tiẾp cẬn bỆnh nhÂn rỤng tÓc

22
TIP CN BNH NHÂN RNG TÓC Rng tóc là bệnh lý thường gp trong thc hành lâm sàng ca các Bác sDa liu. Có nhiu nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau và được phân loi thành các nhóm riêng. Tiếp cn rng tóc theo phân loi giúp các bác slâm sàng không bsót các nguyên nhân gây rụng tóc để chẩn đoán và điều trđúng. 1. CU TRÚC GII PHU VÀ SINH LÝ LÔNG TÓC 1.1. Cu trúc tóc - Tóc được cu to bi 2 phn: nang tóc và thân tóc - Người bình thường có khong 100.000 150.000 nang tóc, slượng không thay đổi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát trin. Thân tóc (hay còn gi là phn chết ca tóc) là phn nm tóc mc ra ngoài nhìn thấy được; thành phn chyếu là keratin chiếm 70%, ngoài ra có nước, cht béo. - Tóc được phân thành 3 loi + Tóc trưởng thành (terminal): kích thước lớn hơn 0.06 mm đường kính và dài hơn vào tận sâu lp mdưới da + Tóc tơ (vellus): bé hơn 0.03mm đường kính, ngắn hơn chvào ti trung bì. + Dng trung gian Tltóc trưởng thành/ tóc tơ khoảng 7/1. 1.2. Chu ksinh trưởng ca tóc - Vòng đời ca tóc tuân theo mt chu trình gồm 3 giai đoạn + Anagen (giai đoạn tăng trưởng) chiếm 85% stóc, giai đoạn này kéo dài khong 2-3 năm đối vi nam gii, 6-8 năm với ngii. + Catagen (giai đoạn chuyển đổi) chiếm 1% stóc, giai đoạn này kéo dài t2- 3 tun + Telogen (giai đoạn thoái hóa) chiếm 14% stóc, giai đoạn này kéo dài 2-3 tháng. Sau thi gian này tóc srng. Mi ngày một người bình thường rng khong t50 ti 100 si tóc. Sau khi tóc rng, tóc mi smc ra tchân tóc và chu ktăng trưởng sbắt đầu trli.

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Rụng tóc là bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng của các Bác sỹ Da

liễu. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau và được phân loại thành các

nhóm riêng. Tiếp cận rụng tóc theo phân loại giúp các bác sỹ lâm sàng không bỏ

sót các nguyên nhân gây rụng tóc để chẩn đoán và điều trị đúng.

1. CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LÔNG TÓC

1.1. Cấu trúc tóc

- Tóc được cấu tạo bởi 2 phần: nang tóc và thân tóc

- Người bình thường có khoảng 100.000 – 150.000 nang tóc, số lượng không

thay đổi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Thân tóc (hay còn gọi là

phần chết của tóc) là phần nằm tóc mọc ra ngoài nhìn thấy được; thành phần

chủ yếu là keratin chiếm 70%, ngoài ra có nước, chất béo.

- Tóc được phân thành 3 loại

+ Tóc trưởng thành (terminal): kích thước lớn hơn 0.06 mm đường kính và dài

hơn vào tận sâu lớp mỡ dưới da

+ Tóc tơ (vellus): bé hơn 0.03mm đường kính, ngắn hơn chỉ vào tới trung bì.

+ Dạng trung gian

Tỷ lệ tóc trưởng thành/ tóc tơ khoảng 7/1.

1.2. Chu kỳ sinh trưởng của tóc

- Vòng đời của tóc tuân theo một chu trình gồm 3 giai đoạn

+ Anagen (giai đoạn tăng trưởng) chiếm 85% số tóc, giai đoạn này kéo dài

khoảng 2-3 năm đối với nam giới, 6-8 năm với nữ giới.

+ Catagen (giai đoạn chuyển đổi) chiếm 1% số tóc, giai đoạn này kéo dài từ 2-

3 tuần

+ Telogen (giai đoạn thoái hóa) chiếm 14% số tóc, giai đoạn này kéo dài 2-3

tháng. Sau thời gian này tóc sẽ rụng. Mỗi ngày một người bình thường rụng

khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ chân tóc

và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại.

Page 2: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Cấu trúc tóc Chu kỳ sinh trưởng tóc

2. PHÂN LOẠI RỤNG TÓC

- Có 2 cách phân loại rụng tóc: rụng tóc sẹo hay không sẹo và rụng tóc lan tỏa

hay rụng tóc khu trú.

- Rụng tóc sẹo: phá hủy vĩnh viễn cấu trúc nang tóc dẫn đến mất khả năng mọc

lại của tóc, trong khi đó rụng tóc không sẹo nang tóc không bị phá hủy đến tận

cùng nên tóc có thể mọc lại được sau khi rụng.

- Rụng tóc sẹo hay không sẹo có thể lan tỏa hay khu trú

Sơ đồ phân loại rụng tóc

Page 3: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

2.1. Rụng tóc không sẹo

Sơ đồ phân loại rụng tóc không sẹo

2.1.1. Rụng tóc không sẹo khu trú

2.1.1.1. Rụng tóc hói (androgenetic alopecia)

- Bệnh thường gặp, phổ biến ở cả nam và nữ

- Cơ chế:

+ Dihyrotestosteron được hình thành từ testosterone dưới tác động của

enzym 5 alpha-reductase. Dihyrotestosteron liên kết với receptor androgen

tạo ra phức hợp hormon-receptor làm rút ngắn giai đoạn tăng trưởng của tóc

(anagen), các nang tóc trở nên nhỏ, ngắn, mỏng. Sự phân bố các receptor

androgen ở tế bào nang tóc khác nhau ở các vị trí khác nhau trên da đầu

điều đó giải thích tại sao rụng tóc hói hay gặp vùng đỉnh và khi cấy các

nang tóc ở vùng khác (như vùng gáy) vào thì tóc có thể phát triển như bình

thường.

+ Ngoài ra rụng tóc hói ở nữ còn do thiếu chất P (chất P có vai trò kéo dài giai

đoạn tăng trưởng, chậm giai đoạn chuyển đổi, kích thích phân chia tế bào

sừng)

Page 4: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Cơ chế bệnh sinh của rụng tóc hói - Lâm sàng

+ Nữ:

o Tóc thưa trên toàn bộ da đầu, chủ yếu vùng đỉnh, tóc phía trước ít rụng

hơn nên không thấy thay đổi đường chân tóc, thường không gây hói toàn

bộ

o Rụng tóc hình cây thông noel: trán và đỉnh

o Khám: so sánh vùng trán- đỉnh và vùng chẩm

o Cần phải tìm các dấu hiệu của cường androgen, nhất là khi xuất hiện cấp

tính

o Hỏi bệnh: rối loạn kinh nguyệt, TS vô sinh, sử dụng thuốc, các biểu hiện

khác của cường androgen như trứng cá, rậm lông, nam hóa.

Page 5: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

o Tuy nhiên, thường tự phát và có tính chất gia đình

+ Nam:

o Rụng tóc hình chữ M: trán thái dương → đỉnh → vành tóc 2 bên và vùng

chẩm của đầu. Vùng chẩm không bao giờ bị ảnh hưởng.

o Nam giới rụng tóc kiểu hói lan tỏa lại rậm lông ở các vị trí khác: cằm,

ngực, nách, mu

Phân loại theo Hamilton và Norwood

Rụng tóc hói ở nam giới

Page 6: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Cận lâm sàng:

+ Test kéo tóc: Thường âm tính, dương tính giai đoạn hoạt động

+ Dermoscopy: các sợi tóc đa dạng về kích thước, tóc tơ

+ Trichogram: tăng tỉ lệ telogen ( bình thường anagen là 80-90%, telogen là 10-

15%). Thời điểm: thường xuất hiện sau tuổi dậy thì nhưng rõ ràng nhất là

quanh và sau giai đoạn mãn kinh

+ MBH thường không cần thiết: nang lông bị nhỏ hóa, tăng tỉ lệ lông tơ, không

có hiện tượng viêm

+ Chỉ định xét nghiệm hoormon trong trường hợp xuất hiện cấp tính, nặng, kèm

theo dấu hiệu cường androgen.

+ Xét nghiệm: testosterone toàn phần, DHEAS, D4 androstenedione, prolactin

+ Nếu xét nghiệm hormon có tăng testosterone hoặc DHEAS

(dehydroepiandrosteron sulfat) → tìm kiếm nguyên nhân buồng trứng hoặc

tuyến thượng thận.

2.1.1.2. Tật nhổ tóc

- Rối loạn tâm lý thoáng qua, ít khi là rối loạn tâm thần thực sự.

- Vị trí: thường gặp ở vùng trán đỉnh, theo hình bản đồ hoặc bờ không đều, các

sợi tóc bị gẫy có độ dài khác nhau

- Lông mày, lông mi và các lông ở thân có thể bị ảnh hưởng

- Kèm theo: cắn móng tay, skin picking,…

- Test kéo tóc: âm tính

- Mô bệnh học: thoái hóa nang lông, xuất huyết quanh nang lông, lắng đọng

melanin quanh vỏ nang lông

- Dermoscopy: Sợi tóc dài ngắn khác nhau, dấu chấm than, chấm đen.

Page 7: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Rụng tóc vùng trán do tật nhổ tóc ở bệnh nhân nữ, 13 tuổi.

2.1.2. Rụng tóc không sẹo lan tỏa

2.1.2.1. Rụng tóc telogen (Telogen effluvium)

- Cơ chế: Tóc đang ở giai đoạn anagen => chuyển đột ngột sang telogen => gây

rụng 1 lượng lớn sợi tóc

- Nguyên nhân: xuất hiện sau ốm nặng, phẫu thuật, suy dinh dưỡng, thiếu sắt,

sau sinh, thuốc, bệnh lý tuyến giáp

- Rụng tóc sau sinh: 2-3 tháng sau sinh, hoặc sau khi giảm lượng sữa; thực tế do

kéo dài thời gian sợi tóc ở giai đoạn anagen trong quá trình mang thai => sau

sinh do giảm lượng hoormon gây chuyển đột ngột sợi tóc sang giai đoạn

telogen gây rụng đồng loạt.

- Tiến triển: Các sợi tóc telogen sẽ quay lại thời kì anagen trong 3-4 tháng, mật

độ sợi tóc sẽ trở lại sau 6-12 tháng nếu nguyên nhân được giải quyết

- Phân loại:

+ Cấp tính: thời gian cấp tính < 6 tháng

+ Mạn tính: Tình trạng kéo dài > 6 tháng từ khi có yếu tố khởi phát hoặc

ngừng yếu tố nguy cơ (thuốc)

- Lâm sàng: Rụng lan tỏa, nhưng thường không bao giờ rụng toàn bộ, có thể kèm

cả lông mu và lông nách

- CLS:

+ Dermoscopy: các sợi tóc đồng đều về kích thước.

+ Trichogram: tăng telogen (> 25%), giảm anagen.

+ Test kéo tóc dương tính: trên 6 sợi telogen trên /50-60 sợi

Page 8: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

+ Mô bệnh học: nang lông bình thường, không có viêm quanh nang lông,

giảm số lượng anagen, tăng số lượng sợi telogen

+ Xét nghiệm: công thức máu, sắt huyết thanh, ferritin, TSH, T3,T4

2.1.2.2. Rụng tóc anagen (Anagen effluvium)

- Cơ chế: ngừng đột ngột giai đoạn anagen dẫn đến rụng tóc lan tỏa mà không có

giai đoạn chuyển từ anagen sang telogen (7-14 ngày)

- Nguyên nhân: Do xạ trị và hóa trị, nhiễm độc thủy ngân, acid boric, thallidum,

colchicin, thiếu hụt protein nặng.

- Sợi tóc mỏng một cách đột ngột và đứt ở trên bề mặt của da.

- Mô bệnh học: nang tóc bình thường, sợi anagen xù xì

- Tiến triển: tóc mọc lại sau khoảng 4 tháng sau khi loại bỏ nguyên nhân. Tóc có

thể không hồi phục hoàn toàn sau đa hóa trị liệu.

2.1.2.3. Hội chứng mất anagen (Loose anagen syndrome)

- Nhổ tóc dễ dàng ở giai đoạn anagen

- Tóc mỏng, mọc chậm, nhổ dễ dàng mà không đau, mật độ tóc có thể bình

thường hoặc giảm, tóc thường có màu vàng nhạt

- Thường gặp ở trẻ em (2-5 tuổi) và thường là con gái

- Chẩn đoán: nhổ tóc thấy tóc ở giai đoạn anagen, hành tóc ở giai đoạn anagen

méo mó, biểu bì của tóc xù xì (ruffle cuticle) và không có lõi bên trong (inner

root sheath)

- Mô bệnh học: sự lão hóa sớm và bất thường của vỏ trong của tóc

- Cải thiện theo tuổi, có thể có tính chất gia đình hoặc không

2.1.2.4. Hypotrichosis simplex

- Rụng tóc trên toàn bộ da đầu tiến triển từ thời thơ ấu

- Di truyền trội nhiễm sắc thể thường

- Cơ chế chưa rõ ràng

Page 9: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

2.1.3. Rụng tóc không sẹo từng vùng

2.1.3.1. Rụng tóc từng vùng (alopecia areata)

- Cơ chế: Bệnh tự miễn, mạn tính, qua trung gian tế bào TCD-8 => ảnh hưởng

nang tóc + móng tay. Ngoài ra còn vai trò của HLA-R4, DR11, DQ7.

Cơ chế bệnh sinh của rụng tóc từng vùng

Page 10: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Lâm sàng

+ Rụng tóc từng vùng đột ngột, hình tròn hay oval => có thể tiến triển rụng

toàn bộ da đầu và lông vị trí khác

+ Phân loại (4 loại):

o Đám, mảng

o Rắn bò

o Toàn phần: toàn bộ da đầu

o Toàn bộ: tóc, lông toàn thân

+ Móng: rỗ móng, móng ráp, đường lõm ngang + dọc

Rụng tóc từng vùng Rỗ móng, móng ráp trong rụng tóc

từng vùng - Tiến triển: thành từng đợt, tái phát, phần lớn tóc có thể mọc lại tự nhiên, tuy

nhiên có trường hợp tiến tới rụng tóc toàn bộ da đầu, và rụng lông tóc toàn bộ

cơ thể.

- Mô bệnh học: nang tóc giảm kích thước, thâm nhập viêm của tế bào lympho T

và đại thực bào quanh hành nang tóc

- Trichogram: tăng các sợi tóc anagen loạn dưỡng, tăng tỉ lệ tóc telogen tới 40%

hoặc hơn (bình thường < 20%), các chân tóc hình dùi cui, dấu chấm than.

- Dermoscopy: chân tóc có dấu chấm than, chấm vàng, chấm đen, tóc tơ.

2.1.3.2. Nấm da đầu

- Đám tóc rụng, bong vảy, những sợi tóc gãy bề mặt da đầu (tóc xén)

- Dermoscopy: chấm đen, tóc hình dấu phẩy, cuộn xoắn.

Page 11: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Nấm da đầu gây rụng tóc từng vùng

Trên dermoscopy: chấm đen, tóc hình dấu phẩy, cuộn xoắn.

2.1.3.3. Rụng tóc do kéo tóc (traction alopecia)

- Tóc bị kéo lâu ngày do buộc chặt, cuộn tóc, ép tóc,...

- “Fringe tight” đặc trưng bởi rụng tóc vùng rìa. Các sợi tóc ở vùng này không bị

rụng nhưng rất mỏng.

- Vị trí: đường chân tóc ở vùng trán và thái dương, quanh tai, da đầu bình

thường, thường có các sợi lông tơ.

- Lâu ngày có thể dẫn đến rụng tóc sẹo

- Test kéo tóc và trichogramme bình thường

- Dermoscopy: hình ảnh tóc tơ là chủ yếu

Page 12: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Rụng tóc khu trú vùng thái dương do cột tóc thường xuyên

2.1.3.4. Rụng tóc giang mai

- Cơ chế: Tăng catagen, telogen

- Rụng tóc kiểu mối gặm: mảng tóc rụng không đều, phân bố loang lổ

- Rụng tóc là triệu chứng phổ biến của giang mai 2 và 3

- Có thể rụng lông mày, râu, vùng nang lông khác

- Mô bệnh học: xâm nhập viêm nhiều tương bào quanh nang lông

Rụng tóc kiểu mối gặm trong giang mai

2.1.3.5. Rụng tóc hình tam giác

- Bẩm sinh, tồn tại suốt đời

- Gặp ở vùng trán thái dương, thường 1 bên, hình tam giác hoặc oval

- Dermoscope: tóc tơ, đồng đều,

Page 13: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Mô bệnh học: sợi tóc tơ

- Điều trị bằng cấy tóc

Rụng tóc hình tam giác, trên dermoscopy thấy chủ yếu là tóc tơ,

các sợi tóc đồng đều, mỏng

2.1.4. Rụng tóc do các bệnh lý toàn thân

- Vảy nến

- Viêm da cơ địa

- Viêm da dầu

- Viêm da tiếp xúc

- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): tóc khô, cứng; bệnh nhân SLE cũng có thể rụng

tóc telogen effluvium do hậu quả của đợt vượng bệnh hoặc do thuốc

Đều có thể dẫn đến rụng tóc khu trú hoặc lan tỏa.

2.1.5. Rụng tóc do lão hóa

Page 14: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Trên 50 tuổi, có thể kèm theo rụng tóc androgen

- Tiến triển từ từ, không có hiện tượng nhỏ hóa sợi tóc

- Vị trí: hay gặp ở vùng đỉnh

- Test kéo tóc và trichograme bình thường

- Mô bệnh học: giảm số lượng nang tóc, tỉ lệ sợi terminal/ velus bình thường, số

lượng telogen bình thường, không có hiện tượng viêm quanh nang tóc.

2.2. Rụng tóc sẹo

- Các tổn thương gây phá hủy nang tóc

- Nguyên phát: Gồm một nhóm các bệnh lý tự phát, đặc trưng bởi tiến trình viêm

trung tâm nang tóc (folliculocentric)

- Thứ phát: Các trường hợp rụng tóc sẹo thứ phát có thể gây ra bởi hầu hết các

phản ứng viêm của da đầu hoặc bởi chấn thương vật lý – làm tổn thương da và

phần phụ của da

- Phân loại

+ Xâm nhập lympho

o Lupus ban đỏ dạng đĩa

o Lichen phẳng ở nang lông

LPP cổ điển

Rụng tóc xơ hóa vùng trán

Hội chứng Graham-Little

o Chứng giả rụng tóc cổ điển của Brocq (PPB)

o Rụng tóc sẹo từ trung tâm ra ngoại vi

o Rụng tóc do lắng đọng mucin

+ Xâm nhập bạch cầu đa nhân

o Bệnh lý dày sừng dạng gai nhú nang lông decalvans

o Viêm nang lông decalvans

o Dissecting cellulitis

+ Hỗn hợp:

Page 15: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

o Viêm nang tóc sẹo lồi

o Viêm nang tóc hoại tử

o Bệnh da loét mủ

+ Khác: nấm (kerion de celse)

2.2.1. Rụng tóc sẹo do lupus ban đỏ dạng đĩa

- Cùng với lichen phẳng, rụng tóc do lupus đĩa là nguyên nhân phổ biến nhất

- Nữ > nam

- Tuổi khởi phát: thường ở người lớn, 20-40 tuổi

- Biểu hiện: một hay nhiều mảng viêm đỏ da, sẹo teo da và rụng tóc

- Ngoài ra có thể có dày sừng nang lông, tăng giảm sắc tố, giãn mạch. Tăng sắc

tố thường thấy ở trung tâm tổn thương

- Tổn thương đang hoạt động có thể tăng nhạy cảm, ngứa.

- Bệnh nhân có thể có tăng nhạy cảm ánh sáng.

- Mô bệnh học:

+ Teo thượng bì, nút sừng nang lông, xâm nhập lympho quanh nang lông

+ IgG, C3, IgM tại màng đáy

Rụng tóc sẹo trong lupus đĩa Dermoscopy: Những vùng mất cấu

trúc màu trắng (mũi tên đỏ), vùng mất cấu trúc màu nâu (hình 6 cạnh màu đen); cấu trúc hình hoa hồng (hình ô vuông đen); vòng sáng halo quanh nang lông (vòng tròn xanh); nút sừng nang lông (mũi tên vàng); mạch máu dạng dải (mũi tên trắng)

Page 16: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

2.2.2. Lichen phẳng nang lông

- Gồm:

+ LPP cổ điển

+ Rụng tóc xơ hóa vùng trán

+ Hội chứng Graham – Little

- Rụng tóc xơ hóa vùng trán: gặp chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh

- Hội chứng Graham–Little–Piccardi–Lassueur rất hiếm, gặp chủ yếu ở nữ

trưởng thành

- Phản ứng do thuốc dạng lichen có thể biểu hiện như lichen phẳng ở nang lông,

nguyên nhân thường gặp là kim loại vàng, thuốc chống sốt rét, captopril

- Phản ứng lichen ánh sáng do thuốc chỉ giới hạn ở vùng da hở, nguyên nhân

thường là quinin, lợi tiểu thiazid

- Lâm sàng

+ Khởi phát: quanh tuổi 50s

+ Nữ > nam

+ Dày sừng nang tóc

+ Đỏ da quanh nang tóc

+ Bỏng rát, ngứa và tăng nhạy cảm vùng da đầu.

Rụng tóc sẹo trong lichen phẳng nang lông

2.2.3. Giả rụng tóc cổ điển của Brocq

Page 17: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Nguyên nhân thường gặp thứ 2

- Thường gặp ở nữ 30-50 tuổi

- Thường gặp tổn thương vùng đỉnh chẩm.

- Tổn thương là các mảng rụng tóc màu da (flesh-toned) với đường viền ko theo

quy luật, được miêu tả “dấu chân trên tuyết”

- Tổn thương cũng có thể biểu hiện tính chất lan ly tâm, không viêm (có thể coi

như một thể của bệnh rụng tóc sẹo vùng đỉnh ly tâm ở người Caucasian).

- Dày sừng nang lông và đỏ da quanh nang lông hay đỏ da lan tỏa hầu hết không

có. Có thể có chồng lấp với LPP

Giả rụng tóc cổ điển của Brocq

2.3. Rối loạn cấu trúc tóc di truyền + mắc phải

- Mắc phải: do quá trình chăm sóc tóc (nhiệt + hóa chất)

- Di truyền:

+ Bệnh Menkes: di truyền NST X, tóc mỏng thời thơ ấu

+ Monilethrix

+ Trichothiodystrophy

3. THĂM KHÁM BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

3.1. Hỏi bệnh

- Thời gian bị bệnh, tiến triển => cấp tính hay mạn tính; bẩm sinh hay mắc phải

- Yếu tố nguy cơ: dùng thuốc (vitamin A acid, hóa chất…), thai nghén, ốm, bệnh

lý hệ thống (lupus, lichen phẳng…), dấu hiệu cường androgen(kinh nguyệt), …

- Tiền sử gia đình

- Mức độ rụng tóc

- Phân biệt tóc rụng và tóc gãy (dựa vào chân tóc)

Page 18: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Triệu chứng cơ năng: ngứa (viêm da dầu)

3.2. Thăm khám:

- Toàn thân:

+ Dấu hiệu cường Androgen : Nữ (bất thường kinh nguyệt (< 21 ngày hoặc

> 35 ngày hoặc chậm kinh > 3 tháng trong 2 năm gần đây); BMI > 25;

dấu hiệu nam tính (rậm lông, giọng nói…)

+ Bệnh lý hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống

- Tại chỗ:

+ Kiểu rụng tóc: sẹo hay không sẹo, khu trú hay lan tỏa

+ Tính chất sợi tóc: kích thước, chiều dài, màu sắc, hình dạng; phân biệt

tóc trưởng thành và tóc tơ (rụng tóc androgen); tóc gãy (rối loạn cấu trúc

tóc)

+ Thăm khám các vị trí khác (móng, da…) phát hiện các bệnh lý kèm theo

(rụng tóc mảng, lichen phẳng…)

+ Dấu hiệu kéo tóc: => đánh giá rụng tóc đang hoạt động (kéo 50-60 sợi,

kết quả (+) khi >= 6 sợi tóc rụng gặp trong rụng tóc anagen hay telogen)

3.3. Xét nghiệm:

- Đánh giá SLE, sắt, hoormon (tuyến giáp)….

- Giang mai

- Sinh thiết: rụng tóc sẹo (sinh thiết vùng rìa xung quanh vùng rụng tóc), không

đánh giá được trục tóc

- Trichogram: (sử dụng trong nghiên cứu) đánh giá giai đoạn tóc (telogen hay

anagen): 25-50 sợi tóc được kẹp sát và nhổ ra khỏi ra đầu => đánh giá

- Phototrichogram: ít xâm lấn hơn

- Trichoscopy (dermoscopy)

o Nang lông

o Phần da quanh nang lông

o Trục sợi tóc

o Mạch máu

3.4. Dermoscopy

- Nang lông

+ Vắng mặt lổ mở nang lông => rụng tóc sẹo

+ Chấm đen: tóc gãy (rụng tóc mảng, nấm, tật nhổ tóc)

+ Chấm vàng: giãn phần mở nang lông do tích tụ chất sừng hoặc bã nhờn

(rụng tóc mảng, rụng tóc androgen, …)

+ Chấm đỏ: lupus ban đỏ dạng đĩa

Page 19: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

+ Chẩm trắng xơ hóa (rụng tóc sẹo nguyên phát)

+ Chấm màu nâu: lupus đĩa

+ 5 sợi tóc từ 1 nang lông: trứng cá sẹo lồi, folliculitis decalvans

Chấm đen, tóc tơ Chấm vàng

Chấm đỏ Mất cấu trúc nang tóc

Nhiều sợi tóc/ 1 đơn vị nang lông

Page 20: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

Chấm than trong rụng tóc mảng

- Da quanh nang lông

+ Mảng trắng xơ hóa, vòng sáng halo quanh nang lông: rụng tóc sẹo

- Mạch máu:

+ Cành cây, dấu phẩy (viêm da dầu), hình cầu (vảy nến)….

- Trục sợi tóc:

+ Tóc gãy: rụng tóc mảng, nấm, tật nhổ tóc

+ Tóc gãy, xoắn lại, kích thước không đều nhau: tật nhổ tóc

+ Dấu chấm than: rụng tóc mảng, rụng tóc do hóa trị, tật nhổ tóc

+ Tóc hình dấu phẩy, xoắn cuộn: nấm

+ Đường kính sợi tóc………..

Tóc hình xoắn cuộn, tóc gãy trong

nấm da đầu Tóc gãy

3.5. Một số thông số tóc bình thường

- Tỷ lệ tóc trưởng thành/ tóc tơ: 7/1

- Tóc dày: đường kính sợi tóc (0.06 – 0.14mm)

- Đơn vị nang tóc: 1.5-3 sợi/nang, 60-100 nang/cm2

Page 21: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC

- Tỷ lệ anagen/telogen = 9/1

3.6. Sơ đồ tiếp cận bệnh nhân rụng tóc

Nguồn Alopecia in Women. (2003). Am Fam Physician, 67(5), 1007-1014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Evaluation and diagnosis of hair loss, up to date

2. Overview of dermoscopy of the hair and scalp, up to date

3. Alopecia in Women. (2003). Am Fam Physician, 67(5), 1007-1014.

4. Lowell A.G, Stephen I.K, Barbara.A, Fitzpatrick’s Dermatology in General

Medicine, eighth edition.

Tin bài: BSNT. Lê Thị Xuân

Page 22: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN RỤNG TÓC