thực trạng quản lý ngoại hối của trung quốc

12

Click here to load reader

Upload: dung-pham

Post on 28-Jul-2015

422 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Chính sách quản lý ngoại hối của Trung Quốc

giai đoạn từ năm 1979 cho đến nay

Việt Nam và Trung Quốc đều là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển

đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng. Do đó, kinh

nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt

Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những

năm gần đây.

I. Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia

Nhận ra sự yếu kém của cơ chế chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá, từ năm 1979,

Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức

mua của đồng NDT.Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm

1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân

thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi

cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn

định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát

triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 đã tăng từ 3% lên

14,5%, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm

1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế,

Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái.

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ

5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên

tới 50%, đồng thời thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, tập trung ngoại tệ về

Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh

nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết

cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã

hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Cũng trong thời gian này, các ngân hàng

thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ.

Page 2: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Các mốc quan trọng về việc tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc:

Tháng 11/1996, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lần đầu tiên đạt mức 100 tỷ USD,

đến cuối năm 1997 là 140 tỷ USD, lúc này Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối

ngoại tệ, cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất

có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với

mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Sang năm 2001, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 200 tỷ USD và liên tục

tăng trong các năm sau đó. Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ

USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng, các công ty và doanh nghiệp được

giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch

vãng lai. Trước tình hình dòng vốn nước ngoài vào Trung Quốc quá lớn, dự trữ ngoại hối

tăng mạnh đã gây sức ép lên giá đối với đồng NDT. Trung Quốc khuyến khích các dự án đầu

tư ra nước ngoài, bỏ quy định về việc giám sát ngoại hối cũng như việc bắt buộc chuyển lợi

nhuận về nước, giảm bớt thủ tục kiểm tra nguồn gốc ngoại tệ, nới rộng các điều kiện mua

ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài, cho phép chuyển các tài sản hợp pháp ra nước ngoài, cho

phép một số tổ chức trong nước đủ điều kiện được đầu tư chứng khoán ở nước ngoài.

Đến tháng 2/2006, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước có số dự

trữ ngoại hối lớn nhất thế giới và đến tháng 10/2006 đã vượt qua mức 1000 tỷ USD. Năm

2007, dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục

Quản lý ngoại hối ban hành cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ

phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài

khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách

này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT,

CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Đến cuối tháng 6/2009, đã phá vỡ mức 2000 tỷ

USD, tháng 3/2011, đạt mức 3000 tỷ USD, dự báo quý 3 năm nay con số này sẽ là 3305 tỷ

USD.

Rank Country Billion USD (end of month)

1 People's Republic of China $ 3,201 (Sep 2011)

Page 3: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Rank Country Billion USD (end of month)

– European Economic Area $ 1 416 (Feb 2011)

– European Union $ 1 356 (Feb 2011)

2 Japan $ 1,138 (Jun 2011)

– Eurozone $ 840 (Jun 2011)

3 Russia $ 516 (Sep 2011)

4 Saudi Arabia $ 484 (Aug 2011)

5 Republic of China (Taiwan) $ 400 (Aug 2011)

6 Brazil $ 352 (Aug 2011)

7 India $ 318 (Aug 27 2011)]

8 South Korea $ 311 (Jul 2011)

9Switzerland

$ 289 (May 2011)

10 Hong Kong$ 277 (Jun 2011)

11 Singapore$ 249 (Jul 2011)

12 Germany$ 231 (Jun 2011)

13 Thailand$ 186 (Jul 2011)

14 France$ 182 (May 2011)

Page 4: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Rank Country Billion USD (end of month)

15 Algeria$ 175 (Dec 2010)

16 Italy$ 170 (May 2011)

17 United States$ 143 (Jul 2011)

18 Mexico$ 136 (Aug 2011)

19 Malaysia$ 134 (Jun 2011)

20 Indonesia$ 122 (Jul 2011)

Xếp hạng dự trữ ngoại hối của 20 NHTƯ (nguồn WIKIPEDIA)

Việc các dòng vốn nóng từ nước ngoài vào Trung Quốc rất lớn đã kích hoạt và ảnh

hưởng tới thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản Trung Quốc, có những lo ngại giá

trị của các tài sản vốn có thể trở thành bong bóng. Do đó, mục tiêu của chính sách quản lý

ngoại hối gian đoạn gần đây là giải quyết sự tăng lên quá nóng của dự trữ ngoại hối đồng

thời tránh sự phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ đang bị mất giá. Trong số ngoại hối dự trữ của

Trung Quốc có tới 2/3 là dự trữ bằng đôla Mỹ, số trái phiếu kho bạc Mỹ Trung Quốc đã mua

tính đến cuối tháng đến cuối tháng 6/2009 gần 800 tỷ USD. Vấn đề đặt ra là nếu Trung Quốc

thực hiện chính sách phân tán rủi ro, hạn chế mua đôla Mỹ hoặc không mua trái phiếu kho

bạc Mỹ, đồng đôla Mỹ có thể bị rớt giá mạnh, số ngoại hối dự trữ to lớn của Trung Quốc,

tương đương 2/3 GDP của nước này sẽ không tránh được thiệt hại. Mặt khác, nếu Trung

Quốc không mua vào bổ sung dự trữ thì với việc dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Trung Quốc

gần đây tăng lên nhanh chóng, , sẽ ảnh hưởng đến tình hình cung cầu ngoại tệ, làm cho tỷ giá

đồng NDT chịu áp lực biến động theo xu hướng lên giá so với các ngoại tệ. Do đó Trung

Quốc không thể dừng mua ngoại tệ và các tài sản có giá bằng đôla Mỹ. Đây là một bài toán

khó trong việc quản lý ngoại hối ở quốc gia này.

Chính sách dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay là chính sách tập trung do

Chính phủ quản lý, số ngoại hối dự trữ Nhà nước đang quản lý trên 2.000 tỷ USD, số dư tiền

gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân chỉ có 150 tỷ USD. Điều này khác xa với các nước kinh

Page 5: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

tế phát triển chính sách dự trữ ngoại hối phân tán hay còn gọi là dự trữ ngoại hối trong dân

của các nước kinh tế phát triển . Ví dụ như Nhật Bản, cuối năm 2008, dự trữ ngoại hối của

Nhà nước là 1.100 tỷ US$, trong khi đó dự trữ ngoại hối trong dân lên tới 3.640 tỷ US$. Nếu

so sánh con số tuyệt đối về tài sản ngoại hối của quốc gia, tài sản ngoại hối của Trung Quốc

còn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản.

Với những khó khăn trên, việc Trung Quốc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài có thể

là chiến lược quan trọng, không những cung cấp cho Trung Quốc đầy đủ nguồn năng lượng,

nguyên vật liệu để phát triển kinh tế mà còn có thể giúp Trung Quốc chuyển đổi thành công

mô hình kinh tế lâu nay quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Mặt khác Trung Quốc cũng đang tranh

thủ nhập khẩu các kỹ thuật tiên tiến nước ngoài, các nguyên vật liệu quan trọng phục vụ sản

xuất, kể cả chất xám liên quan đến ngành giáo dục.Từ tháng 8/2009, các doanh nghiệp có đủ

điều kiện có thể sử dụng vốn tự có bằng ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ của ngân hàng để cho

vay ra nước ngoài. Đây được coi là biện pháp nhằm giảm bớt sức ép lên số ngoại hối dự trữ

quá lớn của Trung Quốc.

Đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 3.044,7 tỷ USD,

tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn một phần ba trong tổng 9.000 tỷ USD

dự trữ ngoại hối của thế giới. Con số này cũng lớn gấp hai lần so với tổng số ngoại hối dự trữ

của các nước châu Âu, Nhật, Anh, Mỹ. Tuy dự trữ cao như thế nhưng NDT lại là đồng tiền

chưa được tự do chuyển đổi, để ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ vào

và phải bán ngoại tệ có nguồn gốc từ đồng NDT ra, làm tăng thêm các nghiệp vụ về ngoại tệ,

ảnh hưởng đến khối lượng cung ứng tiền tệ. Đối với các nước sở hữu đồng tiền mạnh có khả

năng chuyển đổi, dự trữ ngoại hối bao nhiêu không quan trọng mà chỉ quan tâm đến sự an

toàn của số vàng dự trữ, hiện nay dự trữ vàng của Mỹ lớn gấp 7 lần của Trung Quốc trong

khi tổng số ngoại hối dự trữ chỉ bằng 2% dự trữ của Trung Quốc.

Thực tế là trong giai đoạn từ 2003-2010, Trung Quốc đã lỗ khoảng 271,1 tỷ USD do

đồng USD mất giá, và đến những năm gần đây thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng

hơn, nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống còn 6 NDT đổi 1 USD thì có khả năng nước này sẽ lỗ

578,6 tỷ USD. Hiện nay cơ cấu ngoại hối dự trữ của Trung Quốc chủ yếu là dự trữ bằng

ngoại tệ, chưa chú ý đến dự trữ bằng tài sản ngoại hối, mặc dù hiệu quả kinh tế của dự trữ

bằng tài sản ngoại hối lớn hơn dự trữ bằng ngoại tệ.

Page 6: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Tháng 2 vừa qua, SAFE đã nhấn mạnh an toàn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách

quản lý ngoại hối của quốc gia này đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD, mua trái

phiếu của các quốc gia phát tiển để giảm bớt lượng dự trữ ngoại. Trung Quốc cũng tỏ ý sẵn

sàng mua thêm nợ từ những nước yếu hơn trong khối EURO, tham gia tái tổ chức các ngân

hàng đang gặp khó khăn của các quốc gia này.Chính phủ Trung Quốc đang tìm kiếm những

kênh đầu tư khác thay cho trái phiếu của Mỹ (ví dụ như cổ phiếu trong các chương trình xây

dựng cơ sở hạ tầng ở Mỹ), khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hoạt động

tại nước ngoài. SAFE cũng đang lên kế hoạch thành lập những quỹ đầu tư mới để đa dạng

hóa dự trữ ngoại hối. Các quỹ này sẽ đầu tư vào một số lĩnh vực như năng lượng và thị

trường kim loại quý ở nước ngoài.

II. Quản lý nhà nước về vàng tiêu chuẩn quốc tế

Trong khi phần lớn các nước công nghiệp phát triển duy trì tỷ lệ dự trữ bằng vàng

tương đương 30% dự trữ ngoại hối, so với các nước tỷ lệ dự trữ bằng vàng của Trung Quốc

hiện nay là quá thấp. Những năm gần đây, xu hướng chung của giá vàng quốc tế là tăng

nhưng điều đáng tiếc là gần 5 năm nay, trong khi Trung Quốc tăng mạnh dự trữ ngoại hối thì

dự trữ vàng hầu như không tăng.

Thực tế là kể từ khi Trung Quốc đưa ra cải cách trong quản lý ngoại hối từ năm 1979

đến nay, dự trữ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia này luôn ở mức rất thấp, chỉ

khoảng 1,5% - 1,6% tổng dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tính đến tháng 2/2011, 15 địa điểm có dự trữ vàng lớn nhất thế giới

trữ lượng vàng(tấn) trị giá(tỷ USD) dự trữ vàng/tổng dự

trữ ngoại hối

Mỹ 8.965,6 387,32 81,2%

Đức 3.749,8 161,99 70,3%

IMF 3.137,9 135,56 tỷ

Italy 2.702,6 116,75 68,6%

Page 7: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

Pháp 2.684,6 115,97 67,2%

Trung Quốc 1.161,9 50,19 1,7%

Thụy Sĩ 1.146,5 49,53 16,4%

Nga 854,5 36,91 6,7%

Nhật Bản 843,5 36,43 3%

Hà Lan 675,2 29,67 57,5%

Ấn Độ 614,8 26,56 8,1%

ECB 522,7 23,88 25,2%

Đài Loan 466,9 20,17 4,6%

Bồ Đào Nha 421,6 18,21 81,1%

Venezuela 401,1 17,33 52,4%

Nguồn: Vnexpress.net

Năm 1981, trữ lượng vàng của Trung Quốc là 394 tấn, đến năm 2001, con số này đã

tăng lên 500 tấn, sau đó tăng lên 600 tấn vào năm 2003 và được duy trì ổn định trong vòng 6

năm từ 2003 đến 2009. Đến tháng 2/2011, với lượng dự trữ 1.161,9 tấn vàng, đất nước đông

dân nhất thế giới đang là địa điểm dự trữ vàng lớn thứ sáu trên thế giới. Tuy nhiên, chừng đó

cũng chỉ chiếm 1,7% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Với số dân khoảng 1,34 tỷ người,

tính ra mỗi người Trung Quốc sở hữu khoảng 37,45 USD tính theo vàng, tổng cộng là 50,19

tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng tăng tỷ lệ dự trữ vàng trên tổng dự trữ ngoại

hối nhằm hạn chế rủi ro từ việc các đồng tiền mạnh trên thế giới liên tục mất giá, chính phủ

Trung Quốc đã công nhận vai trò phòng ngừa rủi ro kinh tế và lưu giữ giá trị tài sản và danh

mục đầu tư của vàng.

Trung Quốc hiện đang là quốc gia có trữ lượng vàng mua vào đứng thứ 2 thế giới

trong năm 2011, sau Ấn Độ. Chỉ riêng 2 nước này đã chiếm 54% tổng tiêu thụ vàng toàn cầu

Page 8: Thực trạng quản lý ngoại hối của Trung Quốc

trong quý II năm 2011. Nhu cầu vàng của Trung Quốc đang tăng theo cấp số nhân. Cuộc

khủng hoảng tài chính khiến cho mọi người phải thận trọng trước bất cứ điều gì mà họ không

rõ, và vàng là tài sản được lựa chọn hàng đầu. Những động thái trên của SAFE cho thấy mục

tiêu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay là đa dạng hóa khoản dự trữ ngoại hối lớn nhất của

mình, tìm cách quản lý hiện quả số tài sản khổng lồ này, giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc

quá lớn vào đồng USD đang bị mất giá trên thị trường.

III. Những bài học kinh nghiêm rút ra cho Việt Nam