hoc360.net tài liệu học tập miễn phí · 3. củng cố, dặn dò: - hs nêu lại công...

23
hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 12 Thứ ngày tháng năm 20.... Tiết 1. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG(trang 113) I. Mục tiêu : - Biết tính din tích xung quanh và din tích toàn phn ca hình hp chnht và hình lập phương. - Vn dụng để gii mt sbài tp có yêu cu tng hợp liên quan đến các hình lp phương và hình hộp chnht. - Hc sinh làm bài tp 1, 3 các bài khác hc sinh làm thêm. II. Đồ dùng - Bảng phụ, hình vẽ 2 hình lập phương ở bài tập 3 III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu các công thức đã học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - GV nhận xét. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Luyện tập chung - Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1/113: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài theo cặp đôi (chú ý các đơn vị đo) - GV nhận xét, sửa chữa Bài 2/113: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Cho HS tự tìm ra các kết quả và giải thích - HS nêu - HS đọc và thảo luận nêu ra cách làm: a. Diện tích xung quanh của HHCN: ( 2,5 +1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m 2 ) Diện tích một mặt đáy của HHCN: 2,5 x 1,1 = 2,75 (m 2 ) Diện tích toàn phần của HHCN: 3,6 +2 x 2,75 = 9,1 (m 2 ) b/ Đổi 3m =30dm Đáp số: Sxq= 810 (dm 2 ) Stp = 1710 (dm 2 ) - Lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu BT -(1)CV đáy:14m; DTxq:70m 2 ; DTtp: 94m 2 -(2)CR:2/5cm; DTxq:2/3cm 2 ; DTtp:86/75cm 2 -(3)Cvđáy:1,6dm;DTxq:0,64dm 2 ; DTtp:0,96dm 2 Cách tính: - Muốn tìm chiều rộng ta lấy chu vi đáy chia cho 2 rồi chia cho chiều dài.

Upload: others

Post on 19-Oct-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 12

Thứ ngày tháng năm 20....

Tiết 1. Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG(trang 113)

I. Mục tiêu :

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và

hình lập phương.

- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập

phương và hình hộp chữ nhật.

- Học sinh làm bài tập 1, 3 – các bài khác học sinh làm thêm.

II. Đồ dùng

- Bảng phụ, hình vẽ 2 hình lập phương ở bài tập 3

III.Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS nêu các công thức đã học về hình

hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Luyện tập chung

- Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1/113:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài theo cặp đôi (chú ý các đơn

vị đo)

- GV nhận xét, sửa chữa

Bài 2/113:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- Cho HS tự tìm ra các kết quả và giải

thích

- HS nêu

- HS đọc và thảo luận nêu ra cách

làm:

a. Diện tích xung quanh của HHCN:

( 2,5 +1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2)

Diện tích một mặt đáy của HHCN:

2,5 x 1,1 = 2,75 (m2)

Diện tích toàn phần của HHCN:

3,6 +2 x 2,75 = 9,1 (m2)

b/ Đổi 3m =30dm

Đáp số: Sxq= 810 (dm2)

Stp = 1710 (dm2)

- Lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu BT

-(1)CV đáy:14m; DTxq:70m2; DTtp:

94m2

-(2)CR:2/5cm; DTxq:2/3cm2;

DTtp:86/75cm2

-(3)Cvđáy:1,6dm;DTxq:0,64dm2;

DTtp:0,96dm2

Cách tính:

- Muốn tìm chiều rộng ta lấy chu vi

đáy chia cho 2 rồi chia cho chiều dài.

Page 2: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 13

Hoạt động dạy Hoạt động học

- GV nhận xét, sửa chữa

Bài 3/113:(MR)

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- GV treo hình minh hoạ

-Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải

- Cho HS nêu kết quả thảo luận

- GV nhận xét, sửa chữa

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và

S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

phương

- Nhận xét

-(3)Đó là hìmh hộp chữ nhật đặc biệt

có chiều dài chiều rộng chiều cao

bằng nhau.

- HS đọc

- Thảo luận nhóm (2’)

C1: Cạnh của hình lập phương mới:

4 x 3 = 12 cm

Diện tích xung quanh hình lập

phương có cạnh 4 cm là:

( 4 x 4 ) x 4 = 64 (cm2)

Diện tích xung quanh hình lập

phương có cạnh 12cm là:

( 12 x 12) x 4 = 576 (cm2)

Diện tích xung quanh hình lập

phương mới gấp diện tích xung quanh

hình lập phương cũ là:

576 :64 = 9 ( lần )

Tương tự tính diện tích toàn phần

hình lập mới và cũ rồi so sánh

C2: Khi số đo 1 cạnh của hình lập

phương tăng gấp 3 lần thì diện tích

xung quanh của hình lập phương là:

( 3 x a x 3 x a ) x 4 = 9 ( a x a ) x 4

tức là gấp lên 9 lần; tương tự S tp

cũng tăng lên 9 lần

______________________________________

Tiết 2. Kể chuyện: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG

I. Mục tiêu:

- Dựa vào lời kể của GV, tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn

bộ câu chuyện.

- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 4 tranh.

III.Các hoạt động dạy- Học:

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

1. Kiểm tra bài cũ:

Page 3: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 14

- 1 HS kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến

hoặc đã làm thể hiện ý thức của người

công dân.

2. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu

2.GV kể chuyện :

- GV kể lần 1 viết bảng và giải nghĩa các

từ ngữ khó: truông, sào huyệt, phục binh.

- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng

hình ảnh trong SGK.

3.HS kể chuyện :

a/ Kể chuyện theo nhóm:

- Cho HS kể nhóm đôi, mỗi em kể từng

đoạn theo tranh sau đó kể cả câu chuyện

b/ Thi kể chuyện trước lớp:

- Cho HS thi kể chuyện.

- GV nhận xét khen những HS kể đúng,

kể hay.

4. Hdẫn HS tìm hiểu ND, ý nghĩa chuyện

- Cho HS trao đổi với nhau về biện pháp

mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm

kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở

chỗ nào?

3. Củng cố dặn dò:

- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét tiết học.

- HS kể, HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS vừa nghe vừa theo dõi trên bảng.

- HS vừa nghe vừa nhìn hình mình

hoạ.

- HS kể theo nhóm, kể từng đoạn, kể

cả câu chuyện, trao đổi câu hỏi 3 SGK

- Đại diện nhóm thi kể chuyện.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể

chuyện hay nhất.

- HS trao đổi với nhau về biện pháp mà

ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm

kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài

tình.

- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

- HS lắng nghe.

____________________________________

Tiết 4. Tập làm văn:

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

I.Mục tiêu:

- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật

trong truyện và ý nghĩa câu chuyện.

- Biết làm một bài văn kể chuyện đủ 3 phần .

- Giáo dục Hs có ý thức biết yêu thích nhân vật trong truyện .

II. Đồ dùng:

Tranh minh họa sgk; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định

2.Dạy bài mới

a.Giới thiệu bài.

b.Hướng dẫn Hs lập chương trình

hoạt động

Bài tập 1:Kể lại một kỉ niệm khó quên

2 Hs tả bài

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

Page 4: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 15

về tình bạn

H.Thế nào là văn kể chuyện?

H.Tính cách của nhân vật được thể

hiện qua những mặt nào?

H.Bài văn kể chuyện có cấu tạo như

thế nào?

Bài tập 2: Đọc câu chuyện và trả lời...

Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

Tính cách của nhân vật được thể hiện

ra sao? Ý nghĩa của câu chuyện nói

gì?

Gv thu bài, chấm

GV nhận xét

3.Củng cố, dặn dò

- Gv nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài tiết sau.

- HS thảo luận nhóm: Ghi kết quả thảo

luận vào bảng nhóm.

+ Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có

cuối; liên quan đến một hay một số nhân

vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý

nghĩa.

+ Tính cách của nhân vật được thể hiện

qua:

- Hành động của nhân vật.

- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Diễn biến (thân bài).

- Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc

mở rộng).

- Đại diện nhóm trình bày.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài. (một HS đọc

phần lệnh và truyện; 1HS đọc các câu hỏi

trắc nghiệm).

* Bài tập 2: Lời giải:

a) Câu chuyện trên có 4 nhân vật.

b) Tính cách của các nhân vật được thể

hiện qua cả lời nói và hành động.

c)Y nghĩa của câu chuyện là: Khuyên

người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

_____________________________________

Buổi chiều:

Tiết 1. Luyện từ và câu :

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I.Mục tiêu:

-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản ( ND ghi nhớ ).

-Biết phân tích cấu tạo câu ghép ( BT 1 mục III ); thêm được một vế câu ghép để

tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi

vế câu ghép trong mẩu chuyện ( BT3 ) .

-Giáo dục Hs biết vận dụng kiến thức đã học.

II. Đồ dùng:

Bút dạ; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Page 5: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 16

1.Bài cũ

Gv nhận xét

2.Dạy bài mới

a.Giới thiệu bài.

b.Hdẫn Hs làm bài tập

Bài tập 1:Phân tích cấu tạo…

Gv kết luận: a)Cặp quan hệ từ: Mặc dù...nhưng

vế 1: Mặc dù giặc tây hung tàn

vế 2: nhưng chúng/ không thể ngăn cản các cháu...

b)Quan hệ từ: Tuy...

Vế 1Tuy rét vẫn kéo dài

vế 2: mùa xuân / đã đến bên bờ sông Lương.

Bài tập 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống...

Tuy ... nhưng

Tuy ... nhưng

Mặc dù... nhưng

Tuy ... nhưng

Bài tập 3: Tìm chủ ngữ, vị ngữ

Vế 1: Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng....

Vế 2: nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải....

Gv chấm bài, nhận xét chung

3.Củng cố, dặn dò

- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

2Hs làm bài

Hs làm việc nhóm

Hs trình bày

Cả lớp bổ sung

Hs làm nhóm

Đại diện nhóm trình bày

Cả lớp nhận xét

Hs làm vào vở

Hs nhắc lại bài học

_______________________________

Tiết 2. Luyện tiếng việt :

LUYỆN TẬP ( VTH tiếng việt trang 17)

I.Mục tiêu

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản

- Biết thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ;

biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện.

II. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hướng dẫn Hs làm bài tập

Bài tập 12/17: Thêm một vế câu vào chỗ trống...

KQ:

a) Tuy ông tôi đã già nhưng ông vẫn còn nhanh

nhẹn.

b) Tuy trời rét nhưng tôi vẫn dậy sớm.

Bài tập 13/17: Phân tích cấu tạo của các câu ghép

a) Mặc dù người em phải làm việc rất vất vả/ nhưng

sáng nào người em cũng vẫn chăm chỉ đọc sách.

b) Tuy nhà Hùng cách xa trường/ nhưng bạn ấy luôn

Hs làm việc cá nhân

Hs trình bày

Cả lớp bổ sung

Hs làm vào vở

HS trình bày

Cả lớp nhận xét

Page 6: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 17

đi học đúng giờ.

Gv chấm bài, nhận xét chung

3.Củng cố, dặn dò

- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

Hs nhắc lại bài học

Tiết 3. GTS - KNS:

Bài 12: ..........................................................................................................................

______________________________________________________________

Thứ ngày tháng năm 20....

Tiết 1. Toán:

THỂ TÍCH MỘT HÌNH (trang 114)

I.Mục tiêu:

- Có biểu tượng về đại lượng thể tích một hình.

- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.

- HS làm bài tập 1, 2 – Bài 3 dành cho HS khá giỏi.

II. Đồ dùng:

- Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật

- Hình vẽ minh hoạ SGK

III.các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung

quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật

hình lập phương

- GV nhận xét

2. Bài mới :

a)Giới thiệu bài: Thể tích một hình

b)Hình thành biểu tượng ban đầu về thể tích

một hình

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm

(quan sát, nhận xét ) trên các mô hình trực

quan theo SGK

- HS tự nhận ra kết luận trong từng ví dụ của

SGK

- Kết luận: Ví dụ 1:

Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong

hình hộp chữ nhật ta có thể nói: Thể tích

hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp

chữ nhật và ngược lại.

Đại lượng mức độ lớn nhỏ của thể tích một

hình gọi là đại lượng thể tích.HS nhắc lại.

- HS nêu.

- Hoạt động nhóm

Ví dụ 1:

Hình lập phương nhỏ hơn hình hộp

chữ nhật. Hình lập phương hoàn

toàn nằm trong hình hộp chữ nhật

Page 7: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 18

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ví dụ 2:

GV treo tranh minh hoạ Có 2 hình khối C và

D

Ta nói : Thể tích hình C bằng thể tích hình D

Ví dụ 3:

- GV xếp các hình lập phương như SGK.

Cho HS quan sát và làm theo yêu cầu của

GV

- GV kết luận như SGK

Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng

tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và

hình N

Thực hành:

Bài 1/114:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- Quan sát hình vẽ đã cho để trả lời

- HS nêu và giải thích

Gv nhận xét, sửa chữa

Bài 2/114:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

- Từng nhóm trình bày

- GV nhận xét, sửa chữa

Bài 3/114(MR):

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập

- GV tổ chức trò chơi xếp hình nhanh

- GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm

Có 6 hình lập phương nhỏ có cạnh 1 cm, có

thể xếp 6 hình này thành bao nhiêu hình hộp

chữ nhật khác nhau ?

- GV đánh giá và thống nhất kết quả: Có 5

cách xếp 6 hình lập phương có cạnh 1 cm

thành hình hộp chữ nhật

3.Củng cố, dặn dò:

- Để đo thể tích một hình người ta dùng đại

lượng nào để đo ?

- Đọc lại các ví dụ và bài tập đã làm.

Hình C gồm 4 hình lập phương và

hình D cũng gồm 4 hình lập

phương

Hình P gồm 6 hình lập phương

Hình M gồm 4 hình lập phương,

hình N gồm 2 hình lập phương.

Hình A gồm 16 hình lập phương

nhỏ.

Hình B gồm 18 hình lập phương

nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn

HS nêu cách tính

- HS đọc đề và quan sát hình vẽ

SGK trang 115

- HS làm tương tự như bài 1

Hình A có thể tích lớn hơn hình B

- HS đọc bài tập

- HS được chia thành 4 nhóm thi

xếp hình

Thời gian thi ( 3’ )

- HS trình bày

- Lớp nhận xét

____________________________________

Tiết 3.Tập làm văn:

KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu:

Page 8: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 19

- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK, bài văn rõ cốt chuyện,

nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ ghi tên một số câu chuyện đã đọc.

III.Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: Dụng cụ học tập của HS

2. Bài mới :

- Giới thiệu bài: Các em đã được ôn tập về

văn kể chuyện ở tiết tập làm văn trước. Cô

đã dặn các em về nhà đọc trước ba đề bài

trong SGK để chọn cho mình một đề bài.

Trong tiết tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ

làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong 3

đề các em đã chọn

- Hướng dẫn HS làm bài

+ GV ghi 3 đề bài lên bảng

+ Cho HS tiếp nối tên đề bài đã chọn, nói tên

câu chuyện sẽ kể

+ GV nhắc các em cách trình bày bài.

+ Cho HS làm bài

+ GV thu bài

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu lại kiến thức về văn kể chuyện

- GV nhận xét tiết học

- HS chú ý

- HS lắng nghe và chọn đề bài

- HS nêu đề bài mình đã chọn

- HS làm bài vào vở

- HS nộp bài

- HS nêu lại Kể chuyện là gì?

___________________________

Tiết 4. Luyện tiếng viêt:

LUYỆN TẬP (VTH tiếng việt trang 17)

I.Mục tiêu:

- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong VTH, bài văn rõ cốt chuyện,

nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.

II.Các hoạt động dạy- học::

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài :

Bài 14/17. Hãy kể lại nhân vật Sứ thần Giang

Văn Minh trong câu chuyện “ Trí dũng song

toàn”

+ Cho HS tiếp nhắc lại đề bài

+ GV nhắc các em cách trình bày bài.

+ Cho HS làm bài

+ GV thu bài

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu đề bài

- HS làm bài vào vở TH

- HS nộp bài

Page 9: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 20

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- HS nêu lại kiến thức về văn kể chuyện

- GV nhận xét tiết học

- HS nêu lại Kể chuyện là gì?

____________________________

Buổi chiều:

Tiết 1. Mỹ thuật :

Vẽ trang trí

TẬP KẺ CHỮ A, B THEO MẪU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM

I. Mục tiêu:

- HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- Xác định được vị trí của nét thanh , nét đậm và nắm được cách kẻ chữ .

II. Chuẩn bị : Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm .

III. Hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra : KT đồ dùng của HS .

2. Bài mới : GTB

HĐ1. Quan sát, nhận xét

GV giới thiệu một số kiểu chữ khác

nhau và giợi ý HS nhận xét .:

GV tóm tắt: ....

HĐ2. Tìm hiểu các kiểu chữ

Để xác định vị trí nét thanh, nét đậm

cần dựa vào cách đưa nết bút khi kẻ

chữ. ....

- GV kể một vài chữ làm mẫu .

HĐ3. Thực hành:

GV nêu Y/C của bài tập.

+ Tập kẻ các chữ A, B và vẽ màu.

- GV gợi ý HS thực hành.

HĐ4. Nhận xét đánh giá:

GV cùng HS chọn một số bài để đánh

giá

3. Củng cố – Dặn dò:

Sưu tầm tranh ảnh về nội dung em

thích .

Quan sát mẫu chữ :sự giống nhau và khác

nhau, đặc điểm riêng của từng kiểu chữ

....

- QS tìm hiểu các kiểu chữ

+ Kiểu chữ nét thanh là nét đưa lên nét

đưa ngang.

- Kiểu chữ nét đậm là nét kéo xuống .

- Học sinh thực hành .

+ Tập kẻ các chữ A, Bvà vẽ màu.

- HS nhận xét bài của bạn .

_________________________________

Tiết 3. HĐTT:

SINH HOẠT TUẦN 22

I.Mục tiêu

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 22, biết đưa ra

biện pháp khắc phục những hạn chế đó.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện

bản thân.

Page 10: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 21

II. Đánh giá tình hình tuần qua

* Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.

- Duy trì SS lớp tốt.

- Chưa khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học .

* Học tập:

- Có học bài và làm bài trước khi đến lớp.

- Vẫn còn tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập, chưa làm bài tập về nhà

* Văn thể mĩ:

- Thực hiện việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.

- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.

- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.

III. Kế hoạch tuần 23

* Nề nếp:

- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Nhắc nhở HS đi học đều, đúng giờ.

* Học tập:

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 23.

- Tiếp tục phụ đạo HS chậm tiến bộ.

Tiết 2.Luyện toán: THỂ TÍCH MỘT HÌNH (VTH trang 20)

I.Mục tiêu:

- Có biểu tượng về đại lượng thể tích một hình.

- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.

III. Các hoạt động dạy - học:

Page 11: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 22

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài 1/20. Khoanh vào chữ đặt trước câu

trả lời đúng.

Bài 2/20. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô

trống:

Bài 3/20. Khoanh vào chữ đặt trước câu

trả lời đúng.

3. Củng cố

- Nhận xét tiết học

KQ: Khoanh vào C. 20

KQ: a, d : S

b, c : Đ

KQ: Khoanh vào B

Tiết 4. Luyên tiếng việt: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- HS đọc lưu loát ngắt nghỉ , diễn cảm bài: Lập làng giữ biển

- Việt đoạn 2 của bài.

- Làm được cac bài tập ở VTH/15;16

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài: Lập làng giữ biển

- Nêu nội dung bài.

- Nhận xét cho điểm.

2. Dạy bài ôn:

a) Luyện đoc.

- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc nối tiếp và trả lời câu

hỏi.

- Nhận xét.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.

+ Đọc mẫu.

+ Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- Gọi đọc diễn cảm.

- Nhận xét

b) Luyện viết:

- Gv đọc đoạn 2 cho HS viết vào vở

- GV đọc lại bài viết cho HS soát lỗi.

- GV chấm và nhận xét

c) Hướng dẫn HS làm bài tập ở VTH

- 2 HS đọc.

- 2 HS nêu nội dung bài.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- Đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi SGK.

- Luyện đọc theo cặp.

+ Theo dõi.

+ Luyện đọc theo cặp.

- 3 HS đọc diễn cảm.

- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.

- HS lắng nghe và viết vào vở.

- HS đổi vở cho nhau và soát lỗi.

Page 12: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 23

tiếng việt trang 15; 16 bài tập chính tả

và phần luyện từ và câu

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

3. Củng cố dặn dò:

- Nêu nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Buổi chiều:

Tiết 1. Lịch sử:

BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở

nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng

khởi").

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

- HS biết: Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên "Đồng khởi".

II. Đồ dùng dạy học

- Bản đồ Hành chánh Việt Nam.

- Tranh tư liệu.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ

bằng cách nào ?

+ Sự lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân

dân ta thể hiện điều gì ?

- Nhận xét,

3/ Bài mới

- Giới thiệu: Trước tội ác của Mĩ - Diệm, nhân

dân miền Nam đã đồng loạt đứng lên "Đồng

khởi" - mà Bến tre là nơi tiêu biểu nhất. Bài

Bến Tre đồng khởi sẽ cho các em thấy diễn

biến nơi đây lúc bấy giờ.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1:

- Treo bản đồ và xác định tỉnh Bến Tre.

- Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trả lời

các câu hỏi sau theo nhóm 4:

- Hát vui.

- HS được chỉ định trả lời câu

hỏi.

- Nhắc tựa bài.

- Xác định tỉnh Bến Tre trên bản

đồ.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm

Page 13: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 24

+ Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào

"Đồng khởi".

+ Tóm tắt diễn biến chính cuộc "Đồng khởi" ở

Bến Tre.

+ Nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi".

- Yêu cầu trình bày kết quả.

- Nhận xét, kết luận và cho xem tranh.

+ Do sự đàn áp của Mĩ - Diệm, nhân dân miền

Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.

+ Tóm tắt diễn biến.

+ Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm

vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ

và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.

* Hoạt động 2:

- Yêu cầu tham khảo SGK và trả lời câu hỏi:

Em biết gì về phong trào "Đồng khởi" ở địa

phương ta ?

- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Cuối năm 1959 -

đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và

thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam.

Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng

khởi".

- Ghi bảng nội dung bài.

4/ Củng cố

- Nhận xét chốt lại.

- Phong trào "Đồng khởi" của quân dân miền

Nam đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở

của địch ở nông thôn.

- Nhận xét tiết học.

tham khảo và thảo luận:

- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trả

lời.

- Nhận xét, bổ sung và quan sát

tranh.

- Tham khảo SGK, thảo luận và

tiếp nối nhau trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau đọc.

- Học sinh nêu lại.

Tiết 3. Giáo dục ngoài giờ lên lớp

THÁNG 2 : EM Y ÊU T Ổ QU ỐC VI ỆT NAM

Hoạt động II

GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐANG – MỪNG XUÂN.

I. Mục tiêu

Page 14: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 25

- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm,… Xoay quanh chủ đề

“ Mừng đảng, mừng xuân ’’.

- Thông qua giao lưu văn nghệ này HS thêm yêu quê hương đát nươc và tự hào về

truyền thống vẻ vang của Đảng .

II. Quy mô hoạt động

- Tổ chức theo quy mô khối lớp.

III. Tài liệu phương tiện

- Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm,… Xoay quanh chủ đề “ Mừng đảng,

mừng xuân ’’ .

- Cờ để báo hiệu xin thi cho các đội .

IV. Các bước tiến hành.

1) Chuẩn bị

- GV phổ biến yêu cầu của cuộc thi để HS nắm được.

- Mỗi tổ sẽ cử 4 – 5 người thành một đôi, 3 đội chơi sẽ thi đấu với nhau.

- Các đội chuẩn bị các tiêt mục văn nghệ mà minh chuẩn bị .

- Danh sách ban giám khảo gồm 4 thành viên : Trưởng ban, thư kí, 2 thành viên

giám khảo .

2) Tiến hành cuộc thi :

- Người dẫn chương trình công bố li do và mục đích của cuộc thi.

- Các đội thi tự giới thiệu về đội của mình.

- Thông báo chương trình của cuộc giao lưu.

- Các đội nghe câu hỏi và trả lời bằng các tiết mục văn nghệ mà mình đã chuẩn bị.

- BGK ghi điểm cho đội trả lời đúng và trừ điểm của đọi trả lời sai.

3) Tổng kết, đánh giá :

- BGK tổng kết và tuên bố đội thắng cuộc.

- Trao giải và tuyên dương đội thắng cuộc.

4) Nhận xet tiết học:

- GV nhận xét tiết học .

V .KẾT THÚC HOAT ĐỘNG - Lớp phó đ. khiển lớp hát bài : Quê hương tươi đẹp

sao(Dân ca Nùng)

Tiết 2. Luyện toán: LUYỆN TẬP ( VTH trang 18)

I. Mục tiêu:

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập

phương trong một số trường hợp đơn giản.

II.Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ôn định:

Page 15: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 26

2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.

Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích

XQ, TP của HHLP.

- Nêu quy tắc và công thức tính diện

tích xung quanh và diện tích toàn

phần của hình lập phương

- GV nhận xét.

Hoạt động 2 : Thực hành.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài 1/18: Tính diện tích XQ diện tích

toàn phần của hình lập phương có

cạnh 2,5 m.

Bài 2/18: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô

trống:

Bài 3/18.

Bài 4/18: Đánh dấu vào ô trống dưới

mảnh bìa gấp được hình lập phương.

3. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS

chuẩn bị bài sau.

- HS nêu quy tắc và công thức tính diện

tích xung quanh và diện tích toàn phần của

hình lập phương.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

Diện tích XQ của hình lập phương là:

2,5 x 2, 5 x 4 = 25 (m2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương

là: 2,5 x 2, 5 x 6 = 25 (m2)

- HS tự làm bài và nêu

Lời giải:

Diện tích bìa làm cái hộp là:

2

3 x

2

3 x 5 =

20

9 ( m2)

Đáp số: 20

9 m2

Lời giải:

- HS làm và nêu

Tiết 3. Khoa học:

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ

VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHAY

I. Mục tiêu

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời

sống và sản xuất:

+ Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió.

+ Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, …

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng

lượng khác nhau.

- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.

- Liên hệ thực tế, thảo luận về sử dụng năng lượng gió và nước chảy.

Page 16: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 27

II. Đồ dùng dạy học

- Hình và thông tin trang 90-91 SGK.

- Bánh xe nước.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng

phí chất đốt ở gia đình bạn.

- Nhận xét,

3/ Bài mới

- Giới thiệu: Bài Sử dụng năng lượng gió và

năng lượng nước chảy sẽ giúp các em biết được

tác dụng của năng lượng gió và năng lượng nước

chảy trong tự nhiên cũng như những thành tựu

trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió và

năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng năng

lượng gió

- Cách tiến hành:

+ Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu và thảo luận

các câu hỏi:

. Vì sao có gió ? Nêu một số ví dụ về tác dụng

của năng lượng gió trong tự nhiên.

. Con người sử dụng năng lượng gió trong

những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương.

+ Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.

+ Nhận xét, kết luận: Năng lượng gió có thể điều

hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, …

* Hoạt động 2: Thảo luận về sử dụng năng

lượng nước chảy

- Cách tiến hành:

+ Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu và thảo luận

các câu hỏi:

. Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng

lượng nước chảy trong tự nhiên.

. Con người sử dụng năng lượng nước chảy

trong những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa

phương.

+ Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.

+ Nhận xét, kết luận và giới thiệu một số nhà

máy thủy điện ở nước ta.

- Hát vui.

- HS được chỉ định trả lời câu

hỏi.

- Nhắc tựa bài.

- Nhóm trưởng điều khiển

nhóm hoạt động theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trình bày kết

quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng điều khiển

nhóm hoạt động theo yêu cầu:

- Đại diện nhóm trình bày kết

quả.

- Nhận xét, bổ sung và chú ý.

Page 17: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 28

Từ việc tìm hiểu tác dụng của năng lợng gi, nớc

chảy. GV liên hệ ý thức cho học sinh biết tham

gia những việc làm có ích trong BVMT

* Hoạt động 3: Thực hành "Làm quay tua –

bin

- Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng

nước chảy làm quay tua - bin.

- Cách tiến hành:

+ Lắp bánh xe nước và thao tác mẫu.

+ Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thực hành với

bánh xe nước.

4/ Củng cố- dặn dò

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 89 SGK.

- Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng năng

lượng gió và năng lượng nước chảy để phục vụ

cho như cầu cuộc sống.

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài học.

- Quan sát và chú ý.

- Nhóm trưởng điều khiển

nhóm thực hành.

- Tiếp nối nhau đọc.

Tiết 4. Địa lí:

CHÂU ÂU

I. Mục đích, yêu cầu

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: nằm ở phía tây châu Á, có

ba phía giáp biển và đại dương.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của

châu Âu

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

châu Âu.

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu

trên bản đồ (lược đồ).

- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động

sản xuất của người dân châu Âu.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh, ảnh minh họa trong SGK.

- Bản đồ Các nước châu Âu. Bản đồ Tự nhiên châu Âu. Bản đồ thế giới.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Nêu vị trí địa lí của Lào và Cam-pu-chia.

+ Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà

em biết.

- Nhận xét,.

- Hát vui.

- HS được chỉ định trả lời câu

hỏi.

Page 18: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 29

3/ Bài mới

- Giới thiệu: Giáp với châu Á là châu Âu. Châu

Âu có vị trí địa lí như thế nào ? Các em cùng

tìm hiểu qua bài Châu Âu.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn

- Yêu cầu quan sát hình 1 và bảng số liệu về

diện tích trang 103, yêu cầu thảo luận các câu

hỏi:

+ Châu Âu giáp với châu lục, biển và đại

dương nào ?

+ Bắc giáp Bắc Băng Dương, tây giáp Đại Tây

Dương, nam giáp Địa Trung Hải, đông và đông

nam giáp châu Á.

+ Nêu diện tích của châu Âu, so sánh diện tích

của châu Âu với châu Á.

+ Châu Âu có diện tích đứng hàng thứ 5 trong

các châu lục trên thế giới và bằng 1/4 diện tích

của châu Á.

- Yêu cầu dựa vào bản đồ để trình bày kết quả.

- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Châu Âu nằm ở

phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại

dương.

* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

- Yêu cầu quan sát hình 1 trang 110 SGK, đọc

tên các dãy núi, đồng bằng lớn theo nhóm đôi.

- Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu quan sát hình

1, 2 (SGK) và thảo luận và trình bày các ý sau:

+ Nêu nhận xét về vị trí núi, đồng bằng ở Tây

Âu, Trung Âu và Đông Âu.

+ Nêu vị trí các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b,

c, d trên lược đồ và miêu tả phong cảnh của

mỗi địa điểm.

- Yêu cầu trình bày kết quả.

- Nhận xét và giới thiệu thêm về tự nhiên của

châu Âu và kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa

hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.

* Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế

ở châu Âu

- Yêu cầu quan sát bảng số liệu trang 103 và

hình 4 trang 112 SGK, yêu cầu thảo luận và trả

lời các câu hỏi:

+ Nêu số dân của châu Âu, so sánh dân số của

- Nhắc tựa bài.

- Quan sát hình, thông tin và thảo

luận các câu hỏi theo yêu cầu:

.

- Chỉ bản đồ và trình bày kết

quả.

- Nhận xét, bổ sung

- Quan sát hình và thực hiện với

bạn ngồi cạnh.

- Tham khảo SGK, nhóm trưởng

điều khiển nhóm hoạt động theo

yêu cầu.

- Đại diện nhóm tiếp nối nhau

trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Quan sát hình, thông tin và thảo

luận và tiếp nối nhau trả lời:

Page 19: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 30

châu Âu với dân số của châu Á.

+ Châu Âu có dân số đứng hàng thứ 4 trong

các châu lục trên thế giới và bằng 1/5 dân số

của châu Á

+ Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào ?

+ Chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc

nâu, mắt sáng.

+ Kể tên những hoạt động sản xuất của châu

Âu mà em biết.

+ Trồng cây lương thực; sản xuất hóa chất, ô

tô, mĩ phẩm, dược phẩm

- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Đa số dân châu Âu

là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế

phát triển.

- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.

4/ Củng cố- Dặn dò:

- Nêu câu hỏi cuối bài và gọi học sinh trả lời.

- Giáo viên chốt lại bài.

- Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành

đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phía đông của bán

cầu Bắc. Cư dân châu Âu cũng có những hoạt

động sản xuất như cư dân ở các châu lục khác.

- Nhận xét tiết học.

- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ và xem lại bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau đọc.

- Học sinh trả lời các câu hỏi.

Tiết 2.Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG( VTH toán trang 19)

I.Mục tiêu

-Biết : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP và HHCN.

-Vận dụng để giải một số BT có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HLP và

HHCN.

II. Đồ dùng

Bộ dạy học toán 5; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định

2.Dạy bài mới

a.Giới thiệu bài

b.Thực hành

Gv hướng dẫn làm bài tập: 1; 2; 3; 4 VTH

toán/19

Bài 1/19: Tính diện tích…

Kết quả: Hình A:Sxq= 15,4(dm2);

Stp= 29,4(dm2)

Hình B: Sxq= 21(m2); Stp= 27 (m2);

Bài 2/19: Yêu câu HS nêu bài toán

Hs tự làm bài

Một số Hs nêu kết quả

Cả lớp nhận xét

Hs lên bảng làm

Page 20: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 31

GV hướng dẫn HS giải :

Cạnh của cái bể hình lập phương là:

6 : 4 = 1,5 (m)

Diện tích xung quanh cái bể đó là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5(m2)

Bài 3/19: Yêu câu HS nêu bài toán

GV hướng dẫn HS giải .

Diện tích xung quanh là: 24 x 5 = 120 (cm2)

Bài 4 /19

Kết quả: Gấp 16 lần

Gv chấm bài, nhận xét chung

3.Củng cố, dặn dò

Gv nhận xét tiết học

Chuẩn bị bài sau.

Cả lớp làm vào vở Th

Cả lớp nhận xét

Hs làm bài vào vở TH

Hs tự làm bài

Một số Hs nêu kết quả

Cả lớp nhận xét

Hs nhắc lại bài học

Tiết 4. Luyện tiếng việt: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ bài Cao Bằng.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.

- Làm được các bài tập ở VTH /16

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định:

2. Dạy bài ôn:

- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc nối tiếp và trả lời câu

hỏi.

- Nhận xét.

- HD HS đọc diễn cảm. HS yếu luyện

đọc bài

- HS thi đọc.

- GV nhận xét và bình chọn nhóm đọc

hay.

Bài thơ nói lên điều gì?

- Nhận xét.

3. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi

trong VTH tập 2/16

Bài 8/16. Những từ ngữ và hình ảnh

nào nói lên lòng mến khách của người

Cao Bằng.

Bài 9/16. Nội dung của bài thơ là gì ?

Bài 10/16. Tính cách của nhân vật

được thể hiện qua những mặt nào ?

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- Đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi SGK.

- Luyện đọc bài

+ Theo dõi.

- Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

* + Ca ngợi mảnh đất biên cương và con

người Cao Bằng

HS tự làm bài

...mận ngọt đón môi ta dịu dàng

Ông lành như hạt gạo/Bà hiền như suối

trong

+ Ca ngợi mảnh đất biên cương và con

người Cao Bằng

- Hành động, lời nói, ý nghĩ; những đặc

điểm ngoại hình tiêu biểu.

Page 21: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 32

Bài 11/16. Bài văn kể chuyện có cấu

tạo như thế nào ?

4. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

Gồm 3 phần:

- Mở bài.

- Diễn biến

- Kết thúc

Tiết 2.Luyện tiếng việt. Luyện đọc:

CAO BẰNG

Tiết 3. Khoa học:

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT I. Mục tiêu

- Nêu được một số biện pháp phòng cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng

chất đốt.

- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

Page 22: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 33

- BVMT: Từ việc tìm hiểu công dụng của môt số chất đốt. GV liên hệ ý thức bảo

vệ nguồn tài nguyên - Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và xử dụng

chất đốt.

II. Đồ dùng dạy học

- Hình và thông tin trang 86-89 SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về các tai nạn do chất đốt gây ra.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số loại chất đốt thường dùng và cho

biết chúng ở thể nào ?

- Nhận xét,

3/ Bài mới

- Giới thiệu: Với các loại chất đốt đã học, chúng

ta sử dụng chúng như thế nào ? Phần tiếp theo

của bài Sử dụng năng lượng chất đốt sẽ giúp các

em giải đáp thắc mắc này.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn,

tiết kiệm chất đốt

- Cách tiến hành:

+ Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu quan sát hình,

thông tin trong SGK và thảo luận các câu hỏi:

. Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy

củi, đốt than ?

. Than, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn

năng lượng vô tận không ? Tại sao ?

. Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng

lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng

phí năng lượng ?

. Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun

nấu? Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống

lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.

. Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử

dụng chất đốt trong sinh hoạt.

. Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi

sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?

. Nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất

đốt đối với môi trường không khí và các biện

pháp để làm giảm những tác hại đó.

+ Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.

- Hát vui.

- HS được chỉ định trả lời câu

hỏi.

- Nhắc tựa bài.

- Nhóm trưởng điều khiển

nhóm hoạt động theo yêu cầu:

- Đại diện nhóm trình bày kết

Page 23: hoc360.net Tài liệu học tập miễn phí · 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập

hoc360.net – Tài liệu học tập miễn phí

Group: https://www.facebook.com/groups/tailieutieuhocvathcs/ 34

+ Nhận xét, kết luận .

+ Sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và đến

môi trường.

+ không. Vì các nguồn năng lượng này có nguy

cơ sẽ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.

+ Nêu ví dụ. Vì nguồn năng lượng không phải là

vô tận nên cần phải sử dụng tiết kiệm.

+ Gây ra cháy, bỏng, …

+ Không để những chất dễ cháy như xăng, dầu,

… gần lửa; …

+ Ô nhiễm môi trường, …; hạn chế sử dụng các

loại chất đốt gây ra nhiều khói, khí độc.

BVMT- KNS: Từ việc tìm hiểu được công dung

của các chất đốt. Các em phải biết lựa chọn sử

dung sao cho phù hợp với kinh tế gia đình và đảm

bảo vệ sinh không gây ảnh hưởng đối vời môi

trường.

4/ Củng cố

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 89 SGK.

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài học.

quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau đọc.

- Theo dõi.