tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (imas) - giáo dục ... · chuẩn imas. các...

44
Tiêu chun hành động bom mìn quc tế (IMAS) Giáo dc Nguy cơ Bom mìn Hướng dn thc hành tt nht s4 TUYÊN TRUYN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG Tiêu chun hành động bom mìn quc tế IMAS Liên Hip Quc

Upload: others

Post on 07-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất số 4

TUYÊN TRUYỀN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế

IMAS

Liên Hiệp Quốc

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất số 4

1

TUYÊN TRUYỀN

THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG Geneva, tháng 11/ 2005

Lời cảm ơn

Hướng dẫn thực hành hiệu quả GDNCBM được xây dựng bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), thay mặt cho Liên Hiệp Quốc thực hiện, với sự hợp tác của Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD).

UNICEF trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủng hộ tài chính cho việc soạn thảo các hướng dẫn này.

Đây là tài liệu phục vụ cho hoạt động, được chuẩn bị để hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức, thúc đẩy các thói quen tốt nhất và khuyến khích đối thoại thảo luận. Phần chữ trong tài liệu chưa được hiệu đính theo tiêu chuẩn xuất bản chính thức của UNICEF và UNICEF không chịu trách nhiệm đối với các sai sót này. Quan điểm thể hiện trong hướng dẫn là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của UNICEF hay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sự thiết kế trong các ấn bản này không ám chỉ bất kỳ một quan điểm nào về tình trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực nào cũng như về chính quyền nơi đó hoặc sự phân định ranh giới ở nơi đó.

ISBN-13: 978-92-806-3967-4 ISBN-10: 92-806-3967-6 Copyright © 2005 UNICEF. Bản quyền của UNICEF. .

Nội dung Lời nói đầu 5 Giới thiệu 7

Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn .............................................................. 7 Giới thiệu về Hướng dẫn 4 ……...................................................................... 8 Trình bày của hướng dẫn ……......................................................................... 9

1. Truyền thông là gì? 11 1.1 Chúng ta truyền thông như thế nào? ............................................... 11

2. Vai trò của tuyên truyền thông tin đại chúng trong chiến lược truyền thông 13 2.1 GDNCBM nên hướng đến ai?............................................................. 13 2.2 Quá trình tiếp nhận hành vi mới ……….......................................... 13 2.3 Giới thiệu về chiến lược truyền thông ……....................................... 14

3. Làm thế nào để phát triển chiến lược truyền thông GDNCBM 17 3.1 Xây dựng những thứ cần thiết ............................................................. 17 3.2 Xác định nhóm đối tượng cơ bản ….................................................... 18 3.3 Thu thập thông tin bạn cần ………..................................................... 18 3.4 Làm thế nào để thu thập thông tin bạn cần …................................. 20 3.5 Phân tích thông tin ……….................................................................. 22

4. Thiết kế thông điệp GDNCBM 25 4.1 Các nguyên tắc cơ bản........................................................................ 25 4.2 Tạo thông điệp......................................………................................... 26 4.3 Thử nghiệm trước thông điệp và tài liệu…....................................... 26

3

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

5. Chọn lựa kênh truyền thông phù hợp 29 5.1 Thuận lợi và khó khăn của phương tiện thông tin đại chúng ….... 30 5.2 Tiếp cận truyền thông đại chúng........................................................ 32

6. Trách nhiệm đối với tuyên truyền thông tin đại chúng 37 Phụ lục. Các thông điệp trọng tâm đối với tuyên truyền thông tin đại chúng 39

Các thông điệp trọng tâm ............................................................................ 39 4

Lời nói đầu

Trong một vài năm qua, cộng đồng hành động bom mìn đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương trình Giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM). Một yếu tố trung tâm trong tiến trình đó là việc xây dựng các các tiêu chuẩn quốc tế cho GDNCBM do UNICEF thực hiện, trong khuôn khổ Các tiêu chuẩn quốc tế về hành động bom mìn (IMAS), do Cơ quan Hành động Bom mìn LHQ (UNMAS) duy trì. Vào tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thiện bảy tiêu chuẩn GDNCBM, đã được chính thức áp dụng tiêu chuẩn vào tháng 6 năm 2004.

5

Nội dung GDNCBM trong IMAS đạt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Tiêu chuẩn IMAS mang tính quy tắc dành cho các những nhà tư vấn, các trung tâm hành động bom mìn, cơ quan quốc gia và các nhà tài trợ về cái gì là cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDNCBM có hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không hướng dẫn các bên tham gia về việc họ làm thế nào để áp dụng vào các chương trình và dự án để tuân thủ chăt chẽ hơn các tiêu chuẩn này .

Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, UNICEF tiến hành hợp tác với Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD) để xây dựng loạt tài liệu Hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm cung cấp thêm tư vấn đối với việc làm thế nào để thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM. Một loạt bao gồm 12 hướng dẫn đã được xây dựng, sử dụng kỹ năng chuyên môn từ nhiều cá nhân, quốc gia và các bối cảnh khác nhau. Hướng dẫn đáp ứng một loạt các lĩnh vực mà tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đã đề cập, bao gồm:

♦ Làm thế nào để hỗ trợ việc điều phối GDNCBM và tuyên truyền thông tin đại chúng;

♦ Làm thế nào để thực hiện các dự án nhận thức nguy cơ và tập huấn; ♦ Làm thế nào để tiến hành hoạt động liên lạc cộng đồng hành động bom

mìn, và; ♦ Các yếu tố gì nên được quan tâm thực hiện trong các dự án GDNCBM có

hoàn cảnh khẩn cấp. Mục đích chính của những Hướng dẫn này là cung cấp những tư vấn, phương tiện và hướng dẫn để đảm bảo các chương trình GDNCBM tuân thủ theo các tiêu

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng chuẩn IMAS. Các hướng dẫn này cũng nhằm cung cấp khuôn khổ cho một hướng tiếp cận có thể dự kiến được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo dục nguy cơ, và được sử dụng bởi bất kỳ ai liên quan đến lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các chương trình và dự án GDNCBM, như các ban ngành chính phủ, các trung tâm hành động bom mìn, các cơ quan và tổ chức LHQ, và các tổ chức địa phương và quốc tế. Các nhà tài trợ cũng có thể thấy các tiêu chuẩn này là hữu ích trong việc đánh giá các đề xuất dự án GDNCBM.

Nhưng trong khi các hướng dẫn tìm kiếm khả năng cung cấp tư vấn thực tiễn cho việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình và dự án, về bản chất, chúng vẫn mang tính bao quát và sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh mới trong bối cảnh văn hoá và chính trị cụ thể. UNICEF và GICHD hy vọng các hướng dẫn sẽ cung cấp một công cụ hữu ích trong việc làm cho GDNCBM hiệu quả và đầy đủ hơn.

Bên cạnh việc cung cấp các ấn bản in, các Hướng dẫn này có thể được tải miễn phí trên mạng Internet tại địa chỉ www.mineactionstandards.org cũng như tại trang web của GICHD là www.gichd.ch và của UNICEF là www.unicef.org.

6

Giới thiệu

Giới thiệu về loạt tài liệu hướng dẫn 7

Theo tiêu chuẩn IMAS, thuật ngữ “giáo dục nguy cơ bom mìn” nói về “các hoạt động nhằm tìm cách giảm đi các nguy cơ thương tích từ mìn và vật liệu nổ do chiến tranh để lại bằng cách nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền đại chúng, giáo dục và tập huấn, và liên lạc cộng đồng hành động bom mìn.”1 GDNCBM là một trong năm thành tố của hành động bom mìn. Các thành tố khác bao gồm: rà phá bom mìn (ví dụ: mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh, khảo sát, lập bản đồ, đánh dấu và rà phá); hỗ trợ nạn nhân, bao gồm phục hồi chức năng và tái hoà nhập; vận động chính sách nhằm chống lại việc sử dụng mìn sát thương cá nhân; và phá huỷ vũ khí dự trữ.2

Hai phiên bản đầu tiên của IMAS vào năm 1997 và 2000 không bao gồm các hướng dẫn và tiêu chuẩn GDNCBM cụ thể. Năm 2000, Cơ quan hành động bom mìn LHQ (UNMAS), đơn vị đầu mối của các hoạt động liên quan đến bom mìn trong hệ thống LHQ, yêu cầu UNICEF phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đối với GDNCBM. UNMAS là văn phòng trong Ban thư ký của LHQ chịu trách nhiệm cho việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế. UNICEF là đơn vị chính trong LHQ đảm nhận công tác GDNCBM.

Tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thành một loạt bảy tiêu chuẩn GDNCBM, sau đó đã được chính thức đưa vào IMAS vào tháng 6 năm 2004. Bảy tiêu chuẩn này bao gồm:

♦ IMAS 07.11: Hướng dẫn quản lý hoạt động GDNCBM; ♦ IMAS 07.31: Công nhận pháp lý đối với các tổ chức và hoạt động

GDNCBM; ♦ IMAS 07.41: Giám sát chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 08.50: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu cho GDNCBM; ♦ IMAS 12.10: Lập kế hoạch chương trình và dự án GDNCBM; ♦ IMAS 12.20: Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

♦ IMAS 14.20: Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, năm

2004 UNICEF hợp đồng với GICHD phát triển một loạt các hướng dẫn thực hiện tốt nhất cho chương trình và dự án GDNCBM.3

Mười hai Hướng dẫn thực hành tốt nhất sau đây đã được xây dựng: ♦ 1: Giới thiệu về GDNCBM; ♦ 2: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu; ♦ 3: Lập kế hoạch; ♦ 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng; ♦ 5: Giáo dục và tập huấn; ♦ 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn; ♦ 7: Giám sát; ♦ 8: Đánh giá; ♦ 9: GDNCBM khẩn cấp; ♦ 10: Điều phối; ♦ 11: Tiêu chuẩn IMAS lựa chọn về GDNCBM; và ♦ 12: Danh mục các thuật ngữ và nguồn gốc.

8

Hướng dẫn thực hiện tốt nhất tìm kiếm khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể của GDNCBM như một phần gắn liền của hành động bom mìn. Mỗi hướng dẫn nhằm phục vụ cho một tài liệu độc lập, mặc dù một số có bao gồm những tham khảo chéo với các hướng dẫn khác hoặc các nguồn tài liệu khác.

Giới thiệu về Hướng dẫn 4 Hướng dẫn này, số 4 trong loạt tài liệu, cung cấp hướng dẫn về việc làm thế nào để tiến hành tuyên truyền thông tin đại chúng trong các chương trình và dự án GDNCBM trong bối cảnh chiến lược truyền thông rộng lớn. Tuyên truyền thông tin đại chúng như một phần của GDNCBM nói đến sự cung cấp các thông tin cho các nhóm cá nhân và có thể bị đe doạ nhằm giảm đi nguy cơ bị tai nạn bom mìn. Nó tìm cách nâng cao nhận thức của họ về hiểm hoạ và thúc đẩy các hành vi an toàn. Nó đơn thuần là dạng truyền thông một chiều được chuyển tải thông qua phương tiện truyền thông đại chúng mà có thể cung cấp thông tin và tư vấn liên quan một cách kịp thời và tiết kiệm. Các dự án tuyên truyền thông tin đại chúng có thể là các dự án GDNCBM “đứng một mình” được thực hiện độc lập, và thường đi trước các hoạt động bom mìn khác. Trong trường hợp khẩn cấp,4 do áp lực thơi gian và thiếu các dữ liệu chính xác, tuyên truyền thông tin đại chúng thường là phương thức hữu hiệu nhất của truyền thông an toàn để làm giảm đi nguy cơ. Tương tự, nó có thể hình thành một phần của một chiến lược giảm nguy cơ một cách tổng hợp hơn trong một chương trình hành động bom mìn, hỗ trợ GDNCBM dựa vào cộng đồng, rà phá bom mìn hay vận động chính sách. Trong nhiều dự án và chương trình GDNCBM, đã có sự ỷ lại rất lớn vào các tranh ảnh và tờ rơi. Những phương tiện truyền thông này thường không có tuổi thọ lâu dài, và thường là dựa vào chữ viết (và vì thế thường không phù hợp tại những nơi có người mù chữ và nơi có nhiều thổ ngữ khác nhau) và có thể khó hiểu trong các bối cảnh văn hoá khác nhau.

Giới thiệu Nhiều chương trình phát thanh đã được sử dụng để “tiếp cận” các khu vực mà sóng phát thanh rất yếu. Các tài liệu in ấn được phân phối cho người có kỹ năng đọc yếu hoặc là không biết đọc, hoặc ngôn ngữ khác hoặc sử dụng thổ ngữ. Và nhiều băng hình và chương trình truyền hình chỉ có thể tiếp cận được với dân số tại các trung tâm đo thị - nơi không bị ảnh hưởng bởi bom mìn. Hướng dẫn này vì vậy, dựa trên nguyên tắc truyền thông sáng tạo sẽ hỗ trợ không chỉ tính hiệu quả của của GDNCBM mà còn của cả hành động bom mìn nói chung.

Trình bày của hướng dẫn

Phần 1 của hướng dẫn thảo luận truyền thông là gì, và xem lại phương thức chúng ta truyền thông. Phần 2 thảo luận vai trò của tuyên truyền thông tin đại chúng trong chiến lược truyền thông trong GDNCBM, và trong hành động bom mìn nói chung. Phần 3 mô tả quá trình phát triển chiến lược truyền thông cho một dự án hay chương trình kế hoạch GDNCBM. Phần 4 xem lại thiết kế thông điệp GDNCBM. Phần 5 nghiên cứu sự pha trộn giữa các kênh truyền thông giúp bạn đưa thông điệp của mình ra ngoài.

9

Phần 6 xem lại một cách ngắn gọn trách nhiệm chương trình của truyền thông. Danh mục các từ viết tắt, định nghĩa của tiêu chuẩn IMAS về các thuật ngữ cơ bản và các trích dẫn nguồn cho tất cả các quyển Hướng dẫn thực hành tốt nhất trong loạt tài liệu này được trình bày trong Hướng dẫn số 12.

Ghi chú 1 IMAS 04.10, Phiên bản thứ hai, 1/1/2003 (như đã sửa đổi ngày 1/12/2004), 3.157. 2 Như trên., 3.147. 3 Theo như mục đích của IMAS và của Hướng dẫn này, một dự án được xác định như một hoạt động, hoặc một loạt các hoặt động kết nối với nhau, với một mục tiêu chung. Một dự án sẽ thường có một thời hạn cụ thể và một kế hoạch hành động. Một chương trình GDNCBM được xác định như một loạt các dự án liên quan đến GDNCBM tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ. 4 Xem Hướng dẫn số 9 để có thêm thông tin chung về cách tiến hành GDNCBM trong hoàn cảnh khẩn cấp.

10

1. Truyền thông là gì? Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin và ý nghĩa. Nó có thể được sử dụng để thông tin cho người dân về sự nguy hiểm của bom mìn, để chỉ ra các hành vi an toàn và để giáo dục các các kỹ năng an toàn phòng tránh bom mìn

111. Nó có

thể được sử dụng để khuyến khích hành vi an toàn và để tạo ra sự hỗ trợ hành vi an toàn giữa các cộng đồng và đại diện địa phương. Nó cũng có thể được sử dụng để tạo ra môi trường xã hội và pháp lý hỗ trợ GDNCBM.

1.1 Chúng ta truyền thông như thế nào? Có nhiều cách để truyền thông, và các chương trình GDNCBM hiệu quả cần sử dụng nhiều quy trình, phương tiện và kỹ thuật truyền thông khác nhau. Phương pháp sử dụng các thông điệp, ý nghĩa chuyển tải có thể khác nhau theo văn hoá và bối cảnh. Các quy trình có thể bao gồm đọc và viết nhưng cũng có thể là thảo luận, câu hỏi và trả lời, nói chuyện trước màn hình truyền hình hay học trong lớp học. Các kỹ thuật bao gồm sử dụng âm thanh, vẻ mặt, và di chuyển. Phương tiện truyền thông là những kênh khác nhau mà chúng ta sử dụng để giao tiếp. Chúng có thể được phân ra thành bốn loại chính như nói dưới đây là truyền thông “giữa các cá nhân” hay “từ người này đến người khác”, truyền thông nhỏ, truyền thông truyền thống và truyền thông đại chúng. Tuyên truyền thông tin đại chúng, như được xác định trong tiêu chuẩn IMAS, bao hàm truyền thông đại chúng và truyền thông nhỏ. 1.1.1 Truyền thông từ người này đến người khác hay truyền thông giữa các cá nhân Bao gồm giao tiếp trực tiếp, đối diện, cho phép hỏi, trả lời và làm rõ nghĩa. Nó giúp đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau. Truyền thông giữa các cá nhân bao gồm đối thoại giữa bạn bè, gia đình, và thảo luận với các chuyên gia y tế, bác sỹ, đại diện tôn giáo và cộng đồng, thầy lang, các tổ chức thanh niên và phụ nữ, giáo viên, công đoàn, nhân viên phát triển, quan chức chính phủ, cha mẹ và con cái, bao gồm cả truyền thông đồng đẳng trẻ em.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

1.1.2 Truyền thông truyền thống Phương tiện truyền thống là các biểu biểu diễn nghệ thuật được sử dụng để minh hoạ và chuyển tải thông tin một cách hấp dẫn. Các buổi biểu diễn trực tiếp có thể cung cấp cơ hội đặc biệt cho sự giao tiếp giữa người biểu diễn và khán giả. Chúng bao gồm kịch, múa rối, kịch đường phố, kể chuyện, ca múa hát. Phương tiện truyền thống thường là những phương pháp truyền thông nghệ thuật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.3 Truyền thông nhỏ Phương tiện truyền thông nhỏ thường là các công cụ được sử dụng để hỗ trợ cho các phát kiến truyền thông lớn hơn, hay để minh hoạ truyền thông giữa các cá nhân. Chúng bao gồm tranh ảnh, băng nghe, tờ rơi, tờ gấp, băng hình, lịch gấp, huy hiệu và loa phóng thanh. 1.1.4 Truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin gián tiếp, một chiều và bao gồm hệ thống phát thanh truyền hình cộng đồng, quốc gia và quốc tế cũng như báo chí, truyện tranh, phim và những tình huống khác trong đó một số lượng lớn người được tiếp cận thông tin mà không cần phải có giao tiếp giữa các cá nhân.

12

Ghi chú 1An toàn bom mìn là thuật ngữ ban đầu được sử dụng bởi tổ chức CIET, nhằm nói về hành vi an toàn của người dân đang phải đối mặt với vấn đề bom mìn. Từ viết tắt CIET bắt nguồn từ tên của một trung tâm nghiên cứu ở Mê-hi-cô nơi tổ chức này bắt đầu vào năm 1985: Centro de Investigación de Enfermedades Tropicales (Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh nhiệt đới). Khi CIET đăng ký vào tháng 2/1994 như một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ có trụ sở ở New York, cái tên này được chuyển sang là “Công nghệ thông tin và dịch tễ cộng đồng", phản ảnh sự ứng dụng rộng hơn của phương pháp nghiên cứu dịch tễ với vùng nghiên cứu ngoài vấn đề sức khoẻ đơn thuần. Gần đây, tại Nam Phi và Châu Âu, CIET đã chuyển tên thành “Thông tin, Trao quyền và Minh bạch cộng đồng”.

2. Vai trò của tuyên truyền thông tin đại chúng trong chiến lược truyền thông

GDNCBM hiệu quả bao gồm truyền thông giữa và trong các nhóm, cá nhân khác nhau, hay "khán giả". Nhằm đạt được hành vi an toàn bom mìn, điều quan trọng là không chỉ thông tin và giáo dục về hành vi an toàn mà còn là tạo ra một môi trường hỗ trợ cho những hành vi an toàn. Điều này cũng có thể bao gồm việc có các bộ luật hỗ trợ hành vi an toàn bom mìn hay hỗ trợ giải quyết vấn đề bom mìn về mặt chính trị của quốc gia/địa phương.

13

2.1 GDNCBM nên hướng đến ai? Một chương trình GDNCBM hiệu quả sẽ thường có nhiều hơn một phương thức truyền thông. Điều quan trọng là cần phải xác định rõ đối tượng.

♦ Đối tượng đầu tiên và quan trọng nhất thường là các thành viên của cộng đồng chịu nguy cơ bom mìn cao nhất.

♦ Nhóm đối tượng thứ hai có thể là giáo viên, hay các vị đại diện địa phương, những người có thể khuyến khích những thành viên cộng đồng tham gia vào hành vi an toàn bom mìn.

♦ Nhóm đối tượng thứ ba có thể là các chính trị gia, hay những người làm truyền thông đại chúng, vì họ có thể thúc đẩy thay đổi trong chính sách hoặc luật pháp để hỗ trợ môi trường an toàn bom mìn.

2.2 Quá trình chấp nhận hành vi mới Do mục đích của chúng ta là tiếp nhận những hành vi an toàn nên điều quan trọng là phải hiểu vì sao và làm thế nào mà người ta thay đổi những gì họ làm. Phần lớn các nghiên cứu hành vi cho thấy chúng ta phản ứng theo một cách riêng biệt để chấp nhận và tiếp thu hành vi mới. Theo quy luật đó, chúng ta không thình lình bắt đầu làm việc gì đó mà chúng ta chưa bao giờ làm trước đó: chúng ta xem xét và cân đo lợi ích của việc có thực hiện nó hay không; chúng ta nhìn xung quanh để xem những người xung quanh làm như thế nào, và xem bạn bè và cộng đồng của chúng ta có chấp nhận những hành vi mới này không. Nếu nó được xã hội chấp nhận, có giá trị và thực tiễn, chúng ta học các kỹ năng để thực hiện hành vi mới và chúng ta ứng dụng nó vào cuộc sống của mình. Sau đó, chúng ta đánh

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

giá xem nó có xứng đáng để tiếp tục hay không. Từ kinh nghiệm đó, chúng ta có thể gạt bỏ hành vi mới hoặc khuyến khích người khác cùng theo gương chúng ta.

Vì vậy, trọng tâm của chiến lược truyền thông GDNCBM nên là để: ♦ Cung cấp thông tin, sự đảm bảo và sự khuyến khích cần thiết để thúc

đẩy hành vi an toàn bom mìn; ♦ Xác định và thúc đẩy các hành vi an toàn bom mìn điển hình; ♦ Dạy các kỹ năng cần thiết và đảm bảo người dân có thể sử dụng được kỹ

năng mới; ♦ Cung cấp môi trường xã hội ủng hộ hành vi an toàn bom mìn; ♦ Khuyến khích để tiếp tục các hành vi an toàn bom mìn; và ♦ Khuyến khích người dân chuyển thông tin và kỹ năng mới cho người

khác. Đối với các đối tượng mà dự án của bạn muốn tiếp cận, bạn sẽ cần tìm hiểu: ♦ Thông điệp có lợi ích và thực tiễn nhất đối với họ; ♦ Những người mà họ tin tưởng nhất; ♦ Các kênh truyền thông mà họ ưa thích; và ♦ Phương thức mà họ muốn tham gia vào hoạt động GDNCBM nhất. Nhìn chung, cách hiệu quả nhất chúng ta học về hành vi mới là từ người

khác, hoặc là trực tiếp thông qua giao tiếp cá nhân hay gián tiếp qua phương tiện truyền thông. Cả hai có thể được sử dụng để minh hoạ những người “như chúng ta” thực hiện hành vi an toàn bom mìn và kích thích thảo luận giữa gia đình, bạn bè và cộng đồng.

14

2.3 Giới thiệu về chiến lược truyền thông Điều quan trọng là chiến lược truyền thông của bạn dựa trên các quy trình, kỹ thuật và kênh truyền thông phù hợp nhất với đối tượng. Tuy nhiên, không có một chiến lược truyền thông nào phù hợp với tất cả được: các quy trình và kênh truyền thông khác nhau sẽ tiếp cận các nhóm có độ tuổi và giới tính khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị và địa lý và sẽ có một tác động khác nhau lên việc đạt được hành vi an toàn bom mìn. Những gì hiệu quả ở nơi này có thể không hiệu quả ở nơi khác. Mỗi chiến lược truyền thông nên dựa trên các nghiên cứu kỹ càng và được xây dựng cụ thể cho mỗi khu vực, nhóm dân tộc và xã hội. Nó nên là sự kết hợp giữa các quy trình và kênh truyền thông khác nhau và lặp lại các thông điệp theo thời gian. Chiến lược nên tập trung vào việc khuyến khích hành vi an toàn bom mìn phù hợp với tình hình cụ thể và kiến thức hiện có của ngươi dân. Hành vi được giao tiếp phải khả thi. Không có ích gì khi đi thúc đẩy hành vi mà người ta không thể thực hiện được vì lý do kinh tế, chính trị, xã hội hay tôn giáo. Các nỗ lực thành công nhất để đạt được hành vi an toàn bom mìn sử dụng nhiều kênh truyền thông giữa các cá nhân, đại chúng và truyền thống, bao gồm các cá nhân thực hiện hành vi an toàn bom mìn, những người có ảnh hưởng ở địa phương và đại diện địa phương, phát thanh truyền hình, các chương trình tập huấn cộng đồng, và quan trọng nhất là những người khuyến khích cộng đồng tham gia vào lập kế hoạch, giám sát và cải thiện những can thiệp của chính họ. Mặc dù kênh truyền thông cá nhân thường được sử dụng trong các chương trình, những người thực hiện GDNCBM có khuynh hướng thích sử dụng những cộng tác viên được tập huấn

2. Vai trò của tuyên truyền thông tin đại chúng trong chiến lược truyền thông và được trả lương bởi chương trình, hay “các sản phẩm truyền thông” như áo ngắn tay hay tranh ảnh. Mặt khác, các kênh phát thanh và truyền hình địa phương đã lại không được sử dụng đúng mức.

15

16

3. Làm thế nào để phát triển chiến lược truyền thông GDNCBM

GDNCBM, như bất kỳ chương trình truyền thông nào khác, có 6 giai đoạn cơ bản:

♦ Nghiên cứu và phân tích nhu cầu đối với lựa chọn chiến lược; ♦ Xây dựng các thông điệp, tài liệu và thử nghiệm;

17♦ Lựa chọn kênh truyền thông; ♦ Thực hiện; ♦ Đánh giá hiệu quả; và ♦ Phản hồi.

Các chiến lược truyền thông vì thế nên dựa vào những hiểu biết chung về việc làm thế nào để đem lại các thay đổi hành vi bên cạnh những hiểu biết cụ thể về bối cảnh địa phương.

3.1 Xây dựng những thứ cần thiết Bước đầu tiên trong chiến lược truyền thông là phải chắc chắn về mục tiêu truyền thông, chẳng hạn như:

♦ Có phải để cung cấp nhận thức về sự nguy hiểm của bom mìn không? ♦ Có phải để khuyến khích hành vi an toàn bom mìn ở những người đã

nhận thức được sự nguy hiểm của bom mìn hay không? ♦ Có phải để khuyến khích hành vi an toàn bom mìn trong những người

đang bị trực tiếp đe doạ? Ví dụ, tại một trại tỵ nạn, những người tỵ nạn có thể hoàn toàn không nhận thức hiểm hoạ của bom mìn. Bước đầu tiên trong GDNCBM đối với họ vì thế sẽ là nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh khác, hầu hết mọi người, ngoại trừ trẻ em, có khả năng nhận biết được sự nguy hiểm của bom mìn. Kiến thức và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn và hành vi an toàn không nhất thiết được hiểu là hành vi an toàn bom mìn. Ví dụ như sự nguy hiểm của thuốc phiện, lái xe say rượu, hút thuốc và béo phì thường được biết đến nhưng lại bị rất nhiều người lờ đi. Vì thế, bạn nên giữ vững sự tập trung của mình về thay đổi hành vi.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

3.2 Xác định nhóm đối tượng cơ bản Sau khi đã đặt ra mục tiêu truyền thông, bạn cần xác định các nhóm đối tượng quan trọng nhất mà bạn muốn tiếp cận, thường là những người bị đe doạ tai nạn bom mìn nhiều nhất, và tại sao. Nghĩ về điều này thật kỹ. Đừng cho rằng, như nhiều chương trình khác hay giả định, là trẻ em và phụ nữ luôn là nhóm bị đe doạ nhiều nhất. Trong nhiều trường hợp, nam giới lại chiếm đa số nạn nhân bom mìn. Tương tự, thường có một giả thuyết cho rằng các nạn nhân tiềm tàng là không nhận thức được hiểm hoạ bom mìn. Nghiên cứu cho thấy điều này không phải lúc nào cũng đúng. Điều cần thiết là phải hiểu các lý do, cả lý do cụ thể và mơ hồ đối với hành vi nguy hiểm và bất kỳ cản trở nào đối với hành vi an toàn. . Những người thực hiện hành vi nguy hiểm được chia ra làm năm nhóm:

♦ Nhóm chưa có nhận thức (gồm những người không biết gì về mối nguy hiểm của bom mìn);

♦ Nhóm thiếu thông tin (gồm những người có hiểu biết về bom mìn nhưng không biết thế nào là hành vi an toàn );

♦ Nhóm nhận thông tin sai (gồm những người tiếp nhận thông tin sai lệch về các hành vi an toàn hay hoặc là nhận các thông tin không chính xác);

18 ♦ Nhóm liều lĩnh (gồm những người đã biết về các hành vi an toàn nhưng

họ phớt lờ đi ); và ♦ Nhóm chủ động (gồm những người không có lựa chọn nào khác ngoài

việc chủ động chấp nhận thực hiện các hành vi không an toàn). Sau khi xác định cái gì cần và ai cần, bạn cần một số thông tin quan trọng để bắt đầu lập chương trình hành động truyền thông của mình.

3.3 Thu thập thông tin bạn cần Như những hoạt động khác, lập kế hoạch một chiến lược truyền thông đòi hỏi thông tin chính xác, một phân tích sâu sắc tình hình và phát triển một kế hoạch thực tiễn về sự tham gia của địa phương, thời gian và những nguồn lực. Trước khi bạn thực hiện nghiên cứu, cần xác định rõ thông tin và các câu trả lời mà bạn cần. Nghiên cứu tốt là điều cần thiết với chương trình của bạn nhưng nó cũng có thể là lãng phí thời gian và tiến bạc nếu nó không được thiết kế chính xác và có mục tiêu rõ ràng. Đối với nghiên cứu lớn, nên có những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp thiết kế và đảm nhận. Nhưng nếu bạn biết chính xác thông tin gì bạn cần, có nhiều phương pháp trực tiếp và tiết kiệm có thể áp dụng; tuy nhiên chúng đòi hỏi phải có thời gian và lập kế hoạch đầy đủ. Khi thiết kế nghiên cứu, luôn chú ý là thông tin sẽ cần được phân tích và điều này đòi hỏi thời gian. Nên lập danh sách câu hỏi thật ngắn gọn và thẳng thắn. Luôn đảm bảo thông tin xã hội được thu thập theo độ tuổi và giới tính. Sau đây là một số câu hỏi chính bạn cần trả lời. (Một số thông tin trong phần này có thể bạn đã biết, nhưng nếu chưa thì chúng tôi đề nghị những phương pháp tốt nhất để sử dụng như được miêu tả trong phần tiếp theo) (Để có thêm thông tin, xem hướng dẫn 2: Thu thập dữ liệu và Đánh giá nhu cầu, và Hướng dẫn 6: Liên lạc cộng đồng.)

3 . Làm thế nào để phát triển một chiến lược GDNCBM

3.3.1 Vấn đề là gì và ở đâu? Nên có đầu óc mở. Đừng tập trung vào mìn nếu sự đe doạ thực sự là từ bom bi, đạn pháo, lựu pháp. Tìm hiểu xem cái gì đang giết hại và gây thương tích cho người dân.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng: khảo sát định tính/đánh giá nhanh.

3.3.2 Ai bị đe doạ Xác định ai đang bị chết, bị thương và tại sao. Bạn cần biết tuổi, giới và nghề nghiệp của nạn nhân và họ đã đang làm gì vào thời điểm xảy ra tai nạn. Tai nạn là hậu quả của thiếu nhận thức về bom mìn, do thiếu thông tin về hành vi an toàn bom mìn, do liều lĩnh hay do không còn lựa chọn nào? Như đã đề cập trước đó, thường có những quan niệm sai về việc ai bị đe doạ nhiều nhất từ nguy cơ bom mìn.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng: khảo sát địa phương.

3.3.3 Ai là đối tượng chính? Khi bạn đã xác định được ai là bị đe doạ nhiều nhất, bạn sẽ có thể xác định

những đối tượng chính của mình. Tất nhiên bạn vẫn nên lấy thông tin về các nhóm đối tượng khác (đối tượng thứ hai hay thứ ba) những người sẽ hỗ trợ và giúp đỡ thúc đẩy hành vi an toàn bom mìn trong nhóm mục tiêu.

19

Phương pháp nghiên cứu sử dụng: khảo sát định tính/đánh giá nhanh.

3.3.4 Tính chất của nhóm đối tượng mục tiêu là gì? • Bạn sẽ cần tìm hiểu theo nhóm tuổi và giới tính: • Họ có kiến thức gì về bom mìn và hành vi an toàn bom mìn? • Hành vi của họ liên quan đến bom mìn như thế nào? • Những quan niệm sai của họ về hiểm hoạ bom mìn là gì? • Các thái độ tích cực của họ mà có thể tận dụng được? • Những cản trở đối với hành vi an toàn bom mìn là gì? • Hành vi an toàn bom mìn có tầm quan trọng như thế nào trong cộng đồng? • Những nghề nghiệp chính của nhóm đối tượng mục tiêu? • Các nguồn thông tin chính của thông tin tin cậy là gì? • Các thói quen truyền thông của họ là gì, ví dụ như họ có nghe đài không,

nếu có thì là kênh nào và vào thời điểm nào? • Họ có đọc không? Nếu có, họ đọc cái gì? • Trình độ học vấn của đối tượng mục tiêu thế nào? • Các nhóm xã hội và công việc chính mà các đối tượng mục tiêu được bao

gồm trong đó là gì? Phương pháp nghiên cứu sử dụng: khảo sát Kiến thức, Thái độ, Hành vi

(KAP) (xem phần 3.4.1), thảo luận nhóm, hội thảo, đánh giá nông thôn có tham gia.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

3.3.5 Phương tiện truyền thông gì có sẵn? Nếu có thể sử dụng được phương tiện truyền thông, đại chúng hay truyền thống, bạn cần biết ai nghe hay xem cái gì và khi nào. Bạn cũng cần tìm hiểu sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu để xây dựng kiểu cách cũng như tính chất chương trình. Điều này có thể thay đổi nhiều giữa các nhóm nữ, nam và thanh niên, và sẽ thường phản ảnh nơi họ sống (ở thành thị hay nông thôn), trình độ học vấn và tình hình kinh tế của họ. Vì vậy, nếu bạn định sử dụng đài phát thanh và truyền hình, nên nhớ đến sự khác biệt giữa những loại hình nghe/xem của nam và nữ giới. Ví dụ, nếu bạn cần thông điệp của mình tiếp cận với phụ nữ, đừng lập chương trình truyền thông vào buổi sáng sớm hay lúc chạng vạng: đây có thể là thơi gian mà nam giới nghe nhiều nhưng phụ nữ lại có khả năng bận rộn chuẩn bị bữa ăn. Thay đổi lịch chương trình để tiếp cận số lượng cao nhất những đối tượng mục tiêu của bạn. Đài phát thanh thường là nguồn ít được sử dụng trong GDNCBM, đặc biệt là đài phát thanh địa phương. Nhưng một chương trình phát thanh chỉ có tác dụng khi người ta lắng nghe. Vì thế, nếu bạn nghĩ về việc sử dụng đài phát thanh, nên bỏ ra một vài thời gian (và có thể cả tiền bạc) để thu thập thông tin về:

♦ Sở hữu đài phát thanh, bao gồm tiếp cận với đài phát thanh của đối tượng mục tiêu; 20

♦ Tính chất của người nghe: thông tin chia theo độ tuổi, giới, xã hội, dân tộc và thu nhập;

♦ Dạng nghe: các chương trình ưa thích của nhóm đối tượng mục tiêu là gì, dạng và thời gian chương trình nghe theo độ tuổi, giới, xã hội, dân tộc và thu nhập?;

♦ Phát sóng: số lượng và dạng trạm phát sóng; tần số, thời gian phát sóng, ngôn ngữ sử dụng và vùng phủ sóng;

♦ Tự do báo chí: Các trạm độc lập có thể được đối tượng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, cũng xác định bất kỳ dạng truyền thông truyền thống nào đang hoạt động trong vùng mục tiêu đó. Các nhóm nhạc kịch truyền thống địa phương hay múa rối có thể là phương tiện hữu hiệu để cung cấp thông tin GDNCBM và thúc đẩy hành vi an toàn bom mìn. Phương pháp nghiên cứu sử dụng: khảo sát tính chất người nghe đài và vùng

phủ sóng.

3.3.6 Thông tin về các phong trào đang hoạt động Xem những gì mà người khác đã làm không chỉ trong các phong trào GDNCBM mà còn là các phát kiến tương tự khác như nhận thức phòng tránh bệnh HIV/AIDS.

3.4 Làm thế nào để thu thập thông tin bạn cần Không có quy luật nào khó và nhanh đối với nghiên cứu khoa học xã hội, những người làm công tác phát triển và truyền thông đã xây dựng nhiều kỹ thuật tiếp cận. Dưới đây là một số lựa chọn đã được chứng minh là phù hợp với các phong trào y tế cộng đồng. Nhớ là bạn không phải tự mình làm nghiên cứu, các trường đại học, nhà nghiên cứu thị trường, nhân viên y tế và truyền thông, tất cả họ đều có thể thực hiện nghiên cứu cho bạn. Đây có thể là một nhiệm vụ phù hợp của Trung tâm hành động bom mìn để điều phối hoạt động, với sự hỗ trợ của bạn.

3 . Làm thế nào để phát triển một chiến lược GDNCBM

Nghiên cứu thường được chia ra theo phương pháp định lượng (một vài dạng của khảo sát) và phương pháp định tính (trong đó ghi nhận các quan điểm và cảm nhận). Nó không nhất thiết phải là cả hai hay một trong hai kỹ thuật này phải được sử dụng vì cả hai đều có thể mang lại hiệu quả.

3.4.1 Phương pháp định tính Khảo sát KAP Một khảo sát Kiến thức, Thái độ, Hành vi (KAP) là công cụ tiêu nhuẩn để thiết các can thiệp y tế, và có sự áp dụng tối thiểu để đưa nghiên cứu vào truyền thông và các kênh thông tin có thể được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch trung tâm cho chương trình GDNCBM. Một khảo sát KAP được dựa trên bản câu hỏi bao gồm những lựa chọn khác nhau, câu hỏi đóng (có/không) và một loạt có giới hạn các câu hỏi mở. Nó được sử dụng trong các mẫu thống kế đại diện của đối tượng mục tiêu. Bên cạnh việc cung cấp các phát hiện mang tính đại diện, một khảo sát KAP cũng xây dựng cơ sở dựa vào đó mà các hoạt động giám sát đánh giá có thể thực hiện. Tuy nhiên, khảo sát KAP cung cấp thông tin bối cảnh có giới hạn và thường mất nhiều thời gian và kinh phí. Nó đòi hỏi phân tích thống kê và có thể khó khăn trong việc có được các mẫu thống kê đại diện tại nơi có xung đột hay có rất ít thông tin cơ sở. Tuy nhiên, chi phí có thể được giảm đi nếu sử dụng các nghiên cứu có sẵn và dữ liệu thứ cấp nếu có thể và có lẽ cũng có thể thực hiện bằng cách lồng ghép thêm câu hỏi vào khảo sát hộ gia đình có sẵn. (Xem Hướng dẫn 2: Thu thập dữ liệu và Đánh giá nhu cầu để xem mẫu khảo sát KAP.)

21

Khảo sát vùng bao phủ của phương tiện truyền thông Có khả năng là đã có sẵn những khảo sát vùng bao phủ của phương tiện truyền thông. Hầu hết các tổ chức truyền thông đại chúng có các số liệu về tính chất người nghe, người xem hay đọc và diện tích địa lý bao phủ, điều họ cần có cho mục đích pháp lý và quảng cáo.

3.4.2 Phương pháp định tính Một phần do những hạn chế của khảo sát định lượng, các can thiệp y tế thường sử dụng phương pháp định tính. Vì những nghiên cứu như vậy cho các thông tin về cảm giác và ấn tượng từ một số lượng tượng đối nhỏ những người tham gia, dữ liệu thường không thể quy vào số lượng được nên cần có những thận trọng trong việc tổng hợp kết quả. Tiện ích chủ yếu của khảo sát định tính là nó tạo ra sự thảo luận giữa những người tham gia, giúp bạn hiểu được họ thực sự cảm thấy thế nào. Chúng cũng rất có ích trong việc thiết kế các công cụ khảo sát. Còn mặt bất tiện của nó là sự đòi hỏi kỹ năng tốt để thực hiện, mất nhiều thời gian chuẩn bị và phân tích, và có thể khó diễn giải các thông tin định tính.

Thảo luận nhóm tập trung Trong thảo luận nhóm tập trung (FGD), một người dẫn chương trình hướng dẫn một số các nhóm nhỏ (từ sáu đến 10 người) trong đó mỗi nhóm chia sẻ những đặc tính tượng tự (tuổi, giới, trình độ học vấn, nông thôn, thành thị…) thông qua thảo luận về các đề tài lựa chọn, cho phép họ nói thoải mái và ngẫu nhiên. Các câu hỏi chính để thảo luận

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

nên được quyết định trước khi thảo luận nhóm diễn ra và người dẫn chương trình nên được yêu cầu ghi chép lại những kết quả chính của thảo luận ngay trong khi thảo luận nhóm. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích. (Xem Hướng dẫn 2 để có hướng dẫn về thảo luận nhóm tập trung thích ứng với địa phương.)

Thảo luận với những người cung cấp thông tin chính Bên cạnh nhu cầu thiết thực là gặp gỡ với những người hoạt động trong lĩnh vực hành động bom mìn và các quan chức chính phủ chủ chốt, bạn nên dành thời gian gặp các đại diện cộng đồng, y bác sỹ, thầy thuốc, bởi vì họ có thể có những đóng góp giá trị. Bạn sẽ có thể tranh thủ được sự nhất trí và ủng hộ của họ đối với các phát kiến GDNCBM, đôi khi lại là những yếu tố quan trọng cho thành công.

Hội thảo Hội thảo đưa giới truyền thông và các đồng nghiệp GDNCBM lại gần nhau và sẽ tạo ra những thông tin có ích. Giới truyền thông sẽ hiểu được vấn đề và có những nhạy cảm về chính trị và chương trình. Các đồng nghiệp của bạn sẽ có cơ hội tạo quan hệ với giới truyền thông, hiểu hơn về báo chí, phát sóng và tìm hiểu những cơ hội mà họ có thể tận dụng. Hội thảo cũng có thể cải thiện sự điều phối trong GDNCBM và hành động bom mìn nói chung.

22

Kiểm tra nguôn thông tin thứ cấp Ngay cả trong bối cảnh sau xung đột, vẫn có thể có những nghiên cứu đã thực hiện bởi các tổ chức cứu trợ, phát triển và nhân quyền, các viện nghiên cứu địa phương và bên ngoài, các tổ chức truyền thông hay các cơ quan LHQ mà có thể sẽ giúp bạn có thêm thông tin.

3.5 Phân tích thông tin Hầu hết các dữ liệu thô vẫn ở nguyên tình trang của nó là thô, được lưu trữ rồi quên lãng. Phân tích dữ liệu là một lĩnh vực đặc thù. Tác dụng và lợi ích của phân tích, thời gian nó đòi hỏi và loại hình kết quả mà bạn đạt được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế khảo sát và phương pháp nghiên cứu. Ví dụ, nếu bạn không bao gồm các câu hỏi về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức độ học vấn, vào thiết kế nghiên cứu, bạn sẽ không thể phân tích hay tách các các dữ liệu của mình theo từng trường được. Một loạt các trường dữ liệu sẽ cung cấp thông tin có thể có ích và giàu chất lượng hơn, đồng thời cho phép các dạng hình cụ thể của thông tin hay hành vi sắp diễn ra. Tuy nhiên nếu nhiều trưòng dữ liệu quá có thể dẫn đến sự hỗn loạn không quản lý được. Khi bạn bắt đầu phân tích, hãy xem dạng kết quả. Ví dụ, một dạng dữ liệu mới nổi có thể là một số lượng cao những nam thanh niên có hành vi nguy hiểm ở độ tuổi từ 14 đến 17, hay người làng quê ở mọi độ tuổi và cả hai giới tin rằng giáo viên là nguồn cung cấp thông tin GDNCBM quan trọng nhất. Các dạng dữ liệu thường trở nên rõ ràng nhanh chóng. Nếu dạng dữ liệu giữ nguyên trong một cộng đồng nào đó, ban sẽ có thể không phải phân tích tất cả các câu hỏi hay tất cả các bản câu hỏi từ cộng đồng đó. Các dạng tương tự có thể giữ nguyên trong huyện hay vùng, hoặc bạn có thể thấy là các tình huống khác nhau tồn tại trong các vùng khác nhau. Phân tích khảo sát định lượng thường nhanh hơn và dễ hơn là khảo sát định tính nhưng lại cung cấp thông tin hạn chế hơn về hành vi, niềm tin và động lực hành động.

3 . Làm thế nào để phát triển một chiến lược GDNCBM

Trong phân tích thông tin từ thảo luận nhóm tập trung hay hội thảo, hãy sử dụng các ghi chép của người dẫn chương trình trong đó có ghi lại những nội dung và trả lời chính. Điều này cung cấp cho bạn một nền tảng để phân tích. Phương pháp đánh giá nông thôn có tham gia và đánh giá nhanh/nông thôn cũng cho phép những phân tích nhanh và dễ dàng. Nếu đã sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể là thảo luận nhóm tập trung, thì nên quay lại gặp người trả lời cho họ xem những kết quả chính và kiểm tra lại thông tin. Trường hợp tối thiểu thì bạn cũng nên có một số kiểm tra lại những phân tích của mình. Bạn có thể thuyết phục được các viện nghiên cứu ở địa phương hay những người ở các tổ chức khác hỗ trợ bạn. Bây giờ là lúc thiết kế thông điệp của bạn. 23

24

4. Thiết kế thông điệp GDNCBM

4.1 Các nguyên tắc cơ bản

Khi bạn đã xác định (các) vấn đề chính mà bạn muốn giải quyết, đối tượng mục tiêu của bạn, và thông tin cụ thể họ cần, bước tiếp theo là thiết kế thông điệp.

Phát triển thông điệp liên quan đến việc ra quyết định trong ba lĩnh vực chính:

♦ Quyết định khái niệm của thông điệp sẽ mang lại thay đổi hành vi mong muốn;

♦ Lựa chọn tiếp cận truyền thông; và ♦ Lựa chọn thông điệp hấp dẫn;

Quy tắc vàng cho mọi chương trình vận động là nên có những thông điệp tích cực, người dân cần cảm thấy họ có thể thực hiện hoạt động và bằng cách thực hiện hoạt động đó, họ có thể cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình. Thông điệp sẽ được truyền thông dựa vào đối tượng, hành vi cần thúc đẩy và các yếu tố có khả năng tác động đến nhóm đối tượng tiếp nhận hành vi mong muốn. Bạn sẽ có thể phải xem lại các kết quả nghiên cứu để đảm bảo rằng thông điệp phù hợp về mặt văn hoá và xã hội. Thông điệp tốt nên có những đặc điểm sau:

♦ Củng cố các yếu tố tích cực; ♦ Giải quyết các hiểu lầm và các lĩnh vực thiếu kiến thức; ♦ Đáp ứng các thái độ; ♦ Đem lại lợi ích từ các hành vi đang được thúc đẩy; ♦ Kêu gọi các hành động cụ thể; ♦ Nói rõ nơi cung cấp các dịch vụ cho hoạt động đang được thúc đẩy; ♦ Nói rõ nơi có thể giúp đỡ nếu cần thiết; và ♦ Giải quyết những cản trở đối với hành động bom mìn.

Một số thông điệp được bao gồm trong phần Phụ lục của Hướng dẫn này. Tuy nhiên, không nên rặp khuôn theo. Bạn cần làm cho các thông điệp phù hợp với bối cảnh địa phương.

25

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

4.2 Tạo thông điệp

Có rất nhiều sách hướng dẫn về việc làm thế nào để viết cho giới truyền thông, cho quảng cáo, làm thế nào để thuyết phục người khác, làm thế nào để tiếp cận đối tượng không biết đọc và thậm chí cả về "dự án hỗ trợ truyền thông". Tuy nhiên, quyết định lớn nhất của bạn trong lĩnh vực này là bạn nên tự viết thông điệp (hay cơ quan bạn) hay nhờ người khác viết. Trừ khi bạn may mắn có được một nhân viên có kỹ năng viết tốt, bạn có lễ nên tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia. Viết bài cho truyền thông đại chúng là kỹ năng rất khác với việc viết báo cáo hàng tháng của bạn. Và đừng nên nản chí bởi từ "viết". Ngay cả khi nếu thông điệp của bạn được chuyển tải ở dạng hình ảnh hay âm thanh, nền tảng của bất kỳ hoạt động truyền thông nào là một kịch bản tốt. Tính chất quan trọng của việc viết tốt cho truyền thông là:

♦ Nó sử dụng từ ngữ và ý kiến đơn giản và phổ thông, nó chính xác (từ ngữ đao to búa lớn và câu chữ dài với cấu trúc phức tạp chỉ làm rối trí người tiếp nhận);

♦ Nó sử dụng từ ngữ "bình thường" mà con người có thể hiểu được (đừng nói 25 phần trăm dân số" khi bạn có thể nói "một trong bốn người"); 26

♦ Nó hấp dẫn, "bắt mắt", tạo ra hứng thú và đây là những tính chất quan trọng của truyền thông;

♦ Có liên quan; và ♦ Phù hợp văn hoá.

Người viết tốt trong lĩnh vực này cần viếc được được một bản thảo để sau đó có thể được cải thiện, kiểm tra, chỉnh sửa và thử nghiệm. Sử dụng những nhận xét của mình nhưng cũng đừng ngại hỏi ý kiến đánh giá của người khác. Nên đặc biệt chú ý tới những thông điệp dự kiến sử dụng để tiếp cận người dân ở những vùng có văn hoá khác biệt. Những gì có thể bình thường, hiệu quả và lịch sự với bạn có thể lại là sự xúc phạm với người khác vùng văn hoá với bạn.

4.3 Thử nghiệm thông điệp và tài liệu Một trong những sai lầm phổ biến nhất là không thủ nghiệm trước các ý kiến và các kênh truyền thông được sử dụng, hoặc chỉ thử nghiệm trong phạm vi văn phòng mà không phải là ở nơi có đối tượng sinh sống. Điều này có thể dẫn đến thông điệp không có ý nghĩa, có thể xúc phạm về mặt văn hoá, hoặc sản xuất các tài liệu mà rất nhiều người trong nhóm đối tượng không thể tiếp cận được. Ví dụ, tờ rơi sẽ không có giá trị nhiều khi sử dụng ở nơi có nhiều người không biết đọc, và thông điệp truyền hình sẽ không có tác dụng ở nơi không có điện. Thử nghiệm phải được thực hiện trong vùng dân cư mục tiêu. Nếu là nam thanh niên lao động trên đồng ruộng của một nhóm dân tộc thiểu số, thử nghiệm phải được thực hiện với những người này chứ không phải là nhóm nam thanh niên sống gần văn phòng của bạn. Thử nghiệm có nghĩa là thử các ý kiến, thông điệp và các chương trình thí điểm với các nhóm mẫu đại diện của đối tượng mục tiêu và đồng nghiệp, trước khi chúng được tổng kết và phát hành chính thức. Thử nghiệm có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ với các chi phí khác nhau. Nó không nhất thiết là phải mất nhiều thời gian.

4 . Thiết kế thông điệp GDNCBM

4.3.1 Tại sao phải thử nghiệm ? Bạn phải thử nghiệm để tìm hiểu xem liệu thông điệp có được chuyển tải theo như cách mà chúng được dự kiến không và liệu đối tượng có thích và hiểu chúng hay không. Điều này tiết kiệm thời gian bằng cách xác định và giải quyết các vấn đề ở giai đoạn ban đầu, và nó giúp cho người dân địa phương tham gia vào tiển trình này cũng như biết về nó. Nhớ là: mục đích của thử nghiệm là đảm bảo rằng thông điệp và các tài liệu sẽ có hiệu quả, và nếu cần, thì cải thiện chúng chứ không chỉ tẩy xoá và tránh những công việc tiếp theo. Cũng nên nhớ là trong khi việc chia sẻ thông điệp với đồng nghiệp và đối tác là quan trọng để đảm bảo sự chính xác về mặt kỹ thuật, thì nhữnggì họ nghĩ và hiểu sẽ có khả năng rất khác với suy nghĩ của đối tượng chương trình. Nên chuẩn bị cho những tình huống mà đồng nghiệp của bạn không thích thông điệp của bạn hay cảm thấy các tài liệu không hấp dẫn nhưng đối tượng mục tiêu lại thấy dễ hiểu, đáng tin cậy và phù hợp; hoặc là tình huống ngược lại.

4.3.2 Bạn cần biết về cái gì? Thử nghiệm nhằm mục tiêu đảm bảo thông điệp và tài liệu:

♦ Dễ hiểu; 27♦ Được xã hội chấp nhận; ♦ Có liên quan; ♦ Hấp dẫn; và ♦ Có tính thuyết phục.

4.3.3 Thử nghiệm như thế nào? Nhớ là đối tượng mục tiêu là những người đánh giá sau cùng các thông điệp của bạn, nên quy trình thử nghiệm là để:

♦ Bắt đầu bằng việc tham khảo ý kiến các đồng nghiệp trong tổ chức của bạn để kiểm tra các thông tin kỹ thuật;

♦ Thảo luận thông điệp và đưa các tài liệu đề xuất cho các chuyên gia ở các tổ chức GDNCBM và hành động bom mìn khác để có ý kiến đóng góp;

♦ Nếu thông điệp và tài liệu đã được một nam giới chuẩn bị thì nên tham khảo ý kiến của phụ nữ - và ngược lại;

♦ Nếu các thay đổi là cần thiết, thì hãy làm điều đó và rồi thử nghiệm ý kiến/thông điệp/tài liệu với đối tượng mục tiêu, ví dụ bằng cách sử dụng thảo luận nhóm hay phỏng vấn nhóm hay cá nhân. Nếu đối tượng chính là thanh niên ở làng quê, thử nghiệm thông điệp với mẫu là những thanh niên này. Nếu đối tượng thứ hai là các bà mẹ và/hoặc giáo viên, thử nghiệm các thông điệp này trực tiếp với họ.

♦ Nếu cần thiết, thực hiện các thay đổi dựa theo những phản ứng của đối tượng mục tiêu và lặp lại quy trình này lần nữa.

Khi thông điệp của bạn đã được thử nghiệm kỹ, bạn có thể bắt đầulựa chọn kênh truyền thông để sử dụng - "sự kết hợp các phương tiện truyền thông". Để có thêm thông tin về thử nghiệm, xem bảng Phương pháp thử nghiệm phương tiện và tài liệu truyền thông ở trang tiếp theo.

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

Phương pháp thử nghiệm phương tiện và tài liệu truyền thông

Phương pháp Mục đích Khi nào sử dụng Nguồn lực cần có Phỏng vấn nhóm Lấy thông tin sâu Thử nghiệm khái niệm, Khung thảo luận; tập trung về: niềm tin, cảm nhận, nội dung, trực quan hay tập huấn dẫn chương ngôn ngữ, sở thích in ấn, biểu tượng và trình, danh sách tham và sự quan tâm. các sản phẩm nghệ gia; phòng họp; thuật khác. Sử dụng băng đĩa (đối với để thảo luận quan niệm sản phẩm trực quan) trước khi phát triển tài liệu Thử nghiệm nhóm Thử nghiệm tài liệu Thử nghiệm phương tiện Danh sách người tham với nhiều người cùng trực quan gia, bản câu hỏi . một lúc phòng họp; băng đĩa (đối với sản phẩm trực quan). Bản câu hỏi Lấy phản ứng cá nhân In hay sản xuất tài liệu Danh sách người tham để soạn thảo tài liệu gia, tài liệu, bản câu (gửi bưu phẩm hay hỏi, băng đĩa (đối với trực tiếp) sản phẩm trực quan).

28 Phỏng vấn cá nhân Hỏi sâu về phản ứng Xây dựng giả thiết, Danh sách người tham (qua điện thoại của cá nhân, niềm tin, thông điệp, chiến lược bản câu hỏi; tập hay trực tiếp) thảo luận các nội dung vận động; thảo luận huấn, điện thoại hay

các nội dung nhạy cảm phòng yên tĩnh; ghi âm hay tài liệu phức tạp Phỏng vấn cắt ngang Lấy thêm các thông tin Khái niệm, thông điệp Bản câu hỏi cấu trúc định lượng về tài liệu, niềm tin, tài liệu in ấn người phỏng vấn, tiếp thông điệp và trực quan cận trung tâm mua bán trường học, hoặc các địa điểm khác; phòng hay nơi khác để phỏng vấn; ghi âm hay quay phim kỹ thuật số Trích từ Làm cho Chương trình truyền thông sức khoẻ có hiệu quả, Bộ Y tế và dịch vụ con người Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia, Viện Ung thư Quốc gia, 2003. Để có thêm thông tin, xem www.cancer.gov/pinkbook/page6

5. Chọn lựa kênh truyền thông phù hợp

Bạn cần chọn các kênh truyền thông sao cho phù hợp nhất với nhóm đối tượng mà bạn muốn tiếp cận. Truyền thông như thế nào và về cái gì sẽ tuỳ thuộc vào các tình hình cụ thể (hồ sơ mô tả) của nhóm khán giả mục tiêu, vào kiến thức mà họ có, các kênh truyền thông họ tiếp cận được và nguồn thông tin họ tin cậy hay cho là quan trọng. Trong việc lựa chọn loại hình hoặc kênh truyền thông phù hợp, cần đảm bảo rằng những người mà bạn muốn tiếp cận có khả năng:

29

♦ tiếp cận được loại hình hoặc kênh truyền thông đó; ♦ hiểu một cách dễ dàng; ♦ tin vào nó; ♦ tin tưởng kết quả.

…. và phương tiện truyền thông đó phù hợp với thông điệp. Bạn cũng nên lưu ý rằng việc lặp lại các thông điệp là cần thiết cho truyền thông có hiệu quả, đây là một quá trình mang tính "hữu cơ". Người ta có thể dễ dàng bỏ qua chỉ một thông điệp "diện rộng" khi nó chỉ được phát một lần, ngay cả khi nó được phát trên tất cả các phương tiện truyền thông hiện có. Nếu bạn nghi ngờ điều này, chỉ cần lưu ý xem các chương trình quảng cáo hiện đại vận hành như thế nào: thông điệp đơn giản, ấn tượng mạnh được lặp đi lặp lại thường xuyên trong phạm vi ngân sách của nhà quảng cáo cho phép. Nhưng bạn cũng nên điều chỉnh các thông điệp theo tiến độ của chương trình. Không nên chỉ đưa ra một thông điệp nhiều lần đến mức độ gây nhàm chán cho mọi người. Lên kế hoạch các thông điệp sao cho khớp với các chu kỳ của chương trình: bạn sẽ thường bắt đầu với những thông điệp "khẩn cấp" rồi sau đó phát triển dần thành các thông điệp hướng dẫn người ta "nên làm gì trong một bãi mìn", về đánh dấu, điều tra khảo sát và rà phá, về phục hồi nông nghiệp trong các làng mạc, về các dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng, về các mối quan tâm đến quyền lợi chính trị, kinh tế của cộng đồng bị nhiễm bom mìn. Tất nhiên, các hoạt động truyền thông cần phải được giám sát và sử dụng những phản hồi để giữ các hoạt động truyền thông phù hợp với mục tiêu tổng thể. Đây chính là việc làm được mong chờ từ phía người quản lý chương trình, bên cạnh tất cả các hoạt động khác của chương trình mà họ chịu trách nhiệm. Cũng như rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân, công tác truyền thông giáo dục phòng tránh bom mìn không phải là phép màu mà chủ yếu dựa vào các nỗ lực, nguồn lực và sự quản lý.

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

5.1 Thuận lợi và khó khăn của phương tiện thông tin đại chúng

Sau đây là một số hướng dẫn về thuận lợi và khó khăn của các phươngtiện truyền thông được sử dụng cho tuyên truyền thông tin đại chúng.

5.1.1 Phương tiện truyền thông đại chúng Tiếp cận truyền thông đại chúng được thảo luận một cách chi tiết hơn trong phần dưới đây, nhưng sau đây là một số nguyên tắc cơ bản về sử dụng các thành phần khác nhau của phươngtiện truyền thông đại chúng.

Phát sóng Nếu bạn định sử dụng rađiô hoặc ti vi để tuyên truyền các thông điệp giáo dục phòng tránh bom mìn, hãy nhớ các quy tắc chung sau:

♦ Sử dụng thông điệp ngắn và súc tích - đừng làm cho khan thính giả bối rối với quá nhiều thông tin;

♦ Dùng ngôn ngữ đơn giản, đi thẳng vào vấn đề; ♦ Đưa ra các lời khuyên cụ thể và thực tế; ♦ Sắp xếp thông tin rõ ràng và có lôgic; ♦ Lặp lại các thông tin đó. 30

Nếu nguồn lực hạn chế, hãy nhớ rằng người ta thích nghe một vài đoạn thông điệp truyền thông ngắn hơn là một chương trình toạ đàm 30-60 phút về bom mìn. Bạn cũng có thể phát sóng chương trình miễn phí, nếu không hãy cân nhắc việc cung cấp các trang thiết bị cho đài phát thanh truyền hình địa phương nhằm xây dựng năng lực cho họ. Có rất nhiều loại hình khả thi cho chương trình phát thanh/truyền hình cho giáo dục phòng tránh bom mìn. Sau đây là một số ví dụ: Đoạn thông điệp ngắn: khoảng 30 giây đến 2 phút Sử dụng hội thoại hoặc phỏng vấn để nêu lên một thông điệp đơn giản, kết hợp với nhạc hiệu gây chú ý. Phát thanh viên nên đọc lại lời tuyên truyền vào cuối đoạn thông điệp ngắn. Tiểu phẩm ngắn: khoảng 1-3 phút Có một thông điệp chính và một thông điệp phụ trong kịch bản cho 2 hoặc 3 nhân vật. Nâng cao tính giải trí và đừng bao gồm quá nhiều thông tin. Phỏng vấn: 2-5 phút Các thông điệp mà bạn định chuyển tải phải rõ ràng, nên có tối đa là 2 hoặc 3 thông điệp chính và phóng viên nên nhắc lại chúng vào cuối chương trình. Nếu bạn được phỏng vấn trên truyền hình:

♦ Nhìn thẳng vào máy quay hoặc người phỏng vấn. ♦ Ngồi yên: đừng lắc lư. ♦ Đừng đùa. ♦ Đừng mặc áo kẻ carô, nên mặc áo sơ mi màu xanh. ♦ Liệt kê ra 3, 4 hoặc 5 điểm chính về những gì bạn muốn nói. Và phải chắc chắn

là bạn làm được. Kịch truyền hình: Có thể lồng các chủ đề về sức khoẻ và vấn đề xã hội vào các vở kịch truyền hình. Điều này có thể thu hút được số lượng lớn công chúng. Việc của bạn không phải là viết các kịch bản mà là tư vấn cho người viết kịch bản về nội dung và dạng hành vi mà chương trình bạn muốn khuyến khích.

4. Thiết kế thông điệp GDNCBM

Đài phát thanh : Đài phát thanh có lẽ là phương tiện truyền thông bị lãng quên trong hầu hết các chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn. Tuy nhiên nó tiếp cận đến một lượng khán giả rộng nhất so với các phương tiện truyền thông khác. Ước tính cứ 1.000 người thì có 94 máy rađiô ở các nước kém phát triển nhất. Con số này gấp 10 lần số tivi hay số báo chí phát hành hàng ngày hiện có. Bom mìn thường hay được tìm thấy ở các cộng đồng nông thôn, một số ở các vùng hẻo lánh nên bạn hãy chú ý kiểm tra đầy đủ mức độ tiếp cận của kênh phát thanh. Các chương trình phát thanh dựa trên các chương trình và các vở kịch truyền thống thường có chi phí thấp, nhanh và dễ thực hiện. Nghe đài thường là hoạt động nhóm. Điều này khuyến khích thảo luận về các vấn đề mang tính giáo dục sau khi nghe chương trình phát thanh. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình thay đổi hành vi. Tuy nhiên, đài phát thanh thường không phù hợp với việc dạy các kỹ năng mới và cũng không phù hợp với các thông điệp nhạy cảm trong một số nền văn hoá, kể cả một số các thông điệp giáo dục phòng tránh bom mìn cần có sự thảo luận và minh hoạ. Ngoài ra, còn có một số các lĩnh vực nhạy cảm khác có lẽ tốt nhất là nên được truyền thông qua việc sử dụng truyền thông truyền thống. Nhìn chung, đây là một vấn đề mang tính chất cảm quan do con người quyết định. Tuy nhiên, thông tin có được từ hội thảo cộng đồng, từ các giáo viên hoặc từ việc gặp đội GDNCBM, nên được thường xuyên củng cố thông qua đài phát thanh, truyền hình địa phương hoặc các phương tiện truyền thông khác. 31 Báo chí: Thường có xu hướng tiếp cận những đối tượng có hiểu biết tương đối và học vấn ở các nước đang phát triển. Đây dường như không phải là cách nhanh nhất so với phát thanh hoặc truyền hình để hướng tới quần chúng. Nhưng báo chí có những lợi thế nhất định về việc tình trạng ổn định, mang nhiều thông tin, và thường có hiệu lực hơn so với các phương tiện truyền thông khác. Các loại hình truyền thông khác thường tận dụng những thông tin mà họ đã đọc được từ báo chí. Báo chí cũng có thể được dùng để tiếp cận với các nhóm đối tượng chủ chốt, chẳng hạn như chuyển tải những thông tin mà giáo viên có thể dùng trong lớp học hay được các nhân viên của các chương trình phát triển dùng để gợi ý thảo luận. Và đừng quên tìm những tài liệu chuyên môn dễ tiếp cận đến các đối tượng chủ chốt, những nhà quân sự, giáo dục, quan chức chính phủ, bác sỹ, y tá và nông dân.

Internet: Chúng ta cũng nên coi Internet như là một phương tiện truyền thông có giá trị bằng cách tiếp cận con người qua thư điện tử và quảng bá thông tin rộng rãi trên các trang web. Một lần nữa, quy tắc cơ bản của truyền thông có hiệu quả cần áp dụng: ngắn gọn, rõ ràng, không quá phức tạp và có tính cập nhật. Có rất nhiều thông tin về giáo dục phòng tránh bom mìn trên trang web: một chương trình truyền thông có hiệu quả nên khai thác điều này không chỉ vì các đối tượng mục tiêu của chương trình mà còn vì lý do đào tạo thường xuyên những người đang thực hiện chương trình cũng như các đối tác thực hiện.

5.1.2 Các phương tiện truyền thông nhỏ” Những điểm mạnh của các phương tiện truyền thông nhỏ là ở chỗ chúng cung cấp thông tin chuẩn và chính xác dưới hình thức thuận tiện và có thể tái sử dụng như các công cụ bổ trợ trực quan trong các buổi hội thảo, thảo luận hay dạy học. Chúng thu hút sự chú ý và có thể được phổ biến đến những vùng mà phương tiện thông tin đại chúng không tiếp cận được. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là các phương tiện truyền thông bổ trợ này không được sử dụng song song với các hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn khác và vì vậy chúng không có nhiều ý nghĩa và tác động đối với khán giả mục tiêu..

5 . Chọn lựa kênh truyền thông phù hợp

Tranh ảnh cổ động bề ngoài có vẻ ổn, nhưng ... bạn cần ý thức được rằng chúng là phương tiện truyền thông kém hiệu quả nhất, đặc biệt là khi được sử dụng cho đối tượng người nghèo và những người có khả năng đọc viết hạn chế.. Các nghiên cứu cho thấy rõ rằng tập tranh ảnh, tờ rơi, sổ tay và bộ tranh tuyên truyền trực quan thường có thời hạn sử dụng giới hạn, không hiệu quả về độ bền sử dụng. Việc sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền thông nói trên rất tốn kém, có tuổi thọ ngắn và đòi hỏi có tập huấn để thiết kế và sản xuất. Tập huấn cũng được cần được tổ chức nhằm hướng dẫn sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Mặc dù kinh nghiệm cho thấy hàng đống các tài liệu tuyên truyền này vẫn nằm trong kho và không được phân phát nhưng những người làm truyền thông vẫn thường bị hấp dẫn bởi sự dễ dàng trong sản xuất và khả năng kiểm soát (lập kế hoạch) truyền thông. Thường thì, các tài liệu này được dùng để ám chỉ rằng chương trình "vẫn đang thực hiện công việc". Nếu bạn buộc phải dung, tranh ảnh cổ động, tờ rơi và bộ tranh trực quan phải có mục đích cụ thể và được lồng ghép cẩn thận vào các hoạt động của cộng đồng dân cư. Chúng có thể được thiết kế để hỗ trợ cho một thông điệp chủ yếu và nhằm đưa ra nhắc nhở thường xuyên về thông điệp đó. Cũng có thể là chúng được thiết kế nhằm làm cho sự hiểu biết về các thông điệp thông qua truyền thông giữa các cá nhân dễ dàng hơn. Do chi phí để sản xuất bộ tranh tuyên truyền trực quan và các tài liệu hỗ trợ trực quan khác có thể khá cao nên có khuynh hướng chỉ thiết kế một bộ mẫu dùng cho một số nhóm dân cư và tình huống. Những mẫu này cần phải phù hợp với tình hình địa phương nếu muốn chúng thực sự có hiệu quả.

32

5.2 Tiếp cận phương tiện thông tin đại chúng Cố gắng đạt được một loạt các thông điệp để bạn có sẵn nhiều thông điệp và tài liệu cho tất cả các phương tiện truyền thông. Truyền thông tốt không phải là khoa học vũ trụ: bạn chỉ cần tổ chức và học hỏi để làm việc với "những người chuyển tải thông điệp". Thông tin đại chúng có khả năng tiếp cận nhiều người một cách nhanh chóng với những thông điệp thường xuyên được lặp đi lặp lại. Một số loại hình thông tin đại chúng không đòi hòi khả năng đọc, do vậy có ý nghĩa quan trọng tại các cộng đồng nông thôn nơi tỷ lệ dân số biết đọc thấp. Tiếp cận với thông tin đại chúng có thể bị hạn chế tại một số vùng nhất định, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Điều này bao gồm cả đài phát thanh do đài phát thanh thường cần phải có pin mặc dù gần đây đài phát thanh được sản xuất bởi nhiều hãng và bộ chuyển đổi điện nguồn cho các rađiô thông thường đang được nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời. Cũng rất khó để điều chỉnh các chương trình truyền thông đại chúng sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng đặc biệt và có được sự phản hồi của họ. Ngoài ra còn có các rào cản ngôn ngữ hay những vấn đề khắc phục sai lệch thông tin khác đặc biệt là khi sử dụng truyền thông đại chúng ở cấp quốc gia. Tuy vậy, vẫn có nhiều "cổng" để tiếp cận với các phương tiện đại chúng, và rất nhiều các kênh đại chúng rất "đói" thông tin hay các ý tưởng cho chương trình. Chương trình truyền thông của bạn có thể khai thác những yếu tố này. Truyền thông đại chúng là kênh truyền thông gián tiếp và một chiều, không có cơ hội để xác minh ngay lập tức về những gì chưa rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có môt số cách làm cho truyền thông đại chúng trở nên có tính tương tác qua lại hơn. Bạn có thể khuyến khích trao đổi giữa truyền thông và người nghe/đọc/xem thông qua các hình thức:

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

♦ Các cuộc thi (với giải thưởng có thể là áo phông, cặp sách hay văn phòng phẩm giáo dục phòng tránh bom mìn);

♦ Chương trình phát thanh trên điện thoại (tất nhiên, cần có điện thoại); ♦ Thư khán giả gửi cho báo chí; ♦ Hệ thống phát thanh công cộng (tiếp cận tương đối dễ dàng, gần gũi với

những quan tâm của người nghe, thời gian phát thanh miễn phí).

5.2.1 Làm việc với các nhà báo Những người làm việc trong lĩnh vực phát triển thường làm việc trong các cơ chế quan liêu và cần được khuyến khích (cho phép) làm việc với giới truyền thông. Nhưng đấy không phải là một nhiệm vụ khó khăn nếu biết cách tổ chức công việc. Các nhà báo tồn tại là để đưa tin tức và bom mìn chính là tin tức. Bạn nên coi các nhà báo là bạn tiềm năng và đồng minh. Do người của giới truyền thông thường là có mạng lưới đưa tin mạnh (họ luôn theo dõi những gì người khác đang làm) nên nếu bạn tiếp cận với nhà báo chí phù hợp, các thông điệp của bạn sẽ được tuyên truyền rộng hơn và hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn tự mình thực hiện thông qua những phát kiến trong chương trình của mình. Các nhà báo bận rộn luôn có giới hạn về thời gian. Nhưng nếu họ thấy bạn có thứ mà họ có thể sử dụng được, họ sẽ cho bạn thời gian. Điều này đòi hỏi bạn phải đặt mình vào vị trí nhà báo (và công chúng) và chuẩn bị cách tiếp cận phù hợp.

33

Có 4 quy tắc chung để làm việc với giới truyền thông, áp dụng khi phỏng vấn cũng như khi soạn thảo các thông cáo báo chí:

♦ Hấp dẫn! ♦ Có liên quan đến chủ đề! ♦ Súc tích! ♦ Trung thực!

Ngay cả khi đài phát thanh, truyền hình được coi là cơ quan ngôn luận của chính phủ, vẫn có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng chúng ta có thể đánh giá thấp khả năng của người xem/người nghe về sự phân biệt thông tin nào là có giá trị và thông tin nào chỉ mang tính tuyên truyền. Cố gắng tránh việc đổ hết mọi nguyên nhân cho sự có mặt của bom mìn trong mọi chương trình nào mà nên tập trung vào việc đưa ra các thông tin có tính thực tế.

5.2.2 Các khía cạnh thông tin mới về vấn đề bom mìn Để giữ cho các nhà báo luôn hứng thú, dĩ nhiên bạn không thể chỉ lặp đi

lặp lại một điều gì đó. Có rất nhiều điều thú vị về vấn đề bom mìn đến nỗi mà bạn sẽ không phải gặp khó khăn trong việc giữ sự quan tâm của các kênh truyền thông. Hãy nhớ rằng: lối tư duy rõ ràng cũng như chương trình giàu trí tưởng tượng thì không tốn kém nhiều. Dưới đây là một số các khía cạnh về vấn đề bom mìn mà bạn có thể sử dụng để thu hút sự quan tâm của giới truyền thông:

♦ Loại bom mìn nguy hiểm và các khu vực bị ảnh hưởng; ♦ Các phí tổn về mặt môi trường, kinh tế và xã hội với vấn đề bom mìn; ♦ Bom mìn được rà phá như thế nào; ♦ Công việc của các trung tâm hoạt động phòng chống bom mìn; ♦ Khả năng và kỹ thuật phục hồi chức năng và tái hoà nhập cộng đồng; ♦ Hành vi an toàn và nhu cầu đưa tin về những phát hiện bom mìn; ♦ Luật pháp quốc tế về mìn và các chính sách của chính phủ; ♦ Người bị tai nạn bom mìn cảm thấy như thế nào; ♦ Số người bị chết hay bị thương do bom mìn;

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng ♦ Các vấn đề toàn cầu về bom mìn và suy đoán xu hướng tương lai; ♦ Ngày phòng chống bom mìn quốc gia.

Bạn nên cố gắng liên kết lại thành một bộ tài liệu thông tin "cốt lõi" rõ ràng để sử dụng như một công cụ thông tin tổng quát. Nó có thể dùng cho các bản tin ngắn, cho khách tham quan và các nhà tài trợ, đồng thời cũng để thông tin cho giới truyền thông. Bộ tài liệu thông tin có thể bao gồm các mục: Bản mô tả khái quát về những gì chương trình bạn đang làm và lý do tại sao. (Một bản thông tin tổng quan hay tóm tắt từ văn kiện chương trình là một khởi đầu tốt). Nếu tài liệu dài hơn 2 hay 3 trang (800 - 900 từ), hãy chia nó ra thành 2 hay 3 câu chuyện riêng biệt.

♦ Thống kê tóm tắt và mô tả ngắn về những gì chương trình đã đạt được. ♦ Một ghi chú về việc chương trình được quản lý như thế nào, những ai là

đối tác chính và việc tài trợ được thực hiện như thế nào. ♦ Một vài tranh ảnh, biểu đồ và bản đồ để minh hoạ công việc của các đội

rà phá bom mìn đang hoạt động ở đất nước bạn, loại vật liệu nổ cần lưu ý, các bản đồ địa bàn hoạt động và một chân dung của người phụ trách chương trình và/hoặc các nhân sự chủ chốt khác của chương trình.

♦ Địa chỉ, số điện thoại, email liên lạc của những người bạn có thể cần liên lạc để có thông tin thêm về chương trình. 34

♦ Bất kỳ thông tin truyền thông tốt nào gần đây về chương trình của bạn. Hãy nhớ rằng, truyền thông cố gắng chuyển tải thông tin bằng các từ ngữ thông thường và bình dân vì nó sẽ hiệu quả hơn so với dài dòng văn tự kỹ thuật. Đó là lý do vì sao họ nói về các câu chuyện. Đó cũng là lý do vì sao họ muốn có trích dẫn và các hình ảnh để đưa vào các bản tin sự hiện diện của con người. Vì thế hãy soạn thảo những tài liệu của bạn bằng ngôn ngữ bình dân, thông thường: nói về người nào đó đang nói cái gì cho ai, cung cấp tên và chức vụ của họ, dùng ngôn ngữ như khi nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp. Hãy tỏ rõ biểu cảm. Và hãy cho giới truyền thông biết trước nếu bạn có những vị khách thú vị đến thăm chương trình. Hãy mời các kênh truyền thông tham gia vào chuyến thăm nếu có thể hoặc ít nhất là bạn sắp xếp hãng truyền thông phỏng vấn họ.

5.2.3 Vượt qua nỗi lo về giao tiếp với truyền thông Có những mối quan ngại về giao tiếp với giới truyền thông. Hãng truyền thông có thông tin sai sự thật không? Có đưa tin sai về các hành vi an toàn không? Có nhạy cảm hoá vấn đề, gây kích động quần chúng và làm hoảng loạn hay không? Liệu hoạt động quảng bá có làm cho tổ chức bạn xung đột với chính phủ hay không? Liệu có tạo ra sự không tin cậy đối với nạn nhân bom mìn, vì miêu tả họ như những tên trộm và ăn xin? Luôn luôn có những rủi ro như thế nhưng chúng có thể bị hạn chế đến mức tổi thiểu bằng cách đưa ra một chương trình cung cấp thông tin súc tích và rõ ràng, dành thời gian giới thiệu với nhà báo về vấn đề (tranh thủ trong các hội thảo như đã nói trên) và đảm bảo sự ủng hộ của chính phủ về hoạt động phòng chống bom mìn. Tuy nhiên ngay cả khi các hãng truyền thông phản ánh đúng sự thật thì vẫn còn một rủi ro nữa là người nghe/xem sẽ hiểu chương trình phát thanh/truyền hình theo cách khác ngoài mong muốn. Chúng ta không thể loại trừ rủi ro này, mặc dù vậy có thể tránh các thông điệp ẩn không nằm trong dự định tuyên truyền bằng cách đưa bản thảo cho người khác xem, bao gồm cả nạn nhân bom mìn nếu có thể để kiểm nghiệm trước.

5 . Chọn lựa kênh truyền thông phù hợp

Quy tắc cần ghi nhớ là: đừng sợ giới truyền thông. Nếu bạn dành thời gian cho họ, bạn sẽ gần như thấy rằng họ đứng về phía bạn. Và một nhà báo thân thiện chính là một đồng minh mạnh. Không có loại hình truyền thông nào là không có rủi ro, nhưng chúng ta đều có thể làm điều gì đấy để hạn chế những rủi ro đó ở mức tối thiểu.

5.2.4 Là một người làm truyền thông tốt Là một người truyền thông tốt đòi hỏi phải có những kỹ năng đặc biệt. Một số kỹ năng có thể học được nhưng một số thì không. Một số người vốn có năng khiếu bẩm sinh là truyền đạt tốt hơn hay là những giáo viên giỏi hơn người khác. Nhưng tất cả chúng ta đều có thể là người truyền đạt tốt.

♦ Một số điểm cơ bản đối với việc truyền đạt tốt bao gồm: ♦ Lắng nghe những gì người khác phải nói - điều này thường rất gây ngạc

nhiên. ♦ Nói bằng ngôn ngữ mà họ hiểu và cảm thấy thoải mái, đừng dùng những

từ lạ hoặc ám chỉ bóng gió. ♦ Dùng giọng điệu thân mật và phù hợp với văn hoá địa phương - ví dụ ở

một số nền văn hoá, nói to được coi là thô lỗ hoặc đối đầu. ♦ Tạo môi trường thân thiện nơi mọi người đều cảm thấy bình đẳng và đều

có cơ hội để nói. 35

♦ Khuyến khích thảo luận hơn là chỉ giảng bài. ♦ Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia thảo luận hoặc học về các hành vi mới. ♦ Ngồi trên nền nhà, sàn nhà hoặc quanh bàn tuỳ theo văn hoá địa

phương, đừng đứng trong khi những người khác ngồi. ♦ Lưu ý về vị trí của những người trong cộng đồng. ♦ Nếu bạn đang sử dụng bộ tranh tuyên truyền, tranh cổ động hay mô hình

về những hành vi an toàn, hãy chắc chắn rằng mọi người đều có thể nghe, thấy và giải thích kỹ lưỡng từng điểm.

♦ Lặp lại các thông tin của bạn bằng nhiều cách. ♦ Nếu bạn không phải là một tuyên truyền viên tự tin hãy chắc rằng bạn có

những hình ảnh minh hoạ và tài liệu bổ trợ để giúp đỡ bạn. ♦ Lưu ý với bất kỳ kênh truyền thông nào, bạn cũng nên diễn đạt ngắn gọn.

Đừng cố nhồi nhét thật nhiều thông tin, đừng nói quá dài. Nhắc lại các ý quan trọng.

Mấu chốt vấn đề là hãy sáng tạo. Và nhớ rằng: các cộng tác viên địa phương cần được khuyến khích mạnh mẽ và được giám sát nếu họ là người thực hiện giáo dục phòng tránh bom mìn có hiệu quả trong một thời gian dài.

36

6. Trách nhiệm đối với tuyên tuyền thông tin đại chúng

Phần cuối này của Hướng dẫn nói về vai trò của các đơn vị hoạt động khác nhau trong việc chịu trách nhiệm đối với tuyên truyền thông tin đại chúng. Những người điều hành các chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn có trách nhiệm trực tiếp đối với việc đảm bảo rằng tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài của truyền thông đều được phản ánh trong chiến lược tổng thể của chương trình. Điều này đòi hỏi sự ưu tiên chú ý và một ngân sách đầy đủ ngay từ ban đầu (mặc dù không nhất thiết phải có chuyên gia truyền thông thường xuyên). Người điều hành chương trình cũng chịu trách nhiệm vận động các nhà đại diện chính trị và tôn giáo cũng như duy trì mối liên lạc thường xuyên với họ và với các phương tiện thông tin đại chúng. Người điều hành chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn phải hiểu rằng trách nhiệm của họ đối với truyền thông cũng quan trọng và trực tiếp như đối với việc quản lý vận hành chương trình, quản lý tài chính và nhân sự. Các trung tâm hành động phòng chống bom mìn ít ra cũng nên đảm bảo các thông điệp và phương pháp tiếp cận truyền thông được điều phối trong phạm vi trung tâm và giữa các tổ chức thực hiện giáo dục phòng tránh bom mìn hay rà phá bom mìn. Các trung tâm này cũng có thể thực hiện đánh giá nhu cầu về GDNCBM trên phạm vi quốc gia. Nếu trung tâm phòng chống bom mìn có chuyên môn về truyền thông thì nên sử dụng vì lợi ích của tất cả các đối tác tham gia vào hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn. Tương tự như những người điều hành chương trình, các trung tâm nên có đối thoại thường xuyên với chính quyền địa phương và trung ương cũng như các tổ chức thực hiện chương trình hoạt động phòng chống bom mìn và phát triển trong phạm vi quốc gia đó. Tuy nhiên, một chương trình GDNCBM có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm của người điều hành chương trình hay của trung tâm phòng chống bom mìn. Những tác động thực tế, chính phủ, đại diện địa phương, cộng đồng và các phương tiện truyền thông nên cùng tham gia và được khuyến khích để nhận trách nhiệm về những phần việc mà họ cảm thấy có thể làm được. Chính phủ: như đã thấy trong các chương trình phòng chống bệnh HIV/AIDS và các chương trình tăng cường sức khoẻ khác, chính phủ và các quan chức chính phủ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công đối với sự thay đổi hành vi. Nếu chính phủ không nhiệt tình và không tham gia, cộng đồng địa phương cũng sẽ có thái độ và hành động tương tự. Các đại diện địa phương: chính quyền địa phương, những người đứng đầu cộng đồng và đại diện tôn giáo có thể hỗ trợ các hành vi an toàn phòng tránh bom mìn bằng cách quảng bá đến cộng đồng và bằng cách xây dựng

37

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

chính sách và luật lệ của địa phương. Trung tâm phòng chống bom mìn nên thiết lập các mối quan hệ công việc tốt với các đại diện địa phương và nên mời họ tham gia thảo luận, lập kế hoạch và hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn. Cộng đồng: dân cư địa phương nên đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác giáo dục phòng tránh bom mìn. Người dân cần được tham gia vào từ đầu và được hỗ trợ để xây dựng một môi trường phòng tránh bom mìn an toàn. Những thảo luận về chương trình với các nhóm dân cư, các giáo viên và lãnh đạo cộng đồng và sự tổng hợp các ý kiến, nhu cầu từ cộng đồng sẽ giúp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào chương trình. Những khuyến khích như trên xuất phát từ chương trình một cách thường xuyên là rất quan trọng đối với việc duy trì sự ủng hộ và công tác giáo dục. Các phương tiện thông tin đại chúng có thể là liên minh quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy giáo dục phòng tránh bom mìn. Chúng có thể giúp vận động sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền đề ra pháp luật và chính sách về bom mìn phù hợp. Chúng có thể cung cấp thông tin về những hoạt động tại các nước khác và đảm bảo có một kênh thông tin đều đặn về giáo dục phòng tránh bom mìn đến cộng đồng. Các phương tiện thông tin đại chúng thường tìm những câu chuyện thời sự hoặc các bài phỏng vấn ngắn. Một chương trình thông tin đại chúng nên có những nỗ lực nhằm tạo sự trao đổi bàn luận thường xuyên với những người làm truyền thông chủ chốt, đảm bảo rằng họ đã đến vùng thực hiện chương trình và luôn có được thông tin đầy đủ về các hoạt động của chương trình.

38

Các mẩu tin ngắn thường kỳ có tác dụng giữ cho chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn luôn trong sự chú ý của công chúng. Các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có thể hỗ trợ thường xuyên cho chương trình mà hầu như không tính đến phí tổn. Bom mìn và các vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh chính là các tin tức thời sự!

Phụ lục. Các thông điệp trọng tâm đối với tuyên truyền thông tin đại chúng

39 Điều quan trọng là tất cả các thông điệp phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, những nội dung sau đây nên được bao gồm trong tất cả các chương trình GDNCBM. a) Nhận thức được mối đe doạ b) Biết cách bảo vệ bản thân và mọi người. Không tốn quá nhiều thời gian để xác định các loại bom mìn vì có đến cả tá các loại bom mìn khác nhau có thể tồn tại trong bất kỳ một khu vực nào.

Các thông điệp trọng tâm ♦ Hỏi người dân địa phương về con đường và khu vực an toàn (đây có lẽ

là thông điệp GDNCBM quan trọng và hiệu quả nhất) ♦ Tôn trọng các biển báo bom mìn và đừng bao giờ lấy chúng đi. ♦ Bom mìn có nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau. ♦ Bom mìn có thể làm bằng gỗ, kim loại hay nhựa. ♦ Bom mìn thường khó thấy. Chúng có thể bị chôn, dấu dưới cây cỏ, nguỵ

trang trong lùm cây, trôi trên nước hay ở dưới nước. ♦ Mìn nằm trên mặt đất thường được dấu bên vệ đường, trong bụi cỏ cao

hay bụi cây, hoặc phía sau cây cối. ♦ Một số loại mìn được cài thiết bị kích nổ là dây chăng mìn. ♦ Vật nổ có nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau. ♦ Vật nổ thường có sức công phá lớn hơn mìn và có thể giết nhiều người

trên phạm vi rộng hơn. ♦ Không bao giờ đụng vào vật nổ! Nó có thể gây tử vong. ♦ Vật nổ rất nhạy cảm và có thể bị kich nổ bởi sự đụng chạm nhẹ. Nếu nó

không nổ lần đầu tiên bạn chạm vào, thì không có nghĩa là nó an toàn.

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 4 — Tuyên truyền thông tin đại chúng

♦ Kíp nổ rất nguy hiểm và có thể làm cụt tay bạn. Chúng có thể to hay nhỏ. ♦ Không đụng vào bất kỳ vật thể nào trừ khi bạn biết chắc chắn là nó an

toàn. Nó có thể là bẫy mìn. ♦ Bẫy mìn được bẫy để lừa người ta kích nổ một vật nổ. Hầu hết tất cả mọi

thứ đều có thể dùng làm bẫy mìn. ♦ Bom mìn có thể gây tử vong hay thương tật nặng nề. Nếu bạn đạp phải

mìn, bạn sẽ cụt chân. ♦ Bom mìn tác động đến không chỉ người bị nạn mà còn cả gia đình và

cộng đồng của họ. ♦ Hãy quan sát những biển báo và các dấu hiệu có thể cho thấy một khu

vực có bom mìn. ♦ Vứt một quả bom/mìn đi có thể làm nó phát nổ. ♦ Đá hay đập một quả bom/mìn có thể làm nó phát nổ. ♦ Cảnh báo người khác không đụng vào bom mìn. ♦ Ngăn người khác đi vào bãi mìn. ♦ Không đi gần nơi có dây chăng mìn, vì vùng xung quanh cũng có thể bị

gài mìn. 40 ♦ Đứng cố thu nhặt bom mìn làm phế liệu kim loại.

♦ Đi lại vào ban ngày nếu có thể. ♦ Nếu bạn không chắc chắn một con đường là an toàn, đừng sử dụng nó,

tìm con đường khác an toàn hơn. ♦ Cẩn thận tại các đồn bốt quân sự cũ, các điểm kiểm soát quân sự, và các

chiến hào. ♦ Cẩn thận ở nơi gần cầu cống và bờ sông. ♦ Khu vực không có biển báo bom mìn không có nghĩa là khu vực đó an

toàn. ♦ Nhìn xung quanh xem có các dấu hiệu cảnh báo như:

♦ Xác thú vật bị chết hay bị thương; ♦ Một phần của quả bom mìn lộ thiên; ♦ Một sợi dây chăng mìn còn nguyên hay bị đứt; ♦ Dấu hiệu chiến tranh, như hố bom, mảnh đạn hay thùng đạn; ♦ Không có dấu hiệu của người dân đi qua gần đây.

♦ Nếu bạn không nhìn thấy bất kỳ đấu hiệu cảnh báo gì, đừng cho rằng khu vực đó là an toàn.