tìm hiểu về mindmap

14
TÌM HIU VMINDMAP I. MINDMAP. Mindmap( bản đồ tư duy) là mt công c để tchức tư duy, tn dng khnăng ghi nhận hình nh ca bnão. Bnão chúng ta ho ạt động theo 2 nhánh. Não phi nhy cm v i các thông tin v màu sc, nhp điệu, hình dạng, tưởng tượng,… stác động kích thích não trái. Não trái thích hp v i các t ng, con số, tư duy, phân tích,… cho ra sản phm. Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bng các ký t ự, đường thng, con s. V i cách ghi chép này, chúng ta mi chsdng mt na ca bnão - não trái, mà chưa hề sdng knăng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin v nhịp điệu, màu sc, không gian và smơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta v ẫn thường đang chỉ sdng 50% khnăng bộ não ca chúng ta khi ghi nhn thông tin. V i mc tiêu giúp chúng ta s dng tối đa khả năng của bnão, Tony Buzan đã đưa ra Mindmap để giúp mọi người thc hin được mc tiêu này. Mindmap đã kích thích não phải rt tt và tr thành công c làm vic ca hàng tri ệu người trên thế gii. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp”

Upload: nguyen-le-thao-tram

Post on 17-Jul-2015

495 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tìm hiểu về mindmap

TÌM HIỂU VỀ MINDMAP

I. MINDMAP.

Mindmap( bản đồ tư duy) là một công cụ để tổ chức tư duy, tận dụng

khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Bộ não chúng ta hoạt động

theo 2 nhánh. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp

điệu, hình dạng, tưởng tượng,… sẽ tác động kích thích não trái. Não

trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích,… cho ra sản

phẩm. Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường

thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một

nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não

phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc,

không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường

đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận

thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ

não, Tony Buzan đã đưa ra Mindmap để giúp mọi người thực hiện

được mục tiêu này. Mindmap đã kích thích não phải rất tốt và trở

thành công cụ làm việc của hàng triệu người trên thế giới.

Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của

bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi

chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp”

Page 2: Tìm hiểu về mindmap

ý nghĩ của chính mình. Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung

tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung quanh. Một sơ đồ tư duy cho

phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước

khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc,

phân tích một vấn đề v.v...thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị

lớn hơn nhiều việc đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy,

nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn.

Mindmap được sử dụng để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân

tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương

pháp này còn khai thác hai khả năng của não bộ: khả năng liên lạc,

khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau.

Đây cũng là một kỹ thuật để nâng cao cách ghi chép. Khi sử dụng

mindmap, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong

đó các đối tượng liên hệ với nhau, phân cấp rõ ràng. Với cách thức

đó, các dữ liệu được nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Mindmap chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ trợ, tương

tác giữa các ý có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên

trong một vấn đề lớn.

II. Ưu điểm

Ý chính ở trung tâm và sẽ được xác định rõ ràng.

Quan hệ hỗ trợ, tương tác giữa mỗi ý được chỉ ra rõ ràng.

Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng

thị giác.

Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả nhanh hơn.

Thêm thông tin, ý tưởng sẽ dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn vào sơ

đồ.

Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc ghi nhớ.

Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.

III. Các bước lập sơ đồ tư duy

1. Bước 1: Xác định từ khóa.

Mindmap được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó

tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các bạn. Vì vậy việc xác định

từ khóa là rất quan trọng. Chúng ta nên xác định đầy đủ các từ khóa

quan trọng sao cho có thể nắm bắt được hết thông tin, nội dung để

ghi nhớ.

2. Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm.

- Vẽ chủ đề chính ở chính giữa, từ đó mới phát triển ra các ý khác

xung quanh.

- Chủ đề trung tâm cần phải gây sự chú ý để dễ nhìn nhận vấn đề nên

chúng ta cần làm to, rõ, nổi bật nhất.

Page 3: Tìm hiểu về mindmap

3. Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ- nhánh cấp 1.

- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh

dày để làm nổi bật.

- Tiêu đề phụ gắn liền với trung tâm.

- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm

ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách

dễ dàng hơn.

4. Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3.

- Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1,

nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.

- Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ

làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ

nhớ hơn.

- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1

từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được

nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng

- Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không

gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.

- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1

màu.

5. Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa.

- Ở bước này, nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn

bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm

nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ

của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.

Đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì mình nghĩ, những gì

liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được

lâu hơn.

Page 4: Tìm hiểu về mindmap

IV. Các quy tắc trong việc thực hiện sơ đồ tư duy

Khi thực hiện một sơ đồ tư duy, chúng ta nên tuân thủ theo những quy

tắc sau :

- Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để

suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp

theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất

những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên

tục để duy trì sự liên kết

- Không cần tẩy xóa, sửa chữa.

- Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến

đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ

tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn

không ngờ được đó. Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di

chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ

ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu

từ phía trong di chuyển ra ngoài).

V. Phần mềm hỗ trợ - IMINDMAP 7

PHẦN MỘT: CÁCH CÀI ĐẶT IMINDMAP 7

Download trực tiếp từ trang thinkbuzan.com

Page 5: Tìm hiểu về mindmap

Chạy file imindmap_windows_7.0.2.exe rồi nhấn Next

Chọn mục lưu trữ rồi nhấn Next

Page 6: Tìm hiểu về mindmap

Cài đặt thành công, nhấn Run Imindmap

Chọn tiếp Continue

Page 7: Tìm hiểu về mindmap

Chọn I want to FREE Trial

PHẦN HAI: CÁCH SỬ DỤNG IMINDMAP 7

Khởi động Mind Map 7

Chọn File

Page 8: Tìm hiểu về mindmap

Chọn New, chọn Blank Document trong New Mind Map nếu mở trang trắng hoặc

chọn mẫu có sẵn trong Select a Template.

Nếu chọn Blank Document, tiếp tục chọn một mẫu hình cho ô trung tâm.

Sau đó bấm Choose

Double click vào Central Idea để đổi tên theo chủ đề chính mình muốn trình bày

Page 9: Tìm hiểu về mindmap

Có thể chỉnh sửa Font chữ, màu sắc, … trong hộp công cụ format nhanh

Tiếp tục ta tiến hành vẽ các nhánh. Khi rê chuột vào Central Idea thì sẽ xuất hiện công

cụ hỗ trợ vẽ nhánh nhanh. Hình tròn đỏ ở giữa là để vẽ nhánh rẽ, hai hình bên màu

gạch để vẽ nhánh hộp.

Để di chuyển các nhanh sau khi vẽ, ta click và giữ chuột trái vùng xám của nút công

cụ (tại đầu mỗi nhánh khi ta rê chuột đến) lúc đó vùng xám sẽ bao quanh hình tròn, ta

sẽ giữ nguyên chuột trái và rê đến nơi cần chuyển đến.

Ta cũng có thể thay đổi màu sắc, kiểu dáng nhánh trong menu Design hoặc trong hộp

công cụ nhanh và ta cũng có thể thay đổi font, màu sắc, kích cỡ chữ.

Để thay đổi hình dạng của hộp, ta click vào ô phía dưới hộp để chọn hình dạng theo ý

thích.

Vẽ nhánh rẽ

Vẽ nhánh hộp

Page 10: Tìm hiểu về mindmap

Ta cũng có thể thay đổi vị trí của các nhánh bằng cách chọn nhánh cần thy đổi vị trí

sau đó click vào nút Move Up hay Move Down trong Menu Home để thay đổi

Để căn đều các nhánh, ta click vào nút Clean Up

Để xem dưới dạng khác như 3D, Presentation, ta vào thẻ Document Views và chọn

kiểu xem. Với kiểu xem 3D thì tùy theo card màn hình của máy mà có thể có máy

không xem được nếu máy cấu hình yếu.

Kiểu xem 3D

Ta có thể thay đổi góc nhìn và hình nền khi chọn các điều khiển ở góc phải

Thay đổi hình

dạng hộp

Góc nhìn

Thay đổi

hình nền

Page 11: Tìm hiểu về mindmap

Khi chọn chế độ xem Presentation thì ta sẽ hai sự lựa chọn: Auto Complete and begin

presenting (phần mềm sẽ tự động tạo file trình chiếu mặc định) hoặc Create custom

presentation (ta sẽ tự tạo cách trình chiếu theo thứ tự mà ta muốn) Theo tôi ta nên

chọn theo cách này.

Page 12: Tìm hiểu về mindmap

Hiển nhiên ô Central Idea xuất hiện trước, tiếp theo, ta muốn nhánh nào xuất hiện tiếp

theo thì ta cứ chọn nó rồi click vào dấu với cách thiết kế này, ta chủ động hơn

trong việc trình chiếu trực tiếp bằng Imindmap.

Để xuất file, nếu để trình chiếu bằng Imindmap thì ta lưu file với định dạng .imx, nếu

để xuất file dưới dạng ảnh (để in vào giáo án) hoặc powerpoint ta chọn file\Export

Ta có các lựa chọn (hay sử dụng):

+ PDF and Document: xuất ra dưới dạng file PDF (ít sử dụng)

+ Image: file ảnh để dán vào giáo án (nên để chất lượng cao để ảnh nét hơn- cứ để

mặc dịnh theo phần mềm, không cần chỉnh sửa)

+ Interactive Presentation: xuất ra dưới dạng PowerPoint (dạng này, phần mềm tự

động trình chiếu, ta không can thiệp được, trừ khi ta vào PowerPoint để chỉnh sửa hoạt

hình lại)

Còn các dạng xuất file khác ta ít sử dụng đến

Khi đã chọn dạng xuất file, ta kích vào nút export để phần mềm thực hiện. Riêng khi

ta chọn xuất file PowerPoint thì sau khi chọn nơi lưu, phần đặt tên ta phải ghi tên có

đuôi là .ppt thì mới được. Sau đó click Save.

Page 13: Tìm hiểu về mindmap

Khi sử dụng trình chiếu bằng Imindmap thì ta phải mở trình Imindmap trước, sau đó

vào Open và chon file đã lưu (dưới dạng .imx)

Khi trình chiếu bằng PowerPoint, ta copy slide mà phần mềm lưu vào slide bài giảng

chúng ta đã soạn thảo.

Với file ảnh thì ta nên chọn lưu dưới dạng .PNG để ảnh rõ hơn và không bị bể hình.

Khi dán vào giáo án, ta sử dụng thanh công cụ picture để cắt xén bớt cho gọn.

Với kinh nghiệm và với mắt thẫm mỹ của mỗi người, mong các bạn có một file trình

diễn như ý.

Page 14: Tìm hiểu về mindmap