tÀi liỆu xÉt tuyỂn viÊn chỨc theo hÌnh thỨc ĐẶc cÁch...

53
1 UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng II (TIN HỌC) Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH

TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng II

(TIN HỌC)

Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

2

PHẦN I. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CỦA NGÀNH

I. Một số điều của Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo

3

dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Điều 9. Phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

4

Điều 11. Phổ cập giáo dục

1.3 Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 26. Giáo dục phổ thông

1. Giáo dục phổ thông bao gồm:

5

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

6

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:

1. Trường tiểu học.

2. Trường trung học cơ sở.

3. Trường trung học phổ thông.

4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này.

7

Điều 52. Điều lệ nhà trường

1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.

2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

d) Nhiệm vụ và quyền của người học;

đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;

e) Tài chính và tài sản của nhà trường;

g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Điều 53. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

Điều 54. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy

8

định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và quản lý người học.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Nhà giáo

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

9

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

3.25 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.

Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền của nhà giáo

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm

Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

10

Điều 83. Người học

1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;

c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 85. Nhiệm vụ của người học

Người học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 86. Quyền của người học

11

Người học có những quyền sau đây:

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.

7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Điều 88. Các hành vi người học không được làm

Người học không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.

Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

12

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.

2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.

3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.

Điều 97. Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

13

II. Một số điều của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 16. Tổ chuyên môn

1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 17. Tổ Văn phòng

1. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác.

2. Tổ Văn phòng có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

3. Tổ Văn phòng sinh hoạt hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1. Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải

14

đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

15

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;

b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định.

16

Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục

Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1. Đối với nhà trường:

a) Sổ đăng bộ;

b) Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến;

c) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;

d) Sổ gọi tên và ghi điểm;

đ) Sổ ghi đầu bài;

e) Học bạ học sinh;

g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

h) Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;

i) Hồ sơ thi đua;

k) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;

l) Hồ sơ kỷ luật;

m) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;

n) Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;

o) Sổ quản lý tài chính;

p) Hồ sơ quản lý thư viện;

q) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh;

r) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

2. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn.

3. Đối với giáo viên:

a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

17

3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học.

4. Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học.

5. Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS.

6. Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường

1. Trường trung học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2. Mỗi trường có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường.

3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 30. Giáo viên trường trung học

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

18

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

19

5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Điều 32. Quyền của giáo viên

1. Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;

g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;

h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

20

3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.

Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

21

III. Một số quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông

Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

22

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

23

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

24

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn

1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.

Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên

1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

a) Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

25

IV. Một số quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 2. Mục đích

Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

Điều 3. Phẩm chất chính trị

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Điều 5. Lối sống, tác phong

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

26

2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

27

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

28

PHẦN II. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

I. Giới thiệu chung về môn Tin học THCS

1. Một số đặc thù riêng của môn Tin học ở cấp THCS

- Tin học là môn tự chọn bắt buộc dành cho các đối tượng học sinh Trung

học cơ sở, được dạy cho cả 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 và thời lượng mỗi tuần hai tiết.

- Môn Tin học đã được đưa vào dạy ở cấp Tiểu học, nhưng dưới hình thức

tự chọn không bắt buộc. Vì vậy nội dung môn Tin học ở cấp THCS được xây

dựng trên giả thiết là môn học mới.

- Ngoài nội dung lí thuyết, để học môn Tin học học sinh cần được rèn

luyện kĩ năng thông qua thực hành trên máy tính; thậm chí ở lứu tuổi học sinh

Trung học cơ sở phần thực hành còn chiếm nhiều thời lượng hơn. Vì vậy máy

tính và phần mềm máy tính (kể cả mạng máy tính) là những công cụ học tập

không thể thiếu trong giảng dạy Tin học.

2. Mục tiêu

- Việc daỵ môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm đạt những mục

tiêu sau:

a) Kiến Thức:

- Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức co

bản nhất ở mức phổ thông của khoa học tin học: các kiến thức nhập môn về tin

học, hệ thống, thuật toán và ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở

dữ liệu, . . . năng lực sử dụng các thành tựu của nghành khoa học này trong học

tập và trong các lĩnh vực hoạt động sau này.

- Làm cho học sinh biết được các lợi ích của công nghệ thông tin cũng

như những ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác

nhau của đời sống.

- Bước đầu làm quan với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin

học.

b) Kĩ năng

- Học sinh có khả năng sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và mạng

máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.

c) Thái độ

- Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lí, chính xác.

29

- Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin

học.

- Có thái độ đúng đắn và có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc

sống.

II. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 1

- Cấu trúc và nội dung

Chương 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Bài 1. Thông tin và tin học

Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin

Bài 3. Em có thể làm được gì nhờ máy tính

Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính

Chương 2. PHẦN MỀM HỌC TẬP

Bài 5. Luyện tập chuột

Bài 6. Học gõ mười ngón

Bài 7. Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím

Bài 8. Quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời

Chương 3. HỆ ĐIỀU HÀNH

Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành ?

Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì ?

Bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính

Bài 12. Hệ điều hành Windows

Chương 4. SOẠN THẢO VĂN BẢN

Bài 13. Làm quen với soạn thảo văn bản

Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản

Bài 15. Chỉnh sửa văn bản

Bài 16. Định dạng văn bản

Bài 17. Định dạng đoạn văn

30

Bài 18. Trình bày trang văn bản và in

Bài 19. Thêm hình ảnh để minh họa

Bài 20. Trình bày cô đọng bằng bảng

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của chương:

LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Kiến thức:

+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin phổ biến.

+ Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử.

+ Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và các thành phần cơ bản nhất của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy tính.

+ Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử.

Kĩ năng:

+ Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.

+ Biết cách bật/tắt máy tính.

+ Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.

Thái độ

+ Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của chương:

PHẦN MỀM HỌC TẬP

Kiến thức:

+ Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím

+ Biết lợi ích của việc gõ mười ngón, tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím

+ Biết quy tắc gõ các phím trên hàng phím

+ Biết sử dụng các phần mềm đã lựa chọn để luyện tập sử dụng chuột và bàn phím

+ Biết sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức

31

Kĩ năng:

+ Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột

+ Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở

+ Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, chưa yêu cầu gõ nhanh, chưa đòi hỏi gõ hoàn toàn chính xác.

+ Sử dụng được phần mềm để luyện tập các thao tác với chuột và luyện gõ bàn phím ở mức đơn giản

Thái độ

+ Có thái độ nghiêm túc, kiên trì rèn luyện gõ bàn phím, thao tác với chuột.

+ Có ý thức tự khám phá, sử dụng phần mềm.

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của chương:

HỆ ĐIỀU HÀNH

Kiến thức:

+ Biết vai trò, chức năng của hệ điều hành

+ Biết cách tổ chức và quản lí thông tin trên đĩa của hệ điều hành

+ Nhận biết được giao diện của hệ điều hành, màn hình nền và các đối tượng chính trên màn hình nền

Kĩ năng:

+ Thực hiện được giao tiếp được với hệ điều hành

+ Thực hiện được việc xem thông tin trong các ổ đĩa, trong các thư mục

+ Phân biệt được tên tệp, thư mục, đường dẫn.

+ Thực hiện được thao tác với tệp và thư mục: tạo mới, xoá, đổi tên, sao chép, di chuyển.

Thái độ

+ Có ý thức bảo vệ, gìn giữ thông tin lưu trong máy

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của chương:

SOẠN THẢO VĂN BẢN

Kiến thức

+ Biết một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.

+ Biết một số khái niệm định dạng văn bản như: lề, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, dãn dòng, tiêu đề đầu trang, cuối trang.

32

+ Biết gõ văn bản và văn bản tiếng Việt.

+ Biết cách định dạng trang văn bản như căn lề, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.

+ Biết cách sao chép, cắt dán đoạn văn bản

+ Biết cách ghi văn bản thành tệp

+ Biết cách mở tệp cũ.

+ Biết cách in văn bản.

+ Biết cách tạo bảng; chỉnh độ rộng của hàng, cột.

+ Biết cách: chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.

+ Biết cách gõ văn bản trong bảng

+ Biết cách tìm kiếm, thay thế.

+ Biết cách chèn một đối tượng vào văn bản.

+ Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng

+ Soạn được một vài văn bản như bài báo tường, đơn xin phép, bản báo cáo,...

+ Thực hiện được tạo bảng như: lập danh sách lớp, tổ, lập thời khoa biểu,...

+ Thực hiện được thao tác tìm kiếm và thay thế đơn giản.

+ Chèn được đồ thị, hình vẽ, ảnh, vào văn bản. Bố cục bức tranh tương đối hợp lý.

+ Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng chọn , các thao tác tương tác với phần mềm.

Thái độ

+ Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có tổ chức.

* Lưu ý:

+ Trong chuẩn KTKN, phần Soạn thảo văn bản có yêu cầu về KT: Biết cách vẽ hình trực tiếp trên một trang văn bản; về KN: Vẽ được hình và thực hiện được các thao tác sao chép, cắt, dán hình bằng công cụ vẽ. Tuy nhiên trong SGK hiện hành không có nội dung đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, KTKN này là không bắt buộc đối với HS.

- Một số khái niệm cơ bản của Tin học:

Kiến thức

+ Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu

+ Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử

33

+ Biết được Tin học là một khoa học xử lí thông tin bằng máy tính

điện tử.

- Khái niệm về hệ điều hành

Kiến thức

+ Biết được chức năng của hệ điều hành.

+ Biết được qui trình làm việc với hệ điều hành, vào/ra hệ điều

hành

Kỹ năng

+ Giao tiếp được với hệ điều hành

- Tệp và thư mục

Kiến thức

+ Hiểu được khái niệm tệp, thư mục và đường dẫn.

+ Hiểu một số thao tác liên quan đến tệp và thư mục

Kĩ năng

+ Thực hiện được xem nội dung của thư mục và tệp.

+ Thực hiện được việc sao chép tệp; xóa tệp; tạo thư mục mới, xóa

thư mục; di chuyển tệp.

- Phần mềm soạn thảo văn bản

Kiến thức

+ Biết một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.

+ Biết một số khái niệm định dạng văn bản như: lề, phông chữ, kiểu

chữ, cỡ chữ, dãn dòng, tiêu đề đầu trang, cuối trang.

- Soạn thảo văn bản tiếng Việt

Kiến thức

+ Biết cách tạo bảng; chỉnh độ rộng của hàng, cột.

+ Biết cách: chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.

+ Biết cách gõ văn bản trong bảng

Kĩ năng

34

+ Thực hiện được tạo bảng như: lập danh sách lớp, tổ, lập thời khoa

biểu,...

- Vẽ hình trong văn bản

Kiến thức

+ Biết cách vẽ hình trực tiếp trên một trang văn bản.

Kĩ năng

+ Vẽ được hình và thực hiện được các thao tác sao chép, cắt, dán

hình bằng công cụ vẽ .

- Chèn một đối tượng vào văn bản

Kiến thức

+ Biết cách chèn một đối tượng vào văn bản.

Kĩ năng

+ Chèn được đồ thị, hình vẽ, ảnh, vào văn bản. Bố cục bức tranh

tương đối hợp lý.

- Khai thác phần mềm học tập

Kiến thức

+ Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng

+ Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng

chọn , các thao tác tương tác với phần mềm.

III. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 2

- Cấu trúc và nội dung

Chương I – Chương trình bảng tính

Bài 1. Chương trình bảng tính là gì ?

Bài thực hành 1. Làm quen với Excel

Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Bài thực hành 2. Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

35

Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính

Bài thực hành 3. Bảng điểm của em

Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán

Bài 5. Thao tác với bảng tính

Bài thực hành 5. Trình bày trang tính của em

Bài 6. Định dạng trang tính

Bài thực hành 6. Định dạng trang tính

Bài 7. Trình bày và in trang tính

Bài thực hành 7. In danh sách lớp em

Bài 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu

Bài thực hành 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu

Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

Bài thực hành 9. Tạo biểu đồ để minh hoạ

Bài thực hành 10. Thực hành tổng hợp

Chương II – Phần mềm học tập

Bài 10. Luyện gõ phím nhanh bằng Typing master

Bài 11. Học đại số với GeoGebra

Bài 12. Vẽ hình phẳng bằng GeoGebra

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

Kiến thức

+ Biết khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.

+ Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối)

+ Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính

+ Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh COPY dữ liệu.

+ Biết định dạng một trang bảng tính: dòng, cột, ô

+ Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xoá dòng, cột, ô

36

+ Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.

+ Biết in một vùng, một trang bảng tính.

+ Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng.

+ Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.

+ Biết cách sử dụng lệnh COPY công thức.

+ Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí đồ thị dạng: LINE, BAR, PIE.

+ Biết in đồ thị.

+ Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính điện tử. Vai trò của Cơ sở dữ liệu trong quản lí.

+ Biết sắp xếp một trang tính (hay một vùng) dữ liệu.

+ Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc (Filter) dữ liệu.

Kĩ năng

+ Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước

+ Viết đúng công thức tính một số phép toán.

+ Sử dụng được một số hàm có sẵn.

+ Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị.

+ Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ liệu.

Thái độ

+ Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của Phần mềm học tập

Kiến thức

+ Biết được ý nghĩa, lợi ích của các phần mềm máy tính ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Kỹ năng

+ Sử dụng được các phần mềm học tập đã lựa chọn.

+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng bàn phím, chuột.

Thái độ:

+ Có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích. Ham thích sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong học tập, khám phá tri thức.

- Khái niệm bảng tính điện tử

37

Kiến thức

+ Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong

cuộc số học tập

+ Biếu cấu trúc của một bảng tình điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô

tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối)

- Làm việc với bảng tính điện tử

Kiến thức

+ Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính

+ Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh sao chép (copy) dữ liệu

+ Biết định dạng một bảng tính: hàng, cột, ô

+ Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp

cũ, ghi tệp

+ Biết in một vùng, một trang bảng tính

Kĩ năng

+ Tạo được bảng tính theo khuôn định dạng cho trước

- Tính toán trong bảng tính

Kiến thức

+ Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng

+ Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính

+ Biết cách sử dụng lệnh copy công thức

Kĩ năng

+ Viết đúng công thức tính của một số phép toán

+ Sử dụng một số hàm có sẵn

- Đồ thị

Kiến thức

+ Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí đồ thị dạng: Line,

Bar, Pie

+ Biết in đồ thị

Kĩ năng

+ Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị

38

- Cơ sở dữ liệu

Kiến thức

+ Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính điện tử. vai

trò của cơ sở dữ liệu trong quản lý

+ Biết sắp xếp một trang tính (hay một vùng) dữ liệu

+ Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc (Filter) dữ liệu

Kĩ năng

+ Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ liệu

- Khai thác phần mềm học tập

Kiến thức

+ Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng

+ Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi chương trình, sử

dụng bảng chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.

IV. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 3

- Cấu trúc và nội dung

Chương I – Lập trình đơn giản

Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Bài thực hành 1. Làm quen với Free Pascal

Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

Bài thực hành 2. Viết chương trình để tính toán

Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến

Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

Bài 6: Câu lệnh điều kiện

39

Bài thực hành 4. Sử dụng câu điều kiện

Bài 7. Câu lệnh lặp

Bài thực hành 5. Sử dụng lệnh lặp for … do

Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước

Bài thực hành 6. Sử dụng lệnh lặp while … do

Bài 9. Làm việc với dãy số

Bài thực hành 7. Xử lí dãy số trong chương trình

Chương II – Phần mềm học tập

Bài 10. Làm quen với giải phẩu cơ thể người bằng phần mềm Anatomy

Bài 11. Giải toán và vẽ hình phẳng với GeoGebra

Bài 12. Vẽ hình không gian với GeoGebra

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của Lập trình đơn giản

Kiến thức

+ Biết được khái niệm bài toán, thuật toán, mô tả thuật toán bằng

cách liệt kê.

+ Biết được một chương trình là mô tả của một thuật toán trên một

ngôn ngữ cụ thể

+ Hiểu thuật toán của một số bài toán đơn giản (tìm số lớn nhất, số

nhỏ nhất; kiểm tra 3 số cho trước có phải là độ dài 3 cạnh của tam giác hay

không; tính tổng N số tự nhiên đầu tiên).

+ Biết cấu trúc của một chương trình, một số thành phần cơ sở của

ngôn ngữ

+ Hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn, đơn giản, cách khai báo biến.

+ Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học

chuẩn, biểu thức quan hệ.

+ Hiểu được lệnh gán.

+ Biết các câu lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím

và đưa thông tin ra màn hình

+ Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh ghép, câu lệnh lặp kiểm tra

điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.

+ Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.

40

+ Biết được khái niệm mảng một chiều, cách khai báo mảng, truy

cập các phần tử của mảng

Kĩ năng

+ Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước

+ Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh

vào/ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.

+ Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.

+ Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh

+ Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.

+ Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng

các phần tử của mảng trong biểu thức tính toán

Thái độ

+ Nghiêm túc trong học tập, ham thích lập trình trên máy tính để

giải các bài tập.

- Yêu cầu kiến thức kỹ năng của Phần mềm học tập

Kiến thức

+ HS hiểu và biết cách sử dụng được các phần mềm học tập được

lựa chọn.

+ Thông qua các phần mềm HS hiểu được ý nghĩa của các phần

mềm máy tính ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (ví

dụ học toán, địa lí; rèn luyện tư duy, tập gõ bàn phím nhanh).

+ Thông qua phần mềm HS hiểu biết thêm và có ý thức trong việc

sử dụng máy tính đúng mục đích.

Kĩ năng

+ HS có kĩ năng sử dụng và khai thác thành thạo các phần mềm học

tập đã được giới thiệu.

+ Thông qua hoạt động học và chơi bằng phần mềm HS được rèn

luyện khả năng thao tác nhanh với bàn phím và chuột máy tính.

Thái độ

+ HS có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính không

phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi.

+ HS có ý thức và khả năng liên hệ từ phần mềm đến thực tế để sử

dụng phần mềm vào giải quyết các bài toán, vấn đề đã được học trên lớp,

41

từ đó nâng cao ý thức và lòng say mê học tập các môn học trên lớp của

mình.

- Thuật toán và ngôn ngữ lập trình

Kiến thức

+ Biết được khái niệm bài toán, thuật toán.

+ Biết rằng có thể mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước hoặc

sơ đồ khối.

+ Biết được một chương trình là mô tả của một thuật toán trên một

ngôn ngữ cụ thể.

Kĩ năng

+ Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước

- Chương trình Pascal đơn giản

Kiến thức

+ Biết sơ bộ về ngôn ngữ lập trình cụ thể

+ Biết cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành

phần.

+ Biết các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình cụ thể

+ Hiểu được một số kiểu dữ liệu chuẩn.

+ Hiểu được cách khai báo biến.

+ Biết được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học

chuẩn, biểu thức quan hệ.

+ Hiểu được lệnh gán.

+ Biết các câu lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím

và đưa thông tin ra màn hình.

Kĩ năng

+ Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh

vào/ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.

- Tổ chức rẽ nhánh

42

Kiến thức

+ Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ).

+ Hiểu được câu lệnh ghép.

Kĩ năng

+ Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.

+ Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.

- Tổ chức lặp

Kiến thức

+ Hiểu được câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số

lần định trước.

+ Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.

Kĩ năng

+ Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.

- Kiểu mảng và biến có chỉ số

Kiến thức

+ Biết được khái niệm mảng một chiều

+ Biết cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng

Kĩ năng

+ Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng

các phần tử của mảng trong biểu thức tính toán

- Một số thuật toán tiêu biểu

Kiến thức

+ Hiểu thuật toán của một số bài toán thường gặp như: tìm số lớn

nhất, số nhỏ nhất; kiểm tra 3 số cho trước có phải là độ dài 3 cạnh của tam

giác không.

V. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 4

- Cấu trúc và nội dung

43

CHƯƠNG I - MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính

Bài 2. Mạng thông tin toàn cầu Internet

Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet

Bài thực hành 1. Sử dụng trình duyệt để truy cập web

Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Bài 4. Tìm hiểu thư điện tử

Bài thực hành 3. Sử dụng thư điện tử

CHƯƠNG II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TIN HỌC

Bài 5. Bảo vệ thông tin máy tính

Bài thực hành 4. Sao lưu dự phòng và quét Virus

Bài 6. Tin học và xã hội

CHƯƠNG III: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU

Bài 7. Phần mềm trình chiếu

Bài 8. Bài trình chiếu

Bài thực hành 5. Bài trình chiếu đầu tiên của em

Bài 9. Định dạng trang chiếu

Bài thực hành 6. Thêm màu sắc và định dạng trang chiếu

Bài 10. Thêm hình ảnh vào trang chiếu

Bài thực hành 7. Trình bày thông tin bằng hình ảnh

Bài 11. Tạo các hiệu ứng động

Bài thực hành 8. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động

Bài thực hành 9. Thực hành tổng hợp

CHƯƠNG IV - ĐA PHƯƠNG TIỆN

Bài 12. Thông tin đa phương tiện

Bài 13. Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity

Bài thực hành 10. Tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity

44

Bài 14. Thiết kế phim bằng phần mềm Movie Maker

Bài thực hành 11. Tạo Video ngắn bằng Movie Maker

- Khái niệm mạng máy tính và Internet

Kiến thức

+ Biết khái niệm mạng máy tính

+ Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

+ Biết Internet là mạng thông tin toàn cầu.

+ Biết những lợi ích của Internet .

- Tìm kiếm thông tin trên Internet

Kiến thức

+ Biết chức năng của một trình duyệt Web

+ Biết một số cách tìm kiếm thông dụng thông tin trên Internet

+ Biết cách lưu trữ thông tin tìm kiếm được.

Kỹ năng

+ Sử dụng được trình duyệt Web

+ Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin.

+ Ghi được những thông tin lấy từ Internet.

- Thư điện tử

Kiến thức

+ Biết lợi ích của thư điện tử

+ Biết cách tạo và đăng nhập vào hộp thư điện tử.

+ Biết cách gửi và nhận thư

Kĩ năng

+ Tạo được một hộp thư điện tử.

+ Gửi được thư và nhận thư trả lời.

45

- Phần mềm trình chiếu

Kiến thức

+ Biết cách tạo một tệp mới theo kiểu mẫu có sẵn. Biết mở một tệp

chứa một trình diễn có sẵn

+ Biết tạo màu cho văn bản. Biết tạo một số hiệu ứng.

Kĩ năng

+ Tạo được một phiên trình diễn gồm một vài slide đơn giản

+ Tạo được một vài hiệu ứng cho phiên trình diễn

- Đa phương tiện

Kiến thức

+ Biết xu hướng của công nghệ đa phương tiện hiện nay

+ Biết các thành phần của sản phẩm đa phương tiện (văn bản, hình

ảnh, âm thanh, hoạt hình).

+ Biết cách thực hiện để có được một sản phẩm đa phương tiện.

Kỹ năng

+ Sử dụng được phần mềm công cụ và các tư liệu để tạo một sản

phẩm đa phương tiện .

- Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virút

Kiến thức

+ Biết khái niệm vi rút máy tính. Biết được một số tình huống

nhiễm và lây lan vi rút máy tính và các sự cố dẫn đến tổn thất dữ liệu. Biết

một số cách thông dụng bảo vệ dữ liệu.

Kĩ năng

+ Sử dụng được một số phần mềm phòng chống vi rút.

+ Thực hiện được sao lưu dữ liệu.

- Tin học và xã hội

Kiến thức

46

+ Biết các lợi ích của CNTT . Biết mặt hạn chế của CNTT. Biết

một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá

VI. Bài tập

Câu 1:

a. Hãy nêu một số đặc thù riêng của môn tin học ở cấp THCS?

b. Việc dạy học tin học ở trường PTCS nhằm đạt được những mục đích

gì?

c. Theo Thầy (cô) khi dạy:

Bài 1 “Thông Tin và Tin Học” của Chương 1 “Làm quen với tin

học và máy tính điện tử” ở lớp 6 học sinh cần đạt được những mục đích

nào?

Đáp án:

a. Một số đặc thù riêng của môn tin học ở cấp THCS:

- Tin học là môn tự chọn, với thời lượng mỗi tuần 2 tiết.

- Nội dung môn tin học cấp THCS được xây dựng trên giả thiết là

học sinh chưa được học ở cấp Tiểu học.

- Phần thực hành chiếm nhiều thời lượng hơn so với phần lí thuyết.

b. Mục đích cần đạt được trong chương trình dạy học tin học ở trường

PTCS:

1. Kiến thức:

- Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến

thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học tin học.

- Làm cho học sinh biết được các lợi ích của công nghệ thông tin

trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

- Bước đầu làm quen voeis cách giải quyết vấn đề có sử dụng công

cụ tin học.

2. Kỹ năng:

- Học sinh có khả năng sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và

mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.

3. Thái độ:

- Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lí, chính xác.

47

- Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến

tin học.

- Có thái độ đúng đắn và có ý thức ứng dụng tin học trong học tập

và cuộc sống.

c. Bài 1 “Thông Tin và Tin Học” của Chương 1 “Làm quen với tin học và

máy tính điện tử” ở lớp 6 học sinh cần đạt được những mục tiêu:

- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của

con người.

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động

thông tin.

- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

Câu 2: (25 điểm)

a. Bài 12 “HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWNS” của Chương 3 “HỆ ĐIỀU

HÀNH” ở lớp 6 học sinh cần đạt được những mục đích nào?

b. Thầy (Cô) hãy nêu các ý tưởng khi dạy phần 1 “Màn hình làm việc

chính của Windows” trong bài 12.

Đáp án:

a. Bài 12 “HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWNS” của Chương 3 “HỆ ĐIỀU

HÀNH” ở lớp 6 học sinh cần đạt được những mục đích nào?

- Nhận biết được và chỉ đúng tên các biểu các biểu tượng chính trên

giao diện khởi động của hệ điều hành windowns.

- Biết ý nghĩa của các khái niệm quan trọng sau của hệ điều hành

windowns: Màn hình nền, thanh công việc, nút Star, các biểu tượng

chương trình ứng dụng và khái niệm của cửa sổ trong hệ điều hành.

- Biết và hiểu được các thành phần chính của một cửa sổ trong

windowns.

b. Các ý tưởng khi dạy phần 1 “Màn hình làm việc chính của Windows”

trong bài 12:

- Cần nêu được phương pháp và tiến trình trong mục

- chỉ rõ được 3 phần chính: Màn hình làm việc, Một vài biểu tượng

chính trên màn hình nền, Các biểu tượng chương trình.

48

Câu 3: Trong bài 14 “ SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN” tin học 6, phần 2

“CON TRỎ SOẠN THẢO” sách giáo khoa không nêu sự khác biệt giữa hai

khái niệm con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.

a. Theo Thầy (Cô) khi dạy phần này ta có cần phải nêu sự khác biệt này

không? Nếu không, vì sao? Nếu có, vì sao?

b. Thầy (Cô) hãy hướng dẫn học sinh phân biệt sự khác biệt giữa con trỏ

soạn thảo và con trỏ chuột?

Đáp án:

a. khi dạy phần 2 “CON TRỎ SOẠN THẢO” ta có cần phải nêu sự khác

biệt giữa khái niệm con trỏ soạn thảo và khái niệm con trỏ chuột để tránh

học sinh bị nhằm lẫn.

- Khi mới làm quen với soạn thảo văn bản học sinh thường không

lưu ý đến con trỏ soạn thảo và vai trò của nó dẫn đến học sinh sẽ bị lẫn

lộn giữa con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.

b. Hướng dẫn học sinh phân biệt sự khác biệt giữa con trỏ soạn thảo và

con trỏ chuột:

- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn

thảo, cho biết rõ vị trí vị trí hiện thời của con trỏ soạn thảo.

- Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng

con chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các

dạng khác khi ta di chuyển con chuột đến các vùng khác nhau trên màn

hình

Câu 4:

Trong bài thực hành 1 “LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG

TÍNH EXCEL” trong chương trình tin học lớp 7.

- Học sinh cần đạt được những mục đích, yêu cầu gì?

- Thầy (Cô) hãy cho một ví dụ minh họa để thể hiện được các mục

đích yêu cầu trên?

Đáp án:

a. Học sinh cần đạt được những mục đích, yêu cầu:

- Khởi động và kết thúc Excel.

- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính Excel.

49

- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.

b. Ví dụ minh họa cần có các nội dung trong phần a.

Câu 5:

Bài 8 “SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU” chương trình tin học 7 có 2 lượng

kiến thức:

a) Sắp xếp dữ liệu.

b) Lọc dữ liệu.

Thầy (Cô) hãy nêu các gợi ý để dạy bài này?

Đáp án:

Để dạy bài này ta cần các gợi ý sau:

- Cần giới thiệu cho học sinh biết nhu cầu sắp xếp và lọc dữ liệu trong

một danh sách dữ liệu là một nhu cầu thường xuyên trong cuộc sống, nhất là

trong quản lí.

- Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu:

+ Nháy chọn một ô trong cột em cần sắp xếp.

+ Nháy nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ để sắp xếp theo

chiều tăng dần hay giảm dần.

- Đưa ra 1 ví dụ minh họa.

- Hướng dẫn học sinh các bước thực hiện thao tác lọc dữ liệu:

+ Nháy chuột vào một ô trong vùng có dự liệu cần lọc.

+ Mở bảng chọn thực hiện các nút lệnh lọc dữ liệu theo yêu cầu.

- Đưa ra 1 ví dụ minh họa đơn giản.

Câu 6:

Theo Thầy (Cô) trong chương trình tin học lớp 7 bài “HỌC ĐỊA LÍ THẾ

GIỚI VỚI PHẦN MỀM EARTH EXPLORER” có phải dạy không? Vì sao?

Hãy cho biết chức năng của phần mềm trên?

Đáp án:

50

- Trong chương trình tin học lớp 7 bài “HỌC ĐỊA LÍ THẾ GIỚI VỚI

PHẦN MỀM EARTH EXPLORER” có ta không phải dạy từ năm học 2013 –

2014 theo yêu cầu của BGD

- Phần mềm Earth Explorer được dùng để nghiên cứu và tra bản đồ thế

giới, phân biệt các vùng lục địa và biển trên bản đồ và nhận biết các vùng địa

hình cao thấp, nông sâu trên đất liền cũng như trên biển. Phần mềm cung cấp

cho chúng ta bản đồ Trái đất cùng toàn bộ hơn 250 quốc gia và vùng lãnh thổ

trên thế giới.

- Tuy nhiên đây là sảm phẩm của công ti Mother Planet, một công ti nổi

tiếng chuyên cung cấp các loại bản đồ thế giới trực tuyến…, vì thề phần mền

này có phần thiếu xót phần biển đảo của nước ta.

Câu 7:

Trong bài 7 “CÂU LỆNH LẶP” chương trình lớp 8 có ví dụ:

program Lap;

var i: Integer;

begin

for i := 1 to 10 do

writeln('Day la lan lap thu ',i);

end.

Thông qua ví dụ trên theo Thầy (Cô) để học sinh hiểu rõ về hoạt động của câu

lệnh lặp, hiểu về biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối và câu lệnh ta cần hướng dẫn

như thế nào?

Đáp án:

Để học sinh hiểu rõ về hoạt động của câu lệnh lặp, hiểu về biến đếm, giá trị đầu,

giá trị cuối và câu lệnh ta cần thực hiện như sau:

- Học sinh chỉ ra được

<biến đếm> là i.

<giá trị đầu> = 1

<giá trị cuối> = 10

<câu lệnh> là writeln('Day la lan lap thu ',i);

- Lập bảng quá trình thực hiện chương trình trên như dưới đây:

51

Lần lặp

thứ

i Kết quả viết ra màn

hình

1 1 Day la lan lap thu 1

2 2 Day la lan lap thu 2

3 3 Day la lan lap thu 3

4 4 Day la lan lap thu 4

5 5 Day la lan lap thu 5

6 6 Day la lan lap thu 6

7 7 Day la lan lap thu 7

8 8 Day la lan lap thu 8

9 9 Day la lan lap thu 9

10 10 Day la lan lap thu 10

Câu 8:

a) Hãy hướng dẫn học sinh 2 cách để khai báo biến mảng một chiều.

b) Hướng dẫn học sinh cách viết chương trình “nhập số nguyên N từ bàn

phím và in ra màn hình số lớn nhất”

Đáp án:

a. Có hai cách khai báo biến mảng

Cách 1: Khai báo trực tiếp biến mảng một chiều:

var <tên biến mảng> : array [kiểu chỉ số] of [kiểu phần tử];

Cách 2: Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều:

type <tên kiểu mảng> = array [kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;

var <tên biến mảng>:<tên kiểu mảng>;

trong đó:

kiểu chỉ số là một dãy số nguyên liên tục n1..n2 với n1, n2 là các hằng

(hoặc biểu thức cho kết quả là số nguyên) xác định chỉ số đầu tiên và chỉ số cuối

cùng (n1n2).

kiểu phần tử là kiểu của các phần tử mảng.

52

b. Hướng dẫn học sinh cách viết chương trình “nhập số nguyên N từ bàn

phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất”

- Hướng dẫn thuật toán tìm Max của dãy số nguyên nhập từ bàn phím như

sau:

Bước 1. Nhập N và dãy A1,..., An

Bước 2. Max A1

Bước 3. Lần lượt gán giá trị từ 2 đến N cho i. Với mỗi giá trị của i thì thực hiện:

Nếu Max <Ai thì MaxAi

Bước 4. Đưa ra màn hình giá trị Max rồi kết thúc.

- Chương trình;

program P_Max;

Var

i, N, Max : integer;

A: array[1..100] of integer;

Begin

{Nhap N}

write('Hay nhap do dai cua day so, N = '); readln(N);

{Nhap day so}

writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');

For i:=1 to N do

Begin

write('a[',i,']='); readln(a[i]);

End;

{Tim Max}

Max:=a[1];

for i:=2 to n do if Max<a[i] then Max:=a[i];

{Hien thi Max ra man hinh}

write('So lon nhat la Max = ',Max);

readln;

End.

53

Câu 9: Theo Thầy (Cô) chương 1 “MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET’

chương trình tin học 9 học sinh cần nắm được các nội dung gì?

Đáp án:

Các nội dung cơ bản học sinh cần nắm sau khi học xong chương 1

“MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET’ chương trình tin học 9:

- Khái niệm máy tính.

- Các thành phần của mạng máy tính.

- Mạng có dây, mạng không dây, mạn cục bộ và mạng diện rộng.

- Lợi ích của mạng máy tính.

- Internet là gì.

- Một số dịch vụ trên Internet.

- Tìm kiếm thông tin trên internet.

- Một vài ứng dụng trên internet.

- Làm thế nào để kết nối được internet.

- Truy cập web, tìm kiếm thông tin trên internet.

- Lập được hộp thư điện tử.

- Gửi và nhận thư điện tử.

----- HẾT -----