tỉnh ta có khoảng 5.000ha đất trồng lạc, phân bố hầu hết các địa

2
Tnh ta có khong 5.000ha đất trng lc, phân bhu hết các đị a phương, là loi cây dtrng không kén đất, min là đất thoát nước tt, không bngp úng. Tuy nhiên năng sut lc còn quá thp, bình quân chđạt 15 - 16t/ha, trong khi đó năng sut l c ca các tnh trong vùng đã đạt bình quân trên dưới 30 t/ha. Nhng mô hình trình din cũng như mt svùng sn xut lc trong trong tnh có thcho năng sut 27-30t/ha thm chí đạt gn 40t/ha trên mt sdi n tích nh. - Mt độ là yếu tquyết định đến năng sut. Mun đạt năng sut lc cao mt độ trng yêu cu phi 35-40 vn cây/ha ( tương đương 35-40 cây/m 2 ), trong khi đó mt độ thc tế ca nông dân đang trng chđạt 22-25 vn cây/ha ( tương đương 22-25 cây/m 2 ). - Trng lc mt độ dày mc dù squtrên cây không cao nhưng nhtăng scây/m 2 nên stăng squtrên đơn vdin tích và stăng năng sut, đồng thi trng dày lc phlung nhanh, hn chế được cdi, gim sln làm cxi xáo và hn chế lc bđổ ngang gây hin tượng ra hoa, hình thành qukhông tp trung, tllép cao, làm gim năng sut lc. 2. Sdng ging tt để gieo: Gng tt có nh hưởng trc tiếp đến năng sut ca lc, ging có tlnãy mm cao, cho năng sut, cht lượng tt, kháng được sâu bnh và bnh héo rũ ( chết o ) Hi n nay t nh ta chy ếu sdng các loi gi ng cht l ượng như L14, L18 và MD7. Nên sdng ging l c lin vđể gieo trng, không nên sdng gi ng l c để cách v, tlnãy mm thp, làm gim mt độ khi gieo snh hưởng đến năng sut. - Đầu tư phân bón ca nông dân hin nay chưa đủ chăm bón không đúng quy trình kthut. Nông dân cho rng, l c là cây hđậu nên không đầu tư phân đạm ( tr ng chay ),không đầu t ư đủ l ượng lân, kali và vôi. - Các tiến bkthut như sdng ging năng sut cao, kháng bnh, trng lc che phnylon, sdng cht kích thích sinh trưởng...áp dng chưa trit để. 1. Mt độ gieo: - Đảm bo đạt 35-40 vn cây/ha tương đương 35-40 cây/m 2 , như vy lượng ging cn thiết phi 240-260kg/ha ( 12- 13kg/sào) và khong cách gieo hàng cách hàng 25-27cm, hc cách hc 18- 20cm ( gieo 2 ht/hc ) hoc cây cách cây 9-10cm ( gieo 1 ht/hc ) NĂNG SUT LC NHNG BIN PHÁP KTHUT TĂNG NĂNG SUT LC NGUYÊN NHÂN NH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUT LC

Upload: phamquynh

Post on 04-Feb-2017

219 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tỉnh ta có khoảng 5.000ha đất trồng lạc, phân bố hầu hết các địa

Tỉnh ta có khoảng 5.000ha đất trồng lạc, phân bố hầu hết các địa phương, là loại cây dể trồng không kén đất, miễn là đất thoát nước tốt, không bị ngập úng. Tuy nhiên năng suất lạc còn quá thấp, bình quân chỉ đạt 15 - 16tạ/ha, trong khi đó năng suất lạc của các tỉnh trong vùng đã đạt bình quân trên dưới 30 tạ/ha.

Những mô hình trình diễn cũng như một số vùng sản xuất lạc trong trong tỉnh có thể cho năng suất 27-30tạ/ha thậm chí đạt gần 40tạ/ha trên một số diện tích nhỏ.

- Mật độ là yếu tố quyết định đến năng suất. Muốn đạt năng suất lạc cao mật độ trồng yêu cầu phải 35-40 vạn cây/ha ( tương đương 35-40 cây/m2 ), trong khi đó mật độ thực tế của nông dân đang trồng chỉ đạt 22-25 vạn cây/ha ( tương đương 22-25 cây/m2 ).

- Trồng lạc mật độ dày mặc dù số quả trên cây không cao nhưng nhờ tăng số cây/m2 nên sẽ tăng số quả trên đơn vị diện tích và sẽ tăng năng suất, đồng thời trồng dày lạc phủ luống nhanh, hạn chế được cỏ dại, giảm số lần làm cỏ xới xáo và hạn chế lạc bị đổ ngang gây hiện tượng ra hoa, hình thành quả không tập trung, tỷ lệ lép cao, làm giảm năng suất lạc.

2. Sử dụng giống tốt để gieo:

Gống tốt có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lạc, giống có tỷ lệ nãy mầm cao, cho năng suất, chất lượng tốt, kháng được sâu bệnh và bệnh héo rũ ( chết ẻo )

Hiện nay ở tỉnh ta chủ yếu sử dụng các loại giống chất lượng như L14, L18 và MD7.

Nên sử dụng giống lạc liền vụ để gieo trồng, không nên sử dụng giống lạc để cách vụ, tỷ lệ nãy mầm thấp, làm giảm mật độ khi gieo sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

- Đầu tư phân bón của nông dân hiện nay chưa đủ và chăm bón không đúng quy trình kỹ thuật. Nông dân cho rằng, lạc là cây họ đậu nên không đầu

tư phân đạm ( trồng chay ),không đầu tư đủ lượng lân, kali và vôi.

- Các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng giống năng suất cao, kháng bệnh, trồng lạc che phủ nylon, sử dụng chất kích thích sinh trưởng...áp dụng chưa triệt để.

1. Mật độ gieo:

- Đảm bảo đạt 35-40 vạn cây/ha tương đương 35-40 cây/m2 , như vậy lượng giống cần thiết phải 240-260kg/ha ( 12-13kg/sào) và khoảng cách gieo hàng cách hàng 25-27cm, hốc cách hốc 18-20cm ( gieo 2 hạt/hốc ) hoặc cây cách cây 9-10cm ( gieo 1 hạt/hốc )

NĂNG SUẤT LẠC

NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT LẠC

NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC

Page 2: Tỉnh ta có khoảng 5.000ha đất trồng lạc, phân bố hầu hết các địa

SỞ NN VÀ PTNT QUẢNG BÌNH - DỰ ÁN SMNR CV

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

Tăng năng suất lạc

Tháng 9-2008

3. Thời vụ gieo:

- Vụ Đông xuân: Kết thúc gieo trồng trước 30/1.

- Vụ Xuân hè: Kết thúc gieo trồng trước 28/2.

- Vụ Hè thu: Kết thúc gieo trồng cuối tháng 6 đầu tháng 7.

- Vụ Thu đông: Trồng từ 15/8 đến 15/9

4. Sử dụng phân cân đối và hợp lý: Lạc có thời gian sinh trưởng ngắn vì vậy cần cung cấp phân bón đầy đủ, kịp thời mới cho năng suất cao. Lượng phân bón cho lạc tùy theo đất tốt hay xấu mà lượng bón khác nhau. Lượng phân bón cho 1ha như sau: phân chuồng 8.000-10.000kg, đạm Ure 80-100kg, lân Super 400-500kg, Kali clorrua 80-100kg và vôi bột 300-400kg. Nếu thay phân đạm, lân, kali bằng phân NPK (5-10-3) thì bón`300kg/ha hoặc NPK (16-16-8) thì bón 100kg/ha. Bón lọt toàn bộ phân chuồng, phân lân, 40-50kg đạm và 40-50kg kali, hoặc toàn bộ phân NPK loại (5-10-3).

Vôi bột được rắc đều trên mặt ruộng trước khi rạch hàng. Lượng bón bằng một nữa số vôi cả vụ. Bón thúc được chia làm 2 lần. Bón lần 1: Khi lạc 3-4 lá thật, kết hợp xới xáo, làm cỏ phá váng và bón toàn bộ số đạm và kali còn lại. Bón lần 2: Khi lứa hoa đầu tàn, bón toàn

bộ số phân còn lại kết hợp vun nhẹ đất vào gốc. Nếu trồng lạc che phủ nylon thì toàn bộ phân bón lót một lần trước khi giao. Đối với lạc trồng dày không nhất thiết phải vun cao gốc chỉ cần làm cho

đất xung quanh gốc tơi xốp tạo điều kiện cho tia lạc đâm vào đất dễ dàng. 5. Sử dụng Tiltsuper: Phun 2 lần vào thời kỳ lạc bắt đầu ra hoa và khi đâm tia nhằm kích thích sinh trưởng, trừ bệnh hại lá, tăng khả năng hình thành và phát triển quả tạo. Lượng sử dụng 20 hộp/ha (1 hộp/sào ) cho mỗi lần phun.