tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven...

171
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO BTÀI CHÍNH HC VIN TÀI CHÍNH -------]^------- LÊ MINH ĐỨC t μi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ®« thμnh phè hμ néi LUN ÁN TIN SĨ KINH THÀ NI - 2014

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

------- -------

LÊ MINH ĐỨC

tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ®« thμnh phè hμ néi

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

------- -------

LÊ MINH ĐỨC

tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ®« thμnh phè hμ néi

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS PHAN DUY MINH

2. TS NGUYỄN DUY PHONG

HÀ NỘI - 2014

Page 3: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Minh Đức

Page 4: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1.1. Các quan điểm nghiên cứu chính 5 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 6

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.2.1. Trên thế giới 8 1.2.2. Ở Việt Nam 9

1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 17 1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa 17 1.3.2. Những vần đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài 18 Tiểu kết chương 1 19

Chương 2: TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ 21 2.1. CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ 21

2.1.1. Kinh tế vùng ven đô thị 21 2.1.2. Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị 28

2.2. TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ 31 2.2.1. Nhận thức về tài chính 31 2.2.2. Vai trò của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng

ven đô thị 35 2.2.3. Các công cụ tài chính chủ yếu tác động đến quá trình phát triển

công nghiệp nông thôn 41

Page 5: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 47 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 47 2.3.2. Những bài học được rút ra 56 Tiểu kết chương 2 58

Chương 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 60 3.1. KHÁI QUÁT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 60

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội 60 3.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành

phố Hà Nội trong thời gian qua 67 3.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 86 3.2.1. Về vốn đầu tư trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp 86 3.2.2. Các chính sách tài chính khuyến khích ưu đãi phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô 89 3.2.3. Tài chính với những vần đề đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị

trường, giải quyết lao động việc làm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề vùng ven đô 91

3.2.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng 94 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 96 3.3.1. Những kết quả đạt được 96 3.3.2. Những hạn chế tồn tại 99 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 100 Tiểu kết chương 3 102

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI 104 4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 104 4.1.1. Quan điểm chung về phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven

đô Hà Nội 104 4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội 107 4.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội 109

Page 6: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

4.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI 115 4.2.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng 115

4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng 119

4.2.3. Tăng chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven Thành phố Hà Nội 122

4.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn vùng ven đô phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 131

4.2.5. Thành phố cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô 135

4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 138 4.3.1. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô 138 4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô 141 4.3.3. Tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư vào vùng ven

đô; xây dựng, củng cố hệ thống khuyến công từ thành phố đến các huyện và các xã 142

Tiểu kết chương 4 144 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 154

Page 7: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCH Ban Chấp hành CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - xã hội LNTT Làng nghề truyền thống MTTQ Mặt trận Tổ quốc NCS Nghiên cứu sinh NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTCN Phát triển công nghiệp SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TCĐN Tài chính đối ngoại TCHGĐ Tài chính hộ gia đình TCNN Tài chính nhà nước TCTG Tài chính thế giới TCXH Tổ chức xã hội TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TT Trung tâm TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTKC Trung tâm Khuyến công UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 8: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu Nội dung Trang

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành 61

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư 62

Bảng 3.3: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội 63

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về lao động 64

Bảng 3.5: Tổng số làng nghề UBND thành phố Hà Nội công nhận đến năm 2013 69

Bảng 3.6: Tỷ lệ đóng góp GTSX làng nghề đối với GDP của TP Hà Nội 73

Bảng 3.7: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề 74

Bảng 3.8: Một số sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề 75

Bảng 3.9: Giá trị xuất khẩu của thành phố Hà Nội 76

Page 9: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu Nội dung Trang

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng làng nghề thành phố Hà Nội 70

Biểu đồ 4.1: GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố 113

Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân 114

Biểu đồ 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề 114

Biểu đồ 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030 115

Page 10: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương. Công nghiệp

nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Là

“chìa khoá” của sự tăng trưởng kinh tế, là yếu tố tạo thành môi trường đầu tư của

các doanh nghiệp, các tổ chức và nó có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh

tế - xã hội ở nông thôn. Khái niệm “Công nghiệp nông thôn” mới chỉ nêu ra từ

những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế thì công nghiệp nông thôn đã

được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển khác

nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu. Nên vấn

đề phát triển công nghiệp nông thôn ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu

tư, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định và thực thi chính sách.

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, phát

triển công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu

dài. Đối với Việt Nam, là một nước với đặc điểm có nền nông nghiệp lâu đời,

nhưng hiện tại vẫn đang tiếp cận với công nghệ hiện đại, 70% dân số sống ở khu

vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh, thuần nông, năng suất thấp. Từ

đó yêu cầu cấp bách là phải có những chính sách, cơ chế hợp lý để đẩy mạnh

phát triển công nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, phát triển

công nghiệp nông thôn những vùng ven đô thị ngoài những đặc điểm chung của

các vùng nông thôn, còn có không ít những đặc thù, nên rất cần những chính

sách và cơ chế phù hợp, nhất là chính sách, cơ chế tài chính.

Nông thôn nói chung, vùng ven đô Hà Nội nói riêng có vị trí quan trọng

đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua,

các vùng nông thôn của Hà Nội trong trào lưu chung của cả nước đang thực hiện

công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã có những kết quả bước đầu đáng

Page 11: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

2

khích lệ. Tuy vậy, nhìn chung đây vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển so với

tiềm năng và lợi thế vốn có của nó. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, nhưng

một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có được những chính

sách, cơ chế hợp lý, đặc biệt là chính sách và cơ chế tài chính với phát triển công

nghiệp nông thôn.

Nhận thức được điều đó NCS đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tài chính

với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội” cho bản

luận án tiến sỹ kinh tế của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là thông qua việc hệ thống hóa và làm rõ thêm

những nhận thức lý luận về sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp

nông thôn vùng ven các đô thị; khái quát thực trạng tài chính với phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội với những kết quả, ưu điểm cũng như

những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng để từ đó đề xuất các giải

pháp sử dụng hữu hiệu nhất tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn

vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực

hiện là:

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những nhận thức lý luận về tài chính với

phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị;

- Khái quát hóa thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông

thôn vùng ven đô Hà Nội trong thời gian qua;

- Phân tích, đánh giá thực trạng để chỉ ra những kết quả, ưu điểm cũng

như những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân của chúng trong việc sử dụng

tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội;

- Khảo sát kinh nghiệm của một số địa phương và một số quốc gia trong

sử dụng tài chính phát triển công nghiệp nông thôn để từ đó rút ra các bài học

cần thiết cho Hà Nội;

Page 12: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

3

- Đề xuất các giải pháp sử dụng tài chính một cách hữu hiệu nhất thúc đẩy

phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những

năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là tài chính với phát triển công nghiệp

nông thôn vùng ven đô thị.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Do tính đa dạng và phức tạp trong phân bố địa hình

nông thôn của thành phố Hà Nội, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào

một số huyện điển hình vùng ven đô Hà Nội;

Giới hạn với 3 công cụ tài chính cụ thể như: Chi ngân sách nhà nước,

thuế, tín dụng đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.

+ Về thời gian: Thực trạng tập trung khảo sát trong khoảng thời gian từ

năm 2008 đến năm 2012. Những định hướng cho đến năm 2020 và những năm

tiếp theo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -

Lênin, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã kết hợp và sử dụng các phương pháp

chủ yếu sau đây:

- Điều tra thống kê một số cụm, khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công

nghiệp truyền thống tại một số huyện vùng ven đô thành phố Hà Nội (Được tiến

hành ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Thạch Thất,

Hoài Đức);

- Trao đổi, toạ đàm về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn các

huyện, tỉnh;

- Thống kê, tổng hợp những thông tin có liên quan về kinh tế, xã hội, tài

chính… từ các cơ quan thống kê và các cơ quan ban ngành khác;

- Phân tích, đánh giá tình hình trên cơ sở các nguồn tài liệu điều tra, thu

thập được;

Page 13: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

4

- So sánh, đối chiếu tình hình của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng

khác có liên quan.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận án kết cấu gồm 4 chương (140 trang).

Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài

(16 trang)

Chương 2: Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

thị (39 trang)

Chương 3: Thực trạng tài chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn

vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (44 trang)

Chương 4: Định hướng và giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những năm tới (41 trang)

Page 14: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

5

Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các quan điểm nghiên cứu chính

- Quan điểm hệ thống: Các lĩnh vực tự nhiên cũng như kinh tế xã hội vốn

là một thể thống nhất không thể tách rời. Công nghiệp nông thôn có vai trò rất

quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi

ngành, mỗi địa phương. Hơn thế nữa, các địa bàn nghiên cứu cũng có mối quan

hệ mật thiết với các vùng lãnh thổ chung quanh nó, thậm chí là không liền kề về

mặt địa lý nhưng có các mối quan hệ về kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, vùng

nghiên cứu vừa là một hệ thống kín nhưng lại là một hệ thống mở, chúng có mối

quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Bởi

vậy, khi nghiên cứu về lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn

vùng ven đô Thành phố nhất thiết phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh

thể thống nhất dựa trên quan điểm hệ thống.

- Quan điểm tổng hợp: Để đánh giá được thực trạng tài chính cũng như

định hướng các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

thì cần có cái nhìn tổng quát từ nguyên nhân đến thực trạng và xu hướng phát

triển của vấn đề. Muốn vậy, người nghiên cứu phải nắm bắt được những thông

tin về tất cả các khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực tài chính, bao gồm các

công cụ tài chính cũng như yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trong vùng ven đô,

bởi lẽ nó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới thực

trạng cũng như yếu tố phát triển công nghiệp nông thôn. Do đó, việc phân tích,

đánh giá tổng hợp đối với vấn đề là hết sức cần thiết.

- Quan điểm tiếp cận địa lý: Việc đánh giá thực trạng tài chính với phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô cần chú ý tới tính chất và mức độ theo

các thời kỳ khác nhau. Hơn nữa, lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp

Page 15: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

6

nông thôn cũng có sự khác biệt theo từng thời kỳ do đặc thù của cơ chế, chính

sách, thị trường… Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cũng cần có những

thông tin phải truy hồi quá khứ hay dự báo tương lai. Do vậy, khi nghiên cứu cần

chú ý tới tính chất địa lý của đối tượng theo thời gian và theo không gian để có

những đánh giá và dự báo đúng đắn.

- Quan điểm phát triển bền vững: Quá trình phát triển công nghiệp nông

thôn nói riêng và quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của

Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới hiện nay đang đứng trước thách

thức lớn về lĩnh vực tài chính, vấn đề môi trường sinh thái, nếu không giải quyết

kịp thời vấn đề này thì sẽ không thể hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

bền vững. Cần cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các

nguồn lực tài chính. Cụ thể là việc sử dụng công cụ tài chính, tài nguyên phải

nằm trong phạm vi chịu tải của chúng để chúng có thể khôi phục về số lượng và

chất lượng theo quy luật của tự nhiên. Nếu vượt quá “ngưỡng” cho phép thì khả

năng huy động nguồn lực, tự làm sạch, tự phục hồi sẽ không còn nữa, sẽ dẫn đến

sự mất cân đối nguồn lực, mất cân bằng hệ sinh thái, tạo điều kiện thúc đẩy sự

huỷ hoại nguồn lực, môi sinh của cộng đồng. Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá

tác động của công cụ tài chính và môi trường hay quy hoạch bảo vệ môi trường

và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, nhất thiết phải gắn với mục tiêu

vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tuy nhiên có đặt trong điều kiện cụ thể

của mỗi vùng, mỗi ngành, đặc biệt là vấn đề tài chính trong phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô mà có những tiêu chí phù hợp. Đối với các cụm

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Hà Nội hiện nay, vấn đề phát triển

bền vững cần có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích sinh thái; hài

hoà giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá - xã hội..

1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu chính - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Đây là một trong

những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào. Các tài liệu

cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới địa bàn

Page 16: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

7

nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở cho việc tiến

hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định hướng rõ

ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được tiến hành trong

giai đoạn đầu tiên của luận án và có thể được bổ sung trong suốt quá trình

nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp chung cho nhiều

ngành khoa học. Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ

phận cấu thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau.

Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp này để phân tích các mối quan hệ giữa

các hoạt động kinh tế xã hội với tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng

ven đô thành phố Hà Nội.

- Phương pháp thực địa: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong

hầu hết các nghiên cứu khoa học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái

nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được những nội

dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu có thể chưa phản ánh

được hết. Ngay cả sau khi đưa ra kết quả vẫn cần đến khâu thực địa, khảo sát

thực tế để kiểm chứng những kết quả đó. Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát

một số Huyện vùng ven đô thành phố nhằm thu thập các thông tin, lấy mẫu

phân tích và phỏng vấn các hộ sản xuất kinh doanh về đầu tư cho phát triển

công nghiệp nông thôn.

- Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phương pháp này giúp thu thập, cập

nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ

cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương

pháp này để thu thập các thông tin liên quan đến công nghiệp nông thôn, làng

nghề truyền thống vùng ven đô thành phố Hà Nội. Sau khi phỏng vấn cần tiến

hành phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin đã thu được.

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Việc mô hình hoá các dữ liệu bằng các

biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ

hơn mối liên hệ giữa các yếu tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử

Page 17: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

8

dụng để thể hiện một số nội dung về mặt không gian như sự phân bố quy hoạch,

số liệu kinh phí đầu tư phát triển đối với lĩnh vực công nghiệp nông thôn vùng

ven đô Thành phố Hà Nội.

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX có một số công trình

nghiên cứu có liên quan đến Công nghiệp nông thôn như: “Nhà máy làng xã”

của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hoá làng thủ công”

của N.H Noace (1928). Năm 1964, Tổ chức WCCI (World crafts council

International - Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt

động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền

thống, Ngô Trà Mai (2008).

Đối với các nước châu Á, sự phát triển công nghiệp nông thôn là giải pháp

tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong

khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển công nghiệp nông thôn,

điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan; hay Nhật Bản

với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt

nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa

theo “Luật nghề truyền thống” của Trần Minh Yến (2003).

Có thể nói, công nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát

triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hiện nay ở nhiều nước, nhất là các nước

đang phát triển, công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa

chiến lược lâu dài. Việc nghiên cứu và phát triển công nghiệp nông thôn đã

được đặt ra từ lâu và phát triển mạnh về cả về lý luận và thực tiễn. Trên thế

giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công nghiệp nông thôn được thực

hiện để phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành cho cộng

đồng và những người quan tâm. Dưới đây là một số bài viết, công trình

nghiên cứu đáng được quan tâm:

Page 18: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

9

- Perspectives of rural industrialisation in Vietnam, proposal options from

East and China experiences (Triển vọng của Công nghiệp hóa nông thôn ở Việt

Nam, những gợi ý từ kinh nghiệm của Đông Á và Trung Quốc) của GS. Shigeru

Ishikawa. Nội dung của công trình đưa ra 2 mô hình chính là W.A.Lewis và

TVEs. Đặc điểm của mô hình Lewis là chuyển dịch lao động và lương thực thừa

từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp. Đồng thời đưa ra một số kết

luận ban đầu từ kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước Đông

Á như: Phát triển nông nghiệp ở vùng châu Á gió mùa, bắt đầu từ đầu tư cơ bản

về thủy lợi, là điều kiện đầu tiên để công nghiệp hóa thành công. Đối với phát

triển nông nghiệp, các mối quan hệ cộng đồng nông thôn đóng vai trò đặc biệt

quan trọng của mỗi quốc gia.

- Potentialities of rural industrialization in Vietnam: Lessons from china’s

experience (Tiềm năng công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, bài học rút ra từ

Trung Quốc) của Michiki Kikuchi - Đại học tổng hợp Hosei.

Phát triển công nghiệp nông thôn nhờ phát triển doanh nghiệp hương trấn

(TVEs) ở Trung Quốc được tiến hành rất linh động tùy thuộc vào thời gian,

không gian và cái nhân tố tác động. Các TVEs cũng hình thành và phát triển

trong các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp Nhà nước chiếm ưu thế. Phong

trào mỗi làng một nghề nên được đầy mạnh đặc biệt đối với ngành nghề truyền

thống. Luận thuyết về luân chuyển toàn cầu có thể đem lại sự phát triển cho Việt

Nam theo kịch bản của chiến lược hướng tới xuất khẩu.

1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp nông thôn được đề cập đến qua nhiều

thời kỳ, với những khía cạnh và các mục đích khác nhau.

Về sách tham khảo. Có một số công trình như: “Làng nghề thủ công

truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng, 1998. Tác giả đã tập trung trình

bày các loại hình làng nghề truyền thống như: Đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm,

trạm khắc đá, dệt, thêu, ren, giấy dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre

đan, ngọc trai, làm trống. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ

Page 19: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

10

thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của

các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong cuốn

“Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” của Dương Bá Phượng (2001). Tác giả đã đề cập khá đầy đủ lý luận đến

thực trạng của làng nghề; từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình

thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở mổ số tỉnh với các quan điểm,

giải pháp và phường hướng nhằm phát triển các làng nghề trong CNH, HĐH.

Cùng với hướng này còn có cuốn “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Mai Thế Hởn (2003)

Các công trình nghiên cứu khác của một số tác giả, như “Phát triển làng

nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” của Trần Minh Yến, (2003); "Làng Đại Bái - Gò Đồng Bắc Ninh; của Đỗ

Thị Hào, (1987); “Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương” của

Bùi Thị Tân, (1999).

Về các bài viết. Trong lĩnh vực này các bài viết còn hơi ít cả số lượng và

nội hàm nghiên cứu. Các bài này chỉ mới nên được khái niệm, cách thức phân

loại công nghiệp nông thôn. Dưới đây là một số bài tiêu biểu.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp nông thôn nước

ta của GS. TS Nguyễn Đình Phan, ThS Đặng Thị Lan (Khoa học và tổ quốc số

20, 21 tháng 11/2004) giới thiệu công nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Để khu

vực này có thể phát triển nhanh chóng và phát huy mạnh mẽ tác động của mình

tới sự phát triển kinh tế nói chung, cần triển khai một cách tổng hợp nhiều biện

pháp kinh tế - kỹ thuật và tổ chức cả ở tầm vĩ mô và trong từng doanh nghiệp.

Trong các giải pháp này, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ công nghệ và phát huy

tối đa tác động của chúng là một trong những giải pháp hết sức cơ bản và then

chốt. Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong thời kỳ bắt đầu công nghiệp

hóa như Việt Nam hiện nay khoa học công nghệ đóng góp 30 - 40% vào tăng

trưởng nông nghiệp và 40 - 50% trong tăng trưởng công nghiệp.

Page 20: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

11

- Thực trạng và giải pháp phục hồi và phát triển làng nghề trong nông

thôn đồng bằng sông Hồng của GS.TS Nguyễn Thế Nhã (Tạp chí Kinh tế và

Phát triển) giới thiệu những làng nghề truyền thống ở nước ta, đó là những làng

nghề nổi tiếng đã tồn tại hàng trăm năm. Các làng nghề phát triển mạnh sẽ lân

sang các ngành bên cạnh và trở thành vùng nghề rộng lớn hơn. Việc khôi phục

và phát triển các làng nghề có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

ở nông thôn. Trong những năm gần đây, các làng nghề đã đem lại nhiều hiệu quả

kinh tế - xã hội, đáng chú ý là:

+ Các làng nghề góp phần đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản phẩm cho

các địa phương.

+ Các làng nghề đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao

động. Các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, hàng năm đã thu hút khoảng gần

600 ngàn lao động vào làm các nghề phi nông nghiệp, chẳng những thu hút lao

động cho bản thân các hộ nghề, mà còn thu hút thêm lao động tại địa phương và

lao động từ các địa phương khác đến.

- Vốn với quá trình phát triển công nghiệp nông thôn khu vực đồng bằng

Sông Hồng của TS Lê Khắc Trí (Tạp chí Công nghiệp) giới thiệu khu vực đồng

bằng sông Hồng là một khu vực có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự

phát triển công nghiệp nông thôn. Các tỉnh ở khu vực này đều tập trung hoặc bao

quanh khu vực sông Hồng, sông Thái Bình là những nơi có truyền thống văn hóa

lâu đời, có các làng nghề truyền thống rất phát triển, lại gần các trung tâm kinh tế

lớn của cả nước là Hà Nội, Hải Phòng, nên dễ giao lưu, tiếp cận được với thông

tin đa chiều, công nghệ hiện đại và thị trường rộng lớn. Để thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải có một số vốn

đáng kể và điều quan trọng hơn là phải sử dụng có hiệu quả số vốn này. Xuất

phát từ yêu cầu đó, bài viết của chúng tôi tập trung xem xét vấn đề huy động và

sử dụng vốn phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn ở khu vực Đồng bằng sông Hồng một vùng nông nghiệp, nông thôn.

Page 21: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

12

Về đề tài nghiên cứu: Đề tài khoa học về việc “Hoàn thiện các giải pháp

kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng

bằng sông Hồng” của Học viện Tài chính, (2004); “Tiếp tục đổi mới chính sách và

giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời

kỳ đến năm (2010)” của Bộ Thương mại, (2003)… đặc biệt phải kể đến là đề tài

“Nghiên cứu về quy hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông

thôn ở nước CHXHCN Việt Nam” của Bộ NN&PTNT hợp tác cùng với Tổ chức

JICA của Nhật (2002), đã điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến

làng nghề thủ công nước ta về tình hình phân bố, điều kiện KT-XH của làng nghề,

nghiên cứu, đánh giá 12 mặt hàng thủ công làng nghề Việt Nam (về nguyên liệu,

thị trường, công nghệ, lao động…) của Trần Minh Yến, (2003).

Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc

điểm, thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.

Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề môi trường đang

được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và

nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung.

Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi và

nnk, 2005. Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng

nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu

rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện

trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện

trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính).

Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi

trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010,

một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững

và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của

Việt Nam.

Qua nghiên cứu của tác giả “100% mẫu nước thải ở các làng nghề được

khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm

Page 22: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

13

có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho

phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng

nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường

hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các

làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm

năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề”.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả

khác về tình trạng môi trường và sức khoẻ tại các làng nghề.

Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khoẻ và an toàn trong các làng nghề

Việt Nam” các tác giả Nguyễn Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Văn

Trinh (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi

trường và sức khoè người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp

phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.

Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía

bắc và giải pháp can thiệp” (Nguyễn Thị Liên Hương, 2006) cho thấy tình trạng

sức khoẻ các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người lao

động có phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%); 100%

các hộ sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm nước thải không qua xử lý, đổ

thẳng ra cống rãnh. Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S,

NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp

chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm tới 37,3%...

Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về các khu vực làng nghề địa

phương như nghiên cứu về môi trường lao động một số làng nghề Nam Định của

Trần Văn Quang và các cộng sự (2001); nghiên cứu về môi trường, sức khoẻ

làng nghề chế biến thuốc nam Thiết Trụ (Hưng Yên) của Đan Thị Lan Hương

(Lê Đức Thọ, 2008)…

Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về

các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và

Page 23: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

14

một số giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đớ thì hầu như

chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề có những điều

kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn nữa, mỗi khu vực bị

ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc

nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng

cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và

thực tiễn.

Có thể nói cho đến tại thời điểm hiện tại ở Việt Nam mới chỉ phân tích

một số “Vần đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta” là một phần kết

quả của Đề tài nghiên cứu khoa học mang mã số KX-08-07 thuộc Chương trình

KX-08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam” của tập thể

tác giả: Đặng Ngọc Dinh (Chủ biên), Lê Thành Ý, Nguyễn Mạnh Quân,

Nguyễn Đức Trị. Công trình khoa học này có mục tiêu muốn làm rõ Vai trò

của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn Việt

Nam; Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam; Kết quả khảo sát “nhanh”

tại một số địa phương; Công nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới;

Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta và một số kiến nghị

giải pháp cơ bản, cần thiết.

Tuy nhiên, tập thể tác giả chưa làm rõ và nêu được các giải pháp tài

chính đối với công nghiệp nông thôn. Chỉ đưa ra những định hướng phát triển

công nghiệp nông thôn ở nước ta.

Nghiên cứu về các giải pháp. Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu

về vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác

nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.

Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi

trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng

quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng

nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại làng nghề. Ở đây

Page 24: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

15

cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát

triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về

thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường…). Qua đó đề xuất các giải

pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải

pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Các giải

pháp này được đề cập cụ thể hơn TNC cơ sở khoa học và thực tiến cho việc

xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng

nghề Việt Nam” (KC.08.08,2005), cụ thể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng

các giải pháp cải thiện môi trường” cho các làng nghề nhựa; chế biến nông sản,

thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm.

Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến, Đặng

Văn Trình… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp.

Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công

nghệ xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu

hiện đang lưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều

kiện của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và

phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Về khía cạnh này có một số

nghiên cứu, bài viết điển hình như: Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát

triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng” (Bùi Đình

Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005); “Môi trường làng nghề với việc phát triển

du lịch bền vững” (Lê Hải, 2006); “ Phát triển bền vững du lịch làng nghề sinh

thái - văn hoá” (Nguyễn Thị Anh Thu, 2005); đặc biệt trong đó có nghiên cứu

về “Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng

sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi (Đặng Đình Long). Nghiên cứu đã

đề cập đến tình trạng xung đột môi trường hiện nay tại các làng nghề Việt

Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng. Các tác giả đã nêu cơ sở lý luận

khá rõ ràng có liên quan như: chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay

là rất xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn

Page 25: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

16

chế; Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm

là sự trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ

bản của người dân đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có

những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường…

Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ

những kiến nghị trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới

56,6%; giải pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và

cùng người sản xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử

lý ô nhiễm thì ngừng sản xuất chỉ có 1,1 (Đặng Đình Long, 2005). Qua đó cho

thấy rằng ý thức của cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi

trường còn nhiều hạn chế, vấn đề xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và

phức tạp.

Khu vực nghiên cứu. Hà Nội là một trong những tỉnh có hoạt động làng

nghề phát triển điển hình ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Sau khi mở rộng,

Hà Nội có khoảng 1.275 làng nghề, trong đó có 226 làng nghề được UBND

Thành phố công nhận với các tiêu chí của làng nghề. Với vai trò và hiện trạng

của các làng nghề như hiện nay, thành phố cũng như nhiều tác giả có những bài

viết và các đề tài nghiên cứu về hoạt động làng nghề, về thực trạng sản xuất,

những khó khăn hiện tại và xu hướng, kiến nghị… Ví dụ như: “Phát triển một

số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng

ven thủ đô (Mai Thế Hởn, 1998)”, “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho

quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây” (Ngô Trà Mai,

2008). “Một số vấn đề bức xúc về môi trường làng nghề Hà Tây” (Phùng

Thanh Vân, 2009); “Bộ ba làng nghề bất lực trước ô nhiễm môi trường” (www.

Isge.gov.vn, 8.2007)…

Đề tài nghiên cứu của Sở NN&PTNT Hà Nội “Đánh giá thực trạng và đề

xuất chính sách phát triển một số làng nghề nông thôn ngoại thành Hà Nội”. Đề

cập đến những vấn đề có tính lý luận về ngành nghề và làng nghề ở nông thôn,

Page 26: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

17

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. Phân tích thực trạng làng

nghề và sự tác động của chính sách đến phát triển ngành nghề nông thôn ở

ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1995 - 2000, trong đó nhấn mạnh các giải pháp

chính sách phát triển ngành nghề của Trần Minh Yến, 2003.

Các bài viết đã nêu được khái quát quy mô và sản phẩm chủ yếu của các

làng nghề Hà Nội. Nhất là đề cập đến nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường của

các làng nghề. Tuy nhiên đi sâu vào một khu vực nhỏ thì chưa cụ thể, nhất là

những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của khu vực làng nghề.

Trong bối cảnh mới Hà Nội mở rộng như hiện nay, Trung tâm thông tin

và xúc tiến du lịch Hà Nội vừa đề xuất với UBND thành phố về việc bảo vệ

môi trường tại các làng nghề, phố nghề.

Theo đó, ngành du lịch Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát, lựa chọn các phố

nghề, làng nghề có đủ tiêu chuẩn về: Sản phẩm tiêu biểu, hạ tầng cơ sở vật

chất, văn minh giao tiếp, môi trường cảnh quan để xây dựng các điểm du lịch.

Tiếp đến, các địa phương sẽ áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ứng dụng các hệ

thống xử lý chất thải và xây dựng quy chế bảo vệ môi trường tại các điểm du

lịch phố nghề, làng nghề.

Đây là một đề xuất hay và cần thiết để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi

trường, hạ tầng cơ sở không đảm bảo và giao thông chật chội đang diễn ra phổ

biến tại các làng nghề. Bởi hiện nay du lịch làng nghề, phố nghề Hà Nội trở

thành một trong 7 tour du lịch đặc sắc, hấp dẫn khách.

1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết cần kế thừa

Có thể nói, công nghiệp nông thôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển

kinh tế xã hội ở nông thôn.

Trên thế giới, khái niệm “công nghiệp nông thôn” mới chỉ được nêu ra

từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng thực tế thì công nghiệp nông thôn đã

Page 27: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

18

được hình thành như một thực thể kinh tế độc lập với các trình độ phát triển

khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu.

Đối với Việt Nam - một nước nông nghiệp còn lâu đời, 70% sống ở khu

vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc lập, thuần nông, năng suất lao động

thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách, phát triển công nghiệp nông thôn, từ đó

làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được nghiên cứu từ

những năm 80 và 90 của thế kỷ XX.

Từ những nghiên cứu trên thế giới và trong nước, những vấn đề phát

triển nông nghiệp nông thôn có liên quan đến đề tài cần được kế thừa và phát

triển đó là: “nhà máy làng xã”, “mô hình sản xuất làng xã” và “xã hội hóa làm

thủ công”, “tiềm năng công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, bài học rút ra từ

Trung Quốc”, “phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa”, “hoàn thiện các giải pháp kinh tế tài chính nhằm khôi phục

và phát triển làng nghề ở nông hôn vùng Đồng bằng sông Hồng”, cụ thể hơn

trong quá trình nghiên cứu đề tài một số vấn đề cần được kế thừa đó là: Nắm

được vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông

thôn Việt Nam; đánh giá được thực trạng quá trình công nghiệp nông thôn Việt

Nam; kết quả khảo sát “nhanh” tại một số địa phương và kinh nghiệm phát

triển công nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới. Để từ đó đưa ra định

hướng phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta và một số kiến nghị giải

pháp cơ bản, cần thiết; đặc biệt là nêu được thực trạng tài chính với phát triển

công nghiệp nông thôn và đưa ra được định hướng các giải pháp tài chính thúc

đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội trong

những năm tới.

1.3.2. Những vần đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài

Với nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến lĩnh vực tài chính với

phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven thành phố Hà Nội. Vấn đề đặt ra

Page 28: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

19

tiếp tục nghiên cứu đối với đề tài là đề tài có thể nghiên cứu từ một vùng ven

của Thành phố rộng hơn là cả Thành phố, vùng đồng bằng sông Hồng hoặc

một Quốc gia. Rộng thêm không phải lĩnh vực tài chính mà nghiên cứu về cơ

chế, chính sách về tài chính, lao động, thuế, ứng dụng tiến bộ khoa học trong

phát triển công nghiệp nông thôn hay kinh nghiệm của một số nước trong phát

triển công nghiệp nông thôn hoặc vai trò ngành nghề đối với phát triển công

nghiệp nông thôn.

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ trợ cho đề tài về

tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn nhằm có nhiều vần đề mới để

phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và công nghiệp nông

thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng phát triển.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đưa ra được những quan điểm, phương pháp và tổng quan tình

hình nghiên cứu; đánh giá được tổng quan những vấn đề đã được nghiên cứu

trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài “Tài chính với phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội”. Trong chương này có thể

rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây.

Một là, đã đưa ra được các quan điểm nghiên cứu chính có liên quan đến

đề tài như: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm tiếp cận địa

lý, quan điểm phát triển bền vững; để từ đó đưa ra các phương pháp nghiên cứu

chính như: Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp

phân tích hệ thống; phương pháp thực địa; phương pháp phỏng vấn nhanh;

phương pháp bản đồ, biểu đồ.

Hai là, từ những quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính, đề tài

cũng phân tích được tổng quan tình hình nghiên cứu đối với các công trình

nghiên cứu trong nước, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước đã công bố cho

thấy chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh và có hệ thống về tài chính

Page 29: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

20

đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô. Vì vậy, đề tài này tập

trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá và làm rõ

những nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất định hướng và đưa ra các giải

pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

thành phố Hà Nội trong những năm tới;

Ba là, trên cơ sở những quan điểm, phương pháp và tổng quan tình hình

nghiên cứu ở trong nước, ngoài nước; đề tài cũng đưa ra được những vấn đề

cần kế thừa về lĩnh vực tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng

ven đô và đặt ra những vấn đề tiếp tục cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Có thể nói rằng các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công

bố kể trên có giá trị tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên

cứu luận án.

Page 30: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

21

Chương 2 TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

VÙNG VEN ĐÔ THỊ

2.1. CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ

2.1.1. Kinh tế vùng ven đô thị Vùng ven đô thị được hiểu là vùng tiếp giáp với đô thị, là bước "đệm"

giữa khu vực kinh tế đô thị và khu vực kinh tế nông thôn. Vùng này chính là cầu

nối giữa các đô thị với vùng nông thôn thuần tuý. Vị trí đặc biệt có tính cầu nối,

về mặt địa lý vùng này chính là nhân tố cơ bản và quan trọng ảnh hưởng đến

toàn bộ các mặt về kinh tế, xã hội và chính trị, văn hoá của các vùng ven đô.

Như vậy, về mặt tự nhiên, vùng ven đô thị về cơ bản có nhiều nét tương

đồng với đô thị mà chúng bao quanh. Trên thực tế không có sự khác biệt quá

nhiều về điều kiện tự nhiên giữa đô thị và vùng ven đô. Tuy nhiên, về đặc điểm

kinh tế - xã hội thì vùng ven đô có nhiều điểm khác biệt cả với đô thị và cả với

vùng nông thôn thuần nông.

Ở Việt Nam, vùng ven đô tồn tại ở tất cả các đô thị, từ đô thị cấp 1 đến đô

thị cấp 5. Vì là cầu nối giữa các đô thị và vùng thuần nông nên đô thị càng lớn,

cấp độ càng cao thì vùng ven đô càng rộng lớn và ngược lại. Đặc điểm tự nhiên

của vùng ven đô về cơ bản không có gì nổi bật hơn so với khu vực nông thôn,

mà thực chất là mang đặc điểm của khu vực nông thôn với những xóm làng,

đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, đầm phá... là phổ biến. Điều này rất dễ cắt nghĩa

vì trên thực tế, địa giới cho một đô thị thông thường cũng không được quy định

rõ ràng bằng các tiêu thức cụ thể, hầu như chỉ căn cứ vào địa giới hành chính

(phường, xã...). Cứ sát ven các đô thị là người ta thành lập các đơn vị hành chính

cận đô thị. Ví dụ, sát các quận nội thành của một đô thị sẽ là các huyện ngoại

thành, sát các phường của thị trấn, thị xã là các xã ven đô. Các đô thị như là một

hạt nhân có tính lan toả mạnh. Ban đầu đô thị mới ra đời có thể có quy mô, diện

tích lãnh thổ nhỏ hơn, vùng ven đô khi đó cũng là khu vực bao quanh nó cũng

nhỏ hơn. Khi đô thị phát triển thì vùng ven đô tự thân nó cũng phải tăng thêm

Page 31: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

22

diện tích lãnh thổ vì đô thị lớn lên thì vùng bao quanh nó cũng lớn thêm. Thế là

những vùng trước kia là thuần nông ở ngay sát vùng ven đô, giờ đây lại trở thành

vùng ven đô. Vì vậy, về mặt tự nhiên rõ ràng vùng ven đô không khác biệt so với

vùng nông thôn thuần tuý.

Tuy đặc điểm tự nhiên là không có gì nổi bật lắm nhưng vùng ven đô lại

khá nổi bật về đặc điểm kinh tế - xã hội.

Có thể nói, bản sắc cơ bản thuộc bản chất của vùng ven đô là khu vực

kinh tế nông thôn với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm ruộng.

Người dân sống ở đây có nguồn gốc cơ bản là nông dân. Vì vậy, so với trung

tâm kinh tế - xã hội là các đô thị với tư cách là hạt nhân của vùng ven đô thì cơ

cấu kinh tế, ngành nghề của vùng ven đô khác hẳn với cơ cấu kinh tế và ngành

nghề chủ yếu của các đô thị. Ngược lại, trong tương quan với những vùng thuần

nông thì vùng ven đô có cơ cấu kinh tế và các ngành nghề chủ yếu khá tương

đồng. Dân cư cũng chủ yếu là nông dân, ngành nghề cơ bản là nông nghiệp. Tuy

thế, nông thôn, nông nghiệp, nông dân của vùng ven đô không còn thuần khiết

như các vùng nông thôn thuần tuý nữa. Do vị trí "bản lề"; "giáp ranh" giữa đô thị

và nông thôn mà vùng ven đô có những đặc điểm kinh tế - xã hội rất riêng nếu

đem so sánh với vùng thuần nông khác. Về cơ bản, vùng ven đô chính là vùng

đệm cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể, về kinh tế thì vùng ven đô chủ yếu giữ vai

trò cung cấp một số yếu tố đầu vào cho khu vực sản xuất và dịch vụ của đô thị.

Trên thực tế, lao động nhàn rỗi của vùng ven đô đều phục vụ cho đô thị xét trên

nhiều khía cạnh, như họ có thể trực tiếp đi vào đô thị làm việc trong các doanh

nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, họ cũng có thể làm tại gia đình những công việc

phục vụ cho nhu cầu của khu vực đô thị. Do đó, sản phẩm sản xuất ra tại các

vùng ven đô dù là hàng nông sản hay tiểu thủ công nghiệp thì đều mang tính

hàng hoá, được sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, để trao đổi, không phải nhằm

mục tiêu tiêu dùng tự thân như nhiều vùng thuần nông khác. Cơ cấu hàng hoá

của vùng ven đô chủ yếu là hàng hoá nông nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp và

về cơ bản là nhằm mục đích tiêu thụ tại các đô thị, phục vụ trước hết cho nhu cầu

Page 32: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

23

của các đô thị. Một điều dễ nhận thấy là bao quanh các đô thị lớn thường là các

làng nghề truyền thống. Một vài làng nghề truyền thống điểm xuyến quanh vành

đai các vùng đô thị chính là điều dễ nhận thấy của các vùng ven đô. Trước khi đi

vào các đô thị, vùng ven đô sẽ hiện ra với nhiều vành đai rau xanh, vành đai nuôi

trồng thuỷ sản hoặc chăn nuôi phục vụ nhu cầu lương thực thực phẩm của các đô

thị. Vì vậy, so với các vùng thuần nông khác, mặc dù điều kiện tự nhiên của

vùng ven đô gần như tương đồng nhưng điều kiện kinh tế gần như khác biệt. Vì

là sản xuất hàng hoá để bán trong các đô thị nên quy mô sản xuất của vùng ven

đô thường lớn hơn quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ của các vùng thuần nông.

Đồng thời, trình độ tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất một vài mặt hàng có

thế mạnh riêng của từng làng, từng xã của các vùng ven đô cũng khá hơn hẳn so

với các vùng thuần nông thôn thường. Sự chuyên môn hoá sâu sắc và lâu đời,

ngày càng tích luỹ nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ

công nghiệp khiến vùng ven đô cho ra đời nhiều mặt hàng truyền thống. Đó có

thể là một loại rau thơm có hương vị đặc biệt, có thể là một vài loại bánh trứ

danh, có thể là một vài món ăn gia truyền, một vài kiểu dáng sản phẩm độc

đáo,… Chính từ các mặt hàng truyền thống này mà một số vùng ven các đô thị

lớn còn trở thành những điểm du lịch thu hút du khách và tại đó du lịch cũng trở

thành một ngành kinh tế quan trọng cho vùng ven đô.

Về mặt xã hội, do mang trong mình bản chất gốc gác là nông dân, văn minh văn hoá gắn liền với văn minh văn hoá nông nghiệp, nông thôn. Tục lệ, làng xã và truyền thống gia đình họ tộc của người dân ven đô có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, so với các vùng thuần nông thì về văn hoá xã hội, vùng ven đô có nhiều khác biệt. Những điểm khác biệt này xuất phát từ chính vị trí là cầu nối giữa các đô thị và khu vực thuần nông thôn của vùng ven đô. Đô thị không chỉ là trung tâm kinh tế của một vùng lãnh thổ mà bao quanh nó chính là các vùng ven đô mà đô thị còn chính là các trung tâm văn hoá xã hội của một vùng lãnh thổ. Tại các đô thị, việc tiếp nhận các nền văn hoá, các văn minh xã hội đặc thù của các vùng lãnh thổ khác hoặc của các nước khác rất mạnh mẽ. Bản thân từng đô

Page 33: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

24

thị cũng sản sinh ra những tác phong sinh hoạt và lối sống khác biệt với các đô thị khác và rất khác biệt so với vùng nông thôn quanh nó. Vùng ven đô chính là vùng giao thoa giữa văn hoá đô thị và văn hoá nông thôn điển hình. Tại đó những đặc điểm văn hoá xã hội của nông thôn vẫn còn tồn tại nhưng cũng xuất hiện những đặc điểm văn hoá xã hội của đô thị. Vùng ven đô tiếp nhận và cải biến những đặc điểm đó của các đô thị trung tâm nó thành một nét văn hoá giao thoa rất đặc trưng.

Trên đây là những nét sơ lược về đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ven đô. Để có cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng ven đô, việc xem xét vùng ven đô theo một số đặc điểm chính của nó là rất cần thiết. Cụ thể như sau.

Thứ nhất, trình độ học vấn, sự am hiểu thời cuộc khá tốt. Thông thường do ở sát ngay các đô thị, các trung tâm văn hóa lớn nên người dân ven đô nhìn chung có trình độ học vấn, am hiểu thời cuộc hơn các vùng nông thôn thuần tuý khác. Người dân ven đô có cơ hội giao lưu với cuộc sống đô thị hơn, nên thường có sự am hiểu nhanh nhạy hơn, từ đó mà trình độ học vấn cũng thường cao hơn. Người dân ven đô sinh hoạt ngay sát và xen kẽ với các đô thị, đôi khi là sống cùng, làm việc cùng với người dân các đô thị nên các luồng thông tin đến với người ven đô rất tự nhiên. Họ cũng phải tìm hiểu bằng cách này hay cách khác nhu cầu của đô thị để đáp ứng nên họ có những am hiểu nhất định về thời cuộc, về nhu cầu của thị trường đô thị. So với các vùng thuần nông nông thôn khác rõ ràng đây là điểm khác biệt rất lớn. Đặc biệt là trước đây khi các vùng nông thôn thuần tuý còn rất bị hạn chế về thông tin thì đặc điểm này của người dân ven đô là khá nổi trội. Đây cũng là một lợi thế lớn của vùng ven đô so với các vùng thuần nông. Trên thực tế, nếu nhìn vào một thực trạng hiện nay của các vùng thuần nông là nông dân rất thiếu thông tin dẫn tới việc sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường, sản xuất không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng có sức thanh toán (mà chủ yếu là người dân tại các đô thị) thì việc nhanh nhạy, nắm bắt thời cuộc và thông tin của người dân ven đô rõ ràng mà một lợi thế rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của vùng ven đô.

Page 34: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

25

Mặt khác, trình độ học vấn của người dân ven đô cũng cao hơn người dân

ở các vùng thuần nông do họ có điều kiện kinh tế hơn các vùng thuần nông, họ

có điều kiện tiếp xúc với các đô thị nhiều hơn và một cách vô thức hoặc chủ ý

đều chịu ảnh hưởng về mặt tri thức của nếp sống đô thị. Nếp sống và trình độ

của người dân đô thị thường trở thành mục tiêu phấn đấu của người dân ven đô.

Từ đó, trình độ nhận thức nói chung, trình độ học vấn nói riêng của người dân

ven đô đều được nâng lên hẳn so với người dân các vùng thuần nông khác.

Thứ hai, kinh tế ven đô có xu hướng phát triển theo kinh tế hàng hoá. Trư-

ớc đây kinh tế hàng hoá hầu như chỉ tồn tại ở khu vực đô thị, còn ở nông thôn là

kinh tế tự cung tự cấp, tự sản, tự tiêu. Ngay trong bối cảnh đó thì kinh tế ven đô,

mặc dù là kinh tế nông nghiệp, nhưng lại có xu hướng phát triển theo kinh tế

hàng hoá. Điều này được cắt nghĩa từ các lý lẽ dưới đây.

- Khi người ven đô vào đô thị, cần những vật phẩm hàng hoá gì là phải

mua. Muốn vậy phải có tiền, mà muốn có tiền thì lại phải có những sản phẩm có

thể bán được. Điều này đòi hỏi sản phẩm của họ phải là các hàng hoá, nghĩa là

sản phẩm của họ phải được sản xuất ra nhằm mục tiêu trao đổi là chính, không

phải chỉ để tự cấp tự túc.

- Người ven đô có điều kiện am hiểu các nhu cầu tiêu dùng của người đô

thị. Từ sự am hiểu đó họ tìm mọi cách sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng cho người đô thị.

- Vùng đô thị là một thị trường rất lớn mà tự nó không thể tự cung tự cấp,

tự đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho mình. Các đô thị thường là trung tâm kinh

tế theo nghĩa sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp và sản xuất hàng hoá lớn,

trung tâm thương mại lớn, trung tâm dịch vụ kinh tế - tài chính và du lịch. Do

đó, sự thiếu hụt về các hàng hoá là sản phẩm lương thực thực phẩm và tiểu thủ

công nghiệp phục vụ cuộc sống hàng ngày và du lịch là rất lớn. Bù đắp vào thiếu

hụt này rõ ràng phải là lượng hàng hoá đến từ những vùng lãnh thổ khác. Với lợi

thế về vị trí địa lý, do đó là lợi thế về chi phí vận chuyển, bảo quản thực phẩm,

cộng với lợi thế về việc nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu đô thị, vùng ven đô

Page 35: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

26

là địa bàn lý tưởng để cung cấp hàng hoá phục vụ cho các đô thị. Diện tích lãnh

thổ rộng, nguyên liệu dồi dào hơn các đô thị cũng là lợi thế của vùng ven đô về

một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc trưng truyền thống so với vùng có thế

mạnh về hàng tiểu thủ công nghiệp là các đô thị. Do đó, sản xuất hàng hoá là xu

hướng tất yếu của sản xuất tại các vùng ven đô.

Thứ ba, sự đa dạng của kinh tế ven đô. Kinh tế vùng ven đô không chỉ bó

hẹp trong kinh tế nông nghiệp, mà bên cạnh đó còn phát triển mạnh các làng

nghề truyền thống, giao lưu buôn bán được đẩy mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, sản xuất thủ công nghiệp thường phát triển mạnh ở các

đô thị, song do vùng ven đô tiếp giáp với đô thị nên người dân có điều kiện tiếp

xúc nhiều với các hoạt động kinh tế đô thị. Từ đó dẫn tới việc người dân vùng

ven đô cũng tiến hành sản xuất các ngành nghề thủ công, đặc biệt là các thời

điểm nông nhàn. Thậm chí các ngành nghề ở đây còn có nhiều lợi thế hơn như

mặt bằng rộng, nguyên liệu sẵn có, nhân công giá rẻ (tận dụng nông dân, lao

động già và trẻ em...). Từ đó rất nhiều làng nghề vùng ven đô đã hình thành rất

sớm và phát đạt.

Chính vì sản xuất theo hướng hàng hoá và có nhiều ngành nghề phát triển

tại các làng nghề, lại là địa bàn giáp ranh có điều kiện thuận tiện về giao thông

gắn liền với các đô thị nên kinh tế vùng ven đô có sự giao lưu buôn bán mạnh

hơn nhiều so với các vùng kinh tế thuần nông khác. Không có gì ngạc nhiên nếu

như người dân ven đô có năng khiếu buôn bán, nhạy cảm hơn hẳn về thương mại

giao lưu buôn bán so với người dân thuần nông.

Tại các vùng ven đô, người dân sống bằng rất nhiều nghề, không chỉ sống

bằng nghề nông. Họ có thể làm nghề truyền thống, họ có thể “chạy chợ”, họ có

thể làm các dịch vụ về kho bãi, cho thuê nhà trọ, họ cũng có thể làm đầu mối tiêu

thụ hàng hoá của các vùng thuần nông.

Thứ tư, kinh tế ven đô đuổi theo kinh tế đô thị và dẫn dắt kinh tế nông thôn. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy và cũng là tất yếu vì xu hướng đô thị hoá nông thôn diễn ra trước hết tại địa bàn ven đô và từ địa bàn ven đô mới lan toả tới các vùng

Page 36: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

27

thuần nông quanh nó. Việc đuổi theo kinh tế đô thị và dẫn dắt kinh tế nông thôn còn được hiểu theo nghĩa kinh tế ven đô có tiềm lực kinh tế kém hơn vùng đô thị trung tâm nhưng lại mạnh hơn kinh tế nông thôn. Kinh tế đô thị định hướng kinh tế ven đô, đòi hỏi kinh tế ven đô đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đô thị. Ngược lại, kinh tế ven đô lại yêu cầu kinh tế nông thôn phát triển phù hợp với nó. Kinh tế ven đô có hấp lực rất mạnh đối với kinh tế nông thôn nơi mà người dân nghèo hơn nhiều và việc tiếp cận vào đô thị rất khó khăn là lý do khiến vùng thuần nông nhận thấy việc tiếp cận vùng ven đô là dễ dàng hơn.

Cũng trên khía cạnh này mà tại các vùng ven đô, các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu đều nhằm vào cung cấp cho thị trường đô thị là chính. Nhờ có những đặc điểm trên mà người dân ven đô rất nhanh nhạy với nhu cầu thị trường đô thị, họ sẵn sàng tiếp cận và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó. Thông thường các vùng ven đô thường hình thành các vành đai rau xanh và chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho đô thị. Hơn nữa, có rất nhiều hộ gia đình ở ven đô trở thành các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ phục vụ cho các hạt nhân kinh tế lớn hơn trong các đô thị. Họ có thể gia công ở một vài khâu sản xuất đơn giản theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, họ có thể sản xuất một vài mặt hàng truyền thống hoặc mặt hàng tiểu thủ công nghiệp cho các thương gia trong đô thị,…Tóm lại, vùng ven đô thực sự là vùng vệ tinh phụ cận của các đô thị cả theo khoảng cách địa lý cũng như về ý nghĩa kinh tế.

Từ những lập luận trên đây, có thể rút ra những đặc điểm chính về kinh tế - xã hội vùng ven đô là:

- Người dân năng động hơn, có thể đồng thời trong nhiều vai: Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương...

- Kinh tế đa dạng hơn, không chỉ bó hẹp trong sản xuất nông nghiệp mà còn có nhiều ngành nghề khác, đặc biệt là các làng nghề và hoạt động buôn bán.

- Thu nhập, mức sống thường cao hơn khu vực kinh tế nông thôn thuần tuý.

- Mật độ dân cư vùng ven đô cũng thường cao hơn nhiều so với các khu vực nông thôn thuần tuý.

Page 37: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

28

Bên cạnh những đặc điểm có tính ưu điểm trên, vùng ven đô cũng dễ bị

ảnh hưởng của nhiều thói hư tật xấu từ đô thị, làm ảnh hưởng đến những thuần

phong mỹ tục và các giá trị văn hoá của khu vực kinh tế nông thôn. Môi trường

của vùng ven đô (đặc biệt là các đô thị lớn) cũng rất dễ bị ô nhiễm nặng nề do

chính các chất thải của đô thị gây nên. Điều này không khó bắt gặp ở nhiều vùng

ven đô thị của Việt Nam. Chúng rất cần được nhận thức đầy đủ và có các biện

pháp ngăn chặn kịp thời.

2.1.2. Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ

phát triển khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông

thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn

bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công

nghiệp ở nông thôn, mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và dịch vụ có

tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không

chuyên nghiệp; Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp

tác xã và các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp

công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực, thực phẩm hoặc các xí nghiệp

công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với

kinh tế địa phương (nông thôn).

Công nghiệp nông thôn trước hết gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.

Trong cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn, công nghiệp có ba vị trí: Đứng trước

sản xuất nông nghiệp, song song với sản xuất nông nghiệp và đứng cuối quy

trình sản xuất nông nghiệp.

Với vị trí đứng trước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tạo ra

và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện để bắt đầu tiến hành quy trình

sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp này công nghiệp cung cấp cho nông

nghiệp máy móc, công cụ khai hoang làm đất, thuỷ lợi, phân bón…

Page 38: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

29

Ở vị trí song song với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho

nông nghiệp các máy móc, công cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia

súc, thuốc trừ sâu...

Còn với vị trí đứng cuối quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

cung cấp các máy móc, công cụ phục vụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ chế,

chế biến, vận chuyển nông sản…

Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung của công

nghiệp hoá, là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Nó tác động tích cực và hiệu quả tới toàn bộ sự

phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá,

góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Về thực chất công nghiệp nông thôn là một khái niệm được dùng để chỉ

một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác

hơn là hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn. Dưới

góc độ sản xuất, công nghiệp nông thôn trước hết là các hoạt động sản xuất

mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn do kết quả của quá trình phân

công lao động tại chỗ, chính vì thế nhiều nước còn gọi công nghiệp nông thôn là

công nghiệp gia đình, công nghiệp làng xóm (ở Ấn Độ) hoặc công nghiệp hương

trấn (ở Trung Quốc).

Công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm để chỉ quá trình biến đổi của

công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế

thuần nông truyền thống trở thành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở

nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng

của các ngành không phải là nông nghiệp (bao gồm công nghiệp xây dựng,

thương nghiệp, dịch vụ) trên địa bàn nông thôn.

Từ quan điểm phục vụ phát triển nông thôn, tuy hai khái niệm công

nghiệp hoá nông thôn và công nghiệp nông thôn có những điểm khác nhau,

nhưng điều quan trọng là cách tiếp cận vấn đề, triển khai vấn đề nhằm thực thi

được những mục tiêu cụ thể, đó là: xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập thông

Page 39: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

30

qua con đường phi thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng hàm lượng công

nghiệp - dịch vụ.

Sản xuất nông nghiệp truyền thống được đặc trưng bởi sự phụ thuộc chặt

chẽ vào đất canh tác và tính chất khép kín, tự cấp để tiêu dùng tại chỗ. Trong khi

đó, các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp nông thôn) về thực chất là các

hoạt động kinh tế phi canh tác (non-farm econmic activities), nghĩa là không trực

tiếp lấy hoa lợi từ ruộng đất và điều quan trọng là không phải là kinh tế tự cấp,

mà sản xuất để trao đổi hoặc tiến hành trao đổi các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu

dùng. Tự thân các hoạt động phi nông nghiệp không thể tồn tại nếu không dựa

vào các mối liên kết phía trước, phía sau của nó, cụ thể là sự phụ thuộc vảo sản

xuất nông nghiệp và thị trường trao đổi hàng hoá, dịch vụ ở cả nông thôn lẫn các

trung tâm công nghiệp lớn ở thành thị.

Ngoài ra phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống

thông qua quá trình công nghiệp hoá nông thôn sẽ là cơ hội để củng cố, tăng

cường và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc thể hiện ở các mặt

hàng được chế biến bằng bàn tay khéo léo, khối óc tinh tế của những người thợ

thủ công Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam với

thế giới.

Có thể nói, công nghiệp nông thôn có vai trò ngày càng to lớn, như ở Việt

Nam hiện nay đang thu hút khoảng 60% tổng số lao động và tạo ra khoảng 40%

giá trị tổng sản lượng của tiểu thủ công nghiệp trong cả nước. Công nghiệp nông

thôn thúc đẩy sự hình thành, hoàn thiện và mở rộng thị trường, góp phần năng

cao trình độ kỹ thuật mở rộng quy mô của quá trình sản xuất và tái sản xuất kinh

tế nông thôn. Công nghiệp nông thôn gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn, chúng có tác động đến sản xuất nông nghiệp ở cả đầu vào lẫn đầu ra

trong sản xuất nông nghiệp.

- Tác động đầu vào. Công nghiệp nông thôn cung cấp cho sản xuất nông

nghiệp nhiều yếu tố đầu vào. Như điện để duy trì hoạt động của hệ thống tưới

tiêu, mở rộng diện tích canh tác, thúc đẩy áp dụng các loại máy động lực phục

Page 40: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

31

vụ công tác chế biến nông sản. Phân bón hoá học, các loại thuốc trừ sâu, thức ăn

gia súc công nghiệp… là những yếu tố đầu vào khác rất quan trọng đối với sản

xuất nông nghiệp, cả trồng trọt và chăn nuôi.

- Tác động ở đầu ra. Công nghiệp nông thôn phục vụ thu hoạch, phơi sấy,

bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sản…tới tay người tiêu dùng. Có

thể thấy công nghệ sau thu hoạch bao gồm nhiều công đoạn từ thu hoạch, phân

loại, chế biến, bảo quản nông sản phẩm…

2.2. TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ

2.2.1. Nhận thức về tài chính Tài chính là một phạm trù trừu tượng có quan hệ mật thiết với các quá

trình đang diễn ra trong đời sống xã hội, được thể hiện trong các hình thức khác

nhau và bao giờ cũng gắn liền với sự vận động của tiền tệ. Đồng thời cũng dễ

nhận thấy rằng, sự vận động của tiền tệ tự bản thân nó chưa thể hiện được đầy đủ

bản chất của tài chính. Để thể hiện được bản chất tài chính cần thiết phải tìm ra

cả các thuộc tính đặc trưng cho bản chất bên trong của chúng. Đó là những đặc

trưng chính sau đây.

- Tài chính được thể hiện là sự vận động của các luồng tiền tệ

Sự xuất hiện các quan hệ tài chính luôn luôn được biểu hiện thông qua

sự vận động của tiền tệ. Có thể khẳng định, ở đâu không có tiền tệ và sự vận

động của chúng thì nơi đó không có những quan hệ tài chính phát sinh. Như

vậy, tài chính biểu hiện là sự vận động của các luồng tiền tệ trong đời sống

kinh tế - xã hội. Sự xuất hiện của tiền tệ là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện

và tồn tại của tài chính. Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh, không có tiền

tệ thì không có tài chính. Có thể nói, tiền tệ là “cốt vật chất” của tài chính. Điều

này ngày nay đã được thừa nhận chính thức rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam,

ngay trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông

tin ấn hành năm 1999, tại trang 1482 cũng đã ghi, tài chính là “Tiền bạc và việc

thu chi nói chung”. Tuy nhiên, tài chính và tiền tệ là hai khái niệm khác nhau,

Page 41: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

32

nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Sự khác biệt căn bản được thể hiện ở cả

nội dung và các chức năng vốn có của chúng.

- Tài chính là hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị

Phân phối là phân chia của cải, nguồn lực… thành các phần và cho các

đối tượng được hưởng theo những nguyên tắc nhất định. Như vậy, hoạt động

phân phối đã hình thành rất sớm trong xã hội loài người. Ngay từ thời kỳ săn

bắn, hái lượm các sản vật sẵn có của tự nhiên để duy trì cuộc sống, con người đã

thực hiện việc phân chia những sản phẩm thu được cho nhiều thành viên cùng

được hưởng. Xã hội càng phát triển, sản xuất được đẩy mạnh thì hoạt động phân

phối cũng được phát triển theo và chúng là một khâu không thể thiếu được trong

quá trình tái sản xuất xã hội. Lúc đầu phân phối chủ yếu chỉ là phân phối kết quả,

“đầu ra” của sản xuất, khi mà các yếu tố chủ yếu của “đầu vào” được lấy trực

tiếp từ tự nhiên. Khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, phân công

lao động xã hội diễn ra và ngày càng sâu sắc, thì sản xuất được chuyên môn hóa

dần và hình thành nên các chuỗi sản xuất. Lúc này, “đầu ra” của quá trình sản

xuất này có thể lại là “đầu vào” của quá trình sản xuất khác…, nên phân phối

không chỉ dừng lại ở phân phối kết quả “đầu ra”, mà còn thực hiện cả việc phân

phối các yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất.

Ngay trong hoạt động trao đổi và tiêu dùng, khi sản xuất chưa phát triển

thì hầu như chúng được thực hiện tức thời sau khi được phân phối. Song đến khi

sản xuất phát triển, thì trong trao đổi, trong tiêu dùng vẫn tiếp tục được phân

phối (tái phân phối), để quá trình trao đổi, tiêu dùng đó ngày càng được hợp lý

hơn, cho lợi ích trước mắt và cả lợi ích lâu dài…

Phân phối trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một

quãng thời gian rất dài chủ yếu là thực hiện phân phối dưới hình thức hiện vật,

với những nguyên tắc tương ứng phù hợp với phương thức phân chia này. Đến

một thời điểm nhất định, do sự phát triển của hoạt động trao đổi, tiền tệ đã xuất

hiện. Sau khi xuất hiện, với chức năng cơ bản là thước đo giá trị, tiền được sử

dụng là công cụ hữu hiệu để đo lường giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.

Page 42: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

33

Trên cơ sở đó, dần dần xã hội mặc nhiên coi tiền là đơn vị biểu hiện giá trị của

sản phẩm. Tức là, một sản phẩm có giá trị bằng một lượng tiền nào đó; ngược

lại, khi có một lượng tiền thì cũng được coi là có một lượng giá trị tương tự như

một khối lượng sản phẩm tương ứng… Thực ra, chỉ trừ những loại tiền thực chất

có đầy đủ giá trị như tiền vàng, thì quan niệm trên là đúng. Nhưng trên thực tế,

đã từ khá lâu tiền mà các quốc gia sử dụng chỉ là tiền dấu hiệu, chúng chỉ thể

hiện danh nghĩa một lượng giá trị, hay chính xác hơn là đại diện cho một lượng

giá trị, nên một khối lượng tiền được coi là đại diện cho một khối lượng giá trị

tương ứng nào đó.

Đến đây có thể thấy, việc nhận thức trên là cơ sở cho hoạt động trao đổi

ngang giá, một sản phẩm có thể bán để lấy một lượng tiền tương ứng với lượng

giá trị mà nó đại diện tương đương với lượng giá trị của vật phẩm đó. Mặt khác,

khi một chủ thể chuyển cho một chủ thể khác một vật phẩm có một lượng giá trị

“V” nào đó, hoặc chuyển một lượng tiền với lượng giá trị mà nó đại diện cũng là

“V”, thì dưới góc độ kinh tế học chúng là như nhau. Đây chính là cơ sở để thực

hiện phân phối dưới hình thức giá trị thông qua đồng tiền.

Tài chính với đặc trưng cơ bản là sự vận động của tiền tệ như đã được

trình bày trên đây. Trên thực tế đó chính là sự vận động của các khối lượng tiền

tệ từ chủ thể này sang chủ thể khác trong xã hội. Các khối lượng tiền tệ đó luôn

ứng với những lượng giá trị nhất định, chúng có thể biểu hiện bằng một lượng

tiền (tiền mặt, tiền ghi sổ…), hoặc bằng những khối lượng vật chất khác, nhưng

chúng đều có lượng giá trị tương đương với những lượng tiền nhất định. Khái

quát lại, chúng được gọi là các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính đó được

hình thành gắn với các chủ thể thông qua các dạng vận động khác nhau của thu

nhập, tích luỹ, thanh toán, trích nộp… Chúng luôn được biểu hiện dưới những

lượng tiền tệ và sau đó được sử dụng vào những mục đích nhất định để đáp ứng

các nhu cầu khác nhau. Từ đó, việc sử dụng các nguồn lực tài chính của chủ thể

này lại là cơ hội để tạo lập các nguồn tài chính cho các chủ thể khác. Cứ như

vậy, các nguồn tài chính vận động không ngừng, đa dạng, nhiều chiều, thực

Page 43: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

34

chất đó chính là các quan hệ phân phối trong quá trình hệ thống tài chính tiến

hành phân bổ những nguồn lực tài chính của xã hội, thực hiện những quá trình

phân chia, phân bổ… các nguồn lực, của cải… trong xã hội, tạo thành hoạt

động phân phối thường xuyên, liên tục và phức tạp vào loại bậc nhất trong các

hoạt động phân phối của xã hội, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của

các chủ thể trong xã hội, như: chính phủ, doanh nghiệp, các hộ gia đình,…

- Tài chính luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ

để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

Các nguồn tài chính là sự biểu hiện vật chất hoá của các quan hệ tài chính.

Sự vận động của các nguồn tài chính giữa các chủ thể trong xã hội là không

ngừng, nhưng khi đến với từng chủ thể cụ thể thường cũng là điểm dừng tương

đối trong quá trình vận động. Từ đây hình thành nên các “tụ điểm”, hội tụ các

khối lượng tiền tệ gắn với các chủ thể và chúng được gọi là các quỹ tiền tệ. Mỗi

chủ thể có thể có những quĩ tiền tệ với số lượng, qui mô, nguồn hình thành cũng

như tính chất và mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó là do đặc điểm, vị trí,

chức năng… của chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội qui định. Bởi vậy, một

trong những dấu hiệu chứng tỏ có sự hiện diện của tài chính không chỉ là các

quan hệ phân phối, mà các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành

và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội.

Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể nói trên

(Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình) chính là quá trình tham gia phân phối các

nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu - chi bằng tiền của các chủ thể. Các

hoạt động thu - chi bằng tiền đó là sự vận động của tiền tệ, mặt biểu hiện bên

ngoài của tài chính, còn các quỹ tiền tệ do của các chủ thể vừa là tiền đề, vừa là

kết quả tất yếu của quá trình hoạt động tài chính, chính là cốt vật chất bên trong

của tài chính.

Như vậy có thể hiểu, tài chính là một phạm trù khách quan được khái

quát lên từ sự vận động của các luồng tiền tệ giữa các chủ thể khác nhau trong

Page 44: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

35

xã hội, thực chất là thực hiện phân phối các nguồn lực của xã hội dưới hình

thức giá trị và được biểu hiện thông qua quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền

tệ của các chủ thể.

2.2.2. Vai trò của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị

Như phần trên đã trình bày, đặc trưng cơ bản nhất của tài chính là sự vận

động của các luồng tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tiền tệ tức là của

cải vật chất. Bởi vì, tiền tệ tự nó hoặc là một lượng giá trị (tiền thực chất) hoặc là

đại diện cho một lượng giá trị (tiền dấu hiệu). Trong trường hợp nào thì tiền

cũng dễ dàng chuyển hoá thành của cải vật chất. Từ đây cho thấy, hoạt động

phân phối của tài chính là sự di chuyển những khối lượng của cải vật chất từ chủ

thể này sang chủ thể khác, từ khu vực, vùng này sang khu vực, vùng khác… Suy

cho cùng sự di chuyển đó là để phục vụ cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ của các

chủ thể, các ngành, lĩnh vực, các nhu cầu khác của xã hội. Vì thế mà chúng đã

trực tiếp hay gián tiếp góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn của

các vùng miền đó.

Phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị cũng như các vùng

miền nông thôn khác, về cơ bản đều không nằm ngoài quy luật chung nói trên.

Muốn phát triển được công nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có các nguồn lực tài

chính để tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đào tạo

nguồn nhân lực…, vừa trực tiếp chuyển hóa các nguồn lực khác thành của cải

vật chất. Vì thế để vùng ven các đô thị có thể phát triển được công nghiệp nông

thôn được thì phải dựa vào rất nhiều các yếu tố, trong đó, một trong những yếu

tố có tính tiên quyết là phải có các nguồn lực tài chính. Muốn vậy thì phải thấy

được vai trò của tài chính đối với vấn đề này trên các góc độ sau đây:

Một là, tài chính huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội các vùng nông thôn nói chung, vùng ven các đô thị nói riêng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là tổng thể những cơ sở vật chất

quan trọng, có tính chất là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội ở

Page 45: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

36

nông thôn, trong đó có phát triển công nghiệp. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm

nhiều bộ phận hợp thành, nhưng qua trọng bậc nhất đó là các cơ sở sau:

- Hệ thống giao thông nông thôn. Đó là đường sá nội bộ và liên thôn, liên

xã, liên huyện, liên tỉnh… Người Trung Quốc có câu "Đường đi đến đâu giàu

đến đấy” để nói lên tầm quan trọng của hệ thống giao thông;

- Hệ thống điện phục vụ nông thôn. Có thể nói, trong điều kiện xã hội

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và văn minh, điện là yếu tố tiên quyết

không thể thiếu được. Điện không những là nguồn lực đầu vào trực tiếp quan

trọng bậc nhất cho nhiều hoạt động kinh tế, mà còn là ánh sáng của văn hóa, văn

minh và niềm tin vào tương lai;

- Hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp thoát nước cho sản

xuất, cho sinh hoạt. Kinh tế nông nghiệp gắn với các công trình thủy lợi là không

thể thiếu được. Không những thế, sản xuất công nghiệp, đời sống sinh hoạt hàng

ngày ở nông thôn cũng rất cần các nguồn nước. Bên cạnh đó là việc xử lý nước

thải đã qua sử dụng;

- Hệ thống các trường học ở nông thôn. Ở nhiều quốc gia, trong đó có

Việt Nam, một bộ phận không nhỏ dân cư được sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

Từ đó đòi hỏi phải có một hệ thống nhà trường ở nông thôn, từ cấp thấp nhất là

nhà trẻ, mẫu giáo, cho đến các trường phổ thông tiểu học, trung học, thậm chí có

cả các trường dạy nghề. Có như vậy thì một bộ phận lớn lực lượng lao động của

xã hội ở đây mới được đào tạo nhân cách, trí lực, tay nghề… phục vụ cho sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

- Hệ thống các cơ sở chăm sóc y tế nông thôn. Sự chăm sóc sức khỏe luôn

cần thiết cho mọi vùng miền…, miễn là ở đó có cư dân sinh sống. Điều đó ở

nông thôn lại càng cần thiết. Công việc này có thể nói là nhiệm vụ chung của

toàn xã hội, nhưng trong đó hệ thống các cơ sở chăm sóc y tế nông thôn như

trạm xá, bệnh viện… là những hạt nhân nòng cốt. Làm tốt công tác chăm sóc y

tế ở nông thôn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu

suất lao động của lực lượng nhân lực ở nông thôn;

Page 46: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

37

- Hệ thống giao thương, buôn bán ở nông thôn. Nông thôn vừa làm ra một

khối lượng không nhỏ của cải vật chất cho xã hội, vừa cũng trực tiếp tiêu dùng

những của cải vật chất khác tương ứng. Từ đó, nhu cầu về giao thương buôn bán

ở đây là không hề nhỏ. Với hệ thống các chợ, trung tâm thương mại nông thôn…

sẽ giúp cho việc giao lưu sản phẩm hàng hóa được trôi chảy, góp phần đắc lực

kinh tế nông thôn phát triển.

Ở Việt Nam trước đây có chủ trương lớn thực hiện chương trình phát triển

“điện, đuờng, trường, trạm” ở nông thôn. Hiện đang thực hiện phong trào “Xây

dựng nông thôn mới” với nhiều tiêu chí thuộc về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội. Tất cả những chủ trương đó đã thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt

kinh tế - xã hội của nhiều vùng miền nông thôn, tạo đà tích cực cho phát triển

công nghiệp nông thôn.

Để có thể phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông

thôn không nhỏ trên đây, đòi hỏi phải tiêu tốn những khối lượng nguồn lực đáng

kể của xã hội. Các nguồn lực đó vừa có thể được huy động tại chỗ như đất đai,

ngày công lao động, những đóng góp bằng tiền trực tiếp của các tổ chức và cá

nhân tại nông thôn…, vừa được huy động từ nhiều nguồn bên ngoài, kể cả từ

nước ngoài… Đó là đóng góp của Ngân sách nhà nước, của các tổ chức tài chính

tín dụng, của vốn ODA, FDI từ nước ngoài…

Hai là, tài chính là yếu tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp vốn cho

việc mở mang các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là phát triển làng nghề ở

các vùng ven đô thị.

Cơ chế thị trường đã thổi một luồng gió mới vào kinh tế nông thôn nói

chung, trong đó các vùng ven đô thị có sự ảnh hưởng sâu sắc. Hầu như các vùng

ven đô thị giờ đây đã bừng dậy sau một đêm ngủ dài. Giờ đây các ngành nghề

truyền thống vốn có từ trước, đặc biệt là các làng nghề, đều được chú trọng khôi

phục lại và mở mang để tận dụng các tài năng, năng lực sẵn có, tạo thêm nhiều

của cải cho xã hội, tạo ra giá trị gia tăng mới, tăng thêm thu nhập cho dân chúng.

Page 47: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

38

Không những thế, hàng loạt các ngành nghề công nghiệp mới cũng được khởi

sắc, phát triển tại các vùng này nhằm tận dụng các nguồn nguyên liệu, nhân

công, đất đai… sẵn có, như chế biến nông thuỷ sản, may mặc, công nghiệp giải

trí… Để làm được như vậy, một trong những điều kiện có tính tiên quyết là phải

có vốn bằng tiền ứng trước. Sự hoạt động của hệ thống tài chính đã góp phần đắc

lực cho giải quyết vấn đề này. Đó là các hoạt động tự góp vốn, hùn vốn của các

bên tham gia sản xuất kinh doanh; sự tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng của các

ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng ưu đãi; sự hỗ trợ của Nhà nước thông

qua các khoản cho vay ưu đãi, qua các chương trình dự án... Thực tế ở Việt Nam

hiện nay đã cho thấy, hầu hết các ngành nghề truyền thống và các làng nghề đều

được khôi phục và mở mang; nhiều nghề mới về chế biến nông thuỷ sản, may

mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, đồ nhôm… được chú ý phát

triển; hình thành nhiều vùng sinh thái như trồng các loại hoa quí, cao cấp, trồng

cây cảnh, nuôi trồng các loại đặc sản..., kết hợp với mở kinh doanh ăn uống, dịch

vụ du lịch sinh thái…, với sự hỗ trợ hết sức tích cực một khối lượng vốn liếng rất

lớn ban đầu về từ nhiều kênh khác nhau của hệ thống tài chính. Sau đó, nhiều

chương trình đầu tư tài chính và tín dụng vẫn được tiếp tục triển khai thực hiện

tại các vùng ven đô thị để đẩy mạnh phát triển, gìn giữ các ngành nghề truyền

thống cũng như các ngành nghề mới hình thành.

Ba là, tài chính là công cụ khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho phát triển

công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị.

Như phần trên đã trình bày, trong điều kiện kinh tế thị trường, dù muốn,

dù không cơ cấu kinh tế vùng ven đô phải chuyển mạnh từ kinh tế thuần nông, tự

cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá, đa ngành nghề lấy hiệu quả trên một đơn vị

diện tích canh tác làm trọng. Muốn làm được như vậy, bên cạnh phải có một l-

ượng nguồn lực tài chính không nhỏ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho các

hoạt động sản xuất công nghiệp trực tiếp như đã đề cập ở trên, rất cần phải có

những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, giá, tiền thuê đất, lãi

Page 48: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

39

suất tín dụng... thì mới có thể hỗ trợ cho hoạt động công nghiệp tại đây đứng

vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này ngoài

những chính sách thiết thực của tài chính nhà nước, vai trò của cả hệ thống tài

chính thông qua hàng loạt các chương trình tài trợ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

cho vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, kỹ thuật, giống vốn... là hết sức quan trọng.

Bốn là, tài chính góp phần đắc lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực,

phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người

dân vùng ven đô thị.

Như trên đã phân tích, nguồn nhân lực ở nông thôn có tỷ lệ rất lớn chưa qua

đào tạo, hoặc chỉ đào tạo qua truyền nghề, không cơ bản. Việc phát triển công

nghiệp nông thôn nói chung chủ yếu phải dựa vào nguồn lực tại chỗ theo phương

châm “Ly nông bất ly hương”. Muốn vậy đòi hỏi phải có nhiều chương trình đào

tạo kiến thức và tay nghề cho người lao động thông qua các cơ sở đào tạo tập

trung cũng như phân tán. Nguồn lực tài chính để thực hiện vấn đề này là theo chủ

trương “xã hội hoá”, người lao động có đóng góp một phần, nhưng phần lớn phải

từ nhiều nguồn, như từ Nhà nước chi phí cho xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp,

đào tạo đội ngũ giáo viên, biên soạn các chương trình đào tạo…; từ các doanh

nghiệp hỗ trợ về cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm, thực hành; Từ các tổ chức tài

chính tín dụng với các khoản cho vay ưu đãi với người học, với cơ sở đào tạo…

Một khi kinh tế được khởi sắc, người dân vùng ven đô thị đã có ý thức rõ

rệt trong việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, thông qua các hoạt động về

giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Giờ đây con em trong độ tuổi căn bản đều được

tạo điều kiện đến trường học tập. Trên thực tế tại nhiều vùng ven chất lượng giáo

dục không hề thua kém trong các đô thị. Các hoạt động khác về y tế, văn hoá và

các phúc lợi xã hội giờ đây cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Đằng sau tất

cả những kết quả đó là sự đóng góp tích cực của hệ thống tài chính cung cấp tiền

vốn, nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và chi phí duy trì hoạt

động. Có thể nói, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven đô đang

có cơ hội nâng lên rõ rệt.

Page 49: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

40

Năm là, tài chính góp phần đắc lực tạo điều kiện cho công nghiệp nông

thôn vùng ven đô thị hội nhập kinh tế với các vùng miền của cả nước và hội

nhập kinh tế quốc tế.

Với vị trí là cửa ngõ của các khu đô thị, vùng ven đô có vai trò quan trọng

đối với quá trình hội nhập giữa nông thôn và thành thị. Để làm được điều này

cần có vai trò rất lớn của tài chính. Nhờ có đầu tư tài chính đủ lớn mà giao thông

tại các vùng ven đô mới đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập giữa các vùng miền.

Đồng thời, thông qua nhiều con đường khác như đầu tư tài chính của các nhà

đầu tư từ các đô thị đầu tư lan toả ra ngoại vi là các vùng ven đô mà hội nhập

kinh tế của vùng ven đô với đô thị gia tăng đáng kể. Cơ cấu kinh tế của vùng ven

đô nhờ sự đầu tư này mà thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, vì có vị trí ngay sát đô

thị nên nhiều nhu cầu khác về thông tin sản phẩm hàng hoá, về du lịch nghỉ

dưỡng của các đô thị đòi hỏi phải đáp ứng. Nhờ có nguồn lực tài chính tổng hợp

được huy động mà vùng ven đô đáp ứng được đòi hỏi đó của các đô thị. Thời

gian qua, nhiều quần thể du lịch ở các vùng ven đô đã dần được hình thành với

nhiều phân khu du lịch tại các khu bảo tồn về sinh thái hoặc bảo tồn văn hoá

làng xóm truyền thống, bảo tồn làng nghề truyền thống. Trong tương lai nhiều

khu vực ven đô sẽ được quy hoạch để đầu tư xây dựng thành quần thể vui chơi,

giải trí hấp dẫn, góp phần chuyển đổi cơ cầu kinh tế ven đô từ nông nghiệp sang

du lịch - dịch vụ. Vùng ven đô vừa thu hút khách du lịch, thúc đẩy giao lưu văn

hoá giữa các khu vực trong nước và giao lưu văn hoá quốc tế. Đặc biệt, du lịch

vào ngày nghỉ cuối tuần cho dân nội thành là tiềm năng lớn cho vùng ven đô

phát triển du lịch, dịch vụ.. Hơn nữa, với nguồn lao động dồi dào, đất đai rộng

nên càng thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển trang trại, du lịch vườn... Chính

thông qua du lịch mà hình ảnh về vùng ven đô được quảng bá nhiều hơn, được

nhiều người biết đến và nhiều cơ hội đầu tư kinh tế đã ra đời.

Bên cạnh đó cũng nhờ có nhiều nguồn lực tài chính khác nhau của cả

trong và ngoài nước cho phép tổ chức nhiều triển lãm, hội chợ, xúc tiến đầu tư…

giới thiệu các hoạt động và các sản phẩm thuộc các làng nghề truyền thống, các

Page 50: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

41

sản phẩm mới của công nghiệp nông thôn ra cả nước và bạn bè quốc tế. Những

hoạt động này thực sự tạo cơ hội cho công nghiệp nông thôn nói chung, vùng

ven đô thị nói riêng, ngày càng sớm từ giã cơ chế “tự cung tự cấp”, trở thành sản

xuất hàng hoá để nhanh chóng vươn mình ra cả nước và khắp thế giới.

Tựu trung lại, vùng ven đô thị là nơi có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhờ vị trí là “vùng đệm” giữa khu vực đô thị và khu vực thuần nông. Việc phát công nghiệp nông thôn ở đây là yêu cầu cấp thiết của phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tài chính tự nó đã và đang có vai trò hết sức to lớn cho sự phát triển ấy và chúng được thể hiện cụ thể hơn thông qua hệ thống tài chính của mình dưới đây.

2.2.3. Các công cụ tài chính chủ yếu tác động đến quá trình phát triển công nghiệp nông thôn Sự tồn tại của tài chính là cơ sở khách quan để hình thành nên các công cụ tài chính. Công cụ tài chính là phương tiện được Chính phủ và các chủ thể khác sử dụng để tác động vào các hoạt động của nền kinh tế, điều khiển nền kinh tế theo những mục tiêu đã định. Hệ thống các công cụ tài chính thường bao gồm: Chi NSNN, thuế, tín dụng, bảo hiểm,… Cơ chế tác động của các công cụ tài chính đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô có thể theo phương thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp, là việc sử dụng các công cụ tài chính nhằm làm thay đổi quy mô, các hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn, như: đầu tư phát triển ngành và sản phẩm mới, vùng sản xuất mới, hay đầu tư hiện đại hóa quá trình sản xuất…

Tác động gián tiếp, là việc sử dụng các công cụ tài chính tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi, hoặc các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn, như: đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành dịch vụ cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho phát triển hệ thống thị trường…

Để các công cụ tài chính huy động tối đa các nguồn lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa nông thôn, cần có sự kết hợp đồng bộ các công cụ đó. Nếu

Page 51: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

42

thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các công cụ tài chính, có thể dẫn đến triệt tiêu động lực, gây lãng phí nguồn lực, cản trở quá trình.

Một vấn đề trong sử dụng các công cụ tài chính cần chú ý là tính chất hai

mặt: tích cực và tiêu cực. Cùng hệ thống các công cụ tài chính như: chi NSNN,

thuế, tín dụng…, nếu được sử dụng đúng và thích hợp sẽ kích thích và tạo động

lực cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Ngược

lại, nếu sử dụng không đúng và không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến

quá trình này.

Để hiểu rõ vai trò của tài chính đối với quá trình phát triển công nghiệp

nông thôn vùng ven đô cần xem xét sự tác động cụ thể của một số công cụ chủ

yếu sau đây.

2.2.3.1. Chi ngân sách nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa định hướng, tạo ra những “cú hích” và

đòn bẩy thực sự thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp nông thôn nói chung

và công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng.

Chi NSNN phân phối và sử dụng quỹ NSNN cho các mục tiêu phát triển

kinh tế xã.Trong thực tiễn có nhiều nguồn lực tài trợ cho phát triển công nghiệp

nông thôn, song vốn từ NSNN là nguồn chủ yếu có ý nghĩa đặc biệt. Mục tiêu

của chi NSNN phục vụ phát triển nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn

nói riêng là nhằm tạo những điều kiện tiền đề và nền tảng vật chất - kỹ thuật cho

việc thực hiện các mục tiêu trong xây dựng và phát triển nông thôn trong từng

giai đoạn phát triển. Cụ thể:

- Đầu tư cho việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản

xuất công nghiệp, như: hệ thống giao thông, hệ thống công trình thủy lợi, hệ

thống phân phối điện, hệ thống thông tin viễn thông và hệ thống hạ tầng cho phát

triển giáo dục, đào tạo, y tế…

Page 52: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

43

- Đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu

công nghiệp nhỏ làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và

công nghiệp vùng ven đô nói riêng.

- Đầu tư, hỗ trợ vốn và tạo các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển

các ngành sản xuất, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công

nghệ phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại.

- Đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề để đào tạo và đào tạo

lại đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp nông thôn theo

hướng CNH, HĐH.

- Đầu tư cho phát triển hệ thống thị trường, tiếp thị, hệ thống phân phối

sản phẩm đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm tiểu thủ

công nghiệp của làng nghề, của các khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và của Thành phố Hà Nội khả

năng nguồn vốn NSNN có hạn nên chi đầu tư từ ngân sách phục vụ phát triển

công nghiệp nông thôn vùng ven phải thực hiện theo nguyên tắc đầu tư tập

trung, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chi

tiêu và sử dụng vốn ngân sách phải xác định cụ thể các hoạt động cần ưu tiên

đầu tư. Định mức phân bổ ngân sách phải xuất phát từ mục tiêu và định hướng

phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và định hướng phát triển công

nghiệp vùng ven đô nói riêng cho hợp lý.

2.2.3.2. Thuế đối với phát triển công nghiệp nông thôn

Hệ thống thuế của các nước vừa là công cụ để nhà nước động viên tập

trung nguồn thu chủ yếu về NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước,

đồng thời nó còn là công cụ quan trọng để tác động đến các vấn đề kinh tế vĩ mô

khác, như: khuyến khích hay hạn chế một ngành sản xuất, để định hướng một cơ

cấu kinh tế hợp lý, khuyến khích hay hạn chế tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trong xã

hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.

Page 53: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

44

Thuế vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp tới phát triển kinh

tế nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng. Một chính sách thuế

hợp lý sẽ có tác động tích cực, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư

vào phát triển các ngành, các cơ sở sản xuất, dịch vụ theo đúng chủ trương, định

hướng của địa phương. Ngược lại, chính sách thuế không phù hợp sẽ kìm hãm,

cản trở, thậm chí làm triệt tiêu động lực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh

(thu hẹp quy mô, chuyển sang phát triển các ngành có ưu đãi về thuế…).

Tác động tích cực của thuế đến phát triển công nghiệp nông thôn thể hiện

ở các chính sách đãi về thuế ưu đánh vào lĩnh vực này. Thông qua các quy định

về đối tượng chịu thuế, về phạm vi đánh thuế, các mức thuế suất phân biệt đối

với từng đối tượng, các quy định về miễn, giảm và các ưu đãi khác nhằm tạo

động lực thúc đẩy và định hướng quá trình đầu tư phát triển kinh tế nông thôn

và công nghiệp nông thôn. Những ưu đãi về thuế, đối với những hoạt động liên

quan đến quá trình phát triển công nghiệp nông thôn cần phải quy định rõ trong

tưng luật thuế cụ thể (chẳng hạn ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các hoạt

động đầu tư vào địa bàn nông thôn, ưu đãi đối với chuyển giao công nghệ cho

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Phát triển nông nghiệp và kinh tế

nông thôn để phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn...) sẽ thu hút mạnh

nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn, đồng thời giảm bớt mức động viên,

nâng đỡ khả năng tích luỹ của các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển

công nghiệp nông thôn và phát triển nông thôn mới. Mặt khác, thông qua sự

phân biệt ưu đãi một cách có chủ định, chính sách thuế, phí cũng sẽ có những

tác động rất tích cực đến việc định hướng quá trình phát triển công nghiệp nông

thôn vùng ven.

Thuế tác động đến quá trình phát triển công nghiệp nông thôn còn được

thể hiện ở việc nghiên cứu ban hành các sắc thuế, xây dựng hệ thống thuế có

vai trò với định hướng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn để các

sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp luôn đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất

Page 54: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

45

chế biến của sản xuất công nghiệp nông thôn. Với chính sách thuế có sự phân

biệt theo ngành và theo vùng sẽ có tác động đến sự phát triển các ngành, các

vùng theo định hướng ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

Muốn vậy, Nhà nước có thể sử dụng chính sách thuế ưu đãi, như miễn tiền thuê

đất trong một thời gian, miễn giảm thuế thời kỳ mới bắt đầu đi vào kinh doanh,

miễn giảm thuế nhập khẩu các loại vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công

nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiệp và nông thôn v.v.. Chính sách thuế có

sự phân biệt theo ngành và theo vùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng

hóa, do đó, có tác động trực tiếp đến lợi ích của người sản xuất cũng như người

tiêu dùng. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết sản xuất và

hướng dẫn tiêu dùng, nhất là các hàng hóa sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp,

nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Trong điều kiện nông thôn Việt Nam hiện nay, khả năng đầu tư và tích

lũy vốn từ khu vực nông thôn còn rất ít, đầu tư vào khu vực nông thôn gặp

nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp, vì vậy việc thực hiện chính sách ưu đãi về thuế có

ý nghĩa rất quan trọng qua đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối

với vấn đề Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam

đã xác định.

2.2.3.3. Tín dụng đối với phát triển công nghiệp nông thôn

Nhu cầu về vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn ngày càng lớn,

trong khi vốn đầu tư của NSNN có hạn. Để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư thì

ngoài việc huy động vốn từ nguồn NSNN, từ vốn chủ sở hữu của các chủ đầu tư

việc tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu

về vốn cho các chủ thể kinh tế nông thôn.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụng rất đa dạng, phong phú,

bao gồm: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, các quỹ

tín dụng nông thôn, các quỹ tín dụng nhỏ, các hình thức tín dụng của các tổ chức

đoàn thể, hiệp hội…

Page 55: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

46

Đối tượng có nhu cầu vốn đầu tư từ tín dụng là các chủ thể kinh tế ở khu

vực nông thôn, như các doanh nghiệp, các hộ gia đình. Tác động của tín dụng

đối với quá trình phát triển công nghiệp nông thôn được thực hiện thông qua hệ

thống:lãi suất, thời hạn cho vay và mức vay.

Tín dụng tác động đến quá trình phát triển công nghiệp nông thôn vùng

ven đô trên các mặt chủ yếu sau:

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

của các nhà đầu tư. Các chủ doanh nghiệp, các hộ gia đình trong các làng nghề

truyền thống hiện nay đều đi theo hướng sản xuất hàng hóa, dịch vụ hiện đại, họ

không chỉ có nhu cầu vốn ngắn hạn, mà nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng

lớn, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư khôi phục và

phát triển các ngành nghề ở nông thôn… Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu có

hạn, vì vậy họ phải tìm đến nguồn vốn tín dụng là đương nhiên.

- Với những cơ chế ưu đãi về lãi suất, về thời hạn trả nợ, về hạn mức tín

dụng, phương thức trả nợ,… sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào phát

triển công nghiệp nông thôn, nhất là phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp

trong các khu công nghiệp nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng

nghề truyền thống, chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển các ngành dịch vụ ở

nông thôn. Việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp, nhất là tín

dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước, sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào

phát triển công nghiệp nông thôn, kinh tế nông thôn, từ đó các ngành nghề phi

nông nghiệp phát triển, tạo cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ

thuần nông, tự cấp tự túc sang phát triển sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại.

- Tín dụng góp phần giải quyết khó khăn về vốn để phát triển các ngành

dịch vụ hiện đại, phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô và kinh

tế nông thôn, nhất là các ngành dịch vụ không thể thiếu đối với sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, như: vận tải, tiếp thị, quảng bá thương mại, hệ

thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, thu mua, sơ chế nông sản phẩm,…

Page 56: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

47

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 2.3.1.1. Kinh nghiệm quốc tế * Nhật Bản

Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước, ngành

nghề thủ công đã bị phân hóa và phát triển theo hai hướng: một số ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp chiếm ưu thế; một số theo hướng thủ công truyền thống.

Bước vào những năm 1970, đất nước này đã phải đương đầu với các cuộc khủng

hoảng về nhân lực và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới, vì thế

Nhật Bản đã nhận thức được về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn

tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, hàng thủ công

truyền thống của Nhật Bản đã mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu

dùng sản xuất bằng công nghiệp, gặp khó khăn về thông thị trường, tiêu thụ

nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực… Do vậy

các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp như: Chế biến, lương thực, thực phẩm,

nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề dệt lụa và nghề rèn

nông cụ… đã bị suy thoái. Trước tình hình đó, Nghị viện Nhật đã ban hành Luật

“phát triển nghề thủ công truyền thống”. Để đạt được những thành tựu trên

phương diện quốc gia và quốc tế trong phát triển ngành nghề thủ công truyền

thống. Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm thủ

công, để phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn thị trường trong và ngoài nước. Cùng

với nỗ lực của cộng đồng cư dân các làng, xã, việc nâng cao chất lượng mẫu sản

phẩm cho phù hợp thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường đã làm cho thị trường

tiêu thụ sản phẩm ở Nhật Bản ngày càng được giữ vững và mở rộng, tạo điều

kiện cho kinh tế của mỗi làng, mỗi xã ngày càng phát triển với mục tiêu đẩy

mạnh phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng và đạt chất lượng

cao của mỗi vùng, làng, xã chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách hỗ

trợ đối với các sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm nét đặc trưng của địa

Page 57: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

48

phương như thực hiện chính sách bảo lãnh cho sản phẩm, sử dụng NSNN hỗ trợ

cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chẳng hạn: Chi phí tài

trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu được công nhận, chính phủ sẽ

cấp một nửa chi phí, phần còn lại sẽ do chính quyền địa phương đảm nhiệm.

Nhà nước cấp vốn thường xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề. Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản

xuất trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ. Lương trả cho hướng

dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu lấy từ nguồn bao cấp của Chính phủ hoặc của

địa phương.

Vốn NSNN được sử dụng để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

các sản phẩm làng nghề. Chính sách này rất có hiệu quả. Chính phủ đã hỗ trợ kết

nối để trưng bày và tiếp thị sản phẩm làng nghề truyền thống. Hàng năm chính

phủ và chính quyền địa phương đã dành khoảng 2 tỷ Yên cho công tác này.

Ngoài các chính sách liên quan đến tài chính cho phát triển ngành nghề

thủ công truyền thống, để phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng xã

trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống tại các vùng nông thôn, chính

quyền địa phương đã hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của người dân trong các

cộng đồng, thể hiện qua việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện

những dự án phát triển nghề thủ công vừa và nhỏ, với nội dung tập trung chủ yếu

vào những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấp nghề,

truyền nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng

thị trường tiêu thụ sản phẩm.

* Trung Quốc

Chương trình “Đốm lửa” được đưa ra nhằm chuyển giao công nghệ và

khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông thôn rộng lớn, kết hợp khoa học

và kỹ thuật kinh tế. Mục tiêu của Chương trình là tận dụng các nguồn lực nông

thôn và phát triển sản xuất hàng hóa để cải thiện các vùng nông thôn. Chương

trình “Đốm lửa” bắt đầu từ năm 1986 và hoạt động theo 4 nguyên tắc sau:

Page 58: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

49

Một là, hướng vào thị trường, mọi phương án thành lập và hoạt động của

các xí nghiệp nông thôn đều phải dựa vào yêu cầu của thị trường địa phương và

cả nước, phải có hội đồng xét duyệt dựa vào tiêu chuẩn.

Hai là, vốn hoạt động do dân tự góp lấy cộng vốn vay ngân hàng và một

phần nhỏ do Nhà nước cung cấp nhưng sau phải hoàn lại, gọi là đầu tư mới ban

đầu. Cho đến nay tổng đầu tư cho chương trình đã lên đến 23 tỷ Nhân dân tệ,

trong đó vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước chỉ chiếm 10% vay ngân hàng là

40%, tự đóng góp của xí nghiệp là 50%.

Ba là, đường lối công nghệ là “Quay vòng ngắn” Mức độ công nghệ thích

hợp và quay vốn nhanh. Chỉ dùng công nghệ tiên tiến khi có yêu cầu thúc đẩy

bằng công nghệ, còn nói chung là dùng công nghệ thích hợp với các điều kiện

riêng của địa phương và xí nghiệp, có nghĩa là khả thi về mặt kinh tế.

Bốn là, huy động mọi lực lượng khoa học - kỹ thuật của Trung ương và

địa phương, khuyến khích việc làm sáng tạo của các nhà khoa học và địa

phương, khuyến khích tính sáng tạo của các nhà khoa học và công nghệ gia từ

thành thị, từ các viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học về các xí

nghiệp nông thôn giúp đỡ (theo hợp đồng kinh tế) các xí nghiệp hương trấn, tiến

hành nghiên cứu sản xuất và đào tạo cán bộ; tập trung vào mặt trận xây dựng

kinh tế nông thôn, cố gắng đổi mới về chất lượng của cán bộ nông thôn.

Tóm lại, công nghiệp nông thôn Trung Quốc đã phát triển trong những

điều kiện khó khăn, nhưng nó đã xác nhận một số mặt mạnh làm tăng sức thuyết

phục và giá trị của nó, đó là: Tính linh hoạt, đầu tư thấp, tạo công ăn việc làm,

quản lý tốt hơn và tăng thu nhập. Tất cả những gì Trung Quốc đã đạt được qua

quá trình công nghiệp hóa nông thôn còn chưa nhiều, nhưng nó đã hứa hẹn

những kết quả lớn lao và sẽ giải quyết được một bài toán hóc búa đặt ra cho

Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia nông nghiệp lạc hậu và đông dân khác, đó

là: vốn ít, nhân lực dôi thừa nhưng làm thế nào để công nghiệp nông thôn có thể

phát triển một cách lành mạnh, nhanh chóng và bền vững.

Page 59: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

50

2.3.1.2. Kinh nghiệm trong nước * Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực

phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc bịêt là công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Công nghiệp hóa nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau. Mức độ hiện đại hóa nông nghiệp ngày càng cao kéo theo tỷ lệ công nghiệp hóa nông thôn ngày càng lớn và ngược lại.

Những năm gần đây, công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển cao, bình quân tăng 21,8%. Đến đầu năm 2009, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 99.966 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tăng 15.931 cơ sở so với năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tăng 15.902 cơ sở), chủ yếu là kinh tế cá thể (13.934 cơ sở). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,7%/năm nhưng số lượng còn hạn chế (đến cuối năm 2008 có 83 cơ sở). Toàn vùng hiện có 65 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 26.511 ha, trong đó có 52 khu đang hoạt động với diện tích 16.594 ha, thu hút 574 dự án đầu tư (có 140 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 2,795 tỷ USD. Tổng số cụm công nghiệp đã được quy hoạch là 206 cụm, diện tích 33.044 ha, trong đó có 67 cụm đang xây dựng với tổng diện tích 9.754 ha. Hiện có 32 cụm đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.816 ha, tổng vốn đầu tư 46.373 tỷ đồng, thu hút 109 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho 52.400 lao động.

Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp trong vùng. Toàn vùng hiện có 133 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất trên 690.000 tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là cá tra fillet, tôm đông lạnh, mực, sản lượng năm 2008 đạt khoảng 597.600 tấn, tăng bình quân 21% trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008.

Page 60: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

51

Chế biến rau quả cũng là thế mạnh của vùng với sản lượng rau quả đóng

hộp đạt 14.709 tấn năm 2008. Trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là

Công ty cổ phần rau quả Tiền Giang có tổng công suất chế biến rau quả hộp,

đông lạnh, cô đặc khoảng 15.000 tấn/năm.

Ngành xay xát lương thực là ngành nghề truyền thống trong vùng, số cơ

sở xay xát phân bố đều khắp các tỉnh, thành phố với nhiều loại máy có công suất

khác nhau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng xay xát năm

2009 đạt 7.883.000 tấn.

Các sản phẩm công nghiệp nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu

Long rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm đặc

trưng, chủ lực của toàn vùng như: chế biến thủy sản, chế biến rau quả, chế biến

gạo xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn vùng, mỗi

tỉnh đều có những sản phẩm đặc trưng như: rượu đế Gò Đen (Long An); bánh

phồng Cái Bè, hủ tiếu Mỹ Tho, mắm tôm chà Gò Công (Tiền Giang); kẹo dừa,

bánh tráng Mỹ Long, bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre); khô, mắm và đồ mộc (An

Giang); than đước, ghe xuồng (Hậu Giang); bánh pía, lạp xưởng (Sóc Trăng)...

Làng nghề cũng rất phong phú. Đến nay, đồng bằng sông Cửu Long có

161 làng nghề, trong đó có 133 làng nghề đã được công nhận, thu hút 84.500 lao

động. Trong đó, làng nghề đan lát chiếm tỷ trọng cao nhất, do những năm gần

đây thị trường xuất khẩu ưa chuộng hàng thủ công thân thiện với môi trường.

Hầu như địa phương nào ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có làng nghề làm

hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu lục bình, bẹ chuối, lác.. Trong lĩnh vực

thương mại, đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1.625 chợ, chiếm

19,5% tổng số chợ của cả nước, trong đó, chợ nông thôn là 1.290 chợ (chiếm

gần 80%) và một số chợ đầu mối gạo, rau quả, thủy sản quy mô lớn.

Cơ cấu kinh tế trong vùng có sự chuyển biến theo hướng tích cực. So với

năm 2005, tỷ trọng công nghiệp trong GDP năm 2008 tăng từ 18,1% năm 2005

lên 19,7%, tỷ trọng dịch vụ từ 31,3% lên 33,6% và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ

46,9% xuống còn 42,7%. Tuy nhiên quy mô kinh tế còn nhỏ. Tổng giá trị sản

Page 61: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

52

xuất công nghiệp toàn vùng năm 2008 đạt 92.521 tỷ đồng, đứng thứ ba sau vùng

Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, và thấp hơn nhiều so với TP.Hồ

Chí Minh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 5,274 tỷ USD, bình quân

324USD/người, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước

(727USD/người).

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, công nghiệp nông thôn vùng Đồng

bằng sông Cửu Long phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của sản phẩm

không cao. Cơ sở hạ tầng thương mại còn yếu, chưa đáp ứng việc hình thành và

phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ toàn vùng. Công tác xúc tiến thương mại,

xúc tiến đầu tư chưa đạt yêu cầu. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt,

nếu không có chính sách kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn và lâu dài đến phát triển kinh

tế - xã hội trong vùng.

- Để đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp nông thôn vùng Đồng

bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới cần phải:

+ Tập trung phát triển những ngành nghề chế biến nông lâm, thủy sản,

những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu từ nguồn nguyên

liệu sẵn có tại địa phương nhằm thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn

diện, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng

nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ để từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội

nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển văn minh, hiện đại, nhân

dân có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao.

+ Phải có định hướng cụ thể về thị trường tiêu thụ sản phẩm và trang bị

công nghệ thích hợp. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở đâu công nghiệp nông thôn

tìm được thị trường tiêu thụ ổn định thì ở đó công nghiệp nông thôn sẽ phát triển

vững chắc và ở đâu CNNT có trang bị công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu của

thị trường về chất lượng, thẩm mỹ, giá cả hàng hóa thì ở đó hoạt động của

CNNT đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, đồng bằng sông Cửu Long phải có hệ thống

tư vấn dịch vụ cùng với những biện pháp thiết thực để hỗ trợ cho sự ra đời và

phát triển của CNTT.

Page 62: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

53

+ Cần phải tập trung huy động, sử dụng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để

phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin

liên lạc; trước mắt nếu khả năng các nguồn vốn còn hạn hẹp nên ưu tiên những

vùng có khối lượng nông sản hàng hóa lớn, cần phải phát triển mạnh công

nghiệp chế biến và những vùng nghèo khó nhất.

+ Cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành

chính và thể chế để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho CNNT phát triển.

* Kinh nghiệm của Tỉnh Bắc Ninh

Là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, lao động trong nông

nghiệp là chủ yếu, chiếm 86,7% trong tổng số lao động trong toàn tỉnh. Công

nghiệp nông thôn Bắc Ninh có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đúc

đồng, khắc gỗ, làm giấy,... Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây

dựng cơ bản tăng bình quân 23,1%. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - xây

dựng trong GDP chiếm 47,1% và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền

kinh tế phát triển.

Là một tỉnh mới được tái lập (năm 1997), nhưng GDP của Bắc Ninh luôn

có bước tăng trưởng cao, với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,9% (riêng năm

2005 tăng 14,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gấp

nhiều lần so với trước khi tái lập tỉnh; cơ cấu kinh tế đang có chuyển biến tích

cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng sản xuất công nghiệp

- xây dựng tăng từ 24,1% năm 1996 lên 47,1% năm 2005. Chất lượng đời sống

nhân dân ngày càng được cải thiện. Bắc Ninh có được kết quả như trên phần

quan trọng là nhờ sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp, đặc biệt là từ các làng nghề trong việc huy động và sử dụng nguồn lực

tài chính.

Làng nghề có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã

hội ở nông thôn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, khai thác được

tiềm năng cũng như phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế nhờ qui mô ở từng

Page 63: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

54

vùng, từng địa phương. Qua đó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Với nhận thức như vậy, lãnh đạo các cấp của Bắc Ninh đã tập trung coi

trọng phát triển mạnh nghề và làng nghề, đặc biệt trong việc huy động và sử

dụng nguồn lực tài chính cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Nếu năm 2000, Bắc Ninh có 58 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền

thống và 28 làng nghề mới, thì đến nay, số lượng làng nghề ở Bắc Ninh đã tăng

lên 62. Trong những năm qua, giá trị sản xuất của các làng nghề luôn chiếm tỷ lệ

cao trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm khoảng 30%

giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2000 giá trị sản xuất

công nghiệp của làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị sản xuất công

nghiệp ngoài quốc doanh và 28,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của cả tỉnh đạt

1.410,26 tỷ đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong

làng nghề đạt 1.057,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5% giá trị sản xuất công nghiệp

trên địa bàn. Năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.300 tỷ

đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.368 tỷ đồng

và giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề đạt 1.776 tỷ đồng (tính theo

giá cố định năm 1994).

Để đạt được kết quả như trên, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều

giải pháp quan trọng như xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề,

đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển

đồng bộ thị trường làng nghề, nâng cao chất lượng hàng hoá của làng nghề, đào

tạo phát triển nguồn nhân lực…, trong đó nổi bật là các vấn đề sau đây.

Thứ nhất, đầu tư vốn, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế

để xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Bắc Ninh coi việc quy

hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề là một khâu đột phá quan

trọng trong phát triển làng nghề. Hình thành các khu, cụm công nghiệp làng

Page 64: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

55

nghề, thực chất là chuyển một phần diện tích đất canh tác nông nghiệp của

chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu

sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư. Theo quan điểm của tỉnh

Bắc Ninh, việc làm này cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng

nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với

những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi

trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ

gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người

dân trong làng nghề.

Thứ hai, vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề khó

khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Bắc Ninh đã chú trọng

đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với 7 chi nhánh

cấp huyện, thị của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều

chi nhánh liên xã hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển (bán kính bình quân

7km có một chi nhánh). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều

được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn

vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề

được Ngân hàng cho vay đã nhanh chóng nâng cao được năng lực sản xuất,

kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm, như làng mộc mỹ nghệ Đồng

Kỵ, sắt Đa Hội… Đặc biệt, sự đầu tư của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn đã góp phần khôi phục làng nghề dâu tằm tơ truyền thống Vọng

Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong. Nhờ được khôi phục, làng nghề này

đã thu hút trên 1.000 lao động, gồm 120 xưởng sản xuất và làm ra gần 40 tấn

kén/năm.

Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn

lực huy động vốn và nguồn lực tài chính… là những nhân tố cơ bản tác động

Page 65: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

56

tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Bắc Ninh là tỉnh đã

đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Do đó, kinh nghiệm

phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh là điều cần thiết.

2.3.2. Những bài học được rút ra Từ thực tiễn, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các tỉnh thành

trong nước đối với việc sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông

thôn, tác giả đã rút ra một số bài học về sử dụng tài chính cho phát triển công

nghiệp nông thôn Việt Nam và vùng ven đô thành phố Hà Nội trong thời gian

tới dưới đây.

Một là, phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp là chủ yếu trong phát

triển công nghiệp nông thôn. Trong điều kiện thực tế của nước ta và vùng ven đô

Thành phố Hà Nội hiện nay, con đường phát triển công nghiệp nông thôn hợp lý

và hiệu quả vẫn là dựa trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.

Hướng phát triển là tập trung và bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ

công truyền thống và vận dụng những lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và

vừa vào phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.

Bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, trên cơ

sở duy trì tính chất cá thể hóa của ngành nghề thủ công đó, hướng mọi nỗ lực

vào giúp đỡ người thợ thủ công truyền thống trở thành người thợ thủ công hiện

đại, thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Ngành nghề thủ công

truyền thống cần được đổi mới và phát triển theo hướng hiện đại hóa, tăng cường

khả năng thích nghi trong điều kiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế

hội nhập của đất nước.

Vận dụng những lợi thế và ưu điểm của các xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát

triển các ngành nghề nông thôn. Đồng thời các cơ sở sản xuất trong khu vực tiểu

công nghiệp phải được hiện đại hóa theo hướng tiêu chuẩn hóa và chuyên môn

hóa cao, làm cơ sở để thiết lập mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp với

nền sản xuất đại công nghiệp.

Page 66: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

57

Hai là, giải quyết vấn đề vốn cho phát triển phải thông qua thị trường tài

chính nông thôn. Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung

cầu về vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là công

nghiệp nông thôn. Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị

trường tiền tệ. Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò quan

trọng, vì nó có hệ thống chân rết đến tận huyện. Mặt khác từng xã, khu vực còn

có quĩ tín dụng nhân dân cơ sở. Chính hoạt động tín dụng đã hình thành và đẩy

nhanh sự phát triển của thị trường tài chính, tín dụng nông thôn.

Ba là, ưu tiên đầu tư đào tạo nhân lực. Huy động các nguồn lực từ các

thành phần kinh tế để đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn

nhân lực trong ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Cần xác định rõ

đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành nghề và điều

kiện ở địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng cường phổ biến

kiến thức, khoa học kỹ thuật.

Bốn là, giành nhiều ưu đãi cho phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.

Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động vốn và có các ưu đã về thuế, lãi suất tín

dụng... để phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ biến kiến

thức công khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khu vực nông thôn

thủ đô. Các chương trình khuyến công Quốc gia, khuyến công địa phương cần

xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với từng ngành

nghề và điều kiện ở địa phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực hành, tăng

cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật.

Năm là, thiết lập và phát triển mối quan hệ sản xuất gia công giữa khu vực

sản xuất tiểu công nghiệp với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Quan điểm

đúng đắn và một sách lược phát triển về một nền kinh tế công nghiệp hiện đại ở

nước ta, bao gồm hai khu vực sản xuất tiểu công nghiệp và đại công nghiệp.

Không nên có thái độ sai lầm là đem nền sản xuất tiểu công nghiệp đối lập với

nền sản xuất đại công nghiệp, dựng lên giữa hai khu vực một quan hệ cạnh tranh

và đối kháng nhau. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, giữa hai khu vực có

Page 67: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

58

mối quan hệ bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta

phải thiết lập và phát triển mối quan hệ này đồng thời mở rộng mối quan hệ đó

ra các nước trên thế giới. Không nên duy trì một quan hệ cạnh tranh với nền sản

xuất đại công nghiệp, mà phải hướng tới một quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau

giữa hai khu vực tiểu công nghiệp và đại công nghiệp.

Sáu là, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các cơ sở sản

xuất tiểu công nghiệp trong nông thôn. Củng cố các cơ cấu kinh tế tư nhân và

Nhà nước để phân phối các dịch vụ hỗ trợ bình đẳng trong các thành phần kinh

tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tiểu công nghiệp phát triển, đồng thời

xây dựng các kỹ năng cần thiết để xúc tiến và kiểm soát sự phát triển của ngành

nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn. Phát huy vai trò hỗ trợ và phân cấp

cho chính quyền địa phương quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu, thủ

công nghiệp, gắn phát triển các cơ sở sản xuất với quyền lợi trực tiếp của chính

quyền địa phương.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 nghiên cứu tổng quan lý luận chung về công nghiệp nông thôn

vùng ven đô thị, tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị

để từ đó đưa những kinh nghiệm của quốc tế, trong nước, bài học rút ra trong sử

dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô. Trong chương

này có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây.

Một là, công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị tồn tại và phát triển lâu đời

trong lịch sử. Đây là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển

khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở

nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề, đan kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn,

nhất là sản xuất nông nghiệp. Đối với cả nước nói chung và vùng ven đô thị

thành phố Hà Nội nói riêng, phát triển công nghiệp nông thôn có ý nghĩa chiến

lược quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn. Sự phát triển đó của công nghiệp nông thôn vùng ven đô có

Page 68: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

59

tác dụng to lớn đến quá trình thúc đẩy phân công lao động xã hội, giải quyết

công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời giúp đỡ những

người không có khả năng sản xuất nông nghiệp, chuyển sang làm nghề mà họ có

ưu thế hơn. Mặt khác, các ngành nghề ở nông thôn phát triển đã kéo theo sự phát

triển của nhiều dịch vụ có liên quan, đặc biệt là phải có nguồn lực tài chính để

thúc đẩy công nghiệp nông thôn vùng ven đô, góp phần tạo thêm công ăn việc

làm mới để thu hút lao động dư dôi ở nông thôn trên địa bàn thành phố.

Hai là, muốn phát triển được công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị đòi

hỏi phải có các nguồn lực tài chính cần thiết. Các nguồn lực tài chính được ứng

trước để vừa tạo ra những điều kiện môi trường để phát triển mạng lưới cơ sở hạ

tầng kinh tế xã hội, vừa mở mang phát triển các ngành nghề truyền thống;

khuyến khích, hỗ trợ tích cực ưu đãi cho phát triển công nghiệp nông thôn; đẩy

mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực trong vùng; đồng thời tạo điều kiện cho công

nghiệp nông thôn vùng ven đô được hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp những

yếu tố trên cần phải nâng cao năng lực, hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực

tài chính thì công nghiệp nông thôn mới phát triển mạnh và bền vững.

Ba là, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước trong việc sử dụng

tài chính để phát triển công nghiệp vùng ven đô. Sử dụng tài chính trong phát

triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô

nói riêng không chỉ phát triển ở các nước có nền kinh tế lạc hậu như ở nước ta,

mà còn phát triển hết sức mạnh mẽ ngay cả ở những nước có nền công nghiệp

hiện đại như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… ngành nghề tiểu thủ công

nghiệp truyền thống cổ truyền không hề mất đi, mà trái lại nó vẫn được các quốc

gia quan tâm và ngày càng đầu tư phát triển với kỹ thuật truyền thống kết hợp

với kỹ thuật hiện đại, sản phẩm làm ra vừa có yếu tố truyền thống vừa có yếu tố

hiện đại để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Kinh nghiệm của các nước trên

có thể chắt lọc để tìm hiểu và vận dụng vào để phát triển công nghiệp nông thôn

của các tỉnh thành trong cả nước; đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn

vùng ven đô thị thành phố Hà Nội.

Page 69: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

60

Chương 3 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

3.1. KHÁI QUÁT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội * Đặc điểm tự nhiên

Vùng ven đô thành phố Hà Nội nằm trong trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí nằm ở 24o34’ đến 21o23’ Vĩ độ Bắc; 105o17’ đến 106o02’ Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình.

Vùng ven đô thành phố Hà Nội gồm 19 huyện (Thanh Trì, Sơn Tây, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên), với diện tích 3.144,37m2, với dân số 4.600,3 ngàn người, có tổng số 401 xã, với 2.296 làng ở ngoại thành.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia hai mùa rõ rệt: mùa hè có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C, tổng bức xạ trung bình năm 122,8kCal/cm2. Độ ẩm tương đối trung bình là 79%/năm. Lượng mưa trung bình năm 1.800mm.

Địa hình đa dạng bao gồm núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức, có địa hình phức tạp nên hình thành các tiểu vùng khí hậu, có độ cao trung bình từ 50-100m so với mặt nước biển. Một số đỉnh núi cao như Ba Vì là 1.281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m, Bà Tượng 334m, Sóc Sơn 308m, Dục Linh 294m, Núi Bộc 245m, Núi Thầy 105m,... Vùng đồi núi ở phía Tây và phía Bắc giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông chủ yếu là khu vực phía Đông, phía Nam và huyện Mê Linh, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên.

Page 70: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

61

Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình vùng ven đô Thành phố Hà Nội rất thuận tiện để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp) nhất là vùng đồi gò và núi cao với tầng đất mỏng để phát triển trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Mùa đông có điều kiện thuận lợi để phát triển cây vụ đông có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra với vị trí địa lý thuận lợi, các nghề, làng nghề có điều kiện mở rộng liên doanh, liên kết khai thác nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

* Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế Tính đến thời điểm năm 2009, tổng GDP của Hà Nội đạt 66.175 tỷ đồng

(theo giá so sánh) tăng 7,3% so với năm 2008, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ hai sau TP Hồ Chí Minh.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2001 - 2005

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2010

2006 - 2010

1. Tốc độ tăng trưởng 11,0 12,2 10,7 11 10,38 Dịch vụ 10,7 10,3 11,5 11,1 10,5 Công nghiệp - xây dựng 13,4 17,2 11,2 11,6 11,6 Nông, lâm, thuỷ sản 4,1 1,3 2,0 6,9 3,02. Đóng góp cho tăng trưởng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Dịch vụ 50,7 43,8 52,2 52,4 52,3 Công nghiệp - xây dựng 45,2 55,3 41,2 41,8 41,5 Nông, lâm, thuỷ sản 4,1 0,9 6,6 5,8 6,3

Nguồn: Niên giám thống kê - Cục Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2010

Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh đóng

góp cho các ngành theo hướng tích cực, khi tỷ trọng ngành dịch vụ là 52,2% và

tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,6% trong năm 2008. Đến năm 2010 tỷ

trọng ngành dịch vụ đạt 52,4%, tỷ trong ngành nông - lâm - thủy sản là 5,8%.

Với cơ cấu này Hà Nội trở thành một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ

cao hơn ngành công nghiệp (41,8%).

Page 71: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

62

Việc điều chỉnh địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội sẽ thúc đẩy nhanh

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại thành theo hướng công nghiệp

hoá - hiện đại hoá. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Nội thời kỳ 2011-2015

và 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng (theo giá thực tế). Trong đó đối với các làng nghề

do xu hướng mở rộng các cơ sở sản xuất nghề, đặc biệt chủ trương xây dựng các

cụm sản xuất TTCN, hiện đại hoá các trang thiết bị, nâng cao năng suất và chất

lượng sản phẩm nên nhu cầu vốn cho phát triển nghề, làng nghề cũng rất lớn.

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư

Giai đoạn 2011 - 2015 Chỉ tiêu

Ngàn tỷ VNĐ Tỷ USD I. Tổng nhu cầu vốn (giá thực tế) 1.400 - 1.500 69 - 70 II. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn (%) 100 1. Vốn đầu tư từ NSNN 18,0 2. Vốn tín dụng Nhà nước 1,8 3. Vốn của DNNN 12,0 4. Vốn của dân cư và DN ngoài nhà nước 52,0 5. Vốn FDI 14,0 6. Vốn từ các nguồn khác 2,2

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tháng 6/2011

Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, đầu tư từ ngân sách Nhà nước và tín

dụng nhà nước sẽ giảm dần, tăng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, của dân cư,

tư nhân và từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.

Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đáp ứng được khoảng 18 - 16% tổng

nhu cầu vốn đầu tư; vốn tín dụng nhà nước sẽ đáp ứng được khoảng 1,8 - 1,5%

tổng nhu cầu vốn đầu tư và chủ yếu phục vụ cho các dự án sản xuất ưu tiên; vốn

đầu tư từ doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư ước tính khoảng 52 - 55%.

Như vậy với nhu cầu lớn về vốn để phát triển các làng nghề và đối tượng

huy động dự kiến chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp ngoài Nhà nước và dân

cư, kết hợp với nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân

Page 72: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

63

phát triển nên tất yếu sẽ dẫn đến một xu thế là số lượng doanh nghiệp tư nhân tại

các làng nghề sẽ gia tăng mạnh.

* Tác động của kinh tế đối với phát triển nghề, làng nghề

Mặc dù do biến động của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế thế giới, nước ta cũng chịu tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế và đến

từng lĩnh vực ngành nghề. Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ

cấu kinh tế, năm 2010 dự tính đạt 41,4%. Trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp

là hướng ưu tiên song song phát triển công nghiệp, kéo theo làng nghề phát triển.

Nhu cầu vốn đầu tư xã hội từ 1.400 - 1.500 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cho làng nghề

cũng đòi hỏi rất lớn khoảng 200 nghìn tỷ đồng (vì chỉ số Icor của khu vực này

cao hơn chỉ số Icor của toàn nền kinh tế). Trong đó đầu tư từ ngân sách Nhà

nước chỉ đáp ứng 16 - 18% và một phần trong số này đầu tư cho các dự án hạ

tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển làng nghề.

* Các yếu tố xã hội

Dân số Hà Nội tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây, nguyên

nhân là do quá trình mở rộng địa giới hành chính, quá trình đô thị hoá, phát triển

các khu công nghiệp trên địa bàn nên thu hút một lực lượng lao động khá lớn

vào Hà Nội. Dân số Hà Nội năm 2010 là 6,591 triệu người, trong đó dân số đô

thị khoảng 2,722 triệu người, chiếm 41,3% tổng dân số; Dân số khu vực nông

thôn 3,869 triệu người chiếm 58,7%. Tổng dân số Hà Nội được cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội Đơn vị: 1000 người

Chỉ tiêu 2009 2010 2015 2020 2030 1. Dân số thành phố Hà Nội 6.477 6.618 7.277 7.956 9.1352. Dân số đô thị 2.744 2.816 3.359 4.614 6.355Tỷ lệ đô thị hóa (%) 40,8 41,3 46,2 58,0 67,53. Dân số nông thôn 3.733 3.802 3.917 3.341 3.061

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010

Page 73: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

64

Nguồn nhân lực được xem như một lợi thế quan trọng để phát triển Thủ

đô, trong đó có phát triển nghề, làng nghề.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động

khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,39% năm 2006 lên 34,84% năm

2010, trong đó khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 36,5% năm 2006 xuống còn

27,17% năm 2010.

Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt

45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23%, chất lượng lao động có trình

độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng đô thị, các

quận nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập.

Số lượng lao động có việc làm ổn định tăng chậm, số lao động có việc làm

không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% trong tổng số

lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Đây cũng là một khó khăn rất lớn

đối với các làng nghề.

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về lao động

Tốc độ tăng trưởng (%)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000

Năm 2005

Năm 2009

Năm 2010 2001 -

2005 2006 - 2010

1. Dân số trong độ tuổi lao động 1000 người 3.571 3.842 4.034 4.079 1,47 1,202. Dân số trong độ tuổi lao động có

khả năng lao động 1000 người 3.464 3.731 3.920 3.964 1,50 1,22

3. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 1000 người 2.309 2.674 3.114 3.239 2,98 3,91

- Nông lâm thuỷ sản 1000 người 1.062 976 900 880 - 1,67 - 2,05% so tổng số lao động % 45,99 36,50 28,90 27,17

- Công nghiệp và xây dựng 1000 người 531 786 1.056 1.128 8,16 7,49% so tổng số lao động % 23,00 29,39 33,91 34,83

- Dịch vụ 1000 người 716 912 1.158 1.231 4,96 6,18% so tổng số lao động % 31,01 34,11 37,19 38,0

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 1000 người 97 89 84 83 - 1,71 - 1,39

Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2010

Page 74: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

65

Đối tượng trong tuổi lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm đa số sinh sống tại các vùng nông thôn, ngoại thành; Số lao động này có trình độ học vấn phổ thông, thích hợp với lao động giản đơn. Trong khi đó, tốc độ đô thị hoá ở khu vực ngoại thành Hà Nội sẽ tăng nhanh trong những năm tới, quỹ đất dành cho nông nghiệp không còn nhiều và lực lượng lao động trong lĩnh vực này sẽ giảm mạnh nên tất yếu họ phải chuyển sang các công việc phi nông nghiệp.

Tuy nhiên, do quy mô của các làng nghề phát triển hơn trước nên nhu cầu về lao động cũng tăng, vượt mức tăng của lao động muốn chuyển đổi sang làm nghề công nghiệp TTCN. Do vậy, dự kiến trong những năm tới các làng nghề sẽ phải thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương khác.

Mặt khác, thành phố Hà Nội có 77 trường đại học và cao đẳng với tổng số sinh viên là 643.500 người; 45 trường trung học chuyên nghiệp với số học sinh là 56.000 người; 279 trường công nhân kĩ thuật với số học sinh là 117.000 người. Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 vạn dân là 1.546 học sinh. Đây là lợi thế cho phát triển nghề, làng nghề. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường trên địa bàn để cung cấp cho khu vực làng nghề còn thấp, lao động có tay nghề cao chưa nhiều, cần tập trung đào tạo để bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và khu vực làng nghề nói riêng.

* Văn hoá, du lịch Trong những năm tới, mục tiêu xây dựng nền văn hoá Thủ đô Hà Nội xứng

tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, với danh hiệu cao quý Thủ đô anh hùng, Thành phố vì Hoà bình, tiêu biểu cho cả nước. Theo hướng đó, các yếu tố văn hoá truyền thống đặc trưng của các địa phương, vùng ngoại thành đang được bảo tồn, và phát triển ở nhiều cấp độ. Đặc biệt, là việc duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống với hàng trăm năm lịch sử, nhiều làng nghề ra đời và tồn tại gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Những nét văn hoá đặc trưng của làng, của Thăng Long - Hà Nội được kết tinh vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Chính vì vậy, giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống chính là giữ gìn và phát triển nghề của làng. Với thuận lợi này, các làng nghề sẽ có nhiều cơ hội trong việc duy trì và phát triển nghề của mình.

Page 75: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

66

Phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái kết hợp với làng

nghề sẽ tăng lên. Hiện nay lượng khách du lịch, nhất là các khách du lịch nước

ngoài, đến Hà Nội có xu hướng muốn tham quan các di tích lịch sử, các nét đặc

trưng văn hoá truyền thống của người Hà Nội xưa, đặc biệt là các nghề thủ công

mỹ nghệ truyền thống. Nhiều công ty du lịch đã khai thác một số làng nghề

truyền thống của Hà Nội vào danh sách các địa điểm giới thiệu cho khách du

lịch. Việc kết hợp giữa ngành du lịch và các làng nghề được quan tâm phát triển

thì lượng khách du lịch đến làng nghề sẽ tăng lên nhiều.

* Vấn đề môi trường

Phát triển một Thành phố xanh - sạch - đẹp, do đó vấn đề môi trường

rất được quan tâm. Bên cạnh đó, nhận thức về môi trường của người dân cũng

có những thay đổi tích cực, họ có nhu cầu sống ở những vùng ít ô nhiễm. Do

đó, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nội dung cần quan tâm

trong quá trình phát triển các làng nghề. Xu hướng phát triển công nghiệp, đô

thị ngày càng cao dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày một gia

tăng. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội trong

những năm tới một số làng nghề thuộc các quận, huyện (Hoài Đức, Thanh

Oai, Đan Phượng, Từ Liêm, Hà Đông...) nằm trong khu vực “vành đai xanh”.

Một số làng nghề bị ảnh hưởng bởi quy hoạch của các đô thị vệ tinh của

Thành phố; vì vậy việc phát triển làng nghề cần quan tâm đến việc bảo vệ môi

trường và phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. Các làng nghề gây ô

nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại không lớn cần được xem

xét một cách nghiêm túc để hạn chế phát triển, hoặc chuyển đổi ngành nghề

sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, hoặc di dời vào cụm sản xuất TTCN

tập trung như chế biến NSTP, dệt, nhuộm, hoá chất, rèn, sắt, mạ kim loại...

nếu không có các phương án tổ chức sản xuất như ra xa nội đô, khu vực dân

cư, kết hợp với đổi mới công nghệ và đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo vệ

môi trường. Những yếu tố này sẽ có tác động tích cực, tiêu cực đến phát triển

của các làng nghề.

Page 76: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

67

* Tác động của xã hội với phát triển nghề, làng nghề Dân số Hà Nội nhất là dân số sống ở nông thôn, là lực lượng lao động dồi

dào có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong làng nghề lại có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi có tác động đến phát triển nghề, làng nghề; Tỷ lệ thu hút vào công nghiệp, dịch vụ về lao động ngày càng cao; Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng tăng, nông, lâm, thuỷ sản giảm; Về thị trường xuất khẩu với các nhóm sản phẩm chính: mây tre đan, gốm sứ, dệt kim, thêu tay, sơn mài, điêu khắc, sản phẩm gỗ... sẽ tăng. Thị trường trong nước các sản phẩm sắt thép, dệt may, lương thực, thực phẩm sẽ giảm. Đây vừa là đặc thù nhưng cũng là khó khăn lớn đối với sản xuất trong các làng nghề.

3.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong thời gian qua

Trong thực tế ở Hà Nội hiện nay, theo quan niệm chung, việc phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội chủ yếu là phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề truyền thống và các hoạt động sản xuất công nghiệp nhỏ, sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp trong các khu công nghiệp nhỏ xung quanh thành phố Hà Nội. Vì vậy, đánh giá về thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội, và tác động của tài chính đến quá trình này, luận án chủ yếu đề cập đến sự phát triển của sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề truyền thống và tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp nhỏ của Thành phố mà không đề cập đến sản xuất đại công nghiệp của Thành phố trong các khu công nghiệp lớn, tập trung.

Trong những năm đổi mới vừa qua nhờ tác động của chính sách phát triển nông thôn và chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, CNNT đã có sự phát triển thông thoáng và sôi động. Theo kết quả điều tra của tổ chức Jica (Nhật Bản) hiện nay cả nước có 52 nghề thủ công truyền thống trong đó Thành phố Hà Nội có 47 nghề chiếm 90% nghề truyền thống của cả nước, được phân bố ở khắp ở các quận, huyện, thị xã của Thành phố đã góp phần phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành nghề sản

Page 77: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

68

xuất, đặc trưng của sản phẩm làng nghề Hà Nội và qua kết quả điều tra chia ra 15 nhóm ngành nghề chính như sau:

+ Ngành nghề sơn mài, khảm trai. + Ngành nghề làm nón lá, mũ. + Ngành nghề mây tre giang đan, tăm hương, làm lồng chim. + Ngành nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp. + Ngành nghề thêu, ren. + Ngành nghề dệt may. + Ngành nghề da giầy, khâu bóng. + Ngành nghề làm giấy, in tranh dân gian. + Ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn, dao kéo. + Ngành nghề chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng. + Ngành nghề gốm sứ. + Ngành nghề dát quỳ, vàng bạc. + Ngành nghề đan tơ lưới, dệt lưới chã. + Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, rượu bia,

nước giải khát, giò chả...). + Ngành nghề khác: đúc đồng, dược liệu, nặn tò he, hoa giấy, hoa gỗ,

tranh đá, gỗ, tranh hoa lá khô, sinh vật cảnh, chế biến rau quả, ẩm thực. - Làng có nghề phân bố ở hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội, tập

trung chủ yếu ở các huyện Chương Mỹ 174 làng, Thường Tín 125 làng, Phú Xuyên 124 làng, Ứng Hoà 113 làng, Ba Vì 101 làng, Thanh Oai 87 làng, Sóc Sơn 54 làng, Đông Anh 32 làng, Mê Linh 27 làng, Gia Lâm 22 làng... trong đó nghề mây tre giang đan 365 làng chiếm gần 27,04% làng có nghề, tập trung ở huyện Chương Mỹ 141 làng, Ứng Hoà 55 làng, Phú Xuyên 25 làng, Thạch Thất 19 làng, Ba Vì 17 làng... Ít nhất là ngành nghề Dát vàng, bạc, quỳ 4 làng, gốm sứ 5 làng (Gia Lâm), nghề đan tơ lưới 5 làng (Phú Xuyên), nghề làm giấy 5 làng (Ba Vì, Thanh Trì)...

- Quy mô số lượng làng nghề: UBND Thành phố đã công nhận 286 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề chiếm 20,52% tổng số làng có nghề của Thành phố

Page 78: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

69

trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Huyện Thanh Oai có 51 làng, Thường Tín có 44 làng, Phú Xuyên 39 làng, Chương Mỹ 33 làng, Ứng Hoà 20 làng, Ba Vì 14 làng, Quốc Oai 15 làng, Hoài Đức 12 làng, quận Hà Đông 6 làng, Phúc Thọ 5 làng, Gia Lâm 5 làng, thị xã Sơn Tây 2 làng, Sóc Sơn 2 làng, Từ Liêm 2 làng, Thanh Trì 2 làng, quận Long Biên 1 làng, Mê Linh 1 làng.

Bảng 3.5: Tổng số làng nghề UBND thành phố Hà Nội công nhận đến năm 2013

TT Tên quận, huyện thị xã

Đơn vị

Năm2007

Năm2008

Năm2009

Năm2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số

1 Q. Hà Đông Làng 5 1 6 2 Q. Long Biên Làng 1 1 3 TX. Sơn Tây Làng 1 1 2 4 H. Ba Vì Làng 14 2 14 5 H. Chương Mỹ Làng 28 3 2 1 33 6 H. Đan Phượng Làng 7 7 7 H. Đông Anh Làng 1 1 8 H. Gia Lâm Làng 5 5 9 H. Hoài Đức Làng 11 1 12 10 H. Mê Linh Làng 1 1 11 H. Mỹ Đức Làng 6 6 12 H. Phú Xuyên Làng 36 1 1 1 1 39 13 H. Phúc Thọ Làng 5 5 14 H. Quốc Oai Làng 13 1 1 1 15 15 H. Sóc Sơn Làng 2 2 16 H. Thanh Oai Làng 47 4 51 17 H. Thanh Trì Làng 1 1 1 2 18 H. Thạch Thất Làng 9 1 9 19 H. Thường Tín Làng 40 3 1 2 44 20 H. Từ Liêm Làng 2 2 21 H. Ứng Hòa Làng 18 1 1 20 Tổng 241 15 16 2 3 4 5 286

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội 2009, cập nhật đến 2013

Page 79: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

70

Phân theo ngành nghề gồm: Ngành mây tre đan có 83 làng chiếm tới 30% số làng nghề; ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm 44 làng chiếm 15.88%; nghề thêu ren 28 làng; nghề dệt may 25 làng; nghề chế biến lâm sản 23 làng; nghề nón mũ lá 20 làng; nghề cơ kim khí 13 làng; nghề sơn mài - khảm trai 11 làng; nghề da giầy khâu bóng 8 làng; nghề chạm điêu khắc 6 làng; nghề gốm sứ 3 làng; nghề đan tơ lưới 4 làng; nghề sinh vật cảnh 2 làng; nghề dát vàng bạc quỳ 1 làng và nghề khác 6 làng.

Nghề có nhiều làng nghề nhất là: ngành nghề mây tre giang đan có 83 làng, trong đó huyện Chương Mỹ 29 làng, Phú Xuyên 11 làng, Quốc Oai 11 làng, Ứng Hoà 11 làng, Thanh Oai 8 làng... Ít nhất là ngành dát vàng bạc quỳ (Gia Lâm) với 01 làng, rắn Lệ Mật (Long Biên) 01 làng...

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng làng nghề thành phố Hà Nội

Số hộ, số lao động + Số hộ sản xuất kinh doanh các làng nghề, làng có nghề, Qua khảo sát

điều tra ở 21 quận, huyện, thị xã kết quả cho thấy: Từ năm 2006 - 2011 số hộ làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng.

Năm 2006 số hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong 241 làng nghề được công nhận là 97.700 hộ. Đến năm 2011 số hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong trong 277 làng nghề được công nhận là 139.291 hộ (tăng 41.591 hộ).

Năm 2006 có 1.270 làng có nghề với 163.150 hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2011 có 1.350 làng có nghề (tăng 80 làng) với 172.046 hộ (tăng 8.896 hộ).

Page 80: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

71

Quy mô làng nghề ngày càng phát triển, số hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm dần. Cơ cấu lao động ở nông thôn ngoại thành chuyển dịch nhanh sang làm công nghiệp và dịch vụ. Các huyện có nhiều hộ sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là: Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thường Tín từ 13.000 hộ đến 22.000 hộ. Một số huyện có số hộ thấp tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp như Từ Liêm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, thị xã Sơn Tây từ 500 - 700 hộ.

+ Số lao động sản xuất kinh doanh các làng nghề, làng có nghề: Số lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng.

Năm 2006 trong 241 làng nghề có 266.630 lao động chiếm 78,88% lao động của các làng. Đến năm 2011 trong 277 làng nghề tăng 36 làng có 446.720 lao động, số lao động tăng thêm 96.305 người chiếm 79% lao động của làng.

Số lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong các làng có nghề: Năm 2006 số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong 1.270 làng có nghề là 414.946 người. Đến năm 2011 số lao động trong 1.350 làng có nghề là 739.630 người (tăng 324.684 người).

Số lượng làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng đã thu hút nhiều lao động tham gia trong đó có hàng nghìn lao động ở địa phương khác đến làm việc ở các làng nghề như làng nghề gốm sứ Bát Tràng huyện Gia Lâm, làng nghề đan cỏ tế Phú Túc Phú Xuyên, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai Hoài Đức... đã góp phần làm tăng giá trị kinh tế cho làng.

Thu nhập của người lao động làng nghề Thu nhập của người lao động ở làng có nghề: Theo kết quả điều tra thu

nhập bình quân của 1 lao động ở làng có nghề năm 2006 đạt 14,7 triệu đồng/người/năm. Năm 2011 đạt 20 triệu đồng/người/năm. Thu nhập của người lao động ở làng nghề được công nhận năm 2006 là 15,68 triệu đồng/người/năm; năm 2011 đạt 24 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân lao động ở làng nghề cao hơn làng có nghề từ 3 - 4 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân

Page 81: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

72

lao động từng làng nghề ở các quận, huyện, thị xã không đều. Các huyện có lao động thu nhập bình quân đạt khá như: Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông... đạt từ 20 - 33 triệu đồng/người/năm. Các huyện đạt dưới 20 triệu đồng/người/năm như: Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai...

Ngay tại các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có

sự khác nhau như: nghề nón mũ lá thu nhập lao động bình quân đạt 18,7 triệu

đồng/người/năm, ngành nghề gốm sứ thu nhập 46,6 triệu đồng/người/năm. Mức

thu nhập của lao động cũng có sự khác nhau giữa lao động phổ thông tham gia

sản xuất với những người thợ có tay nghề cao và nghệ nhân. Thu nhập của người

có tay nghề cao, thợ giỏi, nghệ nhân cao hơn thu nhập của lao động phổ thông.

Tóm lại mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề không chỉ phụ

thuộc vào sức lao động cơ bắp mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, kỹ xảo và sự sáng

tạo nghệ thuật được đúc kết trong sản phẩm, ngoài ra còn phụ thuộc vào quy mô

lao động.

Thu nhập tất cả các đối tượng làm nghề tại các làng nghề đều cao hơn so

với lao động thuần nông. Vì vậy khoảng cách thu nhập giữa lao động làm nghề

và lao động thuần nông ngày càng gia tăng. Do thu nhập tăng đời sống nhân dân

làng nghề được cải thiện nên tình hình an ninh chính trị tại các làng nghề ổn định

hơn so với các làng khác.

Giá trị sản xuất làng nghề, làng có nghề

Giá trị sản xuất của làng có nghề ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm

2006 của 1.270 làng có nghề đạt 4.962,25 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản

xuất của 1.350 làng có nghề đạt 10.512,25 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm 2006

của 241 làng nghề đạt 4.025,5 tỷ đồng. Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 277

làng nghề đạt 8.232,84 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản phẩm của 15 nhóm nghề của làng có nghề ngày càng tăng như: Giá trị nghề sơn mài khảm trai năm 2006 là 290,15 tỷ đồng, năm 2011 là 608,73 tỷ đồng; nghề mây tre đan từ 713,12 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 1.521,49

Page 82: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

73

tỷ đồng năm 2011; nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng từ 512,26 tỷ đồng tăng lên 1.365,45 tỷ đồng năm 2011; Nghề dệt may từ 711,56 tỷ đồng tăng lên 1.269,84 tỷ đồng năm 2011; nghề chế biến nông sản thực phẩm từ 918,43 tỷ đồng tăng lên 1.965,77 tỷ đồng năm 2011.

Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là: làng nghề

dệt kim La Phù (Hoài Đức) đạt 810 tỷ đồng/năm; làng nghề dệt, nhuộm thôn Ỷ

La phường Dương Nội (Hà Đông) đạt 416 tỷ đồng/năm; làng nghề gốm sứ xã

Bát Tràng (Gia Lâm) 350 tỷ đồng/năm; nghề mộc xã Chàng Sơn (Thạch Thất)

đạt 282 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc xã Vạn Điểm (Thường Tín) 240 tỷ

đồng/năm; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai (Hoài Đức)

đạt 179 tỷ đồng, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm xã Dương Liễu (Hoài

Đức) là 95 tỷ đồng; mây tre đan xã Trường Yên (Chương Mỹ) đạt 75,6 tỷ

đồng/năm;

Bảng 3.6: Tỷ lệ đóng góp GTSX làng nghề đối với GDP của TP Hà Nội Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2006 2009 2010 2011 2012 2013

GTSX làng nghề 4.962,25 7.650,87 8.980 9.110 9.020 9.212

GDP 90.933 210.006 246.723 248.286 247.142 249.456

Tỷ lệ % 5,46 3,64 3,49 3,53 3,51 3,52

Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội

Giá trị sản xuất của làng nghề đóng góp cho GDP thành phố Hà Nội (theo

giá thực tế) chiếm tỷ lệ 3,5%. Điều đó khẳng định vai trò phát triển làng nghề

trong nền kinh tế của thành phố Hà Nội.

Số lượng sản phẩm chính

Qua số liệu điều tra ở các làng nghề số lượng sản phẩm của các làng nghề

ngày càng tăng như: sản phẩm mây tre giang đan tăng 0,11%, sơn mài khảm trai

tăng 11,33%, đồ mộc cao cấp tăng bình quân 9,49%, tăm hương tăng 14,3%, vải

lụa tăng 9,34%, quần áo dệt kim tăng 23,74%, chè búp khô tăng 17,96%, đồ

nhựa tăng 18,62%, thêu ren tăng 16,34%, khăn mặt các loại tăng 13%.

Page 83: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

74

Bảng 3.7: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề

TT Sản phẩm Đơn vị Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tốc độ tăng BQ %

1 Mây tre giang đan 1000 sp 760,52 745,31 725,5 820,6 821,5 0,11 2 Hàng sơn mài, khảm trai 1000 sp 106,22 122,15 129,48 133,5 148,6 11,33 3 Đồ mộc cao cấp 1000 m3 70,38 81,65 86,92 92,4 101,2 9,49 4 Hàng tiện các loại 1000 sp 6120 6550 7610 7120 7987,2 12,18 5 Hoa gỗ các loại 1000 bông 1680 1830 2050 2350 2553,3 8,65 6 Tăm hương, tăm mành 1000 tấn 27,39 35,84 36,73 42,31 48,4 14,3 7 Vải lụa các loại 1000 m 10.120 10.830 11.480 13.462 14719,4 9,34 8 Hàng thêu ren 1000 bộ 1.295 1.342 1.606 1.543 1795,1 16,34 9 Quần áo dệt kim Triệu cái 38 52,81 65,32 67,42 83,4 23,74 10 Khăn mặt các loại Triệu cái 294 335,16 402,19 435,61 492,2 13 11 Khâu bóng 1000 quả 1.076,4 1.302 1.406 1.357 1522,6 12,2 12 Gốm sứ 1000 sp 97.264 102.543 101.268 133.465 135.854 1,79 13 Sản phẩm dát vàng quỳ 1000 sp 4,2 4,5 4 6,3 6,3 0,34 14 Tinh bột các loại 1000 tấn 99,04 102,73 114,72 126,54 137,3 8,48 15 Bún bánh các loại 1000 tấn 41,3 47,95 58,02 62,43 73,9 18,37 16 Chè búp khô Tấn 841,3 1052 1178 1245 1.468,6 17,96 17 Sản phẩm đồ nhựa 1000 sp 452 637 835 937 1.111,5 18,62

Nguồn: Khảo sát thực tế TT Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội

Chất lượng các sản phẩm làng nghề cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề chưa cao, xuất khẩu còn hạn chế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề chủ yếu phục vụ tiêu

dùng trong nước tập trung ở các Thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác. Các sản phẩm mang tính đặc trưng, mỹ nghệ cao như: lụa tơ tằm, quần áo dệt kim, gốm sứ, hàng tiện gỗ xương sừng, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thêu, sơn mài, điêu khắc, khâu bóng, hoa gỗ... Ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan... Qua điều tra các mặt hàng xuất khẩu của làng nghề ngày càng tăng.

Page 84: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

75

Bảng 3.8: Một số sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề

TT Mặt hàng ĐVT Năm2007

Năm2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tốc độ tăng BQ %

1 Lụa tơ tằm 1000 m 903 1011 1163 1354 1.504 11,08

2 Quần áo dệt kim 1000 sp 35340 42050 51320 60432 73.534 21,68

3 Hàng may mặc 1000 sp 7720 8030 8760 9145 9.676 5,81

4 Hàng thêu 1000 sp 816 927 1175 1364 1.638 20,12

5 Mây tre đan 1000 sp 733,2 674,55 681,29 701,29 718 2,33

6 Guột tế 1000 sp 384,5 423,1 461,9 543,2 589 8,42

7 Hàng tiện gỗ, xương, sừng 1000 sp 5010 5260 5420 6058 6.309 4,14

8 Đồ mộc cao cấp 1000 m3 6,93 7,64 8,02 9,36 10 6,74

9 Hàng sơn mài, điêu khắc 1000 sp 44.73 45,54 48,94 50,41 53 4,22

10 Nón, mũ lá 1000 sp 2.088 2.568 2628 2.963 3.371 13,77

11 Tăm hương Tấn 11.660 11.194 12.201 13.102 13.583 3,67

12 Gốm sứ 1000 sp 57.800 55.200 53.300 52.460 56.293 1,13

13 Sản phẩm đồ nhựa 1000 sp 52200 60552 70240 74296 86.183 16

14 Hoa gỗ xuất khẩu 1000 bộ 1632 1665 1748 1851 1.907 3

15 Khâu bóng các loại 1000 quả 1030 1258 1563 1753 2.109 20,28

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của TT Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội

Hầu hết các sản phẩm làng nghề xuất khẩu trực tiếp còn gặp khó khăn,

do chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa phong phú hầu hết các sản

phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác nên chủ yếu là xuất khẩu qua uỷ thác

làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thu nhập của

người lao động.

Tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của làng nghề

Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 8.109 triệu USD trong đó

hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống 104 triệu USD, dệt may 983 triệu USD,

giầy dép và sản phẩm từ da 183 triệu USD, hàng nông sản 869 triệu USD...

Page 85: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

76

Bảng 3.9: Giá trị xuất khẩu của thành phố Hà Nội Đơn vị tính: Triệu USD

NămGiá trị

2008 2009 2010 2011 2012

Kim ngạch xuất khẩu của Thành phố 6.904 6.328 8.109 10.306 10.304

Trong đó kinh tế ngoài nhà nước 880 931 1.200 1.993 2.011

Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội

Nhìn chung sản phẩm làng nghề chủ yếu tiêu thụ trong nước chiếm hơn

80%, xuất khẩu chiếm gần 20%. Các sản phẩm thủ công còn đơn giản, mẫu mã

chưa được cải tiến, hầu hết chưa có thương hiệu, nhãn mác hàng hoá, chất lượng

chưa cao, sức cạnh tranh kém.

Cơ sở hạ tầng làng nghề

Về giao thông, điện cấp thoát nước: Hạ tầng kĩ thuật làng nghề đã được

cải tạo, đầu tư xây dựng. Cụ thể:

- Đường giao thông nông thôn từ Thành phố đến trung tâm các xã và các

làng nghề truyền thống đã được nâng cấp cải tạo. Theo số liệu của Sở giao thông

vận tải Hà Nội, tổng chiều dài đường giao thông nông thôn ngoại thành là

9.845,16km, trong đó có 6.101,71km đường liên thôn, liên xã được rải nhựa, bê

tông hoá chiếm 62%; một số huyện đường giao thông nông thôn được bê tông

hoá cao chiếm 90% là Đan Phượng, Sóc Sơn, Thường Tín, Từ Liêm... một số

huyện đạt thấp là Thanh Oai 17,22%, Gia Lâm 32,48%... Giao thông nông thôn

đã tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông nguyên liệu, hàng hoá, phục vụ

ngày càng tốt hơn cho sản xuất và khách du lịch đến tham quan các làng nghề.

- 100% các thôn và 100% số hộ đã có điện từ điện lưới quốc gia.

- 70% - 75% dân số đã được dùng nước sạch trong sinh hoạt với 18 nhà

máy nước và hàng chục nghìn giếng khoan.

Tuy nhiên đa số các làng nghề đất dành cho giao thông không nhiều, các

đường giao thông còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vật chất, lưu thông hàng

hoá và đi lại của nhân dân. Mạng lưới điện ở làng nghề không đồng bộ, chất

Page 86: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

77

lượng thấp, thiếu công suất phục vụ cho sản xuất nên thường xảy ra cháy, chập

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Hệ thống cấp

thoát nước chưa đồng bộ, còn chung giữa nước thải sản xuất và nước thải sinh

hoạt, 80% số cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải làm gia tăng ô

nhiễm môi trường. Vì vậy cần quan tâm cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các

làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về thiết chế văn hoá ở làng nghề: Do nghề, làng nghề phát triển, thu ngân

sách ngày càng tăng tạo điều kiện cho các xã và làng nghề đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất hạ tầng kĩ thuật các thiết chế văn hoá, công trình công cộng của làng, xã

ngày càng khang trang. Đến nay 100% đường giao thông trong các làng nghề đã

đổ bê tông xi măng, lát gạch... kiên cố hoá các trường mầm non, tiểu học, trung

học cơ sở và phổ thông, các trạm xá. Hầu hết các xã có điểm bưu điện văn hoá

xã, các bãi tập thể dục thể thao, nhà văn hoá thôn nơi hội họp của nhân dân. Đời

sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Về thông tin liên lạc: Thông tin đã cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng

phát triển đối với các làng nghề, tạo điều kiện cho các làng nghề tìm kiếm thị

trường và tiêu thụ sản phẩm. Toàn Thành phố đã đạt 26 máy điện thoại/100 dân.

100% số xã ngoại thành đã có điện thoại. Các làng nghề phát triển 100% số hộ

làng nghề có điện thoại cố định như xã: Vạn Phúc (Hà Đông), Bát Tràng (Gia

Lâm), La Phù, Dương Liễu (Hoài Đức), Chuyên Mỹ, Phú Túc (Phú Xuyên),

Ninh Sở, Thắng Lợi, Vạn Điểm, Quất Động (Thường Tín), Phùng Xá, Hữu

Bằng (Thạch Thất), Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh)... Một số làng nghề truyền

thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc... có hàng

nghìn cơ sở và hộ sản xuất sử dụng internet để giao dịch thương mại và quảng bá

sản phẩm của làng nghề.

Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất: Nhìn chung kỹ thuật công nghệ trong

sản xuất làng nghề còn thấp, đa số sản phẩm được làm bằng thủ công truyền

thống. Tuy nhiên trong những năm qua nhiều cơ sở nghề, làng nghề đã tập trung

đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, máy móc mới để thay thế một số công đoạn

Page 87: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

78

sản xuất thủ công. Vì vậy năng suất lao động chất lượng một số sản phẩm của

làng nghề đã nâng cao đáng kể. Từ năm 2005 đến năm 2010 nhà nước đã hỗ trợ

cho 57 cơ sở công nghiệp nông thôn về đổi mới thiết bị và ứng dụng tiến bộ

khoa học kĩ thuật với kinh phí hỗ trợ là 3,53 tỷ đồng. Một số làng nghề như Bát

Tràng đã thay thế lò nung than bằng lò nung gas, bình nghiền trong sản xuất

gốm sứ. Các máy móc chuyên dùng trong may da, giả da ở xã Kiêu Kị (Gia

Lâm), Phú Yên (Phú Xuyên). Các làng nghề Liên Hà, Vân Hà (Đông Anh), Liên

Trung (Đan Phượng), Rùa Thượng, Rùa Hạ (Thanh Oai), Phùng Xá (Thạch

Thất) đã sử dụng thiết bị cơ khí tương đối hiện đại, tiên tiến. Làng may Cổ Nhuế

với các thiết bị, máy móc hiện đại chiếm 80%. Các làng dệt len Ỷ La, La Dương,

La Nội, La Phù đã đổi mới nhiều máy dệt len để tăng năng suất lao động, trong

đó có công nghệ dệt len lập trình vi tính đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, dây

chuyền sản xuất tự động giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,

an toàn cho công nhân, tăng thu nhập cho người lao động. Công nghệ tre ép

(Trans Woven) tại Công ty TNHH Tiến Động, Chương Mỹ đã tạo ra sản phẩm

mới như, ván sàn, cửa, bàn… từ tre ép. Công nghệ sấy nguyên liệu sản xuất tăm

hương từ tận dụng nguồn phế thải của làng nghề Quảng Nguyên (Ứng Hòa).

Công nghệ ép viên nén năng lượng và tạo cốt sơn mài tại Duyên Thái (Thường

Tín), Công ty TNHH Văn Minh (Chương Mỹ)… Hầu hết các doanh nghiệp

trong các làng nghề đã sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu, kinh

doanh và tiêu thụ các sản phẩm làng nghề.

Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ trang thiết bị mới hiện đại tiên tiến

trong các làng nghề chưa nhiều vì đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Việc huy động các

nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ còn khó khăn. Việc sử

dụng thiết bị máy móc, các vật liệu, hoá chất và một số biện pháp gia công kĩ

thuật mới vào sản xuất còn tuỳ tiện, không đồng bộ nên việc đổi mới công nghệ

còn hạn chế, hiệu quả thấp.

Tình hình sử dụng quỹ đất của các làng nghề: Về quỹ đất ở các làng nghề

còn hạn chế, do đặc trưng sản xuất tại các làng nghề theo hộ gia đình, nên diện

Page 88: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

79

tích đất ở của gia đình kết hợp sử dụng làm nơi sản xuất. Nhu cầu mặt bằng cho

sản xuất ngày càng lớn, nên các hộ phải thu hẹp không gian sống để dành mặt

bằng cho sản xuất như: tại các làng nghề dệt may Tân Triều (Thanh Trì), Cổ

Nhuế (Từ Liêm) dệt kim La Phù (Hoài Đức), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông)...

nhiều nhà ống cao tầng vừa là cơ sở sản xuất, vừa là nhà kho, hầu như không có

khoảng trống lưu thông nên ảnh hưởng đến đời sống và hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Hiện nay diện tích đất dành cho sản xuất của các làng nghề bình quân

mới đáp ứng được 25 - 30%. Theo điều tra khảo sát ở một số làng nghề như La

Phù (Hoài Đức), Hữu Bằng (Thạch Thất)... có đến 70% số nhà xưởng không đáp

ứng yêu cầu sản xuất của các hộ. Các nhà xưởng này không đảm bảo yêu cầu về

an toàn trong sản xuất và phòng chống cháy nổ. Đa số các cơ sở sản xuất tại làng

nghề không có hệ thống thoát chất thải phù hợp gây ảnh hưởng đến môi trường...

Vì vậy nhu cầu về mặt bằng để phát triển mở rộng sản xuất tại làng nghề là rất

lớn như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, nhu cầu về mặt bằng sản xuất của mỗi hộ

là 500m2 và các doanh nghiệp thuộc làng nghề là 2000m2, nhưng hiện nay chỉ có

khoảng 200m2/hộ và 500-700m2/doanh nghiệp. Các làng nghề gỗ Liên Hà, Vân

Hà nhu cầu diện tích mặt bằng cũng rất lớn đòi hỏi diện tích gấp 3 lần. Các làng

nghề La Phù (Hoài Đức), dệt may Cổ Nhuế (Từ Liêm), Tân Triều (Thanh Trì)

cần diện tích gấp 4 lần phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Với mục tiêu nhằm tạo dựng quỹ đất có đủ điều kiện cơ bản về hạ tầng

kỹ thuật, mở rộng mặt bằng sản xuất ở các làng nghề góp phần phát triển nông

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ năm 2001 Thành phố Hà

Nội đã tiến hành quy hoạch các cụm sản xuất TTCN trên địa bàn và triển khai

thực hiện. Đến nay đã có 41 cụm sản xuất TTCN đã và đang xây dựng với tổng

diện tích 443 ha, (Thạch Thất 6 cụm, diện tích 66ha; Hoài Đức 7 cụm, diện tích

74ha; Chương Mỹ 3 cụm, diện tích 21ha...). Số dự án của các doanh nghiệp, hộ

sản xuất được cấp giấy phép tại các cụm sản xuất TTCN là 5.870 dự án, bình

quân 800m2/dự án. Số dự án của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động 2.000

dự án.

Page 89: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

80

Các cụm sản xuất TTCN phân bố tại hầu hết các làng nghề, làng có nghề

trên địa bàn Thành phố. Số lượng, diện tích quy hoạch các cụm sản xuất TTCN

cơ bản đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Tuy nhiên quy

hoạch các cụm sản xuất TTCN còn dàn trải, nhỏ lẻ, có nhiều cụm khoảng

1ha/cụm. Nên diện tích thực hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tiến độ triển khai xây dựng cụm sản xuất TTCN chậm. Nhiều làng nghề

do nhu cầu bức xúc các hộ dân tự phát đã tự lấn chiếm đất nông nghiệp, đất

chuyên dùng, đất hành lang đê điều để lấy mặt bằng sản xuất như làng nghề Hữu

Bằng (Thạch Thất), Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội, Tân Lập (Đan Phượng), La

Phù (Hoài Đức) gây khó khăn trong quản lý trật tự an ninh xã hội.

Hầu hết các cụm sản xuất TTCN đều chưa xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ

thuật theo quy định, đặc biệt là hạng mục xử lý ô nhiễm môi trường, đường giao

thông nội bộ... nguyên nhân do hộ sản xuất thiếu vốn.

Thu hút đầu tư vào cụm sản xuất TTCN: Do suất đầu tư xây dựng hạ tầng

công nghiệp cao nên đấu giá quyền thuê đất tại các cụm sản xuất TTCN từ 1-1,5

triệu đồng/m2 gây khó khăn thu hút đầu tư vào cụm.

Nhiều cụm công nghiệp do quỹ đất hạn chế, trong khi nhu cầu hộ sản xuất

làm nghề lớn nên chia nhỏ đất cho thuê 150-200m2/hộ. Do quản lý yếu kém một

số hộ dân được thuê đất đã sử dụng đất sai mục đích nên chưa đáp ứng mục tiêu

xây dựng cụm sản xuất TTCN.

Mô hình, cơ chế đầu tư, xây dựng và quản lý hoạt động cụm sản xuất

TTCN chưa hiệu quả. Trên địa bàn Thành phố đã triển khai xây dựng cụm sản

xuất TTCN do UBND huyện, xã làm chủ đầu tư nên khó khăn huy động vốn,

công tác quản lý cụm sản xuất TTCN còn nhiều bất cập, hạn chế.

Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm của làng

nghề là rất lớn song chủ yếu là nhập khẩu và thu mua từ các tỉnh trong nước

chiếm 80% như: sắt thép, tơ sợi, len... nhập từ Trung Quốc, nguyên liệu gỗ, song

mây nhập từ Lào và các tỉnh miền Trung, Tây Bắc... Một số sản phẩm sản xuất

ra từ nguyên liệu trong nước như chế biến nông sản thực phẩm: sắn, rong giềng,

Page 90: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

81

song mây, cỏ tế, cao lanh, thuốc dược liệu cũng thu mua từ các tỉnh khác, đồng

thời phụ thuộc vào thời vụ. Do vậy nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của

các làng nghề chưa chủ động được. Mặt khác các làng nghề chưa quan tâm để

tạo thị trường nguyên liệu ổn định lâu dài nên chưa có nguồn cung ứng nguyên

liệu đảm bảo chất lượng, ổn định.

Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn, phụ thuộc

vào bên ngoài. Nguyên liệu khai thác trên địa bàn Thành phố mới đáp ứng 20%

nhu cầu sản xuất của các làng nghề. Vì vậy cần liên doanh liên kết với các tỉnh

để xúc tiến hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy hoạch việc chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh đạt hiệu quả

nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các làng nghề. Căn cứ vào tình hình

phát triển kinh tế của từng vùng cần mở rộng và hình thành các tổ chức dịch vụ

khai thác, cung cấp vật tư nguyên liệu bảo đảm ổn định cho sản xuất, hạn chế

nhập khẩu.

Môi trường làng nghề: Đặc điểm chung của các làng nghề trong công tác

bảo vệ môi trường là:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất theo hộ đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư

nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Hầu hết các làng nghề chưa

đầu tư bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước

thải, bụi, chất thải rắn, nước thải sản xuất được thải chung với nước thải sinh

hoạt của làng.

- Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan

tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ

đạo nhân dân thực hiện về bảo vệ môi trường. Chưa có cán bộ chuyên môn về

môi trường tại cơ sở nên việc quản lý bảo vệ môi trường hạn chế.

- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng

nghề còn kém. Người lao động chưa tự bảo vệ mình trong quá trình sản xuất như

chưa có trang bị bảo hộ lao động…

Page 91: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

82

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề như: đường giao thông, hệ thống

điện, cấp thoát nước... chưa được quy hoạch nên chưa đáp ứng với nhu cầu

phát triển làng nghề đã ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống, sức

khoẻ cộng đồng.

Những đặc điểm trên đây đã làm cho môi trường tại một số làng nghề ô

nhiễm nghiêm trọng. Theo đánh giá ô nhiễm môi trường làng nghề của báo cáo

môi trường quốc gia năm 2008 là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu

vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại

sản phẩm. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất là ô nhiễm môi trường không khí (ô

nhiễm: bụi, mùi, khí SO2…) môi trường nước (ô nhiễm: chất hữu cơ, chất vô

cơ…) tại các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại địa phương, các chất thải rắn…

Quá trình phát triển đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản

xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động… Song chất lượng

môi trường sống tại các làng nghề đang có nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô

nhiễm về nguồn nước, nước thải, chất thải rắn, không khí, bụi, tiếng ồn...

Ở các làng nghề gây ô nhiễm về môi trường nước như ở các làng nghề chế

biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt may, gốm sứ... Các

làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu

(Hoài Đức), Kì Thuỷ, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hoà (Thanh Oai), Phú Đô (Từ

Liêm), bánh kẹo Xuân Đỉnh (Từ Liêm), La Phù (Hoài Đức), Cộng Hòa (Quốc

Oai)... nước thải phát sinh do quá trình rửa tẩy các nguyên liệu và các khâu chế

biến trong sản xuất, lượng nước sử dụng lớn. Có nơi lên tới 7.000m3/ngày

thường không được xử lý đã xả trực tiếp ra môi trường. Qua khảo sát của Tổng

cục Môi trường về môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008, chất lượng nước

mặt tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở huyện Hoài Đức cho thấy

lượng BOD5 trong nước thải tại các làng nghề vượt trên tiêu chuẩn cho phép 25-

35 lần, lượng COD lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 20-30 lần. Hàm lượng chất hữu

cơ, Nito, Photpho trong nước cao, nước thải có màu đen đã gây ảnh hưởng đến

chất lượng môi trường. Các làng nghề chế biến lâm sản như Liên Hà, Vân Hà

Page 92: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

83

(Đông Anh), xã Liên Trung (Đan Phượng), Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu

(Thạch Thất), Đặng Xá xã Vạn Điểm (Thường Tín), mây tre đan (Chương Mỹ),

Phú Túc (Phú Xuyên), Ứng Hòa, có nguy cơ ô nhiễm nước thải cao qua quá

trình rửa, ngâm các sản phẩm đã có hàm lượng COD, BOD5, NH4 đều vượt quá

tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ (mây tre,

giang đan, sơn mài, điêu khắc, thêu, may…) lượng nước thải không nhiều nhưng

gây ô nhiễm cao. Hàm lượng COD và BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép 2-8 lần.

Đáng chú ý, hàm lượng NH4, Coliform rất cao. Các nghề cơ khí như làng nghề

cơ khí Xuân Phương (Từ Liêm), Phùng Xá (Thạch Thất), Đa Sỹ (Hà Đông),

Thanh Thuỳ (Thanh Oai), Kim Chung (Hoài Đức)... nước thải làm mát máy và

mát sản phẩm với dầu mỡ và chất hoá học làm hàm lượng COD trong nước thải

vượt tiêu chuẩn cho phép, có nhiều chất độc hại như Crom, Niken... tất cả không

qua xử lý. Các nghề rèn, mạ, tái chế sắt thép đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường cao.

Về ô nhiễm môi trường không khí. Các nghề cơ kim khí, gốm sứ, chế biến

lâm sản, chế biến nông sản và dệt may gây ô nhiễm không khí do khâu phun

sơn, bụi gỗ thải vào môi trường trong quá trình sản xuất, các lò nung gốm sứ còn

sử dụng lò than do phân hủy hiếm khí, các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải

rắn như SO2, H2S, NH3, CH4, chất thải khí ô nhiễm khác như Indol, Scatol,

Mercaptol... tạo mùi tanh, thối khó chịu gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Môi trường không khí làng nghề chế biến nông sản đã bị ô nhiễm như làng nghề

chế biến tinh bột Tân Hòa (Quốc Oai), hàm lượng H2S cao gấp gần 30 lần tiêu

chuẩn cho phép. Ngoài ra các nghề này còn gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình

sản xuất lại nằm xen kẽ trong khu dân cư nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe người

dân sống xung quanh.

Chất thải rắn tại các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều

làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô

nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Khối lượng chất thải rắn của các làng

nghề đã thải ra 207,3m3/ngày (tương đương 90 tấn/ngày). Các làng nghề chế

Page 93: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

84

biến lương thực, thực phẩm chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy gây

mùi khó chịu như làng nghề Dương Liễu hàng năm tạo sản lượng 52.000 tấn tinh

bột, phát sinh 105.768 tấn bã thải gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Làng

nghề tái chế nhựa Trung Văn, Triều Khúc (Hà Nội) Thải 1.123 tấn/năm chưa

được xử lý. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, da giầy Phú Yên, may Thượng Hiệp…

tạo ra chất thải rắn như vải, da vụn, cao su… là loại khó phân hủy thường xử lý

bằng phương pháp đốt.

Nhìn chung do chưa có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ đầu, đến nay

hầu hết các làng nghề đã bị ô nhiễm môi trường ở mức báo động đã ảnh hưởng

đến đời sống của nhân dân ở các làng nghề như các bệnh tiêu hóa và mắt chiếm

37%, bệnh hô hấp 20%, bệnh ngoài da 31% và các bệnh khác như các bệnh tai,

mũi họng, thần kinh...

Trong những năm qua các Sở, ban, ngành, địa phương đã có các giải pháp

giúp đỡ khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề như: xử lý nước thải quy mô hộ gia

đình, tiết kiệm nguyên vật liệu xăng dầu, tra dầu cho máy móc để giảm tiếng ồn,

xây dựng một số dự án sử lý nước thải. Một số tổ chức đã đầu tư kinh phí xây

dựng xử lý nước thải như tổ chức EAST năm 2008 đã xây dựng một trạm xử lý

nước thải thí điểm tại làng nghề Kiêu Kỵ 500 triệu đồng. Xây dựng các cụm sản

xuất TTCN ở ngoài cụm dân cư. Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cho

nhân dân về bảo vệ môi trường nước, không khí, tiếng ồn trong và sau khi sản

xuất. Đã có kế hoạch đầu tư công nghệ thiết bị bảo vệ môi trường ở một số làng

nghề về nước thải, chất thải, bụi, giảm tiếng ồn... Đồng thời đầu tư hạ tầng làng

nghề, hỗ trợ chương trình vệ sinh môi trường, xử lý nước thải cho làng nghề.

Tuy nhiên việc đầu tư cho làng nghề khắc phục ô nhiễm trong những năm qua

còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư mới: Hiện nay các

hộ trong các làng nghề đang có xu hướng tham gia, liên kết vào các tổ, nhóm,

hợp tác xã, công ty TNHH, công ty tư nhân... để góp vốn nhằm khai thác nguyên

vật liệu, bao tiêu sản phẩm, phục vụ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường

Page 94: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

85

tiêu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, quảng bá giới thiệu sản

phẩm, khảo sát thị trường học hỏi kinh nghiệm làng nghề cũng như kĩ thuật

trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh

trong đó phải kể đến vai trò hoạt động của các nghệ nhân trong việc truyền nghề

cho các học viên của làng, hoặc nâng cao tay nghề cho các học viên.

Làng nghề gắn với du lịch: Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích

lịch sử đã tạo ra các loại hình du lịch sinh thái, tâm linh, du lịch tìm về cội

nguồn... Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc

đặc sắc, làng nghề truyền thống có sức hút đặc biệt đối với du khách, vì mỗi làng

lại gắn với nét văn hóa riêng hay một hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Du khách

đến với làng nghề không những chỉ ngắm cảnh mà còn tham quan nơi sản xuất,

trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia thử làm

một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm. Trong những năm gần đây du lịch

làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã được tổ chức và phát triển như các tour du lịch

gắn với làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh,

điêu khắc Thanh Thuỳ, tạc tượng Sơn Đồng, sơn mài Hạ Thái...

Đến nay các làng nghề gắn với du lịch như: Gốm sứ Bát Tràng đã được

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ về giao thông (đường bộ,

đường sông), điện, nước sạch, cảng du lịch, cụm sản xuất TTCN, chợ làng

nghề...) đã hình thành đang đi vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Làng nghề dệt

lụa Vạn Phúc là một điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch.

Tại đây du khách thoả sức mua sắm các sản phẩm lụa tơ tằm Hà Đông và được

chứng kiến các nghệ nhân trình diễn tay nghề của một số công đoạn sản xuất,

hiện nay du lịch gắn với làng nghề Vạn Phúc rất phong phú, khách ra vào thăm

quan, mua sắm tấp nập trải suốt phố nghề, với trên 200 cửa hàng giới thiệu sản

phẩm. Trung bình hàng tháng làng nghề Vạn Phúc đã thu hút 5000 - 7000 khách

tham quan, giao dịch. Làng nghề sơn mài Hạ Thái cũng đã được đầu tư cơ sở hạ

tầng: đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, đây cũng là một cách để thu hút

khách nước ngoài không chỉ giao lưu buôn bán mà còn để khách du lịch đến

Page 95: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

86

tham quan tìm hiểu đến các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Các

làng nghề tạc tượng Sơn Đồng, khảm trai Chuyên Mỹ đã được Nhà nước đầu tư

cơ sở hạ tầng nên làng nghề dần được đổi mới khang trang để đón khách du lịch.

Vì vậy làng nghề gắn với du lịch là cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho làng

nghề truyền thống tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu

và tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước và các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh ở

làng nghề cần hỗ trợ và tập trung đầu tư để xây dựng và phát huy tốt mô hình

làng nghề gắn với du lịch.

Tuy nhiên làng nghề gắn với du lịch mới được chú ý nên còn chưa phát

triển. Hiệu quả của làng nghề gắn với du lịch chưa rõ. Một số làng nghề có tình

trạng trà trộn giữa hàng hóa làng nghề và hàng Trung Quốc và làm giả thương

hiệu Việt Nam như sản phẩm dệt lụa (Vạn Phúc - quận Hà Đông), gốm sứ (Bát

Tràng - Gia Lâm), da giầy (Phú Yên - Phú Xuyên) đã gây ảnh hưởng đến uy tín

của làng nghề.

3.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

3.2.1. Về vốn đầu tư trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong các làng

nghề truyền thống. Vốn đầu tư cho các làng nghề có quy mô khác nhau do các

thành phần kinh tế và các nghề trong các làng nghề khác nhau (Công ty TNHH,

công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất và họ cá thể). Kết

quả điều tra khảo sát cho thấy vốn đầu tư sản xuất các mặt hàng sắt thép, gốm

sứ, chế biến lâm sản đòi hỏi vốn lớn. Các công ty TNHH, công ty cổ phần,

doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào tài sản cố định chiếm 70% so với tổng số

vốn. Nhiều công ty đã đầu tư từ 1 - 5 tỷ đồng. Tuy nhiên trong các làng nghề

nguồn vốn chủ yếu là của hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ và vốn tự có

chiếm khoảng 70% số vốn sản xuất. Nghề gốm sứ ở Bát Tràng đầu tư bình quân

200 - 300 triệu đồng/hộ. Nghề đan lát, làm bún bánh vốn đầu tư bình quân từ 5 -

10 triệu đồng/hộ. Các nghề mây tre đan, cỏ tế, khâu nón, mũ số vốn còn ít hơn.

Page 96: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

87

Nhìn chung nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề ngày càng tăng. Song nguồn vốn tự có của các hộ còn ít nên thiếu vốn. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã cho các làng nghề vay hàng nghìn tỷ đồng chiếm trên 25% tổng nguồn vốn làng nghề với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ thiết bị. Các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn về cơ chế cho vay, hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy làng nghề mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giá trị sản xuất làng nghề tăng bình quân 16,98%/năm. Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân từ 1,6 - 2,8%/năm; một số làng nghề đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng, đã kết hợp làng nghề với phát triển du lịch để đón khách đến thăm quan mua sắm hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2012 của Chính phủ về Khuyến công; Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 9/04/2011 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011 - 2015. Thành phố đã chủ động tranh thủ các nguồn kinh phí từ hoạt động khuyến công Quốc gia và khuyến công địa phương để đầu tư cho các chương trình phát triển công nghiệp nông thôn thuộc các Huyện ngoại thành vùng ven đô Thành phố với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2009 - 2013 là 77 tỷ 036,6 triệu đồng cụ thể trong từng chương trình (1) Chương trình đào tạo nghề/ truyền nghề và phát triển (2) Chương trình nâng cao năng lực quản lý (3) Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật (4) Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (5) Chương trình phát triển hoạt động tư vấn cung cấp thông tin (6) Chương trình hỗ trợ liên danh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp (7) Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện (8) Nội dung chương trình khác.

Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình khuyến công của Chính

phủ và Thành phố. Trung ương đã có Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008

Page 97: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

88

(khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Chính phủ có Quyết định

800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây

dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2010. Thành ủy đã ban hành kế hoạch số

02-KH/TU ngày 03/9/2008; Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày

03/10/2008 thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thực hiện nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố, Thành ủy đã ban hành

Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/08/2011 về phát triển nông nghiệp, xây

dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 -

2015. Để bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, có cơ sở hạ tầng ngày càng được

nâng cấp, đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện.

Trong giai đoạn 2008 - 2013 Thành phố đã quan tâm đầu tư từ ngân sách cho

khu vực nông thôn các huyện ngoại thành với tổng số 50.074 tỷ 154 triệu đồng,

tăng bình quân 17,8%/năm; nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

là 121 tỷ 676 triệu đồng; nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại 10.108 tỷ

204 triệu đồng. Các công trình đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước cho khu

vực nông thôn tập trung vào các lĩnh vực: Giao thông nông thôn (13.287 tỷ 800

triệu đồng, chiếm 26,5%); giáo dục, y tế, văn hóa (15.524 tỷ 700 triệu đồng,

chiếm 31 %); hạ tầng sản xuất nông nghiệp (12.417 tỷ 500 triệu đồng, chiếm

24,8%); cấp nước, môi trường, hạ tầng làng nghề (3.199 tỷ 900 triệu đồng,

chiếm 6,4%); các lĩnh vực khác như: trụ sở, chợ… (5.644 tỷ 200 triệu đồng,

chiếm 11,3%). Ngoài ra, để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát

triển, ngân hàng thương mại đã cho vay tín dụng 10.108 tỷ 204 triệu đồng,

ngân hàng đầu tư phát triển nhà nước cho vay tín dụng 121 tỷ 676 triệu đồng,

đưa tổng số nguồn vốn hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn

2008 - 2013 là 60.304 tỷ 034 triệu đồng.

Mặt khác, từ năm 2010 đến nay, thực hiện Chương trình MTQG về xây

dựng nông thôn mới, tổng kinh phí các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân

dân đã đóng góp ủng hộ bằng tiền và các hình thức quy ra tiền được 1.015 tỷ

Page 98: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

89

304,2 triệu đồng; trong đó: Doanh nghiệp 336 tỷ 409,7 triệu đồng, tổ chức đoàn

thể 168,7 triệu đồng, xã hội hóa 76 tỷ 625,6 triệu đồng, nhân dân đóng góp 602

tỷ 136,2 triệu đồng.

Từ những kết quả huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho khu vực nông

thôn trên. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26 và 3 năm thực hiện

Chương trình 02 của Thành ủy, đến nay Thành phố đã có 19 xã cơ bản đạt 19

tiêu chí; 95 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 158 xã đạt và cơ bản đạt từ

10 - 13 tiêu chí; 113 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 16 xã đạt và cơ bản đạt

dưới 5 tiêu chí; Công tác dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, chỉ đạo

quyết liệt, đạt kết quả nổi bật, đến nay toàn Thành phố đã thực hiện được 35.178

ha, bằng 45,3% tổng diện tích có khả năng dồn điền đổi thửa và 18,7% tổng diện

tích đất sản xuất nông nghiệp, đã tạo bước phát triển mới cho sản xuất nông

nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn.

3.2.2. Các chính sách tài chính khuyến khích ưu đãi phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã quan tâm chỉ đạo nhằm thúc

đẩy phát triển nghề, làng nghề. Đã triển khai thực hiện Quyết định

134/2004/QĐ/CP ngày 09/6/2004 của Chính Phủ về khuyến khích phát triển

công nghiệp nông thôn và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về

phát triển làng nghề, tạo mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến

thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Đã xây

dựng Đề án số 34 DA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy về khôi phục phát

triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010, Đề án số 19 DA/TU ngày

05/3/2007 của Thành ủy về phát triển du lịch Hà Nội 2007 - 2015, trong đó xác

định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du lịch làng nghề. Xây dựng Chương

trình số 05/CTr-TU của Thành ủy ngày 10/5/2006 và Kế hoạch số 70/KH -

UBND, ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố về việc phát triển kinh tế

ngoại thành. Ngày 18/5/2009 UBND thành phố đã ra Quyết định 69/2009/QĐ-

Page 99: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

90

UBND ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội ngành thủ

công mỹ nghệ. Ngày 2/7/2009 ra Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND ban hành

Quy chế xét công nhận danh hiệu “làng nghề truyền thống Hà Nội” và ngày

02/5/2008 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND

“Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề Hà Nội”; Năm

2011, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển

nghề, làng nghề Hà Nội... Trên cơ sở những chính sách trên các hoạt động

khuyến công địa phương và quốc gia được tăng cường. Từ năm 2005 - 2010

tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã,

các doanh nghiệp là 79,856 tỷ đồng trong đó 41,85 tỷ đồng hỗ trợ từ khuyến

công Thành phố và khuyến công quốc gia được triển khai các chương trình

như: Chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo, nâng cao tay nghề;

nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, xây

dựng mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ;

hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; tư vấn cung cấp thông tin,

tìm kiếm thị trường, hỗ trợ học tập trao đổi kinh nghiệm, thành lập các hiệp hội

nghề nghiệp, hỗ trợ lập đề án xin chủ trương đầu tư quy hoạch các cụm sản

xuất TTCN, hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong

và ngoài nước...

Việc thực hiện tốt Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính

phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn đã có tác động đến sự

phát triển làng nghề của Thành phố giai đoạn 2005 - 2009 như:

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề đạt mức tăng trưởng

khá. Sản phẩm làng nghề đã đa dạng về mẫu mã, năng suất, sản lượng tăng đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Số lượng các

cơ sở sản xuất làng nghề ngày càng tăng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngoại thành, từng bước nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho

người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước.

Page 100: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

91

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển biến tích cực

đảm bảo an ninh xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội ở khu vực nông thôn.

- Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp làng nghề từng bước được

nâng cao. Đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn bước đầu khắc

phục được một số yếu kém của kinh tế tập thể và HTX.

3.2.3. Tài chính với những vần đề đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng

thị trường, giải quyết lao động việc làm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

trong các làng nghề vùng ven đô

Các cơ sở sản xuất làng nghề từ các hộ gia đình đến các thành phần kinh tế

trong làng nghề đã thu hút một số lượng lớn lao động trong sản xuất phi nông

nghiệp, hạn chế số lao động di dời nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Ngành nghề

đã thu hút từ 30 đến 70% số hộ và từ 50 đến 90% số lao động tham gia sản xuất

nghề với trên 300.000 lao động thường xuyên. Ngoài ra còn thu hút hàng nghìn lao

động nơi khác đến làm thuê như nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), làng dệt kim

La Phù (Hoài Đức), đan cỏ tế xã Phú Túc, khảm trai xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên),

Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Liên Trung (Đan Phượng)... Sự phát triển làng nghề

kéo theo dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu chuyên chở, kinh doanh hàng hoá, phục

vụ ăn uống cho các làng nghề tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cơ cấu lao

động trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã chiếm từ 75 đến 85%

trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn từ 15-25%. Ngoài ra các làng

nghề góp phần giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thị

hoá, từ đó đã phân công lại lực lượng lao động ở nông thôn.

Sự phát triển các nghề, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng

thu nhập, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn.

Nghề, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập và khả năng

tích luỹ của các hộ khu vực ngoại ô Thành phố. Qua khảo sát ở các làng nghề

cho thấy thu nhập bình quân của các hộ sản xuất nghề là 24 triệu

đồng/người/năm gấp 1,3 lần so với thu nhập bình quân của cả làng và gấp 4 lần

so với thu nhập của các hộ thuần nông. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ

Page 101: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

92

hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của các hộ thuần

nông. Số hộ nghèo có mức thu nhập dưới 320.000 đồng/người/tháng đã giảm từ

46.272 hộ năm 2006 xuống 42.164 hộ năm 2010.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề chủ yếu phục vụ tiêu

dùng trong nước tập trung ở các Thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải

Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác. Các sản phẩm mang tính đặc trưng,

mỹ nghệ cao như: lụa tơ tằm, quần áo dệt kim, gốm sứ, hàng tiện gỗ xương

sừng, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thêu, sơn mài, điêu khắc, khâu bóng,

hoa gỗ... Ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang các nước EU, Nhật Bản,

Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan... Qua điều tra các mặt hàng xuất khẩu

của làng nghề ngày càng tăng.

Hầu hết các sản phẩm làng nghề xuất khẩu trực tiếp còn gặp khó khăn, do

chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa phong phú hầu hết các sản phẩm

chưa có thương hiệu, nhãn mác nên chủ yếu là xuất khẩu qua uỷ thác làm giảm

lợi nhuận của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Hầu hết các cơ sở sản xuất theo hộ đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư

nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Hầu hết các làng nghề chưa

đầu tư bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước

thải, bụi, chất thải rắn, nước thải sản xuất được thải chung với nước thải sinh

hoạt của làng.

Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan

tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ

đạo nhân dân thực hiện về bảo vệ môi trường. Chưa có cán bộ chuyên môn về

môi trường tại cơ sở nên việc quản lý bảo vệ môi trường hạn chế.

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng

nghề còn kém. Người lao động chưa tự bảo vệ mình trong quá trình sản xuất như

chưa có trang bị bảo hộ lao động…

Nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề như: đường giao thông, hệ thống

điện, cấp thoát nước... chưa được quy hoạch nên chưa đáp ứng với nhu cầu

Page 102: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

93

phát triển làng nghề đã ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống,

sức khoẻ cộng đồng.

Những đặc điểm trên đây đã làm cho môi trường tại một số làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đánh giá ô nhiễm môi trường làng nghề của báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại sản phẩm. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất là ô nhiễm môi trường không khí (ô nhiễm: bụi, mùi, khí SO2…) môi trường nước (ô nhiễm: chất hữu cơ, chất vô cơ…) tại các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại địa phương, các chất thải rắn…

Quá trình phát triển đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động… Song chất lượng môi trường sống tại các làng nghề đang có nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô nhiễm về nguồn nước, nước thải, chất thải rắn, không khí, bụi, tiếng ồn...

Về ô nhiễm môi trường không khí. Các nghề cơ kim khí, gốm sứ, chế biến

lâm sản, chế biến nông sản và dệt may gây ô nhiễm không khí do khâu phun

sơn, bụi gỗ thải vào môi trường trong quá trình sản xuất, các lò nung gốm sứ còn

sử dụng lò than do phân hủy hiếm khí, các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải

rắn như SO2, H2S, NH3, CH4, chất thải khí ô nhiễm khác như Indol, Scatol,

Mercaptol... tạo mùi tanh, thối khó chịu gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Môi trường không khí làng nghề chế biến nông sản đã bị ô nhiễm như làng nghề

chế biến tinh bột Tân Hòa (Quốc Oai), hàm lượng H2S cao gấp gần 30 lần tiêu

chuẩn cho phép. Ngoài ra các nghề này còn gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình

sản xuất lại nằm xen kẽ trong khu dân cư nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe người

dân sống xung quanh.

Chất thải rắn tại các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều

làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô

nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Khối lượng chất thải rắn của các làng

nghề đã thải ra 207,3m3/ngày (tương đương 90 tấn/ngày). Các làng nghề chế

Page 103: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

94

biến lương thực, thực phẩm chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy gây

mùi khó chịu như làng nghề Dương Liễu hàng năm tạo sản lượng 52.000 tấn tinh

bột, phát sinh 105.768 tấn bã thải gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Làng

nghề tái chế nhựa Trung Văn, Triều Khúc (Hà Nội) Thải 1.123 tấn/năm chưa

được xử lý. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, da giầy Phú Yên, may Thượng Hiệp…

tạo ra chất thải rắn như vải, da vụn, cao su… là loại khó phân hủy thường xử lý

bằng phương pháp đốt.

Nhìn chung do chưa có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ đầu, đến nay

hầu hết các làng nghề đã bị ô nhiễm môi trường ở mức báo động đã ảnh hưởng

đến đời sống của nhân dân ở các làng nghề như các bệnh tiêu hóa và mắt chiếm

37%, bệnh hô hấp 20%, bệnh ngoài da 31% và các bệnh khác như các bệnh tai,

mũi họng, thần kinh...

Trong những năm qua các Sở, ban, ngành, địa phương đã có các giải pháp đầu tư giúp đỡ khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề như: xử lý nước thải quy mô hộ gia đình, tiết kiệm nguyên vật liệu xăng dầu, tra dầu cho máy móc để giảm tiếng ồn, xây dựng một số dự án sử lý nước thải. Một số tổ chức đã đầu tư kinh phí xây dựng xử lý nước thải như tổ chức EAST năm 2008 đã xây dựng một trạm xử lý nước thải thí điểm tại làng nghề Kiêu Kỵ 500 triệu đồng. Xây dựng các cụm sản xuất TTCN ở ngoài cụm dân cư. Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường nước, không khí, tiếng ồn trong và sau khi sản xuất.

3.2.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng Nhằm mục đích khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà

Nội, nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao,

an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới Thành

phố đã đề ra đến năm 2015. Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số

16/2012/QĐ-UBND ngày 6/07/2012 quy định thí điểm một số chính sách

khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn

Page 104: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

95

Thành phố giai đoạn 2012 - 2016. Nội dung và phương thức hỗ trợ, hỗ trợ bằng

tiền mua vật tư, ngân sách hỗ trợ sau đầu tư 80% cấp bổ sung có mục tiêu cho

ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20%. Thực hiện quyết định

trên, trong năm qua Thành phố bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thị xã

khoảng 1.627,4 tỷ đồng, gồm: Vốn hỗ trợ trực tiếp cho 19 xã điểm 549 tỷ 349

triệu đồng; kinh phí hỗ trợ các xã dồn điền, đổi thửa, xây dựng đường giao thông

thôn, xóm và thủy lợi nội đồng (theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND), tổng vốn

phân bổ 2 đợt là 1.068,1 tỷ đồng; cấp lại nguồn thu đấu giá đất cho các xã điểm

là 95 tỷ đồng. Ngoài ra thực hiện Nghị quyết 26 -NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7

BCH Trung ương Đảng (khóa X); Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân

giai đoạn 2011 - 2015, trong 5 năm qua Thành phố đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư

nâng cấp hạ tầng kỹ thuật làng nghề, cụ thể: Hệ thống đường giao thông nông

thôn từ thành phố đến trung tâm các xã đều đã được cải tạo, nâng cấp. Theo Sở

giao thông vận tải Hà Nội, tổng chiều dài đường giao thông nông thôn ngoại

thành là 9.845,16km; trong đó có 6.101,71km đường liên thôn, liên xã được rải

nhựa, bê tông hóa chiếm 62%; một số huyện đường giao thông nông thôn được

bê tông cao chiếm 90% là Đan Phượng, Sóc Sơn, Thường Tín, Từ Liêm... một

số huyện đạt thấp là Thanh Oai 17,22%, Gia Lâm 32,48%... Giao thông nông

thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông nguyên liệu, hàng

hóa phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và khách du lịch đến tham quan các

làng nghề

100% các thôn và 100% số hộ đã có điện từ điện lưới quốc gia.

70-75% dân số đã được dùng nước sạch trong sinh hoạt với 18 nhà máy

nước và hàng nghìn giếng khoan.

Do nghề, làng nghề phát triển, thu ngân sách ngày càng tăng tạo điều kiện

cho các xã và làng nghề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật các thiết

chế văn hoá, công trình công cộng của làng, xã ngày càng khang trang. Đến nay

100% đường giao thông trong các làng nghề đã đổ bê tông xi măng, lát gạch...

Page 105: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

96

kiên cố hoá các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông, các

trạm xá. Hầu hết các xã có điểm bưu điện văn hoá xã, các bãi tập thể dục thể

thao, nhà văn hoá thôn nơi hội họp của nhân dân. Đời sống nhân dân ngày càng

được cải thiện.

Thông tin liên lạc đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển

của các làng nghề, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản

phẩm. Toàn thành phố đã đạt 26 máy điện thoại/100 dân. 100% số xã ngoại

thành đã có điện thoại. Các làng nghề phát triển 100% số hộ làng nghề có điện

thoại cố định như xã Vạn Phúc (Hà Đông), Bát Tràng (Gia Lâm), La Phù,

Dương Liễu (Hoài Đức), Chuyên Mỹ, Phú Túc (Phú Xuyên), Ninh Sở, Thắng

Lợi, Vạn Điểm, Quất Động (Thường Tín), Phùng Xá, Hữu Bằng (Thạch

Thất),… Một số làng nghề có truyền thống như làng nghề gốm sứ Bát Tràng,

làng nghề dệt lụa Vạn Phúc,… có hàng nghìn cơ sở và hộ sản xuất sử dụng

internet để giao dịch thương mại và quảng bá sản phẩm của làng nghề.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

3.3.1. Những kết quả đạt được - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, tích

cực: Trên cơ sở Nghị định 45/2012/QĐ-CP ngày 21/05/2012 của Chính phủ về

khuyến công; Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về

khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định 66/2006/NĐ-CP

ngày 7/07/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định 1697/QĐ-

UBND ngày 9/04/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt chương

trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình 02-CTr/TU

của Thành ủy và Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND của HĐND Thành phố,

UBND Thành phố đã ban hành và phê duyệt các đề án, kế hoạch xây dựng nông

thôn mới, xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 19 xã.

Các nhiệm vụ, giải pháp được triển khai đồng bộ như: Ban hành cơ chế,

chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, huy động các nguồn

Page 106: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

97

lực đầu tư hạ tầng nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa nội dung phát

triển công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ Thành phố đến

cơ sở, các tổ chức, doanh nghiệp tích cực vào cuộc, nhân dân đồng tình hưởng

ứng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Công tác xây dựng nông thôn mới

được tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ, tích cực và đã đi vào cuộc sống,

góp phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông

nghiệp, nông thôn và nông dân, về “chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là

một trong những kết quả nổi bật của Thành phố trong việc triển khai tổ chức

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Thành phố.

- Công tác lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch được quan tâm chỉ đạo.

Đã phê duyệt xong quy hoạch công nghiệp Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2030. Công tác lập và phê duyệt quy hoạch xã nông

thôn mới, vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, xây dựng đường giao thông nội

đồng, cải tạo đường làng ngõ xóm… được thực hiện trên diện rộng và đạt kết

quả tốt. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 12 triệu đồng/

người / năm (năm 2009) lên 21 triệu đồng/ người/ năm (năm 2012).

- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, bao gồm với lồng ghép chương

trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ chương trình mục tiêu của Thành phố, vốn

ngân sách hỗ trợ trực tiếp, vốn huy động các cơ quan, doanh nghiệp và đóng

góp tự nguyện của nhân dân cho phát triển công nghiệp nông thôn và xây

dựng nông thôn mới. Theo số liệu tổng hợp của Sở Công Thương Hà Nội,

kinh phí cho đầu tư khuyến công giai đoạn 2008 - 2012 là 65 tỷ 377 triệu

đồng; theo số liệu tổng hợp của Sở NN&PTNT Hà Nội, kinh phí đầu tư cho

nông thôn mới toàn Thành phố đến hết năm 2012 là 13.089 tỷ 534 triệu đồng;

trong đó: Ngân sách Thành phố là 4.450 tỷ 958 triệu đồng (chiếm 34%), ngân

sách huyện là 6.664 tỷ 751 triệu đồng (chiếm 51%), ngân sách xã là 318 tỷ

059 triệu đồng (chiếm 2,4%), nhân dân đóng góp 646 tỷ 600 triệu đồng

Page 107: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

98

(chiếm 4,9%), nguồn khác là 1.009 tỷ 167 triệu đồng (chiếm 7,7%), chưa tính

giá trị hàng nghìn m2 đất và hàng chục nghìn ngày công lao động mà nhân

dân đóng góp hiến tặng.

- Hệ thống chính sách về phát triển nghề và làng nghề càng được hoàn

thiện hơn, đã tạo điều kiện cho các Bộ, Ngành, Trung ương, Thành phố đến địa

phương chỉ đạo phát triển ngành nghề được tốt hơn. Các chính sách hỗ trợ nghề,

làng nghề (đường giao thông, điện, nước…) đã được các cấp và cơ sở quan tâm

đầu tư triển khai đồng bộ nên làng nghề được phát triển. Từ năm 2005 - 2010

tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Thành phố Hà Nội, các huyện, các doanh

nghiệp là 79 tỷ 556 triệu đồng; trong đó 41 tỷ 85 triệu đồng hỗ trợ từ khuyến

công Thành phố và khuyến công quốc gia được triển khai ở tất cả các chương

trình khuyến công.

- Chính sách khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đường làng, ngõ xóm,

xây dựng kênh mương nội đồng được triển khai tích cực, bước đầu đạt một số

kết quả. Hệ thống thủy lợi nội đồng cơ bản đạt, giao thông nội đồng tăng 34% so

với năm 2009. Bằng chính sách Nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua vật tư, người

dân tự bàn, tự làm, công tác vận động nhân dân đóng góp ngày công, hiến đất

làm đường làng, ngõ xóm đã trở thành ngày hội, số km đường làng, ngõ xóm

được cứng hóa tăng 13% so với năm 2009.

- Đời sống nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình

quân đầu người ở nông thôn ngày một tăng. Nông thôn cơ bản không có nhà dột

nát, tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo

giảm; tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh ngày càng một

tăng; tỷ lệ nhà xưởng đảm bảo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, tách

khỏi khu dân cư ngày càng tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh; công tác

y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ; chất lượng khám chữa bệnh

được nâng cao; đặc biệt là đời sống nông dân trong các làng nghề, cụm công

nghiệp vùng ven đô từng bước được cải thiện.

Page 108: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

99

3.3.2. Những hạn chế tồn tại

- Công tác triển khai Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của

Bộ, Ngành, Thành phố về công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới còn

chậm so với mục tiêu, kế hoạch đề ra. Công tác tuyên truyền chưa sâu, nhận thức

của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về công nghiệp nông thôn, xây

dựng nông thôn mới thiếu toàn diện; một số địa phương quá chú trọng đến việc

đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, chưa quan tâm triển khai sâu rộng phong trào

“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đào tạo phát triển nghề, phát

triển công nghiệp nông thôn, thực hiện quy ước, hương ước ở thôn làng. Việc

huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân và chính

quyền địa phương trong phát triển công nghiệp nông thôn chưa thật rõ nét.

- Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn còn thiếu, chưa đảm

bảo theo cơ cấu vốn dự kiến cho tổng nguồn vốn; vốn tín dụng, vốn huy động

đóng góp của người dân, doanh nghiệp thấp, chủ yếu vẫn từ ngân sách Nhà

nước. Việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế và khó khăn

do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp, hiệu quả dự án đầu tư… trong khi huy

động vốn và tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, các thành phần kinh tế

khác hạn chế. Một số hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp

hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Cơ chế chính sách và hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương còn

thiếu đồng bộ và chồng chéo giữa các ngành. Các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích

của Thành phố về tài chính thương mại, đổi mới công nghệ, đăng kí thương hiệu,

thu hút nhân tài còn chưa cụ thể. Nguồn nhân lực, trình độ cao cho các làng nghề

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguyên liệu cho sản xuất còn khó khăn,

các nghề truyền thống khan hiếm nguyên liệu (mây, tre, cỏ tế, gỗ...) trên 80% từ

các tỉnh bạn và nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt bằng sản xuất chật hẹp, di dời các

hộ, doanh nghiệp đến các cụm sản xuất TTCN rất khó khăn do thiếu vốn. Cơ sở

hạ tầng hầu hết ở các làng nghề lâu ngày chưa được nâng cấp, cải tạo nên đã hạn

chế đến phát triển nghề, làng nghề.

Page 109: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

100

- Hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, điện) một số nơi còn khó khăn,

nhất là vùng xa trung tâm. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây

dựng, đất đai khu vực nông thôn ở nhiều nơi còn yếu kém, vệ sinh môi trường

nông thôn ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là ở các làng

nghề, cụm công nghiệp.

- Đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm,

thuần nông, đặc biệt trong các làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp truyền thống

không ổn định, vẫn nhiều lao động thiếu việc làm, kinh tế rất khó khăn.

- Chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số địa phương chưa đáp ứng

được yêu cầu của nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

còn thấp, chưa đạt được kế hoạch đề ra.

- Tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo cao. Việc đào tạo và giải quyết việc làm cho

nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử

dụng đất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc truyền nghề, học

nghề truyền thống.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Địa bàn vùng ven đô thành phố Hà Nội sau hợp nhất, số đơn vị hành

chính cấp xã, số làng nghề, cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn rất lớn, với cơ

sở hạ tầng còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư rất

lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đặc biệt là quan tâm đầu tư phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và sự phát triển CNNT

tại các vùng không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân khu vực ven đô và nông thôn còn chênh lệch lớn so với khu

vực nội thành.

- Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn lạc hậu, việc tạo môi trường

thu hút các nhà đầu tư còn chậm; đặc biệt là chính sách thuế, tín dụng còn chưa

Page 110: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

101

phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của các địa phương, trọng tâm là phát triển

công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố.

- Tác động của giá cả, các yếu tố thị trường, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng

đến sản xuất công nghiệp nông thôn, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển

công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý cơ sở am hiểu

về lĩnh vực công nghiệp nông thôn nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm

vụ. Một bộ phận cán bộ trách nhiệm không cao; uy tín thấp, ảnh hưởng đến công

tác vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới và phát triển công nghiệp nông

thôn tại địa phương.

- Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý

nghĩa, phương châm, cách làm trong việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển

công nghiệp nông thôn, trong xây dựng nông thôn mới hiệu quả chưa cao, dẫn

tới một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn tư tưởng trây ì, ỷ

lại vào Nhà nước, chưa phát huy được nội lực của địa phương và huy động

nguồn lực tại chỗ cho việc phát triển công nghiệp nông thôn và xây dựng nông

thôn mới.

- Công tác dự báo còn yếu, chưa lường hết được diễn biến phức tạp của

tình hình và những khó khăn, thách thức nên xây dựng một số nhiệm vụ, mục

tiêu, giải pháp chưa phù hợp. Năng lực vận dụng, cụ thể hóa, nhất là một số mặt

còn hạn chế. Chưa tập trung đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết một số

vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp nông

thôn. Sự phối hợp nội bộ giữa các sở, ngành và giữa sở, ngành với các địa

phương trong một số lĩnh vực để phát triển công nghiệp nông thôn còn thiếu chặt

chẽ, đồng bộ. Một số thủ tục hành chính liên quan về đất, quy hoạch, thế chấp

vay vốn… vẫn là rào cản làm chậm tiến độ phát triển CNNT.

Page 111: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

102

Tiểu kết chương 3

Từ việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng tài chính đối với phát triển

công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội trong thời gian qua bước

đầu cho chúng ta thấy chỗ mạnh, chỗ yếu, chỗ hẫng hụt trong quá trình phát

triển của nó.

Về tiềm năng: Vùng ven đô thành phố Hà Nội là một trong những vùng

có số lượng làng nghề nhiều và mang tính nổi trội với nhiều làng nghề truyền

thống và nghệ nhân tài hoa. Trên cơ sở có nhiều ngành nghề truyền thống, các

địa phương đã mở rộng được xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn là một trong những

phương tiện quan trọng để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

nghiệp và đời sống hàng ngày của nông dân.

Các làng nghề truyền thống đã và đang làm thay đổi lĩnh vực công nghiệp

nông thôn và bộ mặt nông thôn. Một nông thôn mới văn minh đang được hình

thành từ sự phát triển của LNTT. Hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường,

trạm) của các địa phương được xây dựng khang trang, trong đó có sự đóng góp

không nhỏ của làng nghề truyền thống.

Chủ trương đổi mới và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm

cho làng nghề truyền thống trong vùng trở nên năng động. Đặc biệt là việc ban

hành các cơ chế chính sách về tài chính trong việc huy động và sử dụng nó để

phát triển công nghiệp nông thôn, hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề đã tạo điều

kiện cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả,

tích lũy nhanh, dần dần chiếm được thị trường trong nước và ngoài nước. Nhưng

sự phát triển đó còn mang tính tự phát trong điều kiện hết sức khó khăn. Các

LNTT chưa chọn được mô hình sản xuất kinh doanh thích hợp, chưa được đánh

giá và quan tâm đúng mức. Vì thế suốt mấy chục năm qua phát triển công

nghiệp nông thôn vẫn nằm trong tình trạng chung là:

Page 112: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

103

- Thị trường kém phát triển, kể cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

- Công nghệ lạc hậu, phần lớn các cơ sở sản xuất vẫn sử dụng công nghệ

máy móc truyền thống do doanh nghiệp Nhà nước và ở độ thị thải loại.

- Kết cấu hạ tầng kém phát triển, không đồng bộ, không thích hợp với

thiết bị và công nghệ hiện đại.

- Trình độ lao động thấp, thợ chỉ được kèm cặp trong một thời gian ngắn,

không có điều kiện đào tạo cơ bản.

- Nghèo vốn, dẫn đến công nghệ chắp vá không đồng bộ, mức đầu tư thấp.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương về vốn, đầu tư cơ sở

hạ tầng, vệ sinh môi trường… còn hạn chế.

Do đó, phát triển công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng và có tính

chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta cũng như vùng ven đô thành

phố Hà Nội. Vì vậy, cần phải có phương hướng và giải pháp tài chính thúc đẩy

phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội, quan trọng là

đánh giá được vai trò của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và Đất nước, vì mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

Page 113: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

104

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ

THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

4.1.1. Quan điểm chung về phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội

Nghị quyết 15/NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ 2001 - 2010 đã nêu rõ về nội dung phát triển kinh tế ngoại thành: “… Phát triển nông nghiệp và kinh tế

ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp,... phát triển các nghề, làng nghề truyền thống... gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp”.

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội cũng đã nêu rõ: “… Phát triển nông nghiệp và

kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề nông nghiệp du lịch sinh thái…”.

Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Ưu tiên phát triển

công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động góp phần chuyển dịch nhân cơ cấu lao động; phát triển công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động; có cơ chế chính sách mở rộng thị trường nội địa, đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu”.

Page 114: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

105

Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã khẳng định: “Tiếp tục triển khai phát

triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao.

kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch. Xây dựng các cụm

sản xuất TTCN để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng,

các khu dân cư”.

Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV khẳng định:

“Phấn đấu hoàn thành trước từ 1 - 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về

công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và “Củng cố

phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn, phát triển các làng nghề

truyền thống gắn với phát triển du lịch, xuất khẩu”.

Phát triển nghề, làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu

cầu và các nguyên tắc thị trường, trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi vùng,

mỗi địa phương là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới tính

hiệu quả, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của sản xuất trong làng nghề.

Với tinh thần đó, mỗi làng nghề, mỗi địa phương cần tập trung phát triển những

ngành nghề, những sản phẩm mà mình có thế mạnh.

Hiện đại hoá làng nghề truyền thống là từng bước đổi mới trang thiết

bị, lựa chọn, ứng dụng rộng rãi những công nghệ kĩ thuật tiến bộ, phù hợp vào

quy trình sản xuất, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ với công

nghệ truyền thống, để vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động và chất

lượng sản phẩm, vừa đảm bảo tính chất truyền thống và giá trị của các loại

sản phẩm đặc thù.

Cùng với những mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, việc đảm bảo môi

trường phải được coi là mục tiêu quan trọng của phát triển làng nghề. Nói cách

khác, quá trình phát triển nghề, làng nghề ở Hà Nội không thể tách rời vấn đề

môi trường, mà phải đặt nó trong sự phát triển tổng thể, coi đó là một yếu tố

Page 115: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

106

quan trọng của sự phát triển bền vững đối với nông thôn nói chung và làng nghề

nói riêng.

Phát triển nghề, làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, việc kết hợp giữa nhà nước và nhân dân là

phương thức tốt nhất để phát huy tốt các nguồn lực, tạo những động lực mạnh

mẽ cho sự phát triển hiệu quả và bền vững của làng nghề trên địa bàn thủ đô.

Trên tinh thần đó, xin được đưa ra một số quan điểm về phát triển công

nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội như sau:

Một là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

với trọng tâm là phát triển nghề, làng nghề Hà Nội, sản xuất tiểu thủ công, công

nghiệp nhỏ của Thành phố phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của thủ đô và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch phát triển

nghề, làng nghề trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và các quy

hoạch có liên quan nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng

CNH, HĐH, đồng thời gắn với sự phát triển làng nghề chung cả nước.

Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

phải trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng, với sự hỗ trợ của Nhà nước

và các tổ chức quốc tế. Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần mang ý nghĩa như

nguồn vốn “mồi”, còn lại chủ yếu huy động vốn trong dân và các thành phần

kinh tế khác, nguồn vốn viện trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế.

Ba là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

phải gắn với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ,

nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo

phương châm “ly nông bất ly hương”, phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bốn là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

phải gắn liền với khôi phục, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, trong

đó ưu tiên tập trung phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, có giá trị văn

Page 116: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

107

hóa, lịch sử, thu hút du lịch và đạt giá trị kinh tế cao, ổn định thị trường tiêu thụ

và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái.

Năm là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

phải gắn liền với phát triển du lịch, tạo thành các Tour du lịch hấp dẫn, thu hút

khách du lịch trong nước và quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và

dịch vụ của làng nghề.

Sáu là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

phải có định hướng, nghiên cứu và phát triển thêm các nghề, làng nghề mới

gắn với xây dựng nông thôn mới theo phương châm mỗi làng một sản phẩm

tiêu biểu.

Bảy là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

cần có chiến lược và nghiên cứu để không khuyến khích, hạn chế, thậm chí

cương quyết chấm dứt sự tồn tại, phát triển các nghề, làng nghề gây ô nhiễm môi

trường, hiệu quả kinh tế - xã hội đạt thấp.

Tám là, phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội

cần gắn với việc bảo tồn, duy trì phát triển các phố nghề truyền thống thuộc 36

phố cổ, theo hướng thương mại hoặc chuyên doanh, liên kết với các làng nghề

truyền thống nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống và thu

hút khách du lịch; không phát triển nghề trong các khu đô thị mới.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội

Mục tiêu chung

Phát triển nghề công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội mà trọng tâm

là phát triển làng nghề và làng có nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm bảo

tồn các giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá của làng xã; chú trọng phát

triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Hà Nội, có giá trị kinh tế cao

như: gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, dệt lụa, hàng mỹ

nghệ… gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền

thống; Đồng thời phát triển các làng có nghề mới nhằm chuyển dịch mạnh cơ

Page 117: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

108

cấu kinh tế, cơ cấu lao động giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là

lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất do quá trình đô thị hoá.

Rà soát phân loại các nghề, làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển

nghề khác để giải quyết vấn đề trước trước mắt, lâu dài nhằm bảo đảm yêu cầu

phát triển nghề, làng nghề một cách bền vững.

Mục tiêu cụ thể

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực xung quanh Thành phố Hà Nội

theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông

nghiệp trong GDP Thành phố. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp

nhỏ của các cụm Tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ, của làng nghề chú

trọng sản xuất theo hướng tinh xảo, độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của

thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

- Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ

thuật cao ở khu vực nông thôn. Mở rộng với các hình thức đào tạo, theo phương

thức truyền nghề, cấy nghề tại chỗ và đào tạo tập trung; mô hình đào tạo dựa trên

cơ sở kết hợp giữa doanh nghiệp, hộ gia đình với các trường, các trung tâm, các

cơ sở đào tạo nghề. Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động ở

làng nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức

kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề.

- Duy trì và phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống đang có

thị trường tiềm năng, gắn với khôi phục nét văn hoá truyền thống của làng nghề,

bên cạnh việc duy trì và phát triển các phố nghề truyền thống khu vực nội thành;

các nghề, làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có cảnh quan và vị trí

thích hợp liên kết với các tuyến du lịch theo quy hoạch của cả nước và của

Thành phố Hà Nội để xây dựng và phát triển các vùng du lịch, văn hoá và sinh

thái kết hợp với làng nghề.

- Tiến hành rà soát, phân loại các làng nghề về ô nhiễm môi trường trên

địa bàn có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm về môi trường

trong phát triển nghề, làng nghề.

Page 118: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

109

- Xây dựng chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm hạn chế

tối thiểu tác động của sản xuất làng nghề đến môi trường. Từng bước khắc phục

các làng nghề ô nhiễm trầm trọng, cải thiện môi trường sống cho nhân dân.

4.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội Về thị trường

Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và thị

trường nước ngoài thông qua hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm trên các

phương tiện thông tin (đài, báo, internet...), triển lãm, hội chợ trong nước và

quốc tế, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường như các

thông tin chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả hàng hoá; Quan tâm, đẩy

mạnh công tác thiết kế, sáng tác mẫu mã đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách

hàng, chú trọng đến những thị trường tiềm năng. Tăng cường sự hỗ trợ có hiệu

quả của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng mối liên kết

hữu cơ giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất

của làng nghề với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, với các tổ chức xúc tiến

thương mại, tạo nên hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Về vốn

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, từ các nguồn tự có

trong dân, vay ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa

phương, từ các tổ chức khác v.v..

Về nguồn nguyên liệu

Liên doanh, liên kết với một số tỉnh bạn để nhận cung cấp nguyên liệu thô

và nguyên liệu sơ chế cung cấp cho các làng nghề. Xác định để hình thành các

vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và

chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu

để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Hình thành các tổng

đại lý, chợ đầu mối cung cấp ổn định nguyên liệu cho làng nghề, đồng thời quản

lý được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tạo được nhiều việc làm cho lao động.

Page 119: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

110

Về kỹ thuật, công nghệ

Với những ngành nghề có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm phục

vụ công nghiệp phụ trợ, cần được khuyến khích đầu tư thiết bị công nghệ tiên

tiến, xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp để tăng cường nghiên cứu ứng dụng, đổi

mới công nghệ sản xuất của làng nghề, nhằm nâng cao chất lượng, số lượng sản

phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; Với các sản phẩm của ngành nghề truyền

thống, cần áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm nhẹ sức lao động trong những

công đoạn không ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của sản phẩm.

Về sử dụng lao động và đào tạo lao động

Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, hạn chế di dân tự do; tạo thêm việc

làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tăng cường công tác giới thiệu

việc làm tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, (khu vực nông thôn) để

cung cấp các thông tin về việc làm cho người lao động, giúp người lao động tìm

việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình. Đa dạng hoá

các hình thức dạy nghề như truyền nghề, cấy nghề theo nhiều cấp khác nhau,

trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành

nghề. Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh

doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; Định hướng

đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý

sản xuất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh doanh của

làng nghề.

Về phát triển cụm sản xuất TTCN

Xây dựng các cụm sản xuất TTCN trên cơ sở quy hoạch phát triển khu,

cụm công nghiệp của Thành phố, tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch

vụ làng nghề, nâng cao sự phân công và hợp tác sản xuất giữa các cơ sở sản xuất

với nhau, giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở dịch vụ, đồng thời có điều kiện

xử lý chất thải theo hướng tập trung, đồng bộ.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở sản xuất làng nghề hiện có trong

vùng nông thôn: Kiểm tra các cơ sở sản xuất và các làng nghề hiện đang nằm

Page 120: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

111

đan xen trong các làng xóm và điểm dân cư nông thôn để có biện pháp quản lý

chặt chẽ về môi trường và hạ tầng. Giữ gìn và phát triển các nghề thủ công

truyền thống, những làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải được

đưa vào cụm sản xuất TTCN tập trung. Phát triển giao thông kết nối giữa điểm

sản xuất với các tuyến đường chính, xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ tại chỗ

để phục vụ cho khách tham quan làng nghề và giới thiệu mua bán sản phẩm.

Về môi trường

Phát triển, mở rộng sản xuất các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh

thái và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống khu vực dân cư tại địa

phương có làng nghề. Từng bước xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề,

đồng thời nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong quá trình

phát triển sản xuất.

Về phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Các nghề thủ công của Hà Nội từ lâu đã trở thành một bộ phận không

tách rời với truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống đó không chỉ thể hiện

trên sản phẩm mà còn là cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, cách chế tác và

sử dụng công cụ lao động, các bí quyết nghề v.v.. Bản sắc truyền thống văn hóa

dân tộc thể hiện trên sản phẩm thông qua màu sắc, hoa văn, hình dáng sản

phẩm, góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thủ công. Vì

thế phát triển nghề thủ công không chỉ quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ

thuật mà còn phải quan tâm đến các yếu tố văn hóa, nghệ thuật của sản phẩm.

Ngoài ra phát triển nghề, làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng

các giá trị văn hoá truyền thống, các công trình văn hoá (như bảo tồn, tôn tạo

khu phố cổ, làng cổ, làng văn hoá…) và lưu giữ những dấu ấn lịch sử của nghề

(truyền thống nghề, tôn vinh tổ nghề…). Mặt khác đối với một số ngành nghề

truyền thống lâu đời đã, đang bị mai một, nếu không có điều kiện để phục hồi,

phát triển (do điều kiện hạn chế về công nghệ, nguyên liệu, thị trường không

còn nhu cầu…) cần phải nghiên cứu, xem xét cụ thể, nếu sản phẩm thực sự tiêu

Page 121: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

112

biểu có ý nghĩa truyền thống văn hóa lịch sử cần được hỗ trợ để lưu giữ lại

nghề ở quy mô nhỏ nhằm thu hút du lịch, phục vụ công tác bảo tồn và phát

triển du lịch.

Về phát triển làng nghề gắn với du lịch

Xây dựng kế hoạch khai thác triệt để khả năng tham gia của làng nghề vào

các tour du lịch thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, chế tác

sản phẩm tiêu biểu trong các làng nghề để tăng thêm sự hấp dẫn đối với du

khách góp phần quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho các làng nghề. Phát triển

làng nghề gắn với phát triển nông thôn mới.

Hình thành cụm du lịch văn hóa tâm linh, làng nghề Hà Đông - Quan Sơn

- Hương Sơn. Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái rừng và làng

nghề gắn với bảo vệ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử,

di sản văn hóa, cảnh quan sinh thái núi, sông, hồ, đầm, nông - lâm nghiệp… và

các khu khoa học nghệ thuật đặc sắc của Hà Nội. Phát triển du lịch đường thủy

trên các sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích.

Phát triển một số nghề, làng nghề thủ công trong việc hỗ trợ phát triển

công nghiệp phụ trợ như cơ khí, chế biến NSTP, gốm sứ…

Một số ngành nghề có quy mô phát triển lớn và có thị trường cần nâng

cấp thành doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tránh

tình trạng sản xuất manh mún, thủ công, gia đình…

Một số chỉ tiêu

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề của Thành

phố Hà Nội đạt 8,4%, đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9%

trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.

- Phấn đấu đến năm 2030 Thành phố có gần 1.500 làng có nghề chiếm

khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành thành phố.

- Làng nghề cần duy trì, bảo tồn và khôi phục 21 làng (giai đoạn 2011 -

2015: 10 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 11 làng).

Page 122: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

113

- Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 17 làng (giai đoạn 2011 - 2020:

10 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 7 làng).

- Làng nghề cần hạn chế phát triển hoặc chuyển hướng nghề mới, hoặc di

rời vào cụm sản xuất TTCN 14 làng (giai đoạn 2011 - 2015: 2 làng; giai đoạn

2016 - 2020: 6 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 6 làng).

- Làng nghề cần xử lý ô nhiễm môi trường 80 làng (giai đoạn 2011 -

2015: 30 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 30 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

- Làng nghề cần nâng cấp cơ sở hạ tầng 70 làng (giai đoạn 2011 - 2015:

25 làng; giai đoạn 2016 - 2020: 25 làng; giai đoạn 2021 - 2030: 20 làng).

- Trong thời kỳ quy hoạch, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn

đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 200.000

lao động.

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 25 - 30 triệu

đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng vào năm 2020, 50 - 60 triệu

đồng vào năm 2030.

Biểu đồ 4.1: GTSX làng nghề trong tổng GTSX công nghiệp thành phố

Page 123: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

114

Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân

Biểu đồ 4.3: Giá trị sản xuất làng nghề

Page 124: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

115

Biểu đồ 4.4: Quy hoạch phát triển làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2030

4.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ HÀ NỘI

4.2.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng

4.2.1.1. Cần cho phép Thành phố Hà Nội một cơ chế tài chính đặc thù để chủ động khai thác, huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng

Hiện nay, theo Điều 7 của Luật NSNN năm 2002 thì Thủ đô Hà Nội được

ban hành cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị

định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004, quy định về cơ chế tài chính - ngân

sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, gọi là

đặc thù nhưng cũng chỉ khác so với các thành phố và các tỉnh khác chỉ có 3 điểm,

đó là: i, Thành phố Hà Nội được thưởng và cấp lại toàn bộ số tăng thu NSTW trên

địa bàn Thành phố so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao; ii, Thủ đô

Hà Nội được huy động không quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản

của ngân sách Thành phố theo dự toán HĐND Thành phố quyết nghị hàng năm;

iii, Chính phủ ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ODA cho Thủ đô Hà Nội và Thành phố

Page 125: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

116

Hồ Chí Minh để đầu tư các chương trình, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng

kỹ thuật đô thị, môi trường và phúc lợi công cộng.

Từ những quy định trên cho thấy những hạn chế trong quy định của pháp

luật đến khả năng huy động vốn của Thành phố Hà Nội cho đầu tư phát triển.

Với quy định Thành phố được thưởng và cấp lại 100% số tăng thu NSTW

so với dự toán đã được giao, trong khi số giao của Thủ tướng hầu như đã tính

đúng và sát với khả năng của Thành phố, nên khả năng vượt thu là rất khó khăn.

Hiện nay Hà Nội (cũng như các địa phương khác) đề nghị xem xét lại một số

nguồn thu mà NSTW đang hưởng 100% cần phải phân chia cho các địa phương,

như: thu từ các đơn vị hạch toán toàn ngành (Hiện nay khái niệm đơn vị hạch

toán toàn ngành đã không còn phù hợp); thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu,...

Qua đó tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách Thành phố.

Đối với quy định Thủ đô Hà Nội chỉ được huy động không quá 100%

tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán

HĐND Thành phố quyết định hàng năm cũng đã bó chân bó tay Thành phố

trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, vì nhu cầu đầu tư của Thành phố

là rất lớn, khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu Thành phố, trái phiếu

đầu tư là rất lớn và hiện thực, khả năng trả nợ là rất lớn, vì vậy, để “cởi trói” cho

vấn đề này, không nên quy định về tỷ lệ phần trăm trong vay nợ của Chính

quyền Thành phố (cũng như các địa phương khác), mà thay vào đó cho phép

Thành phố huy động vốn không hạn chế, nhưng trong khả năng trả nợ của thành

phố, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của HĐND, UBND thành phố, đặc biệt

là trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hình sự đối với những cơ quan, các nhân

trong việc ra quyết định đầu tư, sử dụng vốn và trách nhiệm trả nợ khi đến hạn,

không thể để tình trạng không ai chịu trách nhiệm nên cứ đi vay vô tội vạ, đầu tư

tràn lan, thiếu hiệu quả, lãng phí và thất thoát vốn.

Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí sử dụng vốn ODA cho Thủ đô Hà Nội để

đầu tư các chương trình dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ký thuật đô thị, các khu

công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, môi trường và phúc lợi

Page 126: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

117

công cộng. Trong điều kiện vốn ODA ngày càng suy giảm có thể ưu tiên sử

dụng vốn trái phiếu chính phủ đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội để xứng đáng là

Thủ đô văn minh hiện đại, xứng tầm với Thủ đô của các nước phát triển.

4.2.1.2. Tăng cường khai thác các nguồn thu từ đất đai, các nguồn tài nguyên khác của Thủ đô phục vụ nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Đất đai là một thế mạnh hơn hẳn của vùng ven đô Thành phố Hà Nội, so

với các địa phương khác, vì vậy cần có cơ chế và giải pháp đúng đắn để khai

thác huy động nguồn thu từ loại tài nguyên đặc biệt này cho đầu tư phát triển nói

chung và phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói

riêng, thực tế cơ chế chính sách tài chính và đất đai hiện hành cho phép các địa

phương được sử dụng các nguồn thu từ đất trên địa bàn để đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng kinh tế xã hội. Thực tế yếu kém về cơ sở hạ tầng hiện nay và nhu cầu

phát triển về cơ sở hạ tầng trong tương lai gần của vùng ven Hà Nội đòi hỏi các

Quận, Huyện ven đô phải triệt để khai thác nguồn tài chính quý báu này. Cụ thể,

cần tạo điều kiện cho các Huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan

của Thành phố để đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là ở

các khu đô thị mới, thị trấn, thị tứ, khai thác có hiệu quả, tạo ra giá trị cao nhất

trên một đơn vị diện tích đất. Việc đấu giá quyền sử dụng các loại đất, đặc biệt là

ở các khu đô thị mới, các thị trấn, thị tứ sẽ là nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng tại các huyện vùng ven đô góp phần phát triển công nghiệp nông

thôn tại địa phương.

Dự kiến đến năm 2015, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất ở các khu

được phê duyệt (đô thị, du lịch, trang trại...) ở mỗi huyện cũng đạt được khoảng

trên một ngàn tỷ đồng (chưa tính tỷ lệ điều tiết của Thành phố). Dự kiến nhu cầu

vốn cần có để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện giai đoạn

2010 - 2015 khoảng cao hơn mức trên nhưng nếu được sử dụng 100% nguồn vốn

đấu giá quyền sử dụng đất thì về cơ bản sẽ đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội của các huyện. Vì vậy, nên chăng xem xét cho phép vùng ven

Page 127: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

118

đô Hà Nội được hưởng cơ chế đặc biệt không phải điều tiết nguồn thu từ đất mà

để lại 100% dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, rộng rãi hơn cơ chế chính

sách chuyển đổi đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục

đích sử dụng đất. Cơ chế tạo nguồn tài chính từ đất để tái đầu tư, chính sách giảm,

miễn thuế... để phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông

thôn, công nghiệp chế biến nông sản và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cũng

như để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong nông

nghiệp, nông thôn. Tiến hành giao đất, giao rừng, chuyển đổi ruộng đất để tạo

điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất hàng hoá.

Theo hướng trên, Hà Nội cần sớm nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực

hiện quy chế đấu thầu quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn đầu tư kết cấu

hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh tốc độ hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng hệ

thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn như nâng cấp mạng lưới đường giao thông liên

xã, liên huyện đấu nối vào các tuyến đường quốc gia, nâng cấp mở rộng hệ

thống lưới điện nông thôn, phát triển hệ thống giao thông công cộng đến từng

khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề, phát triển hệ thống cung cấp nước

sạch, hệ thống thoát nước, phát triển nhanh rộng khắp đáp ứng nhu cầu về dịch

vụ thông tin liên lạc và ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng đến từng xã

ngoại thành nhằm nâng cao trình độ dân trí, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn

để phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội.

4.2.1.3. Cần sớm ban hành quy chế khuyến khích đầu tư công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội để khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hộ gia đình đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Muốn phát triển lĩnh vực hay hoạt động nào đó đương nhiên phải có cơ

chế khuyến khích. Vì vậy, Thành phố phải có quy chế cụ thể để đảm bảo bảo hộ

cho các nhà đầu tư, quy định cụ thể về các ưu đãi, như: ưu đãi về thuế, ưu đãi về

tín dụng, ưu đãi về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động: giải

Page 128: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

119

phóng mặt bằng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xúc

tiến thương mại, hỗ trợ pháp lý, ưu đãi về hỗ trợ tổ chức hệ thống cung cấp

nguyên vật liệu, cung cấp máy móc thiết bị, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản

phẩm,... Với những quy định và cam kết rõ ràng, minh bạch, như vậy mới có thể

huy động được nguồn lực tài chính dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài, các

doanh nghiệp và các hộ gia đình trong nước, trong khu vực bỏ vốn đầu tư phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô.

4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng

Chính sách thuế là bộ phận khăng khít của chính sách tài chính và là

nguồn thu cơ bản nhất của ngân sách Nhà nước. Để khuyến khích và tạo điều

kiện cho việc phát triển công nghiệp nông thôn mà hiện nay trọng tâm là phát

triển các khu công nghiệp nhỏ, các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung,

các làng nghề truyền thống, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy vừa kích

thích sản xuất phát triển vừa là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước trong

phát triển kinh tế xã hội.

Các ưu đãi về thuế có hiệu lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội

nói chung và phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng rất lớn. Thời gian qua,

các ưu đãi về thuế đã được đặt ra và quy định trong các sắc thuế cụ thể. Tuy

nhiên, các chính sách ưu đãi về thuế lại được quy định chung trong phạm vi cả

nước, nên trong phạm vi Thành phố Hà Nội cần tìm cách sử dụng cho phù hợp

và hiệu quả những ưu đãi cho lĩnh vực công nghiệp nông thôn mà các chính sách

chung cho phép.

Theo đó, về chính sách thuế, Thành phố Hà Nội cần tiến hành những nội

dung chủ yếu sau đây để thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn:

- Đối với những ưu đãi chung: Bên cạnh những ưu đãi được quy định

trong các sắc thuế, Luật Khuyến khích đầu tư cũng quy định phạm vi ưu đãi cho

các đối tượng đầu tư liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn nói chung, phát

Page 129: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

120

triển công nghiệp nông thôn nói riêng là rất rộng. Trong đó: 7 lĩnh vực ngành

nghề được ưu đãi đầu tư thì có 2 lĩnh vực hoàn toàn liên quan đến nông nghiệp,

nông thôn, 5 lĩnh vực còn lại đều có những nội dung liên quan. Vì vậy, Thành

phố phải cụ thể hoá danh mục các hoạt động, lĩnh vực ưu tiên đầu tư để được

nhận ưu đãi. Trên cơ sở đó, tổ chức công khai, tuyên truyền rộng rãi cho các nhà

đầu tư trong và ngoài nước, cho người dân biết. Hiện nay nên thiết kế chương

trình và các dự án cụ thể mà Thành phố kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

nông thôn phù hợp chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố trong dài

hạn, trong đó chỉ rõ những ưu đãi về thuế và những ưu đãi đồng bộ khác, để thu

hút đầu tư. Các ban ngành của Thành phố cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu cải

tiến quy trình thủ tục xét duyệt, thi hành những ưu đãi về thuế, kiên quyết xóa bỏ

những nhũng nhiễu, phiền hà, từ phía các cá nhân, các cơ quan chức năng, làm

cho những ưu đãi dễ dàng được thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc, tạo

thuận tiện tối đa cho nhà đầu tư.

- Đối với ưu đãi đặc thù: Những ưu đãi đặc thù là những ưu đãi rất cao

được áp dụng cho những khu vực kinh tế đặc biệt. Hà nội là Thủ đô của cả nước,

đương nhiên phải có những quy chế đặc thù và hiện nay đã có cơ chế đặc thù về

quản lý tài chính - ngân sách, điều này đã được quy định trong Điều 75 của Luật

NSNN năm 2002 và Nghị định số 123/NĐ-CP. Nên chăng cần mở rộng tính đặc

thù của Thủ đô trong chính sách động viên tập trung vốn, ngoài những quy định

đã có. Chẳng hạn, cho phép Thủ đô ban hành một số loại thuế địa phương; Mở

rộng quyền hạn của chính quyền Thành phố trong việc tăng các ưu đãi về thuế

để khuyến khích đầu tư trên địa bàn Thủ đô, Mở rộng quyền ban hành các loại

phí và lệ phí,…

+ Bổ sung và điều chỉnh các chính sách thuế (đặc biệt chú trọng tiền thuê

đất, tiền sử dụng đất, phí sử dụng cơ sở hạ tầng) nhằm khuyến khích doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông thôn theo tinh thần

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Theo

tinh thần này, cần có những ưu đãi về thuế mạnh mẽ hơn, đối với những lĩnh vực

Page 130: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

121

mà từ thực tế Thành phố Hà Nội cho thấy những ưu đãi hiện hành chưa đủ sức

thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư, cụ thể là:

+ Miễn hoàn toàn thuế thu nhập, thuế tài nguyên, tiền thuế đất (hoặc tiền

sử dụng đất) đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào

các vùng nông thôn khó khăn (danh mục B và danh mục C);

+ Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên nhiều

hơn nữa, ngành nghề mới đi vào sản xuất trên từng địa bàn cần nên miễn hoàn

toàn thuế thu nhập danh nghiệp, thuế tài nguyên trong một số năm đầu. giảm

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vào

địa bàn nông thôn.

+ Nên áp dụng thuế suất ưu đãi về thuế giá trị gia tăng cho các cơ sở làng

nghề nông thôn, nhất là các ngành nghề truyền thống mới phục hồi. Áp dụng

thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp nhất đối với dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ

sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, để thúc đẩy phát triển các cơ sở chế biến

nông, lâm, thủy sản, để tiêu thụ nông sản cho nông dân. Nhà nước cần xem lại

thuế giá trị gia tăng cho các hộ, các doanh nghiệp trong làng nghề, trong các khu,

cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, vì các đơn vị này thường không có được

hóa đơn hợp lệ do mua nguyên liệu thu gom, mua lẻ, chi phí vận tải ngoài và

một số vật liệu phụ khác. Đồng thời nên có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập

doanh nghiệp nhỏ, vì điều kiện sản xuất còn khó khăn, công nghệ chắp vá nên

lợi nhuận thấp. Cần thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong thời gian đầu đối

với những cơ sở sản xuất mới thành lập, làng nghề mới khôi phục và phát triển

những sản phẩm mới đưa vào sản xuất và sản xuất chưa ổn định và đối với

những cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới. Đối với các tổ chức này không

nên đánh thuế giá trị gia tăng do đổi mới công nghệ thiết bị thời gian trong vòng

2 - 3 năm đầu. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện được áp dụng

chế độ khoán thuế thì được ổn định mức thuế trong thời gian dài

+ Để khuyến khích các doanh nghiệp di chuyển đầu tư từ đô thị vào các

khu công nghiệp tập trung ở nông thôn, bên cạnh việc Thành phố cần có dành

Page 131: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

122

quỹ đất và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ, khu

sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, ngoài ưu đãi hiện hành, cần miễn tiền sử

dụng đất hoặc tiền thuê đất với thời hạn dài hơn, miễn toàn bộ phí sử dụng cơ sở

hạ tầng trong thời gian dự án đi vào sản xuất chưa có lãi ổn định.

- Nhà nước cần hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản hóa, đảm

bảo tính minh bạch và công khai tình hình thu nộp thuế, tăng tính rõ ràng, dễ

hiểu, dễ thực hiện của các sắc thuế; bảo đảm tính công bằng về nghĩa vụ thuế

giữa các chủ thể kinh doanh, đảm bảo sự ổn định của hệ thống thuế ít nhất từ 3 -

5 năm, ưu đãi thuế đối với phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là đối với

các làng nghề cũng cần phải có chọn lọc theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp mới

được thành lập, làng nghề mới được khôi phục, nghề mới vừa được phát triển,

sản xuất chưa được ổn định; khuyến khích đầu tư chiều sâu mở rộng quy mô

doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm.

Các cấp, các ngành của Thành phố cần tăng cường tuyên truyền giáo dục,

nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh

doanh và dân cư trong các làng nghề, khu tiểu thủ công nghiệp; tích cực giúp đỡ

và thúc đẩy các doanh nghiệp trong các làng nghề thực hiện chế độ sổ sách kế

toán làm cơ sở để thực hiện tính khách quan công bằng; tiếp cận cách thức quản

lý thuế hiện đại dựa trên công nghệ thông tin, bao gồm từ khâu kế toán đến việc

xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính doanh nghiệp. Đồng thời cần xử lý nghiêm

túc những vi phạm về thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cán bộ

thuế. Cần có biện pháp thu thuế hợp lý đối với các làng nghề để tránh đánh thuế

trùng lặp.

- Xóa bỏ các khoản phí và các khoản thu ngoài quy định.

4.2.3. Tăng chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven Thành phố Hà Nội

Hiện nay đối với Thành phố Hà Nội và các địa phương khác, vốn NSNN

có vai trò quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nếu

thiếu nguồn vốn này khó có thể đạt được các mục tiêu trong phát triển kinh tế xã

Page 132: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

123

hội của Thủ đô. Để phát triển nông nghiệp nông thôn vùng ven, Thủ đô cũng cần

phải sử dụng nguồn vốn từ ngân sách rất lớn để đầu tư cho các hoạt động khác

nhau trong lĩnh vực này, các vấn đề cần sử lý khi sử dụng vốn ngân sách nhà

nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn của Thành phố Hà Nội phải tập trung

vào các nội dung chủ yếu sau:

4.2.3.1. Tăng chi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cho các quận, huyện của Thành phố

Như đã biết, kết cấu hạ tầng cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

quá trình phát triển kinh tế xã hội, nếu thiếu nó hoặc phát triển kém, không đồng

bộ thì chẳng làm được gì, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chỉ nằm trên giấy

mà thôi! Kết cấu hạ tầng cũng phải đi trước để khuyến khích đầu tư. Thành phố

cần tập trung chi vốn ngân sách cho các hoạt động chủ yếu là:

- Tập trung vốn cho phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại đáp

ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm

hàng hóa của các doanh nghiệp, các làng nghề. Việc xây dựng hệ thống giao

thông có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng vốn từ ngân sách

vẫn là quan trọng nhất, mang tính chất quyết định. Các tuyến quốc lộ, những trục

đường lớn liên tỉnh, liên huyện, liên xã đương nhiên phải sử dụng vốn NSNN,

các trục giao thông nông thôn có thể áp dụng phương thức nhà nước và nhân dân

cùng làm, nhưng vốn NSNN vẫn mang tính chất quyết định, Thành phố cũng

cần có hình thức cụ thể để huy động sự đóng góp của nhân dân để phát triển

mạng lưới giao thông nông thôn phục vụ dân sinh và phát triển công nghiệp

nông thôn.

- Thành phố dành vốn thỏa đáng để quy hoạch và đầu tư xây dựng các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp để thu hút

đầu tư. Quy hoạch thì đã có, một số khu công nghiệp đã được xây dựng, nhưng

vấn đề mặt bằng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, sản xuất tiểu thủ công

nghiệp của các làng nghề hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải, vì vậy, Thành phố

cần phải chủ động rà soát lại quy hoạch, thu hồi các dự án không đủ năng lực tài

Page 133: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

124

chính triển khai mà chỉ dùng dằng để chiếm đất, lấy đó làm quỹ đất để xây dựng

các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất

cho các nhà đầu tư chân chính và cho các làng nghề. Bên cạnh đó, thành phố có

thể sử dụng vốn ngân sách để xây dựng các khu công nghiệp, hoặc hỗ trợ vốn

cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước làm các công việc này. Có như vậy mới

tạo ra được cơ sở hạ tầng đồng bộ, khang trang, hấp dẫn để vẫy gọi đầu tư vào

sản xuất công nghiệp.

- Thực tế cho thấy rằng, nếu không có điện, hoặc thiếu điện, điện không

an toàn thì cũng không thể phát triển sản xuất công nghiệp, vì vậy thành phố

phải tập trung vốn NSNN để phát triển mạng điện đáp ứng nhu cầu của sản xuất

và tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống điện ở khu vực nông thôn đã xuống cấp, quá tải

và chắp vá, do đó thành phố cũng phải dành vốn thỏa đáng để cải tạo hệ thống

này, nếu muốn phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn và các

ngành tiểu thủ công nghiệp nói riêng.

- Cần phải đầu tư vốn thỏa đáng cho chiến lược phát triển các vùng sản

xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, tạo ra những nông sản chất lượng cao đáp

ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hà nội được thiên nhiên

ưu đãi cho rất nhiều các lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý, có rất nhiều

các loại đặc sản nổi tiếng, có thể tiến hành sản xuất tập trung thâm canh với quy

mô lớn, tuy nhiên cũng cần phải có sự đỡ đầu của trung ương, của thành phố về

nguồn vốn đầu tư, nếu không tiềm năng mãi vẫn chỉ là tiềm năng. Có đầu tư từ

ngân sách thì mới tạo được các vùng này, qua đó tạo ra vùng nguyên liệu lớn, ổn

định để thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, và rồi lại thúc

đẩy sản xuất nông nghiệp lớn phát triển.

- Cùng với khu công nghiệp, hệ thống điện, phát triển vùng sản xuất tập

trung, Hà nội cũng cần đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, y tế, bưu

chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, các công trình văn hóa,… để đáp ứng

nhu cầu của sản xuất công nghiệp, nhu cầu của người lao động trên địa bàn.

Page 134: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

125

4.2.3.2. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển công nghiệp Thành phố phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn và nông thôn vùng ven đô

Trong những năm qua để thúc đấy quá trình phát triển kinh tế xã hội nói

chung và phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng Thành phố Hà Nội đã tăng

cường đầu tư từ ngân sách cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu

khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó thành phố đặc

biệt quan tâm đến phát triển kinh tế nông thôn của các huyện ngoại thành. Nhiều

cơ chế, chính sách mới ra đời nhằm hỗ trợ khôi phục phát triển các nghề và làng

nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó thành phố

đã quan tâm hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào

sản xuất. Tuy nhiên, đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào

phát triển kinh tế nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng chưa

đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy, để phát huy hiệu quả vốn đầu tư vào ứng dụng

các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quá trình phát triển vùng ven đô và công

nghiệp nông thôn, thành phố cần quan tâm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Vốn ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học

và công nghệ cần tập trung vào các ngành kinh tế, các sản phẩm chủ lực của

thành phố và của các huyện ngoại thành. Đó là những sản phẩm mà Thành phố

Hà Nội đã có tiếng và có thị trường tiêu thụ (nhất là các sản phẩm của các làng

nghề truyền thống và nông sản của các vùng sản xuất nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến nông, thủy sản).

- Đối với từng sản phẩm cần xây dựng đề án nghiên cứu và ứng dụng các

tiến bộ khoa học công nghệ một cách đồng bộ. Trong đó xác định rõ công nghệ

nào Thành phố phải đầu tư nghiên cứu, công nghệ nào phải nhập khẩu hoặc

chuyển giao từ các viện nghiên cứu, các trung tâm hay các doanh nghiệp khoa

học và công nghệ.

- Đầu tư hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ cần gắn với nhu cầu sản xuất thực tế của các doanh nghiệp, các làng nghề, gắn

Page 135: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

126

với mô hình liên kết từ sản xuất của các làng nghề, các hộ nông dân với các doanh nghiệp (công ty) chế biến hay các công ty kinh doanh nông, thủy sản. Các doanh nghiệp (công ty) chế biến hay kinh doanh nông, thủy sản vừa là người đặt hàng cho các tổ chức khoa học và công nghệ, vừa giúp các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Đồng thời các doanh nghiệp chế biến hay kinh doanh nông, thủy sản còn có thể đứng ra bảo lãnh cho các cơ sở sản xuất vay vốn đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ và làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Mô hình liên kết này sẽ ràng buộc các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và đảm bảo chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ đến tận tay người sản xuất (nông dân), không phải qua trung gian

4.2.3.3. Ngân sách Thành phố cần ưu tiên đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề phục vụ cho quá trình phát triển nông thôn mới và phát triển công nghiệp nông thôn ở vùng ven đô

- Ưu tiên đầu tư tài chính cho phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

- Cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục khu vực nông thôn, đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn các huyện; có cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá phát triển các trung tâm rèn luyện kỹ năng và dạy nghề đa dạng đảm bảo chất lượng như: Nghề cơ khí, lắp ráp, sửa chữa điện - điện tử, chế biến nông- thuỷ sản... để phục vụ kịp thời nguồn lao động có chất lượng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.

- Tăng cường kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Thành phố cho các đề án đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn vào làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn thông qua các chương trình, đề án khuyến công hàng năm do Sở Công thương và tổ chức thực hiện.

- Tăng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Thành phố cho các đề án khuyến công để bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức quản trị doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế cho các chủ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn.

Page 136: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

127

- Các Quận, huyện, xã cần điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cụ thể

(cần những nghề gì, số lượng bao nhiêu và yêu cầu về trình độ đào tạo). Vấn đề

này phải giao cho các thôn, xã điều tra cụ thể và phải căn cứ vào nhu cầu của

người học từ đó xá định phương án, kế hoạch đào tạo cho phù hợp, trên cơ sở đó

xác định nguồn kinh phí ngân sách thành phố hỗ trợ đào tạo

- Cần có kế hoạch đầu tư hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nghề thuộc Thành

phố và các, Quận, Huyện quản lý. Cần xác định rõ danh mục trang thiết bị cần

đầu tư cho từng cơ sở đào tạo trong từng địa bàn. Muốn vậy từng trường, từng

trung tâm phải có dự án đầu tư hiện đại hóa cơ sở đào tạo theo yêu cầu và mục

tiêu đào tạo nghề mà Thành phố giao giao hàng năm.

- Để có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống các trường, các trung tâm, cơ

sở dạy nghề, cần đánh giá lại một cách khách quan, chính xác hiện trạng của các

cơ sở đào tạo nghề trong Thành phố (bao gồm các trường thuộc Thành phố,

Quận, Hhuyện quản lý, các trường thuộc các bộ ngành và các trường tư thục),

trong đó đặc biệt là các trường của Thành phố và của các quận, huyện quản lý.

Qua đánh giá sẽ giúp Thành phố có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp

hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực phục vụ qúa trình phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp trên địa

bàn thành phố.

- Đầu tư hiện đại hóa các cơ sở đào tạo cần chú trọng các điều kiện cho

người học nâng cao khả năng thực hành nghề (học đi đôi với hành) và nâng

cao trình độ giáo viên cũng như các tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của

học viên.

- Cần có sự kết hợp các cơ sở đào tạo nghề của thành phố với các cơ sở

đào tạo nghề của các khu công nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo nghề của các

bộ ngành đóng trên địa bàn trong đào tạo nghề cho từng địa bàn nông thôn cụ thể

(từng thôn, xã, từng làng nghề, từng khu, cụm công nghiệp). Đây là thể hiện

phương thức kết hợp cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng lao động (mô hình kết hợp

nhà trường - doanh nghiệp). Theo phương thức này các cơ sở sử dụng lao động

Page 137: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

128

phải đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề về các ngành nghề cần đào tạo, đồng

thời các cơ sở sử dụng lao động sẽ là nơi giúp người học có điều kiện thực tập

nâng cao trình độ tay nghề.

- Do tính đặc thù của kinh tế nông thôn cũng như lao động sinh sống ở

địa bàn nông thôn nên hình thức đào tạo phải hết sức đa dạng và linh hoạt. Có

những ngành nghề phải được đào tạo qua trường lớp tập trung, nhưng cũng có

ngành ngành nghề chỉ cần đào tạo tại chỗ (có thể đào tạo tại các trang trại, các

làng nghề). Về nguyên tắc người học sau khi học xong họ phải có khả năng

chuyển sang các nghề khác để sinh sống hoặc xin vào làm việc ở các khu công

nghiệp, đô thị.

- Bên cạnh nguồn vốn từ NSNN, Để các cơ sở đào tạo nghề có nguồn lực

tài chính dồi dào đầu tư cho mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, thành phố

cần có cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề. Qũy hỗ trợ đào tạo nghề bao

gồm nguồn trích từ ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện và đóng góp

của các doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp và sự đóng góp của người dân.

Qũy hỗ trợ đào tạo nghề được sử dụng để đầu tư hiện đại hóa các cơ sở đào tạo

nghề, đào tạo giáo viên, mua sắm các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và hỗ

trợ người học.

- Đối với các hộ gia đình nông dân nhà nước thu hồi đất cần có những

chính sách hỗ trợ cụ thể để họ có điều kiện chuyển sang nghề mới phù hợp với

khả năng của họ và gia đình họ. Chính sách hỗ trợ học nghề phải phù hợp với ý

nguyện của người dân. Cần tránh quan niệm cho rằng chỉ cần đền bù thỏa đáng

cho những hộ bị thu hồi đất là được, còn sử dụng tiền đền bù như thế nào là do

họ quyết định. Trong thực tế nhiều người khi nhà nước đền bù cho họ một

khoản tiền lớn nhưng nhiều người không biết sử dụng khoản tiền đó như thế

nào để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bản thân và gia đình. Hậu quả nhiều gia

đình sau khi sử dụng tiền đền bù vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia

đình, không còn tiền để đầu tư sản xuất lâu dài và trở thành những người thất

nghiệp. Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế linh hoạt trong chi trả tiền đền bù cho dân

Page 138: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

129

khi nhà nước thu hồi đất. Tùy thuộc vào ý nguyện của người dân mà tỉnh có thể

áp dụng cơ chế đền bù một phần bằng tiền, còn một phần để lại để đào tạo nghề

cho họ và giúp họ có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp. Cần tôn trọng quyền tự

quyết của nông dân trong việc lựa chọn hình thức hỗ trợ. Tất cả các dự án có

thu hồi đất nông nghiệp đều phải có phương án giải quyết việc làm cho nông

dân mất đất.

- Cùng với việc quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thành phố

cũng cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp quận, huyện xã về quản lý

kinh tế để họ có năng lực quản lý và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà

nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, về công nghiệp nông thôn

theo hướng CNH, HĐH.

- Tình trạng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã ở các vùng nông thôn nước ta

nói chung và Hà Nội nói riêng yếu kém cả về trình độ năng lực quản lý và năng

lực triển khai việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển

kinh tế theo cơ chế thị trường cũng như việc xây dựng nông thôn mới đang là trở

ngại lớn đối với quá trình phát triển nông thôn mới. Tình trạng chuyển dịch cơ

cấu kinh tế tự phát theo phong trào và nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông

dân chưa được thực thi đầy đủ gây thiệt hại cho sản xuất của nông dân và vốn

đầu tư của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay.

Vì vậy, nếu thành phố không có đề án hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ cấp quận,

huyện, xã thì việc phát triển nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH sẽ gặp nhiều

khó khăn và sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp ở nông thôn.

4.2.3.4. Thành phố cần có chủ trương và biện pháp hỗ trợ kinh phí và mặt bằng để sớm triển khai và hoàn thành việc xây dựng các trung tâm thương mại vùng, các cụm đô thị, các điểm dân cư phục vụ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng phát triển các

khu vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, nhà hàng hỗ trợ cho quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Page 139: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

130

4.2.3.5. Sử dụng vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình vùng ven đô

Lực lượng tạo ra sản phẩm của các cùng ven đô là các doanh nghiệp nhỏ,

thường là các doanh nghiệp kinh doanh và các hộ gia đình. Chính các đơn vị

kinh tế nhỏ bé này quyết định sự phát triển của các vùng ven đô nhưng họ lại có

rất nhiều hạn chế về việc hợp tác kinh doanh, tìm đối tác, tìm thị trường, thông

tin về sản phẩm, về thị trường... do đó, cần có hỗ trợ nhiều mặt trong đó có hỗ

trợ về tài chính để khắc phục các hạn chế này, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp và phát triển những ngành, sản phẩm

mới, trên cơ sở cải thiện lành mạnh hoá và bình đẳng hoá môi trường kinh

doanh chung, tạo ra sự thống nhất, hỗ trợ, nương tựa nhau về lợi ích, tin tưởng

hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau giữa các thành phần và loại hình

doanh nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện những chương trình mục tiêu cụ thể về đào tạo

giám đốc, cán bộ quản lý và nhân viên cho doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã và

cả hộ gia đình có nhu cầu.

- Hỗ trợ trong việc tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ thành lập văn

phòng môi giới, dịch vụ thương mại- đầu tư, hình thành các đầu mối hoạt động

marketing ở các tỉnh, cả nước ta là khu vực thị trường tiềm năng, tạo thuận lợi

cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu nhu cầu thị trường.

- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá hợp tác xã về các vấn

đề; tổ chức hạch toán kế toán, tư vấn về kinh tế- kỹ thuật, mở rộng thị trường, tổ

chức phân phối, cung cấp thông tin và đào tạo... đặc biệt, cần quan tâm phát triển

mạng lưới tư vấn tổng hợp và chuyên đề để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã

cải thiện công tác tiếp thị, lựa chọn phương án sản phẩm và các hoạt động tổ

chức sản xuất tối ưu.

- Đầu tư xây dựng mạng lưới nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược

của Hà Nội ban đầu cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã những

Page 140: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

131

dịch vụ tư vấn và thông tin cần thiết để họ mạnh dạn triển khai hoạt động; sau

một thời gian ổn định hoạt động này, sẽ chuyển sang cơ chế thu phí một phần

cho các dịch vụ nói trên.

- Đầu tư hình thành và phát triển bộ phận xúc tiến thương mại và mở rộng

thị trường của thành phố do mộ Sở chức năng thích hợp chủ trì, có mối liên hệ

chặt chẽ với các ngành trong Thành phố, các Bộ, các cơ quan hữu quan, các sứ

quán, thương vụ và các tổ chức quốc tế...đồng thời, bộ phận này định kỳ (1 tuần,

10 ngày) cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, trang trại... về

những động thái thị trường sản phẩm và xu hướng chung trong và ngoài nước,

ưu tiên những thông tin liên quan đến những sản phẩm chủ yếu của thành phố.

Có phương thức hỗ trợ tài chính ban đầu thích hợp cho các doanh nghiệp mở các

chi nhánh, đại diện ở nước ngoài để khai thác thị trường mới.

- Hỗ trợ kinh phí và phương tiện để lập trang Website và tổ chức giới

thiệu, vận động đầu tư và xúc tiến thương mại cho các huyện ven đô trên Interne,

cũng như trong các hoạt động cho mục tiêu này trong nước và nước ngoài.

Thành phố hỗ trợ kinh phí cho huyện để đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu

của doanh nghiệp nước ngoài.

4.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn vùng ven đô phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng phục vụ quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thái Bình theo hướng CNH, HĐH, cần quan tâm

giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

4.2.4.1. Định hướng sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng để đầu tư tập trung, có trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp nông thôn

Trong thời gian qua, qua hoạt động tín dụng phục vụ quá trình xây dựng

và phát triển kinh tế nông thôn vùng ngoại thành và công nghiệp nông thôn vùng

ven đô Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế CNH, HĐH. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt

Page 141: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

132

động đầu tư tín phục vụ quá trình phát triển nông thôn vùng ven đô, cần quan

tâm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

- Trên cơ sở định hướng và quy hoạch phát triển các vùng và các ngành

trong của thành phố, cần xây dựng các dự án đầu tư tín dụng cho từng vùng và

từng ngành cụ thể. Do có nhiều ngành và ở nhiều vùng khác nhau nên cần xác

định những ngành trọng điểm, mũi nhọn được ưu tiên đầu tư trước. Để tạo ra sự

đột phá trong phát triển công nghiệp nông thôn trong những năm tới, Hà nội cần

ưu tiên đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề,

các làng nghề truyền thống. Trong từng vùng cần tập trung đầu tư cho những

ngành mà ở đó có lợi thế sản xuất và sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có tác

động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế ngoại thành và phát triển công nghiệp

nông thôn.

- Đối với các cụm công nghiệp làng nghề và các làng nghề cần lựa chọn

những sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng giải quyết việc làm tại

chỗ. Đầu tư tín dụng cần hướng tới hiện đại hóa các cơ sở sản xuất làng nghề, như

cho vay đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu nguyên liệu. Đối với hệ

thống kết cấu hạ tầng ngoài những khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ

chức tín dụng cần đảm vốn cho các doanh nghiệp có liên quan đầu tư xây dựng và

hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các cơ sở công nghiệp làng nghề.

4.2.4.2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong phối hợp huy động vốn từ các hình thức tín dụng để phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn

- Trên cơ sở các dự án phát triển các ngành chủ lực ở các vùng đã quy

hoạch cần xá định rõ dự án nào được sử dụng vốn tín dụng nhà nước, từ vốn trái

phiếu chính phủ, dự án nào sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu thành phố, dự án

nào phối hợp vốn tín dụng nhà nước, vốn vay của thành phố, vốn góp của các

nhà đầu tư,…

- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cần phối hợp chặt chẽ

với các sở, ban, ngành liên quan, như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Page 142: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

133

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố trong việc

tập huấn xây dựng phương án, dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, các hộ sản

xuất, cũng như cung cấp các thông tin về khoa học và công nghệ, về thị trường

tiêu thụ… Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn thuận lợi

và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cần liên kết với các tổ chức dịch vụ và chế biến,

tiêu thụ nông, thủy sản để xây dựng các dự án cho vay sát với nhu cầu thực tế.

- Thành phố cần có chủ trương và giải pháp để phát triển các quỹ tín dụng

nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận vây vốn một cách thuận lợi từ

các quỹ này để phát triển các nghề thủ công hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình.

4.2.4.3. Đảm bảo nhu cầu vốn vay đầu tư phát triển các ngành, các vùng trọng điểm với chính sách lãi suất hợp lý và hình thức cho vay phù hợp

- Về nguyên tắc các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay

hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị phần ở nông

thôn, các ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu để hiểu hơn về khách hàng

của mình ở khu vực này, cần có các hình thức cho vay phù hợp, có những ưu đãi về

lãi xuất hợp lý cho khách hàng là các doang nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh

trong các khu công nghiệp nhỏ, các làng nghề, sản xuất, chế biến nông sản tập.

- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển

cần tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng nông thôn tiếp cận nguồn vốn tín

dụng, giảm trở ngại cho các chủ thể có cơ hội tiếp cận yếu. trên cơ sở đó giải

quyết những khó khăn về vốn cho các đối tượng này.

- Về phương thức cho vay, cần đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng,

đặc biệt là nên mở rộng hình thức cho vay theo hạn mức. Hình thức này cho

phép người vay có thể nhanh chóng có được khoản vay có thời hạn vay từ ngắn

đến rất ngắn trong thời hạn sớm nhất và với thủ tục nhanh gọn nhất, do đó tránh

tình trạng phải vay nóng trên thị trường tín dụng phi chính quy. Qua đó góp phần

xoa bỏ các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hiện tượng vay nóng,

vay nặng lãi còn rất phổ biến ở nông thôn, lành mạnh hóa thị trường tài chính

nông thôn, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội nông thôn.

Page 143: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

134

4.2.4.4. Đổi mới hoạt động ngân hàng theo hướng tạo thuận lợi cho người vay vốn

- Đổi mới hoạt động của ngân hàng trước hết phải quan tâm đến vấn đề

cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các địa

bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hoá chi phí thời gian, công

sức và tạo sự thuận tiện, cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên… sao cho có thể

giảm đáng kể chi phí giao dịch. Đối với những cư dân nông thôn ở những vùng

mà các quan hệ thị trường có tính thương mại chưa thâm nhập sâu (vốn không

có kỹ năng giao tiếp, thương lượng, chỉ quen với những quan hệ thân tình)…việc

tạo ra một môi trường tâm lý giao tiếp thích hợp là vô cùng quan trọng.

- Cần tiến hành lồng ghép việc phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng

tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn vay và các nguồn tài trợ trong các hoạt

động khuyến công, khuyến nông ở vùng ven đô, để người dân hiểu biết hơn về

các hoạt động của ngân hàng, các quỹ tín dụng, chính sách ưu đãi của nhà nước

đối với nông dân và nông thôn. Trong thực tế rất nhiều hộ nông dân vẫn không

có những hiểu biết cần thiết về các hoạt động của ngân hàng, các tổ chức tín

dụng và của các cơ quan tài trợ, về thủ tục của các cơ quan này và rất ngần ngại

khi phải tiếp xúc với cơ quan này, từ đó khi cần vốn, họ cứ phải tiếp cận với

các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hình thức cho vay nặng lãi ở

nông thôn.

- Thành phố cần phải tăng cường tuyên truyền phổ biến công khai, minh

bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên hệ thống loa truyền

thanh của các phường, xã, thôn, xóm về các nguồn vốn được tài trợ, các nguồn

vốn có thể vay, đối tượng được vay và nhận tài trợ, quy trình thủ tục và tất cả các

vấn đề có liên quan.

- Cần khắc phục những bất cập trong hoạt động của NHTM, để tín dụng

ngân hàng không những đóng vai trò cung ứng nguồn tài chính, mà còn có tác

dụng thúc đẩy và định hướng quá trình phát triển công nghiệp nông thôn và kinh

tế vùng ven theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Page 144: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

135

- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoạt động tại nông

thôn cần chủ động trong tư vấn đầu tư, kích cầu đầu tư và qua đó mà kích cầu tín

dụng, vừa mở rộng thị trường, vừa thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Như

vậy, là các ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng và kích thích nhu cầu

tín dụng, không nên thụ động chờ đợi khách hàng có nhu cầu vay như trước đây.

Ngân hàng thương mại cũng cần chủ động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách

hàng, như tư vấn tài chính, lập dự án, hướng dẫn hạch toán…phù hợp với yêu

cầu nâng cao hiệu quả đầu tư của tín dụng ngân hàng.

4.2.4.5. Tăng cường giám sát hoạt động cho vay để tránh rủi ro cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho khách hàng

Cần có quy chế, quy trình để giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình cho vay

và tài trợ của các ngân hàng, đặc biệt là các dự án cho vay ưu đãi, hạn chế đến

mức thấp nhất những tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, trong sử dụng vốn của

khách hàng, cũng như những rủi ro từ phía những người sử dụng vốn

4.2.5. Thành phố cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Trước hết, cần tập trung cải thiện nhanh chóng và căn bản môi trường đầu

tư của thành phố nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nông

thôn từ tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tư nhân và nhà nước. Coi trọng

triển khai nhiệm vụ này trên các khía cạnh.

- Mở rộng tự do hoá đầu tư cho khu vực tư nhân tròn nước và nước ngoài,

thu hẹp độc quyền nhà nước, kiềm chế có hiệu quả độc quyền tư nhân.

- Xúc tiến cải cách hành chính trong quản lý đầu tư phát triển công nghiệp

nông thôn. Giảm thiểu và trừng phạt nghiêm khắc mọi thủ tục và hành vi gây

phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Ưu tiên bố trí cấp trưởng và nhân

sự theo tiêu chuẩn cao vào những vị trí đầu mối và nhạy cảm trong quản lý và hỗ

trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Page 145: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

136

- Tăng các ưu đãi tài chính và các chế độ, lợi ích khuyến khích đầu tư

trong khuôn khổ quy định của pháp luật chung và quy chế riêng của Hà Nội

được phép ban hành.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô của doanh nghiệp và nhân dân.

Tiếp đến, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội nói

chung, riêng vùng ven đô cần chú trọng đặc biệt đến việc nâng cao trình độ cán

bộ cấp Huyện, xã, cải cách hành chính và thủ tục tiến hành ở cấp Huyện, xã; tích

cực tuyên truyền giải thích vận động nhân dân những địa bàn cần di rời để xây

dựng cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng các cụm điểm công nghiệp để môi trường đầu

tư dược thông suốt, tránh tình trạng lộn xộn gây mất lòng tin cho nhà đầu tư và

mở rộng thị trường tiêu thụ, ưu tiên cho những ngành, những sản phẩm tại các

làng nghề có triển vọng thị trường Hà Nội và các huyện ven đô đang có lợi thế

sản xuất hoặc giàu tiềm năng.

Cụ thể cần đầu tư hỗ trợ để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc

làm làm người lao động. Thực hiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực có chất lượng cao, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Tạo điều

kiện cho các cán bộ, chuyên gia khoa học tham gia các hoạt động sản xuất kinh

doanh trên địa bàn huyện. Mở rộng và phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các

thành phần kinh tế và tổ chức xã hội; trước hết cần đầu tư nâng cấp các cơ sở

đào tạo nghề do huyện quản lý. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ưu

tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn.

Tiếp theo, cần hỗ trợ để các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường

lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thị trường dịch vụ chất

lượng cao vận hành tốt, tạo điều kiện khơi thông dòng chảy của vốn theo thị

trường để các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư vào vùng ven đô nói riêng giải

quyết được nỗi lo thiếu vốn. Theo hướng đa dạng hoá nguồn lực tài chính thì sẽ

giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có

nguồn vốn ngân sách nhà nước, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Page 146: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

137

Tiếp nữa, cần cho phép các huyện có quyền xây dựng, áp dụng các cơ

chế, chính sách khuyến khích đầu tư ở mức cao trong khuôn khổ pháp luật về

đầu tư để tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư phát

triển công nghiệp nông thôn vào địa bàn các huyện.

Tiếp tục, cần có một chương trình tổng thể để thu hút đầu tư nước ngoài

vào vùng ven đô. Cụ thể, cần tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng và thống

nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài, nhằm hạn chế những nhận thức lệch lạc về

đầu tư nước ngoài. Đây là việc làm thường xuyên và là cơ sở để thống nhất trong

điều hành và hạn chế các xử lý không đúng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Chương trình này bao gồm cả việc in ấn các sách báo, phát các chương trình

phát thanh và truyền hình, mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để truyền đạt các

thông tin chính thức về hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cho phép các

huyện được áp dụng ngay việc bỏ quy định hạn chế đầu tư ở một số ngành nghề.

Mở rộng lĩnh vực và điều kiện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đồng thời thu hẹp

hơn nữa danh mục dự án đầu tư nước ngoài phải qua thẩm định. Giảm thiểu hoặc

công khai các tiêu chí xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Giảm nội dung hoặc

phạm vi của cấp giấy phép cho bất kỳ lĩnh vực nào vẫn đòi hỏi phải có giấy phép

đầu tư,. Cho phép một số giấy tờ “đăng ký lại” được tiến hành bằng cách gửi thư

mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký lại; phối

hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại - du lịch và hoạt động ngoại giao

của lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp.

Sau cùng, thành phố cần tập trung chỉ đạo các Sở, ban ngành rà soát, kiến

nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung và ban hành các chính sách khuyến khích

các thành phần kinh tế, cùng nhà nước tích cực đầu tư phát triển ngành công

nghiệp nông thôn phát triển. Trong đó, nhà nước cần quan tâm, sớm ban hành

chính sách xã hội hoá đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh

tế- xã hội ở khu vực nông thôn. Nhanh chóng đưa tinh thần các bộ luật mới như:

Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chống tham nhũng đi vào cuộc sống.

Page 147: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

138

- Hình thành quỹ hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn trung hạn và

dài hạn.

- Có biện pháp cụ thể giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp

như đơn giản hoá thủ tục vay vốn ngân hàng, chính sách thuế, cho thuê tài chính

để mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp...

Tuyên truyền, phổ biến và triển khai sâu rộng các hoạt động khuyến công

trên địa bàn nông thôn theo nội dung Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004

của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số

45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2013 của Chính phủ về khuyến công; Chương trình

02/CTr-TU ngày 29/08/2011 của Thành uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng

nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”,

Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 09/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội

về việc phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011-2015;

Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về

việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm

2020, định hướng đến năm 2030.

4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN

4.3.1. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

Công nghiệp hoá nông thôn là xu hướng tất yếu đối với vùng ven đô. Nếu

công tác quy hoạch không tốt, không tính đến thực tế phát triển dài hạn của vùng

ven đô thì sau này sẽ tốn kém về thời gian, tiền của để giải phóng mặt bằng, tổn

hại lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và quy hoạch phát triển công nghệ vùng ven đô nói riêng, cần phải quan

tâm đến quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng ngay từ đầu là rất quan trọng. Việc

xây dựng mở rộng các thị trấn tại các huyện cần được dự tính trước để công tác

quy hoạch được đồng bộ. Các quy hoạch kế hoạch đầu tư phải được lập cho toàn

bộ khu vực (trong đó có khi công nghiệp, đô thị mới). Trước hết, phải giành diện

Page 148: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

139

tích đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho cả khu vực, phát triển

các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại,

du lịch, các trường học, trường dạy nghề, các cơ sở y tế, thông tin liên lạc…

Về ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng cần có quy hoạch rõ ràng. Trong

các vùng ven đô cần có quy hoạch cụ thể cùng nào trồng rau, vùng nào chăn

nuôi, vùng nào tập trung làm du lịch sinh thái, vùng nào là di tích cần bảo tồn,

vùng nào cần khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề truyền thống nơi

nào cần được hỗ trợ đầu tư để phát triển mạnh mẽ,…

Đi đôi với việc quy hoạch cho sản xuất kinh doanh, cần quy hoạch mạng

lưới tiêu thụ, là đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của vùng ven đô. Với

lợi thế là địa bàn sát với Hà Nội là thị trường rất lớn lại cùng trong một đơn vị

hành chính, mạng lưới thương nghiệp của Hà Nội cần chú trọng đến việc thông

tin nhu cầu thị trường và tiếp nhận việc tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu

thụ cho dân cư các vùng ven đô.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế

xã hội, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch

vùng. Rà soát, hoàn chỉnh, xây dựng và công bố công khai các quy hoạch

chuyên ngành, quy hoạch khu vực; trong đó: đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực

hiện quy hoạch chi tiết sử dụng đất các vùng, trung tâm vùng, trung tâm tiểu

vùng của huyện; đặc biệt coi thường xây dựng và phát triển theo quy hoạch. Xác

định rõ ranh giới, phạm vi đất an ninh quốc phòng và đất xây dựng kinh tế để tạo

điều kiện phát huy tiềm năng đất đai và du lịch trên địa bàn.

Điểm đặc biệt cần chú ý là phải nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất. ở Hà Nội việc lập bản đồ địa chính trên thành phố đã hoàn toàn về

cơ bản. Khu vực ngoại thành đã được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/500 (đất nông

nghiệp lập với tỷ lệ 1/1.000), riêng huyện Sóc Sơn được lập bản đồ tỷ lệ/1.100

đối với khu vực dân cư và 1/2.000 ở khu vực đất nông nghiệp và 1/5.000 ở vùng

núi; khu vực nội thành được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/200. Khó khăn của Hà

Nội lúc này là việc cập nhật trên bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được quan tâm

Page 149: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

140

đúng mức và do trình độ chuyên môn thấp, lại chưa có đủ phương tiện hiện đại

nên thông tin nhà, đất đó không đảm bảo độ chính xác và kịp thời cần có. Một

khía cạnh nữa là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh

tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng

đất: quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ

với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và phát

triển thực hiện. Chúng ta không có được một tầm nhìn tổng thể xuyên suốt nên

trong thực tiễn có hiện tượng lúng túng, chắp vá, làm đi làm lại giải quyết các

khâu của quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Việc nâng cao chất lượng quy hoạch cụ thể cần khắc phục các hiện tượng

quy hoạch treo, thu hồi đất sau đó bỏ hoang lãng phí. Tuyên bố quy hoạch chậm,

quy hoạch lạc hậu, quy hoạch bất hợp lý; quy hoạch không bàn bạc với dân,

không công khai dân chủ; quy hoạch sử dụng đất, không được xây dựng trên cơ

sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; không gắn liền với quy hoạch đào tạo, tạo

việc làm mới cho dân cư.

Ngoài ra, Hà Nội cần ban hành các quy định ưu đãi với các ngành trọng

điểm, khuyến khích phát triển cho từng thời kỳ, từng ngành dịch vụ và sản xuất

hàng hoá; Xây dựng quy chế quản lý, đầu tư và sử dụng các cơ sở văn hoá, y tế,

thể dục thể thao trên địa bàn, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự

nghiệp văn hoá - xã hội của thủ đô; Ban hành kịp thời các quy định để bảo vệ và

tổ chức khai thác có hiệu quả tài nguyên, đất đai, sông, hồ trên địa bàn. Ban hành

các quy định về quản lý lao động, có biện pháp tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ

lệ thất nghiệp.

Tới đây, phát triển Hà Nội cần quy hoạch theo hướng Bắc và Tây Bắc,

Tây và Tây Nam, xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh thủ đô, phát

triển cơ sở hạ tầng đô thị trước một bước so với yêu cầu phát triển. Vùng ven đô

Hà Nội phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn,

tiếp cận kinh tế tri thức. Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại hành theo hướng

nông nghiệp đô thị, sinh thái. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát

Page 150: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

141

triển ngoại thành. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, rau sạch phục vụ đời sống

nhân dân, bảo vệ môi trường; phát triển các nghề, làng nghề truyền thống… Gắn

đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái, từng bước

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ

nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt nội - ngoại thành.

Cần phải nhanh chóng phê duyệt và công bố toàn bộ quy hoạch các quận,

huyện, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết các khu vực quan

trọng. Quan tâm xây dựng các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô.

Quy hoạch một số vùng chuyên canh như: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả,

chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao… phát triển các quần thể trang trại - khu dân

cư - điểm du lịch sinh thái - văn hoá. Xây dựng kinh tế ngoại thành gắn với quá

trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.

Sớm chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

của các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020 bao gồm::

Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; quy hoạch phát

triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp điện, quy hoạch phát triển

ngành, lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển

ngành, lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển ngành,

lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề nông thôn ngoại

thành theo hướng liên kết cùng, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội các huyện ngoại

hành phát triển bền vững.

Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, công tác đấu giá quyền sử dụng

đất, tăng cường huy động vốn từ các nguồn thu từ đấu giá đất để đầu tư cơ sở hạ

tầng kỹ thuật đối với các khu, cụm công nghiệp nông thôn và nâng cao hiệu quả

các biện pháp quản lý nguồn lực đất đai vùng ven đô thành phố Hà Nội.

4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô

- Thành phố tiếp tục chỉ đạo mở rộng phân quyền, phân cấp quản lý trong

các lĩnh vực công nghiệp nông thôn về các quận, huyện quản lý như các khu

Page 151: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

142

công nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... tạo điều kiện cho công tác

quản lý và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên nguyên tắc; đơn

giản, rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết, để thực hiện công khai minh bạch và

bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế đối với khâu thành lập mới doanh

nghiệp chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất mở rộng

sản xuất công nghiệp, thủ tục vay vốn tín dụng cho các dự án đầu tư khả thi của

các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, thủ tục về xuất nhập khẩu.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công

chức của thành phố về vai trò, vị trí của sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn

ngoại thành; trong đó nhiệm vụ thúc đẩy nhanh công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp nông thôn ngoại thành phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự

nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công

chức các cấp; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực quản lý nhà nước về kinh tế cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố.

- Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội

ngũ cán bộ, công chức thành phố, cán bộ công chức phải là những người có đức,

có tài, và thực sự tâm huyết với công cuộc đổi mới của Đảng, nhà nước nhằm

tạo bước chuyển biến trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động

của bộ máy Nhà nước ở các cấp.

- Việc tổ chức thanh kiểm tra, kiểm tra cần nhanh gọn, tránh trùng lặp,

chồng chéo gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phiền hà cho

doanh nghiệp.

4.3.3. Tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư vào vùng ven đô; xây dựng, củng cố hệ thống khuyến công từ thành phố đến các huyện và các xã

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chính sách của

Nhà nước về hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

nông thôn ngoại thành, các chính sách và nội dung hoạt động khuyến công,

Page 152: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

143

quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tại các huyện ngoại thành thông qua việc

phát hành tờ rơi, đĩa VCD đưa thông tin hình ảnh về môi trường đầu tư tại các

huyện ngoại thành trên sóng của đài phát thanh và truyền hình của thành phố với

thời gian và thời lượng phát sóng hợp lý.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư khu vực

ngoại thành Hà Nội nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, hình ảnh về môi trường, đầu

tư các huyện, ngoại thành trên trang Web của Sở Công thương Hà Nội cho các

doanh nghiệp công nghiệp, các nhà tư vấn công nghiệp trong và ngoài nước (các

thông tin về chính sách của Nhà nước trong quản lý đất đai, quy hoạch các khu,

cụm, điểm công nghiệp, các khu công nghiệp hiện có, tỷ lệ lấp đầy diện tích các

khu - cụm - điểm công nghiệp tại các huyện ngoại thành, danh sách các nhà đầu

tư đó, các nội quy, quy định ngành nghề hoạt động trong mỗi khu vực, cụm,

điểm công nghiệp, thủ tục xin cấp phép đầu tư và những ưu đãi hỗ trợ của Nhà

nước đối với nhà đầu tư, về đơn giá cho thuê đất và các khoản chi phí khác của

mỗi khu cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; các

ngành nghề công nghiệp ưu tiên phát triển trên từng địa bàn...).

- Thực hiện tư vấn đầu tư qua mạng và chuyên mục “Doanh nghiệp hỏi -

chính quyền thành phố trả lời” tạo cầu nối giữa UBND thành phố với các doanh

nghiệp công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội nhằm tháo gỡ kịp thời các

vướng mắc cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc hội nghị gặp gỡ, đối thoại trực tiếp

giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và các nhà

tư vấn phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố để tháo gỡ những khó khăn

vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông thôn và

phổ biến các chính sách của Trung ương và thành phố về khuyến khích phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành.

Page 153: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

144

Tiểu kết chương 4

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải khôi

phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp nông thôn

theo hướng tập trung vào chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển mạnh mẽ

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… theo hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh phong phú, đa dạng, phù hợp và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao

động nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế dần việc di dân tự

do ra thành thị.

Phát triển công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

nói chung và đặc biệt là vấn đề sử dụng tài chính với phát triển công nghiệp

nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội nói riêng có ý nghĩa hết sức quan

trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Với sự quan

tâm và khuyến khích thích đáng của Nhà nước và Thành phố, sự cố gắng của đội

ngũ lao động thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp như đã nêu, đặc biệt là

giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy các làng nghề

ven đô và công nghiệp nông thôn phát triển; kết hợp các nhóm điều kiện thực

hiện các giải pháp tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà

Nội thì chắc chắn công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội sẽ khôi

phục, phát triển và bền vững.

Page 154: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

145

KẾT LUẬN

Luận án với đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội” đã đạt được những kết quả chính sau đây.

Một là, đã khái quát được tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước có liên quan đến đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn ven đô Thành phố Hà Nội”. Qua đó đã nêu được quan điểm và phương pháp nghiên cứu chính; đã đưa ra được những vấn đề cần được kế thừa và định ra được vấn đề tiếp tục được nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Hai là, đã hệ thống hóa được những nhận thức cơ bản về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị. Bao gồm: Công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị; Những vấn đề về tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị; Những kinh nghiệm quốc tế, trong nước và sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn từ đó rút ra những bài học cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội.

Ba là, đã khái quát được về thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013). Trên cơ sở đó đã có những phân tích đánh giá, chỉ ra được những kết quả và những hạn chế, tồn tại cũng như những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội. Trong đó, nổi bật là những hạn chế là (i) Công tác triển khai Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Thành phố về công nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu, kế hoạch đề ra; Việc huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân và chính quyền địa phương trong phát triển công nghiệp nông thôn chưa thật rõ nét; (ii) Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn còn thiếu, chưa đảm bảo theo cơ cấu vốn dự kiến cho tổng nguồn vốn; vốn tín dụng, vốn huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp thấp, chủ yếu vẫn từ ngân sách Nhà nước; Một số hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước... Những hạn chế trên là do những nguyên nhân cơ bản (i) Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương còn chậm, chưa đồng bộ và có

Page 155: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

146

nhiều thay đổi. Chưa quy định rõ về tiêu chí phát triển công nghiệp nông thôn; (ii) Chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, Thành phố vào khu vực công nghiệp, nông dân, nông thôn mặc dù đã quan tâm nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn; (iii) Nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển xây dựng nông thôn mới khan hiếm; (iv) Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên từ Thành phố đến cơ sở và một bộ phận nhân dân về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp nông thôn còn chưa đầy đủ.

Bốn là, đã đề xuất được những giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội. Trong đó có các giải pháp quan trọng là: (i) Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô nói riêng; (ii) Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng; (iii) Tăng chi ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven Thành phố; (iv) Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn ven đô ven đô phát triển theo hướng CNH, HĐH; (v) Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy các làng nghề truyền thống vùng ven đô phát triển.

Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự quan tâm của một số cấp chính quyền đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to lớn của công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sử dụng các giải pháp tài chính, tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô là một yêu cầu tất yếu trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ Đô. Trong phạm vi luận án chỉ nêu lên những kiến nghị có tính chất định hướng và một số giải pháp chủ yếu. Tác giả xin trân trọng cám ơn và mong nhận được sự đóng góp, trao đổi của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này nhằm không ngừng hoàn thiện hơn nữa để góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại./.

Page 156: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Minh Đức (2008), "Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu tài chính

kế toán, số 4 (57), tr.59-61.

2. Lê Minh Đức, Phan Duy Minh (2012), "Phát triển công nghiệp nông thôn

Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế và

Phát triển, số 177 (II), tháng 3, tr.50-55.

3. Lê Minh Đức (2013), "Hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp

nông thôn Hà Nội", Tạp chí Quản lý kinh tế, số 54, tháng 7, tr.59-67.

Page 157: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội Khoá XIV (2006), Chương

trình công tác tháng 10.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, khóa XV (2011), Chương

trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời

sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015.

3. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 về phương

hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.

4. Bộ Công thương - Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (2009),

Công nghiệp Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nxb Thanh niên.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo quy hoạch phát triển

ngành nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sổ tay hướng dẫn xây dựng

nông thôn mới.

7. Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NQ-CP ngày 9/6/2004 về

khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

8. Chính phủ (2004), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số

134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công

nghiệp nông thôn và sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số

136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NQ-CP ngày 7/7/2006 về phát

triển ngành nghề nông thôn.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NQ-CP ngày 4/6/2010 về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Page 158: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

149

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 45/2012/NQ-CP ngày 21/5/2012 về

khuyến công.

12. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ NN&PTNT, Nghiên cứu quy

hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông

thôn Việt Nam. Quy hoạch của các tỉnh thí điểm tháng 12-2003.

13. Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược và

quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai

đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

14. Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê các năm 2007,

2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

15. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo số 567/BC-CTK ngày

18/12/2009 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, Hội thảo chính sách phát triển làng nghề Việt Nam.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng

bộ thành phố Hà Nội.

18. Nguyễn Đại Đồng (2010), Thực trạng cung cầu lao động và những

giải pháp.

19. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ.

20. Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Hữu Đoàn (2010), Thực trạng nguồn

nhân lực trong các ngành công nghiệp Hà Nội và giải pháp.

21. Kiều Hương (2010), Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề.

22. Đào Huyên (2010), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Nội.

23. Đào Ngọc Lưu (2010), Làng nghề truyền thống Hà Nội, hiện trạng và

giải pháp.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết

số 15/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về điều chỉnh mở rộng địa giới

hành chính của thành phố Hà Nội.

Page 159: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

150

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy

hoạch đô thị.

26. Sở Công thương Hà Nội (2008), Báo cáo đánh giá thực trạng làng nghề

và định hướng, giải pháp phát triển làng nghề Hà Nội.

27. Sở Công thương Hà Nội (2008), Làng nghề Hà Nội.

28. Sở Công thương Hà Nội (2009), Làng nghề Hà Nội tiềm năng và triển

vọng phát triển, Nxb Khoa học xã hội.

29. Sở Công thương Hà Nội (2009), Báo cáo tổng hợp đề án “Đánh giá

thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và

đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho hai làng nghề thuộc thành

phố Hà Nội.

30. Sở Công thương thành phố Hà Nội (2010), Quy hoạch phát triển công

nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

31. Sở Công thương Hà Nội (2010), Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ

trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

32. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố

Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

33. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành

phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

34. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2004), Báo cáo tổng hợp qui hoạch phát

triển làng nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2010.

35. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 04 Ctr/TU ngày 10/5/2006 về

đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính

quyền các cấp giai đoạn 2006 - 2010.

36. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 07 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về

phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn

2006 - 2010.

Page 160: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

151

37. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 11 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về

xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.

38. Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết

Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

39. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-CP ngày

24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề

nông thôn.

40. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ-CP ngày

13/8/2004 về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng

kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

41. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/2008/QĐ-CP ngày

5/5/2008 vê phê duyệt qui hoạch vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2050.

42. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1878/QĐ-CP ngày

22/12/2008 vê phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng Thủ đô

Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

43. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009

về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến

năm 2020”.

44. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-CP ngày

04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng

Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

45. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/2011/QĐ-CP ngày

06/7/2011 về phê duyệt qui hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố

Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/2011/QĐ-CP ngày

26/7/2011 về phê duyệt qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Page 161: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

152

47. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống

kê Hà Nội.

48. Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn - Viện

Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ

(1997), Vấn đề công nghiệp nông thôn ở nước ta.

49. Trung tâm Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo: Chính sách phát triển

làng nghề Việt Nam ngày 17/11/2006, Viện Chính sách và Chiến

lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

50. Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước.

51. UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo kinh tế - xã hội các năm 2008, 2009,

2010, 2011, 2012.

52. UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo ngân sách nhà nước các năm 2008,

2009, 2010, 2011, 2012.

53. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND

ngày 02/05/2008 ban hành “Qui định một số chính sách hỗ trợ phát

triển nghề và làng nghề Hà Nội”.

54. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày

25/5/2010 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành

phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.

55. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND

ngày 10/9/2010 ban hành qui định quản lý cụm công nghiệp trên địa

bàn thành phố Hà Nội.

56. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày

9/4/2011 về việc phê duyệt chương trình khuyến công địa phương

giai đoạn 2011-2015.

57. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày

25/5/2012 về phê duyệt qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố

Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Page 162: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

153

58. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND

ngày 06/7/2012 ban hành qui định thí điểm một số chính sách khuyến

khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn

Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

59. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày

02/01/2013 của UBND Thành Phố về việc phát triển nghề, làng nghề

thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

60. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Định hướng chiến lược phát triển kinh tế

xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

61. UBND tỉnh Hà Tây (2007), Quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề

nông thôn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007 - 2010 đến năm 2015.

62. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2006),

Hội thảo chính sách phát triển làng nghề Việt Nam.

* Tài liệu Tiếng Anh

63. Michiki Kikuchi (2000), Potentialities opf Mual industrialization is

Vietnam, lessons from chinas’s experience.

64. Shighesu Ishikawa (2000), Perspeetimes of mual industrialization is

Vietnam, proposal options from East Asia and China.

65. Xumio Sakurai (2000), Rural is dustrialization is Vietnam.

Page 163: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

154

PHỤ LỤC

Page 164: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

155

Phụ lục 1 Tổng hợp kinh phí hoạt động khuyến công giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Tăng trưởng

BQ 2008 -

2012 (%) TT Nội dung

và chỉ tiêu

KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng

Tổng cộng

2008 -2012 KC

QGKC ĐP

A B 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 7 8 9=7+8 10 11 12=10+11 13 14 15=13+14 16 20 21

Tổng số kinh phí 2,149.5 7,327.5 9,477.0 2,430.0 7,635.0 10,065.0 2,070.0 11,500.0 13,570.0 1,335.0 14,571.6 15,906.6 1,052.0 16,000.0 17,052.0 65,377.2

I

Chương trình đào tạo nghề/ truyền nghề và phát triển

1468 5082 6550 2430 3800.0 6230.0 2070.0 5385.0 7455.0 855.0 4675.0 5530 1052 5835 6887 32654.65

1 Hỗ trợ đào tạo lao động mới 1468 4582 6050 2430 3800.0 6230.0 2070 5385.00 7,455.00 855 4675 5530 1052 5835 6,887 32654.65

2 Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề 500 500

3 Hỗ trợ đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân

II Chương trình nâng cao năng lực quản lý

352.5 352.5 225 225 250 250 629 629 500 500 1957

1 Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp

70 70 70

2 Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý

260 260 225 225 250 250 600 600 217.56 217.56 1553

3 Hỗ trợ tổ chức hội thảo, tập huấn 22.5 22.5 29 29 52

Page 165: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

156

4 Hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước

5 Hỗ trợ tham quan khảo sát ngoài nước

282.44 282.44 282

6 Hỗ trợ thành lập cơ sở CNNT

III

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT, chuyển giao công nghệ và tiến bộ KHKT

170.0 855.0 1,025.0 1,350.0 1,350.0 2,050.0 2,050.0 2,082.0 2,082.0 500.0 500.0 6,507.0

1 Hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT 170.0 420.0 590.0 750.0 750 1,050.0 1,050.0 382.0 382.0 2,772.0

2

Hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ KHKT

3 Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến

435.0 435.0 600.0 600 1,000.0 1,000.0 1,700.0 1,700.0 500.0 500.0 3,735.0

IV Chương trình PT sản phẩm CNNT tiêu biểu

100.0 15.6 115.6 481.0 481 1,137.0 1,137.0 480.0 5,783.0 6,263.0 7,408.0 7,408.0 15,404.6

1

Tổng kinh phí hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu. Trong đó

480.0 4,000.0 4,480.0 5,000.0 5,000.0 9,480.0

Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, huyện

0.00

Page 166: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

157

2 Hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm

15.6 15.6 481.0 481 1,037.0 1,037.0 1,703.0 1,703.0 2,058.0 2,058.0 5,294.6

3

Hỗ trợ làng nghề xây dựng, đăng ký thương hiệu (nếu có)

100 100.0 100.0 100.0 200.0

4

Nội dung khác (hỗ trợ nghệ nhân thợ giỏi, làng nghề kết hợp du lịch, thi sản phẩm CNNT tiêu biểu...)

80.0 80.0 350.0 350.0 350.0

V Chương trình PT hoạt động tư vấn CC thông tin

184.4 184.4 151.0 151 80.0 80.0 621.0 621.0 830.0 830.0 1,866.4

1 Hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm

150 150 570 570 720

2 Hỗ trợ thành lập điểm tư vấn khuyến công

0

3

Hỗ trợ xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử, trang Website

75 75 10 10 21 21 20 20 126

4

Hỗ trợ thành lập mạng lưới công tác viên tư vấn khuyến công

5 Hỗ trợ xuất bản bản tin/ấn phẩm 180.62 180.62 170 170 350.62

6 Hỗ trợ xây dựng chương trình truyền hình

30 30 30 30 100 100 120 120 280

Page 167: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

158

7 Hỗ trợ XD chương trình truyền thanh

8 Hỗ trợ hình thức tuyên truyền khác 3.78 3.78 46 46 40.0 40 180 180 120 120 390

VI

Chương trình HT LD, LK, hợp tác KT, PT các cụm CN

161.5 80 241.5 241.5

1 Tổng kinh phí hỗ trợ thành lập hiệp hội ngành nghề.

161.5 80 241.5 241.5

Trong đó:

- Hỗ trợ thành lập hiệp hội cấp tỉnh 161.5 80 241.5 241.5

- Hỗ trợ thành lập

hiệp hội cấp huyện

- Hỗ trợ thành lập hội nghề

2 Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm CN

3

Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp

VII

Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

458 458 680 680 968 968 0 99.48 99.48 0 210.5 210.5 2415.98

1

Chi xây dựng các văn bản quy phạm về cơ chế, chính sách khuyến công

Page 168: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

159

2

Chi biên soạn chương trình, giáo trình/tài liệu khuyến công

3 Chi tổ chức lớp đào tạo khuyến công

98 98 130 130 250 250 478

4 Chi tổ chức hội thảo, hội nghị tập huấn về NVKC

5 Chi đoàn ra 360 360 550 550 718 718 99.48 99.48 210.5 210.5 1937.98

6 Chi đoàn vào 0

VIII Nội dung khác 250.0 300.0 550.00 0.0 948.0 948.0 0.0 1630.0 1630.0 0.0 682.1 682.1 0.0 716.5 716.5 4,330.57

1 Xây dựng tiêu chí và công nhận làng nghề

50 50 50.00

2 Chương trình xúc tiến đầu tư

3 Chương trình xúc tiến thương mại

4

Xây dựng cụm liên kết doanh nghiệp cùng ngành nghề

250 250 250.00

5 Xây dựng phòng trưng bầy SP 240 240 1,055 1,055 196 196 270 270 1,565.00

6 Chương trình quản lý cụm điểm công nghiệp

358 358 358.00

7 Chương trình quản lý hoạt động khuyến công

250.00 250.0 350 350 575 575 486.07 486.1 446.5 446.5 2,107.57

Nguồn: Sở Công thương Hà Nội

Page 169: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

160

Phụ lục 2 Tổng hợp kết quả phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2012

Nhu cầu đầu tư theo qui hoạch

Kết quả thực hiện từ năm 2010 - 2012 So sánh

TT Tên tiêu chí Nội dung ĐVT Số Lượng

Dự kiến tổng mức đầu tư

(tr.đ) Số lượng

thực hiện đến 31/12/2012

Giá trị hoàn thành khối lượng đến 31/12/2012

(tr.đ)

Số lượng

%

Giá trị %

Đường trục xã, liên xã Km 1,393.49 5,463,266.77 687.69 3,083,791.92 49.35 56.45 Đường trục thôn xóm, ngõ Km 6,290.54 9,367,131.55 2,082.51 3,255,799.71 33.11 34.76 1 Giao thông Đường trục chính nội đồng Km 5,181.53 6,724,420.79 473.93 616,822.61 9.15 9.17 Các công trình thủy lợi CT 1,985.00 1,556,004.00 157.00 831,390.50 7.91 53.43

2 Thủy lợi Hệ thống kênh do xã quản lý Km 6,229.73 5,275,976.79 593.12 661,080.72 9.52 12.53 Trạm biến áp Trạm 1,935.00 1,070,329.69 809.00 469,471.84 41.81 43.86

3 Điện Hệ thống điện hạ thế Km 12,379.38 3,176,273.12 1,371.06 323,242.74 11.08 10.18 Mầm non, mẫu giáo Trường 326.00 3,938,241.36 225.00 35,506.00 69.02 0.90 Tiểu học Trường 248.00 2,571,254.90 152.00 1,155,596.09 61.29 44.94 4 Trường học THCS Trường 246.00 2,616,730.40 135.00 1,286,702.22 54.88 49.17 Nhà văn hóa, khu thể thao xã Khu 416.00 2,355,006.00 19.00 88,549.50 4.57 3.76

5 Cơ sở vật chất văn hóa Nhà văn hóa, khu thể thao thôn Khu 1,642.00 1,796,256.95 437.00 629,584.50 26.61 35.05 Số chợ trên địa bàn Chợ 324.00 1,886,787.19 35.00 285,739.60 10.80 15.14

6 Chợ Số chợ đạt chuẩn Chợ 229.00 647,479.71 41.00 1,680.70 17.90 0.26 Số điểm phục vụ bưu chính viễn thông Điểm 187.00 39,378.80 19.00 40,100.00 10.16 101.83

7 Bưu Điện Số điểm truy cập internet/số thôn Điểm/thôn 849.00 27,231.00 308.00 1,702.00 36.28 6.25

8 Nhà ở Số nhà tạm, nhà dột nát Cái 2,590.00 219331.95 2,472.00 136,580.55 95.44 62.27 Tổng 48,731,100.97 12,903,341.20

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Page 170: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

161

Phụ lục 3 Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008 - 2012 & 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giai đoạn 2008 - 2012 TT Nội dung

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cộng Năm 2013 Giai đoạn

2008 - 2013

1 2 3 4 5 6 7 8 = 3+..+7 9 10 = 8+9

I Nguồn ngân sách từ Ngân sách nhà nước (NSĐP) 5.087.948 4.346.037 7.293.681 9.466.703 11.968.056 38.162.425 11.911.729 50.074.154

1 Nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp 3.150.968 2.901.001 5.228.865 7.061.530 9.043.687 27.386.051 8.924.249 36.310.300

1.1 Vốn đầu tư phát triển 2.933.393 2.311.344 4.410.316 6.422.395 8.218.948 24.296.396 8.052.266 32.348.662

Xây dựng cơ bản tập trung (NSTP) 2.764.593 2.311.344 2.273.957 3.258.100 3.926.410 14.534.404 4.143.026 18.677.430

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tái định cư 265.060 148.855 303.600 717.515 422.700 1.140.215

Các dự án phục vụ đấu giá đất 168.800 198.569 160.300 172.950 700.619 158.800 859.419

Phân cấp cho các huyện, thị xã 1.672.730 2.855.140 3.815.988 8.343.858 3.327.740 11.671.598

1.2 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 217.575 589.657 818.549 639.135 824.739 3.089.655 871.983 3.961.638

2 Nguồn NSNN đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu, các khoản hỗ trợ có mục tiêu 1.636.680 812.499 1.543.240 1.315.558 2.380.690 7.688.667 2.416.000 10.104.667

NSTW hỗ trợ có mục tiêu 10.595 10.595 10.595

CTMT quốc gia 17.200 10.302 78.700 338.000 1.295.690 1.739.892 765.000 2.504.892

CTMT Thành phố 30.000 62.000 92.000 551.000 643.000

NSTP hỗ trợ các huyện, thị xã 1.608.885 802.197 1.434.540 915.558 1.085.000 5.846.180 1.100.000 6.946.180

Page 171: tμi chÝnh víi ph¸t triÓn c«ng nghiÖp n«ng th«n vïng ven ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao-hoc/... · được hình thành như một

162

3 Nguồn vốn ODA 85.000 95.000 105.000 197.035 212.679 694.714 25.000 719.714

4 Trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục 204.300 492.537 293.576 748.580 178.000 1.916.993 385.480 2.302.473

Y tế, văn hóa 138.300 112.237 114.906 45.580 78.000 489.023 0 489.023

Thủy lợi 66.000 380.300 178.670 703.000 100.000 1.427.970 385.480 1.813.450

5 Đầu tư đảm bảo an sinh xã hội và đầu tư công khác 11.000 45.000 123.000 144.000 153.000 476.000 161.000 637.000

Các dự án sử dụng nguồn XSKT 11.000 45.000 123.000 144.000 153.000 476.000 161.000 637.000

II Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1.884 0 0 31.424 75.324 108.632 13.044 121.676

III Vốn tín dụng ngân hàng thương mại 1.186.168 1.195.927 1.856.110 1.366.978 2.216.950 7.822.133 2.286.071 10.108.204

Cộng 6.276.000 5.541.964 9.149.791 10.865.105 14.260.330 46.093.190 14.210.844 60.304.034

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội