh lý người và động vật

BÀI 3: KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA TẾ

BÀO I. LÝ THUYẾT:

1. Phân chia nguyên nhiễm ( Mitose).

a) Một số khái niệm cơ bản về nguyên nhiễm:

b) Quá trình nguyên nhiễm.

Các gia đoạn trong quá trình nguyên nhiễm:

- Interphase: kỳ trung gian.

- Prophase: kỳ đầu.

- Metaphase: kỳ giữa.

- Anaphase: kỳ sau.

- Telophase: kỳ cuối.

2. Qúa trình giảm nhiễm:

a) Một số khái niệm cơ bản.

b) Quá trình giảm nhiễm:

Lần phân chia lần 1:

- Prophase 1

- Metaphase 1

- Anaphase 1

- Telophase 1

Lần phân chia lần 2:

- Prophase 2

- Metaphase 2

- Anaphase 2

- Telophase 2

Page 15: Thực hành sinh lý người và động vật

II. THỰC HÀNH:

Quá trình nguyên nhiễm.

a. Dụng cụ

- Lame, lamelle

- Mặt kính đồng hồ

- Kẹp gắp

- Kim mũi giáo

- Dao lam

- Kính hiển vi

- Rễ củ hành tím

b. Hóa chất

- Dung dịch cố định Carnur (1V acid acetic : 3V cồn tuyệt đối)

- Cồn 700

- HCl 1N

- Thuốc nhuộm Schiff

- Thuốc nhuộm Acetocarmin

Thực hành

Chọn các rễ ở những thời kỳ kỳ phân chia khác nhau, các tế bào thực hiện quá trình

phân chia mạnh nhất là khoảng từ 9h đến 11h sáng.

Cách thực hiện tiêu bản:

- Rửa sạch rễ trong nước và đem ngâm trong dung dịch Carnur ít nhất 24 giờ

- Rửa sạch mẫu bằng nước cất

- Vớt mẫu ra và ngâm vào dung dịch HCl 1N trong vòng 12 phút ở 600C để làm mềm

rễ

- Chuyển rễ vào ngâm trong dung dịch Schiff và để yên trong 10 – 15 phút. Sau đó

thấm khô.

- Nhỏ vào mẫu vật một giọt carmin. Để yên từ 3 – 5 phút.

- Đậy lamelle lại và dùng tăm gõ nhẹ lên lamelle khoảng 40 – 50 lần

- Lau phẩm nhuộm tràn ra ngoài

Page 16: Thực hành sinh lý người và động vật

- Quan sát ở vật kính 10X, 40X, 100X

Phân chia giảm nhiễm (Meiose)

1. Dụng cụ - Hóa chất

a. Dụng cụ

- Lame, lamelle

- Mặt kính đồng hồ

- Kẹp gắp

- Kim mũi giáo

- Dao lam

- Kính hiển vi

- Bông hẹ

b. Hóa chất

- Dung dịch cố đinh Carnur

- Cồn 700

- HCl 1N

- Thuốc nhuộm Schiff

- Thuốc nhuộm Acetocarmin

2. Thực hành

Chọn những bao phấn bông hẹ ở những thời kỳ phân chia khác nhau, các tế bào thực

hiện quá trình phân chia mạnh nhất là khoảng từ 9h đến 11h sáng.

Cách thực hiện tiêu bản:

- Rửa sạch bao phấn bông hẹ trong nước và đem ngâm trong dung dịch Carnur ít nhất

24 giờ

- Ngâm bao phấn trong cồn 700. Có thể giữ mẫu lâu trong cồn

- Tách lấy hạt phấn và chọn 3 mẫu hạt phấn cho lên lame

- Cho 1 giọt HCl lên mẫu vật và ngâm trong 15 phút để làm mềm hạt phấn

- Thấm khô HCl, nhỏ vào đó một giọt dung dich Schiff và để yên trong 10 – 15 phút.

Sau đó thấm khô.

- Nhỏ vào mẫu vật một giọt carmin. Để yên từ 3 – 5 phút.

- Đậy lamelle lại và dùng tăm gõ nhẹ lên lamelle khoảng 40 – 50 lần.

- Lau phẩm nhuộm tràn ra ngoài và quan sát ở vật kính 10X và 40X.

CÂU HỎI:

Page 17: Thực hành sinh lý người và động vật

Câu 1 .Nêu vắn tắt tiến trình nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân:

- Kỳ trung gian: kì này NST ở dạng sợi mảnh,mỗi NST đơn nhân đôi tạo thành hai

nst đơn và dính nhau ở tâm động hình thành NST kép, trung tử cũng tự nhân đôi.

- Kỳ đầu: Các sợi nhiễm sắc co xoắn lại tạo nên nhiễm sắc thể kép bao gồm hai nhiễm

sắc thể đơn bám với nhau tại tâm động. Nhân con và màng nhân bị tiêu biến dần đi.

Trung tử nhân đôi sau đó di chuyển đến hai cực của tế bào chuẩn bị cho sự hình thành

thoi vô sắc.

- Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép di chuyển tới mặt phẳng xích đạo của thoi phân

bào, các nhiễm sắc thể lần lượt xếp thành 1 hàng dọc.

- Kỳ sau: Các nhiễm sắc tư tách nhau tiến về hai cực của tế bào.

- Kỳ cuối: các nhiễm sắc thể giờ đây đã tập hợp về hai cực của tế bào. Các nhân con

và màng nhân đã hình thành trở lại chia tách một nhân tế bào mẹ thành hai nhân tế bào

con giống nhau. Các nhiễm săc thể của hai tế bào con tháo xoắn thành sợi nhiễm sắc.

Giảm phân:

Giảm phân 1

Kỳ đầu 1:

- NST kép bắt đôi nhau theo từng cặp tương đồng, các NST dần dần co xoắn lại

- Các NST kép đẩy nhau ra từ phía tâm động

- Trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn

crômatic cho nhau.

- Màng và nhân con biến mất, thoi vô sắc hình thành

2. Kỳ giữa 1 :

- NST tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Thoi vô sắc từ hai cực tế bào đính vào một phía của mỗi NST kép.

3. Kỳ sau 1:

- Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo tơ vô sắc về một cực của tế bào

Page 18: Thực hành sinh lý người và động vật

4. Kỳ cuối 1:

- NST kép dần dần tháo xoắn

- Màng và nhân con dần xuất hiện

- Thoi vô sắc tiêu biến

-(Giai đoạn phân chia TBC) Tế bào chất phân chia cho ra hai tế bào con có số lượng

NST kép giảm đi một nữa so với tế bào ban đầu

Giảm phân 2: gồm 4 ky.

Sau khi kết thúc giảm phân 1 tế bào tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi

NST.Giai đoạn chuẩn bị chỉ tổng hợp các chất cần thiết cho phân bào.

1. Kỳ đầu 2:

- NST đóng xoắn cực đại

- Màng và nhân con biến mất

- Thoi vô sắc xuất hiện

2. Kỳ giữa 2:

- NST kép tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép

3. Kì sau 2:

- NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc về hai cực tế bào.

4. Kì cuối 2:

- NST dãn xoắn

- Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành

- Kết quả: Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có nNST

đơn.

Page 19: Thực hành sinh lý người và động vật

Kỳ cuối của nguyên phân.

Kỳ cuối của giảm phân 2.

CÂU 2: Thế nào là phân bào nguyên nhiễm?

Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các bào quan và màng nhân

thành ra hai tế bào với thành phần bằng nhau là phân bào nguyên nhiễm. bộ nhiễm sắc

thể ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Page 20: Thực hành sinh lý người và động vật

CÂU 3: Thế nào là phân bào giảm nhiễm?

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kì trung

gian trước lần phân bào I (giảm phân I). Lần phân bào II (giảm phân II) diễn ra sau

một kì trung gian rất ngắn

CÂU 4: Trình bày quá trình phân bào giảm nhiễm?

Kì trung gian: Các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên một nhiễm sắc

thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.

Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương

đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Tại kì này có thể xảy ra quá

trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng

hoán vị gen).

Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân

bào dàn thành 2 hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc

lập về hai cực của tế bào.

Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào.

Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm

sắc thể kép đơn bội khác nhau về nguồn gốc.

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của phân bào nguyên nhiễm và phân bào

giảm nhiễm?

Giống nhau: đếu là quá trình phân chia tế bào

Khác nhau:

+ Tế bào nguyên nhiễm:Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các

bào quan và màng nhân thành ra hai tế bào với thành phần bằng nhau là phân bào

nguyên nhiễm.

+ Tế bào giảm nhiễm: Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi có

một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I (giảm phân I). Lần phân bào II (giảm

phân II) diễn ra sau một kì trung gian rất ngắn

Page 21: Thực hành sinh lý người và động vật

BÀI 4 : KHỎA SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME I. NGUYÊN LIỆU – DỤNG CỤ - HÓA CHẤT.

Dụng cụ - Hóa chất

- Ống nghiệm - Toluen

- Becher - Dung dịch lugol

- Bếp điện hoặc bếp từ - H2O2

- Pipette - HCl

- Máy ly tâm - NaOH

- Giấy đo pH - Nước cất

a. Nguyên liệu

- Đậu xanh đã nẩy mầm

- Tinh bột tan

- Gan gà

- Cát

II. THỰC HÀNH:

a/ Khảo sát khả năng thủy phân H2O2 của enzyme Catalase có trong gan gà.

Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống cho vào 2ml H2O2 và bổ sung vào mỗi ống nghiệm các chất

như sau:

- Ống 1: 2g cát

- Ống 2: 2 g gan gà (cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu)

Quan sát bọt khí xuất hiện ở các ống nghiệm và ghi nhận mức độ phản ứng xảy ra trong

các ống nghiệm.

b/ Khảo sát anh hưởng của pH đến hoạt động của enzyme Catalase

- Nghiền nát 30 g gan gà và chia đều vào trong 3 ống nghiệm.

- Thêm 2ml nước cất vào ống thứ 1; 2ml HCl vào ống thứ 2 và 2ml NaOH vào ống thứ

3.

- Sử dụng giấy quỳ để kiểm tra pH của từng ống.

- Tiếp tục cho vào mỗi ống 2 ml H2O2

Page 22: Thực hành sinh lý người và động vật

Quan sát hiện tượng phân giải H2O2 xãy ra trong 3 ống và giải thích

c/ Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của Enzyme (Khảo sát đối với

enzyme Amylase có trong hạt đậu xanh nầy mầm)

- Nghiền nát 10 hạt đậu xanh đã lên mầm, thêm vào 10 ml nước, vắt thật kỹ qua vải lọc

thu lấy nước lọc có chứa amylase.

- Chuẩn bị 4 ống nghiệm và đánh số 1, 2, 3, 4. Cho vào mỗi ống nghiệm 1 ml dung dịch

tinh bột.

- Đặt tất cả các ống theo thứ tự ở nhiệt độ phòng, nước nóng 500C, 1000C và nước đá

40C trong 10 phút.

- Thêm vào mỗi ống 1 ml dung dịch amylase từ dịch lọc đậu xanh. Để tiếp 15 phút ở

các nhiệt độ trên. Lấy các ống nghiệm ra và để vào giá (trừ ống 3 đặt vào ly nước

nguội). Nhỏ vào mỗi ống 1 – 2 giọt dung dịch Lugol và xem màu tạo thành.

- Chú ý: Chỉ nhỏ dung dịch Lugol vào ống 3 khi đã nguội

1/ Điền thông tin vào bảng sau

Tốc độ phản ứng

Thí nghiệm I:

1. Cát + H2O2 Hiện tượng sủi bọt khí nhưng rất ít

và dường như không xảy ra

2. Gan + H2O2 Hiện tượng sủi bọt khí nhiều với tốc

độ nhanh.

Thí nghiệm II

1. Gan gà/HCl + H2O2 Sủi bọt khí ít nhưng sủi liên tục

2. Gan gà/nước cất + H2O2 Bọt khí thoát ra nhanh và mãnh liệt

3. Gan gà/NaOH + H2O2 Bọt khí thoát ra nhiều hơn so với

HCl

Trước thí nghiệm:

Page 23: Thực hành sinh lý người và động vật

Sau thí nghiệm:

Page 24: Thực hành sinh lý người và động vật

2/ Nhận xét và giải thích sự tạo màu trong 4 ống nghiệm đặt ở 4 điều kiện

nhiệt độ khác nhau.

Ống nghiệm 1: Ở nhiệt độ 40C, sau khi cho dd tinh bột vào thì ban đầu xuất hiện

màu xanh tím, sau đó 5 – 10 phút thì màu dung dịch nhạt dần.

Ống nghiệm 2: Ở điều kiện nhiệt độ phòng, sau kh cho dd tinh bột xuất hiện

màu tím đậm sau khoảng 5-10 phút thì màu tím nhạt dần.

Ống nghiệm 3: Ở nhiệt độ 500C, sau khi cho dd tinh bột vào thì xuất hiện màu

xanh đậm sau 5-10 phút thì dung dịch nhạt dần có màu tím rất nhạt.

Ống nghiệm 4: Ở nhiệt độ 1000C, sau khi cho dd tinh bột vào thì xuất hiện màu

xanh đậm sau khoảng 5-10 phút thì không có hiện tượng xảy ra vì ở nhiệt độ

này enzyme bị biến tính.

Trước phản ứng:

Page 25: Thực hành sinh lý người và động vật

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Quan sát hiện tượng xãy ra trong các ống nghiệm ở thí nghiệm 1 và giải

thích.

Ống nghiệm 1: Không xảy ra hiện tượng vì cát là hợp chất trơ không có khả

năng phân giải hay phân hủy bất cứ độc tố nào kể cả H2O2.

Ống nghiệm 2: Khi cho H2O2 vào sinh ra hiện tượng sủi bọt khí Vì Catalase là

enzime phân hủy H2O2 thành oxy và nước, trong gan gà có enzime catalase.

Câu 2. Quan sát hiện tượng xãy ra trong các ống nghiệm ở thí nghiệm 2 và

giải thích?

Catalase là enzyme phân hủy H2O2 thành oxy và nước. Mà trong gan gà có

enzyme catalase => khi cho H2O2 sinh ra hiện tượng sủi bọt khí phản ứng xảy

ra nhanh và mãnh liệt Vì mỗi enzyme đều có pH tối ưu riêng. Trong thí

nghiệm đã thực hiện enzyme catalase hoạt động mạnh nhất trong môi trường

trung tính.

Page 26: Thực hành sinh lý người và động vật

BÀI 5: CẤU TRÚC HÌNH THÁI THỰC VẬT CÓ HOA

1. Nguyên liệu:

- Lá cây chanh, bưởi, cam, quít (Citrus spp.),

- Thân, rễ cây rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas)

- Lá, thân, rễ cây cỏ voi (Miscanthus sinensis),

- Rễ cây dâm bụt già (Hibicus spp.)

- Chén nhuộm

- Bóng bàn làm rổ đựng mẫu

- Kính hiển vi quang học

- Nước Javel

- Dung dịch acid acetic 10%

- Phẩm nhuộm hai màu (carmin và xanh iod):

2. Thực hành:

- Kỹ thuật làm vi mẫu

a) Cắt mẫu

- Muốn quan sát dễ dàng cấu tạo ta phải cắt các cơ quan thực vật (rễ, thân, lá

…) thành các lát mỏng gọi là thiết vật.

- Người ta có thể đặt cơ quan lên tấm thớt bằng khoai lang hay cục gôm rồi dao

lam thật bén để cắt, các lát cắt phải thẳng góc với trục của cơ quan và phải thật

mỏng.

- Cắt xong, dùng kim mũi mác vớt thiết vật nhúng vào nước hay hóa chất thích

ứng.

b) Nhuộm màu

- Có thể đặt thiết vật vào ngay giọt nước hóa chất thích ứng để xem.

- Nhưng thông thường muốn phân biệt được các loại mô trong mẫu ta dùng 2

loại phẩm nhuộm:

- Phẩm nhuộm carmin sẽ nhuộm màu hồng lợt hay tím lợt nếu vách tế bào cấu

tạo từ cellulose và pectin.

Page 27: Thực hành sinh lý người và động vật

- Phẩm nhuộm xanh iod sẽ nhuộm màu xanh lục nếu vách tế bào thấm lignin

hay bần (suberin).

Muốn nhuộm 2 màu phải lần lượt ngâm thiết vật trong các dung dịch sau:

- Nước Javel 15’ để loại nội dung tế bào.

- Rửa nước cho sạch Javel

- Acid acetic 5’ để loại nước Javel còn lại

- Rửa nước cho sạch nước Javel còn lại

- Phẩm nhuộm 2 màu trong 3’

- Rửa sạch phẩm thừa và ngâm thiết vật trong nước khi quan sát

Chỉ nên dùng một chén nhỏ (chén bánh bèo hay mặt kính đồng hồ) để tiến

hành nhuộm và dùng một ống nhỏ giọt hay 1 cái rổ (nửa trái bóng bàn đục lỗ)

để tiến hành thay hóa chất hay nước trong dĩa, không được dùng kim nhọn để

vớt thiết vật vì sẽ làm vỡ thiết vật khó quan sát.

c) Cách đặt thiết vật lên lame

Sau khi nhuộm xong, thiết vật phải được ngâm trong nước sạch để tránh mẫu

bị khô, khó quan sát.

Nhỏ một giọt nước (hay giọt glycerin) lên lame sạch, lấy kim mũi mác vớt 2

– 3 thiết vật mỏng (màu nhạt) vào, rồi đậy lại bằng lamelle. Khi đặt lamelle,

dùng kim mũi mác để nghiêng 450 đối với lame rồi hạ từ từ và rút dần kim sang

bên phải để tránh bọt khí len vào thiết vật khó quan sát.

Quan sát:

Lá cây 1 lá mầm: Lá cỏ voi.

Page 28: Thực hành sinh lý người và động vật

Thân cây 1 lá mầm: Thân cây cỏ voi.

Rễ cây 1 lá mầm: rễ cỏ voi:

Page 29: Thực hành sinh lý người và động vật

Cây 2 lá mầm thứ cấp:

Thân dâm bụt:

Rễ khoai lang:

Page 30: Thực hành sinh lý người và động vật

Cây 2 lá mầm sơ cấp:

Thân rau lang:

Tầng lá dày:

Page 31: Thực hành sinh lý người và động vật

Câu hỏi:

Câu 1. Trình bày cấu trúc của lá, hoa, thân, rễ của thực vật một lá mầm?

- Thực vật một lá mầm:

- Lá các gân lá chính là song song

- Hoa là mẫu 3 số lượng các bộ phận của hoa trên một vòng là 3, phấn hoa có một

rãnh cắt hay một lỗ.

- Hạt phôi có một lá mầm

- Thân các bó mạch trong thân cây là phân tán

- Rễ : thường rễ chùm.

Câu 2. Trình bày cấu trúc của lá, hoa, thân, rễ của thực vật hai lá mầm?

- Thực vật hai lá mầm:

- Lá các gân lá có dạng mắt lưới.

- Hoa là mẫu 4 hay 5 (các bộ phận của hoa là 4 hay 5 trên một vòng), phấn hoa có

ba rãnh cắt hay ba lỗ.

- Hạt phôi có hai lá mầm.

- Thân các bó mạch phân bổ thành vòng.

- Các rễ phát triển từ rễ mầm.

Câu 3: So sánh sự khác nhau về cấu trúc hoa, lá, thân, rễ của cây một lá

mầm và cây hai lá mầm?

Page 32: Thực hành sinh lý người và động vật

Bộ phận của cây Sự khác biệt

Cây 1 lá mầm Cây 2 lá mầm

Rễ Rễ thường là rễ chùm Rễ thường là rễ cọc

Thân Các bó mạch trong thân cây là phân

tán,thân ít tăng trưởng theo chiều

ngang.

Chúng phân bổ thành vòng bên trong

một lớp nội bì và vỏ trụ, tạo nên trụ

thật.

Lá Lá thường có gân song song Lá thường có gân phân nhánh

Hoa Hoa mẫu ba (số cánh hoa là bội số của

3)

Hoa mẫu bốn, năm (số cánh hoa là bội

số của 4, 5)

Chu kì sinh

trưởng

Chu kì sinh trưởng thường là 1 năm Chu kì sinh trưởng thường là nhiều

năm