tiếng việt duyên-dáng...

15
Tiếng Vit Tuyt-Vi Đỗ Quang-Vinh Tiếng Việt duyên-dáng du-dương Tiếng Việt duyên-dáng vì bóng- bảy, vì dí- dỏm. Ðấy là cái đẹp thiên về văn-từ. Khi ta nói: cô này ăn nói có duyên, không phải chỉ là muốn nói nàng ăn nói có ý-tứ, lời lẽ tế-nhị khôn khéo mà giọng còn êm-ái ngọt-ngào, "nói ngọt lọt đến xương" là thế, chứ không như "dùi đục chấm nước cáy", nhưng nói nghe như rót vào tai. Cho nên cái duyên- dáng của tiếng Việt còn là ở chỗ êm-ái du-dương vì tiếng Việt giàu nhạc tính. 1- Tiếng Việt chứa sẵn âm- nhạc Nếu ngôn-ngữ là tiếng nói trực-tiếp thì nhạc là bản trần- thuật không lời những tâm-tư tình-cảm của con người. Tự bản-chất vốn dồi-dào âm-nhạc, cho nên ngôn-ngữ Việt chứa-chan tình ý. Chính cái âm-nhạc tự-nhiên ấy đã phụ giúp cho ngôn-từ rất nhiều, nói lên được hết những mong- manh tế-nhị và sâu thẳm của tâm-hồn. Nhờ hệ-thống dấu gồm tám thanh, khác nào các dấu nhạc trầm bổng trong âm-giai. Người ngoại-quốc nghe ta nói, đều công-nhận tiếng nước ta du-dương, líu-lo, ríu-rít và thật truyền-cảm. Quả vậy, hầu hết ngôn-ngữ nước nào cũng có giọng trầm bổng, song giòng nhạc lên xuống ấy hầu như đơn-điệu, lập đi lập lại vẫn một điệu cũ từ câu này sang câu khác. Ta có cảm-tưởng như một điệu nhạc đã có sẵn, đem điệu nhạc ấy ráp vào với bất cứ một câu nói nào: nhạc chung cho lời. Tuy có réo-rắt đó, song nhìn chung cả một bài, một câu chuyện dài, thì cũng vẫn chỉ một điệu lên xuống duy-nhất. Trái lại, trong tiếng Việt, mỗi tiếng có một dấu nhạc nhất-định, cung nhạc đã có sẵn trong từ. Mà vì mỗi từ có mỗi cung nên tiếng nói không đơn-điệu. Mỗi câu là mỗi giòng nhạc khác nhau.

Upload: vophuc

Post on 17-May-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Tiếng Việt duyên-dáng du-dương

Tiếng Việt duyên-dáng vì bóng-bảy, vì dí-dỏm. Ðấy là cái đẹp thiên về văn-từ. Khi ta nói: cô này ăn nói có duyên, không phải chỉ là muốn nói nàng ăn nói có ý-tứ, lời lẽ tế-nhị khôn khéo mà giọng còn êm-ái ngọt-ngào, "nói ngọt lọt đến xương" là thế, chứ không như "dùi đục chấm nước cáy", nhưng nói nghe như rót vào tai. Cho nên cái duyên-dáng của tiếng Việt còn là ở chỗ êm-ái du-dương vì tiếng Việt giàu nhạc tính.

1- Tiếng Việt chứa sẵn âm-nhạc

Nếu ngôn-ngữ là tiếng nói trực-tiếp thì nhạc là bản trần-thuật không lời những tâm-tư tình-cảm của con người. Tự bản-chất vốn dồi-dào âm-nhạc, cho nên ngôn-ngữ Việt chứa-chan tình ý. Chính cái âm-nhạc tự-nhiên ấy đã phụ giúp cho ngôn-từ rất nhiều, nói lên được hết những mong-manh tế-nhị và sâu thẳm của tâm-hồn. Nhờ hệ-thống dấu gồm tám thanh, khác nào các dấu nhạc trầm bổng trong âm-giai. Người ngoại-quốc nghe ta nói, đều công-nhận tiếng nước ta du-dương, líu-lo, ríu-rít và thật truyền-cảm.

Quả vậy, hầu hết ngôn-ngữ nước nào cũng có giọng trầm bổng, song giòng nhạc lên xuống ấy hầu như đơn-điệu, lập đi lập lại vẫn một điệu cũ từ câu này sang câu khác. Ta có cảm-tưởng như một điệu nhạc đã có sẵn, đem điệu nhạc ấy ráp vào với bất cứ một câu nói nào: nhạc chung cho lời. Tuy có réo-rắt đó, song nhìn chung cả một bài, một câu chuyện dài, thì cũng vẫn chỉ một điệu lên xuống duy-nhất. Trái lại, trong tiếng Việt, mỗi tiếng có một dấu nhạc nhất-định, cung nhạc đã có sẵn trong từ. Mà vì mỗi từ có mỗi cung nên tiếng nói không đơn-điệu. Mỗi câu là mỗi giòng nhạc khác nhau.

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Toàn bài là sự tổng-hợp của những giòng nhạc đổi thay dệt nên bằng biến-thiên của mọi cung bậc: Không phải nhạc chung cho lời, mà nhạc tùy thuộc ở lời. Lời tạo ra nhạc. Không có một công-thức cho giòng nhạc vì mỗi ý có mỗi lời. Lời đổi thay để phô-diễn ý, cho nên nhạc trong tiếng Việt biến-điệu, không cứng nhắc theo khuôn-mẫu chế sẵn cho lời, nhưng linh-động theo lời mà uyển-chuyển biến-thiên.

Trong đoạn nhạc dưới đây, người viết cố ý lựa các tiếng có đủ các thanh bằng trắc theo đồ-biểu sẽ dẫn (chương 6, đoạn II, mục 2: sự phối-trí thanh và âm), vừa để diễn-tả khuôn-dáng nhạc của dấu, vừa để nhấn mạnh rằng nhạc tuy có sẵn trong bản-thân ngôn-ngữ nhưng là một âm-nhạc sống động.

Câu 1 hình-dung một âm-giai cao với phù-bình-thanh làm cơ-bản, rồi đi nghiêng lên qua các dấu ngã tới dấu sắc.

Câu 2 hình-dung một âm-giai thấp hơn với cơ-bản là phù-bình-thanh và trầm-bình-thanh, khởi từ phù-bình-thanh đi nghiêng xuống qua các dấu hỏi, nặng, huyền tức trầm-bình-thanh. Hai khuôn-dáng này đối-xứng nhau: các dấu ngã, hỏi, (phù-thượng và trầm-thượng-thanh) đối-xứng nhau, các dấu sắc, nặng (phù-khứ, nhập và trầm-khứ, nhập) đối-xứng nhau, và phù trầm-bình-thanh đối-xứng nhau (không có dấu và có dấu huyền).

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Nhạc của mỗi dấu uyển-chuyển so với nhau trong mỗi khuôn-dáng, nếu minh-họa theo ký-âm-pháp thì không nhất-thiết phải là ở một nốt nhạc nào nhất-định. Chẳng hạn các tiếng phù-bình-thanh ở câu đầu: "ta, ra, đi, nam nhi" phát-âm từ nốt "la" trên, tương-đối với các dấu ngã, sắc ở nốt "đô, rê" đi lên. Sang đến câu sau, cũng phù-bình-thanh, các tiếng "cao, lo, xa, ta, đi" lại xuống ở nốt "sol, fa". Nếu cứ nhất mực giữ ở nốt "la" như đoạn trên, âm-nhạc của từ sẽ phát ra lơ-lớ như có dấu sắc (đèo cáo, ló gì, đường sá, là tá, mà đí). Cũng như dấu ngã hợp bởi hai dấu láy với nhau ở âm-giai cao, đối-xứng với dấu hỏi hợp bởi hai dấu láy với nhau ở âm-giai thấp hơn (xem đồ biểu minh-họa các thanh bằng trắc ở chương 6, đoạn II, tiểu mục 2). Trong bài hát dạy tiếng Việt cho thiếu-nhi ở phụ lục II cuối sách (xem ở cuối bài này) chúng tôi sắp-xếp các tiếng phù trầm, sắc nặng với nhạc của dấu uyển-chuyển theo mỗi khuôn-dáng. Cùng là phù-bình-thanh song khi thì ở nốt "sol" và "rê" cao, khi thì ở nốt "mì" thấp. Cùng là dấu sắc, khi thì ở nốt "mi" cao, lúc ở nốt "đô" cao. Nhạc của tiếng Việt sống động tương-đối theo từng khuôn-dáng, âm-giai, tuy tạo nên sự lên bổng xuống trầm, song không câu nào giống nhạc của câu nào. Chính nhạc ấy đã làm nên những bài diễn-văn hùng-hồn lôi cuốn, khiến những câu chuyện thường ngày trở nên du-dương ríu-rít như chim hót líu-lo.

* Hãy minh-họa điệu nhạc của bất cứ một đoạn văn nào, ta thấy rõ tính-chất linh-động biến-hoá của giòng nhạc trong tiếng nước ta.

Những ai ở thế-hệ thập-niên 30 hẳn vẫn chưa quên được bài văn vần mở đầu sách tập đọc Quốc-Văn Giáo-Khoa-Thư lớp Sơ-Ðẳng: bài "Xuân đi học". Tôi vẫn không quên được giọng

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

tập đọc sang-sảng của các bạn trẻ trường làng thuở xa-xưa vang vang trầm bổng.

Cung nhạc có thể được minh-họa như sau.

Ta thấy ngay sự đổi thay cung bậc trong mỗi câu và giữa câu này với câu khác. Có đoạn lên thì có đoạn xuống. Câu trên xuống thì câu dưới lên. Nó đổi biến lúc song-hành tương-xứng lúc tương-khắc đối-nghịch hệt như âm dương vận-hành, như đợt sóng nhấp nhô, làm nên cung điệu hoặc khoan-thai êm-ái, hoặc réo rắt thiết-tha.

* Sau đây là một đoạn văn xuôi tả cây thông:

"Ta đã từng nghe tiếng thông reo trên ngọn đồi quang-đại.

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Ta đã từng nghe tiếng thông reo bên giòng nước thanh-hương.

Tiếng thông reo khắp bốn phương trời rộng rãi, thấu qua mấy tầng mây năm sắc và có lẽ dội tận đến cung trăng. Giữa cõi thanh-liêu vô-tận, tiếng thông reo là điệu đàn bất-tuyệt của bốn mùa. Thông reo không cần tới gió, mà gió thổi là nhờ thông reo.

Cây thông cằn-cỗi, cành thông xương-xương, lá thông tỉ-mỉ, nhưng ai dám liệt thông xuống ngang hàng với muôn loài cây cỏ?

Da thông khô xốp, nhưng nhựa thông dồi-dào. Mình thông tuy già, nhưng hồn thông vẫn khoẻ. Thông khinh thường những nơi phồn-hoa huy-động. Thông xa lánh những chỗ cát vẩn bụi lầm. Thông reo vĩnh-viễn, thông sống đời đời, mặc dầu sức nóng của mùa hè thiêu đốt, giá lạnh của mùa đông bao trùm.

Có ai đi lên một đồi thông mà không thấy cõi lòng rộng mở? Có ai nghe tiếng thông reo mà không gợi hứng nguồn thơ? Ai muốn được như thông sống một đời cao-cả, hãy lẳng-lặng mà nghe thông đương tỉ-tê trước gió những lời than-thở cho cuộc thế lầm-than."

(Nguyễn-tất-Thứ, học-báo Cần Học, 1950)

Rõ ràng bài văn xôn-xao cung nhạc rộn-ràng thanh âm. Hãy thử minh-họa cung nhạc của hai câu đầu:

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Nhìn biểu-đồ lên xuống của cung bậc cũng hình-dung ngay ra một khuôn nhạc với những nốt lên xuống liên-tục, cũng đủ tưởng-tượng ngay ra được những âm-thanh réo-rắt du-dương gieo vào lòng người những cảm-xúc xôn-xao rộn-rã.

* Một ví-dụ khác để chứng-minh nhạc của lời Việt: Nếu gạt bỏ phụ-âm đầu từ, chỉ đọc mẫu-âm thôi và không

phát-thanh dấu, người nghe sẽ không hiểu được người nói:

Nhưng nếu có phát-thanh đúng các dấu sắc, hỏi, huyền, nặng, ngã, người nghe có thể đoán hiểu phần nào câu nói, cho dù không phát-âm phụ-âm đầu từ vốn là một yếu-tố cần-thiết để cấu-tạo từ:

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Ðến đây, người viết nhớ lại thời thơ-ấu ở thôn-quê cùng với các bạn trẻ vẫn thường nói lóng với nhau theo kiểu này để truyền-đạt cho nhau những điều riêng-tây, và đôi bên vẫn cảm-ứng được, vẫn hiểu nhau được. Ðây cũng là trường-hợp của những người có tật nói ngọng mà phụ-âm đầu từ thường không thể phát-âm được hay phát-âm không đúng, hoặc không rõ-ràng, tuy nhiên chỉ với mẫu-âm và thanh mà thôi, khi phát-âm lên người nghe vẫn hiểu được họ.

* Một trường-hợp khác, vẫn đọc cả phụ-âm đầu từ, song bỏ dấu hoặc đổi dấu, lời sẽ thành vô-nghĩa hay đổi nghĩa.

Chẳng hạn, trở lại hai tiếng "tiền đâu" trong giai-thoại về "thủ-tục đầu tiên" đã dẫn ở trên, nếu đổi dấu, sẽ có:

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

* Một ví dụ khác có tính-cách hài-hước. Câu văn sau đây là lời một cô gái mới lên thành-phố, tập-sự thư-ký đánh máy gửi thư về cho người yêu dưới tỉnh, thư đánh máy lại không bỏ dấu:

"ANH KHONG LEN MAU, EM THAY BO NGAY CHANG TIEC"

Chàng tá-hỏa hiểu rằng: "anh không lên mau, em thay bồ ngay chẳng tiếc". Gặp nhau, giận-dữ, đối-chất, chàng mới vỡ lẽ rằng thì ra nàng khoe vụ rửa mấy tấm hình chụp chung: "ảnh không lên màu, em thảy bỏ ngay chẳng tiếc".

Xem như vậy, thì dấu, tức là thanh hay nhạc, chính là tính cơ-bản của tiếng Việt, và nhạc tính ấy là một yếu-tố quan-trọng để phô-diễn ý tình.

2-Tiếng Việt lại là tiếng đơn-âm nên rất thích-hợp với nhịp trong khuôn nhạc.

Trên khuôn nhạc, giòng nhạc được thể-hiện bằng các dấu, hay nốt nhạc, liên-kết với nhau theo nhịp phách. Một nhịp gồm một dấu (đấu đen) hay nhiều dấu (dấu móc). Một dấu có thể kéo dài ra nhiều nhịp (dấu đen chấm, dấu trắng, dấu tròn).

* Cấu-trúc này rất thích-hợp cho tiếng đơn-âm, vì với cấu-trúc đơn-âm, ngoài những từ đơn ra, các từ ghép thường là những từ ghép đôi (tí-tách, đìu-hiu, hớn-hở, lạnh-lùng, xót-xa...) hoặc ghép ba (nhân-cách-hóa, lạc-gia-thôn, khải-hoàn-ca...). Tuy là ghép ba, song thực ra chỉ là sự ghép lại giữa một tiếng ghép đôi và một tiếng đơn. Cho nên tuy là ba từ ghép lại song chỉ cần một tiếng ghép đôi, ý cũng đã gần trọn rồi. Mỗi từ tự nó đã có nghĩa. Mỗi từ lại khớp với

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

một dấu nhạc. Cho nên nhịp phách nếu có đổi thay nhanh chậm thì không vì vậy mà từ mất đi ý nghĩa. Nếu như có một từ phải kéo dài quá một nhịp, thì vì mỗi từ đã diễn một phần ý-nghĩa nên không vì thế mà lời trở nên vô-nghĩa khi đem phổ nhạc. Ví dụ:

Ta thấy ngay với cách ngắt nhịp của cung nhạc, vần đầu của từ answer kéo dài 2 nhịp rưỡi, vần cuối bắt liền sang từ sau, khiến nghe ra như swer me là một tiếng mới nên có vẻ hơi chướng. Trong khi tiếng Việt với ngay cả cách ngắt nhịp sau cùng, lời vẫn hiểu được vì bản-thân mỗi từ tự nó cũng đã gợi ý rồi.

Nếu ghép hai tiếng một thì nghĩa càng rõ hơn mà thôi, miễn là phải gieo nốt nhạc đúng với thanh của mỗi từ và dĩ-nhiên là phải tôn-trọng quy-luật câu văn khớp đúng với nhạc-cú nghĩa là câu nhạc chấm dứt đúng với tiếng cuối của câu văn trong lời nhạc.

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

* Ta có thể nhận rõ hơn nữa tính nhạc của tiếng Việt qua những bài đọc cộng-đồng. Những bài Kinh đọc chung tại các giáo-đường: nhà thờ, chùa chiền là một chứng-minh cụ-thể. Tất cả cùng đọc lên bổng xuống trầm đều nhau, không lỗ-mỗ, nhưng nhịp-nhàng như tiếng mưa rơi, tiếng nào ra tiếng ấy. Ngày xưa, tại các nhà thờ Công-Giáo, tính nhạc dân-tộc được du-nhập vào lời kinh, các tín-đồ còn đọc ngân-nga như hát, có đệm thêm những tiếng "í, a" như những dấu láy trong các điệu dân-ca cổ-truyền. Mỗi bài kinh, tùy theo ý-nghĩa và cũng tùy theo mỗi vùng (địa-phận) mà có điệu nhạc trầm bổng khoan mau khác nhau. Nếu đưa ra bất cứ một bản kinh mới nào, ngay mới đọc lần đầu, cộng-đoàn tôn-giáo này tự-nhiên đọc lên ngân-nga nhịp-nhàng tùy theo ý của mỗi bài và theo cung-điệu của mỗi vùng, chỉ cần một người xướng giọng đầu tiên, tất cả cùng dựa nhau đọc theo đều-đặn. Sáng-tác tự-phát ấy có được là do lời đã chứa nhạc, lời hợp với nhịp điệu của nhạc vậy. Ðiều này không có được trong các tiếng Âu-Mỹ. Nếu phải đọc cộng-đồng, họ thường đọc loạc-choạc lỗ-mỗ. Chẳng hạn khi đọc tiếng La-tinh, nhờ dấu nhấn của mỗi từ làm điểm tựa như một nhịp mạnh mà đẩy-đưa cho nhịp-nhàng - sự nhịp-nhàng có được thường do đọc lướt nhanh nuốt vần - cách đọc không chậm-rãi được, lại đều-đều một cung giọng không trầm bổng được như tiếng Việt. Cho nên, họ bảo rằng: Người Việt-Nam nói như hát. Nhận xét ấy quả không sai.

* Chính nhờ nét đặc-thù ấy mà ngày xưa học Pháp-văn tại các lớp Sơ-học, các vị hương-sư thường bắt học-trò tập đọc cộng-đồng thong-thả nhịp-nhàng theo lối đơn-âm của tiếng Việt. Chính nhờ nét đặc-thù ấy mà các thầy đồ dạy chữ Nho đã khai-tâm cho học-trò bằng lối học thuộc lòng đọc to và ngân-nga như hát. Người viết

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

vẫn không sao quên được những buổi học "Tam Thiên Tự" phải ê-a ngân hát theo thầy đồ:

"Thiên la (à) Trời (à)

Ðịa là (a) Ðất (a)

Cử là (a) Cất (a)

Tồn la (à) Còn (à)

Tử la (à) Con (a)

Tôn là (a) Cháu (a)

Lục là (a) Sáu (a)

Tam la (à) Ba (a)

..............................................."

Giọng hát khi trầm lúc bổng, tất cả cùng nhịp-nhàng ăn khớp với nhau, đúng là một lớp ca hát, dùng ca hát để mà học. Tuy lối học trên đây không hẳn đúng với khoa sư-phạm hiện-đại, song nêu lên điểm này là chỉ muốn nói lên nét đặc-thù của tiếng nước ta: một ngôn-ngữ đơn-âm lại giàu nhạc tính.

3- Vì tiếng Việt có nhạc sẵn trong lời như thế, nên lời Việt dễ đưa hồn người vào ý nhạc tứ thơ

Ðọc một đoạn văn Anh-ngữ, nhất là tiếng Pháp chẳng hạn, quả có thấy truyền-cảm đấy, vì dĩ-nhiên chức-năng của

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

ngôn-ngữ là truyền-cảm. Tuy có ròn-rã khoan mau đấy, song đó là do ý người phát-ngôn đẩy đưa âm-điệu. Ý dìu lời đi vào nhạc-điệu, chứ lời không mang theo nhạc dẫn đưa tình ý. Hàng năm cứ tới mỗi độ tựu-trường, khi bầu trời bắt đầu âm-u chuyển-động, cây-cối rùng mình chợt thấy lá bỗng nhất-loạt vàng úa, xôn-xao trong gió lạnh của buổi lập-thu, chắc hẳn không ai không nhớ tới đoạn văn của Anatole France tả cảnh mùa thu nơi công-viên Lục-xâm-Bảo:

"Je vais vous dire ce que me rappelle, tous les ans, le ciel agité de l'automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d'octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais; car c'est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c'est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s'en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit; car ce petit bonhomme est une ombre; c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt-cinq ans....”

Chắc hẳn không ai không thấy bồi-hồi nhớ lại những buổi thiếu-thời cắp sách đến trường. Ðoạn văn đọc lên rõ-ràng thấy réo-rắt truyền-cảm. Song cái cung-điệu và sức truyền-cảm ấy phần lớn là do ý của người đọc. Tùy theo mức-độ cảm-xúc của người phát-ngôn mà âm-điệu và sức truyền-cảm ấy cuốn hút mạnh hay yếu. Ta say-sưa đọc ròn-rã vì chính lòng ta đang xôn-xao. Người đọc văn không có cảm-hứng không lôi cuốn được người nghe vì không sáng-tác ra được cung nhịp thích-hợp.

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

* Nói là cung nhịp vì phải phối-hợp cung với nhịp. Có cung thì giọng lên xuống trầm bổng; có nhịp thì hơi văn đi khoan hay mau. Bài Pháp văn trên đây, đọc lên nghe réo-rắt gợi cảm phần lớn là do điệu nhịp, lúc nhanh, lúc chậm, khi khoan-thai dồn-dập đẩy đưa cho giọng lên xuống, chứ tự bản-thân lời văn không có cung, không có nốt nhạc. Và cái nhịp điệu dìu-dặt ấy phải khởi từ cảm-xúc của người nói, cảm-hứng ít hay nhiều.

* Trái lại, trong tiếng Việt, nhạc là chủ-yếu, nếu phải phối-hợp điệu nhịp cho thích-hợp thì cung nhạc vốn đã réo rắt lại thêm ròn-rã du-dương. Một người không có hồn thơ tứ nhạc, đọc một đoạn văn không có nhịp điệu nhưng phát-âm đúng dấu, cũng khả-dĩ tạo ra âm-nhạc cho lời nói, khác chi người chưa biết đánh đàn dương cầm, mò mẫm từng phím để cho nốt nhạc buông tiếng cũng đã phần nào truyền cảm đến cho người nghe. Nếu phím đàn được gõ theo nhịp phách khoan mau thì cung đàn trở thành một giòng nhạc cuốn hút. Người viết cho đến nay vẫn còn thấy lòng xôn-xao khi nhớ lại những buổi ấu-thơ học đọc Việt-ngữ. Tuổi còn non-nớt đã có gì gọi là hồn thơ tứ nhạc, nhưng đọc lên đã thấy lòng mình xao-xuyến, hoặc khi nghe các bạn nhỏ vừa đọc vừa đánh vần, đọc nhát gừng, thế nhưng cung bậc của mỗi tiếng cũng đã lắng trong tim, gợi nên cảm-xúc xôn-xao. Cho đến nay, mỗi khi đọc lại bài "Tôi đi học" của Thanh-Tịnh, hẳn ai ai cũng vẫn còn cảm thấy nôn-nao với những nỗi bâng-khuâng của buổi tựu-trường thời niên-thiếu. Nôn-nao không phải chỉ vì ý văn mà vì nhạc của lời.

"Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu-yếm nắm lấy tay tôi đi trên con đường làng..."

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Ngay từ câu đầu, giòng nhạc bổng trầm đã cuốn hút ta trở về với những kỷ-niệm ấu-thơ. Chính âm-nhạc của đoạn văn đã nói hộ cho tư-tưởng. Ngôn-ngữ là con thuyền chuyên-chở tình-tự. Âm-nhạc của ngôn-ngữ là mái chèo đẩy dìu con thuyền lướt đi trên giòng sông cảm-nghĩ.

Vì vậy ta có thể nói không ngoa rằng tiếng Việt chính là một bản nhạc biến-điệu đa-dạng. Nó là một thứ âm-nhạc tự-nhiên, do đó có sức truyền-cảm sâu-xa rõ-rệt.

4- Hồn thơ ý nhạc dệt nên lời văn duyên-dáng du-dương

Như đã nói, lời tạo ra âm-nhạc. Không có tứ thơ, ý nhạc, song lời có thể gợi ra ý nhạc tứ thơ. Nếu thêm có tâm-hồn dạt-dào rung-cảm, nếu thêm có tài-năng diễn-đạt, ta có thể chọn tiếng lựa vần sắp xếp từ-ngữ dệt thành câu văn có hồn, sống-động. Hệt như một nhạc-sĩ, trước mặt là cây đàn, có phím đàn đấy, có cung bậc âm-giai đấy, chỉ cần đem con tim và kỹ-thuật điêu-luyện của mình ra, phối-hợp các tư-liệu có sẵn đấy, dệt nên nhạc khúc tuyệt-vời khả-dĩ nói lên hết tâm-tư tình-cảm của mình.

Các từ-ngữ Việt với đủ các loại âm đấy, với năm dấu sắc, hỏi, nặng, huyền, ngã chia ra sáu cung bậc trong hệ-thống bình và trắc thanh, kho tư-liệu có sẵn đấy, nhà văn nhà thơ tùy theo trình-độ cảm-xúc của mình, lẩy ra những tư-liệu chuẩn-xác nhất, linh-động nhất, phối-trí thành câu, ngắt nhịp dứt đoạn cho hơi văn đi khoan-thai hay lướt mau dồn-dập, cho điệu văn khấp-khởi rộn-rã hay dàn trải thênh-thang, ngõ-hầu khi đọc lên, có thể rót vào tâm trí người nghe, cho dư-âm lắng sâu vào tâm-hồn người cảm-ứng.

Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh

Kết-luận:

Lời là nhiên-liệu, hồn thơ ý nhạc là khối than hồng âm-ỉ. Lời dẫn-dụ ý nhạc hồn thơ. Nếu cả hai được bút-pháp hội-nhập tương-phùng thì như gặp cơn gió thổi, ngọn lửa tâm-hồn sẽ bắt cháy, lời vốn đã có tác-dụng khích-động cảm-xúc, nay khiến cho đàn lòng bật tiếng âm-vang, thể-hiện trong điệu văn lời thơ lưu-loát, nghe như những dấu nhạc thánh-thót buông rơi. Chính nhờ đặc-tính này mà văn-chương Việt-Nam trở nên du-dương réo-rắt, và phong-phú với đủ mọi thể thơ, không hẳn chỉ là thơ vần mà cả thơ xuôi với cách kết-cấu âm thanh, ngắt nhịp tạo nên nhạc-điệu êm tai, nhịp-nhàng khả-xúc chẳng khác chi thơ vần. Khảo-luận về "âm và thanh trong tiếng Việt" ở chương sau sẽ cho thấy rõ hơn tính nhạc của tiếng Việt.