tÀi liỆu bỒi dƯỠng cÁn bỘ cÔng ĐoÀn cƠ sỞ lieu boi duong can bo cong doan co...

43
1 TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - 2006 - TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ Lời nói đầu Hoạt động công đoàn cơ sở có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, tài liệu Bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở hoàn thành nhiệm vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biên soạn Bộ “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở” mang tính thống nhất trong các cấp công đoàn. Nội dung là những vấn đề rất cơ bản, rất cần thiết đi sâu vào thực tiễn hoạt động ở cơ sở. Kiến thức, kỹ năng được kế thừa các mặt ưu việt của các tài liệu đã biên soạn trước đó và bổ sung cập nhật thêm những kiến thức mới. Chương trình gồm 9 bài, theo một quá trình nhận thức từ hiểu biết đến rèn luyện kỹ năng, phù hợp với điều kiện của cán bộ công đoàn cơ sở. Từ bài 1 đến bài 4: cung cấp những hiểu biết cơ bản về tổ chức, hoạt động công đoàn cho cán bộ công đoàn cơ sở mới tham gia công tác công đoàn. Từ bài 4 đến bài 9: một số nội dung nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản hoạt động công đoàn. Bước đầu thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, trong quá trình áp dụng mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của công đoàn các cấp, giảng viên kiêm chức, học viên và bạn đọc quan tâm, góp ý để Bộ tài liệu được hoàn thiện. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bài 1: Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phong kiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt những phát minh máy móc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt để những thành quả này để thực hiện khát vọng lợi nhuận của mình. Chúng đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy, chuyển nền sản xuất nhỏ-lao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc công nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764(1764 Giêm Hagrivơ sáng chế ra sa máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man Cacrai phát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của nhân loại.

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM- 2006 -

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Lời nói đầu

Hoạt động công đoàn cơ sở có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạtđộng của toàn hệ thống. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực hoạt độngcho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, tài liệu Bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sởhoàn thành nhiệm vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biên soạn Bộ “Tài liệubồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở” mang tính thống nhất trong các cấp công đoàn.Nội dung là những vấn đề rất cơ bản, rất cần thiết đi sâu vào thực tiễn hoạt động ởcơ sở. Kiến thức, kỹ năng được kế thừa các mặt ưu việt của các tài liệu đã biên soạntrước đó và bổ sung cập nhật thêm những kiến thức mới.

Chương trình gồm 9 bài, theo một quá trình nhận thức từ hiểu biết đến rènluyện kỹ năng, phù hợp với điều kiện của cán bộ công đoàn cơ sở.

Từ bài 1 đến bài 4: cung cấp những hiểu biết cơ bản về tổ chức, hoạt độngcông đoàn cho cán bộ công đoàn cơ sở mới tham gia công tác công đoàn.

Từ bài 4 đến bài 9: một số nội dung nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản hoạt độngcông đoàn.

Bước đầu thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cánbộ công đoàn, trong quá trình áp dụng mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đónggóp của công đoàn các cấp, giảng viên kiêm chức, học viên và bạn đọc quan tâm,góp ý để Bộ tài liệu được hoàn thiện.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Bài 1: Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam

Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư b ản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phongkiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến thập kỷ 80của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt những phát minh máymóc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt để những thành quả này để thựchiện khát vọng lợi nhuận của mình. Chúng đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy,chuyển nền sản xuất nhỏ-lao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằngmáy móc công nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764(1764 Giêm Hagrivơ sáng chế rasa máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man Cacraiphát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của nướcAnh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của nhân loại.

2

Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế giớinhưng ở nước Anh sớm hơn khoảng 50 đến 100 năm.

Nền công nghiệp lớn hình thành tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, giai cấp tưsản ngày càng tích lũy được số tư bản khổng lồ, nắm vận mệnh xã hội. Ngược lạigiai cấp vô sản ngày càng lâm vào tình cảnh lầm than, áp bức bóc lột. Mâu thuẫngiữa hai giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Đã có nhiều cuộc đấutranh đòi quyền lợi từ thấp đến cao, từ đơn lẻ tự phát đến đoàn kết, liên minh, tậphợp, có tổ chức.

Đó là cơ sở thực tiễn hình thành tổ chức công đoàn đầu tiên của nước Anh(1776). Từ đó phong trào công đoàn đã phát triển ra các khu vực trên phạm vi toànthế giới. Công đoàn là thực thể khách quan tất yếu trong xã hội công nghiệp.

Ở Việt Nam vào nửa đầu thế XX do ảnh hưởng những tư tưởng chính trị, xãhội tiến bộ trên thế giới (học thuyết Mác-Lênin), vai trò của các lãnh tụ Hồ ChíMinh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Đức Cảnh, hoạt động tích cực của tổ chức ĐảngCộng sản và phong trào công nhân, Công đoàn Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnhđất nước nghèo nàn lạc hậu, Nhà nước nửa thuộc địa phong kiến, giai cấp côngnhân trưởng thành qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ khi rađời (28/7/1929), Công đoàn Việt Nam luôn chăm lo bảo vệ quyền lợi của giai cấpcông nhân và người lao động, chịu sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với công cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Côngđoàn Việt Nam đã và đang tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đángvà tập hợp đông đảo công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) trong các thànhphần kinh tế, đi đầu làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng do Đảng khởixướng, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”.1. Tính chất của Công đoàn Việt Nam

Tính chất là đặc trưng của sự vật nói nên cái này khác với cái kia. Tinh chấtcủa một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phản ánh thựctế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành và xuyên suốt trongquá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc, phương pháp tổ chức hoạtđộng.

Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tạiphát triển tổ chức công đoàn. Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của công nhân. Hình thức tổ chức của công đoàn là liên hiệp côngnhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tựnguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác đ ịnh Công đoàn Việt Nam có haitính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.a. Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân

- Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, ra đời tồntại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp côngnhân.

- Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phongcủa giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên tắc tổ chức - tậptrung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng.

3

b. Biểu hiện tính chất quần chúng- Kết nạp CNVC-LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp tín ngưỡng

thành phần…- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC-LĐ và

được họ tín nhiệm bầu ra.- Nội dung hoạt động của Công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của

đông đảo CNVC-LĐ.

Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chấtcủa Công đoàn Việt Nam. Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởngchỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất hoặc xem nhẹtính chất kia.2. Vị trí của tổ chức đó trong điều kiện chính trị, xã hội.

Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấutranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Công đoàn có một vịthế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâm thức của giaicấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung. Cụ thể hơn vị trí Côngđoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy định trong các văn bảnpháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật. Tại khoản 1 Điều 1 LuậtCông đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ thốngchính trị xã hội Việt Nam”.

Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ đó biết được các mối quanhệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ củacông đoàn:

- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗdựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.

- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọnglẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Côngđoàn hoạt động.

- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổquốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôntrọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…)3. Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trìnhphát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị,xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Sự tác động của tổ chức côngđoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức thông qua các hoạt độngphong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động. Để các phong trào hànhđộng cách mạng của quần chúng trước hết công đoàn phải có quá trình tập hợp,tuyên truyền, hướng dẫn CNVC-LĐ… Đó chính là vai trò trường học của Côngđoàn. Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:

Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò là trường học đấu tranhgiai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường học Chủnghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí

4

nghiệp…; tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện cácchính sách kinh tế…; giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị, tư tưởng,pháp luật, văn hoá, lối sống…

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH, vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng thông quacác phong trào cách mạng của CNVC-LĐ tác động trên các lĩnh vực:

- Kinh tế: trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Công đoàn tham giađổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ, đẩy mạnhhoạt động công đoàn trong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tế quốc doanh giữvai trò then chốt, chủ đạo…

- Chính trị: Công đoàn là sợi dây chuyền nối tăng cường mối liên hệ mậtthiết giữa Đảng với quần chúng CNVC-LĐ, xây dựng giai cấp công nhân, củng cốkhối liên minh công, nông và tri thức, góp phần ổn định chính trị

- Văn hoá - xã hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục CNVC-LĐ chống tiêucực và tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tính tích cựcsáng tạo của CNVC-LĐ.4. Chức năng của Công đoàn Việt Nam

Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức tráchmột cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.Chức năng của Công đoàn mang tính khách quan, nó được xác định bởi tính chất,vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn. Song từng điều kiện lịch sử và phát triểnkinh tế, xã hội, các chức năng của Công đoàn được bổ sung nội dung, ý nghĩa mớicho phù hợp. Công đoàn Việt Nam có ba chức năng.

1. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng củangười lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giảiquyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan,đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năngcủa mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chứctheo quy định của pháp luật.

3. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao độngphát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và pháttriển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xentương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao độngmang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽđịnh ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.

Bài 2: Nguyên tắc, phương pháp hoạt động Công đoàn

I. Nguyên tắc hoạt động công đoànNguyên tắc là những tập hợp quy định, quy tắc chỉ đạo hành động. Nguyên tắc hoạtđộng Công đoàn là những quy định cơ bản, ổn định; là chuẩn mực để hướng dẫn

5

nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, thực hiện chức năng của Công đoànvà được thiết lập ngay từ ngày đầu xuất hiện tổ chức.

1. Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐảngĐảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam.

Tất cả những thành viên trong hệ thống chính trị trong đó có Công đoàn đều đặthoạt động của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảohoạt động của Công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng vào chương trình hoạt động của mình. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạocủa Đảng thông qua việc thông tin báo cáo tình hình và kết quả hoạt động.2. Liên hệ mật thiết với quần chúng

Công đoàn là tổ chức quần chúng rộng lớn của CNVC-LĐ, ngược lại CNVC-LĐ là cơ sở xã hội của Công đoàn. Sức mạnh của Công đoàn là mối liên hệ mậtthiết với quần chúng để thu hút, tập hợp, thống nhất ý chí hành động. Nếu xa rờiquần chúng Công đoàn sẽ không còn “đất hoạt động”. Cán bộ công đoàn cần nhậnthức đầy đủ về vai trò quyết định của quần chúng tăng cường mối quan hệ với quầnchúng, hoà mình với quần chúng, giành được niềm tin của quần chúng, hiểu rõ tâmtư nguyện vọng của họ để hướng hoạt động của Công đoàn đáp ứng được yêu cầucàng mới càng cao của quần chúng.

Liên hệ mật thiết với quần chúng công đoàn thường được cụ thể bằng sự tiếp cận,,đi lại thăm hỏi trong những dịp sinh nhật, hiếu, hỷ, lễ, tết; tổ chức các hoạt độngquần chúng; chia xẻ, lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng.3. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng

Tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động Công đoàn là người đoànviên tự nguyện ra nhập tổ chức Công đoàn, tự nguyện tham gia, thực hiện cácnhiệm vụ được giao trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm và lợi ích của công việcmà chính mình có bổn phận hoàn thành. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúngtrong hoạt động Công đoàn có nghĩa là không gò ép, áp đ ặt mà để đoàn viên tự giáctham gia hoạt động. Trước khi tiến hành một việc dù nhỏ, dù lớn cũng cần có sựgiải thích, tuyên truyền thuyết phục để đoàn viên hiểu ý nghĩa, nhận thức tráchnhiệm, tự nguyện hành động. Muốn vậy, những hoạt động của Công đoàn phải cónội dung sát thực với những vấn đề mà quần chúng quan tâm, hình thức thể hiệnhấp dẫn lôi cuốn quần chúng tham gia. Tuy nhiên cũng không chiều theo ý muốnquần chúng, khi những vấn đề chưa phù hợp với nguyện vọng đông đảo củaCNVC-LĐ.4. Tập trung dân chủ

Trong hoạt động Công đoàn, tập trung dân chủ là một trong những nguyêntắc cơ bản của CĐVN đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và hành động chống sự“tập trung quan liêu” và “dân chủ vô tổ chức”. Công đoàn Việt Nam tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

- Cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn đều do bầu cử lập ra.- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Công đoàn thuộc về Đại hội Công

đoàn cấp đó.

6

- Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành do Đại hộicấp đó bầu ra. (Trong trường hợp đặc biệt Công đoàn cấp trên có thể chỉ định BanChấp hành cấp dưới nhưng không quá 12 tháng)

- Ban Chấp hành Công đoàn các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách, tiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhânphục tùng tổ chức.

II. Phương pháp hoạt động công đoànPhương pháp là cách thức, là con đường, phương tiện để đạt tới mục đích.

Phương pháp hoạt động Công đoàn là cách thức làm việc của cán bộ công đoàn vàđoàn viên trên cơ sở mục đích, nội dung và nguyên tắc đã xác định.1. Phương pháp thuyết phục

Đó là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, bằng lý lẽ vàviệc làm mẫu mực để người được thuyết phục hiểu được mục đích của vấn đề tintheo và làm theo. Có nhiều dạng thuyết phục: thuyết phục bằng tình cảm, bằng lýtrí, bằng khuyến khích lợi ích hoặc đề cao nghĩa cử để thực hiện trách nhiệm, nghĩavụ mà tham gia hoạt động.

Thuyết phục là một nghệ thuật do đó đòi hỏi cán bộ công đoàn phải xâmnhập thực tiễn, sâu sát tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, trình độđoàn viên và lao động. Người thuyết phục phải có uy tín, có trình độ hiểu biết nhấtđịnh. Điều đó biểu hiện bằng hành vi, lối sống chuẩn mực, tri thức, lý luận, tâm lý,khả năng truyền cảm… Các bước thuyết phục thường từ thăm hỏi, động viên, chiaxẻ, giúp đỡ… sau là bày tỏ nội dung.

Đối tượng thuyết phục không chỉ là quá trình tác động từ cán bộ công đoànđến đoàn viên và người lao động mà còn được vận dụng từ quần chúng đến quầnchúng. Đó là thông qua việc nêu gương điển hình và hình thành dư luận xã hội.Đồng thời đối tượng thuyết phục còn cả là người quản lý, sử dụng lao động.

Để sử dụng phương pháp thuyết phục có hiệu quả trong hoạt động côngđoàn, cần tránh tình trạng “nói hay làm dở”, truy chụp”, “đao to búa lớn”, quan liêumệnh lệnh, gò ép quần chúng…2. Tổ chức cho quần chúng hoạt động

Tổ chức cho quần chúng hoạt động là công đoàn tổ chức các phong trào thuhút đoàn viên và lao động tham gia hoạt động một cách sâu rộng theo các chuyênđề như: Tổ chức các phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao độngsản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt…tổ chức tham gia xây dựng Thỏa ướclao động tập thể, quy chế dân chủ của đơn vị, tổ chức đối thoại giữa CNVC-LĐ vớingười quản lý sử dụng lao động, tổ chức các phong trào văn hoá quần chúng…

Tổ chức cho quần chúng hoạt động nhằm: thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa Công đoàn; nâng cao uy tín và sức mạnh của tổ chức Công đoàn; tạo mối quanhệ mật thiết giữa Công đoàn và quần chúng. Vì vậy, số lượng CNVC-LĐ tham giacàng lớn thì hiệu quả hoạt động của Công đoàn càng cao.

Tổ chức cho quần chúng hoạt động công đoàn cần nghiên cứu chủ đề có nộidung thiết thực, hình thức hoạt động phù hợp, thời điểm thuận lợi, đồng thời cầntranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự tích cực tạo điều kiện của chủ doanh nghiệp,Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

7

Trong việc tổ chức quần chúng hoạt động công đoàn phải xây dựng kế hoạchcụ thể chi tiết. Trong đó các Ban quần chúng, các công đoàn bộ phận, tổ công đoànsẽ giúp về tuyên truyền vận động, các đoàn viên có nhiệt tình năng lực, năng khiếusẽ làm nòng cốt cho hoạt động…3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế

Công đoàn xây dựng và tham gia các quy chế và tổ chức thực hiện theo cácquy định là một trong những nội dung đổi mới hoạt động công đoàn. Để xây dựnghệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế của Công đoàn phát huy tácdụng, cán bộ công đoàn cần am hiểu luật pháp, nắm vững chức năng, nhiệm vụ củaCông đoàn, đặc điểm tình hình của tổ chức cơ quan đơn vị. quy chế của một cơquan, đơn vị là “luật” được thu nhỏ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưngkhông trái với pháp luật Nhà nước và Điều lệ Công đoàn. Trong quá trình thực hiệnquy chế, Công đoàn cần sử dụng tổng hợp các phương pháp Công đoàn, thườngxuyên tổng kết rút kinh nghiệm, phát hiện những bất hợp lý trong quy chế, để sửađổi bổ sung cho hoàn thiện.Công đoàn cần xây dựng và thực hiện các loại quy chế sau:

1. Quy chế hoạt động trong nội bộ của tổ chức Công đoàn là những quy địnhvề lề lối làm việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban Chấp hành, của Chủ tịch, củacác Ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh khác của Công đoàn.

2. Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Chấp hành với Thủ trưởng cơquan, đơn vị cùng cấp là những quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa BanChấp hành Công đoàn với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết đúng đắnmối quan hệ giữa hai bên và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng,nhiệm vụ của mỗi bên vì mục đích chung của cơ quan, đơn vị.

3. Quy chế quản lý cơ quan, đơn vị là những quy định trách nhiệm, quyềnhạn của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị nhằm góp phần xây dựng cơ quanđơn vị không ngừng phát triển.

Bài 3: Quyền công đoàn theo quy định của pháp luật

I. Giới thiệu chung về quyền công đoànQuyền Công đoàn được hiểu theo hai nghĩa: Quyền của người lao động và

quyền của tổ chức Công đoàn- Quyền của người lao động: là một trong những quyền cơ bản được pháp

luật ghi nhận. Mọi công nhân, viên chức, lao động (gọi chung là người lao động),nếu có đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều có quyềnthành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Quyền công đoàn: là các quyền của tổ chức công đoàn, với tư cách là tổchức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được pháp luật ghinhận. Theo nghĩa này, quyền công đoàn chính là những điều kiện và đảm bảo pháplý để công đoàn thực hiện các chức năng cơ bản của mình.

Nội dung phần này đề cập đến quyền công đoàn theo nghĩa thứ hai, đó là cácquyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật.

8

1. Khái quát về cơ sở pháp lý của quyền công đoàn

Quyền công đoàn được quy định tại Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết,quyết định, chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; thông tư, quyết địnhcủa Bộ trưởng,, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ v.v…(*)----------------------------------------------

(*) Một số văn bản pháp luật quan trọng, chủ yếu quy định về quyền Công đoàn:

- Hiến pháp 1992;- Luật Công đoàn năm 1990; Nghị định 133HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội

đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn; Nghị định số 302/HĐBTngày 19/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền và trách nhiệm của Công đoàncơ sở trong các doanh nghiệp, cơ quan; Chỉ thị số 60/ngày 24/2/1992 của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng về thi hành Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hộiđồng Bộ trưởng: Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam ban hành theo Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994của Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậtLao động năm 2002; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm1996; các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Bộ luật Lao động.

- Các luật tổ chức nhà nước; Luật Tổ chức Quốc hội năm 2002, Luật Tổchức Chính phủ năm 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânnăm 2003

Nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến quyền công đoàn chủ yếu quyđịnh về những vấn đề sau:

- Ghi nhận về địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn;- Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn;- Quy định về mối quan hệ giữa công đoàn với cơ quan Nhà nước, đơn vị,

doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan;- Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong

việc phối hợp, tạo điều kiện hoạt động của công đoàn…

2. Đặc điểm của quyền Công đoànCác quyền Công đoàn có 3 đặc điểm cơ bản như sau:- Thứ nhất: Quyền công đoàn không phải do công đoàn quyết định mà do

pháp luật quy định.Đặc điểm này giúp ta phân biệt quyền công đoàn với một số quyền của các

cá nhân tổ chức khác; mặt khác, giúp ta phân biệt giữa quyền công đoàn và chứcnăng công đoàn. Bởi vậy quyền công đoàn là những quyền của tổ chức công đoàndo Nhà nước quy định. Quyền công đoàn là những bảo đảm pháp lý do Nhà nướctạo ra cho công đoàn, để công đoàn sử dụng nhằm thực hiện chức năng của mình.

9

Đó là những điều kiện bảo đảm về pháp lý, được công đoàn sử dụng như là mộttrong những công cụ quan trọng, không thể thiếu.

- Thứ hai: Quyền công đoàn không bao gồm các nghĩa vụ hợp thànhThông thường, trong các quan hệ pháp lý, chủ thể có quyền thường đi đôi với

trách nhiệm gánh vác các nghĩa vụ. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia vàngược lại. Tuy nhiên, với Công đoàn, Nhà nước chủ yếu quy định các quyền màkhông trực tiếp quy định các nghĩa vụ của công đoàn.

Như vậy không có nghĩa là trong các quan hệ pháp lý, công đoàn không cónghĩa vụ gì mà cần phải hiểu rằng các nghĩa vụ của công đoàn chủ yếu tồn tại dướidạng các trách nhiệm của công đoàn.

-Thứ ba, trong quan hệ lao động, quyền công đoàn góp phần tham gia điềuchỉnh quan hệ lao động

Trong quan hệ lao động, công đoàn vừa là một bên quan hệ lao động, vừatham gia vào việc điều chỉnh quan hệ lao động. Xuất phát từ đặc điểm của quan hệlao động, người lao động thường có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động.Do đó, thông qua công cụ pháp luật, Nhà nước quy định cho công đoàn có nhữngquyền với tư cách như một bên quan hệ lao động, đồng thời với tư cách đại diệncho tập thể lao động tham gia điều chỉnh quan hệ lao động, nhằm bảo đảm choquan hệ lao động được hài hoà, ổn định.3. Phân loại quyền công đoàn

Tùy theo tiêu trí lựa chọn mà quyền công đoàn được phân chia thành các loạikhác nhau.

- Theo lĩnh vực hoạt động nhằm thực hiện chức năng công đoàn, quyền côngđoàn được chia thành hai loại:

+ Các quyền công đoàn nhằm thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

+ Các quyền công đoàn nhằm thực hiện chức năng tham gia quản lý kinh tế-xã hội, quản lý nhà nước, quản lý cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, kiểm tra, giám sáthoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Theo tính chất của quyền thì quyền công đoàn bao gồm ba loại:+ Quyền tham, gia: Công đoàn được tham gia góp ý, được hỏi ý kiến, song

không có quyền quyết định. Quyền quyết định thuộc về cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp;

+ Quyền chung: Là quyền của công đoàn bàn bạc, thỏa thuận, nhất trí với cơquan, đơn vị, doanh nghiệp khi quyết định một vấn đề nào đó;

+ Quyền độc lập: Là quyền của công đoàn trong việc độc lập ra một quyếtđịnh. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng và không có quyền canthiệp vào việc ra quyết định của công đoàn.

- Theo phân cấp quản lý của công đoàn, quyền công đoàn bao gồm:+ Quyền của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;+ Quyền của Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở;+ Quyền của công đoàn cơ sở.

II. Quyền cụ thể của các cấp công đoàn1. Quyền của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

10

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan Trung ương của Công đoànViệt Nam, có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia giải quyết những vấn đềvề chính sách lao động - xã hội ở tầm vĩ mô và tổ chức thực hiện các quyền côngđoàn trong toàn hệ thống.

Theo quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có cácquyền sau đây:

1.1. Quyền tham gia- Quyền sáng kiến pháp luật: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền

trình dự án Luật, dự án Pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế

độ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự phiên họp

của Chính phủ khi bàn đến những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, lợiích của người lao động;

- Quyền tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật liên quanđến quyền và lợi ích người lao động do Chính phủ, Bộ, ngành tổ chức;

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề phát sinh trongviệc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách với người lao động;

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại tố cáo của ngườilao động;

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quyết định và công bố mức lương tốithiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tốithiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ (Điều 56,Điều 132 Bộ luật Lao động);

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định nguyên tắc xây dựng thanglương, bảng lương, định mức lao động; quy định thang lương; bảng lương đối vớidoanh nghiệp nhà nước;

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định các trường hợp đặc biệtđược làm thêm không quá 300 giờ trong một năm;

- Quyền tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc giavề bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trìnhnghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động,vệ sinh lao động;

- Quyền tham gia ý kiến về danh mục các loại bệnh nghề nghiệp trước khiChính phủ hoặc cơ quan nhà nước ban hành.

1.2 Quyền chung, quyền độc lập- Quyền phối hợp tổ chức các phong trào thi đua;- Quyền phối hợp tổ chức nâng cao đời sống của người lao động, quản lý và

sử dụng quỹ phúc lợi;- Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liên

quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;- Quyền tham gia quản lý Bảo hiểm xã hội;- Quyền phối hợp, thống nhất với Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn

việc thành lập công đoàn cơ sở, việc chỉ định Ban Chấp hành công đoàn lâm thờitại doanh nghiệp;

11

- Quyền thành lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư vấnpháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động;

- Quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của tập thể người lao động.

2. Quyền của công đoàn cấp trên cơ sởCông đoàn cấp trên cơ sở bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố;

Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty, Công đoàn các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương…Đây là cấp công đoàn vừachịu sự chi phối của công đoàn cấp trên, vừa trực tiếp với cơ sở, vừa có mối quanhệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan đồng cấp. Quyền của công đoàn đềcập ở phần này chủ yếu là các quyền công đoàn trong mối quan hệ với các cơ quan,tổ chức hữu quan ở địa phương, ngành.2.1. Quyền tham gia

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách chếđộ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;

- Quyền tham dự hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức hữuquan khi bàn về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích củangười lao động;

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề phát sinh trongviệc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách với người lao động;

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo củangười lao động;

- Giúp đỡ công đoàn cơ sở thực hiện việc thương lượng, ký kết và thực hiệnthoả ước lao động tập thể;

- Tham gia với các cơ quan nhà nước và đại diện người sử dụng lao động bànbạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động;2.2 Quyền chung, quyền độc lập

- Quyền phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong từng ngành, địaphương và đơn vị;

- Quyền phối hợp tổ chức nâng cao đời sống của người lao động, quản lý vàsử dụng quỹ phúc lợi;

- Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liênquan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;

- Quyền thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định Ban Chấp hành công đoàn lâmthời tại doanh nghiệp;

- Quyền thành lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư vấnpháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động;

- Quyền thỏa thuận với Thủ trưởng cơ quan đơn vị, doanh nghiệp về việc sathải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với Chủ tịch công đoàn cấpdưới;

- Quyền tham gia Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (cấp huyện);

12

- Quyền gửi văn bản đến Toà án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháphoặc bất hợp pháp;

- Quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của tập thể người lao động.3. Quyền của công đoàn cơ sở

Theo quy định của pháp luật, các quyền của công đoàn cơ sở bao gồm:3.1. Quyền tham gia

- Chủ tịch công đoàn cơ sở được mời dự các cuộc họp của doanh nghiệp, cơquan bàn những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người laođộng. Được doanh nghiệp, cơ quan cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết vềnhững vấn đề nói trên;

- Tham gia ý kiến với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan trong việc thựchiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ, và lợi ích củangười lao động;

- Tham gia với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giải quyết khiếunại, tố cáo của người lao động;

- Tham gia ý kiến khi doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương, quychế thưởng, định mức lao động, lịch nghỉ hàng năm, nội quy lao động;

- Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động trong quá trình xử lý kỷ luậtlao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động.3.2 Quyền chung, quyền độc lập

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc Toà án xử lýnhững hành vi, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

- Tổ chức kiểm tra, hoặc phối hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, cơquan kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến ngườilao động tại doanh nghiệp, cơ quan;

- Yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp nếuthấy cần thiết, khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạngngười lao động;

- Phối hợp với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan giải quyết các tranhchấp lao động;

- Thảo luận với người sử dụng lao động trước khi người sử dụng lao độngkhấu trừ lương của người lao động;

- Thảo luận với người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động đối với người lao động;

- Thoả thuận với người sử dụng lao động về việc sa thải hoặc đơn phươngchấm dứt hợp đồng lao động với người là ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở;

- Thoả thuận về thời giờ làm việc của cán bộ công đoàn không chuyên trách;- Đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể

với người sử dụng lao động tại doanh nghiệp;- Tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao

động tập thể;- Yêu cầu và tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động theo

quy định của pháp luật;

13

- Quyết định đình công sau khi quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cáchbỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;

- Nộp đơn yêu cầu Toà án kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công;- Khiếu nại đối với các quyết định của Toà án trong quá trình giải quyết đình

công.

Bài 4: Nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

I. Vị trí và nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở1. Vị trí của Chủ tịch công đoàn cơ sở

- Là người đứng đầu Ban Chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở (CĐCS);- Là người thay mặt BCH CĐCS đại diện cho tập thể người lao động trong

quá trình tham gia quản lý và bảo vệ, quyền, lợi ích của công nhân lao động.2. Nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn cơ sở

- Cùng BCH vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơsở.

- Điều hành công việc hằng ngày: Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họpBCH, Ban Thường vụ giải quyết các vấn đề khi đã có chủ trương của BCH, BanThường vụ.

- Tổ chức chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ công đoàn tại cơ sở.- Thay mặt BCH tham gia ý kiến, bàn bạc phối hợp với người sử dụng lao

động giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên.- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy (nếu có), của công đoàn

cấp trên, quản lý nguồn kinh phí công đoàn.

II. Nội dung công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

Nội dung công tác của Chủ tịch CĐCS được hiểu là những đầu việc lớn,những nhiệm vụ cơ bản mà Chủ tịch CĐCS cần quan tâm, Thực tiễn cho thấynhững công việc thường xuyên. Chủ tịch CĐCS phải giải quyết rất đa dạng. Nếu làngười có trách nhiệm, tâm huyết với công tác thì hầu như không lúc nào thấy hếtviệc. Bên cạnh những công việc định trước trong chương trình còn có nhiều việcphát sinh ngoài chương trình mà cũng không kém ph ần quan trọng và phức tạp. Ởđây chỉ đề cập đến một số nội dung công tác cơ bản mà Chủ tịch CĐCS cần lưu ýtrong quá trình tổ chức thực hiện và cần vận dụng một cách năng động, sáng tạovào điều kiện cụ thể của đơn vị.1. Nắm vững chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật và thực tiễn của cơquan, đơn vị.

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, Nghịquyết của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất, công tác của đơn vị, tình hìnhđoàn viên, CNVC-LĐ trong đơn vị;

- Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt: chính trị,kinh tế, xã hội, thực tiễn;

14

- Làm căn cứ thay mặt BCH, đại diện cho tập thể lao động thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ tham gia giám sát một cách có hiệu quả.

2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh

- Nắm vững nội dung tiêu chí về nội dung CĐCS vững mạnh của đơn vị;- Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công

nhân lao động như: tiền lương, việc làm, điều kiện lao động…;- Tạo môi trường hoạt động để CNVC-LĐ tham gia quản lý: thảo luận xây

dựng nội quy, quy chế của đơn vị; tổ chức Đại hội CNVC, xây dựng Thỏa ước laođộng tập thể, đối thoại xã hội với người sử dụng lao động. Tổng hợp những kiếnnghị của CNVC-LĐ tham gia với người sử dụng lao động;

- Thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục CNVC-LĐ vềchế độ, chính sách, pháp luật, ý thức thái độ lao động;

- Thực hiện tốt việc chăm lo xây dựng tổ chức và nâng cao năng lực trình độđội ngũ cán bộ CĐCS, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt độngcông đoàn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị.3. Xây dựng chương trình công tác của CĐCS.

Chương trình công tác của CĐCS là định hướng cho mọi hoạt động củaCĐCS để đạt tới những mục tiêu cụ thể. Làm việc theo chương trình, kế hoạch địnhtrước không những thể hiện tính khoa học mà còn có ý nghĩa duy trì hoạt động mộtcách chủ động, thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.

Chủ tịch CĐCS phải là người chủ động dự kiến, đề xuất chương trình côngtác để Ban Thường vụ, BCH thống nhất, quyết định. Chương trình công tác củaCĐCS phải căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội CĐCS, Nghị quyết của Đảng ủy cơsở (nếu có), của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất, kinh doanh, công tác củađơn vị và điều kiện thực tiễn của cơ sở. Nội dung chương trình công tác phải xácđịnh rõ mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện và tiến độ triểnkhai cho từng lĩnh vực hoạt động.4. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động cho các ủy viên Ban Chấp hành CĐCS, BanChấp hành công đoàn Bộ phận, Tổ chức công đoàn

- Đối với ủy viên Ban Chấp hành: Chủ tịch CĐCS cần dự kiến phân côngmỗi ủy viên Ban Chấp hành phải có kế hoạch thực hiện và để đưa vào kế hoạch vàNghị quyết chung.

- Đối với công đoàn bộ phận và Tổ công đoàn: Chủ tịch CĐCS cần thườngxuyên giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch đề ra.

- Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CĐCS, thường xuyên đúc rút kinhnghiệm qua thực tiễn hoạt động tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để trao đổinghiệp vụ hoạt động công đoàn và nâng cao kiến thức hiểu biết chế độ chính sáchpháp luật.5. Sơ kết, tổng kết báo cáo

Hoạt động công đoàn ở cơ sở thường có những phong trào hoặc những nộidung chương trình công tác cụ thể đã được BCH thông qua. Sau mỗi hoạt động,mỗi phong trào hoặc sau mỗi kỳ công tác, Chủ tịch CĐCS cần chủ động kiểm điểm,đánh giá lại quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động đó xem xét ưu,

15

nhược điểm, rút ra từ bài học kinh nghiệm. Để làm được việc đó Chủ tịch CĐCSphải kiểm tra, thu nhập thông tin, đánh giá kết quả,, tập hợp báo cáo và tiến hành sơkết một cách kịp thời. Sau đó báo cáo với công đoàn cấp trên và thông báo với toànthể đoàn viên biết kết quả những việc đã làm được và những việc cần tiếp tục làmtrong thời gian tới.III. Phương pháp công tác của chủ tịch CĐCS1. Nắm bắt kịp thời và xử lý kịp thời các thông tin- Những nội dung thông tin cần nắm: Tình hình sản xuất kinh doanh, công tác đơnvị; thực hiện các chế độ chính sách pháp luật với CNVC-LĐ, tâm tư nguyện vọngđời sống, sản xuất công tác CNVC-LĐ…- Các nguồn thông tin có thể từ: Các cuộc họp giao ban lãnh đạo, phản ánh từ cáccấp công đoàn tổ, bộ phận, tiếp xúc với CNVC-LĐ, dư luận trong đơn vị, thông tinđại chúng…- Để xử lý các nguồn thông tin, Chủ tịch CĐCS cần có biện pháp phân loại, phâncấp, xác minh độ tin cậy. Sau đó nghiên cứu biện pháp theo từng vấn đề và phâncấp xử lý. Có vấn đề có thể gặp trực tiếp Thủ trưởng đơn vị, đoàn viên (CNVC-LĐ), có vấn đề phải đưa ra Ban Thường vụ, BCH, hoặc báo cáo Đảng ủy, côngđoàn cấp trên xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.Sau khi đã giải quyết cần thông báo lại kết quả cho người hoặc nơi cung cấp thôngtin yêu cầu xử lý.Vì công việc ở cơ sở nhiều và để đảm bảo tính thời gian của sự việc nên các thôngtin cần được xử lý kịp thời mới có tác dụng, hiệu quả cao.2. Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo theo chủ đề:

Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo là tạo ra môi trường cho cán bộ đoànviên hoạt động đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân chịu trách nhiệm, pháthuy trí tuệ của tập thể. Từ đó Chủ tịch công đoàn có thêm cơ sở giải quyết nhữngvấn đề mới nảy sinh tại đơn vị; CĐCS có chủ trương công tác đúng đắn đến cácvấn đề phức tạp trong đời sống sản xuất và xây dựng tổ chức công đoàn.

Các cuộc toạ đàm hội thảo có thể theo các chuyên đề với phạm vi trong BanThường vụ, BCH hoặc theo các đơn vị tổ, bộ phận công đoàn.

Để các cuộc toạ đàm, hội thảo có kết quả cao, Chủ tịch công đoàn cần có sựchuẩn bị về nội dung yêu cầu, đối tượng, vấn đề cần nghiên cứu trao đổi. Sau hộithảo, toạ đàm có ghi chép tổng hợp hoặc biên bản3. Xây dựng chương trình công tác riêng

Nhằm khắc phục việc hành chính sự vụ thiếu tính khoa học, giúp cho điềuphối công việc hợp lý, xác định thời điểm, công việc cần tập trung, nắm được côngviệc đang tiến hành để chỉ đạo thực hiện theo tiến độ đã đề ra.

Ngoài chương trình đã xây d ựng bằng văn bản riêng, Chủ tịch công đoàn cầncó bảng ghi lịch công tác hàng ngày để nơi dễ nhìn, dễ theo dõi và cho cán bộ côngđoàn trong đơn vị cùng biết để phối hợp công việc.4. Giải quyết các mối quan hệ. (Quan hệ là một động lực, có tác động đến hiệuquả công tác).

16

Quan hệ với cấp ủy Đảng: Là quan hệ giữa đại diện CNVC, lao động với cơquan lãnh đạo.- Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết, bằng sự phân công cán bộ và tôn trọng tính độclập của tổ chức công đoàn.- Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy,thường xuyên tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, tập hợp phản ánh tâm tưnguyện vọng của CNVC-LĐ với Đảng để Đảng đề ra những chủ trương đúng đắnvà đảm bảo tính quần chúng.

Quan hệ với cơ quan quản lý (Thủ trưởng, giám đốc, người sử dụng laođộng): là quan hệ giữa đại diện CNVC, lao động với người quản lý lao động. –Đây là mối quan hệ được thể hiện trên tinh thần tôn trọng, hợp tác cùng thực hiệnmục tiêu chung của đơn vị, quyền lợi hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, quyếtđịnh đến thắng lợi sản xuất, công tác.- Công đoàn là người cộng tác đắc lực với người quản lý, sử dụng lao động tronglúc thuận lợi cũng như khó khăn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác, sảnxuất kinh doanh, đảm bảo các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.- Công đoàn tham gia góp ý những việc làm có lợi cho doanh nghiệp, đảm bảoquyền lợi CNLĐ nên không ngần ngại tham gia góp ý kể cả những việc làm sai tráicủa của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động cố tình, viphạm đến lợi ích người lao động, vi phạm chính sách pháp luật…Chủ tịch côngđoàn cần thể hiện bản lĩnh vững vàng kiên quyết đấu tranh ngăn chặn.

5. Mối quan hệ với CNVC-LĐ

- Là mối quan hệ giữa người lao động và đại diện của họ, Chủ tịch công đoàn vớivai trò “thủ lĩnh” nên tác phong, lối sống luôn mật thiết hoà mình với quần chúnglao động, có kế hoạch thăm hỏi, lắng nghe chia sẻ, quan tâm giúp đỡ (trong phạmvi có thể giải quyết được) động viên mọi người trong lao động sản xuất, trong xâydựng đời sống văn hoá, xây dựng tổ chức công đoàn;- Là mối quan hệ quyết định đến quá trình hoạt động của tổ chức công đoàn nóichung và nói riêng của Chủ tịch CĐCS.

6. Kiểm tra và tự kiểm tra

- Kiểm tra là nguyên tắc khoa học, phổ biến trong cương vị của người lãnh đạo,kiểm tra để xem xét, nhịp độ tiến triển, hiệu quả công việc của từng bộ phận cánhân trong tổ chức. Kiểm tra theo định kỳ, thường xuyên để phát hiện, bổ sung uốnnắn, rút kinh nghiệm làm việc tốt hơn.- Chủ tịch công đoàn có thể làm việc trực tiếp với cá nhân, bộ phận được giaonhiệm vụ để nghe báo cáo theo từng thời kỳ, từng giai đoạn triển khai và kết quảcông tác.

Phương châm của công tác kiểm tra là “tự kiểm tra là chính”. Thông quaviệc kiểm tra và tự kiểm tra Chủ tịch Công đoàn có thể tự xem xét đến vai trò chỉđạo của mình.

17

Bài 5: Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương

I. Khái niệm- Tiền lương là chính sách kinh tế và chính sách xã hội liên quan trực tiếp đếnquyền lợi của người lao động. Đây là nguồn sống chính của người làm công hưởnglương.- Đối với cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước, sự nghiệp,nguồn tiền lương chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước.- Đối với viên chức, công nhân trong các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu,nguồn tiền lương dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, đơnvị.- Tiền lương được trả cho người lao động chủ yếu dưới 2 hình thức là trả lươngtheo thời gian (lương ngày, lương tuần, lương tháng theo mức lương từng người)trả lương theo sản phẩm làm ra và khối lương công việc hoàn thành).

II. Nội dung chủ yếu của chính sách tiền lương:

- Tiền lương tối thiểu- Quan hệ tiền lương- Hệ thống thang lương, bảng lương- Các chế độ phụ cấp lương- Cơ chế quản lý, phân phối tiền lương và thu nhập.

1. Tiền lương tối thiểu: là mức tiền lương trả cho người lao động làm công việcgiản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, khả năng ngânsách, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động, Chính phủ quy định mức lương tốithiểu và điều chỉnh theo từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam. Tùy điều kiện cụ thể của từng nước, lương tối thiểu có thể:- Cao hơn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu- Bằng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu- Thấp hơn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu

Tiền lương tối thiểu là cơ sở tính các mức lương và phụ cấp lương cho cácloại lao động theo hệ thống thang lương, bảng lương; là căn cứ để tính đóng vàhưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, đóng Bảo hiểm Y tế và thực hiện các chế độ laođộng theo quy định của pháp luật.

2. Quan hệ tiền lương

Tiền lương tối thiểu: lao động giản đơn có hệ số bằng 1.00Lương trung bình: lao động tốt nghiệp đại học có hệ số bằng 2.34Lương tối đa: chuyên gia cao cấp bậc cuối cùng có hệ số bằng 10Từ quan hệ tiền lương nêu trên, Nhà nước quy định các bảng lương, thang lương,ngạch lương, số bậc lương, hệ số lương cho từng thang, bảng lương.

3. Hệ thống thang lương, bảng lương

18

- Trên cơ sở quan hệ tiền lương, Nhà nước quy định tiền lương cho cán bộ chuyênmôn, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý cụ thể là:- Đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý Công ty nhà nước (Giám đốc, Phó giám đốc,Kế toán trưởng); chức vụ cán bộ xã, phường, chức vụ Bộ trưởng và tương đươngtrở lên, quy định lương chức vụ có 2 bậc lương;- Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo Công ty nhà nước (Trưởng, Phó phòng), cánbộ lãnh đạo từ cấp huyện đến Thứ trưởng và tương đương xếp lương chuyên mônnghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;- Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ở khu vực hành chính sự nghiệp,Đảng, đoàn thể, xếp lương theo các ngạch công chức, viên chức (chuyên viên cấpcao, chuyên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương);- Công nhân trực tiếp sản xuất trong các công ty nhà nước xếp lương theo các bảnglương, thang lương, số bậc lương, theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật;- Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì đơn vị tự xâydựng thang, bảng lương hoặc áp dụng theo Công ty nhà nước.

4. Các chế độ phụ cấp lương:

Phụ cấp lương là những khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương bù đắp hao phílao động, khuyến khích, thực hiện nhiệm nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo quảnlý.- Phụ cấp thâm niên vượt khung:

Áp dụng cho các đối tượng xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ (cán bộ côngchức, viên chức) sau 3 năm đã hưởng bậc lương cuối cùng trong ngạch thì đượchưởng phụ cấp bằng 5% mức lương của bậc cuối cùng, từ năm thứ tư trở đi mỗinăm được tăng thêm 1%.- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Áp dụng cho cán bộ lãnh đạo từ Trưởng, Phó phòng; Trưởng, Phó ban, Ủyviên thường vụ các đoàn thể từ cấp huyện và tương đương trở lên đến Thứ trưởngcó hệ số kề 0.1 đến 1.40 mức lương tối thiểu.- Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Áp dụng đối với người đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ởmột cơ quan đơn vị, đồng thời lại kiêm nhiệm vụ chức danh lãnh đạo đứng đầu cơquan, đơn vị khác mà đơn vị đó được bố trí biên chế. Mức phụ cấp bằng 10% mứclương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượtkhung (nếu có).

Ví dụ: Chị A làm Chủ tịch LĐLĐ huyện nhưng lại kiêm nhiệm thêm chứcvụ Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện thì chị A được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng10% mức lương hiện hưởng của Chủ tịch LĐLĐ huyện.- Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi hẻolánh và khí hậu xấu. Mức phụ cấp gồm 7 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; và 1,0 sovới mức lương tối thiểu chung.- Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền vàvùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức 30%;

19

50%; 100% so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo vàphụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).- Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những vùng kinh tếmới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụcấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50%; 70% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấpchức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụcấp từ 3-5 năm.- Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với những người làm việc một số nghề hoặc côngviệc thường xuyên phải thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Phụ cấp gồm 3 mức 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.- Phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc gồm: Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấpưu đãi nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo côngviệc…(Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 205/2004/NĐ-CPngày 14/12/2004 của Chính phủ).

5. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập được quy định như sau:

- Đối với cán bộ công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách, Nhà nước giaochỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương cho đơn vị, để đơn vị chủ động bố trí lao động,xây dựng định mức trả lương cho người lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động việc trả lương cho người lao độngkhông được thấp hơn mức lương tối thiểu, khuyến khích các đơn vị, các doanhnghiệp trả lương cao hơn cho người lao động, cụ thể là:- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được quyềnquyết định điều chỉnh hệ số tăng thêm tiền lương so với lương tối thiểu chung, lậpquỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tăng thu nhập để trả cho người lao động.

Nhà nước cho phép điều chỉnh tiền lương tối thiểu không quá 3,5 lần so vớilương tối thiểu chung (nếu đơn vị tự trang trải một phần kinh phí) tùy theo mức độhoàn thành kế hoạch tài chính, làm căn cứ tính tổng quỹ lương trả cho người laođộng.- Đối với Công ty nhà nước: Quỹ lương thực hiện được xác định theo mức độ hoànthành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trảlương cho người lao động theo quy chế trả lương của Tổng công ty. Công ty khixây dựng đơn giá tiền lương phải đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện.

Được áp dụng hệ số với mức lương tối thiểu chung làm cơ sở tính đơn giátiền lương với điều kiện: nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận kế hoạch khôngthấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, tốc độ tăng tiền lương bìnhquân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.- Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về lươngtối thiểu, xây dựng bậc lương, chế độ trả lương, chế độ phụ cấp lương, chế độ nângbậc lương, để doanh nghiệp vận dụng và thực hiện.

20

Lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài áp dụngmức lương tối thiểu, xây dựng bậc lương, chế độ trả lương, chế độ phụ cấp lương,chế độ nâng bậc lương…để doanh nghiệp vận dụng và thực hiện.

Lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ (từ 26/3/199 mứclương tối thiểu là: 417.000đ, 556.000đ, 626.000đ/tháng tuỳ theo khu vực).- Chính phủ quy định chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm đối với cánbộ, công chức, viên chức là dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữbậc (Thời gian giữ bậc đối với chuyên gia cao cấp là 5 năm, chuyên viên là 3 năm,cán sự, nhân viên là 2 năm). Có chế độ nâng lương sớm trước thời hạn đối vớinhững người có thành tích xuất sắc.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh việc nâng lương là dựa trênkết quả thi nâng bậc hàng năm theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Hướng chung của việc cải cách tiền lương ở nước ta phải phù hợp với mởcửa, hội nhập, công khai, minh bạch về tiền lương và thu nhập, tiến tới tiền tệ hoátiền lương, phân cấp, phân quyền cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việcquản lý tiền lương, quyết định nâng lương. Tách tiền lương của đơn vị sự nghiệp cóthu ra khỏi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước chủ yếu giành để chi cho bộmáy công quyền của nhà nước, dịch vụ công, lĩnh vực an ninh quốc phòng.

III. Nội dung hoạt động công đoàn cơ sở về công tác tiền lương

1. Nắm vững các chế độ trả lương- Việc khấu trừ tiền lương của người lao động: người sử dụng lao động phải thảoluận với BCH công đoàn cơ sở, trường hợp khấu trừ thì không được khấu trừ quá30% tiền lương hàng tháng. Người sử dụng lao động không được áp dụng hình thứccúp lương của người lao động.- Chế độ trả lương thêm giờ:+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%+ Vào ngày nghỉ tuần, ít nhất bằng 200%+ Vào ngày nghỉ lễ ngày nghỉ ít nhất bằng 300%- Chế độ trả lương làm đêm: được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theođơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm- Quy định trên đây là mức thấp nhất, Công đoàn cần căn cứ theo từng thời gian vàkhả năng kinh phí để có thể bàn bạc với người sử dụng lao động, trả cao hơn chongười lao động khi làm thêm, làm thêm giờ.- Chế độ trả lương ngừng việc:

+ Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; nhữngngười khác liên quan phải ngừng việc thì được trả lương do 2 bên thoả thuận nhưngkhông được thấp hơn mức lương tối thiểu

+ Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặcvì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do 2 bên thoả thuận nhưngkhông được thấp hơn mức lương tối thiểu.- Tạm ứng tiền lương

21

Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiềnlương. Công đoàn cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để hỗ trợ động viên và có ý kiếnvới người sử dụng lao động để tạo điều kiện giúp người lao động.

2. Tham gia xây dựng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp dùng để:+ Xây dựng đơn giá trả lương cho người lao động+ Xây dựng kế hoạch tổng quỹ lương của doanh nghiệp phục vụ cho SXKD.- Căn cứ xây dựng:+ Dựa vào mức lương tối thiểu chung của Nhà nước (hiện tại là 350.000đ)+ Nộp đủ ngân sách theo quy định+ Lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn năm trước liền kề+ Tốc độ tiền lương tăng bình quân phải thấp hơn tăng năng suất lao động- Mức tăng tiền lương tối thiểu:Không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung đối với Công ty Nhà nước (từ350.000 đến 580.000đ tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp)

3. Đưa nội dung tiền lương vào thoả ước lao động tập thể

- Hướng dẫn, giúp đỡ CNLĐ ký hợp đồng lao động (trong doanh nghiệp)Nội dung tiền lương khi thử việc: tiền lương ít nhất bằng 70% mức lương cấp

bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với lao độngchuyên môn kỹ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Trên cơ sởquy định và hướng dẫn đó để người lao động xem xét thoả thuận cụ thể trong kýkết hợp đồng.- Tham gia xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhậpDựa vào các yếu tố sau:+ Tổng quỹ tiền lương của Công ty+ Hệ số tiền lương của từng người lao động và thời gian công tác ở công ty.+ Bình xét thi đua A-B-C hàng tháng của từng người và tổ, đội, phân xưởng,phòng, ban.+ Thành tích đột xuất của cá nhân hoặc tập thể tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban.Công đoàn quan tâm:+ Tập trung khuyến khích tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho công tyhoàn thành nhiệm vụ.+ Tránh phân phối bình quân, cào bằng+ Tránh có sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa lãnh đạo quản lý và công nhân,giữa các bộ phận trong công ty.+ Đoàn kết nội bộ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mọi người phấn khởi+ Quy chế phải công khai, lấy ý kiến tham gia rộng rãi của người lao động trongcông ty.- Đề xuất:+ Những người có đủ điều kiện thời gian và hoàn thành nhiệm vụ, để xét thi nângbậc lương hàng năm với người sử dụng lao động. Lựa chọn giới thiệu những ngườicó thành tích đặc biệt xuất sắc để đề nghị nâng lương trước thời hạn.

22

+ Đại diện Ban Chấp hành công đoàn là thành viên của hội đồng xét lương củatổng công ty.- Các chế độ trả lương khuyến khích khác:

Tiền lương khi đi họp, đi học, tiền thưởng…được thoả thuận trong Hợp đồng laođộng, thoả ước lao động thể hoặc quy định của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trêncơ sở thống nhất giữa người sử dụng lao động và BCH công đoàn cơ sở.- Định mức lao động:Xây dựng các nguyên tắc, phương pháp, định mức: áp dụng thử, ban hành, thayđổi…4. Chủ động xây dựng chương trình giám sát hoặc phối hợp với NSDLĐ tổchức kiểm tra- Theo định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất.- Nội dung giám sát, kiểm tra là xem xét sổ lương của phòng, ban, tổ, đội sản xuất;xem xét hợp đồng sản xuất, đơn giá trả lương, danh sách ký nhận tiền lương, tiềnthưởng; đối chiếu với quy chế phân phối thu nhập và tổng số tiền được thanh toánđã hợp lý chưa? Trên cơ sở đó để hướng dẫn, giúp đỡ và có kiến nghị kịp thời vớingười sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước.

Bài 6: Công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động

I. Những nhiệm vụ cụ thể của công đoàn cơ sở trong công tác Bảo hộ lao động1. Xây dựng và ký Thoả ước lao động tập thể có nội dung BHLĐTrong 6 nội dung cơ bản của Thoả ước lao động tập thể thì có 2 nội dung về

BHLĐ: đó là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và điều kiện an toàn, vệ sinh laođộng.- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Ngày làm việc không quá 8 giờ, tuầnkhông quá 48 giờ (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh), tuần không quá 40 giờ(đối với các đơn vị hành chính - sự nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp thựchiện theo chế độ này).Đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làmviệc sẽ được rút ngắn 2 giờ trong ngày. Trong 6 giờ lao động liên tục có ít nhất 30phút nghỉ (nếu làm ban ngày) và 45 phút nghỉ (nếu làm ban đêm).Việc làm thêm giờ đối với người lao động được thực hiện không quá 200giờ/năm.Đối với các trường hợp đặc biệt do Nhà nước quy định, sau khi tham khảo ý kiếncủa Tổng LĐLĐVN, nhưng cũng không quá 300giờ/năm.- Điều kiện an toàn-vệ sinh lao động: Thoả ước lao động tập thể phải quy định rõcác chế độ BHLĐ cho người lao động như: Chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cánhân, chế độ bồi dưỡng cho các công việc nặng nhọc, độc hại, khám sức khoẻ địnhkỳ,…Phải áp dụng các tiêu chuẩn quy định đối với máy móc, thiết bị, ngành nghềvà thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cho NLĐ.Ngoài việc xây dựng và ký Thoả ước lao động tập thể, Công đoàn cơ sở còn cónhiệm vụ tham gia xây dựng nội quy lao động ở Doanh nghiệp và các quy chế kháccó liên quan đến việc quản lý và thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở.

23

2. Tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, huấn luyện bảo hộ lao động chongười lao động* Công đoàn cơ sở tuyên truyền hướng dẫn luật pháp và các chính sách chế độBHLĐ cho NLĐ.Các hình thức: cung cấp tài liệu, tờ rơi, tranh BHLĐ, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộBHLĐ, xây dựng góc tuyên truyền về BHLĐ. Nội dung gồm:- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tácBHLĐ (NSDLD có 7 nghĩa vụ, 3 quyền hạn; NLĐ có 3 nghĩa vụ và 3 quyền hạn).- Nội quy, quy chế làm việc an toàn, kỷ luật lao động; quy trình, quy phạm kỹthuật an toàn lao động.- Chế độ trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (đặc biệt lưu ý khôngđược khoán chế độ này vào lương).- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người làm công việc nặng nhọc, độchại (không được phát thay bằng tiền).- Chế độ với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…- Chế độ lao động nữ, lao động là người khuyết tật…(Nghiêm cấm người sử dụnglao động sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếpxúc với các hoá chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ, nuôi con).* Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức huấn luyện vềBHLĐ cho người lao động. Có các loại: huấn luyện bước đầu, huấn luyện định kỳ,huấn luyện lại khi chuyển công việc. Huấn luyện BHLĐ phải có sát hạch, ghi kếtquả vào sổ theo dõi huấn luyện. Đối với các công việc yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn chỉ giao việc cho người đã được huấn luyện BHLĐ đạt yêu cầu và được cấpthẻ an toàn sau khi kiểm tra.

3. Tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ

Xây dựng kế hoạch BHLD là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Hàngnăm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng kếhoạch BHLĐ.Kế hoạch BHLĐ của cơ sở phải bảo đảm đủ 5 nội dung:- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ;- Các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc;- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;- Chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện BHLĐ.Để kế hoạch BHLĐ sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, mang tính khả thi,BCH công đoàn cần lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, CNLD tham gia với người sửdụng lao động trước khi ban hành.

4. Việc kiểm tra, giám sát công tác BHLĐ tại cơ sởCông đoàn cơ sở cần chủ động tham gia, đề xuất để người sử dụng lao động

tổ chức thực hiện và quy định hình thức, thời hạn kiểm tra công tác BHLĐ ở cơ sở.

24

Nội dung kiểm tra có thể bao gồm toàn bộ các mặt về công tác BHLĐ hoặccó thể một mặt nào đó, cần chú ý đặc biệt vào việc kiểm tra thực hiện kế hoạchBHLĐ; thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật BHLĐ của cơ sở; tình trạng củamáy móc thiết bị (đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt); điều kiện nơilàm việc (thông gió, ánh sáng…); phương án sử lý sự cố và sơ, cấp cứu người trongtrường hợp xảy ra tai nạn; phương án PCCC…

Theo quy định của pháp luật, việc định kỳ tự kiểm tra toàn diện phải đượctiến hành 3 tháng/lần ở cấp doanh nghiệp và 1 tháng/lần ở cấp phân xưởng.

Cần tập trung kiểm tra sau khi sửa chữa lớn, thay đổi máy móc, thiết bị, kiểmtra trong mùa mưa bão, việc kiểm tra định kỳ cũng có thể kết hợp để chấm điểm xétduyệt thi đua.

Các cơ sở SXKD phải lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn- vệ sinh lao động. Các loại sổ này là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra, tiếp nhậnsự đóng góp, phản ánh ý kiến của CNLĐ về tình hình an toàn vệ sinh lao động đểtổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục.

5. Tham gia điều tra xử lý các vụ tai nạn lao độngKhi có TNLĐ xảy ra ở doanh nghiệp, công đoàn cơ sở phải thể hiện vai trò là

chỗ dựa của người lao động. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm làm 11việc: 1. Sơ cứu, cấp cứu; 2. Khai báo tai nạn lao động; 3. Giữ nguyện hiện trường;4. Cung cấp vật chứng, tài liệu theo yêu cầu của đoàn điều tra; 5. Tạo điều kiện chongười làm chứng gặp đoàn điều tra; 6. Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ TNLĐtheo quy định; 7. Gửi biên bản điều tra TNLĐ do cơ sở lập cho người bị nạn,cơquan BHXH và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh; 8.Thông báo vụ TNLĐ tới người lao động cơ sở của mình và thực hiện các biện phápngăn ngừa; 9. Lưu giữ hồ sơ các vụ TNLĐ; 10. Chịu mọi chi phí cho việc điều traTNLĐ kể cả việc điều tra lại TNLĐ; 11. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giảiquyết hậu quả.

Khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động phải tổ chức điều tra điều tra lậpbiên bản, có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc BanChấp hành công đoàn lâm thời. Biên bản điều tra TNLĐ của cơ sở phải có chữ kýcủa đại diện công đoàn cơ sở.

Phải lưu giữ hồ sơ TNLĐ tới lúc người lao động về hưu; nếu là TNLĐ chếtngười thì hồ sơ phải lưu giữ tới 15 năm.

Việc bồi thường và trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp như sau:- Đối với trường hợp không do lỗi của người lao động: người sử dụng lao động cótrách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có) chongười lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhâncủa người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với người bị suy giảmkhả năng lao động từ 5% đến 10% thì người sử dụng lao động bồi thường ít nhất1,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có); nếu bị suy giảm khả năng lao động trên10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương và phụ cấp(nếu có).

25

- Đối với các trường hợp do lỗi của người lao động: người sử dụng lao động trợcấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có) chongười lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhâncủa người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Còn trong trường hợp ngườilao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% được trợ cấp một khoản tiền ítnhất bằng 40% mức bồi thường theo tỷ lệ tương ứng nêu trên (Nghị định110/2002/CP ngày 27/12/2002).

Khi tham gia điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động, công đoàn cơ sở cần cóchính kiến rõ ràng, tránh khuynh hướng đổ hết lỗi cho người lao động (nhất là đốivới các vụ tai nạn lao động chết người) và kiến nghị các biện pháp để đề phòng tainạn tái diễn.

6. Tổ chức phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ

Đây là nhiệm vụ công đoàn cơ sở phải trực tiếp thực hiện. Bao gồm mộtviệc như sau:* Thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”;Công đoàn cơ sở phải chủ động đề nghị với người sử dụng lao động thực hiện

hàng năm, tổ chức cho người lao động tham gia phong trào với mục tiêu:- Làm cho bộ mặt, cảnh quan cơ sở , doanh nghiệp ngày càng xanh, sạch và đẹp,thông qua các hoạt động trồng cây, làm vườn hoa cây cảnh, giữ gìn chăm sóc tốt đểmôi trường trong sạch, thoáng đãng, xanh tươi đẹp đẽ;- Bảo đảm cho điều kiện và môi trường lao động trong khu vực sản xuất được cảithiện hơn, bớt ô nhiễm, góp phần phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Nâng cao văn hoá sản xuất, giúp cho người lao động càng thêm yêu mến, gắn bóvới đơn vị cơ sở, phấn khởi nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm vàhiệu quả công tác.* Tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV):

Nguyên tắc tổ chức:- Tổ chức Công đoàn quản lý hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên.- Người sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ra quyếtđịnh công nhận ATVSV, thông báo công khai để mọi người biết.- Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới ATVSV.- ATVSV bao gồm những người lao động trực tiếp sản xuất, có am hiểu về nghiệpvụ, có nhiệt tình, được tổ, đội bầu ra.- Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một ATVSV; đối với các công việc làm phântán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV.- Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, tổ trưởng sản xuất không làATVSV.- ATVSV có chế độ sinh hoạt, được bồi dưỡng nghiệp vụ và được động viên về vậtchất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.+ Nhiệm vụ và quyền hạn của an toàn vệ sinh viên:- Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh vềcông tác ATVSV trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trangthiết bị bảo vệ cá nhân; kiến nghị với tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về

26

BHLĐ; hướng dẫn các biện pháp an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặcmới chuyển đến làm ở tổ;- Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, cácbiện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc;- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biệnpháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượngthiếu an toàn vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.+ Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở về quản lý và chỉ đạo hoạt động mạng lưới antoàn vệ sinh viên:Việc tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới ATVSV, dựa trên các văn bảnquy phạm pháp luật của Nhà nước. Công đoàn cơ sở cần phối hợp đến người sửdụng lao động cụ thể hoá về các mặt pháp lý, chế độ sinh hoạt nghiệp vụ, chế độđộng viên vật chất, tổ chức hội thi, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn cho mạng lướiATVSV.* Phát huy sáng kiến, áp dụng tiến bộ KHKT để cải thiện điều kiện lao động:

Hiện nay các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, Lao động sáng tạo” doTổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động đều có nội dung phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật về BHLĐ, cải thiện điều kiện lao động. Công đoàn cơ sở cần tổchức phát động và tổng kết phong trào cơ sở.* Tổ chức kiểm tra chấm điểm thi đua về BHLĐ:

Hàng năm Công đoàn cơ sở phải chủ động tiến hành tự kiểm tra thực hiệnphong trào quần chúng thi đua làm công tác BHLĐ (theo Hướng dẫn 494/TLĐ), tổchức biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tácBHLĐ.* Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền:

Bằng các hình thức mới như tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ BHLĐ, xây dựngcác góc BHLĐ tại nơi làm việc

II. Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp

1. Bộ máy, cán bộ làm công tác BHLĐ* Hội đồng BHLĐ:- Chức năng: Hội đồng BHLĐ là tổ chức phối hợp và tư vấn các hoạt động BHLĐở cơ sở và để đảm bảo quyền được tham gia, kiểm tra giám sát về BHLĐ của côngđoàn cơ sở.- Nhiệm vụ: Tư vấn để xây dựng quy chế quản lý công tác BHLĐ, kế hoạchBHLĐ, các biện pháp ATVSLĐ. Đánh giá công tác BHLĐ, định kỳ kiểm tra và yêucầu người quản lý loại trừ các nguy cơ mất an toàn…- Cơ cấu tổ chức: Đại diện người sử dụng lao động là Chủ tịch Hội đồng, đại diệnBan Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp là Phó Chủ tịch.

* Bộ phận BHLĐ ở doanh nghiệp:- Tổ chức: Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và mức độ nguy hiểm của công việc, sốlượng lao động, địa bàn phân tán hay tập trung của doanh nghiệp mà người sử dụnglao động tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ, nhưng phải bảo

27

đảm tiêu chuẩn tối thiểu là: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải có 1 cán bộbán chuyên trách, trên 300 lao động phải có 1 cán bộ chuyên trách, trên 1000 laođộng phải có 2 cán bộ chuyên trách hoặc có phòng, ban BHLĐ.- Nhiệm vụ: Tham mưu soạn thảo các văn bản BHLĐ, kế hoạch BHLĐ, hướng dẫnthực hiện các văn bản. Kiểm tra việc thực hiện; phối hợp với bộ phận kỹ thuật đểquản lý, sử dụng tốt các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt; tổ chức huấn luyện antoàn lao động…

* Bộ phận y tế ở doanh nghiệp:Chức năng: Là bộ phận tham mưu cho người sử dụng lao động và công tác vệ sinhlao động.- Tổ chức: Tuỳ theo đặc điểm, mức độ độc hại, nguy hiểm của sản xuất mà doanhnghiệp bố trí số lượng cán bộ y tế, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc sau: Nơi nhiềuyếu tố độc hại thì dưới 150 lao động phải có 1 y tá từ 150 đến dưới 300 lao độngphải có 1 y sỹ; trên 300 lao động phải có 1 bác sỹ và 1 y tá. Còn trên 1000 lao độngthì bất luận nhiều hay ít độc hại phải có 1 trạm y tế hoặc phòng, ban riêng.* Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:

Cử 1 cán bộ trong Ban Chấp hành phụ trách công tác BHLĐ có trách nhiệmphối hợp với bộ phận y tế Doanh nghiệp; tham mưu giúp Ban Chấp hành công đoàncơ sở tham gia phối hợp với Hội đồng BHLĐ Doanh nghiệp; tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ về BHLĐ ở cơ sở, tổ chức phong trào quần chúng làm BHLĐ và tổ chứchoạt động mạng lưới ATVSV.2. Hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý công tác BHLĐ ở doanh nghiệp* Các văn bản của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về BHLĐ, các quyết định củaDoanh nghiệp:- Các văn bản quy phạm pháp luật về BHLĐ như các Luật, Nghị định, Thôngtư,Chỉ thị…liên quan đến công tác BHLĐ.- Các quy trình, quy phạm về an toàn lao động, tiêu chuẩn kiểm tra an toàn củamáy móc, thiết bị, phương án phòng cháy - chữa cháy; các loại quyết định về thànhlập Hội đồng BHLĐ và phân cấp trách nhiệm, quyết định về thành lập mạng lướiATVSV và quy chế hoạt động của mạng lưới đó, kế hoạch BHLĐ…* Các hồ sơ, sổ sách quản lý công tác BHLĐ:+ Sổ theo dõi công tác huấn luyện BHLĐ với các mục:- Nội dung huấn luyện; thời gian huấn luyện.- Họ tên và trình độ chuyên môn của người huấn luyện.- Danh sách họ tên, nơi làm việc của người học, kết quả sát hạch (đạt hay khôngđạt) và chữ ký của học viên.+ Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động:

Là yêu cầu bắt buộc ở các doanh nghiệp, cần có các mục:- Thời gian kiểm tra - Nội dung kiểm tra.- Người kiểm tra - Người (hoặc tập thể) có trách nhiệm phải xử lý, khắc phục.- Thời hạn phải hoàn thành.+ Sổ thống kê tai nạn lao động:+ Hồ sơ quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp:

28

- Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.- Hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra, các hồ sơ vệ sinh lao động xí nghiệp, kết quả đo kiểm tra môi trường laođộng cũng cần phải lưu giữ ở cơ sở.

Bài 7: Công đoàn cơ sở với công tác bảo hiểm xã hội

I. Nguyên lý chung về bảo hiểm xã hội1. Mục đích của chính sách Bảo hiểm Xã hội: là nhằm từng bước mở rộng và nângcao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người người lao động vàgia đình họ trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản; hết tuổi laođộng, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; mất việc làm; chết gặp rủi ro hoặc khókhăn khác.2. Nguyên tắc cơ bản của BHXH:- Lấy số đông bù số ít: trong số những người đóng góp (kể cả người lao động vàngười sử dụng lao động) chỉ những người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động haytuổi già có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp BHXH.Mức hưởng trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, có tính đến chia sẻ rủiro.

Nhìn chung mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương đi làm nhưngthấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Ví dụ: trợ cấp ốm đau bằng 75%mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ. Tiền lương hưu thấp nhấtcũng phải bằng mức lương tối thiểu hiện nay là 350.000đ/tháng.

3. Loại hình bảo hiểm xã hội và đối tượng áp dụng:Hiện nay có 2 loại hình BHXH đó là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chứccó sử dụng lao động theo hợp đồng có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồngkhông xác định thời hạn (kể cả cán bộ công chức, lực lượng vũ trang theo Luật sĩquan)- Loại hình BHXH tự nguyện trong quá trình làm điểm rút kinh nghiệm ở một sốđịa phương.

4. Mức và phương thức đóng góp quỹ BHXH:Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng) đồng thời với việc trả lương, đơn

vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tổng quỹ lươngdo người sử dụng lao động và 5 % tiền lương người lao động đóng vào quỹ BHXH.

5. Tổ chức, quản lý BHXH:Trước năm 1995 việc quản lý (thu - chi trợ cấp) đối với các chế độ: ốm đau,

thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻdo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý và chi trả. Các chế độ hưu trí, tửtuất, mất sức lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và chi trả.

29

Từ năm 1995 đến nay, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập từ Trung ươngđến địa phương. Công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ BHXH doBHXH Việt Nam thực hiện. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giữ vai trò quảnlý nhà nước về chính sách BHXH. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiệnchức năng tham gia quản lý, xây dựng chính sách, quản lý quỹ BHXH và kiểm tra,giám sát. Riêng chế độ mất sức lao động cũng bắt đầu bãi bỏ.

II. Thực hiện các chế độ BHXH1. Chế độ trợ cấp ốm đau:

Điều kiện: người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhậncủa tổ chức y tế hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có yêu cầu phải nghỉ việc đểchăm sóc con thì được hưởng trợ cấp BHXH

Mức hưởng trợ cấp: bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trướckhi nghỉ

Thời gian hưởng tối đa:+ Với người lao động làm việc bình thường là 50 ngày trong 1 năm nếu đóng

BHXH 30 năm trở lên+ Đối với người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nơi có khí hậu xấu:

60 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH 30 năm trở lên+ Đối với người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày thì hưởng trợ

cấp ốm đau tối đa 180 ngày trong một năm không phân biệt thời gian tham giaBHXH (trường hợp sau 180 ngày còn tiếp tục điều trị thì mức hưởng thấp hơn)

2. Chế độ trợ cấp thai sản

Điều kiện: lao động nữ có thai, sinh con (không kể số lần sinh), nếu nuôi con nuôisơ sinh theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nghỉ việc thì được hưởng trợcấp cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi (không phân biệt nam hay nữ)

Mức hưởng trợ cấp: bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc.Ngoài ra khi sinh con được trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH.

Thời gian hưởng:+ Được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày+ Sẩy thai dưới 3 tháng thì được hưởng trợ cấp 20 ngày và từ 3 tháng trở lên thìđược hưởng trợ cấp 30 ngày.+ Được nghỉ việc trước và sau khi sinh từ 4-6 tháng tùy theo điều kiện lao động.+ Nếu sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ 2 trở lên cứ mỗi con, người mẹ đượcnghỉ thêm 30 ngày.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpĐiều kiện: người bị tai nạn trong giờ làm việc, tai nạn nơi làm việc; ngoài nơi làm

việc; ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn trêntuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được hưởng trợ cấp tai nạn laođộng.

30

Mức hưởng: (chung cho cả bệnh nghề nghiệp):+ Bị suy giảm từ 5% - 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần từ 4 - 12 thángtiền lương tối thiểu.+ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng từ0,4 - 1,6 tháng lương tối thiểu tùy mức độ suy giảm khả năng lao động.+ Ngoài ra, khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp suy giảm từ 81% trở lên thì được phụcấp phục vụ hàng tháng bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.+ Người lao động chết do TNLĐ thì gia đình đư ợc hưởng chế độ tử tuất.

4. Chế độ hưu tríĐiều kiện: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 nămtrở lên. Trường hợp người làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc nơi khí hậu xấu,hoặc có 10 năm công tác ở chiến trường thì được giảm 5 tuổi.+ Nam đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên có nguyện vọng vềhưu.Ngoài ra, người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lươnghưu thấp hơn khi có một trong các điều kiện sau:* Đủ tuổi đời nhưng có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm* Có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm mà suy giảm khả năng lao động từ 61% trởlên khi nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên.(Trường hợp người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại thì không phụ thuộc vào tuổi đời)Mức lương hưu hàng tháng: có 15 năm đóng BHXH thì được tính bằng 45% mứcbình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm một nămđóng BHXH được tính thêm 3% đối với nữ và 2% đối với nam, nhưng tối đa bằng75%.Trợ cấp khi nghỉ hưu: người lao động nếu có thời gian đóng BHXH trên 25 nămđối với nữ, trên 30 năm đối với nam thì khi nghỉ hưu được trợ cấp 1 lần. Cứ mỗinăm đóng BHXH được ½ tháng lương nhưng tối đa không quá 5 tháng.Hưởng trợ cấp BHXH một lần trong trường hợp người ra định cư nước ngoài hợppháp. Người đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lênnhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu hàng tháng thì hưởngtrợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng tiền lương.

5. Chế độ tử tuấtTiền mai táng phí bằng tám tháng tiền lương tối thiểu.Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên chết thì thân nhân trựctiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.Mức trợ cấp tuất hàng tháng: mỗi thân nhân bằng 40% lương tối thiểu, nếu khôngcó nguồn thu nhập và không còn người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất bằng70% mức tiền lương tối thiểu.Người lao động chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng thángthì gia đình đư ợc nhận tiền tuất 1 lần, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng ½tháng lương nhưng tối đa không quá 12 tháng.

31

6. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻĐiều kiện: có đủ 3 năm đóng BHXH mà suy giảm sức khoẻ hoặc sau khi điều trịốm đau, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ hoặc lao động nữyếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: từ 5-10 ngày tuỳ mức độ suy giảmsức khoẻ, không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng năm.Mức chi nghỉ dưỡng sức là 80.000đ/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Mức50.000đ/ngày nếu tại gia đình.

III. Hoạt động công đoàn cơ sở về công tác bảo hiểm xã hội

1. Nghiên cứu nắm vững chế độ chính sách, pháp luật về BHXH- Trách nhiệm đóng BHXH:+ Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương trong đó 10% cho quỹhưu trí và tuất; 5% cho quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp+ Người lao động đóng 5% trên tiền lương của bản thân cho quỹ hưu trí và tuất- Quyền lợi được hưởng chế độ BHXH: Người lao động được quyền hưởng 6 chếđộ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; hưu trí, tuất,và nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

2. Tổ chức tuyền truyền về BHXH

Tuyền truyền, giải thích cho người lao động, nhất là lao động trẻ hiểu được lợi íchcủa việc tham gia bảo hiểm xã hội. Nắm tâm tư, nguyện vọng CNVC-LĐ phản ánhnhững bất cập trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở cơ sở để tham giavà kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan liên quan xem xét bổ sung, chếđộ chính sách.

3. Giúp CNLĐ ký hợp đồng lao động và đưa nội dung BHXH vào Thoả ướctập thể- Nếu hợp đồng dưới 3 tháng thì tính thêm 15% BHXH vào tiền lương trả hàngtháng cho người lao động. Hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử lao độngđóng 15%, người lao động đóng 5% tiền lương để thực hiện quyền lợi BHXH.- Ban Chấp hành Công đoàn tham gia ý kiến xây dựng nội dung BHXH trong Thoảước lao động tập thể.

4. Tham gia với người sử dụng lao động- Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.- Lựa chọn và chủ động đề xuất với Thủ trưởng cơ quan, Giám đốc doanh nghiệpdanh sách những người đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Bàn bạc với ngườisử dụng lao động trích quỹ phúc lợi, quỹ cơ quan (nếu có) hỗ trợ thêm cho nghỉdưỡng sức, phục hồi sức khoẻ hoặc nghỉ mát hàng năm.

5. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH

32

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ về thực hiện chế độ BHXH (thuộcphạm vi thẩm quyền trách nhiệm). BCH Công đoàn cử đại diện của mình (bằng50% tổng số) vào Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; luân phiên làm Chủ tịch vàThư ký Hội đồng 6 tháng một lần theo quy định của Bộ luật Lao động để giải quyếttranh chấp lao động trong đó có BHXH.

6. Chủ động tổ chức thăm hỏi kịp thờiKhi CNLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải nghỉ

việc để điều trị hoặc bị chết, đại diện BCH Công đoàn cơ sở chủ động tổ chức việcthăm hỏi, động viên, giúp đỡ kịp thời.

7. BCH Công đoàn thực hiện quyền giám sát, hoặc phối hợp với NSDLD kiểmtra việc thực hiện chế độ BHXH: (việc thực hiện này thường ở Phòng Tổ chức laođộng và Phòng Tài vụ của cơ quan doanh nghiệp). Cụ thể là: việc trích nộp 15%trên quỹ lương (với người sử dụng lao động), 5% tiền lương (với người lao động)để đóng vào quỹ BHXH hàng tháng; việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản,TNLĐ, BNN, chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức; việc thực hiện nhữngcam kết về BHXH trong Thoả ước lao động tập thể.

Bài 8: Thoả ước lao động tập thể và kỹ năng thương lượng

I. Thoả ước lao động tập thể1. Khái niệm Thoả ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật lao động, Thoả ước lao động tập thể (gọi tắt làThoả ước tập thể - TƯTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sửdụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.Từ định nghĩa này, có thể thấy:- Thoả ước lao động tập thể trước hết là một văn bản pháp lý thể hiện sự thoảthuận của các bên tham gia thương lượng và là kết quả của quá trình thương lương.- Sự thương lượng, thoả thuận và ký kết thoả ước mang tính chất tập thể, thông quađại diện của tập thể lao động và đại diện sử dụng lao động.- Nội dung của Thoả ước lao động tập thể chỉ giới hạn trong việc quy định nhữngđiều kiện lao động và sử dụng lao động, giải quyết các mối quan hệ giữa người sửdụng lao động và người lao động.2. Tác dụng của Thoả ước tập thể- Thoả ước tập thể là công cụ cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp vớitính chất, đặc điểm của doanh nghiệp; làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiệnviệc giao kết hợp đồng lao động với người lao động.- Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao độngthông qua sức mạnh tập thể để thương lượng nhằm đạt được những lợi ích cao hơnso với quy định của pháp luật.- Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củabên quan hệ lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổnđịnh, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

33

3. Các nguyên tắc thương lượng, ký kết Thoả ước tập thể- Nguyên tắc tự nguyện

Xuất phát từ quyền lợi của phía mình mà tự nguyện tham gia với tinh thầnthiện chí, không có sự ép buộc nào giữa hai bên hoặc sức ép từ phía người thứ ba.Hệ quả của việc thực hiện nguyên tắc này, về mặt pháp lý, là thỏa ước tập thể sẽ vôhiệu nếu một bên hoặc cả hai bên bị ép buộc ký kết; và bên nào từ chối thươnglượng khi bên kia yêu cầu có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.- Nguyên tắc bình đẳng

Không được lấy thế mạnh về địa vị kinh tế, hoặc lấy thế mạnh về lực lượngđể gây áp lực, áp đặt yêu sách cho phía bên kia, mặc dù các bên có quyền thươnglượng trên cơ sở những ưu thế của mình, về số lượng đại diện tham gia thươnglượng do hai bên thoả thuận.

- Nguyên tắc công khaiMọi nội dung thương lượng và cam kết thực hiện về chỉ tiêu, định mức lao

động, tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động đều liên quan trực tiếp đếnquyền lợi thiết thân của tập thể lao động. Vì vậy, tập thể lao động phải được biết,tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện và chỉ khi có trên 50% người lao động trongdoanh nghiệp đồng ý tán thành thì đại diện tập thể mới được xúc tiến việc ký kếtThoả ước tập thể.

Nhà nước khuyến khích việc thương lượng, ký kết các Thoả ước tập thể cólợi hơn cho người lao động.

4. Nội dung của Thoả ước tập thể

- Việc làm và đảm bảo việc làmNội dung này đòi hỏi các bên phải thương lượng cụ thể, rõ ràng về các hình

thức và thời hạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động cho từng loại công việc,từng chức danh và bậc thợ trong từng doanh nghiệp. Các nguyên tắc và chế độ cụthể khi tuyển dụng, thay đổi nơi làm việc, nâng cao tay nghề, đào tạo, giao kết lạihợp đồng lao động. Những biện pháp bảo đảm việc làm, chế độ cho công nhân khidoanh nghiệp thu hẹp phạm vi sản xuất. Quyền hạn và trách nhiệm của đại diện tậpthể lao động trong việc giám sát thực hiện và giải quyết tranh chấp về HĐLĐ.- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Các bên khi thương lượng cần quy định cụ thể thời giờ làm việc tối đa chotừng bộ phận, chức danh công việc; nguyên huy động và thời gian cho phép làmthêm giờ, đơn giá tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương trả cho người lao động khilàm thêm giờ, chế độ đối với người lao động khi nghỉ phép năm, tiền lương trả chohọ vì công việc mà không nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày được nghỉ…- Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương

Hai bên cần thoả thuận mức tiền lương, phụ cấp lương cụ thể cho từng côngviệc phù hợp với khả năng, hiệu quả của doanh nghiệp, đặc biệt là phải thoả thuậnmức lương tối thiểu, mức lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động,phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động, nguyên tắc nângbậc lương, thời gian trả lương, nguyên tắc chi thưởng, mức thưởng…

34

- Định mức lao độngViệc xác lập định mức lao động tương ứng với xác định đơn giá tiền lương

phải phù hợp với từng loại công việc, từng loại nghề trên cơ sở điều kiện thực tế vềtính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc và khả năng thực hiệnđịnh mức, nguyên tắc thay đổi định mức…- An toàn lao động, vệ sinh lao động

Nội dung này đòi hỏi phải có sự thoả thuận cụ thể về nội quy an toàn, vệsinh lao động và các quy định về bảo hộ lao động, biện pháp cải thiện điều kiện làmviệc; chế độ đối với lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại; chế độ trangbị phòng hộ cá nhân, bồi dưỡng sức khoẻ và trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấpđối với người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Cần phải thoả thuận để quy định rõ trách nhiệm quyền lợi của Giám đốcdoanh nghiệp và người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, thu nộp,chi trả các loại bảo hiểm, các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng theotừng loại hợp đồng lao động.- Những nội dung thoả thuận khác

Ngoài những nội dung trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dungkhác như: phúc lợi tập thể; ăn giữa ca; trợ cấp xe đưa rước công nhân, nhà ở, trợcấp hiếu, hỷ; phương thức giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệlao động…

5. Trình tự thương lượng, ký kết Thoả ước tập thể

Để quá trình thương lượng được tiến hành thuận lợi nhanh chóng và đạt đượckết quả thì trước khi thương lượng và ký kết thoả ước, đại diện tập thể lao động vàđại diện người sử dụng lao động cần phải gặp nhau để thoả thuận về chương trình,kế hoạch, thời gian, số lượng và danh sách đại diện tham gia thương lượng. Quátrình thương lượng được tiến hành theo các bước sau:Bước 1: Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượngHai bên đưa ra yêu cầu và nội dung sát với thực tế doanh nghiệp, trên tinh thầnkhách quan cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu có tính chất yêu sách đòi hỏihoặc áp đặt. Làm như vậy sẽ cản trở quá trình thương lượng và khó đi đến thoảthuận.Bước 2: Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nộidung của mỗi bênTrong quá trình thương lượng hai bên phải thông báo cho nhau những thông tinliên quan đến thoả ước, phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thoảthuận và những điều khoản chưa thoả thuận được.Bước 3: Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình đại diện về dự thảo thoả ướcKhi dự thảo thoả ước tập thể đã được xây dựng hai bên phải tổ chức lấy ý kiến củatập thể lao động trong doanh nghiệp và của phía người sử dụng lao động. Trongquá trình lấy ý kiến để hoàn thiện thoả ước hai bên có thể tham khảo ý kiến của cơquan lao động, Công đoàn cấp trên..

35

Bước 4: Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thoả ước trên cơ sở đã lấy ý kiến củatập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan để tiến hành ký kết khi có trên50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoảước.

6. Hiệu lực của Thoả ước tập thể

Thoả ước tập thể được ký kết thời hạn từ 1 đến 3 năm. Đối với doanh nghiệp lầnđầu tiên ký thoả ước có thể ký thời hạn dưới 1 năm.Thoả ước tập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thoả thuận ghi trong thoả ước.Trường hợp hai bên không thoả thuận thì thoả ước có hiệu lực từ ngày ký.Khi thoả ước tập thể đã có hiệu lực, nếu quyền lợi của người lao động đã thoảthuận trong Hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể, thì phải thực hiệnnhững điều khoản tương ứng của TƯTT. Mọi quy định về lao động trong doanhnghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với TƯTT.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp; chuyển quyền sởhữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì TƯTT tiếp tục cóhiệu lực đối với trường hợp doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được trựctiếp sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập. Các trường hợpkhác, hai bên tiến hành thương lượng để ký TƯTT mới trong thời hạn 6 tháng.

7. Việc sửa đổi, bổ sung và kéo dài thời hạn Thoả ước tập thể

- Sau 3 tháng thực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với TƯTT thời hạn từ 1 nămđến 3 năm, các bên có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung thoả ước. Việc sửa đổi, bổsung được tiến hành theo trình tự như ký kết TƯTT.- Trước khi TƯTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn hoặcký kết TƯTT mới. Khi TƯTT hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng thìTƯTT vẫn có hiệu lực. Nếu quá 3 tháng, kể từ ngày TƯTT hết hạn mà thươnglượng không thành thì TƯTT đương nhiên hết hiệu lực.

8. Thoả ước tập thể vô hiệu

- Thoả ước tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thoảước trái quy định của luật pháp.- Thoả ước tập thể vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung trong thoả ước trái quyđịnh của pháp luật người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền; hoặc không tiếnhành theo đúng trình tự ký kết.Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, toà án nhân dân có thẩm quyềntuyên bố TƯTT vô hiệu.

II. Một số kỹ năng thương lượng, ký kết TƯTT1. Kỹ năng chuẩn bị cho một cuộc thương lượng- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

36

Phải xác định được cần có những thông tin gì liên quan và hỗ trợ cho việc thươnglượng (ví dụ nếu thương lượng về lương thì phải thu thập được các văn bản pháp lýcủa Nhà nước về tiền lương, các số liệu về lương của các đơn vị khác cùng tínhchất, hoặc số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, những đặc thù củađơn vị v.v…).Kiểm tra kỹ nguồn thông tin, đảm bảo về độ chính xác và có căn cứ cần thiết, nếucó tài liệu gốc thì càng tốt.Phải biết cân nhắc, lựa chọn các thông tin, số liệu có sức thuyết phục cao nhất đểsử dụng, tránh dùng những thông tin số liệu có khả năng làm chệch hay phản lạichủ ý của mình.- Kỹ năng xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần thoả thuận trong thương lượngThực hiện trên nguyên tắc đảm bảo được những lợi ích cơ bản của người lao độngvới mức cao hơn hoặc bằng mức quy định của pháp luật; đáp ứng được lợi íchchính đáng của cả hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) trên cơ sởthoả thuận tự nguyện và có tính khả thi; và không làm tổn hại đến quan hệ hai bêndù nội dung thương lượng đạt hay có thể chưa đạt được kết quả mong muốn.

- Kỹ năng tổ chức lấy ý kiến tập thể lao độngPhải biết cách tổ chức lấy ý kiến, biết cách thuyết phục, dẫn dắt dư luận, thái độcủa tập thể lao động. Ví dụ, phải chuẩn bị trước cho một số người ủng hộ quanđiểm của mình sẽ phát biểu trước trong các cuộc họp lấy ý kiến để tranh thủ sự ủnghộ của những người còn phân vân, chưa có chính kiến.

- Kỹ năng thành lập Ban đại diện thương lượngKhi thành lập Ban đại diện tham gia các cuộc thương lượng, cần phải quan tâmđến số lượng, tiêu chuẩn và kết cấu thành viên Ban đại diện thương lượng theo thoảthuận với phía bên kia, nhưng cố gắng có một số lượng đủ để đưa được những cánbộ có năng lực tham gia nhằm tăng sức nặng thuyết phục trên bàn thương lượng.

2. Kỹ năng thương lượng Thoả ước tập thể

- Tổ chức một cuộc thương lượngPhải xây dựng kế hoạch, chương trình của cuộc thương lượng; thiết lập các nguyêntắc thương lượng xác định các thành phần tham gia thương lượng và hình thứcthương lượng; cách phối hợp điều hành cuộc thương lượng; và cách thức ghi chépvăn bản thương lượng.

- Phương pháp thương lượngCần tìm hiểu đặc điểm tâm lý, tư tưởng quan điểm, tính cách của đối tác (phíangười sử dụng lao động) để cán bộ công đoàn tự định hình cho mình các phongthái, thủ thuật, tác động đến đối tác trong thương lượng. Sử dụng tổng hợp các kỹnăng với các thủ pháp để thuyết phục hoặc tạo sự ràng buộc đối tác chấp nhận cácnội dung, điều khoản; xử lý thật nhanh các bế tắc về nội dung thương lượng hoặcdo người đại diện thương lượng gây ra. Đồng thời sử dụng sức mạnh về nguồn lựcđể tạo thế cho tập thể lao động…

37

- Sử dụng các kỹ năng hỗ trợ: như kỹ năng nói, viết, nghe, ứng xử trong nhữngtình huống có lợi, bất lợi…

Bài 9: Tranh chấp lao động giải quyết tranh chấp lao động và đình công

I. Tranh chấp lao động (TCLĐ)1. Khái niệm tranh chấp lao độngTranh chấp lao động (TCLĐ) là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên

quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thựchiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), Thoả ước tập thể (TƯTT) và trong quá trình họcnghề.Một vụ việc chỉ được coi là tranh chấp lao động khi các bên đã tự bàn bạc, thươnglượng mà không đi đến thoả thuận chung hoặc một trong hai bên từ chối thươnglượng, cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba thông qua thủ tục hoà giải, trọngtài hoặc xét xử.

2. Phân loại tranh chấp lao động

TCLĐ được chia thành: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.- TCLĐ cá nhân là TCLĐ giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động,phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật lao động vào từng quanhệ lao động cụ thể. Nội dung của những TCLĐ này là quyền và lợi ích của cá nhânngười lao động hoặc người sử dụng lao động.- TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động. Nội dung của TCLĐ tậpthể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thểphát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điềukiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên màtrước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thờiđiểm tranh chấp.TCLĐ về quyền và TCLĐ về lợi ích- Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện cácquyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, TƯLĐTT, HĐLĐ hoặc các quyđịnh nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.- Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luậtquy định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong TƯTT.

3. Đặc điểm của tranh chấp lao độngTCLĐ có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh chấp khác, baogồm:- TCLĐ luôn phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, có nghĩa là nó phátsinh từ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và từ lợi ích của 2 bên chủ thể quan hệ laođộng.

38

- TCLĐ không chỉ bao gồm những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của chủ thểmà còn gồm cả những tranh chấp về lợi ích giữa 2 bên chủ thể. Tức là TCLĐ vẫncó thể phát sinh trong những trường hợp có hoặc không có vi phạm pháp luật tronglĩnh vực lao động. Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến tranh chấp lao động song cũng không có ít trường hợp viphạm pháp luật lao động nhưng lại không làm phát sinh TCLĐ và ngược lại.- TCLĐ là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể làmthay đổi cơ bản tính chất và mức độ tranh chấp. Nếu TCLĐ chỉ đơn thuần là tranhchấp cá nhân thì ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chỉ ởmức độ nhỏ. Nếu tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động và người sử dụnglao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó TCLĐ sẽ có tác động xấu đếnsự ổn định của quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.- TCLĐ là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đối bản thân và gia đìnhngười lao động tác động lớn đến an ninh công cộng, đời sống kinh tế, chính trị toànxã hội.

II. Giải quyết tranh chấp lao động1. Khái niệmGiải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hànhnhững thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cánhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyềnnghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợiích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người laođộng và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sựổn định trong sản xuất.

2. Nguyên tắc giải quyết TCLĐTheo quy định của pháp luật lao động, TCLĐ được giải quyết theo các nguyên tắcsau:- Nguyên tắc thứ nhất: Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranhchấp tại nơi phát sinh tranh chấp.

Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật lao động quy địnhviệc giải quyết TCLĐ phải tuân thủ nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dànxếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp. Việc tương tự thươnglượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơnyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả saukhi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết.- Nguyên tắc thứ hai: Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền vàlợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích của hai bên, tôn trọng ích chung của xã hội.Cũng xuất phát từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, việc hoà giải được ưutiên thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết TCLĐ và là thủ tục bắt buộc ở hầuhết các trình tự giải quyết TCLĐ.- Nguyên tắc thứ ba: Giải quyết TCLĐ công khai, khách quan, kịp thời, nhanhchóng, đúng pháp luật.

39

Ngoài yêu cầu về tính công khai, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranhchấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luậtquy định thời hạn giải quyết TCLĐ ngắn hơn so với thời hạn giải quyết tranh chấpkhác.- Nguyên tắc thứ tư: Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện ngườisử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là một trong nhữngnguyên tắc đặc thù của việc giải quyết TCLĐ so với việc giải quyết các loại tranhchấp khác.

3. Thẩm quyền giải quyết TCLĐ

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TCLĐ gồm:- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên của cơ quan lao động cấphuyện. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp cóCĐCS hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, gồm số đại diện ngang nhau củabên người lao động và bên người sử dụng lao động- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Chủtịch UBND cấp tỉnh quyết định, gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan laođộng, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động và một số nhà quản lý, luật gia có uy tínở địa phương; và do đại diện cơ quan quản lý nhà nước làm Chủ tịch.- Toà án nhân dân.

4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao độngTrình tự giải quyết TCLĐ cá nhân- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hànhhòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiênhọp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hộiđồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hànhcác thỏa thuận đã ghi trong biên bản.+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp cóquyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.- Các bên tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân

dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giảiviên lao động cấp huyện đối với một số loại việc:+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợpbị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;+ Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;+ Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng laođộng hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quanBảo hiểm xã hội;+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động.

40

Trình tự giải quyết TCLĐ tập thể

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiếnhành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tạiphiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền củahọ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xemxét.+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hànhcác thoả thuận đã ghi trong biên bản.+ Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của 2 bêntranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả 2 bên tranh chấp có quyền yêu cầuHội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hoà giải và giảiquyết vụ tranh chấp chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các đại diện được ủy quyền của 2bên tranh chấp hoặc. Trường hợp cần thiết, phiên họp sẽ có đại diện của công đoàncấp trên của CĐCS và đại diện của cơ quan nhà nước tham dự.Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xemxét:+ Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp hànhcác thoả thuận đã ghi trong biên bản;+ Nếu không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tàilao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báongay cho 2 bên tranh chấp. Nếu 2 bên không có ý kiến thì quyết định có hiệu lực thihành. Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồngtrọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụnglao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêucầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).

5. Quyền đình công của người lao động

- Sau khi tranh chấp lao động tập thể được Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnhgiải quyết mà tập thể lao động không đồng ý thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dângiải quyết hoặc đình công.- Việc đình công phải do Ban Chấp hành CĐCS quyết định sau khi được quá nửatập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.- Ban Chấp hành CĐCS cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao bản yêu cầu chongười sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản thông báo cho cơ quan lao động cấptỉnh, một bản thông báo cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Các bản yêu cầu, bảnthông báo phải được gửi trước thời điểm bắt đầu đình công ít nhất là 3 ngày.- Trong khi đình công, nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy,thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.- Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tếquốc dân hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãnhoặc ngừng cuộc đình công.

41

- Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc ép buộcngười khác đình công; trù dập, trả thù người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộcđình công.

6. Điều kiện của cuộc đình công hợp phápĐể cuộc đình công được công nhận là hợp pháp cần tuân thủ các điều kiện sau:- Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao động;- Được người lao động tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp;- đã qua bước giải quyết của Hộ đồng trọng tài lao động cấp tỉnh và không yêu cầuToà án giải quyết;Do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể laođộng tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký;- Doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp cấm đình công;- Không vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoãn hoặc ngừng đìnhcông.

III. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong quá trình giải quyết tranhchấp lao động và đình công1. Tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở- Công đoàn xúc tiến, đôn đốc việc thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sởtrong các doanh nghiệp, cử người tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.- Khi TCLĐ phát sinh và 1 hoặc 2 bên có đơn yêu cầu hòa giải, với tư cách ngườiđại diện người lao động, công đoàn tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phảichuẩn bị phương án hòa giải tối ưu để đảm bảo cho việc hòa giải thành công.- Công đoàn có thể tham gia Hội đồng hòa giải lao động cơ sở với 1 trong 2 tưcách sau:+ Đối với việc hòa giải TCLĐ tập thể, công đoàn tham gia với tư cách người đạidiện của tập thể lao động.+ Đối với hòa giải TCLĐ cá nhân, công đoàn còn có thể tham gia với tư cách đạidiện được ủy quyền nếu người lao động ủy quyền.

2. Tại Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đối với TCLĐ tập thể

Đối với CĐCS- Thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu tới Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnhkhi việc hoà giải tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở không thành.- Tham dự phiên họp hòa giải của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.- Thay mặt tập thể biểu lộ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với quyết định giảiquyết của Hội đồng trọng tài trong trường hợp hòa giải không thành.- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động cấptỉnh, CĐCS có thể thay mặt tập thể lao động gửi yêu cầu đến toà án hoặc lấy ý kiếnquyết định và lãnh đạo đình công.Đối với công đoàn cấp trên của CĐCS

42

- Tham gia phiên họp hòa giải giải quyết TCLĐ tập thể nếu Hội đồng trọng tài laođộng mời tham dự- Trong trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với quyết định của Hộiđồng trọng tài lao động cấp tỉnh, công đoàn cấp trên của CĐCS có thể khởi kiện raToà yêu cầu bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.- Bố trí cán bộ theo dõi và cùng CĐCS giải quyết TCLĐĐối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Đề cử 1 cán bộ tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh bằng việc bỏphiếu trong hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh.- Xem xét mức độ, tính chất, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ cùng vớicông đoàn cấp trên của CĐCS xem xét vấn đề tranh chấp, giúp đỡ cơ sở giải phápbảo vệ quyền và lợi ích các bên.

3. Tại Toà án nhân dân.

Đối với TCLĐ cá nhân- Cán bộ công đoàn có thể tham gia tố tụng với tư cách đại diện được ủy quyền củacá nhân người lao động.- Trong trường hợp người lao động yêu cầu , cán bộ công đoàn có thể tham gia tốtụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Đối với TCLĐ tập thể- Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn.- Công đoàn cấp trên của CĐCS nếu khởi kiện có quyền và nghĩa vụ như nguyênđơn.

4. Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở về đình công- Lấy ý kiến và quyết định đình côngKhi tập thể lao động của doanh nghiệp hoặc 1 bộ phận của doanh nghiệp đề nghịđình công, thì Ban Chấp hành CĐCS tiến hành lấy ý kiến bằng bỏ phiếu kín hoặclấy chữ ký để xác định số người tán thành đình công của tập thể người lao độngtrong doanh nghiệp hoặc trong bộ phận đó. Nếu đủ lượng người đáp ứng các quyđịnh khác của pháp luật, thì phải quyết định đình công và lãnh đạo đình công.- Trao bản yêu cầu, gửi thông báoSau khi quyết định việc đình công, cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao bảnyêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh,Liên đoàn lao động tỉnh. Việc trao bản yêu cầu, gửi thông báo phải được tiến hànhchậm nhất trong thời hạn 3 ngày trước ngày bắt đầu đình công được ấn định trongbản yêu cầu, thông báo.- Yêu cầu Toà án kết luận tính hợp pháp của đình côngTrước khi bắt đầu đình công và trong quá trình đình công, Ban Chấp hành CĐCScó quyền gửi đơn đến Toà án yêu cầu kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công.- Hòa giải với người sử dụng lao độngCông đoàn cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động về giải quyết đình công.

43

Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động về phương án do người sử dụng laođộng đưa ra; nếu quá nửa tập thể người lao động đồng ý phương án đó thì cuộcđình công đã đư ợc giải quyết bằng hoà giải.- Tham gia phiên họp của Hội đồng giải quyết đình công- Khiếu nại lên Toà phúc thẩm TANDTC trong trường hợp không đồng ý vớiquyết định của TAND cấp tỉnh.- Cung cấp tài liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của Toà án và phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác của tài liệu, chứng cứ đó.- Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quy định khác của Toàán.

- HẾT-