tin huu 3 khongtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · web viewchồng bà là dân gốc...

129
Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT TÍN HỮU 3 KHÔNG : TÍN HỮU 3 KHÔNG : Không Linh Không Linh mục mục Không Nhà thờ Không Nhà thờ Không Họ đạo Không Họ đạo

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT

TÍN HỮU 3TÍN HỮU 3 KHÔNG :KHÔNG :

Không LinhKhông Linh mụcmục

Không NhàKhông Nhà thờthờ

Không Họ đạoKhông Họ đạo

Page 2: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

NXB ĐỒNG NAI

2

Page 3: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Ghi chú :1. Thánh Kinh được trích dẫn theo bản dịch

của Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

2. "3 không" là những hoàn cảnh khó khăn bất khả kháng, ở đâu còn có thể liên lạc được thì tín hữu phải gắn bó với mục tử Nhà thờ, họ đạo của mình.

Imprimatur :

3

Page 4: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

TÍN HỮU 3 KHÔNG :Không Linh mụcKhông Nhà thờKhông Họ đạo

PHẦN I : NHỮNG HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

1. Tín hữu tại thành phố Antiôkia : "Vậy những người bị phân tán vì cơn bách hại nhân vụ ông Stêphanô, đã đi đến tận Phênikia, Kyprô và Antiôkia, nhưng họ không giảng lời Chúa cho ai khác ngoài người Do Thái. Trong nhóm họ có vài người Kyprô và Kyrênê, những người này khi đến Antiôkia thì đã giảng cho cả người Hy Lạp nữa, loan báo cho họ Tin Mừng về Chúa Giêsu. Có cánh tay Chúa ở cùng họ, một số đông đã tin theo và trở lại cùng Chúa. Tin ấy đã đồn thấu tai Hội

4

Page 5: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Thánh ở Giêrusalem … và cũng chính tại Antiôkia mà môn đồ được mệnh danh là Kitô hữu (bạn Chúa Kitô)" (Cv 11,19-26).

Ghi chú : Antiôkia cách Giêrusalem 550km về phía bắc ở bên bờ sông Ôrônta thủ phủ tỉnh Syri của Roma với nửa triệu dân, thứ ba sau Roma và Alêxanđria (Antiôkia nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).

2. Tín hữu thời kỳ Phân Tháp : "Một trong những văn bản của chính sách cấm Đạo nhà Nguyễn có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới Giáo Hội cơ sở trong suốt thời kỳ cấm Đạo chính là chỉ dụ Phân Tháp của vua Tự Đức tháng 7/1861. Nội dung của chính sách Phân Tháp của nhà Nguyễn là xé lẻ các cư dân trong gia đình Công giáo, phát tán vào làng không Công giáo, tiến tới mục đích là loại bỏ làng Công giáo, cũng có nghĩa là xóa bỏ tổ

5

Page 6: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

chức Giáo Hội cơ sở : xứ, họ Đạo, những hạt nhân quan trọng của Giáo Hội Công giáo trong công cuộc truyền giáo" (Ngô Quốc Đông, nguyệt san CG&DT số 227 tháng 11/2013, trang 124).

3. Tín hữu tại đảo Phú Quý : Phú Quý là một hòn đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, Giáo phận Phan Thiết, cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385km), hội tụ nhiều luồng dân từ đất liền ra làm ăn với đủ thành phần và sắc tộc. "Lược sử giáo họ kể : Năm 1971, người Công giáo đầu tiên đặt chân tới đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long) quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống … cho tới năm 1990 mới có thêm một người Công giáo nữa từ đất liền ra dạy học, đó là cô Anna Nguyễn Thị Lý cùng với cả gia đình" (Hồng

6

Page 7: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Hương, CG&DT số 1906 từ ngày 10-16/5/2013).

4. Tín hữu tại Côn Đảo : Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý (gần 200km) và cách sông Hậu 45 hải lý (gần 100km). Thời Pháp thuộc, Côn Đảo được biết tới như một trại tù biệt xứ. Ở đây ngoài những người bị giam giữ còn có những nhân viên hành chánh và gia đình họ, cũng có nhiều cư dân đã sinh sống, từ lâu ở đây và cả những người rời đât liền tới nơi này để làm ăn sinh sống … Về phía Giáo Hội Công giáo thì có những tù nhân Công giáo bị lưu đày và cũng có những cư dân Công giáo sống ở đây. "Nhà thờ Côn Đảo được xây dựng vào năm 1954, cung thánh được thiết kế theo tinh thần tiền Công Đồng : có 1 bàn thờ chính và 2 bàn thờ phụ, phía trên

7

Page 8: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

bàn thờ chính là Nhà tạm, trên nữa là tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu cao khoảng 1,5m. Hai bàn thờ phụ có tượng Trái Tim Chúa và tượng Đức Mẹ Fatima cao 0,9m. Tháng 10/1967, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã cùng một số cha tới thăm viếng họ đạo, từ cuối tháng 10/1969, Côn Đảo không có cha sở, các Linh mục chỉ thay phiên 3 tháng một lần đến và ở lại 1 tuần. Đầu năm 1976, chính quyền địa phương trưng dụng Nhà thờ, loại bỏ những yếu tố tôn giáo như Hang đá Đức Mẹ, tháp chuông, thiết kế lại Nhà thờ để làm rạp chiếu phim. Mọi sinh hoạt tôn giáo của tín hữu chỉ là những giờ kinh gia đình hoặc những nỗ lực cá nhân để sống Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày. Trải qua một thời gian dài, tín hữu phải sống trong âm thầm lặng lẽ như

8

Page 9: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

vậy mãi tới tháng 6/2009, cha Phêrô Đặng Duy Linh, chánh xứ Đất Đỏ mới ra tới đảo, tìm hiểu, tiếp xúc với bà con giáo dân và chính quyền địa phương … Sau bao nỗ lực, cố gắng của cha Phêrô, cộng đoàn Dân Chúa họ đạo Côn Sơn và ân nhân xa gần rộng lòng giúp đỡ chia sẻ, Nhà nguyện họ đạo Côn Sơn đã hoàn thành mang lại sức sống và những sinh hoạt tôn giáo của họ đạo Côn Sơn. Côn Sơn trước đây thuộc địa phận Xuân Lộc, từ 2005 thuộc địa phận Bà Rịa Vũng Tàu. Ngày 15/2/2014, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa Vũng Tàu đến thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho 19 em thiếu nhi và 9 tân tòng thuộc họ đạo. Đây là lần đầu tiên Đấng bản quyền Giáo phận đến thăm mục vụ họ đạo Côn Sơn kể từ năm 1967. Họ đạo Côn

9

Page 10: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Sơn hiện có 400 giáo dân trong tổng số 7.000 dân của huyện đảo" (Tuần báo CG&DT số 1945 từ 21-27/2/2014, theo trang thông tin Giáo xứ Đất Đỏ).

5. Tín hữu ở đảo Hải Tặc : "Hải Tặc" là tên một quần đảo nhỏ ngoài khơi tỉnh Hà Tiên, cách đất liền khoảng 18 hải lý trên đường ra Phú Quốc. "Hải Tặc" gồm một số đảo nho nhỏ, hòn gần Campuchea nhất chỉ cách đất Campuchea 2km. Cướp biển đóng đô ở một vài đảo, chờ thuyền bè đi ngang qua thì cướp, do đó có tên "Hải Tặc". Một số đảo khác có dân cư và có cả những tín hữu Công giáo nữa. Từ 1954 mới có hiện tượng quy tụ cộng đoàn, một số gia đình đã dựng một nhà nhỏ cấp 4 làm Nhà nguyện, quy tụ đọc kinh cầu nguyện. Mãi tới năm 2014, cha chánh xứ Hà Tiên mới đi quyên tiền xây Nhà thờ, giáo dân các đảo có

10

Page 11: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

khoảng 400 người. Như vậy, nếu tính từ người Công giáo đầu tiên ra đảo tới nay cũng phải mất gần 100 năm tín hữu phải sống âm thầm, lặng lẽ …

6. Tín hữu tại Triều Tiên : Đất nước Triều Tiên kể từ 1953 trở về trước là vùng đất màu mỡ cho hạt giống Tin Mừng, quê hương của hơn 100 Thánh Tử Đạo đã được tôn phong và 124 vị Thánh Tử Đạo nữa sắp được tôn phong nhân chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sang Hàn Quốc vào tháng 8 sắp tới. Tin Mừng đến với đất nước Triều Tiên là một phép màu giống như Hội Thánh Antiôkia ở chỗ giáo dân đi hàng đầu mở đường cho các vị Thừa sai tới gặt hái và củng cố nền tảng Giáo Hội vững chắc hơn. Tương truyền rằng ban đầu có một người Triều Tiên mua, xin hay lượm được một cuốn Kinh Thánh, cũng có

11

Page 12: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

thể là cuốn giáo lý Công giáo của người Trung Hoa hay Nhật Bản gì đó, người này tìm hiểu và tin theo rồi phổ biến, tuyên truyền, lôi kéo được những người khác cùng tin theo, niềm tin cứ lớn lên, cứ âm thầm lan rộng, mãi sau này mới có Thừa sai đến củng cố, bổ sung những gì còn thiếu sót, còn yếu kém và tổ chức cơ sở Giáo Hội là các cộng đoàn Dân Chúa, đào tạo các lãnh đạo địa phương … Niềm tin ban đầu của các tín hữu Triều Tiên cũng giống như trường hợp các tín hữu Êphêsô khi Thánh Phaolô đặt chân đến và hỏi họ : "Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa ?", họ trả lời : "Ngay cả việc có Thánh Thần chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói …" (Cv 19,2).

7. Làn sóng di dân : Hiện nay di dân là vấn đề lớn của cả thế giới, cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt xã

12

Page 13: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

hội ở nhiều phương diện. Đời sống nông nghiệp cố hữu bị phá vỡ, đất đai nông nghiệp càng ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho các nhà máy, các khu công nghiệp thu hút nhiều công nhân, đồng lương từ các nhà máy hấp dẫn người ta hơn. Dân chúng bỏ nông thôn về các thành phố, khu công nghiệp, người dân bám lấy việc làm nên nhiều khi phải di chuyển liên tục và tới những vùng rất xa xôi. Người tín hữu cũng bị cuốn hút theo làn sóng di dân này. Về mặt tôn giáo họ sẽ phải sống lẻ loi, thiếu thốn trăm bề.

Báo Tuổi Trẻ ngày 14/5/2014 : "Nông dân bỏ ruộng không chỉ do đi làm xa nhưng còn do nhiều nguyên nhân khác, trong đó có sự yếu kém của hạ tầng thủy lợi cũng như tổ chức sản xuất của địa phương" (Lê Kiên, Hà Đồng).

Cách nay khoảng gần 20 năm, người

13

Page 14: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

viết có xem một cuốn phim Mỹ trên truyền hình, không nhớ nhan đề là gì nhưng có nội dung như sau : Một thiếu phụ người Mỹ khoảng 40 tuổi, chồng đã qua đời, để lại cho chị 3 đứa con, chị tần tảo nuôi con thật vất vả, may mắn thay chị gặp một kỹ sư người Úc, hình như vợ cũng chết hay đã ly dị để lại cho anh 2 đứa con, thế rồi họ yêu nhau và kết hôn trên đất Mỹ. Một thời gian sau chuyện làm ăn không thuận lợi, anh phải về Úc lập nông trại. Khi cơ sở vật chất tạm ổn, anh đón vợ con về Úc sinh sống. Chị thật không ngờ quê chồng quá xa xôi hẻo lánh, không có đường bộ, phải dùng máy bay nội địa cả tháng mới có 1 chuyến tới vùng anh ở. Chị và các con tỏ ra thất vọng vì thiếu thốn đủ điều, nhất là điện, nước. Tối phải thắp đèn dầu, nước phải ra giếng múc … giao tiếp với hàng xóm phải dùng xe ngựa, xe bò. Thế nhưng tình

14

Page 15: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

yêu của anh chị đã khắc phục được tất cả, dần dần gia đình cũng ổn định nhưng còn mặt học hành của các con thì sao đây ? Trường ở trên tỉnh rất xa, không có đường xe, phải qua sa mạc … may thay Bộ Giáo dục Úc đã có kế hoạch đáp ứng nhu cầu bức thiết này, đó là kiểu học từ xa qua radio, người mẹ rất chu đáo, tới giờ học nhắc các con lấy sách giáo khoa, tập vở, mở radio nghe cô giáo hướng dẫn … kiên trì trong cảnh thiếu thốn, các con chị cũng thi đậu tiểu học, trung học, chúng lại rất ngoan, rất khỏe mạnh, siêng năng giúp đỡ cha mẹ trong mọi công việc đồng áng, chăm sóc đoàn vật … và trong cảnh sống lẻ loi, xa vắng như vậy, anh chị vẫn cảm thấy hạnh phúc, chị không bao giờ tỏ ra ân hận vì đã lấy anh, vì đã nhận nước Úc làm quê hương. Xem xong cuốn phim, người viết không khỏi bâng khuâng tự hỏi : nếu gia đình này là Công

15

Page 16: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

giáo thì họ sẽ sống đạo như thế nào đây ?

Ngay tại Na Uy, nhiều tín hữu cũng sinh sống và làm việc ở những vùng xa xôi, ít có dịp được gặp gỡ anh chị em và mục tử. Đức cha Berislav Grgic Giáo phận Tromso đã chia sẻ : "Việc loan truyền đức tin thì gặp khó khăn do quãng đường xa mà các mục tử phải đi. Linh mục của chúng tôi phải di chuyển nhiều, có khí lên đến 2.000km mỗi tháng, để tới thăm các giáo hữu ở các miền xa vắng và cử hành Thánh lễ cho họ. Vào các tháng mùa đông, công việc này càng gây mệt mỏi cho Linh mục chúng tôi" (Ngọc Lâm, Báo CG&DT số 1882 từ 2-8/11/2012, trang 23).

PHẦN II : NHẬN ĐỊNH1. Trong các hoàn cảnh trên, có một điểm

giống nhau, đó là tâm lý hoang mang, lo sợ cả về mặt xã hội lẫn tôn giáo. Những nhà tâm lý thường đúc kết :

16

Page 17: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Trên đời này có 3 điều người ta sợ nhất – đó là tình trạng cô thân, cô thế và chia ly. Người tín hữu trong những hoàn cảnh trên có một lúc cả 3 nỗi sợ hãi : đơn độc, lẻ loi, không chỗ nương tựa, cách ly khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, bên cạnh những người ruột thịt thân yêu …

2. Xét về mức độ ghê gớm thì chính sách Phân Tháp là độc ác và ghê gớm nhất. Trong những hoàn cảnh khác, chí ít cũng còn gia đình một vài người quây quần nâng đỡ nhau. Chính sách Phân Tháp tách cá nhân ra khỏi gia đình, phân chia vào những gia đình chẳng thù nghịch thì cũng hoàn toàn xa lạ, bị kiểm soát như một tù nhân, bị đày đọa như một tội đồ khổ sai, mặt còn bị thích 2 chữ Tả Đạo chẳng khác nào đàn bò, đàn heo bị đóng "dấu chín". Trong những hoàn cảnh trên, người tín

17

Page 18: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

hữu có thể ở một trong hai trường hợp này :

Đối với người có đức tin mạnh mẽ, có lòng yêu Chúa thiết tha, quyết một dạ trung thành – thì sẽ tìm mọi cách có thể để giữ đạo và còn làm chứng cho đạo nữa. Có biết bao người đã kiên trì, nhẫn nhục, chịu đựng đau khổ để luôn thể hiện một đời sống thật tốt, thật đẹp đến nỗi những gia đình quản chế họ thay vì khi dể, ghét bỏ, hành hạ như lúc ban đầu, dần dần đã cảm phục và bị chinh phục nữa.

Đối với những người kém lòng đạo, nhếch nhác, khô khan nguội lạnh thì dần dần sẽ quên kinh hạt, quên luôn cả đạo nghĩa và mất luôn cả đức tin. Khổ đau, tủi nhục đã vùi dập họ khiến họ ngã lòng, buông xuôi theo nếp sống dân ngoại, hy vọng được một chút tự do, dễ dãi trong cuộc sống hàng ngày,

18

Page 19: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

những người này có khi phải tới giờ lâm tử mới tìm đường ăn năn trở lại.

PHẦN III : PHẢI LÀM GÌĐỂ GIỮ ĐẠO VÀ TRUYỀN ĐẠO ?

1. Đừng sợ : Trước hết phải minh định rằng ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, người có đức tin vẫn giữ đạo được và vẫn truyền đạo được. Cứ bám chặt vào Chúa Giêsu thì chẳng phải sợ hãi gì : "Thầy đây, đừng sợ" (Ga 6,20).

Chúa Giêsu đã thắng ma quỷ, thế gian, tội lỗi và thần chết. Ngài là Vua các vua, là Chúa các chúa. Ngài luôn ở cùng ta cho đến tận thế (Mt 28,20), ta sợ ai ? Tác giả Thánh vịnh nói một cách tự hào :

"Chúa là nguồn ánh sáng,là ơn cứu độ,

tôi còn sợ ai ?" (Tv 26,1)

19

Page 20: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

"Chúa là mục tử chăn dắt tôi,tôi chẳng thiếu thốn gì …

dù qua lũng âm u,con sợ gì nguy khốn,vì có Chúa ở cùng.

Côn trượng Ngài bảo vệCon vững dạ an tâm" (Tv 22, 1-4)

"Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gìHỏi người đời làm chi tôi được" (Tv 117,6)

Trong muôn nỗi khó khăn, nguy hiểm, thủ lãnh Môsê, thủ lãnh Joshua và cả Đức Mẹ Maria đều được trấn an : "Đừng sợ ! Vì Ta ở cùng ngươi" (Gs 1,9).

Có một câu chuyện về một cậu bé 6 tuổi, con một thuyền trưởng tàu viễn dương. Trong một hải trình vượt đại dương, thuyền trưởng cho con đi theo, giữa lòng biển khơi dậy sóng, giông tố nổi lên, thủy thủ đoàn được lệnh khẩn cấp vào vị trí ứng phó, mọi người đều lo

20

Page 21: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

sợ trước những gì sắp xảy đến, thế mà cậu bé cứ lấy đồ chơi bày ra dưới sàn tàu chơi một mình như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Ông đầu bếp bế cậu vào một góc phòng, ông hỏi : "Bão tố thế này mà cháu không sợ à ?", "Cháu hổng sợ, bố cháu là thuyền trưởng mà !". Trong những hoàn cảnh khó khăn như trên, việc đầu tiên người tín hữu cần phải làm là bình tĩnh, không để nỗi sợ hãi đè bẹp mình.

"Tất cả những ai gặp Chúa Giêsu, những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người thì được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn" (Tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng của ĐGH Phanxicô ngày 24/11/2013, số 1).

2. Cần một niềm tin : Để không sợ thì phải hoàn toàn tin tưởng, phó thác nơi Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót, không bao giờ bỏ rơi con cái.

21

Page 22: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Sách Công vụ Tông Đồ viết về viên thái giám, làm quan lớn trong triều bà Canđakê, nữ hoàng nước Êthiop. Ông này làm Tổng quản kho bạc của bà, ông đã lên Giêrusalem hành hương và bấy giờ trên đường về. Ngồi trên xe ông đọc Thánh Kinh nhưng không hiểu, Thánh Thần đã thúc đẩy ông Philipphê theo kịp xe … Sau khi nghe ông Philipphê làm chứng về Chúa Giêsu, nhà quan nói : "Sẵn nước ở đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép Rửa không ?". Ông Philipphê đáp : "Nếu ngài tin hết lòng thì được". Nhà quan nói : "Tôi tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa". Thế là cả hai xuống nước và ông Philipphê làm phép Rửa cho ông quan. Ông quan về nước trong niềm hoan lạc (Cv 8,26-40).

[Quan thái giám một mình về nước Êthiop với cuốn Thánh Kinh để sống và

22

Page 23: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

làm chứng cho niềm tin … lúc này chưa có Tông Đồ, môn đệ nào tới đó cả … Êthiop sau này có rất nhiều người theo đạo không biết có phải nhờ ảnh hưởng của niềm tin đầu tiên này không]

Trường hợp tướng quân Naaman, vị tướng của vua xứ Aram bị phong cùi được tiên tri Êlisa chữa lành, ông đã tuyên xưng Chúa của Israel là Chúa Tể độc nhất, ông nguyện thờ phượng suốt đời … Khi về nước, ông đã xin nhà tiên tri một xe đất "Thánh" để về đắp bàn thờ, thờ Chúa, tiên tri Êlisa đã cấp đất cho ông (2V 5,6).

[Naaman về nước đem theo niềm tin vào Thiên Chúa và thể hiện niềm tin đó qua bàn thờ bằng đất lấy từ Israel, một mình ông (và chắc chắn có vợ con ông nữa) đã sống và thể hiện niềm tin trên quê hương của mình là đất nước Aram]

23

Page 24: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Trường hợp 3 nhà đạo sĩ phương Đông đến thờ lạy Chúa Hài Đồng, dâng vàng, nhũ hương và mộc dược, sau đó thì trở về quê quán mình đem theo niềm tin vào Đấng Cứu Thế mà ông cùng với gia đình sống với niềm tin đó và như thế cũng quá đủ để được ơn cứu rỗi.

Chính Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô : "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,17).

Mỗi lần Chúa Giêsu làm phép lạ chữa lành bệnh nhân, Ngài thường tuyên bố : "Đức tin của con đã cứu chữa con" (Mt 9,22).

3. Thể hiện niềm tin bằng việc cầu nguyện (mọi nơi, mọi lúc đều có thể cầu nguyện) :

a. Cầu nguyện – điều trọng nhất : Điều

24

Page 25: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

quan trọng nhất cần phải làm để sống tốt đạo đẹp đời đó là cầu nguyện. Bạn đã tin Chúa là Cha toàn năng tạo thành trời đất muôn vật, trong đó có bản thân bạn. Tin thì phải liên hệ, liên lạc, việc đó gọi là cầu nguyện hay là hầu chuyện Chúa : thưa với Chúa bất cứ điều gì mình muốn thổ lộ, đồng thời lắng nghe tiếng Chúa vang lên ngay trong thâm tâm mình – đó là định nghĩa của cầu nguyện.

Lưu ý một điều : cầu nguyện là một đặc tính của loài người. Sở dĩ loài người có thể tiếp xúc với Chúa vì đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa, được Chúa chia sẻ cho một phần bản tính của Chúa : có trí khôn, có ý chí, có tự do, có tình yêu, có lương tâm – nghĩa là có một linh hồn sống động trong một ngôi vị độc lập đối với mọi người và mọi vật khác. Con

25

Page 26: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

vật hoàn toàn không có khả năng cầu nguyện : chỉ vì chúng không có linh hồn.

b. Công dụng của cầu nguyện :

Nối kết ta với Chúa, biến khoảng cách rất xa thành cực gần.

"Có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta mỗi khi chúng ta kêu cầu Người" (Đệ Nhị Luật 4,7).

"Chúa gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa, mọi kẻ thành tâm cầu khấn Người" (Tv 144,18).

Cho ta chiêm ngưỡng Chúa, hòa nhập với Chúa : nhiệm hiệp (đỉnh cao của cầu nguyện – Trong lịch sử Giáo Hội, nhiều vị Thánh đã xuất thần khi thiền định nguyện cầu).

"Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy

26

Page 27: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

và Thầy ở trong anh em" (Ga 14,20).

Được thanh tẩy khỏi những ô chược, tham sân si : "Anh em được thanh sạch nhờ Lời Thầy đã nói với anh em" (Ga 15,3) – "Gần đèn thì sáng" (tục ngữ).

Gia tăng các nhân đức đối thần (Tin-Cậy-Mến) càng cầu nguyện tốt càng mạnh tin, ngược lại càng mạnh tin thì lại càng cảm thấy cần phải hầu chuyện Chúa. Việc cầu nguyện và đức tin ví như thuyền với nước, nước nổi bao nhiêu, thuyền nổi bấy nhiêu, nước rút bao nhiêu, thuyền hạ bấy nhiêu.

Đời sống sinh nhiều hoa trái : nhờ hồi tâm cầu nguyện ta mới biết sửa sai, mới gia tăng những gì còn thiếu : "Thầy là cây nho, anh em là cành, ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy anh em chẳng

27

Page 28: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

làm gì được" (Ga 15,5).

Nhận được mọi ơn lành : "Người nhận lời chúng ta khi chúng ta xin điều gì hợp ý Người. Nếu chúng ta biết rằng Người nhận mọi lời chúng ta xin, thì chúng ta cũng biết rằng chúng ta sẽ nhận được những gì chúng ta đã xin Người" (1Ga 5,14-15).

"Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho ; vì hễ ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ thì cửa sẽ mở cho. Có người nào trong anh em khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá ? hoặc nó xin con cá mà lại cho nó con rắn ? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao ?" (Mt 7,7-11).

28

Page 29: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

4. Hành trang hay bửu bối :

a. Cần một cây Thánh giá : Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận gần 14 năm phải sống cách ly với Giáo phận, với đàn chiên và cả người thân yêu ruột thịt hay bạn bè, không xâu chuỗi, không sách nguyện, không có bất cứ đồ thờ phượng nào. Một hôm ngài nói với anh quản giáo :

- Anh làm ơn cho tôi mượn 1 con dao nhỏ !

- Không được ! Trái quy định – Lỡ bác tự tử tôi phải chịu trách nhiệm.

- Anh yên chí đi, Giám mục không bao giờ tự tử, tin tôi đi, chúng ta là bạn tốt của nhau mà ! Tôi chỉ mượn nửa tiếng đồng hồ thôi.

Thương tình, anh ta lấy cho Đức cha 1 con dao nhíp và dặn :

29

Page 30: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

- Bác phải trả lại tôi trước khi thay ca đó !

- Chắc chắn rồi.Thế là Đức cha cặm cụi lấy một miếng

gỗ, đẽo gọt một cây Thánh giá nhỏ, đơn sơ, mộc mạc nhưng "đẹp" lạ lùng. Đúng giờ ngài trao lại anh ta con dao.

- Đúng hợp đồng nhé ! Anh thấy chưa, Đạo Công giáo cấm tự tử mà !

Mấy hôm sau lại tới phiên anh này, ngài lại tỉ tê nài nỉ :

- Giúp nhau một lần nữa nhé !- Chuyện gì nữa đây hả bác ?- Anh làm ơn cho xin nửa mét dây điện

nhỏ, loại 1 sợi và một cái kìm.- Không được, lỡ bác treo cổ thì sao ?- Không bao giờ một Giám mục Công

giáo mà treo cổ, hơn nữa nửa mét dây nhỏ tí này có muốn treo cũng chẳng được. Chết đâm chết chém gì thì chết

30

Page 31: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

chứ không treo cổ đâu.

Nể tình anh lại đáp ứng yêu cầu của Đức cha. Đức cha đã nhanh tay làm 1 sợi dây chuyền nhỏ bằng khúc dây điện để đeo Thánh giá, giấu kín trong người. Trước giờ thay ca, ngài hân hoan đem trả lại chiếc kìm với lời cám ơn chân thành và nụ cười khả ái.

Thế là Đức cha đã có 1 cây Thánh giá, món đồ thờ phượng duy nhất trong cuộc lữ hành "đơn thân" giữ đạo và làm chứng cho Đạo mười mấy năm trường. Ban đêm ngài đặt Thánh giá trên 1 tấm khăn trước mặt, bánh lễ là những mẩu vụn được gửi vào kèm theo những món thực phẩm tiếp tế, rượu lễ trong những bịch nilon nhỏ cột chặt ngâm trong lọ thuốc bóp mầu nâu xẫm lởn vởn những miếng gừng, nghệ, … Thế là với 1 giọt nước, vài giọt rượu, 1 mụn bánh, lấy lòng bàn tay làm chén lễ, lời nguyện, sách Thánh, kinh nguyện

31

Page 32: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Thánh Thể đều đã thuộc lòng, ngài cử hành cuộc khổ nạn của Đức Kitô mỗi ngày. Kết hợp cuộc đời của mình với Thánh giá Chúa, nhờ thế mà Đức tin luôn vững vàng, Đức cậy luôn bền bỉ, Đức mến luôn nồng nàn và cuộc sống chan chứa niềm vui khiến những người "quản chế" cũng phải ngạc nhiên.

Còn việc lần hạt thì sao ? Thưa rằng đã có đốt ngón tay mà thân mẫu từng dạy từ nhỏ, cứ thế triền miên lần hạt … Cây Thánh giá đơn giản nhưng cần thiết biết bao cho người lữ hành : "Vinh dự của chúng ta là Thập giá Đức Kitô" (Gl 6,14).

Bạn hãy luôn mang theo mình Thánh giá Chúa, hãy treo trên đầu giường, hãy vẽ trên tường nơi bạn ở, để bạn có nguồn an ủi, có sức mạnh và cũng là dấu hiệu cho mọi người biết bạn là Kitô hữu.

b. Một cuốn Thánh Kinh nếu có được thì

32

Page 33: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

tuyệt vời, hãy cầu nguyện với cuốn Thánh Kinh này và giữ gìn, bảo quản thật kỹ, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Nếu chẳng may mà không có được thì bạn hãy làm như sau : lấy 1 cuốn tập rồi ghi lại đại ý những lời Thánh Kinh mà bạn còn nhớ được. Thí dụ :

- Chuyện Chúa tạo thành trời đất : "Từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất".

- Chuyện Chúa Giêsu xuống thế làm người.

- Những lời Chúa Giêsu dạy về lòng hiếu kính với Chúa Cha : "Chỉ ai làm theo ý Chúa Cha mới được vào Nước Trời".

- Những lời dạy về lòng thương người, cư xử công bình và bác ái với mọi người : "Của Xêda trả cho Xêda, của

33

Page 34: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Chúa trả cho Chúa" ; "Các con hãy yêu thương nhau" ; "Hãy tha thứ không phải 7 lần mà 70 lần 7" … Cứ kiên trì nhớ được tới đâu ghi tới đó, giữ kỹ như gia bảo và truyền lại cho thế hệ sau …

c. Một cuốn sách kinh chiều hôm ban mai (nhựt khóa, mục lục). Nếu chẳng may không có được thì cũng hãy làm như trên : Lấy 1 cuốn tập, ghi lại các kinh mình đã thuộc kẻo có một ngày nào đó mình không còn nhớ được nữa, hoặc rủi ro bệnh tật có nhớ cũng chẳng ghi chép được, thế rồi đời mình qua đi, đời con đời cháu chẳng còn biết gì nữa.

Hai tập ghi chép này rất quan trọng vì nó sẽ trở thành tài liệu cơ bản để truyền đạt giáo lý đức tin cho con cháu và những người muốn tin theo. Nên nhớ rằng các kinh đọc hàng ngày chính là những bài giáo lý, thần học đơn sơ, cô đọng nhất.

34

Page 35: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền có lần đã nói với các Linh mục : "Tôi được diễm phúc sang Roma học đủ thứ thần học, nhưng cho tới bây giờ thần học mà tôi nhớ nhất là kinh bổn đồng ấu và các kinh mẹ tôi dạy từ tấm bé". Hãy dạy cho con cháu bắt đầu từ dấu Thánh giá – tôn vinh Chúa Ba Ngôi, tôn vinh Ngôi Hai xuống thế làm người, tôn vinh Ngôi Hai cứu chuộc. Đó là 3 mầu nhiệm chính trong Đạo.

Kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh đều quy về 3 mầu nhiệm đó. Kinh Tin, kinh Cậy, kinh Mến … cắt nghĩa từng chữ từng câu toàn là giáo lý, thần học cả đấy !

Kinh Tin kính dạy những điều phải tin, kinh 8 Mối phúc, kinh 10 Điều răn, kinh 5 Điều răn Hội Thánh, kinh 14 Mối thương người, kinh Cải tội 7 mối … đó là toàn bộ những gì phải giữ.

35

Page 36: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Kinh 7 Bí tích là những gì phải lãnh nhận …

Các kinh khác cũng chứa đựng giáo lý về những gì phải tin, những gì cần xin, cần giữ, cần lãnh nhận … kiên trì thực hành và dạy dỗ những chân lý trên chúng ta sẽ không bao giờ rời xa Thiên Chúa và ơn cứu độ của Người. Sống như thế thì dù chúng ta thiếu thốn Kinh Thánh, sách giáo lý, những bài giảng lễ … nhưng Lời Chúa vẫn tác động đem lại sức sống dồi dào : "Lời Chúa luôn ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng bạn" (Rm 10,8).

d. Đời sống luân lý tức là những gì cần phải giữ, phải thực hành đối với bản thân cũng như đối với tha nhân, có thể tóm gọn trong 2 lệnh truyền sau đây :

- "Hãy làm lành, lánh dữ ; tìm kiếm bình an và ăn ở thuận hòa" (Tv 33,15).

36

Page 37: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

- "Muốn vào Nước Trời hưởng sự sống đời đời thì hãy giữ các điều răn" (Mt 19,17).

Đó là câu trả lời của Chúa Giêsu cho thắc mắc của chàng thanh niên giàu có : "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời ?". Cứ thành tâm, theo lương tâm mà tuân giữ như trên là đẹp lòng Chúa, chắc chắn Chúa sẽ yêu thương, chúc phúc và dành phần thưởng đời đời cho ta : "Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến, Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy" (Ga 14,21).

5. Đời sống Bí tích tức là những điều cần lãnh nhận thì như thế nào ?

Chúa Giêsu đã quả quyết với Thánh Phaolô : "Ơn của Thầy đủ cho con" (2Cr

37

Page 38: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

12,9). Trong hoàn cảnh không có Linh mục cử hành các Bí tích cho ta tham dự, ta vẫn có thể sống với các ơn Bí tích. Nên nhớ rằng người tín hữu khi chịu phép Rửa tội là được tham gia chức Linh mục của Chúa Giêsu, chức Linh mục này được gọi là Linh mục cộng đồng. Người tín hữu có thể cử hành một vài Bí tích và có thể thông công với các Bí tích khác.

A. Bí tích Rửa tội :

Trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt bất cứ ai cũng có thể cử hành Bí tích Rửa tội, kể cả người ngoại giáo, miễn là có lòng tin và có sự hiểu biết hiệu quả của Bí tích Rửa tội, là tẩy rửa người ta sạch mọi tội lỗi, cho người ta được làm con Chúa, được lên Thiên Đàng, đồng thời biết cách làm đúng như Giáo Hội vẫn làm là lấy nước lã đổ trên đầu kẻ lãnh Bí tích Rửa tội và đọc công thức : "Tôi rửa … (ông, bà, anh, chị, em), nhân danh Cha và

38

Page 39: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Con và Thánh Thần".

Dĩ nhiên với người lớn thì phải có đức tin, có sự hiểu biết giáo lý Công giáo, có lòng sám hối và thành tâm theo Chúa. Còn đối với trẻ nhỏ chưa đến tuổi khôn thì phải bảo đảm sẽ được dạy dỗ đạo lý khi em lớn khôn. Điều quan trọng là phải lấy 1 tập hay 1 cuốn sổ ghi đầy đủ chi tiết người chịu phép Rửa tội (Sổ Gia đình Công giáo) :

- Tên Thánh- Tên họ (khai sinh)- Ngày, tháng, năm sinh- Tên bố, tên mẹ- Ngày, tháng Rửa tội, nơi Rửa tội- Người làm phép Rửa tội- Người đỡ đầu

Sổ này phải giữ cẩn thận cùng với những tài liệu giáo lý, Thánh Kinh trong gia đình và chuyển giao cho thế hệ sau.

39

Page 40: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Nếu đã có một Cộng đoàn nhỏ thì sao 1 bản giao cho người đứng đầu Cộng đoàn, người này có trách nhiệm ghi chép sổ Đạo của cả Cộng đoàn và bảo quản kỹ để giao cho Linh mục Quản nhiệm sau này nếu có.

B. Bí tích Thêm sức :

Người tín hữu không thể ban Bí tích Thêm sức, chỉ có Giám mục và các Linh mục được Giáo luật hoặc Giám mục ủy quyền mới được đặt tay ban Bí tích Thêm sức. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, với thành tâm thiện chí, với lòng sốt sắng cầu xin, chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được dồi dào ơn Chúa Thánh Thần vì Ngài là "Cha kẻ bần cùng" (Ca Tiếp Liên lễ Chúa Thánh Thần), có ai bần cùng thiêng liêng hơn những tín hữu trong hoàn cảnh này ? Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo trợ, Đấng Ủi an. Có ai cần bảo trợ, cần được ủi an hơn những tín hữu này ? Do đó khi

40

Page 41: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

các em nhỏ tới tuổi khôn (8 tuổi trở lên), cha mẹ dạy cho con cái về Chúa Thánh Thần, là Ngôi thứ 3, quyền năng bằng Chúa Cha và Chúa Con, Ngài ban cho tín hữu 7 ơn thiêng liêng là : ơn Khôn ngoan, ơn Hiểu biết, ơn Biết lo liệu, ơn Sức mạnh, ơn Thông minh, ơn Đạo đức và ơn Kính sợ Đức Chúa Trời.

Trong một buổi cầu nguyện nào đó của gia đình, nếu có các gia đình khác nữa thì càng tốt, trước một bàn thờ đã dọn sẵn, mọi người đọc kinh cầu nguyện, giục lòng ăn năn sám hối … Hát 1 bài về Chúa Thánh Thần : Cầu xin Chúa Thánh Thần (nếu thuộc). Nếu có thể được, gia trưởng đọc một đoạn Kinh Thánh nói về Chúa Thánh Thần – Thí dụ sách Công vụ 8,14-17, hoặc Cv 2,1-9, hoặc Ga 14,15-21 … Nếu không có sách thì người cha kể chuyện Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên Đức Mẹ và các Tông Đồ đang khi

41

Page 42: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

các ngài cầu nguyện, Chúa Thánh Thần dùng một cơn gió lớn làm rung chuyển nhà các ngài đang hội họp và dùng lưỡi lửa đậu trên đầu các Tông Đồ, ban cho các ông 7 ơn của Ngài và cho các ông nói được nhiều thứ tiếng lạ, người các nước nói tiếng khác nhau khi nghe các Tông Đồ giảng đều hiểu như nghe tiếng mẹ đẻ vậy.

Tiếp theo em bé được mời quỳ lên, cha mẹ và các bậc phụ huynh có mặt nghiêm trang đặt tay lên đầu em bé và nói : "Xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên con". Sau đó đọc kinh Cám ơn và kết thúc buổi cầu nguyện. Bữa ăn hôm ấy nên có món gì đặc biệt để "mừng Chúa Thánh Thần". Thành tâm thực hành như vậy, làm sao mà Chúa Thánh Thần lại có thể làm ngơ, không ban ân huệ dồi dào cho con cái Ngài ! Chúa Giêsu đã dạy : "Nếu các ngươi vốn là kẻ xấu còn biết cho con cái

42

Page 43: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

mình của tốt lành, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?" (Lc 11,13).

C. Bí tích Thánh Thể :

Vắng bóng Linh mục thì không thể có Thánh lễ, cũng không thể có Bí tích Thánh Thể, nhưng đối với người có lòng tin thì không bao gờ thiếu Chúa, vì Chúa Giêsu đã phán : "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).

"Thầy không để anh em mồ côi … Ngày đó anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em …" (Ga 14,18-20).

Có một câu chuyện rất cảm động về giấc mơ của một người bạn trẻ đang sống trong đau khổ, thất vọng. Giấc mơ đó như sau : Một hôm anh gặp Đức Giêsu trên bãi biển, 2 người vừa đi vừa nói chuyện

43

Page 44: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

rất vui, nhìn lại phía sau anh thấy 4 lốt chân song song trên cát, rồi tới một lúc anh chỉ còn thấy 2 vết chân thôi, lúc ngồi nghỉ anh mới hỏi Chúa : "Tại sao có quãng đường chỉ có 2 vết chân ?", Chúa mới trả lời : "Vì lúc đó Ta bồng con trên tay". Anh hiểu ra rằng lúc nào Chúa cũng ở bên anh. Những lúc anh gặp thử thách gian nan, tưởng chừng như Chúa vắng mặt, lại là lúc anh được Chúa bồng trên tay. Suy nghĩ đó làm anh cam đảm hơn chấp nhận cuộc sống.

Trong cảnh thiếu thốn, ngặt nghèo về phần linh hồn này, người tín hữu phải làm gì đây ?

a. Chúng ta không có Thánh Thể nhưng chúng ta có Lời Chúa. Hiến chế Lời Chúa của Công Đồng Vaticanô 2 đã xác định : "Lời Chúa phải được tôn thờ ngang với Mình Máu Chúa".

44

Page 45: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Hãy làm một bàn thờ đơn sơ tùy hoàn cảnh cho phép, có hoa, đèn … Đặt cuốn Kinh Thánh trên đó để tôn thờ, mỗi lần đi ngang qua hãy cúi chào như tôn thờ Mình Thánh Chúa. Nếu không có Kinh Thánh thì hãy lấy một cuốn sổ thật đẹp, chép một số câu Kinh Thánh mình nhớ được, nhờ những người viết chữ thật đẹp viết, rồi đặt trên bàn thờ thay cuốn Kinh Thánh.

b. Rước lễ thiêng liêng : Nên nhớ rằng với lòng tin vững vàng, lòng cậy bền đỗ, lòng mến thiết tha, lòng ăn năn sám hối sâu thẳm và lòng ước ao cháy bỏng, khi Rước lễ thiêng liêng (tha thiết xin Chúa ngự vào linh hồn mình vì không có Thánh Thể), người tín hữu nhận được hiệu quả như Rước lễ thật vậy. Đây là kiểu Rước lễ "Duy hiệu" khác và đối lập với kiểu Rước lễ "Duy tích" (nghĩa là lên Rước lễ mà không có lòng tin, thiếu

45

Page 46: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

những điều kiện chuẩn bị cần phải có). [Duy tích, Duy hiệu quả, Bí tích và Hiệu quả là những kiểu nói chuyên môn của khoa thần học]Lưu ý một điểm : Rước lễ thật sự thì

một ngày tối đa được 2 lần mà thôi. Trừ trường hợp thêm Rước lễ như của ăn đàng. Còn Rước lễ thiêng liêng thì càng nhiều càng tốt, không hạn chế. Do đó mỗi lần đọc kinh cầu nguyện chung hay riêng, hãy dạy cho nhau cách Rước lễ thiêng liêng để bảo đảm linh hồn chúng ta luôn được "sống và sống dồi dào" (Ga 10,10).

c. Thánh lễ hàm thụ : Buổi cầu nguyện chung trong gia đình hay cộng đoàn nhỏ vài gia đình sum họp có thể biến thành Thánh lễ hàm thụ, đặc biệt vào ngày Chúa nhật. Thực hành như sau :

- Khâu chuẩn bị : nơi chốn sạch sẽ, thoáng mát, trang trí đẹp, đủ ghế cho

46

Page 47: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

người tham dự, đón tiếp nồng ấm ..- Khởi đầu : người hướng dẫn nói đôi

lời chào đón mọi người rồi làm dấu, hát 1 bài quen thuộc (nếu có thể), đọc kinh, lần hạt, sau đó đọc kinh Ăn năn tội (sám hối), hát kinh Thương xót hoặc đọc (nếu thuộc).

- Người hướng dẫn dâng 1 lời cầu nguyện tự phát phù hợp hoàn cảnh.

- Đọc Lời Chúa : một đoạn Kinh Thánh (nếu có sách), một câu Kinh Thánh (nếu không có sách).

- Mọi người im lặng suy gẫm câu Kinh Thánh.

- Người hướng dẫn chia sẻ ý nghĩa và kinh nghiệm sống câu Lời Chúa đó, những người khác được mời chia sẻ kinh nghiệm của mình …

- Đọc kinh Tin Kính (tuyên xưng đức tin).- Dâng lời nguyện chung (viết sẵn 3 lời

47

Page 48: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

nguyện ngắn hợp hoàn cảnh hiện tại, trao cho 3 người đọc, sau mỗi lời nguyện mọi người đáp : Xin Chúa nhận lời chúng con).

- Người hướng dẫn kể lại việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể (nếu có Tin Mừng thì đọc : Mt 26,26-30 ; Mc 14,22-25 ; Lc 22,19-20 ; 1Cr 11,23-25).

- Kinh Chiên Thiên Chúa (nếu thuộc).- Rước lễ thiêng liêng (người hướng dẫn

gợi ý cho mọi người ước ao rước Chúa, rồi im lặng, suy nghĩ, tạ ơn riêng).

- Hát một bài về Thánh Thể như : "Ta là bánh hằng sống", hay "Đây lòng Chúa ái tuất" nếu thuộc, hoặc được chép ra sẵn ít bản …

- Kinh Trông Cậy + 3 câu lạy.

- Kết thúc buổi "Lễ hàm thụ" bằng những ly nước lã, nước trà hoặc kẹo bánh, trái cây … với những trao đổi thân tình trước khi chia tay, hẹn kỳ tới gặp lại.

48

Page 49: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Kiên trì thực hành như trên sẽ chẳng bao giờ mất đức tin được.

Người viết mới được đọc câu chuyện về một nhà nghiên cứu khoa học công tác tại một vùng gần bắc cực. Lần đó vào dịp lễ Giáng Sinh, một cộng tác viên người địa phương biết ông là Công giáo nên mời về nhà mừng Giáng Sinh. Trước khi dự tiệc vui, chúc nhau Giáng Sinh và năm mới hạnh phúc, chủ nhà mời mọi người dự buổi cầu nguyện và mời mọi người lần lượt cầu nguyện. Sau cùng chủ nhà kéo hộc bàn lấy ra một chiếc khăn trắng nhưng đã ố vàng nhiều chỗ, ông trịnh trọng trải lên bàn và tuyên bố : "Đây là một khăn thánh trải trên bàn thờ để đặt bánh và rượu lên, rồi vị Linh mục đọc lời truyền phép làm cho bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Đúng 50 năm trước đây tôi đã dự Thánh lễ và giúp lễ cuối cùng này trước khi bị phân tán và

49

Page 50: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

lưu lạc lên đây, tôi đã mang theo khăn này trong mình và hàng năm cứ lễ Giáng Sinh lại lấy ra chiêm bái để tưởng nhớ về Thánh lễ Linh mục cử hành". Nhà nghiên cứu xúc động và thật sự cảm thấy thèm khát dự một Thánh lễ và được rước lễ vì chính bản thân ông tuy là Công giáo nhưng cũng khá lâu rồi không tới Nhà thờ dự lễ. Buổi cầu nguyện đã làm sống lại niềm tin nơi ông.

Người viết cũng được nghe về lòng tin của những tín hữu Tiệp Khắc trong thời kỳ vô cùng khó khăn, các Linh mục bị quản chế. Giáo dân vùng sâu vùng xa vắng bóng chủ chiên trong thời gian dài, hàng tuần một số tín hữu kiên trì dù phải lao động cật lực, vất vả cũng cố dành thời gian tập trung tại Nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, họ đã lấy chiếc áo Các phép cũ của cha sở và chiếc dây Các phép (Stola) trải trên bàn thờ để cùng nhau chiêm

50

Page 51: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

ngắm mà tưởng nhớ tới Thánh lễ Linh mục vẫn dâng với họ thuở nào và họ khát khao biết bao được rước Mình và Máu Thánh Chúa ! Nhờ những buổi cầu nguyện như thế mà niềm tin vẫn được duy trì và củng cố tại quê hương Tiệp Khắc cho tới nay.

Những buổi cầu nguyện chung với lòng khao khát cháy bỏng của ăn trường sinh là Bánh hằng sống, người viết mạn phép gọi là những Thánh lễ "hàm thụ".

Nếu có được các phương tiện truyền thông như TV hoặc Radio thì việc tham dự Thánh lễ từ xa qua TV hay Radio là điều cần thiết và rất hữu ích, người tín hữu không thể bỏ qua.

D. Bí tích Giải tội :

Vắng bóng Linh mục thì cũng không có Bí tích Giải Tội, nhưng người tín hữu không bao giờ thất vọng bởi vì "Thiên

51

Page 52: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta nên dù chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô" (Ep 2,4-6), nên chúng ta cũng không lo thiếu ơn tha thứ miễn là chúng ta thật lòng sám hối và khao khát ơn Hòa giải.

Một anh trộm cướp bị kết án tử hình, phải đóng đinh trên Thập giá bên cạnh Chúa Giêsu. Anh đã thật lòng ăn năn sám hối khi tự thú nhận : "Chúng ta phải chịu như thế này là đích đáng xứng với việc chúng ta làm, còn ông này có làm chi nên tội ?", rồi anh đặt trọn niềm tin và cậy trông nơi Đức Giêsu : "Thưa ông ! Khi nào về Nước của ông, xin ông nhớ đến con". Đức Giêsu thấu suốt cõi lòng anh nên đã tha thứ tất cả tội lỗi và hình phạt cho anh khi tuyên bố : "Tôi bảo thật anh, ngay hôm nay anh sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi" (Lc 23,39-44).

52

Page 53: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Trong thực tế mỗi người hãy luôn xét mình, kiểm tra cuộc sống mỗi tối trước khi đi ngủ và nhất là ngay sau những lần chúng ta yếu đuối, sa ngã, phạm tội nặng và cả những tội nhẹ chủ ý. Hãy hồi tâm đặt mình trước Nhan Chúa và thật lòng hối lỗi, ăn năn, tha thiết nài xin Chúa giàu lòng thương xót tha thứ cho chúng ta. Phần chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, sửa chữa. Hãy đọc những kinh sám hối : Kinh Ăn năn tội, kinh Cáo mình, kinh Vực sâu, hãy hát những bài sám hối nếu thuộc như bài : Con nay trở về, Lạy Chúa đoái thương nghe tiếng con phàn nàn … Hãy đọc kinh, cầu nguyện, đọc Phúc Âm, làm việc lành để đền tội. Hãy làm và dạy con cháu cùng những người khác làm như vậy, không lẽ Chúa là Cha nhân hậu lại hẹp hòi chấp nhất đến độ không tha thứ cho chúng ta ! "Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,

53

Page 54: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Ngài chậm giận và giàu tình thương, Chúa nhân ái đối với mọi người" (Tv 144,8-9).

E. Bí tích Xức dầu Bệnh nhân :

Không có Linh mục thì cũng không có Bí tích Xức dầu Bệnh nhân, nhưng chúng ta luôn có Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi luôn đồng hành với con cái Người. Hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để xin ơn đức tin vững vàng, lòng cậy trông tuyệt đối nơi tình thương của Chúa và lòng phó thác trọn vẹn trong tay Chúa. Hãy nhớ lại những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu, từ nhà Tiệc Ly cho đến núi Calve, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha liên tục, chúng ta hãy bắt chước Chúa. Để thêm niềm hy vọng, bạn hãy nhớ tới biến cố Chúa sống lại vinh quang và đã lên Trời trước mặt các Tông Đồ.

54

Page 55: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Những việc cần phải làm khi lâm bệnh hay nguy tử :

- Thật bình tĩnh, bám chặt lấy Chúa, không hoảng sợ trước cái chết như một biến cố nhất định chắc chắn sẽ đến với tất cả mọi người không trừ một ai.

- Sắp xếp cho ổn thỏa mọi sự ở đời này : công việc, di chúc nhất là vấn đề nợ nần, vướng mắc.

- Luôn cầu xin và thực hành việc sám hối triệt để (xem phần Bí tích Giải tội).

- Nếu Chúa không để cho chúng ta trong cảnh "đơn thương độc mã", một mình một cõi thì vấn đề khẩn thiết là có một vài người thân yêu bên mình. Sự có mặt của họ là một nguồn an ủi lớn lao cho người sắp ly trần. Nếu chẳng có người ruột thịt, chẳng có người đồng đạo thì những bạn bè ngoài Công giáo cũng rất cần. Đừng ngần ngại báo cho

55

Page 56: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

người thân hay bạn bè biết.Đây lại đặt ra vấn đề là lúc ta còn khỏe

mạnh, còn sức lao động làm ăn, hãy giao thiệp tốt với mọi người, hãy mau mắn giúp đỡ mọi người cách vô vị lợi thì khi đến lượt mình, họ cũng sẽ không bỏ rơi ta. Dĩ nhiên đây không phải là vấn đề lạm dụng lòng tốt của họ về phương diện vật chất, mà chủ yếu là sự hỗ trợ về tinh thần.

Hãy cầu nguyện tha thiết (nếu chẳng nói được thì đọc thầm trong lòng) :

- Con phó linh hồn trong tay Cha.- Con phó linh hồn trong tay Cha.- Con khát khao được lãnh nhận các Bí

tích sau cùng.- Con phó linh hồn trong tay Cha.- Xin tha thứ mọi lỗi lầm và đón nhận

linh hồn con, lạy Cha giàu lòng thương xót và tha thứ.Vấn đề hậu sự nếu là người đồng đạo

56

Page 57: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

nào bên cạnh, chúng ta hãy lo an táng anh chị em ta theo nghi thức Công giáo đơn giản nhất, và cắm cho họ cây Thánh giá trên mộ phần.

Mỗi người Công giáo hãy tự chuẩn bị như trên và hãy giúp những người khác theo hướng dẫn ở trên.

F. Bí tích hôn phối :Thông thường thì phải làm thủ tục

theo Giáo luật và phải có thừa tác viên chứng hôn cùng 2 nhân chứng. Nhưng hoàn cảnh đặc biệt không có thừa tác viên hướng dẫn và chứng hôn, Giáo luật cũng đã dự trù.

Giáo luật điều 1116 – Hình thức bất thường : Các cuộc hôn phối không Linh mục : Nếu không thể có hoặc không thể tới được một trong các vị có thẩm quyền chứng hôn mà không sinh bất tiện lớn thì những người thực sự muốn kết hôn có thể

57

Page 58: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

kết hôn cách thành hiệu và hợp pháp trước mặt 2 nhân chứng thôi :- Khi có nguy tử.- Ngoài trường hợp nguy tử, nhưng tiên

đoán dự trù cách khôn ngoan rằng tình trạng khó khăn sẽ kéo dài một tháng.Trong cả 2 trường hợp trên đây nếu có

một Linh mục hoặc một Phó tế (không có ủy quyền cần thiết) có thể hiện diện thì phải mời các vị ấy tới chứng kiến việc cử hành hôn phối cùng với các chứng nhân, mặc dù hôn phối vẫn thành hiệu chỉ nguyên trước mặt các chứng nhân thôi.

Sự hiện diện của Linh mục (hay Phó tế) như thế vẫn luôn luôn hữu ích cho việc chuẩn bị tinh thần của những người kết hôn ; hơn nữa trong trường hợp nguy tử, chiếu theo các quyết định của điều 1079, thừa tác viên thánh có thể chuẩn miễn các ngăn trở nếu có, và chuẩn luôn việc

58

Page 59: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

giữ hình thức của giáo luật, nghĩa là sự hiện diện của 1 hoặc thậm chí 2 chứng nhân … và chuẩn miễn luôn sự hiện diện của mình vì sẽ sinh cớ cho ngài bị tòa án truy nã !

Công tác chuẩn bị cho đôi tân hôn :

1. Phải dạy cho biết những điều căn bản về hôn nhân tự nhiên và Công giáo.

- Mục đích : lấy nhau để yêu thương giúp đỡ nhau phần hồn phần xác.

- Sinh sản và dạy dỗ con cái theo luật Chúa (quyền lợi và nghĩa vụ vợ chồng – vấn đề tình dục trong đời sống vợ chồng theo luật tự nhiên là điều tốt đẹp, không phải tội lỗi).

- Đặc tính : đơn hôn (một vợ một chồng), vĩnh viễn (không ly dị, không rẫy bỏ nhau) cho đến khi một trong hai mất đi.

- Phải chắc chắn có sự tự do, tự nguyện, không có gì ép buộc.

59

Page 60: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

- Không mắc ngăn trở :

a. Nữ 14 tuổi đúng trở lên – Thí dụ : 1/1/2000, đến hết 24g ngày 1/1/2014. Nam 16 tuổi đúng trở lên – Thí dụ : 1/1/2000 đến hết 24g ngày 1/1/2016 (cần xét thêm luật dân sự về tuổi : trai 20, gái 18).

b. Họ hàng : họ máu hàng ngang : cấm kết hôn trong vòng 4 cấp, nghĩa là con chú con bác, con cô con cậu, con bá con dì … không được kết hôn. Tới đời cháu chú cháu bác … thì được kết hôn (trường hợp con chú con bác … lấy cháu chú cháu bác thì được phép, vì sang cấp 5 rồi).

Lưu ý luật dân sự cấm kết hôn trong vòng 3 đời, nghĩa là tới hàng cháu chú cháu bác vẫn bị cấm.

Cách tính : nếu ông bà nội ngoại của đôi trai gái mà là anh chị em ruột với nhau thì họ vẫn còn bị cấm kết hôn theo luật đời.

60

Page 61: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Họ máu hay họ do kết hôn trực hệ, nghĩa là ông bà tới con, cháu, chắt … thì cấm tuyệt đối (ông bà không thể lấy chắt nội ngoại của mình).

c. Ngăn trở Chức thánh và lời khấn trọng thể : Cấm kết hôn trừ phép đặc biệt của Đấng bản quyền.

d. Ngăn trở tội ác, nghĩa là một trong hai hoặc cả hai người âm mưu cố ý giết vợ hay chồng mình hoặc vợ hay chồng của người kia để rồi cưới nhau.

e. Ngăn trở kết hôn do một trong hai hoặc cả hai đã có vợ, có chồng hợp pháp đạo đời mà họ đều còn sống thì hôn nhân sau không thành (trừ trường hợp một người Công giáo lấy người bên lương chỉ có phép đời, không có phép đạo, bây giờ ly dị và tái hôn với một người không bị ngăn trở thì được phép vì hôn phối trước là vô hiệu).

f. Ngăn trở khác đạo : một người đã

61

Page 62: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

được Rửa tội không thể kết hôn thành sự với một người chưa Rửa tội (trừ ra có phép chuẩn của Đấng bản quyền). Gặp hoàn cảnh khó khăn không thể liên lạc được với Đấng bản quyền, cũng không thể có Linh mục hay Phó tế nào ghé qua được thì chỉ còn cách động viên người bên lương đón nhận niềm tin Công giáo, dạy những điều cần kíp rồi Rửa tội cho họ, sau đó mới cử hành Lễ kết hôn.

g. Ngăn trở do bất lực, nghĩa là một trong hai người hay cả hai người không có khả năng giao hợp được. Nếu bất lực này có trước khi kết hôn không thể chữa được (vĩnh viễn) và tuyệt đối thì hôn phối sẽ vô hiệu (tình trạng son sẻ do một hay cả hai bên dẫn tới việc không thể sinh con thì không phải ngăn trở bất lực).

h. Ngăn trở dưỡng hệ : con nuôi hợp pháp (có chính quyền chứng thực) không

62

Page 63: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

thể kết hôn với cha mẹ hay anh chị em con của cha mẹ nuôi.

Trên đây là những ngăn trở chính làm cho hôn nhân ra vô hiệu, cần phải xem xét kỹ trước khi kết hôn.

2. Phần thực hành : Trường hợp không thể liên lạc với chủ chăn thời gian kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm do chiến tranh loạn lạc, cấm cách, lưu đày hoặc ở những nơi thật xa xôi cách trở như hải đảo, trong thâm sơn cùng cốc, chẳng biết mình thuộc quyền cai quản của chủ chăn nào … Nếu phải giải quyết vấn đề hôn nhân thì sau khi chuẩn bị như đã trình bày ở trên, thì cha mẹ hay một giáo dân có uy tín nào đó, nếu không có thì chính đôi bạn mời hai người làm chứng tới (chứng nhân phải trên 18 tuổi, rửa tội rồi hay chưa rửa tội cũng được) :

- Dọn một bàn thờ đơn giản nếu được.

63

Page 64: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

- Mọi người cùng đọc kinh cầu nguyện.- Đôi tân hôn giục lòng ăn năn tội.

Sau đó nắm tay nhau trước mặt 2 nhân chứng, thề hứa tự nguyện nhận nhau làm vợ, làm chồng ; Hứa giữ lòng chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau ốm, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời (có thể viết ra rồi cầm mà đọc).

Sau đó nếu có nhẫn thì xỏ cho nhau, nếu không có thì thôi. Mọi người chúc mừng đôi tân hôn và cùng đọc kinh cầu nguyện cám ơn Chúa rồi ra dự tiệc (nếu có tổ chức).

Lưu ý quan trọng : Cần ghi vào sổ Gia đình Công giáo :

- Ngày thành hôn.- Chồng : tên thánh, họ tên, ngày và

năm sinh, nơi sinh, rửa tội ngày, tên cha, tên mẹ.

64

Page 65: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

- Vợ : tên thánh, họ tên, ngày và năm sinh, nơi sinh, rửa tội ngày, tên cha, tên mẹ.

- Hai người làm chứng : tên thánh, họ và tên.

- Chủ hôn (nếu có).

Tất cả đều ký và viết tên (sổ này lưu giữ kỹ trong gia đình, con cái sinh ra trong vòng 1 tháng thì kiếm người đỡ đầu và rửa tội cho nó, cũng ghi ngày rửa tội, lý lịch đứa con và tên người đỡ đầu … Khi nào liên lạc được với chủ chăn thì nộp sổ cho ngài để ghi vào sổ bộ của Giáo xứ).

PHẦN IV : HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ TRUYỀN GIÁO

"Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần ; dạy họ tuân giữ

65

Tín hữu nào cũng làm như thế,gia đình nào cũng làm như vậy.

Page 66: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

những điều Thầy truyền cho các con" (Mt 28,19-20).

Người tín hữu bất cứ ở đâu và trong hoàn cảnh nào, cũng phải chu toàn hai bổn phận chính là : sống niềm tin và chia sẻ hay làm chứng cho niềm tin.

Sống niềm tin nghĩa là nên Thánh, là tuân giữ lời Chúa một cách cặn kẽ.

Chia sẻ hay làm chứng niềm tin có nghĩa là làm việc Tông Đồ truyền giáo. Nguyên sự có mặt của một tín hữu tốt đã là một công tác truyền giáo, vì thế người tín hữu nên có mặt ở nhiều nơi, nhiều tổ chức, đoàn thể lành mạnh, dĩ nhiên phải hy sinh thời giờ, công sức, có khi cả tiền bạc đóng góp với mọi người, nhưng chúng ta ý thức đó là công tác Tông Đồ.

Người tín hữu làm quen với mọi người, sống thật tốt với mọi người, chan hòa với mọi người, nhất là hàng xóm,

66

Page 67: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

láng giềng. Chúng ta vui vẻ chào hỏi mỗi khi gặp nhau, năng thăm viếng gia đình họ, sẵn sàng giúp đỡ họ khi có việc này việc nọ, nhất là việc hiếu hỉ. Cụ thể sống bác ái bằng việc xả thân phục vụ, nhất định thành công sẽ đến – "Thêm bạn bớt thù" là châm ngôn của đời ta.

Cố Linh mục Antôn Nguyễn Hữu Văn – Cha sở Nhà thờ Thánh Phaolô, đường Trần Hưng Đạo, Cần Thơ, một nhà truyền giáo nhiệt thành, có kể câu chuyện sau đây :

Khoảng năm 1976-1977, phong trào dân thành thị miền Nam ào ào đi kinh tế mới, nhất là những gia đình có người đi học tập … Tại một xóm nhà lá lụp xụp ngoại ô thành phố Cần Thơ, một hôm có một gia đình hai vợ chồng và hai đứa con mua được một căn nhà nhỏ và dọn về ở. Ban đầu còn lạ lẫm, xa cách nhưng "trước lạ sau quen", anh chị mạnh dạn

67

Page 68: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

đến thăm chào hàng xóm láng giềng, vui vẻ chào hỏi, chuyện trò với mọi người và bà con cảm thấy từ ngày anh chị này về chung sống, xóm làng vui vẻ hơn. Bà con cũng ghé thăm gia đình anh chị, anh chị tiếp đón niềm nở và họ ngạc nhiên vì biết được gia đình anh chị theo đạo Chúa. Họ khen anh chị hiền lành, vui vẻ, các con anh chị ngoan ngoãn lễ phép, không lêu lổng như một số trẻ con trong xóm. Họ còn ngạc nhiên hơn khi thấy anh chị và con cái mỗi tối khoảng 7 giờ, thắp đèn bàn thờ rồi cả nhà ngồi trên tấm chiếu cầu kinh. Mỗi Chúa nhật anh chị cho 2 con mặc đồ tươm tất rồi khóa cửa gửi hàng xóm đi đâu đó, khoảng 2 giờ sau lại dắt nhau về. Họ đánh bạo hỏi anh chị thì được anh chị cho biết anh chị dẫn các cháu đi dự Lễ Chúa nhật để thờ phượng Đức Chúa Trời, vì anh chị là người Công giáo. Giữa xóm lao động bình dân, anh

68

Page 69: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

chị đã âm thầm cho mọi người xung quanh thấy anh chị là những người hiền lành, tử tế, con cái anh chị ngoan ngoãn không ai cần phải đề phòng điều gì. Dù còn nghèo, làm ăn vất vả nhưng hạnh phúc của gia đình anh chị như hiện hình trước mặt mọi người.

Một buổi tối kia trời mưa lất phất (khoảng 19 giờ), một thiếu nữ tới gặp cha Văn xin theo đạo, cha tiếp đãi ân cần và xin chị cho biết công ăn việc làm và lý do xin theo đạo. Chị ta kể rằng chị đang làm phát thanh viên ở Đài phát thanh Cần Thơ, chị ở cùng xóm với gia đình Công giáo kia. Chị thấy gia đình này hiền lành, thân thương với bà con và thật là hạnh phúc, chị hiểu ra chính đạo Công giáo đã rèn luyện anh chị như vậy, do đó chị muốn tìm hiểu đạo như thế nào …

Tục ngữ có câu "lời nói lung lay, gương bày lôi kéo", gia đình Công giáo

69

Page 70: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

này đã sống và làm chứng cho niềm tin bằng lời nói và nhất là bằng gương sáng của một gia đình Công giáo sống Phúc Âm chân thành, cho dù về mặt đức tin họ sống đơn độc giữa những người các tôn giáo bạn hoặc không tôn giáo.

Câu chuyện thứ hai chính Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn kể trong bài giảng Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ B'Đơ tại Bảo Lộc cách nay 7, 8 năm. Người viết có mặt và đồng tế trong Lễ đó.

B'Đơ là một làng dân tộc K'Ho, vị trí từ cầu Đại Nga trên đường lên Dalat, rẽ trái khoảng 10km trong rừng sâu. Năm 1962, cha già cố Laurensô Hóa (cha Hóa Thượng) lóc cóc đạp xe theo đường mòn từ Bảo Lộc vào tận B'Đơ truyền giáo và ngài đã rửa tội được một người đầu tiên ở đây. Thế rồi cuộc chiến kéo dài, B'Đơ thuộc vùng bất ổn, cha già cố Hóa cũng

70

Page 71: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

không vào được. Bẵng đi một thời gian khá dài tới thập niên 80-90 thế kỷ 20, dân K'Ho quy tụ về khá đông, một cộng đồng Công giáo hình thành và dần dần lớn mạnh, các chủ chăn ở Bảo Lộc tới nâng đỡ tổ chức củng cố cộng đoàn, liên hệ đất làm Nhà nguyện, có các sinh hoạt tôn giáo. Khoảng năm 2010 thì Nhà thờ B'Đơ được khánh thành, Nhà thờ khá lớn trang trí theo văn hóa K'Ho khá đẹp, và B'Đơ đã được nâng lên hàng Giáo xứ với khoảng gần 2.000 dân Công giáo. Người viết rất vui và lấy làm lạ khi thấy ca đoàn khoảng 60 thanh niên nam nữ tập hát để chuẩn bị lễ đặt viên đá đầu tiên, họ để xe ở sân Nhà thờ gần đường lớn trong làng, cách chỗ tập hát khoảng 100m, không có người coi xe, xe đạp, xe Honda khá nhiều, mà hầu như không khóa, thế mà không xảy ra vụ trộm cắp nào, hỏi thăm bà con dân tộc thì được biết dân làng thật

71

Page 72: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

thà chẳng ai lấy của ai, ngày Chúa nhật nhà nhà đi dự Lễ, cửa cũng chẳng khóa nữa ! Nghe nói về mặt đạo cũng như đời, B'Đơ là một làng dân tộc kiểu mẫu – Tạ ơn Chúa ! Chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu : "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy là loài nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên thì lại là thứ lớn nhất, nó trở thành cây đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được" (Mt 13,31-33).

Câu chuyện thứ ba : Hạt giống đức tin trên đảo Phú Quý.

Đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, cách đất liền 57 hải lý (111km), tàu chạy hết 5 giờ, đảo có diện tích 16km2. Từ năm 1844 đảo đã trở thành nơi hội tụ nhiều luồng dân di cư từ đất liền ra làm ăn với đủ thành phần và sắc tộc, đông nhất là người Kinh. Năm 1971, người

72

Page 73: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Công giáo đầu tiên đặt chân tới đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long), quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống. Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ mới phát triển trên đảo này từ năm 1990, khi cô giáo Anna Nguyễn Thị Lý tình nguyện ra đảo dạy học, mang theo gia đình. Là một cựu tu sinh của Dòng MTG Quy Nhơn, cô đã gây dựng và liên kết cộng đoàn vốn rất ít ỏi anh chị em Công giáo trên đảo để nâng đỡ đức tin cho nhau trong hoàn cảnh không có Linh mục coi sóc. Cô tìm gặp những người đồng đạo khác như ông Nguyên, ông Rô, bà Long, ông Kính ... tạo nên cộng đoàn nhỏ bé vài chục người, cố gắng duy trì, tụ họp nhau mừng các ngày lễ lớn Công giáo. Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám mục Giáo phận Phan Thiết lúc bấy giờ cũng luôn canh

73

Page 74: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

cánh với đứa con nhỏ ở xa. Ngài quan tâm theo dõi và liên lạc với cộng đoàn Phú Quý qua cô Lý. Trên mảnh đất do gia đình cô Lý hiến tặng Giáo phận, Đức cha Nicôla đã cho người ra xem xét và xây cất một ngôi nhà (khánh thành năm 2000) dành cho việc sinh hoạt của cộng đoàn và giao cho cô Lý coi sóc. Từ đây, mỗi Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ về để cùng nhau đọc kinh và suy tôn Lời Chúa. Vì hoàn cảnh không có Linh mục, cô Lý đã đem hết vốn sống và kiến thức từ những năm tháng học tập trong dòng ra để hướng dẫn Giáo lý và Đức tin cho anh chị em mình. Rồi khi có điều kiện, cô lại đưa họ về Tòa Giám mục để lãnh các Bí tích. Là một nhóm giáo dân nhỏ, lại không có Linh mục hướng dẫn tâm linh, nhưng cộng đoàn có một sức sống và niềm tin mạnh mẽ, trong tinh thần chia sẻ, nâng đỡ, bao bọc với tha nhân xung

74

Page 75: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

quanh.  Mãi đến năm 2007, bà con mới có Thánh lễ Phục Sinh đầu tiên trên đảo do cha Anrê Lương Vĩnh Phú dâng. Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, được Đức cha Giuse trao nhiệm vụ thay Tòa Giám mục chăm lo cộng đoàn Phú Quý. Ngài đã phải bôn ba để xin đất xây dựng Nhà thờ. Năm 2011, chính quyền cấp cho giáo họ gần 2.000m2 đất xây dựng Nhà thờ. Có đất rồi, Cha Sáng lại tiếp tục gởi thư ngỏ đến các Giáo xứ trên cả Giáo phận Phan Thiết và đi gõ cửa nhiều nơi để xin kinh phí xây dựng Nhà thờ. Ngày 2/5/2012, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ đảo Phú Quý. Tháng 03/2013, khi công trình Nhà thờ đã gần hoàn tất, Đức Giám mục cử cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh ra quản nhiệm giáo họ cho đến hôm nay.

Hơn 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú

75

Page 76: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải. Cụ Nguyên, người cao tuổi nhất trong cộng đoàn Phú Quý nghẹn ngào nói rằng cụ đã mãn nguyện vì trước khi nhắm mắt có thể an tâm về đạo nghĩa của con cháu. Với tổng cộng 25 người con cháu, gia đình của cụ chiếm 1/6 tổng số giáo dân trên đảo. Ông John Võ, một Việt kiều Mỹ gốc đảo, chia sẻ : "37 năm ở xa nhưng lúc nào lòng tôi cũng đau đáu hướng về Phú Quý. Khi biết chính quyền cho phép xây Nhà thờ, gia đình tôi và bạn hữu đã cố gắng dành dụm nhiều hơn để gởi về góp gạch góp đá xây Thánh Đường cho con cháu. Hôm nay nhìn thấy Nhà thờ đẹp đẽ khang trang mà tôi vui mừng muốn khóc". Cô Anna Nguyễn Thị

76

Page 77: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

Lý, người có công quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý thuở ban đầu, bộc bạch : "Điều ước muốn lớn lao nhất trong đời tôi là được có một mục tử đến ở giữa đàn chiên trên đảo này. Giờ đây điều đó đã thành hiện thực, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa". Còn vị đại diện chính quyền địa phương thì nhận xét ở một góc độ khác : "Nhà thờ Công giáo hiện diện trên đảo sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển, đáp ứng các nhu cầu và hoạt động xã hội, văn hóa, tinh thần cho người dân trên đảo, cũng như cho khách du lịch và các thuyền nhân ghé lại cảng liên hệ làm ăn, mua bán". Có thể nói, Giáo đoàn nhỏ bé này đang làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo (Hồng Hương, bài "Nhà thờ Công giáo đầu tiên trên đảo Phú Quý", tuần báo CG&DT số 1906, ngày 10-16/5/2013, trang 20-21).

77

Page 78: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

KẾT LUẬNNgười tín hữu thời nào cũng thế, có thể

phải bó buộc sống xa Nhà thờ, xa chủ chăn săn sóc linh hồn, xa cộng đoàn, xa những phương tiện cần thiết nâng đỡ đức tin như các Bí tích, thế nhưng Chúa thì không bao giờ ở xa và Lời Chúa cũng luôn gần ngay trên môi miệng và trong lòng chúng ta (Rm 10,8). Trong hoàn cảnh đơn độc này chỉ còn Lời Chúa là phao cứu hộ của ta, hãy bám lấy để sống : "Ai tuân giữ lời tôi sẽ không bao giờ phải chết" (Ga 8,52).

78

Lưu ý đặc biệt :

Phần trình bày về việc sống các Bí tích chỉ được áp dụng trong hoàn cảnh Đạo bị cấm đoán, bắt bớ, ngăn trở lâu dài như tình trạng ở Triều Tiên hoặc ở các hải đảo xa xăm, trong rừng sâu, núi thẳm không biết đến bao giờ mới gặp được các chủ chăn, hoặc trường hợp nguy tử như Giáo luật điều 1116 đã nói. Khi nào có thể liên lạc được với các chủ chăn thì phải hết sức cố gắng liên lạc để đón nhận các Bí tích.

Cuốn sổ Gia đình Công giáo phải ghi cẩn thận và bảo quản thật kỹ, khi nào gặp được chủ chăn thì trao lại cho ngài một bản sao để ghi vào sổ cái của Giáo xứ. Còn cuốn sổ xin giữ lại làm gia bảo truyền tử lưu tôn.

Page 79: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

15/06/2014

79

Page 80: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

LỜI TÂM NIỆM- Lạy Đấng thiêng liêng Tối

cao,- Lạy Đấng Tạo Hóa,- Lạy Đấng Tuyệt Đối,- Lạy Thượng Đế,- Lạy Ông Trời,Chúng con đây là những thọ

tạo đứng trên muôn vật trong vũ trụ. Chúng con đã được Ngài tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài là Thiên Chúa, vì chúng con có trí nhớ, có trí tuệ, có ý muốn, có tự do.

Chúng con luôn thao thức trước những vấn đề :1. Bởi đâu có vũ trụ này ?2. Bởi đâu có bản thân chúng con

?

80

Page 81: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

3. Đâu là mục đích của cuộc đời ?4. Chết rồi sẽ đi về đâu ?5. Làm điều thiện, ai sẽ thưởng

công cho ? (theo ai, thờ ai thì sẽ lãnh thưởng nơi người ấy, nếu người ấy to hơn Ông Trời)

6. Làm điều ác, ai sẽ phạt tội ?7. Ai sẽ thỏa mãn khát vọng hạnh

phúc tuyệt đối của chúng con ?Chúng con muốn đi tìm chân

lý, tìm ý nghĩa đích thực cho cuộc đời. Xin Ngài soi trí mở lòng cho chúng con, để chúng con được tìm thấy Ngài, và được niềm vui gọi Ngài là Cha, như hơn 2 tỉ Kitô hữu trên thế giới – Amen.

(Tiến sĩ Phan Như Ngọc,Email : [email protected] – Trích Bài Giảng

Chúa Nhật - TGM, số 4/2007, trang 74)

81

Page 82: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

82

Page 83: TIN HUU 3 KHONGtgphue.net/tulieu/nam2014/tin_huu_3_khong.doc · Web viewChồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập Đạo Công giáo, đưa bà về đảo

83

Caàn söï tieáp tayNeáu quyù ñoäc giaû thaáy

taäp naøy coù moät chuùt gì toát ñeïp, höõu ích thì xin tieáp tay phoå bieán cho baïn beø, con chaùu, ngöôøi thaân quen baèng caùch phoâtoâ ra ít baûn taëng hoï, hay ít laø chuyeàn tay taäp naøy cho moät ngöôøi khaùc.

Ngöôøi vieát heát loøng caùm ôn.